-Dân chủ có giúp tăng trưởng kinh tế?
Đó là một ngày hè giữa tháng
Năm, khi những con phố ở Hà Nội bị làm cho rung chuyển bởi hàng nghìn
bước chân xuống đường tham gia vào một trong những cuộc biểu tình chống
Trung Quốc quy mô lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Cuộc tuần hành, theo giới quan sát là có sự ‘bật đèn xanh’ từ chính quyền, được truyền thông trong nước miêu tả là thể hiện ‘tinh thần đoàn kết dân tộc’ trước điều mà Hà Nội gọi là âm mưu thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông của Bắc Kinh qua việc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển tranh chấp.
Tuy nhiên, điều đã không được ống kính truyền thông nhà nước đả động đến, đó là sự phân hoá sâu sắc xảy ra giữa dòng người ấy.
Các thanh niên trong đoàn biểu tình ‘quốc doanh’, mặc áo cờ đỏ sao vàng và đeo băng đỏ trên cổ tay, đã xô xát với đoàn biểu tình của các nhóm xã hội dân sự và yêu cầu nhóm này vứt bỏ những khẩu hiệu cổ súy cho dân chủ và kêu gọi trả tự do cho các nhà hoạt động chống Trung Quốc đang bị cầm tù.
Cuộc đối đầu hôm ấy, tuy nhỏ, nhưng có lẽ sẽ còn đại diện cho sự xung đột về tư tưởng tại Việt Nam trong nhiều năm tới:
Phe ủng hộ cho dân chủ, với số lượng đang gia tăng đáng kể trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của Internet và mạng xã hội, tin rằng việc ‘thoát Trung’ chỉ có thể bắt đầu với một Việt Nam phồn thịnh, và sự phồn thịnh ấy chỉ có thể đạt được thông qua tiến trình dân chủ hoá.
Phe cổ suý độc đảng lâu nay vẫn bị cho là sản phẩm của nền giáo dục nặng tính chất tuyên truyền, nhưng đây là một nhận định thiếu chính xác và có lẽ là hơi cực đoan.
Trên thực tế, không ít người trong giới trí thức được đào tạo tại nước ngoài vẫn tin rằng, Việt Nam chỉ có thể phát triển dựa trên nền tảng của sự ổn định về chính trị, và sự ổn định đó sẽ bị phá vỡ nếu tiến trình dân chủ hoá được thực hiện quá sớm.
Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc trong hai thập niên qua và hậu quả thảm khốc của Mùa xuân Ả Rập, có lẽ hơn bao giờ hết, những hoài nghi về tác động của tiến trình dân chủ hoá đối với những quốc gia nghèo đang ngày càng lan rộng.
Vậy, đâu là cách nhìn khách quan và thực tế về tác động của dân chủ đối với nền kinh tế?
Chuyện trứng và vịt
Nhà bình luận Thomas L Friedman, trong một bài xã luận trên báo New York Times hồi năm 2009, nhận định: “Một chế độ độc tài đảng trị rõ ràng là có nhiều khiếm khuyết. Tuy nhiên khi được điều hành bởi những lãnh đạo sáng suốt, giống như Trung Quốc ngày nay, nó cũng có thể có những điểm ưu việt.”“Đảng cầm quyền khi đó có thể áp đặt những chính sách vô cùng quan trọng để đưa xã hội tiến vào thế kỷ 21 mà không vấp phải những chướng ngại về chính trị.”
Một nghiên cứu của kinh tế gia Robert J. Barro tại đại học Harvard hồi năm 1996 đối với 100 quốc gia trong giai đoạn 1960 – 1990 thậm chí còn chỉ ra rằng tiến trình dân chủ hoá chỉ có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia nơi mặt bằng tự do chính trị rất thấp, nhưng lại có tác động tiêu cực đối với những nước có tự do chính trị từ mức trung bình trở lên.
Tại Việt Nam, không ít ý kiến đã lấy sự trỗi dậy của Hàn Quốc để làm một ví dụ điển hình cho tính ưu việt của dân chủ và những tác động của nó đối với nền kinh tế.
Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Hàn Quốc là điển hình cho thấy sự thành công của một chính thể độc tài biết tôn trọng tự do kinh tế và quyền sở hữu tài sản.
Từ khi chiến tranh liên Triều chấm dứt cho đến năm 1980, cả hai miền Triều Tiên đều bị cai trị dưới chế độ độc tài.
Chỉ số biểu thị độ hạn chế về quyền hành của lãnh đạo (‘constraint on excutive’) của thước đo Polity IV trong thời kỳ từ 1950-1980 tại Bắc Hàn là 1.71/7 điểm và Nam Hàn 2.16/7 điểm.
Tuy nhiên, chính quyền độc tài Nam Hàn đã chọn theo con đường tư bản và tôn trọng quyền sở hữu tài sản, trong khi chính quyền độc tài ở Bắc Hàn chọn đường lối xã hội chủ nghĩa.
Sự khác biệt đó đã giúp đẩy thu nhập bình quân trên đầu người của Nam Hàn lên $1589 trong năm 1980, trong khi Bắc Hàn chỉ đạt $768 trong cùng thời kỳ.
Câu chuyện của hai miền Triều Tiên, theo nghiên cứu của Seymour Martin Lipset, một học giả chính trị xã hội người Mỹ, là minh chứng cho thấy chỉ vì dân chủ có mối tương quan nhất định đối với tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn con người, không có nghĩa nó là tác nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế mà là ngược lại: Chính sự phát triển về kinh tế đã giúp Hàn Quốc đạt được những tiến bộ về thể chế.
Nền kinh tế Việt Nam Cộng hoà dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm đã đi trước Hàn Quốc gần 10 năm khi áp dụng chính sách tập trung vào công nghiệp nặng để thay thế công nghiệp nhẹ và đẩy mạnh xuất khẩu, trong khi Bắc Việt, giống như Bắc Hàn, lại theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa.
Tỷ lệ % đóng góp cho GDP giữa công nghiệp và nông nghiệp của miền nam Việt Nam trong thời kỳ này cũng bắt đầu có những biểu hiện của một nền kinh tế hiện đại, với tăng trưởng GDP trong năm 1959 lên đến hơn 19%.
Trước 1975, miền nam Việt Nam đã sản xuất ra xe hơi và tự đào tạo ra những nhân tài đẳng cấp quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam dưới con đường xã hội chủ nghĩa ngày nay, với hàng triệu giáo sư, tiến sỹ, vẫn phải đi nhập ốc vít và có mức độ sáng tạo được đánh giá thua cả Campuchia.
Tuy nhiên, những chính sách tiến bộ khi ấy của miền Nam, không phải là nhờ thành quả của một nền dân chủ, mà là sự lựa chọn sáng suốt của một nhà độc tài.
Tác động dài hạn
Một chính thể độc tài kèm theo nhiều sự bất cập. Tuy nhiên những bất cập nào trong số này ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng?Có một điều rõ ràng rằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thường xuyên rất bất ổn ở quốc gia bị cai trị bởi những chính quyền độc tài. Cuộc Đại Nhảy Vọt của Mao ở Trung Quốc hay nền kinh tế Việt Nam sau năm 1975 là một ví dụ điển hình.
Một nghiên cứu hồi năm 2007 của Benjamin Jones và Benjamin Olken chỉ ra rằng sự lãnh đạo sáng suốt của một số cá thể chỉ thực sự quan trọng đối với các nhà nước độc tài.
Theo hai tác giả này, tại những xã hội có thể chế phát triển và nền dân chủ lâu đời, chất lượng lãnh đạo lại không có nhiều tác động đối với tăng trưởng kinh tế, bởi nền kinh tế được bảo toàn bởi những khuôn khổ pháp lý.
Tại Việt Nam, điều dễ thấy nhất là hệ thống hiện hành đã dẫn đến việc vốn nhà nước rơi vào tay một số cá nhân có quyền lực và không có những khuôn khổ pháp lý để ngăn chặn tình trạng lộng quyền, dẫn đến những quyết định sai lầm hoặc thiếu trách nhiệm, gây ra hậu quả nghiêm trọng, tiêu biểu là vụ tai tiếng Vinashin và chính sách tăng trưởng nóng bằng tín dụng trong hơn một thập niên qua.
Bên cạnh đó, một nhà nước chuyên chế có thể là bước cản cho nền kinh tế về dài hạn.
Sự thành công của Trung Quốc là câu chuyện của một nền kinh bắt đầu từ vị trí rất thấp và hưởng nhiều lợi thế từ việc di dân từ khu vực nông thôn lên thành thị.
Tuy nhiên, Trung Quốc về cơ bản vẫn là một nền kinh tế đang lên, và sẽ bắt đầu gặp khó khăn khi cạnh tranh ở những khu vực cao hơn trên chuỗi giá trị toàn cầu.
Đối với những nền kinh tế hiện đại, tăng trưởng không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào quyền sờ hữu tài sản hoặc kinh tế thị trường, mà còn dựa vào sự sáng tạo để đưa sáng kiến, công nghệ nhằm giúp các công ty mới ra đời và thay thế các công ty cũ.
Một trong những công trình nghiên cứu chứng minh cho lập luận này, đó là nghiên cứu của đại học Columbia, Harvard và MIT tại Hoa Kỳ hồi tháng 8 năm nay, trong đó chỉ ra rằng tùy thuộc vào mức độ dân trí mà tiến trình dân chủ hóa ở một số nước có thể có những tác động tiêu cực vào giai đoạn đầu đối với nền kinh tế.
Tuy nhiên, về dài hạn, một nền dân chủ có thể nâng tăng trưởng kinh tế cao hơn 20% so với nền kinh tế dưới chế độ độc tài.
Không phải ngẫu nhiên khi Bắc Kinh bắt đầu phải thiết lập các đặc khu kinh tế, nơi chính quyền trung ương có thể nới lỏng kiểm soát để làm mô hình thử nghiệm cho cả nước.
Trong cuốn ‘One man’s view of the World’, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu cho rằng sự cứng rắn và thận trọng về chính trị lẫn kinh tế của Bắc Kinh sẽ giúp cho Trung Quốc có thêm không gian và thời gian để thử nghiệm các bước đi mới nhưng lại tránh được sự hỗn loạn nằm ngoài tầm kiểm soát.
Việt Nam cũng đang bắt đầu xây dựng các đặc khu kinh tế ở cả ba miền Bắc Trung Nam và Hà Nội cũng đã đánh tín hiệu cho thấy các mô hình này, nếu thành công, có thể được áp dụng trên một quy mô lớn hơn.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ hồi tháng Ba năm nay được Thông tấn xã Việt Nam trích lời nói các đặc khu kinh tế sẽ được “áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù trong xây dựng, đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế, du lịch, giáo dục”, và “là nơi thử nghiệm các cơ chế chính sách có tính đột phá để có thể áp dụng cho cả nước sau này”.
Dân chủ và giáo dục
Như vậy, dân chủ hoá không phải là lời giải cho mọi vấn đề. Một quốc gia cần hội tụ đủ những điều kiện cần thiết trước khi tiến trình dân chủ hóa được thực hiện, và một trong những điều kiện tối quan trọng là giáo dục.Không phải ngẫu nhiên mà cố Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D.Roosevelt từng tuyên bố: “Dân chủ không thể thành công nếu người dân không sẵn sàng để lựa chọn một cách khôn ngoan. Vì vậy, giáo dục chính là lá chắn bảo vệ tốt nhất cho nền dân chủ.”
Vì sao nền dân chủ có thể tồn tại bền vững ở Hoa Kỳ, Anh quốc và những quốc gia châu Âu khác, nhưng lại là một mớ hỗn độn, thiếu đồng đều ở châu Phi?
Một nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng 95% các quốc gia thực hiện dân chủ hóa trong những năm 60 với mặt bằng dân trí cao (biểu hiện qua số % dân số đã trải qua giáo dục phổ thông) thì vẫn tiếp tục là những nền dân chủ trong 40 năm tiếp theo và có kinh tế phát triển.
Trong khi đó, 50% trong số các quốc gia dân chủ hóa trong cùng thời gian với mặt bằng dân trí thấp hơn đã mau chóng bị cai trị trở lại bởi những chế độ độc tài chỉ sau khoảng 10 năm.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard, MIT và Columbia cũng cho rằng tiến trình dân chủ thường có đóng góp tích cực với nền kinh tế tại những quốc gia đã có mặt bằng dân trí cao.
Giáo dục cũng là điều cần thiết nhằm tránh những xung đột vượt ngoài tầm kiểm soát.
Theo Seymour Martin Lipset, những người có học vấn cao thường chọn cách giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán và biểu quyết hơn là xung đột bạo lực.
Trong nhiều năm qua, không ít người đã đặt ra câu hỏi: “Liệu người Việt đã sẵn sàng làm chủ đất nước một cách có trách nhiệm?”.
Dân chủ, cũng như một công cụ, đòi hỏi người dùng hiểu rõ về tính năng của nó và làm sao để tận dụng nó một cách tốt nhất.
Vậy thì, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu dõng dạc rằng: “Dân chủ là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người” và “Đảng ta phải nắm chắc lấy ngọn cờ dân chủ”, hãy đánh giá tính chân thật của nó dựa trên những gì Đảng Cộng sản đang làm để xây dựng một hệ thống giáo dục giúp người dân làm chủ đất nước.
Cho đến khi nào, nền giáo dục của Việt Nam vẫn còn sản sinh ra những thế hệ sợ hãi và căm ghét những những tiếng nói trái chiều như trong cuộc biểu tình buổi trưa tháng Năm ấy tại Hà Nội, thì dân chủ mãi là một khái niệm mơ hồ và nếu có trở thành sự thật, sẽ không bền vững và không có những tác động tích cực lên nền kinh tế.
Hồng Kông ở Việt Nam: Chưa, nhưng sẽ có
Lớp lãnh đạo bảo thủ Hà Nội, và cả các phe nhóm lợi ích nữa, có “cảm
giác” thế nào trước cơn bão phản kháng toàn trị của phong trào sinh viên
Hồng Kông trong những ngày qua?
Nếu ngay những nhân vật chủ chốt trong Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Trung Quốc cũng phải quyết định rút lực lượng cảnh sát đặc nhiệm phong tỏa đám đông biểu tình và bắt đầu nhượng bộ yêu sách của họ, toàn bộ Bộ Chính Trị Ðảng Việt Nam càng phải đau đầu cân nhắc đối với bất kỳ cuộc biểu tình nào trong nước.
Mới đây, cuộc biểu tình và bãi thị của hàng trăm tiểu thương ở khu chợ Tân Bình, Sài Gòn đã buộc chính quyền quận này phải tạm ngưng việc triển khai dự án xây chợ mới - mà thực chất là làm lợi cho một nhóm lợi ích không thèm giấu mình.
Rõ là mọi chuyện đã khác và còn khác nhiều so với thời buổi bưng bít thông tin chỉ cách đây vài ba năm.
Hồng Kông là Hồng Kông
Dư luận có thể tạm thở phào. Hồng Kông không phải là Tây Tạng - nơi mà Bắc Kinh đang chuyển sang xu hướng đàn áp thay vì “ôn hòa” như trước đây; càng không phải Tân Cương nơi mà tòa án sở tại vừa kết án chung thân cả một nhân vật thuộc phái ôn hòa, còn công an Hán đang có quyền bắn người Duy Ngô Nhĩ mà chẳng cần lý cớ rõ rệt.
Trên hết, Hồng Kông là Hồng Kông, chưa từng là một vùng đất hoàn toàn thuộc về giá trị độc đảng Trung Quốc, mà là một hình ảnh của thế giới, trong đó có chính giới phương Tây. Chưa tính đến những giá trị dân chủ và nhân quyền truyền thống của đô thị này, được người Mỹ và Châu Âu bảo vệ và khác xa đêm trường cay đắng trong lòng Nội Hán, doanh số giao thương quốc tế bị ảnh hưởng đáng kể của Hồng Kông sẽ khiến Bắc Kinh chùn tay nếu họ bị thất thu thuế và giảm nguồn “trợ cấp” từ đầu tư nước ngoài một khi dại dột đàn áp phong trào biểu tình của sinh viên.
Một cách đương nhiên và khác xa Hoa lục, Hồng Kông là một trung tâm tài chính và thương mại mang tầm cỡ toàn cầu. Giá trị hàng hóa được giao dịch qua Hồng Kông đạt 977 tỷ USD trong năm 2013, tương đương 5,2% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Năm ngoái, Trung Quốc thu hút 124 tỷ USD vốn đầu tư toàn cầu, và dựa theo các năm trước đó, khoảng một nửa trong số này chảy qua Hồng Kông. Ðồng thời, khoảng 60% số vốn Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài cũng chảy qua Hồng Kông.
Cũng bởi thế, số quan chức theo trường phái diều hâu trong quân đội Trung Quốc chắc hẳn đang tràn trề thất vọng do sẽ không thể có một Thiên An Môn như một phần tư thế kỷ trước, khi hàng đoàn xe tăng thản nhiên cán qua mình hàng trăm sinh viên tay không tấc sắt.
Có đến 3,000-5,000 sinh viên đã chết thảm dưới xích xe tăng và họng súng của lực lượng có tên “Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc” ở Thiên An Môn mùa Hè năm 1989...
Hai thất bại của họ Tập
Mọi chuyện đã khác hẳn sau hơn hai chục năm. Không còn cơ hội cho “xích xe tăng tưới máu” ở Thiên An Môn. Nếu quá khứ đã chưa mấy lộ diện làn sóng phản ứng ngày càng ghê gớm ở Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và cả một số tỉnh thành trong lòng Nội Hán như hiện thời, giờ đây chính quyền trung ương Bắc Kinh đang hàng ngày phải đối phó với đủ thứ chuyện.
Hàng loạt tiếng nổ trong lòng Nội Hán trong những năm qua, về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, đang khiến cho chính quyền địa phương nhiều nơi trở nên bấn loạn. Làn sóng biểu tình của đám đông dân oan đất đai và nạn nhân môi trường đang bắt buộc chính quyền trung ương phải đấu dịu, nếu không muốn sự nguy hiểm nội loạn sẽ xóa sổ nó.
Dù năm 2014 vẫn còn một quý mới trôi qua, có thể nói Trung Quốc đã phải nhận hai thất bại không nên xem là nhỏ. Thất bại thứ nhất mang tên Hải Dương 981 - giàn khoan mà chính quyền nước này đã mạo hiểm tung vào khu vực Biển Ðông, để từ đó rước lấy phản ứng bất ngờ và mạnh mẽ của không chỉ dư luận nhân dân Việt Nam, mà từ cả cộng đồng quốc tế. Suýt chút nữa, một liên minh quân sự Bắc Á và Ðông Nam Á đã hình thành để chống lại mưu đồ bành trướng quá lộ liễu của kẻ kế thừa tư tưởng Mao Trạch Ðông về “chính quyền sinh ra trên họng súng.”
Hồng Kông là thất bại thứ hai. Cơ chế “đảng cử, dân bầu” mà Bắc Kinh quen thói hành xử với người dân nước mình đã vấp phải sự phản bác quyết liệt của lớp người trẻ tuổi ở nơi từng là thuộc địa Anh. Tất nhiên, gần hai chục năm lấy lại Hồng Kông không phải là ngắn, nhưng cũng chưa đủ dài để Tập Cận Bình có thể áp đặt chế độ nhân sự điều hành đầy tính độc đoán vào mảnh đất này theo phương pháp “đả hổ diệt ruồi” mà ông đang tung hoành ở Trung Quốc.
Và nếu chưa hoặc không thể xảy ra Thiên An Môn thứ hai, kịch bản mà Bắc Kinh có lẽ phải chấp nhận là tạm dung hòa mọi chuyện ở Hồng Kông cho đến khi tình hình tạm lắng. Tất nhiên sau đó họ có thể làm động tác truy xét và sách nhiễu, thậm chí bắt bớ những người biểu tình. Tuy nhiên, thế và lực của Trung Quốc hiện thời không cho phép họ làm bất kỳ một động tác nào quá căng thẳng, nếu thẳng thừng soi xét đến mối quan hệ giao thương với phương Tây và cận cảnh Trung Quốc bị cô lập gần như tuyệt đối về ngoại giao trên thế giới.
4,000 tỷ đô la dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, tuy chỉ đứng sau Mỹ, nhưng không thể đủ để cứu vãn nền kinh tế đông dân nhất thế giới, nếu khủng hoảng xảy ra.
Mà khủng hoảng kinh tế lại đang là một triển vọng khá gần gũi để có thể nhấn chìm thể chế độc đảng ở đất nước của vô số “thái tử đỏ” và dày đặc mầm mống nội loạn.
Chưa, nhưng sẽ có
Hồng Kông - Trung Quốc cũng là một bài học quá đáng suy ngẫm dành cho đảng và chính quyền Việt Nam. Ở vào thế yếu hơn nhiều so với Bắc Kinh về nội lực kinh tế, tiềm năng quân sự và bản lĩnh cai trị, Hà Nội đang trong tình thế không phải muốn làm gì thì làm. Thậm chí, ngay cả việc bắt bớ một nhân vật bất đồng chính kiến loại “ruồi” ở Việt Nam vào lúc này cũng trở nên khó khăn hơn nhiều so với cách đây hai năm.
TPP, vũ khí sát thương, thỏa thuận hạt nhân dân sự, hứa hẹn đối tác chiến lược toàn diện, kể cả dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam mang mã số HR4254 đang không cho phép Hà Nội hành xử một cách liều lĩnh, càng không có chuyện “được ăn cả ngã về không.”
Bất chấp truyền thống can thiệp và “kiểm duyệt mềm” từ Ban Tuyên Giáo Trung Ương, báo chí nhà nước ở Việt Nam đã đồng loạt “xé rào” trong chiến dịch đưa tin mang tính cổ vũ cho phong trào phản kháng ở Hồng Kông, dù thâm tâm nhiều người Việt Nam hiểu rõ rằng não trạng cam chịu đường hướng chính trị một chiều từ quá nhiều năm qua, cùng mặt bằng dân trí đấu tranh dân chủ và căn bệnh vô cảm kinh niên hành hạ đã kéo chậm dân chúng Việt trong tiến trình đòi lại những gì đã mất.
Nhưng “quan trí” của giới cầm quyền Việt Nam cũng chẳng thể khá hơn. Tuy có thể còn khá lâu nữa chính quyền trung ương Hà Nội mới phải đối phó với những gì như ở Hồng Kông, nhưng cái cốt tử là họ đã trở nên đuối lý hoàn toàn trước cả một dân tộc.
Chính nghĩa đã không còn thuộc về giới cầm quyền - cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, và tất cả sẽ kết thúc vào thời điểm cộng hưởng cơn phản kháng phẫn uất của dân oan đất đai, nạn nhân môi trường, công nhân và những thành phần khác trong xã hội.
Chưa, nhưng cách nào đó sẽ có một Hồng Kông ở Việt Nam.
Vấn đề chỉ còn là thời gian, bao hàm cả việc giới cầm quyền có muốn và có thể tự thay đổi trước khi quá muộn hay không...
Nếu ngay những nhân vật chủ chốt trong Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Trung Quốc cũng phải quyết định rút lực lượng cảnh sát đặc nhiệm phong tỏa đám đông biểu tình và bắt đầu nhượng bộ yêu sách của họ, toàn bộ Bộ Chính Trị Ðảng Việt Nam càng phải đau đầu cân nhắc đối với bất kỳ cuộc biểu tình nào trong nước.
Mới đây, cuộc biểu tình và bãi thị của hàng trăm tiểu thương ở khu chợ Tân Bình, Sài Gòn đã buộc chính quyền quận này phải tạm ngưng việc triển khai dự án xây chợ mới - mà thực chất là làm lợi cho một nhóm lợi ích không thèm giấu mình.
Rõ là mọi chuyện đã khác và còn khác nhiều so với thời buổi bưng bít thông tin chỉ cách đây vài ba năm.
Hồng Kông là Hồng Kông
Dư luận có thể tạm thở phào. Hồng Kông không phải là Tây Tạng - nơi mà Bắc Kinh đang chuyển sang xu hướng đàn áp thay vì “ôn hòa” như trước đây; càng không phải Tân Cương nơi mà tòa án sở tại vừa kết án chung thân cả một nhân vật thuộc phái ôn hòa, còn công an Hán đang có quyền bắn người Duy Ngô Nhĩ mà chẳng cần lý cớ rõ rệt.
Trên hết, Hồng Kông là Hồng Kông, chưa từng là một vùng đất hoàn toàn thuộc về giá trị độc đảng Trung Quốc, mà là một hình ảnh của thế giới, trong đó có chính giới phương Tây. Chưa tính đến những giá trị dân chủ và nhân quyền truyền thống của đô thị này, được người Mỹ và Châu Âu bảo vệ và khác xa đêm trường cay đắng trong lòng Nội Hán, doanh số giao thương quốc tế bị ảnh hưởng đáng kể của Hồng Kông sẽ khiến Bắc Kinh chùn tay nếu họ bị thất thu thuế và giảm nguồn “trợ cấp” từ đầu tư nước ngoài một khi dại dột đàn áp phong trào biểu tình của sinh viên.
Một cách đương nhiên và khác xa Hoa lục, Hồng Kông là một trung tâm tài chính và thương mại mang tầm cỡ toàn cầu. Giá trị hàng hóa được giao dịch qua Hồng Kông đạt 977 tỷ USD trong năm 2013, tương đương 5,2% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Năm ngoái, Trung Quốc thu hút 124 tỷ USD vốn đầu tư toàn cầu, và dựa theo các năm trước đó, khoảng một nửa trong số này chảy qua Hồng Kông. Ðồng thời, khoảng 60% số vốn Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài cũng chảy qua Hồng Kông.
Cũng bởi thế, số quan chức theo trường phái diều hâu trong quân đội Trung Quốc chắc hẳn đang tràn trề thất vọng do sẽ không thể có một Thiên An Môn như một phần tư thế kỷ trước, khi hàng đoàn xe tăng thản nhiên cán qua mình hàng trăm sinh viên tay không tấc sắt.
Có đến 3,000-5,000 sinh viên đã chết thảm dưới xích xe tăng và họng súng của lực lượng có tên “Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc” ở Thiên An Môn mùa Hè năm 1989...
Hai thất bại của họ Tập
Mọi chuyện đã khác hẳn sau hơn hai chục năm. Không còn cơ hội cho “xích xe tăng tưới máu” ở Thiên An Môn. Nếu quá khứ đã chưa mấy lộ diện làn sóng phản ứng ngày càng ghê gớm ở Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và cả một số tỉnh thành trong lòng Nội Hán như hiện thời, giờ đây chính quyền trung ương Bắc Kinh đang hàng ngày phải đối phó với đủ thứ chuyện.
Hàng loạt tiếng nổ trong lòng Nội Hán trong những năm qua, về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, đang khiến cho chính quyền địa phương nhiều nơi trở nên bấn loạn. Làn sóng biểu tình của đám đông dân oan đất đai và nạn nhân môi trường đang bắt buộc chính quyền trung ương phải đấu dịu, nếu không muốn sự nguy hiểm nội loạn sẽ xóa sổ nó.
Dù năm 2014 vẫn còn một quý mới trôi qua, có thể nói Trung Quốc đã phải nhận hai thất bại không nên xem là nhỏ. Thất bại thứ nhất mang tên Hải Dương 981 - giàn khoan mà chính quyền nước này đã mạo hiểm tung vào khu vực Biển Ðông, để từ đó rước lấy phản ứng bất ngờ và mạnh mẽ của không chỉ dư luận nhân dân Việt Nam, mà từ cả cộng đồng quốc tế. Suýt chút nữa, một liên minh quân sự Bắc Á và Ðông Nam Á đã hình thành để chống lại mưu đồ bành trướng quá lộ liễu của kẻ kế thừa tư tưởng Mao Trạch Ðông về “chính quyền sinh ra trên họng súng.”
Hồng Kông là thất bại thứ hai. Cơ chế “đảng cử, dân bầu” mà Bắc Kinh quen thói hành xử với người dân nước mình đã vấp phải sự phản bác quyết liệt của lớp người trẻ tuổi ở nơi từng là thuộc địa Anh. Tất nhiên, gần hai chục năm lấy lại Hồng Kông không phải là ngắn, nhưng cũng chưa đủ dài để Tập Cận Bình có thể áp đặt chế độ nhân sự điều hành đầy tính độc đoán vào mảnh đất này theo phương pháp “đả hổ diệt ruồi” mà ông đang tung hoành ở Trung Quốc.
Và nếu chưa hoặc không thể xảy ra Thiên An Môn thứ hai, kịch bản mà Bắc Kinh có lẽ phải chấp nhận là tạm dung hòa mọi chuyện ở Hồng Kông cho đến khi tình hình tạm lắng. Tất nhiên sau đó họ có thể làm động tác truy xét và sách nhiễu, thậm chí bắt bớ những người biểu tình. Tuy nhiên, thế và lực của Trung Quốc hiện thời không cho phép họ làm bất kỳ một động tác nào quá căng thẳng, nếu thẳng thừng soi xét đến mối quan hệ giao thương với phương Tây và cận cảnh Trung Quốc bị cô lập gần như tuyệt đối về ngoại giao trên thế giới.
4,000 tỷ đô la dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, tuy chỉ đứng sau Mỹ, nhưng không thể đủ để cứu vãn nền kinh tế đông dân nhất thế giới, nếu khủng hoảng xảy ra.
Mà khủng hoảng kinh tế lại đang là một triển vọng khá gần gũi để có thể nhấn chìm thể chế độc đảng ở đất nước của vô số “thái tử đỏ” và dày đặc mầm mống nội loạn.
Chưa, nhưng sẽ có
Hồng Kông - Trung Quốc cũng là một bài học quá đáng suy ngẫm dành cho đảng và chính quyền Việt Nam. Ở vào thế yếu hơn nhiều so với Bắc Kinh về nội lực kinh tế, tiềm năng quân sự và bản lĩnh cai trị, Hà Nội đang trong tình thế không phải muốn làm gì thì làm. Thậm chí, ngay cả việc bắt bớ một nhân vật bất đồng chính kiến loại “ruồi” ở Việt Nam vào lúc này cũng trở nên khó khăn hơn nhiều so với cách đây hai năm.
TPP, vũ khí sát thương, thỏa thuận hạt nhân dân sự, hứa hẹn đối tác chiến lược toàn diện, kể cả dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam mang mã số HR4254 đang không cho phép Hà Nội hành xử một cách liều lĩnh, càng không có chuyện “được ăn cả ngã về không.”
Bất chấp truyền thống can thiệp và “kiểm duyệt mềm” từ Ban Tuyên Giáo Trung Ương, báo chí nhà nước ở Việt Nam đã đồng loạt “xé rào” trong chiến dịch đưa tin mang tính cổ vũ cho phong trào phản kháng ở Hồng Kông, dù thâm tâm nhiều người Việt Nam hiểu rõ rằng não trạng cam chịu đường hướng chính trị một chiều từ quá nhiều năm qua, cùng mặt bằng dân trí đấu tranh dân chủ và căn bệnh vô cảm kinh niên hành hạ đã kéo chậm dân chúng Việt trong tiến trình đòi lại những gì đã mất.
Nhưng “quan trí” của giới cầm quyền Việt Nam cũng chẳng thể khá hơn. Tuy có thể còn khá lâu nữa chính quyền trung ương Hà Nội mới phải đối phó với những gì như ở Hồng Kông, nhưng cái cốt tử là họ đã trở nên đuối lý hoàn toàn trước cả một dân tộc.
Chính nghĩa đã không còn thuộc về giới cầm quyền - cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, và tất cả sẽ kết thúc vào thời điểm cộng hưởng cơn phản kháng phẫn uất của dân oan đất đai, nạn nhân môi trường, công nhân và những thành phần khác trong xã hội.
Chưa, nhưng cách nào đó sẽ có một Hồng Kông ở Việt Nam.
Vấn đề chỉ còn là thời gian, bao hàm cả việc giới cầm quyền có muốn và có thể tự thay đổi trước khi quá muộn hay không...
Phạm Chí Dũng
(Người Việt)
-Tình hình Hong Kong lúc 8h tối ngày 6/10/2014
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-10-06Học được gì từ Hàn Quốc?
Mấy ngày qua báo chí Việt Nam đều đề cập đến chuyện Hàn Quốc bắn 21 phát
đại bác chào mừng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
khi ông tới Seoul để tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài bốn ngày
tại đây.
Chuyện ‘21 phát đại bác rền vang chào mừng’ ông Trọng ‘ngay khi [ông]
bước xuống sân bay Seongnam ở thủ đô Seoul’ – như một trong những tờ báo
lớn của Việt Nam mô tả – ít hay nhiều cho thấy ông Trọng và phái đoàn
của Việt Nam được chính phủ Hàn Quốc trọng thị tiếp đón trong chuyến đi
này.
Quan hệ thân thiện, tốt đẹp
Không phải lãnh đạo Việt Nam cũng được nhận một sự đón tiếp trọng thế như thế khi công du nước ngoài.
Vậy đâu là lý do Hàn Quốc dành cho ông Trọng sự tiếp đón như vậy?
Đối với cả Seoul và Hà Nội, quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt
đẹp – và có nhiều yếu tố thuận lợi để củng cố hơn nữa quan hệ song
phương – trên mọi lĩnh vực.
Trong diễn văn chào mừng ông Trọng và phái đoàn Việt Nam tại buổi chiêu
đãi vào tối 2/10, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã nói rằng hai nước
‘có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và tinh thần’ và coi đó ‘là nền
tảng vững chắc cho sự phát triển quan hệ hai nước’.
Dù không nêu ra, có thể một trong những tương đồng ấy là cả Việt Nam và Hàn Quốc đều chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
Về kinh tế, cả hai nước đều coi nhau là đối tác quan trọng. Là một quốc
gia có nhiều tập đoàn, công ty lớn, Hàn Quốc cần thị trường đầu tư cho
các công ty của mình. Với nguồn nhân công khá trẻ và rẻ, Việt Nam là thị
trường tốt cho các công ty Hàn Quốc. Trong khi đó, để phát triển, Việt
Nam rất cần vốn đầu tư nước ngoài.
Vì vậy, không phải ngẫu nhiên Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư hàng đầu của
Việt Nam. Theo Tổng Cục thống kê Việt Nam, năm 2013, với vốn đầu tư gần
tới 3,8 tỷ USD Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Với vốn đầu
tư hơn 534 triệu USD quốc gia này vẫn đứng đầu danh sách các quốc gia
đầu tư vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2014.
Việc hai bên hai bên ký kết bản ghi nhớ hợp tác tài chính trị giá 12 tỷ
USD trong ngày thứ hai của chuyến thăm chứng tỏ quan hệ kinh tế giữa hai
nước sẽ được phát triển mạnh hơn nữa trong những năm tới.
Hàn Quốc và Việt Nam đã thiết lập quan hệ chiến lược và mối quan hệ này
cũng đang phát lớn mạnh. Xem ra hai bên rất coi trọng, tin tưởng lẫn
nhau và đánh giá cao sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh, chiến lược.
Chuyện ông Trọng cùng chia sẻ quan điểm của Nam Hàn cho rằng việc Bình
Nhưỡng ‘sở hữu vũ khí hạt nhân là điều không thể dung thứ’ chắc chắn làm
Seoul hài lòng.
Việc một Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam – một trong số ít ỏi
đồng minh còn lại của Bắc Hàn – cùng với Nam Hàn gửi một thông điệp khá
mạnh và cứng rắn như vậy tới Bắc Hàn cũng là một dấu chỉ cho thấy Hà Nội
rất coi trọng quan hệ với Seoul.
Có thể nói đối với Việt Nam, dù không cùng ý thức hệ hay chung mô hình
kinh tế, thiết lập và duy trì mối quan hệ chiến lược với Hàn Quốc dễ
dàng hơn nhiều so với thiết lập, duy trì quan hệ chiến lược với Trung
Quốc. Vì khác với quan hệ nhiều sóng gió, đầy căng thẳng với Trung Quốc,
Việt Nam không có những bất đồng, hiềm khích, tranh chấp quá khứ hay
hiện tại với Hàn Quốc.
Dù luôn coi Việt Nam là ‘giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác
tốt’, chắc Bắc Kinh không dành cho ông Trọng hay một lãnh đạo hiện tại
nào của Việt Nam một sự tiếp đón thân thiện, cởi mở và trọng thể như Hàn
Quốc dành cho ông và phái đoàn Việt Nam trong chuyến đi này.
Vì những lý do trên, chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng và những người tháp
tùng ông rất vui mừng sang thăm Hàn Quốc và hài lòng về tất cả những gì
họ diễn ra và đạt được trong chuyến đi này.
Học được gì từ chuyến thăm?
Nhưng một câu hỏi khác quan trọng, thiệt thực hơn được đặt ra là liệu
ông Trọng và phái đoàn khá hùng hậu của ông học được gì từ chuyến đi Hàn
Quốc lần này?
Trong diễn văn đáp từ Tổng thống Park Geun Hye tại buổi chiêu đãi, ông
Trọng nói rằng qua chuyến thăm ông đã ‘tận mắt được chứng kiến những
thành tựu to lớn’ mà Hàn Quốc đã đạt được trong những năm qua và chân
thành chúc mừng nước này ‘về những thành tựu đó’.
Bài nói chuyện của ông tại Trường Đại học Nghiên cứu quốc tế Hàn Quốc ở
Seoul hôm 2/10, được báo chí Việt Nam đăng tải, cũng khen ngợi ‘những
thành tựu phát triển vượt bậc’ của Hàn Quốc trong nửa thế kỷ qua vì ‘từ
một nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh, Hàn Quốc đã nhanh chóng vươn
lên trở thành một trong những nền kinh tế công nghiệp phát triển hàng
đầu’.
Đúng vậy, không ai có thể phủ nhận được những thành công của Hàn Quốc
trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, trong những thập niên vừa
qua.
Theo Ngân hàng thế giới, GDP đầu người của Hàn Quốc năm 2013 là 25977 USD. Trong khi con số đó của Việt Nam chỉ là 1911 USD.
Ông Trọng hay bất cứ ai trong phái đoàn của ông đều có thể dễ dàng nhận
ra đâu là nguyên nhân sâu xa, chính yếu dẫn đến sự tụt hậu của Bắc Hàn
và sự thua kém của Việt Nam so với Nam Hàn
Cũng vì mức sống quá khác nhau như vậy, người Hàn Quốc và Việt Nam sống trong hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược nhau.
Phát biểu vào tháng 8 năm nay, nhân dịp Kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Trung ương Đảng,
đã cho rằng Hàn Quốc hiện có khoảng 90,000 người sống tại Việt Nam và
Việt Nam cũng có 90,000 người sống ở Hàn Quốc.
Nhưng theo ông Hoàng, trong khi ‘hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm
ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin.
Nghe mà xót lòng’.
Càng đau lòng, ray rứt hơn – như chính vị Phó trưởng ban thường trực Ban
Tuyên giáo trung ương này chỉ ra – cách đây khoảng 50 năm, Việt Nam và
Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương.
Tại sao Hàn Quốc lại phát triển vượt bậc, trong khi Việt Nam lại tụt hậu như thế?
Trong bài nói chuyện của mình ở Trường Đại học Nghiên cứu quốc tế Hàn
Quốc, ông Trọng – một Giáo sư và Tiến sỹ Chính trị học – cho rằng ‘Việt
Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, một phần là do xuất
phát điểm của chúng tôi quá thấp, do tác động của những diễn biến khách
quan và quan trọng nhất là những hạn chế chủ quan’.
Ông cũng nêu ra nhiều lý do khác như ‘chất lượng tăng trưởng và sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn thấp, khoảng cách về trình độ phát triển so
với nhiều nước trong khu vực còn lớn’.
Xem ra ông Trọng không chỉ không nêu ra cụ thể hay không dám thừa nhận
những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tụt hậu của Việt Nam mà những lý do
ông đưa ra cũng trái ngược với nhìn nhận của ông Hoàng Vũ Ngọc Hoàng khi
ông cho rằng Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thua kém ‘một phần là do xuất
phát điểm của Việt Nam quá thấp’.
Nếu chỉ cần so sánh hệ thống chính trị, mô hình kinh tế, cách điều hành,
quản lý của Nam Hàn với những gì đang diễn ra tại Bắc Hàn hay thậm chí
tại Việt Nam, ông Trọng hay bất cứ ai trong phái đoàn của ông đều có thể
dễ dàng nhận ra đâu là nguyên nhân sâu xa, chính yếu dẫn đến sự tụt hậu
của Bắc Hàn và sự thua kém của Việt Nam so với Nam Hàn.
Vì khi đã ‘tận mắt chứng kiến’ những thành tựu của người ta trong 40 hay
50 năm qua và biết nhìn lại thời gian đó ‘để soi rọi chính mình ’như
ông Hoàng đã làm, chắc chắn ông Trọng và đoàn của ông rút ra được những
bài học quý giá cho Việt Nam qua chuyến thăm Hàn Quốc.
Đây mới là kết quả thiết thực nhất, điều ý nghĩa nhất mà chuyến thăm Hàn
Quốc của ông Trọng và phái đoàn của ông mang đến cho Việt Nam từ chuyến
đi này.
Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC từ London
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện làm việc nghiên cứu tại Viện Global Policy, London.
(BBC)
Toan tính 'quân đội đi trước, người dân tiếp bước' của TQ
Sâu xa hơn, đảo nhân tạo hay giàn khoan Hải Dương-981 đều nhằm khẳng định hoạt động xác lập chủ quyền thực tế tại Biển Đông.
Vào tháng 5 và tháng 6/2014, Trung Quốc lần lượt thông tin về việc
xây dựng đảo nhân tạo gần bãi đá Gạc Ma và bãi đá Chữ Thập tại quần đảo
Trường Sa. Tuyên bố đầy tính thách thức này không chỉ làm phức tạp tình
hình mà còn cho thấy tham vọng phủ sóng Biển Đông bằng đảo nhân tạo của
Trung Quốc. Theo sau đường lưỡi bò phi lý và chiến lược "lát cắt xúc
xích" thì đảo nhân tạo đang là quân bài chiến lược mà Trung Quốc toan
tính.
Nối chủ quyền bằng đảo
Có thể nói, các đảo nhân tạo được xây dựng cho nhiều mục đích. Ví như
Nhật Bản đã xây một đảo trong vịnh Osaka với diện tích 10 km² để làm
nơi xây dựng sân bay. Ở châu Âu, đảo Peberholm giúp nối Đan Mạch và Thụy
Điển. Đảo Rincon ngoài khơi quận Ventura, California, Mỹ được sử dụng
để hỗ trợ cho hoạt động khoan và khai thác dầu khí. Hay như quần đảo
World (thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) bao gồm 300 hòn đảo
nhân tạo được xây dựng để phát triển du lịch và kinh tế.
Mặc dù đảo nhân tạo không mới, nhưng theo thời gian thì các đảo này
ngày càng được sử dụng cho các hoạt động quân sự. Các chuyên gia Trung
Quốc cho hay hòn đảo nhân tạo có thể sẽ được xây dựng trên bãi Đá Chữ
Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Các cơ sở quân sự cũng sẽ
được xây dựng trên đảo nhân tạo để phục vụ cho các mục đích kinh tế -
chính trị. Hòn đảo nhân tạo này có thể được phục vụ cho việc xây dựng
vùng nhận diện phòng không (ADIZ) tại Biển Đông như nước này từng tuyên
bố từ cuối năm 2013.
Về khía cạnh kinh tế, các đảo nhân tạo chủ yếu phục vụ cho các hoạt
động khoan và khai thác dầu. Khi các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày
càng cạn kiệt thì việc khai thác nguồn năng lượng ở biển cả càng quan
trọng. Trên các đảo nhân tạo, mọi người có thể làm việc và thăm dò tài
nguyên dầu khí. Không chỉ dễ dàng thiết lập các quy trình làm việc, đảm
bảo môi trường xung quanh an toàn, công tác hậu cần trên các đảo nhân
tạo cũng thuận lợi cho công tác thăm dò dầu khí.
Hơn nữa, các căn cứ hậu cần trên chuỗi các hòn đảo nhân tạo ở Trường
Sa rất có khả năng sử dụng để tiếp nhiên liệu cho các giàn khoan. Hiện
Bắc Kinh đã cho tiến hành xây dựng giàn khoan Hải Dương-982 với trọng
lượng 30.000 tấn và được thiết kế đặc biệt để vận hành ở biển Đông, dự
kiến vào năm 2016. Theo Dalian Shipbuilding Industry Co, giàn khoan Hải
Dương-982 có khả năng khoan sâu 1.500 m và chịu được bão, biển động.
Đồng thời, Trung Quốc cũng đã đặt thêm 40 tàu hộ tống nhằm tăng cường
sức mạnh cho hơn 100 tàu hiện có.
Về khía cạnh an ninh, đảo nhân tạo sẽ tạo cơ sở giúp Trung Quốc kiểm
soát phía Tây Thái Bình Dương. Đây cũng là bước đi tiếp theo trong chuỗi
chiến lược "tàm thực" (tằm ăn dâu) của Trung Quốc. Theo Roilo Golez,
cựu Cố vấn An ninh Quốc gia của Philippines, cho hay đảo nhân tạo sẽ
giúp máy bay Trung Quốc dễ dàng tiếp cận Philippines, Việt Nam và một
phần của Malaysia trong vòng bán kính 1.000 dặm từ bãi đá Chữ Thập. Do
đó, an ninh quốc gia của các nước này sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Hơn nữa, các căn cứ hậu cần trên chuỗi các hòn đảo nhân tạo ở Trường
Sa sẽ được sử dụng để tiếp nhiên liệu cho các giàn khoan của Trung Quốc.
Bằng cách này, Trung Quốc sẽ áp dụng chiến lược mà một tác giả đã ví
von bằng cụm từ "cắt lát xúc xích kiểu giàn khoan" (oil rig salami
slicing). Mục tiêu rõ như ban ngày: từng bước gửi giàn khoan dầu từ phía
nam quần đảo Hoàng Sa vào vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa.
Sâu xa hơn, đảo nhân tạo hay giàn khoan Hải Dương-981 đều nhằm khẳng
định hoạt động xác lập chủ quyền thực tế tại Biển Đông. Nếu các giàn
khoan là các căn cứ di động thì đảo nhân tạo là trạm dừng chân chiến
lược để Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông. Xét về
căn cứ quân sự thì các đảo nhân tạo có tính bền vững và có khả năng
hướng vào chiến lược lâu dài hơn các giàn khoan. Các đảo nhân tạo sẽ là
con bài mà Trung Quốc có thể tiếp tục sử dụng trong thời gian tới.
Trung Quốc tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép trên đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Lực lượng vũ trang Philippines. |
Một viễn cảnh khó lường và nguy hiểm
Vào ngày 9/9/2014, phóng viên Rupert Wingfield-Hayes đã mô tả lại
cuộc hành trình trên một chiếc tàu cá Philippines trong bản báo cáo
"China's Island Factory". Wingfield-Hayes đã mô tả rằng: "Hàng triệu tấn
đá và cát đã được nạo vét lên từ đáy biển và bơm vào các rạn san hô để
tạo thành vùng đất mới". Báo cáo cho hay "dọc bờ biển có các xe tải xi
măng bơm, cần trục, ống thép lớn, và ánh đèn flash của ngọn đuốc hàn".
Khi được hỏi về mục đích của các đảo nhân tạo, người phát ngôn Bộ
ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố công việc chỉ là "chủ yếu
cho mục đích cải thiện điều kiện làm việc của những người dân đang sinh
sống trên những đảo này". Tuyên bố mập mờ này hoàn toàn né tránh và
không thuyết phục.
Theo điều 60 của UNCLOS 1982, "đảo nhân tạo không có quy chế vùng
biển của riêng mình và sự hiện diện của chúng không ảnh hưởng đến việc
phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa". Để kết nối
các đảo lại thành mạng lưới phủ sóng Biển Đông thì Trung Quốc phải bắt
tay vào xây dựng nhiều đảo nhân tạo. Thực tế, Trung Quốc đã triển khai
chiến lược xây dựng các đảo nhân tạo và các trạm lắp đặt từ rất lâu.
Trung Quốc đã chiếm đóng một số rạn san hô ở quần đảo Trường Sa từ
năm 1988. Các cấu trúc nhân tạo được xây dựng trên các rạn san hô như
bãi đá Gạc Ma, bãi đá ngầm Chử Bích, Đá Lạc, bãi Đá Châu Viên, bãi đá Tư
Nghĩa, và bãi đá Vành Khăn. Đáng chú ý là công tác xây dựng đảo nhân
tạo luôn được Trung Quốc bảo vệ chặt chẽ bằng các tàu quân sự.
Tham vọng của Trung Quốc đã lộ rõ. Bất chấp luật pháp quốc tế và xem
thường DOC, Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ tư tưởng "bá chủ trên
biển". Khi các đảo nhân tạo được liên kết với nhau, một mạng lưới vệ
tinh đảo nhân tạo sẽ được phủ sóng trên các căn cứ chiến lược của Biển
Đông.
Richard Javad Heydarian, giảng viên khoa học chính trị tại Đại học
Ateneo de Manila cho rằng "mục đích cuối cùng của Trung Quốc là kiểm
soát vùng biển Tây Thái Bình Dương trên thực tế (de facto) chứ không
phải là chiếm hữu dựa trên luật (de jure)". Việc Trung Quốc quyết liệt
hơn cũng nằm trong mục tiêu bất biến từ những thập niên trước: tạo "sự
đã rồi" (fait accompli).
Nếu Trung Quốc hoàn thành việc xây dựng các đảo này thì chắc chắn sẽ
còn có nhiều đảo khác được xây dựng. Bắc Kinh đã tuyên bố vào tháng
5/2014: "Hòn đảo nhân tạo tại bãi đá Chữ Thập sẽ là một căn cứ quân sự
không thể thay thế. Căn cứ này sẽ cho thấy tầm quan trọng của Biển Đông
đối với Trung Quốc và giúp đảm bảo vị thế của Trung Quốc tại Đông Nam
Á". Tuyên bố đầy hàm ý này đã cho thấy tính khó lường với những mưu tính
hết sức tinh vi của Trung Quốc trong thời gian tới.
Khả năng Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo với "cấp số nhân" để quản
lý và bao phủ Biển Đông là rất có thể xảy ra. Theo sau các đảo nhân tạo
sẽ là các tòa nhà, các thiết bị giám sát, các trạm tiếp tế, kho quân
sự,... Nghiêm trọng hơn, người dân Trung Quốc cũng có thể sẽ đến cư ngụ
tại các đảo này theo phương châm "quân đội đi trước, người dân tiếp
bước".
Các mối đe dọa an ninh truyền thống tại Biển Đông cũng sẽ kéo theo
những nguy cơ về an ninh phi truyền thống. Nếu Trung Quốc xây dựng hàng
loạt các đảo nhân tạo thì một "vạn lý trường thành" trên Biển Đông - như
lời một tác giả người Mỹ ví von - sẽ được hình thành. Trường thành trên
biển này có khả năng sẽ bao phủ 80% Biển Đông như đường lưỡi bò mà
Trung Quốc đã từng tuyên bố và luôn tìm mọi cách để hiện thực hóa.
Tham vọng của Trung Quốc đồng nghĩa với một Biển Đông ngày càng bất
ổn cao độ. Hơn lúc nào hết, ASEAN cần hành động nhanh chóng và khôn
ngoan để thống nhất về Bộ quy tắc ứng xử COC. Nếu không, Trung Quốc vẫn
sẽ tiếp tục thay đổi hiện trạng tranh chấp. Bài toán khó này, nếu không
giải kịp thời, sẽ giúp Trung Quốc ghi điểm và thay đổi sâu sắc thế tương
quan.
Huỳnh Tâm Sáng - Vũ Thành Công
(Tuần Việt Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét