Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Tin ngày 26/8/2013

  • Ngoại trưởng Nhật thăm nhà máy nguyên tử Chernobyl (RFI) - Phát ngôn viên đại sứ quán Nhật Bản tại Ukraina cho AFP biết, hôm nay 25/08/2013 Ngoại trưởng Nhật đến nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ukraina, nơi xảy ra tai nạn hạt nhân thảm khốc nhất thế giới, để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về nỗ lực cứu hộ sau thảm họa Fukushima của Nhật.
  • Việt Nam, ông hoàng mới trong ngành cà phê (RFI) - Liên quan đến Châu Á, tạp chí Le Point đặc biệt quan tâm đến Việt Nam qua bài viết : << Việt Nam, ông hoàng mới trong ngành cà phê >>. Ít lâu trước đây, Việt Nam vẫn chưa xuất hiện trên bản đồ các quốc gia sản xuất cà phê. Thế nhưng, hiện nay, đất nước này đã trở thành nơi sản xuất cà phê đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil và là nhà cung ứng hàng đầu cho Pháp.
  • Hoa Kỳ tăng sức ép ngoại giao và quân sự lên Syria (RFI) - Cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực để buộc Damas chấp thuận cho chuyên gia Liên Hiệp Quốc điều tra vụ tấn công bằng hơi ngạt. Hoa Kỳ tham khảo Anh Quốc cùng sử dụng giải pháp quân sự mà cụ thể là hạm đội 6 được tăng cường tại Địa Trung hải. Tin giờ chót vào trưa nay, đài truyền hình Syria loan tin chính phủ nhượng bộ.
  • Nga: Putin cấm tưởng niệm Mùa Xuân Praha ? (RFI) - Sáng nay 25/08/2013 tại Quảng trường Đỏ, thủ đô Matxcơva, một nhóm nhà tranh đấu tập họp tưởng niệm sự kiện lịch sử Mùa Xuân Praha, phong trào đòi dân chủ tại Tiệp Khắc bị Hồng quân Liên Xô đàn áp vào năm 1968. Cảnh sát Nga đã bắt nhốt khoảng 10 người trước mặt du khách và phóng viên quốc tế.
  • Bắt giam nhà báo và blogger, Trung Quốc gia tăng trấn áp internet (RFI) - Công an Bắc Kinh thông báo tống giam phóng viên Lưu Hổ của nhật báo News Express và blogger tỷ phú Tiết Charles. Theo AFP, hai sự kiện này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Hoa lục gia tăng kiểm soát mạng thông tin điện tử đặt vào tầm nhắm những ngòi bút tố cáo tham ô và tệ nạn xã hội.
  • Công ty Đức bị tố cáo đưa hối lộ để giành hợp đồng tại Hy Lạp (RFI) - Theo nhật báo Suddeutsche Zeitung, một số công ty chế tạo vũ khí của Đức đã chi một khoản tiền 18 triệu euro để hối lộ các quan chức Hy Lạp với mục đích giành được các hợp đồng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này còn bị cáo buộc trốn thuế. Trong tuần, tư pháp Đức đã tiến hành nhiều vụ khám xét tại trụ sở các công ty liên quan.
  • Colombia nối lại hòa đàm với FARC (VOA) - FARC, lực lượng du kích vũ trang vẫn đang hoạt động và đã có mặt lâu đời nhất ở Tây Bán cầu, bị Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu xem lạ một tổ chức khủng bố.
  • Trong tầm tay của chủ tịch nước (VOA) - Theo thông báo, nhân dịp lễ Quốc khánh, hơn 15.000 tù nhân sẽ được giảm án, ra trại, trở về với gia đình. Đây là số người được 'đặc xá' nhiều nhất trong mấy năm qua
  • Mỹ, Anh cảnh báo Syria (BBC) - Mỹ và Anh cảnh báo sẽ 'đáp trả mạnh mẽ” nếu như xác nhận được Chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học.
  • Anh truy băng 'buôn nô lệ Việt Nam' (BBC) - Bộ trưởng Nội vụ Anh cảnh báo rằng những kẻ cầm đầu băng đảng buôn người Việt vào Anh 'sẽ bị truy bắt và phạt tù nghiêm khắc.
  • ASEAN ‘chòng chành’ giữa dòng xoáy ngoại giao trên Biển Đông (BaoMoi) - Khi Trung Quốc liên tiếp có những động thái hăm dọa trên Biển Đông thì cũng là lúc các quốc gia ngoài Đông Nam Á “nhảy vào cuộc chơi”, mà trong đó nổi bật là Mỹ và Nhật Bản. Những toan tính ngoại giao cùng những nước cờ ẩn ý của ba nước Trung-Mỹ-Nhật đang thách thức sự thống nhất của toàn khối ASEAN khi không chỉ có lợi ích trên biển bị giành giật.
  • Philippines tố 2 tàu Trung Quốc vẫn “lảng vảng” ở Bãi Cỏ Mây (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tờ PhilStar của Philippines ngày 24/8 đưa tin, ngư dân nước này đã phát hiện 2 tàu tuần tra Trung Quốc đang lượn lờ trên vùng biển lân cận Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép và Trung Quốc cũng đòi chủ quyền phi lý – PV), bất chấp diễn biến thời tiết xấu trong khu vực.
  • Hải quân TQ còn thua xa Mỹ, Nga, Nhật Bản (BaoMoi) - “Trung Quốc đang đặt mục tiêu “Phục hưng cao độ nước Trung Hoa vĩ đại", trong mục tiêu đó Hải quân là quân chủng quan trọng được đầu tư hiện đại hóa nhanh chóng trong thời gian qua. Về thực lực hải quân của Trung Quốc hiện nay so với các nước Asean thì có phần mạnh hơn, đông hơn nhưng so với hải quân các nước như Mỹ, Nga, Nhật Bản thì còn thua kém nhiều”. Thiếu tướng hải quân Lê Kế Lâm đánh giá.
  • Trung - Đài liên tiếp “tạo sóng” trên Biển Đông (BaoMoi) - Sáng nay (25/8), hãng tin China Post dẫn nguồn từ tờ United Evening News (Đài Loan) cho biết, tàu khảo sát Đạt Quan của hải quân Đài Loan vừa kết thúc hoạt động thu thập thông tin trái phép ở các vùng biển xung quanh đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
  • Biển Đông: Sự thực đằng sau sự nhún nhường của Trung Quốc (BaoMoi) - Gần đây, Trung Quốc khiến nhiều người kinh ngạc khi bắt đầu có dấu hiệu dịu giọng, muốn xuống nước trong các cuộc tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông. Điều đó đã giúp nhen lên ngọn lửa hy vọng về việc các bên có liên quan tìm kiếm được một giải pháp tháo “ngòi nổ” ở Biển Đông, đưa vùng biển chiến lược này trở lại sự yên bình. Tuy nhiên, một số nhà phân tích không lạc quan như vậy. Theo họ, Bắc Kinh không thực sự nhún nhường trong vấn đề Biển Đông như bề ngoài họ thể hiện trong thời gian qua. Đằng sau sự dịu giọng của Trung Quốc được cho là ẩn chứa một chiến lược thậm chí còn mạnh bạo hơn, quyết liệt hơn.
  • Mỹ, Philippines quyết duy trì tự do hàng hải trên Biển Đông (BaoMoi) - Theo AFP đưa tin chiều ngày 24/8, bên lề cuộc đàm phán quốc phòng giữa chính phủ hai nước, lãnh đạo quân sự Mỹ và Philippines đã đồng thuận về việc đảm bảo sự tự do hàng hải trên các vùng biển, trong đó có Biển Đông
  • Không quân Trung-Nhật ở Senkaku/Điếu Ngư: Ai thắng? (BaoMoi) - Trong số các chiến đấu cơ được điều đến khu vực quần đảo tranh chấp, máy bay F-15 của Nhật được đánh giá nhanh và mạnh hơn, nhưng máy bay J-10 của Trung Quốc lại được trang bị vũ khí hiện đại hơn.
  • ASEAN và Trung Quốc có giúp Biển Đông “lặng sóng”? (BaoMoi) - Tang Siew Mun, Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế Malaysia, ASEAN và Trung Quốc đang dành cho nhau thiện chí để tiến tới COC nhưng tuy nhiên thành công chỉ có thể có được nếu tất cả các bên cùng nỗ lực.
  • ADMM+: Cơ hội hay thách thức cho an ninh hàng hải ở Biển Đông? (BaoMoi) - Cuối tháng Tám, Brunei sẽ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với 8 quốc gia ngoài khối (ADMM+). Đây có thể là cơ hội tìm kiếm một cấu trúc an ninh bền vững lâu dài cho khu vực, cũng có thể không thực sự thích hợp trong bối cảnh hiện nay.
  • Thế giới 24h: Mỹ sắp tiến đánh Syria? (BaoMoi) - - Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị các phương án dự phòng một khi tổng thống quyết định đánh Syria; Mỹ, Philippines cam kết tự do hàng hải tại Biển Đông... là những tin nóng.
  • Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông: Lại là "lợi ích cốt lõi"! (BaoMoi) - (PetroTimes) - Không chỉ người dân, mà nhiều giới trong khu vực đang quan tâm tới chuyến công du 4 nước Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia, Brunei và Philippines) của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (từ 22/8). Bởi chuyến đi diễn ra sau khi ông Chuck Hagel kết thúc cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tại Lầu Năm Góc (19/8).
    Ngoài ra, chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel được tiến hành đúng thời điểm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kết thúc chuyến công du Campuchia. Ông Vương Nghị tới Campuchia chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh công bố “món quà” trị giá 14 triệu USD dành cho PhnomPenh.

Điều tra về 'nô lệ' trẻ em ở Việt Nam

Điện Biên
Điện Biên là nơi có nhiều trẻ em bị đưa đi làm 'nô lệ' lao động

Năm ngoái ba thiếu niên đã nhảy khỏi cửa sổ từ tầng ba ở thành phố Hồ Chí Minh và chạy bán sống bán chết cho tới khi thấy người giúp.

Lúc đó mới một giờ sáng và họ không biết phải đi đâu cả.

"Tôi rất sợ là sẽ bị bắt," Hiếu, năm nay 18 tuổi, nhớ lại.

Hiếu, thanh niên không muốn dùng tên thật, nói anh là người dân tộc Khmu.

Anh lớn lên tại một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Điện Biên, một trong những tỉnh nghèo nhất của Việt Nam, giáp ranh với Trung Quốc.

Năm lên 16, anh làm nghề đúc than gạch trong làng khi có phụ nữ tới mời đi học nghề.

"Bố mẹ tôi rất vui vì tôi có thể đi kiếm tiền," anh nói.

Anh và 11 thiếu niên cùng làng khác đã được chở bằng xe buýt vượt qua chặng đường 2.100 km vào thành phố Hồ Chí Minh.

Trong hai năm sau đó, họ bị khóa trái trong căn phòng chật hẹp và phải may quần áo không lương cho một công ty may nhỏ.

"Chúng tôi bắt đầu từ sáu giờ sáng và kết thúc lúc nửa đêm," anh nói. "Nếu chúng tôi may có lỗi, họ sẽ dùng roi đánh."

Mại dâm, ăn xin và xưởng may

Hiếu là một trong số 230 nạn nhân của tệ buôn trẻ em mà Quỹ Trẻ em Blue Dragon ở Việt Nam đã giải cứu từ năm 2005.

Quỹ cứu giúp trẻ em bị buộc phải làm đủ việc từ mại dâm tới ăn xin nhưng trong năm ngoái hơn 25% trẻ em được giải cứ từ các xưởng may ở thành phố Hồ Chí Minh.

Một xưởng may chui
Điều kiện làm việc tại các xưởng may thường khắc nghiệt

Điều kiện làm việc thường rất khắc nghiệt.

"Năm ngoái chúng tôi đột nhập vào một xưởng may. Tôi thấy 14 người ăn, ngủ và làm việc trong một phòng nhỏ với nhiều máy may," luật sư Tạ Ngọc Vân của Blue Dragon kể lại.

"Chủ xưởng chỉ cho họ đi vào nhà tắm tám phút mỗi ngày, bao gồm cả đánh răng, rửa ráy và đi vệ sinh."

Em nhỏ nhất 11 tuổi và hầu hết đều là người dân tộc thiểu số.

"Họ bắt trẻ em từ miền trung và miền bắc vì nghĩ rằng các em không thể trốn được," ông Michael Brosowski, người đồng sáng lập Blue Dragon cùng luật sư Vân nói.

"Nếu họ bắt trẻ em ở gần đó, các em có thể bỏ đi hoặc tìm về nhà."

Ông Brosowski tin rằng những kẻ buôn người nhắm tới những vùng hẻo lánh như Điện Biên vì người dân tại những nơi đó không ý thức được về nguy cơ buôn người.

Các băng đảng thường tới gặp quan chức địa phương và đề nghị dạy nghề cho trẻ em của những gia đình nghèo nhất.

Một số làng mà Blue Dragon tới thăm cũng có hàng chục trẻ em mất tích.
"Khi biết con cái mình đang bị bóc lột sức lao động, họ muốn đón con về."
Michael Brosowski, đồng sáng lập viên của Quỹ Trẻ em Blue Dragon
Các phụ huynh và quan chức địa phương chỉ ý thức được vấn đề khi xem ảnh chụp từ các vụ đột nhập những nhà máy may của Blue Dragon.

"Khi biết con cái mình đang bị bóc lột sức lao động, họ muốn đón con về," ông Brosowski nói.

Người đồng sáng lập Quỹ Blue Dragon tin rằng vấn đề ngày càng trầm trọng vì nó sinh lời tới mức những kẻ khác trong các đường dây buôn người cũng muốn 'chia phần'.

Nó cũng phản ánh trào lưu người nghèo ở nông thôn ra thành phố kiếm việc làm ở Việt Nam nói chung.

Ông Brosowski không cho rằng các sản phẩm may mặc mà các thiếu niên bị buộc phải sản xuất được đem đi xuất khẩu dù ông không thể khẳng định hoàn toàn như vậy.

'Hàng chục ngàn trẻ em và người lớn'

Xử lý tệ buôn người đã nằm trong chương trình nghị sự của chính phủ Việt Nam từ nhiều năm nay và nước này từng được khen ngợi vì số vụ xử liên quan tới các băng đảng ở nước ngoài.

Xưởng may chui
Có ước tính cho thấy hàng chục ngàn trẻ em và người lớn bị buôn ở trong nước

Theo các số liệu chính thức, khoảng 7.000 người trong đó 80% là phụ nữ và trẻ em, là nạn nhân của tình trạng buôn người ở trong nước và ra nước ngoài.

Các chuyên gia độc lập nói con số thực tế có thể cao hơn nhiều.

Trẻ em được đưa từ mọi vùng tới làm việc ở các nhà thổ tại Trung Quốc, Đông Nam Á và châu Âu.

Chính sách một con ở Trung Quốc cũng làm nảy sinh nhu cầu có các bé trai, vốn chủ yếu được đám ứng bởi các bà mẹ Việt Nam bán con, nhưng cũng có những trường hợp các cô gái Việt Nam bị đưa sang Trung Quốc để sinh con cho họ.

Đàn ông và nam thanh niên cũng bị đưa sang Anh để trông coi cần sa.

Số liệu của chính phủ không phân biệt buôn người trong nước và quốc tế nhưng tầm vóc của vấn đề trong nước mới vừa lộ ra.

"Vào bất kỳ thời điểm nào cũng có khoảng hàng chục ngàn trẻ em và người lớn ở trong cảnh ngộ do buôn người dẫn tới [ở trong Việt Nam]," theo một chuyên gia muốn ẩn danh.

Ước tính này cũng được những người làm việc cho các tổ chức có chuyên môn về tệ buôn người đồng tình nhưng họ cũng không muốn xuất hiện công khai.

Luật lệ rối rắm

Phần lớn của vấn đề nằm ở tình trạng pháp lý của các nạn nhân buôn người, theo lời ông Florian Forster, người đứng đầu Văn phòng Di trú Quốc tế IOM ở Việt Nam.
"Buôn người xuyên biên giới đã được công nhận từ lâu nhưng buôn người trong nước mới chỉ được chính thức công nhận kể từ năm 2011."
Florian Forster - Văn phòng Di trú Quốc tế ở Việt Nam
"Buôn người xuyên biên giới đã được công nhận từ lâu nhưng buôn người trong nước mới chỉ được chính thức công nhận kể từ năm 2011.

"Cần có thời gian để thực thi luật và để chính phủ công bố luật mới," ông nói.
Luật mới đã có hiệu lực từ tháng Một năm ngoái những cho tới giờ vẫn chưa có hướng dẫn thực thi luật.

Ông nói các chi tiết vẫn đang được "cân nhắc" và cũng còn cần có đào tạo.

Trong khi đó hầu hết các vụ buôn lao động trong nước thường không được coi là tội phạm mà chỉ bị phạt hành chính, chẳng hạn giữ người trái phép hay sử dụng vũ khí, theo bà Vũ Thị Thu Phương từ Dự án liên các tổ chức Liên Hiệp Quốc về phòng chống buôn người UNIAP.

Chủ nhà máy giam cầm Hiếu bị phạt 500 đô là và nhà máy bị đóng cửa nhưng ông không phải ra tòa.

Trong khi chính quyền còn đang quyết định sẽ trừng phạt những kẻ buôn người trong nước thế nào thì cũng đang có tranh luận về mức độ trầm trọng của vấn đề, một phần vì có những trẻ em được trả lương.

"Chúng tôi cũng gặp những em được trả từ 50-100 đô la một năm," ông Brosowski nói.

"Các em phải làm việc 18 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần và số tiền đó thật đãi bôi.

Trại may ở Việt Nam
Việt Nam thường chỉ phạt hành chính chủ lao động giam giữ trẻ em

"Không ai nghi ngờ rằng chuyện các em gái bị đưa sang các nhà thổ ở Trung Quốc là nghiêm trọng.

"Nhưng về mặt văn hóa người ta vẫn bàn bạc về chuyện liệu có phải là điều tồi tệ đến thế không khi trẻ em của một gia đình nghèo, thiếu ăn, phải bỏ học và nay đi làm ở xưởng may."

Ít nhất đối với Hiếu, cảnh rùng rợn ở trại lao động đã lùi vào dĩ vãng.

Anh quyết định không trở lại Điện Biên và Blue Dragon đang giúp anh trở thành thợ cơ khí ở Hà Nội.

"Tôi hy vọng cuộc sống của tôi sẽ khá lên và tôi có thể giúp gia đình," anh nói.

Marianne Brown
Viết từ Hà Nội, Việt Nam
(BBC)

Anh truy băng 'buôn nô lệ Việt Nam'

Hình từ một tiệm sơn sửa móng tay
Báo Anh nói nhiều người Việt bị làm 'nô lệ' trong tiệm sơn sửa móng tay

Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Theresa May tuyên bố hôm 25/8/2013 rằng những kẻ cầm đầu băng đảng buôn người vào Anh Quốc và cưỡng bức họ làm việc như nô lệ "sẽ bị truy bắt và phạt tù nghiêm khắc".

Phát biểu của bà May được đưa ra sau khi có phóng sự điều tra trên báo Anh, tờ Sunday Times tuần trước về các tiệm làm móng tay của người Việt ở Anh và các vụ cưỡng bức "lao động như nô lệ".

Vụ việc sau đó được nhiều tờ báo khác ở Anh đăng tải lại và chủ đề phụ nữ Việt "bị cuỡng bức làm nô lệ tình dục" trong các tiệm sơn móng tay (nail shops) được nói đến liên tục.

Các tổ chức chống nô lệ (anti-slavery) ở Anh lên tiếng yêu cầu nhà chức trách phải vào cuộc.

'Cưỡng hiếp tập thể'

Trong phóng sự hôm 18/8/2013, tờ Sunday Times mô tả câu chuyện rùng mình về một cô gái Việt, gọi là Tan, 15 tuổi được đưa vào một bệnh viện ở miền Bắc nước Anh khi có mang sáu tháng.

Theo bài báo của phóng viên George Arbuthnott, Tan bị bán cho băng đảng ở Hải Phòng rồi được đưa sang Trung Quốc, Nga và bay tới Praha, CH Czech.

Sau đó cô gái được cho lên xe tải chở lậu vào Anh và bị một nhóm đàn ông Việt cưỡng hiếp tập thể, tước đoạt giấy tờ và bắt vào một trại trồng cần sa.

Vì không chịu được mùi cần sa quá nồng cô thậm chí "vui sướng" được cho ra làm ở tiệm sơn móng tay.

Bị nhốt trên tiệm đó, cô ngủ trên nền nhà sau giờ làm việc, không được đi đâu và "thường xuyên bị các nhóm đàn ông đến tiệm cưỡng hiếp", theo lời kể trong bài báo.

'Lao động trẻ em'

Bài của tác giả George Arbuthnott còn nói về các đường dây chuyển người từ Việt Nam vào Anh với giá lên tới 23 nghìn bảng và nêu tên một trong số người cầm đầu băng đảng là Vu Van Hanh, hiện đã ra toà ở Northampton.
"Theo hai nhà cung cấp hàng cho các tiệm sơn móng ở Anh ước tính thì có tới 100 nghìn người Việt làm nghề này trong 15000 tiệm trong cả nước."
George Arbuthnott
Tuy không nói tất cả các tiệm làm móng tay của người Việt ở Anh có liên quan đến các vụ "lao động cưỡng bức" và "nô lệ tình dục", bài báo đánh giá tình trạng sinh hoạt của người làm công trong nhiều tiệm là "kinh khủng".

Ngoài ra bài báo cũng nêu ra sự khác biệt nghiêm trọng giữa các con số để người đọc tự đánh giá số người Việt làm lậu là bao nhiêu:

"Theo hai nhà cung cấp hàng cho các tiệm sơn móng ở Anh ước tính thì có tới 100 nghìn người Việt làm nghề này trong 15000 tiệm trong cả nước. Nhưng con số thống kê chính thức về nhân khẩu lại chỉ cho thấy cả nước Anh chỉ có 29000 người Việt (sinh ra ở Việt Nam) sinh sống trên cả nước."

Tuần này, vẫn báo Sunday Times tiếp tục chủ đề về người Việt ở Anh Quốc bằng bài về các trại trồng cần sa dùng lao động trẻ em ở Anh.

Bài báo ra ngày 25/8/2013 có tựa đề 'Beaten, Raped, Starved' (Bị đánh, hiếp và bỏ đói) nói về tệ nạn cưỡng bức trẻ vị thành niên Việt làm nghề trồng cần sa ở Anh.
(BBC)

Mỹ xoay trục sang Châu Á, Bắc Kinh - Washington chạy đua vũ trang

Hàng không mẫu hạm USS Carl Winson thăm vịnh Malina ngày 15/5/2011. Tàu chiến Mỹ vẫn thường xuyên ghé thăm các nước ASEAN.
Hàng không mẫu hạm USS Carl Winson thăm vịnh Malina ngày 15/5/2011. Tàu chiến Mỹ vẫn thường xuyên ghé thăm các nước ASEAN. (REUTERS/Romeo Ranoco)

Trong tháng Tám này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung gặp nhau hai lần, ở Washington và tại Brunei, và theo như lời hai vị lãnh đạo, là nhằm thúc đẩy hợp tác giữa quân đội hai nước, trong các lĩnh vực trợ giúp nhân đạo, cứu hộ, chống khủng bố, tổ chức tập trận chung, thực hiện các chương trình trao đổi đào tạo v.v... Thế nhưng, chiến lược tái cân bằng quân sự của Mỹ trong vùng Châu Á - Thái Bình Duơng, nơi mà Trung Quốc đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình, đã thúc đẩy hai cường quốc này lao vào một cuộc chạy đua vũ trang, tập trung vào vũ khí quy ước.

Khi được hỏi về chiến lược « xoay trục » sang Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tướng Thường Vạn Toàn, đã nhắc lại câu nói của Chủ tịch Tập Cận Bình : Thái Bình Dương có đủ chỗ cho hai cường quốc lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Trong khi đó, Bắc Kinh lại có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các đồng minh và đối tác của Washington trong khu vực, cụ thể là với Philippines, Việt Nam ở Biển Đông và với Nhật Bản tại biển Hoa Đông.

Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và kêu gọi các bên liên quan giải quyết hồ sơ này một cách hòa bình, không dùng bạo lực.

Theo giới phân tích, đó là những tuyên bố ngoại giao, mang tính nguyên tắc của cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Còn trên thực tế, hai bên theo dõi sát mọi động thái của nhau và tăng cường chạy đua vũ trang.

Cuối tháng Tám, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines. Hiện nay, Washington đang đàm phán với Manila một thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ tiếp cận dễ dàng các căn cứ quân sự tại Philippines.

Theo bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - CSIS, được trang web Atimes.com trích dẫn, Trung Quốc không ngạc nhiên về triển vọng hợp tác quân sự giữa Mỹ và Philippines. Đối với Bắc Kinh, chiến lược « xoay trục » của Mỹ là nhằm ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc ở trong vùng.

Giới phân tích ghi nhận là có những dấu hiệu rõ ràng về một cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc, trong lĩnh vực vũ khí quy ước. Theo Học viện nghiên cứu Hòa bình Stockholm – SIPRI – trong năm 2012, hai nước có ngân sách quốc phòng cao nhất thế giới, Mỹ là 682 tỷ đô la, còn Trung Quốc đạt mức 166 tỷ. Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ trong năm 2013 nhận định là Trung Quốc đã nỗ lực đầu tư vào lĩnh vực chống tàu chiến, tấn công trên bộ, tên lửa đạn đạo, lá chắn chống tên lửa, khả năng tin học…

Các phương tiện này là một phần trong chiến thuật chống tiếp cận và phong tỏa khu vực – A2/AD nhằm ngăn chặn khả năng hành động của Mỹ. Để đối phó, Hoa Kỳ chủ trương áp dụng chiến thuật Không-Hải Chiến, vốn có từ thời Chiến tranh Lạnh, chống lại nguy cơ tấn công kết hợp không quân và hải quân của Liên Xô tại Châu Âu.

Chuyên gia Glaser nhấn mạnh: « Cuộc chạy đua về vũ khí quy ước giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chủ yếu tập trung vào việc quân đội Mỹ tiếp cận khu vực. Trung Quốc đang phát triển các khả năng chống tiếp cận và phong tỏa khu vực, nhằm ngăn chặn Mỹ tiếp cận khi xẩy ra khủng hoảng, trong khi Mỹ quyết tâm tăng cường khả năng tiếp cận và tác chiến ».

Vẫn theo giới chuyên gia, cho dù vẫn từng bước phát triển vũ khí nguyên tử, Trung Quốc không muốn lao vào một cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ về loại vũ khí chiến lược vì hai lý do : Thứ nhất, điều này làm dấy lên phản ứng mạnh mẽ, đáp trả từ phía Hoa Kỳ và các nước khác trong vùng. Thứ hai, chi phí cho cuộc chạy đua về vũ khí nguyên tử rất lớn và lãng phí.
Đức Tâm (RFI)
 

Bộ trưởng Hagel: Mỹ chuẩn bị cho hành động đối với Syria


Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel

25.08.2013
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng quân đội chuẩn bị sẵn sàng hành động đối với Syria, nếu Tổng thống Barack Obama quyết định như vậy.

Bộ trưởng Chuck Hagel phát biểu hôm Chủ nhật trong khi đang đi thăm Malaysia rằng Washington và các đồng minh vẫn đang tính toán cách phản ứng đối với bằng chứng về vũ khí hóa học được sử dụng tại Syria.

Các cố vấn an ninh quốc gia và cố vấn quân sự hàng đầu hôm thứ Bảy đã đệ trình cho Tổng thống Obama chi tiết của một loạt chọn lựa cho phản ứng đối với việc chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học như cáo buộc.

Một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc nói rằng Tổng thống Obama cũng đã hội ý với Thủ tướng Anh David Cameron trong lúc cộng đồng tình báo Hoa Kỳ tiếp thu thập các thông tin dữ liệu của sự việc này. Cả hai nhà lãnh đạo đều lên tiếng bày tỏ “lo ngại thật sự” về các cáo buộc vũ khí.

Cuộc họp an ninh ở Tòa Bạch Ốc, có sự tham dự của Phó Tổng thống Joe Biden, Giám đốc cơ quan tình báo CIA John Brennan, và Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, diễn ra chỉ vào ngày sau những cáo buộc nói rằng hàng trăm người đã bị giết hại gần Damascus trong một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.

Các giới chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng Ngoại trưởng John Kerry đã thảo luận vấn đề này với ngoại trưởng Syria và các giới chức hàng đầu khác trong khu vực. Ông Kerry hôm thứ Năm nói với Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem rằng nếu Syria không có gì phải dấu, thì nên cho phép “ngay lập tức và không cản trở” Liên hiệp quốc tiếp cận với địa điểm bị cáo buộc, thay vì ngăn cản các nhà điều tra.

Ông Kerry hôm thứ Bảy cũng nói với các giới chức của Liên đoàn Ả Rập, Ả Rập Xê-út, Jordan, Liện hiệp các Tiểu Vương quốc Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ cần phải chu ý đến “tính quan trọng của việc nhanh chóng xác định các bằng chứng” vũ khí hóa học được sử dụng ở Syria.

Tổ chức cứu trợ y tế quốc tế Y sĩ Không Biên giới hôm thứ bảy nói rằng 3 bệnh viện ở Damascus tiếp nhận khoảng 3.600 bệnh nhân có các triệu chứng bị phơi nhiễm chất độc gây tê liệt hệ thần kinh, trong có có triệu chứng bị co giật và mắt mờ. Tổ chức cứu trợ này cho biết gần 10% số bệnh nhân đó đã chết. Một số nhân viên y tế và cấp cứu được đưa đến nơi cũng nhận thấy chính họ bị nhiễm độc.
(VOA)

Bắt giam nhà báo và blogger, Trung Quốc gia tăng trấn áp internet

Blogger tỷ phú Tiết Man Tử (Xue Manzi).
Blogger tỷ phú Tiết Man Tử (Xue Manzi). (DR)

Công an Bắc Kinh thông báo tống giam phóng viên Lưu Hổ của nhật báo News Express và blogger tỷ phú Tiết Charles. Theo AFP, hai sự kiện này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Hoa lục gia tăng kiểm soát mạng thông tin điện tử đặt vào tầm nhắm những ngòi bút tố cáo tham ô và tệ nạn xã hội.

Người thứ nhất bị bắt là Lưu Hổ (Liu Hu), phóng viên của nhật báo Tân Khoái, báo New Express được độc giả bình dân ưu chuộng. Trên blog riêng Vi bác, nhà báo Lưu Hổ tố cáo hành vi bất chính của ông Mã Chính Kỳ (Ma Zhengqi), một cựu phó thị trưởng Trùng Khánh, thành phố lớn ở tây nam Trung Quốc do Bạc Hy Lai điều hành cho đến khi bị thất sủng.

Cựu phó thị trưởng Trùng Khánh bị tố làm « thất thoát » hàng chục triệu nhân dân tệ, tương đương với nhiều triệu đôla, do thiếu lương tâm và trách nhiệm trong việc tái cấu trúc một xí nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ. Mã Chính Kỳ được thăng chức làm phó giám đốc cơ quan Quản trị Công nghiệp và Thương mại Nhà nước. Nhà báo Lưu Hổ yêu cầu cách chức cán bộ tham ô này.

Tuy nhiên chính người tố giác lại bị bắt giam hôm thứ Sáu vừa qua tại nhà riêng ở Trùng Khánh. Công an Bắc Kinh quy cho nhà báo Lưu Hổ tội « bịa đặt và loan truyền tin đồn thất thiệt ».

Người thứ hai bị bắt cũng vào chiều thứ Sáu là blogger Tiết Man Tử (Xue Manzi), tên thật là Charles Xue, một nhà tỷ phú và cũng là một trong những blogger rất được mến mộ tại Trung Quốc với gần 12 triệu độc giả trung thành.
Tiết Man Tử nổi tiếng với những bài phân tích sắc bén, đặt biệt là ông ủng hộ chiến dịch trên mạng xã hội đòi làm sáng tỏ tình trạng ô nhiễm và cảnh báo về quy mô nạn buôn trẻ em.

Công an Bắc Kinh thông báo là họ bắt nhà tỷ phú cùng với một cô gái mãi dâm 22 tuổi và cả hai đều « nhận tội có quan hệ tình dục » vào chiều ngày 23/08/2013.

Theo AFP, trong những tháng qua, chính quyền Trung Quốc đã bắt giam hàng loạt blogger tố cáo những bê bối của quan chức với công luận.

Tháng 7, phóng viên Vương Văn Trị (Wang Wenzhi) của cơ quan thông tấn nhà nước Tân Hoa xã bị bắt sau khi phát tán thư ngỏ tố cáo chủ tịch tập đoàn Tài nguyên thiên nhiên nhà nước làm « thất thoát » nhiều tỷ nhân dân tệ.
Tú Anh (RFI)

 Bản tin tiếng Anh

  • Fast forward with film (Washington Post) - In the past year, Chinese films have galloped ahead like a dark horse, beating Hollywood imports.
  • Wuhan: Early adapter of 3D printing (Washington Post) - China, known as the world's factory, is exploiting three-dimensional printing technology to help its manufacturers make high-end products.
  • Central city with a global vision (Washington Post) - Wuhan, capital of Central China's Hubei province, is among China's fastest-growing cities and home to significant economic activity, as the government encourages urbanization in the middle reaches of the Yangtze River.
  • PetroChina eager for reform (Washington Post) - PetroChina Co Ltd said on Thursday it expects a 20-billion-yuan ($3.3 billion) annual profit boost from the government's natural gas price reform.
  • Is China really ready for Napa's higher-end wines? (Washington Post) - As the newly affluent Chinese have become consumers of vintage wines, California wine makers are not only eager to tap into the demand, they're also eager to get a foothold in the fine wine market in China.
  • Economy heals as companies revive (Washington Post) - The economy appears to have staged a modest rebound last month that will continue through the second half, driven by better corporate conditions along the eastern coast.
  • More than skin deep (Washington Post) - A growing Chinese willingness to go under the knife for cosmetic purposes cuts to core questions about the changing national psyche.
  • Battling the bulge (Washington Post) - According to the Chinese Center for Disease Control and Prevention, the number of obese people under the age of 18 has reached 120 million in 2013,
  • Animal lovers dote on furry families at fair (Washington Post) - At the 16th Pet Fair Asia, which began on Thursday in Shanghai's World Expo Exhibition and Convention Center, thousands of pet owners from around the country crowded the 37,000-square-meter venue.
  • Sex ratio may cause marriage squeeze (Washington Post) - China still faces a tough challenge to redress a long-term skewed sex ratio of births, which now stands at about 117.7 boys for every 100 girls.
  • Trami batters southern China (Washington Post) - Typhoon Trami has slammed into southern China, bringing with it torrential rain, while the country's northeast is tackling severe flooding that has left hundreds of people dead or missing.
  • Confronting 'Chinaphobia' challenge (Washington Post) - "Quick to judge, quick to anger, slow to understand. Ignorance and prejudice and fear walk hand in hand," the Canadian rock 'n'roll band Rush sang in the mid-1980s.
  • Wang Lijun testifies against Bo Xilai (Washington Post) - The former vice-mayor and police chief of Chongqing convicted of defection, Wang Lijun, testified in court on Saturday that fallen senior official Bo Xilai had allegedly tried to cover up a murder case involving Bo's wife.
  • China urged to boost ties with Jamaica (Washington Post) - Thriving Sino-Jamaican relations should not be limited to economic partnerships, but extended to global issues, said the visiting Jamaican prime minister.
  • The hidden reefs in China-US relations (Washington Post) - While China and the US seek to elevate their military ties, some old stumbling blocks still stand in the way and new issues keep rising.
  • US senator's comments draw fire (Washington Post) - Beijing on Thursday denounced remarks of US Senator John McCain as "irresponsible" after he said China's Diaoyu Islands are "Japanese territory".
  • Officials investigate villa in shape of temple (Washington Post) - An investigation has been launched into a temple-shaped villa on top of an apartment building in Shenzhen, Guangdong province, a week after a massive rooftop structure in Beijing was ordered to be demolished.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét