Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Tin thứ Ba, 07-10-2013 - Những người biểu tình Hồng Kông cần phải làm gì để có thể giành chiến thắng

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- TQ sẽ mở tiếp tour du lịch trái phép tới Hoàng Sa (VNN).
H1- TBT Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta đã giành thắng lợi trong đấu tranh về biển Đông” (TT). “Trong giải quyết căng thẳng trên biển Đông thời gian qua, chúng ta đã giành được thắng lợi. Chúng ta có cơ sở để đấu tranh, về mặt luật pháp, về mặt thực lực, kết hợp nhiều biện pháp chúng ta đã đạt kết quả khi Trung Quốc rút giàn khoan, tình hình tạm thời hòa dịu”.
TBT lại tự sướng nữa rồi.  Thắng lợi kiểu gì, trong khi Trung Quốc mang giàn khoan ra đánh lừa cụ và đảng của cụ, để ở chỗ khác chúng đắp đảo nhân tạo, xây sân bay, tiếp tục khống chế Biển Đông? Mời xem lại: Giàn khoan 981 là kế nghi binh, đảo hóa Gạc Ma mới uy hiếp ta thực sự? (GDVN). – Xây đảo nhân tạo, TQ âm mưu biến Trường Sa thành căn cứ quân sự chiến lược (NĐT).  – TBT Nguyễn Phú Trọng: ‘Chúng ta đã giành thắng lợi’ trong vụ giàn khoan 981 (DLB).

- Mỹ Philippines tập trận gần đảo Scarborough trên Biển Đông (RFI).  – Lính Mỹ, Philippines tập đổ bộ gần đảo tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông (DV).  – Malaysia tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ trước sự bành trướng của Trung Quốc. (RFI).
- Chuyên gia nói gì về khả năng làm chủ tàu ngầm của người Việt Nam? (GDVN). “Sẽ phải mất nhiều năm để Việt Nam có thể hoàn thành chu kỳ hiện đại hóa các loại vũ khí quan trọng đã bị lỗi thời cũng như phát triển học thuyết, chiến thuật mới để sử dụng các công nghệ mới hơn”.
- Mỹ giảm nhẹ cấm vận vũ khí cho Việt Nam : Trung Quốc ấm ức ? (RFI). G.S. Carl Thayer: “Quyết định của Mỹ đồng ý bán vũ khí sát thương và các hệ thống vũ khí liên quan đến an ninh hàng hải cho Việt Nam là một thay đổi lớn trong chính sách của Hoa Kỳ đối với tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông“. – Mỹ bỏ cấm vận vũ khí nhằm khẳng định chiến lược xoay trục châu Á (Tin Nóng). – Dư luận truyền thông TQ nói gì khi Mỹ nới bán vũ khí cho Việt Nam? (GDVN).  – Trung Quốc bực bội khi Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho VN (TTVN).  – Quan hệ Việt – Mỹ và tương lai của Việt Nam (Jonathan London).  – Việt Nam và Mỹ có thể thay đổi tương lai (LĐ).
- Dư âm phát biểu Phạm Bình Minh: Tăng gấp đôi cái gì? (VNTB). “Rất có thể, đó là lý do để dù có muốn, ông John Kerry cũng không thể công bố với ông Phạm Bình Minh về một lộ trình nào đó để “hoàn tất TPP”.  Cũng bởi thế, lời hô hào “tăng gấp đôi” của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh lẽ ra cần được đặc tả cho phía Việt Nam. Ngay trước mắt và việc làm đầu tiên, họ phải thả gấp đôi và “chất lượng” hơn hẳn số tù nhân lương tâm đang bị dày vò giữa bốn bức tường đen đúa“.
- Đào Tiến Thi: CÓ NÊN TỔ CHỨC KỶ NIỆM LINH ĐÌNH NGÀY 10-10? (Tễu). “Ngày 10-10-1954 chỉ là ngày tiếp quản Hà Nội, do đó không nên tổ chức kỷ niệm linh đình. Mặt khác để đánh dấu “60 năm” hoà bình lập lại trên miền Bắc thì ít nhất vừa qua đã kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ, 60 năm hiệp định Geneve rồi. Nếu tổ chức kỷ niệm lớn “60 năm giải phóng thủ đô” thì không biết sẽ còn bao nhiêu sự kiện “60 năm” khác. Việc bắn pháo hoa với quy mô “hoành tráng” do đó lại càng không nên“. 
- Nguyễn Khắc Mai: TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ 10.10.1954 VÀ LỜI HỨA CỦA HỒ CHÍ MINH (Quê Choa). ” ‘Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân,thực hiện dân chủ thật sự’ … Cụ Hồ nói khá hay, trong câu kêu gọi trên. Phải cải cách. Phải nâng cao đời sống (vật chất, văn hóa, tinh thần, đạo đức, lối sống, quyền dân, quyền con người…) Phải dân chủ thật sự. Nhưng sáu mươi năm cho ta kết luận rằng nếu không có thể chế chính trị, kinh tế hợp lý, văn minh, tiến bộ, và dân chủ, không thể thực hiện mà không bôi bác cái công thức của cụ Hồ, cả lời hứa của cụ với đồng bào Thủ đô 60 năm trước“.
- Nhà văn VŨ HUY QUANG: Thoả hiệp Án: Nguồn gốc và Hậu quả (Nhật Tuấn). “Là những ai đòi độc lập, đòi thống nhất ngay sau Hiệp định Sơ bộ đều bị bẻ gãy. Suốt Nam ra Bắc, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch…cho đến Huỳnh Phú Sổ đều chết mất xác. Những người chỉ đòi góp ý kiến cũng có số phận bi thương, như Nguyễn Hữu Ðang, Phan Khôi…Và những cái chết mờ ám của các Tướng Nguyễn Sơn, Nguyễn Bình. Tinh hoa nhất của Việt Nam thời bị đô hộ bị tận diệt, không bởi chính quyền Thuộc địa, mà bởi “Cụ Hồ” và đảng của “Cụ”, đảng “Lao Ðộng” (sau đổi là Ðảng Cộng Sản) bẻ gãy“. – Sự thật khó che. Răn đe không ngại (DLB).
H1- CÓ NHỮNG ĐIỀU THIÊNG LIÊNG KHÔNG THỂ NÓI LỜI XIN LỖI… (Mai Tú Ân). “Không thể đem đất đai biển đảo của tổ tiên giao cho giặc để rồi nói lời xin lỗi…  Không thể bỏ tù hay đe dọa bỏ tù những người dân yêu nước xuống đường biểu tình ôn hòa chống giặc chỉ bằng tấm lòng yêu nước, cũng như bỏ tù những người chống giặc chỉ bằng ngòi bút….để rồi lại nói lời xin lỗi…   Không thể dẫn dắt đất nước đói khổ lầm than cả một thế hệ rồi nói lời xin lỗi…  Không thể lại tiếp tục dẫn dắt đất nước lầm than đói khổ thêm một thế hệ nữa để rồi lại nói lời xin lỗi…”
- Khánh thành khu tưởng niệm đồng chí Lê Đức Thọ (CP).   – Đoàn Bộ TT&TT dự Lễ khánh thành Khu tưởng niệm đồng chí Lê Đức Thọ (Infonet). – Những sự thật cần phải biết (Phần 22) – Tội đồ Lê Đức Thọ (DLB).  – Lập đền thờ cho hung thần Lê Đức Thọ (DLB). “Điển hình là vụ án ‘xét lại’ hồi cuối thập niên 60, hung thần Lê Đức Thọ đã ra lệnh bỏ tù ít nhất 300 người bất đồng quan điểm, trong đó có nhiều nhân vật cấp cao trong đảng cộng sản“.
- NGUYỄN MẠNH CẦM – NHÀ NGOẠI GIAO CỦA THỜI ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP (Nguyễn Trọng Tạo).
- Video: TRÒ CHUYỆN VỚI ANH TRẦN HOÀNG GIANG – CỰU TNLT (CĐVN).
- TRẦN ĐỨC THẠCH (Nguyễn Tường Thụy). “Anh kể cho tôi nghe về những ngày lao khổ trong tù. Anh bảo, họ không coi chúng tôi là con người nữa. Anh cho biết trong 3 năm ở tù thì đã tới 550 ngày bị nhốt trong buồng tối. Trong một lần trả lời phỏng vấn anh nói:Tôi là nạn nhân của các thủ đoạn đàn áp, khủng bố, tra tấn của công an cộng sản Việt Nam trong suốt thời gian bị đày đọa trong nhà tù nhỏ. Tội ác của họ thật là rùng rợn và ghê tởm’.” – Xin giúp đỡ Tù nhân lương tâm Trần Đức Thạch (DLB).
- ĐỪNG TRUYỀN SỰ SỢ HÃI, MÀ HÃY TRUYỀN SỰ TỰ TIN (Phương Bích). – Câu chuyện con voi (Nguyễn Tường Thụy). “Những con thú đó hoàn toàn có khả năng chạy thoát khỏi sợi dây ràng buộc chúng, nhưng chỉ vì không tin mình có thể, nên chúng vẫn cứ chấp nhận một thực tiễn như đang có.  Cũng giống như những con voi đó, có biết bao người trong chúng ta, đã đi qua cuộc đời với ý nghĩ, chúng ta không thể làm được gì đó, đơn giản chỉ vì, ta đã từng thất bại một lần?
- Trọng Hiền – Làm sao để khống chế (hoặc tác động) các hoạt động SV VN tại nước ngoài (Dân Luận).
- Ứng hòa, Hà nội – Chủ tịch và chi bộ thị trấn cùng nhau bán đất trái phép (Lê Hiền Đức).  – Hà Nội: DN lấy đất của dân nhờ “bàn tay ma” của quận Long Biên? (GDVN).  – Bình Thuận: Đất có giấy đỏ, ủy ban vẫn giải quyết tranh chấp ().
H1- 3,752 người ký tên lên tiếng bảo vệ Quyền tự do tôn giáo cho Thủ Thiêm (DCCT). =>
- Lên tiếng cho xã hội tốt hơn là biểu hiện của Con Người (FB Nguyễn Văn Hoàng/ Dân News).   – Tuổi trẻ thờ ơ, vô cảm là trách nhiệm của nhà giáo (DLB).
- QUYỀN SỐNG: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CÒN BỎ NGỎ (Nguyễn Minh Tuấn).
- Những Con Lừa Của Thời Đại Mới (Alan Phan). “Có 2 cách để bị lừa dối. Một là tin vào những điều không thực; hai là không chịu tin vào những điều thực”.
- Làm thế nào để lật đổ một nhà độc tài? (TCPT).
- Bùi Bảo Trúc: Bác hên dễ sợ! (TGBT). Mời xem lại: Toà Án Nhân Dân huyện Cao Lộc sẽ xét xử bị cáo Kèo Sòn Thuý tội xúc phạm lãnh tụ (Vrvradion).
- Tản mạn với anh Scott (Hiệu Minh). “Rồi anh kết luận, các em được vào Mỹ là chính do mấy cái Tu Chính án này. Hoa Kỳ không có tự do, dân chủ, chẳng ai đến làm gì. Xem Trung Quốc, Triều Tiên và vài nước xung quanh, có ai muốn di tản đến đó để làm người tự do không, dù anh có tiền? Có ai muốn xin vào quốc tịch Nga không, hay chỉ có mỗi Snowden và một nhúm dân Crimea“.
- Văn chương Võ Phiến với Góc nhìn nghịch tử (Da Màu). – Bắc Phong – Tội của Thu Tứ đáng bị năm roi (Dân Luận). “roi thứ nhất cho tội bất hiếu/ đã tố khổ bố anh trên diễn đàn văn học/ roi thứ hai cho tội phản phúc/ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản/ roi thứ ba cho tội đầu óc ấu trĩ hẹp hòi/ muốn “lọc bỏ phần chính trị” trong tác phẩm của bố anh/ làm lệch lạc sự nghiệp văn chương của ông/ roi thứ tư cho tội làm công an tư tưởng/ toan tính hãm hại ban vận động một văn đoàn/ roi thứ năm cho tội ngang bướng đã phạm bốn tội trên/ mà còn không biết ăn năn hối lỗi“. – Béo phì trí thức? (THĐP).
- Nhật Bình: Dân chủ có giúp tăng trưởng kinh tế? (BBC). “Chỉ vì dân chủ có mối tương quan nhất định đối với tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn con người, không có nghĩa nó là tác nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế mà là ngược lại: Chính sự phát triển về kinh tế đã giúp Hàn Quốc đạt được những tiến bộ về thể chế“. Điều hiển nhiên là kinh tế phát triển giúp gia tăng giáo dục và ý thức về dân chủ, từ đó dẫn đến một nền chính trị dân chủ thực sự. Nhưng để giúp kinh tế phát triển thì rõ ràng không phải dựa trên một chính thể độc tài đảng trị như ở Việt Nam.
- Nguyễn Trần Sâm: Liệu có phải hiện trạng xã hội Việt Nam chưa chín muồi để tiếp nhận nền dân chủ đa đảng? (Quê Choa). “Có thể là nhận thức của dân ta còn kém thật (cho dù đa số đều học hết bậc giáo dục phổ thông và số cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ đều rất lớn). Có thể còn thấp hơn cả tầm nhận thức của dân Hàn năm 1950. Nhưng như thế có nghĩa là thấp hơn chính dân ta vào thời đó. Nghĩa là về nhận thức, dân Việt đi lùi. Nếu đúng vậy thì nguyên nhân ở đâu?
- T.S. Đoàn Xuân Lộc: Học được gì từ Hàn Quốc? (BBC). “Nếu chỉ cần so sánh hệ thống chính trị, mô hình kinh tế, cách điều hành, quản lý của Nam Hàn với những gì đang diễn ra tại Bắc Hàn hay thậm chí tại Việt Nam, ông Trọng hay bất cứ ai trong phái đoàn của ông đều có thể dễ dàng nhận ra đâu là nguyên nhân sâu xa, chính yếu dẫn đến sự tụt hậu của Bắc Hàn và sự thua kém của Việt Nam so với Nam Hàn“.
- Học Bổ Túc Xong Rồi Hẵng Nói, Nha Lý! (Đinh Tấn Lực). “Dân mình còn nghèo lắm. Đã phải đóng thuế cho lãnh đạo xây biệt thự với vườn ngự uyển và phá nát đất nước mọi mặt. Riêng mặt tài chánh thì nỗ lực vun vén và thiên tài trơ mặt của lãnh đạo đã vênh váo đưa Vinashin/Vinalines/Vina-các-thứ ra nghĩa địa, lại thêm cả hệ thống ngân hàng hấp hối với nợ xấu tròng chéo chất chồng. Đã vậy còn thậm thụt lấp liếm giấu nợ, giấu cả những chuyến công du ăn chơi âm thầm mang tên bị gậy đi xin khất nợ với các Câu Lạc Bộ Tài Chánh thế giới…”
- “Học tập” Phan Trung Lý: “Ông ấy điên hay ngu vậy”? (VNTB).  – Lại đề nghị dùng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu (TBKTSG).  – Chi ngân sách để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước? (VNE). – Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Nợ xấu, giữ ghế và sắp ghế (VNTB).
- Tổng bí thư: Diệt chuột đừng để vỡ bình (VNN). “Tổng bí thư cũng cho rằng, xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm“.   – Lê Diễn Đức: “Ném chuột đừng đánh vỡ bình” (Blog RFA). – TBT Nguyễn Phú Trọng ” bật mí ” cách tham nhũng an toàn (NBG).
- Đảng không bao giờ dung túng cho những hành động tham nhũng, lãng phí (TTXVN/ CAND). – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Phải làm đến mức không ai còn dám tham nhũng nữa” (BizLive). Tham nhũng nuôi sống đảng và nhà nước, nếu làm đến mức không còn ai dám tham nhũng nữa thì cái đảng của cụ cũng không còn.  – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Không phải cán bộ nào về địa phương cũng được lên chức (LĐ).
- Nguyễn Hoa Lư: Xin bớt lại những lời hoa mỹ (MTG). “Trong đời sống hàng ngày, bạn bè gặp nhau, nói qua nói lại dăm bảy câu, thể nào cũng có những lời trầm ngâm về những tiêu cực ngày càng tăng, những quan chức nói thế này làm thế khác … Làm sao viết được những diễn từ đầy rẫy những đại ngôn đứng chen vai thích cánh. Những diễn từ tỏa ra thứ ánh sáng của vàng mã, nhợt nhạt theo kiểu ‘đường lên Giàu mạnh đã thênh thang/ nẻo đến Văn minh thêm mới mẻ!’ làm sao khơi dậy ngọn lửa nhiệt tâm, khiêm nhường và bao dung của cộng đồng được”.
H1<- Việt Nam đã sản xuất được… con ốc vít (Soha). – “Doanh nghiệp Việt không sản xuất nổi ốc vít”: Bộ trưởng nói gì? (DT). – Bộ trưởng bộ công thương: Phải khẳng định chúng ta đã làm được… con ốc vít! (DLB).  – Không làm được ốc vít, Bộ trưởng nói… “tự thân doanh nghiệp” (ĐV).  – Con ốc vít nhỏ bé cũng yêu cầu kỹ thuật cao (DT).
- SỬA SAI BẰNG … ĐÍNH CHÍNH: KỸ THUẬT LÀM LUẬT “MADE IN VIETNAM” (TNM).
- Không xử lý hình sự phóng viên báo Thanh Niên (PLTP). Mời xem lại: Bộ Công an kiến nghị xử lý phóng viên vì “gài bẫy cảnh sát giao thông” (NBCL/ PT).
- Vụ “biếu” hơn 6,5 tỷ đồng chấn động Bắc Kạn: Bài 1: Chấn động Bắc Kạn vụ “biếu” doanh nghiệp hơn 6,5 tỷ đồng   —   Bài 2: Lộ mặt chủ mưu vụ “biếu” doanh nghiệp hơn 6,5 tỷ đồng chấn động Bắc Kạn   —   Bài 3: Sở KH&ĐT Bắc Kạn “né” trách nhiệm?   —   Bài 4: Nhiều nghi vấn về con đường hơn 6,5 tỷ đồng   —   Bài 5: Thẩm định dự án – Sở KH&ĐT Bắc Kạn đứng ngoài cuộc?   —   Bài 6: Doanh nghiệp “tay không bắt giặc”   —   Bài 7: Số tiền 6,5 tỷ đồng đã được “biếu” như thế nào?   —   Bài 8: Văn bản sai vì “Phó Sở” KH&ĐT ốm (!?)   —   Bài 9: 6,5 tỷ đồng và con đường “vô trách nhiệm”   —   Bài 10: Sai phạm đã được dung túng?   —   Bài 11: Sẽ không bỏ qua sai phạm của các tổ chức, cá nhân (Báo XD).
- Vụ nhận hối lộ ở TAND huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá: Bắt tạm giam thư ký toà án (PLTP).  – Vụ Chánh án “làm tiền” bị cáo: Bắt tạm giam thư ký tòa (DT).
- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Còn một bộ phận cán bộ bỏ qua, tiếp tay cho tội phạm” (PLTP).
- Xe cán bộ gắn biển số giả: Những lý giải ‘không đụng hàng’ (PLTP). – Đem xe công vụ cho bạn… mượn suốt 2 năm (DT).
- Chế độ hộ khẩu Việt Nam: Bất công và tham nhũng (VNTB).
- Cán bộ huyện “quá chén”, từ chối giải quyết khiếu nại (GDVN).
- Cà Mau: Điều chuyển công tác CSGT “năn nỉ người vi phạm” (DT).
- Lái xe ôm gửi công an đơn xin ‘đánh lộn’ (Zing). Nội dung đơn có đoạn: “Tôi gửi đơn lên xã, huyện nhưng chỗ nào cũng im re. Quá bức xúc, tôi làm đơn này xin đánh lại mấy người kia bởi vì đợi hoài pháp luật không giải quyết. Tôi nằm bệnh viện tốn gần 24 triệu đồng. Tôi nay vẫn còn mang nợ“.
- Giải mật tài liệu Trung ương Đảng: “Vừng ơi mở ra” (TT). “Lý giải vì sao ở trung ương tài liệu lưu trữ thường xuyên được khai thác, phục vụ cho công việc, nhưng ngoài xã hội tiếp cận còn hạn chế, các chuyên gia lưu trữ đưa ra nhiều lý do, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do tài liệu chưa được giải mật“.
- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: TP.HCM phải mở cao điểm trấn áp tội phạm (PLTP).
- Bùi Hoàng Tám: Vụ “bôi trơn” sổ đỏ – Gửi về Hà Nội một chữ: TIN! (DT).  “Người xưa có câu, ‘Một sự thất tín, vạn sự bất tin’. Hi vọng lần này, Hà Nội không để người dân phải ‘bất tín’, quyết tâm lấy lại niềm tin của nhân dân. Các bạn có tin hay không còn với tư cách cá nhân, mình xin gửi về Hà Nội một chữ: TIN!
- Thương lái Trung Quốc lại đổ xô mua cá sấu (GDVN). – Hàng dỏm Trung Quốc vào Việt Nam do… chính sách (TGTT).  – VN nhận ‘rác’ từ TQ: Trình độ kém hay lợi ích nhóm? (ĐV).
H1- Chuyện Đại đức Thanh Cường đập hộp Iphone 6: Xin cho Hotboy sành điệu cởi áo nhà sư và “chuyển ngành”! (NĐB). =>
- Tiếp tục hủy kết quả trúng thầu 3 loại thuốc (DT).
- “Cần làm rõ dấu hiệu lừa đảo trong vụ tranh chấp tài sản ở Sa Pa” (DT).
- Binh pháp quan trường – Kế thứ ba: “Bắt quàng làm họ” (GDVN).
- Khai trương nhà Quốc Hội mới – Bình mới rượu cũ… (Mai Tú Ân).
- Phát hiện trưởng công an là thương binh giả (ĐSPL).
- Đốt cờ và nón lá trong biểu tình chống VN (BBC).
- Video tường thuật trực tiếp biểu tình ở Hồng Kông ngày 06-10-2014 (HK Apple Daily). – Phong trào đòi dân chủ Hong Kong tồn tại qua tuần thứ hai (VOA). – “Chảo lửa” biểu tình ở Hồng Kông hạ nhiệt (KT).  – Biểu tình ở Hong Kong hạ nhiệt sau 1 tuần căng thẳng (NĐT).   – Hồng Kông : Hoạt động trở lại bình thường (RFI). – Hong Kong lưu thông trở lại (BBC). – Biểu tình lắng xuống ở Hong Kong (VOA). – HK: Nhiều người biểu tình rút đi (BBC). – Chính quyền Hồng Kông tiếp tục ‘tạo sức ép’ lên người biểu tình (NV).  – Sinh Viên Thất Vọng Với Bài Phát Biểu của Trưởng Đặc Khu Hồng Kông (ĐKN).  – Cảnh Sát Hồng Kông Dự Trữ Vũ Khí Chống Bạo Động (ĐKN).
- Tình hình Hong Kong lúc 8h tối ngày 6/10/2014 (RFA). GS Jonathan London: “Một số lớn sinh viên đã trở về nhưng còn nhiều sinh viên đại học vẫn đang biểu tình. Một điều nữa cũng phải nêu rõ là dù tình hình có thể thay đổi, nhưng chính quyền và cảnh sát chưa dám can thiệp vì họ biết là nếu bạo động xảy ra sẽ lập lại chuyện như trước, tức là nếu cảnh sát và chính quyền can thiệp vào mà chưa được sự chuẩn thuận của người dân thì sẽ có một con số người khổng lồ xuống đường biểu tình“.
H1- Thấy gì ở khía cạnh công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng dù ở Hong Kong? (FB Hoàng Ngọc Diêu). “Nhà cầm quyền Bắc Kinh không thể (hoặc chưa thể) kiểm soát mạng toàn cầu ở Hong Kong như đang kiểm soát bên trong đại lục Trung Quốc. Hong Kong chưa có cái gọi là ‘The Great Wall’, một thứ tường lửa nổi tiếng và cũng là kẻ thù của Internet“.
- Joshua Wong: Chúng tôi sẽ không chấm dứt cho đến khi ông Lương Chấn Anh từ chức (Nguyễn Tường Thụy). – VIDEO – HONG KONG PROTEST 2014: Sự nổi dậy của Joshua Wong (FB Dân Luận). “… cái mà chúng tôi cần chính là một hệ thống giúp mỗi người được lên tiếng, chứ không phải là một hệ thống chuyên biệt, ích kỷ. Mọi sinh viên đều nghĩ rằng hành động của chính quyền trung ương sẽ dẫn đến xung đột gia tăng và kích động sự tức giận của nhiều người”.
- Thấy gì qua những câu trả lời của các bạn sinh viên Hồng Kông? (FB Nguyễn Hồ Nhật Thành). ” ‘Bạn có tin rằng phong trào biểu tình của học sinh sinh viên có thể thay đổi quyết định của Bắc Kinh không?’ – ‘Chúng ta sẽ không biết chúng ta có thể làm được gì nếu chúng ta không bao giờ thử. Đấu tranh vì lý tưởng của mình, mặc dù biết không có nhiều cơ hội thành công, cũng là một hành động đáng thử’.- Julia Lai, 19 tuổi (TN)“.
- Nguyễn Hưng Quốc: Không thành công thì cũng thành… (Blog VOA). “Cuộc biểu tình hiện nay là một cuộc tập dượt tốt cho các cuộc đấu tranh cho dân chủ về sau. Hầu hết những người lãnh đạo cuộc biểu tình này đều rất trẻ. Chắc chắn họ học được rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc biểu tình lần này“.
- PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TỪ HỒNG KÔNG: Côn đồ trà trộn kích động biểu tình Hồng Kông (SBTN). – J.B. Nguyễn Hữu Vinh: Hồng Kông: Công cụ đỏ, liên kết xã hội đen? (RFA). “Thế giới ngày nay không còn là thế giới của những năm đầu thế kỷ trước để mặc cho hệ thống tuyên truyền Cộng sản làm mưa làm gió xuyên tạc sự thật. Loài người đã có quá nhiều kinh nghiệm đau thương về những thủ đoạn tàn ác, bẩn thỉu này. Những hành động tội ác sẽ bị vạch trần nhanh chóng“.
- Hà Nội lo ngại ảnh hưởng phong trào dân chủ từ Hong Kong (RFA). JB Nguyễn Hữu Vinh: “Tối hôm kia, một đoàn của Phường gồm Mặt trận… đã đến nhà tôi nói rằng có nghe tin về một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, nói tôi không nên tham gia“.
-  Michael DeGolyer: Hồng Kông và kịch bản mãng xà (pro&contra).
- TIN CỰC NÓNG TỪ TỈNH SƠN ĐÔNG, TRUNG QUỐC (Vận Mệnh).
- Video: Đài Loan từ chối “Một quốc gia – Hai chế độ” (TQKKD). “Trong khuôn khổ Hiến Pháp, chính phủ Đài Loan kiên quyết không thống nhất, không độc lập, không vũ trang giữa Đài Loan và Trung Quốc. Người dân và chính phủ Đài Loan không thể chấp nhận chính sách Một quốc gia, hai chế độ. Thái Anh Văn, Chủ tịch Đảng Dân chủ Tiến bộ, đảng đối lập lớn nhất tại Đài Loan cũng nói rằng chúng ta nên duy trì sự phát triển vững chắc cho cả hai phía. Đây là mục tiêu chung của chúng ta“.
H1
- Chuyện người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma (NCLS).
<- Mít Tinh Lớn Gần Trụ Sở Liên Hợp Quốc Kêu Gọi Chấm Dứt Bức Hại Pháp Luân Công (ĐKN).
- Theo FBI : Các doanh nghiệp Mỹ mất hàng tỷ đô la mỗi năm vì tin tặc Trung Quốc (RFI).
- 25 năm vỡ tường Berlin: Liên hiệp Hoài niệm (P.4) (VNTB).
- Rộ tin đồn ông Kim Jong-un bị “âm thầm lật đổ” (DT). – Nhiều đồn đoán về bộ ba quyền lực Triều Tiên bất ngờ sang Hàn Quốc (PLPT).

- Bùi Tín: Công, tội trước lịch sử (Blog VOA). “Theo tư duy hòa bình nhân ái của Trần Đĩnh, anh dứt tình cả với ‘Cụ Hồ’ của anh, cả với Trường Chinh là người đã dìu dắt đào tạo anh, vì cả Hồ Chí Minh và Trường Chinh thoạt đầu đều tán thành quan điểm ‘Xét lại’ vốn đã thành trào lưu chính thống của phong trào CS quốc tế, nhưng sau cả hai đều xoay sang theo đuôi Mao, cam chịu thành Mao-nhều“. – Phan Nhật Nam: Sự thật từ Đèn Cù đến quá trễ (phần 4) (Dân News).
- Vì sao giới trẻ Việt Nam thiếu lửa dân chủ (RFA). Nhà giáo Đỗ Việt Khoa: “Số học sinh sinh viên trăn trở với tình hình đất nước nhận thức sớm được vấn đề ấy cũng nhiều chứ không phải ít. Thế nhưng cái số đông hơn lại là những học sinh lâu này bị ảnh hưởng nền giáo dục, sách vở hay sự tuyên truyền, nhắc nhở của gia đình, của thầy cô của nhà trường và sự ngăn chặn của chính quyền khiến cho số học sinh ấy không dám xuống đường không dám thể hiện. Ngoài ra một số rất đông lại bận ăn chơi, mải chơi không tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội. Có thể nói đó là sự thành công phần nào của một chính sách ngu dân hóa của chính quyền“.
- Phạm Chí Dũng: Vì sao Thống đốc Bình ‘quyết liệt’ giấu nợ xấu? (VOA). “Con số 240.000 tỷ đồng nợ xấu mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình báo cáo đã xử lý đang bị nghi vấn chỉ là động tác ‘đảo nợ’ và do VAMC phát hành trái phiếu để mua lại, chứ thực chất nợ xấu chưa hề được xử lý và thậm chí vẫn tăng lên đều đặn theo thời gian“.
- Khảo dị “Ném chuột vỡ bình quí” (Hiệu Minh). “… chuột đã hoành hành trong cung vua khá lâu rồi. Nếu cứ để hiện trạng chuột trộm cắp và lạm dụng quyền lực, lũ chuột khác sẽ bắt chước, khi đó mạng vua cũng khó bảo toàn. Đập chuột có vỡ bình quí, nếu điều đó giúp được bình thiên hạ, ghế của ngài cũng được yên ổn, đó là việc nên làm“.
- Đừng là chuyện hội trường hoa tươi, băngrôn khẩu hiệu (LĐ). “Cử tri muốn được gặp gỡ đại biểu của mình nhiều hơn. Muốn không phải phản ánh quá nhiều lần về một vấn đề và sau đó ‘không muốn nói nữa’ vì không được giải quyết. Và, nói ra có vẻ vô lý, muốn được đại biểu thân thiện hơn với mình’.”
- Nghệ An: Xây cầu 700 triệu đồng rồi để… sập! (CATP). “Trả lời câu hỏi sao lại chọn nơi không có đường để thực hiện, ông này trả lời: ‘Nếu xây ở nơi có đường, đông người qua lại thì nhiều người chết rồi, không có người đi mà cầu còn sập, huống chi… Xây như thế mới kiếm được tiền’ (!)“.
- Trung Quốc im lặng bất thường dịp 65 năm lập quan hệ với Triều Tiên (GDVN). “Không một tờ báo chính thống nào của Trung Quốc đưa tin về lễ kỷ niệm, cũng không có bất cứ hoạt động kỷ niệm nào ở Bắc Kinh và Bình Nhưỡng“.
KINH TẾ
- VN đẩy mạnh cải tổ ngân hàng quốc doanh (BBC). – Phó Thống đốc: Tỷ giá tăng chủ yếu do tin đồn NHNN điều chỉnh (NĐH). Lỗi ở thằng “tin đồn” thì phải xử lý… “tin đồn”. – Ngân hàng Nhà nước cam kết giữ ổn định tỷ giá (ND).
- Các ngân hàng tiếp tục dư thừa tiền (PLTP). – Yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay (TT).   – Tỷ giá giao dịch liên ngân hàng thấp xa so với mức trần (TBNH).  – Đến 30/9, tín dụng tăng 7,26% (TBNH).
- Nhận định thị trường ngày 7/10: Sẽ chinh phục 615 điểm và đi lên (ĐTCK).  – Blog chứng khoán: Tích lũy rất lành mạnh (VnEconomy).  – Phiên giao dịch chiều 6/10: “Âm mưu” ép VN-Index thất bại (ĐTCK).  – Nhận định TTCK ngày 7/10: Tiếp tục tích lũy theo hướng tăng dần (TBNH). – Nhận định chứng khoán ngày 7/10: “Sẽ rung lắc mạnh” (VnEconomy). – Góc nhìn 07/10: Thời điểm tốt để mua vào? (Vietstock).
- Lãnh đạo NHNN cảnh báo rủi ro vàng ảo (VEF).  – Khuynh gia bại sản vì… đánh bạc với vàng (ĐSPL).  – NHNN: Không có sàn vàng nào được cấp phép ở Việt Nam (Báo ĐT).
H1- DN kêu trời về giấy phép ‘con, cháu’ (PLTP).  – Điểm danh “nhà vô địch” ban hành giấy phép con (CP).  – Giấy phép con- “đất màu mỡ” để kiếm thêm thu nhập (TQ).  =>
- Phải định nghĩa được Agribank là ngân hàng gì? (GDVN).
- Quảng Ninh: “Đổi” tài trợ bằng “dịch vụ trả lương qua tài khoản” (PLVN).
- Số phận chung của hai mỏ vàng khủng Việt Nam (KT).
- Châu Âu ra “tối hậu thư” với hoa quả Việt Nam (TT).  – Video: Chôm chôm Việt Nam xâm nhập thuận lợi vào Mỹ (FBNC).  – Triển vọng xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông (TT).
- Ngân hàng Thế giới giảm dự phóng tăng trưởng của Đông Á (RFI).
- Chứng khoán châu Á bật tăng sau 6 phiên giảm liên tiếp (Gafin).  – Chứng khoán Châu Á tăng lần đầu tiên trong 7 phiên nhờ báo cáo việc làm của Mỹ (NĐH).
- Kinh tế Nga sẽ suy yếu lâu dài (RFI). “Chủ tịch tổng giám đốc German Gref của Sberbank, ngân hàng số một của Nga đã không ngần ngại so sánh nước Nga của Putin với thời chế độ cộng sản cũ, chỉ biết dựa vào dầu hỏa với một nền kinh tế đầy nhược điểm về cấu trúc : không bạn hàng cạnh tranh, nhà nước độc quyền kiểm soát phân nửa nền kinh tế“.

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nguyễn Đức Toàn: GIẢI ẢO LỊCH SỬ QUANH HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA (Tễu).
- CHUYỆN XƯA-NAY MỚI NÓI – KỲ 95 – Con én làm nên…mùa thi  (Nhật Tuấn).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ – KỲ 130 (Nhật Tuấn).
- Mối tình Xuân Diệu (1916-1985) & Bạch Diệp (1929-2013) [qua di cảo thơ] (VHNA).
- ÔNG THỨC ÔNG BIỂN (Văn Công Hùng). – Tuổi biến thế (Da Màu).
- CHÂU LA VIỆT lòng thầm hát một khúc ca kiêu hãnh (Lê Thiếu Nhơn).
- “Tám Điệp Khúc” (DLB). “Lời nhạc trong các bài hát ở miền Nam trước 1975 có cách diễn đạt chân thật và bình dị, không có tính chất giả tạo, lừa đảo như các tác phẩm coi là “ưu tú” trong chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay“.
- Đọc hậu hiện đại 3. Tác phẩm 4: Thơ ảnh của Lê Vă[ĩnh]n Tài (Inrasara).
- Đừng đặt người dân vào thế đã rồi (TT).  – Giới ngoại giao đề nghị bảo tồn một phần Thương xá Tax (TBKTSG).
H1<- Vụ đấu giá báu vật cổ triều Nguyễn tại Pháp: Chiếc xe kéo vua Thành Thái sắp được đưa từ Pháp về Việt Nam (DT).
- Bộ phim về Aaron Swartz – anh hùng của thời đại Internet (BHC).
- Nguồn gốc người Việt – người Mường (Chương 4: Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt) (VHNA).  – Nguồn gốc người Việt – người Mường (Phụ lục 4 C: Quan hệ cội nguồn Lava –Lạc Việt)
- NTDTV Tổ Chức Cuộc Thi: Tinh Hoa Văn Hóa Cổ Điển (ĐKN).
- Các “hiện vật lạ” trong đền, chùa, khu di tích: Cần nghĩ xa hơn chuyện dẹp bỏ! (VHNA).
- Trang Thanh Hiền: PHÁT HIỆN VỀ MỘT KIỆT TÁC HỘI HỌA THẾ KỶ XVII (TP/ Tễu).
- Hoàng Nhất Phương – Meryl Streep, Nữ Hoàng Điện Ảnh Hoa Kỳ (Dân Luận).
- Lộ ảnh thời niên thiếu của Thiên vương Lưu Đức Hoa (2sao).
- Đừng sợ hãi những biến cố cuộc đời: tai nạn và tàn tật (THĐP).
- Một cây nấm linh chi nặng hơn 2 tạ, giá tỉ đồng (NLĐ).  – Đổ xô đi xem cây nấm Linh Chi nặng hơn 200kg (CAND).
- Du lịch nước Mỹ với dự án “Ăn nhờ ở đậu” (DT).
- Bé trai bất ngờ tìm thấy cổ kiếm 3.000 tuổi bên bờ sông (TP).
- VÔ ĐỊCH MARIA SHARAPOVA (Hoàng Hải Thủy).
- Chelsea-Arsenal: ‘Già dơ hơn thì thắng’ (BBC).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Hai căn bệnh trầm kha của giáo dục Việt Nam: nói trễ và nói dối (THĐP).  – Hai việc đổi mới giáo dục Chính phủ nên làm ngay (GDVN).
- Một học sinh giỏi cấp huyện bị thầy đánh nhập viện (LĐ).  – Thầy giáo đánh HS lớp 3 nhập viện bị ngưng đứng lớp (TT).  – Sự giáo dục không đi lên từ những đòn roi (GDTĐ).
- Cô giáo kêu cứu cho học sinh giỏi nhất trường (TT).  – Mẹ bán thân để có tiền đóng học phí cho con (MTG).
- 12 quy tắc vàng cho người mới học tiếng Anh (Kênh 14).
- Cấm mặc quần jeans đến lớp: Không dễ (NLĐ).
- 2 lần kêu cứu thay trò (TT).
- Ăn uống thế nào khi bị bệnh gút? (PLTP).
- ‘Đi săn’ hành tinh trên bầu trời tháng 10 (TP/ KP).
- Nobel Y học 2014 dành cho « hệ thống GPS » của não (RFI). – Ba nhà nghiên cứu chia sẻ giải Nobel Y học 2014 (VOA).  – 3 nhà khoa học chia nhau giải Nobel Y học (DT).

- Gia Lai nhấn mạnh các khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu (GDTĐ).  – Phụ huynh không nộp thêm tiền thì con sẽ khó mà học tốt? (VOV). “Người dân đóng thuế với mong muốn được hưởng nền giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội chứ không phải một nền giáo dục chỉ dừng ở mức tối thiểu”.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Vụ ba trẻ chết sau khi tiêm vaccine: Khởi tố phó giám đốc BV (PLTP).
- Bé 15 tháng tuổi chấn thương sọ não nghi cha hờ, mẹ ruột bạo hành (ĐSPL).
- Cám cảnh bữa cơm với muối ớt của học sinh Vân Kiều (VNN).
- “Sao con bóp chân mãi, mà bố vẫn không đi được ?” (DT).
H1<- Phép màu nào “níu kéo” đôi mắt cho bé 2 tuổi bị ung thư mắt (ĐSPL).
- Hành trình lưu lạc của đứa con sau 14 năm mất tích (ĐSPL).
- Hà Tĩnh: Tài xế xe “điên” kéo lê thai phụ hơn 30m khai gì? (ĐSPL).
- Trinh sát kể chuyện: Trốn truy nã, núp bóng từ bi (Infonet).
- Giải cứu bốn phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc (PLTP).
- Vụ giết vợ mới cưới chấn động miền Tây: Kết cục được báo trước? (ĐSPL).
- Xuất hiện khỉ… bán vé số dạo ở miền Tây (MTG).
- Công ty Phú Tài gây ô nhiễm: Dân bức xúc, chính quyền bất lực? (ĐSPL).
- Việt Nam dẫn đầu khu vực về xem video trên mạng (VOA).
- Hàn Quốc : Lao động nhập cư và cô dâu nước ngoài bị kỳ thị nghiêm trọng (RFI).
- Nhật Bản : Lính Mỹ thiệt mạng do trận bão Phanfone (RFI).
- Đa dạng sinh học trên thế giới vẫn bị đe dọa nghiêm trọng (RFI).
- Người Mỹ thứ 5 nhiễm Ebola được đưa về nước điều trị (VOA).

QUỐC TẾ
- Sự căm hận của người Kurd dâng cao tại Thổ Nhĩ Kỳ (VOA). – Nữ chiến binh Syria tấn công tự sát vào phiến quân IS (KP). “… phiến quân IS rất sợ phải giao tranh với lực lượng nữ chiến binh người Kurd, bởi chúng tin rằng nếu bị chết trong tay một phụ nữ, chúng sẽ mất hết đặc quyền khi lên “thiên đường”, và sẽ mất món quà 72 trinh nữ mà Thượng đế ban cho“. – Lời thú nhận gây sốc của một cậu bé bị IS bắt cóc (KP).
- Thư gửi cha mẹ của con tin người Mỹ (BBC). – Cha mẹ con tin người Mỹ công bố thư của con trai (VNE).  “Nếu con chết, ít nhất cha mẹ và con có thể cảm thấy an ủi phần nào khi biết rằng sự ra đi của con là kết quả của một nỗ lực nhằm giảm bớt đau khổ và giúp đỡ cho những người thiếu thốn. Con vẫn cầu nguyện hàng ngày và không giận dữ vì có những suy nghĩ như vậy“.
- Quân thánh chiến đã chiếm một phần thành phố Kobane (RFI). – Chiến binh Nhà nước Hồi giáo xuất hiện ở Libya (NLĐ).  – Ai Cập phát hiện mạng lưới tuyển mộ bí mật của tổ chức IS (VOV).
- Sốc: Kế hoạch tối mật của IS – hối lộ Nga để nắm giữ bí mật hạt nhân Iran (LĐ).  – IS muốn hối lộ Putin đổi lấy bí mật hạt nhân Iran (VNN).
- IS và sự hào nhoáng nhuộm máu (PNTP).
- Chiến đấu cơ Australia tiến hành không kích nhóm IS tại Iraq (VOA).
- Phó Tổng Thống Biden xin lỗi Thổ Nhĩ Kỳ về phát biểu liên quan đến IS (NV).
- OSCE đưa máy bay không người lái giám sát ngừng bắn tại Ukraina (RFI).
- Tiếp tục tìm kiếm chuyến bay MH370 bị mất tích (VOA). – Úc mở lại chiến dịch tìm kiếm máy bay mất tích MH370 (RFI).
- Bầu cử Brazil : Tổng thống mãn nhiệm dẫn đầu ở vòng 1 (RFI). – Brazil sẽ phải mở bầu cử tổng thống vòng hai (VOA).
- Iran trả tự do cho một phóng viên (VOA).
- Afghanistan bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với một phóng viên Mỹ (VOA).
- Tổng thống Kenya chấp nhận đến tòa ở Hague (BBC).
- Hàn Quốc : Báo cáo chính thức về nguyên nhân vụ chìm phà Sewol (RFI).
* RFA: + Sáng 06-10-2014; + Tối 06-10-2014

* RFI: 06-10-2014

* Video RFA: + Bản tin video tối 06-10-2014

Lê Diễn Đức - "Ném chuột đừng đánh vỡ bình"


Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thường hay có những câu phát biểu kỳ lạ trước công luận, vừa hài hước, vừa ngô nghê.

Trong cuộc nói chuyện với cử tri quận Tây Hồ ngày 6 tháng 12 năm 2013 ông nói:

“Tham nhũng nguy hiểm và khó chịu vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa. Chúng tôi hay nói đó là lợi ích nhóm, cấu kết với nhau nên phải có cơ chế trị tận gốc, việc này rất khó chứ không phải dễ”.
"Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định". "Xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm".

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn để lấy của dân. Tham ô là hành vi Lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công.

Như vậy chỉ có quan chức trong bộ máy cầm quyền mới có thể tham ô, tham nhũng. Tham nhũng là vấn nạn chung toàn cầu, quốc gia nào cũng có tham những, chỉ ít hay nhiều mà thôi. Lãnh đạo Việt Nam vẫn thường bám lấy nhận định này để bao biện cho tình trạng tham nhũng tại Việt Nam. Nhưng họ quên mất rằng, ở các nước tự do, dân chủ, nhà nước có cơ chế phong chống tham nhũng hiệu quả, tạo điều kiện cho xã hội kiểm soát hoạt động của chính đảng cầm quyền, thông qua các đảng đối lập trong quốc hội và báo chí tự do. Đặc biệt, khi vụ việc liên quan đền tham nhũng bị phanh phui, sẽ được cơ quan pháp lý xử lý nghiêm minh, bất luận phạm nhân là ai, bởi vì ngành tư pháp trong xã hội dân chủ giữ quyền độc lập, không phải là công cụ của đảng cầm quyền.

Tại Việt Nam hiện tại, ĐCSVN độc quyền cai trị, thành viên của quốc hội, lãnh đạo đất nước không do dân chúng bầu chọn qua một cuộc phổ thông đầu phiếu; không có đối lập trong quốc hội; báo chí là phương tiện tuyên truyền do đảng kiểm soát; toà án, công an là công cụ của đảng (còn đảng còn mình). Như thế tức là nhà nước CSVN đã tước đoạt bỏ hết mọi cơ hội kiểm soát của xã hội. Những khẩu hiệu hay các chiến dịch ồn ào phòng chống tham nhũng chỉ là điều chẳng đặng đừng, đành phải làm, mị dân, không thực chất. Tham nhũng chính là lợi lộc của quan chức, một loại ma tuý để họ bám lây chế độ sống cộng sinh.

Trong một bài phỏng vấn của Newsweek, nhà báo Richard McGregor đã nói, "Trung Quốc hiện nay là một quốc gia tham nhũng. Tham nhũng cho phép phân phối một phần giàu có trong giới cầm quyền, là một loại keo để kết giữ hệ thống hiện có. Các nhân vật ở đỉnh quyền lực thường có lương thấp, nhưng núi tiền xung quanh họ không thể tưởng tượng nổi, và được vun bồi với vận tốc cực lớn".

Việt Nam về mặt cơ cấu nhà nước giống như một mô hình thu nhỏ của Trung Quốc, cũng duy nhất một đảng cầm quyền.

Theo Richard McGregor, những người bị bắt vì tham nhũng, về cơ bản thuộc hai loại: hoặc họ là những người thua cuộc trong cuộc tranh giành quyền lực tại địa phương, hoặc lòng tham của họ quá đáng tới mức làm ảnh hưởng tới an toàn của tất cả các đối tượng khác trong hệ thống. Những kẻ tham lam bị bắt giữ nhân danh sự bảo đảm an toàn cho những kẻ tham nhũng khác. Trong cuộc chiến chống tham nhũng, bảo vệ những người ở thượng tầng là mục đích. Nguy cơ của trường hợp quan chức trên thượng tầng bị bắt giữ là tối thiểu.

Cho nên ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận "công cuộc chống tham nhũng được lãnh đạo Đảng khẳng định "phức tạp và quá khó", có nhiều việc muốn mà chưa làm ngay được".

“Chúng ta đã đẩy lùi được một bước nhưng rõ ràng tham nhũng còn nhức nhối. Nhức nhối có hai cực, một cực là tham nhũng lớn phát hiện chậm, kéo dài, lúc đầu nói to bằng con voi cuối cùng xử bé. Một cực khác phần lớn diễn ra ở bên dưới cơ sở như các cụ, các bác ví giống ngứa ghẻ rất khó chịu. Bởi cứ ra đến xã phường là thấy có chuyện đòi hỏi bôi trơn, đòi hỏi lót tay nếu không thì không được việc. Có khi gợi ý trắng trợn, khó chịu ở chỗ đó”- ông Trọng nói.

Cho nên ông mới khuyên "đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định".

Sự "ổn định" mà ông nhắc tới cũng chính là lời của ông Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương rằng, “tình hình tham nhũng tương đối ổn định”.

Sự "ổn định" đó được thấy rõ ràng qua bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng (Corruption Index) của Tổ chức Minh Bạch Thế giới (Transparency International), năm 2011 Việt Nam xếp hạng 112 trong 177 quốc gia, sang năm 2012 xếp hạng 123 và năm 2013 hạng 116!

Còn "bình hoa" đấy chính toàn bộ hệ thống chính trị độc quyền của ĐCSVN. Những con chuột tham lam và lớn nhất đều ở trong bình hoa ấy cả!

© Lê Diễn Đức
   (RFA) 

3015. NẶNG NGHĨA TÌNH ĐỜI!

Minh Ngọc
06-10-2014

H1Tiến sĩ địa chất Nguyễn Thanh Giang một cây viết “đẻ khỏe như gà công nghiệp.” lại mới cho ra mắt độc giả cuốn “Đêm Dày Lấp Lánh.”gần 600 trang khổ A4 .
Có thể nói đây là cuốn biên niên sử đầy ắp tư liệu viết dưới dạng miêu tả chân dung, tính cách của 60 nhân vật có nhiều cống hiến lớn cho tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Phan Chu Trinh đến những người như Trần Độ,Trần Dần … Sách xuất bản ở Mỹ ,đang được nhiều người tìm đọc và tôi, một con “mọt sách” cũng như mọi người, không thể bỏ qua.
Tác giả Nguyễn Thanh Giang có lối viết độc đáo, dạt dào cảm xúc mà cứ tưng tửng, đôi khi pha chất dí dỏm, hài hước. Đọc nhiều tác phẩm của ông, cả thơ và văn xuôi, thấy nhà địa chất là người ĐA TÌNH và ĐA TÀI. Phải chăng hai tố chất này đã hun đúc nên một Thanh Giang –Trí tuệ – Nhân cách – Đầy bản lĩnh.
Cái sự đa tình làm ông đau nỗi đau của nhân tình thế thái. Ông thương đất nước nghèo khó, tụt hậu đang bị tham nhũng gậm nhấm và ông bạn láng giềng thì lúc nào cũng lăm le xẻ thịt … Ông thông cảm và chia xẻ với những người không may mắn, bị trù dập và trả thù vô cớ.

Trong “Đêm Dày Lấp Lánh” mỗi nhân vật mà ông khắc họa đều mang những nét riêng, không ai giống ai. Các nhân vật cũng khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ bị xúc phạm và dày xéo … Bi kịch của Trần Dần, Văn Cao, Trần Độ được khắc họa tài tình,rõ nét nhưng không sầu thảm, bi quan.
Đọc những bài viết về vị tướng khai quốc công thần Trần Độ và đám tang của cụ, tôi không cầm được nước mắt, thương cảm một ngôi sao sớm tắt trên bầu trời cải cách và đổi mới do các thế lực nắm quyền trong tay vùi dập. Đọc Nguyễn Thanh Giang, tướng Trần Độ dưới ngòi bút của ông sao mà đáng kính nể đến vậy, không như chúng tôi từng được nghe phổ biến: “Ông Trần Độ phản Đảng,đi ngược lại chủ trương,chính sách của Nhà nước, lối sống sinh hoạt không lành mạnh”.
Lúc vị tướng tài hấp hối, cụ nấc nghẹn, vì phải mở khí quản, nên không nói được. Cụ kéo Nguyễn Thanh Giang ghé sát lại thều thào … Ông Giang chẳng nghe được gì hết, song ông vẫn gật gật đầu ra vẻ tiếp thu để tướng Trần Độ được yên lòng trước lúc đi xa, để linh hồn cụ được thanh thản bay về miền cực lạc … Đây là một chi tiết nhỏ nhưng rất “đắt.”. Rõ ràng ,Nguyễn Thanh Giang đã “lừa dối” cụ Trần Độ nhưng là sự “lừa dối” rất nhân văn, rất đáng yêu. Đọc những dòng văn viết về Trần Độ khi sống đến … đám tang có một không hai, tôi cứ day dứt mãi: Tại sao con người lại nỡ đối xử với nhau tàn nhẫn đến vậy? Trước đó, họ còn là đồng chí của nhau cơ mà?.
Nguyễn Thanh Giang sống trung thực, trước hết là trung thực với chính mình, với vợ con,bạn bè, với cấp trên và cấp dưới. Nhờ tính trung thực nên ông đã phản ánh được sự thật đúng như nó vốn có, đôi khi sự thật được phơi bày trần trụi, tàn nhẫn, nhưng biết làm sao – đó là sự thật, không bị bao bọc bởi cái dối trá. Vì thế mà nhiều người thích đọc Nguyễn Thanh Giang.
Tuy vậy, cũng có vài người viết ra giấy trắng, mực đen rằng ông là “kẻ cơ hôi chính trị”.
Không thể tin vào điều đó vì ông đâu có tham vọng địa vị, tiền tài, không dày xéo lên người khác để tiến thân … Ông dám nói ra những điều mình nghĩ, mặc dù biết sẽ gây bất lợi cho chính mình. Thế thì cơ hội cái nỗi gì? Kẻ cơ hội là phải xum xoe, nịnh hót, gió chiều che chiều ấy. Khối người nghĩ trong đầu mà không dám nói ra, cứ giả câm, giả điếc; khối người biết mình đang đi vào con đường sai lầm, tội lỗi nhưng vì bát cơm, manh áo hay vì lý do này nọ mà vẫn phải quỳ lụy … Đó mới là kẻ cơ hội.
Cũng có người nói Nguyễn Thanh Giang “kiêu”. Thiết nghĩ, người có tài mà “kiêu” cũng nên thể tất. Chỉ những kẻ ngu ngơ, lú lẫn mà kiêu mới đáng sợ, đáng khinh. Nhưng tôi hiểu ông Giang không kiêu ngạo mà ông là một nhà trí thức có học vấn uyên bác, ông kiêu hãnh nhìn đời, để “trọng bạn, khinh bợm, trọng người, khinh ngợm”.
Có một góc khuất đầy ẩn ức ít người biết là Nguyễn Thanh Giang đã phải chịu sự bôi nhọ ,vu khống của vài người trong nhóm “Dân Chủ” chỉ vì đố kỵ, ghen ghét.
Sự tồi tệ tột cùng và sự chịu đựng của ông cũng tột cùng. Tôi nghĩ, với người không có bản lĩnh thì đã khó lòng chịu đựng nổi.
Qua những bài viết của Nguyễn Thanh Giang, không thấy có sự ca ngợi một chiều, ông thích phản biện, thích lật đi, lật lại vấn đề mình quan tâm. Và ông cũng không ngại gì mà không góp ý với những người mình yêu quý. Trân trọng đại tá Phạm Quế Dương là thế nhưng ông vẫn phê bình Đại tá ăn nói bỗ bã với ông Nông Đức Mạnh. Hâm mộ Lê Anh Xuân, nhưng ông nói thẳng: không thích bài hát “Dáng đứng Việt Nam”. Hay ho gì “Trụ vào thế kỷ” hình ảnh anh bộ đội giải phóng bị thiêu cháy ở sân bay Tân Sơn Nhất với đôi dép cao su. Ông có lý!
Người ta vẫn thích sự ca ngợi một chiều mặc dù biết nó sẽ làm thui chột sự sáng tạo, không có bè trầm thì làm sao nổi bật được bè cao khi ta hát đồng ca? Tất cả sẽ chỉ là một đám đông tru lên như bầy sói hoặc cạc cạc như đàn vịt trong ao!
Một xã hội dân chủ như mọi người mong ước là một xã hội văn minh có sự phản biện, có tranh luận và khi đã tranh luận thì không mang định kiến.
Lúc nào Nguyễn Thanh Giang cũng tự trào khi nói về mình: “ Tôi già rồi,gần kề miệng hố rồi …” Ông cứ đùa, ai cũng biết là ông rất khỏe mạnh cả về tâm hồn và thể xác bởi lối sống lành mạnh, an nhiên tự tại.
Hình như Nguyễn Thanh Giang luôn đi tìm cái mới như thời trai trẻ, ba lô trên vai,lặn lội đi tìm những vỉa quặng, tài nguyên làm giàu cho đất nước. Cái mới trong mỗi tác phẩm lan tỏa đến người đọc. Đọc ông, tôi thấy mình được nạp thêm rất nhiều năng lượng kiến thức, đầu óc được khai mở để ngộ ra những điều chưa biết, tầm nhìn cũng xa hơn.
Đọc “Đêm Dày Lấp Lánh” bỗng đầu óc ta thấy lấp lánh sáng dù đêm còn dày.
Để viết về một nhà khoa học đức độ, tài năng uyên bác, ngòi bút luôn tỏa sáng, trong khi mình chỉ là kẻ “văn dốt, võ dát”, tôi không dám “múa rìu qua mắt” bác Thanh Giang và bạn đọc. Thôi thì nôm na nghĩ sao nói vậy.
Xin chúc bác Nguyễn Thanh Giang tiên sinh luôn lạc quan, yêu đời, vui vẻ và an bình để viết tiếp những tác phẩm được nhiều người hâm mộ .
                                                                                                       Nhà báo Minh Ngọc
 

3016. Trao đổi thêm với anh Nguyễn Thế Duyên về Lênin

Bayxa Tinh, Sài Gòn
07-10-2014
Qua cuộc trò chuyện với anh trên mạng bằng bài viết. Tôi nhận thấy tôi và anh có những điểm tương đồng. Và thật sự tôi rất mong muốn trao đổi thêm với anh về nhiều vấn đề khác. Hôm nay xin được trao đổi với anh về Lê Nin.
Trong những ngày vừa qua, sau khi anh đã bày tỏ quan điểm của mình qua bài viết “Tản mạn về dân chủ”. Hình như anh đã gãi đúng chỗ ngứa của một số người, và tôi đã thấy một số bài viết phản biện lại bài viết của anh. Theo tôi, có thể những bài viết đó hơi nặng nề một chút khi thiên về hướng suy diễn cá nhân. Thậm chí, có thể nói thay vì phản biện, họ viết có phần mang tính công kích anh. Do đó, tôi cũng mong họ nên bình tĩnh hơn trong phản biện với anh (nếu có) về sau. Và tôi cũng thực sự rất đồng cảm với anh.
Trở lại vấn đề chính của bài này. Đó là Lê nin. Như tôi đã nói trong bài trước, Lê Nin đã không làm sai CN Mác, mà là chữa cháy cho giáo trình. Lê Nin đã phát triển CN Mác theo hướng riêng của ông, sau này mọi người còn gọi là CN Leninism. 

Cũng trong bài trước, tôi có trao đổi với anh về chuyện giai cấp VS thành công ở nước Nga, mà tôi có gọi đó là cuộc khỡi nghĩa nông dân được ĐCS lãnh đạo với vũ khí lý luận ban đầu là Mác, sau đó là Lê Nin.. Trong bức tranh nước Nga thời đó, chế đô PK chuyên chế của Sa hoàng đã trở nên mục ruỗng gần như không thể cứu vãn sau hai cuộc chiến Nga-Nhật, và chiến tranh thế giới lần thứ nhất. CNTB sơ khai cũng đã phát triển, nên mầm đa nguyên cũng bắt đầu nhú, ngoài Lê Nin với CN Mác, còn rất nhiều vũ khí lý luận khác cũng phát triển tương ứng, trong đó cũng có mầm dân chủ.
Nhưng cũng như đã trao đổi với anh, dân trí của người dân chưa được nâng cao đến mức để hiểu và bảo vệ quyền lợi của họ. Trong khi với vũ khí Mác trong tay, Lê Nin đã đáp ứng được sự mong mỏi của đại đa số quần chúng. Thế vũ khí Mác có gì? Là kịch liệt phê phán CNTB sự bóc lột thậm tệ và ngày càng bần cùng hóa giai cấp VS. Ca ngợi sức mạnh của giai cấp VS, có thể thay đổi vị thế của kẻ bị trị thành kẻ thống trị, cho kẻ nghèo thấy chính họ có thể tự xây dựng lên một thiên đàng trên trần thế.
Theo thống kê của Lê Nin, toàn quốc chỉ có khoảng 1 triệu công nhân, nhưng những nông dân làm thuê lại cho nông dân, mà Lê Nin gọi là công nhân nông nghiệp chiếm gấp ba lần số đó. Ngoài ra, Lê Nin cũng đã công nhận khởi nghĩa nông dân mà lúc này đã nổ ra ở nhiều nơi, góp phần phụ trợ vào sức mạnh cho giai cấp VS tiến hành cách mạng thành công.
Anh có thấy, về cơ bản, sự giống nhau của các cuộc khởi nghĩa nông dân khác trong lịch sử với Cách mạng tháng 10 Nga?
Dưới chế độ PK, đến một lúc nào đó, khi lợi ích của giai cấp thống trị và lợi ích của giai cấp bị trị không thể dung hòa được với nhau, thì sẽ nổ ra cách mạng, sẽ thay đổi một triều đại đã trở thành phản động với lịch sử. Góp phần trong những cuộc cách mạng đó là khởi nghĩa nông dân.
Khi những cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, những người lãnh đạo thường làm:
  1. Kể tội của triều đại hiện tại.
  2. Hứa hẹn với người nông dân nhiều quyền lợi sau khi triều đại mới được thành lập.
Cách mạng tháng 10 Nga có lẽ đã không gây sốc với toàn thế giới nếu như lại có một Sa hoàng mới, hoặc nó là một cuộc cách mạng dân chủ. Nhưng nó trở thành quả bom, bởi vì Lê Nin đã đập bỏ một căn nhà hoành tráng tồn tại hàng ngàn năm nhưng mục ruỗng một vài chỗ bên trong để xây lại căn nhà mới mang tên nhà nước VS.
Có những quốc gia, thay vì đập bỏ để xây mới, thì họ lại tu bổ, và căn nhà đó vẫn hoành tráng. Ví dụ như nước Anh, Nhật…
Khi đập bỏ căn nhà cũ, rõ ràng Lê Nin sẵn sàng chấp nhận một cuộc nội chiến, và với lòng tin vào sức mạnh quần chúng đi theo ông qua cuộc cách mạng tháng 10, ông tin ông sẽ thắng. Thực tế chứng minh là ông đã đúng.
Tại sao tôi lại nói là Lê Nin sẵn sàng cho một cuộc nội chiến? Đó là ông từng nói, vì số đông là quảng đại quần chúng, ông sẵn sàng gạt bỏ số ít qua một bên. Số ít đó là ai? Là giai cấp thống trị vừa bị lật đổ, là giai cấp vừa bị tước bỏ hết quyền lợi sau những sắc lệnh của Lê Nin. Điều này thể hiện sự đấu tranh triệt để về giai cấp của Lê Nin. Cũng đồng nghĩa là máu sẽ đổ. Cho nên có thể nói, Lê Nin đã tạo nên nguyên nhân của cuộc nội chiến Nga.
Cuộc nội chiến đã nổ ra và kết thúc vào năm 1922 với thắng lợi của Hồng quân. Trong cuộc chiến này, cũng vì sợ tầm ảnh hưởng của CN cộng sản, nên phía quân Bạch vệ cũng có sự tham gia của lính nước ngoài. Do đó, cuộc nội chiến còn mang một ý nghĩa chống xâm lược.
Anh có thấy nó về cơ bản giống với cuộc chiến ở Việt Nam không?
Mong nhận được sự hồi âm của anh.
—–

Đôi lời về tản mạn dân chủ của Anh Nguyễn Thế Duyên

Bayxa Tinh, Sài Gòn
04-10-2014
Tôi chưa gặp anh, nhưng cũng từng biết anh là một nhà văn. Tôi cũng có đọc một số tác phẩm của anh. Anh viết có những câu chuyện rất hay. Nhất là về tình yêu. Nhưng cũng có những chuyện mang hơi hướng tuyên truyền. Và thật ngạc nhiên là hôm nay, anh đã bước sang một lĩnh vực khác. Là nói chuyện về chính trị.
Tôi cũng là một người rất thích tranh luận về chính trị. Vì đơn giản với tôi là qua đó, tôi có thể biết phần nào những sự thật, mà vì một số lý do nào đó, người khác đã không nói ra.
Anh nói anh không phải là Đảng viên, tôi tin vào điều đó, Và anh cũng nên tin tôi cũng không đảng phái gì hết, cũng không phải người làm hay đòi dân chủ chi cả, chỉ là một công dân bình thường. Về gia đình tôi, là gia đình có công với cách mạng. Bà ngoại tôi là mẹ Việt Nam anh hùng.
Khi nói về mô hình dân chủ Phương Tây, chúng ta phải công nhận một điều : Nó rất ưu việt. Vì nó cho ta thấy một ví dụ sống động về cuộc sống thoải mái cả về tinh thần lẫn vật chất của người dân. Đã từng có báo chính thống ca ngợi Thụy Sỹ gần như sắp tiến tới CNXH.
Tôi tin rằng , có thể mô hình dân chủ Phương Tây chưa phải là mô hình hoàn hảo nhất cho loài người. Nhưng theo tôi, có lẽ nó là mô hình mà loài người phải đi qua.
Đọc bài của anh, tôi thấy có những điểm tương đồng với suy nghĩ của tôi. Gốc rễ nằm ở 3 vấn đề sau: (Nếu cả ba vấn đề này nếu cùng thỏa mãn thì mô hình dân chủ Phương Tây sẽ được áp dụng hoàn toàn thích nghi với bất kỳ Quốc gia nào).
  1. Là các nước đó ít nhiều đã có sự phát triển của CNTB, đây có thể xem là điều kiện cần. Vì CNTB sẽ khơi mào cho sự đa nguyên về chính trị. Những nước còn hoặc vừa thoát ra khỏi chế độ Phong kiến thì mầm đa nguyên chưa kịp phát triển. Mà anh biết rồi đó, chế độ Phong kiến là chế độ độc tài. Nó sẽ bóp chết những phản kháng ngay từ trong trứng. Nên những chế độ tiếp sau ấy, nếu không phát triển qua CNTB sẽ thừa hưởng sự độc tài từ chế độ phong kiến. Như Lybi, Trung Quốc chẳng hạn.
  2. Là trình độ dân trí của người dân phải đạt đến 1 mức nào đó để nhận thức được và sẵn sàng bảo vệ quyền của họ. Đó là quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình , tự do học thuật , quyền tự chủ đại học hay quyền sở hữu ruộng đất…
  1. Cuối cùng, là điều quan trọng nhất. Đó là những người lãnh đạo phải là những người tài giỏi, đủ tâm, đủ tầm để hướng nhân dân đi theo đúng quỹ đạo mô hình dân chủ. Nhằm tránh những xáo trộn xã hội sau khi chuyển tiếp.
Do đó, chúng ta có thể thấy một số nước vừa quay sang mô hình dân chủ đã thích nghi ngay. Nhưng có những nước lại xảy ra đủ thứ chuyện hậu dân chủ, cũng như Miền Nam trước kia và bây giờ là Lybi, I Răc, Ukraina.
Riêng chuyện anh nói về chủ nghĩa Mác thì tôi không đồng ý một vài điểm. Anh nói các bạn hiểu gì về chủ nghĩa Mác, và anh bảo là anh chưa thấy nó sai ở đâu. Tôi có thể chỉ ra chỗ sai đầu tiên cho anh thấy. Mặc dù tôi cũng không phải là nhà triết học, cũng là người rất ngưỡng mộ ông Mác.
Xét về lý thuyết, lẽ ra giai cấp Vô sản phải thành công trong việc giành được chính quyền ở những nước mà nền Công nghiệp phát triển mạnh mẽ, giai cấp Công nhân cũng phát triển mạnh mẽ tương ứng. Nhưng suốt một thế kỷ qua, không có trường hợp nào như vậy.
Ngược lại, ở những nước mà giai cấp Vô sản giành được chính quyền. Những nước đó còn đang ở chế độ Phong kiến, hoặc vừa mới thoát ra khỏi Phong kiến, và nền Công nghiệp hầu như chưa phát triển. Vậy thì lý do tại sao?
Chỉ có một cách giải thích, đó chính là những cuộc khởi nghĩa nông dân. Nhưng lần này, không phải là các anh hùng áo vải, mà như là sự xếp đặt của lich sử hay ta gọi là số phận cũng được, lãnh đạo phong trào là các ĐCS. Như vậy, giữa lý thuyết và thực tiễn đã có sự khác biệt ngay từ đầu.
Vì chính bản thân Mác cũng không thể tưởng tượng được là giai cấp vô sản (mà thực chất ở đây là nông dân) lại thành công trước khi ra đời CNTB. Do đó, ông không hề đề cập đến chuyện quá độ từ Phong kiến bỏ qua CNTB đi lên CNXH. Ông chỉ đưa ra quá trình quá độ từ CNTB kên CNXH sau khi giai cấp vô sản đã đào mồ chôn CNTB.
Do đó, anh nói Lê Nin sai là không đúng, mà Lê Nin chỉ chữa cháy cho giáo trình bằng cách thêm vào phần quá độ từ Phong kiến bỏ qua CNTB đi lên CNXH. Đó chính là Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.
Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ, muốn Công Nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước thì nền kinh tế phải phát triển, mà muốn nền kinh tế phát triển thì bắt buộc phải trải qua kinh tế thị trường. Nhưng muốn kinh tế thị trường khởi sắc thì phải cho tư hữu hóa tư liệu sản xuất, vậy thì đi một vòng CNTB sơ khai bắt đầu xuất hiện. Do đó, để kềm hãm sự xuất hiện, hoặc không muốn thấy CNTB thì chính quyền lại không dám cho tư hữu hóa. Chính vì sự không đồng nhất về phát triển chính trị và kinh tế nên nền kinh tế sẽ trở nên trì trệ, gia tăng ngày càng sự bất mãn của người dân. Và cuối cùng điều gì đến đã đến. Thành trì của phe XHCN sụp đổ. Tất nhiên ngoài ra còn có các yếu tố khác. Nhưng theo tôi, có lẽ đó là nguyên nhân chính, vì không có chính sách phát triển phù hợp với dòng chảy của lịch sử.
Còn câu hỏi cuối của anh. Tôi đã trả lời anh bằng ba vấn đề ở trên. Mong được trao đổi nhiều thêm với anh.

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN


TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Những người biểu tình Hồng Kông cần phải làm gì để có thể giành chiến thắng

Maria J. Stephan/Foreign Policy
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ

Các chứng liệu đáng giá của hơn một thế kỷ cho thấy cuộc cách mạng "Dù" cần đến giới kinh doanh, sự hóm hỉnh và nhiều kiên nhẫn.

Hôm thứ năm, Joshua Wong 17 tuổi, nhà lãnh đạo sinh viên biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông, đã tweet: "Đừng nghĩ rằng sự việc này sẽ sớm kết thúc. Về cơ bản đây là cuộc chiến của sự kiên nhẫn và là bài kiểm tra sức chịu đựng của chúng tôi". Trong vài tuần qua, những người biểu tình đã trình diễn một lớp học chuyên đề về đối kháng dân sự, có tổ chức, kỷ luật: hàng chục ngàn nhà hoạt động tiếp tục tụ tập trên đường phố trung tâm thành phố, đòi hỏi Giám đốc điều hành Hong Kong Leung Chun-ying phải từ chức và đe dọa chiếm các tòa nhà chính phủ. Occupy Central, một liên minh của sinh viên cùng các nhóm đối lập khác đã kêu gọi phản công hàng loạt, trong khi nhấn mạnh rằng họ sẽ không lùi bước cho đến khi mục tiêu cuối cùng của mình được thực hiện. Tuy nhiên, khí thế ấy đã chậm lại, câu hỏi còn lại là: từ đây, chuyện gì sẽ đến ?

Có thể Bắc Kinh hy vọng sẽ phát động (và sẽ chiến thắng) một cuộc chiến tranh tiêu hao chống lại cuộc nổi dậy dân sự này. Thách thức chính hiện nay cho phong trào dân chủ Hồng Kông là vẫn duy trì áp lực trong khi phải chịu đựng được sức ép không thể tránh khỏi, đồng thời phải tìm cách làm xói mòn các trụ cột ở địa phương được Bắc Kinh hỗ trợ. Phải tìm được sự cân bằng giữa sự tham dự và đổ vỡ, làm việc với cả bên trong và bên ngoài của các tổ chức chính trị, pháp lý truyền thống, và phải chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh sẽ kéo dài nhiều năm.

Tuy nhiên, khi phải đối diện với người khổng lồ Goliath ghê gớm như nhà nước Trung Quốc, những người đối lập lịch sự, hiểu biết của Hồng Kông có thực sự hy vọng đãt được bất cứ thành công nào không ? Erica Chenoweth, tác giả đồng biên tập cuốn "Why Civil Resistance Works" và tôi đã nhận thấy rằng các chiến dịch bất bạo động tương tự từ khắp nơi trên thế giới, thách thức các chế độ đương nhiệm từ 1900-2006 đã thành công được khoảng 53 phần trăm lượt. Trong thời gian đó, các chiến dịch có tính bất bạo động nhiều khả năng thành công hơn so với những chiến dịch có vũ trang và các nền dân chủ đã đến được trong vòng một thập kỷ sau đó - ngay cả khi các chiến dịch bất bạo động có bị thất bại. Điều này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tạo dựng và duy trì không gian dân sự, yếu tố quan yếu để mang lại nền dân chủ.

Trong trường hợp của các sinh viên học sinh Hồng Kông, chiến thắng có nghĩa là đạt được cuộc phổ thông đầu phiếu và quản trị dân chủ thực sự ở Hồng Kông. Ngay cả khi tiếp tục duy trì áp lực buộc được viên giám đốc điều hành này từ chức, phong trào vẫn không đạt được mục tiêu cuối cùng của một chính thể tự quản tự do để lựa chọn các nhà lãnh đạo cho mình. Nghiên cứu cho thấy các chiến dịch bất bạo động trung bình phải mất gần ba năm theo đuổi tiến trình của mình (so với các chiến dịch vũ trang vốn trung bình cần đến chín năm). Do đó, xác định của chúng tôi đề cập đến một tầm nhìn lâu dài: Đây không phải là cuộc đấu tranh để giành được (hoặc thất bại) trong một ngày cuối tuần. Wong, đã tuyên bố rằng cải cách bầu cử là "cuộc chiến đấu của cả thế hệ."

Phong trào đạt được một tiến triển ấn tượng. Các nhà dân chủ Hồng Kông đã thể hiện sự sáng tạo và năng lực tổ chức vượt trội. Mặc dù Hồng Kông nổi tiếng với tinh thần phản kháng, mức độ tham gia và tự tổ chức trong "Phong trào Dù" là chưa từng có. Nhiều tháng hành động, nghiên cứu và tổ chức đã mở đường cho cuộc biểu tình lớn vào ngày Quốc khánh. Các hoạt động táo bạo của giới trẻ, theo sau là những đáp trả bị phản tác dụng của cảnh sát đã gây ra số lượng người biểu tình tăng vọt.

Với một loạt các nhà báo địa phương và quốc tế có mặt trong bối cảnh, với tự do truy cập internet (tối thiểu là ở trong Hồng Kông) và việc sử dụng ứng dụng tin nhắn "Firechat" tài tình trong nội bộ, phong trào ủng hộ dân chủ đã giành được một số điểm thắng lợi quan trọng. Phong trào đã duy trì được kỷ luật bất bạo động chặt chẽ nhất - khiến hành vi chống bạo động của cảnh sát và tuyên bố của Bắc Kinh rằng những người biểu tình là bọn côn đồ đều trở thành thái quá, vô giá trị.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều hơn nữa mà phong trào có thể áp dụng bài học từ chiến lược của những chiến dịch từng thành công với tỷ lệ áp đảo tương tự.

Kích thước và tính đa dạng của sự tham gia trong các phong trào đối kháng dân sự có liên quan chặt chẽ đến sự thành công, và phong trào Hồng Kông cần phải phát triển lớn hơn nữa. Các cuộc biểu tình tại Hồng Kông có đặc trưng của hàng chục ngàn - thậm chí hàng trăm ngàn - người tham gia, từ nam, nữ, trẻ, già, Kitô giáo, Đạo giáo, Phật giáo, công nhân và chuyên viên. Nhưng việc những người biểu tình này là ai cũng quan trọng như việc có bao nhiêu người tham dự, và ngay bây giờ, phong trào dân chủ cần thu hút sự hỗ trợ của các trụ cột quan trọng trong cộng đồng doanh nghiệp vốn đang lưng chừng hoặc đang hỗ trợ Bắc Kinh. Khi các công dân Philippines thách thức nhóm "tư bản bè phái" của chế độ Ferdinand Marcos, họ đã hành động với sự giúp đỡ của cộng đồng doanh nghiệp mạnh mẽ từ khu tài chính Makati, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ukraine từng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì phong trào Maidan. Một cuộc tẩy chay của người tiêu dùng nhắm vào các doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ nhất với Bắc Kinh, kết hợp với việc tạo ra một "danh sách" các doanh nghiệp ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông, là một trong những cách để tạo ra đòn bẩy về kinh tế.

Làm được như vậy cũng sẽ cung cấp cho phong trào nhiều chiến thuật đa dạng hơn: một yếu tố quan trọng cho sự thành công của cuộc đề kháng dân sự. Đổi mới chiến thuật giúp các phong trào đầy sinh lực, sôi nổi khiến đối thủ của mình bất ngờ và tạo được áp lực tối đa. Cho đến nay, phong trào dân chủ Hồng Kông đa phần dựa vào phương pháp tập trung như tọa kháng và các cuộc biểu tình đường phố. Đây là những phương pháp khó duy trì và, đặc biệt khi số tham dự giảm xuống sẽ dễ dàng bị nhắm mục tiêu đàn áp. Một trong những sai lầm chiến thuật mà sinh viên Trung Quốc thực hiện trong năm 1989, như một số nhà phân tích gợi ý, là đã chiếm Quảng trường Thiên An Môn quá lâu.

Các thay đổi chiến thuật có giá trị thực tiễn cao. Giới thợ mỏ đồng ở Chile, những người đóng vai trò quan trọng trong phong trào ủng hộ dân chủ lật đổ Augusto Pinochet biết khi nào cần tránh đối đầu trực tiếp với lực lượng an ninh. Thay vì tổ chức những cuộc tấn công vũ bão, giới thợ mỏ và các nhà lãnh đạo dân chủ khác đã kêu gọi người dân Chile bước chậm rãi trên đường phố để hiển thị sự chối từ chế độ Pinochet, trong khi khua chiêng trống vào một thời khắc định trước để tạo nên một dàn hợp xướng  thách thức. Các nhà hoạt động chống tham nhũng Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức để một phần dân số đáng kể cùng tắt ánh đèn của mình một phút mỗi đêm như một phần của một chiến dịch thành công nhằm soi chiếu ánh sáng vào nạn tham nhũng trong năm 1997. Các chiến thuật này mang tính biểu tượng giúp duy trì sự thống nhất và đoàn kết trong khi cũng giúp chuẩn bị cho các hành động có thể phức tạp (và nguy hiểm) hơn.

Cuối cùng, các phong trào dân chủ cần phải tạo ra các rạn nứt trong giới tinh hoa chính trị kinh tế của Hồng Kông để đạt được mục tiêu của mình. Ví dụ như, các cuộc tẩy chay của người tiêu dùng vào doanh nghiệp phân biệt chủng tộc ở Nam Phi buộc các chủ doanh nghiệp da trắng phải gây áp lực để chính phủ đàm phán với Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Các tụ điểm khôi hài, trào phúng thông minh trên đường phố chế giễu những thành viên tham nhũng nhất của cộng đồng chính phủ và doanh nghiệp là một loại nỗ lực có phương pháp và thành công như đã được sử dụng bởi các nhóm ủng hộ dân chủ tại Serbia (chống lại Slobodan Milosevic) và Ukraine (chống lại Viktor Yanukovych). Tổ chức các giải thưởng cho người tố cáo và các nhà kinh doanh, lãnh đạo công nhân ủng hộ dân chủ là một phương pháp khác giúp khích lệ sự thay đổi lòng trung thành trong những trụ cột chống đỡ cho quyền lực của Bắc Kinh ở Hong Kong.

Tất cả điều này đhải được tiến hành trong khi vẫn giữ phong trào tồn tại. Các cuộc đấu tranh phổ biến nhất sẽ là việc đoàn kết chung quanh các mục tiêu, nhà lãnh đạo và chiến thuật - đặc biệt với một đối thủ tài tình kết hợp giữa lôi kéo và đàn áp. Có nhiều khả năng sẽ đến một thời điểm mà phong trào dân chủ Hồng Kông sẽ phải chọn để chấp nhận một nhượng bộ thay vì thắng lợi hoàn toàn và điều ấy sẽ hữu ích khi tất cả các thành phần quan trọng của phe đối lập có tiếng nói trong các quyết định. Khi phong trào Đoàn Kết Ba Lan, dẫn đầu là Lech Walesa, trở nên mạnh mẽ đến mức họ buộc đối thủ phải đàm phán theo cách của mình, các cuộc đàm phán thực sự với thành viên chế độ Cộng sản được phát qua loa phóng thanh để người dân Ba Lan bình thường biết được những gì đang xảy ra. Hãy tưởng tượng một chiến lược truyền thông như thế này sẽ xảy ở Hồng Kông.

Phong trào Đoàn Kết Ba Lan cũng là một bài học vì mức độ quản trị và tự tổ chức xảy ra ngoài tầm kiểm soát của chính phủ cộng sản. Albania ở Kosovo cũng tương tự, họ tạo ra được một quốc hội song song và các tổ chức quản lý khác như một cách để mặc nhiên phá vỡ Belgrade trước khi lãnh thổ này giành được độc lập. Phong trào dân chủ Hồng Kông đã thành công trong việc tổ chức được một cuộc trưng cầu trên trực tuyến - dù không chính thức - về hệ thống chính trị trong tương lai. Và tính xã hội dân sự của họ rõ ràng được tổ chức tốt. Một số kết hợp làm việc bên trong và bên ngoài các tổ chức chính trị và pháp lý chính thức, thông qua các cấu trúc và tổ chức song song, là một chiến lược đã có từ thời Gandhi.

Phong trào dân chủ Hồng Kông đã không thiếu các tài năng, các nhà tư tưởng chiến lược. Phong trào đã chứng minh sự trưởng thành và tài trí. Nhưng nó phải đối mặt với một đối thủ kiên quyết và có nguồn lực tốt. Vẫn còn chờ thời gian để nhìn xem đến khi nào và bằng cách nào phong trào đề kháng dân sự của Hồng Kông sẽ khôn ngoan hơn đối thủ độc tài của mình và giữ cho ngọn lửa dân chủ được cháy mãi. Nhưng nếu những người che dù vẫn ở đó trong lâu dài, cơ hội chiến thắng của họ có thể là nhiều hơn ta tưởng.
 http://www.foreignpolicy.com/articles/2014/10/06/how_the_hong_kong_protesters_can_win

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét