Người Việt nghĩ gì về ‘Cách mạng cây Dù’ tại Hong Kong
Người biểu tình ủng hộ dân chủ ngủ trên một con đường bị phong tỏa tại Hồng Kông vào ngày 03 tháng 10, năm 2014. Hồng Kông đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ năm 1997. |
Cuộc biểu tình ‘Cách mạng cây Dù’ tại Hong Kong tiếp tục là đề tài
thời sự đối với nhiều người Việt Nam trong suốt những ngày qua.
Cho đến lúc này những người quan tâm trong nước rút ra được những
gì từ một sinh hoạt dân chủ như thế và họ nghĩ gì về một khả năng tương
tự tại Việt Nam?
Bài học từ người: nể phục!
Những cư dân mạng Việt Nam quan tâm tình hình trong những ngày qua
cập nhật nhanh chóng lên tài khoản facebook, twitter hay trang cá nhân
mọi thông tin về cuộc biểu tình của sinh viên Hong Kong đòi dân chủ cho
đặc khu này thông qua việc bầu cử trực tiếp vị chưởng quan hành chánh
tại đó, chứ không như cách mà Bắc Kinh đặt cho họ.
Một trong những facebookers đó hiện là một sinh viên tại Việt Nam cho biết:
Phong trào dân chủ ở đâu em cũng đặc biệt theo dõi rất sát. Hong
Kong có đặc biệt hơn nữa đây là cuộc xuống đường mà đa phần là sinh
viên, họ là thành phần khởi xướng. Tôi tin khi theo sát tôi học được rất
nhiều kinh nghiệm, nắm được tâm lý của những người sinh viên xuống
đường để sau này khi tại Việt Nam có xuống đường, tôi có thể rút ra được
những bài học của riêng mình.
Tôi rút ra được văn hóa xuống đường của lực lượng sinh viên Hong Kong, rút ra được cách ứng xử của họ khi bị trấn áp, đánh đập hay khi bị xịt lựu đạn cay. Tôi học được ở họ sự vị tha và nhiệt huyết yêu dân chủ, yêu tự do đến cháy bỏng. - Một sinh viên ở Việt Nam
Sau khi theo dõi diễn tiến của đợt biểu tình của những người cùng
trang lứa tại Hong Kong, người sinh viên Việt Nam chia xẻ một số điều mà
bạn này rút ra được từ hoạt động đòi hỏi quyền dân chủ của những sinh
viên Hong Kong:
Tôi rút ra được văn hóa xuống đường của lực lượng sinh viên Hong
Kong, rút ra được cách ứng xử của họ khi bị trấn áp, đánh đập hay khi bị
xịt lựu đạn cay. Tôi học được ở họ sự vị tha và nhiệt huyết yêu dân
chủ, yêu tự do đến cháy bỏng. Đó là những bài học rất lớn và tôi cần
phải nhìn lại bản thân và tôi nghĩ cần phát huy hơn nữa quá trình đấu
tranh của bản thân tôi.
Một nhà đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam và từng phải
trả giá cho hoạt động của bản thân bằng tù tội, luật sư Nguyễn Văn Đài,
cũng theo dõi tình hình Hong Kong và có những điều học hỏi được cho đến
lúc này mà ông cho biết:
Bản thân tôi và nhiều anh em khi nhìn thấy sinh viên Hong Kong
xuống đường biểu tình đòi dân chủ, chúng tôi rất mong muốn, thèm khát
điều đó xảy ra ở Việt Nam. Chúng ta biết không phải bỗng dưng hôm nay
sinh viên Hong Kong xuống đường mà trải qua một quá trình rất lâu năm.
Tôi còn nhớ vào những đầu những năm 90 của thế kỷ trước khi mà Anh và
Trung Quốc chuẩn bị ký thỏa thuận chuyển giao Hong Kong về lại cho Trung
Quốc, ông toàn quyền người Anh lúc đó đã khuyến khích người dân Hong
Kong quan tâm đến chính trị, thành lập các tổ chức chính trị. Họ hoạt
động trong suốt hơn 20 năm vừa qua, đến nay họ gặt hai được những thành
tựu về vận động người dân tham gia vào tiến trình dân chủ. Nên không
phải bỗng dưng mà tại Hong Kong có những chuyện đó.
Họ hoạt động trong suốt hơn 20 năm vừa qua, đến nay họ gặt hai được những thành tựu về vận động người dân tham gia vào tiến trình dân chủ. Nên không phải bỗng dưng mà tại Hong Kong có những chuyện đó - LS Nguyễn Văn Đài
Ở Việt Nam hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc
biệt sự phát triển của các trang mạng xã hội cũng giúp rất nhiều cho
những người đấu tranh trong nước. Nếu chúng ta vận dụng tốt những công
cụ đó chúng ta có thể rút ngắn rất nhiều thời gian so với Hong Kong mất
20 năm vừa qua.
Tôi cũng hy vọng những tổ chức xã hội dân sự, những người đấu
tranh tại Việt Nam hãy quan tâm đến điều đó để làm sao tạo nên được một
mạng lưới liên kết xã hội, học tập kinh nghiệm từ Hong Kong để có thể
thay đổi đất nước của mình, đem lại lợi ích không chỉ cho những người
Việt Nam hôm nay mà cho cả các thế hệ Việt Nam mai sau.
Nhìn lại chuyện mình: chưa thể!
Do truyền thông Việt Nam đợt này được phép thông tin khá đầy đủ và
kịp thời về những diễn tiến tại Hong Kong, rất nhiều người dân tại Việt
Nam biết đến những gì đang xảy ra tại đó.
Tuy vậy nhận thức và phản ứng của mỗi người rất khác biệt nhau. Luật
sư Nguyễn Văn Đài trên facebook của ông cho biết vào một buổi ăn sáng
ông gặp hai vị viên chức cao cấp về hưu. Hai ông này khen sinh viên Hong
Kong dũng cảm và nêu câu hỏi với luật sư Nguyễn Văn Đài sao không thấy
sinh viên, thanh niên Việt Nam đứng lên. Theo facebook của luật sư
Nguyễn Văn Đài thì hai người này nói rằng họ muốn đất nước thay đổi
nhưng già rồi không làm gì được, mong những người trẻ cố lên.
Khi chúng tôi nêu lại vấn đề đó, luật sư Nguyễn Văn Đài bày tỏ:
Hầu hết các cán bộ cao cấp của Việt Nam nằm trong bộ máy chính
quyền trong hằng chục năm trời, họ hiểu rất rõ thể chế chính trị cộng
sản này tốt hay xấu. Bản thân họ nắm rất rõ điều đó, nhưng khi còn tại
chức họ không dám lên tiếng, họ đành ngậm miệng để hưởng những lợi ích,
quyền lợi do chế độ này đem lại. Nhưng khi về hưu họ nhìn nhận thực
trạng xã hội và tiếp cận những thông tin trên hệ thống mạng Internet, họ
hiểu rõ rằng đất nước này cần phải thay đổi, nhưng thường tuổi họ già
rồi, họ cũng muốn thay đổi để con cháu của họ, thế hệ mai sau được thừa
hưởng những giá trị tốt đẹp hơn của đất nước, dân tộc; thế nhưng họ
không dám dấn thân đấu tranh trong những năm tháng còn lại của cuộc đời
họ, họ mong muốn những người trẻ tuổi hơn dấn thân đấu tranh để trước
khi họ nhắm mắt xuôi tay có thể nhìn thấy đất nước Việt Nam thay đổi.
Để có quá trình như Hong Kong hôm nay phải có trải qua sự chuẩn bị rất nhiều và yếu tố văn hóa cũng tác động rất lớn. Những sinh viên Hong Kong từ lâu họ được giáo dục trong một xã hội dân chủ nên việc quan tâm đến dân chủ đã trở thành lối sống của họ rồi - Một sinh viên ở Việt Nam
Người sinh viên trẻ cho biết bạn cũng có câu hỏi vì sao ở Việt Nam
hiện nay có ít người dám dấn thân công khai lên tiếng đòi hỏi những
quyền con người; và bạn này cũng cố tìm ra câu giải đáp như sau:
Để có quá trình như Hong Kong hôm nay phải có trải qua sự chuẩn bị
rất nhiều và yếu tố văn hóa cũng tác động rất lớn. Những sinh viên Hong
Kong từ lâu họ được giáo dục trong một xã hội dân chủ nên việc quan tâm
đến dân chủ đã trở thành lối sống của họ rồi. Chứ ở Việt Nam thì khác,
những người sinh viên như tôi mà tôi tiếp xúc cũng có người khao khát
được như Hong Kong hôm nay. Họ cũng muốn được cống hiến, đóng góp nhưng
hệ thống giáo dục, hệ thống an ninh- mật vụ có những hạch sách lớn như
đe dọa. Kể cả nhà trường. Bản thân tôi cũng bị an ninh văn hóa, an ninh
tỉnh, an ninh Bộ về Nhà trường gây sức ép. Sức ép này rất lớn không phải
ai cũng đủ sức để vượt qua. Nhiều bạn trẻ còn đang sợ!
Nhà báo Đoan Trang trong một bài viết đăng trên trang cá nhân của cô
cho rằng lực lượng an ninh Việt Nam hiện cũng đang theo dõi sát phong
trào biểu tình ở Hong Kong. Theo nhà báo này thì dù kết quả của cuộc
biểu tình ở đó ra sao đi chăng nữa thì an ninh và tuyên giáo Việt Nam sẽ
thêm cảnh giác và càng xiết chặt kiểm soát giới trẻ Việt Nam, nhất là
các sinh viên.
Nhà báo Đoan Trang cũng cho rằng một ‘mua thu Hương Cảng’ chưa thể đến Việt Nam lúc này được.
Diễn tiến giống nhau.
Dù thừa nhận những khác biệc giữa hai nền chính trị tại Hong Kong và
Việt Nam hiện nay; những người theo dõi tình hình sinh viên biểu tình
đòi quyền bầu cử trực tiếp người đại diện của họ tại đặc khu này nhận
thấy đã có những kịch bản tương tự từ phía đại diện thân Trung Quốc ở
Hong Kong và nhà cầm quyền Hà Nội đối với người biểu tình tại Việt Nam
trong mấy năm qua.
Từ hôm thứ sáu tuần rồi ở Hong Kong đã xuất hiện những phần tử chống
người biểu tình đỏi dân chủ. Thành phần này hành xử thô bạo đối với
những sinh viên bất bạo động; đó là dùng lời lẽ bất nhã, phá lều và ra
tay hành hung sinh viên. Nhiều người trong số họ bịt mặt và bị phát hiện
từ lục địa sang, số khác bị cho là những phần tử của các nhóm bất hảo
trong xã hội.
Gia Minh
(RFA)
Alan Phan - Những Con Lừa Của Thời Đại Mới
(Có 2 cách để bị lừa dối. Một là tin vào những điều không thực; hai là không chịu tin vào những điều thực – There are two ways to be fooled. One is to believe what isn’t true; the other is to refuse to believe what is true – Soren Kierkegaard)
Những năm đầu tiên khi làm cho Eisenberg, tôi thường được đi gặp
những đại gia nổi tiếng của châu Á và Nam Mỹ. Thậm chí cả vài vị nguyên
thủ quốc gia. Những lần như vậy, tôi rất phấn khích, tự hào và có thể
nói là thích khoe khoang…cùng các bạn đồng nghiệp, gia đình và đối tác.
Một lần, ông boss kéo tôi đi ăn trưa và kể cho tôi nghe một câu chuyện.
Có khu miền núi hẻo lánh ở Peru nơi một linh mục cai quản một giáo
phận khá rộng nhưng chỉ có một nhà thờ nhỏ. Địa thế hiểm trở, các làng
cách nhau quá xa, nên muốn thu hút con chiên, ông làm lễ sáng chú nhật
sớm tại nhà thờ trung ương, rồi chất tượng Chúa, thánh giá…lên lưng một
con lừa và cùng đi bộ qua một làng khác cho lễ trưa, rồi một lễ tối tại
một làng khác nữa.
Dọc đường, giáo dân đều cúi rạp người khi tượng Chúa đi qua. Con lừa
rất khoái trá mỗi khi nhận được những thờ phụng và sùng bái. Cho đến một
ngày, anh hàng xóm mượn con lừa của nhà thờ để qua một làng khác mua
sắm. Vẫn con đường cũ, vẫn những giáo dân xưa…nhưng không ai buồn nhìn
con lừa chứ đừng nói đến chuyện chấp tay lạy. Con lừa vỡ lẽ rằng không
phải “con lừa” mà là hào quang của “tượng Chúa” đã tạo nên sự khác biệt.
Tôi tỉnh người…và còn tỉnh hơn nữa, khi hết làm cho Eisenberg. Những
cú phone gọi đến các đại gia đã từng ca tụng và tiếp đãi thân thiết tôi
trong những bữa tiệc không bao giờ qua khỏi screening của các trợ lý.
Con lừa lại trở thành …con lừa.
Một điểm yếu của tuổi trẻ là hay lầm lẫn những gì mình thực sự làm chủ và những gì do người khác nhờ mang dùm.
Trong một nền kinh tế mà mọi chuyện của xã hội đều được vận hành bởi
“quan hệ với quyền lực” thì phần lớn con lừa đều mang chung một ảo tường
về giá trị và thực chất của con người mình. Với ngôn ngữ phương Tây,
con lừa thường tượng trưng cho sự ngu xuẩn. Ở Việt Nam, chữ “lừa” còn
mang thêm vài thâm ý: mong là cái bề ngoài nhờ quyền lực có thể làm mù
mắt người ngoài hay “lừa” chính mình về sự giá trị thực sự của bản thân.
Một thí dụ gần đây là Chu Vĩnh Khang hay Bạc Hy Lai của Trung Quốc.
Với tài sản thâu tóm khoảng 25 tỷ đô la cho 2 gia đình và một vị thế
chánh trị gần như tuyệt đối vì nắm bộ máy công an và tuyên truyền, hai
ông là hai đỉnh cao của xã hội lừa. Bây giờ, con lừa lại trở thành …con lừa, và sắp bị hy sinh.
Gần đây, vì tuổi tác mình đã cao, nên tôi hay gặp những cựu quan
chức về hưu sau một thời lừng lẫy. Họ vẫn còn nhiều hoang tưởng về quyền
lực, về trí khôn, về ảnh hưởng…Cũng may là phần lớn đã “hạ cánh an
toàn”, giấu diếm được ít nhiều tiền bạc và tài sản, nên cũng còn điếu
đóm vây quanh. Mất đi những thứ này thì họ sẽ chỉ biết cam phận…như hàng
chục triệu con lừa họ đã sinh sản ra suốt vài chục năm qua.
Doanh nghiệp cũng không khác gì hơn con người. Lợi nhuận tạo ra từ
những phi vụ dựa trên quan hệ với quyền lực thì không thể nào bền vững
hay đem ứng dụng vào một môi trường kinh doanh khác. Tôi gặp vài đại gia
Trung Quốc và Việt Nam, sau khi bị thất sủng và mất tài sản, thu góp
vài chục triệu đô la qua Mỹ tìm đường làm ăn. Họ cũng năng động và cố
gắng nhưng họ nhận rõ rằng kỹ năng và kinh nghiệm của họ không thích hợp
(nói nôm na là không có quan chức Mỹ nào chịu chống lưng để cùng đi
đường tắt); nên cuối cùng, họ đem tiền quay về nước hay tìm đến những xứ
xa xôi tận châu Phi hay Trung Đông nơi “phong bì” vẫn là một văn hóa.
Cái giá trị thực của một doanh nghiệp (như con người) là những tài
sản mềm: sáng tạo, thương hiệu, uy tín, thị phần, cách phục vụ khách
hàng, sản phầm chất lượng, công nghệ know-how, đội ngũ quản lý. Không
phải vài miếng đất cướp từ nông dân hay nhà máy xây bằng tiền OPM của
ngân hàng qua các định giá giả tạo.
Một quốc gia cũng có những giá trị tương tự. Nếu một chế độ không đặt
nền tảng dựa trên hạnh phúc thực của người dân, đo lường bằng thu nhập
và tự do; nếu một chế độ không coi trọng danh dự, trung thực và minh
bạch; mà chỉ dựa trên quyền lực đán áp, nhất là từ chỉ thị của nước
ngoài…thì con lừa quốc gia sẽ tụt hậu lần lần cho đến một ngày “tượng…
lãnh đạo” không còn chất thánh. Và… con lừa lại trở thành …con lừa (nghĩa đen và trắng).
Alan Phan
(Blog Alan Phan)
Chần chừ, hiểu sai, VN sẽ thành ‘ốc đảo kỳ lạ’
Quyền im lặng cũng như mọi quyền khác, nếu chúng ta không hiểu rõ
và quy định một cách thiếu cẩn trọng thì có khi lại hạn chế quyền của
công dân.
- >> Quyền im lặng và những rào cản
- >> Vụ Cát Tường, dùng nhục hình và chặng đường gian nan
- >> Tránh thảm kịch "gấu bị bắt nhận là... thỏ"
Những người làm luật thường dẫn ra câu chuyện "gấu bị bắt nhận làm
thỏ" để mô tả hiện tượng khi chịu sự áp lực của tra khảo và giam giữ,
con người ta thường có xu hướng khai nhận những hành vi mình không làm.
Thực tế, những quyền cơ bản của bị can, bị cáo, người bị tạm giam
(gọi chung là quyền can phạm) được đưa ra để bảo vệ con người khỏi tình
trạng đó.
Can phạm, cho đến khi bị tòa án kết án, vẫn là một công dân vô tội,
cho dù hành vi của người này đã rõ ràng đến mức nào. Điều này không chỉ
còn là những quyền con người bất thành văn nữa, mà đã được quy định rất
cụ thể trong Hiến pháp nước ta, cũng như Bộ luật tố tụng dân sự. Thuật
ngữ pháp lý gọi đây là "quyền suy đoán vô tội".
Tuy nhiên, để "quyền suy đoán vô tội" được thực thi, người can phạm
phải được hưởng quyền không bị buộc đưa ra những chứng cứ chống lại
mình, hay gọi đơn giản là "quyền không chống lại bản thân". Bởi lẽ, suy
đoán vô tội không chỉ mang ý nghĩa buộc cơ quan điều tra, truy tố và xét
xử phải luôn suy đoán vụ án theo hướng có lợi cho bị cáo, mà còn có nội
dung rằng việc xác định một người có tội hay không là trách nhiệm của
phía Nhà nước.
Để đảm bảo "quyền không chống lại bản thân" đó, người can phạm phải
có "quyền im lặng", tức là quyền không hợp tác, không tự buộc tội bản
thân với cơ quan điều tra.
Ảnh minh họa |
Người can phạm phải thực sự hiểu rõ quyền
Vậy thì ta nên hiểu thế nào về "quyền im lặng" như đang được đề xuất đưa vào Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi?
Thật ra đây không phải là quyền gì mới mẻ. Trên thực tế, khai báo với
cơ quan điều tra chưa bao giờ được coi là một nghĩa vụ của người can
phạm, kể cả trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Việc không hợp tác
với cơ quan điều tra cũng không phải là một tình tiết tăng nặng khi
lượng hình theo quy định của Bộ luật hình sự.
Cho nên, một khi đã không phải là nghĩa vụ thì việc người can phạm có
khai báo hay không hoàn toàn tùy thuộc vào lựa chọn của họ. "Quyền im
lặng" được đưa ra thực chất chỉ là một sự tái khẳng định và thành văn
hóa cái nguyên tắc cơ bản, dễ hiểu đã nêu trên.
Quay trở lại với câu chuyện "gấu thành thỏ", người can phạm khi bị
truy vấn đã phải chịu một sự áp lực rất lớn, cả vô hình lẫn hữu hình, từ
cơ quan điều tra và thậm chí là dư luận xã hội. Vũ khí duy nhất bảo vệ
họ trong lúc này chính là những quyền mà pháp luật trao cho, trong đó có
cả "quyền im lặng". Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, áp lực và sự
thiếu nhận thức pháp luật khiến cho người can phạm không thực thi những
quyền năng của mình một cách đầy đủ nhất.
Nghĩa vụ của Nhà nước trong lúc này là phải giải thích thật rõ cho người can phạm biết họ có những quyền gì.
Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thực chất là có quy định nghĩa vụ
của các cơ quan tiến hành tố tụng là phải giải thích rõ quyền của người
can phạm trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Nhưng trên thực tế, cái chúng ta thiếu chính là một cách giải thích
chuẩn nhất, rõ ràng nhất để người can phạm thực sự hiểu rõ quyền của
mình. Hiện nay, trong các trại tạm giam, tạm giữ của cơ quan điều tra,
luôn dán sẵn một bảng rất lớn, chữ to về quyền của người can phạm, tiếc
rằng chúng vẫn mang nặng tính chất sự sao chép máy móc văn bản pháp
luật.
Ở Hoa Kỳ, Hong Kong và Anh, pháp luật bắt buộc cơ quan điều tra, viện
công tố và kể cả tòa án, trong mọi giai đoạn tố tụng đều phải lặp đi
lặp lại với can phạm về quyền im lặng của họ, trước khi tiến hành lấy
cung. Cơ quan tiến hành tố tụng còn phải nhắc nhở người can phạm rằng
nếu họ chọn việc cho lời khai thì những lời khai đó sẽ được sử dụng để
chống lại họ trước tòa.
Với cách đó, một người bình thường sẽ biết lựa chọn giữa việc cho lời
khai để hưởng khoan hồng, hoặc im lặng để bảo vệ mình. Từ đó, hai quyền
suy đoán vô tội và quyền không chống lại mình sẽ được bảo đảm cao nhất.
Ở Đức, Pháp và các quốc gia có hệ thống thẩm phán thẩm tra
(investigating judge) giống Việt Nam, cơ quan tiến hành tố tụng cũng
buộc phải giải thích cặn kẽ quyền im lặng cho người can phạm như vậy.
Vấn đề cốt lõi
Sẽ là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nếu như người can phạm không hiểu rõ các quyền của mình. Chính vì thế, vấn đề cốt lõi trong việc soạn thảo Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi hiện nay, thiết nghĩ không thực sự nằm ở chuyện đưa thêm một quyền mới vào rồi nhưng lại ít quan tâm đến việc giải thích cho can phạm biết.
Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các quy định hiện hành và quy định
rõ hơn. Như vậy, vừa tránh được cảm giác pháp luật "thiên vị" can phạm
và gây khó khăn cho hoạt động điều tra như một đại biểu đã lo ngại, vừa
đảm bảo sự công bằng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Cụ thể, trong các điều luật quy định về quyền của người can phạm
trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, chúng ta có thể đưa thêm một
điều khoản rõ ràng, minh định rằng: "Người bị tạm giữ/ bị can/ bị cáo
không có nghĩa vụ phải khai báo hoặc đưa ra các bằng chứng, lời khai
chống lại mình trong toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử và các
cơ quan tiến hành tố tụng không được phép đe dọa, gây áp lực hay tạo sự
bất lợi cho người bị tam giữ/ bị can/ bị cáo khi thực hiện quy định tại
điều này".
Quy định rõ ràng như vậy chính là để ngay cả khi cơ quan tiến hành tố
tụng chỉ trích dẫn luật ra khi giải thích quyền cho người can phạm thì
người can phạm vẫn sẽ hiểu.
Thiết nghĩ, mục tiêu của Bộ luật tố tụng hình sự chính là để vừa tìm
ra chân tướng sự thật, vừa tạo sự công bằng cho can phạm, giúp bảo vệ
quyền con người. Tất cả các quốc gia, thiết chế văn minh đều hướng đến
mục tiêu như thế.
"Quyền im lặng" là một định chế lý tưởng để góp phần đi đến mục tiêu
đó. Nhưng cũng như mọi quyền khác, nếu chúng ta không hiểu rõ nó và quy
định một cách thiếu cẩn trọng thì có khi lại hạn chế quyền của công dân.
Gần đây, xuất hiện một cách hiểu quyền im lặng là người can phạm được
quyền không khai báo cho đến khi có luật sư.
Theo thiển nghĩ của người viết, cách hiểu này không chuẩn về mặt khái
niệm. Khi chúng ta đã hiểu rằng "quyền im lặng" là quyền phái sinh từ
"quyền suy đoán vô tội" và "quyền không chống lại mình" thì cần đảm bảo
quyền đó được thực thi trong suốt quá trình tố tụng, chứ không dừng lại
khi có luật sư. Hiểu như cách trên sẽ vô hình khiến cho người can phạm
có nghĩa vụ khai báo khi luật sư của anh ta xuất hiện, như vậy thì sự có
mặt của luật sư trở nên vô nghĩa.
Chính vì thế, nếu Quốc hội chưa thể thống nhất đưa vào được một quy
định về một quyền có tính đầy đủ, trọn vẹn, thì phải chăng nên tập trung
sử dụng các công cụ hiện hành để đạt được mục tiêu.
Bởi lẽ, nếu cứ chần chừ hoặc hiểu sai về một quyền có thể coi là căn
bản trong bối cảnh thế kỷ 21, thế kỷ của minh bạch, thì Việt Nam sẽ trở
thành một "ốc đảo" kì lạ. Mà điều đó thì hẳn không người Việt Nam nào
mong muốn.
Lê Nguyễn Duy Hậu
*Tác giả hiện đang hành nghề luật tại TP.HCM.
(Tuần Việt Nam)
Jonathan London: Quan hệ Việt – Mỹ và tương lai của Việt Nam
Chuyến thăm của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đến Washington
lần này đánh dấu một sự kiện quan trọng trong quá trình làm nồng ấm mối
quan hệ giữa lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam. Cuộc gặp song phương giữa ông
Minh và ông Kerry diễn ra một vài tháng sau các cuộc thảo luận cấp cao
giữ nhiều đại diện khác nhau của hai nhà nước trong bối cảnh Trung Quốc
đang âm mưu thực thi các yêu sách chủ quyền phi pháp trên Biển Đông và
đang nỗ lực thay đổi hiện trạng trên vùng biển này qua những phương tiện
cưỡng bức khác nhau.
Trước những sự đe dọa này – đối với chủ quyền Việt Nam và an ninh khu
vực – việc Washington sắp dỡ bỏ lệnh bán vũ khí sát thương cho Hà Nội
đã thu hút rất nhiều mối quan tâm trực tiếp. Ngoài việc chuyển giao các
phương tiện quân sự và công nghệ, sự kiện này còn mang ý nghĩa biểu
tượng to lớn. Và cũng phản ánh những biên đổi to lớn và ngaỳ càng phức
tạp trong nền chính trị toàn câu.
Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương hiện nay đang rất thiếu thái bình.
Sau những hành động trái phép của chính quyền Bắc Kinh, cái được gọi là
“niềm tin chiến lược” đã bị thiệt hại nghiêm trọng, nếu không muốn nói
là đã mất đi. Cụ thể, trong một thời gian rất ngắn, hành vi của Trung
Quốc đã dẫn đến việc nhiều nước trong khu vực phải mua sắm vũ khí. Rõ
ràng Việt Nam phải bảo vệ chủ quyền đất nước và song song đó cũng phải
đấu tranh theo cách đa phương. Nhưng vào thời đại đặc biệt phức tạp này,
Việt Nam nên thiết lập đối tác với ai, đặc biệt là những quốc gia có
liên quan đến vấn đề biển Đông?
Nến cố gắng phát triển những quan hệ tốt nhất mà có thẻ với Bắc Kinh
nhưng cũng không chịu một quan hệ ‘anh em’ là đúng. Tình trạng đối với
Trung Quốc còn quá phức tạp và rất khó đoán những ý định của Bắc Kinh là
như thế nào. Còn Nga? Ngoài việc bán vũ khí, thì động thái của Putin
trong những hồ sơ ở Châu Âu đã làm cho quyền lực mềm của nước đó xuống rất
nghiêm trọng. Vì nhiều lý do khác nhau, đôi tác với Mỹ là một phương án
hấp dẫn, nếu chưa đủ đâu. Việc Việt Nam đang tăng cường những quan hệ
chiến lược mới (v.d., Ấn, Nhật) là rất có lý. Nhưng phải đề ý. Dù chiến
lược của Việt Nam là làm bạn với tất cả nhưng phải có những mối quan hệ
dựa vào “niềm tin đáng tin cậy và bền vững”.
Việc Washington dỡ bỏ lệnh cấm báo hiệu một sự hợp tác quân sự sâu
rộng hơn giữa hai nhà nước. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ lần này giữa các lãnh
đạo hai bên vượt xa phạm vi hợp tác quân sự. Gần bốn thập kỷ sau cuộc
chiến tranh thảm khốc, Mỹ và Việt Nam đã cùng chia sẻ nhiều quan tâm đến
lĩnh vực thương mại, đầu tư, và giáo dục. Cả hai nước cũng rất lưu tâm
đến nhu cầu chế ngự “chính sách đơn phương không bị ngăn cản” [unchecked
unilateralism] của Bắc Kinh – một cách nói ngoại giao được ông Phạm
Bình Minh mô tả gần đây.
Về phương diện quốc tế, cảnh quan mối quan hệ nồng ấm giữa Hà Nội và
Washington thu hút rất nhiều sự chú ý quan trọng. Mối quan hệ thân thiết
giữa hai chính quyền chắc chắn sẽ giúp Việt Nam và Hoa Kỳ cùng hợp tác
với các quốc gia khác – bao gồm Trung Quốc [nếu nước này đồng ý hợp tác]
– nhằm xây dựng một khu vực an toàn, an ninh, và thịnh vượng.
Những phân tích của tôi về Việt Nam cho thấy rằng đứng giữa khoảng
cách giữa Việt Nam hiện tại và một Việt Nam thịnh vượng hơn trong tương
lai là một loạt các quyết định chính trị quan trọng về phát triển thể
chế. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng kinh tế khổng lồ. Kinh tế
Việt Nam có tiềm năng phát triển tốt hơn nữa. Người Việt Nam đã nhìn
thấy những cải thiện rất quan trọng trong đời sống của họ, nhưng những
cải thiện ấy chỉ đạt được ở tốc độ thấp do sự bất bình đẳng giữa các
nhóm thu nhập, và đang tiến triển rất chậm do những kiềm hãm về thể chế
khác nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển giáo dục, chăm sóc
sức khoẻ, và các cơ hội kinh tế.
Nhưng tôi tin chắc rằng một xã hội ngày càng dựa vào pháp trị cùng
với các hệ thống minh bạch và trách nhiệm giải trình là các yếu tố quan
trọng giúp đưa Việt Nam tiến lên dù vấn đề này có thể gây tranh cãi. Các
lãnh đạo Việt Nam nhận ra tầm quan trọng của những bước đi như thế này.
Nhưng câu hỏi đặt ra là ai sẽ đứng ra thực hiện chuyện này? Thực sự,
Việt Nam sẽ hưởng lợi rất nhiều khi mối quan hệ giữa hai quốc gia đã trở
nên tốt hơn. Việt Nam có rất nhiều điều cần học hỏi từ Mỹ nhưng cũng có
một số điều cần tránh. Về những gì cần học hỏi hãy xem những vấn đề về
chế độ pháp trị. Về những gì cần tránh hãy thế ảnh hướng quá đáng của
các nhóm lời ích vào nền dân chủ của Mỹ — một trong những yếu tố mà đã
anh hưởng xấu đến phúc lợi của dân thường.
Quan trọng nhất là Việt Nam nên tiến đến mối quan hệ với Mỹ một cách
cẩn trọng nhưng với tinh thần cởi mở, cam kết cải cách và dân chủ hóa để
tiến đến một xã hội công bằng văn minh mà người Việt Nam ở mọi thành
phần đã nỗ lực tìm kiếm trong nhiều thế kỷ qua. Mối quan hệ thân thiết
hơn với Hoa Kỳ và các đất nước khác rất đáng được hoan nghênh và có thể
giúp Việt Nam đối phó với những thách thức và đưa ra những quyết định
khi cần. Nhưng sau rốt, chính người Việt Nam phải đoàn kết với nhau để
có một tương lai thịnh vượng và bảo đảm hơn.
JL
(Blog Xin Lỗi Ông)
Lưu ý: Một bản ngấn hơn đã được đang trên báo Tuổi Trẻ vào ngày
5/10/2014. Bấm ở dưới để đọc. Đọc giả sẽ thấy một số khác biệt. Tác giả
đang thảo luận với tờ báo nhằm mục tiêu đạt được một sự đồng ý về những
nguyên tắc chủ bút. Cảm ơn báo TT. Chuyện lạ: Bất động sản Triều Tiên lên giá “ào ào”
Bất động sản ở Bắc Triều Tiên đang nhanh chóng tăng giá, không chỉ ở Bình Nhưỡng, mà cả ở những nơi khá xa thủ đô.
Tờ Tiếng nói nước Nga tường thuật, tuần trước đã trao đổi với một nhóm
người Bắc Triều Tiên về giá bất động sản. Từ câu chuyện đó, có thể hình
dung một cách rõ ràng rằng bất động sản ở Bắc Triều Tiên đang nhanh
chóng tăng giá, không chỉ ở Bình Nhưỡng, mà cả ở những nơi khá xa thủ
đô.
Ví dụ, một căn hộ ở Chongjin cuối năm 2009 có giá khoảng 3.000 USD, bây giờ đã lên đến khoảng 10.000. Giá bất động sản ở các thành phố khác cũng tăng theo tốc độ tương tự.
Gần đây, ở Bắc Triều Tiên đã hình thành thị trường bất động sản. Về chính thức, việc mua bán nhà cửa bị cấm, nhưng trong thực tế, kể từ cuối những năm 1990, giao dịch mua bán nhà đã trở thành chuyện khá phổ biến.
Mười lăm năm trước đây, có thể mua một căn hộ ở Bình Nhưỡng với giá vài ngàn đô la, còn một ngôi nhà ở tỉnh khác thì có giá khoảng vài trăm mà thôi. Tuy nhiên, những ngày đó đã qua lâu rồi. Mặc dù việc buôn bán bất động sản vẫn mang tính chất không chính thức và do đó không thể có số liệu thống kê chính xác, có vẻ là giá bất động sản thời điểm này đã tăng khoảng mười lần.
Nói chung, lý do giá cả tăng lên là điều dễ hiểu. Trong những năm gần đây, tình hình ở Bắc Triều Tiên đã được cải thiện đáng kể, nền kinh tế đang phát triển, mặc dù với tốc độ chậm, nhưng dù sao nạn đói đã được khắc phục. Tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân.
Cũng có thể doanh nghiệp tư nhân phát triển đã thúc đẩy nền kinh tế nói chung. Vì lý do ý thức hệ, chính quyền Bắc Triều Tiên không thừa nhận việc tư nhân hóa dần dần, nhưng trong thực tế, ít nhất là trong 6 - 7 năm qua, điều đó đã được dung nạp.
Tại Bắc Triều Tiên xuất hiện tầng lớp có vốn dư đáng kể. Tuy nhiên, đối với họ, cơ hội đầu tư lượng vốn này lại không quá nhiều. Hệ thống ngân hàng không được họ tin tưởng, mà cơ hội đầu tư khác thì khá hạn chế. Vì vậy, việc chính và cũng gần như là cách duy nhất để đầu tư là mua bất động sản.
Vì vậy, vấn đề tăng giá bất động sản trong những năm gần đây phản ánh hai quá trình liên quan với nhau - một mặt, đó là tình hình kinh tế chung có những cải thiện, và mặt khác - số lượng những người giàu ngày càng tăng lên. Những người này muốn đầu tư và cải thiện điều kiện sống.
Cũng như đối với các hình thức kinh tế tư nhân, thái độ của chính quyền trước vấn đề này là nhắm mắt làm ngơ. Ít nhất, người dân không gặp vấn đề gì nghiêm trọng trong việc đăng ký chính thức tài sản mua theo cách này. Những thay đổi như vậy có thể gây ra những tác động gì?
Thứ nhất, xuất hiện nhu cầu mua bất động sản dẫn đến sự gia tăng khối lượng xây dựng nhà ở - bởi vì người ta không chỉ mua căn hộ cũ mà còn thích mua căn hộ trong các tòa nhà mới. Sự hình thành thị trường bất động sản có ảnh hưởng đáng kể đến ý thức của người Bắc Triều Tiên: Nhà ở không còn được tiếp nhận như một cái gì đó miễn phí do nhà nước phân cho, bây giờ đó là thứ tài sản có giá trị, và đối với hầu hết người Bắc Triều Tiên, có lẽ đó là của cải duy nhất mà họ sở hữu.
Điều này không chỉ áp dụng cho các doanh nhân và các quan chức. Những người dân thường không quá thành thạo trong hoạt động thị trường, bây giờ cũng đã trở thành chủ sở hữu bất động sản đắt tiền theo tiêu chuẩn Bắc Triều Tiên, - chỉ đơn giản là nhà cửa của họ đột nhiên có giá trị thị trường. Nhiều khả năng, bất động sản vẫn giữ được giá trị của nó trong tương lai, kể cả khi có những thay đổi chính trị và xã hội xảy ra ở Bắc Triều Tiên.
Thúy HàVí dụ, một căn hộ ở Chongjin cuối năm 2009 có giá khoảng 3.000 USD, bây giờ đã lên đến khoảng 10.000. Giá bất động sản ở các thành phố khác cũng tăng theo tốc độ tương tự.
Gần đây, ở Bắc Triều Tiên đã hình thành thị trường bất động sản. Về chính thức, việc mua bán nhà cửa bị cấm, nhưng trong thực tế, kể từ cuối những năm 1990, giao dịch mua bán nhà đã trở thành chuyện khá phổ biến.
Mười lăm năm trước đây, có thể mua một căn hộ ở Bình Nhưỡng với giá vài ngàn đô la, còn một ngôi nhà ở tỉnh khác thì có giá khoảng vài trăm mà thôi. Tuy nhiên, những ngày đó đã qua lâu rồi. Mặc dù việc buôn bán bất động sản vẫn mang tính chất không chính thức và do đó không thể có số liệu thống kê chính xác, có vẻ là giá bất động sản thời điểm này đã tăng khoảng mười lần.
Nói chung, lý do giá cả tăng lên là điều dễ hiểu. Trong những năm gần đây, tình hình ở Bắc Triều Tiên đã được cải thiện đáng kể, nền kinh tế đang phát triển, mặc dù với tốc độ chậm, nhưng dù sao nạn đói đã được khắc phục. Tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân.
Cũng có thể doanh nghiệp tư nhân phát triển đã thúc đẩy nền kinh tế nói chung. Vì lý do ý thức hệ, chính quyền Bắc Triều Tiên không thừa nhận việc tư nhân hóa dần dần, nhưng trong thực tế, ít nhất là trong 6 - 7 năm qua, điều đó đã được dung nạp.
Tại Bắc Triều Tiên xuất hiện tầng lớp có vốn dư đáng kể. Tuy nhiên, đối với họ, cơ hội đầu tư lượng vốn này lại không quá nhiều. Hệ thống ngân hàng không được họ tin tưởng, mà cơ hội đầu tư khác thì khá hạn chế. Vì vậy, việc chính và cũng gần như là cách duy nhất để đầu tư là mua bất động sản.
Vì vậy, vấn đề tăng giá bất động sản trong những năm gần đây phản ánh hai quá trình liên quan với nhau - một mặt, đó là tình hình kinh tế chung có những cải thiện, và mặt khác - số lượng những người giàu ngày càng tăng lên. Những người này muốn đầu tư và cải thiện điều kiện sống.
Cũng như đối với các hình thức kinh tế tư nhân, thái độ của chính quyền trước vấn đề này là nhắm mắt làm ngơ. Ít nhất, người dân không gặp vấn đề gì nghiêm trọng trong việc đăng ký chính thức tài sản mua theo cách này. Những thay đổi như vậy có thể gây ra những tác động gì?
Thứ nhất, xuất hiện nhu cầu mua bất động sản dẫn đến sự gia tăng khối lượng xây dựng nhà ở - bởi vì người ta không chỉ mua căn hộ cũ mà còn thích mua căn hộ trong các tòa nhà mới. Sự hình thành thị trường bất động sản có ảnh hưởng đáng kể đến ý thức của người Bắc Triều Tiên: Nhà ở không còn được tiếp nhận như một cái gì đó miễn phí do nhà nước phân cho, bây giờ đó là thứ tài sản có giá trị, và đối với hầu hết người Bắc Triều Tiên, có lẽ đó là của cải duy nhất mà họ sở hữu.
Điều này không chỉ áp dụng cho các doanh nhân và các quan chức. Những người dân thường không quá thành thạo trong hoạt động thị trường, bây giờ cũng đã trở thành chủ sở hữu bất động sản đắt tiền theo tiêu chuẩn Bắc Triều Tiên, - chỉ đơn giản là nhà cửa của họ đột nhiên có giá trị thị trường. Nhiều khả năng, bất động sản vẫn giữ được giá trị của nó trong tương lai, kể cả khi có những thay đổi chính trị và xã hội xảy ra ở Bắc Triều Tiên.
(BizLIVE)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét