Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Nga - Trung: 'Cặp đôi' đồng sàng nhưng... dị mộng?

Alan Phan - Bất Động Sản Và Kinh Tế Thị Trường

Một trong những đặc thù của thị trường BDS Việt Nam là “giá cả” không dựa trên “thu nhập”. Trong nền kinh tế tuân theo quy luật thị trường, thì giá trị thực của sản phẩm phải dựa trên “nhu cầu” và “khả năng chi trả” của người tiêu dùng. Khi thị trường được bóp mép bởi các hành vi của các nhóm đầu cơ và lợi ích, chúng tạo ra “bong bóng tài sản” hay “giá quá rẻ để lợi dụng”. Các hành vi này có thể đến trực tiếp từ những doanh nghiệp liên quan hay từ chính phủ qua các luật lệ (phát sinh từ lobby).
Căn nhà 224 mét vuông tại Illinois giá 72 ngàn đô la
Căn nhà 224 mét vuông tại Illinois giá 72 ngàn đô la
Càng xa rời “nhu cầu” và “khả năng chi trả” (thu nhập thực sự), việc điều chỉnh giá cả để quay về với “giá trị thực” càng gay gắt và xáo trộn. Thời gian điều chỉnh cũng mất lâu hơn do nợ xấu phát sinh và ngân hàng và nhà đầu tư bị ứ đọng hàng tồn kho.
Để hiểu rõ nghịch lý này về BDS tại Việt Nam, chỉ cần đọc qua một mẩu tin nhỏ trên mạng hôm nay.
Đó là giá nhà trung bình của một căn nhà trung bình tại 5 thành phố trung bình của Mỹ. Trung bình được hiểu theo 2 nghĩa: average (tổng số cộng chia ra) hay median (số giữa của 50% cao hơn và thấp hơn). Ở Mỹ, một căn nhà trung bình gọi là family home thường có 4 phòng ngủ và 2 phòng tắm, rộng khoảng 200 mét vuông. Dĩ nhiên là có phòng khách, phòng chơi, phòng bếp, phòng chứa đồ, giặt ủi, nhà để xe hơi và vườn bao quanh (cũng bằng khoảng diện tích căn nhà = 200 mét vuông)
Khi duyệt qua các giá nhà này, xin nhớ rằng thu nhập trung bình của một người Mỹ theo thống kê năm 2013 là $51,939 đô la (tính theo median) hay $81,400 (tính theo average). Thu nhập của một người Việt là $1,922 trong 2013.
Căn nhà 4 phòng ngủ 2 phòng tắm ở Georgia giá 68 ngàn đô la
Căn nhà 4 phòng ngủ 2 phòng tắm ở Georgia giá 68 ngàn đô la
Một chuyên viên địa ốc gởi cho tôi một tóm lược của trulia.com (web site mua bán địa ốc lớn) như sau:
-          Cleveland, Ohio          $64,993 (tương đương với 1 tỷ 378 triệu đồng VN hay 6 triệu 800 ngàn đồng VN một mét vuông)
-          Riverdale, Georgia      $68,207
-          Park Forest, Illinois     $75,647
-          Lake Wales, Florida    $82,230
-          Buffalo, New York     $97,288
house in cleveland

Đây là hình ảnh căn nhà đang rao bán với giá 1.378 tỷ đồng ở Cleveland. Bạn có thể lên Net tìm các chi tiết khác về căn nhà. Một người Mỹ có thu nhập trung bình có thể mua căn nhà này sau 15 tháng làm việc. Người Việt: 33 năm.
Các bạn có thể tự mình rút ra các kết luận.
Các nhóm lợi ích luôn luôn bào chữa “cái xứ mình nó khác”. Nhưng nếu nói chuyện tiền bạc, về lâu về dài, không có gì khác cả.
Alan Phan
(Blog Alan Phan)

Thủ tướng VN: 'Biển Đông vẫn phức tạp'

Thủ tướng Dũng đã có cuộc gặp với Tổng thống Obama ở Nay Pyi Taw
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nêu vấn đề xây đắp các đảo trên Biển Đông mà nước này đang có tranh chấp với Trung Quốc ra trước hội nghị thượng đỉnh Asean ở thủ đô Nay Pyi Taw của Miến Điện.
Cũng tại hội nghị này, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cũng tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn trong tranh chấp trên Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc.
‘Biển Đông vẫn phức tạp’
Thủ tướng Dũng được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời nói tại phiên thảo luận toàn thể các nhà lãnh đạo Asean rằng ‘tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm’.
“Những việc này trái với quy định của Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC),” ông Dũng được dẫn lời nói.
Ông kêu gọi Asean tăng cường vai trò của mình trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo cho DOC được tuân thủ và nhanh chóng đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) mà đến nay Trung Quốc vẫn không mặn mà.
Ông Nguyễn Tấn Dũng và tổng thống Obama trong cuộc họp song phương hôm 13/11
Sau cuộc họp song phương với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại thủ đô Miến Điện nơi lãnh đạo các nước nhóm họp thượng đỉnh ASEAN và Đông Á, Tổng thống Barack Obama nói:
"Về chủ đề an ninh, chúng tôi cùng chia sẻ quan điểm rằng điều quan trọng là tất cả các nước trong khu vực dù là nước lớn hay nước nhỏ đều phải tuân theo những qui tắc dựa vào luật lệ cũng như luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp."
Bình luận về thông điệp của Thủ tướng Dũng về tình hình Biển Đông, ông Lê Công Phụng, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, nói với BBC rằng ông Dũng ‘đã khẳng định lập trường của Việt Nam trước hành động sai trái của Trung Quốc’ và ‘cảnh báo cho mọi người biết là Trung Quốc đang có những hành động như vậy gây phức tạp trên Biển Đông’.
“Đây là một bước Việt Nam cảnh báo dư luận nói chung và các nước có liên quan nói riêng về những hành động sai trái của Trung Quốc,” ông Phụng nói.
Khi được hỏi thì tại sao tại Thượng đỉnh Apec với sự có mặt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại sao ông Trương Tấn Sang lại không đưa vấn đề xây cất này ra, ông Phụng nói rằng ‘Apec chỉ bàn về kinh tế’.
“Lúc gặp ông Tập thì Chủ tịch Trương Tấn Sang đã nói rõ Trung Quốc phải thực hiện nghiêm túc thỏa thuận và không làm những gì sai trái,” ông nói thêm.
Về khả năng khối Asean đồng thuận về Biển Đông, ông Phụng cho rằng ‘mặc dù hiện nay chưa có nhưng nhận thức của Asean về Biển Đông ngày càng nân lên.
“Các nước Asean dần dần có bước chuyển để làm sao có Asean có lập trường chung để duy trì hòa bình và ổn định ở đông nam Á.”

‘Quay lại quan hệ tốt’
Cũng theo hãng tin nhà nước của Việt Nam thì các nhà lãnh đạo Asean đã ‘bày tỏ quan ngại sâu sắc’ trước tình hình phức tạp trên Biển Đông.
Về phần mình, tại diễn đàn Asean và các hội nghị thượng đỉnh liên quan, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tranh thủ sự ủng hộ của Ấn Độ để giúp làm giảm căng thẳng trên Biển Đông, tờ Daily Tribune của Philippines cho biết.
Thượng đỉnh Asean lần này đã thể hiện lập trường chung về Biển Đông
Ông Aquino đã đưa ra lời kêu gọi này trong bài phát biểu của ông hôm 12/11 tại Thượng đỉnh Asean.
“Tổng thống Aquino tìm kiếm sự ủng hộ của Ấn Độ và các nước thành viên Liên Hiệp Quốc khác đối với đề xuất của Philippines về việc làm giảm căng thẳng trên Biển Đông vốn được đưa ra tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hồi tháng trước,” ông Herminio Coloma Jr, thư ký báo chí của ông Aquino, cho biết.
Ông Aquino đã nêu trường hợp trọng tài xác định ranh giới trên biển giữa Ấn Độ và Bangladesh trên Vịnh Bengal là một ‘hình mẫu tốt’ cho thấy Công ước Quốc tế về Luật Biển và Tòa án Quốc tế về Luật Biển có thể ‘đem đến cơ chế hợp lý nhất, công bằng nhất và đúng đắn nhất’ để giải quyết tranh chấp giữa các nước.
Tờ báo này cũng tường thuật rằng ông Aquino đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Thượng đỉnh Apec ở Bắc Kinh và hai nhà lãnh đạo được cho là đã đồng ý giải quyết các tranh chấp ‘một cách xây dựng’.
“Ông ấy (Tập Cận Bình) nói với tôi rằng hai nước chúng ta đã có quan hệ tốt từ nhiều đời nay. Từ thời tất cả các nhà lãnh đạo trước đây của hai nước chúng ta, chúng ta đã có quan hệ tốt. Hy vọng rằng chúng ta sẽ trở lại mối quan hệ tốt như trước đây,” ông Aquino được dẫn lời kể lại.
“Chúng tôi xử lý tranh chấp theo hai cách: thứ nhất là trọng tài; thứ hai là thúc đẩy việc ra đời Bộ Quy tắc Ứng xử. Nhưng đồng thời, chúng tôi luôn nói rằng chúng tôi muốn giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế,” ông Aquino được dẫn lời nói.
Indonesia trung gian
Trong một diễn biến khác, tờ Jakarta Globe của Indonesia cho biết tân tổng thống nước này, ông Joko Widodo, đã ‘bắt đầu đảm nhận vai trò nhà trung gian để giúp các bên làm giảm căng thẳng trên Biển Đông’.
Là quốc gia lớn nhất và có vai trò quan trọng nhất trong khối Asean, Indonesia được mong đợi sẽ đóng vai trò trung gian trong tranh chấp giữa một số nước thành viên của khối với Trung Quốc.
Ông Andi Widjajanto, chánh văn phòng nội các Indonesia, hôm 13/11 nói ông Joko sẽ yêu cầu tất cả các nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế trong lúc các nước đang bàn thảo về Bộ Quy tắc ứng xử.
Các nước có tranh chấp đã ký vào một tuyên bố cam kết sẽ tuân thủ Bộ Quy tắc này nhưng việc soạn thảo nó tiếp tục là vấn đề tranh cãi gay gắt, the Jakarta Globe.
“Điều quan trọng là các nước phải kiềm chế không được khiêu khích lẫn nhau,” ông Andi nói.
(BBC)

Tổng Thống Obama muốn thắt chặt quan hệ với Việt Nam

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Naypyitaw, ngày 13/11/2014.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Naypyitaw, ngày 13/11/2014.
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nói hiện đang có nhiều cơ hội để thắt chặt quan hệ và tăng cường hợp tác với Việt Nam, bất chấp lịch sử phức tạp giữa hai nước.
Hãng tin AP hôm nay tường thuật rằng Tổng Thống Obama đã đơn cử những lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác gồm: thương mại, an ninh và nhân quyền, vào lúc ông chuẩn bị gặp Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bên lề các hội nghị thượng đỉnh khu vực đang diễn ra ở Myanmar.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói điều quan trọng là các nước phải tuân thủ luật quốc tế trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp. Ông nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam để thu hồi hài cốt của những quân nhân Mỹ đã tử trận trong chiến tranh Việt Nam.
Ông nói vị thế kinh tế đang lên của Việt Nam là một bằng chứng về sức mạnh của nhân dân Việt Nam, và những biện pháp cải cách đã được thực hiện. Ông nói buổi gặp gỡ với Thủ Tướng Việt Nam sẽ là một cơ hội để hai bên hợp tác về mậu dịch và đầu tư.
Trong một bài báo về quan hệ Mỹ-Việt đăng trên trang mạng của Diễn đàn Đông Á, nhà nghiên cứu Murray Hiebert của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nhận định rằng quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hôm 2 tháng 10 vừa rồi, là một trong các bước hành động quan trọng nhất trong việc cải thiện quan hệ giũa hai nước cựu thù, kể từ khi hai nước nối lại bang giao cách đây gần hai thập niên.
Sự thay đổi về chính sách của chính phủ Mỹ được nhiều người coi là một nỗ lực nhằm tăng cường an ninh biển cho Việt Nam vào một thời điểm khi mà Trung Quốc đang leo thang những hành động để khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình trong Biển Đông. Động thái này một phần là một phản ứng đáp lại việc Bắc Kinh hồi tháng Năm đã triển khai một giàn khoan dầu nước sâu vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.
Tuy vậy, các giới chức Mỹ đã tìm cách làm giảm nhẹ vai trò của Trung Quốc trong quyết định của Washington muốn xích lại gần Việt Nam. Tác giả dẫn lời một giới chức cao cấp Mỹ nói rằng quyết định của Washington được đưa ra “dựa trên nhận thức là khu vực này cần phải nâng cao khả năng hàng hải, và đáp ứng nhu cầu đó là một việc làm có ích.” Giới chức này khẳng định quyết định của Mỹ không phải để đáp lại bất cứ hành động hoặc cuộc khủng hoảng nào hiện nay, và cũng không phải là một động thái “chống Trung Quốc.”
Các giới chức Mỹ trong một thời gian dài đã duy trì lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Người Mỹ cho rằng Việt Nam đã mua trang thiết bị quân sự của Nga trong nhiều thập niên, và có lẽ chỉ muốn Washington tháo dỡ lệnh cấm vận vũ khí như một cử chỉ thiện chí, hơn là thực sự muốn mua vũ khí của Mỹ. Nhưng các giới chức Mỹ cho biết là từ đầu năm 2004, Việt Nam đã bày tỏ ý định muốn mua các máy móc radar và phi cơ, tàu giám sát biển của Mỹ.
Ông Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nói giờ đây, Hà nội phải quyết định liệu họ muốn tận dụng quyền được tiếp cận công nghệ của Mỹ như thế nào. Chính sách mới của Mỹ cho phép Việt Nam mua tàu tuần tra cho lực lượng tuần duyên Việt Nam, và các máy bay giám sát, chẳng hạn như chiếc Orion P-3 của công ty Lockheed, có khả năng giúp Việt Nam theo dõi các tàu ngầm Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nhà nghiên cứu của CSIS nói rằng sau khi Mỹ loan báo nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Trung Quốc đã trở lại tỏ thái độ hoà hoãn hơn với Việt Nam, nhằm làm lung lay ý định của Hà nội muốn mua vũ khí và trang thiết bị quân sự Mỹ. Ông đơn cử chuyến đi thăm Việt Nam của Uỷ viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì vào cuối tháng 10, và chuyến đi Trung Quốc của phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh dẫn đầu một tuần trước đó. Trong các chuyến thăm qua lại này, các giới chức hai nước đã cam kết sẽ tránh leo thang căng thẳng như đã xảy ra sau khi giàn khoan 981 được kéo sâu vào vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc khu đặc quyền kinh tế của mình.
Bằng cách nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Mỹ đã tháo gỡ thêm một trở ngại đối với quan hệ Mỹ Việt, quyết định đó cho thấy Washington giờ sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ trên biển. Và bây giờ Hà Nội sẽ phải hành động để tận dụng cơ hội này như thế nào.
Nhà nghiên cứu của CSIS lưu ý rằng Washington chỉ mới nới lỏng lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam, quan hệ hai bên có triển vọng được nâng cấp hơn thế nữa, nếu một số điều kiện khác được thoả đáng, trong đó có vấn đề cải thiện nhân quyền.
Nguồn: AP, East Asia Forum, Pending Interview
(VOA)

Nga - Trung: 'Cặp đôi' đồng sàng nhưng... dị mộng?

Việc TQ và Nga có cố gắng xây dựng quan hệ liên minh hay không tùy thuộc vào giới lãnh đạo ở Moscow và Bắc Kinh, và quan trọng hơn, tùy vào các đối tác của họ ở Washington và Brussels.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng nổ, sự xích lại gần nhau của cặp đôi Nga Trung là điều mà ai cũng thấy. Tuy nhiên, hầu như không có khả năng hai cường quốc này tiến tới thành lập một liên minh bền vững.

Thứ nhất, một quan hệ Nga - Trung có thể dẫn tới một sự đối đầu lớnvới phương Tây, điều mà cả TQ và Nga đều không mong muốn.
TQ sẽ gây nguy hiểm cho mối quan hệ kinh tế mang tính sống còn với Mỹ và phải chịu đựng sự ra đi của các dòng vốn lớn, sự sụt giảm mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và lệnh cấm nhập khẩu các công nghệ cần cho các ngành công nghiệp của mình.
Một cuộc xung đột nếu xảy ra với Mỹ cũng sẽ khiến Washington cố gắng cân bằng, thậm chí kiềm chế Bắc Kinh tại châu Á. Trong trường hợp đó, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự quanh các đường biên giới của TQ và liên kết với các đối thủ của TQ trong các tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhiều khả năng Mỹ cũng sẽ thông qua một chính sách cứng rắn hơn trong vấn đề Đài Loan và ủng hộ các đối tượng ly khai bên trong TQ.
Đối với Nga, cái giá của một sự cắt đứt với phương Tây sẽ "rẻ" hơn nhưng vẫn là rất cao. Nền kinh tế Nga, vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng Ukraine, sẽ bị phá hoại nặng nề hơn nếu phương Tây siết chặt trừng phạt bằng cách thu hẹp khả năng tiếp cận của Nga tới các thị trường tài chính phương Tây và ngăn chặn sự chuyển giao các công nghệ cần thiết cho lĩnh vực năng lượng của Nga. Đáng ngại hơn, châu Âu có thể bắt đầu cùng nhau giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga và ngăn chặn các dự án năng lượng của Moscow.
Các hậu quả khác của một sự đối đầu với phương Tây cũng bao gồm việc lắp đặt hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ tại Đông Âu (ngay ở mạng sườn của Nga), tăng cường sự can dự của châu Âu vào không gian hậu Xô Viết, và một cuộc chạy đua vũ trang với Washington mà Nga sẽ phải trả giá đắt.
Nga, Trung Quốc, Mỹ, Tập Cận Bình, Putin, Obama, dầu mỏ, USD, Nhân dân tệ, Ukraine, IS, hạt nhân, APEC
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong một lễ ký kết thỏa thuận diễn ra tại Thượng Hải hồi tháng 5/2014. Ảnh: AP
Thứ hai, hiện nay lợi ích từ một liên minh Nga - Trung đối với TQ sẽ nhỏ hơn đối với Nga, vì TQ mạnh hơn nhiều và có thể dễ dàng tự chống lại Mỹ. Tuy nhiên, cái giá đối với TQ sẽ lớn hơn nhiều, vì Bắc Kinh có quan hệ kinh tế lớn hơn với phương Tây. Một liên minh với Moscow cũng sẽ buộc Bắc Kinh phải từ bỏ chính sách hưởng lợi cao lâu nay trong quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh với Washington, để thay bằng một sự đối đầu đắt giá.
Hơn nữa, vì Nga cần TQ hơn TQ cần Nga, nên Bắc Kinh có thể hưởng nhiều lợi hơn từ quan hệ với Moscow mà không bị ràng buộc bởi liên minh này, cũng như không phải chịu các chi phí thực sự của nó. Thỏa thuận khí đốt mới đây giữa hai bên, với giá cả và các điều kiện thuận lợi hơn cho phía TQ, là minh chứng cho điều này.

Thứ ba, quan hệ Nga - Trung được đánh dấu bởi sự mất lòng tin và xung đột lợi ích. Dự báo sự mất lòng tin sẽ lớn hơn ở bên yếu hơn, là Nga, khi phải đối mặt với sự lớn mạnh của gã khổng lồ TQ ở biên giới phía Đông của mình. Nhiều nhà quan sát Nga lo ngại liên minh sẽ  khiến đất nước của họ sẽ dần dần phụ thuộc chính trị, kinh tế, và dẫn tới thôn tính dần dần vùng Viễn Đông của Nga vào TQ.
Lịch sử phức tạp của quan hệ Nga - Trung và một thập kỷ mặc cả giữa hai bên về các dự án năng lượng khác nhau càng củng cố thêm nghi ngại này.
Ngoài sự thiếu lòng tin, còn nhiều vấn đề quan trọng mà trong đó các lợi ích của hai bên va chạm nhau. Chẳng hạn, Nga lo ngại sự ảnh hưởng ngày càng lớn hơn của TQ về kinh tế và chính trị đối với khu vực Trung Á.

Cuối cùngcác điều kiện tiên quyết cho một liên minh không hề tồn tại trong quan hệ Nga - Trung. Một liên minh phải dựa trên một trong ba điều kiện sau: một cảm giác bị đe dọa khẩn cấp, một quan điểm chung về tương lai trật tự quốc tế, hoặc có rất nhiều các lợi ích chung.
Hai bên đều coi Mỹ, và chủ nghĩa Hồi giáo, là các mối đe dọa, nhưng cả hai mối đe dọa này đều không đủ lớn để gắn kết họ lại trong một liên minh, nhất là dưới con mắt của Bắc Kinh.
Dù TQ và Nga đều tìm cách xây dựng một trật tự thế giới đa cực, nhưng quan điểm của họ về trật tự này lại khác xa nhau. TQ dường như muốn xây dựng một trật tự khu vực và quốc tế đảm bảo vai trò bá chủ của mình và cung cấp cho họ các đòn bẩy thể chế để hình thành hệ thống kinh tế và chính trị quốc tế. Quan điểm đó là không thể chấp nhận được đối với Nga, nước tìm cách xây dựng một trật tự quốc tế cân bằng hơn, cho phép kiềm chế sức mạnh khổng lồ của TQ.
Cuối cùng, Nga và TQ khác biệt nhau trong đa số các lợi ích chính, khiến cho việc hình thành một liên minh trở nên rất khó khăn. Sau khi suy nghĩ kỹ, TQ khó mà liều mình lao vào một cuộc đối đầu với Mỹ trong vấn đề Ukraine hay Gruzia, trong khi Nga cũng ít khả năng hy sinh quan hệ với phương Tây trong vấn đề Đài Loan hay Biển Đông.
Vì các lý do trên, một liên minh Nga - Trung ít khả năng tồn tại trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, hoàn cảnh có thể thay đổi. Nếu quan hệ giữa hai cường quốc này với Mỹ xuống cấp thảm hại, Bắc Kinh và Moscow có thể quyết định rằng cái giá đắt cho liên minh giữa họ là đáng để trả. Một kết cục như vậy cũng có thể xảy ra nếu hai bên, nhất là TQ, quyết định rằng hệ thống quốc tế bị Washington chế ngự hiện nay không phục vụ cho các lợi ích của họ và những phần thưởng cho sự tham gia của họ vào hệ thống này bị giảm sút.
Nhưng ngay cả khi một liên minh như vậy không tồn tại, sự xích lại gần nhau giữa Nga và TQ vẫn là một thực tế, cùng với nhiều hệ quả lớn với quan hệ quốc tế và sự dịch chuyển cán cân quyền lực toàn cầu. Sự xích lại gần nhau ấy, được khởi động từ những năm 1990 nhưng gần đây mới được đẩy nhanh, đã giúp cải thiện tình hình an ninh của cả Moscow và Bắc Kinh, đồng thời gia tăng sự tự tin của họ. Kết quả là vị thế của cả hai so với Washington đã được tăng cường và mỗi bên đều có thể áp dụng một quan điểm cứng rắn hơn với phương Tây.
Sự xích lại gần nhau này cũng giúp hai bên phối hợp với nhau trong nhiều chính sách, đặc biệt là tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Quan trọng hơn, quan hệ đối tác Nga - Trung đã giúp điện Kremlin và Tử Cấm Thành tăng cường sức nặng quốc tế của mình bằng việc thiết lập các thể chế quốc tế thay thế các thể chế bị Mỹ chế ngự, như BRICS, SCO và Ngân hàng phát triển mới của BRICS. Về lâu dài, sự xích lại gần nhau giữa hai bên đã tạo ra các nền tảng về thể chế, chính sách và chiến lược mà một liên minh có thể được thành lập trong tương lai.
Việc TQ và Nga có cố gắng xây dựng quan hệ liên minh hay không tùy thuộc vào giới lãnh đạo ở Moscow và Bắc Kinh, và quan trọng hơn, tùy vào các đối tác của họ ở Washington và Brussels. Nhưng một điều chắc chắn là quan hệ giữa Nga, TQ và phương Tây đang bước vào một giai đoạn nhạy cảm./.
Anh Thư (tổng hợp)

(Tuần Việt Nam)

Hà Văn Thịnh - "Phó tướng" mải đánh nhau, sếp ung dung... hưởng lợi

Có một ông giám đốc sở tiết lộ bí quyết tại vị: Ông đề xuất tới 4-5 ông phó của mình vào vị trí kế cận ông. Rút cục các “phó tướng” mải đánh nhau, còn một mình ông vẫn… hưởng.
Câu chuyện “lạm phát cấp phó”, “lạm phát thứ trưởng” một lần nữa lại “nóng” lên trong và ngoài hành lang kỳ họp QH lần này, nhất là khi thảo luận dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi. Nhiều đại biểu (ĐB) đề nghị cần quy định “cứng” ngay vào trong luật là mỗi bộ chỉ có 3-4 thứ trưởng chứ không thể để tình trạng “lạm phát”, có bộ lên tới gần 10 thứ trưởng.
Trao đổi với báo chí bên hành lang QH, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường còn than: “Bộ tôi có bốn thứ trưởng mà bố trí đi họp không đủ”!
Vô lý và có lý?
Kết quả của nhiều đợt cải cách là những năm gần đây, số cấp phó tăng đột biến,  mọi cơ quan ban ngành đều coi đó như là cái lẽ đương nhiên.
Hiện tượng, 'phó chồng phó', vấn nạn, Hà Văn Thịnh, vô số hệ lụy, ba anh thợ da, Gia Cát Lượng
Ảnh minh họa: Dân  Việt
Không ai thấy sự phiền hà, tốn kém, vô lý của cái cơ chế “phó chồng phó” như hiện nay.
Nhìn vào lịch sử, có lẽ, cách bố trí nhiều cấp phó sớm nhất ở… Trung Quốc. Từ thời cổ đại, vua đã có hai cấp ‘phó’ là tả thừa tướng và hữu thừa tướng. Bằng chứng này thể hiện rõ hơn trong bàn cờ tướng – nếu chúng ta nhất trí với Zbignew Brzezinsky rằng, chính trị nhiều khi giống với một cuộc cờ: Tướng (tức là vua) có hai cấp phó theo sát như hình với bóng là hai quân sĩ. Đối lập với cờ tướng là cờ vua của phương Tây: Trong cờ vua, vua chỉ có một cấp ‘phó’ (tạm coi là vậy) duy nhất là quân hậu(!)
Cái “lý” của nhiều cấp phó biết đâu lại chẳng đến từ một thành ngữ (sai lầm) từ xa xưa: Ba anh thợ da bằng một Gia Cát Lượng? Người ta nghĩ rằng đối với những quyết định khó khăn, nhiều cấp phó là một lựa chọn tốt khi tập thể lãnh đạo ‘càng đông càng vui’ tìm kiếm giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, ba anh thợ da hay chín anh đi nữa thì trong nhiều trường hợp… da vẫn hoàn da mà thôi. Napoléon đã đoan chắc điều này: “Một triệu kẻ dốt nát không thể có một thiên tài và, một triệu kẻ hèn nhát chẳng thể nào có được một quyết định dũng cảm”.
Tinh giản nhất là ít xấu nhất
Vấn nạn lạm phát các loại phó tạo ra vô số hệ lụy.
Thứ nhất, đã bao giờ ở những cơ sở, những đơn vị công tác, những người có trách nhiệm chịu nghĩ thêm một chút rằng để chiều hai ông phó đã tội lắm rồi; vậy mà còn đẻ thêm 3-4 vị nữa để làm gì? Chiều ông A, ông E ghét; làm vừa lòng ông D, ông H để ý, trù dập...
Thứ hai, giả sử trong một trường đại học, đã có trưởng phòng đào tạo, tại sao lại sinh thêm cái chức phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo? Một trong hai quan chức trên mặc nhiên là…. thừa. Nếu biện giải rằng phó hiệu trưởng có tầm nhìn vĩ mô thì xin thưa rằng cái lý đó sai bét sai be: Bộ GD-ĐT quy định trưởng phòng ĐT của một trường ĐH bắt buộc cũng phải có học vị TS. Vậy tại sao phải có thêm một phó hiệu trưởng cũng phụ trách ĐT, cũng có học vị TS hệt như vị kia?
Thứ ba, khi có hai người cùng làm một việc, sự ỷ lại hoặc không dám đề xuất vượt quyền của cấp nhỏ hơn tất yếu sẽ xảy ra. Chuyện từ Cổ học Tinh hoa mới muôn đời: Có hai ông quan nhỏ làm thư ký cho ông lớn. Ông A giỏi, viết văn bản chẳng bao giờ quan lớn phải sửa, ông B ngược lại, bao giờ cũng cố tình chừa ra vài lỗi sai dễ biết. Cuối năm B lên lương, A không. A tị với B, sao ta giỏi hơn ngươi mà ngươi thì có thưởng, ta lại không? B cười: Ông chỉ giỏi văn chương chứ cuộc đời thì kém thông minh. Viết mà quan lớn không sửa được thì làm quan để làm gì?
Thứ tư, sự tốn kém về thời gian vì việc gì cũng phải qua nhiều cửa là cái lẽ đương nhiên. Đó là chưa tính đến các tốn kém về tiền của, trang bị... Một bộ máy quản lý gọn gàng, tinh giản nhất là bộ máy ít xấu nhất.
Thứ năm, một bộ máy mà có 4-5 ông phó thì việc ganh đua để được lòng quan trưởng sẽ rắc rối và tai họa như thế nào. Ganh đua là một từ quá nhẹ. Thực tế, là bộ máy đó rất dễ mất đoàn kết, nội bộ lục đục thường xuyên, vì tính hợp tác của người Việt rất kém. Và thêm nữa, là sự chen chúc nhau trên con đường hoạn lộ.
Có một ông giám đốc sở tiết lộ bí quyết tại vị: Ông đề xuất tới 4-5 ông phó của mình vào vị trí kế cận ông. Rút cục các “phó tướng” mải đánh nhau, còn một mình ông vẫn… hưởng.
Trong khi cũng có những cơ quan, đơn vị DN, chỉ có một cấp phó, mà  chưa hề xảy ra lỗi điều hành. Và công việc, guồng máy vẫn chạy đều.
Vậy thì giữa đơn vị một vài cấp phó, với đơn vị nhiều cấp phó, đơn vị nào nội tình dễ hanh thông hơn đơn vị nào?
Câu chuyện quản lý sẽ còn tiếp tục “rối” ra sao, nếu như Nhà nước, các bộ, ngành không điều chỉnh ngay lập tức theo đề xuất của QH khi sửa luật tổ chức lần này? Đó là mạnh dạn quy định cứng số lượng cấp phó, mạnh dạn giao việc cho vụ, cục.. chuyên môn. Vì nếu không sửa, thì rất có thể Kỳ họp QH năm sau lại bàn tiếp…
  Hà Văn Thịnh
(Tuần Việt Nam)

Khu du lịch Đại Nam đóng cửa: Ông Huỳnh Uy Dũng được gì, mất gì?

(PetroTimes) - Trước ngày đóng cửa, Khu du lịch Đại Nam đột ngột trở thành “điểm đến” của nhiều khách du lịch. Tỉnh Bình Dương bỗng dưng vui như “trẩy hội” và lượng người đổ về Đại Nam đã làm kẹt cứng nhiều tuyến đường. Quyết định đóng cửa Khu du lịch Đại Nam của ông Dũng “lò vôi” đã trở thành một sự kiện chấn động dư luận trong thời gian qua.  

Ngày 9/11, hàng vạn người dân ở khắp nơi đã đổ về Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến để tham quan và vui chơi giải trí. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Năng Lượng Mới - PetroTimes, ngay từ sớm, từng đoàn xe đến từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đã xếp thành hàng dài để chờ lượt vào cửa. Nhiều du khách từ các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM, Tây Ninh, Bình Phước… tiến về Đại Nam như trẩy hội.

Ba tuyến đường bao quanh Khu du lịch Đại Nam luôn ở trong tình trạng kẹt cứng. Đoàn người phải nhích từng bước để tiến vào cổng khu du lịch. Đại lộ Bình Dương, Đại lộ Nguyễn Chí Thanh, đường Lê Chí Dân các phương tiện không thể di chuyển dễ dàng như mọi ngày. Cách cổng Đại Nam khoảng 10km, các phương tiện phải dịch chuyển từng centimét một trong tình trạng bị ùn tắc nghiêm trọng. Bên trong khu du lịch, bãi xe luôn kín chỗ.

Nhiều hộ dân nắm bắt thời cơ nhanh chóng trưng biển hiệu nhận giữ xe cho khách đi Đại Nam ở bên ngoài. Không gửi xe được trong khu du lịch, khách đi tham quan đành gửi xe quanh nhà dân để đi bộ quãng đường khoảng 3km để vào bên trong. Chị Trần Thị Thạch Thanh (ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) nói: “Nghe tin Đại Nam sắp đóng cửa 2 tháng và có thể không mở cửa nữa, tôi cùng gia đình đã lên kế hoạch đi chơi ngay từ khi đọc được thông tin trên. Cả gia đình không ngờ khu du lịch này hùng vĩ và hoành tráng như vậy”.
Vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng

Trong cái nắng nóng oi bức, dòng người cuốc bộ thành hàng dài để vào cổng Khu du lịch Đại Nam. Hàng ngàn nhà dân ven đường đã lấy các thùng xốp để ướp những chai nước ngọt đặt ven đường phục vụ khách du lịch. Tuyệt nhiên, tình trạng chặt chém du khách không xảy ra ở xung quanh Đại Nam Văn Hiến.

Ông Trần Văn Tư (ở đường Nguyễn Chí Thanh, phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một), sinh sống trên con đường dẫn vào Khu du lịch Đại Nam cho biết: “Chưa bao giờ tôi thấy khách du lịch lại đến Đại Nam đông như thế”.

Thấy nhiều người đến khu du lịch để thưởng ngoạn, ông Tư cùng các thành viên trong gia đình quây sân làm bãi đậu xe trông giúp du khách vào cổng vui chơi an toàn. Gần cổng chính khu du lịch trên Đại lộ Bình Dương, trường trung cấp, trung học cơ sở và trụ sở công ty cũng được tận dụng để làm bãi gửi xe cho khách tham quan. Đến chiều cùng ngày, lượng khách thập phương vẫn đổ dồn về Đại Nam mặc cho cái nóng oi bức.

Trước tình hình dòng người vẫn không dừng đổ về Đại Nam, lực lượng chức năng của TP Thủ Dầu Một đã phải huy động các ban, ngành, đoàn thể tham gia giữ gìn trật tự xung quanh khu vực này. Ông Lâm Phi Hùng, Phó chủ tịch UBND TP Thủ Dầu Một xác nhận với các phóng viên: “Tỉnh Bình Dương đã huy động gần như toàn bộ lực lượng cảnh sát giao thông… đồng loạt xuống đường để hướng dẫn giao thông cho các phương tiện. Thanh tra giao thông cũng yêu cầu người dân bớt đổ về các tuyến đường vào Khu du lịch Đại Nam mới tránh được tình trạng kẹt xe kéo dài”.

Đến cuối buổi chiều cùng ngày, tình trạng kẹt xe và lượng khách muốn được vào Đại Nam vẫn chưa hề giảm dù quy định đóng cửa cuối ngày của khu du lịch này là 17h30.
Biển trong Khu du lịch Đại Nam

Trước thông tin khu du lịch sẽ đóng cửa, tâm trạng của nhân viên Công ty Đại Nam cũng ngổn ngang. Mọi người vẫn cần mẫn làm việc và đặt hết niềm tin vào quyết định của HĐQT công ty. Anh Nguyễn Xuân Thế (SN 1955, ở phường Hiệp Thành), nhân viên Đội Bảo vệ đền thờ Đại Nam tâm sự: “Tôi làm việc ở đây đã được 4 năm rồi, công việc bảo vệ trật tự quanh đền như đã gắn bó với bản thân tôi trong suốt thời gian vừa qua”. Hằng ngày, anh Thế bắt đầu công việc từ lúc sáng sớm và đến quá trưa thì giao ca.

Trước khi vào làm cho Khu du lịch Đại Nam, bảo vệ này phải làm việc quần quật cho một xưởng gỗ nhưng thu nhập không đáng kể. Thời điểm đó, anh Thế phải nuôi con đang học năm cuối của một trường đại học. Nhờ được nhận vào làm việc cho Đại Nam, gia đình anh đã vượt qua được quãng thời gian túng quẫn nhất.

Anh Thế tin tưởng: “Một phần Khu du lịch Đại Nam đóng cửa nhưng đền vẫn cứ mở. Đây là nơi thờ tự và cánh cửa luôn mở toang đón khách đến viếng đền như tấm lòng của ông chủ dành cho nhân viên làm việc tại đền”.

Buổi chiều cuối tuần, Khu du lịch Đại Nam đón lượng khách “khủng” nhất từ trước đến nay nên không tránh được cảnh cha mẹ thất lạc con cái. Từ loa phóng thanh, tiếng nhân viên Ban Quản lý Khu du lịch phát lên: “Tìm trẻ lạc! Cháu trai tên Tuân, 3 tuổi, ngụ ở Đồng Nai lạc mất người thân tại khu đền thờ Khu du lịch Đại Nam. Ai phát hiện cháu bé mặc áo ca-rô xanh, đội mũ đỏ xin vui lòng báo tin về cho ban quản lý hoặc nhân viên của khu du lịch…”. Chưa đầy 15 giây sau, thông tin được tiếp tục báo đến cho tất cả các máy bộ đàm của bảo vệ Đại Nam về cách nhận dạng cụ thể hơn với cháu bé. Đội bảo vệ đền thờ gồm 54 người được huy động để quan sát từng cháu trai nghi vấn đi lạc người thân. Chỉ trong 5 phút, máy bộ đàm của anh Thế phát ra tín hiệu: “Đã tìm thấy bé trai tại khu vực gần cổng của đền…”.

Anh Trần Văn Thành, bảo vệ vòng ngoài của Khu du lịch ủng hộ chủ trương của Công ty Đại Nam: “Khu du lịch đóng cửa thì sẽ có những cánh cửa và cơ hội khác lại mở ra cho nhân viên nơi đây. Tôi tin quyết định của ông Dũng là đúng đắn và anh em chúng tôi ở đây một lòng hướng về ông Dũng”. Đều đặn mỗi ngày, anh Thành chạy vòng quanh khu du lịch và cùng anh em chốt chặn ở bên ngoài. Tình hình diễn biến trật tự ở bên trong và bên ngoài đều được thông báo để các đội bảo vệ phối hợp nhịp nhàng, đảm bảo một cách an toàn nhất cho du khách đến tham quan.

Ông Huỳnh Uy Dũng: Tôi chưa bao giờ thôi khát khao cống hiến

Từ NewZealand, ông Huỳnh Uy Dũng đã cho phóng viên Báo Năng lượng Mới một cuộc trao đổi ngắn xung quanh vấn đề Khu du lịch Đại Nam đóng cửa.

PV: Theo ghi nhận của phóng viên Báo Năng Lượng Mới - PetroTimes, lượng khách đổ về Đại Nam đã tăng đột biến, ông suy nghĩ gì về tình cảm người dân dành cho Khu du lịch Đại Nam và cho cá nhân ông?

Ông Huỳnh Uy Dũng: Tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc vì đó là tình cảm của người dân dành cho Đại Nam mà tôi đã dồn hết tâm huyết và công sức để xây dựng. Tôi thật sự xúc động! Công trình này, khu du lịch này tôi làm cũng vì mục đích cống hiến cho xã hội, cho mọi người đến để tham quan và quên đi những mệt nhọc phiền toái trong cuộc sống.

Xin cảm ơn hàng chục vạn khách quý đã đến chia sẻ, đồng cảm cùng vợ chồng tôi và đây cũng là cơ hội để đền đáp những du khách trước đây chưa có điều kiện đến Đại Nam tham quan.

PV: Lượng khách lên đến hàng vạn người đổ về Đại Nam như trong những ngày qua, liệu khu du lịch có thể đáp ứng được không, thưa ông?

Ông Huỳnh Uy Dũng: Mở cửa từ năm 2008, Đại Nam đã chào đón và phục vụ hơn 2 triệu lượt khách đến tham quan. Nếu những ngày đầu mới mở cửa còn bỡ ngỡ bao nhiêu thì nay đội ngũ nhân viên của Đại Nam đã chuyên nghiệp hóa hơn hẳn. Hằng năm, công ty thường xuyên cho các nhân viên sinh hoạt, trao dồi nghiệp vụ để có thể phục vụ du khách đến Đại Nam một cách chuyên nghiệp nhất.

Những ngày qua, lượng khách đến khu du lịch tăng đột biến nên nhân viên của Đại Nam rất vất vả. Nhưng đây cũng là niềm vui, niềm tự hào của tất cả các nhân viên đang công tác tại Đại Nam khi được chào đón khách tham quan. Nếu có điều gì thiếu sót, từ NewZealand, tôi xin gửi đến quý khách lời xin lỗi và tri ân với tất cả du khách tham quan Đại Nam.
Khách nườm nượp đổ về Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến trước ngày đóng cửa

PV: Cảm xúc của ông trước thời khắc Đại Nam Văn Hiến, một công trình quy mô bậc nhất Đông Nam Á đang ở giai đoạn đếm từng ngày để đóng cửa?

Ông Huỳnh Uy Dũng: Tôi mất hơn 10 năm để ấp ủ, nung nấu ý chí, phác họa và gây dựng một công trình tham quan mang tầm khu vực Đông Nam Á. Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến gắn bó với tôi và bà xã qua biết bao nhiêu buồn vui, chúng tôi hãnh diện trước một công trình mang tầm cỡ quốc tế và để lại cho đời sau. Quyết định đóng cửa Đại Nam như bóp nát chính trái tim tôi nhưng không còn cách nào khác. Tôi đã cố gắng nhịn nhục, cố chịu đựng và cam chịu tất cả để vượt qua nhưng không thể.

Đại Nam Văn Hiến như một người con tinh thần của tôi và tôi hy sinh tất cả để có được một Đại Nam với hình hài như ngày hôm nay. Sự chịu đựng của một con người cũng chỉ trong giới hạn nhất định, tôi không thể chịu nổi và đã vượt quá giới hạn của mình. Những gì tôi đã làm được, có được, tôi mang đi chia sẻ cho cuộc đời, cho mọi người cùng thụ hưởng. Đại Nam Văn Hiến hình thành để cho mọi người tham quan, là điểm đến cho mỗi gia đình vào những ngày nghỉ lễ, ngày cuối tuần quây quần, mang đến tiếng cười và niềm hạnh phúc bên nhau.

Đến thời điểm này, Chương trình Trái Tim Hằng Hữu cũng đã giúp được hàng chục em nhỏ tìm lại cơ hội sống và trong tương lai sẽ lên đến hàng ngàn em. Nhưng những điều này như đang là cái tội mà tôi phải “rước” vào để chịu nhiều khó khăn, để bị ngược đãi. Tôi chấp nhận tất cả, công hay tội rồi sẽ được người đời phán xét. Bản thân tôi ôm những tâm tư vào lòng và rời Bình Dương để đến Sài Gòn sinh sống. Mọi việc vẫn đang tiếp diễn như ngọn lửa cháy âm ỉ và tôi như đang muốn buông tay.

PV: Điều gì khiến ông ra quyết định “đóng cửa” một cách bất ngờ như vậy?

Ông Huỳnh Uy Dũng: Từ lúc đặt viên gạch để khởi công xây dựng Đại Nam, tôi luôn nghĩ sẽ chỉ mở cửa khi công trình đã hoàn tất. Nhưng bà xã tôi đã nói một câu làm tôi cứ nhớ mãi: “Anh hãy mở cửa để đón khách như mở cửa lòng cho thanh thản”. Câu nói của bà xã khiến tôi đi đến quyết định “mở cửa” cho người dân vào tham quan và vẫn đang tiếp tục xây dựng nhiều hạng mục mới.
Hàng chục vạn lượt khách tham quan đổ về Khu du lịch Đại Nam trong những ngày qua

Đến ngày hôm nay, tôi đã “mở rộng cửa” để tất cả mọi người được vào nhưng bà xã Phương Hằng cùng đi du lịch với tôi tại NewZealand lại rất đau lòng và cô ấy đã nhiều đêm khóc thầm. Tôi mở rộng cửa rồi lại chờ ngày Đại Nam đóng cửa và tạm dừng đón khách. Điều tôi đau đớn nhất là nhân viên đang làm việc tại Đại Nam như “sống trong sợ hãi” vì lúc thì bị Cục Thuế mời, khi thì bị Công an Kinh tế của Bình Dương mời “thẩm vấn” như người mắc tội mặc dù trước đó đã có kết quả Thanh tra.

Nếu bản thân tôi có tội thì giờ này tôi cũng không còn cơ hội để tự quyết định “đóng cửa” hay “mở cửa” cho du khách đến chơi.

PV: Qua việc ông quyết định đóng cửa Khu du lịch Đại Nam, nhiều người đã cười đắc thắng vì ông Dũng “lò vôi” là người mất nhiều nhất. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Ông Huỳnh Uy Dũng: Bản thân tôi là một người đàn ông, tôi không bao giờ thừa nước mắt trước một sự bất công dành cho mình. Những giọt nước mắt ấy đã biết “chảy ngược vào trong” trước Huỳnh Uy Dũng này. Ở thời điểm này, trong tất cả mọi động thái của mình, tôi chỉ nghĩ đến những quyết định mang tính cống hiến cho người, cho đời những gì tôi đã có được.

Cái “mất” của vợ chồng tôi chẳng qua chỉ là tinh thần, là một ít niềm tin, một ít ý chí nhưng khát khao được cống hiến thì vẫn luôn còn tồn tại mãi mãi. Cái “được” là một phương tiện, là điều kiện, là thương hiệu và là uy tín trên 30 năm trên thương trường bị đánh gục bởi sự chi phối từ “cái lệ” của Bình Dương đang đứng trên luật pháp. Tôi xin dám cam đoan, một Huỳnh Uy Dũng như tôi hay 1.001 kiếp người chết đi sống lại cũng phải đầu hàng và bỏ chạy trước cách hành xử của chính quyền tỉnh Bình Dương.
Diễn biến gần đây gây ức chế cho ông Huỳnh Uy Dũng kể từ sau khi có Kết luận số 1549/KL-TTCP ngày 4/7/2014 của Thanh tra Chính phủ về việc kết luận nội dung tố cáo:
- Ngày 8/9/2014: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 2173/QĐ-UBND về việc thu hồi Quyết định số 2089/QĐ-UBND cho phép thay đổi thời hạn sử dụng 61,49ha đất ở đối với Công ty Đại Nam.
- Ngày 9/9/2014: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh ban hành Giấy mời số 670/GM-STNMT yêu cầu Công ty Đại Nam nộp hồ sơ và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 61,49ha đất ở.
- Ngày 16/9/2014: Công an tỉnh (PC46) có Giấy mời số 19 về việc mời cán bộ, nhân viên của Công ty Đại Nam xét hỏi về nội dung kinh doanh của Công ty Đại Nam liên quan đến khu đất 61,49ha đất ở.
- Ngày 16/9/2014: Công an tỉnh (PC46) có Giấy mời số 20 về việc mời cán bộ, nhân viên của Công ty Đại Nam xét hỏi về nội dung kinh doanh của Công ty Đại Nam liên quan đến khu đất 61,49ha đất ở.
- Ngày 26/9/2014: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ban hành Công văn 3319/UBND-KTN về việc yêu cầu Công ty Đại Nam nghiêm túc chấp hành thực hiện Quyết định số 2173/QĐ-UBND về việc thay đổi thời hạn sử dụng 61,49ha đất ở đối với Công ty Đại Nam.
- Ngày 26/9/2014: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh ban hành Giấy mời (lần 2) số 715/GM-STNMT yêu cầu Công ty Đại Nam nộp hồ sơ và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 61,49ha đất ở.
- Ngày 6/10/2014: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ban hành Công văn 3431/UBND-KTN về việc thoái thu đối với tiền sử dụng đất thu thừa của khu ở thuộc Công ty Đại Nam.
- Ngày 7/10/2014: Công an tỉnh (PC46) có Giấy mời số 50 về việc mời cán bộ, nhân viên của Công ty Đại Nam xét hỏi về nội dung kinh doanh của Công ty Đại Nam liên quan đến khu đất 61,49ha đất ở.
- Ngày 14/10/2014: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh ban hành Giấy mời (lần 3) số 769/GM-STNMT yêu cầu Công ty Đại Nam nộp hồ sơ và giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất 61,49ha đất ở.
- Ngày 22/10/2014: Cục Thuế tỉnh bàn giao Quyết định số 6434/QĐ-CT về việc thanh tra thuế từ năm 2009 đến nay. Ngày tiến hành thanh tra là 22/10/2014.
- Ngày 22/10/2014: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ban hành Công văn 3649/UBND-KTN về việc xác định UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, công an tỉnh làm việc với Công ty Đại Nam. Yêu cầu Công ty Đại Nam thực hiện Quyết định 2173/QĐ-UBND về việc thay đổi thời hạn sử dụng 61,49ha đất ở đối với Công ty Đại Nam.
- Ngày 28/10/2014: Cục Thuế tỉnh ban hành Giấy mời số 11947/GM-CT yêu cầu Công ty Đại Nam xác định lại nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất đối với đất khu ở.
Như vậy từ ngày 8/9/2014 đến 28/10/2014, trong vòng 51 ngày có 12 văn bản ban hành, trung bình cứ khoảng 4 ngày là UBND tỉnh và các sở ngành có 1 văn bản gửi Công ty Đại Nam liên quan tới thu hồi quyền sử dụng 61,49ha đất ở của Công ty Đại Nam.

Hưng Long (thực hiện)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét