- Trung Quốc : Nhân dân tệ tiếp tục tăng trước đồng đô la (RFI) - Ngày 29/09, Trung Quốc chính thức thành lập Khu vực Mậu dịch tự do thí điểm Thượng Hải với nhiều cải cách nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động giao thương ...
- Việt Nam : Trên 20 người chết trong vụ nổ nhà máy pháo bông của quân đội (RFI) - Có ít nhất 21 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong vụ nổ xảy ra hôm nay 12/10/2013 tại xí nghiệp số 4 thuộc nhà máy Z121 thuộc ...
- Philipinnes : Bão Nari khiến 12 người chết (RFI) - Hôm nay,12/10/2013, miền bắc Philippines bị trận bão Nari tàn phá. Ít nhất 12 người thiệt mạng trong bão. Hơn hai triệu người bị mất điện. Bão Nari là trận bão thứ 11 tại vùng Biển Đông năm nay.
- Paris chuẩn bị triển lãm « Một thế kỷ Pháp tại Đông Dương » (RFI) - Cuộc triển lãm quy mô mang tên << Đông Dương, miền đất và con người 1856-1956 >> sẽ được khai mạc vào thứ Tư 16/10/2013 và ...
- Sau thảm kịch Lampedusa, lại thêm một vụ đắm tàu mới ở Địa Trung Hải (RFI) - Tám ngày sau vụ đắm tàu ở Lampedusa làm trên 300 người nhập cư thiệt mạng, chiều qua lại có thêm một chiếc tàu chở người vượt biển bị ...
- Bão Phailin : Ấn Độ báo động đỏ (RFI) - Trận bão Phailin, có tốc độ cực mạnh, sẽ ập vào Ấn Độ trong những giờ tới.
- Hungary : Luật cưỡng chế người vô gia cư gây nhiều tranh cãi (RFI) - Đầu tháng 10 vừa qua, Quốc hội Hungary đã phê chuẩn một đạo luật về người vô gia cư, theo đó, có thể phạt tiền, thậm chí phạt tù giam đối với ...
- Bắc Triều Tiên đe dọa một cuộc « chiến tranh tổng lực » (RFI) - Bình Nhưỡng hôm nay 12/10/2013 đã kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt cuộc tập trận và <<bắt bí về hồ sơ nguyên tử >>, cảnh cáo nguy cơ ...
- Pakistan : Mỹ bắt sống một thủ lĩnh Taliban (RFI) - Theo Reuters, hôm qua 11/10/2013, quân đội Mỹ cho biết đã bắt sống được một thủ lĩnh quân sự đầy thế lực của Taliban ở Pakistan.
- Trung Quốc bắt giữ hai công dân Mỹ tại tỉnh Chiết Giang (RFI) - Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền China Aid, trụ sở tại Mỹ, vào hôm nay, 13/10/2013, chính quyền tỉnh Chiết Giang (miền đông Trung Quốc) đã bắt giữ hai ...
- Kim Jong Un thị sát các chiến hạm mới (RFI) - Hãng thông tấn Bắc Triều Tiên hôm nay 12/10/2013 đưa tin, lãnh tụ Kim Jong Un đi thị sát các chiến hạm mới được đóng và ra lệnh phải ...
- Đọ sức Ấn – Trung về Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á (RFI) - Quan điểm đàm phán song phương của Bắc Kinh nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông tiếp tục đẩy Trung Quốc vào tư thế đơn độc tại các diễn đàn khu vực. Đó cũng là điều xẩy ra nhân Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Brunei hôm 10/10/2013 khi hầu hết các thành viên của diễn đàn gồm 18 nước đều tỏ thái độ ủng hộ một giải pháp đa phương cho Biển Đông
- Lãnh đạo Việt Nam đến viếng Tướng Giáp (RFI) - Việt Nam chính thức quốc tang trong hai ngày, từ 12 giờ trưa thứ Sáu, 11/10 đến 12 giờ trưa Chủ nhật 13/10.
- G20 kêu gọi Mỹ khẩn cấp giải quyết khủng hoảng ngân sách (RFI) - Cuộc họp toàn thể của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, ngày hôm qua, 11/10/2013, ở Washington, đã kêu gọi chính quyền Mỹ khẩn ...
- TT Karzai và NT Kerry tiến gần đến thỏa thuận về binh sĩ Mỹ (VOA) - TT Karzai: Vấn đề nước nào có thẩm quyền xét xử binh sĩ Mỹ sau năm 2014 sẽ được Quốc hội Afghanistan và Hội đồng các trưởng lão giải quyết.
- Kế hoạch Thượng viện chấm dứt khủng hoảng ngân sách thu hút sự chú ý (VOA) - Tổng thống Obama: Thiệt hại đối với 'thứ hạng tín dụng thượng hảo hạng sẽ làm cho người dân Mỹ phải trả thêm một khoản thuế vỡ nợ.
- AU hối thúc ICC hoãn xử các nhà lãnh đạo Kenya (VOA) - Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta sẽ phải ra tòa ICC vào tháng 11 về các cáo trạng tội ác chống nhân loại vì vai trò của ông trong vụ bạo động sau bầu cử năm 2007 và 2008.
- NT Kerry và TT Karzai tiếp tục thảo luận hiệp định an ninh (VOA) - Hoa Kỳ và Afghanistan đang tìm cách đạt được một thỏa thuận trước cuối tháng này để các lực lượng Mỹ ở lại Afghanistan.
- Gần nửa triệu người Ấn Độ di tản để tránh Bão Phailin (VOA) - Hình ảnh chụp từ vệ tinh khuya thứ sáu cho thấy Bão Phailin lớn đến độ bao phủ hầu như toàn bộ Vịnh Bengal trong lúc tiến về hai tiểu bang Orissa và Andhra Pradesh.
- Thủ tướng Libya đả kích những kẻ bắt cóc ông (VOA) - Những kẻ bắt cóc Thủ tướng Ali Zidan nói rằng họ hành động như vậy để trả đũa vụ Lực lượng Đặc biệt Mỹ thực hiện vụ đột kích ở Tripoli và bắt sống Abu Anas al-Libi, một thủ lãnh của al-Qaida.
- Tổng thống Obama: Cần phải tránh hậu quả của một vụ vỡ nợ (VOA) - Ba công viên quốc gia nổi tiếng nhất của Mỹ là Tượng Nữ thần Tự do, Grand Canyon và Mount Rushmore loan báo sẽ mở cửa lại trong vài ngày tới, sau khi các thống đốc tiểu bang đạt được thỏa thuận với chính phủ liên bang.
- Bão giết chết 5 người ở Philippines (VOA) - Các giới chức nói rằng Bão Nari ập vào duyên hải miền đông khuya thứ sáu, làm cây cối trốc gốc, cột điện bị đổ và mang lại mưa to cho khu vực trồng lúa ở Luzon.
- Đánh bom tự sát ở Afghanistan, 2 cảnh sát viên thiệt mạng (VOA) - Phiến quân ở Afghanistan đã gia tăng những vụ tấn công trong một chiến dịch giành đất giữa lúc các lực lượng nước ngoài chuẩn bị rút hết vào cuối năm tới.
- Lại đắm tàu của di dân Phi châu, hơn 30 người chết (VOA) - Những người thợ lặn đã thu hồi thêm 20 xác người trong vụ chìm tàu hồi tuần trước gần đảo Lampedusa của Italia, nâng số tử vong của tai nạn này lên tới 359 người.
- Hàng vạn người thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp (VOA) - Một số nhà quan sát nói rằng Tướng Giáp có lẽ đã muốn đưa ra một thông điệp chính trị khi chọn tỉnh Quảng Bình làm nơi chôn cất cho ông.
- Vatican thu hồi huy chương sai chính tả (VOA) - Vatican cho biết họ thu hồi 6.000 huy chương có lỗi sau khi có người phát giác tên chúa Giê Su (Jesus) được viết thành Lê Su (Lesus).
- Tổng thống Obama đón tiếp nhà tranh đấu trẻ Malala Yousafzai (VOA) - Tổng thống Barack Obama, cùng với đệ nhất phu nhân Michelle và con gái Malia, tiếp nhà tranh đấu trẻ Malala Yousafzai tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ sáu.
- Nổ kho thuốc pháo ở Phú Thọ (BBC) - Kho thuốc pháo tại một nhà máy sản xuất pháo hoa của Bộ Quốc phòng ở Phú Thọ phát nổ khiến nhiều người bị thương và ít nhất 20 người thiệt mạng.
- Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (BBC) - Lễ viếng chính thức Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử hành sau khi hàng trăm nghìn người dân đã viếng ông tại tư gia.
- Chỉ huy Taliban ở Pakistan bị Mỹ bắt (BBC) - Chỉ huy Taliban ở Pakistan, Latif Mehsud, bị bắt giữ trong một chiến dịch của quân lực Mỹ.
- 400.000 người sơ tán vì bão lớn ở Ấn Độ (BBC) - Gần nửa triệu người ở Ấn Độ sơ tán khẩn cấp khi bão lớn Phailin quét qua vịnh Bengal hướng tới bờ biển phía đông.
- OPCW đoạt giải Nobel Hòa bình (BBC) - Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát tiến trình giải trừ vũ khí hóa học tại Syria, đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2013.
- Phe Cộng hòa đưa đề xuất về trần nợ (BBC) - Phe Cộng hòa đưa ra đề xuất tăng trần nợ tạm thời để đổi lấy cơ hội đàm phán với Tổng thống Obama về phương cách chấm dứt bế tắc gây đóng cửa một phần chính phủ Mỹ.
- Lễ tang Đại tướng Giáp ở Hà Nội (BBC) - Phóng viên Hà Mi của BBC tường thuật về lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ Hà Nội.
- Malala Yousafzai được đề cử Nobel Hòa bình (BBC) - Malala Yousafzai, nhà hoạt động nhân quyền trẻ tuổi người Pakistan, được cho là ứng cử viên nặng ký cho giải Nobel Hòa bình sau khi đoạt giải nhân quyền Sakharov.
- Việt Nam có hai tân phó thủ tướng? (BBC) - Tin cho hay hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam được lựa chọn vào vị trí phó thủ tướng chính phủ, nhưng việc bổ nhiệm sẽ còn phải thông qua Quốc hội.
- Không khí lễ tang từ quê tướng Giáp (BBC) - Nguyễn Lễ của BBC đến viếng tướng Võ Nguyên Giáp tại ngôi nhà nơi ông sinh ra ở làng An Xá, Lệ Thủy.
- Tướng Giáp trong những dòng cảm xúc (BBC) - Tọa đàm với nhà báo Bùi Tín, nhiếp ảnh gia Phạm Cao Phong và nhà báo Trần Nhật Phong về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời.
- Hình ảnh nổ kho thuốc pháo ở Phú Thọ (BBC) - Vụ nổ kho thuốc pháo ở Phú Thọ khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương nặng.
- Võ Nguyên Giáp - người con của nhân dân (BBC) - Vai trò cá nhân nên được xem xét như thế nào trong lịch sử Việt Nam hiện đại qua câu chuyện Võ Nguyên Giáp?
- Tướng Giáp, Tướng về hưu (BBC) - Cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gợi nhớ về quá khứ và gây suy tưởng về tương lai nước Việt.
- Chân dung tổ chức vừa được Nobel Hòa bình (BBC) - Chân dung Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) vừa được trao giải thưởng Nobel Hòa bình 2013.
- Các tác phẩm của nghệ sỹ ảnh là nữ (BBC) - Trong mùa 100 Phụ nữ, BBC giới thiệu các tác phẩm của nhiều nghệ sỹ ảnh là nữ làm việc cho National Geographic.
- Vị tướng của dân và nhân nghĩa đồng bào (BaoMoi) - Từ 7h30 sáng 12/10, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) đã diễn ra trọng thể Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cùng thời điểm tại tỉnh Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh và nhiều đơn vị, địa phương trên khắp dải đất hình chữ S ven biển Đông, trong niềm đau thương của cả dân tộc, đồng chí, đồng bào đã thành kính thắp nén hương tưởng nhớ vị tướng huyền thoại, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh…
- Làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc (BaoMoi) - QĐND - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13 đến 15-10-2013.
- Nhật viện trợ khẩn cấp 2 triệu USD, sớm giao 10 tàu cho Philippines (BaoMoi) - (GDVN) - 10 tàu tuần tra Nhật Bản chế tạo sẽ sớm được chuyển cho Philippines như một phần cam kết của Thủ tướng Shinzo Abe giúp Philippines tăng cường thực lực của Cảnh sát biển trong bối cảnh hoạt động "xâm nhập bất hợp pháp từ nước ngoài" ngày một gia tăng trên Biển Đông, những khu vực Manila tuyên bố chủ quyền.
- Úc hạ thủy tầu tuần tra và quan điểm về Biển Đông (BaoMoi) - (Tin tức 24h)- Ngày 11/10, Thủ tướng Australia Tony Abbott tham dự lễ hạ thủy tàu tuần tra công nghệ cao lớp Cape đầu tiên của nước này ở Darwin, đánh dấu kỷ nguyên mới trong hoạt động bảo vệ biên giới và an ninh hàng hải của Australia.
- Thử thách Biển Đông khi Myanmar làm Chủ tịch luân phiên ASEAN (BaoMoi) - Trở thành Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014, ngay lập tức Myanmar hướng sự quan tâm đến việc kêu gọi một sự đoàn kết, thúc đẩy quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong tổ chức mang tầm khu vực này.
- Động đất mạnh 6,1 độ Richter rung chuyển Venezuela (BaoMoi) - Theo Tân Hoa xã, Cơ quan thăm dò địa chất Mỹ (USGS) cho biết ngày 11/10 đã xảy ra một trận động đất mạnh 6,1 độ Richter ngoài khơi bờ biển Đông Bắc Venezuela.
- Nhật Bản điều máy bay chiến đấu khẩn cấp ứng phó TQ đã nhiều hơn Nga (BaoMoi) - (GDVN) - Do tranh chấp đảo Senkaku tăng lên, gần đây Trung Quốc liên tiếp điều máy bay tiếp cận khu vực tranh chấp, trong khi Nhật Bản rất cảnh giác đề phòng.
- Trung Quốc chỉ trích Mỹ vì ủng hộ giải pháp trọng tài ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Ngoại trưởng John Kerry đã nói trước các nhà lãnh đạo 18 nước tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á bao gồm Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường rằng tất cả các bên ở Biển Đông đều có thể tham gia quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trong đó có thể đưa vấn đề ra cơ quan tài phán quốc tế.
- Biển Đông vẫn vô định sau hàng loạt tuyên bố ‘ngoại giao’ (BaoMoi) - Dù đã kết thúc, nhưng những dư âm của Hội nghị Cấp cao ASEAN cùng các hội nghị liên quan tại Brunei từ ngày 8-10/10 vừa qua vẫn còn đọng lại. Trung Quốc một mực giữ quan điểm đàm phán song phương về vấn đề Biển Đông với ASEAN và muốn gạt bên thứ ba ra khỏi tiến trình giải quyết các tranh chấp. Trong khi đó, Mỹ-Nhật đồng loạt kêu gọi Bắc Kinh hãy tuân thủ luật pháp quốc tế.
- TQ chỉ trích Mỹ ngầm ủng hộ Philippines về Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc đã chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngấm ngầm ủng hộ Philippines trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông và không chấp nhận giải pháp trọng tài của Manila.
- 11/18 nước đưa vấn đề Biển Đông ra hội nghị thượng đỉnh Đông Á (BaoMoi) - (GDVN) - Cả 2 ông Shinzo Abe và John Kerry đều kêu gọi ASEAN, Trung Quốc tăng tốc độ các cuộc đàm phán COC. "Đối thoại là cần thiết nhưng không thể thay thế cho các hành động cụ thể. Nếu không có tiến bộ thực sự, chúng ta không thể giảm thiểu rủi ro, tính toán sai lầm và giải thích sai ở Biển Đông", Ngoại trưởng John Kerry cho biết.
- Trung Quốc chỉ trích Mỹ ngầm ủng hộ Philippines ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trung Quốc hôm qua (11/10) đã chỉ trích Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry vì đã ngấm ngầm ủng hộ Philippines trong cuộc tranh chấp hiện nay tại Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh một lần nữa là Bắc Kinh không chấp nhận giải pháp trọng tài của Manila.
- Tăng cường hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt-Trung (BaoMoi) - VOV.VN - Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từ 13-15/10 sẽ củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước.
- Úc cảnh báo nguy cơ xung đột ở biển Đông (BaoMoi) - Ngày 10-10 (giờ địa phương), trả lời báo chí sau hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 16 tại Brunei.
Làm thế nào để theo dõi hành trình trực tuyến - Đại tướng về Đất Mẹ?
Tập dượt đưa thi hài Đại tướng lên máy bay |
Theo kế hoạch của lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, linh cữu được chuyển bằng linh xa từ Nhà tang lễ Quốc gia (lễ di quan lúc
8h30) đến sân bay Nội Bài lúc 10h00, sau đó được chuyển bằng chuyên cơ cất cánh
vào 11h00, dự kiến hạ cánh lúc 12h30 tại sân bay Đồng Hới, sau đó tiếp tục được
chuyển bằng linh xa lúc 13h00 đến nơi an táng tại Vũng Chùa – Đảo Yến.
Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Tiếng nói Việt
Nam (VOV) có công bố kế hoạch sẽ phát sóng các chương trình tường thuật trực tiếp
lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ 6h-8h30
ngày 12/10 và 6h-17h ngày 13/10 ( Theo VOV: http://vov.vn/Xa-hoi/VOV-va-VTV-tuong-thuat-truc-tiep-Le-Quoc-tang-Dai-tuong/284896.vov)
Ngày 13/10 chỉ phát
sóng lễ truy điệu trên VTV1 từ 6h55 đên 09h00 và trên VTV4 từ 07h00 đến 08h30,
phát sóng lễ an táng trên VTV4 từ 13h00 đến 14h30, trên VTV1 từ 16h00 đến
17h00.
Do lộ trình quá dài, vượt
quá khả năng kỹ thuật trong việc tường thuật trực tiếp của VTV và VOV (do không
sử dụng máy bay trực thăng), chúng ta sẽ không được theo dõi trực tiếp qua truyền
hình toàn bộ quá trình di quan bằng linh xa từ Nhà tang lễ Quốc gia đến sân bay
Nội bài và từ sân bay Đồng Hới tới nơi an táng tại Vũng
Chùa – Đảo Yến (tổng thời gian di chuyển đường bộ khoảng 2 giờ 30 phút).
Nhưng với khả năng công nghệ có sẵn cùng số lượng
đông đảo và đầy lòng nhiệt thành của mình, cộng đồng mạng cũng có thể góp phần
vào việc đưa thông tin nhiều hơn đến hàng triệu người đang dõi theo lễ Quốc
tang Đại tướng từng giờ từng phút ở cả Việt nam và khắp thế giới.
Vì vậy Taxi Trực tuyến 24/7 xin đề xuất một giải
pháp giúp những người muốn có thông tin nhiều nhất và liên tục về lễ tang, có
nguyện vọng bày tỏ tình cảm dành cho Đại tướng có thể đạt được một phần bằng
cách tham gia và theo dõi trực tuyến thông qua ứng dụng Glympse trên smartphone
hoặc máy tính bảng của mình.
Glympse - glympse.com là một ứng dụng chia sẻ vị trí
hàng đầu dành cho thiết bị di động (hiện đang được tích hợp sẵn cho hầu hết các
dòng xe hơi thông minh) có thể download miễn phí từ Google Play hoặc App Store.
Cài đặt đơn giản, dễ dàng, không phải đăng ký, đăng
nhập, người dùng chỉ cần nhập (hoặc cập nhật) các thông tin cần chia sẻ theo
nhu cầu và gửi một “Glympse” để chủ động chia sẻ vị trí trong thời gian thực với
những người khác trong một thời hạn nhất định. Nhiều người tham gia một sự kiện
(không giới hạn số người, có thể lên tới một vài triệu) cũng có thể gửi một
“Glympse” tới một nhóm chung, cụ thể ở đây là Group: !DaituongVoNguyenGiap
Người nhận có thể xem tất cả các thông tin tức thời và
có thể nhìn thấy sự di chuyển của người gửi với vận tốc chi tiết tại bản đồ hiển
thị trên màn hình máy tính, smartphone và máy tính bảng. Thông tin khi gửi tới một
nhóm (Group: !DaituongVoNguyenGiap) được truy cập công khai với tất cả mọi người.
Link gốc: http://glympse.com/!DaituongVoNguyenGiap
(link này sẽ tự động sử dụng ứng dụng Glympse nếu đã cài đặt sẵn trên thiết bị di
động) hoặc các đường link khác như http://www.glympse.vn
– http://vonguyengiap.glympse.vn –
http://vonguyengiap.giaothongtructuyen.com
– http://vonguyengiap.taxitructuyen.com
– http://vonguyengiap.bandotaxi.com
Dù bạn là ai và ở đâu, khi gửi một “Glympse” từ smartphone
hoặc máy tính bảng của mình tới Group: !DaituongVoNguyenGiap để chia sẻ vị trí
cũng như thông điệp thương tiếc Đại tướng lên một bản đồ chung, chúng ta cũng
có thể cùng góp mặt trong một lễ viếng và đưa tang Đại tướng trực tuyến trên
toàn thế giới.
Cộng đồng sẽ được theo dõi chi tiết lộ trình di quan
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nếu có những người gửi Glympse được trực tiếp dự lễ và
có vị trí trong đội hình đoàn xe đưa tang, càng gần linh xa chở linh cữu càng tốt.
Những người phù hợp nhất có thể sẽ là lái xe, tiêu binh của Nghi lễ Quân đội,
thân nhân của Đại tướng, các sĩ quan, nhân viên Ban tang lễ, các phóng viên
tham gia tác nghiệp… Taxi Trực tuyến 24/7 không có điều kiện tiếp cận trực tiếp
với họ do thời gian còn lại quá ít và mong cộng đồng giúp chia sẻ rộng rãi
thông tin này để có thể tới được những người phù hợp. Các bạn có thể đăng giúp
nội dung này lên các diễn đàn, do chúng tôi không có đủ ID đủ điều kiện đăng
bài ngay lúc này.
Với những người chỉ có thể đứng bên đường dọc lộ
trình đưa tang, vị trí của họ gửi Glympse trong lúc tiễn biệt Đại tướng lần cuối
cũng góp phần làm nổi bật con đường trên bản đồ.
Ít nhất tại Hà Nội, với lộ trình đưa tiễn Đại tướng
được cấm đường hoàn toàn từ 6 giờ sáng ngày 13/10, Taxi Trực tuyến 24/7 tin rằng
bản đồ của Group: !DaituongVoNguyenGiap chắc chắn sẽ thể hiện chính xác, không
bị nhầm lẫn với những người tham gia giao thông khác.
Bạn cũng có thể gửi một Glymse tới Group:
!DaituongVoNguyenGiap khi tham dự lễ viếng và truy điệu Đại tướng ở bất kỳ đâu
trên thế giới (tin mới nhất là có thể viếng đến 6 giờ sáng ngày 13/10 tại Nhà
tang lễ Quốc gia), hoặc đơn giản chỉ muốn bày tỏ lòng thành kính và tiếc thương
vô hạn của mình dù không có điều kiện tham dự lễ tang dưới mọi hình thức.
*
Hướng dẫn sử dụng Glympse cho sự kiện Lễ Quốc tang Đại
tướng Võ Nguyên Giáp (dành cho Android, đối với iOS cũng tương tự, chỉ khác một
chút). Cho phép xin lỗi, Taxi Trực tuyến 24/7 cố gắng mô tả chi tiết nhất để bất
kỳ ai dù không biết chút nào tiếng Anh cũng có thể làm được.
Sau khi tải về và cài đặt, lần đầu tiên khi mở
Glympse sẽ chạy phần giới thiệu bằng tiếng Anh, bạn kéo xuống dưới cùng và nhấn
nút START.
Phần thông tin cá nhân, bạn có thể đăng nhập vào
Facebook, Twitter hoặc tự nhập Ảnh đại diện và tên vào ô tương ứng.
Ảnh đại diện: Nhấp vào “Tap to edit” để nhập hoặc
thay đổi, chọn “Take picture” để chụp bằng máy ảnh, hoặc “Import from gallery”
để lấy ảnh từ thư viện trong máy.
Mẹo: Bạn có thể tải về một bức ảnh của Đại tướng trước
khi đặt làm ảnh đại diện, với một số máy có thể phải khởi động sau khi tải về mới
có thể lấy được ảnh mới được tải từ thư viện.
Tên do bạn đặt tại ô “Enter your name” và có thể
thay đổi bất kỳ lúc nào, trong trường hợp này có thể đặt dạng như “Vô cùng
thương tiếc Đại tướng”
Sau đó tiếp tục nhấn Start.
Khi gửi một Glympse, bạn nhấn ô “Send Glymse” màu
vàng ở bên phải, phía cuối màn hình.
Nếu chưa mở GPS, bạn sẽ nhận được yêu cầu bật chức
năng này. Đánh dấu vào các ô tương ứng “Wifi và mạng di động” và “Vệ tinh GPS”,
có thể thêm “Vị trí và tìm kiếm trên Google”, chú ý không đánh dấu vào GPS EPO
và A-GPS
Nhấp vào mục “Send Glympse to - Select Recipients” để
chọn người sẽ được nhận một Glympse do bạn gửi tới, chọn “Glympse Group” và nhập
tên nhóm vào cửa sổ được mở ra và nhấn Done (màu vàng). Lưu ý tên nhóm có dấu !
(chấm than) ở đầu, trong trường hợp này sẽ là: !DaituongVoNguyenGiap, sau đó
tên mục sẽ trở thành “Send Glympse to - DaituongVoNguyenGiap”
Nhấp vào mục “Watch me for – 15 minutes” để chọn thời
gian sẽ chia sẻ, bạn có thể điều chỉnh tối đa là 4 giờ (tránh trường hợp bạn bị
người khác cài đặt theo dõi). Sau khi đặt, tên mục sẽ trở thành “Watch me for –
4 hours”
Ở mục tiếp theo “Saying – Add Message” để bạn nhập
tin nhắn công khai. Trường hợp này có thể là “Đang chờ đoàn xe tang” hoặc “Đang
tham dự lễ viếng”
Mục cuối cùng: “Going to – Pick Destination” để bạn
nhập điểm dự định sẽ đến. Trong trường hợp này, thông tin này không cần thiết.
Nếu bạn đi viếng Đại tướng tại nhà tang lễ Quốc gia trong đêm 12 đến 6 giờ sáng
ngày 13/10, cần nhập “5 tran thanh tong”, ứng dụng sẽ tự hoàn thành đia chỉ đầy
đủ.
Sau đó, bạn nhấn nút “Send” màu vàng dưới cùng bên
phải, thông tin vị trí của bạn sẽ được chia sẻ tức thời cho nhóm, bao gồm ảnh đại
diện, tên và nội dung tin nhắn.
Ở màn hình chính lúc này có các thông tin Glympse bạn
vừa gửi: hàng trên cùng là tên nhóm (hoặc tên người nhận), hàng thứ hai hiển thị
thời gian gửi còn lại, hàng thứ ba gồm có 3 phím: Expire (hết hạn) màu đỏ để kết
thúc gửi, +15 min (phút) để thêm thời gian (tối đa 4 giờ) và Modify (sửa) dùng
để sửa nội dung (người nhận, thời gian, tin nhắn và điểm đến), sau khi sửa nhấn
Update (cập nhật)
Nếu bạn nhấn Expire, chờ một lúc sẽ hiện ra 2 nút mới
Delete (xóa) màu đỏ và Resend (gửi lại). Lúc đó trên bản đồ, Glympse bạn đã gửi
sẽ mờ đi một chút và có chữ màu đỏ Expire, tuy nhiên vẫn tồn tại 48 giờ nếu bạn
không xóa hoặc gửi lại. Cho dù hết hạn, mọi người vẫn nhận được tin nhắn và vị
trí cuối cùng của bạn.
Khi đã gửi và để hết hạn quá nhiều Glympse, bạn nên
xóa bớt đi để tránh nhầm lẫn. Mẹo: Cứ nhấn nút màu đỏ cho đến khi xóa hết.
Muốn xem bản đồ, bạn nhấn vào View Map (xem bản đồ).
Ở hàng trên cùng, cạnh chữ G logo của Glympse bạn sẽ thấy chữ None (không) và
chỉ có mình bạn trên bản đồ. Nhấn vào chữ None đó để chọn nhóm (Group) cần xem,
nếu bạn gia nhập nhóm nào, nhóm đó sẽ tự động được cập nhật.
Ngoài ra, khi bạn gửi một Glympse mới, các nhóm và
cá nhân liên lạc thường xuyên sẽ được đưa lên hàng đầu cho sự lựa chọn và bạn
có thể đánh dấu để gửi cho rất nhiều nhóm và nhiều người trong một lần.
Chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp sức, vì sự trọn
vẹn hơn nữa trong ngày lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp!
Bành Phương Kỳ
(Quê choa)
Nhà văn Nguyên Ngọc - ''Tướng Giáp là nguồn cổ vũ giới nhân sĩ trí thức''
Cao Huy Thuần - Huyền thoại)
Như một người dân hèn mọn đứng xếp hàng trên đường Hoàng Diệu, tôi xin
gửi mấy dòng đơn sơ này kính viếng anh linh Đại Tướng. Thật lòng mà nói,
người dân hèn mọn có cả một nỗi lòng để thốt ra với Đại Tướng trong
ngày quốc táng, nhưng nỗi lòng ấy nghẹn lời ở cổ. Nói được gì chăng,
chắc Đại Tướng đã nghe rồi và sắp nghe nữa, quá nhiều. Nhưng quá nhiều
mà vẫn chưa đủ. Đáng lẽ phải dùng một con tàu mang di hài của Đại Tướng
đi từ Ải Bắc đến Cà Mau để Đại Tướng nghe tiếng nói không nói được trong
tim mọi người trên mọi con đường của đất nước.
Bởi vì, thưa Đại Tướng, Đại Tướng là anh hùng của dân tộc. Của cả một
dân tộc từ Bắc chí Nam, không phải của riêng ai. Và thế nào là anh hùng?
Thế nào là anh hùng dân tộc? Anh hùng là người đã hiến cả cuộc đời của
mình cho một cái gì cao hơn chính mình. Cái ấy phải là thiêng liêng. Anh
hùng dân tộc là người đã hiến cả cuộc đời của mình cho một cái gì cao
hơn chính mình và cái đó, dân tộc ấy cho là thiêng liêng chung. Với Việt
Nam trong thế kỷ 20, cái đó là độc lập. Nhưng như thế vẫn chưa đủ để
Đại Tướng là anh hùng dân tộc. Không ai là anh hùng nếu không được người
khác truy nhận. Không ai là anh hùng dân tộc nếu không được chính dân
tộc truy nhận. Và sự truy nhận ấy trở thành thiêng liêng khi được chuyên
chở trên sức mạnh của huyền thoại. Không có huyền thoại thì không có
anh hùng. Không có huyền thoại cộng đồng thì không có anh hùng dân tộc.
Huyền thoại ấy không phải do một thế lực nào nặn ra. Tự nhiên nó đến qua
sự giao cảm thần kỳ giữa một dân tộc với vị anh hùng của họ.
Đại Tướng đang đi vào huyền thoại ấy. Đã là huyền thoại thì không nên
cắt nghĩa bằng luận lý. Không nên hỏi: đâu phải chỉ một mình Đại Tướng
hiến cả cuộc đời cho độc lập dân tộc? Nhưng huyền thoại là vậy: huyền
thoại của Việt Nam muốn rằng vị anh hùng của dân tộc là tướng. Chẳng
phải Đại Tướng là cha đẻ của một quân đội chỉ có dăm ba khẩu súng trường
lúc khai sinh đó sao? Chẳng phải chỉ gọi "Đại Tướng" là ai cũng biết
đích danh một người? Cũng đừng nên hỏi: bao nhiêu vua đã chống xâm lăng,
đâu phải chỉ tướng? Nhưng huyền thoại là vậy: huyền thoại là lịch sử
được cảm xúc hóa, tưởng tượng hóa. Lịch sử tôn quý vua, nhưng huyền sử
sắc phong thần cho tướng. Vua chỉ huy nhưng tướng ra quân. Và trận mạc
đã đi vào tưởng tượng của mọi cái đầu từ thời cắp sách trong suốt thế
kỷ. Mở sách giáo khoa của lớp ba ngày xưa, cả mấy thế hệ học trò say mê
gì, say mê ai, nếu không phải là sông Như Nguyệt, sóng Bạch Đằng, ải Chi
Lăng, áo bào đẫm mùi thuốc súng của Nguyễn Huệ, Thoát Hoan chui vào ống
đồng chạy dài? Hơn thế nữa, cao tột bậc, lịch sử có Trần Nhân Tông,
nhưng huyền sử có đức Thánh Trần. Từ nhỏ, trong tưởng tượng, chiến công
là của tướng. Vua thì có minh quân và hôn quân, tướng chỉ có trận mạc
hiển hách, vuốt ve tự hào dân tộc. Như con người có xương có thịt, dân
tộc cần thương yêu và được thương yêu, cần vỗ về và được vỗ về. Nhất là
trong giai đoạn mất nước. Nhất là trong giai đoạn thui chột tự hào.
Tôi đã lặp đi lặp lại quá nhiều hai chữ dân tộc. Là bởi vì huyền sử của
dân tộc đang làm nhiệm vụ cảm xúc hóa lịch sử để đưa Đại Tướng vào vai
trò trưởng tử của Trần Hưng Đạo. Nhân dân đang sắc phong cho Đại Tướng.
Bất cứ ở đâu, mọi con mắt đều nhìn về một phương, mọi trái tim cùng đập
chung một nhịp. Trong lịch sử chiến tranh gần đây, nếu lấy một thời điểm
để nói chính xác rằng mọi con tim cùng đập một nhịp, thì thời điểm duy
nhất ấy là Điện Biên Phủ. Tôi thuộc thế hệ những anh học trò sống trong
vùng ảnh hưởng của Pháp có bạn bè, thân nhân bị động viên để tham gia
chiến trận ngoài Bắc. Không mấy ai trong các anh ấy nghĩ rằng mình cầm
súng để bảo vệ một lý tưởng. Không mấy ai nghĩ rằng mình đang đứng vào
phía dân tộc. Họ thầm nghĩ: phía của dân tộc là phía kia. Và phía ấy
đang vang vọng gầm trời tiếng pháo Điện Biên. Kể cả những người đang cầm
súng ở bên này chiến tuyến, súng ấy cũng có trái tim để cùng đập một
nhịp với nhịp máu tự hào của cả một dân tộc chiến thắng. Điện Biên không
có giới tuyến. Không phải là chiến thắng của một phe. Cho nên Điện Biên
là Bạch Đằng. Điện Biên là duy nhất trong huyền sử thoát nhục thuộc
địa. Giống như Bạch Đằng, một bên là dân tộc, một bên là kẻ thù chung,
từ phưong Tậy hoặc từ phương Bắc.
Và Điện Biên, và Bạch Đằng chỉ nói lên một điều: là anh hùng dân tộc vị
nào đã cầm thanh gươm mà chính dân tộc trao cho để chém một kẻ thù
chung. Anh hùng là người ngồi trên ngựa, giữa trận mạc. Huyền sử của
Việt Nam muốn thế. Không cần lý luận. Trái tim cộng đồng tạo ra huyền sử
ấy không cần lý luận. Cũng không có giới tuyến. Đại bác Điện Biên không
có giới tuyến.
"Bất hạnh thay cho những dân tộc nào cần anh hùng", xin Đại Tướng đừng
nghe câu nói ấy của Hegel. Dân tộc Việt Nam đang cần anh hùng.
Cao Huy Thuần
12-10-13
(Viet-studies)
Trực tiếp: ĐƯA ĐẠI TƯỚNG VỀ ĐẤT MẸ
Lễ truy điệu diễn ra từ 7h sáng nay, sau đó linh cữu Đại tướng Võ Nguyên
Giáp sẽ được rước qua Lăng Bác, phố Điện Biên Phủ, qua ngôi nhà 30 Hoàng
Diệu, tới Nội Bài rồi bay vào Đồng Hới.
TIẾP SÓNG VTV TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP:
7h20: Các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội, các lãnh đạo cấp cao nước ngoài, các đoàn ngoại giao, các bộ, ban, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố đi một vòng quanh linh cữu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 7h15: Ông Võ Điện Biên, con trai cả của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu cảm tạ.
7h14: Sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn là một phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone,
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin tưởng niệm Đại tướng |
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn tưởng niệm Đại tướng.
Tổng bí thư nói, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người học trò gần
gũi của Hồ Chí Minh, vị Đại tướng kiên trung. Sự ra đi của ông là một tổn thất
lớn với Đảng, nhà nước, nhân dân và quân đội Việt Nam.
"Trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn, BCH Trung ương, QH, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ, Quân ủy Trung ương cùng đồng bào, chiến sĩ tổ chức trọng thể lễ truy điệu và tiễn đưa đồng chí về nơi an nghỉ cuối cùng", Tổng bí thư trân trọng.
Ngay sau đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu tóm lược về toàn bộ cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng đã góp phần thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám
Vào chiến dịch chống Pháp ông đã chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng. Đặc biệt, năm 1954 đã chỉ huy chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ "Cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân làm nên chiến thắng Điện Biên".
Ngay sau năm 1954, Đại tướng đã cùng toàn Đảng, toàn quân làm hai việc là xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, góp phần vào giải phóng miền Nam.
"Trọn cuộc đời với hơn 80 năm hoạt động cách mạng, Đại tướng đã có nhiều cống hiến sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng, gắn với quá trình phát triển và những mốc son trọng đại, oanh liệt của lịch sử".
Đại tướng luôn nêu cao tinh thần tiến công sáng tạo trong nghệ thuật quân sự, quyết chiến, quyết thắng. Tên tuổi Đại tướng gắn liền với hai cuộc kháng chiến trường kỳ, bảo vệ Tổ quốc.
Thắng lợi đó được dẫn dắt bởi Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được làm nên bởi ý chí quyết chiến quyết thắng của toàn dân, của toàn đội ngũ lãnh dạo được tôi luyện, mà Võ Nguyên Giáp.
Đồng chí đã cùng phát triển học thuyết quân sự, phát triển nghệ thuật quân sự thế giới, tinh hoa lịch sử, làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
Với lực lượng vũ trang và quân đội, Đại tướng luôn yêu thương chiến sĩ, có mặt ở những địa bàn trọng yếu.
Chúng ta luôn ghi nhớ và mãi tự hào về một Tổng tư lệnh tài năng xuất chúng nhưng gần gụi thân thiết.
Trong công cuộc xây dựng đất nước, Đại tướng luôn đóng góp ý kiến vào những vấn đề của đất nước như khoa học giáo dục, quân sự...
Luôn quan tâm tới vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng, luôn nói phải xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực.
Đồng chí luôn căn dặn cán bộ gương mẫu, làm gương cho cán bộ cấp dưới, bản thân đồng chí luôn thực hiện nói và làm, thể hiện rõ phẩm chất cần kiệm chí công vô tư, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đặt lợi ích của toàn dân lên trên hết
Đảng, nhà nước, nhân dân đánh giá cao đồng chí. Quân đội suy tôn đồng chí là Anh Cả của quân đội.
Là vị tướng của nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc.
Trong công cuộc đấu tranh vì hòa bình, tên tuổi của đồng chí được thế giới vinh danh.
Với quê hương Quảng Bình, Đại tướng là niềm tự hào to lớn của mỗi người dân Quảng Bình, luôn mong muốn Quảng Bình phát triển.
Với 103 tuổi đời, hơn 70 tuổi Đảng, với những cống hiến xuất sắc, đồng chí đã được tặng nhiều huân huy chương cao quý. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng là tấm gương quý để toàn dân học tập, noi theo.
Thưa đồng chí Võ Nguyên Giáp, thưa anh Văn, hôm nay chúng tôi có mặt ở đây bày tỏ tình cảm, niềm thương. Chúng tôi nguyện cùng toàn Đảng, toàn quân, dân ra sức phấn đấu đi theo con đường mà anh và toàn đảng đã đi, phấn đấu cả đời vì độc lập dân tộc. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì một nước Việt Nam công bằng, dân chủ, văn minh.
Anh ra đi nhưng hình ảnh và cống hiến cho dân tộc sống mãi với non sông đất nước. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đại tướng".
Ngay từ 5 giờ sáng, rất nhiều người dân đã đổ về khu vực quanh nhà tang lễ chờ tiễn đưa Đại tướng.
Họ ngồi chật kín các vỉa hè kéo dài từ đầu phố Lý Thường Kiệt đến Nhà hát Lớn.
"Trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn, BCH Trung ương, QH, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ, Quân ủy Trung ương cùng đồng bào, chiến sĩ tổ chức trọng thể lễ truy điệu và tiễn đưa đồng chí về nơi an nghỉ cuối cùng", Tổng bí thư trân trọng.
Ngay sau đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu tóm lược về toàn bộ cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng đã góp phần thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám
Vào chiến dịch chống Pháp ông đã chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng. Đặc biệt, năm 1954 đã chỉ huy chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ "Cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân làm nên chiến thắng Điện Biên".
Ngay sau năm 1954, Đại tướng đã cùng toàn Đảng, toàn quân làm hai việc là xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, góp phần vào giải phóng miền Nam.
"Trọn cuộc đời với hơn 80 năm hoạt động cách mạng, Đại tướng đã có nhiều cống hiến sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng, gắn với quá trình phát triển và những mốc son trọng đại, oanh liệt của lịch sử".
Đại tướng luôn nêu cao tinh thần tiến công sáng tạo trong nghệ thuật quân sự, quyết chiến, quyết thắng. Tên tuổi Đại tướng gắn liền với hai cuộc kháng chiến trường kỳ, bảo vệ Tổ quốc.
Thắng lợi đó được dẫn dắt bởi Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được làm nên bởi ý chí quyết chiến quyết thắng của toàn dân, của toàn đội ngũ lãnh dạo được tôi luyện, mà Võ Nguyên Giáp.
Đồng chí đã cùng phát triển học thuyết quân sự, phát triển nghệ thuật quân sự thế giới, tinh hoa lịch sử, làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
Với lực lượng vũ trang và quân đội, Đại tướng luôn yêu thương chiến sĩ, có mặt ở những địa bàn trọng yếu.
Chúng ta luôn ghi nhớ và mãi tự hào về một Tổng tư lệnh tài năng xuất chúng nhưng gần gụi thân thiết.
Trong công cuộc xây dựng đất nước, Đại tướng luôn đóng góp ý kiến vào những vấn đề của đất nước như khoa học giáo dục, quân sự...
Luôn quan tâm tới vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng, luôn nói phải xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực.
Đồng chí luôn căn dặn cán bộ gương mẫu, làm gương cho cán bộ cấp dưới, bản thân đồng chí luôn thực hiện nói và làm, thể hiện rõ phẩm chất cần kiệm chí công vô tư, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đặt lợi ích của toàn dân lên trên hết
Đảng, nhà nước, nhân dân đánh giá cao đồng chí. Quân đội suy tôn đồng chí là Anh Cả của quân đội.
Là vị tướng của nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc.
Trong công cuộc đấu tranh vì hòa bình, tên tuổi của đồng chí được thế giới vinh danh.
Với quê hương Quảng Bình, Đại tướng là niềm tự hào to lớn của mỗi người dân Quảng Bình, luôn mong muốn Quảng Bình phát triển.
Với 103 tuổi đời, hơn 70 tuổi Đảng, với những cống hiến xuất sắc, đồng chí đã được tặng nhiều huân huy chương cao quý. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng là tấm gương quý để toàn dân học tập, noi theo.
Thưa đồng chí Võ Nguyên Giáp, thưa anh Văn, hôm nay chúng tôi có mặt ở đây bày tỏ tình cảm, niềm thương. Chúng tôi nguyện cùng toàn Đảng, toàn quân, dân ra sức phấn đấu đi theo con đường mà anh và toàn đảng đã đi, phấn đấu cả đời vì độc lập dân tộc. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì một nước Việt Nam công bằng, dân chủ, văn minh.
Anh ra đi nhưng hình ảnh và cống hiến cho dân tộc sống mãi với non sông đất nước. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đại tướng".
Ngay từ 5 giờ sáng, rất nhiều người dân đã đổ về khu vực quanh nhà tang lễ chờ tiễn đưa Đại tướng.
Họ ngồi chật kín các vỉa hè kéo dài từ đầu phố Lý Thường Kiệt đến Nhà hát Lớn.
|
Tại ngã năm Cửa Nam, Công an đã chốt chặn để đảm bảo an ninh trật tự.
Từ đây đến Điện Biên Phủ, Hoàng Diệu, lực lượng an ninh dàn quân từ
sáng để
chuẩn bị đón linh cữu Đại tướng đi qua.
6h40: Tại khu vực phố Sơn Tây - Kim Mã có rất đông thanh niên tình nguyện đứng dọc bên vỉa hè để thực hiện phân làn, dẫn đường cho người dân.
6h30: Rất nhiều người dân có mặt tại khu vực 30 Hoàng Diệu - nhà riêng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp để mong được lần cuối nhìn thấy linh cữu của Đại tướng trước khi Người về với đất mẹ Quảng Bình.
Nhiều bạn trẻ đã thức trắng đêm đi bộ từ nhà tang lễ về đây. Gương mặt thoáng chút mệt mỏi sau một đêm không ngủ, nhưng họ đều vô cùng xúc động.
6h20: Tại khu vực ngã 5 phố Lê Thánh Tông - Trần Hưng Đạo - hướng đi đầu tiên sau khi đoàn xe chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất phát di chuyển từ nhà tang lễ Quốc gia, rất đông người dân đã có mặt ở đây, đứng trật tự trên vỉa hè.
Bà Nguyễn Thị Hường, một người dân ở Thanh Trì, Hà Nội cho biết đã có mặt ở đây đúng 5 giờ sáng. Sau hơn 8 tiếng đồng hồ xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng suốt ngày hôm qua 12/10, bà không may mắn được vào viếng. Bà quyết tâm sáng nay phải lên sớm để kịp vĩnh biệt Đại tướng.
6h: Trước thời điểm bắt đầu lễ truy điệu, tại nhà tang lễ Quốc gia số 5, Trần Thánh Tông Hà Nội, các lực lượng tiêu binh đã tập hợp đội hình trước sân nhà tang lễ. Đoàn xe tang, xe nghi thức đã có mặt ở khu vực quy định.
6h40: Tại khu vực phố Sơn Tây - Kim Mã có rất đông thanh niên tình nguyện đứng dọc bên vỉa hè để thực hiện phân làn, dẫn đường cho người dân.
6h30: Rất nhiều người dân có mặt tại khu vực 30 Hoàng Diệu - nhà riêng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp để mong được lần cuối nhìn thấy linh cữu của Đại tướng trước khi Người về với đất mẹ Quảng Bình.
Nhiều bạn trẻ đã thức trắng đêm đi bộ từ nhà tang lễ về đây. Gương mặt thoáng chút mệt mỏi sau một đêm không ngủ, nhưng họ đều vô cùng xúc động.
6h20: Tại khu vực ngã 5 phố Lê Thánh Tông - Trần Hưng Đạo - hướng đi đầu tiên sau khi đoàn xe chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất phát di chuyển từ nhà tang lễ Quốc gia, rất đông người dân đã có mặt ở đây, đứng trật tự trên vỉa hè.
Bà Nguyễn Thị Hường, một người dân ở Thanh Trì, Hà Nội cho biết đã có mặt ở đây đúng 5 giờ sáng. Sau hơn 8 tiếng đồng hồ xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng suốt ngày hôm qua 12/10, bà không may mắn được vào viếng. Bà quyết tâm sáng nay phải lên sớm để kịp vĩnh biệt Đại tướng.
6h: Trước thời điểm bắt đầu lễ truy điệu, tại nhà tang lễ Quốc gia số 5, Trần Thánh Tông Hà Nội, các lực lượng tiêu binh đã tập hợp đội hình trước sân nhà tang lễ. Đoàn xe tang, xe nghi thức đã có mặt ở khu vực quy định.
Đội tiêu binh tập hợp trước nhà tang lễ |
Người dân dậy từ rất sớm |
Các loại hoa đã được phát cho người dân. Bánh mì, nước uống cũng được phát miễn phí.
Theo Ban tổ chức lễ tang, khoảng 8h15, linh cữu Đại tướng sẽ bắt đầu được di chuyển khỏi nhà tang lễ.
Di ảnh Đại tướng được người dân đặt trước nhà riêng |
Đoàn xe rước linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ đi theo lộ
trình từ nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền,
Tràng Thi, Điện Biên Phủ qua số 30
Hoàng Diệu. Sau đó tiếp tục đi theo đường Kim Mã, Cầu Giấy, cầu Thăng
Long ra
sân bay Nội Bài.
Từ Đồng Hới, linh cữu Đại tướng được đưa về khu an nghỉ tại Vũng Chùa - Đảo Yến bằng ô tô.
VietNamNet truyền hình trực tiếp lễ truy điệu và an táng Đại tướng.
TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP RƯỚC LINH CỮU ĐẠI TƯỚNG (TỪ 8H)
Từ Đồng Hới, linh cữu Đại tướng được đưa về khu an nghỉ tại Vũng Chùa - Đảo Yến bằng ô tô.
VietNamNet truyền hình trực tiếp lễ truy điệu và an táng Đại tướng.
TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP RƯỚC LINH CỮU ĐẠI TƯỚNG (TỪ 8H)
11h trưa 13/10, linh cữu Đại tướng sẽ được chuyển lên chuyên cơ ATR72 của Vietnam Airlines để đưa vào Quảng Bình.
Chiếc ATR 72 chở linh cữu Đại tướng sẽ cất cánh trước
tiên, sau 5 phút thì chuyên cơ chở gia đình Đại tướng và Ban tang lễ sẽ
khởi hành.
Chuyến bay chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp có số hiệu VN103, đúng bằng tuổi thọ của Đại tướng. Chuyến bay chở người nhà và Ban Tang lễ được đặt theo năm sinh của Đại tướng – VN1911.
12h25, máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới, Quảng Bình.
13h30, Lễ an táng Đại tướng bắt đầu tại Vũng Chùa - Đảo Yến, xã Quảng Đông, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình và kết thúc.
VietNamNet
Chuyến bay chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp có số hiệu VN103, đúng bằng tuổi thọ của Đại tướng. Chuyến bay chở người nhà và Ban Tang lễ được đặt theo năm sinh của Đại tướng – VN1911.
12h25, máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới, Quảng Bình.
13h30, Lễ an táng Đại tướng bắt đầu tại Vũng Chùa - Đảo Yến, xã Quảng Đông, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình và kết thúc.
VietNamNet
Vụ nổ lớn, cực kỳ nghiêm trọng trong Quốc tang Hồ Chủ tịch năm 1969
Hình minh họa |
Đầu tháng 9/1969, một vụ nổ lớn, cực
kỳ nghiêm trọng xảy ra ngay ở bến cảng dã chiến tại Hà Nội. Đã 43 năm
trôi qua, vụ nổ cực kỳ nghiêm trọng này vẫn là một bí ẩn. Nghiêm trọng
bởi thời điểm xảy ra vụ nổ rất nhạy cảm ngay trong tuần lễ quốc tang Hồ
Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều đoàn khách quốc
tế sang dự tang lễ vẫn đang lưu lại Hà Nội. Nghiêm trọng bởi vụ nổ xảy
ra giữa lúc an ninh tại Hà Nội được thắt chặt tới mức tuyệt đối. Nhiều
sư đoàn bộ đội chủ lực, công an tinh nhuệ và trung thành nhất cùng nhiều
vũ khí tối tân được rút khẩn cấp từ chiến trường và từ các địa phương
về tăng cường an ninh cho Thủ đô. Bí ẩn bởi đã 43 năm trôi qua, mọi
người (ngoại trừ dân địa phương) hoàn toàn chưa nghe nói đã có một vụ nổ
như vậy. Vụ nổ làm chết tại chỗ hơn 40 bộ đội cùng sỹ quan, phá hỏng 3
sà lan cùng tàu quân sự, phá hủy hàng nghìn tấn vũ khí hiện đại của Liên
Xô viện trợ. Bí ẩn bởi từ 1969 đến 1989, Bộ Quốc phòng cùng Bộ Công an
đã có nhiều cuộc điều tra, theo dõi, đưa ra nhiều giả thiết, song tất cả
vẫn nằm sau bức màn mù mịt mà chưa có lời giải.
Bến cảng dã chiến bên di tích an toàn khu
Địa điểm ở làng cổ nằm phía bờ Bắc Hồ Tây có tên là làng Phú Xá (làng Sù). Bến đò Sù bên bờ sông Hồng với gốc cây gạo vốn là nơi qua lại của những người hoạt động cộng sản tiền Khởi nghĩa. Ngày 23/8/1945, Hồ Chí Minh được đưa theo đường dây an toàn từ chiến khu về Hà Nội đọc bản tuyên ngôn độc lập. Trưa ngày 23/8/1945, Hồ Chí Minh có dùng cơm trưa tại đây. Bến đò của làng có vị trí giáp đường giao thông nên thời chiến tranh, bộ đội sử dụng nơi đây làm nơi bốc dỡ cho các tàu quân sự, đồng thời trên bờ là bến xe khách trung gian Bến Nứa (Yên Phụ) – Chèm.
An ninh, chính trị Hà Nội khi Chủ tịch nước qua đời
Suốt nửa cuối tháng 8 năm 1969, trời mưa liên miên, nước lũ sông Hồng lên rất to đe dọa vỡ đê trên toàn tuyến. Tin Hồ Chí Minh mệt nặng được truyền miệng khắp Hà Nội. Khắp các cửa ô đều có công an canh gác. Một dải từ ô Yên Phụ ra đến Chèm xuất hiện nhiều công an, bộ đội. Quan hệ Trung Quốc với Liên Xô hết sức căng thẳng. Chuyên gia cùng công nhân Trung Quốc ở Hà Nội (và xung quanh Hà Nội) nhiều lần dọa tấn công sứ quán Liên Xô, đã có lần họ suýt tràn qua được cầu Long Biên để vào nội thành. Được tin Hồ Chí Minh mệt nặng, Liên Xô cử ngay chuyên cơ, tức tốc đưa Đoàn chuyên gia Liên Xô cùng thiết bị sang Hà Nội. Trước đó ông Vương Quốc Mỹ (thứ trưởng) được cử sang Mạc Tư Khoa cầu cứu Liên Xô giúp bảo quản thi hài Hồ Chí Minh. Trung Quốc cũng không kém cạnh. Tổ y tế Trung Quốc được đưa thành nhiều toán, lần lượt sang trú tại khách sạn La Thành để “chăm sóc sức khỏe” Hồ Chí Minh. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai từ Trung Nam Hải trực tiếp điều hành tổ này. Đại sứ Vương Ấu Bình ngày đêm chạy như cờ lông công săn tin và báo cáo Mao cùng họ Chu ở Trung Nam Hải. Lý Gia Trung, Trương Đức Duy (lúc đó là phiên dịch ở sứ quán TQ, sau là đại sứ TQ tại VN có công dắt mối vụ hội nghị Thành Đô bán nước) bám riết các đầu mối tin tức như Hoàng Văn Hoan, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Duy Trinh, Phạm Văn Đồng.
Bến cảng dã chiến bên di tích an toàn khu
Địa điểm ở làng cổ nằm phía bờ Bắc Hồ Tây có tên là làng Phú Xá (làng Sù). Bến đò Sù bên bờ sông Hồng với gốc cây gạo vốn là nơi qua lại của những người hoạt động cộng sản tiền Khởi nghĩa. Ngày 23/8/1945, Hồ Chí Minh được đưa theo đường dây an toàn từ chiến khu về Hà Nội đọc bản tuyên ngôn độc lập. Trưa ngày 23/8/1945, Hồ Chí Minh có dùng cơm trưa tại đây. Bến đò của làng có vị trí giáp đường giao thông nên thời chiến tranh, bộ đội sử dụng nơi đây làm nơi bốc dỡ cho các tàu quân sự, đồng thời trên bờ là bến xe khách trung gian Bến Nứa (Yên Phụ) – Chèm.
An ninh, chính trị Hà Nội khi Chủ tịch nước qua đời
Suốt nửa cuối tháng 8 năm 1969, trời mưa liên miên, nước lũ sông Hồng lên rất to đe dọa vỡ đê trên toàn tuyến. Tin Hồ Chí Minh mệt nặng được truyền miệng khắp Hà Nội. Khắp các cửa ô đều có công an canh gác. Một dải từ ô Yên Phụ ra đến Chèm xuất hiện nhiều công an, bộ đội. Quan hệ Trung Quốc với Liên Xô hết sức căng thẳng. Chuyên gia cùng công nhân Trung Quốc ở Hà Nội (và xung quanh Hà Nội) nhiều lần dọa tấn công sứ quán Liên Xô, đã có lần họ suýt tràn qua được cầu Long Biên để vào nội thành. Được tin Hồ Chí Minh mệt nặng, Liên Xô cử ngay chuyên cơ, tức tốc đưa Đoàn chuyên gia Liên Xô cùng thiết bị sang Hà Nội. Trước đó ông Vương Quốc Mỹ (thứ trưởng) được cử sang Mạc Tư Khoa cầu cứu Liên Xô giúp bảo quản thi hài Hồ Chí Minh. Trung Quốc cũng không kém cạnh. Tổ y tế Trung Quốc được đưa thành nhiều toán, lần lượt sang trú tại khách sạn La Thành để “chăm sóc sức khỏe” Hồ Chí Minh. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai từ Trung Nam Hải trực tiếp điều hành tổ này. Đại sứ Vương Ấu Bình ngày đêm chạy như cờ lông công săn tin và báo cáo Mao cùng họ Chu ở Trung Nam Hải. Lý Gia Trung, Trương Đức Duy (lúc đó là phiên dịch ở sứ quán TQ, sau là đại sứ TQ tại VN có công dắt mối vụ hội nghị Thành Đô bán nước) bám riết các đầu mối tin tức như Hoàng Văn Hoan, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Duy Trinh, Phạm Văn Đồng.
Sáng mồng 2/9/1969, Hồ Chí Minh trút hơi thở cuối cùng. Sáng 4/9, đài
Tiếng nói Việt Nam đọc Thông cáo đặc biệt loan tin vị lãnh tụ từ trần
vào sáng mồng 3. Việt Nam DCCH để quốc tang đến hết 10/9. An ninh toàn
Hà Nội được thắt chặt. Ngay từ ngày mồng 2, tư lệnh các chiến trường,
tướng lĩnh, cán bộ cao cấp được báo trước đã đổ về về Hà Nội chịu tang.
Các ngày sau, hàng trăm đoàn quốc tế, trong nước đổ về Hà Nội. Ngày 6/9,
Hà Nội phải thông báo khẩn cho sứ quán, đầu mối ngoại giao ở nước ngoài
hạn chế đoàn vào vì quá tải. Ở trong nước, nhiều đoàn đang hỏa tốc từ
chiến trường ra được lệnh dừng ngay tại các binh trạm, không về Hà Nội.
Hai đầu cầu Long Biên được các đơn vị bộ đội, công an ngày đêm canh
phòng cẩn mật. Cây cầu này là vị trí nối Hà Nội với sân bay Gia Lâm (sân
bay quốc tế duy nhất của Việt Nam DCCH lúc đó). Công an Hà Nội được
lệnh khẩn cấp tập trung các đối tượng có nguy cơ đe dọa trật tự trị an.
Chỉ trong một ngày và một đêm, công an các khu, các huyện đã lên hồ sơ
và gom hàng nghìn “đối tượng” nhập các trại giam quanh Hà Nội. Công an
mật có mặt khắp nơi. Anh dân nào lỡ mồm ăn nói sơ hở là bị đón đi ngay.
Anh nào có biểu hiện bất minh cũng bị mời lên xe xít-đờ-ca cho đi tuốt.
Tàu điện, xe khách, bến đò thường xuyên bị soát xét. Đồn công an các cửa
ô được tăng cường lực lượng kiểm soát quân sự kiểm tra toàn bộ các
phương tiện ra vào Hà Nội, kể cả các xe quân sự. Không có lệnh giới
nghiêm nào được ban ra nhưng buổi tối gần như không có ai ra đường ngoại
trừ người dân có việc khẩn cấp hoặc người nhà nước đang thi hành nhiệm
vụ.
Trần Quốc Hoàn, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, trực tiếp báo cáo đồng thời nhận chỉ đạo từ Bộ Chính trị về tình hình trật tự trị an chung tại Hà Nội.
Sáng 4/9/1969, Chu Ân Lai sang viếng Hồ Chí Minh, buổi tối cùng ngày bay ngay về Bắc Kinh không muốn đụng mặt Kosygin (Chủ tịch HĐBT Liên Xô) trong lễ truy điệu trọng thể. Họ Chu yêu cầu vào thăm thi hài Hồ Chí Minh trước khi về nước. Việc này khiến các lãnh đạo Hà Nội cực kỳ khó xử vì lúc đó chuyên gia Liên Xô đang xử lý xác và bởi lễ viếng tang chỉ bắt đầu vào ngày 6/9. Việc cho họ Chu được đặc cách vào trước sẽ khiến Việt Nam DCCH khó ăn nói với Liên Xô và các đoàn khách quốc tế khác vốn đang phải chờ đợi. Nếu Liên Xô phật ý mà rút chuyên gia xử lý thi hài về nước thì sẽ là thảm họa cho Việt Nam DCCH. Không khí ở Ba Đình rất căng thẳng.
Ngày 6/9 Kosygin Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô đến Hà Nội, có cử phái viên đến gặp Lý Tiên Niệm (đang ở HN) tỏ ý muốn tiếp xúc lãnh đạo Trung Quốc giải quyết xung đột biên giới. Họ Lý không tiếp mà chỉ cho đại sứ Vương Ấu Bình nhận tin. Các đoàn đến Hà Nội đều tổ chức gặp gỡ nhau. Riêng hai ông anh cả Cộng sản thì không thèm nói chuyện, thậm chí còn hầm hè trực đánh nhau ngay tại Hà Nội.
Ngày 6/9, lễ viếng chính thức được tổ chức tại Hà Nội. Ngày 9/9/1969 lễ truy điệu trọng thể tổ chức tại Quảng trường Ba Đình.
Vụ nổ
Cảng Phà Đen của Hà Nội trước đó đã được lệnh không tiếp nhận tàu chở vũ khí, đạn dược, xăng dầu trong những ngày quốc tang (hết 10/9). Tàu bè chở vũ khí phải chuyển dịch ra các bến dã chiến để bốc dỡ hoặc neo đậu cách xa trung tâm Hà Nội.
Từ ngày 7/9, trời bắt đầu tạnh mưa và chuyển sang nắng gay gắt.
Chiều tối ngày 10/9, đoàn sà lan 3 chiếc chở hơn 1000 tấn vũ khí do 3 ca nô lai dắt không được cập cảng Phà Đen, phải chuyển lên bến đò Phú Xá neo đậu. Tại đây có một đơn vị bộ đội canh giữ. Cùng đêm, có thêm 2 tàu chở xăng cũng cập bến này. Việc neo đậu như vậy rất nguy hiểm trong điều kiện mặt nước hẹp, dòng xoáy lớn. Đoàn tàu chở xăng đến sau nên neo bên ngoài, khóa đường ra của đoàn chở vũ khí. Đã có cãi vã giữa hai đoàn sà lan và tàu của quân đội nhưng cuối cùng chỉ huy đơn vị bộ đội canh giữ bến Phú Xá vẫn cho cả hai neo đậu.
Sang ngày 11/9, trời nắng gay gắt. Ngay từ sáng sớm, đoàn tàu chở xăng đã bơm xăng lên các xe ô-tô téc đậu trên đê. Đoàn sà lan chở vũ khí không ra được. Trời nắng nóng, nhiều thủy thủ, bộ đội tạm xuống hầm ca nô ngủ trưa cho mát để chờ xuất bến.
Đầu giờ chiều, bỗng có tiếng nổ long trời phát ra. Cột khói đen bốc lên ngút trời. Hai ống bơm xăng lên bờ đã bắt lửa và cháy ngùn ngụt. Xăng theo vòi bơm chảy loang rộng ra mặt nước nên lửa cứ lan theo mặt sông bắt rất nhanh sang các sà lan chở vũ khí (xăng nhẹ hơn nước nên nổi trên mặt nước). Chẳng mấy chốc, toàn bộ các ca nô và sà lan chở vũ khí chìm trong biển lửa. Một số bộ đội nhảy xuống nước tháo thân thì bị biển lửa hung ác thiêu cháy tại chỗ. Gần 40 bộ đội và sỹ quan chỉ huy đang ngủ trưa dưới hầm các ca nô bị biển lửa bủa vây. Họ nhảy nhôi vì hoảng loạn, họ hò hét kêu cứu trong sự tuyệt vọng. Họ không thể thoát ra ngoài bởi (đến nay vẫn không ai lý giải được) các cửa vào khoang hầm ca nô đã bị ai đó khóa trái toàn bộ từ bên ngoài. Đã có ý kiến xin chỉ huy trên bờ bắn súng vào cửa để mở đường thoát cho họ nhưng người sỹ quan chỉ huy cao nhất lúc đó đã không dám ra lệnh dùng súng bắn vào đoàn sà lan đầy ắp vũ khí như vậy. Chỉ ít phút sau, tiếng kêu và các ca nô đó đã chìm dần vào biển lửa. Đạn trên các sà lan bắt đầu phát nổ. Đạn cối, đạn B40, đạn pháo cao xạ các loại nổ liên hồi nhấn chìm toàn bộ 3 sà lan chở vũ khí, 3 ca nô lai dắt, 1 tàu chở xăng cùng vài chục xác bộ đội … Một tàu chở xăng khác đã được lai kéo sang bờ Bắc.
Dân quân và bộ đội nhanh chóng phong tỏa hiện trường. Đến tận tối khuya mà người dân gần đó vẫn chưa được về nhà. Người ta kịp lượm được hơn 10 xác bộ đội đặt trên mặt đê. Tất cả đều trong tình trạng không nguyên vẹn và không thể nhận dạng được. Số còn lại đều chìm nghỉm dưới lòng sông hoặc đã bị tan xác. Người sỹ quan chỉ huy canh gác bến ngay xẩm tối hôm đó đã tự vẫn bằng 1 phát súng. Cái chết này đã đem theo hầu hết bí mật về vụ nổ nhưng lại dẫn đến một bí ẩn mới. Người này tự vẫn bằng một phát đạn K54, khẩu K54 rơi cạnh xác. Tuy nhiên cả đơn vị đều cho biết đơn vị chưa từng được phát và chưa từng thấy khẩu K54 này ở đơn vị. Các sà lan được trục vớt lên sau đó cho thấy sức công phá kinh hoàng của vụ nổ. Toàn bộ đáy và sườn các sà lan, ca nô lai dắt bằng lớp thép dày đều bị thủng, xé toang bởi đạn cối, pháo, B40.
Những chiếc ca nô lai dắt được chuyển đi ngay sau đó. Xác ba chiếc sà lan nằm trên vệ đê sông Hồng mãi đến năm 1989.
Vị trí vụ nổ ngay sát nền nhà hàng Tre Place 142 đường An Dương Vương ngày nay
.
Điều tra sau vụ nổ
Công an, quân đội đã phong tỏa, khám nghiệm và thu dọn hiện trường.
Công an cùng bộ đội ngay lập tức gọi hỏi toàn bộ những người dân có mặt quanh khu vực. Các bác lái đò trong Hợp tác xã chở đò cũng bị triệu tập.
Nhiều ngày sau, người ta vẫn thấy đại tá Cáp Xuân Diệm (phó Giám đốc Công an Hà Nội phụ trách trị an dân cảnh) cùng nhiều cán bộ phòng chống phản động ngồi xe xít-đờ-ca quanh quẩn khu vực này. Trước đó, Đại tá đã trực tiếp tham gia thẩm vấn nhiều người khu vực trên.
Ngay cả những năm sau đó, các làng xóm, đặc biệt là khu công giáo quanh vùng chịu sự giám sát đặc biệt của các lực lượng an ninh. Nhiều công an mật được tung ra dưới vỏ bọc thợ hàn nồi, bác thiến lợn, bán kem dạo, đổi lông gà lông vịt nhằm tìm manh mối. Thậm chí, một số thanh niên địa phương còn được trưng dụng tạo vụ đánh nhau giả với bộ đội để may ra tìm kiếm được manh nha của kẻ phản động trà trộn trong những người dân kia. Kết quả vẫn chỉ là con số không. Sang năm 1972, có bố con bác xe bò kéo người làng Xuân Đỉnh còn bị bắt và thẩm vấn một thời gian vì khi kéo xe qua đồng, có báo động máy bay, họ chỉ dắt bò chạy còn bỏ chiếc xe lại giữa đồng với hai càng xe chổng ngược lên trời. Họ bị bắt vì tình nghi dùng xe bò kéo mô phỏng pháo cao xạ nhằm chỉ điểm cho máy bay địch ??!!. Việc này lập tức bị công an liên hệ với vụ nổ kia.
Sau 1975, lại đến 1978 đánh nhau Pol Pot, năm 1979 đánh nhau Trung Quốc … Mãi đến năm 1989, sợ những người buôn bán sắt vụn tẩu tán đi mất, quân đội đã đưa xe về cẩu toàn bộ các xác sà lan chở đi. Họ cho biết việc điều tra vẫn tiếp diễn.
Đoạn kết và những câu hỏi chưa có lời giải đáp
Xác những bộ đội xấu số được an táng tại
nghĩa trang Trại Lợn, năm 1972 thì cải táng chuyển vào nghĩa trang thôn
Phú Xá, trên mộ đều ghi liệt sỹ vô danh và kể từ đó mộ phần bỏ hoang
không ai chăm nom. Năm 1998, một phần nghĩa trang được quận Tây Hồ lấy
giao cho Điện lực Tây Hồ làm văn phòng. Khi san lấp mặt bằng, nhà thầu
thi công đã lấp toàn bộ các ngôi mộ liệt sỹ vô danh này (họ không muốn
bỏ kinh phí chạy mộ vì hợp đồng san lấp là trọn gói). Dấu tích cuối cùng
của vụ nổ đã biến mất như vậy.
Những câu hỏi của một vụ nổ lớn đúng tuần lễ quốc tang Hồ Chí Minh thì vẫn còn đó. Vụ nổ là tai nạn đơn thuần? Một vụ phá hoại do biệt kích phía bên kia của Bắc Việt thực hiện? Có hay không một âm mưu nào đó trong nội bộ lúc ấy? Một vụ phá hoại có bàn tay Trung Quốc nhằm phục vụ một âm mưu mờ ám nào đó của họ trong lúc nhạy cảm? vân vân và vân vân và tại sao chính quyền lại giấu nhẹm một vụ lớn như vậy? Tất cả đến nay đều chưa có câu trả lời xác đáng.
Những câu hỏi của một vụ nổ lớn đúng tuần lễ quốc tang Hồ Chí Minh thì vẫn còn đó. Vụ nổ là tai nạn đơn thuần? Một vụ phá hoại do biệt kích phía bên kia của Bắc Việt thực hiện? Có hay không một âm mưu nào đó trong nội bộ lúc ấy? Một vụ phá hoại có bàn tay Trung Quốc nhằm phục vụ một âm mưu mờ ám nào đó của họ trong lúc nhạy cảm? vân vân và vân vân và tại sao chính quyền lại giấu nhẹm một vụ lớn như vậy? Tất cả đến nay đều chưa có câu trả lời xác đáng.
( )
Hai quốc tang cứu sống nhiều mạng người
Hình minh họa |
Ngay ngày đầu tiên quốc tang Chủ tịch
nước Tôn Đức Thắng (3/1980) hàng trăm mạng dân và cán bộ (trong đó có
lãnh đạo cao cấp) đã được cứu sống khi Hội trường chính của tỉnh Hà Tây
tại Thị xã Hà Đông sập hoàn toàn. Lịch sử lặp lại, 33 năm sau, nhà máy
sản xuất đạn dược quốc phòng kiêm sản xuất pháo hoa Z121 (Bộ Quốc phòng)
đã nổ tan tành trong ngày quốc tang. Tuy có nhiều người thiệt mạng
nhưng nếu không có quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, số người thiệt
mạng còn lớn hơn nhiều lần.
Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Hội trường chính của tỉnh Hà Tây (sức chứa gần 500 người nếu tính cả cánh gà) được chỉ đạo gấp rút thi công và hoàn thành trong thời gian ngắn nhất để coi đây là thành tích chính trị của tỉnh. Lễ khánh thành dự kiến tổ chức rất trang trọng, mời cả lãnh đạo cao cấp của Trung ương về dự (mời đồng chí Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng). Ngày 30/3/1980, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng mất. Cả nước để tang cụ 1 tuần và ngừng mọi hoạt động vui chơi giải trí. Lễ khánh thành Hội trường tỉnh Hà Tây buộc phải hoãn. Ngay hôm đầu tiên quốc tang (đúng ngày dự kiến tổ chức lễ cắt băng khánh thành) thì Hội trường này sập hoàn toàn. Nguyên nhân thì đương nhiên không công bố. Tuy nhiên nhiều người cho rằng việc thi công trần bê-tông tòa nhà đã bị ép rút ngắn thời . Tiến độ trên giao thì vẫn kịp nhưng xi-măng đã không kịp đông kết đúng quy trình kỹ thuật. Ai cũng hú vía. Nếu không có quốc tang Bác Tôn, chắc nước ta đã mất một đồng chí lãnh đạo cao cấp và mấy trăm mạng dân cùng cán bộ vì lý do rất lãng xẹt.
Hôm qua 12/10/2013, ngày đầu quốc tang Đại tướng, Nhà máy Z121 Bộ Quốc phòng đứng chân trên địa bàn hai xã Khải Xuân và Võ Lao (Thanh Ba, Phú Thọ) đã nổ tung khiến trên 20 người thiệt mạng (chưa thể thống kê đầy đủ). Do có Quốc tang nên chỉ huy, lãnh đạo nhà máy trước đó đã cho giảm quy mô sản xuất để tập trung vào tang lễ. May mắn nữa là dây chuyền sản xuất quả nổ và đạn quốc phòng cùng kho thuốc súng hơn 20 tấn đã đóng cửa trong ngày Quốc tang. Nếu không, quy mô sản xuất của nhà máy này vẫn sẽ duy trì ở mức cao nhất với hàng nghìn công nhân và 3 kho thuốc nổ phục vụ sản xuất. Khi đó mà xảy ra vụ nổ, chắc chắn con số chết sẽ lên đến hàng nghìn (cả dân và quân).
Ngay sau khi vụ nổ xảy ra, theo phân công của Bộ Chính trị, đích thân Đại tướng Phùng Quang Thanh phải bỏ dở việc tang cụ Giáp dưới Hà Nội bay ngay máy bay trực thăng lên Phú Thọ chỉ đạo việc khắc phục hậu quả thảm họa. Toàn bộ cán bộ các ban ngành đoàn thể ở mọi cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ được lệnh huy động hỏa tốc. Các cán bộ đang nghỉ phép, đang bồi dưỡng chính trị dưới Hà Nội cũng bị triệu khẩn cấp về tỉnh. Được sự cho phép của Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Dân Mạc buộc phải bỏ Lễ viếng Đại tướng dưới Hà Nội để tức tốc về Phú Thọ chỉ đạo. Phú Thọ là tỉnh duy nhất vào viếng Đại tướng không có Bí thư tỉnh ủy làm trưởng đoàn.
Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Hội trường chính của tỉnh Hà Tây (sức chứa gần 500 người nếu tính cả cánh gà) được chỉ đạo gấp rút thi công và hoàn thành trong thời gian ngắn nhất để coi đây là thành tích chính trị của tỉnh. Lễ khánh thành dự kiến tổ chức rất trang trọng, mời cả lãnh đạo cao cấp của Trung ương về dự (mời đồng chí Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng). Ngày 30/3/1980, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng mất. Cả nước để tang cụ 1 tuần và ngừng mọi hoạt động vui chơi giải trí. Lễ khánh thành Hội trường tỉnh Hà Tây buộc phải hoãn. Ngay hôm đầu tiên quốc tang (đúng ngày dự kiến tổ chức lễ cắt băng khánh thành) thì Hội trường này sập hoàn toàn. Nguyên nhân thì đương nhiên không công bố. Tuy nhiên nhiều người cho rằng việc thi công trần bê-tông tòa nhà đã bị ép rút ngắn thời . Tiến độ trên giao thì vẫn kịp nhưng xi-măng đã không kịp đông kết đúng quy trình kỹ thuật. Ai cũng hú vía. Nếu không có quốc tang Bác Tôn, chắc nước ta đã mất một đồng chí lãnh đạo cao cấp và mấy trăm mạng dân cùng cán bộ vì lý do rất lãng xẹt.
Hôm qua 12/10/2013, ngày đầu quốc tang Đại tướng, Nhà máy Z121 Bộ Quốc phòng đứng chân trên địa bàn hai xã Khải Xuân và Võ Lao (Thanh Ba, Phú Thọ) đã nổ tung khiến trên 20 người thiệt mạng (chưa thể thống kê đầy đủ). Do có Quốc tang nên chỉ huy, lãnh đạo nhà máy trước đó đã cho giảm quy mô sản xuất để tập trung vào tang lễ. May mắn nữa là dây chuyền sản xuất quả nổ và đạn quốc phòng cùng kho thuốc súng hơn 20 tấn đã đóng cửa trong ngày Quốc tang. Nếu không, quy mô sản xuất của nhà máy này vẫn sẽ duy trì ở mức cao nhất với hàng nghìn công nhân và 3 kho thuốc nổ phục vụ sản xuất. Khi đó mà xảy ra vụ nổ, chắc chắn con số chết sẽ lên đến hàng nghìn (cả dân và quân).
Ngay sau khi vụ nổ xảy ra, theo phân công của Bộ Chính trị, đích thân Đại tướng Phùng Quang Thanh phải bỏ dở việc tang cụ Giáp dưới Hà Nội bay ngay máy bay trực thăng lên Phú Thọ chỉ đạo việc khắc phục hậu quả thảm họa. Toàn bộ cán bộ các ban ngành đoàn thể ở mọi cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ được lệnh huy động hỏa tốc. Các cán bộ đang nghỉ phép, đang bồi dưỡng chính trị dưới Hà Nội cũng bị triệu khẩn cấp về tỉnh. Được sự cho phép của Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Dân Mạc buộc phải bỏ Lễ viếng Đại tướng dưới Hà Nội để tức tốc về Phú Thọ chỉ đạo. Phú Thọ là tỉnh duy nhất vào viếng Đại tướng không có Bí thư tỉnh ủy làm trưởng đoàn.
( )
“Hội chẩn” căn bệnh “Lú” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đến thời điểm này, sau bao búa rìu dư luận đặt dấu chấm hỏi với ông
Nguyễn Phú Trọng, biệt danh “Trọng lú” đã bị đồng bào gắn chết với tên
ông chỉ một thời gian ngắn sau khi ông nhậm chức Tổng bí thư. Một câu
hỏi lớn đặt ra là: Tại sao trong suốt 2 năm qua, mọi hành động, phát
ngôn của Tổng bí thư đều gây phản ứng trong dư luận, thậm chí ngay cả
các đồng chí, cấp dưới của ông đều công khai chống lại ông, thế mà ông
vẫn bình chân như vại? ông vẫn trói mình trong màn hào quang giả tạo,
vẫn tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ, không nghe, không thấy mọi dư luận
xung quanh?
Đã có quá nhiều thông tin về các hoạt động của ông Tổng trong 2 năm nắm
quyền vừa qua mà bạn đọc có thể tự tra cứu dễ dàng qua các loạt bài “phi
chính thống” của các “thế lực phản động”. Về đối ngoại: Bài phát biểu
giáo điều về CNXH ở Cuba khiến Brasil sợ hãi không dám cấp visa; Gặp
giáo hoàng, ký đối tác chiến lược với Ý để rồi về nước vênh váo; Nhận
bằng danh dự ở Thái lan; Giữ thái độ im lặng trước tất cả diễn biến phức
tạp trên Biển Đông; Chính trường Campuchia cũng vô cùng phức tạp có khả
năng ảnh hưởng lớn đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam, ông vô cảm, để
mặc Trung Quốc hoành hành thao túng. Về đối nội: Ông chỉ đạo, hành động
sai nguyên tắc nội bộ của Đảng, điển hình như “Kiểm điểm theo Nghị quyết
TW4”, “Lấy tín nhiệm lãnh đạo” (tất nhiên ông chẳng dại đưa ông và phe
cánh vào danh sách phải lấy phiếu) và nhiều hành động lú lẫn tại HNTW6,
HNTW7 khiến nhiều UVTW bất bình, phản ứng. Qua đó có thể thấy ông Trọng
không hiểu gì về công tác lãnh đạo, nhiều người cho là ông đã lú lẫn,
mất trí.
Tại sao những ý kiến, những bức xúc, những phản ứng của dư luận không
đến tai ông? Các bác sĩ nói tai ông vẫn tốt, mắt vẫn còn sáng, vẫn đi
tiếp xúc cử tri đều đặn, sức khoẻ nói chung là ổn. Xung quanh ông còn có
bao nhiêu ban bệ, hàng chục trợ lý nên chắc những thông tin này phải
đến ông rất sớm, nhưng thực tế ông chẳng cảm nhận được gì về sai lầm của
mình. Mới đây, một trợ lý thân cận của ông tiết lộ: Tinh thần ông vẫn
rất kiên định, vững vàng, ông không nghe ai, không đọc gì ngoài những gì
các trợ lý đưa. Tìm hiểu thông tin về dàn trợ lý của ông Tổng bí thư,
có thể điểm qua những khuôn mặt được xem là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh
lú trầm kha, mà giới trí thức cũng như các UVTW cho là “đã hết thuốc
chữa”:
- Đầu tiên phải kể đến Vũ Dũng, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Thành
tích đáng kể đầu tiên là ăn tiền của Nhật Bản để đạt thỏa thuận “Hiệp
định Thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản” năm 2007 khi Việt Nam vừa gia
nhập WTO. Nhưng “thành tích” quan trọng nhất là Vũ Dũng đã “tích cực”
đầu hàng Trung Quốc trong sự kiện cắm mốc biên giới vào năm 2009. Còn
nhớ trong cuộc họp báo ngày 24/2/2009, Vũ Dũng đã mạnh miệng tuyên bố:
“Về các mốc Pháp – Thanh, mốc 19 vẫn còn tồn tại và nằm đúng vị trí cũ.
Mốc 18 đối diện với mốc 19, do yếu tố thời gian, hai bên đều không thể
xác định được. Về điểm nối ray, do bị lệch về phía Việt Nam so với đường
biên giới lịch sử, hai bên đồng ý điều chỉnh. Kết quả giải quyết: đường
biên giới đi qua Km0 rồi đến mốc 19 cũ và đến điểm cách điểm nối ray
148 mét về phía Bắc”, khiến hàng trăm km2 vùng biên giới thiêng liêng
của tổ quốc đã rơi vào tay giặc. Sau đợt ấy, Vũ Dũng được nhân viên Bộ
Ngoại giao mệnh danh “Trần Ích Tắc thời hiện đại”. Ấy vậy mà sau khi hết
tuổi, Vũ Dũng lại được ông Tổng Trọng đưa về làm trợ lý để tỏ lòng thân
thiện với Trung Quốc.
- Vai trò quan trọng không kém là ông Đinh Văn Ân, nguyên Viện trưởng
Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong suốt quá trình làm việc chỉ biết lãnh lương, thưởng, lót tay và
đi dự hội nghị nhận phong bì. Ông viện trưởng tuy không có công trình
nghiên cứu gì nhưng rất có biệt tài trong vai trò làm nhà “phê bình” khi
suốt ngày rao giảng về kinh tế thị trường đồng thời phê phán người này
người nọ. Chính những phát biểu vĩ đại kiểu như “Từ Bộ trưởng trở lên
cần được trang bị những kiến thức của kinh tế thị trường!”, ông Ân đã
được ngài Tổng bí thư rước về làm trợ lý, cố vấn về kinh tế. Với vai trò
mới, ông Ân đã tích cực tham gia công tác “truyền thông” cho ông Tổng
Trọng, đi đâu ông cũng ca ngợi Tổng bí thư lên tận mây xanh, nào là “là
người có trí tuệ cao”, “vị lãnh đạo đầy bản lĩnh”... khiến người ta phải
cười thầm. Chính Đinh Văn Ân là người đã có phần đưa Tổng bí thư xuống
vũng lầy dư luận.
- Người tiếp theo phải kể đến là ông Hồ Mậu Ngoạt sau khi được “cụ” Lê
Khả Phiêu và Bí thư HN Phạm Quang Nghị nâng đỡ, giúp thoát ly quê hương
Thanh Hóa để về TW từ năm 2010. Ông Ngoạt ngay lập tức được cất nhắc
thành Ủy viên Trung ương, Phó chánh văn phòng, phụ trách Văn phòng TW
Đảng. Năm 2011, tiếp tục được “cụ” Phiêu rỉ tai ngài Tổng Trọng để đưa
về làm Trợ lý Tổng bí thư. Bản chất là kẻ a dua, nịnh hót, không có
trình độ chuyên môn gì. Vai trò chính của Ngoạt là đi “ca tụng” đỉnh cao
trí tuệ của ngài Tổng Bí thư đến truyền thông và chính giới.
- Sẽ là một thiếu sót nếu không đề cập đến vai trò của “đặc phái viên”
Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại TW. Được “đào tạo” ở Trung Quốc,
trở về tham gia các hoạt động đoàn, sau đó leo tới Bí thư Tuyên Quang,
năm 2009 về TW làm Trưởng ban Đối ngoại. Năm 2011, sau khi đắc cử Tổng
bí thư, ông Trọng đã kéo Quân về làm “đặc phái viên”. Một điều ít người
biết, chính vị phái viên này là tác giả tham vấn cho hàng loạt các hoạt
động đối ngoại ngày càng sai lầm trong thời gian gần đây của ngài Tổng
Trọng.
Với những con người ấy tham mưu ấy thì thử hỏi làm sao đầu Tổng bí thư
sáng lên được mà chỉ càng thêm tăm tối. Tình trạng của ông Trọng hiện
nay có thể nói ngắn gọn: “Không cần học, không cần biết ai, ta là
nhất!”. Nói một cách thiếu “nghiêm túc” thì: “Thật đúng là đã dốt mà
không chịu học, lại còn đi nghe mấy thằng thầy dùi đểu”.
Hà Nội 11/10/2013
Phạm Trường Sơn
Thông điệp từ dòng người viếng Đại tướng
Những dòng người và những dòng nước mắt tuôn
rơi trên khắp đất nước này vì tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông
là một tượng đài lẫm liệt trong lòng dân, cho dù suốt cuộc đời, ông
cống hiến và hy sinh không vì mục đích để xây tượng đài cho riêng mình.
Sự
khác biệt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với không ít người khác chính là
ở chỗ này. Nhân dân nhận ra sự khác biệt đó. Sống không vì dân thì ai
đó có thể tự đúc tượng mình nhưng không bao giờ có chỗ trong lòng dân
chúng.
Từng
dòng người tiếp tục đổ về những nơi tổ chức lễ viếng Đại tướng, và hàng
nghìn người hành hương về nơi yên nghỉ của ông ở Vũng Chùa. Ở đây không
có sự kêu gọi, không có vận động tuyên truyền mà là sự tự nguyện, xuất
phát từ tấm lòng thành của người dân. Không có câu trả lời nào chính xác
hơn về chân dung của một con người chính bằng những gì đã và đang diễn
ra một tuần qua.
Những
dòng người đến với Đại tướng cũng là thông điệp gửi đến với nhiều
người. Một thông điệp vô cùng quan trọng, vô cùng sâu sắc, vô cùng khẩn
thiết. Đó là khi nhận nhiệm vụ mà dân giao phó, thì phải sống trọn đời
vì dân, hãy đặt việc nước lên trên tất cả, phải giữ tấm lòng thanh sạch
trước lợi danh.
Ai rồi cũng sẽ chết. Hãy nhìn để thấy tình cảm của dân với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Hãy lắng lòng mình thật sâu để suy nghĩ về điều này và chọn thái độ sống đối với dân, hành động đối với nước.
(Dân trí)
Đọ sức Ấn – Trung về Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (G) chụp ảnh chung với các lãnh đạo ASEAN nhân Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ, Brunei, 10/10/2013 (REUTERS)
Quan điểm đàm phán song phương của Bắc
Kinh nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông tiếp tục đẩy Trung Quốc vào tư
thế đơn độc tại các diễn đàn khu vực. Đó cũng là điều xẩy ra nhân Hội
nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Brunei hôm 10/10/2013 khi hầu hết các thành
viên của diễn đàn gồm 18 nước đều tỏ thái độ ủng hộ một giải pháp đa
phương cho Biển Đông – cụ thể là kêu gọi đẩy mạnh việc đúc kết một bộ
Quy tắc Ứng xử cho vùng này. Giới quan sát đặc biệt ghi nhận thái độ của
Ấn Độ, không ngần ngại công khai phản bác lập trường “song phương" của Trung Quốc, cho dù với những lời lẽ rất ngoại giao.
Điều có thể gọi là cuộc “đọ sức” Ấn-Trung khởi sự với bài phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc. từ trên diễn đàn của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Brunei, bên cạnh những lời lẽ hòa dịu đầy tính trấn an liên quan đến Biển Đông, ông Lý Khắc Cường đã mạnh mẽ bảo vệ chủ trương nhất quán của Trung Quốc là chỉ giải quyết tranh chấp một cách song phương với các nước có liên can.
Theo thông tin từ báo chí Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc xác định : “Tranh chấp lãnh thổ và hàng hải giữa các quốc gia trong khu vực này (Biển Đông) nên được các nước liên quan giải quyết thông qua tham vấn hữu nghị”. Tuyên bố trên đây mang đầy đủ ý nghĩa của nó trong bối cảnh trước lúc ông Lý Khắc Cường đến Brunei, báo chí Trung Quốc đã lại liên tục lên tiếng cho rằng các nước ngoài khu vực không nên can thiệp vào hồ sơ Biển Đông.
Trên cùng một diễn đàn ngay sau khi lãnh đạo Trung Quốc phát biểu, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã có một phản ứng, được giới quan sát cho là nhằm trực tiếp phản bác lập trường của Trung Quốc, mặc dù với những ngôn từ rất ngoại giao.
Thủ tướng Ấn thẩm định : “Một môi trường biển ổn định là điều thiết yếu để thực hiện nguyện vọng chung của chúng ta trong khu vực". Đối với ông, Ấn Độ “hoan nghênh các cam kết chung của các nước có liên quan về việc thực thi bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 và hướng tới việc thông qua một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông trên cơ sở đồng thuận”.
Thủ tướng Ấn Độ còn nhấn mạnh đến một số cơ chế đa phương đã được hình thành để góp phần cải thiện tình hình trên cơ sở tôn trọng luật lệ quốc tế liên quan đến an ninh hàng hải. Khi được một tờ báo Indonesia hỏi về cách thức xử lý tốt nhất các tranh chấp tại Châu Á, ông Singh tiếp tục nhấn mạnh đến vai trò hữu ích của các tổ chức đa phương.
Theo ông : “Các diễn đàn khu vực có thể đóng một vai trò hữu ích… Do đó, chúng tôi nhìn thấy giá trị to lớn của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng ADMM + và nhiều cơ chế hợp tác khu vực khác ”.
Theo các nhà quan sát, Ấn Độ là quốc gia thường xuyên tự động can thiệp vào các tranh chấp Biển Đông bên cạnh các nước ASEAN, bất chấp thái độ bất bình của Trung Quốc. Phản ứng mạnh nhất là tuyên bố vào cuối năm ngoái của Tư lệnh Hải quân Ấn Độ DK Joshi, khẳng định rằng New Delhi sẵn sàng gửi tàu hải quân qua Biển Đông bảo vệ quyền lợi Ấn Độ.
Tại khu vực này, Ấn Độ đang có hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò dầu khí tại một lô đang bị Trung Quốc cho là thuộc vùng biển của họ. Các lời phản đối hay động thái đe dọa của Bắc Kinh đều đã bị New Delhi bác bỏ.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vừa rồi, Ấn Độ không phải là nước duy nhất tỏ thái độ với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông. Từ các nước ASEAN cho đến Mỹ, Nhật, tất cả đều thúc giục Trung Quốc nhanh chóng đàm phán với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á về một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, tức là chấp nhận một giải pháp đa phương.
Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, ngày 10/10 vừa qua, phát biểu với báo chí, Ngoại trưởng John Kerry, trưởng phái đoàn Mỹ, đã giải thích : « Một bộ quy tắc ứng xử là điều cần thiết trong lâu dài, nhưng các nước đều có thể làm giảm nguy cơ hiểu lầm và tính toán sai lầm bằng cách thực hiện ngay một số bước ».
Ngoại trưởng Mỹ còn nhắc lại thông điệp được Washington nhấn mạnh trong thời gian gần đây, theo đó, tất cả các nước có tranh chấp ở Biển Đông phải làm rõ các yêu sách chủ quyền của mình, trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng không nói gì hơn khi xác định là Tokyo mong muốn bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông có tính ràng buộc về mặt pháp lý sớm được hoàn tất.
Trong một lời đả kích gián tiếp thái độ hung hăng của Bắc Kinh nhằm áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trong vùng, ông Abe khẳng định : « Các vùng biển cần phải được cai quản bằng pháp luật chứ không phải bằng vũ lực ».
Trọng Nghĩa (RFI)
Điều có thể gọi là cuộc “đọ sức” Ấn-Trung khởi sự với bài phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc. từ trên diễn đàn của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Brunei, bên cạnh những lời lẽ hòa dịu đầy tính trấn an liên quan đến Biển Đông, ông Lý Khắc Cường đã mạnh mẽ bảo vệ chủ trương nhất quán của Trung Quốc là chỉ giải quyết tranh chấp một cách song phương với các nước có liên can.
Theo thông tin từ báo chí Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc xác định : “Tranh chấp lãnh thổ và hàng hải giữa các quốc gia trong khu vực này (Biển Đông) nên được các nước liên quan giải quyết thông qua tham vấn hữu nghị”. Tuyên bố trên đây mang đầy đủ ý nghĩa của nó trong bối cảnh trước lúc ông Lý Khắc Cường đến Brunei, báo chí Trung Quốc đã lại liên tục lên tiếng cho rằng các nước ngoài khu vực không nên can thiệp vào hồ sơ Biển Đông.
Trên cùng một diễn đàn ngay sau khi lãnh đạo Trung Quốc phát biểu, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã có một phản ứng, được giới quan sát cho là nhằm trực tiếp phản bác lập trường của Trung Quốc, mặc dù với những ngôn từ rất ngoại giao.
Thủ tướng Ấn thẩm định : “Một môi trường biển ổn định là điều thiết yếu để thực hiện nguyện vọng chung của chúng ta trong khu vực". Đối với ông, Ấn Độ “hoan nghênh các cam kết chung của các nước có liên quan về việc thực thi bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 và hướng tới việc thông qua một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông trên cơ sở đồng thuận”.
Thủ tướng Ấn Độ còn nhấn mạnh đến một số cơ chế đa phương đã được hình thành để góp phần cải thiện tình hình trên cơ sở tôn trọng luật lệ quốc tế liên quan đến an ninh hàng hải. Khi được một tờ báo Indonesia hỏi về cách thức xử lý tốt nhất các tranh chấp tại Châu Á, ông Singh tiếp tục nhấn mạnh đến vai trò hữu ích của các tổ chức đa phương.
Theo ông : “Các diễn đàn khu vực có thể đóng một vai trò hữu ích… Do đó, chúng tôi nhìn thấy giá trị to lớn của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng ADMM + và nhiều cơ chế hợp tác khu vực khác ”.
Theo các nhà quan sát, Ấn Độ là quốc gia thường xuyên tự động can thiệp vào các tranh chấp Biển Đông bên cạnh các nước ASEAN, bất chấp thái độ bất bình của Trung Quốc. Phản ứng mạnh nhất là tuyên bố vào cuối năm ngoái của Tư lệnh Hải quân Ấn Độ DK Joshi, khẳng định rằng New Delhi sẵn sàng gửi tàu hải quân qua Biển Đông bảo vệ quyền lợi Ấn Độ.
Tại khu vực này, Ấn Độ đang có hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò dầu khí tại một lô đang bị Trung Quốc cho là thuộc vùng biển của họ. Các lời phản đối hay động thái đe dọa của Bắc Kinh đều đã bị New Delhi bác bỏ.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vừa rồi, Ấn Độ không phải là nước duy nhất tỏ thái độ với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông. Từ các nước ASEAN cho đến Mỹ, Nhật, tất cả đều thúc giục Trung Quốc nhanh chóng đàm phán với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á về một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, tức là chấp nhận một giải pháp đa phương.
Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, ngày 10/10 vừa qua, phát biểu với báo chí, Ngoại trưởng John Kerry, trưởng phái đoàn Mỹ, đã giải thích : « Một bộ quy tắc ứng xử là điều cần thiết trong lâu dài, nhưng các nước đều có thể làm giảm nguy cơ hiểu lầm và tính toán sai lầm bằng cách thực hiện ngay một số bước ».
Ngoại trưởng Mỹ còn nhắc lại thông điệp được Washington nhấn mạnh trong thời gian gần đây, theo đó, tất cả các nước có tranh chấp ở Biển Đông phải làm rõ các yêu sách chủ quyền của mình, trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng không nói gì hơn khi xác định là Tokyo mong muốn bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông có tính ràng buộc về mặt pháp lý sớm được hoàn tất.
Trong một lời đả kích gián tiếp thái độ hung hăng của Bắc Kinh nhằm áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trong vùng, ông Abe khẳng định : « Các vùng biển cần phải được cai quản bằng pháp luật chứ không phải bằng vũ lực ».
Trọng Nghĩa (RFI)
Bản tin tiếng Anh
- September vehicle sales race to robust increase (Washington Post) - Vehicle sales in China showed unexpectedly robust growth in September as Japanese producers continued to recover from anti-Japanese sentiment last year, which was tied to a territorial dispute between the two countries.
- IMF chief issues warning over DC debt limit drama (Washington Post) - Chinese and international financial leaders are voicing deep concern about the drama unfolding in the United States over an increase in the country's debt ceiling, a government shutdown and the possible tapering of quantitative easing.
- China Telecom likes US 'niche' (Washington Post) - Dozens of IT representatives from American and Chinese companies got together this week in Chicago to hear what a Chinese telecommunications giant can do for them.
- Bank head assesses risk, opportunity ahead (Washington Post) - "Most of us will never forget the week of Sept 15, 2008," recalled Richard Neiman, who was superintendent of banks at the New York State Banking Department at the time.
- Xiaomi's Barra ready for Beijing (Washington Post) - As Hugo Barra heads to China to oversee the global expansion of smartphone firm Xiaomi, Silicon Valley's relationship with the world's largest smartphone market is growing ever tighter.
- ZTE shoots for global markets (Washington Post) - Chinese smartphone maker ZTE struck the first corporate sponsorship deal in its 15-year US history with the Houston Rockets.
- Wet weather fails to dampen FTZ interest (Washington Post) - The wet and windy weather in Shanghai failed to dampen enthusiasm for the FTZ, with many more than happy to take advantage of the reforms on offer.
- Service-sector expansion slows (Washington Post) - China's service sector expanded at a moderate pace in September, indicated by a 52.4 reading for the HSBC Services Purchasing Managers' Index, down from 52.8 in August, the bank said on Tuesday.
- Pure Mongolian pleasures (Washington Post) - It would be very hard to tempt me with lamb, I told myself at the end of six days in Inner Mongolia. As delicious as the lamb here was, I had just about reached my quota for the month, maybe the year. And then Chef Luo Gang came in bearing a platter of lamb breast.
- Mo Yan's Nobel win brings village a change of plot (Washington Post) - Chinese people had never paid more attention to the annual Nobel literature award — which on Thursday went to Canadian writer Alice Munro — than they did last year when Mo Yan became China's first winner of the prize.
- Shaolin kung fu dazzles the UN (Washington Post) - Shi Yongxin, the 30th-generation abbot of the legendary Shaolin Temple, led a cultural delegation to perform kung fu at United Nations headquarters on Oct 9.
- Pop idol grows up (Washington Post) - Aska Yang has started a new chapter of his music career, as the halo surrounding him from his successful stint in TV singing competitions fades away.
- Chinese professor funds Myanmar university students (Washington Post) - China's Myanmar-language professor Su Xiuyu has provided stipends for 27 poor and outstanding Myanmar students to pursue university education under the name of the Professor Su-Xiuyu Fund.
- Fresh start for ancient village (Washington Post) - Decades of logging left the people of Boduoluo village battling natural disasters brought about by deforestation. Now, a shift toward eco-tourism is reviving the remote area's fortunes.
- Design a better life (Washington Post) - As another smoggy day dawns, Beijing is seeking solutions in a new direction: design.
- Bring back the real Chinese medicine (Washington Post) - The real threat to traditional Chinese medicine is not fear relating to its use of toxic compounds, but growing skepticism about the efficacy of its methods from within its own ranks, according to a leading German practitioner of the ancient medical system.
- China, Thailand eye waiving visas (Washington Post) - Neither Thai nor Chinese tourist operators were surprised at the two governments' decision to discuss waiving visas for both sides' visitors.
- Yuan clearing bank in sight (Washington Post) - China is considering setting up a yuan clearing bank in Thailand to meet demand for currency settlement between the two countries, Premier Li Keqiang said on Friday.
- Asian 'safety net' stressed (Washington Post) - Premier Li Keqiang called on Southeast and East Asia to improve the regional financial firewall on Thursday by better using a regional foreign exchange fund, among other measures.
- IMF cautions over DC drama (Washington Post) - Chinese and international financial leaders voiced their deep concerns over the drama unfolding in the US over the raising of its debt ceiling, government shutdown and the possible tapering of quantitative easing (QE) policies.
- Li calls for action on free trade area upgrade (Washington Post) - Premier Li Keqiang met leaders from the Association of Southeast Asian Nations on Wednesday and urged the two sides to start establishing an "upgraded version" of the China-ASEAN Free Trade Area.
- Bo Xilai to appeal life sentence (Washington Post) - Bo Xilai, the former Chongqing Party chief, is to appeal his life sentence for corruption, Shandong Provincial High People’s Court announced on Wednesday.
- In Bali, they relax in local fashions (Washington Post) - After falling out of favor during the global economic turmoil, Asia-Pacific Economic Cooperation's propensity for dressing up its leaders in "silly shirts" returned with gusto on Monday as Indonesia's guitar-strumming president led a stylish parade of Balinese design.
- President Xi calls for more APEC connectivity (Washington Post)
- President Xi Jinping on Tuesday called for improved connectivity
under the Asia-Pacific Economic Cooperation mechanism as part of efforts
to promote economic integration.
Common foreign currency reserve may be a goal
In Bali, they relax in local fashions
Declaration 'set to bring new vitality to economy'
Ngô Nhân Dụng - Mô hình Trung Quốc mất giá
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á và Thái Bình Dương (APEC) ở Bali tuần
rồi, có một cuộc chạy đua ngoại giao giữa Mỹ và Trung Cộng. Mỹ muốn cổ
động cho hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (viết tắt TPP);
trong đó 12 quốc gia đều là thành viên APEC, nhưng không có Trung Quốc.
Còn chính quyền Bắc Kinh thì muốn thúc đẩy các nước Ðông Nam Á “làm ăn
riêng” với những thỏa hiệp giữa ASEAN và Trung Quốc mà không có Mỹ dự.
Trung Cộng sẽ thúc đẩy cho dự án đó biến thành sự thật sớm hơn khối TPP
do Mỹ chủ động. Báo đảng ở Bắc Kinh không ngần ngại tố cáo TPP là cố
gắng của Mỹ nhằm “thống trị nền kinh tế vùng Châu Á-Thái Bình Dương.”
Cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung Cộng trong việc liên kết thành các khối mậu dịch chưa biết bên nào sẽ tiến nhanh hơn.
Tuy nhiên, có một cuộc chạy đua khác, quan trọng hơn đối với các nước
chậm phát triển tại Á châu, là coi giữa hai mô hình kinh tế, Mỹ và Trung
Quốc, mô hình nào đem lại ích lợi cao hơn. Cảnh sụp đổ của các nước
cộng sản Nga Xô và Ðông Âu bắt nguồn từ cảnh trì trệ kinh tế. Trung Cộng
tìm cách tránh vết xe đổ của Nga Xô, nhưng liệu họ có thành công hay
không?
Khi còn sống ở Canada, dạy môn tài chánh học (Finance), đọc một bài về
lý thuyết thị trường chứng khoán khiến tôi thắc mắc. Trên Tạp chí Kinh
tế Hoa Kỳ (American Economic Review), nhà kinh tế Peter A. Diamond viết
một bài, vào năm 1967, sau được các đồng nghiệp coi là một công trình có
giá trị nền tảng. Trong bài đó ông dùng toán học chứng minh rằng thị
trường chứng khoán là một cơ cấu tốt nhất để đạt tới hiệu quả kinh tế,
tức là mọi người trong xã hội đều có lợi. Thị trường đóng vai tặng
thưởng hoặc trừng phạt các công ty qua giá cổ phần, tùy theo họ làm việc
có hiệu quả hay không; do đó giúp xã hội phân bố tài nguyên chung vào
các hoạt động hữu ích nhất.
Nhưng ở cuối bài, Diamond nêu lên một ý kiến nghe lạ tai. Ông nói rằng
các nước theo kinh tế chỉ huy, hoạch định (cộng sản) cũng nên thiết lập
những “thị trường chứng khoán” để niêm yết cổ phần các công ty quốc
doanh trong đó. Giá cổ phần các công ty lên xuống sẽ cho biết công ty
nào làm ăn được, công ty nào thất bại; có thể căn cứ vào đó mà thay đổi,
để kinh tế có hiệu quả hơn. Peter Diamond được giải Nobel Kinh tế năm
2010, nhờ các công trình nghiên cứu khác, quan trọng hơn.
Ba mươi năm trước, khi đọc ý kiến trên, tôi nghĩ là Giáo sư Diamond (Ðại
học MIT) nói đùa, nếu không phải là lập dị. Có đời thủa nào các nước
theo chế độ cộng sản lại lập thị trường chứng khoán, một định chế giường
cột của kinh tế tư bản?
Tại các nước xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản nắm hết quyền, tư nhân
không được tham dự. Họ thiết lập thị trường chứng khoán làm gì?
Nhưng không ngờ bây giờ người ta làm thật. Những nước cộng sản đã đổi
mầu cờ, tại Nga và Ðông Âu, đều có thị trường chứng khoán rồi. Ngay cả
các nước còn đỏ lòm như Trung Quốc, Việt Nam, cũng lập thị trường chứng
khoán nữa. Không biết có theo gợi ý của Diamond hay không, họ còn cho
các công ty quốc doanh niêm yết trên các thị trường chứng khoán trong
nước và ở ngoại quốc. Nhờ thế bây giờ họ có thể quan sát giá trị cổ phần
các công ty quốc doanh lên xuống mỗi ngày. Thị trường chứng khoán là
nơi mua bán tự do, các nhà đầu tư tính toán kỹ rồi mới quyết định mua
hay bán các cổ phần. Hàng triệu người làm tính, mà họ chỉ chăm chú làm
sao cho có lợi thôi; do đó thị trường đóng vai trọng tài thưởng, phạt
các công ty chắc là đứng đắn nhất. Ða số các nhà đầu tư sẽ định đúng giá
trị các công ty, tùy theo tin tức họ nhận được trong từng thời điểm.
Khi đưa các doanh nghiệp nhà nước lên thị trường, chính quyền có thể vẫn
giữ quyền làm chủ phần lớn các cổ phần, chỉ đưa một số nhỏ ra bán trên
thị trường cho công chúng tham dự, trao đổi với nhau thôi. Sau đó, nhìn
vào giá các cổ phần là có thể thấy giá trị chung của cả công ty lên hay
xuống; từ đó suy ra doanh nghiệp nào có hiệu quả thật, theo phán đoán
các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Ở các nước gọi là tư bản, người ta đã thí
nghiệm, cho ghi tên các doanh nghiệp nhà nước lên thị trường, để công
chúng mua một số cổ phần có giới hạn. Ở các nước đổi từ kinh tế cộng sản
sang tư bản, như ở Trung Quốc, Việt Nam, người ta cũng bắt chước, làm
như vậy. Cho nên, cần quan sát để xem cuộc thí nghiệm ở Trung Quốc đã
đạt tới kết quả thế nào? Nghĩa là, các công ty quốc doanh được ghi tên
trên thị trường công nhân có nhờ thế mà cải thiện công việc cho có hiệu
năng cao hơn không?
Một thí dụ là công ty dầu lửa PetroChina, được ghi tên cho người ngoài
mua bán cổ phần trên các thị trường Hồng Kông và New York. Năm 2007, bắt
đầu bán cổ phần công ty này trên thị trường Thượng Hải, cho dân Trung
Hoa cũng được dự cuộc chơi. PetroChina là một công ty lớn, chiếm độc
quyền một thị trường tiêu thụ hàng trăm triệu người, họ lại được chính
phủ Bắc Kinh giúp đỡ. Ðó là những điều kiện rất thuận lợi, nhiều tư nhân
muốn được chia một miếng trong cái nồi cơm có bảo đảm đó. Chỉ trong một
thời gian ngắn, giá cổ phần của PetroChina tăng vọt lên. Có lúc, tính
tổng số các cổ phần của PetroChina, giá trị công ty này vượt lên, tới
một ngàn tỷ mỹ kim, cao hơn tất cả các công ty quốc tế khác, từ Âu Mỹ
qua Á Châu lúc đó! Người Trung Hoa hãnh diện có một công ty PetroChina
vô địch!
Trước đó, cũng chưa một công ty nào trên thế giới đạt tới giá trị 1000
tỷ. Mà cho tới hôm nay cũng vậy. Thí dụ, trong năm nay, công ty có giá
trị cao nhất thế giới là Apple, chắc ai cũng biết cái tên này. Tổng số
các cổ phần của Apple (vào đầu Tháng Mười 2013) chỉ lên tới 450 tỷ đô la
thôi; công ty đứng hạng nhì là Exxon Mobil giá trị chỉ hơn 310 tỷ! Còn
PetroChina bây giờ ra sao? Hiện đang họ đứng hàng thứ 10. Nếu đem cộng
tất cả các cổ phần của PetroChina lại, tổng số giá trị chỉ còn là 230 tỷ
đô la.
Giá trị các công ty là do phán đoán của giới đầu tư trên thế giới. Bình
thường, khi giá cổ phần một công ty xuống quá, các chủ nhân của công ty
thay đổi ban giám đốc để chọn người tài giỏi hơn. Giá trị của PetroChina
sụt giảm, ngày 2 Tháng Chín vừa qua chủ tịch công ty là Tưởng Cô Mẫn
(Jiang Jiemin) đã bị ngưng chức, bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm
trọng!” Ðó là một cách nói khéo, vì không muốn nói tới chữ “tham nhũng.”
Một bài học là, đưa doanh nghiệp nhà nước vào thị trường công nhân cũng
không ngăn ngừa được tham nhũng. Vì nhà nước vẫn nắm số cổ phiếu quyết
định, họ vẫn bổ nhiệm các quan chức theo phe đảng, vây cánh chứ không
theo hiệu năng.
Trị giá của PetroChina lên xuống cùng với giá trị của cái gọi là Mô hình
Kinh tế Trung Quốc. Từ những năm 2007, 08, kinh tế Mỹ và các nước Tây
phương suy thoái nặng. Nguyên do là vì những hành động bất cẩn, liều
lĩnh của các ngân hàng trong việc cho vay tiền mua nhà; trong khi guồng
máy nhà nước Mỹ tôn trọng quyền tự do của thị trường, không can thiệp
sớm để ngăn ngừa trước khi tai họa xẩy ra. Khi thị trường địa ốc sập, cả
hệ thống tài chánh tê liệt, kinh tế trì trệ luôn, đến bây giờ mới bắt
đầu hồi phục.
Trước tình trạng cả thế giới lâm vào khủng hoảng, trong các năm 2007,
08, nhiều người trên thế giới nhìn về phía nước Trung Hoa. Họ thấy kinh
tế Trung Quốc thoát được tai họa này, vì các quyết định quan trọng nhất
nằm trong tay nhà nước, các ngân hàng lớn, các đại công ty đều do nhà
nước kiểm soát. Do đó, người ta tự hỏi: Phải chăng hệ thống kinh tế tư
bản dựa trên thị trường không vững mạnh bằng cách làm kinh tế theo kiểu
Trung Quốc. Mô hình đó gọi là “tư bản nhà nước,” tức là cũng sử dụng thị
trường nhưng mọi quyết định đầu tư lớn đều do nhà nước nắm vai chủ
động. Không riêng gì Trung Quốc, nước Nga bây giờ cũng theo một hệ thống
tư bản nhà nước: Ðiện Kremlin kiểm soát hết các tài nguyên, nắm các
công ty lớn, chia sẻ quyền quản trị cho các đàn em của ông Vladimir
Putin. Di sản của chế độ cộng sản còn kéo dài ở Nga, chưa biết bao giờ
mới gột sạch.
Trong mấy năm liền sau năm 2008, Mô hình Trung Quốc được người ta tìm
hiểu, và nhiều người muốn bắt chước. Trong thời gian đó, các công ty
quốc doanh cũng lên như diều gặp gió. Vào năm 2009, trong số 10 công ty
có giá trị cao nhất thế giới (tính theo tổng số cổ phần), đứng đầu là
PetroChina (lúc đó trị giá chỉ còn hơn 340 tỷ), thứ nhì là Exxon Mobil,
một công ty Mỹ đã tồn tại hơn 100 năm. Trong mười công ty lớn nhất còn
có Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC, đứng hạng ba), Công ty viễn
thông China Mobile (hạng 6); Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB) đứng
hạng 8.
Công ty Dầu khí Petrobas đứng hạng 9 cũng là quốc doanh, của nước
Brazil. Trong đám mười công ty lớn nhất này, vào năm 2009, nước Mỹ chỉ
góp mặt với ba công ty, Exxon, Walmart, và Microsoft; còn Trung Quốc góp
đến bốn mặt, trong đó có hai ngân hàng.
Nhưng uy tín của Mô hình Trung Quốc chỉ lên được mấy năm, rồi xuống
ngay. Những nhược điểm của kinh tế chỉ huy lại hiện ra, ngày càng thấy
rõ hơn. Thị trường đã tính toán lại, kinh tế các nước tư bản, đặc biệt
là ở Mỹ, đang hồi phục từ từ; trong khi đó thì kinh tế Trung Quốc đang
lo phải giảm tốc độ để tránh lạm phát. Từ năm 2009 đến nay, số phận của
các công ty và ngân hàng quốc doanh đã xuống, tại Trung Hoa cũng như ở
Nga và Brazil. Trong năm 2009, mười công ty quốc doanh lớn nhất thế giới
có giá trị tổng cộng là 3,700 tỷ Mỹ kim. Ðến đầu năm 2013, tính sổ tất
cả 10 công ty đó, giá trị tổng cộng chỉ còn là 1,500 tỷ Mỹ kim. Tại sao
thị trường đánh giá các công ty quốc doanh khác nhau, và nhanh như vậy?
Lúc đầu, người ta tin rằng các công ty của nhà nước thì chắc thế nào
cũng có lời. Vì họ thường chiếm độc quyền trong các quốc gia của họ. Ðộc
quyền thì khác gì được bảo đảm, chắc chắn kiếm lời? Bán xăng, bán dầu,
cung cấp điện thoại, hay mở trương mục cho một tỷ người tiêu thụ ở Trung
Quốc thì khác gì có mỏ vàng? Người ta lại tin rằng những doanh nghiệp
nhà nước nếu khi nào gặp khó khăn, sẽ được chính phủ cứu giúp, không có
gì lo cả. Hình ảnh độc quyền đó khiến người ta đua nhau mua cổ phần của
các doanh nghiệp nhà nước; đẩy giá cổ phần lên cao.
Nhưng chỉ trong vài ba năm, người ta nhìn thấy những khuyết điểm. Thứ
nhất là không thể tin được sổ sách kế toán của các doanh nghiệp nhà
nước. Họ nói đang kiếm lời, nhưng có chắc hay không?
Hiện nay giá thị trường của tổng số các cổ phần của Trung Quốc Ngân hàng
(Bank of China) còn thấp hơn giá trị các tài sản trên sổ sách. Tại sao
lại như vậy? Bởi vì trong “tài sản” của ngân hàng này, tức là các món nợ
mà ngân hàng làm chủ, không biết có bao nhiêu món nợ không thể nào đòi
được. Phải coi chúng có giá trị là số không! Lý do thứ hai là tham ô và
lãng phí. Các nhà quản đốc do “đảng ta” đề cử đều dựa trên quan hệ chính
trị phe phái, con cha cháu ông, không theo khả năng.
Hầu hết các nhà quản đốc của đại công ty PetroChina mới bị bắt giữ hoặc
điều tra. Giới nghiên cứu và phân tích kinh tế cho thấy là Ðại công ty
dầu khí Gazprom của Nga làm mất 40 tỷ đô la mỗi năm, vì cả tham nhũng và
lãng phí. Cho nên, hiện nay giá cổ phần của Gazprom chỉ lớn bằng ba lần
lợi tức dự đoán của mỗi cổ phần. Tức là cứ một đồng tiền lời của
Gazprom thì người ta chịu trả ba đồng để mua cổ phần. Ngược lại, giá cổ
phần của công ty dầu khí Exxon đang lớn gấp 11 lần tiền lời dự đoán;
Exxon lời một đồng các nhà đầu tư sẵn sàng trả 11 đồng. Tỷ số giá trên
tiền lời (P/E ratio) lớn thay nhau cho biết giới đầu tư có tin tưởng vào
tương lai của công ty hay không. Người ta đã bớt tin tưởng vào Gazprom
nên P/E = 3; mà vẫn tin tưởng vào Exxon nên tỷ số đó bằng 11.
Bây giờ là năm 2013, trong bảng vàng mười công ty có giá trị lớn nhất
thế giới, có tới 9 công ty Mỹ, PetroChina may mắn còn đứng hạng 10. Giới
đầu tư trên thế giới đã tưởng thưởng các công ty biết chọn người có khả
năng quản trị chứ không chỉ là con ông cháu cha. Các quản đốc ở Mỹ
thường không dám ăn cắp, vì các thông tin về quyết định kinh doanh, sổ
sách kế toán, đều công khai, trong suốt.
Nhưng không lẽ hơn một tỷ người Trung Hoa lại không nuôi nổi thêm mấy
công ty hay ngân hàng lớn, để cho bọn “lau nhau mới lớn” như Apple,
Google, Berkshire Hathaway chiếm địa vị giá trị cao nhất thế giới hay
sao? Nếu người Trung Hoa muốn các công ty của nước họ lại vượt lên cao,
họ phải chọn đi theo một con đường mới. Mô hình Trung Quốc chỉ là một ảo
tưởng, nhất thời. Trung Quốc phải cải tổ cơ cấu kinh tế mạnh hơn. Phải
tư nhân hóa các công ty và ngân hàng lớn. Phải để cho tư nhân làm chủ và
quản trị, thế nào một tỷ người Trung Hoa cũng có thể dựng lên các đại
công ty và ngân hàng, mai mốt đủ sức tranh đua với Mỹ.
Nhưng họ phải cạnh tranh trên khắp mặt trái đất, chứ không chỉ dựa vào
thị trường trong nước. Một công ty Trung Quốc sắp bán cổ phần ra công
chúng, hy vọng sẽ được vào nằm trong bảng vàng, là Alibaba. Nhưng
Alibaba do tư nhân thành lập và quản trị, hiện nay vẫn chỉ phục vụ thị
trường mua bán trên Internet ở trong nước Trung Hoa thôi. Muốn phát
triển hơn phải biết toàn cầu hóa. Trong số 9 công ty Mỹ nằm trong bảng
vàng, sáu công ty mua và bán ở nước ngoài nhiều hơn ở trong nước Mỹ; và
càng ngày tỷ số đó càng tăng. Ðặc biệt là công ty trẻ nhất, Google, thị
trường khắp thế giới. Công ty General Electric, đứng hạng 8, có ông chủ
tịch là Jeff Immelt; ông ta mới đoán rằng chắc người kế vị ông sẽ không
phải là một người Mỹ. Một công ty quốc tế thì phải coi đó là chuyện bình
thường.
Nếu nước Trung Hoa đi theo con đường trên, cải tổ cơ cấu rộng và nhanh
hơn, thì trong thế kỷ nữa 10 công ty lớn nhất thế giới có thể đều của
người Trung Hoa cả. Vì hơn một tỷ người làm việc và tiêu thụ thì phải có
khả năng đó chứ? Với điều kiện là họ dùng mô hình kinh tế tự do. Mô
hình Trung Quốc chỉ là một ảo tưởng bùng lên trong một vài năm, nay đã
tắt rồi!
Ngô Nhân Dụng
(Diễn đàn Thế kỷ)
* DHK- Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét