Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Những góc nhìn khác về Cách Mạng Ô ở Hồng Kông: Góc học tập

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Diễn đàn tranh luận: Quân đội có cần phi chính trị hóa?

VNTB: Sau báo Quân Đội Nhân Dân, đến lượt TTXVN lên tiếng "bác bỏ những luận điệu sai trái" và một lần nữa mở chiến dịch công kích "Diễn biến hòa bình". 'Diễn biến hòa bình" cũng vì thế có nguy cơ bị đưa trở lại "công cụ của các thế lực thù địch" như thời điểm năm 2012, bất chấp xu thế hội nhập quốc tế và tình cảnh "hướng ngoại tìm đường cứu nước" của nhiều quan chức cấp cao. 

Ở chiều kích ngược lại, từ đầu năm 2013 đến nay nhóm Kiến nghị 72 và một số tướng lĩnh quân đội về hưu, cách mạng lão thành và trí thức đã bức thiết đòi hỏi về sự cần kíp phải chuyển đổi quan điểm "Quân đội trung thành với Đảng" sang ""Quân đội chỉ trung thành với Tổ quốc và nhân dân".

Rất nhiều ý kiến đã gióng lên mối nguy hiểm về tương lai quân đội chỉ phục vụ cho những nhóm lợi ích chính trị và cả lợi ích kinh tế. Hiện tượng một số đơn vị bộ đội bị điều động tham gia và những chiến dịch cưỡng chế đất đai đối với dân oan và chống biểu tình chính đáng của người dân chịu rủi ro an sinh là điển hình về hành vi từ lạm dụng đến lợi dụng quân đội. 

Không khí tranh luận cũng bởi thế đang dần hình thành một diễn đàn đa chiều, bổ ích và quyết liệt trong đời sống chính trị người Việt Nam. 

VNTB xin giới thiệu bài "Thực chất quan điểm đòi "Phi chính trị hóa quân đội"" trên Vietnamplus, TTXVN để bạn đọc tham khảo, hầu mong dân chủ hóa hoạt động thảo luận, tranh luận trên các phương tiện thông tin đại chúng để định hình rõ hơn vai trò quân đội trong lòng Dân tộc.
--------------------------

Thực chất quan điểm đòi “Phi chính trị hóa Quân đội”

(TTXVN/VIETNAM+) 

(Ảnh minh họa: Trọng Đức/TTXVN)
Nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiến tới vô hiệu hóa vai trò của Quân đội là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, các thế lực thù địch ráo riết tuyên truyền quan điểm “cần phải phi chính trị hóa Quân đội.”
Vạch trần sự vô lý của quan điểm này có ý nghĩa rất thiết thực cả về tư tưởng và tổ chức trong nhiệm vụ xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.”
Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu bài viết về vấn đề này của phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hồi, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân với chủ đề: “Phi chính trị hóa Quân đội” - Một đòi hỏi vô lý.

Bài 1: Thực chất quan điểm đòi “Phi chính trị hóa Quân đội”

1. Xuất xứ và các phiên bản khác nhau
“Phi chính trị hóa Quân đội” là luận điểm đã có từ lâu, mà các đảng chính trị đối lập ở những nước đi theo chế độ đa đảng thường sử dụng, để hạn chế quân đội “can dự” vào những tranh giành chính trị của các đảng phái. Ngay từ năm 1905, V.I. Lenin đã chỉ rõ: “... những câu nói của bọn tôi tớ của nền chuyên chế về tính trung lập của quân đội, về sự cần thiết phải giữ cho quân đội đứng ngoài chính trị... là giả dối, rằng những lời nói đó không thể mong được binh lính đồng tình một chút nào.” (1)
Trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, khi thấy rằng phương thức chống phá chủ nghĩa xã hội bằng biện pháp gây chiến tranh xâm lược không hiệu quả, chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh chống phá bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình.”
Một trong các thủ đoạn mà chúng sử dụng là đưa khẩu hiệu “quân đội phải duy trì tính trung lập về chính trị” vào các nước xã hội chủ nghĩa; nơi chỉ có một đảng (Đảng Cộng sản) lãnh đạo, nhằm thực hiện “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang cách mạng; mà thực chất là nhằm tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vô hiệu hóa vai trò của quân đội là công cụ bạo lực của Đảng, Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Thủ đoạn này đã được chúng áp dụng thành công ở Liên Xô trước đây; khi những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Liên Xô đã tự rời bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị của chủ nghĩa Marx-Lenin, mắc những sai lầm rất nghiêm trọng, như tự xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội, làm cho Quân đội Liên Xô bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa.
Chỉ trong khoảng hai năm 1987-1989, gần 50% cán bộ chiến lược của quân đội và khoảng 30% tướng lĩnh bị cho ra quân; hơn 100 cán bộ lãnh đạo chính trị cấp chiến lược - chiến dịch bị cách chức với lý do “không ủng hộ cải tổ.”
Tháng 3/1990, Đại hội đại biểu bất thường lần thứ ba Đảng Cộng sản Liên Xô đã chấp nhận từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội ở Điều 6 trong Hiến pháp Liên bang Xô Viết; chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Ngày 20/7/1991, sau khi đắc cử Tổng thống Liên bang Nga, B.Yeltsin đã ban bố sắc lệnh “phi đảng hóa” và tuyên bố cấm các chính đảng hoạt động trong cơ quan nhà nước các cấp (bao gồm cả trong các lực lượng vũ trang).
Ngày 23/8/1991, trước ngày Mikhail Sergeyevich Gorbachyov tự ý tuyên bố giải tán Ban Chấp hành Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Sapôxnicốp đã tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản Liên Xô và buộc mọi quân nhân là đảng viên cộng sản phải trả thẻ đảng. Tất cả những hành vi đó đều nhằm thực hiện “phi chính trị hóa,” làm cho Quân đội Liên Xô mất phương hướng chính trị, mất sức chiến đấu, không thể bảo vệ được Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; mặc dù, Quân đội này vẫn còn 3,9 triệu quân thường trực với trang bị rất hiện đại. Đó là một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự tan rã của Liên bang Xô Viết vào cuối năm 1991.
Đối với nước Việt Nam, từ nhận định rằng, hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam còn nắm chắc Quân đội, Công an, nên chưa thể xóa bỏ được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; chưa thể xóa bỏ được chế độ xã hội chủ nghĩa, nên các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam ráo riết thực hiện chiêu bài “Lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị.” Họ hy vọng rằng, một khi lực lượng vũ trang đã bị mê hoặc bởi khẩu hiệu đó, đội ngũ cán bộ quân đội đã dao động, mất phương hướng chính trị, họ sẽ ra tay lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam và thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo đúng kịch bản “không đánh mà thắng”(!).
Năm 2013, lợi dụng việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức xin ý kiến nhân dân vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, các thế lực chống phá con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội xem đây là thời cơ để công khai đòi hỏi “phi chính trị hóa” quân đội. Họ đưa ra nhiều luận điểm, như “Lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị,” “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào,” mà áp dụng cụ thể vào Việt Nam là “không phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”...
Đáng tiếc rằng, không ít người đã vào hùa với chúng, mà không tỉnh táo tự vấn mình rằng: tại sao những đề xuất về “phi chính trị hóa quân đội” lại được VOA, BBC, RFA, RFI... cùng những kẻ phản bội Tổ quốc, những người có thâm thù với cách mạng ở hải ngoại tung hô, cổ vũ nhiệt thành đến vậy (?). Khi bị chỉ trích những đề xuất đó là biểu hiện của sự “suy thoái về tư tưởng chính trị,” những người cổ súy cho tư tưởng này vội “lấp liếm” rằng “chúng tôi chỉ yêu cầu lực lượng vũ trang trung lập về chính trị, chứ đâu có đòi phi chính trị hóa quân đội”(?).
Sự ngụy biện đó không đánh lừa được công luận; bởi xét về bản chất, yêu cầu “Lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị” chỉ là một phiên bản của quan điểm đòi “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang.” Nói đến “trung lập về chính trị,” nghĩa là “đứng giữa các lực lượng chính trị,” “đứng ngoài chính trị,” “không can dự vào chính trị”...; trong khi đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam đang được xây dựng theo phương hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,” lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở, nền tảng để xây dựng vững mạnh toàn diện.
Hơn nữa, bản thân Quân đội Nhân dân Việt Nam đang là lực lượng chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng Cộng sản Việt Nam, tức là đang “không đứng ngoài chính trị;” đòi hỏi “Lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị” thực chất là đòi “phi chính trị hóa” Quân đội Nhân dân Việt Nam.
2. Các biện pháp thâm hiểm
Để thực hiện mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội, các thế lực thù địch sử dụng mọi biện pháp, cả về lý luận, tư tưởng lẫn hành động thực tiễn.
Trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng, họ thường lập luận rằng: quân đội là của nhà nước, nên chỉ phục tùng nhà nước, chứ không phục tùng và chịu sự lãnh đạo của bất cứ chính đảng nào; hoặc hoạt động của quân đội chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân, nên chỉ phải trung thành với Tổ quốc, nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào...
Nghe thoáng qua, không ít người ngộ nhận sự có lý của lập luận này, mà không hiểu rằng: đây là thủ đoạn nhằm chuyển lập trường chính trị của lực lượng vũ trang cách mạng sang lập trường của bọn cơ hội chính trị, của giai cấp tư sản.
Trong hành động thực tiễn, những người cổ súy cho tư tưởng “phi chính trị hóa quân đội” đòi “quân đội phải trung lập về chính trị,” tức là một khi có biến động chính trị, quân đội hãy án binh, bất động, không đứng về phe nào.
Đối với những nước đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa, chỉ có một Đảng Cộng sản lãnh đạo như Việt Nam, họ đòi xóa bỏ nguyên tắc “Đảng Cộng sản lãnh đạo lực lượng vũ trang;” hạ thấp, đi đến đòi xóa bỏ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị cùng hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị (nhất là chế độ chính ủy, chính trị viên) trong quân đội - một trong những yếu tố riêng có của quân đội các nước xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo cho Đảng Cộng sản giữ vững sự lãnh đạo đối với quân đội.
Họ xuyên tạc các sự kiện chính trị trong lịch sử có quân đội tham gia; thổi phồng khuyết điểm của một vài đơn vị quân đội và một bộ phận quân nhân trong quá trình làm nhiệm vụ; bôi nhọ đời tư của các tướng lĩnh, anh hùng lực lượng vũ trang... hòng qua đây, làm cho quân đội mất uy tín trong nhân dân, hạ thấp vị thế của quân đội trong xã hội...; đồng thời từ đó mà vô hiệu hóa vai trò của quân đội trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng.
Đối với Việt Nam, để thực hiện mục tiêu nhất quán là xóa bỏ thành quả cách mạng và lái con đường phát triển của đất nước sang quỹ đạo tư bản chủ nghĩa, trong nhiều năm qua, các thế lực thù địch đẩy mạnh các chiến dịch vận động đòi thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập và logic tất yếu của tiến trình đó, nếu được thực hiện, sẽ là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội Nhân dân.
Họ công khai đòi bỏ quy định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; “bỏ quy định lực lượng vũ trang nhân dân phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam” đã được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lợi dụng tình cảm của nhân dân Việt Nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, họ cố tình lờ đi hoàn cảnh lịch sử của sự kiện ngày 26/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng Trường Võ bị Lục quân Trần Quốc Tuấn lá cờ “Trung với nước, hiếu với dân,” để xuyên tạc tư tưởng nhất quán của Người về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam, bằng lý lẽ rằng: Cụ Hồ chưa bao giờ yêu cầu quân đội phải trung thành với Đảng cả (!).
Mục tiêu hướng tới của những thủ đoạn nói trên là thúc đẩy sự “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ Quân đội, làm cho Quân đội xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng; biến chất về chính trị, tiến tới vô hiệu hóa vai trò của Quân đội là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những thủ đoạn đó thật tinh vi và thâm hiểm, nhưng sai cả về lý luận và thực tiễn./.
Bài 2: Sự vô lý của quan điểm đòi “phi chính trị hóa quân đội”
Chú thích: (1). V.I. Lenin, Toàn tập, Tập 12, Nhà xuất bản Tiến bộ, 1979, trang 136.
Theo Vietnamplus
(Việt Nam Thời Báo)

Những góc nhìn khác về Cách Mạng Ô ở Hồng Kông: Góc học tập

Tong hiện đang là học sinh trung học năm cuối tại một trường học danh tiếng ở Hồng Kông được tài trợ bởi các doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với Đại lục. Nhưng không ai trong trường biết việc anh tới đây hàng đêm như một nhân vật quan trọng của cuộc biểu tình dài ngày tại quận Admiralty.
Khu trại được đặt tại vị trí rộng nhất của Harcourt Road và Connaught Road – hai con đường cao tốc 12 làn xe. Vài tuần trước, Tong bắt đầu cầm búa, phế liệu gỗ, bàn được lấy từ một bãi rác gần đó để dựng nên góc học tập hiện đang trải dài 50 m, giúp hàng trăm sinh viên có chỗ học mà vẫn tiếp tục tham gia cuộc biểu tình mỗi đêm.
Họ đã thực sự học khi ngồi ở đây. Christy Chan, một học sinh trung học 17 tuổi, đã viết một bài phát biểu trong lớp học tiếng Anh: “Đây là lần thứ tư tôi đến đây để học tập. Tôi cảm thấy như mình có thể hỗ trợ họ, vừa có thể bày tỏ quan điểm vừa có thể học cùng lúc”.
Chan nghiêm túc nói, cô không đùa giỡn với các bạn xung quanh khi ngồi ở đây, bởi vì “những người khác cũng cần chỗ học”.
Franco Lee, 29 tuổi, một kỹ xây xây dựng, đến đây học 2 giờ hàng đêm trong tuần. Còn các đêm khác, anh xem cách những tòa nhà cao tầng được xây dựng để chuẩn bị cho một kỳ thi trình độ chuyên môn vào năm tới. “Tôi muốn được ở đây bởi vì tôi có thể được mời lên phát biểu và để thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào”, anh chia sẻ.
Anh Tong ước tính có hàng chục người dân đã tham gia trong việc dựng khu trại này. Việc lập khu trại học không nhận được sự đồng ý từ bất cứ ai; không phải ai ở cũng có thể ban hành giấy phép chính thức. Toàn bộ trại đã được dựng nên từ cuối tháng 9, hoạt động trên cơ sở tự nguyện và dường như không có cá nhân hay nhóm nào được ủy quyền hoàn toàn.
Trước khi khu vực dài 50 m được dựng lên, một số sinh viên phải đặt các tấm bê tông lên dải phân cách làm bàn.
“Tôi chỉ nện mấy nhát búa để ghép bàn và ghế thì một vợ chồng lớn tuổi nhìn thấy và muốn giúp”, Tong nói. 
“Chúng tôi đã không ngủ trong suốt 24h”.
Sau đó, họ được tặng một chiếc chiếu tatami của Nhật. Các học sinh đã đặt chiếc bàn được làm tạm trên chiếc chiếu và quỳ xung quanh để làm bài tập về nhà.
Sau đó là thực phẩm, bánh quy, bánh Chocolate, bánh gấu Cookie Koala cùng đồ uống, cà phê, trà đá và các chai nước khoáng được mang đến. Rồi đến máy phát điện, ghế, những chiếc bàn lớn bằng tấm ghép. Người dân còn đem lều tặng cho những người biểu tình. Đây mới là “người Hồng Kông đích thực”, Tong nói.
“Một số người nói rằng, các nhóm nước ngoài đã tổ chức và hỗ trợ quỹ cho cuộc biểu tình. Nhưng, bản thân tôi đã tự làm rất nhiều. Từ quét dọn, lắp đèn, điện. Tôi được kết bạn, cân bằng mối quan hệ ứng xử với mọi người. Tôi đã học được rất nhiều điều”.
Ở Tong chứa đựng cả sự thuần khiết và khát khao: anh muốn thế hệ trẻ, thế hệ của anh, vượt qua việc học tập và có cuộc sống chuyên nghiệp hơn để trở thành các cá nhân tinh anh trong tương lai. Để làm như vậy thì phải thay đổi chính phủ Hồng Kông. “Chúng ta cần trang bị kiến thức cho bản thân. Kiến thức ấy có thể được sử dụng để chiến đấu”, anh nói.
“Chúng tôi muốn các bạn trẻ ngồi học tập và ghi nhớ: tại sao mình lại ngồi đây. Vì thế, họ có thể chống lại các quan chức và các thương nhân lớn. Chỉ có cách duy nhất giúp chúng ta thay đổi xã hội, đó là thông qua học tập chính trị và tham gia với các nhóm người ưu tú”.
Nói về việc xâm nhập vào Hồng Kông, anh chia sẻ: “Tôi biết mặt trái của Trung Quốc ra sao”, như vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, mạng lưới tuyên truyền và các vụ bê bối công khai như sữa bột tẩm chất độc.
“Chúng tôi biết Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã xâm nhập vào chính trị và chính phủ Hồng Kông”, anh cho biết. Một phần của cuộc đấu tranh Cách Mạng Ô là để chống lại cuộc thâu tóm này và gìn giữ truyền thống cũng như các giá trị của Hương Cảng.
“Ở đây, chúng tôi có suy nghĩ riêng của mình về các sự việc và ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Hồng Kông và Đại lục được ngăn cách bởi ranh giới mỏng manh, nhưng đây lại là 2 thế giới khác xa nhau”.
Matthew Robertson, Epoch Times và Benjamin Chasteen,
(Đại Kỷ Nguyên)

-Họp Quốc hội ở VN có gì nguy hiểm vậy?

Trích :  Đến bao giờ người dân Việt Nam – đất nước có nền dân chủ “gấp vạn lần so với dân chủ tư sản” được tham quan tòa nhà Quốc hội hoành tráng để xem “đầy tớ” của mình biểu đạt ý nguyện của những người đóng thuế nuôi sống họ?
Trong trường hợp này, có vẻ như “người chủ của đất nước” không có quyền, nên câu hỏi xin gửi đến những “người đầy tớ của dân” trả lời.

Tòa Westminster ở London
Quảng trường Ba Đình là khu vực có rất nhiều khách nước ngoài tham quan, có lẽ họ sẽ rất ngạc nhiên trước việc những ngày gần đây lực lượng an ninh có mặt dày đặc trước tòa nhà Quốc hội, họp Quốc hội có gì mà nghiêm trọng thế?

Tại Hàn Quốc, đất nước mà về lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, “kẻ thù số 1” ở ngay sát cạnh lúc nào cũng đe dọa hạt nhân cùng các cuộc đột nhập, Quốc hội nước này vẫn rộng mở cho khách du lịch trong và ngoài nước, thậm chí người ta còn có thể chụp ảnh ở ngay bàn của chủ tịch Quốc hội.
Ở đây có cả trung tâm dành cho trẻ em để tỉm hiểu hoạt động của cơ quan luật pháp này, một việc tuy nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa.
Khi đến Mỹ, du khách cũng khó thể bỏ qua tour thăm điện Capital. Đây không phải là nơi yên bình như vẻ bề ngoài khi thường xuyên diễn ra những cuộc tranh cãi kịch liệt có khi tới vài ngày chỉ vì một đạo luật. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng là kẻ thù số một của nhiều nhóm khủng bố trên thế giới.
Ở Quốc hội Đức, bên dưới các nghị sỹ họp thì bên trên khách vẫn tham quan bình thường, người ta còn có thể nhìn thấy phòng họp qua một lớp kính.
Tại Anh, du khách đến điện Westminster thậm chí còn được theo dõi những cuộc tranh luận hoặc những buổi điều trần. Có một chương trình dành cho học sinh để các em tìm hiểu nền dân chủ Anh qua các giai đoạn và khám phá các vấn đề quốc hội thào luận, thậm chí có các buổi hỏi đáp giữa học sinh và nghị viện.
Mới đây khi có thông tin một số phần tử khủng bố có thể đã trà trộn vào khách du lịch vào thăm điện Westminster dẫn đến lo ngại phải đóng cửa tạm thời hay hạn chế tham quan, lập tức có ý kiến phản bác ngay từ các chính trị gia: “Nền dân chủ sẽ không còn ý nghĩa nếu người dân chỉ suốt ngày ngồi ở nhà và tìm đọc về chính trị thông qua internet thay vì đến tòa nhà Quốc hội để được tận mắt chứng kiến. Chúng ta không được khoan nhượng trước khủng bố.”

Quốc hội ta


Những ngày gần đây khi kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đang diễn ra, người dân đi lại ở khu vực này không phải lúc nào cũng thuận lợi do lực lượng an ninh dày đặc tham gia điều phối giao thông, thỉnh thoảng có những yêu cầu kỳ quặc như bắt đi ngược chiều chẳng hạn. Tất nhiên chắc là cũng có lý do, nhưng không ai thấy dễ chịu với cách “điều khiển” không mấy nhẹ nhàng của các chú cảnh sát.
Người đi bộ bên kia đường nếu chụp ảnh cũng lập tức bị tuýt còi, có lẽ chỉ còn thiếu mức cấm đường nữa thôi. Cũng khá kỳ lạ bởi Việt Nam vốn được coi là có nền chính trị ổn định nhất thế giới.
Vậy trong tòa nhà Quốc hội Việt Nam chắc hẳn phải đang diễn ra điều gì ghê gớm lắm.
Sáng 20/11 như báo chí đưa tin, có ít nhất 92 đại biểu không đi họp, tức là gần 25% vắng mặt. Tình trạng này phổ biến đến mức Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phải than: “Mấy phiên gần đây số đại biểu vắng họp nhiều quá” nhưng đến hôm sau 21/11, tình hình vẫn chưa được cải thiện.
Không những vậy, đến khi biểu quyết, số lượng đại biểu lại thay đổi theo từng Luật mà mỗi lần biểu quyết chỉ cách nhau vài phút. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phải thừa nhận là do “có tình trạng đại biểu bấm hộ người khác”.
Đến đây chúng ta có thể thấy sự trái ngược hoàn toàn giữa không khí căng thẳng của an ninh bên ngoài tòa nhà với sự “nghiêm túc” của các phiên họp bên trong tòa nhà Quốc hội. Và càng thấy sự tương phản hơn nếu so sánh với hình ảnh Quốc hội nước khác: bên trong căng thẳng còn bên ngoài vẫn thoải mái tham quan.
Đến bao giờ người dân Việt Nam – đất nước có nền dân chủ “gấp vạn lần so với dân chủ tư sản” được tham quan tòa nhà Quốc hội hoành tráng để xem “đầy tớ” của mình biểu đạt ý nguyện của những người đóng thuế nuôi sống họ?
Trong trường hợp này, có vẻ như “người chủ của đất nước” không có quyền, nên câu hỏi xin gửi đến những “người đầy tớ của dân” trả lời.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả

Ai phải đền bù thiệt hại từ vụ cho thuê "yết hầu" quốc gia?

Việc phải đền bù thiệt hại khi dừng dự án sẽ được quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân hay lại là câu chuyện của tập thể, rồi hòa cả làng?
Ngày 26/11, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh – ông Nguyễn Văn Cao về việc quyết định dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế tại mũi Cửa Khẻm, đèo Hải Vân. Dư luận hoan nghênh quyết định này của tỉnh Thừa Thiên – Huế, nhưng đồng thời cũng quan tâm tới trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức có liên quan khi cho một doanh nghiệp Trung Quốc làm dự án tại vị trí mà nhiều người gọi là “yết hầu” quốc gia.
Làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể
Trả lời Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, câu chuyện tranh chấp giữa Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng thì Chính phủ sẽ phải giải quyết, nhưng vấn đề an ninh quốc gia còn quan trọng hơn rất nhiều.
“Tôi cho cho rằng đây là chuyện không thể chấp nhận được. Chúng ta có đến nỗi như vậy không? Tôi vẫn nói là cái nhà mình nghèo thì mình có thể cho thuê mặt tiền chứ không bao giờ cho thuê bàn thờ cả. Đấy là cái chỗ đã xảy ra biết bao nhiêu bài học rồi. Chẳng lẽ chúng ta nghèo tới mức phải làm như thế hay sao? Và nếu thực sự có thể phát huy được về mặt kinh tế, du lịch thì tại sao không dành cho các tổ chức trong nước? Tôi vẫn nhấn mạnh rằng dù làm gì thì làm nhưng điều quan trọng nhất vẫn phải đảm bảo được an ninh”, ông Quốc chia sẻ.
Ông Dương Trung Quốc: "Chẳng lẽ chúng ta nghèo tới mức phải làm như thế hay sao?". Ảnh: Ngọc Quang.
Ông Quốc cũng chỉ rõ, lãnh đạo cấp cao của các tỉnh đều được tham dự dự lớp học về quốc phòng toàn dân, nhưng vẫn để xảy ra sự việc trên là rất đáng tiếc.
“Chúng ta đã có nhiều bài học mà gần đây Quốc hội bàn về chuyện cho thuê đất, thuê rừng ở những vị trí có liên quan tới an ninh quốc gia và cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa giải quyết xong. Việc đầu tư phát triển kinh tế là rất quan trọng, nhưng chúng ta không làm bằng mọi giá, không thể đưa chuyện kinh tế ra để giải thích thay cho an ninh quốc gia. Và, tôi cũng phải đặt ra vấn đề là nhiều người dân có thể nhận thức ra khu vực này nhạy cảm thì tại sao lãnh đạo tỉnh không nhận ra chuyện đó? Qua việc này, chúng ta phải trả giá vì mất lòng tin của người dân, phải trả giá mất uy tín đối với các đối tác nước ngoài”, ông Quốc nói.
Ông Dương Trung Quốc cũng cho rằng, đối với vụ việc này phải làm rõ trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật, nhất là chuyện đền bù với nhà đầu tư nước ngoài.
“Qua việc này chúng ta thấy sự phân cấp là cần thiết, nhưng đồng thời cũng thấy có phần lỗi của Quốc hội, làm luật vẫn còn có chỗ sơ hở, giám sát chưa chặt chẽ. Dù là trong địa bàn quản lý của tỉnh, nhưng phải rõ ràng chỗ nào được làm, chỗ nào không, chứ không phải cứ trong tỉnh thì tỉnh làm”, ông Quốc nhấn mạnh.
Phải kiểm điểm trách nhiệm sâu sắc
Trả lời Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương – Thường trực Ủy ban Tư pháp nhận định, không thể vì phát triển kinh tế mà quên mất việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia.
“Không thể vì phát triển kinh tế mà xé lẻ tài nguyên đất nước ra như vậy được, tôi cho rằng đây là vấn đề rất hệ trọng và phải kiểm điểm trách nhiệm sâu sắc”, ông Đương nhấn mạnh.
Ông Đỗ Văn Đương cho rằng, những người có liên quan tới dự án phải bị xử lý trách nhiệm tùy theo tính chất, mức độ.
Vấn đề dư luận đang rất quan tâm là số tiền đền bù có thể rất lớn, vậy đây là tiền ngân sách hay cá nhân phải chịu trách nhiệm? Ông Đương cho rằng, những người cấp giấy phép phải gánh chịu hậu quả với nhà đầu tư, các thủ tục chi phí để dẫn được cái giấy phép đầu tư đó cũng không phải đơn giản, rồi tiền làm đường, khảo sát thăm dò... khi dừng dự án thì theo luật pháp là phải bồi thường toàn bộ chi phí hợp đồng.
“Những người có liên quan tại địa phương phải bị xử lý trách nhiệm, sai ở đâu xử lý ở đấy. Thí dụ, anh có thẩm quyền cấp giấy phép ấy không hay vượt quá thẩm quyền? Anh đã bàn bạc đầy đủ chưa hay chỉ vì động cơ kinh tế của tỉnh anh thôi mà anh làm như vậy? Đây không phải là hợp đồng của cá nhân mà là của cơ quan nhà nước, trước mắt thì nhà nước phải đền, còn sau này kiểm điểm trách nhiệm cá nhân có làm sai thì phải bồi hoàn”, ông Đương phân tích.
Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) lại đưa ra góc nhìn khác, đó là việc lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế ra quyết định dừng dự án là rất đáng hoan nghênh, vì điều đó chứng tỏ họ biết lắng nghe những ý kiến đúng từ dư luận.
"Qua chuyện này, tôi nghĩ phải rút kinh nghiệm sâu sắc, khi đã ở tầm vị trí của lãnh đạo thì phải nhìn tổng thể, cân nhắc cái lợi, cái hại, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với các mối quan hệ khác. Ở đây, tôi thấy Thừa Thiên - Huế đã ra quyết định dừng đầu tư, như vậy về mặt thái độ là biết rút kinh nghiệm ngay chứ không phải thấy sai mà cứ cố bảo vệ, các tỉnh khác cũng nên học điều đó.
Mặt khác, chúng ta phải quy định rõ những khu vực nào hiện nay thuộc địa phương quản lý nhưng không được phép tự quyết định, phải công khai để nhân dân giám sát".
Ngọc Quang
(Giáo Dục)

-Điếu Cày và ‘phép thử cờ vàng’

Tàu Trung Quốc manh động tấn công tàu cá Việt Nam

Chiều 27/11, tàu cá QNg 90226 từ Hoàng Sa trở về bờ sau khi bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm gần chìm. Ngư dân Nguyễn Văn Phú, người gác tổng đài Icom tại địa phương, nói rằng, nhiều ngày qua, cả đoàn tàu ngư dân Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc xua đuổi ở khắp các đảo Hoàng Sa.
Thuyền trưởng Đỗ Văn Năm và thương tích trên con tàu QNg 90226
Phá lưới
Đối với ngư dân thôn Định Tân (xã Bình Châu), đây là phiên lưới chuồn đầu tiên trong năm. Mùa lưới chuồn kéo dài từ tháng 11 đến khoảng tháng 5. Ngư trường chính của 50 tàu cá hành nghề lưới chuồn là quần đảo Hoàng Sa, suốt hơn 30 năm qua. 
Sáng 26/11, tàu cá QNg 90226, do ông Đỗ Văn Năm ở thôn Định Tân làm thuyền trưởng, đánh lưới chuồn tại khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là hòn đảo mà năm nào ngư dân cũng ra đánh bắt và thỉnh thoảng bị tàu Trung Quốc xua đuổi. Nhưng năm nay, thái độ của phía Trung Quốc tỏ vẻ rất hung hăng.
Khi ngư dân đang kéo lưới, tàu cảnh sát biển (hải cảnh) của Trung Quốc mang số 46102 xuất hiện, lập tức xông thẳng vào giữa giàn lưới của ngư dân Việt Nam, quần nát những tấm lưới. Ngư dân trên tàu vội thả bỏ vùng lưới nát để chạy đến tranh thủ kéo nhanh những tấm lưới khác. Nhưng hễ thấy tàu ngư dân đi đến đâu là tàu hải cảnh lập tức xông đến phá lưới. Ngư dân Đỗ Thành rớt nước mắt tả lại: “Lúc đó mình với họ giành giật lưới, anh em tôi bảo thôi kéo được bao nhiêu hay bấy nhiêu chứ không thì mới phiên biển đầu tiên đã phải bỏ của”.
Tổng cộng ngư dân đánh 8 đoạn lưới. Cuộc giằng co mãi đến 12 giờ trưa thì ngư dân mới kéo xong lưới và tàu hải cảnh cũng bỏ đi. Nhưng hung thần này bỏ đi thì lại xuất hiện những hung thần khác. Và từ lúc đó, ngư dân đối diện cái chết cận kề. 
“Chúng tôi suýt chết!”
Đó là câu nói của 7 ngư dân đi trên tàu QNg 90226. Thuyền trưởng Đỗ Văn Năm kể, sau khi bị tàu hải cảnh Trung Quốc phá lưới, ngư dân đành phải chạy vào bờ, chấp nhận mất hơn 100 triệu đồng. Nhưng sự trở về của ngư dân vẫn không được yên.
Tàu chạy được 4 hải lý thì phía trước tàu xuất hiện 2 tàu Trung Quốc, trong đó có một tàu màu trắng mang biển số 2. Thuyền trưởng Năm thấy chiếc tàu này hướng mũi về phía tàu ngư dân nên kéo hết ga để chạy thoát. Chiếc tàu Trung Quốc lao sang tàu QNg 95159 do ông Phạm Y làm thuyền trưởng. Con tàu gỗ của ông Y hứng chịu một trận phun nước xối xả. 
Tàu hải cảnh 46102 của Trung Quốc phá lưới tàu QNg 90226 của ngư dân Bình Châu trưa 26/11
Chiếc tàu Trung Quốc tiếp tục đảo mũi quay sang tàu ông Năm, kè sát bên mạn trái và bắt đầu phun nước. 7 ngư dân phân công nhau ôm chặt cửa sổ để chống chọi. Nhưng đợt phun nước đầu tiên đã làm cửa sổ ca bin thuyền trưởng vỡ toác, nước tràn vào tàu. Ngư dân Võ Tấn Hoàng (ngồi ôm cửa sau) kể: “Tôi hò hét anh em bơm nước ra, giữ cửa, tàu sắp chìm rồi, nước dưới khoang máy đã ngập trên 1m. Nhưng lúc đó dữ dằn quá nên không ai còn nghe thấy gì cả”.
Sau khi phun nước khiến tàu ngư dân sắp chìm, chiếc tàu Trung Quốc mang số 3 lao thẳng từ phía sau vào mạn trái tàu ngư dân. Ca bin tàu bị bật nghiêng, tất cả 7 ngư dân ngã dúi. Ông Thanh kể: “Tui la anh em chắc là tàu chìm tới nơi rồi, vì hông tàu nghiêng một bên và lún xuống biển”. Chiếc tàu gỗ xoay đảo sắp chìm. Phần hông tàu bị vỡ toác nên cánh cửa ca bin thuyền trưởng bật ra. Lúc đó, ông Đỗ Thành quyết định cứu tàu bằng cách nhảy ra boong tàu, hướng về phía tàu Trung Quốc xin tha. Hai người Trung Quốc đứng trên nóc tàu nhìn xuống và dừng phụt nước. 
Chiếc tàu QNg 90226 trở về bến với nhiều thương tích. Phần be tàu nứt vỡ, các khớp gỗ nối trong ca bin đều bật tung, ống khói trên tàu gãy gập, đồ đạc trên tàu bị xới tung, đảo lộn, gần 100 tấm lưới bị giày xéo phải bỏ lại biển, còn đống lưới trên tàu rối bung vì được kéo vội vã và giành giật. 
Đồn biên phòng Sa Kỳ đã lập biên bản ghi nhận sự việc và mô tả về thiệt hại của ngư dân để báo cáo cấp trên. Ông Nguyễn Quốc Vương, Chủ tịch UBND xã Bình Châu (huyện Bình Sơn), cho biết: Đã chỉ đạo lực lượng công an địa phương cùng tham gia xác minh làm rõ về việc ngư dân đi đánh bắt ở Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc uy hiếp. Sáng 28/11, địa phương sẽ báo cáo cấp trên.
Đoàn tàu của ngư dân thôn Định Tân vẫn tiếp tục bám biển Hoàng Sa đánh lưới chuồn. Nhưng theo điện báo của bà con, những ngày qua, tàu Trung Quốc liên tục xuất hiện và rượt đuổi. Các tàu cá QNg 90549, QNg 95147, QNg 90521… đều đang chạy lòng vòng để đánh lưới và tránh tàu tuần tra Trung Quốc.
Thanh Trung
(Tiền Phong)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét