- Trung Quốc thúc đẩy ngư dân ra vùng tranh chấp (VNE). “Chính phủ chỉ cho chúng tôi nên đi đâu và trợ cấp chi phí nhiên liệu dựa trên công suất động cơ“. – Biển Đông: Trung Quốc ra sức chiếm lĩnh ngư trường (TBKTSG). – Tàu cá Trung Quốc : Công cụ lấn chiếm Biển Đông (RFI). “Chính quyền Trung Quốc đã trang bị cho các chiếc tàu cá một hệ thống định vị bằng vệ tinh rất hiện đại“.
- Rút giàn khoan – TQ muốn hợp tác phát triển trong vùng đặc quyền kinh tế của VN (RFA). Bà Bonnie Glaser: “Bằng
cách dịch chuyển giàn khoan ra sớm họ gửi cho Việt Nam một tín hiệu là
Trung Quốc muốn tham gia vào hoạt động khai thác phát triển chung với
Việt Nam. Nếu Việt Nam đồng ý làm vậy thì quan hệ hai nước sẽ tốt hơn.
Nếu Việt Nam từ chối thì Trung Quốc có một cây gậy dơ lên trên đầu Việt
Nam, họ sẽ vẫn cứ vào khu vực khai thác đơn phương, và họ sẽ tiếp tục
làm nghiên cứu và phát triển ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam“.- Báo TQ hô hào chiến tranh giải quyết tranh chấp (SCMP/ KP). “Với luận điệu hiếu chiến của tờ Quân giải phóng, dư luận lo ngại Trung Quốc sẽ lạm dụng vũ lực nhiều hơn để giải quyết tranh chấp trên biển với các quốc gia láng giềng“. – Trung Quốc dùng kế làm các nước Nam Á lục đục (MTG). – Philippines sẽ đề nghị ngừng gia tăng căng thẳng ở Biển Đông (TTXVN). – Giải quyết căng thẳng trên Biển Đông trên tinh thần tôn trọng luật quốc tế (QĐND).
- Dương Danh Huy: Đôi gót chân Achilles của chủ quyền (BBC). “Một gót là công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng (CHPVĐ). Gót kia là việc từ 1954 đến 1975 VNDCCH không có tuyên bố hay hành động chủ quyền gì với Hoàng Sa, Trường Sa“.
- Bà Tôn Nữ Thị Ninh phân tích 4 khía cạnh trong mưu đồ Trung Quốc (ĐSPL).
<- Thư ngỏ gửi cho BCH Trung ương và toàn thể đảng viên ĐCSVN (RFA). Ông Nguyễn Khắc Mai: “Họ
không thức tỉnh là vì quyền lợi của họ hiện nay đang gắn liền với một
chế độ toàn trị để có thể lợi dụng và kiếm chác, giàu có lên trong tình
trạng lạc hậu của đất nước. Vì thế họ không muốn đổi mới và nếu ai tha
thiết nói đến sửa đổi thì họ gán cho là thoái hóa chính trị…“
- Đảng viên lão thành kêu gọi thoát Trung (BBC/). – Facebooker Hoang Nguyen Van: “Chắc
chắn bức thư sẽ gây hoang mang cực độ cho những người tin tưởng vào
đảng và tuyệt đối trung thành. Không hiểu người ta có định quy cho bức
thư âm mưu ‘diễn biến hòa bình’!? Dù thế nào nhà nước cũng cần giải
thích trước công luận về sự xuất hiện của bức thư, có hay không sự mạo
danh, nội dung bức thư đưa ra sai hay đúng? Thiết nghĩ một nhà
nước có đầy đủ tính chính danh không thể im lặng khi có cá nhân hay tập
thể chỉ ra ‘đường lối sai lầm’ của mình. Dư luận nhân dân đang chờ câu trả lời“.
Đòi Đảng và Nhà nước trả lời, coi chừng họ
sẽ trả lời rằng: các cán bộ đảng viên này bị “suy thoái” nghiêm trọng
rồi, cần phải tổ chức các lớp để họ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hê hê hê…
- Đảng viên cao tuổi kêu gọi VN đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế (VOA). “Khi
mà cái thằng kẻ cướp nó đã vào tới tận sân nhà rồi, nó đã chĩa dao,
mác, súng ống vào nhà mình rồi, nó uy hiếp mà những người trong nhà vẫn
nói rằng là Việt Nam không liên minh với một nước khác để chống lại nước
thứ ba thì không có sự mơ hồ, kỳ cục nào lại có thể tưởng tượng nổi,
nếu không nói đó là một sự ngu xuẩn“.
- Phỏng vấn GS Tương Lai: Những người cộng sản muốn cải tổ (RFA). “Nhân
danh ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa, và nhân danh cùng do đảng cộng sản
lãnh đạo, Trung Quốc thao túng đảng cộng sản Việt Nam và những người
lãnh đạo Việt Nam, biến họ phụ thuộc vào Trung Quốc. Và chính sự phụ
thuộc đó đã làm cho uy tín của đảng càng ngày càng giảm sút, mất niềm
tin trầm trọng trong đảng viên và trong nhân dân. Cái việc đảng mất uy
tín trầm trọng đó có trách nhiệm của tất cả các đảng viên đảng cộng sản
Việt Nam, trong đó có chúng tôi“.
- Nhiều đảng viên kỳ cựu kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa xã hội (RFI). “Chính
đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa đã ‘tạo điều
kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham
nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so
với nhiều nước xung quanh’.“
- Bùi Tín: Cái sảy nảy cái ung là vậy (Blog VOA). “Điều
hệ trọng là theo cái nếp tư duy từ nhiệm thái độ độc lập tự chủ ấy, 36
năm sau, cả bộ sậu lãnh đạo bao gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, thủ
tướng Đỗ Mười, cố vấn Phạm Văn Đồng đều bị bí mật gọi sang Thành Đô đúng
vào ngày lễ Quốc khánh chẵn 45 năm (2/9/1945 – 2/9/1990), và tại đây
cái ‘sảy’ đã nảy cái ‘ung’, một ung nhọt khủng khiếp đe dọa sự tồn vong
của chế độ“.- Người Việt tẩy chay hàng Trung Quốc sau vụ tranh chấp giàn khoan (VOA). “Trung Quốc đã rút giàn khoan dầu nhưng tôi vẫn nghĩ rằng chúng tôi là người Việt thì chúng tôi phải mua hàng Việt”. – Người Việt tẩy chay hàng TQ nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Duy trì các hoạt động hợp tác bình thường với Trung Quốc (LĐ). “Khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, song vẫn duy trì các hoạt động hợp tác bình thường với Trung Quốc trên các lĩnh vực“. – Mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai (VNE). – Vụ Bitexco đề nghị khai thác Vịnh Hạ Long 50 năm: Câu hỏi khi tư nhân ‘kinh doanh di sản’ (BBC).
- Thủ tướng muốn nghe phản biện của trí thức (VNN). “Chính phủ hết sức quan tâm, mong muốn lắng nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ xã hội, các nhà khoa học, giới trí thức trên tinh thần dân chủ, khách quan, khoa học“. Mỗi ngày Thủ tướng chịu khó duyệt qua các trang tin của bọn “phản động”, của các “thế lực thù địch” là nắm vững tình hình ngay mà. Chỉ lo lúc đó Thủ tướng mắc phải căn bệnh lãng tai, không còn nghe được nữa…
- Mẹ già như chuối chín cây, không chờ tôn vinh được đâu… (TT). – Sửng sốt vì Mẹ Việt Nam Anh hùng… 26 tuổi (?) (DV). – Tái giá bao nhiêu lần cũng là Bà mẹ Việt Nam anh hùng (TT). – ‘Làm chính sách đối với người có công phải hết sức nhân văn’ (TN).
- Cần xem lại nội dung Nghị định 31/2013/NĐ-CP (VHNA). “Ai
cũng biết, trong thực tế, nước ta có cả một ‘binh đoàn thương binh
dỏm’. Nhưng nếu vì bất lực trong việc hạn chế sự bành trướng về số lượng
thương binh khai man ấy mà ban ra những qui định tổn hại đến quyền lợi
máu xương của một bộ phận thương binh thật thì vô cùng đáng trách, vô
cùng đáng buồn!“
- ƠI NGƯỜI BẠN TUỔI THẦN TIÊN YÊU DẤU! (Đặng Huy Văn). “Ai
đã giết em cùng bao đồng đội?/ Khi tuổi xuân đang phơi phới Tần ơi!/ Ai
đã gây cảnh nồi da xáo thịt?/ Làm hai Miền Nam, Bắc máu xương rơi?/ Ai
là kẻ đã nghe lời Mao tặc?/ Đánh Hoa Kỳ đến người Việt cuối cùng/ Và
từng bước đón Tàu sang cướp nước/ Lừa dân xây ‘tình hữu nghị
Việt-Trung’!“
- Nhật ký mở lần thứ 105: NHÂN NGÀY 27/7, TRUYỆN TRÒ VỚI MỘT NGƯỜI DƯỚI..ÂM PHỦ ! (Tô Hải). “Ai
dám làm cái chuyyện mà Chế Lan Viên đã làm cách đây 27 năm sẽ được mang
danh hiệu ‘văn nghệ sỹ thoái hóa’. Phải không các vị văn sỹ ‘tự diễn
biến quá chậm’ đang nằm dưới âm phủ cũng như các vị ‘kiên định lập
trường giai cấp’ đến cùng, đang mơ về một ‘thiên đường xã nghĩa’ rồi đây
sẽ đến với đời chắt, chút, chít của quí vị chẳng qua chỉ vì…HÈN ?“
- Nguyễn Lân Thắng: Thư gửi bé Đậu (Blog RFA). “Người
ta nói dối để dân tộc lao vào đánh nhau như quân thù hòng phục vụ mưu
đồ của nước lớn. Người ta nói dối để giữ vững quyền lực sinh sát điều
khiển xã hội muôn đời. Người ta nói dối để người dân tự hào trong vũng
lầy nghèo đói. Kẻ nào dám thốt lên sự thật ngược ý họ thì không những
bản thân mà gia đình sẽ khốn nạn“.- TRẦM THIÊN THU – Nỗi niềm tỵ nạn (Khoahocnet). “… dân tỵ nạn là những người muốn tránh khổ, thoát khổ, tức là họ quyết đi tìm tự do, bình an và hạnh phúc ở một nơi khác. Nơi nào có tự do, bình an và hạnh phúc thì họ tìm đến bằng mọi giá, và nơi đó trở thành quê hương của họ. Tuy nhiên, có những người đã phải trả giá rất đắt vì họ gặp đủ thứ nguy hiểm, thậm chí phải mất mạng trong cuộc chạy trốn đó“.
- Vụ bắt giữ bà Bùi Thị Minh Hằng: 5 tháng cho bản kết luận điều tra ” lởm khởm ” (NBG). “Có
lẽ với bản KLĐT thế này, VKS khó có thể ra một bản cáo trạng thuyết
phục. Nếu như cố đấm ăn xôi đưa ra toà thì khôn ngoan toà án sẽ tuyên bố
mức án bằng thời hạn tạm giam 3 người trên“.
- Cha Phan Văn Lợi không đáp ứng yêu cầu sai của công an (DCCT). “Cha Lợi viết: “Theo
nguyên tắc luật pháp, công an chỉ được quyền gọi dân đến đồn khi có một
vụ án hình sự đã được khởi tố, mà công dân đó có liên quan, có chứng
kiến hay có bị hại. Bằng không, công an phải đến nhà dân xin gặp“.
- Bắt cóc Mẹ Nấm, bộ CA thách thức cả đại sứ quán Úc? (DLB). “Một
người trong số họ nói thẳng với tôi: Chị bị mời về làm việc vì có giấy
mời tham dự hội thảo tại đại sứ quán Úc. Và đây chính là lý do chị ở đây
lúc này”.
- Phạm Chí Dũng trả lời ABC về báo giới độc lập ở Việt Nam (VNTB). – Các nhà báo Việt Nam đòi lại quyền tự do báo chí: Vietnam journalists fight back for media freedoms (ABC).
- Độc lập hay đối lập? (PT). “Hiến
pháp và pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự lập hội, nếu các hội
ấy thực sự vì con người, vì lợi ích thật sự của nhân dân. Ðảng, Nhà
nước không cấm thành lập các tổ chức độc lập, nhưng từ độc lập trở thành đối lập với hệ thống chính trị thì tự nó đã đối lập với lợi ích của nhân dân, trái với pháp luật“.
Đối lập với “hệ thống chính trị” không có
nghĩa là đối lập với “lợi ích của nhân dân”, bởi đa số người dân không
lựa chọn, cũng không chấp nhận hệ thống chính trị độc đảng. Trong trường
hợp này, các tổ chức XHDS có thể đối lập với hệ thống chính trị, nhưng
ngược lại, các tổ chức đó mang lại lợi ích cho người dân. Nếu nhà báo
Minh Toàn và/ hoặc báo Năng Lượng Mới không đồng ý với nhận xét này, quý
vị có thể đưa ra câu hỏi “trưng cầu dân mạng” ngay trên website Petro
Times: Người dân VN có đồng ý lựa chọn chế độ Cộng sản do ĐCSVN độc
quyền lãnh đạo hay không? Chắc chắn quý vị sẽ có câu trả lời.
- Lễ tưởng niệm lần thứ 9 năm ngài Thánh Tử PGHH Trần Văn Út hi sinh (Nguyễn Tường Thụy). – “Tự do tôn giáo”: Nhà nước Việt Nam vi phạm cả chính sách lẫn luật pháp (VNTB).
- Mỹ: Tôn trọng tự do tôn giáo bảo vệ cho sự ổn định (VOA). – Mỹ không đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (RFI).
- Tin buồn: Thầy giáo Nguyễn Anh Dũng qua đời (DLB). – Thức tỉnh (DLB).- Vụ án nhà báo Đoàn Hữu Hậu: Tình, lí bị bóp nghẹt (DLB). – Kiên Giang: Vụ Đoàn Hữu Hậu – nếu ông Hậu phạm tội ‘lừa đảo’ thì người ‘bị hại’ và CQTT phạm tội ‘vu khống’ (DLB).
- Hà Thủy Nguyên: Quyền lực của phe trung lập (Phần 1) (TCPT).
- VN cấ́m 6 đối tượng làm cho nước ngoài (BBC). – 6 đối tượng không được làm việc cho tổ chức nước ngoài tại VN (LĐ). – 2 lãnh đạo không được cùng tham gia một đoàn công tác nước ngoài (LĐ).
- Về chuyện Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị thăm Mỹ và “biến mất” mấy ngày qua, cư dân mạng đồn đãi rằng, ông Nghị đã xin tị nạn ở Mỹ, nhưng dường như người ta nhầm lẫn ông Nghị với mấy vị cán bộ này: Bộ Công thương sa thải 2 cán bộ tự ý ở lại nước ngoài (TN). Có lẽ chính phủ Mỹ nên có chính sách “chiêu hồi”, tạo điều kiện cho các lãnh đạo hàng đầu của Đảng CSVN đến Mỹ làm việc rồi ở lại “tị nạn” CS, một lúc nào đó VN không còn là nước CS nữa, Mỹ không cần “diễn biến hòa bình”. Kinh phí dùng để giải quyết công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho những người này là số tiền mà chính phủ Mỹ giúp đỡ VN hàng năm, cộng thêm số tiền của người Mỹ gốc Việt gửi về giúp VN hàng năm, thay vì gửi về VN, có thể gửi cho chính phủ Mỹ giúp tị nạn những nhân vật lãnh đạo đảng?
- LS Ngô Ngọc Trai: “Hàn Đức Long đang chịu án tử hình… tưởng tượng!” (PT). “Khi
đọc hồ sơ vụ án, tôi nhận thấy nhiều tình tiết vô lý, không thuyết
phục. Đã có một sự dối trá trong cách lấy lời khai, thu thập chứng cứ
của cơ quan điều tra. Phải chăng, điều tra viên tưởng tượng ra hành động
phạm tội của Hàn Đức Long?” – Hủy án tử hình đối với tử tù Hàn Đức Long (GDVN). – Kháng nghị hủy án, điều tra lại vụ tử tù Hàn Đức Long (GDVN). – Vụ Hàn Đức Long: Sẽ là vụ “Nguyễn Thanh Chấn” tiếp theo? (ĐSPL).
- Cấm tuyệt đối bức cung, nhục hình (NLĐ). Bộ huật Hình sự cũng đã quy định rõ tại Chương XXII: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tội nhục hình tại điều 298 và tội bức cung tại điều 299,
thế nhưng tình trạng bức cung, nhục hình vẫn liên tục diễn ra ngày càng
trầm trọng. Bây giờ Bộ Công an lại ban hành thêm thông tư 28/2014, chắc
chắn cũng sẽ không ngăn được bức cung, nhục hình. Luật pháp chỉ là một
mớ giấy lộn, khi không có cơ chế nào giám sát việc thi hành luật, cho
nên, dù có ra 100 hay 1000 văn bản tương tự, chẳng có gì bảo đảm các
điều tra viên sẽ thi hành.
Khi bị can ở trong tay cơ quan điều tra,
tại các buổi hỏi cung mà không có luật sư giám sát, bị can có bị đánh
bầm dập, cũng khó có thể chứng minh họ bị cơ công an bức cung, nhục
hình. Họ sẽ bị đánh đập đến chết, rồi dựng hiện trường giả, cho rằng họ “tự tử vì ân hận“, mà một báo MTG đã viết Dễ như treo cổ trong đồn công an. – Cái tựa này lạ quá: Bộ Công an cấm bức cung, nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào (TT/ PLTP). Nghĩa là không phải luật pháp cấm, mà Bộ Công an cấm?!
- Cấm điều tra viên bức cung, dùng nhục hình (VOV/ VNN). “Thông
tư cũng quy định khi triệu tập, hỏi cung bị can tại ngoại, lấy lời khai
người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người liên
quan đến vụ án thì phải có giấy triệu tập“.
- THÔNG TƯ SỐ 28/2014/TT-BCA – QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA HÌNH SỰ TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN (TVPL). Điều 38 cho phép các điều tra viên tiến hành điều tra ngược lại luật sư: “Khi
phát hiện thấy người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc
trợ giúp viên pháp lý có hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động
điều tra như: cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, ngăn cản
việc khai báo, tiết lộ bí mật, cung cấp tài liệu sai sự thật, khiếu nại,
kiến nghị không có căn cứ hoặc có hành vi trái pháp luật khác thì Điều
tra viên tiến hành lập biên bản sự việc trên, có thể ghi âm, ghi hình
hoặc tiến hành biện pháp khác nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng
minh hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra của họ“. – Thông tư ‘nguy hiểm’ cho luật sư (BBC).
- Vụ CSGT bị dân vây đánh: Truy nã một bị can (NLĐ).<- Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh bị bắt (VNE). – Bắt tạm giam ông Phạm Công Danh, Phan Thành Mai (VEF). – Khởi tố một số lãnh đạo Tập đoàn Thiên Thanh (CP). – Bắt Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh Phạm Công Danh (NLĐ). – Nguyên chủ tịch, tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng bị bắt (VNE). – Bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Thiên Thanh (TT). – Khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh (LĐ). – NHNN lên tiếng về vụ bắt giam lãnh đạo Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (PLTP). – Tập đoàn Thiên Thanh của ông Phạm Công Danh lớn như thế nào? (CafeF). – Ngân hàng Xây dựng có Chủ tịch và Tổng giám đốc mới (VNE).
- Thái Nguyên: Bắt khẩn Phó Tổng giám đốc công ty thép Gia Sàng (TTXVN/ CafeF). – Bắt khẩn cấp sếp công ty Thép, thu giữ súng đạn (TP).
- Sở Y tế mua máy xét nghiệm của Đức, linh kiện made in China (VNN).
- Sự Hấp Dẫn Của Nền Kinh Tế Pháp Trị (Alan Phan). “Obama đã thua nhưng nước Mỹ và chủ nghĩa giẫy chết của Tây Phương sống mạnh; đem hy vọng hiếm quý cho mọi người dân trong những thiên đường đang mục nát“. – Mời xem lại hồ sơ vụ kiện này: UNITED STATES DISTRICT COURT FOR THE DISTRICT OF COLUMBIA (gpo.gov).
- Trung Quốc chính thức điều tra Chu Vĩnh Khang (NLĐ). – Chu Vĩnh Khang chính thức bị điều tra về các cáo buộc tham nhũng (RFI). – TQ công khai điều tra Chu Vĩnh Khang (BBC). – Trung Quốc điều tra cựu ủy viên Bộ chính trị (VNE). – ‘Con hổ’ Chu Vĩnh Khang chính thức bị điều tra (VNN). – TQ chính thức điều tra ông Chu Vĩnh Khang (VNN). – Trung Quốc điều tra ông Chu Vĩnh Khang về tội tham nhũng (VOA).
- Tấn công khủng bố ở Tân Cương, hàng chục người chết (VNE). “Nhóm lạ mặt hôm qua cầm dao tấn công một đồn cảnh sát ở khu tự trị Tân Cương, làm hàng chục người thiệt mạng và bị thương“. – Bạo động ở Tân Cương : Hàng chục người chết (RFI). – Khủng bố tại Tân Cương, hàng chục người thương vong (VNN). – Trung Quốc kiểm duyệt các bài viết về Tân Cương (VOA).
- Singapore, Mỹ tập trận chung ở Biển Đông (VNE). – Singapore, Mỹ tập trận chung ở Biển Đông (VNN).
- Hàng không Trung Quốc bị đảo lộn vì tập trận (RFI).
- LHQ trừng phạt công ty sở hữu tàu chở vũ khí Bắc Triều Tiên (VOA).
- Chỉ một trang báo Trung Quốc đưa 3 lý do giải thích vụ giàn khoan (MTG). “Thứ nhất, thời tiết xấu? Thứ hai, không thể đùa Việt Nam. Thứ ba, sợ quốc tế thù địch“. – Giàn khoan Trung Quốc gây tiền lệ nguy hiểm ở biển Đông (NLĐ/ Megafun). – Ngoại trưởng Philippines lên án Trung Quốc trong vụ giàn khoan 981 (GDVN).
- Philippines đề xuất ngừng mọi hành động gây căng thẳng ở Biển Đông (Reuters). – Tập bắn đạn thật để xưng bá! (PT).
- “Ngồi im… tàn thắng ắt về ta!” (Sống News).
- Phớt lờ Trung Quốc, các tập đoàn dầu mỏ đua nhau đến Việt Nam (Infonet). – HOÀNG SA 30/7: Vượt mặt TQ, nhiều hãng lớn hợp tác Việt Nam khai thác dầu khí (TG).
- Khi xẩm “Tiễu trừ cướp biển” (TBNH).
- Trọng Đạt: 50 năm sự kiện Vịnh Bắc bộ: Nghị Quyết Vịnh Bắc bộ – 1964 (ĐCV).
- “Ông lớn” nào sẽ giành quyền quản lý Vịnh Hạ Long? (DT). – Thận trọng về quyền quản lý Vịnh Hạ Long (DT).
- “Nhiệt liệt chào mừng” Ngày Thương binh Liệt sĩ: Người dân bất bình vì trường học treo băng rôn phản cảm ngày Thương binh liệt sĩ (DT).
- Hội CTNLT: Thư ngỏ gửi Ngài Đại sứ Úc, Đại diện EU, Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ (Cựu TNLT).
- Dân Choa: Thủ tướng có thực muốn nghe phản biện của trí thức? (Quê Choa). “Nếu
đúng như thế thì quan điểm của Thủ tướng đã thay đổi hoàn toàn. Trước
đây chính quyền nhà nước đã gây sức ép cho viện Nghiên cứu phát triển
IDS do tiến sĩ Nguyễn Quang A và giáo sư Hoàng Tụy lãnh đạo. Viện IDS
quy tự nhiều trí thức có tâm huyết và có nhiều phản biện hết sức khoa
học. Thế nhưng chính phủ đã cho ban hành Quyết định 97/2009/QĐ-TTg
nhằm quản lý chặt các ý kiến phản biện“.
- Ls Ngô Ngọc Trai: Đính chính về một bài báo đăng trên Petro Times (BS). – Ai giúp dân chứng minh đã bị công an đánh? (PLTP). “Nạn
nhân, nếu may mắn còn sống, cũng chỉ trưng ra được những vết thương
trên cơ thể mình. Mà vết thương do ai đánh thì không thể làm rõ. Trường
hợp nạn nhân đã ‘xui xẻo’ mất mạng thì lời khai còn lại chỉ là công an
và những người có liên quan đến công an“. Để tránh bị ép cung, nhục
hình, tất cả các cuộc hỏi cung phải có sự chứng kiến của luật sư và
phải được ghi lại bằng camera để cơ quan điều tra chứng minh họ “vô tội”
trong trường hợp cơ quan điều tra bị phía bị can tố cáo ép cung, nhục
hình. Ngoài ra, cơ quan hành pháp phải độc lập với tư pháp, bởi nếu 2 cơ
quan này là một, người dân không thể kiện cán bộ điều tra (hành pháp)
ra tòa vì tư pháp sẽ bao che cho hành pháp.
- Có chuyện này nữa? Giám đốc bệnh viện bị cảnh cáo vì… từ chối làm phó giám đốc sở (TN).
- Bộ trưởng giao thông chê hàng không Việt Nam thậm tệ (NV). – Bộ trưởng Thăng: “Ai cũng biết mà thanh tra không biết?” (VnEconomy).
- Khởi tố vụ án đường ống nước sông Đà 9 lần vỡ (VnEconomy). – Khởi tố điều tra vụ vỡ đường ống nước sông Đà: ĐỘC QUYỀN: Lá đơn nặc danh tố cáo hàng loạt sai phạm của lãnh đạo Vinaconex (DV). – Vụ sự cố đường ống dẫn nước Sông Đà: Khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù (DV). – Vinaconex bị khởi tố vẫn được Hà Nội cho làm đường nước sông Đà (GDVN). – Vinaconex vẫn làm đường nước sông Đà 2 vì có tiền, kinh nghiệm? (Infonet).
- Dân bị quy trách nhiệm làm hỏng vỉa hè đường đắt nhất thủ đô (TP). – “Đường đắt nhất hành tinh” mau hỏng: Hứa làm dự án khác tốt hơn! (Infonet).
- Nguyên TGĐ mới bị bắt của Ngân hàng Xây dựng là ai? (VTC). – Bà Vũ Bạch Yến trở thành Chủ tịch của Ngân hàng Xây dựng (DT).
- Tìm ở đâu sự thật về món nợ của Diệp Bạch Dương? (TBKTSG).
- Trung Quốc chính thức “sờ gáy” cựu trùm an ninh (VnEconomy). – Điều tra Chu Vĩnh Khang, án lớn nhất Trung Quốc từ vụ “bè lũ bốn tên” (DT). – Đường quan lộ và vòng vây siết chặt Chu Vĩnh Khang (VNN). – Ông Tập Cận Bình ‘lột da hổ chúa’ tham nhũng Chu Vĩnh Khang (MTG). – Thanh trừng Chu Vĩnh Khang, ông Tập “bóp” luôn đám đàn em Chu – Kỳ 1: “Nịnh ông anh” và âm mưu ám sát ông Tập Cận Bình — Kỳ 2: Cha con ông Chu Vĩnh Khang đục khoét công quỹ như thế nào? — Kỳ 3: Rúng động nhóm đàn em của ‘ông hoàng công an’ (MTG). – Đã Đến Lúc Tập Cận Bình Xử Lý Giang Trạch Dân ? (video) (ĐKN). – 35 năm qua, chính trường Trung Quốc vẫn đầy ‘khói súng’ (MTG).
- Ban Tổ Chức Liên Hoan Truyền Hình Đài Bắc bị TQ Bắt Giữ (video) (ĐKN). – Chính Phủ Hồng Kông Làm Ngơ Kiến Nghị Bầu Cử Dân Chủ (Video) (ĐKN).
- Các Nghị Sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ Kêu Gọi Chấm Dứt Cuộc Đàn Áp Pháp Luân Công (ĐKN). – Diễu Hành Kêu Gọi Chấm Dứt Cuộc Đàn Áp Pháp Luân Công (ĐKN).
– Khủng bố đẫm máu tái diễn ở Tân Cương (VnEconomy). – Cảnh sát Trung Quốc giết hàng chục kẻ “khủng bố” Tân Cương (TT).
- Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay: Kỳ 28: “Lời thề chính trị” của Đặng Tiểu Bình (MTG).
- Triều Tiên có nhiều tàu ngầm hơn Mỹ (VnEconomy). – CHDCND Triều Tiên có nhiều tàu ngầm nhất thế giới (TT).
KINH TẾ- VN tăng hạng mức tín nhiệm (TN). – Moody’s nâng tín nhiệm VN (BBC). – Moody’s nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam (LĐ). – Moody’s nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam (VOA). – Moody’s nâng 1 bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên B1, triển vọng ổn định (NĐH).
- Môi trường kinh doanh sẽ đột phá (TN). Nghĩa là sẽ bị bọn “lạ” đột nhập vào để phá? :-) – Đột phá chính sách chuyển đổi cây trồng (TN).
- Nên bỏ cơ chế bộ chủ quản DNNN (PLTP).
- Tổng quan chuyển động BĐS ngày 29-7-2014 (VietFin).
- Bộ Tài chính ủng hộ ưu đãi cao nhất cho siêu dự án lọc hóa dầu (VNE).
- Giải pháp trọn gói cho lúa gạo (SGGP).
- Khi VN loay hoay, Campuchia đã ‘âm thầm’ tiến (TVN). “Campuchia
chỉ trong vòng 3 – 4 năm đã nhanh chóng có chiến lược và xâm nhập những
thị trường khó tính bậc nhất này. Theo một thông tin, năm 2013
Campuchia xuất khẩu 1 triệu tấn gạo vào thị trường Mỹ và châu Âu. Không
những vậy, cùng phẩm cấp gạo và thời điểm bán, thì gạo Campuchia luôn có
giá bán cao hơn gạo Việt Nam từ 30 – 50 USD/tấn“.- Ôtô rẻ như Ấn Độ: Nỗi thèm khát của dân Việt (VEF).
- Trung quốc mở điều tra chống độc quyền nhằm vào Microsoft (RFI).
- Achentina có 48 giờ để tránh phá sản (RFI).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 30-7-2014 (VietFin).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 30-7-2014 (VietFin).
- Nợ công và phần chìm của “tảng băng” doanh nghiệp nhà nước (VnEconomy).
- Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam 7T.2014 (VietFin).
- Vẫn câu hỏi lối thoát nào cho Vinalines (TBKTSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO- CHUYỆN XƯA- NAY MỚI NÓI – KỲ 39 – Đấu tố trở lại – KỲ 3 : Chuyện con cua và con ếch (Nhật Tuấn). Nguyễn Đăng Mạnh: “Tôi hình dung con cua đang giơ hai càng một cách hiên ngang như muốn thách thức với cả trời đất. Con ếch tới, vỗ nhẹ vào mai một cái, con cua vội co dúm người lại. Nguyễn Đình Thi là con cua, Tố Hữu là con ếch...”.
- Trò Chuyện Với Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn (Kỳ 4) (Du Tử Lê).
- Chiếc sừng hươu (Da Màu). – Hai Tụi (Văn Việt).
- “Sự thật bên ngoài”, “sự thật bên trong” (TS).
- NHÂN NGÀY SINH CỐ GIÁO SƯ CAO XUÂN HẠO (30-7-1930/2014): Tôi chỉ là một người làm nghề” (Nhật Tuấn).
<- Tiểu sử chính thức của nghệ sĩ Quỳnh Giao: Quỳnh Giao – Lòng ta ở với người (NV).
- ‘Hát bội thì hay nhưng quá khó để bảo tồn’ (NV).
- Khi di sản luôn phải nhường bước (TS).
- Đền Mõ và chuyện tình vị công chúa thời Trần (TN).
- Sông Đuống: Con sông chở nặng nỗi oan khiên (GĐVN).
- Chợ ‘ve chai ngàn đô’ độc đáo giữa lòng Sài Gòn (Zing).
- Làm sao khiến thế giới ‘phải lòng’ VN (TVN). – Có lúc chúng tôi phải xếp hàng mua “X30 phá lưới” (TVN).
- Không có cái gọi là “Chủ Nghĩa Duy Vật Tâm Linh” (VHNA).
- Richard Wagner – Thiên thần hay ác quỷ? (BHC).
- Trung Quốc lập viện bảo tàng về vịt quay (RFI).
- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 40 – ĐẤU TỐ TRỞ LẠI – KỲ 4 – còn đó não trạng “văn học Diên An” … (Nhật Tuấn).
- Nhà hiện đại và người không lạc hậu (DT). “Xây
Trung tâm hành chính thì dân có lợi rồi, nhưng ích nước lợi dân hơn nữa
là con người ngồi trong các trung tâm đó. Tòa nhà hiện đại đằng trời mà
con người lạc hậu thì cũng vô ích“.
- Vì sao An-nam mê tín dị đoan? (Baron Trịnh).
- Tục lệ lạ tháng cô hồn: Sờ ngực thiếu nữ (DV). – Tiết Thất Tịch – Lễ Hội Tình Yêu của Người Trung Quốc (ĐKN).
- Hà Tĩnh: Phát hiện mộ cổ trên cánh đồng (DT).
- Những đình làng ven biển (CAND).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Thủ tướng tiếp GS Ngô Bảo Châu và nhóm Đối thoại Giáo dục (VNN). – Thủ tướng tiếp Giáo sư Ngô Bảo Châu (CP). TT Nguyễn Tấn Dũng: “… trước hết là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; giáo dục con người có tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước, có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, có khả năng sáng tạo, làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả“.
Không thể dạy người dân có tình yêu Tổ Quốc, khi đảng vẫn còn thể hiện “tinh thần quốc tế vô sản”, yêu tổ quốc “lạ”. Không thể kêu gọi mỗi cá nhân “hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước”, trong khi các đảng viên thi đua vơ vét của dân, phục vụ cá nhân và gia đình họ. Chắc chắn Chính phủ Việt Nam sẽ không bao giờ làm được những điều nói trên khi đảng vẫn còn lãnh đạo “toàn diện, tuyệt đối”.
- Kỳ thi quốc gia: Phải tính đường dài, có lộ trình căn cơ (TT).
- Phó thủ tướng: ‘Khó cho giáo dục nhưng lợi cho xã hội thì vẫn làm’ (VNE).
- Một chương trình-nhiều bộ SGK: Những điều kiện đủ (TS).
- “Lò đốt rác phát điện” ở Thái Bình, những thông tin thiếu trung thực (TS). =>
- Máy quét cho cả thế giới (TS).
- Cây trồng biến đổi gien: ưu và nhược điểm (RFA).
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chọn phương án thi quốc gia nào? (GDVN). – Đã có phương án kỳ thi quốc gia từ năm 2015 (GDVN). – Bỏ 1 kỳ thi nhưng vẫn phải “đi 2 chân” (PT).
- GS Nguyễn Văn Tuấn: Kinh nghiệm tự học tiếng Anh (Ba Sàm).
- 5 độc tố “thần chết” với con người (GDTĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Tranh cãi về chất lượng máy xét nghiệm tại bệnh viện Hà Nội (VNE).
- Một cái xúc xích 7 bộ quản lý! (PLTP). Quá nhiều cơ quan quản lý thực phẩm tiêu dùng, nhưng người dân vẫn nơm nớp lo sợ ăn phải thức ăn độc hại hàng ngày, là sao?
- Clip tài xế yêu cầu CSGT xin lỗi (KP). “Đây, đội CSGT Hàng Xanh đây. […] Anh muốn làm đơn thưa kiện thì cứ lên trên PC67. Chúng tôi ở đây không có gì phải nói chuyện với anh”. – Gặp tài xế yêu cầu CSGT phải xin lỗi (KT). Anh N.M nói: “Tôi không phải cố ý làm khó hay bắt bẻ gì 2 anh CSGT cả, nhưng tôi rất bức xúc trước cách làm việc của những vị CSGT này”.
- Phát hiện xác cô dâu Việt tại Hàn Quốc, nghi bị giết (TT). – Cô dâu Việt bị giết, ném xác xuống núi ở Hàn Quốc (NLĐ).
- Ông Tây làm náo loạn đường phố Đà Nẵng (NLĐ). – Sự thật vụ một người nước ngoài bị hành hung ở Đà Nẵng (TN).
- Sắp có tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh đi Phnom Penh (LĐ). “Dự kiến sau 2020 sẽ tiến hành nghiên cứu và triển khai xây dựng vào năm 2025“. Tới năm 2025 mới khởi công xây dựng mà bài báo nói “sắp có”!?
- Đất hiến xong, mỏi cổ chờ làm đường (PLTP).
- Dãy phố sầm uất hoang tàn sau vụ cháy lớn (VNN).
- Tước giấy phép của kiểm soát viên để mất liên lạc với máy bay (VNE).
- Kevin Vinh – Những dấu hỏi và lo ngại về an toàn hàng không (ĐĐTK).
- Hoãn việc hơn 1.000 công nhân để gây sức ép? (LĐ).
- Lên phương án bảo vệ hơn 1.500 lao động Việt Nam ở Libya (VNE).
- Cả phố bị thiêu rụi mới “lộ” ra PCCC yếu kém! (VNN).
- Pakistan: Thiêu sống 3 bà cháu vì “báng bổ” trên Facebook (24h).
- Nữ sinh Nhật Bản giết người « để xem thế nào » (RFI).
- Lybia: Đóng cửa khẩu biên giới để ngăn chặn viurs Ebola (PNTP).
- Quốc tế báo động về nguy cơ tuyệt chủng loài tê tê (RFI). “Tất cả tám loài tê tê hiện này đang bị đe dọa tuyệt chủng, chủ yếu do nạn buôn lậu tại Trung Quốc và Việt Nam. Vào thế kỷ 21, lẽ ra, người ta không nên ăn thịt các loài đang trên đà tuyệt chủng“. – Các nước Châu Á đang góp phần đẩy tê tê đến nguy cơ tuyệt chủng (LĐ).
- Cháy rừng tại Indonesia lại gây ô nhiễm không khí Malaysia (RFI).
- Động đất làm rung chuyển miền đông Mexico (VOA).
- Mại dâm và bất bình đẳng xã hội (THĐP).
- Tác hại ghê gớm của Amiăng (GDVN).
- TQ: Nhân viên viện dưỡng lão cắt 6 tinh hoàn để trả thù (Zing/ TP).
QUỐC TẾ- Quân đội Ukraina giành thêm thắng lợi quân sự ở miền đông (RFI).
- Nhóm điều tra MH17 kẹt giữa giao tranh (NLĐ). – Kiev: không thể bảo vệ được chuyên gia ở hiện trường MH17 (KT). – Đánh nhau ác liệt, hoãn điều tra vụ MH17 (TT). – Dừng điều tra vụ MH17 rơi do giao tranh ác liệt ở Ukraine (KP).
- Cảnh sát Hà Lan nhận 150 bức ảnh, video về thảm kịch MH17 (CNA/ KT). – Hà Lan: Ukraine ‘kết luận quá sớm’ khi thông báo MH17 rơi vì nổ tên lửa (TN). – Vụ rơi máy bay MH17: Ai là người phải chịu trách nhiệm? (VOV).
- Thực hư vụ báo Đức nói phi công Ukraine thừa nhận bắn hạ MH17 (TN). – Thực hư lời thú nhận bắn rơi MH17 của phi công Ukraine (KP). “Nhiều dấu hiệu cho thấy đây chỉ là một thông tin nhảm được tung ra để lôi kéo sự chú ý của mọi người“.
Trang Ba Sàm chưa hề điểm bất kỳ tin nào liên quan tới “lời thú nhận”
này, vì biết đó là tin nhảm. Do không có thời gian bình luận tới mức độ
“nhảm” của nó, nên đã không điểm.- Malaysia dùng luật gì để xử thủ phạm vụ MH17? (KT). “Thứ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia ngày 29/7 cho biết, nước này có thể dùng Đạo luật Tội phạm An ninh (Sosma) để truy cứu thủ phạm vụ MH17“.
- Mỹ tố cáo Nga thử tên lửa hành trình trái phép (RFI). – Mỹ tố cáo Nga vi phạm hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân (VOA). – Đại sứ Mỹ: Nhiều vũ khí tối tân ở biên giới Nga – Ukraine (VOA). – Mỹ trông đợi EU đưa ra biện pháp trừng phạt mới đối với Nga (VOA). – Châu Âu chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga (RFI). – Mỹ cảm ơn Nhật vì đồng lòng xử phạt Nga, Moscow phẫn nộ (DV). – Cận Đông, thất bại lớn nhất của Obama ? (RFI). – Nga bất bình vì phán quyết vụ Yukos (BBC).
- Giới hàng không dân dụng sẽ xem xét vấn đề bay ngang vùng chiến sự (RFI).
- Chiến sự tại Gaza bước sang tuần thứ 4 không có dấu hiệu ngừng bắn (RFI). – Thủ tướng Israel cảnh cáo chiến dịch quân sự sẽ kéo dài (VOA).
- Bom tự sát giết chết người anh em họ của Tổng Thống Afghanistan (VOA).
- HRW, Mỹ yêu cầu Iran trả tự do cho các ký giả (VOA).
- Hoa Kỳ: ‘không có cam kết về ngày kết thúc đàm phán hạt nhân với Iran’ (VOA).
- Bình Nhưỡng phủ nhận cung cấp vũ khí cho Hamas (RFI).
- Ân xá Quốc tế, lãnh đạo quân đội Thái Lan đàm phán về nhân quyền (VOA).
- Hai lính Hàn Quốc ‘tự vẫn’ (BBC).
- Nhiều quốc gia sơ tán gấp công dân khỏi Libya (VNE).
- Lời khai của các học sinh sống sót về vụ chìm phà Sewol (VOA).
- Ấn Ðộ, Mỹ tìm cách tái khởi động bang giao (VOA).
- Biểu tình ở Ấn Độ vì bé gái 6 tuổi bị giáo viên thể dục cưỡng hiếp (VNE).
- Ukraine: Quân ly khai đã bị chia cắt thành hai (Infonet).
- Malaysia tính cách trừng trị thủ phạm vụ MH17 (DV). – Nga bị cô lập chưa từng có (VNN). – EU và Mỹ trừng phạt, Nga tuyên bố không ảnh hưởng lớn (TT).
- Nhiều nước gấp rút sơ tán công dân khỏi Libya (VnEconomy).
- 5 tên lửa phòng không nguy hiểm nhất trên thế giới (Infonet).
- Mỹ- Singapore tập trận rầm rộ trên Biển Đông (VnMedia).
- Hé lộ chi tiết cuộc tiêu diệt Bin Laden – Kỳ 1: Xuất kích — Hé lộ chi tiết vụ tiêu diệt Bin Laden – Kỳ 2: Lần ra manh mối — Hé lộ chi tiết vụ tiêu diệt Bin Laden – Kỳ 3: Đột kích hay không kích? (Tin Tức).
* RFA: + Sáng 29-07-2014; + Tối 29-07-2014* RFI: 29-07-2014
* Video RFA: + Bản tin video tối 28-07-2014; + Bản tin video sáng 29-07-2014
2808. Tản mạn: cảnh sát Tây, cảnh sát Ta
GS Nguyễn Văn Tuấn
Mỗi lần có bạn bè đồng nghiệp từ VN sang đây công tác, họ thường nhờ tôi khi có dịp chở đi vòng Sydney, qua các khu phố Việt, có khi đi xa thử rượu đỏ ở vùng Hunter Valley. Ai cũng bày tỏ ngạc nhiên là không thấy bóng dáng cảnh sát / police ở đâu (1). Thật ra, thì thỉnh thoảng cũng có, nhưng họ cũng đi trên xe như mình, và họ bận tuần tra, chứ đâu có thì giờ “đứng đường” như cảnh sát ở Việt Nam.
Sống ở đây lâu, tôi cũng không để ý sự hiện diện của cảnh sát. Đi chợ (shop) thì thỉnh thoảng gặp họ đạp xe đạp hay cưỡi ngựa tuần tra, nhưng cả tháng mới thấy họ một lần. Còn trên xa lộ thì thỉnh thoảng cũng gặp xe cảnh sát, nhưng họ cũng lái xe vù vù như mình, nên cũng không ai để ý ai. Tuy nhiên, với công nghệ scan, họ chỉ cần chạy ngang một xe là biết xe đó đã hết hạn đăng kí hay chưa! Còn xe cảnh sát chìm thì không biết được. Loại cảnh sát chìm này cũng dùng xe như dân thường, cũng có khi “chơi” xe sport xịn, ăn mặc bụi đời, nhưng súng ống thì trang bị tận răng. Họ thường có nhiệm vụ đi bắt những tội phạm nguy hiểm, tội phạm liên quan đến ma tuý, và hành tung rất “xuất quỉ nhập thần”. Nói chung là rất ít thấy cảnh sát trên đường phố.
Trong gần 35 năm ở đây, cá nhân tôi tiếp xúc cảnh sát 2 lần. Lần đầu là khi mới sang Úc gần 1 năm, và lần thứ hai là bị thổi rượu (ở đây họ có xét nghiệm rượu một cách ngẫu nhiên). Cả hai lần đều để lại ấn tượng tốt, vì họ lịch sự, vui vẻ (có khi hài hước), và không có dấu hiệu gây khó khăn. Tuy nhiên, ngày xưa tôi đã từng nghe nói cảnh sát ở đây cũng có người kì thị dân Á châu và hành xử vô lí. Có lần họ đụng phải một đại gia Tàu, và ông đại gia này kiện cảnh sát ra toà, kết cục cảnh sát phải xin lỗi công khai.
Cảnh sát Mĩ cũng giông giống như cảnh sát Úc, dù bề ngoài có vẻ bặm trợn hơn Úc. Nhớ hồi còn ở Mĩ, một đêm tôi lái xe về nhà, trên xa lộ gặp xe cảnh sát ra hiệu tấp vào lề đường. Hai anh chàng cảnh sát, một người có khuôn mặt Á châu còn người kia thì Mĩ, họ nói tôi chạy quá tốc độ gần 20 miles! Tốc độ tối đa cho phép là 65 miles/giờ. Thú thật, ban đêm, xa lộ Mĩ quá tốt, nên tôi cũng không biết mình chạy bao nhiêu miles / giờ, và cái xe Honda Civic của tôi nó chạy rất tốt. Tôi hạ giọng năn nỉ rằng tôi phải về nhà gấp để sáng hôm sau có việc quan trọng. Khi nhìn giấy tờ tôi, anh chàng cảnh sát phát hiện tôi là người Việt nhưng ở Úc mới qua, anh ta nói ba má anh ấy cũng là người Việt, nhưng anh ta nói tiếng Việt như Mĩ con nói tiếng Việt. Anh ta quay sang người đồng nghiệp nói gì đó một hồi, và quay lại tôi nói rằng lần này thông cảm, không phạt, nhưng lần sau là không được đâu.
Thật ra, ít gặp cảnh sát ở NSW là cũng có lí, vì số cảnh sát chẳng bao nhiêu. Theo số liệu của NSW Police thì toàn tiểu bang NSW có khoảng 16,000 cảnh sát. Con số này kể cả cảnh sát chìm. Không có sĩ quan cấp tướng, cũng chẳng có tá. Bang NSW có 7.44 triệu dân. Như vậy cứ 465 người dân thì có 1 cảnh sát.
Không biết ở Việt Nam có bao nhiêu công an / cảnh sát, nhưng cách đây không lâu đài BBC có một bài viết cho biết cứ 5-6 người dân thì có 1 công an hay làm việc như là một công an. Kinh khủng! Ngành công an Việt Nam có lẽ có nhiều tướng nhất thế giới, nhiều đến nỗi có người than là lạm phát tướng! Tướng tá nhiều thì chắc “lính” phải nhiều.
Có lẽ chính vì thế mà ở Việt Nam, đi đâu cũng gặp cảnh sát hay công an. Thật ra, tôi không phân biệt được ai là ai, vì người thì mặc áo vàng, người thì mặc áo màu xanh đọt chuối, chẳng biết họ làm gì, chỉ biết là họ nói chung là “cảnh sát / công an”. Ngay tại Sài Gòn, cứ đi vài con đường là gặp họ, lúc thì trên xe gắn máy, lúc thì đứng đường “canh mồi” (cái này hơi lạ với người nước ngoài), lúc thì đang điều khiển giao thông. Đi ra ngoài thành phố thì cũng gặp họ trong những tình huống tương tự. Đi trên lộ cao tốc, rất hay gặp họ. Đó là chưa nói đến các nhóm công an chìm nghe nói rất nhiều ở những khu có đông du khách. Nói chung, cảnh sát / công an ở Việt Nam có mặt khắp nơi và mọi lúc.
Trái với ngoài này thấy cảnh sát người dân cảm thấy an toàn, ở Việt Nam thấy bóng dáng cảnh sát người ta sợ. Ở NSW mấy du khách lái xe lạc đường, cách hay nhất là lái thẳng đến đồn cảnh sát để được họ hướng dẫn. Còn ở Việt Nam, cảnh sát mà chỉ đường hay giúp người già là trở thành một bản tin cho đài truyền hình quốc gia! Làm tài xế mà thấy bóng dáng cảnh sát áo vàng thì có thể mất toi cả triệu đồng. Các tài xế thường hay nói rằng dù không có vấn đề gì, nhưng khi công an thổi còi thì coi như có vấn đề và phải tốn tiền. Một điều tra xã hội gần đây ở Sài Gòn, kết quả cho thấy người dân sợ công an hơn là sợ luật. Người ta còn có lí do khác để sợ công an, vì nếu không may bị bắt về đồn thì cái chết có thể xảy đến.
Nhưng trong một xã hội mà người dân sợ cảnh sát / công an là xã hội bất bình thường. Đáng lí ra công an / cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ người dân, đảm bảo an ninh cho xã hội, mà người dân lại sợ? Có lẽ nhiệm vụ hàng đầu của họ không phải là bảo vệ dân, dù mang danh nghĩa là “công an nhân dân”.
Ngay cả bề ngoài tôi thấy đồng phục của cảnh sát bên này họ có vẻ thân mật và lịch sự hơn đồng phục của công an Việt Nam. Đồng phục cảnh sát Úc là áo màu xanh da trời, quần xanh nước biển, kết màu xanh đậm. Nhìn từ xa hay nhìn gần, chúng ta thấy tính dân sự, và họ như … chúng ta (ngoại trừ cái kết). Còn công an Việt Nam có loại màu áo rất đặc thù, màu xanh đọt chuối hay cứt ngựa, giống như là bán quân sự. Rồi cộng thêm những “trang trí”màu đỏ, tất cả toát lên một cái air thiếu thân thiện. Ngay cả màu đỏ là màu của nguy hiểm, thì làm sao thân thiện được.
Hình như có sự khác biệt về quan niệm ngành cảnh sát. Ở Úc, người ta xem ngành police là một service – dịch vụ. Ngay cả cảnh sát, họ mô tả công việc của họ là dịch vụ. Còn ở Việt Nam, công an được xem là một lực lượng, chứ không phải dịch vụ. Ngành công an rất quan trọng, được ví von là “thanh bảo kiếm” của đảng, có nhiệm vụ trước tiên là đảm bảo an ninh chính trị rồi mới đến an toàn xã hội. Đó là một sự khác biệt cơ bản giữa cảnh sát Tây và công an Ta.
—-
(1) Ở đây người ta không gọi là “công an”, theo tôi hiểu là danh từ rất đặc thù của phe XHCN.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
“Nhưng trong một xã hội mà người dân sợ cảnh sát / công an là xã hội bất bình thường. Đáng lí ra công an / cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ người dân, đảm bảo an ninh cho xã hội, mà người dân lại sợ? Có lẽ nhiệm vụ hàng đầu của họ không phải là bảo vệ dân, dù mang danh nghĩa là ‘công an nhân dân’.”28-07-2014
Mỗi lần có bạn bè đồng nghiệp từ VN sang đây công tác, họ thường nhờ tôi khi có dịp chở đi vòng Sydney, qua các khu phố Việt, có khi đi xa thử rượu đỏ ở vùng Hunter Valley. Ai cũng bày tỏ ngạc nhiên là không thấy bóng dáng cảnh sát / police ở đâu (1). Thật ra, thì thỉnh thoảng cũng có, nhưng họ cũng đi trên xe như mình, và họ bận tuần tra, chứ đâu có thì giờ “đứng đường” như cảnh sát ở Việt Nam.
Sống ở đây lâu, tôi cũng không để ý sự hiện diện của cảnh sát. Đi chợ (shop) thì thỉnh thoảng gặp họ đạp xe đạp hay cưỡi ngựa tuần tra, nhưng cả tháng mới thấy họ một lần. Còn trên xa lộ thì thỉnh thoảng cũng gặp xe cảnh sát, nhưng họ cũng lái xe vù vù như mình, nên cũng không ai để ý ai. Tuy nhiên, với công nghệ scan, họ chỉ cần chạy ngang một xe là biết xe đó đã hết hạn đăng kí hay chưa! Còn xe cảnh sát chìm thì không biết được. Loại cảnh sát chìm này cũng dùng xe như dân thường, cũng có khi “chơi” xe sport xịn, ăn mặc bụi đời, nhưng súng ống thì trang bị tận răng. Họ thường có nhiệm vụ đi bắt những tội phạm nguy hiểm, tội phạm liên quan đến ma tuý, và hành tung rất “xuất quỉ nhập thần”. Nói chung là rất ít thấy cảnh sát trên đường phố.
Trong gần 35 năm ở đây, cá nhân tôi tiếp xúc cảnh sát 2 lần. Lần đầu là khi mới sang Úc gần 1 năm, và lần thứ hai là bị thổi rượu (ở đây họ có xét nghiệm rượu một cách ngẫu nhiên). Cả hai lần đều để lại ấn tượng tốt, vì họ lịch sự, vui vẻ (có khi hài hước), và không có dấu hiệu gây khó khăn. Tuy nhiên, ngày xưa tôi đã từng nghe nói cảnh sát ở đây cũng có người kì thị dân Á châu và hành xử vô lí. Có lần họ đụng phải một đại gia Tàu, và ông đại gia này kiện cảnh sát ra toà, kết cục cảnh sát phải xin lỗi công khai.
Cảnh sát Mĩ cũng giông giống như cảnh sát Úc, dù bề ngoài có vẻ bặm trợn hơn Úc. Nhớ hồi còn ở Mĩ, một đêm tôi lái xe về nhà, trên xa lộ gặp xe cảnh sát ra hiệu tấp vào lề đường. Hai anh chàng cảnh sát, một người có khuôn mặt Á châu còn người kia thì Mĩ, họ nói tôi chạy quá tốc độ gần 20 miles! Tốc độ tối đa cho phép là 65 miles/giờ. Thú thật, ban đêm, xa lộ Mĩ quá tốt, nên tôi cũng không biết mình chạy bao nhiêu miles / giờ, và cái xe Honda Civic của tôi nó chạy rất tốt. Tôi hạ giọng năn nỉ rằng tôi phải về nhà gấp để sáng hôm sau có việc quan trọng. Khi nhìn giấy tờ tôi, anh chàng cảnh sát phát hiện tôi là người Việt nhưng ở Úc mới qua, anh ta nói ba má anh ấy cũng là người Việt, nhưng anh ta nói tiếng Việt như Mĩ con nói tiếng Việt. Anh ta quay sang người đồng nghiệp nói gì đó một hồi, và quay lại tôi nói rằng lần này thông cảm, không phạt, nhưng lần sau là không được đâu.
Thật ra, ít gặp cảnh sát ở NSW là cũng có lí, vì số cảnh sát chẳng bao nhiêu. Theo số liệu của NSW Police thì toàn tiểu bang NSW có khoảng 16,000 cảnh sát. Con số này kể cả cảnh sát chìm. Không có sĩ quan cấp tướng, cũng chẳng có tá. Bang NSW có 7.44 triệu dân. Như vậy cứ 465 người dân thì có 1 cảnh sát.
Không biết ở Việt Nam có bao nhiêu công an / cảnh sát, nhưng cách đây không lâu đài BBC có một bài viết cho biết cứ 5-6 người dân thì có 1 công an hay làm việc như là một công an. Kinh khủng! Ngành công an Việt Nam có lẽ có nhiều tướng nhất thế giới, nhiều đến nỗi có người than là lạm phát tướng! Tướng tá nhiều thì chắc “lính” phải nhiều.
Có lẽ chính vì thế mà ở Việt Nam, đi đâu cũng gặp cảnh sát hay công an. Thật ra, tôi không phân biệt được ai là ai, vì người thì mặc áo vàng, người thì mặc áo màu xanh đọt chuối, chẳng biết họ làm gì, chỉ biết là họ nói chung là “cảnh sát / công an”. Ngay tại Sài Gòn, cứ đi vài con đường là gặp họ, lúc thì trên xe gắn máy, lúc thì đứng đường “canh mồi” (cái này hơi lạ với người nước ngoài), lúc thì đang điều khiển giao thông. Đi ra ngoài thành phố thì cũng gặp họ trong những tình huống tương tự. Đi trên lộ cao tốc, rất hay gặp họ. Đó là chưa nói đến các nhóm công an chìm nghe nói rất nhiều ở những khu có đông du khách. Nói chung, cảnh sát / công an ở Việt Nam có mặt khắp nơi và mọi lúc.
Trái với ngoài này thấy cảnh sát người dân cảm thấy an toàn, ở Việt Nam thấy bóng dáng cảnh sát người ta sợ. Ở NSW mấy du khách lái xe lạc đường, cách hay nhất là lái thẳng đến đồn cảnh sát để được họ hướng dẫn. Còn ở Việt Nam, cảnh sát mà chỉ đường hay giúp người già là trở thành một bản tin cho đài truyền hình quốc gia! Làm tài xế mà thấy bóng dáng cảnh sát áo vàng thì có thể mất toi cả triệu đồng. Các tài xế thường hay nói rằng dù không có vấn đề gì, nhưng khi công an thổi còi thì coi như có vấn đề và phải tốn tiền. Một điều tra xã hội gần đây ở Sài Gòn, kết quả cho thấy người dân sợ công an hơn là sợ luật. Người ta còn có lí do khác để sợ công an, vì nếu không may bị bắt về đồn thì cái chết có thể xảy đến.
Nhưng trong một xã hội mà người dân sợ cảnh sát / công an là xã hội bất bình thường. Đáng lí ra công an / cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ người dân, đảm bảo an ninh cho xã hội, mà người dân lại sợ? Có lẽ nhiệm vụ hàng đầu của họ không phải là bảo vệ dân, dù mang danh nghĩa là “công an nhân dân”.
Ngay cả bề ngoài tôi thấy đồng phục của cảnh sát bên này họ có vẻ thân mật và lịch sự hơn đồng phục của công an Việt Nam. Đồng phục cảnh sát Úc là áo màu xanh da trời, quần xanh nước biển, kết màu xanh đậm. Nhìn từ xa hay nhìn gần, chúng ta thấy tính dân sự, và họ như … chúng ta (ngoại trừ cái kết). Còn công an Việt Nam có loại màu áo rất đặc thù, màu xanh đọt chuối hay cứt ngựa, giống như là bán quân sự. Rồi cộng thêm những “trang trí”màu đỏ, tất cả toát lên một cái air thiếu thân thiện. Ngay cả màu đỏ là màu của nguy hiểm, thì làm sao thân thiện được.
Hình như có sự khác biệt về quan niệm ngành cảnh sát. Ở Úc, người ta xem ngành police là một service – dịch vụ. Ngay cả cảnh sát, họ mô tả công việc của họ là dịch vụ. Còn ở Việt Nam, công an được xem là một lực lượng, chứ không phải dịch vụ. Ngành công an rất quan trọng, được ví von là “thanh bảo kiếm” của đảng, có nhiệm vụ trước tiên là đảm bảo an ninh chính trị rồi mới đến an toàn xã hội. Đó là một sự khác biệt cơ bản giữa cảnh sát Tây và công an Ta.
—-
(1) Ở đây người ta không gọi là “công an”, theo tôi hiểu là danh từ rất đặc thù của phe XHCN.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
2809. Đảng viên lão thành kêu gọi thoát Trung
29-07-2014
Hơn 60 Đảng viên Cộng sản lão thành vừa gửi thư ngỏ lên Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi từ bỏ con đường xây dựng XHCN và thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc.
Bức thư mà BBC có trong tay đề ngày 28/7/2014 với 61 chữ ký của nhiều nhân vật hoạt động lâu năm và có tiếng ở Việt Nam như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, các kinh tế gia Lê Đăng Doanh và Phạm Chi Lan… được gửi tới Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung thư bắt đầu bằng nhận định rằng từ nhiều năm nay, Đảng CSVN đã “dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin”.
“Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc.”
Đường lối chính sách của Đảng và nạn tham nhũng, theo các tác giả bức thư, đã “đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh”.
Thư nhắc tới Hội nghị Thành Đô năm 1990, mà nhiều người cho là mốc dấu cho một giai đoạn Việt Nam bị lệ thuộc về chính trị-kinh tế vào Trung Quốc.
Từ đó tới nay, “Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới”.
Theo các Đảng viên chấp bút thư, thực trạng yếu kém của Việt Nam phơi bày sự bất cập “cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo Đảng và nhà nước trong thời gian qua”.
Khuyến cáo
Những người này cũng thừa nhận rằng toàn thể Đảng CSVN, trong đó có bản thân họ, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên nhưng phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.Bức thư nêu ra một số yêu cầu chính, mà trước tiên là Đảng CSVN cần thay đổi Cương lĩnh và “từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa”.
Chỉ có hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ mới có thể mở ra thời kỳ mới phát triển cho Việt Nam, theo nhận định trong thư.
Họ cũng kêu gọi quyết tâm thoát khỏi tình trạng lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc.
Giai đoạn này, Đảng CSVN đang chuẩn bị tiến tới đại hội Đảng các cấp trước khi tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XII vào năm 2016. Các tác giả bức thư cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để tiến hành thay đổi thể chế chính trị một cách thực sự.
Đặc biệt, lá thư đề cập tới quan hệ đối ngoại, mà trước hết là với Trung Quốc.
Các tác giả kêu gọi lãnh đạo Đảng CSVN và nhà nước “thống nhất nhận định về mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng; và có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc”.
Họ yêu cầu minh bạch hóa sự thật về quan hệ Việt – Trung và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế …
Lá thư cũng khuyến cáo nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về tình hình tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông.
“Quan điểm ‘không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba’ là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi.”
Trước đây đã một vài lần các thư ngỏ với nội dung kêu gọi thay đổi đã được gửi tới lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam nhưng không thấy có phản hồi công khai từ người nhận.
Nguồn: BBC
——
“ĐƯỜNG LỐI SAI LẦM”!?
Nguyễn Văn Hoàng29-07-2014
Một bức thư gửi “Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam” đề ngày 28/7/2014 đang gây bão trong dư luận.
Trong danh sách 61 lão thành cộng sản ký dưới bức thư, người ta dễ dàng tìm thấy chữ ký của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, GS Hoàng Tụy, Nhà văn Nguyên Ngọc, NSUT Nguyễn Thị Kim Chi, Giáo sư Tiến sĩ Ngữ văn Trần Đình Sử, GS Tương Lai, kinh tế gia Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan…
Nội dung bức thư mạnh mẽ, thẳng thắn và mang nhiều hơi hướng buộc tội: “từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh”.
Có thể nói sau Kiến nghị 72 năm 2013, đây là một sự kiện hết sức… “suy thoái” bởi luận theo quán triệt của PGS.TS. Đại tá Trần Đăng Thanh – Học viện chính trị Bộ Quốc phòng thì những người đang hưởng chưa “trọn vẹn sổ hưu” này không coi “sổ hưu” là cái đinh gì trong khi báo chí chính thống thì mải lên gân cốt đe dọa các tổ chức hội đoàn tự do do vài con người vô danh đứng ra thành lập gần đây, gán ghép mưu đồ “cách mạng hoa nhài”, “cách mạng Mùa xuân Arập”.
Chắc chắn bức thư sẽ gây hoang mang cực độ cho những người tin tưởng vào đảng và tuyệt đối trung thành. Không hiểu người ta có định quy cho bức thư âm mưu “diễn biến hòa bình”!?
Dù thế nào nhà nước cũng cần giải thích trước công luận về sự xuất hiện của bức thư, có hay không sự mạo danh, nội dung bức thư đưa ra sai hay đúng? Thiết nghĩ một nhà nước có đầy đủ tính chính danh không thể im lặng khi có cá nhân hay tập thể chỉ ra “đường lối sai lầm” của mình.
Dư luận nhân dân đang chờ câu trả lời.
Nguồn: FB Hoang Nguyen Van
2810. Phỏng vấn GS Tương Lai: Những người cộng sản muốn cải tổ
Kính Hòa, phóng viên RFA
29-07-2014
Ngày 28/7/2014, 61 đảng viên đảng cộng sản Việt Nam gửi kiến nghị đến Ban chấp hành trung ương Đảng đề nghị hai điểm: từ bỏ chế độ toàn trị, và bạch hóa thông tin về hội nghị Thành Đô năm 1991 với Trung Quốc. Giáo sư Tương Lai một trong 61 đảng viên đạt bút ký, lên tiếng với RFA về bản kiến nghị này.
Muốn cứu đảng ra khỏi suy thoái
Kính Hòa: Thưa Giáo sư, từ trước đến giờ đã có những kiến nghị như thế này rồi, lần này Giáo sư đánh giá thế nào về khả năng lắng nghe của Ban chấp hành trung ương Đảng (BCHTƯ)?GS Tương Lai: Về khả năng lắng nghe thì chúng tôi còn đang chờ đợi. Nhưng khi mà gửi bức thư này đến BCHTƯ và toàn thể đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, thì chúng tôi, một nhóm những người đảng viên của đảng, những người cho đến hiện nay vẫn đứng trong đội ngũ của đảng, chúng tôi muốn biểu tỏ thái độ của chúng tôi vì lý do gì cho đến giờ phút này, chúng tôi vẫn đứng trong đảng, trong lúc có một số người hô hào ra khỏi đảng.
Cái lý do mà chúng tôi đứng lại trong đảng vì chúng tôi muốn rằng với tư cách là một người đảng viên, chúng tôi muốn làm sao cứu đảng ra khỏi cơn suy thoái trầm trọng này. Mà suy thoái trầm trọng vì cái đường lối lý luận sai lầm. Suy thoái về đường lối lý luận sai lầm đó nó dẫn tới một suy thoái nghiêm trọng khác là sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Nhân danh ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa, và nhân danh cùng do đảng cộng sản lãnh đạo, Trung Quốc thao túng đảng cộng sản Việt Nam và những người lãnh đạo Việt Nam, biến họ phụ thuộc vào Trung Quốc. Và chính sự phụ thuộc đó đã làm cho uy tín của đảng càng ngày càng giảm sút, mất niềm tin trầm trọng trong đảng viên và trong nhân dân. Cái việc đảng mất uy tín trầm trọng đó có trách nhiệm của tất cả các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, trong đó có chúng tôi. Nhưng trước hết trách nhiệm thuộc về bộ phận lãnh đạo là Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương.
Kỳ này nhân việc BCHTƯ sắp họp một hội nghị, mà chuyên đề theo chúng tôi biết là bàn về biển Đông, bàn về kiện Trung Quốc. Chúng tôi nghĩ đây là thời cơ chúng tôi đưa ra bức thư ngỏ này, đưa ra lời kêu gọi. Vì tôi cho rằng đây là cái thời điểm rất quyết định.
Trong dịp này chúng tôi muốn Đảng cộng sản Việt Nam, mà trước hết là BCHTƯ, cơ quan cao nhất của đảng, phải có sự chuyển biến mạnh mẽ để lấy lại niềm tin của dân. Mà muốn lấy lại niềm tin của dân khi mà uy tín đã xuống tận đáy rồi thì không có gì khác là giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ. Muốn giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ thì phải đi với dân, giải phóng dân, không đặt cái ách cai trị theo chế độ toàn trị phản dân chủ của một đảng cầm quyền nhân danh ý thức hệ cộng sản, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nhưng mà lại thực hiện một chế đọ chuyên chế nặng nề đè nặng lên đời sống của nhân dân.
Kính Hòa: Giáo sư vừa nói đến vấn đề ý thức hệ. Nếu nhớ không lầm thì trước đây Giáo sư cũng chính là người đòi hỏi đổi tên đảng Cộng sản thành đảng Lao động. Vậy thì có phải lần này mà ý thức hệ bị thách thức cao nhất kể từ khi có những bảng kiến nghị phải không ạ?
GS Tương Lai: Tôi cũng không biết có phải là lần này là lần thách thức cao nhất. Vấn đề này tôi sẽ suy nghĩ thêm.
Năm 1951 khi đổi tên Đảng cộng sản Đông dương sang Đảng cộng sản Việt Nam, sang Đảng Lao động Việt Nam thì chủ tịch Hồ Chí Minh có nói rằng Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho nên phải là đảng của dân tộc.
Không phải ngẫu nhiên mà mở đầu cho bảng Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh dẫn ra các câu nói bất hủ trong bảng Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp.
Bây giờ trở lại với cái tên, nước là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đảng là đảng Lao động Việt Nam thì cái Đảng hiện nay mới có cơ may lấy lại được uy tín, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của dân. Tôi thấy là cũng có nhiều người đề cập đến vấn đề này. Thậm chí cái hồi thảo luận về Hiến pháp cũng có đề nghị thay đổi tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa thay cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kính Hòa: Cám ơn Giáo sư đã dành thì giờ cho RFA thực hiện cuộc phỏng vấn này.
2811. Ls Ngô Ngọc Trai: Đính chính về một bài báo đăng trên Petro Times
30-07-2014
Sau khi Petrotimes đăng bài phỏng vấn Luật sư Ngô Ngọc Trai liên quan đến vụ án Hàn Đức Long, nhiều phóng viên các báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Pháp luật TPHCM điện thoại cho luật sư hỏi xem vụ án có thông tin gì mới không và Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có quyết định giám đốc thẩm chưa. Luật sư thấy cũng nên giải thích đôi điều:
Lúc phỏng vấn người của Petrotimes nói họ biết có Quyết định giám đốc thẩm rồi nhưng có lẽ đã nhầm với Kháng nghị giám đốc thẩm của Phó chánh án Nguyễn Sơn ký, sự kiện này đã cũ, một số báo đã đưa cách đây khoảng một tháng.
Cần lưu ý phân biệt hai văn bản Kháng nghị giám đốc thẩm và Quyết định Giám đốc thẩm. Đây là hai văn bản có cùng dấu đỏ của TANDTC, một bản Kháng nghị Giám đốc thẩm do Chánh án ký với tư cách cá nhân, còn một bản là Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC gồm khoảng chục người trong đó Chánh án ký với tư cách là Chủ tịch Hội đồng này.
Trong bài báo có nhiều nội dung luật sư không nói nhưng lại đưa vào.
- Báo viết nhiều đêm không ngủ được lại đưa hồ sơ ra đọc, không có điều này. Nhưng nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ về vụ án thì có.
- Báo viết ngay lần đầu gặp Long trong trại giam luật sư đã linh cảm người đàn ông vô tội, luật sư không hề nói thế mà ngược lại tử tù bị giam nhiều năm cùm chân thân hình tiều tụy trông rất ghê.
- Khi phóng viên hỏi Luật sư có gặp khó khăn nào không, Luật sư trả lời là không có khó khăn nào cả. Phóng viên gặng hỏi là phải có khó khăn nào đó chứ thì Luật sư nói là chỉ có vài vướng mắc nhỏ và đều đã vượt qua. Trong bài báo lại viết là có nhiều khó khăn vất vả và đã được đền đáp.
- Báo viết luật sư danh không chính ngôn không thuận, đi đâu cũng bị từ chối cung cấp thông tin? Sao lại có việc này, án phúc thẩm lần 2 có hiệu lực rồi, phiên tòa khép lại thì tư cách luật sư bào chữa cũng không còn. Lúc này thì chỉ có kêu oan chứ thông tin ở đâu nữa mà tìm, và có cơ quan nào cấp giấy bào chữa nữa đâu mà nói đến tư cách danh chính ngôn thuận?
Nói chung là bài báo có ý tốt muốn phản ánh khó khăn vất vả của Luật sư khi theo đuổi minh oan cho bị cáo nhưng viết lủng củng và không đúng lời luật sư. Xem bài trên Petrotimes tại đây: LS Ngô Ngọc Trai: “Hàn Đức Long đang chịu án tử hình… tưởng tượng!”
Nhân đây cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các cơ quan báo, các trang tin, trang mạng đã đưa tin về vụ án Hàn Đức Long, sự quan tâm của mọi người đóng vai trò quan trọng nhất để bị cáo có thể được minh oan.
Trương Nhân Tuấn - Mất lòng trước được lòng sau?
Ảnh minh họa cho bài viết (Do người đăng chọn khi đọc bài viết) |
Trong nỗ lực phát triển đất nước, đôi khi nhà cầm quyền phải có những
quyết định đau đớn, làm mất lòng dân. Như dự án làm métro ở Sài Gòn.
Nhiều người lên tiếng phản đối vì công trình xây xựng đã làm tổn hại đến
mỹ quan của thành phố. Những phản đối này chính đáng. Dầu vậy nhà nước
cũng vẫn phải làm, vì công trình này cần thiết, đem lại lợi lộc trong
trường kỳ cho đất nước và đa số người dân trong thành phố. Cảnh quan
thành phố, như những công viên phải di dời, nhiều cây cổ thụ bị đốn ngã…
tất cả đều có thể xây lại, trồng lại, ngay trên vị trí cũ. Vấn đề là đã
có quyết tâm đó hay chưa ? Đương nhiên trong lúc công trình đang thực
hiện thì nét mỹ quan của thành phố bị thuơng tổn rất nhiều. Ai lại không
bất mãn ? Nhưng đó chỉ là nhất thời.
Tuy vậy, nếu nhìn sang những khía cạnh khác của việc phát triển, ta thấy nhiều việc trái tai gai mắt (nếu không nói là vô nhân đạo) đã diễn ra.
Việc truất hữu ruộng đất của dân nghèo. Việc này đã tạo nên một lớp giàu mới trong xã hội VN. Chưa ai tính toán được những đóng góp của tầng lớp giàu này cho việc phát triển đất nước là bao nhiêu. Nhưng hậu quả của nó đã tạo ra trong xã hội VN một tầng lớp thật sự « vô sản », không nhà không cửa, không công ăn việc làm… sống bên lề của xã hội. Tức là tạo ra một gánh nặng cực kỳ lớn cho đất nước, mà chưa thấy ai đưa ra phương cách để xoa dịu. Vấn nạn này đã được nhiều người nói qua.
Hiện tượng khác đáng chú ý nhất hiện nay là chủ trương dẹp việc buôn bán hàng rong. Theo tôi người lãnh đạo không thể cho phép thi hành một chính sách thất nhân tâm mà hậu quả của nó lên nền kinh tế quốc dân nặng nề không lường trước được. Thật là khó để so sánh tình trạng kinh tế giữa một nước Pháp tiên tiến, đứng hàng thứ 5 về phát triển trên thế giới, với VN một nước nghèo đang cố gắng phát triển. Nên biết, những ngành nghề « artisan-commerçant » (tương đương với hàng rong của VN) của Pháp không chỉ đóng góp lớn nhất cho kinh tế Pháp mà còn là một « xí nghiệp » tạo ra công ăn việc làm nhiều nhất cho nước Pháp. Theo tôi, kinh tế VN hôm nay còn gượng gạo đứng được là nhờ lực lượng mua bán lẻ ngoài luồng (hàng rong). Nếu lãnh đạo VN chịu áp lực của các tập đoàn kinh tế, đã tạo được hàng loạt các của hàng tại các tỉnh thành của VN, muốn độc quyền trong việc mua bán, thì không bao lâu VN sẽ có một khối người nghèo khổ không có việc làm, cũng như hàng vạn hàng triệu gia đình phải lâm vào cảnh nghèo đói.
Việc cấm hàng rong hiện nay tại VN, theo tôi, có có lợi cho bọn sai nha, lợi dung việc này để « ăn cướp » của người dân. Ngoài ra là làm lợi cho các tập đoàn kinh tế quốc tế.
Việc này, người có thẩm quyền, nên nghĩ lại.
Tuy vậy, nếu nhìn sang những khía cạnh khác của việc phát triển, ta thấy nhiều việc trái tai gai mắt (nếu không nói là vô nhân đạo) đã diễn ra.
Việc truất hữu ruộng đất của dân nghèo. Việc này đã tạo nên một lớp giàu mới trong xã hội VN. Chưa ai tính toán được những đóng góp của tầng lớp giàu này cho việc phát triển đất nước là bao nhiêu. Nhưng hậu quả của nó đã tạo ra trong xã hội VN một tầng lớp thật sự « vô sản », không nhà không cửa, không công ăn việc làm… sống bên lề của xã hội. Tức là tạo ra một gánh nặng cực kỳ lớn cho đất nước, mà chưa thấy ai đưa ra phương cách để xoa dịu. Vấn nạn này đã được nhiều người nói qua.
Hiện tượng khác đáng chú ý nhất hiện nay là chủ trương dẹp việc buôn bán hàng rong. Theo tôi người lãnh đạo không thể cho phép thi hành một chính sách thất nhân tâm mà hậu quả của nó lên nền kinh tế quốc dân nặng nề không lường trước được. Thật là khó để so sánh tình trạng kinh tế giữa một nước Pháp tiên tiến, đứng hàng thứ 5 về phát triển trên thế giới, với VN một nước nghèo đang cố gắng phát triển. Nên biết, những ngành nghề « artisan-commerçant » (tương đương với hàng rong của VN) của Pháp không chỉ đóng góp lớn nhất cho kinh tế Pháp mà còn là một « xí nghiệp » tạo ra công ăn việc làm nhiều nhất cho nước Pháp. Theo tôi, kinh tế VN hôm nay còn gượng gạo đứng được là nhờ lực lượng mua bán lẻ ngoài luồng (hàng rong). Nếu lãnh đạo VN chịu áp lực của các tập đoàn kinh tế, đã tạo được hàng loạt các của hàng tại các tỉnh thành của VN, muốn độc quyền trong việc mua bán, thì không bao lâu VN sẽ có một khối người nghèo khổ không có việc làm, cũng như hàng vạn hàng triệu gia đình phải lâm vào cảnh nghèo đói.
Việc cấm hàng rong hiện nay tại VN, theo tôi, có có lợi cho bọn sai nha, lợi dung việc này để « ăn cướp » của người dân. Ngoài ra là làm lợi cho các tập đoàn kinh tế quốc tế.
Việc này, người có thẩm quyền, nên nghĩ lại.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn: https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/796175757080895
Nguồn: https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/796175757080895
Tựa đề bài viết do người đăng đặt.
(Dân Luận)
Việt Hoàng - Rất nên hạn chế bia rượu, nhưng phải làm như thế nào?
Dự luật của Bộ Y tế, cấm bán bia rượu sau 22 giờ đang gây ra nhiều
tranh cãi trái chiều trong dư luận. Theo đánh giá chủ quan của chúng tôi
thì đây là một trong những dự luật hiếm hoi có giá trị tích cực và tính
nhân văn. Bia rượu là nguyên nhân gián tiếp gây ra bao nhiêu là bất
hạnh cho người dân Việt Nam mà có lẽ nổi bật nhất là vấn đề sức khỏe của
người dân, tai nạn giao thông, nạn bạo hành trong gia đình và các tệ
nạn xã hội khác...
Loài người đã biết uống rượu từ thời cổ đại và dân tộc nào cũng biết uống rượu. Uống khi vui, uống khi buồn và uống cả khi không có lý do gì. Rượu là người bạn tri kỷ của nhiều người, nhất là đối với giới văn nghệ sĩ. Nhiều tác phẩm để đời của các thi sĩ cũng là nhờ… rượu. Rượu cũng là công cụ giao tiếp và làm cho con người xích lại gần nhau. “Bạn rượu” là một tình bạn khá thủy chung và chỉ đứng sau “bạn đời”. Nhờ rượu mà con người dễ tâm tình và bộc lộ những tình cảm sâu kín hay khó nói. Rượu cũng làm cho con người có dũng khí và mạnh mẽ hơn “nam vô tửu như kỳ vô phong”. Có những người khi không có rượu thì rất nhút nhát nhưng khi rượu vào rồi thì mặc sức ba hoa, cho nên mới có câu “rượu vào lời ra”…
Đàn ông thì hầu như ai cũng biết uống rượu nhưng uống như thế nào lại là cả một câu chuyện dài và không có hồi kết. Người Việt Nam có lẽ là vô địch thế giới về uống rượu và sở hữu các loại rượu. Ngoài những loại rượu thông thường mà cả thế giới thường uống như rượu trắng (vốt-ca), rượu cô-nhắc, uýt-ky, rượu màu (vang), rượu mùi (hoa quả)… thì người Việt còn có hàng trăm loại rượu khác và chủ yếu là rượu ngâm các loại cây thuốc và động thực vật. Từ những loại cây cỏ chữa bệnh cho đến các loại động vật, từ bò cạp cho đến chúa sơn lâm, từ mật mèo đến cao hổ cốt… tất tật đều được cho vào rượu ngâm để uống. Người ta tin rằng những loại thuốc đó có tác dụng bồi bổ sức khỏe và giúp đàn ông mạnh mẽ hơn trong chuyện chăn gối dù rằng chưa có một nghiên cứu khoa học cụ thể và nghiêm túc nào. Tất cả chỉ là truyền thuyết và đồn thổi.
Xuất phát từ những niềm tin mơ hồ, người Việt Nam rất chịu khó sưu tầm các loại rượu “đặc biệt” và xem đó là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe, thay vì chịu khó vận động và tham gia các môn thể thao. Người Việt lạm dụng rượu một cách đáng báo động. Người người uống rượu, nhà nhà uống rượu. Uống rượu mọi lúc mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh. Người ta có thể uống rượu ngay từ buổi sáng sớm, buổi trưa và nhất là buổi tối. Sau giờ làm việc thì hầu hết đàn ông ở các thành phố lớn đều có mặt ở quán nhậu. Tùy theo thu nhập và túi tiền để ngồi ở những chỗ khác nhau, từ những nhà hàng sang trọng cho đến quán cóc bên đường với mấy cốc bia cỏ hay xị rượu đế với gói lạc rang hay quả me quả cóc.
Rượu bia thật sự đang hủy hoại nòi giống Việt, đã có quá nhiều hệ lụy do việc lạm dụng bia rượu gây ra và chúng ta nên lấy làm lo ngại khi người Việt Nam chiếm ngôi vô địch Đông Nam Á về tiêu thụ bia rượu với hơn 3 tỉ lít bia và hàng triệu lít rượu các loại mỗi năm.
Vì sao người Việt lại uống rượu bia nhiều như vậy? Đây là một chủ đề khá rộng lớn mà chúng tôi chỉ có thể trình bày tới độc giả trên cái nhìn và đánh giá của những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp.
Lý do đầu tiên khiến người Việt uống nhiều bia rượu xuất phát từ sự mất niềm tin vào tương lai. Một người có niềm tin vào cuộc sống và có những kế hoạch rõ ràng cho tương lai sẽ không bao giờ lạm dụng bia rượu vì họ cần tỉnh táo để suy tính và làm việc nhằm đạt được mục đích của mình, kế hoạch của mình.
Lý do thứ hai là người Việt luôn bất an trong cuộc sống, họ lo lắng cho công việc và cuộc sống hiện tại lẫn cả tương lai, họ không hiểu ngày mai sẽ ra sao và vì thế họ tìm đến rượu để quên đi hiện thực hoặc để tự trấn an mình.
Lý do thứ ba đó là do người Việt bế tắc trong cuộc sống, do sống trong một môi trường căng thẳng và một cuộc sống khó khăn cho nên họ phải tìm đến với rượu để giải sầu và quên đi những nhọc nhằn hàng ngày.
Lý do thứ tư: Người Việt không có không gian để chia sẻ và giao lưu với nhau. Ngoài giờ đi làm về họ không tham gia vào một tổ chức dân sự nào (do xã hội dân sự vẫn bị nhà nước cấm đoán). Quán rượu là nơi để họ gặp gỡ bạn bè, người quen, đồng nghiệp để trút bầu tâm sự, bàn chuyện nhân tình thế thái hay giản dị hơn là để chửi bới mấy ông sếp khó tính và khó chịu của họ.
Lý do cuối cùng là thói quen. Khi việc ăn nhậu đã trở thành “chuyện thường ngày ở Huyện” và đã ngấm vào máu của mỗi người thì chuyện bia rượu đôi khi chỉ vì thói quen, ở nhà thấy buồn và bứt rứt, không khí của quán xá đã trở thành thân quen và gần gũi…
Ngoài những tác hại mà rượu bia gây ra như chúng ta đã biết thì còn một tác hại vô cùng lớn nữa là nó làm suy kiệt tinh thần và thể chất của người Việt. Thử hỏi một dân tộc suốt ngày ăn nhậu và say xỉn như vậy thì còn làm được cái gì cho bản thân mình, cho đất nước mình? Chưa kể mỗi năm mất một lượng tiền khổng lồ lên đến hàng tỉ đô-la cho bia rượu. Làm thế nào để hạn chế việc uống bia rượu và nên bắt đầu từ đâu?
Thật lòng là chúng tôi nghi ngờ rằng dự luật này sẽ không được thông qua. Dù rất nhân văn nhưng khó thực thi và quan trọng là nó đi ngược lại với lợi ích của chính quyền Việt Nam và các nhóm lợi ích liên quan đến việc sản xuất và nhập khẩu bia rượu. Với chính quyền Việt Nam thì khi một đám đông dân chúng suốt ngày lê la ở quán nhậu hò hét và chém gió mà không hề quan tâm đến chính trị và tình hình đất nước thì đó là điều rất tuyệt vời. Mọi việc đã có đảng và nhà nước lo, cuộc đời cứ đến đâu hay đến đó, sống hôm nay không cần biết đến ngày mai. Nếu đã vì tương lai và tiền đồ của nòi giống thì không có chuyện chính quyền thả cửa cho nhập khẩu bia rượu vô tội vạ vào Việt Nam đến như vậy. Giấy phép nhập khẩu bia rượu phải mua với giá rất cao vì vậy các vị cấp giấy phép này sẽ phản đối Bộ Y tế để dự luật này không được thông qua và đồng tiền sẽ chiến thắng.
Chính vì sự thiếu thống nhất, lợi ích phe nhóm và sự bất lực của chính quyền nên dự luật này sẽ chết yểu như bao điều tốt lành khác. Nếu chúng tôi là đảng cầm quyền thì chúng tôi sẽ làm như sau:
1) Kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng của tất cả các loại đồ uống có cồn trước khi được lưu thông ra thị trường. Một cơ quan kiểm định độc lập của nhà nước sẽ làm việc này với tất cả các nhãn hiệu đăng ký kể cả các loại rượu thuốc. Nhà nước khuyến khích và bảo hộ cho các loại rượu có đăng ký nhãn mác và chất lượng. Nhà nước không khuyến khích và không chịu trách nhiệm với các sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ và đăng ký. Một lộ trình (khoảng 5 năm) sẽ được đặt ra để chấm dứt việc sản xuất và lưu hành các loại rượu không đăng ký nhãn mác và chất lượng.
2) Thay vì cấm đoán người dân, nhà nước sẽ làm gương trước bằng cách cấm cán bộ và công chức của nhà nước uống rượu bia trong giờ hành chính. Nếu người dân phát hiện ra một công chức nhà nước uống rượu bia trong lúc làm việc thì có thể gọi điện cho cơ quan chức năng đến giải quyết. Các cơ quan nhà nước sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng bia rượu kể cả trong các ngày lễ.
3) Tăng thuế trên các mặt hàng như bia rượu và thuốc lá để hạn chế sử dụng. Với người dân nhà nước sẽ qui định giới hạn tuổi tối thiểu để có thể mua và tiêu thụ bia rượu. Các địa điểm bán rượu phải có giấy phép và có qui định về giờ giấc.
4) Sẽ có những hình phạt cụ thể đối với những người say rượu đánh nhau và gây gổ, kể cả tại nhà riêng nếu có người tố cáo. Nghiêm cấm tuyệt đối việc người dân tham gia giao thông uống rượu với phương châm “đã uống bia rượu là không được lái xe”.
5) Mở rộng tối đa không gian cho xã hội dân sự và các khu tập thể dục thể thao. Chính quyền cần hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để người dân tìm đến những thú vui lành mạnh khác để nâng cao trí tuệ, tinh thần và sức khỏe thay vì uống bia rượu…
Một con người hoàn thiện là phải khỏe mạnh về thể lực và minh mẫn về tinh thần. Một gia đình và một quốc gia cũng vậy. Dân tộc Việt Nam chỉ có thể hùng mạnh và phát triển khi mỗi công dân Việt nam khỏe mạnh và minh mẫn. Tất nhiên từ bỏ thói quen lạm dụng bia rượu là không dễ. Cần có sự hợp tác và cảm thông giữa người dân và chính quyền. Một dự luật dù có đúng đắn đến đâu đi nữa nhưng nếu không được người dân hợp tác thì cũng sẽ thất bại. Và muốn có sự hợp tác của người dân thì trước hết chính quyền phải minh bạch và có uy tín.
Việt Hoàng
(Thông luận)
Sao Hồng - Bao giờ có một ngày chung?
“Sư đoàn” Nghệ An ở Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn. Ảnh của Sao Hồng |
Theo văn hóa đạo gíao Trung Quốc, từ hôm nay, mùng 2 tháng Bảy âm đến
hết ngày 14, Quỷ Môn Quan được mở để cho ma quỷ sống cùng với cõi dương.
Tục gọi là Tết Quỷ. Văn hóa đó truyền đến Việt Nam thì dân gian gọi là
cúng cô hồn (rằm tháng 7). Phật giáo Việt Nam coi tháng 7 Âm là tháng Vu
lan báo hiếu MẸ CHA & NGƯỜI CÓ CÔNG.
Ngày nay, nét văn hóa đạo giáo Trung Quốc đã pha trộn với phong tục Việt. Tháng 7 vừa là Vu lan báo hiếu vừa cúng những linh hồn của những người chết nơi đất khách quê người, trên dặm đường thiên lý, trong đó có cả người chết do chiến tranh…
Cứ tháng 7 là mình nhớ đến những nghĩa trang bạt ngàn ngôi mộ trên đất nước Việt Nam sau mấy chục năm chiến tranh. Có những nghĩa trang luôn được truyền thong quan tâm và nhức đến như ở Quảng Trị. Nhưng có những nghĩa trang gần như bị lãng quên suốt gần ba chục năm nay. Chỉ từ năm ngoái, mới có một vài tờ báo nhắc đến nó. Đó là những nghĩa trang ở biên giới phía Bắc, nơi an tang những người hy sinh chống quân xâm lược Trung Quốc 1979-1989.
Riêng đất Quảng Trị có hai Nghĩa trang lớn (Trường Sơn & Đường 9). Nơi đây quy tập và chôn cất cả vạn người thuộc đường dây 559, mặt trận B5, Nam Lào và một phần tuyến lửa Vĩnh Linh – Quảng Bình. Họ được táng theo địa bàn “quê quán”: Hà Nội, Hà-Nam-Ninh, Hà – Sơn – Bình, Bình – Trị – Thiên hay Nghệ – Tĩnh,…
Ngày 30/4, một đoàn nhỏ từ Hà Nội tự tổ chức tour du hành về vùng DMZ. Trong đoàn có những người lính chiến trường trở lại bút nghiên sau 1976. Nay các anh đã nghỉ hưu nên muốn vào thắp hương cho đồng đội. Xuất phát từ Đồng Hới, trong một ngày nên chỉ đi được Nghĩa trang Trường Sơn và Thành cổ Quảng Trị… Trên đường ra xe để đi Thành cổ Quảng Trị, một bạn nói:
- Nghĩa trang lớn quá, bao nhiêu là người hy sinh, quê quán khắp ba miền. Không thể thắp hương hết trong một buổi được..
- Gần đây thôi, còn một nghĩa trang rộng lớn như thế này nữa. Nghĩa trang Đường 9. Địa phương, mặt trận nào cũng có cũng có các nghĩa trang “đầy ắp”,… nhưng riêng Quảng Trị có đến 72 nghĩa trang lận. Mà chỉ mới “chống Mỹ” thôi đấy,…
- Ừ, đến 9 năm kháng chiến trường kỳ rồi nối tiếp 21 năm chiến tranh đằng đẳng cơ mà,… vẫn còn mấy trăm ngàn người mất tích,..
- Có những người lính chết bệnh hay gặp tai nạn không được công nhân liệt sỹ, nên không có ở nghĩa trang…
- Mà mới “bên thắng cuộc” thôi đấy. Còn “bên thua cuộc” chẳng thấy ai quy tập nhỉ?
- Còn người dân vô tội nữa chứ,…
- ……
Hôm qua, có một bạn trên Facebook post bài thơ nhân ngày 27/7. Một thực tế xót xa nghe sao buồn tủi cho rất nhiều gia đình ở Việt Nam…
BAO GIỜ CÓ MỘT NGÀY CHUNG ?
Chiến trường xưa mộ bạt ngàn
Còn bao xương trắng hoang tàn vô danh
Lúc còn sống ANH, TÔI thù địch
Nay thác rồi đất mẹ nằm chung
Anh còn có kẻ khói hương
Tôi thì vất vưởng bao năm cô hồn…
Bao giờ có một ngày chung nhỉ?
Để chỉ yêu thương, hết hận thù…
(Nguyễn Đức Hạnh)
.…
Năm nay, ngày 27/7, Ngày Thương binh – Liệt sỹ của Việt Nam lại trùng ngày mùng Một tháng Bảy Âm. Dù Âm hay Dương thì tháng 7, nên là tháng tưởng nhớ những linh hồn đã mất vì chiến tranh; trong các cuộc chiến tranh trên đất nước Việt Nam này… không riêng gì liệt sỹ “bên thắng cuộc” !
Ngày nay, nét văn hóa đạo giáo Trung Quốc đã pha trộn với phong tục Việt. Tháng 7 vừa là Vu lan báo hiếu vừa cúng những linh hồn của những người chết nơi đất khách quê người, trên dặm đường thiên lý, trong đó có cả người chết do chiến tranh…
Cứ tháng 7 là mình nhớ đến những nghĩa trang bạt ngàn ngôi mộ trên đất nước Việt Nam sau mấy chục năm chiến tranh. Có những nghĩa trang luôn được truyền thong quan tâm và nhức đến như ở Quảng Trị. Nhưng có những nghĩa trang gần như bị lãng quên suốt gần ba chục năm nay. Chỉ từ năm ngoái, mới có một vài tờ báo nhắc đến nó. Đó là những nghĩa trang ở biên giới phía Bắc, nơi an tang những người hy sinh chống quân xâm lược Trung Quốc 1979-1989.
Riêng đất Quảng Trị có hai Nghĩa trang lớn (Trường Sơn & Đường 9). Nơi đây quy tập và chôn cất cả vạn người thuộc đường dây 559, mặt trận B5, Nam Lào và một phần tuyến lửa Vĩnh Linh – Quảng Bình. Họ được táng theo địa bàn “quê quán”: Hà Nội, Hà-Nam-Ninh, Hà – Sơn – Bình, Bình – Trị – Thiên hay Nghệ – Tĩnh,…
Ngày 30/4, một đoàn nhỏ từ Hà Nội tự tổ chức tour du hành về vùng DMZ. Trong đoàn có những người lính chiến trường trở lại bút nghiên sau 1976. Nay các anh đã nghỉ hưu nên muốn vào thắp hương cho đồng đội. Xuất phát từ Đồng Hới, trong một ngày nên chỉ đi được Nghĩa trang Trường Sơn và Thành cổ Quảng Trị… Trên đường ra xe để đi Thành cổ Quảng Trị, một bạn nói:
- Nghĩa trang lớn quá, bao nhiêu là người hy sinh, quê quán khắp ba miền. Không thể thắp hương hết trong một buổi được..
- Gần đây thôi, còn một nghĩa trang rộng lớn như thế này nữa. Nghĩa trang Đường 9. Địa phương, mặt trận nào cũng có cũng có các nghĩa trang “đầy ắp”,… nhưng riêng Quảng Trị có đến 72 nghĩa trang lận. Mà chỉ mới “chống Mỹ” thôi đấy,…
- Ừ, đến 9 năm kháng chiến trường kỳ rồi nối tiếp 21 năm chiến tranh đằng đẳng cơ mà,… vẫn còn mấy trăm ngàn người mất tích,..
- Có những người lính chết bệnh hay gặp tai nạn không được công nhân liệt sỹ, nên không có ở nghĩa trang…
- Mà mới “bên thắng cuộc” thôi đấy. Còn “bên thua cuộc” chẳng thấy ai quy tập nhỉ?
- Còn người dân vô tội nữa chứ,…
- ……
Hôm qua, có một bạn trên Facebook post bài thơ nhân ngày 27/7. Một thực tế xót xa nghe sao buồn tủi cho rất nhiều gia đình ở Việt Nam…
BAO GIỜ CÓ MỘT NGÀY CHUNG ?
Chiến trường xưa mộ bạt ngàn
Còn bao xương trắng hoang tàn vô danh
Lúc còn sống ANH, TÔI thù địch
Nay thác rồi đất mẹ nằm chung
Anh còn có kẻ khói hương
Tôi thì vất vưởng bao năm cô hồn…
Bao giờ có một ngày chung nhỉ?
Để chỉ yêu thương, hết hận thù…
(Nguyễn Đức Hạnh)
.…
Năm nay, ngày 27/7, Ngày Thương binh – Liệt sỹ của Việt Nam lại trùng ngày mùng Một tháng Bảy Âm. Dù Âm hay Dương thì tháng 7, nên là tháng tưởng nhớ những linh hồn đã mất vì chiến tranh; trong các cuộc chiến tranh trên đất nước Việt Nam này… không riêng gì liệt sỹ “bên thắng cuộc” !
VIỆT NAM HÒA BÌNH THỐNG NHẤT / ĐỘC LẬP – DÂN CHỦ – GIÀU MẠNH... Chẳng cần phải chủ nghĩa xã hội (viễn vông) gì sất! |
Sao Hồng
(Dân Luận)
CÔNG LÝ
Vnthuquan
Bản án chế độ thực dân Pháp
Nguyễn Ái Quốc
Có phải vì quá thừa tình nhân đạo, như ông Xarô
đã nhiều lần tuyên bố, mà người ta bắt các phạm nhân ở nhà lao Nha
Trang (Trung Kỳ) phải ăn khan, nghĩa là ăn cơm mà không được uống nước,
không ? Có phải người ta đã quệt tanhtuya điốt lên mũi phạm nhân để dễ
nhận ra họ khi họ vượt ngục không?
° ° °
Báo L’Indépendant ở Mađagátxca số ra ngày 13 tháng 7 năm 1921 có đăng một bài tường thuật về cách phòng bệnh “dịch hạch”, chúng tôi xin trích đoạn sau đây:
“Vô số nhà bị đốt, trong đó, có cái nhà khá đẹp của Racôtômanga ở phố Galiêni cùng bị đốt hôm thứ hai vừa qua. Nhưng nhà của ông Đêrô thì lại thoát khỏi số phận chung ấy, tính ra cái nhà ấy, với tất cả đồ đạc đắt tiền quá (50.000 phrăng), vì thế nhà chức trách quyết định không đốt mà chỉ tẩy uế và cấm ở một thời gian khá dài, có lẽ là sáu tháng”.
Chúng tôi xin nói thêm rằng, ông Đêrô là công dân Pháp, còn Racôtômanga chỉ là dân lệ thuộc vì là người bản xứ. Nhân đây xin nhắc để bạn đọc nhớ lại rằng, đạo luật năm 1841 được biểu quyết là để áp dụng cho tất cả nông dân Pháp.
°
° °
Cũng ở Mađagátxca, sáu người bản xứ bị bắt trong đồn điền của một thực dân người Pháp về tội trốn thuế. Trước toà, các bị can khai rằng, ông chủ đồn điền Đơla Rôsơ đã cam kết với họ: 1. sẽ đóng thuế cho họ; 2. sẽ xin miễn sai dịch cho họ; 3. trả tiền công cho họ cứ ba mươi ngày công là l0 quan. Cần chú ý là nhà thực dân kia chỉ thuê họ mỗi tuần làm có một ngày thôi. Muốn đủ sống họ phải đi làm thuê cho người Mangát ở gần đồn điền. Mặt khác, ông Đơla Rôsơ chẳng những không đóng thuế cho họ như đã hứa, mà hình như còn lờ luôn số tiền họ đã gửi ông để đóng thuế nữa.
Quý hoá làm sao, lần này chính phủ đã mở một cuộc điều tra. Nhưng rồi các bạn xem…
Khi được biết vụ này, nghiệp đoàn nông nghiệp Mahanôrô, mà chắc hẳn ông Đơla Rôsơ là đoàn viên, liền điện cho quan toàn quyền phản kháng việc cảnh binh đã đến xét hỏi không đúng lúc tại đồn điền ông Đơla Rôsơ và yêu cầu trừng trị viên trưởng đồn về tội cả gan phát hiện sự nhũng lạm của một người Pháp đối với người bản xứ.
Vì không muốn “mua việc” vào mình, quan toàn quyền đã cho xếp ngay vụ rắc rối ấy lại.
°
° °
Toà án binh Linlơ vừa kết án 20 năm khổ sai tên Phôn Seven, sĩ quan Đức, về tội dùng roi da đánh đập những người bản xứ ở Rôngcơ(1) trong thời gian quân Đức chiếm đóng.
Thế thì tại sao ở Đông Dương, ông người Pháp nọ bắn vỡ sọ một người Trung Kỳ bằng súng lục; ông viên chức Pháp kia nhốt một người Bắc Kỳ vào cũi chó sau khi đánh đập tàn nhẫn anh ta; ông thầu khoán Pháp này trói tay một người Nam Kỳ cho chó cắn, rồi đem giết đi; ông thợ máy Pháp kia “hạ sát” một người An Nam bằng súng săn; ông nhân viên hàng hải Pháp khác xô người gác cầu bản xứ vào đống than hồng cho chết, v.v. và v.v. lại không bị trừng trị?
Tại sao mấy ông thanh niên Pháp ở Angiê đấm đá một em bé người bản xứ 13 tuổi, rồi xóc em lên đầu một trong những ngọn giáo ở giữa hàng giáo cắm quanh “cây chiến thắng”, chỉ bị phạt có 8 ngày tù án treo?
Và tại sao tên hạ sĩ quan đã đánh anh Nahông cũng như tên sĩ quan đã giết chết anh, không bị trừng phạt gì cả ?
Phải rồi, An Nam và Angiêri đều là những xứ bị chiếm – cũng như Rôngcơ đã có lúc bị chiếm, – nhưng vì những người Pháp ở các thuộc địa ấy không phải là lũ “bôsơ”, cho nên cũng cùng một hành động, nếu là của lũ “bôsơ” thì là tội ác, nhưng nếu là của người Pháp thì lại là văn minh! Mà Annamít và Angiêriêng đâu phải là người! Đó là bọn “nhà quê” bẩn thỉu, bầy “bicốt”(2) bẩn thỉu. Cần quái gì phải có công lý đối với những giống ấy.
Cái ông Vinhê Đốctông châm biếm kia quả là không lầm khi ông viết: “Pháp luật, công lý đối với người bản xứ ư ? Thôi đi! Chỉ có ba toong, súng ngắn, súng dài, đấy mới là thứ xứng đáng với lũ ròi bọ ấy!”.
°
° °
Trong cái kho đầy ắp những hình phạt để giáng vào đầu người bản xứ, có những khoản phạt tiền từ 200 đến 3.000 đồng.
Không phải ông Đume không biết rằng người An Nam không bao giờ đóng nổi những khoản tiền to đến thế. Nhưng ông ta cứ muốn xoay tiền bằng bất cứ giá nào; nên con người khôn ngoan ấy đã dự kiến rằng có thể bắt làng xã phải chịu trách nhiệm. (Điều 4).
Bạn sẽ bảo, muốn kết án cả một làng thì phải xác định làng ấy là đồng loã chứ.
Không, với điều 4, việc ấy không cần thiết. Làng nào không biết ngăn ngừa một tội phạm, thì phải chịu trách nhiệm về tội phạm ấy.
Cái điều 4 này quả là một mánh khoé ác nghiệt, bởi vì chỉ cần những tay chân của bọn chủ bao thầu thuế – những tay chân đó được thuê tiền để phát giác càng nhiều vụ vi phạm càng hay – khai rằng làng sở tại chẳng hề làm gì để ngăn chặn vụ vi phạm, là đủ.
Tiết 3 quy định cách thức kiểm chứng những vụ vi phạm mà bọn tay sai của chủ bao thầu thuế có quyền làm.
Ở đây có một trở ngại. Thường thường bọn tay chân ấy đều dốt nát, làm biên bản không hợp thức. Người ta khắc phục trở ngại ấy bằng cách uỷ cho viên chức nhà đoan ở tỉnh lỵ hoặc phủ lỵ, huyện lỵ làm biên bản theo báo cáo của bọn tay chân của chủ bao thầu.
°
° °
Đông Dương là cô gái cưng, rất xứng đáng với nước mẹ Pháp. Mẹ có gì, con có nấy: Đông Dương có chính phủ của nó, những bảo đảm của nó, công lý của nó và cũng có âm mưu phiến loạn nho nhỏ của nó nữa. Dưới đây chúng tôi chỉ nhắc lại hai vấn đề sau thôi.
Công lý được tượng trưng bằng một người đàn bà dịu hiền, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm. Vì đường từ Pháp đến Đông Dương xa quá, xa đến nỗi sang được tới đó thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân đã chảy lỏng ra và biến thành những tẩu thuốc phiện hoặc những chai rượu ty, nên người đàn bà tội nghiệp chỉ còn lại độc cái kiếm để chém giết. Bà chém giết đến cả người vô tội, và nhất là người vô tội.
Còn âm mưu phiến loạn thì lại là một chuyện khác.
Chúng tôi sẽ không nhắc lại những vụ phiến loạn nổi tiếng năm 1908 hoặc năm 191616, những vụ mà nhờ đó rất nhiều người dân được nước Pháp bảo hộ đã có thể nếm mùi công ơn khai hoá trên máy chém, trong nhà tù hoặc ở nơi đầy ải. Những vụ phiến loạn ấy đã cũ rồi, chỉ còn để lại dấu vết trong trí nhớ của người bản xứ nữa thôi.
Chúng tôi chỉ nói đến vụ vừa xảy ra gần đây nhất. Vì ở chính quốc có vụ phiến loạn bônsêvích chấn động dư luận, nên các ngài thực dân ở Đông Dương – y như con nhái trong truyện ngụ ngôn(3)- cũng muốn có một vụ phiến loạn, bèn cố phình bụng lên và cuối cùng cũng đẻ ra được một vụ.
Chúng đã làm như thế này.
Một quan lớn Tây (quan công sứ Đại Pháp kia đấy ạ!), một quan huyện và một ông lý trưởng đã đảm nhiệm việc chế tạo ra vụ đó.
Bộ ba quan lại này phao tin là có một bọn phiến loạn chôn giấu hai trăm rưởi quả bom âm mưu làm nổ tung cả xứ Bắc Kỳ.
Nhưng ngày 16 tháng 2, toà đại hình Hà Nội công nhận rằng chẳng những không có bằng chứng nào để kết luận có một tổ chức cách mạng có vũ khí phá hoại, mà cả cái vụ mưu phản kia chẳng qua cũng chỉ là một thủ đoạn khiêu khích do một số nhân viên chính phủ muốn được thăng thưởng tạo ra mà thôi.
Chắc các bạn tưởng rằng sau khi toà đã phán quyết như thế rồi thì những người An Nam bị giam giữ sẽ được thả ra. Không đâu! Bằng bất cứ giá nào, nhất thiết phải giữ uy tín cho kẻ đi chinh phục! Muốn thế, lẽ ra chỉ gắn huân chương cho bọn đã khéo phịa ra vụ án là đủ rồi; đằng này người ta lại còn phạt tù 12 người An Nam từ 2 đến 5 năm, mà phần lớn là nhà nho. Và trên cửa nhà lao giam giữ họ, nổi lên mấy chữ: Tự do, Bình đẳng, Bác ái – dĩ nhiên là bằng tiếng Pháp hẳn hoi.
Thế rồi những tờ báo gọi là thân người bản xứ vội vã ca tụng tính công bằng, không thiên vị của cái trò hề công lý ấy!
Nhưng hãy đọc tờ La Dépêche Coloniale, tờ báo giữ giải vô địch về chủ nghĩa bài An Nam:
“Toà án Pháp vừa tuyên án xong. Một nửa can phạm được tha bổng, còn một nửa được kết án nhẹ. Những người bị án là những nhà nho can tội làm thơ cảm hứng lăng nhăng để ca tụng ân huệ của tự do”.
Các bạn thấy không, đối với người An Nam, ca tụng tự do là một tội nặng, chỉ vì thế thôi, người ta cũng phết cho họ 5 năm tù!
Tờ báo viết tiếp: “Chúng ta phải nhiệt liệt hoan nghênh bản phán quyết hết sức công bằng ấy của các quan toà và các vị bồi thẩm của chúng ta, v.v.”.
Và cũng lại tờ La Dépêche Coloniale ấy đã vui mừng ghi nhận bản phán quyết rất mực vô tư của toà án Pháp về vụ mưu loạn nổi tiếng ở Vĩnh Yên. Tờ báo ấy viết: “những người An Nam ở Pari, cũng như đồng bào của họ ở bên quê nhà xa xôi, đều tỏ lòng tin tưởng ở các quan toà của chúng ta và tuyên bố rằng toà án đã xử đúng, vụ án kết thúc như thế làm cho họ hoàn toàn thoả mãn”. Không đâu! ông Puvuốcvin ạ, ông bịp đời vừa chứ!
°
° °
Tờ Le Journal France-Indochine có đăng việc sau đây: Cách đây mấy hôm, hãng Xôvagiơ báo với sở mật thám là xưởng họ bị mất trộm một số sắt khá nhiều, độ một tấn. Nhận được đơn khiếu nại, sở mật thám lập tức mở cuộc điều tra để tìm cho ra bọn trộm và chúng tôi vui mừng được tin rằng một viên thanh tra mật thám người Âu cùng với mấy nhân viên người An Nam giúp sức đã tóm được bọn trộm và cả tên đồng loã của chúng nữa.
“Ông S…, quản lý hãng Xôvagiơ, cùng với những tên Trần Văn Lộc, thợ máy học việc và Trần Văn Xa đã bị bắt và đưa ra toà về tội ăn trộm và đồng loã…”.
Các bạn có để ý thấy bạn đồng nghiệp của chúng tôi hết sức tế nhị không nào ? Khi nói về ông ăn trộm người Pháp, quản lý hãng Xôvagiơ, thì người ta không nói tên, mà thay vào bằng mấy dấu chấm. Chả là dù sao thì trước hết cũng phải bảo vệ uy tín của chủng tộc thượng đẳng. Nhưng khi nói đến bọn kẻ trộm thông thường người An Nam thì lại kê cả tên lẫn họ, và không gọi là ông mà gọi là những “tên”.
°
° °
Ngày l0 tháng l0 năm 1922, chính phủ vừa ra sắc lệnh quyết định một cuộc thuyên chuyển quan trọng trong ngạch quan toà thuộc địa. Trên danh sách, đáng chú ý có tên hai ông Luyxơ và Oabrăng.
Cần nhắc lại sơ lược lai lịch của hai vị quan toà này.
Ông Luycaxơ lúc làm phó chưởng lý ở Tây Phi thuộc Pháp, đã từng dính dáng vào các vụ làm xôn xao dư luận xứ Tôgô. Trong một bản thông báo cho báo chí, ông Bộ trưởng Bộ Thuộc địa đã bắt buộc phải thừa nhận rằng, “cuộc điều tra cũng đã phát giác ra là sự tham gia của ông Luycaxơ vào các vụ phạm pháp có thể làm cho ông ta phải gánh phần TRÁCH NHIỆM NẶNG NỀ NHẤT”.
Chắc là để thưởng cho phần trách nhiệm nặng nề ấy mà ngày nay người ta cất nhắc ông lên chức chánh án toà thượng thẩm xứ Phi châu xích đạo thuộc Pháp.
Còn về Oabrăng thì câu chuyện của hắn đơn giản hơn và ít người biết đến. Năm 1920, một người Pháp tên là Đuyếchgri, nhân viên hãng buôn Pêrítxác ở Căngcăng (Ghinê), đi săn. Hắn bắn một con chim rơi xuống sông. Lúc ấy có một em bé người bản xứ đi ngang qua. Đuyếchgri tóm cổ em bé ném xuống sông, bắt phải tìm vớt con chim. Nước sâu, sóng lớn, lại không biết bơi, em chết đuối. Cha mẹ em đi kiện. Đuyếchgri được lệnh viên quan tư chỉ huy quận đòi đến, và nhận bồi thường cho gia đình đau xót kia một trăm phrăng.
Cha mẹ em bé không nhận cách dàn xếp bỉ ổi như vậy. Viên quan tư nổi giận, đứng về phía người đồng bào của ông, tức là tên sát nhân, doạ bỏ tù cha mẹ em bé nếu tiếp tục kháng cáo, rồi ông ta “xếp” vụ án lại.
Nhưng, một bức thư nặc danh đã phát giác việc này với ông chưởng lý ở Đaca. Ông chưởng lý liền phái ông biện lý Oabrăng đi điều tra. Ông Oabrăng đến Căngcăng, ngủ lại nhà viên xếp ga, rồi ngày hôm sau đến nhà ông Cudanh đờ Lavalie là phó của viên quan tư quận, ở lại cả ngày. Rồi sáng hôm sau, chưa hề bắt tay vào công việc điều tra gì cả, ông đã lên đường trở về. Tuy thế ông Oabrăng vẫn cứ kết luận rằng lá thư nặc danh kia là vu khống. Hội Liên hiệp thuộc địa đã báo vụ này với Hội nhân quyền (ngày 22 tháng 12 năm 1921). Nhưng có lẽ Hội nhân quyền cho sự việc không lấy gì làm giật gân lắm nên chẳng thèm quan tâm đến.
Từ khi đi chơi Căngcăng về, ông Oabrăng vẫn ngồi yên ở địa vị cũ để thỉnh thoảng nhận gà và những túi khoai tây do ông bạn Cudanh đờ Lavalie gửi đến biếu, và chờ được thăng quan. Các bạn thấy chưa, ông Oabrăng quả thật xứng đáng với… phần thưởng công minh mà chính phủ vừa tặng ông bằng cách bổ nhiệm làm biện lý Đaca(?).
Nền văn minh thượng đẳng mà được giao phó vào tay những bọn Đáclơ, bọn Bôđoăng, bọn Oabrang và bọn Luycaxơ thì thật là tuyệt, và số phận dân bản xứ cũng tuyệt!
°
° °
Toà tiểu hình vừa xử phạt Phécnăng Etxơlanh và mụ goá Gierơ, mỗi người 13 tháng tù; Gióocgiơ Coócđiê l0 tháng, về tội tàng trữ, chuyên chở và bán một kilôgam thuốc phiện.
Tốt lắm! Tính sơ qua cũng thấy một kilôgam thuốc phiện đáng ba mươi sáu tháng tù!
Giá mà mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, như người ta thường nói, thì tuổi thọ của ông Xarô, toàn quyền Đông Dương, phải dài ghê lắm mới đủ để cho ông ngồi hết hạn tù. Vì rằng mỗi năm ông sẽ bị phạt ít ra là một triệu ba mươi lăm vạn (1.350.000) tháng tù về tội mỗi năm bán cho người An Nam trên mười lăm vạn kilôgam thuốc phiện.
°
° °
Bất lực trong việc trừ khử ông Đề Thám trứ danh, vì mọi âm mưu bắn giết ông, thủ tiêu ông bằng thuốc độc hoặc bằng mìn, đều thất bại, người ta bèn đào mả cha mẹ ông lên, đem hài cốt đổ xuống sông.
Sau những vụ biểu tình ở miền Nam Trung Kỳ, nhiều văn thân bị xử tử hoặc bị đầy biệt xứ. Trong số ấy có ông tiến sĩ Trần Quý Cáp, một nhà nho thanh cao ai cũng kính phục. Ông bị bắt trong lúc đang giữ chức giáo thụ và chỉ hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau, là bị đem chém, không được xét hỏi gì cả. Chính phủ cũng không chịu giao trả thi hài ông cho gia đình ông.
Ở Hải Dương, một vụ nổi dậy chưa làm chết một ai, thế mà người ta đã làm rụng hết sáu mươi tư cái đầu, không cần xét xử gì cả.
Khi hành hình những người lính khố đỏ ở Hà Nội, chính phủ đã cho áp giải cha, mẹ, vợ con họ đến pháp trường để bắt họ phải mục kích cảnh tàn sát long trọng những người thân yêu của mình. Để gây một ấn tượng khủng khiếp lâu dài, và để “dạy cho dân chúng một bài học”, người ta làm lại cái việc đã làm ở nước Anh hồi thế kỷ thứ XVIII, tức là xóc đầu lâu những người Giacôbít(4) bại trận lên mũi giáo đem bêu ở các đường phố khu Xiti và dọc theo cầu Luân Đôn. Hàng tuần lễ, dọc các đường lớn ở Hà Nội, người ta nhìn thấy nhiều đầu lâu của những nạn nhân bị người Pháp hạ sát, đang cau mày, nhăn mặt trên những chiếc cọc tre.
Năm 1908, nhân dân miền Trung không chịu nổi sưu cao thuế nặng và bao nhiêu sự hà lạm áp bức, đã phải biểu tình. Các cuộc biểu tình ấy mặc dù diễn ra hết sức ôn hoà, nhưng đều bị đàn áp thẳng tay. Hàng trăm đầu rơi, vô số người bị đi đầy.
Người ta làm đủ mọi cách để vũ trang cho người An Nam chống lại đồng bào họ và gây nên những vụ phản bội.
Người ta tuyên bố các làng phải chịu trách nhiệm về những vụ hỗn loạn xảy ra trên địa phận mình. Làng nào cho một người yêu nước trú ngụ thì bị kết án. Để khai thác tin tức, người ta dùng một phương pháp đơn giản – bao giờ cũng vậy – là tra khảo lý hào, ai không nói thì bị xử tử tức khắc. Cứ như thế, TRONG VÒNG HAI TUẦN LỄ, MỘT VIÊN GIÁM BINH ĐÃ XỬ TỬ BẢY MƯƠI LĂM LÝ HÀO!
Không bao giờ người ta nghĩ đến chuyện phân biệt những người yêu nước đang chiến đấu tuyệt vọng với bọn côn đồ ở các thành thị.
Muốn dập tắt sự kháng cự, người ta không thấy có cách nào khác hơn là phó thác việc “bình định” cho lũ phản bội bán nước. Và người ta duy trì ở vùng đồng bằng Bắc Kỳ, ở Bình Thuận, ở Nghệ Tĩnh những đội quân càn quét hung hãn mà hình ảnh ghê tởm sẽ không bao giờ phai mờ trong trí nhớ.
° ° °
Báo L’Indépendant ở Mađagátxca số ra ngày 13 tháng 7 năm 1921 có đăng một bài tường thuật về cách phòng bệnh “dịch hạch”, chúng tôi xin trích đoạn sau đây:
“Vô số nhà bị đốt, trong đó, có cái nhà khá đẹp của Racôtômanga ở phố Galiêni cùng bị đốt hôm thứ hai vừa qua. Nhưng nhà của ông Đêrô thì lại thoát khỏi số phận chung ấy, tính ra cái nhà ấy, với tất cả đồ đạc đắt tiền quá (50.000 phrăng), vì thế nhà chức trách quyết định không đốt mà chỉ tẩy uế và cấm ở một thời gian khá dài, có lẽ là sáu tháng”.
Chúng tôi xin nói thêm rằng, ông Đêrô là công dân Pháp, còn Racôtômanga chỉ là dân lệ thuộc vì là người bản xứ. Nhân đây xin nhắc để bạn đọc nhớ lại rằng, đạo luật năm 1841 được biểu quyết là để áp dụng cho tất cả nông dân Pháp.
°
° °
Cũng ở Mađagátxca, sáu người bản xứ bị bắt trong đồn điền của một thực dân người Pháp về tội trốn thuế. Trước toà, các bị can khai rằng, ông chủ đồn điền Đơla Rôsơ đã cam kết với họ: 1. sẽ đóng thuế cho họ; 2. sẽ xin miễn sai dịch cho họ; 3. trả tiền công cho họ cứ ba mươi ngày công là l0 quan. Cần chú ý là nhà thực dân kia chỉ thuê họ mỗi tuần làm có một ngày thôi. Muốn đủ sống họ phải đi làm thuê cho người Mangát ở gần đồn điền. Mặt khác, ông Đơla Rôsơ chẳng những không đóng thuế cho họ như đã hứa, mà hình như còn lờ luôn số tiền họ đã gửi ông để đóng thuế nữa.
Quý hoá làm sao, lần này chính phủ đã mở một cuộc điều tra. Nhưng rồi các bạn xem…
Khi được biết vụ này, nghiệp đoàn nông nghiệp Mahanôrô, mà chắc hẳn ông Đơla Rôsơ là đoàn viên, liền điện cho quan toàn quyền phản kháng việc cảnh binh đã đến xét hỏi không đúng lúc tại đồn điền ông Đơla Rôsơ và yêu cầu trừng trị viên trưởng đồn về tội cả gan phát hiện sự nhũng lạm của một người Pháp đối với người bản xứ.
Vì không muốn “mua việc” vào mình, quan toàn quyền đã cho xếp ngay vụ rắc rối ấy lại.
°
° °
Toà án binh Linlơ vừa kết án 20 năm khổ sai tên Phôn Seven, sĩ quan Đức, về tội dùng roi da đánh đập những người bản xứ ở Rôngcơ(1) trong thời gian quân Đức chiếm đóng.
Thế thì tại sao ở Đông Dương, ông người Pháp nọ bắn vỡ sọ một người Trung Kỳ bằng súng lục; ông viên chức Pháp kia nhốt một người Bắc Kỳ vào cũi chó sau khi đánh đập tàn nhẫn anh ta; ông thầu khoán Pháp này trói tay một người Nam Kỳ cho chó cắn, rồi đem giết đi; ông thợ máy Pháp kia “hạ sát” một người An Nam bằng súng săn; ông nhân viên hàng hải Pháp khác xô người gác cầu bản xứ vào đống than hồng cho chết, v.v. và v.v. lại không bị trừng trị?
Tại sao mấy ông thanh niên Pháp ở Angiê đấm đá một em bé người bản xứ 13 tuổi, rồi xóc em lên đầu một trong những ngọn giáo ở giữa hàng giáo cắm quanh “cây chiến thắng”, chỉ bị phạt có 8 ngày tù án treo?
Và tại sao tên hạ sĩ quan đã đánh anh Nahông cũng như tên sĩ quan đã giết chết anh, không bị trừng phạt gì cả ?
Phải rồi, An Nam và Angiêri đều là những xứ bị chiếm – cũng như Rôngcơ đã có lúc bị chiếm, – nhưng vì những người Pháp ở các thuộc địa ấy không phải là lũ “bôsơ”, cho nên cũng cùng một hành động, nếu là của lũ “bôsơ” thì là tội ác, nhưng nếu là của người Pháp thì lại là văn minh! Mà Annamít và Angiêriêng đâu phải là người! Đó là bọn “nhà quê” bẩn thỉu, bầy “bicốt”(2) bẩn thỉu. Cần quái gì phải có công lý đối với những giống ấy.
Cái ông Vinhê Đốctông châm biếm kia quả là không lầm khi ông viết: “Pháp luật, công lý đối với người bản xứ ư ? Thôi đi! Chỉ có ba toong, súng ngắn, súng dài, đấy mới là thứ xứng đáng với lũ ròi bọ ấy!”.
°
° °
Trong cái kho đầy ắp những hình phạt để giáng vào đầu người bản xứ, có những khoản phạt tiền từ 200 đến 3.000 đồng.
Không phải ông Đume không biết rằng người An Nam không bao giờ đóng nổi những khoản tiền to đến thế. Nhưng ông ta cứ muốn xoay tiền bằng bất cứ giá nào; nên con người khôn ngoan ấy đã dự kiến rằng có thể bắt làng xã phải chịu trách nhiệm. (Điều 4).
Bạn sẽ bảo, muốn kết án cả một làng thì phải xác định làng ấy là đồng loã chứ.
Không, với điều 4, việc ấy không cần thiết. Làng nào không biết ngăn ngừa một tội phạm, thì phải chịu trách nhiệm về tội phạm ấy.
Cái điều 4 này quả là một mánh khoé ác nghiệt, bởi vì chỉ cần những tay chân của bọn chủ bao thầu thuế – những tay chân đó được thuê tiền để phát giác càng nhiều vụ vi phạm càng hay – khai rằng làng sở tại chẳng hề làm gì để ngăn chặn vụ vi phạm, là đủ.
Tiết 3 quy định cách thức kiểm chứng những vụ vi phạm mà bọn tay sai của chủ bao thầu thuế có quyền làm.
Ở đây có một trở ngại. Thường thường bọn tay chân ấy đều dốt nát, làm biên bản không hợp thức. Người ta khắc phục trở ngại ấy bằng cách uỷ cho viên chức nhà đoan ở tỉnh lỵ hoặc phủ lỵ, huyện lỵ làm biên bản theo báo cáo của bọn tay chân của chủ bao thầu.
°
° °
Đông Dương là cô gái cưng, rất xứng đáng với nước mẹ Pháp. Mẹ có gì, con có nấy: Đông Dương có chính phủ của nó, những bảo đảm của nó, công lý của nó và cũng có âm mưu phiến loạn nho nhỏ của nó nữa. Dưới đây chúng tôi chỉ nhắc lại hai vấn đề sau thôi.
Công lý được tượng trưng bằng một người đàn bà dịu hiền, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm. Vì đường từ Pháp đến Đông Dương xa quá, xa đến nỗi sang được tới đó thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân đã chảy lỏng ra và biến thành những tẩu thuốc phiện hoặc những chai rượu ty, nên người đàn bà tội nghiệp chỉ còn lại độc cái kiếm để chém giết. Bà chém giết đến cả người vô tội, và nhất là người vô tội.
Còn âm mưu phiến loạn thì lại là một chuyện khác.
Chúng tôi sẽ không nhắc lại những vụ phiến loạn nổi tiếng năm 1908 hoặc năm 191616, những vụ mà nhờ đó rất nhiều người dân được nước Pháp bảo hộ đã có thể nếm mùi công ơn khai hoá trên máy chém, trong nhà tù hoặc ở nơi đầy ải. Những vụ phiến loạn ấy đã cũ rồi, chỉ còn để lại dấu vết trong trí nhớ của người bản xứ nữa thôi.
Chúng tôi chỉ nói đến vụ vừa xảy ra gần đây nhất. Vì ở chính quốc có vụ phiến loạn bônsêvích chấn động dư luận, nên các ngài thực dân ở Đông Dương – y như con nhái trong truyện ngụ ngôn(3)- cũng muốn có một vụ phiến loạn, bèn cố phình bụng lên và cuối cùng cũng đẻ ra được một vụ.
Chúng đã làm như thế này.
Một quan lớn Tây (quan công sứ Đại Pháp kia đấy ạ!), một quan huyện và một ông lý trưởng đã đảm nhiệm việc chế tạo ra vụ đó.
Bộ ba quan lại này phao tin là có một bọn phiến loạn chôn giấu hai trăm rưởi quả bom âm mưu làm nổ tung cả xứ Bắc Kỳ.
Nhưng ngày 16 tháng 2, toà đại hình Hà Nội công nhận rằng chẳng những không có bằng chứng nào để kết luận có một tổ chức cách mạng có vũ khí phá hoại, mà cả cái vụ mưu phản kia chẳng qua cũng chỉ là một thủ đoạn khiêu khích do một số nhân viên chính phủ muốn được thăng thưởng tạo ra mà thôi.
Chắc các bạn tưởng rằng sau khi toà đã phán quyết như thế rồi thì những người An Nam bị giam giữ sẽ được thả ra. Không đâu! Bằng bất cứ giá nào, nhất thiết phải giữ uy tín cho kẻ đi chinh phục! Muốn thế, lẽ ra chỉ gắn huân chương cho bọn đã khéo phịa ra vụ án là đủ rồi; đằng này người ta lại còn phạt tù 12 người An Nam từ 2 đến 5 năm, mà phần lớn là nhà nho. Và trên cửa nhà lao giam giữ họ, nổi lên mấy chữ: Tự do, Bình đẳng, Bác ái – dĩ nhiên là bằng tiếng Pháp hẳn hoi.
Thế rồi những tờ báo gọi là thân người bản xứ vội vã ca tụng tính công bằng, không thiên vị của cái trò hề công lý ấy!
Nhưng hãy đọc tờ La Dépêche Coloniale, tờ báo giữ giải vô địch về chủ nghĩa bài An Nam:
“Toà án Pháp vừa tuyên án xong. Một nửa can phạm được tha bổng, còn một nửa được kết án nhẹ. Những người bị án là những nhà nho can tội làm thơ cảm hứng lăng nhăng để ca tụng ân huệ của tự do”.
Các bạn thấy không, đối với người An Nam, ca tụng tự do là một tội nặng, chỉ vì thế thôi, người ta cũng phết cho họ 5 năm tù!
Tờ báo viết tiếp: “Chúng ta phải nhiệt liệt hoan nghênh bản phán quyết hết sức công bằng ấy của các quan toà và các vị bồi thẩm của chúng ta, v.v.”.
Và cũng lại tờ La Dépêche Coloniale ấy đã vui mừng ghi nhận bản phán quyết rất mực vô tư của toà án Pháp về vụ mưu loạn nổi tiếng ở Vĩnh Yên. Tờ báo ấy viết: “những người An Nam ở Pari, cũng như đồng bào của họ ở bên quê nhà xa xôi, đều tỏ lòng tin tưởng ở các quan toà của chúng ta và tuyên bố rằng toà án đã xử đúng, vụ án kết thúc như thế làm cho họ hoàn toàn thoả mãn”. Không đâu! ông Puvuốcvin ạ, ông bịp đời vừa chứ!
°
° °
Tờ Le Journal France-Indochine có đăng việc sau đây: Cách đây mấy hôm, hãng Xôvagiơ báo với sở mật thám là xưởng họ bị mất trộm một số sắt khá nhiều, độ một tấn. Nhận được đơn khiếu nại, sở mật thám lập tức mở cuộc điều tra để tìm cho ra bọn trộm và chúng tôi vui mừng được tin rằng một viên thanh tra mật thám người Âu cùng với mấy nhân viên người An Nam giúp sức đã tóm được bọn trộm và cả tên đồng loã của chúng nữa.
“Ông S…, quản lý hãng Xôvagiơ, cùng với những tên Trần Văn Lộc, thợ máy học việc và Trần Văn Xa đã bị bắt và đưa ra toà về tội ăn trộm và đồng loã…”.
Các bạn có để ý thấy bạn đồng nghiệp của chúng tôi hết sức tế nhị không nào ? Khi nói về ông ăn trộm người Pháp, quản lý hãng Xôvagiơ, thì người ta không nói tên, mà thay vào bằng mấy dấu chấm. Chả là dù sao thì trước hết cũng phải bảo vệ uy tín của chủng tộc thượng đẳng. Nhưng khi nói đến bọn kẻ trộm thông thường người An Nam thì lại kê cả tên lẫn họ, và không gọi là ông mà gọi là những “tên”.
°
° °
Ngày l0 tháng l0 năm 1922, chính phủ vừa ra sắc lệnh quyết định một cuộc thuyên chuyển quan trọng trong ngạch quan toà thuộc địa. Trên danh sách, đáng chú ý có tên hai ông Luyxơ và Oabrăng.
Cần nhắc lại sơ lược lai lịch của hai vị quan toà này.
Ông Luycaxơ lúc làm phó chưởng lý ở Tây Phi thuộc Pháp, đã từng dính dáng vào các vụ làm xôn xao dư luận xứ Tôgô. Trong một bản thông báo cho báo chí, ông Bộ trưởng Bộ Thuộc địa đã bắt buộc phải thừa nhận rằng, “cuộc điều tra cũng đã phát giác ra là sự tham gia của ông Luycaxơ vào các vụ phạm pháp có thể làm cho ông ta phải gánh phần TRÁCH NHIỆM NẶNG NỀ NHẤT”.
Chắc là để thưởng cho phần trách nhiệm nặng nề ấy mà ngày nay người ta cất nhắc ông lên chức chánh án toà thượng thẩm xứ Phi châu xích đạo thuộc Pháp.
Còn về Oabrăng thì câu chuyện của hắn đơn giản hơn và ít người biết đến. Năm 1920, một người Pháp tên là Đuyếchgri, nhân viên hãng buôn Pêrítxác ở Căngcăng (Ghinê), đi săn. Hắn bắn một con chim rơi xuống sông. Lúc ấy có một em bé người bản xứ đi ngang qua. Đuyếchgri tóm cổ em bé ném xuống sông, bắt phải tìm vớt con chim. Nước sâu, sóng lớn, lại không biết bơi, em chết đuối. Cha mẹ em đi kiện. Đuyếchgri được lệnh viên quan tư chỉ huy quận đòi đến, và nhận bồi thường cho gia đình đau xót kia một trăm phrăng.
Cha mẹ em bé không nhận cách dàn xếp bỉ ổi như vậy. Viên quan tư nổi giận, đứng về phía người đồng bào của ông, tức là tên sát nhân, doạ bỏ tù cha mẹ em bé nếu tiếp tục kháng cáo, rồi ông ta “xếp” vụ án lại.
Nhưng, một bức thư nặc danh đã phát giác việc này với ông chưởng lý ở Đaca. Ông chưởng lý liền phái ông biện lý Oabrăng đi điều tra. Ông Oabrăng đến Căngcăng, ngủ lại nhà viên xếp ga, rồi ngày hôm sau đến nhà ông Cudanh đờ Lavalie là phó của viên quan tư quận, ở lại cả ngày. Rồi sáng hôm sau, chưa hề bắt tay vào công việc điều tra gì cả, ông đã lên đường trở về. Tuy thế ông Oabrăng vẫn cứ kết luận rằng lá thư nặc danh kia là vu khống. Hội Liên hiệp thuộc địa đã báo vụ này với Hội nhân quyền (ngày 22 tháng 12 năm 1921). Nhưng có lẽ Hội nhân quyền cho sự việc không lấy gì làm giật gân lắm nên chẳng thèm quan tâm đến.
Từ khi đi chơi Căngcăng về, ông Oabrăng vẫn ngồi yên ở địa vị cũ để thỉnh thoảng nhận gà và những túi khoai tây do ông bạn Cudanh đờ Lavalie gửi đến biếu, và chờ được thăng quan. Các bạn thấy chưa, ông Oabrăng quả thật xứng đáng với… phần thưởng công minh mà chính phủ vừa tặng ông bằng cách bổ nhiệm làm biện lý Đaca(?).
Nền văn minh thượng đẳng mà được giao phó vào tay những bọn Đáclơ, bọn Bôđoăng, bọn Oabrang và bọn Luycaxơ thì thật là tuyệt, và số phận dân bản xứ cũng tuyệt!
°
° °
Toà tiểu hình vừa xử phạt Phécnăng Etxơlanh và mụ goá Gierơ, mỗi người 13 tháng tù; Gióocgiơ Coócđiê l0 tháng, về tội tàng trữ, chuyên chở và bán một kilôgam thuốc phiện.
Tốt lắm! Tính sơ qua cũng thấy một kilôgam thuốc phiện đáng ba mươi sáu tháng tù!
Giá mà mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, như người ta thường nói, thì tuổi thọ của ông Xarô, toàn quyền Đông Dương, phải dài ghê lắm mới đủ để cho ông ngồi hết hạn tù. Vì rằng mỗi năm ông sẽ bị phạt ít ra là một triệu ba mươi lăm vạn (1.350.000) tháng tù về tội mỗi năm bán cho người An Nam trên mười lăm vạn kilôgam thuốc phiện.
°
° °
Bất lực trong việc trừ khử ông Đề Thám trứ danh, vì mọi âm mưu bắn giết ông, thủ tiêu ông bằng thuốc độc hoặc bằng mìn, đều thất bại, người ta bèn đào mả cha mẹ ông lên, đem hài cốt đổ xuống sông.
Sau những vụ biểu tình ở miền Nam Trung Kỳ, nhiều văn thân bị xử tử hoặc bị đầy biệt xứ. Trong số ấy có ông tiến sĩ Trần Quý Cáp, một nhà nho thanh cao ai cũng kính phục. Ông bị bắt trong lúc đang giữ chức giáo thụ và chỉ hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau, là bị đem chém, không được xét hỏi gì cả. Chính phủ cũng không chịu giao trả thi hài ông cho gia đình ông.
Ở Hải Dương, một vụ nổi dậy chưa làm chết một ai, thế mà người ta đã làm rụng hết sáu mươi tư cái đầu, không cần xét xử gì cả.
Khi hành hình những người lính khố đỏ ở Hà Nội, chính phủ đã cho áp giải cha, mẹ, vợ con họ đến pháp trường để bắt họ phải mục kích cảnh tàn sát long trọng những người thân yêu của mình. Để gây một ấn tượng khủng khiếp lâu dài, và để “dạy cho dân chúng một bài học”, người ta làm lại cái việc đã làm ở nước Anh hồi thế kỷ thứ XVIII, tức là xóc đầu lâu những người Giacôbít(4) bại trận lên mũi giáo đem bêu ở các đường phố khu Xiti và dọc theo cầu Luân Đôn. Hàng tuần lễ, dọc các đường lớn ở Hà Nội, người ta nhìn thấy nhiều đầu lâu của những nạn nhân bị người Pháp hạ sát, đang cau mày, nhăn mặt trên những chiếc cọc tre.
Năm 1908, nhân dân miền Trung không chịu nổi sưu cao thuế nặng và bao nhiêu sự hà lạm áp bức, đã phải biểu tình. Các cuộc biểu tình ấy mặc dù diễn ra hết sức ôn hoà, nhưng đều bị đàn áp thẳng tay. Hàng trăm đầu rơi, vô số người bị đi đầy.
Người ta làm đủ mọi cách để vũ trang cho người An Nam chống lại đồng bào họ và gây nên những vụ phản bội.
Người ta tuyên bố các làng phải chịu trách nhiệm về những vụ hỗn loạn xảy ra trên địa phận mình. Làng nào cho một người yêu nước trú ngụ thì bị kết án. Để khai thác tin tức, người ta dùng một phương pháp đơn giản – bao giờ cũng vậy – là tra khảo lý hào, ai không nói thì bị xử tử tức khắc. Cứ như thế, TRONG VÒNG HAI TUẦN LỄ, MỘT VIÊN GIÁM BINH ĐÃ XỬ TỬ BẢY MƯƠI LĂM LÝ HÀO!
Không bao giờ người ta nghĩ đến chuyện phân biệt những người yêu nước đang chiến đấu tuyệt vọng với bọn côn đồ ở các thành thị.
Muốn dập tắt sự kháng cự, người ta không thấy có cách nào khác hơn là phó thác việc “bình định” cho lũ phản bội bán nước. Và người ta duy trì ở vùng đồng bằng Bắc Kỳ, ở Bình Thuận, ở Nghệ Tĩnh những đội quân càn quét hung hãn mà hình ảnh ghê tởm sẽ không bao giờ phai mờ trong trí nhớ.
Chú thích1) Roncp. Tên một làng miền Bắc nước Pháp.
2) Bicot. Nghĩa đen là con dê con, nghĩa bóng dùng để gọi một cách khinh bỉ những người Arập nói chung.
3) Truyện ngụ ngôn của La Fontaine, kể rằng: có một con ếch thấy một con bò to hơn mình, liền cố phình bụng ra cho bằng con bò, cuối cùng vỡ bụng chết.
4) Jacobites. Tên gọi những đồ đảng của Vua Anh Giáccơ II bị dòng Orănggiơ đánh bại sau cuộc chiến tranh năm 1688.
2) Bicot. Nghĩa đen là con dê con, nghĩa bóng dùng để gọi một cách khinh bỉ những người Arập nói chung.
3) Truyện ngụ ngôn của La Fontaine, kể rằng: có một con ếch thấy một con bò to hơn mình, liền cố phình bụng ra cho bằng con bò, cuối cùng vỡ bụng chết.
4) Jacobites. Tên gọi những đồ đảng của Vua Anh Giáccơ II bị dòng Orănggiơ đánh bại sau cuộc chiến tranh năm 1688.
CHÍNH SÁCH NGU DÂN
VnthuquanBản án chế độ thực dân Pháp
Nguyễn Ái QuốcĐể có thể đánh lừa dư luận bên Pháp và bóc lột dân bản xứ một cách êm thấm, bọn cá mập của nền văn minh không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện, mà còn thi hành một chính sách ngu dân triệt để.
Cho nên, theo sắc lệnh năm 1898, báo chí bản xứ phải chịu kiểm duyệt trước khi in.
Sắc lệnh đó viết: “Việc lưu hành báo chí bất cứ bằng thứ tiếng gì, đều có thể bị cấm do nghị định của quan toàn quyền.
“Báo tiếng Việt không được xuất bản, nếu không
được phép của quan toàn quyền. Giấy phép chỉ cấp với điều kiện là các
bài báo phải được quan thống đốc duyệt trước. Giấy phép ấy có thể rút
lúc nào cũng được.
“Mọi cuộc trưng bày hoặc phổ biến những bài
hát, biếm hoạ hoặc tranh ảnh làm thương tổn đến sự tôn kính đối với các
nhà cầm quyền đều bị trừng trị”.
Đấy, bạn thấy bà kiểm duyệt ở thuộc địa cầm kéo khéo đến mức nào!
Với biện pháp đó, chính quyền Đông Dương có thể ỉm được tất cả mọi vụ nhơ nhớp và tha hồ mà lạm quyền.
Trong một cuộc bầu cử hội đồng thành phố Sài
Gòn, viên thống đốc cấm ba ông chủ nhiệm báo tiếng Việt không được đăng
lên báo của họ bản sắc lệnh quy định thể lệ bầu cử hội đồng thành phố ở
Nam Kỳ. Họ là ứng cử viên, thế mà báo của họ bị cấm tuyệt không được
đăng một cái gì dính dáng, dù xa hay gần, đến chương trình của họ! Vì
người An Nam không có quyền hội họp quá số 20 người, nên ứng cử viên
phải gặp 3.000 cử tri lần lượt từng người một. Cũng trong lúc ấy, ông
thống đốc còn thông tri cho các tờ báo tiếng Việt khác biết là sở kiểm
duyệt sẽ thẳng tay cắt những bài báo, cột báo, đầu đề hoặc bất cứ một
lời bóng gió nào nói đến các cuộc bầu cử thuộc địa hoặc thành phố. Một
tờ báo tiếng Việt dịch đăng đạo luật nói về việc trừng trị những hành
động hối lộ trong bầu cử, bài ấy đã bị cắt. Trong lúc đó thì quan thống
đốc trắng trợn cho đòi những người đứng đầu các tập đoàn cử tri đến văn
phòng và truyền cho họ phải bỏ phiếu và cổ động bỏ phiếu cho danh sách
được ngài có cảm tình nhất.
Bàn tay bỉ ổi của kiểm duyệt không dừng lại ở các xuất bản phẩm tiếng
Việt mà còn rờ mó cả vào thư từ riêng và các tờ báo tiếng Pháp không
chịu ca tụng đức độ của các “Cụ lớn” thuộc địa: Sở bưu điện và sở mật
thám Nam Kỳ (giám đốc sở này là con rể ông Anbe Xarô) đã nhận được lệnh
không để lọt – bất cứ với lý do gì – những thư từ, bài vở, v.v. gửi cho
báo Le Paria xuất bản ở Pari hoặc của tờ báo ấy gửi về.
Một người Mangát nguyên là lính tính nguyện tham gia đại chiến trong quân đội Pháp và có vợ người Pháp, đã bị trục xuất khỏi tổ quốc anh, và bị kết án 5 năm đầy biệt xứ, chỉ vì đã viết bài cho báo Le Paria và vài tờ báo khác ở Pháp, để tố cáo những sự nhũng lạm của bọn quan cai trị Pháp ở xứ sở anh.
Một người Mangát nguyên là lính tính nguyện tham gia đại chiến trong quân đội Pháp và có vợ người Pháp, đã bị trục xuất khỏi tổ quốc anh, và bị kết án 5 năm đầy biệt xứ, chỉ vì đã viết bài cho báo Le Paria và vài tờ báo khác ở Pháp, để tố cáo những sự nhũng lạm của bọn quan cai trị Pháp ở xứ sở anh.
°
° °
Nhân dân Đông Dương khẩn khoản đòi mở trường học vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng. Mỗi năm, vào kỳ khai giảng, nhiều phụ huynh phải đi gõ cửa, chạy chọt mọi nơi thần thế, có khi chịu trả gấp đôi tiền nội trú, nhưng vẫn không tìm được chỗ cho con học. Và hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu trường.
° °
Nhân dân Đông Dương khẩn khoản đòi mở trường học vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng. Mỗi năm, vào kỳ khai giảng, nhiều phụ huynh phải đi gõ cửa, chạy chọt mọi nơi thần thế, có khi chịu trả gấp đôi tiền nội trú, nhưng vẫn không tìm được chỗ cho con học. Và hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu trường.
Tôi còn nhớ một người anh em họ tôi muốn được
vào một trong những “thiên đàng trường học” kia, đã phải chạy chọt đủ
kiểu, gửi hết đơn này đến đơn khác cho quan khâm sứ, cho quan công sứ,
cho quan đốc trường quốc học và quan đốc trường tiểu học. Tất nhiên,
chẳng ai thèm trả lời anh. Một hôm, anh đánh bạo mang đơn đến xin quan
đốc, một người Pháp, phụ trách cái trường mà tôi đã được đặc ân vào học
trước đó ít lâu.
“Quan đốc” thấy anh cả gan như thế, nổi khùng
quát tháo: “Ai cho phép mày đến đây?” rồi xé vụn lá đơn trước những cặp
mắt ngơ ngác của cả lớp học.
Người ta bảo ngân sách không cho phép chính phủ
mở trường mới. Không hẳn thế đâu. Trong số 12 triệu đồng của ngân sách
Nam Kỳ, thì l0 triệu đã tìm đường chui sâu vào túi các ngài viên chức
rồi.
Ngoài ra, chính phủ thuộc địa lại tìm đủ mọi
cách để ngăn cản không cho thanh niên An Nam sang du học bên Pháp, vì sợ
nhiễm phải chủ nghĩa cộng sản. Điều 500 (bis) trong nghị định ngày 20
tháng 6 năm 1921 về học chính ở Đông Dương quy định:
“Người bản xứ nào, vô luận là dân thuộc địa
Pháp hoặc dân do Pháp bảo hộ muốn sang chính quốc du học đều phải được
quan toàn quyền cho phép. Quan toàn quyền sẽ quyết định, sau khi hỏi ý
kiến quan thủ hiến kỳ và quan giám đốc nha học chính.
“Trước khi lên đường, người đó phải đến nha học
chính xin một quyển học bạ có dán ảnh và ghi rõ căn cước lý lịch của
mình, địa chỉ cha mẹ, những trường đã học, những học bổng hoặc trợ cấp
đã hưởng, những bằng cấp đã có, và địa chỉ của người bảo lãnh tại Pháp.
Học bạ ấy phải được quan toàn quyền chứng thực.
“Hồ sơ của người bản xứ theo học bên Pháp phải lưu trữ tại nha học chính”.
“Làm cho dân ngu để dễ trị”, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất.
°
° °
Báo L’ Humanité đã thuật lại việc kiểm duyệt thư tín vẫn còn tiến hành nghiêm ngặt như thế nào ở Mađagátxca khi cuộc chiến tranh vì công lý đã kết thúc bốn năm rồi.
° °
Báo L’ Humanité đã thuật lại việc kiểm duyệt thư tín vẫn còn tiến hành nghiêm ngặt như thế nào ở Mađagátxca khi cuộc chiến tranh vì công lý đã kết thúc bốn năm rồi.
Đông Dương cũng vậy, chẳng có gì đáng phân bì với Mađagátxca cả.
Chúng tôi đã nêu lên trường hợp tờ báo Le Paria.
Như là tình cờ xui nên, việc lạm quyền ấy xảy ra đúng lúc ông thống đốc gian lận Bôđoanh đến Sài Gòn, cùng với người phụ tá xuất sắc của ông là con rể ông Anbe Xarô đồng thời là trùm mật thám.
Như là tình cờ xui nên, việc lạm quyền ấy xảy ra đúng lúc ông thống đốc gian lận Bôđoanh đến Sài Gòn, cùng với người phụ tá xuất sắc của ông là con rể ông Anbe Xarô đồng thời là trùm mật thám.
Mặt khác, nhà cầm quyền vẫn tiếp tục chặn lại và lục soát thư tín của tư nhân.
Trong khi người ta tàn sát người bản xứ, cướp đoạt tài sản của họ một
cách ngang nhiên, không hề bị trừng trị, thì ngay đến cả cái quyền sơ
đẳng là viết thư cho nhau họ cũng không được hưởng! Sự vi phạm quyền tự
do cá nhân ấy lại ghi thêm một thành tích cho cái chế độ lạm quyền, cái
chế độ mật thám bỉ ổi đương hoành hành ở các thuộc địa.
°
° °
Chính phủ Đông Dương tổ chức phá hoại tờ báo Le Paria; Chính phủ Tây Phi thuộc Pháp cấm nhập các báo của người da đen châu Mỹ; Chính phủ Tuynidi trục xuất chủ nhiệm tờ L’Avenir social, ông Liôtây đuổi chủ nhiệm tờ La Guêpe Marocaine ra khỏi Marốc. (Người ta chỉ cho nhà báo một giờ để thu xếp hành lý).
°
° °
Chính phủ Đông Dương tổ chức phá hoại tờ báo Le Paria; Chính phủ Tây Phi thuộc Pháp cấm nhập các báo của người da đen châu Mỹ; Chính phủ Tuynidi trục xuất chủ nhiệm tờ L’Avenir social, ông Liôtây đuổi chủ nhiệm tờ La Guêpe Marocaine ra khỏi Marốc. (Người ta chỉ cho nhà báo một giờ để thu xếp hành lý).
°
° °
Giữa lúc khai mạc hội chợ Hà Nội, và trong khi ông Bôđoanh, quyền toàn quyền Đông Dương, đang đi thăm các gian hàng, thì bọn cảnh binh xông vào một gian nọ tịch thu các tập tranh biếm hoạ do báo L’Argus Indochinois trưng bày, vì tờ báo này có những lối phê bình và châm biếm không hợp khẩu vị của những nhà đương quyền.
Ông Clêmăngti, chủ nhiệm tờ báo, đã bị bắt và tống giam
° °
Giữa lúc khai mạc hội chợ Hà Nội, và trong khi ông Bôđoanh, quyền toàn quyền Đông Dương, đang đi thăm các gian hàng, thì bọn cảnh binh xông vào một gian nọ tịch thu các tập tranh biếm hoạ do báo L’Argus Indochinois trưng bày, vì tờ báo này có những lối phê bình và châm biếm không hợp khẩu vị của những nhà đương quyền.
Ông Clêmăngti, chủ nhiệm tờ báo, đã bị bắt và tống giam
NÔ LỆ THỨC TỈNH
Vnthuquan
Bản án chế độ thực dân Pháp
Nguyễn Ái Quốc
I- Ở ĐÔNG DƯƠNG
Tháng 11 năm 1922, 600 thợ nhuộm ở Chợ Lớn (Nam Kỳ) vì bị bớt lương nên đã quyết định bãi công.
Tháng 11 năm 1922, 600 thợ nhuộm ở Chợ Lớn (Nam Kỳ) vì bị bớt lương nên đã quyết định bãi công.
Cuộc phản công của bọn chủ liền diễn ra
ở khắp nơi, và khắp nơi giai cấp công nhân cũng bắt đầu giác ngộ về lực
lượng và giá trị của mình.
Nếu những công
nhân bản xứ khốn khổ kia, thường là rất ngoan ngoãn, dễ sai, dễ bảo,
không được giáo dục và tổ chức, đã đi đến chỗ phải tập hợp nhau lại – do
bản năng tự vệ, nếu có thể nói như thế- và đấu tranh chống những đòi
hỏi tàn bạo của chủ, thì đó là vì tình cảnh của họ quá ư khốn khổ, khốn
khổ đến mức mà ở châu Âu người ta không tưởng tượng được. Đây là lần đầu
tiên, một phong trào như thế nhóm lên ở thuộc địa. Chúng ta hãy ghi lấy
dấu hiệu đó của thời đại và chúng ta đừng quên rằng bổn phận của chúng
ta – những người lao động ở chính quốc – không phải chỉ tỏ tình đoàn kết
với những anh em cùng giai cấp ở đấy bằng lời nói, mà còn phải giác ngộ
họ, giáo dục họ về ý thức tổ chức và về phương pháp tổ chức.
II- Ở ĐAHÔMÂY
Lo sợ về giai cấp công nhân ở chính quốc đã thức tỉnh, chủ nghĩa tư bản Pháp tìm cách di chuyển nền thống trị của nó qua các thuộc địa. Tại đó, nó vơ vét nguyên liệu cho các nhà máy và sử dụng những lực lượng phản động và lạc hậu(1) để chống lại cách mạng. Báo chí tư sản ở Pari và các tỉnh thường xuyên dành hàng trang cho mục thuộc địa. Các tướng tá và nghị sĩ tổ chức những cuộc diễn thuyết về thuộc địa. Những cây bút quan liêu và những người nói khoác ấy không tìm đâu ra đủ lời lẽ để ca ngợi công ơn khai hoá “của họ” và lòng trung thành của người bản xứ.
Lo sợ về giai cấp công nhân ở chính quốc đã thức tỉnh, chủ nghĩa tư bản Pháp tìm cách di chuyển nền thống trị của nó qua các thuộc địa. Tại đó, nó vơ vét nguyên liệu cho các nhà máy và sử dụng những lực lượng phản động và lạc hậu(1) để chống lại cách mạng. Báo chí tư sản ở Pari và các tỉnh thường xuyên dành hàng trang cho mục thuộc địa. Các tướng tá và nghị sĩ tổ chức những cuộc diễn thuyết về thuộc địa. Những cây bút quan liêu và những người nói khoác ấy không tìm đâu ra đủ lời lẽ để ca ngợi công ơn khai hoá “của họ” và lòng trung thành của người bản xứ.
Đôi khi các ngài ấy trơ tráo đến mức đem lòng…
nhân từ của họ đối lập với sự cướp bóc của thực dân Anh; họ cho chính
sách của người Anh là “phương pháp tàn nhẫn” hoặc “thái độ thô bạo” và
quả quyết rằng cách làm của người Pháp là đầy công bằng và từ thiện!
Chỉ cần nhìn qua các thuộc địa Pháp một chút cũng đủ thấy công cuộc khai hoá đó là “đẹp đẽ và nhân từ” biết chừng nào?
Ở Đahômây, người ta tăng thêm thuế vốn đã quá
nặng đối với người bản xứ. Người ta bắt thanh niên phải bỏ nhà cửa,
ruộng nương để đi làm “những người bảo vệ văn minh”. Người ta cấm người
bản xứ mua sắm và sử dụng vũ khí để chống thú dữ thường phá hoại sạch
trơn hàng loạt làng xóm. Giáo dục, vệ sinh đều thiếu. Trái lại, người ta
không từ một thủ đoạn nào để bắt người Đahômây “được bảo hộ” phải chiụ
cái chế độ “dân bản xứ” đáng phỉ nhổ, một chế độ đã hạ con người xuống
hàng con vật và làm ô nhục cho cái thế giới gọi là văn minh. Dân bản xứ
không cam chịu nhục được mãi, phải vùng lên. Thế là đàn áp đẫm máu.
Người ta dùng những biện pháp cứng rắn. Người ta điều quân đội, súng
liên thanh, súng cối và tàu chiến đến, người ta ra lệnh giới nghiêm.
Người ta bắt bớ và bỏ tù hàng loạt. Đấy! Công cuộc khai hoá nhân từ là
như thế đấy!
III- Ở XYRI
Dân Xyri lấy làm hài lòng, rất hài lòng về chính sách cai trị của tướng Gurô, các nhà đương cục đều nói như thế. Nhưng các sự việc sau đây đã chứng minh trái ngược lại:
Dân Xyri lấy làm hài lòng, rất hài lòng về chính sách cai trị của tướng Gurô, các nhà đương cục đều nói như thế. Nhưng các sự việc sau đây đã chứng minh trái ngược lại:
Tháng 3 năm 1922, ông Muyxtapha Kêman đến Métxin. Để đón tiếp ông,
người Hồi giáo Xyri dựng một khải hoàn môn có cắm cờ đen mang các khẩu
hiệu: “Thổ và Arập là anh em!”, “Xin chớ quên những người anh em Xyri”,
“Hãy giải phóng cho chúng tôi”, v.v..
Việc ông Muyxtapha Kêman đến thăm Ađana đã gây nên những cuộc biểu tình sôi nổi. Trong hai ngày liền, những người trong phong trào phục quốc ở Ăngchiôsơ và Alếchxăngđrét đã giương cờ đen kéo qua các phố và hô lớn những khẩu hiệu chống chế độ uỷ trị Pháp.
Việc ông Muyxtapha Kêman đến thăm Ađana đã gây nên những cuộc biểu tình sôi nổi. Trong hai ngày liền, những người trong phong trào phục quốc ở Ăngchiôsơ và Alếchxăngđrét đã giương cờ đen kéo qua các phố và hô lớn những khẩu hiệu chống chế độ uỷ trị Pháp.
Đáp lời kêu gọi của phái đoàn phục quốc Xyri,
nghe đâu ông Muyxtapha Kêman đã nói: “Một trung tâm văn minh đã tồn
tại(2) từ bao thế kỷ như Xyri không thể nằm trong tay người ngoại quốc
được”.
Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề thay đổi cái
châm ngôn “chia để trị” của nó. Chính vì thế mà nước An Nam, một nước có
chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một
lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói, đã bị chia năm sẻ
bảy. Lợi dụng một cách xảo trá sự chia cắt ấy, người ta hy vọng làm
nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo
ra những mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau. Sau khi đẩy họ
chống lại nhau, người ta lại ghép một cách giả tạo các thành phần ấy
lại, lập nên một “Liên bang” gọi là Liên bang Đông Dương.
Trong các thuộc địa mới, người ta cũng lại thấy
cái sách lược ấy. Sau khi chia cắt đất nước Xyri thành “một số quốc
gia”, cao uỷ Pháp ở Bâyrút lại lập một “Liên bang” Xyri, gồm các “nước”
Alép, Đamát, và Alauit(3). Một lá quốc kỳ đã được bày đặt ra nhằm mục
đích đó. Cũng như đối với lá cờ An Nam, người ta không quên vá vào lá cờ
liên bang đó một miếng “cờ bảo hộ”, ở góc trên gần cán. Ngày 11 tháng
12 năm 1922 là ngày lễ “long trọng”, lân đầu tiên lá cờ ấy được kéo lên
nóc phủ liên bang ở Alép.
Trong dịp ấy, nhiều nhà cầm quyền đã đọc diễn
từ. Ông Xubi Baraca Bây, chủ tịch liên bang, đã nói nào là “nước bảo hộ
rộng lượng”, nào là “người hướng đạo chân thành”, nào là “những vị tướng
lĩnh chiến thắng”, và hàng tràng những điều khác nữa. Ông Bôbe đơ Ke,
quyền cao uỷ, cũng đọc đítcua rất dài. Ngoài những điều khác ra, vị quan
cao cấp ấy đã nhắc lại rằng, “nước Xyri độc lập không phải là dân tộc
đầu tiên được nước Pháp săn sóc từ trong nôi”, v.v.. Nhưng, tất cả những
lời lẽ huênh hoang rỗng tuếch ấy chẳng đánh lừa được ai. Phái đoàn Xyri
– Palextin lãnh nhiệm vụ đấu tranh cho độc lập và thống nhất – chân
chính – của nước Xyri ở Hội nghị Lôdannơ đã gửi một bức thư phản kháng.
Bức thư này đã được đăng trên tờ La Tribune d’Orient, và chúng tôi rất
sung sướng được sao lại dưới đây:
Thưa ngài,
“Giữa lúc người ta đương cố hàn gắn những
lỗ hổng mà Hiệp ước Xevơrơ đã khoét ra trong vấn đề Cận Đông và giữa lúc
dân tộc Arập đang phải chịu đựng, so với mức hy sinh tự nguyện của
mình, những điều tai hại trực tiếp nhất do hiệp ước đó gây ra, thì ở hội
nghị của các ngài, hội nghị tổ chức ra với mục đích thiết lập một nền
hoà bình vững chắc và lâu dài, tiếng nói của các đại biểu dân tộc Arập ở
các khu vực khác nhau vẫn chưa được lắng nghe.
“Thế mà chính lúc này lại là lúc các nhà
cầm quyền Pháp chọn để khánh thành một cách long trọng công cuộc thực
dân hoá mà họ đã tiến hành từ bốn năm nay bằng cách gắn cái tượng trưng
cho chế độ nô lệ vĩnh viễn là những miếng cờ tam tài lên lá cờ mà người
ta vừa mới gán cho cái gọi là “Liên bang Xyri”. Thế là một lần nữa,
người ta lại phủ nhận những lời tuyên bố của Đồng minh, những điều mà
nước Anh đã nhân danh Đồng minh cam kết với các dân tộc Arập, và ngay cả
những lời của các chính khách Pháp hứa bảo đảm nền độc lập cho xứ Xyri
bất hạnh. Nước Xyri hiển nhiên có đủ tư cách để được độc lập nhanh
chóng, hoàn toàn, và xứng đáng với nền độc lập ấy không kém bất cứ một
nước nào khác ở phương Đông hay ở phương Tây. Thế mà Xyri lại không được
phép có một quốc kỳ riêng của mình. Người ta đã buộc Xyri phải đính vào
quốc kỳ của mình cái mảnh tam tài làm dấu hiệu cho chế độ uỷ trị, là
một sự thôn tính trá hình.
“Thưa ông chủ tịch, từ trước tới nay chúng
tôi luôn luôn phản đối chế độ uỷ trị, không bao giờ chúng tôi công nhận
chế độ ấy cả, ngày nay chúng tôi lại cực lực phản đối việc gắn cái dấu
hiệu tượng trưng của chế độ ấy vào lá cờ của chúng tôi.
“Hầu hết các cường quốc, kể cả những nước
lớn mạnh không kém gì nước Pháp, đều không bao giờ dùng phương pháp làm
nhục ấy đối với những thuộc địa lạc hậu nhất của họ.
“Hiến chương Hội quốc liên quy định rõ tính chất tạm
thời của chế độ uỷ trị (điều 22, đoạn 4). Vậy thì nhà chức trách Pháp
dựa trên cơ sở nào để gán ghép màu cờ của họ cho một nước mà họ đòi dìu
dắt đến độc lập, một nền độc lập đã được Hiến chương Hội quốc liên công
nhận?
“Thưa ngài, chúng tôi trân trọng yêu cầu ngài xét lời phản kháng của chúng tôi về vấn đề ấy, và một lần nữa, chúng tôi nhắc lại nguyện vọng tha thiết nhất của chúng tôi là những yêu sách chính đáng của chúng tôi sẽ được bênh vực tại hội nghị.
“Kính mong, v.v..
“Thay mặt trưởng đoàn đại biểu
Xyri – Palextin
Tổng thư ký
“Thưa ngài, chúng tôi trân trọng yêu cầu ngài xét lời phản kháng của chúng tôi về vấn đề ấy, và một lần nữa, chúng tôi nhắc lại nguyện vọng tha thiết nhất của chúng tôi là những yêu sách chính đáng của chúng tôi sẽ được bênh vực tại hội nghị.
“Kính mong, v.v..
“Thay mặt trưởng đoàn đại biểu
Xyri – Palextin
Tổng thư ký
EMIA SEKIP ACXLAN
Ngoài ra, những người ở Hama, phần nhiều là công chức, luật sư, giáo sư, nhà báo, nhà buôn, đã gửi cho thủ tướng Pháp một bức thư mà sau đây là những đoạn chính:
“Thưa ngài Thủ tướng, chúng tôi được hân hạnh trình bày với ngài các yêu sách của chúng tôi, đồng thời chúng tôi phản đối sự phản ứng của cái hội đồng đó, sự phản ứng mà chúng tôi cho là đã đi ngược lại lợi ích của chúng tôi và lợi ích của cả nước Xyri nói chung.
“1. Cái hội đồng liên bang ấy không phải là do quốc dân bầu ra. Vì thế, các uỷ viên của hội đồng đó hoàn toàn không có tư cách là đại biểu của quốc dân, cũng không thể phản ánh ý chí của quốc dân.
“2. Hội đồng ấy không có quyền hành gì cả; nó bị bắt buộc chỉ được thảo luận những vấn đề nào mà người ta muốn đưa ra trước nó, nên ngay cả những vấn đề sống còn của đất nước, nó cũng không thể đề cập đến được. Sau hết, các nghị quyết của hội đồng lại hoàn toàn phụ thuộc vào quyền hành của cao uỷ, cao uỷ có thể tuỳ tiện thi hành hay bác bỏ.
Ngoài ra, những người ở Hama, phần nhiều là công chức, luật sư, giáo sư, nhà báo, nhà buôn, đã gửi cho thủ tướng Pháp một bức thư mà sau đây là những đoạn chính:
“Thưa ngài Thủ tướng, chúng tôi được hân hạnh trình bày với ngài các yêu sách của chúng tôi, đồng thời chúng tôi phản đối sự phản ứng của cái hội đồng đó, sự phản ứng mà chúng tôi cho là đã đi ngược lại lợi ích của chúng tôi và lợi ích của cả nước Xyri nói chung.
“1. Cái hội đồng liên bang ấy không phải là do quốc dân bầu ra. Vì thế, các uỷ viên của hội đồng đó hoàn toàn không có tư cách là đại biểu của quốc dân, cũng không thể phản ánh ý chí của quốc dân.
“2. Hội đồng ấy không có quyền hành gì cả; nó bị bắt buộc chỉ được thảo luận những vấn đề nào mà người ta muốn đưa ra trước nó, nên ngay cả những vấn đề sống còn của đất nước, nó cũng không thể đề cập đến được. Sau hết, các nghị quyết của hội đồng lại hoàn toàn phụ thuộc vào quyền hành của cao uỷ, cao uỷ có thể tuỳ tiện thi hành hay bác bỏ.
“3. Chính ngay cơ sở của hội đồng ấy cũng không vững, bởi vì mỗi bang
chỉ có một đại biểu, mặc dầu dân số các bang không bằng nhau. Lại còn
điều kỳ quặc phi lý này nữa là hội đồng không theo nguyên tắc đa số, có
một ý kiến bất đồng là cuộc biểu quyết coi như không có giá trị và vấn
đề phải đưa lên cao uỷ quyết định.
“4. Người ta giới thiệu hội đồng này như là một bước tiến trên con đường đi đến thống nhất, thật ra nó là sự phủ nhận thống nhất, phủ nhận ngay đến cả tư cách của đất nước nữa, vì đã là một hội đồng chỉ định ra thì nó hoàn toàn không phản ánh được ý chí của quốc dân; thậm chí nó còn có thể đi ngược lại ý chí đó, trong khi trước con mắt của toàn thế giới, nó lại có thể được coi như là cơ quan đề đạt nguyện vọng của nhân dân Xyri, và do đó sẽ cung cấp cho người ta những lý do để khước từ những yêu sách chính đáng của quốc dân chúng tôi.
….
“Còn về nguyện vọng của chúng tôi, thì có thể nêu lên như sau:
“a) Công nhận nền độc lập thật sự và sự thống nhất của Xyri.
“b) Sau khi làm xong cuộc điều tra dân số đang tiến hành thì sẽ tổ chức phổ thông đầu phiếu để bầu ra quốc hội. Quốc hội sẽ ban hành hiến pháp và quyết định chính thể. Quốc hội có thể được triệu tập vào cuối năm 1922, tức là lúc hội đồng liên bang sẽ được triệu tập.
“4. Người ta giới thiệu hội đồng này như là một bước tiến trên con đường đi đến thống nhất, thật ra nó là sự phủ nhận thống nhất, phủ nhận ngay đến cả tư cách của đất nước nữa, vì đã là một hội đồng chỉ định ra thì nó hoàn toàn không phản ánh được ý chí của quốc dân; thậm chí nó còn có thể đi ngược lại ý chí đó, trong khi trước con mắt của toàn thế giới, nó lại có thể được coi như là cơ quan đề đạt nguyện vọng của nhân dân Xyri, và do đó sẽ cung cấp cho người ta những lý do để khước từ những yêu sách chính đáng của quốc dân chúng tôi.
….
“Còn về nguyện vọng của chúng tôi, thì có thể nêu lên như sau:
“a) Công nhận nền độc lập thật sự và sự thống nhất của Xyri.
“b) Sau khi làm xong cuộc điều tra dân số đang tiến hành thì sẽ tổ chức phổ thông đầu phiếu để bầu ra quốc hội. Quốc hội sẽ ban hành hiến pháp và quyết định chính thể. Quốc hội có thể được triệu tập vào cuối năm 1922, tức là lúc hội đồng liên bang sẽ được triệu tập.
“c) Thành lập một chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội, và quốc
hội, trong những quyền hạn của nó, phải có toàn quyền lập pháp.
“Đó mới là những nguyện vọng thật sự của nhân dân Hama, mà cũng là nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân Xyri”.
“Đó mới là những nguyện vọng thật sự của nhân dân Hama, mà cũng là nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân Xyri”.
°
° °
Từ khi tập sách nhỏ này viết xong, thì nhiều biến cố nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều thuộc địa. Đó là quả bom ở Quảng Châu do một người An Nam ném, là những quả bom ở Ăngtiơ, những vụ bãi công đẫm máu ở Guyađơlúp, những cuộc biểu tình không kém đổ máu ở Đamát, những vụ bãi công ở Bidéctơ(4), ở Hammănglíp(5) và tình hình sôi sục ở Tuynidi.
° °
Từ khi tập sách nhỏ này viết xong, thì nhiều biến cố nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều thuộc địa. Đó là quả bom ở Quảng Châu do một người An Nam ném, là những quả bom ở Ăngtiơ, những vụ bãi công đẫm máu ở Guyađơlúp, những cuộc biểu tình không kém đổ máu ở Đamát, những vụ bãi công ở Bidéctơ(4), ở Hammănglíp(5) và tình hình sôi sục ở Tuynidi.
IV- CÁCH MẠNG NGA VỚI CÁC DÂN TỘC THUỘC ĐỊA
Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra.
Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra.
Cách mạng Nga hiểu rất rõ điều đó. Cho nên nó
không dừng lại ở việc đọc những bài diễn văn lý tưởng đẹp đẽ và thông
qua những kiến nghị nhân đạo để ủng hộ các dân tộc bị áp bức, mà cách
mạng Nga dạy cho họ đấu tranh. Cách mạng Nga giúp đỡ họ về tinh thần và
vật chất như Lênin đã viết trong luận cương của Người về vấn đề thuộc
địa. Cách mạng Nga đã triệu tập họ đến Đại hội Bacu: hai mươi mốt dân
tộc phương Đông đã phái đại biểu tới dự. Những đại biểu của các đảng
công nhân phương Tây cũng tham gia Đại hội. Đó là lần đầu tiên trong
lịch sử, giai cấp vô sản ở các nước xâm lược và giai cấp vô sản ở các
nước bị xâm lược đã nắm tay nhau trong tình anh em và cùng nhau tìm cách
đấu tranh cho có hiệu quả chống chủ nghĩa tư bản là kẻ thù chung của
họ.
Sau cuộc Đại hội lịch sử ấy, mặc dù đang phải
đương đầu với những khó khăn dồn dập trong nước và ngoài nước, nước Nga
cách mạng vẫn không hề một phút do dự trong việc giúp đỡ các dân tộc ấy,
những dân tộc mà nó đã thức tỉnh bằng tấm gương cách mạng anh dũng và
thắng lợi của nó. Việc làm đầu tiên của nó là thành lập Trường đại học
phương Đông.
Hiện nay, Trường đại học phương Đông có l.025
sinh viên mà 151 là nữ sinh. Trong số sinh viên đó, có 895 người là đảng
viên cộng sản. Thành phần xã hội của sinh viên như sau: 547 nông dân,
265 công nhân, 210 trí thức. Ngoài ra còn có 75 học sinh thiếu niên từ
l0 đến 16 tuổi.
Có 150 giáo sư phụ trách giảng dạy về khoa học
xã hội, về toán học, về chủ nghĩa duy vật lịch sử, về lịch sử phong trào
công nhân, về khoa học tự nhiên, về lịch sử các cuộc cách mạng, về khoa
kinh tế – chính trị, v.v., v.v.. Trong lớp học, thanh niên của sáu mươi
hai dân tộc sát cánh nhau như anh em ruột thịt.
Trường có 10 ngôi nhà lớn dành cho sinh viên.
Lại có một rạp chiếu bóng, thứ năm và chủ nhật chiếu cho sinh viên xem
không lấy tiền, các ngày khác thì cho một người thầu thuê. Có hai thư
viện với 47.000 quyển sách giúp cho các nhà cách mạng trẻ tuổi bồi dưỡng
tư tưởng và đi sâu vào việc nghiên cứu. Mỗi dân tộc hoặc “nhóm” lại có
một tủ sách riêng gồm sách báo bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Phòng đọc sách
được sinh viên trang trí rất có mỹ thuật, và có đầy đủ các báo hằng
ngày và tạp chí.
Sinh viên tự mình cũng ra một tờ báo có “một
bản duy nhất” dán vào một cái bảng to đặt trước cửa phòng đọc sách.
Những người đau ốm được điều trị trong bệnh viện của nhà trường. Một
trại điều dưỡng ở Crimê được dành riêng cho những sinh viên mới ốm dậy.
Chính phủ Xôviết tặng nhà trường hai trại nghỉ gồm có chín ngôi nhà. Mỗi
trại có một nhà chăn nuôi để nghiên cứu việc chăn nuôi. Đồng chí bí thư
nông nghiệp của trường không giấu nổi niềm tự hào khi nói với tôi:
“Chúng tôi đã có 30 con bò cái và 50 con lợn”. Trại còn có 100 hécta đất
để cho sinh viên trồng trọt. Trong các kỳ nghỉ, sau giờ làm việc và tập
luyện, sinh viên đi giúp đỡ nông dân.
Nhân đây cũng nói thêm rằng, một trong hai trại
nghỉ ấy trước kia là tài sản của một đại công tước Nga(6). Thật là ngộ
nghĩnh khi trông thấy lá cờ đỏ kiêu hãnh phấp phới trên đỉnh ngọn tháp
được trang điểm bằng chiếc mũ miện đại công tước và thấy những người
nông dân trẻ tuổi Triều Tiên hay Ácmêni chuyện trò và vui đùa không chút
kiêng nể trong phòng lễ của “hoàng tử điện hạ”.
Sinh viên ăn, mặc, ở đều không mất tiền. Mỗi tháng, mỗi người còn được lĩnh năm rúp vàng để tiêu vặt.
Để sinh viên có những kiến thức cơ bản về khoa
nuôi trẻ, nhà trường nhận đỡ đầu một nhà nuôi trẻ và một nhà gửi trẻ
kiểu mẫu gồm 60 em nhỏ xinh xắn.
Mỗi năm Trường đại học phương Đông chi tiêu đến 516.000 rúp vàng.
Các đại biểu của 62 dân tộc trong Trường đại
học lập thành một “công xã”. Chủ tịch và các cán sự của công xã đều do
đầu phiếu phổ thông bầu ra, ba tháng một lần. Một đại biểu sinh viên
tham gia việc quản lý kinh tế và hành chính. Tất cả các sinh viên đều
lần lượt thay phiên nhau làm bếp, làm công tác thư viện, câu lạc bộ,
v.v.. Tất cả những vụ tranh chấp và “phạm pháp” đều do một toà án được
bầu ra xét xử trước mặt toàn thể các đồng chí. Mỗi tuần, công xã họp một
lần để thảo luận tình hình chính trị và kinh tế thế giới. Thỉnh thoảng
lại tổ chức những cuộc mít tinh và những buổi tối giải trí, trong đó có
những nghệ sĩ tài tử đột xuất làm cho anh em được thưởng thức nghệ thuật
và văn học muôn màu muôn vẻ của những đất nước xa xôi.
Một điểm đặc biệt làm nổi bật sự “dã man” của
những người bônsêvích là không những họ coi những người dân thuộc địa
“thấp kém” ấy như anh em, mà còn mời họ tham gia đời sống chính trị của
nước Nga nữa. Những sinh viên khi ở quê hương mình chỉ là những “dân
thuộc địa”, “dân bị bảo hộ”, nghĩa là những người không có quyền gì khác
ngoài quyền nộp thuế, những người không được góp ý kiến vào công việc
của nước mình, không được phép bàn bạc chính trị, thì nay được tham gia
tổng tuyển cử của nhân dân để bầu những đại biểu của mình vào các
Xôviết. Mong rằng những anh em của tôi ở các thuộc địa đang hoài công
tốn của cầu cạnh xin xỏ thay đổi quốc tịch mãi mà không được, hãy thử so
sánh nền dân chủ tư sản với nền dân chủ vô sản (7)xem!
Tất cả những sinh viên ấy đều đã từng chịu đau
khổ và trông thấy cảnh đau khổ. Tất cả đều đã sống dưới “nền văn minh
cao đẳng” và dưới sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản nước ngoài. Cho
nên, tất cả đều phấn khởi và thiết tha học hỏi. Họ rất hăng hái và
nghiêm túc. Họ hoàn toàn không có vẻ công tử ăn chơi nhàn nhã(8) như
những thanh niên phương Đông du học ở Pari, Ôxpho, hoặc Béclin. Người ta
có thể nói không ngoa rằng Trường đại học phương Đông ấp ủ dưới mái của
mình tương lai của các dân tộc thuộc địa.
Miền Cận Đông và Viễn Đông, kể từ Xyri đến
Triều Tiên – chỉ tính những nước thuộc địa và nửa thuộc địa thôi – có
một diện tích rộng hơn 15 triệu kilômét vuông, với số dân hơn l.200
triệu người. Tất cả những nước rộng lớn ấy hiện đang ở dưới ách của chủ
nghĩa đế quốc tư bản. Và mặc dầu dân số của họ đáng lẽ phải làm cho họ
có sức mạnh, các dân tộc bị áp bức đó vẫn chưa bao giờ ra sức tìm tòi
thật đến nơi đến chốn con đường tự giải phóng, cho nên họ chưa hiểu được
giá trị của sự đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Họ chưa có những
mối liên hệ giữa các lục địa như các dân tộc châu Âu và châu Mỹ. Họ có
sẵn trong bản thân một sức mạnh vô cùng to lớn mà họ chưa biết! Việc
thành lập Trường đại học phương Đông đánh dấu một kỷ nguyên mới; trong
khi tập hợp những người trẻ trung, hoạt bát, thông minh của các nước
thuộc địa lại, nhà trường đang tiến hành một sự nghiệp vĩ đại là:
a) Giáo dục cho các chiến sĩ tương lai ấy nắm
được nguyên lý đấu tranh giai cấp là nguyên lý mà một mặt, những cuộc
đấu tranh chủng tộc, mặt khác, những tập tục gia trưởng đã làm cho mơ
hồ, lẫn lộn trong đầu óc họ.
b) Làm cho đội tiên phong của lao động thuộc
địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho
một sự hợp tác thật sự sau này; chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho
giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng.
c) Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến
nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở
cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một
trong nhưng cái cánh của cách mạng vô sản.
d) Nêu lên cho giai cấp vô sản ở những nước mà
giai cấp tư sản có thuộc địa, một tấm gương về những điều họ có thể làm
và phải làm cho những người anh em của họ đang bị nô dịch.
V. HỠI ANH EM VÔ SẢN VÀ NÔNG DÂN CÁC THUỘC ĐỊA!Cuộc
chém giết đẫm máu thế giới đã mở mắt cho hàng triệu vô sản và nông dân
các thuộc địa thấy rõ hoàn cảnh sinh sống không sao chịu nổi của mình.
Một loạt những cuộc bùng nổ cách mạng mãnh liệt, nhưng chưa được tổ
chức, đã đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến tranh thế giới. Lực lượng
tự phát không gì ngăn nổi và khát khao chiến đấu cho một tương lai tốt
đẹp hơn ấy, là do giai cấp tư sản dân tộc bản xứ tổ chức và lãnh đạo.
Lớn mạnh lên trong thời kỳ chiến tranh, giai cấp tư sản dân tộc đó không
muốn nằm mãi trong nanh vuốt của chủ nghĩa đế quốc và để cho chúng nắm
phần to lớn nhất trong việc bóc lột “công nhân và nông dân của mình”
nữa. Khẩu hiệu đấu tranh giải phóng dân tộc của giai cấp tư sản trẻ tuổi
ở thuộc địa đề ra, được quần chúng lao động ở Ấn Độ, Ai Cập, Thổ Nhĩ
Kỳ, v.v. hoan nghênh nhiệt liệt và ủng hộ mạnh mẽ.
Quốc tế Cộng sản đấu tranh không ngừng chống
bọn cá mập tư sản ở tất cả các nước trên thế giới. Có thể nào nó lại giả
vờ quay lưng lại với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
và nửa thuộc địa được không ?
Không! Quốc tế Cộng sản đã công khai tuyên bố
ủng hộ và giúp đỡ cuộc đấu tranh ấy, và trung thành với mục tiêu của
mình, Quốc tế Cộng sản vẫn tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh ấy.
(Trích Tuyên ngôn của
Ban Chấp hành Quốc tế thứ ba)
VI- MỘT BẢN HIỆU TRIỆU CỦA QUỐC TẾ NÔNG DÂN
GỬI NÔNG DÂN LAO ĐỘNG CÁC THUỘC ĐỊAQuốc tế Nông dân mới đây họp Đại hội lần đầu tiên ở Mátxcơva đã ra lời kêu gọi dưới đây để tỏ rõ sự quan tâm của mình đối với nông dân lao động các thuộc địa:
Ban Chấp hành Quốc tế thứ ba)
VI- MỘT BẢN HIỆU TRIỆU CỦA QUỐC TẾ NÔNG DÂN
GỬI NÔNG DÂN LAO ĐỘNG CÁC THUỘC ĐỊAQuốc tế Nông dân mới đây họp Đại hội lần đầu tiên ở Mátxcơva đã ra lời kêu gọi dưới đây để tỏ rõ sự quan tâm của mình đối với nông dân lao động các thuộc địa:
Hỡi anh chị em nông dân lao động các thuộc địa!
Hỡi anh chị em nông dân thuộc địa, anh chị em
là những người nô lệ hiện đại: hàng triệu anh chị em ở ngoài đồng ruộng,
trên thảo nguyên và trong núi rừng của hai lục địa, đang rên xiết dưới
hai tầng áp bức của chủ nghĩa tư bản nước ngoài và bọn chủ bản xứ.
Họp lần đầu tiên ở Mátxcơva để thành lập một tổ
chức đấu tranh mà cho đến nay nông dân chưa có, Đại hội Quốc tế Nông
dân kêu gọi ý thức giai cấp của anh chị em và yêu cầu anh chị em hãy gia
nhập hàng ngũ tổ chức đó.
Anh chị em còn khốn khổ hơn các bạn nông dân ở chính quốc, vì ngày công quá dài, vì đói khổ, vì ngày mai bấp bênh.
Anh chị em thường bị cưỡng bách lao động như khổ sai, bị bắt đi khuân vác đến chết người và đi lao dịch không thời hạn.
Anh chị em bị đè bẹp dưới thuế khoá.
Chủ nghĩa tư bản bóc lột dìm anh chị em trong cảnh tối tăm ngu dốt,
áp bức anh chị em về mặt tư tưởng và tiêu diệt nòi giống của anh chị em
bằng rượu và thuốc phiện.
Chế độ bản xứ bỉ ổi do bọn đế quốc tư bản đặt ra, tước mất của anh chị em mọi quyền tự do cá nhân, mọi quyền lợi chính trị và xã hội, do đó, đã hạ anh chị em xuống thân phận trâu ngựa.
Đẩy anh chị em vào cảnh cùng khổ và phá sản như vậy chưa đủ, chủ nghĩa tư bản còn bắt anh chị em lìa bỏ gia đình, đồng ruộng, đưa anh chị em ra làm bia đỡ đạn, ném anh chị em vào những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn đánh lại nhân dân bản xứ khác hoặc chống lại nông dân, công nhân ở chính quốc.
Hỡi anh chị em cùng khổ ở các thuộc địa!
Hãy đoàn kết lại!
Hãy tổ chức lại!
Hãy phối hợp hành động của anh chị em với hành động của chúng tôi, chúng ta cùng nhau đấu tranh cho công cuộc giải phóng chung!
Công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa thành công muôn năm!
Quốc tế lao động muôn năm!
Quốc tế Nông dân muôn năm!
Chế độ bản xứ bỉ ổi do bọn đế quốc tư bản đặt ra, tước mất của anh chị em mọi quyền tự do cá nhân, mọi quyền lợi chính trị và xã hội, do đó, đã hạ anh chị em xuống thân phận trâu ngựa.
Đẩy anh chị em vào cảnh cùng khổ và phá sản như vậy chưa đủ, chủ nghĩa tư bản còn bắt anh chị em lìa bỏ gia đình, đồng ruộng, đưa anh chị em ra làm bia đỡ đạn, ném anh chị em vào những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn đánh lại nhân dân bản xứ khác hoặc chống lại nông dân, công nhân ở chính quốc.
Hỡi anh chị em cùng khổ ở các thuộc địa!
Hãy đoàn kết lại!
Hãy tổ chức lại!
Hãy phối hợp hành động của anh chị em với hành động của chúng tôi, chúng ta cùng nhau đấu tranh cho công cuộc giải phóng chung!
Công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa thành công muôn năm!
Quốc tế lao động muôn năm!
Quốc tế Nông dân muôn năm!
VII- TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN Ở THUỘC ĐỊA
Trích biên bản phiên họp ngày 27 tháng 6 năm 1923, kỳ họp thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Quốc tế Công hội đỏ.
Trích biên bản phiên họp ngày 27 tháng 6 năm 1923, kỳ họp thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Quốc tế Công hội đỏ.
Đấu tranh công đoàn ở thuộc địa
Chủ nghĩa đế quốc hiện đại đặt nền móng trên sự
bóc lột hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc
địa. Bởi thế, nó chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta phá
bỏ được nền móng đó của lâu đài đế quốc chủ nghĩa. Theo quan điểm đó,
việc tổ chức công đoàn ở các nước thuộc địa có một tầm quan trọng đặc
biệt. Thế mà đoàn viên của Quốc tế Công hội đỏ hầu như chưa hề làm được
gì ở Ai Cập, ở Tuynidi và ở tất cả các nước đương nằm dưới gót sắt của
chủ nghĩa đế quốc Pháp. Mối liên hệ hiện có giữa các nhóm công nhân ở
các thuộc địa Pháp và các công đoàn Pháp chỉ là do ngẫu nhiên. Không có
một hoạt động có hệ thống nào cả, mà rõ ràng là nếu chưa tranh thủ được
quần chúng ở thuộc địa thì chúng ta không đủ sức phá huỷ bộ máy đế quốc
chủ nghĩa. Việc cần thiết hiện nay là phải phát động một cuộc tuyên
truyền rộng lớn để thành lập các tổ chức công đoàn ở các nước thuộc địa
và phát triển các công đoàn hiện có dưới hình thức phôi thai. Ngoài ra,
chúng ta cần phải tỏ rõ tình hữu ái giai cấp thực sự giữa những người
lao động thuộc mọi dân tộc, mọi chủng tộc để khắc phục sự nghi kỵ của
những người lao động thuộc địa đối với những đại diện của những chủng
tộc thống trị. Mối liên hệ hữu cơ giữa công đoàn thuộc địa và công đoàn
chính quốc chỉ có thể là kết quả của một quá trình công tác rất lâu dài
trong các thuộc địa.
Không được quên những người lao động thuộc địa,
phải giúp đỡ các tổ chức của họ, đấu tranh bền bỉ chống những chính phủ
của chính quốc đang áp bức các thuộc địa, đó là một trong những nhiệm
vụ cấp thiết nhất của tất cả các công đoàn cách mạng, nhất là ở các nước
có giai cấp tư sản đi nô dịch và bóc lột các nước thuộc địa và nửa
thuộc địa.
°
° °
TUYÊN NGÔN CỦA “HỘI LIÊN HIỆP THUỘC ĐỊA”,
TỔ CHỨC CỦA NHỮNG NGƯỜI DÂN BẢN XỨ
Ở TẤT CẢ CÁC THUỘC ĐỊA
° °
TUYÊN NGÔN CỦA “HỘI LIÊN HIỆP THUỘC ĐỊA”,
TỔ CHỨC CỦA NHỮNG NGƯỜI DÂN BẢN XỨ
Ở TẤT CẢ CÁC THUỘC ĐỊA
“Hỡi anh em ở các thuộc địa! Năm 1914, vì phải
đương đầu với một tai hoạ ghê gớm, những người cầm quyền nhà nước đã
quay về phía anh em và yêu cầu anh em đồng tình góp phần hy sinh của
mình để cứu vãn một tổ quốc mà người ta nói là của anh em, nhưng thật ra
cho đến khi đó, anh em chỉ biết có cái đầu óc thống trị của nó mà thôi.
“Để làm cho anh em không ngần ngại, họ không
quên làm loé lên trước mắt anh em những quyền lợi mà sự hợp tác với họ
sẽ đưa lại cho anh em. Nhưng qua cơn bão táp rồi, thì đâu lại hoàn đó,
anh em vẫn phải sống trong chế độ bản xứ, với những toà án đặc biệt,
thiếu hẳn các quyền lợi gắn liền với phẩm giá con người như quyền tự do
lập hội, tự do hội họp, tự do báo chí, tự do đi lại ngay cả trên đất
nước của anh em. Đó là về mặt chính trị.
“Về mặt kinh tế, anh em vẫn phải chịu nạn sưu
dịch nặng nề mà nhân dân oán ghét, vẫn phải đóng thuế muối, vẫn bị đầu
độc và cưỡng bách tiêu thụ rượu và thuốc phiện như ở Đông Dương, vẫn bị
đi gác đêm để canh giữ tài sản cho bọn cá mập thực dân, như ở Angiêri.
“Lao động như nhau, nhưng công sức của anh em lại bị trả tiền ít hơn các bạn người Âu của anh em.
“Cuối cùng, người ta hứa hẹn với anh em đủ mọi thứ trên trời dưới biển, nhưng giờ đây anh em thấy toàn là những lời lừa dối cả.
“Anh em phải làm thế nào để được giải phóng?
“Vận dụng công thức của Các Mác(9), chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em.
“Hội Liên hiệp thuộc địa thành lập chính là để giúp đỡ anh em trong công cuộc ấy.
“Với sự giúp đỡ của các đồng chí ở chính quốc đồng tình với sự nghiệp của chúng ta, Hội tập hợp tất cả những người quê ở thuộc địa hiện sống trên đất Pháp.
“Biện pháp hoạt động: Để thực hiện sự nghiệp chính nghĩa ấy, Hội quyết định đưa vấn đề ra trước dư luận bằng báo chí và ngôn luận (tổ chức nói chuyện, mít tinh, thông qua các bạn dân biểu mà đặt vấn đề ra trên diễn đàn các nghị viện) và bằng tất cả mọi biện pháp mà chúng ta có thể làm.
“Hỡi các bạn bị áp bức ở chính quốc! Giai cấp tư sản trong nước các bạn đã lừa dối các bạn, dùng các bạn làm công cụ đi xâm lược đất nước chúng tôi. Ngày nay, vẫn dùng cái chính sách quỷ quyệt ấy giai cấp tư sản nước các bạn lại định dùng chúng tôi để đàn áp mọi cố gắng tự giải phóng của các bạn.
“Đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của chúng ta là thống nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Các Mác:
“Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”.
“Hội Liên hiệp thuộc địa”
“Anh em phải làm thế nào để được giải phóng?
“Vận dụng công thức của Các Mác(9), chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em.
“Hội Liên hiệp thuộc địa thành lập chính là để giúp đỡ anh em trong công cuộc ấy.
“Với sự giúp đỡ của các đồng chí ở chính quốc đồng tình với sự nghiệp của chúng ta, Hội tập hợp tất cả những người quê ở thuộc địa hiện sống trên đất Pháp.
“Biện pháp hoạt động: Để thực hiện sự nghiệp chính nghĩa ấy, Hội quyết định đưa vấn đề ra trước dư luận bằng báo chí và ngôn luận (tổ chức nói chuyện, mít tinh, thông qua các bạn dân biểu mà đặt vấn đề ra trên diễn đàn các nghị viện) và bằng tất cả mọi biện pháp mà chúng ta có thể làm.
“Hỡi các bạn bị áp bức ở chính quốc! Giai cấp tư sản trong nước các bạn đã lừa dối các bạn, dùng các bạn làm công cụ đi xâm lược đất nước chúng tôi. Ngày nay, vẫn dùng cái chính sách quỷ quyệt ấy giai cấp tư sản nước các bạn lại định dùng chúng tôi để đàn áp mọi cố gắng tự giải phóng của các bạn.
“Đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của chúng ta là thống nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Các Mác:
“Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”.
“Hội Liên hiệp thuộc địa”
Chú thích
1) Bản tiếng Pháp xuất bản năm 1946: “… et du matériel
humain pour sa contre révolution” (sử dụng nhân lực để chống lại cách
mạng).
2) Bản tiếng Pháp năm 1946: “Un foyer qui date…” (một trung tâm đã tồn tại).
3) Alep, Damas, Alaouites. Alep là một thành phố của Xyri; Damas là thủ đô của Xyri; Alaouites là lãnh thổ của Xyri bị thực dân Pháp cắt ra thành một khu vực tự trị từ năm 1924 đến năm 1930.
4) Bizerte. Quân cảng của nước Tuynidi.
5) Hammanlif. Một thành phố của nước Angiêri.
6) Tước của thái tử thời Nga hòang
7) Bản tiếng Pháp xuất bản n¨m 1946: “… la démocratie bourgeoise et la démocratie ouvrière!” (nền dân chủ tư sản và nền dân chủ của công nhân).
8) Nguyên bản: Ils n’ont pas du tout l’air boulevardier et quartier latiniste. Có nghĩa là: họ không có vẻ hạng ngồi rong chơi trên các đại lộ hoặc ở khu phố latinh.
9) Nguyên bản: Formule de Karl Marx. Công thức này Mác nêu trong Điều lệ của Hội Liên hiệp lao động quốc tế: “Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”.
Trung Quốc dùng tàu cá ‘độc chiếm’ biển Đông – Kỳ 1: Bơm tiền cho ngư dân – (TN) — Trung Quốc dùng tàu cá ‘độc chiếm’ biển Đông – Kỳ 2: Dùng cả hệ thống định vị quân sự -(TN)
***Lại “lo bò trắng răng”, Trung cộng có để ngư dân của họ bị quốc gia khác bắn giết, kéo thây về để TC qua xin chưa, ngư dân TC có bị tan nhà nát cữa mất mạng…,tàu bè bị đâm chìm, bị mất tài sản cùng cá đánh bắt được hay chưa, chưa, chỉ Phi bắt một số nhưng cũng đâu có sao , mà do thấy “có lợi” (không dến mất mạng) nên TC để như thế – Đành rằng khi nay “báo chí lề phải” mạnh miệng chưởi bới TC ( cũng có mượn lời báo Thế giới) xem như kẻ thù, nhưng như thế thì nên lo cho Ngư dân ta đừng bị như ngư dân TC chớ.
Hiệp định Geneva 1954 – Vết cắt 60 năm -(RFA)
Tại sao Công ty Diamond đuổi công nhân Việt Nam? -(RFA) — Tạm ngưng cấp visa cho người Việt đi Mỹ từ 19 tháng 7 -(NV)
Xóm trưởng thu tiền, gạo của hộ nghèo để xây dựng nông thôn mới!? -(VHNA) -Sự việc nói trên cho thấy những hành vi bất chấp pháp luật, lộng hành của một xóm trưởng trong thời gian dài.
*** Chỉ là thằng xóm trưởng mà cũng “lộng hành” ra trò !!!! Đúng là xứ “thiên đường” có khác Trần ai -Hồi xưa thì “chuyên chính VÔ SẢN” chớ nay thì “Chiên chín VÔ SẢN” cho nên nó đè đầu thu tiền “trời ơi” gia đình nghèo mạt trước cho nó có “quan điểm và lập trường GIAI CẤP” để “nhân dân” noi theo.
******************************************************************************
Bill Clinton: Tranh chấp Biển Đông cần ‘giải quyết ở diễn đàn đa quốc gia’ -(Phiatruoc)
Đô thị hóa ở Việt Nam: di sản, thực trạng -(VHNA)
Bỏ lỡ cơ hội này là có tội với dân tộc! -(Quechoa) -Thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương và Toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 171 – Cột đồng …có hai cột đồng !!! -(Nhật Tuấn)
NÁT TỪ GỐC ĐẾN RỄ -(Văn công Hùng)
Khi “ma học” nhân danh khoa học -(Baron Trịnh) >>> Thiên tai hay nhân tai?
_______________________________________________________________________
Trung Quốc gắn vệ tinh cho tàu đánh cá “vơ vét” cá biển Đông -(MTG) — Trung Quốc bật đèn xanh cho ngư dân chiếm ngư trường Biển Đông -(LĐ)
Trung Quốc dùng tàu cá ‘độc chiếm’ biển Đông – Kỳ 2: Dùng cả hệ thống định vị quân sự -(TN) — Hải quân Trung Quốc diễn tập quét thủy lôi trên Biển Đông -(DT)
Học giả các nước tìm giải pháp phá ‘ Luật rừng của Trung Quốc’ bằng luật quốc tế hoàn chỉnh -(Tamnhin)
Làm sao khiến thế giới ‘phải lòng’ VN -(TVN) — Ông Phạm Quang Nghị kết thúc thăm Mỹ -(VNN)
Biên cương nơi anh ngã xuống – Kỳ 2: Nơi núi đá khắc tên -(TN) — 6 nhóm đối tượng không được làm việc cho tổ chức nước ngoài -(VNN)
Nhiều tổng biên tập không phải là nhà báo -(VNN) -Nguyên Thứ trưởng TT&TT Đỗ Quý Doãn cho biết, năm 2013 cả nước bổ nhiệm 169 lãnh đạo cơ quan báo chí. Trong số này có 43 người được điều từ ngành khác về, không có nghiệp vụ báo chí.
Trai phố cổ Hà Nội ế vợ vì…nhà chật -(VNN) — Chỉ ở Hà Nội: Thang máy thành phòng ăn – toilet -(VEF)
Khởi tố vụ án vỡ đường ống nước sông Đà -(VL) >>> ‘Cấm cửa’ nhà thầu gây vỡ ống sao vẫn còn Vinaconex?
VN-Campuchia xem xét xây đường cao tốc TPHCM đến Phnom Penh - (TBKTSG)
“Công an đánh dân”: Chẳng lẽ cứ bán tín bán nghi? -(PLTP) >>> Phải mạnh tay để tội phạm nghe tới Đà Nẵng là trừ ra
Báo động an ninh hàng không -(NLĐ)
Đèn lồng Hoàng Sa, Trường Sa lên ngôi, đèn Trung Quốc ‘núp lùm’ -(MTG) >>> Đường phố Sài Gòn không có loài cây biểu tượng, vì đâu?
Phải minh bạch khi giải quyết đề xuất khai thác vịnh Hạ Long -(MTG) — Vụ kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Đại diện Bộ vắng mặt -(ĐV)
Linh mục Giáo phận Vinh lên tiếng về việc thu hồi đất tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An -(DCCT)
Diễn biến vụ tai nạn chết người tại Formosa: Vẫn chưa tiếp cận được DN sử dụng lao động – (MTG)
“Quan chức có vàng khối, tiền tỷ, chỉ… trộm mới biết!?“ -(MTG) — Bộ trưởng Thăng “vi hành”, các công trường sợ “toát mồ hôi”! -(DT)
Ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng ban Văn hóa xã hội, HĐND TPHCM: Sẽ kiến nghị giải pháp nâng mức lương đóng BHXH -(SGGP) >>> Phản hồi loạt bài “Công nhân về hưu thành… người nghèo”: Lương tối thiểu phải “sống được tối thiểu”
***********************************************************
Tòa án dưới chế độ “không tam quyền phân lập” -(Boxitvn)
Vì một tiền đồ dân tộc còn đứng trên hai chân – Phạm thị Hoài -(Procontra)
Hoàng Nhất Phương – Tháng Bảy Năm 2014 -(DL) — Hãy cùng góp một món quà cho các trẻ thơ bất hạnh -(DL)
Video dân oan Mỹ Đức kêu cứu – Nhà cầm quyền cướp đất bỏ tù dân -(DL) — http://www.danluan.org/tin-tuc/20140729/hoang-xuan-ai-cho-toi-niem-tin”>Hoàng Xuân – Ai cho tôi niềm tin -(DL) — Phạm Kỳ Đăng – Ngoại giao lôi kéo và tranh thủ -(DL) — Cao Huy Thuần – Trung Quốc muốn gì? -(DL) — Trương Nhân Tuấn – Mất lòng trước được lòng sau?* -(DL)
Bao giờ có một ngày chung? -(DL) — Govapha – Đường vào bàn phím – tay ải tay ai -(DL) — Trà Giang – Văn nghệ cũng không hòa hợp hòa giải được, huống là… -(DL) — Nguyễn Ngọc Già – Công an Đồng Tháp thiệt là bá láp. -(DL)
Nguyễn Trung Tôn – Những bài học trong chốn lao tù (13) -(DL)
Tọa đàm “Tư tưởng Phan Chu Trinh và Việt Nam 2014″: Nhà văn Nguyên Ngọc bị nghi ngờ là thành viên “Việt Tân” -(DL)
Bài này DL chép từ -Bấm “Mõ Làng” -Ở chỗ này thì Nguyên Ngọc, NS Tuấn Khanh…bị đấu tố ,ngay cả còm cũng tham gia đấu tố luôn , cứ ai mà không chịu”định hướng” là đem ra đấu tố như hồi Cải cách ruộng đất.
Philippines vs China -(Giang Le) — NƯỚC CỜ XUẤT TƯỚNG CỦA ĐẢNG -(TNM) — Binh Thư Yếu Lược: Bàn về thuật dùng người -(Phiatruoc)
Tù binh Việt cộng được VNCH đối xử như thế nào? – ( Lê Thái Hùng FB)
Tù binh Việt cộng bị VNCH giam giữ, được lệnh giết chết sau khi được trao trả lại cho CS Hà Nội -( LS Nguyễn Đức Minh FB)
Thăm hai Thương phế binh có hoàn cảnh đặc biệt -(DCCT) – “Ông TPB Nguyễn Văn Xúp, sinh 1951, thuộc Sư đoàn 25, Trung đoàn 46, đã bị thương ở Củ Chi năm 1971, bị cụt 2 chân… Ông Lê Xuân sinh năm 1950, thuộc Tiểu đoàn 42 Biệt động quân Cọp 3 Đầu Rằn đã bị một viên đạn bắn trúng ngay xương sống khiến ông bị bại liệt nằm một chỗ kể từ năm 19 tuổi. Vết thương này đã hành hạ ông hơn 45 năm qua“.
Viếng em trai con bà cô và đồng đội trong nghĩa trang quân đội Việt Nam cộng hòa Biên Hòa: TỰ DO HAY LÀ CHẾT MỖI NGÀY ! : Thơ Trần Mạnh Hảo – (Trần Mỹ Giống) -“Trận đánh Bù Đăng năm 1969 ác liệt/ Anh em mình chĩa súng vào nhau/ Hôm nay mẹ em dắt cháu trai đi viếng mộ con mình/ Nghĩa trang quân đội Biên Hòa 16 nghìn ngôi mộ/ Tôi làm sao có đủ nhang/ Thắp cho các anh một đời chưa đủ/ Anh quỳ trước mộ em đẫm cỏ/ Chưa dám nói thật với cô/ Anh em mình bắn vào nhau đêm đó“.
Những bất cập trong hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về báo chí -Nguyễn minh Thuyết – (Quechoa) >>> Chu Trinh – Viết Lách – (Khoahocnet)
BIÊN BẢN LÀM VIỆC VÀ BẢN CHẤT CỦA CÔNG AN CỘNG SẢN -(Lê Anh Hùng)
Bài 2 : Toàn văn ” Bản kết luận điều tra ” của công an Mỹ Đức Hà nội – dôi trên lừa dưới ! -(Lê Hiền Đức)
Youtube :(Hương Thai Thanh) -Nỗi oan thấu trời của nông dân – Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5
Nhật ký mở lần thứ 104: HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954, VẾT DAO CẮT KHÓ LÀNH TRONG TIM NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC - (Tô Hải)
“Hiệp định Genève chính là bước chuẩn bị cho bước chiến tranh về lý tưởng công khai (guerre idéologique) mà trực tiếp bỏ tiền của, súng đạn ở miền Nam là Mỹ, và ở miền Bắc là Liên Xô Trung Quốc, còn “bia thịt” thì đã có tại chỗ cả triệu con người Việt Nam của cả hai miền!.. Đó là cuộc chiến gọi là giải phóng miền Nam nhưng thực sự nó chính là một cuộc nội chiến, một cuộc chiến huynh đệ tương tàn đẫm máu nhất và lâu dài nhất cũng như tổn thất lớn nhất mà tới nay chưa ai có thể đưa ra những con số, dữ liệu lượng định sự tổn thất cho nó tương đối chính xác!“
Tuần tin người bảo vệ nhân quyền 21/7 – 27/7/2014: Các nhà tranh đấu bị cản trở gặp gỡ Đặc phái viên tôn giáo LHQ -(DTD)
Hơn 60 đảng viên CSVN kỳ cựu đòi dân chủ, kiện Trung Quốc -(NV)
94 tuổi vẫn phải “xếp hàng” chờ phong Bà mẹ Việt Nam anh hùng -(Infonet
Sao nhiều ông Truyền thế? -(NNVN) -“Có người mình tưởng họ ngồi trên công đường thì công minh, nay khi về vườn mới lộ ra không phải là người như thế. Hoá ra cái sự công minh ở chốn công đường là sự công minh giả vờ. Nếu không họ lấy đâu ra nhiều tiền đến thế để xây dinh thự xa hoa như của ông cựu Tổng Thanh tra Chính phủ mà báo chí đang rùm beng đấy?“
Mỹ công bố các hình ảnh chứng minh Nga bắn pháo vào lãnh thổ Ukraina -(RFI) — LHQ tố cáo việc dùng vũ khí nặng tại vùng đông dân cư ở Ukraina -(RFI)
Mỹ công bố hình ảnh Nga bắn rocket vào Ukraine -(VOA) — Ukraine: giao tranh vẫn tiếp diễn quanh khu phi cơ lâm nạn -(RFA) — LHQ: Vụ bắn hạ máy bay Malaysia có thể là ‘tội ác chiến tranh’ -(VOA) — LHQ: Vụ bắn rơi máy bay Malaysia tại Ukraina là « tội ác chiến tranh » -(RFI) — Các ẩn số trong vụ phi cơ Malaysia bị bắn rơi ở Ukraina -(RFI) — Bắn MH17 là ‘tội ác chiến tranh’ -(BBC)
Bắc Triều Tiên dọa tấn công hạt nhân nhắm vào Tòa Bạch Ốc -(VOA) — Bắc Hàn dọa bắn đạn nguyên tử vào Mỹ -(RFA) — Bắc Triều Tiên dọa bắn tên lửa vào dinh tổng thống Mỹ -(RFI) — Những thách thức trong việc thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn -(RFI)
Thủ đô Mỹ giữ quyết định cấm mang súng ngắn nơi công cộng -(VOA) — NSA đe dọa tự do báo chí Mỹ ? -(RFI) — Báo cáo Tự do Tôn giáo nêu bật tình trạng dời cư, đàn áp -(VOA)
Trung Quốc: Tên ông Tập Cận Bình được đề cập gần 5000 lần trong 18 tháng -(RFA) — Philippines: Quân khủng bố Abu Sayyab giết chết 21 thường dân -(RFA) — Bộ Quốc Phòng Úc đề nghị chương trình chế tạo tàu ngầm -(RFA)
Ðài Loan chuẩn bị các biện pháp an toàn mới sau tai nạn máy bay -(VOA)
Ioukos : Nga bị xử phạt 50 tỷ đô la -(RFI) -Tòa án trọng tài La Haye vào hôm nay, 28/07/2014 đòi Nga bồi thường 50 tỷ đô la cho các cổ đông tập đoàn dầu khí Ioukos. Đây là mức tiền phạt nặng nhất. Phán quyết của tòa án La Haye được đưa ra trong bối cảnh phương Tây gia tăng trừng phạt Nga vì khủng hoảng Ukraina. — Tòa nói Nga phải bồi thường cho Yukos -(BBC)
Achentina có 48 giờ để tránh phá sản -(RFI)
Giới tài phiệt và phe cứng rắn tại Nga lục đục -(VNN) >>> EU, Mỹ loay hoay tìm ‘gót chân Asin’ của Putin >>> Sẽ vĩnh viễn không tìm thấy một số nạn nhân MH17
Công bố dự thảo ‘một kỳ thi quốc gia’ -(VNN) >>> Bàn tròn trực tuyến về đổi mới giáo dục
Bộ Giáo dục đề xuất ba phương án môn thi trong kỳ thi quốc gia -(VnEx)
Tràn lan máy phá sóng súng bắn tốc độ -(TN) — Người nước ngoài bị hành hung vì thiếu tiền taxi ở Đà Nẵng -(Soha) >>> Thổi phạt nhầm, CSGT khăng khăng không nhận sai?
Triệt phá hai đường dây gái gọi có sinh viên tham gia -(PLTP) >>> Sự thật hãi hùng về trà đào ngon, rẻ nhất Hà Nội >>> Bị la, cháu nhẫn tâm giết ông ngoại dã man
Thủ dao vào trụ sở chém công an, cướp 2 khẩu súng -(NLĐ) >>> Bắt giữ 8 nghi can giết người >>> Hỗn chiến ở quán cà phê, 1 người bị đâm chết
Giường chiếu và sex: Tấn trò duy nhất PR cho phim Việt? -(MTG)
Bắt quả tang 30 người đang bơm tôm sú -(Infonet) >>> Tên cướp mù chữ “điều” taxi từ Hà Nội về Hải Phòng gây án >>> Xin ý kiến Bộ CA để xử lý nguyên chủ tịch MTTQ tỉnh Bình Phước >>> Clip tài xế yêu cầu CSGT xin lỗi vì cho rằng bị bắt lỗi vô cớ >>> Vụ vé số trúng giải bị từ chối: Người mua vé sẽ khởi kiện
Xã hội đen “yểm trợ” xe quá tải lên cao tốc Nội Bài – Lào Cai -(DT) >>> “Xe vua” lộng hành vì được lãnh đạo địa phương “bảo kê”? >>> Nã đạn vào xe Lexus trên phố như phim hành động >>> “Xà xẻo” vườn thú Thủ Lệ để kinh doanh, xây nhà >>> Tạp chí lừng danh thế giới sốc với thú nhậu “tiểu hổ” ở Việt Nam >>> Vụ truy sát trong quán thịt chó: Lộ diện nhóm “sát thủ”
Công an lo người dân đánh chết trộm chó -(ĐV)
2) Bản tiếng Pháp năm 1946: “Un foyer qui date…” (một trung tâm đã tồn tại).
3) Alep, Damas, Alaouites. Alep là một thành phố của Xyri; Damas là thủ đô của Xyri; Alaouites là lãnh thổ của Xyri bị thực dân Pháp cắt ra thành một khu vực tự trị từ năm 1924 đến năm 1930.
4) Bizerte. Quân cảng của nước Tuynidi.
5) Hammanlif. Một thành phố của nước Angiêri.
6) Tước của thái tử thời Nga hòang
7) Bản tiếng Pháp xuất bản n¨m 1946: “… la démocratie bourgeoise et la démocratie ouvrière!” (nền dân chủ tư sản và nền dân chủ của công nhân).
8) Nguyên bản: Ils n’ont pas du tout l’air boulevardier et quartier latiniste. Có nghĩa là: họ không có vẻ hạng ngồi rong chơi trên các đại lộ hoặc ở khu phố latinh.
9) Nguyên bản: Formule de Karl Marx. Công thức này Mác nêu trong Điều lệ của Hội Liên hiệp lao động quốc tế: “Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”.
Chính trị – Xã hội
‘Asean cần thống nhất’ -(BBC) — Trung Quốc tập trận ở Biển Đông -(BBC) — Trung Quốc gia tăng thị uy, răn đe bằng tập trận -(NV)
VN giữa trật tự thế giới mới
-(BBC) – Phan Công Chánh – Gửi cho BBC từ San Jose, Hoa Kỳ- Những
sự lựa chọn mới của Việt Nam có thể được diễn tả bằng 8 chữ vàng sau đây
nếu Việt Nam thấy chuyển hướng toàn diện là một sự cần thiết để tìm một
sinh lộ mới cho dân tộc đi tới: Tây Tiến – Đông Kết – Bắc Hẹn – Nam
Hòa.“
‘Chưa tiện để TQ kinh doanh di sản’
-(BBC /nghe) -PGS. TS. Trần Đức Thanh :”Chính sách và tư tưởng của
Trung Quốc có rất nhiều vấn đề chúng ta chưa thể lường trước được, họ đã
từng hỗ trợ chúng ta nhưng từ đã xa xưa, họ đã đưa ra bản đồ hình lưỡi
bò mà không chỉ là đối với Việt Nam mà đối với các nước trong khu vực…”
Ngư dân Việt vỡ nợ sau các vụ tấn công của Trung Quốc ở Biển Đông -(VOA) -“Họ
lúc này không có tiền, phải đi vay mượn của bà con. Họ nói chưa nhận gì
từ chính phủ, chính phủ không có giúp gì. Họ yêu cầu chính phủ giúp vì
họ không có tiền lúc này. Trung Quốc bắn nước làm tàu họ hư ngày 6/7/14
trong lúc giàn khoan còn đó. Còn chủ chiếc tàu khác nói năm ngoái tàu
ông bị Trung Quốc tấn công 2 lần, tháng 7 năm nay bị lần nữa“ – Reuters đăng phóng sự về tình cảnh ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm va -(MTG) – Trung Quốc đẩy ngư dân ra biển Đông -(NLĐ)Trung Quốc dùng tàu cá ‘độc chiếm’ biển Đông – Kỳ 1: Bơm tiền cho ngư dân – (TN) — Trung Quốc dùng tàu cá ‘độc chiếm’ biển Đông – Kỳ 2: Dùng cả hệ thống định vị quân sự -(TN)
***Lại “lo bò trắng răng”, Trung cộng có để ngư dân của họ bị quốc gia khác bắn giết, kéo thây về để TC qua xin chưa, ngư dân TC có bị tan nhà nát cữa mất mạng…,tàu bè bị đâm chìm, bị mất tài sản cùng cá đánh bắt được hay chưa, chưa, chỉ Phi bắt một số nhưng cũng đâu có sao , mà do thấy “có lợi” (không dến mất mạng) nên TC để như thế – Đành rằng khi nay “báo chí lề phải” mạnh miệng chưởi bới TC ( cũng có mượn lời báo Thế giới) xem như kẻ thù, nhưng như thế thì nên lo cho Ngư dân ta đừng bị như ngư dân TC chớ.
Hiệp định Geneva 1954 – Vết cắt 60 năm -(RFA)
HRW kêu gọi Úc hối thúc Việt Nam cải thiện nhân quyền -(RFA) — Phái viên LHQ không được gặp bất đồng? -(BBC)
‘Hòa giải dân tộc’ qua sự kiện Khánh Ly? -(BBC) – PV Nguyễn đắc Xuân. — Truyền thông Việt Nam dùng nhạc rap tìm thêm độc giả trẻ -(VOA)Tại sao Công ty Diamond đuổi công nhân Việt Nam? -(RFA) — Tạm ngưng cấp visa cho người Việt đi Mỹ từ 19 tháng 7 -(NV)
Xóm trưởng thu tiền, gạo của hộ nghèo để xây dựng nông thôn mới!? -(VHNA) -Sự việc nói trên cho thấy những hành vi bất chấp pháp luật, lộng hành của một xóm trưởng trong thời gian dài.
*** Chỉ là thằng xóm trưởng mà cũng “lộng hành” ra trò !!!! Đúng là xứ “thiên đường” có khác Trần ai -Hồi xưa thì “chuyên chính VÔ SẢN” chớ nay thì “Chiên chín VÔ SẢN” cho nên nó đè đầu thu tiền “trời ơi” gia đình nghèo mạt trước cho nó có “quan điểm và lập trường GIAI CẤP” để “nhân dân” noi theo.
******************************************************************************
Giáo dục Việt Nam: phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận? -(Trần vinh Dự -VOA)
Việt Nam cần làm gì? -(Nguyễn hưng Quốc -VOA) — Một xã hội khôi hài -(Viettusaigon -RFA)
Qua bản “Kết luận điều tra” vụ Bùi Hằng: Vinh quang và vĩ đại thay! -(JB Nguyễn hữu Vinh -RFA) >>> Bài giảng thánh lễ Cầu cho Quyền tự do Ngôn luận và Blogger Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh. 27/7/2014 -Video >>> Thánh lễ cầu nguyện cho Quyền tự do ngôn luận và Anh Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh
Gian dối từ trên xuống dưới -(Ngô nhân Dụng -NV) — Người Việt tỵ nạn và món nợ thương binh VNCH -(Huy Phương -NV)
Binh Thư Yếu Lược: Bàn về thuật dùng người -(Phiatruoc)Bill Clinton: Tranh chấp Biển Đông cần ‘giải quyết ở diễn đàn đa quốc gia’ -(Phiatruoc)
Đô thị hóa ở Việt Nam: di sản, thực trạng -(VHNA)
Bỏ lỡ cơ hội này là có tội với dân tộc! -(Quechoa) -Thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương và Toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 171 – Cột đồng …có hai cột đồng !!! -(Nhật Tuấn)
NÁT TỪ GỐC ĐẾN RỄ -(Văn công Hùng)
Khi “ma học” nhân danh khoa học -(Baron Trịnh) >>> Thiên tai hay nhân tai?
_______________________________________________________________________
Trung Quốc gắn vệ tinh cho tàu đánh cá “vơ vét” cá biển Đông -(MTG) — Trung Quốc bật đèn xanh cho ngư dân chiếm ngư trường Biển Đông -(LĐ)
Trung Quốc dùng tàu cá ‘độc chiếm’ biển Đông – Kỳ 2: Dùng cả hệ thống định vị quân sự -(TN) — Hải quân Trung Quốc diễn tập quét thủy lôi trên Biển Đông -(DT)
Học giả các nước tìm giải pháp phá ‘ Luật rừng của Trung Quốc’ bằng luật quốc tế hoàn chỉnh -(Tamnhin)
Làm sao khiến thế giới ‘phải lòng’ VN -(TVN) — Ông Phạm Quang Nghị kết thúc thăm Mỹ -(VNN)
Biên cương nơi anh ngã xuống – Kỳ 2: Nơi núi đá khắc tên -(TN) — 6 nhóm đối tượng không được làm việc cho tổ chức nước ngoài -(VNN)
Nhiều tổng biên tập không phải là nhà báo -(VNN) -Nguyên Thứ trưởng TT&TT Đỗ Quý Doãn cho biết, năm 2013 cả nước bổ nhiệm 169 lãnh đạo cơ quan báo chí. Trong số này có 43 người được điều từ ngành khác về, không có nghiệp vụ báo chí.
Trai phố cổ Hà Nội ế vợ vì…nhà chật -(VNN) — Chỉ ở Hà Nội: Thang máy thành phòng ăn – toilet -(VEF)
Khởi tố vụ án vỡ đường ống nước sông Đà -(VL) >>> ‘Cấm cửa’ nhà thầu gây vỡ ống sao vẫn còn Vinaconex?
Cấm bức cung, nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào -(TT) >>> Tái giá bao nhiêu lần cũng là Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Sống cạnh TH True Milk, đeo khẩu trang vẫn không ngủ được (Bài 2) -(Tamnhin)VN-Campuchia xem xét xây đường cao tốc TPHCM đến Phnom Penh - (TBKTSG)
“Công an đánh dân”: Chẳng lẽ cứ bán tín bán nghi? -(PLTP) >>> Phải mạnh tay để tội phạm nghe tới Đà Nẵng là trừ ra
Báo động an ninh hàng không -(NLĐ)
Đèn lồng Hoàng Sa, Trường Sa lên ngôi, đèn Trung Quốc ‘núp lùm’ -(MTG) >>> Đường phố Sài Gòn không có loài cây biểu tượng, vì đâu?
Phải minh bạch khi giải quyết đề xuất khai thác vịnh Hạ Long -(MTG) — Vụ kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Đại diện Bộ vắng mặt -(ĐV)
Linh mục Giáo phận Vinh lên tiếng về việc thu hồi đất tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An -(DCCT)
Diễn biến vụ tai nạn chết người tại Formosa: Vẫn chưa tiếp cận được DN sử dụng lao động – (MTG)
“Quan chức có vàng khối, tiền tỷ, chỉ… trộm mới biết!?“ -(MTG) — Bộ trưởng Thăng “vi hành”, các công trường sợ “toát mồ hôi”! -(DT)
Ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng ban Văn hóa xã hội, HĐND TPHCM: Sẽ kiến nghị giải pháp nâng mức lương đóng BHXH -(SGGP) >>> Phản hồi loạt bài “Công nhân về hưu thành… người nghèo”: Lương tối thiểu phải “sống được tối thiểu”
***********************************************************
Tòa án dưới chế độ “không tam quyền phân lập” -(Boxitvn)
Vì một tiền đồ dân tộc còn đứng trên hai chân – Phạm thị Hoài -(Procontra)
Hoàng Nhất Phương – Tháng Bảy Năm 2014 -(DL) — Hãy cùng góp một món quà cho các trẻ thơ bất hạnh -(DL)
Video dân oan Mỹ Đức kêu cứu – Nhà cầm quyền cướp đất bỏ tù dân -(DL) — http://www.danluan.org/tin-tuc/20140729/hoang-xuan-ai-cho-toi-niem-tin”>Hoàng Xuân – Ai cho tôi niềm tin -(DL) — Phạm Kỳ Đăng – Ngoại giao lôi kéo và tranh thủ -(DL) — Cao Huy Thuần – Trung Quốc muốn gì? -(DL) — Trương Nhân Tuấn – Mất lòng trước được lòng sau?* -(DL)
Bao giờ có một ngày chung? -(DL) — Govapha – Đường vào bàn phím – tay ải tay ai -(DL) — Trà Giang – Văn nghệ cũng không hòa hợp hòa giải được, huống là… -(DL) — Nguyễn Ngọc Già – Công an Đồng Tháp thiệt là bá láp. -(DL)
Nguyễn Trung Tôn – Những bài học trong chốn lao tù (13) -(DL)
Tọa đàm “Tư tưởng Phan Chu Trinh và Việt Nam 2014″: Nhà văn Nguyên Ngọc bị nghi ngờ là thành viên “Việt Tân” -(DL)
Bài này DL chép từ -Bấm “Mõ Làng” -Ở chỗ này thì Nguyên Ngọc, NS Tuấn Khanh…bị đấu tố ,ngay cả còm cũng tham gia đấu tố luôn , cứ ai mà không chịu”định hướng” là đem ra đấu tố như hồi Cải cách ruộng đất.
Philippines vs China -(Giang Le) — NƯỚC CỜ XUẤT TƯỚNG CỦA ĐẢNG -(TNM) — Binh Thư Yếu Lược: Bàn về thuật dùng người -(Phiatruoc)
Tù binh Việt cộng được VNCH đối xử như thế nào? – ( Lê Thái Hùng FB)
Tù binh Việt cộng bị VNCH giam giữ, được lệnh giết chết sau khi được trao trả lại cho CS Hà Nội -( LS Nguyễn Đức Minh FB)
Thăm hai Thương phế binh có hoàn cảnh đặc biệt -(DCCT) – “Ông TPB Nguyễn Văn Xúp, sinh 1951, thuộc Sư đoàn 25, Trung đoàn 46, đã bị thương ở Củ Chi năm 1971, bị cụt 2 chân… Ông Lê Xuân sinh năm 1950, thuộc Tiểu đoàn 42 Biệt động quân Cọp 3 Đầu Rằn đã bị một viên đạn bắn trúng ngay xương sống khiến ông bị bại liệt nằm một chỗ kể từ năm 19 tuổi. Vết thương này đã hành hạ ông hơn 45 năm qua“.
Viếng em trai con bà cô và đồng đội trong nghĩa trang quân đội Việt Nam cộng hòa Biên Hòa: TỰ DO HAY LÀ CHẾT MỖI NGÀY ! : Thơ Trần Mạnh Hảo – (Trần Mỹ Giống) -“Trận đánh Bù Đăng năm 1969 ác liệt/ Anh em mình chĩa súng vào nhau/ Hôm nay mẹ em dắt cháu trai đi viếng mộ con mình/ Nghĩa trang quân đội Biên Hòa 16 nghìn ngôi mộ/ Tôi làm sao có đủ nhang/ Thắp cho các anh một đời chưa đủ/ Anh quỳ trước mộ em đẫm cỏ/ Chưa dám nói thật với cô/ Anh em mình bắn vào nhau đêm đó“.
Những bất cập trong hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về báo chí -Nguyễn minh Thuyết – (Quechoa) >>> Chu Trinh – Viết Lách – (Khoahocnet)
BIÊN BẢN LÀM VIỆC VÀ BẢN CHẤT CỦA CÔNG AN CỘNG SẢN -(Lê Anh Hùng)
Bài 2 : Toàn văn ” Bản kết luận điều tra ” của công an Mỹ Đức Hà nội – dôi trên lừa dưới ! -(Lê Hiền Đức)
Youtube :(Hương Thai Thanh) -Nỗi oan thấu trời của nông dân – Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5
Nhật ký mở lần thứ 104: HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954, VẾT DAO CẮT KHÓ LÀNH TRONG TIM NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC - (Tô Hải)
“Hiệp định Genève chính là bước chuẩn bị cho bước chiến tranh về lý tưởng công khai (guerre idéologique) mà trực tiếp bỏ tiền của, súng đạn ở miền Nam là Mỹ, và ở miền Bắc là Liên Xô Trung Quốc, còn “bia thịt” thì đã có tại chỗ cả triệu con người Việt Nam của cả hai miền!.. Đó là cuộc chiến gọi là giải phóng miền Nam nhưng thực sự nó chính là một cuộc nội chiến, một cuộc chiến huynh đệ tương tàn đẫm máu nhất và lâu dài nhất cũng như tổn thất lớn nhất mà tới nay chưa ai có thể đưa ra những con số, dữ liệu lượng định sự tổn thất cho nó tương đối chính xác!“
Tuần tin người bảo vệ nhân quyền 21/7 – 27/7/2014: Các nhà tranh đấu bị cản trở gặp gỡ Đặc phái viên tôn giáo LHQ -(DTD)
Hơn 60 đảng viên CSVN kỳ cựu đòi dân chủ, kiện Trung Quốc -(NV)
94 tuổi vẫn phải “xếp hàng” chờ phong Bà mẹ Việt Nam anh hùng -(Infonet
Sao nhiều ông Truyền thế? -(NNVN) -“Có người mình tưởng họ ngồi trên công đường thì công minh, nay khi về vườn mới lộ ra không phải là người như thế. Hoá ra cái sự công minh ở chốn công đường là sự công minh giả vờ. Nếu không họ lấy đâu ra nhiều tiền đến thế để xây dinh thự xa hoa như của ông cựu Tổng Thanh tra Chính phủ mà báo chí đang rùm beng đấy?“
Kinh tế
Hộp bánh trung thu kèm quà tặng giá 300 đô la -(NV) — Phú Yên thu hồi hai dự án gần 50 triệu USD -(VnEx)
Nước đến chân vẫn chưa chịu nhảy
-(TN) -Nước nông nghiệp với nhiều mặt hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới
nhưng cũng nhập khẩu không ít nông sản là nghịch lý dai dẳng, đeo bám
người nông dân VN. Chỉ trong 2 năm 2012 – 2013, ngành chăn nuôi nước ta
đã lỗ hơn 1 tỉ USD do chi phí cao, giá thành giảm và sức mua quá yếu
Phát triển kinh tế tư nhân phải quay lại từ đầu? -(TBKTSG) >>> Đầu tư nước ngoài vào chứng khoán lên tới 13 tỉ đô la Mỹ >>> Mía đường: Doanh nghiệp bao tiêu mà nông dân không được lợi
Một cái xúc xích 7 bộ quản lý!
-(PLTP) – Ông Mai Huy Tân, hội viên Hội Các nhà quản trị DN vừa là chủ
tịch Công ty thực phẩm Đức Việt và Chủ tịch – Tổng giám đốc Công ty tư
vấn nhịp cầu Đức – Việt đã phát biểu như trên tại Hội thảo Dự báo tác
động của Luật doanh nghiệp (DN) sửa đổi do VCCI tổ chức sáng 29 – 7. -Moi móc, hành là chính
Samsung phàn nàn vì 3 lần bị hải quan cưỡng chế -(MTG) >>> Bánh Trung thu đầu mùa: Giá cao nhất 2,9 triệu đồng/hộp
VN “kém” vẫn hút FDI: Nước ngoài biết “bôi trơn” thắng lớn -(ĐV) >>> Ma trận BĐS: Bộ Tài chính đánh đố người dân >>> Trung Quốc “cứu” gạo: Tổng Công ty lương thực sướng lắm! >>> Công an ‘truy’ công ty Đài Loan xuất cá bẩn sang Nhật
Bài 30: “Thiếu đủ thứ”, EVN vẫn “ôm” quá nhiều dự án nhiệt điện -(ĐSPL) >>> Bài 29: “Còng lưng” vì chồng chất nợ công trong… ngành điện!
EVN lãi hơn 8.800 tỷ đồng – (DNVN) — Đằng sau mức lãi khủng của PVN -(TT)
Thế giới
Liên Hiệp Quốc: Gaza đang trong tình trạng khẩn cấp -(VOA) — Hoa Kỳ và Hội đồng Bảo an yêu cầu ngưng bắn ngay lập tức và vô điều kiện -(RFI)Mỹ công bố các hình ảnh chứng minh Nga bắn pháo vào lãnh thổ Ukraina -(RFI) — LHQ tố cáo việc dùng vũ khí nặng tại vùng đông dân cư ở Ukraina -(RFI)
Mỹ công bố hình ảnh Nga bắn rocket vào Ukraine -(VOA) — Ukraine: giao tranh vẫn tiếp diễn quanh khu phi cơ lâm nạn -(RFA) — LHQ: Vụ bắn hạ máy bay Malaysia có thể là ‘tội ác chiến tranh’ -(VOA) — LHQ: Vụ bắn rơi máy bay Malaysia tại Ukraina là « tội ác chiến tranh » -(RFI) — Các ẩn số trong vụ phi cơ Malaysia bị bắn rơi ở Ukraina -(RFI) — Bắn MH17 là ‘tội ác chiến tranh’ -(BBC)
Bắc Triều Tiên dọa tấn công hạt nhân nhắm vào Tòa Bạch Ốc -(VOA) — Bắc Hàn dọa bắn đạn nguyên tử vào Mỹ -(RFA) — Bắc Triều Tiên dọa bắn tên lửa vào dinh tổng thống Mỹ -(RFI) — Những thách thức trong việc thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn -(RFI)
Thủ đô Mỹ giữ quyết định cấm mang súng ngắn nơi công cộng -(VOA) — NSA đe dọa tự do báo chí Mỹ ? -(RFI) — Báo cáo Tự do Tôn giáo nêu bật tình trạng dời cư, đàn áp -(VOA)
Trung Quốc: Tên ông Tập Cận Bình được đề cập gần 5000 lần trong 18 tháng -(RFA) — Philippines: Quân khủng bố Abu Sayyab giết chết 21 thường dân -(RFA) — Bộ Quốc Phòng Úc đề nghị chương trình chế tạo tàu ngầm -(RFA)
Người Hồi Giáo Uighurs hoạt động khủng bố ở Iraq và Syria? -(RFA) — Công sở Pháp treo cờ rủ tưởng niệm các nạn nhân máy bay Air Algérie -(RFI)
Thái Lan truy tố Cựu Thủ Tướng Abhisit Vejjajiva về vụ đàn áp biểu tình -(RFA) — Lãnh đạo đối lập Thái Lan bác bỏ cáo buộc « giết người » -(RFI)
Lãnh đạo đối lập Cam Bốt Sam Rainsy trở thành dân biểu -(RFI) >> Liên Hiệp Quốc lo ngại về chia rẽ sắc tộc và tôn giáo tại Miến Điện -
6 học sinh ra làm chứng tại phiên xử thủy thủ đoàn phà Sewol -(VOA) — Học sinh sống sót trong vụ chìm phà Sewol ra tòa làm chứng -(RFI)Ðài Loan chuẩn bị các biện pháp an toàn mới sau tai nạn máy bay -(VOA)
Ioukos : Nga bị xử phạt 50 tỷ đô la -(RFI) -Tòa án trọng tài La Haye vào hôm nay, 28/07/2014 đòi Nga bồi thường 50 tỷ đô la cho các cổ đông tập đoàn dầu khí Ioukos. Đây là mức tiền phạt nặng nhất. Phán quyết của tòa án La Haye được đưa ra trong bối cảnh phương Tây gia tăng trừng phạt Nga vì khủng hoảng Ukraina. — Tòa nói Nga phải bồi thường cho Yukos -(BBC)
Achentina có 48 giờ để tránh phá sản -(RFI)
Giới tài phiệt và phe cứng rắn tại Nga lục đục -(VNN) >>> EU, Mỹ loay hoay tìm ‘gót chân Asin’ của Putin >>> Sẽ vĩnh viễn không tìm thấy một số nạn nhân MH17
Mỹ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước vũ khí hạt nhân -(TT) >>> Thái Lan: cựu thủ tướng cùng lãnh đạo biểu tình hầu tòa >>> Argentina đứng bên bờ vực vỡ nợ
Nga: Cấm vận từ Mỹ-EU sẽ khiến Moscow ‘độc lập, tự tin’ hơn -(TN) — Truyền thông Đức công bố lời thú tội chấn động về thảm họa MH17 -(Soha)
Liệu cuộc chiến chống tham nhũng có đi quá đà -(Tamnhin) -bên Tàu — TQ lo phần tử cực đoan từ Iraq về nước gây bất ổn -(MTG) >>> Kỳ 1: ‘Nịnh’ ông anh và âm mưu ám sát ông Tập Cận Bình >>> Kỳ 29: Đặng Tiểu Bình lại giã từ… Trung Nam Hải! >>> Ông Tập Cận Bình ‘đánh bóng tên tuổi’ vượt hai vị tiền nhiệm
Nhật-Trung cạnh tranh: Ai xứng vai cường quốc? -(ĐV) >>> Cáo buộc Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ Ấn Độ >>> “Con hổ” thứ 19 chết đứng dưới tay Tập Cận Bình >>> Vụ máy bay MH17: Sắp đến phút 89! >>> Nhật Bản ra đòn tách Trung Quốc khỏi các nước láng giềng
TQ sẽ lôi kéo bằng được Đài Loan để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” -(GDVN) — Trung Quốc và Lào sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển quan hệ song phương -(Kichbu)
Đây mới là những sự thật không thể chối cãi về Triều Tiên
-(Soha) -Người Triều Tiên sinh sau cuộc chiến tranh giữa hai miền có
chiều cao thấp hơn trên 5 cm so với người Hàn Quốc. Nguyên nhân dẫn tới
sự chênh lệch chiều cao này được cho là việc có tới 6 triệu người Triều
Tiên không có đủ lương thực-thực phẩm và 1/3 số trẻ em ở nước này bị suy
dinh dưỡng.
Triều Tiên có quân đội thường trực lớn thứ tư thế giới.
Ước tính, Triều Tiên có 1,19 triệu quân thường trực, so với 1,369 triệu
quân của Mỹ.
***Nếu so với Mỹ có Dân số : được tính là 308.745.538 người -(Số liệu điều tra năm 2910) -Wikipedia – Với Bắc hàn chỉ có hơn 25 triệu dân
hiện nay thì thực phẩm cung cấp nuôi số quân lính (dù thường trực hay
dự bị thì ở Bắc hàn cũng ưu đãi hơn dân thường )thế thì dân Bắc hàn
không chết đói hàng năm mới là lạ
Văn hóa – Giáo dục – Khoa học
Những sĩ tử nghèo thao thức mùa tựu trường -(RFA) — Sau ‘du học thoát nghèo’ là ‘du học thoát giàu’? -(TVN)Công bố dự thảo ‘một kỳ thi quốc gia’ -(VNN) >>> Bàn tròn trực tuyến về đổi mới giáo dục
Bộ Giáo dục đề xuất ba phương án môn thi trong kỳ thi quốc gia -(VnEx)
Đằng sau thảm án ‘tình già’ rúng động Đà Nẵng -(VNN)Chồng nhờ bạn thân ân ái với vợ >>> Dừng dịch vụ ‘buồng ngủ’ do chậm hủy chuyến đang nhức nhối >>> Rượu săm ôtô, chân gà bơm nước: Cái chết của dân nhậu Khai man thành tích để nhận Bằng khen của Thủ tướng -(TN) -Mặc dù đã bị kỷ luật khiển trách nhưng ông Bùi Đức Hưng – Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng), vẫn báo cáo đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở 5 năm liên tục để được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Tràn lan máy phá sóng súng bắn tốc độ -(TN) — Người nước ngoài bị hành hung vì thiếu tiền taxi ở Đà Nẵng -(Soha) >>> Thổi phạt nhầm, CSGT khăng khăng không nhận sai?
Triệt phá hai đường dây gái gọi có sinh viên tham gia -(PLTP) >>> Sự thật hãi hùng về trà đào ngon, rẻ nhất Hà Nội >>> Bị la, cháu nhẫn tâm giết ông ngoại dã man
Thủ dao vào trụ sở chém công an, cướp 2 khẩu súng -(NLĐ) >>> Bắt giữ 8 nghi can giết người >>> Hỗn chiến ở quán cà phê, 1 người bị đâm chết
Giường chiếu và sex: Tấn trò duy nhất PR cho phim Việt? -(MTG)
Bắt quả tang 30 người đang bơm tôm sú -(Infonet) >>> Tên cướp mù chữ “điều” taxi từ Hà Nội về Hải Phòng gây án >>> Xin ý kiến Bộ CA để xử lý nguyên chủ tịch MTTQ tỉnh Bình Phước >>> Clip tài xế yêu cầu CSGT xin lỗi vì cho rằng bị bắt lỗi vô cớ >>> Vụ vé số trúng giải bị từ chối: Người mua vé sẽ khởi kiện
Xã hội đen “yểm trợ” xe quá tải lên cao tốc Nội Bài – Lào Cai -(DT) >>> “Xe vua” lộng hành vì được lãnh đạo địa phương “bảo kê”? >>> Nã đạn vào xe Lexus trên phố như phim hành động >>> “Xà xẻo” vườn thú Thủ Lệ để kinh doanh, xây nhà >>> Tạp chí lừng danh thế giới sốc với thú nhậu “tiểu hổ” ở Việt Nam >>> Vụ truy sát trong quán thịt chó: Lộ diện nhóm “sát thủ”
Công an lo người dân đánh chết trộm chó -(ĐV)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét