Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói việc Đảng lập các đoàn kiểm tra tham nhũng nghiêm trọng là chưa có tiền lệ và chưa rõ hiệu quả.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, ký quyết
định hôm 06/8/2013, lập bảy đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh
tra, khởi tố, điều tra, tuy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng
nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Theo quyết định này, bảy đoàn công tác do các quan chức cao cấp của
Đảng phụ trách sẽ “làm việc” với các cơ quan, ban ngành khác nhau trong
hệ thống quyền lực của chính quyền và nhà nước như Thanh tra Chính phủ,
Bộ Công an, Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân tối cao… và các tỉnh thành
như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Cần Thơ v.v…
Trao đổi với BBC hôm 09/8/2013 từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh,
nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng đây
là một động thái “chưa từng có từ trước tới nay.”
Tiến sỹ Doanh cho hay ông không thể dự đoán được kết quả, hay hiệu
quả của động thái mới này của lãnh đạo Đảng, nhưng hy vọng động thái này
sẽ có tác dụng như một “luồng gió mới.” Ông nói:
“Tôi hiện nay chưa dự đoán được gì, tôi chỉ hy vọng những động thái
sẽ thổi một luồng gió mới vào phòng chống tham nhũng và nên rút ra những
bài học về thay đổi, cải cách thế chế, cải cách về bộ máy và thực hiện
những quyền giám sát quyền lực, thực hiện các quyền dân chủ người dân,
thực hiện công khai minh bạch trách nhiệm giải trình của tất cả cán bộ
của tất cả các cấp, kể cả cán bộ Đảng.”
Trước câu hỏi liệu động thái mới của ông Tổng bí thư có để lại một hệ
quả là một tiền lệ cho việc Đảng can thiệp vào các công việc của không
chỉ hành pháp mà còn các nhánh tư pháp…, vào công việc của chính quyền,
trong khi dường như chưa có Luật nào về Đảng được Quốc hội thông qua cho
phép các quyền can thiệp như vậy, TS Doanh nói:
“… Tôi nghĩ rằng đây nằm trong một chủ đề lớn là thực hiện quyền lãnh đạo của Đảng như thế nào trong mối quan hệ với nhà nước.
“Và Đảng thực hiện quyền lãnh đạo đó thông qua những người đảng viên
chịu trách nhiệm về nhà nước hay là Đảng lại thực hiện một quyền lãnh
đạo thông qua một bộ máy riêng của Đảng, và giám sát thông qua bộ máy
của Đảng đối với các cấp chính quyền, thì đây là một lĩnh vực mà từ
trước ở Việt Nam chưa được giải quyết một cách sáng tỏ.”
GỬI GIÁO SƯ NGUYỄN MINH THUYẾT
Thưa ông giáo sư,
Vài tuần nay câu chuyện thủ khoa Đại học Y khoa Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến – 29,5 điểm, trong khi những thí sinh khác
27 điểm phải đành gác mộng học y - được báo chí quan tâm quá mức. Tôi không muốn quan tâm vì nhiều lẽ. Nhưng hôm nay đọc báo thấy giáo sư khuyên
Nguyễn Hữu Tiến cần nhập ngũ, tạm gác bút nghiên, nên
tôi xin có vài lời tâm sự với ông, vì ông đã từng là đại biểu nhân dân
lo cho văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên, nhi đồng đất nước này.
Thưa ông giáo sư,
Không biết thời của ông ở tuổi thanh niên, trong khi các bạn ông vào
chiến trường để lo cuộc nội chiến nồi da xáo thịt đồng bào của mình, thì
ông có cầm súng vào chiến trường như bạn của ông không, mà nay thời
bình, ông lại muốn một thủ khoa, mà không phải thủ khoa ngữ văn Việt –
và tôi chắc rằng, trong mọi thời đại, mọi quốc gia trên quả địa cầu này
điểm tuyển thấp nhất của y khoa luôn cao hơn điểm tuyển cao nhất trong
ngành ngữ văn của ông đã từng làm – lại phải lên đường nhập ngũ trong
thời bình. Theo như tìm hiểu của tôi thì năm từ 1971 đến 1974
ông đang nghiên cứu tiếng Việt, lúc ấy ông ở lứa tuổi hai mươi.
Thưa ông giáo sư,
Hằng ngày ông chắc có đọc báo? Ông có thấy hiện nay nước Việt không
thiếu thanh niên đang bị tha hóa đạo đức cướp, trộm, hãm hiếp, giết
người? Môi trường quân đội là môi trường kỹ luật tốt nhất để cải hóa con
người. Vậy sao không tuyển những thanh niên thất nghiệp, hư hỏng để
tòng quân, vừa hợp lý, vừa lại tạo cho những thanh niên hư hỏng có cơ
hội trở thành người tốt, trong lúc hòa bình, mà đi gọi nhập ngũ một
thanh niên tốt, có khả năng như Nguyễn Hữu Tiến? Dù ông có đem luật ra
để lý luận, nhưng liệu lâu nay đất nước chúng ta có được
thực thi luật đúng chưa?
Thưa ông giáo sư,
Một số ý kiến cho rằng, nhà Nguyễn Hữu Tiến nghèo không đủ khả năng
cho Tiến học y khoa, có thể. Nhưng tôi không rõ là với một thí sinh thủ
khoa trường y, liệu có học bổng toàn phần cho Tiến ăn học, nếu Tiến giữ
được học lực giỏi trong những năm học y không? Nếu có thì lý do nhà
nghèo là không thuyết phục, phải không ông?
Nếu không có học bổng toàn phần cho Tiến học y khoa, thì tại sao, Hoa
Kỳ họ sẵn sàng cho học bổng toàn phần cho bất kỳ thí sinh xuất sắc ở
bất kỳ quốc gia nào trên thế giới để học hết những năm đại học, mà nước
ta, chỉ lo cho thanh niên ta lại không làm được? Lẽ ra câu hỏi này chính
ông phải lo cho thanh, thiếu niên nhi đồng nước Việt đúng hơn là ông
khuyên Nguyễn Hữu Tiến nhập ngũ, phải không ông?
Thưa ông giáo sư,
Nếu ông khuyên Nguyễn Hữu Tiến nhập ngũ, vậy tôi xin hỏi ông như thế
này, ông thử đặt vị trí ông là cha của Nguyễn Hữu Tiến để xử lý trường
hợp này, thì ông có cho Tiến đi nhập ngũ không? Chắc rằng, ông sẽ trả
lời là ông sẵn sàng cho Tiến nhập ngũ, nếu ông là cha của Tiến? Nếu vậy,
tôi xin hỏi thêm câu nữa, ông có mấy người con, và với tuổi ông chắc
chắn con của ông đã nên bề gia thất, và trong số con ông có, có đứa con
nào của ông đã từng nhập ngũ không? – nếu con ông toàn con gái thì xem
như câu hỏi này không đáng để quan tâm.
Thưa ông giáo sư,
Chúng ta già rồi, đầu chúng ta đầy sạn, vì đã trải qua lắm sóng gió
cuộc đời. Một sự kiện bất hạnh lớn trong đời đến với tôi và ông nó không
tác động lớn đến chúng ta, không làm tôi và ông khủng hoảng tinh thần,
không làm tôi và ông phải suy sụp. Nhưng với một thanh niên trẻ chưa
bước vào đời như Nguyễn Hữu Tiến, vừa mới có một hạnh phúc lớn, không
chỉ lớn mà vô cùng lớn – đậu thủ khoa trường Y có điểm chuẩn đầu vào cao
nhất nước trong hoàn cảnh nghèo – lại rơi vào bi kịch, không được đi
học, mà phải gác bút nghiên vào lính. Trong khi bao nhiêu người cùng lứa
nhởn nhơ ngoài đời để phá hoại, thì liệu Tiến sẽ khủng hoảng tâm lý đến
độ nào, mà ông phải lên tiếng như xát muối vào vết thương lòng của một
thanh niên như thế, thưa ông? Làm công tác văn hóa, giáo dục thanh thiếu
niên nhi đồng, lo cho quốc gia đại sự bao nhiêu năm, tôi chắc rằng ông
hiểu điều này hơn tôi?
Tiện đây, tôi cũng xin thưa ông và một số trang báo rằng, đừng đẩy
trẻ vào bi kịch bằng sự thiếu hiểu biết của mình bằng những bài báo, và
những trả lời phỏng vấn rẻ tiền như bài báo trên. Thiết nghĩ, không có
những bài báo và những trả lời phỏng vấn như trên xã hội Việt Nam sẽ tốt
đẹp hơn.
Thưa ông giáo sư và một số trang báo chí,
Tôi viết ngắn, mong ông và báo chí hiểu nhiều – mà tôi chắc rằng ông
giáo sư phải có tầm hiểu biết nhiều hơn tôi, vì ông là giáo sư – đừng
đẩy xã hội mất cả văn hóa và giáo dục thực sự bằng những phát biểu kiểu
dân vận, chạy theo phong trào và vô trách nhiệm với nền văn hóa và giáo
dục nước nhà như thế.
P/S: Viết xong bài này thì phát hiện ra bài báo
Ông nghị Dương Trung Quốc phản đối miễn nghĩa vụ quân sự cho thủ khoa 29,5 điểm ĐHY.
Nên tôi xin gửi luôn bài này cho ông nghị Quốc. Dù bài viết chỉ dành
cho ông cựu nghị Thuyết. Mong 2 ông cùng đọc và suy nghĩ những điều tôi
viết, xin cảm ơn.
THEO BS HỒ HẢI
Vì sao vợ và em gái ‘bầu’ Kiên thoát vòng lao lý?
Bà Đặng Ngọc Lan – vợ “bầu” Kiên và bà Nguyễn Thúy Hương – em
gái ruột của “bầu” Kiên được xem là 2 cá nhân có liên quan, “tiếp sức”
cho hoạt động kinh doanh trái phép của ông bầu này. Tuy nhiên, cơ quan
cảnh sát điều tra Bộ Công an lại không đề nghị xử lý hình sự 2 người
này. Vì sao vậy?
Bà Đặng Ngọc Lan vốn là Tổng giám đốc Công ty B&B – nơi mà Nguyễn
Đức Kiên đã dùng để thực hiện một loạt các hoạt động kinh doanh trái
pháp luật của mình.
Đặng Ngọc Lan đại diện Công ty B&B ký hợp đồng số 01-VGSHĐUT.08
ủy thác đầu tư kinh doanh vàng với Ngân hàng ACB với nội dung: Công ty
B&B ủy thác cho Ngân hàng ACB thực hiện các hoạt động đầu tư tài
chính thông qua việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam theo
chỉ thị bằng văn bản của Công ty B&B.
Sau khi Công ty B&B thu được tổng số tiền lãi hơn 100 tỉ đồng từ
việc thực hiện hợp đồng kinh doanh vàng với Ngân hàng ACB, theo chỉ đạo
của Kiên, Đặng Ngọc Lan với tư cách là đại diện Công ty B&B ký hợp
đồng ủy thác đầu tư tài chính số 010109/UTĐT với Nguyễn Thúy Hương (em
gái Kiên) và cùng với Kiên ký Phụ lục hợp đồng số 010109/UTĐT-PL 01 để
chuyển cho Hương lần thứ nhất là hơn 78 tỉ đồng.
Lần thứ hai Công ty B&B và Hương chỉ ký xác nhận khoản lợi nhuận
với nhau là hơn 31 tỉ đồng. Thông qua việc ký hợp đồng này, Đặng Ngọc
Lan đã giúp cho Nguyễn Đức Kiên chuyển số tiền lợi nhuận doanh nghiệp
thu được là hơn 100 tỉ đồng sang cho cá nhân Nguyễn Thúy Hương. Qua đó
đã giúp Kiên thực hiện hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số
tiền là 25 tỉ đồng.
Dinh thự của gia đình bà Đặng Ngọc Lan ở Tây Hồ, Hà Nội.
Tại cơ quan công an, bà Đặng Ngọc Lan khai: Lan có ký các hợp đồng ủy
thác và phân chia lợi nhuận giữa Công ty B&B với Nguyễn Thúy Hương
nhưng trong thời điểm ký hợp đồng này Lan đang chuẩn bị sinh con nên
không biết gì về việc kinh doanh vàng của công ty B&B.
Mọi việc kinh doanh của Công ty B&B đều do bầu Kiên chỉ đạo và trực tiếp thực hiện.
Hành vi giúp Nguyễn Đức Kiên trốn 25 tỉ đồng tiền thuế thu nhập doanh
nghiệp tại công tyB&B của Đặng Ngọc Lan đã đủ yếu tố cấu thành tội
Trốn thuế, quy định tại Điều 161 Bộ Luật hình sự, với vai trò đồng phạm
giúp sức.
Tuy nhiên, trong thời điểm ký hợp đồng này bà Lan đang nghỉ chuẩn bị
sinh con nhỏ, không biết và không tham gia gì vào việc chỉ đạo hoạt động
kinh doanh của công ty.
Vì vậy, để đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật, cơ quan cảnh sát điều
tra đã quyết định không xử lý hình sự đối với Đặng Ngọc Lan.
Bà Nguyễn Thúy Hương, em ruột của Nguyễn Đức Kiên cũng là cổ đông
sáng lập Công ty B&B. Cá nhân Hương không được cấp phép kinh doanh
vàng, đầu tư tài chính nhưng theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn
Thúy Hương đã ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính, ký xác nhận khoản
lợi nhuận. Lợi nhuận này Hương không cho hạch toán vào kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh năm 2009 mà hạch toán vào năm 2010.
Việc làm của Hương đã giúp Nguyễn Đức Kiên trốn hơn 25 tỉ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty B&B.
Tại cơ quan công an, Nguyễn Thúy Hương khai rõ: Hương không có kinh
doanh gì nhưng theo chỉ đạo của Kiên, Hương có ký hợp đồng ủy thác đầu
tư tài chính và phụ lục hợp đồng với công ty B&B để chuyển lợi nhuận
từ công ty B&B và Ngân hàng ACB do Kiên thực hiện. Số tiền lợi
nhuận thu được sau đó Hương đã chuyển lại cho Kiên sử dụng.
Hành vi của Nguyễn Thúy Hương đã đủ yếu tố cấu thành tội Trốn thuế,
quy định tại Điều 161 Bộ luật hình sự, với vai trò đồng phạm giúp sức.
Tuy nhiên, Nguyễn Thúy Hương là em gái Kiên, là người ký hợp đồng
theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, không biết và không tham gia gì vào
việc kinh doanh, hưởng lợi cá nhân. Vì vậy, để đảm bảo tính nhân đạo của
pháp luật, cơ quan công an đã không đề nghị xử lý hình sự đối với
Nguyễn Thúy Hương.
Nhóm phóng viên PetroTimes
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét