- Ngư dân Lý Sơn kể chuyện bị tàu TQ ‘cướp phá tài sản’ (VOA). “Thứ nhất là vì cuộc sống mưu sinh. Thứ hai đó là truyền thống của ngư dân Lý Sơn. Ngư trường Hoàng Sa là nơi ngư dân chúng tôi thường xuyên ra đánh bắt. Chúng tôi dù có bị bắt, bị đánh, bị đập chúng tôi vẫn ra đó dù có phải vay mượn hay mất mát tài sản“. – Làm sao bảo vệ chủ quyền biển đảo và tài nguyên thiên nhiên? (RFA).
- NHÀ NƯỚC ƠI TỈNH NGỘ ĐI! (FB Nguyễn Văn Hoàng). “Có vẻ các ngư dân không nói thì báo chí truyền thông cũng chả biết. Chủ quyền, tài nguyên biển bị xâm phạm trắng trợn, nghiêm trọng mà CSB, Kiểm ngư chẳng thấy đâu, mặc kệ tàu cá ngư dân bị ‘tấn công, đập phá và cướp tài sản’. Thế này chả biết sinh ra lực lượng CSB, Kiểm ngư để làm cái quái gì?“
- Mộ gió – Và sự hy sinh của những chiến binh giữ biển đảo không về (CAND). “Lần đầu tiên Trịnh Công Lộc viết về ‘Mộ gió’, về sự hy sinh của những chiến binh giữ biển đảo không về – Không về cả thân xác và chỉ có cuộc chiến đấu trên biển mới có những ngôi mộ gió – Ngôi mộ mà dưới đó chỉ là những hình nhân được làm bằng đất sét: “Mộ gió đây đất thành xương cốt/ Cứ gọi lên là rõ hình hài“.
- Lật tẩy thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông (PT). – Nguyễn Thành Nam: Ván cờ Biển Đông (Đa Diện).
- Phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long: Biển Đông: “Mỹ không nói suông nữa” (RFI). “Tôi nghĩ cuộc viếng thăm này rất là quan trọng… Việt Nam có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất ở Biển Đông. Việt Nam bị tổn hại nhất vì sự bành trướng của Trung Quốc, nhưng lại yếu về vấn đề quân sự cũng như vấn đề chính trị và liên hệ với các nước khác. Thành ra vai trò của Mỹ củng cố quan hệ với Việt Nam rất quan trọng, không những cho Việt Nam mà cho cả khu vực.” - Mỹ sẽ giám sát tình hình Biển Đông bất chấp việc Trung Quốc không đồng ý (BVPL).
- Trung Quốc ngăn chặn, cô lập “tiền đồn” của Philippines trên Biển Đông (MTG).
- Nhật ký mở lần thứ 109: NHÂN NGÀY 19/8, LẠI MƠ VỀ MỘT KIỂU CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (Tô Hải). “Đó
là chính phủ Trần Trọng Kim không hề làm tay sai cho Nhật, thậm chí
không chống ….cộng, không muốn xử dụng vũ khí Nhật để xảy ra Người Việt
bắn người Việt! Ông viết trong cuốn tự truyện ‘Một cơn gió bụi,
chương 4 lúc cuối đời, sau khi đã bị kách mệnh ‘đá đít’ những dòng chữ
thật thà và cay đắng như sau: ‘Tôi nghĩ quân Nhật đã đầu hàng, quân Ðồng
Minh sắp đến, mình nhờ quân Nhật đánh người mình còn nghĩa lý gì nữa,
và lại mang tiếng ‘cõng rắn cắn gà nhà’. Tôi từ chối không nhận’.“
- Mời xem lại bài viết của GS Lê Xuân Khoa: Huế năm 1945 và chính phủ Trần Trọng Kim (*) (VHNA). “Trong
phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nội các, bên cạnh công tác khẩn cấp cứu
trợ nạn đói ở miền Bắc đã làm ngót hai triệu người thiệt mạng, chính
phủ Trần Trọng Kim đã ấn định một chương trình sáu điểm: 1. Chuyển giao
tất cả các cơ sở hành chính cho các viên chức Việt Nam. 2. Thâu hồi đất
Nam Kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp. 3. Ân xá toàn thể các phạm
nhân chính trị. 4. Cho phép thành lập các đảng phái chính trị. 5. Miễn
thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo. 6. Thiết lập các Uỷ ban tư
vấn quốc gia để soạn thảo Hiến pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành
chính và giáo dục. Chỉ trong thời gian bốn tháng (từ 17 – 4 đến 16 –
8), chính phủ Kim đã thực hiện được gần hết chương trình này“.
- Lệ Thần Trần Trọng Kim: THƯ GỬI HOÀNG XUÂN HÃN NĂM 1947 (Tễu). “Tôi
vẫn biết việc chống với Pháp chỉ có V.M. mới làm nổi, nhưng vì chỉ tiếc
họ quá thiên về chủ-nghĩa cọng-sản quá. Họ chỉ có một mục-đích là thi
hành chủ nghĩa của họ, họ dùng đủ phương diện để đưa người ta vào cái
chòng của họ. Sự hành-động của họ ở bên ta cũng như bọn cọng sản đã dùng
ở bên Tàu và ở các nước khác, đều theo một lối đúng nhau như hệt. Họ
không cần quốc-gia, không cần đạo-đức, nhưng có nhiều người tin ở nghĩa
quốc-gia, thì họ lợi dụng cái nghĩa quốc-gia để đạt cái chủ-nghĩa của
họ. Lừa dối xảo-quyệt đủ đường, cho nên người ta dễ mắc lừa lắm“.
- Chính phủ của ông Trần Trọng Kim không phải chính phủ bù nhìn (FB HNNGBPĐ).
- Báo đảng nổ long trời lở đất: Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (ĐCSVN). “Thắng
lợi lịch sử từ cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 giành chính
quyền về tay nhân dân đã đưa đất nước ta từ một nước thuộc địa trở thành
một nước độc lập, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã đứng lên làm chủ
cuộc đời, làm chủ non sông gấm vóc của mình. Tinh thần bất diệt của Cách
mạng Tháng Tám đã, đang và sẽ cổ vũ chúng ta vững bước đi lên!” – Cách mạng tháng 8 và “Lộng ngôn” (DLB).- Tài đóng kịch của Hồ Chí Minh dưới mắt học giả Tây phương (DLB). – Hồ Chí Minh – một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 6) (DLB). – Xử lý Bác là xử lý Cháu (DLB).
- Bài của Vương Trí Nhàn đăng lại trên BBC: Để hiểu thêm Tố Hữu (BBC). “Người làm ra những bài thơ như thế này thì chắc làm kinh tế cũng không ra gì!“
- Tin mới nhất về chị Bùi Thị Minh Hằng (FB Nguyễn Bắc Truyển). “Nếu như tòa án phán quyết với một bản án bất công, chị Hằng sẽ tuyệt thực cho đến chết để phản đối. Chị nói: Hy sinh cũng là một cách đấu tranh. Chị mong bà con đồng bào xa gần và đại diện các Đại sứ quán đến tham dự phiên tòa ngày 26/8/2014“. – Bà Bùi Thị Minh Hằng được gặp gia đình (DCCT).
- Quang Minh Tự cầu siêu cho anh Anphongsô Huỳnh Anh Trí (DCCT). “Ra tù với một tấm thân gầy gò, mình đầy bệnh nhưng Huỳnh Anh Trí vẫn không quên nhiệm vụ của người chiến sĩ chiến đấu đòi dân chủ cho toàn dân. Nghe tin công an đàn áp tôn giáo ở nhà cô Bùi Kim Phượng tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp bằng cách ngang tàn cuồng vọng… Huỳnh Anh Trí cùng đi với một số tín đồ PGHH đến xem xét hiện trường, tìm sự thật của vấn đề có nhiều đồn đải đúng hay sai, đồng thời an ủi chia buồn với gia đình cô Bùi Kim Phượng“.
- MS Nguyễn Trung Tôn: Những bài học trong chốn lao tù (Kỳ 17): “Đại bàng” và “Chim sẻ” (DLB).
- Bình Dương: Cựu TNLT Trương Minh Đức bị sách nhiễu về cư trú (DCCT).
<= Nguyễn Như Phong. – JB Nguyễn Hữu Vinh: Petrotimes và Nguyễn Như Phong: Ai ngụy độc lập và ngụy dân tộc? (VNTB). “Để
chứng minh quyền tự do báo chí, đảng CS và nhà nước Việt Nam chứng minh
rằng thì đã có bao nhiêu tờ báo, bao nhiêu đài truyền hình, bao nhiêu
phóng viên… Nhưng những điều đó không nói lên được rằng người dân có
được mở miệng ở đó không, nó phục vụ ai, thì hầu như ít khi họ đề cập,
bởi ‘Báo chí là công cụ tuyên truyền của đảng’.”
- Nguyễn Hoàng Đức: TÂM THẾ ĐI HỌP HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP LẦN THỨ NHẤT (Nguyễn Tường Thụy).
- Trở ngại lớn nhất trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là lòng tin (FB LS Lê Đức Minh). “Do
đó những ai hy vọng vào sự can thiệp của Hoa kỳ, theo tôi, nên suy nghĩ
lại. điều duy nhất chúng ta có thể làm là dựa vào sức mình là chính.
Lợi dụng tối đa sự cải thiện dân chủ và nhân quyền của đảng và chế độ để
thành lập và phát triển các phong trào đối kháng trong nước. Từ từ dẫn
đến việc chế độ phải công nhận các tổ chức đối kháng và rồi đi đến bầu
cử tự do, thay đổi thể chế trong hòa bình“.
- LS Lê Đức Minh: Tự do có thể là thành quả của một cuộc cách mạng, nhưng dân chủ thì không (NV Trẻ). “Dân
chủ là một tiến trình. Nó đi từ không đến có, từ ít đến nhiều, từ thấp
đến cao, từ từng phần đến toàn diện. Nền tảng dân chủ của một xã hội
được xây dựng dựa trên ý thức của từng cá nhân mỗi người. Do đó, nếu chế
độ cộng sản cáo chung, đừng bao giờ mơ mộng rằng sáng hôm sau thức dậy
Việt Nam sẽ có một hệ thống chính trị và nền dân chủ tốt như Australia,
Pháp hay Hoa kỳ“.
- TỰ DO MONG MANH (Nguyễn Văn Thạnh). ” Tự
nhiên, từ trong bản chất, con người khao khát và hướng đến tự do nhưng
để có tự do là điều không dễ dàng gì… Hơn gì hết, để có sự thịnh vượng,
xã hội cần tự do nhưng cũng hơn ai hết chính đám đông lại là nhân tố
mạnh mẽ nhất hủy diệt tự do. Chúng ta cần phải nhận thức được vấn đề này
và cảnh giác. Xem ra, đường đến bến bờ tự do, đến giá trị phổ
quát-quyền con người cần được tôn trọng, thực hiện ở Việt Nam-xem ra còn
gian nan và rất dài“.
- BAO GIỜ NGƯỜI NÔNG DÂN NỔI DẬY? (FB Loan Nguyễn/ TNM).- Của để dành của mỗi đời người (Tuấn Khanh). “Một đời người đôi khi không đủ dài để dành dụm cho mai sau, nhưng cũng quá ngắn vì hối hả trong sự tham lam vô độ. Có những con người dành dụm lặng lẽ và khó nhọc như nhịp giọt mồ hôi rơi xuống, toả sáng trong cần lao. Và cũng có những con người dành dụm bằng nhịp chạy của đôi giày được đánh bóng, giẫy đạp trên lưng đồng loại mình, với mưu tính và quyền lực“.
- NGUYỄN THỊ TỪ HUY VÀ HẠ ĐÌNH NGUYÊN TIẾP TỤC BÀN VỀ CẦU HIỀN VÀ SỬ DỤNG NĂNG LỰC TRÍ TUỆ (Huỳnh Ngọc Chênh). “Từ Huy đã đem báu vật của tiền nhân ra để phủi bụi và lau chùi, rồi so sánh với hiện tại, phỏng có ích lợi gì không, hay chỉ gây thêm hoang mang về một sự cách biệt ? Lấy đỉnh cao so với trủng thấp, lấy nồi đồng cọ với niu đất, lấy ‘cầu’ Hiền so với ‘diệt’ Hiền, để rồi than van về một nổi nghịch lý, trong khi cái chuẩn mực của thời đại đã hoàn toàn khác nhau !“
- “Đả thảo kinh xà” và màn “Kim thiền thoát xác” của Báo Đất Việt (TCTP).
- Mấy hôm trước chị Kim Tiến trao kỷ niệm chương cho anh Quang, bây giờ sư sãi tiếp tục nâng bi cho anh Quang. – Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng Bộ Công an (ANTĐ). – Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thăm, chúc mừng Bộ Công an nhân Kỷ niệm 69 năm Ngày truyền thống (CAND). “Thay
mặt Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thanh
Nhiễu chúc mừng lực lượng Công an nhân dân thời gian qua đã làm tốt nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ an ninh trật tự, góp phần tích cực vào sự phát triển mọi mặt của đất nước“.
- MƯỢN ĐẠO TẠO ĐỜI ! (TNM). “Thật
buồn cười cho những người tu hành ngày nay – trân trọng xin lỗi các vị
xuất gia đích thực- đã đi tu Phật giáo thì làm gì còn mơ tưởng chuyện
thế gian mà đi ham quyền cao chức trọng, chắc quý vị đã quên tấm gương
của Thái Tử Tất Đạt Đa (Đức Phật Thích Ca ngày nay) đã bỏ hết ngai vàng
vợ đẹp tại Ấn Độ và ra đi tìm đường giải thoát đó sao ?“
- Mời xem lại: Những Sự Thật Cần Phải Biết (Phần thứ 64) Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc nhưng không đồng hành với cộng sản (TVHS). “Đây
là một sự đáp trả cương quyết nhất, mạnh mẻ nhất của Hội Sử-Học
Việt-Nam, đối với việc đảng Cộng sản Việt-Nam qua ông Nguyễn-xuân-Phúc,
phó thủ tướng và Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực
Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tiếm danh, mạo
danh Phật Giáo Việt Nam để phục vụ cho điều ác”.
- Bình Chánh, Sài Gòn: Nam thanh niên chết bất thường sau khi vào trụ sở CA (ĐV). – Pleiku: 3 thanh niên thương vong sau khi bị CSCĐ đánh dùi cui vào người? (DT). – Một thanh niên chết sau va chạm với cảnh sát cơ động (TT). – Vụ CSCĐ gây chết người ở Gia Lai: Đình chỉ công tác hai cảnh sát (ĐSPL). – Huế: Tin thêm về vụ thanh niên nhập viện sau khi rời trụ sở công an xã (PNTP).Trong vài năm gần đây, có thể nói trụ sở công an ở VN là nơi nguy hiểm nhất, luôn đe dọa mạng sống, sức khỏe của người dân. Có những thanh niên khỏe mạnh, chỉ cần bước vào trụ sở công an vài tiếng có thể mất mạng như chơi, hoặc may mắn còn giữ được mạng sống, thì khắp thân thể cũng bị bầm dập, đi không nổi, người thân phải đưa ngay vào bệnh viện. Đề nghị Bộ Công an đồng loạt cho treo các biển cảnh báo “Chốn nguy hiểm, dễ mất mạng” ở tất cả các trụ sở công an trên cả nước để cảnh báo người dân biết trước khi đặt chân tới nơi này. Riêng các “bạn dân” thì mỗi người đeo một biển báo sau lưng ghi dòng chữ: “Sát thủ máu lạnh“, để người dân biết mà tránh xa.
- TẠI SAO MẤT LÒNG DÂN ? (FB LS Trần Đình Triển). “Đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước quy định: ‘Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật'; đối với cán bộ công – viên chức mà vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm khắc để làm gương. Trong thực tiển thi hành và áp dụng pháp luật thì hầu như đang làm ngược lại: Dân làm chủ thì xử lý nghiêm khắc, còn cán bộ là đầy tớ của dân thì xử cho có xử“.
- ‘Thông tư 28 là trái pháp luật’ (BBC). – CŨNG LÀ 1 CĂN CỨ CẦN SỬA ĐỔI THÔNG TƯ 28 CỦA BỘ CÔNG AN (FB Trần Đình Triển). – Công an ngăn hội thảo của đoàn luật sư? (BBC). LS Trần Đình Triển: “Hội thảo của các nhà khoa học, các luật sư, chỉ mang ý nghĩa nội bộ, không có phá đám hay phá rối mà người ta lo sợ rồi ngăn cản như vậy thì theo tôi về góc độ nghiệp vụ là sự dốt nát, ấu trĩ“.
- Lời nói sau cùng cảm động của một bị cáo bị xử tử hình (FB Nguyễn Đăng Trừng). – Nên chăng bỏ án tử hình? (FB Huỳnh Duy Lộc).
- Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan không buôn bán trẻ em (PT). – Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc Công an Hà Nội: Chưa có căn cứ khẳng định ni sư Đàm Lan liên quan đến vụ mua bán trẻ em (LĐ).
- Vụ chùa Bồ Đề: “Đừng quy chụp mua bán trẻ với buôn bán nội tạng” (ĐSPL). Cũng ông Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tiếp tục đá lộn sân: “Bản
chất của vụ buôn bán trẻ em này chỉ là đáp ứng nhu cầu nuôi con của một
phụ nữ vô sinh chứ không phải buôn bán nội tạng như báo chí quy chụp“.
Đây là công việc của cơ quan an ninh điều tra, thuộc chính phủ. Nếu cần
phát biểu, đưa ra tuyên bố gì đó với báo chí, thì để cơ quan an ninh
họp báo tuyên bố, không phải việc của đảng để Thành ủy Hà Nội tổ chức
họp báo. Có phải nhiệm vụ của Thành ủy đâu, Thành ủy Hà Nội có đi điều
tra đâu mà đưa ra tuyên bố này nọ? Đảng luôn khẳng định rằng, “Đảng
không bao biện, làm thay” nhưng việc gì đảng cũng xen vào là sao?
- Chưa rõ tung tích bé 4 tuổi từng ở chùa Bồ Đề (VNE). – 11 trẻ ‘mất tích’ tại chùa Bồ Đề: Không có khuất tất (ĐV).
- Chùa Bồ Đề ‘vẫn muốn trông trẻ’ (BBC). – Chùa Bồ Đề xin dừng nuôi trẻ em (TN).
- Đại gia Minh “Sâm” đã cúi đầu nhận tội (ĐSPL). Lâu rồi không nghe báo chí dùng cụm từ này. – Minh “Sâm” lập cả trạm cân để tự ý thu phí xe chở gỗ quá tải (LĐ).- Bắt giam con gái, con rể “giám đốc giang hồ” Minh “Sâm” (PT). =>- Công an Hà Nội: Công khai vụ Phó Ban tổ chức Quận uỷ Cầu Giấy tham gia giết người (LĐ). – Bậy bạ đầu vào và chuyện công chức bảo kê “xã hội đen” (Infonet).
- Thủ phạm “vụ án oan” ở Sóc Trăng ra tòa (PLTP). – Xét xử vụ án giết người liên quan 7 thanh niên bị bắt oan (TN). – Hành trình đòi bồi thường oan: Đoạn trường ai có qua cầu mới hay! (PLTP). – Làm oan, phải chủ động xin lỗi dân (PLTP).
- Đường hoàn lương – Bài 1: Kẻ giết người thành chủ nuôi bò sữa — Đường hoàn lương – Bài 2: Rời trại giam về làm đội trưởng bắt cướp — Đường hoàn lương – Bài cuối: “Mong con hiểu được lòng ba!” (PLTP).
- Trả lại 180 triệu đồng tiền ‘gợi ý chạy án’ (MTG).
- Kỷ luật cán bộ để tràn lan nhà không phép (PLTP).
- Con chủ tịch quốc hội không đi nghĩa vụ quân sự vì làm theo… quy định nhà nước (DLB). – Mời xem lại : Sẽ tuyển cán bộ, công chức đi nghĩa vụ quân sự (TT). “Con trai tôi từng có nguyện vọng thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên lại thuộc vào một trong các trường hợp tạm hoãn và miễn. Giả sử xin đi thì được nhưng mọi người trong gia đình nội ngoại đều nói quy định của Nhà nước như vậy thì cứ làm theo vậy“.
- SOS! Cướp biển lại hoành hành ở Đông Nam Á (Báo ĐT). – Vinalines lo đối phó tình trạng cướp biển gia tăng (VNE).
- Campuchia nói về vụ đốt cờ Việt Nam (BBC). – Ông Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Campuchia ngăn chặn biểu tình bài VN (VOA).
- Khi người Việt là nạn nhân của thực phẩm Trung Quốc (RFA). “Tôi bây giờ mà đi ra chợ khi chọn mua các sản phẩm rau củ quả trông rất là tươi ngon nhưng tôi không bao giờ mua đồ của Trung Quốc, bởi thực tế là họ rất hay ngâm tẩm các hóa chất độc hại để giữ cho hoa quả được lâu, nhiều khi thắp hương từ mùng một mà đến tận 12-13 mà hoa quả vẫn còn tươi nguyên“.
- Nhà thầu Trung Quốc ngừng thi công khi mưu tính không thành (ĐV).
- Thế lực Chu Vĩnh Khang không nhỏ, Tập Cận Bình cần địa phương ủng hộ (GDVN). – Tập Cận Bình và ‘nồi cơm’ của quan chức Trung Quốc (TN). – Tham nhũng đầy rẫy trong quân đội Trung Quốc (MTG). – Thêm lãnh đạo kênh truyền hình trung ương Trung Quốc bị bắt (VNE).
- Trung Quốc rung động vì câu nói cuối cùng của một cảnh sát trẻ (VNE). “Một nam cảnh sát giao thông trẻ tuổi ở Trung Quốc vô tình trở thành người tử vì đạo khi bị xe đâm chết trong lúc đang từ chối nhận hối lộ của một quan chức“.
- ‘Người đàn bà thép’ Hong Kong trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh (ĐSPL). – Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Hồng Kông phải từ nhiệm vì ủng hộ Bắc Kinh (RFI). – Đài Loan : Quan chức cao cấp phụ trách vấn đề Hoa lục bị điều tra (RFI).
- Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay – Kỳ 44: Mao muốn chinh phục trái đất? (MTG).
- Đức Giáo hoàng: Nếu có thể, tôi muốn đến Trung Quốc vào ngày mai (GDVN).
- Quân đội Trung Quốc bị tố cáo xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ (RFI).
- Kiều dân Nhật tại Trung Quốc giảm do quan hệ hai nước xấu đi (RFI).
- Tàu cá CN Nhật: Tối ưu để ngư dân bám biển Đông (ĐV). – Đại gia BĐS mua 100 tàu cá: Dư luận bị đánh lừa bởi dự án hoang tưởng (GDVN). Chính truyền thông trong nước đã tiếp tay với “đại gia” này để đánh lừa công chúng! – Việc 2 DN xin nhập tàu cá: Việt Nam không thể là bãi rác tàu cũ (LĐ). – Sau việc Bộ NNPTNT bác đề xuất nhập tàu cũ: Cấp “quota” đóng tàu cho các địa phương (DV).
- Hải quân Trung Quốc sẽ tập trận đối kháng trên biển Hoa Đông (NĐT). – TQ lần đầu tập trận hỗn hợp ở Hoa Đông (Zing). – Nhật Bản tập trận bảo vệ đảo (VNE). – Biển Hoa Đông dậy sóng khi Nhật – Trung liên tục tập trận (VOV).
- Tướng Dempsey: Mỹ vắng mặt ở Biển Đông mới gây mất ổn định (GDVN). “Cá
nhân tôi tin rằng sự vắng mặt của chúng tôi chứ không phải sự hiện diện
của chúng tôi trong khu vực mới có thể gây mất ổn định. Bởi vì nếu
chúng tôi vắng mặt, và sau đó một cái gì đó xảy ra chúng tôi mới nhảy
vào, nó sẽ được xem như khiêu khích. Thay vào đó, nên chấp nhận thực tế
là tất cả chúng ta có lợi ích trong không gian quốc tế“. – Chuyên gia Nga bình luận việc tướng Martin Dempsey thăm Việt Nam (GDVN).
- Đại tá Trung Quốc: Việt Nam cần 2 loại vũ khí Mỹ uy hiếp láng giềng?! (GDVN). “Theo
ông Long, Việt Nam sẽ tranh thủ đề nghị mua một số vũ khí tấn công của
Mỹ, từ đó để tạo ra mối uy hiếp với lực lượng hải không quân của “các
quốc gia xung quanh”?! Bình luận này của Đỗ Văn Long phải chăng muốn tạo
ra hình ảnh một Việt Nam ‘hiếu chiến’ và biến Việt Nam thành ‘mối đe
dọa’ với các nước láng giềng?“
- Nhân Quyền Và Vũ Khí Sát Thương (Việt Báo). “Tổng
thống Obama không thể bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với CSVN mà không có
sự ủng hộ từ lưỡng đảng trong Quốc hội. Vì thế việc bãi bỏ này sẽ diễn
ra như sau: Thứ nhất là phía CSVN phải đáp ứng một số thiện chí tôn
trọng nhân quyền. Cụ thể là phải trả tự do cho một số tù nhân lương tâm
đang bị giam giữ theo danh sách mà Hoa Kỳ thường đưa ra trong các cuộc
đối thoại nhân quyền như Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, anh Trần Huỳnh
Duy Thức, Luật sư Lê Quốc Quân v, v… Thứ hai là phía Hoa Kỳ sẽ không
bãi bỏ toàn bộ lệnh cấm vận mà sẽ chỉ diễn ra từng phần dựa trên những
thành tích tôn trọng nhân quyền của CSVN sau đó như phát biểu của Thượng
Nghị sĩ John Mc Cain“.
- Vận động cho tù nhân lương tâm ở Việt Nam (BVN). – Nhạy cảm chính trị (Văn Việt).
- Chủ nghĩa Xã hội vs Chủ nghĩa Tư bản (Hiệu Minh). “Qua
70-80 năm, CNXH vẫn chưa mạnh như người ta tưởng là vì chưa biết điều
chỉnh như các đồng chí bên tư bản. Các chế độ XHCN tha hóa dần sụp đổ,
tư bản lại thắng, không như kịch bản mà các bậc tiền bối CM tháng 8 đã
nổi lên giành chính quyền“.
- Vũ Duy Phú: Tốt nhất là phải quay về Con đường chính của Nhân loại (Văn Chinh). “Vậy vấn đề quyết định, sống còn bây giờ không phải là chống tham nhũng thế
nào, mà là Đổi mới thế nào, Cải cách thế nào đây? Đổi mới, cải cách
đúng và thắng lợi, thì không chỉ chống được tham nhũng, tiêu cực, mà còn
chống được cả ngoại xâm, làm được một chiến công mới như Ngài TNS Mỹ
nổi tiếng vừa mới nói: ‘Việt nam sẽ làm gương tốt cho thiên hạ’.“
- “Đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại” = triết lý phản động? (Phương Bích).
- Tố Hữu góp ý sửa Tiến quân ca (GNLT).
- Nhà báo Ngọc Vinh: LÒNG TIN CÒN BAO NHIÊU? (Huỳnh Ngọc Chênh). “Đề
nghị mấy ông thận trọng cho, vì nếu mấy ông làm mất nữa xị lòng tin còn
lại đó của dân thì tôi nghĩ, tình hình sẽ nguy khốn lắm đấy!“
- Vụ cắt 10.000 lao động hợp đồng: Thì ra chỉ là một trò đùa (LĐ). “Khát
vọng có một công việc, dù là bằng bàn tay, hay bằng khối óc thật đáng
trân trọng, và thật ra mới là thứ những nhà quản lý cần phải quan tâm,
chứ không phải những con số hão huyền và lạnh lùng rằng, đã tạo được bao
nhiêu việc làm, giảm được bao nhiêu tỉ lệ thất nghiệp“. – “Bi hài” cử nhân giấu bằng, xin làm công nhân: Quan trọng là phải biết… chửi nhau (DV).
- Biết ‘Rưng Rưng’ Thế Nào Mới Khá? (Việt Báo).
- Chủ trì họp báo vụ chùa Bồ Đề “mời” nhà báo ra ngoài (TT). “Tại
cuộc họp báo này, nhiều câu hỏi của các phóng viên nêu ra đều không
được trả lời hoặc trả lời không rõ ràng. Cuộc họp báo kéo dài hai giờ.
Không khí cuộc họp nóng đến mức ông Phan Đăng Long – phó trưởng Ban
tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, chủ trì họp báo – đã có lần mời một phóng
viên ra ngoài“.
- Vụ buôn bán trẻ em tại chùa Bồ Đề: Chưa có dấu hiệu vi phạm của sư trụ trì (TBNH). – Chùa Bồ Đề: Phóng viên bị ‘mời’ ra ngoài, sư Đàm Lam vô tội? (TG). – Công an Hà Nội: Trụ trì chùa Bồ Đề không vi phạm (VnMedia).
- Đã có địa chỉ của 11 trẻ ở chùa Bồ Đề nghi mất tích (GTVT). – Vụ chùa Bồ Đề: Không công khai nơi tá túc của trẻ ”mất tích” vì lo ngại sự “xáo trộn”? (giadinh.net).
- Chùa Bồ Đề – một tiếng chuông cảnh tỉnh (Infonet).
- Chưa rõ trách nhiệm địa phương trong vụ chùa Bồ Đề (TP). – Vụ mua bán trẻ chùa Bồ Đề: “Lãnh đạo địa phương cần tự kiểm điểm” (ĐSPL).
- Hội nghị Bắc Đới Hà kết thúc, vụ Chu Vĩnh Khang vẫn chưa thể định đoạt (GDVN). – Tin Tổng Hợp: Điều Tra Giang Trạch Dân, Bắc Kinh Bắt Người Khiếu Nại (video) (ĐKN).
KINH TẾ- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 19-8-2014 (VietFin).
- Thả lỏng FDI: ‘Có trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ’ (ĐV).
<- Câu hỏi về nợ xấu vẫn chưa được giải đáp (RFA). TS Lê Đăng Doanh: “Các món nợ xấu mà VAMC mua là nợ xấu có bảo đảm, VAMC sẽ bán tài sản bảo đảm ấy như thế nào để thu hồi lại vốn. Nếu như không giải quyết được nợ xấu thì sau 5 năm VAMC sẽ xử lý nợ xấu ấy như thế nào? Hay lại bàn giao lại cho Ngân hàng Nhà nước? Như vậy tức là thay vì giải quyết thực chất về nợ xấu thì đấy chỉ là một thủ thuật bút toán“. – Nợ xấu đang thực sự… “phát phì” (LĐ). – Ngân hàng nào có nợ xấu “khủng” nhất? (Infonet).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 19-8-2014 (VietFin). – Chứng khoán chiều 19/8: Khối ngoại lại xả trăm tỷ (VnEconomy). – Nhận định chứng khoán ngày 20/8: “Còn tiếp tục giằng co” (VnEconomy). – Blog chứng khoán: Rủi ro tùy cổ
- Các tập đoàn nhà nước mua“giúp” nhau 71 ngàn tỉ đồng (TBKTSG).
- Tổng quan chuyển động BĐS ngày 19-8-2014 (VietFin). – Bất động sản vẫn hôn mê rất sâu (VNTB). – Khó nhận ra đó là bong bóng (NLĐ). – 7 năm, dự án tỉ đô ở Vũng Tàu vẫn bất động (TBKTSG).
- Microeconomic Pricing Model: Mô hình định giá kinh tế vi mô (VietFin).
- TPHCM thành lập công ty quản lý metro (TBKTSG).
- Hàng trăm xe container ùn ứ ở cửa khẩu Mộc Bài: Đa số doanh nghiệp chấp nhận đóng phí (TN). – Chấp nhận đóng phí cao: Cửa khẩu Mộc Bài bớt ùn ứ (TBKTSG). - Đè cổ doanh nghiệp: Một thủ thuật “cướp cạn”? (VNTB).
- Vinalines tiếp tục giải quyết hậu quả của Vinashin (TBKTSG).
- Tiểu thương chợ Đồng Xuân chê doanh nghiệp Việt thua Trung Quốc (ĐV).
- Nhật Bản bắt đầu xuất khẩu trở lại gạo trồng tại Fukishima (RFI).
- Thị trường nhà cửa Mỹ phát triển tốt (VOA).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 20-8-2014 (VietFin).
- Xử lý nợ xấu: Vì sao chưa “mở van” một dòng tiền lớn? (VnEconomy).
- Buộc ngành than dừng thuê các doanh nghiệp bên ngoài làm dịch vụ: Không quản lý được thì… cấm (LĐ).
- Đáng lẽ giá xăng giảm sâu hơn? (VOV). – Một hành động dũng cảm của Chính phủ (BĐX).
- Thương xá Tax di dời, tiểu thương “chết đứng” (TT). “Các
tiểu thương tại thương xá Tax cho rằng thường dịp gần Tết dương lịch là
mùa cao điểm buôn bán trong năm, khi du khách nước ngoài nghỉ lễ
Halloween, Giáng sinh và năm mới nên đây là dịp bán được nhiều hàng
nhất. Song thời điểm họ phải di dời lại đúng dịp này làm họ ‘chết đứng’!“
- Tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, Thái Bình: Ngao chết trắng bãi, hàng trăm tỉ đồng đổ biển (giadinh.net).
- Nga dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản của Việt Nam (TTXVN/ PLTP).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Tác giả Lan Cao: “Cần phải nói về cuộc chiến Việt Nam theo cái nhìn của người Việt!” (NV). Con gái của tướng Cao Văn Viên trả lời phỏng vấn về quyển sách của mình: “The Lotus and the Storm”.
- Nhà văn ĐỖ QUYÊN : Thơ Tân hình thức : Kể sao hết được – KỲ 2 (Nhật Tuấn).
- Tiếng kinh mõ như dao nhọn (Da Màu). – Cát đợi (VCV). – Tản mạn về Thời gian
- Nếu chàng Trương Chi đẹp trai — ĐÊM HOA ĐĂNG THÁNG BẢY — Phía cuối con đường (Tương Tri).
- PHONG ĐIỀN (Văn Công Hùng). – Chiếc đèn ngôi sao sáu cạnh (Nguyễn Đình Bổn). – 100 Năm Cánh Hạc Thiên Trường (VCV).
- ‘Kép độc’ Hoài Trúc Phương đã không còn (NLĐ/ MTG).
- HÂN HOAN CHÀO ĐÓN “ĐÌNH VIỆT NAM” VỪA ĐƯỢC TÁI BẢN (Tễu).
- Hoãn kỷ niệm ngày sinh Hai Bà Trưng vì có việc đột xuất (TT). – Nhiều tranh cãi, Hà Nội hủy tổ chức sinh nhật Hai Bà Trưng (ĐSPL).
- Người dân tiếc nuối những tòa nhà biểu tượng của Sài Gòn (VNE). – Mất dấu tích của “Hòn ngọc Viễn Đông” (FB Huỳnh Duy Lộc). – ‘Tạm biệt Thương xá Tax’ , lượt khách đến mua hàng tăng mạnh (MTG). “Thương xá Tax là một trong những trung tâm thương mại lâu đời nhất tại Việt Nam. Được xây dựng năm 1880 cùng thời điểm với các công trình thời Pháp như: Nhà Thờ Đức Bà; Bưu điện Thành phố; Chợ Bến Thành; Nhà hát Thành phố, Dinh độc lập,… từng là biểu tượng của sự sung túc tại Sài Gòn. Đến nay, thương xá Tax đã tròn 130 tuổi“. – KTS Nguyễn Ngọc Dũng: Một Sài Gòn đang trở nên xa lạ (PLTP).
- Những kiến trúc cổ trên đất Sài Gòn xưa DINH THỐNG ĐỐC NAM KỲ (FB Lê Nguyên). – Nỗi niềm di sản (DNSG). – Nỗi lo “trụ đồng Mã Viện” len lỏi vào tâm thức người Việt Nam (MTG).
- Luang Prabang, thành phố của các ngôi chùa (MTG).
- Tục xin con ở ngôi đền thờ “người mẹ đá” đang trở dạ (ĐSPL).
- Tìm kiếm chuông ‘nặng nhất thế giới’ (BBC).
- Con trai Thành Long bị bắt vì ma túy (BBC).
- Chelsea – Ứng viên vô địch số một? (BBC).
- Nhật ký một trưởng phòng (Baron Trịnh).
- Về bài báo “Xin hãy tử tế với những người đã chết ở làng cổ Đường Lâm”: Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Đừng vu oan cho tôi hỗn với NSƯT Phạm Bằng… (GDVN).
- Nỗi sầu mang tên sư tử Tàu (LĐ).
- Ảo ảnh – những tác phẩm trừu tượng (PNTP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Đàm Quang Minh: Cần cuộc cách mạng lớn về giáo dục toàn cầu (Đa Diện). – Phạm Duy Nghĩa: Đa dạng hóa loại hình đại học
- GS Nguyễn Văn Tuấn: Giáo sư đem lại danh tiếng cho trường đại học? (BS).
- Con gái GS. Ngô Bảo Châu góp ý về một kỳ thi chung (NV Trẻ).
- Chưa công nhận Hội đồng quản trị mới của ĐH Hoa Sen (MTG). – Sở GDĐT TPHCM chưa công nhận HĐQT mới của ĐH Hoa Sen (TBKTSG).
- Đại học theo chương trình của Mỹ (NLĐ).
- Phải sắm 320.000 máy tính bảng (TT). – Đề án máy tính bảng, thêm gánh nặng cho học sinh? (TT). – Thí điểm… 4.000 tỉ đồng! (NLĐ). Có phải tiền túi của những người làm thí điểm bỏ ra đâu mà họ biết xót?! – 4000 tỷ cho máy tính bảng, tiền dân ta cứ tiêu? (ĐV). – SGK điện tử: Phó thác cho nhà cung cấp (NLĐ). – SGK điện tử và máy tính bảng cho tiểu học: Xu hướng chung của dạy học hiện đại (VOH).
- Một nam sinh lớp 12 tiếp tục gửi thư cho bộ trưởng (Tiin).
- Đường về nước cống hiến cứ…. xa vời vợi (TVN).
- Xử lý việc chạy trường là một kỳ tích (TT).
- Tiến sĩ lái gỗ (LĐ). “Một trùm buôn gỗ từng theo học ngành y, với một trình độ ‘gần như không biết gì’ khi mà ‘đi học thì thuê, đi thi thì chạy’. Bằng cao học cũng mua nốt. Chưa từng có bài báo hay công trình khoa học nào. Chưa một lần cầm tai nghe, chưa từng chích xilanh. Và anh trùm lái gỗ ấy có thể đàng hoàng trở thành một tiến sĩ y khoa, miễn là ‘có 200 triệu việc này mới xong‘.”
- Những sai sót đáng tiếc trên tấm bằng cử nhân, thạc sĩ (VTC).
- Lời cảnh tỉnh sinh viên ăn chơi rúng động cộng đồng mạng (MTG).
- Sự thật clip nữ sinh đeo khăn quàng đỏ đánh, lột đồ bạn (VNN).
- Ung thư buồng trứng (MTG).
- Dẹp máy tính bảng, xây lớp học thông minh (TT). – Phụ huynh ‘toát mồ hôi’ với đề án lớp học thông minh (NĐT). – Mời góp ý về đề án chương trình sách giáo khoa điện tử tiểu học (PLTP). – Sắm 321.000 máy tính bảng cho trẻ: Giật mình tư duy ‘nhà giàu’ (VTC). – Thái Land: Dự án “mỗi học sinh 1 máy tính bảng” chết yểu (VNN).
- Nghi vấn “ra giá” 200 triệu lấy bằng tiến sĩ, Phó Giáo sư nói gì? (TP). – Đình chỉ công tác PGS liên quan vụ ‘mua bằng tiến sĩ 200 triệu’ (VNN). – Nhạt nhòa tiến sĩ (MTG).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Vụ sản phụ chết bất thường: Sở Y tế “ém” lý do hoãn đối chất? (ĐSPL).
- Vì sao nhiều người Việt Nam ngại nhận con nuôi? (MTG).
- Liên tục bạo hành vợ cũ, công an phường vẫn… “bó tay” (PNTP).
- Những phụ nữ về từ “địa ngục trần gian” – Bài cuối: Mất tích sau khi yêu… qua điện thoại (LĐ).
- Từ cõi chết trở về thành “thần y” chữa rắn cắn (ĐSPL).
- Xót xa gia cảnh cậu bé ‘người rừng’ ở Huế (MTG). =>
- Người đàn ông Mường và “đôi mắt thứ ba” (PT).
- Video: Dân tự chế cáp treo “bay” qua sông giữa Thủ đô (ĐSPL). Ôi, “Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu”, mảnh đất “ngàn năm văn hiến”, người dân không chỉ biết đi trên bộ, mà con biết “bay” qua sông! – Hà Nội: Lơ lửng qua sông Hồng với cáp treo tự chế (PT). – Thành tựu 40 năm “đu dây” (VNTB).
- Giải mã bí ẩn chất phóng xạ tẩm trong những lá bài (TN). “Khi bị nhiễm chất phóng xạ trực tiếp qua da, nó sẽ gây hậu quả tai hại cho người nhiễm, như: có thể bị ung thư, bị tác động lên thần kinh gây ảo giác, chóng mặt, không ý thức được. Nếu bị nhiễm từ đường không khí, người hít phải có thể sẽ bị chất phóng xạ tích tụ trong cơ thể gây hậu quả qua thế hệ sau…”
- Người phụ nữ vẫn đóng kịch xin tiền triệu, lừa người tốt (MTG).
- Cụ ông ăn xin được trả gần 6 lượng vàng bị cướp (VNE).
- Vướng dây cáp cầu “vĩnh biệt”, một phụ nữ rơi sông tử vong (NLĐ).
- Hàng ngàn lít hóa chất cực độc đe dọa Vịnh Hạ Long (RFA).
- Rừng phòng hộ ‘tứa máu’, kiểm lâm bất lực (VNN).
- Nghi nhiễm độc chì, công ty Mỹ thu hồi hàng loạt thực phẩm cho trẻ em tại TQ (MTG).
- Thêm một vụ mang thai hộ ở Thái Lan: Nghi can là người Nhật (RFI).
- Máy bay Trung Quốc không thể hạ cánh do không lưu ngủ gật (ĐSPL). – Trung Quốc : Kiểm soát không lưu ngủ quên, phi cơ không thể hạ cánh (RFI).
- Cách ly hai hành khách bị sốt nhập cảnh vào TP.HCM phòng dịch Ebola (TN). – Cách ly 2 người Nigeria bị sốt khi nhập cảnh vào Việt Nam (VNE). – Ebola Có Thể Đáng Sợ, Nhưng Mọi Người Không Phải E Ngại Quá! (ĐKN). – Thêm 84 người thiệt mạng vì Ebola ở Tây Phi (VOA). – WHO lập nhóm đặc nhiệm chống Ebola (MTG).
- Kinh hãi gạo thơm nhưng cơm… độc! (giadinh.net).
- Số tử vong vì Ebola gia tăng (VOA).
QUỐC TẾ- Căng thẳng Ukraine: Kiev và quân ly khai chuẩn bị quyết tử ở Donetsk? (PLTP). – Tổng thống Ukraina xem xét lại chiến thuật quân sự (RFI). – Cuộc nói chuyện giữa những “người điếc” (PT). – Phiến quân, chính phủ Ukraine đổ lỗi nhau về tử vong của thường dân (VOA). – ‘Tìm thấy 15 thi thể ở Luhansk’ (BBC). – Mới tìm được 15 xác người trong vụ tấn công đoàn xe chở dân sơ tán ở Ukraine (Reuters/ MTG). – Những Kẻ Khủng Bố Cải Trang Thành Các Linh Mục Để Rời Khỏi Khu Vực ATO (ĐKN).
- Irak : Thánh chiến Hồi giáo cực đoan lâm vào bước đường cùng (RFI). – Irak hình thành mặt trận chống Nhà nước Hồi giáo (RFI). – Mỹ quyết chống IS đến cùng (NLĐ). – Âm mưu lập nhà nước Hồi giáo ở Đông Nam Á (PLTP). “Tham vọng của bọn chúng là xây dựng một nhà nước Hồi giáo với luật lệ hà khắc trải dài qua các nước Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Singapore. Chúng khẳng định sẵn sàng sát hại người vô tội và tín đồ Hồi giáo không ủng hộ chúng“.
- Israel, Hamas tiếp tục đàm phán về ngưng bắn (VOA). – Gia hạn ngừng bắn ở Gaza thêm một ngày (BBC).
- Mỹ hoàn tất quá trình tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria (Reuters/ MTG).
- Quỹ Rockfeller, USAID giúp chống nạn nghèo khó ở Châu Á, Châu Phi (VOA).
- Bạo động chủng tộc: Vấn đề có liên hệ cá nhân đối với TT Obama (VOA). – Mỹ nỗ lực ổn định Ferguson (BBC). – Người biểu tình lại đụng độ với cảnh sát ở Ferguson (VOA). – Hoa Kỳ : Bạo động tiếp diễn tại Ferguson, Obama kêu gọi bình tĩnh (RFI).
- Úc-Indonesia dừng bất đồng về do thám (BBC). – Úc và Indonesia hòa giải vụ gián điệp (RFI).
- Thân nhân Đức Giáo Hoàng thiệt mạng trong tai nạn xe ở Argentina (VOA).
- Ấn Ðộ bãi bỏ đối thoại với Pakistan (VOA).
- Mỹ Đang Làm Gì Tại Iraq? (Việt Báo). – Quân đội Iraq phát động cuộc hành quân tái chiếm Tikrit (VOA). – Phiến quân Hồi giáo đã tàn sát cả một ngôi làng ra sao? (LĐ). – IS tuyên bố đã chặt đầu nhà báo Mỹ trả đũa các vụ không kích (GDVN). – Phiến quân Hồi giáo công khai công bố video chặt đầu nhà báo Mỹ (LĐ). – Vô cùng kinh tởm, trước hành động phi nhân tính của bọn khủng bố ISIS (FB Mạnh Kim).
- Tổng thống Ukraine, Nga cùng dự hội nghị thượng đỉnh tuần sau (VOA). – Căng thẳng Ukraina: Dân thường tiếp tục tổn thất nặng nề vì pháo kích của quân chính phủ (LĐ).
- Thị trưởng Ferguson: ‘Không có phân biệt chủng tộc’ (VOA). – Những lời khai mâu thuẫn trong vụ điều tra cảnh sát bắn chết người (VOA). – Cảnh sát St. Louis bắn chết một người đàn ông cầm dao (VOA). – Sao Mỹ lại chiếu phim đó? (Jonathan London).
* RFA: + Sáng 19-08-2014; + Tối 19-08-2014* RFI: 19-08-2014
* Video RFA: + Bản tin video sáng 19-08-2014; + Bản tin video tối 19-08-2014; + Những con số trong tuần 19-08-2014
2877. Giáo sư đem lại danh tiếng cho trường đại học?
GS Nguyễn Văn Tuấn
19-08-2014
Có người cho rằng không có giáo X kia thì ai biết đến đại học Y. Nói cách khác, họ cho rằng sự danh tiếng [nếu có] của đại học Y là nhờ vào danh tiếng [nếu có] của giáo sư X. Tất nhiên, chúng ta chỉ nói đại học ở VN (vì đại học nổi tiếng ở nước ngoài thì là một câu chuyện khác). Tôi nghĩ quan điểm “nhờ X thì Y mới nổi tiếng” là một sai lầm, nếu không muốn nói là ảo tưởng.
Chúng ta phải hiểu “nổi tiếng” ở đây là có tiếng tốt, chứ không phải tiếng xấu. Tiếng tốt rất khó định lượng cho chính xác. Trường thì có tiếng về ngành kinh tế, nhưng kém với khoa học; trường thì vang danh về y khoa; lại có trường nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực. Có trường sinh viên ra tìm việc làm dễ và nhanh, có trường tốt về cơ sở vật chất, lại có trường giỏi về nghiên cứu khoa học. Làm sao cân đo đong đếm các khía cạnh đó là một vấn đề nan giải. Người ta thường dựa vào các bảng xếp hạng đại học trên thế giới để đánh giá cái gọi là “nổi tiếng”. Có tên trong các bảng xếp hạng “Top 500” có thể xem là nổi tiếng. Chắc chắn không chính xác 100%, nhưng đại khái các bảng xếp hạng cũng phản ảnh khá đúng với cảm nhận của công chúng. Ví dụ như nói Mahidol University, ai cũng biết là ở Thái Lan và nổi tiếng; nói đến Stanford, ai cũng biết trường này ở Mĩ và nổi tiếng. Bảng xếp hạng do đó có thể xem là một dấu ấn gián tiếp (surrogate marker) của nổi tiếng.
Không có đại học nào của VN là có tiếng trên trường quốc tế. Thật vậy, cho đến nay chẳng có bất cứ một đại học nào của VN nằm trong bảng xếp hạng danh tiếng của QS, THE, AWRU. Điều này dễ hiểu, bởi vì các đại học VN còn rất lu mờ trong nghiên cứu khoa học. Chẳng ai biết và cũng chẳng ai quan tâm đến đại học VN vì họ chẳng có đóng góp gì đáng chú ý cho khoa học và cho cộng đồng quốc tế. Ngay cả các đại học lớn trong vùng cũng chẳng xem các đại học VN ra gì, vì khoảng cách về nghiên cứu giữa họ và các đại học hàng đầu ở VN quá xa và càng xa theo thời gian.
VN cũng chưa có một giáo sư hay một nhà khoa học nào đứng vào hàng các nhà khoa học “eminent” (lừng danh) trên thế giới. Dĩ nhiên, VN có vài nhà khoa học có tiếng trên thế giới trong chuyên ngành của họ, nhưng ngay cả trong chuyên ngành, cái “có tiếng” đó cũng chỉ là hạng trung bình hay trên trung bình một chút. Theo tôi biết, VN chưa có một nhà khoa học được mời diễn thuyết trong phiên họp khoáng đại của các hội nghị số 1 trong chuyên ngành. Điều này có lẽ không khó hiểu, vì VN cũng chỉ mới hội nhập quốc tế trong thời gian gần đây, và nghiên cứu khoa học cũng chỉ mới được quan tâm khi có người chỉ ra sự tụt hậu của VN trên trường quốc tế.
Sự nổi tiếng của đại học VN, do đó, không phụ thuộc vào giáo sư ở VN. Nói đúng ra, như nói trên không có một đại học VN nào nổi tiếng trên thế giới, và giáo sư cũng chưa nổi tiếng trên thế giới, thì tích số của hai yếu tố phải là số không.
Ở nước ngoài, có một số giáo sư Việt kiều nổi tiếng thật sự trong chuyên ngành của họ, nổi tiếng theo tiêu chí mà tôi mới đề cập ở trên. Nhưng tôi nói “một số”, chứ không nhiều như báo chí VN hay ảo tưởng. Bên cạnh một số giáo sư nổi tiếng đó, còn có nhiều giáo sư khác tuy không nổi tiếng nhưng họ có khả năng PR rất tốt trên báo chí VN và tự dưng họ trở thành nổi tiếng. Họ cũng là giáo sư ở nước ngoài, có thể từ các trường đại học danh tiếng nhưng phần lớn là xuất phát từ các trường làng nhàng. Họ có ý nguyện giúp VN, và khi về VN so với đồng nghiệp trong nước họ thấy mình cao hẳn lên. Từ đó họ ảo tưởng rằng mình là số 1 trên thế giới! Số này không nhiều, nhưng báo chí tung ca nhiều quá nên công chúng tưởng là nhiều.
Các trường đại học VN rất muốn nâng cao “thương hiệu” của họ trên trường quốc tế, và cũng là cách góp phần đưa tên tuổi VN trong trường khoa học. Do đó, họ rất cần nghiên cứu khoa học, lĩnh vực mà họ yếu nhất. Từ đó, họ cần sự giúp đỡ và hợp tác của các giáo sư nước ngoài, kể cả giáo sư Việt kiều. Một số ít giáo sư Việt kiều có tâm về hẳn VN để làm việc, và họ thường âm thầm. Nhưng số nhiều giáo sư Việt kiều thì chỉ như “đi mây về gió”, lâu lâu nói chuyện trong seminar, ghé thăm như “cưỡi ngựa xem hoa” chứ chẳng giúp gì nhiều. Do đó, có trường theo mô hình “nhóm nghiên cứu” (research group) để giúp các giáo sư Việt kiều có lab và có cơ sở để hợp tác lâu dài cho dù là ở nước ngoài.
Thế giáo sư Việt kiều có làm cho đại học VN nổi tiếng? Tôi nghĩ câu trả lời là KHÔNG. Một cây làm chẳng nên non. Cho dù một trường đại học có thể thu hút giáo sư Việt kiều nổi tiếng lừng danh hay nổi tiếng, thì sự hiện diện của giáo sư đó vẫn không thể giúp các đại học VN nổi tiếng được. Trường có tiếng về một lĩnh vực vẫn chưa thể nói là nổi tiếng được. Nổi tiếng đòi hỏi sự đồng bộ của nhiều lĩnh vực.
Nói đến nổi tiếng theo cái nhìn của công chúng trong nước chắc người ta nghĩ đến ĐHQGHN và ĐHQGHCM. Nhưng nếu hỏi họ 2 đại học đó nổi tiếng về cái gì, thì có thể phần lớn chẳng ai trả lời được. Không trả lời được là vì cả hai trường chẳng có công trình khoa học gì để gọi là “nổi bậc”. Có thể nói tất cả các đại học VN đều như thế, trường nào cũng như trường nào về tiếng tăm trong khoa học, chưa có trường nào có công trình gọi là “flagship” để công chúng nhận ra dễ dàng.
Do đó, tôi nghĩ sự có mặt của các giáo sư Việt kiều, cho dù là giáo sư danh tiếng, ở các đại học VN sẽ khó làm cho đại học nổi tiếng. Suy nghĩ kiểu “không có giáo sư X chắc chẳng ai biết đến trường Y” theo tôi là cực kì trẻ con đến bất ngờ. Tôi nghĩ các giáo sư Việt kiều chân chính không ai ảo tưởng rằng sự có mặt của họ sẽ làm đại học nổi tiếng; họ chỉ nghĩ góp một tay vào việc xây dựng thương hiệu cho đại học qua nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
19-08-2014
Có người cho rằng không có giáo X kia thì ai biết đến đại học Y. Nói cách khác, họ cho rằng sự danh tiếng [nếu có] của đại học Y là nhờ vào danh tiếng [nếu có] của giáo sư X. Tất nhiên, chúng ta chỉ nói đại học ở VN (vì đại học nổi tiếng ở nước ngoài thì là một câu chuyện khác). Tôi nghĩ quan điểm “nhờ X thì Y mới nổi tiếng” là một sai lầm, nếu không muốn nói là ảo tưởng.
Chúng ta phải hiểu “nổi tiếng” ở đây là có tiếng tốt, chứ không phải tiếng xấu. Tiếng tốt rất khó định lượng cho chính xác. Trường thì có tiếng về ngành kinh tế, nhưng kém với khoa học; trường thì vang danh về y khoa; lại có trường nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực. Có trường sinh viên ra tìm việc làm dễ và nhanh, có trường tốt về cơ sở vật chất, lại có trường giỏi về nghiên cứu khoa học. Làm sao cân đo đong đếm các khía cạnh đó là một vấn đề nan giải. Người ta thường dựa vào các bảng xếp hạng đại học trên thế giới để đánh giá cái gọi là “nổi tiếng”. Có tên trong các bảng xếp hạng “Top 500” có thể xem là nổi tiếng. Chắc chắn không chính xác 100%, nhưng đại khái các bảng xếp hạng cũng phản ảnh khá đúng với cảm nhận của công chúng. Ví dụ như nói Mahidol University, ai cũng biết là ở Thái Lan và nổi tiếng; nói đến Stanford, ai cũng biết trường này ở Mĩ và nổi tiếng. Bảng xếp hạng do đó có thể xem là một dấu ấn gián tiếp (surrogate marker) của nổi tiếng.
Không có đại học nào của VN là có tiếng trên trường quốc tế. Thật vậy, cho đến nay chẳng có bất cứ một đại học nào của VN nằm trong bảng xếp hạng danh tiếng của QS, THE, AWRU. Điều này dễ hiểu, bởi vì các đại học VN còn rất lu mờ trong nghiên cứu khoa học. Chẳng ai biết và cũng chẳng ai quan tâm đến đại học VN vì họ chẳng có đóng góp gì đáng chú ý cho khoa học và cho cộng đồng quốc tế. Ngay cả các đại học lớn trong vùng cũng chẳng xem các đại học VN ra gì, vì khoảng cách về nghiên cứu giữa họ và các đại học hàng đầu ở VN quá xa và càng xa theo thời gian.
VN cũng chưa có một giáo sư hay một nhà khoa học nào đứng vào hàng các nhà khoa học “eminent” (lừng danh) trên thế giới. Dĩ nhiên, VN có vài nhà khoa học có tiếng trên thế giới trong chuyên ngành của họ, nhưng ngay cả trong chuyên ngành, cái “có tiếng” đó cũng chỉ là hạng trung bình hay trên trung bình một chút. Theo tôi biết, VN chưa có một nhà khoa học được mời diễn thuyết trong phiên họp khoáng đại của các hội nghị số 1 trong chuyên ngành. Điều này có lẽ không khó hiểu, vì VN cũng chỉ mới hội nhập quốc tế trong thời gian gần đây, và nghiên cứu khoa học cũng chỉ mới được quan tâm khi có người chỉ ra sự tụt hậu của VN trên trường quốc tế.
Sự nổi tiếng của đại học VN, do đó, không phụ thuộc vào giáo sư ở VN. Nói đúng ra, như nói trên không có một đại học VN nào nổi tiếng trên thế giới, và giáo sư cũng chưa nổi tiếng trên thế giới, thì tích số của hai yếu tố phải là số không.
Ở nước ngoài, có một số giáo sư Việt kiều nổi tiếng thật sự trong chuyên ngành của họ, nổi tiếng theo tiêu chí mà tôi mới đề cập ở trên. Nhưng tôi nói “một số”, chứ không nhiều như báo chí VN hay ảo tưởng. Bên cạnh một số giáo sư nổi tiếng đó, còn có nhiều giáo sư khác tuy không nổi tiếng nhưng họ có khả năng PR rất tốt trên báo chí VN và tự dưng họ trở thành nổi tiếng. Họ cũng là giáo sư ở nước ngoài, có thể từ các trường đại học danh tiếng nhưng phần lớn là xuất phát từ các trường làng nhàng. Họ có ý nguyện giúp VN, và khi về VN so với đồng nghiệp trong nước họ thấy mình cao hẳn lên. Từ đó họ ảo tưởng rằng mình là số 1 trên thế giới! Số này không nhiều, nhưng báo chí tung ca nhiều quá nên công chúng tưởng là nhiều.
Các trường đại học VN rất muốn nâng cao “thương hiệu” của họ trên trường quốc tế, và cũng là cách góp phần đưa tên tuổi VN trong trường khoa học. Do đó, họ rất cần nghiên cứu khoa học, lĩnh vực mà họ yếu nhất. Từ đó, họ cần sự giúp đỡ và hợp tác của các giáo sư nước ngoài, kể cả giáo sư Việt kiều. Một số ít giáo sư Việt kiều có tâm về hẳn VN để làm việc, và họ thường âm thầm. Nhưng số nhiều giáo sư Việt kiều thì chỉ như “đi mây về gió”, lâu lâu nói chuyện trong seminar, ghé thăm như “cưỡi ngựa xem hoa” chứ chẳng giúp gì nhiều. Do đó, có trường theo mô hình “nhóm nghiên cứu” (research group) để giúp các giáo sư Việt kiều có lab và có cơ sở để hợp tác lâu dài cho dù là ở nước ngoài.
Thế giáo sư Việt kiều có làm cho đại học VN nổi tiếng? Tôi nghĩ câu trả lời là KHÔNG. Một cây làm chẳng nên non. Cho dù một trường đại học có thể thu hút giáo sư Việt kiều nổi tiếng lừng danh hay nổi tiếng, thì sự hiện diện của giáo sư đó vẫn không thể giúp các đại học VN nổi tiếng được. Trường có tiếng về một lĩnh vực vẫn chưa thể nói là nổi tiếng được. Nổi tiếng đòi hỏi sự đồng bộ của nhiều lĩnh vực.
Nói đến nổi tiếng theo cái nhìn của công chúng trong nước chắc người ta nghĩ đến ĐHQGHN và ĐHQGHCM. Nhưng nếu hỏi họ 2 đại học đó nổi tiếng về cái gì, thì có thể phần lớn chẳng ai trả lời được. Không trả lời được là vì cả hai trường chẳng có công trình khoa học gì để gọi là “nổi bậc”. Có thể nói tất cả các đại học VN đều như thế, trường nào cũng như trường nào về tiếng tăm trong khoa học, chưa có trường nào có công trình gọi là “flagship” để công chúng nhận ra dễ dàng.
Do đó, tôi nghĩ sự có mặt của các giáo sư Việt kiều, cho dù là giáo sư danh tiếng, ở các đại học VN sẽ khó làm cho đại học nổi tiếng. Suy nghĩ kiểu “không có giáo sư X chắc chẳng ai biết đến trường Y” theo tôi là cực kì trẻ con đến bất ngờ. Tôi nghĩ các giáo sư Việt kiều chân chính không ai ảo tưởng rằng sự có mặt của họ sẽ làm đại học nổi tiếng; họ chỉ nghĩ góp một tay vào việc xây dựng thương hiệu cho đại học qua nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
2878. CÓ NÊN ĐẶT VẤN ĐỀ THOÁT TRUNG?
20-08-2014
Tôi không muốn nghe hai chữ “thoát Trung” vì nó đau lòng quá khi bị gợi lên cảm giác tủi buồn, yếm thế của sự trốn chạy.
Thật vậy. Thoát là gì? Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa; Thóat là “ra khỏi nơi kìm hãm, nguy hiểm thoát chết trong gang tấc”. Thoát, muốn dịch ra tiếng Pháp phải dùng chữ sortir hoặc échapper. Muốn dịch ra tiếng Anh phải dùng một trong các chữ: to escape, to exit, to quit.
Thực tế, đã bao giờ chúng ta nhập vào đâu mà phải hò nhau thóat ra, đã bao giờ entrer đâu mà phải xin sortir. Và, việc gì mà phải “escape”.
Ông Hoàng Cao Khải chắc chắn không đúng khi nói: “Dân tộc Nam ta là Hán tộc không còn nghi ngờ gì nữa”.
Cũng không thể đồng ý với GS Nguyễn Văn Tuấn (Australia) trong bài “Một phiên bản của Tàu”:
“Nói “tương đồng” thì có vẻ oai, chứ Tàu nó chỉ xem Việt Nam chỉ là một phiên bản của họ. Chính vì thế mà các quan chức Tàu có thể hống hách và ngổ ngáo trong các tuyên bố như là lời phán của cha mẹ dành cho con. Việt Nam có vùng vẫy hay suy nghĩ gì thì Tàu cũng đoán trước được, vì Việt Nam chỉ học từ Tàu thôi, và đâu có thầy nào (nhất là thầy Tàu) mà dạy cho trò 100% sở trường. Sự lệ thuộc ngoại bang nó ghê gớm ở chỗ làm cho dân tộc không còn tự chủ và độc lập trong suy nghĩ, và người ngoài nhìn vào với ánh mắt khinh thường.”
Hãy nghe Nguyễn Trãi dõng dạc tuyên cáo:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Nguyễn Du thì từng dè bỉu Trung Quốc khi ông đi sứ ở bên ấy:
Hồn ơi! Hồn ơi! sao chẳng về?
Đông tây nam bắc không nơi tựa.
Lên trời xuống đất đều không ổn,
Đất Yên đất Dĩnh về làm chi?
Thành quách chẳng khác xưa nhưng lòng dân đã khác,
Bụi nhiều nhuốm bẩn dơ quần áo.
Đi ra thì xe ngựa, ở nhà thì vênh váo,
Ngồi bàn tán chuyện ông Quì ông Cao.
Không hề để lộ nanh vuốt ác độc.
Nhưng cắn xé người ngọt như đường!
Hồn có thấy cả trăm châu vùng Hồ Nam,
Toàn người gầy ốm có ai mập đâu.
(Bản dịch bài “Phản chiêu hồn”)
Nguyễn Trường Tộ cũng khẳng định:
“Nước ta trên cũng có trời che, tức thiên văn, dưới cũng có đất chở, tức địa lý. Trong khoảng trời đất, nước ta cũng là một đất nước tốt lành hẳn hoi, đâu phải một miền phụ dung của Tàu” (Bản tấu “Về việc học thực dụng”).
Cha ông ta chưa bao giờ chiụ là một miền phụ dung, một phiên bản của Trung Quốc bởi vấn đề thoát Trung đã được đặt ra từ rất lâu. Không chỉ thóat mà còn chống, còn đánh. Không chỉ đánh cho …cút, đánh cho …nhào mà “Đánh một trận sạch sanh kình ngạc”, “Đánh cho dài tóc, đánh cho đen răng”. Đánh bằng quân sự, đánh bằng văn hóa. Mặt trận nào cúng quyết liệt, cũng dữ dội. Có thế ta mới còn được “Bốn ngàn năm ta lại là ta” ít nhất cho đến trước năm 1945 chứ. Chỉ tiếc rằng, do cần đạt mục tiêu giành quyền thống trị, những người cộng sản Việt Nam đã rước ảnh mấy ông Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông về treo lên bên trên cả bàn thờ Tổ quốc. Càng đáng căm giận hơn là, cho đến bây giờ, trong những người lãnh đạo còn có những kẻ/thằng do lú lẫn hay do cần nơi nương tựa vẫn dùng quyền hành cố ấn sâu đất nước vào vòng đô hộ của Trung Quốc!
Bây giờ đặt vấn đề “Thoát Trung” thì nghĩa là thóat cái gì?
Đọc một số bài viết, dự mầy buổi Hội thảo thấy ý kiến lộn xộn, ngổn ngang quá. Người thì cho rằng “Thoát Trung” chủ yếu phải là thóat về chính trị, về tư tưởng. Người lại bảo “Thoát Trung” về chính trị thật ra cũng là “Thoát Trung” về văn hóa, văn hóa quỳ lạy, văn hóa thảo dân, văn hóa giả dối … Người bảo muốn “Thoát Trung” phải diệt Cộng, người bảo muốn “Thóat Trung”, trước hết phải đổi tên Đảng …. Rồi hàng loạt câu hỏi nêu ra: “Thoát Trung” hay thoát Mác – Lênin?, “Thoát Trung” hay thoát Khổng Mạnh?, “Thoát Trung” hay thoát Hoa?, hay thóat Á?, hay là “giải Hán hóa”? vv…
Loanh quanh luẩn quẩn một hồi, có ý kiến như là tổng kết: “Rút cuộc, Thoát Trung là phải tự thoát” (Nguyễn Ngọc Lanh).
Tôi thì tôi nghĩ rằng, không nên hô hào thoát cái gì cả.
Thoát Trung ư?
Nhưng, nhà nghiên cứu Đinh Bá Anh nêu nhận xét mà tôi rất tán thưởng: “Trên nhiều phương diện, Trung Quốc còn “thoát Trung” một cách chủ động hơn, nhanh và xa hơn Việt Nam”; “cả tư duy và tầm nhìn của giới lãnh đạo lẫn ý thức của người dân về quyền và trách nhiệm ở Trung Quốc đều cao hơn ở Việt Nam” (Bài “Việt Nam có cơ hội thoát Trung?”).
Thóat Mác-Lenin ư?
Chủ nghĩa Mác-Lenin có cái phần xác rất thối tha với những đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản … nhưng có phần hồn khả dĩ thơm tho với những mộng tưởng; xóa áp bức, bất công, san sẻ tư bản về cho vô sản, thiết lập công bằng xã hội …
Thoát Khổng- Mạnh ư?
Đạo Nho đâu chỉ dạy “Trung quân” mà còn khẳng định “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Đạo Nho đâu chỉ có “Tam cương” mà còn có “Ngũ thường”. Trong ngũ thường thì đứng đầu là chữ nhân. Chữ lễ chỉ ở vị trí thứ ba: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Bản thân chữ “Nho” được giải thích là do chữ “Nhân” ghép với chữ “Nhu” mà chữ “Nhu” ở đây nghĩa là hội ý. Xem vậy đủ thấy trong chữ “Nho” cũng có hàm chứa yếu tố dân chủ đấy chứ.
Chủ nghĩa Mác-Lenin cũng như Đạo Nho, Đạo Phật, Đạo Gia tô, Đạo Hồi … đều có mặt sáng, mặt tối, yếu tố dương, yếu tố âm. Vấn đề là ta cần tiếp thu những gì và nên né tránh những gì trong đó chứ không nên phủi bỏ toàn bộ.
Xã hội Mỹ sở dĩ bền vững lâu dài và phát triển rực rỡ vì không cưỡng bức “thoát” cái gì cả mà tất cả các đạo đều được trân trọng. Đảng Cộng sản Mỹ vẫn hoạt động công khai, có trụ sở treo ảnh Mác, Lênin trang trọng, có cơ quan ngôn luận đàng hoàng (Daily Worker, People’s World). Nền văn hóa Mỹ không có bản sắc riêng nhưng là tích hợp của nhiều nền văn hóa. Mọi nền văn hóa đều được góp những bông hoa đẹp của mình trên cái nền cỏ xanh dân chủ nhân quyền bất diệt.
Lịch sử nhân loại từng có những trang đau thương do những kẻ hoạt đầu lợi dụng yếu tố này, yếu tố kia trong các đạo để trị vì những cộng đồng dân tộc bằng độc tài, chuyên chế. ĐCSVN cũng vậy, đã lợi dụng chủ nghĩa Mác-Lenin để huy động xương máu nhân dân cướp chính quyền rồi lại tiếp tục lợi dụng chủ nghĩa Mác-Lenin để duy trì ách thống trị hà khắc trên đầu nhân dân Việt Nam.
Mục tiêu “Thoát Trung” đặt ra có lẽ quá rộng, quá sâu nên mông lung không biết nhằm vào đâu, không biết thực hiện thế nào.
Có quá nhiều mục tiêu, nhiệm vụ cần đặt ra cho tình hình hiện nay: chống tham nhũng, chống lãng phí, chống độc tài đảng trị, chống cường quyền … nhưng khẩn thiết hơn cả phải là chống Đại Hán bành trướng, chống ách đô hộ từ xa của Trung Quốc, chống âm mưu xâm lăng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Tuy nhiên, đặt vấn đề “Thoát Trung” e không cụ thể.
Thay vì vận động “Thóat Trung” xin đề nghi nêu cao khẩu hiệu “Hãy cảnh giác với Bắc Triều”
Hãy khắc ghi vào tâm trí chúng ta khẩu hiệu “Hãy cảnh giác với Bắc Triều” bằng chỉ thị, nghị quyết, bằng thường xuyên nêu trong mục kiểm điểm ở các chi bộ Đảng, các buổi hội họp của các tổ chức dân sự, bằng thơ văn, nhạc, họa …
”Cảnh giác với Bắc Triều” thì các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười không dại dột ký Thỏa ước Thành Đô 1990.
“Cảnh giác với Bắc Triều” thì Lê Khả Phiêu không mắc điều tiếng là đã bị chúng đưa gái ra nhử để rồi phải dâng tặng Ải Nam Quan, Vịnh Bắc Bộ ….
“Cảnh giác với Bắc Triều” thì Nông Đức Mạnh không ngu ngơ mời Trung Quốc vào khai thác Bauxite Tây Nguyên.
“Cảnh giác với Bắc Triều” thì Nguyễn Phú Trọng không tệ hại đến mức tạo tiền đề mở rộng cửa đón Trung Quốc và công an của họ tràn vào toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (Xin mời đọc bài “Mấy nghi vấn đối với tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc do ông Nguyễn Phú Trọng ký kết” trong trang web www. nguyenthanhgiang.com).
“Cảnh giác với Bắc Triều” thì các tỉnh không “vô tư” bán nhiều khu rừng đầu nguồn trọng yếu, không cho thiết lập những Vũng Áng, Nghĩa Hưng ….
“Cảnh giác với Bắc Triều” thì các nhà quản lý không để Trung Quốc dễ dàng thắng thầu tới 90% các dự án kinh tế quan trọng.
“Cảnh giác với Bắc Triều” thì nhân dân không nhẹ dạ nghe thương lái Trung Quốc đào rễ hồi, trộn chè bẩn, bóc móng trâu, nuôi đỉa, nuôi ốc bươu vàng …
Thay vì chủ trương “Thóat Trung”, đề nghị hãy vận động mạnh mẽ cho xu hướng “Khuynh Tây”.
“Khuynh Tây” để tiếp thu sâu sắc những giá trị cơ bản của nhân loại tiến bộ, trong đó có dân chủ, nhân quyền.
“Khuynh Tây” để có nền giáo dục đào tạo nên những con người tài năng có tinh thần độc lập, ý chí sáng tạo, bản lãnh tự chủ.
“Khuynh Tây” để có nền hành chính phục vụ nhân dân đắc lực.
“Khuynh Tây” để nhanh chóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
“Khuynh Tây” sẽ mặc nhiên đạt được mục tiêu “Thoát Trung”. Do “Khuynh Tây” mà ta thấy đấy, giới trẻ đã mặc nhiên “Thoát Trung” trong lĩnh vực ca vũ nhạc một cách ngoạn mục. Họ sống rất mạnh mẽ sôi động với những pop ballad, jaz, heavy metal, hip hop, dance sport, break dance… chứ còn ai chịu “hái chè bắt bướm” với “Lương Sơn Bá, Trúc Anh Đài” nữa đâu.
Niềm trông đợi rất tha thiết của “Khuynh Tây” trước mắt là để nhanh chóng thiết lập được Liên Minh Việt Mỹ đặng giữ lấy Biển Đông và tạo cơ hội đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa.
Trước tình hình một bộ phận trong giới lãnh đạo vẫn chủ trương tiềp tục coi Trung Quốc là bạn “4 tốt” “16 chữ vàng”, Mỹ là kẻ thù truyền thống; trước những nghi vấn xã hội: liệu Hoa Kỳ có thực tâm muốn liên minh với ta không, cần tổ chức nhiều cuộc Hội thảo, Tọa đàm nhằm giải quyết những vấn đề tư tưởng ấy. Từ đấy tạo sức ép để lãnh đạo phải từ bỏ ý đồ “ỷ Trung bảo toàn Đảng”, để vì dân vì nước mà “Khuynh Tây” và chủ động nỗ lực thiết lập liên minh với Hoa Kỳ.
Hà Nội 20 tháng 8 năm 2014
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6, ngõ 125, đường Trung Văn
Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội
Mobi: 0984 724 165
2879. Petrotimes và Nguyễn Như Phong: Ai ngụy độc lập và ngụy dân tộc?
J.B Nguyễn Hữu Vinh
20-08-2014
(VNTB) – Thói thường, khi bí lối trong tranh luận, các “nhà báo mang chức năng bảo vệ” thường bám theo những lối mòn như người chết đuối vớ được cọc. Nhưng, họ không biết rằng đó là cách tự sát với môi trường thông tin hiện đại. Đó chỉ là lối mòn thường đi của những con thú ăn đêm thiếu sáng tạo mà thôi.
Ngựa quen đường cũ
Để chứng minh quyền con người, đảng CS và nhà nước Việt Nam thường đưa hiến pháp, pháp luật trưng ra đầy đủ, rồi thì thành tích xóa đói, giảm nghèo, rồi thì chiến tranh, hậu quả… Nhưng, những con số thống kê, những ví dụ, những “thành tích” được trưng dẫn nhiều khi chẳng nói lên được một điều gì về nhân quyền VN không bị chà đạp.
Để chứng minh quyền tự do tôn giáo, đảng CS và nhà nước Việt Nam trưng dẫn VN có bao nhiêu nhà thờ, bao nhiêu tôn giáo, bao nhiêu chùa được xây, bao nhiêu tín đồ và “các tôn giáo đều tốt đẹp dưới sự lãnh đạo của đảng… vô thần”.
Để chứng minh quyền tự do báo chí, đảng CS và nhà nước Việt Nam chứng minh rằng thì đã có bao nhiêu tờ báo, bao nhiêu đài truyền hình, bao nhiêu phóng viên… Nhưng những điều đó không nói lên được rằng người dân có được mở miệng ở đó không, nó phục vụ ai, thì hầu như ít khi họ đề cập, bởi “Báo chí là công cụ tuyên truyền của đảng”.
Có lẽ đây cũng là cách duy nhất mà đảng và nhà nước Việt Nam có thể dùng để chống chế những chỉ trích về việc vi phạm các quyền con người tối thiểu theo các định chế quốc tế. Điều đó cứ lặp đi, lặp lại như con vẹt đến mức nhàm chán mà họ không thấy cái “ngụy” của mình. Họ không hiểu rằng thực chất ở trong đó là gì thì thiên hạ đều biết. Điều đáng nói, đáng nể phục ở đây là họ cứ nói, ai không nghe mặc kệ, ai phản đối cứ việc, nói đến mức chính họ cũng tưởng là thật. Và sự thật hoang tưởng đó là cái mà họ tự hào.
Hai bài viết trên tờ báo do Nguyễn Như Phong làm TBT vẫn với tư duy “ngựa quen đường cũ” như thế. Bài báo viết về Hội nhà Báo VN như sau: “Hội có trên 18.000 hội viên làm việc tại 800 cơ quan báo chí và Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức duy nhất được luật pháp, xã hội và cộng đồng quốc tế công nhận”.
Có lẽ cần lưu ý điều này: Mới đây, khi đề cập về tự do tôn giáo ở VN, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc – ông Heiner Bielefeldt – đã được VN cho biết có một số nhóm tôn giáo đã được nhà nước cấp phép, đăng ký và coi đó như một biểu hiện về quyền tự do tôn giáo ở VN (!). Tuy nhiên, ông Heiner Bielefeldt đã chỉ rõ: “Việc thực thi quyền con người đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, bởi cá nhân và/hoặc trong một cộng đồng với những người khác, không thể diễn ra phụ thuộc vào bất kỳ hành vi công nhận hay phê duyệt hành chính cụ thể nào. Là một quyền phổ quát, tự do tôn giáo hay tín ngưỡng vốn có trong tất cả con người và vì thế có vị thế quy chuẩn cao hơn bất kỳ một hành vi hay thủ tục hành chính nào”.
Nói cách khác, việc trưng dẫn mấy con số về đăng ký, về tổ chức được công nhận không làm rõ quyền tự do được tôn trọng, mà ngược lại chỉ càng nói lên thực trạng hạn chế quyền con người của công dân.
Ngụy độc lập – Ai?
Bài viết trên tờ Petrotimes do Nguyễn Như Phong làm TBT đặt tiêu đề “Ngụy độc lập”. Tuy nhiên, nội dung bài viết không nêu rõ, không chứng minh được như thế nào là “Ngụy độc lập” và ai ngụy độc lập ở đây. Thiết nghĩ vấn đề cần làm rõ là nơi này.
Báo chí, bất kể là của ai, nhóm nào hoặc phe nhóm, đảng phái nào đi nữa, thì cũng cần một nền tảng cơ bản đó là Sự thật và Công lý để hành xử. Mặt khác, để hành xử được đúng tinh thần nền tảng đó, báo chí cần một vai trò độc lập nhất định để cất tiếng nói của mình mà không bị chi phối bởi lợi ích, quyền lực của một thế lực nào. Có vậy báo chí mới là một tổ chức thực sự có ích cho xã hội.
Ngay cả C.Mác, ông tổ của Chủ Nghĩa Mác – Lenin mà các chế độ độc tài đang lấy làm “sợi chỉ đỏ” cũng đã viết như sau: “… muốn cho báo chí có thể hoàn thành sứ mệnh của mình thì trước hết cần phải không có áp lực nào từ bên ngoài vào, cần phải thừa nhận là báo chí có những quy luật nội tại của mình”. (C.Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập; Tập 1, tr.227).
Ở đây, báo chí trong chế độ cộng sản được định nghĩa rất rõ ràng:“…là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân”. (Trích Điều 1 – Luật báo chí). Ở đây, cái “áp lực từ bên ngoài vào” cho báo chí, chính là sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, là tính đảng với báo chí.
Vậy thì khi Đảng đang ngày càng hiện rõ nét là một nhóm lợi ích, chứa cả “một bầy sâu” (cụm từ của ông Trương Tấn Sang), ăn cắp, tham ô, phá hoại từ trên xuống dưới của nhân dân, chỉ để đem “Chủ nghĩa Cộng sản: Của cải tuôn ra dào dạt, hưởng theo nhu cầu” cho một số cá nhân, thì nhân dân là những nạn nhân bị trấn lột, bị móc túi, liệu có thể có tiếng nói trên các tờ báo do nó lãnh đạo hay không?
Khi báo chí tự nhận là “vì nhân dân phục vụ” nhưng đã tự tước quyền của dân được lên tiếng, chỉ nhằm phục vụ một nhóm người chi phối nó, thì chính khi đó nó được gọi là “Ngụy độc lập”. Còn những tờ báo, những nhà báo dám nói lên tiếng nói của người dân, dám lên tiếng cho sự thật mà không bị phụ thuộc vào bất cứ sự lãnh đạo bất nhân nào, thì đó mới là Độc lập thật sự – thưa anh Nguyễn Như Phong.
Điển hình là tờ báo Petrotimes của ngành Dầu khí do Nguyễn Như Phong làm TBT. Thử hỏi: Đã bao giờ báo này dám mở miệng nói nửa câu đến những vụ tham nhũng, ăn cắp, phá hoại ngay trong ngành Dầu khí hay chưa? Xin thưa là chưa thấy. Hay vì ngành Dầu khí “trong sạch vững mạnh” đến mức không có chuyện đó? Xin thưa là không phải, ở đó có những vụ ăn cắp, tham ô đến cả trên 50 tỷ đồng, nghĩa là hơn 2 triệu đô la Mỹ. Vậy sao tờ báo này im re? Xin thưa là chính tờ bào này đang “Ngụy độc lập”, bởi làm sao dám mở miệng khi “mắc quai” – cái quai “lãnh đạo tuyệt đối”, và nhóm lợi ích ở ngành dầu khí này lại thuộc vào độc quyền của đảng. Còn tài sản quốc dân bị ăn cắp, bị tham nhũng không phải là “nhiệm vụ” của tờ báo này.
Đó là Ngụy độc lập, thưa anh Nguyễn Như Phong.
Ngụy dân tộc – Ai?
Lớn hơn, là câu chuyện mấy năm gần đây, lãnh hải, lãnh thổ của Tổ Quốc đã và đang bị bọn bá quyền Trung Cộng xâm lược, ở đó ngành Dầu khí chịu tổn thất rất nhiều qua những vụ cắt cáp, mời thầu trong thềm lục địa Việt Nam, khoan thăm dò trên thềm lục địa Việt Nam… Nhưng, khi đó cũng như các trang báo khác “dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng”, trang Petrotimes và tờ Năng lượng mới đều nín thinh như… mọt thóc?
Thậm chí, nhà văn Phạm Viết Đào còn phát hiện ra sự hèn hạ của tờ báo này khi âm thầm sửa bài viết về Tàu Bình Minh bị Trung Cộng cắt cáp. Ở đó, không phải là Trung Cộng “cắt cáp” như ban đầu nữa mà là “gây đứt cáp”, còn những câu lên án hành động đó bị cắt bỏ. Như vậy, đó là hành động nô lệ ngoại bang – phụng sự anh bạn vàng của đảng và là kẻ thù của Tổ Quốc và nhân dân. Khi đó, dù anh có kêu rằng anh độc lập, thì tự bản chất nó cũng chính là “Ngụy độc lập”– thưa anh Nguyễn Như Phong.
Tệ hại hơn nữa, khi lòng dân sôi sục biểu lộ tình yêu Tổ Quốc trước họa xâm lăng, tờ báo của anh đăng bài thóa mạ, đổ tội rằng “Việt Tân gây rối” nhằm lấp liếm thái độ “Hèn với giặc, ác với dân”. Đó chính là Ngụy độc lập và ngụy dân tộc, thưa anh Nguyễn Như Phong.
Cướp – giết – hiếp!
Như vậy, trong một xã hội mà “chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng” thì có thể báo chí có còn là diễn đàn của nhân dân không? Dĩ nhiên là có, những câu chuyện về sex, về loạn luân, về suy đồi đạo đức mà dân gian tổng kết trong mấy chữ cướp – giết –hiếp thi nhau nở rộ trên mặt báo. Thế nhưng, khi cần ngăn chặn một số trang tin loan truyền tiếng nói của người dân, hoặc muốn kết tội họ, nhà nước Cộng sản vẫn cho rằng đó là để bảo vệ thuần phong mỹ tục – Đó chính là Ngụy độc lập, thưa anh Nguyễn Như Phong.
Cuối cùng, để sáng tỏ hơn cái gì là Ngụy độc lập, chúng ta chỉ cần đọc những dòng này trên trang Đảng Cộng sản để hiểu cái “độc lập” và cái “ngụy độc lập” của những tờ báo được đảng lãnh đạo ra sao:“Với chức năng công cụ của công tác tư tưởng của Đảng, để báo chí thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của mình, Đảng phải thông tin những vấn đề cần thiết cho báo chí một cách kịp thời và chính xác, coi thông tin cho báo chí cũng là thông tin cho toàn Đảng và cho xã hội. Được cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời là cơ sở để báo chí đảm bảo tính đảng”.
Có lẽ đọc đến câu trên, thì chỉ cần đứa bé học lớp 3 cũng hiểu như thế nào là độc lập và ngụy độc lập là ở đâu. Và cũng vì thế, câu: “Họ muốn độc lập nhưng là độc lập thế nào? Ðộc lập với ai? Không lẽ là độc lập với nhân dân, với đất nước, với sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh phồn vinh, công bằng dân chủ?” trong bài báo trên tờ báo của Nguyễn Như Phong làm TBT mới thật sự“Đúng là ngụy độc lập”.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.
Thủ bút Trần Trọng Kim: Thư gửi Hoàng Xuân Hãn năm 1947
Trần Trọng Kim (1887-1953) là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu văn học,
sử học có tiếng trong giới trí thức nước ta thời cận đại. Ông đã để lại
nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, như Nho giáo, Việt Nam sử lược,
có đóng góp cho tri thức và nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Trong
khi tiếp xúc với văn bản Nam quốc địa dư chí, tôi phát hiện ra bức thư
này nằm giữa tờ bìa ngoài gấp đôi đã bị phết hồ dán kín lại, do thời
gian lâu ngày lớp hồ khô đi, trong lúc kiểm tra văn bản bức thư vô tình
rơi ra. Được biết một số sách Hán Nôm có nguồn gốc từ thư viện riêng của
gia đình GS. Hoàng Xuân Hãn. Bức thư này có lẽ đã đến tay cụ Hoàng và
được cụ Hoàng dấu kín vào tờ bìa của cuốn Nam quốc địa dư chí, mà sau
này được hiến tặng lại cho thư viện. Đối chiếu với tập hồi ký Một cơn
gió bụi của cụ Trần đã được xuất bản trong những năm 60, chúng tôi nhận
định đây chính xác là bút tích và giọng văn của cụ Lệ thần - Trần Trọng
Kim, vì những nhân vật trong thư nhắc đến đều là những gương mặt trí
thức chính trị đương thời với cụ. Ngày tháng, sự kiện, giọng văn và tư
tưởng trong bức thư hoàn toàn phù hợp với ngày tháng, sự kiện, giọng
văn, tư tưởng của cụ Trần trong tập hồi ký đã nêu trên.
Chúng tôi xin được giới thiệu nội dung bức thư như một phần di cảo bút
tích của một nhà giáo, một học giả uyên bác và đức hạnh, một nhà nghiên
cứu Nho giáo tân học cuối cùng, sau hơn nửa thế kỷ nằm im lìm trong một
tập sách cũ. Thấy rõ thêm mối quan hệ giữa hai gương mặt trí thức lớn
của nước ta trong lịch sử cận đại. Bên cạnh đó, đặt ra vấn đề thận trọng
và nghiêm túc trong công tác bảo quản các tư liệu Hán Nôm của chúng ta
hiện nay.
Bức thư gồm 2 tờ viết 2 mặt.
Nội dung như sau :
Sài Gòn, ngày 8 tháng 5, năm 19471
Ông Hãn2
Hôm ông Phan văn Giáo3 đưa cái thư của ông vào cho tôi, tôi không gặp ông ấy. Tôi xem thư của ông, nhất là đoạn viết bằng chữ nôm, tôi biết rõ sự tình và tôi đã phiên dịch ra quốc-ngữ, gửi sang để Ngài4 xem.
Gần đây tôi lại được thư khác của ông, do ông Giáo gửi lại cho tôi, đại khái cũng như thư trước. Cái tình thế nước ta bây giờ, tôi cũng hiểu đại khái như ông, cho nên trước khi tôi về, tôi đã dặn Ngài : Trừ khi có bằng-chứng chắc-chắn, thì ngài chớ nghe ai mà về. Sau khi tôi đã về đây rồi tôi lại viết thư ra nhắc lại lời dặn của tôi. Vậy sự ngài về chắc là không có.
Tôi sở dĩ về đây là vì Ngài và tôi ở bên ấy5, hoang-mang chẳng biết rõ gì cả, nhân có ông Cousseau6 do ông D’argenlieu7 sai sang gặp Ngài và tôi, nói Pháp sẵn lòng đổi thái-độ để cầu hoà-bình. Ngài thấy thế bảo tôi về tận nơi xem thái độ người Pháp có thật không, và nhân tiện xem ý tứ người Việt ta thế nào. Nếu làm được việc gì ích lợi cho nước và để cho dân đỡ khổ, thì ta cố làm cho trọn nghĩa-vụ của mình, nếu không thì lương-tâm ta cũng yên, vì đã cố hết sức mà không làm được8.
Tôi về đây hôm 6 tháng hai tây9, không gặp ông D’argenlieu, vì ông ấy sắp về Pháp. Ông ấy cho người bảo tôi chờ ông ấy sang sẽ nói chuyện. Tôi có gặp mấy người có chủ nhiệm về việc chính trị, nói chuyện thì tử-tế lắm và đồng ý hết cả. Nhưng xét ra họ nói một đường, làm một nẻo, toàn là những việc mưu-mô lừa dối cả. Lúc đầu tôi có xin cho tôi dược gặp ông, ông Hiền10 và Khiêm11, họ hứa sẽ cho vào ngay, nhưng mãi chẳng thấy ai vào. Tôi biết ý [tr1] cũng không hỏi nữa.
Tôi xem việc người Pháp làm, không thấy gì là chân thực. Họ thấy tôi giữ cái thái-độ khảng khái không chịu để họ lợi dụng, họ phao ra rằng tôi nhu-nhược và đa nghi không làm được việc. Họ cho những người Nam thân tín của họ đến nói muốn gặp tôi, tôi từ chối không gặp ai cả. Cũng vì thế tôi không muốn gặp ông Giáo. Tôi có nói với người Pháp rằng : Tôi về đây, là tin ở lời hứa hẹn của ông Cousseau là đại biểu của Thượng xứ Pháp, nay công việc không xong, thì cho tôi trả ra để bảo cho Ngài biết. Họ nói : Việc ấy cố nhiên rồi, nhưng ông hãy thong-thả chờ ít lâu. Họ nói thế, nhưng tôi biết là họ không cho tôi ra với Ngài, và họ lại cho người khác nói chuyện với Ngài12.
Dù sao, tôi cũng không ân-hận vì việc tôi về đây. Có về đây mới biêt rõ sự thực. Biết rõ sự thực thì cái bụng tôi yên không áy náy như khi ở ngoài kia. Bây giờ tôi nhất định không làm gì cả. Nếu thời cục yên-ổn thì tôi về ngoài Bắc, néu không tì xoay xở ở tạm trong này, chờ khi khác sẽ liệu.
Còn về phương diện người mình, thì tôi thấy không có gì đáng vui. Phe nọ đảng kia lăng-nhăng chẳng đâu vào đâu cả. Ai cũng nói vì lòng ái-quốc, nhưng cái lòng ái-quốc của họ chỉ ở cửa miệng mà thôi, nhưng kỳ thực là vì địa-vị và quyền-lợi, thành ra tranh dành nhau, nghi-kỵ nhau rồi lăng-mã lẫn nhau. Tôi về đây chỉ gặp Thảo13, Hoè14 và Sâm15. Tôi bảo Sâm nên tìm cách đoàn kết nhau thành khối, thì mới có thể đối phó với người ta được. Sâm cũng cho ý kiến ấy là phải. Song một độ thấy bẵng đi, không đến gặp tôi, rồi bất thình-lình xuất hiện ra Mặt trận quốc gia16, mà không cho tôi biết. Mãi mấy hôm nay mới đến nói rằng vì sự đi lại khó khăn, nên không kịp nói cho tôi biết việc ấy. Tôi bảo hắn rằng : Việc ông làm đó, là việc nên làm, nhưng trước hết phải xếp đặt cho chu-đáo, phải có đủ các cơ-quan tuyên truyền và bênh-vực việc làm của mình. Nhất là phải giao-thông với Mặt trận kháng chiến17, họ [tr2] có đồng ý, thì việc ông làm hoạ may mới có hiệu-quả. Nay việc chưa xếp đặt ra gì cả mà ông đã vội-vàng xướng xuất ra như thế, tôi e khó thành được. Hắn nói : Việc đã trót rồi, đã ném lao thì phải theo lao.
Tôi thấy tình thế có nhiều nỗi khó khăn quá, mà minh thì thân cô thế cô, không làm gì được, cho nên chỉ giữ cái dịa vị bàng-quan mà thôi, thật là:
身 在 南 蕃 無 所 預
心 懐 百 憂 復 千 慮
(Thân tại Nam phiên vô sở dự,
Tâm hoài bách ưu phục thiên lự.
= Thân ở cõi Nam không tham dự việc chính trị,
Lòng đã ôm trăm mối lo lắng lại thêm nghìn điều ưu lự)
Tôi vẫn biết việc chống với Pháp chỉ có V.M. mới làm nổi, nhưng vì chỉ tiếc họ quá thiên về chủ-nghĩa cọng-sản quá. Họ chỉ có một mục-đích là thi hành chủ nghĩa của họ, họ dùng đủ phương diện để đưa người ta vào cái chòng của họ. Sự hành-động của họ ở bên ta cũng như bọn cọng sản đã dùng ở bên Tàu và ở các nước khác, đều theo một lối đúng nhau như hệt. Họ không cần quốc-gia, không cần đạo-đức, nhưng có nhiều người tin ở nghĩa quốc-gia, thì họ lợi dụng cái nghĩa quốc-gia để đạt cái chủ-nghĩa của họ. Lừa dối xảo-quyệt đủ đường, cho nên người ta dễ mắc lừa lắm.
Nay V.M. đứng vào cái địa-vị chống Pháp, tất là có cái thanh-thế rất mạnh. Nếu họ biết đổi cái thái-độ hung tàn bạo ngược đi, và tìm cách thu dụng các đảng phái khác, để lập thành một khối, không khuynh hướng hẳn về Cọng sản, thì có cơ thành công được, nhưng bảo con chó sói trở nên con cừu, thì có thể được không? Dù sao, đối với viêc nước mình, V.M phải chịu cái tiếng 功 之 首 罪 之 魁 (Công chi thủ tội chi khôi = Công đứng đầu mà tội cũng đứng đầu). Đó là ý kiến riêng của tôi, còn các ông nghĩ thế nào tôi không biết.
Khi tôi ở Hương- cảng, ông Cousseau có cho tôi biết tin ông Oánh18 bị Tây giết, tôi thương ông Oánh quá, có làm bài tuyệt- cú gửi về, nhờ ông đem điếu ông ấy:
Khóc bạn Nguyễn Băng Hồ
Đất khách mơ - màng những thở - than,
Mảng tin bác bị lũ hung tàn.
Ngắn dài giọt lệ lòng thương bạn,
Căm giận quân thù đã tím gan.
Ông Oánh sinh thời là một người trung hậu ngay chính, ở đời này thật là ít có. Chẳng may vì duyên nghiệp mà phải cái nạn tai bay vạ gió. Thôi [tr3] thì cũng là một cách ông ấy trả nợ nước.
Tôi muôn nhờ ông một tí việc, khi tôi đi, tôi còn một bản đánh máy tập Vũ trụ đại quân19 gửi ông Oánh, nhờ ông thử hỏi nhà ông Oánh xem tập ấy có còn nữa không. Nếu còn, thì ông làm ơn giữ lấy cho tôi, kẻo công trình mất mấy năm trời mà mất đi, thì tiếc quá.
Nhờ ông nói với Khiêm, nhờ hắn đến qua chỗ nhà tôi ở Nhà Rượu20, xem có ai coi giữ cái nhà đã bị đốt21 đó không. Nếu có người coi, thì nhờ Khiêm thử vào trong nhà xem những sách vở có còn gì nữa, thì nhờ hắn nhặt đem về giữ lấy cho tôi. Còn cái nhà bên cạnh mà không hư hỏng lắm thì nhờ hắn xem có thể chữa sửa được không. Giá có thể chữa lại it nhiều rồi cho người ta tạm thuê để lấy tiền và cốt nhất là khi nào tôi có về được, mong còn có chỗ che sương che nắng.(Việc này không cần nữa, vì tôi đã gặp Khiêm ở đây rồi.)22
Ông có biết tin ông Bùi Kỷ23 bây giờ ở đâu không. Tôi về đây không có tin tức gì về đường nhà ông Bảng cả.
Nhà tôi và Chương24 đều có lời chúc ông bà được mạnh khoẻ. Tôi có lời thăm ông Hiền, Khiêm và Hoè và tất cả các bạn. Ông Hoè hôm ra Hà-nội có đến gặp tôi, nhưng vội quá, không viết được thư. Bây giờ ông Hoè ở đâu và làm gì?
Sau này ông có gửi thư cho tôi, nên để chờ khi nào có người chắc chắn vào đây, đưa đến cho tôi thì hơn. Không nên gửi người không được chắc chắn.
Nay kính thư
Trần Trọng Kim [tr4]
Ông Hãn2
Hôm ông Phan văn Giáo3 đưa cái thư của ông vào cho tôi, tôi không gặp ông ấy. Tôi xem thư của ông, nhất là đoạn viết bằng chữ nôm, tôi biết rõ sự tình và tôi đã phiên dịch ra quốc-ngữ, gửi sang để Ngài4 xem.
Gần đây tôi lại được thư khác của ông, do ông Giáo gửi lại cho tôi, đại khái cũng như thư trước. Cái tình thế nước ta bây giờ, tôi cũng hiểu đại khái như ông, cho nên trước khi tôi về, tôi đã dặn Ngài : Trừ khi có bằng-chứng chắc-chắn, thì ngài chớ nghe ai mà về. Sau khi tôi đã về đây rồi tôi lại viết thư ra nhắc lại lời dặn của tôi. Vậy sự ngài về chắc là không có.
Tôi sở dĩ về đây là vì Ngài và tôi ở bên ấy5, hoang-mang chẳng biết rõ gì cả, nhân có ông Cousseau6 do ông D’argenlieu7 sai sang gặp Ngài và tôi, nói Pháp sẵn lòng đổi thái-độ để cầu hoà-bình. Ngài thấy thế bảo tôi về tận nơi xem thái độ người Pháp có thật không, và nhân tiện xem ý tứ người Việt ta thế nào. Nếu làm được việc gì ích lợi cho nước và để cho dân đỡ khổ, thì ta cố làm cho trọn nghĩa-vụ của mình, nếu không thì lương-tâm ta cũng yên, vì đã cố hết sức mà không làm được8.
Tôi về đây hôm 6 tháng hai tây9, không gặp ông D’argenlieu, vì ông ấy sắp về Pháp. Ông ấy cho người bảo tôi chờ ông ấy sang sẽ nói chuyện. Tôi có gặp mấy người có chủ nhiệm về việc chính trị, nói chuyện thì tử-tế lắm và đồng ý hết cả. Nhưng xét ra họ nói một đường, làm một nẻo, toàn là những việc mưu-mô lừa dối cả. Lúc đầu tôi có xin cho tôi dược gặp ông, ông Hiền10 và Khiêm11, họ hứa sẽ cho vào ngay, nhưng mãi chẳng thấy ai vào. Tôi biết ý [tr1] cũng không hỏi nữa.
Tôi xem việc người Pháp làm, không thấy gì là chân thực. Họ thấy tôi giữ cái thái-độ khảng khái không chịu để họ lợi dụng, họ phao ra rằng tôi nhu-nhược và đa nghi không làm được việc. Họ cho những người Nam thân tín của họ đến nói muốn gặp tôi, tôi từ chối không gặp ai cả. Cũng vì thế tôi không muốn gặp ông Giáo. Tôi có nói với người Pháp rằng : Tôi về đây, là tin ở lời hứa hẹn của ông Cousseau là đại biểu của Thượng xứ Pháp, nay công việc không xong, thì cho tôi trả ra để bảo cho Ngài biết. Họ nói : Việc ấy cố nhiên rồi, nhưng ông hãy thong-thả chờ ít lâu. Họ nói thế, nhưng tôi biết là họ không cho tôi ra với Ngài, và họ lại cho người khác nói chuyện với Ngài12.
Dù sao, tôi cũng không ân-hận vì việc tôi về đây. Có về đây mới biêt rõ sự thực. Biết rõ sự thực thì cái bụng tôi yên không áy náy như khi ở ngoài kia. Bây giờ tôi nhất định không làm gì cả. Nếu thời cục yên-ổn thì tôi về ngoài Bắc, néu không tì xoay xở ở tạm trong này, chờ khi khác sẽ liệu.
Còn về phương diện người mình, thì tôi thấy không có gì đáng vui. Phe nọ đảng kia lăng-nhăng chẳng đâu vào đâu cả. Ai cũng nói vì lòng ái-quốc, nhưng cái lòng ái-quốc của họ chỉ ở cửa miệng mà thôi, nhưng kỳ thực là vì địa-vị và quyền-lợi, thành ra tranh dành nhau, nghi-kỵ nhau rồi lăng-mã lẫn nhau. Tôi về đây chỉ gặp Thảo13, Hoè14 và Sâm15. Tôi bảo Sâm nên tìm cách đoàn kết nhau thành khối, thì mới có thể đối phó với người ta được. Sâm cũng cho ý kiến ấy là phải. Song một độ thấy bẵng đi, không đến gặp tôi, rồi bất thình-lình xuất hiện ra Mặt trận quốc gia16, mà không cho tôi biết. Mãi mấy hôm nay mới đến nói rằng vì sự đi lại khó khăn, nên không kịp nói cho tôi biết việc ấy. Tôi bảo hắn rằng : Việc ông làm đó, là việc nên làm, nhưng trước hết phải xếp đặt cho chu-đáo, phải có đủ các cơ-quan tuyên truyền và bênh-vực việc làm của mình. Nhất là phải giao-thông với Mặt trận kháng chiến17, họ [tr2] có đồng ý, thì việc ông làm hoạ may mới có hiệu-quả. Nay việc chưa xếp đặt ra gì cả mà ông đã vội-vàng xướng xuất ra như thế, tôi e khó thành được. Hắn nói : Việc đã trót rồi, đã ném lao thì phải theo lao.
Tôi thấy tình thế có nhiều nỗi khó khăn quá, mà minh thì thân cô thế cô, không làm gì được, cho nên chỉ giữ cái dịa vị bàng-quan mà thôi, thật là:
身 在 南 蕃 無 所 預
心 懐 百 憂 復 千 慮
(Thân tại Nam phiên vô sở dự,
Tâm hoài bách ưu phục thiên lự.
= Thân ở cõi Nam không tham dự việc chính trị,
Lòng đã ôm trăm mối lo lắng lại thêm nghìn điều ưu lự)
Tôi vẫn biết việc chống với Pháp chỉ có V.M. mới làm nổi, nhưng vì chỉ tiếc họ quá thiên về chủ-nghĩa cọng-sản quá. Họ chỉ có một mục-đích là thi hành chủ nghĩa của họ, họ dùng đủ phương diện để đưa người ta vào cái chòng của họ. Sự hành-động của họ ở bên ta cũng như bọn cọng sản đã dùng ở bên Tàu và ở các nước khác, đều theo một lối đúng nhau như hệt. Họ không cần quốc-gia, không cần đạo-đức, nhưng có nhiều người tin ở nghĩa quốc-gia, thì họ lợi dụng cái nghĩa quốc-gia để đạt cái chủ-nghĩa của họ. Lừa dối xảo-quyệt đủ đường, cho nên người ta dễ mắc lừa lắm.
Nay V.M. đứng vào cái địa-vị chống Pháp, tất là có cái thanh-thế rất mạnh. Nếu họ biết đổi cái thái-độ hung tàn bạo ngược đi, và tìm cách thu dụng các đảng phái khác, để lập thành một khối, không khuynh hướng hẳn về Cọng sản, thì có cơ thành công được, nhưng bảo con chó sói trở nên con cừu, thì có thể được không? Dù sao, đối với viêc nước mình, V.M phải chịu cái tiếng 功 之 首 罪 之 魁 (Công chi thủ tội chi khôi = Công đứng đầu mà tội cũng đứng đầu). Đó là ý kiến riêng của tôi, còn các ông nghĩ thế nào tôi không biết.
Khi tôi ở Hương- cảng, ông Cousseau có cho tôi biết tin ông Oánh18 bị Tây giết, tôi thương ông Oánh quá, có làm bài tuyệt- cú gửi về, nhờ ông đem điếu ông ấy:
Khóc bạn Nguyễn Băng Hồ
Đất khách mơ - màng những thở - than,
Mảng tin bác bị lũ hung tàn.
Ngắn dài giọt lệ lòng thương bạn,
Căm giận quân thù đã tím gan.
Ông Oánh sinh thời là một người trung hậu ngay chính, ở đời này thật là ít có. Chẳng may vì duyên nghiệp mà phải cái nạn tai bay vạ gió. Thôi [tr3] thì cũng là một cách ông ấy trả nợ nước.
Tôi muôn nhờ ông một tí việc, khi tôi đi, tôi còn một bản đánh máy tập Vũ trụ đại quân19 gửi ông Oánh, nhờ ông thử hỏi nhà ông Oánh xem tập ấy có còn nữa không. Nếu còn, thì ông làm ơn giữ lấy cho tôi, kẻo công trình mất mấy năm trời mà mất đi, thì tiếc quá.
Nhờ ông nói với Khiêm, nhờ hắn đến qua chỗ nhà tôi ở Nhà Rượu20, xem có ai coi giữ cái nhà đã bị đốt21 đó không. Nếu có người coi, thì nhờ Khiêm thử vào trong nhà xem những sách vở có còn gì nữa, thì nhờ hắn nhặt đem về giữ lấy cho tôi. Còn cái nhà bên cạnh mà không hư hỏng lắm thì nhờ hắn xem có thể chữa sửa được không. Giá có thể chữa lại it nhiều rồi cho người ta tạm thuê để lấy tiền và cốt nhất là khi nào tôi có về được, mong còn có chỗ che sương che nắng.(Việc này không cần nữa, vì tôi đã gặp Khiêm ở đây rồi.)22
Ông có biết tin ông Bùi Kỷ23 bây giờ ở đâu không. Tôi về đây không có tin tức gì về đường nhà ông Bảng cả.
Nhà tôi và Chương24 đều có lời chúc ông bà được mạnh khoẻ. Tôi có lời thăm ông Hiền, Khiêm và Hoè và tất cả các bạn. Ông Hoè hôm ra Hà-nội có đến gặp tôi, nhưng vội quá, không viết được thư. Bây giờ ông Hoè ở đâu và làm gì?
Sau này ông có gửi thư cho tôi, nên để chờ khi nào có người chắc chắn vào đây, đưa đến cho tôi thì hơn. Không nên gửi người không được chắc chắn.
Nay kính thư
Trần Trọng Kim [tr4]
-------------------------
Chú thích :
1. 8/5/1947 : ngày viết thư. Một cơn gió bụi có ghi việc Cao uỷ Pháp là
Bollaert ra Bắc : “ngày 8/5 mấy hôm trước khi ông Bollaert ra Bắc, ông
Didier Michel hẹn đến gặp tôi”. Bức thư có lẽ được cụ Trần nhờ Didier
Michel gửi hộ.
2. Ông Hãn: Chỉ Hoàng Xuân Hãn, nguyên Bộ trưởng bộ giáo dục và Mỹ thuật
của chính quyền Trần Trọng Kim trước Cách mạng tháng 8. Năm 1947 Hoàng
Xuân Hãn còn đang ở Hà Nội.
3. Phan văn Giáo: Dược sĩ, chủ hiệu thuốc lớn ở Thanh Hoá, là nhà Tư sản
nổi tiếng có tư tưởng thân Pháp. Bị bắt trong Cách mạng tháng 8, sau
được thả ra. Sau năm 1945 tiến hành nhiều cuộc vận động để khôi phục
chính thể quân chủ ở miền Nam.
4. Ngài : Chỉ vua Bảo Đại - Vĩnh Thuỵ, lúc này đã thoái vị. Sau được
chính quyền cách mạng cử đi công cán Trung Quốc, thì ở lại không về và
sang ở Hương Cảng. (Trần Trọng Kim; Phạm Khắc Hoè, sđd)
5. Bên ấy : Khi Cách mạng tháng 8 nổ ra thì Trần Trọng Kim đang ở Huế.
Bảo Đại thoái vị, ông về ở làng Tại Lại Thế gần thôn Vĩ Dạ, đóng cửa đọc
sách không ra ngoài. Đầu năm 1946 thì về Hà Nội, không tham gia việc gì
nữa. Sau khi Bảo Đại đi sang Trung Quốc, rồi ở lại không về. Cuối tháng
5/1946, quân Tầu Tưởng rút dần về nước. Tháng 6/1946, Trần Trọng Kim
theo một số người của Quốc Dân đảng sang Trung Quốc tìm bắt liên lạc với
Bảo Đại, và gặp nhau ở Hương Cảng.
6. Cousseau : Quan cai trị, từng làm Công sứ ở nhiều tỉnh tại Bắc Kỳ, là
người móc nối dàn xếp đưa Bảo Đại từ Hương Cảng về nước để thành lập
chính phủ theo ý người Pháp. (Phạm Khắc Hoè. sđd)
7. D’argenlieu : Cao uỷ Pháp tại Đông Dương lúc bấy giờ. Năm 1947 thì về nước cho Bollaert sang thay. (sđd)
8. Trần Trọng Kim, sđd, tr166, 167...
9. hôm 6 tháng 2 tây : ngày Trần Trọng Kim về đến Sài Gòn. Một cơn gió
bụi có ghi : “ngày 5 đến Sài Gòn, nhưng đến sáng mùng 6 mới lên bờ.”
10. ông Hiền : Luật sư Vũ Văn Hiền, từng tham gia Nội các của chính
quyền Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Tài chính. Bị quân Pháp bắt
giữ sau ngày toàn quốc kháng chiến năm 1946 ở Hà Nội cùng với Phạm Khắc
Hoè, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Xuân Chữ, ... sau được thả ra. (Phạm Khắc
Hoè, sđd)
11. Khiêm : Có thể là Phạm Duy Khiêm, người cùng tham gia với Trần Trọng Kim soạn sách “Việt Nam văn phạm”.
12. Trần Trọng Kim lúc này đã không còn giá trị. Người Pháp muốn tách
ông ra khỏi Bảo Đại để không thể gây ảnh hưởng, cản trở ý đồ thành lập
một chính phủ theo ý muốn của người Pháp.
13. Thảo : Luật sư Trịnh Đình Thảo (1901-1986), luật sư toà Thượng thẩm
Sài Gòn, là một luật sư rất có uy tín, thường đứng ra bảo vệ quyền lợi
của nhân dân lao động cấp dưới, từng tham gia Nội các của chính quyền
Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Tư pháp, Phó chủ tịch hội đồng cố
vấn chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam. Sau ra chiến khu tham gia
thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ hoà bình Việt Nam, đi
nhiều nước vận động chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, Uỷ viên trung
ương mặt trận tổ quốc, Đại biểu quốc hội.
14. Hoè : Phạm Khắc Hoè, giữ chức Đổng chưởng lý văn phòng Ngự tiền của
vua Bảo Đại. Sau này đi theo kháng chiến, bị Thực dân Pháp bắt đưa về
miền Nam dụ dỗ quay trở lại phục vụ Bảo Đại không thành, phải thả ông ra
ở Hà Nội, ông tìm cách trốn khỏi thành phố lên chiến khu, có viết tập
hồi ký “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc”. Tập hồi ký này có
nhắc đến việc ngày 16/4/1947, Phạm Khắc Hoè có đến chào từ biệt Trần
Trọng Kim trước khi ra Hà Nội. Thư này viết sau khi Phạm Khắc Hoè đi Hà
Nội gần một tháng (8/5/1947). (Phạm Khắc Hoè, sđd)
15. Sâm : Nguyễn Văn Sâm, Chủ tịch hội ký giả Nam Kỳ. Bị Thực dân Pháp
an trí ở Sóc Trăng vì những hành động chống Pháp. Năm 1945, tham gia
chính quyền Trần Trọng Kim, Hội viên hội đồng dự thảo Hiến pháp. Sau
được phái đi làm Khâm sứ Nam Kỳ để tiếp thu Nam Kỳ được Nhật trao trả,
chưa kịp thực hiện thì cách mạng tháng 8 bùng nổ. Là người tham gia
thành lập Mặt trận quốc gia Việt Nam ở miền Nam, là thủ lĩnh đảng Việt
Nam quốc dân độc lập, ông bị ám sát chết cuối năm 1947. (Nguyễn Quang
Thắng, sđd)
16. Mặt trận quốc gia : Ngày 17-2-1947, Nguyễn Hải Thần, ông Nguyễn
Tường Tam cùng một số nhân sĩ đã tiếp xúc với Bảo Đại và đã thành lập
một Mặt Trận mệnh danh là Mặt Trận Quốc Gia nhóm tại Hương Cảng gồm:
Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Dân Chủ Xã Hội
Đảng, Việt Nam Quốc Gia Thanh Niên Đoàn có mục đích lợi dụng Bảo Đại để
tranh thủ độc lập nhưng Bảo Đại cũng như các nhà thực dân khác không
chịu được sự "khó tính" của Mặt trận này nên đã gạt khéo Mặt trận ra
ngoài và sau này, Bảo Đại về lập chính phủ chỉ có nhân viên của các nhóm
tư bản và của đế quốc cộng tác mà thôi. Với những thành phần "Nam kỳ
quốc" và bọn tay chân của đế quốc, Pháp tạo ra các chiêu bài độc lập,
tính đánh lừa dân chúng Việt Nam nhưng đã thất bại. Nguyễn Văn Sâm chắc
cũng tham gia trong mặt trận này.
17. Mặt trận kháng chiến : Chỉ Mặt trận kháng chiến của nhân dân miền Nam (?)
18. ông Oánh : Tức Nguyễn Quang Oánh (1888-1946), anh ruột Nguyễn Văn
Ngọc (hiệu Ôn Như). Làm Thanh tra các trường Sơ học, Hội viên hội đồng
cải cách giáo dục của chính quyền Trần Trọng Kim, từng cùng Trần Trọng
Kim và Bùi Kỷ biên soạn sách Tiểu học Việt Nam văn phạm giáo khoa thư.
Toàn quốc kháng chiến, ông bị giặc Pháp ập vào nhà bắn chết ngày
22/12/1946. (Trần Văn Giáp, sđd); Nguyễn Băng Hồ : Chỉ tên hiệu của ông
Nguyễn Quang Oánh là Băng Hồ.
19. Vũ trụ đại quan : Một trong các công trình nghiên cứu của Trần Trọng Kim. (Trần Văn Giáp, sđd)
20. Nhà Rượu : Trần Trọng Kim có nhà ở khu vực gần Nhà máy Rượu Hà Nội
(phố Nguyễn Công Trứ). Tức là căn nhà 41 phố Hàng Chuối (Trần Trọng Kim,
Một cơn gió bụi, Nxb.Vĩnh Sơn, S., 1969)
21. “Cái nhà của tôi ở phố nhà Rượu cũng bị quân tự vệ đốt cháy. Thành
ra bao nhiêu sách vở của tôi, có lắm quyển rất cổ rất quý, tích trữ
trong mấy chục năm, đều hoá ra tro tất cả. Tôi vẫn chưa hiểu vì lẽ gì mà
họ đốt nhà tôi, hoặc là vì đốt nhà bên cạnh mà cháy lây sang, hoặc vì
Việt Minh thấy tôi bỏ đi, họ giữ không được, họ cho lệnh đốt nhà cho bõ
tức”. Trần Trọng Kim, sđd.
22. Tác giả tự đánh dấu, và ghi chú sang bên cạnh thư, nhắc việc này thôi vì đã nhờ được rồi.
23. Bùi Kỷ : Tức cụ Phó bảng Bùi Kỷ (1887-1960), Hội viên hội đồng cải
cách giáo dục của chính quyền Trần Trọng Kim, cùng Trần Trọng Kim biên
soạn nhiều tác phẩm : Truyện Thuý Kiều, Việt Nam văn phạm, Nho giáo. Chủ
tịch Hội văn hoá kháng chiến liên khu 3, uỷ viên Hội Liên Việt liên
khu, Chủ tịch hội hữu nghị Việt- Trung. (Trần Văn Giáp, sđd)
24. Chương : Luật sư Trần Văn Chương, từng tham gia Nội các của chính
quyền Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Ngoại giao. (Trần Trọng Kim;
Phạm Khắc Hoè, sđd).
_____________
Thư mục tham khảo1.Lệ thần - Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Nxb Vĩnh Sơn, S,. 1969
2. Phạm Khắc Hoè, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, H,.1986
3. Nguyễn Quang Thắng, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. S,.1982
4. Trần Văn Giáp, Lược truyện các tác gia Hán Nôm II. H.,1987
5. La Sơn Yên Hồ - Hoàng Xuân Hãn. Nxb GD, H,. 1998 (2t)
Phụ lục ảnh nguyên bản:
.
Nguyễn Đức Toàn
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
(Blog Yêu Hán Nôm )
Ebola Có Thể Đáng Sợ, Nhưng Mọi Người Không Phải E Ngại Quá!
(nói thực đọc để tham khảo thôi chứ tôi nhìn cái bộ giáp mà chuyên gia y tế mặc khi tiếp xúc bệnh nhân thì cũng hãi lắm, sao mà phải bịt kín cả mặt mũi đầu thế????)
Ebola đang tàn phá những gì mà nó tác động tới. Nhưng hầu hết mọi người không phải lo sợ nó. Tại sao?
Nỗi sợ sẽ làm bạn nhụt chí, nỗi sợ sẽ thao túng bạn, nỗi sợ sẽ giết chết bạn. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết “Ebola có thể đáng sợ, nhưng phần lớn mọi người không phải e ngại” được đăng trên tờ The Washington Post ngày 11/8/2014. Bài viết đã tổng hợp rất nhiều nhận định và ý kiến của chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ. Đúng là Ebola rất đáng sợ, tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ chúng ta lại thấy nó không đáng ngại. Mặc dù bệnh rất ghê gớm và không có cách điều trị đặc hiệu, nhưng dịch bệnh lại có thể dự phòng và kiểm soát được nếu chúng ta cố gắng và làm đúng.
Nỗi sợ sẽ làm bạn nhụt chí, nỗi sợ sẽ thao túng bạn, nỗi sợ sẽ giết chết bạn. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết “Ebola có thể đáng sợ, nhưng phần lớn mọi người không phải e ngại” được đăng trên tờ The Washington Post ngày 11/8/2014. Bài viết đã tổng hợp rất nhiều nhận định và ý kiến của chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ. Đúng là Ebola rất đáng sợ, tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ chúng ta lại thấy nó không đáng ngại. Mặc dù bệnh rất ghê gớm và không có cách điều trị đặc hiệu, nhưng dịch bệnh lại có thể dự phòng và kiểm soát được nếu chúng ta cố gắng và làm đúng.
Ngày 7 tháng 8 năm 2014, tại Capitol Hill ở Washington, Giám đốc
Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ, Tiến sĩ Tom
Frieden (trong ảnh), người chiến đấu với các bệnh tật hàng đầu của Hoa
Kỳ, đã cho biết Ebola là một “virus gây đau thương, khủng khiếp và tàn
nhẫn”. Vụ dịch bệnh ở Tây Phi, đã được công bố là tình trạng khẩn cấp y
tế quốc tế, đã giết chết hơn 900 người và đang lan rộng. Điều này là
đáng sợ, và rất nghiêm trọng. Nhưng nó cần bối cảnh. (Ảnh internet)
Chuyên gia hàng đầu về phát hiện, kiểm soát và dự phòng bệnh tật của Hoa Kỳ đã gọi Ebola là “virus gây đau thương, khủng khiếp và tàn nhẫn”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố vụ dịch bệnh ở Tây Phi là một tình trạng khẩn cấp quốc tế, đã giết hơn 900 người và đang lan rộng.
Đó là điều đáng sợ và nghiêm trọng. Nhưng nó cũng cần bối cảnh.
AIDS đã lấy đi hơn một triệu sinh mạng mỗi năm ở Châu Phi – gấp một ngàn lần số người tử vong vì vụ dịch bệnh Ebola cho tới nay.
Các nhiễm trùng phổi chẳng hạn như viêm phổi là sát thủ số 2 ở ngay gần phía sau. Sốt rét và tiêu chảy đã gây tổn thương cho hàng trăm ngàn trẻ em Châu Phi mỗi năm.
Tại Hoa Kỳ, nơi mà các bệnh tim mạch và ung thư là những kẻ giết người lớn nhất, nhưng nguy cơ nhiễm virus Ebola gần bằng không.
Người Mỹ băn khoăn về sức khỏe của họ sẽ tốt hơn nếu tập trung vào việc chích ngừa cúm trong mùa Thu này. Cúm có liên quan tới cái chết của 24 nghìn người Mỹ mỗi năm.
Để có cái nhìn về mối đe dọa của Ebola theo các quan điểm khác nhau, dưới đây là một vài lý do lo ngại về dịch bệnh và một vài lý do được cho là dịch bệnh không đáng ngại như vẫn thường nghĩ.
TẠI SAO DỊCH BỆNH EBOLA LẠI ĐÁNG SỢ?
Không có phương pháp điều trị sốt xuất huyết Ebola (Ebola hemorrhagic fever).
Hơn một nửa số người nhiễm bệnh Ebola trong vụ dịch này đã tử vong. Tỷ lệ tử vong trong một vài vụ dịch bệnh Ebola trước đây là 90%.
Nó là một kết cục tàn nhẫn mà diễn biến chỉ trong vài ngày. Bệnh nhân xuất hiện sốt và yếu, chịu đựng sự đau nhức cơ thể, nôn, tiêu chảy và chảy máu trong, đôi khi chảy máu mũi và tai.
Các tổn hại có thể vượt ra khỏi bệnh nhân.
Bởi vì nó lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của bệnh nhân, Ebola đã gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng cho các bác sĩ và điều dưỡng, nhóm người ít ỏi tại vùng Châu Phi bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.
Dịch bệnh đã châm ngòi cho sự sợ hãi và hoảng loạn.
Các nhân viên y tế và các phòng khám đã bị công kích bởi người dân tại Tây Phi, họ đôi khi còn đổ lỗi cho các bác sĩ nước ngoài vì những trường hợp tử vong. Những người mắc Ebola hoặc các bệnh khác có thể sợ hãi khi tới bệnh viện, hoặc có thể bị bạn bè và hàng xóm xa lánh.
Hai trong số các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Liberia và Sierra Leone, đã gửi quân đội tới khu vực cách ly các trường hợp mắc bệnh Ebola. Mục đích là để ngăn chặn sự lây lan của bệnh nhưng hành động này cũng gây khó khăn cho nhiều người dân.
DỊCH BỆNH EBOLA XUẤT HIỆN Ở ĐÂU?
Dịch bệnh bắt đầu vào Tháng 3 tại Guinea trước khi lan tới các nước láng giềng Sierra Leone và Liberia. Gần đây một khách du lịch đã mang dịch bệnh đi xa hơn, đến Nigeria, lây bệnh cho một số trường hợp tại thành phố khổng lồ của Lagos.
Ebola nổi lên vào năm 1976. Nó đã được xác nhận tại 10 quốc gia, nhưng trước đây chưa bao giờ xuất hiện tại vùng Tây Phi.
Không có kinh nghiệm về bệnh đã góp phần khiến bệnh lây lan rộng. Đặc biệt việc không đủ nhân lực và vật tư y tế, tình trạng đói nghèo, và bất ổn chính trị đã làm dịch bệnh lan nhanh và gây tử vong một cách khủng khiếp.
Sierra Leone vẫn đang khôi phục sau một thập kỷ nội chiến mà trong đó trẻ em bị buộc phải chiến đấu. Liberia ban đầu được thành lập bởi những người nô lệ Mỹ được giải phóng, cũng phải trải qua cuộc nội chiến vào những năm 1990. Guinea đang cố gắng thiết lập một nền dân chủ trẻ và mong manh.
Nigeria- quốc gia đông dân nhất Châu Phi, tự hào có nguồn dầu mỏ lớn nhưng phần lớn người dân rất nghèo. Chính phủ đang có chiến tranh với chiến binh Hồi Giáo ở phía Bắc và đã có hàng ngàn người bị giết và hơn 200 nữ sinh bị bắt cóc trong Tháng 4.
Vụ dịch này cho thấy có sự khó khăn trong việc kiểm soát hơn so với những vụ dịch trước đây bởi vì dịch bệnh đã vượt qua biên giới các quốc gia, và nó đang lan rộng tới các vùng đô thị.
Tom Frieden, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ, dự đoán rằng trong vòng vài tuần, Ebola sẽ gây bệnh cho nhiều người hơn các lần dịch bệnh trước cộng lại. Hiện tại đã có hơn 1.700 trường hợp mắc bệnh được báo cáo.
Các quan chức y tế toàn cầu nói rằng sẽ phải mất vài tháng mới có đầy đủ thông tin các ổ dịch, ngay cả khi mọi việc diễn ra thì chúng ta vẫn có thể hy vọng.
NHỮNG LÝ DO KHÔNG PHẢI LO SỢ BỆNH EBOLA
Ebola đang tàn phá những gì mà nó tác động tới. Nhưng hầu hết mọi người không phải lo sợ nó. Tại sao?
- Ebola không lây lan một cách dễ dàng như cách mà virus cảm lạnh hay virus cúm đã lây truyền. Nó chỉ có thể lây lan được theo con đường tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể như máu, nước bọt, mồ hôi và nước tiểu. Các thành viên trong gia đình đã tiếp xúc với nó bằng việc chăm sóc cho người thân nhiễm bệnh hoặc xử lý một cơ thể nhiễm bệnh như là một phần của tục lệ mai táng. Mọi người sẽ không truyền bệnh cho tới khi họ có triệu chứng, Frieden nói. Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho tới 21 ngày sau khi phơi nhiễm.
“Mọi người không nên sợ tiếp xúc bình thường trên xe buýt, tầu điện ngầm, hoặc trên máy bay”- Tiến sĩ Robert Black, Giáo sư về Y tế Quốc tế tại trường Đại học Johns Hopkins đã nói.
- Các quan chức y tế tại các nước phát triển trên toàn thế giới cho biết làm thế nào để ngăn chặn Ebola. Frieden đã mô tả các “biện pháp cố gắng và đúng”: tìm và cô lập tất cả bệnh nhân có thể nhiễm bệnh, theo dõi những người mà họ đã tiếp xúc, và đảm bảo các quy trình kiểm soát nhiễm trùng một cách chặt chẽ trong khi chăm sóc bệnh nhân. Mỗi vụ dịch Ebola trong quá khứ đều đã được kiểm soát.
Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ đã gửi ít nhất 50 nhân viên tới Tây Phi để giúp chống lại bệnh, trong khi có hơn 200 đầu việc về vấn đề dịch bệnh Ebola tại cơ quan đầu não của CDC ở Atlanta. Tổ chức Y tế Thế giới đang kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới gửi tiền và nguồn lực để giúp đỡ.
- Đúng là Ebola có thể được mang vào Hoa Kỳ bởi một người du lịch, điều này có thể khiến các thành viên khác trong gia đình hoặc nhân viên y tế có nguy cơ. Nó không bao giờ xảy ra trước đây. Nhưng nếu bệnh xuất hiện ở Hoa Kỳ – Frieden nói- các bác sĩ và các bệnh viện biết làm thế nào để ngăn chặn nó một cách nhanh chóng.
“Chúng tôi tin rằng vụ dịch Ebola lớn tại Hoa Kỳ sẽ không xảy ra”- Frieden nói trước một phiên điều trần của Quốc hội Mỹ hôm Thứ 5 vừa qua.
NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG QUAN NGẠI
Sự thiệt lại do Ebola là rất nhỏ so với các bệnh khác mà nó đã giết chết hàng triệu người.
“Sự khác biệt là những bệnh mà đã giết chết nhiều người – sốt rét, tiêu chảy, viêm phổi – chúng có những vấn đề theo thời gian”- Black nói. “Chúng thường không gây lên dịch bệnh. Chúng không phải là loại bùng nổ bệnh tật và gây tử vong một cách đột ngột mà khiến tạo ra sự sợ hãi như thế này”.
Các bệnh thường gặp có tỷ lệ tử vong thấp hơn. Chúng giết nhiều người bởi vì có một số lượng khổng lồ người bị nhiễm bệnh.
Trong khi đó, Ebola có thể quản lý được.
“Sự ưu tiên về nguồn lực để kiểm soát Ebola trong những cộng đồng nhỏ ở ba hoặc bốn quốc gia là rất nhỏ so với việc kiểm soát sốt rét ở tất cả các nước trong khu vực Châu Á và Châu Phi”- Black nói. “Tôi không nghĩ rằng tất cả chúng ta cần tập trung nguồn lực để kiểm soát Ebola, nhưng chúng ta cần nhiều nguồn lực hơn để kiểm soát kẻ giết trẻ em và người lớn khủng khiếp này, hiện nay chúng ta đang tạo được quá ít nỗ lực để chống lại”.
Sưu tầm bởi: ThS. BS. Lương Quốc Chính
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
Chuyên gia hàng đầu về phát hiện, kiểm soát và dự phòng bệnh tật của Hoa Kỳ đã gọi Ebola là “virus gây đau thương, khủng khiếp và tàn nhẫn”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố vụ dịch bệnh ở Tây Phi là một tình trạng khẩn cấp quốc tế, đã giết hơn 900 người và đang lan rộng.
Đó là điều đáng sợ và nghiêm trọng. Nhưng nó cũng cần bối cảnh.
AIDS đã lấy đi hơn một triệu sinh mạng mỗi năm ở Châu Phi – gấp một ngàn lần số người tử vong vì vụ dịch bệnh Ebola cho tới nay.
Các nhiễm trùng phổi chẳng hạn như viêm phổi là sát thủ số 2 ở ngay gần phía sau. Sốt rét và tiêu chảy đã gây tổn thương cho hàng trăm ngàn trẻ em Châu Phi mỗi năm.
Tại Hoa Kỳ, nơi mà các bệnh tim mạch và ung thư là những kẻ giết người lớn nhất, nhưng nguy cơ nhiễm virus Ebola gần bằng không.
Người Mỹ băn khoăn về sức khỏe của họ sẽ tốt hơn nếu tập trung vào việc chích ngừa cúm trong mùa Thu này. Cúm có liên quan tới cái chết của 24 nghìn người Mỹ mỗi năm.
Để có cái nhìn về mối đe dọa của Ebola theo các quan điểm khác nhau, dưới đây là một vài lý do lo ngại về dịch bệnh và một vài lý do được cho là dịch bệnh không đáng ngại như vẫn thường nghĩ.
TẠI SAO DỊCH BỆNH EBOLA LẠI ĐÁNG SỢ?
Không có phương pháp điều trị sốt xuất huyết Ebola (Ebola hemorrhagic fever).
Hơn một nửa số người nhiễm bệnh Ebola trong vụ dịch này đã tử vong. Tỷ lệ tử vong trong một vài vụ dịch bệnh Ebola trước đây là 90%.
Nó là một kết cục tàn nhẫn mà diễn biến chỉ trong vài ngày. Bệnh nhân xuất hiện sốt và yếu, chịu đựng sự đau nhức cơ thể, nôn, tiêu chảy và chảy máu trong, đôi khi chảy máu mũi và tai.
Các tổn hại có thể vượt ra khỏi bệnh nhân.
Bởi vì nó lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của bệnh nhân, Ebola đã gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng cho các bác sĩ và điều dưỡng, nhóm người ít ỏi tại vùng Châu Phi bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.
Dịch bệnh đã châm ngòi cho sự sợ hãi và hoảng loạn.
Các nhân viên y tế và các phòng khám đã bị công kích bởi người dân tại Tây Phi, họ đôi khi còn đổ lỗi cho các bác sĩ nước ngoài vì những trường hợp tử vong. Những người mắc Ebola hoặc các bệnh khác có thể sợ hãi khi tới bệnh viện, hoặc có thể bị bạn bè và hàng xóm xa lánh.
Hai trong số các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Liberia và Sierra Leone, đã gửi quân đội tới khu vực cách ly các trường hợp mắc bệnh Ebola. Mục đích là để ngăn chặn sự lây lan của bệnh nhưng hành động này cũng gây khó khăn cho nhiều người dân.
DỊCH BỆNH EBOLA XUẤT HIỆN Ở ĐÂU?
Dịch bệnh bắt đầu vào Tháng 3 tại Guinea trước khi lan tới các nước láng giềng Sierra Leone và Liberia. Gần đây một khách du lịch đã mang dịch bệnh đi xa hơn, đến Nigeria, lây bệnh cho một số trường hợp tại thành phố khổng lồ của Lagos.
Ebola nổi lên vào năm 1976. Nó đã được xác nhận tại 10 quốc gia, nhưng trước đây chưa bao giờ xuất hiện tại vùng Tây Phi.
Không có kinh nghiệm về bệnh đã góp phần khiến bệnh lây lan rộng. Đặc biệt việc không đủ nhân lực và vật tư y tế, tình trạng đói nghèo, và bất ổn chính trị đã làm dịch bệnh lan nhanh và gây tử vong một cách khủng khiếp.
Sierra Leone vẫn đang khôi phục sau một thập kỷ nội chiến mà trong đó trẻ em bị buộc phải chiến đấu. Liberia ban đầu được thành lập bởi những người nô lệ Mỹ được giải phóng, cũng phải trải qua cuộc nội chiến vào những năm 1990. Guinea đang cố gắng thiết lập một nền dân chủ trẻ và mong manh.
Nigeria- quốc gia đông dân nhất Châu Phi, tự hào có nguồn dầu mỏ lớn nhưng phần lớn người dân rất nghèo. Chính phủ đang có chiến tranh với chiến binh Hồi Giáo ở phía Bắc và đã có hàng ngàn người bị giết và hơn 200 nữ sinh bị bắt cóc trong Tháng 4.
Vụ dịch này cho thấy có sự khó khăn trong việc kiểm soát hơn so với những vụ dịch trước đây bởi vì dịch bệnh đã vượt qua biên giới các quốc gia, và nó đang lan rộng tới các vùng đô thị.
Tom Frieden, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ, dự đoán rằng trong vòng vài tuần, Ebola sẽ gây bệnh cho nhiều người hơn các lần dịch bệnh trước cộng lại. Hiện tại đã có hơn 1.700 trường hợp mắc bệnh được báo cáo.
Các quan chức y tế toàn cầu nói rằng sẽ phải mất vài tháng mới có đầy đủ thông tin các ổ dịch, ngay cả khi mọi việc diễn ra thì chúng ta vẫn có thể hy vọng.
NHỮNG LÝ DO KHÔNG PHẢI LO SỢ BỆNH EBOLA
Ebola đang tàn phá những gì mà nó tác động tới. Nhưng hầu hết mọi người không phải lo sợ nó. Tại sao?
- Ebola không lây lan một cách dễ dàng như cách mà virus cảm lạnh hay virus cúm đã lây truyền. Nó chỉ có thể lây lan được theo con đường tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể như máu, nước bọt, mồ hôi và nước tiểu. Các thành viên trong gia đình đã tiếp xúc với nó bằng việc chăm sóc cho người thân nhiễm bệnh hoặc xử lý một cơ thể nhiễm bệnh như là một phần của tục lệ mai táng. Mọi người sẽ không truyền bệnh cho tới khi họ có triệu chứng, Frieden nói. Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho tới 21 ngày sau khi phơi nhiễm.
“Mọi người không nên sợ tiếp xúc bình thường trên xe buýt, tầu điện ngầm, hoặc trên máy bay”- Tiến sĩ Robert Black, Giáo sư về Y tế Quốc tế tại trường Đại học Johns Hopkins đã nói.
- Các quan chức y tế tại các nước phát triển trên toàn thế giới cho biết làm thế nào để ngăn chặn Ebola. Frieden đã mô tả các “biện pháp cố gắng và đúng”: tìm và cô lập tất cả bệnh nhân có thể nhiễm bệnh, theo dõi những người mà họ đã tiếp xúc, và đảm bảo các quy trình kiểm soát nhiễm trùng một cách chặt chẽ trong khi chăm sóc bệnh nhân. Mỗi vụ dịch Ebola trong quá khứ đều đã được kiểm soát.
Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ đã gửi ít nhất 50 nhân viên tới Tây Phi để giúp chống lại bệnh, trong khi có hơn 200 đầu việc về vấn đề dịch bệnh Ebola tại cơ quan đầu não của CDC ở Atlanta. Tổ chức Y tế Thế giới đang kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới gửi tiền và nguồn lực để giúp đỡ.
- Đúng là Ebola có thể được mang vào Hoa Kỳ bởi một người du lịch, điều này có thể khiến các thành viên khác trong gia đình hoặc nhân viên y tế có nguy cơ. Nó không bao giờ xảy ra trước đây. Nhưng nếu bệnh xuất hiện ở Hoa Kỳ – Frieden nói- các bác sĩ và các bệnh viện biết làm thế nào để ngăn chặn nó một cách nhanh chóng.
“Chúng tôi tin rằng vụ dịch Ebola lớn tại Hoa Kỳ sẽ không xảy ra”- Frieden nói trước một phiên điều trần của Quốc hội Mỹ hôm Thứ 5 vừa qua.
NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG QUAN NGẠI
Sự thiệt lại do Ebola là rất nhỏ so với các bệnh khác mà nó đã giết chết hàng triệu người.
“Sự khác biệt là những bệnh mà đã giết chết nhiều người – sốt rét, tiêu chảy, viêm phổi – chúng có những vấn đề theo thời gian”- Black nói. “Chúng thường không gây lên dịch bệnh. Chúng không phải là loại bùng nổ bệnh tật và gây tử vong một cách đột ngột mà khiến tạo ra sự sợ hãi như thế này”.
Các bệnh thường gặp có tỷ lệ tử vong thấp hơn. Chúng giết nhiều người bởi vì có một số lượng khổng lồ người bị nhiễm bệnh.
Trong khi đó, Ebola có thể quản lý được.
“Sự ưu tiên về nguồn lực để kiểm soát Ebola trong những cộng đồng nhỏ ở ba hoặc bốn quốc gia là rất nhỏ so với việc kiểm soát sốt rét ở tất cả các nước trong khu vực Châu Á và Châu Phi”- Black nói. “Tôi không nghĩ rằng tất cả chúng ta cần tập trung nguồn lực để kiểm soát Ebola, nhưng chúng ta cần nhiều nguồn lực hơn để kiểm soát kẻ giết trẻ em và người lớn khủng khiếp này, hiện nay chúng ta đang tạo được quá ít nỗ lực để chống lại”.
Sưu tầm bởi: ThS. BS. Lương Quốc Chính
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
(Đại Kỷ Nguyên)
Các tập đoàn nhà nước mua“giúp” nhau 71 ngàn tỉ đồng
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã mua “giúp” lẫn nhau 71 ngàn tỉ đồng giá trị hàng hóa các loại sau hơn hai năm Bộ Công thương “can thiệp” dưới hình thức ra Chỉ thị đề nghị các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng sản phẩm lẫn nhau.
Tổng giá trị hàng hóa mua bán giữa các tập đoàn, tổng công ty kể trên chưa bao gồm các hợp đồng mua bán điện, xăng dầu. Theo thống kê hôm 19-8 của Bộ Công thương, trong số này, các doanh nghiệp tiêu thụ qua lại trên 4.164 tỉ đồng giá trị máy móc thiết bị điện, 5.200 tỉ đồng thép xây dựng. Ngoài ra còn mua trong nội bộ các tập đoàn, tổng công ty hơn 55 tỉ mặt hàng quần áo bảo hộ lao động…
Bằng chỉ thị số 13, tháng 10-2012, Bộ Công thương đã yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty ký các thỏa thuận mua bán hàng hóa lẫn nhau để gỡ khó cho sản xuất kinh doanh, giảm bớt tồn kho và thúc đẩy lưu thông hàng Việt.
Tại thời điểm Bộ Công thương ra chỉ thị, lượng tồn kho của nhiều sản phẩm rất cao. Trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2011. Những mặt hàng có chỉ số tiêu thụ giảm đáng kể như nhóm sản phẩm giấy, bao bì, sản xuất xi măng, máy phát, biến thế điện, thép xây dựng.. Lượng tồn kho này trên thị trường nói chung là lớn, song lớn nhất là tập trung vào khối các tập đoàn, tổng công ty do sức cạnh tranh sản phẩm kém và khả năng thích ứng với các biến động của thị trường cũng kém so với các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân khác.
Theo chỉ thị số 13 của Bộ Công thương, tại thời điểm đó, có 16 tập đoàn, tổng công ty thuộc bộ đã ký thoả thuận và 11 tập đoàn, tổng công ty ký biên bản ghi nhớ song phương cam kết, hỗ trợ, tiêu thụ sản phẩm lẫn nhau.
Sau khi thỏa thuận được ký kết và thực hiện, Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn tiêu thụ bao bì nhãn mác giúp Tổng công ty giấy, Petrolimex mua xăng dầu từ Công ty TNHH lọc hóa dầu Bình Sơn …đến ngày 1-12-2012, chỉ số tồn kho đã giảm đi. Và đến nay, chỉ số tồn kho của các tập đoàn, tổng công ty tăng thấp hơn mức tăng chung.
Khi chỉ thị này ra đời, dư luận đã lên tiếng về việc các tập đoàn, tổng công ty đã khép kín quá trình kinh doanh, mua bán trong nội bộ, tạo nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước, tạo nên sự thiếu minh bạch trong các gói thầu, có thể ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh nói chung.
Tuy chỉ thị yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện đúng pháp luật về đấu thầu, theo đó luật không cho phép các doanh nghiệp thành viên trong nội bộ tham gia vào quá trình đấu thầu cung cấp vật tư thiết bị song đã có đến 71 ngàn tỉ đồng hàng hóa được ký kết. Kết quả này là do thị phần của các tập đoàn, tổng công ty trong ngành nghề kinh doanh rất lớn. Ví dụ như năm 2012, Tổng công ty công nghiệp dầu thực vật chiếm 87% thị phần dầu tinh luyện tại Việt Nam, thị phần của Tập đoàn xăng dầu là trên 50%, thị phần của Tổng công thép Việt Nam là 37% đối với thép xây dựng, thị phần khí hóa lỏng của Tập đoàn dầu khí khoảng 60%…
Điều đó đồng nghĩa với mỗi hợp đồng tiêu thụ có tính thỏa thuận được ký kết, sẽ giảm đi nhiều cơ hội cạnh tranh sòng phẳng của các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa tương tự ngoài thị trường.
Và thực tế, cho dù các thỏa thuận này có giúp tập đoàn, tổng công ty giảm bớt khó khăn tại thời điểm đó song thực tế không phải là động lực giúp doanh nghiệp phát triển.
Bằng chứng là một số hợp đồng mua bán hàng hóa vay vốn nước ngoài có giá trị lớn thì các thỏa thuận kiểu này không “chen chân” được vì các điều kiện ràng buộc với bên cho vay vốn.
Mặt khác, hàng hóa được sản xuất trong nước vẫn chưa đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất lượng chưa đảm bảo nên chưa cạnh tranh được với các mặt hàng ngoại nhập. Khâu cung ứng đòi hỏi số lượng, chất lượng hàng hóa đảm bảo thống nhất, tiến độ giao hàng cũng là vướng mắc ở một số ở doanh nghiệp. Đặc biệt, một số tập đoàn, tổng công ty cần các loại hàng hoá đặc chủng có tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhưng trong nước chưa sản xuất được, vẫn phải nhập khẩu.
Một số tập đoàn, tổng công ty sau khi ký thỏa thuận vẫn chưa ký kết được các hợp đồng bán sản phẩm hoặc chỉ bán được với số lượng ít. Điều này là do khoảng cách về địa lý hoặc các sản phẩm sản xuất ra là nguyên, nhiên vật liệu chuyên dùng, máy móc đặc thù hoặc sản phẩm mới trên thị trường nên không có đầu ra tiêu thụ, gặp nhiều khó khăn trong việc giải phóng hàng tồn kho.
Vì vậy, tính đến nay, một số tập đoàn, tổng công ty như Tổng công thép Việt Nam, Tổng công ty giấy Việt Nam vẫn đang làm ăn thua lỗ trước các doanh nghiệp tư nhân, ngoài nhà nước trong lĩnh vực của mình
THEO THE SAIGON TIMES
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét