Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Ngày 20/8/2014 - Khủng hoảng nợ công ở Việt Nam đang đến dần?

  • 'Thông tư 28 là trái pháp luật' (BBC) - Luật sư Trần Đình Triển nói Thông tư 28 của Bộ Công an trong đó cho phép điều tra viên lập hồ sơ luật sư là một văn bản "trái pháp luật".
  • Hoa Kỳ : Bạo động tiếp diễn tại Ferguson, Obama kêu gọi bình tĩnh (RFI) - Bạo động tiếp tục diễn ra vào hôm qua, 18/08/2014 tại thành phố Ferguson, tiểu bang Missouri (Hoa Kỳ), nhân cuộc biểu tình của người dân đòi công lý cho thanh niên Michael Brown. Nạn nhân đã bị một nhân viên cảnh sát bắn chết cách đây 10 ngày. Lực lượng an ninh đã phải sử dụng lựu đạn cay và lựu đạn làm inh tai để giải tán.
  • 'Tìm thấy 15 thi thể ở Luhansk' (BBC) - 15 thi thể được tìm thấy từ hiện trường vụ tấn công đoàn xe chở người tị nạn ở Luhansk, miền đông Ukraine, theo chính phủ Ukraine.
  • Để hiểu thêm Tố Hữu (BBC) - Không chỉ Tố Hữu mới làm thơ khóc Stalin, và ông cũng có lúc phải làm ngược điều mình nghĩ, theo một nhà phê bình.
  • Sài Gòn qua bao mùa nhạt phai (RFA) - Từ khi xa Sài Gòn, tôi đã có dịp lang thang qua nhiều thành phố của nhiều quốc gia. Và cứ mỗi lần ngắm nhìn những thành phố xinh đẹp, hài hòa từ quy hoạch tổng thể cho tới từng chi tiết, những thành phố có đời sống tinh thần phong phú, thú vị nhưng rất đỗi bình yên…tôi lại chạnh nhớ về Sài Gòn.
  • Hàng ngàn lít hóa chất cực độc đe dọa Vịnh Hạ Long (RFA) - Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị hủy hoại bởi mấy ngàn lít hóa chất cực độc lưu giữ suốt 7 năm nay tại cảng cạnh vịnh mà đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể.
  • Trung Quốc ngăn chặn, cô lập "tiền đồn" của Philippines trên Biển Đông (BaoMoi) - Một con tàu han gỉ từ thời Thế ​​chiến 2 đang là tiền đồn của Philippines dùng để ngăn cản tham vọng của Trung Quốc trong việc chiếm đoạt một rạn san hô quan trọng ở Biển Đông có tên Bãi Cỏ mây (thuộc chủ quyền Việt Nam). Trung Quốc đang cố cô lập con tàu này bằng cách dùng vành đai tàu vũ trang ngăn chận, không cho Philippines tiếp tế với mong muốn con tàu sớm chìm.
  • Kiều dân Nhật tại Trung Quốc giảm do quan hệ hai nước xấu đi (RFI) - Theo con số thống kê chính thức vừa được công bố tại Tokyo, trong năm 2013 số lượng người Nhật sinh sống tại Trung Quốc đã giảm hơn 10%. Thực tế này này là hệ quả của quan hệ xấu đi giữa hai nước từ cuối năm 2012 do những tranh chấp lãnh thổ và khơi dậy những hiềm khích trong lịch sử.
  • Quân đội Nhật tập trận (RFA) - ... Cuộc tập trận kéo dài gần một tuần lễ với nhiều mục đích khác nhau, từ bảo vệ những hòn đảo đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cho đến mở rộng vai trò của Nhật về mặt quân sự ở nước ngoài.
  • Nhật Bản bắt đầu xuất khẩu trở lại gạo trồng tại Fukushima (RFI) - Theo AFP hôm nay 19/08/2014, Liên hiệp các hợp tác xã nông nghiệp Nhật vừa thông báo bắt đầu cho xuất khẩu trở lại trong tháng này loại gạo trồng tại Fukushima. Từ sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân hôm 11/3/2011, lúa gạo cũng như tất cả các sản phẩm nông nghiệp khác sản xuất trong vùng Fukushima đều bị cấm lưu hành trên thị trường.
  • Irak : Thánh chiến Hồi giáo cực đoan lâm vào bước đường cùng (RFI) - Chủ trương sắt máu tiêu diệt mọi sắc tộc, tôn giáo và hệ phái khác biệt đang làm Nhà nước Hồi giáo từ thế mạnh rơi vào thế cô lập. Vào lúc quân đội Irak và Kurdistan phản công trên các mặt trận với sự yểm trợ của Tây phương đứng đầu là Hoa Kỳ, thì ngay lãnh địa của phe thánh chiến, toàn thế các bộ tộc Suni cũng liên kết chống lại lực lượng thánh chiến.
  • Irak hình thành mặt trận chống Nhà nước Hồi giáo (RFI) - Đập thủy điện Mossoul không còn nằm trong tay lực lượng thánh chiến Nhà nước Hồi giáo : Quân đội Irak cùng lực lượng Kurdistan thông báo vào hôm qua 18/08/2014 là đã kiểm soát lại được đập thủy điện lớn nhất Irak. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua cũng loan báo chiến thắng đó, giành được nhờ chiến dịch oanh kích của Mỹ.
  • Sri Lanka không cấp visa cho điều tra viên LHQ (RFA) - Sri Lanka không cấp chiếu khán nhập cảnh cho đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc muốn đến nước này để tìm hiểu sự thật về cáo buộc cho rằng quân đội đã nổ súng giết chết 40,000 thường dân trong những tháng cuối cùng của cuộc nội chiến kết thúc hồi 2009.
  • Thêm một vụ mang thai hộ ở Thái Lan: Nghi can là người Nhật (RFI) - Theo tin AFP, cảnh sát Thái Lan hôm nay 19/08/2014 đang xét mẫu ADN của một người Nhật mà họ tình nghi là cha của khoảng một chục đứa bé với những người mang thai hộ ở Thái Lan, trong một dựán sinh con hàng loạt. Cảnh sát trưởng Bangkok, trả lời báo chí, cho biết là sẽ thông báo đầy đủ khi có kết quả xét nghiệm mẫu ADN được cảnh sát khoa học chuyển lại.
  • Mức tử vong vì Ebola vượt ngưỡng 1200 (RFA) - 1.229 người đã thiệt mạng vì nhiễm vi rút Ebola trong số 2.240 ca nhiễm bệnh trong đợt dịch bùng phát năm nay ở vùng Tây Phi Châu, bao gồm 4 quốc gia kể cả Nigeria. Tổ chức Y tế Thế giới WHO thông báo hôm nay 19/8.
  • Vì sao Bắc Kinh không hồi đáp lời kêu gọi « đối thoại » của Đức Giáo Hoàng ? (RFI) - Đề tài Đức Giáo Hoàng thăm ChâuÁ vẫn tiếp tục chiếm sự quan tâm của làng báo Pháp hôm nay 19/08/2014.« Trước những người tị nạn Bắc Triều Tiên, Đức Giáo Hoàng cầu nguyện sự hòa hợp» và« Tại Seoul, Giáo Hoàng kêu gọi‘hòa giải gia đình Triều Tiên’», lần lượt là tựa đề các bài viết trên nhật báo Công giáo La Croix và Le Monde.
  • Trung Quốc : Kiểm soát không lưu ngủ quên, phi cơ không thể hạ cánh (RFI) - Tại phi trường Vũ Hán (miền trung Trung Quốc), gần đây, một chiếc Boeing 737 đã bị buộc bay vòng tròn hơn một chục phút mới hạ cánh được. Lý do là các phi công không liên lạc được với đài kiểm soát không lưu của sân bay vì nhân viên của đài này ngủ quên. Sự cố đáng ngại này xảy ra cách nay khoảng một tháng, nhưng mãi đến hôm nay 19/08/2014 mới được tiết lộ và làm dấy lên làn sóng phẫn nộ và lo ngại nơi các cư dân mạng Trung Quốc.
  • Tham nhũng đầy rẫy trong quân đội Trung Quốc (BaoMoi) - "Tham nhũng tràn lan làm sức mạnh quân đội Trung Quốc yếu đi và rất khó để có thể thủ thắng nếu chiến tranh xảy ra" - đó là lời cảnh báo của một số tướng của Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA), vào lúc TQ và các nước tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông và biển Đông.
  • Quân đội Trung Quốc bị tố cáo xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ (RFI) - AFP trích dẫn một nguồn tin chính thức tại Ấn Độ hôm nay 19/08/2014 cho biết, trong những ngày qua nhiều đơn vị quân đội Trung Quốc đã xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa hai nước. Những vụ việc tương tự cách đây không lâu đã làm quan hệ Trung - Ấn trở nên căng thẳng.
  • Tổng thống Ukraina xem xét lại chiến thuật quân sự (RFI) - Giữa lúc cuộc xung đột ở miền đông Ukraina vẫn ngày thêm khốc liệt không có hồi kết, hôm qua, 18/08/2014, Tổng thống Petro Porochenko thông báo thay đổi chiến thuật quân sự đối với chiến dịch tấn công quân ly khai. Trong khi đó lại có thêm hàng chục thường dân bị thiệt mạng trong vùng chiến sự.
  • Malaysia phá vỡ âm mưu khủng bố (RFA) - Cảnh sát Malaysia đã phá vỡ âm mưu đặt bom của các phần tử Hồi giáo vũ trang chịu ảnh hưởng “Tổ chức Quốc gia Hồi giáo Iraq và vùng Đông Địa Trung Hải ISIL”.
  • Số tử vong vì Ebola gia tăng (VOA) - Dịch Ebola bắt đầu ở Guinea vào tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, WHO cho biết tình hình ở đó thực ra “ít đáng ngại” hơn so với những gì đang xảy ra tại Liberia và Sierra Leone
  • Lật tẩy thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Xua tàu cá của ngư dân ra các khu vực tranh chấp, thậm chí không có tranh chấp, sử dụng đội tàu “dân sự” hùng hậu này làm hàng rào bảo vệ các hoạt động xâm phạm chủ quyền nước khác – thủ đoạn nham hiểm này của Bắc Kinh tuy không phải mới mẻ nhưng rất lợi hại.
  • Nghệ sĩ, võ sĩ hướng tới chương trình “Hồn dân tộc – Sóng biển Đông” (BaoMoi) - (HNMO) – “Nghệ sĩ, võ sĩ vì chiến sĩ” là khẩu hiệu ý nghĩa của chương trình nghệ thuật “Hồn dân tộc – Sóng biển Đông” do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Võ thuật Hà Nội và Liên đoàn Xiếc Việt Nam phối hợp tổ chức vào 20h ngày 29-8 tại Rạp Xiếc TƯ (67-69 Trần Nhân Tông, Hà Nội). Chương trình đã nhận được thư động viên và chúc thành công của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
  • Philippines phát hiện 2 tàu Trung Quốc tại bãi Cỏ Rong (BaoMoi) - Trả lời phỏng vấn trên truyền hình hôm 17.8, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết: Báo cáo của các lực lượng vũ trang gần đây cho biết, có 2 tàu thủy văn của Trung Quốc (TQ) tại bãi Cỏ Rong, cách đảo Palawan chừng 150km, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines trên Biển Đông.
  • Giải golf "Tất cả vì hòa bình cho biển Đông Việt Nam" (BaoMoi) - TTO - Chiều ngày 19-8 tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, TPHCM) đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu Giải golf Swing for life lần thứ 15 năm 2014 với chủ đề "Tất cả vì hòa bình cho biển Đông Việt Nam".
  • Mỹ sẽ giám sát tình hình Biển Đông bất chấp việc Trung Quốc không đồng ý (BaoMoi) - (BVPL) - Mỹ sẽ giám sát tình hình Biển Đông để theo dõi xem liệu các bước đi giảm căng thẳng có được thực hiện hay không, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. Trước đó, Trung Quốc đã bác bỏ đề xuất nhằm kiềm chế hành động tại các vùng biển tranh chấp khiến không chỉ các nước trong khu vực tỏ ra quan ngại sâu sắc...
  • Nhiều nước ASEAN cứng giọng với Trung Quốc, Việt Nam sẽ được gì? (BaoMoi) - BizLIVE - Phải chăng các hành động khiêu khích ngày càng dữ tợn của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt là đối với Việt Nam với vụ giàn khoan Hải Dương981, đã bắt đầu khiến cho khối ASEAN bớt dè dặt trong đối sách nhắm vào Bắc Kinh? Đài Quốc tế Pháp (RFI) đặt ra câu hỏi.
  • Tài tử Tom Cruise tham gia phim “Biển Đông” (BaoMoi) - Hollywood tiếp tục thể hiện sự nhanh nhạy trong tiếp thị khi chuẩn bị cho ra mắt bộ phim lấy từ khóa Biển Đông – khu vực đang xảy ra tranh chấp với những diễn biến ngoại giao phức tạp. Trong bộ phim này, nam diễn viên Tom Cruise sẽ vào vai cảnh sát biển hứa hẹn sẽ gây được sự chú ý trong giới chính trị và văn hóa.
  • Tặng thiết bị cho ngư dân (BaoMoi) - Bộ TTTT trao tặng UBND tỉnh Quảng Ninh 25 bộ Sea Gateway dùng cho nghề cá. Đây là số thiết bị để gửi dữ liệu, gọi điện thoại, chuyển dữ liệu định vị toàn cầu trong cự ly 100km... do VNPT ủng hộ trong chiến dịch “Kết nối Biển Đông”.
  • Trung Quốc thí tốt ở Biển Đông để làm gì? (BaoMoi) - Biển Đông như một “bàn cờ chính trị quốc tế”. Việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam có thể là là một nước cờ thí tốt xảo trá. Vậy đâu mới là quân bài chủ chốt của Bắc Kinh?

Trần Vinh Dự - Khủng hoảng nợ công ở Việt Nam đang đến dần?

Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế vĩ mô của giai đoạn này là việc nền kinh tế đang ở trong trạng thái ổn định và, trên một vài phương diện, tốt dần lên một cách chậm chạp. Các biến số vĩ mô chính đều tương đối ổn. Thí dụ lạm phát giữ được ở mức 1 con số (kỳ vọng năm nay chỉ ở mức 5%). Cán cân thương mại có thặng dư ở mức thấp (xuất siêu nhẹ cả hai năm 2012 và 2013, 6 tháng đầu 2014 đạt 1,51 tỷ USD). Tăng trưởng GDP ổn định ở mức loanh quanh từ 5% đến 5,5% (5,03% năm 2012, 5,42% năm 2013, và kỳ vọng 5,4% năm 2014). Tỷ giá có một lần phá giá nhẹ giữa năm nay (có tác dụng tốt để tăng xuất khẩu) nhưng nhìn chung không bị áp lực gì lớn phải phá giá tiếp;

Tuy nhiên, có vẻ sự ổn định này đang ru ngủ nhiều người và nó che khuất những rủi ro ngầm bên dưới. Một trong những vấn đề vĩ mô đau đầu nhất đã được giới chuyên gia nói đến khá nhiều, nhưng hầu như công luận không mấy người để ý (và dù có để ý thì cũng không ý thức được mức độ nghiêm trọng của nó) là câu chuyện khủng hoảng nợ công của Việt Nam có vẻ như đang đến dần.

Theo Báo cáo Kinh tế Vĩ mô 2014 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cuộc khủng hoảng này có vẻ đang đến vì hai lý do: thu kém đi trong khi chi thì phình to liên tục.

Thu ngân sách của Việt Nam đang gặp nguy hiểm vì nhiều lẽ. Việt Nam dựa quá lớn (25% năm 2013) vào các nguồn thu không thường xuyên như bán tài sản nhà nước, giao quyền sử dụng đất, dầu thô… Các khoản này sẽ hết dần, không sinh sôi. Trong khi đó, thu thường xuyên (thuế và phí) giảm dần do giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp và theo các cam kết của các hiệp định thương mại. Nhà nước tìm cách thu vét (truy thu thuế) tuy nhiên trong khi doanh nghiệp tư nhân còn chưa gượng lên được bao nhiêu sau khủng hoảng nên việc thu vét cũng dễ đẩy doanh nghiệp tư nhân vào chỗ kiệt quệ.

Chi ngân sách của Việt Nam thì đang ngày càng phình to vì nhiều lý do. Nghĩa vụ trả nợ vay quốc tế (cả gốc lẫn lãi) đang tăng dần với ngày càng nhiều khoản vay đáo hạn. Chi thường xuyên (thí dụ trả lương công chức và ngân sách hoạt động của bộ máy hành chính) chiếm tỷ trọng lớn và vẫn đang phình to, hiện đã vượt thu thường xuyên (thí dụ thuế và phí). Cơ cấu chi bất hợp lý vì về mặt tỷ trọng chi đầu tư thì giảm (chỉ còn 21,4% trong tổng chi) mà chi thường xuyên lại tăng, thể hiện nỗ lực “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ về cơ bản không thành công. Đó là chưa kể với vấn đề Trung Quốc hiện nay, chi quốc phòng và an ninh sẽ buộc phải tăng lên, dễ rơi vào bẫy chạy đua vũ trang, chèn ép và lấy mất vốn của các lĩnh vực tạo giá trị thặng dư khác.

Vì cơ cấu thu chi như vậy dẫn đến chỗ thâm hụt ngân sách đang tăng dần. Từ 4,8% năm 2012 đã tăng lên 5,3% năm 2013. Tổng mức nợ công là 53,5%, vẫn thấp hơn ngưỡng an toàn 65%, nhưng đã tăng 26,89% so với năm 2012, là một tốc độ tăng quá lớn.

Có hai vấn đề lớn nhất trong chuyện này. Thứ nhất là cơ cấu chi ngân sách dùng để trả nợ vay đang sắp vượt ngưỡng cho phép (25% trong tổng chi ngân sách – ngưỡng an toàn do Ngân hàng Thế giới khuyến nghị và thủ tướng phê chuẩn). Sẽ rất tệ nếu một phần quá lớn của ngân sách được dùng để trả nợ cũ vì số tiền này không dùng để tái tạo giá trị cho tương lai. Thêm nữa, với nguồn thu yếu, Việt Nam đang phải đi vay thêm để trả nợ cũ (đảo nợ), biến cuộc chơi ngân sách thành một trò ponzi nguy hiểm;

Thứ hai, vì nền kinh tế không có dấu hiệu hồi phục đáng kể trong trung hạn, có khả năng rất cao là bức tranh ngân sách sẽ còn tiếp tục xấu đi do các khoản thu thường xuyên không tăng, các khoản thu không thường xuyên có thể giảm, trong khi chi ngân sách thì liên tục dưới áp lực phải phình to (để trả nợ, và thậm chí đơn giản như chi thường xuyên cũng không kiểm soát được và vì thế tiếp tục phình). Câu chuyện vượt ngưỡng 65% GDP có thể sẽ đến rất sớm nếu Việt Nam không kiểm soát mạnh được chi thường xuyên.
Trần Vinh Dự
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
( VOA )

Đè cổ doanh nghiệp: Một thủ thuật “cướp cạn”?

VNTB

Minh Tâm
(VNTB) – Chắc chắn không ai chịu đền bù thiệt hại cho các chủ xe vận tải container. Hồi chuông báo động ở đây là các cấp, ngành đừng duy ý chí khi đặt bút ký những quyết định liên quan mật thiết đến nồi cơm của đông đảo mọi người. Hãy lắng nghe những phản biện đa chiều, mang tính chuyên môn thuyết phục.
Và cũng xin đừng nhân danh ngân sách để đè cổ doanh nghiệp mà vắt chày ra nước.

Chính quyền thiếu trung thực
Từ sáng sớm 16-8, đoàn xe container chở hàng hóa (quá cảnh để tạm nhập, tái xuất) đậu từ khu vực Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh) đến đường Xuyên Á (dài trên 1 km) và tại các bãi xe lên đến hàng trăm chiếc.
Đại diện nhiều doanh nghiệp (DN) vận tải cho biết nguyên nhân khiến dòng xe container ùn ứ là do UBND tỉnh Tây Ninh bắt đầu thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu quá cao, đến 2,5 triệu đồng/lượt, khiến các công ty không muốn xe qua cửa khẩu vì phải chịu lỗ.
Tại buổi gặp gỡ báo chí để thông tin về những vấn đề trên, ngày 19-08, phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, ông Huỳnh Văn Quang cho biết việc thu phí cửa khẩu là thực hiện theo Quyết định 72/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn số 02/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Trong quá trình xây dựng đề án thu phí, tỉnh Tây Ninh đã tổ chức lấy ý kiến của các DN kinh doanh vận tải để tham khảo mức giá, từ đó mới đề ra mức phí phù hợp. Mức phí được quy định thu tại 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát vẫn còn rất thấp, chỉ bằng 50-70% so với các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Quảng Ninh).

Theo một chủ DN vận tải, tỉnh Tây Ninh đang muốn tận thu ngân sách, bất chấp việc gây khó cho DN. Ông này cho biết: “Một số cửa khẩu phía Bắc tuy có loại phí này nhưng họ lại xây dựng bến bãi gần đó để phương tiện vào làm thủ tục hải quan, sang hàng và đóng phí. Còn hai cửa khẩu ở Tây Ninh không hề có bãi công năng tương tự nhưng vẫn thu phí thì quả là bất hợp lý! Trước đây, khi họp với các DN vận tải để lấy ý kiến, HĐND tỉnh đưa lý do “phí bến bãi”, nhưng đã bị phản ứng dữ dội vì không hề có bến nào; nay họ lại quay sang thu vì sử dụng phí công trình, kết cấu hạ tầng một cách miễn cưỡng”.
Cũng theo nhiều DN, việc tỉnh Tây Ninh quy định phí sử dụng các công trình, kết cấu hạ tầng là điều chưa rõ ràng. Nếu gọi là phí hạ tầng thì cũng không hợp lý, vì hàng tháng, hàng năm các phương tiện vận tải đều phải đóng phí bảo trì đường bộ theo quy định chung là xe tải nhẹ 270 ngàn đồng, container 710 ngàn đồng/tháng.
Hiện trạm thu phí gần cửa khẩu Mộc Bài đã được dỡ bỏ theo yêu cầu của Bộ GTVT thì việc HĐND tỉnh Tây Ninh cho rằng sử dụng hạ tầng là những công trình nào? Các DN cũng yêu cầu tỉnh công khai danh sách công trình kết cấu hạ tầng. Mặt khác, HĐND tỉnh ra Nghị quyết có hiệu lực sau 10 ngày ký liệu có quá vội vàng không, khi mà tỉnh vẫn chưa sẵn sàng bến bãi cho việc khai thác hoạt động của cửa khẩu?
“Cướp cạn”
Theo các DN, hiện nay, chi phí vận chuyển một container từ TP.HCM đi Campuchia, không lời được đến 2,5 triệu đồng mà giờ đóng phí đến 2,5 triệu đồng/container thì DN lấy đâu ra tiền để đóng?.
Mức thu phí này được ví như đập chén cơm của người lao động. Ông Nguyễn Thái Hoàng, giám đốc Công ty TNHH Vận tải Thương mại Thái Nguyên Lâm, cho biết với mức phí 2,5 triệu đồng/lượt xe container quá cảnh, phía đối tác Campuchia đã không đồng ý. Hiện tại, với những container đã hợp đồng, công ty phải bấm bụng bỏ tiền ra để chở hàng giao cho khách.
“Công ty tôi vận chuyển hàng hóa quá cảnh container hơn tám năm với gần 30 nhân viên, tài xế, hằng tháng có gần 200 container quá cảnh được vận chuyển qua cửa khẩu. Việc đối tác không tiếp tục vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm của nhân viên”. Ông Hoàng nói.
DN cho rằng quyết định thu phí quản lý sử dụng cơ sở hạ tầng cửa khẩu, tức là khu vực cửa khẩu thì từ quốc lộ 22 vào đến cửa khẩu Mộc Bài khoảng 10km mà mức phí 2,5 triệu đồng/lượt xe, tính ra cao hơn cả mức phí giao thông trên đường cao tốc chỉ 8.000 đồng/km/lượt xe container 40 feet.
Trong thu phí cũng có mức chênh lệch quá xa đối với cùng tải trọng: chở hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng hóa chuyển khẩu, hàng hóa của nước ngoài gửi kho ngoại quan có tải trọng từ 18 tấn trở lên hoặc container 40 feet, chịu mức thu 2,5 triệu đồng/lượt. Còn vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu cùng tải trọng, chỉ phải đóng phí là 500.000 đồng/lượt.
Việc quản lý, sử dụng nguồn thu như sau: tỷ lệ phần trăm để lại đơn vị thu nhằm trang trải chi phí thực hiện tại các cửa khẩu tối đa là 10% số thu được; phần còn lại nộp ngân sách nhà nước và điều tiết 100% cho ngân sách tỉnh để duy tu, sửa chữa, đầu tư mới công trình tại cửa khẩu và địa phương.
Có phải do được để lại 100% số phí thu được mà tỉnh Tây Ninh sẳn sàng đè cổ DN để vắt chày ra nước? Liệu đây có phải là một thủ thuật mà dân tình luôn lên án là “cướp cạn”?
Minh Tâm

Bất động sản vẫn hôn mê rất sâu

VNTB

Viết Lê Quân
(VNTB) – Giấc mơ “Mong một sáng thức dậy không nợ nần” của nhiều đại gia bất động sản xem ra đã có lời giải từ báo cáo quý 2/2014 của các ngân hàng thương mại.

Cơn ác mộng nợ mất vốn

Phải đến trung tuần tháng 8/2014, phần lớn ngân hàng mới công bố báo cáo về tình trạng tài chính kết thúc quý 2. Bức tranh “ngồi mát ăn bát vàng” của những năm trước ngay lập tức được phủ lên một lớp màu cực thô kệch: có đến 8 ngân hàng rơi vào cơn mơ nợ xấu tăng chóng mặt: Vietinbank, Vietcombank, ACB, MB, Sacombank, Eximbank, BIDV và SHB, với tổng nợ xấu tăng gần 13.400 tỷ đồng trong 6 tháng.
Những ngân hàng trên lại đều nằm trong top 12 tổ chức tín dụng được coi là “điểm sáng” mà giới quan chức Ngân hàng nhà nước thường tự hào trong các báo cáo thành tích luôn tô vẽ màu giáo điều và phủ mị.
Dẫn đầu về nợ có khả năng mất vốn ở thời điểm này là Vietcombank với 4.765 tỷ đồng, tăng 70% so với cách đây 6 tháng và chiếm hơn một nửa tổng nợ xấu.
Tiếp đến là Vietinbank với 3.172 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn, tăng 40% so với đầu năm. Tổng nợ xấu của ngân hàng này tăng 2,5 lần, từ 3.770 tỷ đồng cuối 2013 lên hơn 9.500 tỷ đồng hiện tại.
Eximbank ghi nhận gần 62% nợ xấu là có khả năng mất vốn với con số tuyệt đối gần 1.460 tỷ đồng. Còn ACB với tỷ lệ nợ xấu 3,6%; nợ có khả năng mất vốn chiếm gần 60% tổng nợ xấu và tăng 23% sau 6 tháng đầu năm.
Các ngân hàng khác như MB có tỷ lệ nợ xấu tăng 0,6% lên 3%; ngân hàng BIDV có tỷ lệ nợ xấu tương đương năm 2013 nhưng nợ nhóm 5 lại tăng hơn 62% so 2013; và ngân hàng SHB dẫn đầu với tỷ lệ 8,2% tăng 72,4% so 2013…
Chưa kể nếu cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780/QĐ – NHNN thì con số sẽ phình to rất lớn. Theo ước tính của Ngân hàng nhà nước, tỷ lệ nợ xấu sau cơ cấu có thể chiếm khoảng 9.71% tổng dư nợ chứ không phải chỉ khoảng 4% như báo cáo hiện thời.
Riêng tại TP.HCM, nợ có khả năng mất vốn cũng đang là mối lo của các ngân hàng khi chiếm tới 70,5% trong tổng nợ xấu của các nhà băng trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm.
Cơ cấu nợ xấu của các ngân hàng tất nhiên đã có sự dịch chuyển mạnh. Nợ xấu không tĩnh mà động với xu hướng từ nhóm 3 dịch chuyển càng ngày càng gần nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Người hôn mê, kẻ bế tắc
Không có lửa tất chẳng có khói. Phần lớn ngân hàng thương mại đều liên quan đến một cơn ác mộng thực sự chỉ muốn quên: nợ cho vay và nợ xấu bất động sản.
2011 bắt đầu phát sinh nợ xấu, nhưng nhiều ngân hàng vẫn cố giấu diếm. Đến năm 2012, bắt đầu lộ ra dấu vết một số ngân hàng là “mẹ đỡ đầu” cho các dự án bất động sản, liên quan đến hàng loạt đại gia tiếng tăm như Hoàng Anh Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai, Phát Đạt, Vinaconex… Tình cảnh két sắt chỉ còn vài tỷ đồng của Quốc Cường Gia Lai vào năm đó là một thực tồn ghê gớm về hiểm họa “chết trên đống tài sản” của các đại gia.
Đại gia “chết” tất dẫn đến ngân hàng cho vay vốn sẽ “băng hà”. Từ nhiều năm qua, các ngân hàng đã bơm vốn theo lối “đầu tư ồ ạt cho đến lúc sụp đổ”, khá tương đồng với hình ảnh giới doanh nhân nhà đất Trung Hoa. Hậu quả là hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp ở ba miền Bắc – Trung – Nam cho tới nay vẫn nằm chết gí mà không có nổi vài phần trăm tiêu thụ.
Lượng phân khúc căn hộ cao cấp và trung cấp lại chiếm đến hơn 80% tổng lượng căn hộ do các doanh nghiệp tung ra thị trường. Tỷ lệ này cho thấy nợ và nợ xấu bất động sản – ngân hàng nguy hiểm đến thế nào một khi người tiêu dùng vẫn kiên tâm giữ chặt tiền trong hầu bao. Khi quá nhiều “thượng đế” còn cho rằng giá căn hộ sẽ còn xuống nữa, ngân hàng chủ nợ và doanh nghiệp con nợ phải quay sang “cắn đắng” lẫn nhau.
Vào đầu quý 3/2014, các số liệu về nợ xấu từ giới ngân hàng bất chợt “minh bạch” hơn hẳn vài năm trước. Nhưng như dân gian truyền tụng, khi ngân hàng phải kêu thét lên thì đó chính là thời điểm mà hiệu ứng Minsky – các món cho vay đến hạn không thể thanh toán được – có thể ập tới bất kỳ lúc nào.
Bất kỳ lúc nào cũng có thể bùng nổ sự sụp đổ của một ngân hàng đầu tiên ôm nợ xấu bất động sản mà không thể bán lại cho bất kỳ ai.
Viết Lê Quân

Campuchia nói về vụ đốt cờ Việt Nam

Trung tướng Khieu Sopheak là phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Campuchia
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.
 
Hôm thứ Ba 12/8 môt nhóm người nhận là Khmer Krom (tức xuất xứ từ miền Nam Việt Nam) đã đốt cờ Việt Nam để phản đối chính sách của Hà Nội về đất đai Nam Bộ. Họ đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì nói miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.
 
Người biểu tình cũng đe dọa sẽ đốt thêm cờ Việt Nam, tuy điều này chưa xảy ra.

Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng cực lực phản đối hành động đốt cờ, mà Việt Nam cho là "hành động ngang ngược", xúc phạm tình cảm và phá hoại quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, đồng thời yêu cầu "xử lý nghiêm minh".

Các cuộc biểu tình của người Khmer Krom phản đối Việt Nam đã xảy ra nhiều lần từ đầu tháng Bảy, mỗi cuộc có hàng trăm người tham gia.

Hôm 18/8, Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Campuchia - Trung tướng Khieu Sopheak, thông qua trợ lý nói với BBC rằng việc đốt cờ "không đại diện cho lập trường của Chính phủ Hoàng gia Campuchia".

Ông nói: "Việc đốt cờ Việt Nam là không hợp đạo lý nhưng không phải xảy ra lần đầu trên thế giới".

"Ngay tại Việt Nam gần đây trong các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc về tranh chấp biển đảo người biểu tình cũng đốt cờ Trung Quốc."
 
'Thể chế dân chủ đa đảng'
Người biểu tình đe dọa tiếp tục đốt cờ
Dường như phản hồi chính thức này của ông Khieu Sopheak hơi khác với những gì ông Bấm phát biểu cuối tuần trước với ban tiếng Khmer đài Châu Á Tự do (RFA), khi ông nói việc đốt cờ là một phần của quyền tự do biểu đạt được nhà nước cho phép.

Ông nói rằng việc đốt cờ "nếu được thực hiện trong một cuộc biểu tình hợp pháp thì có thể chấp nhận được".

Khi được BBC hỏi rằng ông có giữ quan điểm là việc đốt cờ "có thể chấp nhận" được không, Trung tướng Khieu Sopheak đã không trả lời.

Trong cuộc phỏng vấn với RFA, ông Khieu Sopheak giải thích rằng hệ thống chính trị của Campuchia và Việt Nam khác nhau và Hà Nội không thể trông đợi Phnom Penh phản ứng giống như mình.

“Campuchia khác Việt Nam. Campuchia có nền dân chủ tự do với hệ thống đa đảng. Campuchia cho phép tự do biểu đạt trong khuôn khổ pháp luật."

Ông cũng nói hành động của người biểu tình sẽ không ảnh hưởng quan hệ Việt Nam-Campuchia, vì họ đơn giản chỉ thể hiện quan điểm của mình trong một xã hội dân chủ.

Sau sự kiện hôm 12/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo nói: "Việt Nam kịch liệt phản đối việc những phần tử cực đoan Khmer Kampuchea Krom tổ chức biểu tình bất hợp pháp và đốt quốc kỳ của Việt Nam tại Phnom Penh".

Đại diện cộng đồng Khmer Krom ở Phnom Penh thì nói họ tạm ngưng biểu tình để đợi kết quả làm việc của Bộ Ngoại giao Campuchia và Chính phủ Việt Nam theo tinh thần kiến nghị thư của người biểu tình đòi Việt Nam "công nhận sự thật lịch sử".

Đến cuối tháng Tám, họ đe dọa, nếu Việt Nam tiếp tục không chính thức xin lỗi thì họ sẽ tiếp tục biểu tình.
 
Đồng tình với Việt Nam?
    "Việc đốt cờ Việt Nam là không hợp đạo lý nhưng không phải xảy ra lần đầu trên thế giới."

Tướng Khieu Sopheak

Trong khi đó, báo chí Việt Nam cho hay một trong các lãnh đạo cao cấp của Campuchia đề nghị chính phủ Việt Nam "thông cảm" về vụ đốt cờ.

Các nguồn tin cho hay trong cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, người hiện đang ở thăm Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã "đề nghị Quốc hội, Chính phủ Campuchia có các biện pháp phù hợp để ngăn chặn, không để tái diễn" hành động này.

Thông cáo của Văn phòng Chính phủ Việt Nam nói ông Heng Samrin "đồng tình với những ý kiến và đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng".

"Chủ tịch Heng Samrin bày tỏ, phía Campuchia hết sức lấy làm tiếc về hành động biểu tình và đặc biệt là việc đốt cờ Tổ quốc Việt Nam. Ông cho rằng đây là hành động của một nhóm đối tượng quá khích, bị kích động bởi một số phần tử không hiểu biết về lịch sử hai nước và mong Chính phủ và nhân dân Việt Nam hết sức thông cảm."

Cũng theo thông cáo của Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội Campuchia cho biết, "cá nhân ông và Quốc hội Campuchia hết sức bất bình về hành động này, đồng thời Campuchia đã có các biện pháp mạnh mẽ để xử lý những hành vi và đối tượng và sẽ cố gắng hết sức, bằng luật pháp để từng bước hạn chế tối đa, ngăn chặn những hành động bạo lực và những hành vi tương tự tái diễn".
( BBC )

Thành tựu 40 năm “đu dây”

VNTB

Liên Sơn
(VNTB) – Ngày 15/08/2014, bà Nguyễn Thị Thọ (52 tuổi, KrongBong, DakLak) đã bị rớt xuống mép sông từ độ cao 10 mét khi bánh lăn dây cáp mà bà dùng để du qua sông bị trục trặc.

Bà là một trong số hàng trăm người dân hàng ngày phải qua sông bằng cách đánh đu với số phận.
Không phải bà Thọ hay hàng trăm người dân ở đây không biết sợ chết, nhưng vì đó là cách duy nhất để họ qua rẫy kiếm cái ăn nên sợ hãi bị chai.
Trong khi chính quyền xã kiến nghị huyện về xây cầu, rồi ngành GTVT Daklak cũng có đề nghị, nhưng vấn đề kinh phí lại là một “trở ngại”.
Mà “trở ngại” thì cũng ngại nhắc đến. Cố nhiên, nếu không xảy ra vụ tai nạn trên, và báo chí không vào cuộc thì chắc hẳn… dân vẫn đu dây dài dài.
Chợt thấy buồn cho tỉnh DakLak, khi ngày-ngày tháng-tháng mở rộng diện tích café, rồi trở thành tỉnh xuất khẩu café lớn nhất nước, những tưởng tỉnh sẽ giàu mạnh, dân sẽ được đổi đời, nhưng ngờ đâu, đến cả tiền ngân sách lại eo hẹp. Để đến cây cầu cho dân đi cũng khó… có kinh phí.

Vì “đại cục”!
Nhưng ngẫm lại một cách sâu xa hơn, thì cái gì cũng có cái lý do của nó cả.
Đầu tiên là việc, ai bảo Dalak nghèo chi, nên dân không có cầu đi là phải rồi!
Ví như là thành phố kiểu Thái Nguyên thì không chừng Daklak không những có được cái cầu to đẹp mà còn có cả cái nhà vệ sinh công cộng trị giá 9,4 tỉ đồng.
Hay nếu được là thủ đô Hà Nội thì có thể thoải mái chi tiêu ngân sách, sẽ được cán bộ và T.Ư chăm lo “chu đáo” đời sống từ chuyện “giải quyết khâu ra” trong mỗi nhà vệ sinh bằng thép trị giá gần 1 tỉ đồng hay giúp thưởng thức văn hóa trong không gian cô tịch ở bảo tàng Hà Nội trị giá 2.300 tỉ đồng.
Nói thế để biết, cán bộ ta, nhất là ở T.Ư chú ý, bụng của họ ưng là ưng cái bộ mặt thủ đô, thành phố. Nên dân đừng trách T.Ư gì cả. Mà hãy tự trách mình vì sao sinh ra tại mảnh đất khỉ ho – gà gáy như KrongBong chứ không phải là chốn phồn hoa, đô thị như Thái Nguyên, Hà Nội.
Để từ đó, biết thân biết phận mà vì “đại cục”, cố gắng an phận đu dây, rồi “thắt lưng, buộc bụng” để “giúp” T.Ư có thêm tiền để rải về thủ đô, thành phố.
Thành tựu 40 năm “đu dây”
Thứ hai là, cán bộ có trăm công nghìn việc, lại trình độ cao, bàn cái vĩ mô đến siêu tưởng, chứ mấy chuyện vi mô này (cầu treo, trường học, công trình cung cấp nước uống) có xứng tầm lắm đâu mà cán bộ ngó ngàng gì tới cho cam; mà lại vi mô… vùng sâu, vùng xa nữa chứ.
Mà diện vi mô xa xôi đó dễ khiến cán cán bộ có “tâm và tầm” (nhất là cán bộ cơ sở) lại hay bị chủ đầu tư “lừa” do cái tật “dễ quên” của mình. Ví như dự án nước sạch ở xã Ea Na (Krong Ana – DakLak) ấy. Dự án vi mô quá, chỉ 1,1 tỉ đồng nên nhân lúc cán bộ “không để ý”, chủ đầu tư “lừa” cán bộ, khiến khi kiểm tra, cán bộ “mới biết” là chủ đầu tư quên hạng mục nguồn điện. Khiến cả dự án nước sau nghiệm thu… không nhỏ ra được giọt nước nào.
Thế nên, thà dân xã Hòa Lễ phản ánh mà “cấp trên vẫn không chia sẻ được do kinh phí làm cầu quá lớn”. Chứ lỡ dự án vi mô này mà cấp trên “để mắt” xuống thì có khi nghiệm thu được vài ngày, báo chí lại có cơ hội giật tít: “Sập cầu treo ở Hòa Lễ: Thảm họa từ con ốc” thì lại mệt.
Nói là nói vậy, nhưng có trời mới biết cán bộ nghĩ gì trong đầu, nên trong khi chờ động thái “bề trên” thì dân xã hãy tranh thủ kiến nghị UBND tỉnh DakLak nên quy hoạch địa điểm trên thành vùng du lịch mạo hiểm, đặt tên là: “Đu dây kiểu Tazan thời hiện đại”. Chắc chắn là đắt khách.
Gần đây, lại có một cuộc thi phóng sự ảnh báo chí 2014 – 2014 về chủ đề: “Thành tựu 40 năm thống nhất đất nước” của BBT báo SGGT phối hợp Hội nhà báo Tp. HCM. Dân xã cũng nên tự chụp hình lại rồi gửi, có khi được giải cũng nên.
Liên Sơn

Du lịch và thị thực : Những bất cập đối với Việt Nam



 Theo Hiệp hội Lữ hành châu Á – Thái Bình Dương (PATA), Việt Nam là một trong năm nước trong khối ASEAN thu hút nhiều du khách ngoại quốc nhất trong năm 2013, chủ yếu là khách châu Á. Tuy nhiên việc cạnh tranh với các nước trong khu vực đã có ngành công nghiệp du lịch phát triển là khá quyết liệt, và một trong những biện pháp được đề cập đến gần đây là miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch thuộc các thị trường trọng điểm.

Còn đối với người dân Việt Nam, thì từ khi có chính sách mở cửa đã có thể ra nước ngoài du lịch thoải mái hơn trước. Và với các hiệp định miễn thị thực đã ký, kể từ ngày 26/10/2013 công dân Việt Nam mang hộ chiếu phổ thông có thể nhập, xuất cảnh vào tất cả các nước thành viên ASEAN, tuy thời gian được lưu trú tại mỗi nước có khác nhau. Đối với Miến Điện là Brunei là không quá 14 ngày, Philippines 21 ngày, và sáu nước còn lại là 30 ngày.

Nhưng cách đây vài hôm, lại có thông tin Thái Lan hạn chế cấp thị thực cho người Việt Nam nhập cảnh, gây phản ứng trong dư luận. Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt cho biết như trên.

Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, lâu nay người Việt rất thích sang Thái Lan du lịch. Biện pháp mang tính kỳ thị trên sẽ làm mất khách, và Thái Lan cũng ý thức được điều đó nên đã nhanh chóng sửa đổi. Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Mỹ cho biết, đây không phải là lần đầu khách du lịch Việt Nam bị phân biệt đối xử, mà bản thân ông cũng đã bị hành xử như vậy.

Nhưng thật ra việc gì cũng có nguyên nhân của nó. Một số ít người Việt khi ra nước ngoài, cụ thể là Thái Lan, đã có những hành vi không đúng đắn thậm chí phạm pháp, khiến hình ảnh của người Việt bị hoen ố.
Bên cạnh một số ít phần tử bất hảo, cũng có những người Việt sang Thái Lan du lịch tuy nhiên vì hoàn cảnh đã ở lại làm việc một cách bất hợp pháp nhưng lương thiện, trở thành một lực lượng lao động cạnh tranh với người bản địa. Ông Mỹ cho rằng Nhà nước phải có những biện pháp để hạn chế tình trạng người Việt ra nước ngoài gây tiếng xấu cho đất nước.

Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, cách đối xử khinh miệt đối với du khách Việt là không thể chấp nhận được. Vấn đề là hiện tượng này đã xảy ra mấy năm nay, nhưng người Việt thay vì yêu cầu Nhà nước có phản ứng chính thức, lại thường chỉ lên mạng phàn nàn – một phần còn do họ thiếu tin tưởng nơi chính quyền.

Ngược lại, phía Việt Nam lại tỏ ra quá dễ dãi trước việc công dân các nước khác, đến Việt Nam rồi ở lại làm những nghề bất lương. Chẳng hạn như những người châu Phi đến hành nghề mại dâm, rồi một lượng lớn người Trung Quốc nhập cảnh và làm việc bất hợp pháp. Hay các thương nhân Trung Quốc tự do đi từ Bắc chí Nam mua đủ loại hàng hóa, gây rối loạn thị trường mà chưa hề có biện pháp chế tài này.

Để thu hút khách quốc tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã miễn thị thực hoặc cấp thị thực rất dễ dàng. Việt Nam từ khi đơn phương miễn visa cho công dân 7 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và bốn nước Bắc Âu, thì lượng khách từ các nước này đến du lịch Việt Nam đã tăng đột biến.

Và ngược lại, nhìn chung từ khi có việc miễn thị thực giữa các nước ASEAN, thì du khách Việt đã được đi lại dễ dàng hơn. Có một điều an ủi là Trung Quốc, một « cường quốc du lịch » lại đứng sau Việt Nam về số nước cho miễn thị thực nhập cảnh.
Thụy My
( RFI )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét