Đôi điều với TS Nguyễn Nhã về Hoàng Sa
Nguyễn Quang Duy
Hôm 21/12 năm 2013, tôi có dự buổi nói chuyện
về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa do Tiến sỹ Nguyễn Nhã
chủ tọa mà sau đó được nhắc đến trên diễn đàn BBC trong bài “Bấm Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”.
Hôm đó, ngay sau phần thuyết trình, một người đã xin phép được gọi
Tiến Sỹ Nguyễn Nhã bằng anh cho thân thiện và đã được Tiến sỹ vui vẻ
nhận lời.Nhưng tôi lại vẫn còn khách sáo và giữ kẽ nên hôm đó luôn dùng từ “Tiến sỹ”. Hôm nay xin phép được gọi bằng anh, một người đi sau có đôi điều tâm sự cùng người đi trước.
Người cử tọa thứ nhất nhờ anh xác nhận có phải anh đã phát biểu:
“Ngày trước Đài loan chiếm đảo Thái Bình, thuộc quần đảo Tường Sa, đảo này chính tôi đã đổi tên là Ba Bình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó cũng hoan hô lắm, vì cho rằng Đài Loan là đồng minh chiếm giữ hộ.”
Lời phát biểu này đã được đưa lên diễn đàn Bấm Đàn Chim Việt. Anh cho biết anh đã không nói như thế, nhưng anh nghĩ như vậy và ở Việt Nam có nhiều người nghĩ như vậy.
Tiến lại gần sự thật
Theo chính sử, năm 1946 Trung Hoa lợi dụng việc giải giới quân đội Nhật đã chiếm đảo Ba Bình và đóng giữ đến nay.Gần đây có dư luận cho rằng năm 1946 họ rút khỏi đảo Ba Bình nhưng đến năm 1956 họ quay lại. Theo tôi nếu có thật báo chí miền Nam đã rầm rộ đưa tin và dư luận đã không thể để yên cho chính phủ. Là một nhà nghiên cứu về Biển Đông thấy dư luận như thế anh cần tìm ra sự thật thay vì suy nghĩ theo người khác, suy nghĩ theo đám đông.
Tôi là người thứ hai phát biểu. Sau khi chia sẻ suy nghĩ về ngày 19/1/1974, về cảm tình dành cho anh và về Tập San Sử Địa số 29 mà tôi đã được đọc trước 30/4/1975. Tôi đã góp ý anh “viết sử cần hết sức khách quan, không nên nghĩ theo, dù rằng có nhiều người nghĩ như vậy”.
Anh có trả lời nhưng dường như chưa hiểu ý tôi. Bài viết trên diễn đàn BBC anh lại cho rằng vì tinh thần dân tộc, vì tinh thần yêu nước nên anh đã thiếu khách quan.
Người thứ ba khi nghe anh trả lời tôi đã nhận xét “để có giá trị lâu dài cho hậu thế người viết sử phải trung thực không thể vì cảm tính cá nhân”.
Trong sinh họat tại Úc, khi một người thuyết trình, người tham dự thường rất thẳng thắn đóng góp xây dựng. Vì thế tôi không đồng ý khi anh mượn lời:
“…một nữ du học sinh ở Úc cũng lên phát biểu nhận xét về không khí vừa sôi nổi vừa quá khích gay gắt của một số cử tọa”.
Theo tôi hôm ấy mọi người tham dự đều rất quan tâm đến Hòang Sa, đều rất thông cảm hòan cảnh và rất tôn trọng anh.
Toàn buổi thuyết trình, ngọai trừ một bạn trẻ du học đề cập đến tình trạng ngư dân bị nhà cầm quyền Trung Quốc cấm đánh cá, các cử tọa khác biết anh phải về lại Việt Nam nên chỉ trao đổi những điều gì anh đã nói.
Tôi có may mắn được tiếp xúc với nhiều sử gia Úc. Họ không chỉ được đào tạo và thực hành các phương pháp sử học. Họ có căn bản vững vàng về kinh tế, xã hội, văn hóa, và nhất là về chính trị.
Sử học là môn khoa học xã hội học, học về con người. Nếu người viết sử không hiểu về chính trị, cố tránh vấn đề chính trị, hay “phi chính trị” vấn đề, thì làm sao họ có thể hiểu được các biến cố chính trị do chính con người tạo ra.
Là người, kẻ ít người nhiều đều có tính chủ quan. Nhất là khi đã tự chọn một đề tài và đeo đuổi nghiên cứu nó. Môi trường sinh họat tự do sẽ giúp cho học thuật trở nên khách quan hơn, trung thực hơn, đến gần với sự thật hơn.
Năm 1990, trong một buổi hội thảo tại Viện Đại Học Quốc Gia Úc, sau nhiều trao đổi với giáo sư sử học David Marr tôi đưa ra nhận xét ông ấy thiếu khách quan khi viết sử Việt. Ông David Marr trả lời ông ấy viết, người khác viết, ông ấy viết lại, người khác viết lại, viết cho đến khi đến gần sự thật. Ông ấy ngầm trả lời không nên xem những điều ông ấy viết ra là chân lý.
Ngày nay tôi đã đọc được nhiều công trình nghiên cứu về sử Việt khá lý thú và gần sự thực hơn.
Vì thời gian có hạn nên hôm anh Nguyễn Nhã đến Melbourne tôi chỉ đưa ra một số vấn đề nhưng chưa nói được ý.
Khi anh nhắc đến Hải Đội Hoàng Sa, tôi muốn trao đổi với anh, Hoàng Sa và Trường Sa nằm chính giữa biển Đông. Với vị thế chiến lược này nước nào kiểm soát được hai quần đảo là kiểm soát được tuyến đường hàng hải quốc tế càng ngày càng trở nên quan trọng.
Mặc dầu hai quần đảo không có cư dân, các Vua triều Nguyễn vẫn lập ra các hải đội ra vào canh phòng kiểm sóat. Việc trao tòan quyền cho những người địa phương, về chiến thuật là để họ bảo vệ quyền sống của ngư dân địa phương.
Còn về chiến lược các Vua đã nhìn xa, đã thấy trước sự quan trọng của Hòang Sa và Trường Sa, thành lập Hải Đội là để giữ gìn hai quần đảo cho hậu thế chúng ta.
Khi anh nhắc đến tiếp thu Trường Sa, 30/4/1975, anh cho biết chỉ hai ngày sau tàu quân sự Trung Quốc đã xuất hiện trong vùng.
Về đề tài này, trên báo Tuổi Trẻ, có bài báo nhắc đến ký ức của người chỉ huy ông Mai Năng: “Một binh sĩ Sài Gòn nói với tôi rằng sau khi đã nhận biết đối phương qua giọng nói thì họ bình tĩnh hơn, vì lực lượng giải phóng đảo là quân đội miền Bắc, đều là đất nước Việt Nam cả”.
Vì thế khi nghe anh nói tôi đã nêu ra ý kiến nếu quân Trung Cộng tấn công Trường Sa tôi tin rằng các binh sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã nổ súng để tuyên bố chủ quyền.
Tầm nhìn chiến lược
“Tầm nhìn của ông Thiệu là tầm nhìn của người lãnh đạo quốc gia, nhìn xa, cho chúng ta ngày hôm nay có cơ hội để đấu tranh giành lại Hoàng Sa“
Trong thế nước nhỏ, lực yếu và đang chiến tranh, ngày 19/1/1974, khi quân Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh nổ súng theo tôi chỉ nhằm một mục đích duy nhất là xác định chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa.
Tầm nhìn của ông Thiệu là tầm nhìn của người lãnh đạo quốc gia, nhìn xa, nhìn chiến lược, nhìn cho chúng ta ngày hôm nay có cơ hội để đấu tranh giành lại Hoàng Sa.
Khi trận Hải chiến Hoàng Sa còn đang diễn ra, ngày 19/1/1974, Bộ Ngoại giao đã ra Tuyên cáo với nhận định:
“Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.” Nhận định này là một nhận định chiến lược ngày nay đã trở thành sự thực.
Cứ mỗi khi nghĩ đến Hoàng Sa, tôi đều nghĩ đến việc phải giành lại quần đảo này. Muốn giành bằng phương cách hòa bình hay bằng chiến tranh chúng ta đều cần nghiên cứu tình hình, tính khả thi và chủ động thích ứng với chiến thuật và chiến lược của các đại cường.
Mặt chính một người lính trong quân phục Bắc Việt, ôm nón cối, tay cầm một bông hoa, đến để thương tiếc những chiến sỹ Miền Nam đã hy sinh bảo vệ Hòang Sa. Người mất người còn đã thực sự hòa giải hòa hợp trong tinh thần Tổ Quốc Bên Trên.
Cũng trên bức hình là công an những người đại diện cho chế độ tay cầm loa tìm mọi cách để giải tán, để phá tan sự nghiêm trang của buổi lễ tưởng niệm. Mặt trái của bức hình đã nói lên sự thực của cái gọi là “hòa hợp hòa giải” giữa người dân và nhà cầm quyền cộng sản.
Khi anh nói về giáo dục, tôi đề nghị anh nói với các bạn trẻ về ba căn bản triết lý giáo dục của miền Nam: dân tộc, khai phóng và nhân bản. Thiết nghĩ làm gì cũng vậy nếu thiếu đi căn bản trước sau cũng dẫn đến khủng hoảng. Từ triết lý giáo dục miền Nam vì tinh thần dân tộc chúng ta cùng quan tâm đến Hoàng Sa, vì nhân bản chúng ta mới đề cao những phương cách hòa bình để giành lại Hoàng Sa và vì tinh thần khai phóng chúng ta mới thẳng thắn trao đổi học hỏi lẫn nhau.
Cuối cùng xin cám ơn anh, nhờ bài viết “Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1” chúng ta mới có thể hiểu nhau hơn và tôn trọng nhau hơn và nhân dịp năm mới mong chúc anh, bạn đọc xa gần và gia đình một năm mới nhiều sức khỏe và nhiệt tâm để đi tiếp con đường giành lại những gì mình đã mất.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra và phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.
-Dân tộc được gì qua vận động UPR 2014?
Trinity Hồng Thuận
Cuộc vận động nhân quyền nhân dịp sự kiện
Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) 2014 của Liên Hợp Quốc
diễn ra vừa qua ở Geneva đã tạo sự quan tâm rất lớn về tình trạng chà
đạp nhân quyền quá tồi tệ mà dân tộc Việt Nam đang phải gánh chịu.
Biết trước là không thể chối cãi hay khỏa lấp các chứng cớ quá hiển nhiên, Hà Nội chỉ còn cách đánh lạc hướng công luận.Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Cộng sản Việt Nam kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, trước kỳ kiểm điểm, đã đổ tội cho “những thế lực xấu” cố tình xuyên tạc nỗ lực thực thi nhân quyền “quá hay” của nhà nước.
Nói tiếp giùm ông Phạm Bình Minh, lại có người khai triển luận điểm đó để cố bảo rằng: vì có đảng phái chính trị tham gia vào cuộc vận động UPR nên Đảng CSVN đã thắng khi ‘cuộc tranh đấu cho nhân quyền “không còn chính nghĩa” nữa.
‘Kết quả khách quan’
“Tính sổ tại điểm này theo kiểu thắng thua có lẽ là cách nhìn quá hạn hẹp và không đủ nghiêm túc. Hiển nhiên các nhân chứng từ trong nước và bà con ở hải ngoại tham gia vào các sinh hoạt vận động UPR không ngây thơ đến nỗi nghĩ rằng một kỳ chất vấn này mà đủ để thay đổi tình trạng nhân quyền tệ hại tại Việt Nam“
Đến UPR 2014, có đến 106 phái đoàn các quốc gia tham dự để chất vấn phái đoàn Việt Nam, và sau đó đưa ra 227 khuyến nghị.
Chỉ nội các con số đó đã cho thấy tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không được cải thiện mà đang tồi tệ hơn 4 năm trước tới mức nào.
Các chất vấn và khuyến nghị cũng không chung chung nhưng đi rất sâu vào nhiều lãnh vực cụ thể như bãi bỏ án tử hình; tăng sự độc lập của truyền thông, bao gồm việc cho phép truyền thông tư nhân; cải thiện quyền tự do Internet; chấm dứt những hạn chế đối với quyền tự do phát biểu và tụ họp ôn hòa; xây dựng chính sách đối thoại giữa chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự độc lập; sửa đổi bộ luật Hình sự và luật Tố tụng, đặc biệt xóa bỏ những quy định không rõ ràng về an ninh quốc gia như các điều 79, 88, 258 dùng để kết tội cho những tiếng nói bất đồng với chính phủ hay chính sách nhà nước…
Nhà nước Việt Nam sẽ phải phúc đáp những khuyến nghị này, chậm nhất vào kỳ họp thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 2014.
Như vậy thắng hay thua?
Với quan niệm như vậy, thì không thể nhìn UPR như một biến cố mang tính kết thúc để rồi gọi đó là thành hay bại. Còn nếu nhìn UPR 2014 như là một bước trong tiến trình đấu tranh của cả dân tộc thì hầu như mọi mục tiêu của lực lượng dân chủ qua sự việc này đều đã đạt được rất tốt đẹp, từ sự liên kết giữa nhiều thành phần đấu tranh quốc tế cũng như Việt Nam, đến sự tiếp tay rất tích cực của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế với chúng ta, đến các lời khuyến cáo thẳng thắn của các phái bộ đối với nhà nước Việt Nam tại buổi chất vấn. Đặc biệt là sự bình thường hóa của một quá trình dân sự với sự tham gia của nhiều thành phần quan tâm, trong đó có các anh chị em đến từ Việt Nam.
Lại cũng có luận điểm khá kỳ lạ, từ góc nhìn “thắng thua thua thắng” đó, rằng: người Việt hải ngoại đã đánh mất cơ hội tạo điều kiện cho phái đoàn nhà nước Việt Nam lắng nghe nguyện vọng của những người đang đấu tranh nhân quyền có mặt tại UPR. Ai có thể quên được thực tế suốt hơn nửa thế kỷ qua lãnh đạo Đảng CSVN có bao giờ muốn lắng nghe nguyện vọng của gần 90 triệu người Việt không, đặc biệt là những nguyện vọng về nhân quyền? Không những vậy họ đã và đang làm gì với những người dân can đảm dám lên tiếng về nhân quyền tại Việt Nam?
“Những thế lực xấu”
“Không phải bây giờ mà từ nhiều năm qua, nhà cầm quyền Hà Nội luôn đổ tội những khó khăn, những thất bại kinh tế, chính trị, xã hội, nhân quyền, văn hóa… là do các thế lực xấu, thù địch, phản động gây ra.“
Cách đổ tội này không chỉ nhằm né tránh trách nhiệm của giới lãnh đạo Hà Nội trước những lụn bại mà còn là cách để răn đe hàng ngũ nội bộ đảng và dân chúng.
Đây là cách thức tinh vi để khoanh vùng, cô lập sự liên lạc và phối hợp giữa các lực lượng, cá nhân yêu chuộng tự do, công lý với khối quần chúng đang bị tước quyền trong xã hội.
Thực tế dưới chế độ độc tài hiện nay, mọi tập hợp, sinh hoạt không được nhà nước cho phép đều bị dán nhãn là những “thế lực xấu” bất kể đó là cá nhân hay tập hợp; bất kể mục tiêu là sinh hoạt tôn giáo hay vận động cải đổi chính trị.
Trước kỳ kiểm điểm UPR, ông Phạm Bình Minh dùng nhãn “những thế lực xấu” cũng không ngoài các mục tiêu nêu trên, vừa tự phủi trách nhiệm về tình trạng nhân quyền quá tồi tệ tại Việt Nam vừa để răn đe sự hưởng ứng của các nhân chứng từ Việt Nam cho kỳ UPR này cũng như các tố giác vi phạm nhân quyền từ quần chúng Việt Nam nói chung.
Đảng phái chính trị?
Chúng ta lại phải trở lại với câu hỏi khá cơ bản về “chính trị” hay “làm chính trị”. Tham gia giải quyết mọi vấn đề đang đối diện với đất nước đều là “làm chính trị”. Vận động để đổi thay thể chế đang cướp đoạt nhân quyền của dân tộc chắc chắn là “làm chính trị”. Thúc đẩy hình thành một xã hội có nhiều khuynh hướng để vừa giữ cho đất nước phát triển quân bình, lành mạnh, vừa để cho người dân chọn phương án nào hữu hiệu nhất cho đất nước hiển nhiên phải là “làm chính trị”, v.v… Có thể nói một cách rốt ráo: người yêu nước mà không “làm chính trị” thì làm gì?! Và nếu đã “làm chính trị vì đất nước” thì không thể làm một mình mà mơ có kết quả lớn.
Chắc chắn người yêu nước phải kết lại với nhau thành những tập hợp, tổ chức chính trị cùng mục tiêu. Và các tập hợp, tổ chức đó đương nhiên phải cố gắng khai dụng mọi diễn đàn quốc tế như một trong số những vũ khí để giành lại các quyền con người của dân tộc.
“Đây là nỗ lực đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam để sống lại với đầy đủ giá trị của những con người. Con đường tự giải phóng để canh tân đất nước này cần và đòi hỏi sự có mặt của tất cả những người yêu nước“
‘Sự có mặt của tất cả’
Xem ra con đường đến đích tự do, dân chủ, nhân quyền vẫn còn khá dài trước mặt dân tộc chúng ta mà UPR 2014 chỉ mới là một thành quả đáng kể, đặc biệt với sự nối liền của người Việt trong và ngoài nước, cũng như người Việt với cộng đồng quốc tế tranh đấu cho nhân quyền.Chúng ta có lẽ vẫn chưa có thể vui mừng tại điểm này vì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vẫn đang đi xuống. Lại càng không thể xem đây là chuyện “thắng thua thua thắng” như những trò chơi, những canh bạc, hay những cuộc chạy đua giành ghế giữa một vài đảng phái như trong xã hội phương Tây.
Đây là nỗ lực đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam để sống lại với đầy đủ giá trị của những con người.
Con đường tự giải phóng để canh tân đất nước này cần và đòi hỏi sự có mặt của TẤT CẢ những người yêu nước.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nhà hoạt động nhân quyền trẻ tuổi tại California, Hoa Kỳ, thành viên của Đảng Việt Tân, đã tham dự vào cuộc vận động nhân quyền UPR tại Geneva vừa qua.
-’Khi chính quyền bị dân quay mặt đi’
BBC
Khi một chính quyền, một triều đại bị người
dân ‘quay mặt đi’, thì đó là khi mà chính quyền hay ‘triều đại ấy’ đã bị
‘hạ bệ rồi’, đó là nhận định của một nhà lý thuyết xã hội học từ Hà Nội
khi bình luận về những bài học lịch sử và quy luật khách quan chi phối
các thể chế chính trị cầm quyền ở một quốc gia như Việt Nam hiện nay.
Hôm 09/2/2014, Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến, nguyên Trưởng phòng Xã hội
học Văn hóa, Viện Xã hội học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam, nói với BBC rằng điều này được hiểu như một ‘quy luật’ chứ không
phải là một cái gì ‘ngẫu nhiên’.Theo nhà nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến một số thể chế quyền lực đã bị sụp đổ trong lịch sử đương đại gần đây, như ở Liên Xô, khối Đông Âu Xã hội Chủ nghĩa (cũ), hoặc một số chế độ độc tài trong mùa Xuân Ả-rập mới đây, là do đã ‘xa rời’ nhân dân, quần chúng.
Ông nói: “Những thiết chế đã sụp đổ thực sự là những thiết chế đã xa dân… Tức là thiết chế đó chỉ hướng vào phục vụ bản thân chính thể của nó thôi, còn nó không chú ý gì đến đời sống của người dân, những nguyện vọng của người dân, cho nên dần dần người ta quay lưng lại, người ta không ủng hộ nó nữa…
“Khi người dân đã quay lại bất hợp tác với hệ thống chính trị đó, thì hệ thống chính trị đó, cho dù thế nào, cũng không thể nào giữ được, không thể ổn định được và bản thân nó tự sinh ra lủng cũng, sinh ra mâu thuẫn và đi đến tự sụp đổ.”
‘Bất đồng quan điểm’
“Tôi không đồng ý, vì vấn đề chứng minh cái đó thì không có gì chứng minh điều đó cả. Nhưng tôi lại nghĩ rằng người Việt Nam rất hay có đột biến, Cách mạng Tháng Tám là đột biến…“
TS. Nguyễn Đức Truyến
Bình luận về điều này, Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến, người từng nghiên cứu Việt Nam trên các bình diện văn hóa học, xã hội học và khoa học lịch sử bày tỏ ông bất đồng với quan điểm này.
Nhà xã hội học nói: “Tôi không đồng ý, vì vấn đề chứng minh cái đó thì không có gì chứng minh điều đó cả. Nhưng tôi lại nghĩ rằng người Việt Nam rất hay có đột biến, Cách mạng Tháng Tám là đột biến…
“Chúng ta không nói đến những nguyên nhân, không nói đến những yếu tố này, yếu tố kia, nhưng tại sao các nước khác vẫn còn đang trong vòng nô lệ, thì Việt Nam đã là nước đầu tiên thoát ra khỏi vòng nô lệ ngay sau thời kỳ Thế chiến thứ Hai, còn trước cả Trung Quốc?”
Theo nhà phân tích này, dân tộc Việt Nam không phải là một ‘dân tộc cam chịu’ mà trái lại là một dân tộc ‘bất khuất’ qua suốt quá trình lịch sử quốc gia, dân tộc tới nay.
“Dân tộc Việt Nam nói như là tử vi ‘tôi sinh vào giờ ấy thì chẳng làm được gì nên hồn cả’, thì tôi nghĩ không đúng.”
Mở đầu cuộc trao đổi, Tiến sỹ Truyến phân tích những nhân tố chính yếu quyết định sự chuyển biến xã hội, cũng như trả lời câu hỏi liệu một hệ thống đảng phái chính trị bất kỳ trong xã hội ngày nay có thể đứng ngoài quy luật “hữu sinh năng hữu tử” như một quy luật trong xã hội, văn hóa và tôn giáo vẫn được đề cập xưa nay hay là không.
Trung Quốc vơ vét tài nguyên Châu Phi như những tên thực dân
Bà Jane Goodall, năm nay 80 tuổi, là người tranh đấu bảo vệ môi
trường và có các công trình nghiên cứu nổi tiếng về loài tinh tinh ở
Tanzania. -DR
Bà Jane Goodall, năm nay 80 tuổi, là người tranh đấu bảo vệ môi trường và có các công trình nghiên cứu nổi tiếng về loài tinh tinh ở Tanzania. Nhằm đánh động công luận về những mối nguy hiểm đe dọa hành tinh, trong cuộc trả lời phỏng vấn AFP, bà Goodall nhận xét : « Tại Châu Phi, Trung Quốc đã làm đúng như những gì mà các cường quốc thực dân đã làm. Chúng muốn có nguyên liệu để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, vơ vét tài nguyên thiên nhiên và để cho dân cư ngày càng nghèo khổ hơn ». Theo chuyên gia này, « thế nhưng người Trung Quốc đông hơn và các công nghệ đã tiến bộ. Đó là một thảm họa ».
Trung Quốc có mặt khắp nơi tại Châu Phi để khai thác các tài nguyên mỏ, đồng thời cũng được coi là một thị trường quan trọng tiêu thụ sừng tê giác, ngà voi. Trong những năm vừa qua, số vụ săn bắn trộm hai loại động vật này tăng mạnh. Tuy vậy, bà Goodall tỏ ý hy vọng : « Tôi nghĩ là Trung Quốc đang thay đổi ». Bà cho biết : « Cách nay 10 năm, ngay cả khi chịu sức ép của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc có thể vẫn không đốt kho ngà voi tịch thu được. Bây giờ, họ đã làm. Cách nay 10 năm, người Trung Quốc có thể không từ bỏ việc ăn súp vây cá mập trong các chiêu đãi chính thức. Bây giờ, họ đã làm. Đằng sau những hành động này, có thể có một chút gì đó mang tính phô diễn, nhưng tôi hy vọng đó là dấu hiệu của sự thay đổi suy nghĩ và là bước khởi đầu của một sự hiểu biết ».
Tổ chức « Rễ và mầm – Roots and Shoots », do bà Goodall thành lập năm 1991 cũng có mặt tại Trung Quốc. Tổ chức này có nhiều vụ phối hợp các sáng kiến về môi trường của các nhóm thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Bà cho biết : « Chúng tôi làm việc với hàng trăm trẻ em Trung Quốc. Các em không khác gì những đứa trẻ khác. Các em yêu thích thiên nhiên, động vật và các em muốn tham gia đóng góp ».
Chính với niềm tin mãnh liệt là có thể thay đổi nhãn quan thế giới về môi trường mà bà Jane Goodall đã đi nhiều nơi trên thế giới và bà luôn tâm niệm : « Chúng ta còn một chút xíu thời gian để thay đổi mọi việc».
Trước đó, lá thư của bà đưa lên mạng nói ông đã bị công an bắt đi khỏi nhà tại ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, vào chiều Chủ nhật 9/2.
Lúc đó bà Phượng và chị gái cũng có mặt. Bản thân bà cũng bị “ép tới đồn công an tỉnh Đồng Tháp và hỏi cung 5 tiếng đồng hồ” nhưng sau đã được trả tự do.
Được biết hai ông bà Nguyễn Bắc Truyển và Bùi Thị Kim Phượng dự tính sẽ tổ chức lễ thành hôn vào ngày 18/2 tới.
Theo nội dung thư kêu cứu mà bà Phượng đăng tải trên một số trang mạng, công an huy động một số đông nhân viên tới “phá hoại nhà cửa của chúng tôi, đập bể hết những cửa sổ, bàn ghế, và tịch thu tất cả những đồ dùng của anh Nguyễn Bắc Truyển như: laptop, cell phone, máy chụp hình và nhiều thứ khác”.
Hiện chưa rõ lý do tại sao công an lại có hành động như cáo buộc.
Ông bị mang ra xử tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự, vào năm 2007. Lần đó ông lãnh án 4 năm tù giam.
Tháng 5/2010 ông được ra tù và chịu lệnh quản chế thêm một thời gian.
Ông Nguyễn Bắc Truyển đã có một số bài viết kêu gọi đa nguyên đa đảng, mở rộng dân chủ trước khi bị bắt.
Sau khi được trả tự do, ông tiếp tục tham gia hoạt động đấu tranh dân chủ, gần đây ông điều hành Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo.
Ông Nguyễn Bắc Truyển đã ký hợp đồng trợ giúp pháp lý với Văn phòng Luật sư Tín Việt và cộng sự, đại diện là luật sư Trần Thu Nam. Hợp đồng này còn hiệu lực tới tháng 5/2014.
Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ sắp cưới của ông, là tín đồ Phật giáo Hòa hảo.
Ông Veniez được giới thiệu là một doanh nhân (entrepreneur).
Bài viết mở đầu bằng nhận định: “Con đường tới cải cách luôn đầy rẫy các chướng ngại vật và bãi mìn” (?). Veniez cho rằng các chỉ trích gia ở phương Tây, những người luôn công kích chính phủ Việt Nam về thay đổi chậm chạp trong hệ thống và khung luật pháp, không có viễn cảnh lịch sử.
Ông khẳng định: “Việt Nam của ngày hôm nay đang vững bước trên con đường trong một giai đoạn chuyển mình lớn lao nhất trong lịch sử”.
“Việt Nam đang thực hiện một cuộc cải cách sâu sắc về cả hệ thống, luật pháp, kinh tế và văn hóa.”
“Lịch sử sẽ là vị trọng tài cuối cùng về mức độ thành công của ông.”
Ông Dũng trong bài viết được cho là đang chèo lái một nghị trình cải cách đầy tham vọng trong bối cảnh quốc gia độc đảng đầy mâu thuẫn.
Tác giả còn đi xa hơn khi so sánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, cho rằng giống như ông Đặng, ông thủ tướng Việt Nam đặt trọng tâm vào việc tạo dựng một nước Việt Nam hiện đại, tự tin và thịnh vượng.
Veniez điểm qua các mốc mà ông cho là thành tựu của ông Nguyễn Tấn Dũng kể từ khi ông bắt đầu nhậm chức thủ tướng năm 2006, như Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập bình quân đầu người…
Bài viết ngắn kết thúc với lập luận: “Các chỉ trích gia
của Hà Nội nói tới tiến độ cải cách chậm chạp, tình trạng
kiểm duyệt và hệ thống tham nhũng…Nhưng chúng ta cần nghĩ xem
Việt Nam sẽ ở đâu ngày hôm nay nếu không có sự tinh tế khôn
ngoan, lòng quyết tâm bền bỉ và sự cương quyết kiên định vì
một tương lai hòa bình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.
Bài blog trên Huffington Post Canada là một trong những bài báo mới xuất hiện ca ngợi tài năng và thành tựu của ông thủ tướng Việt Nam.
Hôm 2/2, báo Korea Herald của Hàn Quốc cũng có bài nói ông Dũng đã trở thành “biểu tượng lãnh đạo” ở Châu Á, người đã “đưa nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi khủng hoảng và thực hiện hàng loạt cải cách”.
Tuy nhiên khác với bài trên Korean Herald được một số báo Việt Nam nhanh chóng đăng lại, bài của Daniel Veniez cho tới nay chưa thấy ai nhắc đến, ngay cả trang mạng nguyentandung.org chuyên đăng bài ca ngợi thủ tướng.
Bài viết cũng chưa có phản hồi nào, tính tới trưa thứ Hai 10/2 giờ Hà Nội, và mới có 83 ‘like’ trên Facebook, con số tương đối nhỏ so với các bài đăng trên trang web nổi tiếng này.
Doanh nhân Veniez, chủ tịch công ty DDV Enterprises Ltd., chuyên đầu tư và dịch vụ quản lý, hồi tháng Ba 2013 đã có chuyến thăm Việt Nam, sau đó có bài nói Việt Nam đang trở thành một “con hổ Á châu”.
Cùng ngày 8/2, tập đoàn IDG Ventures của con rể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Bảo Hoàng, đã khai trương tiệm đồ ăn nhanh McDonald’s đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh.
Đức Tâm -RFI
Trung Quốc đã khai thác các tài nguyên của Châu Phi như những tên thực dân Châu Âu đã làm thời trước, gây ra những hậu quả thảm khốc đối với môi trường và những khu rừng thiên nhiên.Trên đây là lời tố cáo của chuyên gia nghiên cứu loài linh chưởng, Jane Goodall, bên lề một hội nghị được tổ chức tại đại học Witz de Johannesburg, Nam Phi.Bà Jane Goodall, năm nay 80 tuổi, là người tranh đấu bảo vệ môi trường và có các công trình nghiên cứu nổi tiếng về loài tinh tinh ở Tanzania. Nhằm đánh động công luận về những mối nguy hiểm đe dọa hành tinh, trong cuộc trả lời phỏng vấn AFP, bà Goodall nhận xét : « Tại Châu Phi, Trung Quốc đã làm đúng như những gì mà các cường quốc thực dân đã làm. Chúng muốn có nguyên liệu để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, vơ vét tài nguyên thiên nhiên và để cho dân cư ngày càng nghèo khổ hơn ». Theo chuyên gia này, « thế nhưng người Trung Quốc đông hơn và các công nghệ đã tiến bộ. Đó là một thảm họa ».
Trung Quốc có mặt khắp nơi tại Châu Phi để khai thác các tài nguyên mỏ, đồng thời cũng được coi là một thị trường quan trọng tiêu thụ sừng tê giác, ngà voi. Trong những năm vừa qua, số vụ săn bắn trộm hai loại động vật này tăng mạnh. Tuy vậy, bà Goodall tỏ ý hy vọng : « Tôi nghĩ là Trung Quốc đang thay đổi ». Bà cho biết : « Cách nay 10 năm, ngay cả khi chịu sức ép của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc có thể vẫn không đốt kho ngà voi tịch thu được. Bây giờ, họ đã làm. Cách nay 10 năm, người Trung Quốc có thể không từ bỏ việc ăn súp vây cá mập trong các chiêu đãi chính thức. Bây giờ, họ đã làm. Đằng sau những hành động này, có thể có một chút gì đó mang tính phô diễn, nhưng tôi hy vọng đó là dấu hiệu của sự thay đổi suy nghĩ và là bước khởi đầu của một sự hiểu biết ».
Tổ chức « Rễ và mầm – Roots and Shoots », do bà Goodall thành lập năm 1991 cũng có mặt tại Trung Quốc. Tổ chức này có nhiều vụ phối hợp các sáng kiến về môi trường của các nhóm thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Bà cho biết : « Chúng tôi làm việc với hàng trăm trẻ em Trung Quốc. Các em không khác gì những đứa trẻ khác. Các em yêu thích thiên nhiên, động vật và các em muốn tham gia đóng góp ».
Chính với niềm tin mãnh liệt là có thể thay đổi nhãn quan thế giới về môi trường mà bà Jane Goodall đã đi nhiều nơi trên thế giới và bà luôn tâm niệm : « Chúng ta còn một chút xíu thời gian để thay đổi mọi việc».
Công ty Trung Quốc đốt nhà, dồn dân Campuchia để lấy đất
Motthegioi.vn
Lấy tán cây làm “phòng khách”, thuyền đánh cá làm nhà, cuộc sống của gia đình ông Teng Khorn và những người khác thuộc huyện Botum Sakor, tỉnh Koh Kong, Campuchia hiện đang gặp rất nhiều khó khăn.
Ngôi nhà mà họ chắt
chiu, dành dụm, đánh đổi bằng máu và nước mắt từ những chuyến đi biển
giờ đã biến thành tro bụi dưới ngọn lửa của một công ty Trung Quốc.
Nhà của ông Khorn cùng nhiều người dân
quanh đó đã bị tập đoàn Liên minh phát triển đốt trụi khi họ không chịu
di dời đến khu tái định cư mới. Việc chọn nơi ở cũng là cách ông Khorn
thể hiện sự thách thức đối với công ty Trung Quốc.
Gia đình của ông Teng Khorn cùng với hơn
1000 gia đình khác bị buộc phải di dời “một cách lặng lẽ” đến khu tái
định cư mới, nằm cách xa bờ biển, do Tập đoàn Liên minh phát triển xây
dựng.
Mọi chuyện có lẽ sẽ êm xuôi, nếu Tập đoàn chú ý đến tập quán sinh hoạt của người dân bản địa và xây đủ số lượng nhà tái định cư.
Ông Khorn không được cấp bất kì một ngôi nhà hay nền nhà nào trong khu tái định cư.
Và nhà ông đã bị đốt!
“Tôi không sợ chuyện công ty Trung Quốc
đốt nhà của mình”, ông Khorn nói, “Chúng tôi không còn nhà, nhưng có
thuyền và có rừng làm nơi ẩn náu. Nếu người Trung Quốc phát hiện, chúng
tôi sẽ đẩy thuyền ra biển”.
10 thành viên trong gia đình ông Khorn hiện đang phải chen chúc sống trên con thuyền bé xíu. Nhiều người trong số đó là trẻ em.
“Khi nấu ăn, chúng tôi sẽ trốn vào trong
rừng. Nếu người Trung Quốc đến, chúng tôi sẽ chạy ra biển, cùng với lũ
trẻ.”, ông Khorn nói.
Nếu người Trung Quốc vẫn tiếp tục đuổi theo, ông Khorn đe dọa sẽ có ai đó phải chết.
“Đó sẽ là cuộc sống và cái chết”, ông đe dọa.
Neang Nak, vợ của ông Khorn cho biết thêm
về khu tái định cư mà Tập đoàn ép họ đến. Đó là một khu đồi trọc cằn
cỗi, xa biển và gần như không có cây cối.
“Chúng tôi sống nhờ biển, bắt chúng tôi xa biển chẳng khác nào đưa chúng tôi vào con đường chết”, Neang Nak cho biết.
Phen Tha, 36 tuổi, ôm đứa con gái 3 tuổi
vào lòng và kể lại cho phóng viên nghe sự việc ngày hôm ấy. Túp lều nơi
cô Tha và phóng viên ngồi được dựng lại trên chính căn nhà đã bị thiêu
rụi trước đó.
Theo cô Tha, người của công ty Trung Quốc đã được lực lượng cảnh sát hỗ trợ.
“Họ xốc tay tôi lên, giữ nó trên cao và
chĩa súng vào người tôi. Ngay cả khi đứa con nhỏ của tôi đang trốn trong
rừng khóc thét vì sợ hãi, họ cũng mặc. Họ chỉ quan tâm vào việc đốt
ngôi nhà của tôi”, cô Tha kể lại.
“Các con tôi có thể dựa dẫm gì ở mẹ của chúng khi người đàn bà này quá nghèo?”, Tha nghẹn ngào.
Trường hợp của ông Khorn và cô Tha chỉ là
2 trong số 45 gia đình bị thiêu trụi hoàn toàn nhà cửa do chống lại
“lệnh trục xuất” của công ty Trung Quốc.
Phần đất mà tập đoàn Liên minh phát triển
cưỡng chế, nằm trong khu phức hợp resort – du lịch rộng 45 nghìn héc –
ta trong tương lai. Việc xây dựng được triển khai theo một thỏa thuận đã
kí trước đó vào năm 2008.
Trong một diễn biến khác, những người
chĩa súng ngày hôm đó vào cô Tha không phải là cảnh sát. Họ là lực lượng
an ninh tư nhân và được công ty Trung Quốc trả tiền để làm việc đó.
Bảo Duy (Theo The Phnom Penh Post)
Ảnh bìa: Một người dân dựng lều trên nền nhà đã bị phá hủy để phản đối hành động của công ty Trung Quốc.
Ông Nguyễn Bắc Truyển được thả
BBC
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển vừa được thả tối ngày 10/2, một ngày sau khi ông bị bắt tại Đồng Tháp.
Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ sắp cưới của ông Truyển, xác nhận với BBC tin này.Trước đó, lá thư của bà đưa lên mạng nói ông đã bị công an bắt đi khỏi nhà tại ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, vào chiều Chủ nhật 9/2.
Lúc đó bà Phượng và chị gái cũng có mặt. Bản thân bà cũng bị “ép tới đồn công an tỉnh Đồng Tháp và hỏi cung 5 tiếng đồng hồ” nhưng sau đã được trả tự do.
Được biết hai ông bà Nguyễn Bắc Truyển và Bùi Thị Kim Phượng dự tính sẽ tổ chức lễ thành hôn vào ngày 18/2 tới.
Theo nội dung thư kêu cứu mà bà Phượng đăng tải trên một số trang mạng, công an huy động một số đông nhân viên tới “phá hoại nhà cửa của chúng tôi, đập bể hết những cửa sổ, bàn ghế, và tịch thu tất cả những đồ dùng của anh Nguyễn Bắc Truyển như: laptop, cell phone, máy chụp hình và nhiều thứ khác”.
Hiện chưa rõ lý do tại sao công an lại có hành động như cáo buộc.
Đấu tranh dân chủ
Ông Nguyễn Bắc Truyển là thành viên đảng Dân chủ Nhân dân có trụ sở tại hải ngoại vào thời điểm bị bắt năm 2006.Ông bị mang ra xử tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự, vào năm 2007. Lần đó ông lãnh án 4 năm tù giam.
Tháng 5/2010 ông được ra tù và chịu lệnh quản chế thêm một thời gian.
Ông Nguyễn Bắc Truyển đã có một số bài viết kêu gọi đa nguyên đa đảng, mở rộng dân chủ trước khi bị bắt.
Sau khi được trả tự do, ông tiếp tục tham gia hoạt động đấu tranh dân chủ, gần đây ông điều hành Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo.
Ông Nguyễn Bắc Truyển đã ký hợp đồng trợ giúp pháp lý với Văn phòng Luật sư Tín Việt và cộng sự, đại diện là luật sư Trần Thu Nam. Hợp đồng này còn hiệu lực tới tháng 5/2014.
Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ sắp cưới của ông, là tín đồ Phật giáo Hòa hảo.
HuffPost Canada có bài về Thủ tướng VN
BBC
Phiên bản Canada của báo mạng có uy tín
Huffington Post, trong mục Blog, vừa có bài ca ngợi ông Nguyễn
Tấn Dũng là “động lực” của cải cách ở Việt Nam.
Bài viết tựa đề ‘Nguyễn Tấn Dũng: Động lực đằng sau sự chuyển mình của Việt Nam’ (Nguyen Tan Dung: Bấm The Driving Force Behind Vietnam’s Transformation) của tác giả Daniel D. Veniez được đăng hôm 8/2/2014.Ông Veniez được giới thiệu là một doanh nhân (entrepreneur).
Bài viết mở đầu bằng nhận định: “Con đường tới cải cách luôn đầy rẫy các chướng ngại vật và bãi mìn” (?). Veniez cho rằng các chỉ trích gia ở phương Tây, những người luôn công kích chính phủ Việt Nam về thay đổi chậm chạp trong hệ thống và khung luật pháp, không có viễn cảnh lịch sử.
Ông khẳng định: “Việt Nam của ngày hôm nay đang vững bước trên con đường trong một giai đoạn chuyển mình lớn lao nhất trong lịch sử”.
“Việt Nam đang thực hiện một cuộc cải cách sâu sắc về cả hệ thống, luật pháp, kinh tế và văn hóa.”
Vai trò đầu tàu
Theo doanh nhân Veniez, “trách nhiệm dẫn dắt đất nước trên con đường vô cùng phức tạp này đặt lên vai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.“Lịch sử sẽ là vị trọng tài cuối cùng về mức độ thành công của ông.”
Ông Dũng trong bài viết được cho là đang chèo lái một nghị trình cải cách đầy tham vọng trong bối cảnh quốc gia độc đảng đầy mâu thuẫn.
Tác giả còn đi xa hơn khi so sánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, cho rằng giống như ông Đặng, ông thủ tướng Việt Nam đặt trọng tâm vào việc tạo dựng một nước Việt Nam hiện đại, tự tin và thịnh vượng.
Veniez điểm qua các mốc mà ông cho là thành tựu của ông Nguyễn Tấn Dũng kể từ khi ông bắt đầu nhậm chức thủ tướng năm 2006, như Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập bình quân đầu người…
“Việt Nam sẽ ở đâu ngày hôm nay nếu không có sự tinh thế khôn ngoan, lòng quyết tâm bền bỉ và sự cương quyết kiên định vì một tương lai hòa bình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.“
Doanh nhân Daniel D. Veniez
Bài blog trên Huffington Post Canada là một trong những bài báo mới xuất hiện ca ngợi tài năng và thành tựu của ông thủ tướng Việt Nam.
Hôm 2/2, báo Korea Herald của Hàn Quốc cũng có bài nói ông Dũng đã trở thành “biểu tượng lãnh đạo” ở Châu Á, người đã “đưa nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi khủng hoảng và thực hiện hàng loạt cải cách”.
Tuy nhiên khác với bài trên Korean Herald được một số báo Việt Nam nhanh chóng đăng lại, bài của Daniel Veniez cho tới nay chưa thấy ai nhắc đến, ngay cả trang mạng nguyentandung.org chuyên đăng bài ca ngợi thủ tướng.
Bài viết cũng chưa có phản hồi nào, tính tới trưa thứ Hai 10/2 giờ Hà Nội, và mới có 83 ‘like’ trên Facebook, con số tương đối nhỏ so với các bài đăng trên trang web nổi tiếng này.
Doanh nhân Veniez, chủ tịch công ty DDV Enterprises Ltd., chuyên đầu tư và dịch vụ quản lý, hồi tháng Ba 2013 đã có chuyến thăm Việt Nam, sau đó có bài nói Việt Nam đang trở thành một “con hổ Á châu”.
Cùng ngày 8/2, tập đoàn IDG Ventures của con rể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Bảo Hoàng, đã khai trương tiệm đồ ăn nhanh McDonald’s đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét