Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Tinh thần của một cuộc nổi dậy (Viettusaigon -RFA)
“ÔNG TRỜI CON” ĐINH ĐỨC LẬP RA QĐ SA THẢI NHÀ BÁO HỮU NGUYÊN (Tễu)
GIẾNG CỔ SA MẠC VÀ ÔNG CHỦ BÚT BÁO “NĂNG LƯỢNG MỚI” (Nguyễn tường Thụy)

Lao động sáng tạo ra con người  -Đức Thành- Boxitvn

Nền kinh tế cực kì bất bình đẳng của Trung Quốc  -Victor Shih, The Diplomat -Boxitvn

Định hướng Trung Quốc?  -Alan Phan -(Boxitvn) – Đồng Đăng đây, nọ Bình Tường/ Song song đôi mặt như gương với hình  / Bên ni biên giới là mình  /Bên kia biên giới cũng tình quê hương… (Thơ Tố Hữu)

Định hướng Xã hội chủ nghĩa là nông thôn hóa thành phố ? (Phương Bích)===>>
Thấy người ta ăn khoai, mình cũng vác mai đi đào (Nguyễn Thông)
Thu hút nhân tài (GS. Nguyễn đăng Hưng)Cái quan trọng là môi trường làm việc trong đó có chính sách đãi ngộ. Môi trường làm việc tại Việt Nam vẫn còn chưa ổn. Những giá trị khoa học (tôn trọng sự thật), tôn trọng dân chủ (đánh giá và giao việc đúng với thực tài) chưa được ý thức một cách đồng bộ. Cơ chế xin cho vẫn còn nặng nề và người trí thức chân chính có đầu óc độc lập thường không có chỗ đứng xứng đáng. Muốn thu hút người du học về nước, chính quền cần cải tiến tư duy lãnh đạo, cải tiến cơ chế vận hành theo hướng dân chủ hóa, lấy dân làm gốc chứ không lấy phe phái làm gốc…
Tương lai COC có sáng sủa? -GS. Nguyễn đăng Hưng :  Tôi bi quan hơn và cho rằng tập đoàn Tập Cận Bình sẽ trì hoản vô thời hạn ký kết về COC và nếu phải ký kết một hiệp ước COC mà tính ràng buộc không chặt chẻ, TQ sẽ chẳng bao giờ tôn trọng trên thực tế (NĐH)!
Đồng ý với lời của GS Hưng : Có ký hay không thì Trung cộng vẫn không bao giờ bỏ mộng thôn tính Biển Đông và điều có lợi để nối tiếp là TC. đã có “thực tế” một thành phố Tam sa ,thủ phủ là Hoàng sa của Việt nam- Chỉ chừng nào (thí dụ chơi thôi) TC với cái tình “tính tình tang” với ĐCS VN mà trả lại  Quần Đảo Hoàng sa và mấy Đảo chiếm ở TS , Ải Nam Quan cho Việt Nam  thì mới gọi là “Trung cộng có thiện chí Hòa bình” – Chừng mặt Trời mọc hướng Tây ,lặn hướng Đông thì TC mới  trả cho nhé.

SAI LẦM CHỒNG CHẤT SAI LẦM (TNM)

NHÂN NGÀY SÀI GÒN 2 -7-2013: THỬ NHÌN LẠI TỶ SỐ TRẬN ĐẤU TRONG 37 NĂM QUA

ĐẤT NƯỚC ANH HÙNG –HIẾN PHÁP LẠC HẬU (Đoithoai)
Giành lấy điều gì trong phiên tòa xử Luật sư Lê Quốc Quân? (TNCG)

Rosario phản pháo Vương Nghị ngay tại Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (GDVN)   —Biển Đông: Trung Quốc lại ngang ngược đòi “chủ quyền” Trường Sa (TTVN)
Philippines thúc giục Mỹ – ASEAN bảo vệ biển  (VNN) -Trước cáo buộc của Trung Quốc rằng, Manila đang tìm cách quốc tế hoá các tranh chấp lãnh thổ, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã kêu gọi sự tham gia mạnh mẽ, rộng lớn hơn giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ trong việc đảm bảo an ninh hàng hải khu vực.
Trung Quốc ‘cầu hòa’ ASEAN để chặn ‘Trục châu Á’ của Mỹ  (Infonet)   —ASEAN – Trung Quốc: Viễn cảnh ảm đạm về tương lai COC (SM)
Diễn đàn ASEAN: Trung Quốc vẫn khẳng định ‘chủ quyền’ toàn Biển Đông (SM)

Hoài nghi thái độ hòa dịu của Trung Quốc tại Hội nghị ASEAN (RFI)

Trò chơi trực tuyến: Không thể thấy khó quản là cấm(Infonet)   —-Hàng loạt tỉnh thành lập ban nội chính (VnEc)   —Có chỗ ở từ 15 m2 mới được thành “người Hà Nội” (VnEc)
VN học hỏi cách TQ làm kinh tế (BBC) -  Ông Vương Đình Huệ dẫn đầu một phái đoàn của Đảng đi thăm Trung Quốc để tìm hiểu các kinh nghiệm quản lý kinh tế.
Qua rán mà học để đi chung một xuồng :   -Kinh tế Trung Quốc sẽ có cú sụp đổ kinh hoàng? (CafeF)   —-Khủng Hoảng Tài Chánh tại Trung Quốc (Dainamax)
-Bong bóng tín dụng Trung Quốc bất ổn chưa từng thấy trong lịch sử (Songmoi)   —--Trung Quốc đói ăn và khát nước (Nguoiviet)
-Chính phủ vì dân ở Trung Quốc? (Diplomat -Phiatruoc)  —World Bank hạ dự báo tăng trưởng của TQ (BBC)
Mở lại tuyến du lịch biển Việt-Trung (BBC) – Tuyến du lịch biển duy nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc vừa mở lại sau khi gián đoạn hai năm.

VN: ‘Ngày càng công an trị’ (BBC)  -Nhà nghiên cứu có tiếng Adam Fford vừa có bài viết nói Việt Nam là ‘đất nước không vua’ và ngày càng trở nên ‘công an trị’.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo báo động về các vụ đàn áp blogger tại Việt Nam (RFI)  —-Việt Nam : Làn sóng bắt bớ blogger sẽ lan tràn ? -(RFI)   —-Ủy ban Bảo vệ Ký giả lên án Việt Nam tăng cường đàn áp blogger (VOA)
Thủ tướng: Sắp tới đóng thêm tầu ngầm Hải Phòng(ĐV)   —Hải quân Việt Nam nhận bàn giao lữ đoàn không quân (ĐV)
Công an hàng loạt tỉnh phản pháo Bộ trưởng Thăng (ĐV)   —PGS.TS Lê Cao Đoàn:Nháo nhác theo vàng là kinh tế rất kém!(ĐV)  —Bộ Tài chính chưa minh bạch Quỹ bình ổn xăng dầu(ĐV)   —-Riêng một tỉnh phải loại bỏ, dừng 20 dự án thủy điện(ĐV)   —Phân loại công dân: Đo diện tích để làm người Hà Nội(ĐV)
TPHCM: Sau cơn mưa chiều, đường phố chìm trong biển nước   (NLĐO)- Cơn mưa chiều 3-7 khiến nhiều tuyến đường lớn ở TP HCM bị ngập nặng, xe chết máy hàng loạt.  —Phố Tàu xuất hiện ngày càng nhiều (SM)
Thánh thất Cao Đài Long Bình, huyện Gò Công bị tấn công (RFA) -Những vị cai quan và một số tín hữu tại Thánh thất Cao Đài Long Bình, huyện Gò Công , tỉnh Tiền Giang, không theo Hội đồng Chưởng Quản, tức nhóm bị cho là của Nhà nước dựng lên, vào sáng ngày 3 tháng 7 bị một nhóm người đến phá cửa Thánh thất, trói và bắt đưa đi.
VN hội nhập các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu: cơ hội và thách thức (RFA) -Gia Minh phỏng vấn tiến sĩ Võ Trí Thành

Bắc Trung Nam – Đấu tranh tự do dân chủ công khai: Nỗi sợ hãi luôn ám ảnh ĐCSVN  -(Danluan)

Việt Nam: “Lãnh tụ” và “Đội ngũ chính trị” – thiếu vắng yếu tố nào?  -(Danluan)

Phạm Dzũng – Việt Nam thiếu vắng lãnh tụ?  -(Danluan)

Victor Shih – Nền kinh tế cực kì bất bình đẳng của Trung Quốc  -(Danluan)

Văn Choé – Ngân hàng nhà nước có nên đi buôn vàng?  -(Danluan)

Đào Tuấn – Bộ trưởng không nên giật mình  -(Danluan)

Nguyễn Vạn Phú – Từ chuyện gạo của Thái Lan  -(Danluan)


KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

QUỐC TẾ

Trung – Nga sắp tập trận chung tại biển Nhật Bản -(RFI)   –Mỹ trừng phạt một tướng Miến Điện vi phạm cấm vận vũ khí -(RFI)

Định hướng Xã hội chủ nghĩa là nông thôn hóa thành phố?


Đang lướt FB thì tình cờ thấy cái này. hay hay, trưng lên để bà con xem cho vui. Chắc chắn nó có nhan nhản ở khắp nơi, mà trong lúc hối hả ngược xuôi giữa dòng đời, chúng ta chả có thời gian để ý tới
 
 
Ha ha! Phong trào nông thôn hóa thành phố! 
Không hoang tưởng tý nào. Mới năm 2010 đây thôi, UBND TP Hà Nội đã dùng một cái quy định về việc thu hồi đất, để thực hiện dự án đầu tư và thu hồi đất, giao đất làm nhà ở nông thôn tại địa điểm dân cư nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội, áp dụng vào việc thu hồi đất chung cư ở Thành Công, Ba Đình, Hà Nội. 
Hóa ra, hơn 90 tòa nhà chung cư 5 tầng cũ của phường Thành Công, thuộc quận Ba Đình là địa điểm cư dân nông thôn đấy. Dân có thắc mắc thì chả biết thắc mắc với ai, vì chính quyền chưa bao giờ ra mặt đối thoại với dân.
 

Tương lai COC có sáng sủa?

NGUYỄN THIỀU QUANG

Thiện chí và lòng yêu hòa bình của Việt Nam quyết không thể là cái cớ để “Hoàn cầu Thời báo” xuyên tạc và chia rẽ tình đoàn kết giữa Việt Nam với ASEAN và các nước khác trên thế giới.
Tuyên bố chung Việt-Trung khi đề cập đến tranh chấp trên biển Đông có đoạn: “ Hai bên (ở đây là Việt Nam và Trung Quốc) tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên”. Lập trường mỗi bên là gì? Trung Quốc vẫn đòi chiếm hơn 80% diện tích biển Đông, còn phía ta vẫn khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Hai lập trường lửa và nước này liệu mất bao lâu mới có thể đi đến giải pháp quá độ? Phải cắt nghĩa rõ ràng như thế, ASEAN và thế giới mới không hiểu sai lệch thiện chí của Việt Nam thành “đi đêm” với Trung Quốc, hay Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương, mà bên cạnh đó, không căn cứ vào tinh thần đa phương như từ trước đến nay.

Ngoại trưởng Trung Quốc và ngoại trưởng Cam Pu Chia hỉ hả sau khi phá bỉnh hội nghị ASEAN 2012
Lại càng không thể xuyên tạc lập trường hòa bình của Việt Nam theo cách giải thích “mập mờ đánh lận con đen” của “Hoàn cầu Thời báo” ngày 25/6, gây chia rẽ giữa Việt Nam với các nước ASEAN và các nước khác, khi tờ báo này viết rằng: “Việt Nam khác với Philippines và Nhật Bản, nếu Trung Quốc và Việt Nam kiểm soát được va chạm trên biển thì biển Đông rất khó lòng bị làm rối” (?) Dĩ nhiên, việc Tuyên bố Việt-Trung không nhắc tới bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên (COC) và Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) có thể gây ra một số dư chấn. Sự vắng mặt hai công cụ pháp lý thiết yếu này đối với các cuộc vận động quốc tế cấp khu vực cũng như trên toàn cầu tại các văn kiện ngoại giao nhân tiếp xúc cấp cao Việt-Trung chỉ là một sự thỏa hiệp miễn cưỡng.
Sự thỏa hiệp đó, một mặt, cho thấy Trung Quốc yếu về pháp lý, lập luận “chủ quyền lịch sử” không thuyết phục được ai trong cuộc mưu chiếm 80% diện tích biển Đông, nên tìm mọi cách để gạt các văn kiện pháp lý ra khỏi các sinh hoạt quốc tế. Mặt khác, Trung Quốc có những phương tiện nhất định để đánh lạc hướng sự quan tâm của dư luận đối với những đòi hỏi chính đáng của các bên tranh chấp trên biển Đông. Dư luận rất hiểu nguyên nhân sâu xa, tại sao Trung Quốc muốn “bẻ đũa từng chiếc”, “bóp dồn” các tranh chấp vào khuôn khổ song phương mà không thừa nhận giải quyết vấn đề trên phạm vi đa phương.
Là chủ tịch ASEAN năm 2013 này, Brunei đã đưa vấn đề COC trở thành ưu tiên trong khi Singapore cũng “đeo bám” quá trình này và Indonesia đã hoạt động hậu trường trong nỗ lực thúc đẩy đàm phán COC. Cách đây hơn hai tháng, ngày 11/4, các ngoại trưởng ASEAN gặp nhau tại Brunei chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 22 vào cuối tháng Tư, ngoại trưởng Indonesia thông báo rằng, Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu đàm phán về COC mặc dù chưa có sự xác nhận chính thức từ Bắc Kinh. Ngoại trưởng Natalegawa gây sức ép lên Bắc Kinh bằng cách chỉ trích Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp đơn phương, vi phạm DOC.
Không lặp lại kịch bản 2012
Tại Thượng đỉnh ASEAN lần 22, Brunei đã sử dụng kinh nghiệm ngoại giao quan trọng nhằm đảm bảo sự đồng thuận về vấn đề biển Đông, không để lặp lại sự thất bại như trong hội nghị hồi tháng 7/2012 khi nước chủ nhà Campuchia không cho ra được một bản thông cáo chung. Mặc dù phần lớn nội dung bản tuyên bố của Chủ tịch ASEAN không có điều gì mới, chỉ lưu ý lãnh đạo các nước phải giao nhiệm vụ cho các ngoại trưởng tiếp tục phối hợp với Trung Quốc để sớm ngồi vào bàn đàm phán COC. Ngoại trưởng Philippines Rosario cho biết tranh chấp biển Đông là chủ đề chính trong cuộc thảo luận và ASEAN đã có sự đoàn kết cần thiết để thuyết phục Trung Quốc tham gia tiến trình COC.
Khi Nhóm công tác DOC gặp nhau tại Bangkok cuối tháng 5/2013, vấn đề COC đã được thảo luận chính thức lần đầu tiên, nhưng dưới một trương mục khá tù mù của nghị trình là “vấn đề khác”. Là điều phối viên quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Thái Lan đang tích cực mở đường cho các cuộc họp quan trọng vào các ngày mồng 2 và 14/8 tới nhằm tái xác định lại lập trường chung. Cuộc họp cấp cao đầu tiên nhằm xác định các lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Hẳn nhiên là cả hai bên đều quan ngại các tranh chấp biển Đông có thể làm lu mờ các quan hệ ASEAN-Trung Quốc.
Sau cuộc họp nói trên, Bangkok sẽ chủ trì một cuộc họp trù bị của các ngoại trưởng ASEAN tại Hua Hin để thảo luận về các quan điểm cũng như lập trường chung liên quan đến tranh chấp biển đảo. Thái Lan hy vọng vào cuộc họp các ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc đặc biệt sau đó vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tại Bắc Kinh để có thể khởi động đàm phán COC, vốn nhiều lần bị trì hoãn. ASEAN muốn đạt được một văn bản dưới hình thức Tuyên bố chung hoặc một tuyên bố trước khi kết thúc Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc vào tháng 10 sau đó, trước khi Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) sẽ nhóm họp.
Năm ngoái, Trung Quốc đã thỏa thuận với ASEAN về việc bắt đầu đàm phán về COC, nhưng diễn tiến trong sáu tháng đầu năm cho thấy tranh chấp Biển Đông tiếp tục phát triển theo hướng tiêu cực, tiến trình COC ít có triển vọng sáng sủa. Năm 2002, khi ASEAN và Trung Quốc ký DOC, các bên đều cam kết sẽ nỗ lực hướng tới COC. Nhưng phải chờ 10 năm sau, mãi đến cuối năm 2011 Trung Quốc mới đồng ý về nguyên tắc để bắt đầu các cuộc thảo luận về đề tài này. Tuy nhiên, từ giữa năm 2012, Trung Quốc lại gây khó khăn bằng cách loan báo “thời gian chưa chín muồi”. Năm nay các nước thành viên ASEAN rất hy vọng điều này sẽ không lặp lại!
____
Nguồn: http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/tuong-lai-coc-co-sang-sua

SAI LẦM CHỒNG CHẤT SAI LẦM

Đặng Chí Hùng
1-7-2013
Người ta thường biện minh cho những hành động sai lầm trong việc chống cộng nửa vời của mình rằng “Mình chống cộng nhưng không cực đoan”. Tuy nhiên xét cho đúng thì đây thực tế là những sai lầm chồng chất sai lầm. 
Như chúng ta vẫn biết, đối tượng trong cuộc đấu tranh dân chủ ở Việt Nam là nhân dân Việt Nam và đảng cộng sản. Đảng cộng sản ngăn cản bằng mọi cách sự dân chủ hóa ở Việt Nam. Bằng chính sách độc tài, đảng cộng sản đã bóp nghẹt tất cả những tiếng nói tự do.

Chính bởi vậy, đấu tranh với đảng cộng sản chỉ có con đường lật đổ đảng cộng sản mà thôi. Hơn thế nữa, chưa bao giờ đảng cộng sản có công với dân tộc Việt Nam, do đó chống đảng cộng sản không có khái niệm cực đoan hay không cực đoan mà chỉ tồn tại khái niệm “ triệt để “ hay “nửa vời “ mà thôi. Trong bài viết này, tôi xin phép chỉ ra một số sai lầm cơ bản đã chồng lên sai lầm của một số người được cho là “lề trái” để chúng ta có cái nhìn nhất quán hơn trong việc đấu tranh với cộng sản.


Đầu tiên là vấn đề Hiến pháp. Như chúng ta đã biết, cộng sản chủ trương dùng độc tài trị để có thể tham nhũng và vơ vét của nhân dân. Cộng sản bất chấp mọi thủ đoạn để có thể tiếp tục độc quyền. Như vậy khi đấu tranh đòi sửa đổi hiến Pháp không thể đem chính Hiến Pháp sai lầm của cộng sản ra làm ví dụ được. 
Trong trường hợp này là 72 vị nhân sĩ trí thức đòi sửa đổi hiến pháp nhưng lại lấy ngay bản Hiến pháp 1946 của cộng sản ra làm chuẩn và nói đó là “Noi gương cụ Hồ”. Đây là một điều sai lầm, vì Hồ Chí Minh trong suốt thời gian cầm quyền chính không cho mở lớp, mở trường dạy luật đúng nghĩa. Theo cụ Bùi Tín phân tích thì đây chính là biểu hiện tiêu biểu cho sự độc tài của đảng cộng sản mà đứng đầu là Hồ Chí Minh.
Cũng liên quan đến việc sửa đổi hiến pháp và cũng lấy lời Hồ Chí Minh làm gương là một điều sai lầm. Tiến sỹ Nguyễn Quang A đã phát biểu trên RFI (1)cổ vụ cho quyền người dân được “đuổi chính phủ” nhưng lại kèm theo là việc dẫn lời Hồ Chí Minh làm gương. Trên thực tế thì Hồ Chí Minh đã là người tạo dựng nên một chế độ độc tài đảng trị như ở Việt Nam, chưa có người dân nào đuổi được Hồ và đồng bọn. Vậy tại sao phải lấy một tấm gương không có thật để làm gương cho dân chủ tự do?
Trong Bức thư của tướng hùm xám Đặng Văn Việt gần đây thì kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin để “trở lại với Bác Hồ”(2). Nhưng trên thực tế Đại hội lần 2 đảng Cộng sản Đông Dương tại chiến khu rừng núi Tuyên Quang, tái công khai đảng Cộng sản dưới danh xưng mới là đảng Lao động ngày 19-2-1951, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trường Chinh làm tổng bí thư. 
Trong đại hội này, Hồ Chí Minh đã phát biểu:
Về lý luận, đảng Lao động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin… lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam… Tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác-Lênin”. (Hồ Chí Minh toàn tập).

Chẳng những thế, cũng trong Đại hội này, Hồ Chí Minh còn nhiều lần tuyên bố:
“Ai có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được”. (Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào Cộng sản quốc tế, 2001, tr. 63.).

Như vậy thật không hiểu nổi là tướng Đặng Văn Việt nghĩ gì khi đã muốn bỏ Mác –Lê để lại ôm “Em của Mác – Lê” ?.
Ngoài việc sửa đổi hiến pháp ra thì nhiều phát ngôn và các bài viết của các tác giả được cho là “lề trái” cũng đã có những sai lầm thành ra mất giá trị của những nỗ lực đấu tranh. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh khi trả lời phỏng vấn BBC về vấn đề quân đội phải trung thành với đảng cộng sản hay không đã nói :
” Trước đây Hồ Chủ tịch chỉ nói quân đội phải trung với nước, hiếu với dân." Và "Lâu nay người ta nói học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mà sao bây giờ người ta lại muốn làm trái là thế nào? Sao lại thay đổi ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh?". 
Nhưng có một điều tướng Vĩnh lại quên rằng mặc dù Hồ Chí Minh nói như vậy nhưng chưa bao giờ Hồ đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu. Hồ đã xua quân đánh chiếm VNCH bất hợp pháp gây nên cảnh hoang tàn cho Việt Nam. Vậy đâu phải Hồ trung với nước với dân mà thực sự đang phản bội nhân dân, đất nước để chạy theo quyền lợi cũng như chủ nghĩa cộng sản quốc tế  mà thôi. Như vậy sai lầm của tướng Vĩnh theo cộng sản đã lại được chắp nối tiếp sai lầm.
Một sai lầm khác là của Trương Duy Nhất. Mặc dù được lăng xê lên là “Nhà báo đấu tranh cho dân chủ” nhưng thực tế Trương Duy Nhất đã có những hành động và phát biểu trái ngược với những gì được người đấu tranh cho dân chủ kỳ vọng. Sự việc Nhất bị bắt chỉ là một hành động dằn mặt của anh 3X đối với phe Bá Thanh của chú Lú. (Xem thêm bài viết “ Trương duy nhất chỉ khác một nửa “ (4). 
Trong bài viết này tôi xin nêu ra vài sự sai lầm của Nhất. Thứ nhất đó là việc Nhất cho rằng :“Một con rùa già ghẻ lở được thiêng hóa thành “cụ”. Chữ “Cụ” cũng được viết hoa kính cẩn như chữ “Người khi nói về cụ Hồ Chí Minh”, thì ý của Nhất đã rõ: gọi như thế là xúc phạm đến cụ Hồ Chí Minh. 
Đã là người đấu tranh cho dân chủ và tự do tại sao lại phải kêu gọi quỵ lụy một người như Hồ ? Hồ mới có mấy chục tuổi đầu mà dám tự xưng cha già dân tộc, xưng cụ với các bô lão. Như vậy Hồ có bất kính không ? Hồ tàn sát hàng triệu đồng bào Việt nam trong cải cách ruộng đất, mậu thân Huế hay giết chính vợ mình , không nhận con mình. Thậm chí Hồ còn tự bịa ra nhà báo Trần Dân Tiên để lăng xê mình. Những điều đó cho thấy Hồ không đủ tư cách gọi băng Cụ kính cẩn như Trương Duy Nhất hàm ý trong bài nói về Rùa Hồ Gươm.
Thứ hai , đó là trong hai cuộc phỏng vấn với RFI và BBC về Nguyễn Bá Thanh thì Nhất đã nói với RFI như sau:” Ông Thanh không có nhàn nhạt như các công chức khác mà dám nói dám làm.”(5). Và trên BBC như sau:” Trong con mắt của tôi, thì ông Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật cần có trong lúc này, kể cả về tính cách, lẫn tài năng và tư duy"(6). 
Qua đây có thể thấy là Nhất đã tìm cách lăng xê cho Bá Thanh một cách quá lộ liễu. Người dân chúng ta ai cũng biết Bá Thanh là tay chân của Trọng Lú, một tay cộng sản cỡ bự có xuất thân từ anh Chủ nhiệm hợp tác xã ít học. Và Bá Thanh chính là cộng sản gộc đồng thời là chủ mưu trong vụ án thất thoát 3.400 tỉ là 2003 – 2011. Giai đoạn đó Nguyễn Bá Thanh làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Trước đó, trong vụ án Phạm Minh Thông, người dân Đà Nẵng có bàn tán nhau về một danh sách nhận hối lộ mà dường như trong đó có Thanh. Và gần đây chính thanh tra chính phủ cộng sản đã và đang lên án việc lấp liếm của ông quan “hốt, hốt nữa, hốt mãi” Bá Thanh này. 
Thiết tưởng một  người mong muốn đổi mới không thể nào mong một người như Bá Thanh có thể thay đổi được Việt Nam như Trương Duy Nhất ca tụng trên BBC(6):” Tôi cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh là người làm được việc, nếu giao việc cho ông Thanh thì ông sẽ là nhân vật ít nhiều mang lại sự đổi thay chứ không u ám như bây giơ”.

Tôi viết bài này không có ý đánh phá hay bôi bác bất cứ ai. Nhưng rõ ràng trong công cuộc đấu tranh cho tự do, chúng ta không thể tiếp tục mắc sai lầm trong việc phân định phải trái. Đối với cộng sản không thể dùng lời viễn dẫn nhưng gì cộng sản nói vì “ đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”(7). Chúng ta phải dứt khoát với những gì thuộc về sai lầm quá khứ mới có thể có dân chủ tự do cho Việt Nam.
Đặng Chí Hùng 
1/7/2013.

________________
Chú thích:

(7): Lời cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Việt Nam: "Lãnh tụ" và "Đội ngũ chính trị" - thiếu vắng yếu tố nào?

Nguyễn Gia Kiểng
Dân Luận: Nhân việc bài "Việt Nam thiếu vắng lãnh tụ?" của Phạm Dzũng, Ban biên tập Dân luận đăng lại bài viết "Một bài học từ biến cố 30-4-1975" của ông Nguyễn Gia Kiểng viết từ tháng 4/2008 như là một ý kiến để tranh luận. Bài học mà ông Kiểng nhắc đến trong bài là bài học về sự thiếu vắng một đội ngũ chính trị của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Sự thiếu vắng này là một trong những lí do khiến lực lượng cộng sản, dù bị càn quét quyết liệt và chịu đựng những tổn thất ghê gớm về cả nhân lực và cơ sở, vẫn bám trụ được thành công, phát triển và giành thắng lợi. Ông Kiểng cho rằng, bản thân lực lượng cộng sản tuyên truyền thì dở và tổ chức thì "luộm thuộm", nhưng họ vẫn là "một đội ngũ chính trị" và trước mặt họ "không có một đội ngũ chính trị nào". Kết quả là họ thắng! Một điều quan trọng nữa mà ông Nguyễn Gia Kiểng cũng khẳng định, lãnh đạo tài giỏi - những lãnh tụ - "chỉ có thể đào tạo được trong sinh hoạt tổ chức". Tên bài viết được Dân luận đặt lại với mục đích nêu bật nhận định trên như một ý kiến để tranh luận.

Một bài học từ biến cố 30-4-1975

Ông chủ nhiệm báo Việt Luận hỏi tôi chúng ta có thể rút bài học nào từ biến cố 30-4-1975? Câu hỏi thực là khó. Có rất nhiều bài học lịch sử mà chúng ta có thể rút từ cuộc chiến tranh kết thúc ngày 30 tháng 4-1975. Tất cả đều là những bài học lớn cho cuộc vận động dân chủ hiện nay.
Nhưng trước hết xin có vài lời về những bài học lịch sử: phải rất thận trọng và khiêm tốn vì chúng thường sai. Tại sao ? Lịch sử rất quan trọng bởi vì cuộc sống của một quốc gia, cũng như cuộc sống của một người, chủ yếu là thực nghiệm. Tuy vậy chúng ta lại không thể thí nghiệm. Chúng ta không thể thử nghiệm sự sụp đổ hay sự phá sản của một quốc gia. Chúng ta không thể thử nghiệm trên đời sống của một dân tộc để xem cái gì sẽ xảy ra nếu thực hiện chủ nghĩa này hay chính sách nọ, như thế là vô trách nhiệm và cũng có thể là tội ác. Đó là sai lầm to lớn của các chế độ cộng sản. Họ đã đem số phận của các dân tộc để thử nghiệm một chủ nghĩa mà sau này thực tế chứng minh là rất sai. Lịch sử giúp chúng ta bù lại phần nào sự kiện không thể làm thí nghiệm, một thiếu sót nghiệt ngã trong cố gắng rút ra những kết luận cho tương lai. Cần nhấn mạnh là một phần nào thôi vì các biến cố lịch sử chỉ xảy ra một lần trong khi chúng ta không thể kết luận sau chỉ một lần quan sát. Vả lại các biến cố lịch sử cũng được nhìn và cảm nhận một cách khác nhau ở từng con người tùy góc độ quan sát và kinh nghiệm cá nhân. Như vậy muốn rút ra một bài học lịch sử thì phải cố gắng vượt ra khỏi chính mình để nhìn các biến cố lịch sử dưới nhiều góc khác nhau, so sánh với những biến cố tương tự đã xảy ra trong những điều kiện tương tự tại các nước khác. Và cũng phải phối hợp với những kiến thức mà sự chính xác đã được chứng minh qua thời gian. Rút ra những bài học lịch sử là điều không giản dị chút nào.
Sau sự dè dặt đó và trở lại với câu hỏi được đặt ra, bài học mà tôi chọn để rút ra là một bài học mà đáng lẽ ra chúng ta phải biết mà không cần có biến cố 30 tháng 4-1975 bởi vì nó là một kết luận của tất cả mọi khảo cứu chính trị học, xã hội học và tâm lý học và cũng đã được kinh nghiệm của mọi dân tộc chứng minh. Chúng ta chỉ đã không biết một điều bắt buộc phải biết. Một lý do khác khiến tôi chọn bài học lịch sử này trong rất nhiều bài học lịch sử quan trọng khác là vì, theo nhận xét của tôi, đó là bài học lịch sử mà sau 33 năm chúng ta vẫn chưa hiểu. Đó là đấu tranh chính trị bắt buộc phải có một tư tưởng chính trị và một đội ngũ chính trị. Cuộc chiến vừa qua trước hết là một cuộc đấu tranh chính trị. Nó cũng là lần đầu tiên mà người Việt Nam tàn sát nhau không phải chỉ để tranh giành quyền lực mà còn vì ý thức hệ. Tuyên truyền đã quan trọng hơn các trận đánh, lời nói đã có tác dụng hơn súng đạn.
*
Những năm cuối cùng của tôi ở Paris trước khi về nước cũng là những năm diễn ra hội đàm Paris để giải quyết chiến tranh Việt Nam. Lúc đó tôi lãnh đạo phong trào sinh viên và trí thức Việt Nam ủng hộ chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Ở cương vị này tôi đã được tiếp xúc thường xuyên và một cách thân mật với các yếu nhân VNCH sang tham gia hoặc quan sát hòa đàm Paris. Nói chung họ là những người hiểu biết nhất về chính trị của chế độ này. Khi về Việt Nam phục vụ, ít lâu sau hiệp định Paris, tôi cũng có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc và tìm hiểu môi trường chính trị VNCH. Nhận xét rất rõ rệt của tôi là những người cầm vận mệnh miền Nam lúc đó không biết ngay cả những kiến thức cơ bản nhất của đấu tranh chính trị và cũng không thấy cần phải học hỏi gì cả. Họ không phải là một đội ngũ và trong tuyệt đại đa số không phải là những người đấu tranh chính trị dù họ có thể giữ những vai trò chính trị rất quan trọng. Họ sống co cụm trong một môi trường nhỏ hẹp cách biệt với quần chúng, đa số chỉ có một hiểu biết rất sơ sài về lịch sử và văn hóa Việt Nam, thậm chí ngôn ngữ Việt Nam. (Điều này không có nghĩa là họ nắm vững văn hóa và ngôn ngữ Pháp hoặc Mỹ). Tất cả đều là những người mà sự may mắn hoặc hoàn cảnh tình cờ đặt vào địa vị lãnh đạo trong một thời gian ngắn, tương tự như những nhân viên tạm thời, và không ý thức được rằng mình không thể là một người lãnh đạo. Làm chính trị đối với họ chỉ là quen biết và giao tế. Họ hãnh diện, có khi huênh hoang, tuyên bố là không thuộc đảng nào và không làm chính trị. Kiến thức chính trị của họ, khi có, chỉ là những kiến thức rất đại cương và một vài bài báo. Không một ai có suy tư chiến lược về sự sống còn của chế độ. Tôi cũng không gặp một người nào thực sự tin tưởng vào dân chủ. Chính quyền VNCH là một chính quyền không có nhân sự chính trị, trong khi đó là lý do hiện hữu và điều kiện tồn tại của mọi quốc gia. Tình trạng này đưa tới những yếu kém khó tưởng tượng.

VNCH: điểm khai sinh
Hãy thử lấy một thí dụ. Tất cả mọi cấp lãnh đạo, dân sự cũng như quân sự, mà tôi có dịp trao đổi đều phục sát đất phe cộng sản là tổ chức tiếp vận giỏi. Họ nói Mỹ dội bom B52 như thế mà "nó" vẫn vận chuyển được đầy đủ vũ khí và lương thực từ hàng ngàn cây số cho một đạo quân đông tới mấy trăm ngàn người. Sự thực thì đảng cộng sản chỉ tiếp vận vũ khí cho lực lượng của họ ở phía Nam mà thôi; còn lương thực, khó vận chuyển gấp nhiều lần so với vũ khí, thì họ mua ngay tại chỗ và bằng vàng. Miền Nam không có mỏ vàng, cũng không ai đem vàng vào Việt Nam mà chỉ có những người đem vàng ra nước ngoài. Vậy mà miền Nam vẫn có rất nhiều vàng và giá vàng thấp hẳn so với thế giới. Vậy ai đem vàng vào Việt Nam nếu không phải lực lượng cộng sản? Đó là một cách tiếp liệu rất thoải mái. Một kilô vàng có thể nuôi một tiểu đoàn đầy đủ quân số trong một tháng. Liên Xô, nước đỡ đầu cho quân đội cộng sản cũng là nước sản xuất vàng số 1 trên thế giới vượt rất xa các nước khác. Khi tôi lý luận như vậy thì mọi người, hành chính cũng như quân sự, đều thấy là rất có lý. Nhưng họ nghe để biết rồi thôi. Đó không phải là việc của họ, dù họ có thể là tướng lãnh hay bộ trưởng. Họ chỉ như những công chức và chỉ lo công việc của họ. Nếu các chính quyền miền Nam ý thức được điều này và có biện pháp đối phó thì chắc chắn quân đội cộng sản đã rất khốn khổ.
Một thí dụ khác là cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân. Quân cộng sản đồng loạt tấn công trên khắp lãnh thổ nhưng chính quyền Sài Gòn bị bất ngờ hoàn toàn, tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng, các bộ trưởng và các tướng tá đang vui tết. Thế giới có lý do để khinh thường chế độ VNCH. Chính tôi lúc đó chỉ là một du học sinh tại Paris mà cũng thấy rất xấu hổ.
Đó chỉ là hai thí dụ trong hàng ngàn thí dụ khác. Sở dĩ có những sơ hở kinh khủng như vậy là vì những kết luận chiến lược, và những biện pháp cụ thể để thực hiện chúng, chỉ có thể có được nếu có một đội ngũ lãnh đạo ổn định, gắn bó và quyết tâm để cùng nhau theo dõi các chuyển động, thu thập và phân tích những dữ kiện và rút ra những kết luận. Nhưng VNCH đã chỉ có một lãnh đạo ô hợp không được sàng lọc, không thành đội ngũ, không gắn bó với nhau và do đó không có quyết tâm chung. Trái với một huyền thoại, phe cộng sản tuyên truyền rất dở và tổ chức rất luộm thuộm, tình báo của họ cũng rất kém. Nhưng họ là một đội ngũ chính trị và trước mặt họ không có một đội ngũ chính trị nào.
Không phải là những người lãnh đạo VNCH kém. Nếu xét từng cá nhân thì có rất nhiều người giỏi. Trình độ văn hóa nói chung của họ cao hơn hẳn các cấp lãnh đạo cộng sản. Đại đa số trong đời thường cũng là những người lương thiện. Vấn đề là họ chỉ là những cá nhân, không gắn bó trong một tổ chức. Hậu quả là mỗi người lo lấy mình, là chủ nghĩa luồn lách trong đó mỗi người, hay mỗi nhóm bè bạn nhỏ, cố gắng để khôn hơn những người khác, mỗi người chống tất cả, tất cả chống mỗi người. Trong trò chơi không ai có thể tin ai này người tốt cũng thành gian. Và thực tế đã như thế. Nếu miền Nam có một đảng cầm quyền thì tình thế sẽ rất khác. Những người "không làm chính trị" sẽ chỉ có những trách nhiệm chuyên môn, quyền lực chính trị sẽ ở trong tay một đội ngũ của những người gắn bó với nhau trong một số phận và một quyết tâm chung, lấy dân tộc và đất nước làm lý tưởng, coi sự sống còn của VNCH như cuộc chiến đấu của đời mình. Và họ sẽ có bản lĩnh chính trị cao. Tổ chức là môi trường hội nhập và là sức mạnh, nhưng cũng là một môi trường học hỏi và đào tạo, là nơi sản xuất và sàng lọc ý kiến. Nó cũng tạo điều kiện cho những quyết định và hành động mạnh bạo. Miền Nam không thiếu những người có thể và muốn là thành phần của một đội ngũ như thế, trong đó có những người đã có thể trở thành những cấp lãnh đạo xuất chúng, nhưng họ không có điều kiện để kết hợp với nhau. Kết quả là mặc dù có một khối lượng khổng lồ những người có tiềm năng, kể cả vô số bằng cấp đại học, với những kinh nghiệm để học hỏi hằng ngày, miền Nam vẫn thiếu nhân tài. Các cấp lãnh đạo tài giỏi chỉ có thể đào tạo được trong sinh hoạt tổ chức.
*
Trái với một huyền thoại, phe cộng sản tuyên truyền rất dở và tổ chức rất luộm thuộm, tình báo của họ cũng rất kém. Nhưng họ là một đội ngũ chính trị và trước mặt họ không có một đội ngũ chính trị nào.
» Nguyễn Gia Kiểng
Một đặc điểm của các chính quyền quốc gia là không có đảng cầm quyền. Tình trạng này rất không bình thường vì phản ứng tự nhiên trong sinh hoạt chính trị là phải có chính đảng. Ngay trong những thập niên đầu thế kỷ 20 việc đầu tiên của những người muốn đấu tranh giành độc lập là thành lập các đảng. Tại sao lại có tình trạng này? Đó là do một đặc tính bẩm sinh của chính quyền Quốc Gia Việt Nam, sau đổi thành Việt Nam Cộng Hòa. Chính quyền này không do đấu tranh mà có mà chỉ là một bộ máy thuộc địa do người Pháp để lại, và khi để lại họ chuyển giao quyền hành cho những cộng sự viên thân tín và đắc lực nhất của họ, nghĩa là những người không những không quan tâm tới chính trị mà còn thiếu cả ý thức quốc gia dân tộc. Họ không hề biết đến những vấn đề đặt ra cho một quốc gia và cứ tiếp tục làm việc như thường lệ, kể cả coi những người yêu nước như kẻ thù hay ít nhất như những phần tử phải phòng ngừa. Kết quả là họ ngăn cản sự ra đời và phát triển của các chính đảng. Mẫu người tốt trong các chính quyền quốc gia là mẫu người không có đảng phái và không quan tâm tới chính trị, có bằng cấp cao là tốt, có cha ông làm quan thời Pháp thuộc lại càng đáng tin cậy hơn. Dần dần hình thành một văn hóa chính quyền kỳ lạ trong đó lớp người cầm quyền không bận tâm tới đất nước. Họ cầm quyền như những quan chức ngoại quốc. Một thí dụ: tất cả các bộ trưởng giáo dục đều cho con cái đi học các trường tiểu học và trung học Pháp thay vì trường Việt mà không hề thấy ngượng. Ngô Đình Diệm không hề thay đổi tình trạng này. Ông là người do Pháp đưa lên cầm quyền để tiếp tục một chính quyền do Pháp để lại. Thái độ chống Pháp bề ngoài của ông chỉ là một sự dàn cảnh. Việc đầu tiên ông làm là truy lùng các đảng phái quốc gia như Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt. Sau khi người Mỹ lật đổ ông Diệm, họ đưa lên chính quyền những tướng tá chẳng có một văn hóa nào, chưa nói văn hóa chính trị, phần lớn xuất phát từ quân đội Pháp. Trong một chế độ dân chủ, sinh hoạt chính đảng là cốt lõi. VNCH được tổ chức như một nước dân chủ nhưng lại không có sinh hoạt chính đảng.
Không phải là miền Nam không có đảng phái, ít ra trong mười năm cuối hoạt động đảng phái không bị cấm, nhưng mười năm là một thời gian quá ngắn và bối cảnh cũng không thuận lợi. Hơn nữa các đảng phái cũ đều đã quá suy yếu và lỗi thời vì không đổi mới tư tưởng chính trị, trong khi các chính đảng mới cũng không phát triển được vì cùng một lý do: không có tư tưởng chính trị. Một ngộ nhận vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay trong phe đối lập là người ta cứ đinh ninh rằng có thể thành lập được một chính đảng mà không cần phải có một chủ thuyết chính trị, nghĩa là những định hướng lớn cho đất nước và các chiến lược để thực hiện chúng trong bối cảnh văn hóa, xã hội và lịch sử của mỗi quốc gia. Một chủ thuyết như vậy chỉ có thể là thành quả của một công trình nghiên cứu và suy tư tập thể lâu dài và nhức nhối. Người ta thấy chỉ cần một "chương trình hành động", và trong hầu hết mọi trường hợp chương trình hành động không khác bao nhiêu so với một bản danh mục rao hàng.
Những người cầm quyền trong phe quốc gia là những người được đưa lên cầm quyền chứ không phải đã giành được chính quyền. Họ đều không có tổ chức. Sau khi đã cầm quyền họ mới khám phá ra sự cần thiết của một đảng cầm quyền. Ông Nhu lập ra đảng Cần Lao, ông Thiệu lập ra đảng Dân Chủ, nhưng đều thất bại. Các chính đảng đúng nghĩa chỉ có thể thành lập được trong đấu tranh khó khăn cho một lý tưởng. Không ai có thể thành lập được một chính đảng đúng nghĩa sau khi đã có chính quyền. Cả ông Nhu lẫn ông Thiệu đã bỏ rơi các đảng vô tích sự mà họ lập ra - để cầm quyền với anh em, họ hàng và bè bạn - trước khi bị đánh đổ. Trước sau các chính quyền quốc gia vẫn có chung một đặc điểm ít được nhấn mạnh dù có thể là độc nhất trên thế giới: đó là những chính quyền không có đảng cầm quyền.
*
Sự kiện những người không thuộc một chính đảng nào được đưa lên cầm quyền và chọn những người không đảng phái làm bộ trưởng là một một điều quái đản xuất phát từ một tật nguyền bẩm sinh của các chính quyền quốc gia. Nó gây tại họa cho đất nước mà họ cai trị và đem lại thất bại cho chính họ, có khi thất bại bi thảm như trường hợp hai ông Diệm và Nhu. Nhưng với thời gian nó đã tạo ra cả một triết lý và một tập quán hoạt động chính trị: chủ nghĩa nhân sĩ. Đó là cách làm chính trị mà không tham gia một chính đảng nào, chỉ cố tạo uy tín cho mình để được biết đến, kể cả cầu cạnh các thế lực ngoại bang, và hy vọng sẽ có lúc thời vận đưa mình lên nắm chính quyền hoặc sẽ có ngày được mời tham chính. Các nhân sĩ cũng có thể không có bất cứ một hoạt động chính trị và một kiến thức chính trị nào nhưng vẫn mong có ngày được làm bộ trưởng, dân biểu, nghị sĩ. Nếu có một di sản của chế độ Việt Nam Cộng Hòa mà ta phải vứt bỏ một cách không nể nang thì chính là cái chủ nghĩa nhân sĩ này. Tiếc rằng chủ nghĩa nhân sĩ đã ăn rễ quá sâu. Có những người theo chủ nghĩa nhân sĩ mà không ý thức được. Rất nhiều người, trong cũng như ngoài nước, có học thức, có lòng với đất nước, có thiện chí, suy nghĩ lành mạnh và cũng rất muốn dấn thân nhưng không hề thấy nhu cầu phải tham gia một tổ chức chính trị nào cả.

VNCH: điểm kết thúc
Chủ nghĩa nhân sĩ vẫn còn tiếp tục cho đến nay trong môi trường Việt Nam hải ngoại và là lý do chính giải thích tại sao sau 33 năm chúng ta vẫn chưa có được một tổ chức dân chủ mạnh. Ngoài di sản VNCH cũng còn một lý do quan trọng khác. Đó là sự thiếu văn hóa tổ chức mà những người dân chủ trong nước cũng chia sẻ do hậu quả của một chế độ chuyên chính trong đó mọi kết hợp bị cấm đoán. Nhiều người cũng đã cố gắng thành lập tổ chức (đã có lúc người ta than phiền là có quá nhiều tổ chức chính trị) nhưng rồi đều khám phá ra những khó khăn không ngờ nên hầu như tất cả đều bỏ cuộc và triệt thoái trở lại tập quán nhân sĩ. Thực ra những khó khăn này chỉ không ngờ bởi vì chúng ta thiếu văn hóa chính trị và văn hóa tổ chức mà thôi, chúng chỉ là những vấn đề cổ điển của mọi tổ chức chính trị, hay chính đảng, đã được nghiên cứu kỹ và được trình bày trong nhiều tác phẩm. Thành lập một tổ chức chính trị có bao giờ dễ dàng đâu !
Phân tích các chính đảng không phải là mục đích của bài này. Chỉ xin tóm lược: đấu tranh chính trị bắt buộc phải có một tổ chức mạnh mới có hy vọng thành công; một chính đảng bắt buộc phải được xây dựng trên một tư tưởng chính trị và phải bắt đầu bằng một đội ngũ nòng cốt gắn bó và có bản lĩnh; trong những điều kiện lý tưởng nhất xây dựng một chính đảng cũng đòi hỏi ít nhất một hai thập niên. Xây dựng một chính đảng rất khó nhưng là điều kiện bắt buộc, nếu không thì hoạt động chính trị chỉ là vô ích, có thể còn có hại.
Tổ chức là môi trường hội nhập và là sức mạnh, nhưng cũng là một môi trường học hỏi và đào tạo, là nơi sản xuất và sàng lọc ý kiến. Nó cũng tạo điều kiện cho những quyết định và hành động mạnh bạo. ... Các cấp lãnh đạo tài giỏi chỉ có thể đào tạo được trong sinh hoạt tổ chức.
» Nguyễn Gia Kiểng
Theo tôi đó là bài học quan trọng nhất cần được rút ra từ biến cố 30 tháng 4-1975, một bài học mà đáng lẽ chúng ta đã phải biết mà không cần có biến cố này vì đó chỉ là một kiến thức cơ bản phải có ngay trong phản xạ của những người hoạt động chính trị. Ngày 30 tháng 4 đã chỉ nhắc lại sự thực hiển nhiên này, một cách rất tàn nhẫn. Những nạn nhân oan ức nhất chính là những quân nhân, công chức và cán bộ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Trong đại đa số họ là những người yêu nước, dũng cảm và đầy khả năng, một số đông đảo có tiềm năng lớn. Nỗi oan nghiệt của họ là đã không có được một lãnh đạo đúng nghĩa. Họ không đáng phải chịu số phận mà ngày 30-4-1975 đã dành cho họ.
*
Cũng xin được chia sẻ một bài học cá nhân bởi vì nó cũng là một bài học nhỏ trong bài học lớn này. Cho tới ngày 30-4-1975 tôi là một viên chức khá cao cấp của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đã chứng kiến đoàn quân cộng sản chiến thắng tràn vào Sài Gòn. Sự hân hoan và hãnh diện của họ chỉ có thể so sánh được với thất vọng và tủi nhục của tôi. Tôi nghe như có tiếng nói từ trong lòng mình: "thà làm lính trong một đạo quân chiến thắng còn hơn làm tướng trong một đạo quân chiến bại". Tôi vẫn hiểu và hành động như thế, nhưng lúc đó tôi hiểu một cách thấm thía lạ lùng. Hình như vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu như thế, thậm chí còn nghĩ ngược lại.
*
Chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nếu kể cả tiền thân của nó là Quốc Gia Việt Nam của Bảo Đại, cũng đã chỉ tồn tại được 27 năm và đã sụp đổ từ 33 năm rồi. Trong suốt cuộc sống ngắn ngủi đó, dù đã có rất nhiều người yêu nước và dũng cảm bỏ mình dưới lá cờ của nó, nó chưa bao giờ là một nhà nước Việt Nam đúng nghĩa. Nó do Pháp lập ra và cáo chung khi bị Mỹ bỏ rơi. Nó chưa bao giờ kiểm soát được cả lãnh thổ Việt Nam và cũng chưa bao giờ có được một lãnh đạo đúng nghĩa. Nó cũng là một chế độ rất tham nhũng, dù không tham nhũng bằng chế độ cộng sản hiện nay. Những người dân chủ và yêu nước không có lý do gì để thương tiếc chế độ này, càng không có lý do để lấy nó làm biểu tượng của cuộc đấu tranh vì dân chủ. Trong một giai đoạn, từ 1948 đến 1975, nó đã là một chọn lựa bất đắc dĩ để ngăn chặn sự thiết lập một chế độ cộng sản tại Việt Nam. Đó là một hợp đồng. Hợp đồng đó là tạm thời chịu đựng cái tồi dở để ngăn chặn cái độc hại. Nhưng cái tồi dở đã quá tồi dở và chúng ta đã không ngăn chặn được cái độc hại. Như vậy hợp đồng VNCH đã hoàn toàn chấm dứt. Cuộc vận động dân chủ hiện này là một cuộc đấu tranh hoàn toàn khác. Rút ra những bài học từ kinh nghiệm VNCH chỉ có ý nghĩa nếu có ích cho cuộc đấu tranh mới này. Bài học mà tôi đã chọn vẫn còn rất thời sự. Đáng buồn.
Nguyễn Gia Kiểng
(30-4-2008)

Văn Choé - Ngân hàng nhà nước có nên đi buôn vàng?

Giá vàng trong nước đã sụt xuống 3,7 triệu đồng/lượng, từ mức 4,1 triệu đồng chỉ trong vài tuần. Và ngân hàng nhà nước vẫn tiếp tục bán ra thị tường đến 1,5 tấn vàng trong phiên đấu giá gần đây nhất, hình như vào ngày 2 - 7. Vậy mục tiêu của ngân hàng nhà nước là gì? Tất nhiên không phải để điều tiết giá cả thị trường vàng trong nước. Bởi, nếu để điều tiết thị trường thì Ngân hàng nhà nước phải mua vào lúc giá thấp và bán ra lúc giá cao. Đằng này họ đã làm ngược lại. Vậy thì đúng là Ngân hàng nhà nước đã làm chức năng buôn bán vàng, tìm kiếm lợi nhuận. Ngân hàng nhà nước đã mua được vàng giá rẻ trên thị trường thế giới rồi bán ra trong nước thu hồi vốn và lãi. Việc làm này khá là dễ dàng bởi chênh lệch giá vàng trong nước luôn cao hơn thế giới 5 - 7 triệu đồng trên mỗi lượng và chính sách độc quyền xuất nhập khẩu vàng và độc quyền sản xuất vàng miếng được ráo riết thực thi!? Chính ngân hàng nhà nước không giấu diếm điều đó. Ông Thống đốc từng phát biểu không quan tâm đến điều tiết giá cả thị trường vàng. Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm toàn ngành ngân hàng, Ngân hàng nhà nước đã khẳng định thành tích bán đấu giá vàng thu lợi hàng nghìn tỉ đồng cho Ngân sách nhà nước. (Thực ra đây là khoản lợi nhuận lẽ ra các doanh nghiệp kinh doanh vàng sẽ thu được nếu họ được tự do buôn bán).
Thiết tưởng Ngân hàng nhà nước có chức năng nhiệm vụ rõ ràng là quản lý nhà nước về tiền tệ, vàng chứ đâu phải chức năng kinh doanh tiền hay vàng. Bên cạnh Ngân hàng nhà nước còn có Tổng công ty vàng bạc đá quý cũng của nhà nước kia mà. Liệu Ngân hàng nhà nước có "đá nhầm sân"?
Cũng tại hội nghị sơ kết 6 tháng kể trên thì Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã khẳng định, Ngân hàng nhà nước đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình, đăc biệt, đã đóng vai trò dẫn dắt thị trường chứ không như trước đây (ý nói thời ông chưa làm thống đốc) là chạy theo thị trường.
Chạy theo thị trường thì đâu phải là xấu. Chạy theo thực chất là điều tiết thị trường theo định hướng tích cực để cho thị trường phát triển ổn định. Còn nói dẫn dắt là bộc lộ quan điểm chỉ huy tập trung quan liêu bao cấp. Khi ông dẫn dắt sáng suốt thì tốt thôi. Nhưng khi ông sai lầm thì ông sẽ kéo không chỉ thị trường tiền tệ, vàng mà cả xã hội xuống hố. Cũng như khi ông đi buôn vàng, lãi thì tốt thôi, ông nộp cho nhà nước một phần, ông chia nhau một phần. Nhưng đã buôn bán là phải có lúc lỗ. Lỗ ông lấy ngân sách ra bù chắc? Cơ quan quản lý nhà nước không nên, không được lợi dụng chức năng, quyền lực của mình để đi buôn là vì thế. Chưa kể, nó sẽ góp phần bóp chết các doanh nghiệp làm ăn chân chính khác.
Người ta thường nói tới mô hình nhà nước yếu, xã hội mạnh là ở chỗ đó. Nhà nước càng ít can thiệp, càng để cho các doanh nghiệp tự do, chủ động sáng tạo làm ăn càng tốt.
Ông Thống đốc nói là ông đã làm rất tốt nhưng xã hội chưa thể công nhận và Quốc hội thì phản bác thẳng thắn bằng số phiếu tín nhiệm bỏ cho ông rất thấp, thấp nhất trong những người được bỏ phiếu...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét