CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tàu cá Lý Sơn ‘lại bị Trung Quốc đập phá’ (BBC). Ông Lê Khởi, thuyền trưởng của tàu QNg 96697 TS: “Tôi bị đánh cho tới giờ vẫn còn tức thở, có lẽ vì họ biết tôi là thuyền trưởng mà lại cho tàu vòng tránh. Tổng thiệt hại ước tính là 582 triệu đồng, riêng tiền cá đã là 200 triệu“. – Phỏng vấn ông Lê Khởi, thuyền trưởng tàu cá bị Trung Quốc đánh đập, cướp bốc: ‘Bị Trung Quốc đánh vẫn không sợ’ (BBC).
- “Phía Trung Quốc dùng búa đinh, dùi cui đập phá tàu tôi” (DT). – Thêm một tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc đập phá hung hăng (ĐSPL). - Các chủ tàu cá Quảng Ngãi tố bị phía Trung Quốc đập phá tài sản (CATP). “Ngay khi nhảy lên tàu của tôi, số người Trung Quốc khống chế toàn bộ ngư dân rồi sử dụng búa, dùi cui… đập bể các cửa kính ca bin, cắt phá 3 chiếc thúng và toàn bộ dây hơi trên tàu. Trước khi rút đi, họ còn lấy toàn bộ trang thiết bị trên tàu, gồm: 1 máy định vị, 2 máy dò cá, 2 máy Icom, 4 tấn hải hải đã đánh bắt được và 3.000 lít dầu“. – Ngư dân tố Trung Quốc liên tục rượt đuổi, đập phá, cướp tài sản (PNTP). – Tàu Trung Quốc liên tiếp đập phá tàu cá Việt Nam (PLTP). “Từ ngày 14-8 đến nay, đã có bốn tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị Trung Quốc rượt đuổi, đập phá, cướp tài sản tại ngư trường Hoàng Sa”.
- TQ dùng tàu cá làm lực lượng bành trướng chủ quyền ở Biển Đông (VOA). Được chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ, Ngư dân TQ ‘bạo gan’ hơn trên Biển Đông (BBC). “Nhờ vào việc Chính phủ Trung Quốc đổ tiền của để tăng cường lực lượng chấp pháp trên biển được quân sự hóa của họ, ngày càng có ít tàu cá của Trung Quốc bị phía Việt Nam chặn“.
- Trung Quốc đưa tàu khảo sát phi pháp xuống Trường Sa (TN). – ‘Tàu thủy văn hiện thực hóa yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh’ (Zing). – “Trung Quốc đưa tàu tới Trường Sa là âm mưu thay đổi hiện trạng Biển Đông” (VNN). – Hai tàu Trung Quốc xâm nhập bãi Cỏ Rong (PLTP). – Manila phản đối Bắc Kinh tăng cường tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines (RFI). – Trung Quốc muốn thay đổi hiện trạng biển Đông (NLĐ).
- Trung Quốc có thể triển khai S-400 trên các đảo đã chiếm của Việt Nam? (GDVN). – Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn khi muốn mua vũ khí từ Nga? (GDVN). “Giao dịch vũ khí, trang bị quân sự giữa Việt Nam và Nga sẽ trở nên khó khăn, phải trải qua nhiều cản trở hơn một khi hai gã khổng lồ Nga và Trung Quốc liên minh, hợp tác với nhau để chống lại Mỹ“.
- Hoàn Cầu Thời báo ra lệnh cho Việt Nam? “Việt Nam sẽ không cho ai thuê Cam Ranh, tàu Mỹ có thể dùng dịch vụ” (GDVN). “Chính sách của Việt Nam dứt khoát không cho bất kỳ ai thuê quân cảng Cam Ranh, nhưng có thể định kỳ cung cấp dịch vụ duy tu hậu cần cho tàu chiến Mỹ có thể là một lựa chọn chấp nhận được, Thời báo Hoàn Cầu bình luận“. – Đang diễn ra làn sóng “Việt Nam hot” ở Quân đội Mỹ? (GDVN). – Tướng Dempsey: Việt Nam có thể trở thành người bạn thân nhất của Mỹ (GDVN). – Báo TQ tuyên truyền: Việt Nam, Philippines không coi Trung Quốc ra gì
- Nhân tố Bách Việt trong lập luận chủ quyền biển đảo của Việt Nam (Trần Kinh Nghị).
- LS Cao Xuân Bái: VIÊN ĐẠN BẮN TỪ BÊN TRONG LÃNH HẢI ? (BVN). “Hành vi ra lệnh nổ súng của Trần Xuân Kính, tuy còn bị hạn chế ở một góc độ pháp lý nào đó, nhưng trên phương diện bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc, thì rất đáng được hoan nghênh”.
- Biển Đông: Mỹ Nói, TC Làm (Việt Báo). – Mỹ có thể giúp tăng cường sức mạnh cho hải quân Việt Nam (VOA). – Việt Nam có là thành tựu của tổng thống Obama? (Diễn Ngôn). – Giỡn mặt với Obama, Trung cộng sẽ mất VNCS và Phi châu! (TGM).
<= Kẻ thù là đây. – Xích Tử – Cuối cùng, kẻ thù là gì, là ai? (Dân Luận). “Để đến bây giờ, khi một trong những kẻ thù lớn truyền kiếp không có quan hệ mấy tốt hoặc một lô chữ vàng nào đó ra một cái nghị quyết, giúp mình một tay để xử lý quan hệ với đồng chí của mình, rất tương đồng về chính trị, mình hoan nghênh ngay cái rẹt. Biết đâu bạn thù đây, cả lãnh đạo và nhân dân đây ?“
- Đã Tới Lúc Nước Mỹ Xét Lại Cách Dạy về Chiến Tranh Việt Nam (Da Màu). Bài viết của GS Keith Taylor, là nhà sử học và là người nổi tiếng trong phong trào phản chiến ở Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. GS Taylor còn là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “The Birth of Vietnam”, tức Việt Nam khai quốc, đã đưa ra những quan điểm gây tranh cãi, liên quan tới cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tác giả đưa ra các chứng cứ sử liệu từ Trung Quốc, cho thấy ông Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc đã tham gia cuộc khởi nghĩa do vợ lãnh đạo, nhưng do chế độ phong kiến ngày xưa không chấp nhận chuyện một người phụ nữ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, trở thành Vua Bà khi ông Thi Sách vẫn còn sống, nên các sử gia Việt đã viết rằng Tô Định đã giết chồng bà Trưng Trắc.
- Về lễ “sinh nhật to” cho Hai Bà Trưng (DT). – CHẾT CƯỜI! CHÍNH THÀNH ỦY HN CHỈ ĐẠO THỔI NẾN SINH NHẬT HAI BÀ TRƯNG (Tễu). – Về lễ “sinh nhật to” cho Hai Bà Trưng (LĐ). “Để Hai Bà Trưng sống mãi trong lòng con dân đất Việt không phải và không bao giờ là việc tổ chức một cái sinh nhật to. Bởi điều đó nó ngớ ngẩn, giời ơi. Có một cách thiết thực và hiệu quả hơn nhiều là trả lại kẻ thù cho bà, thay vì giấu biệt như… SGK. Bởi, có ai đó đã nói rồi đó: Cốt lõi của lịch sử là sự thật. Mỗi dòng lịch sử nước Việt đều được viết bằng mồ hôi và máu của biết bao thế hệ“. – Hà Nội đã xác định được ngày, tháng, năm sinh Bà Trưng? (ĐV).
- Lữ hành Việt Nam đưa đồng bào thăm Đài tưởng niệm ĐẶNG TIỂU BÌNH! (BĐX). “A ơi khốn nạn quá, vì lợi nhuận, họ công khai bán tour thế này thì quả là sỉ nhục, khốn cùng cho dân tộc Việt Nam”. – Mở lại tour Trung Quốc lục địa (Thanh Tra). “Vietravel đang chào 6 đoàn Hongkong – Quảng Châu 5 ngày siêu tiết kiệm khởi hành trong 2 tháng 9 – 10, đều đưa đồng bào thăm ‘tượng Đặng Tiểu Bình’ ở Thâm Quyến“. – Tour này quảng cáo thăm Đài tưởng niệm Đặng Tiểu Bình (SG Tourist).
- ĐIỀU KIỆN ĐỂ THOÁT TRUNG (Hồ Hải). “Nhưng việc Trung Hoa bị chia 5 xẻ 7 chỉ là điều kiện cần để cho Việt Nam thoát Trung Hoa. Điều kiện đủ để Việt Nam thoát Trung Hoa là, Việt Nam phải thoát khỏi cộng sản cầm quyền“.
- Nhà thầu TQ ngừng thi công: Bộ Công thương không liên quan! (ĐV).
- TRI ÂN THƯƠNG BINH VIỆT NAM CỘNG HÒA TẠI THÀNH PHỐ HUẾ (Dân Quyền). – Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa tri ân bà Phan Thị Thê, mẹ của trung sĩ Phạm Ngọc Đa, người lính Hải quân VNCH đã hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa (FB Truong Huy San). Trung sĩ Phạm Ngọc Đa (phải) =>
- Danh tướng, anh hùng, hy sinh… những danh từ không cần thiết trong thời hiện đại (Dương Thành Tân) (Thông Luận). “Nếu có chiến tranh, người lính Việt Nam sẽ được đảng cộng sản ban tặng cho danh từ anh hùng và … liệt sĩ! Và những gì đảng cộng sản dành cho họ sau này, mọi người đã đều thấy: một nấm mồ xanh cỏ hiu quạnh, một mớ giấy ban khen, một loạt huy chương đeo đầy ngực nhưng không có đến một căn nhà tươm tất để ở, thiếu điều còn bị cướp nữa“.
- Bí mật ‘chân mạng đế vương’ của Nguyễn Văn Thiệu (NĐT). Sau khi sự thật về vụ 16 tấn vàng cho là ông Nguyễn Văn Thiệu mang theo ra nước ngoài, đã được giải mã, thì những câu chuyện về ông Thiệu và gia đình ông do báo chí trong nước viết, rất khó làm cho mọi người tin.
- Claude Cheysson: Hội nghị Đông Dương ở Genève (1954) (Phan Ba).
- CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 118 – 17/08/2014 (Thành).
- Trần Bùi Trung gặp văn phòng dân biểu Chris Smith và Tiểu ban Nhân quyền (FB CĐVN/ Dân Luận). “Tin
mới nhất tôi vừa nhận là mẹ tôi đã kiệt sức rồi, mà phiên tòa thì đang
đến gần. Gia đình tôi rất lo lắng. Tôi cũng được biết là mẹ tôi đấu
tranh mạnh mẽ, nên liên tục bị ngược đãi, đe dọa trong tù, không được
gặp mặt chúng tôi“.
- Một thứ “giấy mời” ngang ngược của Công an Đồng Nai (Lê Anh Hùng). “Thứ
nhất, cả hai đơn tố cáo tôi đều không gửi cho Công an Đồng Nai, nên họ
không có quyền “mời” tôi đến để “làm rõ”. Thứ hai, đơn tố cáo thứ nhất
là tố cáo lãnh đạo đảng và nhà nước. Công an Đồng Nai hoàn toàn không đủ
thẩm quyền (chưa kể năng lực điều tra) để mà “mời” tôi đến “làm rõ đơn
tố cáo” cho họ. Thứ ba, trong đơn tố cáo thứ hai thì Công an Đồng Nai
chính là đối tượng bị tố cáo, là đương sự. Do vậy, việc họ gọi tôi là
‘đương sự’ rõ ràng là thể hiện thái độ hết sức ngạo ngược, chà đạp lên
pháp luật“.
- Trương Minh Đức: Công an Bình Dương liên tục sách nhiễu, khủng bố tinh thần gia đình tôi (DLB). “Sau
khi tôi ra khỏi nhà tù nhỏ thì cuộc sống gia đình của tôi luôn bị đe
dọa!.. từ chuyện làm ăn sinh sống hàng ngày, những khách hàng của tôi và
người thân đều bị CA điện thoại đến hăm doạ, xung quanh nhà tôi CA
thường xuyên theo dõi, thuê người canh giữ… khách hàng không dám đến...”
- Về chuyện thủ tướng kêu gọi ngăn chặn việc hình thành các tổ chức phản động: Ngăn chặn gì? (Jonathan London). – Thủ tướng lại giở thói côn đồ (DLB). – Đào Dục Tú: Phản biện không đồng nghĩa với . . . phản động ! (Kim Dung). Phản động mới là những người này: Để hiểu thêm Tố Hữu (Vương Trí Nhàn). “Đối
với cái chết của Đại nguyên soái Stalin, vấn đề đề ra trước mắt những
người đang sống là: Chúng ta phải học tập Stalin, học tập đạo đức cách
mạng và trí tuệ của ông, được cả càng hay, không thì được phần nào cũng
hay phần ấy, đó là một đảm bảo vững chắc cho cuộc thắng lợi của chủ
nghĩa xã hội, của Chủ nghĩa tân dân chủ“.
- Dân chủ và Dân trí: Cái nào đi trước? (VNTB). “…
dân chủ đi trước, dân trí theo sau, hay dân chủ là khai trí, chứ không
phải chờ có dân trí mới dám mở rộng dân chủ. Và một khi có dân trí sẽ có
tất cả, có dân trí mới có dân khí, phát huy sức mạnh nội lực để bảo vệ
vững chắc tổ quốc. Nếu không có dân trí sẽ hiểm họa khôn lường cho đất
nước. Vì khi có dân trí thì dân tộc có đủ nhận thức phân biệt đúng sai,
không dễ gì bị ai lôi kéo, kich động, hay mua chuộc gì cả. Khi đó một bộ
phận lớn ngành an ninh sẽ có nhiều cơ hội và thời gian làm việc lớn cho
đất nước“.
- Bùi Minh Quốc: Hai mươi năm “Bài thơ tháng Tám” của tôi (VNTB). “Chúng
tôi đi đòi món nợ QUYỀN DÂN, trước hết là các quyền tự do cơ bản như tự
do báo chí, xuất bản, tự do hội họp, lập hội, lập nghiệp đoàn, tự do
biểu tình, tự do ứng cử bầu cử mà người công dân – cử tri Việt Nam đã
được hưởng dưới chính thể dân chủ cộng hoà năm 1946 nhưng bị thế lực bạo
quyền – vua tập thể của chế độ độc tài toàn trị mang tên xã hội chủ
nghĩa bao thập niên qua trắng trợn vỗ nợ“.
- Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh: CHẤM DỨT BÁO CHÍ CÔNG CỤ TỨC LÀ TỰ DO BÁO CHÍ (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Kỳ 4: Tâm tình của người đồng phạm (Cựu TNLT/ PNNQ).<- Biểu Tình Câm (FB Huỳnh Minh Tú).
- ĐẢNG CỦA MÌNH! (MAI HOÀNG-XÃ HỘI) (Mai Bửu Minh). “Ông sợ con cái mình vào Đảng, nói theo Đảng, nghĩ theo Đảng sẽ cho ông- cha của chúng- là người bóc lột, cần phải quét sạch như những gì mà nhà trường lúc đó đã dạy. Mặt khác, ông cho rằng thà là một công dân tốt còn hơn làm một đảng viên tồi, đừng mong vô Đảng để có chức có quyền rồi làm chuyện tầm bậy như những người mà ông đã từng biết, làm nhục gia đình, tổ tiên“. – Kẻ thù lớn nhất của Đảng là… chính họ (Trịnh Hữu Long). – NHỮNG CON PHƯỢNG HOÀNG (TNM). – Bước chuẩn bị cho thời hậu cộng sản (DLB). – Công và tội (DLB).
- Gioan Lê Quang Vinh: NGƯỜI CÔNG GIÁO VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN ? (Việt Catholic/ TNM). “Chuyện tham gia một đảng phái nào là quyền chính trị của mỗi công dân. Nhưng khi anh là người Công Giáo mà gia nhập đảng cộng sản, một đảng phủ nhận Thiên Chúa, thì có hai khả năng: một là anh không còn tin Chúa nữa nhưng vẫn cố gắng chứng minh mình theo Đạo vì lý do gì đó, hai là anh đánh lừa tổ chức đảng. Cả hai đều không tốt“.
- Khalil Gibran: Khốn khổ cái nước tôi (Diễn Đàn). “Khốn khổ nước tôi/ Ca ngợi côn đồ là anh hùng/ Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng/… Khốn khổ nước tôi/ Chỉ dám nói năng khi đưa tang/ Chỉ dám khoe khoang di sản hoang tàn/ Chỉ dám phản kháng khi đầu sắp lìa khỏi cổ“.
- “Cán bộ nguồn” bỏ trốn: Liệu sẽ có một phong trào đào thoát? (VNTB). “Có lẽ không ít quan chức đã chuẩn bị cho tâm thế “xử lý khủng hoảng” và tư thế sẵn sàng nhảy lên máy bay “biến” ra nước ngoài, dẫn đến một làn sóng “đào ngũ” trên diện rộng, tương tự hiện tượng từng xảy ra ở các nước Bắc Phi vào năm 2011 và Ukraine chỉ mới vào đầu năm 2014 này“. Sao lại bỏ trốn qua các nước tư bản “giãy chết”, rồi chúng nó trở thành CNXH, lại phải cuốn gói quay về. Xem đây: Đích đến của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa xã hội ! (Phương Bích).
- Mừng vợ Sếp được cắt Q (Kim Dung). “Đám đệ tử bảo họ chủ chi. Vậy, họ bỏ tiền túi của mình ra ư ? Không. Mọi chi phí từ A đến Z của cuộc vui hôm nay (kể cả phong bì tiền mừng vợ sếp) sẽ được cô kế toán trưởng phù phép đưa vào khoản chi: ‘Lãnh đạo cơ quan tiếp đối tác nước ngoài’.” – Tư tưởng làm… thuê cho nhà nước (THĐP).
- Đôi điều lạm bàn: Dám nói và biết nghe (Lê Khả Sỹ). “Lãnh đạo để mất uy tín thì chẳng khác gì anh thợ mộc mất dụng cụ, có kỹ thuật giỏi mấy, có sức khỏe dồi dào và có nhiệt tình đến mấy cũng không thể làm ra sản phẩm ! Có uy mà không có tín thì như con ngoáo ộp ; có tín mà không có uy thì đôi lúc bị coi thường ! Lẽ đời là vậy“.
- Cầu thủ Đại đoàn kết tại sao không ra sân? (Hữu Nguyên). “Tôi thích nhận xét này của nhà báo Bá Tân: ‘Kẻ nào leo lên bằng đầu gối, kẻ đó suốt đời dị tật lương tâm’… Còn hơn một lũ nửa người nửa ngượm răm rắp phương châm ‘thập diện mai phục’ chờ gió chiều nào sẽ nhất tề hưởng ứng theo chiều đó để hưởng lợi cho riêng mình. Bọn này thật đáng khinh bỉ và loại bỏ khỏi hàng ngũ những người làm báo chân chính. Những kẻ đó mới thật sự là lũ ăn hại báo Đại đoàn kết và xã hội, nhân danh làm báo“.
- Thực tế tình trạng bất ổn tại Việt Nam (RFA). “Tại
khu vực tôi sống xảy ra rất nhiều bọn côn đồ, đầu gấu, bán thuốc phiện,
mà công an vẫn để chúng nhởn nhơ, sống ngoài vòng pháp luật“. – Đại nạn cướp giật TP.HCM: Trị an kiểu gì? (VNTB). – Xem lại: Một xã hội bất ổn (Cali Today). Ảnh: Chen lấn mua hồ sơ cho con vào lớp 1 – báo TT =>
- MỘT XÃ HỘI MAN RỢ (FB Do Duy Ngoc). “Chúng
ta đang sống trong thời kì nào vậy? Không luật pháp, chẳng tình thương.
Đã có lần trong lịch sử hiện đại, một chính sách man rợ đã chiến thắng
rực rỡ một xã hội văn minh. Nhưng không ngờ, tính cách đó được phát huy
và kéo dài mãi đến tận bây giờ. Mạng người như cỏ rác. Chúng ta sẽ dạy
được gì cho con cháu chúng ta, khi hàng ngày những hình ảnh bạo lực liên
tục đập vào mắt chúng? Và tương lai, những đứa trẻ này lớn lên chúng sẽ
hành xử ra sao khi sự man dã đó vẫn còn tồn tại?“. Mời xem lại: Nữ sinh 10x bị xé áo đánh hội đồng dã man (TheCamera 360).
-
Ngày xưa, vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt axit đã bị cả xã hội lên án, báo
chí hiện nay thì viết “vụ đánh ghen tàn bạo nhất”, “rùng rợn nhất”: Phận đời nghiệt ngã của vũ nữ bị tạt axít nổi tiếng nhất Sài Gòn (MTG). Còn bây giờ, ở VN người ta có thể sử dụng những hình thức dã man nhất để sát hại nhau như giết người chặt xác, hay giết người cắt tai… mặc dù nạn nhân và thủ phạm không hề có tư thù gì với nhau.
- Hai thiếu niên ‘tự ngã':Công an đã nhận đánh người (ĐV). “Lúc
đó công an thị trấn xông vào còng tay, đánh tới tấp vào người rồi đưa
về trụ sở. Tại đây 2 đứa bị giữ đến 23 h, gia đình đến yêu cầu thả người
thì công an thị trấn mới cho Khang, Tài về“.
- Ông Chấn yêu cầu bồi thường: Điều gì sẽ đến? (TVN). “Nỗi
hàm oan của ông đã được rửa, lời xin lỗi từ cơ quan công quyền đã được
đưa ra. Nhưng mong sao rồi đây, những hành động cụ thể sẽ được tiến hành
theo cách nhanh nhất, trọn vẹn nhất, bởi thiếu chúng, những lời xin lỗi
kia dường như chưa chạm đến trái tim của cả lý lẫn tình“.- Về bài báo bị phạt trên Trí Thức Trẻ (BBC). “Theo tôi, cả ba chữ N đều có tính miệt thị và còn vô ý thức ở hai chữ đầu và thiếu văn hóa ở chữ thứ ba“. – Nhân vụ báo Trí thức trẻ đăng bài Gái miền Tây và 3 chữ N: Ngon, ngoan, ngu – TA CÃI GIÚP (Lê Khả Sỹ). – Điều gì đã tạo ra hiện tượng bài viết “Gái miền Tây” (FB Hoàng Hối Hận). “Họ, những người làm báo, không ngớt miệng đòi ‘tự do báo chí’ nhưng trong tiềm thức, tôn thờ quản lý nhà nước trong báo chí“.
- Báo lá cải ngày nay và lịch sử bị che giấu của hôm qua (RFA). Nhạc sĩ Tuấn Khanh: “Cội rễ của sự thối nát truyền thông vẫn đâu đó, lùi bước chỉ là một cách đối phó. Rồi đây chúng ta sẽ lại bắt gặp những đề tài như vậy nay mai“. – Báo chí ở Việt Nam đều là của nhà nước nên nhà nước xử phạt là hợp lý? (FB Trịnh Hữu Long).
- ‘Làm kinh tế, đừng nhìn đại hội Đảng’ (BBC). Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành: “Chuyện
kinh tế là chuyện kinh tế còn các ông làm chính trị thì lại là chuyện
khác. Ai mà suy nghĩ giải quyết kinh tế phụ thuộc vào chính sách của Đại
hội thì có lẽ nên nghĩ lại“.
<- Cả hai đều từng là Thủ Tướng… (Đinh Tấn Lực). – Ba tháng mất một tỉ đôla, bao giờ Việt Nam vỡ nợ? (Việt Hoàng) (Thông Luận). “Nếu
cuối cùng, vì người dân không còn gì để nộp cho nhà nước để trả nợ nữa
thì vỡ nợ cấp nhà nước sẽ xảy ra… Chuyện vỡ nợ công của Việt Nam không
còn là chuyện giả tưởng nữa mà đang có nguy cơ lớn trong những ngày sắp
tới“.
- Nợ xấu ngân hàng VN ‘toàn số ảo’ (BBC). “NHNN
là cơ quan quản lý thì lại thông cảm với các ngân hàng thì làm gì chúng
ta có con số thật. Con số nào đưa ra cũng là con số ảo cả“. – Có tý lãi, ngân hàng phải gánh thêm nợ xấu (VEF).
- Chúng tôi phải chịu đựng sự vô lý này đến bao giờ nữa? (LĐ). “Chỉ
có một chủ nợ, mà lại là chủ nợ lớn nhất – Chủ nợ Nhà nước – là dửng
dưng. Có lẽ sự dửng dưng khi ấy của chủ nợ lớn nhất, có trong tay vô số
biện pháp đòi nợ ‘phi chăn chiếu, mì tôm’ – đã đẩy cơ sự trở nên bi đát
và nghiêm trọng của ngày hôm nay“. - Cty TNHH Kiên Tường (TP.HCM) Công nhân lâm cảnh túng quẫn vì giám đốc hứa lèo (LĐ).
- Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự mới (CP). “Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Phó
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ“.- Khởi tố trưởng thôn ‘cưỡi’ Bentley về tội tàng trữ vũ khí quân dụng (TN). – Hé lộ những bí mật về trùm xã hội đen Minh “sâm” và Hưng “sóc“ (LĐ).
- Đàm phán TPP tiếp tục tại Hà Nội đầu tháng Chín (RFI).
- Campuchia xử lý đối tượng quá khích đốt quốc kỳ VN (TVN).
- “Để Trung Quốc làm đường sắt, Myanmar có thể mất chủ quyền như Crimea” (GDVN).
- Chống tham nhũng, ông Tập Cận Bình muốn gì? (VNN).
- Quan chức TQ đua nhau bán tháo nhà (VNN).
- Trương Tuệ Đông: Vị Doanh Nhân Bị Bức Hại Vì Niềm Tin (video) (ĐKN).
- Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay Kỳ 43: Từ văn kiện tuyệt mật chống Việt Nam đến 600 ngày tăm tối của Mao (MTG). “Nước ta và nhân dân Việt Nam có mối hận thù dân tộc hàng nghìn năm nay. Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ. Ngược lại chúng ta phải tìm mọi cách làm cho nước họ ở trong tình trạng không mạnh, không yếu mới có thể buộc họ ở trong tình trạng hiện nay. Về bề ngoài chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta…”
- Hồ Bạch Thảo: Trung Quốc : Tình thế trong và ngoài nước trước khi nhà Thanh sụp đổ (1) (Diễn Đàn). – Trung Quốc : Tình thế trong và ngoài nước trước khi nhà Thanh sụp đổ (2)
- Mỹ -Hàn tập trận chung, Bắc Triều Tiên doạ trả đũa (RFI). – Triều Tiên dùng bài của Trung Quốc để ‘thoát Trung’? (ĐV).
- Nhiều tàu cá bị Trung Quốc cướp phá tài sản (DV). – Bảo đảm an toàn cho ngư dân khai thác hải sản xa bờ (TTXVN). – Bảo hộ lao động cho ngư dân (NLĐ). – Báo Anh: Ngư dân mắc kẹt trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông (BizLive).
- Không sắm tàu đánh cá một cách tùy tiện (HQ). – Đề xuất nhập 100 tàu cũ của Đức Khải bị bác bỏ (BVPL). – Đại gia vay nghìn tỷ nhập tàu cũ: Hoan hô Bộ đã ‘lắc đầu’! (VTC). – Đề xuất của đại gia bị Bộ NNPTNT bác: Sẽ sang… Indonesia đầu tư! (DV). – Hoang tưởng (ĐĐK). – Đóng cửa bảo nhau (LĐ). – Chủ tịch Trí Việt cam kết không nhập tàu cá quá tuổi (VNE).
- ASEAN cứng giọng với Trung Quốc về Biển Đông: Thời cơ cho Việt Nam (RFI). – Quan chức Trung Quốc liên tục bị bẽ mặt vì Mỹ (NĐT).
- Philippines phản đối TQ ‘tuần tra chủ quyền’ ở Biển Đông (VNN). – Quân đội Philippines đề xuất đưa tàu du lịch ra biển Đông (VTC).
- Tân Hoa xã: “Trung Quốc đang theo dõi Mỹ-Việt liếc mắt đưa tình” (GDVN). – Nguyễn Hưng Quốc: Đế quốc Trung Quốc (Blog VOA). ” Việt
Nam không nên ỷ y là Mỹ cần mình. Không, để có được một liên minh cần
thiết với Mỹ và các nước khác, Việt Nam cần phải cố gắng hết sức. Trong
chính trị thế giới thời hiện đại, nếu chúng ta không có nhiệt tình,
không ai tự dưng xông vào cứu mình cả“. – Việt Nam sớm muộn cũng phải tăng khả năng phòng thủ, không lệ thuộc Mỹ (GDVN). Có còn sức đâu mà tăng?
- Bùi Tín: Thời gian không đợi (Blog VOA). “Rõ
ràng ông McCain đã nói thẳng ra những điều kiện trên đây, để có đi mới
có lại. Ngay sau đó (10/8) khi gặp Ngoại trưởng Phạm Bình Minh ở Miến
Điện, Ngoại trưởng John Kerry lại nhấn mạnh: ‘Thành tích nhân quyền của
Việt Nam là vấn đề tranh cãi còn tồn đọng giữa 2 nước để tạo điều kiện
cho mối quan hệ được nở rộ’. Quả bóng đang ở phía Việt Nam. Việt Nam
phải chứng minh bằng hành động“.
- Mỹ có bỏ cấm vận vũ khí thì Việt Nam cũng không thể mua nhiều? (GDVN). Tiền đâu ra mà mua nhiều? – Mỹ sẽ “nửa bán nửa tặng” vũ khí sát thương cho Việt Nam? (GDVN).
- Trần Thị Vĩnh Tường – Món quà ngoại giao tháng 7/2014 ông Phạm Quang Nghị tặng ông McCain (KHN). “Ngoại
giao XHCN lúc này cần phải máu. Trung quốc đang muốn làm Mỹ hụt chân,
thì “Ta” làm Mỹ nhục mà tăng nhiệt độ. Trong nước dân chúng muốn cứng
rắn? Ta đi mua võ khí cho dân hài lòng. Trung quốc muốn ép VN? Ta tung
độc chưởng này nếu hạ cánh an toàn từ nay Ta không sợ Trung quốc. Ta sẽ
là đàn anh khu vực, Đông Nam Á vểnh râu cáo ra mà ngó…”.
- Tiêu điểm: Báo Nhân Dân bất ngờ công kích EU và Australia (VNTB). “Vào
lần này, đối tượng công kích của Nhân Dân không chỉ là ‘đối tượng chống
phá trong nước’ và ‘các tổ chức thù địch’ như Việt Tân, Voice, Dân Làm
Báo…, mà trực diện vào Liên minh châu Âu (EU) và Đại sứ quán Australia,
chỉ trích những cuộc hội thảo quốc tế mà các cơ quan này tổ chức là
‘không tuân thủ luật pháp Việt Nam’.“
- Phê phán chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam hiện nay (RFA). – Đảng CSVN giỏi hay không giỏi? (Đoan Trang). – Nguyên Bình: SAO VN TA CỨ NGOAN CỐ CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH MÃI THẾ! (Tễu). “Một nước CHDC Đức hùng cường nhất phe XHCN còn chịu để có diễn biến hòa bình ngon lành như vậy, nước Việt Nam ta là cái đinh gì mà cứ ngoan cố chống diễn biến hòa bình mãi thế? Thật không thể hiểu nổi!“
- David Marr – Công giáo: Đồng minh hay Kẻ thù? (P.2) (Dân Luận).
- Tố Hữu 1976 ( phần tiếp) (Vương Trí Nhàn). “Lại nhớ một lần, có một cậu bạn nhận xét chính đời sống cũng rất sáo.
Cấp trên đánh cấp dưới. Cấp dưới cãi một lúc, rồi đầu hàng. Thấy cấp
trên đúng, chính mình đã sai. Trước gượng gạo sau tin thật. Tôi đã thấy
bao nhiêu ca như vậy rồi. Cái ý này từng được Nguyễn Công Hoan dùng làm
câu kết cho truyện ngắn Người vợ lẽ bạn tôi”.
- Về Thông tư 28: Bộ Công an không thích, thì Viện Hàn lâm không dám (NV). “Hội
thảo của Đoàn Luật sư Hà Nội cũng nhắm đến mục tiêu tập hợp ý kiến
trước khi soạn – gửi văn bản phản đối chính thức. Đoàn luật sư Hà Nội
không dè chỉ vì Bộ Công an không thích mà họ không có chỗ để bàn luận“.
- Từ vụ Trí Thức Trẻ: Báo chí phải được tư nhân hóa và “sạch sẽ” (VNTB). “Có
thể nói, không cấp phép cho báo chí tư nhân là vi hiến. Hiến pháp 2013
hiệu lực thi hành từ 01-01-2014, tại Điều 25 quy định ‘công dân có quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định’.” – Lê Diễn Đức: Ơi cô gái miền Tây! (NV).
- Đổ xô vào công chức vì có nhiều khoản ngoài lương? (Infonet). – Thi công chức Tổng Cục thuế: Khó gửi “con ông, cháu cha” (TP). – Công chức, công cốc và căn bệnh khiếm thính (GDVN).
- Trùm giang hồ Bắc Ninh đổ lỗi cho… vợ hòng thoát án (DV). – Trùm xã hội đen đất Kinh Bắc lập trạm cân, xử phạt như CSGT (TP).
- Chết lãng nhách trên đường phố (TBKTSG). “Nói
thời buổi làm ăn khó khăn, cũng là một cách lý giải không sai. Nhưng có
vẻ như cũng chưa thật đầy đủ. Dường như vẫn có một sự bất ổn, ức chế
nào đó nằm sâu trong tâm trạng đời sống nói chung của cộng đồng và điều
đó chuyển hóa thành xung năng bạo lực… Không thể có sự bình an
khi mỗi ngày bước ra đường với tâm thế của kẻ sẵn sàng bước vào một cuộc
chiến. Nhưng biết sao được, khi cái tâm lý đó lại là thứ sản phẩm của
một hệ hình tư duy đã trở thành quen thuộc (chứ không phải lòng nhân ái,
lẽ công bằng, quyền con người...)”.
- NÓNG: 21 trẻ em ‘có tên nhưng vắng mặt’ ở chùa Bồ Đề (TG). – 21 trẻ nhỏ và 3 người già có tên trong hồ sơ nhưng không có mặt tại chùa Bồ Đề (LĐ).
- Kết quả kiểm tra mới nhất tại chùa Bồ Đề (ANTĐ). – 5 câu hỏi chờ lời giải trong vụ thanh tra chùa Bồ Đề (VnMedia). – Kết luận thanh tra chùa Bồ Đề: Đã làm rõ 24 trường hợp “mất tích” (NLĐ). – Chiều nay (19/8) có kết quả thanh tra chùa Bồ Đề: Sư Đàm Lan không liên quan? (NĐT/ ĐSPL/ TG).
- Xuất hiện lời kêu cứu, bảo đảm tính mạng trẻ ở chùa Bồ Đề (GTVT). – Làm đơn kêu cứu, xin đưa Bé Tâm Anh chùa Bồ Đề đi chữa bệnh (ĐSPL). – Xin được đưa cháu bé ‘có giòi’ ở chùa Bồ Đề đi chữa bệnh (Zing).
- Dự án bô xít Tân Rai sẽ lỗ đến năm 2017 (TBKTSG).
- Tập Cận Bình Tóm Chặt 3 Tâm Phúc Nguy Hiểm Nhất của Giang Trạch Dân (ĐKN). – Tham quan Trung Quốc thi nhau bán nhà (VnEconomy). – Trung Quốc siết lương lãnh đạo công ty nhà nước (VNE). – Tham Nhũng và Khủng Hoảng (Dainamax).
- 2 người biểu tình Tây Tạng chết trong khi bị giam giữ ở TQ (VOA). – Washington Post: Trung Quốc thúc đẩy kết hôn đồng hóa Tây Tạng (GDVN).
- Triều Tiên dồn xe tăng hạng nặng áp sát biên giới TQ (KP). – Triều Tiên điều hàng chục xe tăng, bọc thép tới biên giới Trung Quốc (GDVN).
KINH TẾ- Vì sao Tổng Công ty Đường sắt bị tước dự án ODA? (TP).
- Doanh nghiệp FDI bỏ trốn: Việt Nam đã ứng xử “sai”? (ĐV).
- Giảm giá xăng ba lần liên tiếp: Dấu hiệu suy yếu của “Phe lợi ích”? (VNTB).
- TTCK ngày 19/8: Vẫn duy trì đà tăng (DNSG). – Cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/8 (ĐTCK).
- Nông nghiệp có phải cứu cánh của nền kinh tế Việt Nam? (Alan Phan).- Quay lưng với vàng, dân dùng tiền làm gì? (PLTP).
- Lý Sơn cần cơ chế đặc thù (PLTP).
- Thông tư hạn chế nhập máy cũ: DN đã cảnh báo, Bộ không tiếp thu (PLTP).
- Hàng trăm xe container ùn ứ ở cửa khẩu Mộc Bài: Tài xế vật vờ chờ đợi (TN).
- Alan Phan và “những đêm chờ sáng” (Alan Phan).
- Tự tạo cơ hội – Kỳ 44: Xe máy… bơm nước — Tự tạo cơ hội – Kỳ 45: Nông dân online — Tự tạo cơ hội – Kỳ 46: ‘Bắt’ hoa nở trên đất nhiễm phèn — Tự tạo cơ hội – Kỳ 47: ‘Kỹ sư làng’ chế hàng loạt máy — Tự tạo cơ hội – Kỳ 48: Nuôi cấy đông trùng hạ thảo — Tự tạo cơ hội – Kỳ 49: Làm giàu bằng nghề chiếu cói (TN). =>
- Ngân hàng Barclays bị điều tra vì lỗi không tách tiền của khách hàng (TCTC/ Báo XD).
- Trung Quốc đang làm giới đầu tư ngoại quốc hãi sợ ? (RFI).
- Bất ngờ phát hiện mỏ dầu lớn ngoài khơi Australia (CP).
- Dân Mỹ “giấu tiền dưới gối” trên 10.000 tỉ USD (TT).
- Cú rơi mới trong top 5 ngân hàng cổ phần (VnEconomy).
- Thu phí sẽ khiến VN đánh mất lợi thế cạnh tranh (TBKTSG). – Tây Ninh: Doanh nghiệp vận tải kêu cứu vì phí “khủng” (CATP).
- Khi người lao động sợ tăng lương! (TBKTSG).
- Chưa giàu đã già, lại nợ đầm đìa (TBKTSG).
- Sách hay: Từ tốt đến vĩ đại (Infonet).
- Bảo hiểm cho những đàn bò (CATP).
VĂN HÓA-THỂ THAO- TS Phan Thanh Hải – CHUYỆN VỀ HAI CỔ VẬT CUNG ĐÌNH THỜI NGUYỄN (KHN).
- Cùng Nhật Tuấn đi về nơi hoang dã – Nguyễn Nguyên Bảy, đò đưa (Vietfun).
- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 58 – Hội nhà văn của nước ta – KỲ 15 (Nhật Tuấn).
- MỘT BÀI THƠ CUỐI ĐỜI CỦA NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN (Tễu).
- (KHN). – Nguyễn Quý Đại – HAI LÚA ĐI MỸ (II) (KHN). – Chồng Mỹ Vợ Việt (Việt Báo).
- Thích Phước An: Những điều ghi được từ mùa Thu (II) (Nguyễn Hoa Lư). Mời xem lại: Phần I
- Nguyễn Mộng Khôi – Thăng trầm của chữ Nho qua bài thơ ÔNG ĐỒ (DĐTK).
- Trường ca: Cổ tích của đất – phần 1.1 — Cổ tích của đất – phần 1.2 — Cổ tích của đất – phần 1.3 — Cổ tích của đất – phần 1.4 (Diễn Đàn).
- GÕ CHIỀU VÀO BÀN PHÍM – GÕ THAO THỨC VÀO HỒN NGƯỜI (Văn Công Hùng).
- Tướng cụt đầu! (Nguyễn Đình Bổn). – Nguyễn Thị Hậu: THÁNG BẢY CÒN MÃI! (HDTG).
- THẾ NÀY CÓ THỂ GỌI LÀ ĐẠO VĂN ĐƯỢC CHĂNG? (Nguyễn Trọng Tạo). “Tôi thấy kỳ lạ, vì một bài viết công phu có rất nhiều tư liệu quý của ông Lê Thọ Bình mà sao đến nỗi phải sao chép nguyên xi đến gần bốn chục dòng của người khác- mà theo tôi là những đoạn rất hay, bộc lộ cảm nghĩ riêng khá độc đáo và chân thành của NAT?! Giá như ông có cho trong ngoặc kép đề trích là của NAT thì người ta cũng thấy kỳ kỳ, nữa là cứ nhơn nhơn bệ nguyên xi của anh ấy!” – Mời đọc lại bài này để đối chiếu: Nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh Nguyễn Hữu Đang (15/8/1913-15/8/2014): MỘT BI KỊCH LỚN (FB Bình Lê Thọ). – ĐẠO VĂN CŨNG GIỐNG NHƯ ĂN TRỘM (FB Tin Không Lề).
- Đỗ Doãn Hoàng lên tiếng vụ “tử tế với những người đã chết ở Đường Lâm” (GDVN).
<- Giới thiệu sách mới: “Viết Lại Lịch Sử Trung Hoa” của Hà Văn Thùy (KHN). Sách bán trên Amazon: Viết Lại Lịch Sử Trung Hoa
- Xâm lăng văn hóa (TN). “Cục
Mỹ thuật nhiếp ảnh triển lãm lên tiếng về những biểu tượng lạ đang lấn
dần không gian văn hóa Việt. Trong nhiều cái lạ, dễ thấy, dễ gặp nhất
chính là sư tử mang phong cách tạo hình Trung Hoa. Con vật này – theo
PGS-TS Tống Trung Tín là linh vật canh mộ“. – Mạnh tay chặn đứng nạn “xâm lăng” văn hoá của sư tử đá “lạ“ (VOV). – Phải bảo vệ hồn Việt ! (TN).
- Trịnh Thanh Thủy – Những bức tranh xã hội trong ca khúc của Phạm Duy (KHN).- Lê Hữu – Chú Hề Buồn Bã (DĐTK).
- Kỳ nhân giữa đời thường: Đệ nhất nuốt kiếm (TN). – Kỳ nhân giữa đời thường – Kỳ 2: Đâm dao vào người để mưu sinh
- Ra mắt Độc đáo Ẩm thực Chăm (Inrasara). – Ai ăn phở Bát Đàn? (NBG).
- Ðạo Ông Bà (TGM).
- Vẹn nguyên những ngôi nhà trên 200 năm của ngư dân đảo Lý Sơn (DV).
- Phát Hiện Một Ngôi Mộ Cổ Thuộc Thời Đại Alexander Đại Đế ở Hy Lạp (+Video) (ĐKN). – Bí Ẩn Những Nền Văn Minh Tiền Sử (video)
- Kỳ diệu cơ thể con người qua “Hình học thần thánh” (DT).
- Khách Tây mê tít Việt Nam vì những điều quá giản dị ở nông thôn (DT).
- Người Trung Quốc và Tật Xấu Viết Bậy Khi Du Lịch (video) (ĐKN).
- “Thịnh Vượng” (Thrive) – phim tài liệu của Foster Gamble và Kimberly Carter Gamble (THĐP).
- Phim Philippines dài 338 phút đoạt giải Báo Vàng (RFI).
- U19 VN gặp U-19 Thái Lan ở bán kết (TT).
- LANG THANG TỰ THÁN Cảm nhận bài Tự thán – Thơ Vũ Đình Phàm) / Lại Quang Phục (Trần Mỹ Giống).
- SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 29: Chương 38) : Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH (Trần Mỹ Giống).
- Nhà xuất bản Giải phóng đóng ở đâu? (VHNA).
- Linh vật ngoại lai bị đề nghị dỡ khỏi di tích (VNE). – “Nhổ” sư tử đá kiểu Trung Quốc ra khỏi di tích (VOV).
- Khởi sự mùa trồng hoa Tết (RFA).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Chính sách nào cho đại học tư phi lợi nhuận? – Trần Ngọc Diệp (HTN).
- Thư của GS Pierre Darriulat gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (Diễn Đàn). “… tôi đã chứng kiến một số thiếu sót trong hệ thống của chúng ta và nó có xu hướng là nguyên nhân của tình trạng tê liệt và xơ cứng cản trở sự tiến bộ. Phần lớn những thiếu sót này liên quan đến thủ tục hành chính, chỉ một số ít gây ra do thiếu đạo đức. Với tôi, một vài trong số những thiếu sót này có thể được khắc phục mà không mất nhiều công sức. Sống ở Việt Nam, như một người Việt, tôi cảm thấy lo lắng một cách tự nhiên về hình ảnh của đất nước bị làm xấu trong con mắt bạn bè quốc tế“.
- Xếp hạng đại học 2014 và vị trí của Việt Nam (Baron Trịnh). “Năm 2007, Thủ tướng ra Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ban hành Quy hoạch mạng lưới đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020, trong đó xác định mục tiêu đến năm 2020 sẽ có một trường đại học lọt vào Top 200 đại học hàng đầu thế giới. Có lẽ mục tiêu này sẽ không bao giờ thực hiện được, khi chỉ còn 6 năm nữa là đến năm 2020 và hiện tại trường ĐH hàng đầu của Việt Nam chưa nằm trong Top 1.000 của thế giới“. – Xếp hạng đại học thế giới: Việt Nam vẫn “đứng ngoài” Top 500 (DT).
- Sách giáo khoa điện tử tại TPHCM: Thử nghiệm qui mô “khủng” của ngành giáo dục? (CAND). – 4.000 tỉ đồng cho đề án sách giáo khoa điện tử? (TT). – 4.000 tỷ đồng thí điểm đề án sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng (DT). – Học sinh tiểu học sắp thoát cảnh “còng lưng” vác sách giáo khoa (PLTP).
Mặc dù chi tiêu cho giáo dục VN cao hơn hầu hết các nước trong khu vực như Nam Hàn, Thái Lan… và cao hơn cả Mỹ khi so sánh % GDP, có thể nói Chi cho giáo dục của Việt Nam cao hàng đầu thế giới, nhưng đổi lại một nền giáo dục chẳng ra gì so với thế giới.- Thủ khoa đầu vào – đầu ra: ‘Em phải học sư phạm’ (VNN). – ‘Tìm thủ khoa con nhà giàu khó lắm’ (Zing).
- ‘Gà nòi’ luyện xong đi đâu? (TVN).
- Hàng loạt sai phạm tại ĐH Mở TP.HCM (VNN).
- Học Thi Thế Nào? (Việt Báo). “Chỉ
cách chức thôi sao? Không sa thải? Tại sao không khởi tô vê tôi hình
sự vê tội phá hoại nền giáo dục VN? Tại sao không điêu tra về các hô sơ
tương tự hẳn là cũng đã xảy ra trước giờ? Học thi thế nào? Dễ ợt hà…” Chỉ cần mọi người gom tiền lại, nộp đủ 1 tỷ đồng để chống trượt…- Huế: Giảng viên sử dụng bằng giả, trường chỉ kỉ luật nhắc nhở (LĐ).
- Luật pháp không phải là “đường cong mềm mại”! (DT). “Một đất nước muốn phát triển, điều đầu tiên là việc thưởng phạt phải phân minh. Ai có công phải được tặng thưởng xứng đáng. Ai có tội phải bị trừng trị nghiêm khắc. Luật pháp là con đường thẳng băng, không có chỗ cho những ‘đường cong mềm mại’, phải không các bạn?“
- Phó giáo sư và phó mộc (PLXH/ Baron Trịnh).
- Tốt nghiệp đại học, về quê nuôi bò (PLTP).
- Oằn lưng chi ngàn đô, con vẫn dở dang trở về (TVN).
- Cô giáo mầm non tương lai lên Facebook ‘xỉ vả’ học trò (MTG). – Sốc với chia sẻ về ngày đầu đi dạy của cô giáo mầm non tương lai (Tiin).
- Lee Jong-Wha – Cuộc cách mạng giáo dục ở Trung Quốc (Phạm Nguyên Trường).
- Cần ngủ bao nhiều giờ một ngày là đủ? (RFA).
- Con Nhà Khá Giả Cũng Vẫn Bị Suy Dinh Dưỡng (Việt Báo). – Khám dinh dưỡng để tầm soát chế độ tăng trưởng của bé (MTG).
- Điều Gì Đã Xảy Ra Với Thành Phố Dưới Đáy Biển Ngoài Khơi Cuba? (ĐKN).
- Chính Trị Gia Mỹ Không Muốn Tìm Người Hành Tinh Vì Tốn Ngân Sách (Việt Báo).
- Quản trị đại học: Có thể và chưa thể – Bùi Trân Phượng (HTN). – Chuyển các trường đại học sang phi lợi nhuận lúc này là không tưởng (GDVN).
- Đổi mới thi tốt nghiệp THPT: Đề nghị giữ lại kỳ thi Đại học (VOV). – Góp ý đáng lưu tâm của một giáo viên với kỳ thi quốc gia (GDVN).
- Nhộn nhạo như đào tạo tiến sĩ (TT).
- Diễn biến mới vụ “mua bằng tiến sĩ y khoa giá 200 triệu” (VNN). – Bộ GD-ĐT yêu cầu giải trình vụ mua bằng tiến sĩ y khoa 200 triệu (DV). – “Tiến sĩ y khoa 200 triệu” và sự vô phước của người bệnh nước Nam (DV). – Chống trượt đạo đức (ĐĐK).
- Chết cười bài văn trẻ tiểu học tả “chó đuổi nhau”, “dẫm phải chim“ (DV). – Khóc cười với những bài văn của con trẻ (giadinh.net).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Xe đúng tải “biến” thành quá tải: Thuyên chuyển 2 trạm trưởng trạm cân (DT). – Xe quá tải “lọt” trạm cân: Sự “dẫn lối” của những tờ giấy bạc!? (DT). “Nhà xe và lực lượng chức năng ‘làm luật’ thông qua những tờ bạc tổng giá trị từ 300.000 nghìn đồng tới 5 triệu đồng. Đó chính là lí do tại sao những xe quá tải chạy từ Bắc vào Nam “lọt” qua trạm cân một cách quá dễ dàng“. – Chở quá tải gần 300%, tông xe lực lượng chức năng, chạy trốn 20km (DT).
- Những phụ nữ về từ “địa ngục trần gian“- Bài 1: Rơi vào “động quỷ” vì tin lương rửa bát 30 triệu đồng (LĐ).
- Nín thở chuyện tổ chức đám tang ở phố cổ Hà Nội (VNN).
- Cây xanh ngã, hai bé thơ bỗng dưng mồ côi mẹ (TN). – Vợ tôi bị cây đè, con văng mỗi đứa một nơi (MTG).
- Hà Nội: Tìm người phụ nữ để lại bức thư vĩnh biệt trước khi bỏ đi (DT).
- Xót xa cảnh mẹ sinh con khi biết mình… sắp chết (DT).
- Phận người từ những xác chết trôi sông (TN).
- Vụ bắt 2 trẻ lên ô tô: “Sẽ rút kinh nghiệm để tránh gây phản cảm” (DT).
- Cặp đôi chết trong ô tô ở Bình Dương bị 10 vết thương do đạn (TN). – Nhiều tình tiết lạ trong vụ đôi nam nữ chết trong xe hơi Fortuner tại Bình Dương (BLA).
- Người Hà Nội cũng ngồi trong giỏ gỗ, đu dây qua sông (DT).
<- Nước ngập đến yên xe máy, người Sài Gòn chới với trên đường (DT).
- Cảnh rừng phòng hộ bị ‘xẻ thịt’ ngang nhiên – (VNN). – Hà Tĩnh: Doanh nghiệp đua nhau “xẻ thịt” Núi Choác (GDVN).
- Cô dâu Việt ở làng nghèo Trung Quốc (VNN).
- Góc Tối Trong Vấn Đề Trao Những Đứa Trẻ Cho Những Cặp Đôi Không Con ở Trung Quốc (ĐKN).
- Hoàng tử Ả Rập Xê Út bị cướp hơn 300.000 USD ở Paris (VOA).
- Hai hành khách vẫn mất tích trong vụ chìm phà ở Indonesia (VOA). – Vụ chìm tàu ở Indonesia: Du khách uống nước tiểu để sống sót (TN).
- Động đất mạnh ở miền tây Iran (VOA).
- Các nước Tây Phi tăng cường kiểm soát Ebola tại cửa khẩu (TBKTSG). – Nigeria kiềm chế được Ebola nhưng vẫn đề cao cảnh giác (VOA).
- Thảm Họa Môi Trường Ở Trung Quốc (ĐKN).
QUỐC TẾ- ISIS – Mối đe dọa lớn của nước Mỹ (24h). - Lực lượng Kurdistan chiếm lại đập Mossul (RFI). – Mỹ mở rộng các cuộc không kích giúp Iraq chiếm lại Ðập Mosul (VOA). – Không kích ở Iraq ‘vì lợi ích của Mỹ’ (BBC). – Úc tuyên bố tiếp nhận 4.400 người tỵ nạn từ Irak và Syria (RFI). – Australia đề nghị tái định cư người tị nạn Iraq, Syria (VOA).
- Nga tố Hungary cung cấp vũ khí cho Ukraina (RFI). – Ðức: Có tiến bộ giới hạn trong các cuộc đàm phán về Ukraine (VOA). – Đàm phán về Ukraine ‘có tiến bộ’ (BBC). – Đàm phán tay tư Pháp Đức Nga Ukraina bế tắc (RFI). – Liên Hiệp Châu Âu trợ giúp nông dân bị Nga cấm vận (RFI).
- Đức Giáo Hoàng kết thúc chuyến thăm Nam Triều Tiên (VOA). – Giáo Hoàng kêu gọi 2 miền Triều Tiên xoá bỏ hận thù (RFI). – Giáo hoàng kết thúc chuyến thăm Hàn Quốc (BBC). – Đức Giáo Hoàng trước « bức tường » Bắc Triều Tiên (RFI).
- Vệ binh Quốc gia Mỹ được điều động tới thị trấn Ferguson (VOA). – Căng thẳng giới nghiêm ở Ferguson (BBC). – Tăng cường chống bạo động ở Ferguson (BBC). – Căng thẳng ở Ferguson sau vụ bắn dân (BBC). – Hoa Kỳ huy động Vệ binh quốc gia dẹp bạo loạn (RFI).
- Julian Assange sắp rời sứ quán Ecuador tại Anh (RFI).
- ‘Vùng đất hoang dã’ của Myanmar (BBC). – Liên Hiệp Quốc : Kinh tế ngầm đe dọa Miến Điện (RFI).
- Kẻ cầm đầu một mạng lưới tội phạm tin học quốc tế đã bị bắt ở Đức (RFI).
- Ukraine: Những Kẻ Khủng Bố Bắt Các Sĩ Quan Đàm Phán Làm Tù Binh (ĐKN). – Ukraine cáo buộc phiến quân tấn công thường dân (VOA). – Ukraine vừa bắn vừa cãi, Nga gỡ khó nhanh (ĐV). – Ukraine yêu cầu Thụy Sĩ thu hồi tài sản của ông Yanukovych (Tin Tức).
- Israel, Palestine mưu tìm một cuộc ngưng bắn lâu dài (VOA). – Israel, Palestine thỏa thuận gia hạn ngưng bắn 24 giờ (VOA).
- Iraq: Tin tức trái ngược nhau về quyền kiểm soát Ðập Mosul (VOA). – Các tuyên bố mâu thuẫn về quyền kiểm soát Đập Mosul ở Iraq (VOA). – Mỹ yêu cầu ngừng bay qua Syria, Iceland cảnh báo hàng không (TBKTSG). – Mỹ cấm các chuyến bay dân sự qua không phận Syria (Tin Tức).
- Bộ trưởng Tư pháp Mỹ sẽ đến Ferguson tìm hiểu cuộc điều tra vụ nổ súng (VOA). – Khám nghiệm tử thi xác định Michael Brown bị bắn 6 phát đạn (VOA). – Lý do Trung Quốc theo dõi sát sao tình hình bạo động ở Mỹ (ĐSPL).
* RFA: + Sáng 18-08-2014; + Tối 18-08-2014* RFI: 18-08-2014
2872. TÔN TRỌNG SỰ THẬT, TRÂN TRỌNG TRI THỨC LÀ CƠ SỞ CHO TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI THÀNH CÔNG
17-08-2014
Lời mở đầu: Ngày 28/7/2014, 61 đảng viên đã ký Thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam với mở đầu “Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã Áp đặt cho Dân tộc Đường lối sai lầm về xây dựng CNXH theo mô hình Xô-viết, được coi là dựa vào chủ nghĩa Mác-Lênin”. Phải chăng đây là nguyên nhân cốt lõi làm Việt Nam tuy có gần 40 năm Hòa bình – Thống nhất, song đến nay vẫn trì trệ, suy thoái?
Ngày 29/7/2014, khi làm việc với Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ bày tỏ: “ Chính phủ hết sức quan tâm, mong muốn lắng nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ xã hội, các nhà khoa học, giới trí thức trên tinh thần dân chủ, khách quan, khoa học. Chính phủ cho rằng phản biện khoa học, tranh luận, thảo luận dân chủ là những cách thức để đi đến chân lý, là cơ sở cho những quyết sách khoa học và đúng đắn”, nhất là với các chương trình, đề án, dự án quan trọng của Đảng, Nhà nước như Tổng kết 30 năm Đổi Mới; Chuẩn bị Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 12; Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, …
Với mục tiêu thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và quan niệm các sự việc trong hai ngày 28, 29/7/2014 có nhiều ý nghĩa với tiến trình Thay đổi tận gốc, sau đây xin đăng bài có tên trên của tác giả Đại tá Đỗ Mạnh Hiến (Ảnh trên, chụp ngày 5/8/2014).
ĐỔI MỚI TRƯỚC VÀ SAU ĐẠI HỘI VI NĂM 1986 THÀNH CÔNG TRƯỚC HẾT DO LÃNH ĐẠO ĐẢNG THỜI ĐÓ CHỈ RÕ “BA SỰ THẬT”.
Sự thật thứ nhất:
Sự thật đầu tiên được Tổng Bí thư Trường Chinh, kiến trúc sư của Đổi mới chỉ ra là: Lãnh đạo đã “Phạm những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về Chủ trương, Chính sách lớn” (không phải lãnh đạo là luôn đúng, còn sai là do tổ chức thực hiện). Nguyên nhân là : “Tả khuynh, Ấu trĩ, Duy ý chí, Trái quy luật khách quan… Khi đã mắc sai lầm lại Bảo thủ, Trì trệ, Không dũng cảm sửa chữa…” (Trường Chinh; Phát biểu tại Đảng bộ Hà Nội 19/10/1986; Văn kiện Đảng toàn tập; Tập 47, tr. 270.)
Vì thế, Đổi mới phải diễn ra trước hết trong Lãnh đạo: “Cuộc đấu tranh diễn ra trong nội bộ Đảng, trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể, trong nội bộ nhân dân, trong từng cấp, từng ngành, và đấu tranh ngay trong chính bản thân mỗi chúng ta.” (Trường Chinh; Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại ; 1988)
Sự thật thứ hai:
Yếu kém, lạc hậu về Lý luận là Sự thật thứ hai được Tổng Bí thư Trường Chinh làm sáng tỏ. Theo ông vì Lý luận yếu kém, lạc hậu nên quyết định của Đảng không chính xác, mâu thuẫn nhau và đây không chỉ là thiếu sót của các cơ quan lý luận, tư tưởng, mà chủ yếu do nhận thức của Lãnh đạo Đảng: “Thiếu sót của Trung ương là đã không sớm đặt vấn đề đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận đúng với tầm vóc chiến lược của nó; cách mạng đã chuyển sang thời kỳ Đổi mới nhưng công tác Tư tưởng và Tư duy lý luận của chúng ta không theo kịp sự chuyển biến của tình hình.” (Trần Nhâm; Trường Chinh với sự nghiệp Đổi mới đất nước ta ; Tr. 13.)
Sự thật thứ ba:
Không thẳng thắn trong thảo luận để tìm ra Đúng, Sai là Sự thật thứ ba được Tổng Bí thư Trường Chinh nêu ra: “… Không thẳng thắn nói hết ý kiến để cùng nhau thảo luận đi đến nhất trí, đã không kiên trì cái đúng, phân tích đầy đủ cái sai… Đó là khuyết điểm của Bộ Chính trị”. (Trường Chinh. Bài phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính trị ngày 4/4/1986, Trích theo Đặng Phong, sđd. tr.302.)
Có thể nhận thấy, nếu không tiếp tục có thái độ kiên quyết Tôn trọng sự thật, Trân trọng tri thức như Tổng Bí thư Trường Chinh đã nói và làm sẽ khó đưa tiến trình Đổi mới hôm nay đi đến thành công.
“BA SỰ VIỆC” CẦN ĐƯỢC LÃNH ĐẠO ĐẢNG HIỆN NAY ƯU TIÊN XEM XÉT, TẠO CƠ SỞ CHO TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI THÀNH CÔNG
Từ năm 1991 đến nay (tức là từ Đại hội Đảng VII đến Đại hội Đảng XI) không thiếu các đảng viên có ý kiến phản biện đề nghị Đảng Đổi mới Chính trị – Đổi mới Thể chế, như Trần Xuân Bách với quan điểm Đa nguyên, Trần Độ, Đặng Quốc Bảo với quan điểm Phát huy Dân chủ, Nguyễn Trọng Vĩnh với quan điểm chống bành trướng, …, gần đây có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An với quan niệm sửa “Lỗi hệ thống”, hay nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra TW kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm tra Hà Tuấn Trung, trước Đại hội Đảng XI gửi Bộ Chính trị bài “Nên lấy Học thuyết Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng” và “Nên đổi lại tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam”. (Ảnh trên: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và GS. Vũ Khiêu trong ngày Khoa học và Công nghệ đầu tiên 18/5/2014).
Hình thức phản biện cho Đảng là đa dạng, như nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức TW Nguyễn Mạnh Can, Giám đốc Trung tâm Văn hóa người cao tuổi Việt Nam, từ nhiều năm đã đề nghị cần bắt đầu Đổi mới từ 9 bài học văn hóa có từ Cách mạng Tháng 8, nhất là về Đoàn kết, Trân trọng Trí thức, Dân chủ và Đa đảng. Ông hay nói nên nghiêm túc nghĩ vì sao một người thông tuệ như Cụ Hồ đã dành hẳn một thời gian dài viết Di chúc để dặn lại thế hệ mai sau, song không hề nhắc đến Chủ nghĩa Xã hội mà chỉ phấn đấu cho Việt Nam và Thế giới luôn “mới mẻ, tốt tươi” với những dòng cuối cùng của Di chúc: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Trong chống tham nhũng, có nhiều ý kiến phản biện tới từng sự việc, từng dự án, nhưng cũng không ít ý kiến cho là việc chống tham nhũng hiện nay chỉ là bắt cóc bỏ đĩa, oan sai nhiều, do mới chỉ chú ý đến hiện tượng mà bỏ qua thực chất là: Nguồn gốc và Môi trường nuôi dưỡng tham nhũng là tư tưởng Chính trị và mô hình Cầm quyền lạc hậu. Vì thế, để chống tham nhũng hiệu quả trước hết phải Đổi mới Chính trị – Đổi mới Cơ chế, vì khi Đảng còn đặt quyền lợi giai cấp tức quyền lợi Nhóm, trước quyền lợi Dân tộc, dù đó là “Nhóm lớn”, thì cuộc đấu tranh “chống Quyền lợi Nhóm” khó có thể thành công.
Có nhiều sự việc trong thực tiễn chứng minh các phản biện từ đảng viên và xã hội là phù hợp với xu thế phát triển và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Để minh họa nhận định này sau đây xin chọn “Ba sự việc” liên quan trực tiếp đến sai lầm trong việc kiên định đường lối Mác-Lênin. Nhằm có những thay đổi kịp thời phục vụ sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc, “Ba sự việc” này cần được nghiêm túc nghiên cứu theo quan điểm “Ba Sự thật” đã được Tổng Bí thư Trường Chinh nêu rõ ở trên. Ba sự việc này được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:
Sự việc thứ nhất:
Tổng thống Braxin, bà Dilma Rousseff
Tối 11/4/2012 đã xẩy ra một sự việc liên quan tới hình ảnh Việt Nam với Quốc tế, sự việc mà không người Việt Nam yêu nước, có tự trọng nào muốn có. Đó là ngày 1/3/2012 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Bộ Ngoại giao Braxin chính thức thông báo: “Tổng thống Dilma Rousseff rất vinh dự đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Braxin với nghi lễ nguyên thủ quốc gia từ ngày 12 đến 15/4/2012…”. Tuy nhiên ngày 10/4/2012, sau khi Tổng Bí thư đọc diễn văn tại Trường Đảng cao cấp Ni-cô-lô-pết của Cu Ba: “Bản chất Thời đại không thay đổi”, “Kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân”,…, , thì ngay lập tức tối ngày 11/4/2014 phía Braxin chính thức thông báo Tổng thống Braxin hủy việc tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lý do “sức khỏe Tổng thống và chương trình của Tổng thống không được bố trí khoa học và phù hợp”. (Ảnh trên: Uy tín Tổng thống Dilma Rouseff lên cao và Đảng Lao động của bà có thể thắng tiếp nhiệm kỳ 2).
Sự việc thứ hai:
Tối 25/2/2013 đã xẩy ra một sự việc liên quan tới nguyện vọng và quyết tâm của Thế hệ trẻ. Đó là khi Tổng Bí thư phê phán một số ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp là “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống”, thì ngay lập tức với quan niệm “đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng”, một trí thức trẻ đã thẳng thắn phản đối tư tưởng Toàn trị mà Tổng Bí thư đang thể hiện sống động: “Ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước”. Vậy là trong mắt người thanh niên này, do đã đi ngược tư tưởng Đoàn kết của Cụ Hồ nên Đảng không còn là “Đảng Việt Nam” nữa, và như thế Tổng Bí thư của Đảng sẽ khó giữ vai trò Lãnh đạo dân tộc. Anh cũng bày tỏ dứt khoát nguyện vọng muốn một xã hội dân chủ, phát triển và thượng tôn pháp luật: “Tôi muốn tổ chức một Hội nghị Lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam”.
Sự việc thứ ba:
Ngày 28/7/2014 đã xẩy ra một sự việc liên quan tới mong muốn và chỉ dẫn của thế hệ trước. Vào ngày này, lần đầu tiên đã xuất hiện sự kiện 61 đảng viên, nhiều người là các tướng lĩnh, nhiều người đã giữ những chức vụ quan trọng trong Đảng, Nhà nước, song đều đã mang những năm tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời để cống hiến cho chế độ như Lão Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nay đã gần tuổi 100, Thiếu tướng Lê Duy Mật,…, các cán bộ lão thành của Đảng như Trần Đức Nguyên, Hà Tuấn Trung, …, các nhà trí thức cao niên như GS. Đào Xuân Sâm, GS. Tương Lai, PGS. Hồ Uy Liêm,… đều nhất trí ký vào Thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó chỉ rõ và yêu cầu kịp thời sửa chữa các sai lầm cốt lõi về đường lối:
“… 1. Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam tự giác và chủ động từ bỏ đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin, chuyển sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ . …
2. … Thống nhất nhận định về mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng, có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, xây dựng quan hệ láng giềng hòa thuận, hợp tác bình đẳng, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. … Việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là cần thiết nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa của nước ta … Quan điểm “không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba” là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi …
ĐÃ THAY ĐỔI TÍCH CỰC SONG CHƯA ĐỦ, VÌ THẾ CẦN THAY ĐỔI TẬN GỐC ĐỂ ĐẢNG TỪ CỦA GIAI CẤP THÀNH “ĐẢNG VIỆT NAM”
Chiều 29/7/2014, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra buổi làm việc giữa Chính phủ và Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam với sự có mặt của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo một số bộ, ngành. Trong buổi họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Liên hiệp hội tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đồng thời phối hợp chặt với các Bộ, ngành Chính phủ tham gia tư vấn, đánh giá các chương trình, đề án, dự án hết sức quan trọng của Đảng, Nhà nước như Tổng kết 30 năm Đổi Mới; Chuẩn bị Văn kiện cho Đại hội Đảng lần thứ 12; Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, … Thủ tướng bày tỏ “Chính phủ hết sức chú ý lắng nghe, mong muốn lắng nghe được nhiều ý kiến; càng phát huy dân chủ, càng nghe được nhiều ý kiến, càng tranh luận thì việc tiếp cận chân lý càng tốt, càng hiệu quả”. (Ảnh trên: Thủ tướng với Lãnh đạo Liên hiệp hội).
Nhận xét về điều này, PGS. TS. Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, phát biểu với hy vọng xen lẫn nghi ngại: “Tôi nghĩ rằng, một đất nước phát triển lành mạnh là phải có sự đóng góp của người dân, đặc biệt của giới trí thức vào việc xây dựng các chính sách phát triển, … Lâu nay câu chuyện đóng góp ấy chưa thật nhiều nhất là hoạt động tư vấn phản biện giám định xã hội. Bây giờ Thủ tướng nói như vậy, hy vọng chuyện Thủ tướng khẳng định sẽ được thực hiện trong thực tế”.
Khó nói khác vì từ 1976 đến nay, không ít lần người dân đã hy vọng để rồi thất vọng, ví như Nghị quyết Hội nghị TW 5 Khóa VI về xây dựng Đảng khẳng định: “Đối với những vấn đề mới đặt ra, những vấn đề phức tạp còn có những ý kiến khác nhau, phải cùng nhau nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, lắng nghe ý kiến của quần chúng, của các chuyên gia và cán bộ khoa học, phát huy tự do tư tưởng, tranh luận thẳng thắn, dân chủ.” (Văn kiện Đảng toàn tập, tập 49, tr.267.) hay Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố tại Hội nghị TW 4, Khóa VI: “Những ý kiến khác nhau cũng thường xảy ra trong Bộ Chính trị, Ban bí thư, … Quan trọng là ý kiến khác nhau đó phải được nói ra, phải được thảo luận và tranh luận đến nơi đến chốn để đi đến thống nhất. … Hết sức tránh tình trạng một mình độc quyền chân lý, còn mọi người thì chỉ có quyền chấp hành thụ động, không dám tranh luận. Chúng ta phải tạo ra thói quen biết thảo luận và tranh luận.” (Văn kiện Đảng toàn tập, tập 48, tr.555). Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy “chân lý Mác-Lênin” vẫn độc quyền và đứng trên quyền lợi dân tộc và xu thế phát triển. (Ảnh trên: Thủ tướng làm việc với Liên hiệp hội ngày 29/7/2014).
Có thể lần này sẽ khác và phát biểu Tôn trọng Sự thực – Trân trọng Tri thức của Thủ tướng thực sự cho thấy tiến trình Đổi Mới đã tiến thêm một bước, bởi vì nội dung Thủ tướng vừa phát biểu ngày 29/7/2014 là hoàn toàn khác nội dung Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg do Thủ tướng ký ngày 24/7/2009, nhằm quy định hành lang cho công tác phản biện theo đúng “Đường lối”. Phải chăng việc trước hết phải gương mẫu tự Đổi mới chính mình của Thủ tướng đã mang hy vọng và quyết tâm cho những ai đang phấn đấu đưa đất nước tiến theo xu thế phát triển tất yếu.
Đó là chưa kể, trong hai năm 2013/2014 ở trong nước, ngoài nước xuất hiện nhiều Thay đổi tích cực, từ “Niềm tin Chiến lược” ở Diễn đàn Quốc tế Shangri-La 13, “Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân”, “Thượng tôn Pháp luật” để “Kiến tạo Phát triển” ở Thông điệp Năm mới 2014, … đến xây dựng mối quan hệ quốc tế với quốc tế và các nước trong khu vực để chống Trung Quốc bành trướng xâm lược, việc hầu như không nhắc đến các cụm từ “suy thoái”, “4 tốt”, “16 chữ”, … cũng như thả một số người bất đồng chính kiến trước đây đã bị bắt.
Thực tiễn cho thấy, “Trên” và “Dưới” đã và đang có Thay đổi tích cực, song xã hội vẫn tiếp tục suy thoái. Nguyên do là Thay đổi chưa đến ngưỡng. Song có thể khẳng định, với xu thế tất yếu Dân chủ hóa, Toàn cầu hóa của Nhân loại, với truyền thống Đoàn kết, bất khuất và nhân văn của Dân tộc Việt Nam, có đủ cơ sở để hy vọng và tin tưởng toàn bộ Hệ thống Chính trị, nhất là bộ máy Lãnh đạo và Xã hội, sẽ “Diễn biến Hòa bình” để cùng Thay đổi dẫn đến Thành công.
Muốn vậy, việc phải làm đầu tiên là Thay đổi Tư duy Chính trị. Điều này là không thể khác khi phải biến ngay các Thách thức Lớn hiện hữu thành Cơ hội Lớn và Cơ hội lớn thành Hiện thực, cũng như phục vụ hai nhiệm vụ quan trọng là Tổng kết 30 năm Đổi mới và soạn thảo các Văn kiện cho Đại hội Đảng XII, nhằm từ một Đảng chỉ biết đặt quyền lợi giai cấp trước quyền lợi Dân tộc, có điều kiện để “Tự Diễn biến” theo hướng Đổi mới thành “Đảng Việt Nam” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, góp phần đưa Đảng, Dân tộc Việt Nam và Thế giới phát triển.
Ngày 5 tháng 8 năm 2014
Đại tá Đỗ Mạnh Hiến
Nguyên Chính trị viên Đại đội 45, Trung đoàn 291, Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân.
Đơn vị Anh hùng trong Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”.
2873. Giáo dục Việt Nam: Mơ đẳng cấp quốc tế nhưng hành động ‘khác người’?
Nguyễn Văn Tuấn
Chính sách chung của Chính phủ thì khá rõ ràng, nhưng khi xuống đến đại học thì mỗi nơi lại hiểu và làm mỗi khác, có lẽ tuỳ thuộc vào cá nhân lãnh đạo.
Rơi rớt tư duy bao cấp
Có các trường đại học đẳng cấp quốc tế, nằm trong bảng xếp hạng Top 500, 200 khu vực và thế giới là mong muốn, mục tiêu của Chính phủ, cũng như là đích phấn đấu của nhiều lãnh đạo các đại học VN. Thế nhưng, trong thực tế đây đó vẫn còn những tư duy lỗi thời về nghiên cứu khoa học (NCKH), và có thể nói là làm cản trở sự hội nhập của đại học VN.
NCKH là hoạt động không thể thiếu của một đại học nếu muốn vươn đến đẳng cấp thế giới. Một thành quả quan trọng của NCKH là công bố quốc tế, có thể là tại các hội nghị khoa học uy tín hoặc trên các tập san khoa học có bình duyệt. Do đó, trường đại học tại các nước tiên tiến thường có chính sách khuyến khích nghiên cứu sinh, giảng viên, nhà khoa học nâng cao sự hiện diện trong các hội nghị và trên các tập san qua các bài giảng và bài báo khoa học.
Thế nhưng ở VN, vẫn còn những đại học mà lãnh đạo chưa khuyến khích hoạt động này. Chẳng hạn, đối với nhà khoa học, việc tham dự và trình bày kết quả trong các hội nghị quốc tế hàng năm là rất quan trọng. Vậy mà có đại học lại ra qui định giảng viên không được đi dự hội nghị nước ngoài quá 2 lần/ năm, không có ngoại lệ!
Thoạt nghe, qui định này cũng có lí, nhằm ngăn ngừa những người lợi dụng hội nghị để… đi chơi. Nhưng đi dự hội nghị khoa học cũng có vài tư cách khác nhau: người tham dự, không có trình bày báo cáo; người đi dự có báo cáo; và quan trọng hơn cả là người được mời đến giảng.
Người được mời giảng được xem là một người có đóng góp quan trọng, nên ban tổ chức thường lo tiền vé máy bay cũng như ăn ở. Sự có mặt của họ trong các hội nghị, trên bục giảng là vinh dự cho trường đại học họ đại diện, là một cách quảng bá tuyệt vời cho tên tuổi trường. Tuy nhiên, với qui định hạn chế số lần đi dự hội nghị nước ngoài, vinh dự này cũng có thể “tan thành mây khói”.
Ở các đại học phương Tây, có những giáo sư uy tín đi nước ngoài giảng thường xuyên như… “đi chợ”. Trường không cần chi trả cho họ đồng nào mà còn được lợi về danh tiếng. Cứ mỗi cuối năm, trường đại học thường hay “khoe” trong báo cáo về số giảng viên và nhà khoa học của trường được mời đi báo cáo ở nước ngoài.
Còn nếu nói cần ngăn ngừa các trường hợp “đi chơi” thì cũng có nhiều cách khác. Chẳng hạn, ở Viện Garvan của tôi, người ta không hạn chế số lần đi dự hội nghị, miễn là phải có báo cáo được chấp nhận cho trình bày, và phải báo cáo thời gian dự hội nghị, thời gian giải trí để họ trả lương thích hợp.
Nói về mời giảng, tôi liên tưởng đến câu chuyện vị lãnh đạo của một đại học VN phàn nàn tại sao ban tổ chức hội nghị lại gửi giấy mời trực tiếp cho giáo sư của trường. Theo ông, họ phải gửi cho hiệu trưởng, và ban giám hiệu sẽ phân công người đi dự hay đi giảng bài! Có lẽ đây là một tư duy độc đoán còn sót lại thời bao cấp, cái gì cũng phải qua lãnh đạo và nó cho thấy ông ấy không am hiểu “luật chơi” của khoa học quốc tế.
Chuyện nhỏ mà không nhỏ
Một vấn đề khác là công bố nghiên cứu trên các tập san quốc tế có khi phải trả tiền ấn phí, thường khoảng 400 – 1000 USD. Nhiều trường đại học ở VN ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này, nên rất khuyến khích giảng viên, nhà khoa học và sẵn sàng trả tiền ấn phí.
Tuy nhiên, vẫn có những đại học lớn, thậm chí tầm quốc gia chẳng những chưa xem trọng công bố quốc tế, mà nếu giảng viên có công bố thì cũng không trả tiền ấn phí. Lãnh đạo các đại học này suy nghĩ rằng, việc công bố là đem lại lợi ích cho cá nhân của giảng viên, chẳng liên quan gì đến trường!
Theo tôi, đó là một tư duy thiển cận. Công bố quốc tế là một cách đóng góp để nâng cao sự hiện diện của khoa học VN trên trường quốc tế. Ở nước ngoài, khi giảng viên có bài trên các tập san uy tín, người ta tổ chức ăn mừng và thưởng cá nhân tác giả đến hàng nghìn USD. Ngay như tại TQ, các đại học cũng có ngân sách khuyến khích công bố quốc tế bằng cách thưởng tiền tuỳ theo hệ số ảnh hưởng của tạp chí.
Một điểm nữa, ở các đại học phương Tây, người ta khuyến khích (có nhiều nơi qui định) nghiên cứu sinh công bố bài báo khoa học trên các tập san quốc tế trước khi bảo vệ luận án; hoặc nếu không kịp thì cũng công bố trong các hội nghị chuyên ngành có uy tín. Nhưng ở VN, có đại học lại ra qui định nghiên cứu sinh không được công bố bài báo khoa học trước khi bảo vệ luận án! Đây là một qui định “ngược”, ngay cả đối với phần lớn các đại học VN.
Còn nhiều qui định và những “câu chuyện nho nhỏ” như thế trong thực tế. Bề ngoài, chúng có vẻ rất nhỏ nhặt, nhưng thực tế đó là sản phẩm của những tư duy lỗi thời, bao cấp, độc quyền và làm cản trở sự hội nhập của đại học VN trên trường quốc tế.
Quan điểm và chính sách chung của Chính phủ thì khá rõ ràng, nhưng khi xuống đến đại học thì mỗi nơi lại hiểu và làm mỗi khác, có lẽ tuỳ thuộc vào cá nhân lãnh đạo. Nếu lãnh đạo là nhà khoa học từng làm nghiên cứu, từng biết cái gian nan của công bố quốc tế cũng như ý nghĩa của nó, thì hẳn rất thấm chủ trương của Chính phủ và tạo điều kiện cho giảng viên công bố quốc tế. Nhưng nếu lãnh đạo đại học chưa quen với qui trình đó thì cách hiểu về “đẳng cấp quốc tế” có thể chưa thấu đáo và dẫn đến những qui định khó hiểu.
Có lẽ đã đến lúc phải “thống nhất tư tưởng” về NCKH và tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao uy danh của đại học và danh dự VN. Trong bảng xếp hạng đại học của nhóm QS, nghiên cứu khoa học chiếm 60% điểm xếp hạng. Sự thật đơn giản này cho thấy nếu đại học VN muốn có tên trong bảng xếp hạng “Top 500” hay “Top 200” thì phải nâng cao NCKH và chất lượng công bố quốc tế. Ngay cả những đại học chưa có mộng có tên trong QS (hay bất cứ bảng xếp hạng nào) vẫn phải xem công bố quốc tế là quan trọng, vì nghĩa vụ đóng góp vào khoa học VN.
NCKH bắt đầu từ con người, cụ thể là giảng viên và nhà khoa học. Do đó cần phải khuyến khích (bằng tiền thưởng hay các hình thức sự nghiệp khác) và ghi nhận xứng đáng các nhà khoa học có công trình công bố quốc tế.
2874. Ngoại giao Việt Nam: Hoa hòe màu mè
18-08-2014
Tôi để ý thấy một trong những điểm Việt Nam không giống ai là … màu mè. Nói theo cách nói dưới quê tôi là hoa hoè. Hãy xem những buổi tiếp kiến ông Đại tướng Mĩ Martin Dempsey. Đi đâu cũng thấy bông (hoa). Xuống phi trường Đà Nẵng ông bị tống ngay một bó bông chình ình. Còn mấy cô gái trông xinh xinh đứng đó cầm bông chẳng biết để làm gì? Quân đội thì cần gì bông với hoa? Màu mè một cách không cần thiết. Màu mè đến độ … chướng mắt. Định làm ra vẻ văn minh, nhưng chắc gì người nhận xem đó là văn minh.
Chẳng những buổi đón ở phi trường, mấy hình khác cũng cho thấy bất cứ chỗ nào ông có tiếp kiến trên bàn đều có bông. Chẳng biết bó bông để làm gì. Tôi không suy nghĩ ra ý nghĩa của mấy bông hoa này. Trước mắt, nó tốn tiền một cách không cần thiết. Thật ra, ở nhiều nơi tôi thấy toàn bông giả làm bằng cao su. Loại bông giả này càng vô duyên và cho thấy thói giả dối của vài người Việt.
Cá nhân tôi cũng nhiều lần được tặng bông sau những buổi nói chuyện. Nói thật tôi không thích, vì nó cồng kềnh và mình thì vừa mệt vừa nhận mấy món quà khác, tay chân đâu mà giữ bó bông? Bực mình lắm nhưng không thể nói ra hay thể hiện vì dù sao đó là tấm lòng tốt của người ta. Thông thường tôi cho người khác, hay khách sạn và cho mấy cô tiếp tân, hoặc cũng có khi phải vứt bỏ khi chẳng biết cho ai và làm gì với nó. Có lần tôi cho cô tiếp viên hàng không một bó bông, cô ấy thích lắm tưởng là tôi “để ý” đến cô ấy, nên đi ngang cứ liếc cười hoài. Sự thực là tôi chẳng cần bông. Tôi nghĩ rất có thể ông Dempsey cũng vứt bỏ mấy bó bông vô duyên đó.
Tôi liên tưởng đến những kẻ trưởng giả học làm sang. Người nghèo và ở giai tầng xã hội thấp thường hay thích màu mè, diêm dúa. Chúng ta có thể xem những người da đen sống ở những vùng nghèo nàn mà đi xe hơi đắt tiền và ăn mặc thì biết. Chẳng nói đâu xa, vào thời thập niên 1980 khi mới sang nước ngoài định cư, nhiều người Việt làm công nhân trong hãng dù rất nghèo nhưng cũng cố gắng vay tiền để mua một chiếc xe rất xịn [mà chỉ có người có tiền mới dám mua] để lấy le. Tôi nghĩ mấy bó bông trong phòng tiếp khách có thể ví như sự trang trí diêm dúa của người có văn hoá thấp nhưng muốn học làm quí phái.
Còn người giàu và có văn hoá cao, họ lúc nào cũng tỏ ra đơn giản và thân mật. Đối với họ, diêm dúa và màu mè là cái gì đó buồn cười, học đòi, không thuộc giai tầng của họ. Thật sự, nhìn thấy mấy người ăn mặc diêm dúa và trang trí hoa hoè phải nói là đáng tội nghiệp cho họ vì có thể đó cũng là một mặc cảm tự ti.
Tôi thấy chính khách Mĩ họ tiếp khách tự nhiên hơn. Chẳng hạn như buổi tiếp kiến giữa ông Patrick Leahy và Phạm Quang Nghị rất “ấm cúng”, giống như phòng khách ở nhà, có lò sưởi, cái bàn café, và hai cái ghế. Chẳng cần hoa hoè gì cho chướng mắc. Đó là cách tiếp khách văn minh, rất tiêu biểu ở Mĩ và Úc. Biết chừng nào VN học cách tiếp khác mà không có bông hoa.
Hình ông Patrick Leahy tiếp ông PQ Nghị. Đơn giản, ấm cúng. Không có bông.
Nguồn: FB Nguyen Tuan2875. Thư của GS Pierre Darriulat gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam
18-08-2014
Gửi tới: Ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Kính thưa Bộ trưởng,
Xin thứ lỗi cho tôi vì làm mất thời gian của Bộ trưởng.
Là một công dân Pháp
nhưng tôi đã sống ở Hà Nội 15 năm nay, một cách tự nguyện, tôi dành phần
lớn thời gian và công sức của mình nhằm thúc đẩy sự phát triển vật lý
thiên văn ở Việt Nam -qua đào tạo và nghiên cứu- đặc biệt tôi đã tập hợp
và đào tạo một nhóm các nhà vật lý trẻ bao gồm ba thực tập sinh sau
tiến sĩ, hai nghiên cứu sinh (sẽ bảo vệ vào cuối năm nay và năm sau) và
một học viên cao học.
Trong suốt thời gian
sống ở Việt Nam, tôi tiếp xúc gần gũi với nhiều sinh viên và nhà khoa
học trẻ Việt Nam -đặc biệt những bạn ở nhóm nghiên cứu nhỏ của chúng
tôi- và tôi rất lo lắng về khả năng mang lại tương lai mà họ xứng đáng
được hưởng. Tôi luôn cố gắng hết sức để ngăn chặn nạn chảy máu chất xám
nghiêm trọng mà đất nước đang phải hứng chịu và góp phần nâng cao chất
lượng đại học, hiện tại còn thấp hơn rất nhiều so với mức độ mà đất nước
xứng đáng có được.
Dĩ nhiên, tôi biết về
lịch sử của Việt Nam, đất nước đã phải chịu hậu quả của chiến tranh và
nghèo đói trong nhiều thập kỷ, tôi hiểu rõ những nguyên nhân của tình
trạng hiện nay. Tôi cũng nhận thấy sự phức tạp trong việc giải quyết
những khó khăn này và tôi biết chỉ ra thiếu sót và phê phán thì dễ nhưng
khắc phục để phát triển thì khó hơn nhiều.
Tuy vậy, trong suốt
những năm qua, tôi đã chứng kiến một số thiếu sót trong hệ thống của
chúng ta và nó có xu hướng là nguyên nhân của tình trạng tê liệt và xơ
cứng cản trở sự tiến bộ. Phần lớn những thiếu sót này liên quan đến thủ
tục hành chính, chỉ một số ít gây ra do thiếu đạo đức. Với tôi, một vài
trong số những thiếu sót này có thể được khắc phục mà không mất nhiều
công sức. Sống ở Việt Nam, như một người Việt, tôi cảm thấy lo lắng một
cách tự nhiên về hình ảnh của đất nước bị làm xấu trong con mắt bạn bè
quốc tế.
Tiêu biểu cho những bất cập này là những quy định về việc trao bằng tiến sĩ. Tôi lấy việc này làm ví dụ minh họa cho ý của mình.
Tôi có kinh nghiệm trực
tiếp (dĩ nhiên tôi biết nhiều trường hợp khác nữa) với: 1) 3 nghiên cứu
sinh thực hiện luận án theo hình thức đồng hướng dẫn giữa Viện Vật lý
(Viện Khoa học Việt Nam) hoặc Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội với những
trường đại học uy tín của Pháp (Orsay và Paris 6 – Jussieu); 2) một
nghiên cứu sinh, hoàn toàn thực hiện luận án tại Việt Nam với Viện Vật
lý; 3) hai nghiên cứu sinh đang thực hiện luận án theo hình thức đồng
hướng dẫn với hai cơ sở nghiên cứu chất lượng cao Đài thiên văn Paris và
Đại học Paul Sabatier tại Toulouse với Viện Vật lý Hà Nội.
Không theo những điều
khoản đã được ký kết và viết rất rõ trong thỏa thuận ở cấp cao của các
cơ sở tham gia đào tạo, không một ai trong ba sinh viên thực hiện nghiên
cứu sinh theo hình thức đồng hướng dẫn nhận được bằng tiến sĩ của Việt
Nam. Những sinh viên này đã bảo vệ luận án tại Pháp, sau khi đã thực
hiện đầy đủ những điều khoản trong thỏa thuận, nhất là về ngôn ngữ và
thành phần hội đồng chấm luận án (tỉ lệ thành viên trong hội đồng từ
phía Việt Nam và Pháp). Những sinh viên này đã nhận được bằng của Pháp
ngay sau khi bảo vệ cách đây nhiều năm với những lời tán dương từ hội
đồng.
Người nhận bằng tiến sĩ từ Việt Nam (không thực hiện theo hình thức đồng hướng dẫn) đã phải đợi một năm từ khi luận án được in với sự đồng ý của hội đồng cấp bộ môn cho đến hội đồng cấp viện.
Liên quan đến hai nghiên
cứu sinh đang thực hiện luận án theo hình thức đồng hướng dẫn, tôi
quyết định để họ bảo vệ tại Hà Nội, với hy vọng rằng quá trình thực hiện
có thể sẽ suôn sẻ hơn. Tuy nhiên, có vẻ mọi việc không được như tôi
nghĩ.
Bộ trưởng biết rõ, những bước chính để có thể nhận được bằng tiến sĩ ở Việt Nam là:
- Trình bày trước hội đồng gồm 3 thành viên 6 chuyên đề liên quan đến luận án: trực tiếp (3 chuyên đề) và gián tiếp (3 môn học phần tiến sĩ).
- Trình bày trước hội đồng gồm 7 thành viên, nếu thành công luận án sẽ được đề nghị bảo vệ ở cấp tiếp theo.
- Luận án sẽ được phản biện bởi hai phản biện kín, để đi đến bước tiếp theo luận án phải có được nhận xét tích cực từ hai phản biện này.
- Thêm vào đó, nghiên cứu sinh phải chuẩn bị 50 bản tóm tắt luận án để gửi tới một danh sách các chuyên gia và phải thu lại được ít nhất 15 nhận xét tích cực.
- Cuối cùng luận án được chấm trước một hội đồng gồm 7 thành viên, trong đó bao gồm 3 phản biện và luận án sẽ được đánh giá bằng bỏ phiếu.
Đối với ngành thiên văn
vô tuyến, lĩnh vực mà chúng tôi đang nghiên cứu, ở Việt Nam chỉ có hai
chuyên gia, là Giáo sư Đinh Văn Trung ở Hà Nội và Phan Bảo Ngọc ở Thành
phố Hồ Chí Minh, cả hai đều là những người được biết đến trên thế giới
trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Điều này làm cho việc phản biện kín
trở nên khá hài hước, đấy là chưa nói đến 50 chuyên gia đề cập ở bước 4.
Trong trường hợp đồng hướng dẫn, đối với đại học ở nước nước ngoài, chỉ
cần bước thứ hai là cần và đủ. Trong suốt những năm qua, tôi luôn tự
hỏi tại sao Việt Nam lại sử dụng một quy trình phức tạp đến như vậy.
Không thể làm như thế mà có thể hy vọng làm tốt hơn đại học khác trên
thế giới, những trường có vị trí xếp hạng cao hơn nhiều so với các đại
học Việt Nam trên bảng xếp hạng Thượng Hải. Một lý do đưa ra có thể là
để chống lại gian dối; như TS. Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại
học của Bộ, phát biểu trong một bài phỏng vấn gần đây, khẳng định có tồn
tại một vài gian dối. Nhưng tôi tin chắc rằng đại đa số các giáo sư
Việt Nam là trung thực và, dù sao đi nữa, cách để chống lại gian dối là
phạt thật nặng những tác giả của nó, chứ không phải làm cho cuộc sống
của những người trung thực trở nên khốn khổ. Dành phần lớn sự nghiệp
nghiên cứu khoa học của mình tại một trung tâm nghiên cứu quốc tế, tôi
đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn và đánh giá luận án
tiến sĩ ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ. Chưa bao giờ tôi gặp những quy
định phức tạp giống như ở Việt Nam, và tôi cũng chưa bao giờ cảm thấy
những nhà quản lý học thuật lại thiếu niềm tin vào người hướng dẫn như ở
Việt Nam.
Trong bài phỏng vấn mà
tôi đã đề cập, TS. Bùi Anh Tuấn có bình luận về mục tiêu đạt được 20’000
tiến sĩ đến năm 2020; ông tán thành phát biểu của Phó thủ tướng Vũ Đức
Đam rằng để đổi mới hệ thống giáo dục quốc gia, bản thân Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần phải đổi mới.
Đơn giản hóa những quy định, đối với tôi, là một bước rõ ràng để đổi
mới; thực hiện việc này chẳng tốn kém gì; nó sẽ cải thiện nhiều hình ảnh
của đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế; nó sẽ giải phóng nền học
thuật thoát khỏi sự độc tài của thủ tục hành chính mà lẽ ra chúng được
sinh ra để phục vụ chứ không phải để điều khiển; nó sẽ làm cho những
người hướng dẫn trung thực, chiếm phần đa, cảm thấy các nhà quản lý tin
tưởng mình hơn so với hiện nay.
Đây là động lực thúc đẩy
tôi viết bức thư này, với hy vọng làm Bộ trưởng chú ý đến vấn đề mà
dường như đối với tôi có thể giải quyết một cách dễ dàng và nó sẽ giúp
Bộ đạt được mục tiêu đào tạo được 20’000 tiến sĩ đến năm 2020. Vì Bộ
trưởng không biết tôi, dĩ nhiên, không có lý do gì để Bộ trưởng phải tin
tôi; vì lẽ đó tôi mạn phép viết bức thư này dưới dạng thư ngỏ để những
ai quan tâm đến việc cải thiện chất lượng giáo dục đều có thể đọc được
với hy vọng rằng họ sẽ ủng hộ nhận định của tôi. Ngược lại, nếu nhiều
người không đồng tình với cách nhìn này, dĩ nhiên tôi sẽ rút lại những
nhận định của mình và xin Bộ trưởng lượng thứ cho. Tôi trình bày những
quan điểm trên chỉ với một mong muốn duy nhất là phục vụ cho khoa học,
giáo dục đại học ở Việt Nam và đem lại cơ hội tốt hơn cho thế hệ trẻ.
Trân trọng,
Pierre Darriulat
Hà Nội, tháng Tám, 2014
Người dịch: Phạm Ngọc Điệp (Email: dieppn@vinatom.gov.vn)
——-
Bản gốc của bức thư:
Open letter
To His Excellency the Minister of Education and Training,
Mister Minister,
Please, accept my apologies for taking some of your time.
While being a French national, I have now been
resident in Ha Noi for some fifteen years during which, on a voluntary
basis, I have dedicated much time and effort to the promotion of
astrophysics in the country – university training and research – in
particular by having gathered and trained a team of young
astrophysicists that now includes three postdocs, two PhD students who
should obtain their degrees at the end of this and next year
respectively and one master student.
During all these years, I have been very close to
many Vietnamese students and young scientists – in particular to those
of our small research team – and very concerned about the ability of the
country to offer them the future that they deserve having. I have done
my utmost to help stopping the disastrous brain drain that the country
suffers, and to help raising the level of our universities, which is
much lower than what the country is worthy of.
I am of course familiar with the recent history of
Viet Nam, the decades of suffering that the country has endured through
wars and starvation, and I understand very well the reasons for the
present situation. I am also conscious of the immensity of the task and I
know how easy it is to identify weaknesses and to criticize, and how
difficult it is to correct flaws and to progress.
Yet, during all these years, I have witnessed a
number of such flaws in our system that tend to be source of paralysis
and sclerosis and prevent progress, mostly associated with bureaucracy,
less often with insufficient morality. It seems to me that a few of
these could be corrected without too much effort. After all these years,
I feel naturally concerned by the country giving abroad a bad image of
itself, probably as much as Vietnamese do.
Emblematic of such dysfunctions is the regulation
that governs the award of a PhD degree to young postgraduate students. I
should like to take it as an example to illustrate my point.
My direct experience (of course I know of many more
other cases) is with 1) three PhD under joint supervision between the
doctoral schools of the Ha Noi Institute of Physics (IOP/VAST) or the Ha
Noi University of Sciences (HUS) and prestigious French universities
(Orsay and Paris 6-Jussieu); 2) one PhD, purely Vietnamese, with IOP; 3)
two ongoing PhDs under joint supervision with the Paris Observatory and
the Paul Sabatier University in Toulouse, both of very high level, and
the Ha Noi IOP.
In spite of what had been agreed in very clear
written agreements signed at high level in the participating
universities, none of the three joint-supervision students has obtained
his PhD degree in Viet Nam. The defence of their theses has taken place
in France, obeying scrupulously the terms of the joint-supervision
agreement, in particular concerning language and balance of the jury
members. They obtained their French degree immediately after the
defence, years ago, with very laudatory assessments of the jury.
The doctor who obtained her degree from Viet Nam (no
joint supervision) had to wait one full year between the time when the
thesis was printed and approved by the first jury and the final award.
Concerning the two PhD students under
joint-supervision who are now in the mill, I decided to have their
defence take place in Ha Noi, in the hope that it would make the
procedure smoother. However, it does not seem to be the case.
As you well know, the main steps to get over in order to obtain the Vietnamese degree are
- Presentation to a jury of 3 members of six subjects related to the thesis either directly (for three of them) or indirectly (for the other three).
- Presentation to an evaluation jury of 7 members, which must recommend the thesis for evaluation at institute level for proceeding to next step.
- Double blind peer review by two experts who must give a positive assessment for proceeding to next step.
- In addition, the candidate must prepare some 50 copies of a short version of the thesis for distribution to a list of experts out of which at least 15 positive assessments must be collected.
- An evaluation jury of 7 members including 3 referees will finally evaluate the thesis by ballot.
In the case of radio astronomy, on which we are
working, there exist only two experts in Viet Nam, Professors Dinh Van
Trung in Ha Noi and Phan Bao Ngoc in TPHCM, both internationally
renowned. It makes the idea of blind refereeing somewhat funny, not to
comment on the 50 experts for step 4. Of the above list, in the case of
joint supervision, step 2 alone is necessary and sufficient in the
foreign country. Over all these years, I have wondered why Viet Nam is
following such a complicated procedure. It cannot be in the hope to do
better than so many other universities around the world that are so much
higher in the Shanghai ranking than Vietnamese universities are. A
possibility is the need to prevent frauds; as Dr Bui Anh Tuan, Director
of the Department of Higher Education in your Ministry, said in a recent
interview, there exist indeed a few frauds. But I am sure that
Vietnamese professors, in their vast majority, are honest and, in any
case, the way to fight against fraud is to severely punish its authors,
not to make the life of the honest people more miserable. Having spent
most of my scientific career in an international research centre, I have
had numerous opportunities to supervise and assess PhD theses in many
European and American countries. Never have I met regulations nearing
those of Viet Nam in complexity; and never have I felt to enjoy as
little confidence from academic authorities as I do in Viet Nam.
In the interview to which I already alluded, Dr Bui
Anh Tuan commented on the need to reach 20’000 PhDs by 2020; he endorsed
the views of Deputy Prime Minister Vu Duc Dam that in order to renovate the national education system, it would be necessary for the MoET to renovate itself. A
simplification of the above regulations seems to me an obvious step in
the right direction; it costs nothing; it will greatly improve the image
that the country gives of itself abroad; it will help freeing academics
from the dictatorship of administration which should be at their
service rather than controlling them; it will make the honest
supervisors, the immense majority of them, feel better trusted by their
authorities than they currently do.
This motivated my letter, in the hope that it might
bring your attention on a problem that seems to me easy to solve and
that would help your Ministry in reaching its goal of 20000 PhDs by
2020. As you do not know me, you have of course no reason to believe me;
for this reason I take the liberty to make my letter accessible to all
those who are concerned by improving the level of higher education in
the hope that they might support my statements. Conversely, if my views
were not shared by many, I would of course retract them and ask for your
indulgence. Be sure that my only motivation in expressing them is to
serve Vietnamese science and higher education and to give better chances
to the younger generation.
Very respectfully yours,
Pierre Darriulat,
Ha Noi, August, 2014
Nguồn: Diễn Đàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét