Trại tạm giam: Có nên “trong tay” công an?
“Ðể tránh bức cung, nhục hình, trại tạm giam không nên trong tay công
an” - ông Vũ Ðức Khiển, nguyên chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật Quốc Hội - vừa
nêu một kiến nghị không chính thức trên mặt báo.
Một trong số lần hiếm hoi giới quan chức (chính xác là cựu quan chức) chịu lên tiếng về tình cảnh bức cung, nhục hình đang xảy ra tràn ngập và bất nhẫn ở đất nước “không biết đến cuối cuối thế kỷ 21 có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện hay chưa” của người đứng đầu đảng.
Ngập ngụa bức cung, nhục hình và “tự tử”
Vừa có thêm những bằng chứng không thể nào chối cãi về hình ảnh “công an là bạn của dân” thắm thiết đến thế nào. “Công an dùng kiếm tra khảo dân” hay “tôi bị nhét nước đá vào vùng kín” là những hình ảnh hết sức sống động và giãy giụa, tương phản hoàn toàn với “chính sách nhân đạo” và lời răn dạy về văn hóa của Nhà nước Việt Nam cùng Bộ Công an về công tác điều tra xét hỏi.
Chỉ tính từ năm 2012 đến nay đã có ít nhất 20 trường hợp “tự nguyện tự tử trong đồn công an” hoặc “bỗng dưng” lăn ra chết sau khi được công an “mời.”
Cái chết của một người đàn ông có tên là Ngô Thanh Kiều trong đồn công an ở Phú Yên vào năm 2012 do bị đánh vào chỗ hiểm là một điển hình trong rất nhiều điển hình mà cộng đồng quốc tế công phẫn lên án cảnh sát Việt Nam sử dụng nhục hình.
Nạn nhục hình càng đáng được ghi khắc vào những năm gần đây. Cùng với hiện tượng nổi lên ngày càng nhiều tiêu cực của ngành công an Việt Nam, những cái chết được mô tả là “tự mình giết mình” cũng nối tiếp nhau sinh thành. Hàng loạt vụ việc được công an địa phương báo cáo là “tự treo cổ” đã xảy ra: Nguyễn Công Nhựt ở trụ sở công an thuộc Bình Dương, anh H. cũng ở trụ sở công an thuộc Bình Dương, Bùi Thị Hương ở trụ sở công an thuộc Bình Phước, Ðỗ Văn Bình ở trụ sở công an thuộc Ðà Nẵng, Ðặng Trung Trịnh ở trụ sở công an thuộc Hải Dương.
Vụ án Nguyễn Thanh Chấn mới được khám phá vào năm 2014 là một trong những trường hợp được xem là rất “điển hình tiên tiến” cho nạn bức cung nhục hình ngập ngụa ở Việt Nam. 10 năm tù giam là cái giá mà một công dân lương thiện phải cho một nền tư pháp độc tài muốn làm gì thì làm.
Mặc dù Bộ Tư pháp đã có quy chế về tạm giữ, tạm giam để thực thi bộ luật tố tụng hình sự, nhưng thực tế kiểm tra chéo và giám sát của ngành tư pháp và kiểm sát đối với các trại tạm giữ, tạm giam của ngành công an là hết sức chiếu lệ. Không hề có quyền lợi thực chất, các viên chức dân sự chỉ đều đặn vi hành định kỳ nơi bốn bức tường ghẻ lở giam giữ phạm nhân mà chẳng làm gì được cho họ.
Với tư cách độc thế về quyền năng của ngành công an, không ít trường hợp dân thường và cả doanh nhân bị khởi tố, bị lôi vào thế tạm giữ, tạm giam rồi bị đánh bầm giập để bắt phải “nôn ra.” Ở Việt Nam, công tác điều tra xét hỏi được dư luận xem là mảnh đất màu mỡ cho giới điều tra viên “ăn uống.”
Chỉ đến gần đây, sau khi Nhà nước Việt Nam chỉ thị cho Bộ Công an phải gấp rút triển khai Công Ước Chống Tra Tấn theo cam kết với Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, tình trạng dùng nhục hình đối với người dân mới giảm bớt đôi chút, còn báo chí mới lóe ra vài ba cơ hội để đăng tin bài về những câu chuyện đánh chết người không khác mấy thời Trung cổ.
Tuy nhiên, sự thể tréo ngoe vẫn xảy đến khi mới đây Bộ Công an tung ra một dự thảo cho phép công an phường, xã có quyền “điều tra ban đầu.” Ngay lập tức, dư luận xã hội bùng lên phản ứng gay gắt, cho rằng với mặt bằng văn hóa ứng xử còn dưới mức trung bình, cùng mặt bằng nghiệp vụ chưa thuần thục đến mức không biết cả thao tác đánh người, liệu công an phường xã có đảm bảo là sẽ “điều tra ban đầu” đến nơi đến chốn theo yêu cầu, hay mỗi trụ sở công an địa phương sẽ biến thành một phòng cảnh sát điều tra để tha hồ hành hạ “đối tượng,” tức càng làm cho tình hình dùng nhục hình trở nên tồi tệ?
Ðể tránh công an “ra tay”
Ðiều an ủi lẻ loi cho tới thời điểm này là dù chưa phải một quan chức thuộc giới chính phủ, nhưng ý kiến của một đại biểu Quốc hội như ông Vũ Ðức Khiển về việc “nên” chuyển trại tạm giam từ ngành công an sang ngành tư pháp vẫn là một bước phản biện nho nhỏ, thay vì trước đây ý kiến này chỉ tồn tại mơ hồ nơi vài ba luật gia mà sau đó chìm khuất trong màn sương quan liêu ẩm độc.
Cả Thiếu Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công An) cũng cho rằng ý kiến trên là hợp lý, đúng theo thông lệ của quốc tế. Ông Cương còn khẳng định ngành công an “cũng không tha thiết gì việc giữ quản lý các trại tạm giam, nhà tù” (?).
Nhưng nếu trại tạm giam không nằm trong “tay” ngành công an mà rất dễ bị các điều tra viên và quản giáo dữ dằn “ra tay” đối với người đang còn trong quá trình điều tra, loại hình trại này nên thuộc cơ quan nào?
Hiện nay, trên thế giới có hai phương thức quản lý nhà tù:
- Nhà tù do Bộ Phụ Trách Cơ Quan Công An, cảnh sát quản lý. Hình thức này có một số nước như: Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc.
- Nhà tù do Bộ Tư Pháp Quản Lý. Gồm một số nước như: Hoa Kỳ, Anh.
Sẽ không có vấn đề gì lớn nếu nhà tù được quản lý ít gây tai tiếng như ở Nhật Bản. Tuy nhiên với trường hợp Trung Quốc và Việt Nam thì lại khác hoàn toàn. Tình trạng lạm dụng và lợi dụng quyền lực ở các quốc gia này được coi là vô tội vạ, dẫn đến quá nhiều cái chết xảy ra ngay cả khi “đối tượng” còn chưa thật sự bước chân vào trại tạm giam.
Mới đây một cảnh sát giao thông đã “vô tình” dùng dùi cui gây ra cái chết của một người đi đường. Ðiều quái lạ là những câu chuyện dã man như vậy lại xảy ra ngày càng nhiều, bất chấp công tác tập huấn của ngành công an vẫn đều đặn diễn ra hàng năm.
Một khi ngành công an đã không thể hoặc không muốn quản lý các trại tạm giữ, tạm giam theo đúng quy chuẩn mà không để cấp dưới biến thành một thứ sân chơi bạo lực và tiền bạc, không thể khác hơn là loại hình trại này phải được chuyển sang ngành tư pháp - một cơ quan dù còn không ít quan liêu nhưng chưa đến nỗi mang danh nghĩa “lực lượng vũ trang” và “mặc sắc phục.”
Phạm Chí Dũng
(Người Việt)
Điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ đồng đồng hành cùng chế độ Cộng Sản và phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam?
Lê Nguyên Hồng – RFA
Phê phán chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam hiện nay
Kính Hòa, phóng viên RFA
Báo lá cải ngày nay và lịch sử bị che giấu của hôm qua
Kính Hòa, phóng viên RFA
Bùi Tín - Thời gian không đợi
Bộ
Chính trị đảng CS Việt Nam đang bị chiếu tướng từ nhiều phía. Từ tổ
chức Liên Hiệp Quốc, từ Hội đồng Nhân quyền LHQ mà Việt Nam là một thành
viên, từ chính quyền Hoa Kỳ, từ Quốc hội Hoa Kỳ đang xem xét việc có
chấp nhận để Việt Nam vào khối kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP và có
hủy quyết định không bán vũ khí sát thương choViệt Nam hay không? Từ
trong nội bộ đảng CS, khi một loạt 61 đảng viên trí thức có uy tín lên
tiếng đòi đảng từ bỏ nền cai trị độc đoán chuyên quyền, từ bỏ học thuyết
Mác - Lênin lỗi thời, thẳng tay diệt trừ tham nhũng, từ bỏ độc quyền
kinh tế quốc doanh tệ hại, công khai hóa cuộc họp Thành Đô. Từ nhân dân,
đòi hỏi chống bành trướng mạnh mẽ, chấm dứt bỏ tù công dân yêu nước
chống bành trướng, trả tự do cho các chiến sỹ dân chủ một cách sòng
phẳng, chấm dứt chơi trò «thả rồi lại bất, bắt rồi lại thả» làm vốn mặc
cả theo kiểu đèn cù. Những lời hứa với cử tri về «Luật biểu tình», «Luật
lập hội, trong đó có lập công đoàn tự do», về chống tham nhũng quyết
liệt không thể trì hoãn.
Bộ Chính trị 16 người ở Hà Nội đang nằm trong tình thế dầu sôi lửa bỏng,
thật sự là khốn khổ bối rối. Nước đến chân rồi. Trước hết vì họ tham
quá. Họ vừa muốn giữ ghế quyền lực lại muốn mỵ dân, vừa muốn tiếp tục
hưởng đặc lợi, lại vừa muốn tỏ ra biết điều, khôn ngoan, vừa muốn tỏ ra
thân thiết giữ cam kết keo sơn với ông đồng chí khổng lồ lại muốn tỏ ra
xiêu lòng với những lời hứa ngon lành ngay thật từ phương Tây. Giang 2
tay rộng ra 2 phía để bắt cá, có khi không được con nào. Cái trò đi trên
dây luôn mạo hiểm. Chỉ mất thăng bằng tý chút là lăn kềnh, đổ vỡ, có
khi nguy khốn.
Bộ Chính trị đang bị dồn vào thế phải lật hết tẩy ra. Nghĩa là phải dứt
khoát lựa chọn. Muốn gắn bó thật sự với phía này thì phải buông bỏ phía
bên kia. Không thể nói và làm trái ngược, đánh đố nhau, đánh lừa nhau
mãi được. Ôm đồm, quá tham, sẽ rơi hết sạch.
Vừa qua 2 thượng nghị sỹ Mỹ vào loại có thế lực nhất đã sang tận Hà Nội
để nói rõ rằng phía Hoa Kỳ nhận thấy tình hình đã chín để có thể nhận
Việt Nam gia nhập khối TPP và bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, từ đó
nâng mối quan hệ Mỹ-Việt lên một tầm cao mới. Cánh bảo thủ trong lãnh
đạo đừng tưởng bở, cho là họ cần ta hơn ta cần họ. Quà mang sang không
cho không. Hãy hiểu cho rõ điều này. Tuyên bố của TNS John McCain (ngày
8/8) nói rõ: «Làm được bao nhiêu trong lĩnh vực này (tức nhận VN vào TPP
và bán vũ khí sát thương ) cũng như các mục tiêu thương mại và an ninh,
còn tùy thuộc nhiều vào hành động của VN về cải thiện nhân quyền». Ông
còn nhắc lại lời hứa của thủ tướng VN hồi đầu năm: «Dân chủ là xu hướng
tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại» và «đảng phải giương
cao ngọn cờ dân chủ»; Ông nói thêm: «Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ
chuyển những lời đáng trân trọng như thế thành những hành động mạnh mẽ,
như thả các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối
cùng là làm cho rõ ràng trong luật pháp và chính sách là quyền lực Nhà
nước phải được giới hạn và các quyền làm người phổ cập như tự do phát
biểu, lập hội, tín ngưỡng, xuất bản, truy cập thông tin phải được bảo vệ
cho tất cả mọi công dân”.
Rõ ràng ông McCain đã nói thẳng ra những điều kiện trên đây, để có đi
mới có lại. Ngay sau đó (10/8) khi gặp Ngoại trưởng Phạm Bình Minh ở
Miến Điện, Ngoại trưởng John Kerry lại nhấn mạnh: «Thành tích nhân quyền
của Việt Nam là vấn đề tranh cãi còn tồn đọng giữa 2 nước để tạo điều
kiện cho mối quan hệ được nở rộ». Quả bóng đang ở phía Việt Nam. Việt
Nam phải chứng minh bằng hành động.
Có một nhận định hơi vội là phía Hoa Kỳ có vẻ nghiêng về phía cánh bảo
thủ giáo điều trong Bộ Chính trị, trong cơ quan lãnh đạo của đảng CS.
Hoa Kỳ đang chờ, chưa nhóm nào trả lời thật rõ.
Thông điệp của phía Hoa Kỳ là gửi cho phía Việt Nam, cho toàn bộ 16
người trong Bộ Chính trị, cho cả 200 người trong Ban Chấp hành Trung
ương đảng, cho cả 500 đại biểu Quốc hội, cũng là gửi cho toàn thể nhân
dân Việt Nam. Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa 2 kỳ đại hội
Đảng, luôn quyết định theo đa số. Hiện có vẻ chưa nhóm nào đạt đa số,
chưa dứt tình với đồng chí bành trướng vì «nặng nợ». Nhưng chỉ còn dăm
tuần lễ nữa thôi, không thể ấm ớ mãi, vì việc quyết định về gia nhập TPP
sẽ sớm ngả ngũ, Quốc hội Mỹ sẽ bàn chuyện Việt Nam vào kỳ cuối năm, sau
đó sẽ dồn nổ lực cho việc bầu cử. Thời gian thật cấp bách, không chờ
ai.
Để xem ngày lễ Quốc khánh 2/9/2014 tới, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang sẽ
ký lệnh trả tự do dưới dạng ân xá giảm án cho bao nhiêu tù chính trị,
tù lương tâm? Danh sách phía các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đưa ra
là 25 người cấp bách nhất, danh sách phía Hoa Kỳ, Liên Âu Bắc Âu, Úc…đưa
ra cũng ngang như vậy. Không thể chỉ vài ba, hay dăm sáu người, kiểu
nhỏ giọt. Bộ Chính trị có dám mạnh tay thả luôn 200 người, như Miến Điện
từng làm khá là sòng phẳng năm 2013 không?
Xin nhớ chưa bao giờ ở Thượng viện cũng như ở Hạ viện Mỹ các ông bà nghị
lại đòi phía Việt Nam phải tỏ ra thực tâm tôn trọng quyền làm người của
người dân nước mình đến vậy. Thêm nữa, dư luận trong và ngoài nước sẽ
xem xét kỹ trong kỳ họp Quốc hội cuối năm nay, luật về biểu tình, về lập
hội, đặc biệt là lập công đoàn tự do ở các xí nghiệp có còn bị đẩy lùi
nữa hay không? Những điều luật mơ hồ, hết sức phi lý về an ninh, rất bất
công gây oan ức, lạm dụng có được hủy bỏ, sửa chữa hay không ?
Và một chỉ dấu nữa không kém phần hệ trọng là công luận trong và ngoài
nước sẽ quan sát kỹ xem việc chống tham nhũng có «quyết liệt» như đã hứa
hay vẫn giơ cao đánh khẽ, đánh kẻ thù nội xâm như phủi bụi, trong khi ở
bên Tàu họ đánh từ «siêu hổ đến ruồi nhặng», bắt giam 2 cựu ủy viên
thường vụ Bộ Chính trị - Chu Vĩnh Khang và Tăng Khánh Hồng - cùng 400
cán bộ và nhân viên phe cánh, điều tra tài sản của hàng vạn quan chức
cấp cao, trừng trị hàng loạt cán bộ ngành công an, một ngành bị tố cáo
là lạm quyền, tham nhũng, tàn bạo với dân có hệ thống, từ cao nhất đến
cơ sở.
Vậy thì trong thời gian sắp đến bất cứ ai hay nhóm nào trong Bộ Chính
trị, trong Ban Chấp hành Trung ương đảng, dù là tổng bí thư, chủ tịch
nước, thủ tướng hay chủ tịch quốc hội, nếu có những việc làm theo hướng
thực thi dân chủ, nhân quyền, thực hiện nền pháp trị nghiêm minh, ngay
thật làm đúng theo lời hứa, lời cam kết với Liên Hiệp Quốc, với Hội đồng
Nhân quyền, với cử tri nước mình, với nhân dân thì sẽ được ca ngợi, đề
cao và tin cậy.
Sau khi phía Trung Quốc đã tỏ ra tham lam ngạo mạn ngang nhiên đưa giàn
khoan lớn vào vùng biển nước ta, tàn sát ngư dân ta, hành động phi pháp,
bất nhân, lãnh đạo nước ta phải biểu thị lòng yêu nước thương dân chống
bành trướng, từ đó cảnh giác với thái độ lấn lướt gặm nhắm của họ,
không thể để họ cắm chốt sâu trên các địa bàn trọng yếu, hạn chế việc họ
đấu thầu, đầu tư, kinh doanh, buôn bán, lập nghiệp, mua chuộc các quan
chức tham nhũng địa phương trên đất nước ta, tất cả phải thành chính
sách đồng bộ từ trên xuống dưới của chính phủ bao gồm các mặt chính trị,
kinh tế, tài chính, đầu tư, thương mại, lao động. Cùng với chính sách
nội trị chống bành trướng như thế, chính sách ngoại giao cũng phải mang
xu thế chống bành trướng rõ rệt, quan trọng nhất là kết nhiều bạn mới
cùng chung ý chí chống bành trướng như Philippines, Nhật Bản, Malaysia,
Ấn Độ, Miến Điện, và đặc biệt là để ngỏ khả năng liên minh chiến lược
với Hoa Kỳ, cường quốc mũi nhọn đương đầu với sự trỗi dậy hung hãn nguy
hiểm của Trung Quốc.
Tất cả sự mong đợi ở thời điểm thử thách này là xem đa số Bộ Chính trị
có dám nắm chắc tay lái, bẻ ngoặt chuyển sang hướng mới, phóng mạnh vào
đại lộ dân chủ nhân quyền, cải cách toàn diện và đồng bộ cả hệ thống cai
trị đối nội và đối ngoại, chấm dứt thời kỳ đổi mới nửa vời, đổi mới
kinh tế chập chờn, đóng băng về chính trị, tự trói về ngoại giao, chống
tham nhũng hời hợt, tiêu phí biết bao của cải và thời gian của xã hội.
Xem nhóm nào thật sự vượt lên trong nước rút này.
Chỉ còn vài tháng ngắn ngủi cuối năm, bao nhiêu việc cần làm để được
công luận thế giới cùng dư luận trong nước đánh giá là «được», là «tốt»,
là «đạt yêu cầu», chưa nói là «rất tốt”, là «vượt yêu cầu”, «là nêu
gương về tôn trọng nhân quyền cho người láng giềng phương Bắc» như TNS
McCain đã khuyến cáo. Hay lại bị dư luận quốc tế cũng như dư luận trong
nước chê là «nhỏ giọt», «miễn cưỡng», «chưa thật dứt tình với ông đồng
chí xấu bụng nham hiểm», «chỉ là thủ đoạn chiến thuật để mua thêm thời
gian», «về cơ bản vẫn thế»…Để phải xóa bài làm lại, chờ thêm một thời
gian nữa.
Xét cho cùng là lãnh đạo đảng CS lần này chọn ai, chọn quê hương mình,
Tổ quốc mình, nhân dân mình, đồng bào mình, hay là đặc quyền đặc lợi cá
nhân, chủ nghĩa cá nhân, quyền lợi phe nhóm gắn chặt với « ông láng
giềng tốt, ông bạn vàng tốt, ông đồng chí tốt, ông đối tác tốt» để cam
chịu làm tay sai ô nhục.
Sức mạnh quyết định không phải ở «nhóm bảo thủ» hay «nhóm cấp tiến»
trong Bộ Chính trị, vì họ rất giống nhau ở lòng tham quyền lực và tham
đặc lợi phe nhóm, rất giống nhau dính quá chặt với thế lực bành trướng,
cả 2 nhóm chỉ đua nhau nói dân chủ, nói pháp trị, nói nhân quyền nhưng
không làm.
Sức mạnh vô tận lâu bền của xu thể dân chủ và nhân quyền đích thật nằm
trong đại khối nhân dân, trong đại khối đảng viên CS và đoàn viên CS ở
cơ sở - không thuộc phe nhóm ăn chia nào - do hơn 20 tổ chức xã hội dân
sự như Văn đoàn Độc lập VN, Hội nhà báo độc lập VN, Hiệp hội dân oan VN,
Hội Phụ nữ nhân quyền, Phong trào Lao dộng Việt … cùng hàng loạt
blogger, Facebook lề trái làm vai trò tiên phong mở đường.
Đó mới thật là thế lực của hiện tại VN và tương lai VN, bạn bè chí cốt
với xu thế dân chủ và nhân quyền quốc tế đang nắm chắc tương lai của thế
giới này.
Bùi Tín* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Việt đang ở đâu?
Trong một thông báo tại Hà Nội, Thượng Nghị sĩ Bob Corker nói rõ quyết tâm của Chính phủ Mỹ sẽ kết thúc vòng đàm phán TPP trong vòng từ ngày 12 đến ngày 18 tháng tới.Trong một thông báo tại Hà Nội, Thượng Nghị sĩ Bob Corker nói rõ quyết tâm của Chính phủ Mỹ sẽ kết thúc vòng đàm phán TPP trong vòng từ ngày 12 đến ngày 18 tháng tới. |
Sau 38 năm kết thúc cuộc chiến và 18 năm sau khi bình thường hóa quan hệ
ngoại giao, tầm nhìn của hai kẻ cựu thù Việt, Mỹ đôi khi không nhìn
chung về một hướng. Mãi đến năm 2011, trong chiều hướng của chủ thuyết
“Thế kỷ Châu Á Thái Bình Dương Của Mỹ” của Ngoại trưởng Hillary Clinton,
Tổng thống Obama lần đầu tiên nhìn nhận Việt Nam là một đối tác đáng
tin cậy của Mỹ tại Đông Nam Á trong chiến lược Mỹ trở lại Châu Á Thái
Bình Dương, nhất là Đông Nam Á.
Sau những biến đổi tồi tệ về tình hình khu vực Biển Hoa Đông và Biển
Đông do Trung Quốc tạo nên, đe dọa tác hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ
tại khu vực này, Tổng thống Obama chủ động mời Chủ tịch Nước Việt Nam
Trương Tấn Sang qua Washington để thảo luận vào ngày 25/7/2013 về tình
hình khu vực Biển Đông với hy vọng nâng cao quan hệ Việt-Mỹ lên tầm đối
tác toàn diện.
Theo thông cáo chung sau cuộc gặp lịch sử này, ”Tổng thống Obama và Chủ
tịch Nước Trương Tấn Sang quyết định xác lập đối tác toàn diện trong
quan hệ Mỹ-Việt.” Mối quan hệ này được thiết lập trên một số cơ chế hợp
tác trong nhiều lãnh vực khác nhau, trong đó có quan hệ chính trị-ngoại
giao, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, môi trường và y tế, giải
quyết hậu quả chiến tranh, du lịch và thể thao, kinh tế và mậu dịch, an
ninh và quốc phòng, nhân quyền…
Phần nhiều những mối quan hệ này - kể cả quan hệ ngoại giao-chính trị -
dễ dung hòa, vì cả hai bên Mỹ-Việt đều sẵn sàng quên đi những hệ lụy
chiến tranh giữa 2 nước trong quá khứ để cùng nhau hướng đến lợi ích
chung. Nhưng vì những khác biệt về điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa và
kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam hiện nay, những mối quan hệ về nhân quyền,
an ninh-quốc phòng, và kinh tế-thương mại, nhất là vòng đàm phán về vấn
đề Việt Nam gia nhập TPP, vẫn còn nhiều trở ngại và thử thách.
Từ cuộc họp thượng đỉnh Washington hôm 25/7/2013 cho đến nay, hai bên
thường xuyên trao đổi về những biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ
đối tác toàn diện cũng như tăng cường phối hợp các tiến trình đàm phán
TPP. Các viên chức cao cấp của hai bên tiếp tục điện đàm, thường xuyên
đi lại giữa Hà Nội và Washington để thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện.
Ngày 14-3-2014, theo đề nghị của phía Hoa Kỳ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn
Tấn Dũng đã điện đàm với Chánh Văn phòng Tòa Bạch Ốc, đại diện Tổng
thống Obama, ông Denis McDonough, nhằm thúc đẩy việc kiện toàn quan hệ
đối tác toàn diện Việt-Mỹ. Nội dung của cuộc điện đàm này cũng không có
gì mới lạ, không đạt được tính đột phá. Có chăng đó là câu nói có vẻ hứa
hẹn một cái gì đó từ phía Hoa Kỳ: “Hiệp hội TPP sẽ dành sự linh hoạt
thỏa đáng đối với các thành viên đang phát triển, như Việt Nam…” Nhưng
Chánh Văn phòng Tòa Bạch Ốc Denis McDonough không nêu rõ ý nghĩa cụ thể
của cụm từ “linh hoạt thỏa đáng” là như thế nào? Gồm có những gì? Vòng
đàm phán TPP vẫn còn nhiều gai góc, không thỏa mãn được Tòa Bạch Ốc đang
thật sự mong muốn vòng đàm phán này sớm chấm dứt trước cuối năm 2014.
Ngày 14/7/2014, ông Evan Medeiros, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Obama,
đến Hà Nội với mục đích thúc đẩy Việt Nam về các vấn đề liên quan đến
đàm phán TPP và Biển Đông. Điều đáng chú ý là sứ mệnh của ông Medeiros
rất bao quát và rộng lớn: kết hợp hai vấn đề to lớn là việc Việt Nam gia
nhập TPP và an ninh Biển Đông.
Trước đây Mỹ chỉ đòi Việt Nam muốn được gia nhập TPP phải có tiến bộ về
nhân quyền. Bây giờ thì lại kèm theo an ninh BIển Đông. Nghĩa là muốn
gia nhập TPP, ngoài điều kiện phải có tiến bộ về nhân quyền, Việt Nam
phải phối hợp quân sự với Mỹ để chống trả ý đồ xâm lăng của Trung Quốc
tại Biển Đông. Mặc dầu không nói ra, ai cũng hiểu đó là liên minh quân
sự với Mỹ. Vì vậy khi đến VN, mục đích chủ yếu của ông Medeiros là gặp
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Tướng Vịnh
lúc nào cũng “yểm” sẵn “Chính sách Quốc phòng 3 không”, nhất là điều
thứ 3: “Việt Nam không liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào để
chống lại một quốc gia khác”. Do đó ông Medeiros đã không đạt được sự
hợp tác của Tướng Vịnh như Tòa Bạch Ốc mong muốn.
Tiếp theo đó là chuyến công du Hoa Kỳ của ông Phạm Quang Nghị ngày
21/7/2014, chuyến đi đánh dấu một lần nữa tầm quan trọng trong việc thúc
đẩy kiện toàn quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam. Phạm Quang
Nghị là Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, được xem như là
người sẽ kế vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tương lai. Mục đích
chủ yếu của chuyến công du của ông Nghị là thay đổi quan điểm của dân
chúng và Quốc hội Mỹ xưa nay thường cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam
thiên về Trung Quốc và chống lại Mỹ.
Đây là biểu hiện cho thấy quan hệ Việt-Mỹ đang đi vào một giai đoạn mới
và tích cực. Tại Mỹ ông Nghị đã tiếp xúc với các Thứ trưởng Ngoại giao
Wendy Sherman, Phó cố vấn An ninh Quốc gia Tony Blinken, Chủ tịch tạm
quyền Thượng viện Patrick Leahy và Thượng Nghị sĩ John McCain. Trong các
cuộc tiếp xúc này, ông Phạm Quang Nghị đã thông báo về tình hình và
chính sách đối ngoại của Việt Nam và khẳng định Đảng và Nhà Nước Việt
Nam coi trọng và không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Mỹ trong khuôn
khổ đối tác toàn diện. Hai bên cũng đề cập đến tình hình dân chủ và
nhân quyền tại Việt Nam. Hiệu quả của chuyến công du Mỹ của ông Nghị là
phần nào làm cho nhân dân và chính phủ Mỹ thấy rằng Đảng Cộng sản Việt
Nam đang dần dần rời bỏ Bắc Kinh và hướng về Washington. Nhưng dường như
sự xoay chiều này của Đảng Cộng sản Việt Nam không đủ để thỏa mãn Quốc
hội Mỹ.
Ngày 29/7/2014, Dân biểu Cộng hòa Frank Wolf gửi một bức thư với chữ ký
của 32 Dân biểu khác cho Tổng thống Obama mạnh mẽ khuyến cáo Quốc hội Mỹ
không cho Việt Nam gia nhập TPP nếu Hà Nội không thay đổi đáng kể về
mặt nhân quyền, cải tổ luật pháp phù hợp với luật bảo vệ lao động, và
Chính phủ Hà Nội phải theo đuổi thể chế dân chủ pháp quyền.
Cũng nên chú ý, trong tháng 7 vừa rồi Quốc hội Mỹ đã thông qua hai dự
luật quan trọng có lẽ cũng nhằm thúc đẩy mối quan hệ Đối tác toàn diện
giữa Mỹ và Việt Nam. Đó là Dự luật cho phép Mỹ hợp tác và giúp đỡ Việt
Nam xây nhà máy hạt nhân dân sự tại Việt Nam và Dự luật giải tỏa các
lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN
Đầu tháng Tám này, cố vấn cấp cao của Tổng thống Obama, Thượng Nghị sĩ
Bob Corker, đã đi thăm Hà Nội và tiếp xúc với các yếu nhân Việt Nam cũng
không ngoài mục đích thúc đẩy kiện toàn quan hệ đối tác toàn diện và
thúc đẩy tiến trình đàm phán TPP. Trao đổi với ông Bob Corker hôm 5-8,
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã “kêu gọi Quốc Hội Mỹ thúc đẩy các mối
quan hệ kinh tế, đầu tư thương mại song phương, tạo điều kiện để Việt
Nam gia nhập TPP và ủng hộ một giải pháp ôn hòa cho vấn đề Biển Đông…”
Đúng là ông Sang chỉ lập lại những gì ông đã phát biểu trong cuộc gặp
với Tổng thống Obama tại Tòa Bach Ốc hồi năm ngoái (ngày 25/7/2013).
Trong một thông báo tại Hà Nội, Thượng Nghị sĩ Bob Corker nói rõ quyết
tâm của Chính phủ Mỹ sẽ kết thúc vòng đàm phán TPP trong vòng từ ngày 12
đến ngày 18 tháng tới - nghĩa là thời khoản dành ưu tiên cho Việt Nam
gia nhập TPP còn rất ngắn. Phải chăng ông Corker đang chuyển thông điệp
của Tòa Bạch Ốc đòi Việt Nam phải gấp rút cải thiện nhân quyền nếu không
muốn bỏ mất hoàn toàn cơ hội gia nhập TPP?
Tuy nhiên, một ánh sáng vừa le lói ở cuối đường hầm TPP: Trong chuyến
công du Việt Nam mới đây, Thượng Nghị sĩ John McCain đã tuyên bố hôm
8/8/2014 tại Hà Nội rằng “đã đến lúc Washington nên nới lỏng lệnh cấm
bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, vì Hà Nội đã có tiến bộ về nhân
quyền như việc thả một số nhà bất đồng chính kiến và cởi mở hơn trong
vấn đề tôn giáo”. Về phần mình Thượng Nghị sĩ Sheldon Whitehouse cho
rằng việc nới lỏng sẽ xảy ra từng giai đoạn, nhưng nó có thể tiến nhanh
hơn.
Ông McCain cũng hứa hẹn “Mỹ sẽ có tư duy và hành động mới trong quan hệ
với Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng kết thúc vòng đàm phán TPP và làm việc
với Việt Nam nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn để được Mỹ công nhận Việt Nam
là một nền kinh tế thị trường”. Thượng Nghị sĩ McCain nói thêm: ”Chúng
tôi sẵn sàng tăng cường hợp tác quân sự và tăng các chuyến viếng thăm
của tàu chiến đến mức mà Việt Nam cho phép, không phải bằng cách thiết
lập căn cứ, điều mà chúng tôi không có ý định, mà bằng các thỏa thuận
giữa hai nước…Chúng tôi cũng sẵn sàng hỗ trợ an ninh để giúp Việt Nam
cải thiện khả năng nhận thức về lãnh hải và xây dựng năng lực bảo vệ chủ
quyền…”(1)
Dĩ nhiên thật là lạc quan cho những ai được nghe những gì Thượng Nghị sĩ
John McCain vừa nêu lên tại Hà Nội hôm 8-8-2014 về những ưu tiên mà
chính phủ Mỹ dành cho VN trong tiến trình gia nhập TPP và trong việc
kiện toàn và phát triển quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam.
Nhưng chúng ta nên nhớ rằng đó mới chỉ là phát biểu của Thượng Nghị sĩ
John McCain chưa được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua và cũng chưa đem ra đàm
phán với phía Việt Nam. Mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay đã xoay
chiều, hướng về Washington, điều đó không có nghĩa là Việt Nam sẵn sàng
quay nòng súng 180 độ để đánh trả Trung Quốc nhằm bảo vệ Biển Đông.
Cho nên vấn đề liên minh quân sự với Mỹ vẫn còn là một mục tiêu khó đạt
tới đối với Việt Nam, nhất là khi họ đã quyết tâm bảo vệ “Chính sách
Quốc phòng 3 không” của họ. Với chính sách này, Việt Nam đã thành công
giải quyết trong hòa bình những xung đột trên Biển Đông. Cụ thể là việc
Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của
VN sớm hơn 1 tháng trước thời hạn do Trung Quốc ấn định.
Do vậy thật khó lượng định quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam hiện nay đang ở đâu.
18.08.2014
--------------------------------
Ghi chú:
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Ngăn chặn gì?
Hôm nay tôi đã hơi buồn khi đọc tiêu đề: Thủ tướng: Phải ngăn chặn việc hình thành các tổ chức phản động mà đã chạy trên nhiều tờ báo của Việt Nam.
Tôi đọc thấy quá chán.
Trong những tháng từ đầu năm đã có những lúc Ngài Thủ tướng đã làm cho tôi cũng như nhiều người khác khá ấn tượng. Thậm chí nghĩ là Ông cũng có thể là người cải cách to lớn.
Rất tiếc, vào hôm nay chúng ta lại có lý do để lo lắng về những ý định của Ông. Tôi không loại trừ khả năng tôi đang nhầm. Nếu thế, thì xin lỗi Ông.
Song, trong một lúc lịch sử Việt Nam rất cần đoàn kết và cũng rất cần sự ửng hộ của quốc tế tôi nghĩ tuyên bố một cách có tính hăm dọa rất có thể không có ích lắm.
Vậy, xin đề nghị (một cách tình bạn) nên ngăn chặn việc ngăn chặn hình thành các tổ chức muốn Việt Nam có một tương lai hứa hẹn. OK, chẳng cần một người nước ngoài để khẳng định Việt Nam ‘phải làm gì.’ Song, khi Ngài TT tuyên bố ‘phải ngăn chặn phản động’ tôi rất lo về ý nghĩa của những gì ông đã nói về dân chủ.
Thay vì tuyên bố như thế, hãy có đủ dũng cảm và tầm nhìn để cho phép những người ôn hòa, yêu nước góp phần vào sự phát triển của đất nước theo lương tâm của họ. Được không?
Jonathan London
(Blog Xin Lỗi ông)
ASEAN cứng giọng với Trung Quốc về Biển Đông: Thời cơ cho Việt Nam
Các ngoại trưởng Asean trước hội nghị với ngoại trưởng Trung Quốc tại Naypyitaw ngày 9/8/2014. -REUTERS/Soe Zeya Tun
Trọng Nghĩa -RFI
Phải chăng các hành động khiêu khích ngày càng dữ tợn của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt là đối với Việt Nam với vụ giàn khoan HD-981, đã bắt đầu khiến cho khối ASEAN bớt dè dặt trong đối sách nhắm vào Bắc Kinh ?
Câu hỏi này đã được giới quan sát nêu lên sau khi Hội nghị Ngoại
trưởng Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, họp lại tại Miến Điện ngày
08/08/2014, đã nhất trí thông qua một bản Thông cáo chung, trong đó vấn
đề Biển Đông đã được nêu bật với nhiều chi tiết hơn bình thường cũng như
với những từ ngữ khá cứng rắn.
Về lập trường chung của khối ASEAN trên vấn đề Biển Đông, đánh giá của giới quan sát dĩ nhiên không đồng nhất với nhau. Có ý kiến cho rằng phản ứng của khối nước Đông Nam Á trước các hành vi quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông tiếp tục yếu ớt. Lý do là nội bộ ASEAN vẫn chia rẽ, với nhiều nước vì lợi ích riêng tư nên tránh động chạm Bắc Kinh, trong lúc các quốc gia bị Trung Quốc trực tiếp chèn ép lại muốn ASEAN cứng rắn hơn, đặc biệt sau hành động thô bạo của Bắc Kinh với vụ giàn khoan HD-981.
ASEAN vẫn bị tê liệt hay đã tiến bước trên hồ sơ Biển Đông ?
Điển hình cho các đánh giá về thái độ e ngại Trung Quốc của ASEAN là bài phân tích của nhà báo kỳ cựu Bertil Lintner đăng trên chuyên san trên mạng YaleGlobal của trường Đại học Mỹ Yale ngày 12/08/2014, theo đó : « Sự tê liệt của ASEAN giúp cho Trung Quốc rảnh tay tại Biển Đông ». Giới phân tích đều ghi nhận là tại các hội nghị của ASEAN, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị của Mỹ yêu cầu « đóng băng » các hành vi khiêu khích tại Biển Đông, nhận chìm kế hoạch hành động ba điểm của Philippines, và khẳng định trở lại chủ quyền Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Ngược lại với dòng ý kiến kể trên, cũng có nhiều đánh giá cho rằng lần này ASEAN đã có tiến bộ trên vấn đề Biển Đông. Bài phân tích của nhà báo Clint Richards trên báo mạng The Diplomat ngày 11/08/2014 chẳng hạn đã chạy tựa « Dù Bộ Quy tắc Ứng xử còn xa vời, nhưng ASEAN đã có bước tiến ». Một số tờ báo thì nhắc lại nguyên văn đánh giá của một số quan chức Mỹ cao cấp ngày 10/08/2014, theo đó Trung Quốc đã bị đẩy lùi nhân Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN.
Dẫu sao thì phải công nhận rằng tranh chấp Biển Đông quả là đã gây sóng gió ở các Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần này (08-10/08/2014) tại Miến Điện, với sự đối đầu Mỹ Trung. Bằng chứng thấy rõ là ngay cả sau khi các cuộc họp đã kết thúc, hôm 11/08/2014, Trung Quốc vẫn lên tiếng gay gắt tố cáo Mỹ là kẻ gây rối, buộc Washington tố ngược lại rằng chính Bắc Kinh mới là bên gây bất ổn bằng các hành động hung hăng nhắm vào các láng giềng.
Sóng gió cũng nổi lên ngay tại Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN. Dấu hiệu nổi cộm nhất là bản Thông cáo chung chỉ được công bố hôm 10/08/2014, tức là hai ngày sau khi hội nghị Ngoại trưởng kết thúc. Trong khoảng thời gian đó, 10 nước được cho là vẫn tiếp tục “đàm phán” – tức là vẫn còn bất đồng – về các nội dung cần đưa vào bản Thông cáo.
Theo tiết lộ của hãng tin Nhật Kyodo trong bản tin ngày 10/08, chính theo đề nghị của Việt Nam mà bản Thông cáo chung của ASEAN đã nâng cấp độ của mối quan ngại chung của ASEAN về diễn biến gần đây tại Biển Đông, khi đưa từ “serious” – tức là “nghiêm trọng” hay “sâu sắc” vào văn kiện chung. Việc bản dự thảo bỏ qua từ này – cho dù đã có trong bản Tuyên bố riêng về Biển Đông ngày 10/05/2014 – cho thấy là trong các thành viên ASEAN, một số nước vẫn e ngại không muốn đụng chạm Trung Quốc.
Brunei, Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Thái Lan đều ‘sợ’ Trung Quốc ?
Một số nhà ngoại giao thạo tin cũng tiết lộ cho Kyodo biết là nước nào trong ASEAN có thái độ e ngại Trung Quốc. Lập trường đó đã được phản ánh qua cuộc tranh cãi về khả năng nhắc đến tranh chấp Nhật-Trung trên Biển Hoa Đông trong bản Thông cáo chung của ASEAN.
Dự thảo ban đầu của văn kiện này có đoạn nói về mối quan ngại của ASEAN đối với “những căng thẳng hiện nay ở Biển Hoa Đông”, bắt nguồn từ tranh chấp lãnh thổ gay gắt giữa Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, và kêu gọi các quốc gia liên quan “kiềm chế hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng và thay đổi hiện trạng”.
Thế nhưng toàn bộ đoạn văn này đã bị xóa bỏ trong bản Thông cáo chung. Theo các nguồn tin trên, có năm nước là Brunei, Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Thái Lan đã yêu cầu xóa bỏ điều khoản này trong phiên bản cuối cùng của bản thông cáo, rõ ràng là vì đã cân nhắc hơn thiệt trong các mối quan hệ của họ với Trung Quốc.
Đối lập với nhóm quốc gia nói trên là Philippines, Singapore và Việt Nam, đã thúc giục ASEAN giữ lại đoạn văn, trong khi hai thành viên còn lại là Indonesia và Malaysia không có quan điểm về vấn đề này.
Dẫu sao thì cũng phải công nhận rằng, trên vấn đề Biển Đông, các Ngoại trưởng ASEAN đã có được sự đồng thuận tương đối, thể hiện rõ rệt trong bản Thông cáo chung. Nhận xét chung của nhà báo Clint Richards trên báo mạng The Diplomat ngày 11/08/2014 theo đó ASEAN đã có « bước tiến » cũng là ý kiến của Giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ), một nhà nghiên cứu kỳ cựu về Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Long cho rằng qua bản Thông cáo chung lần này các nước ASEAN đã nói rõ : « Nếu tiếp tục gây hấn trên Biển Đông, Trung Quốc không chỉ gây hấn với Việt Nam mà với toàn khu vực và thế giới », và nhân Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Miến Điện vừa qua, đề nghị ‘đóng băng’ các hành vi khiêu khích « không phải chỉ là của Mỹ, mà là của hầu hết các nước trong khu vực ».
Trong bối cảnh đó, Giáo sư Ngô Vĩnh Long thấy rằng Việt Nam nên thúc đẩy hơn nữa sự cộng tác với các nước ASEAN, Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ (như Nhật, Hàn Quốc và Úc) trong việc thực hiện triệt để bản Thông cáo chung vừa qua.
Dưới đây là bài phỏng vấn mà Giáo sư Long đã dành cho RFI:
Căn cứ vào bản Thông cáo chung, có thể nói là ASEAN đã “cứng rắn” hơn một chút trên vấn đề Biển Đông hay không ?
ASEAN có cứng rắn hơn trên vấn đề Biển Đông vì Thông cáo chung (công bố) ngày 10 tháng 8 này lần đầu tiên có 7 điều khoản tương đối chi tiết về Biển Đông. Điều khoản đầu về Biển Đông – điều 149 – của Thông cáo chung, khẳng định:
“Chúng tôi tiếp tục quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông và khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh biển cũng như tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.
Các nước ASEAN không những “quan ngại sâu sắc” mà, trong Điều khoản 151, còn chỉ trích những “hành động gây phức tạp tình hình và làm phương hại đến hòa bình, ổn định và an ninh ở biển Đông.”
Do đó, Điều khoản nầy yêu cầu “giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, bao gồm đối thoại thân thiện, tham vấn và thương lượng, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS)”
Tuy không đề cập đến Trung Quốc, hai điều khoản vừa trích cho ta biết rõ là tất cả các nước ASEAN cho rằng những hành động của Trung Quốc đã làm phương hại đến hoà bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như không phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Có yếu tố gì mới hơn trong phần nói về Biển Đông so với các Thông cáo chung trước đây hay không ? Đặc biệt là so với bản thông cáo chung riêng rẽ về Biển Đông được công bố ít lâu sau sự cố HD-981 ?
Các bản thông cáo chung trước đây chỉ nói chung chung, và bản Thông cáo chung ngày 10 tháng 5, sau sự cố Hải Dương 981, chỉ nói đến “quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây” nhưng không có đề cập đến “những hành động làm phương hại đến hoà bình” như trong Điều khoản 151 của Thông cáo chung lần này.
Việc này cho biết là nếu Trung Quốc tiếp tục gây hấn trên Biển Đông thì Trung Quốc không chỉ gây hấn với Việt Nam mà với toàn khu vực và thế giới. Đây là điều mà tôi nghĩ là bản Thông cáo này nói rõ.
Thêm vào đó là Điều khoản 152 nêu đích danh Trung Quốc trong quan hệ với các nước thành viên ASEAN và nhấn mạnh rằng:
“Chúng tôi nhất trí tăng cường tham vấn với Trung Quốc về các biện pháp và cơ chế nhằm bảo đảm và tăng cường hơn nữa việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC một cách tổng thể, nhất là Điều 4 và Điều 5, cũng như đàm phán thực chất để sớm đạt được bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC).”
Cụm từ “đàm phán thực chất” được lập lại trong Điều khoản 154 khi nói về hai hội nghị về DOC sẽ được tổ chức vào tháng 10.2014 tại Bangkok (Thái Lan).
Điều này cũng cho biết là Trung Quốc từ trước đến nay không chịu đàm phán thực chất, mà lại cố tình tránh né. Nay khối ASEAN và các nước tham dự Hội nghị vừa qua muốn Trung Quốc phải đàm phán đàng hoàng, không tránh né, và đàm phán thực chất, nếu không thì ASEAN phải thay đổi thái độ với Trung Quốc trong tương lai.
Theo Kyodo, chính Việt Nam đã gây sức ép buộc đưa từ ngữ “serious” vào bản Thông cáo chung của ASEAN. Phải chăng đó là một dấu hiệu cho thấy là Việt Nam kiên quyết hơn trong đối sách chống Trung Quốc về Biển Đông ?
Cụm từ “quan ngại sâu sắc” (seriously concerned) đã được nêu ra trong Thông cáo chung của các bộ trưởng ASEAN ngày 10 tháng 5 rồi. Nhưng vấn đề Việt Nam có cương quyết hơn trong đối sách với Trung Quốc về Biển Đông hay không thì còn phải tùy những hành động thiết thực của Việt Nam trong thời gian tới là gì ?
Ví dụ như Việt Nam có ủng hộ Philippines trong vấn đề kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò hay cùng kiện với Philippines không ? Nếu không thì Việt Nam có tự khởi kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò và về việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa để sau đó dùng các vị trí này đe doạ an ninh của Việt Nam nói riêng và của khu vực và thế giới nói chung hay không ?
Tôi nghĩ rằng một cụm từ ở một hội nghị không phản ánh được dấu hiệu là Việt Nam có kiên quyết hơn hay là không.
Mỹ hay Trung Quốc thắng tại Hội nghị ASEAN lần này trên vấn đề Biển Đông ? Mỹ thì tự nhận là mình thắng, còn một số quan sát viên thì cho rằng Trung Quốc đã đẩy lùi được đề nghị của Mỹ muốn đóng băng các hành động khiêu khích.
Vấn đề không phải là ai thắng ai thua tại bàn hội nghị mà là ai có những hành động gì để đem lại an ninh và hoà bình cho khu vực và thế giới.
Việc “đóng băng” các hành động khiêu khích thực chất chỉ là việc lập lại điều 5 của DOC, trong đó có nói: “Các nước thành viên của DOC phải tự kiềm chế những hành động gây phức tạp hay leo thang tranh chấp và làm phương hại đến hoà bình và ổn định, trong đó có việc tự kiềm chế những hoạt động nhằm tạo cư trú trên những đảo, những cồn cát, và những mõm đá, v.v., hiện nay không có người ở.”
Do đó, đề nghị “đóng băng” trong hội nghị vừa qua không phải chỉ là của Mỹ, mà là của hầu hết các nước trong khu vực.
Ví dụ như Ngoại trưởng Philippines có đưa ra sáng kiến “Kế hoạch hành động 3 điểm (TAP, Three Actions Proposal) nhằm kiểm soát và giảm căng thẳng ở Biển Đông, nhưng Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc lập tức bác bỏ. Việc bác bỏ này chứng tỏ Trung Quốc thực sự không muốn theo lập trường của mình (đã ghi) trên bản Tuyên bố DOC.
Dù sao đi nữa thì Điều khoản 155 của Thông cáo chung cũng ghi nhận sáng kiến này của Philippines vì nó phù hợp với Điều 4 và Điều 5 của DOC cũng như luật pháp quốc tế.
Do đó, không hẳn Trung Quốc đã thắng tại bàn hội nghị. Thêm vào đó thái độ bất chấp và ngoan cố của Trung Quốc có thể càng ngày càng làm cho các nước ASEAN thấy cần phải dựa vào thế lực của Mỹ để bảo vệ an ninh chung.
Việc các quan chức Mỹ nào đó tự cho là Mỹ thắng thì tôi thấy có thể chính bản thân họ vốn là những luật sư hơn là những nhà ngoại giao… Bởi vì vấn đề của ngoại giao không phải là thắng thua ở bàn hội nghị, không phải chỉ nói suông, mà cần được củng cố bằng những hành động thiết thực, nhất là bằng sức mạnh quân sự.
Thành ra, trong khi Việt Nam còn yếu trong lãnh vực này, thì Mỹ chẳng hạn đã tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam. Vừa qua, Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ mới vừa đi thăm Việt Nam, và theo dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng sẽ đi thăm Việt Nam vào cuối năm nay.
Vấn đề ở đây là Mỹ sẽ củng cố quan hệ với Việt Nam và các nước trong khu vực. Theo tôi, đây là một vấn đề rất cần thiết, cho nên mới vừa ra khỏi bàn hội nghị mà nói là thắng hay là thua, thì đó đúng là kiểu nói của luật sư, hơn là của các nhà làm ngoại giao.
Sắp tới đây Việt Nam có thể làm gì ?
Bản Thông cáo chung của ASEAN vẫn còn chung chung, mặc dù đã dưa ra nhiều điều khoản chi tiết hơn các bản Thông cáo trước đây. Theo tôi thì sắp tới đây, Việt Nam nên thúc đẩy hơn nữa sự cộng tác với các nước ASEAN, đặc biệt là với Mỹ và các đồng minh của Mỹ (như Nhật, Hàn Quốc và Úc) trong việc triển khai và thực hiện triệt để bản Thông cáo chung vừa qua. Công việc triển khai và thực hiện bản thông cáo này rất quan trọng.
Theo tôi, việc “khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh biển cũng như tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông” trong Điều khoản 149 của Thông cáo chung, cũng như trong tuyên bố của tướng Martin Dempsey tại Việt Nam, cho thấy đó là chiều hướng chung của khu vực và của Mỹ. Cho nên việc chỉ chú trọng đến tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là không đúng hướng.
Nội dung Điều khoản 149 cũng là chính sách của Mỹ từ trước đến nay, do đó, Mỹ có thể giúp điều phối các hoạt động của các nước trong khu vực trong việc trấn an và đối phó với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc tiếp tục thách thức và không chịu dàn xếp ổn thoả qua thương lượng thì Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc và vận động các nước đề cập trên, cũng như cộng đồng thế giới, ủng hộ Việt Nam trong việc làm thiết thực này.
Nói ngắn gọn, bản Thông cáo chung là một bước đầu tích cực, nhưng bước đầu này cần phải được triển khai và thực hiện triệt để, và vai trò của Việt Nam trong việc này rất quan trọng. Nếu Việt Nam không lên tiếng mạnh, thì khó cho các nước khác trong khu vực, cũng như khó cho Mỹ, một nước rất xa, để vận động quần chúng của họ, để có thể ủng hộ Việt Nam và các nước khác trong khu vực.
Về lập trường chung của khối ASEAN trên vấn đề Biển Đông, đánh giá của giới quan sát dĩ nhiên không đồng nhất với nhau. Có ý kiến cho rằng phản ứng của khối nước Đông Nam Á trước các hành vi quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông tiếp tục yếu ớt. Lý do là nội bộ ASEAN vẫn chia rẽ, với nhiều nước vì lợi ích riêng tư nên tránh động chạm Bắc Kinh, trong lúc các quốc gia bị Trung Quốc trực tiếp chèn ép lại muốn ASEAN cứng rắn hơn, đặc biệt sau hành động thô bạo của Bắc Kinh với vụ giàn khoan HD-981.
ASEAN vẫn bị tê liệt hay đã tiến bước trên hồ sơ Biển Đông ?
Điển hình cho các đánh giá về thái độ e ngại Trung Quốc của ASEAN là bài phân tích của nhà báo kỳ cựu Bertil Lintner đăng trên chuyên san trên mạng YaleGlobal của trường Đại học Mỹ Yale ngày 12/08/2014, theo đó : « Sự tê liệt của ASEAN giúp cho Trung Quốc rảnh tay tại Biển Đông ». Giới phân tích đều ghi nhận là tại các hội nghị của ASEAN, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị của Mỹ yêu cầu « đóng băng » các hành vi khiêu khích tại Biển Đông, nhận chìm kế hoạch hành động ba điểm của Philippines, và khẳng định trở lại chủ quyền Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Ngược lại với dòng ý kiến kể trên, cũng có nhiều đánh giá cho rằng lần này ASEAN đã có tiến bộ trên vấn đề Biển Đông. Bài phân tích của nhà báo Clint Richards trên báo mạng The Diplomat ngày 11/08/2014 chẳng hạn đã chạy tựa « Dù Bộ Quy tắc Ứng xử còn xa vời, nhưng ASEAN đã có bước tiến ». Một số tờ báo thì nhắc lại nguyên văn đánh giá của một số quan chức Mỹ cao cấp ngày 10/08/2014, theo đó Trung Quốc đã bị đẩy lùi nhân Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN.
Dẫu sao thì phải công nhận rằng tranh chấp Biển Đông quả là đã gây sóng gió ở các Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần này (08-10/08/2014) tại Miến Điện, với sự đối đầu Mỹ Trung. Bằng chứng thấy rõ là ngay cả sau khi các cuộc họp đã kết thúc, hôm 11/08/2014, Trung Quốc vẫn lên tiếng gay gắt tố cáo Mỹ là kẻ gây rối, buộc Washington tố ngược lại rằng chính Bắc Kinh mới là bên gây bất ổn bằng các hành động hung hăng nhắm vào các láng giềng.
Sóng gió cũng nổi lên ngay tại Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN. Dấu hiệu nổi cộm nhất là bản Thông cáo chung chỉ được công bố hôm 10/08/2014, tức là hai ngày sau khi hội nghị Ngoại trưởng kết thúc. Trong khoảng thời gian đó, 10 nước được cho là vẫn tiếp tục “đàm phán” – tức là vẫn còn bất đồng – về các nội dung cần đưa vào bản Thông cáo.
Theo tiết lộ của hãng tin Nhật Kyodo trong bản tin ngày 10/08, chính theo đề nghị của Việt Nam mà bản Thông cáo chung của ASEAN đã nâng cấp độ của mối quan ngại chung của ASEAN về diễn biến gần đây tại Biển Đông, khi đưa từ “serious” – tức là “nghiêm trọng” hay “sâu sắc” vào văn kiện chung. Việc bản dự thảo bỏ qua từ này – cho dù đã có trong bản Tuyên bố riêng về Biển Đông ngày 10/05/2014 – cho thấy là trong các thành viên ASEAN, một số nước vẫn e ngại không muốn đụng chạm Trung Quốc.
Brunei, Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Thái Lan đều ‘sợ’ Trung Quốc ?
Một số nhà ngoại giao thạo tin cũng tiết lộ cho Kyodo biết là nước nào trong ASEAN có thái độ e ngại Trung Quốc. Lập trường đó đã được phản ánh qua cuộc tranh cãi về khả năng nhắc đến tranh chấp Nhật-Trung trên Biển Hoa Đông trong bản Thông cáo chung của ASEAN.
Dự thảo ban đầu của văn kiện này có đoạn nói về mối quan ngại của ASEAN đối với “những căng thẳng hiện nay ở Biển Hoa Đông”, bắt nguồn từ tranh chấp lãnh thổ gay gắt giữa Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, và kêu gọi các quốc gia liên quan “kiềm chế hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng và thay đổi hiện trạng”.
Thế nhưng toàn bộ đoạn văn này đã bị xóa bỏ trong bản Thông cáo chung. Theo các nguồn tin trên, có năm nước là Brunei, Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Thái Lan đã yêu cầu xóa bỏ điều khoản này trong phiên bản cuối cùng của bản thông cáo, rõ ràng là vì đã cân nhắc hơn thiệt trong các mối quan hệ của họ với Trung Quốc.
Đối lập với nhóm quốc gia nói trên là Philippines, Singapore và Việt Nam, đã thúc giục ASEAN giữ lại đoạn văn, trong khi hai thành viên còn lại là Indonesia và Malaysia không có quan điểm về vấn đề này.
Dẫu sao thì cũng phải công nhận rằng, trên vấn đề Biển Đông, các Ngoại trưởng ASEAN đã có được sự đồng thuận tương đối, thể hiện rõ rệt trong bản Thông cáo chung. Nhận xét chung của nhà báo Clint Richards trên báo mạng The Diplomat ngày 11/08/2014 theo đó ASEAN đã có « bước tiến » cũng là ý kiến của Giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ), một nhà nghiên cứu kỳ cựu về Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Long cho rằng qua bản Thông cáo chung lần này các nước ASEAN đã nói rõ : « Nếu tiếp tục gây hấn trên Biển Đông, Trung Quốc không chỉ gây hấn với Việt Nam mà với toàn khu vực và thế giới », và nhân Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Miến Điện vừa qua, đề nghị ‘đóng băng’ các hành vi khiêu khích « không phải chỉ là của Mỹ, mà là của hầu hết các nước trong khu vực ».
Trong bối cảnh đó, Giáo sư Ngô Vĩnh Long thấy rằng Việt Nam nên thúc đẩy hơn nữa sự cộng tác với các nước ASEAN, Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ (như Nhật, Hàn Quốc và Úc) trong việc thực hiện triệt để bản Thông cáo chung vừa qua.
Dưới đây là bài phỏng vấn mà Giáo sư Long đã dành cho RFI:
Căn cứ vào bản Thông cáo chung, có thể nói là ASEAN đã “cứng rắn” hơn một chút trên vấn đề Biển Đông hay không ?
ASEAN có cứng rắn hơn trên vấn đề Biển Đông vì Thông cáo chung (công bố) ngày 10 tháng 8 này lần đầu tiên có 7 điều khoản tương đối chi tiết về Biển Đông. Điều khoản đầu về Biển Đông – điều 149 – của Thông cáo chung, khẳng định:
“Chúng tôi tiếp tục quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông và khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh biển cũng như tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.
Các nước ASEAN không những “quan ngại sâu sắc” mà, trong Điều khoản 151, còn chỉ trích những “hành động gây phức tạp tình hình và làm phương hại đến hòa bình, ổn định và an ninh ở biển Đông.”
Do đó, Điều khoản nầy yêu cầu “giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, bao gồm đối thoại thân thiện, tham vấn và thương lượng, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS)”
Tuy không đề cập đến Trung Quốc, hai điều khoản vừa trích cho ta biết rõ là tất cả các nước ASEAN cho rằng những hành động của Trung Quốc đã làm phương hại đến hoà bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như không phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Có yếu tố gì mới hơn trong phần nói về Biển Đông so với các Thông cáo chung trước đây hay không ? Đặc biệt là so với bản thông cáo chung riêng rẽ về Biển Đông được công bố ít lâu sau sự cố HD-981 ?
Các bản thông cáo chung trước đây chỉ nói chung chung, và bản Thông cáo chung ngày 10 tháng 5, sau sự cố Hải Dương 981, chỉ nói đến “quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây” nhưng không có đề cập đến “những hành động làm phương hại đến hoà bình” như trong Điều khoản 151 của Thông cáo chung lần này.
Việc này cho biết là nếu Trung Quốc tiếp tục gây hấn trên Biển Đông thì Trung Quốc không chỉ gây hấn với Việt Nam mà với toàn khu vực và thế giới. Đây là điều mà tôi nghĩ là bản Thông cáo này nói rõ.
Thêm vào đó là Điều khoản 152 nêu đích danh Trung Quốc trong quan hệ với các nước thành viên ASEAN và nhấn mạnh rằng:
“Chúng tôi nhất trí tăng cường tham vấn với Trung Quốc về các biện pháp và cơ chế nhằm bảo đảm và tăng cường hơn nữa việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC một cách tổng thể, nhất là Điều 4 và Điều 5, cũng như đàm phán thực chất để sớm đạt được bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC).”
Cụm từ “đàm phán thực chất” được lập lại trong Điều khoản 154 khi nói về hai hội nghị về DOC sẽ được tổ chức vào tháng 10.2014 tại Bangkok (Thái Lan).
Điều này cũng cho biết là Trung Quốc từ trước đến nay không chịu đàm phán thực chất, mà lại cố tình tránh né. Nay khối ASEAN và các nước tham dự Hội nghị vừa qua muốn Trung Quốc phải đàm phán đàng hoàng, không tránh né, và đàm phán thực chất, nếu không thì ASEAN phải thay đổi thái độ với Trung Quốc trong tương lai.
Theo Kyodo, chính Việt Nam đã gây sức ép buộc đưa từ ngữ “serious” vào bản Thông cáo chung của ASEAN. Phải chăng đó là một dấu hiệu cho thấy là Việt Nam kiên quyết hơn trong đối sách chống Trung Quốc về Biển Đông ?
Cụm từ “quan ngại sâu sắc” (seriously concerned) đã được nêu ra trong Thông cáo chung của các bộ trưởng ASEAN ngày 10 tháng 5 rồi. Nhưng vấn đề Việt Nam có cương quyết hơn trong đối sách với Trung Quốc về Biển Đông hay không thì còn phải tùy những hành động thiết thực của Việt Nam trong thời gian tới là gì ?
Ví dụ như Việt Nam có ủng hộ Philippines trong vấn đề kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò hay cùng kiện với Philippines không ? Nếu không thì Việt Nam có tự khởi kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò và về việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa để sau đó dùng các vị trí này đe doạ an ninh của Việt Nam nói riêng và của khu vực và thế giới nói chung hay không ?
Tôi nghĩ rằng một cụm từ ở một hội nghị không phản ánh được dấu hiệu là Việt Nam có kiên quyết hơn hay là không.
Mỹ hay Trung Quốc thắng tại Hội nghị ASEAN lần này trên vấn đề Biển Đông ? Mỹ thì tự nhận là mình thắng, còn một số quan sát viên thì cho rằng Trung Quốc đã đẩy lùi được đề nghị của Mỹ muốn đóng băng các hành động khiêu khích.
Vấn đề không phải là ai thắng ai thua tại bàn hội nghị mà là ai có những hành động gì để đem lại an ninh và hoà bình cho khu vực và thế giới.
Việc “đóng băng” các hành động khiêu khích thực chất chỉ là việc lập lại điều 5 của DOC, trong đó có nói: “Các nước thành viên của DOC phải tự kiềm chế những hành động gây phức tạp hay leo thang tranh chấp và làm phương hại đến hoà bình và ổn định, trong đó có việc tự kiềm chế những hoạt động nhằm tạo cư trú trên những đảo, những cồn cát, và những mõm đá, v.v., hiện nay không có người ở.”
Do đó, đề nghị “đóng băng” trong hội nghị vừa qua không phải chỉ là của Mỹ, mà là của hầu hết các nước trong khu vực.
Ví dụ như Ngoại trưởng Philippines có đưa ra sáng kiến “Kế hoạch hành động 3 điểm (TAP, Three Actions Proposal) nhằm kiểm soát và giảm căng thẳng ở Biển Đông, nhưng Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc lập tức bác bỏ. Việc bác bỏ này chứng tỏ Trung Quốc thực sự không muốn theo lập trường của mình (đã ghi) trên bản Tuyên bố DOC.
Dù sao đi nữa thì Điều khoản 155 của Thông cáo chung cũng ghi nhận sáng kiến này của Philippines vì nó phù hợp với Điều 4 và Điều 5 của DOC cũng như luật pháp quốc tế.
Do đó, không hẳn Trung Quốc đã thắng tại bàn hội nghị. Thêm vào đó thái độ bất chấp và ngoan cố của Trung Quốc có thể càng ngày càng làm cho các nước ASEAN thấy cần phải dựa vào thế lực của Mỹ để bảo vệ an ninh chung.
Việc các quan chức Mỹ nào đó tự cho là Mỹ thắng thì tôi thấy có thể chính bản thân họ vốn là những luật sư hơn là những nhà ngoại giao… Bởi vì vấn đề của ngoại giao không phải là thắng thua ở bàn hội nghị, không phải chỉ nói suông, mà cần được củng cố bằng những hành động thiết thực, nhất là bằng sức mạnh quân sự.
Thành ra, trong khi Việt Nam còn yếu trong lãnh vực này, thì Mỹ chẳng hạn đã tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam. Vừa qua, Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ mới vừa đi thăm Việt Nam, và theo dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng sẽ đi thăm Việt Nam vào cuối năm nay.
Vấn đề ở đây là Mỹ sẽ củng cố quan hệ với Việt Nam và các nước trong khu vực. Theo tôi, đây là một vấn đề rất cần thiết, cho nên mới vừa ra khỏi bàn hội nghị mà nói là thắng hay là thua, thì đó đúng là kiểu nói của luật sư, hơn là của các nhà làm ngoại giao.
Sắp tới đây Việt Nam có thể làm gì ?
Bản Thông cáo chung của ASEAN vẫn còn chung chung, mặc dù đã dưa ra nhiều điều khoản chi tiết hơn các bản Thông cáo trước đây. Theo tôi thì sắp tới đây, Việt Nam nên thúc đẩy hơn nữa sự cộng tác với các nước ASEAN, đặc biệt là với Mỹ và các đồng minh của Mỹ (như Nhật, Hàn Quốc và Úc) trong việc triển khai và thực hiện triệt để bản Thông cáo chung vừa qua. Công việc triển khai và thực hiện bản thông cáo này rất quan trọng.
Theo tôi, việc “khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh biển cũng như tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông” trong Điều khoản 149 của Thông cáo chung, cũng như trong tuyên bố của tướng Martin Dempsey tại Việt Nam, cho thấy đó là chiều hướng chung của khu vực và của Mỹ. Cho nên việc chỉ chú trọng đến tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là không đúng hướng.
Nội dung Điều khoản 149 cũng là chính sách của Mỹ từ trước đến nay, do đó, Mỹ có thể giúp điều phối các hoạt động của các nước trong khu vực trong việc trấn an và đối phó với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc tiếp tục thách thức và không chịu dàn xếp ổn thoả qua thương lượng thì Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc và vận động các nước đề cập trên, cũng như cộng đồng thế giới, ủng hộ Việt Nam trong việc làm thiết thực này.
Nói ngắn gọn, bản Thông cáo chung là một bước đầu tích cực, nhưng bước đầu này cần phải được triển khai và thực hiện triệt để, và vai trò của Việt Nam trong việc này rất quan trọng. Nếu Việt Nam không lên tiếng mạnh, thì khó cho các nước khác trong khu vực, cũng như khó cho Mỹ, một nước rất xa, để vận động quần chúng của họ, để có thể ủng hộ Việt Nam và các nước khác trong khu vực.
Trung Quốc đang làm giới đầu tư ngoại quốc hãi sợ ?
Một góc khu trung tâm tài chính tại Thượng Hải (Ảnh chụp ngày 11/8/2014). -REUTERS/Carlos Barria
Trọng Nghĩa -RFI
Phải chăng Trung Quốc bắt đầu phải chịu tác hại từ chính sách « bài ngoại » trong địa hạt kinh tế được thấy trong thời gian gần đây, sau khi một loạt các tập đoàn ngoại quốc bị chính quyền Bắc Kinh điều tra ? Câu hỏi này đã nổi cộm lên vào hôm nay, 18/08/2014, khi số liệu thống kê chính thức xác nhận là đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tuột giảm đáng kể trong tháng 7.
Bộ Thương mại Trung Quốc phải cải chính ngay rằng sự sụt giảm đó
không phải là hệ quả của các vụ điều tra nhắm vào các công ty nước ngoài
hoạt động ở Trung Quốc.
Theo số liệu được chính Bộ Thương mại Trung Quốc công bố, trong tháng Bảy vừa qua, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Trung Quốc đã tuột giảm đáng kể trong tháng 7, xuống mức thấp nhất từ hai năm nay. Tính trên một năm, thì mức đầu tư trực tiếp, ngoại trừ khu vực tài chánh, đã giảm 16,95%, đạt 7,81 tỷ đô la. Đây là lượng đầu tư trực tiếp thấp nhất kể từ tháng 7/2012 đến nay.
Lượng đầu tư trực tiếp trong tháng 07/2014 cũng tuột giảm mạnh so với tháng 6/2014, vốn đạt được 14,42 tỷ đô la. Tính ra trong 7 tháng đầu 2014, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đạt tổng cộng là 71, 14 tỷ đô la, và cũng bị giảm 0, 35% so với cùng kỳ năm 2013.
Tính ra, trong 7 tháng đầu năm 2014 này, đầu tư Nhật giảm đến 45,4%, trong bối cảnh căng thẳng Bắc Kinh Tokyo trên hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo. Đầu tư của Mỹ cũng giảm 17,4%, và đầu tư Châu Âu cũng giảm 17,5%.
Giải thích về sự giảm sụt này, phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc cho đấy là « những chuyển biến bình thường, vào lúc Trung Quốc đang nỗ lực cân bằng lại tăng trưởng của mình », đặc biệt là đánh vào các lãnh vực bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả.
« Không liên quan gì đến các cuộc điều tra chống độc quyền »
Như để chặn trước những chỉ trích, phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc đã xác định ngay rằng việc đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sụt giảm « không phải là xu hướng chung », và cũng không liên hệ gì đến các cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào một số công ty có vốn nước ngoài ». Đối với phát ngôn viên này, mọi người « không nên có những diễn giải không cơ sở ».
Dẫu sao thì chính quyền Trung Quốc không thể cấm cản giới quan sát gắn liền việc đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sút giảm mạnh với các cuộc điều tra ngày càng nhiều nhắm vào các doanh nghiệp ngoại quốc đang hoạt động tại Trung Quốc.
Theo AFP, sau khi mở những cuộc điều tra vào năm ngoái nhắm vào các tập đoàn ngoại quốc trong lãnh vực dược phẩm và lương thực-thực phẩm, chính quyền Trung Quốc trong hai tháng gần đây chuyển mũi dùi qua các tập đoàn điện tử và chế tạo xe hơi. Các tập đoàn xe hơi như Audi, BMW của Đức, hay Chrysler của Mỹ đã bị tố là đã có những ‘hành vi độc quyền’.
Mới hôm nay thôi, đến lượt thương hiệu nổi tiếng Mercedes-Benz của nhà sản xuất Đức Daimler bị chính quyền tỉnh Giang Tô buộc tội lũng đoạn và nâng đáng kể giá bán các loại phụ tùng thay thế, cũng như giá bảo trì và sửa chữa. Tân Hoa Xã đã nêu lên một ví dụ điển hình : Giá bán riêng của tất cả các bộ phận tạo thành một chiếc Mercedes-Benz Class C, cao hơn gấp 12 lần so với giá một chiếc xe mới đã lắp ráp hoàn chỉnh!
Theo giới quan sát, có thể có một nguyên nhân khác làm cho các nhà đầu tư vào Trung Quốc nhụt chí : Đó là hoạt động kinh tế chậm hẳn lại của nền kinh tế thứ nhì của hành tinh. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn lạc quan, dự báo rằng mức đầu tư trực tiếp năm 2014 này sẽ vẫn giữ tỷ lệ tăng như năm 2013, vì « các công ty nước ngoài sẽ không sợ các cuộc điều tra đang tiến hành ».
Theo số liệu được chính Bộ Thương mại Trung Quốc công bố, trong tháng Bảy vừa qua, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Trung Quốc đã tuột giảm đáng kể trong tháng 7, xuống mức thấp nhất từ hai năm nay. Tính trên một năm, thì mức đầu tư trực tiếp, ngoại trừ khu vực tài chánh, đã giảm 16,95%, đạt 7,81 tỷ đô la. Đây là lượng đầu tư trực tiếp thấp nhất kể từ tháng 7/2012 đến nay.
Lượng đầu tư trực tiếp trong tháng 07/2014 cũng tuột giảm mạnh so với tháng 6/2014, vốn đạt được 14,42 tỷ đô la. Tính ra trong 7 tháng đầu 2014, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đạt tổng cộng là 71, 14 tỷ đô la, và cũng bị giảm 0, 35% so với cùng kỳ năm 2013.
Tính ra, trong 7 tháng đầu năm 2014 này, đầu tư Nhật giảm đến 45,4%, trong bối cảnh căng thẳng Bắc Kinh Tokyo trên hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo. Đầu tư của Mỹ cũng giảm 17,4%, và đầu tư Châu Âu cũng giảm 17,5%.
Giải thích về sự giảm sụt này, phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc cho đấy là « những chuyển biến bình thường, vào lúc Trung Quốc đang nỗ lực cân bằng lại tăng trưởng của mình », đặc biệt là đánh vào các lãnh vực bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả.
« Không liên quan gì đến các cuộc điều tra chống độc quyền »
Như để chặn trước những chỉ trích, phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc đã xác định ngay rằng việc đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sụt giảm « không phải là xu hướng chung », và cũng không liên hệ gì đến các cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào một số công ty có vốn nước ngoài ». Đối với phát ngôn viên này, mọi người « không nên có những diễn giải không cơ sở ».
Dẫu sao thì chính quyền Trung Quốc không thể cấm cản giới quan sát gắn liền việc đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sút giảm mạnh với các cuộc điều tra ngày càng nhiều nhắm vào các doanh nghiệp ngoại quốc đang hoạt động tại Trung Quốc.
Theo AFP, sau khi mở những cuộc điều tra vào năm ngoái nhắm vào các tập đoàn ngoại quốc trong lãnh vực dược phẩm và lương thực-thực phẩm, chính quyền Trung Quốc trong hai tháng gần đây chuyển mũi dùi qua các tập đoàn điện tử và chế tạo xe hơi. Các tập đoàn xe hơi như Audi, BMW của Đức, hay Chrysler của Mỹ đã bị tố là đã có những ‘hành vi độc quyền’.
Mới hôm nay thôi, đến lượt thương hiệu nổi tiếng Mercedes-Benz của nhà sản xuất Đức Daimler bị chính quyền tỉnh Giang Tô buộc tội lũng đoạn và nâng đáng kể giá bán các loại phụ tùng thay thế, cũng như giá bảo trì và sửa chữa. Tân Hoa Xã đã nêu lên một ví dụ điển hình : Giá bán riêng của tất cả các bộ phận tạo thành một chiếc Mercedes-Benz Class C, cao hơn gấp 12 lần so với giá một chiếc xe mới đã lắp ráp hoàn chỉnh!
Theo giới quan sát, có thể có một nguyên nhân khác làm cho các nhà đầu tư vào Trung Quốc nhụt chí : Đó là hoạt động kinh tế chậm hẳn lại của nền kinh tế thứ nhì của hành tinh. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn lạc quan, dự báo rằng mức đầu tư trực tiếp năm 2014 này sẽ vẫn giữ tỷ lệ tăng như năm 2013, vì « các công ty nước ngoài sẽ không sợ các cuộc điều tra đang tiến hành ».
Ông Chấn yêu cầu bồi thường: Điều gì sẽ đến?
Hơn 120 ngày từ lúc nộp đơn, thậm chí là vài trăm ngày từ khi ông Chấn
được minh oan, cuộc gặp mặt chừng 2 giờ này mới được tổ chức.
Án oan cũng dăm bảy đường
Án oan không phải là ngoại lệ đối với bất kì nền tư pháp nào. Ngay cả nước Mỹ, quốc gia được coi có nền pháp luật khá hệ thống, chặt chẽ, chịu giám sát của nhiều cơ quan, phân cấp rõ ràng, chi tiết cũng vẫn không tránh khỏi. Bằng chứng là đã có hàng ngàn trường hợp bị tòa tuyên án sai và không ít trong số họ chỉ được minh oan sau hàng thập kỉ ở quốc gia này.
Dẫu vậy, có hơn một nẻo đường dẫn đến tình trạng kết án oan sai và vì thế, bản chất của mỗi kì án cũng muôn hình vạn dạng.
Có trường hợp là so sai sót kĩ thuật trong quá trình điều tra, tố tụng, tức là nằm ngoài chủ ý của con người, do năng lực, do nhận thức hay thậm chí là do cả khoa học công nghệ. Nhân vô thập toàn, cảnh sát, kĩ thuật viên, cán bộ tòa án cũng đều là con người cả. Sự sai sót trong trường hợp này có khía cạnh để có thể cảm thông.
Nhưng cũng có không ít trường hợp oan sai bị cố tình tạo ra bởi một hay vài cá nhân nhằm gán tội cho ai đó. Sự cố tình này thường nhằm mục đích cụ thể, tinh thần có (thành tích, thăng quan tiến chức, cứu tội cho người khác...), vật chất có (rõ như ban ngày: tiền, vàng, nhà, xe, gái đẹp...). Dù với mục đích nào, những kẻ này cũng đáng bị lên án, nghiêm trị và chẳng có lí do nào để trông đợi sự đồng cảm, xót thương từ công luận.
Dù ít gặp, nhưng cũng đã có trường hợp án oan lại xuất phát từ lỗ hổng pháp luật. Đó có thể là tính mập mờ, không rõ ràng khiến người ta có thể hiểu theo nhiều cách dẫn đến những hành xử khác nhau. Dạng này phổ biến nhất trong lĩnh vực kinh tế.
Án oan cũng dăm bảy đường
Án oan không phải là ngoại lệ đối với bất kì nền tư pháp nào. Ngay cả nước Mỹ, quốc gia được coi có nền pháp luật khá hệ thống, chặt chẽ, chịu giám sát của nhiều cơ quan, phân cấp rõ ràng, chi tiết cũng vẫn không tránh khỏi. Bằng chứng là đã có hàng ngàn trường hợp bị tòa tuyên án sai và không ít trong số họ chỉ được minh oan sau hàng thập kỉ ở quốc gia này.
Dẫu vậy, có hơn một nẻo đường dẫn đến tình trạng kết án oan sai và vì thế, bản chất của mỗi kì án cũng muôn hình vạn dạng.
Có trường hợp là so sai sót kĩ thuật trong quá trình điều tra, tố tụng, tức là nằm ngoài chủ ý của con người, do năng lực, do nhận thức hay thậm chí là do cả khoa học công nghệ. Nhân vô thập toàn, cảnh sát, kĩ thuật viên, cán bộ tòa án cũng đều là con người cả. Sự sai sót trong trường hợp này có khía cạnh để có thể cảm thông.
Nhưng cũng có không ít trường hợp oan sai bị cố tình tạo ra bởi một hay vài cá nhân nhằm gán tội cho ai đó. Sự cố tình này thường nhằm mục đích cụ thể, tinh thần có (thành tích, thăng quan tiến chức, cứu tội cho người khác...), vật chất có (rõ như ban ngày: tiền, vàng, nhà, xe, gái đẹp...). Dù với mục đích nào, những kẻ này cũng đáng bị lên án, nghiêm trị và chẳng có lí do nào để trông đợi sự đồng cảm, xót thương từ công luận.
Dù ít gặp, nhưng cũng đã có trường hợp án oan lại xuất phát từ lỗ hổng pháp luật. Đó có thể là tính mập mờ, không rõ ràng khiến người ta có thể hiểu theo nhiều cách dẫn đến những hành xử khác nhau. Dạng này phổ biến nhất trong lĩnh vực kinh tế.
Ông Nguyễn Thanh Chấn (thứ 2 từ trái qua) cùng người nhà và luật sư vừa làm việc xong với toà án. Ảnh: Nguyễn Quyết/ NLĐ |
Pháp luật vị nhân sinh
Một nền pháp lý tiên tiến cần luôn hướng tới phục vụ, bảo vệ quyền và nghĩa vụ cho mọi công dân. Sự công bằng, tính dân chủ, minh bạch, tinh thần thượng tôn pháp luật cần được đảm bảo cho hết thảy thành viên, bất kể những khác biệt về văn hóa, tôn giáo, giới tính, chính trị hay điều kiện kinh tế, v.v...
Các quy định của pháp luật, vì thế, xét về bản chất không phải là trói buộc, đàn áp mà là để bảo vệ con người, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những điều tốt đẹp chung của một cộng đồng, hướng các thành viên đến những giá trị Chân - Thiện - Mĩ. Vì lẽ đó, các chế tài xử phạt chỉ nên được coi như là liệu pháp cuối cùng, sau khi tất cả các biện pháp thuyết phục, giáo dục, nhắc nhở, cảnh báo, v.v... không đem lại hiệu quả.
Pháp luật cũng đồng thời là công cụ để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cái tốt khỏi cái xấu, bảo vệ người yếu khỏi sự xâm phạm của kẻ mạnh, phân định ranh giới giữa đúng và sai. Chính vì thế, một xã hội tiên tiến luôn cần đồng nghĩa với nền pháp lí vị nhân sinh, luôn cần hướng đến những nhóm yếu thế, thiểu số, thiệt thòi.
Ông Chấn và chuyện lí với tình
Những ngày gần đây, báo chí nói nhiều về việc ông Nguyễn Thanh Chấn yêu cầu bồi thường tài chính cho 10 năm ngồi tù oan. Về mặt pháp lí, việc đưa ra yêu cầu là quyền của ông được pháp luật bảo hộ. Về mặt đạo lí, hành động này thuận lòng công chúng bởi nó thể hiện nhân tính của con người, biết hướng thiện, phục thiện, đấu tranh cho cái thiện. Bởi lẽ, một xã hội sẽ có vấn đề khi không có người dám lên tiếng ca ngợi cái tốt, đòi hỏi lẽ phải được thực thi.
Vậy nhưng, sau gần 4 tháng gửi đơn đề nghị bồi thường, sáng 15/8, TAND phúc thẩm Hà Nội mới có buổi làm việc với ông Nguyễn Thanh Chấn. Khi đọc tin này trên nhiều tờ báo, tôi lặng người. Là bởi phải hơn 120 ngày từ lúc nộp đơn, thậm chí là vài trăm ngày tính từ khi ông được chính thức minh oan, cuộc gặp mặt chừng 2 giờ này mới được tổ chức.
120 ngày hay vài trăm ngày chả là gì so với gần 4.000 ngày ông vò võ ôm nỗi hàm oan trong tù. Nhưng tôi vẫn ước giá như các cơ quan công quyền chủ động hơn, linh hoạt hơn trong việc giúp đỡ, tổ chức thực hiện việc đền bù cho ông và gia đình. Tiền không lấy lại được tất cả, nhưng ít nhất cũng thể hiện tâm thế sửa sai của cơ quan công quyền, xoa dịu phần nào nỗi mất mát vô bờ bến của cả một gia đình.
Tôi ước giá như không cần đợi đến lúc ông làm đơn yêu cầu bồi thường, các cơ quan thực thi pháp luật đã chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, tiên liệu các tình huống, dự trù nguồn lực để sẵn sàng triển khai một cách nhanh nhất có thể. Để rồi không phải cần đến 120 ngày mới có thể tổ chức được buổi gặp mặt. Để rồi trong cuộc gặp ấy chỉ để giải thích cho ông Chấn quy định về bồi thường oan sai, thủ tục và những khoản yêu cầu được pháp luật cho phép. Để rồi khép lại với bao yêu cầu bổ sung chứng cứ, mà nhiều trong đó như vợ ông thừa nhận chẳng dễ gì tìm lại được (vé xe, vé tàu, chứng từ thanh toán...).
Tôi ước giá như có sự linh hoạt nào đó hỗ trợ ngay lập tức về tài chính cho ông và gia đình, để ông ổn định sức khỏe, cùng gia đình phục hồi sản xuất. Báo chí đã nói về khoản nợ mà gia đình ông phải gánh kể từ ngày ông vướng vào lao lí một cách oan nghiệt. Nếu đây là sự thực, tôi tự hỏi mình khoản vay này có phải trả lãi không? Tôi tự hỏi mình liệu có hợp lí vẹn tình không nếu chúng ta tạm ứng một số tiền nhất định từ quỹ nào đó, thay vì cứng nhắc chờ đợi các thủ tục pháp lí?
Tôi xin không lạm bàn về các quy định chi tiết của pháp luật, bởi đó là việc của người trong nghề. Chỉ có điều tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu trong vài tháng tới, gia đình ông Chấn không thể thu thập chứng cứ, bảo vệ được tính hợp pháp cho các yêu cầu của mình? Điều này có khả năng lắm. Rồi đây cơ quan công quyền, luật sư của ông có thể sẽ lại cùng nhau bàn bạc, tháo gỡ. Rồi sẽ lại cần có thêm nhiều cuộc họp?
Nỗi hàm oan của ông đã được rửa, lời xin lỗi từ cơ quan công quyền đã được đưa ra. Nhưng mong sao rồi đây, những hành động cụ thể sẽ được tiến hành theo cách nhanh nhất, trọn vẹn nhất, bởi thiếu chúng, những lời xin lỗi kia dường như chưa chạm đến trái tim của cả lý lẫn tình.
Nguyễn Công Thảo
Một nền pháp lý tiên tiến cần luôn hướng tới phục vụ, bảo vệ quyền và nghĩa vụ cho mọi công dân. Sự công bằng, tính dân chủ, minh bạch, tinh thần thượng tôn pháp luật cần được đảm bảo cho hết thảy thành viên, bất kể những khác biệt về văn hóa, tôn giáo, giới tính, chính trị hay điều kiện kinh tế, v.v...
Các quy định của pháp luật, vì thế, xét về bản chất không phải là trói buộc, đàn áp mà là để bảo vệ con người, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những điều tốt đẹp chung của một cộng đồng, hướng các thành viên đến những giá trị Chân - Thiện - Mĩ. Vì lẽ đó, các chế tài xử phạt chỉ nên được coi như là liệu pháp cuối cùng, sau khi tất cả các biện pháp thuyết phục, giáo dục, nhắc nhở, cảnh báo, v.v... không đem lại hiệu quả.
Pháp luật cũng đồng thời là công cụ để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cái tốt khỏi cái xấu, bảo vệ người yếu khỏi sự xâm phạm của kẻ mạnh, phân định ranh giới giữa đúng và sai. Chính vì thế, một xã hội tiên tiến luôn cần đồng nghĩa với nền pháp lí vị nhân sinh, luôn cần hướng đến những nhóm yếu thế, thiểu số, thiệt thòi.
Ông Chấn và chuyện lí với tình
Những ngày gần đây, báo chí nói nhiều về việc ông Nguyễn Thanh Chấn yêu cầu bồi thường tài chính cho 10 năm ngồi tù oan. Về mặt pháp lí, việc đưa ra yêu cầu là quyền của ông được pháp luật bảo hộ. Về mặt đạo lí, hành động này thuận lòng công chúng bởi nó thể hiện nhân tính của con người, biết hướng thiện, phục thiện, đấu tranh cho cái thiện. Bởi lẽ, một xã hội sẽ có vấn đề khi không có người dám lên tiếng ca ngợi cái tốt, đòi hỏi lẽ phải được thực thi.
Vậy nhưng, sau gần 4 tháng gửi đơn đề nghị bồi thường, sáng 15/8, TAND phúc thẩm Hà Nội mới có buổi làm việc với ông Nguyễn Thanh Chấn. Khi đọc tin này trên nhiều tờ báo, tôi lặng người. Là bởi phải hơn 120 ngày từ lúc nộp đơn, thậm chí là vài trăm ngày tính từ khi ông được chính thức minh oan, cuộc gặp mặt chừng 2 giờ này mới được tổ chức.
120 ngày hay vài trăm ngày chả là gì so với gần 4.000 ngày ông vò võ ôm nỗi hàm oan trong tù. Nhưng tôi vẫn ước giá như các cơ quan công quyền chủ động hơn, linh hoạt hơn trong việc giúp đỡ, tổ chức thực hiện việc đền bù cho ông và gia đình. Tiền không lấy lại được tất cả, nhưng ít nhất cũng thể hiện tâm thế sửa sai của cơ quan công quyền, xoa dịu phần nào nỗi mất mát vô bờ bến của cả một gia đình.
Tôi ước giá như không cần đợi đến lúc ông làm đơn yêu cầu bồi thường, các cơ quan thực thi pháp luật đã chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, tiên liệu các tình huống, dự trù nguồn lực để sẵn sàng triển khai một cách nhanh nhất có thể. Để rồi không phải cần đến 120 ngày mới có thể tổ chức được buổi gặp mặt. Để rồi trong cuộc gặp ấy chỉ để giải thích cho ông Chấn quy định về bồi thường oan sai, thủ tục và những khoản yêu cầu được pháp luật cho phép. Để rồi khép lại với bao yêu cầu bổ sung chứng cứ, mà nhiều trong đó như vợ ông thừa nhận chẳng dễ gì tìm lại được (vé xe, vé tàu, chứng từ thanh toán...).
Tôi ước giá như có sự linh hoạt nào đó hỗ trợ ngay lập tức về tài chính cho ông và gia đình, để ông ổn định sức khỏe, cùng gia đình phục hồi sản xuất. Báo chí đã nói về khoản nợ mà gia đình ông phải gánh kể từ ngày ông vướng vào lao lí một cách oan nghiệt. Nếu đây là sự thực, tôi tự hỏi mình khoản vay này có phải trả lãi không? Tôi tự hỏi mình liệu có hợp lí vẹn tình không nếu chúng ta tạm ứng một số tiền nhất định từ quỹ nào đó, thay vì cứng nhắc chờ đợi các thủ tục pháp lí?
Tôi xin không lạm bàn về các quy định chi tiết của pháp luật, bởi đó là việc của người trong nghề. Chỉ có điều tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu trong vài tháng tới, gia đình ông Chấn không thể thu thập chứng cứ, bảo vệ được tính hợp pháp cho các yêu cầu của mình? Điều này có khả năng lắm. Rồi đây cơ quan công quyền, luật sư của ông có thể sẽ lại cùng nhau bàn bạc, tháo gỡ. Rồi sẽ lại cần có thêm nhiều cuộc họp?
Nỗi hàm oan của ông đã được rửa, lời xin lỗi từ cơ quan công quyền đã được đưa ra. Nhưng mong sao rồi đây, những hành động cụ thể sẽ được tiến hành theo cách nhanh nhất, trọn vẹn nhất, bởi thiếu chúng, những lời xin lỗi kia dường như chưa chạm đến trái tim của cả lý lẫn tình.
Nguyễn Công Thảo
( Tuần Việt Nam )
Nguyễn Hưng Quốc - Đế quốc Trung Quốc
Để
chống lại âm mưu bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc, chỉ cần
chút tỉnh táo, hầu như ai cũng nhận thấy Việt Nam chỉ có một con đường
duy nhất: liên minh với nhiều nước khác, trong đó có Mỹ, hơn nữa, Mỹ
phải là trung tâm của khối liên minh ấy. Nhưng, cũng chỉ cần chút tỉnh
táo, chúng ta không thể không phân vân: Liệu, một, Mỹ có nhiệt tình giúp
Việt Nam hay không; hai, nếu nhiệt tình, liệu Mỹ có thể thắng được
Trung Quốc hay không?
Việc Mỹ có nhiệt tình giúp Việt Nam hay không tùy thuộc vào nhiều yếu
tố. Tuy nhiên, điều cần xác định ngay là: Mỹ không bắt buộc phải giúp
Việt Nam trong trận chiến chống lại Trung Quốc ở Biển Đông. Thành thực
mà nói, việc Trung Quốc công bố con đường chín khúc (hoặc con đường lưỡi
bò) bao trùm cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa và một phần khá lớn lãnh hải
Việt Nam chỉ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam và một số quốc gia
như Malaysia, Philippines và Brunei chứ không ảnh hưởng gì đến Mỹ. Nhớ,
ngày 23 tháng 11 năm 2013, Trung Quốc tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng
không (ADIZ) trên bầu trời biển Hoa Đông, bao trùm khu vực quần đảo Điếu
Ngư/Senkaku mà họ và Nhật Bản đang tranh chấp. Nội dung của tuyên bố
này là tất cả các máy bay bay ngang qua khu vực ấy đều phải thông báo và
chấp hành mệnh lệnh của Trung Quốc. Ngay sau lời tuyên bố của Trung
Quốc, Mỹ cho hai chiếc phản lực cơ chiến đấu bay vào khu vực được gọi là
vùng nhận dạng phòng không ấy. Trung Quốc im thin thít. Rồi cả Nhật lẫn
Hàn Quốc đều cho máy bay chiến đấu đến vùng đó để tập trận. Mấy tháng
sau, Trung Quốc vẫn giữ thái độ im lìm. Dường như họ thấy họ đi quá xa.
Một cảnh huống tương tự cũng có thể xảy ra ở Biển Đông: Trung Quốc tuyên
bố gì thì tùy họ, nhưng tàu bè của các nước lớn, trong đó, có Mỹ, cứ
thản nhiên qua lại.
Dù sao, đó cũng là biện pháp cuối cùng. Cách tốt nhất vẫn là ngăn chận
ngay từ đầu để Trung Quốc không hợp pháp hóa con đường lưỡi bò ngang
ngược ấy. Trong trường hợp này, họ cần đến sự đóng góp của Việt Nam. Dĩ
nhiên, với một điều kiện: Việt Nam phải thực sự muốn và có quyết tâm bảo
vệ biển và đảo của mình.
Vấn đề thứ hai phức tạp hơn: Liệu Mỹ có thể thắng được Trung Quốc trên Biển Đông?
Để trả lời câu hỏi ấy, không nên quên sức mạnh của Trung Quốc: Về phương
diện kinh tế, Trung Quốc có tổng sản phẩm trong nước (GDP) lớn thứ nhì
trên thế giới; và theo dự kiến của nhiều nhà kinh tế học, trong vòng một
hai thập niên tới, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về phương diện này. Về
quân sự, Trung Quốc là nước chi tiêu cho quốc phòng lớn hàng thứ hai,
chỉ sau Mỹ. Về dân số, cứ một trong bảy người trên mặt đất là người…Tàu.
Hugh White, một chuyên gia về Trung Quốc tại Úc, cho chưa bao giờ Mỹ đối
đầu với một địch thủ đáng gờm như Trung Quốc. Trong lịch sử, tính từ
thập niên 1880 đến thời gian gần đây, Mỹ có bốn đối thủ chính: Chủ nghĩa
dân tộc ở Đức trong Đệ nhất thế chiến, chủ nghĩa phát xít Đức trong Đệ
nhị thế chiến, chủ nghĩa Cộng sản trong thời Chiến tranh lạnh, và các
nhóm Hồi giáo cực đoan trong trận chiến chống khủng bố hiện nay. Trong
bốn đối thủ ấy, chỉ có Liên Xô là ít nhiều có thể uy hiếp Mỹ, nhưng chỉ
có thể uy hiếp về quân sự; còn về kinh tế và nhiều phương diện khác,
Liên Xô đều thua xa Mỹ. Trường hợp của Trung Quốc thì khác: Kinh tế của
Trung Quốc lớn hơn hẳn kinh tế của Đức và Nhật thời Chiến tranh thế
giới lần thứ hai; việc quản lý kinh tế của họ cũng giỏi hơn hẳn Liên Xô
thời chưa sụp đổ.
Điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc là họ không có đồng minh. Thời Chiến
tranh thế giới thứ hai, Đức dù sao cũng có đồng minh (Nhật và Ý); thời
Chiến tranh lạnh, Liên Xô càng có nhiều đồng minh, còn Trung Quốc hiện
nay thì hầu như không có ai cả, hoặc nếu có, chỉ có một nước duy nhất:
Bắc Hàn. Về phương diện này, Mỹ có ưu thế hơn hẳn. Trước, trong khu vực
châu Á Thái Bình Dương, Mỹ có bốn đồng minh thân cận nhất: Nhật Bản, Nam
Triều Tiên, Philippines và Úc. Gần đây, trước âm mưu bành trướng của
Trung Quốc, khả năng Ấn Độ ngả sang Mỹ là điều rất khả thi (dù giới bình
luận còn phân vân vì, một, Ấn Độ có truyền thống trung lập; và hai, họ
bị phân hóa rất trầm trọng về cả phương diện sắc tộc lẫn văn hóa và
chính trị).
Trung Quốc có thể khắc phục tình trạng cô đơn của họ bằng hai cách: Một,
nâng cấp quyền lực mềm bằng các chính sách ngoại giao văn hóa có hiệu
quả (một trong các cách ấy là mở rộng các Viện Khổng Tử ở khắp nơi); và
hai, vô hiệu hóa các quốc gia có khả năng chống lại họ. Khả năng thứ
nhất, về quyền lực mềm, có lẽ còn lâu lắm, may ra, Trung Quốc mới có thể
thành công. Một trong những điều kiện để phát huy quyền lực mềm là dân
chủ, nhưng đó lại là điều Trung Quốc không có. Khả năng thứ hai gần hiện
thực hơn: mua chuộc và dùng kinh tế để gây sức ép lên các quốc gia
khác, đặc biệt trong khu vực châu Á để họ đừng công khai chống lại Trung
Quốc. Chính sách này rõ ràng là có hiệu quả ít nhất đối với khối ASEAN:
hầu như không nước nào dám công khai chống lại, thậm chí, phê phán
Trung Quốc (trừ Philippines).
Tương quan lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc, do đó, tuy vẫn nghiêng về
phía Mỹ, nhưng Mỹ lại không có sức mạnh áp đảo để có thể tự tin chấp
nhận bất cứ một sự đối đầu nào. Một số nhà bình luận chính trị cũng cho
một sự đối đầu như thế vừa nguy hiểm vừa khó thắng. Một giải pháp được
đề nghị: Mỹ chấp nhận vai trò của Trung Quốc với tư cách một siêu cường
và đồng ý san sẻ quyền lực của Trung Quốc, ít nhất, trong khu vực Á
châu, đặc biệt ở Đông Á. Một sự thỏa thuận như vậy, nếu được thực hiện,
có khi kẻ bị hy sinh đầu tiên là Việt Nam. Chắc chắn Mỹ không thể bỏ
Nhật, Nam Triều Tiên và Úc - là những nước đồng minh lâu đời của Mỹ: Mỹ
vẫn cần những nước ấy để kiềm chế Trung Quốc.
Nêu lên khả năng trên không phải để chúng ta tuyệt vọng. Nhưng đó là một
cách nhắc nhở: Việt Nam không nên ỷ y là Mỹ cần mình. Không, để có được
một liên minh cần thiết với Mỹ và các nước khác, Việt Nam cần phải cố
gắng hết sức. Trong chính trị thế giới thời hiện đại, nếu chúng ta không
có nhiệt tình, không ai tự dưng xông vào cứu mình cả.
Nguyễn Hưng Quốc
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Đại học Việt Nam: Mơ đẳng cấp quốc tế nhưng hành động ‘khác người’?
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/192874/mo-dang-cap-quoc-te-nhung-hanh-dong–khac-nguoi–.html
Nguyễn Văn Tuấn
Nguyễn Văn Tuấn
- Chính
sách chung của Chính phủ thì khá rõ ràng, nhưng khi xuống đến đại học
thì mỗi nơi lại hiểu và làm mỗi khác, có lẽ tuỳ thuộc vào cá nhân lãnh
đạo.
Rơi rớt tư duy bao cấp
Có các trường đại học đẳng cấp quốc tế, nằm trong bảng xếp hạng Top 500, 200 khu vực và thế giới là mong muốn, mục tiêu của Chính phủ, cũng như là đích phấn đấu của nhiều lãnh đạo các đại học VN. Thế nhưng, trong thực tế đây đó vẫn còn những tư duy lỗi thời về nghiên cứu khoa học (NCKH), và có thể nói là làm cản trở sự hội nhập của đại học VN.
NCKH là hoạt động không thể thiếu của một đại học nếu muốn vươn đến đẳng cấp thế giới. Một thành quả quan trọng của NCKH là công bố quốc tế, có thể là tại các hội nghị khoa học uy tín hoặc trên các tập san khoa học có bình duyệt. Do đó, trường đại học tại các nước tiên tiến thường có chính sách khuyến khích nghiên cứu sinh, giảng viên, nhà khoa học nâng cao sự hiện diện trong các hội nghị và trên các tập san qua các bài giảng và bài báo khoa học.
Thế nhưng ở VN, vẫn còn những đại học mà lãnh đạo chưa khuyến khích hoạt động này. Chẳng hạn, đối với nhà khoa học, việc tham dự và trình bày kết quả trong các hội nghị quốc tế hàng năm là rất quan trọng. Vậy mà có đại học lại ra qui định giảng viên không được đi dự hội nghị nước ngoài quá 2 lần/ năm, không có ngoại lệ!
Thoạt nghe, qui định này cũng có lí, nhằm ngăn ngừa những người lợi dụng hội nghị để… đi chơi. Nhưng đi dự hội nghị khoa học cũng có vài tư cách khác nhau: người tham dự, không có trình bày báo cáo; người đi dự có báo cáo; và quan trọng hơn cả là người được mời đến giảng.
Người được mời giảng được xem là một người có đóng góp quan trọng, nên ban tổ chức thường lo tiền vé máy bay cũng như ăn ở. Sự có mặt của họ trong các hội nghị, trên bục giảng là vinh dự cho trường đại học họ đại diện, là một cách quảng bá tuyệt vời cho tên tuổi trường. Tuy nhiên, với qui định hạn chế số lần đi dự hội nghị nước ngoài, vinh dự này cũng có thể “tan thành mây khói”.
Ở các đại học phương Tây, có những giáo sư uy tín đi nước ngoài giảng thường xuyên như… “đi chợ”. Trường không cần chi trả cho họ đồng nào mà còn được lợi về danh tiếng. Cứ mỗi cuối năm, trường đại học thường hay “khoe” trong báo cáo về số giảng viên và nhà khoa học của trường được mời đi báo cáo ở nước ngoài.
Còn nếu nói cần ngăn ngừa các trường hợp “đi chơi” thì cũng có nhiều cách khác. Chẳng hạn, ở Viện Garvan của tôi, người ta không hạn chế số lần đi dự hội nghị, miễn là phải có báo cáo được chấp nhận cho trình bày, và phải báo cáo thời gian dự hội nghị, thời gian giải trí để họ trả lương thích hợp.
Nói về mời giảng, tôi liên tưởng đến câu chuyện vị lãnh đạo của một đại học VN phàn nàn tại sao ban tổ chức hội nghị lại gửi giấy mời trực tiếp cho giáo sư của trường. Theo ông, họ phải gửi cho hiệu trưởng, và ban giám hiệu sẽ phân công người đi dự hay đi giảng bài! Có lẽ đây là một tư duy độc đoán còn sót lại thời bao cấp, cái gì cũng phải qua lãnh đạo và nó cho thấy ông ấy không am hiểu “luật chơi” của khoa học quốc tế.
Chuyện nhỏ mà không nhỏ
Một vấn đề khác là công bố nghiên cứu trên các tập san quốc tế có khi phải trả tiền ấn phí, thường khoảng 400 – 1000 USD. Nhiều trường đại học ở VN ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này, nên rất khuyến khích giảng viên, nhà khoa học và sẵn sàng trả tiền ấn phí.
Tuy nhiên, vẫn có những đại học lớn, thậm chí tầm quốc gia chẳng những chưa xem trọng công bố quốc tế, mà nếu giảng viên có công bố thì cũng không trả tiền ấn phí. Lãnh đạo các đại học này suy nghĩ rằng, việc công bố là đem lại lợi ích cho cá nhân của giảng viên, chẳng liên quan gì đến trường!
Theo tôi, đó là một tư duy thiển cận. Công bố quốc tế là một cách đóng góp để nâng cao sự hiện diện của khoa học VN trên trường quốc tế. Ở nước ngoài, khi giảng viên có bài trên các tập san uy tín, người ta tổ chức ăn mừng và thưởng cá nhân tác giả đến hàng nghìn USD. Ngay như tại TQ, các đại học cũng có ngân sách khuyến khích công bố quốc tế bằng cách thưởng tiền tuỳ theo hệ số ảnh hưởng của tạp chí.
Một điểm nữa, ở các đại học phương Tây, người ta khuyến khích (có nhiều nơi qui định) nghiên cứu sinh công bố bài báo khoa học trên các tập san quốc tế trước khi bảo vệ luận án; hoặc nếu không kịp thì cũng công bố trong các hội nghị chuyên ngành có uy tín. Nhưng ở VN, có đại học lại ra qui định nghiên cứu sinh không được công bố bài báo khoa học trước khi bảo vệ luận án! Đây là một qui định “ngược”, ngay cả đối với phần lớn các đại học VN.
Còn nhiều qui định và những “câu chuyện nho nhỏ” như thế trong thực tế. Bề ngoài, chúng có vẻ rất nhỏ nhặt, nhưng thực tế đó là sản phẩm của những tư duy lỗi thời, bao cấp, độc quyền và làm cản trở sự hội nhập của đại học VN trên trường quốc tế.
Quan điểm và chính sách chung của Chính phủ thì khá rõ ràng, nhưng khi xuống đến đại học thì mỗi nơi lại hiểu và làm mỗi khác, có lẽ tuỳ thuộc vào cá nhân lãnh đạo. Nếu lãnh đạo là nhà khoa học từng làm nghiên cứu, từng biết cái gian nan của công bố quốc tế cũng như ý nghĩa của nó, thì hẳn rất thấm chủ trương của Chính phủ và tạo điều kiện cho giảng viên công bố quốc tế. Nhưng nếu lãnh đạo đại học chưa quen với qui trình đó thì cách hiểu về “đẳng cấp quốc tế” có thể chưa thấu đáo và dẫn đến những qui định khó hiểu.
Có lẽ đã đến lúc phải “thống nhất tư tưởng” về NCKH và tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao uy danh của đại học và danh dự VN. Trong bảng xếp hạng đại học của nhóm QS, nghiên cứu khoa học chiếm 60% điểm xếp hạng. Sự thật đơn giản này cho thấy nếu đại học VN muốn có tên trong bảng xếp hạng “Top 500” hay “Top 200” thì phải nâng cao NCKH và chất lượng công bố quốc tế. Ngay cả những đại học chưa có mộng có tên trong QS (hay bất cứ bảng xếp hạng nào) vẫn phải xem công bố quốc tế là quan trọng, vì nghĩa vụ đóng góp vào khoa học VN.
NCKH bắt đầu từ con người, cụ thể là giảng viên và nhà khoa học. Do đó cần phải khuyến khích (bằng tiền thưởng hay các hình thức sự nghiệp khác) và ghi nhận xứng đáng các nhà khoa học có công trình công bố quốc tế.
Nguyễn Văn Tuấn
Người ta kiểm duyệt phim ảnh căn cứ vào mức độ tình dục, bạo lực trong phim và xem phim phù hợp với lứa tuổi nào.
Kể cả phim của Mỹ đã được xét duyệt bên đó, muốn chiếu tại Anh cũng phải qua cửa của Bấm BBFC.
Với báo chí, nhất là báo mạng, Anh Quốc chủ trương tự do thông tin và thúc đẩy sáng tạo công nghệ mạng (online innovation) nhưng chính phủ vẫn ngăn các dạng phát hành vi phạm bốn dạng nội dung.
Đó là nội dung vi phạm bản quyền (copyright infringement); tình dục người lớn (adult content – nhằm bảo vệ trẻ em); khủng bố (terrorism – ngăn các nhóm khủng bố dùng mạng Internet để tuyên truyền); và kích động hận thù (hate crime).
Khi các trang web hay bài viết, nội dung này xuất hiện, chính quyền có thể yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ (ISP) khoá trang lại hoặc khóa bài viết, nội dung âm thanh, hình ảnh, video đó.
Nhưng trong các lĩnh vực khác, nhà nước không tự can thiệp mà để cho xã hội cùng hệ thống tư pháp độc lập giải quyết.
Ví dụ là một cá nhân, bạn hoàn toàn có thể khiếu nại lên báo chí hoặc yêu cầu toà án ra án lệnh ngăn báo chí đưa tin, đăng ảnh mà bạn cảm thấy đang hoặc sẽ vi phạm đời tư, quyền riêng tư hoặc thấy bị xúc phạm.
Rất nhiều siêu sao của giới ca nhạc, giải trí, thể thao đã chọn cách này để ngăn báo chí.
Ngoài ra, không gian tự do để châm chọc, trêu đùa, thậm chí cười nhạo luôn rộng mở.
Các sách in tiếu lâm bán đầy ngoài hiệu sách, về đủ mọi loại người, loại nghề.
Bạn còn có thể mua cả bộ sách Bấm 'Xenophobes' Guides' trêu chọc, nêu tính xấu một cách đầy định kiến nhưng dí dỏm về các quốc gia và dân tộc châu Âu, châu Mỹ, cả Trung Quốc, Nhật Bản (chưa thấy Việt Nam).
Trở lại bài viết tai tiếng trên Trí Thức Trẻ.
Vì ở Việt Nam không có báo chí tư nhân, tự nhiên đây lại là chuyện ‘quốc gia đại sự’.
Vì mọi tờ báo, ấn bản thông tin, đài phát thanh, truyền trình ở Việt Nam ở dưới có một cơ quan chủ quản nào đó thuộc chính quyền, nên quả bóng trách nhiệm cho mọi nội dung luôn rơi trở lại sân chính quyền.
Trong khi nó chỉ nên là chuyện của những người cảm thấy bị xúc phạm gửi thư khiếu nại hoặc kiện tờ báo hay cá nhân tác giả mà cho đến nay vẫn ẩn danh.
Hai bên có thể gặp nhau tại toà án nếu như toà ở Việt Nam được giao vai trò xét xử báo chí.
Đằng này tất cả vẫn lại quay về điểm khởi đầu là bộ ngành có báo làm sai thì bộ ngành tự xử lý...chính mình hoặc cùng lắm là bộ này xử lý bộ kia nhưng vẫn cùng nằm trong chính phủ.
Cũng vì thế, tranh luận về ‘tự do báo chí’ trong vụ việc này xem ra chưa phù hợp chừng nào cơ chế tam quyền phân lập và chế độ kiểm duyệt minh bạch với thông tin, báo chí được định hình ở Việt Nam.
Rơi rớt tư duy bao cấp
Có các trường đại học đẳng cấp quốc tế, nằm trong bảng xếp hạng Top 500, 200 khu vực và thế giới là mong muốn, mục tiêu của Chính phủ, cũng như là đích phấn đấu của nhiều lãnh đạo các đại học VN. Thế nhưng, trong thực tế đây đó vẫn còn những tư duy lỗi thời về nghiên cứu khoa học (NCKH), và có thể nói là làm cản trở sự hội nhập của đại học VN.
NCKH là hoạt động không thể thiếu của một đại học nếu muốn vươn đến đẳng cấp thế giới. Một thành quả quan trọng của NCKH là công bố quốc tế, có thể là tại các hội nghị khoa học uy tín hoặc trên các tập san khoa học có bình duyệt. Do đó, trường đại học tại các nước tiên tiến thường có chính sách khuyến khích nghiên cứu sinh, giảng viên, nhà khoa học nâng cao sự hiện diện trong các hội nghị và trên các tập san qua các bài giảng và bài báo khoa học.
Thế nhưng ở VN, vẫn còn những đại học mà lãnh đạo chưa khuyến khích hoạt động này. Chẳng hạn, đối với nhà khoa học, việc tham dự và trình bày kết quả trong các hội nghị quốc tế hàng năm là rất quan trọng. Vậy mà có đại học lại ra qui định giảng viên không được đi dự hội nghị nước ngoài quá 2 lần/ năm, không có ngoại lệ!
Thoạt nghe, qui định này cũng có lí, nhằm ngăn ngừa những người lợi dụng hội nghị để… đi chơi. Nhưng đi dự hội nghị khoa học cũng có vài tư cách khác nhau: người tham dự, không có trình bày báo cáo; người đi dự có báo cáo; và quan trọng hơn cả là người được mời đến giảng.
Người được mời giảng được xem là một người có đóng góp quan trọng, nên ban tổ chức thường lo tiền vé máy bay cũng như ăn ở. Sự có mặt của họ trong các hội nghị, trên bục giảng là vinh dự cho trường đại học họ đại diện, là một cách quảng bá tuyệt vời cho tên tuổi trường. Tuy nhiên, với qui định hạn chế số lần đi dự hội nghị nước ngoài, vinh dự này cũng có thể “tan thành mây khói”.
Trong bảng xếp hạng các trường đại học tại châu Á năm 2014 của tổ chức tư vấn giáo dục Quacquarelli Symonds (QS), Đại học Quốc gia Singapore (NUS) xếp thứ nhất. Ảnh: NUS |
Ở các đại học phương Tây, có những giáo sư uy tín đi nước ngoài giảng thường xuyên như… “đi chợ”. Trường không cần chi trả cho họ đồng nào mà còn được lợi về danh tiếng. Cứ mỗi cuối năm, trường đại học thường hay “khoe” trong báo cáo về số giảng viên và nhà khoa học của trường được mời đi báo cáo ở nước ngoài.
Còn nếu nói cần ngăn ngừa các trường hợp “đi chơi” thì cũng có nhiều cách khác. Chẳng hạn, ở Viện Garvan của tôi, người ta không hạn chế số lần đi dự hội nghị, miễn là phải có báo cáo được chấp nhận cho trình bày, và phải báo cáo thời gian dự hội nghị, thời gian giải trí để họ trả lương thích hợp.
Nói về mời giảng, tôi liên tưởng đến câu chuyện vị lãnh đạo của một đại học VN phàn nàn tại sao ban tổ chức hội nghị lại gửi giấy mời trực tiếp cho giáo sư của trường. Theo ông, họ phải gửi cho hiệu trưởng, và ban giám hiệu sẽ phân công người đi dự hay đi giảng bài! Có lẽ đây là một tư duy độc đoán còn sót lại thời bao cấp, cái gì cũng phải qua lãnh đạo và nó cho thấy ông ấy không am hiểu “luật chơi” của khoa học quốc tế.
Chuyện nhỏ mà không nhỏ
Một vấn đề khác là công bố nghiên cứu trên các tập san quốc tế có khi phải trả tiền ấn phí, thường khoảng 400 – 1000 USD. Nhiều trường đại học ở VN ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này, nên rất khuyến khích giảng viên, nhà khoa học và sẵn sàng trả tiền ấn phí.
Tuy nhiên, vẫn có những đại học lớn, thậm chí tầm quốc gia chẳng những chưa xem trọng công bố quốc tế, mà nếu giảng viên có công bố thì cũng không trả tiền ấn phí. Lãnh đạo các đại học này suy nghĩ rằng, việc công bố là đem lại lợi ích cho cá nhân của giảng viên, chẳng liên quan gì đến trường!
Theo tôi, đó là một tư duy thiển cận. Công bố quốc tế là một cách đóng góp để nâng cao sự hiện diện của khoa học VN trên trường quốc tế. Ở nước ngoài, khi giảng viên có bài trên các tập san uy tín, người ta tổ chức ăn mừng và thưởng cá nhân tác giả đến hàng nghìn USD. Ngay như tại TQ, các đại học cũng có ngân sách khuyến khích công bố quốc tế bằng cách thưởng tiền tuỳ theo hệ số ảnh hưởng của tạp chí.
Một điểm nữa, ở các đại học phương Tây, người ta khuyến khích (có nhiều nơi qui định) nghiên cứu sinh công bố bài báo khoa học trên các tập san quốc tế trước khi bảo vệ luận án; hoặc nếu không kịp thì cũng công bố trong các hội nghị chuyên ngành có uy tín. Nhưng ở VN, có đại học lại ra qui định nghiên cứu sinh không được công bố bài báo khoa học trước khi bảo vệ luận án! Đây là một qui định “ngược”, ngay cả đối với phần lớn các đại học VN.
Còn nhiều qui định và những “câu chuyện nho nhỏ” như thế trong thực tế. Bề ngoài, chúng có vẻ rất nhỏ nhặt, nhưng thực tế đó là sản phẩm của những tư duy lỗi thời, bao cấp, độc quyền và làm cản trở sự hội nhập của đại học VN trên trường quốc tế.
Quan điểm và chính sách chung của Chính phủ thì khá rõ ràng, nhưng khi xuống đến đại học thì mỗi nơi lại hiểu và làm mỗi khác, có lẽ tuỳ thuộc vào cá nhân lãnh đạo. Nếu lãnh đạo là nhà khoa học từng làm nghiên cứu, từng biết cái gian nan của công bố quốc tế cũng như ý nghĩa của nó, thì hẳn rất thấm chủ trương của Chính phủ và tạo điều kiện cho giảng viên công bố quốc tế. Nhưng nếu lãnh đạo đại học chưa quen với qui trình đó thì cách hiểu về “đẳng cấp quốc tế” có thể chưa thấu đáo và dẫn đến những qui định khó hiểu.
Có lẽ đã đến lúc phải “thống nhất tư tưởng” về NCKH và tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao uy danh của đại học và danh dự VN. Trong bảng xếp hạng đại học của nhóm QS, nghiên cứu khoa học chiếm 60% điểm xếp hạng. Sự thật đơn giản này cho thấy nếu đại học VN muốn có tên trong bảng xếp hạng “Top 500” hay “Top 200” thì phải nâng cao NCKH và chất lượng công bố quốc tế. Ngay cả những đại học chưa có mộng có tên trong QS (hay bất cứ bảng xếp hạng nào) vẫn phải xem công bố quốc tế là quan trọng, vì nghĩa vụ đóng góp vào khoa học VN.
NCKH bắt đầu từ con người, cụ thể là giảng viên và nhà khoa học. Do đó cần phải khuyến khích (bằng tiền thưởng hay các hình thức sự nghiệp khác) và ghi nhận xứng đáng các nhà khoa học có công trình công bố quốc tế.
Nguyễn Văn Tuấn
Về bài báo bị phạt trên Trí Thức Trẻ
miền Tây Nam Bộ gồm hơn 10 tỉnh với hàng chục triệu dân |
Cuối tuần qua, câu chuyện về trang Trí Thức Trẻ bị đình bản
vì bài “Gái miền tây và 3 chữ N” vẫn tiếp tục được tranh
luận trên nhiều trang mạng tiếng Việt.
Theo gợi ý của một số bạn bè trên Facebook, tôi viết bài này để chia sẻ cách nhìn từ Anh Quốc, về chuyện tự do báo chí và cũng về cách ‘xử lý’ của nhà chức trách khi có chuyện tương tự.
Đầu tiên là về chính ngôn từ trong bài viết khiến Trí Thức Trẻ bị đình bản và phạt tiền.
Theo tôi, đấy chưa đủ tiêu chuẩn là một bài báo, cùng lắm là dạng ý kiến riêng, may lắm thì được đăng ở một trang blog cá nhân hoặc chia sẻ với bạn bè.
Có lẽ cũng vì ở Việt Nam còn thiếu một định nghĩa, một tiêu chuẩn thế nào là ‘bài báo’, nên Trí Thức Trẻ đã đăng nó và gặp ‘vận hạn’ như các bạn đã biết.
Nếu là bài báo dạng tin tức (news story), người viết phải nêu ra một thông tin gì đó mới mẻ, về một sự kiện, nhân vật nhất định.
Nếu là bài phân tích (analysis), bình luận (commentary) thì cũng phải có căn cứ khoa học hoặc qua phỏng vấn, trích dẫn chuyên gia, nhà quan sát.
Cứ cho là về mặt thể loại, bài "Gái miền Tây" tạm có đủ tiêu chuẩn là ý kiến (opinion piece) thì nó cũng hoàn toàn thiên lệch vì dựa trên ‘câu chuyện’ về một hai cô gái không tên nào đó.
Về mặt đối tượng thì gộp cả triệu cô gái ở trên 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ của Việt Nam vào một hai ví dụ để khen chê linh tinh không phải là ‘làm báo’ mà là kỳ thị vùng miền.
Văn phong và cách viết
Nhưng điều đáng lo ngại là ở Việt Nam cho đến mấy ngày hôm qua, số người phê phán bài viết về cách khinh thường trí tuệ các cô gái miền Tây thì nhiều (chữ N thứ ba), mà ít người thấy cả hai chữ N kia cũng đầy vấn đề.
Vì xét theo quan điểm văn minh, hiện đại, chuyện một thanh niên nam dùng các từ như ‘ngon’ để gọi phụ nữ là sai trái.
Đấy là ngôn ngữ của vỉa hè, mang tính phân biệt nam nữ và ‘sexist’, tức là coi phụ nữ là đối tượng của bình phẩm mang màu sắc tình dục rõ rệt.
Ở một công ty phương Tây chẳng hạn, nếu gọi đồng nghiệp nữ theo kiểu đó chắc nam giới sẽ bị kiện vì tội ‘sexual harassment’ bằng lời lẽ.
Hơn nữa, gọi trẻ em 'ngoan' thì tạm được nhưng gọi phụ nữ là ‘ngoan’ cũng có hàm ý người nói kẻ cả, bề trên, đặc đầu óc phong kiến, không coi nữ bình đẳng với nam.
Vì thế, nhiều bạn, kể cả các bạn nữ, đã hoàn toàn sai lầm khi cho rằng bài viết ‘khen’ các cô gái miền Tây Nam Bộ là ‘ngoan và ngon’.
Theo tôi, cả ba chữ N đều có tính miệt thị và còn vô ý thức ở hai chữ đầu và thiếu văn hóa ở chữ thứ ba.
Cả câu chuyện khiến người ta lo ngại về thái độ chung về nữ giới của rất nhiều thành viên trong xã hội.
Tư duy 'macho' đó này là quá lỗi thời và các bạn cần biết rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang có nữ tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng (như bà Ursula von der Leyen của Đức), và không có nghề nghiệp, vị trí gì là thuộc độc quyền của phái nam.
Tự do và kiểm duyệt
Nhưng việc đình bản và phạt báo vừa qua có liên quan gì đến tự do báo chí hay không?
Theo tôi, về mặt kỹ thuật, việc phạt báo hay cấm đăng bài, xóa bài, căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay là bình thường.
Nhưng nhìn rộng ra thì cả cơ chế quản lý báo chí đó lại có vấn đề.
Cấm bài, cắt bài, phạt báo trên lý thuyết thuộc về phạm vi kiểm duyệt.
Các bạn đừng nên nghĩ kiểm duyệt là xấu.
Nước nào cũng kiểm duyệt ít nhiều văn hóa, truyền thông.
Vấn đề chỉ là kiểm cái gì và duyệt cái gì, cơ chế ra sao mà thôi.
Ở rạp chiếu phim bên Anh, sau quảng cáo, trước khi vào phim người ta luôn chiếu giấy chứng nhận - certificate của Hội đồng Điện ảnh Anh Quốc (BBFC) với dấu mang chữ PG trong khung hình tam giác màu vàng.
Chữ ký của quan chức xét duyệt phim đó cũng hiện luôn trên màn hình.
Theo gợi ý của một số bạn bè trên Facebook, tôi viết bài này để chia sẻ cách nhìn từ Anh Quốc, về chuyện tự do báo chí và cũng về cách ‘xử lý’ của nhà chức trách khi có chuyện tương tự.
Đầu tiên là về chính ngôn từ trong bài viết khiến Trí Thức Trẻ bị đình bản và phạt tiền.
Theo tôi, đấy chưa đủ tiêu chuẩn là một bài báo, cùng lắm là dạng ý kiến riêng, may lắm thì được đăng ở một trang blog cá nhân hoặc chia sẻ với bạn bè.
Có lẽ cũng vì ở Việt Nam còn thiếu một định nghĩa, một tiêu chuẩn thế nào là ‘bài báo’, nên Trí Thức Trẻ đã đăng nó và gặp ‘vận hạn’ như các bạn đã biết.
Nếu là bài báo dạng tin tức (news story), người viết phải nêu ra một thông tin gì đó mới mẻ, về một sự kiện, nhân vật nhất định.
Nếu là bài phân tích (analysis), bình luận (commentary) thì cũng phải có căn cứ khoa học hoặc qua phỏng vấn, trích dẫn chuyên gia, nhà quan sát.
Cứ cho là về mặt thể loại, bài "Gái miền Tây" tạm có đủ tiêu chuẩn là ý kiến (opinion piece) thì nó cũng hoàn toàn thiên lệch vì dựa trên ‘câu chuyện’ về một hai cô gái không tên nào đó.
Về mặt đối tượng thì gộp cả triệu cô gái ở trên 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ của Việt Nam vào một hai ví dụ để khen chê linh tinh không phải là ‘làm báo’ mà là kỳ thị vùng miền.
Văn phong và cách viết
Nhưng điều đáng lo ngại là ở Việt Nam cho đến mấy ngày hôm qua, số người phê phán bài viết về cách khinh thường trí tuệ các cô gái miền Tây thì nhiều (chữ N thứ ba), mà ít người thấy cả hai chữ N kia cũng đầy vấn đề.
Vì xét theo quan điểm văn minh, hiện đại, chuyện một thanh niên nam dùng các từ như ‘ngon’ để gọi phụ nữ là sai trái.
Đấy là ngôn ngữ của vỉa hè, mang tính phân biệt nam nữ và ‘sexist’, tức là coi phụ nữ là đối tượng của bình phẩm mang màu sắc tình dục rõ rệt.
Ở một công ty phương Tây chẳng hạn, nếu gọi đồng nghiệp nữ theo kiểu đó chắc nam giới sẽ bị kiện vì tội ‘sexual harassment’ bằng lời lẽ.
Hơn nữa, gọi trẻ em 'ngoan' thì tạm được nhưng gọi phụ nữ là ‘ngoan’ cũng có hàm ý người nói kẻ cả, bề trên, đặc đầu óc phong kiến, không coi nữ bình đẳng với nam.
Vì thế, nhiều bạn, kể cả các bạn nữ, đã hoàn toàn sai lầm khi cho rằng bài viết ‘khen’ các cô gái miền Tây Nam Bộ là ‘ngoan và ngon’.
Theo tôi, cả ba chữ N đều có tính miệt thị và còn vô ý thức ở hai chữ đầu và thiếu văn hóa ở chữ thứ ba.
Cả câu chuyện khiến người ta lo ngại về thái độ chung về nữ giới của rất nhiều thành viên trong xã hội.
Tư duy 'macho' đó này là quá lỗi thời và các bạn cần biết rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang có nữ tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng (như bà Ursula von der Leyen của Đức), và không có nghề nghiệp, vị trí gì là thuộc độc quyền của phái nam.
Tự do và kiểm duyệt
Nhưng việc đình bản và phạt báo vừa qua có liên quan gì đến tự do báo chí hay không?
Theo tôi, về mặt kỹ thuật, việc phạt báo hay cấm đăng bài, xóa bài, căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay là bình thường.
Nhưng nhìn rộng ra thì cả cơ chế quản lý báo chí đó lại có vấn đề.
Cấm bài, cắt bài, phạt báo trên lý thuyết thuộc về phạm vi kiểm duyệt.
Các bạn đừng nên nghĩ kiểm duyệt là xấu.
Nước nào cũng kiểm duyệt ít nhiều văn hóa, truyền thông.
Vấn đề chỉ là kiểm cái gì và duyệt cái gì, cơ chế ra sao mà thôi.
Ở rạp chiếu phim bên Anh, sau quảng cáo, trước khi vào phim người ta luôn chiếu giấy chứng nhận - certificate của Hội đồng Điện ảnh Anh Quốc (BBFC) với dấu mang chữ PG trong khung hình tam giác màu vàng.
Chữ ký của quan chức xét duyệt phim đó cũng hiện luôn trên màn hình.
Người ta kiểm duyệt phim ảnh căn cứ vào mức độ tình dục, bạo lực trong phim và xem phim phù hợp với lứa tuổi nào.
Kể cả phim của Mỹ đã được xét duyệt bên đó, muốn chiếu tại Anh cũng phải qua cửa của Bấm BBFC.
Với báo chí, nhất là báo mạng, Anh Quốc chủ trương tự do thông tin và thúc đẩy sáng tạo công nghệ mạng (online innovation) nhưng chính phủ vẫn ngăn các dạng phát hành vi phạm bốn dạng nội dung.
Đó là nội dung vi phạm bản quyền (copyright infringement); tình dục người lớn (adult content – nhằm bảo vệ trẻ em); khủng bố (terrorism – ngăn các nhóm khủng bố dùng mạng Internet để tuyên truyền); và kích động hận thù (hate crime).
Khi các trang web hay bài viết, nội dung này xuất hiện, chính quyền có thể yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ (ISP) khoá trang lại hoặc khóa bài viết, nội dung âm thanh, hình ảnh, video đó.
Nhưng trong các lĩnh vực khác, nhà nước không tự can thiệp mà để cho xã hội cùng hệ thống tư pháp độc lập giải quyết.
Ví dụ là một cá nhân, bạn hoàn toàn có thể khiếu nại lên báo chí hoặc yêu cầu toà án ra án lệnh ngăn báo chí đưa tin, đăng ảnh mà bạn cảm thấy đang hoặc sẽ vi phạm đời tư, quyền riêng tư hoặc thấy bị xúc phạm.
Rất nhiều siêu sao của giới ca nhạc, giải trí, thể thao đã chọn cách này để ngăn báo chí.
Ngoài ra, không gian tự do để châm chọc, trêu đùa, thậm chí cười nhạo luôn rộng mở.
Các sách in tiếu lâm bán đầy ngoài hiệu sách, về đủ mọi loại người, loại nghề.
Bạn còn có thể mua cả bộ sách Bấm 'Xenophobes' Guides' trêu chọc, nêu tính xấu một cách đầy định kiến nhưng dí dỏm về các quốc gia và dân tộc châu Âu, châu Mỹ, cả Trung Quốc, Nhật Bản (chưa thấy Việt Nam).
Trở lại bài viết tai tiếng trên Trí Thức Trẻ.
Vì ở Việt Nam không có báo chí tư nhân, tự nhiên đây lại là chuyện ‘quốc gia đại sự’.
Vì mọi tờ báo, ấn bản thông tin, đài phát thanh, truyền trình ở Việt Nam ở dưới có một cơ quan chủ quản nào đó thuộc chính quyền, nên quả bóng trách nhiệm cho mọi nội dung luôn rơi trở lại sân chính quyền.
Trong khi nó chỉ nên là chuyện của những người cảm thấy bị xúc phạm gửi thư khiếu nại hoặc kiện tờ báo hay cá nhân tác giả mà cho đến nay vẫn ẩn danh.
Hai bên có thể gặp nhau tại toà án nếu như toà ở Việt Nam được giao vai trò xét xử báo chí.
Đằng này tất cả vẫn lại quay về điểm khởi đầu là bộ ngành có báo làm sai thì bộ ngành tự xử lý...chính mình hoặc cùng lắm là bộ này xử lý bộ kia nhưng vẫn cùng nằm trong chính phủ.
Cũng vì thế, tranh luận về ‘tự do báo chí’ trong vụ việc này xem ra chưa phù hợp chừng nào cơ chế tam quyền phân lập và chế độ kiểm duyệt minh bạch với thông tin, báo chí được định hình ở Việt Nam.
Nguyễn Giang
( BBC )
( BBC )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét