Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Tin thứ Tư, 03-07-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- CHỮA BỆNH TRÊN BIỂN (Mai Thanh Hải).
The predator who received an honorary Doctorate (Uriks). Báo Na-uy có bài viết về việc TBT Nguyễn Phú Trọng nhận bằng Tiến sĩ Danh dự ở Đại học Thammasat – Thái Lan, trong bối  cảnh vi phạm nhân quyền đang ngày một trở nên trầm trọng ở Việt Nam. Còn đây là bản tiếng Việt: Thú dữ nhận bằng tiến sĩ danh dự (DLB).
Đảng tiếp tục… hốt, dân nghèo, nghèo thêm (DLB). Về quyết định thu phí đường bộ đối với xe mô tô. “Nếu triển khai, khai triển chiến dịch hốt toàn bộ cả nước thì đảng ta mỗi năm sẽ hốt được khoảng 3000 tỷ”
- Tiếp xúc cử tri Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền đất nước (LĐ).
- Thu hồi đất Dự án du lịch bãi Xép (Phú Yên): 1m2 đất không mua nổi… ổ bánh mì! (LĐ). – Cực nhọc đi xin được… giải tỏa (PLTP).
KINH TẾ
- Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi 6 tháng đầu năm tăng gần 50%: Thức ăn chăn nuôi ngoại “bóp chết” nội (DV).  – Sớm loại bỏ kháng sinh khỏi thức ăn chăn nuôi: “Cho kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi chẳng ích gì” (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bà tiên cho chữ (GD&TĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chợ quê, những ngày buồn: Tràn lan hàng dởm, đồ ôi (NNVN).
QUỐC TẾ
- Nelson Mandela, đường tới tự do: Người đầy tớ khiêm tốn (NNVN).

Thú dữ nhận bằng tiến sĩ danh dự

Jessica Ryan * Người dịch: Hoàng Trúc (Danlambao) - Hồi tháng 5, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã gọi ông Nguyễn Phú Trọng là con thú ăn thịt, đe dọa quyền tự do thông tin. Tuần trước, ông Trọng nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Thammasat ở Thái Lan.
Ngay khi cái tin này đến tai các blogger và nhà hoạt động ở cả Việt Nam lẫn các nước khác, một nhóm nhà hoạt động, đứng đầu là trang blog Dân Làm Báo, đã gửi một thư ngỏ tới Đại học Thammasat, chỉ ra rằng quyết định đó sai lầm tới mức nào. Mặc dù có tới 13 tổ chức khác nhau đứng tên trong thư, nhưng Thammasat vẫn quyết định trao bằng tiến sĩ danh dự về khoa học chính trị cho ông Nguyễn Phú Trọng.
Người ta có thể tự hỏi liệu đây có phải một cử chỉ mang nhiều tính chính trị hơn là một tấm bằng danh dự của trường đại học hay không, nhất là khi ông Trọng nhận bằng danh dự này trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông tới Thái Lan. Trên thực tế, đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Việt Nam kể từ năm 1993 khi lãnh đạo đảng CSVN Đỗ Mười tới Thái Lan.
“Làm sao mà một người như ông Nguyễn Phú Trọng - người phải chịu trách nhiệm về số vụ đàn áp nhân quyền ngày càng tăng lên tại một quốc gia độc đảng cai tri, trong đó ông ta là lãnh đạo cao nhất của đảng đó - lại có thể được vinh danh bởi một trong những trường đại học lâu đời nhất của Thái Lan, vốn vẫn giáo dục và cổ xúy sinh viên “đề cao lợi ích của việc sống theo triết lý kinh tế no đủ với các giá trị dân chủ và công lý trong xã hội?” - giới hoạt động đặt câu hỏi như vậy trong bức thư ngỏ.
Người ta sẽ hiểu câu hỏi đó của họ khi đọc báo cáo tháng 5/2013 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, theo đó, Việt Nam bị xếp thứ 172 trên 179 quốc gia trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới. Cũng theo báo cáo này, Nguyễn Phú Trọng được mệnh danh là một trong 39 con thú dữ đối với Tự do Thông tin. Việt Nam bị xếp vào một trong 5 nước Kẻ thù của Internet trong cùng báo cáo.
Trong bản giới thiệu về đại học Thammasat, trường này tuyên bố rõ rằng một trong các sứ mệnh của họ là “đề cao lợi ích của việc sống theo triết lý kinh tế no đủ với các giá trị dân chủ và công lý trong xã hội”. Liệu các thành tích vừa nêu trên có phải là ví dụ tốt về các giá trị dân chủ và công lý xã hội không?
Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư đảng cộng sản từ năm 2011, và ông đã gia nhập đảng này từ năm 1967. Theo nội dung bức thư ngỏ, ông Trọng vốn là một cán bộ tuyên truyền cực kỳ trung thành với đảng. Đảng của ông đấu tranh chỉ vì một điều thôi, đó là duy trì độc quyền lãnh đạo, nhằm bảo vệ lợi ích riêng của họ. Lá thư ngỏ còn nói thêm rằng ông Trọng là một trong những cái đầu bảo thủ nhất, bám khư khư lấy một ý thức hệ đã lỗi thời, coi chủ nghĩa cộng sản là thống trị ở phần lớn thế giới hiện đại. Bằng việc từ chối thay đổi và cải cách, Việt Nam đã mất cơ hội phát triển thành một xã hội có năng suất cao hơn và đem lại lợi ích cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ một thiểu số có chọn lọc.
Theo blogger Đoan Trang, thật khó để các blogger và nhà dân báo làm việc ở Việt Nam. Họ bị mất những quyền căn bản nhất để có thể làm báo. Một ví dụ là chuyện tấm thẻ nhà báo cho phép người cầm thẻ tiếp cận với thông tin chính thống và tham dự các sự kiện nhất định. Ở Việt Nam, nếu là blogger hay nhà dân báo thì bạn sẽ không thể được cấp thẻ này. Bạn phải là người của hệ thống báo chí quốc doanh kia. Thẻ nhà báo tỏ ra khá hiệu quả trong việc bịt các tiếng nói phê phán. Điều đó có nghĩa là những người phê phán (chính quyền) không được dự các sự kiện, hội nghị hội thảo và bất kỳ nguồn tài liệu nào mà họ có thể sử dụng làm bằng chứng cho các phân tích phê phán của họ.
Trong mấy năm qua, do xuất hiện thêm nhiều blog và nhà dân báo mới, chính quyền Việt Nam đã quyết định phải phản đòn mạnh hơn. Họ liên tục bắt giữ blogger và các nhà dân báo, rồi kết những bản án dài, đôi khi thậm chí không có tiến trình tố tụng và đại diện pháp lý phù hợp. Một vài người từng bị bắt đã khoe những vết sẹo do đòn tra tấn để lại, và họ chịu đựng chúng với một vẻ tự hào: Họ đã đứng lên vì sự nghiệp của mình và trả giá vì điều đó. Họ kể lại những điều kiện giam giữ kinh khủng – đói, liên tục bị đánh trong quá trình thẩm vấn, tra tấn tinh thần, nhục mạ. Với phụ nữ, đôi khi còn có cả quấy rồi tình dục ở một mức độ nào đó. Nếu Nguyễn Phú Trọng là một con người, một chính trị gia, có ưu tư về công lý xã hội, về tự do và dân chủ, thì chẳng phải việc đầu tiên ông ta cần làm là chấm dứt những hành vi tàn độc đó hay sao?
“Chúng tôi sợ rằng, với việc trao bằng tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng, Đại học Thammasat sẽ bị coi là ủng hộ một chính trị gia mà lời nói và việc làm đều đã chứng tỏ sự đi ngược lại với nhân quyền và các giá trị dân chủ; và nhà trường có thể bị dư luận hiểu nhầm là đang cổ xúy cho những nhà cai trị và nhà độc tài tàn bạo” - lá thư ngỏ viết.
Thay vì sử dụng quyền của mình để chấm dứt các hành vi lạm quyền, ông Trọng trên thực tế lại bỏ qua chúng và thúc đẩy các hành vi đó khi cần; bởi vì, cách duy nhất để một chế độ như thế có thể tồn tại, là phụ thuộc vào việc tất cả các bí mật có được giữ kín không, nhất là đối với những người dân khát khao kiến thức và sự thay đổi. Vào tháng 5 năm nay, hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên (21 tuổi) và Đinh Nguyên Kha (25 tuổi) đã bị kết án 6 và 8 năm tù mỗi người do vi phạm điều 88 bộ luật hình sự. Họ bị buộc tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Nếu bạn tìm đọc Tuyên ngôn Nhân quyền, thì sẽ thấy hai sinh viên này chỉ thực thi quyền của họ, như đã được xác định trong điều 19 của tuyên ngôn: làm ra và phát tán tờ rơi, khẩu hiệu và cờ giấy.
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới. 
Nhưng chính quyền Việt Nam không tuân thủ điều này, vì vậy, thay vì được giáo dục và được đấu tranh vì quyền của mình, hai sinh viên nói trên giờ đây đang phải ngồi tù và bị quản thúc vài năm. Cả hai đều đại diện cho tiếng nói của người dân Việt Nam đòi hỏi sự thay đổi. Đó là tiếng nói mà ông Nguyễn Phú Trọng đã quyết định dập tắt đi, trong khi lẽ ra ông đã phải lắng nghe để trở thành một người được vinh danh như thế - người thúc đẩy triết lý kinh tế no đủ với các giá trị dân chủ và công lý trong xã hội.
Thay vì thế, ông lại vẫn còn là một đảng viên tận tụy, tổng bí thư của đảng cộng sản, và vừa được vinh danh với một tấm bằng tiến sĩ về khoa học chính trị.
Bản tiếng Việt:

CHIẾN LƯỢC KHUYẾN KHÍCH VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Trước ngày 30/4/1975, ở miền Nam, một nông dân chỉ cần có 3 hecta ruộng có thể làm ruộng lúa nuôi được 10 người con đi du học ngon lành. Đó là hình ảnh của đời ông tôi. Vì hồi đó, cứ 4 bao gạo sọc xanh 100kg giá tương đượng 1 lượng vàng 9.999. Mỗi hecta ruộng làm ra khoảng 3 tấn gạo mỗi mùa. Vị chi mỗi hecta ruộng làm ra 7,5 lượng vàng mỗi vụ. Mỗi năm 2 vụ, mỗi hecta ruộng làm ra 15 lượng vàng 9.999. Hôm nay nông dân mình ra sao?
Mấy tháng nay thông tin nông dân thua lỗ ngay trên cây lúa của mình dồn dập. Tại đồng bằng sông Cửu Long, tổng vốn đầu tư mỗi kg lúa mà không bị thiên tai dịch họa gây ra trung bình khoảng từ 2.740 - 3.000 đồng theo thời giá cách đây 3 năm - 2010.
Với tình hình lạm phát phi mã trong 3 năm, từ 2010 đến 2012, ước tính đồng tiền Việt mất giá ít nhất khoảng 50%. Như vậy, giá vốn một kg lúa bà con nông dân sản xuất ra có vốn trung bình khoảng từ 4.110 - 4.500 đồng mỗi kg. Nhưng các "thương lái" đã ém giá nông dân chỉ còn khoảng 2.700 đồng mỗi kg vào tháng 6/2013. 
Đã lỗ vốn thế nhưng, thương lái vẫn bắt tăm, và thà để lúa cho vịt ăn còn hơn là bán cho thương lái. Giữa tháng 6/2013, chính phủ đã quyết định thu mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa, với giá khoảng 3.900 - 4.000 đồng mỗi kg. Nhưng với giá này theo tính toán trên thì nông dân vẫn còn lỗ vốn, chưa tính công cán một nắng hai sương, xay, giã, dừng, sàng(theo nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm), chưa tính thiên tai, dịch họa có khi mất trắng. 
Hậu quả cuối cùng là, người nông dân chết đói trên đống thóc của mình. Nước Việt mang tiếng là đất nước sản xuất và xuất khẩu gạo số 1 thế giới sau khi Thái Lan ngưng xuất khẩu để bảo vệ nông dân, thì nông dân Việt là người thua thiệt nhất trên thế giới. Và cái gì đến đã đến, khi mới đây những biện pháp thay đổi giống cây trồng được đặt ra cho nông dân, nhưng vẫn bất khả thi.

Khi nông dân được thương lái nước ngoài mua giá cao, thì báo chí truyền thông lại adua la làng là gian thương nước ngoài bóp chết thương lái trong nước. Thử hỏi, làm ra sản phẩm thì mong có người mua, sao khi có người mua được giá thì những kẻ chỉ ăn bám trên lưng còng nông dân lại bóp chết nông dân?

Khi người nông dân chết đói trên thửa ruộng của mình thì họ phải bỏ ruộng nương lên thị thành kiếm sống - nhờ vào quy hoạch công nghiệp sai lầm - gây ra bao vấn nạn môi trường và xã hội bấy lâu nay.

Một bài toán nông nghiệp của xứ nhiệt đới dễ nuôi trồng, nhưng lại dở trong chính sách chiến lược để thua ngay cả trên sân nhà.
Tất cả những vấn nạn trên là do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. 
Nguyên nhân chủ quan đầu tiên là thương lái được nhà nước đẻ ra làm cai đầu dài bắt chẹt nông dân. Nguyên nhân thứ hai là, nhà nước chưa có chính sách khuyến khích và phát triển nông nông đúng. Nhìn sang Thái Lan, khi có hợp đồng xuất khẩu tốt thì họ mới đưa sản lượng, giống lúa cho nông dân trồng. Còn chúng ta, chạy theo số lượng, các cai đầu dài như Vinafood chỉ chực chờ bắt chẹt nông dân và bán quota xuất khẩu lúa để ăn, mà chưa có chuyện đi tìm khách hàng để phục vụ cho khuyến nông và phát triển nông nghiệp.
Nguyên nhân khách quan là, vài năm gần đây giá lúa thế giới giảm mạnh vì nhiều lý do. Do khủng hoảng kinh tế thế giới làm giảm kiệt sức mua, một phần khác sản lượng lúa toàn cầu gia tăng về cả số lượng và chất lượng, kể cả lúa mì cũng bị giảm giá mạnh. Giá lúa có chất lượng của Thái Lan giảm từ 700usd/tấn xuống còn 540usd/tấn. Trong khi đó, giá lúa Việt kém chất lượng hơn Thái do thiếu kế hoạch và chính sách giảm giá từ khoảng 420usd/tấn còn 370usd/tấn
Như vậy thì, nuôi con gì, trồng cây gì? 
Đó là câu hỏi rất đơn giản của ông cựu thủ tướng Phan Văn Khải, khi còn đương nhiệm, nhưng lại rất khoa học về cả khoa học tự nhiên và xã hội, từ nghiên cứu giống lúa, cây trồng đến đáp ứng thị trường để nông dân sống tốt là không đơn giản.
Theo GSTS Bùi Chí Bửu - Viện trưởng viện nông nghiệp phía Nam - mới phát biểu sáng nay trên truyền hình VTV, một biện pháp mà bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ra là, hướng dẫn nông dân chuyển sang chuyên canh đậu nành - để giảm nhập khẩu loại đậu này lâu nay - là không khả thi. Vì với kỹ thuật và khả năng ở Việt Nam, mỗi hecta ruộng chỉ có thể cho năng xuất khoảng 1,4 tấn đậu nành. Trong khi đó, ở Mỹ, mỗi hecta đậu nành cho ra 6 tấn. Nếu nông dân sản xuất đậu nành thì không có khả năng cạnh tranh với đậu nành nhập khẩu, và còn tệ hơn là sản xuất lúa. Các cây trồng khác cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự.
Trong khi đó, chuyện đầu tư nông nghiệp trong những năm qua chỉ chiếm 10% GDP, nhưng nông nghiệp làm ra và đóng góp đến 20% GDP. Ngược lại, đầu tư cho các nắm đấm thép của nhà nước đến 40% có lúc đến 50% GDP, nhưng chỉ mang lại cho 10% GDP, và nó đã lạm dụng nguồn vốn để đầu tư ngoài ngành gây hậu quả nghiệm trọng cho nền kinh tế khủng hoảng hiện nay.

Làm ăn mà nhìn kết quả đầu tư trên của nhà nước là đau lòng. Vì chỉ số ICOR ai cũng thấy là đầu tư sai chỗ. Động lực nào đã làm cho chính sách sai chỗ, nếu không là lỗi chính trị hỗ trợ cho chính sách kinh tế đưa ra phục vụ cho tham nhũng? Vì đầu tư cho nông dân không thể tham nhũng, chỉ đầu tư cho việc kinh doanh bất động sản mới dễ chấm phết.
Chiến lược nào cho nông nghiệp Việt Nam?
Lâu nay chính phủ luôn đưa ra chiến lược với cái gọi là bình ổn giá cho thị trường. Thực chất chiến lược này là để giải cứu lạm phát do điều hành kinh tế khó khăn từ hậu quả của một nền chính trị sai lầm. Kết quả của bình ổn giá chỉ giúp túi tiền cho các sân sau, thân hữu chính khách làm con buôn kiếm lợi, mà nông dân thì trắng tay vì bị ép giá.
Chính sách mua lúa tạm trữ để giúp nông dân từ lỗ nhiều sang lỗ ít chỉ là cái ngọn của vấn đề khuyến khích và phát triển nông nghiệp. Vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ khác, chỗ của nhiều lĩnh vực từ chính sách đến kinh doanh, nông nghiệp, khí hậu, môi trường và cả các trường đại học trong cả nước.
Vấn đề chiến lược khuyến khích và phát triển nông nghiệp Việt Nam nằm ở chỗ là nghiên cứu thị trường trong nước và trên thế giới về nhu cầu và yêu cầu các loại nông sản thực phẩm, cập nhật liên tục, đưa ra dự đoán số lượng và cả chất lượng trong nước và thế giới. Giá cả cạnh tranh như thế nào? Các cai đầu dài của nhà nước ăn lương do người dân đóng thuế phải đi tìm thị trường, kiếm hợp đồng xuất khẩu trước khi người nông dân trồng cây gì, nuôi con gì?
Các nhà khí tượng thủy văn và môi trường phải nghiên cứu, dự báo cho nông dân trồng cây gì, nuôi con gì là tốt nhất, mà không bị ảnh hưởng của khí hậu thiên tai.
Các nhà khoa học phải nghiên cứu giống vật nuôi, cây trồng nào đáp ứng với nhu cầu và yêu cầu của trong nước và toàn cầu.
Các nhà kinh doanh cần phải giữ đạo đức kinh doanh, tìm kiếm thị trường, tham gia vào quỹ nghiên cứu của các nhà khoa học ở các trường đại học. 
Nhiệm vụ kết nối các nhóm trên là việc của các trường đại học có các chuyên ngành liên quan, kêu gọi, ngồi lại với nhau giải bài toán cho nông dân cũng là giải quyết cho mỗi cá nhân dân tộc Việt, chứ không phải của riêng nông dân. Không nên để một đất nước có đến 9.000 giáo sư mà mỗi năm chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ như lâu nay.
Và cuối cùng là nhiệm vụ để có chương trình kết nối các nhóm với nhau làm việc thực thụ cho vấn đề nông nghiệp Việt Nam dài hạn và bền vững là của các nhà hoạch định chính sách, chiến lược quốc gia phải lo, chứ không phải sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về và nghĩ ra những nghị định, nghị quyết dưới luật để tham nhũng!

Chính trị – Xã hội

Nhiều hy vọng cho Trung Quốc và ASEAN (LĐ)   —Hải quân TQ đang tập trung triển khai tàu chiến mới ở Biển Đông (GDVN)   –Việt Nam, Brunei tiếp tục tăng cường hợp tác về hải quân (GDVN)
Học giả quốc tế thay Việt Nam lên tiếng về biển Đông? (TVN)
Mỹ, Nhật truy cập căn cứ quân sự Philippines, tiền đề cho 1 liên minh (GDVN)   —Chông chênh Đông Á sau Brunei (SGTT)
Philippines “thách đấu” Trung Quốc ở Biển Đông? (VnM)   —-ASEAN không thể lớn mạnh nếu không giải quyết vấn đề Biển Đông (GDVN)
Phương Đông: Máy bay của Nhật, Việt Nam chưa có công nghệ véc tơ TVC (GDVN) -”Mục đích thực sự nhập khẩu Su-35 của Trung Quốc không phải là động cơ 117S và radar Irbis-E, mà là tên lửa siêu xa K-100, trang bị cho J-20″.
ASEAN nỗ lực phòng chống sốt xuất huyết -(RFA)
Chính trị – kinh tế: chiếc cầu đã gẫy  (RFA) -Việt Nam luôn bảo lưu quan điểm chính trị và kinh tế không cần thiết phải song hành trong khi khái niệm này được thế giới chứng minh ngược lại.-PV TS Phạm chí Dũng.
Ngoại trưởng Úc can thiệp cho các tù nhân lương tâm Việt Nam -(RFA)   —Tai nạn giao thông tăng cả về số vụ lẫn số người chết -(RFA)
Video: CSGT HN trả lời báo chí vụ “bán giấy phép xe vào đường cấm”(GDVN)   –Phó Cục trưởng Cục CSGT nói về chuyện CSGT nhận “mãi lộ” (GDVN)
Bộ trưởng không nên giật mình (TVN)   —Mới ra tỉnh đã quên mình ‘chân quê’? (TVN)   —Chính phủ kiên định với các mục tiêu kinh tế (VNN)
Thủ khoa rót nước, pha trà (VNN)   —Phí đường bộ xe máy HN: 50.000 và 100.000 đồng (VNN)
Lỗi của ai ? (TN)
Mua thêm vũ khí củng cố quốc phòng  (NLĐ) -Ngoài đề nghị Chính phủ xem xét tăng hỗ trợ nông dân, hạ mức đóng bảo hiểm tự nguyện, đa số cử tri còn đề nghị củng cố quốc phòng để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

Tinh thần của một cuộc nổi dậy (Viettusaigon -RFA)
“ÔNG TRỜI CON” ĐINH ĐỨC LẬP RA QĐ SA THẢI NHÀ BÁO HỮU NGUYÊN (Tễu)
GIẾNG CỔ SA MẠC VÀ ÔNG CHỦ BÚT BÁO “NĂNG LƯỢNG MỚI” (Nguyễn tường Thụy)

Lao động sáng tạo ra con người  -Đức Thành- Boxitvn

Nền kinh tế cực kì bất bình đẳng của Trung Quốc  -Victor Shih, The Diplomat -Boxitvn

Định hướng Trung Quốc?  -Alan Phan -(Boxitvn) – Đồng Đăng đây, nọ Bình Tường/ Song song đôi mặt như gương với hình  / Bên ni biên giới là mình  /Bên kia biên giới cũng tình quê hương… (Thơ Tố Hữu)

Kinh tế

Thái Lan: Tư nhân quyết định giá gạo bán ra-(RFA)  —Bán cổ phần, Habeco có bị Carlsberg “nuốt gọn” như Huda Huế? (GDVN)
Sau một đêm, mất hàng trăm tỷ đồng (TP)   —Ai bảo lãnh Chủ tịch Vĩnh Hưng vay hàng trăm tỷ? (VNN)  —-DN thây ma, vật vờ đi đòi nợ (VEF)
Chứng khoán dập dềnh theo vốn ngoại (VEF)   —-Vận hạn DN nhà Cường đô la (VEF)
Mỗi tháng giảm gần 20.000 thuê bao điện thoại cố định (TN)

Thế giới

Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu Ngoại trưởng Triều Tiên “ngồi tại chỗ”  (NLĐO) – Ngoại trưởng Triều Tiên Pak Ui Chun đã được yêu cầu “ngồi tại chỗ” khi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry phát biểu tại Diễn đàn An ninh ASEAN tại Brunei ngày 2-7.
Tổng thống Morsi bác bỏ tối hậu thư của quân đội-(RFA)   —Ai Cập: Biểu tình gia tăng, ‘lộ đồ’ của quân đội bị tiết lộ (VOA)   —-Các phe phái Ai Cập xuống đường (BBC)  —Ai Cập : Quân đội đứng về phía nhân dân (RFI)
Edward Snowden xin tỵ nạn ở hơn 20 quốc gia(VOA)   —-Bắc Triều Tiên không từ bỏ hạt nhân cho đến khi Hoa Kỳ hành động(VOA)
Indonesia: Động dất ở tỉnh Aceh làm 6 người thiệt mạng(VOA)   —Một bé gái Campuchia chết do cúm gia cầm -(RFA)
Bắt lượng ma túy trị giá 400 triệu đô la vùng sông MeKong-(RFA)   —-Thế giới chưa sẵn sàng đối phó với việc đô thị hóa nhanh chóng(VOA)
Hoạt động gián điệp : các nước nói tiếng Anh là những bậc thầy(RFI)

Văn hóa – XH-MT-Giáo dục – Khoa học

Tại sao nữ sinh lớp 12 tự tử vì Facebook? (TVN)
Người thầy không bằng cấp luyện 70% sĩ tử đỗ đại học (VNN)


Maggie Q – sao gốc Việt khởi nghiệp bằng cảnh nóng (Zing)===>>>
Bắt kẻ táo tợn vào nhà giật dây chuyền (PLTP)
Dùng hóa chất tái chế bún (TN)
Ô tô gặp nạn, dân thản nhiên hôi của  (VNN)
‘Bác sỹ bảo phải có 70 triệu không cháu sẽ chết’ (VNN)
Bọn buôn người ngày càng tàn độc (TN)

Cò lao động lộng hành (NLĐ)

 

Tinh thần của một cuộc nổi dậy

Trong nửa giờ đồng hồ, trong lúc các giám thị đang ngồi chễm chệ xem những trại nhân nhễ nhại mồ hôi, những con người bị bỏ đói và bị đánh đập tranh nhau quả bóng làm trò vui cho các quản giáo, bất ngờ, một cuộc nổi dậy đồng loạt và có tính toán của trại nhân đã khiến cho giới chức, cán bộ công an phải tá hỏa, giật mình.
Một cuộc nổi dậy có tổ chức, có tính toán và có hệ thống khoa học chứ không đơn thuần là một cuộc nổi dậy mang tính bản năng để đòi khẩu phần ăn như các đài, báo trong nước loan tin.
Vì sao lại nói đây là cuộc nổi dậy có hệ thống, có tổ chức và không mang tính bản năng?
Có lẽ phải nhìn lại lịch sử trại giam của chế độ Cộng sản Việt nam, một lịch sử đầy máu và vết đen bởi kiểu giam giữ dựa trên tinh thần áp đặt và đòn tra tấn, biệt giam, thậm chí thủ tiêu.
Chính vì cách quản lý tù nhân, trại nhân như thế này đã đẩy các tù nhân, trại nhân đến một lựa chọn duy nhất: sống hay là chết.
Nếu muốn sống thì phải tuân phục, phải im lặng và cắm cúi làm việc chờ ngày mãn hạn, nếu ngược lại, có thể bị đánh chết, bị thủ tiêu bất kì giờ nào.
Mạng sống con người trong các trại cải tạo, nhà tù còn bé hơn cả con kiến, con ong, dù có bị bỏ đói, có bị cắt xén phần ăn hay bị đánh đập, cách duy nhất để tồn tại là nghiến răng chịu đựng và duy trì sự sống để trở về (đương nhiên, không ít người khi về đến nhà, sống được vài tháng rồi cũng chết vì quá trình đói khát, ủ bệnh nơi nhà giam, trại cải tạo).
Và, một điểm đặc biệt khác giữa nhà tù Cộng sản với nhà tù Tư bản là: Với nhà tù Cộng sản, chớ dại mà đòi quyền lợi dù rằng quyền lợi đó rất nhỏ. Với nhà tù tư bản, quyền lợi tù nhân dường như không cần phải quan tâm nữa, họ chỉ quan tâm đến vấn đề ngày tháng để được tự do bay nhảy ngoài cuộc sống.
Đó là một thực tế. Và đó cũng là lý do vì sao mọi tù nhân ở Việt Nam thời Cộng sản đều không dám đề xuất bất kỳ một yêu cầu nào, dù là rất nhỏ, họ sợ bị cán bộ chú ý, bị cán bộ thù vặt. Mà cái thù vặt của cán bộ quản lý lại tương đương với một mạng sống tù nhân.
Mãi cho đến một, hai tháng trở lại đây, đùng đùng xuất hiện một Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực suốt gần một tháng trời, để rồi hàng loạt các bạn bè ở hải ngoại và trong nước cùng đồng hành tuyệt thực bày tỏ thái độ ủng hộ ông.
Kết quả, nhà cầm quyền phải nhượng bộ, nghe theo yêu cầu của TS luật Cù Huy Hà Vũ. Điều đáng nói là sau vụ tuyệt thực của TS luật Vũ, có nhiều tù nhân, trại nhân bắt đầu tuyệt thực để đòi quyền trong nhà tù, nhà cầm quyền buộc phải xem xét lại vấn đề và nhượng bộ.
Có thể nói rằng sự kiện TS Vũ tuyệt thực là một cú châm ngòi kích hoạt vào bầu nhiệt huyết và ý thức dân chủ vốn ngủ quên trong mỗi người, đặc biệt là những tù nhân, trại nhân, nơi bị xếp vào tầng đáy xã hội bởi sự đối đãi còn tệ hơn cả thú vật.
Và đương nhiên, lần nổi dậy ngày 30.6 của trại nhân phân khu 1, Xuân Lộc là một cuộc nổi dậy có tổ chức, có ý thức dân chủ và có tính toán.
Sở dĩ nói đây là cuộc nổi dậy có tổ chức vì chí ít, nó phải có cái lõi tư tưởng bên trong, có người khai thông tư tưởng cho các trại nhân để họ thấy rằng sống trong thế giới con người không phải thế, mặc dù là một tù nhân, nhưng không thể đối đãi với tù nhân như là đối đãi với súc vật như vậy.
Và, nói họ nổi dậy có tổ chức bởi hai dấu hiệu: Tính toán để bắt và khống chế giám đốc trại; Cách hành xử đối với giám đốc trại để thương thuyết.
Nói về sự tính toán của các trại nhân, có lẽ không cần bàn thêm, vì đối tượng bắt giữ để thương thuyết của họ là giám đốc trại. Và phải nhớ là trong trại Xuân Lộc có đến 3 phân khu, mỗi phân khu cách nhau hơn một ngàn mét, đó là tiêu chuẩn của nhà tù Cộng sản.
Mỗi phân khu có một phân khu trưởng, ba phân khu trưởng này quản lý điều hành phân khu của mình dưới sự chỉ đạo của giám đốc trại.
Và, trong trại, giám đốc giống như một hoàng đế, ngay cả những cán bộ cấp thấp cũng ít có cơ hội gặp ông ta chứ đừng nói gì đến tù nhân, trại nhân, ngoại trừ một số ngày đặc biệt như lễ Tết, đại xá, đặc xá, ông ta xuất hiện chiếu lệ rồi biến ngay tức khắc.
Nhưng, lần này, ông giám đốc trại đến ngồi ghế danh dự để xem bóng đá, xem những trại nhân (mà trên một nghĩa nào đó là vật nuôi của ông ta) tranh giành trái bóng, tranh giành giải thưởng (có lẽ là vài gói thuốc, vài lạng thịt hay lon bia, vật phẩm “cao quí” và xa xỉ không chừng!).
Không còn thời cơ nào để hành động tốt hơn thời cơ này, những tù nhân, trại nhân đã hành động đúng lúc, đúng địa điểm và họ thành công. Họ buộc viên thiếu tướng công an phải đích thân đến thương thuyết với họ.
Mặc cho hàng ngàn công an, hàng ngàn tay súng đang chĩa mũi súng, họ thản nhiên thương thuyết để đạt mục đích của mình, đó là bước tiến quá lớn cho các trại nhân, tù nhân Việt Nam thời Cộng sản!
Song hành với việc thương thuyết là việc bắt giữ giám đốc trại, không cần phải bàn luận gì về sự giận dữ của trại viên đối với kẻ chuyên ra lệnh tay chân bộ hạ đánh đập mình, và cũng không cần bàn thêm về cơn uất hận của họ đối với kẻ đầu sỏ cắt xén phần ăn, ép chế tù nhân, trại nhân.
Ban đầu, dư luận theo dõi xem ông giám đốc trại giam bị đánh đập ra sao, sống hay chết. Và một lần nữa, dư luận bất ngờ trước việc ông giám đốc nói rằng ông không hề bị xử tệ, không hề bị đánh đập, không những thế, ông còn được quyền thuyết phục, thương thuyết với trại nhân, tù nhân.
Điều này cho thấy các tù nhân, trại nhân đã rất tỉnh táo, hết sức tử tế đối với ông ta, nó cũng cho thấy việc bắt giữ này có tính toàn bài bản, có chiến thuật, chiến lược và có dự tính về kết quả.
Hay nói cách khác, bên trong cuộc nổi dậy này có một cái lõi tư tưởng. Nhưng để tìm ra nó, e không phải là dễ!
Với tinh thần như vậy, rất có thể, cuộc nổi dậy ở Xuân Lộc, Đồng Nai sẽ là bước khởi đầu, là cú châm ngòi mới cho hàng loạt các cuộc nổi dậy sau này.
Điều đó khó tránh khỏi, vì trong trạng huống đất nước hiện nay, mọi thứ đều mang tính bất công, và mọi sự bất công đều là nguyên nhân các cuộc nổi dậy!

GIẾNG CỔ SA MẠC VÀ ÔNG CHỦ BÚT BÁO “NĂNG LƯỢNG MỚI”

(phiếm đàm về chuyện nhiễm độc nước giếng cổ của nhà báo Nguyễn Như Phong)
.
Giếng cổ Messaoud. (ảnh của báo Petro Times)
.
Theo báo “Năng Lượng Mới” (30/6/2013), nhà báo Nguyễn Như Phong, chủ bút của báo (Petro Times), trong chuyến công tác sang Algieri đã đến thăm chiếc giếng cổ hơn 1000 năm tuổi ở thị trấn Hassi Messaoud, thuộc Algerie. Bản tin cho biết, ông Như Phong “>đã múc nước giếng từ độ sâu hơn 50 mét lên và rửa mặt, rồi nhấp thử một ngụm. Thấy mặn như nước biển, ông nhổ đi”.
Ngày hôm sau, trên đường trở về Việt Nam, mặt và đầu ông sưng vù, hai bàn tay sưng quá to, không thể cầm nắm được nữa… Và tất cả những chỗ trên người dính nước đều bị sưng rất to”.
***
Có rất nhiều câu hỏi đặt ra cho tai nạn của ông và sự nhanh nhảu của bổn báo, nơi ông làm chủ bút.
Không hiểu tại sao báo của ông chủ bút lại “kịp thời” loang tin ngay lập tức như thế? Để nói lên cái sự xông xáo của ông chủ bút chăng? Hay họ muốn ghi công thành tích “người đầu tiên phát hiện ra… độc tính của nước giếng cổ ngàn năm”?
Theo mình, đáng lẽ ra lính của ông (mà toàn gọi ông bằng bố) phải giấu kín chuyện này đi chứ.
Bỡi vì, đây là tại nạn bất cẩn do cá nhân ông tự gây ra cho mình. Và, đây cũng là một chuyện đáng xấu hổ đối với ông. Ai lại nhanh nhảu đi “khoe” cho thiên hạ biết ngay lập tức như vậy?
Vì sao lại là chuyện đáng xấu hổ ? Hãy đặt câu chuyện của ông như một tai nạn không đáng có khi đi công tác. Một tai nạn chỉ có thể xảy ra ở người trẻ, non nớt mới vào nghề (dân gian gọi là “ngựa non háu đá”).
1) Xét v khía cnh nghip v:
Ông Như Phong được biết đến như là một “nhà báo kỳ cựu”. Ông cũng là nhiều “nhà” khác như, “biên kịch điện ảnh tài ba”, “nhà văn chuyên về mảng phim vụ án”,… Cái vốn mà ông có được trong thời gian dài làm phóng viên và sếp phó của báo An Ninh Thế Giới.
Nghĩa là ông đã tích lũy được cả những kinh nghiệm, kỹ năngvề “nghiệp vụ điều tra” của một sỹ quan an ninh. Khi đứng trước một “giếng cổ có ngàn năm tuổi” ở một xứ sở còn bí ẩn với những truyền thuyết mang tính huyền thoại của sa mạc Sahara, ông phải coi đó là một “đối tượng” bắt buộc phải áp dụng kỹ năng… “điều tra” chứ.
Một cái giếng không cổ thông thường ở Việt Nam chỉ có sâu chục mét, lâu nay không sử dụng, cũng đã có thể gây chết người vì khí độc lưu cử rồi. Một nông dân thất học nhưng có kinh nghiệm cũng biết được điều đó.
Vậy, ông Như Phong phải hiểu “nước giếng cổ” ở độ sâu 50 mét; ở một vùng sa mạc bí ẩn; mới được phát hiện,… thì mẫu nước của nó sẽ phải được coi như là một “vật chứng”, một “tư liệu”, một “tiêu bản” đáng nghi ngờ, đối xử với nó phải cực kỳ thận trọng. Đằng này ông lại “múc uống” và “rửa mặt” tự nhiên tựa như ở cái giếng… trong sân nhà mình !? Hết biết!
2) Xét v v trí là “mt du khách”:
Dù báo không đưa chi tiết, nhưng khi đến thăm một giếng cổ có tuổi 1000 năm, nhất định ông Như Phong không đi một mình. Vậy thì ông phải hỏi người chủ, hoặc người địa phương, hoặc người dẫn đường đưa ông đến xem cái giếng cổ. Hỏi về thông tin liên quan đến cái giếng đó chứ? Như là, “hiện tại người dân (ông/bà) có dùng nước giếng trong sinh hoạt hằng ngày không?” Rằng, “tôi có thể dùng thử nước giếng được chứ?” Những câu hỏi thông thường, tối thiểu của một khách du lịch với gai-tua!
Hay tại ông Như Phong quá chủ quan hoặc quá liều mà bỏ qua những kỹ năng giao tiếp thông thường đó?
3) Xét v khía cnh văn hóa ng x vi di tích:
Bài báo viết: “ với bản tính thích tìm hiểu và cái gì cũng phải tới tậncùng” nên ông Như Phong đã “múc nước giếng để rửa mặt…”. Đó không phải là một tính tốt. Bản tính đó, không thể lúc nào cũng có thể áp dụng. Ít nhất là trong ngữ cảnh đứng trước một “giếng cổ”.
Đã là giếng cổ, dù mới phát hiện, thì đó là một di tích lịch sử-văn hóa. Khi mình là du khách thì cần phải hiểu biết tối thiểu cách ứng xử đúng với di tích nói chung.
Giếng cổ có 1000 năm tuổi. Một ngàn năm qua mà nước trong giếng cổ ấy vẫn còn thì nó là thành phần tạo nên sự độc đáo của di tích. Du khách không được phép và không thể sử dụng như nước của các giếng sinh hoạt thông thường, dù đang… khát.
Thử hỏi, nếu là nước giếng đó dùng được, hàng ngàn (rồi có thể hàng triệu) du khách đều ứng xử như thế thì còn gì là di tích?
Điều này, nói ra ở Việt Nam thì nhiều người cho là buồn cười. Bỡi vì ở Việt Nam, hành vi ngồi, trèo, nằm, dẫm đạp,… lên di tích và “vặt lá hái hoa” trong khu di tích là rất phổ biến. Thậm chí đã trở thành thói quen bình thường của người Việt. Điều mà các nước văn minh phát triển, là cấm kỵ và thậm chí bị phạt nặng, nếu vi phạm.
Tóm lại là vụ tai nạn vì “nước giếng cổ ngàn năm” của nhà báo Nguyễn Như Phong chẳng hay ho gì mà lại nhanh nhảu và hoan hỉ tương lên mặt báo như thế! Vụ tai nạn đó phơi bày cái thiếu và cái thừa mang tính xấu cố hữu của người Việt trong văn hóa ứng xử; sự hiểu biết tối thiểu cần thiết đối với di tích và ý thức bảo tồn di tích của người xưa để lại!
Đây là bài học chung cho tất cả người Việt khi đi ra nước ngoài cũng như đứng trước một di tích lịch sử văn hóa!
.
01/07/2013
Sao Hồng
P/S: Hôm nay vô lại trang “Năng Lượng Mới” đã thấy cập nhật “tiêu đề” với cái kết “… nhà báo Nguyễn Như Phong đã được đưa thẳng vào Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM. Các bác sỹ ở khoa cấp cứu đã ngay lập tức tiến hành “tẩy độc” và hiện sức khỏe của ông đã tạm thời ổn định.
Cha đẻ của phim “Bí mật Tam giác Vàng” lấy làm cảm kích và bày tỏ lòng biết ơn với các y bác sỹ ở khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy vì đã giúp ông vượt qua cơn đau khủng khiếp “.
Chúc cho nhà báo Nguyễn Như Phong mau chóng bình phục. Ông cũng nên tiếp tục theo dõi và kiểm tra độ phóng xạ trong người ông. Các giếng cổ ở xứ Trung Đông rất hay bị nhiễm xạ đấy!
.
Nhà báo Như Phong và người lính Algerie bảo vệ giàn khoan PVD-11 (ảnh của báo Petro Times)
.
Nguồntham khảo:
.
.
.

Nền kinh tế cực kì bất bình đẳng của Trung Quốc

Victor Shih, The Diplomat
Phạm Nguyên Trường dịch
Tốc độ phát triển với hai chữ số không che đậy được sự kiện là nền kinh tế do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc đang bỏ lại phía sau phần lớn công dân của họ.
Trong cuộc thảo luận với các doanh nhân trong chuyền viếng thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Barack Obama tuyên bố một cách lạc quan rằng: “Cùng với với giai cấp trung lưu đang ngày càng tăng lên, tôi tin rằng trong những năm sắp tới chúng ta có thể tăng gấp đôi lượng hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc và tạo thêm việc làm ở nước Mĩ.” Chắc chắn, đấy là kì vọng hợp lí. Khi tổng thu nhập trên đầu người của các nền kinh tế châu Á khác, như Nhật Bản và Hàn Quốc, đạt mức 10.000 USD trên đầu người, tầng lớp trung lưu đông đảo quả thật đã xuất hiện.
Nhưng khi nhìn vào bên trong cỗ máy kinh tế, người ta mới biết rõ ràng ở Trung Quốc không có tầng lớp trung lưu đang phát triển với thu nhập và tiêu dùng ngày một gia tăng. Thay vào đó, đây vẫn là nền kinh tế bị chi phối bởi các công ty quốc doanh và những khoản đầu tư của nhà nước cùng hiện tượng bất bình đẳng đang gia tăng một cách nhanh chóng. Không những không có tầng lớp trung lưu thành thị ngày càng gia tăng, Trung Quốc lại đang chia tách thành một nhóm nhỏ thuộc tầng lớp thượng lưu, những người có thể thoải mái mua sắm những món hàng xa xỉ pẩm và đám quần chúng còn lại với những khoản thu nhập và tiết kiệm đang bị xói mòn bởi nạn lạm phát và những vụ tịch thu do nhà nước thực hiện. 
Báo cáo thống kê do chính phủ ban hành trong thời gian gần đây thể hiện rõ điều đó. Thứ nhất, năm 2010 thu nhập sau thuế của dân thành thị tăng 7,8% mặc dù kinh tế tăng trưởng gần 10%. Nhưng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng ở thành thị lại tăng 14,5%. Trong khi gia tăng tiêu dùng là tín hiệu tốt đối với nền kinh tế Trung Quốc thì mô thức tăng trưởng này lại cho thấy bất bình đẳng đang ngày càng rộng ra.
Tốc độ gia tăng lớn nhất là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, kể cả đồ trang sức (46%), đồ gỗ (37%), ô tô (34%) và vật liệu xây dựng (34%). Về cơ bản, những món hàng này liên quan đến chi tiêu của tầng lớp thượng lưu. Những món hàng “tiêu dùng” này chiếm tới 33% toàn bộ doanh số hàng tiêu dùng bán lẻ ở Trung Quốc. Quy mô lớn và sự tăng trưởng nhanh chóng của hàng xa xỉ phẩm hàm ý rằng thu nhập “xám” (chỉ những khoản thu nhập nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước – ND) trở thành quan trọng trong năm 2010, như báo cáo của Giáo sư Wang Xiaolu thuộc ngân hàng Credit Swiss đề xuất.
Trong báo cáo này, công bố năm ngoái và dựa trên công trình nghiên cứu các gia đình ở thành phố trong năm 2009, Wang thấy rằng gần 1,5 tỉ USD trong thu nhập “xám” không có trong báo cáo chính thức về thu nhập của các gia đình. Ông còn phát hiện ra rằng hơn 60% thu nhập “xám” này được dồn về cho 10% số gia đình thuộc tầng lớp trên. Những con số này còn chỉ ra rằng, trong khi thu nhập của những gia đình bình thường gia tăng khoảng 8% thì 10% số gia đình thuộc lớp trên có thể tăng tới 25%.
Những người mới tốt nghiệp đại học gần đây cũng không thuộc tầng lớp trung lưu đang gia tăng. Theo Bộ giáo dục, chỉ có 68% sinh viên tốt nghiệp năm 2010 là tìm được việc làm ổn định mà thôi. Ngay cả những người đã tìm được việc làm ổn định thì lương cũng chẳng khá hơn hay thậm chí đôi khi còn thấp hơn lương của công nhận nhập cư trong các nhà máy. Nhưng khác với những khu vực còn lại trên thế giới, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kì diệu là 10% một năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng như thế lại không tạo được công việc làm lương cao cho những người có bằng đại học. Trong các thành phố lớn, những người có bằng đại học sống như “đàn kiến”, trong những phòng kí túc xá nhỏ tí, với bốn người trở lên trong một phòng.
Và xin đừng nghĩ rằng Trung Quốc có nền kinh tế thị trường năng động, các số liệu mới nhất cho thấy rằng trong số 27,8 ngàn tỉ nhân dân tệ đầu tư vào tài sản cố định thì 15 ngàn tỉ là đầu tư của các xí nghiệp quốc doanh hay đầu tư vào bất động sản. Nhiều công ty gọi là “công ty cổ phần” thực ra cũng là do nhà nhà nước kiểm soát. Như vậy, ít nhất, về mặt đầu tư, nhà nước vẫn nắm phần lớn. Trong khi đó những doanh nghiệp được nhà nước cấp vốn trong mấy tháng gần đây đã quốc hữu hóa các công ty trong ngành than, ngành chế tạo ô tô và thép, nghĩa là cạnh tranh và hiệu quả trong những lĩnh vực này có thể bị suy yếu do những khoản đầu tư lớn của nhà nước. 
Tại sao Trung Quốc lại có một nền kinh tế bất bình đẳng nghiêm trọng và bị nhà nước khống chế đến như thế. Ta sẽ có câu trả lời cực kì đơn giản, nếu xem xét kĩ hệ thống chính trị và lịch sử đương đại của Trung Quốc. Mặc dù các cuộc cải cách kinh tế đã tự do hóa thị trường hàng hóa và thị trường lao động, nhà nước vẫn tiếp tục nắm chặt nhiều định chế tài chính. Về bản chất, lĩnh vực tài chính thu tiền kiếm được từ trao đổi ngoại tệ và tiền tiết kiệm của các gia đình và chuyển cho các doanh nghiệp nhà nước do chính quyền trung ương hay địa phương kiểm soát. Do chẳng có mấy lựa chọn, người dân Trung Quốc buộc phải gửi tiền vào ngân hàng nhà nước và với tốc độ lạm phát hiện nay, họ sẽ được lợi tức âm vì nhà nước ấn định lãi suất tiền gửi thấp hơn tỉ lệ lạm phát. Trong khi đó, các công ty địa ốc với những mối liên hệ với chính quyền hay với các doanh nghiệp nhà nước có thể vay với lại suất gần như bằng không. Kết quả là hệ thống tài chính của Trung Quốc chuyển tài sản của người dân bình thường cho một nhúm doanh nghiệp nhà nước và những doanh nhân có liên hệ với chính quyền. Chắc chắn là các nước châu Á khác cũng đã từng theo mô hình cấp vốn như thế. Nhưng Trung Quốc theo mô hình này trong thời gian dài nhất. Trong khi đó chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ việc tự do hóa lĩnh vực tài chính sẽ diễn ra trong tương lai gần.
Ở địa phương, chính quyền địa phương thường tịch thu những tài sản lớn – đất và bất động sản – mà chỉ trả cho người dân những khoản đền bù thấp đến mức phi pháp. Bộ máy chính trị không cần giải trình và không có bầu cử, người dân bình thường chẳng làm được gì nhằm thay đổi những điều liên quan tới tài sản bị đánh cắp. Ngay cả những khoản chi tiêu phúc lợi đang gia tăng rất nhanh trong mấy năm gần đây cũng không bù đắp được việc chuyển những khoản thu nhập và tiền tiết kiệm – do chính sách của nhà nước tạo ra – từ những gia đình bình thường cho một nhúm người giàu có và có liên hệ với chính quyền.
Kết quả là các gia đình bình thường thực sự nghèo đi, theo nghĩa tương đối và thậm chí cả theo nghĩa tuyệt đối nữa. Trong khi tốc độ tăng trường dường như rất lớn, nhưng bản chất của tăng trưởng thì thay đổi theo thời gian. Ông Yasheng Huang thuộc trường Sloan Business School ở đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã viết trong tác phẩm Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc (Capitalism with Chinese Characteristics) rằng những năm 1980 là giai đoạn phát triển lành mạnh nhất ở Trung Quốc. Đấy là lúc người nông dân làm ra và bán các sản phẩm hàng công nghiệp nhẹ và nông phẩm cho thị trường hàng hóa vừa xuất hiện. Nhưng cuối những năm 1990, Trung Quốc tiến hành “tái cơ cấu” các ngân hàng của họ để những ngân hàng này có thể chuyển những khoản vay lãi suất thấp cho những công ty khổng lồ của nhà nước, sau những vụ kết hợp trong những năm 1990 những công ty này thậm chí còn lớn hơn trước. Sự tăng trưởng từ đó phụ thuộc vào xuất khẩu ròng và đầu tư của nhà nước và ngày càng ít phụ thuộc vào tiêu dùng cá nhân. Mặc dù sự phát triển như thế còn có thể tiếp tục trong một vài năm nữa, phần lớn người dân Trung Quốc sẽ chẳng được lợi lộc gì.
V. S.
Victor Shih là Phó Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Northwestern và tác giả của cuốn "Các phe phái và nền Tài chính ở Trung Quốc (Cambridge University Press).
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét