- Hong Kong: cuộc 'tự vệ' văn hoá dân chủ (BBC) - Ý kiến nói những gì đang diễn ra trong cuộc 'cách mạng dù' bởi thanh niên, sinh viên ở Hong Kong là một cuộc đấu tranh 'tự vệ' vì văn hóa dân chủ.
- Người biểu tình Hồng Kông di chuyển (BBC) - Số đông người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong đã di chuyển và tập trung ở một số địa điểm then chốt ở khu trung tâm.
- 'Không thấy dấu hiệu cảnh sát sẽ đàn áp' (BBC) - Một nhân chứng mô tả bầu không khí cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong cũng như cuộc đối đầu giữa hai phe.
- Phe Taliban ‘trung thành với IS’ (BBC) - Phe Taliban ở Pakistan ra tuyên bố nói họ sẽ ‘đồng hành cùng IS’ và kêu gọi người Hồi giáo toàn cầu ủng hộ IS.
- Người Việt nghĩ gì về ‘Cách mạng cây Dù’ tại Hong Kong (RFA) - Cuộc biểu tình ‘Cách mạng cây Dù’ tại Hong Kong tiếp tục là đề tài thời sự đối với nhiều người Việt Nam trong suốt những ngày qua. Cho đến lúc này những người quan tâm trong nước rút ra được những gì từ một sinh hoạt dân chủ như thế và họ nghĩ gì về một khả năng tương tự tại Việt Nam?
- Xã hội dân sự Việt Nam ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông (RFI) - Hôm nay, 05/10/2014, từ Sài Gòn, 22 tổ chức xã hội dân sự đồng ký một bản tuyên bố ủng hộ cuộc tranh đấu của sinh viên và người dân Hồng Kông. Những hiệp hội, tổ chức vận động dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam bày tỏ lòng khâm phục và khẳng định Hồng Kông là tấm gương sáng cho Việt Nam.
- Chính quyền Hồng Kông ra tối hậu thư chấm dứt biểu tình (RFI) - Được hậu thuẫn của Bắc Kinh, lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông tuyên bố sẽ « có những biện pháp cần thiết để tái lập trật tự », chấm dứt tình trạng tê liệt trước ngày 06/10/2014. Giới học sinh, sinh viên Hồng Kông quyết không từ bỏ cuộc đấu tranh đòi tự do bầu cử bất chấp những đe dọa của chính quyền.
- Lực lượng biểu tình ở Hồng Kông kiên quyết không rút lui (RFA) - Tối chủ nhật 5/10 cuộc biểu tình đòi dân chủ của sinh viên Hong Kong chưa có dấu hiệu chấm dứt. Nhà báo Đinh Quang Anh Thái có mặt tại khu trung tâm tài chính Hong Kong tường trình cùng đài Á châu tự do về những diễn biến cho đến 8h tối ngày chủ nhật.
- Phái đoàn cấp cao Bình Nhưỡng thăm Nam Hàn (RFA) - Các viên chức Nam Hàn và những nhà quan sát chính trị Đông Á đều tin cuộc viếng thăm miền Nam đầy bất ngờ mà phái đoàn cấp cao Bình Nhưỡng mới thực hiện ngày hôm qua là dấu hiệu tốt đẹp, sẽ mở đường cho những cuộc thảo luận giữa 2 chính phủ Seoul và Bình Nhưỡng.
- Kim Jong Un vẫn khỏe ? (RFI) - Bình Nhưỡng bác bỏ tin đồn lãnh đạo Kim Jong Un bị bệnh nặng. Trong chuyến viếng thăm bất ngờ của phái đoàn Bình Nhưỡng tại Incheon, trưởng ban đặc trách về Hàn Quốc của đảng Lao động Bắc Triều Tiên Kim Yang Gon ( Kim Dưỡng Kiện) tuyên bố với chính phủ Hàn Quốc là sức khỏe lãnh tụ trẻ của miền Bắc vẫn tốt.
- Vì sao bị đánh mà không bỏ chồng (RFA) - Bạo hành gia đình là một vấn đề nhức nhối trong mọi xã hội dù ở Việt Nam hay ở cả các nước tiên tiến như nước Mỹ. Nhiều phụ nữ bị đánh đến thân tàn ma dại, tuy nhiên, có người vẫn chịu đựng cả mấy chục năm trời.
- Những ca khúc hay xứ Huế (RFA) - Nhắc đến Huế hẳn ai cũng nghĩ tới sông Hương, núi Ngự, vẻ trầm mặc của lăng tẩm, cố đô, và sự bình yên của những nhà vườn xanh mướt. Có lẽ cũng bởi vẻ mộng mơ, hiền hòa mà Huế trở thành nguồn cảm hứng vô tận để người đời lưu giữ đến muôn sau: Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được, nét dịu dàng pha lẫn trầm tư.
- Malaysia: Kêu gọi không trả người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc (RFI) - Một tổ chức nhân quyền Malaysia, ngày 05/92014 kêu gọi chính phủ tỏ lòng nhân đạo không trục xuất người tỵ nạn đến từ Tứ Xuyên. Hơn 150 người Duy Ngô Nhĩ nhập cảnh bất hợp pháp bị cảnh sát phát hiện và bắt giam cách nay hai hôm.
- Toan tính 'quân đội đi trước, người dân tiếp bước' của TQ (BaoMoi) - Sâu xa hơn, đảo nhân tạo hay giàn khoan Hải Dương-981 đều nhằm khẳng định hoạt động xác lập chủ quyền thực tế tại Biển Đông.
- Nhật Bản lần đầu tiên tham gia tập trận Mỹ-Philippines kiềm chế TQ (BaoMoi) - (GDVN) - Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác với các nước châu Á-Thái Bình Dương đối phó với Trung Quốc -đang tranh cướp chủ quyền của các nước Đông Nam Á ở Biển Đông.
- Mỹ sắp bố trí tàu chiến tự hành tại eo biển Malacca (RFI) - Hải quân Mỹ thông báo sắp sử dụng vũ khí mới là tàu tuần dương tự hành để hộ tống chiến hạm hoạt động trong khu vực “nhạy cảm” như eo biển Ormuz ở vùng vịnh Ba Tư và eo biển Malacca nhìn ra biển Đông Nam Á.
- Hải quân Singapore và Úc tập trận tại Biển Đông (BaoMoi) - BizLIVE - Theo RFI, ngày 4/10/2014, Hải quân hai nước Úc và Singapore đã hoàn tất 5 ngày tập trận hỗn hợp tại Biển Đông.
- Hải quân Singapore và Australia kết thúc tập trận chung tại Biển Đông (BaoMoi) - Theo Đài RFI, ngày 4/10, hải quân Australia và Singapore đã hoàn tất 5 ngày tập trận chung tại Biển Đông.
- Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Người biểu tình ủng hộ dân chủ ngủ trên một con đường bị phong tỏa tại Hồng Kông vào ngày 03 tháng 10, năm 2014. Hồng Kông đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ năm 1997.
- Lãnh đạo HK yêu cầu dẹp đường (BBC) - Lãnh đạo Hong Kong đã yêu cầu cảnh sát phải làm sao để công sở và trường học mở cửa trở lại vào đầu tuần sau.
- Biểu tình HK ‘không có dấu hiệu lùi’ (BBC) - Một phóng viên người Việt có mặt ở Hong Kong mô tả bầu không khí căng thẳng sau khi ông Lương Chấn Anh ra cảnh báo.
- Tình hình Hồng Kông cập nhật lúc 11h đêm 05/10/2014 (RFA) - Cập nhật tình hình Hồng Kông, vào lúc 11h đêm chủ nhật 5/10 chúng tôi có cuộc trao đổi với nhà báo Đinh Quang Anh Thái đang có mặt tại khu trung tâm tài chính Hồng Kong. Sau đây là những điểm chính mà chúng tôi cập nhật từ Hong kong qua cuộc trao đổi này.
- Đụng độ tiếp diễn trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông (VOA) - Cảnh sát Hồng Kông đã sử dụng hơi cay và dùi cui trong quận Mong Kok, nơi trước đó đã xảy ra các vụ xô xát giữa các sinh viên thân dân chủ và những người chống đối
- Chướng ngại vật được tháo dỡ gần trung tâm hành chánh Hồng Kông (VOA) - Những người biểu tình thân dân chủ ở Hồng Kông đồng ý tháo dỡ chướng ngại vật gần trung tâm hành chánh xuống, một ngày trước hạn chót phải làm sạch đường phố
- Pháp: Phe chống hôn nhân đồng tính lại xuống đường (RFI) - Hôm nay, hàng chục ngàn người đã biểu tình tại Paris và Bordeaux để chống đạo luật hôn nhân giữa hai người đồng phái. Tám tháng sau khi huy động 100.000 người xuống đường, tổ chức “Manif pour Tous” hy vọng sẽ tập hợp ít nhất một số đông tương tự để chống thụ thai nhân tạo (PAM) và mang thai hộ (GPA) mặc dù Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã xác định là cấm tại Pháp.CA476A6D-12DA-4BF9-886E-6E6F68E6C211
- Syria: Mỹ yểm trợ lực lượng Kurdistan giữ thành phố Kobané (RFI) - Tại Syria, chiến sự gia tăng ác liệt giữa lực lượng thánh chiến của tổ chức Nhà nước Hồi giáo và lực lượng quân sự của sắc tộc Kurdistan bảo vệ thành phố chiến lược Kobané, sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
- Yếu tố Nga trong lá phiếu của cử tri Latvia (RFI) - Tại Latvia đảng trung hữu tiếp tục cầm quyền sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày hôm qua 04/10/2014. Trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina, quan hệ giữa Riga và Matxcơva thu hút chú ý của cử tri.
- Bầu cử Quốc hội Bulgari, cử tri không nuôi ảo vọng (RFI) - Các phòng phiếu tại Bulgari mở cửa vào sáng nay, 05/10/2014. Tham gia bầu cử trước thời hạn, cử tri nước nghèo nhất trong Liên Hiệp Châu Âu không hy vọng Sofia đẩy lui tham nhũng và vực dậy kinh tế.
- Ðức Giáo Hoàng khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình (VOA) - Hội nghị của các giám mục có tên là 'Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình' khai mạc tại Vatican hôm Chủ nhật
- Bầu cử tổng thống Brazil chứa đựng nhiều bất ngờ (RFI) - Ngày 05/10/2014, hơn 142 triệu cử tri Brazil đi bầu để chỉ định 513 đại biểu Quốc hội, hơn 1 ngàn dân biểu cấp vùng, 27 thống đốc các bang, và 1 phần ba Thượng viện. Các cuộc thăm dò cho thấy kỳ bầu cử lần này sẽ có nhiều bất ngờ.
- Quốc vương Thái Lan nhập viện (RFI) - Hoàng gia Thái thông báo Quốc vương Bhumibol Adulyadej, 86 tuổi, bị « sốt cao, nhiễm trùng máu » và đã phải nhập viện khẩn cấp hôm 03/10/2014. Liên tục trị vì từ năm 1946 tới nay, Quốc vương Thái Lan rất được thần dân ngưỡng mộ và tôn kính.
- Trung Quốc dẫn đầu với 151 huy chương tại ASIAD 17 (RFA) - Sau 15 ngày tranh tài, Á Vận Hội Incheon đã kết thúc với kết quả đoàn vận động viên Trung Quốc lấy được 151 huy chương vàng, dẫn đầu danh sách những nước chiếm huy chương.
- Lực lượng Somalia chiếm lại cảng Barawe từ phe al-Shabab (VOA) - Các lực lượng Somalia được binh sĩ gìn giữ hòa bình của châu Phi yểm trợ đã chiếm lại quyền kiểm soát cảng Barawe ở miền namalia chiếm lại cảng Barawe từ phe al-Shabab
- Thị trấn biên giới Syria liên tục bị Nhà nước Hồi giáo tấn công (VOA) - Cuộc giao tranh mới nhất diễn ra một ngày sau khi các giới chức người Kurd nói các lực lượng Nhà nước Hồi giáo đã bắn pháo vào Kobani từ ba mặt trận
- Bài 32 : Một hợp đồng tồi (RFI) - Mời quý thính giả theo dõi chương trình học tiếng Pháp trong kinh doanh : "Comment vont les Affaires ?", tìm hiểu công ty Paragem, một công ty Pháp và làm quen với Đăng Minh.
- Giám đốc CDC: Công tác phòng chống virut Ebola ‘có tiến bộ’ (VOA) - Bác sĩ Frieden tin rằng sự ứng phó ở Tây Phi ngày càng hiệu quả hơn trong việc ngăn chận sự lây lan của virut, đã gây tử vong cho gần 3.500 người kể từ khi dịch bệnh bộc phát
- Bão Phanfone tiến về hướng Tokyo (VOA) - Cường độ bão Phanfone lên đến mức siêu bão trước khi dịu lại, và theo dự báo sẽ đổ bộ vào thủ đô nước Nhật vào thứ Hai
- Tìm thấy thi thể bị đốt thành than trong mồ chôn tập thể ở Mexico (VOA) - Cảnh sát ở miền nam Mexico vừa phát hiện một mồ chôn tập thể, bị nghi là nơi chôn hơn 40 sinh viên mất tích kể từ các vụ bạo động lan rộng hồi tuần trước
- Trao học bổng cho con bộ đội không quân (BaoMoi) - Ngày 4.10, chương trình Học bổng Nguyễn Thái Bình của Báo Thanh Niên đã trao học bổng trị giá 5 triệu đồng/suất cho 20 học sinh vượt khó học giỏi là con em cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn không quân 372 đóng tại TP.Đà Nẵng.
- Giao lưu thi thiết kế Khu tưởng niệm liệt sỹ Khánh Hòa (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Tổng Liên đoàn Lao động VN đã tổ chức chương trình giao lưu thi thiết kế Khu tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma.
- Cận cảnh tàu cảnh sát biển Việt Nam mới hạ thủy (BaoMoi) - (VTC News) - Hạ thủy tàu cảnh sát biển 8002 được đóng mới theo công nghệ hiện đại nhất trang bị cho cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ trên biển Đông.
- Đêm nay, không khí lạnh tràn xuống Trung Bộ gây mưa to (BaoMoi) - Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, chiều nay (5/10), không khí lạnh đã ảnh hưởng tới các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ, gây mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và rải rác có dông.
- Đi dọc Hải Vân theo bánh con tàu quay (BaoMoi) - (TNO) Đèo Hải Vân nằm trên dãy Trường Sơn, ở ranh giới 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế (phía bắc) và TP.Đà Nẵng (phía Nam). Đây là con đèo hiểm trở nhất dọc tuyến đường bắc nam, do có vị trí địa lý hiểm yếu, bởi kiến tạo địa chất của dãy núi cắt ngang đất nước, từ biên giới phía Tây tới sát biển Đông.
- Indonesia lo lắng vì Trung Quốc nhòm ngó đảo (BaoMoi) - (Kiến Thức) - Indonesia nâng cấp cơ sở vật chất quân sự trên đảo Natuna ở Biển Đông vì lo Trung Quốc hung hăng xâm lấn.
- Mỹ vẫn bay do thám ở Biển Đông (BaoMoi) - (PetroTimes) - Theo Hãng tin Washington Free Beacon, Nhà Trắng tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì các chuyến bay do thám mặc dù lãnh đạo Trung Quốc đã gây sức ép lên Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice trong chuyến thăm của bà tới Trung Quốc.
- Việt - Mỹ đang tin cậy nhau nhiều hơn (BaoMoi) - Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược thuộc Bộ Công an đã nhận định như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo NTNN nhân sự kiện Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
- Lão ngư đại gia: Đóng tàu lớn làm lái buôn biển Đông (BaoMoi) - Từ những con tàu lớn ngày đêm ra khơi, thu mua cả tỷ đồng hải sản trên biển, xã Hải Bình (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) xuất hiện ngày càng nhiều ông chủ sở hữu kho cấp đông cả ngàn tấn hải sản và những xưởng mộc chuyên đóng tàu lớn.
Tô Văn Trường - Dân chủ là điều bất khả diệt và bất khả kháng
Dân chủ là bất khả diệt và bất khả kháng, có cơ sở đặt
trên khát vọng tự nhiên của con người bất kể họ thuộc văn hóa phương Đông hay phương
Tây. Mọi luận điệu bôi nhọ phong trào sinh viên và người dân đòi dân chủ ở Hồng
Kông cho rằng đây là bị phương Tây lôi kéo, giật dây ...đều chỉ là vu
cáo trơ trẽn.
Hình ảnh biểu tình dữ dội ở Hồng Kông |
Cách đây gần 150 năm, nhà triết học và
kinh tế học nổi tiếng người Anh John Stuart Mill đã viết trong cuốn sách “On
Liberty” (Bàn về tự do): “Con người phải
được tự do hình thành ý kiến và trình bày quan điểm của mình. Quyền tự do chính
là điều kiện văn hóa cần thiết cho sự phát triển và bộc lộ tài năng của con
người không chỉ vì lợi ích của cá nhân
con người mà còn vì lợi ích lâu dài và phát triển bền vững toàn xã hội. Điều
mong muốn bây giờ là người cầm quyền phải được thống nhất với nhân dân, quyền
lợi và ý chí của họ phải là quyền lợi và ý chí của quốc gia”.
Cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Hồng Kông
Nhà báo Kỳ Duyên bình luận: “Thế giới đang theo dõi cuộc đấu tranh đòi dân chủ của giới trẻ Hồng Kông, một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới, với rất nhiều khâm phục: Khâm phục ý thức về cuộc sống tự do, dân chủ trong một xã hội tôn ty luật pháp. Khâm phục sự khẳng định khí phách tuổi trẻ. Khâm phục về tính chuyên nghiệp và văn minh của một cuộc đấu tranh. Cuộc đấu tranh của giới trẻ Hồng Kông làm rung chuyển Bắc Kinh. Và thế giới đang theo dõi xem, cách ứng xử, giải pháp thế nào của nhà cầm quyền có tính cách “bá quyền” này trước đòi hỏi dân chủ của giới trẻ, cũng là của những thế hệ tương lai với vận mệnh của mình, ở một thể chế một quốc gia hai chế độ.”
Trong các quyền con người thì tự do là một quyền tự nhiên và là quyền cơ bản của con người. Một nhóm nhỏ phản đối thì có thể chỉ là bất đồng chính kiến nhưng khi đông đảo dân chúng đã lên tiếng thì chính sách chắc chắn có vấn đề, và tự do chắc chắn bị vi phạm. Nhà đương cục khôn ngoan thì lắng nghe, đàm thoại, tháo gỡ. Còn liều lĩnh đàn áp thì có nghĩa coi dân chúng là thù địch. Khi biểu tình ôn hòa mà dùng vũ lực thì là hạ sách, không khác gì lửa đổ thêm dầu.
Ngay từ năm 2005, người dân Hồng Kông đã biểu tình phản đối chính sách của Trưởng đại diện Hồng Kông khiến Đổng Kiến Hoa phải từ chức. Cuộc biểu tình lần này nổ ra là do nhà cầm quyền Trung Quốc muốn chỉ định việc bầu cử Trưởng đại diện Hồng Kông theo danh sách đã “duyệt trước” và thông báo sẽ thẩm tra những người muốn tham gia ứng cử vào vị trí nói trên.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể chịu thua người Hồng Kông, tất nhiên họ sẽ, và đã phản ứng bằng mọi thủ đoạn. Trên công luận cho biết là đã có những nhóm côn đồ chửi bới sinh viên nhóm "chiếm trung tâm", giật, xé các biểu ngữ của họ, cảnh sát không làm gì được.
Nga ủng hộ nhà cầm quyền Bắc Kinh, dễ hiểu thôi, nhưng điều này chứng tỏ là một Nhà nước có thể đổi tên nhưng nếu không thay đổi được thể chế toàn trị thì đâu vẫn hoàn đấy. Nhà nước Trung Quốc có thể vẫn ứng xử như họ vẫn làm vì bản chất họ là như vậy, nhưng họ phải thấy rằng toàn trị không được hoan nghênh ở Hông Kông.
Qua thông tin đại chúng thì thấy lực lượng biểu tình cố giữ trong khuôn khổ ôn hòa và hợp pháp. Liệu giới cầm quyền có đàn áp không. Cách nào đó thì chúng ta chưa biết và không thể võ đoán – nhưng chắc có lẽ là Trung Quốc sẽ không dễ, và dám lặp lại sự kiện đàn áp đẫm máu như ở Thiên An Môn 1989.
Về lý, chắc chắn thua rồi vì người biểu tình chỉ đòi bầu cử tự do còn chính quyền chỉ cho bầu theo danh sách ứng cử do mình đề ra (kiểu như “Đảng cử dân bầu” ở ta) thì không thể được dư luận đồng tình. Nghe nói, tuy phong trào biểu tình được đông đảo các tầng lớp nhân dân Hồng Kông ủng hộ, nhưng giới kinh doanh bị thất bát (do nhiều hoạt động bị trở ngại) có phản ứng và đã có những cuộc "phản biểu tình" nhưng lực lượng không đáng kể.
Lãnh đạo Trung Quốc đang rất đau đầu vì rõ ràng
chính sách “một nước, hai chế độ” của Đặng Tiểu Bình đang phá sản, hay nói đúng
hơn là Trung Quốc đang ẵm gọn “một món di sản tẩm thuốc độc” và nguy cơ lan
truyền tấm gương đòi dân chủ của Hồng Kông
sẽ lan ra ở nhiều nơi và đặc biệt
là Đài Loan đã kịp thời rút ra được bài học đắt giá về sự lừa bịp của “một nhà
nước , hai chế độ”!
Nhìn ra Thế giới và Việt Nam
Nhìn ra thế giới, các cuộc nổi dậy của dân chúng làm cách mạng có nhiều sự kiện trong lịch sử như cách mạng Pháp năm 1789 chiếm nhà tù Bastille. Người Nga đánh chiếm lâu đài mùa Đông, mở đầu là những phát đại bác bắn đi từ pháo hạm Potemkine, trong cách mạng tháng mười năm 1917. Đến năm 1989 có cuộc lật chính quyền Xô Viết từ tay Gorbachev của Eltsin năm 1989, chính thức xoá bỏ chế độ cộng sản của Liên xô. Ở Đức, có sự kiện phá đổ bức tường Brandenburg ngăn cách Đông và Tây Berlin năm 1990, và thống nhất 2 nước Đức sau đó vv...
Đất nước ta từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, đã trải qua các cuộc chiến để lại biết bao di chứng tàn phá của chiến tranh. Đất nước được thống nhất từ năm 1975 nhưng kinh tế xã hội vẫn còn nhiều tụt hậu so với các nước trong khu vực. Lòng dân vẫn chưa yên, và quyền tự do của người dân vẫn còn nhiều hạn chế.
Khi bàn về dân chủ, thường người ta lại chạnh nhớ tới Quốc hiệu cũ và mới, về cái tên “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” mộc mạc và chẳng “viển vông”. Ngày đó, khi đổi Quốc hiệu thì cũng là lúc ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh có câu nói nổi tiếng: “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Vế trên đã đổi thì vế dưới … đổi luôn thành độc lập – “tự lo” – hạnh phúc ! Qủa nhiên, bây giờ ứng nghiệm . Cả nội tình và quan hệ quốc tế, chúng ta đều đang phải trần lực ra … “tự lo” ! Ở phạm trù nhỏ nhoi của từng cá nhân cũng cứ phải bo bo, vun vén, đắp điếm cho mình !
Thể chế dân chủ chỉ là một trong những khía cạnh của tư do. Khi mất dân chủ, người ta có thể cấm đoán, áp đặt nhiều thứ . Nhưng, với quyền tự do thì có một phạm trù mà không thời nào có thể cấm đoán, áp đặt nổi – đó là TỰ DO TƯ TƯỞNG! Không thể có thứ luật lệ, cảnh sát nào có thể len lỏi vào trong đầu từng con người để mà chỉ đường vẽ lối được. Cái quyền thiêng liêng mà tạo hóa trao cho đó, nó xuyên suốt lịch sử loài người. Và, từ đó, nó chuyển thành hai hình thái ứng xử : với một số người có đủ năng lực, điều kiện thì phản bác, phản kháng. Số còn lại là những người không đủ năng lực và điều kiện để phản ứng, hở miệng ra là người ta “suỵt !”, đành âm ỉ, ngấm ngầm dạng “bằng mặt mà chẳng bằng lòng” , mà số này lại rất đông , và đó chính là nguyên nhân để nẩy nòi cái sự “nghĩ một đằng, làm một nẻo” mà ngày nay nhan nhản khắp đất nước !
Việt Nam là nước đi sau, phải biết cái lợi và cái bất lợi của nước đi sau. Biểu tình Hồng Kông cho thấy dân chủ là điều bất khả diệt, song làm được như Hồng Kông chắc thế giới này chỉ có một, dù rằng không thể 100% đảm bảo biểu tình Hồng Kông sẽ thành công.
Vậy nước đi sau như Việt Nam nên rút ra bài học gì? Bài học số 1 và sẽ là phúc lớn cho đất nước là người cầm quyền cần phải hiểu dân chủ là bất khả diệt và bất khả kháng , vì lẽ này nên chủ động mở đường và dẫn dắt đất nước vào con đường dân chủ: “Cải cách từ trên xuống và từ trong đảng ra”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung đã nhiều lần phân tích kiến nghị làm được như thế tất cả đều thắng, trong đó có cả Đảng cộng sản Việt Nam trở thành đảng của dân tộc, với chung cuộc là đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta toàn thắng. Riêng đối với Đảng cộng sản Việt Nam chủ động cải cách như thế sẽ là thắng lợi "kép" đối với đảng.
1.Đảng trở thành đảng của dân tộc.
2.Đảng tranh thủ được cả đất nước về phía mình.
Thay cho lời kết
Dân chủ là bất khả diệt và bất khả kháng. Cuộc đấu tranh của Hồng Kông vừa làm bộc lộ những "tử huyệt" của giới cầm quyền Bắc Kinh nói riêng và thể chế toàn trị nói chung, vừa có tác dụng tích cực đối với nhân dân ta trong cuộc đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc vừa cung cấp những kinh nghiệm quý báu về chuyển đổi thể chế không đổ máu.
Thực hiện dân chủ là thống nhất được lòng dân tạo nên sức mạnh vô địch để xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự kiện Thiên An Môn 1989 là cuộc tập dượt đấu tranh cho dân chủ đã trả giá đẫm máu bằng tính mạng của hàng nghìn người dân và sinh viên vô tội. Chúng ta hãy theo dõi sát sao tình hình diễn biến ở Hồng Kông.
Tô Văn Trường
Tác giả gửi Quê Choa
(Quê Choa)
Nguyễn Tiến Trung - Tự do ứng cử, tự do bầu cử là không thể nhượng bộ
Những ngày này, mình ngóng chờ cuộc Cách Mạng Dù ở Hồng Kông với nhiều
hy vọng. Các bạn thanh niên, sinh viên, trí thức ở Hồng Kông đã đứng lên
để đòi quyền làm chủ chân chính của mình. Và quyền làm chủ quan trọng
bậc nhất là quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử.
Năm 1997, Hồng Kông được trả về Trung Quốc nhưng với chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, Hồng Kông được hưởng quyền tự chủ về chính trị, kinh tế, tự do ngôn luận, kinh doanh, tôn giáo và báo chí. Thế nhưng, đảng cộng sản Trung Quốc đã bội ước khi buộc người dân Hồng Kông chỉ được bầu những người trong danh sách do đảng cộng sản duyệt trước, trở lại với cơ chế “đảng cử dân bầu” mị dân như ở đại lục.
Ngay từ năm 1970, thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã dự đoán Hồng Kông và Singapore sẽ phát triển nhanh chóng nhờ vào nguyên tắc bình đẳng giữa các công dân trước pháp luật và bộ máy chính quyền hiệu quả, liêm khiết. Và sự phát triển của hai vùng đất này đã chứng minh nhận định của ông.
http://www.thesaigontimes.vn/120853/Cuu-Thu-tuong-Ly-Quang-Dieu-tuong-dong-giua-Hong-Kong-va-Singapore.html
Các bạn sinh viên Hồng Kông đã nhận thức rõ không thể có bình đẳng khi đảng viên cộng sản Trung Quốc đương nhiên có quyền lãnh đạo mà không cần thông qua bầu cử tự do và công bằng, còn công dân (ngoài đảng cộng sản) thì buộc phải phục tùng sự lãnh đạo đó.
Họ cũng thấy rõ không thể có chính quyền hiệu quả, liêm khiết khi lãnh đạo không do dân bầu ra mà do một đảng bổ nhiệm. Khi đó, quan chức sẽ chỉ lo luồn cúi, nịnh bợ, hối lộ cấp trên để được thăng tiến mà không cần đếm xỉa đến nguyện vọng của nhân dân. Lý do hiển nhiên là lá phiếu của dân hoàn toàn không ảnh hưởng đến cái ghế của họ.
Vậy thì thanh niên, sinh viên phải đứng lên để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Những người lớn tuổi, lão thành không còn sống với mảnh đất Hồng Kông lâu nữa. Nhưng họ, con cái họ, sẽ phải sống chung với chế độ độc tài toàn trị nếu như để mất quyền dân chủ, tự do.
Hơn thế nữa, những người biểu tình ở Hồng Kông đã hành xử rất văn minh khi không để xảy ra bạo động, giữ vệ sinh sạch sẽ… dù cảnh sát đã dùng đến hơi cay, dùi cui. Họ đã chứng tỏ một trình độ văn hóa rất cao, và đảng cộng sản Trung Quốc có vẻ đã đánh giá thấp dân trí ở Hồng Kông.
http://www.thesaigontimes.vn/120767/Ban-sac-Hong-Kong-va-goc-re-kinh-te-cua-cuoc-bieu-tinh.html
Mình nhớ đến lời dạy của Đức Dalai Lama: “…Lòng khoan dung và nhẫn nại không có nghĩa là chịu khuất phục hoặc nhượng bộ trước sự tấn công. Lòng khoan dung đúng nghĩa phải là một câu trả lời thong dong của các bạn đối với một tình thế mà bình thường người ta hay phản ứng bằng một cảm xúc mạnh mẽ và tiêu cực như giận dữ và thù hận”. (trích từ sách “Đức Dalai Lama nói về Chúa Jésus”, trang 133)
Các tổng bí thư đảng cộng sản – chủ tịch nước Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đều đã nhấn mạnh rằng các ông muốn xây dựng một “xã hội hài hòa” ở Trung Quốc. Một “xã hội hài hòa” chỉ có thể xảy ra trong thể chế dân chủ, nơi những khác biệt được tôn trọng và lắng nghe chứ không phải là đàn áp và bịt miệng. Như Đức Dalai Lama đã chỉ ra: “Bất kỳ ai muốn một xã hội hài hòa đều không thể dựa trên bạo lực và đàn áp. Hài hòa đến từ trái tim. Nó dựa trên sự tin cậy. Hài hòa và sự ngờ vực loại trừ lẫn nhau.” (Whoever wants a harmonious society can't rely on violence and suppression. Harmony comes from the heart. It is based on trust. Harmony and distrust are mutually exclusive.)
http://www.npr.org/blogs/parallels/2014/10/04/353570578/the-dalai-lama-talks-chinese-reforms-tibetan-challenges
Vậy thì mình mong rằng lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc sẽ thực sự cải cách đất nước theo hướng dân chủ, chấm dứt chính sách đàn áp và bịt miệng, mị dân, chấm dứt chính sách gây hấn, xâm chiếm các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines,… (vì Trung Quốc cũng cần sống "hài hòa" với các nước láng giềng) để xứng đáng là một quốc gia quan trọng của thế giới, một trong năm nước ở Hội đồng bảo an của Liên Hiệp Quốc.
Mình cũng chúc cuộc Cách Mạng Dù của các bạn thanh niên, sinh viên Hồng Kông thành công. Tin rằng cuộc cách mạng của các bạn là nguồn cảm hứng cho sinh viên ở đại lục (Bắc Kinh, Thượng Hải…) và cho thanh niên, sinh viên tại các quốc gia còn bị kẹt lại với chế độ độc đảng toàn trị trên thế giới.
Mình ghi lại vài câu tiếng Hoa với vốn tiếng Hoa ít ỏi của mình để cổ vũ các bạn ở Hồng Kông, nếu tình cờ có bạn nào vào trang Facebook của mình:
越南民主人士支持香港的民主运动。
Nhân sĩ dân chủ Việt Nam ủng hộ phong trào dân chủ ở Hồng Kông.
候选自由, 投票自由是不能让步的。
Tự do ứng cử, tự do bầu cử là không thể nhượng bộ.
和谐社会必须靠在多元, 多党民主制度上。
Xã hội hài hòa phải dựa trên chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng.
Năm 1997, Hồng Kông được trả về Trung Quốc nhưng với chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, Hồng Kông được hưởng quyền tự chủ về chính trị, kinh tế, tự do ngôn luận, kinh doanh, tôn giáo và báo chí. Thế nhưng, đảng cộng sản Trung Quốc đã bội ước khi buộc người dân Hồng Kông chỉ được bầu những người trong danh sách do đảng cộng sản duyệt trước, trở lại với cơ chế “đảng cử dân bầu” mị dân như ở đại lục.
Ngay từ năm 1970, thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã dự đoán Hồng Kông và Singapore sẽ phát triển nhanh chóng nhờ vào nguyên tắc bình đẳng giữa các công dân trước pháp luật và bộ máy chính quyền hiệu quả, liêm khiết. Và sự phát triển của hai vùng đất này đã chứng minh nhận định của ông.
http://www.thesaigontimes.vn/120853/Cuu-Thu-tuong-Ly-Quang-Dieu-tuong-dong-giua-Hong-Kong-va-Singapore.html
Các bạn sinh viên Hồng Kông đã nhận thức rõ không thể có bình đẳng khi đảng viên cộng sản Trung Quốc đương nhiên có quyền lãnh đạo mà không cần thông qua bầu cử tự do và công bằng, còn công dân (ngoài đảng cộng sản) thì buộc phải phục tùng sự lãnh đạo đó.
Họ cũng thấy rõ không thể có chính quyền hiệu quả, liêm khiết khi lãnh đạo không do dân bầu ra mà do một đảng bổ nhiệm. Khi đó, quan chức sẽ chỉ lo luồn cúi, nịnh bợ, hối lộ cấp trên để được thăng tiến mà không cần đếm xỉa đến nguyện vọng của nhân dân. Lý do hiển nhiên là lá phiếu của dân hoàn toàn không ảnh hưởng đến cái ghế của họ.
Vậy thì thanh niên, sinh viên phải đứng lên để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Những người lớn tuổi, lão thành không còn sống với mảnh đất Hồng Kông lâu nữa. Nhưng họ, con cái họ, sẽ phải sống chung với chế độ độc tài toàn trị nếu như để mất quyền dân chủ, tự do.
Hơn thế nữa, những người biểu tình ở Hồng Kông đã hành xử rất văn minh khi không để xảy ra bạo động, giữ vệ sinh sạch sẽ… dù cảnh sát đã dùng đến hơi cay, dùi cui. Họ đã chứng tỏ một trình độ văn hóa rất cao, và đảng cộng sản Trung Quốc có vẻ đã đánh giá thấp dân trí ở Hồng Kông.
http://www.thesaigontimes.vn/120767/Ban-sac-Hong-Kong-va-goc-re-kinh-te-cua-cuoc-bieu-tinh.html
Mình nhớ đến lời dạy của Đức Dalai Lama: “…Lòng khoan dung và nhẫn nại không có nghĩa là chịu khuất phục hoặc nhượng bộ trước sự tấn công. Lòng khoan dung đúng nghĩa phải là một câu trả lời thong dong của các bạn đối với một tình thế mà bình thường người ta hay phản ứng bằng một cảm xúc mạnh mẽ và tiêu cực như giận dữ và thù hận”. (trích từ sách “Đức Dalai Lama nói về Chúa Jésus”, trang 133)
Các tổng bí thư đảng cộng sản – chủ tịch nước Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đều đã nhấn mạnh rằng các ông muốn xây dựng một “xã hội hài hòa” ở Trung Quốc. Một “xã hội hài hòa” chỉ có thể xảy ra trong thể chế dân chủ, nơi những khác biệt được tôn trọng và lắng nghe chứ không phải là đàn áp và bịt miệng. Như Đức Dalai Lama đã chỉ ra: “Bất kỳ ai muốn một xã hội hài hòa đều không thể dựa trên bạo lực và đàn áp. Hài hòa đến từ trái tim. Nó dựa trên sự tin cậy. Hài hòa và sự ngờ vực loại trừ lẫn nhau.” (Whoever wants a harmonious society can't rely on violence and suppression. Harmony comes from the heart. It is based on trust. Harmony and distrust are mutually exclusive.)
http://www.npr.org/blogs/parallels/2014/10/04/353570578/the-dalai-lama-talks-chinese-reforms-tibetan-challenges
Vậy thì mình mong rằng lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc sẽ thực sự cải cách đất nước theo hướng dân chủ, chấm dứt chính sách đàn áp và bịt miệng, mị dân, chấm dứt chính sách gây hấn, xâm chiếm các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines,… (vì Trung Quốc cũng cần sống "hài hòa" với các nước láng giềng) để xứng đáng là một quốc gia quan trọng của thế giới, một trong năm nước ở Hội đồng bảo an của Liên Hiệp Quốc.
Mình cũng chúc cuộc Cách Mạng Dù của các bạn thanh niên, sinh viên Hồng Kông thành công. Tin rằng cuộc cách mạng của các bạn là nguồn cảm hứng cho sinh viên ở đại lục (Bắc Kinh, Thượng Hải…) và cho thanh niên, sinh viên tại các quốc gia còn bị kẹt lại với chế độ độc đảng toàn trị trên thế giới.
Mình ghi lại vài câu tiếng Hoa với vốn tiếng Hoa ít ỏi của mình để cổ vũ các bạn ở Hồng Kông, nếu tình cờ có bạn nào vào trang Facebook của mình:
越南民主人士支持香港的民主运动。
Nhân sĩ dân chủ Việt Nam ủng hộ phong trào dân chủ ở Hồng Kông.
候选自由, 投票自由是不能让步的。
Tự do ứng cử, tự do bầu cử là không thể nhượng bộ.
和谐社会必须靠在多元, 多党民主制度上。
Xã hội hài hòa phải dựa trên chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng.
Nguyễn Tiến Trung
(FB Nguyễn Tiến Trung)
(Tuổi Trẻ)
Jonathan London - Không chỉ là chuyện vũ khí...
Việc Washington dỡ bỏ từng phần lệnh bán vũ khí sát thương cho Hà Nội đã thu hút rất nhiều mối quan tâm trực tiếp.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (trái), chào đón đại tướng Martin Dempsey, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ - Ảnh: Lê Thanh |
Ngoài việc chuyển giao các phương tiện quân sự và công nghệ, sự kiện này
còn mang ý nghĩa biểu tượng đáng kể, phản ánh những biến đổi to lớn và
ngày càng phức tạp trong nền chính trị toàn cầu.
Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương hiện nay đang rất thiếu thái bình. Sau những hành động trái phép của chính quyền Bắc Kinh, cái được gọi là “niềm tin chiến lược” đã bị thiệt hại nghiêm trọng, nếu không muốn nói là đã mất đi.
Cụ thể, trong một thời gian rất ngắn, hành vi của Trung Quốc đã dẫn đến việc nhiều nước trong khu vực phải mua sắm vũ khí.
Rõ ràng Việt Nam phải bảo vệ chủ quyền đất nước và song song đó cũng phải đấu tranh theo cách đa phương. Nhưng vào thời đại đặc biệt phức tạp này, Việt Nam nên thiết lập đối tác với ai, đặc biệt là những quốc gia có liên quan đến vấn đề biển Đông?
Dù chiến lược của Việt Nam là làm bạn với tất cả nhưng phải có những mối quan hệ dựa vào “niềm tin đáng tin cậy và bền vững”.
Việc Washington dỡ bỏ lệnh cấm báo hiệu một sự hợp tác quân sự sâu rộng hơn giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ lần này giữa các lãnh đạo hai bên vượt xa phạm vi hợp tác quân sự.
Giờ đây, Mỹ và Việt Nam đã cùng chia sẻ nhiều quan tâm đến lĩnh vực thương mại, đầu tư và giáo dục. Cả hai nước cũng rất lưu tâm đến nhu cầu chế ngự “chính sách đơn phương không bị ngăn cản” của Bắc Kinh - một cách nói ngoại giao được Phó thủ tướng Phạm Bình Minh mô tả gần đây.
Về phương diện quốc tế, cảnh quan mối quan hệ nồng ấm giữa Hà Nội và Washington thu hút rất nhiều sự chú ý. Mối quan hệ thân thiết giữa hai chính quyền chắc chắn sẽ giúp Việt Nam và Hoa Kỳ cùng hợp tác với các quốc gia khác - bao gồm Trung Quốc (nếu nước này đồng ý hợp tác) - nhằm xây dựng một khu vực an toàn, an ninh và thịnh vượng.
Những phân tích của tôi về Việt Nam cho thấy đứng giữa khoảng cách của Việt Nam hiện tại và một Việt Nam thịnh vượng hơn trong tương lai là một loạt quyết định chính trị quan trọng về phát triển thể chế. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng kinh tế. Kinh tế Việt Nam có tiềm năng phát triển tốt hơn.
Người Việt đã nhìn thấy những cải thiện rất quan trọng trong đời sống, nhưng chỉ đạt được ở tốc độ thấp do sự bất bình đẳng giữa các nhóm thu nhập, và đang tiến triển rất chậm do các hạn chế khác nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các cơ hội kinh tế.
Thật sự, Việt Nam sẽ hưởng lợi rất nhiều khi mối quan hệ với Mỹ đã trở nên tốt hơn. Quan trọng nhất là Việt Nam nên tiến đến mối quan hệ với Mỹ một cách cẩn trọng nhưng với tinh thần cởi mở để tiến đến một xã hội công bằng, văn minh mà người Việt Nam ở mọi thành phần đã nỗ lực tìm kiếm trong nhiều thế kỷ qua.
Mối quan hệ thân thiết hơn với Mỹ cùng các đất nước khác rất đáng được hoan nghênh, có thể giúp Việt Nam đối phó với những thách thức và đưa ra những quyết định khi cần.
GS JONATHAN LONDON
(thành viên Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại ĐH Thành thị Hong Kong)
QUỲNH TRUNG chuyển ngữKhu vực Đông Á và Thái Bình Dương hiện nay đang rất thiếu thái bình. Sau những hành động trái phép của chính quyền Bắc Kinh, cái được gọi là “niềm tin chiến lược” đã bị thiệt hại nghiêm trọng, nếu không muốn nói là đã mất đi.
Cụ thể, trong một thời gian rất ngắn, hành vi của Trung Quốc đã dẫn đến việc nhiều nước trong khu vực phải mua sắm vũ khí.
Rõ ràng Việt Nam phải bảo vệ chủ quyền đất nước và song song đó cũng phải đấu tranh theo cách đa phương. Nhưng vào thời đại đặc biệt phức tạp này, Việt Nam nên thiết lập đối tác với ai, đặc biệt là những quốc gia có liên quan đến vấn đề biển Đông?
Dù chiến lược của Việt Nam là làm bạn với tất cả nhưng phải có những mối quan hệ dựa vào “niềm tin đáng tin cậy và bền vững”.
Việc Washington dỡ bỏ lệnh cấm báo hiệu một sự hợp tác quân sự sâu rộng hơn giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ lần này giữa các lãnh đạo hai bên vượt xa phạm vi hợp tác quân sự.
Giờ đây, Mỹ và Việt Nam đã cùng chia sẻ nhiều quan tâm đến lĩnh vực thương mại, đầu tư và giáo dục. Cả hai nước cũng rất lưu tâm đến nhu cầu chế ngự “chính sách đơn phương không bị ngăn cản” của Bắc Kinh - một cách nói ngoại giao được Phó thủ tướng Phạm Bình Minh mô tả gần đây.
Về phương diện quốc tế, cảnh quan mối quan hệ nồng ấm giữa Hà Nội và Washington thu hút rất nhiều sự chú ý. Mối quan hệ thân thiết giữa hai chính quyền chắc chắn sẽ giúp Việt Nam và Hoa Kỳ cùng hợp tác với các quốc gia khác - bao gồm Trung Quốc (nếu nước này đồng ý hợp tác) - nhằm xây dựng một khu vực an toàn, an ninh và thịnh vượng.
Những phân tích của tôi về Việt Nam cho thấy đứng giữa khoảng cách của Việt Nam hiện tại và một Việt Nam thịnh vượng hơn trong tương lai là một loạt quyết định chính trị quan trọng về phát triển thể chế. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng kinh tế. Kinh tế Việt Nam có tiềm năng phát triển tốt hơn.
Người Việt đã nhìn thấy những cải thiện rất quan trọng trong đời sống, nhưng chỉ đạt được ở tốc độ thấp do sự bất bình đẳng giữa các nhóm thu nhập, và đang tiến triển rất chậm do các hạn chế khác nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các cơ hội kinh tế.
Thật sự, Việt Nam sẽ hưởng lợi rất nhiều khi mối quan hệ với Mỹ đã trở nên tốt hơn. Quan trọng nhất là Việt Nam nên tiến đến mối quan hệ với Mỹ một cách cẩn trọng nhưng với tinh thần cởi mở để tiến đến một xã hội công bằng, văn minh mà người Việt Nam ở mọi thành phần đã nỗ lực tìm kiếm trong nhiều thế kỷ qua.
Mối quan hệ thân thiết hơn với Mỹ cùng các đất nước khác rất đáng được hoan nghênh, có thể giúp Việt Nam đối phó với những thách thức và đưa ra những quyết định khi cần.
GS JONATHAN LONDON
(thành viên Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại ĐH Thành thị Hong Kong)
(Tuổi Trẻ)
Tuyên cáo về tập hợp vì nền dân chủ tại Hồng Kông và Việt Nam
Kính gởi toàn thể nhân dân Hồng Kông tại thực địa và hải ngoại.
Đồng kính gởi toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
Những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối nhà cầm quyền Trung cộng tráo trở tước quyền tự quyết của nhân dân Hồng Kông từ mấy tuần nay đã làm cho cả thế giới chấn động và đa phần đều khâm phục lẫn ủng hộ. Đây là cao điểm của một cuộc đối kháng lâu dài sau khi Hồng Kông thuộc về lại Trung Quốc năm 1997, đặc biệt là từ năm 2012, lúc nhà cầm quyền Bắc Kinh từng bước nuốt lời hứa cho Hồng Kông hưởng một quy chế tự trị cao với nền dân chủ thật trong vòng nửa thế kỷ. Ngoài việc đào sâu thêm hố phân cách giàu nghèo, gây khó khăn cho cuộc sống tại đặc khu hành chánh này, nhà cầm quyền Trung cộng còn muốn tước quyền ứng cử lẫn bầu cử của nhân dân và đầu độc giới trẻ bằng một nền giáo dục ngu dân lẫn nô dịch.
Hiệp thông cùng vô số cá nhân, đoàn thể, tổ chức tại nhiều quốc gia cũng như tại Việt Nam đang bày tỏ lòng ủng hộ bằng nhiều cách đối với cuộc tranh đấu của sinh viên cùng nhân dân Hồng Kông, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam ký tên dưới đây đồng tuyên bố như sau:
1- Chúng tôi vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức, đầu óc tỉnh táo, kỷ luật chặt chẽ và cung cách văn minh lịch sự của các bạn trẻ Hồng Kông (gồm hàng trăm ngàn sinh viên lẫn học sinh) khi đòi hỏi quyền phổ thông đầu phiếu, khẳng định lập trường bất tuân dân sự và bày tỏ thái độ phản đối chế độ cộng sản, trước một nhà cầm quyền địa phương hoàn toàn bị Bắc Kinh chi phối và trước lực lượng cảnh sát đông đảo đang bắt đầu có những hành vi bạo lực (dùng dùi cui, xịt tiêu lỏng và ném lựu đạn cay…).
2- Chúng tôi hết lòng hoan nghênh việc cha mẹ, thầy cô ủng hộ và đồng hành cùng các bạn sinh viên học sinh Hồng Kông vì thấy hậu duệ và học trò của mình đang tiếp nối tinh thần và sự nghiệp xây dựng dân chủ; việc thành phần cư dân lớn tuổi thông cảm, hỗ trợ và bênh vực các bạn trẻ đang xuống đường vì ý thức đó là trách nhiệm tập thể của một cộng đồng cùng chung vận mệnh; việc nhiều lãnh đạo tinh thần, chức sắc tôn giáo động viên và hướng dẫn các tín đồ trẻ tuổi hay lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền tôn trọng pháp luật, vì quan niệm tôn giáo không thể đứng bên lề cuộc chiến đấu cho công lý.
3- Chúng tôi thực tâm lo lắng khi nghe tin tại quận thương mại Mongkok vừa mới nổ ra những cuộc phá phách, gây hấn, hành hung do nhiều nhóm người lạ mặt gây ra đối với các bạn sinh viên và người dân Hồng Kông vốn đã luôn biểu tình hết sức ôn hòa và trật tự trong hai tuần rồi. Công luận cho rằng những thành phần côn đồ dùng bạo lực để gây rối, phá hoại và làm mất ý nghĩa cuộc biểu tình là do chính nhà cầm quyền Cộng sản từ Đại lục giật dây hoặc sai phái. Những ai từng xuống đường đấu tranh tại Việt Nam chúng tôi rất hiểu rõ điều này. Xin hoan nghênh các bạn trẻ Hồng Kông đã luôn tỉnh táo, không đáp lại bằng bạo lực mà chỉ trả đũa bằng cách ngưng đối thoại với nhà cầm quyền.
Xét vì hoàn cảnh đất nước Việt Nam chúng tôi còn thê thảm hơn Hồng Kông hiện thời và cuộc đấu tranh của chúng tôi còn gay gắt, khó khăn và gian khổ gấp bội, nên nhân đây chúng tôi cũng xin được ngỏ lời với đồng bào Việt Nam chúng tôi như sau:
1- Giới trẻ Việt Nam nói riêng và phong trào tranh đấu Việt Nam nói chung hãy biến niềm cảm hứng từ cuộc Cách mạng Dù tại Hồng Kông thành nỗ lực giúp nhau có ý thức dân chủ cao, tấm lòng can đảm lớn, tinh thần đoàn kết rộng rãi và thái độ nhập cuộc đông đảo để dấn thân biến đổi thực trạng phi dân chủ và mất nhân quyền còn tồi tệ gấp ngàn lần ở Hồng Kông. Phần các bậc phụ huynh, thầy giáo, chức sắc tại Việt Nam, xin hãy giúp khơi gợi ý thức tự do, truyền thụ tinh thần độc lập, giáo dục não trạng dân chủ cho thế hệ trẻ đang là con cái, học trò, tín hữu của mình, cũng như luôn hỗ trợ, bênh vực và đồng hành cùng các em trong những sáng kiến và hoạt động đòi lại những nhân quyền và dân quyền đã và đang bị nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn tước đoạt.
2- Nhà cầm quyền CSVN không được làm âm vang tiếng nói của nhà cầm quyền Trung cộng vốn khẳng định “các vấn đề của Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc”, các nước khác chớ can thiệp vào. Tuyên bố của bộ ngoại giao ngày 02-10 “khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến những khu vực có biểu tình để tránh xảy ra những tình huống phức tạp” và “hy vọng chính quyền Hồng Kông sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm sớm ổn định tình hình”, tuyên bố ấy là một động thái ủng hộ Trung cộng trong vấn đề Hồng Kông, tiếp tục làm vừa lòng quan thầy ở Trung Nam Hải, bộc lộ thái độ chư hầu và chính sách lệ thuộc nguy hiểm trong bang giao quốc tế. Ngoài ra, đó cũng là cuống cuồng lo sợ trước sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc biểu tình ôn hòa tại Hồng Kông, tuyệt vọng chặn đứng ngọn gió dân chủ đang thổi vào đại lục xuống tận miền đất Việt.
3- Toàn dân trong nước hãy noi gương tranh đấu của người dân, đặc biệt của giới trẻ tại các quốc gia Đông Âu cuối thế kỷ trước, của các quốc gia Bắc Phi và Ả Rập vùng Trung Đông gần đây, hiện thời là của người dân Ukraina, Tân Cương, Tây Tạng và lúc này là giới trẻ Hồng Kông trong tinh thần và khí phách của sinh viên Thiên An Môn. Các dân tộc ấy đã mạnh mẽ cho thế giới thấy họ nghĩ gì, muốn gì. Với truyền thống hào hùng và dòng máu bất khuất của nòi Lạc Việt, chúng ta hãy đồng lòng và can đảm quyết định thay đổi đường đi, thay đổi vận mệnh của quốc gia dân tộc. Bởi lẽ ngày càng hiển hiện nguy cơ mất nước do sự xâm lấn của ngoại thù Cộng sản Tàu và sự bạc nhược, đồng lõa của một bộ phận trọng yếu trong giới cầm quyền Cộng sản Việt.
Cuối cùng, chúng tôi cầu chúc cho cuộc biểu tình bất tuân dân sự của nhân dân, giới trẻ Hồng Kông đạt được các mục tiêu cao cả, đồng thời khơi dậy được tinh thần đấu tranh cho người dân ở Đại lục, để từ đó thêm sức mạnh cho phong trào tranh đấu tại Việt Nam.
Hỡi các bạn trẻ Hồng Kông, hãy là niềm hy vọng của thế giới!
Việt Nam ngày 05-10-2014
1- Bạch Đằng giang Foundation, Đại diện: Ths Phạm Bá Hải
2- Bauxite Việt Nam, Đại diện: Gs Phạm Xuân Yêm và Gs Nguyễn Huệ Chi
3- Diễn Đàn XHDS, Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
4- Khối Tự do Dân chủ 8406, Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải
5- Giáo hội Cao Đài, Đại diện: CTS Nguyễn Bạch Phụng
6- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện: Ms Nguyễn Hoàng Hoa.
7- Giáo Hội PGHH Thuần túy, Đại diện: Hội trưởng Lê Quang Liêm
8- Giáo Hội Tin lành Mennonite độc lập, Đại diện: Ms Nguyễn Hồng Quang.
9- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN, Đại diện: Kỹ sư Nguyễn Bắc Truyển
10- Hội Anh em Dân chủ, Đại diện: Ls Nguyễn Văn Đài.
11- Hội Bảo vệ quyền tự do tôn giáo, Đại diện: Cô Hà Thị Vân
12- Hội Bầu bí Tương thân, Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
13- Hội Cựu tù nhân lương tâm, Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
14- Hội Nhà báo độc lập, Đại diện: Ts Phạm Chí Dũng
15- Hội Phụ nữ Nhân quyền, Đại diện: Cô Huỳnh Thục Vy.
16- Hội thánh Chuồng bò (Tin Lành), Đại diện: Ms Nguyễn Mạnh Hùng
17- Lao động Việt, Đại diện: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
18- Mạng lưới Blogger Việt Nam, Đại diện: Cô Phạm Thanh Nghiên.
19- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, Đại diện: Lm Phan Văn Lợi.
20- Phong trào Liên đới Dân oan tranh đấu VN, Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.
21- Tăng đoàn GHPGVNTN, Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh
22- Văn phòng Công lý Hòa bình DCCT, Đại diện: Lm Đinh Hữu Thoại.
Nguồn: Dân Làm Báo
Đồng kính gởi toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
Những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối nhà cầm quyền Trung cộng tráo trở tước quyền tự quyết của nhân dân Hồng Kông từ mấy tuần nay đã làm cho cả thế giới chấn động và đa phần đều khâm phục lẫn ủng hộ. Đây là cao điểm của một cuộc đối kháng lâu dài sau khi Hồng Kông thuộc về lại Trung Quốc năm 1997, đặc biệt là từ năm 2012, lúc nhà cầm quyền Bắc Kinh từng bước nuốt lời hứa cho Hồng Kông hưởng một quy chế tự trị cao với nền dân chủ thật trong vòng nửa thế kỷ. Ngoài việc đào sâu thêm hố phân cách giàu nghèo, gây khó khăn cho cuộc sống tại đặc khu hành chánh này, nhà cầm quyền Trung cộng còn muốn tước quyền ứng cử lẫn bầu cử của nhân dân và đầu độc giới trẻ bằng một nền giáo dục ngu dân lẫn nô dịch.
Hiệp thông cùng vô số cá nhân, đoàn thể, tổ chức tại nhiều quốc gia cũng như tại Việt Nam đang bày tỏ lòng ủng hộ bằng nhiều cách đối với cuộc tranh đấu của sinh viên cùng nhân dân Hồng Kông, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam ký tên dưới đây đồng tuyên bố như sau:
1- Chúng tôi vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức, đầu óc tỉnh táo, kỷ luật chặt chẽ và cung cách văn minh lịch sự của các bạn trẻ Hồng Kông (gồm hàng trăm ngàn sinh viên lẫn học sinh) khi đòi hỏi quyền phổ thông đầu phiếu, khẳng định lập trường bất tuân dân sự và bày tỏ thái độ phản đối chế độ cộng sản, trước một nhà cầm quyền địa phương hoàn toàn bị Bắc Kinh chi phối và trước lực lượng cảnh sát đông đảo đang bắt đầu có những hành vi bạo lực (dùng dùi cui, xịt tiêu lỏng và ném lựu đạn cay…).
2- Chúng tôi hết lòng hoan nghênh việc cha mẹ, thầy cô ủng hộ và đồng hành cùng các bạn sinh viên học sinh Hồng Kông vì thấy hậu duệ và học trò của mình đang tiếp nối tinh thần và sự nghiệp xây dựng dân chủ; việc thành phần cư dân lớn tuổi thông cảm, hỗ trợ và bênh vực các bạn trẻ đang xuống đường vì ý thức đó là trách nhiệm tập thể của một cộng đồng cùng chung vận mệnh; việc nhiều lãnh đạo tinh thần, chức sắc tôn giáo động viên và hướng dẫn các tín đồ trẻ tuổi hay lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền tôn trọng pháp luật, vì quan niệm tôn giáo không thể đứng bên lề cuộc chiến đấu cho công lý.
3- Chúng tôi thực tâm lo lắng khi nghe tin tại quận thương mại Mongkok vừa mới nổ ra những cuộc phá phách, gây hấn, hành hung do nhiều nhóm người lạ mặt gây ra đối với các bạn sinh viên và người dân Hồng Kông vốn đã luôn biểu tình hết sức ôn hòa và trật tự trong hai tuần rồi. Công luận cho rằng những thành phần côn đồ dùng bạo lực để gây rối, phá hoại và làm mất ý nghĩa cuộc biểu tình là do chính nhà cầm quyền Cộng sản từ Đại lục giật dây hoặc sai phái. Những ai từng xuống đường đấu tranh tại Việt Nam chúng tôi rất hiểu rõ điều này. Xin hoan nghênh các bạn trẻ Hồng Kông đã luôn tỉnh táo, không đáp lại bằng bạo lực mà chỉ trả đũa bằng cách ngưng đối thoại với nhà cầm quyền.
* * *
Xét vì hoàn cảnh đất nước Việt Nam chúng tôi còn thê thảm hơn Hồng Kông hiện thời và cuộc đấu tranh của chúng tôi còn gay gắt, khó khăn và gian khổ gấp bội, nên nhân đây chúng tôi cũng xin được ngỏ lời với đồng bào Việt Nam chúng tôi như sau:
1- Giới trẻ Việt Nam nói riêng và phong trào tranh đấu Việt Nam nói chung hãy biến niềm cảm hứng từ cuộc Cách mạng Dù tại Hồng Kông thành nỗ lực giúp nhau có ý thức dân chủ cao, tấm lòng can đảm lớn, tinh thần đoàn kết rộng rãi và thái độ nhập cuộc đông đảo để dấn thân biến đổi thực trạng phi dân chủ và mất nhân quyền còn tồi tệ gấp ngàn lần ở Hồng Kông. Phần các bậc phụ huynh, thầy giáo, chức sắc tại Việt Nam, xin hãy giúp khơi gợi ý thức tự do, truyền thụ tinh thần độc lập, giáo dục não trạng dân chủ cho thế hệ trẻ đang là con cái, học trò, tín hữu của mình, cũng như luôn hỗ trợ, bênh vực và đồng hành cùng các em trong những sáng kiến và hoạt động đòi lại những nhân quyền và dân quyền đã và đang bị nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn tước đoạt.
2- Nhà cầm quyền CSVN không được làm âm vang tiếng nói của nhà cầm quyền Trung cộng vốn khẳng định “các vấn đề của Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc”, các nước khác chớ can thiệp vào. Tuyên bố của bộ ngoại giao ngày 02-10 “khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến những khu vực có biểu tình để tránh xảy ra những tình huống phức tạp” và “hy vọng chính quyền Hồng Kông sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm sớm ổn định tình hình”, tuyên bố ấy là một động thái ủng hộ Trung cộng trong vấn đề Hồng Kông, tiếp tục làm vừa lòng quan thầy ở Trung Nam Hải, bộc lộ thái độ chư hầu và chính sách lệ thuộc nguy hiểm trong bang giao quốc tế. Ngoài ra, đó cũng là cuống cuồng lo sợ trước sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc biểu tình ôn hòa tại Hồng Kông, tuyệt vọng chặn đứng ngọn gió dân chủ đang thổi vào đại lục xuống tận miền đất Việt.
3- Toàn dân trong nước hãy noi gương tranh đấu của người dân, đặc biệt của giới trẻ tại các quốc gia Đông Âu cuối thế kỷ trước, của các quốc gia Bắc Phi và Ả Rập vùng Trung Đông gần đây, hiện thời là của người dân Ukraina, Tân Cương, Tây Tạng và lúc này là giới trẻ Hồng Kông trong tinh thần và khí phách của sinh viên Thiên An Môn. Các dân tộc ấy đã mạnh mẽ cho thế giới thấy họ nghĩ gì, muốn gì. Với truyền thống hào hùng và dòng máu bất khuất của nòi Lạc Việt, chúng ta hãy đồng lòng và can đảm quyết định thay đổi đường đi, thay đổi vận mệnh của quốc gia dân tộc. Bởi lẽ ngày càng hiển hiện nguy cơ mất nước do sự xâm lấn của ngoại thù Cộng sản Tàu và sự bạc nhược, đồng lõa của một bộ phận trọng yếu trong giới cầm quyền Cộng sản Việt.
Cuối cùng, chúng tôi cầu chúc cho cuộc biểu tình bất tuân dân sự của nhân dân, giới trẻ Hồng Kông đạt được các mục tiêu cao cả, đồng thời khơi dậy được tinh thần đấu tranh cho người dân ở Đại lục, để từ đó thêm sức mạnh cho phong trào tranh đấu tại Việt Nam.
Hỡi các bạn trẻ Hồng Kông, hãy là niềm hy vọng của thế giới!
Việt Nam ngày 05-10-2014
1- Bạch Đằng giang Foundation, Đại diện: Ths Phạm Bá Hải
2- Bauxite Việt Nam, Đại diện: Gs Phạm Xuân Yêm và Gs Nguyễn Huệ Chi
3- Diễn Đàn XHDS, Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
4- Khối Tự do Dân chủ 8406, Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải
5- Giáo hội Cao Đài, Đại diện: CTS Nguyễn Bạch Phụng
6- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện: Ms Nguyễn Hoàng Hoa.
7- Giáo Hội PGHH Thuần túy, Đại diện: Hội trưởng Lê Quang Liêm
8- Giáo Hội Tin lành Mennonite độc lập, Đại diện: Ms Nguyễn Hồng Quang.
9- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN, Đại diện: Kỹ sư Nguyễn Bắc Truyển
10- Hội Anh em Dân chủ, Đại diện: Ls Nguyễn Văn Đài.
11- Hội Bảo vệ quyền tự do tôn giáo, Đại diện: Cô Hà Thị Vân
12- Hội Bầu bí Tương thân, Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
13- Hội Cựu tù nhân lương tâm, Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
14- Hội Nhà báo độc lập, Đại diện: Ts Phạm Chí Dũng
15- Hội Phụ nữ Nhân quyền, Đại diện: Cô Huỳnh Thục Vy.
16- Hội thánh Chuồng bò (Tin Lành), Đại diện: Ms Nguyễn Mạnh Hùng
17- Lao động Việt, Đại diện: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
18- Mạng lưới Blogger Việt Nam, Đại diện: Cô Phạm Thanh Nghiên.
19- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, Đại diện: Lm Phan Văn Lợi.
20- Phong trào Liên đới Dân oan tranh đấu VN, Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.
21- Tăng đoàn GHPGVNTN, Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh
22- Văn phòng Công lý Hòa bình DCCT, Đại diện: Lm Đinh Hữu Thoại.
Nguồn: Dân Làm Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét