- Hoa Kỳ sửa đổi chính sách xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam (VOA) - Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức sửa đổi quy định về quản lý xuất khẩu vũ khí quốc tế liên quan tới Việt Nam, mở đường cho việc bán các vũ khí sát thương cho quốc gia cựu thù.
- Hàng ngàn công nhân đình công ở Hải Phòng (RFA) - Hằng ngàn công nhân nhà máy giày Stella, thuộc Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Sao Vàng, đóng tại thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đang đình công để đòi quyền lợi.
- Thủ tướng VN: 'Biển Đông vẫn phức tạp' (BBC) - Thủ tướng Việt Nam đưa vấn đề xây đắp trên Biển Đông ra Asean và cảnh báo tình hình trên Biển Đông ‘vẫn phức tạp’
- Việt Nam bỏ phiếu tín nhiệm 50 lãnh đạo (VOA) - Các nhà lập pháp Việt Nam sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với các 50 quan chức hàng đầu trong chính phủ vào ngày thứ bảy sắp tới
- Luật sư Trần Lâm qua đời (RFA) - Luật sư Trần Lâm vừa tạ thế vào lúc 13h30 ngày hôm nay, Thứ Năm 13-11-2014 tại Hải Phòng, hưởng thọ 90 tuổi.
- Người Việt và 25 năm đổ tường Berlin (BBC) - Khách mời từ Đức, Ba Lan và Nga thảo luận về biến động tại Đông Âu và cộng đồng Việt 25 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.
- Sư Khmer Krom chống Việt Nam lãnh án tù (BBC) - Một nhà sư Khmer Krom từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Việt Nam tại Campuchia nhận án tù vì cản trở giới chức.
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, hưởng thọ 88 tuổi (RFA) - Tu sĩ Phật giáo người Việt nổi tiếng ở Pháp, Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới, nhà sư Thích Nhất Hạnh, viên tịch ngày 13 tháng Mười Một hưởng thọ 88 tuổi.
- Dân biểu Nga mời người Đông Á nhập cư (BBC) - Một dân biểu Nga muốn lấp khoảng trống dân số ở các khu làng hoang vắng bằng việc mời người Đông Á nhập cư.
- Sợ lộ các tài sản phi pháp, Bắc Kinh ngăn trở dự thảo G20 ? (RFI) - Trung Quốc hôm nay 13/11/2014 bác bỏ lời tố cáo của tổ chức phi chính phủ Transparency International (Minh bạch Quốc tế) là đã ngăn trở một hiệp ước chống tham nhũng liên quan đến tính minh bạch của các doanh nghiệp và việc đăng ký kinh doanh, tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào cuối tuần này tại Brisbane.
- Nato 'phát hiện lính Nga vào Ukraine' (BBC) - Nato và OSCE cho biết họ đã phát hiện binh lính và vũ khí Nga tiến vào Ukraine nhưng Nga bác bỏ.
- Robot Philae làm việc trên sao chổi Tchouri trong tư thế bất lợi (RFI) - Robot Philae, hạ cánh xuống trung tâm sao chổi Tchouri hôm qua 12/11/2014, hiện đã bắt đầu làm việc. Nhưng thiết bị này lại đang ở trên một dốc đứng, ít ánh sáng, có thể gây trở ngại cho việc sạc pin.
- Tàu thăm dò Châu Âu đáp an toàn xuống Sao chổi (VOA) - Các giới chức của Cơ quan Không gian Châu Âu cho hay một tàu thăm dò nhỏ đã yên vị trên bề mặt một Sao chổi xa xôi sau cú đáp khó khăn và không chắc chắn
- Tổng Thống Obama muốn thắt chặt quan hệ với Việt Nam (VOA) - Tổng Thống Mỹ Barack Obama nói hiện đang có nhiều cơ hội để thắt chặt quan hệ và tăng cường hợp tác với Việt Nam, bất chấp lịch sử phức tạp giữa hai nước
- Con đường tơ lụa Trung Quốc: Cây gậy hay củ cà rốt? (BaoMoi) - BizLIVE - Sáu tháng sau khi Trung Quốc đưa dàn khoan vào vùng lãnh hải Việt Nam tuyên bố chủ quyền, nước này lại mời chào Đông Nam Á những cơ hội đầu tư mới, một phần trong chiêu thức "vừa đấm vừa xoa" tại Biển Đông, Nhật báo phố Wall đánh giá.
- VN có biện pháp hướng tới việc chấm dứt nạn mua bán mật gấu (VOA) - Các nhà hoạt động cho quyền của động vật ca ngợi việc mở rộng một nơi trú thân an toàn cho những sinh vật được cứu khỏi nạn buôn bán mật gấu ở Việt Nam
- Bắt đầu thử nghiệm lâm sàng chữa Ebola (BBC) - Tổ chức Bác sỹ không Biên giới nói đang chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng phác đồ điều trị Ebola ở Tây Phi cho người nhiễm bệnh dưới 14 ngày.
- Mỹ muốn thắt chặt thêm quan hệ với ASEAN trong chiến lược xoay trục (RFI) - Ngay sau cuộc họp thượng đỉnh Đông Á hôm nay, 13/11/2014 tại Nay Pyi Daw, tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc họp thượng đỉnh với lãnh đạo các quốc gia ASEAN. Ngay trong bài diễn văn khai mạc thượng đỉnh Đông Á sáng nay, tổng thống Obama đã tuyên bố Hoa Kỳ muốn thắt chặt quan hệ với khối Đông Nam Á, trong khuôn khổ chiến lược "xoay trục" sang châu Á.
- Thái Lan kêu gọi quốc tế trợ giúp cứu người tỵ nạn (RFA) - Thái Lan đang phải đối mặt với gánh nặng thuyền nhân tị nạn từ những quốc gia lân cận, từ việc lo nơi ăn chốn ở, cho đến việc cung cấp thực phẩm và những vật dụng cần thiết khác.
- Campuchia bắt giam thêm 4 dân oan biểu tình (RFA) - Hôm nay 3 nhà hoạt động nữ và một nhà sư Campuchia bị tòa kết án một năm tù về tội biểu tình đòi trả tự do cho bảy người hoạt động giống như họ một ngày trước đó.
- Tổng thống Obama kêu gọi Myanmar đẩy nhanh cải cách (VOA) - Tổng thống Obama nêu lên các vấn đề gai góc khi ông gặp chính phủ Myanmar và các nhà lãnh đạo đối lập trong chuyến đi thăm lần thứ hai của ông tới nước này
- Mỹ loan báo thành lập Peace Corps ở Myanmar (VOA) - Mỹ vừa loan báo sẽ thành lập Đoàn Hòa Bình Peace Corps ở Myanmar. Đây là động thái mở rộng hợp tác mới nhất của Hoa Kỳ với quốc gia Đông Nam Á lâu nay bị cô lập
- Đảng đối lập Miến yêu cầu sửa đổi hiến pháp (RFA) - Đảng đối lập Miến Điện hôm thứ Năm yêu cầu hủy bỏ điều khoản 59F trong hiến pháp từ thời quân đội nắm quyền với qui định công dân kết hôn với người nước ngoài không được quyền ra ứng cử tổng thống.
- Hành trình cải cách Miến Điện chững lại? (BBC) - Phóng viên BBC tìm hiểu về hành trình cải cách dân chủ của Miến Điện.
- Tổng thư ký LHQ kêu gọi bảo vệ quyền của người Rohingya ở Miến Điện (RFI) - Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Nay Pyi Daw cũng là dịp để quốc tế gây thêm áp lực lên chính quyền Miến Điện về mặt nhân quyền, đặc biệt là về số phận của thiểu số Hồi giáo Rohingya. Đến Nay Pyi Daw để dự thượng đỉnh giữa ASEAN-Liên hiệp quốc lần thứ sáu, hôm qua, 12/11/2014, tổng thư ký Ban Ki Moon đã kêu gọi chính quyền Miến Điện tôn trọng quyền của người Rohingya.
- Tàu chiến Nga ở ngoài khơi Úc : Matxcơva biểu dương sức mạnh (RFI) - Chính quyền Canberra, hôm nay, 13/11/2014 cho biết đang theo dõi chặt chẽ bốn chiếc tàu chiến của Nga có mặt ở vùng biển quốc tế, phía bắc nước Úc. Theo Thủ tướng Tony Abbott, Nga muốn chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình và động thái này có liên quan đến vụ bắn hạ chiếc máy bay của Malaysia Airlines, hồi tháng Bẩy, làm 298 người thiệt mạng, trong đó có 38 công dân Úc.
- Thượng đỉnh Đông Á: Trung Quốc tung chiêu mới về Biển Đông (RFI) - Đúng như dự liệu, tình hình Biển Đông căng thẳng đã lại được đề cập đến tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á mở ra hôm nay, 13/11/2014 tại thủ đô Miến Điện, tập hợp lãnh đạo 18 nước. Như để hóa giải những chỉ trích về thái độ hung hăng đã qua của Trung Quốc tại Biển Đông, Thủ tướng nước này đã đề xuất việc ký kết một loại ‘hiệp ước hữu nghị’ với các láng giềng.
- Trung Quốc đề nghị hiệp ước hữu nghị với ASEAN (RFA) - Bản tin Reuters cho biết tại hội nghị ở Naypytaw hôm nay, thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc đề nghị một hiệp ước hữu nghị với các quốc gia ASEAN, đồng thời tái khẳng định vấn đề tranh chấp lãnh hải chỉ nên được giải quyết giữa các quốc gia có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà thôi.
- TT Obama kêu gọi Nga tôn trọng lệnh ngừng bắn ở đông Ukraine (VOA) - Tổng thống Obama kêu gọi Nga tôn trọng thỏa thuận ngưng bắn hồi tháng 9 giữa Ukraine với các phần tử nổi dậy được Nga hậu thuẫn ở miền Đông Ukraine
- LHQ quan ngại về 'cuộc chiến toàn diện' ở miền Đông Ukraine (VOA) - Một giới chức cấp cao của Liên Hiệp Quốc cảnh báo về khả năng miền đông Ukraine có thể lại phải chứng kiến 'cuộc chiến toàn diện'
- Liên Hiệp Quốc cảnh báo nguy cơ một cuộc chiến tranh toàn diện tại Ukraina (RFI) - Hôm qua, 12/11/2014, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhóm họp phiên khẩn cấp về tình hình Ukraina, trong bối cảnh lệnh hưu chiến ở phía đông thường xuyên bị vi phạm.
- Thỏa thuận khí hậu Mỹ - Trung : có tiến bộ nhưng chưa đủ (RFI) - Ngày 12/11/2014 đánh dấu hai thời khắc kịch sử : Thỏa thuận về khí hậu Mỹ Trung và tàu vũ trụ Rosetta thả robot Philae xuống sao chổi Tchouri.
- Chủ tịch Trung Quốc bị công khai chất vấn về quyền tự do báo chí (RFI) - Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Mỹ Obama đã có một cuộc họp báo chung vào hôm qua 12/11/2013 tại Bắc Kinh, kết thúc chuyến thăm của ông Obama. Nhân dịp này, phóng viên Mỹ của báo New York Times đã lên tiếng hỏi về các khó khăn mà báo chí ngoại quốc gặp phải khi xin visa vào Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình đã tránh trả lời trực tiếp câu hỏi này, nhưng sau đó đã hàm ý cho rằng các nhà báo bị vướng vào vấn đề này nên tự trách mình thì hơn.
- Báo New York Times phớt lờ cảnh cáo của Trung Quốc (VOA) - Báo New York Times kiên quyết không thay đổi đường hướng tường thuật tin tức về Trung Quốc
- Hoa Kỳ và Ấn Độ giải quyết được bất đồng trong thỏa thuận quan trọng nhất của WTO (RFI) - Hoa Kỳ và Ấn Độ hôm nay 13/11/2014 đã giải quyết được những bất đồng về trợ cấp nông nghiệp của Ấn. Đây là một bước tiến quyết định trong việc vận dụng một hiệp định thương mại lịch sử của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Bali tháng 12/2013.
- Ấn Độ không ngần ngại nêu tranh chấp Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á (RFI)
- Ngoài các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines rất quan
tâm đến Biển Đông, tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á hôm nay, vấn đề Biển
Đông còn được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nêu bật.
- Người Việt hải ngoại và Philippines một năm sau siêu bão Hải Yến (RFA) - Ngày 8 tháng Mười Một năm 2013, siêu bão Haiyan, tức Hải Yến, đổ bộ vào mạn Trung Philippines, để lại sáu ngàn người chết và trên bốn triệu người lâm cảnh màn trời chiếu đất.
- Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (RFA) - Hôm thứ Năm Trung Quốc bác bỏ điều lên án Bắc Kinh gây cản trở bản thỏa thuận gọi là minh bạch toàn diện cho thượng đỉnh G20 sắp tới ở Brisbane.
- Cọp sút chuồng trong vùng Paris (RFI) - Cảnh sát, lính cứu hỏa và cả chó chuyên săn gấu, với sự hỗ trợ của trực thăng, hôm nay 13/11/2014 đã được huy động để truy lùng một con cọp sút chuồng ở cách Paris vài chục cây số. Tại đây, cư dân được yêu cầu ở trong nhà và trẻ em phải ở lại trường học.
- Một tàu hải quân Ai Cập bị « tấn công khủng bố » (RFI) - Một tàu tuần tra của Hải quân Ai Cập hôm nay 13/11/2014 đã bị bốn chiếc tàu không rõ lai lịch tấn công tại Địa Trung Hải. Bị đánh trả, bốn tàu tấn công đã bị chìm. Phát ngôn viên quân đội nói rằng đây là một vụ « tấn công khủng bố ».
- Tiệc mừng ly hôn ngày càng đắt khách (BBC) - Ngày càng có nhiều người ăn mừng ly hôn, khiến ngành kinh doanh này phát triển mạnh ở Hoa Kỳ và châu Âu.
- Những bức ảnh đoạt giải Mùa hè hoang dã (BBC) - Ảnh: Giới thiệu những bức ảnh đoạt giải Mùa hè hoang dã 2014 do Quỹ Woodland tổ chức
- Thỏa thuận hạt nhân với Iran khó hoàn thành đúng hạn (RFA) - 6 cường quốc và Iran có thể không đạt thỏa thuận liên quan đến chương trình phát triển hạt nhân của Iran trước thời hạn 24 tháng này.
- Đánh chết một cảnh sát Đài Loan, 60 người bị truy tố (RFA) - Sáu chục người Đài Loan hôm nay bị công tố viên buộc tội đánh chết một cảnh sát viên bên ngoài một hộp đêm ở Đài Bắc.
- Các TNS Mỹ thảo luận việc tài trợ cho nỗ lực chống Ebola (VOA) - Thượng nghị sĩ Barbara Mikulski của bang Maryland đồng ý rằng Ebola phải được phòng chống ngay tại tâm điểm phát bệnh - ở Liberia, Guinea và Sierra Leone
- Liberia chấm dứt tình trạng khẩn cấp vì Ebola (VOA) - Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf ra lệnh chấm dứt tình trạng khẩn cấp do chính bà ban hành vì cuộc khủng hoảng Ebola
- Không khí lạnh gây mưa ở các tỉnh Bắc Bộ (BaoMoi) - * Chính phủ chỉ đạo khắc phục hậu quả vỡ đập phụ tại đầm Hà Động
- Thủ tướng yêu cầu giữ nguyên trạng Biển Đông (BaoMoi) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nêu vấn đề Biển Đông ra tất cả các hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra tại Nay Pyi Taw,Myanmar hôm nay 13/11, trong đó thúc giục các biên liên quan nghiêm túc thực hiện Điều 5 của DOC về kiềm chế, không có hành động làm phức tạp thêm, gia tăng căng thẳng, hay thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời về kết quả hội nghị cấp cao ASEAN (BaoMoi) - VOV.VN - Việt Nam có nhiều đề xuất quan trọng trong việc xác định các thành tố chính của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015.
- Thủ tướng tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN với các đối tác (BaoMoi) - Ngày 13/11/2014, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Myanmar ở Thủ đô Nay Pyi Taw, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã tham dự Hội nghị Cấp cao với các Đối tác Trung Quốc, Hoa Kỳ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và các các bài phát biểu quan trọng tại các Hội nghị này.
- Thủ tướng: Cần có tầm nhìn dài hạn trong phát triển ở Đông Á (BaoMoi) - Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 9 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Myanmar ngày 13/11 với sự tham gia của các vị lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ các nước ASEAN, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga, Hoa Kỳ và Tổng thư ký ASEAN.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao Đông Á (BaoMoi) - Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 9 khai mạc sáng 13/11/2014 là một trong những hội nghị quan trọng của năm Myanmar làm chủ tịch ASEAN, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN và các Đối tác Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Takehiko Nakao được mời tham dự và phát biểu trong phần khai mạc với tư cách là khách mời của nước Chủ tịch.
- Thủ tướng hội kiến Tổng thống Obama (BaoMoi) - Đánh giá cao vai trò của Tổng thống Obama, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam quyết tâm cùng với Hoa Kỳ và các nước thúc đẩy tiến trình đàm phán Hiệp định TPP.
- Lãnh đạo ASEAN khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định trên Biển Đông (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) – Hội nghị Cấp cao ASEAN 25 và các Hội nghị Cấp cao liên quan đã kết thúc thành công tốt đẹp. Hội nghị đã ra Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN 25, trong đó các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
- Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc (BaoMoi) - Chiều 13/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng với các nhà lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc.
- Bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 (BaoMoi) - Tối 13/11, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các Hội nghị cấp cao giữa ASEAN với Đối tác đã bế mạc.
- Indonesia cảnh giác với Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - Tại lễ Tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lần thứ VIII của Indonesia ở Jakarta vừa qua, ông Joko Widodo đã long trọng tuyên bố rằng: trong nhiệm kỳ 5 năm của mình ông sẽ dồn sức vào việc xây dựng Indonesia thành một "cường quốc biển" cả về quân sự và kinh tế; tương lai của Indonesia chính là biển, là "trục hàng hải"...
- Trung Quốc đề xuất hiệp ước hữu nghị với ASEAN (BaoMoi) - TTO - Trong ngày thứ hai của Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra tại Myanmar, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề xuất một hiệp ước hữu nghị với các nước Đông Nam Á.
- Hội nghị Cấp cao ASEAN + 3 (BaoMoi) - Tại hội nghị, lãnh đạo các nước ASEAN và ba nước Đối tác Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) hoan nghênh và đánh giá cao hiệu quả hợp tác ASEAN+3 thời gian qua…
- 10 sự kiện nổi bật ngày 13/11 (BaoMoi) - (PetroTimes) - Ngày 13/11/2014, tại Thủ đô Nay Pyi Taw (Myanmar), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 9 (EAS). Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo của 18 quốc gia trong khu vực, gồm 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand cũng như hai thành viên mới là Mỹ và Nga tập trung thảo luận phương hướng xoa dịu căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ trên biển Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN.
- Điểm tin trong ngày: Nức nở đón thi thể 3 mẹ con gốc Việt vụ MH17 (BaoMoi) - TTO - Đúng 12g ngày 13-11, thi thể 3 mẹ con gốc Việt tử nạn trong vụ máy bay MH17 rơi đã về đến sân bay Nội Bài.
- Tin thế giới 18h30: Ukraine căng thẳng, Nga tăng cường bảo vệ Crimea (BaoMoi) - Nga đưa máy bay ném bom tầm xa mở rộng tuần tra gần bờ biển Mỹ; Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ phải chịu nhiều áp lực từ các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị ASEAN về tranh chấp trên Biển Đông.
- Đề xuất hiệp ước hữu nghị của Trung Quốc với ASEAN là thiếu thực chất (BaoMoi) - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề xuất một hiệp định “hữu nghị” với các nước ASEAN tại Myanmar, Hiệp ước này được xem là một nỗ lực của Bắc Kinh để làm giảm nhẹ ý niệm rằng Trung Quốc là một mối đe dọa.
- Trung Quốc đề xuất 'hiệp ước hữu nghị' với ASEAN (BaoMoi) - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm nay đề xuất một hiệp ước "hữu nghị" với các nước Đông Nam Á nhưng vẫn giữ quan điểm của nước này về tranh chấp trên Biển Đông.
- ASEAN 25: Vấn đề Biển Đông làm nóng bàn nghị sự (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) – Bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Tuy nhiên, tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục phức tạp, nhất là việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm, trái với quy định của DOC.
- Trung Quốc muốn có 'hiệp ước thân thiện' về biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa đề nghị một hiệp ước “thân thiện” với các nước Đông Nam Á trong vấn đề biển Đông, nhưng cũng nhắc lại rằng căng thẳng này chỉ nên được giải quyết trong nội bộ các nước liên quan, Reuters cho biết hôm nay 13.11.
- ASEAN nhất trí thảo luận quy tắc ứng xử Biển Đông (BaoMoi) - Đài truyền hình của Philippines cho biết, các thành viên ASEAN đã nhất trí thảo luận về bộ quy tắc ứng xử (COC) nhằm giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
- Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 9 (BaoMoi) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Lãnh đạo các nước ASEAN đã tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á.
- Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế về Biển Đông (BaoMoi) - Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” từ 16-18/11 tại Đà Nẵng.
- Báo Canada viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (BaoMoi) - Năm 2007, trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ 6 của mình, tôi đã tự giới thiệu bản thân với các cán bộ của Đại sứ quán Canada tại Hà Nội. Với tôi, mỗi cuộc gặp với những nhà ngoại giao Canada đang làm việc ở nước ngoài luôn luôn để lại ấn tượng tốt. Cuộc gặp đầu tiên của tôi với những quan chức cấp cao của Đại sứ quán Canada tại Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng lần này, tôi đã có một trải nghiệm thật sự sâu sắc.
- Trung Quốc đối mặt áp lực về Biển Đông tại ASEAN (BaoMoi) - Giới quan sát cho rằng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ phải chịu nhiều áp lực từ các nước về tranh chấp Biển Đông tại các cuộc họp của ASEAN lần này, khi nguyên thủ nhiều nước lên tiếng thúc giục tìm kiếm giải pháp cho tình hình.
- Thủ tướng Ấn Độ thể hiện quan điểm cứng rắn ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Thủ tướng Ấn Độ đã kết thúc bài phát biểu bằng cách trực tiếp đi vào vấn đề Biển Đông.
- Hội nghị ASEAN: Tranh chấp trên Biển phải giải quyết một cách hòa bình (BaoMoi) - VOV.VN - Vấn đề Biển Đông dự kiến sẽ là vấn đề quan trọng nhất tại Hội nghị ASEAN, diễn ra ngày 12/11 tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar.
- Trung Quốc sẽ chịu áp lực vấn đề biển Đông tại ASEAN (BaoMoi) - (TNO) Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường được cho sẽ chịu áp lực nặng nề về các vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại biển Đông tại Hội nghị ASEAN, theo nhận định của tờ South China Morning Post. (Hồng Kông).
Đoàn Văn Thanh - “Kín” tín nhiệm: Trả Quốc Hội lại cho Dân!
Quốc Hội (QH) Việt Nam dưới sự cầm lái của ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng
tiếp tục chứng minh “những chuyện lạ chỉ có ở Việt Nam” khi vào ngày
mai - 15/11/2014, Đại biểu Quốc Hội (ĐBQH) sẽ tiến hành lấy phiếu tín
nhiệm kín với 49 chức danh do QH bầu và phê chuẩn.
Những câu chuyện lạ đời
Đây không phải là lần đầu Quốc Hội Việt Nam gây sốc dư luận và truyền
thông báo chí. Trước đó, trong lần bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên, ba mức
phiếu tín nhiệm theo kiểu “răn đe, xoa dịu” lần đầu tiên trên thế giới
được áp dụng thông qua Nghị quyết 35. Đó là mức tín nhiệm cao, tín nhiệm
vừa, và tín nhiệm thấp.
Kết
quả, lần bỏ phiếu tháng 5 của “đợt sinh hoạt dân chủ với hình thức đầy
mới mẻ” trở nên cũ xì về bản chất khi đưa đến một kết quả “huề cả làng”.
Không có bất kỳ ai bị răn đe cả, chỉ có mỗi sự rút kinh nghiệm, nhất là
đối với cá nhân ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người gây ra sự sai phạm
kinh tế trầm trọng cho đất nước trong thời gian ông nắm quyền.
Chính tính chất “giương cao đánh khẽ” của việc lấy phiếu tính nhiệm, nên
nhiều cử tri, ĐBQH yêu cầu việc sửa đổi Nghị quyết 35 theo hướng răn
đe/ trừng phạt. Tuy nhiên, một lần nữa, Quốc Hội tỏ ra thiếu chu đáo nên
dự thảo sửa đổi Nghị quyết được trình ra trong kỳ họp thứ 7 hầu như
không có bước tiến triển gì so với trước, khi mà đối tượng và ba mức tín
nhiệm được giữ nguyên, thậm chí còn thụt lùi so với trước khi thời gian
lấy phiếu từ hàng năm sang 1 lần trong cả nhiệm kỳ. Nghị quyết 35 gần
như bị vô hiệu hóa hoàn toàn, trong khi người dân và ĐBQH cần nhiều hơn
thế, nhất là về vấn đề “bất tín nhiệm, tần suất bỏ phiếu, áp dụng địa
phương”.
“Bất cập, hạn chế, vướng mắc” là những gì mà ông Phó Chủ tịch QH Uông
Chu Lưu trao đổi với báo giới vào tháng 6, khi sự mong mỏi của ĐBQH và
cả dư luận xã hội trong vấn đề làm chặt việc bỏ phiếu đã không được “đáp
ứng” thông qua sự “khuất tất” đến khó hiểu của dự thảo sửa đổi.
Trong khi đó, ông Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã có một động thái đáng
chú ý trước khi bước vào lấy phiếu tín nhiệm cuối năm khi đặt vấn đề
“dọn đường thoát”: “Liệu các hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm như từ
chức, bỏ phiếu tại kỳ họp sau hoặc bỏ phiếu tín nhiệm ngay, gấp gáp quá
không?”. Và theo ông Chủ tịch QH, việc này cần làm có lý có tình. Quan
điểm trao đổi này vô hình chung khiến các vị ĐBQH bị “áp tư tưởng” trước
khi đi đến làm nhiệm vụ “giám sát” đối với các chức vụ chủ chốt của đất
nước mà nhân dân giao phó.
Và giờ đây, “thất vọng, thụt lùi, thiếu minh bạch, trách nhiệm” mà những
ai kỳ vọng vào lấy phiếu tính nhiệm nhận thấy rõ rệt khi, thay vì công
khai như lần đầu lấy phiếu, Quốc Hội đã đưa toàn bộ nội dung giám sát
vào trong bóng tối thông qua lấy phiếu kín trong ngày 15/11.
Lấy phiếu kín – Quốc Hội trêu dân?
Đó là câu hỏi mà những ai quan tâm đến việc bỏ phiếu tín nhiệm đặt ra.
Có vẻ như, Quốc Hội đang đi một lộ trình được vạch sẵn bởi một nhóm
người. Khi mà các hoạt động của Quốc Hội, trong đó có cả việc tiến hành
lấy phiếu tín nhiệm đã chưa đi vào thực chất.
Từ sự chuẩn bị không chu đáo của Quốc Hội đã khiến cho đợt lấy phiếu tín
nhiệm lần đầu tiên rơi vào tình trạng “bỡ ngỡ”, quan điểm “cái lý cái
tình”, và tinh thần “rút kinh nghiệm, tự phê bình”.
Tiếp đó, yêu cầu sửa đổi lạ Nghị quyết 35 đem lại “kết quả bất ngờ” khi
bản dự thảo được đệ trình lên hoàn toàn không đáp ứng như kỳ vọng của
ĐBQH bởi tính chất “làm cho có lệ” của nó. Mặc dù, bản thân Nghị quyết
35, được xem như một văn bản pháp quy quan trọng, xác định tính chất
giám sát ở của cơ quan dân cử đối với những ĐB do QH và HĐND bầu ra.
Nghị quyết 35 chưa sửa đổi, bổ sung hao hụt, đã khiến cho việc tín hành
lấy phiếu tín nhiệm trở nên thiếu tính răn đe/ trừng phạt khi nó chưa
phải là lá phiếu “bất tín nhiệm” dù rằng, nhiều vị lãnh đạo, trong đó có
ông Tổng Bí Thư cố gắng diễn giải để liên kết chúng lại làm một. Nhưng,
điều đó càng khiến cho nhiều ĐBQH càng khó hiểu hơn. “Ba mức tôi thấy
rất vô lý. Cử tri cũng nói hai mức rất dễ hiểu, thông thường, sao QH lại
làm khác đi, tôi không giải thích cho họ được”, Nguyễn Thị Quyết Tâm
(ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh) nghi ngại.
Có hay không sự chi phối của Chính phủ (CP) đối với việc lấy phiếu tín
nhiệm nhằm bảo toàn cho một số lãnh đạo chủ chốt ở khu vực này?
Sự lo ngại này không phải vô cớ, khi mà trước phiên thảo luận vào ngày
13/6 đối với Nghị quyết 35, bên CP đã có văn bản góp ý cho dự thảo này,
trong đó: CP nhất trí với phương án giữ nguyên 3 mức “Tín nhiệm cao”,
“Tín nhiệm” và “Tín nhiệm thấp”. Kết quả, dự thảo sửa đổi đệ trình trong
tháng 7 đã không có gì mới mẻ, thậm chí thụt lùi.
Tiếp đó, việc tiến hành lấy phiếu kín cũng khiến cho những ai quan tâm phải sốc. Bởi tính chất “đóng cửa bảo nhau”.
Đánh giá về điều này, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính
sách Pháp luật & Phát triển từ Hà Nội trong lần trả lời phỏng vấn
BBC Vietnamese cho biết: “Thế bây giờ lại thêm một bước nữa là lấy tín
nhiệm chỉ để bí mật, Quốc hội mà hoạt động bí mật thì nó sai hoàn toàn
với nguyên lý là cơ quan dân cử. Cái đó không ở đâu giống cả, ở nhiều
nước Quốc hội còn mở cửa cho dân vào và còn dự các kỳ họp của Quốc hội.”
Phải chăng, QH đang tạo ra một bước đi danh dự cho một số vị “lãnh đạo
chủ chốt” lần này? Hay nói cách khác, đã có một lộ trình được vạch sẵn
ra nhằm né tránh tính chất trừng phạt của đợt lấy phiếu tín nhiệm cuối
năm này.
Điều 83 (Hiến pháp 2013), điểm 1 quy định: “Trong trường hợp cần thiết,
theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc
hội quyết định họp kín.”
Quốc Hội đang trêu Dân? Và “lấy phiếu kín” chính là cách làm “có lý, có
tình” mà ông Chủ tịch Quốc Hội từng nhắc trong lần cho ý kiến về Nghị
quyết 35 hồi tháng 6? Để rồi, việc “lấy phiếu tín nhiệm” lần này sẽ rơi
vào tinh thần của nghị quyết T.Ư 4 khi chủ trương “kiểm điểm, tự phê
bình” là chính.
Chính tính chất bắt buộc, thiếu minh bạch đã khiến cho việc lấy phiếu
tính nhiệm của đợt cuối năm này như một kiểu dân chủ hình thức không
hơn, không kém.
Lẽ nào, sau buổi chiều 15/11, ông Tổng Bí thư lại phải lên truyền thông
nhắc lại câu nói trước đó của mình vào tháng 6: Đánh giá cán bộ lâu nay
do nể nang nên còn hình thức.
Kín thì trả Quốc Hội lại cho Dân
Theo dự thảo luật Tổ chức QH sửa đổi được trình Thường vụ QH, ĐBQH có
thể bị bãi nhiệm nếu vi phạm pháp luật, đạo đức, lối sống, làm ngược lợi
ích của nhân dân.
Trong bài phát biểu Khai mạc kỳ họp thứ 8 của Quốc Hội trong sáng ngày
20/10. Ông Chủ tịch Quốc Hội đã cam kết một sự “chuẩn bị chu đáo, kỹ
càng” trong lấy bỏ phiếu tín nhiệm. Thế mà giờ đây, sự chu đáo, kỹ càng
đó hóa ra chỉ áp dụng cho hành vi “giấu dân” thay vì “giám sát 49 chức
danh cấp cao”.
Liệu rằng, yếu tố kín có phải chính là hiện tượng “định hướng” cho ĐB mà
không phải gặp sự phản ứng từ truyền thông, dư luận xã hội?
Đã từng có cảnh báo về việc “hòa cả làng” trong lấy phiếu tín nhiệm đối
với các chức vụ chủ chốt. Điều này từng xảy ra trong lần đầu. Với lần
này, yếu tố đó càng “công khai” hơn thông qua “lấy phiếu kín”.
Vậy tính thực chất của cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần này là như thế nào?
Khi mà Quốc Hội đang tiến hành một hoạt động mang tính thay dân giám
sát, nhưng lại tước bỏ tính minh bạch của dân?
Lấy phiếu chính là kiểm soát trách nhiệm/ thái độ làm việc của ĐBQH, chứ
không phải la một màn “trình diễn dân chủ” để xoa dịu dư luận, lấy lòng
dư luận. Vì điều đó càng chứng tỏ sự thiếu tầm của Quốc Hội trong xử lý
các vấn đề nóng của đất nước.
Nó cũng giống như vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm có từ năm 2001, khi sửa đổi,
bổ sung điểm 7, điều 84 (Hiến pháp 1992): “QH bỏ phiếu tín nhiệm đối
với những người do QH bầu hoặc phê chuẩn”. Nhưng mãi sau đó 12 năm
(2013) mới được thực hiện vậy.
Do đó, muốn dân an lòng thì phải công khai màn bỏ phiếu, công khai số
phiếu. Bởi công khai – chính là tự quyết. Còn đóng kín cửa chính Quốc
Hội đã đi ngược lại tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Giờ đây, Quốc Hội phải tự xem mình đang làm gì để xứng đáng sự kỳ vọng
của dân. Mỗi vị ĐBQH phải xem xét mình có còn là ĐB của dân hay không.
Trong bối cảnh đất nước đang nổi lên nhiều vấn đề bức xúc nóng bỏng như
hiện nay.
Hãy trả việc bỏ phiếu bất tín nhiệm, quyền giám sát của nhân dân về đúng bản chất của nó.
Vì “QH là dân, dân quyết sai dân chịu chứ kỷ luật ai?”, và nhân dân lần
này muốn tự quyết, chứ không để xảy ra tình trạng “quýt làm cam chịu”
theo kiểu ông Chủ tịch Quốc Hội từng cao ngạo tuyên bố nữa!
Đoàn Văn Thanh
(Việt Nam Thời Báo)
Kami - Việt nam: Còn cần có Quốc hội nữa hay không?
Sau hàng loạt các vụ "lùm sùm" xung quanh các phát biểu gây cười
trong nghị trường, và hành động xỉ nhục bạn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) của
các ông nghị bà nghị thuộc Quốc hội Việt nam. Một lần nữa những ngày
này dư luận xã hội ở Việt nam lại nóng lên với việc Quốc hội sẽ tiến
hành lấy phiếu tín nhiệm với 50 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn
trong một phiên họp kín vào ngày 15.11 sắp tới.
Hình minh họa |
Theo Hiến pháp Việt nam, Quốc Hội là cơ quan lập pháp, có nhiệm vụ quyết định và kiểm soát những vấn đề lớn, các chính sách và hoạt động của bộ máy nhà nước. ĐBQH là những người ưu tú về phẩm chất, năng lực, do cử tri trực tiếp bầu ra và thay mặt cử tri thực hiện quyền lực nhà nước tại Quốc Hội. ĐBQH có nhiệm vụ trình và biểu quyết thông qua các dự án luật, các nghị quyết của Quốc hội; chất vấn và bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc chỉ định như Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng v.v...
Tuy nhiên trên thực tế, việc hầu hết các Dự thảo Luật đều do các Bộ, Ngành trực thuộc Chính phủ - cơ quan Hành pháp đề xuất, để cho Quốc hội làm nhiệm vụ thảo luận và thông qua là chuyện thường xuyên xảy ra ở cơ quan Lập pháp cao nhất. Đó là việc đã để cho cơ quan Hành pháp làm thay việt của cơ quan Lập pháp trong việc xây dựng các bộ Luật. Đây là một đặc thù đồng thời là một nhược điểm khá trầm trọng của Quốc hội Việt nam. Đây được cho là hậu quả của vấn đề dân chủ hình thức, thiếu thực chất trong việc lựa chọn nhân sự của Quốc hội trong cơ chế "Đảng cử, Dân bầu". Nguyên nhân chính, dẫn đến việc này là do các ĐBQH đa số là không đủ năng lực, thiếu chuyên môn và hiểu biết cần có để tham gia trong công việc xây dựng pháp luật.
Điều đó dẫn tới việc các ĐBQH không làm đúng vai trò của thành viên cơ quan lập pháp, thay vì việc đề xuất, giới thiệu các dự luật quan trọng và cần thiết liên quan đến hoạt động của các tổ chức hay quyền lợi của người dân v.v... thì các ĐBQH lại đi vào các vấn đề không quan trọng, mang tính tiểu tiết thậm chí là các đề nghị xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người dân đã được pháp luật quy định.
Từ những phát ngôn và hành động gây sốc của ĐBQH...
Vừa qua, truyền thông trong nước đề cập khá nhiều tới các phát biểu và hành động chưa phù hợp của các ĐBQH. Đó là việc liên tiếp có các ĐBQH có những phát biểu mang tính phản cảm ở nghị trường, điều đó cho thấy các vị ĐBQH này có vấn đề trong việc nhận thức và tư duy, đã khiến cho họ chưa thật hiểu những gì họ nói. Điều này đã khiến dư luận băn khoăn về chất lượng và trình độ của thành viên cơ quan lập pháp Việt Nam.
Ví dụ như, chuyện ĐBQH Nguyễn Thị Nhung thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh hóa yêu cầu Quốc Hội xây dựng một luật mới là Luật Đặt tên, mà theo vị ĐBQH này thì quy định đặt tên phải thuần Việt, sao cho hợp văn hóa truyền thống, phong tục tập quán. Đề nghị của vị ĐBQH này được biết đã trái với quy định Điều 26 Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam đã quy định là “Công dân có quyền đối với họ, tên. Họ tên của một người được xác định theo tên khai sinh của người đó”. Hay đối với trẻ có cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ cũng có quy định rõ là: “Việc đặt tên Việt Nam hay tên nước ngoài là theo sự lựa chọn của cha mẹ.”. Cũng như việc đại biểu Trần Thị Quốc Khánh thuộc Đoàn ĐBQH Hà nội vừa đề nghị phải đưa dịch vụ "ngủ ôm trong sáng" vào danh mục cấm, cho dù dự thảo Luật Đầu tư đã quy định rất rõ là mại dâm được xếp vào một trong 6 ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh.
Hoặc chuyện TS. Luật - ĐBQH Đỗ Văn Đương, người phản đối việc quy định về quyền im lặng trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), cho rằng: “đây là chuyện kiểu như vẽ đường cho hươu chạy để bọn tội phạm lộng hành”. Không những thế, ĐBQH Đỗ Văn Đương còn cho rằng “thực chất luật sư Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền”, với lập luận luật sư đi bào chữa thì đương nhiên phải có thù lao, chứ nếu không thì “sống bằng không khí mà đi bào chữa à?". Phản ứng về phát biểu này, ông Lê Thúc Anh - Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã cho rằng, đây không chỉ là một nhận định thiếu căn cứ mà còn hoàn toàn trái với quy định tại Điều 3, luật Luật sư. Mà còn không phù hợp với nguyên tắc về đảm bảo quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa được xác định là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp.
Mới đây nhất là sự việc ĐBQH Hoàng Hữu Phước "công kích, bôi nhọ" với mục đích cố tình làm nhục ĐBQH Trương Trọng Nghĩa thông qua các bài viết trên blog cá nhân. Được biết, cho dù cách đây chưa lâu vị ĐBQH này cũng đã từng xin lỗi và thừa nhận mình đã có những lời lẽ không đúng mực với đại biểu Dương Trung Quốc, khi nói ĐBQH Dương Trung Quốc mắc chứng "Tứ Đại Ngu".
Đánh giá các nhược điểm của Quốc hội Việt nam, chuyên gia Kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: “Quốc Hội Việt Nam rất đặc biệt là nó tập hợp rất nhiều lĩnh vực với nhiều kinh nghiệm khác nhau. Ở Việt Nam mấy người vào Quốc Hội như mấy ông sư hay tướng tá là một việc hết sức khác so với các nước. Họ không bị bắt buộc phải hiểu biết về chính trị hay lập pháp, luật lệ. Nó độc đáo ở chỗ phần lớn là nghiệp dư, cứ mỗi năm tới gặp nhau chờ chính phủ đưa ra những dự án luật này luật kia rồi họp nhóm rồi cho ý kiến và cuối cùng thì bấm nút thế là xong!”
... đến bước thụt lùi của Quốc hội
Theo kế hoạch, ngày 15.11.2014 sắp tới Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với 50 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn trong một phiên họp kín. Vấn đề tại sao Quốc hội lại phải họp kín để tiến hành lấy phiếu tín nhiệm được dư luận hết sức quan tâm, vì trước đây Quốc hội đã từng tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn theo tinh thần nghị quyết 35, với các mức tín nhiệm cao, tín nhiệm vừa, và tín nhiệm thấp. Nghĩa là thay vì bỏ phiếu ở hai mức tín nhiệm và bất tín nhiệm thì người ta đã mở đường thoát bằng cách tất cả đều được tín nhiệm nhưng ở các mức khác nhau.
Trước việc dư luận và một số ĐBQH rất bất bình về cung cách làm ăn mang tính đối phó trong việc lấy phiếu tín nhiệm mà họ cho rằng theo lối không giống ai và không mang tính răn đe, trừng phạt đối với các chức danh quan trọng như Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ... nên Quốc hội đã quyết định tạm hoãn việc lấy phiếu tín nhiệm để xem xét và đề xuất giải pháp cho phù hợp hơn. Tuy vậy, dự thảo sửa đổi Nghị quyết được trình ra trong kỳ họp thứ 7 hầu như không có bước tiến triển gì so với trước. Nghĩa là đối tượng và ba mức tín nhiệm: tín nhiệm cao, tín nhiệm vừa, và tín nhiệm thấp vẫn được giữ nguyên như cũ, không những thế thời gian lấy phiếu từ mỗi năm một lần đổi thành một lần duy nhất vào giữa kỳ cho cả nhiệm kỳ làm việc của Quốc hội.
Dù rằng việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và chuẩn thuận được đánh giá rằng chỉ là biện pháp để yên lòng dân của chính quyền, nhằm chứng tỏ rằng Quốc hội vẫn thực hiện chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và người đứng đầu của các cơ quan này. Xung quanh vấn đề lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và chuẩn thuận, dư luận cho rằng Quốc hội cần phải công khai, minh bạch từ khâu lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm cho tới khâu xử lý kết quả thu được. Tuy kết quả của cuộc lấy phiếu lần đầu cũng không giúp giải quyết cho bất kỳ vấn đề gì, bằng chứng là những người có kết quả tín nhiệm thấp vẫn an toàn tại vị mà không chịu bất kỳ hình thức xử lý nào. Nay việc Quốc hội lại tổ chức họp kín để lấy phiếu tín nhiệm cho các chức danh Quốc hội bầu hoặc chuẩn thuận đã gây thất vọng cho đa số dân chúng, vì họ có cảm giác rằng Quốc hội đã bị phản bội họ.
Nhận xét về việc Quốc hội tiến hành họp kín để lấy phiếu tín nhiệm, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách Pháp luật & Phát triển cho rằng: "Theo tôi đây là bước lùi. Quốc hội mà hoạt động bí mật thì nó sai hoàn toàn với nguyên lý là cơ quan dân cử. Cái đó không ở đâu giống cả, ở nhiều nước Quốc hội còn mở cửa cho dân vào xem, kể cả còn dự các kỳ họp. Việc đó rõ ràng là quyền lực của nhân dân thì phải thực hiện một cách công khai, một cách rõ ràng, nó có tiêu chí. Quốc hội không thể có những hoạt động kiểu 'bí mật' như vậy"
Dư luận nói gì?
Từ những sai sót trong phát ngôn và hành động của không ít các vị ĐBQH kể trên không chỉ gây mất uy tín cho Quốc hội, đáng chú ý là tình trạng này xảy ra ở cơ quan quyền lực cao nhất. Nhưng điều nguy hiểm hơn là trong một vài năm gần đây, các phát ngôn và hành động kỳ quặc ấy diễn ra liên tiếp và đã trở thành tâm điểm của các kỳ họp Quốc hội. Điều đó làm cho dư luận xã hội sự lo ngại về chất lượng, phẩm chất của các ĐBQH về mọi mặt, mà theo họ đang ở tình trạng rất đáng báo động.
Lâu nay, nhiều ý kiến thấy rằng chất lượng ĐBQH thấp hoặc quá thấp chỉ là vấn đề hoài nghi, thì đến nay đã không thiếu những bằng chứng đã nêu trên để chứng minh đó là điều có thật. Qua các hoạt động của các ĐBQH cho thấy, số lượng các ĐBQH thể hiện bản thân có năng lực, trình độ thông qua việc phát biểu có trọng tâm, hoặc việc đề cập đến các vấn đề quan trọng, cấp thiết còn quá ít. Đó có lẽ là lý do lý giải việc vì sao các ĐBQH lại thường đề cập đến các vấn đề không quan trọng, như Luật Đặt tên, hay vấn đề quản lý việc "ngủ ôm trong sáng"... mà không đề cập đến các vấn đề cần thiết lớn hơn nhiều, như Luật Biểu tình hay vấn đề các chính sách khuyến khích nghiên cứu sáng chế v.v...
Về trường hợp ĐBQH Hoàng Hữu Phước xỉ nhục bạn ĐBQH, luật gia Trần Đình Thu đã cho rằng ông nghị này đã mắc chứng tâm thần thể nhẹ, mà theo luật gia này thì triệu chứng rõ nhất là ông ĐBQH này đã không làm chủ được những từ ngữ mà ông ấy viết ra. Đáng chú ý là vị luật gia đó còn lo rằng: "Đừng để một ngày nào đó, khi căn bệnh của ông Phước bùng phát bất ngờ trong một phiên họp Quốc hội đang truyền hình trực tiếp, cả thế giới phải chứng kiến một nghị sĩ Việt Nam lên cơn la hét hoặc thậm chí cởi áo quần nhảy múa điên cuồng trên màn hình."
Không chỉ thế, tại kỳ họp Quốc hội lần này, nhiều đại biểu đã lo lắng vấn đề tâm thần của ĐBQH nếu không ổn định sẽ là điều rất khó lường. Tới mức có luồng ý kiến cho rằng: "Đừng để người tâm thần ứng cử đại biểu Quốc hội" và ĐBQH Trần Du Lịch đánh giá cho rằng: “Tôi thấy tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội đơn giản quá, nếu cứ chung chung thế này thì một người mới từ bệnh viện tâm thần cũng ứng cử được”. ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thẳng thắn đề nghị các ứng viên phải được khám sức khỏe tâm thần.
Việc Quốc hội quyết định họp kín khi lấy phiếu tín nhiệm lần này càng cho thấy việc lấy phiếu tín nhiệm là việc làm lấy lệ, mang tính hình thức. Điều này còn được cho là chủ trương của các cấp lãnh đạo cao nhất có mục đích nhằm vô hiệu hóa việc làm bỏ phiếu tín nhiệm có tác dụng răn đe và trừng phạt của Quốc hội. Tức là một mặt đối với dân chúng họ cố tỏ ra có vẻ quan tâm, và muốn Quốc hội làm nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động của nhà nước, nhưng mặt khác họ cũng không muốn người dân biết kết quả của những việc làm này của Quốc hội.
Quốc hội là cơ quan hình thức không có thực quyền
Trên thực tế, việc người dân thể hiện vai trò làm chủ của mình thông qua việc đi bỏ phiếu bầu trong các cuộc bầu cử các đại biểu của mình vào Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất hoàn toàn chỉ là việc làm hình thức trong cơ chế "Đảng cử, Dân bầu". Về thực chất, người dân chỉ có quyền lựa chọn và bầu các đại biểu theo danh sách Đảng đã duyệt sẵn. Rồi kết quả ai trúng, ai trượt thì cũng do Đảng đã cơ cấu sẵn từ trước. Bằng chứng là, trong các cuộc bầu cử đó chuyện kiểm phiếu là việc làm hình thức lấy lệ, không có ai chứng kiến và người dân cũng không quan tâm đến việc ai trúng, ai trượt và tình trạng một người đi bầu thay cho cả gia đình là chuyện bình thường. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hàng chục năm nay người dân thờ ơ và coi nhẹ các cuộc bầu cử, điều mà bất kỳ ai, ai cũng biết rằng chỉ là những trò hề.
Không chỉ các nhà bình luận chính trị, mà hầu hết dân chúng ở Việt nam đều có chung một nhận định cho rằng Quốc hội Việt nam không hề đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Trên thực chất đó chỉ là một tổ chức sinh ra từ cơ chế "Đảng cử, Dân bầu", với các ĐBQH chỉ là những ông, bà nghị gật giữ vai trò làm bình phong, nhằm hợp pháp hóa các chủ trương chính sách của Đảng CSVN. Quốc hội Việt nam thật sự là công cụ của Đảng CSVN với mục đích để lừa bịp người dân, đồng thời để che mắt quốc tế, nhằm chứng tỏ rằng ở Việt nam người dân vẫn có quyền lực và tiếng nói thông qua cơ quan dân cử cao nhất là Quốc hội.
Việc thể chế chính trị độc Đảng lãnh đạo ở Việt nam không chấp nhận cơ chế Tam quyền phân lập nhằm mục đích kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa các bộ phận Lập pháp - Hành pháp và Tư pháp vốn phải có, điều đã trở thành thông lệ đối với nên dân chủ nghị trường. Mà được thay bằng sự lãnh đạo toàn diện, xuyên suốt từ trên xuống dưới của Đảng CSVN, nghĩ là tổ chức Đảng là cao nhất và đứng trên tất cả, kể cả Hiến pháp và pháp luật. Do đó Quốc hội hầu như không có vai trò gì đáng kể trong chính trường Việt nam và sự tồn tại của tổ chức này là điều hoàn toàn mang tính hình thức.
Đó là nguyên nhân dẫn tới việc các ĐBQH hiện có mặt trong Quốc hội, chỉ là những người do Đảng cử và chọn sẵn theo cơ cấu là công cụ của Đảng chứ không hề đại diện cho tiếng nói của nhân dân. Vì vậy nên các ĐBQH hầu hết là những người không có năng lực, không có đủ trình độ để đảm nhận vai trò thành viên của cơ quan Lập pháp. Thậm chí người ta còn có hoài nghi khi cho rằng: "Đừng để người tâm thần ứng cử đại biểu Quốc hội" , đây có lẽ là điều xỉ nhục đối với cơ quan quyền lực cao nhất ở Việt nam.
Kết
Quốc hội hiện nay ở Việt nam không hề có một thực quyền gì, chứ không phải là cơ quan quyền lực cao nhất như Hiến pháp quy định. Sự có mặt của Quốc hôi ở Việt nam thực ra có cũng thế mà không có thì cũng vẫn như vậy. Nó chỉ là bình phong, và phương tiện nhằm hợp pháp hóa các chủ trương chính sách của Đảng CSVN và là vật tô điểm cho bức tranh độc đảng toàn trị ở Việt nam. Mà ở đó tất cả mọi quyền hành điều khiển đất nước chỉ do một nhóm người nắm quyền lực chi phối.
Vậy thì ở Việt nam, sao không để Đảng làm hết mọi việc, cần gì phải có Quốc hội cho tốn tiền thuế của dân?
Ngày 13 tháng 11 năm 2014
© Kami
(Blog Kami)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét