Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình nhức đầu vì Hồng Kông
Khi cuộc biểu tình của sinh viên lên cao nhất, Tập Cận Bình ngay lập
tức đã nhắn bảo Lương Chấn Anh (Leung Chun-Ying): Không được bắn. Nhật
báo Wall Street đã loan báo và nhắc lại tin này nhiều lần, chắc là
chuyện có thật. Ðể tránh cảnh đổ máu bất ngờ, ông hành chánh trưởng quan
Hồng Kông đã ra lệnh cảnh sát rút lui, chỉ để ít người giữ trật tự,
không đeo vũ khí.
Tại sao chủ tịch nhà nước Trung Cộng phải ban lệnh cho thuộc hạ nhanh như vậy? Vì cả thế giới đang nhìn về Hồng Kông. Từ hàng thế kỷ nay, Hồng Kông vẫn là một mảnh đất đầy gián điệp quốc tế. Chỉ cần một nước thù nghịch nào đó cho điệp viên thả mấy trái “lựu đạn không cay” làm chết mấy người thì, dù chuyện gì xẩy ra Bắc Kinh cũng phải gánh những hậu quả sẽ khó lường.
Trước hết, Bắc Kinh có cải chính tới đâu, dư luận cũng tin rằng quyết định tàn sát từ Trung Nam Hải phát ra. Những người lãnh đạo Trung Cộng đã từng cho xe tăng giết chết sinh viên và công nhân tại Thiên An Môn, ngay trước mắt cả thế giới; họ đâu ngần ngại giết những thanh niên Hồng Kông mà guồng máy tuyên truyền của họ đang bôi nhọ và lăng mạ suốt hai tuần rồi? Từ năm 1989 tới nay, người dân trong nước Trung Hoa cũng như người ngoại quốc không còn ai tin lời nói của Bắc Kinh nữa. Nếu các sinh viên, học sinh ở Hồng Kông bị giết, thế giới loài người càng ghê tởm chế độ Ðảng Cộng Sản Trung Quốc hơn nữa. Guồng máy tuyên truyền và ngoại giao chạy hết xăng cũng còn lâu mới gột rửa được tiếng xấu đó. Cho nên, đội cảnh sát đặc biệt chuyên dẹp biểu tình của Trung Cộng, đang đồn trú ở tỉnh Quảng Ðông, gần biên giới, không được dùng tới
Mối lo đầu tiên của Trung Nam Hải, nơi các lãnh tụ cộng sản cao nhất cư ngụ, là phản ứng dây chuyền lan vào trong lục địa. Thanh niên Hoa lục đang theo dõi các diễn biến ở Hồng Kông và có thể noi gương các sinh viên, học sinh ở đó. Họ có thể nổi cơn phẫn nộ nếu thấy đảng Cộng Sản tàn sát người biểu tình, gợi lại cho họ nhớ các nạn nhân bị giết ở Thiên An Môn trước đây 25 năm. Biết như vậy nên trong hơn 10 ngày qua, Bắc Kinh đã ra lệnh tăng cường kiểm duyệt các mạng lưới xã hội trong lục địa, bất cứ thông điệp nào viết những chữ “cấm kỵ” như “sinh viên biểu tình” hoặc “cảnh sát Hồng Kông” đều bị đục bỏ. Nhiều bạn trẻ đã tìm ra cách né tránh lưỡi kéo kiểm duyệt. Có người chỉ đưa lên facebook hình ảnh đám sinh viên Hồng Kông đang ngủ đêm trong chỗ biểu tình, ghi một nhận xét: Mặt đất sạch đấy nhỉ!
Ai coi cũng thương cảm các bạn trẻ của họ tranh đấu gian nan và phải liên tưởng đến tình trạng ô nhiễm trong lục địa. Một mạng khác đưa lên bức hình ông Tập Cận Bình, với một chiếc dù che trên đầu. Cách Mạng Dù là tên gọi của phong trào phản kháng tại Hồng Kông. Guồng máy kiểm duyệt của đảng phải mất mấy ngày mới nghĩ ra, đem đục hai thông điệp đó.
Giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc vẫn nêu Hồng Kông ra làm mẫu để dụ dỗ dân chúng Ðài Loan. Với quy tắc “nhất quốc lưỡng chế” (một quốc gia, hai thể chế chính trị) được hứa hẹn sẽ thi hành trong 50 năm, kể từ năm 1997 khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc, Ðảng Cộng Sản hy vọng dân Ðài Loan sẽ tin vào lời hứa đó, có ngày chấp nhận gia nhập nước Trung Hoa thay vì cứ đứng riêng độc lập. Từ 16 năm nay Bắc Kinh vẫn muốn dùng Hồng Kông như một bằng chứng cho thấy họ có thể cai trị một hệ thống kinh tế, tài chánh hoàn toàn tư bản, mà không cần can thiệp như lối cộng sản. Nếu Bắc Kinh nuốt lời hứa, dân Hồng Kông bị tàn sát, thì phong trào đòi độc lập ở Ðài Loan sẽ lên mạnh không thể dập tắt được. Ðó là một cơn ác mộng của Trung Nam Hải.
Nhưng các phản ứng chính trị không nguy hiểm bằng hậu quả kinh tế. Tập Cận Bình không muốn một biến cố vô tình sẽ giết “con gà đẻ rừng vàng” của chế độ. Trước khi lên ngôi, họ Tập chịu trách nhiệm với Bộ Chính Trị về hồ sơ Hồng Kông; cho nên chắc ông ta biết rõ vai trò kinh tế, tài chánh của cựu thuộc địa này.
Hồng Kông vẫn là cây cầu nối lục địa Trung Hoa với thế giới bên ngoài, từ hàng thế kỷ nay, và sau khi chính thức nhập vào Trung Quốc, vẫn giữ vai trò đó. Vào năm 1997, tổng sản lượng nội địa của Hồng Kông lớn bằng 16% GDP của Trung Quốc, năm nay chỉ còn là 3%, vì cuộc lục địa tăng trưởng nhanh. Nhưng vai trò trung gian tài chánh của Hồng Kông không xuống mà còn lên cao hơn.
Các công ty Trung Quốc, kể cả các doanh nghiệp nhà nước, gây vốn nhờ thị trường Hồng Kông. Từ năm 2012 đến nay, họ đã thu về 43 tỷ Mỹ kim tiền vốn nhờ bán cổ phiếu lần đầu (IPO) trên Thị trường Hằng Thịnh (Hang seng), Hương Cảng. Trong cùng thời gian đó, các thị trường trong lục địa chỉ giúp gây vốn được 25 tỷ. Bắc Kinh đang dự trù đưa ra một chương trình cho người ngoại quốc mua cổ phần các xí nghiệp trong nước qua thị trường Hồng Kông; và ngược lại người Trung Hoa trong lục địa được mua cổ phần các công ty ngoại quốc, cũng trên thị trường Hồng Kông. Ngoài tiền vốn, các công ty Trung Quốc cũng vay nợ qua một thị trường gọi là “trái phiếu tỉm sắm” (dim sum bond market) ở Hồng Kông, vay người nước ngoài các món nợ tính bằng tiền Trung Quốc.
Hồng Kông hiện là nơi cung cấp hai phần ba số đầu tư ngoại quốc vào Trung Quốc, mà vào năm 2005 chỉ mới chiếm 30%. Các công ty nước ngoài cũng thường đầu tư thử ở Hồng Kông trước khi đem vốn vào trong lục địa. Lợi điểm của Hồng Kông là một môi trường đầu tư có nền nếp sẵn lâu đời, luật lệ công bằng đối với giới đầu tư, và hệ thống tư pháp độc lập, công khai minh bạch từng bảo vệ tinh thần thượng tôn pháp luật dưới ảnh hưởng của Anh quốc.
Vai trò của Hồng Kông còn cần thiết hơn thời trước, vì giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn cải tổ hệ thống tài chánh, kinh tế trong nước họ. Nếu không cải tổ kịp thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ suy sụp, các ngân hàng ngày càng yếu vì nợ xấu, các doanh nghiệp nhà nước không chịu cải tổ làm ăn theo lối thị trường, chênh lệch giàu nghèo thêm trầm trọng.
Trong ba chục năm qua, các cuộc thí nghiệm canh tân tài chánh của Bắc Kinh đều được đem thử tại Hồng Kông. Năm 2009, Bắc Kinh muốn thí nghiệm để đưa đồng Nguyên lên thành một thứ tiền tệ quốc tế, như các đồng đô la Mỹ, đồng Euro hay tiền Franc Thụy Sĩ. Họ bắt đầu bằng việc cho phép mở các trương mục ngân hàng dùng đồng Nguyên ở Hồng Kông; và cho phép đổi tiền tự do. Cơ quan quản lý (China Cinda Asset Management Co) được Bắc Kinh thiết lập vào cuối năm ngoái để mua các món nợ xấu đã gây hai tỷ rưỡi đô la tiền vốn tại Hồng Kông.
So với Hồng Kông, các thành phố trong lục địa đều thua kém. Thượng Hải đã cố gắng tự biến thành một trung tâm thương mại nhưng không thể cạnh tranh nổi. Lý do chính là Hồng Kông có sẵn một hạ tầng cơ sở tài chánh được xây dựng hàng thế kỷ, một hệ thống pháp luật được mọi người tin tưởng, và đội ngũ những chuyên viên tài chánh đầy kinh nghiệm. Thượng Hải thiếu tất cả những yếu tố quyết định đó. Năm ngoái Bắc Kinh đã thử lập ra một “khu chế xuất tự do” ở thành phố này, nhưng chưa được giới đầu tư quốc tế ủng hộ. Luật mới cho phép các công ty nước ngoài vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu lấy đồng Nguyên làm bản vị, nhưng không mấy ai làm. Nhiều dự án bán cổ phiếu lần đầu IPO đang bị ngâm tôm ở Thượng Hải. Nạn tham nhũng, lợi dụng tin tức mật khi mua bán cổ phần là điều Hồng Kông có thể tránh được, còn Thượng Hải thì còn lâu. Bắc Kinh cần sử dụng Hồng Kông như một phòng thí nghiệm tài chánh, vì nếu làm trong lục địa thì không biết rủi ro sẽ ra sao. Nếu một thí nghiệm ở Hồng Kông thấy không có lợi thì họ có thể sẽ ngưng, rồi bỏ qua; còn khi đã thí nghiệm ở trong nước thì họ sẽ phải gánh các hậu quả lớn gấp bội; khi dòng chảy tiền vốn mất quân bình hay xáo trộn.
Kinh tế Hồng Kông cũng tùy thuộc Trung Quốc, có thể nói còn chặt chẽ hơn. Một nửa số xuất cảng của lãnh thổ này là bán sang Trung Quốc. Một phần ba các món nợ của ngân hàng Hồng Kông là cho các xí nghiệp Trung Quốc vay. Cho nên, cảnh xáo trộn tại Hồng Kông trong những ngày qua khiến nhiều người dân địa phương lo lắng. Ngày hôm qua, Thứ Sáu, 3 Tháng Mười, một số người đã gây sự với các sinh viên biểu tình ở khu Mong Kok (tên gốc là Vọng Giác 望角, nay viết là 旺角). Ðám người gây sự này được nhận diện là thuộc thành phần các băng đảng địa phương, nhưng sau đó các sinh viên đã quyết định rút khỏi khu dân cư lao động này.
Tập Cận Bình có thể đối phó với biến động ở Hồng Kông bằng cách chờ đợi, cho đến khi các sinh viên, học sinh và người dân mỏi mệt. Bắc Kinh có thể nhượng bộ bằng cách sẽ cho Lương Chấn Anh từ chức, sau một thời gian khá xa để khỏi mất mặt. Nhưng mối lo của Tập Cận Bình vẫn còn đó: Làm sao để thế giới không thấy Bắc Kinh đã can thiệp quá nhiều vào đời sống dân chúng, vì bất cứ hành động can thiệp nào cũng có thể gây phản ứng mạnh mẽ của người dân đã quen sống tự do trong ít nhất một thế hệ. Ðiều quan trọng nhất là không được can thiệp vào hệ thống tư pháp được tiếng tốt của Hồng Kông. Nếu không, các ngân hàng quốc tế, các nhà đầu tư ngoại quốc, và lòng tin của mọi người sẽ được chuyển đi nơi khác. Singapore là một thành phố đang sẵn sàng đóng vai trò thay thế Hồng Kông!
Muốn chấm dứt mối nhức đầu do Hồng Kông gây ra, Tập Cận Bình có thể nhân cơ hội này mà chấp nhận một thử thách, là đồng ý cho dân Hồng Kông được tự do lựa chọn người cai trị họ, thay vì nhất định theo lối “đảng cử, dân bầu.” Khi cuộc bầu cử năm 2017 ở Hồng Kông thành công, và chiếm lại được lòng tin của thế giới, ông ta còn nên đem thí nghiệm thể thức tranh cử, bầu cử đó tại các thành phố lớn trong lục địa trong những năm sau đó. Hồng Kông đã là một phòng thí nghiệm tài chánh, ngân hàng, nay có thể dùng làm một nơi thí nghiệm chế độ dân chủ tự do cho cả nước Trung Hoa!
© Ngô Nhân Dụng
Nguồn: Người Việt Online
Bắc Kinh vừa gửi một thông điệp lạnh xương đến cuộc cách mạng dù tại Hồng Kông
HONG KONG – Bắc Kinh vừa gởi một thông điệp lời lẽ gay gắt đến phong trào dân chủ ở Hồng Kông.
Một bài xã luận trên tờ Nhân Dân nhật báo hôm nay cảnh báo rằng Bắc Kinh không những không muốn xét lại quyết định Tháng tám
chỉ cho phép các ứng cử viên đã được Đảng Cộng sản phê duyệt tranh cử
vào vai trò cao nhất của Hồng Kông, mà còn hăm dọa những người Hong
Kong tiếp tục tham gia vào các cuộc biểu tình sẽ nhận lãnh những hậu
quả thảm khốc.
Một số trong giới hoạt động và phân tích, trong đó có một cựu lãnh đạo sinh viên Thiên An Môn, nói rằng bài xã luận tháng 10 2014 có một sự tương đồng rõ rệt với bài xã luận khét tiếng đăng trên Nhân Dân nhật báo hơn 25 năm trước đây. Bài xã luận đó sau này bị cáo buộc là đầu dây dẫn đến cuộc đàn áp tàn bạo cuộc biểu tình ở Thiên An Môn, giết chết hàng trăm hoặc hàng ngàn người, tùy thuộc vào ước tính.
Bài xã luận hôm nay trên báo Nhân Dân (link đưa đến bản tiếng Hoa, bản dịch tiếng Anh của Quartz ở đây) cho biết lập trường của Bắc Kinh về cuộc bầu cử tại Hồng Kông là hợp pháp “không thể lay chuyển” được. Bài báo tiếp tục cho rằng cuộc biểu tình của nhóm ‘Occupy Central’ ủng hộ dân chủ là bất hợp pháp và đang làm tổn thương Hồng Kông. “Nếu nó vẫn tiếp tục, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được,” bài xã luận cảnh cáo.
Những bài xã luận khác trên những tờ báo của hay co liên quan đến phương tiện truyền thông nhà nước cũng đã lên tiếng về các cuộc biểu tình trong những ngày gần đây, dán nhãn hiệu cho những người tham gia biểu tình là “nhóm hoạt động cực đoan” và đổ lỗi cho lực lượng vô hình từ nước ngoài đã khuyến khích họ. Tuy nhiên, bài xã luận trên tờ Nhân Dân quan trọng hơn, xuất hiện đầu tiên trong những tờ báo chính thức của chính phủ, mặc dù có rất nhiều cuộc tranh luận trong giới quan sát Trung Quốc về điều này.
Báo Nhân Dân đổ lỗi cho các cuộc biểu tình đã phá vỡ “nền tảng của xã hội Hồng Kông,” nếu tuân thủ pháp luật, kêu gọi tất cả người Hồng Kông giúp tái lập trật tự, và cuối cùng là đổ lỗi cho một nhóm nhỏ đã làm cho cuộc biểu tình đã tăng lên thành hàng chục ngàn người:
Một số trong giới hoạt động và phân tích, trong đó có một cựu lãnh đạo sinh viên Thiên An Môn, nói rằng bài xã luận tháng 10 2014 có một sự tương đồng rõ rệt với bài xã luận khét tiếng đăng trên Nhân Dân nhật báo hơn 25 năm trước đây. Bài xã luận đó sau này bị cáo buộc là đầu dây dẫn đến cuộc đàn áp tàn bạo cuộc biểu tình ở Thiên An Môn, giết chết hàng trăm hoặc hàng ngàn người, tùy thuộc vào ước tính.
Bài xã luận hôm nay trên báo Nhân Dân (link đưa đến bản tiếng Hoa, bản dịch tiếng Anh của Quartz ở đây) cho biết lập trường của Bắc Kinh về cuộc bầu cử tại Hồng Kông là hợp pháp “không thể lay chuyển” được. Bài báo tiếp tục cho rằng cuộc biểu tình của nhóm ‘Occupy Central’ ủng hộ dân chủ là bất hợp pháp và đang làm tổn thương Hồng Kông. “Nếu nó vẫn tiếp tục, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được,” bài xã luận cảnh cáo.
Những bài xã luận khác trên những tờ báo của hay co liên quan đến phương tiện truyền thông nhà nước cũng đã lên tiếng về các cuộc biểu tình trong những ngày gần đây, dán nhãn hiệu cho những người tham gia biểu tình là “nhóm hoạt động cực đoan” và đổ lỗi cho lực lượng vô hình từ nước ngoài đã khuyến khích họ. Tuy nhiên, bài xã luận trên tờ Nhân Dân quan trọng hơn, xuất hiện đầu tiên trong những tờ báo chính thức của chính phủ, mặc dù có rất nhiều cuộc tranh luận trong giới quan sát Trung Quốc về điều này.
Báo Nhân Dân đổ lỗi cho các cuộc biểu tình đã phá vỡ “nền tảng của xã hội Hồng Kông,” nếu tuân thủ pháp luật, kêu gọi tất cả người Hồng Kông giúp tái lập trật tự, và cuối cùng là đổ lỗi cho một nhóm nhỏ đã làm cho cuộc biểu tình đã tăng lên thành hàng chục ngàn người:
“Một vài người trong nhóm ‘Occupy Central’, vì lợi ích cá nhân, đã coi thường pháp luật. Họ đã kích động quần chúng, làm tê liệt giao thông, đình trệ hoạt động của các doanh nghiệp … và can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của người dân Hồng Kông. Họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động bất hợp pháp của họ.”
Bài xã luận trên tờ Nhân Dân khuyên các thành viên của nhóm ‘Occupy
Central’ “ngừng tất cả các hành vi bất hợp pháp càng sớm càng tốt,” và
trở lại trật tự và hòa bình cho Hồng Kông. Bài báo kết luận:
“Nếu một vài người quyết tâm đi ngược lại pháp luật, gây rối loạn, cuối cùng họ sẽ hái những gì họ đã gieo.”
Bài xã luận về Thiên An Môn được gọi là “426” hoặc bài xã luận “ngày 26
tháng 4” là ngày nó được đăng trên tờ Nhân Dân, có một số điểm tương
đồng với bài báo tháng 10 năm nay. Nó cũng:
- Xác định các cuộc biểu tình là một hành động bất hợp pháp
- Cáo buộc một nhóm nhỏ đã kích động đám đông
- Yêu cầu cả nước giúp dập tắt các cuộc biểu tình
- Cảnh cáo về hậu quả kinh tế nếu tình trạng bất ổn tiếp tục
- Cáo buộc một nhóm nhỏ đã kích động đám đông
- Yêu cầu cả nước giúp dập tắt các cuộc biểu tình
- Cảnh cáo về hậu quả kinh tế nếu tình trạng bất ổn tiếp tục
Tuy nhiên, bài xã luận năm 1989 đã đi xa hơn, kêu gọi các cuộc biểu
tình lúc đó là một âm mưu giành quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc,
và tuyên bố cuộc biểu tình được dựng nên dể “phủ nhận sự lãnh đạo của
đảng Cộng sản Trung Hoa và hệ thống xã hội chủ nghĩa.”
Lời lẽ cứng rắn của bài xã luận năm 1989 đánh dấu một bước ngoặt trong sự kiện Thiên An Môn, và daxn đén kết thúc bi thảm tại quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 năm 1989.
25 năm sau đó, Yan Jiaqi, người đã từng là cố vấn chính trị cho chính quyền Trung Quốc trong những năm 1980, nói với tờ The New York Times,
Nguồn: Beijing just sent a chilling message to Hong Kong’s umbrella revolution. By Heather Timmons, Lily Kuo. Quartz, October 1, 2014Lời lẽ cứng rắn của bài xã luận năm 1989 đánh dấu một bước ngoặt trong sự kiện Thiên An Môn, và daxn đén kết thúc bi thảm tại quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 năm 1989.
25 năm sau đó, Yan Jiaqi, người đã từng là cố vấn chính trị cho chính quyền Trung Quốc trong những năm 1980, nói với tờ The New York Times,
“Nếu không có bài xã luận ngày 26 tháng 4 và kết luận của nó, sẽ không có vụ thảm sát ngày 4 tháng 6.”
© 2014 DCVOnline
Ẩn số X: Chỉ cần khéo léo một chút…
Nhiều người đang cố gắng giải X, khi mường tượng về một Park Chung Hee Việt Nam.
Không thể lung lay
Từ sau chiến tranh đến nay, trong khi quyền lực của chức danh Tổng bí
thư ngày giảm, và gần như chỉ còn hư danh với chức danh là người đứng
đầu Đảng, kiêm Bí thư Quân ủy Trung Ương thì quyền lực thủ tướng ngày
một lớn.
Với hai nhiệm kỳ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã tạo ra cho mình một quyền lực
lớn về mặt chính trị. Điều này không phải là một sự luân chuyển theo thứ
tự quyền lực trong Đảng, mà nó là hệ quả kinh tế quyết định địa vị
chính trị.
Nỗi lo cơm áo gạo tiền ngày càng trở thành mối quan tâm lớn nhất và duy
nhất trong dân, đổi mới, phát triển kinh tế được xem lối thoát gợi mở
duy nhất cho chế độ từ đại hội VI (1986) đến nay. Và như thế thủ tướng
vẫn nghiễm nhiên có một vị trí cực kỳ quan trọng trong bộ máy nhân sự
đảng.
Chính vì vậy, nên từ thời điểm nhậm chức thủ tướng đến nay, dù đã tiến
hành nhiều biện pháp kinh tế sai lầm, khiến cho tích lũy kinh tế từ giai
đoạn 1995 – 2007 bị xài gần như cạn kiệt. Nhất là thông qua chiến lược
xây dựng các tập đoàn nhà nước trọng điểm (Cheabol) như Hàn Quốc trong
thời Park Chung Hee nhưng không thành công, dẫn đến vấn nạn Vinashin
ngay sau đó với số nợ không thể thanh khoản là hơn 100 nghìn tỷ đồng;
phá giá tiền đồng đưa đến nạn phá sản trong doanh nghiệp, khiến cho các
ngân hàng rơi vào khủng hoảng; ban hành công văn 650/TTg-KTN thúc đẩy
triển khai dự án Boxit đầy tai tiếng ở Tây Nguyên… Nhưng sự điều hành
yếu kém về mặt kinh tế đó không khiến ông thủ tướng bị án kỷ luật do ông
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xuất Hội nghị TƯ 6. Trái lại, có tới
175 Ủy viên TƯ đứng về phía ông thủ tướng, dẫn đến việc “Ban Chấp hành
Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm
hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ
Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị
có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế
lực thù địch xuyên tạc, chống phá.”
Thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá luôn là lý do chính đáng cho việc
không thể kỷ luật đối với một cá nhân bất kỳ trong đảng. Tương tự, sự
lựa chọn của 175 Ủy viên TƯ trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dù là bước
đệm, bước thử hay bước lùi tạm thời vì đại cuộc thì nó cũng cho thấy tầm
ảnh hưởng vô cùng lớn của ông Nguyễn Tấn Dũng và vị trí không thể lung
lay của ông trong nền chính trị Việt Nam.
Động thái hết sức lạ
Dù đã có yêu cầu của Bộ Chính trị trong việc tăng cường các biện pháp
tích cực về khắc phục, sửa đổi khuyết điểm, nhưng dưới sự điều hành của
ông thủ tướng, thực tiễn nền kinh tế đã không cho thấy yếu tố tích cực
nào cả. Gần đây nhất là thông tin ông Thống đốc Ngân hàng nhà nước,
Nguyễn Văn Bình thừa nhận nợ xấu lên đến 500.000 tỷ đồng (chỉ có 240.000
tỷ đồng được xử lý, và có khả năng tái nợ xấu qua hình thức đảo nợ)
trong phiên chất vấn Quốc Hội ngày 29/9.
Nhưng dường như, vấn đề yếu kém đó không khiến cho vị thế ông Nguyễn Tấn
Dũng giảm đi, mà ngược lại trong Dự thảo luật Tổ chức Chính phủ (sửa
đổi) gần đây đã có đề xuất thêm quyền cho Thủ tướng. Trong đó có quyền
quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cấp phó, người đứng đầu cơ
quan thuộc Chính phủ; tạm quyền chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
TƯ trong trường hợp chưa bầu được những vị trí này; quyền trình UBTVQH
phê chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCN Việt
Nam ở nước ngoài; quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể
để thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố
tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc.
Ba thẩm quyền trên dù đang trong diện “cân nhắc”, do vẫn chưa thấy nói
đến trách nhiệm của Chính phủ trong trường hợp “thi hành không tốt” như
ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét. Nhưng rõ ràng, đây là
một động thái hết sức lạ trong khi vấn nạn kinh tế vẫn còn chưa được
giải quyết.
Việc gia tăng quyền thủ tướng cho thấy Việt Nam đang quan tâm cao nhất
đến vấn đề kinh tế, như lời ông Phạm Bình Minh khẳng định trong cuộc đối
đáp với các học giả Hoa Kỳ tại Hội Châu Á. Bấp chấp các sai phạm của
cá nhân, và sẽ làm mọi cách để cứu vãn nền kinh tế. Do đó, sẽ tập trung
cho sự ổn định ở bậc cao nhất của hệ thống chính trị hơn là xảy ra
cuộc chiến diệt tham nhũng lớn như nước láng giềng Trung Hoa.
Và vì thế, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chẳng những không bị truất ngôi vị,
mà có thể còn được tăng thêm quyền uy đối ngoại lẫn đối nội, trong bối
cảnh nhiệm kỳ 2 sắp kết thúc. Ngược lại, các chức vị Tổng bí thư, Chủ
tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội có vẻ ngày một bị lu mờ.
Chỉ cần khéo léo một chút…
Dù không rõ ràng lắm, nhưng với cái xu hướng kinh tế đi đầu, chức vụ mà
ông Nguyễn Tấn Dũng đang đảm nhiệm đang được tăng cường và những gì ông
đã trải qua trong chính trường đang tạo nên một ẩn số X bất ngờ.
Nhiều người đang cố gắng giải X, khi mường tượng về một Park Chung Hee Việt Nam.
Và trong một thực tế rõ ràng – khi cơm áo gạo tiền đang nóng, thì Thủ tướng đã gặp thời và vẫn còn lên ngôi.
Chỉ cần khéo léo một chút…
Hòa Cầm
* Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB(Việt nam Thời báo)
Ngăn chặn “Vạn Lý Trường Thành” bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông
Việc xem xét kỹ các hồ sơ lịch sử và luật pháp cho thấy rằng các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông là vô căn cứ.
Nửa đầu năm 2014 chứng kiến một sự gia tăng đáng kể các hành vi hung hăng của Trung Quốc khi nước này tiếp tục chiến dịch chia cắt của mình ở Biển Đông. Bắc Kinh tìm cách thay đổi hiện trạng trong khu vực để củng cố tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và vùng biển liền kề.
Trong tháng hai, Trung Quốc đã bắt đầu một dự án thu hồi cải tạo đất quy mô lớn tại Johnson South Reef trong quần đảo Trường Sa, trong đó có thể chứa một sân bay quân sự PLA mới để kiểm soát các tuyến đường biển chiến lược của khu vực này đi qua Biển Đông. Các tháng tiếp theo, chính quyền Trung Quốc bắt đầu thực thi các quy định đánh cá mới đòi hỏi tàu cá nước ngoài phải được phê duyệt trước khi hoạt động trong hơn 2 triệu km vuông không gian đại dương bao phủ bởi “đường chín đoạn” khét tiếng của Trung Quốc.
Vào tháng Năm, Trung Quốc đặt một giàn khoan dầu biển sâu (HD 981) cách 120 hải lý (nm) ngoài khơi bờ biển Việt Nam và bắt đầu khoan dầu ở vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Tàu chiến của Hải quân Trung Quốc và các tàu tuần tra khác của chính phủ, cũng như một số lượng lớn tàu cá dân sự, đã được triển khai với giàn khoan để bảo vệ hoạt động khoan dầu của nó. Trong tuần kế tiếp, tàu của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc ngăn cản tiếp tế của 10 thủy quân lục chiến Philippines đồn trú trên tàu BRP Sierra Madre tại Second Thomas Shoal ở Trường Sa, mặc dù đội ngũ trên tàu căn cứ quân sự đã được thường xuyên tiếp tế từ Philippines kể từ năm 1999.
Cuối cùng, trong một động thái làm ngơ một cách hiển nhiên đối với đề xuất của Mỹ tại Diễn đàn Khu vực ASEAN về việc đóng băng tất cả hành động khiêu khích ở Biển Đông, Bắc Kinh công bố vào tháng Tám họ sẽ xây dựng những ngọn hải đăng tại năm điểm, bao gồm hai hòn đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa, để tự nhận là tăng cường an toàn hàng hải. Hai tuần sau, một chiếc máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc đã tiến hành một hành động ngăn chặn nguy hiểm đối với máy bay tuần tra P-8 của Hải quân Hoa Kỳ khi tiến hành giám sát thường xuyên 135 dặm về phía đông của đảo Hải Nam. Việc này gợi nhớ lại sự cố EP-3 của năm 2001, máy bay chiến đấu Trung Quốc đã thực hiện nhiều đường bay phía dưới và bên cạnh chiếc P-8 trước khi nhào lộn trên đầu máy bay của
Mỹ và bay trong vòng 20-30 feet của máy bay Poseidon.
Trung Quốc biện minh cho những hành động này bằng cách tuyên bố họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển liền kề, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển và đáy biển có liên quan bao gồm trong “đường chín đoạn.” Việc xem xét kỹ các ghi chép lịch sử và luật pháp cho thấy rằng các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông là vô căn cứ.
Nửa đầu năm 2014 chứng kiến một sự gia tăng đáng kể các hành vi hung hăng của Trung Quốc khi nước này tiếp tục chiến dịch chia cắt của mình ở Biển Đông. Bắc Kinh tìm cách thay đổi hiện trạng trong khu vực để củng cố tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và vùng biển liền kề.
Trong tháng hai, Trung Quốc đã bắt đầu một dự án thu hồi cải tạo đất quy mô lớn tại Johnson South Reef trong quần đảo Trường Sa, trong đó có thể chứa một sân bay quân sự PLA mới để kiểm soát các tuyến đường biển chiến lược của khu vực này đi qua Biển Đông. Các tháng tiếp theo, chính quyền Trung Quốc bắt đầu thực thi các quy định đánh cá mới đòi hỏi tàu cá nước ngoài phải được phê duyệt trước khi hoạt động trong hơn 2 triệu km vuông không gian đại dương bao phủ bởi “đường chín đoạn” khét tiếng của Trung Quốc.
Vào tháng Năm, Trung Quốc đặt một giàn khoan dầu biển sâu (HD 981) cách 120 hải lý (nm) ngoài khơi bờ biển Việt Nam và bắt đầu khoan dầu ở vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Tàu chiến của Hải quân Trung Quốc và các tàu tuần tra khác của chính phủ, cũng như một số lượng lớn tàu cá dân sự, đã được triển khai với giàn khoan để bảo vệ hoạt động khoan dầu của nó. Trong tuần kế tiếp, tàu của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc ngăn cản tiếp tế của 10 thủy quân lục chiến Philippines đồn trú trên tàu BRP Sierra Madre tại Second Thomas Shoal ở Trường Sa, mặc dù đội ngũ trên tàu căn cứ quân sự đã được thường xuyên tiếp tế từ Philippines kể từ năm 1999.
Cuối cùng, trong một động thái làm ngơ một cách hiển nhiên đối với đề xuất của Mỹ tại Diễn đàn Khu vực ASEAN về việc đóng băng tất cả hành động khiêu khích ở Biển Đông, Bắc Kinh công bố vào tháng Tám họ sẽ xây dựng những ngọn hải đăng tại năm điểm, bao gồm hai hòn đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa, để tự nhận là tăng cường an toàn hàng hải. Hai tuần sau, một chiếc máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc đã tiến hành một hành động ngăn chặn nguy hiểm đối với máy bay tuần tra P-8 của Hải quân Hoa Kỳ khi tiến hành giám sát thường xuyên 135 dặm về phía đông của đảo Hải Nam. Việc này gợi nhớ lại sự cố EP-3 của năm 2001, máy bay chiến đấu Trung Quốc đã thực hiện nhiều đường bay phía dưới và bên cạnh chiếc P-8 trước khi nhào lộn trên đầu máy bay của
Mỹ và bay trong vòng 20-30 feet của máy bay Poseidon.
Trung Quốc biện minh cho những hành động này bằng cách tuyên bố họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển liền kề, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển và đáy biển có liên quan bao gồm trong “đường chín đoạn.” Việc xem xét kỹ các ghi chép lịch sử và luật pháp cho thấy rằng các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông là vô căn cứ.
Hơn nữa, ngay cả khi Trung Quốc đã phát hiện ra các đảo, luật pháp quốc tế đã nêu khá rõ ràng rằng nếu khám phá một mình, không có hoạt động tiếp theo của việc chiếm đóng và kiểm soát có hiệu lực thì sẽ không trao chủ quyền lãnh thổ. Việc chiếm đóng có hiệu lực đòi hỏi phải có ý định và hành động như chủ quyền, và một số hành động thực tế hoặc hiển thị hành chính ở đó. Tuy nhiên không chỉ đơn giản là không có bằng chứng đáng tin cậy, Trung Quốc vẫn chiếm đóng quần đảo một cách hòa bình và liên tục, hoặc thực hiện thẩm quyền cần thiết đối với chúng.
Đối với hầu hết mọi việc, Trung Quốc dựa trên các hồ sơ cho thấy ngư dân Trung Quốc sống rải rác trên một số quần đảo Trường Sa trong thời gian ngắn. Tuy nhiên theo luật pháp quốc tế, hành vi không thuộc quyền sở hữu của các cá nhân không đủ điều kiện là hoạt động của “nhà nước” trừ phi chúng được thi hành theo ngay lập tức hoặc được phê chuẩn bởi các cơ quan chính phủ. Không có bằng chứng đáng tin cậy rằng chính phủ Trung Quốc từng uỷ quyền hoặc sau đó phê chuẩn các hành vi này.
Các hành vi có thể kiểm chứng đầu tiên về chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa đã không xảy ra cho đến năm 1909. Những hành vi đầu tiên xảy ra gần 100 năm sau khi Hoàng đế Gia Long chính thức chiếm hữu các quần đảo vào năm 1816. Việt Nam và Pháp quản lý có tính hiệu lực và liên tục các hòn đảo cho đến khi họ bị trục xuất bởi quân đội Nhật Bản trong Thế chiến II.
Hành động có thể kiểm chứng đầu tiên của Trung Quốc về chủ quyền ở quần đảo Trường Sa xảy ra ngay sau đó – vào năm 1933 – và cũng sau khi Pháp công bố công khai vào năm 1929 rằng yêu cầu sở hữu các đảo trên đất liền với lý do chúng là đảo không người ở. Việc Pháp chính thức chiếm đóng đã diễn ra trong năm 1933. Cùng với thới điểm Pháp sáp nhập và chiếm đóng có hiệu lực quần đảo Trường Sa, việc chinh phục vẫn còn là một phương pháp thụ đắc lãnh thổ được công nhận theo luật quốc tế. Việc chinh phục đã không bị coi là bất hợp pháp cho đến khi Hiến chương Liên Hợp Quốc có hiệu lực vào tháng Mười năm 1945.
Trung Quốc cũng phụ thuộc vào một số quy ước quốc tế, các tài liệu và báo cáo để chứng minh tuyên bố chủ quyền của mình đối với các đảo ở Biển Đông, nhưng không gì trong số chúng ủng hộ cho luận điểm của Bắc Kinh.
Trung Quốc cho rằng nước Pháp từ bỏ tuyên bố của mình với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi ký kết Hiệp ước Trung-Pháp năm 1887. Luận điểm của Trung Quốc là không, tuy nhiên, được dẫn chứng bởi một bài đọc đơn giản của Hiệp định hoặc hành động tiếp theo của các bên tranh chấp. Đường ranh giới được thành lập năm 1887 trong hiệp ước chỉ quyết định quyền sở hữu của các đảo gần ven biển , không phải là đảo giữa đại dương ở vùng Vịnh Bắc Bộ hoặc xa hơn nữa là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam để hỗ trợ cho tuyên bố của mình được đặt không đúng chỗ một cách khá rõ ràng. Những tài liệu này chỉ chứng minh được rằng Trung Quốc sẽ khôi phục Mãn Châu, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ sau chiến tranh. Các câu tiếp theo tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ bị trục xuất khỏi “vùng lãnh thổ khác” mà họ đã chiếm đống bằng vũ lực, nhưng nó không có nghĩa là những “vùng lãnh thổ khác” sẽ được trả lại cho Trung Quốc. Chỉ có kết luận hợp lý là những “vùng lãnh thổ khác” bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã bị thu giữ bằng bạo lực từ Pháp, chứ không phải Trung Quốc. Những hòn đảo này sẽ, do đó, sẽ được khôi phục cho Pháp, không phải Trung Quốc, vào thời điểm kết thúc cuộc chiến.
Kết luận này được ủng hộ bởi thực tế là Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch đã có mặt tại Hội nghị Cairo, nhưng không có liên quan đối với các đảo ở Biển Đông trong tuyên bố cuối cùng. Chắc chắn, nếu quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được coi là lãnh thổ của Trung Quốc trước khi chiến tranh, Tưởng Giới Thạch đã có thể khẳng định rằng quần đảo được trả lại cho Trung Quốc kiểm soát tại Hội nghị.
Trung Quốc bổ sung tuyên bố rằng chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông đã được công nhận trong việc soạn thảo Hiệp ước Hòa bình năm 1951 với Nhật Bản. Tuy nhiên, văn bản cuối cùng của hiệp ước xem xét sự từ bỏ quyền của Nhật Bản đối với Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, và quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, trong hai tiểu mục riêng biệt của Điều 2. Như vậy, việc Nhật Bản có thể từ bỏ quyền của mình với Đài Loan và Bành Hồ có lợi cho Trung Quốc và từ bỏ quyền lợi của mình với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có lợi cho Pháp. Nếu những người dự thảo hiệp ước dự định trao trả quần đảo chỉ cho một quốc gia, họ sẽ không bao gồm chúng trong hai tiểu mục riêng biệt.
Lập luận của Trung Quốc rằng Nhật Bản trao trả lại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Quốc trong hai thỏa thuận riêng biệt nhằm chính thức chấm dứt sự thù địch giữa Trung Quốc và Nhật Bản là không có cơ sở. Điều 2 của Hiệp ước Đài Loan-Nhật Bản 1952 chỉ đơn giản nói rằng Nhật Bản từ bỏ quyền của mình đối với Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, và các đảo ở Biển Đông. Nếu mục đích của hiệp ước để chuyển quyền sở hữu quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đến Đài Loan, phân cấp rõ ràng về quyền lợi của Đài Loan sẽ được đưa vào hiệp ước. Tương tự như vậy, năm 1972 Thông cáo chung Trung Quốc-Nhật Bản không ủng hộ lập trường của Bắc Kinh. Các Thông cáo chỉ nói rằng Điều 8 của Tuyên Ngôn Potsdam sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, không phải là Tuyên Ngôn Potsdam cũng như Tuyên bố Cairo ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông.
Trung Quốc cũng duy trì, mặc dù không chính xác, rằng Trung Quốc tái chiếm hữu các quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào năm 1946 khi các lực lượng Quốc tế chấp nhận sự đầu hàng của quân Nhật ở Đông Dương ở phía bắc của vĩ độ 16. Quân đội quốc gia đã được gửi đến đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa) và quần đảo Woody (đảo Hoàng Sa) như là một lực lượng chiếm đóng theo Tướng MacArthur của Quân lệnh Số 1. Quân lệnh này không chuyển danh hiệu của các hòn đảo ở Biển Đông với Trung Quốc. Ngược lại, Trung Hoa Dân Quốc và Pháp sau đó đã đồng ý rằng quân đội Pháp sẽ giảm bớt lực lượng Quốc Dân Đảng Trung Quốc ở phía bắc Đông Dương, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vào ngày 31 Tháng Ba, 1946. Là một lực lượng chiếm đóng, quân đội Quốc tế đã có một nghĩa vụ pháp lý để giải thể Đông Dương thuộc Pháp, nhưng họ đã không làm như vậy.
Thực tế là lực lượng của Trung Quốc vẫn còn tồn tại bất hợp pháp trên đảo Ba Bình và quần đảo Woody sau khi quân đồng minh Đông Dương chính thức kết thúc chiếm đóng vào tháng 3 năm 1946 là một sự vi phạm rõ ràng của Điều 2 (4) của Hiến chương LHQ, và do đó, rõ ràngkhông chứng minh được quyền Trung Quốc với hai quần đảo. Tương tự như vậy, Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình vào năm 1956, và thu giữ của Trung Quốc quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và một số đảo trong quần đảo Trường Sa vào năm 1988 và năm 1995 bởi lực lượng vũ trang, cũng vi phạm Hiến chương LHQ, và do đó không đưa đến quyền pháp lý có hiệu lực đối với các đảo .
Trung Quốc cũng khẳng định rằng miền Bắc Việt Nam từ bỏ quyền của mình đối với các đảo ở Biển Đông trong những năm 1950 và 1960. Sự phụ thuộc của Trung Quốc về các báo cáo, tuy nhiên, là vấn đề đối với một số lý do. Quan trọng nhất, miền Bắc Việt Nam không có gì để từ bỏ trong khung thời gian này. Hiệp định Geneva 1954 chia Bắc và Nam Việt Nam ở vĩ tuyến 17, cả hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm ở phía nam vĩ tuyến 17. Là nhà nước kế thừa của Pháp, các đảo Biển Đông do đó nằm dưới sự quản lý và kiểm soát miền Nam Việt Nam, không phải Bắc Việt Nam. Do đó, miền Bắc Việt Nam không phải ở vị thế để từ bỏ lãnh thổ; bất kỳ tuyên bố của các quan chức Bắc Việt Nam đối với hai quần đảo đó vô nghĩa về mặt pháp lý.
Dựa trên những bằng chứng do các bên tranh chấp và các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế liên quan đến việc giành được lãnh thổ, có thể thấy rằng Việt Nam rõ ràng đã khẳng định sự vượt trội về các đảo ở Biển Đông.
Một loạt các hành động của chính quyền Việt Nam và Pháp từ thế kỷ 18 cung cấp bằng chứng không thể chối cãi về tính liên tục, hòa bình và kiểm soát có hiệu quả của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa. Chủ quyền Việt Nam lần đầu tiên được thiết lập vào thế kỷ 18 bởi Công ty Hoàng Sa do nhà nước tài trợ; thánh hiến bởi các hoàng đế Gia Long và Minh Mạng trong thế kỷ 19; tạm thời giả định bởi người Pháp trong nửa sau của thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20; và tiếp tục một cách công khai, hòa bình và bình thường của một miền Nam Việt Nam độc lập sau khi Pháp rút quân khỏi Đông Dương vào năm 1956, và một nước Việt Nam thống nhất sau năm 1976.
Tương tự như vậy, Pháp, đại diện cho Việt Nam, thực hiện các hoạt động khác nhau xác nhận chủ quyền của Pháp trên quần đảo Trường Sa, đặc biệt là việc sáp nhập chính thức và chiếm giữ của một số đảo trong quần đảo vào năm 1933. Vào thời điểm đó, sáp nhập các đảo như vùng đất vô chủ của Pháp là đúng, phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành và thực tiễn quốc gia. Vương quốc Anh, đã kiểm soát một số quần đảo Trường Sa trong những năm 1800, từ bỏ tuyên bố của mình sau sự sáp nhập của Pháp, vì vậy sở hữu của Pháp đối với quần đảo Trường Sa đã được thành lập hợp pháp và có cơ sở. Sau đó, hành động của Pháp và Việt Nam thể hiện rõ ràng một sự hiện diện có hiệu quả và tích cực trong quần đảo này, cũng như các hoạt động hòa bình thể hiện chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Quyền sở hữu của Pháp đến quần đảo được nhượng lại cho miền Nam Việt Nam trong những năm 1950 và chính phủ miền Nam Việt Nam (và sau đó là một nước Việt Nam thống nhất) một cách hiệu quả và hòa bình cho đến khi Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp đảo Ba Bình vào năm 1956 và Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo nhỏ trong quần đảo vào năm 1988.
Biển Đông là nơi có một số tuyến đường biển bận rộn nhất và là đường giao thông chiến lược nhất trên biển (SLOC). Hơn 5 nghìn tỷ USD thương mại, trong đó có hơn một nửa số tàu chở dầu của thế giới và hơn một nửa đội tàu buôn của thế giới tính theo tấn, đi qua khu vực này trên cơ sở hàng năm. Điều này bao gồm hơn 1 nghìn tỷ USD trong thương mại của Hoa Kỳ. Một cuộc xung đột trong khu vực sẽ có tác động gây mất ổn định về kinh tế thế giới.
Mỹ phải nhấn mạnh thái độ khinh thị của mình đối với sự hung hăng của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và khuyến khích bạn bè và đồng minh của mình để làm như vậy. Việt Nam cần được khuyến khích theo sự dẫn dắt của Philippines và tìm cách giải quyết tranh chấp bắt buộc trong một diễn đàn quốc tế. Và cũng là vô ích đối với Hoa Kỳ để tiếp tục kêu gọi các bên tranh chấp khác nhau để làm rõ yêu sách của mình phù hợp với luật pháp quốc tế. Các sự kiện và luật pháp là khá rõ ràng – Tuyên bố của Trung Quốc là vô căn cứ và hành vi và đối lập của họ đe dọa hòa bình và an ninh khu vực. Việc giả vờ trung lập khuyến khích Bắc Kinh quyết đoán hơn đối với các nước láng giềng yếu của họ, và đặt Trung Quốc một bước gần hơn để thực hiện việc lấy đất bất hợp pháp của các hòn đảo ở Biển Đông.
Nguyễn Thế Duyên - Vài lời trao đổi với bạn Bay Xa Tình
Trước tiên xin cám ơn bạn đã
đọc những truyện ngắn của tôi. Xin đừng gọi tôi là nhà văn. Với tôi nó to tát
quá e không vác nổi. Tôi chỉ là một kẻ đam mê nhưng tôi xin giải đáp cái thắc mắc
“Và thật ngạc nhiên là hôm nay, anh đã bước sang một lĩnh vực khác. Là nói chuyện về chính trị.”
của bạn.
Một người
cầm bút không thể không quan tâm đến đời sống xã hội. Cái nghèo đói bất công
hàng ngày đập vào mắt mình buộc ta phải suy tư. Bạn nói tôi có những truyện có
hơi hướng tuyên truyền là đúng đấy. Nhưng đó là những truyện của thời xưa bạn ạ.
Tôi từng là lính đánh nhau ở chiến trường Tây nguyên.Thời ấy tôi tin lắm và những
nhân vật tôi viết ở thời ấy cũng tin như tôi và tôi viết về họ là rất thật. Thật
trong cái suy nghĩ của tôi và thật trong cái suy nghĩ của họ nữa. Nhưng bây giờ
thì khác rồi. Bây giờ tôi hay viết về cuộc đời và những số phận cay đắng của họ.
Thôi về văn chương chỉ nên nói đến đây còn tôi xin đi vào những vấn đề mà bạn hỏi.
Trước tiên tôi muốn nói với bạn tại sao tôi viết bài “Tản mạn về dân chủ” này.
Ngày xưa Mác chỉ phân ra vô sản lưu manh và vô sản có tổ chức. Nhưng ngày nay lưu manh len lỏi khắp nơi. Trí thức lưu manh và các nhà dân chủ cũng có những nhà dân chủ lưu manh. Cứ nhìn vào hai cuộc biểu tình ở Bình dương à ở Vũng áng ta sẽ thấy rõ điều này. Khi cuộc cướp phá xảy ra, tôi cũng nghĩ nó chỉ là những cuộc hôi của lặt vặt thôi. Nhưng khi được biết số tiền mà chính phủ bồi thường cho các nhà đầu tư nước ngoài lên đến hàng trăm tỉ thì tôi nhận thấy vấn đề thật là nguy hiểm.
Dân trí của nước ta phải nói là thấp nếu như không muốn nói là rất thấp. Một số đông người không có tri thức mà chỉ tiếp nhận dân chủ theo kiểu bầy đàn. Thậm chí có người còn hô hào “Bắn vào đầu bọn …..” (Xin lỗi tôi định tìm câu nguyên văn của một nhà dân chủ nhưng tôi không tìm được) Khi Nguyễn quang A lên tiếng phản đối thì lập tức mọi người xúm vào chửi bới ông. Hay nhìn vào hiện tượng Trương duy Nhất, khi ông ta phản đối Bùi Hằng là người phụ nữ tiêu biểu của năm lập tức ông bị ăn chửi nhưng khi ông bị bắt thì cũng là ông ấy thôi chẳng có gì thay đổi thì lập tức ông được tung hô. Những nhà dân chủ như thế mà nắm được chính quyền thì tôi không biết đất nước sẽ đi về đâu.
Còn một loại nhà dân chủ khác khá hơn loại tôi vừa kể nhiều. Họ có học nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi cái trí thức việt nam “Duy ngã độc tôn”Cái gì hợp với nhận định của họ thì họ ủng hộ cái gì chỉ cần trái một chút thôi với nhận định của họ là họ hoặc là phản đối hoặc là lờ đi coi như không biết . Trong những trang mạng về dân chủ tôi công nhận duy nhất có trang ba sàm là dân chủ thực sự ( Cho đến bây giờ). Lẽ ra khi gặp những ý kiến trái với nhận định của mình thì trước tiên cần kiểm tra lại kiến thức mình cái đã ,nếu không thấy vấn đề gì thì trao đổi tranh luận một cách đàng hoàng.
Tôi không cho người có học đã là người trí thức. Người trí thức phải là người biết vận dụng các kiến thức mình có để phân tích nắm được bản chất của vấn đề. Trái tim có thể là cái dẫn hướng nhưng tìm ra đường đi phải là cái đầu. Thông tin trên mạng rất nhiễu loạn. anh phải dùng cái đầu tỉnh táo và nhạy cảm của mình để phân tích xem sự thật đến đâu. Tôi lấy ví dụ vừa hôm nay có tin ẩu đả ở Hồng công, thế là mạng rầm rộ đưa tin theo cái hướng “Chính quyền thuê côn đồ đối phó với người biểu tình”. Thế mà có ông trí thức đã vội tin rồi tung tin đi. Tôi không tin.! Điều đó có thể xảy ra ở việt nam, ở trung quốc đại lục , ở Nga chứ không thể có ở Hồng công vì rằng báo chí Hồng công thực sự là một nền báo chí dân chủ không bị kiểm soát bởi chính quyền. Nếu làm điều này, lập tức báo chí sẽ tìm ra. Và chính quyền hồng công chẳng dại đến thế. Và tối nay tôi đọc BBC đã thấy đăng cảnh sát bắt người đánh đập những người biểu tình ôn hòa trong đó có nhiều người của hội tam hoàng.
Tôi là người yêu dân chủ nhưng tôi là một trí thức. Vậy nên tôi viết bài này để cảnh báo mọi người.
Tôi đọc bài trao đổi của bạn, tôi thấy tôi với bạn chỉ vướng nhau ở mỗi chủ nghĩa Mác thôi. Lẽ ra, tôi chỉ cần trao đổi cái điều vướng ấy thôi là đủ. Nhưng mà thành thật xin lỗi bạn, bên trang ba sàm có bạn Trường Sơn đang hùng hổ muốn sòng phẳng với tôi bằng một bài phản biện. Thực ra thì bài phản biện của bạn ấy chẳng có một chút lý luận gì cao siêu đến độ tôi không tranh luận được mà là cách phản biện của bạn ấy khiến tôi không muốn tranh luận. Vả lại hình như bạn ấy chẳng hiểu tôi nói cái gì. Tôi nói con gà bạn ấy đi phản biện con vịt nên tôi cũng chẳng biết phải viết gì để trả lời bạn ấy, Nên tôi xin tóm tắt lại những ý chính của bài “Tản mạn về dân chủ” (Xin lỗi chủ nhân của trang Blog và mong anh cho phép) Bài viết của tôi chỉ có 3 ý chính
1-Định nghĩa thế nào là
một nước dân chủ gồm 2 ý
a-
về chính trị đa nguyên, đa đảng
b-
Về dân quyền công nhạn và thực thi các quyền tự do phổ quát đã được cộng đồng quôc tế
thừa nhân
2- Điều kiện cần (Cần thôi chưa phải là điều kiện
đủ) cho một cuộc cách mạng dân chủ thành công gồm ba ý
a-
Có một đảng đối
lập đủ mạnh
b-
Có một hạ tầng cơ
sở đủ cho dân chủ phát huy các mặt tích cực của nó (nó chính là điều thứ 2 của
bạn nhưng thực ra không chỉ là dân trí đâu mà còn cần có một số điều nữa
c-
Kết luận : Nước
ta chưa hội tụ đủ cả hai yếu tố trên
3--Lời khuyên
a-
Không nên đòi đa
đảng vào lúc này phải chờ đợi khi kinh tế phát triển đến một độ nào đó tự khắc đảng
đối lập mạnh sẽ hình thành
b-
Không thụ động
khoanh tay ngồi chờ sung rụng mà tập trung vào giải quyết điểm b cơ sở hạ tầng
nhưng cần phải phân biệt rõ nên đòi hỏi nhà nước cái gì trước, cái gì sau (Có lộ
trình)
c-
Hết sức tránh
khiêu khích chính quyền -đừng đòi hỏi những
cái không có giá trị gì ,những thứ nó tự tan biến đi khi đa đảng hình thành thì
đừng đòi hỏi (Như quân đội cảnh sát trung với nước chẳng hạn) Những thứ đòi hỏi
mà nếu nhà nước đồng ý cũng không thể thực hiện được thì cũng đừng đòi hỏi (Quyền
im lặng)
Tất cả đơn giản chỉ có thế. Vậy nên khi tranh biện phải tập trung vào những ý ấy còn tất cả những cái khác chỉ là sự dẫn giải và tôi đã cố gắng dẫn giải một cách đơn giản nhất với mục đích cho dù những người không có trình độ cũng có thể hiểu được
Thực ra về chủ nghĩa Mác chỉ là vấn đề phụ ( Nằm trong phần diễn giải) gần như buột miệng nói ra nhưng lại là vấn đề làm nhiều nhà dân chủ bực mình vậy tôi sẽ mạn đàm với các bạn.
Thứ nhất tôi không hề nói Mác không sai ( Bạn xem lại bài viết) mà tôi nói Mác sai ở ngay điểm cốt tử của chủ nghĩa Mác. Tôi phân chủ nghĩa Mác làm hai phần. Mác –ăngen và Mác- Lê nin. Thú thật tôi rất thích Mác –ăngen . Tôi thích ông ở khái niệm mâu thuẫn , phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử. Mác đã viết nên một lý thuyết rất đẹp làm động lực cho con người vươn tới
Thứ hai. –Tuy là rất mê Mác ăngen nhưng tôi vẫn tỉnh táo suy nghĩ xem cái sai nào của ông đã dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa và tôi thấy rằng ông đã sai lầm ở chỗ ông cho rằng “Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản” . Tại sao ông lại đưa ra nhận định này? Vì ông dựa trên một tiên đề ( Tôi gọi là tiên đề vì rằng ông không chứng minh) “ Gai cấp công nhân là một giai cấp có tính tổ chức và kỉ luật cao nhất của xã hội”. Thực ra tiên đề này là sai. Nó sai ở hai điểm.
A- Tính tổ chức, tính kỉ luật nó không nằm trong tự thân người công nhân. Một người công nhân đang làm việc trong công xưởng khi bị thất nghiệp, lập tức tính tổ chức và kỉ luật của anh ta biến mất và anh ta lại giống hệt như những người vô sản lưu manh(Cụm từ vô sản lưu manh là tôi dùng đúng từ của Mác dùng chứ không có ý thóa mạ hay khinh bỉ gì). Vậy nên tính tổ chức và kỉ luật của giai cấp công nhân không phải là phẩm chất của tự thân giai cấp ấy mà là do của giới chủ áp đặt vào. Vậy nên tính tổ chức, tính kỉ luật phải nói đó là tính của giới chủ mới chính xác
B- Thời Mác sống là thời mới bắt đầu của cuộc cách mạng cơ khí hóa. Ông không thể ngờ được cái sức mạnh của khoa học kĩ thuật lại lớn đến vậy . Ở kỉ nguyên tự động hóa con người hoàn toàn có thể tạo ra một nhà máy không có người công nhân nào (Đồng nghĩa với việc giai cấp công nhân biến mất)
Vậy nên tầng lớp tiên tiến nhất của xã hội phải là giới trí thức.( Tôi gọi là giới vì Mác không cho tầng lớp trí thức thành một gia cấp) Và giới chủ thực chất là những người trí thức (Làm việc bằng đầu óc).
Tuy vậy chủ nghĩa Mác không mất đi cái giá trị của nó. Tôi cảm thấy xã hội đang tiến lên theo đúng những điều Mác đã dự đoán dù rằng vẫn rất mờ nhạt. Nhưng vài trăm năm nữa tôi cho rằng điều Mác nói sẽ thành hiện thực mà vài trăm năm đối với lịch sử không phải là dài
Vậy thì chủ nghĩa tư bản sẽ tự nó thay đổi như một sự tiến hóa đến cái mà Mác vẫn ước mơ. Như ví dụ về Thụy sỹ của bạn. Nếu bạn nhìn vào hệ thống an sinh xã hội của các nước tư bản tiên tiến (Các nước phát triển cao thôi chứ không phải là tất cả các nước tư bản hiện nay) bạn sẽ thấy bóng dáng của điều Mác nói. Và việc tổ chức Liên hợp quốc thành hình bạn có thấy bóng dáng sơ khai của sự đại đồng?
Về chủ nghĩa Mác Lênin
Tất nhiên khi lấy Mác là người khai sinh ra mình thì những học trò của ông sẽ thừa hưởng cái sai lầm của ông. Nhưng những học trò của Mác còn mắc một cái sai nữa đó là chủ nghĩa Mác không tính đến những quy luật của tâm lý con người. Mác hoàn toàn dựa vào logic một cách lạnh lùng để đưa ra lý thuyết của mình. Nhưng con người lại không lạnh lùng như Mác. Không phải Mác không biết đến điều này. Sinh thời ông đã thừa nhận rằng lí thuyết của ông không thể giải thích được quy luật vận động xã hội của các nước phương đông. Tức là về mặt con người không thể chỉ có logic. Con người có mặt tốt, có mặt xấu như tham lam, ích kỉ, vụ lợi, ghen ghét…V….V…Càng ngèo khổ thì tính xấu của con người càng phát triển mạnh. Khi càng no đủ, dư thừa thì mặt tốt của con người lại phát triển và mặt xấu của nó càng teo lại. Tôi cho rằng điều này là một quy luật tâm lý của loài người. Bạn nói đúng đấy. Các nước xã hội chủ nghĩa đều đi lên từ chế độ phong kiến rất nghèo khổ vậy nên tính xấu của con người càng mạnh mẽ và cái tâm lý ấy đã phá vỡ những quy luật khách quan khác.
Không phải vô tình Mác chỉ nói tiến lên chủ nghĩa xã hội thông qua giai đoạn phát triển TBCN. Khi ở giai đoạn TBCN phát triển rất cao của cải dư thừa và những thói xấu của con người biến mất. Các bạn thấy đấy các nhà tỷ phú lúc về già hầu như ai cũng mang tiền bạc của mình cả đời giành giật đi làm từ thiện . Câu “Lòng tham không có đáy” chỉ đúng lúc túng đói thôi. Còn nếu khi đã dư thừa mà thói xấu của con người không biến mất thì tôi tin rằng chẳng bao giờ có chủ nghĩa xã hội cả
Trước sau gì lịch sử cũng sẽ đi theo đúng con đường của nó và chắc bạn cũng nhận ra các nước XHCN đang đi vào đúng con đường lich sử mà Mác đã chỉ ra trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.
Tuy vậy tôi thực sự kính trọng những người cộng sản thế hệ đầu tiên của thế giới và của đất nuốc( Thế hệ đầu tiên thôi đấy) Họ là những tấm gương chói ngời về xả thân vì lý tưởng của mình
Thôi nói đến thế thôi nhỉ. Đây là điều đại kị của chế độ nên tôi không muốn nói nhiều tất nhiên còn nhiều điều lắm. Tôi chỉ muốn nói với bạn rằng Dân chủ không thể nhập khẩu nhưng thực chất nền dân chủ XHCN của tất cả các nước đề nhập khẩu từ liên xô.
Dân chủ thì ai cũng muốn nhưng còn cái giá của dân chủ là gì thì cần tỉnh táo các bạn ạ.
Nếu các bạn có ý kiến gì khác tôi xin kính cẩn rửa tai lắng nghe nhưng xin các bạn nhớ cho tôi chỉ trao đổi với những bài viết có trí tuệ, có văn hóa. Còn những bài, viết những điều ai cũng biết thì tôi không thể phản hồi vì tôi lập tức sẽ trở thành kẻ diễn biến hòa bình đấy.
À quên còn điều này nữa xin trả lời ban biên tập ba sàm : Từ bỏ điều 4 của hiến pháp khác với từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Theo định nghĩa về dân chủ các bạn chỉ có quyền đòi hỏi từ bỏ điều 4 mà không có quyền đòi hỏi từ bỏ chủ nghĩa cộng sản của những người cộng sản. Khi lập luận một vấn đề ta phải bám vào định nghĩa bạn ạ
Thân ái chào tất cả các bạn
Nguyễn thế Duyên
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét