Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Tin Chủ Nhật, 17-08-2014 - “Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tàu cá Lý Sơn bị ‘tàu TQ tấn công’ (BBC). “Phía Trung Quốc đã thả xuồng số hiệu 2002 cùng 12 người ‘dùng dùi cui, búa dồn ngư dân về phía mũi rồi đập phá cabin, thuyền thúng, cắt dây hơi’.” – Tàu cá Lý Sơn bị Trung Quốc cướp phá ở Hoàng Sa (NĐT).  – Thăm hỏi, hỗ trợ ngư dân Lý Sơn (ND). Vụ người Khmer Krom biểu tình, đốt cờ trước toà đại sứ VN ở Phnom Penh, nghe người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình lên tiếng phản đối dữ dội, yêu cầu chính quyền Campuchia phải xử nghiêm những người đốt cờ, dù họ chưa gây tổn hại vật chất hay sức khỏe của công dân VN, còn vụ ngư dân VN bị TQ tấn công khi nào anh Lê Hải Bình lên tiếng?   – Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam thăm và tặng quà ngư dân đảo Lý Sơn (VOV).
- André Menras, Hồ Cương Quyết: Hoa tươi hoa héo… (BVN). “Vẫn cứ như thế, với độ căng ít hay nhiều hơn, cùng một kịch bản chủ nghĩa yêu nước dây thun được các nhà lãnh đạo cấp cao chơi hoài. Cái logic ấy càng lâu càng không thể giữ vững. Nó không lừa được ai nữa và những kẻ thực hành nó tự kết tội mình với nó. Nhưng có thể họ đã quá thoả hiệp, quá sâu và từ quá lâu, để dám ‘Thoát-Trung’, thoát khỏi nanh vuốt China…”

- Trung Quốc sắp ra mắt ‘nhà máy lọc dầu trên biển’ (Zing).  – TQ tung “nhà máy lọc dầu trên biển”, thách Mỹ giám sát? (ĐV).  – Đầu nóng Trung Quốc ngăn“đóng băng” biển Đông (PLTP). – Học giả Trung Quốc bác bỏ quan điểm sai trái về biển Đông (TP).
H1- Tướng Martin Dempsey: Mỹ sẽ là đối tác quan trọng của Việt Nam (NLĐ).  – Đại tướng Martin Dempsey: ‘Chúng tôi cam kết thành đối tác tin cậy của Việt Nam’ (VNE).   – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey: Mỹ không buộc VN phải chọn phe (TN). – Dempsey: Không ép Việt Nam chọn Mỹ hay TQ, sẽ giúp phát triển hải quân (GDVN). – Tướng Dempsey: Mỹ có thể giúp Việt Nam phát triển Hải Quân (NĐT). – Tướng Dempsey tuyên bố Mỹ có thể giúp Việt Nam xây dựng hải quân (RFI). – ‘Mỹ có thể giúp hải quân VN’ (BBC). “Chúng tôi nói rõ rằng Mỹ không về phía ai trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng rất quan tâm về cách giải quyết”. – Đại tướng Dempsey: Bỏ cấm vận vũ khí, Mỹ có thể giúp Việt Nam tăng sức mạnh hải quân (MTG).
- Chuyện đại gia chi nghìn tỉ sắm tàu ra Hoàng Sa: “Nồi cháo rìu” tàu cá (DV). “Khi các báo rộ tin ông Phạm Ngọc Lâm – chủ Công ty CP Đức Khải ‘mua’ 100 tàu đánh cá hiện đại cùng ụ nổi và trực thăng để đánh cá với mục đích kinh doanh ngoài Biển Đông, với những cái tít hùng hồn, mọi người đều mừng rỡ mà bái phục… Nhưng mừng và bái phục bỗng hụt hẫng chỉ vì các bản tin mới đây nhất bỗng thay một chữ. Từ chỗ Đức Khải ‘mua’ 100 tàu cá bỗng thành Đức Khải ‘vay’ tiền ngân hàng mua tàu cá!“.
- Việt Nam tiếp tục phải trả giá đắt việc dùng nhà thầu Trung Quốc (NV). “… trên thế giới, chi phí đầu tư trung bình cho đường sắt chạy ở trên cao trong đô thị chỉ khoảng 20 triệu đến 30 triệu Mỹ kim/km. Nếu tổng vốn đầu tư được nâng lên theo yêu cầu của nhà thầu Trung Quốc thì mỗi cây số đường sắt trong dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông ngốn gần 70 triệu Mỹ kim. Cao hơn gấp đôi là quá phi lý.  Các chuyên gia không đồng tình còn vì chính quyền vay nhưng dân chúng phải trả và họ cùng thắc mắc là tại sao lại có ‘cơ sự thế này’ nhưng không ai màng đến trách nhiệm“.
- GS Nguyễn Văn Tuấn: Nhớ tới lời hứa của ông Lê Duẩn về cái tủ lạnh (BS). “Từ ngày ông Lê Duẩn hứa ’10 năm nữa mỗi gia đình sẽ có tủ lạnh’ đến nay đã gần 40 năm. Thế giới đã bước vào thể kỉ 21 gần 15 năm. Trong khi nông dân bên Thái Lan chạy xe hơi Toyota đi chợ và nhà nào cũng có tủ lạnh, thì nông dân Việt Nam vẫn còn mơ một chiếc xe Honda và cái tủ lạnh”.
H2<- Sắp sửa có đợt trấn áp mới? Thủ tướng: Không để nhen nhóm tổ chức phá hoại (VNN). TT Nguyễn Tấn Dũng: “Một đất nước mất ổn định chính trị sẽ không thể phát triển, không thể chăm lo cho đời sống nhân dân. Các đồng chí phải làm thật tốt, dứt khoát không để nhen nhóm hình thành tổ chức chống đối phá hoại đất nước”. – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phải ngăn chặn việc hình thành các tổ chức phản động (MTG). – Ai là kẻ “phản động? Câu hỏi dành cho ông Nguyễn Tấn Dũng (DLB). – Lực lượng Công an nhân dân tiếp tục nỗ lực phấn đấu, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (CAND).
- Thủ tướng coi chừng cái dự luật này: Chế tài nhân quyền Việt Nam: Bắt đầu “triệt buộc” (VNTB). “Áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan chức chính phủ Việt Nam ‘đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam’ là tinh thần sắt son trong bản Dự luật Chế tài nhân quyền Việt Nam mà những nghị sĩ cứng rắn như Ed Royce đang tiếp bước ‘Lộ trình Miến Điện’… những cá nhân có tên trong danh sách sẽ không được nhập cảnh hay quá cảnh ở Hoa Kỳ, không được cấp bất kỳ quy chế di trú hợp pháp nào, và cũng không được phép nộp đơn hay thỉnh nguyện liên quan đến những việc này“.
- Minh mà không sáng (VNTB). – Về một “nhà văn… đã chết” có tên trong Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam: TÔI, NGUYỄN QUỐC THÁI VẪN CÒN SỐNG ĐÂY! (Văn Việt).
- Đã đến lúc phải từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin (Phần 1) (DLB).
- Dân oan Dack Nong tại Ngô Thì Nhậm ba năm nay (Lê Hiền Đức).
- Bài viết của nhà “huyết học” Nguyễn Đắc Xuân: Người hạ sát anh em ông Ngô Đình Diệm nói gì trước khi chết (MTG).
- LỜI XIN LỖI CỦA CÁ NHÂN LUẬT SƯ TRẦN ĐÌNH TRIỂN – Lý do hoãn hội thảo đóng góp ý kiến cho Thông tư số 28/TT-BCA của Bộ Công An (Tễu). - Bộ Tư pháp quản lý trại giam, bất cập và thông lệ quốc tế (GDVN).
- SOPA, PIPA VÀ TIN ĐỒN (Nguyễn Văn Thạnh). “Một dân tộc mà có quá nhiều người sợ hoang mang, rồi muốn chính quyền diệt đi bất cứ ai, bất cứ nguồn cơn nào gây hoang mang là một dân tộc rất yếu. Liệu một dân tộc như vậy có thể trải qua những cơn sóng gió của đời để sánh vai cùng các cường quốc năm châu không?
- HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 174 – Gái ngu – đâu chẳng có ! (Nhật Tuấn). “ĐKMN… Ngu thì cứ gì gái miền Tây. Có mẹ đã nói ‘Việt Nam dân chủ gấp vạn lần nước Mỹ’ có ngu không ? Còn mẹ y tế cũng nói ngu nữa: ‘Việc đưa quà biếu sau điều trị đó là tấm lòng của người bệnh’.”  – Báo có đầu tư của con rể Thủ tướng Việt Nam bị phạt nặng (NV). – “Gái miền Tây và 3 chữ N”: Sao không phạt cá nhân mà phạt cả báo? (ĐSPL).
- Đằng sau sự kiện bài báo “con gái miền Tây ngu”: T.T.T. muốn gì từ N.N.N? (MTG). “… người đọc hãy chờ xem có phải ba “N”- “ngon, ngoan, ngu”  chỉ là một vở kịch của các ông chủ T.T.T? Và nếu đây là một vở kịch thì bài học cho người đọc báo và các nhà quản lý báo sẽ là cái gì?
H1Báo chí An Nam thời hiện đại (Nguyễn Hoa Lư). “Chúng ta nên để tâm ngắm nhìn các tờ báo hàng đầu trong nền báo chí hiện đại của xứ An Nam, nhất là với những tờ báo muốn sống chết với nghề, muốn ngoan hiền lại có chút lòng tự trọng. Những tin tức liên quan đến các sự kiện kiểu ‘nhiệt liệt chào mừng’, ‘hân hoan kỉ niệm’ hay những sự việc nhạy cảm đều là những đề tài hết sức khó nhằn. Các tin dạng ‘nhiệt liệt’ thì không ai muốn đọc, các tin dạng dưới thì dễ bút sa gà chết, chỉ một sơ sẩy nhỏ là trở thành chuyện tày đình như chơi!” Photo: dangcongsan.vn =>
- Hà Tĩnh: Bắt nguyên phó chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân (TT). – Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Trụ, Long An: Xây nhà trái phép, bị rớt chức vẫn không chừa! (NLĐ).
- Hé lộ danh sách băng nhóm của trùm xã hội đen Minh ‘sâm’ (TP).  – Sự thật con đường trở thành đại gia buôn gỗ của Minh Sâm (ĐSPL). – Con gái, con rể trùm buôn gỗ Minh “sâm” cùng tham gia băng xã hội đen (DT). – Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo mở rộng điều tra vụ Minh “Sâm” (NLĐ).
- Bộ Công an vào cuộc vụ Thượng tá Công an bị dọa giết (GDVN). “Bộ Công an vừa có văn bản đề nghị Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa kiểm tra xử lý thông tin bài viết ‘nguyên phó trưởng Công an thành phố Thanh Hóa bị dọa giết’.”  Công an “chơi” công an, rồi công an ở trên lệnh cho công an ở dưới kiểm tra, xử lý?!  Không có tư pháp độc lập, bên nào thắng, bên nào bại có lẽ tùy thuộc vào mối quan hệ giữa Đại tá Lê Văn Nghiêm và Thượng tá Đỗ Văn Cai với ông Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa?!
- Thanh Hóa: Clip Công an bị người tham gia giao thông…bắt bí (GDVN).
- Người nhà bệnh nhân đâm, chém bác sĩ, y tá, vì đâu? (RFA). “Trách nhiệm này là của những người lãnh đạo nhà nước chứ không phải của cá nhân của các ông bác sĩ. Cá nhân của các ông bác sĩ chỉ chịu đựng là một con ốc trong một guồng máy thôi“.
- Nghĩa vụ quân sự: Đừng lặp lại sự bất công (TT). “Rất là bất công! Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thốt lên như vậy trước thông tin cho thấy lên đường tòng quân chủ yếu là con em nông dân. Con em những gia đình có điều kiện thường là học lên cao, đi nước ngoài, làm công sở và coi như… thôi nghĩa vụ quân sự“.
- Vụ chùa Bồ Đề: Nhiều điểm đáng ngờ trong danh sách 11 cháu bé (ĐSPL).  – Vụ chùa Bồ Đề: Không tìm thấy sự tồn tại bé đã được CA xác minh ‘trả về’ (XH).
- Chuyện về nữ doanh nhân xinh đẹp làm từ thiện ở chùa Bồ Đề (ĐSPL).
- Báo Phụ Nữ đoạt giải Vành Khuyên với loạt bài về Chùa Bồ Đề (PLTP).
- Người Việt vào casino: Quản thế nào? (NLĐ).
- Bắc Kinh lật lại quá khứ để đề cao tinh thần chống Nhật (RFI).
- Tình thế “cưỡi trên lưng hổ” của Tập Cận Bình (ĐSPL).
H1<- Gordon G. Chang: “Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản (pro&contra). LS Gordon Chang là người Mỹ gốc Hoa và là người nổi tiếng với cuốn sách “The Coming Collapse of China“, xuất bản năm 2001, trong sách ông đưa ra những nguyên nhân TQ sẽ sụp đổ và ông cũng đã tiên đoán ĐCS Trung Quốc sẽ sụp đổ trong khoảng thời gian 10 năm sau ngày quyển sách của ông xuất bản, tức năm 2011.  Sau năm 2011 người ta không thấy ĐCS Trung Quốc sụp đổ, mọi người hỏi thì ông bảo nó sẽ sụp đổ trong năm tới. Nếu như năm nào ông Chang cũng bảo ĐCS Trung Quốc sẽ sụp đổ trong năm tới, thì thế nào nó cũng sụp. Có lẽ những người mong cho đảng CSTQ sụp đổ hơn ai hết ngoài ông Chang, chính là những người dân Việt Nam, dân Tây Tạng, Tân Cương…
- TQ chiếu phim về Đặng Tiểu Bình (BBC). “Phim cũng né tránh hai giai đoạn nhạy cảm là thời kỳ ông Đặng bị Mao Trạch Đông thanh trừng hai lần trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa từ năm 1966, và cuộc thảm sát sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989 mà ông Đặng là người chủ trương“.
- Bắc Triều Tiên : Thánh lễ không có linh mục (BBC).

- Báo TQ xấc xược: “Chỉ cần 3 ngày là biến Việt Nam thành tỉnh của TQ” (GDVN). “Bài báo ngang ngược xuyên tạc, chỉ trích Việt Nam rằng, Chính phủ Việt Nam ngày càng ‘trắng trợn khiêu khích’ trên Biển Đông, đổ lỗi cho Việt Nam từ ‘kín tiếng’ đi tới ‘lưu manh’.
- Nguyễn Mạnh Trí: Biển Đông: Chiến Lược Đề Nghị (Việt Báo).
- Người Việt có thể làm những việc gì? (FB Trương Nhân Tuấn/ Dân News).
- Sơ lược buổi trò chuyện cùng nghị sĩ Đức Tom Koenigs về Nhân Quyền ở Việt Nam (FB Huỳnh Minh Tú). “Hôm nay, chàng thanh niên trẻ Tom Koenigs ngày nào từng hiến tặng toàn bộ tài sản thừa kế của mình ủng hộ cho lý tưởng Cộng Sản Việt Nam đẹp đẽ…, đã trở thành một quý ông Tom Koenigs đưa tay đón nhận bộ hồ sơ những tù nhân lương tâm bị cầm tù bất chấp Nhân Quyền của chính thể chế mà ông từng ủng hộ“.
- Tổng vệ sinh… rác mạng (TT/ MTG). “Kính thưa những nhà kinh doanh mạng và các nhà báo sản xuất “rác” trên mạng, quý vị ắt cũng phải có con, cháu. Chạy theo chuyện câu view để tăng thu quảng cáo nhằm thu lợi, nhưng quý vị quên rằng con cháu mình cũng ngấu nghiến thứ “rác” trên mạng do chính mình sản xuất“.
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 16-8-2014 (VietFin).
- Vấn đề GDP có phải chỉ lỗi ở các tỉnh? (TBKTSG).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: Viết tiếp vụ “Doanh nghiệp khiếp sợ… giải thưởng”: Thiệt hại không chỉ là tiền (DV).
- Thắng cảnh Mo So: Không ai dám đầu tư vì ngại mỏ đá vôi (TT).
- Dị nhân kiếm tiền tỷ từ nghề ”bắt chim hót theo tiếng người” (DV).
- Doanh nhân & Phong cách: Thành công bắt đầu từ Tâm huyết và Đam mê (Trần Đăng Khoa).
- Bắc Kinh kiểm toán thu nhập địa ốc của các địa phương (RFI).
- Các chủ nợ kháng cáo việc “đóng băng” thanh khoản của Argentina (TTXVN).

- Điểm sách: “Money and Tough Love: On Tour with the IMF”: “Soi” cách thức hoạt động của cỗ máy IMF (Infonet).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Thư giãn cuối tuần: HÀ NỘI SINH NHẬT BÀ TRƯNG, BẮC NINH “CÁ KIẾM” 60 TỶ (Tễu).
- NSƯT Kim Tiến: Giọng đọc huyền thoại trong nước mắt số phận (TP).
- Phạm Công Thiện (Phan Nguyên).
- Hoàng hôn trên Bản Dốc (Tin Tức).
- Người Việt “ngại” nghe góp ý thẳng (TVN).
H1<- ‘Lạc lõng’ cậu nho sinh người Mỹ gốc Việt (NV).
- Các giáo sư, nhà nghiên cứu nói chuyện “Thoát Trung về văn hóa” (DV). – Hoàng Hưng: Nghĩ vụn sau buổi toạ đàm “thoát Trung” (BVN).
- NSƯT Kim Oanh bức xúc vì bị chỉ trích “mất dạy” khi đóng cảnh sàm sỡ (GDVN).
- Về nhạc sĩ Vinh Sử: Khi “ông hoàng nhạc sến” sa cơ (PT).
- Nhạc sĩ Phó Đức Phương trả lời RFA về chuyện tác quyền (RFA). “Cứ hát cả một đêm những bài của anh Sơn mà không áy náy gì về việc ban tổ chức chưa xin phép về quyền tác phẩm của anh Sơn. Đấy cũng là một sai sót của chị Khánh Ly“.  – Tác quyền: Phải đòi đến cùng! (NLĐ).
- Tuồng “Men Rượu Sa Kê” và đôi nghệ sĩ Thanh Nga – Thành Được (RFA).
- Truy tìm bài “xuân dược” gối đầu giường giúp Quý phi già mê hoặc quân vương kém 17 tuổi (giadinh.net).
- Lưu giữ nếp nhà sàn truyền thống (Tin Tức).
- ‘Cánh rừng vàng’ 400 năm tuổi giữa đồng bằng (VNN).
- Bốn đội sẽ đứng đầu Premier League? (BBC).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Giao địa phương tổ chức kỳ thi quốc gia: không ổn (TT).  – Kỳ thi quốc gia: Nên thi trắc nghiệm (NLĐ).  – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: “Ta phải có lòng tin vào nhau” (TP).  – Dân muốn biết học trường nào để dễ tìm việc làm (TP).
- “Giáo dục đại học thực sự là một thị trường” (VNN). – Giáo dục hay canh bạc? (HQ).
- Trường có 500 lượt học sinh đỗ đại học: “Các em tự học, không học thêm!” (DT).
- Khi con rớt đại học (PNTP).
- Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Những chuyện không giống ai (DT).
- Chuẩn bị sẵn sàng cho con vào lớp 1 (Infonet).
- Trường tiểu học ở Anh đánh giá năng lực học sinh thế nào? (GĐVN).
- Học trò nói xấu thầy cô (NLĐ).
- Lương Định Của – nhà bác học của đồng ruộng (Tin Tức).
- Xếp hạng Thượng Hải : Mỹ đứng đầu, 4 đại học Pháp trong nhóm 100 (BBC).
- Giáo dục đạo đức toàn cầu: nhận thức và trách nhiệm (BVN).
- Uống nước để lâu có hại cho sức khỏe? (MTG).
- Ăn mặn giết chết 1,6 triệu dân thế giới mỗi năm (VNN).
- Sự thật về người ngoài hành tinh xuất hiện trên Mặt trăng (DV). Có thể có người ngoài hành tinh nhưng trong thời điểm này, họ chưa thể viếng thăm chúng ta. Nếu ai đó vẫn còn tin có người ngoài hành tinh đến thăm chúng ta hoặc họ xuất hiện ở các hành tinh trong hệ mặt trời, thì người đó tin rằng có người hoặc sinh vật nào đó ngoài hành tinh có thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Chỉ có thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng, người ngoài hành tinh mới có thể viếng thăm chúng ta từ một hành tinh xa xôi.  Cho đến thời điểm này, khoa học vẫn chỉ có thể chứng minh được tốc độ ánh sáng là nhanh nhất, nên khó có thể tin người ngoài hành tinh ghé thăm bất kỳ hành tinh nào trong hệ mặt trời.
Ngay cả những ngôi sao gần trái đất nhất là Alpha Centauri, cũng ở cách xa trái đất 25.600 tỷ dặm (khoảng 41.199.206.400.000 km). Giả sử như có người ngoài hành tinh sống ở những ngôi sao gần nhất là Alpha Centauri và họ có thể đi với tốc độ nhanh nhất mà một con tàu vũ trụ (Space Shuttle) có thể đạt được là 17.600 dặm/ giờ (khoảng 28.300 km/giờ), phải mất khoảng 165.000 năm để đi từ chỗ họ đang ở để đến thăm trái đất chúng ta.

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Đánh khách tét đầu, nhà xe bồi thường 3,5 triệu đồng (TT). Sức khỏe, nhân phẩm, và ngay cả mạng sống của người dân VN bị xuống giá quá thấp!
- Nhiều dấu hỏi trong vụ 2 người chết trên ô tô (TN). – Ông Tú bắn bà Thời rồi tự sát? (TT). – Vụ cặp doanh nhân chết trong ô tô: Thi thể người nữ có tới 7 vết đạn (NLĐ).
- Đu dây qua sông, một phụ nữ rơi từ độ cao 10 mét (TT).
- Clip: Nữ sinh bị đánh hội đồng, lột nội y tàn nhẫn trong lớp học (ĐSPL).
- ‘Dẫu phải ngồi trên xe lăn đến trường, em cũng hạnh phúc’ (VNN).
- Vụ hỏa hoạn nhiều căn nhà: Chính quyền Daklak có rút được bài học? (VNTB).
- Thêm 33 lao động Việt Nam từ Libya về nước (VOV). – Lao động Việt từ Libya quá cảnh Malaysia được tận tình giúp đỡ (TTXVN).
- Thái Lan chặn người nước ngoài mang con đẻ thuê về nước (TT).
- Trung Quốc bắt băng đảng chuyên cưỡng bức lấy máu học sinh (BBC).
- Các giới chức Anh phát giác 35 người bên trong container chở hàng, 1 người chết (VOA).
- Thói vô lương (TN). “Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm đã ban hành, không thể để những kẻ vô nhân chỉ xem đó như lời thoảng qua, như tờ giấy bỏ. Trừng trị đích đáng những kẻ vô nhân bất lương coi thường sức khỏe, tính mạng người dân trong cộng đồng hôm nay cũng là để gìn giữ, nâng cao thể chất giống nòi ngày mai“.
QUỐC TẾ
- Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết chống Hồi giáo cực đoan Irak (RFI). – Những vụ không kích của Mỹ đánh trúng xe của phiến quân gần Sinjar (VOA). – Nga: “LHQ không cho phép dùng vũ lực tại Iraq và Syria” (TP).
- Kiev phá hủy một đoàn xe quân sự Nga trên lãnh thổ Ukraina (RFI). – Mỹ: Chưa thể xác nhận tin nói rằng quân xa Nga đã tiến vào Ukraine (VOA). – Giải mã tình hình thực địa tại Ukraine: Moscow đụng độ Kiev? (PLTP).
- Đức Giáo hoàng phong chân phước cho 124 vị tử đạo Triều Tiên (RFI). – Đức Giáo hoàng phong chân phước cho những người tuẫn đạo Triều Tiên (VOA).
- Ấn Độ xây dựng quốc phòng để răn đe thái độ “thù địch” (RFI).
- Hàng vạn người biểu tình ở Islamabad đòi thủ tướng Sharif từ chức (VOA).
- Mêhicô phản đối bang Texas triển khai quân ở biên giới (RFI).
- Truy tố Thống đốc bang Texas (TT).
- Cáo buộc thanh niên da đen bị bắn chết là trộm cắp gây phẫn nộ (RFI).
- Sự lên ngôi của dữ liệu và cái chết của chính trị  (Guardian/ TCPT).
- Tài khoản nạn nhân MH370 bị đánh cắp bí ẩn 35.000 USD (PNTP).
- Tinh trùng Bắc Âu đổ bộ vào Anh (PLTP).

* RFA: + Sáng 16-08-2014; + Tối 16-08-2014
* RFI: 16-08-2014
* Video RFA: + Bản tin video sáng 16-08-2014; + 7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 16.08.2014

2869. Nên xử lý thi hài Hồ Chí Minh thế nào cho phù hợp?

RFA – Việt Ngữ
Anh Vũ, thông tín viên RFA
15-08-2014
Nghe audio
H1
Trong Di chúc của mình, ông Hồ Chí Minh đã bày tỏ nguyện vọng được hỏa táng thi hài sau khi qua đời. Việc này được cho là không chỉ tốt xét ở góc độ văn minh vật chất mà còn rất tốt dưới góc độ tâm linh. Dư luận xã hội đã nói gì về điều này?

Nguyện vọng của nhân dân?

Hồ Chí Minh (1890–1969) là một nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng cho chế độ hiện tại ở VN.
Ở VN, ông là nhà lãnh đạo được nhiều người dân ngưỡng mộ và tôn sùng, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ. Không chỉ thế, hiện nay ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa ở Việt Nam.

Trong Di chúc của mình, phần “Về việc riêng” ông Hồ Chí Minh đã ghi rõ:
“Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành chia cho 3 miền. Đồng bào mỗi miền nên chọn l quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1 ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.”
Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III đã tiến hành ướp xác và xây lăng của ông, với lý do “theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân“.
Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng chủ trương xây Lăng CT Hồ Chí Minh, là việc làm đơn phương của Bộ Chính trị, điều đó không chỉ trái ý nguyện của ông Hồ Chí Minh mà còn trái với tập tục của người VN, với mong muốn được mồ yên, mả đẹp.
Từ Nha trang, nhà báo Võ Văn Tạo nói với chúng tôi:
“Lãnh đạo Đảng và Nhà nước thì công bố rằng thể theo nguyện vọng của toàn dân, nhưng có đưa ra Quốc hội xin ý kiến đâu. Nếu là nguyện vọng của toàn dân thì phải đưa ra Quốc hội xin ý kiến chứ? Lẽ dĩ nhiên khi đó xây Lăng thì tình cảm của đồng bào Miền Bắc thì đa số ủng hộ, vì nhận thức lúc đó của họ là như vậy. Song sau này mới biết việc duy trì cái Lăng này là hết sức tốn kém.”
Nhà báo Mai Xuân Dũng thấy rằng ông Hồ Chí Minh là biểu tượng của Đảng CSVN và là biểu trưng của chế độ, cho nên việc xử lý thi hài của ông Hồ Chí Minh là một vấn đề hết sức nhạy cảm. Theo ông xây lăng là một việc làm vô nghĩa, vì thực tiễn lịch sử đã chứng minh các vị tiền nhân như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… không cần lưu ướp xác, nhưng tên tuổi của họ đã trở thành bất tử và gắn liền với lịch sử dân tộc VN.
Từ Hà nội, Nhà báo Mai Xuân Dũng nói:
“Tôi nghĩ VN còn là một đất nước quá nghèo, nhân lực tài lực quá yếu kém, rất là khổ. Vậy tại sao ta không nghĩ đến mấy chục triệu người còn đang sống rất khổ? Sao ta phải tốn kém mỗi năm hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ, với một quỹ đất hàng trăm hecta để duy trì cho một cái Lăng như thế?”
Cho rằng việc xây dựng và duy trì Lăng CT Hồ Chí Minh hiện nay, là điều không đúng với di chúc của người đã khuất, nhà báo Võ Văn Tạo cho biết lý do thực chất của việc duy trì Lăng CT Hồ Chí Minh. Ông nói với chúng tôi:
“Một số người ở cấp lãnh đạo muốn duy trì cái đó, theo tôi đánh giá và người dân nói với tôi. Đấy là cái bình phong để giữ quyền lực cho nhóm có lợi ích chóp bu của thể chế hiện nay, lấy đó để thu hút và lôi kéo nhân dân thôi. Vì bản thân họ cũng chả kính trọng gì Cụ, nếu kính trọng thì đã không làm sai Di chúc của Cụ.”

Cần tạo tiền đề cho việc hòa giải

Khi được hỏi quan điểm cá nhân về việc nên xử lý thi hài CT Hồ Chí Minh thế nào cho phù hợp?
Nhà báo Mai Xuân Dũng thấy rằng chính quyền cần tôn trọng ý nguyện như đã nêu trong Di chúc của ông Hồ Chí Minh. Song quan trọng hơn theo ông việc xử lý thi hài Hồ Chí Minh còn là tạo tiền đề cho việc hòa hợp, hòa giải dân tộc.
Từ Hà nội, Nhà báo Mai Xuân Dũng nói với chúng tôi:
“Thể chế này, chính quyền này nếu thực sự coi trọng Hồ Chí Minh, ai cũng biết rằng ông đã có nguyện vọng được hỏa tang và rắc tro trên 3 miền đất nước. Thì tại sao người ta không làm cái việc đó? Tại sao người ta không tôn trọng một người có Di chúc như thế?”
Nhà báo Võ Văn Tạo thấy rằng việc duy trì lăng tẩm như hiện nay khiến người ta nghĩ về chế độ phong kiến. Theo ông vẫn còn một bộ phận không nhỏ người VN, đặc biệt là người Miền Bắc vẫn ủng hộ việc duy trì Lăng CT Hồ Chí Minh như hiện tại. Theo ông đó là hệ quả của chính sách tuyên truyền trong một thời gian dài, cũng như lăng Lenin ở nước Nga đã nhiều chục năm cũng chưa giải quyết được.
Nhà báo Võ Văn Tạo nói với chúng tôi:
“Ở Việt nam hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân tin vào chuyện tâm linh, để như vậy nó không được hay, điều đó trái với đời sống tâm linh của dân tộc mình. Tức là không được mồ yên, mả đẹp. Thế thì theo tôi tốt nhất là ta nên làm đúng theo Di chúc, tuy rằng nó đã quá muộn. Những người có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước hiện nay cần thực hiện theo Di chúc và cho hỏa táng. Còn tro rắc ở đâu thì tùy, như thế thì nó thỏa mãn ý nguyện của người đã khuất”.
Hiện nay đã có nhiều ý kiến thấy rằng nên hỏa táng hoặc chôn cất theo đúng nguyện vọng của người đã khuất theo lẽ “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Điều đó sẽ không chỉ tiết kiệm tiền bạc trong việc bảo quản, mà còn phù hợp với vấn đề văn hóa tâm linh.
Nhà báo Huy Đức đã viết trên facebook của mình rằng: “Những ai còn kính yêu Hồ Chí Minh thì nên lắng nghe ý kiến này. Theo tôi, nên bảo tồn Lăng như một di tích không chỉ là di tích về Hồ Chí Minh mà còn là di tích về thời đại Cộng sản. Trong lăng, từ di hài cho đến 4 tiêu binh đứng quanh nên tái hiện bằng sáp (để các cháu túc trực trong nhiệt độ rất thấp như vậy cũng không nên). Hỏa táng hoặc an táng Cụ không chỉ tốt xét ở góc độ văn minh vật chất mà còn rất tốt dưới góc độ tâm linh”.
“Nghĩa tử là nghĩa tận”, đáp ứng nguyện vọng của người đã khuất là điều phù hợp với truyền thống văn hóa, truyền thống tâm linh của người VN. Nó không chỉ là sự kính trọng với người đã khuất, mà còn là hành động phù hợp với một thế giới văn minh của loài người.

2870. Nhớ tới lời hứa của ông Lê Duẩn về cái tủ lạnh

GS Nguyễn Văn Tuấn
16-08-2014
H1
Cái tủ lạnh này vẫn còn nằm trong mơ
Hôm nay, bên nhà ở dưới quê, thằng cháu mới ra riêng và nó khoe mới mua được một cái tủ lạnh. Mừng cho nó. Nhưng mừng đó thì cũng buồn đó, vì nó làm tôi nhớ đến một lời hứa nổi tiếng của ông Lê Duẩn. Sau 1975, tôi không nhớ chính xác năm nào nhưng có thể 1976-1977, ông Duẩn tuyên bố rằng 10 năm nữa mỗi nhà ở VN sẽ có một cái tủ lạnh. Đến nay, đã gần 40 năm sau lời hứa đó, cái tủ lạnh vẫn còn là một niềm mơ ước của nhiều người dân
Những năm sau thống nhất (tôi không thể dùng chữ “giải phóng”) ông Lê Duẩn nổi như cồn. Đi đâu cũng gặp hình của ông ấy lúc thì trên tivi, lúc thì qua báo chí, lúc thì qua đài phát thanh. Sau này tôi mới biết ông là một người nắm quyền uy gần như tuyệt đối thời đó. Mỗi lời nói của ông là một mệnh lệnh, một chỉ thị, chắc cũng chẳng khác với quyền uy của ông gì đó bên Bắc Hàn hiện nay. Mãi đến bây giờ, nhắc đến tên ông là tôi rùng mình nhớ ngay đến thời bao cấp, hợp tác xã, và đặc biệt là thời ăn bo bo và thuốc xuyên tâm liên. Như một cơn ác mộng. Nói chung là một thời kinh hoàng.

Trong cái thời kinh hoàng đó chợt loé lên một tia hi vọng. Tôi nhớ hoài cái tia hi vọng đó trong một buổi tối ngồi xem tivi trắng đen. Trong một bài diễn văn dài lắm, nhưng có câu tôi nhớ mãi (có lẽ đến cuối đời): 10 năm nữa mỗi nhà ở VN sẽ có một cái tủ lạnh.
Cái tủ lạnh. Tôi đã thấy nó lúc còn đi học ở thành, tôi biết nó diệu kì ra sao. Trái cây để trong tủ lạnh mấy ngày mà vẫn còn tươi rói. Đi trong cái nắng cháy da về nhà uống nước tủ lạnh, ôi nó như là cốc nước thần tiên làm cho người sảng khoái ngay. Cái tủ lạnh nó còn làm ra nước đá để bào làm xi-rô. Thử tưởng tượng ở dưới quê xa “kinh kì sáng chói” mà có một cái tủ lạnh như thế thì ai mà không mơ tưởng. Ôi, đó là một ước mơ của cả nhà tôi bao nhiêu năm nay. Chờ 10 năm nữa cũng chẳng sao.
Cái tủ lạnh thời đó là một chứng từ của status, của địa vị. Nó cũng như cái cây viết Parker là một chứng từ của “người có học”, cái tủ lạnh là một dấu hiệu gia đình giàu có và thành thị. Mà, đúng như thế, vì thời đó chỉ có người khá giả ở thành phố có điện mới có tủ lạnh. Ui chao, cái tủ trắng tinh, nước sơn trơn tru, nó “trú ngụ” ngay trong phòng khách “sánh vai” cùng các vật sang trọng khác như cái tủ li, cái tủ thờ, cái divan. Thật ra, cái tủ lạnh còn hơn mấy vật vừa kể vì nó sang trọng hơn, hiện đại hơn, và sự có mặt của nó trong phòng khách làm cho căn nhà của gia chủ sáng hẳn lên.
Thành ra, tôi đón nhận lời hứa “10 năm sẽ có tủ lạnh” của ông Lê Duẩn như ruộng khô mong chờ cơn mưa hạ. Dĩ nhiên là chỉ là ước mơ âm thầm thôi, chứ nói ra thì cả nhà mắng cho là “đồ ngu tiền đâu mà mua thứ đó”. Đêm về nằm ngủ tôi vẫn mơ cái tủ lạnh trong nhà …
Mãi đến năm 1992 làng tôi mới có điện về. Mà, lúc đó làng tôi cũng chỉ có vài gia đình có điện thôi. Phải 2 năm sau có điện, ba má tôi mới đám mua cái tủ lạnh dưới “sức ép” của đứa em gái. Nó nói, nhà mình đã có đầu máy, tivi, máy hát, bây giờ phải đến cái tủ lạnh chứ. Ba má tôi nghe bùi tai, nên nhắm mắt … chi tiền. Nghe nói ngày đầu tiên cái tủ lạnh về đến nhà, con nhỏ em không cho bóc bao plastic chung quanh, vì nó sợ mấy đứa nhỏ làm trầy! Cái tủ lạnh trở thành tâm điểm của phòng khách. Bà con chòm xóm lại xem nó ra kì diệu ra sao. Ai cũng trầm trồ khen nó đẹp quá.
Vậy mà cho đến nay, dù điện đã về gần 100% làng, nhưng số gia đình có tủ lạnh tôi đoán là chưa đầy 1/5. Tôi có con số đó vì chỉ đếm những nhà bà con chòm xóm ven sông mà tôi quen biết. Nhà nào cũng có tivi và radio, nhưng tủ lạnh thì vẫn là một thứ gì khá xa xỉ mà không phải ai cũng có khả năng mua một cái.
Lí do chính là người dân không có tiền để mua. Đời sống nông dân ngày nay khổ còn hơn thời trước 1975. Đầu mùa lúa là phải vay ngân hàng hay tư nhân để mua phân bón, thuốc trừ sâu cho mùa vụ. Khi gặt lúa xong thì bị cái tập đoàn VINAFOOD (có khi được xem là một tập đoàn phản dân hại nước) và con buôn ép giá. Người nghèo thì phải bán lúa với giá bèo để có tiền trả nợ. Như tôi từng phản ảnh giá lúa còn thấp hơn cả giá ốc bưu vàng! Trả nợ xong thì chỉ còn vài triệu vừa đủ sống. Mùa vụ kế tiếp, chu trình “vay nợ – làm ruộng – bán giá bèo – trả nợ” lại tiếp diễn. Cuộc sống nhứ thế thì lấy tiền đâu để mua tủ lạnh?
Từ ngày ông Lê Duẩn hứa “10 năm nữa mỗi gia đình sẽ có tủ lạnh” đến nay đã gần 40 năm. Thế giới đã bước vào thể kỉ 21 gần 15 năm. Trong khi nông dân bên Thái Lan chạy xe hơi Toyota đi chợ và nhà nào cũng có tủ lạnh, thì nông dân Việt Nam vẫn còn mơ một chiếc xe Honda và cái tủ lạnh. Giới trí thức Thái Lan thường nhận xét với tôi rằng nông dân VN cần cù và sáng tạo hơn nông dân Thái Lan, và tôi cũng nghĩ vậy. Thế thì tại sao cuộc sống của nông dân VN lạc hậu hơn nông dân Thái 30-40 năm, và tại sao cho đến thế kỉ 21 mà những người cần cù đó vẫn sống trong nhà vách lá, không có xe đi, và tủ lạnh thì vẫn còn là một giấc mơ? Câu trả lời là một luận án khoa học, nhưng thực tế nhất, tôi thấy lãnh đạo từ cấp địa phương đến trung ương phải chịu trách nhiệm trên hết và trước hết về cái nghèo của nông dân và lời hứa cái tủ lạnh.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

2871. “Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản

Pro&contra
Tác giả: Gordon G. Chang 
Người dịch: Phan Trinh
16-08-2014
H1
“Tập Cận Bình, giống Gorbachev, muốn làm điều vĩ đại để cải cách một hệ thống bệnh hoạn. Nhưng cũng như lãnh tụ cuối của Liên Xô cũ, Tập vừa kích hoạt những chuyển biến mà ông không thể kiểm soát được.”
Giới thiệu của người dịch:
Lập luận của Gordon rất đáng chú ý, nhất là khi ông so Tập Cận Bình với Gorbachev, người vừa cố sửa vừa cố giữ, sao cho không đổ vỡ, một hệ thống đã không thể sửa. Thực ra, bài học của Gorbachev nôm na chính là: Sai không sửa không được, nhưng cứ sửa là sụp.
Hóa ra Tập không vô địch, mà đang “thọ địch”, Tàu không siêu cường muốn làm gì thì làm, mà là một pho tượng khổng lồ đứng trên bục đất bở. Và hóa ra Đặng Tiểu Bình nói quá đúng:“Nếu Trung Quốc rơi vào bất ổn, thì bất ổn sẽ xuất phát từ chính nội bộ Đảng Cộng sản”.

Nếu xâu chuỗi những ngày tháng nêu trong bài – Bộ Chính trị Tàu họp kín ngày 26/6, trong đó Tập tuyên bố không màng sống hay chết trong công cuộc chống tham nhũng, và ngày 29/7, ngày ra thông báo điều tra Chu Vĩnh Khang – thì có thể đặt thêm một giả thuyết, không phải không có lý, đó là: Trung Quốc rút giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam ngày 15/7, sớm trước một tháng, thực ra cũng chỉ vì đấu đá nội bộ đang đến hồi quyết liệt. (Đó là chưa kể Chu Vĩnh Khang từng là một ông trùm dầu khí với nhiều tay chân trong ngành). Và với Tập Cận Bình, có lẽ “thù trong” còn đáng sợ gấp trăm lần “giặc ngoài”.
Bài gốc đăng trên National Interest ngày 14/8/2014 có tên “China’s “Gorbachev” Is Tearing the Communist Party Apart”. Những tiêu đề nhỏ là của người dịch.
__________
Sống-chết, mất-còn
“Tôi không màng mình sẽ  sống hay chết, tiếng tăm mình sẽ còn hay mất, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng này.” Tập Cận Bình đã mạnh miệng như thế, trong một phiên họp kín của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 26/6 vừa qua. Lãnh tụ nhiều tham vọng họ Tập cũng nhắc đến hai đội quân, một bên là đội quân “tham nhũng”, bên kia là đội quân “chống tham nhũng”, và hai lực lượng, theo ông, đang lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan.”
Những lời tuyên bố hùng hồn này, được một Ủy viên Trung ương Đảng tiết lộ, có vẻ chính xác và phù hợp với những thông tin trước đó rằng ông Tập đã đọc một diễn văn “gay gắt đến chấn động” về chiến dịch chống tham nhũng. Báo South China Morning Post tại Hongkong cho biết một nguồn tin liên quan đến bài diễn văn của Tập đã xác minh điều vừa kể. Rõ ràng, hiện đang diễn ra cuộc đấu đá nghiêm trọng giữa các phe phái cao cấp ở Bắc Kinh.
Mới gần đây thôi, phần lớn dư luận chỉ chú trọng đến việc ông Tập nhanh chóng củng cố vị thế chính trị sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng vào tháng 11/2012. Chẳng hạn vào năm 2013,trong đêm trước ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh thân mật giữa Chủ tịch Tập và Tổng thống Obama, tờ New York TimesWall Street Journal cho biết quan chức Nhà Trắng khẳng định Tập Cận Bình đã nắm được quyền kiểm soát các cơ quan quyền lực của Đảng và quân đội nhanh hơn họ dự báo rất nhiều.
Cũng vậy, từ đó đến nay, việc truy tố rộng rãi các quan chức từ cao đến thấp – từ “hổ” đến “ruồi” trong từ vựng Trung cộng – được xem như bằng chứng ông Tập đã nắm trong tay hệ thống chính trị. Đầu tháng này, nhà báo Andrew Browne, viết trên tờ Wall Street Journal rằng: “Ít nhất là cho đến bây giờ, gần như không có dấu hiệu chống đối.” Tuy nhiên, thời điểm bài báo của Browne xuất hiện quả là không may. Vì ngay khi bài báo “không có dấu hiệu chống đối” được đưa lên mạng thì thông tin về bài diễn văn mạnh miệng trước Bộ Chính trị của Tập Cận Bình bắt đầu được lan truyền tại Hoa lục.
Thời khắc quyết định
Những điều hùng hồn Tập Cận Bình nói ở trên làm người nghe nhớ đến tuyên bố đình đám năm 1998 của ông Chu Dung Cơ, về việc hãy chuẩn bị sẵn 100 cỗ quan tài cho bọn tham nhũng, nhưng cũng chuẩn bị luôn cho ông một cỗ vì ông sẵn sàng chết trong cuộc đấu tranh giành lại “niềm tin của nhân dân vào chính phủ”. Thế nhưng, tuy dùng ngôn ngữ đầy kịch tính, lời lẽ của ông Tập lại cho thấy tình trạng chống đối quyết liệt và sự bất mãn cao độ đang diễn ra trong giới lãnh đạo chóp bu.
Theo lời giáo sư Trương Minh (Zhang Ming) thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, vì đang có quá nhiều chống đối và bất mãn nên có thể xem đây chính là thời khắc quyết định mất-còn, được ăn cả ngã về không, của đồng chí Tập Cận Bình. Quả là một thời kỳ tế nhị vì việc chuyển giao lãnh đạo chính là nhược điểm lớn nhất của những hệ thống độc tài toàn trị, và Trung Quốc đang ở ngay trong một thời điểm rất dễ vỡ. Việc chuyển giao quyền lực từ Thế hệ Thứ tư Hồ Cẩm Đào cho Thế hệ Thứ năm Tập Cận Bình là lần chuyển giao quyền lực đầu tiên trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc mà không được lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình dàn xếp. Đặng Tiểu Bình, sau khi hất chân nhân vật chuyển tiếp Hoa Quốc Phong, đã tự đưa mình lên ngôi cao nhất, và sau đó ông chọn Giang Trạch Dân kế vị mình và sau nữa chọn Hồ Cẩm Đào kế vị Giang. Dĩ nhiên, Đặng không còn ở thế có thể dàn xếp người vào ghế cao nhất trong thời hậu-Hồ.
Các chuyên gia về Trung Quốc, dù không thân thiện với chế độ, đã cho rằng việc chuyển giao gần đây được thực hiện theo đúng các quy trình, thể lệ của Đảng, và đã diễn ra “êm thắm”. Mặc dù được chuyên gia nhận định như thế nhưng thực ra đã có những vấn đề nghiêm trọng,vì trong một nhà nước độc đảng, kể cả một nước quan liêu nặng như Trung Quốc, mọi nội quy luật lệ đều có thể thay đổi tùy theo ngẫu hứng bất chợt của lãnh tụ.Và trong cuộc chuyển giao Hồ-Tập vừa rồi, một số điều bất ngờ đã xảy ra.
9 còn 7, và ghế đập lưng ông
Chẳng hạn, đã có sự cắt giảm ngoài dự đoán con số thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, tức đỉnh cao quyền lực chính trị, từ con số chín người xuống còn bảy. Đây là bằng chứng cho thấy việc chuyển giao quyền lực là kết quả sự dàn xếp giữa các bên, chứ không phải là kết quả bầu chọn theo luật định. Thêm vào đó, vụ Tập Cận Bình biến mất trong hai tuần vào tháng 9/2012 – theo một bài trên tờ Washington Post,Tập bặt tăm hai tuần vì bị chấn thương khi một đồng nghiệp ném ghế trong một phiên họp cấp cao, và ghế đập trúng lưng Tập – được cho là dấu hiệu của sự bất đồng nghiêm trọng trong hàng ngũ lãnh đạo. Lại cũng có hàng loạt tin đồn về các cuộc đảo chính trước khi chuyển giao quyền lực diễn ra, có cả tin về vụ nổ súng tại trung tâm Bắc Kinh trong số những tin khác. Đặng Tiểu Bình từng dự báo: “Nếu Trung Quốc rơi vào bất ổn, thì bất ổn sẽ xuất phát từ chính nội bộ Đảng Cộng sản.”
Nhưng, có lẽ lý do quan trọng nhất cho thấy đây là thời khắc định đoạt mất-còn của Tập Cận Bình lại chính là tham vọng quá lớn của ông. Từ trước đến nay, lãnh tụ nào của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc cũng yếu hơn tiền nhiệm của mình, trừ Tập Cận Bình. Ông Tập rõ ràng là đã ấp ủ những hy vọng lớn và ước mơ vĩ đại kiểu Mao, và chính điều này đã khiến ông, hơn hẳn ba vị tiền nhiệm, tiến hành thanh trừng những đối thủ chính trị cản đường mình. Dưới vỏ bọc chống tham nhũng, ông đã thúc đẩy điều mà nhà bình luận John Minnich thuộc Viện Chính sách (think tank) Stratfor gọi là “nỗ lực rộng nhất và sâu nhất, kể từ khi Mao Trạch Đông chết năm 1976 và Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền hai năm sau đó, nhằm thanh trừng, tái tổ chức và chấn chỉnh lại vị thế của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản.”
20 tháng 36 vị
Tính đến nay, cuộc chiến của Tập đã thực sự càn quét, hạ bệ ít nhất 36 quan chức ở vị trí thứ trưởng hoặc cao hơn trong 20 tháng đầu tiên nắm quyền.  Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng cho biết năm ngoái họ đã kỷ luật 182.000 quan chức. Bộ sưu tập những con hổ sa bẫy có cả Bạc Hy Lai, một ủy viên Bộ Chính trị đầy sức hút, có cả Từ Tài Hậu, từng là một trong những vị tướng quyền lực nhất nước, và có cả Chu Vĩnh Khang, ông vua lực lượng an ninh nội chính, người phải phải rời ngôi vào năm 2012.
Thông báo về việc điều tra ông Chu Vĩnh Khang, đưa ra ngày 29/7/2014 vừa qua, đánh dấu điều một số người cho là “kết thúc giai đoạn quan trọng đầu tiên trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập,” nhưng điều này còn có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều. Việc truy tố chưa từng có rõ ràng đánh dấu những ngày cuối cùng của hai thập niên ổn định chính trị, một thời kỳ đủ dài để cho phép Trung Quốc phục hồi sức lực sau 27 năm thảm hại dưới sự cai trị của Mao Trạch Đông.
Phạm điều tối kỵ
Việc điều tra Chu Vĩnh Khang thực ra vi phạm điều tối kỵ từng được mấy thế hệ lãnh đạo tuân thủ, đó là không được truy tố ủy viên hay cựu ủy viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Nếu các lãnh tụ biết mình sẽ không bị truy bức đến cùng, như họ từng bị truy bức trong thời Cách mạng Văn hóa do Mao phát động, thì họ sẽ sẵn lòng rút lui êm thắm nếu thất bại khi tranh giành quyền lực. Nói cách khác, người kế vị khôn khéo của Mao, ông Đặng Tiểu Bình đã giảm thiểu tối đa nguy cơ các nhân vật chính trị quan trọng phải chiến đấu đến cùng và xé nát Đảng Cộng sản. Nhìn như thế thì việc cấm đụng đến các vị Ủy viên ban Thường vụ là một yếu tố quan trọng trong việc tái lập ổn định sau thời kỳ thanh trừng điên dại kéo dài hàng thập niên do Mao tiến hành.
Thế nhưng, Tập Cận Bình đã đảo ngược thế cờ và quy trình quen thuộc, và điều này thể hiện rất rõ qua vụ cho điều tra Chu Vĩnh Khang và án chung thân dành cho Bạc Hy Lai. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang trở lại thời kỳ mà nhiều nhà quan sát nghĩ là đã qua từ lâu, và Tập Cận Bình đang phủ nhận cách làm chính trị của thời kỳ do Giang-Hồ thống lĩnh. Suốt thời kỳ vuốt mặt phải nể mũi đương nhiên đó, những kẻ chơi trò quyền lực đã cố duy trì thế cân bằng mong manh giữa những phe kình chống nhau trong Đảng. Còn đến thời Tập Cận Bình, cuộc chiến mất-còn sống-chết tranh giành quyền lực đang biến thành chủ trương“Tao còn, mày mất” hoặc “Mày chết, tao sống” (“You die, I live.”)
Như giáo sư Trương Minh thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận xét, “trận đánh” giữa Tập và những quan chức khác “đã ở mức nóng bỏng cực độ.” Câu hỏi đặt ra là liệu trong những tháng sắp tới, các cuộc đấu đá kia sẽ giảm cường độ hay lại càng nóng bỏng.
Thỏa thuận?
Theo quan sát viên kỳ cựu về vấn đề Trung Quốc, ông Willy Lam, thì giai đoạn tệ hại nhất đã qua. Ông trích một nhận định của Đặng Vũ Văn – nguyên Phó Tổng Biên tập tờ Học tập Thời báo (Study Times) của Trường Đảng Trung ương – đăng trên Đại Công báo (Ta kung Po), tờ báo Hongkong thường phản ảnh đường lối Bắc Kinh, số ra ngày 26/7: “Nhiều người muốn biết liệu những con “hổ lớn” hoặc “hổ già” có tiếp tục bị sa bẫy hay không. Và khả năng điều này xảy ra trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ năm năm lần thứ nhất gần như bằng không.” Ông tin rằng Tập Cận Bình đã đạt được một thỏa thuận nào đó với Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, và những tai to mặt lớn khác trong Đảng để họ cho phép Tập làm bất cứ những gì Tập muốn với Chu Vĩnh Khang, với điều kiện Tập sẽ không đụng đến họ hoặc con cháu họ.
Nhưng một thỏa thuận như thế là điều nhiều người còn hoài nghi. Hiện đang có rất nhiều dự đoán về những gì sẽ xảy ra, và tất cả dường như đều cho thấy suy đoán của Đặng Vũ Văn không đúng, ít nhất là với các lý do sau:
Con hổ lớn nhất & tà khí
Thứ nhất, Tập được cho là đang dùng chiến dịch chống tham nhũng – trên thực tế thì đây là một cuộc thanh trừng chính trị – để gạt ra ngoài những kẻ chống đối kế hoạch tái cấu trúc kinh tế sâu rộng. Nếu điều này đúng thì thỏa thuận mà Đặng Vũ Văn nhắc tới là sai. Xét cho cùng, nếu tìm cách thỏa thuận với phe bảo thủ thì phe bảo thủ, vốn chịu nhiều thiệt hại nhất nếu có thay đổi, sẽ ở vào thế có thể cản trở hầu hết các cải cách. Trong khi đó, Tập Cận Bình lại là tuýp người khát khao để lại một di sản đáng kể – Tập muốn được xem như người có công cứu sống Đảng Cộng sản và thực hiện được “Giấc mơ Hoa” – và ông cũng chẳng dại gì bán rẻ tiền đồ của chính mình nếu thỏa hiệp. Để làm được điều mọi người nói ông sẽ làm – hoặc ít nhất là nắm được quyền lực tối cao – Tập Cận Bình cần nhổ nanh mọi đối thủ, nhổ nanh mọi con hổ vẫn đang là chúa tể rừng rú.
Thứ hai, mọi người hầu như đang mất kiên nhẫn với Tập, hoặc đang gặp bất lợi vì các chính sách của ông. Điều này có nghĩa trên thực tế Tập đang có động lực rất chính đáng để tung một chiêu ngoạn mục nhằm lấy lại sự ủng hộ của xã hội, chẳng hạn như bủa lưới bắt luôn con hổ lớn nhất của bầy hổ là Giang Trạch Dân. Nhà bình luận thạo tin ở Bắc Kinh, ông Lý Vĩ Đông (Li Weidong) tin rằng Tập sẽ nhắm vào mạng lưới tay chân của Giang và từ đó đảm bảo rằng 19 vị cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ vì sợ hãi mà phải tuân thủ mọi ý muốn của Tập.
Thứ ba, ngay cả khi có một thỏa thuận giữa Tập và các bác hổ già đi nữa, thì những thỏa thuận đó cũng không thể kéo dài. Tập chắc chắn hiểu rằng ông đã đẩy cao kỳ vọng của người dân Trung Quốc và giờ đây ông phải làm những gì mình hứa. Quần chúng đòi hỏi bọn tham nhũng và quan tham bị hạ bệ, quần chúng muốn thấy gió lành thổi bay “tà khí”, mượn lời người bạn thâm niên của Tập nói với nhà báo John Garnaut. Vì vậy, Tập sẽ không thỏa hiệp trong cuộc chiến chống tham nhũng, ngay cả khi đó là điều Tập muốn làm. Trong xã hội Trung Quốc phát triển ngày càng phức tạp, có những thế lực mới không thể nào xem thường.
Vượt tầm kiểm soát
Tập Cận Bình, giống Gorbachev, là người muốn làm điều vĩ đại để cải cách một hệ thống bệnh hoạn. Nhưng cũng như lãnh tụ cuối của Liên Xô cũ, Tập vừa kích hoạt những chuyển biến mà ông không thể kiểm soát được. Ông quyết định tấn công tham nhũng, nhưng tệ nạn này đã ăn quá sâu trong hệ thống chính trị cộng sản Trung Quốc, nên rất khó có thể quản lý những nỗ lực chống tham nhũng quyết liệt. Không may cho Tập, ông đã tạo ra những kỳ vọng lớn lao trong xã hội, và trong cả giới tinh hoa. Cũng vì vậy ông không thể nào ngưng chiến dịch chống tham nhũng, và điều này nghĩa là dù có ngầm thỏa thuận với những bác hổ già đi nữa, các thỏa thuận đó không sớm thì muộn cũng tan tành, bằng cách này hay cách khác.
Một hệ thống chính trị dễ vỡ không thể kiềm chế được những kẻ quyết chí chiến đấu đến cùng để tồn tại.
Chính trị Trung Quốc thời hiện đại có lẽ sẽ không man rợ như trong những năm đầu lập nước Cộng hòa Nhân dân, nhưng vẫn không thể cho phép một lãnh tụ chấp nhận tình thế bất phân thắng bại. Một lãnh tụ chỉ có thể hoặc thắng hoặc thua, nhất là với Tập Cận Bình, kẻ đã kích hoạt điều được xem như một cuộc chiến tranh hủy diệt mang động cơ chính trị.
Logic khốc liệt
Với những thử thách quá lớn trong những ngày này, không ai muốn thấy mình yếu kém, nhất là đối với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tập Cận Bình đã khởi động cuộc chiến sống-còn, và ông phải tiến hành đến khi kết thúc. Khác với những hệ thống pháp trị trong đó các cơ cấu có tính định chế sẽ kiềm chế những xung động và xung đột, hệ thống toàn trị ở Trung Quốc lại dễ dàng tưởng thưởng những hành động tồi bại nhất trong những thời kỳ căng thẳng nhất. Kiểu cách chính trị được ăn cả ngã về không của Tập Cận Bình trói ông vào một logic rất khốc liệt mà ông không thể thoát khỏi.
Trong tình hình đó, như nhận định của giáo sư Quách Ôn Lương (Guo Wenliang) thuộc Đại học Trung Sơn tỉnh Quảng Châu: “nguy cơ những con hổ sẽ liên kết để phản công là một nguy cơ rất, rất lớn” vì các quan chức cao cấp sẽ không thể ngồi chờ Tập đến tóm đi từng người một. Và Tập cũng không thể ngồi chờ họ tấn công phản kích.
Tập Cận Bình, một lãnh tụ cứng rắn đang định hình và tung hoành, đã thay đổi cục diện chính trị tại Trung Quốc Cộng sản – sự thay đổi này có thể tốt hay xấu hơn, nhưng điều chắc chắn là ông không thể quay ngược lại được nữa.
Nguồn: Gordon G. Chang, “China’s “Gorbachev” Is Tearing the Communist Party Apart“, The National Interest 14/8/2014
Bản tiếng Việt © 2014 Phan Trinh & pro&contra

Chính trị – Xã hội

‘Mỹ có thể giúp hải quân VN’  -(BBC)  —  Tướng Dempsey tuyên bố Mỹ có thể giúp Việt Nam xây dựng hải quân  -(RFI)
Tàu cá ngư dân Lý Sơn lại bị tàu Trung Quốc tấn công  -(RFA)    —   Tàu cá Lý Sơn bị ‘tàu TQ tấn công’  -(BBC)
Người VN tại Tây Phi mong được về nước-(RFA)   —  Virus Cúm gia cầm A/H5N6 xuất hiện tại Việt Nam-(RFA)   —   Người nhà bệnh nhân đâm, chém bác sĩ, y tá, vì đâu?-(RFA)   —   Nhạc sĩ Phó Đức Phương trả lời RFA về chuyện tác quyền show Khánh Ly-(RFA)
Việt Nam tiếp tục phải trả giá đắt việc dùng nhà thầu Trung Quốc  -(NV)   —   Báo có đầu tư của con rể Nguyễn Tấn Dũng bị phạt nặng   -(NV)
Khánh thành bảng tưởng niệm cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng   -(NV)
Việt Nam cách ly ba sinh viên Nigerria  -(NV)   —   Chế tài nhân quyền Việt Nam: Bắt đầu “triệt buộc”  -(VNTB)   —   ‘Ủng hộ dự luật nhắm vào quan chức VN’-(VNTB)

Minh mà không sáng-(VNTB)  —  Nguyễn Như Phong và chiếc bánh “GATO” cho Hội nhà báo Độc lập  -(IB Nguyễn hữu Vinh)

Vụ hỏa hoạn nhiều căn nhà: Chính quyền Daklak có rút được bài học?-(VNTB)

Cầu hiền và sử dụng năng lực trí tuệ (Phần 2)  -(Nguyễn thị Từ Huy -RFA)   >>>   Cầu hiền và sử dụng năng lực trí tuệ (phần 1)
Chuột và người  -(Ngô nhân Dụng -NV)
Chiến tranh lạnh Nga-Mỹ và chủ thuyết Putin  -(Việt Nguyên -NV)   —  Di sản lịch sử  -(Lê Phan -NV)
Hoa tươi hoa héo…  -(Boxitvn)   —   Nghĩ vụn sau buổi toạ đàm “thoát Trung” -(Boxitvn)   —  Giáo dục đạo đức toàn cầu: nhận thức và trách nhiệm -(Boxitvn)  –  Từ bốn chục năm nay các thế lực bá quyền Trung Quốc đã gây ra cuộc chiến xâm lược ở biên giới phía Bắc nước ta năm 1979, dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988 và đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lực địa của ta từ đầu tháng 5-2014 đến nay, từng bước thực hiện tham vọng chiếm trọn Biển Đông. Hành động ăn cướp của chúng vừa trái pháp luật vừa vô đạo đức. Chúng đã dùng nhiều thủ đoạn ép buộc chúng ta lệ thuộc vào Trung Quốc về mọi mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa xã hội.
Thoát khỏi sự lệ thuộc này (tức là Thoát Trung, không phải Bài Trung) là con đường sống của dân tộc ta. Muốn vậy phải làm cho dân tộc ta mạnh lên về mọi mặt, bằng cách cải cách thể chế, dân chủ hóa xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền tự do dân chủ của nhân dân. Đồng thời phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, hợp tác và liên minh với các nước dân chủ. Đó là con đường đảm bảo độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng chính là tạo nền tảng vững chắc cho Giáo dục Đạo đức Toàn cầu ở nước ta”.
Luật pháp Quốc tế và Chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa -(Boxitvn)  -(Tham luận tại Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử” từ ngày 19-21/6/2014 tại Tp. Đà Nẵng, do Đại học Phạm Văn Đồng phối hợp với Đại học Đà Nẵng đồng tổ chức)  – Thái Văn Cầu  –  Chuyên gia Khoa học Không gian, Hoa Kỳ
THÔNG TIN 2014 NHỮNG CON ĐẬP DÒNG CHÍNH SÔNG MEKONG -(Boxitvn)

Thế giới

Gặp gỡ Berlin có thể dẫn tới hội nghị hòa bình Nga – Ukraine-(RFA)
Iraq: Chiến binh Hồi giáo giết 80 người tại Kocho-(RFA)   —  Người Yazidi bị ‘thảm sát’ ở Iraq  -(BBC)   —   Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết chống Hồi giáo cực đoan Irak -(RFI)   —   Hoa Kỳ bắt đầu không kích khu vực Đập Mosul  -(VOA)   >>>   Những vụ không kích của Mỹ đánh trúng xe của phiến quân gần Sinjar
Vợ LS Cao Trí Thịnh tố cáo TQ ngược đãi chồng bà khi ở tù-(RFA)   —  Giáo dân TQ bị ngăn chặn đến Seoul gặp Đức Giáo Hoàng-(RFA)
Bắc Kinh lật lại quá khứ để đề cao tinh thần chống Nhật  -(RFI)   —  Trung Quốc bắt băng đảng chuyên cưỡng bức lấy máu học sinh -(RFI)   —   Bắc Kinh kiểm toán thu nhập địa ốc của các địa phương -(RFI)   —   Trung Quốc : Cách mạng Văn hóa, một chủ đề vẫn rất nhậy cảm -(RFI)
Ấn Độ xây dựng quốc phòng để răn đe thái độ “thù địch” -(RFI)   —   Hoạt động ngoại giao dồn dập của Ấn Độ trong tháng Chín. -(RFI)
Kiev phá hủy một đoàn xe quân sự Nga trên lãnh thổ Ukraina -(RFI)   —  Ngoại trưởng Ukraine, Nga, Pháp, Đức chuẩn bị họp để bàn về Ukraine  -(VOA)
Hàng vạn người biểu tình ở Islamabad đòi thủ tướng Sharif từ chức  -(VOA)   —   Nhân viên Hội Hồng Thập Tự bị bắt cóc ở Afghanistan  -(VOA)
Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi giáo sĩ khiêm nhường-(RFA)  —   Đức Giáo hoàng phong chân phước cho 124 vị tử đạo Triều Tiên -(RFI)   —   Bắc Triều Tiên : Thánh lễ không có linh mục -(RFI)   —   Đức Giáo Hoàng gặp các Giám mục châu Á, và trẻ em trong ngày Chủ nhật  -(VOA)  >>>  Đức Giáo hoàng phong chân phước cho những người tuẫn đạo Triều Tiên
Các giới chức Anh phát giác 35 người bên trong container chở hàng, 1 người chết  -(VOA)   —  Anh Quốc: 1 người chết trong container chở hàng chục người tị nạn-(RFA)   —   Nepal: Mưa lũ, đất chuồi làm hơn 50 người thiệt mạng-(RFA)
Mêhicô phản đối bang Texas triển khai quân ở biên giới -(RFI)   —   Thống đốc Missouri tuyên bố tình trạng khẩn cấp, ra lệnh giới nghiêm  -(VOA)   >>>   Biểu tình bạo động lại bùng ra ở tiểu bang Missouri
Thống đốc Texas bị truy tố tội lạm quyền  -(NV)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học



‘Lạc lõng’ cậu nho sinh người Mỹ gốc Việt  -(NV)Daniel Nguyễn bên những cuốn sách sưu tầm được từ những năm mới 17, 18 tuổi. (Hình: Daniel Nguyễn cung cấp)  ===>>>

Có lẽ sẽ chẳng sai khi nói khó lắm mới có một người thứ hai như Daniel Nguyễn. Riêng bản thân chàng trai 20 tuổi này, anh tự mô tả mình là “một cậu nho sinh lạc lõng giữa thế kỷ 21.”
“Không học Hán-Nôm, không thể hiểu sâu về đất nước và con người Việt Nam.” (Hình: Daniel Nguyễn cung cấp)
Xếp hạng Thượng Hải : Mỹ đứng đầu, 4 đại học Pháp trong nhóm 100  -(RFI)

Võ Ngọc Lục - Thế kỷ 21 rồi, không nên sợ đối lập!

(Tranh luận với bài báo :"ĐỘC LẬP HAY ĐỐI LẬP?” của một số tờ báo gần đây)
Ảnh minh họa của Petrotimes
 “Xấu che, tốt khoe”

(VNTB)- Mở đầu bài viết, tôi xin được mượn một ý trong Kinh thánh: khi Sáng thế con người bắt đầu phạm tội thì bản chất tự nhiên của con người không còn hướng về cái thiện mà hướng về cái ác nhiều hơn, trong đó thể hiện rõ nhất là sự ích kỷ, tham lam, kiêu ngạo, con người bất đầu muốn được khen hơn chê, muốn lợi ích được thuộc về mình hơn mà không muốn thuộc về kẻ khác, và trong lòng không muốn có ai hơn mình hay cạnh tranh với mình để đạt được mục đích cao nhất cho mình.

Chính vì vậy trải qua thực tế cuộc sống, con người cũng đúc kết kinh nghiệm để có lợi nhất cho mình, hay gia đình hay đồng bọn như “xấu che, tốt khoe”.

Nhưng đó là xu hướng tội lỗi ích kỷ của con người, và đương nhiên điều đó không phải là điều tạo hóa muốn cho con người và cũng không muốn con người cứ tiếp tục hoành hành theo kiểu “làm vua một cõi” hay “xem trời bằng vung”.

Và từ đó xã hội dân chủ ra đời theo qui luật số đông quản lý và giám sát số ít, đó xem như qui luật tất yếu mà xã hội loài người hướng tới, để khống chế được lòng ham muốn vô biên của con người, và sau này một số “thuyết chính trị” của con người trên thế giới dựng nên đi ngược lại nhằm phục vụ lợi ích cho họ đều bị xã hội loài người loại bỏ trong những thập niên gần đây.

Thật ra trong xã hội ngày nay, điều con người hướng tới không phải đạt được như mong muốn như một thiên đàng trên đất, nhưng nhờ sự phát triển thần kỳ của công nghệ thông tin mà thế giới đang tiến tới một thế giới phẳng, mà ở đó ít ra sự gian ác và bản chất xấu xa của con người không còn có thể che giấu được nữa mà phải bị thế giới loài người lên án và từ bỏ. Vậy nên quan điểm “xấu che, tốt khoe”, và không muốn ai nói đụng đến mình của con người không còn phù hợp mà nó còn có tác dụng ngược lại cho những ai cố giữ quan điểm đó.

Vì sao phải có Đối lập?

Quay lại với chủ đề bài viết, chúng ta lần lượt phân tích về nhìn nhận thế nào về “Đối lập”:

1. Thế nào là : “Đối lập”?

Đối lập là thể hiện quan điểm khác biệt hay trái ngược nhau trong một hay nhiều lĩnh vực của những người hay những tổ chức hay những chủ thể khác nhau.

2. Vì sao phải có Đối lập?

Vì như đã phân tích ở trên, con người hay tất cả tổ chức của con người đều không phải là thánh nên không thể hoàn hảo được và dục vọng của con người luôn hướng về cái ác, mà tổ chức thì nhiều người gộp lại nên giống như gộp nhiều cái ác, cái tham lam lại thì tai họa khôn lường mà số còn lại bên ngoài phải chịu giống như bị trị vậy. Chính vì vậy cần phải có Đối lập như một cái “phanh” để kìm hãm những cái dục vọng đương lên đó một cách hiệu quả nhất.

3. Đối lập có phải là xấu hay không?

Có một câu danh ngôn rất chí lý: “Người chỉ trích trước mặt ta là bạn tốt ta, người khen trước mặt ta là kẻ thù ta”. Thật vậy, kẻ chỉ ra điều sai để ta dừng lại và sửa đổi thì thật là quý hơn vàng, kẻ mà khen trước mặt ta thì chỉ có là kẻ doa nịnh, là tay sai mà thôi, vì họ khen thì chưa chắc đã tốt, mà nếu chúng ta tốt thì chưa hẳn đã tốt toàn diện nhưng họ làm cho ta kiêu ngạo, mù quáng và dẫn tới bại hoại. Và nhiều chính trị gia cũng kết luận: “Tranh luận là động lực của sự phát triển”.

*Kết luận:

Qua những phân tích trên cho thấy đối lập là rất cần thiết cho một xã hội tiến bộ, nó thể hiện rõ nét một xã hội văn minh, đem lại sự công bằng mà quy luật tất yếu của xã hội loài người phải hướng tới. Chúng ta đừng nên nhầm lẫn hay cố tình nhầm lẫn để đánh đồng giữa Đối lập và Đối đầu. Ngày nay, nếu một xã hội văn minh dân chủ thì phải biết lắng nghe, chấp nhận và khuyến khích những tiếng nói đối lập như một quy luật tất yếu.

Chúng ta phải hiểu rằng đối lập để giám sát nhau, nhằm kiềm chế và loại bỏ cái xấu phát huy cái tốt, cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Còn chúng ta chỉ sợ và lên án những hành động thiếu hiểu biêt, nhận thức sai lệch, cộng với lòng tham lam và ích kỷ của con người sẽ dẫn tới Đối đầu bằng bạo lực làm hủy hoại dân tộc và đất nước.
Võ Ngọc Lục
(Việt Nam Thời Báo)
 

Báo có đầu tư của con rể Thủ tướng bị phạt nặng

* Đình bản vì miệt thị gái miền Tây "3N"

HÀ NỘI (NV) – Báo điện tử Trí Thức Trẻ vừa bị Bộ Thông Tin và Truyền thông CSVN ra lệnh đình bản 3 tháng và nộp phạt 207 triệu đồng, trong một quyết định được ban hành ngày 15 tháng 8, 2014.

Quyết định này nói rằng lý do là vì Trí Thức Trẻ đã đăng một bài viết có tiêu đề “Gái miền Tây và ba chữ ‘N’ nổi danh thiên hạ.” Bài báo đưa lên ngày 12 tháng 8 năm 2014, nay đã bị xoá, được thể hiện là câu chuyện kể của một người đàn ông miền Bắc nói rằng, gái miền Tây có ba đặc tính là “ngon về hình thể, ngoan về tính cách và ngu về trình độ.”

Báo điện tử Trí Thức Trẻ mang danh nghĩa thuộc 'Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam', nhưng chủ nhân lại là Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corporation).

VC Corporation là một công ty công nghệ thông tin lớn của Việt Nam mà một phần lớn tiền đầu tư vào công ty này là từ quỹ IDG Ventures Việt Nam do ông Nguyễn Bảo Hoàng, con rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, làm Tổng giám đốc.

Nay người ta vào địa chỉ 'http://ttvn.vn' của báo Trí Thức Trẻ chỉ hiện lên lời xin lỗi độc giả chứ không có bất cứ nội dung gì khác.

Bài viết phê bình gái miền Tây “3N” trên báo mạng Trí Thức Trẻ. (Hình: Vietnam Net)

Bộ Thông tin và Truyền thông qua quyết định trên cũng nói rằng, sẽ xem xét việc để cho báo điện tử Trí Thức Trẻ tiếp tục hoạt động hay không sau 3 tháng đình bản, dựa vào các quy định của pháp luật Việt Nam về báo chí.

Còn theo Vietnamnet, mức phạt hành chính đối với báo này lên tới 207 triệu đồng, tương đương 10,000 Mỹ Kim là mức cao nhất từ trước đến nay dành cho các đơn vị truyền thông phạm lỗi tại Việt Nam.

Bài báo này còn bị phạt vì nhiều lý do khác, như không ghi rõ họ tên thật hoặc bút danh tác giả; đăng ảnh của cá nhân mà chưa được sự đồng ý; đăng thông tin gây mất đoàn kết dân tộc… Bên cạnh mức phạt trên, báo điện tử Trí Thức Trẻ bị buộc phải cải chính và xin lỗi theo quy định của pháp luật.

Dư luận nói rằng liền sau khi được tung lên mạng, bài báo đã gây một làn sóng giận dữ trong cộng đồng các ngôi sao Việt sinh ra và lớn lên ở miền Tây. Bài báo cũng đồng thời làm nổ ra cuộc tranh luận kịch liệt trên mạng xã hội Facebook về nhận định mang tính chất miệt thị phụ nữ miền Tây của đàn ông miền Bắc.

Báo một Thế Giới thuật lời ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tông Tin và Truyền Thông  cho hay “thời gian qua, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt không ít những đơn vị báo chí vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động báo chí. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2014 đến nay đã có trên 10 cơ quan, đơn vị báo chí bị xử phạt, trong đó mức xử phạt bằng tiền đối với Báo điện tử Trí Thức Trẻ là cao nhất, lên tới trên 200 triệu đồng.”

Nhiều cơ quan báo đài chính thống viết tin bịa đặt hay bình luận bôi nhọ những người tham gia đấu tranh vận động dân chủ hóa đất nước bị các nạn nhân khiếu nại đều không chịu cải chính. Họ nạn nhân nộp đơn kiện tại tòa án thì lá đơn bị bỏ vào sọt rác.

Hồi Tháng 5-2009, ông Nguyễn Trung Dân, Phó Tổng Biên Tập phụ trách tờ báo Du Lịch vừa bị cách chức và thu hồi thẻ nhà báo, còn tờ báo bị đình bản vì  Báo Du Lịch số Xuân Kỷ Sửu đã “cho đăng những bài và thông tin nhạy cảm không chấp hành chỉ đạo”.

Trong số báo vừa nói có bài 'Tản Mạn Cho Đảo Xa' của phóng viên Trung Bảo và bài 'Ải Nam Quan' đề cao tinh thần yêu nước của thanh niên sinh viên đã biểu tình ở Sài Gòn chống lại việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của VN. Một ngày trước khi bị đình bản, tờ báo Du Lịch có bài viết về vấn đề khai thác bauxite ở Tây nguyên.
(Người Việt)
----------------------
Dư luận xung quanh việc Bộ Thông Tin Truyền Thông phạt và đình bản báo Trí Thức Trẻ
Dân Luận: Xoay quanh việc tờ báo Trí Thức Trẻ bị Bộ Thông Tin Truyền Thông phạt 207 triệu đồng và bắt đình bản 03 tháng sau khi đăng bài xúc phạm người phụ nữ miền Tây, dư luận đã tỏ ra đồng tình với việc xử phạt này.
Tuy nhiên, nhiều blogger, nhà báo và luật gia đặt câu hỏi về tính hợp lý và hợp pháp của quyết định xử phạt. Nếu trong một nền dân chủ pháp trị thì sự việc này sẽ được xử lý ra sao, Dân Luận xin tổng hợp một số ý kiến quan trọng để độc giả tham khảo:

Trương Nhân Tuấn: Tờ báo bị phạt 207 triệu đồng và đình bản ba tháng. Theo báo chí thì các yếu tố đưa đến việc xử phạt là: viết báo không ký tên (hoặc bút danh), đăng hình người khác mà chưa được sự đồng ý (của người này) và « đăng thông tin gây mất đoàn kết dân tộc ».

Các yếu tố đưa đến vệc xử phạt có thể bị xem là « vi phạm pháp luật » hay không thì còn bàn cãi. Cũng như việc xử phạt có thuộc về các cơ quan thông tin (của nhà nước) hay không cũng cần phải bàn cãi. Nhưng đây không hề là « một phán quyết thuần túy về đạo đức của nhà nước », như có người đã nói vậy.

Theo tôi có một số điều cần thảo luận.

Việc xử phạt trong trường hợp này có thuộc thẩm quyền của ông thứ trưởng bộ TT&TT?

Trên căn bản một nhà nước pháp quyền (thực ra phải gọi là nhà nước pháp trị), mọi hành vi vi phạm luật lệ phải do các cơ quan phụ trách về « tư pháp », (tức thuộc về tòa án, công tố viện…) đảm nhiệm.

Ở đây ông thứ trưởng có thể « khiển trách » nhân sự của tờ báo, nhất là chủ nhiệm của tờ báo, theo qui định của luật pháp dành cho bộ TT&TT hoặc theo « nội qui » của báo giới.

Nhưng không thể nói tác giả bài báo là « phạm tội ». Phạm tội hay không là do phán quyết của tòa án.

Các yếu tố đưa đến việc xử phạt có thể bị xem là « vi phạm pháp luật » hay không? Theo tôi, các hành vi ghi trên đều vi phạm với luật lệ VN (và pháp luật ở một số nước tiêu biểu khác).

Người ta không thể viết báo thế nào cũng được. Xã hội có những qui định về quyền tự do cá nhân, về an ninh v.v… Người ta không thể nhân danh « tự do ngôn luận » rồi bịt mặt nặc danh, xúi giục bạo loạn hay dựng chuyện xâm phạm đời tư cá nhân, phỉ báng danh dự cá nhân được… Xâm phạm đời tư cá nhân là phạm luật (cũng như việc xúi giục bạo loạn).

Bài báo ở đây đã xâm phạm đời tư của cá nhân, qua việc tác giả phỉ báng (phụ nữ miền Nam): « ngu ». Nạn nhân có thể đứng đơn kiện về điều phỉ báng này, cũng như việc sử dụng hình ảnh không xin phép. Nếu nạn nhân không đứng kiện, công tố viện có thể làm việc này để pháp lý được thực thi và trật tự xã hội được bảo vệ.

Qui ước làm báo từ xưa đến nay, người chủ nhiệm tờ báo phải biết cá nhân người viết là ai, cũng như người chủ nhiệm phải chia sẻ trách nhiệm của tác giả bài viết. (Cũng thật phiền khi một số các web site trên internet, một vài trường hợp đã mở diễn đàn lập lại hình thức « toà án nhân dân » để phỉ báng cá nhân người khác (vắng mặt). Đây là một hình thức vi phạm pháp luật (ở bất kỳ nước dân chủ nào), người chủ diễn đàn có thể chịu trách nhiệm liên đới).

Ở các xứ Tâu Âu, hình luật qui định một số phạm trù tội phạm về « kỳ thị », có thể đến 5 năm tù giam và phạt đến 25.000 đô la, cho những người có hành vi kích thích (xúi giục) kỳ thị hay có hành động kỳ thị.

Bài báo rõ ràng đã xúc phạm (nặng nề đến phẩm giá) phụ nữ miền Nam. Đây là hành vi « kỳ thị », nếu không nói là « miệt thị ».

Riêng hình luật VN có qui định tội « gây chia rẽ dân tộc ». Điều luật này « bao la » quá, không xác định được tội phạm là thế nào.

Những tranh đấu của dân Khmer về lãnh thổ, dân Hmong, Thuợng… về tôn giáo, dân Chăm về văn hóa… đều có thể đưa đến việc « chia rẻ dân tộc » mà nguyên nhân của nó lại do chính trị hà khắc của nhà cầm quyền VN. Tất cả các phạm trù « văn hóa », « tôn giáo »… đều thuộc về phạm vi « nhân quyền ». Trong chừng mực, chính nhà nước VN, vì đã không tôn trọng các công ước quốc tế đã ký kết, do đó đưa đến việc « đối đầu » giữa nhà nước và các dân tộc này. Tác nhân việc gây « chia rẻ dân tộc » là nhà nước VN.

Tính chính danh của nhà nước VN vì vậy cũng bị ảnh hưởng.

* * *
Luật gia Trịnh Hữu Long: Quyết định đình bản và xử phạt 207 triệu đồng với báo Tri Thức Trẻ vì đăng bài "3N" làm hài lòng nhiều người vì có vẻ đa số đều lên án bài báo. Nhưng suy cho cùng thì nó vẫn là một hành vi kiểm duyệt và là biểu hiện sinh động cho một nền báo chí bị nhà nước thao túng.

Về cơ bản, tòa soạn này có quyền đăng bất cứ cái gì nó muốn, kể cả đăng bài chửi một lãnh đạo nào đó là "3N". Vấn đề phán xét bài báo có đạo đức hay không là việc của xã hội chứ không phải của nhà nước. Nếu muốn, người ta có nhiều cách để trừng phạt và ngăn chặn những hành vi tương tự thông qua việc tẩy chay tờ báo với tư cách là người tiêu dùng hoặc thông qua việc khởi kiện dân sự, trong đó người khởi kiện có nghĩa vụ chứng minh sự liên quan giữa bài báo và thiệt hại của bản thân.

Việc nhà nước đưa ra một phán quyết thuần túy về đạo đức vô hình chung áp đặt cho toàn xã hội một tiêu chuẩn đạo đức duy nhất và phá vỡ tính đa nguyên của xã hội, chẳng khác nào các quốc gia hồi giáo xử tử hình phụ nữ ngoại tình.

Nếu như xã hội hài lòng với quyết định xử phạt của Thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông thì điều đó cho thấy tâm lý xã hội chưa sẵn sàng cho một xã hội dân sự và xã hội vẫn muốn phó thác cho nhà nước những công việc đúng ra là của mình. Đó là mảnh đất tương đối màu mỡ cho các nhà độc tài.

* * *
Nhà báo Trương Huy San (Osin): Nhiều người hoan nghênh Bộ Thông tin Truyền thông khi Bộ đình bản và xử phạt tờ Trí Thức Trẻ rất nặng. Sự thô bỉ của bài viết "Gái Miền Tây và 3 Chữ N" rõ ràng cần được xử lý. Đấy không phải là một sai phạm báo chí mà là sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm hàng loạt phụ nữ. Tuy nhiên, số phận của một tờ báo mà được định đoạt đơn giản chỉ bằng một quyết định hành chánh thì rõ ràng quy trình đi tìm công lý của chúng ta đang có vấn đề.

Hôm qua, một nhà báo có mẹ, vợ là phụ nữ miền Tây - anh Binh Nguyên - tuyên bố nếu không gỡ bài báo thì anh sẽ kiện. Tôi thì cho rằng trong trường hợp "hành vi phạm tội đã hoàn thành" như bài báo "3 N", ngay cả sau khi gỡ bỏ, tờ báo này cũng cần bị kiện.

Không chỉ có những phụ nữ thông minh, quả cảm của miền Tây mà những người như anh Binh Nguyên và chúng ta đều cảm thấy có "nghĩa vụ và quyền lợi liên quan" để khởi động một vụ kiện, có thể với tội danh "xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác", với "tình tiết tăng nặng" là có nạn nhân hàng loạt. Bên khởi kiện còn có thể là Hội phụ nữ các tỉnh miền Tây nếu Hội cho rằng mình cũng là tổ chức của các phụ nữ.

Quy trình tố tụng, với sự quan tâm của các phương tiện truyền thông, không chỉ tiến tới một hình phạt mà còn có ý nghĩa giáo dục. Công luận cũng qua đó mà phân biệt được giữa báo chí và lá cải; giữa những người làm báo có trách nhiệm xã hội và những kẻ làm tiền bất chấp phẩm giá.

Đây không chỉ là sự trừng phạt mà còn là công lý, cho cả những người làm công ăn lương trong tờ báo này. Nếu cứ nhân danh sự phản ứng của "công luận" để chấm dứt số phận của một tờ báo bằng một quyết định hành chánh thì rủi ro sẽ rất cao cho báo chí tử tế chứ không phải là cho "lá cải".

Năm 2009 tờ Du Lịch cũng đã bị đình bản 3 tháng sau khi đăng cụm bài viết về chủ quyền biển đảo của nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, về phong trào biểu tình yêu nước và bài thơ về Ải Nam Quan của Nguyễn Trãi. Liệu chúng ta có thể cảm nhận được công lý khi Bộ Thông tin và Truyền thông đã đặt những bài báo nói về lòng yêu nước "ngang hàng" với một bài viết thô bỉ xúc phạm phụ nữ miền Tây.

* * *
Nhà báo Đỗ Hùng (Mít Tờ Đỗ): Bài viết "Gái miền Tây và 3 chữ 'N' nổi danh thiên hạ" trên báo Trí Thức Trẻ đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trong công chúng trên mạng (nơi mà tôi có thể kiểm chứng được). Bài viết đại ý nói rằng gái miền Tây Nam Bộ "Ngon", "Ngoan" và "Ngu" với đầy đủ ý nghĩa bỡn cợt, kỳ thị và tào lao của nó.

Bài viết khiến nhiều người giận dữ là điều dễ hiểu, tương tự như việc tờ báo Mỹ New York Post đăng tranh biếm ví ông Obama với con khỉ đột khiến nhiều người giận dữ, hay vụ báo chí vẻ tranh biếm đấng tiên tri Muhammad của đạo Hồi khiến dân trùm khăn vùng lên.

Đối với bài báo ở Việt Nam, bằng nhiều cách, cả những cú điện thoại thông qua quan hệ cá nhân lẫn những cú tag trên thế giới ảo, người ta đã kêu gọi chính quyền và công an vào cuộc xử lý tờ báo.

Rất nhanh, một quyết định hành chính được đưa ra: tờ báo bị đóng cửa kèm theo khoản phạt hơn 200 triệu đồng.

Nhiều người coi đây là một thắng lợi trong cuộc chiến dẹp báo lá cải, đặc biệt là tờ-báo-ba-trợn đăng bài miệt thị phụ nữ, kì thị vùng miền.

Tờ báo kia chết thì mình thấy cũng đáng nhưng cái cách mà người ta khiến nó chết làm mình băn khoăn, băn khoăn, băn khoăn.

Nhớ lại ngày 30.9.2005, báo Jyllands-Posten đăng tải tranh biếm họa đấng tiên tri Muhammad của đạo Hồi. Hành động này đã khiến dân Hồi giáo nổi giận, thậm chí bạo động nổ ra ở nhiều nơi.

Các quốc gia Hồi giáo thì gia tăng sức ép ngoại giao để chính phủ Đan Mạch xử lý tờ báo nọ. Đại sứ quán 11 nước Hồi giáo gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Iran, Pakistan, Ai Cập, Indonesia, Algeria, Bosnia & Herzegovina, Libya và Ma Rốc, sau khi nhận được thỉnh nguyện thư của các giáo sĩ đạo Hồi, đã gửi công thư tới chính phủ Đan Mạch, trong đó viết: “Chúng tôi phản đối những phát biểu và những bài báo đó, và chúng tôi kêu gọi chính phủ của quý ngài đưa tất cả những người chịu trách nhiệm ra trước pháp luật của quý quốc, vì lợi ích của một xã hội hài hòa và sự hội nhập bên trong cũng như các mối quan hệ toàn diện của Đan Mạch với thế giới Hồi giáo”.

Đại sứ 11 nước cũng đề nghị gặp Thủ tướng Anders Fogh Rasmussen.

Chính phủ Đan Mạch sau đó đã trả lời bằng một công thư, trong đó không đề cập tới vấn đề gặp mặt.

Công thư có đoạn: “Quyền tự do ngôn luận có một phạm vi rộng lớn và chính phủ Đan Mạch không thể gây tác động lên báo chí. Tuy nhiên, luật pháp Đan Mạch cấm hành động hoặc phát ngôn mang tính phỉ báng hoặc kì thị. Bên bị ảnh hưởng có thể đưa những hành vi hoặc phát ngôn đó ra trước tòa, và tòa có thẩm quyền để đưa ra phán quyết theo từng vụ việc”.
(Dân luận)

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

  • Tướng Dempsey tuyên bố Mỹ có thể giúp Việt Nam xây dựng hải quân (RFI) - Tướng Martin Dempsey, tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ, tuyên bố là Mỹ có thể giúp Việt Nam xây dựng tiềm lực hải quân, nếu lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam được dỡ bỏ. Tướng Martin Dempsey là lãnh đạo quân sự cao cấp nhất của Mỹ viếng thăm Việt Nam từ nhiều thập niên qua.
  • Người Yazidi bị 'thảm sát' ở Iraq (BBC) - Phiến quân Hồi giáo đã sát hại ít nhất 80 người đàn ông và bắt cóc nhiều phụ nữ, trẻ em người Yazidi tại làng Kocho ở miền bắc Iraq.
  • Hoạt động ngoại giao dồn dập của Ấn Độ trong tháng Chín. (RFI) - Theo trang thông tin India.com, tháng Chín là tháng rất bận rộn về mặt đối ngoại, đối với chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi, với năm chuyến thăm, được coi là ưu tiên hàng đầu– bao gồm các chuyến công du nước ngoài và đón khách ngoại quốc tới thăm, trong đó có cuộc viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Pranab Mukherjee– chuyến công du ngoại quốc đầu tiên kể từ khi Ấn Độ có Thủ tướng mới.
  • Ấn Độ xây dựng quốc phòng để răn đe thái độ (RFI) - Theo AFP hôm nay 16/08/2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định nước Ấn phải tăng cường năng lực quân sự sao cho không có bất cứ quốc gia nào khác« dám nhìn bằng cặp mắt thù địch».Ông Modi tuyên bố như trên tại Mumbai nhân buổi lễ hạ thủy chiến hạm lớn nhất do Ấn Độ tự đóng.
  • Mỹ : Cáo buộc thanh niên da đen bị bắn chết là trộm cắp gây phẫn nộ (RFI) - Lời cáo buộc người thanh niên da đen Michael Brown - bị một cảnh sát bắn chết hôm 09/08 tại bang Missouri - là nghi can trộm cắp, đã gây giận dữ cho cư dân Ferguson. Cái chết của thanh niên 18 tuổi đã gây ra nhiều vụ bạo động trong thành phố nhiều ngày qua, và vào lúc nửa đêm hôm qua rạng sáng hôm nay 16/08/2014 nhân một cuộc biểu tìnhôn hòa, một số người đã cướp phá các cửa hàng.
  • Bắc Triều Tiên : Thánh lễ không có linh mục (RFI) - Các nhật báo ra ngày hôm nay (16/08/2014) tiếp tục bình luận về chuyến công du lịch sử của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Hàn Quốc. Đây là chuyến tông du đầu tiên của một vị Giáo Hoàng tại ChâuÁ từ 15 năm nay. Trang nhất nhật báo La Croix chạy tựa :"ChâuÁ, châu lục tương lai của Thiên Chúa Giáo".
  • Dịch Ebola hoành hành, cộng đồng quốc tế bất lực (RFI) - Theo con số thống kế của Tổ chức Y tế Thế giới đến hôm 13/08, đã có 1145 người chết trong tổng số 2000 trường hợp nhiễm virus Ebola. WHO cũng cảnh báo về tình trạng quá tải của các cơ quan y tế không thể chăm sóc đầy đủ các bệnh nhân Ebola.Trước tình hình dịch Ebola tiếp tục lan rộng, nhiều nước bên ngoài lục địa châu Phi đã triển khai những biện pháp phòng ngừa khắt khe nhất.
  • Đức Giáo hoàng phong chân phước cho 124 vị tử đạo Triều Tiên (RFI) - Tiếp tục chuyến tông du ở Hàn Quốc, Đức Giáo hoàng Phanxicô hôm nay, 16/08/2014, đã cử hành thánh lễ phong chân phước cho 124 vị tử đạo Triều Tiên, đã bỏ mạng vì đức tin trong giai đoạn đầu của đạo Công giáo trên bán đảo này. Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias gởi về bài tường trình :
  • United bất ngờ thua Swansea (BBC) - Huấn luyện viên Louis van Gaal chứng kiến trận đầu tiên cầm quân ở Premier League kết thúc trong thất bại.
  • Kiev phá hủy một đoàn xe quân sự Nga trên lãnh thổ Ukraina (RFI) - Trong lúc tình hình xung quanh đoàn xe cứu trợ vẫn còn bế tắc, hôm qua, 15/08/2014, Kiev thông báo đã phá hủy phần lớn một đoàn xe quân sự của Nga thâm nhập vào lãnh thổ Ukraina. Bộ Quốc phòng Nga phủ nhận thông tin trên. Các nước phương Tây kêu gọi Matxcơva chấm dứt« khiêu khích».
  • Người VN tại Tây Phi mong được về nước (RFA) - Người Việt Nam tại các nước Tây Phi mong được quay về lại Việt Nam do tình hình dịch bệnh Ebola tại nhiều nước đã vượt qua sự kiểm soát của y tế thế giới.
  • Nhạc sĩ Phó Đức Phương trả lời RFA về chuyện tác quyền show Khánh Ly (RFA) - Mới đây Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam do nhạc sĩ Phó Đức Phương trách nhiệm đã đến tận đêm biểu diễn nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn do ca sĩ Khánh Ly từ hải ngoại về trình diễn để đòi tiền bản quyền tác giả mà Trung tâm này được pháp luật cho phép. Mặc Lâm phỏng vấn nhạc sĩ Phó Đức Phương để tìm hiểu thêm sự việc xảy ra.
  • Trung Quốc : Cách mạng Văn hóa, một chủ đề vẫn rất nhậy cảm (RFI) - Ngày 08/08 vừa qua, lễ kỷ niệm các nạn nhân trong cuộc Cách mạng Văn hóa, ở gần một viện bảo tàng tư nhân về chủ đề này, tại Sán Đầu (Shantou), thuộc tỉnh Quảng Đông, vào giờ phút chót đã bị hủy bỏ. Gần nửa thế kỷ đã qua, Cách mạng Văn hóa vẫn là một sự kiện nhậy cảm đối với chế độ cộng sản Trung Quốc.
  • Xếp hạng Thượng Hải : Mỹ đứng đầu, 4 đại học Pháp trong nhóm 100 (RFI) - Reuters hôm nay, 15/08/2014, loan tin về kết quả xếp hạng 2014 của đại học Thượng Hải về 500 trường đại học hàng đầu thế giới. Hoa Kỳ và Anh Quốc tiếp tục dẫn đầu. Pháp vẫn giữ vị trí thứ 6. Hài lòng về vị trí ổn định của Pháp trong bảng xếp hạng, tuy nhiên các lãnh đạo giáo dục Pháp cũng khẳng định bảng xếp hạng này chỉ là một trong các cách đánh giá.
  • Bắc Kinh lật lại quá khứ để đề cao tinh thần chống Nhật (RFI) - Lịch sử đã để lại cho hai nước láng giềng Trung Quốc - Nhật Bản nhiều hiềm khíchân oán với nhau, giờ đây khi mà những tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa hai nước ngày càng trở nên căng thẳng thì những dấu vết của quá khứ đang được Bắc Kinh sử dụng như chất liệu để hun đúc niềm tự hào dân tộc, biến nó thành thứ vũ khí chống Nhật mà xa hơn nữa để biện minh cho những đòi hỏi tranh chấp chủ quyền.
  • Bắc Kinh kiểm toán thu nhập địa ốc của các địa phương (RFI) - Theo tờ Economic Observer hôm nay 16/08/2014, Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm toán trên toàn quốc số thu nhập từ năm 2008 đến 2013 của chính quyền các địa phương qua việc bán tài sản địa ốc và các hợp đồng trong lãnh vực này, trong nỗ lực đấu tranh chống tham nhũng.
  • Gian nan chống buôn lậu vùng biên (BaoMoi) - Hiện nay, tình hình giao thông thương mại qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở ba cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Hoành Mô (huyện Bình Liêu), Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà) của tỉnh Quảng Ninh và hơn 10 điểm giao thương hàng hóa qua đường tiểu ngạch vẫn diễn ra bình thường. Lợi dụng chính sách mở cửa hữu nghị, hòa bình, các đầu nậu nghĩ rằng tình hình Biển Đông biến động thì trên đất liền, việc kiểm soát có phần nào nhẹ nhàng hơn, do vậy tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra phức tạp với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và táo bạo hơn.
  • Philippines đề xuất tour du lịch Biển Đông (BaoMoi) - Báo mạng Wantchinatimes (Đài Loan) dẫn thông tin từ Thời báo Hoàn cầu (TQ) rằng, Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Gregorio Pio Catapang cho hay, quân đội nước này sẽ phát triển du lịch và du thuyền ở 6 hòn đảo phía tây đất nước trong khu vực tranh chấp Biển Đông.
  • Độc đáo vườn rau “yêu nước” (BaoMoi) - (NLĐO) – Một vườn rau xanh đặc biệt, có ý nghĩa tuyên truyền về chủ quyền biển đảo thiêng của Tổ quốc, thể hiện tinh thần yêu nước đang thu hút sự tò mò của nhiều người dân Quảng Bình.
  • Sự thật mãi trường tồn (BaoMoi) - Hôm 24/7, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, khi được hỏi về các hoạt động trái phép của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong thời gian qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã một lần nữa khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của Trung Quốc tại hai quần đảo này là bất hợp pháp và vô giá trị. Sự thật này đã được giới truyền thông và cộng đồng quốc tế công nhận và nó sẽ mãi trường tồn, bất chấp những động thái “bẻ cong” nhằm mục đích phục vụ tham vọng bá chủ Biển Đông của Bắc Kinh.
  • Sách đường 9 đoạn của Trung Quốc là bất hợp pháp (BaoMoi) - Tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra chiều 14/8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc xuất bản cuốn sách giải thích về đường 9 đoạn, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động này của Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị.
  • Không muốn đối đầu, nhưng... (BaoMoi) - (PetroTimes) - Ngày 12/8, Giáo sư Pavin Chachavalpangpun đến từ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Kyoto, Nhật Bản cho rằng, sẽ không có gì thay đổi ở Biển Đông khi Trung Quốc tiếp tục chính sách hiếu chiến và việc này cũng chứng tỏ sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực.
  • Thế giới tuần qua: Cùng kìm chế mới giữ yên Biển Đông (BaoMoi) - QĐND Online - Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao-AMM47 và Diễn đàn Khu vực ASEAN – ARF 21, các nước ASEAN và các nước đối tác nhất trí, cần phải hành động kìm chế trên Biển Đông để cùng nhau tạo môi trường hòa bình, an ninh ở khu vực. Dịch Ebola ở châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp nhận được sự quan tâm của bạn đọc tuần qua. Đại diện các nước dự ARF 21. Ảnh: news.cn
  • Mỹ sẽ giám sát để hạ nhiệt Biển Đông (BaoMoi) - (DĐDN) - Những hành động và tuyên bố của Trung Quốc (TQ) gần đây đã gây bất bình khiến dư luận và nhiều quốc gia trên thế giới đưa ra những cảnh báo cứng rắn hơn.
  • Trung Quốc lại 'sôi sục' với Mỹ vì Biển Đông (BaoMoi) - Phát biểu tại Hawaii sau chuyến công du một tuần đến Châu Á, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 14/8 tuyên bố, giải quyết tranh chấp ở Biển Đông là vấn đề liên quan đến tôn trọng luật pháp quốc tế chứ không phải là việc tìm cách dọa dẫm nhau. Phát biểu này rõ ràng là ám chỉ đến Trung Quốc và ngay lập tức Bắc Kinh lên tiếng phản ứng.
  • Đèn lồng biển đảo hút khách mùa Trung Thu (BaoMoi) - Nếu những năm trước những chiếc đèn lồng Trung Quốc luôn phổ biến trên thị trường từ vùng nông thôn tới thành thị và có phần lấn át nhiều sản phẩm trong nước, thì vào mùa trung thu năm nay thị trường đèn lồng đã có sự thay đổi khá lớn. Những chiếc đèn lồng truyền thống, đèn lồng xuất xứ trong nước lấy theo chủ đề biển đảo, Hoàng Sa – Trường Sa, yêu tổ quốc… được nhiều người chọn lựa.

Trần Diệu Chân - Minh Quân của Việt Nam là ai ?

Ts Trần Diệu Chân
Nhiều người Việt chúng ta đang trông chờ một nhân vật có khả năng trở thành Lãnh Tụ hay một Minh Quân để lèo lái con thuyền Quốc Gia ra khỏi vũng lầy khủng hoảng triền miên do chế độ độc tài Cộng sản gây ra trong gần 8 thập niên qua.

Đương nhiên, ai cũng nghĩ rằng lãnh tụ hay minh quân này phải hội đủ Tài, Đức của các vị lãnh đạo đáng kính đã xuất hiện trong dòng lịch sử của dân tộc, hoặc giống như những vị trên thế giới đã và đang dẫn dắt dân tộc của họ vượt qua những giai đoạn khó khăn, đưa đất nước thăng tiến trở thành các cường quốc, có vị được sự nể trọng của toàn thế giới.

Chỉ có những vị có đủ tài đức như vậy, mới thu phục được nhân tâm, lãnh đạo và đưa công cuộc đấu tranh chấm dứt độc tài và dân chủ hóa đất nước sớm đến thành công.

Nhìn sang Miến Điện, người Việt ước ao đất nước ta có một Aung San Suu Kyi,  nhìn sang Tây Tạng  ước mơ có một Đức Đạt Lai Lạt Ma,  nhìn sang Singapore ước mơ một Lý Quang Diệu, nhìn sang Nam Phi ước mơ một Mandela …

Nhưng đặt những ước mơ đó cùng với sự mong chờ một lãnh tụ hay minh quân xuất hiện ở Việt Nam không phải là điều thực tế, vì những lý do sau đây:

1.  Minh Quân hay Lãnh Tụ dù có khả năng thiên phú đến đâu cũng cần phải được thực tập/tôi luyện về khả năng lãnh đạo cũng như đạo đức cần có. Ngay cả những người được thừa hưởng vị thế lãnh đạo của cha mẹ hay gia đình cũng cần phải được tôi luyện để mài dũa khả năng (trừ phi họ được đưa lên để làm bình phong cho một cá nhân hay nhóm người nào đó muốn thao túng quyền lực).

2.   Hình ảnh một người là Minh Quân hay Lãnh Tụ ở thời buổi xã hội mạng (social network) của thế kỷ 21, với trào lưu dân chủ, không chỉ  là một cá nhân siêu việt như trong quá khứ, mà là đại diện của một tập hợp  có thực lực và có khả năng đem ước mơ của số đông biến thành hiện thực. Có thể có trường hợp một cá nhân đa tài và nổi tiếng được tập thể tôn vinh và tôi luyện thêm để trở thành lãnh đạo. Cũng có khi một cá nhân bình thường được tập thể tôi luyện và trở thành một nhà lãnh đạo lỗi lạc. Nhiều vị tổng thống Hoa Kỳ hoặc lãnh đạo của một số  quốc gia dân chủ ngày nay đều được phát triển và tôn vinh lên qua tiến trình này. Điều này giúp ta rút ra một đặc tính của xã hội ngày nay, đó là lãnh đạo bằng trí tuệ của tập thể.  Nó vừa mạnh mẽ hơn trí tuệ của một cá nhân, vừa tránh được hiện tượng một cá nhân thao túng quyền lực và trở nên độc tài, chuyên chế. (Chế độ cộng sản tuy cai trị bằng tập thể nhưng là một tập thể chuyên chế và thống trị bằng bạo lực, sản sinh ra một hệ thống độc tài và tàn bạo để duy trì quyền lực độc tôn).

Trong tình hình Việt Nam hiện nay duới sự độc quyền của đảng CSVN, muốn có một Minh Quân hay Lãnh Tụ xứng đáng thì chính đồng bào chúng ta phải:

1.  Tự đi tìm và đào tạo Minh Quân chứ không ngồi chờ đợi Minh Quân xuất hiện rồi mới tham gia đấu tranh hay xây dựng đất nước. Vị Minh Quân đó có thể là chính chúng ta, con cháu hay bằng hữu của mình, hoặc một vị mà chúng ta chưa bao giờ biết đến rồi gặp nhau trên con đường phục vụ Tổ Quốc.

2.  Cần củng cố niềm tin vào sự trong sáng của đa số những người đang đồng hành với mình trên con đường phục vụ. Giúp bảo vệ và hỗ trợ cho những cá nhân/tổ chức hay đảng phái có tâm, có tài trước những thị phi, oan trái, đánh phá của kẻ xấu, nhất là của đảng CSVN.

Nói tóm lại, Minh Quân là một mẫu người do đào tạo mà ra chứ không phải do trời phái xuống.

Không một Minh Quân nào có thể thành hình nếu không có sự hỗ trợ của những người có lòng. Thời đại hôm nay, tập thể chỉ huy chứ không phải cá nhân; do đó, Minh Quân chính là một “tập thể trí tuệ” có Tâm, có Tầm đã được đào tạo/tôi luyện bằng một quá trình phục vụ với tinh thần dân chủ, và tập thể này sẽ đưa ra
Trần Diệu Chân
(Diễn Đàn Chân Trời Mới)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét