- TQ hoàn tất đường băng ở Hoàng Sa (BBC) - Bắc Kinh vừa hoàn tất đường băng quân sự trên đảo Phú Lâm, ở Hoàng Sa, trong lúc Hà Nội gọi hành động này là đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
- ‘Cướp biển lấy hàng nhưng thả người’ (BBC) - Tàu Sunrise 689 đang được hộ tống về nước sau khi bị cướp biển tấn công hút dầu nhưng sau đó được thả.
- Syria : Thành phố Kobané sắp thất thủ hoàn toàn (RFI) - Theo hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, 09/10/2014, trích dẫn thông tin tại chỗ, lực lượng thánh chiến đã dần dần chiếm thêm nhiều khu phố ở thành phố Kobané sát biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp các cuộc không kích gia tăng. Washington phải công nhận là khó giữ được thành phố này.
- Lãnh đạo HK ‘nhận tiền bí mật’ (BBC) - Ông Lương Chấn Anh bị phanh phui đã nhận hàng triệu đô la Mỹ ‘tiền nghỉ việc’ từ một công ty Úc trước khi đắc cử.
- Hồng Kông : Trung Quốc trước ngã ba đường (RFI) - Báo Le Figaro số ra ngày 09/10/2014, trong mục « Ý kiến » trở lại với cuộc « Cách mạng của những chiếc ô » qua bài nhận định đề tựa : « Hồng Kông : Chế độ Trung Quốc trước thế khó xử ». Với khái niệm « một quốc gia, hai chế độ », Bắc Kinh giờ đây phải làm như thế nào, biến Hồng Kông thành nơi thí điểm để mở rộng quyền dân chủ trong đại lục ? Hay Hồng Kông phải đi theo guồng máy của chế độ cộng sản Trung Quốc ?
- Chính quyền Hồng Kông hủy cuộc gặp với sinh viên (RFI) - Bà Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), lãnh đạo số hai chính quyền Hồng Kông vừa thông báo, cuộc gặp với giới sinh viên, được dự kiến vào ngày mai, 10/10, đã bị hủy bỏ.
- Trung Quốc tiếp tục xây dựng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa (BaoMoi) - (GDVN) - Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.
- Đường băng Trung Quốc xây ở Hoàng Sa là vô giá trị (BaoMoi) - TPO - Việc Trung Quốc xây dựng trái phép đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa là vô giá trị, vi phạm chủ quyền của Việt Nam, làm cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng và phức tạp, không có lợi cho việc phát triển mối quan hệ giữa hai nước.
- Phát hiện tranh '40.000 năm tuổi' ở Indonesia (BBC) - Tranh vẽ hang động mới phát hiện ở Indonesia có thể làm thay đổi hoàn toàn giải thích về nguồn gốc nghệ thuật của loài người.
- Dấu tích Scotland ở Hong Kong (BBC) - Hình ảnh một số dấu tích Scotland ở Hong Kong do BBC Tiếng Trung thu thập.
- Bế tắc ở sông Mekong (RFA) - Ngày 8 tháng 10 năm 2014 tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ, tổ chức phi chính phủ Stimson tổ chức một cuộc hội thảo về những tác động môi trường do việc xây dựng các đập nước khổng lồ trên dòng chính sông Mekong. Cuộc hội thảo bàn tới các xung đột quyền lợi của các quốc gia có sông Mekong chảy qua.
- Tràn bùn đỏ bauxite Lâm Đồng gây lo ngại (RFA) - Vụ tràn bùn đỏ xảy ra rạng sáng ngày 8/10/2014 ở nhà máy bauxite Tân Rai Lâm Đồng gây nhiều lo ngại trong bối cảnh nhiều hồ chứa bùn thải quặng sắt và quặng titan đã liên tiếp bị vỡ.
- 95% người VN cho rằng kinh tế thị trường là tốt đẹp (RFA) - Người Việt Nam và Trung Quốc ủng hộ nền kinh tế thị trường mạnh hơn là người Mỹ và người Anh.
- Lãnh đạo Khmer Krom biểu tình chống VN bị đe dọa (RFA) - Ông Thạch Setha, giám đốc cộng đồng người Khmer Kampuchia Krom thành viên tổ chức các cuộc biểu tình này cho biết những diễn tiến và yêu sách của người Khmer Krom trước tuyên bố của ông tham tán chính trị Trần Văn Thông về lịch sử của phần đất mà người Khmer Krom cư trú tại Việt Nam.
- Vụ tàu VN mất tích: 'Cướp biển dí súng vào đầu thuyền trưởng' (VOA) - Thuyền phó tàu chở dầu Tàu Sunrise 689 kể với VOA Việt Ngữ: 'Cướp biển Indo trèo lên tàu và tấn công tàu. Nó bịt mặt hết. Nó có dao và súng...'
- Những cái chết được báo trước ở Việt Nam (RFA) - Một lần nữa, dư luận lại giống lên hồi chuông cảnh báo về hiện trạng ở VN có quá nhiều người bị chết một cách oan uổng, phi lý qua tình cảnh thương tâm mới nhất của một bé gái bị ngã xuống mương chết đuối trong khi đang đói. Câu hỏi đặt ra là vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội như thế nào đối với hiện trạng này?
- Dự án quyên tặng sách của sinh viên quỹ giáo dục Việt nam (RFA) - VnBookDrive, Dự Án Quyên Tặng Sách, là một chương trình bắt đầu từ 2007, khi các sinh viên và nghiên cứu sinh VEF Quĩ Giáo Dục Việt Nam gặp nhau ở Florida trong một kỳ sinh hoạt thường niên do VEF tổ chức mỗi năm.
- Nhiệm vụ của nhà phê bình văn học (VOA) - Nhiệm vụ chính của nhà phê bình theo tôi, nằm ở chỗ: họ dám thách thức lại những điều mọi người đều cho là đúng
- Người nghiện ma túy tăng, cướp giật lộng hành ở Sài Gòn (VOA) - Một quan chức công an ở TP HCM cho biết hiện thành phố này có hơn 19.000 người nghiện ma túy, tức là tăng hơn 7.000 người so với năm 2013
- Người Việt ít cần 'món ăn tinh thần'? (BBC) - Ý kiến nói người Việt ít có nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hoá tinh thần và không muốn tự vấn bản thân?
- Hồng Y Trần Nhật Quân : "Bắc Kinh không giữ lời hứa về Hồng Kông" (RFI) - Tham gia biểu tình cùng với các sinh viên từ cuối tháng Chín năm 2014, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen), nguyên Giám mục Hồng Kông, lo ngại nguy cơ chia rẽ trong phong trào biểu tình đòi dân chủ tại vùng đặc khu kinh tế này của Trung Quốc.
- Ảnh hưởng cuộc biểu tình tại Hong Kong đến TQ và khu vực (RFA) - Thỏa thuận về đối thoại giữa những người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong và chính phủ mới đây đã tan vỡ gây ra những lo ngại về những bất ổn chính trị kéo dài tại Hong Kong.
- Trưởng quan Hành Chính Hồng Kông liên quan tới vụ bê bối tài chính (VOA) - Một bài phóng sự tiết lộ bằng cách nào lãnh đạo đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh nhận những khoản tiền trả bí mật từ tay của một công ty Úc
- Sinh viên biểu tình Hong Kong quyết tiếp tục hành động (VOA) - Lời kêu gọi được đưa ra chỉ vài giờ sau khi chính quyền Hong Kong hủy các cuộc đàm phán với người biểu tình nhắm xoa dịu căng thẳng
- Đài Loan có thể bố trí tàu tuần tra lớn tại đảo Ba Bình - Trường Sa (RFI) - Theo hãng tin Đài Loan CNA, chính quyền Đài Bắc không loại trừ khả năng đưa loại tàu tuần duyên trọng tải 3000 tấn đến đặt căn cứ tại đảo Ba Bình ở vùng quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Ông Trịnh Chương Hùng (Cheng Chang-hsiung), chỉ huy phó lực lượng tuần duyên Đài Loan đã xác định điều này vào hôm qua, 08/10/2014.
- Nhiều đồn đoán về sự vắng mặt của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un (VOA) - Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã không xuất hiện trước công chúng hơn 1 tháng nay, khơi ra nhiều đồn đoán rằng có thể ông đang lâm bệnh nặng
- Trung Quốc: Tham nhũng, cựu Bí thư Quảng Châu bị khai trừ Đảng (RFI) - Truyền thông chính thức Trung Quốc hôm nay, 09/10/2014, đưa tin, cựu Bí thư Thành Ủy Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, ông Vạn Khánh Lương (Wan Qingliang) đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc, sau khi bị cáo buộc chiếm dụng công quỹ, tham nhũng và thường xuyên đến « các câu lạc bộ tư nhân ».
- Chống tham nhũng: Tập Cận Bình chùn bước trước hổ? (RFI) - Hôm qua, 08/10/2014, chính quyền Bắc Kinh đã tổ chức lễ bế mạc chiến dịch kéo dài 16 tháng nhằm tân trang lại hình ảnh của đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ, vốn bị hoen ố nghiêm trọng do nạn tham nhũng.
- Tin tặc Trung Quốc gây thiệt hại hàng tỷ đô la cho Mỹ (RFA) - Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc mà giám đốc cơ quan FBI Mỹ đưa ra liên quan đến tình trạng tin tặc từ Hoa Lục vẫn tìm cách đánh cắp các tài liệu về kinh tế và thương mại của chính phủ Hoa Kỳ cũng như của các công ty Mỹ.
- Vì sao học sinh TQ học giỏi? (BBC) - Một nghiên cứu mới cho thấy học sinh gốc Trung Quốc thường học giỏi hơn các nhóm dân tộc khác ở Anh và Úc.
- Ukraina yêu cầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế tăng trợ giúp tài chính (RFI) - Ukraina thông báo sẽ yêu cầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế tăng thêm trợ giúp tài chính, sau gần sáu tháng giao tranh ở miền Đông, nơi mà lệnh ngưng bắn được ban hành cách đây một tháng nhưng bị vi phạm ngày càng nhiều.
- Thủ tướng Thái công du Miến Điện để tăng cường hợp tác kinh tế (RFI) - Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha đến Miến Điện vào hôm nay, 09/10/2014 trong khuôn khổ một chuyến thăm hai ngày. Đây là chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của tân lãnh đạo chính phủ Thái Lan, lên nắm quyền từ sau cuộc đảo chính quân sự tháng 5/2014.
- Ấn Độ - Pakistan lại căng thẳng vì đụng độ ở vùng biên giới Kashmir (RFA) - Pakistan cho biết họ hoàn toàn có khả năng trả đũa lại những vụ bắn hỏa lực qua biên giới của Ấn Độ, và cảnh báo rằng căng thẳng sẽ leo thang sau những vụ giao tranh ác liệt nhất giữa 2 nước láng giềng kể từ hơn một thập kỷ qua.
- Xung đột tiếp diễn ở Kashmir, Ấn Độ và Pakistan đổ lỗi cho nhau (VOA) - Pakistan và Ấn Độ đã tiếp tục pháo kích qua lại dọc biên giới đang tranh chấp ở Kashmir, gần như vô hiệu hoá cuộc ngưng bắn trong vùng Hy Mã Lạp Sơn
- Tokyo phản đối Hàn Quốc truy tố một ký giả Nhật Bản (VOA) - Nhật Bản gửi thông điệp phản đối mạnh mẽ tới Hàn Quốc sau khi một ký giả Nhật bị truy tố vì bị cáo buộc tội bôi nhọ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye
- Mỹ Nhật xét lại hợp tác quốc phòng để đối phó với Trung Quốc (RFI) - Lần đầu tiên từ gần hai thập niên qua, Hoa Kỳ và Nhật xét lại hợp tác quốc phòng giữa hai nước để đối phó với sự bành trướng quân sự của Trung Quốc, cũng như để thích ứng với vai trò ngày càng lớn của Nhật trong phòng thủ khu vực.
- Ebola: Mỹ, Canada kiểm soát chặt sân bay, EU sẵn sàng ứng phó (RFI) - Sau khi một bệnh nhân qua đời tại bang Texas, Hoa Kỳ và Canada loan báo tăng cường kiểm soát những hành khách đến từ các nước châu Phi đang bị dịch Ebola. Trong khi đó, mặc dù có vụ một hộ lý bị nhiễm virus Ebola ở Tây Ban Nha, Liên hiệp châu Âu tuyên bố có đủ khả năng ứng phó với dịch bệnh này.
- LHQ: Cần huy động nguồn lực gấp 20 lần để đối phó với Ebola (VOA) - Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon nói thế giới cần huy động nguồn lực gấp 20 lần để đối phó với dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi
- Một y tá Australia bị nghi nhiễm Ebola (VOA) - Một y tá người Australia đang được xét nghiệm y khoa sau khi biểu hiện các dấu hiệu có thể bị nhiễm Ebola giữa lúc quốc tế tiếp tục các nỗ lực khống chế dịch bệnh này
- Tránh để Ebola thành Aids (BBC) - Hoa Kỳ nói cần hành động để Ebola không bùng phát như Aids.
- Giám đốc CDC tin có thể ngăn chặn sự bùng phát dịch Ebola (VOA) - Bác sĩ Frieden nói ông vẫn tin tưởng rằng có thể ngăn chặn được dịch bệnh Ebola. Nhưng ông nói rằng tình hình sẽ còn xấu đi trước khi có thể trở nên khá hơn
- Tranh cãi vụ giết chó vì chủ bị Ebola (BBC) - Tranh cãi về việc tòa án Tây Ban Nha phát lệnh giết một con chó do chủ của nó nhiễm Ebola.
- Lời cuối của Che Guevara (BBC) - Về giờ phút trước khi bị bắn chết ở rừng núi Bolivia của Che Guevara theo lời kể của nhân viên CIA.
- Văn học Pháp được vinh danh với giải Nobel 2014 về tay Patrick Modiano (RFI) - Quả là một bất ngờ thú vị. Giải Nobel Văn học năm 2014 vừa được trao tặng vào hôm nay, 09/10/2014, cho tiểu thuyết gia người Pháp Patrick Modiano, 69 tuổi. Ông đã trở thành tác giả người Pháp thứ 15 nhận được giải thưởng cao quý này, thêm tên mình vào danh sách các văn hào Pháp như Anatole France (1921), Albert Camus (1957)..., hay gần đây nhất là Jean-Marie Le Clézio, đoạt giải Nobel Văn học vào năm 2008.
- Đánh bom tự sát ở Yemen, 42 người thiệt mạng (VOA) - Một tay đánh bom tự sát đã giết chết ít nhất 42 người ở thủ đô Yemen trong cuộc tấn công rõ ràng nhắm vào các phần tử người Shia nổi dậy Houthi
- Bác sĩ Catherine Hamlin được đề cử giải Nobel Hòa bình (VOA) - Chính phủ Ethiopia đề cử bác sĩ Catherine Hamlin làm ứng viên cho giải Nobel Hòa bình vì đóng góp của bà trong việc chữa trị bệnh fistula
- Mỹ, NATO thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc chiến chống IS (VOA) - Giới chức Mỹ và NATO đang có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ, nước đang bị áp lực ngày càng tăng phải ủng hộ thành phố Kobani của Syria đang bị Nhà nước Hồi giáo bao vây
- Thị trấn Kobani có thể rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo (VOA) - Chiến binh Nhà nước Hồi giáo đang tiến vào thị trấn Kobani, và quân đội Mỹ cho biết đang đối mặt với 'khả năng thực sự’ Kobani sẽ sớm rơi vào tay các phần tử khủng bố
- Mỹ: Chiến binh người Kurd vẫn kiểm soát phần lớn Kobani (VOA) - Quân đội Hoa Kỳ cho hay các tay súng người Kurd ở Kobani vẫn nắm quyền kiểm soát phần lớn thành phố này dọc theo biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ
- Máy bay không người lái hạ sát 3 phần tử chủ chiến ở Pakistan (VOA) - Các giới chức an ninh cho hay vụ không kích bằng máy bay không người lái hôm nay nhắm vào một chiếc xe di chuyển trong khu vực Bắc Waziristan
- Chính quyền Hong Kong hủy bỏ đàm phán với người biểu tình (VOA) - Chính quyền Hong Kong đã hủy bỏ đàm phán với sinh viên biểu tình nhằm xoa dịu căng thẳng sau các cuộc biểu tình đòi dân chủ
- Siêu bão Vongfong sắp ập vào Nhật Bản (VOA) - Cơn bão mạnh nhất trên hành tinh tính đến thời điểm này trong năm, Siêu bão Vongfong đang xoáy vào Thái Bình Dương và theo dự báo sẽ ập vào Nhật Bản
- Hội nghị - hội thảo (BaoMoi) - Ngày 9-10, tại Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo "Tranh chấp ở Biển Đông, tác động và các hướng tiếp cận hòa bình, hợp tác". Hội thảo thu hút đông đảo các học giả đến từ các nước Đức, Mỹ, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Phi-li-pin và đông đảo các học giả, nhà khoa học Việt Nam tham dự.
- Hội thảo quốc tế “Tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận hòa bình, hợp tác” (BaoMoi) - Ngày 9.10, tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Konrad Adenauer (Đức) phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế "Tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận hòa bình, hợp tác".
- Kiên quyết phản đối Trung Quốc xây dựng đường băng trên đảo Phú Lâm (BaoMoi) - Ngày 7/10, mạng Tin tức Hải Nam (Trung Quốc) đưa tin Trung Quốc đã hoàn tất việc mở rộng cảnh quan, xây dựng đường băng có chiều dài 2.000m cùng các trang thiết bị hỗ trợ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
- 7 vụ cướp dầu gần khu vực tàu Sunrise bị tấn công (BaoMoi) - Từ đầu năm 2014 đến nay, khu vực tàu Sunrise bị khống chế đã xảy ra 7 vụ cướp. Đầu tháng 9, Cục Hàng hải đã có văn bản thông báo về tình hình cướp biển gia tăng tại khu vực Đông Nam Á.
- Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông tại Hà Nội (BaoMoi) - (HNMO) - Ngày 9-10, Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Konrad Adenauer (Đức) đã diễn ra tại Hà Nội.
- Hội thảo quốc tế về tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Đây là diễn đàn khoa học để các học giả quốc tế và Việt Nam gặp gỡ trao đổi những kết quả nghiên cứu mới nhất của mình, đặc biệt tập trung đánh giá tác động đa chiều của tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông từ đó đề xuất các giải pháp theo hướng hòa bình.
- Khu du lịch Cồn Vành: Nơi sông Hồng hòa mình vào biển Đông (BaoMoi) - Cồn Vành nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận từ năm 1994 và là một trong các điểm đến duy nhất ở Việt Nam giữ được hệ sinh thái cũng như bãi biển nguyên sơ, thu hút những người ưa thích khám phá.
- Lặng người với 'Gạc Ma - Ngọn cờ Tổ quốc' (BaoMoi) - (TNO) "Trong biển vắng nơi đây anh nằm xuống/Siết vòng tay bao quanh giữ ngọn cờ/Tiếng súng rền vang máu hòa trong lửa/Anh ngã xuống trong vòng tay ngọn cờ vẫn tung bay", những ca từ vừa hào hùng, vừa bi tráng này đã làm dấy lên trong lòng người nghe cảm xúc khó tả khi nhắc nhớ về trận hải chiến Trường Sa năm xưa.
- Tìm giải pháp học thuật cho Biển Đông (BaoMoi) - Thêm một hội thảo quốc tế về Biển Đông được tổ chức, lần này do trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Konrad Adenauer (CHLB Đức), trong hai ngày 9-10/10.
- Nghi vấn về khả năng Tàu Sunrise 689 đã bị cướp biển tấn công (BaoMoi) - Tại khu vực eo biển Singapore, tình hình an ninh được đảm bảo tốt. Tuy nhiên, khi ra khỏi phía Tây là eo biển Malacca và đặc biệt, phía Đông là khu vực Biển Đông, tình hình trở nên phức tạp. Theo ghi nhận của Trung tâm Thông báo Cướp biển thuộc Văn phòng Hàng hải quốc tế có trụ sở tại Kuala Lumpur, từ tháng 4/2014, đã xảy ra ít nhất 10 vụ cướp tàu tại khu vực Biển Đông, và có 1, 2 vụ đã xảy ra ở eo biển Malacca.
- Trung Quốc phản ứng trước tuyên bố chung của Mỹ - Ấn về Biển Đông (BaoMoi) - Vấn đề tranh chấp Biển Đông đã được đưa vào bàn đàm phán giữa Ấn Độ và Mỹ trong chuyến công du của Thủ tướng Narenda Modi. Ngày 8/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có phản ứng.
- Dân Trung Quốc không sợ chiến tranh vì tranh chấp lãnh thổ (BaoMoi) - Mặc dù ông Tập Cận Bình đã ra lệnh cho quân đội "chuẩn bị cho chiến tranh khu vực", nhưng khảo sát mới nhất cho thấy dân Trung Quốc không hề lo lắng về khả năng có thể có xung đột quân sự vì tranh chấp lãnh thổ.
- Trung Quốc công bố đường băng ở đảo Phú Lâm để 'dằn mặt' Mỹ, Việt Nam? (BaoMoi) - (Tin Nóng) Một chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc vừa công bố ảnh chụp đường băng quân sự trên đảo Phú Lâm chiếm đóng trái phép của Việt Nam là nhằm gửi tín hiệu cảnh cáo Mỹ và Việt Nam rằng Trung Quốc đang củng cố sự hiện diện quân sự tại khu vực này.
- Tương lai biển Đông không phụ thuộc Mỹ hay Trung Quốc (BaoMoi) - (TNO) Sẽ không xảy ra chiến tranh trên biển Đông giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vì cả hai quốc gia này đều không muốn đối đầu nhau. Giáo sư, tiến sĩ David Arase (Trung tâm Hopkins, ĐH Nam Kinh, Trung Quốc) nhận định như vậy tại hội thảo quốc tế "Tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận hòa bình, hợp tác".
- Trung Quốc hoàn thành đường băng quân sự trái phép ở Hoàng Sa (BaoMoi) - Trung Quốc vừa hoàn thành việc xây dựng trái phép một đường băng phục vụ các máy bay quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin.
- Hội thảo quốc tế về tác động đa chiều của tranh chấp ở Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 9/10, tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Konrad Adenauer (Đức) phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế "Tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận hòa bình, hợp tác."
- TQ ngang nhiên đưa ảnh xây đường băng ở Hoàng Sa (BaoMoi) - Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong) hôm nay, TQ lần đầu tiên đã đưa ra nhiều hình ảnh về đường băng mà họ mới xây dựng ở Hoàng Sa. Theo một nhà phân tích nói, mục đích là để phát tín hiệu cảnh báo với VN và Mỹ rằng, TQ đang tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực.
- Những vụ cướp tàu dầu "đình đám" trên Biển Đông (BaoMoi) - Trong vài tháng qua, hàng loạt vụ cướp tàu dầu xảy ra tại các vùng biển Đông Nam Á trở thành nỗi lo ngại sâu sắc với các hãng tàu biển.
- Việt Nam và Cộng hòa Séc tăng hợp tác thông tin-truyền thông (BaoMoi) - Đoàn công tác Bộ Thông tin-Truyền thông do Thứ trưởng Trương Minh Tuấn dẫn đầu đã ở thăm làm việc tại Cộng hòa Séc từ ngày 6 đến 9/10 nhằm trao đổi kinh nghiệm quản lý báo chí của nước này và thông báo về tình hình Biển Đông với đại diện cộng đồng người Việt.
- Báo Mỹ: Quân đội Việt Nam chuyên nghiệp nhất Đông Nam Á (BaoMoi) - Theo Nationalinterest, quân đội Việt Nam có khả năng hành động hiệu quả hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á trong một cuộc xung đột tiềm năng.
- TQ xây đường băng quân sự để lập ADIZ trên Biển Đông? (BaoMoi) - Đường băng mới được xây dựng trên đảo Phú Lâm sẽ biến đảo này thành "tàu sân bay không thể chìm".
- Chuyên gia TQ: Công bố ảnh sân bay ở Hoàng Sa để cảnh báo Việt-Mỹ?! (BaoMoi) - (GDVN) - Bắc Kinh đang chuẩn bị tốt trong trường hợp Mỹ tham gia cùng Việt Nam đối phó với Trung Quốc trong bất kỳ cuộc xung đột lãnh thổ nào có thể xảy ra.
- Trung Quốc hoàn tất đường băng quân sự ở Hoàng Sa (BaoMoi) - VOV.VN - Việc xây dựng trái phép đường băng quân sự trên đảo Phú Lâm của Việt Nam một lần nữa thể hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
- Trung Quốc tung ảnh đường băng mở rộng trái phép ở Phú Lâm (BaoMoi) - (Kiến Thức) - Trung Quốc cũng lần đầu tiên công bố hình ảnh chất lượng cao về đường băng nước này mới mở rộng trái phép trên đảo Phú Lâm.
- TQ có nhiều hành động bất hợp pháp, xây xong đường băng ở đảo Phú Lâm (BaoMoi) - (GDVN) - Trung Quốc mở rộng trái phép đảo Phú Lâm, mở tour du lịch phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa, tập trận đe dọa vũ lực ở Biển Đông, đòi Mỹ-Ấn không can thiệp...
- Trông đợi gì ở Trung Quốc? (BaoMoi) - (PetroTimes) - Trong hơn thập kỷ qua, nhiều chuyên gia quốc tế đã đưa ra hàng loạt biện pháp xây dựng lòng tin được cho là hữu ích trong việc nâng cao triển vọng giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông và một số biện pháp đã được thử nghiệm. Tuy vậy, tình hình dường như chuyển biến theo hướng ngày càng xấu đi. Vì sao vậy?
- Báo Trung Quốc: Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam là thiển cận?! (BaoMoi) - (GDVN) - Trong khi nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam thì Washington vẫn khẳng định duy trì cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.
- Trung Quốc xây đường băng trái phép trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (BaoMoi) - BizLIVE -
Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc vừa hoàn tất việc xây dựng một đường băng dài 2.000 mét, dành cho các máy bay quân sự, trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chính quyền Hong Kong hủy bỏ đối thoại với sinh viên biểu tình
Viện dẫn lý do tập thể thanh niên, sinh viên học sinh vẫn kêu gọi
biểu tình và tỏ thái độ bất hợp tác với chính quyền, đặc khu Hong Kong
quyết định hủy bỏ cuộc gặp từng được dự trù diễn ra vào lúc 4 giờ chiều
hôm nay (9/10).
Bà Carrie Lam, Chánh Văn Phòng Đặc Khu và cũng là trưởng đoàn đàm phán nói rằng thái độ của tập thể thanh niên sinh viên không chỉ đánh mất niềm tin mà 2 bên đang muốn gầy dựng, mà còn khiến cho phía đặc khu nghĩ rằng cuộc gặp sẽ không đem lại kết quả tích cực như mọi người mong đợi.
Nói với báo chí hồi tối hôm qua, Bà Carrie Lam nhắc lại sinh viên vẫn tiếp tục biểu tình, chiếm đóng một số địa điểm gần khu vực trung tâm hành chánh, tài chánh của đặc khu, đồng thời tiếp tục đưa ra lời kêu gọi người dân tham gia.
Bà nhấn mạnh những hành động này là những hành động bất hợp pháp.
Ngay sau khi được tin đặc khu hủy bỏ cuộc đối thoại, đại diện sinh viên là anh Alex Chow nói rằng phía đặc khu đã đưa ra những lý do không chính đáng, đẩy tập thể sinh viên phải tiếp tục cuộc tranh đấu cho đến khi tiếng nói của người dân Hong Kong được tôn trọng.
Cho đến sáng hôm nay, vẫn chưa rõ bước đi kế tiếp của tập thể thanh niên sinh viên học sinh Hong Kong như thế nào, ngoại trừ lời kêu gọi mọi người tiếp tay để tiếp tục biểu tình đòi dân chủ.
Cũng cần nhắc lại từng có lúc cuộc biểu tình có cả hàng trăm ngàn người tham dự nhưng trong một vài ngày qua, tin tức Đài chúng tôi ghi nhận được cho biết hiện chỉ còn chừng vài trăm người.
Bà Carrie Lam, Chánh Văn Phòng Đặc Khu và cũng là trưởng đoàn đàm phán nói rằng thái độ của tập thể thanh niên sinh viên không chỉ đánh mất niềm tin mà 2 bên đang muốn gầy dựng, mà còn khiến cho phía đặc khu nghĩ rằng cuộc gặp sẽ không đem lại kết quả tích cực như mọi người mong đợi.
Nói với báo chí hồi tối hôm qua, Bà Carrie Lam nhắc lại sinh viên vẫn tiếp tục biểu tình, chiếm đóng một số địa điểm gần khu vực trung tâm hành chánh, tài chánh của đặc khu, đồng thời tiếp tục đưa ra lời kêu gọi người dân tham gia.
Bà nhấn mạnh những hành động này là những hành động bất hợp pháp.
Ngay sau khi được tin đặc khu hủy bỏ cuộc đối thoại, đại diện sinh viên là anh Alex Chow nói rằng phía đặc khu đã đưa ra những lý do không chính đáng, đẩy tập thể sinh viên phải tiếp tục cuộc tranh đấu cho đến khi tiếng nói của người dân Hong Kong được tôn trọng.
Cho đến sáng hôm nay, vẫn chưa rõ bước đi kế tiếp của tập thể thanh niên sinh viên học sinh Hong Kong như thế nào, ngoại trừ lời kêu gọi mọi người tiếp tay để tiếp tục biểu tình đòi dân chủ.
Cũng cần nhắc lại từng có lúc cuộc biểu tình có cả hàng trăm ngàn người tham dự nhưng trong một vài ngày qua, tin tức Đài chúng tôi ghi nhận được cho biết hiện chỉ còn chừng vài trăm người.
(RFA)
Đoan Trang - Tại sao phải có đảng phái?
Dưới đây là bài thứ 12 trong loạt bài “Nói với mình và
các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”. Mục đích mà loạt bài hướng tới là góp phần giúp
độc giả, nhất là các bạn trẻ, hiểu hơn về chính trị. Bài này sẽ bàn về một vấn
đề hết sức cụ thể, căn bản của chính trị, đó là sự cần thiết phải có các đảng
phái, và hơn thế nữa, bắt buộc phải đa đảng.
Với bài viết này, bạn sẽ thấy lối nói “đảng nào thì cũng
chỉ vì quyền lợi của đảng ấy thôi chứ lo gì cho dân, càng lắm đảng càng chia rẽ
quần chúng” chỉ là một ngụy biện ở trình độ thấp. Nhưng trước hết chúng ta cần
hiểu những khái niệm căn bản, như đảng là gì và chức năng của các đảng phái
trong xã hội?
* * *
Kỳ
12
TẠI
SAO PHẢI CÓ ĐẢNG PHÁI?
Hẳn là tất cả chúng ta – những người dân Việt Nam – đều từng
nghe lập luận này ít nhất một lần trong đời: “Đảng nào thì cũng chỉ vì quyền lợi
của đảng ấy thôi chứ lo gì cho dân, cho nên đa đảng thì chỉ tổ các đảng đấu đá,
tranh giành quyền lực, làm loạn xã hội. Thà một đảng (ý nói là Đảng Cộng sản Việt
Nam) mà chăm lo cho dân còn hơn”.
Không cần thông minh lắm thì chúng ta cũng có thể đặt câu
hỏi vặn lại: “Đa đảng, có cơ chế cạnh tranh, mà đảng nào cũng chỉ lo quyền lợi
của mình. Thế thì làm thế nào mà một đảng, lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối,
không phải cạnh tranh với ai, lại chăm lo cho dân được? Làm cách nào?”.
Tuy nhiên, bỏ qua cách lập luận phi logic của những người
ủng hộ “độc đảng”, thì cũng có thể thấy rằng những người đưa ra lý lẽ như vậy
không hiểu đảng nghĩa là gì.
Đảng
là gì?
Một đảng chính trị được định nghĩa là một tổ chức bao gồm
những cá nhân cùng nhất trí, chia sẻ với nhau những nguyên tắc, đường lối chính
trị nào đó (có người gọi là “cương lĩnh”, “ý thức hệ”…) và họ cùng nhau hoạt động
chính trị (xem Kỳ 3, “Tham gia chính trị là làm gì”) với mục đích nắm chính quyền
và cai quản xã hội theo đường lối đó của họ.
Xin nhấn mạnh là mục đích của đảng phái là “hoạt động
chính trị để tiến tới nắm chính quyền và cai quản xã hội theo đường lối của họ”.
Đây chính là điểm làm nên sự khác biệt giữa đảng phái và tổ chức xã hội dân sự
– lực lượng mà chính quyền, an ninh và dư luận viên ở Việt Nam hiện nay đang rất
ghét vì cho là “phản động đội lốt”. Từ định nghĩa này, các bạn có thể thấy: Tổ
chức dân sự có thể tham gia chính trị, tiến hành các phong trào xã hội (như
Occupy Central chẳng hạn), các chiến dịch vận động (như vận động cho nhân quyền
Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc), v.v. nhưng chừng nào họ không có mục đích nắm chính quyền, chừng đó
họ vẫn không phải là đảng phái.
Chỉ khi nào một tổ chức, ví dụ như Hội Anh Em Dân Chủ,
Phong trào Liên đới Dân Oan… theo đuổi việc giành chỗ đứng trong chính quyền,
kiểm soát chính quyền, họ mới trở thành đảng phái chính trị.
Bởi vậy cho nên, nếu một đảng, ví dụ Việt Tân, nói với bạn
rằng họ không có mục đích giành ngôi vị lãnh đạo đất nước, thì bạn đừng tin, vì
nếu như thế họ không còn là đảng nữa. Đã là đảng, phải tham gia chính trị nhằm
kiểm soát cương vị lãnh đạo, điều hành nhà nước. Họ có thể chấp nhận chia sẻ hoặc
không chia sẻ quyền lãnh đạo đó với đảng khác, nhưng việc giành quyền lực chính
trị luôn phải là mục đích tối hậu của mọi đảng phái.
Cũng bởi vậy, nên khi Điều 4 Hiến pháp Việt Nam quy định
“Đảng Cộng sản Việt Nam (…) là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”, thì mặc
dù không nói trắng ra là cấm đa đảng, nhưng Điều 4 này đã nhẹ nhàng và nghiêm
khắc loại bỏ sự tồn tại của tất cả các đảng khác rồi. Bởi vì chẳng có đảng nào
lại không hoạt động để giành quyền lãnh đạo cả.
Thế nếu như đảng nào cũng được thành lập và vận hành nhằm
theo đuổi quyền kiểm soát đất nước, thì có đúng là họ chỉ vì quyền lợi của họ
mà không vì quyền lợi của dân không? SAI. Các đảng phái chính trị vốn đã ra đời
từ hàng trăm năm về trước trong các xã hội tương đối tiến bộ so với thế giới
lúc đó, và chúng vẫn tồn tại đến bây giờ ở đại đa số các nước trên thế giới (kể
cả Trung Quốc – nước này cũng theo chế độ đa đảng dù chỉ là hình thức); điều đó
ắt hẳn phải có lý do của nó.
Bà Janet Q. Nguyễn (SN 1976 tại Sài Gòn), người Mỹ gốc Việt, đảng Cộng hòa,
đang tranh cử làm thượng nghị sĩ của bang California.
Đảng
làm được gì?
Các nhà nghiên cứu khoa học chính trị trên thế giới cho rằng
đảng phái có nhiều chức năng:
Chức năng đầu tiên là cung cấp nhân sự lãnh đạo cho bộ máy chính quyền (thông qua cơ chế
bầu cử và/hoặc chỉ định). Nói cách khác, đảng là tổ chức sản sinh ra các chính
trị gia. Một trong các chức năng của một đảng chính trị là tuyển lựa/ chiêu mộ
và đề cử người cho vị trí lãnh đạo các cơ quan cấp cao của nhà nước.
Bạn sẽ hỏi: Vậy các cá nhân có thể tự ứng cử vào vị trí
lãnh đạo mà không cần thông qua đảng phái nào, ví dụ một bác sĩ giỏi có thể tự ứng
cử vào ghế Bộ trưởng Y tế không? Câu trả lời: Tất nhiên là có, nhưng – như
trong bài “Tham gia chính trị là làm gì” đã nói, thường thì bạn nên có tổ chức.
Vì lý do đơn giản là bạn không thể tự mình làm hết mọi việc được; chuyện này lại
liên quan đến một khái niệm của ngành kinh tế học, là “chi phí cơ hội”.
Nếu bạn vừa phải làm chuyên môn (y tế), vừa lo vận động
tài chính, gây quỹ để làm truyền thông, quảng bá mình, vừa tiếp xúc cử tri để lấy
lòng họ, lại vừa phải lo cả khoản hình ảnh (trang điểm, phục sức khi xuất hiện
trước công chúng v.v.), thì cứ cho là bạn giỏi tất cả mọi việc, bạn cũng sẽ mất
rất nhiều chi phí, trong đó có chi phí cơ hội. Chính vì vậy, bạn cần có tổ chức,
với các nhân sự chuyên vào các công việc khác nhau, cụ thể là vào công việc mà
chi phí cơ hội của họ là thấp nhất: Bạn sẽ có người của đảng lo hộ bạn khâu gây
quỹ, người khác lo việc xây dựng hình ảnh cho bạn, người khác nữa làm cố vấn về
chuyên môn và chính sách, v.v.
(Cũng
cần nói rõ là ở Việt Nam, theo luật pháp Việt Nam, công
dân không có quyền ứng cử vào cơ quan hành pháp. Nghĩa là dù bạn có là
một bác sĩ vừa
giỏi chuyên môn, vừa có năng lực tổ chức và quản lý, bạn cũng không thể
tự ứng cử vào chức
Bộ trưởng Y tế. Bạn phải được Thủ tướng (là đảng viên Cộng sản) đề cử và
được Quốc hội (với 95% thành viên là đảng viên Cộng sản, 5% là đội ngũ
dự bị của Đảng Cộng sản) phê chuẩn).
Chức năng thứ hai của đảng phái là cung cấp các giải pháp chính sách. Như đã nói ở trên, các đảng đều
có đường lối, cương lĩnh chính trị riêng, và đó là nền tảng để họ ban hành
chính sách công. Về điểm này, có thể ví chính trị như một thị trường, mà mỗi đảng
phái là một công ty cung ứng sản phẩm, sản phẩm đó là các giải pháp để đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng vậy.
Bên cạnh việc đưa các giải pháp chính sách ra “chào mời”,
các đảng phái cũng có chức năng phản biện chính sách, nhất là đảng đối lập. Và,
bạn thấy đấy, đó cũng là lý do tại sao phải đa đảng: Thị trường mà chỉ có một
nhà cung cấp thì chắc chắn chất lượng sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp ấy
chẳng ra gì, không sớm thì muộn.
Chức năng thứ ba của đảng phái là làm cầu nối giữa chính quyền và người dân, mà nói đúng hơn là các
nhóm dân khác nhau. Diễn đạt cách khác, đảng phái chính là một cơ chế để thông
qua đó, người dân lên tiếng. Trong chế độ đa đảng, tồn tại nhiều đảng đối lập,
công chúng dễ dàng có tiếng nói hơn nhiều. Ít nhất, ta cũng có thể thể hiện nhu
cầu và nguyện vọng bằng cách bầu cho một đảng có đường lối, chính sách đúng ý
mình, và không bầu cho đảng có đường lối, chính sách trái ý mình.
Vân vân. Đảng phái chính trị còn nhiều chức năng nữa, mà
chúng ta – những người chưa bao giờ sống trong chế độ dân chủ đa đảng – chưa biết
và sẽ cần tìm hiểu thêm, nếu quan tâm. Nhưng từ định nghĩa và một số chức năng
nói trên của một đảng phái, chúng ta có thể chắc chắn một điều, rằng:
Đa đảng
không đảm bảo dân chủ. Nhưng một đảng thì chắc chắn là độc tài.
Poster của Chó Hai Đuôi (MKKP) - một tổ chức chính trị ở Hungary
hiện chưa được đăng ký làm đảng, vì lý do tên không nghiêm túc.
Khi
nào đa đảng không đảm bảo dân chủ?
Những nhà nghiên cứu khoa học chính trị trên thế giới
cũng cho rằng, tồn tại những thể chế đa đảng mà phi dân chủ hoặc kém dân chủ,
như:
- Hệ thống đa đảng, song tất cả các đảng đều phải chịu sự lãnh đạo, quản lý của đảng cầm quyền, như trường hợp Trung Quốc: Một chế độ đa đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các đảng phái nhỏ trong một mặt trận thống nhất.
- Hệ thống đa đảng, song đảng cầm quyền liên tục thắng cử, giành hết mọi lợi thế để tiếp tục tạo đà… thắng cử tiếp, đẩy các đảng khác vào thế đã yếu ngày càng yếu hơn. Những tiếng nói đối lập bị o ép nhiều bề, bị trấn áp thông qua nhiều hình thức tinh vi. Đó là trường hợp của Singapore với Đảng Nhân dân Hành động (PAP).
Lại có một loại thể chế, loại chế độ mà bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bảo là “dân chủ gấp vạn lần tư bản”, nhưng vì nó chỉ có một đảng mà suốt hàng chục năm qua không phải chịu sự cạnh tranh hay chí ít là phản biện nào, nên người viết bài này không biết làm cách nào mà nó dân chủ được. Nếu không tin, đố bạn – không phải là đảng viên cộng sản – tham gia vào chính trường trong cái thể chế đó đấy! Chưa kể, trong hệ thống chính trị ấy, nếu bạn thành lập và/hoặc tham gia một đảng nào khác ngoài Đảng Cộng sản, bạn đối mặt với nguy cơ tù tội rất cao (vi phạm Điều 79 Bộ luật Hình sự, “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, hoặc tội khủng bố, thậm chí phản quốc, v.v.).
Ở Việt Nam, hoạt động đảng phái dẫn đến tù tội. Đó là một thực tế. Dù vậy, trên lý thuyết, vẫn phải khẳng định sự cần thiết của các đảng phái chính trị trong mọi xã hội.
Đoan Trang
(Blog Đoan Trang)
Cánh Cò - Từ "con tự do" cho tới "con ốc vít"...
Người Cộng sản rất giỏi nói lời khuất tất. Họ giỏi vì lâu ngày không ai
vạch ra điều mà họ cố tình giấu diếm một phần do hệ thống công an trị
quá bạo liệt khiến ai có chút can đảm muốn phơi bày đều phải tự xét
trước khi buông lời chỉ trích.
Đó là trước đây hơn hai mươi năm, khi những cơn gió từ thế giới hiu hiu
thổi vào nền kinh tế bao cấp mang theo hơi hướm thông tin nhỏ giọt từ
bên ngoài. Còn bây giờ, thông tin đã thành bão, giấc mơ bịt miệng nhân
dân của lãnh đạo đã tan vỡ, những mảnh vỡ ấy đâm thấu tim gan xã hội và
làm cho tiếng ta thán của cộng đồng ngày một lớn hơn.
Phơi nhiễm vì họ sinh hoạt chung với nhau trong một môi trường chỉ biết
nói mà không cần nghe lâu ngày thành căn bệnh điếc khó phát hiện. Tác
nhân gây điếc lại không có hình thù cụ thể nào và hơn nữa không ai buồn
nghiên cứu nên sự lây lan âm thầm và rộng khắp. Tập thể điếc ấy tự sướng
bằng các loại ngoa ngôn, cốt nói cho đã miệng.
Nói không cần ai nghe và do đó trách nhiệm của lời nói là một khái niệm hết sức cộng sản.
Trên thế giới không có một nước nào mà cán bộ các loại từ thấp đến cao
lại vô tư phát ngôn những câu chữ không giống ai như nước Việt Nam, Việt
Nam cộng sản. Từ một ông công an phường sáng tạo cụm từ rất ấn tượng:
"con tự do" cho đến một ông bộ trưởng tuyên bố lẫy lừng về sự hình thành
của một "con ốc vít". Hai "con" ấy nếu đặt dưới kính lúp để tìm hiểu
không khéo lại cho thấy lắm điều hữu dụng.
Trước, "con tự do" nói lên điều gì?
Khi công an đàn áp người bất đồng chính kiến do bị hỏi: các ông có biết
chúng tôi cũng có quyền tự do hội họp, tự do đi lại hay không? Một ông
trưởng công an quay lại cho ra ngay một câu trả lời rất chợ búa: "tự do
cái con ..c". Vậy là tự điển đương đại của Việt Nam có thêm từ mới.
"Con tự do" dù sao cũng chỉ là một tiếng chửi thề nhưng trong ngữ cảnh
ấy nó nói lên được một sự thật: Cộng sản không chấp nhận hai tiếng tự
do. Hai chữ tự do chỉ có giá trị tương đương với một bộ phận dùng để đi
tiểu, chỉ đi tiểu thôi nhé, vì xét tới chức năng thứ hai nó có thể phản
lại câu chửi thề hết sức thâm thúy này. Cái chức năng thứ hai ấy loài
người đã biết rất lâu trước khi có khái niệm tự do.
"Con tự do" trở thành chiếc chìa khóa canh giữ ước vọng dân chủ của
người dân vì khi nói tới dân chủ thì không thể nào thiếu vắng tự do. Khi
tự do trở thành một "con" thì bản thân nó đã bị gô vào chiếc còng số 8.
Tính ưu việt của phát ngôn này nằm ở chỗ đó. Việc coi thường mọi giá trị
nhân văn của người cộng sản đã để lại vết cháy xém trên cơ chế không
thể nào tẩy rửa. Khi tự do đã thành "con" thì mọi ngoa ngôn sau này về
hai chữ tự do sẽ là tấm gương soi cho hậu thế.
Và vì vậy, người ta vẫn kiên trì đòi tự do trở lại với khuôn mặt thật
của nó bằng cách cố gắng giật phăng những phù điêu giả treo trước ngôi
đền cách mạng.
Trong cái hội chứng điếc tập thể ấy người dân không hy vọng gì lãnh đạo
của họ có cơ hội nói thật, nói vào đúng tâm điểm mà họ muốn biết, dù chỉ
một lần.
Từ việc mất niềm tin của dân ấy lãnh đạo càng cao thì xem ra sự nói thật
của họ trở thành mối nghi ngờ của người dân. Chẳng hạn ông Hà Nội vừa
thành thật tự thú "nếu chim hòa bình không bay lên được vào ngày kỷ niệm
giải phóng thủ đô thì cũng mong đồng bào thông cảm".
Hiền lành và "ngốc" như ông vẫn không thuyết phục được người dân Trường
An, chẳng qua tập thể điếc đã được người Hà Nội thừa nhận như một sự
thật hiển nhiên.
Một người khác nữa đang cố gắng nói thật nhưng vừa nói ra sự thật ấy ông
ta lại càng chứng tỏ rằng chưa bước ra khỏi phạm vi của tập thể điếc,
tính phơi nhiễm vẫn còn rất cao và lại không thể chích ngừa.
Ông điếc vì chưa bao giờ chịu nghe sự thật của nền công nghiệp nước nhà.
Ông điếc vì những hợp đồng dịch vụ béo bở ngày ngày xuất hiện khắp đất
nước Việt Nam qua những điều mà báo chí cảnh báo gọi là làm thuê cho
nước ngoài. Ông điếc vì không bao giờ nghe tiếng máy chạy xình xịch hàng
ngày chỉ để sản xuất ra một loạt con người như ông, chuyên chăm chăm
vào tài nguyên thô và mồ hôi của người lao động.
Do điếc lâu, điếc lâm sàng nên khi ông thành thật nói ra điều ông nghĩ là hay là đúng thì người ta lại vỗ tay...mời ông xuống!
Ông nói: Việt Nam đã sản xuất ra được con ốc vít cho Samsung.
Câu nói xuất hiện vào năm 2014, sau hơn ba phần tư thế kỷ ngày thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam. Gần 40 năm sau khi Sài gòn hoàn toàn giải
phóng.
"Con ốc vít" ấy là một sự thật não nề xứng đáng đứng bên cạnh "con tự do" cũng ê chề không kém.
Cái mà cả hệ thống từng rêu rao là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nay đã
trần truồng nằm phơi trên các trang báo đảng lẫn báo dân. "Con ốc vít"
trở thành best seller trên một thị trường được xem là phát triển ngoạn
mục nhất nhì Đông Nam á. "Con ốc vít" hiền lành, vô hại nay bỗng dưng bị
lật lên lật xuống xem xét từng chi tiết. Mà lạ lắm, không thấy chi tiết
nào đáng chú ý cả vì nó cũng như hàng tỷ con ốc trong guồng máy kinh tế
này, nhưng khi một con trong cái đám hàng tỷ con ấy mang quốc tịch Việt
Nam thì sự tự sướng lên tới mức ngất ngây như khuôn mặt ửng hồng của
ông bộ trưởng.
Một con ốc vít không phải là tất cả nhưng cũng cho thấy cố gắng không
ngừng của nhà nước, rất chú ý tới nền công nghiệp nước nhà.
Chỉ có điều, người dân lại tưởng ông Bộ trưởng đánh lừa họ vì không lẽ sau bao nhiêu năm mà chế độ chỉ làm được một con ốc vít?
(Blog Cánh Cò)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét