VN nên ra lệnh cài dây thay cho đu dây
Tin về mấy vụ tai
nạn giao thông thảm khốc dịp nghỉ lễ 30/8-02/9 vừa qua ở Việt
Nam tưởng như chỉ lại trở thành những con số thống kê để đăng
báo mà rồi đây sẽ lại hoàn đấy.
Nhưng sự có mặt của một số nhân vật cao cấp lại khiến dư luận chú ý hơn đến hai vụ tai nạn mà theo tôi không đáng phải gây ra con số người chết lớn như vậy.
Đó là tin Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng đã phải xuống tận nơi thị sát chiếc xe khách tai nạn ở Lào Cai hôm 2/9, làm chết ngay lập tức 12 người và ít nhất 41 người khác bị thương.
Cùng ngày, Trung tướng Công an Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Tư, cũng tử nạn trong một vụ tai nạn trên Quốc lộ 5, đoạn qua Hưng Yên.
Các báo Việt Nam đưa tin khác nhau về nguyên nhân của vụ này.
Trang Người Lao Động ngay hôm 02/09 đưa tin dẫn lời nhân chứng lại lý giải vụ tai nạn là do xe chở Trung tướng Tư đâm qua dải phân cách và lao sang làn đối diện.
Trang web của Bộ Công an Việt Nam thì mô tả tai nạn là do xe ô tô khách đã lao qua dải phân cách cứng sang chiều ngược lại và đâm vào xe ô tô bảy chỗ đang đi chiều Hà Nội - Hải Dương.
Báo chí cũng nói các túi khí nổ tung ra nhưng vẫn không ngăn được các hành khách chiếc xe này bị chết thảm.
Chưa bàn về chi tiết vụ việc còn đang được điều tra, tôi chỉ xin giới thiệu một số chi tiết tương tự ở Anh về tai nạn xe cộ và biện pháp an toàn mà cụ thể nhất là dây an toàn (seat belt) trong xe hơi.
Nhưng sự có mặt của một số nhân vật cao cấp lại khiến dư luận chú ý hơn đến hai vụ tai nạn mà theo tôi không đáng phải gây ra con số người chết lớn như vậy.
Đó là tin Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng đã phải xuống tận nơi thị sát chiếc xe khách tai nạn ở Lào Cai hôm 2/9, làm chết ngay lập tức 12 người và ít nhất 41 người khác bị thương.
Cùng ngày, Trung tướng Công an Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Tư, cũng tử nạn trong một vụ tai nạn trên Quốc lộ 5, đoạn qua Hưng Yên.
Các báo Việt Nam đưa tin khác nhau về nguyên nhân của vụ này.
Trang Người Lao Động ngay hôm 02/09 đưa tin dẫn lời nhân chứng lại lý giải vụ tai nạn là do xe chở Trung tướng Tư đâm qua dải phân cách và lao sang làn đối diện.
Trang web của Bộ Công an Việt Nam thì mô tả tai nạn là do xe ô tô khách đã lao qua dải phân cách cứng sang chiều ngược lại và đâm vào xe ô tô bảy chỗ đang đi chiều Hà Nội - Hải Dương.
Báo chí cũng nói các túi khí nổ tung ra nhưng vẫn không ngăn được các hành khách chiếc xe này bị chết thảm.
Chưa bàn về chi tiết vụ việc còn đang được điều tra, tôi chỉ xin giới thiệu một số chi tiết tương tự ở Anh về tai nạn xe cộ và biện pháp an toàn mà cụ thể nhất là dây an toàn (seat belt) trong xe hơi.
"Trung tướng Công an Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Tư tử nạn trong một đâm xe trên Quốc lộ 5"
Trong vụ như thế này, ở Anh người ta gọi là ‘tai nạn tử vong xảy ra trong phương tiện’, hay ‘in-vehicle fatality’.
Câu hỏi khi ấy luôn được phía điều tra, có thể là cảnh sát hay công ty bảo hiểm xe, đặt ra là xem những người ngồi trong xe có cài dây an toàn vào thời điểm tai nạn hay không.
Vì dây an toàn trong các loại xe sản xuất thời nay đều có ba điểm thắt chặt ở vai, bụng và cạnh hông nhằm không cho người bị bay về phía trước hay văng sang một bên khi xe bị đâm hoặc tự đâm vào vật cứng.
Chính dây an toàn giữ chặt người ở vị thế đúng chỗ túi khí (airbag) bung ra, hạn chế được rất nhiều sức va đập có thể lên tới cả tấn, tính theo gia tốc của hai chiếc xe đâm thẳng đầu vào nhau.
Nếu không cài dây an toàn, túi khí có bung ra cũng trở nên vô nghĩa vì không đỡ được cho nạn nhân thường bị văng đập khủng khiếp trong xe.
Trong rất nhiều trường hợp họ đập đầu vào ghế trước, hoặc văng đập vào nhau.
Có khi người ngồi ghế sau bị đẩy bay thẳng lên, giết chết người ngồi ghế trước.
Có trường hợp người trong xe bị đẩy xuyên qua kính trước, lao ra ngoài và tử nạn khi đập vào xe đối diện hoặc vật cứng nào đó.
Còn nếu có cài dây và túi khí nổ đúng vị trí, trong cả những trường hợp xe bị lật mà khung xe còn nguyên - hình chiếc Toyota bảy chỗ trong vụ ở Hưng Yên không thấy bị nát vỏ – thì khả năng sống sót vẫn còn.
Trong vụ ở Lào Cai cũng vậy, nếu các hành khách đều cài dây an toàn thì kể cả khi xe lao xuống vực, người ta có thể chỉ bị treo và ‘khóa chặt’ trong ghế dây an toàn nhưng vẫn có nhiều cơ hội sống sót nếu được cứu kịp thời.
Câu hỏi khi ấy luôn được phía điều tra, có thể là cảnh sát hay công ty bảo hiểm xe, đặt ra là xem những người ngồi trong xe có cài dây an toàn vào thời điểm tai nạn hay không.
Vì dây an toàn trong các loại xe sản xuất thời nay đều có ba điểm thắt chặt ở vai, bụng và cạnh hông nhằm không cho người bị bay về phía trước hay văng sang một bên khi xe bị đâm hoặc tự đâm vào vật cứng.
Chính dây an toàn giữ chặt người ở vị thế đúng chỗ túi khí (airbag) bung ra, hạn chế được rất nhiều sức va đập có thể lên tới cả tấn, tính theo gia tốc của hai chiếc xe đâm thẳng đầu vào nhau.
Nếu không cài dây an toàn, túi khí có bung ra cũng trở nên vô nghĩa vì không đỡ được cho nạn nhân thường bị văng đập khủng khiếp trong xe.
Trong rất nhiều trường hợp họ đập đầu vào ghế trước, hoặc văng đập vào nhau.
Có khi người ngồi ghế sau bị đẩy bay thẳng lên, giết chết người ngồi ghế trước.
Có trường hợp người trong xe bị đẩy xuyên qua kính trước, lao ra ngoài và tử nạn khi đập vào xe đối diện hoặc vật cứng nào đó.
Còn nếu có cài dây và túi khí nổ đúng vị trí, trong cả những trường hợp xe bị lật mà khung xe còn nguyên - hình chiếc Toyota bảy chỗ trong vụ ở Hưng Yên không thấy bị nát vỏ – thì khả năng sống sót vẫn còn.
Trong vụ ở Lào Cai cũng vậy, nếu các hành khách đều cài dây an toàn thì kể cả khi xe lao xuống vực, người ta có thể chỉ bị treo và ‘khóa chặt’ trong ghế dây an toàn nhưng vẫn có nhiều cơ hội sống sót nếu được cứu kịp thời.
Cài dây an toàn trong xe khách là điều bắt
buộc cho các tuyến xe đường dài tại châu Âu chạy tốc độ cao
trên xa lộ, khác với xe bus không có 'seat belt' vì chạy tốc độ
thấp trong đô thị.
Tất nhiên mỗi vụ tai nạn xảy ra một kiểu và nếu không tử vong, nạn nhân có thể bị gẫy xương tay chân, hoặc chấn thương gây tổn hại về chạy chữa lâu dài và điều này khiến các công ty bảo hiểm Anh luôn quan tâm ai có lỗi.
Ở Anh, người lái xe chỉ có lỗi khi không bắt buộc trẻ em cài dây an toàn trong xe, còn hành khách là người lớn phải tự chịu trách nhiệm cho mình có cài dây hay không.
Văn hóa ‘thoải mái’
Tất nhiên mỗi vụ tai nạn xảy ra một kiểu và nếu không tử vong, nạn nhân có thể bị gẫy xương tay chân, hoặc chấn thương gây tổn hại về chạy chữa lâu dài và điều này khiến các công ty bảo hiểm Anh luôn quan tâm ai có lỗi.
Ở Anh, người lái xe chỉ có lỗi khi không bắt buộc trẻ em cài dây an toàn trong xe, còn hành khách là người lớn phải tự chịu trách nhiệm cho mình có cài dây hay không.
Có một sự thật là ở Việt Nam, thói quen cài dây an toàn khi đi xe hơn nhỏ cũng như xe khách gần như là không có.
Người Việt Nam thường cho rằng cài dây là “không thoải mái” nhất là khi đi xe cùng bè bạn, thân nhân, người ta thích quay sang nói chuyện.
Đi xe ở Việt Nam, tôi thường thấy người lái xe lại càng hiếm khi cài dây, điều gây ra nguy hiểm cho chính bản thân người này và hành khách.
Vì một va chạm quá mức bình thường có thể khiến người lái đập mặt vào vô-lăng, chỉ cần ngất đi thì xe cũng mất người điều khiển trong giây phút quan trọng, có thể khiến những hành khách khác gặp nạn theo.
Ở Anh, thống kê của Bộ Giao thông (Department for Transport) cho thấy từ khi bắt buộc ai đi xe hơi cũng phải cài dây an toàn số ‘tử vong trong xe’ vì tai nạn đường bộ giảm đi 60%.
Con số tử vong giảm từ 2245 người (1983) xuống 888 người năm 2012, chưa kể con số người bị thương cũng giảm 67% cùng thời gian, và những khoản tiết kiệm cho xã hội hàng triệu bảng Anh tiền bảo hiểm, chi phi y tế...
Nhưng lệnh bắt buộc đeo dây an toàn khi đi xe cộ không tự nhiên mà đến.
Nó là kết quả của một quá trình vận
động lâu dài, từ thập niên 1950 khi xe hơi cá nhân được phổ biến
tại Anh, cộng với các tiến bộ trong ngành xe hơi.
Tổ chức Royal Automobile Club (RAC) thành lập từ cuối thế kỷ 19, hiện có 7 triệu thành viên cũng đóng vai trò thúc đẩy, quảng bá cho việc dùng dây an toàn, và vận động chính quyền ra lệnh bắt cài dây.
Nhưng vào thập niên 1950 và 60 người ta chỉ khuyến khích mà chưa bắt buộc cài dây an toàn cho tới khi nhiều yếu tố hội tụ lại khiến chính phủ ra tay.
Nhà nước Anh biết rằng phát triển công nghệ xe hơi – một động lực của nền kinh tế hiện đại - cần đi kèm với văn hóa dùng xe an toàn và hệ thống pháp luật bảo vệ người sử dụng phương tiện.
Các công ty bảo hiểm Anh cũng ngày càng thấy có quyền lợi trong việc vận động cho một văn hóa dùng xe an toàn.
Cài dây an toàn không chỉ làm giảm các vụ tử vong và giúp giảm đi cả các vụ chấn thương cột sống phần cổ (whiplash), vốn gây tốn kém nhiều năm cho các công ty bảo hiểm và ngành y tế vì khó chữa khỏi hẳn.
Tổ chức Royal Automobile Club (RAC) thành lập từ cuối thế kỷ 19, hiện có 7 triệu thành viên cũng đóng vai trò thúc đẩy, quảng bá cho việc dùng dây an toàn, và vận động chính quyền ra lệnh bắt cài dây.
Nhưng vào thập niên 1950 và 60 người ta chỉ khuyến khích mà chưa bắt buộc cài dây an toàn cho tới khi nhiều yếu tố hội tụ lại khiến chính phủ ra tay.
Nhà nước Anh biết rằng phát triển công nghệ xe hơi – một động lực của nền kinh tế hiện đại - cần đi kèm với văn hóa dùng xe an toàn và hệ thống pháp luật bảo vệ người sử dụng phương tiện.
Các công ty bảo hiểm Anh cũng ngày càng thấy có quyền lợi trong việc vận động cho một văn hóa dùng xe an toàn.
Cài dây an toàn không chỉ làm giảm các vụ tử vong và giúp giảm đi cả các vụ chấn thương cột sống phần cổ (whiplash), vốn gây tốn kém nhiều năm cho các công ty bảo hiểm và ngành y tế vì khó chữa khỏi hẳn.
"Nhưng sẽ tốt hơn nếu Bộ trưởng Thăng ký ngay được một quyết định buộc mọi công dân phải cài dây an toàn trong xe hơi"
Như thế, yếu tố xã hội dân sự (các hội,
câu lạc bộ chơi xe), nhà nước, và kinh tế (ngành bảo hiểm) đã
kết hợp với nhau, đưa đến chỗ lệnh bắt buộc cài dân an toàn
có hiệu lực từ 1983.
Trở lại hai vụ tai nạn ở Việt Nam hôm 2/9 vừa qua.
Báo chí Việt Nam ca ngợi Bộ trưởng Đinh La Thăng đến tận nơi để thị sát và chỉ đạo việc cứu nạn cho vụ ở Lào Cai.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì chỉ đạo điều tra các vụ tai nạn nghiêm trọng này.
Nhưng sẽ tốt hơn nếu Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam thay vì phải đu dây xuống vực rất nguy hiểm cho bản thân, ký ngay được một quyết định buộc mọi công dân phải cài dây an toàn trong xe hơi.
Như thế các vụ tai nạn đáng tiếc chắc chắn sẽ giảm trong chốc lát.
Vì tôi tin là Việt Nam thực hiện được lệnh bắt cài dây an toàn, như lệnh bắt đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy vốn được báo chí nước ngoài khen là rất hợp thời, áp dụng nhanh chóng và đồng bộ.
Trở lại hai vụ tai nạn ở Việt Nam hôm 2/9 vừa qua.
Báo chí Việt Nam ca ngợi Bộ trưởng Đinh La Thăng đến tận nơi để thị sát và chỉ đạo việc cứu nạn cho vụ ở Lào Cai.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì chỉ đạo điều tra các vụ tai nạn nghiêm trọng này.
Nhưng sẽ tốt hơn nếu Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam thay vì phải đu dây xuống vực rất nguy hiểm cho bản thân, ký ngay được một quyết định buộc mọi công dân phải cài dây an toàn trong xe hơi.
Như thế các vụ tai nạn đáng tiếc chắc chắn sẽ giảm trong chốc lát.
Vì tôi tin là Việt Nam thực hiện được lệnh bắt cài dây an toàn, như lệnh bắt đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy vốn được báo chí nước ngoài khen là rất hợp thời, áp dụng nhanh chóng và đồng bộ.
Nguyễn Giang
bbcvietnamese.com
(BBC)
Lao động TQ ở VN: vấn đề hay cơ hội?
Tâm lý 'bài Hoa, kỳ thị' không hề có trong dân tộc Việt Nam, đó là ý
kiến của một nhà văn hóa học trong cuộc tọa đàm trực tuyến hôm
04/9/2014, giữa các vị khách là các chuyên gia và nhà quan sát với BBC
về hiện tượng số đông lao động và người di cư Trung Quốc tại Việt Nam.
Từ Sài Gòn, Giáo sư Trần Ngọc Thêm,
Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng thuộc Đại học Quốc
gia TP Hồ Chí Minh nói:
"Tôi nghĩ rằng tâm lý bài Hoa, kỳ thị không hề có trong dân tộc của chúng ta," nhà nghiên cứu nói và điểm lại các giai đoạn tiếp xúc chính giữa người Hoa với Việt Nam từ lịch sử tới nay.
"Bây giờ cái người ta quan ngại là lao động phổ thông và các thương lái, thương lái rõ ràng, phần lớn là những người sang đây chui và làm ăn phần lớn không đường đường chính chính.
'Nghịch lý và lo ngại'
"Tôi nghĩ rằng tâm lý bài Hoa, kỳ thị không hề có trong dân tộc của chúng ta," nhà nghiên cứu nói và điểm lại các giai đoạn tiếp xúc chính giữa người Hoa với Việt Nam từ lịch sử tới nay.
"Bây giờ cái người ta quan ngại là lao động phổ thông và các thương lái, thương lái rõ ràng, phần lớn là những người sang đây chui và làm ăn phần lớn không đường đường chính chính.
"Thông thường dòng chảy lao động phổ thông là từ nước nghèo hơn đến nước có thu nhập cao hơn. Thế nhưng trong trường hợp này ở nước ta (Việt Nam) thì hơi bị ngược lại." - Giáo sư Trần Ngọc Thêm"Rõ ràng là một lực lượng đáng quan ngại và gây khó khăn rất nhiều cho kinh tế nước ta (Việt Nam)."
Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng đang tồn tại một nghịch lý và một điều đáng lo ngại đáng nói về dòng nhập cư người Trung Quốc vào Việt Nam.
Ông nói thêm: "Lực lượng thứ hai là các lao động phổ thông. Thông thường dòng chảy lao động phổ thông là từ nước nghèo hơn đến nước có thu nhập cao hơn. Thế nhưng trong trường hợp này ở nước ta thì hơi bị ngược lại. Trung Quốc thu nhập trung bình cao hơn của chúng ta.
"Nước đi thường người ta giải quyết công ăn việc làm cho dân chúng. Còn với nước đến, thường thường có nhu cầu, thông thường là nước có GDP (tổng thu nhập quốc nội) cao hơn, người ta thiếu lao động phổ thông là một.
"Cái thứ hai là dân chúng người ta không mặn mà
với các công việc 3 D. Tức là những công việc bẩn (dirty), nguy hiểm
(dangerous), rồi là hạ thấp nhân phẩm v.v...
"Còn chúng ta (Việt Nam), thì lao động phổ thông, chúng ta đang cần xuất khẩu đi nước ngoài, trong khi đó lại tiếp nhận lao động phổ thông của Trung Quốc sang.
"Và một điều đáng lo ngại hơn, như tôi đã nói, ở Trung Quốc thu nhập trung bình cao hơn chúng ta, vị thế cao hơn nước ta, những người lao động phổ thông ấy trình độ thấp, sang đây với một tư cách, một tư thế lại là những người có cái gì đó họ tự hào họ có phần coi thường người Việt Nam chúng ta.
"Và như vậy nó rất dễ dẫn đến những xung đột và để lại những hậu quả không mong muốn về mặt xã hội, văn hóa."
'Thiếu lao động có tay nghề?'"Còn chúng ta (Việt Nam), thì lao động phổ thông, chúng ta đang cần xuất khẩu đi nước ngoài, trong khi đó lại tiếp nhận lao động phổ thông của Trung Quốc sang.
"Và một điều đáng lo ngại hơn, như tôi đã nói, ở Trung Quốc thu nhập trung bình cao hơn chúng ta, vị thế cao hơn nước ta, những người lao động phổ thông ấy trình độ thấp, sang đây với một tư cách, một tư thế lại là những người có cái gì đó họ tự hào họ có phần coi thường người Việt Nam chúng ta.
"Và như vậy nó rất dễ dẫn đến những xung đột và để lại những hậu quả không mong muốn về mặt xã hội, văn hóa."
"Cho đến lúc này, hình như chưa có được một nghiên cứu nào đầy đủ để chỉ ra trình độ của người nhập cư lao động TQ vào VN là ở mức độ nào và cụ thể kỹ năng chuyên môn họ đạt được đến đâu" - Tiến sỹ Trần TuấnKhi được hỏi liệu Việt Nam thực sự bắt buộc phải tuyển nhiều lao động Trung Quốc vì Việt Nam chưa có đủ lao động có tay nghề với trình độ phù hợp ở Việt Nam hay không, một vị khách khác, Tiến sỹ Trần Tuấn, chuyên gia đào tạo và chính sách cộng đồng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD thuộc Vusta) nói với tọa đàm của BBC:
"Đây là một thế giới phẳng, rõ ràng việc Trung Quốc thắng thầu, sau đó đưa đội ngũ nhân công của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam để làm, câu trả lời liệu đội ngũ công nhân Trung Quốc này là loại đội ngũ lao động có nghề, có kỹ năng chuyên môn, có kiến thức chuyên môn thích hợp hay không, thì câu hỏi này phụ thuộc vào chính lãnh đạo các khu kinh tế đó đánh giá.
"Tôi cho rằng cho đến lúc này, hình như chưa có được một nghiên cứu nào để chỉ ra rằng là các trình độ của người nhập cư lao động Trung Quốc vào Việt Nam là ở mức độ như thế nào và cụ thể là các kỹ năng chuyên môn họ đạt được đến đâu.
"Thế còn nhận định của một lãnh đạo ở cấp tỉnh
nói rằng ấy là những cán bộ cung cấp những kiến thức kỹ năng mà ở Việt
Nam thiếu, thì tôi cho rằng đây là một nhận định có lẽ của một cá nhân.
Chúng ta cần có một bài báo khách quan, một nghiên cứu khách quan để nêu
ra những số liệu khách quan.
"Điểm thứ hai, tôi cho rằng khi đưa lao động từ nước ngoài sang, các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư luôn luôn nghĩ đến các vấn đề lợi nhuận kinh tế, cho nên chắc chắn rằng ở đây bài toán được đặt ra là liệu có thực sự Việt Nam không có được đôi ngũ nhân công đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đó hay không.
"Câu hỏi này là câu hỏi phải được trả lời và nhận định, và tôi cho rằng chúng ta có thể phỏng vấn trực tiếp các bộ phận liên quan vấn đề này. Còn vấn đề tay nghề và liên quan đào tạo người lao động, hiện nay chúng ta phải thấy rằng hiện nay ở Việt Nam thực sự chúng ta có được đội ngũ hàng năm kể cả trẻ, cũng như là đã ra trường, kể cả đội ngũ học đại học và các trường kỹ thuật và chúng ta hiện nay đang có một số lượng lớn.
"Điểm thứ hai, tôi cho rằng khi đưa lao động từ nước ngoài sang, các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư luôn luôn nghĩ đến các vấn đề lợi nhuận kinh tế, cho nên chắc chắn rằng ở đây bài toán được đặt ra là liệu có thực sự Việt Nam không có được đôi ngũ nhân công đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đó hay không.
"Câu hỏi này là câu hỏi phải được trả lời và nhận định, và tôi cho rằng chúng ta có thể phỏng vấn trực tiếp các bộ phận liên quan vấn đề này. Còn vấn đề tay nghề và liên quan đào tạo người lao động, hiện nay chúng ta phải thấy rằng hiện nay ở Việt Nam thực sự chúng ta có được đội ngũ hàng năm kể cả trẻ, cũng như là đã ra trường, kể cả đội ngũ học đại học và các trường kỹ thuật và chúng ta hiện nay đang có một số lượng lớn.
"Và tôi cho rằng về khả năng học nghề và hệ
thống trường nghề của chúng ta là có, tất nhiên để đáp ứng loại hình
nghề như thế nào, thì nó phụ thuôc vào từng chuyên môn cụ thể, nhưng tôi
cho rằng trước hết hạ tầng cơ sở của chúng ta là có, đội ngũ nhân lực
để sẵn sàng đáp ứng việc học nghề là chúng ta có. Nhất là khi chúng ta
đang dư thừa đội ngũ lao động sẵn sàng có thể đi làm ở các nước khác.
"Cho nên tôi cho rằng nếu như thực sự ở trong điều kiện ở Việt Nam có nhu cầu về nhân lực, thì hoàn toàn chúng ta có thể đáp ứng được bằng cách khởi động các hệ thống đào tạo để có thể phục vụ ngay, cung cấp cho thị trường ở trong nước."
Được hỏi về chính sách, pháp luật quản lý, kiểm soát nhập cư đối với người nước ngoài, người lao động nước ngoài vào Việt Nam hiện nay, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển (thuộc Vusta) nêu quan điểm:
"Ngay khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thì chính sách đối với việc sử dụng lao động người nước ngoài đã được thể hiện rất rõ ở trong luật đầu tư, cũng như ở trong luật lao động.
"Nhiều bằng chứng là họ sống trong lòng dân cư VN trong các làng xã của VN, gây ra bất ổn, rất nhiều vấn đề có thể nói là những vấn đề xã hội, xung đột với người dân địa phương" - PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao"Và hiện nay trong pháp luật hiện hành ở Việt Nam, chính sách này đã tương đối đầy đủ và chặt chẽ, chính vì điều đó, khi xảy ra các hiện tượng như thông tin đại chúng đã đưa là lao động phổ thông của Trung Quốc vào (dự án) Bauxite Tây nguyên, lao động phổ thông của Trung Quốc vào những dự án lớn như Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh, với tư cách người nghiên cứu chính sách và pháp luật, điều băn khoăn của tôi là vấn đề không phải ở chỗ chúng ta không đủ nguồn nhân lực để cung cấp cho các dự án.
"Mà vấn đề là trách nhiệm của chính quyền trong việc thực thi pháp luật nhự thế nào. Luật pháp của chúng ta (Việt Nam), ngay trong Nghị định năm số 102 năm 2013, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn lao động liên quan người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam đã có quy định rất rõ là các nhà thầu khi nộp hồ sơ thầu phải có nội dung yêu cầu liên quan đến vấn đề sử dụng lao động như thế nào.
"Trong đó chỉ được cho phép sử dụng những lao động có kỹ thuật cao mà người Việt Nam không thực hiện được và trong Nghị định này cũng nói rất rõ là nghiêm cấm các nhà thầu sử dụng lao động phổ thông để đưa vào các dự án, đấy là quy định của luật.
"Thứ hai, về mặt quản lý nhà nước, cũng quy định
rất rõ là hàng quý, nhà thầu phải báo cáo với Ủy ban Nhân dân Tỉnh nơi
dự án đó hoạt động, hàng nửa năm cũng như một quý, Sở Lao động cũng như
Công an thanh tra kiểm soát việc sử dụng lao động.
"Tình hình xảy ra là hàng nghìn lao động Trung Quốc ở (dự án) Bauxite Tây Nguyên, hàng nghìn lao động Trung Quốc ở Bình Dương, mà là các lao động phổ thông, báo chí đưa rất rõ nhiều bằng chứng là họ sống trong lòng dân cư Việt Nam trong các làng xã của Việt Nam, gây ra bất ổn, rất nhiều vấn đề có thể nói là những vấn đề xã hội, xung đột với người dân địa phương, vậy mà bao nhiêu năm nay vấn đề này dường như vẫn chưa được giải quyết."
'Căn tính tiểu nông hám lợi'
"Tình hình xảy ra là hàng nghìn lao động Trung Quốc ở (dự án) Bauxite Tây Nguyên, hàng nghìn lao động Trung Quốc ở Bình Dương, mà là các lao động phổ thông, báo chí đưa rất rõ nhiều bằng chứng là họ sống trong lòng dân cư Việt Nam trong các làng xã của Việt Nam, gây ra bất ổn, rất nhiều vấn đề có thể nói là những vấn đề xã hội, xung đột với người dân địa phương, vậy mà bao nhiêu năm nay vấn đề này dường như vẫn chưa được giải quyết."
:
Trước câu hỏi có thể tư vấn gì cho chính phủ, nhà nước và cả người dân Việt Nam để ứng phó hiệu quả, biến 'thách thức' thành 'cơ hội' trong câu chuyện số đông lao động và người nhập cư Trung Quốc vào Việt Nam các năm gần đây và hiện nay, Giáo sư Trần Ngọc Thêm nói
Trước câu hỏi có thể tư vấn gì cho chính phủ, nhà nước và cả người dân Việt Nam để ứng phó hiệu quả, biến 'thách thức' thành 'cơ hội' trong câu chuyện số đông lao động và người nhập cư Trung Quốc vào Việt Nam các năm gần đây và hiện nay, Giáo sư Trần Ngọc Thêm nói
"Tôi thấy rằng người Việt Nam chúng ta có một căn tính tiểu nông rất rõ rệt, và một trong những hệ quả của căn tính tiểu nông, nông nghiệp đó là hám lợi. Và cái hám lợi nó giết chúng ta."
"Phải chăng có những cán bộ địa phương nào đó hám lợi đã nhận thù lao, khoản phần trăm gì đó của những người TQ có liên quan để rồi đưa lao động phổ thông ấy vào, hàng nghìn người, hạng vạn người không thể nào là lao động kỹ thuật và lao động phổ thông thì chúng ta đang thừa?" - Giáo sư Trần Ngọc Thêm
Dẫn ra các trường hợp về thực phẩm, hàng hóa
"độc hại" được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc, cũng như việc có luật
nhưng để lao động phổ thông Trung Quốc nhập cư tùy tiện, tràn lan vào
Việt Nam... như những ví dụ, nhà nghiên cứu đặt vấn đề:
"Phải chăng có những cán bộ địa phương nào đó hám lợi đã nhận thù lao, khoản phần trăm gì đó của những người Trung Quốc có liên quan để rồi đưa lao động phổ thông ấy vào, hàng nghìn người, hạng vạn người không thể nào là lao động kỹ thuật và lao động phổ thông thì chúng ta đang thừa?
"Như vậy tôi cho rằng chúng ta (Việt Nam) phải rà lại chính mình, xem lại cách quản lý vấn đề tham nhũng ở tất cả mọi cấp, vấn đề nhận hối lộ ở tất cả mọi cấp. Nếu làm được điều đó, tôi chắc rằng chúng ta sẽ giữ vững biên giới của mình, giữ vững chủ quyền của mình.
"Và chúng ta có tư thế của mình như ông cha ta đã từng có tư thế khi nói chuyện với người bạn láng giềng rất lớn, có quan hệ rất lâu đời, nhưng mà chúng ta không phải nhục nhã, không phải hèn kém," Giáo sư Trần Ngọc Thêm nói với BBC.
"Phải chăng có những cán bộ địa phương nào đó hám lợi đã nhận thù lao, khoản phần trăm gì đó của những người Trung Quốc có liên quan để rồi đưa lao động phổ thông ấy vào, hàng nghìn người, hạng vạn người không thể nào là lao động kỹ thuật và lao động phổ thông thì chúng ta đang thừa?
"Như vậy tôi cho rằng chúng ta (Việt Nam) phải rà lại chính mình, xem lại cách quản lý vấn đề tham nhũng ở tất cả mọi cấp, vấn đề nhận hối lộ ở tất cả mọi cấp. Nếu làm được điều đó, tôi chắc rằng chúng ta sẽ giữ vững biên giới của mình, giữ vững chủ quyền của mình.
"Và chúng ta có tư thế của mình như ông cha ta đã từng có tư thế khi nói chuyện với người bạn láng giềng rất lớn, có quan hệ rất lâu đời, nhưng mà chúng ta không phải nhục nhã, không phải hèn kém," Giáo sư Trần Ngọc Thêm nói với BBC.
(BBC)
Du lịch Hoàng Sa: Trung Quốc thực hiện ý đồ bành trướng ở Biển Đông
Tàu du lịch Trung Quốc rời cảng Tam Á (Sanya), để đi thăm các đảo nhỏ ở Hoàng Sa - sanyatourism.com |
Tàu đánh cá, tàu ngư chính, kiểm ngư, rồi giàn khoan và giờ đây là du lịch bằng thuyền tới quần đảo Hoàng Sa : Trung Quốc dùng mọi phương tiện để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông. Tân Hoa Xã, ngày 02/09/2014, cho biết, tàu du lịch Trung Quốc "Coconut Princess" đã rời cảng Tam Á (Sanya), cực nam đảo Hải Nam, để tới quần đảo Tây Sa, (tức Hoàng Sa).
Chuyến du lịch kéo dài bốn ngày, ba đêm và đi qua hơn bốn chục đảo nhỏ, bãi đá. Trước đó, Bắc Kinh đưa tin là do chương trình thành công, nhà tổ chức du lịch bằng thuyền tới Hoàng Sa đã cải tiến các hoạt động để rút ngắn thời gian đi biển. Trung Quốc bắt đầu đưa du khách tới Hoàng Sa từ tháng 04/2013 và Công ty hàng hải Eo biển Hải Nam đã chuyên chở hơn 3000 du khách từ đảo Hải Nam tới quần đảo Hoàng Sa.
Cho đến nay, công ty này chỉ có mỗi tàu Coconut Princess, phục vụ tuyến Hải Nam- Hoàng Sa, được tổ chức hàng tháng hoặc hai tháng một lần, và mỗi lần chở khoảng 200 du khách. Ban đầu, điểm xuất phát là thành phố Hải Khẩu (Haikou) thủ phủ tỉnh Hải Nam và hành trình tới quần đảo Hoàng Sa mất khoảng 20 tiếng. Từ ngày 02/09, tàu xuất phát từ cảng Tam Á và chỉ mất 12 giờ để tới Hoàng Sa.
Trong chuyến đi, du khách tới tham quan Cồn Quan sát (Trung Quốc gọi là Ngân Tự - Yinyu và tên quốc tế Observation Bank), đảo Toàn Phú (Quanfu), đảo Áp Công (Yagong), tất cả đều nằm trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (Vĩnh Nhạc quần đảo – Crescent Group), thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Mặc dù truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh tới khía cạnh du lịch, nhưng theo giới quan sát, hiển nhiên, hoạt động này của Bắc Kinh mang tính chính trị. Quần đảo Hoàng Sa là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tháng Giêng năm 1974, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo này từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Khi thường xuyên đưa du khách tới Hoàng Sa, Trung Quốc muốn củng cố đòi hỏi chủ quyền, khẳng định là Bắc Kinh quản lý tuyệt đối toàn bộ vùng này. Các tàu du lịch cung cấp thức ăn và chỗ ở cho du khách mà không cần phải xây dựng hạ tầng cơ sở trên những hòn đảo tại đây.
Sự hiện diện của các tàu du lịch tạo cớ cho Trung Quốc điều các tàu tuần tra phi quân sự đến những vùng đang có tranh chấp. Bắc Kinh vốn thường xuyên dùng tàu ngư chính, kiểm ngư, trên danh nghĩa là tàu dân sự, để khẳng định các đòi hỏi chủ quyền ở những vùng biển tranh chấp. Mặt khác, tàu du lịch, không vũ trang, không thể trở thành mục tiêu tấn công của những nước đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Năm ngoái, khi Trung Quốc tổ chức tuyến du lịch tới Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ. Bắc Kinh bỏ ngoài tai. Trung Quốc không thừa nhận đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và cho rằng hoạt động du lịch trong khu vực không liên quan gì đến nước thứ ba.
Lần này cũng tương tự. Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nhắc lại điệp khúc : « Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Việc Trung Quốc khai thác du lịch ở khu vực này là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam » v.v và v.v.
Một chỉ dấu khác cho thấy ý đồ chính trị của Trung Quốc trong việc tổ chức du lịch Hoàng Sa : Theo báo International Herald Tribune, trong những chuyến du lịch đầu tiên, Bắc Kinh chỉ chấp nhận công dân Hoa lục, người ngoại quốc hoặc người Trung Quốc ở Hồng Kông, Macao cũng bị gạt mà không có giải thích. Ngoài ra, trong số 200 hành khách của chuyến thứ nhất, thì số quan chức chính quyền đông hơn du khách.
Trung Quốc không phải là nước duy nhất nhìn thấy tiềm năng du lịch kết hợp với việc củng cố quyền kiểm soát tại các vùng có tranh chấp. Philippines đã tính tới việc tổ chức du lịch quần đảo Trường Sa. Còn Việt Nam, trong thời gian qua, đã tổ chức một số chuyến cho quan chức và khách mời đi thăm hỏi binh sĩ trên các đảo ở Trường Sa mà Việt Nam quản lý.
Đức Tâm
(RFI)
Dương Hoài Linh - Nền dân chủ khiếm khuyết
Nếu như trong học thuyết về CNCS, Mark-Engel đã chỉ ra thời kỳ "quá độ"
lên CNXH, thì tương tự trong tiến trình xây dựng một nền dân chủ hoàn
thiện, bất cứ dân tộc nào chọn con đường này cũng phải trải qua giai
đoạn đầu của một nền "dân chủ khiếm khuyết". Theo khảo sát tình trạng
Dân chủ ở 167 quốc gia và cố gắng định lượng chỉ số dân chủ do tạp chí
The Economist ở Anh tiến hành, chỉ có 28 quốc gia được đánh giá là các
nước có chỉ số dân chủ đầy đủ, 53 quốc gia có thể chế dân chủ khiếm
khuyết, 29 quốc gia có thế chế chính trị hỗn hợp, 54 quốc gia là chính
thể chuyên chế.
Đặc tính dễ nhận thấy nhất của nền "dân chủ khiếm khuyết" chính là sự bất ổn trong việc chuyển đổi và vận hành quyền lực. Tâm lý chung của người dân là bất ngờ với sự thay đổi thể chế, không chuẩn bị đầy đủ lực lượng chính trị thay thế từ địa phương đến trung ương. Hiến pháp luật pháp còn nhiều kẻ hở, kinh tế bị lũng đoạn, các đảng phái tranh giành quyền lực, biểu tình bạo loạn xảy ra thường xuyên.
Cũng như chế độ VNCH trước đây, tất cả các hạn chế của một nền "dân chủ khiếm khuyết" đều hiện ra trước mắt người dân: tham nhũng, gian lận bầu cử, tranh giành quyền lực, đàn áp tôn giáo... Và CNCS sẽ lợi dụng ngay những điều này để đả kích nền dân chủ gây nghi ngờ và xóa sổ họ. Do vậy những ai ngây thơ nghĩ rằng nếu đất nước có dân chủ là họ sẽ có ngay mọi thứ:tự do cá nhân, báo chí, tôn giáo, quyền con người... để rồi thất vọng khi thấy mọi chuyện không như mình nghĩ và đi đến kết luận:xã hội nào cũng thế là những người thiếu tầm nhìn và nhận thức chính trị.
Hãy nhìn ra thế giới các nước láng giềng Phi-lip-pin và Thái lan, Nam Mỹ như Brazil, Arghentina... các nước đã có nền dân chủ mấy chục năm nhưng chưa qua khỏi giai đoạn này. Các nước “Mùa Xuân Ả Rập”, đặc biệt là Ai Cập, một đất nước hỗn loạn và ẩn chứa nhiều bất ổn. Ukraine, Nga, các nước đã chuyển đổi thể chế dân chủ từ sự sụp đổ nhanh chóng và khá bất ngờ của các chế độ Cộng sản, cũng lại là sự bất ổn, mong manh. Bản chất con người vốn là chiếm hữu và đam mê quyền lực. Trong giai đoạn hỗn mang của sự chuyển giao, khi cơ chế dân chủ chưa vận hành thông suốt thì con người sẽ tận dụng ngay sự khiếm khuyết đó để tranh thủ quyền lực và địa vị cho mình. Lúc đó chính quyền hành pháp rất quan trọng, cần có những cá nhân có thể ra những quyết định sáng suốt để nhanh chóng bình ổn xã hội. Nhưng điều này lại đẻ ra nguy hiểm là xã hội rất dễ rơi trở lại thể chế độc tài nếu vai trò của lập pháp, tư pháp không theo kịp để hạn chế quyền lực.
Ngay tại Hoa Kỳ, một đất nước đa sắc tộc nền dân chủ cũng phát triển không đồng đều. Những tiểu bang có đông người da trắng sinh sống, nền dân chủ, ý thức tự giác phát triển rất cao. Ngược lại các tiểu bang có đông người da đen và dân nhập cư tình trạng bất ổn xã hội lại vẫn là những vấn nạn nhức nhối.
Căn bản chính là ý thức, nhận thức xã hôi không đồng đều. Nếu như ở Colorado khi các ngả tư đèn đỏ bị hỏng, bạn có thể thấy người dân tự giác dừng ở các vạch phân cách rồi theo thứ tự trước sau rời đi mà không cần cảnh sát thì ngay ở Houston nếu bạn chủ quan đậu xe bên lề đường vẫn bị đập cửa xe để lấy tất cả hành lý và có báo cảnh sát cũng phải mất thời gian rất lâu để tìm ra thủ phạm.
Miền Nam Việt Nam đã mất 20 năm ở giai đoạn đầu của nền"dân chủ khiếm khuyết". Nếu không có chính biến 30/4/1975, xã hội miền Nam đã có 40 năm để cải thiện nền dân chủ của mình. Với sự đầu tư rất cao ngân sách giành cho giáo dục cộng với sự giao lưu hàng ngày với nền văn minh thế giới, chắc chắn nền dân chủ ngày nay của Nam Việt nam nếu không bằng Mỹ cũng ngang ngửa với Hàn Quốc. Do vậy những đánh giá nói rằng chế độ VNCH thất bại trong cuộc chiến ý thức hệ vì xã hội miền Nam thối nát, tham nhũng, độc tài... là những đánh giá không có nhãn quan chính trị bao quát. Miền Nam thất bại chủ yếu là vì đầu tư nhiều cho các giá trị giáo dục nhân bản khai phóng, trong đó việc nhồi nhét, tuyên truyền trong dân khái niệm"căm thù quân xâm lược"gần như không có. Đó là yếu tố căn bản của việc mất dân dẫn đến mất nước. Nhưng đó lại là thất bại của người quân tử.
Như vậy quá trình để xây dựng nên một nền dân chủ hoàn thiện vẫn còn rất xa. Việt nam cũng như Trung Quốc đang ở phía sau của vạch xuất phát. Nhưng để khom lưng đặt chân vào bàn đạp, phải chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, đó là một cuộc đua không hề đơn giản. Trước mắt là chuẩn bị các thế lực chính trị thay thế, chuẩn bị tâm lý đối phó với các bất ổn xã hội. Chỉ khi nào người Việt làm được như người Mỹ, kiên nhẫn không vượt lên trong một đám đông kẹt xe trên phố, tự điều phối được giao thông khi không có hệ thống đèn tín hiệu, thì may ra dân tộc Việt Nam mới có được một nền dân chủ hoàn thiện.
Đặc tính dễ nhận thấy nhất của nền "dân chủ khiếm khuyết" chính là sự bất ổn trong việc chuyển đổi và vận hành quyền lực. Tâm lý chung của người dân là bất ngờ với sự thay đổi thể chế, không chuẩn bị đầy đủ lực lượng chính trị thay thế từ địa phương đến trung ương. Hiến pháp luật pháp còn nhiều kẻ hở, kinh tế bị lũng đoạn, các đảng phái tranh giành quyền lực, biểu tình bạo loạn xảy ra thường xuyên.
Cũng như chế độ VNCH trước đây, tất cả các hạn chế của một nền "dân chủ khiếm khuyết" đều hiện ra trước mắt người dân: tham nhũng, gian lận bầu cử, tranh giành quyền lực, đàn áp tôn giáo... Và CNCS sẽ lợi dụng ngay những điều này để đả kích nền dân chủ gây nghi ngờ và xóa sổ họ. Do vậy những ai ngây thơ nghĩ rằng nếu đất nước có dân chủ là họ sẽ có ngay mọi thứ:tự do cá nhân, báo chí, tôn giáo, quyền con người... để rồi thất vọng khi thấy mọi chuyện không như mình nghĩ và đi đến kết luận:xã hội nào cũng thế là những người thiếu tầm nhìn và nhận thức chính trị.
Hãy nhìn ra thế giới các nước láng giềng Phi-lip-pin và Thái lan, Nam Mỹ như Brazil, Arghentina... các nước đã có nền dân chủ mấy chục năm nhưng chưa qua khỏi giai đoạn này. Các nước “Mùa Xuân Ả Rập”, đặc biệt là Ai Cập, một đất nước hỗn loạn và ẩn chứa nhiều bất ổn. Ukraine, Nga, các nước đã chuyển đổi thể chế dân chủ từ sự sụp đổ nhanh chóng và khá bất ngờ của các chế độ Cộng sản, cũng lại là sự bất ổn, mong manh. Bản chất con người vốn là chiếm hữu và đam mê quyền lực. Trong giai đoạn hỗn mang của sự chuyển giao, khi cơ chế dân chủ chưa vận hành thông suốt thì con người sẽ tận dụng ngay sự khiếm khuyết đó để tranh thủ quyền lực và địa vị cho mình. Lúc đó chính quyền hành pháp rất quan trọng, cần có những cá nhân có thể ra những quyết định sáng suốt để nhanh chóng bình ổn xã hội. Nhưng điều này lại đẻ ra nguy hiểm là xã hội rất dễ rơi trở lại thể chế độc tài nếu vai trò của lập pháp, tư pháp không theo kịp để hạn chế quyền lực.
Ngay tại Hoa Kỳ, một đất nước đa sắc tộc nền dân chủ cũng phát triển không đồng đều. Những tiểu bang có đông người da trắng sinh sống, nền dân chủ, ý thức tự giác phát triển rất cao. Ngược lại các tiểu bang có đông người da đen và dân nhập cư tình trạng bất ổn xã hội lại vẫn là những vấn nạn nhức nhối.
Căn bản chính là ý thức, nhận thức xã hôi không đồng đều. Nếu như ở Colorado khi các ngả tư đèn đỏ bị hỏng, bạn có thể thấy người dân tự giác dừng ở các vạch phân cách rồi theo thứ tự trước sau rời đi mà không cần cảnh sát thì ngay ở Houston nếu bạn chủ quan đậu xe bên lề đường vẫn bị đập cửa xe để lấy tất cả hành lý và có báo cảnh sát cũng phải mất thời gian rất lâu để tìm ra thủ phạm.
Miền Nam Việt Nam đã mất 20 năm ở giai đoạn đầu của nền"dân chủ khiếm khuyết". Nếu không có chính biến 30/4/1975, xã hội miền Nam đã có 40 năm để cải thiện nền dân chủ của mình. Với sự đầu tư rất cao ngân sách giành cho giáo dục cộng với sự giao lưu hàng ngày với nền văn minh thế giới, chắc chắn nền dân chủ ngày nay của Nam Việt nam nếu không bằng Mỹ cũng ngang ngửa với Hàn Quốc. Do vậy những đánh giá nói rằng chế độ VNCH thất bại trong cuộc chiến ý thức hệ vì xã hội miền Nam thối nát, tham nhũng, độc tài... là những đánh giá không có nhãn quan chính trị bao quát. Miền Nam thất bại chủ yếu là vì đầu tư nhiều cho các giá trị giáo dục nhân bản khai phóng, trong đó việc nhồi nhét, tuyên truyền trong dân khái niệm"căm thù quân xâm lược"gần như không có. Đó là yếu tố căn bản của việc mất dân dẫn đến mất nước. Nhưng đó lại là thất bại của người quân tử.
Như vậy quá trình để xây dựng nên một nền dân chủ hoàn thiện vẫn còn rất xa. Việt nam cũng như Trung Quốc đang ở phía sau của vạch xuất phát. Nhưng để khom lưng đặt chân vào bàn đạp, phải chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, đó là một cuộc đua không hề đơn giản. Trước mắt là chuẩn bị các thế lực chính trị thay thế, chuẩn bị tâm lý đối phó với các bất ổn xã hội. Chỉ khi nào người Việt làm được như người Mỹ, kiên nhẫn không vượt lên trong một đám đông kẹt xe trên phố, tự điều phối được giao thông khi không có hệ thống đèn tín hiệu, thì may ra dân tộc Việt Nam mới có được một nền dân chủ hoàn thiện.
Dương Hoài Linh
Tác giả gửi tới Dân Luận
(Dân Luận)
Đồng Phụng Việt - Binh nhất Mỹ và Đại tướng Việt
Mình ngồi hơn một tiếng, xem xong video clip đó và tự thấy phải tìm thêm thông tin.
Năm rồi, hễ rảnh là mình vào Google, lục lọi để kiếm những thông tin mà mình chưa biết. Bây giờ, tuy chưa biết đủ nhưng có thể tạm xem là biết đôi chút, mình muốn chia sẻ ít dòng…
https://www.youtube.com/watch?v=ghhpYyTw8mo
Video clip mà mình vừa đề cập ghi lại lễ tang của Specialist Brittany Gordon, 24 tuổi, phục vụ trong Đại đôi 572 Quân báo, Lữ đoàn Cơ động số 2, Sư đoàn 2 Bộ binh Mỹ. Specialist Gordon bị thương khi xe của cô cán trúng mìn ở Kandahar, Afghanistan và chết vào ngày 13 tháng 10 năm 2012.
So với quân đội Việt Nam, cấp bậc trong quân đội Mỹ có một số khác biệt.
Với quân đội Việt Nam, lính trơn chỉ có Binh nhì, Binh nhất, sau đó là tới ngạch hạ sĩ quan, bắt đầu bằng Hạ sĩ,… Trong quân đội Mỹ, lính trơn có tới 4 bậc, từ E1 đến E4. E4 lại chia làm hai loại, một loại gọi là Specialist, loại còn lại gọi là Corporal (Hạ sĩ). Tuy lãnh lương và nhận các phúc lợi giống hệt nhau nhưng Specialist vẫn bị xem là lính, còn Corporal thì ở ngạch Hạ sĩ quan (bắt đầu có quyền chỉ huy).
Thời gian trung bình để trở thành một Specialist trong quân đội Mỹ là hai năm. Nếu đã tốt nghiệp đại học, gia nhập quân đội nhưng không muốn làm sĩ quan thì tân binh trở thành Specialist ngay từ ngày đầu tiên khi nhập ngũ.
Nói cách khác, Specialist Brittany Gordon chỉ là Binh nhất…
***
Quân đội Mỹ có một căn cứ không quân tên là Dove đặt tại tiểu bang Delaware. Dove có một trung tâm chuyên tẩn liệm những quân nhân Mỹ tử trận ở nước ngoài. Tẩn liệm xong, quan tài được chuyển về cho gia đình.
Video clip mà mình xem ghi lại những nét chính trong lễ tang Binh nhất Brittany Gordon, từ lúc tiếp nhận quan tài chứa thi thể của cô ở căn cứ không quân Macdill, tiểu bang Florida, đưa cô về nhà ở thành phố Saint Petersburg, quận Hillsborough, cách Macdill khoảng 33 cây số, cho đến khi chôn cất cô.
Binh nhất Brittany Gordon được đưa từ Dove về Macdill bằng một phi cơ chuyên dụng. Ngoài thân nhân, đứng đón cô ở cuối phi đạo còn có một nhóm quân nhân mặc lễ phục, cảnh sát, lính cứu hỏa của quận Hillsborough và của thành phố Saint Petersburg.
Tất cả các công đoạn, từ việc đưa quan tài ra khỏi phi cơ, mang quan tài đặt vào xe tang đều theo nghi thức có sẵn, vừa trang trọng vừa thành kính.
Hôm đó, cả căn cứ Macdill ngưng hoạt động, quân nhân từ sĩ quan, hạ sĩ quan tới lính của bộ binh, không quân, hải quân, nhân viên dân sự,… làm việc trong căn cứ, xếp hàng dọc hai bên đường, từ cuối phi đạo đến cổng, tiễn biệt Binh nhất Brittany Gordon.
Ra khỏi Macdill, xe tang chở quan tài Binh nhất Brittany Gordon có xe cảnh sát mở đường đi qua nhiều xa lộ và tuyến đường. Suốt quãng đường dài 33 cây số, tất cả xe cộ đều ngừng lưu thông, cả dân chúng lẫn cảnh sát, lính cứu hỏa các thành phố mà xe chở linh cữu đi ngang, chờ sẵn hai bên đường để chào cô Binh nhất này.
Ở Mỹ, tin người lính nào đó vừa mới tử trận luôn được báo chí và các đài truyền hình địa phương đặt làm tin chính. Cũng vì vậy, tuy không có… loa phường, dân chúng vẫn biết, vẫn đổ ra đường đón người lính trở về trong quan tài phủ quốc kỳ Mỹ.
Lễ tang Binh nhất Brittany Gordon diễn ra cũng với các nghi thức vừa trang trọng, vừa thành kính như vậy.
Chỉ đạo lễ tang của một binh nhất là một ông thiếu tướng. Ông tướng hai sao đó chính là người lần lượt quỳ xuống trước mặt cha và chị Binh nhất Brittany Gordon, trao cho họ lá cờ Mỹ đã phủ quan tài của cô rồi cởi găng tay, bắt tay họ, đeo găng tay, đứng nghiêm chào họ, cung kính như chào thượng cấp…
***
Binh nhất Brittany Gordon không lập được “chiến công” nào để đời. Cô chỉ tình nguyện gia nhập quân đội rồi cùng đơn vị đến Afghanistan bảo vệ những lợi ích của Mỹ (tiêu diệt khủng bố, giúp tái thiết Afghanistan) và chẳng may thiệt mạng. Tuy nhiên với Mỹ, chừng đó đã đủ để trở thành anh hùng.
Binh nhất Brittany Gordon không phải là ngoại lệ. Từ trước tới giờ, Mỹ vẫn làm như thế với tất cả những người lính “vị quốc vong thân”.
Nếu rảnh và muốn biết tường tận cách Mỹ tiễn đưa một người lính “vị quốc vong thân”, bạn có thể vào YouTube xem video clip mình vừa kể (1).
Muốn xem nhiều hơn, bạn có thể dùng những từ khóa kiểu như “fallen hero coming home”, “hero returns home”… YouTube có hàng ngàn video clip như vậy.
***
Tuy thanh niên tròn 18 tuổi phải “đăng ký nghĩa vụ quân sự” nhưng Mỹ không có “nghĩa vụ quân sự”. Phục vụ quân đội là chuyện hoàn toàn tự nguyện. Để khuyến khích người ta tự nguyện, Mỹ đề ra nhiều chính sách ưu đãi.
Chẳng hạn nếu đã có gia đình, muốn ở trong căn cứ, bạn sẽ được cấp nhà ở miễn phí, ngay cả tiền điện, nước, rác cũng không phải trả. Không muốn ở trong căn cứ, bạn sẽ được cấp tiền thuê nhà, số tiền nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào giá cho thuê nhà ở nơi gia đình bạn sống.
Không chỉ bạn mà thân nhân của bạn cũng sẽ được khám, chữa bệnh miễn phí.
Đã hoặc đang phục vụ quân đội, muốn mua nhà, bạn không cần phải có khoản tiền tương đương 20% giá trị căn nhà để đặt cọc như mọi người Mỹ khác. Bộ Cựu chiến binh của chính phủ Mỹ sẽ bảo lãnh để bạn được vay 100% và lãi suất luôn luôn ở mức ưu đãi.
Nếu bạn đã từng vay tiền để học gì đó trước khi phục vụ quân đội, quân đội sẽ thay bạn trả khoản nợ này. Trong thời gian phục vụ quân đội, bạn muốn học thêm gì đó, quân đội cũng đứng ra trả học phí thay bạn. Phục vụ đủ mười năm, người phối ngẫu và con cái của bạn sẽ được trả tiền học phí khi họ muốn học nghề hoặc học đại học.
Tại các căn cứ quân sự đều có chợ và siêu thị. Vì được bù lỗ nên giá bán thực phẩm và hàng hóa chỉ khoảng một phần ba hay một nửa giá ở bên ngoài. Chưa kể mua thực phẩm và hàng hóa trong các căn cứ quân sự không phải trả thuế.
Các căn cứ quân sự thường chỉ có trường từ mẫu giáo đến cấp hai. Cơ sở vật chất của các trường trong các căn cứ quân sự luôn khang trang, đầy đủ hơn những trường ở bên ngoài. Giáo viên cũng đông hơn, sĩ số mỗi lớp thì thấp hơn các trường bên ngoài vì Mỹ quan niệm, con lính cần được chăm sóc kỹ hơn, do thiệt thòi hơn bởi cha hoặc mẹ có thể vắng nhà dài ngày.
Hồi đầu năm nay, một tờ báo của quân đội Mỹ cảnh báo, con lính Mỹ đang gặp nguy hiểm vì thực phẩm dành cho chúng trong các trường ở những căn cứ quân sự “không an toàn”. Yếu tố “không an toàn” nằm ở chỗ… dư thừa dưỡng chất và con lính có khuynh hướng béo phì.
Luật Mỹ yêu cầu chính quyền liên bang phải ưu tiên tuyển dụng các thương binh, thân nhân tử sĩ, cựu quân nhân.
Theo luật, vị trí nào mà chính quyền liên bang cần tuyển dụng cũng phải mô tả “điều kiện tối thiểu”. Nếu các thương binh, thân nhân tử sĩ, cựu quân nhân, hội đủ “điều kiện tối thiểu” thì theo luật, vị trí đó phải dành cho họ.
Trong trường hợp cần “tinh giản biên chế”, luật Mỹ yêu cầu các cơ quan của chính quyền liên bang phải giữ lại các thương binh, thân nhân tử sĩ, cựu quân nhân. Các cơ quan của chính quyền liên bang chỉ có quyền loại bỏ những đối tượng này nếu như đã loại bỏ hết những nhân viên thuần túy dân sự khác.
Những chính sách vừa kể áp dụng cho tất cả mọi cá nhân đã hoặc đang phục vụ quân đội. Dẫu cho họ chỉ là… binh nhì.
Dân Mỹ vốn sính kiện nhưng chưa bao giờ có ai thắc mắc về những “đặc quyền, đặc lợi” dành cho những người phục vụ quân đội.
Nếu có thời gian, bạn nên đọc những bình luận bên dưới các video clip ghi lại hình ảnh liên quan tới lễ tang những người lính Mỹ tử trận, các bạn sẽ hiểu tại sao.
Công dân của xứ sở sính kiện có thể là nhất hành tinh này, xem những “đặc quyền, đặc lợi” dành cho những người phục vụ quân đội là điều đương nhiên.
Điều đương nhiên đó nhằm bù đắp thiệt thòi cho những người chấp nhận từ bỏ “chăn ấm, nệm êm”, chấp nhận đủ thứ ràng buộc để bảo vệ xứ sở, bảo vệ tự do, bảo vệ những giá trị của người Mỹ.
Đa số các công ty, cơ sở dịch vụ ở Mỹ đều có chính sách “giảm giá cho lính Mỹ”. Đi máy bay, lính không phải trả phụ phí do quá nhiều hành lý hay hành lý quá ký. Gần như tất cả phi trường ở Mỹ đều có “USO”. “USO” giống như khu vực dành cho “VIP” ở các phi trường tại Việt Nam. Tại Việt Nam, khu vực “VIP” ở các phi trường chỉ dành cho giới nhà giàu, đủ tiền mua vé hạng “C”. Ở Mỹ “USO” tại các phi trường chỉ tiếp đón lính Mỹ và thân nhân. “USO” là chỗ họ có thể ngủ nghỉ, tắm rửa, xem phim, ăn uống,… tất cả đều miễn phí.
***
Lịch sử Mỹ là một chuỗi dài những lần dính líu vào đủ thứ chuyện trên thế giới. Cũng vì vậy mà lính Mỹ khổ. Họ bị đưa đi khắp năm châu: Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc và chết khắp năm châu. Có thể vì vậy mà Mỹ có một cam kết với lính khi đưa họ vào chỗ chết. Đó là bất kể thế nào cũng sẽ “đưa lính về nhà”.
Để làm chuyện này, quân đội Mỹ thành lập Bộ Chỉ huy hỗn hợp về Tù binh và Tìm kiếm quân nhân mất tích (Joint POW/MIA Accounting Command – JPAC).
JPAC có một trang web (2). Trang web đó tường trình mọi hoạt động liên quan đến các hoạt động tìm lính Mỹ mất tích trên khắp thế giới từ Thế chiến thứ nhất cho đến giờ. JPAC tất nhiên là có văn phòng ở Việt Nam. Đến giờ, Mỹ vẫn còn tìm kiếm lính Mỹ mất tích tại Việt Nam.
Nếu bạn rảnh, hãy thử tra cứu trên Internet để tìm hiểu về bang giao Việt – Mỹ, bạn sẽ thấy tù binh Mỹ và lính Mỹ mất tích đã tạo cho chính quyền Việt Nam ưu thế để đòi hỏi chính quyền Mỹ phải nhương bộ nhiều vấn đề, cả trong giai đoạn trước tháng 4 năm 1975 lẫn sau đó.
Suốt sáu thập niên, hết đảng viên Cộng hòa đến đảng viên Dân chủ thay nhau làm Tổng thống Mỹ nhưng trong các cuộc đàm phán với Việt Nam, Tổng thống nào cũng phải thoái bộ để có điều kiện thuận lợi, thực thi lời hứa “đưa lính về nhà”.
Hôm 29 tháng 8, báo chí Mỹ loan tin, Mỹ vừa mang Binh nhất Cecil E. Harris về nhà. Binh nhất Cecil E. Harris, 19 tuổi, lính của Trung đoàn 179, Sư đoàn 45 Bộ binh Mỹ, mất tích vào ngày 2 tháng 1 năm 1945 trong một trận giao tranh với lính phát xít Đức ở gần Dambach, Pháp.
Hai ngày trước khi tử trận, Binh nhất Cecil E. Harris viết thư cho mẹ, nhờ bà chuyển lời thăm hỏi mọi người, nhắn với họ rằng mình sắp về. Tuy chữ “sắp” này dài đến 69 năm nhưng thân nhân Binh nhất Cecil E. Harris vẫn hài lòng, bởi dù sao, chính quyền cũng đã thực thi cam kết “đưa lính về nhà” (3).
***
Đó là những chuyện ở Mỹ. Những chuyện ở Mỹ làm mình liên tưởng và băn khoăn về những chuyện ở xứ mình…
Trước hết là những băn khoăn về tướng Giáp. Rõ ràng, tướng Giáp là một “khai quốc công thần” khi cùng đồng chí, đồng đội của ông kiến tạo chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó là chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hàng triệu người đã chết khi tham gia vào công cuộc kiến tạo đó song tại sao 69 năm đã trôi qua, còn rất nhiều người mất xác mà chính quyền không hề bận tâm tìm kiếm?
Dù chẳng có thống kê nào cả song vẫn có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, con số đó rất lớn.
“Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất” đã 39 năm nhưng các “nhà ngoại cảm” vẫn có đất dụng võ, kiếm cả danh lẫn lợi!
Ngoài hàng triệu người đã chết, hàng triệu người khác từng xả thân để “giành độc lập dân tộc”, để “đánh Ngụy, đuổi Mỹ” nay vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Cha mẹ, anh em, con cháu vất vưởng, vật vờ, sống hôm nay nhưng không dám nghĩ tới ngày mai.
Lẽ nào tướng Giáp vô can?
Con đường công danh của tướng Giáp có thể lận đận, khiến nhiều người đủ thương cảm để bỏ qua yếu tố dù bị bạc đãi, song nhờ “nhẫn”, ông vẫn bình an trên nhung lụa, trong tháp ngà, rồi lên tiếng bày tỏ sự bất bình thay cho ông, song lẽ nào con đường dẫn tới cơm no, áo ấm của hàng chục triệu người, nay là của gần một trăm triệu người không đáng để phải bận tâm nhiều hơn?
Mình cũng băn khoăn về cuộc tranh luận dường như bất tận quanh đề tài quân đội nên vì dân hay nên vì Đảng?
70 năm qua có lúc nào quân đội chiến đấu vì dân? Những tài liệu đang được giải mật, bạch hóa càng ngày càng nhiều cho thấy là chưa bao giờ!
Quân đội chiến đấu vì Đảng nên sự tồn vong của Đảng, bảo vệ tham vọng “Muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ” của Đảng là mục tiêu tối thượng.
Tham vọng ấy là lý do để “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) và “tinh thần 4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) được chọn làm điểm tựa.
Chẳng phải hết lãnh đạo Đảng, rồi tới lãnh đạo quân đội từng nhiều lần khẳng định, bất kể thế nào cũng phải gìn giữ quan hệ với Trung Quốc vì Trung Quốc “có cùng ý thức hệ và thể chế chính trị” đó sao?
Đã thế thì hàng trăm ngàn người đã chết trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, giai đoạn từ 1978 – 1989 và trong cuộc chiến vệ quốc ở biên giới phía Bắc, giai đoạn từ 1979 – 1988 tất nhiên phải trở thành thứ yếu. Không thể ghi công, không nên tưởng niệm, ngay cả bia cũng cần đục bỏ bởi tất nhiên là ảnh hưởng đến điểm tựa giúp duy trì sự tồn tại của Đảng.
Đúng 30 năm sau cuộc chiến đẫm máu ở Vị Xuyên – Hà Giang, 1.700 người lính Việt tử trận khi chặn quân xâm lược Trung Quốc tràn qua biên giới, mới được báo giới Việt Nam báo công, vinh danh. Đại diện chính quyền mới đề cập đến việc xây Đài Tưởng niệm.
Nếu không có sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào thăm dò – khai thác dầu khí ở quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 5 vừa qua, khiến người Việt sôi lên vì giận thì theo bạn, hồi tháng 7 vừa qua, 1.700 người lính Việt đó có được báo công, vinh danh và đại diện chính quyền có quảng cáo kế hoạch xây Đài Tưởng niệm họ không?
***
Để ghi nhận công lao của Liệt sĩ – Nữ anh hùng các lực lượng vũ trang Lê Thị Dãnh, Đảng đúc tượng của bà, đặt ở Đà Nẵng.
Hồi xảy ra thảm họa Chanchu (trận bão số 1 của năm 2006), báo chí xứ mình kể rằng, tại phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có một bà lão tên là Phạm Thị Thúy khóc ngất vì mất chồng. Ông Nguyễn Văn Độ, chồng bà Thúy, lúc đó đã xấp xỉ 70, song vì đói nghèo vẫn phải xuống một tàu đánh cá để nấu cơm, phơi mực. Con tàu này bị bão Chanchu nhấn chìm hồi thượng tuần tháng 5 năm 2006.
Bà Thúy chính là con gái của Liệt sĩ – Nữ anh hùng các lực lượng vũ trang Lê Thị Dãnh.
Khi quân đội chiến đấu vì Đảng, quân đội chỉ là công cụ. Hãy nhìn quanh mình, bạn sẽ thấy rất nhiều ví dụ minh họa cho thân phận của những công cụ như vậy.
Đồng Phụng Việt
05-09-2014
05-09-2014
--------------------------
Chú thích (1) A Tribute to U.S. Army Spc. Brittany Gordon
(2) Joint POW/MIA Accounting Command
(3) 70 years later, a soldier returns home
(FB. Đồng Phụng Việt)
Nói thật về Chủ nghĩa Cộng sản
Trong thời gian ở thăm Latvia, ông Lee Edwards, chủ tịch Quỹ tưởng niệm các nạn chân của chủ nghĩa cộng sản, đã dành cho tờ Latvijas Avizeb buổi phỏng vấn dưới đây.Lee Edwards, người đồng sáng lập và Chủ tịch của the Victims of Communism Memorial Foundation. Nguồn: Latvijas Avizeb |
Xin nói thêm rằng tổ chức The Victims of Communism Memorial Foundation
(Quỹ Tưởng niệm các Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản), do ông lãnh đạo,
đang quyên góp tiền để dựng ở Washington đài tưởng niệm các nạn nhân
của ý thức hệ cộng sản.
Ģirts Vikmanis (GV):Các ông có ý định xây dựng một đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản ở Washington. Tại sao hiện nay đây là công việc quan trọng?
Lee Edwards (LE): Chúng ta có thể nói đến 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới. Đây là số liệu từ tác phẩm của sáu nhà trí thức Pháp, có tên là Chúa trời đã thua, do nhà xuất bản của Đại học Harvard ấn hành. Bức tường Berlin sụp đổ cách đây 20 năm, nhiều người nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản đã bị đánh bại, và chúng ta có thể chắc chắn rằng nó sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Nhưng, không được quên các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản. Năm 2007, chúng tôi đã khánh thành bức tượng tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản tại Washington. Đây là hình ảnh của Nữ thần dân chủ – một bức tượng như thế đã từng đứng ở quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Chúng tôi đã tạo ra một bảo tàng ảo về các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, và vừa mới đây đã viết xong cuốn sách giáo khoa cho các trường trung học. Quỹ tưởng niệm các nạn chân của chủ nghĩa cộng sản đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu di sản, nghiên cứu quá khứ, hiện tại và giáo dục. Trên thế giới vẫn còn năm nước cộng sản, và sự áp bức của các chế độ này cũng vẫn khốc liệt như trước đây. Về bức tượng, phải nói rằng hàng năm các nhà ngoại giao của nhiều nước vẫn đến thăm, cả những người đã từng là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản như người Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Cuba nữa. Luật về tổ chức của chúng tôi được thông qua dưới trào của tổng thống Dân chủ, Bill Clinton; còn tượng đài khánh thành khi tổng thống là người thuộc đảng Cộng hòa, George Walker Bush, nắm quyền. Một cách nữa để chúng ta tưởng nhớ đến tác hại của chủ nghĩa cộng sản là huy chương Truman – Reagan, tặng cho những người có thành tích trong sự nghiệp chống cộng. Tên của huy chương có ý nghĩa biểu tượng vì chiến tranh lạnh bắt đầu dưới trào đảng viên Dân chủ Harry Truman, còn Ronald Reagan, đảng viên Cộng hòa, đã làm được rất nhiều trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản. Giải được trao lần đầu tiên năm 1999, và một trong những người nhận đầu tiên là nhà lãnh đạo phong trào Sąjūdis, đòi độc lập cho Litva, là ông Vytautas Landsbergis.
(GV):Điều gì làm cho các nước vùng Baltic trở thành đặc biệt, nhất là trong bối cảnh của quá khứ cộng sản?
(LE): Hoa Kỳ đã có mối liên hệ đặc biệt với các nước vùng Baltic, khi Liên Xô chiếm những nước này, chúng tôi không công nhận việc chiếm đóng và sáp nhập đó. Chính phủ Mỹ đã đưa ra tuyên bố, gọi là tuyên bố Sumner Welles. Trong bảo tàng, chúng tôi phải nói với mọi người những câu chuyện dễ hiểu, và đối với các nước vùng Baltic thì đấy là phong trào Cách mạng hát và Con đường Baltic. Tôi đã đến thăm Bảo tàng Chiếm đóng ở Riga – Ông Nollendorfs đã làm được một công việc tuyệt vời và chúng tôi cũng sẽ làm như vậy, chúng tôi được bảo tàng của các bạn khích lệ rất nhiều. Sẽ có những cuộc triển lãm dành cho từng nước, thí dụ như Nga, Trung Quốc, sẽ một cuộc triển lãm đặc biệt dành cho các nước vùng Baltic. Ngoài ra còn có một phòng dành tưởng niệm những anh hùng chống cộng nữa. Chúng tôi có thể dựng trong bảo tàng một trại tù (Gulag) với những chiếc giường gỗ, và khi có người vào thì nhiệt độ sẽ tự động giảm xuống. Chúng tôi muốn trưng bày cả những toa tầu dùng để trục xuất người tới Siberia. Chúng tôi cũng muốn đặt một tháp canh như trên Bức tường Berlin nữa.
(GV):Xây bảo tàng như vậy thì cần bao nhiêu tiền và kiếm ở đâu?
(LE): Theo luật pháp Hoa Kỳ, chúng ta không thể yêu cầu nhà nước tài trợ cho đài tưởng niệm đó. Đài tưởng niệm các nạn nhân của vụ diệt chủng người Do Thái (Holocaust) ở Washington cũng được xây dựng bằng nguồn vốn tư nhân. Vì vậy, chúng tôi hy vọng sẽ được các tổ chức xã hội hỗ trợ. Có thể chúng tôi sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ hỗ trợ địa điểm đặt đài tưởng niệm, cũng như thu hút tài trợ từ nước ngoài. Hungary đã trích ra một triệu, chúng tôi sẽ sử dụng để tạo ra một nhóm công tác và cho chiến dịch quyên góp. Cần tổng cộng 100 triệu USD, một nửa làm bảo tàng, một nửa cho tổ chức làm công việc giáo dục. Mục tiêu của chúng tôi là bắt đầu xây dựng vào năm 2017, kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng Bolshevik ở Nga.
(GV): Khổ đau có thể được đo không chỉ bằng số nạn nhân, mà còn có thể đo bằng kinh tế và xã hội …
(LE): Chủ nghĩa cộng sản là ngụy khoa học, được ngụy trang như một hệ thống kinh tế và được thực hiện bằng lực lượng võ trang. Nó được xây dựng trên nền cát ướt. Chủ nghĩa cộng sản đã gây ra những hậu quả về chính trị, kinh tế và chiến lược. Không có cộng sản thì chúng tôi đã không có các cuộc chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên rồi. Nếu năm 1939 không có Hiệp ước Molotov- Ribbentrop thì đã không có Chiến tranh thế giới II. Chúng ta đang chứng kiến hậu quả kinh tế trong các nước vùng Baltic và Trung Âu – họ đã bị chủ nghĩa cộng sản hành hạ suốt mấy thập kỉ. Trong khi đó, Tây Âu kinh tế phát triển tốt hơn. Tất cả những người sống trong thế kỷ XX đều khổ vì chủ nghĩa cộng sản, và chúng ta phải dạy cho mọi người như thế.
(GV): Tại Latvia, các nhà khoa học đã tính được những thiệt hại do Liên Xô gây ra trong thời kỳ chiếm đóng. Có nên yêu cầu Nga bồi thường không?
(LE): Tôi không bình luận về công việc nội bộ của Latvia, đây là vấn đề của nền chính trị địa phương.
(GV): Có thể coi chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản là như nhau không?
(LE): Holocaust là độc ác nhất. Chủ nghĩa cộng sản – cũng ác, nhưng chủ nghĩa phát xít là sự độc ác đặc biệt, không thể nào diễn tả nổi. Tôi xin lưu ý rằng Nghị viện châu Âu đã chuẩn bị một nghị quyết bày tỏ quan điểm chính trị cả về chủ nghĩa phát xít lẫn chủ nghĩa cộng sản.
(GV): Ở Latvia, giáo viên các trường dành cho học sinh nói tiếng Nga đưa trẻ em đến cái gọi là Tượng đài Chiến thắng và kể cho chúng nghe phiên bản của mình về lịch sử. Giải quyết vấn đề này như thế nào?
(LE): Trong chế độ dân chủ, không thể cấm người khác nói; nhưng cùng với quyền nói, còn có trách nhiệm nói sự thật nữa. Bộ Giáo dục, Bộ Quốc phòng và các giáo viên phải làm chuyện này. Nói rằng Latvia tự nguyện tham gia Liên Xô là không đúng. Những thứ tôi nhìn thấy trong bảo tàng chiếm đóng là đúng.
(GV):Người Mỹ đương đại theo ông là như thế nào, họ có hiểu về chủ nghĩa cộng sản và di sản của hệ tư tưởng của nó không?
(LE): Không phải tất cả người Mỹ đều biết chuyện đó. Khi chúng tôi viết sách cho nhà trường, bao gồm chủ nghĩa cộng sản của Marx, Mao và cho đến ngày nay, chúng tôi gửi cho giáo viên khắp cả nước. Họ cảm thấy thú vị. Cần dạy không chỉ học sinh về những vấn đề của chủ nghĩa cộng sản, mà còn phải dạy cả giáo viên nữa.
(GV): Ông cho rằng ai là những người anh hùng trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản?
(LE): Đó là Vaclav Havel, Lech Walesa, Andrei Sakharov, Giáo hoàng Gioan Phaolô II – đấy là bốn chiến sĩ tuyệt vời, nhưng còn nhiều người khác nữa.
(GV): Việc bổ nhiệm Karol Wojtyla làm Giáo Hoàng có phải là bước đi mang tính chiến thuật của Vatican trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản hay không?
(LE): Ngài là một linh mục và hồng y sống dưới chế độ cộng sản, và đã kinh nghiệm tất cả ngay trên cơ thể của mình. Chuyến đi đầu tiên của Ngài tới Ba Lan sau khi trở thành Giáo Hoàng là có tính biểu tượng, trong thời gian đó Ngài nhấn mạnh: “Đừng sợ.” Câu nói đó đã khuyến khích mọi người, phong trào “Đoàn kết” được thành lập. Ba Lan trở thành tấm gương. Âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho thấy ảnh hưởng chính trị của Ngài lớn đến mức nào.
(GV): Thách thức đối với chủ nghĩa cộng sản hiện nay là gì?
(LE): Cho đến nay, còn năm nước cộng sản. Với bốn nước là Lào, Việt Nam, Trung Quốc và Cuba, chúng ta có thể làm việc: nói về vi phạm nhân quyền và áp dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế. Có thể trao giải thưởng cho các nhà hoạt động. Bắc Triều Tiên là chuyện khác, đấy là nhà nước toàn trị tách biệt hẳn với thế giới. Thách thức lớn nhất hiện nay là giáo dục. Nhờ công nghệ hiện đại, nói sự thật dễ dàng hơn trước rất nhiều. Trang web của chúng tôi có hàng ngàn người đọc, trong đó có người Trung Quốc, người Việt Nam và người Cuba. Ngay cả Trung Quốc, với 80 triệu đảng viên, cũng không thể có ảnh hưởng tới toàn bộ dân số là 1,3 tỷ người. Tự do sẽ vượt qua tất cả.
Ģirts Vikmanis (GV):Các ông có ý định xây dựng một đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản ở Washington. Tại sao hiện nay đây là công việc quan trọng?
Lee Edwards (LE): Chúng ta có thể nói đến 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới. Đây là số liệu từ tác phẩm của sáu nhà trí thức Pháp, có tên là Chúa trời đã thua, do nhà xuất bản của Đại học Harvard ấn hành. Bức tường Berlin sụp đổ cách đây 20 năm, nhiều người nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản đã bị đánh bại, và chúng ta có thể chắc chắn rằng nó sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Nhưng, không được quên các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản. Năm 2007, chúng tôi đã khánh thành bức tượng tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản tại Washington. Đây là hình ảnh của Nữ thần dân chủ – một bức tượng như thế đã từng đứng ở quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Chúng tôi đã tạo ra một bảo tàng ảo về các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, và vừa mới đây đã viết xong cuốn sách giáo khoa cho các trường trung học. Quỹ tưởng niệm các nạn chân của chủ nghĩa cộng sản đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu di sản, nghiên cứu quá khứ, hiện tại và giáo dục. Trên thế giới vẫn còn năm nước cộng sản, và sự áp bức của các chế độ này cũng vẫn khốc liệt như trước đây. Về bức tượng, phải nói rằng hàng năm các nhà ngoại giao của nhiều nước vẫn đến thăm, cả những người đã từng là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản như người Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Cuba nữa. Luật về tổ chức của chúng tôi được thông qua dưới trào của tổng thống Dân chủ, Bill Clinton; còn tượng đài khánh thành khi tổng thống là người thuộc đảng Cộng hòa, George Walker Bush, nắm quyền. Một cách nữa để chúng ta tưởng nhớ đến tác hại của chủ nghĩa cộng sản là huy chương Truman – Reagan, tặng cho những người có thành tích trong sự nghiệp chống cộng. Tên của huy chương có ý nghĩa biểu tượng vì chiến tranh lạnh bắt đầu dưới trào đảng viên Dân chủ Harry Truman, còn Ronald Reagan, đảng viên Cộng hòa, đã làm được rất nhiều trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản. Giải được trao lần đầu tiên năm 1999, và một trong những người nhận đầu tiên là nhà lãnh đạo phong trào Sąjūdis, đòi độc lập cho Litva, là ông Vytautas Landsbergis.
(GV):Điều gì làm cho các nước vùng Baltic trở thành đặc biệt, nhất là trong bối cảnh của quá khứ cộng sản?
(LE): Hoa Kỳ đã có mối liên hệ đặc biệt với các nước vùng Baltic, khi Liên Xô chiếm những nước này, chúng tôi không công nhận việc chiếm đóng và sáp nhập đó. Chính phủ Mỹ đã đưa ra tuyên bố, gọi là tuyên bố Sumner Welles. Trong bảo tàng, chúng tôi phải nói với mọi người những câu chuyện dễ hiểu, và đối với các nước vùng Baltic thì đấy là phong trào Cách mạng hát và Con đường Baltic. Tôi đã đến thăm Bảo tàng Chiếm đóng ở Riga – Ông Nollendorfs đã làm được một công việc tuyệt vời và chúng tôi cũng sẽ làm như vậy, chúng tôi được bảo tàng của các bạn khích lệ rất nhiều. Sẽ có những cuộc triển lãm dành cho từng nước, thí dụ như Nga, Trung Quốc, sẽ một cuộc triển lãm đặc biệt dành cho các nước vùng Baltic. Ngoài ra còn có một phòng dành tưởng niệm những anh hùng chống cộng nữa. Chúng tôi có thể dựng trong bảo tàng một trại tù (Gulag) với những chiếc giường gỗ, và khi có người vào thì nhiệt độ sẽ tự động giảm xuống. Chúng tôi muốn trưng bày cả những toa tầu dùng để trục xuất người tới Siberia. Chúng tôi cũng muốn đặt một tháp canh như trên Bức tường Berlin nữa.
(GV):Xây bảo tàng như vậy thì cần bao nhiêu tiền và kiếm ở đâu?
(LE): Theo luật pháp Hoa Kỳ, chúng ta không thể yêu cầu nhà nước tài trợ cho đài tưởng niệm đó. Đài tưởng niệm các nạn nhân của vụ diệt chủng người Do Thái (Holocaust) ở Washington cũng được xây dựng bằng nguồn vốn tư nhân. Vì vậy, chúng tôi hy vọng sẽ được các tổ chức xã hội hỗ trợ. Có thể chúng tôi sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ hỗ trợ địa điểm đặt đài tưởng niệm, cũng như thu hút tài trợ từ nước ngoài. Hungary đã trích ra một triệu, chúng tôi sẽ sử dụng để tạo ra một nhóm công tác và cho chiến dịch quyên góp. Cần tổng cộng 100 triệu USD, một nửa làm bảo tàng, một nửa cho tổ chức làm công việc giáo dục. Mục tiêu của chúng tôi là bắt đầu xây dựng vào năm 2017, kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng Bolshevik ở Nga.
(GV): Khổ đau có thể được đo không chỉ bằng số nạn nhân, mà còn có thể đo bằng kinh tế và xã hội …
(LE): Chủ nghĩa cộng sản là ngụy khoa học, được ngụy trang như một hệ thống kinh tế và được thực hiện bằng lực lượng võ trang. Nó được xây dựng trên nền cát ướt. Chủ nghĩa cộng sản đã gây ra những hậu quả về chính trị, kinh tế và chiến lược. Không có cộng sản thì chúng tôi đã không có các cuộc chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên rồi. Nếu năm 1939 không có Hiệp ước Molotov- Ribbentrop thì đã không có Chiến tranh thế giới II. Chúng ta đang chứng kiến hậu quả kinh tế trong các nước vùng Baltic và Trung Âu – họ đã bị chủ nghĩa cộng sản hành hạ suốt mấy thập kỉ. Trong khi đó, Tây Âu kinh tế phát triển tốt hơn. Tất cả những người sống trong thế kỷ XX đều khổ vì chủ nghĩa cộng sản, và chúng ta phải dạy cho mọi người như thế.
(GV): Tại Latvia, các nhà khoa học đã tính được những thiệt hại do Liên Xô gây ra trong thời kỳ chiếm đóng. Có nên yêu cầu Nga bồi thường không?
(LE): Tôi không bình luận về công việc nội bộ của Latvia, đây là vấn đề của nền chính trị địa phương.
(GV): Có thể coi chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản là như nhau không?
(LE): Holocaust là độc ác nhất. Chủ nghĩa cộng sản – cũng ác, nhưng chủ nghĩa phát xít là sự độc ác đặc biệt, không thể nào diễn tả nổi. Tôi xin lưu ý rằng Nghị viện châu Âu đã chuẩn bị một nghị quyết bày tỏ quan điểm chính trị cả về chủ nghĩa phát xít lẫn chủ nghĩa cộng sản.
(GV): Ở Latvia, giáo viên các trường dành cho học sinh nói tiếng Nga đưa trẻ em đến cái gọi là Tượng đài Chiến thắng và kể cho chúng nghe phiên bản của mình về lịch sử. Giải quyết vấn đề này như thế nào?
(LE): Trong chế độ dân chủ, không thể cấm người khác nói; nhưng cùng với quyền nói, còn có trách nhiệm nói sự thật nữa. Bộ Giáo dục, Bộ Quốc phòng và các giáo viên phải làm chuyện này. Nói rằng Latvia tự nguyện tham gia Liên Xô là không đúng. Những thứ tôi nhìn thấy trong bảo tàng chiếm đóng là đúng.
(GV):Người Mỹ đương đại theo ông là như thế nào, họ có hiểu về chủ nghĩa cộng sản và di sản của hệ tư tưởng của nó không?
(LE): Không phải tất cả người Mỹ đều biết chuyện đó. Khi chúng tôi viết sách cho nhà trường, bao gồm chủ nghĩa cộng sản của Marx, Mao và cho đến ngày nay, chúng tôi gửi cho giáo viên khắp cả nước. Họ cảm thấy thú vị. Cần dạy không chỉ học sinh về những vấn đề của chủ nghĩa cộng sản, mà còn phải dạy cả giáo viên nữa.
(GV): Ông cho rằng ai là những người anh hùng trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản?
(LE): Đó là Vaclav Havel, Lech Walesa, Andrei Sakharov, Giáo hoàng Gioan Phaolô II – đấy là bốn chiến sĩ tuyệt vời, nhưng còn nhiều người khác nữa.
(GV): Việc bổ nhiệm Karol Wojtyla làm Giáo Hoàng có phải là bước đi mang tính chiến thuật của Vatican trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản hay không?
(LE): Ngài là một linh mục và hồng y sống dưới chế độ cộng sản, và đã kinh nghiệm tất cả ngay trên cơ thể của mình. Chuyến đi đầu tiên của Ngài tới Ba Lan sau khi trở thành Giáo Hoàng là có tính biểu tượng, trong thời gian đó Ngài nhấn mạnh: “Đừng sợ.” Câu nói đó đã khuyến khích mọi người, phong trào “Đoàn kết” được thành lập. Ba Lan trở thành tấm gương. Âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho thấy ảnh hưởng chính trị của Ngài lớn đến mức nào.
(GV): Thách thức đối với chủ nghĩa cộng sản hiện nay là gì?
(LE): Cho đến nay, còn năm nước cộng sản. Với bốn nước là Lào, Việt Nam, Trung Quốc và Cuba, chúng ta có thể làm việc: nói về vi phạm nhân quyền và áp dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế. Có thể trao giải thưởng cho các nhà hoạt động. Bắc Triều Tiên là chuyện khác, đấy là nhà nước toàn trị tách biệt hẳn với thế giới. Thách thức lớn nhất hiện nay là giáo dục. Nhờ công nghệ hiện đại, nói sự thật dễ dàng hơn trước rất nhiều. Trang web của chúng tôi có hàng ngàn người đọc, trong đó có người Trung Quốc, người Việt Nam và người Cuba. Ngay cả Trung Quốc, với 80 triệu đảng viên, cũng không thể có ảnh hưởng tới toàn bộ dân số là 1,3 tỷ người. Tự do sẽ vượt qua tất cả.
Ģirts Vikmanis
Phạm Nguyên Trường dịch
Nguồn:Pateikt patiesību par komunismu. Ģirts Vikmanis. 29. oktobris, 2013.
Đọc thêm về Lee Edwards tại đây. DCVOnline minh họa.
(DCVOnline)
Cấm bán bia trên vỉa hè: Lại thừa giấy vẽ voi
Cấm bán bia trên vỉa hè, người đang cho con bú...là nội dung dự thảo
NĐ quản lý SXKD bia của Bộ Công thương, nhiều người cho là chuyện thừa
giấy vẽ voi.
Bia hơi vỉa hè trên phố Tăng Bạt Hổ, Hà Nội hoạt động nhộn nhịp - Ảnh: Việt Dũng |
Một lãnh đạo Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công thương):
Khả thi nhưng phụ thuộc các địa phương
Khả thi nhưng phụ thuộc các địa phương
Giải thích về mục tiêu, ý nghĩa của dự thảo nghị định về quản lý sản
xuất kinh doanh bia theo Vụ Công nghiệp nhẹ - đơn vị chủ trì soạn thảo,
mục tiêu Bộ Công thương nhắm tới là hạn chế lạm dụng bia rượu, hạn chế
việc uống không đúng lúc, đúng chỗ và uống quá liều lượng.
Dự thảo có một số quy định như cấm bán ở bệnh viện, trường học, công sở, vỉa hè, bán cho người dưới 18 tuổi, người đang cho con bú..., nhưng những điều này không phải do cán bộ soạn thảo tự nghĩ ra mà được căn cứ từ quyết định 224 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 và một số quy định của Bộ Y tế về hạn chế lạm dụng bia rượu...
Nghĩa là những vấn đề trên đã được các văn bản quy phạm pháp luật nêu rồi, dự thảo nghị định của Bộ Công thương chỉ nêu lại để đảm bảo thống nhất.
Nghị định là văn bản của Chính phủ, nên việc tổ chức thực hiện và kiểm tra xử lý sẽ theo quy định chung. Cụ thể, sẽ được đưa về các bộ ngành, địa phương thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
Bộ Công thương chỉ là cơ quan quản lý nhà nước về ngành. Do có quản lý lĩnh vực bia nên bộ được giao làm dự thảo nghị định về quản lý sản xuất kinh doanh bia.
Dự thảo nghị định phải đảm bảo tính đầy đủ, giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Còn việc có khả thi hay không phải phụ thuộc vào việc triển khai của các địa phương, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Chẳng hạn, Hà Nội đã ra quy định cấm bán hàng dưới lòng đường, vỉa hè nhưng có quận làm tốt, có quận tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến.
Tuy nhiên, quan điểm nên theo hướng nơi nào chưa thực hiện tốt thì cần chấn chỉnh, nỗ lực hơn, chứ không phải vì thế mà không quy định. Hơn nữa, “việc xây dựng nghị định cũng nhằm tạo ý thức cho người sử dụng. Nếu nói không khả thi mà không đưa vào thành quy định thì người tiêu dùng vẫn tự do lạm dụng”.
Thực tế, trong dự thảo nghị định có những điểm bản thân thành viên ban soạn thảo vẫn đánh dấu “ngoặc vuông”, có nghĩa còn có nhiều ý kiến rất khác nhau ngay trong tổ soạn thảo, cần lấy thêm ý kiến góp ý.
thảo mới được đưa lên website của Bộ Công thương để lấy ý kiến nhân dân. Vì vậy, các vấn đề nêu trong dự thảo chưa phải quyết định cuối cùng. Tất cả ý kiến đóng góp sẽ được tổ soạn thảo tiếp thu làm căn cứ để chỉnh sửa nghị định cho phù hợp với thực tế.
Dự thảo nghị định sẽ xin ý kiến nhân dân trong 60 ngày, sau đó lấy ý kiến của bộ, ngành, địa phương và hiệp hội. Kế tiếp sẽ còn phải tổ chức hội thảo để các bên đóng góp ý kiến. Dự kiến, Bộ Công thương sẽ hoàn tất nghị định và trình Chính phủ vào cuối năm 2014.
Dự thảo có một số quy định như cấm bán ở bệnh viện, trường học, công sở, vỉa hè, bán cho người dưới 18 tuổi, người đang cho con bú..., nhưng những điều này không phải do cán bộ soạn thảo tự nghĩ ra mà được căn cứ từ quyết định 224 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 và một số quy định của Bộ Y tế về hạn chế lạm dụng bia rượu...
Nghĩa là những vấn đề trên đã được các văn bản quy phạm pháp luật nêu rồi, dự thảo nghị định của Bộ Công thương chỉ nêu lại để đảm bảo thống nhất.
Nghị định là văn bản của Chính phủ, nên việc tổ chức thực hiện và kiểm tra xử lý sẽ theo quy định chung. Cụ thể, sẽ được đưa về các bộ ngành, địa phương thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
Bộ Công thương chỉ là cơ quan quản lý nhà nước về ngành. Do có quản lý lĩnh vực bia nên bộ được giao làm dự thảo nghị định về quản lý sản xuất kinh doanh bia.
Dự thảo nghị định phải đảm bảo tính đầy đủ, giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Còn việc có khả thi hay không phải phụ thuộc vào việc triển khai của các địa phương, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Chẳng hạn, Hà Nội đã ra quy định cấm bán hàng dưới lòng đường, vỉa hè nhưng có quận làm tốt, có quận tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến.
Tuy nhiên, quan điểm nên theo hướng nơi nào chưa thực hiện tốt thì cần chấn chỉnh, nỗ lực hơn, chứ không phải vì thế mà không quy định. Hơn nữa, “việc xây dựng nghị định cũng nhằm tạo ý thức cho người sử dụng. Nếu nói không khả thi mà không đưa vào thành quy định thì người tiêu dùng vẫn tự do lạm dụng”.
Thực tế, trong dự thảo nghị định có những điểm bản thân thành viên ban soạn thảo vẫn đánh dấu “ngoặc vuông”, có nghĩa còn có nhiều ý kiến rất khác nhau ngay trong tổ soạn thảo, cần lấy thêm ý kiến góp ý.
thảo mới được đưa lên website của Bộ Công thương để lấy ý kiến nhân dân. Vì vậy, các vấn đề nêu trong dự thảo chưa phải quyết định cuối cùng. Tất cả ý kiến đóng góp sẽ được tổ soạn thảo tiếp thu làm căn cứ để chỉnh sửa nghị định cho phù hợp với thực tế.
Dự thảo nghị định sẽ xin ý kiến nhân dân trong 60 ngày, sau đó lấy ý kiến của bộ, ngành, địa phương và hiệp hội. Kế tiếp sẽ còn phải tổ chức hội thảo để các bên đóng góp ý kiến. Dự kiến, Bộ Công thương sẽ hoàn tất nghị định và trình Chính phủ vào cuối năm 2014.
Khách nước ngoài uống bia trên vỉa hè đường Bùi Viện, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa |
Tổng giám đốc một doanh nghiệp sản xuất bia:
Tốn kém nhưng không khả thi
Tốn kém nhưng không khả thi
Trong quá trình xây dựng dự thảo, Bộ Công thương có gửi công văn tham
vấn ý kiến của doanh nghiệp. Và tôi đã góp ý một số điểm trong dự thảo
nói trên, đặc biệt là việc cấm kinh doanh bia trên vỉa hè, cũng như quy
định khi đưa bia ra thị trường tiêu thụ phải ghi rõ thành phần, hàm
lượng và cả tác hại của việc lạm dụng bia.
Theo tôi, không thể cấm kinh doanh bia trên vỉa hè vì văn hóa người Việt mình hay bán hàng quán, hàng nước. Khách ngồi chơi ngắm cảnh uống một, hai lon bia chẳng lẽ cũng bị cho là vi phạm luật? Mà luật nào cấm hành vi này? Tội danh của nó là gì? Lực lượng nào sẽ đi kiểm tra từng hàng, từng quán để biết họ có bán bia không?
Rất buồn cười! Nếu các nhà quản lý cho rằng việc hạn chế điểm bán, trong đó có điểm bán ở vỉa hè, nhằm ngăn chặn các tác hại xấu từ bia mang lại thì đây không phải là một biện pháp có tính khả thi cao, nếu không muốn nói là không thể thực hiện được.
Riêng việc dán nhãn tem trên bia thì càng vô lý. Mục đích của việc dán nhãn này để làm gì? Nếu muốn ngăn chặn bia giả, bia nhập lậu thì đã có cơ quan chức năng khác lo.
Còn nếu đòi nhà sản xuất phải dán thì với bia lon phải dán tem ở đâu trong khi bản thân trên các sản phẩm bia hiện nay đều đã có đầy đủ thông tin cần thiết cho người tiêu dùng biết họ đang sử dụng sản phẩm của ai, bao gồm những thành phần, cấu tạo gì trong sản phẩm.
Còn nếu dán trên bia chai, nhà sản xuất phải tốn thêm chi phí khủng cho công tác tẩy rửa, xử lý vì chúng tôi vẫn phải sử dụng chai lại. Rõ ràng chỉ gây tốn kém thêm cho doanh nghiệp và không hề mang lại thêm cho người tiêu dùng được lợi ích gì.
Theo tôi, không thể cấm kinh doanh bia trên vỉa hè vì văn hóa người Việt mình hay bán hàng quán, hàng nước. Khách ngồi chơi ngắm cảnh uống một, hai lon bia chẳng lẽ cũng bị cho là vi phạm luật? Mà luật nào cấm hành vi này? Tội danh của nó là gì? Lực lượng nào sẽ đi kiểm tra từng hàng, từng quán để biết họ có bán bia không?
Rất buồn cười! Nếu các nhà quản lý cho rằng việc hạn chế điểm bán, trong đó có điểm bán ở vỉa hè, nhằm ngăn chặn các tác hại xấu từ bia mang lại thì đây không phải là một biện pháp có tính khả thi cao, nếu không muốn nói là không thể thực hiện được.
Riêng việc dán nhãn tem trên bia thì càng vô lý. Mục đích của việc dán nhãn này để làm gì? Nếu muốn ngăn chặn bia giả, bia nhập lậu thì đã có cơ quan chức năng khác lo.
Còn nếu đòi nhà sản xuất phải dán thì với bia lon phải dán tem ở đâu trong khi bản thân trên các sản phẩm bia hiện nay đều đã có đầy đủ thông tin cần thiết cho người tiêu dùng biết họ đang sử dụng sản phẩm của ai, bao gồm những thành phần, cấu tạo gì trong sản phẩm.
Còn nếu dán trên bia chai, nhà sản xuất phải tốn thêm chi phí khủng cho công tác tẩy rửa, xử lý vì chúng tôi vẫn phải sử dụng chai lại. Rõ ràng chỉ gây tốn kém thêm cho doanh nghiệp và không hề mang lại thêm cho người tiêu dùng được lợi ích gì.
* Anh Nguyễn Phú Trung (nhân viên văn phòng tại Q.3, TP.HCM):
Vào quán nhậu mất thời gian hơn
Các buổi chiều đá banh của tôi đều kết thúc tại những quán bia vỉa hè ngay cạnh sân. Không có thời gian để ngồi lâu, chỉ ngồi ngay quán bia vỉa hè ngay cổng ra này làm vài ly rồi về, gọn ghẽ. Nếu dẹp bia vỉa hè thì chuyển vô quán, nhưng dân thể thao không khoái mấy chỗ tù túng, với lại vô quán thường phải nhậu ra nhậu, mất thời gian hơn.
* Chị Lê Thu Hương (bán bia hơi gần sân bóng 367 Hoàng Hoa Thám, Q.Tân Bình):
Không bán vỉa hè thì không biết bán ở đâu
Nếu cấm bán bia trên vỉa hè, tôi chưa biết sẽ làm gì vì thuê quán lớn thì không đủ sức, chỉ loanh quanh bán vỉa hè kiếm cơm thôi. Bán ở đây cũng hay bị lực lượng giữ gìn trật tự ra dẹp đuổi, nhưng ngoài những đợt cao điểm thì thời gian còn lại vẫn có chỗ đứng bán. Bán nhỏ lẻ muốn thuê chỗ cũng khó, tiền thuê cao mà không biết bán có đủ tiền thuê mặt bằng không nữa.
* Anh Thạch Sơn (chủ quán bia ở đường Bùi Viện, Q.1):
Người buôn bán nhỏ gặp khó khăn
Nếu dẹp vỉa hè thì tất nhiên là phải chấp nhận. Hiện giờ bên trật tự phường vẫn hay đi dẹp, tụi tôi cũng chỉ dám đặt bàn ghế sát hiên nhà kiếm thêm ít bàn chứ không dám đặt tràn ra như hồi trước. Nếu cấm hẳn vỉa hè và phần hiên trước nhà thì tụi tôi rất khó khăn vì quán phía trong hẹp quá.
* Ông Lê Thanh Tuấn (chủ tịch UBND P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM):
Cấm bia vỉa hè không ảnh hưởng tới du lịch
Việc quản lý vỉa hè, dọn dẹp trật tự do bán bia vỉa hè cũng như các loại hàng quán khác khiến phường tốn rất nhiều nhân lực và thời gian. Các quán ở khu vực này, đặc biệt là khu phố Tây, hoạt động mạnh vào tầm từ 18g tới 1-2g hôm sau.
Chúng tôi phải bố trí các ca trực liên tục thời gian đó, mỗi ca khoảng 10 người. Du khách nước ngoài tới đây vẫn thường ngồi các quán vỉa hè, nhưng chủ yếu họ hòa cùng giới trẻ VN tại đây và sẽ vào ngồi trong các quán nếu vỉa hè không bán bia, do vậy không ảnh hưởng gì tới du lịch địa phương.
* Chị Hồ Thị Hà (nhà ở gần một quán bia vỉa hè trên đường Quang Trung, Q.Gò Vấp):
Nên cấm bán bia vỉa hè
Tôi trông chờ từng ngày để dự thảo cấm bán bia vỉa hè thành hiện thực. Phải cấm bán bia vỉa hè mới đảm bảo công bằng. Vỉa hè chung mà cái nhà mặt tiền đó coi như sở hữu riêng của họ, bày bán thoải mái, ai đi qua không được. Dân cả khu phố tự nhiên mất hết quyền lợi dùng vỉa hè chung cho mấy cái quán đó, đâu có được.
HỒNG QUÝ ghi
Vào quán nhậu mất thời gian hơn
Các buổi chiều đá banh của tôi đều kết thúc tại những quán bia vỉa hè ngay cạnh sân. Không có thời gian để ngồi lâu, chỉ ngồi ngay quán bia vỉa hè ngay cổng ra này làm vài ly rồi về, gọn ghẽ. Nếu dẹp bia vỉa hè thì chuyển vô quán, nhưng dân thể thao không khoái mấy chỗ tù túng, với lại vô quán thường phải nhậu ra nhậu, mất thời gian hơn.
* Chị Lê Thu Hương (bán bia hơi gần sân bóng 367 Hoàng Hoa Thám, Q.Tân Bình):
Không bán vỉa hè thì không biết bán ở đâu
Nếu cấm bán bia trên vỉa hè, tôi chưa biết sẽ làm gì vì thuê quán lớn thì không đủ sức, chỉ loanh quanh bán vỉa hè kiếm cơm thôi. Bán ở đây cũng hay bị lực lượng giữ gìn trật tự ra dẹp đuổi, nhưng ngoài những đợt cao điểm thì thời gian còn lại vẫn có chỗ đứng bán. Bán nhỏ lẻ muốn thuê chỗ cũng khó, tiền thuê cao mà không biết bán có đủ tiền thuê mặt bằng không nữa.
* Anh Thạch Sơn (chủ quán bia ở đường Bùi Viện, Q.1):
Người buôn bán nhỏ gặp khó khăn
Nếu dẹp vỉa hè thì tất nhiên là phải chấp nhận. Hiện giờ bên trật tự phường vẫn hay đi dẹp, tụi tôi cũng chỉ dám đặt bàn ghế sát hiên nhà kiếm thêm ít bàn chứ không dám đặt tràn ra như hồi trước. Nếu cấm hẳn vỉa hè và phần hiên trước nhà thì tụi tôi rất khó khăn vì quán phía trong hẹp quá.
* Ông Lê Thanh Tuấn (chủ tịch UBND P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM):
Cấm bia vỉa hè không ảnh hưởng tới du lịch
Việc quản lý vỉa hè, dọn dẹp trật tự do bán bia vỉa hè cũng như các loại hàng quán khác khiến phường tốn rất nhiều nhân lực và thời gian. Các quán ở khu vực này, đặc biệt là khu phố Tây, hoạt động mạnh vào tầm từ 18g tới 1-2g hôm sau.
Chúng tôi phải bố trí các ca trực liên tục thời gian đó, mỗi ca khoảng 10 người. Du khách nước ngoài tới đây vẫn thường ngồi các quán vỉa hè, nhưng chủ yếu họ hòa cùng giới trẻ VN tại đây và sẽ vào ngồi trong các quán nếu vỉa hè không bán bia, do vậy không ảnh hưởng gì tới du lịch địa phương.
* Chị Hồ Thị Hà (nhà ở gần một quán bia vỉa hè trên đường Quang Trung, Q.Gò Vấp):
Nên cấm bán bia vỉa hè
Tôi trông chờ từng ngày để dự thảo cấm bán bia vỉa hè thành hiện thực. Phải cấm bán bia vỉa hè mới đảm bảo công bằng. Vỉa hè chung mà cái nhà mặt tiền đó coi như sở hữu riêng của họ, bày bán thoải mái, ai đi qua không được. Dân cả khu phố tự nhiên mất hết quyền lợi dùng vỉa hè chung cho mấy cái quán đó, đâu có được.
HỒNG QUÝ ghi
(Tuổi Trẻ)
Văn Như Cương - Hãy đặt tay lên lồng ngực
Thật xúc động trong buổi tựu trường hôm nay, chúng ta mặc cho mình bộ đồng phục với lá cờ linh thiêng của Tổ quốc VN yêu dấu!
PGS Văn Như Cương tại lễ khai giảng Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) ngày 4-9 – Ảnh: nhân vật cung cấp |
Tôi đề nghị mọi người cùng giơ cao bàn tay phải của mình và đặt lên lồng
ngực bên trái… Chúng ta sẽ cảm nhận tiếng đập của trái tim mình, một
trong 90 triệu trái tim VN, tiếng đập rộn ràng dưới sắc vàng của ngôi
sao năm cánh.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, trái tim VN không ít lần cảm thấy tê tái, thậm chí còn rỉ máu đau thương…
Đó là khi ngoại bang từ phương Bắc, phương Tây đến giày xéo đất nước ta, hãm hại đồng bào ta, đè đầu cưỡi cổ nhân dân ta… Đó là khi đất nước chúng ta đã giành được độc lập và thống nhất mà chúng vẫn luôn luôn dòm ngó, âm mưu thôn tính bờ cõi, biển đảo của chúng ta.
Và đôi lúc đó là khi trái tim VN ta vì quá nhân hậu, quá chí tình chí nghĩa mà thiếu cảnh giác, đề phòng âm mưu xảo quyệt nham hiểm của kẻ thù…
Nhưng lịch sử hào hùng của dân tộc ta cũng chứng tỏ rằng trái tim VN không bao giờ bị khuất phục, cuối cùng chúng ta đã đánh thắng bất kỳ kẻ thù nào, đưa đất nước ta thống nhất toàn vẹn nối liền một dải từ Bắc chí Nam, từ đất liền đến biển đảo…
Hôm nay, mở đầu một năm học mới, sân trường chúng ta tràn ngập sắc màu của lá cờ Tổ quốc vinh quang.
Buổi tựu trường hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta rất nhiều điều. Chúng ta hãy thể hiện tình yêu nồng thắm và lớn lao đối với đất nước mình. Chúng ta yêu núi cao, sông dài, yêu rừng xanh, biển bạc, yêu đất liền và đảo xa. Một nắm đất ở vùng biên giới, một vốc cát ở Trường Sa hay Hoàng Sa đều do ông cha ta để lại, đều không thể mất…
Chúng ta hãy yêu mến nhân dân mình, gần gũi nhất là yêu gia đình mình, yêu bạn bè, yêu thầy cô… Hãy nhớ rằng chúng ta được nuôi dưỡng bằng dòng sữa mẹ VN, tuy rất ngọt ngào nhưng được chắt lọc từ biết bao nhọc nhằn và cay đắng…
Tình yêu thương đất nước và nhân dân sẽ là động lực lớn thúc đẩy các em làm tốt nhiệm vụ của mình trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhiệm vụ đó chính là học tập tốt về mọi mặt. Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim mình.
Các em học sinh hãy nhớ lời của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình, không bao giờ đạt được điều chúng ta mong muốn là ‘’dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh’’.
(Bài phát biểu của PGS Văn Như Cương, chủ tịch HĐQT, nguyên hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội, nhân lễ khai giảng năm học mới)
PGS Văn Như Cương
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, trái tim VN không ít lần cảm thấy tê tái, thậm chí còn rỉ máu đau thương…
Đó là khi ngoại bang từ phương Bắc, phương Tây đến giày xéo đất nước ta, hãm hại đồng bào ta, đè đầu cưỡi cổ nhân dân ta… Đó là khi đất nước chúng ta đã giành được độc lập và thống nhất mà chúng vẫn luôn luôn dòm ngó, âm mưu thôn tính bờ cõi, biển đảo của chúng ta.
Và đôi lúc đó là khi trái tim VN ta vì quá nhân hậu, quá chí tình chí nghĩa mà thiếu cảnh giác, đề phòng âm mưu xảo quyệt nham hiểm của kẻ thù…
Nhưng lịch sử hào hùng của dân tộc ta cũng chứng tỏ rằng trái tim VN không bao giờ bị khuất phục, cuối cùng chúng ta đã đánh thắng bất kỳ kẻ thù nào, đưa đất nước ta thống nhất toàn vẹn nối liền một dải từ Bắc chí Nam, từ đất liền đến biển đảo…
Hôm nay, mở đầu một năm học mới, sân trường chúng ta tràn ngập sắc màu của lá cờ Tổ quốc vinh quang.
Buổi tựu trường hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta rất nhiều điều. Chúng ta hãy thể hiện tình yêu nồng thắm và lớn lao đối với đất nước mình. Chúng ta yêu núi cao, sông dài, yêu rừng xanh, biển bạc, yêu đất liền và đảo xa. Một nắm đất ở vùng biên giới, một vốc cát ở Trường Sa hay Hoàng Sa đều do ông cha ta để lại, đều không thể mất…
Chúng ta hãy yêu mến nhân dân mình, gần gũi nhất là yêu gia đình mình, yêu bạn bè, yêu thầy cô… Hãy nhớ rằng chúng ta được nuôi dưỡng bằng dòng sữa mẹ VN, tuy rất ngọt ngào nhưng được chắt lọc từ biết bao nhọc nhằn và cay đắng…
Tình yêu thương đất nước và nhân dân sẽ là động lực lớn thúc đẩy các em làm tốt nhiệm vụ của mình trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhiệm vụ đó chính là học tập tốt về mọi mặt. Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim mình.
Các em học sinh hãy nhớ lời của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình, không bao giờ đạt được điều chúng ta mong muốn là ‘’dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh’’.
(Bài phát biểu của PGS Văn Như Cương, chủ tịch HĐQT, nguyên hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội, nhân lễ khai giảng năm học mới)
PGS Văn Như Cương
(TTO)
Hồ Chí Minh đã chết dưới ống kính máy quay
“…Có
một thời gian, cơ thể của Hồ Chí Minh không đặt ởHà Nội mà ở phía tây
bắc của đất nước – ở đấy có xây dựng nơi trú ẩn. Nhưng tất cả điều này
được thực hiện mà không có tôi. Nói chung, cơ thể ướp có thể được lưu
trữ dưới bất kỳ điều kiện nào - ngay cả trong thời tiết nóng, cả trong
cái lạnh. Biên độ an toàn là rất cao…”
LTS/NSGV: Dân
chúng bên Nga đang ủng hộ việc mang thi hài Lê Nin ra hoả táng hoặc địa
táng với lý do chính trị và tốn kém về kinh tế. Nhưng ở Việt Nam, khả
năng trưng cầu dân ý này cũng còn chờ một thời gian khá lâu nữa. Ngày
2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Việc giữ gìn thi hài được quan
tâm đặc biệt và chuẩn bị từ trước đó. NSGV xin giới thiệu một vài tư
liệu về cuộc sống của chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi chết và công tác
gìn giữ và bảo quản thi hài HCM trong những năm tháng chống Mỹ qua lời
kể của Yuri Mikhailovich Lopukhin, một thành viên nhóm các chuyên gia
Liên Xô đã tham gia trong việc bảo tồn thi thể của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Non Sông Gấm Vóc (NSGV)
Хо Ши Мин умирал под объективом кинокамеры.
Hồ Chí Minh đã chết dưới ống kính máy quay
Hồ Chí Minh đã chết dưới ống kính máy quay
Về
ông Hồ Chí Minh, vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam, tại Nga hiện
nay rất ít người biết. Có vẻ như rằng khi bảo vệ quyền tự do của đất
nước mình, ông là một chính trị gia phi thường. Và sau khi chết, cũng
như một số nhà lãnh đạo Cộng sản của thời kỳ đó, xác của ông được ướp để
bảo quản lâu dài. Hiện tại Hồ Chí Minh vẫn được yên nghỉ trong một lăng
mộ ở Hà Nội, và các chuyên gia của chúng ta vẫn thường xuyên chăm sóc
thi hài của ông. Hôm nay (2010) đánh dấu kỷ niệm 120 năm ngày sinh của
Hồ Chí Minh. Trên thực tế ít ai được biết đến "cuộc sống sau khi chết"
của ông Hồ Chí Minh; "MK" được phỏng vấn nhà khoa học Viện Hàn lâm khoa
học y học, Yuri Mikhailovich Lopukhin, một thành viên nhóm các chuyên
gia Liên Xô tham gia trong việc bảo tồn thi thể của chủ tịch Hồ Chí
Minh.
- Yuri Mikhailovich, cá nhân ông có quen biết với Hồ Chí Minh?
- Thật tiếc là không có. Nói chung, Hồ Chí Minh được biết đến như là một người có giáo dục và thú vị. Ông đã nhận được một nền giáo dục tốt, biết năm ngôn ngữ. Ông làm việc ở Liên Xô trong Quốc tế cộng sản. Năm 1937, ông đến Trung Á, đã đến thăm Mao Trạch Đông, người đứng đầu quân đội nổi dậy, giải phóng Trung Quốc. Và sau này HCM đã tiến hành cuộc cách mạng ở đất nước của mình, bảo vệ sự độc lập của Việt Nam. "Không có gì quý hơn độc lập tự do" - lời nói này của ông sau đó đã được viết chữ vàng ngay trên lăng mộ ông.
- Người ta nói rằng khi còn sống sự khiêm tốn là đặc tính của Hồ Chí Minh?
- Ông ấy là một nhà tu khổ hạnh. Hồ Chí Minh cho rằng các thành viên của chính phủ cần phải được hướng dẫn bởi các nguyên tắc - khiêm nhường và đời sống phải giản đơn như đời sống của người dân. Những năm cuối đời ông đã sống trong một ngôi nhà sàn nhỏ vào mùa hè. Nơi ở thật quá đơn giản. Trong phòng ngủ - một chiếc giường đơn và một cái bàn cạnh giường ngủ, còn trong văn phòng - bàn và tủ sách. Trên kệ có các tác phẩm của Lenin và những cuốn sách được chính ông ấy viết. Máy đánh chữ của ông, hiệu "Babette". Ông chỉ mặc quần áo đơn giản, mang dép lốp với đôi chân trần, và trong ăn uống khá là khiêm tốn. Ngày ngày ông có thể chỉ cần với một chén gạo. Ông cũng là một nhà thơ. Tôi đang dịch thơ của ông. Hồ Chí Minh đã làm thơ khi ở trong tù. Một mặt, đấy là sự quan sát thế giới bên ngoài, mặt khác - cho bình yên bên trong của mình.
- Ông lần đầu tiên đến Việt Nam khi nào?
- Đó là vào cuối tháng 8 năm 1969, khi đang đỉnh cao của cuộc chiến tranh với người Mỹ. Giám đốc phòng thí nghiệm tại Lăng Lenin, Viện sĩ Sergei Debov gọi điện thoại cho tôi và nói rằng có quyết định của chính phủ Liên Xô yêu cầu khẩn trương đi Hà Nội. Tôi nhận ra rằng đó có khả năng là việc ướp xác sắp tới. Bởi vì tôi là một bác sĩ phẫu thuật chuyên nghiệp, nhà giải phẫu học, và trong những năm đó là Hiệu trưởng của Học viện Y khoa Moscow lần thứ hai.
- Báo chí, có thể là một thời gian sau đó mới thông báo về cái chết của Hồ Chí Minh?
- Vào thời điểm đó, hoàn toàn không có thông tin chính thức nào về tình trạng sức khỏe của Hồ Chí Minh. Mặc dù lần đầu tiên ông cảm thấy không khỏe là vào năm 1966. Hồ Chí Minh đi thăm tỉnh Thái Bình, nhưng trên đường bị bệnh tim và chân của ông bị đau. Sau đó có thiết lập một ủy ban đặc biệt (trong đó, đặc biệt bao gồm giáo sư nổi tiếng Tôn Thất Tùng- bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa Tài Thu). Nhà lãnh đạo của Việt Nam bị xơ vữa động mạch, như ông đã có triệu chứng đau thắt ngực. Nhưng ông đã từ chối gần như tất cả các bác sĩ (đến chữa trị).
- Thế ông ấy giao phó ai điều trị cho mình?
- Bác sĩ riêng của ông ấy đã chữa cho ông ấy khỏi bệnh. Và các bác sĩ từ Trung Quốc đã tiến hành châm cứu. Dấu vết của các thao tác này, sau khi ông chết, tôi nhìn thấy trên cơ thể của ông ấy. Người Trung Quốc đã đâm kim dưới xương bánh chè, vào trong các huyệt được gọi là huyệt sống. Tuy nhiên, rõ ràng, những gì Hồ Chí Minh đã nhận được chỉ là tồi tệ hơn và tồi tệ hơn – hồi năm 1968, Yuri Romakov - một trong các chuyên gia hàng đầu của phòng thí nghiệm đã đến Việt Nam để đánh giá khả năng ướp xác tại chỗ. Đương nhiên, tất cả những biện pháp này là bí mật nghiêm ngặt.
- Tuy nhiên, Hồ Chí Minh, như dự đoán được cái chết, ông đã viết di chúc ...
- Ông đã để lại một di chúc khá dài, được viết đi sửa lại đến bốn lần. Trong tiêu đề được đưa vào những lời tự hào: độc lập, tự do, hạnh phúc. Ngoài ra, Hồ Chí Minh đã yêu cầu để ông được hỏa táng và tro được chia thành ba phần, được đặt trong ba chiếc hũ gốm và chôn trong tất cả các phần của đất nước: miền bắc, miền nam và miền trung- nơi ông sinh ra. Ông không thích làm tang lễ lớn. Nhưng người ta đã không làm như vậy. Sau đó, Bộ Chính trị giải thích thực tế này - "những trách nhiệm lịch sử".
- Có đúng là các đồng sự của Hồ Chí Minh đã quay phim cái chết của ông ấy?
- Có, tôi thậm chí nhìn thấy hình ảnh này. Hồ Chí Minh qua đời vào ngày 02 tháng 9 năm 1969 lúc 9h 47’. Nhưng chính thức công bố cái chết của ông vào ngày 03 tháng Chín, kể từ đêm trước của ngày lễ kỷ niệm của cuộc cách mạng. Tất cả xảy ra trong một ngôi nhà gần nơi cư trú mùa hè (nhà sàn - ND) của ông ấy. Có một thời điểm, ông cảm thấy gần đến với cái chết. Ông mặc cho mình một bộ đồ vải lanh sáng, nằm lên giường và nhắm mắt lại. Các cộng sự của ông đã chỉ đứng nhìn hành động của ông. Không ai cứu ông ấy, tất cả đã đứng yên và chờ đợi một thời điểm đáng buồn. Có lẽ, sự vĩnh biệt thế giới này một cách bình thản như vậy của một trí tuệ phương Đông là điều bí ẩn đối với chúng tôi. Tôi chỉ có ngạc nhiên.
- Tuy nhiên, ông ấy đã chết vì nguyên nhân gì? Khó có thể tin rằng một người có thể đơn giản chấp nhận và chết như họ muốn.
- Vì xơ vữa động mạch, có thể. Trái tim của ông ấy khỏe mạnh, ông ấy là một người rắn chắc, có cơ bắp.
- Tại sao người ta đã quyết định ướp xác của Hồ Chí Minh tại Việt Nam?
- Đã có đặt vấn đề vận chuyển thi hài của Hồ Chí Minh đến Moscow. Nhưng sau đó họ quyết định rằng nó là quá phiền hà. Bởi khi ấy, Việt Nam có cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Điều gì, nếu Mỹ bắn rơi máy bay? Nói chung, chúng tôi quyết định giữ cơ thể ở lại Việt Nam.
- Việc ướp xác Hồ Chí Minh có gì đó khác với việc bảo tồn xác của Lenin?
- Yuri Mikhailovich, cá nhân ông có quen biết với Hồ Chí Minh?
- Thật tiếc là không có. Nói chung, Hồ Chí Minh được biết đến như là một người có giáo dục và thú vị. Ông đã nhận được một nền giáo dục tốt, biết năm ngôn ngữ. Ông làm việc ở Liên Xô trong Quốc tế cộng sản. Năm 1937, ông đến Trung Á, đã đến thăm Mao Trạch Đông, người đứng đầu quân đội nổi dậy, giải phóng Trung Quốc. Và sau này HCM đã tiến hành cuộc cách mạng ở đất nước của mình, bảo vệ sự độc lập của Việt Nam. "Không có gì quý hơn độc lập tự do" - lời nói này của ông sau đó đã được viết chữ vàng ngay trên lăng mộ ông.
- Người ta nói rằng khi còn sống sự khiêm tốn là đặc tính của Hồ Chí Minh?
- Ông ấy là một nhà tu khổ hạnh. Hồ Chí Minh cho rằng các thành viên của chính phủ cần phải được hướng dẫn bởi các nguyên tắc - khiêm nhường và đời sống phải giản đơn như đời sống của người dân. Những năm cuối đời ông đã sống trong một ngôi nhà sàn nhỏ vào mùa hè. Nơi ở thật quá đơn giản. Trong phòng ngủ - một chiếc giường đơn và một cái bàn cạnh giường ngủ, còn trong văn phòng - bàn và tủ sách. Trên kệ có các tác phẩm của Lenin và những cuốn sách được chính ông ấy viết. Máy đánh chữ của ông, hiệu "Babette". Ông chỉ mặc quần áo đơn giản, mang dép lốp với đôi chân trần, và trong ăn uống khá là khiêm tốn. Ngày ngày ông có thể chỉ cần với một chén gạo. Ông cũng là một nhà thơ. Tôi đang dịch thơ của ông. Hồ Chí Minh đã làm thơ khi ở trong tù. Một mặt, đấy là sự quan sát thế giới bên ngoài, mặt khác - cho bình yên bên trong của mình.
- Ông lần đầu tiên đến Việt Nam khi nào?
- Đó là vào cuối tháng 8 năm 1969, khi đang đỉnh cao của cuộc chiến tranh với người Mỹ. Giám đốc phòng thí nghiệm tại Lăng Lenin, Viện sĩ Sergei Debov gọi điện thoại cho tôi và nói rằng có quyết định của chính phủ Liên Xô yêu cầu khẩn trương đi Hà Nội. Tôi nhận ra rằng đó có khả năng là việc ướp xác sắp tới. Bởi vì tôi là một bác sĩ phẫu thuật chuyên nghiệp, nhà giải phẫu học, và trong những năm đó là Hiệu trưởng của Học viện Y khoa Moscow lần thứ hai.
- Báo chí, có thể là một thời gian sau đó mới thông báo về cái chết của Hồ Chí Minh?
- Vào thời điểm đó, hoàn toàn không có thông tin chính thức nào về tình trạng sức khỏe của Hồ Chí Minh. Mặc dù lần đầu tiên ông cảm thấy không khỏe là vào năm 1966. Hồ Chí Minh đi thăm tỉnh Thái Bình, nhưng trên đường bị bệnh tim và chân của ông bị đau. Sau đó có thiết lập một ủy ban đặc biệt (trong đó, đặc biệt bao gồm giáo sư nổi tiếng Tôn Thất Tùng- bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa Tài Thu). Nhà lãnh đạo của Việt Nam bị xơ vữa động mạch, như ông đã có triệu chứng đau thắt ngực. Nhưng ông đã từ chối gần như tất cả các bác sĩ (đến chữa trị).
- Thế ông ấy giao phó ai điều trị cho mình?
- Bác sĩ riêng của ông ấy đã chữa cho ông ấy khỏi bệnh. Và các bác sĩ từ Trung Quốc đã tiến hành châm cứu. Dấu vết của các thao tác này, sau khi ông chết, tôi nhìn thấy trên cơ thể của ông ấy. Người Trung Quốc đã đâm kim dưới xương bánh chè, vào trong các huyệt được gọi là huyệt sống. Tuy nhiên, rõ ràng, những gì Hồ Chí Minh đã nhận được chỉ là tồi tệ hơn và tồi tệ hơn – hồi năm 1968, Yuri Romakov - một trong các chuyên gia hàng đầu của phòng thí nghiệm đã đến Việt Nam để đánh giá khả năng ướp xác tại chỗ. Đương nhiên, tất cả những biện pháp này là bí mật nghiêm ngặt.
- Tuy nhiên, Hồ Chí Minh, như dự đoán được cái chết, ông đã viết di chúc ...
- Ông đã để lại một di chúc khá dài, được viết đi sửa lại đến bốn lần. Trong tiêu đề được đưa vào những lời tự hào: độc lập, tự do, hạnh phúc. Ngoài ra, Hồ Chí Minh đã yêu cầu để ông được hỏa táng và tro được chia thành ba phần, được đặt trong ba chiếc hũ gốm và chôn trong tất cả các phần của đất nước: miền bắc, miền nam và miền trung- nơi ông sinh ra. Ông không thích làm tang lễ lớn. Nhưng người ta đã không làm như vậy. Sau đó, Bộ Chính trị giải thích thực tế này - "những trách nhiệm lịch sử".
- Có đúng là các đồng sự của Hồ Chí Minh đã quay phim cái chết của ông ấy?
- Có, tôi thậm chí nhìn thấy hình ảnh này. Hồ Chí Minh qua đời vào ngày 02 tháng 9 năm 1969 lúc 9h 47’. Nhưng chính thức công bố cái chết của ông vào ngày 03 tháng Chín, kể từ đêm trước của ngày lễ kỷ niệm của cuộc cách mạng. Tất cả xảy ra trong một ngôi nhà gần nơi cư trú mùa hè (nhà sàn - ND) của ông ấy. Có một thời điểm, ông cảm thấy gần đến với cái chết. Ông mặc cho mình một bộ đồ vải lanh sáng, nằm lên giường và nhắm mắt lại. Các cộng sự của ông đã chỉ đứng nhìn hành động của ông. Không ai cứu ông ấy, tất cả đã đứng yên và chờ đợi một thời điểm đáng buồn. Có lẽ, sự vĩnh biệt thế giới này một cách bình thản như vậy của một trí tuệ phương Đông là điều bí ẩn đối với chúng tôi. Tôi chỉ có ngạc nhiên.
- Tuy nhiên, ông ấy đã chết vì nguyên nhân gì? Khó có thể tin rằng một người có thể đơn giản chấp nhận và chết như họ muốn.
- Vì xơ vữa động mạch, có thể. Trái tim của ông ấy khỏe mạnh, ông ấy là một người rắn chắc, có cơ bắp.
- Tại sao người ta đã quyết định ướp xác của Hồ Chí Minh tại Việt Nam?
- Đã có đặt vấn đề vận chuyển thi hài của Hồ Chí Minh đến Moscow. Nhưng sau đó họ quyết định rằng nó là quá phiền hà. Bởi khi ấy, Việt Nam có cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Điều gì, nếu Mỹ bắn rơi máy bay? Nói chung, chúng tôi quyết định giữ cơ thể ở lại Việt Nam.
- Việc ướp xác Hồ Chí Minh có gì đó khác với việc bảo tồn xác của Lenin?
Công
nghệ tương tự. Nói chung, bản chất của phương pháp này là khá đơn giản.
Cơ thể được ngâm tẩm với các dung dịch ướp xác (bao gồm formaldehyde và
glycerol). Đây là loại ướp xác nhanh hơn so với tất cả các phương pháp
khác. Protein liên kết với formaldehyde trong các phân tử vững chắc sao
cho vi khuẩn không thể phá hủy. Mỗi tế bào phải được giữ như khi nó còn
sống. Đó là, lượng nước trong tế bào và các chất phải giống y nhau. Do
đó, như một giải pháp được chuẩn bị, trong đó các tế bào không cho và
không nhận nước, tức là ở trong trạng thái cân bằng thủy nhiệt với dung
dịch ướp xác của môi trường không khí xung quanh. Trong trường hợp
này, cơ thể sẽ được bảo tồn mãi mãi.
- Có gặp phải những khó khăn gì không, thưa ông?
- Không, tất cả mọi thứ đi theo đúng kế hoạch. Ngày 01 tháng 9 chúng tôi được cho biết để chuẩn bị cho công việc. Ngay sau khi ông ấy chết, chúng tôi bắt đầu ướp xác. Cơ thể được ngâm với một giải pháp đặc biệt và sau đó được đặt trong một quan tài tạm thời và đưa ra ba ngày cho người dân đến viếng. Chúng tôi đã lo lắng, không biết thi thể có chịu đựng được do sự thăm viếng nếu nó vẫn bị “sưởi ấm” dưới ánh sáng đèn và bụi. Bởi vì việc ướp xác này mới là tạm thời, chứ không phải cho lâu dài. Vào ban đêm, chúng tôi phải bổ sung tưới lên mặt và tay bằng dung dịch ướp xác. Nhưng rồi tất cả cũng đã trôi đi bình thường. Vào ngày thứ bảy, chúng tôi bắt đầu thủ tục bảo quản lâu dài cơ thể. Chúng bao gồm những tấm mỏng giữ ẩm hàng ngày khuôn mặt và bàn tay, tiếp theo là ngâm cơ thể trong bồn chứa dung dịch.
- Người ta làm thế nào để bảo quản xác?
- Có một thời gian, cơ thể của Hồ Chí Minh không đặt ở Hà Nội mà ở phía tây bắc của đất nước – ở đấy có xây dựng nơi trú ẩn. Nhưng tất cả điều này được thực hiện mà không có tôi. Nói chung, cơ thể ướp có thể được lưu trữ dưới bất kỳ điều kiện nào - ngay cả trong thời tiết nóng, cả trong cái lạnh. Biên độ an toàn là rất cao.
- Các thủ tục cần thiết thường được thực hiện như thế nào?
- Việc tái ướp xác tổ chức mỗi năm một lần. Cần thiết phải để cơ thể trong chất lỏng dùng để ướp xác. Chuyên gia của chúng tôi định kỳ theo thời gian liên tục đến Việt Nam. Xác Hồ Chí Minh vẫn đang trong tình trạng tuyệt vời, nhìn tổng thể không có gì thay đổi.
- Trong thời gian làm phó giám đốc của phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Lăng Lenin giáo sư Yuri Romakov nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ông sống lâu như vậy vì ướp xác người khác. Thực sự, nó có kéo dài tuổi thọ?
- Tôi không nghĩ như vậy. Hơi Formalin độc hại cho con người. Đối với việc kéo dài tuổi thọ, hầu hết các di truyền đóng một vai trò quan trọng.
- Có gặp phải những khó khăn gì không, thưa ông?
- Không, tất cả mọi thứ đi theo đúng kế hoạch. Ngày 01 tháng 9 chúng tôi được cho biết để chuẩn bị cho công việc. Ngay sau khi ông ấy chết, chúng tôi bắt đầu ướp xác. Cơ thể được ngâm với một giải pháp đặc biệt và sau đó được đặt trong một quan tài tạm thời và đưa ra ba ngày cho người dân đến viếng. Chúng tôi đã lo lắng, không biết thi thể có chịu đựng được do sự thăm viếng nếu nó vẫn bị “sưởi ấm” dưới ánh sáng đèn và bụi. Bởi vì việc ướp xác này mới là tạm thời, chứ không phải cho lâu dài. Vào ban đêm, chúng tôi phải bổ sung tưới lên mặt và tay bằng dung dịch ướp xác. Nhưng rồi tất cả cũng đã trôi đi bình thường. Vào ngày thứ bảy, chúng tôi bắt đầu thủ tục bảo quản lâu dài cơ thể. Chúng bao gồm những tấm mỏng giữ ẩm hàng ngày khuôn mặt và bàn tay, tiếp theo là ngâm cơ thể trong bồn chứa dung dịch.
- Người ta làm thế nào để bảo quản xác?
- Có một thời gian, cơ thể của Hồ Chí Minh không đặt ở Hà Nội mà ở phía tây bắc của đất nước – ở đấy có xây dựng nơi trú ẩn. Nhưng tất cả điều này được thực hiện mà không có tôi. Nói chung, cơ thể ướp có thể được lưu trữ dưới bất kỳ điều kiện nào - ngay cả trong thời tiết nóng, cả trong cái lạnh. Biên độ an toàn là rất cao.
- Các thủ tục cần thiết thường được thực hiện như thế nào?
- Việc tái ướp xác tổ chức mỗi năm một lần. Cần thiết phải để cơ thể trong chất lỏng dùng để ướp xác. Chuyên gia của chúng tôi định kỳ theo thời gian liên tục đến Việt Nam. Xác Hồ Chí Minh vẫn đang trong tình trạng tuyệt vời, nhìn tổng thể không có gì thay đổi.
- Trong thời gian làm phó giám đốc của phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Lăng Lenin giáo sư Yuri Romakov nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ông sống lâu như vậy vì ướp xác người khác. Thực sự, nó có kéo dài tuổi thọ?
- Tôi không nghĩ như vậy. Hơi Formalin độc hại cho con người. Đối với việc kéo dài tuổi thọ, hầu hết các di truyền đóng một vai trò quan trọng.
Sự thật cái gọi là "bảo quản và gìn giữ thi hài"
các lãnh tụ (ảnh trong phim "Lăng")
Việt Minh
Nguồn: longnguyen48.blogspot.be
Nguồn:Хо Ши Мин умирал под объективом кинокамеры.
Dịch: Việt Minh
Nguồn: longnguyen48.blogspot.be
Nguồn:Хо Ши Мин умирал под объективом кинокамеры.
Dịch: Việt Minh
Bài liên quan:
NHỮNG TƯ LIỆU MẬT VỀ VIỆC BẢO VỆ THI HÀI VÀ LĂNG LENIN
Đọc thêm: (trích từ bài "NHỮNG TƯ LIỆU MẬT VỀ VIỆC BẢO VỆ THI HÀI VÀ LĂNG LENIN" )
Việc gìn giữ và bảo quản thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh
Xin
giới thiệu thêm tư liệu về công tác gìn giữ và bảo quản thi hài HCM
trong những năm tháng chống Mỹ qua lời của Iuri Lopukhin – thành viên
Nhóm Lăng từ năm 1951:
Năm 1969, tại Việt Nam, Hồ Chí Minh sắp qua đời. Bộ Chính trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam quyết định giữ thi hài ông ta. Vì thế, tôi có mặt tại Hà Nội hai ngày trước khi ông ta tạ thế. Sau khi ông ta qua đời, chúng tôi đã tiến hành ướp sơ bộ để đưa linh cữu ông vô Nhà Quốc hội ở quảng trường Ba Ðình để mọi người thăm viếng. Sau đó là công việc giữ thi hài lâu dài. Phía Việt Nam đề nghị tiến hành công việc tại Hà Nội, nhưng chúng tôi hiểu rằng không thể làm được việc đó vì điều kiện kỹ thuật và tự nhiên tại Việt Nam không cho phép. Các chuyên gia chúng tôi thì quyết định phải đưa thi hài của Hồ Chí Minh sang Moscow để ướp. Tôi trình bày ý kiến này với Lê Duẩn, lúc đó là bí thư đảng CSVN, nhưng ông ta bác bỏ. Lúc bấy giờ, đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A.N Cosughin dẫn đầu đến dự tang lễ đang ở Hà nội. Một buổi tối, Cosughin gọi tôi tới sứ quán Liên Xô và nói: "Hôm nay, đồng chí Lê Duẩn đã gặp tôi. Ðồng chí ấy khóc (sic) và nói rằng không thể đưa thi hài Hồ Chí Minh về Moscow được, đạo lý người dân Việt Nam không chấp nhận cho di chuyển xác người chết đi xa như vậy. Anh xem có còn cách nào không?" Tôi nói: "Chỉ còn cách là đưa toàn bộ máy móc của viện ở Moscow sang đây. Tuy nhiên, tôi không dám đảm bảo một trăm phần trăm công việc sẽ thành công". Cousghin gật đầu: "Thôi được, ngày mai anh đi theo tôi về Moscow, tôi sẽ đưa vấn đề này ra Bộ chính trị".
Năm 1969, tại Việt Nam, Hồ Chí Minh sắp qua đời. Bộ Chính trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam quyết định giữ thi hài ông ta. Vì thế, tôi có mặt tại Hà Nội hai ngày trước khi ông ta tạ thế. Sau khi ông ta qua đời, chúng tôi đã tiến hành ướp sơ bộ để đưa linh cữu ông vô Nhà Quốc hội ở quảng trường Ba Ðình để mọi người thăm viếng. Sau đó là công việc giữ thi hài lâu dài. Phía Việt Nam đề nghị tiến hành công việc tại Hà Nội, nhưng chúng tôi hiểu rằng không thể làm được việc đó vì điều kiện kỹ thuật và tự nhiên tại Việt Nam không cho phép. Các chuyên gia chúng tôi thì quyết định phải đưa thi hài của Hồ Chí Minh sang Moscow để ướp. Tôi trình bày ý kiến này với Lê Duẩn, lúc đó là bí thư đảng CSVN, nhưng ông ta bác bỏ. Lúc bấy giờ, đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A.N Cosughin dẫn đầu đến dự tang lễ đang ở Hà nội. Một buổi tối, Cosughin gọi tôi tới sứ quán Liên Xô và nói: "Hôm nay, đồng chí Lê Duẩn đã gặp tôi. Ðồng chí ấy khóc (sic) và nói rằng không thể đưa thi hài Hồ Chí Minh về Moscow được, đạo lý người dân Việt Nam không chấp nhận cho di chuyển xác người chết đi xa như vậy. Anh xem có còn cách nào không?" Tôi nói: "Chỉ còn cách là đưa toàn bộ máy móc của viện ở Moscow sang đây. Tuy nhiên, tôi không dám đảm bảo một trăm phần trăm công việc sẽ thành công". Cousghin gật đầu: "Thôi được, ngày mai anh đi theo tôi về Moscow, tôi sẽ đưa vấn đề này ra Bộ chính trị".
Sau đó bộ chính trị Nga chấp thuận đề nghị này. Thế là một chuyến bay đặc biệt đã chở toàn bộ máy móc từ Moscow sang Hà nội. Tại Việt Nam, chính phủ đã xây dựng một phòng đặc biệt tại một viện quân y lớn ở Hà Nội để tiến hành công việc. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, Mỹ ném bom vào Hà nội, nên để bảo đảm an toàn, chúng tôi phải di chuyển toàn bộ công việc tới một địa điểm cách thủ đô Hà Nội 10 km. Công việc di chuyển này do một đơn vị bộ đội đặc biệt trung thành với cộng sản dưới sự chỉ huy của Phó tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài đảm nhiệm. Ðáng lẽ việc di chuyển cũng đơn giản, và chúng tôi không tài nào tưởng tượng được công việc di chuyển đó lại kéo dài 2 tuần lễ! Nhưng thật không may, vụ máy bay trực thăng Mỹ đổ quân định giải thoát cho các phi công Mỹ bị bắt giam ở Sơn Tây đã ảnh hưởng đến công việc của chúng tôi. Khi ấy, chính phủ Việt Nam đã quyết định dời đến địa điểm mới. Ðịa điểm đó nằm bên bờ sông Ðà - trong một khu núi non hiểm trở. Công việc xây dựng căn phòng có đầy đủ thông số kỹ thuật vô cùng phức tạp. Công việc của chúng tôi được tiến hành tuyệt đối bí mật, thậm chí dân quanh vùng sông Ðà cũng không hề hay biết có một chuyện như thế đang được tiến hành ở đây. Năm 1973, khi Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ chấm dứt ném bom ở Hà Nội, thi hài Hồ Chí Minh được đưa về phòng đặc biệt ở một quân y viện tại Hà Nội. Sau khi chúng tôi rời khu vực sông Ðà, địa điểm này được khôi phục lại nguyên trạng ban đầu. Nghĩa là không một ai ở đây biết là đã từng có một việc như thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét