Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Tin thứ Tư, 14-08-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H3- TP.HCM tổ chức triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa (PNTP).  – Chương trình nghệ thuật “Hướng về biển, đảo Tổ quốc” (QĐND).  – “Hướng về biển đảo Tổ Quốc”: 70 đơn vị đăng ký ủng hộ (TT).
- Ngư dân Việt ‘bị tàu lạ bắn chết’ (BBC).  – Cà Mau: 2 ngư dân bị bắn chết trên biển (DV).
- Tàu ngầm Kilo 636 thứ ba của VN sắp được hạ thủy (TTXVN).  – Nga sắp hạ thủy tàu ngầm Kilo cho Việt Nam mang tên “Hải Phòng” (ANTĐ).
- ASEAN – ‘miếng mồi ngon’ cho các cường quốc (NĐT).   – Phiên họp SOM Hội nghị hẹp Ngoại trưởng ASEAN (TTXVN).
- Mỹ-Philippines đàm phán về việc tăng quân giữa căng thẳng Biển Ðông (VOA).
- Nhật-Trung : Tranh chấp bám rễ quanh quần đảo Senkaku (RFI).
- Trung Quốc và trách nhiệm “dàn” quân toàn cầu (VnM).  – Liệu Ấn Độ có đủ sức phong tỏa TQ trên biển? (Diplomat/KT). – Việt Nam và thế giới: Trọng tâm là Hoa Kỳ và Ấn Độ (Eurasia Review/ DTD).
- Nhóm từ thiện NO-U (RFA). Anh Lã Việt Dũng: “Họ chỉ đàn áp khi chúng tôi biểu tình chống Trung Quốc thôi, chứ các hoạt động khác không khiến họ lo ngại gì“. – Nguyễn Trung Tôn: Bạn có biết (DLB). “Kìa! Hãy nhìn kìa!/ Hoàng Sa lúc lắc!/ Trường Sa lung lăng!/ Bản Dốc tung tăng!/ Nam Quan Lủng lẳng!/ Tây Nguyên mất thẳng!/ Cộng Sản nhăn răng!/ Thằng em lăng xăng!/ Thằng anh ra mắng!/ Dân ta ngậm đắng!/ Nhìn chúng nhe răng!/ Ra tay cướp trắng!/ Chưa đánh đã thắng!
- Nguyễn Khắc Mai: Thư ngỏ gởi quý vị lãnh đạo Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng và Chánh án Tòa án tối cao Trương Hòa Bình (Boxitvn). - Tin mới nhất liên quan vụ Phương Uyên và Nguyên Kha (DLB). – Lê Diễn Đức: Chống “nhà nước CHXHCN Việt Nam” không phải là chống đất nước, dân tộc (RFA’s blog). – HỘI ANH EM YÊU NƯỚC: PHÁT HÀNH BỘ TEM PHƯƠNG UYÊN – NGUYÊN KHA (TNM). – Xem lại: NGÀY CHO UYÊN KHA (TNM).
- Gia đình TNCG & TL thăm tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Anh (Chúa cứu thế).
Đến tòa đại sứ Thụy Điển trao Tuyên bố 258: An ninh làm khó, blogger tỉnh bơ (DLB). – Nhà Nước muốn lấy ý kiến người dân về Nhân quyền? (RFA).

H1KHẨN BÁO: CÔNG AN ĐANG BAO VÂY, ĐÀN ÁP CÁC BLOGGERS (FB Thuy Trang Nguyen). - KHẨN: CÔN ĐỒ HÀ NỘI HÀNH HUNG CÁC BLOGGERS (TNM).  – An ninh bắt vô cớ một nhóm trẻ lớp học tiếng Anh tối 13-8 Hà Nội (XĐTM). – Facebooker Lã Việt Dũng: “Trong khi mình rất từ tốn hỏi han về đứa em gái tên là Nguyễn Thuỳ Linh bị bắt đưa về đồn CAP Trương Định thì một thanh niên áo trắng thường phục nhảy ra đòi đuổi và thu điện thoại. Đây là thái độ gọi là mời về làm việc của công an!” Photo: FB Lan Le =>
- Facebooker Gió Lang Thang: “SOS: Đám CA P. Trương Định hành xử vô pháp luật, láo lếu khi thu giữ hết đồ đạc, máy tính, điện thoại của các bạn và nói rằng ngày mai 8h sáng lên lấy đồ“. – Lúc 0h55: “Có thêm 3 bạn đã được thả gồm : Phạm Văn Tiến, Trung và Hoàng Minh Trang. hiện tại vẫn còn người trong đó nên anh em vẫn đợi ngoài“. – Lúc 0h57: “Nguyễn Vũ Hiệp (Florence Knightingale) bị bắt lẻ đưa vào đồn CA Q Hai Bà Trưng, đã được thả ra“. – Lúc 1h 15: “Hiện tại, chỉ còn một mình bạn Hồ Đức Thanh (Ho Duc Thanh) ở trong đồn. Lúc dùng vũ lực để bắt các bạn lên đồn CA, bạn Thanh đã bị chúng bóp cổ, đánh rất đau“.
NGHỊ ĐỊNH TƯNG TỬNG (?!) (Bùi Văn Bồng). – Internet, các blogger, và chính quyền (Diễn Đàn).
Công an Đồng Tháp đe dọa tín hữu Phật giáo Hòa hảo (Chúa cứu thế). – Cộng đồng người Việt vùng Greater Vancouver cám ơn Quý chức sắc tôn giáo VN (Chúa cứu thế).
Khối Tự do Dân chủ cho Việt Nam 8406: Nhận định về các hoạt động đối ngoại gần đây của lãnh đạo Cộng sản Việt Nam (DLB). – Việt Nam Nước và Bùn (Diễn Đàn).
Thư gửi anh Lê Hiếu Đằng (DLB).  – Nhật ký mở lại (mở lần thứ 61): CHỈ CÒN BIẾT …LẮC ĐẦU, CHÉP MIỆNG VÀ THỞ DÀI! (Tô Hải). “Mình rất mừng vì một điều mà mình đã hơn một lần viết ‘mơ ước’ đó lên blog là: Một ngày nào đó nếu có 100, 1.000 rồi 10.000, 1.000.000 đảng viên cùng tuyên bố tập thể cho cả thế giới biết rằng: ‘Đảng CSVN hiện nay đã phản bội lại chúng tôi nên chúng tôi, những người ký tên dưới đây tuyên bố … Một sự đổi thay ‘long trời lở đất’ có một không hai trong lịch sử tiến hóa của cách mạng Việt Nam sẽ diễn ra ngay tức khắc!“. – Về GS Trần đức Thảo: Sách “Nỗi Hối Hận Lúc Hoàng Hôn (ĐCV).
.
Bình luận về Nghị định 72 đã qua được 5 kỳ và sẽ còn tiếp tục. Nhưng vụ “bỏ đảng”, “đa đảng” mà ông Lê Hiếu Đằng vừa nêu lên quá hot, nên xin tạm chuyển qua chủ đề mà biết đâu những đảng viên trong nhóm Kiến nghị 72, với con số dường như gợi hứng cho sự ra đời của NĐ72 (?), sẽ là những người đi đầu khơi mào.
.

Trăm năm trước, dân ta quá lầm than, lạc hậu. Rồi, nhờ luồng gió mới văn minh phương Tây cuốn theo sau gót giày thực dân, ta mới như bước vào kỷ nguyên “Khai sáng”. Thế nên mới có được bao nhiêu con người trẻ tuổi, như ruộng hạn gặp mưa, sớm phát lộ tài năng, cùng bao tác phẩm văn học, âm nhạc, hội họa … để đời, mà có lẽ chẳng bao giờ xứ sở này có lại được.
.
Chính những người (tự gọi mình là) cộng sản cũng một phần nhờ văn minh phương Tây mà đã thắng Tây.
.
Bao nhiêu nhà lãnh đạo thuở ban đầu của cuộc kháng chiến và sau khi cướp được chính quyền từng ít nhiều được Tây đào tạo, ngấm cái văn hóa dân chủ phương Tây, trở thành trụ cột cho những thành phần thuần tiểu nông “chân lấm tay bùn đầu toàn lý luận cùn” khác trong đảng dựa vào, rồi sau đó là khống chế và “giáo hóa” lại.  
.
Bao nhiêu nhà hoạt động văn hóa đã cống hiến những tác phẩm của mình, đi vào lòng người mạnh mẽ bởi một phần nhờ chúng có được phong cách hiện đại phương Tây. Những tác phẩm này đã góp phần rất lớn cho “thành công” của cuộc ổn định chính trị ở miền Bắc, cho thắng lợi ở miền Nam của những người cộng sản, không thể đo đếm nổi. Chúng còn đóng góp tiếp dai dẳng trong hàng chục năm sau 75’.
.
Tiếc thay, luồng gió văn minh dân chủ phương Tây đã bị khựng lại ở phía Bắc, pha tạp ở phía Nam từ sau 1954.
.
Đặt biệt ở miền Bắc, luồng gió hiếm hoi đó không những khựng lại, mà còn bị một luồng gió khác thổi bạt, bởi tất cả xã hội đã được biến thành một thứ “trại lính”, một phần là bởi mục tiêu tối thượng chiếm cho được miền Nam, phần khác, lớn hơn, tiềm tàng hơn, là bởi một thứ chủ thuyết cao siêu còn đang rất mù mờ lại được những bộ óc tiểu nông u tối tiếp nhận.  
.
Kết cục, sự “khựng lại” bị nhân lên gấp nhiều lần, kéo dài trong hơn nửa thế kỷ. Cái “nhiều lần” đó là không thể tính nổi, bởi ngay cả sự thắng lợi 1975, thống nhất đất nước cũng làm đầu óc người ta càng u tối thêm từ hoang tưởng tài năng, sức mạnh vô hạn.  Thời “Khai sáng” chuyển sang “Khai tối”, rồi “Tối mịt”.  
.
Vẫn chưa hết, màn đêm “Tối mịt” sau 10 năm của thắng lợi 1975 tưởng chuyển sang bừng sáng nhờ “Đổi mới”, nhưng không phải. Nó chỉ như cảnh đang mò mẫm từ xó bếp quê mùa khốn khổ, chuyển sang vất vưởng ở chốn cống rãnh thị thành. Có chút ánh điện leo lắt, nhưng đầy dẫy rác rưởi, bệnh tật, lưu manh trộm cướp …
.
Trang BS được lập ra là xuất phát từ nhận thức ban đầu đó, góp phần chút ít khai DÂN TRÍ, từ người dân bình thường, cho tới cán bộ đảng viên, giới lãnh đạo. Nhưng … không thể nhanh chóng mà lấy lại ánh sáng văn minh sau cả thế kỷ lầm than, lạc lối được.
.
Chính nỗi bức xúc quá độ, từ bạn đọc cho tới những người tham gia xây dựng ngôi nhà chung này, cũng luôn là sức ép rất lớn có thể làm cho mục tiêu ban đầu bị thay đổi phần nào, dễ trở thành nơi chủ yếu để trút nỗi hờn căm, oán thán, và hơn nữa.
.
Những trao đổi trên chính là tiền đề cho việc bàn luận câu chuyện “bỏ đảng”, “đa đảng”, trong kỳ tới. 
- Dạ Lan: Gửi những người chống cộng cực đoan (Boxitvn). “Tôi nhớ, hồi trước GS. Chu Hảo, nghệ sĩ Kim Chi cũng bị các bạn chửi rủa, hỏi móc. Việt Nam đang rất cần những người như luật gia Lê Hiếu Đằng, GS. Chu Hảo, nghệ sĩ Kim Chi, bởi họ chính là những con người đại diện cho người dân Việt Nam hiện nay, họ đang tiên phong cho phong trào dân chủ của Việt Nam.”
Vừa điểm bài trên được ít phút thì thấy trong bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh… của ông Lê Hiếu Đằng một phản hồi của độc giả có tên “Thanh nien”, minh họa rất kịp thời: “Hung thần sốp 4 Duy Tân LHĐ chỉ hung hăng thời VNCH mà thôi. Bàn tay LHĐ đã nhuốm máu đối với cánh SVHS quốc gia chúng tôi, tha thiết mong quí vị trí thức, nhân sĩ và các bạn trẻ thanh niên SVHS đừng tin vào những lời sám hối của bọn hung thần này. Thực tế bọn này muốn gợi ý lập đảng cuội để cứu vớt đảng vẹm đang suy cơ yếu thế.” 
- TRẦN ĐỘ – Nhật ký Rồng Rắn – Phần Cuối (Bùi Văn Bồng).
- Kiến Minh – Hiến pháp sửa đổi: Nguy cơ nội chiến và tan nước (Dân Luận). “Sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam sẽ bị thách thức nghiêm trọng khi bản Hiến pháp sửa đổi được quốc hội chính thức thông qua. Bản Hiến pháp mới sẽ trói tay lực lượng vũ trang, kích hoạt những mầm mống nội chiến và tiếp tay cho kẻ thù thực hiện âm mưu xâm lược“.
1<- Chủ tịch Quốc hội lại thất vọng vì Luật Hộ tịch (VnEco). “Tôi rất thất vọng về luật này mà tôi tưởng ngon lắm rồi đấy ông Lý ạ. Đêm qua ngồi đọc tôi gạch đỏ hết cả rồi đây”.  – Thường vụ Quốc hội yêu cầu tiếp tục chỉnh sửa Dự luật Hộ tịch (TN).  – Dự án Luật Hộ tịch chưa thể trình Quốc hội (VOV).  – Giấy gì cũng giữ mà bảo cải cách hành chính cho dân! (VNN). – Bớt một nửa giấy tờ, dân đã vỗ tay (NLĐ). – Sa thải cán bộ, công chức không biết cười (TT).
- Bầu Kiên đe dọa ông Trần Xuân Giá thế nào? (PT/ VNN).
- Nguyễn Đình Ấm: Hé lộ “mặt chuột”? (Bà Đầm Xòe). “Như vậy, với lời thỉnh cầu ngắn ngủi của bộ GTVT đã hé lộ JPA lỗ khủng còn vì sao lỗ, ai dung dưỡng, bao che cho những khoản lỗ này và việc ‘duyệt, hóa giải’ nó ra sao thì phải chờ  đến khi… ‘cháy nhà’ chăng?
Chuyện lạ: Ở Quảng Ngãi, Phó giáo sư được phép tham nhũng (DLB).
- VỤ “NHÂN BẢN” KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM: Chiêu mới rút ruột BHYT (NLĐ).  – Vụ “nhân bản” xét nghiệm: Giám định viên bảo hiểm bị qua mặt? (DT).
- Cầu Nhật Tân: bồi thường hay hỗ trợ? (BBC). “Truyền thông Nhật Bản nói Bộ Giao thông Việt Nam chấp thuận ‘bồi thường’ cho nhà thầu Nhật trong dự án cầu Nhật Tân, nhưng phía Việt Nam nói đây là ‘hỗ trợ chi phí phát sinh’.”
- Quốc hội cũng cần taxi vi hành (Đào Tuấn). “Có thể việc lựa chọn lĩnh vực và vấn đề chất vấn căn cứ vào đa số ý kiến ĐBQH. Nhưng để mối quan tâm của ĐBQH cũng là sự bức xúc của cử tri, có lẽ, các vị ĐBQH phải cần những chuyến vi hành bằng taxi để trực tiếp lắng nghe ‘điều mọi người thực sự đang nghĩ’ trước khi gửi câu hỏi chất vấn“.
<= Đinh Đức Lập. Photo: ĐĐK- Vụ Đinh Đức Lập: LS. TRẦN ĐÌNH TRIỂN QUYẾT ĐƯA RA ÁNH SÁNG (Tễu). – BỔ NHIỆM – CẤP THẺ NHÀ BÁO CHO TBT BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT: SAI PHẠM? (Hữu Nguyên). Mời xem lại Bài 1
- Sai phạm xây dựng tại huyện Bình Chánh và quận Gò Vấp: Người đứng đầu chịu trách nhiệm (NLĐ).
- Chánh thanh tra Sở Y tế Quảng Nam tông chết người (NLĐ).
- Vụ án trộm dê xử lần thứ 11 vẫn chưa xong (TT).
- Nhóm lợi ích ăn hết phần lời của nông dân (RFA).
- Nga rất tiếc vì công dân Việt Nam bị cuốn vào chiến dịch truy quét… (LĐ). –  Nhọc nhằn miếng cơm xứ người (Người Việt).  – Bốn thuyền viên nhảy khỏi tàu cá Đài Loan đã về Việt Nam (TN). – Thuỷ thủ Việt Nam bị hành hạ như nô lệ (RFA).
- Vượt biên mãi mãi là nỗi đau của người dân Việt (Phi Vũ). – Hộ chiếu ngoại nhân [cho người nước ngoài] (Vietinfo). – Facebooker Doan Hoa: “Một người Việt Nam tại Czech, do phản đối những quyết định phi lý của ĐSQ Việt Nam tại Czech nên đã không được cơ quan ngoại giao (mà đại diện là phòng lãnh sự – ĐSQ VN tại Czech) cấp hộ chiếu và có nguy cơ trở thành một người không có Tổ Quốc, không có giấy tờ tùy thân hợp pháp. Thế nhưng Cảnh sát ngoại kiều Czech đã cao tay hơn, cấp cho người này một cuốn hộ chiếu cho người nước ngoài với giá trị 10 năm để anh có thể hưởng mọi quyền lợi như tất cả những ai đang sống hợp pháp trên đất Czech. Không ngờ ‘bọn giẫy chết’ có tình người hơn cả ‘thiên đường’.”.
- Chuyện cô dâu Việt bị đài BON TV đưa vào mục “Góc người tiêu dùng”: Nhục tổng quát!? (DLB). Nhìn quanh khu vực khối Asean, có quốc gia nào mà số phận phụ nữ phải bi đát như thế này không? – Đó là ‘giá trị’ nhân cách, phẩm giá mà sau 4000 văn hiến Việt Nam, tại thời điểm này, thế kỷ văn minh 21 của nhân loại – Chỉ duy nhất – Chế độ CSVN đã mang lại cho phụ nữ Việt Nam“.
TRÒ CHUYỆN VỚI RONG RÊU (Bùi Văn Bồng).
H2- Về bài đã điểm trưa hôm qua: Chùm ảnh về “Ngày hội nữ tu” cho ni giới huyện Bình Chánh, 2 bức ảnh ôm súng, khăn rằn quấn cổ, đầu đội nón tai bèo đã bị gỡ mất.  Mời xem lại bài viết về sư quốc doanh xâm nhập cộng đồng Phật giáo ở hải ngoại: Cập nhật hình ảnh “Thầy” Thích Nhuận Thành tự Thích Minh Tín (NVTD Utah). – Chùa Thiên Đức, sự thật và nỗi đau của Phật Tử Utah. “Thầy’ Thích Nhuận Thành tự Thích Minh Tín cùng vợ con =>
- Hiệp định dẫn độ Việt-Ấn bắt đầu có hiệu lực (VOA). Những người bất đồng chính kiến ở VN đừng chạy qua Ấn Độ.
- Kêu gọi Arsenal ‘tuyệt giao với HAGL’ (BBC).
- VN đón nhiều khoa học gia đoạt giải Nobel (BBC).
- Trang web của Dalai Lama bị phá (BBC). – Tin tặc tấn công trang web của chính phủ Tây Tạng lưu vong (RFI). – Trang mạng của CP Tây Tạng lưu vong bị tấn công (RFA). “Đề nghị của Kaspersky Lab là ngay lúc này đừng ai truy cập vào trang mạng tiếng Hoa của Chính Phủ Lưu Vong Tây Tạng“.
- Trung Quốc kết án tử hình 2 người trong vụ bạo động Tân Cương (VOA). – Trung Quốc tuyên án tử hình 2 người trong vụ bạo động Tân Cương (VOA). – Trung Quốc: Hai án tử hình cho các vụ nổi dậy ở Tân Cương (RFI). – Tử hình 2 đối tượng bạo động tại Tân Cương (ANTĐ).
- Trung Quốc : Thủ phạm lái xe cán chết người được ra tù trước thời hạn (RFI).
- Washington yêu cầu Bình Nhưỡng phóng thích công dân Mỹ gốc Triều Tiên  (RFI).
- Hàn Quốc hạ thủy thêm tàu ngầm tấn công – vùng biển Đông Á ngày càng nóng (TTXVN).  – Hàn Quốc cho phép 2 tổ chức dân sự thăm Triều Tiên (TTXVN).  – Truyền thông Trung Quốc nịnh Triều Tiên làm “bia đỡ đạn” (SM).
- Bình Nhưỡng khoe smartphone tự chế đầu tiên (RFI).

- TRƯA THÁNG TÁM (FB Võ Trung Hiếu).
- Tin đàn áp ở nhà tù Nam Hà (FB Bùi Hằng). “Chỉ vì lý do phản đối việc công an trại giam Nam Hà đã đánh gẫy chân Lê Văn Sơn [14 thanh niên công giáo] ít ngày trước đây, các tù nhân chính trị đã ở cùng nhau tố cáo sự vi phạm pháp luật và vi phạm nhân quyền [chống tra tấn tù nhân]. Vì thế mà trại giam Nam Hà đã bắt ông Vi Đức Hồi [cựu Giám đốc trường đảng Lạng Sơn] và Nguyễn Văn Oai [14 thanh niên công giáo], ông Đỗ Văn Hoa [dân oan Bắc Giang] và một số người nữa cho đi biệt giam“.
- Nguyễn Hưng Quốc viết về Nghị định 72: Tự do trong nhà tù (VOA’s blog). ”
Trong thời đại của hài kịch, bao giờ cũng lố nhố những tên hề. Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, là một trong những tên hề ấy khi cố gắng biện hộ là Nghị định 72 không hạn chế quyền tự do ngôn luận… Chả trách gì bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước Việt Nam, đã có lần dõng dạc tuyên bố: Dân chủ của Việt Nam ‘cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản‘.”
- Lạm bàn về các loại…Sỹ (Hiệu Minh). “Làm tướng thì phải hiểu rõ những bước đi nhát một trong cung vua phủ chúa của giới này. Xây cũng là Sỹ, mà phá phủ tướng, nổ mìn cung vua cũng do mấy quân cờ  chỉ có năm bước đi“.
- Tâm tình gởi bạn (FB Huỳnh Minh Tú).
- Nhà xây không phép ở ấp Doi (Gò Vấp): “Vận động tự tháo dỡ là chính” (SGTT).

KINH TẾ
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế: Kinh tế Việt Nam ổn định trở lại (VOA). – Kinh tế Việt Nam có ‘dấu hiệu phục hồi’ (WSJ/ TCPT). – Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 13-8-2013 (Vietfin).
- Sina Corp bất ngờ thua lỗ (BBC). – Luật Phá sản còn làm cho doanh nghiệp khó phá sản (ĐBND).
2<- Vướng mắc trong xử lý doanh nghiệp FDI vắng chủ (TBKTSG).
- Thanh toán bằng thẻ tăng mạnh (TBKTSG).
- Đề xuất mở rộng đối tượng vay gói 30.000 tỷ cho vui? (ĐV).  – Cần sớm khắc phục những hạn chế trong định giá đất (TTXVN).  – Sẽ phạt doanh nghiệp bất động sản không báo cáo (TBKTSG).  – Đã vô trách nhiệm còn thách thức khách hàng (TQ).
- Doanh nghiệp xăng dầu chưa tính chuyện giảm giá (VNE).
- Cảnh báo hiện tượng giả danh cán bộ thuế để lừa đảo (VOV).
- Lo ngại thông tin siết điều kiện xuất khẩu gạo (TBKTSG).  – Vì sao nông dân bỏ “tấc vàng”? (VOV).
- Cơ hội lớn cho sữa nội (NLĐ).  – Ai chịu trách nhiệm về sức khỏe của trẻ uống phải sữa nhiễm khuẩn? (VnEco).  – Thu hồi bổ sung sữa nghi ngờ nhiễm khuẩn của Abbott (PNTP).
- Vụ “mua cá bằng… nước bọt”: Mua đất mà không giao tiền (NLĐ).
- Nhà đầu tư Thái Lan nên coi Việt Nam là đối tác, chứ không phải là đối thủ (The Nation/ DTD).
- Nhập khẩu dầu hỏa : Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong năm 2013 (RFI).
- Kinh tế Trung Quốc hạ cánh nặng nề : Nhiều nước âu lo (RFI). – M. Spence: Trung Quốc đã không còn “náo nhiệt” (Vietfin).

- Cốt lõi của nền nông nghiệp Việt Nam: Tích tụ ruộng đất là con đường duy nhất đúng? (NNVN).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 79) (Nhật Tuấn).
- Giá trị của tư duy sử học  (Tia Sáng).
- Đặng Anh Đào: Viết và đọc phê bình văn học: Đi tìm một lối thoát (PBVH). “Những hành xử bất nhã từng làm vẩn đục môi trường tranh luận trong PBVH vừa qua sở dĩ xảy ra là do chúng ta thiếu thói quen tranh luận, truy đến cùng và nói cho to tát là dân ta không nằm trong xứ sở có truyền thống của chủ nghĩa Hoài nghi. Song trong quá trình làm quen với va chạm, người ta sẽ học được cách ứng xử phù hợp“.
Thuyết phức hệ và nghiên cứu văn học dịch (PBVH).
- Phân biệt nghiên cứu khoa học và nghiên cứu nhân văn (kỳ 1 & 2) (Da Màu).
OLYMPUS DIGITAL CAMERA- Nguyễn Hoàng Đức: CLB SÁNG TÁC THƠ CHUI, BÀI XÌ CUỐI CÙNG CỦA NHÂN CÁCH NỀN THƠ (Bà Đầm Xòe).
- BÙI NGỌC TẤN ĐỐI THOẠI VỚI CÁC SINH VIÊN NGHỆ THUẬT FRANKFURT (Nguyễn Trọng Tạo). =>
- TÔI NGHE TÔI HÁT (FB Kim Cúc Ngô Thị).
- Nguyễn Dữ và tiên thoại Trung Quốc (Trần Đình Sử).
- ‘Ernest Hemingway không bao giờ viết trong lúc say’ (VNE).
- CANH THỨC IM LẶNG (Nguyễn Trọng Tạo).
Năm bài thơ Richard Martin (Tiền Vệ).  - Cho sinh nhật 40 (Tiền Vệ). - Từ những cây sồi | From the oak grove (Tiền Vệ).
- XEM TRẺ CHỌI CÙ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Chuyên đề đặc biệt: 12 BÀI VỀ LỄ VU LAN (Tễu). – VĂN CÚNG RẰM THÁNG BẢY (Kha Trà Phương). – BÔNG HỒNG TRẮNG CỦA MÌNH – CHA (Thùy Linh).
- Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm ở Việt Nam hiện nay – Những đề xuất và kiến nghị (Gulpataom).
- Đoàn Thanh Liêm – Niềm vui mùa Hè tại California (DĐTK).
- Tiểu thuyết lãng mạn cho tuổi mới lớn: Sáng tạo cũng cần quy chuẩn (SK&ĐS).
- Múa ngày càng… loạn xạ (NLĐ).
- Nếu phụ nữ cần phải vạch ngực mình ra để thể hiện quan điểm, thì cứ làm (Newstatesman/ Ánh Hiền).
- Trả giá vì… sính ngoại (SK&ĐS).
- Chuyện ít biết về những con tem (TTVH).
- Góc khuất sau kỳ tích của Tiến Minh (KP).
- Thái Lan : Thiên đường hay địa ngục của du khách (RFI).
- Con gái thuyền nhân Việt đoạt giải vàng (BBC).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC

- HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA? (Mai Thanh Hải).
- GLTT “tầm vóc toàn cầu”: Hãy trau dồi kiến thức và thực hiện đam mê! (TT).  – Lãng phí “cơ hội vàng” (NLĐ).
- Sức học của trẻ Việt Nam đi trước Ấn Độ nhiều năm (Người Việt).
4<- Đặng Huy Trứ – từ bị cấm thi trở thành nhà cách tân (GD&TĐ).
- Hà Nội tuyên dương thủ khoa năm 2013 (VOV).  – Chỉ gần 10% thủ khoa cống hiến tại cơ quan hành chính (TQ).  – Vào Nhà nước, lựa chọn cuối cùng của thủ khoa (VNN).
- Áp lực học phí mới đè nặng lên vai người dân TPHCM (LĐ).
- Không chấm điểm học sinh lớp 1: Chưa làm đã sửa (LĐ).
- Tận dụng cơ hội xét tuyển chắc ăn (NLĐ).
- TP.HCM: không bắt buộc học sinh mua đồng phục mới (TT).
- Phân luồng học sinh với mô hình 9+5  (GD&TĐ).
- Quảng Bình: Kỳ 2: Thu sai qui định, nhà trường “đổ lỗi” cho phụ huynh học sinh (PL&XH).
- Lợi và hại của xét nghiệm tiền ung thư tuyến tiền liệt (RFA).
- Tập thể thao để chống ung thư (RFI).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Vụ đập phá bệnh viện, đánh bác sĩ: Vì sao gia đình nạn nhân bức xúc ? (TN).   – Bệnh viện Hà Tĩnh đình chỉ Phó khoa và điều dưỡng (VOV).
- Vụ trẻ sơ sinh suýt bị chôn sống: Bác sĩ làm tường trình chưa rõ ràng (TN).  – Vụ 2 mẹ con sản phụ tử vong: Bệnh án “tố” bác sĩ điều trị! (DT).
- 18, 15, 12 tuổi và sẽ còn nhỏ hơn nữa? (RFA’s blog). – Ai đã tiếp tay cho bé 12 tuổi hành hạ em họ đến chết? (GĐ). – Bí ẩn cái chết tức tưởi của cô bé 2 tuổi bị chị họ hành hạ dã man (DT).
- 100 triệu đồng xây nhà cho hai cha con “người rừng” (TT). - Bắt người rừng hưởng hạnh phúc với hộ khẩu, phong bì (ĐV).  – ‘Người rừng’ con hòa nhập nhanh, ghiền… điện thoại di động (TN).  – “Tam khoái” của “người rừng” khi về với cuộc sống hiện đại (DV).
- Một tháng, xảy ra 8 sự cố tàu cánh ngầm (TT).  – Biển Cần Giờ: Cứu 4 ngư dân bị sóng đánh vỡ ghe (TN).
- Phá thai 8 tháng tuổi, một phòng khám bị đình chỉ (NLĐ).
5- Nhiều tấn tê tê bị tịch thu ở Việt Nam (VOA).
- Còn đâu  Hương sắc U Minh Thượng (NLĐ).  Cháy không biết bao nhiêu lần rồi.
- Trung Quốc: Bỏ xứ vì “hố tử thần” (NLĐ).
- Việt Nam chuẩn bị đón siêu bão số 7 (RFA).
- Ảnh: Bão Utor tấn công Philippines (BBC).
- TQ: Gánh nặng thuốc men (BBC).
- ‘Biệt thự trên nóc nhà’ gây phẫn nộ (BBC).
- Trung Quốc báo cáo người thứ 44 chết vì virút cúm gà H7N9 (VOA).
Tchad cho ngưng hoạt động một tập đoàn dầu lửa Trung Quốc (RFI).
Báo động đỏ: Nhật Bản cho biết cuộc chiến đấu ngăn chận rò rỉ từ nhà máy hạt nhân trở nên “khẩn cấp” (DLB).

- AI YÊU EM BÉ? (Mai Thanh Hải).
- Sống nơi thâm sơn cùng cốc: Xóm “người rừng” (NNVN).

QUỐC TẾ
- Ai Cập: quân đội án binh bất động trước cuộc “biểu tình cắm trại” (RFA).  – Người ủng hộ ông Morsi tiếp tục biểu tình ngồi lỳ ở Ai Cập (VOA).  – Ai Cập: Tiếp tục đụng độ, MB sẵn sàng đàm phán (TTXVN). - Tân chính quyền Ai Cập : Tứ bề thọ địch ! (RFI).  – Israel bắn hạ tên lửa từ Ai Cập (VOA). – Israel bắn hạ một phi đạn phóng đi từ Ai Cập (VOA).
- Đàm phán hòa bình Trung Đông trước nguy cơ đổ vỡ (QĐND). – Tel-Aviv quyết xây thêm khu định cư mới, đàm phán Israel-Palestine có thể đổ vỡ  (RFI).
- Phe đối lập Syria đề xuất lộ trình chuyển tiếp (Tin tức).
6<- Thêm một ngày tấn công bạo lực đẫm máu tại Iraq (TTXVN).
- Tổng thư ký LHQ lên án các vụ tấn công bằng máy bay không người lái (VOA).
- Chủ nghĩa khủng bố hồi sinh- lời thú nhận sự yếu kém của Mỹ (TQ). – Không còn đưa tiễn (Sống Magazine).
- ICG kêu gọi Mỹ xúc tiến đàm phán trực tiếp với Iran (VOV).
- Mỹ lãng phí tiền viện trợ tại Afghanistan (VOA). “Một cuộc kiểm tra của Hoa Kỳ về hàng tỷ đôla tiền viện trợ để tái thiết Afghanistan thời kỳ hậu chiến cho thấy nhiều dự án chứa đầy các vấn đề quy hoạch kém, giám sát không chặt chẽ và thiếu trách nhiệm“.
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Snowden phải ra tòa?  (Tin tức). – Mỹ theo dõi 150 nước (NLĐ).  – Ngoại trưởng Mỹ thăm Brazil nhằm xoa dịu quan ngại (VOV).
- Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ công du Đông Bắc Á (RFI).
- Campuchia tạm dừng hợp tác quân sự với Mỹ (NLĐ). – Campuchia: chỉ tạm hoãn hợp tác quân sự với Hoa Kỳ (RFA).
- Thủ tướng Cộng hòa Czech đệ đơn xin từ chức (VOV).  – Chính phủ lâm thời Séc đệ đơn từ chức lên tổng thống (TTXVN).
- Anh và Tây Ban Nha dọa kiện nhau ra tòa (RFI).
- Darfur và cuộc tranh luận về diệt chủng (NCQT).
- Thủ tướng Nhật Bản: Sửa hiến pháp là sứ mệnh lịch sử (NLĐ).
- Seoul khuyến cáo lãnh đạo Nhật không nên tới đền Yasukuni (RFI).
- Can thiệp chính trị (NLĐ).


* RFA: + Sáng 13-08-2013; + Tối 13-08-2013
* RFI: 13-08-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 13/08/2013; + Hủy công nhận chồn nhung đen là loài vật nuôi mới – 13/08/2013; + Tương lai của những đứa trẻ làng ven sông – 13/08/2013; + Mũ bảo hiểm chất lượng xếp xó – 13/08/2013; + Tình tiết mới trong vụ chìm tàu tại Cần Giờ – 13/08/2013; + Mỹ ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện trợ cấp tôm – 13/08/2013; + Thời sự 12h – 13/08/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 13/08/2013; + Tài chính tiêu dùng – 13/08/2013; + Cuộc sống hàng ngày – 13/08/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 13/08/2013; + Thời sự 19h – 13/08/2013.

1954. Nghị định mới về Internet

Asia Sentinel
Tác giả/ hiệu đính: David Brown
Người dịch: Huỳnh Phan
H112-08-2013
Ai sợ ông Ba Bị?
Không dễ dập tắt
Nghị định 72 về việc quản lý Internet mà chế độ Hà Nội công bố vào ngày 30 tháng 7 đã dấy lên một làn sóng phẩn nộ. Người phát ngôn của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (CPJ) gọi nghị định này là “nỗ lực mới nhất của Việt Nam để … ngăn chặn tất cả các hình thức phê bình trên mạng”. Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) tuyên bố “Chẳng gì kém hơn là cuộc tấn công khắc nghiệt nhất đối với quyền tự do thông tin từ … năm 2011″. Còn Đại sứ quán Hoa Kỳ thì bày tỏ “quan ngại sâu sắc”. Và tờ Washington Post cho là “một đáy vực mới”.
Sự chú ý đã tập trung vào một vài dòng trong Điều 20 của Nghị định này, cấm các blogger hay những người đăng bài lên Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác không được “cung cấp thông tin tổng hợp”.
Vấn đề là, đây có lẽ không phải những gì chính quyền Việt Nam muốn nhắm tới, và thậm chí nếu họ muốn như thế thì việc ngăn chặn các công dân hiểu biết về Internet không được đăng lại hoặc đặt đường dẫn tới các bản tin gần như vượt quá khả năng của họ.
Người nước ngoài có xu hướng chấp nhận các bài báo về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam như chúng xuất hiện và đánh giá chúng ngoài bối cảnh. Điều đó không đáng ngạc nhiên. Nỗ lực dai dẳng của Hà Nội trong việc trừng phạt các blogger vì “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Điều 88 Bộ luật hình sự), “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79) hoặc “lạm dụng quyền tự do dân chủ” (Điều 258) đã làm những nhà ủng hộ nhân quyền nước ngoài giả định điều tồi tệ nhất về động cơ và phương pháp.
Lần này không đơn giản như vậy. Từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã cố tìm mọi cách để làm cho các nguyên lý của chế độ Cộng sản, một học thuyết về “pháp luật xã hội chủ nghĩa” dựa trên mô hình nước Nga Leninist, sao cho thích ứng với nhu cầu hoà nhập thành công vào một hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn cầu.
Các nhà cải cách lập luận rằng đã đến lúc phải loại bỏ quan điểm cho rằng mọi quyền được hưởng phải điều kiện hóa bằng các nghĩa vụ tương ứng, ví dụ, công dân không thể thực hiện quyền phát biểu hay xuất bản một cách tự do, được thờ cúng như mình muốn hoặc kết nhóm với bạn bè cùng chí hướng nếu hoạt động đó “xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Những người bảo thủ của chế độ nghĩ rằng đó là một ý tưởng khó có thể nghĩ tới. Họ e rằng bị trượt xuống một con dốc trơn, một con dốc có khả năng dẫn đến việc lật đổ vai trò của Đảng Cộng sản là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Việc tìm kiếm một kiểu “nhà nước xã hội chủ nghĩa pháp trị” dẫn đến một sự rối rắm về lập pháp do cố tìm cách gắn các nguyên tắc và quy luật vốn chỉ thích hợp với một nền kinh tế đang phát triển và một thế giới quan rộng mở vào những gì còn sót lại của hệ tư tưởng Mác-Lênin. Khó có một ví dụ nào về tình trạng lộn xộn này tốt hơn Nghị định 72 của Thủ tướng về quản lý internet với 46 điều, 21 trang đã và đang bị truyền thông phương Tây thẳng thừng lên án.
Không có nhiều nội dung mới trong Nghị định 72. Hầu hết nó chỉ gói ghém lại một thông tư ra năm 2008 (Thông tư 07/2008/TB-BTTT).  Thông tư này tìm cách mở rộng các nguyên tắc quản lý phương tiện truyền thông công cộng vào một hiện tượng mới, hệ Internet có tương tác và sự gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội.
Hãy lấy điều 5 của Nghị định này làm ví dụ. Một số lớn các nhà bình luận phương Tây đều chỉ trích gần như nhau về các cấm đoán “mơ hồ đáng báo động” và “lạnh lùng” trong điều này đối với việc sử dụng internet để chống lại nhà nước; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; tiết lộ bí mật nhà nước, vu khống, hoặc xuất bản các tài liệu đồi trụy, khiêu dâm. Đó là những nội dung chuẩn trong luật quản lý phương tiện truyền thông của Việt Nam, nâng lên trực tiếp từ Hiến pháp 1992. Đối với các blogger bất đồng chính kiến, nó gần như rơi vào loại “tiếng ồn hậu cảnh”.
Các mục dài của nghị định thiết lập các khuôn khổ pháp lý để quản lý các dịch vụ Internet di động mà năm 2008 chưa từng có, và mở rộng các hạn chế cho các trò chơi điện tử. Các quy định về internet di động có tính kỹ thuật và là chuyện thường ngày. Đối với trò chơi trên mạng, chúng như cơn dịch ở Việt Nam, nỗi chán ngán của hàng triệu bậc cha mẹ, và ít nhất cũng kháng lại sự kiểm soát nhà nước như việc viết blog trên mạng.
Có hai, hoặc có lẽ ba yếu tố thực sự mới và có vấn đề trong Nghị định 72.
Thứ nhất, chế độ tìm cách phân loại “các trang thông tin điện tử”. Đó là mục đã làm dấy lên sự tranh cãi gay gắt về những gì có thể hoặc không thể đăng hợp pháp trên một blog hay Facebook. Nghị định 72 định nghĩa “trang thông tin điện tử tổng hợp” là “trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó”.  Đối lại, nghị định nêu rằng “trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”.
Sau khi RSF khai hoả chỉ trích đoạn này như một nỗ lực của Hà Nội cấm những người đăng bài trên các blog hoặc mạng xã hội không được chia sẻ thông tin sao chép từ các nguồn tin, các nhà phê bình phương Tây khác đã nhảy vào cuộc. Phải mất vài ngày để các quan chức Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra lời thanh minh “‘Chúng tôi không bao giờ cấm mọi người chia sẻ thông tin hoặc liên kết tin tức từ các trang web. Nó đã hoàn toàn bị hiểu lầm’, bà Nguyễn Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin trực tuyến của Bộ, nói với Reuters. ‘Đây là một nghị định bình thường nó không đi ngược lại với bất kỳ cam kết nhân quyền nào’.” Sự khác biệt chủ yếu giữa “trang thông tin điện tử tổng hợp” và “các trang cá nhân” có vẻ là ở nghĩa vụ của trang tổng hợp, nếu đăng ký tại Việt Nam thì phải cung cấp dữ liệu về người sử dụng theo yêu cầu của chính phủ.  Điều này dẫn đến cái mới thứ hai. Hà Nội muốn các công ty cung cấp dịch vụ internet phải định vị ít nhất là một máy chủ tại Việt Nam và cung cấp dữ liệu về người sử dụng theo yêu cầu của nhà chức trách. Các nhà cung cấp quốc tế lớn như Google, Yahoo, Facebook và eBay – hợp thành Liên minh Internet châu Á — có vẻ không hợp tác với quy định này, cho rằng nó “sẽ bóp nghẹt sự đổi mới”. Hay cũng không cần có họ hợp tác trong khi hơn 30 triệu người Việt sử dụng internet có thể truy cập các máy chủ ở nước ngoài chỉ đơn giản bằng cách điều chỉnh các thiết lập DSL trên máy tính của họ.
Ý tưởng mới thứ ba, theo Bộ Thông tin và Truyền thông là động cơ chính để sửa đổi các quy định quản lý internet, là Việt Nam cần phải thắt chặt việc bảo vệ sở hữu trí tuệ. Trên nguyên tắc, Bộ hoàn toàn đúng: các nhà xuất bản Việt Nam trực tuyến và không trực tuyến đều chẳng ngại ngùng in lại bất cứ điều gì đúng yêu cầu của họ bất kể đó là nội dung ở trong hay ngoài nước, đôi khi có sự chấp nhận nhưng thường là không. Đó là một thực tế hút hầu hết các lợi nhuận ra khỏi sự sáng tạo.
Tương lai không xa là thoả thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), “hiệp định thương mại thế kỷ 21″ mà Hoa Kỳ đang cổ vũ. Hà Nội hết sức muốn tham gia hiệp ước này, nhưng một phần của điều kiện gia nhập lại là cam kết tin cậy về bảo vệ sở hữu trí tuệ các đối tác khác. Đó là một đòi hỏi rất cao. Đặc biệt trong lĩnh vực trên mạng, chính quyền Việt Nam không có khả năng kiểm soát liệu việc trích dẫn có đầy đủ và chính xác hay không, chưa nói tới việc không tôn trọng bản quyền.  Đó là vùng đất chưa khai phá (terra incognita) đối với các tòa án Việt Nam.
Khi máy chủ ở nước ngoài, Hà Nội có rất ít đòn bẩy để buộc “người tổng hợp thông tin” hoặc các blogger trên Facebook ngưng việc gom vào và đăng tải lại những câu chuyện thú vị, bất kể có nguồn ở báo New York Times hoặc trên một tờ báo địa phương ở Việt Nam.
Nhiều yêu cầu khác được quy định trong Nghị định mới cũng gặp những khó khăn như thế, không ít hơn so với thông tư năm 2008. Đó là một vấn đề phổ biến với các luật lệ, chỉ thị của Việt Nam: chúng có xu hướng là các phát biểu về nguyên tắc nên nói chung là không thể thi hành được.
Sau khi thông tư năm 2008 được ban hành, các blog hàng đầu của Việt Nam đã chuyển ra nước ngoài. Hiện nay phần lớn chúng đều do WordPress hoặc Blogspot làm chủ cung cấp dịch vụ. Mặc dù vẫn còn có thể bị hack cài mã độc hại, các blog này nằm ngoài tầm với của luật pháp Việt Nam nhưng lại ngay trong tầm tay của độc giả Việt Nam. Vì Facebook hay Google, cũng đều ở ngoài nước và hầu như miễn nhiễm với các biện pháp trừng phạt của Hà Nội, cho nên những trói buộc chính thức về nội dung mà người sử dụng có thể đăng tải thậm chí còn ít đáng ngại hơn.
Vì vậy, cuối cùng, giống như rất nhiều luật lệ và nghị định của Việt Nam, các quy định gây tranh cãi của Nghị định 72 dường như chủ yếu chỉ có tính khích lệ, thúc đẩy bởi ý thức hệ và khó có thể thực thi một cách có hệ thống.
Theo đúng trình tự, một thông tư khác sẽ quy định các mức tiền phạt có thể được áp dụng đối với những hành vi vi phạm Nghị định mới này. Tuy nhiên, nếu quá khứ là tiền lệ, Nghị định 72 sẽ không tạo ra nhiều khác biệt cho lắm. Hà Nội có rất nhiều hình phạt rời mà họ có thể ban phát cho các blogger bất đồng chính kiến tùy họ chọn. Thường thì họ lách xuống chẳng hạn truy tố qua vu cáo tội trốn thuế khi không muốn triển khai vũ khí nặng. Theo số liệu của RSF, vì lý do nào đó, chính phủ đã đưa 35 nhà phê bình trên mạng vào tù trong năm nay. Điều đó giải thích tại sao nghị định mới tương đối ít báo động trong thế giới blog ở Việt Nam; ít nhất có vẻ nó không đe dọa hơn những thứ vũ khí đàn áp tư tưởng của Hà Nội từng có từ trước tới nay.

1955. Gửi những người chống cộng cực đoan

Bauxite Việt Nam
Dạ Lan
Tôi là một tiến sĩ được đào tạo bài bản ở nước ngoài, cũng là người vì chán chế độ Việt Nam hiện nay mà quyết định đi định cư ở nước khác.
Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, nghĩa là trong cái nôi của chủ nghĩa xã hội và cộng sản. Tất cả những gì tôi hiểu trước đây đều được sự định hướng của xã hội vì học dưới mái trường của chủ nghĩa xã hội. Tôi lớn lên cứ học và chỉ học. Tôi cũng tham gia vào sinh hoạt thanh thiếu nhi tại quê nhà ít bữa, nhưng vì bố mẹ tôi là giáo viên, cuộc sống của chúng tôi cũng phần nào bị tách biệt với nông dân. Quan trọng nhất là tôi không tìm thấy điều gì thực chất trong những sinh hoạt thanh thiếu niên đó, những hoạt động mang tính hình thức, cạnh tranh giữa các đội, rồi trong các đội thì họp hành đấu tố nhau. Chính vì thế tôi đã không có ý thức “phấn đấu” thành đoàn viên, tuy cuối cùng tôi vẫn phải gia nhập vào tổ chức Đoàn vì muốn vào đại học bắt buộc phải là đoàn viên. Nhưng cũng may là sau khi vào đại học, nhất là tôi chọn một trường đại học ở phía Nam, tôi chỉ là đoàn viên trên danh nghĩa, không phải tham gia những cuộc họp đoàn đội gì nữa.

Tôi có thể hiểu rằng thế hệ những người ở bậc tuổi cha chú tôi như luật gia Lê Hiếu Đằng, nghệ sĩ Kim Chi họ cũng đã bị mắc kẹt vào những giai đoạn lịch sử và sự thoái hóa của những nhà cầm quyền. Khi có điều kiện chín muồi, họ đã thẳng thắn vạch trần và tuyên bố sẽ từ bỏ hoặc chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là điều chúng ta nên trân trọng. HỌ XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ LÀ NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG thật sự cho tiến trình dân chủ của Việt Nam.
Tôi cũng không ưa gì chế độ cộng sản, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của các loại quan tham và cường bạo ở Ba Đình. Nhưng tôi không cực đoan để bỏ rọ toàn bộ những người sống ở xã hội đó. Các bạn đang sinh sống ở hải ngoại nhưng luôn nung nấu ý chí loại bỏ cộng sản để một Việt Nam tốt đẹp hơn. Mỗi người có điểm khởi đầu khác nhau, các bạn và những người như bác Lê Hiếu Đằng cùng có chung một ý tưởng và hiện đang cùng một thời điểm. Các bạn luôn chửi rủa cộng sản là chủ nghĩa lý lịch, luôn hô hào dân chủ, THẾ TẠI SAO CÁC BẠN các bạn cứ xỉ vả tất cả mọi người khi người ta chỉ cần nói những gì chưa giống những gì các bạn nói. Tôi nhớ, hồi trước GS. Chu Hảo, nghệ sĩ Kim Chi cũng bị các bạn chửi rủa, hỏi móc. Việt Nam đang rất cần những người như luật gia Lê Hiếu Đằng, GS. Chu Hảo, nghệ sĩ Kim Chi, bởi họ chính là những con người đại diện cho người dân Việt Nam hiện nay, họ đang tiên phong cho phong trào dân chủ của Việt Nam. Các bạn ở hải ngoại, vai trò của các bạn tiếp sức là rất quan trọng, nhưng nếu các bạn cứ cực đoan không chịu hòa giải và hòa hợp dân tộc, các bạn muốn Việt Nam thay đổi thành một nước dân chủ mà không dựa vào nòng cốt người Việt Nam đang sống và làm việc trong Việt Nam thì hỏi các bạn làm được gì?
Tiến trình thay đổi của xã hội Việt Nam hiện nay có sự đóng góp rất lớn của các nhân sĩ yêu nước trong nhóm Kiến nghị 72, của các bạn thanh niên trẻ trong nhóm Tuyên bố 258, của nhóm Tuyên bố của các công dân tự do, của các nhà dân chủ độc lập Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân, Nguyễn Đắc Kiên, Nguyễn Lân Thắng, Đoan Trang, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và nhiều tấm gương khác nữa. Những phản biện của người dân ngày càng quyết liệt, thẳng thắn và công khai, đòi hỏi sự sòng phẳng về quyền và chức của con người và các tổ chức của chính quyền và xã hội. Trang mạng Bauxite Việt Nam là điểm khởi đầu của hình thái đấu tranh trên mạng điện tử, để rồi tiếp nối hàng loạt các trang blogger yêu nước mạnh dạn tuyên bố chính kiến và quyền phản biện của họ. Kiến nghị 72 làm nền tảng cho một loạt các kiến nghị và tuyên bố khác ra đời bất chấp sự đàn áp và sự độc quyền về truyền thông của chính quyền Ba Đình.
Chúng ta cần nhận thức rõ và khắc ghi câu nói của BS Phạm Hồng Sơn khi ông kêu gọi sự hiệp sức của cộng đồng trong những ngày nguy kịch tuyệt thực của anh Điếu Cày “Chúng ta cần phải có tiếng nói tích cực hơn để áp lực lên nhà cầm quyền về trường hợp tuyệt thực của blogger Điếu Cày, trong tình thế này, nếu chúng ta chỉ mong chờ vào sự phản ứng từ bên ngoài thì tôi cho là không hiệu quả”. Hàng loạt các bloggers và trí thức như TS. Nguyễn Quang A đã cùng hiệp sức với hai mẹ con chị Tân cháu Dũng áp lực lên toàn bộ hệ thống quản lý nhà tù của Cao Ngọc Oánh, buộc Viện Kiểm sát và nhà tù số 6 Nghệ An phải ngay lập tức khám kiểm tra sức khỏe và nhận đơn khiếu nại của anh Điếu Cày. Nếu không có những phản ứng của người dân trong nước, liệu chúng ta có thể hy vọng nhà cầm quyền Hà Nội sẽ tôn trọng các phản ứng và yêu cầu của các tổ chức nhân quyền thế giới hay những phản ứng của người Việt hải ngoại? Xin thưa, chính quyền Hà Nội họ có đủ tiểu xảo và độ trơ lì để đối phó với bên ngoài.
Nền dân chủ của Việt Nam phải do người Việt Nam xây dựng nên. Chúng ta cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, nhưng dân chủ không phải là thứ nhập khẩu được. Người dân Việt Nam, đang sống trong lòng Việt Nam sẽ đóng vai trò then chốt. Chúng ta cũng không vì những tư tưởng cực đoan để ly tán và cô độc những nhân vật cấp tiến.
Hãy để người Việt Nam thực sự trân trọng những gì các bạn làm, và hãy đừng cực đoan để làm ly tán những phần tử cốt lõi của tiến trình dân chủ của người Việt Nam.
D. L.
Nguồn: Bauxite Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét