<- Báo Canada: Xây căn cứ trái phép tại Gạc Ma, TQ đe dọa Việt Nam, Mỹ (Infonet). – Trung Quốc cải tạo Gạc Ma là mối nguy cho Việt Nam (KT). – Trung Quốc sắp cấm bay một phần Biển Đông? (PT).
- Du lịch Hoàng Sa: Trung Quốc thực hiện ý đồ bành trướng ở Biển Đông (RFI). – Việt Nam lại phản đối our đi Hoàng Sa (BBC). – Việt Nam phản đối TQ mở tour du lịch mới ra Hoàng Sa (VOA). – Trung Quốc chuẩn bị lực lượng hùng hậu khai thác dầu khí Biển Đông (TQ).- Học giả Trung Quốc dọa Mỹ ‘ngã lộn cổ’ (TVN). Song Xiaojun, nhà bình luận quân sự ở Bắc Kinh: “TQ sẽ ‘chiều’ nếu Mỹ không kiềm chế thói hiếu kỳ tọc mạch của mình. Giống như việc leo lên một tòa nhà chọc trời và cố nhìn xem chuyện gì đang diễn ra trong một căn phòng qua lớp kính cửa sổ – anh có thể làm việc đó thật đấy, nhưng anh sẽ có nguy cơ ngã lộn cổ“.
- Trung Quốc nói không “bá quyền” nhưng lại dọa láng giềng chớ theo “đại cường” khác (VOA/ BizLive). – Hoàn Cầu Thời báo tiếp tục tấn công VN – Hà Nội nên từ bỏ chủ nghĩa cơ hội: Hanoi should give up on opportunism (Global Times). Tạm dịch 1 đoạn: “Hà Nội phải từ bỏ chủ nghĩa cơ hội và trở lại các cuộc đàm phán song phương. Lịch sử đã chứng minh, Việt Nam có thể có được lợi ích từ mối quan hệ có đi có lại và thân thiện với Trung Quốc, quan trọng hơn so với lợi ích nhỏ mà VN có thể có được bằng cách lôi kéo một lực lượng bên ngoài can thiệp vào mối quan hệ Việt – Trung“.
- Singapore – Trung – Phi – Nhật – Đài Loan – Việt Nam: Singapore và Trung Quốc tập trận chung ở Biển Đông (RFI). – Bắc Kinh phẫn nộ vì Philippinnes quyết xử ngư dân Trung Quốc (BizLive). – Nghị sĩ Nhật và Philippines thỏa thuận hợp tác vì an ninh hàng hải (RFI). – Giàn khoan Trung Quốc ở biển Hoa Đông khoan sâu cỡ nào? (VTC). – Lập trường của Đài Loan về vấn đề biển Đông (Trần Kinh Nghị). – Ấn Độ sắp bán hỏa tiễn chống hạm cho Việt Nam (RFI).
- Hai mươi cựu tướng lĩnh sĩ quan quân đội gởi kiến nghị lên lãnh Đạo VN (RFA). – “Đảng phải giải trình về hội nghị Thành Đô’ (BBC). Đại tá Bùi Văn Bồng: “Chủ
quyền đất nước là của toàn dân chứ không phải của các nhà
lãnh đạo Đảng. Cho nên với cương vị lãnh đạo Đảng mà quyết
định vận mệnh, lãnh thổ quốc gia là sai hoàn toàn“.
- ‘Lãnh đạo VN cần biết rõ bạn và thù’ (BBC). “Trung
Quốc là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam vì họ luôn lăm le xâm
lược Việt Nam. Pháp với Mỹ là kẻ thù của thời loạn, của
hoàn cảnh thế giới nằm trong kế hoạch của các nước tư bản đế
quốc một thời”.
- Đứa con hoang xin được trở về (DLB). “Còn
đứa con hoang, Bộ Chính trị CSVN này, tự nhận thấy nếu đi luôn chắc
chắn sẽ chết nên cũng đã phải quay về. Ngày 26 và 27 tháng 8 vừa qua, Lê
Hồng Anh, đặc phái viên của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã sang Trung
Quốc gặp Tập Cẩm Bình. Chẳng biết có được xỏ nhẫn, thay quần áo mới và
được ăn dê béo không, nhưng ngoài khẩu hiệu 16 chữ vàng và 4 tốt cần
phải thấu triệt hơn nữa, lại còn phải mang thêm ‘Ba nguyên tắc chủ đạo
phát triển quan hệ Việt-Trung’ mới nữa về để học tập, thấu triệt và thi
hành“.
- Trần Khải: VN Lún Sâu Lệ Thuộc (Việt Báo). “Nhân
dân đang nóng lòng chờ xem thực hư ra sao. Hay là họ chỉ diễn tuồng
thôi. Tất cả đều thuộc bản chất giáo điều, bản chất tư lợi, chỉ ở mức độ
khác nhau. Chẳng có nhóm nào có thể gọi là cấp tiến, là đổi mới, là cải
cách trong Bộ Chính trị cổ lỗ, bảo thủ, kiên định học thuyết Mác-Lênin,
kiên định chủ nghĩa xã hội ảo tưởng và chủ nghĩa CS viễn vong“. – Chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc sẽ về đâu? (NCQT).
- Phạm Trần: HẾT THUỐC CHỮA (VietCatholic). “Đã hết thuốc chữa 3 chứng bệnh di căn của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN): chia rẽ, tham nhũng và suy thoái tư tưởng sau 45 năm không giữ được lời thề trước vong linh Hồ Chí Minh về ‘xây dựng chỉnh đốn đảng‘.”
- Ai còn có niềm tin đối với Đảng? (RFA). “Nói
chung niềm tin cũng không còn nhiều vào Đảng nữa nhưng mà bắt buộc
người ta vẫn phải ở trong Đảng. Còn nhân dân thì mất niềm tin nhiều hơn
đảng viên“.
- Nói thật về Chủ nghĩa Cộng sản (DCVOnline). “Chủ
nghĩa cộng sản là ngụy khoa học, được ngụy trang như một hệ thống kinh
tế và được thực hiện bằng lực lượng võ trang. Nó được xây dựng trên nền
cát ướt. Chủ nghĩa cộng sản đã gây ra những hậu quả về chính trị, kinh
tế và chiến lược. Không có cộng sản thì chúng tôi đã không có các cuộc
chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên rồi“.- Người trẻ và cái nhìn về ngày 2/9 (RFA). “Hiện tại, trong những lần Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam thì thế giới có lên tiếng phản đối rất là mạnh; Kể cả người dân Việt Nam cũng có hành động phản đối. Thế nhưng về phía chính quyền Việt Nam thì rõ ràng họ không thể hiện các hành động phản kháng một cách thích đáng. Hiện nay, nhiều người dân Việt Nam cũng đang nghi ngờ đảng Cộng sản Việt Nam đang bị Trung Quốc thao túng. Em nghĩ nếu việc đó có thật- một đảng cầm quyền của một đất nước mà bị thao túng thì sự độc lập không hoàn toàn. Đó chỉ là một sự độc lập nửa vời thôi“.
- Bùi Tín: Nhìn lại cuộc đấu tranh (Blog VOA). “Anh
chị em bất đồng chính kiến nên nhớ một điều là tình thế của thế lực cầm
quyền CS hiện đang ở thế yếu chí mạng, sa sút, thoái hóa, mất uy tín
chưa từng có. Không ít bà con ta, qua những đảo lộn lịch sử ở Liên Xô
cũ, ở Đông Âu, Bắc Phi, Trung Đông … coi nhóm lãnh đạo hiện tại từ trung
ương xuống địa phương là những tên tội phạm chính trị-kinh tế- tài
chính-hình sự mặc nhiên sẽ phải ra trước vành móng ngựa tòa án nhân dân,
như Nicolas Céausescu ở Romania hay như Erich Honecker ở Đông Đức, một
khi sự căm phẫn của nhân dân bùng nổ theo kiểu tức nước vỡ bờ“.
- Nguyễn Quang Duy: VIỆT NAM VỚI NHẤT NGUYÊN VÀ ĐA NGUYÊN (TNM). “Các
tổ chức đấu tranh chính trị đang đóng góp xây dựng ý thức dân chủ cho
xã hội cũng như sẽ vận động xã hội tham gia các sinh họat chính trị,
tham gia bầu cử, tham gia ứng cử khi thể chế đa nguyên đa đảng đã được
hình thành. Nếu ý thức dân chủ của xã hội chưa đầy đủ, thể chế nhất
nguyên cộng sản có thể sẽ được thay bằng một thể chế nhất nguyên độc tài
khác. Vì thế vai trò của các tổ chức đấu tranh chính trị vô cùng quan
trọng. Nói tóm lại đa nguyên chính trị là khởi đầu và cũng là nền tảng
cho tự do dân chủ“.
- Dương Hoài Linh: CÓ HAY KHÔNG CÁI GỌI LÀ “MỘNG MỊ DÂN CHỦ” (TNM). “Một
xã hội dân chủ không chỉ tùy thuộc vào kiến trúc thượng tầng,vào các
thể chế ràng buộc mà còn phụ thuộc vào nhận thức của người dân. Khi dân
trí chưa cao, chưa tự giác điều hành được xã hội thì dân chủ chỉ là cái
vỏ hình thức. Và giai đoạn của “nền dân chủ khiếm khuyết‘
sẽ kéo dài rất lâu, thậm chí có khi sẽ không bao giờ có một nền dân chủ
hoàn thiện. Do vậy chất lượng của các tổ chức xã hội chỉ đóng vai trò
quan trọng trong việc giành chính quyền chứ không quyết định đến chất
lượng của nền dân chủ đó“. Mời xem lại: Nói chút về “mộng mị dân chủ” (VNTB).
- TRĂN TRỞ CỦA NGƯỜI CẦM BÚT (TNM). “Vì
‘quyền con người’ để tôn trọng sự thật, để luôn nói được tiếng của
Người Dân, có lẽ đó là mong ước của những người dân oan mấy mươi năm qua
đang phải ăn dầm, nằm dề chốn công quyền để kêu gào cho sự tự do và
công bằng. Đó còn là trăn trở của người cầm bút, khi thấy ngòi bút của
mình nhiều khi chỉ là “mộng mị” so đời thường đang hừng hực lửa…”
- Sự minh bạch và độc lập của các hội đoàn dân sự (Trịnh Hữu Long). “Tự
gọi mình là độc lập thực ra là tự hạn chế mình, vì làm gì có ai độc lập
trên đời. Khi nói đến sự độc lập, người ta phải đặt nó vào một mối quan
hệ cụ thể, tức là độc lập với cái gì”. Ảnh: davidicke =>
- Nguyễn Tường Thụy – Phó chủ tịch Hội NBĐLVN: Thông báo số 5 của Hội NBĐL – Việc làm cần thiết và bình thường (VNTB). “… sẽ không có hoặc chưa có thông báo số 5 nếu trang FacebookVNTB
không đột ngột công khai ra thông báo cho rằng: ‘Hội Nhà báo Độc lập
Việt Nam có 2 trang báo mạng song hành tồn tại, không có cái nào là
chính, cái nào là phụ và càng không có đâu là cơ quan ngôn luận, đâu
không phải là cơ quan ngôn luận của Hội’. Điều này trái với điều lệ Hội
và trái với những gì BLĐ đã thống nhất. Đây là một sự thách thức đối với
BLĐ Hội nên BLĐ phải cải chính“.
- Tù nhân lương tâm: “Đặc cách” mới “Đặc xá”? (VNTB). “Ít
nhất đã có một tù nhân lương tâm nổi bật là Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
được xác định nằm trong diện đặc xá 2/9 vừa qua. Hiện tượng ông Hải được
gọi điện thoại về nhà trong 5 phút, với khá nhiều thông tin ‘đặc biệt
nhạy cảm’ mà không bị cán bộ quản giáo cắt cúp lần nào, cũng cho thấy
triển vọng ông ra tù trước thời gian thụ án đến hàng chục năm không còn
là điều mộng tưởng“.- Đinh Phương Thảo – Tôi muốn biết! (DLB). “Giờ thì khác hẳn. Con vẫn chưa hết ngỡ ngàng khi trở về nhà và thấy hình bố ở trên bàn thờ. Mỗi lần đi ra, đi vào là con đều khựng lại đôi ba giây. Có những sự thật mà con vẫn chưa thể chấp nhận được…” – Nguyễn Ngọc Già: Cộng sản Việt Nam buộc phải trả lời! (DLB).
- Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc quan ngại về việc ba nhà hoạt động nhân quyền bị kết án tại Việt Nam (DLB).
- Video: Phát biểu của Đỗ Thị Minh Hạnh về Nguyễn Thị Ngọc Lụa (LĐ Việt).
- Tản mạn về tinh thần công dân trong xã hội dân chủ (Quê Choa). “Tinh thần dân chủ là nhận thức về các quyền con người, nhận thức về việc thực hành các quyền con người của người Công dân trong xã hội dân chủ. Và Tinh thần dân chủ cũng là yếu tố đảm bảo để xây dựng và thực hành nền dân chủ. Điều đó đòi hỏi con người phải xây dựng đạo đức dân chủ cho chính mình“.
- Quy trình Xét xử công minh- Ân xá Quốc Tế (Bài 6) (VNTB).
- Chuyện ông Hồ đấu khẩu với cai ngục (DLB).
- Trí thức thời nay – đằng sau thói háo danh là tình trạng tha hóa kéo dài (Vương Trí Nhàn). “Là những cường hào phất lên nắm được quyền lực, họ chỉ dùng đám kẻ sĩ nửa mùa chung quanh như một thứ thư lại để sai vặt, và ban phát các chức danh để làm sang cho vương quốc mà họ là chủ. Họ chỉ cần người trung thành chứ không cần người giỏi. Kẻ bề tôi càng tầm thường hèn hạ thì càng dễ sai bảo“.
- Trích nhanh vài đoạn từ Đèn Cù – Thời điểm tác giả đang học tại Trung Quốc (FB Mạnh Kim). “Mình có một ông chú họ làm đội trưởng ở công xã. Trên bắt ông khai vống lên lấy sản lượng vệ tinh. Ông không nghe, sợ khai man nộp hết thì đói. Thế là bị đánh gẫy hai hàm răng. Cứ nhè mồm đánh bắt nhận ‘vệ tinh’. Cuối cùng đầy mồm máu khai man. Nhờ đó được chữa không tiền cái tay bị đánh què nhưng răng thì đắt quá thành ra từ nay ông chú chỉ nuốt không nhai. Sự thật phải nuốt, nhai gẫy răng ngay. Cứ thả cửa nói phét rồi bạo lực giáng xuống cho thật khoẻ vào là cái giả toàn thắng“.
- Đồng Phụng Việt: Binh nhất Mỹ và Đại tướng Việt “Mình
cũng băn khoăn về cuộc tranh luận dường như bất tận quanh đề tài quân
đội nên vì dân hay nên vì Đảng? 70 năm qua có lúc nào quân đội chiến
đấu vì dân? Những tài liệu đang được giải mật, bạch hóa càng ngày càng
nhiều cho thấy là chưa bao giờ! Quân đội chiến đấu vì Đảng nên sự tồn
vong của Đảng, bảo vệ tham vọng ‘Muôn năm trường trị, nhất thống giang
hồ’ của Đảng là mục tiêu tối thượng. Tham vọng ấy là lý do để ’16 chữ
vàng’ và ‘tinh thần 4 tốt’ được chọn làm điểm tựa… Khi quân đội chiến đấu vì Đảng, quân đội chỉ là công cụ. Hãy nhìn quanh mình, bạn sẽ thấy rất nhiều ví dụ minh họa cho thân phận của những công cụ như vậy“.
- Hoàng Xuân Phú: Hiến pháp vi hiến “Không
chỉ quá vô lý, mà còn hết sức hài hước, khi ép buộc cả những người
không hề chịu ơn hay gắn bó với Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thậm chí
còn oán ghét đảng ấy, lại phải ‘trung thành… với Đảng’ và ‘ảo vệ… Đảng,
rồi đòi hỏi cả những người không hề yêu thích chế độ, thậm chí còn coi
nó là sai lầm lịch sử, lại phải ‘bảo vệ… chế độ xã hội chủ nghĩa’.”
- LS Ngô Ngọc Trai: Quốc hội đã bị tiếm quyền? (BBC). “Hiến
pháp 2013 sửa bỏ đi nội dung Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập
hiến và lập pháp, thay vào đó viết rằng Quốc hội thực hiện quyền lập
hiến, quyền lập pháp“.
- Vào QH mà cứ ‘im như thóc’ thì vào làm gì? (PLTP). Ông Huỳnh Nghĩa – Trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng: “Nói
thật với các đồng chí, nhiều lúc mình ngồi trong hội trường QH mà mình
rất đau xót. Anh vào anh ngồi đó, không phát biểu, bỏ ghế trống dân
người ta nói…”.
- Kirill Rogov – Chế độ ràng buộc pháp lí mềm (Phạm Nguyên Trường).- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 340 thẩm thẩm phán các cấp (MTG).
- Sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh hiện rất tốt (NLĐ). Sức khỏe ông Bá Thanh “rất tốt”, chắc ông sắp về nước?
- Sự thật về con đường trăm tỷ tại Bắc Ninh của ông trùm Minh “Sâm” (DV).
- Hải Dương: Bắt cả đoàn xe quá tải tránh trạm cân (PT).
- Quảng Ngãi: Nhà dân đang xây, chính quyền xã cho người đến đập phá (DV).
- Dự án Luật Căn cước công dân: Phải cung cấp đủ 15 thông tin! (NLĐ).
- Bi kịch Clâu Hor (LĐ). “Từ năm 2011, đưa 50.000 người đi lao động mỗi năm và từ năm 2016 tăng thêm 15%. Tổng kinh phí đầu tư là 4.715 tỉ đồng. Và thực tế: 9.500 người sau 6 năm. Nói chính xác, không phải là một thất bại nữa. Đó là một bi kịch chính sách. Khi mà ở khắp nơi, việc đi lao động xuất khẩu chỉ mang lại những món nợ và sự tuyệt vọng cho các gia đình đồng bào thiểu số“.
- Lao động TQ ở VN: vấn đề hay cơ hội? (BBC). – Vì sao Trung Quốc dễ trúng thầu ở Việt Nam? (TVN). “Trước hết do ta thôi. Ta cứ nói Trung Quốc tìm mọi cách ký để hạ giá xuống. Công nghệ của ông thấp, thì Trung Quốc thấy có khe hở thì họ thừa cơ đẩy lên“.
- Cấm bán bia vỉa hè? (PLTP). – Sao cấm được bia vỉa hè! (NLĐ). – Cấm bán bia vỉa hè chỉ là dự thảo, không hợp lý thì bỏ! (MTG).
- Alexander Haig: “Kennedy đã lôi chúng tôi vào Việt Nam” (Phan Ba).
- Tàu ngầm TQ suýt chìm nghỉm hàng nghìn mét dưới biển (KP). – Tàu ngầm Trung Quốc vừa tránh được thảm họa (ĐV).
- Trung Quốc sắp hết chỗ nhốt quan tham! (NLĐ). “Các nhà tù “hạng sang” của Trung Quốc gần như không còn chỗ trống sau khi hàng loạt quan chức nước này sa lưới trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình“.
- Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay – Kỳ 52: Stalin – Mao Trạch Đông – Truman: “Ba ông Táo” của lò lửa Triều Tiên (MTG).
- Bắc Kinh chuẩn bị đối phó với các thách thức khó lường (RFI).
- Kerry Brown: Tại sao Trung Quốc không thể đổi mới? (VNTB).
- Trung Quốc nghiên cứu công nghệ tấn công vệ tinh Mỹ (TS).
- Mỹ- Hàn lập hai sư đoàn răn đe Bình Nhưỡng (RFI).
- Báo Singapore: Đá Gạc Ma chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 830 km (GDVN). – Kanwa: TQ âm mưu biến đảo trái phép ở Gạc Ma thành nơi nghe lén (Soha).
- Trung Quốc âm thầm thu thập tư liệu chuẩn bị ra tòa vụ đường lưỡi bò? (GDVN). “Bắc
Kinh đang tận dụng cơ hội này để thu thập thông tin có thể được sử dụng
để biện minh cho yêu sách của mình trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển
vào cuối năm“.
- TQ lại đưa QĐVN lên tận mây xanh: Báo Trung Quốc: Quân đội Việt Nam đủ sức giáng trả Trung Quốc (VTC).
- Quỳnh Giao: Thời phân ly (1954-1965) (NV).
- Của ta, của Tàu (1) (pro&contra). “Đó
là 1934, tròn 80 năm trước, Pháp thuộc chứ không phải Bắc thuộc,
“Pháp-Việt đề huề” chứ không phải mười sáu chữ vàng Việt-Trung, song
ngôi trên của văn hóa Trung Hoa vẫn thấm vào tận đường kim mũi chỉ trên
xống áo đào kép“.
- Nhà cầm quyền Hà Nội sợ các XHDS gặp nhau (Huỳnh Ngọc Chênh). – Năm người bị câu lưu nhằm ngăn chặn họ tham gia buổi hội thảo Nhân Quyền? (FB Thuy Nga).
- Từ đồn công an Cao Lãnh về Sài Gòn (DCCT).
- Sao vẫn chưa xử lý kỷ luật hành vi gian lận giải báo chí quốc gia của ông Đinh Đức Lập và Chi hội báo Đại đoàn kết? (Hữu Nguyên).
- Cấm bán bia trên vỉa hè: Lại thừa giấy vẽ voi (TT). – Các quy định cấm bán bia: Chệch choạc! (PLTP). – Cấm uống bia vỉa hè: Phi thực tế (LĐ).
- Hàng chục nghìn nữ công nhân đối diện nguy cơ ế chồng? (VOV). “Muốn làm tăng ca để có nhiều tiền nhưng nếu cứ đi làm thì không có thời gian tìm hiểu, xây dựng gia đình“.
Tưởng đâu chuyện này chỉ xảy ra trong thời chiến, khi chồng, người yêu
ra trận, hy sinh… nên người phụ nữ thời đó chịu thiệt thòi, không ngờ
thời bình phụ nữ vẫn chịu cảnh này.
- Khương Trung Hoa: Thiếu tướng, Cục trưởng Trang bị hạm đội Nam Hải nhảy lầu tự vẫn (GDVN).
KINH TẾ- Sài Gòn qua mặt Hà Nội 4 thập niên sau chiến tranh: Saigon Beats Hanoi Four Decades After Vietnam War (Bloomberg).
- “Phẫu thuật” nợ xấu (TBKTSG). – Ông Bùi Kiến Thành:Khó bán nợ xấu như hàng thanh lý vì…. (ĐV). – Về Nợ Xấu: Nợ xấu phải được bán như hàng thanh lý! (Alan Phan).
- Ban hành Nghị định về kinh doanh xăng dầu (TTXVN). – Chuẩn bị động thổ dự án Nhà máy lọc dầu gần 3,18 tỷ USD (HQ). Khi người dân VN phải trả tiền để mua xăng dầu cao hơn giá mặt bằng chung ở các nước trong khu vực và Mỹ thì chuyện mở thêm nhà máy lọc dầu hay có phát hiện thêm nhiều mỏ dầu cũng chẳng có ý nghĩa gì đối với họ. – Việt-Nga muốn đẩy mạnh hợp tác dầu khí (VOA).
- Công bố kết quả thử nghiệm đường bay ‘vàng’ (TP). – Kết quả bay kiểm tra đường bay “vàng”: Giảm được 5 phút bay (GTVT). – “Đường bay vàng”: Lỗ khi thử nghiệm (NLĐ). – “Đường bay vàng” – kết quả không như dự tính! (PT). =>
- Cà phê: Một sản phẩm chỉ đứng sau gạo mà không được quan tâm đúng mức (MTG).
- Người Việt có tính cần cù nhưng… lười từ việc nhỏ? (ĐV).
- Bảo hiểm Bảo Việt dừng cung cấp dịch vụ bảo lãnh viện phí (DĐDN).
- Việt Nam lợi dụng cơ hội Nga bị Mỹ và các nước châu Âu trừng phạt: Việt Nam trước cơ hội lớn xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Nga (TTXVN).
- Nhập hàng Trung Quốc quá nhiều (NLĐ). “Không chỉ nhập nguyên phụ liệu cho các ngành xuất khẩu chủ lực, Việt Nam vẫn tiếp tục nhập hàng loạt những mặt hàng trong nước sản xuất được“.
- Nền kinh tế Trung Quốc trước nguy cơ sụp đổ? (TQ). “Trung Quốc có nhiều dấu hiệu khủng hoảng kinh tế: thị trường chứng khoán tụt dốc, lạm phát vật giá leo thang, doanh nghiệp làm ăn khó khăn, sức mua ảm đạm“.
- Mỹ cho phép nhập trái vải và nhãn chiếu xạ của Việt Nam (Tin Nóng).
- Thị trường bánh trung thu ế ẩm (PNTP). – “Rồng rắn” xếp hàng mua bánh Trung thu vì… thấy đông người! (Infonet).
- Như Cờ Tỉ Phú trong thời Đại Suy thoái, The Settlers of Catan đang trở thành boardgame của thời chúng ta (Washington Post/ TCPT).
- Malaysia Airlines đổi tên một chương trình quảng cáo (VOA).
- Minh bạch thông tin ngân hàng: Cuộc chơi không công bằng (VnEconomy).
- Nhiều việc Ngân hàng Nhà nước phải làm ngay (VnEconomy).
- Nhà đầu tư chứng khoán không nên quá “say sóng” (ĐTCK). – Chứng khoán sáng 5/9: VIC, MSN đè chỉ số (VnEconomy). – Blog chứng khoán: Cầu chọn lọc, giá phân hóa mạnh (VnEconomy). – Bức tranh chứng khoán tháng 9 (TBKTSG).
- Giá vàng trong nước “vênh” thế giới 4 triệu (VnEconomy).
- “ETF sẽ làm thay đổi văn hóa đầu tư tại Việt Nam” (VnEconomy).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Nhà văn NHẬT TIẾN: Tiểu thuyết THỀM HOANG – KỲ 4 (Nhật Tuấn).
- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vẫn đau đáu mối tình với cô gái 16 tuổi (VNE/ DV).
- Núi xanh nay vẫn đó (biên khảo lịch sử) (NCLS). – Thanh binh nhập quan
<- Nổi lửa đúc tượng đồng Trần Hưng Đạo bên bờ biển Nha Trang (LĐ).
- Nguyễn Quý Đại – HAI LÚA ĐI MỸ (Phần III) (KHN).
- ĐƯỜNG LUẬT VÀI NGÓN CHƠI THƠ / Văn Cường (Trần Mỹ Giống).
- Thi thoại Việt Nam (Nhị Linh).
- TIẾNG CHUÔNG NGÂN (PHẦN 1) (Tương Tri).
- Cái TÔI đáng ghét? 23. Anh về buôn bán với mình phôi pha… (Inrasara).
- “Ngôi làng tử khí“- phim kinh dị được chờ đợi tháng 9 (TP).
- Triển lãm ảnh thời trang của P. Horst (BBC).
- Pax Thiên và cuộc sống xa hoa, nhiều tình thương trong gia đình Jolie-Pitt (MTG).
- PHÚ QUANG lãng đãng cùng heo may (Lê Thiếu Nhơn).
- Thương xá Tax – khởi đầu và kết thúc (TBKTSG).
- Phát lộ móng tháp, hiện vật Champa tại Đà Nẵng (CP). – Công bố cổ vật Chăm khai quật tại khu di tích Quá Giáng (VOV).
- Bí ẩn miền đất thánh – Kỳ 1: Chủ nhân thánh địa vẫn còn bí ẩn (TN). – Bí ẩn miền đất thánh – Kỳ 2: Những cuộc khai quật (TN).
- Phát hiện loài khủng long dài 26m, nặng 65 tấn (Telegraph/ Kênh 14).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Tưng bừng khai giảng năm học mới ở nhiều địa phương (VOV). – Thầy Huỳnh Tấn và bài học đầu tiên (Nguyễn Hoa Lư). “Có nhiều phương pháp giáo dục, nhiều người chọn việc dạy cho trẻ lòng tự hào, ngày trước là ra ngõ gặp anh hùng, bây giờ là bốn ngàn năm văn hiến, là ơn Đảng ơn Bác Hồ. Thầy Tấn không chọn theo cách đó, lúc thầy viết bài thơ, máu lửa trùm lên khắp đất nước. Thầy đã chọn một viên thuốc đắng, viên thuốc có cái tên ngắn gọn: hãy biết nhục“. – Ngành Giáo dục làm khó cho Chủ tịch nước
- GS Văn Như Cương: “Hãy học tập bằng cả khối óc và trái tim” (KP). “Chúng ta hãy thể hiện tình yêu nồng thắm và lớn lao đối với đất nước mình“. Nhưng mà “yêu nước” theo kiểu bắt cả trường mặc áo cờ đỏ như thế thì không nên, ông giáo sư ạ. – Facebooker Ngân An bình luận: “Tởm quá. Ông Văn Như Cương, hiệu trưởng Trường dân lập Lương Thế Vinh biến cả ngôi trường thành biển máu. Yêu nước đâu cứ phải quấn bản sao cờ Phúc Kiến (Trung Quốc) lên người? Tớ nói thật, tình cảm dành cho Tổ quốc là ở trong tim của mỗi con người chứ ko phải cứ a dua theo bầy đàn thì được gọi là yêu nước đâu nhé”. =>
- BÀI PHÁT BỂU CỦA BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC (trong tưởng tượng) (Nguyễn Quang Vinh). “Chúng ta phải bắt đầu từ chính ý nghĩa cao cả, thiêng liêng và trong trẽo nhất của hai chữ GIÁO DỤC, không vụ lợi, không áp đặt, không lợi dụng, không kiêu ngạo, phải bắt đầu từ số KHÔNG đau đớn, phải bắt đầu từ lỗi lầm đau đớn với các bậc tiền nhân, để đặt những bước chân đầu tiên trên sự nghiệp đổi mới giáo dục“.
- Đổi mới thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh ‘nín thở’ chờ, trước giờ G vẫn rối (MTG). – Giáo sư Hồ Ngọc Đại: “Đừng đổi mới giáo dục bằng xào xáo cái cũ” (LĐ).
- Đừng kìm hãm trường tư (NLĐ). - Chất lượng giáo dục không chỉ từ tiền (TN).
- Nhân cách người thầy (QĐND).
- Có phải thêm một tấm bằng Đại học phản cảm? (Baron Trịnh).
- Cậu bé “người rừng” đã đi học (PNTP). Mời xem lại: Người mẹ bất đắc dĩ và thằng bé “người rừng” — Đang làm thủ tục cho cháu Hồ Hoài Nam đi học- Bài văn 3,5 điểm về người thân gây bức bối (MTG).
- Ước gì con tôi không phải đi du học (VNE).
- Thanh Hóa: Hoang mang vụ nhiều HS bị chọc vật nhọn nghi nhiễm HIV (ĐSPL). – 40 học sinh bị chích que thép nhọn, phải uống thuốc ngừa HIV (VTV/ MTG).
- Lật tẩy đường dây làm ‘bằng tiến sĩ’ giá 7 triệu đồng (TP). “Tiến sĩ 200 triệu” làm sao cạnh tranh lại với tiến sĩ giá 7 triệu này?
- Để xây dựng một tạp chí khoa học đẳng cấp quốc tế (TS).
- GS Nguyễn Văn Tuấn: Impact factor và citation: kinh nghiệm cá nhân (BS).
- Chiết xuất lá, rễ cây dâu tằm phục vụ điều trị đái tháo đường (TS).
- Trung Quốc chế tạo “đũa thông minh” để phát hiện thực phẩm nhiễm độc (RFI).
\- Hơn 20 triệu học sinh, sinh viên vào năm học mới (GDVN). – Chủ tịch nước đánh trống khai trường tại tỉnh Long An (GDVN). – Khai trường ở Bản Khoang sau một năm thảm họa (TT). – Tìm lại “ngày đầu tiên đi học” (LĐ). – Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân “phỏng vấn” học sinh nhân ngày khai trường (GDVN). – Đổi mới giáo dục ngay từ ngày khai giảng (LĐ).
- Học Lịch sử như nhồi sọ, Giáo sư Phan Huy Lê thi được mấy điểm? (GDVN). GS Nguyễn Lân Dũng: “Tôi nghĩ thầm, không hiểu nhà sử học đầu đàn – GS.VS Phan Huy Lê nếu không dở tài liệu ra mà phải viết ngay lời giải cho các câu hỏi trên thì liệu sẽ được mấy điểm?“
- Rau ngót chữa bệnh gì? (GDVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Những dấu hỏi “bí ẩn” trong vụ tai nạn xe khách thảm khốc tại Lào Cai? (DV). – Tai nạn thảm khốc ở Sa Pa: Bí ẩn người cầm lái lúc xe lao xuống vực (NLĐ). – Tai nạn thảm khốc ở Sa Pa: Hãng Sao Việt vẫn đón khách (NLĐ). – “Điểm đen” trách nhiệm (NLĐ). NHỮNG CUNG ĐƯỜNG CHẾT CHÓC (*): Qua đèo Cả, không dám ngủ (NLĐ).
- Tệ bạc với mẹ, Hào Anh bị phạt 200 nghìn đồng (KP). – Hào Anh đuổi bố mẹ ra đường: Chuyên gia không sốc (KP). – Hào Anh đáng trách hay đáng thương? (MTG). – Hào Anh đã cùng quẫn tới mức treo dây lên trần nhà để tự tử (Kênh 14). – Nếu còn ngược đãi mẹ, Hào Anh có thể bị phạt tù (DV).
- Nỗi khổ của vợ chồng ve chai nhặt được hơn 1 tỷ đồng (TP).
- Nam thanh niên “vung tiền rồi tự tử” ở hồ Xã Đàn bị tâm thần (PT).
- Bi Kịch Của Các Bà Mẹ VN: Chồng Đánh Vợ (Việt Báo).
- Vụ “tập đoàn kích dục” Tân Hoàng Phát: 6 năm chưa xong 1 vụ án! (NLĐ). – Ông “trùm” “tập đoàn kích dục” Tân Hoàng Phát bị đề nghị 12-14 năm tù (LĐ).
- Hậu quả khôn lường khi không thắt dây an toàn? (VNE/ TP). – Na “đu dây” ở Lạng Sơn (PT). – VN nên ra lệnh cài dây thay cho đu dây (BBC).
- Bộ đội, công an “khám” hộp quà lạ ở nhà tướng quân đội (KP).
<- Đột kích xưởng chuyên ‘phù phép’ mực thối thành mực tươi (DT/ TP).
- Người mang TrungThu đến với trẻ em nghèo miền núi (RFA). Trần Việt Anh: “Cái thông điệp mà em mong muốn vẫn là mong mọi người hướng sự chú ý tới trẻ em nghèo vùng cao vì chúng nó sinh ra ở những nơi mà điều kiện thiên nhiên không thuận lợi cho cuộc sống và sự phát triển“.
- Mùa thu miền Tây Nam Bộ (RFA). “Tết Trung Thu là một thứ gì đó quá xa lạ đối với trẻ con ở Đất Mũi mặc dù mỗi khi nghe tiếng trống múa lân vang vọng đâu đó, em vẫn náo nức muốn đi xem. Nhưng hoàn cảnh gia đình em cũng như nhiều bạn trong xóm chài của em không cho phép những đứa bé được vui chơi“.
- Tây Nguyên rồi sẽ hết voi! (PT). “Cứ đà này, hậu thế hẳn ai còn biết đến làng voi Nhơn Hòa từng một thời nổi tiếng ở Tây Nguyên. Rồi những hoạt động lễ hội liên quan đến voi cũng mất dần trong tâm thức người làng voi. Mất voi, có nghĩa là mãi mãi mất luôn “văn hóa voi”, mất đi một bản sắc Tây Nguyên“.
- Ông trùm tỷ phú miền Tây sở hữu hàng vạn con… cá sấu (DV).
- Thu mua chuối non bán cho Trung Quốc (NLĐ). “Thương lái còn ngâm chuối với một dung dịch lạ có nguồn gốc từ Trung Quốc để chở đi tiêu thụ“.
- Lào Cai tặng 100 tấn gạo cho dân vùng động đất Trung Quốc (TTXVN/ TP).
- TQ bắt chủ biên báo mạng vì ‘tống tiền’ (BBC). – Trung Quốc bắt 8 người vì tội tống tiền (RFI). – TQ thẩm vấn một số nhà báo về một đường dây tống tiền (VOA).
- ‘Vụ sập trần nhà thi đấu Phan Đình Phùng do cơ sở cũ kỹ’ (VOA).
- Cứu bé gái kẹt trong máy giặt (BBC).
- Lính gác cung điện Anh ‘làm trò’ (BBC).
- Đệ nhất phu nhân tắm xô nước đá (VNE).
- Hơn 1.900 người đã chết vì Ebola (BBC).
- Khi xe mất lái, hành khách nên làm gì? (PLTP). – Xe khách rơi xuống vực: Người lái xe bí ẩn ở đâu khi xe gặp nạn? (ĐSPL). – Vụ xe khách rơi xuống vực: Sở GTVT Lào Cai “né” trách nhiệm? (ĐSPL). – Nghĩ về những trái tim sâu lắng tình người (DT).
QUỐC TẾ- Kiev và quân ly khai miền Đông có thể ngừng bắn (TP). – Ukraine sắp công bố lệnh ngừng bắn (VNE). – Quân đội Ukraine và phe ly khai tuyên bố sẵn sàng cho lệnh ngừng bắn vào 5/9 (ANTĐ). – Tổng thư ký NATO bác bỏ kế hoạch của Nga về Ukraine (VOA). – Nga: Ukraine nên hậu thuẫn kế hoạch ngưng bắn của TT Putin (VOA).
- Ukraine: Tổng thống hủy công du, họp khẩn về an ninh (DV). – Australia sẽ cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine (VOA). – Tổng thư ký NATO: “Nga đang tấn công Ukraine” (VnMedia). – Tổng thống Ukraine gặp các nhà lãnh đạo Nato (HNM). – Tổng thống Poroshenko mong NATO hỗ trợ quân sự cho Ukraine (TTXVN). – Ukraina, trọng tâm của thượng đỉnh NATO (RFI). – NATO – Nga : Bế tắc đối thoại về Ukraina (RFI). – Nga: “NATO không được phép mời Ukraine gia nhập” (TT). – Nga cảnh báo NATO trước hội nghị thượng đỉnh (VNE). – Lầu Năm Góc nói về khả năng chiến tranh Nga – Mỹ ở Ukraine (PT). – Mỹ cam kết giúp các nước vùng Baltic chống lại Nga (VOA).
- Ly khai Ukraine bắt đầu tấn công thành phố cảng Mariupol (KT). – Quân đội Ukraine được đặt trong tình trạng báo động ở Mariupol (Tin Tức). – Hình ảnh xe tăng cháy đen, nát vụn ở đông Ukraine (TP). – Tại sao xe tăng Ukraine liên tiếp “phơi thây” ở miền Đông? (DV).
- Phản ứng về vụ Pháp ngưng giao tàu Mistral cho Nga (RFI). – Nga tin tưởng Pháp sẽ hoàn tất hợp đồng bán tàu chiến (VOA).
- Phiến quân IS đe dọa tấn công Nga sau khi tuyên chiến với Mỹ (ANTĐ). – Mỹ mưu tìm liên minh quốc tế chống Nhà nước Hồi giáo (VOA). – Phương Tây sợ Nhà nước Hồi giáo ở chỗ nào? (PT). – HRW: Nhóm Nhà nước Hồi giáo tàn sát dã man 770 binh sĩ Iraq (VOA). – Lãnh đạo Mỹ, Anh lên án nhóm Nhà nước Hồi giáo (VOA). – Gia đình nhà báo bị hành quyết lên tiếng (BBC). – Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) – bóng đen bạo lực đang lan rộng trên toàn thế giới (BLA). Ảnh: VOA =>
- Al-Qaida vươn cánh tay dài tới Ấn Độ (VOA). – Ấn Độ trước mối hiểm họa Al Qaeda (RFI).
- Taliban tấn công cơ sở tình báo Afghanistan, 12 người thiệt mạng (VOA).
- Mỹ và Iran tái lập đàm phán hạt nhân (RFI). – Thủ tướng Úc thăm Ấn Độ để ký thỏa thuận hạt nhân (RFI).
- Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ mở điều tra cảnh sát thị trấn Ferguson (VOA).
- Lộ đường bay chuyên cơ Thủ tướng Nhật (BBC).
- Nga đưa “lực lượng thiện chiến chưa từng có” đến gần Ukraina (LĐ). – Tổng thống Ukraine: Quân đội sẽ ngừng bắn vào chiều nay (VTC). – Lệnh ngừng bắn ở Ukraine còn phải trông chờ vào đàm phán (NNVN). – Nga: Mọi nỗ lực cần phải tập trung vào lệnh ngừng bắn (NNVN). – Thua trận, Tổng thống Ukraine cầu hòa? (VnMedia). – Quân đội Ukraine đã “hết hơi“? (KT).
- Phương Tây sẵn sàng cho các lệnh trừng phạt mới với Nga (HNM). – EU, Mỹ tăng cường trừng phạt Nga (BBC). – Vì sao quan hệ NATO – Nga xuống cấp trầm trọng? (NNVN). – Điểm lại những mốc sự kiện khiến quan hệ NATO-Nga đi xuống (ANTĐ). – Viện trợ quân sự của Australia dành cho Ukraine nêu nghi vấn trong nước (VOA). – Giao tranh ác liệt tại Ukraine: Mỹ và NATO tăng cường viện trợ Kiev (PLTP). – NATO sẽ cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine (ANTĐ). – NATO “mượn” Ukraine để cô lập Nga? (VnMedia). – Dưới áp lực của NATO, Pháp đình chỉ hợp đồng bán tàu chiến cho Nga (VOA).
- Kinh hoàng các bằng chứng mới về IS tàn sát dã man 770 người (LĐ). – Câu chuyện về binh sĩ Iraq sống sót trong vụ thảm sát của IS (NLĐ). – IS ‘chiêu mộ’ sinh viên Indonesia tham gia thánh chiến với ‘mức lương’ 250 USD/tháng (PLTP). – NATO “nhắm” Nga và IS (CAĐN). – Mỹ tiêu diệt 3 thủ lĩnh cấp cao của “Nhà nước Hồi giáo” (DT). – Tài liệu do Edward Snowden tiết lộ là Nguyên nhân giúp khủng bố IS tránh được tình báo Mỹ (NĐT). – Người Mỹ gốc Somalia có liên hệ với IS gây chấn động bang Minnesota (VOA). – Lãnh đạo IS bị thách thức: ”Lũ khốn! lòng thương xót của các ngươi ở đâu?’ (PLTP). – Hồi giáo cực đoan – hồi chuông báo động khắp Đông-Tây (VNN). – IS không đáng sợ như tuyên truyền (NLĐ).
- Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Obama lại tụt giảm thảm hại (VnMedia).
* RFA: + Sáng 04-09-2014; + Tối 04-09-2014* RFI: 04-09-2014
* Video RFA: + Bản tin video sáng 04-09-2014; + Bản tin video tối 04-09-2014
Impact factor và citation: kinh nghiệm cá nhân
GS Nguyễn Văn Tuấn
04-09-2014
Đối với những người trong giới hàn lâm, học thuật, hay đại học nói chung, mấy chỉ số IF (impact factor), citation (trích dẫn), và những chỉ số kèm theo như H index là rất quan trọng. Nhưng những chỉ số này cũng gây ra vài tranh cãi suốt 30 năm qua. Có người tuyên bố rằng IF đã chết, đừng vực nó dậy nữa. Nhưng trong thực tế, tôi biết rất rõ rằng nó … chưa chết. Chẳng những chưa chết mà còn sống hây hây.
IF được phát triển để đo lường tầm ảnh hưởng của một tập san. Nó được Eugene Garfield “sáng chế” ra từ giữa thập niên 1950. IF được định nghĩa là tổng số trích dẫn của những bài báo đã được công bố trước đây 2 năm. Chẳng hạn như trong 2 năm 2003 và 2004 tập san y khoa Lancet công bố 450 bài báo khoa học, và trong năm 2005 có 10,500 bài báo khác trích dẫn 450 bài báo đó, thì hệ số IF = 10.500 / 450 = 23.3. Chỉ số IF như thấy cực kì đơn giản.
Có thời và cho đến ngày nay IF được dùng để đánh giá chất lượng nghiên cứu và tầm ảnh hưởng của một nhà khoa học. Cả hai đánh giá như chúng ta thấy đều sai mục tiêu của IF. Mới đây một nhóm nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y sinh học ra tuyên bố DORA nói rằng nên bỏ IF trong đánh giá khoa học. Tôi có tham gia thảo luận cùng nhóm DORA nhưng tôi không kí tên vì có vài bất đồng ý kiến với nhóm.
Nếu bỏ IF, chúng ta sẽ dùng chỉ số gì để đánh giá khoa học? Tuyên bố DORA nói rằng nên dùng citation của mỗi bài báo làm chỉ số đánh giá. Trước đó, Gs Hirsch thì đề nghị dùng chỉ số H. Tôi đồng ý là nên dùng citation thì chính xác hơn là IF. Còn nếu dùng chỉ số H (rất phổ biến) thì phải chia cho số năm công tác mà Hirsch gọi là chỉ số m thì mới công bằng.
Kinh nghiệm cá nhân tôi cho thấy công bố trên những tập san có IF cao thường thu hút citation cao. Ví dụ như công trình mà tôi là người hướng dẫn phụ đăng trên Lancet (IF=39.2) có trên 1300 citation, thuộc vào hàng classic. Tương tự, các công trình công bố trên JAMA (IF=30), New England Journal of Medicine (IF=54.4), BMJ (IF=17.25) đều có trích dẫn trên 300 lần. Tuy nhiên, có những bài tôi công bố trên tập san có IF thấp hơn (độ 4.5) nhưng nội dung quan trọng hơn những bài trên JAMA thì tần số trích dẫn chỉ 120-150. Nhìn lại tôi thấy rõ ràng là có sự tương quan giữa IF và citation, dù mối tương quan không tuyệt đối. Đó không chỉ kinh nghiệm của cá nhân tôi mà còn của rất rất rất nhiều đồng nghiệp khác.
Dĩ nhiên, sự nghiệp một nhà khoa học không thể đánh giá bằng mấy … con số. Người ta thường xem xét ý kiến của chuyên gia trong ngành. Nhưng khổ nỗi là ý kiến chuyên gia trong ngành thường không khách quan, và quan trọng hơn, họ vẫn dựa vào các chỉ số định lượng như chỉ số H và citation. Khi tôi làm hồ sơ đề bạt chức danh giáo sư, Trường UNSW yêu cầu tôi phải cung cấp:
(a) citation cho TỪNG BÀI;
(b) liệt kê 5 bài tốt nhất trong 5 năm qua;
(c) liệt kê 5 bài tốt nhất trong sự nghiệp;
(d) vẽ một biểu đồ về chỉ số H của cá nhân tôi và 5 người khác trên thế giới trong cùng ngành;
(e) và hàng loạt các “chỉ tiêu” không định lượng khác.
Họ gửi hồ sơ cho 8 hay 10 người để bình duyệt (phân nửa là do tôi đề cử, phân nửa là Trường đề cử). Khi tôi đọc các báo cáo bình duyệt, tôi thấy hầu hết họ đều nhắm vào các chỉ số định lượng! Một số thì phân tích những công trình, nhưng vẫn dùng citation kèm theo đánh giá tổng quát.
Do đó, trong thực tế, tôi đảm bảo với các bạn rằng các chỉ số như IF, H và citation vẫn được dùng rất phổ biến trong đánh giá khoa học. Những người tuyển dụng nhà khoa học, những hội đồng học thuật, hội đồng tài trợ nghiên cứu, v.v. đều nhìn vào mấy chỉ số này trước khi quyết định. Tôi biết rất rõ vì chính tôi đã và đang ngồi trong các hội đồng như thế. Thành ra đừng nên dại dột tin theo mấy bài báo vớ vẩn mà mang khổ vào thân.
Tôi chỉ khuyên các bạn một cách thành thật là nên làm nghiên cứu có chất lượng cao và công bố trên những tập san có IF càng cao càng tốt. IF có thể sẽ chết hay đang chết, nhưng các bạn không nên đánh cuộc sự nghiệp HIỆN NAY và danh giá của các bạn trong tương lai bằng cách lờ đi IF, chỉ số H và citation.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
04-09-2014
Đối với những người trong giới hàn lâm, học thuật, hay đại học nói chung, mấy chỉ số IF (impact factor), citation (trích dẫn), và những chỉ số kèm theo như H index là rất quan trọng. Nhưng những chỉ số này cũng gây ra vài tranh cãi suốt 30 năm qua. Có người tuyên bố rằng IF đã chết, đừng vực nó dậy nữa. Nhưng trong thực tế, tôi biết rất rõ rằng nó … chưa chết. Chẳng những chưa chết mà còn sống hây hây.
IF được phát triển để đo lường tầm ảnh hưởng của một tập san. Nó được Eugene Garfield “sáng chế” ra từ giữa thập niên 1950. IF được định nghĩa là tổng số trích dẫn của những bài báo đã được công bố trước đây 2 năm. Chẳng hạn như trong 2 năm 2003 và 2004 tập san y khoa Lancet công bố 450 bài báo khoa học, và trong năm 2005 có 10,500 bài báo khác trích dẫn 450 bài báo đó, thì hệ số IF = 10.500 / 450 = 23.3. Chỉ số IF như thấy cực kì đơn giản.
Có thời và cho đến ngày nay IF được dùng để đánh giá chất lượng nghiên cứu và tầm ảnh hưởng của một nhà khoa học. Cả hai đánh giá như chúng ta thấy đều sai mục tiêu của IF. Mới đây một nhóm nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y sinh học ra tuyên bố DORA nói rằng nên bỏ IF trong đánh giá khoa học. Tôi có tham gia thảo luận cùng nhóm DORA nhưng tôi không kí tên vì có vài bất đồng ý kiến với nhóm.
Nếu bỏ IF, chúng ta sẽ dùng chỉ số gì để đánh giá khoa học? Tuyên bố DORA nói rằng nên dùng citation của mỗi bài báo làm chỉ số đánh giá. Trước đó, Gs Hirsch thì đề nghị dùng chỉ số H. Tôi đồng ý là nên dùng citation thì chính xác hơn là IF. Còn nếu dùng chỉ số H (rất phổ biến) thì phải chia cho số năm công tác mà Hirsch gọi là chỉ số m thì mới công bằng.
Kinh nghiệm cá nhân tôi cho thấy công bố trên những tập san có IF cao thường thu hút citation cao. Ví dụ như công trình mà tôi là người hướng dẫn phụ đăng trên Lancet (IF=39.2) có trên 1300 citation, thuộc vào hàng classic. Tương tự, các công trình công bố trên JAMA (IF=30), New England Journal of Medicine (IF=54.4), BMJ (IF=17.25) đều có trích dẫn trên 300 lần. Tuy nhiên, có những bài tôi công bố trên tập san có IF thấp hơn (độ 4.5) nhưng nội dung quan trọng hơn những bài trên JAMA thì tần số trích dẫn chỉ 120-150. Nhìn lại tôi thấy rõ ràng là có sự tương quan giữa IF và citation, dù mối tương quan không tuyệt đối. Đó không chỉ kinh nghiệm của cá nhân tôi mà còn của rất rất rất nhiều đồng nghiệp khác.
Dĩ nhiên, sự nghiệp một nhà khoa học không thể đánh giá bằng mấy … con số. Người ta thường xem xét ý kiến của chuyên gia trong ngành. Nhưng khổ nỗi là ý kiến chuyên gia trong ngành thường không khách quan, và quan trọng hơn, họ vẫn dựa vào các chỉ số định lượng như chỉ số H và citation. Khi tôi làm hồ sơ đề bạt chức danh giáo sư, Trường UNSW yêu cầu tôi phải cung cấp:
(a) citation cho TỪNG BÀI;
(b) liệt kê 5 bài tốt nhất trong 5 năm qua;
(c) liệt kê 5 bài tốt nhất trong sự nghiệp;
(d) vẽ một biểu đồ về chỉ số H của cá nhân tôi và 5 người khác trên thế giới trong cùng ngành;
(e) và hàng loạt các “chỉ tiêu” không định lượng khác.
Họ gửi hồ sơ cho 8 hay 10 người để bình duyệt (phân nửa là do tôi đề cử, phân nửa là Trường đề cử). Khi tôi đọc các báo cáo bình duyệt, tôi thấy hầu hết họ đều nhắm vào các chỉ số định lượng! Một số thì phân tích những công trình, nhưng vẫn dùng citation kèm theo đánh giá tổng quát.
Do đó, trong thực tế, tôi đảm bảo với các bạn rằng các chỉ số như IF, H và citation vẫn được dùng rất phổ biến trong đánh giá khoa học. Những người tuyển dụng nhà khoa học, những hội đồng học thuật, hội đồng tài trợ nghiên cứu, v.v. đều nhìn vào mấy chỉ số này trước khi quyết định. Tôi biết rất rõ vì chính tôi đã và đang ngồi trong các hội đồng như thế. Thành ra đừng nên dại dột tin theo mấy bài báo vớ vẩn mà mang khổ vào thân.
Tôi chỉ khuyên các bạn một cách thành thật là nên làm nghiên cứu có chất lượng cao và công bố trên những tập san có IF càng cao càng tốt. IF có thể sẽ chết hay đang chết, nhưng các bạn không nên đánh cuộc sự nghiệp HIỆN NAY và danh giá của các bạn trong tương lai bằng cách lờ đi IF, chỉ số H và citation.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
Ngành Giáo dục làm khó cho Chủ tịch nước
Giọng văn giản dị, cảm động, khích lệ: “Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu”.
Lời dạy được khắc vào tim bao thế hệ, không bao giờ cũ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Điều đặc biệt là thư này chỉ dành riêng cho học sinh, không nhắc đến ai khác!
2. Không biết từ lúc nào, đến hẹn lại lên, nhân ngày khai trường các chủ tịch nước đều kiên nhẫn ngồi viết thư thăm hỏi. Thư các chủ tịch nước từ Trần Đức Lương năm học 2005-2006 đến nay, đối tượng của bức thư được mở rộng [2]. Ví như năm nay là “Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên thân mến!”[3] .
Vui nhất là bố cục các bức thư. Đó là là một thứ văn phong hành chính vô cùng mẫu mực thể hiện rõ “ý đảng lòng dân” với các phần sau đây:
+Lời chào nhân dịp khai giảng, gửi lời chúc tốt đẹp nhất.
+Năm học vừa qua, toàn ngành đã cố gắng đạt được a, b, c gì đó.
+Năm nay cần tiếp tục d, e, f gì đó. (giữa hai phần này thường có câu đệm: “Tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả đã đạt được của ngành Giáo dục trong năm học vừa qua”).
+Lời chúc tốt đẹp.
3. Ngày khai giảng năm học khắp nước, từ
Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau đều như nhau. Sau khi tuyên bố lí do, nhà
trường sẽ cử một người (có chức vụ, có giọng tốt, tất nhiên) sang sảng
đọc thư chủ tịch nước nhân ngày khai giảng [4] ! Ngành GD năm nào cũng
phát động sự cải tổ đổi mới nhưng những bức thư luôn luôn không mới.[1] http://www.nhandan.com.vn/giaoduc/tin-tuc/item/3601402-.html
[2] http://www.tienphong.vn/giao-duc/chu-tich-nuoc-tran-duc-luong-gui-thu-nhan-dip-khai-giang-nam-hoc-moi-20314.tpo
[3] http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thu-cua-Chu-tich-nuoc-nhan-dip-khai-giang-Nam-hoc-moi/207387.vgp
[4] http://chuyensp.edu.vn/chuong-trinh-le-khai-giang-nam-hoc-2014-2015_v338.aspx
Có phải thêm một tấm bằng Đại học phản cảm?
Lâu nay, nhiều trường ĐH bị phát hiện có những sai sót trên tấm bằng ĐH.
Chủ yếu là những lỗi dịch thuật và lỗi chính tả của tiếng Anh, đôi khi
cả lỗi chính tả tiếng Việt.
Chủ blog vừa được các em sinh viên gửi cho một tấm bằng ĐH của trường ĐH
Xây dựng. Tấm bằng không sai về chính tả, không sai về dịch thuật tiếng
Anh (vì phần này copy nguyên mẫu dịch của Bộ GD&ĐT). Nhưng buồn
cười, thậm chí đến mức phản cảm là ngành đào tạo ở bên phần tiếng Anh
lại được ghi bằng tiếng Việt.
Không biết đây có phải là hình ảnh bị photoshop hay thực sự là lỗi soạn thảo và in ấn của trường ĐH Xây dựng? Và nếu đây là bằng thật thì thực sự rất ngờ nghệch và phản cảm.
Hình ảnh của tấm bằng này ở đây:
Bổ sung thêm các tấm bằng ĐH đã được phát hiện bị lỗi trong thời gian qua:
Trường ĐH Sài Gòn, sai chính tả tiếng Anh
Trường ĐH Huế, sai chính tả tiếng Anh
Trường ĐH Thái Nguyên, sai chính tả tiếng Việt
© 2014 Baron Trịnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét