Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Công, tội trước lịch sử

  • Vì sao giới trẻ Việt Nam thiếu lửa dân chủ (RFA) - Phong trào đòi dân chủ của sinh viên học sinh Hong Kong cho thấy ngọn lửa cách mạng hừng hực trong giới trẻ của đặc khu này. Tại sao sinh viên học sinh Việt Nam trong những năm gần đây biểu lộ sự thờ ơ với thời cuộc và đa phần chỉ lo toan cho đời sống riêng?
  • Dân chủ có giúp tăng trưởng kinh tế? (BBC) - Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và hậu quả của Mùa Xuân Ả Rập, có nên đánh giá thực tế về tác động của dân chủ hóa với tăng trưởng kinh tế?
  • Việt Nam nhìn nhận việc chống tham nhũng khó và phức tạp (RFA) - Trong cuộc tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 8 Quốc Hội Khóa XIII, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam nhìn nhận công cuộc chống tham nhũng vừa phức tạp lại vừa quá khó, có nhiều việc đảng nhà nước và chính phủ rất muốn làm nhưng chưa thể làm ngay được.
  • Hà Nội lo ngại ảnh hưởng phong trào dân chủ từ Hong Kong (RFA) - Việc những thành phần hoạt động và đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam tiếp tục phản đối các chính sách bị cho là lãng phí của nhà cầm quyền và bày tỏ ủng hộ cuộc biểu tình đòi dân chủ thật sự tại Hong Kong khiến nhà cầm quyền Hà Nội có phản ứng.
  • Kinh tế Nga sẽ suy yếu lâu dài (RFI) - Hồng Kông, Bắc Triều Tiên, thánh chiến Hồi giáo vẫn là những chủ đề quốc tế trên báo chí Pháp. Trong hồ sơ kinh tế, Les Echos phân tích các yếu tố làm nước Nga của Putin bế tắc và suy yếu lâu dài trong khi Le Figaro dự báo một ngôi sao mới sẽ nổi bật trên chính trường Nga trong 10 năm tới đây.
  • Hong Kong lưu thông trở lại (BBC) - Người biểu tình ở Hong Kong thôi chặn đường phố để người đi làm và học sinh có thể đi lại bình thường.
  • Tình hình Hong Kong lúc 8h tối ngày 6/10/2014 (RFA) - Tin từ Hong Kong cho biết các sinh viên Hồng Kong đã trở về trường học, các nhân viên văn phòng đã trở lại làm việc vào hôm nay. Tuy nhiên cũng còn nhiều sinh viên ở lại ở những địa điểm biểu tình vì những đòi hỏi của họ chưa được chính quyền đáp ứng.
  • Tình hình Hong Kong tạm lắng dịu (RFA) - Cuộc biểu tình ở Hồng Kong đã lắng dịu vào ngày hôm qua khi có nhiều sinh viên trở lại trường học và các viên chức đi làm trở lại.
  • Biểu tình lắng xuống ở Hong Kong (VOA) - Hạn chót đã trôi qua mà không có hành động nào của cảnh sát. Thời gian và sự kiệt sức đang tác động đến số người biểu tình ngày càng giảm bớt
  • Báo chí Trung Quốc tìm cách xoa dịu tình hình tại Hồng Kông (RFI) - Đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc trong suốt tuần qua không đả động đến phong trào phản kháng tại Hồng Kông. Nhưng sáng nay, (06/10/2014) đã dành 10 phút để nói về các sinh hoạt tại Hồng Kông đang trở lại bình thường. Sau một loạt các bài báo lên án mạnh mẽ phong trào dân chủ Hồng Kông, báo chí Trung Quốc bắt đầu dịu giọng, không chỉ riêng với trường hợp của Hồng Kông, mà ngay cả với khu tự trị Tân Cương.
  • Hồng Kông: Công cụ đỏ, liên kết xã hội đen? (RFA) - Khi những con bài trấn áp bằng hơi cay, xịt nước, dùi cui đã được sử dụng xem chừng không có hiệu quả trước bức tường vững vàng của hàng vạn người bất bạo động, có kỷ luật và văn hóa, được phơi bày trước cộng đồng quốc tế, nhà cầm quyền CSTQ đã tính con bài khác.
  • Quân thánh chiến đã chiếm một phần thành phố Kobane (RFI) - Theo hãng tin Reuters, sau nhiều ngày bao vây và tấn công ác liệt, hôm nay 6/10/2014, lực lượng thánh chiến thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã cắm được lá cờ đen của họ trên một tòa nhà nằm ở phía đông Kobane, thành phố của Syria nằm sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Một sinh viên Nhật bị nghi ngờ tham gia ISIS (RFA) - Một sinh viên người Nhật 26 tuổi ở đại học Hokkaido miền Bắc nước này cùng vài người bạn trọ chung với anh ta bị cảnh sát thẩm vấn vì tình nghi đang lên kế hoạch đi sang Trung đông để gia nhập nhóm Hồi giáo khủng bố ISIS.
  • Hàn Quốc : Báo cáo chính thức về nguyên nhân vụ chìm phà Sewol (RFI) - Tư pháp Hàn Quốc công bố báo cáo chính thức về nguyên nhân vụ đắm phà Sewol. Tai nạn xảy ra hôm 16/04/2014 làm hơn 300 người thiệt mạng. Đa số nạn nhân là học sinh trung học. Thuyền trưởng và nhiều nhân viên trên phà đã bỏ chạy để thoát thân.
  • Nobel Y học 2014 dành cho « hệ thống GPS » của não (RFI) - Ngày 06/10/2014, Ủy ban giải Nobel công bố trao giải thưởng Y học năm nay cho ba nhà nghiên cứu John O’Keefe, May Britt Moser và Edvard Moser. Cả ba được trao tặng giải thưởng cao quý này vì đã « đi tiên phong trong việc nghiên cứu về các tế bào tạo thành hệ thống xác định vị trí trong não bộ ».
  • Đa dạng sinh học trên thế giới vẫn bị đe dọa nghiêm trọng (RFI) - Các giống loài sinh học đang bị mất dần, quần thể sống tự nhiên bị hủy hoại, hệ sinh thái bị xuống cấp. Trên đây là hiện trạng đáng báo động được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Liên hiệp quốc về bảo vệ đa dạng sinh học khai mạc hôm nay 6/10/2014 tại Hàn Quốc.
  • Ngân hàng Thế giới giảm dự phóng tăng trưởng của Đông Á (RFI) - GDP tại các nước phát triển Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương trong năm 2014 tăng 6,9 %. Tỷ lệ này thấp hơn so với dự phóng đã được công bố hồi tháng 4/2014. Trên đây là nội dung báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á-Thái Bình Dương được Ngân Hàng Thế Giới công bố ngày 06/10/2014.
  • Bầu cử Brazil : Tổng thống mãn nhiệm dẫn đầu ở vòng 1 (RFI) - Triển vọng bà Dilma Rousseff tái đăc cử thêm rõ nét. Trong cuộc bỏ phiếu ở vòng 1, tổng thống mãn nhiệm đại diện cho đảng Lao động về đầu. Ở vòng hai, bà sẽ đương đầu với ứng cử viên của đảng Xã hội dân chủ Aecio Neves. Ứng cử viên đảng Xanh bà Marina Silva bất ngờ bị loại.
  • Úc mở lại chiến dịch tìm kiếm máy bay mất tích MH370 (RFI) - Bẩy tháng sau khi chuyến bay mang số hiệu MH370 của hàng không Malaysia Airlines bị mất tích một cách bí hiểm, hôm nay, 06/10/2014, chính quyền Úc thông báo mở lại chiến dịch tìm kiếm dưới đáy biển Ấn Độ Dương, nơi được cho là có thể chiếc máy bay xấu số đã bị rớt xuống.
  • Nhật Bản : Lính Mỹ thiệt mạng do trận bão Phanfone (RFI) - Tokyo và một phần lớn của Nhật Bản đang đương đầu với bão Phanfone. 6 người thiệt mạng và mất tích. Hơn 600 chuyến bay bị hủy bỏ, hàng chục tuyến tàu cao tốc bị giữ tại trong các sân ga. Bão Phanfone làm ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất của hai hãng xe lớn là Toyota và Nissan. Công tác tìm kiếm nạn nhân núi lửa Ontake bị gián đoạn.
  • Liên Hiệp châu Phi kêu cứu ngăn chặn Ebola (RFA) - Người đứng đầu tổ chức Liên hiệp châu Phi là bà Dlamini-Zuma nói là các quốc gia châu Phi đang bị dịch Ebola cần có thêm nhiều bác sĩ và nhân viên y tế để có thể đấy lùi được dịch bệnh.
  • Nam và Bắc Hàn đang xích lại gần nhau? (RFA) - Tổng Thống Nam Hàn hoan nghênh việc Bình Nhưỡng cử một phái đoàn cấp cao sang thăm miền Nam, nhưng cảnh báo không nên vội vã nghĩ rằng quan hệ giữa 2 nước sẽ được cải thiện.
  • Tuần tra gần Trường Sa một tàu Malaysia mất tích (RFA) - Hải quân Malaysia cho biết một chiếc tầu tuần tra bị mất tích lúc đang thi hành nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa, trong khu vực mà quốc gia này tranh chấp chủ quyền với Philippines, Brunei, Đài Loan và Việt Nam.
  • Iran trả tự do cho một phóng viên (VOA) - Một nhà báo Iran đã được tại ngoại hầu tra sau khi bị bắt hai tháng rưỡi trước đây vì các lý do không được công bố

Nguyễn Trần Sâm - Liệu có phải hiện trạng xã hội Việt Nam chưa chín muồi để tiếp nhận nền dân chủ đa đảng?

Khi nêu ra vấn đề dân chủ đa đảng cho Việt Nam, ngoài những ý kiến ủng hộ thì các ý kiến còn lại là bác bỏ với hai lý do trái ngược nhau. Một là: Đa đảng gây rối loạn xã hội và kéo chệch khỏi con đường tiến lên tương lai cộng sản chủ nghĩa. Hai là: Đa đảng tuy tốt nhưng chưa phù hợp với xã hội VN hiện nay, tức là xã hội ta chưa đủ phát triển, nền sản xuất còn lạc hậu, manh mún, nhận thức của dân chúng còn thấp kém, nên việc áp dụng mô hình dân chủ đa đảng vào xã hôi ta sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại.
Ở đây chúng tôi không bàn về loại ý kiến thứ nhất (vì trước những nhà “lý luận” bảo vệ ý kiến này thì chúng ta chắc chắn luôn luôn thua!). Để thảo luận về loại ý kiến thứ hai, ta hãy so sánh tình hình xã hội ta hiện nay với xã hội các nước dân chủ đa đảng khi họ mới thiết lập chế độ này.
Để cho cụ thể, hãy so sánh VN hiện nay, ví dụ, với Hàn Quốc cuối thập niên 1950.
Trước hết, xin nhắc lại là vào năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia đôi dọc theo vĩ tuyến 38. Nửa phía bắc nằm dưới sự cai quản của quân Liên Xô; nửa phía Nam do quân Mỹ và lực lượng thân Mỹ kiểm soát. Tháng 11 năm 1947, Liên Hợp Quốc yêu cầu tổ chức tổng tuyển cử trên toàn bộ bán đảo này. Tuy nhiên, lực lượng của Kim Nhật Thành và quân đội Liên Xô đã cản trở tuyển cử. Năm 1948, miền Nam đã tổ chức tuyển cử thành công, với Lý Thừa Vãn (Rhee Syng-man) trở thành tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc.
Mặc dù trong những năm đầu của Đại Hàn Dân Quốc có những sự bất ổn, và năm 1961 thì Phác Chính Hy (Park Chung-hee) lật đổ Trương Miễn (Chang Myon) để trở thành một tổng thống mang tiếng cai trị bằng bàn tay sắt, về thực chất Hàn Quốc ngay từ đầu thập niên 1950 đã là một nhà nước đa đảng, nhờ đó đã phát triển đến mức thần tốc, và đến nay đã đứng vào hàng những nước phát triển với một nền “dân chủ đầy đủ”.
Liệu có phải ngay từ những năm 1950 xã hội Hàn Quốc đã ở nấc thang cao hơn xã hội Việt Nam hôm nay? Hãy thử so sánh theo vài phương diện.
Về kinh tế, Hàn Quốc đến 1960 còn bị đánh giá ngang hàng với các nước châu Phi. Tuy không có con số chính thức nhưng bình quân thu nhập của VN hiện nay chắc phải cao hơn Hàn Quốc khi đó hàng chục lần (tất nhiên đa số dân ta hiện nay vẫn nghèo). Cái gọi là hạ tầng cơ sở của Hàn khi đó càng không thể so với VN hiện nay (dù nhiều công trình ở ta bị rút ruột, nhưng tổng giá trị trong toàn xã hội vẫn lớn, có lẽ người Hàn khi đó không tưởng tượng nổi).
Về môi trường khoa học – công nghệ và thông tin, khi đó Hàn Quốc gần giống Việt Nam (cùng thời). Thông tin chủ yếu là truyền mồm.
Về trình độ học vấn thì không thể nào so dân Hàn khi đó với dân ta bây giờ.
Với những so sánh như vậy, liệu có phải hiện trạng xã hội Việt Nam chưa chín muồi để tiếp nhận nền dân chủ đa đảng?
Ai đó có thể nói: Bất kể những điều trên, nhận thức của dân ta thực sự vẫn còn quá thấp kém nên chưa thể xài được món dân chủ đa đảng. Có thể là nhận thức của dân ta còn kém thật (cho dù đa số đều học hết bậc giáo dục phổ thông và số cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ đều rất lớn). Có thể còn thấp hơn cả tầm nhận thức của dân Hàn năm 1950. Nhưng như thế có nghĩa là thấp hơn chính dân ta vào thời đó. Nghĩa là về nhận thức, dân Việt đi lùi. Nếu đúng vậy thì nguyên nhân ở đâu?
Tôi không dám quả quyết nhận định vừa nêu đúng hay sai. Nhưng nếu nó đúng thì tội làm nhận thức của dân xuống dốc chính là tội của chế độ độc đảng, bởi từ 1950 đến này chưa có chế độ nào khác cầm quyền ở đất nước này. Còn nếu sai, nghĩa là nhận thức của dân ta không thấp hơn trước đây, thì dân chủ đa đảng không có gì thiếu phù hợp vào lúc này.
Như vậy, trong cả hai trường hợp, nhận định dân chủ đa đảng không/chưa phù hợp với xã hội VN đều vô lý.
Nguyễn Trần Sâm
Tác giả gửi Quê Choa
(Quê Choa)

Bùi Tín - Công, tội trước lịch sử

Cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh được tìm đọc và bàn luận khá sôi nổi cả trong và ngoài nước. Ở Hà Nội cũng như ở Sài Gòn đã có bán chui ấn bản in từ Cali/Hoa Kỳ gửi về, hoặc tự in ra từ máy vi tính.
Đèn Cù hấp dẫn vì nó kể lại cái không khí sôi động của chiến tranh, tả lại thời kỳ nghiêm trọng sống chết của một dân tộc, đòi hỏi những quyết sách chuẩn xác. Đèn Cù lý thú, lôi cuốn vì nó khắc họa một loạt các khuôn mặt lãnh đạo từng lèo lái con thuyền đất nước qua biết bao hiểm nghèo trong hơn nửa thế kỷ qua, hé lộ những suy nghĩ, hành động, chủ trương của họ, những cuộc đấu đá nội bộ quyết liệt, những thủ đoạn phức tạp đối phó với thù, bạn, ta.
Thế nhưng ý định thầm kín của tác giả Trần Đĩnh là gì? Chủ đích của nhà báo tài năng và tâm huyết này là muốn tâm sự gì với thế hệ đương thời và cho các thế hệ tương lai? Đó là tư duy hòa bình, chung sống hòa bình, chống xung đột vũ trang, phản đối triệt để chiến tranh huynh đệ tương tàn.
Theo tôi, Trần Đĩnh có một lập trường nhân bản. Anh được hấp thụ nền giáo dục và văn hóa Pháp từ thuở bé, để có thể viết được luận văn chính trị lúc mới trưởng thành, ở ngay tòa soạn của tờ báo chủ đạo của Miền Bắc, có quan hệ xã hội rộng.
Cái quý ở Trần Đĩnh là tư duy độc lập, tự tin, suy luận bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình. Ở anh không có tố chất cúi mình làm tay sai, nghe theo lệnh người khác. Mặc dù anh nhận viết tiểu sử chính thức cho Hồ Chí Minh, viết hồi ký cho Nguyễn Lương Bằng, Bùi Lâm, Nguyễn Đức Thuận… nhưng chỉ làm anh thợ viết thuê, nghe kể thế nào viết lại như thế, tuy thế vẫn ngượng ngùng ba lần tủi hổ tự nhận và ăn năn là «bồi bút».
Anh hãnh diện công khai tự khẳng định mình là «xét lại», xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin, vì cái học thuyết Mác - Lênin kiểu Stalin là tàn bạo quá, vì cái học thuyết Mác - Lênin kiểu của Mao lại càng dã man hơn. Kinh nghiệm 5 năm sống ở Bắc Kinh đã làm tăng thêm niềm uất hận của anh đối với Mao, ghi sâu trong đầu anh tư tưởng tội ác của Mao là không sợ chiến tranh, kể cả chiến tranh nguyên tử, cho thiên hạ chết la liệt, sẽ còn lại dân Trung Hoa sống sót cũng không sao. Anh cay cú, khinh bỉ cái tư duy ích kỷ của Mao, người chỉ mong cho “thiên hạ đại loạn” để một mình Trung Quốc thủ lợi. Tệ nữa là xúi Việt Nam cứ nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn để ông ta thủ lợi.
Theo tư duy hòa bình nhân ái của Trần Đĩnh, anh dứt tình cả với “Cụ Hồ” của anh, cả với Trường Chinh là người đã dìu dắt đào tạo anh, vì cả Hồ Chí Minh và Trường Chinh thoạt đầu đều tán thành quan điểm “Xét lại” vốn đã thành trào lưu chính thống của phong trào CS quốc tế, nhưng sau cả hai đều xoay sang theo đuôi Mao, cam chịu thành Mao-nhều (Trần Đĩnh sáng tạo ra chữ «nhều» thay cho chữ «Mao-ít » để nói kháy, trêu chọc những người cơ hội theo đuôi Mao).
Cay đắng xuýt xoa tiếc cho Hồ Chí Minh và cho Trường Chinh đã nhu nhược “mặc kệ nó” bao nhiêu thì Trần Đĩnh khinh bỉ oán hận sâu đậm đối với cặp Lê Duẩn và Lê Đức Thọ bấy nhiêu.
Theo Trần Đĩnh kể, có thể coi 2 nhân vật họ Lê này là đầu mối của những tai họa ập xuống đầu nhân dân ta trong hơn nửa thế kỷ qua. Hai nhân vật này trình độ đều kém hẳn Hồ Chí Minh và Trường Chinh, nhưng mưu chước không hề kém, đã tận dụng thời cơ sau sai lầm Cải cách ruộng đất để gạt Trường Chinh rồi gạt luôn Hồ Chí Minh ra rìa (vin cớ ông Hồ lẩm cẩm rồi) để giành độc quyền lãnh đạo, dần dần lôi kéo quanh mình những kẻ xu nịnh ham mê quyền lực như Tố Hữu, Hoàng Tùng, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng, Đỗ Mười, Lê Đức Anh…thành một thế lực áp đảo gần giống như «mafia quyền lực», dần dà nắm trọn quân đội.
Yếu tố đảng CS Trung Quốc xuyên suốt lịch sử VN kể từ năm 1949 - 1950 sau khi Mao chiếm chính quyền ở Bắc Kinh ngày 1/10/1949, khai thông biên giới Việt - Trung cuối năm 1950, rồi Mao - Chu Ân Lai bắt Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp nhận chia đôi đất nước ở vỹ tuyến 17 sau Điện Biên Phủ. Tuân theo Mao, Lê Duẩn quyết gây chiến với miền Nam dưới chiêu bài «thắng giặc Mỹ” bằng mọi giá, để rồi bị đòn đau, phải chui vào chiếc rọ Thành Đô tháng 9/1990 cực kỳ thâm hiểm cho đến nay. Mấy triệu trai tráng 2 miền đẫ hăng say giết nhau chỉ để đạt đến một nước lạc hậu, bất công, không pháp luật, như vô hồn.
Hàng loạt bộ mặt «Mao-nhều» múa may quay cuồng trên sân khấu chính trị Việt Bắc - Hà Nội từ 1949 đến 2014, qua gần 600 trang tả chân, cho độc giả nhìn lại lịch sử VN qua những tình tiết sống động đầy nhân tình thế thái, đậm chất bi hài, ở ngay chốn cung đình.
Cặp bài trùng Lê Duẩn - Lê Đức Thọ nắm chắc con chủ bài «Miền Nam» cần phải được giải phóng khỏi ách Mỹ - Ngụy bằng mọi giá để làm con ngựa chiến của mình, với cái ý đồ không hề che dấu là xé tọac cả 2 «Hiệp định đình chiến Genève và Paris» năm 1954 và năm1972 ngay từ khi 2 văn kiện này chưa ráo mực. Điều khoản mở đầu cả 2 hiệp định đều ghi rõ: “Các bên cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam”, nhưng đảng CS VN, thế lực cầm quyền trên miền Bắc, không bao giờ đếm xỉa gì đến cái quyền tự quyết ấy cả, họ cũng không bao giờ công nhận có một người lính miền Bắc nào trên đất miền Nam, dù cho con số ấy lên đến hàng vạn, rồi hàng chục vạn…vẫn cứ là không có, là con số không, chỉ có quân giải phóng miền Nam, tại chỗ.
Có thể nói Trần Đĩnh đã là luật sư bênh vực một lọat bạn bè thân thiết trong hàng ngũ những kẻ «xét lại», như Hòang Minh Chính, Phạm Kỳ Vân, Phạm Viết, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Lưu Động, Trần Châu, Hà Minh Tuân, Hòang Thế Dũng, Đặng Đình Cầu, Mai Hiến, Mai Luân, Trần Thư, Nguyễn Kiến Giang, Lê Minh Nghĩa, Lê Trọng Nghĩa, Đỗ Đức Kiên…Anh cũng minh oan và biểu dương những con người có trí tuệ và nhân cách như Lê Liêm, Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm, Đặng Kim Giang, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Vịnh, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường. Tất cả họ đều bị chụp mũ oan uổng là phản bội, phản động, theo địch, đầu hàng đế quốc, sợ chiến tranh, không dám hy sinh, dát như thỏ đế, hèn hạ, bạc nhược, bảo mạng, cầu an, tay sai của lão «trọc» - chỉ Nikita Khrushchev.  
Trần Đĩnh tiếc nuối sao ông Hồ lại nhu nhược đến vậy, không dám tham gia biểu quyết về Nghị quyết 9, không dám bảo vệ đường lối hòa bình, chung sống hòa bình, tranh đua hòa bình, không lựa chọn CNXH mang mặt con người, bác bỏ CNXH mang mặt dã thú.
Nhóm Mao-nhều truyền bá trong quân đội Võ Nguyên Giáp là kẻ sùng bái học thuật đế quốc, đậu cử nhân Luật, thuộc tầng lớp trên, Nguyễn Chí Thanh mới thật là bần cố nông đích thật, từng chăn trâu giữ bò cho địa chủ từ tấm bé, Chu Huy Mân cố nông đi buôn chiếu dọc sông Lam từ thuở lên 10, Văn Tiến Dũng là công nhân Cổ Nhuế đổ thùng trên phố rồi về làm thợ may. Cố vấn TQ về tổ chức đã đưa ra cả một danh sách loại bỏ hàng loạt sỹ quan tiểu tư sản không có gốc công nông.
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh là chỉ ra bóng đen của cộng sản TQ, của học thuyết Mao bao trùm lên dân tộc, đất nước và đảng CS VN, qua tay chân «Mao-nhều» ít học, kém văn hóa quá đông đảo.
Do đó cuốn sách kể chuyện cũ mà mang tính thời sự nóng hổi, với những trò chơi xấu của kẻ bành trướng mới rồi ở Biển Đông.
Cuốn sách như muốn góp ý cho mọi đảng viên và bà con ngoài đảng, gợi ý cho tuổi trẻ suy nghĩ về đất nước ta khi Đại Hội XII đang được chuẩn bị, về công và tội của đảng, về công và tội của từng công thần của chế độ, không trừ một ai.
Đây còn là một cuốn sách rất quý ở chỗ nó đáp ứng đòi hỏi «chúng tôi muốn biết» của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay.
Phải chăng Thoát Mao, Thoát Trung là yêu cầu sinh tử, và liên minh với bè bạn mới, với mọi nước dân chủ là con đường sống bền vững của dân tộc Việt Nam?  
Bùi Tín     
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét