Nguyễn Ngọc Già - Đảng CSVN hiện đang hoạt động theo cơ sở pháp lý nào?
Xu hướng hội nhập thế giới trở nên tất yếu không gì cưỡng nổi, Việt Nam
không còn con đường nào khác con đường tự do dân chủ. Không những thế,
nó là con đường sống còn của dân tộc Việt Nam đặt trong bối cảnh thế
giới hiện nay, khi nhìn lại chỉ còn vài "quốc gia cộng sản" đi ngược
trào lưu tiến hóa của xã hội loài người.
Bài viết* "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh"* của ông Lê Hiếu Đằng, đã
được những trang báo: Quân Đội Nhân Dân, Đại Đoàn Kết, Nhân Dân mang ra
mổ xẻ, mà không, phải nói nó bị mang ra để chì chiết, thóa mạ một cách
phản động, phản khoa học và phản văn hóa như nhiều tác giả phân tích.
Những bài viết của ba trang báo này lẽ ra nên xoay quanh nội dung khoa
học mà tác giả Lê Hiếu Đằng đề cập để phân định trắng đen, ngược lại họ
dùng sức khỏe vừa tạm hồi phục của ông như là một phương tiện để biểu lộ
tà tâm và bản chất vô nhân đạo, khi cố tình nhắc chữ "giường bịnh",
"người bịnh" nhiều lần. Điều đó thật khó che giấu tâm địa của họ trước
dư luận.
Sai lầm, tội ác của ĐCSVN không chỉ đối với những người họ gọi là "đồng
chí" mà tội ác của chính đảng này còn lớn hơn nhiều lần, đối với dân tộc
Việt Nam. Đó là điều cho đến nay thật khó chối cãi trong thời đại
Internet bùng nổ. Xin dẫn ra chứng cớ mới đây, ĐCSVN đã phá nát gia cang
của gia đình thường dân vô tội mà Luật sư Hà Huy Sơn cho biết[1]:
(trích)
*"...Nhận tiện gặp luật sư, cô con gái lớn của bà Liên hỏi thủ tục thuận
tình ly hôn ở tòa ra làm sao. Và cô con gái bà Liên kể rằng vì thằng
Kha, thằng Uy vướng vào chuyện như vậy nên ảnh hưởng anh rể nó không
được vào Đảng, có vào Đảng thì mới được đề bạt. Nếu vợ nó không chịu
cách ly với gia đình đằng nhà vợ thì nó ly dị và hai bên thuận tình vì
con gái bà không thể cách ly với gia đình bố mẹ và 02 em ruột..."*
(hết trích).
Những kẻ hứa hẹn với con rể bà Liên nhìn hạnh phúc gia đình - tế bào đầu
tiên và quan trọng nhất làm nền tảng cho một xã hội nhân bản - sao thật
giản đơn đến lạnh lùng và tàn nhẫn như thế(!). Đó có phải thứ tư duy
"búa liềm", hàng chục năm qua đập nát và xén đứt tất cả nhân tâm người
Việt Nam, cũng như để lại những di họa khôn lường cho đến nay chưa xóa
nổi?!
Người anh rể của Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy thật khờ khạo và ảo tưởng
về những lời hứa hão như thế! Có lẽ ông ta chưa bao giờ tìm hiểu để
biết "danh hiệu" "đệ nhất lật lọng" thuộc về "đảng ta" tồn tại hàng chục
năm qua. Tệ hơn, khi trót "nhúng chàm", người đàn ông đã phá tan gia
đình mình, vô hình chung cũng tự tay lái "chuyến xe cuộc đời" trượt dài
trên con đường vong thân, vong bản. Không có gì bảo đảm tốt đẹp hơn cho
phần đời còn lại của người đàn ông này, khi chỉ vì "bả lợi danh", dù là
thật đi chăng nữa, lại đang tâm nghe lời "đảng dạy" bỏ rơi và đoạn tuyệt
ân nghĩa vợ chồng - cha con. Đó là nỗi đau của thường dân do ĐCSVN gây
ra và nó cũng là nỗi nhục nhã ê chề của những ai còn mơ tưởng đến "thiên đường XHCN". Một chính đảng như thế có nên
"tự tưởng thưởng" danh hiệu "đảng ta là đạo đức là văn minh" (?) "Đảng
Cộng Sản Việt Nam bách chiến bách thằng", "đảng Cộng sản Việt Nam quang
vinh muôn năm", hay như Lê Duẩn nói [2]: "đảng ta, người lãnh đạo mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam" bỗng trở nên thô bỉ hơn bao giờ hết!
Trong bài trả lời phỏng vấn BBC, ông Vũ Minh Giang, người được biết là
giáo sư, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay [3]:
"...chưa thấy có cơ sở pháp lý nào để cho phép việc thành lập các chính đảng mới ở Việt Nam, bên cạnh Đảng Cộng sản..."
Thường dân chúng tôi muốn đặt câu hỏi:
- Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang hoạt động theo cơ sở pháp lý nào?
- Giấy phép hoạt động của ĐCSVN mang số hiệu gì? Ngày, tháng, năm được
cấp? Người có thẩm quyền nào ký? Cấp có thẩm quyền nào ban hành?
- Tất cả các bộ luật, nghị định, thông tư hiện hành có do bất kỳ ai mang danh "đảng viên ĐCSVN" ký phát hành không?
- Người dân sống và làm việc theo Luật hay theo điều lệ đảng?
- Bằng chứng nào cho thấy người dân Việt Nam chọn ĐCSVN lãnh đạo?
Nói cách khác, ĐCSVN hoạt động bất hợp pháp và tiếm quyền dân hàng chục
năm qua. Không chỉ Hiến pháp Việt Nam không cấm lập đảng, Công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị (CƯQTVCQDSCT), có hiệu lực từ
23/3/1976, sau đó Việt Nam tự nguyện tham gia và cam kết thực hiện công
ước vào ngày 24/9/1982 cũng nói rõ về tự do tư tưởng, tư do ngôn luận.
Trong Công ước này điều 1 khoản 3 viết:
*"Các quốc gia thành viên Công ước này, kể cả các quốc gia có trách
nhiệm quản lý các Lãnh thổ uỷ trị và các Lãnh thổ Quản thác, phải thúc
đẩy việc thực hiện quyền tự quyết dân tộc và phải tôn trọng quyền đó phù
hợp với các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc".*
Điều 2 khoản 1 viết:
*"Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi
người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền
đã được công nhận trong Công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt nào
về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị
hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần
xuất thân hoặc địa vị khác".*
Do đó, cần xem lại hồ sơ cam kết tự nguyện gia nhập CƯQTVCQDSCT của Việt Nam do ai ký, vì Điều 48 CƯQTVCQDSCT viết:
*1. Công ước này để ngỏ cho bất kỳ quốc gia quốc gia thành viên Liên Hợp
Quốc, hoặc thành viên của bất kỳ tổ chức chuyên môn nào của Liên Hợp
Quốc, hoặc cho bất kỳ quốc gia thành viên nào của Quy chế Toà án Công lý
quốc tế, cũng như cho bất kỳ quốc gia nào khác được Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc mời tham gia Công ước này, ký kết.
2. Công ước này đòi hỏi phải được phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
3. Công ước này để ngỏ cho tất cả các quốc gia nêu ở khoản 1 điều này gia nhập.
4. Việc gia nhập sẽ có hiệu lực khi văn kiện gia nhập được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
5. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia đã ký
hoặc gia nhập Công ước này về việc nộp lưu chiểu của từng văn kiện phê
chuẩn hay gia nhập.*
Hơn 30 năm qua, chẳng lẽ Việt Nam chưa nộp lưu chiểu cho Liên Hiệp Quốc? Trong khi đó, điều 49 viết:
*1. Công ước này sẽ có hiệu lực ba tháng sau ngày văn kiện phê chuẩn
hoặc văn kiện gia nhập thứ 35 được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên
Hợp Quốc.
2. Đối với quốc gia nào phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này sau ngày
văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 35 đã được lưu chiểu, thì Công ước
này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày nộp lưu chiểu văn kiện phê
chuẩn hoặc văn kiện gia nhập của quốc gia đó.*
Do đó, không tài nào tin được 31 năm qua Việt Nam quên "nộp lưu chiểu vănkiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập".
Thời điểm ký vào Công ước này, người Việt Nam biết ông Nguyễn Hữu Thọ
làm Chủ tịch Quốc hội (4/1981 - 4/1987) và ông Trường Chinh là Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước (7/1981 - 6/1987). Chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước
nghĩa là chức vụ Chủ tịch nước hiện nay do ông Trương Tấn Sang đảm
nhiệm.
Nêu lại vấn đề lịch sử này nhằm chỉ rõ, Việt Nam tự nguyện cam kết với
quốc tế cũng do những người đứng đầu Quốc Hội hay đứng đầu Nhà nước,
không một ông (bà) nào, dù là Tổng bí thư được phép ký vào CƯQTVCQDSCT,
thậm chí có ký cũng chẳng quốc gia nào công nhận. Do đó, ĐCSVN cần phải
nhận rõ: đảng phái không phải là tuyệt đối, bao trùm toàn xã hội như họ
ngộ nhận đến mụ mị và mù quáng.
Năm 2014, Việt Nam phải trình bày về tình trạng nhân quyền trước Liên
Hiệp Quốc - điều hệ trọng mang thể diện quốc gia, nó cũng không có chỗ
cho ĐCSVN tham gia vào.
Đề nghị các luật sư, luật gia nghiên cứu, thảo luận CƯQTVCQDSCT và trình
bày trước công luận: trong trường hợp bất kỳ quốc gia nào (ví dụ như
Việt Nam) đã tự nguyện ký gia nhập mà không thực hiện, hay không thực
hiện đầy đủ, thậm chí vi phạm nghiêm trọng, thì biện pháp gì để buộc
quốc gia đó khắc phục hoặc thủ tục tiến hành kiện ra tòa án quốc tế hay
Ủy ban Nhân quyền LHQ ra sao.
Suy nghĩ và thao thức của ông Lê Hiếu Đằng về thành lập một chính đảng
không nằm ngoài CƯQTVCQDSCT mà Việt Nam đã tự nguyện tham gia. Nó cũng
hoàn toàn phù hợp với Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
Câu hỏi đọng lại cho đến hết bài viết này: Theo cam kết khi gia nhập
WTO, đến 31/12/2018 Việt Nam phải đoạn tuyệt với nền kinh tế phi thị
trường, trong trường hợp không đáp ứng cam kết này thì hậu quả gì xảy ra
và người Việt Nam phải làm gì để khắc phục hậu quả (nếu có)?
Rất mong các luật sư, luật gia và những ai am hiểu về luật lệ quốc tế
hãy vạch rõ tất cả và đề ra những biện pháp khả thi để cứu quê hương
trong cơn nguy khốn. Xin đừng để như tình trạng CƯQTVCQDSCT như một nỗi
hổ thẹn của thói trí trá, gian manh mà ĐCSVN đã gây ra để người Việt Nam
chúng ta gánh chịu hậu quả về nỗi nhục quốc thể trước toàn thế giới.
Nguyễn Ngọc Già
_________________
Ghi chú:
1/ Hiện nay một số quốc gia đã ký Công ước nhưng không thông qua
- Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (05 tháng 10, 1998).
- Comoros (25 tháng 11, 2008)
- Cuba (28 tháng 02, 2008)
- Nauru (12 tháng 11, 2001)
- São Tomé và Príncipe (31 tháng 10, 1995)
2/ Một số quốc gia khác không ký cũng không thông qua như: Malaysia, Myanmar, Ả Rập Saudi, Brunei v.v...
David Koh - Vấn đề cải cách tại Việt Nam
DCVOnline – Xin giới thiệu đến bạn đọc bài Bài phát biểu của T.s.
David Koh tại Hội Thảo Hè 13/8/2013 trong tiết mục “Bàn tròn về cải cách
Hiến pháp và cải cách nói chung / Roundtable on constitution reform and
other reforms”. David Koh là người làm nghiên cứu (senior fellow) có
tiếng tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á Châu (ISAS) chuyên về chính trị
Việt Nam, xã hội và văn hóa, chính quyền địa phương và các mối quan hệ
nhà nước-xã hội, cải cách hành chính ở Việt Nam, chính sách đối ngoại
của Việt Nam, Người Trung Hoa tại Việt Nam.
"Trong một đất nước nói chung là nói không đi với làm, thì có cải cách
Hiến pháp cũng không ăn thua, trừ khi Hiến pháp được mọi người, từ Tổng
Bí Thư ĐCSVN đến mỗi một người đều tôn trọng và thực hiện."
(Bài phát biểu của David Koh tại Hội Thảo Hè 13/8/2013 Singapore Management University)
Kính thưa chủ tọa, ban tổ chức, qúy vị đại biểu,
Hai hôm nay mọi người đã cất công đến đây, chắc không phải chỉ vì sự tò mò, đúng không ạ? Tôi thấy mọi người đến dự hội thảo này đều có chung một nhiệt huyết và mong muốn là đưa nước Việt Nam tiến lên, như lời ông Hồ Chí Minh đã nói, để “nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu”. Cái đó chứng tỏ người Việt yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng bào. Nhưng nếu mà cứ theo phương châm này mà hành động, có khi lại là hại dân hại nước hơn.
Trong vài phút theo đây tôi muốn chia sẻ bốn điều với mọi người.
Hiện nay tôi thấy đang nổi lên một ý kiến chung, được phổ biến rộng rãi, rằng đầu mối của các vấn đề quốc kế dân sinh, quản lý đất nước, vận mệnh nước nhà, đều có nguồn gốc từ cải cách chính trị. Trong ý kiến chung này, tôi lại thấy có vài trường phái hơi khác nhau. Nói tóm tắt là, có người muốn cải cách nhanh, có người muốn đi từ từ, có người cho rằng thế chế bây giờ là vừa, và cũng có người không suy nghĩ gì và chỉ thích sự bình yên. Tôi có đếm đến năm trường phái.
Trường phái thứ nhất cho rằng, phải cải cách toàn diện theo hướng dân chủ cởi mở tự do. Về hành động cụ thể, trường phái này thấy cần phải bãi bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam, thiết lập một chính thể mới (thập chí có thể là quân chủ lập hiến). Bởi vì mặc dù chế độ Cộng sản đã có công giành độc lập trong quá khứ nhưng mà cách làm của họ, dựa trên tư duy thời đại trước, nay đã hết thời rồi. Mà thực tế là đã hết thời hơn 20 năm rồi chứ.
Trường phái thứ hai thấy cải cách phải từ từ để tránh xáo trộn trong xã hội. Vì việc này cũng giống như luộc khoai, “từ từ thì khoai mới nhừ”. Cho nên, xã hội cần hạn chế quyền lực vô biên của Đảng Cộng Sản nhưng nên làm từng bước một. Trong trường phái này thì có người coi sửa đổi Điều lệ Đảng là cơ bản, cho ra một thể chế dân chủ hơn trong Đảng; có người muốn dùng pháp luật của nhà nước để đưa quyền lực của Đảng vào khuôn khổ. Có người thì cho rằng pháp luật phải đứng trên Đảng và nên coi ĐCSVN như một đảng chính trị bình thường, bình đảng với các lực lượng chính trị khác.
Còn trường phái thứ ba lại kêu gọi một sự thỏa thuận xã hội (social compact) mới, giữa người cầm quyền và người dân, như một Hội Nghị Diên Hồng mới, một cuộc Phục Hưng để chấn hưng quốc gia. Rồi Hội nghị đưa ra nghị quyết gì thì nghị quyết ấy phải được mọi người chấp thuận và tôn trọng.
Bước qua một dải phân cách lớn để đi sang chiều hướng khác là một trường phái nữa cho rằng vai trò lãnh đạo của ĐCSVN nên được giữ nguyên nhưng Đảng phải cải cách nội bộ. Và vấn đề không chi dừng lại ở việc sửa đổi điều lệ hay luật pháp mà còn được mở rộng đến cả lề lối làm việc, cách dùng người, cách tuyển chọn lãnh đạo, tư duy của người lãnh đạo, phát huy thực sự ý tưởng tập trung dân chủ để đoàn kết mọi người lại trong một cú đấm sắt thép đưa đất nước đi lên. Và cả vấn đề ý thức hệ cũng phải xem xét lại – phải xem lại vấn đề mèo đen, mèo trắng, xem lại đầu óc con người có quá bảo thủ không?
(Bài phát biểu của David Koh tại Hội Thảo Hè 13/8/2013 Singapore Management University)
Kính thưa chủ tọa, ban tổ chức, qúy vị đại biểu,
Hai hôm nay mọi người đã cất công đến đây, chắc không phải chỉ vì sự tò mò, đúng không ạ? Tôi thấy mọi người đến dự hội thảo này đều có chung một nhiệt huyết và mong muốn là đưa nước Việt Nam tiến lên, như lời ông Hồ Chí Minh đã nói, để “nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu”. Cái đó chứng tỏ người Việt yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng bào. Nhưng nếu mà cứ theo phương châm này mà hành động, có khi lại là hại dân hại nước hơn.
Mạnh ai nấy làm. Nguồn: baomoi.com |
Hiện nay tôi thấy đang nổi lên một ý kiến chung, được phổ biến rộng rãi, rằng đầu mối của các vấn đề quốc kế dân sinh, quản lý đất nước, vận mệnh nước nhà, đều có nguồn gốc từ cải cách chính trị. Trong ý kiến chung này, tôi lại thấy có vài trường phái hơi khác nhau. Nói tóm tắt là, có người muốn cải cách nhanh, có người muốn đi từ từ, có người cho rằng thế chế bây giờ là vừa, và cũng có người không suy nghĩ gì và chỉ thích sự bình yên. Tôi có đếm đến năm trường phái.
Trường phái thứ nhất cho rằng, phải cải cách toàn diện theo hướng dân chủ cởi mở tự do. Về hành động cụ thể, trường phái này thấy cần phải bãi bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam, thiết lập một chính thể mới (thập chí có thể là quân chủ lập hiến). Bởi vì mặc dù chế độ Cộng sản đã có công giành độc lập trong quá khứ nhưng mà cách làm của họ, dựa trên tư duy thời đại trước, nay đã hết thời rồi. Mà thực tế là đã hết thời hơn 20 năm rồi chứ.
Trường phái thứ hai thấy cải cách phải từ từ để tránh xáo trộn trong xã hội. Vì việc này cũng giống như luộc khoai, “từ từ thì khoai mới nhừ”. Cho nên, xã hội cần hạn chế quyền lực vô biên của Đảng Cộng Sản nhưng nên làm từng bước một. Trong trường phái này thì có người coi sửa đổi Điều lệ Đảng là cơ bản, cho ra một thể chế dân chủ hơn trong Đảng; có người muốn dùng pháp luật của nhà nước để đưa quyền lực của Đảng vào khuôn khổ. Có người thì cho rằng pháp luật phải đứng trên Đảng và nên coi ĐCSVN như một đảng chính trị bình thường, bình đảng với các lực lượng chính trị khác.
Còn trường phái thứ ba lại kêu gọi một sự thỏa thuận xã hội (social compact) mới, giữa người cầm quyền và người dân, như một Hội Nghị Diên Hồng mới, một cuộc Phục Hưng để chấn hưng quốc gia. Rồi Hội nghị đưa ra nghị quyết gì thì nghị quyết ấy phải được mọi người chấp thuận và tôn trọng.
Bước qua một dải phân cách lớn để đi sang chiều hướng khác là một trường phái nữa cho rằng vai trò lãnh đạo của ĐCSVN nên được giữ nguyên nhưng Đảng phải cải cách nội bộ. Và vấn đề không chi dừng lại ở việc sửa đổi điều lệ hay luật pháp mà còn được mở rộng đến cả lề lối làm việc, cách dùng người, cách tuyển chọn lãnh đạo, tư duy của người lãnh đạo, phát huy thực sự ý tưởng tập trung dân chủ để đoàn kết mọi người lại trong một cú đấm sắt thép đưa đất nước đi lên. Và cả vấn đề ý thức hệ cũng phải xem xét lại – phải xem lại vấn đề mèo đen, mèo trắng, xem lại đầu óc con người có quá bảo thủ không?
David Koh |
Trường phái thứ năm cho rằng chỉ có ĐCSVN là đảng duy nhất có khả năng lãnh đạo đất nước tiến lên trong thời kỳ này bởi vì Đảng đã thể hiện tài năng lãnh đạo trong quá khứ. Thể chế, lề lối làm việc của Đảng sẽ tạo thuận lợi cho việc tập kết sức mạnh để tiến lên trong tình hình hiện tại. Nhưng Đảng nên có những chính sách sâu sắc và gần gũi với nhân dân hơn.
Có trường phái nữa cho rằng thể chế vẫn hoạt động tốt. Đảng phải được bảo vệ kỹ lưỡng trong thời kỳ rối rén của đất nước. Nếu Đảng bị sụp đổ thì Việt Nam sẽ bị đưa trở lại thời kỳ đồ đá tối tăm. Nhất là trước tình hình vùng biển đang có nhiều đe dọa thì nước Việt Nam càng cần tập trung quyền lực chính trị vào Đảng. tập trung hơn trước. Về vấn đề chống ngoại xâm, ĐCSVN vẫn là đảng tiên phong, là niềm tự hào sáng chói trong lich sử.
Kính thưa qúi vị, mọi trường pháitrên đều là tiên đoán. Đến thời điểm này rất khó có thể nói là về hiệu qủa cải cách, trường phái nào là đúng hay là sai. Và tất nhiên, không có một chính thể hoàn hảo. Ở mỗi một thời điểm lịch sử đều sẽ phát sinh những yêu cầu khác biệt về chính trị. Vấn đề là làm thế nào để thích ứng, cập nhật, phát triển. Xã hội phải luôn luôn biết cạnh tranh, thích ứng thì mới phồn vinh được trong cuộc chạy đua toàn cầu.
Thay vì nêu ra đề nghị là đất nước Việt Nam nên đi theo trường phái nào, tôi nghĩ có lẽ nên bàn đến việc Việt Nam cần những biện pháp cải cách nào dể mang lại hiệu quả quốc gia (National Effectiveness) một cách tích cực nhất. Nhưng sửa đổi Hiếp pháp theo tôi là không nằm trong những biện pháp này. Trong một đất nước nói chung là nói không đi với làm, thì có cải cách Hiến pháp cũng không ăn thua, trừ khi Hiến pháp được mọi người, từ Tổng Bí Thư ĐCSVN đến mỗi một người đều tôn trọng và thực hiện. Nếu thể chế Đảng cứ đứng trên luật pháp, thì việc này coi như sẽ không bao giờ có được. Đường đi của Hiến pháp vẫn con dài và lắm chông gai. Cho nên, theo tôi cuộc tranh luận sửa đổi Hiến pháp chưa phải đi vào cốt lõi của vấn đề, nhưng nó lại là một vấn đề không thể bỏ mặc được.
Điều thứ hai tôi muốn chia sẻ hôm nay là tính cách không dễ chịu sự chỉ đạo của chính quyền, là một cản trở. Văn hóa VN đa dạng, dân chủ, sức sáng tạo cao, biết phản biện, cần cù sản xuất, và nhiều cái đáng khen nữa. Một xã hội có nền văn hóa như vậy có rất nhiều thuận lợi để tìm ra chân lý, đi đến xã hội hoàn thiện.
Đúng thế, sau khi có những cuộc tranh luận gay gắt cho ra nhẽ, người ta mới đạt ra là phải hành động như thế nào trong một sự đồng thuận toàn dân. Nếu mà không có sự phản biện, tranh luận dẫn đến thỏa thuận, thì lý lẽ của các hành động do một trường phái nào đó đạt ra sẽ khó được trường phái khác chấp nhận.
Nhưng mà những điều nay có mặt trái. Nếu xét về gốc độ hiệu quả quốc gia thì một nền văn hóa phản biện quá sẽ có tốc độ tiến lên chậm hơn.
Ý chính của tôi ở đây là văn hóa VN là một nền văn hóa biết phản biện, biết đấu tranh. Thậm chí đó là một nền văn hóa thích được đứng về phía thắng lợi, không dễ chấp nhận quan điểm, lập trường của người khác nếu đó la những quan điểm, lập trường không phù hợp với thế giới quan của minh. Nói như một giáo sư của tôi đã nói hai chục năm trước về người HQ, rằng giữa ba người HQ, thi sẽ có 4 chính đảng được thành lập. Ở đám người Việt Nam chắc là cũng vậy thôi.
Những người dễ bất đồng và cứng rắn về lập trường như vậy, trong môi trường Độc Đảng, chính trị, kinh tế, xã hội không tự do và không có không gian cho ý kiến ngoài lề, thì sẽ hèn nhạt và lựa chọn sự tách biệt, không quan tâm, thờ ơ với những cái chính thống nếu có thể thờ ơ được, hoặc chấp nhận những cái mà chính thống đang áp đạt nhưng cố tìm cách thắng lợi cá nhân trong môi trường không lý tưởng đó.
Tắt nhiên, nếu mà vấn đề ngoại xâm ở mức báo động , thì mọi người Việt Nam sẽ đoàn kết lại, kết hợp mọi lực lượng. Khi đó mọi người sẽ gác mọi biệt phái sang một bên để đi theo một con đường chung. Kẻ thù của Việt Nam mà khôn ngoan thì sẽ có những bước đi làm cho Việt Nam dở dang – vừa không đoàn kết nội bộ bởi vì độ nguy hiểm của việc ngoại xâm chưa đến độ báo động, nhưng lại khuyến khích nội bộ Việt Nam trăm hoa đua nở, khuyến khích dân chủ, rồi lại khuyến khích đàn áp.
Một xã hội luôn luôn phản biện để thể hiện mình sẽ luôn luôn bị hạn chế khả năng khai thác mọi nguồn lực của xã hội đối với bất kỳ việc gì trong thời gian nhanh nhất. Nếu mà xã hội, trong đó có ĐCSVN và những cá nhân có suy nghĩ ủng hộ một trường phái độc tôn không tạo không gian sống cho người thua cuộc, và người thua cuộc lại không bao giờ chấp nhận kẻ thắng cuộc, thì xã hội sẽ luôn luôn có những cuộc xáo trộn lớn. Làm cách nào để khuyến khích một tư duy dân chủ thật sự, thay vì tư duy được làm vua, thua làm giặc?
Điều thứ ba tôi muốn chia sẻ hôm nay liên quan đến tinh thần tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền lợi của người khác. Qua quan sát bao năm nay, tôi thấy trong xã hội Việt Nam quan hệ giữa cá nhân với nhau hết sức dân chủ và có sự tôn trọng nếu mà những quan hệ đó la quan hệ gia đình, người thân, quen biết, hợp tác, bề trên bề dưới, có lợi ích đan xen.
Mặt khác, tôi cũng đã chứng kiến, khi có xung đột về lợi ích thì có vẻ như ai có quyền lực thì sẽ cố gắng sử dụng quyền lực của mình để đạt được mục đích riêng. Có người đỗ xe chiếm dụng vỉa hè, đã không cho tôi đi bộ qua lại mà còn dọa giết nếu tôi không chịu đi xuống lòng đường. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ nhưng tôi thường xuyên nghe thấy, nhìn thấy, đọc thấy nhiều trường hợp khác. Đó là biểu hiện của một xã hội có thói xấu quen sử dung quyền lực thay vì tuân thủ pháp luật. Câu nói “mạnh ai nấy làm” là câu nói tôi đã gặp từ rất sớm, khi tôi mới bắt đầu học tiếng Việt. Nhưng tôi không ngờ đây là một hiện tượng rất phổ biến trong xã hội Việt Nam. Nó thường dùng để chỉ những mặt tiêu cực, những pha biểu hiện quyền lực thuần túy, và tuyệt nhiên không có nể nang một chút gì với pháp luật cả.
Nhiều khi, tôi cảm giác là xã hội Việt Nam như một khu rừng rộng, mình phải liên kết với rất nhiều người để mà sống sót. Cuộc sống có vô vàn khó khăn do cơ chế, do quan liêu mang đến, nhưng lại có những cách giải quyết vô cùng thoáng đãng dựa trên quan hệ và quyền lực. Nhiều người Việt Nam hay nói rằng họ rất thích một chế độ pháp trị mạnh mẽ, công bằng với mọi người. Nhưng mà khi gặp phải những khó khăn trong đời sống thực tế thì họ lại hay nhờ vả, dùng cách này cách khác để giải quyết công việc đằng sau màn, ngoại pháp luật.
David Koh
Nguồn:
Nguồn Bài phát biểu tại Hội Thảo Hè 13/8/2013. David Koh Facebook. August 15, 2013 at 12:39pm. Tựa của DCVOnline.
Nguyễn Anh Dũng - Khủng bố và ...chống khủng bố
Diễn tập "Chống khủng bố", với tình huống đặt ra là: Giải cứu con tin bị
bắt cóc, cướp có vũ trang và đặc biệt là chống tụ tập đông người trái
phép, biểu tình bạo loạn. Do thế lực thù địch, phản động nước ngoài chỉ
đạo, lôi kéo kích động người dân nhẹ dạ cả tin chống lại chính quyền.
Lực lượng tham gia có các đơn vị quân đội, công an và các tổ chức dân vệ. Khung cảnh thật hoành tráng, có đủ binh chủng hợp thành bao gồm: không quân, hải quân, lục quân. Các cảnh đấu võ, đuổi bắt, đột nhập, tấn công của lực lượng chống khủng bố, trong bộ quân phục màu đen, màu của sự chết chóc, của đội quân SS thời Đức quốc xã trong thế chiến thứ II.
Kết quả kẻ khủng bố bị tiêu diệt, khung cảnh giống như "Diễn kịch". Gần đây, theo đề suất của bộ công an cho phép cảnh sát bắn người và sử dụng vũ khí có hỏa lực mạnh như B40, súng đại liên, xe bọc thép, máy bay trực thăng vũ trang ... Xem ra như là lại sắp có ... Chiến tranh!
Mục đích diễn tập có thực là để chống một vài tên khủng bố hay là để chống lại những đòi hỏi chính đáng của người dân trong nhà nước pháp quyền, theo kiểu của Bắc Kinh trong sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989?
Một cảnh diễn tập "Chống khủng bố" tại nhà máy Đạm Phú Mỹ, KCN Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sáng 16/8 (Nguồn: thitruongvungtau.vn) |
Việt Nam đang phải đối mặt với 2 loại khủng bố:
Trên biên giới và hải phận của tổ quốc, hành vi khủng bố quốc tế của Trung Cộng: Bắn giết bộ đội và bắn chìm tầu hải quân; Cắt cáp tầu thăm dò địa chất; Đánh đuổi, bắt cóc và tống tiền ngư dân. Lấn chiếm biên giới, biển đảo, mà sự kiện tại đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 là một ví dụ điển hình.
Đây thực sự là hành vi khủng bố, những lúc như vậy, sao không thấy nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam triển khai lực lượng để "Chống khủng bố"? Nhẽ ra diễn tập nên có tình huống chống quân khủng bố đổ bộ đường không, đổ bộ đường biển thì sát với thực tế và hoành tráng hơn nhiều.
Tham nhũng và bao che cho tham nhũng, là hành vi của những kẻ lợi dụng chức vụ, cố ý làm trái pháp luật, là "Một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ ta" (Báo đã dẫn). "Làm thay đổi cả một nền văn hóa của một dân tộc và dẫn đến đảo lộn trật tự xã hội, trật tự trong mỗi gia đình" (TC Nhân quyền VN số 1). Đây thực sự là hành vi khủng bố.
Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam đã quy định rõ về quyền và nghĩa vụ công dân. Các cuộc biểu tình ở trong và ngoài nước một cách ôn hòa, với biểu ngữ trong tay và khẩu hiệu, chống Trung Cộng xâm lấn chủ quyền quốc gia, chống hành vi tham nhũng là việc làm hợp Hiến và thông lệ quốc tế.
Dân oan đã trở thành khái niệm chung cho những ai là nạn nhân của hành vi tham nhũng, những bản án, quyết định trái pháp luật (Đ 295, 296 LHS). Việc bao che cho tham nhũng và những thói hư, tật xấu trong bộ máy công quyền của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng. Bằng sự đùn đẩy trách nhiệm và im lặng trước những đơn thư khiếu tố, đơn tố giác và báo tin về tội phạm, thực chất là hành vi "Khủng bố tinh thấn" (Điều 84: K 3, LHS).
Việc công an chìm nổi các loại theo dõi, bao vây, bắt cóc, cướp đoạt và hủy hoại tài sản. Hành hung, bắn giết người dân không theo quy định của pháp luật, chính là hành vi "Khủng bố".
Với người dân, chống khủng bố là việc làm cần thiết, là công việc thường xuyên, để giữ vững sự ổn định và phát triển của đất nước. Người dân với tư cách "Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ... Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân .." (Điều 2 Hiến Pháp). Đã thực hiện chống khủng bố, bằng "Tất cả những gì mà luật pháp không cấm" như đã từng diễn ra.
Theo đại tá Nguyễn Duy Hải, phó tư lệnh CSCĐ, chỉ huy lực lượng diễn tập: "Cũng để răn đe đối với âm mưu của các đối tượng kích động, lôi kéo người nhẹ dạ cả tin gây mất ổn định ở khu vực". Điều này đúng nhưng chưa đủ, bởi vì muốn chống khủng bố không chỉ xử lý từng vụ việc, mà còn phải xóa bỏ nguồn gốc phát sinh khủng bố.
Nguyên nhân khủng bố, do thế lực thù địch ở hải ngoại chẳng thấy đâu. Còn sự thật, đất nước hiện nay, đang phải đối diện với giặc ngoài xâm Trung Cộng và giặc nội xâm tham nhũng. Đó chính là nguyên nhân gây kích động, lôi kéo và thúc dục người dân vào cuộc đấu tranh vì sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia. Đòi tự do, dân chủ và nhân quyền đang diễn ra một cách ôn hòa, bất bạo động nhưng cũng không kém phần gay go và quyết liệt.
Sẽ là vi Hiến khi nhà nước đem công an nhân dân, quân đội nhân dân đến đàn áp, giải tán những người dân oan, đa số là các ông bà già, phụ nữ và trẻ em. Cũng không thể đàn áp bắt bớ, giam cầm người biểu tình chống Trung Cộng. Bao gồm các tầng lớp nhân sỹ trí thức, các cựu chiến binh, các Blogger, các tầng lớp thanh niên học sinh và đông đảo nhân dân.
Thử hỏi nếu chỉ trông chờ vào một vài đơn vị chống khủng bố thì, có thể chống khủng bố được không? Hay nhân dân là lực lượng chống khủng bố có hiệu quả nhất. "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" như Hồ Chủ Tịch đã nói.
Ai cũng muốn đất nước ổn định và phát triến, như cựu tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc ông C. An-nan đã từng nói: "Chúng ta không thể phát triển nếu thiếu an ninh, chúng ta không thể có an ninh nếu không phát triển và chúng ta sẽ không đạt được an ninh hay phát triển nếu không tôn trọng nhân quyền".
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2013
Blogger Nguyễn Anh Dũng
Nhà giáo - Cựu chiến binh VN
Nơi nhận:
- TW Đảng và nhà nước
- CQ an ninh điều tra BCA, Sở CA TP
- Các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước
(Dân luận)
Trên biên giới và hải phận của tổ quốc, hành vi khủng bố quốc tế của Trung Cộng: Bắn giết bộ đội và bắn chìm tầu hải quân; Cắt cáp tầu thăm dò địa chất; Đánh đuổi, bắt cóc và tống tiền ngư dân. Lấn chiếm biên giới, biển đảo, mà sự kiện tại đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 là một ví dụ điển hình.
Đây thực sự là hành vi khủng bố, những lúc như vậy, sao không thấy nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam triển khai lực lượng để "Chống khủng bố"? Nhẽ ra diễn tập nên có tình huống chống quân khủng bố đổ bộ đường không, đổ bộ đường biển thì sát với thực tế và hoành tráng hơn nhiều.
Tham nhũng và bao che cho tham nhũng, là hành vi của những kẻ lợi dụng chức vụ, cố ý làm trái pháp luật, là "Một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ ta" (Báo đã dẫn). "Làm thay đổi cả một nền văn hóa của một dân tộc và dẫn đến đảo lộn trật tự xã hội, trật tự trong mỗi gia đình" (TC Nhân quyền VN số 1). Đây thực sự là hành vi khủng bố.
Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam đã quy định rõ về quyền và nghĩa vụ công dân. Các cuộc biểu tình ở trong và ngoài nước một cách ôn hòa, với biểu ngữ trong tay và khẩu hiệu, chống Trung Cộng xâm lấn chủ quyền quốc gia, chống hành vi tham nhũng là việc làm hợp Hiến và thông lệ quốc tế.
Dân oan đã trở thành khái niệm chung cho những ai là nạn nhân của hành vi tham nhũng, những bản án, quyết định trái pháp luật (Đ 295, 296 LHS). Việc bao che cho tham nhũng và những thói hư, tật xấu trong bộ máy công quyền của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng. Bằng sự đùn đẩy trách nhiệm và im lặng trước những đơn thư khiếu tố, đơn tố giác và báo tin về tội phạm, thực chất là hành vi "Khủng bố tinh thấn" (Điều 84: K 3, LHS).
Việc công an chìm nổi các loại theo dõi, bao vây, bắt cóc, cướp đoạt và hủy hoại tài sản. Hành hung, bắn giết người dân không theo quy định của pháp luật, chính là hành vi "Khủng bố".
Với người dân, chống khủng bố là việc làm cần thiết, là công việc thường xuyên, để giữ vững sự ổn định và phát triển của đất nước. Người dân với tư cách "Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ... Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân .." (Điều 2 Hiến Pháp). Đã thực hiện chống khủng bố, bằng "Tất cả những gì mà luật pháp không cấm" như đã từng diễn ra.
Theo đại tá Nguyễn Duy Hải, phó tư lệnh CSCĐ, chỉ huy lực lượng diễn tập: "Cũng để răn đe đối với âm mưu của các đối tượng kích động, lôi kéo người nhẹ dạ cả tin gây mất ổn định ở khu vực". Điều này đúng nhưng chưa đủ, bởi vì muốn chống khủng bố không chỉ xử lý từng vụ việc, mà còn phải xóa bỏ nguồn gốc phát sinh khủng bố.
Nguyên nhân khủng bố, do thế lực thù địch ở hải ngoại chẳng thấy đâu. Còn sự thật, đất nước hiện nay, đang phải đối diện với giặc ngoài xâm Trung Cộng và giặc nội xâm tham nhũng. Đó chính là nguyên nhân gây kích động, lôi kéo và thúc dục người dân vào cuộc đấu tranh vì sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia. Đòi tự do, dân chủ và nhân quyền đang diễn ra một cách ôn hòa, bất bạo động nhưng cũng không kém phần gay go và quyết liệt.
Sẽ là vi Hiến khi nhà nước đem công an nhân dân, quân đội nhân dân đến đàn áp, giải tán những người dân oan, đa số là các ông bà già, phụ nữ và trẻ em. Cũng không thể đàn áp bắt bớ, giam cầm người biểu tình chống Trung Cộng. Bao gồm các tầng lớp nhân sỹ trí thức, các cựu chiến binh, các Blogger, các tầng lớp thanh niên học sinh và đông đảo nhân dân.
Thử hỏi nếu chỉ trông chờ vào một vài đơn vị chống khủng bố thì, có thể chống khủng bố được không? Hay nhân dân là lực lượng chống khủng bố có hiệu quả nhất. "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" như Hồ Chủ Tịch đã nói.
Ai cũng muốn đất nước ổn định và phát triến, như cựu tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc ông C. An-nan đã từng nói: "Chúng ta không thể phát triển nếu thiếu an ninh, chúng ta không thể có an ninh nếu không phát triển và chúng ta sẽ không đạt được an ninh hay phát triển nếu không tôn trọng nhân quyền".
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2013
Blogger Nguyễn Anh Dũng
Nhà giáo - Cựu chiến binh VN
Nơi nhận:
- TW Đảng và nhà nước
- CQ an ninh điều tra BCA, Sở CA TP
- Các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước
(Dân luận)
GS.Hoàng Xuân Sính: "Ngành sư phạm bị coi nhẹ mấy chục năm trước rồi"!
"Lúc đó, người ta quan niệm như vậy. Họ cho rằng, học trường y, dược thì thành phần gia đình phải thật tốt, vì có liên quan tới mạng sống con người, còn sư phạm không thể giết người bằng những lời nói. Nhưng họ không hiểu, ông thầy kém thì sẽ dạy sai và ngấm ngầm làm hại hàng nghìn học sinh". GSGS.TS.NGND Hoàng Xuân Sính đánh giá.
Những ngày gần đây, câu chuyện ngành sư
phạm không thu hút được nhân tài, điểm đầu vào thấp (thậm chí có những
trường chỉ lấy đầu vào ở ngưỡng điểm sàn) một lần nữa được GS Đào Trọng
Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng nhắc
tới trong báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nhiều nhà khoa học đã cùng đặt ra một câu hỏi: Tương lai của đất nước này sẽ ra sao khi ngành sư phạm ngày càng “kiệt quệ” nhân tài?
Nhiều nhà khoa học đã cùng đặt ra một câu hỏi: Tương lai của đất nước này sẽ ra sao khi ngành sư phạm ngày càng “kiệt quệ” nhân tài?
Để có thêm những góc nhìn đa chiều về
vấn đề này, Báo Giáo dục Việt Nam xin gửi tới độc giả những chia sẻ của
GS.TS.NGND Hoàng Xuân Sính – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long.
"Ngành sư phạm bị coi nhẹ từ mấy chục năm trước rồi"
PV: Thưa GS Hoàng Xuân Sính, là một người đã gắn bó cả cuộc đời với nghiệp trồng người, bà có suy nghĩ gì trước tình trạng ngành sư phạm không tuyển được người giỏi?
PV: Thưa GS Hoàng Xuân Sính, là một người đã gắn bó cả cuộc đời với nghiệp trồng người, bà có suy nghĩ gì trước tình trạng ngành sư phạm không tuyển được người giỏi?
GS Hoàng Xuân Sính:
Chuyện gì thì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó. Tôi còn nhớ là những
năm 60 khi tôi từ Pháp trở về nước và đi dạy ở Khoa Toán ĐH Sư phạm Hà
Nội thì ngành sư phạm mới đào tạo 2 năm, sau nâng lên 3 năm, rồi mới có 4
năm.
Thời đó đào tạo phải theo kinh tế kế
hoạch, thứ hai nữa là xét tuyển vào các trường đại học thì lại soi vào
thành phần gia đình và nếu là con em các gia đình công nhân, nông dân
thì được đánh giá tốt hơn là những em thuộc vào thành phần gia đình địa
chủ, tiểu tư sản… Vì vậy mà thời đó đã có câu: Nhất Y nhì Dược, tạm được
Bách Khoa, còn Sư phạm thì xếp hạng bét.
Thế nghĩa là ngành sư phạm bị xem nhẹ từ
mấy chục năm trước rồi, chỉ khác là bây giờ các nhà khoa học không thể
ngồi im được nữa, họ buộc phải lên tiếng, vì tương lai của đất nước này.
GS.TS.NGND Hoàng Xuân Sính. |
PV: Bà có biết vì sao thời đó ngành sư phạm lại bị xem nhẹ?
GS Hoàng Xuân Sính: Lúc
đó, người ta quan niệm như vậy. Họ cho rằng, học trường y, dược thì
thành phần gia đình phải thật tốt, vì có liên quan tới mạng sống con
người, còn sư phạm không thể giết người bằng những lời nói. Nhưng họ
không hiểu, ông thầy kém thì sẽ dạy sai và ngấm ngầm làm hại hàng nghìn
học sinh, mà như vậy là có ảnh hưởng tới các thế hệ sau này.
Thời đó còn đẻ ra cả “ban tuyển sinh”
chủ yếu làm nhiệm vụ soi “thành phần gia đình” và phân loại vào các
trường. Ngay như em gái tôi ngày ấy học ĐH Sư phạm thì cũng chỉ được học
3 năm là phải ra trường chứ không được lọt vào nhóm học tiếp năm thứ 4
(học 4 năm lương cao hơn học 3 năm), mặc dù kết quả học tập đứng tốp đầu
của lớp”.
Đến khi ông Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng
Bộ Đại học thì ngay lập tức có một sự thay đổi lớn, vì ông thấy cách
tuyển sinh như vậy thì "nhí nhố" quá, làm mất nhiều nhân tài của đất
nước cho nên phải chấn chỉnh lại.
Vậy là năm 1970 kỳ thi chung của các trường đại học lần đầu tiên tổ chức trên toàn quốc xuất phát từ ý tưởng của GS Tạ Quang Bửu. Ông giam mình dưới hầm của Bộ Đại học, tự ra đề cho tất cả các khối. Tôi còn nhớ là đề rất hay và khó. Ông cũng không cho “ban tuyển sinh” thò vào việc xét tuyển nữa, nghĩa là ai có khả năng thi đậu vào trường nào thì học trường đó.
Vậy là năm 1970 kỳ thi chung của các trường đại học lần đầu tiên tổ chức trên toàn quốc xuất phát từ ý tưởng của GS Tạ Quang Bửu. Ông giam mình dưới hầm của Bộ Đại học, tự ra đề cho tất cả các khối. Tôi còn nhớ là đề rất hay và khó. Ông cũng không cho “ban tuyển sinh” thò vào việc xét tuyển nữa, nghĩa là ai có khả năng thi đậu vào trường nào thì học trường đó.
Nhưng cũng vì thế mà ông không được lòng
nhiều người thời đó, nói cách khác thì quyền lợi con em của họ bị ảnh
hưởng bởi chính sách “lấy chất lượng làm đầu” của GS Tạ Quang Bửu.
Hồi đó thì tôi có tham gia chấm thi vào
sư phạm. Trời ơi! Tôi sợ chấm thi lắm, nhưng mà năm đó chấm thì tôi nhàn
vô cùng, vì có buổi sáng mà cứ gạch liên hồi, chất lượng của các bài
thi rất thấp.
Và cũng tại năm thi đó thì đã xảy ra một
chuyện, đó là một nam thí sinh là con của Việt kiều thi vào ĐH Tổng hợp
đạt 30 điểm nhưng lại bị đánh trượt”.
Thời ấy mỗi người chỉ được thi đại học
một lần thôi, chứ không được thi thoải mái như bây giờ. Bạn có biết là
lúc ấy nếu như trượt đại học thì điều gì sẽ xảy ra với dân thành phố
không? Là bạn sẽ không có phiếu gạo. Mà ở thành phố không có phiếu gạo
tì chỉ có thể mua giá chợ đen, nhưng mà anh nào cũng nghèo như nhau thì
tiền đâu ra mà mua được giá chợ đen.
Anh này sau đó đã phải đi quét vôi mất 1
năm trời để kiếm sống, trước tình hình ấy thì ông Nguyễn Khắc Viện khi
đó đang là Giám đốc Nhà Xuất bản Ngoại Văn đã gửi thư tới Thủ tướng Phạm
Văn Đồng và rất may là sau đó anh này được giải quyết cho vào ĐH Tổng
hợp học. Say này, anh ấy trở thành giảng viên Khoa Toán tại chính ngôi
trường này.
Tiền lương là sự thể hiện đối xử với người thầy
PV: Tôi nghe mẹ tôi kể rằng
thời đó đồng lương của giáo viên vô cùng thấp, thậm chí nhiều người đã
phải bỏ nghề vì họ không có sự chọn lựa. Đến tận những năm 90 mà tôi
thấy đời sống của các nhà giáo còn vô vàn khó khăn, ngay như mẹ tôi:
Sáng lên lớp, chiều đi bắt cua, hái rau mang ra chợ bán… cứ quần quật từ
sáng tới tối mà vẫn cứ “thiếu trước hụt sau”.
Còn chú tôi dạy PTTH cũng phải nấu rượu, nuôi lợn, làm kẹo, buôn chuối xanh… nói chung là đủ thứ nghề để tồn tại. Có lần chú tôi cũng định bỏ dạy, nhưng ông tôi (cũng là một nhà giáo) vác cái đòn gánh ra giữa sân “dọa” sẽ đánh gãy chân nếu dám bỏ…
Còn chú tôi dạy PTTH cũng phải nấu rượu, nuôi lợn, làm kẹo, buôn chuối xanh… nói chung là đủ thứ nghề để tồn tại. Có lần chú tôi cũng định bỏ dạy, nhưng ông tôi (cũng là một nhà giáo) vác cái đòn gánh ra giữa sân “dọa” sẽ đánh gãy chân nếu dám bỏ…
GS Hoàng Xuân Sính: Ôi
nghĩ lại cả giai đoạn đó mới thấy thật khủng khiếp, cái gì cũng bao cấp,
đồng nghiệp của tôi ở trường còn phải rán bánh, rang lạc đi bán. Có
người chẳng may còn bị mỡ bắn lên người, bỏng rất nặng, thương vô cùng. Ở
thành phố, các nhà giáo còn khổ như vậy thì huống hồ ở các vùng quê.
Giáo viên thời tụi tôi cũng đâu có được
dạy thêm như bây giờ. Mọi thứ cứ tính theo tem phiếu mà ra, rồi thì giật
gấu bá vai, thiếu trước hụt sau mà vẫn cứ sống được. Tôi nhớ là ngày ấy
sống gần ĐH Y Hà Nội, nhiều lúc bị mất nước phải mò mẫm vào trường Y
múc lấy một xô. Nhưng người ta không cho, họ đuổi ghê lắm, thế là tôi
xách xô nước chạy thục mạng. Rõ khổ! Có một xô nước mà phải tính toán
làm sao để dùng vừa rửa mặt, lại vừa phải nấu được cơm (Cười).
Vất vả vậy đấy, thế nhưng vẫn yêu quý công việc, vẫn luôn tự hào vì mình được là một cô giáo.
PV: Ai cũng nói rằng nghề
dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Nhưng mấy năm gần
đây, đầu vào của ngành sư phạm thấp hẳn xuống, rất khó mà tuyển được
người giỏi. Theo bà thì điều gì sẽ xảy ra với tương lai của đất nước?
GS Hoàng Xuân Sính: Mức
lương công chức nói chung hiện nay vẫn là thấp chứ không nói riêng gì
ngành sư phạm. Nhưng cái dở là ở chỗ sau khi học xong ngành sư phạm,
liệu họ có tìm được công việc ổn định không? Tôi nghĩ là không dễ dàng
gì. Thời gian gần đây, báo chí đã lên tiếng nhiều về việc tuyển dụng
giáo viên ở các tỉnh, đủ thứ tiêu cực này nọ, vậy thì ai mà còn dám học
ngành này.
Trong khi đó, nếu họ chọn một ngành
khác, nếu không thể trở thành “người nhà nước” thì họ sẽ đi làm cho các
công ty tư nhân. Thử hỏi, nếu học ngành sư phạm ra mà không đi dạy thì
có thể làm được gì khác? Tôi e là khó lắm.
Đã có thời kỳ Nhà nước đặt vấn đề
lương giáo viên phải cao nhất trong các ngành sự nghiệp. Nguyên Phó Chủ
tịch nước Nguyễn Thị Bình cũng từng nhận định, muốn vị thế trong xã hội
của thầy, cô giáo cao lên, muốn thầy, cô giáo gắn bó với nghề, muốn thu
hút người giỏi làm nghề dạy học, thì phải trả lương cao cho thầy, cô
giáo. Tiền lương là thể hiện sự đối xử với thầy, cô giáo.
Bây giờ nhiều thầy cô không gắn bó với
nghề, học sinh giỏi không muốn vào học sư phạm. Như thế thì giáo dục
làm sao có chất lượng? Hơn nữa, vấn đề đổi mới giáo dục không chỉ là
chương trình mà sẽ nâng cao được cả văn hóa, đạo đức xã hội. Người giáo
viên tốt thì con em chúng ta sẽ tốt hơn, xã hội tốt hơn.
Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
"Trung Quốc thành lập lữ đoàn tên lửa 827 nhắm mục tiêu Hà Nội"
Chính sách hù dọa của Bắc Kinh nhằm muốn các nước khác lo sợ mà từ bỏ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Trung Quốc đã thành lập một lữ đoàn tên lửa mới trên địa bàn tỉnh Quảng
Đông phía nam như một phần của chiến lược "cú sốc và nỗi kinh sợ" để
ngăn chặn các nước khác thách thức sự thống trị của Trung Quốc trong khu
vực, một tờ báo Đài Loan cho biết.
Trích dẫn nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, United Daily News cho biết Lữ đoàn tên lửa đạn đạo 827 mới có trụ sở tại thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông.
Trong khi các cơ quan hành chính của lữ đoàn vẫn còn đang được xây dựng
vào cuối tháng Ba (2012), phương tiện phóng tên lửa đã được triển khai
tại căn cứ Thiều Quan, báo cáo cho biết.
Tên lửa được triển khai tại đây có thể bao gồm Đông Phong (DF)-21D là
tên lửa đạn đạo chống hạm và Đông Phong - 16, một loại tên lửa đạn đạo
mới có một phạm vi tấn công xa hơn bất cứ vũ khí nào trong "kho vũ khí
vượt qua eo biển Đài Loan" của Trung Quốc, theo báo cáo .
lữ đoàn tên lửa 827, nguồn ảnh từ video clip |
Lữ đoàn tên lửa mới của Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh những nỗ lực
ngày càng tích cực của Việt Nam và Philippines trong đòi hỏi chủ quyền
của họ trên các quần đảo ở Biển Đông, báo cáo cho biết.
Sau đây là một đoạn trích từ United Daily News báo cáo về chiến lược "cú sốc và nỗi kinh sợ" của Trung Quốc để nhấn mạnh chủ quyền của mình ở biển Đông:
Ảnh vệ tinh truyền qua Internet cho thấy rằng các cơ sở mới bao gồm một
khu vực rộng lớn, với một số phương tiện phóng tên lửa song song bên
ngoài hangar (nhà chứa) máy bay về phía đông bắc của cơ sở này.
Một số xe cộ dựng đứng các ống hình trụ dài 16 mét, trong khi những ống
khác cao khoảng 12 mét với các hình vuông ống trông giống như được sử
dụng cho 1 loại tên lửa đạn đạo mới mà Quân đội Trung Quốc công bố hồi
đầu năm nay.
Các chuyên gia quân sự cho biết các căn cứ tên lửa mới được trang bị tên
lửa chống hạm DF-21D có tầm bắn 2.000-3.000 km và có có khả năng đánh
các mục tiêu chuyển động với độ chính xác cao.
Một số nhà phân tích địa chính trị gọi tên lửa DF-21D đã làm "thay đổi
cuộc chơi" có thể đe dọa quyền lực tối cao của hạm đội tàu sân bay Mỹ ở
Thái Bình Dương, đặc biệt là nếu xung đột trong phạm vi eo biển Đài Loan
hoặc Biển Đông.
Tên lửa DF-16 mới có một phạm vi khoảng 1.200 km và sở hữu sức tàn phá đáng kể, các chuyên gia quân sự cho biết.
Đánh giá từ vị trí địa lý của Thiều Quan, họ nói, Lữ đoàn tên lửa 827
dường như nhằm mục đích đe dọa Đài Loan và các nước có chung biên giới
biển với Trung Quốc.
Ví dụ, Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, cách không tới 1.000 km từ Thiều
Quan. Nếu xung đột xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam trong tranh chấp
các quần đảo ở Biển Đông, Lữ đoàn tên lửa 827 có thể bao trùm Hà Nội như
là một mục tiêu.
Lữ đoàn tên lửa 827 có thể bao trùm Hà Nội như là một mục tiêu. |
Ngoài Trung Quốc, năm quốc gia khác - Đài Loan, Việt Nam, Philippines,
Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần Biển
Đông và vùng biển xung quanh, được cho là giàu trữ lượng dầu khí và gần
một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất của thế giới.
Việt Nam và Philippines cũng ngày càng trở nên quyết đoán trong tuyên bố chủ quyền biển của họ.
Sau một bế tắc kéo dài hai tháng ở bãi Scarborough giữa Philippines và
Trung Quốc đã kết thúc vì thời tiết bất lợi vào cuối tháng sáu, chính
phủ Philippines đã mở một trường mẫu giáo trên một đảo nhỏ khác, Pag-asa
Island (*) trong quần đảo Trường Sa.
Trong khi đó, Việt Nam đã mua một số lượng lớn các loại vũ khí hải quân
và không quân của Nga và triển khai máy bay chiến đấu Su-27 để tuần tra
quần đảo Trường Sa gần đây.
Hơn nữa, Việt Nam đã thông qua một đạo luật hàng hải vào tháng Sáu tuyên
bố chủ quyền và quyền tài phán đối với hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa
(*): Tức đảo Thị Tứ
-------------------------
Nguồn: China forms missile brigade for South China Sea - Focus Taiwan
China has set up a new missile brigade in its southern province of
Guangdong as part of a "shock and awe" strategy to deter other countries
with claims to the South China Sea from challenging its dominance in
the region, a local newspaper reported Monday.
Citing sources familiar with the matter, the United Daily News said the
new 827 Ballistic Missile Brigade is based in Guangdong's Shaoguan City.
While the brigade's administrative building was still under construction
at the end of March, missile launch vehicles had been posted at the
Shaoguan base, the report said.
Missiles installed at the base might include Dongfeng (DF)-21D anti-ship
ballistic missiles and Dongfeng-16 -- a new type of ballistic missile
that has a longer range than anything in China's current cross-Taiwan
Strait arsenal, according to the report.
The exposure of the new Chinese missile brigade came amid increasingly
active efforts by Vietnam and the Philippines to ramp up their
sovereignty claims to South China Sea island groups, the report said.
The following is an excerpt from the United Daily News report on China's
"shock and awe" strategy to underscore its claim to the South China
Sea:
Satellite images on the Internet show that the new base covers a large
area, with a number of missile launch vehicles parked outside a hangar
at the northeastern wing of the base.
Some vehicles stand 16 meters long and are mounted with cylindrical
tubes, while others stand some 12 meters long with square-shaped tubes
that look like those used for a new type of ballistic missile unveiled
by the People's Liberation Army (PLA) earlier this year.
Military experts said the new missile base is equipped with DF-21D
anti-ship missiles that have a range of 2,000-3,000 km and are
potentially capable of hitting moving targets with pinpoint precision.
Some geopolitical analysts have called DF-21D missile a "game changer"
that could threaten the U.S. aircraft carrier fleet's supremacy in the
Pacific, particularly if conflict breaks out in the Taiwan Strait or in
the South China Sea.
The new DF-16 has a range of about 1,200 km and possesses considerable destructive power, military experts said.
Judging from Shaoguan's geographic location, they said, the 827 Missile
Brigade is apparently charged with the mission of intimidating Taiwan
and countries bordering the South China Sea.
For instance, Hanoi, Vietnam's capital, is less than 1,000 km away from
Shaoguan. If a conflict breaks out between China and Vietnam over their
conflicting claims to the South China Sea island groups, the 827 Missile
Brigade could include Hanoi as a target.
Besides China, five other countries -- Taiwan, Vietnam, the Philippines,
Malaysia and Brunei -- also claim full or partial sovereignty over the
South China Sea island groups and surrounding waters, which are believed
to be rich in oil and gas reserves and are close to one of the world's
busiest sea lanes.
Vietnam and the Philippines have also become increasingly assertive in their South China Sea claims.
After a two-month-long standoff in the Scarborough Shoal between the
Philippines and China ended because of adverse weather in late June, the
Philippine government has opened a small kindergarten on another islet,
Pagasa Island (known as Chungyeh Island in Mandarin Chinese) in the
Spratlys.
In the meantime, Vietnam has purchased a large quantity of naval and
aerial weaponry from Russia and deployed Su-27 jet fighters to inspect
the Spratlys recently.
Moreover, Vietnam passed a maritime law in June that claims sovereignty
and jurisdiction over the Paracel and Spratly islands in the South China
Sea. Taiwan has protested such a move. (July 2,2012).
(By Sofia Wu)"
(VAOL)
Bùi Tín - Trong tầm tay của chủ tịch nước
Ngày lễ Quốc khánh 2 tháng 9 năm nay sắp đến. Theo thông báo của Hà Nội,
nhân dịp này hơn 15.000 tù nhân sẽ được giảm án, ra trại, trở về với
gia đình. Đây là số người được «đặc xá» nhiều nhất trong mấy năm qua.
Theo chỉ thị của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các trại giam trong toàn quốc đã lên danh sách những tù nhân xứng đáng được giảm án để hội nhập trở lại với cuộc sống xã hội. Theo thông báo, việc xét «đặc xá» được dựa trên «thái độ ăn năn, hối cải, tinh thần kỷ luật, tỷ lệ thời gian đã thụ án so với thời gian tuyên án cũng như tình trạng sức khỏe của từng đối tượng.»
Trung bình mỗi tỉnh có đến trên dưới 300 người được «đặc xá» năm nay.
Trong khi thời điểm «đặc xá» đang đến gần, một màn mờ ảo vẫn phủ lên số phận của các anh chị em tù chính trị, những chiến sỹ dân chủ yêu nước chống bành trướng Trung Quốc, vì chính quyền độc đảng «hèn với giặc, ác với dân» vẫn một mực khẳng định là ở Việt Nam không có một tù nhân chính trị nào. Khi trả lời báo chí quốc tế, giới lãnh đạo Hà Nội - dù là tổng bí thư đảng Cộng sản, chủ tịch nước, hay thủ tướng, phó thủ tướng, hay là chủ tịch quốc hội, hoặc bộ trưởng ngoại giao – luôn luôn giữ thái độ phủ nhận sự thật như thế.
Câu hỏi cấp thiết nhất hiện nay đối với dư luận xã hội và công luận quốc tế là trong vài ngày tới, chính quyền có thực hiện đặc xá đối với tất cả tù nhân chính trị còn đang bị họ hành hạ trong tù hay không?
Các chính phủ dân chủ và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã gửi đến các giới chức cao nhất của Nhà nước Việt Nam một danh sách tù chính trị để đòi họ phải trả lại tự do ngay cho những người này trong dịp «đặc xá» sắp đến. Đáng chú ý nhất trong danh sách này là linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Cù Huy Hà Vũ, các nhà báo Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, anh Nguyễn Tiến Trung, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, anh Đoàn Huy Chương, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhạc sỹ Việt Khang, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình, các nhà báo Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, cô Hồ Thị Bích Khương, luật sư Lê Quốc Quân, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, các cựu đảng viên Cộng sản Vi Đức Hồi và Trần Anh Kim, ông Võ Minh Trí, ông Đoàn Văn Vươn, ông Đoàn Văn Vệ…
Đây là danh sách tối thiểu, rất không đầy đủ, của những người phải được tự do trong những ngày sắp tới.
Trong tình thế hiện nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có trách nhiệm đặc biệt to lớn trong cuộc xét duyệt danh sách tù nhân được hưởng «đặc xá» năm nay. Ông phải tự chứng minh ông có thật sự thông hiểu và tôn trọng quyền con người của công dân Việt Nam hay không?
Như thế là vì, trước hết, do cương vị chủ tịch nước, ông được Hiến pháp giao quyền hạn và trách nhiệm này. Tổng bí thư đảng CS, thủ tướng chính phủ, chủ tịch quốc hội đều không có quyền hiến định về «ân xá» và «đặc xá» như ông.
Hai nữa, ông Trương Tấn Sang vừa đi Hoa Kỳ về. Trong chuyến đi đó ông đã hứa với Tổng thống Mỹ Barack Obama, với Ngoại trưởng John Kerry, với các nhà lập pháp, với Viện Nghiên cứu Chiến lược ISIS, và với giới truyền thông Hoa Kỳ rằng ông sẽ đáp ứng những yêu cầu về tôn trọng nhân quyền theo những giá trị quốc tế phổ cập.
Ông Trương Tấn Sang biết rất rõ là Tổng thống Obama đã cam kết với ngành lập pháp xem việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam là một điều kiện ưu tiên, có nghĩa là trên các mối quan hệ khác. Điều đó được hiểu là quan hệ hợp tác toàn diện Mỹ - Việt có được nâng cao hay không, có thỏa thuận để VN tham gia Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương hay không, có bán một vài loại vũ khí sát thương cho VN hay không, có đồng ý để VN vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm tới hay không, tất cả sẽ tùy thuộc vào VN có thật sự thay đổi đầy đủ và đúng mức về tình trạng «vi phạm nhân quyền ngày càng tệ hại» như vừa qua hay không.
Ngay khi từ Hoa Kỳ trở về Hà Nội, ông Trương Tấn Sang đã nhận được phản đối chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về việc báo chí chính thống VN đã loan tin bịa đặt là Đại sứ David Shear đã nhận định «tình hình tôn trọng nhân quyền ở VN đã được cải thiện đáng kể». Đây là một sự nhắc nhở nghiêm khắc đúng lúc, trong khi một phái đoàn của Quốc hội Mỹ có mặt ở Hà Nội và đến tận các địa phương Sài Gòn, An Giang, Nghệ An, Tây Nguyên… để tìm hiểu tại chỗ tình hình thực sự ra sao.
Do đó ông Trương Tấn Sang cần nghiên cứu thật kỹ danh sách đề nghị được «đặc xá» năm nay. Ông có quyền cân nhắc từng trường hợp, thêm tên từng người trong danh sách… để tiến dần đến mục đích cuối cùng là trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm và chính trị tại Việt Nam, theo gương Miến Điện.
Đây là một dịp hiếm có để ông Trương Tấn Sang tự chứng tỏ là một chính trị gia có bản lãnh, biết dựa vào một nhóm trí thức dân tộc thức tỉnh theo hướng Minh Triết, Dân Chủ, Nhân Quyền, để đi những bước đàng hoàng tiếp: Đó là cùng nhân dân sửa đổi hiến pháp đến nơi đến chốn theo hướng cải cách cả hệ thống chính trị, sửa đổi Luật đất đai với nhiều hình thức sở hữu, đưa đất nước ra khỏi bế tắc kéo dài. Tất cả đang nằm trong tầm tay của ông. Miễn là ông biết nghe hơi thở của nhân dân, hiểu mong muốn của dân, của tuổi trẻ và có ý chí chính trị trong sáng yêu nước thật lòng, thương dân thật lòng.
Bùi Tín
* Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
(VOA)
Theo chỉ thị của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các trại giam trong toàn quốc đã lên danh sách những tù nhân xứng đáng được giảm án để hội nhập trở lại với cuộc sống xã hội. Theo thông báo, việc xét «đặc xá» được dựa trên «thái độ ăn năn, hối cải, tinh thần kỷ luật, tỷ lệ thời gian đã thụ án so với thời gian tuyên án cũng như tình trạng sức khỏe của từng đối tượng.»
Trung bình mỗi tỉnh có đến trên dưới 300 người được «đặc xá» năm nay.
Trong khi thời điểm «đặc xá» đang đến gần, một màn mờ ảo vẫn phủ lên số phận của các anh chị em tù chính trị, những chiến sỹ dân chủ yêu nước chống bành trướng Trung Quốc, vì chính quyền độc đảng «hèn với giặc, ác với dân» vẫn một mực khẳng định là ở Việt Nam không có một tù nhân chính trị nào. Khi trả lời báo chí quốc tế, giới lãnh đạo Hà Nội - dù là tổng bí thư đảng Cộng sản, chủ tịch nước, hay thủ tướng, phó thủ tướng, hay là chủ tịch quốc hội, hoặc bộ trưởng ngoại giao – luôn luôn giữ thái độ phủ nhận sự thật như thế.
Câu hỏi cấp thiết nhất hiện nay đối với dư luận xã hội và công luận quốc tế là trong vài ngày tới, chính quyền có thực hiện đặc xá đối với tất cả tù nhân chính trị còn đang bị họ hành hạ trong tù hay không?
Các chính phủ dân chủ và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã gửi đến các giới chức cao nhất của Nhà nước Việt Nam một danh sách tù chính trị để đòi họ phải trả lại tự do ngay cho những người này trong dịp «đặc xá» sắp đến. Đáng chú ý nhất trong danh sách này là linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Cù Huy Hà Vũ, các nhà báo Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, anh Nguyễn Tiến Trung, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, anh Đoàn Huy Chương, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhạc sỹ Việt Khang, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình, các nhà báo Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, cô Hồ Thị Bích Khương, luật sư Lê Quốc Quân, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, các cựu đảng viên Cộng sản Vi Đức Hồi và Trần Anh Kim, ông Võ Minh Trí, ông Đoàn Văn Vươn, ông Đoàn Văn Vệ…
Đây là danh sách tối thiểu, rất không đầy đủ, của những người phải được tự do trong những ngày sắp tới.
Trong tình thế hiện nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có trách nhiệm đặc biệt to lớn trong cuộc xét duyệt danh sách tù nhân được hưởng «đặc xá» năm nay. Ông phải tự chứng minh ông có thật sự thông hiểu và tôn trọng quyền con người của công dân Việt Nam hay không?
Như thế là vì, trước hết, do cương vị chủ tịch nước, ông được Hiến pháp giao quyền hạn và trách nhiệm này. Tổng bí thư đảng CS, thủ tướng chính phủ, chủ tịch quốc hội đều không có quyền hiến định về «ân xá» và «đặc xá» như ông.
Hai nữa, ông Trương Tấn Sang vừa đi Hoa Kỳ về. Trong chuyến đi đó ông đã hứa với Tổng thống Mỹ Barack Obama, với Ngoại trưởng John Kerry, với các nhà lập pháp, với Viện Nghiên cứu Chiến lược ISIS, và với giới truyền thông Hoa Kỳ rằng ông sẽ đáp ứng những yêu cầu về tôn trọng nhân quyền theo những giá trị quốc tế phổ cập.
Ông Trương Tấn Sang biết rất rõ là Tổng thống Obama đã cam kết với ngành lập pháp xem việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam là một điều kiện ưu tiên, có nghĩa là trên các mối quan hệ khác. Điều đó được hiểu là quan hệ hợp tác toàn diện Mỹ - Việt có được nâng cao hay không, có thỏa thuận để VN tham gia Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương hay không, có bán một vài loại vũ khí sát thương cho VN hay không, có đồng ý để VN vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm tới hay không, tất cả sẽ tùy thuộc vào VN có thật sự thay đổi đầy đủ và đúng mức về tình trạng «vi phạm nhân quyền ngày càng tệ hại» như vừa qua hay không.
Ngay khi từ Hoa Kỳ trở về Hà Nội, ông Trương Tấn Sang đã nhận được phản đối chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về việc báo chí chính thống VN đã loan tin bịa đặt là Đại sứ David Shear đã nhận định «tình hình tôn trọng nhân quyền ở VN đã được cải thiện đáng kể». Đây là một sự nhắc nhở nghiêm khắc đúng lúc, trong khi một phái đoàn của Quốc hội Mỹ có mặt ở Hà Nội và đến tận các địa phương Sài Gòn, An Giang, Nghệ An, Tây Nguyên… để tìm hiểu tại chỗ tình hình thực sự ra sao.
Do đó ông Trương Tấn Sang cần nghiên cứu thật kỹ danh sách đề nghị được «đặc xá» năm nay. Ông có quyền cân nhắc từng trường hợp, thêm tên từng người trong danh sách… để tiến dần đến mục đích cuối cùng là trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm và chính trị tại Việt Nam, theo gương Miến Điện.
Đây là một dịp hiếm có để ông Trương Tấn Sang tự chứng tỏ là một chính trị gia có bản lãnh, biết dựa vào một nhóm trí thức dân tộc thức tỉnh theo hướng Minh Triết, Dân Chủ, Nhân Quyền, để đi những bước đàng hoàng tiếp: Đó là cùng nhân dân sửa đổi hiến pháp đến nơi đến chốn theo hướng cải cách cả hệ thống chính trị, sửa đổi Luật đất đai với nhiều hình thức sở hữu, đưa đất nước ra khỏi bế tắc kéo dài. Tất cả đang nằm trong tầm tay của ông. Miễn là ông biết nghe hơi thở của nhân dân, hiểu mong muốn của dân, của tuổi trẻ và có ý chí chính trị trong sáng yêu nước thật lòng, thương dân thật lòng.
Bùi Tín
* Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
(VOA)
Thông báo của nhà báo Phạm Chí Dũng về việc tiền gửi từ “người lạ”
Hai tuần sau khi tôi nhận tín hiệu “không nên đi” một cuộc hội thảo khoa
học ở Singapore, ba ngày sau khi máy tính cá nhân tôi bị hack và toàn
bộ dữ liệu trong máy tính bị phá hủy, một việc “lạ” nữa đã xảy đến.
Ngày 24/3/2013, nhân viên một công ty kiều hối đến nhà tôi để chuyển số tiền 250 USD, người gửi là NGUYEN PHU ở Mỹ.
Do không biết rõ nơi gửi và lý do gửi tiền, tôi đã không đồng ý ký nhận
số tiền trên. Sau đó, tôi chợt nhớ lại NGUYEN PHU rất có thể trùng tên
với người đã thay mặt Tạp chí Phía Trước ở Mỹ gửi tiền nhuận bút cho tôi
vào năm 2012.
Nhà báo Phạm Chí Dũng |
Cần nhắc lại, vào năm 2012 tôi đã cộng tác viết bài cho Tạp chí Phía
Trước. Đến tháng 7/2013, tôi bị cơ quan an ninh điều tra bắt giam với
cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền” và “tuyên truyền chống nhà nước”.
Số tiền nhuận bút mà Tạp chí Phía Trước đã chuyển trả cho tôi vào năm
2012 là 300 USD (tính cho 10 bài viết), lại chính là căn cứ để cơ quan
an ninh điều tra Công an TP.HCM cho rằng tôi “nhận tiền nước ngoài để âm
mưu lật đổ chính quyền nhân dân”…
Sau khi không nhận tiền từ công ty kiều hối, tôi đã liên lạc với người
đại diện của Tạp chí Phía Trước để hỏi rõ, và nhận được câu trả lời là
tạp chí này đã không hề gửi số tiền 250 USD cho tôi.
Cũng cần nhắc lại là cách đây 2 tháng, theo đề nghị của tôi, Tạp chí
Phía Trước đã gửi toàn bộ số nhuận bút còn lại của tôi trong năm 2012 là
270 USD đến báo Tuổi Trẻ để chuyển cho bếp ăn từ thiện, Bệnh viện Nhi
đồng 1, TP.HCM.
Ngoài ra, vào thời gian này tôi không có bất kỳ thông tin nào của bất kỳ ai ở nước ngoài thông báo gửi tiền cho tôi.
Đã khá rõ là việc gần như trùng hợp về số tiền và tên người gửi tiền vào
ngày 24/3/2013 cho thấy một “ẩn dụ” nào đó từ những người không quen
biết nào đó đối với tôi. Sự việc này làm tôi không khỏi liên tưởng đến
hình ảnh một lần nữa tôi có thể bị ai đó tìm cách khép vào hành vi “nhận
tiền nước ngoài nhằm âm mưu lật đổ chính quyền”.
Tôi cho rằng với toàn bộ việc cộng tác mang tính chính danh với các đài
quốc tế Việt ngữ như BBC, RFI, RFA, VOA, hoạt động báo chí của tôi là
công khai và hoàn toàn minh bạch, và ai đó không cần phải áp dụng tiểu
xảo, thủ thuật hay thủ đoạn đối với tôi. Thay vào đó, người ta nên có đủ
lòng chân thành và thái độ minh bạch để đối thoại, trao đổi với tôi nếu
thấy cần.
Bất cứ một thủ thuật hay thủ đoạn nào sẽ càng khiến tình cảm “ơn Đảng, ơn Chính phủ” trở nên cạn nghĩ và khó xử hơn nhiều.
Xin thông báo để mọi người biết và đề phòng.
(Dân luận)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét