Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Nguyễn Đức Kiên bác bỏ cả 4 tội danh bị cáo buộc

  • Xử phúc thẩm Bầu Kiên (BBC) - Nguyễn Đức Kiên, tức Bầu Kiên, đưa ra một loạt các yêu cầu trong phiên xử phúc thẩm tại Tòa án Nhân dân Tối cao.
  • Bạo động tại TQ không giảm dù bị đàn áp (RFA) - Hãng tin AP cho biết trong báo cáo 6 tháng cuối năm Trung Quốc đưa ra chiều hôm qua cho thấy tình trạng bạo động tại nước này không hề giảm bất kể đàn áp diễn ra liên tục nhằm đối phó với các cuộc bạo động diễn ra tại Tân Cương xứ sở của người Duy Ngô Nhĩ mà Trung Quốc đang chiếm đóng.
  • Bị công an đánh do hoạt động vì quyền con người (RFA) - Một số sinh viên tham gia các hoạt động vì quyền con người và môi trường tại Hà Nội vào chiều tối hôm qua bị lực lượng chức năng xông vào nhà, lục soát, bắt đi, đánh đập và làm việc. Tuy nhiên những người đó đã đấu tranh và cơ quan chức năng phải thả họ ra.
  • Người Thượng Tây Nguyên trốn tại Campuchia (RFA) - Có ít nhất 16 người Thượng vượt suối băng rừng từ Tây Nguyên của Việt Nam sang Campuchia tìm đến trại tiếp nhận người tỵ nạn, để được sự che chở của Văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tại thủ đô Phnom Penh.
  • Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm Thổ Nhĩ Kỳ (RFI) - Hôm nay 28/11/2014, sau khi thăm Nghị viện Châu Âu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tới Thổ Nhĩ Kỳ, nước Hồi giáo, nơi có một cộng đồng thiểu số Thiên Chúa Giáo. Đối với Vatican, chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Giáo Hoàng là một thông điệp hòa bình và cổ vũ cho sự xích lại gần nhau giữa các tôn giáo.
  • Mexico 'cải cách' ngành cảnh sát (BBC) - Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto công bố kế hoạch cải cách lực lượng cảnh sát cấp thành phố sau vụ mất tích của 43 sinh viên.
  • Hagel ra đi – Vậy chính sách xoay trục sang Châu Á sẽ ra sao ? (RFI) - Trang mạng The Diplomat, ngày 25/11/2014, có bài « Hagel ra đi – Vậy chính sách xoay trục sang Châu Á sẽ ra sao ? » của nhà bình luận Ankit Panda, nhận định rằng ông Chuck Hagel, cho dù có những điểm yếu, nhưng là một át chủ bài trong chính sách xoay trục sang Châu Á của chính quyền Obama. RFI xin giới thiệu.
  • Cảnh sát Hồng Kông bị tố cáo lạm dụng vũ lực với người biểu tình (RFI) - Tổ chức Amnesty Internatinal (Ân xá Quốc tế) hôm nay 28/11/2014 lên án cảnh sát Hồng Kông đã lạm dụng vũ lực trước một cuộc biểu tình đòi dân chủ đã được báo trước, dẫn đến xô xát tại một địa điểm chiếm đóng đã bị giải tỏa trong tuần. Hai lãnh tụ sinh viên học sinh Hoàng Chi Phong và Sầm Ngao Huy cũng tố cáo bị hành hung.
  • Philippines từ chối thả ngư dân, bất chấp áp lực của Trung Quốc (RFI) - Cách nay hai ngày, Bắc Kinh yêu cầu Manila thả chín ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ, vì khai thác hải sản tại vùng biển tranh chấp, cách đảo Palawan của Philippines hơn 100 km về phía Tây. Hôm qua, 27/11/2014, chính quyền  Manila chính thức bác bỏ đòi hỏi nói trên của Trung Quốc. 
  • Nhật lập kế hoạch gia tăng xuất khẩu vũ khí (RFI) - Theo tin riêng của Reuters, Tokyo dự kiến thành lập một « cơ quan » chính phủ để tài trợ cho chương trình xuất khẩu vũ khí. Quyết định này có thể làm cho nước Nhật sớm bãi bỏ học thuyết « chủ hòa » để tăng cường hợp tác an ninh với các quốc gia láng giềng đương đầu với sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
  • Bạo lực gia đình trong giới lao động (RFA) - Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang phát lời kêu gọi chống bạo lực gia đình và pháp qui hoá chống bạo lực gia đình bằng văn bản pháp luật cũng như hàng loạt băng rôn, biểu ngữ trên các con đường.
  • Đông Nam Á không chấp nhận bị bắt nạt (BaoMoi) - TTO - Trước những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang tăng cường đầu tư để cải thiện sức mạnh quốc phòng, đặc biệt là trên mặt biển.
  • Trung Quốc bất ngờ dịu giọng (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Trung Quốc vừa bất ngờ ‘dịu giọng’ khi tuyên bố rằng thông tin nước này sẽ thiết lập 18 căn cứ hải quân ở Ấn Độ Dương là không đúng sự thật.
  • Bắc Kinh lại biện hộ ‘Vùng nhận diện phòng không’ (BaoMoi) - PNO - Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên bầu trời Biển Hoa Đông “đã đảm bảo an toàn và an ninh”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết hôm 27/11, một năm sau khi thiết lập ADIZ gây tranh cãi, và tiếp tục bác bỏ những lời chỉ trích rằng ADIZ đã làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng trong khu vực.
  • Bắc Kinh công bố kế hoạch khai thác dầu tại Biển Đông (RFI) - Theo nhật báo mạng Đài Loan Want China Times, hôm nay, 28/11/2014, Văn phòng Chính phủ Trung Quốc thông báo chương trình phát triển 9 mỏ dầu tại Biển Đông và biển Bột Hải nhằm bảo đảm nguồn năng lượng trong nước. Báo Đài Loan dự đoán, kế hoạch này « chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc xung đột với các nước láng giềng ».
  • "Tầm nhìn Bắc Cực" của Trung Quốc (RFI) - Dưới tác động của tình trạng nóng lên của trái đất, hiện tượng tan băng ở vùng Bắc Cực diễn ra ngày càng nhanh chóng vào vô tình hình thành tuyến đường thủy tiềm năng cho việc vận tải hàng hóa giữa Đông Á đến Châu Âu. Bởi thế mà, nhiều quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã lao vào tìm cơ hội khai thác đón đầu thời cơ. Tập trung vào trường hợp của Trung Quốc, nhật báo L’Humanité có bài phân tích đáng chú ý : «Rồng đỏ trên đường tuyết trắng».
  • Châu Âu cảnh báo lần cuối Pháp, Ý, Bỉ về kỷ luật ngân sách (RFI) - Hôm nay 28/11/2014, Ủy ban châu Âu ra hạn định cho Pháp, Ý, Bỉ đến tháng Ba phải có thêm những nỗ lực về ngân sách và đẩy nhanh chương trình cải cách, với nhận định dự án ngân sách của ba nước trên có nguy cơ không phù hợp với các quy định của Liên hiệp châu Âu. Bruxelles không ngần ngại đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt.
  • Black Friday tại Mỹ (RFA) - Cả nước Mỹ đang nóng lên với giòng người bất tận trước các cửa hàng lớn của Hoa kỳ trong ngày truyền thống được giới kinh doanh đặt tên “Black Friday”
  • Nga bị lên án cản trở hàng xuất khẩu của Belarus (RFI) - Một ngày sau khi cơ quan an toàn thực phẩm và thú y Nga thông báo hạn chế thực phẩm có nguồn gốc động vật xuất từ Belarus sang Nga, hôm qua, 27/11/2014, Tổng thống Belarus lên tiếng chỉ trích dữ dội thái độ phân biệt đối xử của Matxcơva. Nga lo ngại Belarus trở thành nơi trung chuyển « trái phép » các sản phẩm của Châu Âu mà Nga cấm vận.
  • Matxcơva nghi Balkan giúp Bruxelles phá lệnh trả đũa của Nga (RFI) - Từ tháng 9 đến nay, xuất khẩu nông phẩm của nhiều nước Balkan sang thị trường Nga tăng vọt. Tháng 9 cũng là thời điểm Nga ban hành biện pháp trả đũa lệnh cấm vận của Tây phương, ép Nga phải ngưng can thiệp tại Ukraina. Trong cuộc đấu « vỏ quýt dầy móng tay nhọn » này , Balkan là nạn nhân hay kẻ thủ lợi ?
  • Luật sư TQ yêu cầu bãi bỏ một dự thảo luật "trái quy tắc" (RFA) - Hơn 500 luật sư Trung Quốc ký kiến nghị yêu cầu bãi bỏ một dự thảo luật mới ngay sau khi đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc với nội dung xiết chặt các cuộc tranh tụng tại tòa án mà dự thảo này muốn bóp nghẹt tiếng nói của luật sư qua cái gọi là “Quy tắc pháp luật với đặc trưng Trung Quốc”
  • Trên 500 luật sư gởi thư ngỏ cho chính quyền Trung Quốc (RFI) - Trên 500 luật sư Trung Quốc đã ký tên vào lá thư ngỏ gởi đến chính quyền, phản đối một dự thảo luật hình sự hóa việc « thóa mạ » hoặc « vu khống » nhân viên tư pháp, có thể trói tay các luật sư biện hộ. Luật sư nổi tiếng Vương Toàn Bình (Wang Quanping) hôm nay 28/11/2014 cho hãng tin Pháp AFP biết như trên.
  • Trung Quốc xét xử hai nhà văn chống kiểm duyệt báo chí (RFI) - Hai nhà đấu tranh Trung Quốc hôm nay 28/11/2014 bị đưa ra tòa vì đã tổ chức một cuộc biểu tình chống lại việc kiểm duyệt. Theo các luật sư, đây là một dấu hiệu mới cho thấy quyết tâm của chính quyền dập tắt mọi sự phản kháng.
  • Trung Quốc: Hai nhà bất đồng chính kiến ra tòa (RFA) - Hai nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Trung Quốc ra tòa vào sáng hôm nay tại một thành phố nằm về phía Nam tỉnh Quảng Châu về tội đã giúp tổ chức các cuộc biểu tình và hô hào chống lại chính sách kiểm duyệt.
  • TQ ban hành luật cấm hút thuốc nơi công cộng (RFA) - Thủ đô Bắc Kinh vừa thông qua luật cấm hút thuốc tại các nơi công cộng cũng như văn phòng làm việc bất kể sự chống đối như từ trước tới nay khi Trung Quốc có hơn 300 triệu người hút thuốc là thuộc mọi lứa tuổi.
  • Tổng thống Pháp đến Guinea để giám sát công cuộc chống Ebola (RFI) - Tổng thống Pháp François Hollande là lãnh đạo tây phương đầu tiên đến Tây Phi trong bối cảnh dịch Ebola hoành hành. Paris sẽ xây dựng một viện nghiên cứu Pasteur tại thủ đô Conakry của Guinea, nơi mà Tổng thống Pháp sẽ dừng chân ít tiếng đồng hồ để thẩm định lại các phương tiện trị liệu và phòng chống Ebola.
  • Bệnh tình của vua bóng đá Pelé không đáng ngại (RFI) - Brazil căng thẳng. Tình trạng sức khỏe của huyền thoại bóng đá Pelé khiến công chúng lo ngại. Điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu từ vài ngày nay, Edson Arantes do Nascimento, vua bóng đá Brazil, vừa được chuyển sang bộ phận điều trị đặc biệt tại bệnh viện Sao Paulo. Tuy nhiên, người đại diện và thân nhân của cựu danh thủ cam đoan là bệnh tình của ông không trầm trọng lên. 
  • Một tờ báo Nhật không dùng cụm từ "nô lệ tình dục" (RFA) - Tờ báo Nhật Bản mang khuynh hướng chính trị Trung hữu là Yomiuri nói là họ xin lỗi độc giả vì lâu nay đã dùng từ nô lệ tình dục trong các ấn bản tiếng Anh để ám chỉ những phụ nữ bị bắt buộc làm việc trong các nhà chứa phục vụ binh sĩ quân đội Thiên Hoàng hồi thế chiến thứ hai.
  • Du lịch Việt Nam duy trì tăng trưởng liên tục về lượng khách (BaoMoi) - Tại hội nghị doanh nghiệp du lịch năm 2014, diễn ra chiều 28/11 tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) cho biết mặc dù chịu sự tác động từ nhiều sự cố giai đoạn đầu năm và giữa năm, đặc biệt từ diễn biến phức tạp do căng thẳng tại Biển Đông nhưng trong 11 tháng năm 2014, ngành du lịch vẫn duy trì chỉ số tăng trưởng liên tục và cao hơn so với năm trước.
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm Nga và Belarus (BaoMoi) - Sáng 28/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Belarus Alexander Lukashenko từ ngày 23-28/11.
  • Trung Quốc nói đảm bảo an toàn trong ADIZ ở Hoa Đông (BaoMoi) - (TNO) Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố đảm bảo an ninh trong vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thiết lập ở biển Hoa Đông cách đây một năm, nhưng các chuyên gia cảnh báo tình hình có thể thay đổi.
  • Việt Nam mở rộng hợp tác với Hungary, Thái Lan (BaoMoi) - TP - Sau hội đàm sáng 27/11 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hungary Áder János chứng kiến lễ ký 4 văn kiện hợp tác. Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-chan chứng kiến lễ ký 3 văn kiện hợp tác.
  • Củng cố quan hệ toàn diện Việt Nam - Belarus (BaoMoi) - TP - Nhận lời mời của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Belarus từ ngày 26 đến 27/11. Kết thúc chuyến thăm, hai bên ra Tuyên bố chung về củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Belarus.
  • Tăng cường hợp tác Việt Nam - Hungary (BaoMoi) - Nhận lời mời của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang, Tổng thống Cộng hòa Hungary Ader Janos và Phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 26 đến 29-11. Sáng 27-11, Lễ đón trọng thể đã được tổ chức tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì lễ đón.
  • Một cơ chế khu vực cho biển Đông? (BaoMoi) - TT - Bộ trưởng Thông tin Myanmar U Ye Htut nói biển Đông nên là “sân chơi chứ không phải chiến trường” và cho rằng tốt nhất nên lập một cơ chế đối thoại để duy trì hòa bình.
  • Cuộc chiến giữa David và Goliath trên Biển Đông (BaoMoi) - (PetroTimes) - Trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông, Philippines thường được ví như chàng David còn Trung Quốc là nhân vật khổng lồ Goliath trong kinh Cựu ước. Nhưng liệu chàng David - Philippines có giành chiến thắng trong cuộc đấu không cân sức này như trong câu chuyện thần thoại kia không, khi mà Manila đang đặt cược hầu như tất cả vào ván bài pháp lý với Bắc Kinh ở Tòa án Trọng tài quốc tế được thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982?

Con người ba chân và câu hỏi dành cho hậu thế

Triết lý của người cổ đại, rằng con người văn minh, con người cường tráng về thể lực và trí tuệ là con người đứng bằng hai chân.

“Nhân sư” theo cách gọi của gọi của giới khoa học là linh vật đầu người, mình sư tử, nổi tiếng nhất là tượng nhân sư Giza đặt phía trước kim tự tháp Khafre (còn gọi là Kim tự tháp Kheops hay kim tự tháp Kê ốp). Vùng Nam Á và Đông nam Á cũng có rất nhiều linh vật kiểu này. Dù có một vài biến tướng song hầu hết đầu người của nhân sư đều là phụ nữ. Nhân sư luôn được gắn với các công trình kiến trúc tâm linh như đền thờ, lăng mộ, hoặc được xem như linh vật canh gác, giữ của, giống con Tỳ hưu theo truyền thuyết Á đông.
Hình ảnh nhân sư (Tây Ban Nha)
Thần thoại Hy Lạp có câu chuyện về Nhân sư canh cổng thành Thebes, ai muốn vào thành phải trả lời câu hỏi: “con gì buổi sáng đi bằng bốn chân, buổi trưa đi hai chân và buổi chiều đi ba chân”. Những người không trả lời được câu hỏi đều bị Nhân sư giết chết. Chỉ đến khi Oedipus giải được câu đố này thì Nhân sư mới phải tự kết liễu cuộc sống của mình theo định mệnh.

Câu trả lời của Oedipus như sau: “đó là con người, lúc còn bé (buổi sáng) con người bò bằng tứ chi (4 chân), lúc trưởng thành (buổi trưa) đi bằng 2 chân, lúc già (buổi chiều) con người đi bằng ba chân vì phải thêm cây gậy chống”.

Truyền thuyết về câu đố của Nhân sư Thebes cho thấy triết lý của người cổ đại, rằng con người văn minh, con người cường tráng về thể lực và trí tuệ là con người đứng bằng hai chân. Đứng bằng ba chân chỉ thể hiện sự yếu đuối, bất lực, ấy là con người lúc xế chiều, con người đã đi gần hết chặng đường mà định mệnh dành cho họ.

Học sinh học môn hình học ở trường phổ thông đều được dạy: qua ba điểm có thể tạo nên một mặt phẳng; người Việt còn có cụm từ “thế chân vạc” (định vị bởi ba điểm) là thế ổn định, khó bị lung lay, chính vì thế mà người già yếu cần thêm một điểm tựa.

Nói dông dài một tí để thấy, nếu một công ty hay hợp tác xã bình xét thi đua cuối năm với nhân viên của mình theo ba mức độ lao động: “tiền tiến cao, tiền tiến và tiền tiến thấp” thì có nghĩa là đơn vị đó không có loại nhân viên “không phải lao động tiền tiến”. Có chăng đơn vị đó chỉ có nhóm nhân viên tiền tiến “hơi ít” so với đồng nghiệp mà thôi.

Tất nhiên cách khen thưởng dĩ hòa vi quý đó của công ty hay hợp tác xã sẽ giúp cho không khí trong đơn vị vui vẻ, bớt nghi kỵ lẫn nhau, ngày cuối năm cụng ly ai cũng hồ hởi. Chỉ có điều người lười biếng, năng suất lao động thấp sẽ không thấy mình kém đồng nghiệp, cứ tằng tằng vẫn có lương, có thưởng, còn người tích cực không tránh khỏi suy nghĩ “chẳng tội gì mà lao tâm, khổ tứ”.

Ba mức bình xét, có một nét gì đó giống như con người lúc về già, phải thêm cái gậy chống, phải đi bằng ba chân. Ba chân có thể giữ cho con người đứng thẳng nhưng nó cũng cho thấy đó là một cơ thể yếu ớt, khó mà có thể chịu được gió to, sóng cả.

Tốt nhất là đi bằng hai chân, khi đó hai cánh tay rảnh rỗi sẽ giúp con người cầm nắm công cụ sản xuất, cũng có thể là các dụng cụ âm nhạc, hoặc trở thành vũ khí chống lại kẻ thù.

Người phương Đông vốn khá tin triết lý âm dương ngũ hành. Vũ trụ vốn chỉ có âm và dương, đó là hai trạng thái đối nghịch và gắn kết với nhau, như ngày và đêm, nóng và lạnh, tốt và xấu, yêu và ghét, tín nhiệm và không tín nhiệm… Ngành Công nghệ thông tin cũng chỉ dựa vào hai con số là 0 và 1 để làm nên sự kỳ diệu mà ta quen gọi là kỹ thuật số: ảnh kỹ thuật số, truyền hình kỹ thuật số, âm nhạc số…

Triết học Mác - Lênin đã chỉ rõ “Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” (hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn), đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất. Theo đó trong mỗi sự vật luôn tồn tại các mặt đối lập nhau, sự đối lập tạo nên mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn chính là động lực cho sự phát triển.

Có thể thấy từ đông sang tây, từ cổ đại đến hiện đại, con người trí tuệ, con người tự trọng là con người đứng trên hai chân chứ không phải ba chân, đó là con người nhận thức rõ ràng về “mâu” (vật để đâm) và “thuẫn” (vật để đỡ - khiên). Chấp nhận mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẫn giúp con người từ chỗ có trí tuệ và lòng tự trọng trở thành con người văn minh.

Quy luật mâu thuẫn khẳng định một chân lý: không có các mặt đối lập, nghĩa là không có phản biện, thì cũng có nghĩa là đánh mất động lực phát triển. Một khi đã tin vào Triết học Mác – Lênin thì đương nhiên không thể phủ định “Quy luật mâu thuẫn”, đó chính là vấn đề cần sự nhận thức sáng suốt bởi lẽ quyền lực có thể là “mâu” cũng có thể là “thuẫn”.


Hình ảnh Hà Nội 100 năm trước (ảnh BBC)

Có một câu chuyện được lưu truyền từ thế kỷ trước, một tỷ phú dầu mỏ quyết định mình sẽ phải sống được 100 tuổi. Theo lời khuyên của đội ngũ chuyên gia siêu đẳng về Y học, ông ta quyết định mua một hòn đảo ngoài khơi để sống, tất cả thực phẩm đều được nuôi trồng trên đảo, tất cả các chương trình phát thanh, truyền hình, báo chí đưa đến đảo chỉ gồm toàn những tin vui, tin giải trí mà ông ưa thích. Kết cục ông ta sống được 99 tuổi.

Một trăm năm trước, dù dưới sự đô hộ của ngoại bang, đất nước chúng ta vẫn đẹp tuyệt vời, con người Việt Nam vẫn sống đầy nhân ái. Điều đó đã khiến nhiếp ảnh gia Pháp Leon Busy từ chỗ ngạc nhiên chuyển thành khâm phục, chính vì thế bộ ảnh Việt Nam của ông với gần 840 bức đã được chọn vào "Kho lưu trữ Toàn cầu" ở Pháp, số lượng ảnh đồ sộ ấy chỉ đứng sau số lượng gần 900 bức chụp về Paris - vượt qua những sưu tập ảnh về Trung Quốc với hơn 480 và Nhật Bản với chừng 560 bức. [1]

Một trăm năm sau, người Việt đang sống trong một đất nước độc lập, thống nhất nhưng liệu thế giới có nhìn chúng ta với sự ngưỡng mộ, khâm phục như Leon Busy đã nhìn?

Nếu có một nhiếp ảnh gia nào đó ghi lại hình ảnh đất nước, con người Việt Nam hôm nay, liệu hậu thế 100 năm sau sẽ nghĩ gì, nói gì?

Nhìn bức hình minh họa mà truyền thông quốc tế đăng tải, liệu có ai không băn khoăn tự hỏi: “những con người thông minh, chịu khó, đầy tài năng, đầy nhân ái giờ đây đang tiến tới tương lai bằng hai, ba, hay bốn chân?”


Con người văn minh có phải đang quay lại thời bốn chân?

Có thể các thế hệ con cháu một trăm năm sau sẽ nêu rất nhiều câu hỏi “tại sao” về một thời kỳ không dài mà cũng chẳng ngắn trong lịch sử dân tộc, có thể họ sẽ không hiểu thế nào là “tiền tiến cao, tiền tiến và tiền tiến thấp” - điều mà không ít người đang dành nhiều công sức bàn thảo, đang cố tìm mà có thể vẫn chưa hiểu. Nhưng chắc chắn các thế hệ ấy vẫn sẽ nhận thức rõ ràng, rằng con người phải đứng bằng ba chân, phải thêm cây gậy chống chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là con người khỏe mạnh.

Vậy tại sao lại không phải là hai mà cứ phải là ba? Câu hỏi này hơi “ngô nghê” vì chẳng biết là hỏi về cái gì. Một trăm năm sau chắc chắn con cháu chúng ta sẽ càng không hiểu hàm ý của câu hỏi, nhưng mà hôm nay, những người không “ngô nghê” chắc ai cũng hiểu./.

Tài liệu tham khảo

(1) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/11/141124_hanoi_100_years_back
 
Xuân Dương 
  (GDVN) 

-Bị công an đánh do hoạt động vì quyền con người

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ -RFA

2014-11-28

DSC_0068.jpg
Các bạn trẻ mặc áo thun có dòng chữ ủng hộ quyền con người, ảnh minh họa. File photo
http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf
Một số sinh viên tham gia các hoạt động vì quyền con người và môi trường tại Hà Nội vào chiều tối hôm qua bị lực lượng chức năng xông vào nhà, lục soát, bắt đi, đánh đập và làm việc. Tuy nhiên những người đó đã đấu tranh và cơ quan chức năng phải thả họ ra.
Đột nhập, đánh đập

Bốn người bị lực lượng chức năng xông vào nơi ở lúc đang ăn cơm tối vào lúc 7 giờ gồm facebookers gồm Lý Trí Thành, Lý Quang Sơn, Xe Máy và Quyết Phạm.
Facebooker Lý Trí Thành thuật lại sự việc xảy ra đối với nhóm của các bạn như sau:
Hôm qua chúng tôi có 4 người gồm anh Lý Quang Sơn, tôi là Lý Trí Thành, anh Xe Máy và anh Quyết Phạm, mọi người đang chuẩn bị ăn cơm thì công an đến đòi kiểm tra hành chính nhà nhưng không hề đưa bất cứ giấy tờ gì. Công an và an ninh mặc thường phục xông vào nhà mà không xuất trình lệnh khám, lệnh bắt gì cả và cũng không hề có tổ dân phố. Sau đó họ đòi kiểm tra chứng minh thư, ba người có còn anh Xe Máy không có nên họ đưa ra đồn công an. Sau đó họ thu giữ hết những cuốn sách về quyền con người, và những cuốn sách về dân chủ mà tôi mang về từ nhà trường. Trước đó họ cũng thu hết những áo ‘quyền con người’ của chúng tôi và đến 9:30 đưa tất cả ra đồn.
Việc làm của lực lượng chức năng bị bốn bạn phản đối ngay lập tức, theo như lời của facebooker Lý Quang Sơn:
Sau đó họ thu giữ hết những cuốn sách về quyền con người, và những cuốn sách về dân chủ mà tôi mang về từ nhà trường. Trước đó họ cũng thu hết những áo ‘quyền con người’ của chúng tôi và đến 9:30 đưa  – Facebooker Lý Trí Thành
Từ đầu tôi và ba bạn đều không hợp tác làm việc với họ và yêu cầu họ ra khỏi nhà. Tuy nhiên họ liên tục xâm phạm quyền riêng tư của chúng tôi là đi thẳng vào nhà dùng máy quay quay tất cả hoạt động trong nhà. Họ xâm phạm quyền riêng tư của chúng tôi mở tung tủ quần áo, tủ sách, tất cả mọi thứ trong nhà. Chúng tôi liên tục phản đối yêu cầu công an mặc quân phục giải tán những người mặc thường phục, tức an ninh; nhưng họ hoàn toàn làm ngơ. Sau đó họ dẫn một số dân phòng đến và lấy tính cách người dân họ lục tung nhà chúng tôi. Chúng tôi cố gắng đẩy họ ra khỏi nhà, sử dụng tất cả mọi lý lẽ về pháp luật, giải thích tất cả những điều luật cho họ hiểu nhưng họ đều không nghe. Họ nghĩ rằng họ có thể đứng trên pháp luật. Nói thật chúng tôi bất lực trước những hành động rất manh động của họ. Cuối cùng họ ép, dẫn giải chúng tôi lên phường.
Tuy nhiên những lý lẽ của các bạn căn cứ trên luật pháp của Việt Nam không được những người thi hành công vụ lắng nghe mà trái lại trước những lập luận đó, các bạn sinh viên đã bị đánh đập trong khị bị đưa xuống đường, trong xe cũng như tại đồn công an Dịch Vọng. Bãn Lý Quang Sơn kể lại:
Bên dưới họ sắp sẵn thêm 20 công an , an ninh và điều động thêm một xe cứu thương và hai xe thùng đến để gọi là giải tán những người đến ủng hộ chúng tôi. Họ đưa chúng tôi xuống tầng hầm của tòa nhà rồi đưa lên mặt đường. Lúc đó tôi thấy những người bên ngoài, tôi đưa bàn tay lên với biểu tượng bàn tay nhân quyền chào anh em; họ giật tay tôi xuống, nắm tóc kéo vào xe. Họ đập đầu tôi liên tiếp vào thành xe và trong xe họ dùng tay tát vào mặt tôi.
Phản đối sai phạm
Dù bị trấn áp, đánh đập nhưng tại đồn công an Dịch Vọng, các bạn đều cương quyết không chịu làm việc theo yêu cầu của lực lượng chức năng.
Facebooker Lý Trí Thành thuật lại nội dung của làm việc với bản thân như sau:
Lúc đầu họ yêu cầu kê khai chứng minh thư, những thông tin liên quan bản thân, gia đình, nghề nghiệp… tôi nói những điều đó đã có trong giấy tờ tôi nộp và họ có thể dựa vào đó để điều tra Sau đó họ hỏi ở với ai, ai thường ra vào nhưng tôi nói đó là quyền riêng tư của tôi không trả lời nên họ đánh. Họ thay người vào và hỏi những sách vở đó có biết không, của ai; tôi cũng trả lời tôi không có trách nhiệm trả lời những câu hỏi đó. Đó là chuyện điều tra của bên công an. Họ cứ thay nhau vào hỏi qua lại những điều đó. Rồi họ cũng đưa vào một máy tính hỏi xác nhận có phải máy tính của tôi hay của ai. Họ cũng phạt tôi về chứng minh thư và một tiếng sau họ cho tôi về.
Facebooker Lý Quang Sơn cũng cho biết những nội dung mà cơ quan chức năng làm việc và chỉ ra tiếp những sai phạm của công an, an ninh đối với anh:
Họ yêu cầu chúng tôi khai báo những vấn đề như áo nhân quyền ở đâu ra, sách nhân quyền ở đâu ra, dùng để làm gì; nhưng tất cả chúng tôi đều từ chối khai với họ. Chúng tôi dùng quyền không khai báo, không nhận điều gì, không ký bất kỳ văn bản nào. Chúng tôi áp dụng qui tắc 5 không trong buổi làm việc này. Đó là : không nghe, không thấy, không biết, không nhớ và không ký.
Công dân bất khả xâm phạm về thư tín, nhưng họ vẫn tự tiện mở máy tính laptop, máy tính bảng của chúng tôi ra để kiểm tra tất cả thư tín của chúng tôi. Đó là điều đi ngược lại Hiến pháp của Việt Nam.
– Facebooker Lý Quang Sơn
Họ sai phạm ngay điều luật cư trú: lúc đó chúng tôi đang ăn cơm vào 7 giờ tối, chúng tôi có quyền ngồi ăn cơm với nhau, việc họ mời lên phường là rất vô lý. Họ vi phạm quyền cá nhân của chúng tôi, khi chưa kịp mời họ vào, dù họ là cơ quan chức năng họ vẫn phải giải trình một giấy tờ nào đó để chứng minh là cơ quan chức năng. Nhưng sau đó họ cũng không có bất cứ một lệnh khám xét nào của tòa án mà vẫn tự tiện xông vào. Họ viện cớ có một người tố cáo chúng tôi tàng trữ chất cháy, chất nổ. Nếu họ nói có quyền dùng đơn tố cáo đó để xông vào nhà của chúng tôi, thì tôi hoàn toàn có thể nói dùng đơn để tố cáo bất kỳ một quan tham nhũng nào.
Họ vi phạm rất nhiều điều luật. Họ đàn áp rồi dẫn giải đi một cách vô lý. Vào trong đồn thì đánh người ta trong khi Việt Nam đã ký công ước chống tra tấn rồi mà công an vẫn cứ đánh người.
Công dân bất khả xâm phạm về thư tín, nhưng họ vẫn tự tiện mở máy tính laptop, máy tính bảng của chúng tôi ra để kiểm tra tất cả thư tín của chúng tôi. Đó là điều đi ngược lại Hiến pháp của Việt Nam.
Hai facebooers vừa nói cùng bạn Xe máy hiện là những sinh viên luật tại Hà Nội. Theo họ lực lượng chức năng đã bất chấp mọi qui định của luật pháp nên các bạn sẽ có tường trình để gửi đến các cơ quan ngoại giao để họ có những can thiệp với chính quyền Hà Nội, yêu cầu tôn trọng các chuẩn mực quốc tế về quyền con người.
 

Nguyễn Đức Kiên bác bỏ cả 4 tội danh bị cáo buộc

Chiều nay, bị cáo Nguyễn Đức Kiên vào phòng xử án với thái độ vui vẻ, tươi cười chào người thân. Bị cáo đề nghị Tòa tối cao xem xét lại bản án sơ thẩm kết tội ông ta 30 năm tù qua 4 tội danh.


Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tại hành lang tòa phúc thẩm. Ảnh: Quý Đoàn
Chiều nay, khoảng 30 phút sau khi tòa thẩm vấn những người liên quan, bị cáo Nguyễn Đức Kiên mới được đưa vào phòng xử. Dọc đường từ phòng nghỉ buổi trưa trong tòa tới phòng xử, bị cáo tỏ vẻ bình thản dưới sự áp giải của hai cảnh sát. Gặp người thân, bị cáo cúi chào, cười tươi.

Đầu phần thẩm vấn buổi chiều, HĐXX đã đọc tóm tắt bản án sơ thẩm, tuy nhiên việc này đã bị gián đoạn hơn 10 phút vì ông Trần Ngọc Thanh bị ngất. Ông Thanh là giám đốc Công ty ACBI, một trong 6 doanh nghiệp do Nguyễn Đức Kiên thành lập. Tại phiên sơ thẩm ông bị phạt 5 năm 6 tháng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, bị cáo Thanh cùng bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên kế toán trưởng ACBI, án 5 năm) không chống án.

Phút gặp nhau giữa bị cáo Kiên và người em trai. Ảnh: Quý Đoàn

HĐXX thông báo bị cáo Nguyễn Đức Kiên kháng cáo cho rằng Công ty B&B ký ủy thác với ACB kinh doanh trạng thái vàng là đúng luật thương mại nên ông không phạm tội Kinh doanh trái phép. Bị cáo cho rằng không trốn thuế và không chấp nhận kết luận giám định về thuế.

Kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, cả về tội danh và hình phạt, bị cáo Kiên cho rằng không phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do không có ý thức chiếm đoạt tài sản của Thép Hòa Phát. Bị cáo này cũng bác bỏ tội Cố ý làm trái vì không phải là thành viên của Thường trực HĐQT ACB...

Theo HĐXX phúc thẩm, bị cáo Lý Xuân Hải (cựu tổng giám đốc Ngân hàng ACB) kháng cáo cho rằng không phạm tội cố ý làm trái. Theo bị cáo, ngân hàng được phép uỷ thác gửi tiền nên hành vi của bị cáo không phạm tội. Ông Hải cho rằng việc đầu tư mua cổ phiếu ngân hàng ACB không gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng như cáo buộc của tòa sơ thẩm. Tại phiên phúc thẩm, bị cáo muốn được xem xét lại toàn bộ nội dung vụ án.

Bị cáo Lê Vũ Kỳ xin giảm hình phạt với lý do chỉ là Phó tổng giám đốc quản lý về công nghệ. Bị cáo Phạm Trung Cang (cựu phó chủ tịch HĐQT ACB) xin giảm hình phạt, cho rằng nghị quyết của Hội đồng quản trị ACB thực hiện khi bị cáo không còn làm tại ngân hàng này. Còn bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (cựu phó tổng giám đốc ACB) cho rằng dự cuộc họp ra quyết định gửi tiền bị quy kết trái luật chỉ với tư cách khách mời...

Sau phần thẩm vấn ngắn bị cáo Lê Vũ Kỳ và Lý Xuân Hải. 17h, chủ tọa thông báo dừng ngày đầu tiên của phiên xử. Thứ hai, 1/12, tòa tiếp tục làm việc. Sau khi nhoài người qua cửa xe chào người thân, qua cửa sổ bị cáo Nguyễn Đức Kiên vui vẻ vẫy tay tạm biệt.

Bầu Kiên với đầu qua cửa xe chào người thân trước khi rời tòa phúc thẩm về lại nơi giam giữ. Ảnh: Quý Đoàn

Theo bản án sơ thẩm, thông qua Công ty B&B do mình lập ra, bị cáo Kiênsử dụng gần 1.300 tỷ đồng góp vốn vào Công ty CP tập đoàn tài chính Á Châu (AFG). Ngày 30/11/2010, công ty phát hành 10 triệu trái phiếu giá trị 1.000 tỷ đồng bán cho ngân hàng ACB. Trong số này 430 tỷ đồng được chuyển cho bà Nguyễn Thuý Hương (em gái ông Kiên) để mua 36 triệu cổ phiếu của Công ty CP Bất động sản Hoà Phát - Á Châu…

Theo xác định của tòa sơ thẩm, Công ty B&B không được phép kinh doanh tài chính nhưng từ ngày 4/9/2009 đến 31/3/2010 đã dùng hơn 2.300 tỷ đồng để mua cổ phần, góp vốn vào các công ty khác... Tổng cộng, từ ngày 15/5/2007 đến 3/8/2012, bị cáo Kiên đã thông qua 6 công ty để kinh doanh tài chính và vàng trạng thái trái phép với tổng số tiền gần 21.500 tỷ đồng. Hành vi này bị quy kết phạm tội Kinh doanh trái phép theo Điều 159 Bộ luật hình sự.

Về tội Trốn thuế, án sơ thẩm xác định, đại diện B&B đã ký hợp đồng đầu tư uỷ thác với ngân hàng ACB thực hiện các hoạt động tài chính thông qua việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam. Từ ngày 25/12/2008 đến 31/12/2009, Công ty B&B đã có văn bản uỷ thác cho ACB bằng 117 lệnh và đã tất toán trạng thái mở bằng 142 lệnh đóng. Qua các thương vụ này, Công ty B&B được cho là thu lợi nhuận hơn 100 tỷ đồng. Do biết Quốc hội có nghị quyết về miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng 2009, để trốn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, bị cáo Kiên đã ký hợp đồng uỷ thác đầu tư tài chính giữa B&B với em gái mình nhằm chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được từ kinh doanh vàng trạng thái sang cho cá nhân bà này.

Về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, án sơ thẩm xác định, Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) sở hữu gần 30 triệu cổ phần của Công ty CP Thép Hoà Phát. Đại diện ACBI là giám đốc Trần Ngọc Thanh đã thế chấp gần 25 triệu cổ phần này cho ACB để đảm bảo việc phát hành trái phiếu 800 tỷ đồng.

Đầu tháng 4/2012, thông qua ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT và ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Công ty CP Thép Hoà Phát, bị cáo Kiên biết tập đoàn này có chủ trương tăng sở hữu vốn tại các công ty thành viên. Theo đề nghị của ông Long, Kiên đã đồng ý bán 20 triệu cổ phần với số tiền 264 tỷ đồng.

Án sơ thẩm cho rằng, mặc dù chưa được ACB đồng ý giải chấp nhưng bầu Kiên vẫn chỉ đạo Thanh và kế toán trưởng Yến lập khống biên bản họp Hội đồng quản trị và Quyết định của HĐQT thể hiện chủ trương ACBI bán 20 triệu cổ phần Công ty CP Thép Hoà Phát cho Công ty TNHH Một thành viên Thép Hoà Phát. Số tiền 264 tỷ, Nguyễn Đức Kiên đã chiếm đoạt.

Bị cáo là cựu lãnh đạo ACB vui vẻ khi rời tòa. Ảnh: Quý Đoàn

Về tội Cố ý làm trái của bị cáo Kiên và các đồng phạm, án sơ thẩm xác định, ngày 22/3/2010, ACB họp Thường trực Hội đồng quản trị và ông Trần Mộng Hùng (thành viên Hội đồng sáng lập ACB) đưa ra phương án giảm lãi suất để huy động tiền gửi, giảm áp lực bị lỗ khi nhận tiền tiết kiệm mà không cho vay được. Nguyễn Đức Kiên không chấp nhận phương án này.

Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải đề xuất phương án uỷ thác cho nhân viên mang tiền đi gửi các ngân hàng khác để vừa nhận lãi, vừa được hưởng hoa hồng. Nguyễn Đức Kiên tán thành phương án này. Các thành viên thường trực HĐQT gồm ông Trần Xuân Giá (Chủ tịch HĐQT), Lý Xuân Hải và 3 phó chủ tịch HĐQT ACB là Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ nhất trí.

Theo cáo buộc, từ 27/6/2011 đến 5/9/2011, ông Hải chỉ đạo và uỷ quyền cho kế toán trưởng ACB uỷ thác gần 719 tỷ đồng cho 19 nhân viên gửi tiết kiệm vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh TP HCM. Số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ - Vietinbank chi nhánh TP HCM) chiếm đoạt.

Án sơ thẩm chỉ ra, Thường trực HĐQT ACB thống nhất, ban hành chủ trương cấp hạn mức 700 tỷ đồng để đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và uỷ quyền cho bị cáo Kiên trực tiếp làm. Chủ trương này được cho là trái quy định của nhà nước, khiến ACB bị thua lỗ gần 688 tỷ đồng.

Tại phiên sơ thẩm ngày 9/6, TAND Hà Nội phạt bị cáo Nguyễn Đức Kiên: 20 tháng tù về tội Kinh doanh trái phép, 6 năm 6 tháng về tội Trốn thuế, 20 năm về tội Lừa đảo, 18 năm do Cố ý làm trái. Tổng hợp hình phạt là 30 năm; nộp phạt bổ sung 75 tỷ do trốn thuế và 100 triệu đồng về hành vi lừa đảo.

Đồng tội danh Cố ý làm trái, cựu tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải bị phạt 8 năm tù. Ba phó chủ tịch HĐQT ACB Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang bị phạt 3-5 năm, cựu phó tổng giám đốc Huỳnh Quang Tuấn chịu hình phạt 2 năm.

Bị cáo Trần Ngọc Thanh (giám đốc ACBI) lĩnh 5 năm 6 tháng tù về tội Lừa đảo, bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán ACBI) nhận 5 năm.

6 công ty do Nguyễn Đức Kiên lập ra và bị cáo buộc thông qua đây để tổ chức hoạt động kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng tài khoản với tổng số tiền gần 21.500 tỷ đồng gồm: Công ty CP đầu tư thương mại B&B, Công ty CP tập đoàn tài chính Á Châu, Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội, Công ty CP đầu tư tài chính Á Châu, Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty CP phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam.

Xử phúc thẩm Bầu Kiên

Ông Nguyễn ̣Đức Kiên, hay Bầu Kiên, trong phiên sơ thẩm
Tòa án Nhân dân Tối cao hôm thứ Sáu 28/11 xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên, còn được gọi là Bầu Kiên, theo kháng cáo của sáu bị cáo.
Ngay trong phần tòa hỏi về thủ tục, ông Kiên đã ra lời đề nghị triệu tập các đại diện của một số cơ quan tư pháp, quản lý đầu tư và một số nhân sự.
Ông nói:
"Tôi có một số đề nghị cụ thể cho phần tố tụng này. Thứ nhất tôi đề nghị có đại diện của Bộ Tư pháp, vì có bốn văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước được thể hiện trong vụ án, cần phải có ý kiến của Bộ Tư pháp về tính pháp lý của bốn văn bản này.
"Cái thứ hai, tôi đề nghị Hội đồng Xét xử xem xét triệu tập anh Trần Đình Long (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hòa Phát) và anh Trần Tấn Dương đến vụ án này với tư cách là nhân chứng.
"Trong đơn, tôi đã đề nghị điều chỉnh đến đây các anh ấy với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
"Các anh ấy là người trực tiếp đàm phán, trao đổi hợp đồng với tôi. Thì đấy là tôi đề nghị hai nội dung trong phần tố tụng.
"Ngoài ra, Luật sư (Vũ Xuân) Nam hôm qua có làm việc với tôi, có nói rằng đã nhận được văn bản trả lời của Bộ Công thương về một trong các đề nghị của tôi với Tòa là đề nghị Bộ Công thương cho biết là văn bản Bộ Công thương trả lời cơ quan điều tra như thế nào. Vì hồ sơ trong vụ án không có.
"Ngày hôm qua (27/11), Luật sư Nam đã nói với tôi là Luật sư Nam đã nhận được văn bản Bộ Công thương trả lời. Tôi đề nghị Luật sư Nam xuất trình văn bản đó cho Tòa Phúc thẩm."
Ông Kiên đề nghị Tòa yêu cầu Tổng cục Thuế nộp cho Tòa một văn bản.
Đây là những nơi đã cấp phép cho các công ty của tôi khi chúng tôi thành lập. Đây là những đối tượng phải trả lời trước Tòa là tôi có vi phạm điều 25, Nghị định 88 hay không. Nên tôi mong muốn là Tòa giúp tôi bổ sung triệu tập những người, những cơ quan có liên quan này
Ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên)
Cụ thể ông nói: "Cái thứ hai, trong đơn của tôi đã nói là đề nghị Tòa Phúc thẩm giúp tôi yêu cầu Tổng cục Thuế nộp cho Tòa văn bản của Tổng Cục thuế trả lời cho Cục thuế Hà Nội về việc quyết toán thuế của Công ty Thiên Nam trong 3 năm (2008, 2009, 2010). Trong ngày hôm qua các luật sư nói với tôi là các luật sư chưa được tiếp cận văn bản này.
"Và văn bản này tôi đã được đọc và có nội dung liên quan trực tiếp đến vụ án này nên có Đại diện của Cục thuế ở đây, tôi đề nghị Tòa Phúc thẩm yêu cầu đại diện Cục thuế và Chi cục thuế Đống Đa - là nơi tiếp nhận việc này khi làm thanh tra thuế ở Công ty Thiên Nam, nộp văn bản đó tại Tòa.
"Vì đây là văn bản có tính chất quan trọng, trọng yếu của vụ án.
Ông Kiên cũng đề nghị triệu tập đại diện Sở Kế hoạch & Đầu tư ở nơi sáu công ty của ông đăng ký kinh doanh và hoạt động.
Ông nói: "Cái thứ ba, trong đơn tôi cũng đã nói rất rõ là đề nghị Tòa triệu tập Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hải Dương, đây là cơ quan mà họ đã nhận thông báo của Tập đoàn Hòa Phát, các công ty liên quan đến Hòa Phát ở vụ án này đều chưa có mặt.
"Năm công ty của tôi khi làm việc góp vốn đầu tư, khi hoạt động trên các địa bàn trong cả nước gồm có 7 tỉnh có liên quan đến vụ án này, không chỉ là Phòng Đăng ký Kinh doanh của thành phố Hà Nội. Mà còn Phòng Đăng ký Kinh doanh của Thành phố Hồ Chí Minh.
"Tôi đề nghị Tòa tiếp tục triệu tập các Phòng Đăng ký Kinh doanh sau: thứ nhất Phòng Đăng ký Kinh doanh Thành phố Hải Phòng, Phòng Đăng ký Kinh doanh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Đồng Nai, Ban Quản lý Khu Nam TP Hồ Chí Minh.
"Đây là những nơi đã cấp phép cho các công ty của tôi khi chúng tôi thành lập. Đây là những đối tượng phải trả lời trước Tòa là tôi có vi phạm điều 25, Nghị định 88 hay không.
"Nên tôi mong muốn là Tòa giúp tôi bổ sung triệu tập những người, những cơ quan có liên quan này," ông Kiên nêu đề nghị với Tòa.
'Kinh doanh trái phép'

Bầu Kiên
Ông Nguyễn Đức Kiên bị phiên Tòa Sơ thẩm xử 30 năm tù giam và bị phạt hơn 75 tỷ đồng
Trong phiên sơ thẩm hồi tháng Sáu, ông Kiên bị phạt 20 tháng tù về tội Kinh doanh trái phép, 18 năm tù về tội Cố ý làm trái, 6 năm 6 tháng tù về tội Trốn thuế và 20 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tổng cộng 30 năm tù.
Ông còn bị bắt nộp phạt hơn 75 tỷ đồng.
Sau đó ông đã kháng án cùng năm bị cáo khác là Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB; Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; Trịnh Kim Quang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; Lê Vũ Kỳ, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB và Huỳnh Quang Tuấn, nguyên Thành viên HĐQT Ngân hàng ACB.
Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt hồi tháng Tám năm 2012 vì tội Kinh doanh trái phép.
Tuy nhiên trong năm 2013, ông bị truy tố thêm các tội danh Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Trốn thuế.
Báo trong nước tường thuật rằng phiên tòa phúc thẩm bắt đầu lúc 9 giờ sáng ngày 28/11 tại Tòa án Tối cao ở Hà Nội. Bào chữa cho Bầu Kiên là luật sư Vũ Xuân Nam và luật sư Nguyễn Huy Thiệp.
Bầu Kiên được nói là bị bệnh nên được ngồi khi hầu tòa.
Ở đỉnh cao sự nghiệp, ông Nguyễn Đức Kiên, sinh năm 1964, là một trong những doanh nhân nổi bật và quyền lực nhất ở Việt Nam.
Với công chúng, ông được biết đến qua việc đầu tư vào bóng đá, và những kêu gọi làm sạch bóng đá Việt Nam.
(BBC)

-Người Thượng Tây Nguyên trốn tại Campuchia

Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia

2014-11-28

P 1.jpg
Nhóm người tỵ nạn dân tộc Jarai lúc đang ẩn náu trong rừng của Campuchia sau bỏ trốn từ Việt Nam, ảnh chụp ngày 26/11/2014. Photo by Quoc Viet/RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf
Có ít nhất 16 người Thượng vượt suối băng rừng từ Tây Nguyên của Việt Nam sang Campuchia tìm đến trại tiếp nhận người tỵ nạn, để được sự che chở của Văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tại thủ đô Phnom Penh. Hiện nhóm người này vẫn đang ẩn náu trong rừng của tỉnh Ratanakiri sát biên giới tỉnh Gia Lai.

Nhóm người Thượng sống ở các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên buộc lòng chạy sang Campuchia cho biết nguyên nhân họ đào thóat sang Campuchia vì họ gặp rắc rối trong vấn đề thờ phượng, tín ngưỡng tôn giao, vấn đề tự do nhân quyền, bị phân biệt đối xử và bị chính quyền địa phương bắt giữ nhiều lần do có quan hệ với những người Thượng hải ngoài đang đấu tranh cho quyền tự do ở Việt Nam.
Tất cả 16 Thượng Tây Nguyên nói trên đã liên tục đào thoát từ tỉnh Gia Lai của Việt Nam kể từ đầu tháng qua. Hiện nhóm người này đang ẩn náu theo từng nhóm khác nhau trong rừng thuộc khu vực tỉnh Ratanakiri của Campuchia.
Nhóm phóng viên của RFA đã vào rừng theo gót chân người dân tộc thiểu số địa phương để tìm hiểu sự thật vào chiều ngày 26/11. Chúng tôi đã gặp một nhóm người Thượng gồm 8 người đang đứng trước tình cảnh nguy hiểm và thiếu lương thực.
Chúng tôi quá sợ bị bắt, đem về Việt Nam. Nếu đem về Việt Nam thì chắc chắn Việt Nam sẽ đánh đập và nhốt vì chạy trốn đến đây.
– Ông Nay Klanh
Anh Ksor Ly, 33 tuổi, đào thóat từ tình Gia Lai cho biết anh liên tục bị chính quyền địa phương sách nhiễu và bắt bớ vì tham gia biểu tình hồi năm 2001. Trong những năm 2005, 2008 và năm 2011, chính quyền đã nhiều lần bắt giam và hành hạ anh tại nơi giam giữ vì liên lạc với nhóm người Thượng ở ngoài nước.
Theo Ksor Ly, cảnh sát đã thu thập danh sách các hộ theo ‘tin lành Đêga’, trong đó có tên anh và nhiều người Thượng khác mà phía Việt Nam cáo buộc là thuộc thành phần củng cố tổ chức phản động. Ông Ksor Ly cho biết :
“Sau khi họ phát hiện, bắt tôi, ngày nào họ điều tra là đánh đập tôi. Họ giam tôi bốn ngày, bốn đêm. Tay tôi bị còng lại vào giường, nằm ngủ không có mền không có chiếu. Sau khi thả, họ cảnh cáo nếu tôi tiếp tục liên lạc thì sẽ bị bắt tiếp. Sau đó, tôi cứ ở nhà nhưng ở nhà khó lăm. Bây giờ nếu người Việt Nam không làm xấu tôi thì tôi không chạy trốn đâu.”
Còn anh Rơlan Por chia sẻ: “Vì công an Việt Nam bắt tôi hồi tháng 6/2014, nhốt tôi trong nhà tù 17 ngày. Họ đánh tôi liên tiếp trong 15 ngày. Họ đánh đập vào đầu tôi, làm tôi đỗ máu 3 lần. Sau đó, họ bảo nếu tôi tiếp tục theo Đạo này nữa họ bắt được là sẽ không cho về, mà cho chết luôn.
Chúng tôi theo Đạo thì họ bắt. Bắt rồi, đánh đập chúng tôi, bảo không cho Đạo nữa. Nếu họ cho Đạo thì phải nghe lời họ. Họ sai bất kỳ nơi đâu, phải đi theo như thế mới họ cho phép. Như vậy là sao? Mình là con người. Chúa tạo ra mình, không phải con người tạo ra mình. Nên mình phải Đạo cho Thiên Chúa.
Kể về những gì mà họ xét thấy trong máy tính của tôi là sẽ bắt. Tôi muốn người ta giúp đỡ. Bây giờ chúng tôi đang sống trong một sợ hãi rất là lớn. Nếu họ biết chúng tôi đến đây thì họ sẽ đánh đập tới chết…”
P-2-400.jpg
Nhóm người tỵ nạn ẩn náu trong rừng, ngày 26/11/2014. Photo by Quoc Viet/RFA
Theo giấy quyết định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự do nhóm người Thượng trên cung cấp, hầu hết người Thượng vừa nói từng bị chính quyền địa phương xử phạt cảnh cáo vì có hành vi liên lạc với FULRÔ lưu vong ở ngoài nước, và thu thập danh sách các hộ theo ‘tin lành Đêga’ để củng cố tổ chức phản động. Trong số này, có nhiều người bị xử phạt cảnh cáo với hình thức quản lý, giáo dục 6 tháng tại địa phương.
Trong khi đó, Giám đốc Công an tỉnh Ratanakiri tại Campuchia, Thiếu tướng Nguon Koeun cho RFA biết rằng Công an tỉnh Gia Lai đã gửi danh sách 16 người Thượng vi phạm luật pháp Việt Nam đang bỏ trốn sang Campuchia.
Thiếu tướng Nguon Koeun nói rằng cảnh sát Campuchia đã vào rừng truy tìm những người này từ ngày 26/11 đến nay. Nếu cảnh sát Campuchia tìm thấy nhóm người Thượng nói trên, Campuchia sẽ trục xuất họ về Việt Nam vì là những người nhập cư bất hợp pháp.
Thiếu tướng Nguon Koeun nói thêm: “Chúng tôi cho rằng nhóm người dân tộc Jarai này vượt biên sang Campuchia bất hợp pháp. Chúng tôi nhận được yêu cầu từ Công an tỉnh Gia Lai để truy bắt 16 người này gửi về.
Ở đây, chúng tôi vẫn giữ lập trường, nếu họ nhập cư bất hợp pháp, sau khi bắt được sẽ trục xuất về Việt Nam. Còn UNHCR nói thế nào là chuyện của họ.
– Thiếu tướng Nguon Keoun
Vừa qua, có rất nhiều người Thượng chạy sang đây, nhưng cuối cùng bị bắt hồi hương. Họ sang đây vì có người ở nước ngoài kích động và tụ họp. Đặc biệt, hồi tháng 7 vừa qua, một số người Thượng ở nước ngoài lấy địa bàn tỉnh Ratanakiri để họp nhưng chúng tôi bắt không được. Chúng tôi sẽ không cho phép bất cứ lực lượng nào sử dụng lãnh thỗ Campuchia làm phương hại đến an ninh của nước khác.”
Tuy nhiên, ông Nay Klanh (Ama Blik), một người Thượng nhiều lần bị bắt cho rằng: “Chúng tôi quá sợ bị bắt, đem về Việt Nam. Nếu đem về Việt Nam thì chắc chắn Việt Nam sẽ đánh đập và nhốt vì chạy trốn đến đây.
Chúng tôi nhờ Quốc tế giúp đỡ và mang chúng tôi đến một nơi nào đó an toàn. Vì sợ người ta đem về Việt Nam, chắc chắn bị Việt Nam đánh đập, làm bất kỳ những thứ mà họ có thể làm được. Những điều đó sẽ xảy ra vì chúng tôi ở Việt Nam, chúng tôi biết những gì Việt Nam, người Việt Nam làm với chúng tôi.”
Còn người phát ngôn của Cơ quan tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) Vivian Tan nói rằng UNHCR không mong chính phủ Campuchia hồi hương họ về Việt Nam, nơi mà cuộc sống, quyền tự do đang bị áp đặt. UNHCR vẫn chưa có tiếp cận được những người này cho nên chưa biết họ có hội đủ điều kiện xin tỵ nạn chính trị hay không.
Bà nói rằng UNHCR đã sẵn sàng làm việc với chính phủ Campuchia để đảm bảo rằng những người này cần sự giúp đỡ của quốc tế.
Bà Vivian Tan phát biểu với RFA: “Tại thời điểm này chúng tôi vẫn thảo luận với chính phủ về cách giúp nhóm này. Vì vậy, tôi sẽ theo dõi các hành động mà chính phủ có thể thực hiện hoặc không được thực hiện. Chúng tôi sẽ cố gắng giúp đỡ họ nếu họ đang tìm kiếm tỵ nạn.”
Thế nhưng, Thiếu tướng Nguon Keoun, Giám đốc Công an tỉnh Ratanakiri cho rằng ông không quan tâm đến thỏa thuận giữa Campuchia và UNHCR đã ký kết về việc lập trại tỵ nạn trước đó. Ông Keoun nói: “Chúng tôi không nói đến nhân quyền, hay tỵ nạn vì lý do tôn giáo hoặc chính trị. Ở đây, chúng tôi vẫn giữ lập trường, nếu họ nhập cư bất hợp pháp, sau khi bắt được sẽ trục xuất về Việt Nam. Còn UNHCR nói thế nào là chuyện của họ.”
Hồi năm 2001, hàng ngàn người Thượng đã biểu tình đòi quyền sở hữu ruộng đất và tự do tôn giáo. Chính phủ Việt Nam đã dẹp cuộc biểu tình này và hàng trăm người bị chính quyền bắt giữ. Kể từ các vụ phản kháng hồi tháng 2/2001, hơn 1000 người Thượng đã bỏ chạy sang xin tỵ nạn bên Campuchia.
Mặc dù trước đó Hà Nội cam kết không trừng phạt và giúp đỡ những người trở về tái hội nhập với buôn làng của họ, thế nhưng người tỵ nạn không tin vào lời nói của chính phủ Việt Nam. Cuối cùng nhiều người bị chính phủ Việt Nam bắt bỏ tù vì tội trốn sang nước ngoài bất hợp pháp, và có liên lạc với nhóm phản động ở bên ngoài.

Alan Phan - Ngày Tạ Ơn

Lòng biết ơn dâng trao nỗi kính phục, cho phép chúng ta trực diện các phàm nhảm hàng ngày, trong những giây phút thăng hoa nhiều kinh ngạc và thay đổi hoàn toàn phương thức chúng ta trải nghiệm cuộc sống và thế giới (Gratitude bestows reverence, allowing us to encounter everyday epiphanies, those transcendent moments of awe that change forever how we experience life and the world – John Milton)
gratitudeBuổi sáng ngày lễ, mở hộp thư ra và có người gởi cho tôi bài viết “Biết Tạ Ơn Ai?” của nhà văn Tưởng Năng Tiến. Trong bài, tác giả nói về thảm cảnh của vài thế hệ người Việt, đang sống lây lất trên đất Kampuchia, bị bạc đãi từ mọi quyền lực của xứ chủ nhà…Có lẽ đây không phải là tình huống hiếm hoi trên trái đất này. Ngay cả tại những xã hội giàu có, hùng mạnh như Âu Mỹ, vẫn đầy những cư dân lấy nước mắt thay cho lời “cảm tạ” , cúi đầu nhận số phận hẩm hiu, trong khi thiên hạ chung quanh đang háo hức “shop till you drop” (mua đến chết luôn) cho mùa lễ Giáng Sinh.
Mỗi quốc gia đều có nhiều ngày lễ mang truyền thống của cả một văn hoá, như các ngày lễ tôn giáo, ngày đầu năm, ngày độc lập, ngày kỷ niệm các đại danh nhân…Lễ Tạ Ơn là một ngày lễ khá đặc thù mà dân Mỹ đã biến thành một ngày đại lễ. Mặc dù với đa số người, Thanksgiving mang một sắc thái của cuộc tụ họp gia đình để ăn turkey và coi American football…nhưng biểu tượng của lễ nói lên vị trí của “lòng biết ơn” trong cuộc sống hàng ngày của người Mỹ. Nếu tôi nhớ không lầm thì một nghiên khảo gần đây cho thấy cá tính đặc biệt nhất của những nhà triệu phú là “lòng biết ơn”.
Triệu phú hay không, theo kinh nghiệm cá nhân, ngày mà tiềm thức của tôi ghi nhận và thể hiện hàng phút giây “lòng biết ơn” sâu xa của tôi với mọi sự cố xấu-đẹp-hên- xui-hay-dở  trong đời mình, là ngày tâm hồn tôi thấy “bình an” và “thoát tục”. Lòng biết ơn đó không những giúp tôi về mặt tinh thần mà còn là những thang thuốc bổ dưỡng cho sức khoẻ, là động lực cho ý chí, và ngay cả sáng tạo trong tư duy.
Tôi có lẩn thẩn ghi lại những điều tôi biết ơn, nhỏ và lớn, trong cuốn sổ cất ở góc bàn. Lấy ra đọc hôm nay, tôi thấy mình đã ghi ra 135 điều; dù rằng nhiều lần, tôi quên ghi hay vì đi xa, không đem sổ theo.
Phần lớn, những biết ơn thường xuyên nhất là những lần tôi gặp may, có thể nói là hoàn toàn nhờ Ơn Trên phù hộ. Tuy nhiên, tôi cũng biết ơn những phép mầu đã gây ra những thất bại, trì trệ để tôi trau luyện tính bình tĩnh, chịu đựng và âm thầm tìm giải pháp. Đem tôi đến gần tuyệt vọng rồi giải thoát tôi khỏi bờ vực, dậy cho tôi thói quen “không bỏ cuộc” vì khúc quanh dẫn đến ngã rẻ đang đợi chờ, luôn là một kỹ năng quý giá cho trận chiến mỗi ngày.
Tôi biết ơn sức khỏe dù giới hạn của mình, nhưng vẫn thấy thừa đủ để an hưởng và làm việc. Nhất là khi cận cảnh những não lòng của người bệnh và thân nhân trong các bệnh viện. Tôi biết ơn kho kiến thức của nhân loại hiện diện cùng khắp để tôi nhận chân chút nào “sự thật” trong sinh hoạt của xã hội và con người. Nhất là khi sống trong một môi trường giả tạo và dối trá của lợi ích lọc lừa. Tôi biết ơn cái đẹp nhiệm màu của thiên nhiên bao dung, từ những ngọn núi xanh mát đến những bờ biển cát mịn, nuôi sống bao nhiêu mảnh đời vô tư. Nhất là khi đối diện với những ổ chuột nhân tạo, rác rưởi ô uế và miếng ăn chụp giựt.
Tôi cũng biết ơn đủ mọi người, từ những người thầy, cao nhân đến những công nông nhân chân thành không đố kỵ. Tôi biết ơn những nụ cười trẻ thơ, những dũng khí thanh niên, những khôn ngoan tuổi già. Nhưng tôi cũng biết ơn và chia sẻ những dòng lệ đớn đau, những khổ nhục hèn kém, những thua lỗ vô lý, vì tôi đã trải qua những tình huống đó không ít lần trong hành trình của mình. Tất cả là những bài học liên tục về cấu thành phức tạp của con người, không thể đơn giản hoá.
Cho nên trong những đêm không ngủ, dù xót thương cho những định mệnh trái ngang, những mảnh đời tan nát cùa tha nhân, tôi biết ơn vô cùng nếu chút hành động của mình sẽ giảm thiểu những đớn đau mà cả triệu triệu người đang hứng chịu trên khắp thế giới trong giây phút này.
“Biết tạ ơn ai?” có thể là một kêu gọi để mỗi người chúng ta nhìn lại cuộc sống của mình và tìm thêm chút nguồn lực để đóng góp vào những hoạt động thực sự có ý nghĩa?
   Alan Phan
(Blog Alan Phan)

-Bắc Kinh công bố kế hoạch khai thác dầu tại Biển Đông

media
Trung Quốc thông báo chương trình phát triển 9 mỏ dầu tại Biển Đông và biển Bột Hải – Reuters
Theo nhật báo mạng Đài Loan Want China Times, hôm nay, 28/11/2014, Văn phòng Chính phủ Trung Quốc thông báo chương trình phát triển 9 mỏ dầu tại Biển Đông và biển Bột Hải nhằm bảo đảm nguồn năng lượng trong nước. Báo Đài Loan dự đoán, kế hoạch này « chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc xung đột với các nước láng giềng ».

Dẫn lại tin thông tin từ tờ nhật báo thương mại Hồng Kông, Want China Times nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Văn phòng Quốc vụ viện Hoa lục – tức Chính phủ Trung Quốc – công bố một kế hoạch khai thác dầu lớn tại Biển Đông, với dự kiến 10.000 tấn dầu/năm trong vòng 6 năm (2014-2020).Cho đến nay, Trung Quốc đã khai thác dầu tại nhiều khu vực ven bờ với diện tích tổng diện tích khoảng 160.000 km² tại Biển Đông, vùng biển có diện tích hơn 3 triệu km². Với sự phát triển của các phương tiện công nghệ cho phép khoan dầu tại biển sâu và áp lực của nền kinh tế khát năng lượng, Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển các giàn khoan ngoài khơi xa. Cách nay hơn hai năm, ngày 23/06/2012, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã loan báo mời nước ngoài đầu thầu thăm dò 9 lô dầu khí ở khu vực mà họ xác định là « vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc » ở Biển Đông. Các lô dầu này nằm sát bờ biển miền Trung và miền Nam của Việt Nam.
Xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam lên đến đỉnh điểm với sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu HD-981 vào vùng biển nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đã bị nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, lên án. Giàn khoan nói trên đã rút ra khỏi vùng biển này vào giữa tháng 7/2014.
Theo Reuters cũng hồi tháng 07/2014, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc tuyên bố đang nghiên cứu khả năng xây dựng một nhà máy khí hóa lỏng nổi trị giá hàng tỷ đô la để khai thác khí đốt ở vùng nước sâu của Biển Đông.
Biển Đông là khu vực được cho là có trữ lượng lớn về dầu khí. Theo nhật báo kinh tế Pháp Les Echos, một số ước tính, đặc biệt của các công ty dầu khí và bộ ngành Trung Quốc, đưa ra các con số khổng lồ, từ 17 đến 50 tỷ tấn. Tuy nhiên, theo nhiều ước đoán từ phía Hoa Kỳ, thì trữ lượng dầu Biển Đông chỉ ở mức khoảng 1,5 tỷ tấn.
Trữ lượng này là không nhỏ, nhưng chỉ tương đương với nhu cầu dầu mỏ hiện tại của Trung Quốc trong vòng ba năm. Báo Want China Times, trong bài viết nói trên, nêu ra con số 5,22 tỷ tấn dầu có thể khai thác được tại Biển Đông, con số gần với kết quả điều tra năm 1966 của Ủy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc về Châu Á.
 

-Ông Phan ngọc Tuấn kêu cứu từ trại giam Xuyên Mộc.

CĐVN FB

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/5year-for-missio-pntuan-08292012061838.html/vo-chong-ong-phan-ngoc-tuan/image

TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ XUYÊN MỘC KÊU CỨU

 TNLT Phan ngọc Tuấn và Vợ – Chép trên Net  ===>>>
Sau khi tình trạng sức khỏe tồi tệ của tù nhân chính trị Đinh Nguyên Kha được bà Nguyễn Thị Kim Liên công bố, sau tin nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình ngày đêm la hét phản đối trong trại; hôm nay, 29/11/2014 Con Đường Việt Nam nhận được thư của ông Phan Ngọc Tuấn – tù nhân chính trị ở trại giam Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu gửi ra. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực của bức thư và không công khai nguồn chuyển thư.

Chúng tôi cho rằng đang có một chiến dịch đàn áp thẳng tay dành cho các tù nhân chính trị tại nhà tù Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu.
Dưới đây là nội dung bức thư của ông Phan Ngọc Tuấn (Phan Rang – Ninh Thuận):
“Trại giam Xuân Lộc
Kính thưa các cá nhân, tổ chức đấu tranh bảo vệ Quyền Con Người và các nhà hảo tâm ở khắp nơi ! Hãy giúp tôi có được luật sư và lên tiếng về vụ án của tôi. Đồng thời can thiệp bảo vệ Quyền Con Người cho tất cả tù nhân vì các lý do sau :
1. Thượng tá Trần Trung Tuyến – phó trưởng phòng ANĐT C.A tỉnh Ninh Thuận nhiều lần tước quyền giữ im lặng và quyền mời luật sư bào chữa của tôi.
2. Bốn lần tôi bị họ dọa sử dụng vũ lực. Lần thứ 1 : thượng tá Trần Trung Tuyến vung tay đòi đánh và thóa mạ tôi khi tôi không hợp tác làm việc tại phòng hỏi cung vì tình hình sức khỏe kém. Lần thứ 2 : tại trại giam Xuân Lộc, họ đòi đánh và lập biên bản cảnh cáo (?) khi tôi lên tiếng phản đối C.A tại trại giam đánh đập dã man 1 tù nhân tên là Nguyễn Lê Vân vì không chịu đưa chân vào cùm. Lần thứ 3 : vụ bạo động ngày 30/6/2013 ở trại giam Xuân Lộc. Tôi và anh Nguyễn Ngọc Cường vị họ còng tay và dọa đánh trong lúc hỏi cung. Huỳnh Anh Trí bị họ đánh rất dã man cùng nhiều tù nhân khác. Lần thứ 4 : tại trại giam Xuyên Mộc họ đòi đánh và lập biên bản cảnh cáo tôi khi tôi thông tin cho mẹ là Trương Thị Minh ngụ tại 79/7 Nguyễn Văn Cừ phường Đài Sơn, Phan Rang, Ninh Thuận với nội dung :”Nếu công an đến nhà gạ hỏi những giấy tờ khiếu nại tố cáo, mẹ đừng đưa ra cho họ”. Vừa nói xong họ cúp điện thoại của tôi ( quyền gọi đt về cho nhân thân hàng tháng ) từ tháng 02/2014 đến nay.
3. Anh Nguyễn Ngọc Cường + Huỳnh Anh Trí và tôi bị c.a trại giam Xuyên Mộc đọc lệnh cùm 10 ngày, từ 13/7/2013 – 23/7/2013 vì trả lời những phỏng vấn trong vụ bạo động ở trại Xuân Lộc. Chúng tôi tuyệt thực và không uống nước đến ngày 15/7, họ đưa chúng tôi ra làm việc. Chúng tôi uống nước trong lúc làm việc vị miệng và cổ rất khô đắng. Sau đó chúng tôi tiếp tục tuyệt thực và không uống nước đến chiều ngày 17/7, họ thả anh Cường và Trí. Buổi chiều ngày 18/7/2013 họ thả tôi.
4. Ngày 02/6/2014, tôi tuyệt thực phản đối việc họ cắt tiêu chuẩn gọi đt cho thân nhân hàng tháng của tôi từ tháng 02/2014 đến nay. Đến ngày 19/0, tôi bị xỉu, họ cấp cứu. Tổng cộng tôi tuyệt thực 8 ngày liên tục. ( 6 ngày không ăn và 2 ngày không uống không ăn ). Ngày 20 + 21 tháng 6/2014, họ lập biên bản nội dung :”Phan Ngọc Tuấn xin nhận lại khẩu phần ăn hàng ngày”. Tôi hỏi :”Vậy tiêu chuẩn cơm tù của tôi đâu?” Tôi không ký biên bản và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng với tư cách là nhân chứng ở cùng buồng giam cũng không ký theo đề nghị của họ. Ngày 22/6/2014, họ cấp phát cơm tù cho tôi hàng ngày như trước.
Thưa quí vị ! Những điều kể trên chứng tỏ ngành CAĐT + Viện kiểm sát và tòa án, qua các phiên sơ, phúc thẩm vụ án của tôi là hoàn toàn bất hợp pháp; vi hiến và vi phạm công ước Quốc tế nhân quyền. Cụ thể là công ước chống tra tấn và mọi hình thức đối xử vô nhân đạo với tù nhân. Nhiều tù nhân đã bị nhiễm HIV từ những chiếc cùm sắt và những dao cạo râu từ trại giam. Tù nhân Huỳnh Anh Trí, án 14 năm, trở về được 6 tháng đã phải chết vị AIDS. Thưa quí vị ! VN đang nỗ lực sửa đổi – thúc đẩy – hoàn thiện việc đảm bảo QCN cho phù hợp đề hòa nhập cộng đồng các nước dân chủ trên thế giới. Vậy nên những việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn của họ kể trên là không chấp nhận được.
Một lần nữa tôi kính mong các cá nhân, tổ chức đấu tranh bảo vệ QCN ở khắp nơi hãy nhiệt tình can thiệp giúp đỡ gia đình tôi và các tù nhân khác đang bị đàn áp trong các trại giam.
Kính trông đợi và vô cùng cảm tạ.
Phan Ngọc Tuấn”
Con Đường Việt Nam.
Hình minh họa: Anh Huỳnh Anh Trí (người nằm, đã mất) là nạn nhân được nhắc đến trong bức thư của ông Tuấn.
— với Nguyen Lan Thang12 người khác.
Hình ảnh: TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ XUYÊN MỘC KÊU CỨU Sau khi tình trạng sức khỏe tồi tệ của tù nhân chính trị Đinh Nguyên Kha được bà Nguyễn Thị Kim Liên công bố, sau tin nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình ngày đêm la hét phản đối trong trại; hôm nay, 29/11/2014 Con Đường Việt Nam nhận được thư của ông Phan Ngọc Tuấn - tù nhân chính trị ở trại giam Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu gửi ra. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực của bức thư và không công khai nguồn chuyển thư. Chúng tôi cho rằng đang có một chiến dịch đàn áp thẳng tay dành cho các tù nhân chính trị tại nhà tù Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu. Dưới đây là nội dung bức thư của ông Phan Ngọc Tuấn (Phan Rang - Ninh Thuận): "Trại giam Xuân Lộc    Kính thưa các cá nhân, tổ chức đấu tranh bảo vệ Quyền Con Người và các nhà hảo tâm ở khắp nơi ! Hãy giúp tôi có được luật sư và lên tiếng về vụ án của tôi. Đồng thời can thiệp bảo vệ Quyền Con Người cho tất cả tù nhân vì các lý do sau :  1. Thượng tá Trần Trung Tuyến - phó trưởng phòng ANĐT C.A tỉnh Ninh Thuận nhiều lần tước quyền giữ im lặng và quyền mời luật sư bào chữa của tôi.  2. Bốn lần tôi bị họ dọa sử dụng vũ lực. Lần thứ 1 : thượng tá Trần Trung Tuyến vung tay đòi đánh và thóa mạ tôi khi tôi không hợp tác làm việc tại phòng hỏi cung vì tình hình sức khỏe kém. Lần thứ 2 : tại trại giam Xuân Lộc, họ đòi đánh và lập biên bản cảnh cáo (?) khi tôi lên tiếng phản đối C.A tại trại giam đánh đập dã man 1 tù nhân tên là Nguyễn Lê Vân vì không chịu đưa chân vào cùm. Lần thứ 3 : vụ bạo động ngày 30/6/2013 ở trại giam Xuân Lộc. Tôi và anh Nguyễn Ngọc Cường vị họ còng tay và dọa đánh trong lúc hỏi cung. Huỳnh Anh Trí bị họ đánh rất dã man cùng nhiều tù nhân khác. Lần thứ 4 : tại trại giam Xuyên Mộc họ đòi đánh và lập biên bản cảnh cáo tôi khi tôi thông tin cho mẹ là Trương Thị Minh ngụ tại 79/7 Nguyễn Văn Cừ phường Đài Sơn, Phan Rang, Ninh Thuận với nội dung :”Nếu công an đến nhà gạ hỏi những giấy tờ khiếu nại tố cáo, mẹ đừng đưa ra cho họ”. Vừa nói xong họ cúp điện thoại của tôi ( quyền gọi đt về cho nhân thân hàng tháng ) từ tháng 02/2014 đến nay.  3. Anh Nguyễn Ngọc Cường + Huỳnh Anh Trí và tôi bị c.a trại giam Xuyên Mộc đọc lệnh cùm 10 ngày, từ 13/7/2013 - 23/7/2013 vì trả lời những phỏng vấn trong vụ bạo động ở trại Xuân Lộc. Chúng tôi tuyệt thực và không uống nước đến ngày 15/7, họ đưa chúng tôi ra làm việc. Chúng tôi uống nước trong lúc làm việc vị miệng và cổ rất khô đắng. Sau đó chúng tôi tiếp tục tuyệt thực và không uống nước đến chiều ngày 17/7, họ thả anh Cường và Trí. Buổi chiều ngày 18/7/2013 họ thả tôi.  4. Ngày 02/6/2014, tôi tuyệt thực phản đối việc họ cắt tiêu chuẩn gọi đt cho thân nhân hàng tháng của tôi từ tháng 02/2014 đến nay. Đến ngày 19/0, tôi bị xỉu, họ cấp cứu. Tổng cộng tôi tuyệt thực 8 ngày liên tục. ( 6 ngày không ăn và 2 ngày không uống không ăn ). Ngày 20 + 21 tháng 6/2014, họ lập biên bản nội dung :”Phan Ngọc Tuấn xin nhận lại khẩu phần ăn hàng ngày”. Tôi hỏi :”Vậy tiêu chuẩn cơm tù của tôi đâu?” Tôi không ký biên bản và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng với tư cách là nhân chứng ở cùng buồng giam cũng không ký theo đề nghị của họ. Ngày 22/6/2014, họ cấp phát cơm tù cho tôi hàng ngày như trước.    Thưa quí vị ! Những điều kể trên chứng tỏ ngành CAĐT + Viện kiểm sát và tòa án, qua các phiên sơ, phúc thẩm vụ án của tôi là hoàn toàn bất hợp pháp; vi hiến và vi phạm công ước Quốc tế nhân quyền. Cụ thể là công ước chống tra tấn và mọi hình thức đối xử vô nhân đạo với tù nhân. Nhiều tù nhân đã bị nhiễm HIV từ những chiếc cùm sắt và những dao cạo râu từ trại giam. Tù nhân Huỳnh Anh Trí, án 14 năm, trở về được 6 tháng đã phải chết vị AIDS. Thưa quí vị ! VN đang nỗ lực sửa đổi - thúc đẩy - hoàn thiện việc đảm bảo QCN cho phù hợp đề hòa nhập cộng đồng các nước dân chủ trên thế giới. Vậy nên những việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn của họ kể trên là không chấp nhận được.    Một lần nữa tôi kính mong các cá nhân, tổ chức đấu tranh bảo vệ QCN ở khắp nơi hãy nhiệt tình can thiệp giúp đỡ gia đình tôi và các tù nhân khác đang bị đàn áp trong các trại giam. Kính trông đợi và vô cùng cảm tạ. Phan Ngọc Tuấn" Con Đường Việt Nam. Hình minh họa: Anh Huỳnh Anh Trí (người nằm, đã mất) là nạn nhân được nhắc đến trong bức thư của ông Tuấn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét