- Ai quyết định Ngoại trưởng Minh đi Mỹ? (BBC) - Ý kiến đánh giá về những chuyến công du đối ngoại chiến lược giữa hai nhóm trong Đảng và Chính phủ Việt Nam.
- Biểu tình HK ‘tạo cảm hứng cho VN’ (BBC) - Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói về tác động của cuộc biểu tình ở Hong Kong đối với phong trào dân chủ ở Việt Nam.
- Dân mất đất Cam Bốt kiện chính quyền ra tòa án hình sự quốc tế (RFI) - Theo AFP, hôm nay 07/10/2014, đại diện những người dân bị mất đất, nạn nhân của chính sách lũng đoạn vơ vét đất đai của chính phủ Cam Bốt đã nộp đơn kiện lên Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) yêu cầu ông chưởng lý Tòa cho mở điều tra về tội ác chống nhân loại liên quan đến các vụ cướp đất của dân.
- Sinh viên Hong Kong đồng ý đối thoại (BBC) - Lãnh đạo sinh viên Hong Kong chấp thuận đối thoại với chính quyền sau một tuần biểu tình dữ dội.
- Có 22 tổ chức VN 'ủng hộ biểu tình HK' (BBC) - Có tin 22 tổ chức dân sự ở Việt Nam ký tuyên bố ủng hộ biểu tình ở Hong Kong và nói tình hình Việt Nam ‘thê thảm hơn’.
- ‘Không kích để cứu Kobane’ (BBC) - Liên quân do Mỹ dẫn đầu không kích nhằm đẩy lùi Nhà nước Hồi giáo tại thành phố Kobane của Syria, giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
- "Ném chuột đừng đánh vỡ bình" (RFA) - “Tham nhũng nguy hiểm và khó chịu vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa. Chúng tôi hay nói đó là lợi ích nhóm, cấu kết với nhau nên phải có cơ chế trị tận gốc, việc này rất khó chứ không phải dễ”.
- Lãnh đạo Sở Văn hóa Hà Nội xin lỗi (BBC) - Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội xin lỗi về sự cố gây hiểu nhầm về “hội thảo kim chi”.
- Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ (BBC) - Thỏa thuận mới Mỹ-Việt vượt ra ngoài câu chuyện vũ khí, nhưng Việt Nam cần làm gì để 'giã từ dĩ vãng'?
- Việt Nam cần gì và cần làm gì trong quan hệ với Hoa Kỳ? (RFA) - Có nhiều người dự báo là có thể sang năm Tổng thống Barrack Obama sẽ sang thăm Việt Nam trong thời điểm mà có những cuộc đàm phán khác nhau trong khu vực Đông Á.
- Giới hoạt động nhân quyền nêu nghi vấn về việc Mỹ bán vũ khí cho VN (VOA) - Việt Nam đã vận động Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí từ nhiều năm nay, nhưng một điều kiện Washington đề ra là cải thiện nhân quyền
- Tàu chở dầu Việt Nam mất tích, quan chức lo ngại hải tặc (VOA) - Việt Nam hôm nay cho biết vẫn chưa tìm được một tàu chở dầu với 18 thuyền viên trên khoang sau 5 ngày mất liên lạc với tàu này
- Hải tặc cướp tàu dầu Việt Nam từ Singapore về Quảng Trị ? (RFI) - Một chiếc tàu chở dầu mang cờ hiệu Việt Nam vừa bị mất tích trên đường đi từ Singapore về Quảng Trị. Trong một lời báo động được công bố vào hôm nay, 07/10/2014, cơ quan quốc tế chuyên trách theo dõi nạn cướp biển, trụ sở tại Kuala Lumpur (Malaysia) đã tỏ ý lo ngại trước khả năng chiếc tàu bị hải tặc cướp đi.
- Lo ngại tàu VN ‘gặp cướp biển’ (BBC) - Việt Nam nói đang 'xác minh làm rõ thông tin' liệu một tàu chở dầu Việt Nam có bị cướp biển tấn công không.
- Dân Khmer Krom vẫn biểu tình chống Việt Nam (RFI) - Vào ngày 06/10/2014, khoảng 100 người Khmer Krom tại Cam Bốt vẫn tiếp tục biểu tình chống Việt Nam ở Phnom Penh, đặc biệt là trước Đại sứ quán Việt Nam. Theo báo chí Cam Bốt, một số người vẫn đốt cờ Việt Nam, trong lúc một số khác kêu gọi tẩy chay hàng hóa Việt Nam.
- Công nhân Việt Nam tại Algeri bị thầu Trung Quốc bóc lột (RFI) - Mạng lưới bảo vệ nhân quyền VETO tại Đức báo động số phận của 19 công nhân Việt Nam bị đánh lừa nộp tiền để được sang Algerie làm việc cho công ty Pháp. Thực tế, Công ty tuyển dụng Nhật Minh Namico ở Hà Nội đã giao 19 nạn nhân cho hãng thầu Trung Quốc C2SS ở Algérie. Điều kiện lao động, ăn uống khổ sở, không được trả lương từ ba tháng nay, bị đồng nghiệp Trung Quốc hiếp đáp, sứ quán Việt Nam chỉ « động viên tinh thần ».
- Có một Sài Gòn ở Hong Kong (BBC) - Nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy nói về địa danh Sai Kung ở Hong Kong và nguồn gốc Việt của người Quảng Đông.
- Uống trà giảm nguy cơ chết sớm (RFI) - Theo tạp chí trên mạng, chuyên về sức khỏe topsanté.com, ngày 02/09/2014, thì uống trà giảm rủi ro chết sớm. Tạp chí cho biết, một nghiên cứu của Pháp, được tiến hành đối với hơn 100 000 người, khẳng định tác dụng tốt của chất flavonoide, chất chống lão hóa trong trà, đối với sức khỏe con người và đặc biệt là giảm nguy cơ sớm tử vong.
- Tân Tổng thư ký Nato công du Ba Lan (RFI)
- Vào ngày 06/10/2014, tân Tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương Nato
đã tiến hành chuyến công du quốc tế đầu tiên từ khi lên nhậm chức. Lãnh
đạo Nato người Na Uy, ông Jens Stoltenberg đã chọn Ba Lan.
Tại đây ông đã gặp gỡ với Tổng thống, Thủ tướng cũng như lãnh đạo các ngành Ngoại giao, Quốc phòng của Ba Lan. Chuyến thăm này mang tính biểu tượng cao. Vacxava hy vọng Nato gia tăng sự hiện diện của trên đất Ba Lan đặc biệt từ khi có khủng hoảng Ukraina cùng bàn tay can thiệp rõ rệt của Nga.
- Thủ tướng Thái không đồng ý dỡ bỏ lệnh quân luật (RFA) - Viên tướng cầm đầu cuộc đảo chánh ngày 22/5/2014 lật đổ chính phủ dân sự nói rằng, tình trạng quân luật sẽ tiếp tục cho tới khi tiến trình cải cách quốc gia được thực hiện.
- Nobel Vật lý về tay ba nhà phát minh Nhật Bản (RFI) - Viện Hàn Lâm Khoa học Thụy Điển hôm nay (07/10/2014) thông báo trao giải Nobel Vật lý năm nay cho ba nhà phát minh bóng đèn điện tử phát quang LED đang được sử dụng khắp địa cầu. Ba tân khôi nguyên Nobel Vật lý 2014 là ba nhà nghiên cứu người Nhật trong đó một người mang quốc tịch Mỹ.
- "Bán trực thăng cho Kazakhstan": cựu tổng thống Pháp có liên đới? (RFI) - Theo điều tra của báo Le Monde, số ra ngày hôm nay, 07/10/2014, từ tháng Ba 2014, các thẩm phán Pháp đã mở điều tra về việc nhận hoa hồng trong khuôn khổ hợp đồng Pháp bán trực thăng cho Kazakhstan, được ký hồi năm 2010, dưới thời ông Nicolas Sarkozy làm Tổng thống.\
- Miến Điện ân xá 3000 thường phạm (RFA) - Trong số những người được trả tự do, có cả Tướng Thein Swe, bị cầm tù từ năm 2004 sau vụ tranh giành quyền lực khi quốc gia này còn nằm dưới quyền lãnh đạo của quân đội, nhưng không có một tù nhân chính trị nào được ân xá.
- Hàn Quốc: "Kim Jong Un không còn ở Bình Nhưỡng" (RFI) - Liên quan đến những thông tin xung quanh việc lãnh tụ Bắc Triều Tiên không thấy xuất hiện từ hơn một tháng qua, hãng tin AFP dẫn nguồn tin quốc phòng Hàn Quốc hôm nay 7/10/2014 nói lãnh tụ Bắc Triều Tiên không còn ở trong thủ đô Bình Nhưỡng.
- Hai miền Triều Tiên lại đấu pháo dọa nhau (RFI) - Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, hôm nay 7/10/2014, các tàu tuần tra của Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đã có màn đấu pháo dọa nhau tại vùng giới tuyến trên biển Hoàng Hải.
- Thuyền trưởng phà Sewol: Không có ý định bỏ mặc hành khách (RFA) - Ông Lee Joon-Seok thuyền trưởng chiếc phà bị chìm ở Hàn Quốc làm hơn 300 người chết ra đối chất ở Tòa án tỉnh Gwangju hôm thứ ba và nhìn nhận là, đáng lẽ ông phải hành động nhiều hơn để cứu hộ hành khách khi tai nạn xảy ra.
- Hồng Kông : đối thoại tiếp nối biểu tình (RFI) - Hàng trăm người phản kháng vẫn còn cấm trại trên con đường chính tại Hồng Kông. Đối thoại đã mở ra sau 10 ngày xuống đường chiếm đóng thành phố. Tuy nhiên, không một giải pháp cụ thể nào có thể nhanh chóng đạt được vì hai bên chính quyền sỏ tại và phong trào dân chủ chỉ mới bắt đầu giai đoạn tiếp xúc.
- Người sáng lập đảng Dân chủ Hong Kong chỉ trích Bắc Kinh (VOA) - Vào lúc cuộc chiếm đóng đòi dân chủ ở Hong Kong kéo dài sang tuần lễ thứ nhì, giới hữu trách đã đồng ý thảo luận các yêu sách cơ bản của người biểu tình về hiến pháp
- 'Áp lực đại lục' ở Hong Kong (BBC) - Phóng viên BBC phân tích về phong trào sinh viên và những áp lực người trẻ Hong Kong phải chịu từ Trung Quốc.
- Biểu tình Hong Kong định hướng cho vận động tranh cử Đài Loan (VOA) - Các cuộc biểu tình ồ ạt chống chế độ Trung Quốc ở Hong Kong đang định hình cho các cuộc vận động tranh cử ở Đài Loan
- 'Tương lai do người HK quyết định' (BBC) - Người biểu tình Hong Kong nói với BBC sẽ tiếp tục biểu tình và 'đấu tranh cho dân chủ bằng chính sức lực của mình'.
- Biểu tình ở Hong Kong tụ tập thành từng nhóm nhỏ (RFA) - Những nhóm nhỏ người biểu tình đòi dân chủ vẫn hiện diện trên đường phố Hong Kong hôm thứ ba.
- Ebola: Tây Ban Nha phát hiện ca đầu tiên, Châu Âu lo sợ (RFI) - Tâm trạng lo ngại về khả năng bệnh Ebola lây lan tại Châu Âu bắt đầu xuất hiện vào hôm nay, 07/10/2014, sau khi giới chức y tế Tây Ban Nha loan báo hôm qua ca lây nhiễm đầu tiên tại nước này. Ủy ban Châu Âu lập tức yêu cầu Madrid làm sáng tỏ trường hợp này.
- Xe của BBC bùng cháy vì hơi ngạt (BBC) - Nhóm phóng viên của BBC bị tấn công bằng hơi ngạt ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ và cả xe chở họ bùng cháy.
- Mũ giảm stress tại nơi làm việc (BBC) - Một nhà thiết kế người Nhật tạo ra mũ giảm stress trong công việc.
- Tìm được 7 binh sĩ Malaysia 'mất tích' (RFA) - Tư Lệnh Hải Quân Malaysia, Đô Đốc Abdul Aziz Jaafar xác nhận tin này, cho biết tất cả đều bình an.
- Malaysia: Tìm thấy pháo hạm mất tích gần Trường Sa (BaoMoi) - Chiếc pháo hạm mất liên lạc và trôi dạt trên biển tới gần một căn cứ hải quân Malaysia ở Biển Đông.
- LHQ kêu gọi Malaysia khoan trả người Uighurs cho Trung Quốc (RFA) - Cùng với những tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Malaysia đừng vội trao trả 155 người Hồi Giáo Uighurs về lại Trung Quốc.
- Ảnh hưởng suy giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tới Châu Á (RFI) - Tờ Les Echos số ra ngày 07/10/2014, phản ánh những hệ lụy của việc suy giảm kinh tế tại Trung Quốc tới châu Á. Đây là kết quả được Ngân hàng thế giới công bố trong bản báo cáo mới đây nhất.
- Động đất mạnh ở Trung Quốc (RFA) - Một trận động đất cường độ 6.4 xảy ra ở tỉnh Vân Nam phía Tây Nam Trung Quốc hôm thứ ba. Cơ quan Nghiên cứu địa chấn Hoa Kỳ ghi nhận nhưng chưa có báo cáo thiệt hại do trận động đất gây ra.
- Đài Loan cảnh báo Hoa Lục leo thang tấn công mạng (RFA) - Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa hôm 10/7 cảnh báo tình trạng tấn công trên mạng xuất phát từ Trung Quốc ngày một gia tăng.
- Trung Quốc: Phó Thị trưởng thành phố Lạc Dương bị bắt (BaoMoi) - Mạng Tân Hoa ngày 7/10 đưa tin hôm 6/10, Phó Thị trưởng thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, ông Quách Nghi Phẩm đã bị công an Lạc Dương bắt giữ tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam sau hơn 60 ngày lẩn trốn.
- Tướng Mỹ: Trung Quốc hung hăng hơn từ khi có tàu sân bay (BaoMoi) - (Tin Nóng) Từ khi có tàu sân bay Liêu Ninh, hải quân Trung Quốc gia tăng tập trận xa bờ và có hành vi hung hăng hơn khi tuần tra ở những vùng biển tranh chấp trong khu vực, nơi các công ty Trung Quốc triển khai khoan dầu khí, theo nhận định của tướng Herbert "Hawk" Carlisle, tư lệnh không quân Mỹ tại châu Á.
- Trung Quốc lần đầu gởi quân tập trận với Mỹ và Úc (RFI) - Dù tiếp tục gây căng thẳng trong khu vực bằng yêu sách chủ quyền quá đáng của mình trên Biển Đông, và bị cả Washington lẫn Canberra chỉ trích, Bắc Kinh vẫn gởi một đơn vị quân đội nhỏ tham gia một cuộc tập trận hỗn hợp Mỹ-Úc. Trong một bản thông cáo công bố hôm nay, 07/10/2014, Bộ Quốc phòng Úc cho biết là cuộc tập trận chung vừa mở ra sẽ kéo dài cho đến ngày 25/10/2014.
- NATO bị thách thức trước việc IS tấn công Thổ Nhĩ Kỳ (VOA) - Sự kiện các chiến binh IS ở Syria tiến quân đến vùng nằm trong vòng vài kilomet cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một thử thách với NATO
- Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu quân bộ chiến (RFA) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 7/10 báo động là thành phố Kobane ở biên giới Syria với Thổ sắp bị thất thủ vào tay quân hồi giáo cực đoan.
- Pakistan, Afghanistan đối đầu với mối đe doạ IS (VOA) - Có các dấu hiệu tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo đang tìm cách xâm nhập hàng ngũ các phần tử chủ chiến đang hoạt động ở Pakistan
- Ukraine muốn IMF điều chỉnh thỏa thuận cứu nguy tài chính trước khó khăn kinh tế (VOA) - Trong khi cuộc họp thường niên của IMF và WB diễn ra ở Washington, Ukraine muốn IMF điều chỉnh các điều khoản của gói cứu trợ tài chính 17 tỉ đôla
- Thu nhập của công ty Samsung trong quý 3 giảm mạnh (VOA) - Công ty sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới Samsung cho biết thu nhập của công ty này trong quý 3 có thể giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nay
- Lady Gaga, Tony Bennett hợp tác trong album nhạc Jazz mới (VOA) - Một siêu sao nhạc pop và một trong các kỳ tài jazz và nhạc pop đưa 2 thế giới lại gần nhau trong một đĩa nhạc mới gồm các bản song ca và đơn ca
- Israel pháo kích miền nam Libăng sau vụ đánh bom của Hezbollah (VOA) - Israel pháo kích vào miền Nam Libăng sau một vụ nổ do nhóm Hezbollah thực hiện, xảy ra gần biên giới làm nhiều binh sĩ Israel bị thương
- Đụng độ Ấn Độ, Pakistan bùng nổ, 9 người thiệt mạng (VOA) - Đây được mô tả là một trong các vụ vi phạm tệ hại nhất trong thỏa thuận ngưng bắn năm 2003 giữa Ấn Độ và Pakistan
- Người Campuchia bị thất tán tuần hành nhân ngày Định cư Thế giới (VOA) - Hơn 1.000 người đã đi tuần hành đến trụ sở Quốc hội Campuchia, trong đó có nhiều người bị thất tán vì những vụ tranh chấp đất đai, nhân ngày Môi trường Thế giới
- Mỹ có thể siết chặt kiểm soát tại sân bay để ngăn dịch Ebola (VOA) - Tổng thống Barack Obama nói Hoa Kỳ đang xem xét áp dụng thêm nhiều biện pháp nữa để kiểm tra hành khách để ngăn ngừa dịch Ebola xâm nhập nước Mỹ
- Đặc biệt trên báo in ngày 8.10.2014 (BaoMoi) - Nhà mạng lộ thông tin khách hàng; Nạn cướp tàu dầu trên biển Đông; Giao hàng lúc nửa đêm; Làm đơn xin… đánh lộn; “Quan hệ” trong vô thức… là các thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo Thanh Niên số ra ngày 8.10.2014.
- Thời tiết nguy hiểm trên biển và mực nước các sông đang lên (BaoMoi) - (VOH) - Trong những ngày tới, mực nước sông Cửu Long tiếp tục lên. Đến ngày 10/10, mực nước cao nhất tại Tân Châu lên mức 3,3mét; tại Châu Đốc lên mức 2,9mét, tại các trạm vùng hạ lưu lên mức báo động 2 đến báo động 3.
- Mỹ, Philippines tiến hành tập trận đổ bộ tại bãi cạn Scarborough (BaoMoi) - VOV.VN - Hơn 6.000 lính thủy đánh bộ Philippines và Mỹ ngày 5/10 đã bắt đầu tập trận đổ bộ tại bãi cạn Scarborough.
- Thời tiết trên biển: Gió giật cấp 8, báo động rủi ro (BaoMoi) - Thời tiết trên biển mới nhất cho biết, Bắc Biển Đông tiếp tục có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.
- Đi vào CNH - HĐH, không có nghĩa là coi nhẹ nông nghiệp (BaoMoi) - Đó là khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình và Tây Hồ sáng 6/10.
- Các tỉnh miền Bắc tiếp tục duy trì nắng nhẹ (BaoMoi) - QĐND Online - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 7-10, do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) tiếp tục có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.
- Nga, Mỹ dồn dập tập trận với đồng minh (BaoMoi) - Hôm qua (5/10), quân đội Mỹ và Philippines đã khai hỏa một cuộc tập trận đổ bộ chung tại căn cứ Hải quân Philippines trên đảo chính Luzon, cách không xa Bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc cũng đang tranh chấp chủ quyền với Philippines trên Biển Đông.
- Đẩy mạnh hợp tác VN - Vanuatu (BaoMoi) - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Cộng hòa Vanuatu Joe Natuman và phu nhân đã bắt đầu chuyến thăm chính thức VN từ 5 - 9.10.
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón, hội đàm với Thủ tướng CH Va-nu-a-tu Giô-e Na-tu-man (BaoMoi) - Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CH Va-nu-a-tu Giô-e Na-tu-man và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5 đến ngày 9-10.
- Nga, Mỹ dồn dập tập trận với đồng minh (BaoMoi) - Hôm qua (5/10), quân đội Mỹ và Philippines đã khai hỏa một cuộc tập trận đổ bộ chung tại căn cứ Hải quân Philippines trên đảo chính Luzon, cách không xa Bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc cũng đang tranh chấp chủ quyền với Philippines trên Biển Đông.
- Thời tiết trên biển: Gió giật cấp 8, báo động rủi ro (BaoMoi) - Thời tiết trên biển mới nhất cho biết, Bắc Biển Đông tiếp tục có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.
Nguyễn Hưng Quốc - Không thành công thì cũng thành...
Joshua Wong, lãnh đạo phong trào sinh viên phát biểu bên ngoài văn phòng của Trưởng quan Hành chánh Hong Kong Lương Chấn Anh. |
Liên quan đến cuộc biểu tình của thanh niên, sinh viên và học sinh tại
Hong Kong từ hơn một tuần vừa qua, giới truyền thông quốc tế ghi nhận
một yếu tố mới: sự mệt mỏi của dân chúng. Gánh nặng kinh tế đã bắt đầu
đè nặng trên vai nhiều người. Việc những người biểu tình chiếm cứ các
trung tâm thương mại và các con đường huyết mạch trong thành phố khiến
việc đi lại trở thành khó khăn, công việc buôn bán bị đình trệ, số lượng
du khách - đặc biệt từ đại lục - giảm hẳn. Từ sự ủng hộ hoặc hờ hững
ban đầu, nay, nhiều người đã bắt đầu đổ lỗi cho những người biểu tình.
Việc một số tên đầu gấu nhảy vào đánh đập và sỉ nhục những người biểu
tình ít nhiều được sự đồng tình của một bộ phận dân chúng nào đó: Họ
muốn cuộc biểu tình chấm dứt sớm.
Không những dân chúng mệt mỏi, những người biểu tình cũng bắt đầu mệt
mỏi. Nhìn lên màn ảnh tivi, người ta dễ dàng nhận thấy các thanh niên,
sinh viên và học sinh đang biểu tình tại Hong Kong đã bắt đầu uể oải.
Sau gần một tuần chỉ sống bằng bánh mì, chuối và nước uống, nhiều người
đã có vẻ đuối sức. Họ nằm ngủ vật vạ trên đường. Những tiếng hô khẩu
hiệu đã yếu dần. Trả lời các cuộc phỏng vấn trên truyền hình, một số
người tuy vẫn đầy quyết tâm nhưng đã nhuốm mùi bi quan: Họ không tin là
chính quyền Trung Quốc sẽ đáp ứng hai yêu sách chính của họ (yêu cầu
Trung Quốc bỏ quyết định độc quyền chọn lựa các ứng cử viên cho cuộc bầu
cử vào năm 2017 và yêu cầu đặc khu trưởng Hong Kong Leung Chun-Ying,
kẻ, theo họ, chỉ biết ngoan ngoãn tuân theo lệnh của Bắc Kinh, phải từ
chức).
Trước sự mỏi mệt từ những người biểu tình cũng như của dân chúng ấy, không ai tin cuộc biểu tình sẽ kéo dài lâu.
Nhưng như vậy thì sao? Cuộc biểu tình có thành công hay không?
Tôi nghĩ là không. Giới cầm quyền Trung Quốc, ai cũng biết, thường ít
khi nhượng bộ quần chúng. Một phần, đó là tính cách của họ, những người
trưởng thành từ cuộc Cách mạng văn hoá vốn nặng tính chất duy ý chí.
Phần khác, họ sợ một sự nhượng bộ như vậy sẽ mở đầu cho các cuộc xuống
đường biểu tình ở những thành phố lớn trong đại lục.
Không nhượng bộ nhưng có lẽ Trung Quốc sẽ không áp dụng chính sách mạnh
tay như ở Thiên An Môn năm 1989. Có bốn lý do chính. Thứ nhất, Hong Kong
hiện nay không phải là Bắc Kinh hơn hai mươi năm trước. Ở Hong Kong
hiện nay, truyền thông vẫn còn khá tự do, số lượng phóng viên nước ngoài
vô cùng đông đảo. Bất cứ sự trấn áp hung bạo nào cũng đều được truyền
đi khắp thế giới và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Trung
Quốc. Thứ hai, một sự trấn áp như thế sẽ ảnh hưởng đến một mục tiêu
Trung Quốc vẫn muốn theo đuổi: thống nhất Đài Loan. Sẽ không có ai ở Đài
Loan tin tưởng vào lời cam kết “một nước, hai chế độ” của Trung Quốc
nữa. Thứ ba, ý nghĩa và hiệu ứng chính trị ở Hong Kong khác hẳn với
Thiên An Môn: Ở Thiên An Môn năm 1989, nếu chính phủ nhượng bộ, chế độ
cộng sản toàn trị sẽ sụp đổ; ở Hong Kong hiện nay, nếu chính phủ nhượng
bộ, tất cả đều giữ nguyên trạng như cũ chứ không có gì thay đổi cả.
Cuối cùng, thứ tư, thật ra, Trung Quốc cũng không cần phản ứng mạnh. Họ
tin là họ sẽ thành công ở một chiến thuật khác, nhẹ nhàng và không chừng
hiệu quả hơn: kéo dài thời gian, để đến một lúc nào đó, mọi người đều
mỏi mệt và dần dần giải tán. Với họ, đó là chiến thuật bất chiến tự
nhiên thành.
Không thành công, nhưng cũng không thể nói là cuộc biểu tình của giới trẻ Hong Kong thất bại. Không thất bại vì nhiều lẽ.
Thứ nhất, nó thu hút sự chú ý của toàn thế giới về sự bội tín của chính
quyền Trung Quốc đối với chủ trương “một quốc gia hai chế độ” mà họ từng
cam kết với chính phủ Anh trước năm 1997. Sự bội tín ấy không những gây
bất lợi cho Trung Quốc trong việc thuyết phục dân chúng Đài Loan thống
nhất với họ mà còn tác hại đến nỗ lực xây dựng một thứ quyền lực mềm của
Trung Quốc.
Thứ hai, nó làm cho dân chúng Hong Kong nói chung quan tâm nhiều đến
người khác cũng như đến tương lai và vận mệnh của chính họ, từ đó, bớt
hờ hững trước các vấn đề chính trị. Suốt cuộc biểu tình, người ta để ý
là mỗi lần các sinh viên và học sinh bị đàn áp, từ cảnh sát cũng như từ
bọn quấy nhiễu, dân chúng lại đổ xô xuống đường tham gia vào cuộc biểu
tình nhiều hơn. Một phần vì họ phẫn nộ; phần khác, vì họ tin tưởng đó là
cách tốt nhất để “cứu” những thanh niên đang tranh đấu: số đông sẽ mang
lại sự an toàn.
Thứ ba, nó tạo nên một hình ảnh rất đẹp về giới trẻ Hong Kong dưới mắt
nhìn của thế giới. Thành công hay không thành công, cuộc biểu tình ở
Hong Kong hiện nay cũng được giới quan sát quốc tế xem là một trong
những cuộc biểu tình đẹp và lịch sự nhất trong lịch sử, ở đó, người ta
không chỉ biết chống đối mà còn biết bảo vệ những giá trị chung của xã
hội. Họ không dẫm lên các bãi cỏ. Họ tự dọn dẹp rác rến, kể cả tàn thuốc
lá. Họ lịch sự xin lỗi mọi người về sự phiền toán do cuộc biểu tình gây
nên. Họ biết tự kiềm chế khi bị các tên đầu gấu đến quấy rối và hành
hung.
Cuối cùng, thứ tư, cuộc biểu tình hiện nay là một cuộc tập dượt tốt cho
các cuộc đấu tranh cho dân chủ về sau. Hầu hết những người lãnh đạo cuộc
biểu tình này đều rất trẻ. Chắc chắn họ học được rất nhiều kinh nghiệm
trong cuộc biểu tình lần này. Hơn nữa, cũng qua cuộc biểu tình này, một
số trong họ trở thành những tên tuổi lớn, được chú ý trên thế giới, nhờ
đó, sau này, bất cứ tiếng nói phản kháng và phản biện nào của họ, cũng
đều dễ dàng vang xa, và do đó, có hiệu quả lớn.
Bởi vậy, có thể nói, ngay cả khi không thành công, những người tham gia
cuộc biểu tình lần này cũng thành… các nhà dân chủ. Đó là điều may mắn
cho Hong Kong. Nếu dưới chế độ độc tài, người ta chỉ cần MỘT nhà độc
tài, dưới các chế độ dân chủ, để cho vững mạnh, người ta lại cần vô số
các nhà dân chủ.
Nguyễn Hưng Quốc
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết
trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh
quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét