Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Lượm lặt - vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn (ACB) -Ngân hàng Nhà nước "gắp lửa" bỏ tay ACB?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Hải quân và các tác vụ phi chiến đấu (Tia sáng).
- Nguyễn Anh Dũng: MỘT THỜI DẠY VÀ HỌC (DĐXHDS).
Bộ trưởng Trần Đại Quang: Bộ CA xử lý vụ án Nguyễn Thanh Chấn (NLĐ). “ĐB Lê Thị Nga trong sáng ngày 21-11 phải chất vấn tới 2 lần để yêu cầu những người đứng đầu ngành kiểm sát, tòa án và công an trả lời rõ ràng các vấn đề này.” - Chánh án Trương Hoà Bình giải trình về “án oan” (MTG).
Ba ngành bắt tay cam kết giảm án oan (TN). - Rà soát lại tất cả vụ án có đơn kêu oan (TP). - Sẽ có “sự thật” là ông Chấn “tự chặt chân mình” (LĐ). - Bộ trưởng Trần Đại Quang: Bộ CA xử lý vụ án Nguyễn Thanh Chấn (NLĐ). - Nguyên Phó chánh án TAND tối cao “vạch lỗi” vụ án oan 10 năm ở Bắc Giang (PLVN). - Vụ 10 năm oan sai: Yêu cầu kiểm sát viên làm báo cáo tường trình (LĐ). - Bộ trưởng Bộ Công an: Nghiêm cấm dùng nhục hình! (Infonet). - “Áp lực công việc dẫn đến vụ Nguyễn Thanh Chấn bị oan” (Infonet). - Không chấp nhận ép cung, nhục hình trong vụ án oan 10 năm (PT). - Chánh án TANDTC nói gì về việc ông Chấn tố bị ép cung, nhục hình? (GDVN). - “Bộ Công an có trách nhiệm với những sai sót trong hoạt động điều tra” (DT).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
Việt Nam tích cực bảo tồn và phát huy di sản thế giới (VOV). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Hai tháng nữa có phương án tuyển sinh mới (ĐS&PL).
Nơi neo đậu con chữ (Tin tức).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Lại vỡ đường ống, 70.000 hộ dân Hà Nội thiếu nước (TT). QUỐC TẾ 
600 tay súng Mỹ đang tham chiến tại Syria (Tin tức).

2121. VỀ TIẾN TRÌNH HÒA BÌNH Ở MYANMAR

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 19/11/2013
TTXVN (Hong Kong 18/11)
Từ lâu, đất nước Myanmar luôn chìm trong xung đột giữa chính phủ với các nhóm sắc tộc có vũ trang. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là quyền lực và những nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào tại các khu vực do các nhóm sắc tộc kiểm soát. Thời báo châu Á trực tuyến vừa đăng bài viết về vấn đề này, nội dung như sau:

Một loạt các vụ đánh bom gần đây tại Myanmar được cảnh sát quy trách nhiệm cho những người kinh doanh mỏ địa phương gây ra nhằm ngăn chặn đầu tư nước ngoài. Những yếu tố tiêu cực này dường như đã gây lo ngại về tác động đối với các lợi ích kinh doanh.
Các cuộc tấn công trong bóng tối, bao gồm vụ quả bom phát nổ trong căn phòng của một người Mỹ tại khách sạn Traders, cho thấy môi trường phức tạp như thế nào đối với các nhà đầu tư ở Myanmar. Nó cũng cho thấy sự mập mờ trong lợi ích khai thác khoáng sản có thể phá hỏng tiến trình hòa bình giữa chính phủ và các phiến quân có vũ trang, đồng thời gây nguy hiểm cho quá trình chuyển tiếp dân chủ của đất nước.
Sự cường điệu về nguồn tài nguyên giầu có của Myanmar vẫn tiếp diễn cùng với việc quốc gia Đông Nam Á này đang tăng cường đón làn sóng đầu tư mới và những luật mới về khai thác mỏ được dự đoán sẽ sớm có hiệu lực. Một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhấn mạnh rằng Myanmar có thể trở thành “ngôi sao đang lên” tiếp theo của châu Á nếu nước này có thể tận dụng tiềm năng tài nguyên phong phú của mình. Tuy nhiên, dù có nhiều lạc quan song những khó khăn vẫn còn đó và nếu không được giải quyết thì có thể gây bất ổn cho tiến trình hòa bình.
 Vấn đề quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư và cả những người dân sống gần các nguồn tài nguyên là việc cải cách khuôn khổ pháp lý và quy định. Sự thiếu chắc chắn của những khuôn khổ hiện nay đã làm xói mòn môi trường đầu tư. Tương tự như vậy, thời hạn sử dụng đất phải được xác định và đạt được một thỏa thuận bền vững với các nhóm sắc tộc có vũ trang để thực hiện tiến trình dân chủ. Tính minh bạch cũng cần thiết để thúc đẩy lòng tin trong các quan chức địa phương vẫn còn dính líu tới những kẻ môi giới chính trị và quân sự. Nêu như cách tiếp cận thận trọng này không thành công thì những nguôn tài nguyên có thể trở thành một gánh nặng thay vì một lợi ích trong quá trình chuyển giao của đất nước Myanmar.
Myanmar là một quốc gia giầu khoáng sản, bao gồm niken, vàng, bôxít, đồng, than đá và đá quý. Sau lĩnh vực năng lượng, khai thác khoáng sản là lĩnh vực lớn thứ hai về mặt tiềm năng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Không giống như lĩnh vực năng lượng, phần lớn được giám sát bởi đa số nhóm sắc tộc của Myanmar, khoáng sản có giá trị cao được tìm thấy trên toàn quốc, bao gồm cả trong các khu vực thuộc quyền kiểm soát cua các nhóm sắc tộc thiểu số khác.
Mặc dù Myanmar có tiềm năng khoáng sản dồi dào, song người dân chủ yếu vẫn làm nông nghiệp. Khoảng 70% lực lượng lao động của nước này tham gia sản xuất nông nghiệp, trong khi chỉ có 7% tham gia sản xuất công nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động nhầm gia tăng tỷ lệ dân số làm trong ngành khai thác mỏ có thể, ít nhất là trong ngắn hạn, cung cấp nguồn thu nhập có giá trị cho các cộng đồng dân cư ở khu vực nông thôn.
Quan trọng nhất, việc khai thác tại khu vực nông thôn và các khu vực sắc tộc xa xôi có thể góp phần chi trả cho cơ sở hạ tầng cốt yếu – trong đó có điện, giao thông, nước, và các cơ sở xử lý nước thải – đến nay vẫn là những lĩnh vực bị lãng quên của đất nước này. Tuy nhiên, Myanmar, với nhiều cuộc xung đột dữ dội giữa chính quyền trung ương và các nhóm sắc tộc vũ trang phải đi trên một con đường đầy nguy hiểm để tránh rơi sâu hơn vào một “lời nguyền tài nguyên” đã có thế nhìn thấy trước.
Các nguồn tài nguyên của Myanmar phân bổ tại nhiều khu vực dân tộc, rất nhiều trong số đó nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền trung ương. Theo số liệu của Chính phủ Myanmar, đất nước này chia thành 8 chủng tộc lớn trong đó bao gồm 135 dân tộc khác nhau. Theo các bản đồ khảo sát của Bộ Mỏ, vành đai năng lượng hydrocarbon (dầu mỏ, khí đốt, than đá) tập trung ở các khu vực sắc tộc Miến Điện, một nhóm sắc tộc chiếm đa số và đang cầm quyền ở Myanmar.
Chì, kẽm, bạc và các vành đai khoáng sản được tìm thấy tại các trung tâm và khu vực Đông Bắc của đất nước Myanmar – phần nhiều trong số đó thuộc các vùng do người dân tộc kiểm soát, bao gồm dân tộc Shan, Mon, và Wa, theo bản đồ cua Bộ Mỏ Myanmar. Người Kachin kiểm soát phần lớn vành đai khoáng sản Đông Bắc, bao gồm các loại khoáng sản như vàng, sắt, chì, kẽm, bạc và đồng.
Vành đai khoáng sản các loại đá quý cũng có thể được tìm thấy ở phía Đông Bắc khu vực Kachin và vùng Bắc Trung Bộ khu vực Shan. Trong khi đó, các khu vực miền núi Trung – Tây, nơi có cơ sở hạ tầng kém phát triển nhất ở Myanmar và bị chi phối bởi dân tộc Chin, lại sở hữu vành đai hydrocarbon và các khoáng chất như niken, nhôm, đồng, bạch kim và vàng.
Không có gì ngạc nhiên khi các khu vực do chính phủ kiểm soát và thường là khu vực của người Miến Điện tiếp tục nắm giữ phần lớn các khoản đầu tư trong lĩnh vực khai thác mỏ. Những phần khu không thuộc sự kiểm soát của người Miến Điện, nơi các dự án khai thác khoáng sản quan trọng đang được triển khai ít hơn, bao gồm bang Kachin, Kayah, và bang Shan.
Sự thiếu bình đẳng của các hoạt động khai thác thương mại khoáng sản giữa người Miến Điện và những khu vực không thuộc quyền kiểm soát của người Miến Điện không có gì đáng ngạc nhiên. Cho đến khi thỏa thuận ngừng bắn gần đây đã được ký kết, Myanmar là một điểm nóng của các cuộc xung đột sắc tộc với hàng chục nhóm sắc tộc có vũ trang hoạt động trên khấp đất nước, khiến cho các khu vực sắc tộc không nhận được nguồn đầu tư.
Ngoài ra, chính sách đồng hóa dân tộc – “một chủng tộc, một ngôn ngữ, một tôn giáo” – được theo đuổi bởi U Nu, Thủ tướng đầu tiên của Myanmar sau khi nước này độc lập vào năm 1948 – vẫn được các hội đồng quân sự cầm quyền nối tiếp nhau duy trì, những người đã tìm cách khiến cho các dân tộc thiểu số bị gạt ra ngoài lề và nghèo khó, để mang lại lợi ích cho Chính phủ do người Miến Điện kiểm soát.
Chính sách này kìm hãm đáng kể sự phát triển kinh tế của các khu vực sắc tộc. Mặc dù chính sách này hiện nay đã chính thức thay đổi nhưng sự oán giận sâu xa vẫn còn tồn tại. Do đó sự việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản tại các khu vực sắc tộc của Myanmar cũng sẽ được thử thách bằng sự cần thiết phải thay đổi tư duy phân biệt đối xử.
Nền hòa bình thương mại
Trong khi các cuộc đàm phán chính thức với các nhóm sắc tộc vũ trang đang được tiến hành thì các phong trào khác, do các cá nhân trong lĩnh vực sản xuất tư nhân đứng đầu, cũng xuất hiện. Tại các khu vực tranh chấp, nơi có nguồn tài nguyên phong phú, đã xuất hiện một nền kinh tế phát triển hòa bình.
Theo một báo cáo của Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế năm 2012, Công ty Princess Dawei, doanh nghiệp nắm giữ quyền khai thác mỏ và sự nhượng quyền đốn gỗ ở các khu do Liên đoàn quốc gia Karen (KNU) kiểm soát, đã cung cấp tiền cho các cuộc đàm phán hòa bình và tạo điều kiện cho các cuộc tiếp xúc để thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn tại bang Karen. Một trường hợp tương tự cũng có thể thấy tại bang Kachin, nơi Yup Zaw Hkawng, một doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực buôn bán đá quý đã tạo điều kiện cho cuộc đối thoại giữa Chính phủ Myanmar và Tổ chức Kachin Độc lập. Những ví dụ như vậy về sự xuất hiện của một nền kinh tế hòa bình vẫn còn tiếp diễn.
Các công ty nhìn thấy được lợi ích thương mại trong việc “môi giới hòa bình mà từ đó sau này họ có thể đòi hỏi chia phần từ sự liên quan của mình, qua đó thu lợi từ tiến trình hòa bình. Việc tiếp cận với các hoạt động khai thác gỗ cho họ khả năng tiếp cận nhanh nhất với những sự chia phần như vậy, và có tin nói rằng nó đã được sử dụng như một phương tiện mặc cả của các nhóm Kareni trong các cuộc đàm phán ngừng bắn. Một nền kinh tế hòa bình như vậy, nếu cách tiếp cận minh bạch, có thế có một tác động tích cực tới việc thúc đẩy tiến trình hòa bình và đem đến kết quả có lợi cho tất cả các bên xung đột. Tuy nhiên, khi điều này trở nên chắc chắn hơn, sẽ khó khăn hơn để đánh bật những lợi ích kinh doanh ra khỏi các cuộc đàm phán tiếp theo.
Các nhóm sắc tộc thiểu số có vũ trang, chẳng hạn như Quân đội Kachin Độc lập (KIA), biết rằng họ đang ngồi trên nguồn tài nguyên quý giá có thể củng cố việc tạo ra một lượng của cải đáng kể. Hiện nay việc khai thác các khoáng sản chủ yếu dựa vào lao động thủ công, vốn rất không kinh tế lại còn bao gồm cả những thực tiễn trái với nguyên tắc, như sử dụng lao động trẻ em.
Việc hiện đại hóa và công nghiệp hóa khu vực khai thác khoáng sản có thể làm tăng lợi nhuận khai thác một cách đáng kể, xóa bỏ các hoạt động bất hợp pháp, cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho các vùng sâu vùng xa. Trên thực tế, việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho phép sự tương tác lớn hơn với các dân tộc, và cung cấp khả năng tiếp cận nhiều hơn cho các nhóm dân tộc trong việc đưa hàng hóa ra thị trường, tạo ra một sự toàn diện hơn trong sự phát triển tổng thể của đất nước.
Tuy nhiên, để các nhóm sắc tộc có vũ trang ở Myanmar cho phép những sự phát triển như vậy – do cơ sở hạ tầng gần như chắc chắn sẽ giảm bớt sự kiểm soát của họ bằng cách làm giảm sự độc quyền của họ trong khả năng tiếp cận và quyền lực trong lãnh thổ riêng của họ – họ phải thấy được một số lợi ích lớn hơn và một mức độ tin cậy đáng kể giữa chính phủ, người dân địa phương và các bên tham gia kinh doanh sẽ cần phải được củng cố. Bất chấp những khó khăn này, việc chia sẻ lợi nhuận từ khai thác tài nguyên mang đến một sự lựa chọn cho hợp tác và xây dựng lòng tin, nếu được thực hiện đúng.
Tuy nhiên, điều này vẫn ẩn chứa một số vấn đề. Các vấn đề cơ bản trong tiến trình hòa bình vẫn còn và phải được giải quyết trước khi bất kỳ việc chia sẻ lợi nhuận từ khai thác tài nguyên nào có thể diễn ra. Thật vậy, việc giải quyết những vấn đề như vậy trên thực tế có thể là điều kiện thiết yếu để phát triển bền vững tại Myanmar. Các vấn đề cốt lõi chắc chắn là: Ai là người đại diện hợp pháp trong các cuộc thương lượng và ai là người thu lợi nhuận hợp pháp? Liệu đại diện của các tổ chức sắc tộc có đồng ý với những thỏa thuận hợp tác sẽ khiến cho nguồn thu địa phương bị giảm đi không? Hoặc việc gia nhập vào tiến trình chính trị có phải là một điều kiện kiên quyết trước khi thực hiện đầu tư không? Những câu hỏi này sẽ cần phải được đưa ra thương lượng với các nhóm lợi ích cá nhân.
Thật sự sẽ không mấy ngạc nhiên khi thấy sự tái xuất hiện cuộc tranh luận trên hệ thống liên bang, lần đầu được anh hùng độc lập Aung San đưa ra trong Hiệp định Panglong vào năm 1947, nhằm tạo một khuôn khổ quản trị đối với việc quản lỷ các nguồn tài nguyên phong phú. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhậy cảm đối với Naypyidavv, đặc biệt đối với những quan chức kỳ cựu của hội đồng quân sự cầm quyền trước đây và đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển – những người xem liên bang như hình thức nhượng lại quyền lực của trung ương và làm tổn hại đến sự đoàn kết trong đảng này.
Mặc dù việc thiết lập một hệ thống liên bang sẽ không thể là liều thuốc chữa bách bệnh cho tất cả các căn bệnh của Myanmar, nhưng nó sẽ cho phép Naypyidaw có quan hệ nhiều hơn với các nhóm sắc tộc ở cấp độ chính trị chứ không phải ở cấp độ quân sự với quân sự. Các bang sau đó có thể phải chịu trách nhiệm cho việc phát triển và quản lý các nguồn tài nguyên của mình. Trong tiến trình hòa bình phức tạp của đất nước, có rất nhiều “câu hỏi hóc búa” mà vẫn chưa được trả lời.
Tuy nhiên, một số cải cách trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tương đối có hiệu quả và có thể tạo ra một con đường rộng mở cho các vấn đề khác phức tạp hơn. Trong ngắn hạn, việc cải thiện khuôn khổ pháp lý và quy định cần được ưu tiên, như sự tham gia của tổ chức Sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng quốc tế (EITI); tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước nến được duy trì một cách từ từ để đảm bảo tăng trưởng ổn định; thỏa thuận chia sẻ tài nguyên giữa các nhóm sắc tộc và chính phủ hoặc các công ty tư nhân cần có sự minh bạch; và các nhà đầu tư nước ngoài nên nhậy cảm với những căng thẳng tiềm ẩn và khả năng bạo lực chính trị.
Mặc dù có thể đạt được những tiến bộ khác, song đầu tư trong lĩnh vực khai thác khoáng sản sẽ vẫn ẩn chứa nhiều vấn đề cho đến khi tiến trình hòa bình được đảm bảo hơn nữa. Tuy nhiên, nếu công cuộc cải cách liên tục và sự kiên nhẫn chiếm ưu thế thì vận may bất ngờ có thể được chia sẻ bởi tất cả các bên.
***
Theo báo mạng Asiasentinel mới đây, biểu tượng dân chủ của Myanmar, thủ lĩnh phe đối lập Aung San Suu Kyi đã đến thăm Belfast để tìm hiểu về tiến trình đấu tranh gian khổ giành hòa bình của Bắc Ireland và khả năng phát triển, tồn tại độc lập của Bắc Ireland là một điều tương tự với những rắc rối sắc tộc hiện nay ở Myanmar. Chuyến thăm cho thấy bà Aung San Suu Kyi có thể học hỏi được một số điều.
Phát biểu tại trường Đại học Wellington, bà Suu Kyi nói: “Điều chúng tôi học được ở đây sẽ giúp chúng tôi rất nhiều khi quay trở về Myanmar.” Ý nghĩa của lời phát biểu này không phải là điều được cường điệu bởi vì nó cho thấy một nhận thức đã bị bỏ qua trước đó rằng các giải pháp cho những vấn đề rắc rối của Myanmar có thể tồn tại bên ngoài các đường biên giới của quốc gia Đông Nam Á này.
Tuy nhiên, tuyên bố trên của bà đã bị phủ bóng đen bởi điều mà nhiều chuyên gia quan sát Myanmar coi là một loạt sai lầm chính sách trong chuyến công du châu Âu của bà Suu Kyi. Khi bà Suu Kyi không được chấp nhận trao các giải thưởng hòa bình và các huy chương tự do từ các nhà lãnh đạo châu Âu, bà đã dứt khoát từ chối những tuyên bố về một cuộc thanh lọc sắc tộc ở Myanmar. Điều mỉa mai này không thể bị bỏ qua.
Trong hai năm qua, ban lãnh đạo gần như dân sự của Myanmar đã thay đổi tình trạng bỏ rơi những người dân khốn khỏ của họ thông qua một loạt các cải cách mang tính xây dựng. Từ việc thả hàng nghìn tù nhân chính trị (trong đó có cả bà Aung San Suu Kyi) cho đến việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng, thế giới đã nhanh chóng hoan nghênh và tái thiết lập quan hệ với nhà nước Myanmar. Tất cả những cải cách này hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ bởi hình ảnh Myanmar là một quốc gia Đông Nam Á với kinh tế tăng trưởng đang trở thành hình ảnh của một quốc gia bạo lực sắc tộc.
Kể từ khi bạo lực bùng phát giữa những người theo đạo Phật và các tín đồ Hồi giáo ở bang Rakhine có người Hồi giáo chiếm đa số ở Myanmar vào năm ngoái, hơn 140.000 người Hồi giáo Rohingya đã bị mất chỗ ở và hàng trăm – nếu không muốn nói là hàng nghìn người đã bị giết hại. Bức tranh này đang thay đổi theo chiều hướng ngày càng tồi tệ hơn.
Trong khi bà Suu Kyui đang ở Italy để nhận “Giải thưởng Rome vì Hành động Hòa bình và Nhân đạo,” Tomas Ojea Quintana, báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về Myanmar đang điều trần trước Ủy ban Thứ 3 của Liên hợp quốc về Nhân quyền. Quintana đã kêu gọi Chính phủ Myanmar giải quyết mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với các cuộc cải cách hiện nay và khả năng phát triển trong tương lai của nước này, đó là một làn sóng “chống người Hồi giáo” đang lan rộng.
 Chính phủ Myanmar, từ Tổng thống Thein Sein cho đến nghị sĩ Aung San Suu Kyi, có thể chứng tỏ cam kết của họ nhằm ngăn chặn bạo lực sắc tộc ở Myanmar bằng cách quay trở lại trường học – ở Belfast.
Vậy thì có những bài học nào đáng học hỏi ở Bắc Ireland và Ireland? Đầu tiên, các nhà lãnh đạo Myanmar – nhiều người trong số họ là những cựu sĩ quan quân đội – cần phải thoải mái với ý tưởng cho quân đội đình chiến. Trong giai đoạn “Những rắc rối ở Bắc Ireland”, ủy ban Đình chiến Quốc tế Độc lập (IICD) đã thành công trong việc làm cho các tổ chức bán quân sự hạ vũ khí. Myanmar là quốc gia có hơn 135 nhóm sắc tộc khác nhau, nhiều trong số đó đều có các lực lượng quân sự riêng, và những nhóm này thường xuyên tham gia các cuộc nội chiến quy mô nhỏ với quân đội Chính phủ Myanmar. Những cuộc chiến như vậy đã xẩy ra trong gần một nửa thế kỷ qua.
Thứ hai, Chính phủ Myanmar cần phá vỡ truyền thống và tham gia vào một tiến trình hòa bình toàn diện. Các cuộc thương lượng hòa bình ở Myanmar thường là chính phủ “môi giới” một thỏa thuận hòa bình riêng rẽ với từng nhóm phiến quân sắc tộc. Tuy nhiên, những thỏa thuận như vậy không có hiệu quả. Một trường hợp như vậy là hồi đầu tháng 10, khi chính phủ của Tổng thống Then Sein “môi giới” một thỏa thuận ngừng bắn với Tổ chức Kachin Độc lập. Trong vòng hai tuần, các vụ nã pháo và những vụ không kích mới đã thay thế cho hòa bình. Trong tương lai, Myanmar có thể thực hiện một biện pháp thương lượng hòa bình được rút ra từ kinh nghiệm ở Bắc Ireland và ngồi vào bàn đám phán với tất cả các nhóm sắc tộc, chứ không phải riêng rẽ với từng nhóm mỗi lần. Một nền hòa bình lâu dài là một nền hòa bình đạt được thông qua một tiến trình hòa bình toàn diện, và Chính phủ Myanmar phải chấm dứt việc giải quyết các cuộc xung đột sắc tộc theo kiểu cứ như thể những cuộc xung đột đó là những vấn đề riêng rẽ. Mớ bòng bong đó phức tạp và lớn hơn nhiều.
Một điểm thứ ba cần phải được nhấn mạnh là một nền hòa bình bền vững không thể được thúc đẩy chỉ qua một đêm. Do nguồn gốc xung đột, tiến trình hòa bình Bắc Ireland đã phải trải qua một khoảng kéo đài 4 năm từ thỏa thuận “Tạm thời chấm dứt các hành động thù địch” vào tháng 4/1994 đến “Thỏa thuận thứ Sáu tốt lành” vào tháng 4/1998. Và các cuộc thảo luận về việc cải thiện quan hệ giữa Bắc Ireland và Ireland đang tiếp diễn. Nếu Chính phủ Myanmar thực sự nghiêm túc về việc giải quyết xung đột sắc tộc như Tổng thống Thein Sein và bà Suu Kyi đã thể hiện, thì họ phải biến những lời nói khoa trương của mình thành thực tế. Và thực tế đó có thể phải mất nhiều năm để nhận ra. Sự kiên nhẫn phải đến từ cả hai phía, và các nhà quan sát tình hình nhân đạo chú ý đến những rắc rối riêng của Myanmar phải để cho những viên than hồng hòa bình sắp tắt có cơ hội bùng cháy trở lại.
Điều tương tự ở Bắc Ireland nên được khởi động lại với Mỹ cũng như là sự lặp lại những nỗ lực của Thượng Nghị sĩ George Mitchell. Được Tổng thống Bill Clinton bổ nhiệm là Đặc phái viên tại Bắc Ireland vào năm 1995 công việc của Thượng Nghị sĩ George Mitchhell là tìm cách đưa các chính quyền và các đảng phái chính trị ngồi vào bàn thương lượng để cuối cùng dẫn đến Thỏa thuận Belfast. Do Mỹ đang phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng mạnh là vội vã trong việc ủng hộ các cuộc cải cách của Myanmar, cam kết nhân đạo cửa Mỹ để thấy được một Myanmar thành công cần được tăng cường hơn nữa. Và cam kết này nên được bắt đầu với việc Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Đại sứ Mỹ tại Myanmar Derek Mitchell thực hiện một vai trò tích cực hơn trong việc đưa Chính phủ Myanmar tham gia sâu hơn các cuộc thảo luận về vấn đề bạo lực sắc tộc ở nước này.
Myanmar hiện đang bị dồn đến bờ vực của một cuộc xung đột tôn giáo-sắc tộc nghiêm trọng, có lẽ có thể coi là diệt chủng khi xem xét tình trạng bạo lực ở bang Rakhine. Sẽ là khôn ngoan nếu coi bài học Bắc Ireland là điều mà Chính phủ Myanmar đang tìm kiếm để đạt được hòa bình. Nếu Myanmar chọn việc tìm kiếm sự hỗ trợ của nước ngoài, Mỹ sẽ sẵn sàng cung cấp cho chính phủ nước này bất kỳ và tất cả những công cụ cần thiết để đạt được hòa bình và kéo dài nền hòa bình đó. Hiếm khi nào một quốc gia thừa nhận họ không có tất cả các giải pháp cho những thách thức nội bộ của riêng họ. Giờ đây, hãy hi vọng Chính phủ Myanmar sẽ quyết định đầu tư thêm nhiều thời gian và năng lượng vào người dân của họ như họ đã làm trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế./.

Liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn phạm tội xảy ra tại Ngân hàng TMCP Á Châu ACB: Ông Trần Xuân Giá có cố ý làm trái về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng?… Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước đến đâu?

Cần nhấn mạnh rằng, từ khi Luật Tổ chức tín dụng (TCTD) có hiệu lực ngày 1/1/2011 đến ngày Ngân hàng ACB chấm dứt hoạt động ủy thác (5/9/2011), chưa có bất cứ quy định hạn chế nào đối với hoạt động ủy thác của các TCTD, nên chủ trương của thường trực Hội đồng Quản trị (HĐQT) ACB đồng ý cho Tổng Giám đốc ACB ủy thác cho cá nhân gửi tiền VNĐ và USD tại các tổ chức tín dụng theo biên bản HĐQT là không trái các quy định pháp luật áp dụng cho cả năm 2011 và 5 tháng đầu năm 2012. Việc không có quy định, không có hướng dẫn kịp thời hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lỗi này do chính NHNN gây ra. Các TCTD và Ngân hàng ACB không có lỗi, không có sai phạm. Về pháp luật, Ngân hàng ACB và các TCTD nếu cần thiết vẫn có quyền khởi kiện ra Tòa án về hành vi hành chính (không kịp thời ban hành các văn bản, gây thiệt hại cho các TCTD…) của NHNN.
Có phải Ngân hàng Nhà nước  “gắp lửa bỏ vào tay… ACB”?
Từ sự phân tích trên cho thấy, NHNN đã có Văn bản số 350 gửi Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an xác nhận: “Việc ACB thực hiện nghiệp vụ ủy thác cho cá nhân, đại lí khi chưa có hướng dẫn của NHNN là sai quy định tại Điều 106 Luật Các TCTD”. Xác nhận này là việc “gắp lửa bỏ vào tay… ACB” để NHNN trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho ngân hàng thương mại (NHTM) khác khi chính NHNN mới là người phải chịu trách nhiệm về việc hướng dẫn đúng lúc và kịp thời bằng một thông tư có hiệu lực ở cùng thời điểm Luật Các TCTD bắt đầu có hiệu lực.
Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB không cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế khi kí biên bản họp ngày 22/3/2010 ra chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các ngân hàng. Biên bản của Thường trực HĐQT ngày 22/3/2010 không vi phạm các quy định pháp luật áp dụng tại thời điểm kí. Việc ACB tiếp tục ủy thác cho cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, trong đó có VietinBank từ ngày Luật Các TCTD năm 2010 có hiệu lực (1/1/2011) cho đến thời điểm chấm dứt hoạt động này (5/9/2011) là không trái với các quy định hiện hành của pháp luật…
Trong các số báo trước, người viết cho rằng Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã sai khi áp dụng “nguyên tắc hồi tố” đối với trường hợp của ông Trần Xuân Giá, đồng thời khẳng định Cơ quan Điều tra không thể áp dụng Điều 106 Luật Các TCTD 2010 để làm căn cứ pháp luật quy kết tội đối với trường hợp của ông Giá và các thành viên Thường trực Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB. Người viết cũng đã chứng minh nội dung biên bản của Thường trực HĐQT ACB ngày 22/3/2010 là phù hợp các quy định của pháp luật áp dụng tại thời điểm kí, vì mấy lẽ: (1) Thực hiện theo đúng quy định của Luật Các TCTD số 07/1997/QH10 ngày 12/12/1997, sửa đổi, bổ sung bằng Luật số 20/2004/QH11 (Luật TCTD 1997); (2) Phù hợp Điều lệ ACB đã được NHNN ra quyết định phê duyệt (Điều lệ của ACB từ năm 2003 đến nay đều được NHNN phê chuẩn tại mọi thời điểm) luôn có điều khoản ACB: “Được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lí trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lí tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác và đại lí”. (3) Không có thiệt hại nào xảy ra với ACB khi thực hiện chủ trương ủy thác gửi tiền. (4) Chính Thông tư 04 của NHNN đã xác định về tính hợp pháp của việc ủy thác trước khi có Thông tư này. (5) Ngân hàng ACB đã ngừng việc ủy thác trước 8 tháng kể từ ngày Thông tư 04 có hiệu lực.
Điều gì xảy ra trong 17 tháng?
NHNN đã tự cho mình có quyền không thực hiện đúng pháp luật hoặc thực hiện việc ra văn bản hướng dẫn quá chậm trễ, không kịp thời theo quy định của nhiều văn bản luật. Theo quy định tại Điều 8.2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (số 17/2008/QH12 ngày 3/5/2008 có hiệu lực thi hành 1/1/2009) thì “Văn bản quy định chi tiết… phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết”. Trong vấn đề này, rõ ràng NHNN đã quá hiểu nội dung của điều luật nêu trên, đã cố ý vi phạm quy định của luật, không ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn để có hiệu lực cùng thời điểm với Điều 106 Luật Các TCTD năm 2010. Nói cách khác, NHNN đã cố ý bỏ trống khung thành “ủy thác”, bỏ đi, không thực hiện việc quản lí Nhà nước trong lĩnh vực ủy thác, không phải chỉ trong 90 phút mà là suốt 17 tháng trời (kể từ 1/1/2011 Luật Các TCTD có hiệu lực – Thông tư 04 có hiệu lực từ 2/5/2012), không hướng dẫn, không quy định, không có thông tư.
 Vậy trong thời gian ấy, các NHTM có được tiến hành các hoạt động ủy thác hay không? Nếu các NHTM không tiến hành hoạt động ủy thác đương nhiên sẽ được tiếng “ngoan” vì không phạm luật, vì biết “nín thở”, cam chịu chờ thông tư mặc dù những ngân hàng này cũng biết làm vậy có khác chi đang đói mà vẫn phải nằm há miệng chờ… thông tư! Về pháp lí thì hậu quả đối với những ngân hàng đó là phải tạm dừng hoạt động ủy thác suốt 17 tháng trời và thiệt hại này phải được các cơ quan chức năng vào cuộc chắc sẽ cho được con số thiệt hại nghiêm trọng đối với các tổ chức tín dụng. Nếu có thiệt hại về vật chất thì chính là do NHNN gây ra vì hành vi cố ý buông lỏng quản lí, cố ý không hướng dẫn, cố ý không quy định cụ thể về ủy thác trong một thời gian rất dài làm cho nhiều NHTM phải đình trệ hoạt động này. Ngược lại, NHTM nào không muốn cảnh “há miệng chờ sung”, lại cứ thực hiện ủy thác như ACB, thì đương nhiên bị coi là sai luật và các ngân hàng đó cũng sẽ phải nhận thêm không phải 1 mà là 1001 văn bản loại VB 350 nêu trên để rồi cũng bị quy chụp là sai luật, cố ý làm trái như ACB.
Từ đó, không ít ý kiến cho rằng chỉ cần NHNN làm đúng quy định của pháp luật, có văn bản hướng dẫn kịp thời đúng với thời hiệu theo luật định thì chắc chắn Ngân hàng ACB cũng như các TCTD khác sẽ không phải rơi vào cảnh dở khóc, dở cười, làm thì bị coi là phạm tội, không làm thì lại thiệt hại về kinh tế bội phần. Nếu Thông tư 04 có ngay cùng với thời điểm có hiệu lực của Luật Các TCTD thì chắc chắn không còn nguyên cớ gì để kết tội ông Trần Xuân Giá và các cộng sự của ông.
Nhân vụ việc này mới thấy sự tùy tiện, thiếu trách nhiệm của NHNN trong việc thực thi pháp luật. Cho đến nay Luật Các TCTD năm 2010 đã có hiệu lực thi hành gần 3 năm mà người dân không biết sẽ có bao nhiêu thông tư liên bộ hay thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ sẽ được ban hành mà chỉ thấy thỉnh thoảng có thông tư ra đời nói là để thực hiện Luật Các TCTD năm 2010. Tương tự, Luật Ngân hàng cũng có những điều luật giao cho NHNN quy định, hướng dẫn nhưng đến nay nhiều nội dung vẫn chưa được NHNN quy định.
Tội cố ý làm trái được quy định rất rõ trong Bộ luật Hình sự, nhưng thực tế điều tra cũng cho thấy khởi tố ai đó về tội danh này cũng còn nhiều vấn đề phức tạp, tế nhị, đôi khi lại rất nhạy cảm nên loại tội này thường ít gặp hơn trong Tố tụng Hình sự. NHNN đã biết rất rõ trách nhiệm theo Luật định phải ra văn bản quy định, hướng dẫn mà ngược lại đã không có văn bản hướng dẫn kịp thời, dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, làm các TCTD bị thiệt hại, nghiêm trọng, thì đó là dấu hiệu vi phạm ở mức độ nào?…
Hiện tại, chưa rõ các cơ quan tố tụng hình sự đã xác định NHNN có vai trò tố tụng trong vụ án này không? Nếu có thì NHNN ở vai trò gì khi là người tham gia tố tụng?
Cần có sự điều tra, làm rõ để xác định nhiều vấn đề có liên quan đến vụ án, liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, trách nhiệm đối với thiệt hại v.v… như có bao nhiêu TCTD đã ngừng việc ủy thác, ngừng nhận việc ủy thác, hậu quả thiệt hại của việc này; có bao nhiêu TCTD vẫn cứ tiến hành việc ủy thác, nhận ủy thác khi chưa có Thông tư 04; thực tế do nguyên nhân gì, do ai mà suốt 17 tháng NHNN mới có thông tư hướng dẫn khi NHNN là cơ quan quản lí Nhà nước về chuyên ngành cao nhất, lớn nhất?…
TS, Luật sư Dương Mạnh Hùng

2122. Hiến pháp, khoa học, lợi ích và thực tế: Phần IV- Hiến pháp 2013 và xã hội dân sự

TS Nguyễn Sỹ Phương – CHLB Đức


*Phần IV- Hiến pháp 2013 và xã hội dân sự
I) Khoa học về xã hội dân sự. Lịch sử xã hội dân sự được coi khởi đầu từ hiệp hội anh em “La Court de Bonne Compagnie“  thành lập năm 1413 ở Anh.  Ngày nay, khái niệm đó dùng để chỉ các hội đoàn, các phong trào, các hoạt động của người dân, có các dấu hiệu đặc trưng: – Tự nguyện, từ tâm; – Không vì lợi ích riêng cá nhân; – Không do nhà nước hay đảng phái tổ chức điều khiển; – Không khép kín trong quan hệ gia đình. Nếu đối chiếu với học thuyết Mác về mô hình nhà nước cộng sản tương lai không còn đóng vai trò “thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác“, mà chỉ là “những tổ chức công dân tự quản“, thì xã hội dân sự hiện nay đúng với tính chất tự quản đó. Xã hội dân sự còn được các nhà  xã hội học mô hình hoá thành khoảng không gian công cộng nằm giữa 3 thành tố: 1- Nhà nước, hoạt động bằng quyền lực, hành xử bởi lợi ích và trách nhiệm pháp lý chi phối. Vì lợi ích và trách nhiệm đó, người ta có thể bắn vào đoàn biểu tình; nghiền họ bằng xích xe tăng như vụ Thiên An Môn 1989; tra tấn bức cung nhục hình nghi phạm, miễn để hoàn thành trách nhiệm. 2- Thị trường, hoạt động bằng trao đổi hàng hoá, nhằm lợi ích kinh tế. Thậm chí “lãi suất 300% thắt cổ họ cũng sẵn sàng – Các Mác“. 3- Gia đình, hoạt động bằng tình cảm riêng tư, bị chi phối bởi động cơ “một giọt máu đào hơn ao nước lã“. Nếu thể hiện bằng hình ảnh sẽ cho ta một hình tròn lớn XÃ HỘI, trong đó có 3 hình tròn nội tiếp với hình tròn lớn và ngoại tiếp với nhau. Ba hình tròn nội tiếp đó là nhà nước, thị trường và gia đình. Khoảng giữa 3 hình tròn chính là xã hội dân sự.
Ưu việt của xã hội dân sự ở chỗ, trước hết nó đáp ứng bất kỳ nhu cầu lợi ích nào của người dân nảy sinh, mà nhà nước, thị trường, gia đình không, hoặc không thể thoả mãn. Ở Đức, hiện có trên 616.000 hiệp hội có đăng ký, chưa kể 105.000 công ty bất vụ lợi, qũy tài trợ, với tổng sản phẩm lên tới khoảng 100 tỷ Euro/năm. Khi có vấn đề, người thuê nhà có thể viện đến hiệp hội những người thuê nhà, ngược lại người cho thuê nhà có thể viện đến hiệp hội những người cho thuê nhà mà không nhất thiết mình là thành viên. Tương tự, người làm công có công đoàn, người thuê việc có hiệp hội giới chủ (cho thuê), doanh nghiệp có hội doanh nghiệp, kinh doanh bán lẻ có hội bán lẻ, bán buôn có hội bán buôn, đóng thuế có hội những người đóng thuế, khai thuế có hội những người khai thuế, ô tô hỏng dọc đường có hội kéo xe hỏng, mua bán có hội bảo vệ người tiêu dùng, phụ nữ bị chồng bạo hành có thể tìm đến nhà của hội cứu giúp phụ nữ, ăn ở bất cứ lúc nào, tàn tật có hội giúp đỡ tàn tật,  trẻ em có hội bảo vệ trẻ em, người già có hội bảo vệ người già…. Chưa nói các hội thời điểm, các hoạt động, phong trào được tự động tổ chức khi vấn đề nảy sinh, nhất là liên quan đến môi trường, thiên tai, chết người, đe doạ số phận. Là tổ chức liên quan tới hảo tâm thiện nguyện nghĩa là tính người, xã hội dân sự tất yếu mang tính nhân loại, toàn cầu, với bao tổ chức “không biên giới“, phi chính phủ, phi lợi nhuận (tức không vì chính trị, hay tiền bạc), như hiệp hội phóng viên, bác sỹ, nhân quyền, ân xá…, các tổ chức khoa học, công nghệ, các qũy cho học sinh giỏi, giải thưởng vinh danh các phát minh khoa học, tài năng quốc tế, các cống hiến cho nhân loại… Đã có biết bao quốc gia bị thiên tai, bệnh dịch, chiến tranh… hoành hành, thiếu xã hội dân sự trên thế giới quyên góp, cứu nạn, khó có thể vượt qua.
Trên 3 triệu người Việt mưu sinh ở nước ngoài thấu hiểu hơn ai hết giá trị xã hội dân sự,  nhất là bao người ngày đầu tha hương chân ướt chân ráo, không gia đình đùm bọc, không một xu dính túi, nhà nước họ sinh ra không phải để nuôi công dân nước khác, đặc biệt khi rơi vào cảnh ngộ thân cô, thế cùng, tuyệt vọng trước lệnh trục xuất, chỉ còn trông chờ vào cơ may xã hội dân sự nước họ cứu giúp. Ở Đức biết bao vụ ngăn cản chính quyền trục xuất người Việt chấn động dư luận đều nhờ sức mạnh xã hội dân sự nước họ. Điển hình như vụ trục xuất đồng loạt quy mô kỷ lục tới 104  người Việt mấy năm trước tại sân bay Schönerfeld; hơn 50 cảnh sát phải chật vật làm hàng rào chống đỡ mới ngăn được hàng trăm người Đức do tổ chức mang tên “Sáng kiến giúp người lánh nạn“ tổ chức, ùn ùn kéo thẳng vào phòng chờ đòi đình hoãn. Thậm chí ngay cả trục xuất đúng luật định về tới Việt Nam, chính quyền cũng buộc phải đón lại, như tổ chức “Bàn tròn Thu Nga“ thu hút cả Tổng Thư ký đảng SPD cầm quyền tham gia, từng chấn động nước Đức một thời, khi học sinh Thu Nga, 14 tuổi, sang Đức từ lúc lên 2, đang là học sinh giỏi lớp 8d trường chuyên ở Peine bị trục xuất cùng cả gia đình do không được quyền ở lại. “Bàn tròn Thu Nga“ đã tập hợp được hàng nghìn chữ ký ủng hộ, gửi trên 600 thư từ tới các cơ quan công quyền yêu sách, phóng viên về tận Việt Nam tìm hiểu; thậm chí mở tài khoản quyên góp tiền ủng hộ, tìm gia đình Đức nhận em làm con nuôi, đăng ký trường tư cho em nhập học. Hay vụ trục xuất bé Giang, sinh ở Đức, 14 tuổi, đẩy em đang là học sinh giỏi lớp 8 trường chuyên Wirtemberg, Stuttgart phải vào viện tâm thần làm dư luận Đức sôi sục phản đối, tới mức luật sư cùng Hiệp hội bảo vệ trẻ em đòi kiện quan chức ra lệnh trục xuất can tội hình sự cố ý gây thương tích, rốt cuộc toà án Hành chính Liên bang phải bác bỏ lệnh trục xuất. Trường hợp gia đình ông Nguyễn nhập cư sang Đức từ năm 1992 bị trục xuất về Việt Nam năm ngoái còn làm lao đao chính quyền Tiểu bang Niedersachsen nơi chịu trách nhiệm trục xuất. Báo chí, truyền thông, đưa tin dồn dập, Ủy ban chuyên bảo vệ người lánh nạn, Nhà Thờ, trường học, cùng công luận chỉ trích dữ dội Chính phủ vô nhân đạo, tìm cách xua đuổi 1 gia đình gắn bó với bản xứ 20 năm, với 2 đưá con sinh ra và lớn lên tại đây chẳng khác dân bản điạ; thậm chí Bộ trưởng Nội vụ bị đòi từ chức, bị điều trần trước Quốc hội, phải lên truyền hình phát biểu, “nhà nước cũng có tim“, hứa giải quyết, rốt cuộc phải cho đón cả nhà ông Nguyễn quay trở lại, chịu toàn bộ mọi phí tổn 2 chuyến bay, bảo đảm cuộc sống ăn ở cho họ, mặc dù lệnh trục xuất trước đó hoàn toàn đúng luật. Bởi suy cho cùng, xã hội dân sự chính là nhân dân, một nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhà nước đó phải có tim, giàu tính người, không thể bất chấp đòi hỏi của dân, dù viện bất kỳ lý do nào !
 Không chỉ khi rơi vào cảnh khốn cùng trên, mới thấy hết giá trị của xã hội dân sự. Con em người Việt ở Đức nổi tiếng học giỏi đứng đầu nước Đức trên cả học sinh phổ thông bản điạ, hàng năm có ngót trăm em được nhận giải thưởng học bổng từ tổ chức dân sự qũy học bổng toàn cầu, mang tên “Start“, được cấp mỗi tháng 100 Euro tiền mặt, máy vi tính, nối mạng Internet, tham gia ngoại khoá miễn phí. Không chỉ được thụ hưởng, bao người Việt được vinh danh vì những cống hiến lớn lao cho xã hội dân sự. Như ông Nguyễn Tiến Đức Giám đốc điều hành trung tâm tư vấn người nước ngoài của hiệp hội từ thiện Caritas, cách năm ngoái được Tiểu bang Magdeburg trao tặng danh hiệu “Đại sứ Hình ảnh Thủ phủ Magdeburg (der Ehrenbotschafter der Landeshauptstadt Magdeburg)“ do có nhiều cống hiến đặc biệt giúp đỡ người nhập cư. Hay năm nay, nhân dịp kỷ niệm ngày Hiến pháp Tiểu bang có hiệu lực 1.10.1950, Chính phủ Berlin đã trao tặng Huân chương Công trạng cao quý nhất cho 15 nhân vật tên tuổi hàng đầu Berlin; trong đó có bà Thúy Nonnemann, người Đức gốc Việt do có “công lao to lớn, nỗ lực dấn thân, cống hiến không mệt mỏi nhiều năm trời vì sự độ lượng, khoan dung, tôn trọng và bình đẳng cho những người có nguồn gốc, tôn giáo và tập quán sống khác nhau“.
II) Điều kiện để có xã hội dân sự. Lịch sử khái niệm xã hội dân sự bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “politiké koinonia“, sau này chuyển ngữ sang tiếng La Tinh “societas civilis“, có nội hàm là tập hợp các công dân tự do. Như vậy điều kiện cần cho một xã hội dân sự hình thành là “công dân tự do“. Tự do ở đây không hiểu theo nghĩa bình dân, mà là một khái niệm về thể chế, được khoa học chính trị coi là dấu hiệu đặc trưng cho loại hình nhà nước dân chủ, ở đó quyền công dân được nhà nước bảo đảm, phân biệt với loại hình các nhà nước còn lại. Rốt cuộc tự do và theo đó là xã hội dân sự chỉ có thể có trong một nhà nước dân chủ, nhờ thiết chế nhà nước được xây dựng trên tiền đề (xem phần I): – Các đảng không nằm trên xã hội hay nhà nước để lãnh đạo nó, mà chỉ là những tổ chức liên kết những người tự nguyện, phản ảnh ý nguyện chính trị các bộ phận khác nhau trong nhân dân, nhằm tham chính (được bầu vào quốc hội), chấp chính (được lập chính phủ, gọi là cầm quyền) để thực hiện ý nguyện đó; – Kinh tế thị trường tạo nền tảng cho mỗi người đều có quyền tự do làm ăn, kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng; – Tư tưởng đa nguyên, chấp nhận mọi ý kiến khác biệt đều bình đẳng như nhau. Hiến pháp họ vì vậy, có chức năng kép: – Một mặt tạo dựng nhà nước theo mô hình tam quyền phân lập với các chuẩn mực, quy tắc xử sự cho từng cơ quan quyền lực; – Mặt khác
đưa ra được những quy phạm bảo đảm quyền lực đó được giới hạn bởi quyền cơ bản.
III) Hiến pháp 2013 nhìn dưới góc độ khoa học xã hội dân sự
Hiến pháp nước ta chọn loại hình nhà nước XHCN trong phân loại của khoa học chính trị, đối lập với các nước không phải XHCN. Nếu đối chiếu từng điều khoản với hiến pháp họ, thì hiến pháp nước ta cũng không khác mấy về thừa nhận các quyền cơ bản vốn là bản chất của loại hình nhà nước dân chủ (gồm 25 quốc gia dân chủ đầy đủ, 53 dân chủ khiếm khuyết Flawed democracy, chiếm trên 1/3 thế giới, không có Việt Nam, do khoa học chính trị phân loại). Không ít điều khoản của ta còn cam kết long trọng, hiếm hiến pháp quốc gia nào “dám“ đưa vào, như  ở Điều 8, mục 2: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền“. Đáng tiếc do không kèm hiến định các quy phạm chế tài trách nhiệm pháp lý buộc nhà nước phải thực hiện các cam kết, các quyền cơ bản đã thừa nhận, nên khó khó có thể bảo đảm cho xã hội dân sự hoạt động, nhất là khi hiến định: 1- Điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội“. Đây chính là bản chất của nhà nước XHCN trong phân loại của khoa học chính trị. Trong khi đó điều kiện cho mọi tổ chức dân sự hoạt động là không do đảng hay nhà nước tổ chức, điều khiển. Đảng của họ nằm trong xã hội, không thể lãnh đạo xã hội; phải đăng ký với nhà nước chứ không phải lãnh đạo nhà nước, có thể tham chính hoặc chấp chính hoặc không; như Đảng FDP của Rösler người Đức gốc Việt lớn hàng đầu Đức, luôn tham chính hoặc chấp chính từ ngày thàng lập CHLB Đức tới kỳ bầu cử vừa qua bỗng bị loại ra khỏi Quốc do dân bất tín  nhiệm. 2- Điều 9: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị“. “Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam,… thành viên của Mặt trận“… “góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc“. Như vậy, tôn chỉ mục đích của các hội đoàn này liên quan đến chính trị nhà nước, hoạt động vì lợi ích và trách nhiệm pháp lý như công chức hưởng lương, hoàn toà không phải hiệp hội dân sự vốn độc lập với nhà nước, không mang lợi ích riêng. 3- Đa số các điều khoản hiến định quyền cơ bản đều bị giới hạn bằng quy phạm: theo, do “luật“ định. Theo logic học thì giới hạn trên đồng nghĩa với hiến định: quyền cơ bản do nhà nước quy định thế nào thì được vậy; hoàn toàn không phải “quyền tạo hoá cho họ không ai có thể chối cãi“ buộc cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm pháp lý bảo đảm nếu không người đứng đầu cơ quan đó bị truy tố. Chính vì vậy, ở các nước thuộc loại hình dân chủ đầy đủ, khi hiến định quy phạm giới hạn đó bao giờ cũng hiến định quy phạm kèm theo khắc chế nó tương ứng, như ở Đức, tại Điều 19: Quyền cơ bản khi giới hạn “không bao giờ được đụng chạm tới bản chất của nó“, và người dân luôn có quyền “kiện ra toà“.  Nếu không hiến định như thế, thì người dân buộc phải chấp hành mọi quyết định của mọi cơ quan công quyền mà không có bất cứ công cụ pháp lý nào hỗ trợ họ khi lợi ích hay quyền cơ bản bị xâm phạm. Họ không thể kiện được nhà nước, bởi luật do nhà nước ban hành buộc vậy, cho dù Hiến pháp trịnh trọng tuyên bố hứa hẹn tới đâu !
IV) Nền tảng tư tưởng của xã hội dân sự. Mọi xã hội đều xây dựng trên nền tảng tư tưởng của nó. Xã hội dân sự cũng vậy, nền tảng tư tưởng của nó có thể dẫn lời Rösler, Chủ tịch đảng FDP tuyên bố khi nhậm chức, thu hút công luận lúc đó: “Phải xây dựng một xã hội mạnh thay vì một nhà nước mạnh… Trật tự, pháp luật, nhà nứơc, chỉ là công cụ, phải phục vụ cho các giá trị xã hội, chứ không phải  ngược lại!“. Xã hội được Rösler nói tới chính là xã hội dân sự. Có thể so sánh 2 vụ án giết người, hiện đang sôi sục cả 2 nước Đức và Việt để minh chứng cho tư tưởng nền tảng trên:
1- Vụ án giết chết Oury Jallo, 37 tuổi, người Sierra Leone, Tây Phi, chờ xin tỵ nạn ở Đức. Ngày 6.1.2005, Jalloh bị cảnh sát Dessau bắt mang về đồn tạm giam cùm tay chân, do sàm sỡ với một phụ nữ đang dọn vệ sinh đường phố, còn chống lại người thi hành công vụ tới can thiệp. Phòng tạm giam chỉ một giường sắt, thảm trải nền chống cháy, có thiết bị âm thanh theo dõi động tĩnh và thiết bị báo cháy. Ấy thế mà qúa nửa đêm đó, phòng giam bốc cháy, thiêu sống Jalloh chết tại chỗ. Cảnh sát cho giám định kết luận, Jalloh là kẻ vừa say rượu tới 2 phần nghìn độ cồn vừa phê á phiện, hung hãn chống người thi hành công vụ nên bị cùm. Tức giận, nạn nhân đã dùng bật lửa mang sẵn đốt thảm chống cháy để tự thiêu. Khi thiết bị báo cháy rú còi, cảnh sát trực ban tới thì nạn nhân đã chết. Kết qủa giám định vô lý trên chấn động công luận Đức. Hiệp hội sáng kiến “Initiative“ vì nạn nhân Oury Jalloh lập tức được thành lập, tổ chức biểu tình đòi phải nhanh chóng điều tra thủ phạm. Truyền hình nhà nước về tận nguyên quán nạn nhân tìm hiểu và trang trải mọi phí tổn đưa người nhà sang Đức đấu tranh đòi công lý cho thân nhân họ. Hội đồng thành phố Dessau phải họp ra tuyên bố đau đớn trước vụ án mạng. Ngày 26.3.2005, dân chúng Dessau tổ chức mít tinh tưởng niệm Jalloh, 1 năm sau vào ngày mất, tổ chức tiếp tưởng niệm với khẩu hiệu “Công luận có quyền đòi nhà nước phải giải thích rõ ràng!“. Viện Kiểm sát ra cáo trạng truy tố  cảnh sát trực ban cùng viên chỉ huy tội cẩu thả dẫn tới chết người, do không khám xét kỹ càng để nạn nhân mang theo bật lửa, nạn nhân hung bạo nhưng không theo dõi, và cùm nạn nhân không đúng luật. Lập tức, vào ngày 1.4.2006, dân chúng Desssau tổ chức biểu tình chống nhà nước phân biệt chủng tộc, bao che tội phạm, đòi khám nghiệm lại tử thi. Ngày 20.12.2006, tường nhà ở viên chỉ huy cảnh sát gây thiệt mạng Jalloh bị bôi bẩn. Nhà chứa xe của viên bác sỹ khám nghiệm tử thi Jalloh bị phóng hoả. Trước áp lực công luận, lo sợ chuyển sang bạo động, Viện Kiểm sát phải tổ chức khám nghiệm tử thi lần 2, cho kết qủa nạn nhân bị gãy sống mũi, dập mặt, nhưng không thể kết luận nguyên nhân tử vong còn do bị đánh đập hay do chính nạn nhân. Án quyết sơ thẩm ngày 8.12.2008 tuyên phán hai bị cáo vô tội, được tha bổng tại Toà, bị người biểu tình tụ tập tại toà ngay lúc đó, la ó, phản đối dữ dội. Ngày 7.1.2010, án sơ thẩm bị toà tối cao hủy và giao lại cho toà án thành phố Magdeburg xử phúc thẩm. Ngày 13.12.2012, toà phúc thẩm vẫn tuyên phán không đủ bằng chứng kết án tội giết người, tuyên phạt viên cảnh sát chỉ huy 10.800 Euro, tội cẩu thả dẫn tới chết người. Một lần nữa, án quyết làm dân chúng sôi sục bất bình; ngày 7.1.2013, dân chúng biểu tình đòi giải thích rõ ràng vụ án mạng với khẩu hiệu, “vụ án mạng Jalloh là vụ giết người“. Cảnh sát tới tịch thu biểu ngữ gây xô xát làm một người biểu tình bị thương nặng. Một tháng sau, dân chúng tiếp tục biểu tình bao vây trụ sở Ủy ban Dessau đòi công bố video đàn áp cuộc biểu tình ngày 7.1.2013.
Không bất lực trước bản án vô lý, Hiệp hội sáng kiến vì Jalloh cho mời chuyên gia giám định cháy nước ngoài, ông Maksim Smirnou từ Irland tới khám nghiệm, dựng lại hiện trường trại giam, sử dụng các loại thảm chống cháy, và dùng lợn làm thí nghiệm, cho kết quả, muốn đốt cháy được tấm thảm của phòng giam và mức độ bỏng chết người tại chỗ như Jalloh phải dùng ít nhất 5 lít xăng. Nếu chỉ dùng 2 lít thì thảm chỉ bị sém và lợn chỉ bị bỏng da không chết. Giữa tháng này, kết quả giám định được hiệp hội Sáng kiến vì Jalloh gửi tới Viện Kiểm sát tối cao cùng đơn kiện cảnh sát Dessau can tội đổ xăng giết người. Lập tức, Viện Kiểm sát Dessau tuyên bố thông tin đó thật khủng khiếp và cần lật lại vụ án điều tra chính xác. Một vụ án giết một người không gia đình, không tiền bạc, không phải công dân họ, lại xỉn, phê, còn chống người thi hành công vụ, nếu không có sức mạnh của một xã hội dân sự kiên quyết đối mặt với nhà chức trách, bất chấp thời gian đằng đẵng gần 10 năm trời, thì vĩnh viễn không bao giờ tìm thấy công lý.
2- Ngược lại với vụ án mạng Jalloh, vø án ông NguyÍn Thanh ChÃn bị toà án từ sơ thẩm tới phúc thẩm kết tội giết người, kêu oan kéo dài tới10 năm không hề được xã hội bao bọc, hoàn toàn do gia đình phải tự điều tra vật lộn với bao gian nan hiểm nguy, chi phí tốn kém. Bao đơn kêu cứu gửi mọi cơ quan công quyền đều không hồi âm, thậm chí luôn lo sợ nạn nhân bị thủ tiêu để bịt đầu mối giải oan. Không một ai, không một tổ chức nào chia sẻ, giúp đỡ, bỏ mặc họ họ hoàn toàn thân cô thế cùng, không dám đối đầu với nhà chức trách mà chỉ có thể thay nhà chức trách điều tra ra thủ phạm để được chuộc lại bản án oan sai.
Hai bản án đều liên quan tới tội  giết người, cùng kéo dài đằng đẳng tới 10 năm, đều cho cùng một kết qủa, nhưng một bên nhờ có sức mạnh của xã hội dân sự vì công lý, tính người, bất luận đó là ai, còn một bên nhờ hồng phúc gia đình, ruột thịt cứu giúp, nếu không không bao giờ tìm thấy công lý. Đó cũng chính là khoảng cách trình độ văn minh giữa 2 quốc gia, mà cốt lõi nằm ở sức mạnh của xã hội dân sự !
*(Kỳ sau: Bộ máy nhà nước, vai trò chính khách và quan chức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét