Dương Đình Giao - Từ "dao sắc không gọt được chuôi" đến "ném chuột vỡ bình"
Người làm nghề dạy học, do có điều kiện về thời gian, lại hiểu biết về
chuyên môn nghiệp vụ nên phần lớn, con cái đều ngoan ngoãn, học hành đến
nơi đến chốn, nếu chưa được khen ngợi thì cũng ít bị chê trách.
Tuy thế, trong suốt cả đời dạy học, tôi vẫn thường thấy có những thầy, cô (kể cả những người là Hiệu trưởng Hiệu phó) con cái không được như mong đợi, đứa thì nghịch ngơm, hư hỗn, đứa thì học hành chểnh mảng, nhưng nể là “con thầy, con cô” nên chẳng ai nỡ cho ở lại lớp hay xếp loại hạnh kiểm yếu. Khi chuyện trò, để giữ thể diện cho “khổ chủ”, người ta thường dùng câu tục ngữ “dao sắc không gọt được chuôi”. Nói để giữ sĩ diện cho nhau thế thôi chứ ai cũng biết, những thầy cô có con là học sinh hư này phần lớn đều là những nhà giáo bất dắc dĩ, chuyên môn nghiệp vụ thì phần lớn đều chuyên tu tại chức, còn tư cách đạo đức thường đều “có vấn đề” cả. Con cái là người biết rõ nhất về người sinh ra chúng nên những điều hay lẽ phải cha mẹ răn dạy con thường ít có sức thuyết phục. Lại thêm chúng biết cha mẹ được nể vì ở trường nên lại càng trở nên “nước đổ lá khoai”. Nói “dao sắc không gọt được chuôi” là nói để động viên nhau, làm đẹp lòng nhau thế thôi, chứ trong bụng, ai cũng nghĩ “đến con cái mình đẻ ra còn chẳng dạy được, mong gì đến việc dạy con thiên hạ!”. Những ai có con hư hỏng mà lại dùng câu tục ngữ này để biện hộ thì thường được coi là những kẻ hợm hĩnh, coi trời bằng vung. Có những người như thế, nhưng ít lắm.
Tục ngữ xưa cũng có câu “ném chuột vỡ bình” là để răn con người ta làm việc gì nên thận trọng, đừng để làm việc có mục đích tốt mà gây hậu quả xấu. Thường lời khuyên là của người đứng bên ngoài, nhằm nhắc nhở thái độ có chừng mực của người được khuyên, người sắp hành động. Người hành động có thể tâm niệm điều ấy trong lòng chứ không mấy ai nói ra thành lời. Nói ra khác gì bảo với mọi người rằng “tôi còn đắn đo, cân nhắc, còn lâu và thậm chí chưa chắc đã làm”.
Giá như ông Nguyễn Phú Trọng nói cái câu “ném chuột vỡ bình” từ khi ông mới nhậm chức Trưởng ban phòng chống tham nhũng thì người ta thấy ông quả là người thận trọng và sẽ chẳng có điều tiếng gì. Nhưng nay ông đã đảm nhiệm chức vụ gần hết nhiệm kỳ; sau những tuyên bố rất mạnh mẽ mà mấy năm rồi cuộc chiến chống tham nhũng vẫn giẫm chân tại chỗ; người trợ thủ đắc lực được ông tin cậy thì “thân đang bại, danh đang liệt” ở trời tây, lời tuyên bố này khác gì một tuyên bố “bó giáp quy hàng” và vô tình khuyến khích cho lũ chuột tham nhũng kia, cứ tha hồ mà bòn rút, đục khoét thoải mái rồi tìm những cái bình (bất kể loại bình gì) mà chui vào sẽ được an toàn tuyệt đối.
Giá như những người giúp việc tham mưu “xui” ông cứ nói những lời thật mạnh mẽ về phòng chống tham nhũng như trước kia, rồi gợi ý để một đại biểu cử tri nào đó dùng câu tục ngữ khuyên ông thì buổi tiếp xúc cử tri sẽ thật hoàn hảo, cái việc đứng nhìn bất lực trước kẻ thù tham nhũng sẽ chẳng có người nhận ra. (chẳng khó gì để tìm nhất là ngoài cái phong bì đã nhận như mọi người, nói xong lại được đưa lên tivi cho thiên hạ ngưỡng mộ).
Thế mới biết, các cụ ta xưa đúc kết cách ứng xử ở đời thành những câu tục ngữ đã khó, nay ta vận dụng những bài học kinh nghiệm ấy vào trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng đâu có dễ!
Tuy thế, trong suốt cả đời dạy học, tôi vẫn thường thấy có những thầy, cô (kể cả những người là Hiệu trưởng Hiệu phó) con cái không được như mong đợi, đứa thì nghịch ngơm, hư hỗn, đứa thì học hành chểnh mảng, nhưng nể là “con thầy, con cô” nên chẳng ai nỡ cho ở lại lớp hay xếp loại hạnh kiểm yếu. Khi chuyện trò, để giữ thể diện cho “khổ chủ”, người ta thường dùng câu tục ngữ “dao sắc không gọt được chuôi”. Nói để giữ sĩ diện cho nhau thế thôi chứ ai cũng biết, những thầy cô có con là học sinh hư này phần lớn đều là những nhà giáo bất dắc dĩ, chuyên môn nghiệp vụ thì phần lớn đều chuyên tu tại chức, còn tư cách đạo đức thường đều “có vấn đề” cả. Con cái là người biết rõ nhất về người sinh ra chúng nên những điều hay lẽ phải cha mẹ răn dạy con thường ít có sức thuyết phục. Lại thêm chúng biết cha mẹ được nể vì ở trường nên lại càng trở nên “nước đổ lá khoai”. Nói “dao sắc không gọt được chuôi” là nói để động viên nhau, làm đẹp lòng nhau thế thôi, chứ trong bụng, ai cũng nghĩ “đến con cái mình đẻ ra còn chẳng dạy được, mong gì đến việc dạy con thiên hạ!”. Những ai có con hư hỏng mà lại dùng câu tục ngữ này để biện hộ thì thường được coi là những kẻ hợm hĩnh, coi trời bằng vung. Có những người như thế, nhưng ít lắm.
Tục ngữ xưa cũng có câu “ném chuột vỡ bình” là để răn con người ta làm việc gì nên thận trọng, đừng để làm việc có mục đích tốt mà gây hậu quả xấu. Thường lời khuyên là của người đứng bên ngoài, nhằm nhắc nhở thái độ có chừng mực của người được khuyên, người sắp hành động. Người hành động có thể tâm niệm điều ấy trong lòng chứ không mấy ai nói ra thành lời. Nói ra khác gì bảo với mọi người rằng “tôi còn đắn đo, cân nhắc, còn lâu và thậm chí chưa chắc đã làm”.
Giá như ông Nguyễn Phú Trọng nói cái câu “ném chuột vỡ bình” từ khi ông mới nhậm chức Trưởng ban phòng chống tham nhũng thì người ta thấy ông quả là người thận trọng và sẽ chẳng có điều tiếng gì. Nhưng nay ông đã đảm nhiệm chức vụ gần hết nhiệm kỳ; sau những tuyên bố rất mạnh mẽ mà mấy năm rồi cuộc chiến chống tham nhũng vẫn giẫm chân tại chỗ; người trợ thủ đắc lực được ông tin cậy thì “thân đang bại, danh đang liệt” ở trời tây, lời tuyên bố này khác gì một tuyên bố “bó giáp quy hàng” và vô tình khuyến khích cho lũ chuột tham nhũng kia, cứ tha hồ mà bòn rút, đục khoét thoải mái rồi tìm những cái bình (bất kể loại bình gì) mà chui vào sẽ được an toàn tuyệt đối.
Giá như những người giúp việc tham mưu “xui” ông cứ nói những lời thật mạnh mẽ về phòng chống tham nhũng như trước kia, rồi gợi ý để một đại biểu cử tri nào đó dùng câu tục ngữ khuyên ông thì buổi tiếp xúc cử tri sẽ thật hoàn hảo, cái việc đứng nhìn bất lực trước kẻ thù tham nhũng sẽ chẳng có người nhận ra. (chẳng khó gì để tìm nhất là ngoài cái phong bì đã nhận như mọi người, nói xong lại được đưa lên tivi cho thiên hạ ngưỡng mộ).
Thế mới biết, các cụ ta xưa đúc kết cách ứng xử ở đời thành những câu tục ngữ đã khó, nay ta vận dụng những bài học kinh nghiệm ấy vào trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng đâu có dễ!
Dương Đình Giao
(Blog Ông Giáo Làng)
Cánh Cò - Bình là ông mà chuột cũng ông
Một lần nữa báo trong báo ngoài, lề này lề kia dậy lên tiếng chì tiếng
bấc qua câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi "họp bạn" tại Hà
Nội.
Trả lời câu hỏi về tham nhũng, người bạn chí thân của dân trong phòng lạnh mang tên "tiếp xúc cử tri" đã thủ thỉ những điều đáng thương lạ lùng. Ông nói ném chuột phải tránh chiếc bình quý. Ông cho biết "xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm".
Ông trân trọng chiếc bình quý và bảo đừng ném chuột. Bình mà vỡ thì phải làm sao? Hãy tìm cách khác mà đánh con chuột phá hại căn nhà Việt Nam. Bác Hồ dạy rồi, đánh chuột phải xem chừng chiếc bình. Làm sao diệt chuột mà vẫn giữ được bình hoa. Tức là phải giữ cho cái ổn định.
Trả lời câu hỏi về tham nhũng, người bạn chí thân của dân trong phòng lạnh mang tên "tiếp xúc cử tri" đã thủ thỉ những điều đáng thương lạ lùng. Ông nói ném chuột phải tránh chiếc bình quý. Ông cho biết "xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm".
Ông trân trọng chiếc bình quý và bảo đừng ném chuột. Bình mà vỡ thì phải làm sao? Hãy tìm cách khác mà đánh con chuột phá hại căn nhà Việt Nam. Bác Hồ dạy rồi, đánh chuột phải xem chừng chiếc bình. Làm sao diệt chuột mà vẫn giữ được bình hoa. Tức là phải giữ cho cái ổn định.
Hầy! ông nói hay và lời vàng ý ngọc đáng cho nhân dân tâm niệm.
Trước tiên, hãy nói về chiếc bình.
Ngày 6 tháng 1 năm 1930 chiếc bình mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam được bảy người hùn lại để mua tại Hương Cảng. Đó là các ông Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Người đứng tên chiếc bình đầu tiên là Trịnh Đình Cửu, sở hữu vào ngày 31 tháng 10 năm 1930, Sau đó chiếc bình được chế tác lại nhiều lần vì phẩm chất ban đầu xem ra thô sơ, khó bắt mắt người xem. Tên chiếc bình từ Đảng Cộng sản Việt Nam đổi lại thành Đảng Cộng sản Đông dương và tờ giấy chứng nhận người sở hữu chiếc bình "quý" được sang tên cho Trần Phú.
Sau nhiều lần nung lên nấu xuống, năm 1951 bình thay tên thành Đảng Lao động Việt Nam và cuối cùng sửa lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 12 năm 1976.
Sau Trần Phú là Hà Huy Tập, Trường Chinh, Lê Duẩn rồi Nguyễn Văn Linh, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng . . . thay nhau đứng tên làm chủ chiếc bình ấy cho tới ngày nay.
Thay vì nói "chủ" người cộng sản thấy khó giải thích với dân bởi "chủ" là một danh từ nhơ bẩn, bóc lột nhân công, không lao động nhưng ăn trên ngồi trốc đè đầu cưỡi cổ đám bần nông. Để cho dịu tai và được mùi quyền bính, ba tiếng "Tổng bí thư" được ưu ái đặt lên vai người chủ chiếc bình quý giá ấy cho xứng với tầm cao của một ông vua trên tập thể ba triệu con người.
Chiếc bình qua nhiều đời Tổng bí thư ngày càng sáng bóng lên bởi những khẩu hiệu viết lời tự sướng. Nét họa tiết trên bình ngày một thẫm màu cờ đỏ mà nhiều đứa ganh ghét, xấu mồm nói là màu máu nhân dân. Bình được đặt trang trọng cho người dân thờ lạy thay vì cắm hoa vào đó. Bình được hiến pháp bảo vệ, chỉ một chiếc duy nhất không có cái thứ hai. Duy nhất luôn luôn là của quý. Ý của Bác Hồ nói khi xưa là thế.
Nói tới bình người dân nghĩ tới người chủ của nó là Tổng bí thư. Nói tới Tổng bí thư thì sự liên tưởng tự động vòng sang chiếc bình.
Tổng bí thư không cho ném bình do sự thật này. Ông sợ chiếc bình vỡ toang cũng có nghĩa là ông sợ cho chính bản thân ông trước tiên và sau đó kéo theo cận thần chung quanh. Giống như người dân nghèo sợ cháy nhà, bồ lúa không nói làm chi, cái quần đùi cũng không còn mà mặc. Chiếc bình cần được bảo vệ bằng hai từ ổn định. Ổn định là y như cũ, là không thay không đổi gì cả miễn sao cuộc sống ngắt ngứ của người dân đừng tuột xuống nữa là ổn thôi.
Bình là ông chính ở sự thật này.
Nhưng một sự thật khác khiến người ta có lý khi nghĩ rằng chuột cũng là ông nốt.
Ông không tham nhũng để bị gọi là chuột nhưng bất cứ điều gì có hại cho căn nhà Việt Nam đều quy ra... chuột tất.
Chuột là nhũng nhiễu dân lành là làm luật sai trái cho một thành phần nào đó. Chuột được biết tới như bằng cấp giả mà tiền lương thì thật. Chuột thập thò ở các ban bệ đục khoét công quỹ, gậm nhấm tài nguyên quốc gia. Chuột đi đêm với kẻ thù, chuột nhắm mắt nói lời dối trá. Chuột cắn xé đất đai tổ quốc và không cho người dân biết sự thật phía sau bức màn đen tối mang tên Thành Đô. Chuột phá nát văn hóa, chuột biến thành sư thầy mang nón cối cười hỉ hả, ngồm ngoàm nhậu nhẹt coi nhân gian như đám lên đồng. Chuột nhốt người cô cớ, giết hại lương dân và còn hàng tá điều ám muội.
Xem ra các thứ chuột này vận vào ông nguy hiểm hơn tham nhũng vạn lần. Tham nhũng tới hồi no thì ngừng nhưng quyền bính và sự u mê không bao giờ có giới hạn. Chiếc bình cũng là con chuột lớn nhất trong hàng trăm ngàn con chuột lúc nhúc trong hang.
Ban ngày là bình, ban đêm là chuột.
Chiếc bình quý biến hình như truyện liêu trai. Bình và chuột trước sau như một che chở cho nhau. Bình có đời bình, chuột có đời chuột nhưng nếu bình không có chuột bình chẳng thể sáng màu. Chuột không có bình che thân thì dân đã phang cho một phát.
Vậy thì có gì lạ khi chính bình bảo dân đừng ném chuột?
Và chuột không nhúc nhích vì biết có ai lại ngu si đi giết chính mình?
Cánh Cò
(RFA)
Trước tiên, hãy nói về chiếc bình.
Ngày 6 tháng 1 năm 1930 chiếc bình mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam được bảy người hùn lại để mua tại Hương Cảng. Đó là các ông Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Người đứng tên chiếc bình đầu tiên là Trịnh Đình Cửu, sở hữu vào ngày 31 tháng 10 năm 1930, Sau đó chiếc bình được chế tác lại nhiều lần vì phẩm chất ban đầu xem ra thô sơ, khó bắt mắt người xem. Tên chiếc bình từ Đảng Cộng sản Việt Nam đổi lại thành Đảng Cộng sản Đông dương và tờ giấy chứng nhận người sở hữu chiếc bình "quý" được sang tên cho Trần Phú.
Sau nhiều lần nung lên nấu xuống, năm 1951 bình thay tên thành Đảng Lao động Việt Nam và cuối cùng sửa lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 12 năm 1976.
Sau Trần Phú là Hà Huy Tập, Trường Chinh, Lê Duẩn rồi Nguyễn Văn Linh, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng . . . thay nhau đứng tên làm chủ chiếc bình ấy cho tới ngày nay.
Thay vì nói "chủ" người cộng sản thấy khó giải thích với dân bởi "chủ" là một danh từ nhơ bẩn, bóc lột nhân công, không lao động nhưng ăn trên ngồi trốc đè đầu cưỡi cổ đám bần nông. Để cho dịu tai và được mùi quyền bính, ba tiếng "Tổng bí thư" được ưu ái đặt lên vai người chủ chiếc bình quý giá ấy cho xứng với tầm cao của một ông vua trên tập thể ba triệu con người.
Chiếc bình qua nhiều đời Tổng bí thư ngày càng sáng bóng lên bởi những khẩu hiệu viết lời tự sướng. Nét họa tiết trên bình ngày một thẫm màu cờ đỏ mà nhiều đứa ganh ghét, xấu mồm nói là màu máu nhân dân. Bình được đặt trang trọng cho người dân thờ lạy thay vì cắm hoa vào đó. Bình được hiến pháp bảo vệ, chỉ một chiếc duy nhất không có cái thứ hai. Duy nhất luôn luôn là của quý. Ý của Bác Hồ nói khi xưa là thế.
Nói tới bình người dân nghĩ tới người chủ của nó là Tổng bí thư. Nói tới Tổng bí thư thì sự liên tưởng tự động vòng sang chiếc bình.
Tổng bí thư không cho ném bình do sự thật này. Ông sợ chiếc bình vỡ toang cũng có nghĩa là ông sợ cho chính bản thân ông trước tiên và sau đó kéo theo cận thần chung quanh. Giống như người dân nghèo sợ cháy nhà, bồ lúa không nói làm chi, cái quần đùi cũng không còn mà mặc. Chiếc bình cần được bảo vệ bằng hai từ ổn định. Ổn định là y như cũ, là không thay không đổi gì cả miễn sao cuộc sống ngắt ngứ của người dân đừng tuột xuống nữa là ổn thôi.
Bình là ông chính ở sự thật này.
Nhưng một sự thật khác khiến người ta có lý khi nghĩ rằng chuột cũng là ông nốt.
Ông không tham nhũng để bị gọi là chuột nhưng bất cứ điều gì có hại cho căn nhà Việt Nam đều quy ra... chuột tất.
Chuột là nhũng nhiễu dân lành là làm luật sai trái cho một thành phần nào đó. Chuột được biết tới như bằng cấp giả mà tiền lương thì thật. Chuột thập thò ở các ban bệ đục khoét công quỹ, gậm nhấm tài nguyên quốc gia. Chuột đi đêm với kẻ thù, chuột nhắm mắt nói lời dối trá. Chuột cắn xé đất đai tổ quốc và không cho người dân biết sự thật phía sau bức màn đen tối mang tên Thành Đô. Chuột phá nát văn hóa, chuột biến thành sư thầy mang nón cối cười hỉ hả, ngồm ngoàm nhậu nhẹt coi nhân gian như đám lên đồng. Chuột nhốt người cô cớ, giết hại lương dân và còn hàng tá điều ám muội.
Xem ra các thứ chuột này vận vào ông nguy hiểm hơn tham nhũng vạn lần. Tham nhũng tới hồi no thì ngừng nhưng quyền bính và sự u mê không bao giờ có giới hạn. Chiếc bình cũng là con chuột lớn nhất trong hàng trăm ngàn con chuột lúc nhúc trong hang.
Ban ngày là bình, ban đêm là chuột.
Chiếc bình quý biến hình như truyện liêu trai. Bình và chuột trước sau như một che chở cho nhau. Bình có đời bình, chuột có đời chuột nhưng nếu bình không có chuột bình chẳng thể sáng màu. Chuột không có bình che thân thì dân đã phang cho một phát.
Vậy thì có gì lạ khi chính bình bảo dân đừng ném chuột?
Và chuột không nhúc nhích vì biết có ai lại ngu si đi giết chính mình?
Cánh Cò
Tuấn Khanh - Khi Trung Quốc chuyển lửa Cách Mạng Văn Hoá vào Hồng Kông
Ông Cliff Buddle (trái), giảng viên ở Hồng Kông và sinh viên Trung Quốc Li (phải) giả danh, tấn công ông trước giảng đường, đòi ông không được dạy bằng tiếng Anh |
Câu chuyện bạo lực mới nhất, vừa xảy ra ở Hồng Kông đang cảnh báo về
một cao trào Cách mạng Văn Hoá kiểu mới, do Trung Quốc phát động, có thể
nhanh chóng gây ảnh hưởng đến vùng nói tiếng Hoa chịu ảnh hưởng của Bắc
Kinh, hoặc ở các những quốc gia “anh em” như Việt Nam.
Tờ South China Morning Post (SCMP) tường thuật cho biết chiều ngày 6
tháng 10/2014, tại Đại học Hồng Kông, ngay trong giảng đường T3 của lớp
Đạo Đức và Luật Truyền Thông Đại Chúng (Media Law and Ethics), ngay khu
liên kế Meng Wah, một sinh viên đến từ Trung Quốc đã tìm cách tấn công
thầy giáo khi ông này đang giảng bài bằng tiếng Anh, chứ không bằng
tiếng Trung Quốc.
Ông Cliff Buddle, người Anh, chuyên gia về pháp lý, biên tập viên của
tờ SCMP đã bị tấn công bị cách tàn bạo bởi một sinh viên có tên là
Vangary Li, 27 tuổi. Trong một bài giảng, người sinh viên này đột ngột
đứng lên, hét trước giảng đường “Hồng Kông đã chuyển giao về Trung Quốc
17 năm nay rồi, tại sao mày cứ nói bằng tiếng Anh vậy?”. Người giảng
viên 50 tuổi này đã bị Li xông đến đấm vào ngực. Nhưng trong một tường
thuật trên facebook, một nhân chứng nói rằng ông thầy còn bị đập liên
tục bằng một cuốn sách dày, bọc bìa da màu đen vào mặt và tay. Ngay khi
có tiếng sinh viên thét lên gọi cảnh sát, tay Li này đã thản nhiên nói
“chuyện nhỏ” (No problem) và tiếp tục tấn công ông Cliff cho đến khi các
sinh can ngăn, rồi cảnh sát ập đến giải đi.
Khi bước vào giảng đường, sinh viên này tự giới thiệu là người mới
chuyển đến từ Đại học Thanh Hoa, ở Bắc Kinh. Tuy vậy sau đó, Ban giám
đốc đại học Hồng Kông rà soát lại và khẳng định rằng không có ai như tên
như Li trong danh sách cả. Vài tiếng đồng hồ sau đó, an ninh đã được
siết chặt ở học khu Pok Fu Lam để tránh tình trạng trà trộn như trên.
Báo SCMP tức giận cho biết họ sẽ điều tra mọi cách để tìm cho ra lý
do và âm mưu của việc kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan như vậy ở
Hồng Kông. Bản tin cũng cho biết bệnh viện xác nhận ông Cliff Buddle bị
thương ở ngực và ở tay.
Bất kỳ ai đã sống hoặc đã đọc những gì diễn ra ở Trung Quốc từ 1966
đến 1976, đều có thể hiểu loại kịch bản gì đang bắt đầu trình diễn ở
Hồng Kông lúc này. Hơi nóng chủ nghĩa dân tộc cực hữu vừa phấn khích,
vừa khủng bố đang được Bắc Kinh gửi tới 7 triệu người Hồng Kông. Hiện
trạng giống như những kẻ đeo ruy-băng xanh cực tả, sẳn sàng ăn sống nuốt
tươi giới sinh viên biểu tình “chống đảng”. Mùi vị của Đại Cách Mạng
Văn Hoá mà lâu nay bán đảo tự do này chỉ nghe qua truyền hình, báo chí,
sách vở… nay đã thật sự xuất hiện, nhưng chỉ khác là ở một tầng mức
khác, một kiểu đạo diễn khác.
Người ta có thể hình dung đám đông tuyên bố chỉ lo miếng cơm chứ
không cần dân chủ, yêu độc tài hơn tự do… đang im lặng tràn vào hàng ngũ
Umbrella Revolution để quậy phá, khích động… sẽ là khởi đầu cho sự tan
nát của môi trường sống ở đây. Trên trang SCMP, cũng như các trang
facebook đưa tin chuyện này, đã nhanh chóng xuất hiện một lượng lớn
những người vào bình luận tán thưởng, thậm chí bày tỏ việc đòi Hồng Kông
phải “Trung Quốc” hơn nữa. Dư luận viên của chính quyền, những người bị
những blogger tự do mỉa mai là “thành phần 50 xu” (tức ám chỉ thành
phần chuyên viết nội dung cực hữu được Bắc Kinh trả công 50 xu cho một
chữ) đã tràn vào, tạo tâm lý hoang mang với không ít người dân Hồng
Kông, cũng như đại lục.
Không bao lâu nữa, Hồng Kông sẽ sớm trở thành một trại tập trung có
điều kiện, hơn là “một quốc gia hai chế độ” mà Bắc Kinh từng thoả thuận.
Dĩ nhiên, một khi lòng yêu nước, yêu đảng phô diễn vừa được trợ lực,
vừa được nhận tiền… thì hạng người đê tiện ở Trung Quốc hay Việt Nam đều
dễ dàng tìm thấy. Không cần dùng trực tiếp quân đội hay công an nữa,
Bắc Kinh nay đã thay bằng chiến lược tưới bón cho mầm hung ác của một
dân tộc trỗi dậy, để dân tộc mình tự xâu xé, tự tiêu diệt lẫn nhau.
Những kẻ lãnh đạo chỉ cần xoa tay mỉm cười và thưởng thức từng chương
hồi ghê tởm nhất mà mình dựng nên.
Cộng sản – ông thầy của bạo lực, chia rẽ, sợ hãi – đã khôn ngoan hơn
trong cuộc tổ chức những cuộc tận diệt trong lòng dân tộc như vậy, im
lặng và hiệu quả hơn trước mắt theo dõi của thế giới. Điều kinh tởm là
sau bao nhiêu ấy năm tội ác, chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc vẫn luôn sẳn
sàng làm mọi cách, thậm chí không ngần ngại huỷ diệt sức sống nội tại
của dân tộc mình, để thượng tôn làm kẻ nắm quyền cai trị. Với dân tộc
của mình, Bắc Kinh đã vậy, thử hỏi với các quốc gia lân bang, họ còn
hiểm độc và tráo trở đến dường nào?
Việt Nam đã trãi qua, đã đủ kinh nghiệm đau thương để nhìn thấy những gì ở Hồng Kông hôm nay, vốn là trái đắng mà dân tộc đã phải nuốt nghẹn đau thương. Ai cũng thấy, ai cũng biết. Nhưng liệu các nhà lãnh đạo Việt Nam còn ôm ấp 16 chữ vàng và trung thành với con đường Cộng sản Maoist đến chừng nào?
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)
————————————————
Tham khảo thêm:
6 chiến lược của Bắc Kinh nhằm vô hiệu hóa OCLP
Dưới đây là bản dịch bài viết của GS. Luật Benny Tai (Đại
học Thành thị Hong Kong), người sáng lập phong trào Occupy Central. Ông Benny
Tai viết bài này bằng tiếng Trung vào ngày 12/8/2014 trên Apple Daily – tờ báo
bán chạy thứ hai ở Hong Kong. Nó được dịch sang tiếng Anh vào ngày 15/8/2014,
đăng trên trang blog tiếng Anh của phong trào Occupy Central.
Chúng ta hãy thử xem Benny Tai nhận định những gì và điều
nào trong số những điều ông viết đã trở thành sự thật hoặc trật lất.
Xin
bạn đọc lưu ý một điểm khác biệt rất lớn giữa Hong Kong và Việt Nam, đó
là: Hong Kong có một thể chế pháp trị, còn Việt Nam chỉ có nhà nước
công an trị. Tuy nhiên, cách hành xử của Hà Nội thì chắc không khác Bắc
Kinh nhiều.
* * *
SÁU CHIẾN LƯỢC CỦA BẮC KINH NHẰM VÔ HIỆU HÓA OCCUPY
CENTRAL
- Benny Tai
Kể từ khi phong trào Occupy Central with Love and Peace
(Chiếm khu trung tâm bằng tình yêu và hòa bình, viết tắt OCLP – ND) được đề xuất
vào năm ngoái (tháng 1/2013 – ND), Bắc Kinh đã và đang tiến hành các chiến lược
để đương đầu với phong trào dân chủ này ở Hong Kong.
1
Chiến lược thứ nhất là kìm hãm. Ngay từ đầu, tôi đã là
người duy nhất đề xuất Occupy Central. Mặc dù ý tưởng cũng được khá nhiều người
nhắc lại, nhưng về cơ bản nó vẫn chỉ là đề xuất của một học giả trên mây. Phong
trào chỉ bắt đầu hình thành sau khi GS. Chan Kin-man và Mục sư Chu Yiu-ming cùng
tôi chính thức phát động chiến dịch OCLP vào tháng ba năm ngoái, tiếp sau một
loạt diễn đàn thảo luận. Tuy phong trào tập hợp được những lực lượng xã hội ủng
hộ phổ thông đầu phiếu, trong đó có liên đảng dân chủ, các tổ chức xã hội dân sự
và dân thường, nhưng nó vẫn chưa phải là một lực lượng chính trị thực sự. Ở
giai đoạn này, chiến lược chính của Bắc Kinh là kìm hãm sự phát triển của OCLP
bằng cách dựng nên những tổ chức chống OCLP và huy động các phần tử thân Bắc Kinh
– gồm các phòng thương mại, các tổ chức, các cơ quan truyền thông đại chúng và
cá nhân – vào việc phê phán và bôi nhọ OCLP với những bài phát biểu công khai,
bài vở trên báo chí, và quảng cáo.
Nhưng tất cả các hoạt động đó có vẻ đều vô hiệu. 800.000
người đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6; trong số đó,
700.000 người thể hiện rõ ràng quan điểm không chấp nhận một hình thức bầu trưởng
đặc khu hành chính trong đó cử tri không được quyền lựa chọn thực chất. Kết quả
này đưa đến một mệnh lệnh rõ ràng, buộc những người ủng hộ dân chủ ở Hội đồng Lập
pháp phải phủ quyết tất cả những đề nghị không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế [về bầu
cử].
Sau sự kiện 510.000 công dân tham gia vào cuộc tuần hành ngày 1/7 đòi phổ thông đầu phiếu thực chất, và sau cuộc biểu tình ngồi của sinh viên vào ngày 2/7, thể hiện một cách hoàn hảo hành động đấu tranh phi bạo lực (non-violent, có người dịch là “bất bạo động”), OCLP cuối cùng đã phát triển thành một phong trào lớn mạnh.
2
Chiến lược thứ hai Bắc Kinh có thể đã sử dụng là tiêu diệt
phong trào khi nó còn trong trứng nước. Họ có thể chỉ làm một việc đơn giản là
bắt ba nhà sáng lập OCLP, khiến cho chúng tôi không còn xúc tiến và tổ chức hoạt
động nào của OCLP được nữa. Tôi vẫn nói rằng tôi đã có thể biến mất ngay sau
khi bài báo của tôi được đăng, nếu như tôi đang dạy ở Đại học Bắc Kinh thay vì
Đại học Hong Kong [như hiên nay]. Tôi đã có thể không còn cơ hội nào
để thúc đẩy phong trào OCLP, để nó phát triển trên nền tảng xã hội dân sự ở
Hong Kong.
May thay, Hong Kong không phải Đại lục, và Đại học Hong Kong không phải là Đại học Bắc Kinh. Chúng tôi vẫn được bảo vệ bởi nhà nước pháp quyền: Trước khi tiến hành bất kỳ hành động bất tuân dân sự cụ thể nào, chúng tôi đều không vi phạm luật pháp Hong Kong, và quyền tự do cá nhân cũng như tự do ngôn luận của chúng tôi đều vẫn được luật pháp bảo vệ. Nhờ đó, chiến lược “bóp chết từ trong trứng nước” của Bắc Kinh không áp dụng được ở Hong Kong, chứ chưa nói tới áp dụng khi phong trào đã thành hình. Bây giờ mà bắt ba người chúng tôi thì cũng không dừng được phong trào Occupy Central, mà lại còn đưa tới một tình huống không thể đoán trước và không thể kiểm soát được.
May thay, Hong Kong không phải Đại lục, và Đại học Hong Kong không phải là Đại học Bắc Kinh. Chúng tôi vẫn được bảo vệ bởi nhà nước pháp quyền: Trước khi tiến hành bất kỳ hành động bất tuân dân sự cụ thể nào, chúng tôi đều không vi phạm luật pháp Hong Kong, và quyền tự do cá nhân cũng như tự do ngôn luận của chúng tôi đều vẫn được luật pháp bảo vệ. Nhờ đó, chiến lược “bóp chết từ trong trứng nước” của Bắc Kinh không áp dụng được ở Hong Kong, chứ chưa nói tới áp dụng khi phong trào đã thành hình. Bây giờ mà bắt ba người chúng tôi thì cũng không dừng được phong trào Occupy Central, mà lại còn đưa tới một tình huống không thể đoán trước và không thể kiểm soát được.
3
Chiến lược thứ ba mà Bắc Kinh có thể sử dụng, khi OCLP đã
thành hình, là phá hoại phong trào. Phá hoại cũng có vẻ tương tự
như chiến lược
thứ nhất là kìm hãm, chỉ khác một điều là nó được thực hiện trên quy mô
lớn hơn
và có sức mạnh tổ chức hơn. Cũng như OCLP, Bắc Kinh đã cố thu thập ý
kiến dư luận,
và có vẻ cũng kiếm được kha khá ủng hộ. Tuy nhiên, những ý kiến họ thu
nhận, cho dù nhiều đến đâu, cũng chỉ có tác dụng đập lại các quan điểm
ủng hộ
Occupy Central, chứ không làm cho những người ủng hộ mục tiêu của OCLP –
đấu
tranh đòi phổ thông đầu phiếu thực chất – chuyển hẳn sang phe kia. Và
cũng
không triệt tiêu được phía ủng hộ OCLP.
Khi
chính quyền đưa ra đề nghị cải cách bầu cử không theo
hướng đáp ứng nguyện vọng của công chúng về phổ thông đầu phiếu, hay là
xâm phạm
vào ý nguyện của 700.000 người dân trước đó đã từng bỏ phiếu đòi bầu cử ở
Hong
Kong phải theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, thì tiếng nói của phe đối lập sẽ
trở
nên mạnh mẽ và cứng rắn. Sẽ có đủ người tham gia phong trào bất tuân dân
sự
Occupy Central. Không có cách nào phá OCLP một khi phong trào đã thành
hình. Sẽ rất ngây thơ, thậm chí ngu ngốc, nếu Bắc Kinh nghĩ rằng chỉ cần
có đủ người
chống Occupy Central là sẽ đủ để chấm dứt phong trào.
4
Chiến lược thứ tư, mà Bắc Kinh vẫn đang sử dụng, là đe dọa
những người ủng hộ OCLP. Chiến lược này có lẽ đã được vận dụng từ trước khi
OCLP hình thành, và thậm chí nó đã trở nên ngày càng cực đoan và lan rộng hơn.
Hành động đe dọa một người ủng hộ OCLP có thể diễn ra trực tiếp, hoặc gián tiếp,
nhằm vào thân nhân, bạn bè để buộc họ phải gây sức ép lên người đó. Chiến lược
này thực sự đã và đang được tiến hành và tạo ra một dạng khủng bố trắng, khiến
nhiều ủng hộ viên của OCLP phải rút lui khỏi phong trào hoặc phải hoạt động kín
tiếng hơn.
Tuy nhiên, chiến lược ấy không thể ngăn được OCLP, một
khi thời điểm thích hợp đã đến. Nó chỉ có thể kìm hãm sự phát triển của phong
trào. Nguyên nhân là:
(1) Bắc Kinh không thể có được thông tin cá nhân của tất
cả những người có ý định tham gia phong trào bất tuân dân sự. Họ chỉ có thể nhằm
vào các thành viên nổi bật nhất.
(2) Như tôi đã viết ở trên, người dân Hong Kong vẫn được
luật pháp bảo vệ, điều đó hạn chế mức độ đe dọa. Với rất nhiều người không có
quan hệ thân thiết với bên Đại lục, thì hình thức đe dọa chỉ ở mức vẫn chịu đựng được.
(3) Cho đến giờ phút này, nhiều người ủng hộ việc phổ thông
đầu phiếu đã sẵn sàng mạo hiểm tất cả để có được dân chủ ở Hong Kong. Nói như vậy,
nhưng không có nghĩa là họ phải hy sinh tính mạng, trong bối cảnh Hong Kong vẫn
có nhà nước pháp quyền.
Tháng 6/2014: Người dân bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý
về cải cách chính trị ở Hong Kong. (Ảnh: AP)
5
Chiến lược thứ năm mà Bắc Kinh đang cân nhắc một cách
nghiêm túc là chia rẽ khối ủng hộ dân chủ. Sau đợt cải cách chính trị năm 2010,
Bắc Kinh đã thành công trong việc chia lực lượng ủng hộ dân chủ ra thành các
phe nhóm khác nhau. Trước khi OCLP nổi lên, những người theo đường lối cứng rắn
và những người theo đường lối ôn hòa vốn mâu thuẫn nhau và không chắc là đã có
thể hợp tác cùng nhau thực thi quyền phủ quyết. Do quyền phủ quyết là một trong
những vũ khí mạnh nhất của những người ủng hộ dân chủ trong cải cách chính trị,
cho nên, chia rẽ lực lượng ủng hộ dân chủ sẽ làm suy yếu đáng kể khả năng phủ
quyết.
Đây cũng là chiến lược cơ bản mà Bắc Kinh dự định sử dụng
khi đối phó với việc cải cách cơ chế bầu cử trưởng đặc khu vào năm 2017. Nhìn
vào số ghế của những người ủng hộ dân chủ trong Hội đồng Lập pháp, có thể thấy
chỉ cần sự tán thành từ 4 đến 5 người của phe ủng hộ dân chủ là đủ để thông qua
một dự thảo của chính quyền. Từ góc nhìn của Bắc Kinh thì, chia và trị là cách
hiệu quả nhất để làm cho dự thảo được thông qua.
Tuy nhiên, sau khi OCLP đã
thành hình, và đặc biệt sau khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý lại ngả theo
hướng phủ quyết mọi đề xuất không theo tiêu chuẩn quốc tế, thì phe ủng hộ dân
chủ ít nhiều đã gắn kết hơn. Song họ vẫn còn là một liên minh yếu, bởi lẽ những
người cứng rắn và những người ôn hòa đều rất khác nhau về mặt chiến lược, tiến
độ, và khác nhau về các điểm cụ thể trong những đề nghị mà họ đưa ra.
Mặc dù vậy, thực tế chính trị là, một khi dự thảo chính
sách của chính quyền không đem đến cho cử tri quyền lựa chọn thực sự, thì tất cả
những người ủng hộ dân chủ trong Hội đồng Lập pháp sẽ phải phủ quyết nó. Bằng
không thì sẽ chẳng khác nào một hành động tự sát chính trị. Có lẽ trong vài
tháng tới, Bắc Kinh sẽ làm tất cả những gì có thể để gây chia rẽ và thù ghét giữa
những người cứng rắn và những người ôn hòa. Tuy nhiên, chỉ cần những ai ủng hộ
dân chủ đều hiểu rằng đoàn kết là sức mạnh và nguyện vọng được có phổ thông đầu
phiếu thực chất là điều quan trọng hơn sự khác biệt về chính trị, thì sẽ chẳng
còn mấy cơ hội cho Bắc Kinh gây chia rẽ.
6
Chiến lược thứ sáu là đàn áp. Bắc Kinh hẳn phải biết rằng
các biện pháp trên đây nhằm chống lại công luận và đe dọa người ủng hộ sẽ không
ngăn được OCLP. Nhiều nhất thì chúng chỉ có thể làm giảm hiệu quả của bất tuân
dân sự. Có lẽ Bắc Kinh đã sẵn sàng cho việc đối đầu – mà rốt cuộc sẽ xảy ra –
và những gì họ đang làm lúc này chỉ là công đoạn chuẩn bị. Tất nhiên Bắc Kinh
không ngại phải đàn áp – sử dụng vũ lực giải tán đám đông, thậm chí trấn áp bằng
bạo lực nếu cần – và họ sẵn sàng trả bất kỳ cái giá nào về mặt chính trị.
Nhưng, có cần thiết không?
Một khi chuyện đó xảy ra, các hậu quả chính trị sẽ rất
khó dự đoán. Có thể sẽ chỉ có khoảng một, hai nghìn người ngồi ở khu Trung tâm
bị bắt và bị truy tố. Công luận có thể coi những người đó là phần tử gây rối trật
tự. Occupy Central có thể kết thúc rất bi thảm. Một vài dân biểu ủng hộ dân chủ
sẽ nhảy sang phía ủng hộ dự thảo của chính phủ. Phổ thông đầu phiếu theo kiểu
Trung Quốc cuối cùng sẽ được áp dụng thành công ở Hong Kong và mang đến một nền
quản trị tốt hơn. Do đó, nhân dân Hong Kong sẽ yêu nước, yêu Hong Kong, và sống
hạnh phúc mãi mãi.
Nhưng một điều có nhiều khả năng xảy ra hơn, là Occupy
Central, ngay cả khi bị đàn áp, vẫn để lại một vết thương không thể hàn gắn cho
nền quản trị ở Hong Kong. Bất tuân dân sự và chống đối sẽ tăng lên trong xã hội
và khiến Hong Kong trở thành không thể cai quản được nữa. Điều đó sẽ làm hại
Hong Kong không chỉ về mặt chính trị và kinh tế mà còn trên phương diện xã hội
và văn hóa. Chứng tỏ “một nước, hai chế độ” là thất bại. Trung Quốc có thể hùng
mạnh đủ để chịu đựng mọi cái giá phải trả, thậm chí chẳng buồn quan tâm đến những
cái giá đó, nhưng vấn đề quản lý Hong Kong vẫn gây khó khăn cho Bắc Kinh trong
nhiều năm tới. Bắc Kinh sẽ kiệt sức vì các xung đột, mâu thuẫn chính trị ngày
càng gia tăng.
Không phải là Bắc Kinh không thể giải quyết các vấn đề đó, nhưng
tại sao lại phải đặt Hong Kong vào hoàn cảnh ấy? Không có phổ thông đầu phiếu
thực chất, mâu thuẫn bên trong Hong Kong sẽ không bao giờ được xử lý và có thể sẽ
bị các thế lực ngoại bang lợi dụng để chống lại Bắc Kinh. Điều đó còn gây nguy
hại lớn hơn cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Tôi hy vọng Bắc Kinh, sau khi đã có những tính toán cẩn
thận mà vẫn không thể tìm ra giải pháp nào tốt hơn là đàn áp OCLP, sẽ giải quyết
một cách tích cực đòi hỏi của phong trào, là phải có phổ thông đầu phiếu ở Hong
Kong.
GS. luật Benny Tai, ĐH Thành thị Hong Kong.
(Ảnh: Jenny W. Hsu/ Wall Street Journal)
|
(Blog Đoan Trang)
Ty Du - Giá trị của Kim Chi
Đừng chê Sở Văn hóa Hà Nội về cái Hội thảo giá trị Kim Chi nhân 60 năm tiếp quản Thủ đô.
Người ta sẽ quảng cáo cho kim chi. Tôi xin lưu ý: chữ kim chi này tôi viết thường, nhưng Hội thảo về Kim Chi, tôi phải viết hoa. Có ý tứ cả đấy. Kim chi là món ăn dân dã, truyền thống của Hàn quốc, của cả Triều Tiên. Nó giống như dưa cải, cà muối của chúng ta. Ngon mà cũng bổ ích. Tôi từng ăn cháo trắng với kim chi, vừa ngon vừa có lợi cho sức khỏe. Kim chi trở thành món ăn đặc trưng của Hàn quốc, đến nỗi người ta từng ví, từng gọi Hàn quốc là xứ Kim Chi.
Thường khi người ta ăn, uống một thức gì đó, và người ta cũng nhâm nhi luôn cả cái hình ảnh của xứ sở có cái sản phẩm ấy. Mỗi lần ăn kim chi tôi đều nghĩ tới xứ sở của món ăn này. Nhiều liên tưởng thú vị.
Vậy xứ sở Kim Chi, trong liên tưởng của chúng ta, nhân khi vác một bó tiền ném lên trời trong 30 điểm toàn Hà Nội để kỷ niệm 60 năm Tiếp quản Thủ đô, cũng có nhũng giá trị của nó. ”Giá trị của Kim Chi”, trong dịp này, được nhâm nhi, nghĩ ngợi cũng lý thú lắm. Này nhé 60 năm trước, họ cũng còn nghèo và nàn như chúng ta, họ cũng chỉ ăn kim chi để lùa cơm như chúng ta thường ngày vẫn chỉ tương cà mắm muối. Gia đình tôi, có năm ăn tới 27 kg cà muối trong một mùa hè. Bây giờ nhiều gia đình Việt Nam chúng ta vẫn còn trong cảnh nghèo này. Còn họ, nông dân có đủ tiền đi tậu vợ đẹp, giỏi giang tận nhưng miền quê hiền hòa của xứ “dưa cà”. Họ ăn đứt ta về khỏan có thể đưa dân giàu có lên hơn hẵn ta. Bây giờ họ bán sang ta không phải chỉ có kim chi, mà cả xe ô tô xịn đủ loại, tivi, máy tính, tủ lạnh, máy giặt đủ loại đời mới. Ôi chao họ thật sự là một nền kinh tế thị trường văn minh, hiện đại. Sản phẩm của họ là sản phẩm của nền kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức của hàng hóa rất cao.
“Giá trị của Kim Chi” là gì? Là một đất nước cũng trãi qua chiến tranh, cũng chia cắt, cũng bị đô hộ, cũng nghèo nàn, lạc hậu, trong cùng một thời gian lịch sử như nhau, họ tiến vọt lên làm nên sự thần ký của xứ sở Kim Chi. Sáu mươi năm trước, ta với họ cùng một trình độ phát triển, thì nay họ đã bỏ xa ta dễ đến cả 60 lần.
Nhân dịp này nghe nói Thành ủy cứ bắn pháo hoa để mừng 60 năm trì trệ, lạc hậu so với thiên hạ, nói so với thiên hạ là vì cha ông ta cũng thường xuyên nhắc nhở: Trong nhà nhất mẹ nhì con / Ra đường lắm kẻ lại giòn hơn ta. Thôi thì thói đời người nghèo vẫn luôn hoang phí. Nhưng nhân dịp có ánh sáng rực rỡ, ta cũng cứ ngước mặt lên bầu trời ngắm cái vẽ lung linh chốc lát, để thấy cái phù hoa thì cũng bọt bèo chốc lát mà thôi. Điều quan trọng là có ngẩng lên, thì cũng biết cúi xuống ngắm lại mình mà suy ngẫm. Nên lợi dụng pháo hoa cũng như lợi dụng món kim chi để nhâm nhi và suy ngẫm cuộc đời, nó sẽ cho chúng ta những khoảnh khắc có giá trị, chẳng vô bổ đâu.
Cũng như người ta đồng cảnh, đồng ngộ, mà họ đổi đời, còn ta lẹt đẹt. Đúng là cái món kim chi ta nuốt ngon lành, nhưng bài học ”Kim Chi” thì sao lại nghẹn trong lòng. Các quốc gia-dân tộc trong thời hiện đại có bốn yếu tố quan trọng để phát triển. Một là tài nguyên của xứ sở, nhiều hay ít. Hai là truyền thống văn hóa (một thứ vốn xã hội rất quý) phong phú hay nghèo nàn. Ba là tố chất của con người thông minh hay đần độn. Phải thừa nhận rằng cả ba yếu tố trên Việt Nam ta đều có ưu thế, đều có tính trội. Chỉ còn yếu tố thứ Tư, là những quan hệ xã hội hiện hữu, nó có công năng đẩy lên hay kéo lùi lịch sử. Phải thừa nhận rằng về mặt này, chúng ta có quá nhiều tiêu cực, yếu kém. Đặc biệt là hai lĩnh vực có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển hay trì trệ lạc hậu là thể chế chính trị, thiết chế kinh tế văn hóa của Việt Nam ta từ 60 năm qua đã không thích ứng cho sự thăng hoa, phát triển, đưa dân tộc có độc lập, có dân chủ, có hạnh phúc xứng đáng.
Bạn cũng muốn mời ta món kim chi nhân lễ mừng 60 năm tiếp quản một cơ ngơi dân tộc. Ta cũng mừng cho bạn đã sang giàu lên hơn hẵn ta rất nhiều.Nhưng chỉ cúi mặt mà ăn thì chẳng khác kẻ phàm phu lú lấp đần độn, chỉ biết ăn mà không biết nghĩ. Lúc nhỏ mẹ tôi hay bảo , “miếng ăn, ngậm mà nghe”. Nghe ra ý vị của món kim chi thật là thú vị./.
Ty Du
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 7-10-14
Người ta sẽ quảng cáo cho kim chi. Tôi xin lưu ý: chữ kim chi này tôi viết thường, nhưng Hội thảo về Kim Chi, tôi phải viết hoa. Có ý tứ cả đấy. Kim chi là món ăn dân dã, truyền thống của Hàn quốc, của cả Triều Tiên. Nó giống như dưa cải, cà muối của chúng ta. Ngon mà cũng bổ ích. Tôi từng ăn cháo trắng với kim chi, vừa ngon vừa có lợi cho sức khỏe. Kim chi trở thành món ăn đặc trưng của Hàn quốc, đến nỗi người ta từng ví, từng gọi Hàn quốc là xứ Kim Chi.
Thường khi người ta ăn, uống một thức gì đó, và người ta cũng nhâm nhi luôn cả cái hình ảnh của xứ sở có cái sản phẩm ấy. Mỗi lần ăn kim chi tôi đều nghĩ tới xứ sở của món ăn này. Nhiều liên tưởng thú vị.
Vậy xứ sở Kim Chi, trong liên tưởng của chúng ta, nhân khi vác một bó tiền ném lên trời trong 30 điểm toàn Hà Nội để kỷ niệm 60 năm Tiếp quản Thủ đô, cũng có nhũng giá trị của nó. ”Giá trị của Kim Chi”, trong dịp này, được nhâm nhi, nghĩ ngợi cũng lý thú lắm. Này nhé 60 năm trước, họ cũng còn nghèo và nàn như chúng ta, họ cũng chỉ ăn kim chi để lùa cơm như chúng ta thường ngày vẫn chỉ tương cà mắm muối. Gia đình tôi, có năm ăn tới 27 kg cà muối trong một mùa hè. Bây giờ nhiều gia đình Việt Nam chúng ta vẫn còn trong cảnh nghèo này. Còn họ, nông dân có đủ tiền đi tậu vợ đẹp, giỏi giang tận nhưng miền quê hiền hòa của xứ “dưa cà”. Họ ăn đứt ta về khỏan có thể đưa dân giàu có lên hơn hẵn ta. Bây giờ họ bán sang ta không phải chỉ có kim chi, mà cả xe ô tô xịn đủ loại, tivi, máy tính, tủ lạnh, máy giặt đủ loại đời mới. Ôi chao họ thật sự là một nền kinh tế thị trường văn minh, hiện đại. Sản phẩm của họ là sản phẩm của nền kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức của hàng hóa rất cao.
“Giá trị của Kim Chi” là gì? Là một đất nước cũng trãi qua chiến tranh, cũng chia cắt, cũng bị đô hộ, cũng nghèo nàn, lạc hậu, trong cùng một thời gian lịch sử như nhau, họ tiến vọt lên làm nên sự thần ký của xứ sở Kim Chi. Sáu mươi năm trước, ta với họ cùng một trình độ phát triển, thì nay họ đã bỏ xa ta dễ đến cả 60 lần.
Nhân dịp này nghe nói Thành ủy cứ bắn pháo hoa để mừng 60 năm trì trệ, lạc hậu so với thiên hạ, nói so với thiên hạ là vì cha ông ta cũng thường xuyên nhắc nhở: Trong nhà nhất mẹ nhì con / Ra đường lắm kẻ lại giòn hơn ta. Thôi thì thói đời người nghèo vẫn luôn hoang phí. Nhưng nhân dịp có ánh sáng rực rỡ, ta cũng cứ ngước mặt lên bầu trời ngắm cái vẽ lung linh chốc lát, để thấy cái phù hoa thì cũng bọt bèo chốc lát mà thôi. Điều quan trọng là có ngẩng lên, thì cũng biết cúi xuống ngắm lại mình mà suy ngẫm. Nên lợi dụng pháo hoa cũng như lợi dụng món kim chi để nhâm nhi và suy ngẫm cuộc đời, nó sẽ cho chúng ta những khoảnh khắc có giá trị, chẳng vô bổ đâu.
Cũng như người ta đồng cảnh, đồng ngộ, mà họ đổi đời, còn ta lẹt đẹt. Đúng là cái món kim chi ta nuốt ngon lành, nhưng bài học ”Kim Chi” thì sao lại nghẹn trong lòng. Các quốc gia-dân tộc trong thời hiện đại có bốn yếu tố quan trọng để phát triển. Một là tài nguyên của xứ sở, nhiều hay ít. Hai là truyền thống văn hóa (một thứ vốn xã hội rất quý) phong phú hay nghèo nàn. Ba là tố chất của con người thông minh hay đần độn. Phải thừa nhận rằng cả ba yếu tố trên Việt Nam ta đều có ưu thế, đều có tính trội. Chỉ còn yếu tố thứ Tư, là những quan hệ xã hội hiện hữu, nó có công năng đẩy lên hay kéo lùi lịch sử. Phải thừa nhận rằng về mặt này, chúng ta có quá nhiều tiêu cực, yếu kém. Đặc biệt là hai lĩnh vực có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển hay trì trệ lạc hậu là thể chế chính trị, thiết chế kinh tế văn hóa của Việt Nam ta từ 60 năm qua đã không thích ứng cho sự thăng hoa, phát triển, đưa dân tộc có độc lập, có dân chủ, có hạnh phúc xứng đáng.
Bạn cũng muốn mời ta món kim chi nhân lễ mừng 60 năm tiếp quản một cơ ngơi dân tộc. Ta cũng mừng cho bạn đã sang giàu lên hơn hẵn ta rất nhiều.Nhưng chỉ cúi mặt mà ăn thì chẳng khác kẻ phàm phu lú lấp đần độn, chỉ biết ăn mà không biết nghĩ. Lúc nhỏ mẹ tôi hay bảo , “miếng ăn, ngậm mà nghe”. Nghe ra ý vị của món kim chi thật là thú vị./.
Ty Du
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 7-10-14
(Viet-studies)
Lê Phú Khải: Hà Nội – 10-10-1954
Đầu
năm 1950, do mẹ tôi mang bầu, bà không đủ sức tần tảo buôn bán để kiếm
sống nên phải “tản cư ngược” về Hà Nội, vùng tạm chiếm của quân Pháp.
Nhưng cả gia đình họ Lê Phú của tôi, đứng đầu là ông nội tôi vẫn trụ lại
ở vùng sơn cước Thanh Ba – Phú Thọ theo kháng chiến đến cùng. Đó là một
“nỗi buồn” như lời mẹ tôi lúc về thành. Nhưng cũng nhờ thế mà một đứa
trẻ 12 tuổi là tôi lại được chứng kiến trọn vẹn ngày 10-10-1954, một
ngày lịch sử với Hà Nội.
Có lẽ, những người Hà Nội được chứng kiến Hà Nội ngày đó cũng không còn nhiều. Vả lại, có nhớ những hình ảnh ngày đó thì cũng ít người đủ kiên nhẫn để hoài cổ mà viết lên giấy trắng mực đen ở cái thời kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa này!
Với chứng bệnh nghề nghiệp, tôi thấy cần phải viết lại về cái ngày 10-10 năm ấy (1954)… để các tiểu thuyết gia sau này, các nhà viết tiểu thuyết lịch sử có chút tư liệu, chút cảm hứng khi ngòi bút của họ đụng đến… 10 tháng 10-1954 tại Hà Nội, thủ đô của nước Việt ngàn năm. Dù chỉ là một góc hẹp của Hà Nội qua cái nhìn của một người.
Đêm 9-10-1954 cả thành phố thiết quân luật. Đường phố như chết, không một bóng người, không có tiếng rao đêm quen thuộc. Nhưng hầu như tất cả Hà Nội đều thức trắng đêm đó, hồi hộp chờ đến sáng…
Nhà tôi ở đầu phố Hàm Long, gần ngã năm Phan Châu Trinh, Hàn Thuyên, Lò Đúc, Lê Văn Hưu… Mấy chị em tôi hay dán mắt nhìn qua khe cửa, trong ánh sáng vàng đục của những ngọn đèn đường, tôi nhìn thấy những tên lính Pháp cao lớn mang súng đi tuần. Gần sáng, lính Pháp chốt lại ở đầu phố nhìn ra ngã năm.
Khi trời chưa sáng hẳn, từng tốp bộ đội ta vai đeo súng từ từ tiến đến chỗ lính Pháp đứng. Những tên lính Pháp cao lớn đứng bên những anh bộ đội của ta bé nhỏ, chỉ cao đến ngang vai lính Pháp. Họ nói với nhau những điều gì đó, bàn giao cái gì đó… rồi lính Pháp từ từ rút lên phía Nhà Hát Lớn thành phố theo đường Phan Châu Trinh.
Khi lính Pháp rút rồi, chỉ còn bộ đội ta thì các cánh cửa hai bên phố đều bật tung, dân chúng ùa ra đường với cờ đỏ sao vàng trong tay reo mừng, hoan hô bộ đội. Đường phố tràn ngập niềm vui.
Cần phải nói thêm, mẹ tôi là một người buôn bán ở thành phố từ nhỏ, bà có kinh nghiệm. Trước đó, khi thấy nhiều người bí mật may cờ, mua cờ đỏ sao vàng… chờ ngày quân ta trở về, bà đã đi mua nhiều cây tre nhỏ, nhiều thanh gỗ nhỏ cắt ra để làm cán cờ. Cả cái phố Hàm Long đó đã mua cán cờ của mẹ tôi để đón bộ đội ta chiến thắng trở về!
Cũng phải nói thêm, trước ngày 10 tháng 10 năm 1054, đã có nhiều cán bộ Việt Minh thâm nhập vào Hà Nội, tá túc trong những nhà dân là cơ sở cách mạng hay những gia đình có người đi kháng chiến ở Việt Bắc. Nhà tôi cũng có một nữ cán bộ Việt Minh tên là Nhân đến ở.
Chị Nhân có chồng là một cán bộ hoạt động nội thành rất đẹp trai tên là Hồng Kỳ. Mẹ tôi đã xếp cho họ một căn phòng nhỏ ở tận cùng ngôi nhà, có cửa sau ăn thông ra đường Lê Văn Hưu để dễ thoát thân. Đứa con đầu lòng của họ đã “nên người” từ căn phòng bé nhỏ đó. Sau này họ vẫn qua lại thăm gia đình tôi. Những cán bộ Việt Minh vào thành trước có nhiệm vụ giải thích chính sách của chính phủ kháng chiến, khuyên đồng bào không theo Pháp đi Hải Phòng. Khuyên công chức của Hà Nội không đi Nam. Vì thế sau này mới có chế độ công chức lưu dung, sử dụng các công chức của chế độ cũ.
Cho đến 10 giờ sáng ngày 10-10 thì cả Hà Nội là một ngày hội lớn. Năm cửa ô Hà Nội (Ô Quan Chưởng, Ô Đống Mác, Ô Cầu Rền, Ô Cầu Giấy, Ô Chợ Dừa) chật ních người dân Hà Nội tưng bừng đón đoàn quân chiến thắng trở về. Các nghệ sĩ đem cả đàn gió, cả vĩ cầm, ghita ra góp vui trên đường phố. Các mẹ, các chị mặc áo dài, các bà nhà giàu tung hoa tươi lên đoàn xe chở quân tiến vào thành phố.
Có những câu chuyện thật cảm động.
Ở làng Đồng Nhân, quê ngoại của tôi, có bà mẹ tên là bà Lý Tiếp, bà đi bán nước mắm rong trên hè phố. Trước ngày 10-10, có người báo cho bà biết, con bà là chỉ huy cao cấp ở mặt trận Điên Biên Phủ, là cán bộ của Trung đoàn Thủ đô năm xưa, nên sẽ dẫn đầu đoàn quân tiến về Hà Nội… Bà không tin. Vì thế, sáng ngày 10-10 bà vẫn gánh nước mắm đi bán rong. Khi đoàn quân tiến vào một trong năm cửa ô, bà cũng chen vào đoàn người đứng hai bên đường để hoan hô. Bỗng bà nhận ra con trai của mình ngồi trên chiếc xe jeep mui trần dẫn đầu đoàn quân. Bà đã lao ra… Người chỉ huy cũng nhảy xuống xe… Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau và… khóc! Mọi người cũng khóc theo.
Người chỉ huy ấy là thiếu tướng Vũ Yên sau này, trung đoàn phó Trung đoàn Thủ đô năm xưa. Tên cúng cơm của ông là Nguyễn Văn Tịch, người làng của mẹ tôi – như bà nói. Mẹ tôi còn khoe với mọi người: - Thằng Tịch này ngày xưa, mùa nước lũ, nó bơi qua sông Hồng là chuyện thường (!).
Mẹ tôi và bao nhiêu người buôn bán nhỏ được gọi là tiểu thương của Hà Nội, cũng như bao nhiêu bà tư sản nhà giàu lúc đó, đã đem hoa tươi tung lên xe của đoàn quân chiến thắng trở về… Có hay đâu, chỉ ít tháng sau cái ngày vui đó, họ trở thành nạn nhân của cách mạng. Họ trở thành đối tượng phải “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh”. Nhà xưởng của họ bị công tư hợp doanh. Đến nhà ở của họ cũng bị đo đạc để đưa thêm người khác vào ở, vì… mỗi gia đình chỉ được sử dụng tối đa 120 mét vuông!
Ông anh ruột của mẹ tôi bị quy là tư sản, có hai cái nhà đã “được” hiến cho nhà nước. Gia đình ông có chín người con, nhưng nhà vẫn phải xếp cho người khác vào ở vì… còn thừa diện tích.
Còn mẹ tôi, sau 10-10-1954 bà vẫn buôn bán nhỏ, nhưng vì không chịu được người ta gọi mình là “con buôn”, nên một lần nữa, đã theo ông nội tôi, bán ngôi nhà ở phố Hàm Long về làng Hoàng Mai thuộc huyện Thanh Trì mua vườn, làm một nông dân bất đắc dĩ.
Tôi không bao giờ quên hình ảnh của mẹ tôi, những đêm trăng gánh nước tưới rau, đôi vai gầy run run dưới gánh nặng…
Nhà văn Nguyễn Khải trong thiên tuỳ bút chính trị “Đi tìm cái tôi đã mất” đã miêu tả rất đúng chân dung của con người Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ: “Một nửa nước được độc lập nhưng lòng người tan nát vì tài sản một đời chắt chiu của họ bị nhà nước tịch thu hoặc trưng thu khiến họ trở thành người vô sản bất đắc dĩ. Tầng lớp trí thức chả có tài sản gì ngoài cái đầu được tư duy tự do thì cái đầu cũng được trưng thu luôn, từ nay họ chỉ được nghĩ, được viết theo sự chỉ dẫn của một học thuyết, một đường lối, nếu họ không muốn dẫm vào vết chân của nhóm “Nhân Văn – Giai Phẩm”. Một dân tộc đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, mắt nhìn ngơ ngác, đi đứng lom rom như kẻ bại trận”.
Người Hà Nội, sau 10-10-1954, trong đó có mẹ tôi, đúng như Nguyễn Khải đã mô tả!
Vì thế, nhân danh một người Hà Nội, tôi muốn nói với những người đang “cầm cân nẩy mực” ở thủ đô Hà Nội rằng: Quê tôi, Hà Nội, đang là một thành phố bệ rạc vào bậc nhất vùng Đông Nam Á. Khói bụi, kẹt đường, ngập nước, dân oan cả nước kéo về đây… kêu cứu. Nói tục, chửi bậy, chặt chém khách du lịch là nét văn hoá của đất ngàn năm văn vật hôm nay! Vì thế, không nên “ngộ độc ngợi ca, bội thực tự hào” (*) nữa!
Không cần phải bắn pháo hoa.
TP HCM 10/2014
L.P.K.
(*) Thơ Nguyễn Duy
Tác giả gửi BVN
Có lẽ, những người Hà Nội được chứng kiến Hà Nội ngày đó cũng không còn nhiều. Vả lại, có nhớ những hình ảnh ngày đó thì cũng ít người đủ kiên nhẫn để hoài cổ mà viết lên giấy trắng mực đen ở cái thời kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa này!
Với chứng bệnh nghề nghiệp, tôi thấy cần phải viết lại về cái ngày 10-10 năm ấy (1954)… để các tiểu thuyết gia sau này, các nhà viết tiểu thuyết lịch sử có chút tư liệu, chút cảm hứng khi ngòi bút của họ đụng đến… 10 tháng 10-1954 tại Hà Nội, thủ đô của nước Việt ngàn năm. Dù chỉ là một góc hẹp của Hà Nội qua cái nhìn của một người.
Đêm 9-10-1954 cả thành phố thiết quân luật. Đường phố như chết, không một bóng người, không có tiếng rao đêm quen thuộc. Nhưng hầu như tất cả Hà Nội đều thức trắng đêm đó, hồi hộp chờ đến sáng…
Nhà tôi ở đầu phố Hàm Long, gần ngã năm Phan Châu Trinh, Hàn Thuyên, Lò Đúc, Lê Văn Hưu… Mấy chị em tôi hay dán mắt nhìn qua khe cửa, trong ánh sáng vàng đục của những ngọn đèn đường, tôi nhìn thấy những tên lính Pháp cao lớn mang súng đi tuần. Gần sáng, lính Pháp chốt lại ở đầu phố nhìn ra ngã năm.
Khi trời chưa sáng hẳn, từng tốp bộ đội ta vai đeo súng từ từ tiến đến chỗ lính Pháp đứng. Những tên lính Pháp cao lớn đứng bên những anh bộ đội của ta bé nhỏ, chỉ cao đến ngang vai lính Pháp. Họ nói với nhau những điều gì đó, bàn giao cái gì đó… rồi lính Pháp từ từ rút lên phía Nhà Hát Lớn thành phố theo đường Phan Châu Trinh.
Khi lính Pháp rút rồi, chỉ còn bộ đội ta thì các cánh cửa hai bên phố đều bật tung, dân chúng ùa ra đường với cờ đỏ sao vàng trong tay reo mừng, hoan hô bộ đội. Đường phố tràn ngập niềm vui.
Cần phải nói thêm, mẹ tôi là một người buôn bán ở thành phố từ nhỏ, bà có kinh nghiệm. Trước đó, khi thấy nhiều người bí mật may cờ, mua cờ đỏ sao vàng… chờ ngày quân ta trở về, bà đã đi mua nhiều cây tre nhỏ, nhiều thanh gỗ nhỏ cắt ra để làm cán cờ. Cả cái phố Hàm Long đó đã mua cán cờ của mẹ tôi để đón bộ đội ta chiến thắng trở về!
Cũng phải nói thêm, trước ngày 10 tháng 10 năm 1054, đã có nhiều cán bộ Việt Minh thâm nhập vào Hà Nội, tá túc trong những nhà dân là cơ sở cách mạng hay những gia đình có người đi kháng chiến ở Việt Bắc. Nhà tôi cũng có một nữ cán bộ Việt Minh tên là Nhân đến ở.
Chị Nhân có chồng là một cán bộ hoạt động nội thành rất đẹp trai tên là Hồng Kỳ. Mẹ tôi đã xếp cho họ một căn phòng nhỏ ở tận cùng ngôi nhà, có cửa sau ăn thông ra đường Lê Văn Hưu để dễ thoát thân. Đứa con đầu lòng của họ đã “nên người” từ căn phòng bé nhỏ đó. Sau này họ vẫn qua lại thăm gia đình tôi. Những cán bộ Việt Minh vào thành trước có nhiệm vụ giải thích chính sách của chính phủ kháng chiến, khuyên đồng bào không theo Pháp đi Hải Phòng. Khuyên công chức của Hà Nội không đi Nam. Vì thế sau này mới có chế độ công chức lưu dung, sử dụng các công chức của chế độ cũ.
Cho đến 10 giờ sáng ngày 10-10 thì cả Hà Nội là một ngày hội lớn. Năm cửa ô Hà Nội (Ô Quan Chưởng, Ô Đống Mác, Ô Cầu Rền, Ô Cầu Giấy, Ô Chợ Dừa) chật ních người dân Hà Nội tưng bừng đón đoàn quân chiến thắng trở về. Các nghệ sĩ đem cả đàn gió, cả vĩ cầm, ghita ra góp vui trên đường phố. Các mẹ, các chị mặc áo dài, các bà nhà giàu tung hoa tươi lên đoàn xe chở quân tiến vào thành phố.
Có những câu chuyện thật cảm động.
Ở làng Đồng Nhân, quê ngoại của tôi, có bà mẹ tên là bà Lý Tiếp, bà đi bán nước mắm rong trên hè phố. Trước ngày 10-10, có người báo cho bà biết, con bà là chỉ huy cao cấp ở mặt trận Điên Biên Phủ, là cán bộ của Trung đoàn Thủ đô năm xưa, nên sẽ dẫn đầu đoàn quân tiến về Hà Nội… Bà không tin. Vì thế, sáng ngày 10-10 bà vẫn gánh nước mắm đi bán rong. Khi đoàn quân tiến vào một trong năm cửa ô, bà cũng chen vào đoàn người đứng hai bên đường để hoan hô. Bỗng bà nhận ra con trai của mình ngồi trên chiếc xe jeep mui trần dẫn đầu đoàn quân. Bà đã lao ra… Người chỉ huy cũng nhảy xuống xe… Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau và… khóc! Mọi người cũng khóc theo.
Người chỉ huy ấy là thiếu tướng Vũ Yên sau này, trung đoàn phó Trung đoàn Thủ đô năm xưa. Tên cúng cơm của ông là Nguyễn Văn Tịch, người làng của mẹ tôi – như bà nói. Mẹ tôi còn khoe với mọi người: - Thằng Tịch này ngày xưa, mùa nước lũ, nó bơi qua sông Hồng là chuyện thường (!).
Mẹ tôi và bao nhiêu người buôn bán nhỏ được gọi là tiểu thương của Hà Nội, cũng như bao nhiêu bà tư sản nhà giàu lúc đó, đã đem hoa tươi tung lên xe của đoàn quân chiến thắng trở về… Có hay đâu, chỉ ít tháng sau cái ngày vui đó, họ trở thành nạn nhân của cách mạng. Họ trở thành đối tượng phải “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh”. Nhà xưởng của họ bị công tư hợp doanh. Đến nhà ở của họ cũng bị đo đạc để đưa thêm người khác vào ở, vì… mỗi gia đình chỉ được sử dụng tối đa 120 mét vuông!
Ông anh ruột của mẹ tôi bị quy là tư sản, có hai cái nhà đã “được” hiến cho nhà nước. Gia đình ông có chín người con, nhưng nhà vẫn phải xếp cho người khác vào ở vì… còn thừa diện tích.
Còn mẹ tôi, sau 10-10-1954 bà vẫn buôn bán nhỏ, nhưng vì không chịu được người ta gọi mình là “con buôn”, nên một lần nữa, đã theo ông nội tôi, bán ngôi nhà ở phố Hàm Long về làng Hoàng Mai thuộc huyện Thanh Trì mua vườn, làm một nông dân bất đắc dĩ.
Tôi không bao giờ quên hình ảnh của mẹ tôi, những đêm trăng gánh nước tưới rau, đôi vai gầy run run dưới gánh nặng…
Nhà văn Nguyễn Khải trong thiên tuỳ bút chính trị “Đi tìm cái tôi đã mất” đã miêu tả rất đúng chân dung của con người Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ: “Một nửa nước được độc lập nhưng lòng người tan nát vì tài sản một đời chắt chiu của họ bị nhà nước tịch thu hoặc trưng thu khiến họ trở thành người vô sản bất đắc dĩ. Tầng lớp trí thức chả có tài sản gì ngoài cái đầu được tư duy tự do thì cái đầu cũng được trưng thu luôn, từ nay họ chỉ được nghĩ, được viết theo sự chỉ dẫn của một học thuyết, một đường lối, nếu họ không muốn dẫm vào vết chân của nhóm “Nhân Văn – Giai Phẩm”. Một dân tộc đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, mắt nhìn ngơ ngác, đi đứng lom rom như kẻ bại trận”.
Người Hà Nội, sau 10-10-1954, trong đó có mẹ tôi, đúng như Nguyễn Khải đã mô tả!
Vì thế, nhân danh một người Hà Nội, tôi muốn nói với những người đang “cầm cân nẩy mực” ở thủ đô Hà Nội rằng: Quê tôi, Hà Nội, đang là một thành phố bệ rạc vào bậc nhất vùng Đông Nam Á. Khói bụi, kẹt đường, ngập nước, dân oan cả nước kéo về đây… kêu cứu. Nói tục, chửi bậy, chặt chém khách du lịch là nét văn hoá của đất ngàn năm văn vật hôm nay! Vì thế, không nên “ngộ độc ngợi ca, bội thực tự hào” (*) nữa!
Không cần phải bắn pháo hoa.
TP HCM 10/2014
L.P.K.
(*) Thơ Nguyễn Duy
Tác giả gửi BVN
(Bauxitevn)
Việt Nam cần gì và cần làm gì trong quan hệ với Hoa Kỳ?
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại White House, Washington, DC hôm 25/7/2013 |
Giáo sư Jonathan London hiên đang giảng dạy tại Đại học Thành thị Hồng
Kong, là một người từng làm việc và nghiên cứu nhiều năm ở Việt Nam. Sau
khi lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam được dỡ bỏ một phần,
ông có viết một bài phân tích những điểm mà Việt Nam có lợi khi mối quan
hệ Việt Mỹ được cải thiện. Bài viết này được dịch và phổ biến trên
truyền thông trong nước.
Từ Hồng Kong, Giáo sư Jonathan London dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn làm rõ thêm những quan điểm của ông về mối quan hệ Việt Mỹ.
Kính Hòa: Thưa ông Jonathan London, nhân bài viết của ông được truyền thông trong nước dịch lại, về quan hệ Việt Mỹ sau khi lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam của Mỹ được dỡ bỏ một phần, ông có thể giải thích thêm về điều mà ông nói là Niềm tin đáng tin cậy và bền vững mà Việt Nam cần, là như thế nào?
GS Jonathan London: Từ trước đến nay chiến lược của Việt Nam là làm bạn với mọi nước, đa phương đa dạng. Nhưng ý tôi muốn nói là muốn có quan hệ tốt là một điều nhưng nếu không có một quan hệ đáng tin cậy thì những quan hệ kia có một giá trị nhất định mà thôi. Mà nếu có một sự cố nào đó thì khó có thể nhờ một nước thứ hai hay thứ ba để giúp mình. Những quan hệ như vậy chỉ phát triển đến mức sơ bộ mà thôi.
Từ Hồng Kong, Giáo sư Jonathan London dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn làm rõ thêm những quan điểm của ông về mối quan hệ Việt Mỹ.
Kính Hòa: Thưa ông Jonathan London, nhân bài viết của ông được truyền thông trong nước dịch lại, về quan hệ Việt Mỹ sau khi lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam của Mỹ được dỡ bỏ một phần, ông có thể giải thích thêm về điều mà ông nói là Niềm tin đáng tin cậy và bền vững mà Việt Nam cần, là như thế nào?
GS Jonathan London: Từ trước đến nay chiến lược của Việt Nam là làm bạn với mọi nước, đa phương đa dạng. Nhưng ý tôi muốn nói là muốn có quan hệ tốt là một điều nhưng nếu không có một quan hệ đáng tin cậy thì những quan hệ kia có một giá trị nhất định mà thôi. Mà nếu có một sự cố nào đó thì khó có thể nhờ một nước thứ hai hay thứ ba để giúp mình. Những quan hệ như vậy chỉ phát triển đến mức sơ bộ mà thôi.
Dù chúng ta có những quan điểm khác nhau thì chúng ta cũng có thể đồng ý là Việt Nam hiện nay có một số điều trong thể chế của đất nước cần phải thay đổi. - GS Jonathan London
Thực sự Việt Nam muốn có một quan hệ sâu với Mỹ là một điều rất hứa hẹn,
và nếu nó là thực sự quan trọng thì phải đưa vào sự hiểu biết lẫn nhau
chứ không nên là một quan hệ mang tính tượng trưng.
Kính Hòa: Thưa ông đây có phải là một cách nói về một từ khác là đồng minh không?
GS Jonathan London: Vâng đúng rồi! Chúng ta có thể đồng ý là Việt Nam vẫn có một lập trường là không có một đồng minh nào, lý do cũng có thể hiểu là vị trí địa lý của Việt Nam, rồi quan hệ với Trung quốc, … Nhưng rất khó có thể có một sức mạnh nếu chúng ta không có đồng minh.
Tôi nghĩ là hy vọng của Việt Nam là chúng ta đang ở trong một thời đại đa phương. Đó là một ý rất là hay nếu không muốn nói là lãng mạn (cười).
Nhưng thực tế thì sau cùng thì cũng phải có những người bạn thân thiết, nếu không thì rất khó để đối phó với những thách thức.
Kính Hòa: Trong bài viết của ông có một đoạn nói rằng giữa
hiện tại của Việt Nam và tương lai thịnh vượng của Việt Nam thì cần
nhiều quyết định quan trọng về phát triển thể chế. Ở đây có hàm ý sự
khác biệt về thể chế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không, hay là cũng hàm ý
rằng có những vấn đề về nhân quyền mà Việt Nam cần phải giải quyết không
thưa ông?
GS Jonathan London: Vâng, thì vấn đề thể chế của Việt Nam là một vấn đề hết sức quan trọng như nhiều người đã đồng ý kể cả một số người trong chính quyền của Việt Nam. Nhưng vấn đề này có thể xem ở những khía cạnh khác nhau.
Dù là có những vấn đề cực lớn như là thể chế chính trị nên là như thế nào, hoặc là Hiến pháp của Việt Nam hiện nay có những đặc trưng phù hợp với một nước hiện đại văn minh hay không. Những vấn đề này cũng đã được tranh luận rất nhiều, và tôi cũng có những ý kiến, chẳng hạn như vấn đề trong hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay thiếu minh bạch, tôi cũng là một người rất là lo về những vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Dù chúng ta có những quan điểm khác nhau thì chúng ta cũng có thể đồng ý là Việt Nam hiện nay có một số điều trong thể chế của đất nước cần phải thay đổi. Nếu không thay đổi thì Việt Nam rất khó mà khắc phục những vấn đề chủ chốt về quản lý kinh tế, vấn đề phát triển, vấn đề quan hệ song phương, đa phương …
Trước đây tôi đã lý luận rằng nếu Việt Nam muốn có sự ủng hộ của quốc tế trong những tranh chấp với Trung quốc thì phải cải cách, phải đề cập thực sự đến những hạn chế của thể chế của đất nước hiện nay như tự do báo chí, nhân quyền, v.v…
Kính Hòa: Thưa ông đây có phải là một cách nói về một từ khác là đồng minh không?
GS Jonathan London: Vâng đúng rồi! Chúng ta có thể đồng ý là Việt Nam vẫn có một lập trường là không có một đồng minh nào, lý do cũng có thể hiểu là vị trí địa lý của Việt Nam, rồi quan hệ với Trung quốc, … Nhưng rất khó có thể có một sức mạnh nếu chúng ta không có đồng minh.
Tôi nghĩ là hy vọng của Việt Nam là chúng ta đang ở trong một thời đại đa phương. Đó là một ý rất là hay nếu không muốn nói là lãng mạn (cười).
Nhưng thực tế thì sau cùng thì cũng phải có những người bạn thân thiết, nếu không thì rất khó để đối phó với những thách thức.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington DC hôm 02 tháng 10 năm 2014. AFP photo |
GS Jonathan London: Vâng, thì vấn đề thể chế của Việt Nam là một vấn đề hết sức quan trọng như nhiều người đã đồng ý kể cả một số người trong chính quyền của Việt Nam. Nhưng vấn đề này có thể xem ở những khía cạnh khác nhau.
Dù là có những vấn đề cực lớn như là thể chế chính trị nên là như thế nào, hoặc là Hiến pháp của Việt Nam hiện nay có những đặc trưng phù hợp với một nước hiện đại văn minh hay không. Những vấn đề này cũng đã được tranh luận rất nhiều, và tôi cũng có những ý kiến, chẳng hạn như vấn đề trong hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay thiếu minh bạch, tôi cũng là một người rất là lo về những vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Dù chúng ta có những quan điểm khác nhau thì chúng ta cũng có thể đồng ý là Việt Nam hiện nay có một số điều trong thể chế của đất nước cần phải thay đổi. Nếu không thay đổi thì Việt Nam rất khó mà khắc phục những vấn đề chủ chốt về quản lý kinh tế, vấn đề phát triển, vấn đề quan hệ song phương, đa phương …
Trước đây tôi đã lý luận rằng nếu Việt Nam muốn có sự ủng hộ của quốc tế trong những tranh chấp với Trung quốc thì phải cải cách, phải đề cập thực sự đến những hạn chế của thể chế của đất nước hiện nay như tự do báo chí, nhân quyền, v.v…
Thực sự Việt Nam muốn có một quan hệ sâu với Mỹ là một điều rất hứa hẹn, và nếu nó là thực sự quan trọng thì phải đưa vào sự hiểu biết lẫn nhau chứ không nên là một quan hệ mang tính tượng trưng. - GS Jonathan London
Tôi hiện nay đang cố gắng xem thế nào có thể mở một cuộc thảo luận cởi
mở về những vấn đề nhạy cảm này ở Việt Nam. Bởi vì tình hình hiện nay
khá là khác so với trước. Chẳng hạn như có những người trong bộ máy nhà
nước cũng sẳn sàng chấp nhận thay đổi. Điều đó không có nghĩa là nó
giống hoàn toàn quan điểm của những người đứng bên ngoài bộ máy, nhưng
việc mà chúng ta thảo luận công khai những vấn đề này cũng là một sự
phát triển tốt.
Nói thế không có nghĩa là tôi không lo lắng những vấn đề trong nước, chẳng hạn như những người bị công an bắt, bị sách nhiễu, v.v… vẫn còn.
Kính Hòa: Xin ông cho câu hỏi cuối cùng là sau chuyến thăm của Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam thì sắp tới, trong tương lai gần, ông có dự đoán là có một chuyến thăm để thúc đẩy quan hệ lên cao hơn không?
GS Jonathan London: Có nhiều người dự báo là có thể sang năm Tổng thống Barrack Obama sẽ sang thăm Việt Nam trong thời điểm mà có những cuộc đàm phán khác nhau trong khu vực Đông Á. Nhưng sự quan trọng và nội dung chuyến thăm đó phụ thuộc vào những sự kiện và phát triển từ đây đến đó, còn quá sớm để mà đánh giá. Bởi vì có quá nhiều sự phát triển chính trị trong bộ máy của Việt Nam. Hiện nay thì chính trị của Việt Nam rất thú vị dù rất khó đọc, khó biết, khó đoán … (cười)
Kính Hòa: Cám ơn ông đã dành thời giờ cho đài Á Châu Tự Do.
Nói thế không có nghĩa là tôi không lo lắng những vấn đề trong nước, chẳng hạn như những người bị công an bắt, bị sách nhiễu, v.v… vẫn còn.
Kính Hòa: Xin ông cho câu hỏi cuối cùng là sau chuyến thăm của Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam thì sắp tới, trong tương lai gần, ông có dự đoán là có một chuyến thăm để thúc đẩy quan hệ lên cao hơn không?
GS Jonathan London: Có nhiều người dự báo là có thể sang năm Tổng thống Barrack Obama sẽ sang thăm Việt Nam trong thời điểm mà có những cuộc đàm phán khác nhau trong khu vực Đông Á. Nhưng sự quan trọng và nội dung chuyến thăm đó phụ thuộc vào những sự kiện và phát triển từ đây đến đó, còn quá sớm để mà đánh giá. Bởi vì có quá nhiều sự phát triển chính trị trong bộ máy của Việt Nam. Hiện nay thì chính trị của Việt Nam rất thú vị dù rất khó đọc, khó biết, khó đoán … (cười)
Kính Hòa: Cám ơn ông đã dành thời giờ cho đài Á Châu Tự Do.
Kính Hòa
(RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét