Việt Nam đột nhiên trở nên quan trọng với Mỹ
Tướng Dempsey trong chuyến thăm Việt Nam
Đó là nhận định của New York Times được thể hiện qua bài phân tích về
chuyến thăm Việt Nam của đại tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng
quân đội Mỹ. Một Thế Giới xin trích đăng lại bài viết đang được độc giả
Mỹ hết sức quan tâm.
(New York Times) - Tướng Martin Dempsey là Tổng tham mưu Mỹ đầu tiên
trong hơn 40 năm đến thăm đối thủ cũ của Washington (trong chiến tranh
Việt Nam), và bây giờ được coi như là một đối tác của Mỹ để chống lại
sự bành trướng của Trung Quốc.
Việt Nam đột nhiên trở nên quan trọng đối với Washington trong lúc Mỹ và
Trung Quốc đang ngày càng bất đồng trên Biển Đông, một trong những
tuyến đường thương mại quan trọng nhất thế giới. Việt Nam có vị trí
chiến lược rất quan trọng vì họ chung biên giới với Trung Quốc, có dân
số đông gần 100 triệu người và đường bờ biển dài.
"Chúng ta nên có một sự cải thiện ổn định trong mối quan hệ với quân đội
Việt Nam", Tướng Dempsey nói với các phóng viên vào thứ Bảy. "Tôi cũng
đưa ra lời đề nghị như vậy khi tới Việt Nam bàn về chuyện tranh chấp
lãnh thổ, quản lý tài nguyên ở Biển Đông".
Trước khi ông Dempsey tới Việt Nam, Thượng nghị sĩ John McCain, một
người có uy tín ở đảng Cộng hòa và cũng là một tù nhân chiến tranh tại
Việt Nam, đã đến thăm Hà Nội trong tháng 8 và nói rằng đã đến lúc phải
thay đổi lệnh cấm vận vũ khí để Mỹ có thể giúp Việt Nam tăng cường khả
năng quốc phòng.
Mỹ không cố gắng để buộc Việt Nam phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và
Washington, Tướng Dempsey đã nói như vậy. "Tôi không đến đây để bàn
những chuyện nhắm vào Trung Quốc," ông nói. "Nhưng tôi nhận ra không thể
tránh khỏi cái bóng của Trung Quốc trong các cuộc hội thoại."
Ở Trung Quốc, chính phủ nước này đang theo dõi các động thái giữa Mỹ với
Việt Nam. Trung Quốc cảm thấy việc Mỹ nhiều khả năng nới lỏng lệnh cấm
vận vũ khí (với Việt Nam) như là một động thái chống lại Bắc Kinh trong
tranh chấp trên Biển Đông. Đó là ý kiến của ông Wu Xinbo, người đứng đầu
Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Fudan ở Thượng Hải.
"Mỹ đang cố gắng để khuyến khích Việt Nam có một lập trường cứng rắn đối
với Trung Quốc trên Biển Đông", ông Wu nói. "Tôi tin rằng Washington
góp phần làm phức tạp khả năng hòa giải giữa Trung Quốc và Việt Nam
trong tranh chấp Biển Đông."
Còn ông Brantly Womack, giáo sư về vấn đề đối ngoại tại Đại học
Virginia, người đã viết nhiều về Việt Nam cho rằng Việt Nam không muốn
phụ thuộc vào bất kỳ nước nào trong chính sách ngoại giao - quân sự, kể
cả sau khi bình thường hóa quan hệ với Washington. "Họ muốn kéo chúng ta
gần hơn, nhưng họ không muốn làm quân cờ của ai cả", ông Womack nói.
Việt Nam hiện nay mua hầu hết các loại vũ khí, bao gồm sáu chiếc tàu
ngầm lớp Kilo từ Nga. Nhật Bản cũng đã đồng ý gửi cho Việt Nam sáu tàu
Cảnh sát biển. Lô hàng vũ khí đầu tiên của Mỹ nếu xuất sang Việt Nam có
thể gồm tàu tuần tiễu không trang bị súng hoặc radar, còn việc xuất các
vũ khí tiên tiến hơn thì có thể được xuất sang Việt Nam tùy theo tình
hình cụ thể.
Anh Tú (Một thế giới)
Tiêu điểm: Báo Nhân Dân bất ngờ công kích EU và Australia
VNTB
VNTB: Sau một thời gian có vẻ nhẫn lặng, Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam – bất ngờ đưa bầu không khí nhân quyền trở lại năm 2012 – thời gian có đến 48 người bất đồng chính kiến và blogger bị bắt và truy tố, cũng là lúc mà trên tờ báo này hừng hực tuyên ngôn “Xã hội dân sự là một thủ đoạn của diễn biến hòa bình”.Thúc đẩy nhân quyền hay can thiệp vào công việc nội bộ?
Vào lần này, đối tượng công kích của Nhân Dân không chỉ là “đối tượng chống phá trong nước” và “các tổ chức thù địch” như Việt Tân, Voice, Dân Làm Báo…, mà trực diện vào Liên minh châu Âu (EU) và Đại sứ quán Australia, chỉ trích những cuộc hội thảo quốc tế mà các cơ quan này tổ chức là “không tuân thủ luật pháp Việt Nam”.
Nhưng dù đề cập đến chủ đề nhân quyền và vẫn theo thói thường tung hô điều được xem là “Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người”, bài viết công kích mới nhất trên báo Nhân Dân lại quân bẵng một sự kiện nóng hổi xảy ra cùng thời điểm với cuộc hội thảo “Truyền thông phi nhà nước…” do phía Australia tổ chức tại Hà Nội: chuyến làm việc của ông Heiner Bielefeldt – Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp Quốc về tự do tín ngưỡng tại Việt Nam. Kết quả sau 11 ngày tận mắt chứng kiến ngay cả bản thân cũng bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan an ninh Việt Nam đã khiến ông Heiner Bielefeldt phải tổ chức một cuộc họp báo, công bố về “những sai phạm nghiêm trọng” của nhà cầm quyền Việt Nam đối với điều được nhà nước này gọi là “tự do tôn giáo” khi ngăn chặn rất lộ liễu và thô bạo nhiều chứng nhân mà ông muốn gặp.
Thời điểm cuối tháng 7/2014 cũng diễn ra một cuộc đối thoại song phương Việt – Úc về nhân quyền, đồng thời chứng kiến chuyến đi Mỹ bất ngờ của Ủy viên Bộ chính trị Phạm Quang Nghị.
Điều có vẻ bất ngờ tiếp nối là bối cảnh bài công kích EU và Australia của báo Nhân Dân lại lồng trong không khí phái đoàn của Thượng nghị sĩ John McCain và chuyến công du của Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đến Việt Nam, với những lời hứa hẹn cùng xác nhận không thể nói là đáng bi quan cho tương lai từ cả hai quốc gia cựu thù.
Phải chăng bài viết dưới đây trên báo Nhân Dân thuộc về một thế lực chính trị không muốn tái lập bang giao Việt – Mỹ, muốn cản trở hình ảnh phát triển giữa Việt Nam với những quốc gia đang đóng vai trò quan trọng trong việc xét đoán cho Việt Nam vào TPP? Nếu đúng như thế, những “nhà cải cách” Việt Nam cần và phải làm gì để “lập lại trật tự”, chí ít là trong nội bộ đảng cầm quyền?
—————-
TUẤN HƯNG
Những năm qua, một trong các yếu tố tạo nên uy tín của Việt Nam trong
quan hệ quốc tế là việc Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định quan điểm
tiến bộ, tích cực về nhân quyền, đồng thời cố gắng tạo điều kiện để mọi
người dân được hưởng các quyền của mình và trên thực tế, Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu nhân quyền không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên,
không phải khi nào hoạt động này cũng nhận được sự hợp tác thiện chí từ
một số quốc gia.Tại phiên họp cấp cao khóa 16 Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Giơ-ne-vơ (Geneva), khi Việt Nam lần đầu chính thức tuyên bố ứng cử làm thành viên nhiệm kỳ 2014 – 2016 của tổ chức này, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định: Nhà nước Việt Nam quyết tâm thực hiện mục tiêu “tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và Nhà nước pháp quyền, các quyền con người ở Việt Nam ngày càng được tăng cường”, “phấn đấu cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy việc hưởng thụ và bảo vệ nhân quyền cho nhân dân các nước”. Không chỉ bằng những tuyên bố, mà qua nhiều việc làm, thành tích cụ thể trong thúc đẩy nhân quyền, Việt Nam đã nhận được sự tín nhiệm, ủng hộ của các chính phủ, và dư luận rộng rãi trên thế giới. Ngày 12-11-2013, Ðại hội đồng LHQ khóa 68 đã bầu Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền, với 184 nước ủng hộ trong số 193 nước tham gia bỏ phiếu. Trong phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tháng 2-2014, việc Việt Nam chấp thuận hơn 80% số khuyến nghị các quốc gia đưa ra đã thể hiện quyết tâm, thiện chí thúc đẩy, hòa đồng các giá trị nhân quyền với thế giới. Bên cạnh các hoạt động này, Việt Nam còn tích cực hợp tác với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế để phát huy các giá trị nhân quyền tốt đẹp, phù hợp đạo đức, thuần phong mỹ tục, lợi ích dân tộc, mở ra các kênh đối thoại, tổ chức hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia ở các cấp độ khác nhau, như hội thảo chia sẻ kinh nghiệm châu Âu về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, diễn ra vào tháng 6-2013 tại Quảng Ninh.
Chính vì thế, dư luận Việt Nam rất bức xúc khi thấy một số cơ quan truyền thông và tổ chức quốc tế, một số cá nhân và chính phủ như cố tình bỏ qua các quan điểm tích cực cùng thành tựu nhân quyền ở Việt Nam, mà phê phán thiếu thiện chí, thậm chí coi nhân quyền là điều kiện để xúc tiến các quan hệ. Như ngày 30-7, Ðại sứ quán Ô-xtrây-li-a cùng Ðại sứ quán Hoa Kỳ, EU, nhóm G4 (Ca-na-đa, Niu Di-lân, Na Uy, Thụy Sĩ) đã tổ chức tại trụ sở Ðại sứ quán Ô-xtrây-li-a ở Hà Nội hội thảo “Truyền thông phi nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay”. Diễn biến hội thảo cho thấy, dường như diễn giả và phần lớn ý kiến phát biểu ít phù hợp với chủ đề “thảo luận về truyền thông phi nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay, kể cả những phương tiện truyền thông mới như các blog”, “xã hội dân sự có thể sử dụng phương tiện truyền thông mới như thế nào để thúc đẩy nhân quyền trong khuôn khổ của hệ thống chính trị Việt Nam”, mà chủ yếu phê phán thiếu thiện chí, thiếu xây dựng đối với vấn đề được đặt ra; tập trung đề cập tới việc Nhà nước Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận”, xử phạt một số trang mạng cá nhân đã “phê bình, chỉ trích Chính phủ”, xử lý người gây rối an ninh – trật tự, cho rằng cuộc sống của một vài cá nhân gặp khó khăn là do cơ quan công quyền sách nhiễu,…? Về hiện tượng này, blogger Võ Khánh Linh nhận xét: “Hội thảo có vẻ như đã vượt ra khỏi giới hạn bày tỏ sự ủng hộ với thiện chí của Nhà nước Việt Nam đối với khuyến nghị của Ô-xtrây-li-a trong việc tạo môi trường thúc đẩy tự do ngôn luận, nó dường như hướng đến việc Ô-xtrây-li-a muốn “tranh thủ” việc này để “tạo môi trường hợp pháp” từ đặc quyền ngoại giao về trụ sở của mình cho những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam với mục đích chống Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia được phát biểu lên án chính quyền dưới lá bài hộ mệnh về cái gọi là “tự do ngôn luận”…”!?
Lý do khiến dư luận bức xúc không chỉ do nội dung của hội thảo, mà còn do danh sách khách mời và cách thức mà nơi tổ chức bày tỏ. Vì về công khai, khách mời là dành cho quan chức chính phủ, tổ chức chính trị – xã hội, các NGO, các tổ chức xã hội dân sự nhưng trên thực tế, dường như họ lại dành “biệt đãi” cho một số blogger mà chính phủ, hệ thống truyền thông và người dân Việt Nam từng công khai phê phán, thậm chí có người trong số họ từng bị pháp luật xử lý vì xâm phạm tới an ninh quốc gia. Chẳng lẽ Ðại sứ quán Ô-xtrây-li-a và các Ðại sứ quán đã phối hợp tổ chức hội thảo lại không biết gì về một số cá nhân, hội nhóm chỉ tồn tại trên in-tơ-nét (internet) thường xuyên đề cập tới tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam với kiểu đưa tin cực đoan, một chiều, rất thiếu khách quan nhằm phục vụ ý đồ chính trị xấu, đặc biệt là được sự chỉ đạo của các đảng phái, hội nhóm thù địch với Việt Nam ở nước ngoài, như “tổ chức khủng bố Việt tân”, “Voice”, “dân làm báo”,… Những người này đã đi ngược lại lợi ích dân tộc, đưa thông tin sai lệch nhằm tác động để nước ngoài can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Việt Nam để họ có cơ hội lật đổ thể chế chính trị, gây rối loạn đất nước.
Trước hội thảo này, một số hội thảo khác đã được tổ chức có sự tham dự của một số đại diện cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam, như hội thảo “Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát: Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế” tại trụ sở EU ngày 20-5-2014, thậm chí cả cái gọi là “hội thảo Quyền tự do đi lại” do một số kẻ trong cái gọi là “nhóm Tuyên bố 258″ tổ chức tại một quán cà-phê ở Hà Nội. Các hoạt động này thường không hoàn toàn hướng tới giá trị thiết thực là chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy giá trị nhân quyền như công bố, mà dường như chỉ hướng tới việc cổ súy các thành phần hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam? Bên cái gọi là hội thảo, gần đây còn thấy đại diện một số cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam như đang gia tăng tiếp xúc với một số phần tử chống đối. Nội dung các cuộc gặp luôn được chính các thành phần đã được “ưu ái tiếp xúc” quảng cáo rùm beng trên internet mà qua đó cho thấy, mục đích là kêu gọi một số quốc gia gây sức ép để buộc Chính phủ Việt Nam thừa nhận những tổ chức bất hợp pháp, trả tự do cho các đối tượng vi phạm pháp luật đang thi hành án, cung cấp và hỗ trợ về tinh thần, vật chất giúp mấy hội nhóm này “đấu tranh bất bạo động”! Và gặp xong là họ liền vội vã khoe khoang như thành công đáng khích lệ, cổ vũ nhau hoạt động bất chấp quy định pháp luật và sự bức xúc của dư luận, thậm chí rùm beng rằng “chế độ sắp đến ngày sụp đổ”, “thời cơ cách mạng đã chín muồi”!
Theo pháp luật Việt Nam, các hội thảo do cơ quan tổ chức quốc tế tiến hành tại Việt Nam phải tuân thủ Quyết định Về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam – số 76/2010/QÐ-TTg được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 30-11-2010. Trong đó, tại khoản 3, Ðiều 3 viết rõ: “Tổ chức nước ngoài khi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế phải thực hiện theo quy trình sau: a. Có kế hoạch tổ chức trình cấp có thẩm quyền nêu tại khoản 2, Ðiều 3 của Quyết định này phê duyệt. Thời hạn trình ít nhất là 20 ngày trước ngày dự kiến tổ chức. Kế hoạch tổ chức cần nêu rõ: Lý do, danh nghĩa tổ chức, mục đích của hội nghị, hội thảo; thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo; địa điểm tham quan, khảo sát (nếu có); hình thức và công nghệ tổ chức (trong trường hợp hội nghị, hội thảo trực tuyến); nội dung, chương trình làm việc và các hoạt động bên lề hội nghị, hội thảo; thành phần tham gia tổ chức: cơ quan phía nước ngoài, cơ quan phía Việt Nam, cơ quan tài trợ (nếu có); Thành phần tham dự: số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu, bao gồm cả đại biểu có quốc tịch nước ngoài và đại biểu Việt Nam.
Sau khi nhận được kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, cấp có thẩm quyền lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan; ra quyết định việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo đề nghị của các tổ chức nước ngoài hoặc trình Thủ tướng Chính phủ nếu vượt quá thẩm quyền của mình. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. b. Tiến hành hội nghị, hội thảo theo đúng chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. c. Gửi báo cáo tóm tắt kết quả hội nghị, hội thảo cho cấp có thẩm quyền trong phạm vi 15 ngày kể từ khi kết thúc hội nghị, hội thảo”.
Trên thực tế, cơ quan có trách nhiệm của Việt Nam đã lên tiếng rằng, Việt Nam không hoan nghênh tổ chức hội thảo, và coi đây là hành động can thiệp vào công việc nội bộ. Vậy bằng việc làm đó, phải chăng một số cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội không chỉ không tôn trọng pháp luật Việt Nam, cố ý can thiệp vào vấn đề nội bộ, tạo điều kiện “hợp thức hóa” một số cá nhân, tổ chức đang có hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam, mà còn vi phạm chính nguyên tắc ngoại giao được quy định tại Ðiều 41 – Công ước Viên năm 1961, trong đó các nhân viên ngoại giao: “1. Không làm phương hại đến các quyền ưu đãi và miễn trừ của mình, tất cả những người hưởng các quyền đó có nghĩa vụ lớn trong luật lệ của Nước tiếp nhận. Họ cũng có nghĩa vụ không được can thiệp vào công việc nội bộ của Nước tiếp nhận”,… “3. Trụ sở của cơ quan đại diện không được đem sử dụng một cách không phù hợp với các chức năng của cơ quan đại diện đã được nêu trong Công ước này hoặc trong những quy phạm khác của công pháp quốc tế, hoặc trong những hiệp định riêng hiện hành giữa Nước cử đi và Nước tiếp nhận”? Trên cơ sở lợi ích quan hệ được xây dựng, vun đắp nhiều năm giữa Việt Nam với các quốc gia, mong các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài nêu trên cân nhắc kỹ lưỡng hơn, cẩn trọng hơn để không tái diễn các hoạt động tương tự. Ðồng thời, hy vọng các cơ quan chức năng của Nhà nước cần có phản hồi mạnh mẽ, để cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài nào đó trước khi tiến hành bất cứ hoạt động gì cũng cần phải tôn trọng pháp luật Việt Nam cũng như tôn trọng các nguyên tắc ngoại giao theo quy định quốc tế.
TUẤN HƯNG
Nguồn: Nhân dân
Công an ngăn hội thảo của đoàn luật sư?
BBC
Hội thảo của đoàn luật sư TP Hà Nội về một thông tư của Bộ Công an bị hủy sau khi cơ quan quản lý hội trường thông báo “có sự can thiệp” từ bộ này.
Tuy nhiên, quy định trong thông tư về việc cho phép điều tra viên lập biên bản luật sư nếu có sai phạm đã gây nhiều ý kiến phản đối từ giới luật sư trong nước.
Trả lời BBC ngày 19/8, Luật sư Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết ban quản lý hội trường ở số 1, Liễu Giai hôm 15/8 đã đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê mặt bằng ngay trước ngày diễn ra hội thảo.
“Họ nói rằng họ cương quyết không cho thuê nữa vì có sự can thiệp bên Bộ Công an”, ông nói.
“Tôi đã yêu cầu họ trả lời bằng văn bản, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được”.
“Nhưng tôi tin chắc rằng có thể có áp lực nào đó vì đoàn luật sư Hà Nội lâu nay vẫn thuê hội trường này”.
“Thông tư trái pháp luật”
“Không thể vì lợi ích cục bộ hay quyền lợi của một nhóm nào đó mà đưa ra một văn bản cản trở lợi ích của dân tộc, của Nhà nước, của Đảng“
Luật sư Trần Đình Triển
“Văn bản của một Bộ đưa ra trong đó đặt điều tra viên lên trên luật sư là không được,” ông nói.
“Đây là một văn bản trái pháp luật, không phù hợp với luật thực định và thực tiễn”.
“Không thể vì lợi ích cục bộ hay quyền lợi của một nhóm nào đó mà đưa ra một văn bản cản trở lợi ích của dân tộc, của Nhà nước, của Đảng,” ông nhận định.
Ông Triển cho rằng thông tư này “không phải của Bộ trưởng Trần Đại Quang mà do cấp dưới nào đó làm mà không có ý kiến của bộ trưởng”.
“Việc hội thảo bị dừng lại gây bức xúc trong xã hội và dù báo chính thống không đăng nhưng lại lan tỏa trên mạng xã hội, rất mất uy tín”.
“Hội thảo của các nhà khoa học, các luật sư, chỉ mang ý nghĩa nội bộ, không có phá đám hay phá rối mà người ta lo sợ rồi ngăn cản như vậy thì theo tôi về góc độ nghiệp vụ là sự dốt nát, ấu trĩ.”
‘Dễ bị lạm dụng’
Trước đó, trong bài viết gửi cho BBC hôm 12/8, Luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội cho rằng Thông tư 28 “sẽ dẫn đến sự lạm dụng gây bất lợi cho luật sư khi hành nghề”.“Trong tố tụng hình sự có thể nói luật sư bào chữa là bên đối trọng với điều tra viên, đứng ở hai phía đối lập nhau mà lại trao quyền cho một bên được quyền nhận định phán xét bên kia đúng sai thì làm sao công tâm khách quan được,” ông viết.
Ông Trai cho rằng việc lập biên bản, “bản thân nó là một sự cản trở không phù hợp với Luật luật sư đã quy định nghiêm cấm cơ quan tổ chức cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư.”
“Đây là tệ trạng đã được nói đến nhiều không có gì mới, vấn đề là giới luật sư nắm luật và làm cái nghề bảo vệ người khác thì phải thấy được quy định trong Thông tư 28 đã sai và phải có trách nhiệm lên tiếng”.
“Luật sư còn không bảo vệ được quyền lợi cho mình thì còn bảo vệ được cho ai?” ông nhận định.
Ba tháng mất một tỉ đôla, bao giờ Việt Nam vỡ nợ?
“…Một gốc cây mục không thể nào sống lại được, trong khi những hạt
giống đã nảy mầm nếu được nuôi dưỡng tốt thì không mấy chốc sẽ lớn mạnh
và khi đó người dân sẽ có quyền lực chọn những giống cây thích hợp và
mạnh khỏe nhất để dùng vào việc gây dựng lại cơ đồ…”
Ông Nguyễn Anh Dương, chuyên gia của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế
Trung ương Việt Nam (CIEM) cho biết trong một cuộc hội thảo hồi cuối năm
2013 (22/11/2013) rằng cứ mỗi ba tháng Việt Nam phải trả nợ công, gồm
cả gốc và lãi lên tới 25.000-26.000 tỉ đồng (hơn một tỉ đôla) (tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/581607/cu-moi-ba-thang-viet-nam-tra-no-1-ti-usd)
. Đấy là hồi cuối năm ngoái, khi mọi chuyện vẫn “bình thường” nhất là
quan hệ với Trung Quốc vẫn “tốt đẹp”. Sau sự kiện Trung Quốc đem giàn
khoan HD-981 đặt sâu vào trong lãnh hải Việt Nam khiến quan hệ hai nước
nổi sóng, dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động gây chết người Trung Quốc
tại Vũng Áng thì sự trả đũa và trừng phạt kinh tế của Trung Quốc đối với
Việt Nam không biết diễn biến thế nào mà mới đây, ngày 7/8/2014 trong
Hội nghị toàn quốc ngành kế hoạch và đầu tư tại Đà Nẵng thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã phải thốt lên “Việt Nam dứt khoát không để vỡ nợ, phải bố
trí đủ để trả nợ…”.
Một câu hỏi khiến nhiều người dân Việt Nam (và cả một số đại biểu quốc
hội) quan tâm đó là: Nợ công của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Cùng
với nó là các câu hỏi như: Nợ công của Việt Nam được quản lý và sử dụng
như thế nào? Phương án trả nợ ra sao? Nếu vỡ nợ thì chính phủ sẽ giải
quyết như thế nào? Cuộc sống của người dân khi đó sẽ đi về đâu? ...Cho
dù các quan chức cao cấp của Việt Nam ra sức trấn an dân chúng rằng, nợ
công vẫn ở mức an toàn (50-60% GDP) nhưng theo các chuyên gia kinh tế
thì nợ công Việt Nam đã vượt ngưỡng an toàn từ lâu và đã vượt quá 100%
GDP. Theo tiến sĩ Phạm Thế Anh, trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô Đại học Kinh
tế quốc dân Hà Nội thì “Nợ công Việt Nam nếu tính cả nợ doanh nghiệp
nhà nước với nợ đọng xây dựng cơ bản thì đã trên 100% GDP năm 2012,
tương đương khoảng 180 tỉ USD. Số nợ này gấp khoảng bốn lần thu ngân
sách của VN mỗi năm”. baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/viet-nam-dang-tra-lai-bao-nhieu-ty-usdnam-cho-no-cong
Những người dân Việt Nam không quan tâm đến chính trị thì cho rằng nợ
công nhiều hay ít không ảnh hưởng đến họ và việc trả nợ đã có đảng và
nhà nước lo? Một tin không mấy vui dành cho họ là trung bình mỗi người
dân Việt Nam (từ lúc mới ra đời cho đến lúc nằm thở bằng bình ô-xy ở
bệnh viện) đều phải có trách nhiệm trả nợ công là khoảng 20 triệu đồng!
Những người này sẽ bảo “Tôi làm gì có tiền mà trả? Tôi có vay đâu mà
trả? Mà tôi không trả thì đã sao?” Vậy sự thật là như thế nào? Điều đầu
tiên mà những người này cần nhớ là đảng, nhà nước và chính phủ Việt Nam
không làm gì ra tiền. Ngay cả lương của họ cũng lấy từ ngân sách quốc
gia, tức là từ tiền thuế của người dân mà có. Nhà nước đi vay tiền của
nước ngoài, về lý thuyết là để phục vụ cho các nhu cầu phát triển của
người dân Việt Nam, họ chỉ là người thay mặt người dân Việt Nam đi vay
nợ mà thôi. Vì vậy toàn thể người dân Việt Nam phải có trách nhiệm trả
nợ là hoàn toàn đúng và không thể khác được. Nếu có người cho rằng tôi
không có gì để trả, thì khi đó con cháu họ sẽ phải trả bằng cách phải
đóng thuế nhiều hơn và nhận mức lương ít đi so với nhu cầu của cuộc
sống. Bạn nói tôi không có tiền để nộp thuế. Không sao, nhà nước có muôn
nghìn cách để móc túi bạn mà cách đơn giản nhất là tạo ra lạm phát, tức
là làm cho đồng tiền mất giá đi. Bạn vẫn sẽ nhận lương 3-4 triệu/tháng
như trước nhưng giá trị thực của đồng lương đó chỉ còn 1-2 triệu vì giá
cả ngoài thị trường đã tăng lên gấp đôi.
Nếu cuối cùng, vì người dân không còn gì để nộp cho nhà nước để trả nợ
nữa thì vỡ nợ cấp nhà nước sẽ xảy ra. Chuyện này không có gì mới và lạ.
Năm 1997 một loạt các nước vùng Đông Nam Á đã vỡ nợ trong đó có cả Hàn
Quốc, Thái Lan. Mới nhất là ngày 31/7/2014 vừa qua, Argentina một quốc
gia Nam Mỹ đã vỡ nợ lần thứ hai, sau khi mất khả năng thanh toán 1,5 tỷ
USD trái phiếu quốc gia cho cho hai quỹ đầu tư của Mỹ. Giả sử Việt Nam
rơi vào tình trạng vỡ nợ thì điều gì sẽ xảy ra? Theo chuyên gia kinh tế
Bùi Kiến Thành thì: “Nếu Việt Nam vỡ nợ, tất nhiên hệ số tín nhiệm
của tín dụng đối với Việt Nam sẽ rất là thê thảm, trong trường hợp nhà
nước muốn vay tiền chỉ số tín dụng từ BB sẽ rơi xuống B- và xuống hơn
nữa...như thế làm sao Việt Nam có thể tồn tại trên thị trường tài chính
quốc tế. Những chuyện ấy sẽ kéo theo làm cho một nước không thể ngóc đầu
lên nổi. Chúng ta đã thấy chuyện đó xảy ra rồi, thí dụ bên Argentina vỡ
nợ lần thứ hai kéo theo bao nhiêu hệ lụy của nền kinh tế”. rfa.org/vietnamese/programs
Như vậy cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ không thể vay được tiền của ai nữa
kể cả từ Quĩ Tiền tệ Quốc tế, cho đến khi khả năng trả nợ được phục hồi.
Trái phiếu của Việt Nam khi đó chỉ còn là đống giấy lộn.
Chuyện vỡ nợ công của Việt Nam không còn là chuyện giả tưởng nữa mà đang
có nguy cơ lớn trong những ngày sắp tới. Sự vỡ nợ của các Quĩ bảo hiểm
xã hội (tức là Quĩ Hưu trí của công nhân viên chức nhà nước) liên tục
được đưa ra và cảnh báo là có thể vỡ sớm hơn so với dự báo. Lý do là có
nhiều doanh nghiệp hoạt động èo uột dẫn đến việc nợ đóng tiền cho Quĩ
bảo hiểm xã hội. Lý do quan trọng nữa, theo lời ông Bùi Sĩ Lợi, Phó chủ
nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khiến ông “bày tỏ sự lo
lắng về hoạt động đầu tư, tăng trưởng quỹ BHXH, vì nguồn quỹ này chủ yếu
cho ngân sách Nhà nước vay và mua trái phiếu Chính phủ (73,41%), các
ngân hàng thương mại Nhà nước vay chỉ chiếm (24,72%). bhxhhagiang.gov.vn/index.php/vi/news/
Như vậy nếu nhà nước vỡ nợ công thì các Quĩ Hưu trí này cũng vỡ nợ theo.
“Sổ hưu” của các cán bộ và quân nhân ăn lương nhà nước, khi đó cũng
không còn. Không hiểu khi đó đại tá-giáo sư Trần Đăng Thanh sẽ ăn nói
thế nào để thuyết phục các đảng viên yên tâm và tiếp tục đồng lòng cùng
chính phủ chống lại nguy cơ “diễn biến hòa bình” của “các thế lực thù
địch”? Một bản tin cũng đáng chú ý trên báo Pháp Luật Thành Phố là “Bạc
Liêu: Nguy cơ không còn tiền để chi lương”. Điều khiến chúng ta giật
mình là tỉnh Bạc Liêu, một miền quê trù phú với những cánh đồng cò bay
thẳng cánh, có công tử Bạc Liêu ăn chơi nổi tiếng Sài thành thuở trước,
mà giờ đây cũng gay go như vậy thử hỏi những nơi khác sẽ như thế nào? cafef.vn/thoi-su/bac-lieu
Nếu không có những thay đổi đột biến và sâu rộng về thể chế chính trị
thì sẽ không có cách gì cứu vãn được tình thế. Vì chính trị là quyết
định tất cả. Người dân Việt Nam sẽ phải trả giá đắt cho sự bàng quang và
thờ ơ của chính họ đối với các hoạt động chính trị của nhà nước và các
tổ chức đối lập dân chủ. Một mặt người dân luôn trông chờ và hy vọng vào
sự thay đổi và sự tử tế của chính quyền. Đây là một sai lầm nghiêm
trọng vì một chế độ độc tài toàn trị chỉ luôn vơ vét và làm giàu cho
chính họ và thân tộc họ chứ không bao giờ họ vì dân vì nước. Mặt khác vì
tâm lý chờ đợi và cam chịu, ngại thay đổi nên người dân Việt Nam đã
không dành sự quan tâm cần thiết và đúng mức cho các tổ chức chính trị
dân chủ đối lập. Sai lầm của người dân ở đây là họ vẫn cố gắng tưới nước
cho một gốc cây đã mục ruỗng thay vì dành một chút thời gian để chăm
sóc cho những hạt giống mới đã đâm chồi nảy lộc. Một gốc cây mục không
thể nào sống lại được, trong khi những hạt giống đã nảy mầm nếu được
nuôi dưỡng tốt thì không mấy chốc sẽ lớn mạnh và khi đó người dân sẽ có
quyền lực chọn những giống cây thích hợp và mạnh khỏe nhất để dùng vào
việc gây dựng lại cơ đồ.
Là một tổ chức chính trị dân chủ đối lập của người Việt Nam, chúng tôi
xin được đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề nợ công cũng như sự
an toàn của Quĩ Hưu trí để người dân Việt Nam tham khảo và đánh giá như
sau:
-Để tránh vỡ nợ công thì cách tốt nhất là chính quyền cần hạn chế vay
mượn nước ngoài tối đa. Vay ít thì trả ít, nguy cơ vỡ nợ vì vậy sẽ được
giảm thiểu.
-Muốn tránh vay nợ nước ngoài nhiều thì chính quyền phải tăng thu ngân
sách bằng biện pháp chống thất thu thuế. Muốn chống thất thu thuế thì
đầu tiên phải chống được tham nhũng (cứ một đồng bị tham nhũng thì ngân
sách nhà nước sẽ mất đi mười đồng, thậm chí hàng trăm đồng từ tiền
thuế). Thứ hai là phải chống được buôn lậu. Thứ ba luật pháp phải nghiêm
minh và bình đẳng với mọi thành phần kinh tế. Nhà nước sẽ kiên quyết
xóa bỏ bọi ưu đãi và đặc quyền, đặc lợi dành cho các tập đoàn và các
doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI. Nhà
nước sẽ tư hữu hóa mọi ngành nghề kinh tế và tạo ra một bộ luật kinh tế
chung cho tất cả mọi thành phần với tất cả sự ưu đãi và dễ dãi để người
kinh doanh yên tâm đầu tư các dự án dài hạn. Nhà nước không có chức
năng kinh doanh mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ trọng tài và giữ cho các
hoạt động kinh tế và xã hội được ổn định và đảm đảo an sinh xã hội.
-Chính quyền Việt Nam phải cắt giảm tối đa bộ máy công chức và những
người hưởng lưởng từ ngân sách. 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô
về” phải cho nghỉ việc. Trả các hội đoàn ăn lương ngân sách về cho xã
hội dân sự như Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội nông dân, Hội phụ nữ… Các
hội này phải tự thân vận động và sống bằng sự đóng góp của các hội viên.
Nhà nước không có trách nhiệm và không nên nuôi cơm các hội này. Các
đảng phái và tổ chức chính trị cũng phải tự thân vận động, tồn tại và
phát triển bằng chính năng lực của mình.
-Việt Nam là một nước đang phát triển vì vậy rất cần nhiều nguồn vốn để
xây dựng hạ tầng cơ sở và phục vụ dân sinh. Việc vay mượn nợ công là
điều vẫn phải làm trong nhiều năm tới. Để tránh thất thoát và tham nhũng
trong việc đầu tư và giải ngân các nguồn vốn vay này thì tiêu chí minh
bạch và công khai cần phải đặt lên hàng đầu. Tất cả các dự án đầu tư
công đều phải được thông báo rộng rãi từ trước khi đấu thầu một gian đủ
dài để mọi doanh nghiệp có thể nghiên cứu và tham gia. Việc đấu thầu
phải diễn ra công khai minh bạch, dưới sự giám sát của người dân và báo
chí. Một ủy ban độc lập của quốc hội sẽ quản lý và giám sát quá trình
đầu tư công này.
-Quĩ Hưu trí (Quĩ bảo hiểm xã hội) là một vấn đề rất quan trọng cho sự
ổn định của đất nước vì nó liên quan đến lương hưu của hàng triệu người
…hưu trí. Bất cứ sự đổ vỡ nào của Quĩ Hưu trí đều gây ra những hệ lụy
nghiêm trọng cho đời sống xã hội. Vì sự quan trọng đó mà không thể để
“việc quản lý và sử dụng Quĩ Bảo hiểm Xã hội là trách nhiệm của tổ chức
…bảo hiểm xã hội”. Quĩ Hưu trí phải do một Ủy ban độc lập của Quốc hội
quản lý và giám sát. Việc dùng tiền của Quĩ hưu trí để đầu tư phải rất
thận trọng, công khai và đảm bảo an toàn một cao nhất…
Các đề nghị của chúng tôi đưa ra có thể chưa đầy đủ và vẫn còn phiến
diện tuy nhiên chỉ với chừng ấy thôi thì người dân Việt Nam cũng có thể
thấy rằng, nhà nước hiện nay không thể làm được gì, không thể thay đổi
được gì. Rõ ràng là phải thay đổi thể chế chính trị trước tiên sau đó
mới có thể làm những việc tiếp theo khác…
Việt Hoàng
(Thông luận)
Biển Đông : “Mỹ không nói suông nữa”
Tướng Mỹ Martin E.Dempsey bên cạnh Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ trong chuyến thăm Việt Nam từ 14 đến 17/08/2014. – http://www.defense.gov
Mai Vân / Trọng Nghĩa -RFI
Lần đầu tiên kể từ năm 1971 đến nay, ngày 14/08/2014 vừa qua, nhân vật đứng đầu quân đội Mỹ công du Việt Nam. Trong khuôn khổ một chuyến thăm Việt Nam trong 4 ngày, Tướng Martin E. Dempsey, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đã thảo luận với các lãnh đạo Việt Nam về việc tăng cường quan hệ quân sự giữa hai nước vốn trước đây là cựu thù.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày
16/08/2014, Tướng Martin Dempsey xác nhận khả năng Mỹ giảm nhẹ cấm vận
vũ khí sát thương đối với Việt Nam, và trong trường hợp đó, ông chủ
trương cung cấp các loại thiết bị và vũ khí để Việt Nam tăng cường năng
lực binh chủng Hải quân.
Theo tướng Dempsey, Washington có thể bán cho Hà Nội từ tàu tuần tra, các thiết bị tình báo, giám sát và trinh sát, cho đến các phương tiện tìm kiếm và cứu hộ, và thậm chí các loại vũ khí mà hạm đội Việt Nam chưa từng có.
Về vấn đề Biển Đông, Tướng Dempsey dĩ nhiên đã xác định trở lại lập trường từ trước đến nay của Hoa Kỳ là “không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Mỹ hết sức quan tâm đến cách thức giải quyết các bất đồng mà theo ông không được phép sử dụng vũ lực.
Giải pháp cho Biển Đông phải là đa phương
Cốt lõi của một giải pháp cho vấn đề Biển Đông, theo Tướng Dempsey, là một phương thức giải quyết đa phương, thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, chứ không phải là vấn đề “Mỹ có ý định làm gì”.
Đối với tướng Dempsey, Mỹ và Việt Nam có lợi ích chung, và Hoa Kỳ đang khuyến khích các đối tác ASEAN và đồng minh trong khu vực phát huy một cách tiếp cận đa phương đối với vấn đề an ninh trên biển.
Về quan hệ quân sự Mỹ-Việt, sau khi nhắc lại rằng Washington có các thỏa thuận quốc phòng lâu dài với các nước trong khu vực, trong đó Philippines và Thái Lan là hai đồng minh có ký hiệp ước với Mỹ, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ xác định : “Chúng tôi rất quan tâm đến việc trở thành đối tác với một nước Việt Nam hùng mạnh, độc lập và thịnh vượng”.
Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Tướng Martin Dempsey, RFI đã có bài phỏng vấn nhanh với Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ). Trước hết Giáo sư Long đã xác định tầm mức quan trọng của chuyến thăm Việt Nam của Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey, trong bối cảnh Việt Nam bị Trung Quốc chèn ép dữ dội trên Biển Đông.
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ cuộc viếng thăm này rất là quan trọng… Việt Nam có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất ở Biển Đông. Việt Nam bị tổn hại nhất vì sự bành trướng của Trung Quốc, nhưng lại yếu về vấn đề quân sự cũng như vấn đề chính trị và liên hệ với các nước khác. Thành ra vai trò của Mỹ củng cố quan hệ với Việt Nam rất quan trọng, không những cho Việt Nam mà cho cả khu vực.
Và chính Đại tướng Dempsey, khi ở Việt Nam, cũng đã nói rằng ông hoàn toàn chia sẻ đánh giá là hòa bình và ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nhất là ở Biển Đông, đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những đòi hỏi phi lý, có nghĩa là (đòi hỏi) của Trung Quốc.
Và ông nói rằng việc này không những đe dọa Việt Nam và các nước ASEAN mà còn đe dọa đến lợi ích của Mỹ và của các nước khác.
Mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và các nước khác trong khu vực là quan tâm chung, và những quan ngại đã được nêu ra đều có cơ sở, thành ra Mỹ và và giới quân sự Mỹ cần chú ý thêm đến khu vực này (Biển Đông). Tôi thấy đây là một hướng tích cực đối với an ninh chung của khu vực.
RFI: Riêng về phía Mỹ, chuyến thăm Việt Nam của ông Dempsey thể hiện điều gì ?
Ngô Vĩnh Long: Về phía Mỹ, chuyến thăm của ông Dempsey thể hiện việc chính phủ Mỹ – và quân đội Mỹ – thấy rằng việc Trung Quốc bành trướng và sử dụng sức mạnh để đe dọa làm tổn hại đến an ninh khu vực và cũng như là quyền lợi của Mỹ.
(Chuyến thăm) thể hiện vấn đề Mỹ không nói suông nữa. Từ trước đến giờ Mỹ muốn trấn an Trung Quốc, nói ‘suông suông’, rồi nói với Trung Quốc là không nên gây hấn… Nhưng giờ đây là việc Mỹ tăng cường sự hiện diện để cho Trung Quốc biết là không nên làm quá, vì nếu Trung Quốc tiếp tục làm quá, thì Mỹ sẽ có những biện pháp đối với Trung Quốc…
Mỹ sẽ giám sát hiện trạng Biển Đông
Về lâu về dài, Mỹ có thể sẽ cấm vận Trung Quốc, nhưng hiện nay, Mỹ chẳng hạn đã tuyên bố là đang đưa máy bay đi giám sát các hòn đảo ở Trường Sa xem thử coi Trung Quốc có tăng cường hoạt động trong vùng đó hay không.
Rõ ràng là Mỹ nghĩ rằng vì các hành động của Trung Quốc, cho nên Mỹ phải ra tay mạnh hơn, để cho Trung Quốc thấy được dấu hiệu rõ ràng là quyền lợi của Mỹ cũng như quyền lợi của thế giới đang bị xâm phạm.
Đây là việc Hoa Kỳ chưa dám làm trước đây, nhưng bây giờ, sau khi các nước ASEAN nói rằng các hành động khiêu khích gần đây có hại cho hòa bình, ổn định và an ninh, cũng như tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, thì việc này giúp cho Mỹ nói rằng : « À ! Vậy thì chúng tôi sẽ giúp các anh giám sát các hành động này, để cho chúng ta có thể bảo vệ an ninh chung ! »
Do đó tôi thấy rằng bản thông cáo chung ASEAN vừa qua rất tốt cho việc giúp Mỹ tăng cường quan hệ và hoạt động trong khu vực.
RFI: Thông cáo chung ASEAN là « cơ sở pháp lý » để Hoa Kỳ phát triển hoạt động ?
Ngô Vĩnh Long: Vâng. Hoa Kỳ và các nước đồng minh. Hoa kỳ hiện nay cũng lập một quan hệ với Úc, với Nhật, và với Ấn Độ trong việc giám sát an ninh khu vực. Tôi nghĩ đây là cơ sở để tăng cường hoạt động chung.
Theo tướng Dempsey, Washington có thể bán cho Hà Nội từ tàu tuần tra, các thiết bị tình báo, giám sát và trinh sát, cho đến các phương tiện tìm kiếm và cứu hộ, và thậm chí các loại vũ khí mà hạm đội Việt Nam chưa từng có.
Về vấn đề Biển Đông, Tướng Dempsey dĩ nhiên đã xác định trở lại lập trường từ trước đến nay của Hoa Kỳ là “không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Mỹ hết sức quan tâm đến cách thức giải quyết các bất đồng mà theo ông không được phép sử dụng vũ lực.
Giải pháp cho Biển Đông phải là đa phương
Cốt lõi của một giải pháp cho vấn đề Biển Đông, theo Tướng Dempsey, là một phương thức giải quyết đa phương, thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, chứ không phải là vấn đề “Mỹ có ý định làm gì”.
Đối với tướng Dempsey, Mỹ và Việt Nam có lợi ích chung, và Hoa Kỳ đang khuyến khích các đối tác ASEAN và đồng minh trong khu vực phát huy một cách tiếp cận đa phương đối với vấn đề an ninh trên biển.
Về quan hệ quân sự Mỹ-Việt, sau khi nhắc lại rằng Washington có các thỏa thuận quốc phòng lâu dài với các nước trong khu vực, trong đó Philippines và Thái Lan là hai đồng minh có ký hiệp ước với Mỹ, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ xác định : “Chúng tôi rất quan tâm đến việc trở thành đối tác với một nước Việt Nam hùng mạnh, độc lập và thịnh vượng”.
Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Tướng Martin Dempsey, RFI đã có bài phỏng vấn nhanh với Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ). Trước hết Giáo sư Long đã xác định tầm mức quan trọng của chuyến thăm Việt Nam của Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey, trong bối cảnh Việt Nam bị Trung Quốc chèn ép dữ dội trên Biển Đông.
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ cuộc viếng thăm này rất là quan trọng… Việt Nam có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất ở Biển Đông. Việt Nam bị tổn hại nhất vì sự bành trướng của Trung Quốc, nhưng lại yếu về vấn đề quân sự cũng như vấn đề chính trị và liên hệ với các nước khác. Thành ra vai trò của Mỹ củng cố quan hệ với Việt Nam rất quan trọng, không những cho Việt Nam mà cho cả khu vực.
Và chính Đại tướng Dempsey, khi ở Việt Nam, cũng đã nói rằng ông hoàn toàn chia sẻ đánh giá là hòa bình và ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nhất là ở Biển Đông, đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những đòi hỏi phi lý, có nghĩa là (đòi hỏi) của Trung Quốc.
Và ông nói rằng việc này không những đe dọa Việt Nam và các nước ASEAN mà còn đe dọa đến lợi ích của Mỹ và của các nước khác.
Mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và các nước khác trong khu vực là quan tâm chung, và những quan ngại đã được nêu ra đều có cơ sở, thành ra Mỹ và và giới quân sự Mỹ cần chú ý thêm đến khu vực này (Biển Đông). Tôi thấy đây là một hướng tích cực đối với an ninh chung của khu vực.
RFI: Riêng về phía Mỹ, chuyến thăm Việt Nam của ông Dempsey thể hiện điều gì ?
Ngô Vĩnh Long: Về phía Mỹ, chuyến thăm của ông Dempsey thể hiện việc chính phủ Mỹ – và quân đội Mỹ – thấy rằng việc Trung Quốc bành trướng và sử dụng sức mạnh để đe dọa làm tổn hại đến an ninh khu vực và cũng như là quyền lợi của Mỹ.
(Chuyến thăm) thể hiện vấn đề Mỹ không nói suông nữa. Từ trước đến giờ Mỹ muốn trấn an Trung Quốc, nói ‘suông suông’, rồi nói với Trung Quốc là không nên gây hấn… Nhưng giờ đây là việc Mỹ tăng cường sự hiện diện để cho Trung Quốc biết là không nên làm quá, vì nếu Trung Quốc tiếp tục làm quá, thì Mỹ sẽ có những biện pháp đối với Trung Quốc…
Mỹ sẽ giám sát hiện trạng Biển Đông
Về lâu về dài, Mỹ có thể sẽ cấm vận Trung Quốc, nhưng hiện nay, Mỹ chẳng hạn đã tuyên bố là đang đưa máy bay đi giám sát các hòn đảo ở Trường Sa xem thử coi Trung Quốc có tăng cường hoạt động trong vùng đó hay không.
Rõ ràng là Mỹ nghĩ rằng vì các hành động của Trung Quốc, cho nên Mỹ phải ra tay mạnh hơn, để cho Trung Quốc thấy được dấu hiệu rõ ràng là quyền lợi của Mỹ cũng như quyền lợi của thế giới đang bị xâm phạm.
Đây là việc Hoa Kỳ chưa dám làm trước đây, nhưng bây giờ, sau khi các nước ASEAN nói rằng các hành động khiêu khích gần đây có hại cho hòa bình, ổn định và an ninh, cũng như tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, thì việc này giúp cho Mỹ nói rằng : « À ! Vậy thì chúng tôi sẽ giúp các anh giám sát các hành động này, để cho chúng ta có thể bảo vệ an ninh chung ! »
Do đó tôi thấy rằng bản thông cáo chung ASEAN vừa qua rất tốt cho việc giúp Mỹ tăng cường quan hệ và hoạt động trong khu vực.
RFI: Thông cáo chung ASEAN là « cơ sở pháp lý » để Hoa Kỳ phát triển hoạt động ?
Ngô Vĩnh Long: Vâng. Hoa Kỳ và các nước đồng minh. Hoa kỳ hiện nay cũng lập một quan hệ với Úc, với Nhật, và với Ấn Độ trong việc giám sát an ninh khu vực. Tôi nghĩ đây là cơ sở để tăng cường hoạt động chung.
Trung Quốc thúc đẩy người Hán kết hôn với người Tây Tạng dập nổi loạn
Trung Quốc chuyển hướng sang thúc đẩy các cuộc hôn nhân hỗn hợp giữa
người Hán với người Tây Tạng để đồng hóa và dập tắt phản kháng của cộng
đồng này.
Hình minh họa |
Bưu điện Washington ngày 16/8 cho biết, sau 6 thập kỷ nằm dưới sự quản
lý của Trung Quốc, các tổ chức nhân quyền Tây Tạng đã cáo buộc Bắc Kinh
tìm mọi cách chế ngự khu vực đầy bất ổn này bằng nhà tù và đàn áp tôn
giáo nhưng không thành công. Hiện tại Trung Quốc chuyển hướng sang thúc
đẩy các cuộc hôn nhân hỗn hợp giữa người Hán với người Tây Tạng để đồng
hóa và dập tắt phản kháng của cộng đồng này.
Trong những tuần gần đây, các quan chức chính phủ Trung Quốc phụ trách khu tự trị Tây Tạng đã ra lệnh cho các tờ báo địa phương tăng cường tuyên truyền về hôn nhân Hán - Tạng. Chính quyền khu vực cũng thông qua một loạt các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho những cặp vợ chồng Hán - Tạng.
Trần Toàn Quốc, quan chức đứng đầu chính quyền khu tự trị Tây Tạng gần đây đã tổ chức một cuộc gặp với 19 gia đình hỗn hợp Hán - Tạng. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Chúng ta nên làm cho mối quan hệ dân tộc của chúng ta trở nên như vậy", Trần Toàn Quốc phát biểu trong một cuộc họp hồi tháng 6, chính quyền phải tích cực thúc đẩy các cuộc hôn nhân hỗn hợp.
Cho đến nay việc thúc đẩy chính sách hôn nhân giữa người Hán với người Tây Tạng đã có một số thành công ban đầu. Trong một báo cáo được công bố tháng này, một văn phòng nghiên cứu của đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng cho biết các cuộc hôn nhân hỗn hợp đã tăng lên hàng năm với tỉ lệ 2 con số trong 5 năm qua, từ 666 cặp vợ chồng năm 2008 đến 4795 cặp vợ chồng trong năm 2013.
Trong khi tránh đề cập các chi tiết cụ thể, báo cáo cho rằng sự tăng trưởng chính sách hôn nhân này sẽ tạo thuận lợi trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, quyền sinh đẻ, các kỳ nghỉ, các giải thưởng và điều trị đặc biệt cho trẻ em sinh ra trong các gia đình Hán - Tạng cũng như quyền lợi về giáo dục và chính trị, trở thành đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc sau này.
Hiện tại người Tây Tạng chiếm khoảng 90% dân số khu tự trị, 8% là người Hán. Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông để đạt được sự thống nhất dân tộc, nhưng các nhà phê bình cho rằng mục đích thực sự của nó là tiếp tục làm suy yếu nền văn hóa Tây Tạng.
Trả lời phỏng vấn qua điện thoại, nhà thơ Tây Tạng Tsering Woeser đã gọi các cuộc hôn nhân Hán - Tạng được thúc đẩy bởi chính quyền Trung Quốc là "điều tồi tệ nhất của chế độ thực dân". Việc các cặp vợ chồng khác dân tộc đến với nhau một cách tự nhiên thì không có gì đáng nói, nhưng khi các nhà chức trách sử dụng hôn nhân như một công cụ chính trị và tạo ra các chính sách để khuyến khích nó thì đó là một sai lầm.
Trong nhiều tuần, báo chí nhà nước tại Tây Tạng liên tục đưa tin về những cặp vợ chồng Hán - Tạng hạnh phúc, trong đó trẻ em sinh ra trong các gia đình này đều am hiểu cả 2 nền văn hóa, nói được cả tiếng Hán và tiếng Tây Tạng.
Trong những tuần gần đây, các quan chức chính phủ Trung Quốc phụ trách khu tự trị Tây Tạng đã ra lệnh cho các tờ báo địa phương tăng cường tuyên truyền về hôn nhân Hán - Tạng. Chính quyền khu vực cũng thông qua một loạt các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho những cặp vợ chồng Hán - Tạng.
Trần Toàn Quốc, quan chức đứng đầu chính quyền khu tự trị Tây Tạng gần đây đã tổ chức một cuộc gặp với 19 gia đình hỗn hợp Hán - Tạng. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Chúng ta nên làm cho mối quan hệ dân tộc của chúng ta trở nên như vậy", Trần Toàn Quốc phát biểu trong một cuộc họp hồi tháng 6, chính quyền phải tích cực thúc đẩy các cuộc hôn nhân hỗn hợp.
Cho đến nay việc thúc đẩy chính sách hôn nhân giữa người Hán với người Tây Tạng đã có một số thành công ban đầu. Trong một báo cáo được công bố tháng này, một văn phòng nghiên cứu của đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng cho biết các cuộc hôn nhân hỗn hợp đã tăng lên hàng năm với tỉ lệ 2 con số trong 5 năm qua, từ 666 cặp vợ chồng năm 2008 đến 4795 cặp vợ chồng trong năm 2013.
Trong khi tránh đề cập các chi tiết cụ thể, báo cáo cho rằng sự tăng trưởng chính sách hôn nhân này sẽ tạo thuận lợi trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, quyền sinh đẻ, các kỳ nghỉ, các giải thưởng và điều trị đặc biệt cho trẻ em sinh ra trong các gia đình Hán - Tạng cũng như quyền lợi về giáo dục và chính trị, trở thành đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc sau này.
Hiện tại người Tây Tạng chiếm khoảng 90% dân số khu tự trị, 8% là người Hán. Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông để đạt được sự thống nhất dân tộc, nhưng các nhà phê bình cho rằng mục đích thực sự của nó là tiếp tục làm suy yếu nền văn hóa Tây Tạng.
Trả lời phỏng vấn qua điện thoại, nhà thơ Tây Tạng Tsering Woeser đã gọi các cuộc hôn nhân Hán - Tạng được thúc đẩy bởi chính quyền Trung Quốc là "điều tồi tệ nhất của chế độ thực dân". Việc các cặp vợ chồng khác dân tộc đến với nhau một cách tự nhiên thì không có gì đáng nói, nhưng khi các nhà chức trách sử dụng hôn nhân như một công cụ chính trị và tạo ra các chính sách để khuyến khích nó thì đó là một sai lầm.
Trong nhiều tuần, báo chí nhà nước tại Tây Tạng liên tục đưa tin về những cặp vợ chồng Hán - Tạng hạnh phúc, trong đó trẻ em sinh ra trong các gia đình này đều am hiểu cả 2 nền văn hóa, nói được cả tiếng Hán và tiếng Tây Tạng.
Hồng Thủy
( Giáo Dục )
Về thơ
Chế Lan Viên có Stalin không chết, mở đầu bằng mấy câu
Stalin mất rồi
Đồng chí Stalin đã mất!
Thế giới không cha nặng tiếng thở dài
Ở đoạn dưới
Mẹ hiền ta ơi
Em bé ta ơi
Đồng chí Stalin không bao giờ chết
…Triệu triệu mẹ già em dại
Đều là súng Stalin để lại ( VTN gạch dưới)*
Giữ lấy hòa bình thế giới
Tiếng nổ ca vang dội thấu mặt trời
Các bài tiếp theo:
Trước bài Đời đời nhớ Ông của Tố Hữu là bài Nhớ đồng chí Sta lin của Huy Cận
Tiếp đó các bài của Bàn Tài Đoàn, Nông Quốc Chấn.
Xuân Diệu có bài Thương tiếc Đại nguyên soái Stalin:
Nghe tin mất mới thấy lòng quyến luyến
Từ bao lâu yêu Người tận tủy xương
Tiếng khóc đây là tất cả can trường
Thấy Người thật là bát cơm miếng bánh
Người gắn với chúng con trong vận mệnh
Về phần văn xuôi.
Phan Khôi có bài Một vị học giả mác-xít thiên tài. Trước khi viết kỹ về cuốn Chủ nghĩa Mác và vấn đề ngôn ngữ, Phan Khôi có đoạn dạo đầu ngắn:
Đối với cái chết của Đại nguyên soái Stalin, vấn đề đề ra trước mắt những người đang sống là: Chúng ta phải học tập Stalin, học tập đạo đức cách mạng và trí tuệ của ông, được cả càng hay, không thì được phần nào cũng hay phần ấy, đó là một đảm bảo vững chắc cho cuộc thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, của Chủ nghĩa tân dân chủ.
Lê Đạt thì xuất hiện như một phóng viên, ghi lại không khí một nhà máy trong rừng khi nghe tin Stalin mất. Bài viết khoảng 3.000 chữ này kể chuyện cái chết của Stalin đã gợi lên niềm xúc động to lớn, từ đó đánh thức tinh thần lao động sáng tạo của cả một tập thể công nhân gang thép.
Xin phép mở một dấu ngoặc.
Ngoài các bài Liễu, Bài thơ tình ở Hàng Châu, Tế Hanh còn có bài thơ ngắn sau đây, viết trong đợt thăm Trung quốc 1962. Tôi vẫn thường nhẩm lại mỗi khi nhớ tới đời sống tinh thần của chúng tôi những năm 1965 về trước.
Hồ Nam xe chạy không dừng bước
Dãy núi cao liền dãy núi cao
Quê hương lãnh tụ mây thêu nắng
Thấy mặt trời lên nhớ bác Mao
Tôi muốn thầm nói với Tế Hanh: Anh không việc gì phải xấu hổ cả. Hồi ấy, bao nhiêu người nghĩ thế, chứ đâu phải riêng anh!
Trở lại chuyện Tố Hữu.
Nếu có ai hỏi tôi thích bài nào của Tố Hữu nhất, tôi sẽ nói rằng đó là cụm mấy bài ông làm hồi đi tù, in trong phần Xiềng xích của tập Từ ấy.
Bài Nhớ đồng
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò
Bài Tiếng hát đi đầy
Hỡi những anh đầu đi trước đó
Biết chăng còn lắm bạn đi đầy
Những bài thơ này có cái giọng mà sau này không bao giờ Tố Hữu có nữa. Nhà thơ bơ vơ trong cảnh đơn độc ở núi rừng. Phải làm thơ, phải lấy thơ để tự khẳng định, thơ cất lên không để cho ai mà trước tiên để cho mình .
Những bài thơ viết khi người ta không biết mình sẽ sống hay chết như thế này,
tôi còn gặp một lần nữa trong thơ VN về sau, đó là tập Ánh sáng và phù sa.
Khi soạn tập thơ (1960), Chế Lan Viên chưa chuyển sang giai đoạn lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa , như Xuân Sách sẽ viết .
Sinh thời, Tố Hữu hay nói, đại ý hãy coi ông là nhà cách mạng, sau đó mới là nhà thơ.
Như thế tức là ông cũng đã biết chỗ đứng của mình trong lịch sử.
Có điều không phải luôn luôn người ta làm được đúng như những điều người ta tự xác định.
Là một người hết sức nhạy cảm và sẵn có cả chất mệ của quê hương, ông thừa biết nhiều khi dân văn nghệ ca ngợi thơ ông vì ông là quan chức phụ trách người ta, nắm sinh mệnh của người ta.
Song nếu đủ sáng suốt để từ chối những lời nịnh bợ thường trực thì ông đã không còn là ông nữa.
Lẽ đời là vậy, lúc được được quá cái đáng được, thì lúc mất cũng mất quá cái đáng mất.
Nhưng về phần chúng ta, mỗi lần đả động đến ông, tôi nghĩ nên phân biệt đang nói về ông như một quan chức cao cấp hay nói về ông như một nhà thơ.
Khoảng năm 1973, Hà Nội có một triển lãm điêu khắc với ngôn ngữ khá hiện đại của Nguyễn Hải và Lê Công Thành. Chính Tố Hữu cũng rất thích -- sang Hội nhà văn nghe ngóng về, Nguyễn Khải báo cho tôi biết tin vui đó. Nhưng rồi hóa ra chúng tôi mừng hụt. Mấy vị to hơn tới xem cho là không được. Và người ta lại thấy Tố Hữu cho truyền đi nhận định không thể tìm tòi kiểu ấy, mà hãy trở lại với thứ điêu khắc mô phỏng đời thường, kiểu Trần Văn Lắm!
Tức là cũng như chúng ta, Tố Hữu cũng có lúc phải làm ngược điều mình nghĩ.
Trước đó năm 1965, Nguyễn Thành Long bị nạn với bút ký Cái gốc. Bài ký cũng chẳng có chuyện gì đen tối lắm, chỉ tả phụ nữ trong chiến tranh quá nhếch nhác, nên bị Đảng đoàn Hội phụ nữ kêu.Theo chỗ tôi nhớ, lúc đầu Nguyễn Thành Long rất tự tin, vì Tố Hữu đã nhắn xuống tỏ ý bênh, “họ có Đảng đoàn thì mình cũng có Đảng đoàn chứ “( ý nói Đảng đoàn phụ nữ và Đảng đoàn văn nghệ-- hai cấp tương đương nhau ). Thế nhưng bên phụ nữ kiện lên trên và cuối cùng văn nghệ thua, Cái gốc chung số phận với Tình rừng.
Nguyễn Khải kể khoảng năm 1963, có lần được dự một cuộc họp cùng bí thư tỉnh ủy các tỉnh đồng bằng do Tố Hữu chủ trì, chắc là bàn về công tác tuyên huấn. Trong lúc nghe mọi người thảo luận, bỗng Nguyễn Khải thấy Tố Hữu đang đi quanh thì dừng lại, ghé vào tai mình nói nhỏ:
-- Chăc nhà văn nhìn cảnh này như một trò hề?!
Rồi ông lảng ngay, lên bàn chủ tịch, tiếp tục lo nốt các việc đang làm dở.
Cái lạ của các nhà văn sau 1945 là khi tính viết con người thời nay, chỉ hay viết về nhân vật quần chúng công nông. Còn những người kéo quần chúng đi, vẽ ra cái mẫu điển hình để quần chúng sống theo và nói chung chỉ có vai trò đơn giản là…lèo lái toàn bộ đời sống – những nhân vật quan chức nhân vật cán bộ kiểu ấy lại chả ai viết bao giờ.
Tôi đã phác qua một vài nét về Tố Hữu hồi ở Việt Bắc trong ghi chép về Nguyễn Đình Nghi.
Nhị Ca kể với tôi cái tình tiết sau đây: trong rừng, cạnh cơ quan, thường có những quán cà phê, anh em hay ra đấy đấu láo. Đang vui thì Tố Hữu đến. Thế là mọi người không ai bảo ai rút lui hết. Chỉ còn một người bao giờ cũng ngồi với Tố Hữu đến cùng. Là Hoài Thanh.
Cái công của Tố Hữu hồi ấy là giữ cho được anh em đi theo kháng chiến đến cùng không để họ trở về thành.
Những năm chiến tranh, thỉnh thoảng một số anh em viết trẻ chúng tôi cũng được gọi đi nghe Tố Hữu nói chuyện. Có một câu ông nói khiến tôi nhớ nhất và phải nói thực sợ nhất, đó là cái ý ông bảo sang nước ngoài thấy đời sống họ lạnh lùng lắm, về nước thấy đồng bào mình sống với nhau, ấm cúng hơn hẳn.
Ông cũng thường nói là nổi tiếng ở nước ngoài thì dễ, nổi tiếng ở trong nước mới khó .
Lại có lần khuyến khích lớp trẻ, ông bảo phải biết đấu tranh cho chân lý, khi cần phải cắn xé(!). May mà bọn tôi đã nghe nhiều về tính đồng bóng của ông, nên chẳng mấy cảm động, nhớ đâu hình như chính Xuân Quỳnh bảo rằng có mà ông cho ghè gẫy răng.
Tố Hữu quản cán bộ cấp dưới thế nào? Nguyễn Khải nhận xét có vẻ như càng những người bất tài và có khuyết điểm ông lại càng thích dùng. Những ông A ông B từng bị Tố Hữu mắng như tát nước vào mặt lại rất vững vàng trong vị trí của mình. Vì ông thừa biết loại đó bảo thế nào họ cũng phải nghe.
Bảo Định Giang, người phụ trách Hội liên hiệp những năm ấy thường kể với mọi người ông Lành dọa sẽ lấy đầu nếu BĐG để một vài văn nghệ sĩ tiêu biểu lơ mơ ở Hà Nội rồi dính bom đạn.
Một lần, khoảng những năm trước 1980, tôi ngồi với Nguyễn Khải, Xuân Sách, cùng giở một số báo Tết. Khi ấy Tố Hữu đã đi phụ trách kinh tế, nhưng các số báo tết vẫn có bài của ông. Nguyễn Khải sát hạch tôi:
-- Thằng Nhàn hãy thử bình một câu xem nào.
Tôi lúc đầu cũng chỉ biết nói như mọi người:
-- Thế là được một nhà kinh tế mà mất một nhà thơ.
Nguyễn Khải gạt phắt đi:
-- Không được.
Trong cơn bí, tôi phụt ra một ý mà trước đó tôi không hề nghĩ:
-- Người làm ra những bài thơ như thế này thì chắc làm kinh tế cũng không ra gì!
Bấy giờ Nguyễn Khải mới cười, bảo ra tôi cũng bắt đầu biết rồi đấy.
Kim Lân có lần rủ rỉ bảo tôi chính Tố Hữu đã kể với tác giả Vợ nhặt rằng hồi nhỏ ông mắc bệnh mộng du. Có lần chui lên cả bàn thờ họ mà làm một giấc ngủ trưa
Tố Hữu & một nền văn nghệ phục vụ cách mạng
Bài viết trên Thể thao& văn hóa,
ngày Tố Hữu mất
HAI BÀI THƠ TỐ HỮU
Sau đây là hai bài thơ Tố Hữu viết về Triều Tiên, bọn học sinh cấp II ( trung học cơ sở ) chúng tôi được học trong chương trình chính khóa mấy năm 1956-57 ở Hà Nội, nhưng lại không thấy in trong các tập thơ của tác giả. Tôi ghi theo trí nhớ, nên có thể có khiếm khuyết, mong được lượng thứ.
Em bé Triều Tiên
Em bé Triều Tiên ơi
Mẹ của em đâu rồi ?
Có ai đây mà hỏi
Giặc bốn bề lửa khói
Mẹ của em đấy ư ?
Cái thân trắng lắc lư
Đầu dây treo lủng lẳng
Cha của em đấy ư?
Cái đầu lâu rũ tóc
Máu chảy dài thân cọc
Không, không phải em ơi
Mẹ của em đây rồi
Mẹ em đây
Người dân công tải đạn
Mẹ em đây người nữ cứu thương
Cha em đây giữa chiến trường
Mặt đen khói đạn chặn đường giặc lui.
Anh Chí nguyện
Con Bác Mao đã đến
Anh đã đến
Với cha em giết hết loài man rợ
Cho mẹ em xây lại tổ mềm
Cho em sướng cho em ca múa
Trên đồng hoa bãi lúa
Nhịp sống vui muôn thuở của Triều Tiên
Bé em ơi, giữa súng rền
Ngày mai tươi mát hát trên đất Triều!
Việt Nam – Triều Tiên
Việt Nam với Triều Tiên
Ta là hai anh em
Sinh đôi cùng một mẹ
Thương nhau từ thuở bé
Nay đều khỏe lớn lên
Việt Nam với Triều Tiên
Ta thành hai đồng chí
Ta thành hai anh hùng
Ta thành hai chiến lũy
Cùng bảo vệ hòa bình
Kim Nhật Thành—Hồ Chí Minh
Hai chúng ta là một
Qua Trung Hoa ta như liền khúc ruột
Với Liên xô ta chung một mái nhà
Bây giờ ta đến thăm ta
Nhìn nhau khóe mắt mầu da thân tình
Cây thông xanh Triều Tiên cháy xém
Thương cây tre Việt Nam giặc chém
Cây thông xanh nhựa chẩy ròng ròng
Thương cây tre đứt ruột đứt lòng
Nhưng chúng ta quyết không khuất phục
Chúng ta không một lúc cúi đầu
Chúng ta chiến đấu bên nhau
Tâm giao một tổ trước sau một đường
Ta quyết giữ quê hương Triều Việt
Cho chúng ta cho cả loài người
Quang vinh Việt Bắc Tháp Mười
Quang vinh Trường Bạch đỉnh đồi Thượng Cam
Triều Tiên với Việt Nam anh dũng
Đất nước ta dù im tiếng súng
Đường bạn còn đi tới Tế Châu
Đường chúng tôi còn tới Cà Mâu
Ta lại bước bên nhau lại bước
Như giông tố không thể nào ngăn được.
Bây giờ ta với ta đây
Triều Tiên với Việt Nam anh dũng
Hôm nay hãy hôn đôi bàn tay
Hôm nay hãy hôn đôi nòng súng
Giữ hòa bình Tổ quốc chúng ta
Và ngàn năm Triều Việt một nhà.
Để hiểu thêm TỐ HỮU
Trước mắt tôi là sưu tập Văn Nghệ số 40 ra 3-1953. Lúc này cơ quan Hội văn nghệ đang đóng ở rừng Việt Bắc. Nhân cái chết của Stalin, tạp chí của Hội ra một số đặc biệt, không chỉ Tố Hữu mà nhiều tác giả khác có bài liên quan tới sự kiện này.Về thơ
Chế Lan Viên có Stalin không chết, mở đầu bằng mấy câu
Stalin mất rồi
Đồng chí Stalin đã mất!
Thế giới không cha nặng tiếng thở dài
Ở đoạn dưới
Mẹ hiền ta ơi
Em bé ta ơi
Đồng chí Stalin không bao giờ chết
…Triệu triệu mẹ già em dại
Đều là súng Stalin để lại ( VTN gạch dưới)*
Giữ lấy hòa bình thế giới
Tiếng nổ ca vang dội thấu mặt trời
Các bài tiếp theo:
Trước bài Đời đời nhớ Ông của Tố Hữu là bài Nhớ đồng chí Sta lin của Huy Cận
Tiếp đó các bài của Bàn Tài Đoàn, Nông Quốc Chấn.
Xuân Diệu có bài Thương tiếc Đại nguyên soái Stalin:
Nghe tin mất mới thấy lòng quyến luyến
Từ bao lâu yêu Người tận tủy xương
Tiếng khóc đây là tất cả can trường
Thấy Người thật là bát cơm miếng bánh
Người gắn với chúng con trong vận mệnh
Về phần văn xuôi.
Phan Khôi có bài Một vị học giả mác-xít thiên tài. Trước khi viết kỹ về cuốn Chủ nghĩa Mác và vấn đề ngôn ngữ, Phan Khôi có đoạn dạo đầu ngắn:
Đối với cái chết của Đại nguyên soái Stalin, vấn đề đề ra trước mắt những người đang sống là: Chúng ta phải học tập Stalin, học tập đạo đức cách mạng và trí tuệ của ông, được cả càng hay, không thì được phần nào cũng hay phần ấy, đó là một đảm bảo vững chắc cho cuộc thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, của Chủ nghĩa tân dân chủ.
Lê Đạt thì xuất hiện như một phóng viên, ghi lại không khí một nhà máy trong rừng khi nghe tin Stalin mất. Bài viết khoảng 3.000 chữ này kể chuyện cái chết của Stalin đã gợi lên niềm xúc động to lớn, từ đó đánh thức tinh thần lao động sáng tạo của cả một tập thể công nhân gang thép.
Xin phép mở một dấu ngoặc.
Ngoài các bài Liễu, Bài thơ tình ở Hàng Châu, Tế Hanh còn có bài thơ ngắn sau đây, viết trong đợt thăm Trung quốc 1962. Tôi vẫn thường nhẩm lại mỗi khi nhớ tới đời sống tinh thần của chúng tôi những năm 1965 về trước.
Hồ Nam xe chạy không dừng bước
Dãy núi cao liền dãy núi cao
Quê hương lãnh tụ mây thêu nắng
Thấy mặt trời lên nhớ bác Mao
Tôi muốn thầm nói với Tế Hanh: Anh không việc gì phải xấu hổ cả. Hồi ấy, bao nhiêu người nghĩ thế, chứ đâu phải riêng anh!
Trở lại chuyện Tố Hữu.
Nếu có ai hỏi tôi thích bài nào của Tố Hữu nhất, tôi sẽ nói rằng đó là cụm mấy bài ông làm hồi đi tù, in trong phần Xiềng xích của tập Từ ấy.
Bài Nhớ đồng
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò
Bài Tiếng hát đi đầy
Hỡi những anh đầu đi trước đó
Biết chăng còn lắm bạn đi đầy
Những bài thơ này có cái giọng mà sau này không bao giờ Tố Hữu có nữa. Nhà thơ bơ vơ trong cảnh đơn độc ở núi rừng. Phải làm thơ, phải lấy thơ để tự khẳng định, thơ cất lên không để cho ai mà trước tiên để cho mình .
Những bài thơ viết khi người ta không biết mình sẽ sống hay chết như thế này,
tôi còn gặp một lần nữa trong thơ VN về sau, đó là tập Ánh sáng và phù sa.
Khi soạn tập thơ (1960), Chế Lan Viên chưa chuyển sang giai đoạn lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa , như Xuân Sách sẽ viết .
Sinh thời, Tố Hữu hay nói, đại ý hãy coi ông là nhà cách mạng, sau đó mới là nhà thơ.
Như thế tức là ông cũng đã biết chỗ đứng của mình trong lịch sử.
Có điều không phải luôn luôn người ta làm được đúng như những điều người ta tự xác định.
Là một người hết sức nhạy cảm và sẵn có cả chất mệ của quê hương, ông thừa biết nhiều khi dân văn nghệ ca ngợi thơ ông vì ông là quan chức phụ trách người ta, nắm sinh mệnh của người ta.
Song nếu đủ sáng suốt để từ chối những lời nịnh bợ thường trực thì ông đã không còn là ông nữa.
Lẽ đời là vậy, lúc được được quá cái đáng được, thì lúc mất cũng mất quá cái đáng mất.
Nhưng về phần chúng ta, mỗi lần đả động đến ông, tôi nghĩ nên phân biệt đang nói về ông như một quan chức cao cấp hay nói về ông như một nhà thơ.
Khoảng năm 1973, Hà Nội có một triển lãm điêu khắc với ngôn ngữ khá hiện đại của Nguyễn Hải và Lê Công Thành. Chính Tố Hữu cũng rất thích -- sang Hội nhà văn nghe ngóng về, Nguyễn Khải báo cho tôi biết tin vui đó. Nhưng rồi hóa ra chúng tôi mừng hụt. Mấy vị to hơn tới xem cho là không được. Và người ta lại thấy Tố Hữu cho truyền đi nhận định không thể tìm tòi kiểu ấy, mà hãy trở lại với thứ điêu khắc mô phỏng đời thường, kiểu Trần Văn Lắm!
Tức là cũng như chúng ta, Tố Hữu cũng có lúc phải làm ngược điều mình nghĩ.
Trước đó năm 1965, Nguyễn Thành Long bị nạn với bút ký Cái gốc. Bài ký cũng chẳng có chuyện gì đen tối lắm, chỉ tả phụ nữ trong chiến tranh quá nhếch nhác, nên bị Đảng đoàn Hội phụ nữ kêu.Theo chỗ tôi nhớ, lúc đầu Nguyễn Thành Long rất tự tin, vì Tố Hữu đã nhắn xuống tỏ ý bênh, “họ có Đảng đoàn thì mình cũng có Đảng đoàn chứ “( ý nói Đảng đoàn phụ nữ và Đảng đoàn văn nghệ-- hai cấp tương đương nhau ). Thế nhưng bên phụ nữ kiện lên trên và cuối cùng văn nghệ thua, Cái gốc chung số phận với Tình rừng.
Nguyễn Khải kể khoảng năm 1963, có lần được dự một cuộc họp cùng bí thư tỉnh ủy các tỉnh đồng bằng do Tố Hữu chủ trì, chắc là bàn về công tác tuyên huấn. Trong lúc nghe mọi người thảo luận, bỗng Nguyễn Khải thấy Tố Hữu đang đi quanh thì dừng lại, ghé vào tai mình nói nhỏ:
-- Chăc nhà văn nhìn cảnh này như một trò hề?!
Rồi ông lảng ngay, lên bàn chủ tịch, tiếp tục lo nốt các việc đang làm dở.
Cái lạ của các nhà văn sau 1945 là khi tính viết con người thời nay, chỉ hay viết về nhân vật quần chúng công nông. Còn những người kéo quần chúng đi, vẽ ra cái mẫu điển hình để quần chúng sống theo và nói chung chỉ có vai trò đơn giản là…lèo lái toàn bộ đời sống – những nhân vật quan chức nhân vật cán bộ kiểu ấy lại chả ai viết bao giờ.
Tôi đã phác qua một vài nét về Tố Hữu hồi ở Việt Bắc trong ghi chép về Nguyễn Đình Nghi.
Nhị Ca kể với tôi cái tình tiết sau đây: trong rừng, cạnh cơ quan, thường có những quán cà phê, anh em hay ra đấy đấu láo. Đang vui thì Tố Hữu đến. Thế là mọi người không ai bảo ai rút lui hết. Chỉ còn một người bao giờ cũng ngồi với Tố Hữu đến cùng. Là Hoài Thanh.
Cái công của Tố Hữu hồi ấy là giữ cho được anh em đi theo kháng chiến đến cùng không để họ trở về thành.
Những năm chiến tranh, thỉnh thoảng một số anh em viết trẻ chúng tôi cũng được gọi đi nghe Tố Hữu nói chuyện. Có một câu ông nói khiến tôi nhớ nhất và phải nói thực sợ nhất, đó là cái ý ông bảo sang nước ngoài thấy đời sống họ lạnh lùng lắm, về nước thấy đồng bào mình sống với nhau, ấm cúng hơn hẳn.
Ông cũng thường nói là nổi tiếng ở nước ngoài thì dễ, nổi tiếng ở trong nước mới khó .
Lại có lần khuyến khích lớp trẻ, ông bảo phải biết đấu tranh cho chân lý, khi cần phải cắn xé(!). May mà bọn tôi đã nghe nhiều về tính đồng bóng của ông, nên chẳng mấy cảm động, nhớ đâu hình như chính Xuân Quỳnh bảo rằng có mà ông cho ghè gẫy răng.
Tố Hữu quản cán bộ cấp dưới thế nào? Nguyễn Khải nhận xét có vẻ như càng những người bất tài và có khuyết điểm ông lại càng thích dùng. Những ông A ông B từng bị Tố Hữu mắng như tát nước vào mặt lại rất vững vàng trong vị trí của mình. Vì ông thừa biết loại đó bảo thế nào họ cũng phải nghe.
Bảo Định Giang, người phụ trách Hội liên hiệp những năm ấy thường kể với mọi người ông Lành dọa sẽ lấy đầu nếu BĐG để một vài văn nghệ sĩ tiêu biểu lơ mơ ở Hà Nội rồi dính bom đạn.
Một lần, khoảng những năm trước 1980, tôi ngồi với Nguyễn Khải, Xuân Sách, cùng giở một số báo Tết. Khi ấy Tố Hữu đã đi phụ trách kinh tế, nhưng các số báo tết vẫn có bài của ông. Nguyễn Khải sát hạch tôi:
-- Thằng Nhàn hãy thử bình một câu xem nào.
Tôi lúc đầu cũng chỉ biết nói như mọi người:
-- Thế là được một nhà kinh tế mà mất một nhà thơ.
Nguyễn Khải gạt phắt đi:
-- Không được.
Trong cơn bí, tôi phụt ra một ý mà trước đó tôi không hề nghĩ:
-- Người làm ra những bài thơ như thế này thì chắc làm kinh tế cũng không ra gì!
Bấy giờ Nguyễn Khải mới cười, bảo ra tôi cũng bắt đầu biết rồi đấy.
Kim Lân có lần rủ rỉ bảo tôi chính Tố Hữu đã kể với tác giả Vợ nhặt rằng hồi nhỏ ông mắc bệnh mộng du. Có lần chui lên cả bàn thờ họ mà làm một giấc ngủ trưa
Tố Hữu & một nền văn nghệ phục vụ cách mạng
Bài viết trên Thể thao& văn hóa,
ngày Tố Hữu mất
Trước nay đã vậy mà vào dịp Tố Hữu qua đời cũng vậy, tác giả Từ ấy thường
được biết tới như một tiếng thơ hùng tráng, nhà thơ mang tiếng nói của
cách mạng, người mà sinh thời, mọi sáng tác được truyền tụng rộng rãi
đến mức chưa một nhà thơ nào trong lịch sử dân tộc biết tới.
Nhưng
trên cái nền rộng rãi của lịch sử đất nước nửa cuối thế kỷ XX, Tố Hữu
còn nổi bật trong một vai trò lớn lao khác: ông chính là một thứ tổng
công trình sư đảm nhiệm vai trò thiết kế, một thứ tổng đạo diễn, suốt
đời gắn bó với mọi hoạt động của nền văn nghệ mới.
Hà Nội đầu 1946. Cách mạng thành công
đã được mấy tháng, nhưng nhiều văn nghệ sĩ còn đứng ngoài, một người
như Nguyễn Tuân sau này cũng kể là ông còn “ ngủng ngoẳng chưa thật sự
muốn theo Việt Minh “. Một lần, nghe Hoài Thanh nói rằng có một nhà thơ
cách mạng muốn gặp, ông “ nắn gân “ bằng cách hẹn ngay ở Thuỷ Tạ Bờ
Hồ ( lúc bấy giờ là một nơi ăn chơi phức tạp ! ). Nhưng nhà thơ kém
Nguyễn Tuân đúng chục tuổi kia không ngán, mà vẫn tới, thuyết phục
Nguyễn Tuân tham gia đoàn văn nghệ sĩ đi mặt trận. Nhà thơ đó là Tố Hữu.
Hạ Hoà, Phú Thọ, mùa đông 1948. Hội
văn nghệ Việt Nam đã được thành lập, song còn lúng túng trong phương
hướng sáng tác, nói theo chữ của Xuân Diệu là các ông còn “ mơ màng tìm
kiếm những sáng choang bóng lộn thơm phức tận đâu đâu...” Một lần, trên
mặt trận đưa về một bài thơ là bài Viếng bạn của Hoàng Lộc. Đọc xong,
Xuân Diệu phát biểu thành thật “ Chẳng thấy hay”. Lúc ấy có một nhà thơ
khác “đã rất bầu bạn làm trạng sư cho bài thơ “. Theo chính lời kể của
Xuân Diệu, “ anh chăm chăm bình lại từng đoạn một, giúp tôi cảm xúc cái
tình cảm của bài thơ đặng cho tôi thành bà con rồi ruột thịt của nó. Từ
đêm hôm ấy, tôi vỡ lẽ ra dần, dần dần chuyển cách thức ăn nếm của mình
“. Nhà thơ đó cũng là Tố Hữu.
Hai mẩu
chuyện trên đây đã tóm tắt khá đầy đủ hai phương diện còn ít được nói
tới trong đóng góp của Tố Hữu đối với lịch sử văn học. Đó là, một mặt
tập hợp đội ngũ sáng tác, tổ chức họ thành một binh đoàn hùng mạnh
trong lực lượng cách mạng; mặt khác, dần dần từng chút một, làm thay đổi
cả cách hiểu cũ về văn học, hình thành nên một cảm quan văn chương mới
và thông qua các phương tiện truyền thông, nhất là thông qua hệ thống
nhà trường được phổ cập rộng rãi, nhân rộng mãi nó ra, biến nó thành
cảm quan của thời đại.
Những ngày đầu
của cuộc kháng chiến chống Pháp phát hiện cho người ta thấy hình ảnh một
Tố Hữu như là một nhà cách mạng bẩm sinh : ông dám bắt đầu một công
việc từ chỗ gần như chỉ có hai bàn tay trắng.Thành công của ông giữa núi
rừng Việt Bắc là thu hút được những tên tuổi nổi tiếng (từng được
xem như niềm tự hào của kháng chiến ) từ Ngô Tất Tố tới Phan Khôi, từ
Nguyễn Tuân tới Thế Lữ, từ Hoài Thanh tới Đoàn Phú Tứ... trong một tổ
chức gọn gàng là Hội văn nghệ, quản lý họ, lôi cuốn họ vào công việc,
cùng với họ ra báo dịch sách và đưa họ đi tham gia các chiến dịch cho
đến ngày theo chân các đoàn quân về giải phóng thủ đô 10 / 1954.
Mặc
dù về sau còn được giao phó nhiều trọng trách khác trên các lĩnh vực tư
tưởng và có khi cả kinh tế, song không bao giờ Tố Hữu rời bỏ công tác
văn nghệ, mảnh đất đã giúp ông xây dựng sự nghiệp chính trị. Với ông
những câu “ văn nghệ phục vụ chính trị “ hoặc “ văn nghệ cũng là một
mặt trận “ không chỉ là khẩu hiệu mà là quan niệm có thể và cần phải
được hiện thực hoá hàng ngày.
Sau
kháng chiến chống Pháp, ông kiên định trong việc chỉ đạo từ vụ Nhân
văn giai phẩm tới các cuộc chống xét lại cũng như giáo điều trước chiến
tranh, để rồi tiếp tục huy động một cách rất thành công sự đóng góp
của giới văn nghệ trong những năm chống Mỹ.
Tình
thương mến, tình nghĩa, thuỷ chung... là những điều thường được ông
nhắc lại nhiều hơn cả khi tiếp xúc với những con người làm việc trên
lĩnh vực nhạy cảm này. Ông hiểu rất rõ chỗ mạnh chỗ yếu của họ. Khi
nâng niu trân trọng lúc yêu cầu se sắt gắt gao, ông biết cách làm cho
mỗi người trong họ có được kết quả cụ thể trong công việc.
Với
sự nhạy cảm tuyệt vời của một nghệ sĩ, ông hình thành được một đội
ngũ những người cộng sự trung thành, từ Nguyễn Đình Thi tới Chế Lan
Viên, từ Hà Xuân Trường tới Bảo Định Giang... và nhờ thế có tiếng nói
quyết định trong các vấn đề trọng yếu của văn nghệ ngay cả khi đã quá
bận bịu vì những công việc to lớn khác.
Tinh
thần cách mạng, tinh thần sáng nghiệp sử ( khai phá một con đường đi
mới dám làm những việc xưa nay chưa ai từng làm ) cũng được Tố Hữu quán
xuyến trong khâu xây dựng một quan niệm mới về văn nghệ. Cách mạng cần
động viên tinh thần chiến đấu của công nhân nông dân ? Thì ông lo đào
tạo những người sáng tác xuất thân từ công nông và nhất là lo có những
tác phẩm giản dị, tự nhiên mà công nông có thể hiểu được. Những chuẩn
mực của nền văn nghệ cũ tỏ ra không thích hợp với yêu cầu cấp bách của
cách mạng ? Thì chúng phải bị gạt bỏ để thay thế bằng những chuẩn mực
mới. Điểm xuất phát của những chuẩn mực vừa hình thành này là dễ làm
nhiều người có thể làm, dễ hiểu và không ai có thể hiểu sai, bởi đây là
một nền văn nghệ thuộc về nhân dân lao động.
Câu chuyện về thị hiếu về cái gout mà trên đây Xuân Diệu đã kể nhân bài thơ Viếng bạn
của Hoàng Lộc mang một tinh thần như vậy. Có thể nói Tố Hữu đã làm
những việc này với một niềm tin kỳ lạ. Ông không truy tìm những công
việc có ý nghĩa lý luận thuần tuý. Những đúc kết của ông là đơn giản
thiết thực dễ kiểm tra dễ theo dõi xem nó đã được quán triệt đến đâu,
do đó nhanh chóng đi vào thực tiễn.
Những
chuẩn mực mới này cố nhiên cũng là điều được Tố Hữu theo đuổi trong
sáng tác thơ ( một việc mà gần như không bao giờ ông có điều kiện dành
toàn bộ công sức song cũng không bao giờ xao nhãng ). Ở đây có thể nói
tới một sự gặp gỡ tự nhiên giữa kiểu tài năng thơ ở ông và những gì ông
tin theo và muốn mọi người cùng tin theo.
(Tôi vẫn nhớ một ý của Lê Đình Kỵ đánh giá Ba mươi năm đời ta có Đảng: Đó là một kiệt tác của thể diễn ca)*
Một
điều có thể chắc chắn, chẳng những thơ Tố Hữu mãi mãi là bằng chứng của
một thời đại trong văn nghệ mà cái cơ chế văn nghệ do ông thiết kế còn
tồn tại dai dẳng và những tư tưởng lý luận của ông còn tiếp tục chi phối
đời sống văn nghệ trong những năm sau khi ông đã qua đời. Chúng ta
có thể chán nó, chê trách nó, muốn thoát khỏi nó, nhưng không thể phủ
nhận là đã có nó, nó có lúc là một bộ phận trong gia tài tinh thần của
mỗi người làm văn chương nghệ thuật thời nay.
Theo
nghĩa ấy, tất cả chúng tôi không ít thì nhiều đều là trong bàn tay nhào
nặn của Tố Hữu. Và đến lượt mình, chính ông cũng chỉ là một công cụ của
lịch sử.*
Viết lần đầu 12-2002
*Những doạn nhấn mạnh mới bổ sung 4-10-2010
HAI BÀI THƠ TỐ HỮU
Sau đây là hai bài thơ Tố Hữu viết về Triều Tiên, bọn học sinh cấp II ( trung học cơ sở ) chúng tôi được học trong chương trình chính khóa mấy năm 1956-57 ở Hà Nội, nhưng lại không thấy in trong các tập thơ của tác giả. Tôi ghi theo trí nhớ, nên có thể có khiếm khuyết, mong được lượng thứ.
Em bé Triều Tiên
Em bé Triều Tiên ơi
Mẹ của em đâu rồi ?
Có ai đây mà hỏi
Giặc bốn bề lửa khói
Mẹ của em đấy ư ?
Cái thân trắng lắc lư
Đầu dây treo lủng lẳng
Cha của em đấy ư?
Cái đầu lâu rũ tóc
Máu chảy dài thân cọc
Không, không phải em ơi
Mẹ của em đây rồi
Mẹ em đây
Người dân công tải đạn
Mẹ em đây người nữ cứu thương
Cha em đây giữa chiến trường
Mặt đen khói đạn chặn đường giặc lui.
Anh Chí nguyện
Con Bác Mao đã đến
Anh đã đến
Với cha em giết hết loài man rợ
Cho mẹ em xây lại tổ mềm
Cho em sướng cho em ca múa
Trên đồng hoa bãi lúa
Nhịp sống vui muôn thuở của Triều Tiên
Bé em ơi, giữa súng rền
Ngày mai tươi mát hát trên đất Triều!
Việt Nam – Triều Tiên
Việt Nam với Triều Tiên
Ta là hai anh em
Sinh đôi cùng một mẹ
Thương nhau từ thuở bé
Nay đều khỏe lớn lên
Việt Nam với Triều Tiên
Ta thành hai đồng chí
Ta thành hai anh hùng
Ta thành hai chiến lũy
Cùng bảo vệ hòa bình
Kim Nhật Thành—Hồ Chí Minh
Hai chúng ta là một
Qua Trung Hoa ta như liền khúc ruột
Với Liên xô ta chung một mái nhà
Bây giờ ta đến thăm ta
Nhìn nhau khóe mắt mầu da thân tình
Cây thông xanh Triều Tiên cháy xém
Thương cây tre Việt Nam giặc chém
Cây thông xanh nhựa chẩy ròng ròng
Thương cây tre đứt ruột đứt lòng
Nhưng chúng ta quyết không khuất phục
Chúng ta không một lúc cúi đầu
Chúng ta chiến đấu bên nhau
Tâm giao một tổ trước sau một đường
Ta quyết giữ quê hương Triều Việt
Cho chúng ta cho cả loài người
Quang vinh Việt Bắc Tháp Mười
Quang vinh Trường Bạch đỉnh đồi Thượng Cam
Triều Tiên với Việt Nam anh dũng
Đất nước ta dù im tiếng súng
Đường bạn còn đi tới Tế Châu
Đường chúng tôi còn tới Cà Mâu
Ta lại bước bên nhau lại bước
Như giông tố không thể nào ngăn được.
Bây giờ ta với ta đây
Triều Tiên với Việt Nam anh dũng
Hôm nay hãy hôn đôi bàn tay
Hôm nay hãy hôn đôi nòng súng
Giữ hòa bình Tổ quốc chúng ta
Và ngàn năm Triều Việt một nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét