Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Chống thao túng tiền tệ: Phần còn thiếu của TPP

Simon Johnson - Chống thao túng tiền tệ: Phần còn thiếu của TPP

Nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang tìm cách thúc đẩy một hiệp định thương mại tự do khu vực quy mô lớn với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, liệu nước Mỹ có đang đi đúng hướng trong quá trình này hay không?
Phạm vi ban đầu của TPP khá khiêm tốn, bao gồm Mỹ và một số đối tác thương mại (Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam). Nhưng nay Nhật Bản đã tham gia và Hàn Quốc cũng đang theo dõi rất sát hiệp định. Có khả năng Trung Quốc cũng sẽ can dự thông qua hiệp định này hoặc một khuôn khổ tương tự trong tương lai không xa.
yuan_dollar001_16x9Khi muốn hoàn tất một hiệp định nhằm giảm các rào cản thương mại trong lúc vẫn bảo vệ được người lao động và các tiêu chuẩn về môi trường, hướng đi thường thấy là đòi hỏi ít (cam kết) hơn từ những đối tác bên kia bàn đàm phán. Tuy nhiên vào giai đoạn này, xác suất thành công của TPP sẽ lớn hơn nếu Hoa Kỳ đưa thêm vào yêu cầu buộc các bên tham gia không được thao túng đồng tiền của họ.
Một trong những thiếu sót lớn của hệ thống thương mại toàn cầu trong vài thập kỷ qua là sự thiếu vắng một ràng buộc hiệu quả đối với các quốc gia vốn can thiệp mạnh tay nhằm giữ giá đồng tiền của họ ở mức thấp. Một đồng tiền được định giá quá thấp đồng nghĩa với  khả năng nước đó có được thặng dư thương mại lớn.
Thông thường, việc xuất siêu lớn gây áp lực tăng giá đối với đồng tiền một quốc gia, làm cho những sản phẩm xuất khẩu kém cạnh tranh và đẩy nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu lên cao. Tuy nhiên, chính phủ một quốc gia có thể ngăn cản sự tăng giá của đồng tiền trong một thời gian dài bằng cách thu mua ngoại tệ.
Cách can thiệp đó làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ của một quốc gia mà chủ yếu nằm dưới dạng trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. Trên một góc độ nào đó, cách làm này làm lợi cho nước Mỹ vì giúp giữ lãi suất ngân hàng tại Mỹ thấp hơn bình thường. Nhưng việc thao túng đồng tiền cũng giúp các quốc gia tạo lợi thế kinh doanh bất bình đẳng, gây tác động xấu cho các đối tác thương mại của họ.
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) được thành lập một phần cũng để ngăn chặn chính kiểu chiến lược kinh tế “tốt mình hại người” vốn đã gây ra hiện tượng “phá giá cạnh tranh” xảy ra trong suốt thập niên 1930 này. Đáng tiếc là những năm gần đây IMF đã không thể hoặc không muốn tiếp tục ngăn chặn hiện tượng này.
Tương tự như vậy, Bộ Tài chính Hoa Kỳ có trách nhiệm pháp lý phải xác định xem liệu một quốc gia có đang can thiệp (vào tỉ giá hối đoái) đến mức vô lý và bất bình đẳng hay không. Tuy nhiên trên thực tế, những báo cáo của Bộ Tài chính về vấn đề này thường không đi kèm biện pháp xử lý nên không có hiệu quả thực sự.
Fred Bergsten và Joseph Gagnon, đồng nghiệp của tôi tại Viện Peterson, đã đề nghị thêm một điều khoản về tiền tệ vào hiệp định TPP. Về căn bản, điều khoản sẽ buộc các bên tham gia hiệp định không được thao túng nội tệ. Một điều khoản như vậy có thể có hoặc không đi kèm những biện pháp thi hành mạnh. Điều quan trọng là nó sẽ làm thay đổi các chuẩn tắc và kỳ vọng.
Một vài quan chức Hoa Kỳ đã ủng hộ hướng đi này, những người khác thì không. Nhưng những người hoài nghi về đề nghị này nên nghĩ đến thái độ của quốc hội Hoa Kỳ khi bỏ phiếu về hiệp định TPP. Có sự ủng hộ rất lớn tại Capitol Hill, từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà, về việc tìm cách hạn chế tình trạng thao túng tiền tệ. Thậm chí những người rất ủng hộ tự do thương mại hay ít nhất các dạng hiệp định kiểu TPP như Bergsten và Gagnon cũng đồng ý rằng nhiều quốc gia châu Á đã đi quá giới hạn hành vi hợp lý.
Do mức độ can thiệp (vào đồng nội tệ) của những quốc gia lớn hiện tại đang ở mức thấp (như Trung Quốc) hoặc không có (như Nhật Bản), nên đây là thời điểm tốt nhất để thêm một điều khoản về tiền tệ vào TPP vì hầu hết các quốc gia sẽ ít chống đối điều này. Những nước tham gia TPP có thể thả nổi đồng tiền của họ, hoặc áp dụng một tỉ giá hối đoái cố định. Tuy nhiên, trong trường hợp thứ hai, họ sẽ phải cam kết không có thặng dư tài khoản vãng lai lớn và không tích lũy dự trữ ngoại hối quá nhiều. Bất cứ vi phạm cố tình hay lặp lại nào sẽ và nên bị trừng phạt bằng việc tước các đặc quyền có được theo TPP.
Tất nhiên, việc đề xuất này xảy ra như thế nào còn tuỳ thuộc vào kết quả bầu cử quốc hội giữa kỳ vào tháng 11 cũng như việc các nhân vật chủ chốt định vị lập trường của mình như thế nào để chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016. Tuy nhiên, cả hai đảng nhìn chung đều ủng hộ tự do thương mại đi cùng với khuôn khổ trách nhiệm và thừa nhận những lo ngại có cơ sở.
Trong những năm qua, vấn đề thao túng tiền tệ đã trở nên quá tồi tệ, tạo ra những hiệu ứng xấu cho nhiều thành phần kinh tế và cộng đồng tại Hoa Kỳ, buộc các nghị sĩ dân cử không thể phớt lờ. Chúng ta hy vọng rằng các quốc gia tham gia TPP khác sẽ hiểu rằng hiệp định sẽ có nhiều khả năng thành công hơn nếu nó ngăn chặn được tình trạng thao túng tiền tệ.
Tác giả: Simon Johnson | Biên dịch: Nguyễn Quang Dũng 
Biên tập: Lê Hồng Hiệp | Bản gốc tiếng Anh: Project Syndicate
Simon Johnson, nguyên kinh tế trưởng tại IMF, là giáo sư tại Trường Quản trị Sloan (MIT), nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế, và là đồng sáng lập của blog kinh tế học hàng đầu mang tên The Baseline Scenario. Ông là đồng tác giả với James Kwak cuốn White House Burning: The Founding Fathers, Our National Debt, and Why It Matters to You.
(Nghiên Cứu Quốc Tế)

Chuyện anh Hải chế máy bay trực thăng

Cuối 2005 đầu 2006, khi anh Hải và anh Danh lắp xong 1 chiếc trực thăng nữa (cả 2 chiếc chưa thử nghiệm bay), báo chí viết: "Hai Lúa chế tạo máy bay!" rất phấn khích. Lúc đó tôi vừa làm "Tại sao không?", liền cùng bạn biên tập Thủy Trà về ngay Suối Dây, Tây Ninh xem thực hư ra sao. Nhà anh Hải nghèo, 2 mô hình máy bay nằm ở 2 gian lợp tôn. Máy bay thứ nhất động cơ xe Zin, ghế nhựa buộc dây thép, ống sắt. Mô hình thứ hai gắn Honda hay Kole gì đó, bộ phanh ga cũng là của động cơ trên, tôi không còn nhớ, phủ sắt gò sơn trắng gồ ghề. Cánh quạt kiếm từ phế liệu chiến tranh. Riêng cửa kính trước anh Hải kể phải đi lùng ở chợ Dân Sinh rất lâu. Gia đình rất thân thiện và lúc đó anh Hải anh Danh chỉ mong làm sao được các nhà khoa học chứng nhận cho sáng chế này. Mặc dù trước đó, mô hình trực thăng đầu tiên không bay được, khi mang ra đồng thử nghiệm thì không thể cất cánh, địa phương phải yêu cầu dừng vì sợ chết người, nhưng anh Hải vẫn được địa phương cử đi dự Hội nghị tôn vinh những Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới toàn quốc, điều đó chứng tỏ chính quyền ủng hộ anh đến thế nào. Và anh đã nói, nhờ vinh dự đó mà anh quyết chế chiếc thứ hai!
Anh Hải là người tâm huyết và lắm sáng kiến, lại khéo tay. Lúc đó chúng tôi hỏi anh làm gì để sinh sống và có tiền chế máy bay, thì anh chỉ những chiếc xe tải nhẹ chở mía chạy qua, bảo chúng đều do anh độ, để tăng hiệu suất chở mía. Nông dân quanh vùng đều đến anh để cải tiến xe của họ. Ngoài ra, anh còn đang chế một vài loại công cụ làm ruộng khác, và anh chỉ cho chúng tôi xem 1 cái máy bừa.
Đúng kiểu "Tại sao không?", chúng tôi đam mê cái đam mê của anh, và quan tâm xem điều gì đã thúc đẩy anh nghĩ tới máy bay trực thăng, anh mở máy tính, cho xem khoảng 30 tấm ảnh download từ internet về các loại máy bay trực thăng từ thời ban đầu của chúng. Bản vẽ hai chiếc máy bay rất sơ sài và thuần túy là mô hình, ngay từ đầu chúng tôi đã thấy không mang yếu tố cơ khí chính xác.
Tôi giới thiệu các anh với ba tôi, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyên, khoa Cơ khí, bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách khoa Hà Nội. Các anh rất phấn khởi và trong tháng đó đã ra ngay Hà Nội để gặp ba tôi. Nhận xét của ba tôi là: Anh Hải và anh Danh không nắm kiến thức cơ bản, cụ thể nhất là trọng tâm máy bay ở đâu thì không xác định được. Các kiến thức như khí động lực, cơ học các vật thể bay lại càng không có. Do đó, 2 vật thể được tạo ra chỉ mang tính chất mô phỏng, chỉ là mô hình máy bay trực thăng. Cả nhà tôi yêu mến sự nhiệt tình của các anh, Ba tôi tặng 2 anh quyển "Mục đích cuộc sống", hồi ký của Công trình sư Yakovlev, cha đẻ của máy bay trực thăng YAK. Và ông giới thiệu hai anh với Bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không ĐHBK Hà Nội, lúc đó Phó tiến sĩ Nguyễn Thế Mịch, phụ trách về Kỹ thuật hàng không đã sẵn sàng lập 1 nhóm vào Tây Ninh giúp 2 anh nghiên cứu và điều chỉnh lại, trước nhất là tìm trọng tâm của máy bay, mọi chi phí do Bộ môn chịu. Tôi nhớ hai anh phấn khởi lắm, lên ngay kế hoạch và điện thoại qua lại, gửi ảnh gia đình rất vui.
Nhưng chỉ sau độ nửa tháng, anh Hải có "báo tin vui" với ba tôi, là hội Cựu chiến binh với 1 ông tướng bộ binh về hưu nào đó vừa tới thăm và cam kết sẽ yêu cầu các cấp chính quyền công nhận sáng chế của các anh. Rồi anh được một số người quân sư viết thư lên Chủ tịch nước. Rồi, diễn ra 1 chương trình Người đương thời về 2 anh, trong đó có nhà khoa học phản biện rằng máy bay như thế không thể bay được. Nhưng có lẽ anh Hải chỉ cần được công nhận.
Báo chí sau đó thỉnh thoảng lại xới lên là Hai Lúa còn chế được máy bay, coi đó là "cái tát nhẹ" đối với các trường, viện, các kỹ sư nói chung. Ngay như thông tin là chiếc máy bay thứ hai được trưng bày ở Viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York trong Project Gallery trong mấy tháng, không ai chú ý rằng đó là do 1 nghệ sĩ gốc Việt giới thiệu như một tác phẩm nghệ thuật đương đại. Một mô hình.
Năm 2007, sau khi khảo nghiệm nhiều lần, kể cả cho bay thử (không thành), Bộ Quốc phòng đã kết luận: máy bay này được lắp ráp sai nguyên lý điều khiển của máy bay trực thăng và không đạt tiêu chuẩn an toàn, cho nên Bộ khuyến cáo dừng ngay việc thử nghiệm máy bay. Như vậy là chính quyền và quân đội mất nhiều công để bảo vệ tính mạng cho anh và những người xung quanh.
Một điều chắc chắn rằng, có những sáng chế đơn giản, sáng ý là làm ra được, như cái phin cà phê bằng giấy, hay cái máy bừa. Nhưng trực thăng không phải là cái có thể sáng chế ra kiểu nhanh trí như thế. Nhiều bài báo về anh Hải cũng mắc tội nhanh trí khôn, nghe - chép, nhìn - mô phỏng. PV Việt ngữ BBC sang bên Tây rồi cũng không khá gì hơn. Cái ý "Ở Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học" làm tôi thấy phì cười. Và chủ ý của bài viết, "Đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN" thật thô thiển. Anh Trần Quốc Hải có lẽ là người nông dân được ưu ái nhất trong số những người cần cù lao động và tự chế tạo những công cụ cho mình.
Copy từ Beloved MamaCat
(Blog Beo)

Ước mơ xuất khẩu... tham nhũng

Lão Cò lụi hụi bê hũ Tiên Lãng Tửu từ trong buồng ra đặt trước mặt bác Thảo Dân.
- Cái hũ Tiên Lãng Tửu này bác biếu tôi, hôm rồi thằng Út rót một chai mang lên tỉnh mời các quan bác. Không ngờ lại được khen không tiếc nhời...
Bác Thảo Dân nghe thế sướng quá mới cao giọng.
- Tôi đã nói rồi, đây là loại rượu cách nay mấy chục năm tôi đã tới các bản làng người dân tộc thiểu số gặp các cụ cao niên ghi chép những loại thảo dược mà các cụ đã lấy về ngâm rượu. Nhiều cụ ngót nghét trăm tuổi mà da thịt vẫn đỏ au, cường tráng lắm. Phải mấy năm lên núi Hài tôi mới tìm kiếm đủ 109 vị thảo dược để ngâm tẩm, rồi chôn dưới đất đúng 3 năm mới đào lên. Sao không ngon được?
Hình sự hoá tham nhũng trong khu vực tưLão Cò nghe thế cười mủm mỉm:
- Cái chức “Giám đốc quân xanh” của tôi cũng đang thất nghiệp vì doanh nghiệp của thằng cháu mấy năm nay chả có việc gì làm. Vì ngân sách đang lo trả nợ công...
- Tôi dân đen mù tịt chuyện công nợ của đất nước, nhưng xem báo chí thấy Quốc hội thảo luận sôi nổi về tình hình nợ công. Ông này thì bảo đã đến lúc phải vay nợ để trả nợ, còn ông kia lại nói nợ công vẫn trong vòng kiểm soát. Dân đen chúng tôi cứ rối tinh rối mù chả biết tin thế nào được...
- Nợ thì phải trả, đời mình không trả được thì đời con đời cháu phải trả thay. Bác cứ tin Quốc hội sáng suốt sẽ tìm ra căn bệnh để chữa trị. Giống như bác đã tìm ra 109 loại cây để chế ra loại rượu Tiên Lãng Tửu khiến các quan bác trên tỉnh khen nức nở đó sao? Vì thế, tôi muốn bác cho tôi ké một chân, hai lão già chúng ta hùn vốn lập tổ hợp sản xuất hãng Tiên Lãng Tửu.
Bác Thảo Dân ngẫm ngợi một lúc mới bảo:
- Để có vốn tôi phải bán mấy cái ao ba ba à? Xem ra hơi khó, vì cả đời tôi gắn bó với lũ chân ngắn rồi...
- Đâu cần bác bán mấy cái ao ba ba? Bác có trong tay bí quyết chế rượu Tiên Lãng Tửu và nơi hái lá thuốc, còn tôi góp rượu, nếu thiếu thì huy động chỗ thằng cháu. Loại rượu dân gian không cần quá nhiều vốn, mà lãi lại cao bác hiểu chứ?
Bác Thảo Dân băn khoăn:
- Tôi sợ sau khi dốc vốn liếng vào đó lại chả nên cơm cháo gì thì bỏ mẹ. Các doanh nghiệp rượu cồn với đủ loại tiến sĩ, máy móc thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài, sản xuất hoàn toàn tự động mà còn nợ ngập đầu huống gì hai lão già nhà quê?
- Bác thật nhát gan. Các cụ xưa chả bảo: Có chí làm quan, có gan làm giàu đó sao. Bác còn nhớ câu thơ: “Chân dép lốp bay vào vũ trụ” chứ?
Bác Thảo Dân gật gù:
- Chúng ta thật tự hào chân dép lốp mà bay được vào vũ trụ. Cũng như hôm nay chúng ta khiến nhiều quốc gia phải kinh ngạc bởi các đoàn học sinh đi thi Ô - lim - píc đều đoạt giải cao...
- Thế đó, thì tại sao bác lại nhụt chí khí làm giàu từ chính loại rượu do bác sáng chế? Lão Cò quả quyết rằng vài năm nữa Tiên Lãng Tửu sẽ nổi tiếng khắp thế giới, khi đó chúng ta sẽ xuất khẩu Tiên Lãng Tửu ra khắp các châu lục như niềm tự hào của đất nước.
Ngẫm ngợi một lát bác Thảo Dân lắc đầu:
- Chờ tới ngày đó chắc còn lâu. Sao chúng ta không xuất khẩu tham nhũng, món hàng chúng ta đang dư thừa kia mà? Đó là ước mơ của tôi lão Cò ạ.
Lão Cò vỗ đùi:
- Ừ nhỉ, sao tôi lại viển vông như vậy nhỉ? Với nạn tham nhũng tràn lan như hiện nay, sao họ lại không xuất khẩu tham nhũng?
 THÁI SINH
(Nông Nghiệp)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét