Hậm hực với dân, co ro với giặc (Huỳnh Tâm)
“…Và
lần đầu tiên, Trương Tấn Sang tự hạ thấp địa vị Chủ tích nước để trở
thành đối tác ngang hàng ký khai thác toàn diện với Bí thư Hồ Xuân Hoa
tỉnh Quảng Đông, gồm 17 hợp đồng khai thác, sau đó đến tỉnh Quảng Tây và Vân Nam…”
Trước
khi chuẩn bị hành trang lên đướng đi Bắc Kinh, ông Trương Tấn Sang hối
hả cùm tay hai blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào đưa họ vào nhà
lao. Hai blogger này đã từng loan tải bài viết phản đối Trung Cộng xâm
chiếm biển Đông, đảng và nhà nước CSVN bất tuân pháp luận. Vì muốn tranh
thủ cảm tình với Bắc triều, đảng CSVN tạm dâng trước hai cống phẩm
blogger sống, cùng đính kèm danh sácnhững người đang giam giữ trong lao
tù tại Việt Nam, như Luật Sư Lê Quốc Quân, Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn
Hải, Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đinh
Nguyên Kha, nhạc sĩ Việt Khang, và Paulus Lê Sơn, cùng danh sách cống
phẩm thứ hai giá trị hơn, gồm biên giới, lãnh thổ và biển Đông.
Chuyến
đi này, ông Trương Tấn Sang tràn trề hy vọng được hoàng đế Tập Cận Bình
(习近平), cùng đồng đảng, triều thần phương Bắc tiếp đón long trọng, bởi
CSVN dâng lễ phẩm quí báu và những lợi ích lâu dài của nhà Hán trên đất
nước Việt Nam.
Hoàng đế Hán Tập Cận Bình (习近平) lấy cảm hứng của Càn Long năm thứ 1793, để tạo riêng một lý thuyết "Giấc mơ Trung Quốc". Nguồn: 經濟學人- The Economist.
Trung
Quốc bắt mạch được con bệnh CSVN đang tìm thuốc "cao đơn hoàn tán" để
lây lất sống qua ngày. Ông Trương Tấn Sang không ngần ngại đến Bắc Kinh
đem theo danh sách người tù mang trọng tội yêu nước, và sơ đồ lãnh thổ,
lãnh hải… theo công thức bào chế thuốc của thầy mo Tập Cận Bình. Ông ta
trực tiếp pha trộn một loại thực phẩm có tên là "Tan Nam hòa Bắc
-北南和平谭". Tập Cận Bình chẳng thương yêu gì CSVN, cho nên đã bạo phổi xấc
xược, sáng chế thuốc độc để giết người và để thăm dò phản ứng của nhân
dân Việt Nam, cùng lúc ngụ ý phủ đầu trước khi Trương Tấn Sang đến Bắc
Kinh vào ngày 19/6/2013. Một khúc quanh mới trên đường đi của ông Trương
Tấn Sang: muốn đến Bắc triều phải cong lưng, khệ nệ ôm phẩm vật giá trị
nhất hiện nay của Việt Nam, phải hợp mẫu mã và khẩu vị của Bắc triều,
gồm ba (3) phẩm vật. Buổi sáng dâng lên danh sách nhân dân Việt Nam ngồi
tù, buổi chiều dâng hiến biên giới, đất liền và lãnh hải, hôm sau tiếp
nhận 10 văn kiện cam kết đối tác khai thác toàn diện đất nước Việt Nam.
Bắc triều hả hê tiếp nhận từ tay của CSVN dâng hiến rất hợp khẩu vị. Bắc
triều hân hoan và thỏa lòng đón nhận những món quà này.
Thảo
nào, ông Trương Tấn Sang được nghe súng nổ, bước chân sải dài trên thảm
đỏ, có cả lính hầu "tiền hô hậu ủng", thế nhưng người chủ đón khách vẫn
"mặt lạnh như tiền" không có một chút biểu hiện cảm xúc.Một nụ cười
thừa cũng tiếc không ban cho ông Sang, tuy nhiên để đền bù ông Tập Cận
Bình truyền lệnh "Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn Trung Cộng" tạo điều kiện
cho ông Trương Tấn Sang kề vai với một em gái Tàu...
Tập
Cận Bình rất hài lòng với những gì vừa tiếp nhận được từ tay của ông
Trương Tấn Sang. Dự kiến của Trung Cộng đã thành công về hồ sơ biên
giới: không mất một viên đạn, một binh chốt, lại thắng lớn, làm chủ cả
vùng biên giới. Theo tin Quê Hương Báo loan tải ngày 27/6/2013, hồ sơ biên giới lưu trữ (Ủy ban Biên giới Quốc gia) tại Bắc Kinh, tự dotham khảo.
Cộng Đồng Net loan tải tin:
‒
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Bắc Kinh hầu để lắng nghe
từng lời giáo huấn của ba (3) cái máy nói, Chủ tịch nước Trung Hoa Tập
Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường (李克强), và Chủ tịch Quốc hội TrươngĐức
Giang (张德江). [1]
Cục Lễ tân Nhà nước Trung Cộng qui định trước nghi lễ "tuyên bố chung"
và ký kết 10 văn kiện. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cứ thế thi hành.
Nguồn: THX.
Sau
cơn mê danh dự, Trương Tấn Sang thực sự bước vào vị trị của một đảng
viên Cộng Sản Quốc Tế, không vì dân mà chỉ vì sự sống còn của đảng.
Trong buỗi lễ "tuyên bố chung", ông Tập Cận Bình giáo huấn phái đoàn
đảng nhà nước CSVN, ông nói liên tu bất tận, từ đề tài: Đào tạo nhân
dân, văn hóa, giáo dục, y tế, sản xuất, chế biến, khai thác lãnh thổ,
lãnh hải, đất liền, biên giới, cửa khẩu, biển Đông, rừng núi, đầu tư,
khoa học, công nghệ, kinh tế, thương mại, môi trường, nông nghiệp, ngư
nghiệp, dầu khí, giao thông, vận tải, du lịch, xây dựng nguồn máy đảng,
nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tham vấn chính phủ, ban tuyên giáo,
ban đối ngoại trung ương, ban lý luận, đào tạo hữu nghị quân, dân, cán
chính cao cấp, thanh thiếu niên, quân đội, quốc phòng, khí tài, an ninh,
ngoại giao. Cuối cùng ông đúc kết khu vực biển Đông có tên mới Biển Nam
Trung Quốc, và đặt thẳng kế hoạch toàn diện qui định mỗi bộ phận đặt
đường dây nóng tự quản và kết nối vào trung tâm quản trị Bắc Kinh.Mỗi từ
ngữ của Tập Cận Bình là một mệnh lệnh, đảng CSVN phải tuân thủ làm thân
nội ứng trên đất nước Việt Nam.
Lúc
này Trương Tấn Sang cúi đầu tiếp nhận mệnh lệnh mà không đo lường được
hậu quả sẽ đem đến những tai họa khủng khiếp giáng xuống đầu dân tộc
Việt Nam. Ông trung thành lắng nghe, từ đầu trào cho đến cuối trào,
không một lời phản ứng nào.Kết thúc, hai bên Việt-Trung Cộng đều khẳng
định:
"–
双方走到了一起, 由中国,两人交换了一个快乐的事件之前… (Song phương tẩu đáo liễu nhất khởi, do
Trung Quốc, lưỡng nhân giao hoán liễu nhất cá khoái lạc đích sự kiện chi
tiền) Hai bên đến với nhau, bởi tư cách hai người Trung Quốc trao đổi
một sự kiện đã hài lòng trước…"
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (李克强),
và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang trong buổi hợp báo song phương.
Nguồn: THX.
Tấm
màn đen thứ hai kéo lên, sân khấu chói loà, Thủ tướng Trung Quốc Lý
Khắc Cường (李克强) tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, bằng ngôn
ngữ ngoại giao, buổi hợp báo song phương. Thực chất là một buổi giáo
huấn phũ phàng, do chủ nhân độc thoại, đối diện với một kẻ bầy tôi lắng
nghe và tiếp nhận, không khác nào kẻ manh mục, nhĩ viêm, cấm khẩu.
Báo Quân Đội Nhân Dân Trung Cộng loan tải, ngày 20/6/2013:
‒
Khám phá, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang trúng độc nhân dã, có
khả năng "Kết cỏ ngậm vành", và trích Kiều của Nguyễn Du: "Còn nhiều kết
cỏ ngậm vành về sau". Ẩn ý, nhờ Trung Cộng cứu sống, cho nên đảng CSVN
mang ơn từ kiếp này cho đến kiếp sau, cứ thế xoay vần!
Kết
luận: Trung Quốc mượn đảng CSVN làm Công an, nằm vùng trong khối ASEAN
hầu áp đặt lên Châu Á một chủ nghĩa bá quyền biển Đông. Trung Quốc bắt
đầu phát triển "Nguyên tắc ứng xử Biển Đông", chỉ đồng ý duy trì đàm
phán song phương cấp cao, tiêu chí này mở đầu ràng buộc pháp lý riêng rẽ
từng quốc gia như Việt Nam, và tương lai phá tan Châu Á.
Theo
nhận định trong bản "Tuyên bố chung", hầu hết phiá Việt Nam không tiếp
nhận được một phản ánh tốt đẹp nào từ phía Trung Quốc, dù đã tăng cường
quan hệ, có lợi cho việc thúc đẩy Trung-Việt thực hiện chính sách nhất
quán khai thác toàn diện, quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược hướng tới
tương lai, thúc đẩy hợp tác phát triển cùng có lợi giữa hai nước, đặc
biệt là trong hợp tác kinh tế và thương mại. Nhưng đáng lo ngại nhất là
việc Trung Quốc đã áp đảo trên lãnh vực khai thác kinh tế, thương mại,
lao động… Mặt khác vấn đề đối tác biển Đông, thực tế không còn đối tác
theo 10 văn kiện đã ký kết, bởi Trung Quốc đã hành động đơn phương kiến
thiết xây dựng thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm của Việt Nam. Mặc dù
vẫn còn sử dụng ngôn từ đồng thuận Việt Nam với Trung Quốc, nhưng quá
khứ đã cho thấy kẻ xâm lăng nằm dài trên biển Đông, nay ban bố một
"Tuyên bố chung"nhằm xoa dịu dư luận và tránh né phản ứng Quốc tế. Tại
biển Đông, Trung Quốc trên danh nghĩa hợp tác hàng hải với Việt Nam,
nhưng thực chất với bản "tuyên bố chung", Việt Nam chấp nhận sống trong
quỹ đạo của Trung Quốc!
Hai họ Trương, Chủ tịch nước Việt Nam Tấn Sang,
yết kiến Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Đức Giang (张德江).
Nguồn: THX.
Hành lang Quốc Hội Trung Cộng cho biết sau khi triều cống phẩm vật, có tin hồi âm báo hiệu:
–
附庸,让越南人民的监狱,不让它升值对朝鲜 (Phụ dung, nhượng Việt Nam nhân dân đích giam
ngục, bất nhượng tha thăng trị đối triều tiển) ˗ Chư hầu, hãy cho nhân
dân Việt Nam vào tù, đừng để chúng nó trổi dậy chống Bắc triều. [2]
Hai họ Trương, Đức Giang (张德江) nhắc nhở Tấn Sang rằng:
‒
Ngay cả trong năm nay, Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm chủ quyền của biển
Nam Trung Quốc, bằng chứng Việt Nam không ngừng tạo ra dư luận trên
trường Quốc tế. Tuy nhiên lịch sử đã chứng minh Biển Nam Trung Quốc đã
trải qua bề dày của nó, sự thu hút đã tập trung đôi mắt chú ý của Quốc
tế, và kết quả đưa đến động lực công nhận biển Nam Trung Quốc.
Trương
Tấn Sang không nói một lời nào để biện minh hay thẳng thắn phản đối về
biển Đông của Việt Nam. Ông mặc nhiên công nhận tên gọi mới Biển Nam
Trung Quốc. Ông lộ nguyên hình là kẻ bán nước và đương nhiên không còn
lý lẽ để biện minh. Câu chuyện bán nước đến đây đã rõ. Thử hỏi tương lai
của những đảng viên CSVN đang hưởng cổ phần và huê lợi bán nước sẽ đi
về đâu, nếu mai này đảng CSVN không còn?
Hy vọng ít nhất cũng có những đảng viên lương thiện vì Tổ quốc Việt Nam không vì đảng CSVN nhận ra được hành vi này.
Ngoài ra, Trương Đức Giang (张德江) hỏi Trương Tấn Sang:
‒ Thưa, ông Trương Tấn Sang, tình hình hiện nay phải đối phó thế nào trên biển Nam Trung Quốc ?
Trương Tấn Sang đáp :
‒
Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, nếu đề cập đến sự cần thiết phải đối phó
với các tàu thuyền của ngư dân Việt Nam, còn tuỳ thuộc vào lòng nhân
đạo của quý quốc. Nếu đối phó với các vấn đề thủy sản, cần phải thảo
luận nhiều hơn nữa, đối với ngư dân Việt Nam sinh kế ven biển, đánh bắt
cá đã có truyền thống từ lâu, tuy nhiên tương lai quý quốc cần phải chú ý
đầy đủ đến các ngư dân ấy, và tiếp tục trong năm nay, tàu đánh cá của
ngư dân Việt Nam xâm nhập trái phép vùng biển Tây Sa sẽ có những biện
pháp đặc biệt.[3]
Trương
Tấn Sang phát biểu một cách rõ ràng, hiển nhiên bán nước có biên lai và
lời nói đã xác nhận sự thực. Đảng CSVN đã giao trọn gói biển Đông cho
Trung Cộng khai thác toàn diện. Dĩ nhiên tại quần đảo Hoàng Sa, đảng
CSVN không dành riêng phần sống nào cho ngư dân Việt Nam, và ngư dân
không biết sự tráo trở của nhà nước CSVN vẫn tiếp tục ra khơi đánh bắt
cá và phải mất trắng tài sản. Đảng CSVN sẽ không bao giờ can thiệp, vì
Trung Cộng đã thành sở hữu chủ của huyện Tam Sa trong cuộc bán đấu giá
biển Đông.
Ngày
21/6/2013, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang rời Bắc Kinh đến tỉnh
Quảng Đông, ký những hợp tác mới với Bí thư Hồ Xuân Hoa (胡春华). Kết
quả, hai ông đề nghị hai bên cần chủ động tìm hiểu về tiềm lực thương
mại, công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế và hợp tác du lịch, tiếp tục
phát triển, hợp tác lãnh sự quán của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Quảng
Đông, Việt Nam phối hợp các cơ chế, thúc đẩy các Bộ, ban, ngành địa
phương hợp tác với các mối quan hệ, càng ngày thân thiện với phía Quảng
Đông.
Bí thư Hồ Xuân Hoa nhấn mạnh rằng:
‒
Tỉnh Quảng Đông và Việt Nam sẽ nỗ lực tăng cường hợp tác trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, hai nước phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo cấp cao,
chuyến thăm này đạt được thỏa thuận và sự đồng thuận quan trọng, và
không ngừng củng cố quan hệ và thực hiện đối tác chiến lược toàn diện,
ghi nhớ tất cả mọi đóng góp cho sự tích cực giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Theo
10 văn kiện ký kết tại Bắc Kinh, khởi đầu hoạt động tại Quảng Đông vào
ngày 21/6/2013. Và lần đầu tiên, Trương Tấn Sang tự hạ thấp địa vị Chủ
tích nước để trở thành đối tác ngang hàng ký khai thác toàn diện với Bí
thư Hồ Xuân Hoa tỉnh Quảng Đông, gồm17 hợp đồng khai thác, sau đó đến
tỉnhQuảng Tây và Vân Nam. Cách phát biểu của Hồ Xuân Hoa cho thấy từ đây
giá trị của nước Việt Nam được Trung Cộng khoanh vùng, tương đương với
Quảng Đông tự trị. Đương sự được xem như đồng liêu với Trương Tấn Sang.
Buổi
chiều cùng ngày, thành phố Quảng Châu lên đèn trước hoàng hôn để tiễn
chân Trương Tấn Sang cùng đoàn tùy tùng, dẫn nhau trở về Hà Nội. Trương
Tấn Sang kết thúc hành trình, để lại trên đất Hán những lưu luyến tình
đồng đảng, trở lại Việt Nam dấu kín tội bán nước trong lòng.
Ngược
giòng thời gian, từ khi đảng CSVN thành lập, họ đã áp chế nhân dân phải
yêu nước theo kiểu mẫu của đảng, không được quyền phát biểu ý nghĩ và
quan điểm yêu đất nước Việt Nam của mình.Ngày nay đảng CSVN đang âm thầm
bán nước nhưng lại tuyên truyền che đậy để nhân dân quên đi những cứ
điểm quan trọng trong 10 văn kiện, và kêu gọi hãy để mặc cho Trung Quốc
tung hoành trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Người dân chỉ tập trung
vào nội hàm của vấn đề phát triển kinh tế, ổn định chính trị, mọi việc
đều có đảng lo.
Rõ
ràng đảng CSVN đang chủ trương đi ngược lòng dân. Chính họ đã tạo ra
liên miên cay đắng, đau khổ trải qua bao nhiêu thế hệ. Quan trọng hơn,
đảng CSVN tiếp tục đào sâu sự xa cách giữa dân với nước, chỉ còn lại yêu
đảng trên hết. Đảng CSVN âm thầm thực hiện cam kết hoà tan vào đất Hán,
cho nên họ thẳng tay đàn áp và cản trở mọi tiếng nói của nhân dân.
Những ai phản đối, trái với ý của đảng, được xem như thuộc thành phần
phản đảng. Cho đến nay đảng CSVN vẫn tự hào thành công độc trị và thoả
mãn trong thân phận chư hầu tốt của Bắc triều.
Tuy
nhiên CSVN không thể nào tiêu diệt tận gốc ý chí của nhân dân, nay lòng
dân đã căm hờn cao ngất. Đã đến lúc nhân dân phải trỗi dậy, lấy quyết
định bảo vệ độc lập, chủ quyền cho tổ quốc Việt Nam.
Huỳnh Tâm
Tham khảo:[1]主場報道 - Quê Hương Báo.
[2] 美报告强调中国网络攻击威胁.
[3] Cộng đồng net .
Cuộc phê phán luận văn của Đõ Thị Thoan hay là sự xung đột về khung tri thức và thế hệ
Cuộc phê phán luận văn của Đỗ Thị Thoan hay là sự xung đột về khung tri thức và thế hệ?
Trần Đình Sử1.Một cách hành xử quá nóng vội
Cuộc phê phán luận văn thạc sĩ năm 2010 của giảng viên đại học Đỗ Thị Thoan hiện đang rầm rộ khắp cả nước, trên các báo lớn, báo nhỏ với đủ các từ quy kết nặng nề như “phản văn hóa”. “phản động,”, “mượn danh khoa học để làm chính trị”, “ngụy khoa học”, “sự lệch chuẩn”, “sự nổi dậy của rác thối”, tham vọng soán ngôi của thơ rác…Một đám cháy đang bùng lên dữ dội trên văn dàn. Mật độ cấp tập của sự phê phán không kém gì với các cuộc phê phán tác phẩm Vào đời của Hà Minh Tuân năm xưa mà tôi đã nhắc đến với sự xử lí oan đối với cả cuộc đời nhà văn đại tá quân đội. Đồng thời với sự phê phán là các đề nghị cách chức, xử lí những người hữu quan, và thực tế đã không tiếp tục kí hợp đồng giảng dạy với cô giáo Nhã Thuyên một cách vội vàng, chưa đủ thủ tục pháp lí. Thông thường người ta chỉ xử lí sau khi đã nghị án rõ ràng, có người bào chữa, có ý kiến của đương sự. Đằng này tất cả đều làm rất nhanh, bên trên, sau lưng đương sự, thiếu các thủ tục dân chủ tối thiểu trong một xã hội được coi là đề cao dân chủ thì thật tiếc là thiếu sự đàng hoàng. Tại sao chúng ta không tổ chức đối thoại, nêu câu hỏi để yêu cầu nhà khoa học trẻ giải trình, mà chỉ cho phép phê phán, như là một tội lỗi đương nhiên không cần bàn cãi? Tại sao chúng ta lại hành xử một sự kiện văn hóa một cách thô bạo, y như hồi những năm 50, 60, khi chúng ta đang còn ít kinh nghiệm? Giả thử luận văn thạc sĩ Đỗ Thị Thoan có sai lầm nghiêm trọng chăng nữa thì cũng cho người ta cơ hội để nhận thức và sửa chữa, tương lai của cô còn rất dài, chọn được một người có trình độ học thức để làm giảng viên đại học đâu phải câu chuyện dễ? Chúng ta phải tin vào con người. Mọi sự đều sẽ thay đổi, không có gì là bất biến.
Thái độ ứng xử vơi Hội đồng chấm luận văn và người hướng dẫn cũng vậy. Họ là nhứng người làm việc hợp pháp theo quy chế của ngành, thống nhất trong toàn quốc, lẽ ra phải được quy chế bảo vệ. Nay có một ý kiến hô lên có vấn đề, thế là lập túc đòi xử lí họ, vô hiệu hóa họ. Điều này tạo ra một tiền lệ nguy hiểm sẽ phá hoại bản thân nền đào tạo trên đại học của nước nhà. Nay mai, sẽ có người khác hô lên, luận án này có vấn đề, luận án kia có vấn đề, thế là lại xử lí, mà ý kiến bất đồng trong khoa học xã hội và nhân văn bao giờ cũng có, nhất là trong thời buổi nhạy cảm như hôm nay. Sự đánh giá của các hội đồng và các cá nhân thông thường không khớp nhau. Người ngoài hội đồng cũng thường có ý kiến khác. Theo tôi, làm to chuyện một vấn đề không lớn không phải là giải pháp hay.
2. Sự xung đột về thế hệ
Nhã Thuyên thuộc thế hệ trí thức học tiếng Anh đầu tiên, một chủ trương sáng suốt của ngành giáo dục, học sinh phải học tiếng Anh từ tiểu học, các luận văn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đề phải có trích dẫn tài liệu tiếng Anh. Mà đã học tiếng Anh thì đương nhiên tiếp thu văn hóa của thế giới tiếng Anh, trong đó ý thức về đa nguyên văn hóa là điều trở thành niềm tin tự nhiên của nền văn hóa ấy. Mà nếu ngày nay có lưu học ở Trung Quốc hay lưu học ở Nga, Ucraina, thì ở các nước đó văn hóa đa nguyên cũng đã là niềm tin tự nhiên rồi. Thế hệ trẻ tương lai của đất nước ta là một thế hệ như thế, không có thế hệ khác. Tôi không nói đa nguyên chính trị ở đây, chỉ riêng đa nguyên văn hóa ở Việt Nam cũng đang là một thực tế mà ta không thể phủ nhận. Các loại triết thuyết, các loại tôn giáo, tín ngưỡng đều có, tất nhiên sắp xếp theo một trật tự của ý thức hệ thống trị. Luận văn được viết ra trên một thực tế là văn hóa, văn học chúng ta là một thực thể đa nguyên, trong đó có trung tâm và bên lề luôn luôn xung đột. Trung tâm dĩ nhiên là đối tượng chủ yếu của nghiên cứu rồi, mà các hiện tượng bên lề cũng là đối tượng đáng được nghiên cứu. Đối với các nhà phê bình văn học thế hệ trước, trong đó có tôi, chúng ta tin văn hóa, văn học chỉ có trung tâm, ngoài ra là thù địch, không có ngoại biên, bên lề, không có cái khác, do đó khi tiếp cận luận văn này rất lấy làm bức xúc. Qủa thật, điểm danh các tác giả tham gia phê phán luận văn thạc sĩ này như Chu Giang Nguyễn Văn Lưu, Phong Lê, Vũ Hạnh, Nguyễn Ngọc Thiện, Văn Chinh…đều thuộc thế hệ trước. Sự khác biệt thế hệ khó hiểu nhau, thế hệ mới nói những điều mà thể hệ trước khó hoặc không thể hiểu được, thế là xảy ra xung đột đã làm tóe lửa, tạo thành đám cháy lớn trên văn đàn và thiệt hại cho các cá nhân hữu quan. Nếu không suy nghĩ đến vấn đề này thì sẽ còn xảy ra xô xát nhiều nữa, mà thiệt hại trực tiếp sẽ là sự tiến bộ của nền khoa học nước nhà, mặc dù mọi nghị quyết của Đảng đều thiết tha mong mỏi để cho nền khoa học nước nhà tiến kịp trình độ các nước trong khu vực và các nước tiến tiến trên thế giới. Nếu xử lí không thỏa đáng sẽ làm e sợ, giảm sút nhu cầu tiến bộ của cả một thể hệ mới.
3. Sự xung đột về khung tri thức khoa học hay là hệ hình khoa học
Trung tâm và ngoại biên là một cặp khái niệm để mô tả cấu trúc của các nền văn hóa và văn học. Có trung tâm thì có ngoại biên. Nếu chủ đề yêu nước, chủ nghĩa xã hội là chủ đề trung tâm của văn học thì các chủ đề như nữ quyền, hậu thực dân, tân lịch sử, giới tính…là các chủ đề ngoại biên. Nếu lí luận mác xít đối với nước ta là trung tâm, thì các lí thuyết khác như phân tâm học, cấu trúc luận, kí hiệu học, tự sự học… là ngoại biên. Nếu văn học dân tộc Kinh là trung tâm, thì văn học các dân tộc ít người là ngoại biên. Nếu văn học cách mạng là trung tâm thì các biểu hiện lệch lạc trước đây là văn học ngoại biên. Trong thơ Tố Hữu, các bài thơ tình của ông là ngoại biên. Trong sáng tac của Nguyễn Đình Thi, Con nai đen, Nguyễn Trãi ở Đông Quan là ngoại biên. Trong Kháng chiến chống Pháp, trong sổ tay thơ của các chiến sĩ, ngoài các bài thơ cách mạng của Tố Hữu, Chính Hữu, thế nào cũng có đôi bài thơ mới của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử… như là một thứ ngoại biên, phải giấu kĩ, nếu bị phát hiện thì không phải đùa. Trong xuất bản hôm nay, các thứ thơ như Bóng chữ, thơ Trần Dần thực ra vốn là thơ ngoại biên, bên lề. Nói gọn lại, toàn bộ các tác phẩm bị cấm đoán, bị phê phán trong giai đoạn trước đều là thứ văn học ngoại biên. Các tác phẩm, tác giả văn học đô thị miền Nam được xuất bản hôm nay đều bị coi là ngoại biên. Trong báo chí hôm nay, các bài viết theo kiểu “chuyện hôm nay mới kể” là các đề tài ngoại biên, bởi thời trước không thể kể ra được. Văn học dân gian hiện đại rất sống động và phát triển, nhưng ngoài truyện vui Ba Phi, thơ Bút tre ra đều là ngoại biên hết. Văn hóa dân gian quá khức, như ca dao, tục ngữ có phân thanh và phần tục, như các bộ “Kho tàng” thì chỉ ghi phần thanh, loại bỏ phần tục vì coi chúng là “không có tính giáo dục”. Đó là cách tự làm nghèo vốn dân gian của ta. Cấu trúc văn học không đối xứng, trật tự thường là không bình đẳng. Đó là sự thật lịch sử mà ai cũng biết.
Trong công cuộc đổi mới văn học của chúng ta hôm nay vấn đề đổi mới thơ, đổi mới văn học đã trở thành một vấn đề của trung tâm, được trung tâm quan tâm. Trong các thời trước, đổi mới, làm thơ không vần như Nguyễn Đình Thi là bị cấm, coi là bất hợp pháp. Đổi mới thơ như Hoàng Hưng, Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng cũng từng bị phê phán. Nhưng trong đổi mới thơ cũng có trung tâm và ngoại biên. Đổi mới kiểu Nguyễn Quang Thiều hôm nay được coi là trung tâm, nhưng khi mới xuất hiện, đối với một số người là ngoại biên, là thơ tây dịch sang thơ ta. Thơ của nhóm “Mở miệng” cũng là một thứ ngoại biên. Chúng ta có thể không thích nó, thậm chí ghét bỏ nó, nhưng nó vẫn là một phần, dù là rất bé nhỏ, rất phụ, đã lui vào quá khứ của quá trình văn học. Hiểu như thế mọi hiện tượng văn học ngoại biên đều đáng được xem xét, đều có ý nghĩa để soi sáng lịch sử văn học từ chỗ này hay chỗ khác. Vì vậy tạo ra vùng cấm trong nghiên cứu văn học là không nên. Điều này đúng như nhà lí luận văn học Lã Nguyên trong bài tham luận tại Hội nghị lí luận phê bình văn học Tam Đảo, đã được tạp chí của Hội đồng lí luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương đăng tải, muốn đổi mới phê bình văn học của chúng ta nhất thiết phải đổi mới khung tri thức lí thuyết, nếu không các sự cố do không hiểu nhau, hiểu nhầm, hiểu chệch sẽ xảy ra nhiều hơn, gây xáo trộn nhiều hơn trong đời sống bình thường.
4. Đối với trường Đại học sư phạm Hà Nội
Đại học sư phạm Hà Nội là một trường lớn của Quốc gia, để xảy ra một việc như trên là đáng tiếc. Tôi mong Khoa Ngữ văn, Ban Giám hiệu, các tổ Bộ môn cần có sự rút kinh nghiệm sâu sắc để làm tốt công tác đào tạo của mình.
Trong bài này chúng tôi chưa muốn nêu ý kiến về luận văn của Đỗ Thị Thoan, mà chỉ mới nêu vấn đề về cung cách xử lí vấn đề, sự xung đột thế hệ và xung đột về hệ hình nghiên cứu. Vấn đề là có đáng huy động lực lượng để làm một chiến dịch to lớn quy mô toàn quốc như thế không? Tôi mong sao những người có trách nhiệm đã sáng suốt đứng ra xử lí rất tốt sự cố Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư năm nào, thì nay sẽ lại góp phần làm giảm bớt tính nghiêm trọng đối với một luận văn cao học.
26 – 7 – 2013
Việt Nam hợp tác với Nhật chống Trung Quốc
Nhật Bản và Việt Nam đồng ý hợp tác với nhau để chống lại các hành động ngày càng lấn tới của Trung Quốc trên biển.
Đài truyền hình NHK của Nhật Bản loan tin như vậy về cuộc họp giữa thứ
trưởng Quốc Phòng CSVN Nguyễn Chí Vịnh với Bộ trưởng Phòng Vệ Nhật Bản
Itsumori Onodera diễn ra hôm Thứ Năm 8/8/2013 tại Tokyo.
Tàu tuần duyên Kojima của Nhật Bản cập
cảng Tiên Sa, Đà Nẵng,“thăm viếng và trao đổi kinh nghiệm” ngày
30/7/2013 vừa qua. (Hình: Dân Trí)
|
Nguồn tin thuật lời Bộ trưởng Onodera cho biết, ông quan ngại chuyện tàu
Trung Quốc bắn tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hồi Tháng Ba ở khu vực
gần quần đảo Hoàng Sa. Ông cũng lưu ý tới việc tàu chiến Trung Quốc khóa
radar dọa bắn khu trục hạm của Nhật hồi Tháng Giêng trước đây.
Bộ trưởng Onodera đề cập tới những hoạt động gia tăng của Trung quốc
quanh khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku trên biển Hoa Đông và muốn các
vấn đề được giải quyết xuyên qua đối thoại và luật lệ.
Ông Nguyễn Chí Vịnh được đài NHK tường thuật là Việt Nam muốn tăng cường
hợp tác quốc phòng với Nhật Bản để bảo đảm an ninh và ổn định khu vực.
Ông nói Việt Nam muốn chia xẻ thông tin và kinh nghiệm với Nhật Bản để
vượt qua các thử thách mà hai nước đang đối diện.
Một ngày trước, hãng thông tân Kyodo cho hay chính phủ Nhật dự tính mời
chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang qua thăm khoảng đầu năm tới theo nghi
thức quốc khách. Hãng tin này thuật theo nguồn tin của chính phủ Nhật
nói chuyến thăm viếng có thể diễn ra lối Tháng Ba 2014 “với nghi thức
cao nhất dành cho thượng khách ngoại giao”.
Điều này ám chỉ mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam ngày
càng chặt chẽ hơn về mọi mặt vì cùng phải đối phó với sự hung hăng bá
quyền của Bắc Kinh. Nhật Bản là nước viện trợ và cấp tín dụng nhiều nhất
trong những năm qua.
Theo nguồn tin trên thuật lời một viên chức ngoại Giao Nhật nói khi ông
Trương Tấn Sang tới Tokyo, Thủ tướng Nhật sẽ bàn luận về vấn đề tiến đến
đối tác chiến lược giữa hai nước củng những dự án nổi bật như xây dựng
nhà máy điện hạt nhân và hợp tác kinh tế.
Đầu năm nay, thủ tướng Abe đã đến thăm Việt Nam và khi gặp thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã cam kết đẩy mạnh quan hệ song phương. Dịp
này, ông tuyên bố với báo chí là "Đối với Nhật, Việt Nam là một đối tác
quan trọng. Hai nước của chúng ta cùng chia sẻ những thử thách giống
nhau, trong lúc hai nền kinh tế có thể hỗ trợ lẫn nhau."
Trong năm 2012, mậu dịch hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản khoảng $25
tỉ, trong đó Việt Nam xuất cảng $13 tỉ và nhập cảng $12 tỉ. Các mặt hàng
Việt Nam xuất cảng qua Nhật gồm dầu thô, hàng dệt may, phương tiện vận
tải và phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ… Việt Nam nhập khẩu từ
Nhật các mặt hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh như máy móc,
thiết bị, phụ tùng, dụng cụ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện,
linh kiện phụ tùng ô tô, sản phẩm từ chất dẻo, vải các loại…
Theo các con số thống kê từ nguồn thống kê hải quan CSVN, 3 tháng đầu
năm 2013, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt $5.7 tỷ
USD, tăng 1.5% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó xuất khẩu đạt $3.1 tỉ,
giảm 0.07% và nhập khẩu $2.6 tỷ tăng 3.5% so với cùng kỳ năm trước.
(Người Việt) Giặc đã vào nhà, đảng ở đâu?
“…Với sơ đồ quân sự mới này, Hạm đội Nam Hải của Trung Cộng đã mở
rộng vòng đai kiểm soát an ninh từ đảo Nam Hải qua Hoàng Sa đến bãi cạn
Scarborough (Hoàng Nham) tranh chấp với Phi Luật Tân xuống phía nam của
Trường Sa đến tận vùng biển Mã Lai…”
Lính Trung Cong ở Đá Gạc Ma (chiếm của Việt Nam năm 1988) (Trường Sa) |
Đặt tên bài như trên có “bóp méo sự thật” hay “xuyên tạc” không?
Hiểu sao thì tùy mỗi người ở vị trí biết hay không biết, hoặc là “người của đảng” hay “người ngoài đảng”.
Nhưng căn cứ vào lời nói và hành động của Lãnh đạo Trung Cộng và Lãnh
đạo Việt Nam thì chuyện “giặc đã vào nhà” đã xảy ra từ lâu rồi, còn ta
có tìm thấy đảng ở đâu khi nhìn thấy giặc thì cũng tùy người ở trong
nước có được đảng và nhà nước cho “sáng mắt sáng lòng” hay không?
Trước nhất, hãy nói về những việc đã xảy ra từ sau hai cuộc viếng thăm
Trung Cộng (19-21/06/2013) và Mỹ (24-26/07/2013) của Chủ tịch nhà nước
Trương Tấn Sang:
-Ngày 31/07/2013 tại Bắc Kinh, Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nhà nước Trung
Cộng Tập Cận Bình đã lập lại chủ trương bất đi bất dịch của Lãnh tụ
Đặng Tiểu Bình để lại cho thế hệ sau cách nay 34 năm đối với vùng biển
Trung Cộng tranh chấp với nước khác. Ông Tập nói : “The country will
adhere to the policy of “shelving disputes and carrying out joint
development" for areas over which China owns sovereign rights, while
also promoting mutually beneficial and friendly cooperation and seeking
and expanding common converging interests with other countries.” (
Xinhua) (Tân Hoa Xã), 31/07/2013)
Tạm dịch: “Nước ta sẽ chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương “gác lại tranh
chấp và cùng khai thác” trên khu vực thuộc chủ quyền của ta để cùng có
lợi hầu tạo sự hợp tác thân thiện, mưu tìm và mở rộng lợi ích chung với
các nước khác.”
(Đài truyền hình trung ương của Trung Cộng cũng trích lời ông Tập
nói rằng: "Chúng ta cần nhắc lại rằng chủ quyền thuộc về
chúng ta, nhưng chúng ta có thể gác tranh chấp, cùng khai thác,
thúc đẩy hợp tác hữu nghị và cùng có lợi, tìm kiếm và mở
rộng các lợi ích chung".)
Đây là lần đầu tiên trong tư cách Lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Cộng, kể
từ khi thay ông Hồ Cẩm Đào tháng 11 năm 2012, ông Tập Cận Bình đã nói
trắng ra “chủ quyền” của Bắc Kinh trên hai vùng Biền Đông, có tranh chấp
với Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai Á và Brunei là chính và
vùng biển Hoa Đông có tranh chấp với Nhật Bản.
Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) đã chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba Island, hay
còn được gọi là Thái Bình ), đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa từ
sau Thế chiến II, sau đó đã bỏ ngỏ một thời gian dài khi quân Tưởng
Giới Thạch rút khỏi Hoa Lục ra Đài Loan, nhưng rồi tái chiếm vào khỏang
giữa thập niên 50 và thập niên 70. Nhưng khi nói đến tranh chấp thì
Bắc Kinh không bao giờ đề cập đến Ba Bình vì Trung Cộng coi Đài Loan là
phần lãnh thổ của họ.
Đảo Ba Bình, theo Đài Loan, dài 1360 mét, rộng 350 mét, cao 3,8 mét và
có diện tích là 0,4896 cây số vuông đã được xây đồn lũy phòng thủ kiên
cố và có cả một đường bay dành cho máy bay vận tải quân sự lên xuống
dễ dàng.
Theo Tân Hoa Xã, họ Tập đã đưa ra quan điểm “hợp tác cùng khai thác”
tại buổi học tập với Bộ Chính trị đảng về điều được gọi là “quyền lợi
biển” của Trung Cộng.
Ông Tập Cận Bình nói với các Ủy viên: “ Trung Hoa sẽ bảo vệ quyền lợi
biển và sẽ điều nghiên mọi dữ kiện cho kế họach toàn bộ này.” (China
will safeguard its maritime rights and interests, and make overall plans
and take all factors into consideration)
Họ Tập cũng cảnh giác rằng: “Trung Hoa sẽ phát triển theo đường hướng
hòa bình, nhưng nhất quyết không bào giờ từ bỏ quyền lợi của mình hay
hy sinh quyền lợi cốt lõi của quốc gia.”
(China will adhere to the path of peaceful development, but "in no way
will the country abandon its legitimate rights and interests, nor will
it give up its core national interests.")
Ông Tập còn lưu ý rằng: “ Trung Hoa sẽ dùng các biện phác hòa bình để
thương thuyết giải quyết mối xung đột cho mục tiêu hòa bình và sự ổn
định, nhưng cũng chuẩn bị đối phó với mọi tình huống và tăng cường khả
năng của mình cho quyền lợi biển, và kiên quyết bảo vệ quyền này bằng
mọi giá.”
(China will "use peaceful means and negotiations to settle disputes and
strive to safeguard peace and stability. China will prepare to cope with
complexities, enhance its capacity in safeguarding maritime rights and
interests, and resolutely safeguard its maritime rights and interests.)
Ai can đảm hơn ai?
- Thứ nhì, Đáng chú ý là sau đó chỉ một ngày (01/08/2013), theo hãng AP
(Associated Press), Ngọai trưởng Phi Albert del Rosario tuyên bố tại
Manila: “The Philippines and Vietnanm have a similar position of not
accepting any joint venture such as oil and gas exploration with China
if Beijing insists that it has sovereignty over the areas to be jointly
developed.”
Tạm dịch: “ Philippines và Việt Nam có chung quan điểm không chấp
thuận bất cứ dự án chung nào với Trung Hoa như khai thác dầu
khí nếu như Bắc Kinh nằng nặc cho rằng họ có chủ quyền trên các
vùng biển này.”
Các báo của Phi Luật Tân đều đăng lời tuyên bố thẳng thắn của Ngọai
trưởng Phi, nhưng chỉ thấy Bộ Ngọai giao Việt Nam phổ biến bản tin
(ngày 01/08) cho các báo Việt Nam nói những chuyện rất cũ như thế này:
“Trao đổi về Biển Đông, hai bên nhấn mạnh các nguyên tắc về duy trì hòa
bình, ổn định, an toàn và an ninh hàng hải; tôn trọng luật pháp quốc tế,
nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên
bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); hoan nghênh Tuyên bố 6
điểm của ASEAN về Biển Đông; và khẳng định phối hợp thúc đẩy việc sớm
hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).”
Báo chí Phi cũng đưa tin Ngọai trưởng Rosario còn bàn cả lời yêu cầu Bộ
trường Ngọai giao Việt Nam Phạm Bình Minh ủng hộ Phi trong vụ kiện
Trung Cộng ra trước Ủy ban Hòa giải Liên Hiệp Quốc về vụ tranh chấp
biển đảo, nhưng báo chí Việt Nam và Bộ Ngọai giao Việt Nam không nói gì
đến chuyện này.
Tại buổi nói chuyện trước cử tọa của CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược Quốc tế, Center for Strategic and International Studies) chiều ngày
25/7 (2013) ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn trong chuyến thăm Mỹ, Chủ tịch nhà
nước Trương Tấn Sang cũng đã tránh không cho biết lập trường của Việt
Nam trong vụ kiện Phi-Trung.
Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam chỉ viết rằng : “ Về việc Philippines
kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về đường lưỡi bò, Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang cho rằng đây là thẩm quyền của Philippines và Việt Nam hoàn
toàn tôn trọng Philippines với tư cách là thành viên ASEAN và với tư
cách là một thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc.”
Lập trường rụt rè của các viên chức lãnh đạo CSVN với Trung Cộng trong
tranh chấp chủ quyền biển đảo không thay đổi, đôi khi còn có hành động
không phù hợp “đến hổ thẹn” với truyền thống quật cường của dân tộc đã
chứng minh trong lịch sử chống ngọai xâm phương Bắc.
Bằng chứng rõ nhất là nhà nước đã đàn áp nhân dân biểu tình chống Trung
Cộng xâm lược biển đảo và đàn áp ngư dân Việt Nam ở Biển Đông. Nhiều
người từng có bài viết chống nhà cầm quyền Trung Cộng cũng bị nhà nước
bắt vào tù khiến nhân dân bất bình và mất tin tưởng vào lãnh đạo ngày
một lên cao.
Gáo nước lạnh của Vương Nghị
- Thứ ba, vào ngày 2/8 (2013) tại Thủ đô Bangkok, Thái Lan, Ngọai trưởng
Trung Cộng Vương Nghị (Wang Yi), trong cuộc họp với Chủ tịch Hội
đồng Hoà bình và Hoà giải châu Á, nguyên Phó Thủ tướng Surukiat
Sathirathai, đã đưa ra giải pháp được gọi là "ba song song" để giải
quyết xung đột ở Biển Đông.
Theo Tân Hoa Xã (Xinhua), được dịch lại tiếng Việt bởi Ban Việt ngữ Đài
Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (China Radio International,CRI), các bước
này gồm có:
Một là, kiên trì phương án giải quyết thông qua đàm phán và thương lượng trực tiếp giữa các bên đương sự.
Hai là, tiếp tục thực hiện "Tuyên bố về ứng xử của các bên
trên Nam Hải" (The Declaration of the Conduct of the South China Sea,
DOC) trong quá trình này từng bước thúc đẩy thương lượng về
"Bộ Quy tắc ứng xử" (The Code of Cunduct, COC), dốc sức cùng nhau
giữ gìn hoà bình và ổn định trên Nam Hải.
Ba là, tích cực tìm tòi "cùng nhau khai thác".
Điểm một không mới. Chỉ thương thuyết “trực tiếp với từng nước có tranh
chấp với Trung Cộng”, thay vì thương thuyết giữa Trung Cộng với “cả
khối” 10 nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN, The Association
of Southeast Asian Nations) là chủ trương cố hữu của Bắc Kinh nhằm kéo
dài thời gian, bẻ gẫy từng chiếc đũa thay vì cả bó thì khó. Bắc Kinh
cho rằng các nước còn lại gồm Cao Miên, Lào, Thái Lan, Tân Gia Ba và
Miến Điện (Burma) không có tranh chấp biển với Trung Cộng nên không có
lý do tham gia.
Điểm hai đã hoàn toàn thất bại sau hơn 10 năm ký kết DOC tại Nam Vang
giữa Trung Cộng và ASEAN năm 2002 vì văn kiện này không có tính cách
“pháp lý” ràng buộc mà hoàn toàn tùy vào “thiện chí” thi hành hay
không của mỗi bên.
Thời gian cũng đã cho thấy Trung Cộng là nước vị phạm nghiêm trọng DOC, quan trọng nhất là 2, trong 10 Điều sau đây:
4. Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và
quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng hay sử
dụng vũ lực, thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa
các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan, phù hợp với các nguyên
tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982.
5. Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động
làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và
ổn định, kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống
trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc
khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây
dựng.
(Trích Bản tiếng Việt của Bộ Ngọai giao Việt Nam)
Điểm ba bất khả dụng vì chỉ có lợi cho Trung Cộng, như tuyên bố ngày
31/7/2013) của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã một mình dành quyền
làm chủ cả vùng biển bao la nằm trong hình “Lưỡi Bò”, hay còn được
gọi là “Đường 9 Đọan” do Bắc Kinh tự vẽ rồi nạp cho Liên Hiệp Quốc tháng
5/2009, chiếm 85% diện tích của khỏang 3.5 triệu cây số vuông Biên
Đông.
Cả thế giới biết đây là đòi hỏi vô lý, không có bằng chứng lịch sử hay
văn kiện Quốc tế xác nhận quyền làm chủ của Trung Cộng. Nhưng các “học
giả” của Bắc Kinh cứ khăng khăng nói là biển của Trung Hoa với lập luận
“tự chế” như đó là “vùng nước lịch sử” hay còn “bịa ra” là “các quyền
lịch sử” nên mới có chuyện xung đột như đang xảy ra.
Vương Nghị tại Hà Nội
Thứ bốn, trong khi các nước có tranh chấp biển đảo với Trung Cộng, quan
trọng nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân, chưa “nuốt trôi” những thách
thức mới từ phiá Tập Cận Bình và Vương Nghị thì ông Vương Nghị đến Hà
Nội họp với Ngọai trưởng Phạm Bình Minh, Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú
Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến được mang danh nghĩa
“thăm Việt Nam theo lời mời của ông Phạm Bình Minh” từ ngày 03 đến
06/8/2013.
Ông Vương Nghị không gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người mới thăm
Hoa Kỳ họp và thảo luận rất lâu với Tổng thống Obama về tình hình Biển
Đông hôm 25/7/2013. Sau đó tại CSIS, ông Sang đã đưa ra lời tuyên bố
không chấp nhận Đường Lưỡi Bò của Trung Cộng.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tường thuật khi ông trả lời một câu hỏi
về hình Lưỡi Bò: “Trong vấn đề Biển Đông, Chủ tịch Trương Tấn Sang khẳng
định lập trường của Việt Nam trước sau như một là phản đối đường lưỡi
bò của Trung Quốc, vì đường lưỡi bò được xác lập mà không căn cứ vào bất
kỳ điều khoản nào của bất kỳ luật pháp quốc tế nào.”
Vấn đề Biển Đông đã được ông Vương Nghị thảo luận trong tất cuộc họp với
ba ông Phạm Bình Minh, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng.
Bộ Ngọai giao Việt Nam công bố 2 điểm then chốt trong cuộc họp giữa hai
Bộ trưởng Ngọai giao: “Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên đánh giá
cao kết quả hợp tác giữa hai nước trong việc thực hiện nghiêm túc 3 văn
kiện liên quan biên giới trên bộ; nhấn mạnh trong thời gian tới hai Bộ
Ngoại giao sẽ tích cực thúc đẩy các cơ quan hữu quan trao đổi để sớm ký
kết Hiệp định về hợp tác khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản
Giốc và Hiệp định về quy chế tàu thuyền qua lại tự do ở cửa sông Bắc
Luân.
Trao đổi ý kiến về vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định giải quyết mọi
bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, xử lý thỏa đáng các vấn
đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến
quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại
Biển Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, hai bên cần
kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở Thỏa thuận về những
nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung
Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển
1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),
hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).”
Tại cuộc họp với ông Dũng, phía Việt Nam loan tin: “Đề cập về vấn đề
Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên giải quyết mọi bất
đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, xử lý thỏa đáng các vấn đề
nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến
quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại
Biển Đông.
Thủ tướng cũng cho rằng, hai bên cần kiên trì giải quyết tranh chấp trên
biển trên cơ sở Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải
quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trên cơ sở luật pháp quốc
tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).”
Và trong cuộc họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Vương Nghị, theo
bản tin chính thức của Đảng CSVN đã: “Khẳng định lãnh đạo Đảng và Chính
phủ Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn cùng
với Việt Nam tăng cường mở rộng, đi sâu hợp tác trên mọi lĩnh vực theo
phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” nhằm không ngừng làm sâu sắc
thêm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày
càng phát triển tốt đẹp.”
Điệp khúc “16 chữ” và “4 tốt” là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn
diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè
tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, nhưng trong thực tế lãnh đạo Trung
Cộng đã làm ngược lại với nhiều hành động “rất xấu” đối với Việt Nam ở
Biển Đông như coi vùng biển của Việt Nam như “ao nhà” của mình. Trên
đất liền thì không trả lại diện tích khoảng 5,000 cây số vuông đất dọc
biện giới Trung Cộng đã chiếm của Việt Nam từ trước và sau hai cuộc
chiến tranh biên giới 1979 và 1984-1989.
Về phần mình, bản tin của đảng viết: “ Tổng Bí thư mong muốn hai bên nỗ
lực cụ thể hóa và thực hiện đầy đủ các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao
hai nước, tăng cường hợp tác hiệu quả, thiết thực trên mọi lĩnh vực,
giải quyết thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại thông qua đàm phán hòa bình
trên cơ sở luật pháp quốc tế và các văn kiện liên quan đã ký giữa hai
nước, nhằm đưa quan hệ hữu nghị Việt-Trung phát triển theo quỹ đạo ổn
định, lành mạnh, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định
và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới.”
Bốn đoạn đường chiến binh?
Thông điệp từ phiá Việt Nam đã không lọt vào tai Vương Nghị, nên ngay
ngày hôm sau (5/8), Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (CRI) loan báo:
“Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 5/8 cho báo
giới biết Trung Quốc và các nước ASEAN đã đồng ý tiến hành
thảo luận thúc đẩy tiến trình xây dựng "Bộ Quy tắc ứng xử
trên Nam Hải" (Code of Conduct, COC) để cùng nhau giữ gìn hoà
bình và ổn định trên Nam Hải trong khuôn khổ thực hiện "Tuyên
bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" (DOC).”
Theo dự trù, cuộc họp giữa ASEAN và Trung Cộng để bàn về COC, theo đề
nghị của chính Vượng Nghị sẽ diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng 9/2013.
Nếu được hai bên chấp thuận, COC sẽ có yếu tố ràng buộc pháp lý đối với
các bên hiệu lực hơn DOC, nhưng ông Vương Nghị đã bất ngờ đưa ra nhiều
“chướng ngại vật” ngay tại Hà Nội để cản đường đi đến kết quả này.
Hành động của ông Vương Nghị có phải để trả đũa các thỏa hiệp giữa Việt
Nam và Phi Luật Tân, sau chuyến đi Manila của ông Phạm Bình Minh từ 31/7
đến 1/8 và giữa Việt Nam và Mỹ, sau chuyến đi của ông Trương Tấn Sang
từ 24 đến 26/7 hay không?
Thật khó ai biết được hậu ý của Ngọai trưởng Trung Cộng nhưng qua lời
nói, ông Vương Nghị đã báo trước Trung Hoa chưa sẵn sàng ký COC với
ASEAN và có thể chẳng bao giờ chuyện này sẽ xảy ra.
CRI nói tiếp lời của ông Vương Nghị: “Trung Quốc luôn giữ thái độ
tích cực và cởi mở trong việc xây dựng "Bộ Quy tắc", cũng chú
ý đến các bàn luận về thúc đẩy tiến trình xây dựng "Bộ Quy
tắc" của các bên, quan điểm của Trung Quốc là:
Một là phải có dự báo hợp lý. Một số nước đề xuất "thuyết
chớp nhoáng", mong hoàn thành "Bộ Quy tắc" chỉ trong một ngày
đàm phán, đây là điều không phù hợp thực tế, cũng không phải
là thái độ nghiêm túc. "Bộ Quy tắc" liên quan tới lợi ích
nhiều mặt, việc xây dựng đòi hỏi một quá trình điều phối
tường tận và phức tạp.
Hai là, phải hiệp thương nhất trí. Thúc đẩy việc xây dựng "Bộ
Quy tắc" cần phải tham khảo kinh nghiệm trong xây dựng "Tuyên bố
về ứng xử của các bên trên Nam Hải", tìm kiếm nhận thức chung
rộng rãi nhất, chiếu cố tới độ thoải mái của các bên. Không
áp đặt ý chí của cá biệt nước hoặc vài nước cho các nước
khác, dưa ép chín sẽ không ngọt.
Ba là, cần phải gạt bỏ các quấy nhiễu. Trung Quốc và các
nước ASEAN trước đây từng nhiều lần thảo luận "Bộ Quy tắc"
nhưng đều chấm dứt vì bị quấy nhiễu. Các bên cần làm nhiều
việc có lợi cho thúc đẩy tiến trình xây dựng "Bộ Quy tắc",
tạo ra điều kiện và môi trường cần thiết cho việc này, chứ
không phải ngược lại.
Bốn là, cần phải tuần tự tiệm tiến. Xây dựng "Bộ Quy tắc" là
các quy định trong "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam
Hải", "Bộ Quy tắc" không thể thay thế cho "Tuyên bố", càng không
thể gạt bỏ "Tuyên bố" để làm mới. Điều bức xúc hiện nay là
tiếp tục thực hiện tốt "Tuyên bố", nhất là tích cực thúc đẩy
hợp tác trên biển. Trong quá trình này, hiệp thương xác định
lộ trình xây dựng "Bộ Quy tắc", từng bức thúc đẩy lên phía
trước.”
Với 4 buớc đi “đủng đỉnh” mà rất “phức tạp” lại “quanh co, gập ghềnh” có
nhiều “mìn bẫy” phía trước của phía Trung Cộng với câu nói méo “dưa ép
chín sẽ không ngọt”, hay đòi phải “gạt bỏ các quấy nhiễu”, nhưng không
nói ai đã quấy nhiễu, hoặc lại bảo “"Bộ Quy tắc" không thể thay thế
cho "Tuyên bố", nghĩa là COC không thể thay thế DOC thì có họp ở Bắc
Kinh vào tháng 9 cũng như không!
Đấy là mánh khoé và yêu sách mới của Trung Cộng để giải quyết xung đột ở
Biển Đông, trong khi không biết đã có bao nhiêu Quân lính của Bắc Kinh
đã đồn trú ở nhiều “tiền đồn” được xây dựng rất kiên cố từ hai năm qua
ở vùng Trường Sa, trên 8 đảo đá ngầm Trung Cộng chiếm của Việt Nam
trong trận chiến năm 1988.
Ngoài ra Trung Cộng cũng đã xây xong một tiền đồn lớn có trang bị vũ
khí phòng không tối tân, dựng dàn Radar để theo dõi hoạt động tầu bè và
máy bay thám thính ở Đá Vành Khăn mới chiếm từ năm 1995. Đá Vành Khăn
cũng là vùng tranh chấp với Phi Luật Tân.
Đối với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng đã chiếm của Việt Nam Cộng Hòa
năm 1974 thì Bắc Kinh nhất mực không muốn nhắc đến mỗi khi có cuộc thảo
luận với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
Với sơ đồ quân sự mới này, Hạm đội Nam Hải của Trung Cộng đã mở rộng
vòng đai kiểm soát an ninh từ đảo Nam Hải qua Hoàng Sa đến bãi cạn
Scarborough (Hoàng Nham) tranh chấp với Phi Luật Tân xuống phía nam của
Trường Sa đến tận vùng biển Mã Lai.
Vậy đảng và nhà nước CSVN có biết không, hay đã biết mà vẫn cứ nhắm mắt
niệm thần chú “16 chữ” và “4 tốt” để cầu may mà không biết giặc đã ở
trong nhà mình?
Phạm Trần
(Thông luận)
Nghị định hạn chế Internet của Việt Nam cản trở quan hệ Việt–Mỹ
Quốc gia Đông Nam Á này đang nỗ lực phát triển mối quan hệ nồng ấm hơn
với Hoa Kỳ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng vừa có chuyện công du đến
Hoa Kỳ và gặp Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng hồi tháng Bảy vừa
qua. Trong khi đó, các công ty của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt
Nam, bao gồm thương hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks và tập đoàn kinh
doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh McDonald’s.
Trước khi cuộc họp tại Nhà Trắng, Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm
bán vũ khí như một cách để bình thường hóa quan hệ giữa hai nước cựu
thù thời chiến cũng như tăng cường hợp tác quân sự.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn chưa sẵn sàng để dỡ bỏ lệnh cấm vận, mặc dù chính
quyền Obama mong muốn tiếp cận với Việt Nam như một đồng minh hữu ích
trong chính sách đối ngoại rộng lớn hơn của Washington tại châu Á, còn
được biết đến với tên ‘trục châu Á-Thái Bình Dương’.
“Phía Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm đến việc dỡ bỏ hạn chế đó, và chúng
tôi sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm trọng”, Đại sứ Hoa Kỳ David
Shear cho biết trong một bản nhận xét với các hãng truyền thông địa
phương hôm thứ Tư và được Đại sứ quán Hoa Kỳ công bố hôm thứ Năm. “Nhưng
chúng tôi cũng tin rằng để tạo thêm sự hỗ trợ chính trị trong việc dỡ
bỏ hạn chế này… chúng tôi cần phải thấy một số tiến bộ về nhân quyền từ
phía Việt Nam”.
Hoa Kỳ vẫn không dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho đến khi Việt Nam thực sự đạt ‘tiến bộ trong vấn đề nhân quyền’. US Embassy Hanoi - Internet Content Decre |
Tính đến thời điểm này trong năm 2013, Việt Nam đã truy tố và bỏ tù hơn
40 nhân vật bất đồng chính kiến, con số này tổng cộng lại nhiều hơn tất
cả những người bị bắt trong năm 2012. Trên toàn thế giới, chỉ có Trung
Quốc là nước bắt giữ các blogger và nhà báo nhiều nhất, và dường như
cuộc đàn áp tại Việt Nam có xu hướng tiếp tục gia tăng trong những ngày
tới.
Trong một động thái mới nhất được công bố hồi tuần trước, Hà Nội đưa ra
nghị định cấm người sử dụng Internet sao chép và dán lại các bài báo
hoặc các thông tin khác trên những blog cá nhân [và cả Facebook lẫn
Twitter]. Việc này có thể hạn chế sự phát triển của các cổng tin tức
cũng như quyền tự do thông tin của người dân. Internet đã trở thành một
nơi chỉ trích nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam giữa lúc tăng trưởng kinh
tế của nước này bị chậm lại. Các quy định mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1
tháng Chín tới đây.
Truyền thông nhà nước loan tin rằng Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông, ông Đỗ Quý Doãn, cho biết nghị định mới này không hạn chế các
quyền tự do ngôn luận mà chỉ nhằm quản lý sự phát triển nhanh chóng của
Internet tại Việt Nam. Các quan chức khác cho biết nghị định này cũng sẽ
giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Một số công ty Internet lớn trên thế giới lo ngại nghị định này sẽ ảnh
hưởng đến việc tăng trưởng thương mại trực tuyến ở trong nước. Liên minh
Internet châu Á, một tập đoàn công nghiệp có trụ sở tại Hồng Kông bao
gồm Google, Facebook và những công ty nổi tiếng khác như Yahoo! cho biết
trong một tuyên bố hồi đầu tuần này rằng “trong dài hạn, nghị định này
sẽ bóp nghẹt sự đổi mới và khuyến khích các doanh nghiệp từ bỏ những
hoạt động tại Việt Nam”.
Các lãnh đạo tôn giáo cũng đang lo lắng bởi các bước không nhân nhượng
từ phía chính quyền. Các lãnh đạo thuộc năm tôn giáo lớn nhất tại Việt
Nam cũng vừa đưa ra một thông cáo chung hôm thứ Tư tại Hà Nội và cho
rằng ông Sang và chính phủ Việt Nam không hoàn toàn tôn trọng quyền con
người ở nước này. Phật giáo, Công giáo và đại diện Tin Lành, cùng với
các lãnh đạo Cao Đài và Hòa Hảo kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho
các tù nhân lương tâm và hủy bỏ nghị định mới về Internet.
Một số người quen thuộc với tình trạng này nói rằng Việt Nam đã rút lại
một số quy định nghiêm ngặt hơn trong quy định Internet vừa được đưa ra,
hay còn gọi là Nghị định 72. Có một thời gian Hà Nội đã lên kế hoạch
yêu cầu các công ty như Google và Yahoo! lưu trữ máy chủ tại Việt Nam để
chính quyền Việt Nam dễ dàng gây áp lực cũng như bàn giao các dữ liệu
của người sử dụng. Các nhà chức trách cũng đề xuất cấm người sử dụng
Facebook hoặc Twitter đăng lại web liên kết trên trang của họ.
Tuy nhiên, cùng với các chiến dịch tiếp tục chống lại các blogger và
những người phê phán chính phủ, Nghị định 72 về Internet đang gây ra
những rào cản trong mối quan hệ Việt–Mỹ. Những điều ngăn cấm này cũng có
khả năng phức tạp hóa mối quan hệ thương mại song phương trong tương
lai, bao gồm cả những nỗ lực của Việt Nam trong việc tham gia Hiệp định
Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn
đầu.
Trong khi Việt Nam đã ký kết hợp tác chiến lược với các nước thành viên
khác trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, bao gồm cả Trung Quốc, Nga và
Anh Quốc – thì Chủ tịch Sang đã không đảm bảo được một thỏa thuận đối
tác chiến lược tương tự như vậy trong cuộc gặp với Tổng thống Obama hồi
tháng trước, Carlyle Thayer – chuyên gia về các vấn đề Việt Nam và giáo
sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra, cho biết.
James Hookway, WSJ
Hiền Trang chuyển ngữ, CTV Phía Trước
* Bài viết có sự đóng góp của Nguyễn Anh Thư.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét