'Yếu tố quyết định' trong nền chính trị VN
Vấn đề 'cơm áo gạo tiền' là yếu tố quan trọng
Nhà báo, tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng gần đây đã có bài tham luận
gửi đến hội thảo hè tại Singapore với chủ đề "Cải cách Việt Nam đang đi
về đâu"diễn ra ngày 12-13/8.
BBC đã có buổi phỏng vấn với ông về nội dung bài viết, với tên gọi: "Liệu sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị tại Việt Nam?".
Trao đổi với BBC, ông Dũng nói "đây là bản tham luận khoa học mà tôi viết một cách công phu nhất từ trước đến nay" vì nó "liên quan tới hiện tình của đất nước và những dự cảm cũng như những dự báo của tương lai trong giai đoạn mà tôi gọi là trung hạn từ 3-4 năm tới."
Ông cũng cho biết bản tham luận gồm ba phần:
"Phần thứ nhất là tiền đề khủng hoảng kinh tế xã hội có thể xảy ra với Việt Nam. Phần thứ hai là những kịch bản khủng hoảng kinh tế, xã hội ..."
"Phần thứ ba là phần quan trọng nhất, tôi đánh giá và cảnh báo về ba giai đoạn của đất nước và trách nhiệm của phản biện xã hội và nhân sỹ, trí thức Việt Nam."
"Tôi cho rằng phương cách tốt nhất cho Việt Nam trong giai đoạn sắp tới để khai trí và thay đổi mặt bằng văn hóa, đó là phương cách như các nước Bắc Âu đã dùng: Một xã hội dân sự."
Ngay từ đầu năm nay, đã xảy ra một sự kiện mà chưa từng xảy ra trước đây tại Việt Nam: Nhóm Kiến nghị 72.
Đây là lần đầu tiên một phong trào kiến nghị bao gồm tập thể các nhân sỹ trí thức có uy tín trong xã hội. Và họ kiến nghị về những vấn đề rất nhạy cảm trong chính trị, chưa hề có trước đây, như việc đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp.
Gần đây nhất, luật gia Lê Hiếu Đằng còn nêu lên việc cần có một đảng đối lập. Tất cả những điều này là dấu nhấn rất quan trọng đối với những người hoạt động dân chủ tại Việt Nam.
Tôi có đề cập tới vấn đề là Nhà nước, trong con mắt một số người nào đó, có thể đã đến lúc nhìn nhận ra cần phải có một bộ phận nhân sỹ trí thức, những người không thuộc về họ, những người có tính trung lập, có thể tái hiện lại hình ảnh của lực lượng ba - nhóm phong trào học sinh, sinh viên, nhân sỹ trí thức Sài Gòn trước năm 1975.
Để làm gì? Để trong nhãn quan của người nước ngoài, của giới nhân quyền, dân chủ quốc tế thì những nhóm trí thức này có thể là những nhóm được coi là khách quan và trung thực hơn những trí thức mà người ta gọi là trí thức trung thành với nhà nước.
Nếu có được những nhóm trí thức trung lập thì có thể đó sẽ là tiếng nói cầu nối với một số giới vận động nhân quyền, dân chủ quốc tế.
Bất ổn kinh tế Việt Nam sẽ phát sinh từ suy thoái kinh tế Trung Quốc?
BBC: Ông có nhấn mạnh về vai trò của suy thoái kinh tế khi nói về nguyên nhân dẫn tới suy thoái chính trị, xã hội. Nếu thiếu vắng yếu tố suy thoái kinh tế, thì chỉ suy thoái xã hội, chính trị không thôi, có đủ mang lại những thay đổi to lớn trong tương lai hay không?
Nếu thiếu khủng hoảng kinh tế thì sẽ còn khá lâu nữa mới dẫn tới mộtchi cuộc khủng hoảng xã hội và khủng hoảng chính trị.
Tôi đã đề cập tới vấn đề khủng hoảng kinh tế và tôi cho là vấn đề cơm áo gạo tiền mới là yếu tố quyết định trong động lực thay đổi xã hội chứ không phải tác động của các nhóm trí thức hiện nay vì hiện nay, ở Viêt Nam, các hoạt động đối trọng còn rất mong manh.
Có thể nói là đã có những cuộc tranh luận, nhưng người ta chưa thấy rõ có hình thành một lực lượng đối trọng, hay đối lập gì đó như Myanmar.
Trong bối cảnh đó, ứng với những trào lưu, kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam, chỉ có những cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan tới cơm áo gạo tiền và qua đó liên quan đến hai đối tượng chính là người nông dân và công nhân thì mới có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về khuôn mặt cũng như bản chất của xã hội và do đó có thể dẫn tới khủng hoảng chính trị.
Hiện nay, đang có những luồng ý kiến đa chiều về việc có hay không một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, từ đó dẫn tới việc có hay không một cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam.
Tôi cho là giai đoạn từ đây tới 2015 sẽ là giai đoạn kinh tế Việt Nam tạm phục hồi. Nhà nước bắt buộc phải bơm tiền để kích thích sự tồn tại của thị trường, tăng tổng cầu, tăng sức mua, giải quyết vấn đề nợ xấu và tồn kho bất động sản.
Tuy nhiên, sau đó, vấn đề chính sẽ phát sinh từ Trung Quốc.
Trung Quốc hiện nay đang có khá nhiều dấu hiệu cho thấy đang bước chân vào một cuộc suy thoái kép và dẫn tới khủng hoảng. Nếu Trung Quốc bị khủng hoảng kinh tế thì Việt Nam chắc chắn sẽ chịu một sức ép khủng hoảng trực tiếp.
Tình hình này có thể xảy ra vào năm 2016, 2017. Có những dự báo cho là sớm hơn.
Nó là một hình thể Parabol lõm, trong đà trượt dần của đồ thị kinh tế Trung Quốc, và đến một điểm nào đó thì nó sẽ lao dốc. Thời điểm lao dốc này có thể bắt đầu vào năm 2015.
Thể hiện chính qua thứ nhất là sự kiện tổ chức Ân xá Quốc tế đầu năm 2013 đã lần đầu tiên được đến Việt Nam và làm việc với những người mà họ chỉ đích danh.
Thứ hai, đó là cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ giữa tháng Tư, vốn trước đó bị hoãn vào cuối năm 2012. Tuy không mang lại được nhiều kết quả nhưng cũng đã đặt nền tảng cho chuyến đi của ông Trương Tấn Sang tại Washington.
Như tôi có phân tích trong một số bài báo về động thái, động cơ bắt giữ các blogger trong nửa đầu năm 2013, các blogger bị bắt chỉ có ba trường hợp là ông Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất và Đinh Nhật Uy.
Số người bị bắt khác liên quan tới những vấn đề nhân quyền, dân chủ khác. Còn vấn đề tôi đề cập là blogger và các nhà báo tự do.
Ba nhân vật blogger ở đây, theo tôi là liên quan chủ yếu tới các động thái trong nội bộ chứ không liên quan tới vấn đề nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam.
Vừa rồi lại diễn ra phong trào 258 của một số blogger ở Hà Nội. Đây là lần đầu tiên các bạn có tổ chức quy mô và có kỷ luật đến vậy.
Những năm trước, hành động đó có thể bị nhà nước siết mạnh. Tuy nhiên năm nay, cho tới giờ vẫn chưa thấy có biểu hiện nào là làm căng thẳng, đàn áp, mà chỉ có tác động xung quanh.
Tôi cho là vấn đề liên quan tới dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay thì đi theo quan điểm đối ngoại, chính trị, ngoại giao là chính, và nếu không có những tác động đối thoại thì các vụ bắt bớ có thể tăng.
Nhưng hiện nay, chúng ta đang ở trong hoàn cảnh mới, những điều kiện mới, đặc biệt là sau thỏa thuận của Washington và Hà Nội. Thành thử trong ít nhất nửa năm nay, hoặc thậm chí cả năm sau thì sẽ không hoặc ít có chuyện bắt bớ những nhà báo tự do, blogger hay các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền.
Xã hội dân sự ở Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ vì sự thiếu đoàn kết của giới trí thức trong nước?
BBC: Trong bài viết của mình ông có nói rằng hiện nay đang rất cần sự kết nối giữa trí thức, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài và trong nước để tạo một phong trào phản biện chặt chẽ và có chiều sâu. Theo ông, điều này có thể được tiến hành thế nào, và đã có hay chưa những sự kết nối như vậy ở thời điểm hiện tại?
Có những người có thể gọi là những người cải cách, cấp tiến hay đơn giản là muốn thay đổi, nhưng lại nằm trong nội bộ Đảng.
Họ đang muốn thay đổi, họ đang nhìn thấy lòng dân xao xác, họ đang nhìn thấy không thể tiếp tục con đường cũ được nữa.
Một trong những phương cách thay đổi, đó là phải dung hòa lòng dân, mà trong đó có dung hòa nhân sỹ, trí thức mà muốn như vậy thì phải tạo ra một độ mở trung dung, trung lập nào đó cho giới trí thức, nhân sỹ.
Tôi cho đó là cơ hội, một điều kiện để tạo ra một độ mở chính trị, một độ mở dân chủ sắp tới. Độ mở đó mặc dù không lớn, nhưng dần dần sẽ hình thành.
Vấn đề còn lại là những nhân sỹ trí thức nhiệt tâm ở Việt Nam có biết đoàn kết với nhau hay không. Đây là vấn đề mấu chốt hiện nay và cũng là khó nghĩ nhất, vì người Việt dường như không có tinh thần đoàn kết cao cho lắm, kể cả trong giới trí thức.
Bình thường thì những nhân vật đó rất nổi tiếng, có uy tín xã hội, nhưng để kết hợp lại với nhau thì là một chuyện khó. Chuyện khó đó diễn ra ngay ở trong nước với nhau, chưa kể đến sự kết hợp giữa trí thức trong nước với ngoài nước.
Phải có sự một đoàn kết, nếu không sẽ bỏ qua cơ hội. Đoàn kết ở đây để làm gì? Không chỉ là tiếng nói truyền thông, không chỉ là tiếng nói của trí thức, mà đoàn kết ở đây còn là tác động vào nhà nước theo mô thức xã hội dân sự tác động vào chính quyền.
Còn nước, còn tát, nếu buông xuôi thì một lúc nào đó khủng hoảng kinh tế, xã hội nổ ra thì đối tượng thiệt thòi nhất, trực tiếp nhất, đó là người dân nghèo. Lúc đó xã hội có thể rơi vào một tình trạng mất kiểm soát, mà chúng ta không muốn Việt Nam rơi vào kịch bản như Syria, Ai Cập hiện nay, hay Indonesia trước đây.
(BBC)
BBC đã có buổi phỏng vấn với ông về nội dung bài viết, với tên gọi: "Liệu sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị tại Việt Nam?".
Trao đổi với BBC, ông Dũng nói "đây là bản tham luận khoa học mà tôi viết một cách công phu nhất từ trước đến nay" vì nó "liên quan tới hiện tình của đất nước và những dự cảm cũng như những dự báo của tương lai trong giai đoạn mà tôi gọi là trung hạn từ 3-4 năm tới."
Ông cũng cho biết bản tham luận gồm ba phần:
"Phần thứ nhất là tiền đề khủng hoảng kinh tế xã hội có thể xảy ra với Việt Nam. Phần thứ hai là những kịch bản khủng hoảng kinh tế, xã hội ..."
"Phần thứ ba là phần quan trọng nhất, tôi đánh giá và cảnh báo về ba giai đoạn của đất nước và trách nhiệm của phản biện xã hội và nhân sỹ, trí thức Việt Nam."
"Tôi cho rằng phương cách tốt nhất cho Việt Nam trong giai đoạn sắp tới để khai trí và thay đổi mặt bằng văn hóa, đó là phương cách như các nước Bắc Âu đã dùng: Một xã hội dân sự."
Lấy trung lập làm cầu nối
"Nếu thiếu khủng hoảng kinh tế thì sẽ còn khá lâu nữa mới dẫn tới một cuộc khủng hoảng xã hội và khủng hoảng chính trị." Nhà báo tự do, tiến sỹ kinh tế Phạm Chí DũngBBC: Theo ông thì chính giới Việt Nam có nhận thức được tầm ảnh hưởng của những hoạt động phản biện với sự tồn vong của chế độ hay không? Nếu có thì tại sao họ lại thỏa hiệp với điều đó để đổi lại cái mà ông gọi là "độ mở dân chủ cho khuôn mặt chế độ" và "thiện cảm của các tổ chức, quốc gia thế giới"?
Ngay từ đầu năm nay, đã xảy ra một sự kiện mà chưa từng xảy ra trước đây tại Việt Nam: Nhóm Kiến nghị 72.
Đây là lần đầu tiên một phong trào kiến nghị bao gồm tập thể các nhân sỹ trí thức có uy tín trong xã hội. Và họ kiến nghị về những vấn đề rất nhạy cảm trong chính trị, chưa hề có trước đây, như việc đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp.
Gần đây nhất, luật gia Lê Hiếu Đằng còn nêu lên việc cần có một đảng đối lập. Tất cả những điều này là dấu nhấn rất quan trọng đối với những người hoạt động dân chủ tại Việt Nam.
Tôi có đề cập tới vấn đề là Nhà nước, trong con mắt một số người nào đó, có thể đã đến lúc nhìn nhận ra cần phải có một bộ phận nhân sỹ trí thức, những người không thuộc về họ, những người có tính trung lập, có thể tái hiện lại hình ảnh của lực lượng ba - nhóm phong trào học sinh, sinh viên, nhân sỹ trí thức Sài Gòn trước năm 1975.
Để làm gì? Để trong nhãn quan của người nước ngoài, của giới nhân quyền, dân chủ quốc tế thì những nhóm trí thức này có thể là những nhóm được coi là khách quan và trung thực hơn những trí thức mà người ta gọi là trí thức trung thành với nhà nước.
Nếu có được những nhóm trí thức trung lập thì có thể đó sẽ là tiếng nói cầu nối với một số giới vận động nhân quyền, dân chủ quốc tế.
'Suy thoái kinh tế: Yếu tố quyết định'
Bất ổn kinh tế Việt Nam sẽ phát sinh từ suy thoái kinh tế Trung Quốc?
BBC: Ông có nhấn mạnh về vai trò của suy thoái kinh tế khi nói về nguyên nhân dẫn tới suy thoái chính trị, xã hội. Nếu thiếu vắng yếu tố suy thoái kinh tế, thì chỉ suy thoái xã hội, chính trị không thôi, có đủ mang lại những thay đổi to lớn trong tương lai hay không?
Nếu thiếu khủng hoảng kinh tế thì sẽ còn khá lâu nữa mới dẫn tới mộtchi cuộc khủng hoảng xã hội và khủng hoảng chính trị.
Tôi đã đề cập tới vấn đề khủng hoảng kinh tế và tôi cho là vấn đề cơm áo gạo tiền mới là yếu tố quyết định trong động lực thay đổi xã hội chứ không phải tác động của các nhóm trí thức hiện nay vì hiện nay, ở Viêt Nam, các hoạt động đối trọng còn rất mong manh.
Có thể nói là đã có những cuộc tranh luận, nhưng người ta chưa thấy rõ có hình thành một lực lượng đối trọng, hay đối lập gì đó như Myanmar.
Trong bối cảnh đó, ứng với những trào lưu, kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam, chỉ có những cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan tới cơm áo gạo tiền và qua đó liên quan đến hai đối tượng chính là người nông dân và công nhân thì mới có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về khuôn mặt cũng như bản chất của xã hội và do đó có thể dẫn tới khủng hoảng chính trị.
Hiện nay, đang có những luồng ý kiến đa chiều về việc có hay không một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, từ đó dẫn tới việc có hay không một cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam.
Tôi cho là giai đoạn từ đây tới 2015 sẽ là giai đoạn kinh tế Việt Nam tạm phục hồi. Nhà nước bắt buộc phải bơm tiền để kích thích sự tồn tại của thị trường, tăng tổng cầu, tăng sức mua, giải quyết vấn đề nợ xấu và tồn kho bất động sản.
Tuy nhiên, sau đó, vấn đề chính sẽ phát sinh từ Trung Quốc.
Trung Quốc hiện nay đang có khá nhiều dấu hiệu cho thấy đang bước chân vào một cuộc suy thoái kép và dẫn tới khủng hoảng. Nếu Trung Quốc bị khủng hoảng kinh tế thì Việt Nam chắc chắn sẽ chịu một sức ép khủng hoảng trực tiếp.
Tình hình này có thể xảy ra vào năm 2016, 2017. Có những dự báo cho là sớm hơn.
Nó là một hình thể Parabol lõm, trong đà trượt dần của đồ thị kinh tế Trung Quốc, và đến một điểm nào đó thì nó sẽ lao dốc. Thời điểm lao dốc này có thể bắt đầu vào năm 2015.
'Không bắt thêm blogger'
"Trong ít nhất nửa năm nay, hoặc thậm chí cả năm sau thì sẽ không hoặc ít có chuyện bắt bớ những nhà báo tự do, blogger hay các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền" Nhà báo tự do, tiến sỹ kinh tế Phạm Chí DũngBBC: Ông có nhận xét trong bài viết rằng nhà nước Việt Nam đang "dần chấp nhận quan điểm phản biện về nhân quyền, dân chủ của người Mỹ và các tổ chức quốc tế". Nhưng trong nửa năm 2013, số blogger, nhà báo và nhà bất đồng chính kiến bị bắt bằng cả năm 2012 cộng lại, vậy sự "chấp nhận" này thể hiện qua điều gì?
Thể hiện chính qua thứ nhất là sự kiện tổ chức Ân xá Quốc tế đầu năm 2013 đã lần đầu tiên được đến Việt Nam và làm việc với những người mà họ chỉ đích danh.
Thứ hai, đó là cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ giữa tháng Tư, vốn trước đó bị hoãn vào cuối năm 2012. Tuy không mang lại được nhiều kết quả nhưng cũng đã đặt nền tảng cho chuyến đi của ông Trương Tấn Sang tại Washington.
Như tôi có phân tích trong một số bài báo về động thái, động cơ bắt giữ các blogger trong nửa đầu năm 2013, các blogger bị bắt chỉ có ba trường hợp là ông Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất và Đinh Nhật Uy.
Số người bị bắt khác liên quan tới những vấn đề nhân quyền, dân chủ khác. Còn vấn đề tôi đề cập là blogger và các nhà báo tự do.
Ba nhân vật blogger ở đây, theo tôi là liên quan chủ yếu tới các động thái trong nội bộ chứ không liên quan tới vấn đề nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam.
Vừa rồi lại diễn ra phong trào 258 của một số blogger ở Hà Nội. Đây là lần đầu tiên các bạn có tổ chức quy mô và có kỷ luật đến vậy.
Những năm trước, hành động đó có thể bị nhà nước siết mạnh. Tuy nhiên năm nay, cho tới giờ vẫn chưa thấy có biểu hiện nào là làm căng thẳng, đàn áp, mà chỉ có tác động xung quanh.
Tôi cho là vấn đề liên quan tới dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay thì đi theo quan điểm đối ngoại, chính trị, ngoại giao là chính, và nếu không có những tác động đối thoại thì các vụ bắt bớ có thể tăng.
Nhưng hiện nay, chúng ta đang ở trong hoàn cảnh mới, những điều kiện mới, đặc biệt là sau thỏa thuận của Washington và Hà Nội. Thành thử trong ít nhất nửa năm nay, hoặc thậm chí cả năm sau thì sẽ không hoặc ít có chuyện bắt bớ những nhà báo tự do, blogger hay các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền.
Trí thức Việt 'thiếu đoàn kết'
Xã hội dân sự ở Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ vì sự thiếu đoàn kết của giới trí thức trong nước?
BBC: Trong bài viết của mình ông có nói rằng hiện nay đang rất cần sự kết nối giữa trí thức, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài và trong nước để tạo một phong trào phản biện chặt chẽ và có chiều sâu. Theo ông, điều này có thể được tiến hành thế nào, và đã có hay chưa những sự kết nối như vậy ở thời điểm hiện tại?
Có những người có thể gọi là những người cải cách, cấp tiến hay đơn giản là muốn thay đổi, nhưng lại nằm trong nội bộ Đảng.
Họ đang muốn thay đổi, họ đang nhìn thấy lòng dân xao xác, họ đang nhìn thấy không thể tiếp tục con đường cũ được nữa.
Một trong những phương cách thay đổi, đó là phải dung hòa lòng dân, mà trong đó có dung hòa nhân sỹ, trí thức mà muốn như vậy thì phải tạo ra một độ mở trung dung, trung lập nào đó cho giới trí thức, nhân sỹ.
Tôi cho đó là cơ hội, một điều kiện để tạo ra một độ mở chính trị, một độ mở dân chủ sắp tới. Độ mở đó mặc dù không lớn, nhưng dần dần sẽ hình thành.
Vấn đề còn lại là những nhân sỹ trí thức nhiệt tâm ở Việt Nam có biết đoàn kết với nhau hay không. Đây là vấn đề mấu chốt hiện nay và cũng là khó nghĩ nhất, vì người Việt dường như không có tinh thần đoàn kết cao cho lắm, kể cả trong giới trí thức.
Bình thường thì những nhân vật đó rất nổi tiếng, có uy tín xã hội, nhưng để kết hợp lại với nhau thì là một chuyện khó. Chuyện khó đó diễn ra ngay ở trong nước với nhau, chưa kể đến sự kết hợp giữa trí thức trong nước với ngoài nước.
Phải có sự một đoàn kết, nếu không sẽ bỏ qua cơ hội. Đoàn kết ở đây để làm gì? Không chỉ là tiếng nói truyền thông, không chỉ là tiếng nói của trí thức, mà đoàn kết ở đây còn là tác động vào nhà nước theo mô thức xã hội dân sự tác động vào chính quyền.
Còn nước, còn tát, nếu buông xuôi thì một lúc nào đó khủng hoảng kinh tế, xã hội nổ ra thì đối tượng thiệt thòi nhất, trực tiếp nhất, đó là người dân nghèo. Lúc đó xã hội có thể rơi vào một tình trạng mất kiểm soát, mà chúng ta không muốn Việt Nam rơi vào kịch bản như Syria, Ai Cập hiện nay, hay Indonesia trước đây.
(BBC)
Sau Khi Trung Quốc Thoái Trào - Cơ Hội Cho Việt Nam
Đến bây giờ thì hầu hết các trung tâm kinh doanh và nghiên cứu của thế
giới đã đồng ý về một thay đổi lớn trong luồng giao dịch toàn cầu, là
khi kinh tế Trung Quốc đi vào một giai đoạn thoái trào kéo dài. Trong
giai đoạn ấy, nhiều quốc gia có thể tìm ra cơ hội trám vào khoảng trống
do Trung Quốc để lại sau nhiều thập niên tăng trưởng và thu hút đầu tư
quốc tế. Việt Nam có cơ hội đó hay không? Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về
chuyện này qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Công nhân Trung Quốc giờ cao điểm tại bến xe đường dài trong Yunyang quận, Trùng Khánh, Trung Quốc, ngày 17 tháng 2 2013. AF |
Dấu hiệu khủng hoảng của TQ
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau 30 năm đạt mức tăng
trưởng vượt bậc so với 30 năm khủng hoảng liên tục thời Mao Trạch Đông,
Trung Quốc đã có dấu hiệu trì trệ và phải cải sửa chiến lược phát triển
nên sẽ có đà tăng trưởng thấp hơn, với nhiều rủi ro bất ổn ở bên trong.
Chiều hướng ấy đã bắt đầu sau năm năm bơm tiền kích thích kinh tế mà chỉ
kích thích sự lãng phí và để lại một núi nợ khổng lồ. Bên cạnh Trung
Quốc, khối công nghiệp hoá Âu-Mỹ-Nhật cũng cố gắng cải sửa từ năm năm
nay và bây giờ đã có nền móng tương đối quân bình hơn và bắt đầu hồi
phục để đóng góp đến 60% vào mức gia tăng sản xuất của toàn cầu. Ngược
lại, nhóm kinh tế đang phát triển lại có triệu chứng mệt mỏi và suy
trầm, chứ không thể là đầu máy tăng trưởng cho kinh tế thế giới như
người ta đã trông đợi trước đây....
Khi nhìn lại thì sự thay đổi sau năm năm sóng gió vừa qua, và nhất là sự sa sút của Trung Quốc sau mấy chục năm bung lên rất mạnh, đang đưa kinh tế toàn cầu vào một hoàn cảnh mới. Thưa ông, trong hoàn cảnh đó, Việt Nam có thể làm gì để khai thác cơ hội và giảm thiểu rủi ro?
Khi nhìn lại thì sự thay đổi sau năm năm sóng gió vừa qua, và nhất là sự sa sút của Trung Quốc sau mấy chục năm bung lên rất mạnh, đang đưa kinh tế toàn cầu vào một hoàn cảnh mới. Thưa ông, trong hoàn cảnh đó, Việt Nam có thể làm gì để khai thác cơ hội và giảm thiểu rủi ro?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ông vừa nêu lên một số điểm chính trong bối cảnh.
Đó là thứ nhất, nạn suy trầm của khối kinh tế đã phát triển khiến các
nước công nghiệp hóa trải qua giai đoạn cải tổ lớn và nay đã tạm có nền
móng quân bình hơn để đạt mức tăng trưởng cao hơn, dù chưa mạnh thì vẫn
có ảnh hưởng nhất vì đóng góp đến 60% vào đà gia tăng sản xuất của toàn
cầu. Phần còn lại, là 40%, thuộc các nước đang phát triển, ngày nay cũng
lại có triệu chứng hụt hơi chứ không sáng láng như họ đã mơ ước. Trong
khung cảnh ấy ta mới nhìn vào Trung Quốc....
Xứ này có dân số rất đông, áp dụng chiến lược phát triển của Nhật Bản và
Đông Á nói chung, là khai thác lợi thế nhân công rẻ để làm gia công cho
thế giới nhờ xuất khẩu hàng chế biến với giá cực thấp. Vì khởi đi từ
một mức gần với số không, Trung Quốc có đà gia tăng ngoạn mục mà thật ra
vẫn thiếu phẩm chất trong tăng trưởng. Khi lợi thế lương rẻ đã hết công
hiệu, họ không bước lên trình độ sản xuất cao hơn, có giá trị gia tăng
lớn hơn, như các nước tân hưng Đông Á là Nhật Bản, rồi Đài Loan và Nam
Hàn. Đã vậy, vì quá lệ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu, khi thấy kinh tế
toàn cầu bị Tổng suy trầm năm năm về trước, Trung Quốc bơm tiền kích
thích kinh tế mà bơm không đúng chỗ và chỉ thổi lên bong bóng đầu cơ
trong nạn sản xuất thừa nên sẽ bị khủng hoảng như các nước Đông Á đã
từng bị.
Chúng ta cần nhắc lại chuyện đó để thấy là sau khi bị khủng hoảng năm
1991, Nhật Bản không dám cải sửa nên trải qua 20 năm lụn bại đến nay mới
có vẻ hồi phục. Ngược lại, Nam Hàn bị khủng hoảng năm 1997 mà lập tức
cải cách nên có cơ sở vững mạnh hơn và cạnh tranh thắng lợi với chính
Nhật Bản là một khuôn mẫu đi trước. Những bài học đó có thể là kinh
nghiệm cho Việt Nam khi môi trường chung quanh đang có thay đổi, vừa mở
ra cơ hội mới mà cũng đặt ra nhiều thách thức, chưa nói gì đến vấn đề an
ninh vì vị trí riêng của xứ này bên cạnh Trung Quốc.
Thuận lợi và không thuận lợi của VN
Vũ Hoàng: Từ cái nhìn toàn cảnh về cả thời gian lẫn không gian để nói
tới nhiều đổi thay đang xảy ra và có thể kéo dài khá lâu trong tương
lai, thưa ông, đâu là những định đề chủ yếu mà Việt Nam cần quan tâm?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là như mọi nước nghèo vừa bước vào giai
đoạn khởi phát hay "cất cánh", Việt Nam cần vốn nên phải huy động đầu tư
từ bên ngoài. Các quốc gia kia, kể cả Trung Quốc, đều trải qua giai
đoạn ấy. Khi đó, vấn đề chủ yếu là ta có gì hấp dẫn hơn xứ khác để thu
hút đầu tư?
Thế rồi, sau mấy năm hồ hởi khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
với lượng đầu tư quốc tế tăng vọt vào năm 2007, tình hình lại sa sút,
từ đỉnh cao là hơn 70 tỷ đô la vào năm 2008 lại sụt tới 23 tỷ năm 2009
và năm qua chỉ còn 13 tỷ so với kỳ vọng 17 tỷ. Mình cần nhìn lại chuyện
này vì đấy là lúc mà khối công nghiệp hoá đang bị co cụm và họ dồn đầu
tư vào các nước đang phát triển để tìm cơ hội kiếm lời cao hơn. Nghĩa là
vì những sai lầm và thậm chí lạm dụng trong quản lý vĩ mô, khi thiên hạ
tìm nơi đầu tư thì họ lại tránh Việt Nam.
Sau hai năm sóng gió và nhiều biện pháp cải sửa giữa những tai tiếng về
các đại gia làm ăn phi pháp và về một núi nợ xấu chưa biết thanh toán
thế nào, Việt Nam lại chớm có hy vọng thu hút đầu tư kể từ đầu năm nay,
với ngạch số gần 12 tỷ trong bảy tháng đầu năm. Nhưng ta không quên là
nhóm công nghiệp hoá lại thất vọng với các thị trường đang lên và rút
vốn đầu tư về để khai thác tiềm năng phục hồi của khối Âu-Mỹ-Nhật ở nhà.
Vì vậy, bên cạnh hy vọng vừa chớm nở và cơ hội sẽ thuận lợi hơn khi tư
bản triệt thoái khỏi thị trường Trung Quốc để tìm nơi đầu tư có lợi hơn,
Việt Nam nên thấy rằng mình không tất nhiên là nơi hấp dẫn nhất.
Vũ Hoàng: Ông hàm ý Việt Nam cần xây dựng một môi trường thuận lợi
cho đầu tư quốc tế khi các doanh nghiệp có thể rút khỏi thị trường Trung
Quốc để tìm vào nơi có lợi hơn?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta cần nhìn ra quy luật phũ phàng của kinh tế
hay kinh doanh là "vui lòng khách đến, buồn lòng khách đi". Trong
chuyện này, khách là các doanh nghiệp có vốn đầu tư.
Thứ nhất, họ ào ạt trút tiền vào rồi thất vọng bảo nhau triệt thoái thì
đều có thể gây chấn động cho nền kinh tế, đấy là chuyện mà các nước tân
hưng Đông Á đã thấy từ vụ khủng hoảng 1997-98. Thứ hai, các doanh nghiệp
có thể quyết định đem tiền đầu tư vào rất nhanh thường là loại nhỏ và
vừa, với những yêu cầu khác biệt với các tập đoàn lớn. Đầu tư vào một
quán bán thịt bầm ngoài phố có khác với đầu tư của Intel hay Samsung ở
vùng ngoại thành. Thứ ba và quan trọng nhất, Việt Nam nên nhớ rằng lợi
thế nhân công rẻ không là yếu tố bất biến và vĩnh cửu vì chúng ta bán sự
nghèo khổ cho khách đầu tư bằng lương bổng thấp để mong rằng nguồn vốn
đó sẽ làm cho dân mình giàu hơn, tức là phải có lương cao hơn sau này
nên ưu thế về lương sẽ phải hết.
Do đó, ngay từ khi thu hút đầu tư để dân mình làm gia công cho thiên hạ
thì đã phải nghĩ đến việc tiến lên bậc thang cao hơn của chu trình sản
xuất, để chế tạo mặt hàng có giá trị hơn, đòi hỏi tay nghề và kỹ thuật
khác. Khi đó ta mới hy vọng giữ khách đầu tư ở lại để tìm doanh lợi cao
hơn. Muốn vậy, nhân công của ta phải có năng suất cao và phải được giáo
dục đào tạo theo hướng khác hơn là chỉ giữ khách bằng lương rẻ, vì ngoài
Việt Nam còn có Miên Lào, Miến, Ấn, hay Bangladesh cũng sẽ khai thác
lợi thể lương thấp. Đó là chuyện về dài mà phải sớm thấy ra.
Vũ Hoàng: Thưa ông, ngay trong hiện tại thì Việt Nam có những lợi thế
nào khả dĩ huy động được nguồn lực đầu tư của các nước khi họ rút khỏi
thị trường Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thú thật là không mấy lạc quan với chuyện hứng
tiền chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam. Trước hết, các tổ hợp quốc tế
Âu-Mỹ-Nhật đã đầu tư vào Trung Quốc từ lâu và xây dựng được một chu
trình cung cấp hội nhập, nôm na là làm cơ phận này để ráp chế với cơ
phận khác cũng sản xuất tại Trung Quốc trước khi xuất khẩu ra ngoài. Với
tình trạng thoái trào hiện nay, lãnh đạo Bắc Kinh đang cố gắng kích
thích tiêu thụ thay vì kích thích đầu tư sản xuất để xuất cảng, vì vậy,
thị trường nội địa của Trung Quốc vẫn còn sự hấp dẫn của nó nên chưa
chắc là các tập đoàn đầu tư, kể cả Nhật Bản, đã rút hết và nhìn vào Việt
Nam với thiện cảm.
Thứ hai, khi quyết định đem tiền đầu tư vào Việt Nam chẳng hạn, thiên hạ
chú ý đến những gì? Họ chú ý đến hạ tầng cơ sở. Hạ tầng này gồm có vật
chất là hệ thống xây dựng và giao thông vận tải lẫn hủy thải phế vật. Hạ
tầng này cũng có loại vô hình là nền tảng luật lệ thông thoáng minh
bạch và bộ máy hành chính liêm khiết, hữu hiệu. Thứ ba, hạ tầng này còn
có loại tinh thần là trình độ kiến năng, là kiến thức và khả năng của
nhân công vì các tổ hợp quốc tế suy nghĩ cho 5-10 năm tới chứ không chơi
trò mỳ ăn liền. Trong năm mười năm đó, họ sẽ đào tạo ra lớp nhân viên
có tay nghề và có khả năng tiến lên bậc thang cao hơn của chu trình sản
xuất. Do đó, họ quan tâm đến hệ thống giáo dục và đào tạo, nhất là trong
các ngành kỹ thuật và quản trị.
Khi kiểm lại dù sơ sài như vậy, ta cũng thấy ra nhiều nhược điểm của môi
trường Việt Nam là chưa có trục lộ giao thông hay mạng lưới yểm trợ hạ
tầng tỏa rộng mà chỉ tập trung vào Sàigon, vùng đồng bằng Cửu Long và
chung quanh Hà Nội, Đà Nẵng. Việt Nam cần khai thác tiềm lực của nhiều
địa phương khác thì mới có được sự phát triển cân đối và công bằng, là
điều Trung Quốc muốn làm từ lâu mà thất bại nên mới rơi vào thoái trào.
Vũ Hoàng: Nói về hạ tầng cơ sở của kiến năng như ông trình bày, thì
kỳ trước, chúng ta cũng vừa nhắc đến Nghị định 72 về việc kiếm soát mạng
lưới điện toán, ông nghĩ sao về chuyện này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng đấy là tai họa vô lường và là một vụ tự sát chính trị.
Khi Intel hay Samsung đang nói đến chuyện bạc tỷ trút vào Việt Nam và
đào tạo một thế hệ mới có khả năng rất cao về công nghệ tin học thì Hà
Nội lại đòi bịt mắt giới trẻ bằng mạng lưới kiểm soát thông tin và gây
phản ứng từ các tập đoàn Google hay Microsoft thì đấy là một cách quảng
cáo xuất sắc về sự lạc hậu của lãnh đạo. Hoá ra Hà Nội cũng chẳng khác
gì Bắc Kinh!
Từ đó, thiên hạ còn suy ra một chuyện khác. Cái gọi là ưu thế ổn định
chính trị của Việt Nam cũng chỉ là chuyện ảo. Giới đầu tư quốc tế sẽ sớm
hiểu ra nỗi lo sợ của chế độ và còn thấy rõ hơn khi lãnh đạo của Việt
Nam vẫn duy trì vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước để bảo vệ
quyền lợi của tay chân và thân tộc. Nói cách khác, nếu Việt Nam chỉ là
một sao bản con con của Trung Quốc thì chưa thể là một giải pháp thay
thế khi người ta đã thất vọng với Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-08-14
Uyên – Kha: Phép thử đầu tiên cho “đối tác toàn diện”
Sài Gòn một buổi chiều nắng vàng rộm và buồn. Hai ngày nữa, phiên xử
phúc thẩm Phương Uyên và Nguyên Kha tái khởi sự. Một cảm giác nặng lòng
trì lên mọi người. Căn phòng nhỏ như chìm trong một cảm xúc đè nén khó
tả.
Phép thử đầu tiên cho đối tác toàn diện-sau chuyến đi của ông Trương Tấn
Sang – nhân vật số hai của Đảng - đến Washington, với hàng loạt thỏa
thuận mở ra một “kỷ nguyên mới” cho dân tộc Việt Nam, tái hiện bức thư
của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Mỹ Harry Truman gần bảy chục năm
về trước.
Hai sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An ngày 16 tháng 5, 2013 RFA file |
Những bạn trẻ đều đã trưởng thành
Mẹ của Phương Uyên kể với tôi, vài ngày trước có một số điện thoại lạ
gọi vào máy chị, khuyên nhủ và cả khuyên giải làm sao để Uyên không
“căng” với cơ quan an ninh điều tra. Nhưng bé Uyên làm sao biết được
chuyện này? Uyên lớn rồi, đã đủ trưởng thành, và hơn nữa còn đủ tư cách
để tự quyết định về cuộc đời của mình, về con đường mà Uyên đã và sẽ đi
theo.
Tôi chợt nhớ lại hình ảnh một cô bé Phương Uyên trong trại giam Long An
vào lần tôi được gặp. Cặp mắt vẫn hồn nhiên, nhưng có một áng gì đó thăm
thẳm, suy tư và đau đáu về những gì còn ở phía trước. Một nét đẹp dịu
dàng và thánh thiện mà không cho phép người khác tưởng rằng Uyên sẽ
buông xuôi tất cả.
Căn phòng nhỏ của chúng tôi cũng chìm trong suy tư. Suy tư về số phận
của những người bạn trẻ như Uyên và Kha, về những dấu hiệu và động thái
xuất hiện vài ngày trước phiên tòa phúc thẩm. Mọi người đều đã biết Kha
buộc phải viết đơn từ chối luật sư bào chữa. Mọi người còn nghe vài
nguồn thông tin từ Long An cho hay, thậm chí mẩu chuyện điều tra đối với
Kha có thể “chuyển hướng” nếu Kha chịu nhân nhượng một vài điểm nào đó.
Không ai tranh luận hoặc đưa ra quyết định về những việc đang xảy đến
với Uyên và Kha. Anh Nguyễn Tường Thụy và anh Kha Lương Ngãi chỉ nói
rằng “những bạn trẻ đều đã trưởng thành”, và không có lý do gì phải thỏa
hiệp với những chuyện không cần thỏa hiệp.
Cách đây vài ngày, một phái đoàn của Hạ nghị viện Hoa Kỳ đã đến Sài Gòn.
Ít nhất cũng đã diễn ra một thỏa hiệp không tuyên bố khi phái đoàn này
gặp cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển mà không bị gây khó dễ gì
đáng kể. Không khí có vẻ bớt siết nóng như vậy lại khá là khác với những
cố gắng không thành công của Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ Dan Baer khi
ông muốn tiếp xúc với hai nhà bất đồng chính kiến có tiếng ở Việt Nam là
Luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Câu chuyện thất bại của
Dan Baer lại xảy ra đúng vào dịp một cuộc đối thoại nhân quyền Việt -
Mỹ được tái lập tại Hà Nội vào tháng Tư năm 2013, sau khi bị phía Mỹ
đình hoãn vào cuối năm trước.
Những nhân vật sốt sắng với chủ đề nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam
trong phái đoàn Hạ nghị viện Mỹ đã tìm hiểu nhiều, rất nhiều về những gì
đã và đang xảy ra ở Hà Nội, Sài Gòn, Nghệ An, Tây Nguyên và cả An
Giang. Không chỉ là những tù nhân lương tâm còn bị giam giữ như Điếu
Cày, Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ…, mà cả những người đang có nguy cơ bị
xếp vào vòng lao lý hoặc giới blogger có triển vọng “nhập kho” - như một
từ ngữ dân gian đang được kích hoạt ở Việt Nam.
Và nghe đâu, những người đã thúc đẩy cho sự hình thành Dự luật nhân
quyền Việt Nam lẫn Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam đã không bỏ qua
hai trường hợp Phương Uyên và Nguyên Kha sắp đưa ra xét xử phúc thẩm.
Nếu chiếu theo quan điểm của những người đã tiếp ông Trương Tấn Sang vào
cuối tháng Bảy năm 2013 thì những trường hợp như Uyên và Kha phải được
trả tự do vô điều kiện.
HR 1897 – số hiệu của Dự luật nhân quyền Việt Nam – vừa được Hạ nghị viện Hoa Kỳ thông qua có lẽ cũng vì lý do ấy.
Ngay tại thời điểm này, một trùng hợp ngẫu nhiên sắp diễn ra là phép thử
đầu tiên sau cuộc gặp của ông Sang với người Mỹ lại là Nguyên Kha - một
người đồng hương với ông. Sự trùng hợp này cũng có thể khiến người ta
nhớ đến một sự trùng hợp khác: ngay trước chuyến đi của ông Sang đến Bắc
Kinh gặp Tập Cận Bình, một người đồng hương khác của chủ tịch nước là
Đinh Nhật Uy đã bị bắt khẩn cấp, với cáo buộc liên quan điều 258 Bộ luật
hình Sự.
Hai trùng hợp nhỏ biến thành một trùng hợp lớn: cả Nguyên Kha lẫn Nhật
Uy đều có cùng một người mẹ. Chỉ trong chưa đầy một năm, người mẹ đó đã
bị tước đi cả hai sinh linh nương tựa của mình.
Còn bây giờ, những người cầm quyền ở Việt Nam sẽ “nương tựa” vào đâu?
Người ta đang nói không ngớt về câu chuyện “đi dây” giữa Bắc Kinh và
Washington. Chỉ có điều, Biển Đông lại cách nước Mỹ cả một Thái Bình
Dương, khác hẳn với “người bạn Bốn tốt” cùng chung đường biên giới mà
không ít lần gây tai họa cho người láng giềng vẫn cam phận “Mười sáu chữ
vàng” của mình.
Nắng chiều vẫn rơi nhè nhẹ, nhưng hoàng hôn đã bớt sậm màu. Anh Huỳnh
Kim Báu, một trong những người nhiệt thành của phong trào Lực lượng ba ở
Sài Gòn trước năm 1975, vào lần này cũng nhiệt tình không kém với đề
nghị tất cả mọi người cùng đi thăm Phương Uyên và cùng tham dự phiên tòa
phúc thẩm Uyên - Kha.
Sáu năm sơ thẩm cho Uyên và tám năm sơ thẩm cho Kha là quá nặng, ai cũng
nghĩ thế và nói như thế. Và nếu có thể trải lòng hơn, những mầm non của
dân tộc không đáng bị vùi dập đến thế.
Chưa bao giờ, chưa ở đâu, những con người viết hoa phản đối đường lưỡi
bò Trung Hoa lại cần được thăng hoa như ở đây, vào lúc này.
Những tín hiệu và động thái đối ngoại vẫn chầm chậm biến hiện. Nghe nói
gia đình Nhật Uy đang được gợi ý làm thủ tục bảo lãnh cho Uy được tại
ngoại. Mà nếu được tại ngoại thì sẽ có nhiều khả năng được đình chỉ điều
tra.
Tất nhiên, vụ của Uy không thể là lớn nếu xét theo hệ quy chiếu nội bộ.
Và nếu quả thực vụ việc Đinh Nhật Uy ổn thỏa, những người yêu chuộng dân
chủ có thể hy vọng một tương lai không đến nỗi tăm tối cho Phương Uyên
và Nguyên Kha.
Thế cờ ngoại giao và “đối tác toàn diện” đã giăng ra, việc có hay không
luật sư bào chữa cũng có thể chỉ là tiểu tiết. Vấn đề chỉ còn là án được
giảm như thế nào mà thôi.
Thậm chí, nếu thẩm phán Lê Thị Hợp sớm khỏi bệnh và luật sư Lê Quốc Quân
được đưa ra xét xử vào thời điểm này - nửa tháng sau tuyên bố về đối
tác toàn diện Việt - Mỹ, thì hẳn số phận của Quân có thể đồng cảm với
một cái ghế nào đó trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đặc cách
dành cho Việt Nam.
Chiều đã tắt nắng, nhưng căn phòng chợt thoáng một nét cười. Chúng tôi sắp được gặp Phương Uyên rồi…
Phạm Chí Dũng gửi RFA
2013-08-14
Phương Uyên, Nguyên Kha được đề nghị khước từ luật sư trong phiên phúc thẩm
Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, và Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi đứng trước tòa án tỉnh Long An ngày 16/5/2013. Tòa đã tuyên án 6 năm tù đối với Phương Uyên, và 8 năm tù đối với Nguyên Kha.
Cập nhật: 14.08.2013 12:42
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha được đề nghị khước từ luật sư bảo vệ trong phiên phúc thẩm vào thứ sáu tuần này 16/8, theo tin từ luật sư và người nhà của bị can.
Tại phiên sơ thẩm hôm 16/5 ở Long An, hai nhà hoạt động trẻ bị tuyên án tổng cộng 14 năm tù về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" vì rải truyền đơn kêu gọi tự do-dân chủ, phản đối độc tài, và chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông.
Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, bị 6 năm tù. Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An bị 8 năm tù.
Cả hai bị cáo buộc xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo, đất đai, biên giới-chủ quyền, và kích động dân chúng chống lại đảng-nhà nước.
Không biết nó có bị áp lực gì không....Tôi thấy thương nó quá...một thân một mình ở trong đó, không được gặp gia đình. Lần trước nó nghe mướn luật sư, chắc nó cũng sợ gia đình tốn tiền. Trước phiên sơ thẩm 1 ngày, có gặp nó, nó biết ba mẹ ở nhà bệnh hoạn, chị thì mới ly dị không có tiền... Mẹ của Ðinh Nguyên Kha.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre, cho biết:
“Tôi không nhận được trọn vẹn đơn của em Kha, nhưng tòa phúc thẩm có trích đoạn. Trong đó nội dung em Kha nói tại phiên sơ thẩm, quan điểm của luật sư có thể làm ảnh hưởng xấu đến Kha, do đó em Kha có đơn xin thôi, không nhờ luật sư. Có một đoạn ngắn gọn vậy thôi.”
Luật sư Lương nói trong cuộc thăm gặp với Phương Uyên tại trại giam hôm 6/8 vừa qua, Uyên cho biết cô cũng nhận được đề nghị tương tự từ giới hữu trách, nhưng cô chưa hồi đáp.
“Uyên có nói với tôi rằng Uyên biết là Kha đã từ chối luật sư. Riêng phần Uyên, Uyên nói đã trả lời với cán bộ là để em suy nghĩ và sẽ trả lời sau.”
Luật sư Lương nói ông không ngạc nhiên trước quyết định giờ chót của Nguyên Kha và ông hy vọng quyết định này sẽ giúp thay đổi bản án của Kha trong phiên phúc thẩm tới đây. Còn với bản án của Phương Uyên, ông cho rằng:
“Đối với trường hợp em Uyên, nếu như vậy thì tôi không có kỳ vọng hay phấn khởi về vấn đề sẽ có thay đổi án. Đó là nhận xét bằng kinh nghiệm của tôi.”
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre.
Luật sư Lương đồng ý với nhận xét của giới quan sát rằng các vụ án chính trị tại Việt Nam kết quả thường phụ thuộc vào thái độ “nhận tội” và “hợp tác” của bị can, chứ không phải dựa trên cơ sở khoa học pháp lý hay chứng cứ hành vi phạm tội.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương:
“Án về ‘xâm phạm an ninh quốc gia’ hay nói một cách phổ thông là án chính trị đương nhiên sẽ không bình thường với những vụ án khác. Cách hành xử của nhà nước và số phận pháp lý của bị cáo có nhiều mối quan hệ tác động lẫn nhau. Nó tương quan với nhau và phụ thuộc nhiều tình huống.”
Thân nhân Đinh Nguyên Kha cho rằng quyết định từ chối luật sư vào giờ chót của Kha xuất phát từ nhiều áp lực.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ Nguyên Kha:
“Mình cũng không biết nó có bị áp lực gì không. Áp lực từ gia đình, áp lực từ việc anh Uy của nó (đã bị bắt). Đủ thứ hết. Tôi thấy thương nó quá. Sáng giờ tôi khóc đến lên cơn hạ áp huyết luôn. Nó một thân một mình ở trong đó, không được gặp gia đình. Lần trước nó nghe mướn luật sư, chắc nó cũng sợ gia đình tốn tiền. Trước phiên sơ thẩm 1 ngày, có gặp nó, nó biết ba mẹ ở nhà bệnh hoạn, chị thì mới ly dị không có tiền bạc.”
Phương Uyên, Nguyên Kha được đề nghị khước từ luật sư bảo vệ
Về kỳ vọng trong phiên phúc thẩm sắp tới, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên nói:“Hiện tại Uyên đang chịu một áp lực khá lớn, phải nói là rất lớn, ở bên trong. Cho nên, đối với phiên phúc thẩm này, thật sự không có kỳ vọng gì hết. Vì qua phiên sơ thẩm, tôi đã chứng kiến một phiên tòa hết sức là gây sốc. Họ nói đó là phiên tòa ‘công khai’, nhưng thực chất là kể cả bố đẻ của Uyên cũng không được vào phòng xử án, và tất cả những tình tiết diễn ra trước tòa sơ thẩm, thật sự gia đình không có hy vọng và kỳ vọng gì hết trong phiên phúc thẩm tới.”
Hiện có hai luồng dư luận dự đoán về kết quả phiên phúc thẩm của hai sinh viên chống Trung Quốc, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.
Nói là phiên tòa ‘công khai’, nhưng thực chất là kể cả bố đẻ của Uyên cũng không được vào phòng xử án, và tất cả những tình tiết diễn ra trước tòa sơ thẩm, thật sự gia đình không có hy vọng và kỳ vọng gì hết trong phiên phúc thẩm tới...
Tuy nhiên, cũng có ý kiến nói có thể sẽ có những bước biến chuyển trong các vụ án bị dư luận thế giới lưu ý như trường hợp của Uyên và Kha giữa những chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền Việt Nam, giữa những lời kêu gọi đặt cao điều kiện nhân quyền trong các cuộc thương lượng của Hà Nội về gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, nhất là sau chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mà qua đó nhân quyền Việt Nam cũng đã bị đích thân Tổng thống Mỹ đề cập tới.
Mẹ Phương Uyên nói cho dù kết quả phúc thẩm ra sao, gia đình bà vẫn tiếp tục theo đuổi công lý đến cùng, kháng cáo lên các cấp cao hơn.
Tại phiên điều trần về “Các mối quan hệ Việt-Mỹ” do Tiểu ban Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện Mỹ tổ chức hôm 5/6 vừa qua, Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Dân chủ - Nhân quyền - Lao động, ông Daniel Baer, cam kết sẽ tiếp tục nêu lên trường hợp của hai nhà hoạt động Phương Uyên và Nguyên Kha cũng như thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho họ.
Phát biểu của ông Baer, người dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ sang Hà Nội đối thoại nhân quyền hôm 12/4 năm nay, được đưa ra trước yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, dân biểu Ed Royce, đòi hỏi chính phủ của Tổng thống Barack Obama phải làm sao để chứng tỏ rằng các cuộc đối thoại nhân quyền hằng năm với Hà Nội mang lại những tiến bộ hay kết quả cụ thể.
Bài thơ 'Ðất nước' do Phương Uyên sáng tác vào khoảng 5, 6 tháng trước khi bị bắt.
Ngay sau phiên sơ thẩm của Uyên và Kha hồi tháng 5, Hoa Kỳ đã lên tiếng bày tỏ quan ngại rằng các bản trái với quyền tự do ngôn luận và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam như thế này “phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại là các nhà chức trách Việt Nam sử dụng các tội danh trong các luật về an ninh quốc gia để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói: “Đưa người dân ra tòa xử chỉ vì phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ là một việc làm lố bịch và biểu hiện sự bất an của chính quyền Việt Nam. Chỉ có chế độ độc tài mới coi hành vi viết ra những điều không làm vừa lòng chính quyền là một tội trạng.”
Tại phiên sơ thẩm, Kha và Uyên thừa nhận hành vi của mình, nhưng không nhìn nhận vi phạm điều 88. Cả hai đều khẳng định không có mục đích chống nhà nước Việt Nam mà chỉ nhằm xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn.
Bấm vào đây để đọc bài thơ 'Ðất nước' do Phương Uyên sáng tác vào khoảng 5, 6 tháng trước khi bị bắt.
Trà Mi-VOA
Hoàng Xuân Phú - Rủi cho Phương Uyên – May cho Dimitrov
Giam tương lai vào ngụcTự hủy chốn dung thân
Nhà nước xưng là "pháp quyền", mà trưng ra quá nhiều phiên tòa
phi pháp. Nhân danh công lý mà vi phạm cả Hiến Pháp và luật, bất chấp cả
lẽ phải và sự thật, để buộc tội, phán bằng được những "bản án bỏ túi". Một trong những đặc điểm nhận diện của các phiên tòa phi pháp là: Tuy tuyên bố xét xử công khai, và Điều 18 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự quy định rõ là "mọi người đều có quyền tham dự",
nhưng lại dùng mọi thủ đoạn để cản trở. Huy động hội "vô công rồi nghề"
chiếm hết chỗ trong phòng xử án, rồi triển khai lực lượng dày đặc để
ngăn cản mọi người tiếp cận khu vực xét xử. Kể cả người nhà bị cáo và người có giấy triệu tập của tòa án cũng không lọt nổi vào chốn công đường. Tại sao họ lại vi phạm pháp luật một cách trắng trợn như vậy? Phải chăng là để che giấu nhiều vi phạm còn trầm trọng hơn? Nếu không định xử sai người sai tội, bất chấp Hiến Pháp và Luật, thì chắc không phải bưng bít và hành xử vụng trộm như vậy.
Công lý Long An
Nếu coi mỗi phiên tòa phi pháp như một nhát xẻng khoét sâu thêm lỗ huyệt dành cho những thứ ngụy danh "pháp quyền",
thì trong vụ án Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha năng suất đào
huyệt của những người đại diện cho pháp luật ngang với gầu máy xúc. Vụ
việc bắt đầu khi sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị "mất tích" vào
ngày 14/10/2012. Bạn cùng trọ cho biết Phương Uyên đã bị công an phường
Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh bắt đi. Thế nhưng, ngày
16/10/2012 bố Phương Uyên – ông Nguyễn Duy Linh – đến đồn công an phường
Tây Thạnh để tìm con, thì chỉ được trả lời là “không biết, không có giam ai, không bắt ai”.
Ngày 20/10/2012 mẹ Phương Uyên – bà Nguyễn Thị Nhung – lại đến đồn công
an ấy hỏi tung tích của con gái, thì họ vẫn tiếp tục tỏ ra không hề hay
biết. Mãi đến ngày 22/10/2012 công an phường Tây Thạnh mới thừa nhận
với bà Nhung là họ đã bắt giam Phương Uyên, nhưng vẫn không chịu nói lý do tại sao bắt.
Theo tường thuật của anh Đinh Nhật Uy, Luật sư Hà Huy Sơn đã khẳng định tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An rằng: Nguyễn Phương Uyên bị bắt trái phép vào ngày 14/10 và bị giam trái phép cho đến ngày 19/10/2012. Và chính Phương Uyên đã tố cáo trước tòa rằng: Ngày 14/10 cô bị bắt và bị giam ở phường, rồi bị giam tiếp trong một khách sạn đến ngày 19/10, không được gọi điện về nhà, và bị buộc phải ký vào một tờ giấy là tự nguyện ở lại khách sạn.
Đó chỉ là màn dạo đầu của một vụ án điển hình, mà các cơ quan mang danh "bảo vệ pháp luật" bất chấp cả Hiến pháp và luật để đạt bằng được mục tiêu kết án. Sau 7 tháng điều tra và dàn dựng, ngày 16/05/2013 "Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã đưa vụ án tuyên truyền chống phá nhà nước ra xét xử công khai". Như thông lệ, tuyên bố là "xét xử công khai", nhưng lại ngăn cấm mọi người tham dự. Bà Nguyễn Thị Nhung kể rằng: "Phía
Nguyễn Phương Uyên, bố mẹ không hề nhận được giấy báo về phiên xử. Khi
đến tòa, chỉ có mẹ và cậu của Uyên được vào bên trong. Bố và em trai Uyên phải ngồi ngoài cổng tòa." Bà Nguyễn Thị Kim Liên – mẹ của Đinh Nguyên Kha – cho biết: Mặc dù Đinh Nhật Uy – anh trai của Đinh Nguyên Kha – có lệnh triệu tập của tòa án, nhưng lúc đầu cũng không được vào khu vực xử án, tận khi người của tòa án ra gọi tên thì công an mới cho vào.
Một trong những điều mỉa mai nhất của vụ án này là Bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, do Phó viện trưởng Nguyễn Tiến Nghiệp ký, trong đó kể tội Nguyễn Phương Uyên như sau:
"Uyên sử dụng hai mảnh vải trắng, lấy máu pha loãng với nước, rồi dùng ngón tay chấm viết, một mảnh có nội dung phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam, mảnh còn lại có nội dung không hay về Trung Quốc."
Chẳng nhẽ họ đòi hỏi công dân Phương Uyên phải nói hay về Trung Quốc, khi "bạn bốn tốt"
của họ xâm chiếm Hoàng Sa, lấn chiếm Trường Sa, rồi đưa ra yêu sách về
đường lưỡi bò, và tấn công, bắt bớ ngư dân Việt Nam đánh cá trên vùng
biển của Tổ Quốc mình, hay sao? Cáo trạng trớ trêu như vậy khiến dư luận
đặt câu hỏi: Phải chăng một trong những mục đích của phiên tòa này là để bảo vệ Trung Quốc? Trớ trêu thay, Bộ Luật Hình Sự của nước CHXHCN Việt Nam, mà họ vin vào để buộc tội Phương Uyên, lại chỉ có quy định về "Tội phản bội Tổ quốc" (Điều 78) và "Tội gián điệp" (Điều 80), chứ hoàn toàn không có điều khoản nào cấm nói hay cấm viết "nội dung không hay về Trung Quốc".
"Truy tố ra trước Tòa án nhân dân tỉnh Long An để xét xử các bị can Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên về tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam', quy định tại điểm c khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình Sự."
Tức là truy tố về tội: "Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam". Thế nhưng, Bản cáo trạng đó lại không đưa ra được bất cứ một bằng chứng cụ thể nào để chứng tỏ rằng hai thanh niên này "chống Nhà nước CHXHCNVN Việt Nam".
Trước tòa, cả Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đều khẳng định rằng họ không "chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam".
Trong bài bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên, Luật sư Nguyễn Thanh Lương đã dựa vào Hiến Pháp, Luật An Ninh Quốc Gia, Bộ luật Hình Sự và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam để khẳng định rằng:
"Hành vi hay khẩu hiệu phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam… không có nghĩa là vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình Sự và không vi phạm Chương XI Bộ luật hình sự phần quy định về Các tội xâm phạm an ninh Quốc gia."
"… phần hành vi phản đối Trung Quốc chính là thể hiện lòng yêu nước và lòng tự tôn dân tộc của Nguyễn Phương Uyên. Nên thiết nghĩ cần được Cơ quan tiến hành tố tụng có thể ghi nhận thay vì truy cứu trách nhiệm hình sự."
"Theo như Cáo trạng của Viện kiểm sát thì hành vi của Nguyễn Phương Uyên không gây ra hậu quả nào cho xã hội; không có động cơ, mục đích chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Các hành vi của Nguyễn Phương Uyên chỉ là phản ánh bức xúc cá nhân trước hiện trạng của đất nước và muốn cảnh tỉnh thanh niên sinh viên về ý thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Các hành vi của Nguyễn Phương Uyên không cấu thành trách nhiệm hình sự, vì vậy tôi đề nghị Hội đồng xét xử hãy công minh xem xét tuyên Nguyễn Phương Uyên vô tội."
Các kết luận kể trên của hai luật sư Nguyễn Thanh Lương và Hà Huy Sơn
không chỉ dựa vào các quy định pháp lý, mà căn cứ vào cả hồ sơ đầy đủ
của vụ án do cơ quan điều tra và cơ quan công tố đệ trình trước tòa. Bởi
vì, theo quy định của Điều 58 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, người bào chữa có quyền:
"a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can… và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem… các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa."
"b) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can."
"g) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa…"
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An chỉ truy tố Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha với tội danh miễn cưỡng và duy nhất là "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, quy định tại điểm c khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình Sự". Phải chăng, điều ấy chứng tỏ rằng: Hai thanh niên đó không phạm tội nào theo quy định của Bộ Luật Hình Sự hiện hành?
Tuy nhiên, chẳng lý lẽ và tài năng bào chữa nào có thể lay chuyển được
quyết tâm kết tội của các quan tòa. Đáp lại thái độ đàng hoàng và tự tin
của hai thanh niên áo trắng, chiều ngày 16/05/2013 Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã tuyên phạt Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù và Đinh Nguyên Kha 10 năm tù
(trong đó có 2 năm thuộc về một vụ án khác), và cả hai bị cáo còn bị
quản thúc 3 năm tại địa phương, không được tham gia vào các tổ chức xã
hội sau khi chấp hành hết mãn hạn tù.
Bản án này đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ ở trong và ngoài nước. Sau một thời gian ngắn, "Lời kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha" đã được trên 2900 người ghi tên hưởng ứng.
Trong bài viết với tựa đề vẻn vẹn một chữ "Nhục!", nhà báo Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (nhiệm kỳ 2009–2014), đã đặt câu hỏi:
"Kiểu 'xử gọn' như vậy có đáng gọi là một việc làm đàng hoàng không? Và ai làm một việc không đàng hoàng có phải là nhục không?"
Và ông đã thể hiện đánh giá của mình về hai bị cáo bằng lời cám ơn chân thành:
"Cám ơn Phương Uyên. Cám ơn Nguyên Kha. Cám ơn những cô gái, những chàng trai yêu nước Việt Nam."
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, Luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nhiệm kỳ 2009–2014), cho rằng "nhân dân cả nước đang rất phẫn nộ trước bản án dành cho hai em đó", và đánh giá rằng:
Nhà cầm quyền sẽ đạt được gì với những bản án như vậy? Ông Nguyễn Trung (Cựu Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Thái Lan) cho rằng "Trấn áp chỉ đưa chế độ đi tới sụp đổ!" và khẳng định:
"Không phải những gì Uyên và Kha đã làm và đã bị kết án một cách tàn bạo, mà là chính bản án Long An 16-05-2013, chính những bản án Long An như thế tiếp nối nhau trong suốt những năm vừa qua, cùng với sự bất nhất giữa nói và làm của những người có thực quyền trong ĐCSVN, đang từng ngày từng giờ uy hiếp sự tồn vong của đất nước!"Phiên tòa Leipzig
"Hiển nhiên, trấn áp như thế đang đẩy chế độ hiện hành đi tiếp tới chỗ sụp đổ, hầu như chắc chắn với thảm kịch đẫm máu."
Cứ mỗi lần chứng kiến một phiên tòa phi pháp ở xứ sở này, tôi lại nhớ tới Phiên tòa Leipzig xét xử vụ cháy Tòa nhà Quốc hội Đức, nơi mà bị cáo Dimitrov (thường được phiên âm trong tiếng Việt là Đi-mi-tơ-rốp) đã trở thành người xử án. Sự kiện đó diễn ra trong năm đầu của Đế chế Đức thời Xã Hội Chủ Nghĩa Quốc Gia (Nationalsozialismus), sau khi Adolf Hitler – Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Xã hội chủ nghĩa quốc gia (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, NSDAP, còn được gọi tắt là Đảng Nazi, Đảng Quốc xã) – lên làm Thủ tướng Đế chế (Reichskanzler) vào ngày 30/01/1933.
Giữa chiến dịch tranh cử vào Quốc hội Đế chế Đức (năm 1933), mà ba đảng mạnh nhất là NSDAP, Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) và Đảng Cộng sản Đức (KPD), thì Tòa nhà Quốc hội Đức bị đốt vào đêm 27/02/1933. Tại hiện trường, cảnh sát chỉ bắt được Marinus van der Lubbe, một người Hà Lan theo Chủ nghĩa cộng sản hội đồng (Council communism, Rätekommunismus) và tham gia Nhóm những người cộng sản quốc tế (Gruppe Internationaler Kommunisten, GIK) từ năm 1931. Van der Lubbe khai rằng chỉ một mình phóng hỏa. Nhưng ngay lập tức, Hermann Göring – nhân vật đứng thứ hai của Đảng Nazi – đã quả quyết:
Còn Chủ tịch Đảng Nazi Adolf Hitler thì thẳng thừng tuyên bố:
Sự quy kết vội vã ấy làm gia tăng mối nghi ngờ, rằng chính những kẻ cầm
đầu Đảng Nazi là tác giả của vụ phóng hỏa Tòa nhà Quốc hội, nhằm tạo cớ
để đàn áp đối thủ chính trị.
Ngay trong ngày hôm sau (28/03/1933), "Sắc lệnh Tổng thống Đế chế nhằm bảo vệ nhân dân và nhà nước" được ban hành, với mục đích được ghi là "nhằm bảo vệ trước các hành động bạo lực cộng sản chống lại nhà nước".
Theo đó, các quyền hiến định về tự do cá nhân, tự do phát biểu chính
kiến (bao gồm cả tự do báo chí), về lập hội, hội họp… đều bị hủy bỏ. Dựa
vào Sắc lệnh này, KPD bị cấm hoạt động ngay lập tức, và ba ngày sau
cuộc Bầu cử Quốc hội Đế chế Đức ngày 05/03/1933, tất cả 81 ghế nghị sĩ của KPD (đảng đứng thứ ba, dành được 12,3% số phiếu) bị hủy bỏ. Ba tháng sau SPD (đảng đứng thứ hai, dành được 18,3% số phiếu và 120 ghế nghị sĩ)
cũng bị cấm hoạt động. Điều đó cho thấy vai trò của vụ cháy Tòa nhà
Quốc hội Đức trong việc thiết lập chế độ độc tài phát xít ở Đức.
Phiên tòa xét xử vụ cháy Tòa nhà Quốc hội Đức diễn ra tại Tòa án Đế chế (Reichsgericht, là tòa án hình sự và dân sự cấp cao nhất ở Đế chế Đức trong thời kỳ 1879–1945), bắt đầu vào ngày 21/09/1933. Ngoài Marinus van der Lubbe, còn có bốn bị cáo khác bị đem ra xét xử, đó là Ernst Torgler (Chủ tịch Nhóm nghị sĩ của đảng KPD trong Quốc hội Đế chế Đức từ năm 1929) và ba người cộng sản Bun-ga-ri là Georgi Dimitrov, Blagoi Popov, Vassil Tanev.
Một trong những điều đặc biệt nhất là của phiên tòa này là sự xuất hiện
của hai nhân chứng Hermann Göring (vào ngày 04/11/1933) và Joseph Goebbels (vào ngày 08/11/1933). Tại thời điểm đó, Göring đã giữ nhiều chức vụ quan trọng, như Bộ trưởng Bộ Nội Vụ (1933–1934) và Thủ hiến (1933–1945) của nước Phổ (Preußen), Chủ tịch Quốc Hội
(1932–1945) và Bộ trưởng Bộ Hàng không (1933–1945) của Đế chế Đức, và
năm 1934 thì được chỉ định sẽ là người kế tục nếu Hitler qua đời. Goebbels khi đó đã là Bộ trưởng Bộ Khai sáng Nhân dân và Tuyên truyền của Đế chế Đức (1933–1945), và sau này thay thế Hitler làm Thủ tướng trong ba ngày cuối đời (30/04–01/05/1945).
Việc hai nhân vật hàng đầu của Đảng Nazi ra làm chứng trước tòa thể hiện
tầm quan trọng của vụ xét xử này. Hẳn chính quyền Hilter đã coi nó như
một trận đánh trọng điểm trong chiến dịch tiêu diệt Đảng Cộng sản. Quyết
tâm chống cộng được Göring thể hiện rõ khi đấu khẩu với Dimitrov trước tòa:
"Đối với tín hiệu mà Đảng Cộng sản đưa ra ở đây, tôi muốn trả lời bằng cách thể hiện quyết tâm, cho các vị cộng sản thấy rõ, là tôi định thực hiện cuộc chiến chống lại Chủ nghĩa cộng sản như thế nào. Quả thật là tôi đã định treo cổ van der Lubbe ngay trong đêm ấy. Sở dĩ tôi chưa làm điều đó – dù không ai có thể cản trở tôi – là vì tự nhủ rằng: Ta mới túm được hắn; nhưng chắc chúng phải là cả bầy; có lẽ ta cần tên này làm nhân chứng. Đấy là cân nhắc duy nhất, khiến khi ấy tôi không chỉ ngay cho thế giới thấy rằng, nếu một bên cương quyết phá hoại, thì bên kia cũng cương quyết không chấp nhận."
Chủ quan khinh địch, Göring đã bất ngờ đụng phải một đối thủ trên tầm, bị Dimitrov tấn công bằng những câu hỏi sắc sảo:
"Sau khi ngài với tư cách Thủ hiến và Bộ trưởng nội vụ đã tuyên bố rằng những người cộng sản đã phóng hỏa, rằng Đảng Cộng sản Đức với sự giúp đỡ của van der Lubbe, một người cộng sản nước ngoài, đã làm điều đó, thì chắc hẳn quan điểm của ngài đã xác định hướng cố định cho việc điều tra của cảnh sát và tiếp đó là cho việc xét xử của thẩm phán, và xóa bỏ khả năng tìm kiếm theo các hướng khác để tìm ra kẻ đích thực đã đốt Tòa nhà Quốc hội, đúng không?"
Dimitrov liên tục chất vấn Göring, như thể chính ông là người xử án:
"Dimitrov: Ngài Thủ hiến có biết là ngài Karwahne và ngài Frey đã trình báo như thế không?
Göring: Tôi được biết về việc trình báo ấy trong ngày kế tiếp sau vụ cháy.
Dimitrov: Vào buổi sáng hay trong đêm?
Göring: Vào buổi sáng, hoặc cũng có thể là vào buổi chiều.
Dimitrov: Vậy thì vào bao giờ? Buổi sáng hay buổi chiều?
Göring: Có thể xác định được chính xác là những lời khai báo này được chuyển tới tôi vào lúc nào."
Rơi vào thế bị động, Göring chống đỡ lúng túng, thậm chí còn nổi khùng:
"Ta muốn nói là nhân dân Đức biết rằng ngươi cư xử vô liêm xỉ, rằng ngươi mò đến đây để đốt nhà Quốc hội. Nhưng ta ở đây không phải để nhà ngươi thẩm vấn và buộc tội như quan tòa. Trong mắt ta thì ngươi là một kẻ lừa đảo, phải treo thẳng lên giá treo cổ."
Cứ như vậy, Dimitrov đã lần lượt vạch trần những điều phi lý của các chứng cớ, để phủ nhận bản cáo trạng của phía công tố nhằm bào chữa cho mình và các đồng bị cáo.
Sau 3 tháng ròng rã, với 57 ngày xét xử, ngày 23/12/1933 tòa đã tuyên án tử hình đối với van der Lubbe, còn Torgler, Dimitrov, Popov và Tanev thì được tuyên trắng án.
Phiên tòa đó đã để lại dư âm đến tận bây giờ. Là người dân sống trên đất Việt, ta chạnh lòng tự hỏi: Bao giờ thì luật sư và bị cáo ở ta mới được đối thoại sòng phẳng như vậy trước tòa? Bao giờ thì những người cầm quyền cũng chịu ra tòa để đối chất với dân? Bao giờ chân lý của dân đen ở đất này mới có thể thắng kiện cường quyền sai trái? Bao giờ…?
Nếu Phương Uyên làm theo Dimitrov
Một trong những biện pháp mà Dimitrov đã áp dụng để tự bào chữa thành
công là tranh luận trực tiếp trước tòa với một số nhân vật hàng đầu của
bộ máy cầm quyền (với tư cách của những người làm chứng). Là một người
ngoại quốc đang tồn tại bất hợp pháp ở nước Đức,
mà Dimitrov có thể làm như vậy trong một chế độ phát xít, thì tại sao
công dân Nguyễn Phương Uyên lại không thể hành động tương tự trong một
chế độ mang danh "của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân"?
Dimitrov đã chất vấn Göring trên cương vị gì? Để làm rõ tư cách của nhân chứng, Dimitrov đã hỏi Göring: "Ngài
nhân chứng, ngài là Thủ hiến, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Quốc hội,
và là một bộ trưởng chịu trách nhiệm về bộ máy cảnh sát, phải không?" Sau khi Göring khẳng định "Đúng thế", thì Dimitrov mới dõng dạc: "Tôi hỏi…". Vậy thì tại sao Phương Uyên không thể chất vấn Chủ tịch Quốc Hội và Bộ trưởng Bộ Công An?
Dựa vào đâu để Phương Uyên có thể đối thoại với Chủ tịch Quốc hội? Điều 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 quy định rằng:
"Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu."
Như vậy, những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông như Phương Uyên
phải hiểu được Hiến pháp và luật viết gì. Thế nhưng, không chỉ riêng
Phương Uyên mà cả những người đã có học vị tiến sĩ cũng hay lâm vào cảnh
trớ trêu: Đinh ninh là mình hành động phù hợp với Hiến pháp và luật,
vậy mà vẫn bị cấm đoán và cản trở, thậm chí bị bắt bớ và xử tù. Vậy thì
vấn đề nằm ở chỗ nào? Bản thân mình hiểu sai, hay các "đầy tớ" hiểu sai?
Hay họ hiểu đúng nhưng lại cố tình làm sai? Biết hỏi đâu bây giờ? Không
ai có thể trả lời chính xác hơn và đúng chức trách hơn là Chủ tịch Quốc
hội, bởi vì Điều 91 Hiến pháp 1992 quy định rằng: "Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh" thuộc vào nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Trước hết, Phương Uyên nên hỏi thẳng Chủ tịch Quốc hội: Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam là để thực thi, hay chỉ để trang trí?
Câu hỏi này tưởng chừng ngây ngô, nhưng lại mang tính tiên quyết và
thực sự cần thiết trong hoàn cảnh mà giả dối ngự trị, và tính trung thực
của quan chức đáng được ghi vào sách đỏ của những thứ có nguy cơ tiệt
chủng. Căn cứ vào thực tế nước nhà, hẳn rất nhiều người sẽ chọn đáp án "Hiến pháp chỉ để trang trí". Nếu Chủ tịch Quốc hội cũng cho là như vậy, tức là thừa nhận rằng "nhà nước pháp quyền" ở xứ này chỉ là thứ "hữu danh vô thực", thì tranh luận tại tòa là vô ích. Trong một "nhà nước phi pháp quyền"
thì bắt ai và giam tù bao lâu là đặc quyền của những kẻ thao túng quyền
lực. Nếu không muốn cam chịu, thì chỉ còn cách đứng lên đấu tranh, để
thiết lập một nhà nước pháp quyền đích thực.
Chỉ khi Chủ tịch Quốc hội trả lời "Hiến pháp là để thực thi", thì Phương Uyên mới có thể đặt câu hỏi thứ hai: Những gì tôi đã làm đều là thực thi các quyền được hiến định ở Điều 69 Hiến pháp 1992, theo đó
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật."
Vậy thì tại sao tôi lại bị bắt, bị giam và bị truy tố?
Giả sử Chủ tịch Quốc hội trả lời rằng các quyền đó phải "theo quy định của pháp luật", nhưng cho đến nay vẫn chưa có luật liên quan, nên chưa thể thực thi, thì Phương Uyên có thể đặt các câu hỏi tiếp theo.
Tại sao Quốc hội lại liên tục trì hoãn việc ban hành các luật để đảm bảo
quyền tự do của công dân? Phải chăng là để Nhân dân không thể thực thi
các quyền hiến định? Như vậy có phải là chống lại Hiến pháp hay không?
Chống lại Hiến pháp, hoặc ít nhất cũng là vi phạm Hiến pháp, thì không
bị xử lý, mà còn được bảo vệ, được cất nhắc… Thực thi Hiến pháp thì lại
bị đàn áp, bị bỏ tù… Cớ sao lại như vậy?
Nếu quan niệm rằng chưa thể chấp nhận thực thi các quyền hiến định ấy
"vì trình độ dân trí quá thấp", thì còn hiến định để làm gì? Và các vị
đã lãnh đạo và giáo dục kiểu gì, mà sau nửa thế kỷ cầm quyền vẫn chưa
vực được dân trí lên ngang tầm… dưới ách thực dân?
Nếu quan niệm rằng chưa thể ban hành luật tương ứng vì Quốc hội quá bận
với chương trình ban hành luật, thì Quốc hội còn định nợ Nhân dân đến
bao giờ? Nợ gần 70 năm vẫn chưa đủ lâu hay sao? Không làm được thì sao
không để những người khác làm thay?
Nếu không chịu chấp nhận để Nhân dân thực thi các quyền tự do đó, thì
tại sao không trung thực xóa bỏ chúng ra khỏi Hiến pháp, mà lại lưu giữ
như cạm bẫy suốt bẩy chục năm qua, kể cả sau bốn lần sửa đổi Hiến pháp,
khiến những người dân chất phác bị mắc lừa?
Điều 44 Hiến pháp 1992 khẳng định: "Bảo vệ Tổ quốc … là sự nghiệp của toàn dân." Tại sao nhà cầm quyền lại ngụy biện rằng "đã có đảng và nhà nước lo", để ngăn cấm người dân tham gia "sự nghiệp của toàn dân"?
Hiến pháp 1992 quy định rõ:
"Điều 76
Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất."
"Điều 77
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân…"
Khi nhận thức rằng Tổ quốc lâm nguy, thì tôi phải im lặng, hay phải
lên tiếng? Nếu mặc kệ, thì có bị phê phán là khước từ "quyền cao quý của
công dân" và có bị kết tội là trốn tránh "nghĩa vụ thiêng liêng" – "bảo
vệ Tổ quốc" – hay không? Tại sao quay lưng lại với "nghĩa vụ thiêng
liêng và quyền cao quý" thì được yên ổn, còn thành tâm thực hiện nghĩa
vụ và quyền hiến định thì lại bị bắt bớ? Khi biển đảo bị xâm chiếm, đồng
bào ngư dân bị xua đuổi và bắt bớ, thì giới cầm quyền lặng thinh. Nhưng
khi đồng bào bức xúc, xuống đường phản đối ngoại bang gây hấn, thì lại
xông ra đàn áp. Cấm đoán và đàn áp công dân thể hiện lòng "trung thành
với Tổ quốc" có phải là "phản bội Tổ quốc" – tức là phạm vào "tội nặng
nhất" – hay không?
Liệu các câu hỏi trên có hơi lan man, có chính trị và vĩ mô quá (đối với
một phiên tòa hình sự) hay không? Không! Về thực chất, đây là một vụ án
chính trị, nên không thể tránh tranh luận về nội dung chính trị. Và
phải bàn cãi ở tầm Hiến pháp, chứ không thể quá lệ thuộc vào những quy
định gọi là pháp luật nhưng lại vi hiến. Không thể tôn sùng, kiêng kỵ bộ
máy mang danh đại diện pháp luật, nhưng lại luôn sẵn sàng hành xử vi
hiến.
Nếu đặt ra những câu hỏi như trên, thì Phương Uyên cũng chỉ hành động
giống như Dimitrov trong phiên tòa diễn ra ở Leipzig vào năm 1933 mà
thôi. Thuở ấy, khi Göring gào lên rằng "Đảng của ngài là đảng của bọn tội phạm, cần phải đập tan", thì Dimitrov đã trả lời:
"Ngài Thủ hiến có biết rằng cái đảng cần phải đập tan ấy cầm quyền trên một phần sáu trái đất, tức là tại Liên Xô? Có biết rằng nước Liên Xô ấy có quan hệ ngoại giao, chính trị và kinh tế với nước Đức, và các hợp đồng kinh tế của nước đó có lợi cho hàng trăm nghìn công nhân Đức hay không?"
Mặc dù Chủ tọa phiên tòa ra lệnh "Tôi cấm ngài tuyên truyền Chủ nghĩa cộng sản ở đây", nhưng Dimitrov cự lại rằng "Ngài Göring đang tuyên truyền Chủ nghĩa xã hội quốc gia", rồi quay sang tiếp tục căn vặn Göring:
"Thế giới quan Bôn-sê-vích ấy ngự trị ở Liên Xô, trong đất nước lớn nhất và tốt đẹp nhất thế giới, và có ở đây, trong nước Đức, hàng triệu người ngưỡng mộ, là những người con tốt nhất của nhân dân Đức. Rõ không?"
Lúc nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án, Dimitrov cũng tranh thủ diễn thuyết:
"Trong thế kỷ 17, người sinh ra ngành Vật lý – Galileo Galilei – bị đưa ra Tòa án dị giáo để xử tử hình vì tội theo dị giáo. Với niềm tin sâu sắc, ông đã quả quyết rằng: 'Dù sao trái đất vẫn quay!' Và sau này luận điểm khoa học ấy đã trở thành tài sản chung của toàn nhân loại."
Đến đó thì Chủ tọa phiên tòa ngắt lời và cầm hồ sơ đứng dậy, toan đi ra khỏi phòng xử án, nhưng Dimitrov vẫn tiếp tục, rằng
"… bánh xe lịch sử vẫn quay, tiến tới Châu Âu Xô viết, tới Liên bang Thế giới Cộng hòa Xô viết"
và
"bánh xe ấy, được vận hành bởi giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản, … quay và sẽ quay mãi cho đến thắng lợi cuối cùng của Chủ nghĩa cộng sản."
Trích ra đây mấy đoạn như vậy không phải để bàn về chuyện đúng–sai của
niềm tin Dimitrov, mà để thấy rằng: Những câu hỏi được gợi ý cho vai
Phương Uyên không hề lan man hơn, không hề chính trị hơn so với thuyết
trình của Dimitrov tại tòa. Còn rất nhiều điều khúc mắc cần được Chủ
tịch Quốc hội giải đáp, nhưng tạm dừng ở đây để dành chút thời gian cho
Bộ trưởng Bộ công an.
Đừng vội cho rằng Bộ trưởng "vô can", bởi Điều 116 Hiến Pháp 1992 quy định:
"Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước…"
Chính vì vậy, Phương Uyên có quyền chất vấn Bộ trưởng: Tại sao công an tiến hành bắt tôi trái với quy định của luật?
Điều 85 Bộ luật Tố Tụng Hình Sự quy định:
"Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt..."
Vậy tại sao cơ quan công an không chủ động "thông báo ngay cho gia
đình người đã bị bắt", mà khi bố, mẹ tôi đến hỏi thì công an lại lừa
dối, chối cãi hết lần này đến lần khác? Với bộ máy dối trá như vậy,
ông lấy gì để đảm bảo rằng nó không ngụy tạo tang chứng, không bịa đặt
chứng cớ để vu tội cho dân lành?
Điều 80 Bộ luật Tố Tụng Hình Sự quy định:
"Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt."
"Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt."
"Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến."
"Người láng giềng" còn được "chứng kiến" khi "người thi hành lệnh đọc lệnh", mà trong "lệnh bắt phải ghi rõ… lý do bắt",
thì hiển nhiên bố mẹ càng có quyền được biết lý do con mình bị bắt. Vậy
tại sao cơ quan công an không chịu nói cho bố mẹ tôi biết lý do bắt?
Tại sao công an giam giữ tôi trái phép trong khách sạn, rồi lại bắt tôi ký thừa nhận là tự nguyện ở lại khách sạn? Với
bộ máy vi phạm luật trắng trợn như vậy, ông lấy gì để đảm bảo rằng nó
không dùng mọi thủ đoạn phi pháp để ép cung người vô tội?
Điều 34 Bộ luật Tố Tụng Hình Sự quy định rằng việc "Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can" là thuộc vào "Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra". Điều 110 Bộ luật Tố Tụng Hình Sự quy định:
"Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt."
Những hành động bị coi là "tội phạm" của bản thân tôi chỉ diễn ra ở tỉnh Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh, và điều này cũng đã được thừa nhận trong Cáo trạng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An. Tức cái gọi là "tội phạm" của tôi không hề xảy ra trên địa phận của tỉnh Long An! Nơi cư trú và nơi bị bắt đều là Thành phố Hồ Chí Minh, chứ không phải là Long An!
Vậy thì Công an tỉnh Long An lấy đâu ra thẩm quyền để điều tra và ra
quyết định khởi tố bị can đối với bản thân tôi? Tại sao ông Bộ trưởng
lại chỉ đạo hay chấp thuận để cho Công an tỉnh Long An vi phạm Bộ luật Tố Tụng Hình Sự như vậy?
Tương tự, Phương Uyên có thể chất vấn Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao như sau: Điều 171 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự quy định
"Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra."
Tôi không hề thực hiện "tội phạm" nào ở tỉnh Long An. Việc điều tra
về hành động của bản thân tôi cũng chỉ có thể tiến hành và kết thúc tại
nơi tôi đã hành động, tức là tại tỉnh Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí
Minh. Vậy thì tại sao Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An lại "Quyết
định truy tố ra trước Tòa án nhân dân tỉnh Long An", và tại sao Tòa án
nhân dân tỉnh Long An lại đứng ra xét xử bản thân tôi? Tôi có trách
nhiệm phải trả lời các câu hỏi của một hội đồng xét xử không có thẩm
quyền và có buộc phải chấp nhận bản án của hội đồng đó hay không?
Các câu hỏi trên chỉ là mấy ví dụ mang tính tượng trưng, để minh họa là
Phương Uyên có thể tự bào chữa bằng cách vạch ra bao điều phi pháp đã và
đang diễn ra tại nơi gọi là "cơ quan bảo vệ pháp luật", đẩy cả
những người vô tội vào chốn tù lao. Còn thực tế thì chính bản thân
Phương Uyên mới có thể xác định được là nên chất vấn những ai, chất vấn
những gì, và phải lập luận thế nào để bảo vệ mình, vì chỉ cô mới biết
chính xác là mình đã làm những gì và bị các cơ quan tiến hành tố tụng
đối xử như thế nào.
Cho dù Phương Uyên không lên tiếng, thì các lập luận bào chữa của Luật sư Hà Huy Sơn và Luật sư Nguyễn Thanh Lương cũng đã đủ cơ sở pháp lý và lý luận để khẳng định rằng không thể kết cho Phương Uyên tội "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo Điểm c, Khoản 1, Điều 88 Bộ luật Hình Sự. Thế nhưng Tòa án Long An đã không xử theo luật, mà xử theo lệnh.
Nếu ra tòa tại một nơi như Leipzig vào năm 1933, thì có lẽ Phương Uyên
đã thoát khỏi chốn lao tù như Dimitrov. Tiếc rằng, cô lại phải hầu tòa
tại Long An vào năm 2013. Quả là…rủi cho Phương Uyên!
Nếu Dimitrov lâm cảnh Phương Uyên
Với tài hùng biện kiệt xuất, Dimitrov đã tự bào chữa thành công, tại một
phiên tòa của Đế chế Đức vào thuở Đảng Nazi của Hitler mới lên cầm
quyền. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Dimitrov thế chỗ Phương Uyên trong
vòng lao lý tại Việt Nam sau đúng 80 năm? Tất nhiên là phải giả sử rằng
ông bị rơi vào cái danh sách mà chính quyền muốn thẳng tay trừng trị. Vì
lý do gì thì không quan trọng. Cho dù trung thành với lý tưởng cộng
sản, thì điều đó cũng chưa đủ để đảm bảo cho Dimitrov được an toàn trong
một chính quyền cộng sản. Bi kịch đồng chí bị đồng chí hãm hại đã tái
diễn ngàn vạn lần, không chỉ ở Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô
viết và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, không chỉ dưới thời Stalin và
Mao...
Để tự bào chữa, bị cáo phải có đủ những thông tin liên quan. Mặc dù bị
giam giữ trong nhà tù Quốc xã, Dimitrov vẫn nhận được những thông tin
cần thiết. Thử hỏi, nếu bị rơi vào hoàn cảnh mà nghi phạm bị cách ly
tuyệt đối, đến luật sư và người nhà cũng không được tiếp xúc, thì liệu
Dimitrov có thể thu thập được những thông tin ấy hay không? Nếu không có
thông tin thì Dimitrov hùng biện cái gì?
Để tự bào chữa, thì phải thông hiểu các điều luật liên quan (của nước sở
tại). Vì vậy, trong thời gian bị bọn Quốc xã giam giữ để điều tra,
Dimitrov đã tìm hiểu Luật hình sự và Quy trình xét xử hình sự của Đức,
và sau đó đã vận dụng thành công. Nếu bị giam cầm như Phương Uyên và bao
người cùng cảnh khác, thì liệu bộ máy cường quyền có chấp nhận cho
Dimitrov có được các văn bản pháp luật mà nghiên cứu, nhằm tìm ra cơ sở
pháp lý để tự vệ… trước quyết tâm kết tội của chính bộ máy ấy, hay
không? Nếu không có đủ kiến thức pháp luật thì Dimitrov dựa vào cơ sở
nào mà hùng biện?
Để có thể chứng minh cội nguồn tội phạm và bản chất vụ án, Dimitrov đã
đối chất với cả những nhân vật cầm đầu chế độ, như Göring và Goebbels,
cho dù đó là Chủ tịch Quốc hội, là Bộ trưởng. Nhưng nếu lạc vào xứ sở
thiên đường "cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản", thì Dimitrov
chất vấn được ai? Đòi triệu tập nhân chứng cỡ Quận trưởng cũng chẳng
nổi, chứ đừng mơ đến cấp Bộ trưởng. Bằng chứng mới nhất là phiên tòa
phúc thẩm xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn vào ngày 29/7/2013, khi mà Hội đồng
xét xử bác bỏ đề nghị của các luật sư bào chữa về việc triệu tập thêm
nhân chứng, mặc dù một số quan chức hoặc cựu quan chức trong số đó là
thủ phạm đích thực của vụ án cướp đất - phá nhà, khiến họ Đoàn phải "tức
nước vỡ bờ". Nếu không được đối chất với những nhân chứng cần thiết,
thì Dimitrov hùng biện với ai?
Để có thể tự bào chữa thành công thì bị cáo phải được nói và phải được
quan tòa lắng nghe. Đoạn đối thoại sau đây, diễn ra khi Dimitrov nói lời
sau cùng trước lúc nghị án, có thể minh họa phần nào về mức độ tự do
ngôn luận của bị cáo trong phiên tòa Leipzig:
"Chủ tọa phiên tòa: Bao giờ thì ngài có ý định kết thúc diễn văn của mình?
Dimitrov: Tôi muốn nói nửa giờ nữa.
Chủ tọa phiên tòa: Ngài không thể nói bất tận được."
Song Dimitrov không dừng lại, mà khẳng định quyền phát ngôn của mình, rồi bác bỏ luận điểm của bên công tố, và tuyên bố:
"Tôi đề nghị kết luận như sau:
1. Tòa án Đế chế công nhận chúng tôi vô tội trong vụ này và việc truy tố là vô căn cứ; điều đó liên quan đến tất cả chúng tôi, kể cả Torgler, Popov và Tanev;
2. Phải nhìn nhận van der Lubbe là công cụ bị kẻ thù của giai cấp công nhân lợi dụng;
3. Bắt những kẻ có lỗi trong việc truy tố chúng tôi một cách vô căn cứ phải chịu trách nhiệm;
4. Phải bồi thường cho chúng tôi tương xứng với thời gian bị mất, sức khỏe bị tổn hại và nỗi khổ phải chịu đựng, từ chi phí của những kẻ có lỗi."
Chủ tọa phiên tòa hứa: "Những cái gọi là đề nghị của ngài sẽ được Tòa lưu ý khi nghị án." Nhưng không phải vì thế mà Dimitrov chịu dừng lại. Ông vẫn tiếp tục diễn thuyết, cho đến đoạn đề cập về Galileo Galilei và "bánh xe lịch sử…", như đã trích dẫn ở phần trên.
Liệu Dimitrov có thể hùng biện như thế hay không, nếu không được phép nói, hay bị bịt mồm như Linh mục Nguyễn Văn Lý trong phiên tòa tại Huế ngày 30/03/2006? Trong chế độ "dân chủ kiểu ta",
suốt một thời gian dài cả luật sư bào chữa cũng bị ngăn chặn khi trình
bày ý kiến. Bây giờ thì quan tòa đã khôn hơn, họ thay đổi chiến thuật,
nhẫn nại để cho luật sư toại nguyện phát ngôn, nhưng lại bỏ ngoài tai
mọi lý lẽ bào chữa và vẫn kết án theo đúng kịch bản định sẵn. Nếu
không được nói, thì Dimitrov hùng biện kiểu gì? Hoặc nếu được nói, nhưng
quan tòa lại chẳng thèm nghe, thì Dimitrov hùng biện để làm gì?
Phiên tòa Leipzig xét xử vụ cháy Tòa nhà Quốc hội Đức đã kéo dài 3 tháng
và diễn ra trong 57 ngày xét xử. Thời gian đó mới đủ để tranh luận, để
mổ xẻ các chứng cớ và sự kiện, để triệu tập và phỏng vấn rất nhiều nhân
chứng liên quan, và để Dimitrov có thể chứng minh rằng mình vô tội. Nếu
chỉ được "hưởng" một phiên tòa chớp nhoáng, vẻn vẹn khoảng 6 tiếng đồng
hồ như trong vụ xử Phương Uyên và Nguyên Kha, thì Dimitrov có thể hùng
biện vào lúc nào?
Tài ba và sắc sảo, nhưng nếu lâm vào hoàn cảnh của Phương Uyên, thì liệu
Dimitrov có thể hùng biện để chứng minh mình vô tội hay không, hay cũng
đành bất lực trước một bản án viết sẵn? Mang đôi cánh tung bay vạn dặm,
nhưng nếu bị cùm chặt trong lồng sắt, thì tình cảnh của đại bàng cũng
chẳng hơn gì gà con bé bỏng…
Kể cả nếu được tiếp xúc với đầy đủ thông tin và tài liệu pháp luật, được
nói thoải mái và được đối chất với mọi nhân chứng cần thiết, nhưng lại
bị xử theo "luật kiểu ta" bởi "quan tòa kiểu ta", thì liệu Dimitrov có
thoát khỏi ngục tù hay không? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng nhau quan
sát một tình huống giả định: Phía Đức mời chuyên gia từ Long An làm
thẩm phán, để xét xử Dimitrov theo một bộ luật giông giống như Bộ luật
hình sự của nước CHXHCN Việt Nam. Để đơn giản hóa vấn đề, theo hướng có
lợi cho bị cáo, ta giả sử rằng: Chuyên gia Long An đã sáng suốt thừa
nhận rằng Dimitrov không hề liên quan đến vụ đốt Tòa nhà Quốc hội Đức,
nên chỉ còn xét xử các tội khác.
Như ta đã biết, Tòa án nhân dân tỉnh Long An ngày 16/5/2013 kết án
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã phạm vào tội "tuyên truyền
chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam", quy định tại Điều 88 Bộ luật hình sự,
và tuyên phạt Phương Uyên 6 năm tù, Nguyên Kha 8 năm tù (cộng với 2 năm
tù về tội khác)... Rõ ràng là mức độ "tuyên truyền chống Nhà nước…" của
Dimitrov còn quyết liệt hơn nhiều so với hai thanh niên người Việt. (Tất
nhiên, nhà nước mà Dimitrov chống không phải là "Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam", mà có thể tạm gọi là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa quốc
gia Đức".) Vậy thì chuyên gia Long An sẽ gán cho Dimitrov mức án nào
trong khung hình phạt của Điều 88? 6 năm tù như Phương Uyên, hay 8 năm
tù như Nguyên Kha? Hay đối với cỡ "đầu sỏ siêu nguy hiểm" như Dimitrov
thì phải quy vào trường hợp "Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm
trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm"?
Cũng chẳng cần phải phân vân quá lâu với việc chọn mức án theo Điều 88,
bởi vì bản án chờ đợi Dimitrov còn nặng hơn nhiều. Đối thoại với Chủ
tịch Quốc hội Göring tại tòa, Dimitrov đã không hề úp mở:
"Tiến hành cuộc chiến chống lại Đảng Cộng sản ở nước Đức là quyền của các ngài. Quyền của Đảng Cộng sản là sống bất hợp pháp ở nước Đức và chống lại chính phủ của các ngài; việc chúng tôi chống nó thế nào thì phụ thuộc vào tương quan lực lượng, chứ không phụ thuộc vào quyền."
Khi đó, Đảng Cộng sản Đức (KPD) đã bị chính quyền Đức quy kết là chống
lại nhà nước và bị cấm hoạt động. Bằng chứng thì không phải là khó kiếm.
Trong lần Bầu cử Quốc hội Đế chế Đức vào ngày 06/11/1932, ba đảng dành
được nhiều phiếu nhất là NSDAP (với 33,1% số phiếu), SPD (với 20,4% số
phiếu) và KPD (với 16,9% số phiếu). Cả ba đảng này đều nhân danh "giai
cấp công nhân", nhưng lại chống nhau kịch liệt. Càng gần thì càng ghét
và càng chống nhau, vì tranh dành ảnh hưởng trong cùng một cộng đồng
nhân dân. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản năm 1928, Chủ tịch KPD Ernst
Thälmann đã kêu gọi chống lại "Dân chủ xã hội phản động", tức là chống
lại SPD:
"Đảng SPD là nhân tố thúc đẩy chuẩn bị chiến tranh chống lại Liên Xô. Vì vậy cuộc chiến chống lại chiến tranh đế quốc chính là cuộc chiến chống lại Dân chủ xã hội."
Do đó SPD và KPD khó lòng mà liên minh với nhau. Trong hoàn cảnh ấy,
ngày 30/01/1933 Tổng thống Đế chế Paul von Hindenburg (là người không
tham gia đảng phái nào và đã thắng cuộc trong lần Bầu cử Tổng thống trực
tiếp toàn dân ngày 26/04/1925) đã bổ nhiệm Chủ tịch đảng NSDAP Adolf
Hitler làm Thủ tướng Đế chế. Nhưng KPD đã kêu gọi tổng đình công để
chống lại việc bổ nhiệm đó. Ngày 15/02/1933 một số đảng viên của KPD còn
cắt cáp của một tháp phát sóng gần Stuttgart để ngăn cản việc phát sóng
diễn văn của Thủ tướng đương nhiệm Hitler.
Từ góc độ của nhà cầm quyền Đức thời đó, nói theo ngôn ngữ chính trị
chính thống ở Việt Nam hiện nay, thì Đảng Cộng sản Đức (KPD) là một "tổ
chức phản động". Tham gia ở tầng lãnh đạo của một "tổ chức phản động" đã
bị chính quyền cấm hoạt động, lại công khai "chống lại chính phủ", vậy
thì Dimitrov thoát sao được bản án của chuyên gia Long An về "Tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", như quy định ở Điều 79 Bộ luật
hình sự. (Ở đây, không cần phải thay đổi từ "chính quyền nhân dân", vì
chính quyền Đức Quốc xã cũng tự xưng là chính quyền của nhân dân.) Theo
đó,
"Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình."
Tóm lại, nếu bị treo lên cán cân công lý kiểu Long An và dùng quả cân na
ná như Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam để định tội, thì
Dimitrov sẽ lãnh án thế nào? Tù mười hai năm? Tù hai mươi năm? Hay tù
chung thân? Hay án tử hình? Với chuyên gia Long An và thẩm phán cùng lò,
chắc hẳn "tội đã rõ rành rành", dù xử nặng đến mấy cũng vẫn "đúng người
đúng tội", "thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật" và "được dư luận xã
hội đồng tình".
Nhưng Tòa án Đế chế của nước Đức thời đó lại tuyên trắng án cho
Dimitrov, Torgler, Popov và Tanev. Đối với các thẩm phán của Tòa án Đế
chế thì phía công tố chỉ truy tố bốn bị cáo cộng sản đó về tội "tiến
hành thay đổi Hiến pháp Đế chế Đức bằng bạo lực" và tội "đốt Tòa nhà
Quốc hội", nhưng lại không chứng minh được tội phạm, nên tòa buộc phải
tuyên trắng án cho họ. Đó là nguyên tắc sơ đẳng của tư pháp đích thực.
Còn các tội khác thì sao? Tòa án chỉ có thể xử khi phía công tố truy tố.
Hitler và đồng đảng tưởng rằng chỉ với tội "đốt Tòa nhà Quốc hội" là đã
quá đủ để "hạ nốc ao đối thủ", ai dè lại thất bại ê chề. Cuối cùng thì
chính quyền Quốc xã đã không truy tố thêm các tội danh khác, không phải
vì không tìm ra hay không tạo dựng được bằng chứng, mà có lẽ vì còn muốn
giữ thể diện, tránh mang tiếng trước dư luận trong và ngoài nước là "kẻ
thua cuộc tồi" (bad loser, schlechter Verlierer). Quả là… may cho Dimitrov!
Tiền đề công lý
Suốt hơn mười năm học tập và làm việc ở Leipzig, chỉ cách nơi từng xét
xử Dimitrov khoảng 900 mét, tôi thường đi qua Bảo tàng Dimitrov
(Dimitroff-Museum) – tên gọi của Tòa nhà Tòa án Đế chế
(Reichsgerichtsgebäude) dưới thời Cộng hòa Dân chủ Đức – và hay bất giác
nhớ lại phiên tòa ấy, với câu hỏi đeo đẳng: Vì sao Tòa án Đế chế Đức
lại trả tự do cho Dimitrov?
Thủ tướng Đế chế Hitler đã tuyên bố: "Phải bắn bất cứ phần tử cốt cán
cộng sản nào bị bắt gặp…" Ngay giữa phiên tòa, Chủ tịch Quốc hội Đế chế
Đức kiêm Thủ hiến và Bộ trưởng Bộ nội vụ Phổ Göring đã hét thẳng vào mặt
Dimitrov: "Ngươi là một kẻ lừa đảo, phải treo cổ từ lâu!" Và dọa dẫm:
"Ngươi sẽ phải run sợ, nếu ta tóm được, khi ngươi rời khỏi tòa án này,
cái đồ lừa đảo!" Hai nhân vật đứng đầu chính quyền Đức Quốc xã đã quyết
tâm trừng trị như vậy, thì tại sao Dimitrov vẫn thoát khỏi nhà tù phát
xít?
Bởi vì Dimitrov vô tội ư? Nếu đó là điều kiện đủ để tránh được án tù, thì bao người vô tội đã không bị hành hạ trong ngục.
Bởi vì không tìm thấy bằng chứng thuyết phục chứng tỏ rằng Dimitrov liên
quan tới vụ đốt Tòa nhà Quốc hội ư? Đừng quên rằng tạo dựng chứng cớ là
nghiệp vụ sở trường của đám điều tra vô lương, và nếu chấp hành tuyệt
đối lệnh trên là bản năng của đám thẩm phán vô đạo, thì chẳng có bằng
chứng nào được bộ máy điều tra đưa ra là không thuyết phục.
Bởi vì sức ép quốc tế ư? Quả là trong vụ án Dimitrov sức ép quốc tế là
rất lớn và rất quan trọng, nhưng vẫn chưa đủ để giải thoát Dimitrov. Nếu
chỉ cần có sức ép quốc tế là đủ thì bây giờ nhiều nhà bất đồng chính
kiến đã không bị cầm tù.
Vậy thì vì sao Dimitrov lại thoát khỏi ngục tù phát xít, nơi mà bao
triệu người vô tội đã bị giết hại dã man? Không thể trả lời trọn vẹn câu
hỏi này nếu bỏ qua phạm trù "tam quyền phân lập". Theo đó, để có được
một chế độ thực sự dân chủ, mọi người thực sự tự do và bình đẳng, thì
quyền lực nhà nước cần được phân thành ba quyền tách biệt, đó là quyền
lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Chúng cần được giao cho ba
hệ thống hoạt động độc lập với nhau, kiểm tra và kiềm chế lẫn nhau, nhằm
hạn chế lạm dụng quyền lực. Quyền tư pháp được thực thi bởi hệ thống
tòa án, có trách nhiệm phán xử các vụ án chỉ dựa trên các quy định của
luật và không bị chi phối bởi các hệ thống quyền lực khác. Trong Hiến
pháp hiện hành của Cộng hòa Liên bang Đức, được gọi là Luật cơ bản
(Grundgesetz für die Bundesrepublik Deutschland), chế độ "tam quyền phân
lập" được hiến định tại Điều 20, và đó là một điều không được phép sửa
đổi.
Năm 1933, khi Dimitrov bị xét xử ở Leipzig, nước Đức đang sử dụng Hiến
pháp Đế chế Đức (Die Verfassung des Deutschen Reichs), còn được gọi là
Hiến pháp Weimar (Weimarer Verfassung), có hiệu lực từ tháng 8 năm 1919
đến tháng 6 năm 1945. Tuy nguyên tắc "tam quyền phân lập" không được thể
hiện rõ ràng như trong Luật cơ bản, nhưng Hiến pháp Đế chế Đức 1919 lại
chứa đựng đầy đủ những điều hiến định về tư pháp theo hướng có lợi cho
Dimitrov:
"Điều 102 Thẩm phán là độc lập và chỉ phải tuân theo luật."
"Điều 104 Thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời…"
"Điều 105 Không được tổ chức tòa án ngoại lệ…"
"Điều 106 Hủy bỏ việc xử án bằng tòa án quân sự, trừ thời gian chiến tranh và hoàn cảnh trên tàu chiến…"
Chiểu theo Điều 102 thì các thẩm phán xét xử Dimitrov chỉ phải căn cứ
vào luật của Đức thời đó, hoàn toàn không phải tuân theo lệnh của bất cứ
cá nhân hay tổ chức nào, kể cả lệnh của Thủ tướng Hitler và Chủ tịch
Quốc hội Göring. Chiểu theo Điều 104 thì thế lực cầm quyền không thể sa
thải thẩm phán chỉ vì họ xử đúng luật. Chiểu theo Điều 105 và Điều 106
thì thế lực cầm quyền không thể dùng Tòa án quân sự hay lập ra Tòa án
đặc biệt để xử Dimitrov.
Đọc đến đây, có thể ai đó sẽ cười khẩy mà rằng: "Hiến định thì hiến
định, ta cứ bơ thuỗn thì làm gì được ta?" Cách nghĩ này đã và đang thịnh
hành trong giới cầm quyền Việt Nam, nhưng lại xa lạ với người Đức. Từ
xa xưa, người Đức đã quen nghĩ Hiến pháp là… Hiến pháp, tức là để thực
thi, chứ không phải là một thứ đạo cụ trang trí, nhằm đánh lừa thiên hạ.
Thành thử, ngạo ngược như trùm phát xít Hitler, mà để hủy bỏ một số
quyền hiến định của công dân, cũng vẫn phải dựa vào quyền hạn của Tổng
thống được quy định tại Điều 48 Hiến pháp Đế chế Đức để đạo diễn ra "Sắc
lệnh Tổng thống Đế chế nhằm bảo vệ nhân dân và nhà nước", trong đó viết
rõ ràng ngay tại Điều 1 rằng:
"Các Điều 114, 115, 117, 118, 123, 124 và 153 của Hiến pháp Đế chế Đức không còn hiệu lực cho đến khi có quy định khác. Do đó, được phép hạn chế quyền tự do cá nhân, quyền tự do thể hiện chính kiến, bao gồm cả quyền tự do báo chí, quyền hội họp và lập hội, được phép can thiệp vào bí mật thư từ, bưu chính, điện tín và điện thoại, được ra lệnh khám nhà và tịch thu cũng như khống chế tài sản, kể cả ngoài khuôn khổ luật định."
Sự việc này rất đáng để các nhà độc tài thời nay liên hệ và suy ngẫm.
Quyền lực, súng ống trong tay, muốn gì được nấy, tước của dân cái gì họ
cũng đành nhẫn chịu. Vậy thì nếu muốn tước bỏ quyền gì của công dân cứ
việc xóa chúng ra khỏi hiến pháp, viết thẳng điều đó vào luật như
Hitler. Nếu làm ngược lại, trên thực tế thì cấm, mà vẫn ghi vào hiến
pháp và luật là "công dân có quyền", thì hóa ra mình lại chịu kém hắn về
khoản trung thực hay sao?
Do Điều 48 Hiến pháp Đế chế Đức chỉ cho phép Tổng thống "tạm thời hủy bỏ
hiệu lực của một phần hay toàn bộ các quyền cơ bản được quy định tại
các Điều 114, 115, 117, 118, 123, 124 và 153", nên các Điều 102, 104,
105 và 106 hiến định về tư pháp đã không bị Sắc lệnh Tổng thống hủy bỏ
hiệu lực. Trong hoàn cảnh Đảng Nazi mới nên nắm chính quyền, chưa kịp
phá bỏ hết các yếu tố nhà nước pháp quyền đã từng tồn tại ở Đức để thiết
lập chế độ độc tài phát xít tuyệt đối, thì những điều hiến định về tư
pháp vẫn có tác dụng đảm bảo cho các thẩm phán có thể hành nghề tương
đối độc lập. Và các thẩm phán được phép và chỉ phải tuân theo Bộ luật
hình sự (Strafgesetzbuch) của Đức, được ban hành và hoàn thiện dần từ
năm 1871, mà mức độ hợp lý, khoa học và tiến bộ của nó thì chưa biết bao
giờ Bộ luật hình sự của Việt Nam mới mon men tới được. Điều đó đã góp
phần bảo vệ Dimitrov, tránh được bản án do những kẻ cầm đầu Đảng Nazi ấn
định.
Phản ứng trước việc Tòa án Đế chế tuyên trắng án cho bốn bị cáo cộng sản
Dimitrov, Torgler, Popov và Tanev, Thủ tướng Hitler đã ban hành Luật
sửa đổi Luật hình sự và Thủ tục xét xử hình sự (Gesetz zur Änderung des
Strafrechts und des Strafverfahrens) vào tháng 4 năm 1934. Theo đó, Tòa
án nhân dân (Volksgerichtshof) được thiết lập để xét xử các tội "phản
bội", tức là tước bỏ chức năng xét xử của tòa án độc lập đối với các tội
phạm chính trị. "Các thành viên của Tòa án nhân dân và đại diện của họ
do Thủ tướng Đế chế bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp với
nhiệm kỳ 5 năm." – Chỉ riêng quy định này cũng đủ để Thủ tướng Hitler
chi phối các bản án theo ý muốn của mình. Thành lập Tòa án nhân dân để
tước bỏ tính độc lập của hoạt động tư pháp là một bước đi quan trọng của
Hitler trên con đường thiết lập nền độc tài phát xít.
Cơ chế "tam quyền phân lập" cho phép các thẩm phán xét xử một các độc
lập, nói nôm na là họ được phán quyết đúng người, đúng tội và theo đúng
các quy định của luật. Nhưng "được" không có nghĩa là "muốn". Thẩm phán
cũng chỉ là những người bình thường, với những hạn chế về tư duy, trình
độ, đạo đức, tình cảm và không tránh khỏi tác động của hoàn cảnh. Nếu vì
lý do gì đó, họ không muốn xử đúng thì sao? Để hạn chế hiện tượng tiêu
cực này thì phải huy động sức ép của dư luận. Muốn dư luận gây sức ép
đối với bộ máy tư pháp thì một mặt phải để cho họ lên tiếng, tức là phải
có quyền tự do ngôn luận, mặt khác phải cung cấp thông tin khách quan
cho họ, tức là phải có tự do báo chí. Trong Hiến pháp Đế chế Đức, hai
quyền vừa kể thuộc vào quyền "thể hiện chính kiến bằng lời, bằng chữ, in ấn, hình ảnh hoặc bằng hình thức khác", được hiến định tại Điều 118.
Mặc dù Điều 118 của Hiến pháp Đế chế Đức đã bị Sắc lệnh Tổng thống xóa
bỏ hiệu lực, nhưng cái còn sót lại của tự do báo chí thời đó cũng khiến
hậu thế phải chạnh lòng. 82 nhà báo nước ngoài vẫn được có mặt để theo
dõi phiên tòa. Đúng vào ngày nhân chứng Göring xuất hiện trước tòa
(4/11/1933), hai nhà báo Xô viết (của TASS và Izvestia) cũng được chấp
nhận tham dự. Thậm chí, trong thời gian đầu, phiên xử còn được truyền
thanh trực tiếp qua radio. Nhờ thế, diễn biến của phiên tòa được phổ
biến rộng rãi trong và ngoài nước Đức, được dư luận theo dõi chặt chẽ,
khiến các thẩm phán không thể hành động và phán quyết quá tùy tiện. Và
đó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ Dimitrov.
Sức ép gián tiếp từ bên ngoài của dư luận chắc không nặng bằng sức ép
trực tiếp từ nội bộ… Nếu các thẩm phán đều là đảng viên của Đảng Nazi,
và nếu Chủ tịch đảng Hitler (1921–1945) ra lệnh, thì liệu họ có dám vượt
qua cái gọi là "kỷ luật đảng" để hành động khác đi hay không? E rằng,
dù chưa nhận được mệnh lệnh từ trên, thì có người đã tự giác hành động
theo "chủ trương đường lối của đảng" mất rồi. May thay cho Dimitrov và
các đồng bị cáo, Chủ tọa phiên tòa là Tiến sĩ Wilhelm Bünger, người đã
từng là Bộ trưởng Bộ tư pháp (1924–1927), Bộ trưởng Bộ văn hóa
(1928–1930) và Thủ hiến (1929–1930) của Bang Tự do Sachsen (Freistaat
Sachsen), và được bổ nhiệm làm Chánh án Tòa hình sự số IV
(Senatspäsident) thuộc Tòa án Đế chế từ ngày 26/06/1931. Thẩm phán
Bünger không phải là đảng viên của Đảng Nazi, mà là đảng viên của Đảng
Nhân dân Đức (Deutsche Volkspartei, DVP). Đảng này đã từng tham gia
Chính phủ Đế chế thời Cộng hòa Weimar (1920–1921, 1923–1931), và nó
chính là tiền thân của Đảng Dân chủ Tự do (Freie Demokratische Partei,
FDP), mà Chủ tịch hiện nay là Phó Thủ tướng Đức (gốc Việt) Philipp
Rösler. Nói chung, Thẩm phán Bünger không phải là "người của đảng" để
Hitler và Göring dễ bề sai bảo, cũng không phải là người "thấp cổ bé
họng" để thế lực cầm quyền dễ bắt nạt.
Tham gia xét xử dưới sự chủ tọa của Thẩm phán Bünger còn có ba thẩm phán
là Tiến sĩ Walter Froelich, Hermann Coenders và Tiến sĩ Emil Lersch.
Thẩm phán Froelich từng tham gia Đảng Nhân dân Đức (1919–1920) và Đảng
Nhân dân Quốc gia Đức (Deutschnationale Volkspartei, 1933). Theo Hubert
Schorn thì Tiến sĩ Froehlich không chấp nhận phong trào Nazi của Hitler,
và cũng một phần nhờ ông ấy mà mấy bị cáo cộng sản đã được trả tự do.
Thẩm phán Coenders được cho là hay đặt câu hỏi khá rắn đối với những bị
cáo và nhân chứng không theo xu hướng Nazi, và có vẻ đồng cảm với thuyết
trình của Göring tại tòa, nhưng dường như ông không tham gia đảng nào
cả. Thẩm phán Lersch thì 4 năm sau vụ án (tức là năm 1937) mới gia nhập
Đảng Nazi.
Một "đội hình thẩm phán đa nguyên đa đảng" như thế mới có cơ hội thoát
khỏi vòng "lãnh đạo tuyệt đối" của đảng cầm quyền khi xử án. Hiển nhiên,
"đội hình thẩm phán đa nguyên đa đảng" chỉ có thể tồn tại trong một chế
độ đa nguyên đa đảng. Vào đầu năm 1933, khi Hitler lên làm Thủ tướng, ở
nước Đức có nhiều đảng hoạt động, trong đó 8 đảng thường đạt 1% số
phiếu trở lên tại các kỳ bầu cử Quốc hội. Sau vụ cháy Tòa nhà Quốc hội
Đức vào đêm 27/02/2103, Đảng Cộng sản Đức (KPD) bị chính quyền Hitler
cấm hoạt động ngay lập tức. Tiếp theo đó, Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD)
cũng bị cấm hoạt động từ ngày 22/06/1933. Các đảng lớn khác tự giải thể
hoặc bị ép phải giải thể trong tháng 6 và tháng 7 năm 1933, chỉ còn lại
một đảng duy nhất là Đảng Nazi. Như vậy, khi Phiên tòa Leipzig diễn ra
trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1933, thì chính trường nước
Đức đã lâm vào tình trạng độc đảng. Tuy nhiên, trong năm khai sinh của
chế độ độc tài phát xít, tập quán đa nguyên đa đảng vẫn còn sót lại đáng
kể trong tư duy và hành động của người Đức. Vẫn còn rất nhiều người
quay lưng lại với Đảng Nazi, và có nhiều người vẫn muốn hoặc dám chống
lại Hitler. Trong hoàn cảnh ấy, bản năng hành nghề độc lập của các thẩm
phán vẫn chưa bị triệt tiêu. Và bản năng ấy được phát huy hơn trong một
tập thể thẩm phán không có ai là đảng viên Đảng Nazi. Có thể nói: Thành
quả còn sót lại của chế độ đa nguyên đa đảng đã góp phần cứu sống
Dimitrov.
Tóm lại, nếu cho rằng việc Dimitrov, Torgler, Popov và Tanev được Tòa án
Đế chế trả tự do là hệ quả của công lý, thì tiền đề của công lý là nền
dân chủ đa nguyên đa đảng, với tự do ngôn luận và tự do báo chí, được tổ
chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập, để đảm bảo cho tòa án có thể
hoạt động độc lập và chỉ phải tuân theo hiến pháp và luật. Đó là những
tinh hoa được chắt lọc từ lịch sử phát triển của nhân loại.
Trớ trêu thay, góp phần cứu sống bốn người cộng sản lại là những giá trị
lịch sử mà một số đồng chí của họ vẫn kiên trì phủ định và chống lại
cho đến ngày hôm nay. Giả sử một chế độ độc đảng toàn trị theo nguyên
mẫu Xô viết đã được thiết lập ở nước Đức từ mươi năm trước đó, thì liệu
đồng chí Georgi Dimitrov có còn sống sót để trở về làm Tổng bí thư Quốc
tế Cộng sản (1934–1943) và Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Bun-ga-ri
(1946–1949) nữa hay không?
Sau khi thoát khỏi ngục tù phát xít nhờ phán quyết vô tội của một tòa án
tư sản, được đón tiếp nồng nhiệt ở quê hương của cách mạng vô sản như
những người anh hùng và được trao quốc tịch Liên Xô, hai đồng chí Blagoi Popov và Vassil Tanev được Lãnh tụ vĩ đại Joseph Stalin đưa đi đào tạo trong khuôn khổ của chiến dịch "Đại thanh trừng": Popov bị bắt vào tháng 10 năm 1937 và bị giam 17 năm, tận đến năm 1954 mới được thả và được phục hồi. Tanev cũng bị bắt và bị giam một số năm trong một trại tù ở Vòng Bắc Cực.
Chẳng hiểu những năm thử thách khắc nghiệt trong nhà tù xã hội chủ
nghĩa, trên đất nước mà người đồng hương Dimitrov đã từng ngợi ca trước
tòa án Leipzig là "tốt đẹp nhất thế giới", có làm xao động niềm tin của họ về sự tất yếu lịch sử và tính ưu việt hơn hẳn của chế độ độc đảng toàn trị hay không?
***
Tôi tranh thủ viết cho xong những dòng này trước phiên phúc thẩm xử vụ
án Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, nghe nói sẽ diễn ra vào ngày 16/08/2103. Hy vọng sẽ được những người có trách nhiệm tham khảo trước khi ấn định phán quyết.
Tôi không muốn bàn cãi thêm về việc Phương Uyên và Nguyên Kha có tội hay
không, và tòa án có áp dụng đúng luật hay không, mà chỉ muốn nhắn nhủ
mấy điều mang tính chung chung:
– Nếu có một điều luật nào đó cho phép kết tội những người chỉ thể hiện
chính kiến một cách ôn hòa, thì điều luật ấy sai và cần phải hủy bỏ!
– Nếu cho rằng Phương Uyên và Nguyên Kha hành động sai, thì hãy khuyên
bảo và giáo dục họ. Con em lãnh đạo dù ăn chơi, phá phách đến mấy, kể cả
phạm pháp, thì cha anh vẫn chậc lưỡi là còn "trẻ người non dạ",
rồi bao che, nâng đỡ cho chúng… lên làm lãnh đạo. Vậy thì tại sao lại
nhẫn tâm trừng trị, bỏ tù đằng đẵng mấy thanh niên mới lớn như Phương
Uyên và Nguyên Kha? Chẳng nhẽ vì họ chỉ là con em thường dân hay sao?
– Nếu cho rằng Phương Uyên và Nguyên Kha có tội, thì hậu quả họ gây ra
đối với Đất nước, Nhân dân và chế độ còn kém rất rất xa so với hậu quả
đục khoét của những "bầy sâu". Nếu định nghiêm trị, thì hãy ưu tiên trị
các tội rất rất to của những "sâu bự", trước khi động tới những tội nho nhỏ của người dân.
– Đừng đổ hết lỗi cho Dân, mà hãy nhìn nhận lại trách nhiệm của nhà cầm quyền. Tại sao Phương Uyên và Nguyên Kha lại hành động "lén lút" ư? Vì lẽ ra thì những hành động ấy phải được tiến hành công khai, với tư cách "quyền tự do ngôn luận" và "quyền biểu tình" được hiến định ở Điều 69 Hiến Pháp 1992,
nhưng lại bị nhà cầm quyền cấm đoán và cản trở. Tại sao Phương Uyên và
Nguyên Kha lại tham gia cái tổ chức mà nhà cầm quyền quy là "phản động"
ư? Bởi vì những hội tử tế, lẽ ra phải được phép thành lập theo Điều 69 Hiến Pháp 1992, thì lại bị nhà cầm quyền cấm đoán; còn "đoàn thể quốc doanh"
đang tồn tại thì tỏ ra vô dụng, hoàn toàn câm lặng, bàng quan và vô cảm
trước những bức xúc của người dân… Có gì là vi phạm pháp luật trong
việc Phương Uyên và Nguyên Kha hành động "lén lút" và tham gia một tổ chức "phản động"
hay không? Tất nhiên là có! Đó chính là: Nhà cầm quyền vi phạm Hiến
pháp, cản trở công dân hành động hợp pháp công khai và thành lập những
tổ chức hợp pháp tử tế.
Phương Uyên và Nguyên Kha là hai thanh niên yêu nước, yêu nước đến mức
dám dấn thân... Họ yêu nước theo cách của họ. Nhà cầm quyền không ưa
kiểu yêu nước ấy, điều đó cũng dễ hiểu, bởi chính Phương Uyên và Nguyên
Kha cũng không ưa kiểu yêu nước của phía cầm quyền. Sở thích khác nhau
là lẽ thường tình. Xã hội rất đa dạng, dù không muốn thì cũng phải chấp
nhận. Không thể bất chấp tự nhiên, tìm mọi cách để gò tất cả vào một
khuôn mẫu duy nhất theo khẩu vị của một vài người, cho dù đó là của
thiên tử. Để có được một xã hội thái bình, thì mọi người đều phải học
cách chung sống hòa thuận với nhau và tôn trọng chính kiến của nhau. Với
cách xử sự như đối với Phương Uyên và Nguyên Kha, những người cầm quyền
hiện nay đã dạy cho thế hệ trẻ một bài học rất xấu, rằng: Ở đất nước
này thì không thể chấp nhận bất đồng chính kiến, không thể chung sống
với những người đối lập, mà phải cương quyết diệt bỏ như kẻ thù không
đội trời chung. Nếu cái "tư duy chuyên chính triệt để" ấy được
thừa kế bởi chính quyền kế tiếp – mà ngày thay thế chính quyền chắc chắn
sẽ đến nhanh hơn nếu thế lực cầm quyền cứ tiếp tục hành xử như hiện nay
– thì sau này đừng có oán thán tại sao mình không có chỗ dung thân.
Dù khôn hay dại, dù đúng hay sai, thì những thanh niên hiện còn rất trẻ
cũng sẽ làm chủ đất nước trong tương lai, khi mà đại thần khét tiếng hôm
nay sẽ lẫm chẫm chống gậy ra tựa cửa, mong ngóng được người qua đường
hỏi chuyện. Thành thử, hãy tôn trọng và cư xử rộng lượng với "bọn trẻ" như với tương lai của chính mình!
14/08/2013
Hoàng Xuân Phú
_____________________________________
Cùng tác giả:
Ông Vi Đức Hồi bị biệt giam vì phản đối cách đối xử
Ông Vi Đức Hồi được giải Hellman/Hammett năm 2009 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch RFA file |
Sáng ngày 14 tháng 8 năm 2013, bà Hoàng Thị Tươi, như lịch thăm nuôi
chồng thường lệ đã đến trại giam Nam Hà để thăm chồng là tù nhân lương
tâm Vi Đức Hồi. Tại đây bà được biết ông Hồi bị kỷ luật và biệt giam 6
tháng vì ông đã phản kháng công an trại giam đánh gãy chân anh Lê Văn
Sơn là một trong số 14 thanh niên Công Giáo đang bị giam tại trại Nam
Hà.
Bà Hoàng Thị Tươi kể lại cho chúng tôi biết như sau:
Theo như anh ấy nói lý do họ kỷ luật anh ấy là vì anh ấy phản đối việc anh Lê Văn Sơn bị đánh cách đây gần một tháng. Việc thứ hai là anh ấy làm đơn gửi chủ tịch nước rằng trại giam đã lắp đặt máy phá sóng điện thoại trong buồng giam rất ảnh hưởng đến sức khỏe của anh em tù nhân, làm cho rất nhìêu anh em bị đau đầu. Một việc nữa là họ gắn camera 24/24 để theo dõi tất cả đời tư của anh em trong trại như vậy là không hợp lý. Vì phản đối những việc như vậy nên họ kỷ luật anh ấy. Họ biệt giam anh ấy và kỷ luật 6 tháng bây giờ đã được 1 tháng
Khi chúng tôi thắc mắc tù nhân trong tại giam có được phép sử dụng điện thoại hay không mà bị đặt máy phá sóng bà Tươi cho biết:
Vâng, tuyệt đối không đựơc sử dụng điện thoại nhưng họ vẫn gắn máy phá sóng trong đó vì vậy mới ảnh huởng đến sức khỏe các tù nhân nên anh ấy mới có ý kiến.
Ông Vi Đức Hồi gia nhập Đảng Cộng sản năm 1980 và từng là Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ông Hồi đã viết nhiều bài báo chống tham nhũng và bất công xã hội, đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam cũng như cảnh báo việc mất nước vào tay Trung Quốc. Ông là thành viên của Khối 8406 và đã nhiều lần bị đưa ra "đấu tố" ở địa phương, kể cả bà Hoàng Thị Tươi là vợ của ông cũng bị khai trừ khỏi đảng vì không chịu lên án chồng.
Ông được trao giải Hellman/Hammett năm 2009 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vì các đóng góp trong việc "thúc đẩy tự do ngôn luận".
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-08-14
Bà Hoàng Thị Tươi kể lại cho chúng tôi biết như sau:
Theo như anh ấy nói lý do họ kỷ luật anh ấy là vì anh ấy phản đối việc anh Lê Văn Sơn bị đánh cách đây gần một tháng. Việc thứ hai là anh ấy làm đơn gửi chủ tịch nước rằng trại giam đã lắp đặt máy phá sóng điện thoại trong buồng giam rất ảnh hưởng đến sức khỏe của anh em tù nhân, làm cho rất nhìêu anh em bị đau đầu. Một việc nữa là họ gắn camera 24/24 để theo dõi tất cả đời tư của anh em trong trại như vậy là không hợp lý. Vì phản đối những việc như vậy nên họ kỷ luật anh ấy. Họ biệt giam anh ấy và kỷ luật 6 tháng bây giờ đã được 1 tháng
Khi chúng tôi thắc mắc tù nhân trong tại giam có được phép sử dụng điện thoại hay không mà bị đặt máy phá sóng bà Tươi cho biết:
Vâng, tuyệt đối không đựơc sử dụng điện thoại nhưng họ vẫn gắn máy phá sóng trong đó vì vậy mới ảnh huởng đến sức khỏe các tù nhân nên anh ấy mới có ý kiến.
Ông Vi Đức Hồi gia nhập Đảng Cộng sản năm 1980 và từng là Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ông Hồi đã viết nhiều bài báo chống tham nhũng và bất công xã hội, đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam cũng như cảnh báo việc mất nước vào tay Trung Quốc. Ông là thành viên của Khối 8406 và đã nhiều lần bị đưa ra "đấu tố" ở địa phương, kể cả bà Hoàng Thị Tươi là vợ của ông cũng bị khai trừ khỏi đảng vì không chịu lên án chồng.
Ông được trao giải Hellman/Hammett năm 2009 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vì các đóng góp trong việc "thúc đẩy tự do ngôn luận".
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-08-14
Đoan Trang - Hãy biết quyền của mình (2): Chống bắt giữ tùy tiện
Tình huống
Vào 19h30
ngày thứ ba, 13/8/2013, một nhóm 6 bạn trẻ đang cùng học tiếng Anh ở một căn hộ
trong ngõ Giếng Mứt (phố Bạch Mai, Hà Nội), thì chủ nhà gọi điện cho bạn Trần
Quang Trung (là người thuê nhà), bảo xuống mở cửa. Trung xuống nhà, vừa mở cửa
thì có hai người lạ mặt ập vào, một trong hai kẻ này bóp cổ Trung để khống chế,
kẻ còn lại giật điện thoại của Trung.
Sau đó, có
khoảng 20 người – dáng vẻ như dân phòng, công an mặc thường phục – xông vào
nhà, kéo lên gác, bắt mọi người xuất trình giấy tờ và bỏ hết điện thoại đặt lên
bàn. Trong số đó, chỉ có một người mặc đồ công an. Họ cầm theo ba máy quay
phim, chĩa vào mặt nhóm bạn trẻ, ghi hình liên tục.
Một bạn trẻ, tên là Thùy Linh, lên tiếng yêu cầu toán người xuất trình giấy tờ và dừng quay phim, nếu không họ có thể bị kiện về tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp. Song, không ai trong số những kẻ đột nhập xuất trình giấy tờ. Một bạn trẻ khác, Hồ Đức Thành, rút điện thoại định gọi cho bạn thì trong số người đột nhập, một kẻ hét lên: “Tôi là dân phòng ở đây, hôm nay tôi đến kiểm tra tạm trú tạm vắng, yêu cầu anh ngồi im”. Do Thành không chịu “ngồi im”, nên đồng chí “dân phòng” này xông vào giật điện thoại của Thành, xô đẩy và làm vỡ một tấm kính trong nhà.
Tới 20h30, tất
cả nhóm bạn trẻ bị áp giải về công an phường Trương Định. Tới nơi, công an phường
yêu cầu mọi người bỏ điện thoại và máy tính ra để niêm phong, “tạm thời thu giữ,
làm việc xong sẽ trả”. Mỗi chiếc điện thoại đều được đựng trong phong bì niêm
phong, lấy chữ ký giáp lai của mọi người. Mỗi máy tính cũng đều được dán băng
dính niêm phong và lấy chữ ký giáp lai.
Một người mặc
thường phục bảo công an phường lập biên bản tạm giữ số đồ đạc, có người giao,
người nhận và người làm chứng. Công an phường làm theo. Các bạn trẻ không biết
biên bản ghi những gì, không ký và cũng không được giữ bản nào.
Sau đó, toàn
bộ máy tính, điện thoại, biên bản đều bị mang đi. (Biên bản không có chữ ký của
người bị thu đồ mà chỉ có chữ ký của công an và người làm chứng của phía công
an). Còn cả nhóm thì bị chia nhỏ để “làm việc”: Người bị đưa về công an quận
Hai Bà Trưng, người bị thẩm vấn ngay tại công an phường Trương Định. Các câu hỏi
xoay quanh: nhân thân, tại sao biết lớp học tiếng Anh này, tham gia lâu chưa,
ai tổ chức, giáo trình ai soạn, nội dung có liên quan gì đến chính trị-pháp luật
không, mọi người có tham gia tổ chức chính trị nào không, có biết anh A, chị B…
không, v.v.
Cuối cùng mọi
người được thả ra, nhưng một số máy tính và điện thoại vẫn bị giữ.
Nguồn ảnh: ẩn danh
Vấn đề
Câu hỏi đặt
ra là: Việc làm của cơ quan công quyền (nếu thực đó là cơ quan công quyền) có
gì sai luật?
Câu trả lời:
Đây là một trường hợp điển hình của việc “bắt giữ tùy tiện”.
Bắt giữ tùy
tiện là hành vi bắt giữ người mà không có chứng cớ về việc người đó phạm tội,
và/ hoặc hành vi bắt giữ người được tiến hành không đảm bảo trình tự, thủ tục
pháp lý.
Việc nhóm người
tự xưng là công an (trong đó chỉ có một người mặc đồ công an, và không ai xuất
trình giấy tờ chứng minh thân phận của họ) ập vào nhà bắt nhóm bạn trẻ về đồn,
vào ban đêm, mà không có lệnh bắt, chính là “bắt giữ tùy tiện”, vì không kèm
theo chứng cứ phạm tội mà cũng không đảm bảo thủ tục pháp lý, chẳng hạn, thiếu
lệnh bắt.
Theo Điều 80
Bộ luật Tố tụng Hình sự:
- Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
- Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt. (…)
- Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã (…).
Nhóm công an
(cứ giả sử họ là công an thật) bắt các bạn sinh viên về đồn vào ban đêm, tịch
thu tài sản (điện thoại và máy tính) mà không có lệnh bắt, trong khi đó, tất cả
các bạn đều hoàn toàn không phạm tội quả tang, không thuộc diện truy nã.
Như vậy, đã
đúng là “bắt giữ tùy tiện” chưa, thưa cơ quan công an?
Các sai phạm khác của CA
Trong vụ bắt
người tùy tiện tối 13/8, cơ quan công an còn vi phạm Điều 31 Bộ luật Dân sự về
“quyền của cá nhân đối với hình ảnh” khi họ dùng camera ghi hình các bạn trẻ: Công dân có quyền đối với hình ảnh của
mình; việc sử dụng hình ảnh của công dân phải được công dân đồng ý.
Tham chiếu với
bài trước (“Chụp ảnh công an”),
chúng ta thấy nổi lên một nguyên tắc: Công dân
có quyền quay phim, chụp ảnh nhân viên công lực; nhưng ngược lại thì
không! Ở đây, phía công an đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tóm lại là
lạm dụng sức mạnh của họ để ghi hình các công dân.
Cơ quan công
an vi phạm cả Điều 135 Bộ luật Tố tụng Hình sự khi họ khám xét, tạm giữ đồ đạc
của nhóm bạn trẻ mà không hề có lệnh bắt hay quyết định khởi tố vụ án. (Trình tự pháp luật là: Phải có
“khởi tố” thì mới có “vụ án”, và phải có “vụ án” thì mới có việc thu giữ các đồ
vật là “vật chứng và tài liệu có liên quan đến vụ án”).
Cuối cùng, cơ quan công an còn có dấu hiệu vi phạm Điều 124 Bộ luật Hình sự, “Tội xâm phạm chỗ ở của công dân”: Họ đã khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; phạm tội một cách có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn… Tội này có thể bị phạt tù từ một đến ba năm.
David Brown - Nghị định mới về Internet - Ai sợ ông Ba Bị ?
Hà Nội có rất nhiều hình phạt rời mà họ có thể ban phát cho các
blogger bất đồng chính kiến tùy họ chọn. Thường thì họ lách xuống chẳng
hạn truy tố qua vu cáo tội trốn thuế khi không muốn triển khai vũ khí
nặng. Theo số liệu của RSF, vì lý do nào đó, chính phủ đã đưa 35 nhà phê
bình trên mạng vào tù trong năm nay.
Nghị định 72 về việc quản lý Internet mà chế độ Hà Nội công bố vào ngày
30 tháng 7 đã dấy lên một làn sóng phẩn nộ. Người phát ngôn của Ủy ban
Bảo vệ các Nhà báo (CPJ) gọi nghị định này là “nỗ lực mới nhất của Việt
Nam để… ngăn chặn tất cả các hình thức phê bình trên mạng”. Tổ chức
Phóng viên không Biên giới (RSF) tuyên bố “Chẳng gì kém hơn là cuộc tấn
công khắc nghiệt nhất đối với quyền tự do thông tin từ… năm 2011″. Còn
Đại sứ quán Hoa Kỳ thì bày tỏ “quan ngại sâu sắc”. Và tờ Washington Post
cho là “một đáy vực mới”.
Sự chú ý đã tập trung vào một vài dòng trong Điều 20 của Nghị định này, cấm các blogger hay những người đăng bài lên Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác không được “cung cấp thông tin tổng hợp”.
Vấn đề là, đây có lẽ không phải những gì chính quyền Việt Nam muốn nhắm tới, và thậm chí nếu họ muốn như thế thì việc ngăn chặn các công dân hiểu biết về Internet không được đăng lại hoặc đặt đường dẫn tới các bản tin gần như vượt quá khả năng của họ.
Người nước ngoài có xu hướng chấp nhận các bài báo về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam như chúng xuất hiện và đánh giá chúng ngoài bối cảnh. Điều đó không đáng ngạc nhiên. Nỗ lực dai dẳng của Hà Nội trong việc trừng phạt các blogger vì “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Điều 88 Bộ luật hình sự), “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79) hoặc “lạm dụng quyền tự do dân chủ” (Điều 258) đã làm những nhà ủng hộ nhân quyền nước ngoài giả định điều tồi tệ nhất về động cơ và phương pháp.
Lần này không đơn giản như vậy. Từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã cố tìm mọi cách để làm cho các nguyên lý của chế độ Cộng sản, một học thuyết về “pháp luật xã hội chủ nghĩa” dựa trên mô hình nước Nga Leninist, sao cho thích ứng với nhu cầu hoà nhập thành công vào một hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn cầu.
Các nhà cải cách lập luận rằng đã đến lúc phải loại bỏ quan điểm cho rằng mọi quyền được hưởng phải điều kiện hóa bằng các nghĩa vụ tương ứng, ví dụ, công dân không thể thực hiện quyền phát biểu hay xuất bản một cách tự do, được thờ cúng như mình muốn hoặc kết nhóm với bạn bè cùng chí hướng nếu hoạt động đó “xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Những người bảo thủ của chế độ nghĩ rằng đó là một ý tưởng khó có thể nghĩ tới. Họ e rằng bị trượt xuống một con dốc trơn, một con dốc có khả năng dẫn đến việc lật đổ vai trò của Đảng Cộng sản là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Việc tìm kiếm một kiểu “nhà nước xã hội chủ nghĩa pháp trị” dẫn đến một sự rối rắm về lập pháp do cố tìm cách gắn các nguyên tắc và quy luật vốn chỉ thích hợp với một nền kinh tế đang phát triển và một thế giới quan rộng mở vào những gì còn sót lại của hệ tư tưởng Mác-Lênin. Khó có một ví dụ nào về tình trạng lộn xộn này tốt hơn Nghị định 72 của Thủ tướng về quản lý internet với 46 điều, 21 trang đã và đang bị truyền thông phương Tây thẳng thừng lên án.
Không có nhiều nội dung mới trong Nghị định 72. Hầu hết nó chỉ gói ghém lại một chỉ thị ra năm 2008 (Thông thư 07/2008/TB-BTTT). Chỉ thị này tìm cách mở rộng các nguyên tắc quản lý phương tiện truyền thông công cộng vào một hiện tượng mới, hệ Internet có tương tác và sự gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội.
Hãy lấy điều 5 của Nghị định này làm ví dụ. Một số lớn các nhà bình luận phương Tây đều chỉ trích gần như nhau về các cấm đoán “mơ hồ đáng báo động” và “lạnh lùng” trong điều này đối với việc sử dụng internet để chống lại nhà nước; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; tiết lộ bí mật nhà nước, vu khống, hoặc xuất bản các tài liệu đồi trụy, khiêu dâm. Đó là những nội dung chuẩn trong luật quản lý phương tiện truyền thông của Việt Nam, nâng lên trực tiếp từ Hiến pháp 1992. Đối với các blogger bất đồng chính kiến, nó gần như rơi vào loại “tiếng ồn hậu cảnh”.
Các mục dài của nghị định thiết lập các khuôn khổ pháp lý để quản lý các dịch vụ Internet di động mà năm 2008 chưa từng có, và mở rộng các hạn chế cho các trò chơi điện tử. Các quy định về internet di động có tính kỹ thuật và là chuyện thường ngày. Đối với trò chơi trên mạng, chúng như cơn dịch ở Việt Nam, nỗi chán ngán của hàng triệu bậc cha mẹ, và ít nhất cũng kháng lại sự kiểm soát nhà nước như việc viết blog trên mạng.
Có hai, hoặc có lẽ ba yếu tố thực sự mới và có vấn đề trong Nghị định 72.
Thứ nhất, chế độ tìm cách phân loại “các trang thông tin điện tử”. Đó là mục đã làm dấy lên sự tranh cãi gay gắt về những gì có thể hoặc không thể đăng hợp pháp trên một blog hay Facebook. Nghị định 72 định nghĩa “trang thông tin điện tử tổng hợp” là “trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó”. Đối lại, nghị định nêu rằng “trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”.
Sau khi RSF khai hoả chỉ trích đoạn này như một nỗ lực của Hà Nội cấm những người đăng bài trên các blog hoặc mạng xã hội không được chia sẻ thông tin sao chép từ các nguồn tin, các nhà phê bình phương Tây khác đã nhảy vào cuộc. Phải mất vài ngày để các quan chức Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra lời thanh minh “‘Chúng tôi không bao giờ cấm mọi người chia sẻ thông tin hoặc liên kết tin tức từ các trang web. Nó đã hoàn toàn bị hiểu lầm’, bà Nguyễn Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin trực tuyến của Bộ, nói với Reuters. ‘Đây là một nghị định bình thường nó không đi ngược lại với bất kỳ cam kết nhân quyền nào’.” Sự khác biệt chủ yếu giữa “trang thông tin điện tử tổng hợp” và “các trang cá nhân” có vẻ là ở nghĩa vụ của trang tổng hợp, nếu đăng ký tại Việt Nam thì phải cung cấp dữ liệu về người sử dụng theo yêu cầu của chính phủ. Điều này dẫn đến cái mới thứ hai. Hà Nội muốn các công ty cung cấp dịch vụ internet phải định vị ít nhất là một máy chủ tại Việt Nam và cung cấp dữ liệu về người sử dụng theo yêu cầu của nhà chức trách. Các nhà cung cấp quốc tế lớn như Google, Yahoo, Facebook và eBay – hợp thành Liên minh Internet châu Á — có vẻ không hợp tác với quy định này, cho rằng nó “sẽ bóp nghẹt sự đổi mới”. Hay cũng không cần có họ hợp tác trong khi hơn 30 triệu người Việt sử dụng internet có thể truy cập các máy chủ ở nước ngoài chỉ đơn giản bằng cách điều chỉnh các thiết lập DSL trên máy tính của họ.
Ý tưởng mới thứ ba, theo Bộ Thông tin và Truyền thông là động cơ chính để sửa đổi các quy định quản lý internet, là Việt Nam cần phải thắt chặt việc bảo vệ sở hữu trí tuệ. Trên nguyên tắc, Bộ hoàn toàn đúng: các nhà xuất bản Việt Nam trực tuyến và không trực tuyến đều chẳng ngại ngùng in lại bất cứ điều gì đúng yêu cầu của họ bất kể đó là nội dung ở trong hay ngoài nước, đôi khi có sự chấp nhận nhưng thường là không. Đó là một thực tế hút hầu hết các lợi nhuận ra khỏi sự sáng tạo.
Tương lai không xa là thoả thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), “hiệp định thương mại thế kỷ 21″ mà Hoa Kỳ đang cổ vũ. Hà Nội hết sức muốn tham gia hiệp ước này, nhưng một phần của điều kiện gia nhập lại là cam kết tin cậy về bảo vệ sở hữu trí tuệ các đối tác khác. Đó là một đòi hỏi rất cao. Đặc biệt trong lĩnh vực trên mạng, chính quyền Việt Nam không có khả năng kiểm soát liệu việc trích dẫn có đầy đủ và chính xác hay không, chưa nói tới việc không tôn trọng bản quyền. Đó là vùng đất chưa khai phá (terra incognita) đối với các tòa án Việt Nam.
Khi máy chủ ở nước ngoài, Hà Nội có rất ít đòn bẩy để buộc “người tổng hợp thông tin” hoặc các blogger trên Facebook ngưng việc gom vào và đăng tải lại những câu chuyện thú vị, bất kể có nguồn ở báo New York Times hoặc trên một tờ báo địa phương ở Việt Nam.
Nhiều yêu cầu khác được quy định trong Nghị định mới cũng gặp những khó khăn như thế, không ít hơn so với thông tư năm 2008. Đó là một vấn đề phổ biến với các luật lệ, chỉ thị của Việt Nam: chúng có xu hướng là các phát biểu về nguyên tắc nên nói chung là không thể thi hành được.
Sau khi thông tư năm 2008 được ban hành, các blog hàng đầu của Việt Nam đã chuyển ra nước ngoài. Hiện nay phần lớn chúng đều do WordPress hoặc Blogspot làm chủ cung cấp dịch vụ. Mặc dù vẫn còn có thể bị hack cài mã độc hại, các blog này nằm ngoài tầm với của luật pháp Việt Nam nhưng lại ngay trong tầm tay của độc giả Việt Nam. Vì Facebook hay Google, cũng đều ở ngoài nước và hầu như miễn nhiễm với các biện pháp trừng phạt của Hà Nội, cho nên những trói buộc chính thức về nội dung mà người sử dụng có thể đăng tải thậm chí còn ít đáng ngại hơn.
Vì vậy, cuối cùng, giống như rất nhiều luật lệ và nghị định của Việt Nam, các quy định gây tranh cãi của Nghị định 72 dường như chủ yếu chỉ có tính khích lệ, thúc đẩy bởi ý thức hệ và khó có thể thực thi một cách có hệ thống.
Theo đúng trình tự, một thông tư khác sẽ quy định các mức tiền phạt có thể được áp dụng đối với những hành vi vi phạm Nghị định mới này. Tuy nhiên, nếu quá khứ là tiền lệ, Nghị định 72 sẽ không tạo ra nhiều khác biệt cho lắm. Hà Nội có rất nhiều hình phạt rời mà họ có thể ban phát cho các blogger bất đồng chính kiến tùy họ chọn. Thường thì họ lách xuống chẳng hạn truy tố qua vu cáo tội trốn thuế khi không muốn triển khai vũ khí nặng. Theo số liệu của RSF, vì lý do nào đó, chính phủ đã đưa 35 nhà phê bình trên mạng vào tù trong năm nay. Điều đó giải thích tại sao nghị định mới tương đối ít báo động trong thế giới blog ở Việt Nam ; ít nhất có vẻ nó không đe dọa hơn những thứ vũ khí đàn áp tư tưởng của Hà Nội từng có từ trước tới nay.
Sự chú ý đã tập trung vào một vài dòng trong Điều 20 của Nghị định này, cấm các blogger hay những người đăng bài lên Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác không được “cung cấp thông tin tổng hợp”.
Vấn đề là, đây có lẽ không phải những gì chính quyền Việt Nam muốn nhắm tới, và thậm chí nếu họ muốn như thế thì việc ngăn chặn các công dân hiểu biết về Internet không được đăng lại hoặc đặt đường dẫn tới các bản tin gần như vượt quá khả năng của họ.
Người nước ngoài có xu hướng chấp nhận các bài báo về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam như chúng xuất hiện và đánh giá chúng ngoài bối cảnh. Điều đó không đáng ngạc nhiên. Nỗ lực dai dẳng của Hà Nội trong việc trừng phạt các blogger vì “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Điều 88 Bộ luật hình sự), “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79) hoặc “lạm dụng quyền tự do dân chủ” (Điều 258) đã làm những nhà ủng hộ nhân quyền nước ngoài giả định điều tồi tệ nhất về động cơ và phương pháp.
Lần này không đơn giản như vậy. Từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã cố tìm mọi cách để làm cho các nguyên lý của chế độ Cộng sản, một học thuyết về “pháp luật xã hội chủ nghĩa” dựa trên mô hình nước Nga Leninist, sao cho thích ứng với nhu cầu hoà nhập thành công vào một hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn cầu.
Các nhà cải cách lập luận rằng đã đến lúc phải loại bỏ quan điểm cho rằng mọi quyền được hưởng phải điều kiện hóa bằng các nghĩa vụ tương ứng, ví dụ, công dân không thể thực hiện quyền phát biểu hay xuất bản một cách tự do, được thờ cúng như mình muốn hoặc kết nhóm với bạn bè cùng chí hướng nếu hoạt động đó “xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Những người bảo thủ của chế độ nghĩ rằng đó là một ý tưởng khó có thể nghĩ tới. Họ e rằng bị trượt xuống một con dốc trơn, một con dốc có khả năng dẫn đến việc lật đổ vai trò của Đảng Cộng sản là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Việc tìm kiếm một kiểu “nhà nước xã hội chủ nghĩa pháp trị” dẫn đến một sự rối rắm về lập pháp do cố tìm cách gắn các nguyên tắc và quy luật vốn chỉ thích hợp với một nền kinh tế đang phát triển và một thế giới quan rộng mở vào những gì còn sót lại của hệ tư tưởng Mác-Lênin. Khó có một ví dụ nào về tình trạng lộn xộn này tốt hơn Nghị định 72 của Thủ tướng về quản lý internet với 46 điều, 21 trang đã và đang bị truyền thông phương Tây thẳng thừng lên án.
Không có nhiều nội dung mới trong Nghị định 72. Hầu hết nó chỉ gói ghém lại một chỉ thị ra năm 2008 (Thông thư 07/2008/TB-BTTT). Chỉ thị này tìm cách mở rộng các nguyên tắc quản lý phương tiện truyền thông công cộng vào một hiện tượng mới, hệ Internet có tương tác và sự gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội.
Hãy lấy điều 5 của Nghị định này làm ví dụ. Một số lớn các nhà bình luận phương Tây đều chỉ trích gần như nhau về các cấm đoán “mơ hồ đáng báo động” và “lạnh lùng” trong điều này đối với việc sử dụng internet để chống lại nhà nước; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; tiết lộ bí mật nhà nước, vu khống, hoặc xuất bản các tài liệu đồi trụy, khiêu dâm. Đó là những nội dung chuẩn trong luật quản lý phương tiện truyền thông của Việt Nam, nâng lên trực tiếp từ Hiến pháp 1992. Đối với các blogger bất đồng chính kiến, nó gần như rơi vào loại “tiếng ồn hậu cảnh”.
Các mục dài của nghị định thiết lập các khuôn khổ pháp lý để quản lý các dịch vụ Internet di động mà năm 2008 chưa từng có, và mở rộng các hạn chế cho các trò chơi điện tử. Các quy định về internet di động có tính kỹ thuật và là chuyện thường ngày. Đối với trò chơi trên mạng, chúng như cơn dịch ở Việt Nam, nỗi chán ngán của hàng triệu bậc cha mẹ, và ít nhất cũng kháng lại sự kiểm soát nhà nước như việc viết blog trên mạng.
Có hai, hoặc có lẽ ba yếu tố thực sự mới và có vấn đề trong Nghị định 72.
Thứ nhất, chế độ tìm cách phân loại “các trang thông tin điện tử”. Đó là mục đã làm dấy lên sự tranh cãi gay gắt về những gì có thể hoặc không thể đăng hợp pháp trên một blog hay Facebook. Nghị định 72 định nghĩa “trang thông tin điện tử tổng hợp” là “trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó”. Đối lại, nghị định nêu rằng “trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”.
Sau khi RSF khai hoả chỉ trích đoạn này như một nỗ lực của Hà Nội cấm những người đăng bài trên các blog hoặc mạng xã hội không được chia sẻ thông tin sao chép từ các nguồn tin, các nhà phê bình phương Tây khác đã nhảy vào cuộc. Phải mất vài ngày để các quan chức Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra lời thanh minh “‘Chúng tôi không bao giờ cấm mọi người chia sẻ thông tin hoặc liên kết tin tức từ các trang web. Nó đã hoàn toàn bị hiểu lầm’, bà Nguyễn Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin trực tuyến của Bộ, nói với Reuters. ‘Đây là một nghị định bình thường nó không đi ngược lại với bất kỳ cam kết nhân quyền nào’.” Sự khác biệt chủ yếu giữa “trang thông tin điện tử tổng hợp” và “các trang cá nhân” có vẻ là ở nghĩa vụ của trang tổng hợp, nếu đăng ký tại Việt Nam thì phải cung cấp dữ liệu về người sử dụng theo yêu cầu của chính phủ. Điều này dẫn đến cái mới thứ hai. Hà Nội muốn các công ty cung cấp dịch vụ internet phải định vị ít nhất là một máy chủ tại Việt Nam và cung cấp dữ liệu về người sử dụng theo yêu cầu của nhà chức trách. Các nhà cung cấp quốc tế lớn như Google, Yahoo, Facebook và eBay – hợp thành Liên minh Internet châu Á — có vẻ không hợp tác với quy định này, cho rằng nó “sẽ bóp nghẹt sự đổi mới”. Hay cũng không cần có họ hợp tác trong khi hơn 30 triệu người Việt sử dụng internet có thể truy cập các máy chủ ở nước ngoài chỉ đơn giản bằng cách điều chỉnh các thiết lập DSL trên máy tính của họ.
Ý tưởng mới thứ ba, theo Bộ Thông tin và Truyền thông là động cơ chính để sửa đổi các quy định quản lý internet, là Việt Nam cần phải thắt chặt việc bảo vệ sở hữu trí tuệ. Trên nguyên tắc, Bộ hoàn toàn đúng: các nhà xuất bản Việt Nam trực tuyến và không trực tuyến đều chẳng ngại ngùng in lại bất cứ điều gì đúng yêu cầu của họ bất kể đó là nội dung ở trong hay ngoài nước, đôi khi có sự chấp nhận nhưng thường là không. Đó là một thực tế hút hầu hết các lợi nhuận ra khỏi sự sáng tạo.
Tương lai không xa là thoả thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), “hiệp định thương mại thế kỷ 21″ mà Hoa Kỳ đang cổ vũ. Hà Nội hết sức muốn tham gia hiệp ước này, nhưng một phần của điều kiện gia nhập lại là cam kết tin cậy về bảo vệ sở hữu trí tuệ các đối tác khác. Đó là một đòi hỏi rất cao. Đặc biệt trong lĩnh vực trên mạng, chính quyền Việt Nam không có khả năng kiểm soát liệu việc trích dẫn có đầy đủ và chính xác hay không, chưa nói tới việc không tôn trọng bản quyền. Đó là vùng đất chưa khai phá (terra incognita) đối với các tòa án Việt Nam.
Khi máy chủ ở nước ngoài, Hà Nội có rất ít đòn bẩy để buộc “người tổng hợp thông tin” hoặc các blogger trên Facebook ngưng việc gom vào và đăng tải lại những câu chuyện thú vị, bất kể có nguồn ở báo New York Times hoặc trên một tờ báo địa phương ở Việt Nam.
Nhiều yêu cầu khác được quy định trong Nghị định mới cũng gặp những khó khăn như thế, không ít hơn so với thông tư năm 2008. Đó là một vấn đề phổ biến với các luật lệ, chỉ thị của Việt Nam: chúng có xu hướng là các phát biểu về nguyên tắc nên nói chung là không thể thi hành được.
Sau khi thông tư năm 2008 được ban hành, các blog hàng đầu của Việt Nam đã chuyển ra nước ngoài. Hiện nay phần lớn chúng đều do WordPress hoặc Blogspot làm chủ cung cấp dịch vụ. Mặc dù vẫn còn có thể bị hack cài mã độc hại, các blog này nằm ngoài tầm với của luật pháp Việt Nam nhưng lại ngay trong tầm tay của độc giả Việt Nam. Vì Facebook hay Google, cũng đều ở ngoài nước và hầu như miễn nhiễm với các biện pháp trừng phạt của Hà Nội, cho nên những trói buộc chính thức về nội dung mà người sử dụng có thể đăng tải thậm chí còn ít đáng ngại hơn.
Vì vậy, cuối cùng, giống như rất nhiều luật lệ và nghị định của Việt Nam, các quy định gây tranh cãi của Nghị định 72 dường như chủ yếu chỉ có tính khích lệ, thúc đẩy bởi ý thức hệ và khó có thể thực thi một cách có hệ thống.
Theo đúng trình tự, một thông tư khác sẽ quy định các mức tiền phạt có thể được áp dụng đối với những hành vi vi phạm Nghị định mới này. Tuy nhiên, nếu quá khứ là tiền lệ, Nghị định 72 sẽ không tạo ra nhiều khác biệt cho lắm. Hà Nội có rất nhiều hình phạt rời mà họ có thể ban phát cho các blogger bất đồng chính kiến tùy họ chọn. Thường thì họ lách xuống chẳng hạn truy tố qua vu cáo tội trốn thuế khi không muốn triển khai vũ khí nặng. Theo số liệu của RSF, vì lý do nào đó, chính phủ đã đưa 35 nhà phê bình trên mạng vào tù trong năm nay. Điều đó giải thích tại sao nghị định mới tương đối ít báo động trong thế giới blog ở Việt Nam ; ít nhất có vẻ nó không đe dọa hơn những thứ vũ khí đàn áp tư tưởng của Hà Nội từng có từ trước tới nay.
Tác giả/ hiệu đính : David Brown - Asia Sentinel
David Brown là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ nghỉ hưu, với nhiều kinh nghiệm về Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
(Thông luận)
Cánh cò - Cái chết của loa phường
Như hầu hết các nước Cộng sản, Việt Nam có chế độ loa phường rất hữu
hiệu trong việc tuyên truyền chính sách của nhà nước tới người dân.
Những chiếc loa ấy dù có ghét hay thích thì nó vẫn cứ loe lóe vào các
giờ giấc nhất định trong ngày. Thường là lúc người dân chuẩn bị ra đồng,
tới sở vào lúc 5 giờ rưỡi sáng và sau khi mệt mỏi quay lại nhà vào 7
giờ tối. Hai thời điểm quan trọng ấy bị chiếc loa phường chiếm hữu từ
nhiều chục năm qua, lâu dần không ai có ý tưởng mình bị sách nhiễu, bị
nghe những điều không muốn nghe và sống cùng với những dối trá của nó mà
không thắc mắc.
Sự dối trá của những chiếc loa phường không nằm một chỗ, nó lan ra xã hội và thâm nhập vào đời sống thường nhật của người dân, hình thành một loại văn hóa lừa đảo ăn sâu, bắt rễ trong nhiều thành phần quần chúng. Sự dối trá xuất hiện cả trong giới có học, được giáo dục trong môi trường xã hội chủ nghĩa nhưng cách ăn nói, viết lách lại không khác mấy với ngôn ngữ của loa phường.
Chỉ khác một điều loa phường tuy xảo trá nhưng không hỗn hào, hay cao ngạo dạy đời. Khác với những kẻ ăn theo phương pháp loa phường nhưng không biết giới hạn của ngôn ngữ. Những kẻ này lên tay xuống ngón mạt sát người khác với từ ngữ hạ đẳng nhất mà ngay cả một chiếc loa phường tuy làm bằng sắt cũng phải xấu hổ.
Sự dối trá của những chiếc loa phường không nằm một chỗ, nó lan ra xã hội và thâm nhập vào đời sống thường nhật của người dân, hình thành một loại văn hóa lừa đảo ăn sâu, bắt rễ trong nhiều thành phần quần chúng. Sự dối trá xuất hiện cả trong giới có học, được giáo dục trong môi trường xã hội chủ nghĩa nhưng cách ăn nói, viết lách lại không khác mấy với ngôn ngữ của loa phường.
Chỉ khác một điều loa phường tuy xảo trá nhưng không hỗn hào, hay cao ngạo dạy đời. Khác với những kẻ ăn theo phương pháp loa phường nhưng không biết giới hạn của ngôn ngữ. Những kẻ này lên tay xuống ngón mạt sát người khác với từ ngữ hạ đẳng nhất mà ngay cả một chiếc loa phường tuy làm bằng sắt cũng phải xấu hổ.
Một trong những chiếc loa miệng có bằng cấp ấy có tên là Đông La.
Đông La là bản sao không hoàn hảo của một chiếc loa phường made in
Vietnam. Đông La không phải là viên chức chính phủ nhưng có tâm lý yêu
đảng, yêu chế độ cuồng nhiệt vượt xa tất cả cán bộ tuyên giáo cao nhất
nước. Đông La mở trang blog riêng chỉ với mục đích: chửi bới, bươi móc
tất cả những ai có hoạt động hay bài viết phản biện lại các chính sách
sai trái của nhà nước. Đông La tự nguyện làm rào chắn mọi tấn công từ xã
hội bằng một thứ vũ khí duy nhất của Chí Phèo: chửi. Đông La chửi từ
người lớn tuổi nhất là Giáo Sư Huệ Chi cho tới người nhỏ tuổi nhất là
nhà văn, giảng viên Nhã Thuyên với cùng một ngôn ngữ của kẻ ăn mày không
được bố thí.Đông La gầm gừ kết án GS Huệ Chi là bập bõm trong bể trí
thức, thiếu sáng tạo vì ông Huệ Chi được giáo dục trong một môi trường
cổ khi ấy nền đại học của Việt Nam còn phôi thai.
Sau khi chửi bới GS Huệ Chi, Đông La viết: "Không giống như tôi từng
phải làm chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ, giải quyết những bài toán
mà người ta không làm được. Về văn chương, tôi không chỉ sáng tác văn,
thơ mà còn viết phê bình lý luận giàu tính thi pháp học, đến GS Trần
Đình Sử, một trong vài người viết nhiều về thi pháp ở VN, còn phải sưu
tập."
Rất nhiều loa phường bái phục Đông La về hành động tự sướng này. Loa
phường vốn vô tri nhưng tỏ ra hơn hẳn Đông La ở chuyện liêm sỉ.
Năm 2009, Tôn Văn đã vạch cái vốn trí thức khoe mẻ ấy của Đông La trên
Talawas: "ông Đông La “bắt rễ, xâu chuỗi” vào nhau để phán: “Trước hết,
người ta chỉ phát hiện vũ trụ đang ‘giãn nở gia tốc’ chứ vũ trụ không
‘giãn nở rồi ổn định rồi lại giãn nở gia tốc’ như GS Nguyễn Huệ Chi
viết” và kết: “sự hiểu biết tiến những bước thần kỳ là hạnh phúc của
nhân loại sao lại khiến nhiều người lo lắng thót tim?” Chắc ông khoái
chí với cái “dở hơi” “giãn ra rồi… ổn định vào như chơi” của vũ trụ;
nhưng tiếc rằng đó chỉ là trí tượng của ông!. Nghĩa là những đòn “thâm
hậu” rút ra từ những tri thức vật lý hiện đại của ông coi rất hoành
tráng nhưng cuối cùng đều đánh trượt."
Đông La tấn công GS Huệ Chi vì ông và một nhóm trí thức mở trang blog
Bauxit.Vn, một trang mạng nổi tiếng tập trung các bài phản biện giá trị
mà nhà nước không thể làm gì được vì sự đứng đắn của nó.
Không phải chỉ GS Huệ Chi là được Đông La chú ý hay nhận chỉ thị của
Đảng để tấn công. Đông La tỏ ra rất phấn khích khi bất cứ nhân vật nào
được cộng đồng chú ý, bàn bạc. Từ TS luật Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Công
Định... cho tới sinh viên trẻ như Phương Uyên hay nhà văn nhà giáo Nhã
Thuyên. TS Nguyễn Thị Từ Huy hay nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên.
Từ nhà văn Nguyễn Quang Lập đến nhà báo Huy Đức. Những khuôn mặt ấy đều
được Đông La nghiên cứu, soi mói với cái đầu nhăn nhúm định kiến của
loại tư duy nô bộc.
Đông La sung sướng tự nhận mình là văn nô khi tuyên bố trên trang blog
Đông La: "Tôi từng tuyên bố là tôi rất muốn làm “văn nô” cho Đảng nếu
điều đó giúp cho đất nước ổn định và phát triển và vạch mặt giúp Đảng
những kẻ dốt và ác nhưng lại luôn nhân danh đổi mới vì dân vì nước. Tiếc
là không được như thế, chính vì vậy, khi viết xong bài Các Mác – một
tình yêu bao la, tôi đã phải gởi đăng trên Talawas. Dù biết rằng trang
này cũng chẳng phải dân chủ dân chiếc gì đâu."
Nhiều người khi nghe đến tên Các Mác đã phải bịt miệng lẫn mũi nhưng văn
nô Đông La lại viết hẳn một bài về Mác có tên "Các Mác – một tình yêu
bao la" thì câu hỏi Đông La là ai xem ra khá thừa thải.
Nhưng cái ông văn nô ấy không chỉ viết mà còn bắt người khác phải như
ông ta: biết ơn cái tình yêu bao la ấy qua cách cúc cung tận tụy với chế
độ này, một chế độ đang đặt hình ảnh của Các Mác trên bàn thờ tổ quốc.
Đông La thấy tức tối khi TS Nguyễn Thị Từ Huy ký tên phản đối việc bắt
giữ TS Cù Huy Hà Vũ. Đông La cố tìm ra một lý do tuyệt vời để lên án bà
và gọi đó là hành động ăn cháo đá bát. Đông La cho rằng vì TS Từ Huy đi
Pháp du học theo đề án 322 nên bà phải tận tụy làm việc với chính phủ,
bất kể cái chính phủ ấy sai trái và lật lọng thế nào.
Đông La đem tư cách quỳ mọp của mình để so sánh với chất trí thức trong
sáng của Từ Huy. Cái "bất năng khuất" của người học hành đàng hoàng khác
xa với tư cách "năng di" của một anh lái chữ.
"Tôi đã quá ngạc nhiên và tự hỏi cái gì đã làm “hạt giống đỏ” Từ Huy
chống lại chính cái thể chế ưu ái, nâng đỡ, bồi đắp cho mình như thế?"
Khi cho rằng TS Nguyễn Thị Từ Huy là "hạt giống đỏ" Đông La đã tố cáo sự
hoạt đầu của chính mình. Từng hơn một lần tự nhận "làm chủ nhiệm đề tài
khoa học công nghệ" mà lại không biết tính chất của một hạt giống là
gì. Hạt giống tự nó không thể từ “đỏ” biến thành “xanh” được nếu không
qua một quá trình chuyển đổi sinh học. Tự nhận là một kẻ theo khoa học,
Đông La đã lộ mớ kiến thức còm cõi chắp vá.
Xét theo chính trị, Đông La là kẻ phản động vì tố cáo chính phủ đã lạm
dụng ngân sách quốc gia để chấp thuận cho các "hạt giống đỏ" được hưởng
đề án 322. Xét về mặt chữ nghĩa Đông La dùng từ "hạt giống đỏ" trong ngữ
cảnh này là hoàn toàn gượng ép. Điều đó nói lên tính chất hai mặt của
một văn nô khi viết về hai người sau này, đó là Nhã Thuyên và Phạm Xuân
Nguyên.
Với Nhã Thuyên, Đông La khó lòng dùng ngôn ngữ Chí Phèo vì cô tuy còn
trẻ nhưng tài rất lớn. Đông La không đủ chữ nghĩa để viết về một bồ chữ
như Nhã Thuyên, nhất là trong lĩnh vực Hậu hiện đại. Mặc dù tự xưng
nghiên cứu về lĩnh vực này nhưng Đông La không nắm bắt được cái cốt lõi
của nó mà chỉ sờ soạng những điều nhiều người đã viết. Thiếu kiến thức,
thiếu căn bản lý luận về phê bình Hậu hiện đại đã làm Đông La trở thành
anh hề trên sân khấu văn học vốn dĩ đầy những tài năng như Lý Đợi, Bùi
Chát, những người được xem thành công nhất khi sáng tác theo phong cách
Hậu hiện đại của nhóm Mở Miệng chẳng hạn.
Với Phạm Xuân Nguyên thì khác, Đông La lộ hết chân tướng khi mạt sát ông
này không tiếc lời sau khi bài viết "Phê bình chỉ điểm" của Phạm Xuân
Nguyên xuất hiện. Người ta tự hỏi phải chăng do ghen ghét với chức vụ
Hội trưởng hội nhà văn Hà Nội của Phạm Xuân Nguyên đã khiến Đông La quẫn
trí?
Có thể, và cũng không thể.
Đông La viết: "Nguyên là một đảng viên, một trưởng phòng của Viện Văn
học, đương kim Chủ tịch Hội Nhà Văn Thủ đô Hà Nội. Với dân thường thì
như thế là rất to rồi! Một người ở trong thể chế như vậy, hưởng danh
hưởng lợi, lại đứng trong đội ngũ tiên phong mà khi được kết nạp phải
đọc lời thề cống hiến đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp của Đảng,
nhưng tại sao gần đây Phạm Xuân Nguyên lại có tên trong cái “Danh Sách
72”? Cái danh sách đòi thay đổi Hiến Pháp, đòi bỏ điều 4 hiến định quyền
lãnh đạo của Đảng, đòi Lời nói đầu bỏ ý nhắc đến công ơn Đảng, Bác,
v.v…"
Đây là phản xạ do bản chất, cứ thấy ai được chế độ trọng dụng nhưng
nhưng có thái độ chống đối hay phê phán là Đông La phản ứng. Bài viết có
cái tựa rất "lưu manh" mang tên: "Phạm Xuân Nguyên: thằng mù chữ, thằng
lưu manh!" không cần phân tích cũng thấy sự "thông thái" của một người
tự vỗ ngực cho mình là nhà phê bình văn học như thế nào.
Cuối cùng xin nhắn với ông Đông La nếu vô tình ông đọc được bài viết
này: đối với Huy Đức không cần ông phải la làng là tại sao nhà nước chưa
bắt giữ anh ta, bởi vì Huy Đức rất khinh bỉ những chỉ điểm của ông, anh
ta xem sự điếm đàng của ông là chiếc loa phường không hơn không kém.
Không tin ông lật cuốn sách mới nhất mang tên "Bên Thắng Cuộc" của Huy
Đức ra xem thì sẽ hiểu, mặt mũi của ông in đầy trên bìa cuốn sách ấy.
Có điều những chiếc loa phường bị so sánh với tư cách của Đông La thì
tội nghiệp và không công bằng cho chúng. Hơn nữa chúng cảm thấy sắp bị
diệt chủng vì cái mà người ta gọi là Đông La ngày nay.
Cánh cò(RFA Blog's)
Ni cô 'thay nâu sồng mặc quân phục'
Chính quyền yêu cầu các ni cô diễn văn nghệ nhân ngày kỷ niệm chính trị
Dư luận trong nước đang ồn ào về một buổi văn nghệ ở huyện
Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, trong đó các ni cô xuất hiện trong
trang phục bộ đội và cầm súng.
Trên mạng xã hội Việt Nam đang lan truyền hình ảnh các ni cô mặc trang phục đời thường trình diễn văn nghệ trên sân khấu mà nhiều người cho là ‘phản cảm’ và ‘báng bổ Phật giáo’.
Tuy nhiên, một vị ni trưởng có liên quan lại nói rằng chương trình này diễn ra ‘hoàn toàn theo ý của chính quyền’ và các ni cô đã trình diễn ‘một cách vô tư’ mà không nghĩ gì đến hậu quả.
Sự việc xảy ra hôm thứ Sáu ngày 9/8 tại chùa Pháp Hải, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, chỉ vài ngày trước khi chư tăng ni ở Việt Nam chấm dứt ba tháng cấm túc tu tập kéo dài từ tháng Tư đến tháng Bảy âm lịch vốn được gọi là An cư kiết hạ.
Chùa Pháp Hải là một điểm an cư cho các ni cô và ni sinh trên địa bàn huyện Bình Chánh.
Sự việc đã thu hút sự chú ý của dư luận sau khi trang mạng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vốn thường được gọi là ‘giáo hội nhà nước’, đăng tải phóng sự ảnh về ‘Ngày hội nữ tu’.
Những bức ảnh được đăng tải cho thấy các ni cô không còn vận nâu sồng mà thay vào đó là áo tứ thân, áo dài khăn đóng và những trang phục cách điệu sặc sỡ đang múa hát.
Hiện giờ bức ảnh gây tranh cãi này đã được dỡ ra khỏi phóng sự ảnh.
Phông nền của sân khấu ghi rõ đây là sự kiện do ‘Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Chánh’ chủ trì.
Trang mạng của Giáo hội còn cho biết đây là sự kiện này được tổ chức nhân ‘kỷ niệm 65 ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc’ nhằm ‘đẩy mạnh phong trào rèn luyện của nữ tu’ nhưng không thấy đề cập buổi trình diễn này có liên quan gì đến đợt an cư kiết hạ hay không.
Theo phóng sự ảnh này thì đây là ‘lần đầu tiên’ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Chánh tổ chức trình diễn văn nghệ nhân dịp kết thúc ba tháng mùa hạ.
Thượng tọa Thích Huệ Minh, phó Ban trị sự Phật giáo huyện Bình Chánh, được dẫn lời nói đây là ‘mô hình thật hay.. .cần phải mở rộng trong mùa An cư kiết hạ những năm sau’.
Tuy nhiên, nhiều người không có cùng suy nghĩ với Thượng tọa Thích Huệ Minh.
Cũng chính trên trang nhà của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phóng sự ảnh này đã nhận nhiều lời chỉ trích.
Một người ký tên là Phật tử bình luận: “Xưa chỉ có người diễn vai tu sỹ để tỏ lòng ca ngợi chánh pháp, đạo lý. Sao giờ lại có chuyện người tu hành cởi áo cà sa, giả trang trần tục để diễn vai chiến tranh?”
“Ngày nay tu giống đời thường quá. Buổi văn nghệ không khác chi ngày hội tòng quân. Chả trách đạo đức thời nay xuống cấp trầm trọng,” một người tên Kiên viết.
Một người khác ký tên là Hoàng Khôi bức xúc: “Đạo Phật mong cầu thoát khỏi thất tình lục dục. Thi thố ăn thua, đàn ca hát xướng, cởi áo nầu sồng khoác áo lính. Các vị có thuộc các giới mà Phật đã dạy cho ni chúng không?”
Đây là hoạt động vào cuối mùa An cư kiết hạ khi các ni cô chuẩn bị trở về tu viện của mình
Tuy nhiên, trao đổi với BBC, Ni trưởng Huệ Ngọc nói bà cảm thấy ‘rất phiền’ khi sự việc để lại dư luận không tốt như thế.
Bà cho biết đây là sự kiện do hội phụ nữ chứ không phải nhà chùa đứng ra tổ chức.
“Họ đề xuất mình có năng khiếu sáng tạo gì nhân ngày 60 năm Bác Hồ kêu gọi,” bà nói, “Nhà chùa chỉ là nơi mượn địa điểm để tổ chức”.
“Bên phụ nữ yêu cầu chủ để ca ngợi đất nước và người phụ nữ nên làm như vậy thôi”.
“Họ nói là chủ đề 60 năm lời kêu gọi của Bác Hồ gì đó. Tôi không rành đâu, tự vì mình tu mình cũng hổng rành các việc đó,” bà nói.
Khi được hỏi các tiết mục trình diễn có liên quan gì đến Phật giáo không, ni trưởng trả lời ‘họ (chính quyền) chỉ yêu cầu cái đó thôi’.
Bà cũng giải thích là các hành giả an cư ‘chỉ vô tình’ nhưng để xảy ra hậu quả như thế là ‘ngoài ý muốn’.
“Họ không nghĩ gì hết (khi tham gia trình diễn),” bà nói.
“Đúng là ra người xuất gia không làm như vậy, không bận những đồ thế (thế gian) như vậy,” ni trưởng phân trần, “Nhưng chỉ còn hai ngày nữa là ra hạ, là ngày chư Phật hoan hỷ nên các vị bên Ban trị sự muốn có một ngày chia tay cho các hành giả nên mới đồng ý.”
Bà cho biết sau khi sự việc xảy ra các hành giả có nói lại cho bà biết những phản ứng của dư luận là ‘rất nặng’ và các vị ni cô ‘cảm thấy rất buồn’.
(BBC)
Trên mạng xã hội Việt Nam đang lan truyền hình ảnh các ni cô mặc trang phục đời thường trình diễn văn nghệ trên sân khấu mà nhiều người cho là ‘phản cảm’ và ‘báng bổ Phật giáo’.
Tuy nhiên, một vị ni trưởng có liên quan lại nói rằng chương trình này diễn ra ‘hoàn toàn theo ý của chính quyền’ và các ni cô đã trình diễn ‘một cách vô tư’ mà không nghĩ gì đến hậu quả.
Sự việc xảy ra hôm thứ Sáu ngày 9/8 tại chùa Pháp Hải, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, chỉ vài ngày trước khi chư tăng ni ở Việt Nam chấm dứt ba tháng cấm túc tu tập kéo dài từ tháng Tư đến tháng Bảy âm lịch vốn được gọi là An cư kiết hạ.
‘Ngày hội nữ tu’
Theo giới luật nhà Phật, trong ba tháng mùa hạ, chư tăng ni phải tập trung tu tập và hành thiền để tinh tấn về cả giáo pháp và đạo hạnh, hạn chế đi ra ngoài để tránh giẫm đạp sinh linh cũng như tiếp xúc với bên ngoài.Chùa Pháp Hải là một điểm an cư cho các ni cô và ni sinh trên địa bàn huyện Bình Chánh.
Sự việc đã thu hút sự chú ý của dư luận sau khi trang mạng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vốn thường được gọi là ‘giáo hội nhà nước’, đăng tải phóng sự ảnh về ‘Ngày hội nữ tu’.
Những bức ảnh được đăng tải cho thấy các ni cô không còn vận nâu sồng mà thay vào đó là áo tứ thân, áo dài khăn đóng và những trang phục cách điệu sặc sỡ đang múa hát.
"Phật tử bình luận: “Xưa chỉ có người diễn vai tu sỹ để tỏ lòng ca ngợi chánh pháp, đạo lý. Sao giờ lại có chuyện người tu hành cởi áo cà sa, giả trang trần tục để diễn vai chiến tranh"Thậm chí, trong một tiết mục, các vị nữ tu này còn vận vào trang phục bộ đội thời chiến, đội mũ tai bèo và cầm súng giả lên sân khấu.
Người ký tên Phật tử trên trang nhà của Giáo hội
Hiện giờ bức ảnh gây tranh cãi này đã được dỡ ra khỏi phóng sự ảnh.
Phông nền của sân khấu ghi rõ đây là sự kiện do ‘Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Chánh’ chủ trì.
Trang mạng của Giáo hội còn cho biết đây là sự kiện này được tổ chức nhân ‘kỷ niệm 65 ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc’ nhằm ‘đẩy mạnh phong trào rèn luyện của nữ tu’ nhưng không thấy đề cập buổi trình diễn này có liên quan gì đến đợt an cư kiết hạ hay không.
Theo phóng sự ảnh này thì đây là ‘lần đầu tiên’ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Chánh tổ chức trình diễn văn nghệ nhân dịp kết thúc ba tháng mùa hạ.
Thượng tọa Thích Huệ Minh, phó Ban trị sự Phật giáo huyện Bình Chánh, được dẫn lời nói đây là ‘mô hình thật hay.. .cần phải mở rộng trong mùa An cư kiết hạ những năm sau’.
Tuy nhiên, nhiều người không có cùng suy nghĩ với Thượng tọa Thích Huệ Minh.
Cũng chính trên trang nhà của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phóng sự ảnh này đã nhận nhiều lời chỉ trích.
Một người ký tên là Phật tử bình luận: “Xưa chỉ có người diễn vai tu sỹ để tỏ lòng ca ngợi chánh pháp, đạo lý. Sao giờ lại có chuyện người tu hành cởi áo cà sa, giả trang trần tục để diễn vai chiến tranh?”
“Ngày nay tu giống đời thường quá. Buổi văn nghệ không khác chi ngày hội tòng quân. Chả trách đạo đức thời nay xuống cấp trầm trọng,” một người tên Kiên viết.
Một người khác ký tên là Hoàng Khôi bức xúc: “Đạo Phật mong cầu thoát khỏi thất tình lục dục. Thi thố ăn thua, đàn ca hát xướng, cởi áo nầu sồng khoác áo lính. Các vị có thuộc các giới mà Phật đã dạy cho ni chúng không?”
‘Rất phiền lòng’
Cũng trong phóng sự ảnh này, Ni trưởng Thích Nữ Huệ Ngọc, viện chủ Chùa Pháp Hải, được mô tả là ‘vô cùng hoan hỷ’ về ngày ‘Ngày hội nữ tu’ này.Đây là hoạt động vào cuối mùa An cư kiết hạ khi các ni cô chuẩn bị trở về tu viện của mình
Tuy nhiên, trao đổi với BBC, Ni trưởng Huệ Ngọc nói bà cảm thấy ‘rất phiền’ khi sự việc để lại dư luận không tốt như thế.
Bà cho biết đây là sự kiện do hội phụ nữ chứ không phải nhà chùa đứng ra tổ chức.
“Họ đề xuất mình có năng khiếu sáng tạo gì nhân ngày 60 năm Bác Hồ kêu gọi,” bà nói, “Nhà chùa chỉ là nơi mượn địa điểm để tổ chức”.
“Bên phụ nữ yêu cầu chủ để ca ngợi đất nước và người phụ nữ nên làm như vậy thôi”.
“Họ nói là chủ đề 60 năm lời kêu gọi của Bác Hồ gì đó. Tôi không rành đâu, tự vì mình tu mình cũng hổng rành các việc đó,” bà nói.
Khi được hỏi các tiết mục trình diễn có liên quan gì đến Phật giáo không, ni trưởng trả lời ‘họ (chính quyền) chỉ yêu cầu cái đó thôi’.
Bà cũng giải thích là các hành giả an cư ‘chỉ vô tình’ nhưng để xảy ra hậu quả như thế là ‘ngoài ý muốn’.
“Họ không nghĩ gì hết (khi tham gia trình diễn),” bà nói.
“Đúng là ra người xuất gia không làm như vậy, không bận những đồ thế (thế gian) như vậy,” ni trưởng phân trần, “Nhưng chỉ còn hai ngày nữa là ra hạ, là ngày chư Phật hoan hỷ nên các vị bên Ban trị sự muốn có một ngày chia tay cho các hành giả nên mới đồng ý.”
Bà cho biết sau khi sự việc xảy ra các hành giả có nói lại cho bà biết những phản ứng của dư luận là ‘rất nặng’ và các vị ni cô ‘cảm thấy rất buồn’.
(BBC)
Học Tư tưởng Hồ Chí Minh được miễn phí
(có cho thêm tiền cũng chưa chắc....)
Sỹ tử đến cầu may mắn ở Văn Miếu, Hà Nội, trước kỳ thi đại học
Chính phủ Việt Nam vừa ra Nghị
định cho phép miễn học phí đối với sinh viên chuyên ngành Mác -
Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nghị định 74 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.
Nghị định này được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 15/7.
Theo đó, danh sách đối tượng được miễn học phí được bổ sung thêm sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; học sinh, sinh viên, học viên các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y và Giải phẫu bệnh; và học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Danh sách đối tượng được giảm 70% học phí được bổ sung thêm học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc, cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội.
Biện pháp miễn giảm học phí được đưa ra nhằm khuyến khích thanh niên theo học những môn ngành bị cho là "không thời thượng", hoặc "ra trường khó tìm việc".
Báo Thanh Niên dẫn lời ông Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, cho hay: “Hàng năm chỉ tiêu của ngành triết học là 120, nhưng luôn phải tuyển thêm khoảng 40 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung. Điểm chuẩn của ngành này cũng chỉ cao hơn điểm sàn một chút, 14,5 - 15 điểm”.
Các môn triết học Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong ngành này.
Các môn truyền thống như như chèo, tuồng và cải lương ở các trường nghệ thuật cũng không có học sinh. Theo đại diện ban Giám hiệu Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, hiện tượng này bắt đầu diễn ra khoảng 5 - 6 năm trở lại đây.
Thí sinh đăng ký học mỗi ngành chỉ trên dưới 10 người, bộ môn tuồng năm 2013 không có ai đăng ký học.
Nguyên do là sinh viên cho rằng các ngành học nói trên không có tương lai.
Tương tự, tại các trường y, số lượng sinh viên vào các ngành lao, phong, tâm thần, giải phẫu, pháp y... cũng rất ít.
(BBC)
Nghị định 74 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.
Nghị định này được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 15/7.
Theo đó, danh sách đối tượng được miễn học phí được bổ sung thêm sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; học sinh, sinh viên, học viên các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y và Giải phẫu bệnh; và học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Danh sách đối tượng được giảm 70% học phí được bổ sung thêm học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc, cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội.
Biện pháp miễn giảm học phí được đưa ra nhằm khuyến khích thanh niên theo học những môn ngành bị cho là "không thời thượng", hoặc "ra trường khó tìm việc".
Miễn phí vẫn ít người học
Tuy nhiên, cho dù có miển giảm học phí, các bộ môn nói trên dường như vẫn không phải lựa chọn của nhiểu sinh viên - học sinh.Báo Thanh Niên dẫn lời ông Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, cho hay: “Hàng năm chỉ tiêu của ngành triết học là 120, nhưng luôn phải tuyển thêm khoảng 40 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung. Điểm chuẩn của ngành này cũng chỉ cao hơn điểm sàn một chút, 14,5 - 15 điểm”.
Các môn triết học Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong ngành này.
Các môn truyền thống như như chèo, tuồng và cải lương ở các trường nghệ thuật cũng không có học sinh. Theo đại diện ban Giám hiệu Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, hiện tượng này bắt đầu diễn ra khoảng 5 - 6 năm trở lại đây.
Thí sinh đăng ký học mỗi ngành chỉ trên dưới 10 người, bộ môn tuồng năm 2013 không có ai đăng ký học.
Nguyên do là sinh viên cho rằng các ngành học nói trên không có tương lai.
Tương tự, tại các trường y, số lượng sinh viên vào các ngành lao, phong, tâm thần, giải phẫu, pháp y... cũng rất ít.
(BBC)
ASEAN đòi Trung Quốc chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông
Các Ngoại trưởng ASEAN nắm tay nhau thể hiện sự đoàn kết tại cuộc họp ở Brunei ngày 30/06/2013.
Các nước ASEAN họp tại Thái Lan hôm nay 14/08/2013 đã nhất trí trong
việc gây áp lực đòi Trung Quốc phải chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử trong
việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông. Hãng tin Pháp AFP dẫn
nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Thái cho biết như trên.
Các Ngoại trưởng của mười nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong hội nghị không chính thức kéo dài hai ngày tại thành phố nghỉ mát Hua Hin, Thái Lan, đã thỏa thuận « nói cùng một tiếng nói » trong việc tìm kiếm một « kết luận nhanh chóng về Bộ quy tắc ứng xử ». Được biết các Ngoại trưởng ASEAN sẽ gặp các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh vào cuối tháng này.
Cụ thể, theo một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan, thì : « ASEAN sẽ phải có một tiếng nói duy nhất và tỏ ra thống nhất. Điều này không có nghĩa là phát biểu chống lại bất kỳ ai…ASEAN đoàn kết lại thì sẽ dễ dàng thảo luận hơn. Bộ quy tắc ứng xử cần có mục tiêu củng cố niềm tin giữa ASEAN với Trung Quốc…và ngăn chận mọi sự cố bất lợi xảy ra tại Biển Đông ».
Từ hơn một thập kỷ qua, các nước ASEAN đã cố gắng tìm kiếm một hiệp ước an ninh với Trung Quốc thông qua một Bộ quy tắc ứng xử hợp lệ. Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng biển nằm kề vùng duyên hải của các nước láng giềng nhỏ yếu hơn. Nhà cầm quyền Trung Quốc luôn ngần ngại không muốn chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử, sợ rằng những nhượng bộ sẽ làm yêu sách của mình giảm đi trọng lượng.
Trong diễn đàn an ninh khu vực vào tháng Sáu, các quốc gia ASEAN đã tỏ ra chia rẽ về vấn đề này. Cam Bốt, nước làm chủ tịch luân phiên vào lúc đó đã từ chối ủng hộ đề nghị của Philippines là phải có thái độ cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Nhưng theo Bộ Ngoại giao Thái Lan, sau hai ngày thảo luận, hôm nay Phó thủ tướng Cam Bốt đã chấp nhận thống nhất với quan điểm của ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử.
Căng thẳng trong khu vực đã dâng cao do tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, được xem là giàu tiềm năng dầu khí và là điểm nóng về mặt quân sự hiện nay. Các nước ASEAN như Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia cùng với Đài Loan đều đòi hỏi chủ quyền.
Trung Quốc từ chối nâng cấp bản « Tuyên bố về quy tắc ứng xử » năm 2002 lên thành Bộ quy tắc ứng xử có giá trị luật pháp. Bắc Kinh chủ trương thương lượng song phương với từng nước để có thể dùng sức mạnh áp đảo.
Việt Nam và Philippines trong những năm gần đây lên án những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc để tăng áp lực cho yêu sách của mình tại Biển Đông. Năm ngoái, các chiến hạm Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo chính Luzon của Philippines có 140 hải lý.
Thụy My (RFI)
Các Ngoại trưởng của mười nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong hội nghị không chính thức kéo dài hai ngày tại thành phố nghỉ mát Hua Hin, Thái Lan, đã thỏa thuận « nói cùng một tiếng nói » trong việc tìm kiếm một « kết luận nhanh chóng về Bộ quy tắc ứng xử ». Được biết các Ngoại trưởng ASEAN sẽ gặp các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh vào cuối tháng này.
Cụ thể, theo một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan, thì : « ASEAN sẽ phải có một tiếng nói duy nhất và tỏ ra thống nhất. Điều này không có nghĩa là phát biểu chống lại bất kỳ ai…ASEAN đoàn kết lại thì sẽ dễ dàng thảo luận hơn. Bộ quy tắc ứng xử cần có mục tiêu củng cố niềm tin giữa ASEAN với Trung Quốc…và ngăn chận mọi sự cố bất lợi xảy ra tại Biển Đông ».
Từ hơn một thập kỷ qua, các nước ASEAN đã cố gắng tìm kiếm một hiệp ước an ninh với Trung Quốc thông qua một Bộ quy tắc ứng xử hợp lệ. Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng biển nằm kề vùng duyên hải của các nước láng giềng nhỏ yếu hơn. Nhà cầm quyền Trung Quốc luôn ngần ngại không muốn chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử, sợ rằng những nhượng bộ sẽ làm yêu sách của mình giảm đi trọng lượng.
Trong diễn đàn an ninh khu vực vào tháng Sáu, các quốc gia ASEAN đã tỏ ra chia rẽ về vấn đề này. Cam Bốt, nước làm chủ tịch luân phiên vào lúc đó đã từ chối ủng hộ đề nghị của Philippines là phải có thái độ cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Nhưng theo Bộ Ngoại giao Thái Lan, sau hai ngày thảo luận, hôm nay Phó thủ tướng Cam Bốt đã chấp nhận thống nhất với quan điểm của ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử.
Căng thẳng trong khu vực đã dâng cao do tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, được xem là giàu tiềm năng dầu khí và là điểm nóng về mặt quân sự hiện nay. Các nước ASEAN như Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia cùng với Đài Loan đều đòi hỏi chủ quyền.
Trung Quốc từ chối nâng cấp bản « Tuyên bố về quy tắc ứng xử » năm 2002 lên thành Bộ quy tắc ứng xử có giá trị luật pháp. Bắc Kinh chủ trương thương lượng song phương với từng nước để có thể dùng sức mạnh áp đảo.
Việt Nam và Philippines trong những năm gần đây lên án những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc để tăng áp lực cho yêu sách của mình tại Biển Đông. Năm ngoái, các chiến hạm Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo chính Luzon của Philippines có 140 hải lý.
Thụy My (RFI)
Luật gia Lê Hiếu Đằng: “Một xã hội dân sự mạnh mới mong huy động được sức mạnh của toàn thể dân tộc để chống lại bành trướng Bắc Kinh”
(Trả lời phỏng vấn BVN)Trong căn buồng chật chội ông đang nằm chống chọi với căn bệnh ác tính tại nhà riêng, Lê Hiếu Đằng (LHĐ) gượng ngồi lên tiếp chúng tôi. Xanh, gầy, hai chân hơi phù, bàn tay đưa ra mềm và không có được hơi ấm nóng, ông nói nhỏ, chầm chậm. Rõ ràng ông đang rất yếu. Nhưng khi chúng tôi ngỏ ý muốn phỏng vấn để ông nói rõ thêm những ý tưởng của mình sau bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh ông đã gửi gắm trên BVN, mắt ông sáng hẳn lên, giọng nói bỗng khoẻ lên và ngày càng mạnh mẽ. So với ngày ông tiếp chuyện BVN lần đầu tiên cách đây gần ba năm để rồi cho ra đời hai bài viết đầu tiên của ông trên thế giới mạng “lề trái” (Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước,…), ý kiến của ông về con đường dân chủ hoá giờ đây thật dứt khoát, triệt để, rõ ràng. Nhưng hôm nay câu chuyện của chúng tôi có lúc trầm xuống, ông nghẹn ngào, mắt ứa lệ khi nói đến việc lý tưởng Cách mạng bị phản bội, nhân dân đau khổ triền miên. Vận nước đã đến hồi “bĩ cực”, không thể trì hoãn việc dân chủ hoá, xây dựng thể chế đa đảng để đất nước thoát khỏi hiểm nghèo.
Bauxite Việt Nam
BVN: Trong bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh mới đăng trên BVN
và đang được lan truyền rộng rãi trên mạng, ông đã nói rõ quan điểm
phải có thể chế đa đảng cho nước Việt Nam. Xin hỏi quan điểm ấy đã hình
thành như thế nào trong ý thức tư tưởng của một người đảng viên Cộng sản
trung kiên như ông?
LHĐ: Thực ra đã lâu, từ khi tôi là giảng viên triết học Mác Lênin và chủ
nghĩa xã hội khoa học, tôi đã thấy chủ trương cấm đa nguyên đa đảng là
không phù hợp với ngay chủ thuyết Mác. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam đã
phải công nhận kinh tế thị trường, nhiều thành phần kinh tế, trong đó có
kinh tế tư nhân, tồn tại nhiều giai cấp với những lợi ích khác nhau,
thì cơ sở hạ tầng ấy quyết định kiến trúc thượng tầng phải có đa đảng để
bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội khác nhau. Đảng Cộng sản Việt Nam
chủ trương không đa nguyên đa đảng nhưng điều này chưa hề thể chế hoá
thành văn bản pháp luật, quyền tự do lập hội vẫn được Hiến pháp thừa
nhận tuy đã bị trì hoãn mãi không thực thi. Những điều này tôi suy nghĩ
đã lâu rồi. Vấn đề là thời điểm nào thì thích hợp để nêu ra. Hiện nay,
những khuynh hướng đối lập với Đảng Cộng sản đã xuất hiện, tại sao ta
không có những chính đảng ra đời để khắp trong Nam ngoài Bắc, khi có
những ý kiến phản đối đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản thì lập
tức được đưa ra công khai? Ngay trong Đảng Cộng sản, ngày càng nhiều
đảng viên muốn ra khỏi đảng hoặc đã lẳng lặng bỏ sinh hoạt đảng. Tại sao
việc này lại không làm công khai? Tại sao ta không nghĩ đến việc lập ra
một chính đảng, vì đó là quyền công dân được Hiến pháp bảo hộ. Còn vì
sao ta nên lập một đảng xã hội dân chủ? Ta biết rằng chính “Mác già”
cũng đã bỏ chủ trương chuyên chính vô sản thay bằng con đường xã hội dân
chủ như đường lối của Đệ Nhị Quốc tế. Trên thế giới hiện nay, dân chủ
xã hội là trào lưu mạnh mẽ, là xu hướng tiến bộ nhất. Đi theo con đường
này, ta có chỗ dựa vững chắc ở bạn bè quốc tế. Ta cũng đã từng có hai
đảng Dân chủ và Xã hội, nay cũng có thể khôi phục hai đảng này, nhưng
nội dung phải hoàn toàn khác, thực chất là đối lập chứ không phải “bánh
vẽ”, hình thức, chỉ là công cụ của Đảng Cộng sản như trước đây.
BVN: Cũng có ý kiến cho rằng các đảng viên tốt không nên ra khỏi Đảng
Cộng sản, mà phải ở lại để làm cho Đảng chuyển hoá. Ông nghĩ thế nào về
ý kiến này?
LHĐ: Điều đó là hy vọng đã lâu, nhưng đến nay thì tôi đánh giá là không
còn khả năng. Bởi vì những người lãnh đạo cao nhất của Đảng đã không
chứng tỏ được họ vì quyền lợi của đất nước. Chỉ một cái khẩu hiệu “còn
Đảng, còn mình” của công an là đủ cho ta biết họ vì cái gì? Có một số vị
cấp tiến như Võ Văn Kiệt muốn thay đổi, nhưng cũng bất lực và không thể
thoát khỏi sự ràng buộc của Đảng. Cho nên phải có một xã hội dân sự
mạnh để kiểm soát quyền lực nhà nước, mà đảng chính trị là hình thức cao
nhất của xã hội dân sự.
BVN: Có sự lo ngạỉ rằng: đấu tranh có tổ chức là hình thức mà chính
quyền kỵ nhất, nên việc lập chính đảng sẽ bị trấn áp tàn khốc. Ông có sợ
điều đó xảy ra?
LHĐ: Tất nhiên sẽ có sự đàn áp, và bắt bớ là chuyện rất có khả năng xảy
ra. Nhưng nếu đã là một tập thể mạnh thì sợ gì bắt bớ. Tôi có thể bị
bắt, một số người đi đầu có thể bị bắt, nhưng những người còn lại sẽ
tiếp tục đấu tranh, sẽ có hàng trăm, hàng ngàn người tiếp tục chiến đấu,
không thể bắt hết mọi người. Thời gian vừa qua cho thấy ngày càng nhiều
người dũng cảm lên tiếng, và lên tiếng ngày càng mạnh mẽ, có nhiều
người mà mình không ngờ. Ngay trong Hội đồng Dân chủ & Pháp luật
thuộc Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, khi góp ý sửa đổi
Hiến pháp 1992, tôi rất bất ngờ vì có những vị trưóc đây rất “hiền lành”
nhưng nay lại quyết liệt đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp vì cho rằng nếu duy
trì điều này thì không bao giờ có được dân chủ thật sự, Quốc hội, Hội
đồng Nhân dân chỉ là công cụ để hợp thức hoá sự độc quyền của Đảng Cộng
sản mà thôi. Hay vụ Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, văn bản 72 người ký còn
nêu vấn đề một cách nhẹ nhàng, nhưng khi bản Dự thảo sửa đổi lần 4 đưa
ra trình Quốc hội, thì 40 người lên tiếng phản đối rất quyết liệt, đòi
đa nguyên đa đảng rõ ràng. Vậy thì đừng lo chuyện bắt bớ. Riêng tôi, tôi
không sợ bị bắt. Mình không thể lùi bước khi người dân đã chịu quá
nhiều đau khổ [ông nghẹn ngào một lúc rồi mới nói tiếp]…, người dân đã
hy sinh quá nhiều, để rồi có một chế độ như ngày nay so với chế độ Sài
Gòn còn tệ hơn. Sự hy sinh kéo dài của người dân hầu như vô ích, những
mục tiêu của cuộc Cách mạng là Độc lập, Tự do đã bị phản bội. Tôi không
thể chấp nhận điều đó.
BVN: Còn một lập luận nữa, cho rằng lúc này phải tăng cường đoàn kết
toàn dân để chống lại nguy cơ Bắc xâm, vậy việc ly khai Đảng Cộng sản có
lợi hay có hại?
LHĐ: Phải đoàn kết, nhưng vấn đề là đoàn kết dưới sự lãnh đạo sáng suốt
của một chính đảng lấy quyền lợi của đất nước, của dân tộc, của nhân dân
là lý do tồn tại duy nhất, chứ không phải vì quyền lực, vì lợi ích phe
nhóm như hiện nay. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh
thổ, chúng ta không thể trông cậy vào ai khác ngoài sức mạnh của dân
tộc. Một chính đảng đối lập chính là kháng thể để chống những căn bệnh
đã trở nên bất trị do thể chế độc tài tạo nên cho xã hội, cho dân tộc.
Chúng ta chỉ có thể đoàn kết với sự đối thoại công bằng, sự đồng thuận
về mục tiêu, lý tưởng.
BVN: Ngoài những điều đã viết đã nói ra, ông còn những điều gì muốn chia sẻ với bạn đọc BVN?
LHĐ: Có hai việc bây giờ ta phải làm. Một là về tư tưởng, phải kiên
quyết từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin đã quá lạc hậu. Phe gọi là Cộng sản chỉ
còn Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, chưa kể Bắc Triều Tiên với thể chế quái
dị không biết ta có ôm vào phe mình hay không, nếu có thì quá xấu hổ. Về
công việc thực tế, bây giờ phải tập trung xây dựng xã hội dân sự mạnh,
trong đó có chính đảng đối lập. Phải bắt đầu cho cuộc vận động thành lập
một chính đảng mới. Một xã hội dân sự mạnh mới có thể làm áp lực để
Đảng Cộng sản cầm quyền phải thay đổi theo hướng dân chủ. Như vậy mới
mong huy động được sức mạnh của toàn thể dân tộc để chống lại bành
trướng Bắc Kinh.
BVN: Mấy ngày qua, có nhiều thư của bạn đọc trong, ngoài nước gửi tới
hưởng ứng bài viết và lo lắng cho sức khoẻ của tác giả. Xin thay mặt
tất cả bạn đọc của BVN cầu chúc ông vượt qua được bệnh tật hiểm
nghèo để tiếp tục đóng góp cho cuộc đấu tranh dân chủ đang ở bước gian
nan nhưng đường đi đã rộng mở, chắc chắn sẽ thành công.
(BVN)
Manila đàm phán tăng quân số Mỹ tại Philippines
Tàu sân bay George Washington của Mỹ chuẩn bị cập cảng quân sự Manila ngày 24/10/2012. (REUTERS/Romeo Ranoco)
Đúng theo kế hoạch, các quan chức Mỹ và Philippines đã gặp nhau vào hôm
nay, 14/08/2013 tại Manila, để đàm phán về một thỏa thuận quốc phòng
mới. Mục tiêu thỏa thuận này là cho phép một số lượng lính Mỹ lớn hơn
đến đồn trú tạm thời trong các doanh trại quân đội Philippines, và cho
phép Hoa Kỳ đưa thêm phi cơ, chiến hạm và các thiết bị quân sự khác vào
nước này.
Phát biểu trước lúc cuộc đàm phán kín mở ra, trưởng đoàn đàm phán Philippines là Trợ lý Ngoại trưởng Carlos Sorreta đã cho rằng cuộc thương thuyết này là một « cột mốc quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược lâu dài giữa Philippines và Hoa Kỳ ». Trong một tuyên bố khai mạc cuộc họp, ông Sorreta xác định rằng chính phủ Philippines kiên quyết « bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ».
Trong những ngày qua, khi đề cập đến thỏa thuận sắp được đàm phán, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã cho biết là việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ sẽ giúp Manila phát hiện và ngăn chặn các xâm nhập lãnh thổ ở Biển Đông nhờ được Hoa Kỳ chia sẻ thông tin tình báo. Thế nhưng, quân đội Mỹ vẫn bị cấm tham gia trực tiếp vào các hoạt động an ninh thông thường.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines còn cho biết thêm là sự hiện diện hùng hậu hơn của quân đội Mỹ có thể dẫn đến nhiều hoạt động huấn luyện quân sự hỗn hợp hơn.
Sự kiện Manila mong muốn củng cố năng lực quốc phòng của mình nhằm đối phó với các hành động hung hăng của Bắc Kinh ngoài Biển Đông đã trùng hợp với ý định xoay trục qua châu Á của Washington sau nhiều năm bị vướng vào các chiến dịch quân sự lớn tại Irak và Afghanistan.
Theo các giới chức quân đội Philippines, tổng cộng sẽ có bốn vòng đàm phán về vấn đề này. Ông Sorreta bảo đảm rằng chi tiết mỗi vòng đàm phán sẽ được tiết lộ cho công chúng thông qua các phương tiện truyền thông trong tinh thần minh bạch.
Tham gia vòng đàm phán, về phía Philippines còn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Pio Lorenzo Batino, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Francisco Baraan III và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Raymund Quilop.
Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Đại sứ Eric John, đồng thời là Cố vấn cao cấp phụ trách các cuộc đàm phán và các hiệp định an ninh tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Trong đoàn còn có bà Elizabeth Jones, Cố vấn pháp lý tại Bộ Ngoại giao, Chuẩn tướng Joaquin Malavet, thuộc Bộ Quốc phòng, và Đại úy Greg Bart, Cố vấn pháp lý thuộc Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ.
Mai Vân (RFI)
Phát biểu trước lúc cuộc đàm phán kín mở ra, trưởng đoàn đàm phán Philippines là Trợ lý Ngoại trưởng Carlos Sorreta đã cho rằng cuộc thương thuyết này là một « cột mốc quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược lâu dài giữa Philippines và Hoa Kỳ ». Trong một tuyên bố khai mạc cuộc họp, ông Sorreta xác định rằng chính phủ Philippines kiên quyết « bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ».
Trong những ngày qua, khi đề cập đến thỏa thuận sắp được đàm phán, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã cho biết là việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ sẽ giúp Manila phát hiện và ngăn chặn các xâm nhập lãnh thổ ở Biển Đông nhờ được Hoa Kỳ chia sẻ thông tin tình báo. Thế nhưng, quân đội Mỹ vẫn bị cấm tham gia trực tiếp vào các hoạt động an ninh thông thường.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines còn cho biết thêm là sự hiện diện hùng hậu hơn của quân đội Mỹ có thể dẫn đến nhiều hoạt động huấn luyện quân sự hỗn hợp hơn.
Sự kiện Manila mong muốn củng cố năng lực quốc phòng của mình nhằm đối phó với các hành động hung hăng của Bắc Kinh ngoài Biển Đông đã trùng hợp với ý định xoay trục qua châu Á của Washington sau nhiều năm bị vướng vào các chiến dịch quân sự lớn tại Irak và Afghanistan.
Theo các giới chức quân đội Philippines, tổng cộng sẽ có bốn vòng đàm phán về vấn đề này. Ông Sorreta bảo đảm rằng chi tiết mỗi vòng đàm phán sẽ được tiết lộ cho công chúng thông qua các phương tiện truyền thông trong tinh thần minh bạch.
Tham gia vòng đàm phán, về phía Philippines còn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Pio Lorenzo Batino, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Francisco Baraan III và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Raymund Quilop.
Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Đại sứ Eric John, đồng thời là Cố vấn cao cấp phụ trách các cuộc đàm phán và các hiệp định an ninh tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Trong đoàn còn có bà Elizabeth Jones, Cố vấn pháp lý tại Bộ Ngoại giao, Chuẩn tướng Joaquin Malavet, thuộc Bộ Quốc phòng, và Đại úy Greg Bart, Cố vấn pháp lý thuộc Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ.
Mai Vân (RFI)
Ai Cập tuyên bố tình trạng khẩn cấp
Nhiều người thiệt mạng khi các lực lượng an ninh tấn công vào các khu lều trại của người biểu tình ở Cairo
Chính phủ Ai Cập tuyên bố tình trạng giới nghiêm tại thủ đô Cairo và 13 tỉnh trong lúc xảy ra bạo loạn trên toàn quốc.
Giới nghiêm bắt đầu từ 7 giờ tối và kéo dài đến 6 giờ sáng, theo tuyên bố của chính phủ.
Biện pháp này sẽ kéo dài một tháng, và những ai không tuân lệnh sẽ bị bắt.
Cùng ngày, truyền hình nhà nước nói bốn cảnh sát bị người ủng hộ tổng thống bị lật đổ Morsi bắn chết tại Cairo.
Nhiều đồn cảnh sát và trụ sở chính phủ cũng bị tấn công trên toàn quốc.
Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Iran, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án việc chính quyền có quân đội hỗ trợ đã dùng vũ lực để dẹp hai trại biểu tình ở Cairo.
Phóng viên AFP tại hiện trường nói ít nhất 124 người bị giết, trong khi Liên Hiệp Quốc nói số người chết có thể lên đến hàng trăm.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ hối tiếc vì “giới chức Ai Cập lại dùng vũ lực”.
Từ Nhà Trắng, người phát ngôn Josh Earnest kêu gọi lãnh đạo quân đội Ai Cập tôn trọng nhân quyền.
Ông này nói bạo lực chỉ khiến các bên khó quay lại lộ trình hòa bình và dân chủ.
Những người biểu tình ủng hộ ông Morsi muốn phục hồi chức vụ cho ông. Morsi bị truất chức ngày 3/7 sau khi cầm quyền một năm.
(BBC)
Giới nghiêm bắt đầu từ 7 giờ tối và kéo dài đến 6 giờ sáng, theo tuyên bố của chính phủ.
Biện pháp này sẽ kéo dài một tháng, và những ai không tuân lệnh sẽ bị bắt.
Cùng ngày, truyền hình nhà nước nói bốn cảnh sát bị người ủng hộ tổng thống bị lật đổ Morsi bắn chết tại Cairo.
Nhiều đồn cảnh sát và trụ sở chính phủ cũng bị tấn công trên toàn quốc.
Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Iran, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án việc chính quyền có quân đội hỗ trợ đã dùng vũ lực để dẹp hai trại biểu tình ở Cairo.
Phóng viên AFP tại hiện trường nói ít nhất 124 người bị giết, trong khi Liên Hiệp Quốc nói số người chết có thể lên đến hàng trăm.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ hối tiếc vì “giới chức Ai Cập lại dùng vũ lực”.
Từ Nhà Trắng, người phát ngôn Josh Earnest kêu gọi lãnh đạo quân đội Ai Cập tôn trọng nhân quyền.
Ông này nói bạo lực chỉ khiến các bên khó quay lại lộ trình hòa bình và dân chủ.
Những người biểu tình ủng hộ ông Morsi muốn phục hồi chức vụ cho ông. Morsi bị truất chức ngày 3/7 sau khi cầm quyền một năm.
(BBC)
'Nhân bản' giấy xét nghiệm: Người tố cáo bị tố ngược
Trong khi Công an Hà Nội ráo riết điều tra vụ “nhân bản” kết quả xét
nghiệm xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, những ngày qua bỗng nhiên
lại xuất hiện nhiều đơn thư tố ngược chị Hoàng Thị Nguyệt gửi đến các cơ
quan chức năng.
- Người tố vụ nhân bản xét nghiệm: 'Tôi không sợ bị trả thù'
- Công bố kết quả điều tra ban đầu vụ 'nhân bản' xét nghiệm
- Kinh hoàng: Lời kể nhân viên xét nghiệm bệnh viện Hoài Đức (1)
Như đã phản ánh, chị Hoàng Thị Nguyệt (cán bộ Khoa Xét nghiệm - Bệnh
viện Hoài Đức) chính là người đã dày công thu thập bằng chứng, dũng cảm
đứng lên tố cáo vụ tiêu cực. Nhóm PV Tiền Phong quay lại BV Đa khoa Hoài Đức tìm hiểu sự việc.
Trong “đơn kêu cứu” được cho là của gần 40 cán bộ y bác sỹ BV Hoài Đức
gửi đến các cơ quan chức năng, họ cho rằng chị Hoàng Thị Nguyệt không
xứng đáng để nhận được sự tung hô của dư luận. Nội dung đơn cho rằng chị
Nguyệt thường gợi ý bệnh nhân làm các xét nghiệm ngoài chỉ định của bác
sỹ để thu tiền ngoài biên lai. Do vậy, ban lãnh đạo bệnh viện phân công
chị Nguyệt làm xét nghiệm nội tiết để hạn chế tiếp xúc với bệnh
nhân(?!).
Tố ngược
Những ngày qua, đã xuất hiện thêm nhiều thông tin phức tạp quanh vụ tiêu cực ở BV Hoài Đức.
Lá đơn còn nêu, trong quá trình công tác, chị Nguyệt cũng chính là tác
giả của hàng trăm bản xét nghiệm “nhân bản”. Gửi kèm đơn tố cáo là một
số phiếu kết quả được cho là bị “nhân bản” của nhiều bệnh nhân khác
nhau. Đơn cử như trường hợp trùng các chỉ số xét nghiệm của bà Nguyễn
Thị Mẩu (82 tuổi, bị viêm phổi) và Lê Thị Xin (74 tuổi, bị suy tim độ
IV).
Cá biệt, còn có 3 bệnh nhân trùng các chỉ số xét nghiệm, như trường hợp
bệnh nhân Nguyễn Danh Mơn (64 tuổi, đau thắt lưng cấp), Trần Thị Ba (62
tuổi, tọa cột sống) và bệnh nhân tên Hường (38 tuổi, đau thần kinh khoeo
trái), cùng nhập viện tháng 6/2012. Những phiếu kết quả xét nghiệm trên
đều do chị Nguyệt ký xác nhận.
Các đảng viên bất ngờ rút đơn
Làm việc với phóng viên sáng 13/8, ông Đoàn Thịnh Trường (Phó giám đốc
BV Hoài Đức) xác nhận, trong ngày thứ Sáu (ngày 9/8), Ban Giám đốc BV đã
nhận được “đơn kêu cứu” của một số cán bộ, y bác sỹ, tố chị Nguyệt là
tác giả của nhiều phiếu xét nghiệm nhân bản. Ngay trong tối 9/8, ông
Trường đã báo cáo sự việc lên Huyện ủy Hoài Đức.
Sang sáng thứ Bảy (10/8), ông Trường mời các đảng viên có tên trong đơn
đến BV, phân tích về nguyên tắc đảng viên không được ký đơn tố cáo tập
thể. “Tuy nhiên, trước cuộc họp này, các đảng viên đã xin rút lại đơn tố
cáo, đến nay BV không còn giữ lá đơn tố cáo nào” – ông Trường nói. Về
việc những đơn tố cáo trên đã được gửi đến các cơ quan chức năng thì
thẩm quyền giải quyết thuộc các cơ quan này.
Chị Nguyệt nói gì?
Sáng cùng ngày, tại Khoa Xét nghiệm, chị Nguyệt vẫn tất bật với công
việc chuyên môn. Theo quan sát của PV, lượng bệnh nhân đến khám chữa
bệnh tại BV Đa khoa Hoài Đức khá đông, chị Nguyệt cùng một nữ đồng
nghiệp khá vất vả với việc trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân.
Tiếp xúc nhanh với các PV tại phòng làm việc, chị Nguyệt cho biết chữ ký
ở các phiếu kết quả xét nghiệm (do PV đưa cho chị Nguyệt xem) đúng là
do chị thừa lệnh Trưởng khoa Xét nghiệm ký. Song, chị Nguyệt bác bỏ hoàn
toàn thông tin cho rằng mình đã “nhân bản” kết quả xét nghiệm. “Có thể
ai đó thù ghét tôi nên đã làm như vậy” – chị Nguyệt nói.
Về phía Công an Hà Nội, một cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh
tế và chức vụ (PC46) cho biết cũng đã nhận được một số đơn thư tố ngược
chị Hoàng Thị Nguyệt và đang xác minh làm rõ. Theo vị cán bộ này, trước
hết phải biểu dương tinh thần dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực của chị
Nguyệt, đúng sai thế nào còn phải chờ kết quả điều tra. Nếu trong trường
hợp đơn thư tố cáo chị Nguyệt không có cơ sở cũng phải làm rõ để bảo vệ
người tố cáo.
“Nhân bản” không ảnh hưởng đến việc khám bệnh? Phó giám đốc BV Đoàn Thịnh Trường cho biết, sau khi vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm bị phát hiện, Ban Giám đốc BV đã tổ chức cuộc họp khẩn với Khoa Xét nghiệm, yêu cầu toàn bộ cán bộ nhân viên làm tường trình. Theo đó, một số cán bộ thừa nhận có “xin” kết quả xét nghiệm khống. “Họ sợ con, cháu bị đau khi lấy máu làm xét nghiệm, nhưng đó là những trường hợp bệnh tình đã rõ ràng như sốt viêm họng chẳng hạn” – ông Trường nói. Một số trường hợp khác xin khống kết quả xét nghiệm cho hồ sơ khám sức khoẻ đi làm, đi học... Theo ý ông Phó giám đốc, tường trình của các cán bộ nhân viên trên cho thấy việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm vì những mục đích trên nên không ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên, khi PV hỏi về trường hợp cháu bé 3 tuổi đến khám bị “nhân bản” kết quả xét nghiệm máu của người động kinh, ông Trường lại nói cơ quan điều tra đang làm rõ. Ông Trường cho biết trước khi có đơn tố giác của chị Nguyệt, Ban giám đốc BV không nhận được phản ánh, không có dư luận trong BV về những dấu hiệu tiêu cực tại Khoa Xét nghiệm, việc này có phần trách nhiệm của Đảng uỷ, Ban giám đốc BV... Sáng qua, các PV đã tiếp xúc với ông Nguyễn Trí Liêm (Giám đốc BV Hoài Đức). Tuy nhiên, ông Liêm nói mình đang bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày nên không thể phát ngôn; ông đến BV chỉ để giải quyết, ký một số giấy tờ, thủ tục tồn từ trước, do yêu cầu của cấp trên. |
(Tiền Phong )
Thuyền viên 'nghi bị đối xử tồi tệ' nói gì khi trở về?
“Tiền công được nhận sau gần 8 tháng làm việc chỉ đủ
trả khoản tiền vay trang trải chi phí đi lao động xuất khẩu”. Anh Lê
Đình Anh, một trong 4 thuyền viên bỏ trốn khỏi tàu cá Hsieh Ta của Đài
Loan (Trung Quốc) vừa trở về kể.
Anh Lê Đình Anh (bên trái) với PV báo Tiền Phong . |
Chuỗi ngày đen tối
Tại nhà của cha mẹ mình ở thôn Xuân Đông (Vạn Hưng, Vạn
Ninh, Khánh Hòa), anh Anh cho biết, gia đình từ quê Quỳnh Hậu (Quỳnh
Lưu, Nghệ An) vào Vạn Hưng từ năm 1990, khi anh mới 6 tuổi.
Năm 2009, anh lập gia đình với chị Trần Thị Thanh Hòa
(SN 1988, ở xã Vạn Phước, Vạn Ninh), hai vợ chồng đã có một con gái, là
cháu Lê Trần Thanh Huyền. Chồng làm nghề biển thu nhập thất thường, vợ
không có việc làm ổn định, nên khoảng tháng 9/2012, biết Cty Cổ phần
Xuất khẩu lao động thương mại và Du lịch (TTLC) tuyển lao động nghề cá ở
nước ngoài, anh nộp hồ sơ dự tuyển.
Ngày 17/12/2012, anh được gọi ra Hà Nội, được tập huấn 2
ngày về cung cách cư xử, làm việc trên tàu cá nước ngoài. Tám giờ tối
20/12/2012, anh cùng một số đồng nghiệp bay sang Hồng Kông và ngày hôm
sau cùng 9 người khác được đưa lên tàu Hsieh Ta. Các thuyền viên được
TTLC cho biết, lương 400 USD/tháng, trong đó gia đình nhận 350 USD, họ
được 50 USD, ăn uống chủ tàu bao.
Các
thuyền viên về được Việt Nam là điều đáng mừng. Việc họ có bị hành hạ,
đánh đập hay không, lãnh đạo cục đang cho xác minh, khi có kết quả sẽ
thông báo công khai. Cục sẽ làm hết sức mình để bảo vệ quyền lợi chính
đáng cho các thuyền viên
Một lãnh đạo Cục Quản lý Lao động Ngoài nước
|
Thời gian đầu, các thuyền viên thường xuyên bị đánh.
“Cứ làm không đúng thao tác kỹ thuật là bị thuyền trưởng và 2 tay cai
đánh. Họ đánh rồi bảo mình làm theo hướng dẫn của họ, chưa đạt lại bị
đấm, tát tiếp”, anh Anh kể.
Bị đánh nhiều nhất là anh Lê Thanh Thành (quê Quảng
Bình) và anh Hoàng Văn Hậu (quê Quỳ Châu, Nghệ An). Anh Thành làm phụ
máy, thường bị máy trưởng đấm đá, túm tóc đập vào thành tàu đến chảy máu
mồm, mũi. Chịu không xiết, Thành xin lên boong làm thợ câu. Anh Hậu
xuống hầm máy thay Thành cũng bị đánh.
Khoảng 2 tháng nay, anh Hậu được lên boong, nhường vị
trí “bị bông” cho một thuyền viên người Indonesia. Gần đây, đã quen
việc, các thuyền viên ít bị đánh hơn. Nhưng theo anh Anh, họ vẫn thường
xuyên phải làm việc 17 – 18 giờ mỗi ngày, từ khi xuống tàu chưa một lần
được lên bờ, cũng như nhận đồng lương nào…
Tẩu thoát
Ngày 2/8, tàu Hsieh Ta được lệnh kéo tàu Lieu Hoa vào
cảng Papeete trên đảo Tahiti (thuộc Pháp) để sửa chữa. Tại đây, các
thuyền viên Việt Nam bàn nhau tìm cơ hội trốn.
Khoảng 4 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 8/8, khi tàu
Hsieh Ta quay mũi ra khơi tiếp tục đi đánh cá; thuyền viên Anh, Hậu,
Nguyễn Văn Hùng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và Trần Văn Dũng (Sơn Hải, Quỳnh Lưu,
Nghệ An) nhảy khỏi tàu. “Những người khác bận việc nên không có cơ hội
để nhảy”, anh Anh nói.
Tàu Hsieh Ta tiếp tục hành trình, còn 4 thuyền viên
nhằm hướng Papeete bơi vào, khoảng 2 giờ sau được tàu cảnh sát vớt lên,
đưa về khách sạn nghỉ ngơi. Tại đây, họ được ông Jean-Piere Lebrun, một
Việt kiều, giảng viên đại học giúp đỡ rất tận tình. Cảnh sát Tahiti còn
đuổi theo tàu Hsieh Ta để lấy lại hộ chiếu của 4 thuyền viên.
Từ Papeete, họ bay về Tokyo (Nhật) sáng 11/8, rồi về TP
HCM lúc 12 giờ đêm 12/8. Ông Nguyễn Tuấn Tài, cán bộ TTLC đón họ, đưa
về khách sạn nghỉ ngơi và mua vé ô tô cho về nhà.
Theo anh Anh, gia đình anh mới nhận được 4 tháng lương,
mỗi tháng 6,3 triệu đồng, do bị trừ phí dịch vụ chuyển tiền và tiền bảo
hiểm. Trở về tay trắng, anh lo lắng, không biết có được thanh lý hợp
đồng lao động và được nhận tiền lương lao động trên tàu hay không; gia
đình anh có được nhận hơn 3 tháng lương còn lại. Thuyền viên Anh cũng hy
vọng, có cơ hội lại được đi làm trên những tàu cá nước ngoài có điều
kiện lao động tốt hơn trên tàu Hsieh Ta.
Nguyễn Đình Quân
(Tien phong)
Hé lộ tổn thất của chuyên gia Liên Xô ở Việt Nam
Trong tổng số 6.000 quân nhân, chuyên gia Liên Xô sang giúp đỡ Việt Nam, đã có 16 sĩ quan và chiến sĩ hi sinh.
* Bài viết có trích dẫn tư liệu từ
cuốn sách: “Nga và Liên Xô trong các cuộc chiến tranh của thế kỷ 20.
Mất mát của các lực lượng vũ trang. Nghiên cứu thống kê”. Chủ biên: Phó
Tiến sĩ Khoa học Quân sự, Giáo sư Học viên Khoa học Quân sự Thượng tướng
G.F. Krivosheev.
Ngày 5/8/1964, sau khi bịa ra cái gọi
là “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Không quân và Hải quân Mỹ bắt đầu các chiến
dịch ném bom miền Bắc Việt Nam, sau đó là đưa quân trực tiếp can thiệp
vào miền Nam Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền
Bắc Việt Nam, Không quân, Hải quân Mỹ đã sử dụng nhiều phương tiện chiến
tranh ném nhiều loại bom, tên lửa nhắm vào mục tiêu quân sự và cả dân
sự gây thương vong lớn cho nhân dân Việt Nam.
Nhưng nhân dân Việt Nam vẫn đứng vững
và kiên cường đánh trả các đợt ném bom tàn bạo của Đế quốc Mỹ bằng các
loại vũ khí khí tài do Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác giúp
đỡ.
Chuyên gia Liên Xô ở Việt Nam. |
Các chuyến hàng quân sự đã được chuyển
đến Việt Nam qua lãnh thổ Trung Quốc và theo đường biển đến cảng Hải
Phòng. Bên cạnh các loại vũ khí, thì Liên Xô còn gửi nhiều đoàn chuyên
gia quân sự sang huấn luyện bộ đội Việt Nam sử dụng các vũ khí khí tài
(pháo, tên lửa, máy bay tiêm kích).
Những nhiệm vụ phức tạp và nặng nề đặt
lên vai những chiến sĩ và sĩ quan của bộ đội phòng không Liên Xô đã đến
Việt Nam. Trong một thời gian ngắn phải tổ chức được việc đánh trả các
cuộc ném bom của Không quân Mỹ vào các mục tiêu ở miền Bắc. Việc huấn
luyện các quân nhân Việt Nam được tiến hành với nhịp độ khẩn trương.
Và không lâu sau các tiểu đoàn của
trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên đã vào trận bảo vệ Hà Nội. Ở
giai đoạn đầu, trong các kíp chiến đấu tên lửa S-75 Dvina bảo vệ Hà Nội
có các sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ Liên Xô cùng tham gia.
Chuyên gia Liên Xô nghiên cứu mảnh xác B-52 bị quân dân miền Bắc Việt Nam bắn rơi. |
Chiến thuật chống lại Không quân Mỹ
được hoàn thiện, các phương tiện kỹ thuật mới chống lại Mỹ đã được
chuyển đến Việt Nam, ngoài lực lượng tên lửa thì lực lượng Không quân
Nhân dân Việt Nam có thêm nhiều máy bay tiêm kích như MiG-17 và kể cả
loại hiện đại nhất, MiG-21.
Tuy nhiên, vai trò chính trong việc
đánh lại các cuộc không kích của Không quân Mỹ thuộc về các đơn vị tên
lửa phòng không. Ví dụ, trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 đánh trả Chiến
dịch Linebacker II của Mỹ, quân dân Việt Nam đã xuất sắc bắn rơi tổng
cộng 81 máy bay Mỹ. Trong đó có 20 chiếc do pháo phòng không bắn hạ, 7
chiếc do không quân và 54 chiếc còn lại do tên lửa phòng không (trong 34
B-52 bị bắn hạ thì riêng tên lửa bắn rơi 31 chiếc).
Trong 8 năm chiến tranh các phi công
miền Bắc Việt Nam với sự giúp đỡ huấn luyện, đảm bảo kỹ thuật từ các bạn
Liên Xô tham gia tổng cộng 480 trận không chiến, bắn rơi 350 máy bay
địch, nhưng chỉ mất 131 chiếc máy bay.
Theo tài liệu “Nga và Liên Xô trong các cuộc chiến tranh của thế kỷ 20. Mất mát của các lực lượng vũ trang. Nghiên cứu thống kê”,
trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam đã có hơn 6.000 quân nhân,
chuyên gia dân sự sang Việt Nam phục vụ. Trong số này, đã có 16 người hi
sinh gồm 15 sĩ quan và 1 chiến sĩ.
Nguyễn Vũ
(Kienthuc.net.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét