Nguyễn Văn Thương - Phía sau cuộc “cách mạng Dù” ở Hồng Kông
Featured Image: Pasu Au Yeung |
Trước đây, mỗi khi nhắc đến Hồng Kông thì tôi (có thể cả rất nhiều
người) chỉ biết về nơi đây là mảnh đất hăng sặc mùi tiền và trào lưu
khoe của. Nhưng hơn tuần qua, cơn thịnh nộ chính trị của học sinh, sinh
viên, và người dân nơi đây đã thu hút sự quan tâm của cả thế giới và
khiến tôi có cái nhìn khác hơn về quốc gia nhỏ bé này. Rõ ràng bài học
Thiên An Môn 25 năm trước còn lồ lộ trước mắt. Biểu tình chống lại chính
quyền Bắc Kinh là hành động hết sức nguy hiểm. Vậy cái gì đã đứng sau
hậu thuẫn cho phong trào ấy, và vì sao sinh viên nơi đây lại ngoan cường
và quyết liệt đến vậy?
Phải chăng họ không thể tiếp tục sống dưới mức con người (sub human) hay làm “con người hạng hai” trong thế giới văn minh ở đầi thế kỷ 21 này nữa. Hay họ không muốn nhà cầm quyền Bắc Kinh đối xữ với mình như con nít, cứ vỗ đầu, hứa cho kẹo rồi đá đít. Cũng có thể họ ý thức rằng, khi Bắc Kinh đã trấn lột được một quyền thì các quyền con người khác sẽ tiếp tục bị lột sạch, chẳng mấy chốc họ sẽ trần trụi như dân lục địa.
Nếu cho đó là “động cơ” của cuộc biểu tình thì tại sao Trung Quốc đại lục, Việt Nam hay Bắc Hàn lại không giám đấu tranh như họ. Trong khi quyền con người ở những xứ sở này còn thấp tệ hơn nhiều lần ở Hồng Kông.
Có nhiều ý kiến cho rằng, sau 50 mươi năm sống trong thể chế pháp trị của Anh quốc. Người Hồng Kông đã quen với một xã hội được đề cao nhân quyền, tự do và dân chủ. Bởi vậy sự o ép và lạm quyền của Bắc Kinh chẳng khác nào dùng rơm khô bọc quả cầu lửa. Vậy tại sao lực lượng nòng cốt trong cuộc biểu tình không phải là những người trưởng thành có tiếng nói “nặng ký” trong xã hội mà lại là sinh viên, học sinh?
Tất nhiên, những giả thuyết trên đều có phần đúng. Nhưng tôi nghĩ còn một lý do khác mà đa số chúng ta đều đã bỏ quên đó là hệ thống và chất lượng nền GIÁO DỤC của quốc gia này. Nó cũng là lời giải thích cho tính dũng cảm và sự kiên quyết của học sinh và sinh viên Hồng Kông.
Nếu như ở Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn môn Triết Học (thấp hơn là giáo dục công dân) được chính quyền và các nhà giáo áp đặt đặt lên bàn thờ bằng một mớ khuôn mẫu giáo điều với một tư duy và ý thức nô lệ thì ở Hồng Kông hoàn toàn ngược lại. Học sinh được học thứ triết học mở, liên hệ trực tiếp vào những vấn đề của cuộc sống nhân sinh, giúp phát triển khả năng tư duy độc lập, óc phán đoán, để hiểu về cuộc sống; về thân phận con người; về hạnh phúc, tự do, chân lý; về sự khác biệt; về nghệ thuật…
Không những thế, khi nhìn lên bảng xếp hạng trong những công trình nghiên cứu của các tổ chức giáo dục thì ta thấy Hồng Kông luôn được xếp ở những vị trí tốp đầu của thế giới.
– Theo đánh giá của công trình nghiên cứu băng hình TIMSS năm 1999 thì chất lượng giáo dục Hồng Kông đứng thứ 2 trong mười quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới, trên cả Mỹ.
– Ở bảng xếp hạng của PISA (Program for International Student Assessment) năm 2012 thì vị trí của Hồng Kông cũng không hề thay đổi, họ chỉ đứng sau Phần Lan.
– Trong bảng xếp hạng công bố ngày 13/05/2012 của QS (tổ chức thực hiện xếp hạng Đại Học thế giới). Hồng Kông một lần nữa được khẳng định là một trung tâm giáo dục hàng đầu châu Á, khi nắm giữ 3 suất trong tốp 4 của châu lục.
Là người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, tôi không muốn dừng lại ở bảng xếp hạng. Ngoài các công trình nghiên cứu, tôi tìm đọc thế các tài liệu của viện IRED (Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục) đi sâu vào hệ thống chương trình giảng dạy ở Hồng Kông từ mầm non đến ĐH tôi càng hiểu thêm về lý do vì sao học sinh và công dân nước này lại dũng cảm và kiên quyết đấu tranh cho tự do và nhân quyền đến vậy. Dù họ ý thức được hành động ấy có thể dẫn đến bạo lực và cái chết.
Từng là thuộc địa của Anh, hệ thống giáo dục Hồng Kông gần giống như Anh quốc. Riêng ở bậc Đại Học có nhiều điểm tương đồng với Mỹ. Đặc điểm phân cấp trong hệ thống giáo dục của Hồng Kông gồm có: 3 năm mẫu giáo không bắt buộc, tiếp theo là 6 năm phổ thông cơ sở và 3 năm phổ thông trung học bắt buộc và 2 năm phổ thông cao cấp không bắt buộc để được cấp bằng bằng trung học Hồng Kông và một khoá 2 năm học chương trình cao đẳng đại học để nhận bằng giáo dục cao cấp Hồng Kông (Hong Kong Advanced Level Examination).
Ở bậc mầm non và tiểu học, trẻ em nơi đây đã được vun bồi ý thức tự do từ tấm bé, miễn không nguy hiểm cho bản thân và cản trở người khác được tự do. Chúng sớm hiểu rằng nó chỉ có thể đạt được điều nó mong muốn nếu cũng để cho người khác đạt được sự mong muốn của họ. Ở đây không có sự biệt đãi nào dành cho trẻ em nhà giàu hay quyền thế. Tất cả đều có được sự tôn trọng và công bằng như nhau.
Ở chương trình phổ thông, học sinh được đào tạo phát triển toàn diện về sức khoẻ, trí tuệ, có khả năng tự học suốt đời, khả năng phản biện, sáng tạo, tôn trọng sự đa dạng, sự khác biệt. Mang các giá trị của một xã hội công bằng và tự do. Tiêu chí ấy nó thấm vào tư duy, hành động, hàng ngày của hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Tạo ra một sự nhất trí chung thống nhất từ trong tư tưởng, hành động đến kết quả. Phần lớn các trường phổ thông hỗn hợp ở Hồng Kông thuộc trong ba dạng: trường công (ít), trường được bao cấp và trường tư. Các trường được bao cấp cho đến nay là loại phổ biến nhất, bao gồm trợ giúp của chính quyền và trường trợ cấp được quản lý bởi các tổ chức từ thiện thường có liên quan tới các tổ chức tôn giáo.
Ở bậc Đại học, Hồng Kông có 9 trường công và một số trường tư do Phòng Giáo dục và Nhân lực của Đặc khu Hành chính Hồng Kông quản lý. Với một lực lượng giảng viên hàng đầu thế giới, đào tạo đa ngành nghề, Hồng Kông luôn là điểm đến hấp dẫn cho nhiều du học sinh quốc tế. Thực hiện tiêu chí lấy sinh viên làm giá trị trung tâm, Đại học Hồng Kông chú trọng tạo ra một môi trường nghiên cứu ngoài giáo dục có lợi cho việc theo đuổi tri thức, tư tưởng và tự do ngôn luận, tuyên truyền vận động trong chính sách và thực tế, thúc đẩy sự hợp tác và tính đa dạng. Sinh viên được đào tạo thành những chuyên gia đầu ngành ghánh vác vai trò Lãnh đạo, dẫn dắt xã hội về mặt trí tuệ và tư tưởng; Đại diện cho chân lý, công lý và lương tri của loài người.
Như chúng ta đã biết, cái gốc của văn minh, hiện đại là giáo dục, mà giáo dục là nơi “sản xuất” ra Khoa Học, Công Nghệ, Kinh Tế, Văn Hoá, Tư Tưởng, Dân Trí… Bởi vậy, nếu đem nhốt một xã hội U Minh đã bị đồng hoá vào “khung sắt” của chế độ thô bạo, lũng đoạn và bức quyền thì may ra họ còn ngoan ngoãn vâng lời. Nhưng nếu dùng “cái chuồng” ấy đi nhốt một xã hội văn minh, hiện đại thì sớm muộn gì cũng bị phá huỷ và vỡ vụn.
Có câu: “Con người là sản phẩm của giáo dục.” Qua những phân tích trên chúng ta đã thấy, “sản phẩm” của nền giáo dục Hồng Kông có “chất lượng” vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại của thế giới. Đã là “sản phẩm” tốt thì không chỉ nó “bền” mà còn có nhiều tính năng, ứng dụng, và làm được nhiều việc. Và tất nhiên nó cũng sẽ không chịu khuất phục trước thách thức của bất cứ một thế lực nào. Ngược lại nó có thể giám “thử thách” những thứ cũ kỹ, định kiến, giáo điều của thế giới này. Đó là lý do vì sao chính quyền Bắc Kinh đã phải run sợ họ.
Phải chăng họ không thể tiếp tục sống dưới mức con người (sub human) hay làm “con người hạng hai” trong thế giới văn minh ở đầi thế kỷ 21 này nữa. Hay họ không muốn nhà cầm quyền Bắc Kinh đối xữ với mình như con nít, cứ vỗ đầu, hứa cho kẹo rồi đá đít. Cũng có thể họ ý thức rằng, khi Bắc Kinh đã trấn lột được một quyền thì các quyền con người khác sẽ tiếp tục bị lột sạch, chẳng mấy chốc họ sẽ trần trụi như dân lục địa.
Nếu cho đó là “động cơ” của cuộc biểu tình thì tại sao Trung Quốc đại lục, Việt Nam hay Bắc Hàn lại không giám đấu tranh như họ. Trong khi quyền con người ở những xứ sở này còn thấp tệ hơn nhiều lần ở Hồng Kông.
Có nhiều ý kiến cho rằng, sau 50 mươi năm sống trong thể chế pháp trị của Anh quốc. Người Hồng Kông đã quen với một xã hội được đề cao nhân quyền, tự do và dân chủ. Bởi vậy sự o ép và lạm quyền của Bắc Kinh chẳng khác nào dùng rơm khô bọc quả cầu lửa. Vậy tại sao lực lượng nòng cốt trong cuộc biểu tình không phải là những người trưởng thành có tiếng nói “nặng ký” trong xã hội mà lại là sinh viên, học sinh?
Tất nhiên, những giả thuyết trên đều có phần đúng. Nhưng tôi nghĩ còn một lý do khác mà đa số chúng ta đều đã bỏ quên đó là hệ thống và chất lượng nền GIÁO DỤC của quốc gia này. Nó cũng là lời giải thích cho tính dũng cảm và sự kiên quyết của học sinh và sinh viên Hồng Kông.
Nếu như ở Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn môn Triết Học (thấp hơn là giáo dục công dân) được chính quyền và các nhà giáo áp đặt đặt lên bàn thờ bằng một mớ khuôn mẫu giáo điều với một tư duy và ý thức nô lệ thì ở Hồng Kông hoàn toàn ngược lại. Học sinh được học thứ triết học mở, liên hệ trực tiếp vào những vấn đề của cuộc sống nhân sinh, giúp phát triển khả năng tư duy độc lập, óc phán đoán, để hiểu về cuộc sống; về thân phận con người; về hạnh phúc, tự do, chân lý; về sự khác biệt; về nghệ thuật…
Không những thế, khi nhìn lên bảng xếp hạng trong những công trình nghiên cứu của các tổ chức giáo dục thì ta thấy Hồng Kông luôn được xếp ở những vị trí tốp đầu của thế giới.
– Theo đánh giá của công trình nghiên cứu băng hình TIMSS năm 1999 thì chất lượng giáo dục Hồng Kông đứng thứ 2 trong mười quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới, trên cả Mỹ.
– Ở bảng xếp hạng của PISA (Program for International Student Assessment) năm 2012 thì vị trí của Hồng Kông cũng không hề thay đổi, họ chỉ đứng sau Phần Lan.
– Trong bảng xếp hạng công bố ngày 13/05/2012 của QS (tổ chức thực hiện xếp hạng Đại Học thế giới). Hồng Kông một lần nữa được khẳng định là một trung tâm giáo dục hàng đầu châu Á, khi nắm giữ 3 suất trong tốp 4 của châu lục.
Là người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, tôi không muốn dừng lại ở bảng xếp hạng. Ngoài các công trình nghiên cứu, tôi tìm đọc thế các tài liệu của viện IRED (Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục) đi sâu vào hệ thống chương trình giảng dạy ở Hồng Kông từ mầm non đến ĐH tôi càng hiểu thêm về lý do vì sao học sinh và công dân nước này lại dũng cảm và kiên quyết đấu tranh cho tự do và nhân quyền đến vậy. Dù họ ý thức được hành động ấy có thể dẫn đến bạo lực và cái chết.
Từng là thuộc địa của Anh, hệ thống giáo dục Hồng Kông gần giống như Anh quốc. Riêng ở bậc Đại Học có nhiều điểm tương đồng với Mỹ. Đặc điểm phân cấp trong hệ thống giáo dục của Hồng Kông gồm có: 3 năm mẫu giáo không bắt buộc, tiếp theo là 6 năm phổ thông cơ sở và 3 năm phổ thông trung học bắt buộc và 2 năm phổ thông cao cấp không bắt buộc để được cấp bằng bằng trung học Hồng Kông và một khoá 2 năm học chương trình cao đẳng đại học để nhận bằng giáo dục cao cấp Hồng Kông (Hong Kong Advanced Level Examination).
Ở bậc mầm non và tiểu học, trẻ em nơi đây đã được vun bồi ý thức tự do từ tấm bé, miễn không nguy hiểm cho bản thân và cản trở người khác được tự do. Chúng sớm hiểu rằng nó chỉ có thể đạt được điều nó mong muốn nếu cũng để cho người khác đạt được sự mong muốn của họ. Ở đây không có sự biệt đãi nào dành cho trẻ em nhà giàu hay quyền thế. Tất cả đều có được sự tôn trọng và công bằng như nhau.
Ở chương trình phổ thông, học sinh được đào tạo phát triển toàn diện về sức khoẻ, trí tuệ, có khả năng tự học suốt đời, khả năng phản biện, sáng tạo, tôn trọng sự đa dạng, sự khác biệt. Mang các giá trị của một xã hội công bằng và tự do. Tiêu chí ấy nó thấm vào tư duy, hành động, hàng ngày của hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Tạo ra một sự nhất trí chung thống nhất từ trong tư tưởng, hành động đến kết quả. Phần lớn các trường phổ thông hỗn hợp ở Hồng Kông thuộc trong ba dạng: trường công (ít), trường được bao cấp và trường tư. Các trường được bao cấp cho đến nay là loại phổ biến nhất, bao gồm trợ giúp của chính quyền và trường trợ cấp được quản lý bởi các tổ chức từ thiện thường có liên quan tới các tổ chức tôn giáo.
Ở bậc Đại học, Hồng Kông có 9 trường công và một số trường tư do Phòng Giáo dục và Nhân lực của Đặc khu Hành chính Hồng Kông quản lý. Với một lực lượng giảng viên hàng đầu thế giới, đào tạo đa ngành nghề, Hồng Kông luôn là điểm đến hấp dẫn cho nhiều du học sinh quốc tế. Thực hiện tiêu chí lấy sinh viên làm giá trị trung tâm, Đại học Hồng Kông chú trọng tạo ra một môi trường nghiên cứu ngoài giáo dục có lợi cho việc theo đuổi tri thức, tư tưởng và tự do ngôn luận, tuyên truyền vận động trong chính sách và thực tế, thúc đẩy sự hợp tác và tính đa dạng. Sinh viên được đào tạo thành những chuyên gia đầu ngành ghánh vác vai trò Lãnh đạo, dẫn dắt xã hội về mặt trí tuệ và tư tưởng; Đại diện cho chân lý, công lý và lương tri của loài người.
Như chúng ta đã biết, cái gốc của văn minh, hiện đại là giáo dục, mà giáo dục là nơi “sản xuất” ra Khoa Học, Công Nghệ, Kinh Tế, Văn Hoá, Tư Tưởng, Dân Trí… Bởi vậy, nếu đem nhốt một xã hội U Minh đã bị đồng hoá vào “khung sắt” của chế độ thô bạo, lũng đoạn và bức quyền thì may ra họ còn ngoan ngoãn vâng lời. Nhưng nếu dùng “cái chuồng” ấy đi nhốt một xã hội văn minh, hiện đại thì sớm muộn gì cũng bị phá huỷ và vỡ vụn.
Có câu: “Con người là sản phẩm của giáo dục.” Qua những phân tích trên chúng ta đã thấy, “sản phẩm” của nền giáo dục Hồng Kông có “chất lượng” vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại của thế giới. Đã là “sản phẩm” tốt thì không chỉ nó “bền” mà còn có nhiều tính năng, ứng dụng, và làm được nhiều việc. Và tất nhiên nó cũng sẽ không chịu khuất phục trước thách thức của bất cứ một thế lực nào. Ngược lại nó có thể giám “thử thách” những thứ cũ kỹ, định kiến, giáo điều của thế giới này. Đó là lý do vì sao chính quyền Bắc Kinh đã phải run sợ họ.
Nguyễn Văn Thương
(Triết Học Đường Phố)
TQ lại hành động 'phi pháp và nguy hiểm'
Khi vụ việc đưa ra tòa án quốc tế, TQ sẽ trưng ra những chứng
cớ của việc hình thành một điểm dân cư. Những việc làm ở Phú Lâm là góp
phần khẳng định âm mưu chủ quyền (phi lý) của Trung Quốc ở Hoàng Sa.
Nhân
việc Trung Quốc lần đầu tiên đã đưa ra nhiều hình ảnh về đường băng mới
xây dựng trên đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa), Tuần Việt Nam đã có cuộc
phỏng vấn nhanh Thiếu tướng Công an đã về hưu Lê Văn Cương, nguyên Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công An).
Ông bình luận gì về việc Trung Quốc công bố thông tin xây dựng xong đường băng ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa)?
Về
mặt pháp lý, điều 1 và điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc nói rằng những
phần lãnh thổ bị cưỡng chiếm bằng vũ lực không tạo cơ sở pháp lý cho
quốc gia đang chiếm hữu.
Việc làm của họ ở đảo Phú Lâm là hoàn toàn phi pháp. Nhưng ý đồ đằng sau là gì?
Thứ nhất, Trung Quốc muốn hiện thực hóa việc chiếm hữu.
Thứ hai
là pháp luật hóa và hành chính hóa việc chiếm hữu. Bởi khi vụ việc đưa
ra tòa án quốc tế, người ta sẽ xem xét chứng cứ, thì Trung Quốc sẽ trưng
ra rằng đây là đơn vị hành chính, có quân đội, có chính quyền, có trại
giam, có trường học, có trạm y tế... - những chứng cớ của việc hình
thành một điểm dân cư. Những việc làm ở Phú Lâm là góp phần khẳng định
cái âm mưu chủ quyền (phi lý) của Trung Quốc ở Hoàng Sa.
Mô hình phát triển do Trung Quốc đề ra cho đảo Phú Lâm - Ảnh: Baidu |
Theo ông, Hoàng Sa hiện do Trung Quốc chiếm hữu hoàn toàn, mặc dù phi pháp, vậy cách đấu tranh của Việt Nam là theo hướng nào? Vẫn kêu gọi sự ủng hộ của dư luận quốc tế như trong vụ giàn khoan Hải Dương 981?
Theo
tôi, muốn được quốc tế ủng hộ, mình phải đấu tranh mạnh từ phần mình.
Trong thời kỳ Việt Nam đấu tranh đòi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương
981, những tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Mymanmar và
Philipines, được coi là khá mạnh mẽ, đã khiến cho quốc tế ủng hộ Việt
Nam rất mạnh.
Có thế nói là chưa bao giờ qua một phần tư thế kỷ
chúng ta được cả thế giới ủng hộ như trong vụ giàn khoan. Đây là điểm
nút của vấn đề. Cách đây 25 năm nghị quyết của Đảng đã nói rằng chúng ta
phải kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Nên vấn đề
thế giới có ủng hộ chúng hay không chính là do chúng ta.
Tại sao Trung Quốc năm nay lại tiến hành liên tục hàng loạt động thái xác lập chủ quyền ở cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa?
Nguyên
nhân trong nước là Tập Cận Bình mở chiến dịch chống tham nhũng trong
nước ở cấp cao, tức là đụng đến nhóm lợi ích cả ở trung ương và địa
phương, và vấp phải sự chống đối rất ghê gớm, nên Trung Quốc phải đẩy
mâu thuẩn ra bên ngoài để tập trung sự đoàn kết trong nước. Lịch sử
Trung Quốc hơn nửa thế kỷ nay đã chỉ rõ chuyện này.
Thế còn bên ngoài?
Trong
khi đó, ở ngoài nước, Trung Quốc lại có thuận lợi là cả Mỹ lẫn Nga đang
bận rộn ở Ukraina, không còn tâm trí để ý tới Biển Đông. Tức là thời
điểm này là thời điểm thích hợp nhất.
Còn tại sao là Biển Đông mà
không là Biển Hoa Đông? 28.4.2014 tại Tokyo Tổng thống Mỹ Barrack Obama
đã tuyên bố là Hiệp định An ninh Mỹ - Nhật nói rõ Hoa Kỳ có trách nhiệm
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Nhật Bản, kể cả Senkaku (Trung Quốc gọi là
Điếu Ngư). Trung Quốc sẽ không đụng đến Senkaku, mà chỉ có hướng thoát
xuống Biển Đông.
Thưa ông, còn vai trò của các nước ASEAN trong vấn đề biển Đông sẽ thế nào?
Hiện
nay ảnh hưởng của Trung Quốc ở một số nước ASEAN, ngay cả ở Myanmar, là
rất lớn. Hiện chỉ còn một số nước là cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của
Trung Quốc thôi.
TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ: Tính toán thực sự của TQ?
Chúng
ta hoàn toàn hiểu rõ việc Trung Quốc dùng Biển Đông là cửa ngõ tiến ra
biển. Ngoài vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc muốn tạo ra nhịp
cầu về mặt chiến lược, qua những việc làm dần dần, từ đánh chiếm Hoàng
Sa năm 1974 đến việc xây đường băng ở đảo Phú Lâm vừa rồi. Điều chúng ta
phải đề phòng là khi xây dựng xong Phú Lâm với tư cách là căn cứ hậu
cần ở Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ tiến hành khoan khai thác dầu khí ở Hoàng
Sa - điều mà Trung Quốc mong muốn từ lâu, và về mặt kinh tế đó mới là
tính toán thực sự của Trung Quốc.
Về mặt đấu tranh chống lại ý đồ
này, chúng ta phải tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ, vạch rõ cho thế giới thấy
ý đồ thực sự của Trung Quốc trong chuyện này. Còn về lâu dài, Việt Nam
phải tích cực chuẩn bị mọi hồ sơ kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò, và
đặc biệt là việc dùng vũ lực chiếm hữu Hoàng Sa của Việt Nam.
Huỳnh Phan(Thực hiện)
Kẻ dám mua lại cả ngàn tấn dầu cướp biển
Tàu Sunrise của Việt Nam bị cướp biển khống chế, hút đi 1/3
trong tổng số hơn 5.000 tấn dầu. Hàng ngàn tấn dầu đó sẽ bán cho ai.
Ngành buôn bán tài sản cướp biển trên biển Đông trị giá hàng trăm triệu
USD nhưng nhà chức trách các nước lại đang bó tay.
- Tàu hàng 5.000 tấn mất tích trên biển Đông
- Lão ngư đại gia: Đóng tàu lớn làm lái buôn biển Đông
- Ra Lý Sơn săn kho báu giặc Tàu Ô
- Xem bài khác trên Vef.vn
Dầu bẩn, tiền thật
Hàng
chục vụ cướp biển mỗi năm tại eo biển Malacca, eo biển Singapore và khu
vực phía Nam biển Đông khiến tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất trên
thế giới này thành nỗi ám ảnh đối với các thủy thủ. Mục tiêu của bọn
cướp là những dầu - một loại hàng hóa dễ bán.
Sau khi khống chế
tàu Sunrise của Việt Nam trong nhiều ngày, bọn cướp biển đã bơm hút
khoảng 1/3 trong tổng số hơn 5.000 tấn và thả cho tàu lênh đênh trên
biển.
Vụ cướp tàu Sunrise tại khu vực gần Singapore ngày 3/10
giống hầu hết các vụ cướp biển tại eo biển Malacca, eo biển Singapore và
khu vực phía Nam biển Đông trong nhiều năm qua với mục tiêu rất rõ ràng
là cướp hàng hóa mà chủ yếu là dầu trên các tàu này.
Theo hãng
tin AP, đây là vụ cướp biển thứ 12 kể từ tháng 4 tại Đông Nam Á. Cũng
giống như các vụ trước đó, tàu đã bị tấn công và sau đó được thả sau khi
chúng cướp hết hàng hóa mà phần lớn là dầu.
Mỗi năm có hàng chục vụ cướp biển tại eo biển Malacca, eo biển Singapore và khu vực phía Nam biển Đông. |
Cục
Hàng hải quốc tế (IMB) cũng đã xác nhận cách thức mà cướp biển khu vực
này thực hiện là khá giống nhau. Trong rất nhiều vụ cướp biển trước đó,
bọn cướp tấn công, chiếm giữ tàu. Các hệ thống thông tin liên lạc bị
ngắt bỏ hoặc bị phá. Tàu được đưa tới một vị trí không xác định, chúng
lấy hàng hóa trước khi được thả tàu và thuyền viên lênh đênh trên biển.
Tờ
WSJ trích số liệu của Tổ chức chống cướp biển châu Á (ReCAAP) cho biết,
trong 8 tháng đầu năm, đã có 99 vụ tàu biển bị cướp tấn công tại khu
vực châu Á. Và thông thường các vụ việc xảy ra ở khu vực eo biển
Malacca, eo biển Singapore và trên cả biển Đông.
Một thuyền trưởng
có 20 năm kinh nghiệm vận tải biển cho biết, cách thức mà nhóm cướp
thực hiện trong vụ tàu Sunrise là điển hình trên tuyến hàng hải quan
trọng nhất thế giới này. Số lượng dầu bị cướp có giá trị trên thị trường
chợ đen vào khoảng 1 triệu USD.
Trước đó, theo CNBC, hồi giữa
tháng 6, tàu chở dầu MT Ai Maru cũng bị 7 tên cướp biển tiếp cận bằng
cano cao tốc, không chế, đưa tàu ra xa bờ Malaysia khoảng 30 dặm trước
khi cướp 620 tấn dầu chuyển sang một tàu chở nhiên liệu khác. Số dầu,
theo CNBC, trên thị trường chợ đen có giá khoảng 550.000 USD.
Hồi
cuối tháng 4, tàu Naniwa Maru 1 của Thái Lan cũng đã bị 16 tên cướp biển
tấn công ở khu vực phía Đông bờ biển Malaysia, làm thương thuyền trưởng
và lấy đi khoảng 3 triệu lít dầu diesel, trị giá khoảng 1,5 triệu USD
trên thị trường đen.
Dầu bán ở đâu?
Theo
Cục Hàng hải quốc tế, cướp biển đang có xu hướng gia tăng hoạt động trên
khu vực eo biển Malacca, eo biển Singapore và khu vực phía Nam biển
Đông. Trong vài năm gần đây, số vụ cướp biển tại khu vực này chiếm
khoảng một nửa tổng số vụ trên trên thế giới. Indonesia, Malaysia và
Singapore là khu vực có nhiều cướp biển nhất. Trong năm 2013, số vụ cướp
biển trong khu vực đã lên tới 125 vụ, cao gấp ba lần năm 2009.
Ngành buôn bán tài sản cướp biển trên biển Đông trị giá hàng trăm triệu USD nhưng nhà chức trách các nước lại đang bó tay. |
Theo
đánh giá của ReCAAP, hàng hóa được cướp ưa thích nhất là dầu. Hàng trăm
vụ cướp như vậy đã xảy ra trong vài năm qua nhưng hầu hết không thể bắt
được thủ phạm. Chúng sở hữu vũ khí, nhiều tàu tốc độ cao, cả tàu chờ
dầu lớn với mục đích cướp dầu và bán trên thị trường chợ đen.
Cho
đến nay, các "khu chợ" như vậy chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, vị
thuyền trưởng nói trên cho rằng, dầu có thể được bán ngay trên biển
ngoài khơi các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan và thậm chí cả Việt
Nam. Giá dầu chỉ bằng khoảng 50% so với giá bán trên thị trường nên việc
tiêu thụ rất dễ dàng.
Gần đây, Bộ đội biên phòng tỉnh Cà Mau cũng
đã phát hiện và tạm giữ con tàu chở hơn 9.000 lít dầu diesel không có
hóa đơn, chứng từ nguồn gốc. Số dầu này sau đó được khai nhận là mua tại
cảng Vàng của Malaysia đưa về Việt Nam tiêu thụ.
Trong vụ Sunrise
hay các vụ trước đó, các thuyền trưởng và thuyền viên nhiều người xác
nhận những tên cướp biển đa phần có nhận diện giống người Indonesia và
Malaysia. Hoạt động của những tên cướp này rất chuyên nghiệp và cách
thức tiến hành rất giống nhau, như của cùng một băng đảng.
Có thời
gian, lực lượng hải quân Indonesia, Malaysia và Singapore phối hợp tuần
tra ráo riết trong khu vực khiến nạn cướp biển giảm mạnh. Tuy nhiên,
trong 2 năm gần đây, nạn cướp biển lại hoành hành trở lại. IMB và ReCAAP
thậm chí còn cho rằng, con số các vụ tấn công thực tế lớn hơn nhiều so
với thông báo chính thức được đưa ra.
Hà Minh
(VNN)
Hà Văn Thịnh - Khi quan đầu tỉnh nghênh ngang đùa giỡn dư luận
Nhà của ông Trần Phùng, 211 đường Bùi Thị Xuân, đang xây “phình bụng” ra phía đường. |
Quan chuyên “chăm lo” cho khối đoàn kết toàn dân thì lại đang công
khai... làm chao đảo khối đoàn kết, nếu không muốn dùng từ nặng hơn.
Trên con đường mới mở ở khu Bầu Vá, Kiệt 211 - chưa biết đến khi nào nó sẽ... gặp(?) đường Bùi Thị Xuân, Phường Đúc, Huế - có hai cảnh nhức nhối “ung dung tự tại”, nghênh ngang đùa giỡn với dư luận, mỉa mai cái đúng, bỡn cợt điều nên...
Trên con đường mới mở ở khu Bầu Vá, Kiệt 211 - chưa biết đến khi nào nó sẽ... gặp(?) đường Bùi Thị Xuân, Phường Đúc, Huế - có hai cảnh nhức nhối “ung dung tự tại”, nghênh ngang đùa giỡn với dư luận, mỉa mai cái đúng, bỡn cợt điều nên...
Phía bên kia là đoạn đường đã trải nhựa xong nhưng bên này đất vẫn còn
nham nhở. Sự thể giản dị lắm: Nhà của ông Hồ Viết Tư, đương kim Phó GĐ
Sở Tư pháp, không chịu di dời bất kể tiền dân của nước đang phơi nắng,
dầm sương ngóng đợi, trông chờ.
Cách đó chưa đến 50m lại một sự chềnh ềnh kệch cỡm, mà dẫu khách quan
nhất cũng chẳng thể nào chịu nổi: Nhà của ông Trần Phùng, đương kim Chủ
tịch Mặt trận Tổ quốc Thừa Thiên Huế, ở ngay đầu ngã ba đường, công
nhiên xây lấn – phình “bụng” ra phía lề đường gần hai mét – trong khi cả
dãy nhà dân phải đập sát sạt theo đúng quy định.
Hai cảnh tượng trên thách thức kỷ cương, phép nước và chắc chắn, thách
thức mọi nỗi đau của người dân. Hai ông quan phụ mẫu hàng tỉnh dường như
chẳng hề biết đến cái nỗi bức xúc (phải nói thẳng là phẫn nộ) của người
dân khi “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” - thực sự là những
bằng chứng rõ ràng, phản ánh không thể đầy đủ hơn về nỗi bất công.
Làm sao người dân có thể tin tưởng vào bộ máy công quyền khi quan cao
nhất nhì về luật pháp thì thế, quan chuyên “chăm lo” cho khối đoàn kết
toàn dân thì lại đang công khai... làm chao đảo khối đoàn kết.
Con đường dở dang đang “chờ” nhà của ông Phó GĐ Sở Tư pháp |
Ông Phó GĐ Sở Tư pháp lập luận ra sau khi tất cả mọi người dân đều chấp
hành lệnh di dời từ bộ máy mà trong đó ông là một trong những thành viên
chủ chốt nhưng phớt lờ cái lệnh mà chính ông là một người có trách
nhiệm – thành viên gián tiếp, đã ban hành? Phải chăng vì muốn “nhà nước”
bồi thường cho... tư nhân một số tiền lớn hơn nên đường cứ phải chờ
nhà, dân cứ phải chờ quan?
Ông Chủ tịch Mặt trận không thể nào biện minh nổi là việc xây nhà trái quy định đó, tự nó, đã phủ định mọi điều tốt đẹp mà ông nhân danh quyền lực để rao giảng: Sự thách thức cố ý hàm nghĩa coi thường dân, đứng trên dân, với một “đẳng cấp” khác dân(?), đã được mặc định hiển nhiên.
Sự “đùa giỡn” với kỷ cương, phép nước của hai ông quan chắc hẳn đã lâu lắm rồi nên nếu đến quán cà phê buổi sáng gần Kiệt 211, đường Bùi Thị Xuân, sẽ được nghe 4 câu vè chua chát:
Em ơi Bầu Vá có về
Kiệt thì chẳng có, đường thì cập kênh
Bởi chăng Tư tỉnh (quan tỉnh) tư tình
Cùng ông Phùng trận (mặt trận) muốn phình bụng ra...
Đừng hy vọng có được niềm tin, sự ủng hộ của dân khi quan chức cứ lộng hành, tung tăng mọi thứ quyền lực. Các cơ quan có trách nhiệm về xây dựng, quy tắc đô thị... trả lời sao trước những sự thật phản văn hóa trên đây?
Hà Văn Thịnh
Ông Chủ tịch Mặt trận không thể nào biện minh nổi là việc xây nhà trái quy định đó, tự nó, đã phủ định mọi điều tốt đẹp mà ông nhân danh quyền lực để rao giảng: Sự thách thức cố ý hàm nghĩa coi thường dân, đứng trên dân, với một “đẳng cấp” khác dân(?), đã được mặc định hiển nhiên.
Sự “đùa giỡn” với kỷ cương, phép nước của hai ông quan chắc hẳn đã lâu lắm rồi nên nếu đến quán cà phê buổi sáng gần Kiệt 211, đường Bùi Thị Xuân, sẽ được nghe 4 câu vè chua chát:
Em ơi Bầu Vá có về
Kiệt thì chẳng có, đường thì cập kênh
Bởi chăng Tư tỉnh (quan tỉnh) tư tình
Cùng ông Phùng trận (mặt trận) muốn phình bụng ra...
Đừng hy vọng có được niềm tin, sự ủng hộ của dân khi quan chức cứ lộng hành, tung tăng mọi thứ quyền lực. Các cơ quan có trách nhiệm về xây dựng, quy tắc đô thị... trả lời sao trước những sự thật phản văn hóa trên đây?
Hà Văn Thịnh
(Một Thế Giới)
Vì sao học sinh TQ học giỏi?
Học sinh từ các gia đình Trung Quốc thường rất thành công trong các hệ
thống trường học phương Tây - ở Anh, kết quả kỳ kiểm tra của các em
thường tốt hơn các nhóm dân tộc khác.
Một nghiên cứu từ Viện Giáo dục đã khảo thí xem vì sao trẻ em người nhập cư Trung Quốc lại thành đạt đến vậy.
Cuộc khảo sát được thực hiện ở các trường học Úc cho thấy học sinh tuổi
15 từ các gia đình người Trung Quốc vượt hẳn trước 2 năm so với bạn học
người Úc.
Nghiên cứu chỉ ra các nhân tố như chăm học và sự tham gia của cha mẹ.
Thành tích cao của học sinh Trung Quốc và học sinh Đông Á đã trở thành
điểm tập trung so sánh của giáo dục quốc tế - và chiếm lĩnh bảng xếp
hạng thế giới như kỳ thi Pisa.
Nhưng nếu điều này phản ánh sự thành công của hệ thống trường học châu Á
thì nó không giải thích được vì sao thế hệ thứ hai người Trung Quốc lại
học giỏi đến vậy khi nhập cư tới các nước khác.
Đạo đức học tập
Nghiên cứu từ Viện Giáo dục ở London xem xét kết quả toán học từ các
cuộc thi Pisa của 14000 thiếu niên ở Úc – cho thấy học sinh từ các gia
đình Đông Á, phần lớn là Trung Quốc, có kết quả cao hơn nhiều so với gia
đình Úc hay các gia đình nhập cư khác, chẳng hạn như người Anh.
Nếu học sinh Trung Quốc ở Úc được tính thành một nước riêng trong kỳ thi
Pisa, có lẽ các em đã đứng trong số có kết quả hàng đầu thế giới – và
chỉ kém học sinh Thượng Hải.
Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng không có cách giải thích giản đơn nào
cho sự thành công này – và nền tảng gia đình cùng với sự tham gia của
cha mẹ trong lựa chọn giáo dục có ý nghĩa quan trọng.
Nhân tố lớn nhất là các gia đình Đông Á, từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật
Bản, có vẻ rất thành công trong việc đưa con vào trường tốt.
Điều này cho học sinh lợi thế đáng kể để thúc đẩy kết quả học tập. Cha
mẹ ở các gia đình Đông Á cũng cũng thường được giáo dục tốt hơn so với
tỷ lệ trung bình ở Úc.
Nhưng cũng có sự khác biệt về hành vi học tập của các em.
Học sinh Đông Á dành thêm sáu giờ mỗi tuần học thêm ở nhà, so với bạn đồng lứa từ các gia đình Úc.
“Các em có đạo đức học tập rất tốt và thường tin sẽ đạt được thành công nếu thật sự cố gắng,” nghiên cứu kết luận.
Có 94% học sinh Đông Á muốn vào đại học, cao hơn hẳn tỷ lệ trung bình ở Úc.
Nền tảng gia đình
Ông John Jerrim, giảng sư về giáo dục và các chỉ số xã hội ở Viện Giáo
dục, nói nghiên cứu cho thấy cách học sinh có thể phát triển các kỹ năng
toán học cấp độ cao mặc dù học trong hệ thống trường trung bình.
Ông nói nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng của nền tảng gia đình
và việc cải thiện tiêu chuẩn trường học là thay đổi lớn không thể chỉ
thực hiện trong giới hạn lớp học.
"Thực tế là điều này chỉ có thể được thực hiện trong thời gian rất dài,
và sẽ cần tới một cuộc thay đổi văn hóa rộng lớn. Tất cả các gia đình sẽ
phải ghi sâu vào trong tâm trí con cái họ niềm tin mạnh mẽ vào giá trị
của giáo dục – cùng với việc nhận ra rằng có thể chúng sẽ phải làm việc
chăm chỉ và hy sinh để đạt được thành công,” Tiến sỹ Jerrim nói.
Nhưng phân tích không giải thích được mọi khác biệt trong kết quả của
học sinh Đông Á với các học sinh khác ở Úc. Nhân tố gia đình, lựa chọn
trường học và chăm chỉ ước tính mang lại 85% lợi thế.
Tiến sỹ Jerrim cho rằng điều này chỉ có thể phản ánh chất lượng giáo dục
tiền tiểu học hoặc nếu không thì những học sinh này có “khả năng vốn có
cao hơn”.
“Tác động của những nhân tố này vẫn sẽ là phạm vi quan trọng cho các nghiên cứu trong tương lai.”
Sean CoughlanPhóng viên Giáo dục, BBC News
(BBC)
Lời cuối của Che Guevara
Ernesto Che Guevara (sinh năm 1928) bị giết ở rừng núi Bolivia năm 1967
"Hãy bảo vợ tôi đi lấy chồng và sống hạnh phúc," đó là câu cuối cùng Che
Guevara nói với nhân viên CIA, Felix Rodriguez, trước giờ bị bắn chết ở
rừng núi Bolivia.
Ông Felix Rodriguez, người gồ́c Cuba, kể lại với BBC về chuyện nhân
vật hoạt động Marxist châu Mỹ Latinh bị bắt và xử tử ra sao ngày
9/10/1967.
Ông cũng mô tả khi bị bắt trong lúc tổ chức chiến tranh du kích ở
Bolivia, Che không còn là nhân vật sáng chói như trước mà là 'một
người đàn ông trông thảm hại, tiều tụy, mặt trắng bệch'.
Lệnh giết Che Guevara được chuyển đến từ quân đội Bolivia dù phía Hoa
Kỳ có vẻ như chỉ muốn bắt sống ông ta, theo Felix Rodriguez.
Nay, ông Rodriguez cho phóng viên BBC xem các kỷ vật thu được từ vụ bắt Che Guevara.
Cảm tưởng của ông khi gặp Che Guevara là:
"Người đàn ông từng có hình ảnh oai hùng ở Cuba nay trông như một thằng ăn mày."
Hết thời oai hùng
Vào giữa thập niên 1960, Che Guevara rời Cuba sang vùng Nam Mỹ để làm cách mạng.
Ông ta nghĩ rằng có thể làm cuộc cách mạng ở nơi mà ít ai quan tâm.
"Tổng thống Bolivia ngay lập tức mời người Mỹ giúp và chúng tôi được chọn sang giúp quân đội Bolivia, " Rodriguez kể.
Vào tháng 11/1966, Che Guevara và vào rừng rậm cùng một nhóm quân nhân Cuba trung thành.
Che Guevara cùng Fidel Castro thời kỳ Cách mạng Cuba
Bị hen suyễn, sức khoẻ ông ta ngày càng suy giảm trong điều kiện ẩm ướt của rừng núi.
Theo Rodriguez, thì trong lúc đang chuyển quân trang quân dụng cho quân đội Bolivia, ông được nghe tin Che Guevara bị bắt.
"Ông ta ngồi dưới nền nhà, tay bị trói, ngay trước xác của một đồng đội đã bị bắn chết."
"Ông ta có bên mình thuốc chống hen suyễn."
"Tôi nói:
'Ngài chỉ huy, tôi ngưỡng mộ ông vì ông chiến đấu cho điều ông tin tưởng dù tôi nghĩ đó là niềm tin sai lệch.'
Ông ta vẫn với dáng vẻ kiêu ngạo như trước, hỏi tại sao không có ai đến thẩm vấn ông ta.
Tôi nói, chúng tôi không thẩm vấn ông mà chỉ muốn nói chuyện.
Ông cũng không còn là nhân vật sáng chói như trước mà trông tiều tụy, sức khoẻ yếu
Che Guevara yêu cầu không trói tay nữa.
Chúng tôi cởi trói và cho ông ta ngồi lên ghế.
Khi tôi hỏi ông về mặt chiến thuật du kích của hoạt động trong rừng
thì ông ta tìm cách tránh và nói không thể nói ra được gì."
Ông cũng không còn là nhân vật sáng chói như trước mà trông tiều tụy, sức khoẻ yếu.
Và tôi nhận được cú điện thoại từ Bộ tư lệnh quân đội Bolivia."
Trong cuộc truy bắt Che Guevara, người gốc Argentina, quân chính phủ
Bolivia được trao ba mật hiệu '500 - Che Guevara, 600 - giết, 700 -
bắt sống đem về'.
Theo ông Rodriguez, sau khi nói chuyện qua với người bị bắt, ông nhận được tín hiệu '500, 600'.
Ông hỏi lại một lần nữa thì vẫn nhận được tín hiệu đó, và truyền đạt lại như vậy cho sĩ quan chỉ huy Bolivia.
Người này cảm ơn phía Mỹ đã giúp nhưng nói vụ việc là do quân đội Bolivia quyết định.
Ông Felix Rodriguez kể:
"Tôi quay lại nói với Che Guevara: 'Ngài chỉ huy, tôi rất xin lỗi nhưng tôi đã cố hết mức mà không làm gì được cho ông nữa.'
Mặt ông ấy chuyển sang trắng bệch và nói, 'nếu tôi không bị bắt sống thì tốt hơn'.
Sau đó, ông ta nói:
'Hãy bảo vợ tôi đi lấy chồng và sống hạnh phúc.'
Đó là những lời cuối cùng của Che Guevara. Chúng tôi bắt tay và ôm vai nhau."
Felix Rodriguez rời căn nhà và một lúc sau nghe tiếng súng nổ. Che Guevara bị quân đội Bolivia bắn chết.
Sau đó, xác ông được đưa bằng máy bay về Vallegrande, Bolivia để trưng
bày cho tới hai nghìn người, từ giới quân sự và báo chí đến chứng kiến.
Bản thân ông Felix Rodriguez sau đó có sang Nam Việt Nam chiến đấu trong lực lượng của Hoa Kỳ.
Câu chuyện ông kể cho chương trình Witness của BBC được phát ngày 9/10/2014, đánh dấu ngày Che Guevara bị bắn chết.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét