- Trung Quốc nhòm ngó điều gì ở Biển Đông? (Infonet).
- Philippines sẽ tận dụng mọi nguồn lực để bảo vệ lãnh thổ (VOA). – Philippines sẽ có thêm binh sĩ Mỹ nhưng không thường trực (VOA).
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự thảo Pháp lệnh Cảnh sát vũ trang: “Quyền xâm nhập” của cảnh sát vũ trang còn nhiều tranh cãi (LĐ).
- ‘Ngoại giao chiến hạm’ và cái bắt tay Nga-Nhật (TP). - Sức mạnh hải quân Ấn Độ và tham vọng trên biển (LĐ). – Chuyên viên TQ không nghĩ Ấn Độ liên minh với Mỹ để chống TQ (VOA). – Trung Quốc không tin Ấn Độ liên minh với Mỹ để chống… Trung Quốc (PT).
- Bùi Tín: Một nghị định vô lý, vô duyên, vô dụng (VOA’s blog). “Việc
thực thi NĐ72 cũng sẽ cực kỳ bế tắc, bế tắc ngay từ ngày nó có giá trị.
Bộ Thông tin – Truyền thông sẽ quản lý ra sao hàng 30 triệu máy điện
toán, internet công và tư trong cả nước, sẽ xử lý ra sao các mạng mà họ
cho là phạm pháp, sẽ phải bao nhiêu phiên tòa để xét xử các vụ vi phạm?“
- Diễn văn của thủ tướng được in sách (BBC). “Ra mắt hôm 10/8, sách ‘Thông điệp Shangri-la’ có 191 trang và được bán với giá 59.000 đồng/cuốn“. Ôi thủ tướng, lên luôn từ dạo ấy… Nhưng mà không biết lấy ở đâu ra tới 191 trang?
- Từ quyết tâm đến hành động thực tiễn (ĐĐK).
- Không phải là “đặc quyền” (NNVN).
- Ông quan và anh bồi (Đào Tuấn). “Có
lẽ, Bộ trưởng đã chẩn đúng bệnh khi ông đang tự mình giải mệnh đề, cũng
là thắc mắc của dân chúng ‘Tại sao một anh bồi nhận lương để phục vụ,
còn một công chức hành chính thì nhận lương để cai trị’.”
- Vụ PC49 Bình Phước bị tố lạm quyền: Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo làm rõ (NNVN).
- Chuyện vui pháp luật (LĐ).
- Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm: Kỹ thuật viên trưởng phủ nhận có tham gia (LĐ). - Sai lệch “chết người” trong xét nghiệm: Chưa có labo xét nghiệm trọng tài (TN). - Lợi ích nhóm trong y tế – Kỳ 2: Mâu thuẫn ăn chia, người bệnh lãnh đủ (TN). – Y tài và y đức! (LĐ). – KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN (Nguyễn Quang Vinh).
- Về vụ Đinh Đức Lập báo Đại Đoàn Kết: Phẫn nộ với … “cối xay gió”! (Hữu Nguyên).
- Chùm ảnh về “Ngày hội nữ tu” cho ni giới huyện Bình Chánh (Tp.HCM) (PGVN). Chẳng biết tu cái kiểu gì mà vác súng, khăn rằn quấn cổ, đầu đội nón tai bèo thế này? =>
- Trung Quốc tử hình hai người Tân Cương (BBC). – Trung Quốc kết án tử hình 2 người Tân Cương (RFA).
- Bắc Hàn củng cố quyền lực cho lãnh tụ Kim Jong-un (RFA). – Có phải Bắc Triều Tiên sản xuất kiểu iPhone riêng? (VOA).
KINH TẾ
- Trần Vinh Dự: Cuộc chiến chia phần thị trường tiêu dùng Việt Nam (phần 2) (VOA’s blog).
- Tìm “điểm nghẽn” để xử lý nợ xấu (ĐĐK).
- Thăng trầm ngành ngân hàng một năm qua các con số (VnEco). – Quá nửa ngân hàng dự kiến nợ xấu không giảm (VOV).
- Gần 1 tỷ USD vốn FDI “vắng chủ” (VnEco). – Vốn FDI: Ưu, đãi và sự lựa chọn cho tương lai (Công thương).
- Vàng lùi về ngưỡng 38 triệu đồng/lượng (DT). – Giá vàng SJC “đuối sức”, USD tự do giảm mạnh (VnEco).
- Kiến nghị thêm đối tượng và thời hạn vay gói 30.000 tỷ (VnEco). - Giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng: Thủ tục đang “trói” tiền ra (HQ). - Hà Nội đề xuất tăng thời gian vay gói 30.000 tỷ đồng (VOV). – Dự án căn hộ dát vàng ở Hà Nội: Ông chủ túng thiếu (VTC). – Giải phóng hàng tồn kho BĐS: Dự án Nam An Khánh của Sudico cũng là một trong những dự án nhà ở chậm tiến độ (LĐ).
- Giá thép bắt đầu tăng theo giá điện (TBKTSG).
- Nhượng quyền nội thắng thế (TN).
- Thuê tài sản nhà nước sang Trung Quốc gán nợ (Công lý/VNN).
- Cốt lõi của nông nghiệp Việt Nam (NNVN). – Thanh Hóa: Nhà thầu tắc trách, hàng trăm ha lúa chìm trong biển nước (ĐĐK).
- Thê thảm sau bão (NNVN). – Vĩnh Phúc: Ngập úng, 1 người chết, hàng nghìn hécta lúa, hoa màu mất trắng (LĐ).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Trần Vàng Sao (Quê Choa).
- Cuộc đời của con người Đông Sơn (TS).
- Rạp phim vung tiền chơi sang (VNN).
- Kiếp đỏ đen nghệ sĩ qua ‘mối tình’ Siu – Chanh (VNE). – Siu Black – Đôi mắt Pleiku tràn nước mắt (TTVH). – Siu Black và đêm diễn kỳ lạ nhất giới nghệ sĩ (TT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Điểm chuẩn Học viện cảnh sát, Học viện an ninh… tăng mạnh (DV). – “Bác sĩ chuyên khoa sắp tuyệt chủng” (TT).
- Sẵn sàng cuộc đua nguyện vọng 2 (ĐĐK).
- Hà Nội xây 30-35 trường chất lượng cao (TT). – Chất lượng cao khác chất lượng không cao chỗ nào? (TT).
- Bất ngờ lớp một học không cần điểm (ĐĐK).
- Xin em tới lớp!: Lo trò leo rào (NNVN). – Để học sinh vùng cao yên tâm tới trường (Tầm nhìn).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Vạ lây vì sữa ngoại nhiễm khuẩn gây độc (ANTĐ). – ‘Phải truy cứu hình sự người cho phép nhập khẩu sữa nhiễm độc’ (NĐT). – Nghịch lý sữa mẹ đổ đi (LĐ).
- Huy động phương tiện tìm kiếm ngư dân mất tích (TN). – Hiệp sĩ trên biển (DV).
- Thanh Hóa: Phát hiện, tiêu hủy hơn nửa tấn thịt thối (DV). – An toàn thực phẩm mới quản được phần ngọn (TP).
- Tình tiết mới trong vụ chìm tàu tại Cần Giờ (VTV/DT).
- ĐỨT NỐI CHƯ PRÔNG (Văn Công Hùng).
QUỐC TẾ
- Số phận Syria sẽ tồi tệ hơn nếu ông Assad bị lật đổ (LĐ). – Iran có vai trò quan trọng giải quyết khủng hoảng ở Syria (VOV).
- Ai Cập: Lùi lại kế hoạch giải tán biểu tình (VOV). – Ai Cập: Chính phủ lâm thời gia hạn tạm giam ông Morsi (RFA). – Ai Cập tăng thời gian giam giữ cựu Tổng thống Morsi (VOA).
- Nga- Mỹ: Hâm Nóng Đống Tro Tàn (Dinamax).
- Nga bắt đầu xây dựng trạm radar cảnh báo sớm tên lửa tối tân (TN). – Nga xây dựng ‘mắt thần’ giám sát tên lửa (LĐ).
Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam–Hoa Kỳ: Biển Đông, kinh tế và nhân quyền
Vào ngày 25 tháng Bảy vừa qua, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm chính thức đến Nhà Trắng. Trong chuyến thăm này, hai nhà lãnh đạo đã công bố thiết lập mối quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam–Hoa Kỳ.
Bước
tiến trong chính sách ngoại giao vừa được thiết lập tập trung vào ba
vấn đề trọng tâm: Tăng cường sự cạnh tranh của Việt Nam với Trung Quốc
trên Biển Đông, cải thiện nền kinh tế lạc hậu và cuối cùng là bàn bạc
các vấn đề về hồ sơ nhân quyền của chế độ cộng sản Việt Nam.
Đầu
tiên, việc thiết lập quan hệ đối tác Tòan diện với Hoa Kỳ có thể thấy
như một bước tiến lớn trong việc củng cố sức mạnh hàng rào chiến lược
của Việt Nam nhằm cạnh tranh với Trung Quốc, đồng thời, nó mang lại cho
Việt Nam sự tự tin – cũng như nhiều sự lựa chọn hơn – để có thể giáp mặt
với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Trong bản Tuyên bố chung,
hai nhà lãnh đạo đã ‘tái khẳng định việc ủng hộ giải quyết các tranh
chấp trên phương diện hòa bình, phù hợp luật pháp và công ước quốc tế’
và ‘nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa quân sự trong việc giải
quyết các tranh chấp lãnh thổ hàng hải’. Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Đông (Declaration of Conduct of Parties in the South China Sea)
cũng như nỗ lực nhằm đi dến đạt được một bộ Quy tắc Ứng xử chung (Code
of Conduct).
Việt
Nam có thể được hưởng sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Hoa Kỳ thông qua các
kênh ngoại giao để chống lại áp lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc
trên Biển Đông. Nhìn từ phía quan điểm của Hoa Kỳ, quan hệ đối tác toàn
diện – và các đề nghị hỗ trợ mà Hoa Kỳ ngoại giao dành cho Việt Nam – sẽ
giúp tăng cường quan hệ với nhà nước cộng sản này tại thời điểm mà
chiến lược tái cân bằng lược lược tại châu Á đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ
và liên tục của các quốc gia có ảnh hưởng quan trọng trong khu vực.
Tiếp
theo, hai nhà lãnh đạo đã khẳng định các cam kết kết thúc Hiệp định Đối
tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sớm nhất là vào cuối
năm nay. Trong khi Việt Nam có những tính toán chiến lược để có thể tự
thúc đẩy trong quá trình này, đặc biệt trong hoàn cảnh tương quan với
Trung Quốc thì các lợi ích ích kinh tế khi đạt được kí kết TPP giữa hai
nước sẽ giúp cho Việt Nam đạt được nhiều lợi thế và quyền lợi hơn để
theo đuổi các hiệp định thương mại đa phương.
Khi nền
kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng yếu kém như thời gian vừa qua,
điều đã và đang góp phần gia tăng sự bất bình của công chúng về khả năng
quản lý của Đảng Cộng sản Việt Nam, các lãnh đạo Việt Nam hi vọng rằng
hiệp ước TPP không những góp phần kích thích kinh tế mà còn gia tăng vị
thế chính trị của họ ở trong nước. Cần lưu ý rằng các nền kinh tế trong
TPP, trong đó có Nhật Bản, là nước đã thu hút tới 39 % (khoảng 45 tỉ
USD) tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt nam trong năm 2012. Nhưng Hoa Kỳ
vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với các sản phẩm của Việt Nam
và tiếp cận thị trường Hoa Kỳ thông qua TPP là một nhân tố quan trọng
cho việc phục hồi kinh tế Việt Nam.
Cam kết
để hợp tác kinh tế sâu hơn với Việt Nam thông qua các cơ chế TPP cũng
phù hợp với các lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ giữa lúc Washington đang muốn
gia tăng cơ hội tiếp cận thương mại với các thị trường nước ngoài để
thúc đẩy, hỗ trợ cho cho nền kinh tế nội địa. Việt Nam, mặc dù điều kiện
kinh tế đang trong tình trạng khó khăn, sẽ tiếp tục là một thị trường
đầy hứa hẹn và một đối tác kinh tế của Hoa Kỳ. Đồng thời, việc khuyến
khích Hà Nội hội nhập kin sâu hơn vào kinh tế cũng sẽ phù hợp với các
tính toán chiến lược lớn hơn của Washington, trong đó bao gồm việc tăng
cường mối quan hệ Việt Nam– Hoa Kỳ trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng
gia tăng sức ảnh hưởng và đẩy các quốc gia cộng sản gần lại phía tự do
hóa kinh tế cũng như các tiềm năng dân chủ hóa trong kế hoạch lâu dài
hơi hơn.
Cuối
cùng, hồ sơ nhân quyền của chế độ cộng sản Việt Nam vẫn còn là một điểm
quan trọng trong mối quan hệ đối tác mới được thiết lập. Cả Việt Nam và
Hoa Kỳ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan trong vấn đề này.
Các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có thể xem việc thúc đẩy các
quyền con người sẽ đặt ra các mối đe dọa an ninh với chế độ của họ. Đối
với Hoa Kỳ, đó là tình thế khó xử giữa tôn trọng nhân quyền của đối tác
như một nguyên tắc quan trọng trong chính sách đối ngoại và hạ thấp các
vấn đề trong các giao ước với VIệt Nam vì lợi ích chiến lược. Nhưng
không hề có nghi ngờ rằng vấn đề này sẽ tiếp tục là một thách thức lớn
cho sự phát triển quan hệ song phương Việt Nam–Hoa Kỳ trong tương lai.
Mặc dù
có vài tranh cãi cho rằng quan hệ đối tác chiến lược chứ không phải một
quan hệ đối tác toàn diện là những gì hai nước cuối cùng phải phấn đấu
và đạt tới, nhưng kí kết vừa được công bố là bước tiến quan trọng và lớn
nhất trong mối quan hệ ngoại giao song phương kể từ khi hai nước bình
thường hóa quan hệ hồi năm 1995. Hai bên phân loại mối quan hệ của họ
như thế nào thực sự không phải điều quan trọng khi so với những gì họ
làm trong thực tế để thúc đẩy lợi ích chung của cả hai bên.
Việc
làm thế nào để mối quan hệ song phương tiếp tục phát triến sẽ phụ thuộc
vào nhận thức và các động thái của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việt Nam sẽ
phải cân nhắc lợi ích và rủi ro trong mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ
sẽ ảnh hưởng thế nào đối với nền an ninh chính trị của chế độ và mối
quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Trong khí đó, cách Washington đánh
giá vấn đề nhân quyền với lợi ích kinh tế và chiến lược xác thực trong
mối quan hệ với Hà Nội sẽ có tầm quan trọng ngang nhau.
Nhận
thức của cả hai bên về những yếu tố quan trọng trên sẽ tiếp tục biến đổi
để tác động đến sự phát triển tương lai ở cả hai nước cũng như khu vực
châu Á như những gì họ vừa làm trong thời gian vừa qua. Do đó, quan hệ
đối tác toàn diện nên được xem là sự khởi đầu của chương mới trong mối
quan hệ song phương Việt Nam–Hoa Kỳ chứ không phải là đỉnh điểm của quan
hệ hợp tác hai bên.
————-
Lê Hồng
Hiệp là nghiên cứu sinh tại Đại học New South Wales, Học viện Lực
lượng Quốc phòng Úc, Canberra. Ông cũng là sáng lập viên trang
Nghiencuuquocte.net, một dự án phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy nghiên cứu
các vấn đề quốc tế tại Việt Nam bằng cách dịch các bài báo khoa học từ
tiếng Anh sang tiếng Việt.
* Tựa đề do CTV Phía Trước đặt lại từ bài “The US–Vietnam comprehensive partnership: key issues and implications”
Vũ Bất Khuất - Có phải trẻ thiếu trách nhiệm với giang sơn?
Vũ Bất Khuất
Nhân đọc bài viết "Đừng dạy trẻ thiếu trách nhiệm với giang sơn"
của Phan Thủy, trong đó tác giả có dẫn ra một câu hỏi của ông GSTS
Nguyễn Minh Thuyết “Liệu có phải điều đó thể hiện sự phai nhạt tình cảm
yêu nước, ý thức trách nhiệm với giang sơn. Hoặc đó có chính là một phản
ứng xã hội?” Trong câu hỏi này có hai vế.
Có lẽ cần phải làm rõ hơn về hai vế này.
- Liệu có phải điều đó thể hiện sự phai nhạt tình cảm yêu nước, ý thức trách nhiệm với giang sơn?
Chắc chắn là không. Bởi vì tuổi trẻ Việt Nam không còn nước để mà yêu. Không còn giang sơn để thể hiện ý thức trách nhiệm. Những người tuổi trẻ đang đứng sau song sắt nhà tù như 14 thanh niên Công Giáo, Phương Uyên, Nguyên Kha, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đinh Nhật Uy, Lê Công Định, Lê Thị Công Nhân... Những người đã bị đánh đập uy hiếp thường trực như chị em Huỳnh Thục Vy - Huỳnh Khánh Vy, Nguyễn Hoàng Vi - Nguyễn Thảo Chi, Ngọc Hoa, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Nữ Phương Dung, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Đình Hà, Lê Hồng Phong, Nghiêm Ngọc Trai và Nguyễn Văn Viên... và hàng hàng lớp lớp những con người trẻ tuổi âm thầm lặng lẽ trên những cánh đồng, những xí nghiệp, các công trường xây dựng và ngàn trùng sóng gió biển khơi... Thử hỏi không có đôi tay và tình cảm yêu nước của tuổi trẻ thì là cái gì? Họ chẳng là những người yêu nước sao? Và vì tình cảm yêu nước, trách nhiệm với giang sơn mà họ chấp nhận một tương lai u ám. Đói nghèo triền miên, bị tù đày, bị trấn áp, đánh đập của Tàu Khựa và đau đớn thay của một bộ phận nhỏ những người tuổi trẻ khác trong ngành công an. Thậm chí còn bị quy chụp là chống lại nhân dân (!?)
- Hoặc đó có chính là một phản ứng xã hội?
Những số phận vừa kể bên trên và cả những nấm mồ có chủ, những nắm xương lạc loài đâu đó ở biên giới Việt Trung, ở Hoàng Sa, Trường Sa vẫn cứ hương tàn khói lạnh, rậm rì cỏ úa, cỏ xanh, bia mộ ngả nghiêng theo ngày tháng lãng quên bởi sự vong ân bội bạc và cả sự tráo trở vô lương tâm. Trong đó có cả hình ảnh của những CSGT trẻ măng đang làm luật trấn lột sức lao động của người khác, những Công an non choẹt nhưng có đủ bạo tàn trấn áp không nương tay của những người cùng chung nòi giống, những thằng nhóc, con bé COCC đang quậy quạng trên đường phố, tụ điểm ăn chơi hay đảo qua đảo lại những đống tiền xương máu nhân dân trong những căn phòng sang trọng. Tất cả đóng tai, nhắm mắt trước nguy cơ của tổ quốc, nỗi khổ của đồng loại. Một Phản Ứng Xã Hội ư? Đây không phải là câu hỏi mà là một câu trả lời. Suy cho cùng những hành vi của công an, cảnh sát và cả đám COCC và người phạm tội hình sự cũng là những phản ứng của xã hội.
Thế nên những thanh niên bày ra những chiêu trò trốn lính là việc làm rất dễ chấp nhận vừa không thiệt thân vừa chẳng hại người. Không thể trách những con người này. Phản ứng của họ, thoạt nhìn thì có vẻ như tiêu cực. Nhưng cái cuối cùng thì là cái gì? Rất khó trả lời. Nhưng trước mắt chính là không muốn chết một cách vô ích.
Đừng đổ tội cho ngành Giáo Dục, bởi vì cái ngành Giáo Dục này tự bản thân của nó không còn là giáo dục nữa, mà ở đó chính là hang ổ của sự tha hóa, từ chương trình dạy cho đến tư cách người dạy. Những khái niệm Yêu Nước mà cái hang ổ đó truyền đạt chẳng qua là một khái niệm vong bản và nô lệ. Nó đã làm đúng chức năng của nó, thậm chí “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và kết quả của nó là như thế đấy.
Phản ứng xã hội là đúng. Những phản ứng đó càng lúc càng nâng cao cường độ. Nó là điều kiện ắt có và đủ để cho tuổi trẻ Việt Nam còn có Nước để mà yêu, còn có Giang Sơn để họ hoàn thành trách nhiệm.
Có lẽ cần phải làm rõ hơn về hai vế này.
- Liệu có phải điều đó thể hiện sự phai nhạt tình cảm yêu nước, ý thức trách nhiệm với giang sơn?
Chắc chắn là không. Bởi vì tuổi trẻ Việt Nam không còn nước để mà yêu. Không còn giang sơn để thể hiện ý thức trách nhiệm. Những người tuổi trẻ đang đứng sau song sắt nhà tù như 14 thanh niên Công Giáo, Phương Uyên, Nguyên Kha, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đinh Nhật Uy, Lê Công Định, Lê Thị Công Nhân... Những người đã bị đánh đập uy hiếp thường trực như chị em Huỳnh Thục Vy - Huỳnh Khánh Vy, Nguyễn Hoàng Vi - Nguyễn Thảo Chi, Ngọc Hoa, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Nữ Phương Dung, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Đình Hà, Lê Hồng Phong, Nghiêm Ngọc Trai và Nguyễn Văn Viên... và hàng hàng lớp lớp những con người trẻ tuổi âm thầm lặng lẽ trên những cánh đồng, những xí nghiệp, các công trường xây dựng và ngàn trùng sóng gió biển khơi... Thử hỏi không có đôi tay và tình cảm yêu nước của tuổi trẻ thì là cái gì? Họ chẳng là những người yêu nước sao? Và vì tình cảm yêu nước, trách nhiệm với giang sơn mà họ chấp nhận một tương lai u ám. Đói nghèo triền miên, bị tù đày, bị trấn áp, đánh đập của Tàu Khựa và đau đớn thay của một bộ phận nhỏ những người tuổi trẻ khác trong ngành công an. Thậm chí còn bị quy chụp là chống lại nhân dân (!?)
- Hoặc đó có chính là một phản ứng xã hội?
Những số phận vừa kể bên trên và cả những nấm mồ có chủ, những nắm xương lạc loài đâu đó ở biên giới Việt Trung, ở Hoàng Sa, Trường Sa vẫn cứ hương tàn khói lạnh, rậm rì cỏ úa, cỏ xanh, bia mộ ngả nghiêng theo ngày tháng lãng quên bởi sự vong ân bội bạc và cả sự tráo trở vô lương tâm. Trong đó có cả hình ảnh của những CSGT trẻ măng đang làm luật trấn lột sức lao động của người khác, những Công an non choẹt nhưng có đủ bạo tàn trấn áp không nương tay của những người cùng chung nòi giống, những thằng nhóc, con bé COCC đang quậy quạng trên đường phố, tụ điểm ăn chơi hay đảo qua đảo lại những đống tiền xương máu nhân dân trong những căn phòng sang trọng. Tất cả đóng tai, nhắm mắt trước nguy cơ của tổ quốc, nỗi khổ của đồng loại. Một Phản Ứng Xã Hội ư? Đây không phải là câu hỏi mà là một câu trả lời. Suy cho cùng những hành vi của công an, cảnh sát và cả đám COCC và người phạm tội hình sự cũng là những phản ứng của xã hội.
Thế nên những thanh niên bày ra những chiêu trò trốn lính là việc làm rất dễ chấp nhận vừa không thiệt thân vừa chẳng hại người. Không thể trách những con người này. Phản ứng của họ, thoạt nhìn thì có vẻ như tiêu cực. Nhưng cái cuối cùng thì là cái gì? Rất khó trả lời. Nhưng trước mắt chính là không muốn chết một cách vô ích.
Đừng đổ tội cho ngành Giáo Dục, bởi vì cái ngành Giáo Dục này tự bản thân của nó không còn là giáo dục nữa, mà ở đó chính là hang ổ của sự tha hóa, từ chương trình dạy cho đến tư cách người dạy. Những khái niệm Yêu Nước mà cái hang ổ đó truyền đạt chẳng qua là một khái niệm vong bản và nô lệ. Nó đã làm đúng chức năng của nó, thậm chí “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và kết quả của nó là như thế đấy.
Phản ứng xã hội là đúng. Những phản ứng đó càng lúc càng nâng cao cường độ. Nó là điều kiện ắt có và đủ để cho tuổi trẻ Việt Nam còn có Nước để mà yêu, còn có Giang Sơn để họ hoàn thành trách nhiệm.
Trần Trọng Dương - Giá trị của tư duy sử học
Trần Trọng Dương
Sinh viên Việt Nam và thực tập sinh quốc tế
gặp gỡ và nghe TS Sử học Nguyễn Hồng Kiên nói chuyện tại khu khai quật di tích Hoàng Thành Thăng Long ngày 20/7/2013 (Ảnh Vietnam 3D Project)
gặp gỡ và nghe TS Sử học Nguyễn Hồng Kiên nói chuyện tại khu khai quật di tích Hoàng Thành Thăng Long ngày 20/7/2013 (Ảnh Vietnam 3D Project)
Sử học là gì? Có thể nói một cách ngắn gọn, sử học là khoa học về lịch sử, hay cao hơn là khoa học về nhận thức lịch sử. Lịch sử là toàn bộ những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, nhưng không ai dám chắc chắn và khẳng định rằng mình có thể nhận thức được đúng đắn toàn bộ về nó. Cái lịch sử mà chúng ta biết đến chỉ là những kết quả sau những chuỗi dài của hoạt động nhận thức, trong đó không tránh khỏi có sự chủ quan, phiến diện, nếu không muốn nói có khi là sai lầm. Sai lầm trong nhận thức lịch sử được tạo nên bởi nhiều nguyên nhân. Có thể là sai lầm khi ta chỉ có một số dữ liệu giả tạo, hoặc trầm trọng hơn, là sai lầm về mặt phương pháp luận và mục đích luận. Sai lầm về phương pháp luận là sai lầm về mặt tư duy, còn sai lầm do mục đích luận là sai lầm về đạo đức khoa học. Để tránh sai lầm trong nhận thức lịch sử, người làm sử học tuyệt đối không được mang trong mình một một đích nào khác ngoài mục đích thuần túy duy nhất là NHẬN THỨC LỊCH SỬ. Khi biện hộ rằng vì có lợi cho mục đích dân sinh, có lợi cho mục đích chính trị mà ta phải chứng minh một dữ kiện lịch sử nào đó, thì việc chứng minh ấy đã tiềm ẩn sẵn nguy cơ bị thiên lệch, không đúng với thực tế.
Sử học là một khoa học xử lý các nguồn sử liệu để đưa ra nhận thức trung thực về lịch sử, nằm ngoài những định kiến tô hồng hay bôi xấu, nằm ngoài những mục đích có trước, và nằm ngoài những nhiệm vụ chính trị. Người làm sử học phải là người thao tác tư duy trên cơ sở giám định và giải độc sử liệu. Vì thế, lịch sử - với tư cách là cái được tái hiện bởi nhà sử học - không phải là một cái gì bất biến, cố định, vĩnh hằng, mà chỉ là những sử thực tương đối. Ở thời điểm nhất định, với những tư liệu nhất định, chúng ta chỉ có thể nhận thức lịch sử ở mức độ nhất định. Nhưng nếu như có những phát hiện mới về sử liệu, và những sử liệu ấy được xử lý bằng phương pháp mới, góc nhìn mới, thì chúng ta sẽ có nhận thức mới.
Nhận thức là một quá trình tiệm cận đến lịch sử. Và sử học thực chất là một trò chơi trí tuệ để tăng trưởng tư duy về lịch sử (cái đã qua) và quan trọng hơn cả là để tăng trưởng sự tự tư duy về cuộc sống hiện tại với tư cách mỗi cá nhân là tác nhân hay nạn nhân của lịch sử. Như thế lịch sử như là một trang sách để ngỏ, mà nhà sử học là người tái dựng nó từ những gì còn sót lại. Cho nên, một triết gia phương Tây đã từng thốt lên rằng: sử học là cuộc chơi của những người đang sống đối với những người đã chết!
Khác với các môn khoa học tự nhiên như toán học, sinh học,…, thì sử học với tư cách là bộ môn khoa học về lịch sử đã không được đưa vào trong nhà trường trong nhiều thập kỷ qua, thay vào đó là môn lịch sử. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là bởi chúng ta đã không coi lịch sử như là sản phẩm của quá trình tư duy, nhận thức về lịch sử. Những kiến thức lịch sử trong nhà trường được giảng dạy với tư cách nó là những chân lý tuyệt đối, những sự thực bất di bất dịch, bất khả xâm phạm. Và “môn lịch sử” không hề chỉ dẫn cho học sinh biết phải làm như thế nào để tự nhận thức về lịch sử, cũng như nhận thức về cuộc sống hiện tại, mà nó biến học sinh thành những cỗ máy học thuộc lòng với những sự kiện cụ thể, những mốc thời gian của lịch sử chính trị được hoạch định và được cố định bởi các nhà giáo dục.
Mặt khác, các sách giáo khoa được giảng dạy trong hệ thống nhà trường hiện nay chủ yếu là viết về lịch sử chính trị- kinh tế. Điều này đã dẫn đến nhiều bất cập. Nó khiến cho học sinh hiểu phiến diện về mục đích và đối tượng của sử học, đồng nhất lịch sử với lịch sử chính trị, lịch sử chiến tranh. Các kiến thức được nêu trong sách giáo khoa được giảng dạy và được mặc nhận như là những chân lý, những sự thực bất di bất dịch, không thể sửa đổi. Từ đó dẫn đến hệ quả quan trọng thứ ba, là cách giảng dạy lịch sử một chiều, khô khan, áp đặt. Nó biến lịch sử trở thành một môn học thuộc lòng các sự kiện lịch sử, khiến tư duy của học sinh bị xơ cứng, và quan trọng nhất là không có nhận thức bản thân và tư duy của bản thân, cũng như quan điểm của bản thân các em về lịch sử.
Trước tình hình trên, cần biên soạn lại hệ thống sách giáo khoa lịch sử theo một phương thức mới, để giúp học sinh cũng như xã hội hiểu thêm về khoa học lịch sử và quan trọng nhất là tư duy lịch sử. Trong đó, mỗi một bài học phải trình bày đủ cơ cấu lịch sử- văn hóa. Trong đó, chính trị (triều đại, thể chế, kinh thế, thành phần xã hội,…) chỉ là một nửa, chiếm dưới 50% dung lượng bài giảng. Còn lại trên 50% là lịch sử văn hóa (về cách lĩnh vực sâu hơn như: lịch sử ngôn ngữ- văn học, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo, lịch sử khoa học, lịch sử văn minh vật chất…). Sách phải đảm bảo tính đa dạng lịch sử và tính đa dạng văn hóa theo tiêu chí tộc người. Lịch sử không chỉ là lịch sử của người Việt, mà còn là lịch sử của 53 dân tộc anh em khác. Các nhận định và tri thức lịch sử đều phải dựa trên sử liệu gốc. Các tri thức về lịch sử văn hóa luôn phải đặt HIỆN VẬT KHẢO CỔ lên hàng đầu. Quan trọng nhất, lịch sử cần được trình bày như là những tri thức còn bỏ ngỏ, chưa được giải mã, cần được tìm hiểu, để kích thích tư duy phán đoán, và óc suy luận của học sinh.
Tất cả những thay đổi trên sẽ góp phần đưa môn sử học vào nhà trường, biến sử học trở thành một môn học sống động, rèn luyện về sự độc lập trong tư duy. Bởi tư duy độc lập sẽ là xung lực để tạo nên sự phát triển xã hội!
Một ví dụ về nhận thức sử học dưới tác động của mục đích chính trị là nhận thức về phong trào Tây Sơn. Với chủ ý muốn đề cao nhân dân, sức mạnh của nhân dân, chúng ta đã chứng minh rằng quân Tây Sơn với những chiến công lẫy lừng của họ là một biểu hiện sống động cho cuộc chiến tranh nhân dân, và đại diện tiêu biểu của phong trào đó là người “anh hùng áo vải cờ đào”- Quang Trung Nguyễn Huệ. Ngay hình ảnh “áo vải cờ đào” cũng đã được sử dụng như một thủ pháp ở đây? Đoạn trên vốn được trích từ bài “Ai tư vãn” tương truyền của công chúa Lê Ngọc Hân dùng để khóc chồng: “mà nay áo vải cờ đào, giúp dân dựng nước xiết bao công trình”. Những lời ai điếu theo kiểu “cái quan định luận” như vậy hẳn không phải là không có cơ sở, nhưng các chữ “áo vải” đã được đời sau đặt thành phương trình “áo vải = nông dân” thì cần phải xem xét lại khi so sánh với những sử liệu hữu quan. Mặt khác, việc Quang Trung ra Bắc với mục đích “phò Lê diệt Trịnh” cũng cần giải mã rằng đây là một thao tác chính trị. Chúng ta sẽ hiểu điều này hơn khi đọc nhiều văn bản địa phương tại miền Bắc, với danh từ “Tây tặc” để miêu tả tình trạng phá chùa, lấy chuông đồng đúc súng._________________
Chúng ta có xu hướng không chấp nhận những góc nhìn khác về Nguyễn Huệ, được phản ánh qua nhiều tư liệu, trong đó điển hình như “Tây Sơn hành” mới được phát hiện, là bài thơ của tiến sĩ Trần Danh Án1. Mặc dù đối với giới nghiên cứu lịch sử, và nghiên cứu văn học thì đây hẳn là một tư liệu vô cùng đặc sắc, nó gợi mở những câu hỏi mới, những góc nhìn mới về một giai đoạn quan trọng của lịch sử Việt Nam, nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào dám đề cập về bài thơ này trên các tạp chí khoa học.
Mặt khác, chúng ta đã an nhiên bỏ qua những mâu thuẫn nội bộ trong anh em nhà Tây Sơn từ việc chia chiến lợi phẩm, cũng như ân oán cá nhân được ghi chép trong sử sách như đoạn trích dưới đây: “Nhạc đã đắc chí, ngày càng dâm ô, bạo ngược, giết Nguyễn Thung, lại thông dâm với vợ Huệ, người đều chê là xấu. Việc đi xâm lấn miền Bắc, của báu ở phủ chúa Trịnh, về cả tay Huệ, Nhạc đòi không cho. Huệ muốn lấy cả đất Quảng Nam, Nhạc cũng không cho, mới thành ra cừu thù hiềm khích nhau. Huệ bèn truyền hịch kể tội ác của Nhạc, đến nỗi bảo Nhạc là giống sài lang chó lợn”2. Chúng ta chưa biết những ghi chép trên (nhất là việc Nguyễn Nhạc thông dâm với em dâu) có phải là sự thực, hay đó là sự bôi bác, thêu dệt của sử quan triều Nguyễn sau này. Nhưng nếu như có được một sử liệu khách quan khác thì hẳn là những ghi chép trên không phải là không có cơ sở3.
[1] Bài thơ được chép trong ba văn bản Tản Ông di cảo (散翁遺稿 ký hiệu A.2157), Thù thế danh thư 酬世名書 ký hiệu VHv.2239 và cuốn Danh nhân văn tập 名人文集 ký hiệu VHv.2432), kho sách Viện NC Hán Nôm. Có thể tìm kiếm một số bản dịch trên mạng.
[2] Quốc Sử Quán triều Nguyễn. Ðại Nam Liệt Truyện tập II (Ngô Hữu Tạo, Ðỗ Mộng Khương dịch) (1997) Nxb Thuận Hoá. Huế. tr. 531-532.
[3] Hoàng Xuân Hãn, “Thống Nhất Thời Xưa”, trong La Sơn Yên Hồ- Hoàng Xuân Hãn tập II (1998). Nxb. Giáo dục. Hà Nội. tr. 1375
Trần Trọng Dương
Tình nguyện Nô lệ hay chọn lựa Tự do
Etienne de la Boétie (1530-1563)
Lời người dịch: Bài này được viết vào thế kỷ 16, và trở thành một biểu tượng cho sự chống lại quyền hành của vua chúa cho đến cuộc cách mạng 1789. Tác giả diễn đạt một quan niệm chủ quan duy ý chí về cách mạng. Cách mạng ở đây là cách mạng tư sản, đặt nặng quyền tư hữu. Mãi cho đến thế kỷ 19, với duy vật sử quan, người ta mới đưa vai trò của các yếu tố thực tế khách quan lên hàng đầu, và nhìn thấy khía cạnh “nô lệ hóa” của một xã hội duy lợi …Có một điều kỳ lạ, là rất nhiều người không hề biết coi trọng tự do. Họ không có khát vọng tự do trong tâm hồn, không ý thức được rằng tự do chính là một kho tàng quý báu, không quan niệm được là khi thiếu vắng tự do thì mọi sự xấu xa đều ồ ạt đổ xô đến và tất cả những gì có thể coi là tốt đẹp cho đời sống đều trở thành hư thối, đều bị đầu độc bởi trạng thái nô lệ. Vì sao những người ấy không coi trọng tự do ? Có lẽ vì ngay khi muốn tự do, thì họ liền được tự do. Như thể họ không coi trọng tự do chỉ vì tự do có thể có được một cách quá dễ dàng.
Các cuộc nổi dậy ở Trung Đông hiện nay có nhiều khía cạnh không xa những ý tưởng được trình bày trong bài này. Vì thế xin đề nghị cùng nhau khám phá lại.
Hỡi những con người mù quáng, tự bịt mắt và đóng kín tâm hồn mình trước sự thật! Các bạn để cho người ta tước đoạt đời sống của mình, cướp bóc công sức lao động của mình, tài sản cha ông mình để lại. Các bạn sống mà không thể nào nói được rằng mình sở hữu bất cứ gì! Hạnh phúc của bạn chỉ là hãnh diện được làm người quản lý tất cả những gì bạn nghĩ mình có, kể cả gia đình và đời sống của bạn.
Điều trớ trêu là sự bất hạnh ấy không đến từ những người mà bạn coi là kẻ thù, mà từ những nhân vật được bạn tôn xưng làm lãnh tụ, những người ngồi được trên ngôi vị cao cả của họ nhờ vào công sức của chính bạn. Thậm chí bạn sẵn sàng hy sinh tính mạng để chiến đấu cho họ, sẵn sàng xô đẩy con em của bạn vào chỗ chết để bảo vệ cho quyền hành của họ.
Hãy nhìn xem: những người ấy, những kẻ có tất cả uy quyền trên bạn, cũng chỉ là những con người như bạn. Họ cũng chỉ có hai con mắt, hai bàn tay, đôi chân và một tấm thân như bạn. Tất cả những gì họ có thêm vào đó, và sử dụng chúng để nô lệ hóa bạn, đều do chính bạn dâng tặng cho họ. Thật vậy, những kẻ cai trị bạn lấy đâu ra muôn ngàn cặp mắt để theo dõi rình rập bạn, nếu không được bạn hiến dâng cho họ? Họ lấy đâu ra muôn ngàn cánh tay để kềm chế, đánh đập bạn nếu không lấy những phương tiện ấy từ chính hàng ngũ của bạn? Bàn chân họ dùng để đạp lên bạn, dẫm nát nhà cửa và gia đình bạn, đến từ đâu, nếu không phải do chính những người như bạn cống hiến?
Bạo chúa lấy đâu ra sức mạnh và quyền hành nếu không phải từ chính bạn? Kẻ cầm quyền làm sao nhiễu hại được bạn, nếu bạn không dung dưỡng hành vi cướp bóc của họ, nếu bạn không đồng lõa với việc làm sát nhân của họ, phản bội lại chính bạn và những người đồng cảnh ngộ? Bạn gieo trồng để họ thu gặt lợi nhuận. Bạn xây dựng cửa nhà để họ chiếm đoạt. Bạn sanh thành những bé gái cho họ thỏa mãn dục tính, bạn dưỡng dục nuôi dạy những thanh thiếu niên để họ sử dụng trong các cuộc chinh chiến, hay như những công cụ sắt máu cho sự thống trị tàn bạo của họ. Bạn sát hại và bóc lột những người như bạn, để kẻ cầm quyền yên thân lặn ngụp trong xa hoa, lạc thú. Bạn tự làm cho mình yếu kém đi để tăng cường sức mạnh của kẻ thống trị, để họ xiết chặt hơn nữa những gông cùm trói buộc bạn.
Trước những áp bức mà ngay đến súc vật cũng không chịu nổi, bạn có thể thoát ra được nếu bạn thử làm một điều duy nhất. Điều ấy không phải là nỗ lực đấu tranh, mà chỉ là nghĩ đến sự giải thoát, là mong muốn nó. Khi bạn quyết định không là nô lệ, khi ấy, bạn có tự do ! Bạn không cần chống lại bạo chúa, không cần tấn công nó, hủy diệt nó. Bạn chỉ cần ngừng nâng đỡ nó, thì, bạn sẽ thấy: như một người khổng lồ bằng sắt thép nặng nề với đôi chân đất sét, nó sẽ tự động gãy đổ, ngã gục dưới sức nặng của chính nó, để tan tành vỡ nát trên mặt đất (…).
Ngay cả loài vật cũng biết kêu lên: « Tự Do muôn năm ». Nhiều giống thú biết tự để cho mình chết đi khi chẳng may bị bắt bớ cầm giữ. Nếu giữa các loài súc sinh có một sự phân chia đẳng cấp, thì chắc chắn những nòi giống biết chết vì Tự Do sẽ thuộc về đẳng cấp được tôn quý nhất. Những loài vật khác, từ lớn đến nhỏ, đều cố sức chống cự khi bị cầm giữ, bằng mọi phương cách, từ cào, cấu, cắn, đá … với một năng lực và ý chí quyết tâm cực kỳ mạnh mẽ, như nhắc nhở mọi người trong chúng ta sự quý báu không thể đo lường được của tự do.
Hỡi mọi con người! Bạo chúa chỉ có vẻ to lớn vĩ đại khi các bạn quỳ gối trước mặt nó. Hãy đứng lên! Không quyền lực nào có thể thống trị được những con người Tự Do…
Nguyễn Hoài Vân lược dịch
NHẪN
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi nhẫn để chuyển vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù
Có khi nhẫn tỉnh giải ngu
Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để tăng tài
Khôn khôn dại dại nào ai tránh vòng
Có khi nhẫn để khoan dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè giao thiệp nào ai
Có khi nhẫn để kính người trọng ta
Kể ra cũng khó đó mà
Chữ TÂM, chữ NHẪN, xem ra cũng gần.
Bàn về vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Linh Sơn, CTV Phía Trước
Một
trong những vấn đề đáng lo ngại của giáo dục nước ta hiện nay
là quá thiên về dạy lí thuyết chuyên sâu mà quên gắn liền nó
với ứng dụng trong đời sống. Bên cạnh đó, chúng ta chỉ mới
cung cấp cho các em những tri thức khoa học ở dạng hàn lâm mà
chưa trang bị cho các em những kĩ năng sống cơ bản hàng ngày
các em cần có để xử lí tình huống bất ngờ mắc phải. Sẽ rất
là vô lí nếu một học sinh giải nhất quốc gia môn toán hay thủ
trường khoa đại học lại không biết cầm máu cho người đứt tay.
Nhưng đó lại là một hiện tượng phổ biến mà ta bắt gặp trong
giới thanh niên hiện nay.
Tôi
rất tâm đắc khi phát hiện ra một điều thú vị khi xem các bộ
phim kinh dị của Hollywood: Những kẻ nói nhiều, cá nhân, manh
động thì chết trước. Người sống cuối cùng trong các tình cảnh
nguy kịch là người có bản lĩnh sống, có tri thức, quả cảm
và quyết đoán… Ở đây có nhiều phương diện, nhưng trong đời sống
hiện đại tri thức về đời sống thực tiễn là một điều đáng
được đề cao nhất.
Kĩ năng đi kèm với thực hành
Tình
cờ tôi xem bộ phim “Cá mập hai đầu”, bên cạnh chức năng giải
trí là một cách đề nghị rất hay về ý thức sống cho giới
trẻ. Một nhóm sinh viên bị mắc trên hòn đảo sắp chìm và có
nguy cơ bị cá mập hai đầu tấn công. Con tàu của họ thì cách xa
hòn đảo, lại đang bị nhiều lỗ thủng và vết nứt. Vậy làm
cách nào để tự cứu mình? Muốn cứu phải liều mình xuống đáy
tàu hàn vết nứt. Nhưng có lòng dũng cảm thôi vẫn chưa đủ. Làm
cách nào để hàn được vết nứt mà không bị con quái vật tấn
công? Đã có một cô gái dũng cảm biết hàn sắt, còn thiếu một
bản lĩnh trí tuệ. Thế là chàng sinh viên nảy ra ý tưởng, tận
dụng máy phát điện trên đảo, tạo sóng điện từ ở một bến trên
đảo dụ con cá vào đảo, gây nhiễu hạn chế sự phát hiện của
nó đối với người hàn sắt. Trong lúc đó cô gái nhanh chóng lặn
xuống đáy thuyền vá vết nứt…. Đó chỉ là một cách gợi ý để
chúng ta thấy, làm sao vận dụng linh hoạt kiến thức vật lí
vào trong đời sống thực tại mà giáo dục Mỹ rất chú trọng.
Còn
hiện nay sẽ không thừa để chúng ta lo ngại, liệu một học sinh
gặp người gảy xương đùi sẽ làm gì trong khi đã học môn sinh về
cấu tạo xương chân? Một học sinh có biết cách sơ cứu đối với
người hôn mê bất tỉnh đột ngột? Làm cách nào để dựng được
một cái trại qua đêm? Bao nhiêu học sinh Việt Nam có thế sống
sót khi rơi xuống nước? Thấy hỏa hoạn, học sinh có biết cách
sử dụng bình chữa cháy? Thấy người bị rắn độc cắn phải làm
sao để sơ cứu? Ứng xử với những người cuồng tín tôn giáo thế
nào cho văn minh? Xử lí rau quả sống thế nào để khử đi độc
chất hóa học?…
Câu
trả lời mà tôi có thể dám chắc là có đến 95 % học sinh Việt
Nam đã học xong cấp 3 chưa có khả năng giải quyết triệt để
những tình huống đại loại như trên. Điều đó không phải lỗi ở
các em mà chúng ta phải hiểu rằng giáo dục cần cung cấp cho
các em những điều đó. Trong khi, không có môn học nào, bài học
nào đảm bảo mang lại những kĩ năng này cho học sinh.
Hiện
nay trong chương trình đổi mới, người ta đã có chú ý đến hướng
đến rèn kĩ năng sống cho học sinh trong mỗi bài học. Nhưng tôi
cho rằng vẫn chưa phải là cách làm mang đến kết quả, bởi đã
là kĩ năng thì phải thực hành. Ngoài ra, không phải bất kì
tình huống thực tiễn nào cũng có thể liên hệ qua bài học
được. Do đó cách thức giáo dục kĩ năng sống cần có những
bước bổ sung… Tôi cho rằng, kĩ năng sống muốn được hình thành
thì học sinh phải tiêu hóa kiến thức và vận dụng chúng vào các
trường hợp cụ thể.
Một
thời chúng ta quá cực đoan về việc thu hẹp giáo dục ở trong 4
bức tường lớp học, đó là một sự thiếu sót nguy hiểm. Hầu
hết các nước phát triển trên thế giới luôn rất đề cao giáo
dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoài trời không phải
chỉ diễn ra thỉnh thoảng mang tính phong trào mà được tiến
hành dày đặc, đều đặn, mỗi chuyến đi, các em học sinh lại được
cọ xát thêm nhiều tình huống của đời sống. Chính những hoạt
động ngoài trời này sẽ giúp các em giải tỏa tâm lí học tập
bị bốn bức tường vây kín. Các hoạt động ngoài trời vừa giáo
dục vừa có tác dụng cân bằng tâm lí, vừa chơi vừa học… Nhiều
người vẫn đặt ra câu hỏi bao giờ mỗi ngày đến trường là một
niềm vui mới với học trò. Xin trả lời chỉ khi nào ta từ bỏ
cách giáo dục hàn lâm thiên về ghi nhớ mà chuyển sang cách dạy
hướng đến thực tiễn, chú trọng kĩ năng hành động thì điều
đó sẽ đến.
Thay đổi tư duy giáo dục
Thêm
một điều đáng bàn đối với công tác chủ nhiệm. Có thể nói
giáo viên chủ nhiệm là người ảnh hưởng quá trình hình thành
nhân cách và nhận thức của học sinh nhiều nhất. Xưa nay theo lối
dạy truyền thống, 45 phút sinh hoạt chủ nhiệm của giáo viên
thường rất nặng nề, xoáy quanh các vi phạm của học sinh trong
thi đua. Do đó đối với những học sinh cá biệt, ngày học cuối
tuần là ngày đáng sợ nhất, dễ có tâm lí trốn học. Trong nghệ
thuật sư phạm đề cao việc giáo viên chủ nhiệm tận dụng một tiết
này để tổ chức trò chơi hay hướng dẫn kĩ năng sống sẽ có ích
cho học sinh hơn. Tại sao trong mỗi buổi sinh hoạt người thầy
không dành khoảng 10 phút để bàn về sự trở lạnh đột của thời
tiết trong những tháng gần Tết đề các em biết giữ gìn sức
khỏe? Tại sao không đặt ra tình huống một học sinh bị co giật
cần sơ cứu vì bệnh hạ canxi? Tại sao không bàn về sự độc hại
của rau quả hiện nay và đề xuất các em cách xử lí?… Có rất
nhiều những khía cạnh trong đời sống mà một người thầy có
tâm, biết chịu khó tìm hiểu sẽ tận dụng thời gian sẽ dạy cho
học trò mình rất nhiều điều có ích trực tiếp cho cuộc sống.
Thật
ra xưa nay các hoạt động bên Đoàn chính là hướng tới hình
thành cho học sinh kĩ năng sống, song nó vẫn còn mang tính phong
trào. Một khi giáo dục thay đổi tư duy và phương châm hành động,
giáo dục kĩ năng sống không chỉ bó hẹp trong vài ba liên hệ trong
bài học và vào hoạt động mang tính phong trào mà sẽ đưa nó
vào tiêu chí đánh giá. Học thể dục về nhảy cao học sinh phải
nhảy qua sà vậy tại sao học Ngữ Văn lại không được tạo môi
trường hùng biện nói chuyện trước đám đông theo chủ đề?
Muốn
có được điều này không khó, chỉ cần một giáo viên chủ nhiệm có
sáng tạo sẽ luôn biết cách cung cấp cho học trò của mình
những hiểu biết về đời sống không quá cao siêu, nhưng nếu không
dạy các em sẽ không biết. Thậm chí đối với lĩnh vực tâm lí,
sức khỏe, y tế chúng ta nên mời cả các chuyên gia. Ví dụ ở
trường hợp các em học sinh ở tuổi dậy thì, vấn đề tính dục
(chứ không phải tình dục) và tâm lí lứa tuổi rất cần có
những hiểu biết thực tế mà không một bài học Sinh học nào
có. Học lịch sử dân tộc mà không biết gì văn hay hóa, lích sử
địa phương, không biết đến viện bảo tàng hay các địa danh lịch
sử thì thật là thiếu sót. Thậm chí tổ chức cho các em có
những kì đi thực tế. Tôi dám chắc, có đến 95 % HS Việt Nam
không có kĩ năng sưu tầm sử dụng bản đồ các tỉnh thành và sử
dụng la bàn. Sẽ rất vô lí nếu một học sinh lại không nắm được
bản đồ đường phố của thành phố mình đang sống, đặc điểm văn
hóa, du lịch địa phương mình sống… Dạy sử, dạy văn, dạy địa
theo sách là dạy từ cái bao quát cái chung. Nhưng nếu người
thầy thụ động chỉ hướng đến bao nhiêu đó thì kết quả là học
sinh lại có thể đọc vanh vách sử và địa Việt Nam nhưng không
đủ tri thức để thuyết minh về văn hóa, địa lí, vùng miền mình
sống…
Kĩ
năng sống là thứ không có định khuôn sẵn, nếu mỗi địa phương,
mỗi trường, mỗi người thầy tùy từng tình hình riêng sẽ dự
đoán đưa ra những điều cần dạy cho học trò của mình. Ví dụ
địa phương ở nơi bão, lũ, lụt, nhất thiết phải dạy học trò
biết bơi. Là vùng có khí hậu lạnh hoặc gặp mùa nóng oi bức,
học sinh nên có những hiểu biết và kĩ năng về y tế…Đối với môn
vật lí, hoạt động chế tạo các Robot thông minh nên được khuyến
khích…
Điều
quan trọng là ta nên thay đổi tư duy giáo dục từ việc đào tạo
các thế hệ thầy cô tương lai đến sự quản lí, tổ chức giáo
dục. Và nên nhớ rằng, giáo dục tránh tình trạng cào bằng. Từ
những quy định chung nhất của Bộ Giáo dục, mỗi tỉnh thành,
mỗi trường, mỗi giáo viên sẽ chủ động, sáng tạo ra những cách
giáo dục linh hoạt, thích ứng với điều kiện thực tiễn.
Hi vọng rằng đến kì cải cách 2015 này, vấn đề này sẽ được giải quyết triệt để.
© 2013 TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Cuộc chiến chia phần thị trường tiêu dùng Việt Nam (phần 2)
Trong một báo cáo khác của Nielsen hồi tháng 1/2013, kết quả khảo sát
cho thấy thị trường tiêu dùng Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất khu
vực với 23%, vượt qua Ấn Độ (18,8%) và Trung Quốc (13%). Tỉ lệ dân số
đông, trẻ và thu nhập ngày càng tăng đang là những yếu tố biến ngành
tiêu dùng VN trở thành “miếng bánh” đầy hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào cuộc.
Và điều này, theo Euromonitor và WorldBank, cũng do nhiều nguyên nhân dễ hiểu. Dân số Việt Nam đang là dân số rất trẻ (61,7% dưới độ tuổi 35), do đó nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn. Tầng lớp trung lưu cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ và còn nhiều “room” để tăng tiếp vì hiện nay mới chỉ có 29% số hộ gia đình có thu nhập trên 5.000 USD mỗi năm (tăng gấp đôi so với 5 năm trước). Tốc độ đô thị hóa cũng đang tăng nhanh và mới chỉ ở giai đoạn đầu với 29% dân cư thành thị.
Ông Sebastien Lamy, chuyên gia đến từ Bain & Company, một công ty nổi tiếng trong lĩnh vực tư vấn, trong lần trả lời phỏng vấn Bloomberg tháng 4/2013 đã nhận định sự gia tăng của tầng lớp trung lưu sẽ kéo theo nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng như thực phẩm, thời trang và dịch vụ tài chính. Theo ông, sẽ có một làn sóng đầu tư ồ ạt vào ngành hàng tiêu dùng của các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và Philippines.
Các số liệu của BMI cho thấy, trong năm 2012, tiêu dùng cho thực phẩm đạt 20,3 tỷ đô la Mỹ, tăng gần 1,1 tỷ đô là so với năm 2011. Doanh số bán hàng đồ uống có cồn đạt 7,4 tỷ đô la Mỹ 13,8% so với mức 6,5 tỷ đô la Mỹ của năm 2011.
Cũng trong năm 2012, mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn nhưng các doanh nghiệp lớn trong ngành đều cho mức tăng trưởng cao. Vinamilk có doanh thu đạt 27,101 tỷ đồng, tăng 23% so với 2011. Masan Consumer có doanh thu 10,575 tỷ, tăng 46%. Công ty Cổ phần Kinh Đô có lợi nhuận sau thuế tăng 27%.
Trong một phát biểu hồi cuối năm ngoái, chủ tịch Procter&Gamble Châu Á, ông Deb Henretta, cho rằng Việt Nam là nước có dân số trẻ và sẵn sàng trước các trải nghiệm mới. Ông nhấn mạnh, Việt Nam và các nước Châu Á khác, bao gồm thị trường tiềm năng như Myanmar, sẽ là động lực chính cho sự phát triển của công ty.
Tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia P&G đã gặt hái 1,35 tỉ đô la Mỹ tại Việt Nam trong tổng số 82,6 tỉ đô la doanh thu năm 2011.
Không hoàn toàn thuận lợi
Đương nhiên, câu chuyện tiêu dùng ở Việt Nam không phải là câu chuyện chỉ có màu hồng. Vẫn còn những vấn đề cần tháo gỡ để các lĩnh vực tiêu dùng này thực sự bứt phá.
Đầu tiên là vấn đề cho vay tiêu dùng. Thị trường cho vay tiêu dùng của Việt Nam hiện nay cơ bản chưa có gì. Chỉ có một số ít các ngân hàng và công ty tài chính kinh doanh trong lĩnh vực này nhưng với lãi suất cho vay cao gần như không tưởng. Thí dụ Công ty Tài chính Tiêu dùng PPF với mức lãi suất lên tới 72%/năm. Với các ngân hàng thương mại, lãi suất này ở mức xấp xỉ 30%/năm năm 2012.
Bên cạnh đó khả năng tiếp cận đến các khoản vay tiêu dùng của người Việt Nam vẫn còn thấp. Điều này thể hiện qua việc chỉ có 9 trong số 1.000 người Việt Nam có thẻ tín dụng. Trong khi đó con số này ở Trung Quốc và Indonesia lần lượt là 178 và 63.
Bất ổn vĩ mô, đặc biệt là lạm phát, lãi suất, và công ăn việc làm cũng là các nhân tố kéo lùi tốc độ phát triển của các lĩnh vực này. Theo một số nghiên cứu, người dân đang ngày càng thận trọng vì các lo ngại về bất ổn. Nghiên cứu gần đây nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel cho biết ở thời điểm quý I-2013, chỉ có 28% người tiêu dùng thành thị nhận định tình hình kinh tế sẽ tốt đẹp hơn trong sáu tháng tới. Chính tâm lý này, theo Kantar Worldpanel, thị trường hàng tiêu dùng nhanh trong các tháng đầu năm tăng trưởng chậm lại đáng kể, đạt mức 7% ở thành thị và 9% ở nông thôn, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng năm 2012 với 17% ở cả thành thị và nông thôn.
Các rào cản khác bao gồm tính thiếu rõ ràng, minh bạch của hệ thống pháp luật để nhà đầu tư nước có thể yên tâm hoạt động tại Việt Nam, truyền thống tự cung tự cấp của người dân ở vùng nông thôn, hạ tầng giao thông chưa phát triển để phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa, các khó khăn kinh tế trước mắt có thể ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu hàng ngày của người dân.
Thêm nữa, sự ồ ạt tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài cũng có nghĩa sân chơi của các doanh nghiệp nội địa chở nên chật chội và thách thức hơn. Mặc dù Việt Nam vẫn có một số doanh nghiệp nội rất mạnh trong lĩnh vực tiêu dùng, nhưng xem ra khả năng xuất hiện các gương mặt mới thành công trong lĩnh vực này ngày càng khó vì sức mạnh vượt trội về tài chính và kinh nghiệm của các doanh nghiệp đa quốc gia.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Và điều này, theo Euromonitor và WorldBank, cũng do nhiều nguyên nhân dễ hiểu. Dân số Việt Nam đang là dân số rất trẻ (61,7% dưới độ tuổi 35), do đó nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn. Tầng lớp trung lưu cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ và còn nhiều “room” để tăng tiếp vì hiện nay mới chỉ có 29% số hộ gia đình có thu nhập trên 5.000 USD mỗi năm (tăng gấp đôi so với 5 năm trước). Tốc độ đô thị hóa cũng đang tăng nhanh và mới chỉ ở giai đoạn đầu với 29% dân cư thành thị.
Ông Sebastien Lamy, chuyên gia đến từ Bain & Company, một công ty nổi tiếng trong lĩnh vực tư vấn, trong lần trả lời phỏng vấn Bloomberg tháng 4/2013 đã nhận định sự gia tăng của tầng lớp trung lưu sẽ kéo theo nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng như thực phẩm, thời trang và dịch vụ tài chính. Theo ông, sẽ có một làn sóng đầu tư ồ ạt vào ngành hàng tiêu dùng của các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và Philippines.
Các số liệu của BMI cho thấy, trong năm 2012, tiêu dùng cho thực phẩm đạt 20,3 tỷ đô la Mỹ, tăng gần 1,1 tỷ đô là so với năm 2011. Doanh số bán hàng đồ uống có cồn đạt 7,4 tỷ đô la Mỹ 13,8% so với mức 6,5 tỷ đô la Mỹ của năm 2011.
Cũng trong năm 2012, mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn nhưng các doanh nghiệp lớn trong ngành đều cho mức tăng trưởng cao. Vinamilk có doanh thu đạt 27,101 tỷ đồng, tăng 23% so với 2011. Masan Consumer có doanh thu 10,575 tỷ, tăng 46%. Công ty Cổ phần Kinh Đô có lợi nhuận sau thuế tăng 27%.
Trong một phát biểu hồi cuối năm ngoái, chủ tịch Procter&Gamble Châu Á, ông Deb Henretta, cho rằng Việt Nam là nước có dân số trẻ và sẵn sàng trước các trải nghiệm mới. Ông nhấn mạnh, Việt Nam và các nước Châu Á khác, bao gồm thị trường tiềm năng như Myanmar, sẽ là động lực chính cho sự phát triển của công ty.
Tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia P&G đã gặt hái 1,35 tỉ đô la Mỹ tại Việt Nam trong tổng số 82,6 tỉ đô la doanh thu năm 2011.
Không hoàn toàn thuận lợi
Đương nhiên, câu chuyện tiêu dùng ở Việt Nam không phải là câu chuyện chỉ có màu hồng. Vẫn còn những vấn đề cần tháo gỡ để các lĩnh vực tiêu dùng này thực sự bứt phá.
Đầu tiên là vấn đề cho vay tiêu dùng. Thị trường cho vay tiêu dùng của Việt Nam hiện nay cơ bản chưa có gì. Chỉ có một số ít các ngân hàng và công ty tài chính kinh doanh trong lĩnh vực này nhưng với lãi suất cho vay cao gần như không tưởng. Thí dụ Công ty Tài chính Tiêu dùng PPF với mức lãi suất lên tới 72%/năm. Với các ngân hàng thương mại, lãi suất này ở mức xấp xỉ 30%/năm năm 2012.
Bên cạnh đó khả năng tiếp cận đến các khoản vay tiêu dùng của người Việt Nam vẫn còn thấp. Điều này thể hiện qua việc chỉ có 9 trong số 1.000 người Việt Nam có thẻ tín dụng. Trong khi đó con số này ở Trung Quốc và Indonesia lần lượt là 178 và 63.
Bất ổn vĩ mô, đặc biệt là lạm phát, lãi suất, và công ăn việc làm cũng là các nhân tố kéo lùi tốc độ phát triển của các lĩnh vực này. Theo một số nghiên cứu, người dân đang ngày càng thận trọng vì các lo ngại về bất ổn. Nghiên cứu gần đây nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel cho biết ở thời điểm quý I-2013, chỉ có 28% người tiêu dùng thành thị nhận định tình hình kinh tế sẽ tốt đẹp hơn trong sáu tháng tới. Chính tâm lý này, theo Kantar Worldpanel, thị trường hàng tiêu dùng nhanh trong các tháng đầu năm tăng trưởng chậm lại đáng kể, đạt mức 7% ở thành thị và 9% ở nông thôn, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng năm 2012 với 17% ở cả thành thị và nông thôn.
Các rào cản khác bao gồm tính thiếu rõ ràng, minh bạch của hệ thống pháp luật để nhà đầu tư nước có thể yên tâm hoạt động tại Việt Nam, truyền thống tự cung tự cấp của người dân ở vùng nông thôn, hạ tầng giao thông chưa phát triển để phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa, các khó khăn kinh tế trước mắt có thể ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu hàng ngày của người dân.
Thêm nữa, sự ồ ạt tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài cũng có nghĩa sân chơi của các doanh nghiệp nội địa chở nên chật chội và thách thức hơn. Mặc dù Việt Nam vẫn có một số doanh nghiệp nội rất mạnh trong lĩnh vực tiêu dùng, nhưng xem ra khả năng xuất hiện các gương mặt mới thành công trong lĩnh vực này ngày càng khó vì sức mạnh vượt trội về tài chính và kinh nghiệm của các doanh nghiệp đa quốc gia.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Vấn đề giáo dục nhân cách ở Việt Nam hiện nay
Một
trong những phương diện vô cùng quan trọng của giáo dục bên cạnh cung
cấp, bồi dưỡng, nâng cao tri thức là giáo dục tâm hồn, nhân cách cho
người học. Cần phải có triết lý nghiêm túc về giáo dục để cả xã hội hiểu
rằng, giáo dục là quá trình trui rèn, đào tạo, uốn nắn con người chứ
không đơn thuần là vấn đề thuộc về tri thức, phát triển nhân lực. Thế
nhưng nhìn vào nền thực trạng hiện nay, giáo dục Việt Nam đang thiếu sót
trầm trọng về cái gọi là giáo dục con người.
Cần nhân cách lẫn nhân lực
Một
con người – với tư cách là sản phẩm của nền giáo dục bất kì phải đảm
bảo được hai phương diện nhân cách và năng lực (tri thức). Song dường
như, với cái tâm thế nôn nóng muốn đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa,
công nghiệp hóa đất nước đang sôi sục từng giờ ở Việt Nam để thoát khỏi
đói nghèo, vươn lên giàu có đã biến nền giáo dục trở nên thực dụng có vẻ
như chỉ chú trọng “nhồi nhét” tri thức, tuyên truyền chính trị. Việc
xem phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu để bồi dưỡng nhân tài,
phát huy nhân lực là điều không thể thiếu. Nhưng không thể chỉ nghiêng
về một thái cực, chỉ biết lợi ích trước mắt thì hậu quả thật khó lường.
Nhìn
vào tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra đến mức báo động hiện
nay, những sát thủ máu lạnh thế hệ 9X như sự kiện Lê Văn Luyện vừa qua,
đang xuất hiện dày đặc trên các báo pháp luật đã buộc dư luận phải
nghiêm túc nhìn lại đạo đức xã hội này. Và trách nhiệm trước hết phải
thuộc về giáo dục nhà trường (bên cạnh nền tảng gia đình).
Nhiều
người vẫn lầm tưởng rằng quá trình giáo dục nhân cách của học sinh chỉ
gắn liền với các môn học như văn, sử, địa. Cách hiểu đó dễ dẫn đến một
biểu hiện cực đoan là xen lồng vào chương trình các môn khoa học xã hội
những bài học đạo đức xơ cứng, giáo điều kiểu như tình yêu quê hương đất
nước, tình yêu cha mẹ, bạn bè một cách gượng gạo. Thực chất những dạng
tri thức đó trong bài học không phát huy bao nhiêu tác dụng giáo dục tâm
hồn cho học sinh.
Ngoài ‘ý thức’ còn có ‘vô thức và tiềm thức’
Một
trong những lỗ hổng đáng sợ nhất của giáo dục Việt Nam là quan niệm
thiển cận, thiếu sót về nhân cách của một con người. Triết học Mác cho
rằng nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Con người gồm hai phương
diện vật chất và ý thức, trong đó vật chất quyết định ý thức. Và người
Việt Nam đã áp dụng triệt để cơ sở lý thuyết này trong quá trình giáo
dục con người. Hướng học sinh đến cuộc sống vô thần chủ nghĩa một cách
cực đoan và chỉ giáo dục một cách máy móc bằng việc tác động vào ý thức
với quá trình nhồi nhét các tư tưởng đủ loại.
Và môn học làm công cụ cho hệ tư tưởng này chủ yếu là giáo dục công dân, lịch sử và ngữ văn.
Một
trong những yếu tố quan trọng của con người đúng như Mác chỉ ra là ý
thức. Song đó là nhận thức luận sơ khai của thế kỉ XIX về con người.
Sang thế kỉ XX, có thể nói ngành Phân tâm học của Freud và Jung đã có
một phát kiến vĩ đại bổ sung, làm hoàn chỉnh cho lí thuyết của Mác khi
phát hiện ra những phương diện khác của nhân cách con người, tâm hồn con
người, bản chất con người bên cạnh ý thức: đó là vô thức và tiềm thức.
Và giáo dục không phải chỉ tác động đến ý thức một cách trực diện mà còn
thẩm thấu, khéo léo chuyển hóa những giá trị tốt vào con người bằng con
đường vô thức, tiềm thức. Lý thuyết về hai khái niệm này vốn đã rất phổ
thông, ở đây, chúng tôi không đi sâu vào các luận thuyết mà sẽ đi thẳng
vào vấn đề bằng những biểu hiện thực tiễn của nó.
Lấy
vài ví dụ minh họa. Đối với học sinh tiểu học, thay vì chúng ta chỉ
giáo dục ý thức các em về tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường
bằng các bài học giáo điều thì ta còn có nhiều cách thức khác phối hợp
tác động đến các em. Sự tác động đó có thể là tạo ra các ấn tượng ở dạng
vô thức khi thiết kế các sách giáo khoa có bìa là hình ảnh của dòng
sông hay cánh rừng tươi đẹp. Như vậy cả lớp 30 em học sinh ta có 30 dòng
sông hay 30 cánh rừng. Những hình ảnh ấy sẽ tồn tại cùng các em, âm
thầm đi vào tâm thức các em bằng con đường vô thức để góp phần tạo cảm
giác yêu và thân thiện với thiên nhiên…Đây chỉ là một cách minh họa.
Nhưng
nói như vậy để thấy rằng, nếu thừa nhận lí thuyết về vô thức của Freud
và Jung, giáo dục sẽ không chỉ dừng lại cách giáo dục nhân cách học sinh
chỉ đơn điệu bằng những bài học thiên về ghi nhớ. Có những sự tác động
tinh tế, âm thầm nhưng hiệu quả rất đáng kể. Giáo dục Việt Nam chưa bao
giờ làm được hay nghĩ đến điều đó bởi tuyệt đối hóa triết học Mác và kì
thị Phân tâm học của Freud và Jung.
Nhìn
lại giáo dục ngày xưa lại thấy giáo dục Việt Nam còn thua xa cha ông về
phương diện này. Tuy ngày xưa nền giáo dục Khổng học không có lí thuyết
về cái gọi là vô thức, tiềm thức, song điều đáng nói là cách dạy, cách
học của các thế hệ sĩ tử lại nhất quán đi theo chiều hướng này. Một
trong những biểu hiện của nó chính là cách học ôn đi ôn lại những lời
nói của thánh nhân. Trong văn hóa Trung Quốc (và sau này Việt Nam chịu
ảnh hưởng), những người Nho sinh, khi còn nhỏ thường mỗi ngày đọc đi đọc
lại đến mức thuộc lòng bộ Tam tự kinh (quyển sách tổng hợp những lời
hay ý đẹp của thánh nhân). Ở tuổi 5, 6, 7… đã đọc làu làu. Không hẳn là
họ hiểu hết, nhưng vẫn cứ đọc, đọc để nhớ, để suy nghiệm mỗi ngày rồi
dần hiểu ra hay nhờ người lớn giảng giải. Đây không phải là cách học vẹt
theo lối hiểu hiện đại sau này, mà mục đích của nó là tập cho con người
cái tác phong làm quen với những điều hay đẹp, tuy không hiểu, nhưng
tâm trí hàng ngày nhắc đi nhắc lại để dần dần nó vô thức thẩm thấu vào
tâm thức, chuyển hóa vào ý thức. Một con người suốt ngày chỉ ngâm ngợi
những điều hay đẹp thì những giá trị đẹp của nó sẽ dần chuyển hóa theo
hai con đường cả vô thức lẫn ý thức, thậm chí lắng sâu trở thành tiềm
thức.
Nhìn
lại công cụ tuyên truyền chính trị hiện nay của Việt Nam thông qua con
đường báo chí truyền thông, thì việc lặp đi lặp lại các vấn đề tư tưởng
là một vũ khí lợi hại để tác động đến quần chúng. Có thể họ không nghe
hết, hiểu hết nhưng nó cứ thấm dần theo thời gian. Ấy vậy mà người ta
lại không hề vận dụng nó trong giáo dục nhân cách con người.
Ngay
cả các chiêu thức quảng cáo của giới truyền thông cũng nhất quan tác
động đến công chúng theo con đường vô thức chứ không phải ý thức. Bằng
việc lặp đi lặp lại thông tin một sản phẩm nào đó tới mức nhàm chán,
phản cảm trên các kênh truyền hình, nhiều người nghĩ rằng đó là trò lố
đáng ghét càng khiến cho mọi người ghét không mua sản phẩm. Nhưng họ đã
lầm. Những hình ảnh những thông tin có vẻ vô nghĩa, gây bực tức lúc
quảng cáo đột ngột, lố bịch xen vào một đoạn phim hay sẽ chẳng có nghĩa
gì lúc đó. Nhưng khi nhu cầu lên tiếng, khi xách túi ra các shop, chúng
là những gợi ý hàng đầu để người ta mua sản phẩm đã xuất hiện vô thức
trong quảng cáo chứ không phải là sản phẩm vô danh khác.
Nói
như vậy để thấy hiểu biết về cái gọi là vô thức rất hiệu quả trong việc
tác động đến con người. Và giáo dục thời hiện đại phải nắm được điều
này để có quá trình tác động đến học sinh toàn diện hơn.
Lời
thánh hiền ngày xưa lặp đi lặp lại có ý nghĩa giáo hóa vô thức con
người thì nên chăng xét lại những bài học về chiến tranh, về giết chóc
máu me kiểu Chí Phèo, Rừng Xà Nu, kiểu những bài chém Mĩ, bắn Pháp sẽ vô
tình làm méo mó nhân cách các em học sinh theo chiều hướng xấu cũng
theo con đường vô thức. Dù bề mặt ngôn ngữ ngợi ca những hành động của
Chí Phèo là giết người vì lẽ phải, người dân làng Xô Man chém Mĩ là vì
yêu nước, Tấm chế nước sôi Cám là hợp nhẽ công bằng…thì trên thực tế với
mức độ dày đặc chương trình văn sử toàn những chi tiết máu me như vậy
sẽ ít nhiều gợi ý cho học sinh về bạo lực. Dù người thầy có lý giải đến
mức nào cũng là trên phương diện lí trí, nhưng trong tâm thức các em đã
được thấm vào những gợi ý “man rợ” đó thì một ngày nào đó nó sẽ chuyển
hóa thành hành động nếu người học không có khả năng tự sàn lọc, điều
chỉnh. Tôi vô cùng gớm ghiếc với cách dùng từ trong dạy văn hiện nay của
Việt Nam. Làm sao có thể cho rằng Chí Phèo giết Bá Kiến là hành động
của tên sát nhân lương thiện? Tấm chế nước sôi giết cám rồi làm mắm gửi
cho mẹ Cám là thể hiện khát vọng công bằng, sự chiến đấu tới cùng trừng
trị cái ác như các nhà biên soạn quan niệm…
Đứng
ở góc nhìn tâm linh, tôn giáo thì giết người nào cũng là giết người, và
pháp luật Việt Nam há chẳng phải cũng không chấp nhận điều đó? Vậy mà
đem vào môi trường phổ thông lại đi ca ngợi hết lời. Thế hóa ra các em
hiểu, sau này nếu bị chị em cùng cha khác mẹ ức hiếp quá đáng như Tấm
thì sẽ có quyền hành động tàn nhẫn trả thù để “thực hiện công lí” chăng?
Tôi
đã thấy xã hội ngày nay đã sinh ra quá nhiều Chí Phèo con cũng bởi cái
lỗi của người lớn lố bịch ca ngợi thái quá. Lỗi không phải ở văn chương
mà lỗi ở người dạy, người soạn sách không có cách kiến giải phân lập
thật rõ để sàn lọc tính nhân văn đúng nghĩa của văn học mà chỉ hả hê cái
giọng của kẻ chiến thắng thích trừng trị kẻ thù, cái ác… Đối với học
trò dạy như thế là bất lương. Mặc cho ngôn từ bề ngoài là ca ngợi điều
hay ho gì, nhưng ca ngợi đồng cảm với loại nhân vật như Chí Phèo là vô
thức tiêm nhiễm cái ác vào tâm hồn học sinh…nhất là những em đã có sẵn
xu thế bạo lực. Ôi! Nền giáo dục dạy văn, sử Việt Nam toàn những lời đầy
hăng hái chém giết “chém, chém” của cụ Mết thì làm sao tâm hồn đang lúc
hình thành và dễ bị biến dạng của học sinh trở nên hiền hòa, nhân hậu?
Dạy giáo dục công dân mà chỉ biết đến tư tưởng vô thần chủ nghĩa mà lên
giọng cao đạo coi thường đời sống tâm linh, tín ngưỡng, chê bai các tôn
giáo thì học sinh sẽ trở thành những sát thủ máu lạnh kiểu Lê Văn Luyện
ngày càng nhiều là điều dễ hiểu.
Nên mở rộng tư duy
Xã
hội đầy những thành phần phức tạp. Có người không làm ác vì họ ý thức
được lẽ phải, bản chất lương thiện, biết làm chủ mình lựa chọn điều
đúng. Nhưng có người khác vì lời dạy giới luật của Chúa, Phật, có cuộc
sống tâm linh, họ có nỗi khiếp hãi về quả báo và niềm tin vào phần
thưởng đẹp của Thượng đế cho người tốt…họ không dám giết người. Đó là lí
do từ thời sơ khai của nhân loại đến nay, thế giới không bao giờ thiếu
đi tôn giáo. Phải có niềm tin để người ta sống tốt hơn. Vậy mà nền giáo
dục này lại máy móc đi theo tư tưởng vô thần, dùng môn sử, giáo dục công
dân làm công cụ nhồi nhét cho học sinh, đánh bạt đi hết ý niệm về đời
sống tâm linh của con người. Vật chất quyết định ý thức. Chẳng có thượng
đế! Chẳng có Phật hay thần nào! Kết quả là con người sa vào lối sống
thức dụng, không biết sợ trời phật ma quỷ. Thế nên khi ra tay thủ ác
kiểu Tấm hay Chí Phèo các em “xuống dao” rất ngọt!
Giáo
dục Việt Nam coi thường tâm linh của con người. Thế nên mặc cho những
bài học đạo lí cứ sống sượng được áp đảo đưa vào lí trí các em hàng ngày
nhưng tâm thức các em vẫn chai sạn, tâm linh các em nghèo nàn thì làm
sao có thể là con người hoàn hảo về nhân cách.
Ngay
cả một nước hiện đại bậc nhất như Mỹ mà nước họ vẫn có các trường thần
học, các ngành huyền học nghiên cứu, tôn trọng về tâm linh tôn giáo vậy
mà giáo dục Việt Nam vẫn cứ oan oan tuyên truyền cực đoan tư duy vô
thần. Đem nó là công cụ, một hung thần đánh gục hết đời sống tâm linh
của con người.
Khi các học trò hỏi Khổng Tử về thế giới quỷ thần, ông đã khiêm nhường không nói và tỏ thái độ kính nhi viễn chi.
Không phải ông không biết mà ông cho rằng không nên nói. Nhưng giáo dục
nước ta ngày nay thì tự tin mình cái gì cũng biết và dùng triết học Mác
để đi phê phán Phật là bi quan, nguyên lí ngũ hành thâm sâu của triết
học Trung Hoa là nhảm nhí. Họ phê phán cả cách nói thâm thúy nhân chi sơ tính bổn thiện
của Khổng Tử là sai lầm, vì theo Mác thì con nít chưa có ý thức thì lấy
đâu ra thiện ác. Chao ôi! Một nền giáo dục cực đoan tư tưởng vô thần,
chú trọng vật chất (vật chất quyết định ý thức) để rồi dạy cho học sinh
báng bổ thánh nhân, kéo theo là phủ nhận hết các giá trị luân lí, tâm
linh mà các thánh nhân đã dạy để sống cực đoan, thực dụng, vô hồn như ma
như quỷ! Bao giờ người ta mới chịu hiểu cách ứng xử thông minh khiêm
nhường của Khổng Tử, rằng có những thứ biết những không dạy mà để cho
vạn vật diễn biến theo lẽ tự nhiên của nó!
Tóm
lại, giáo dục Việt Nam nên biết rộng mở tư duy mà tiếp nhận nhiều luồng
minh triết Đông Tây kim cổ thì may ra mới đủ sức giáo dục tâm hồn học
sinh một cách toàn diện. Bằng ngược lại vẫn cứ cực đoan triết học Mác
một cách máy móc bảo thủ, coi thường tâm linh con người thì chỉ tạo ra
những thế hệ vô hồn, những cổ máy máu lạnh, giết người không run tay!
Đã
đến lúc Việt Nam cần mang giáo dục nhân cách vấn đề tâm linh vào chương
trình để giáo dục nhằm làm dịu lại bản tính hung hăng, ham làm cách
mạng của thế hệ chống Mĩ ngày nào!
L.S.
© 2011 TCPT số 50
© 2011 TCPT số 50
TCPT50 – Marx – Những gì còn lại…
Download TCPT50 – Bản in (15MB)
Download TCPT50 – Bản thường (6.5MB)
Download TCPT50 – Bản mini (4MB)
Download TCPT50 – Bản in (15MB)
Download TCPT50 – Bản thường (6.5MB)
Download TCPT50 – Bản mini (4MB)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét