Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý

Khủng hoảng chính trị tại Việt Nam đang ngăn cản những cải cách cần thiết

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa sống sót qua một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội cũng như từ áp lực cực kỳ căng thẳng tại hội nghị toàn thể của đảng vừa qua. Là thủ tướng của một đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền về bên ngoài, trên lý thuyết ông phải phục tùng Bộ Chính trị, nhưng quyền lực chính trị cá nhân của ông đã cho phép ông tiếp tục giữ chức vụ của mình.

Tuy nhiên, với hệ quả của tình trạng tê liệt chính trị, toàn bộ các chính sách hiện đang trong tình trạng dở chừng. Các chính quyền và doanh nghiệp nước ngoài từng xem những quyết định được Bộ Chính trị hậu thuẫn sẽ được thực thi. Điều này không còn đúng nữa. Từ vấn đề Biển Đông đến quan hệ với Hoa Kỳ hoặc với các cơ quan quốc tế khác như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, chẳng ai biết được tại Việt Nam một văn bản nhà nước có nghĩa gì và ai là người có quyền hành đằng sau, nếu có. Tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, và hàng loạt những chính sách kinh tế hiện chỉ là mớ giấy lộn, đặc biệt là các biện pháp nhằm quản chế tham nhũng và tìm lại sự ổn định cho nền kinh tế vĩ mô.

Cơn khủng hoảng chính trị ở Việt Nam đang rất sâu đậm và không thể giải quyết được nếu không có sự thay đổi cơ bản về chính trị. Phía sau bình phong của các cơ quan chính phủ, Việt Nam không có một thể chế chủ quyền nội bộ rõ ràng. Thực sự mà nói, Việt Nam đã trở thành “mảnh đất không vua.”

Các cơ quan chính trị tại Việt Nam mang tính chất của một nhà nước độc đảng. Hiến pháp khẳng định rõ ràng rằng Đảng Cộng sản Việt Nam nắm độc quyền hành pháp, và trên thực thế Đảng Cộng sản Việt Nam đã tìm cách thực thi quyền lực của mình qua hàng loạt những cơ quan theo chủ thuyết Lê-nin-nít. Các cơ quan này bao gồm bộ máy an ninh, trong đó có bộ phận đang tăng cường đàn áp sự chống đối từ giới blogger, công nhân, giới nông dân bất mãn hoặc bất kỳ thành phần nào khác. Cơ chế Lê-nin-nít này vẫn hiện hữu bất chấp những thăm dò từ công chúng cho thấy nhìn chung đa phần đều nồng nhiệt ủng hộ hình thức kinh tế thị trường.

Nguyên nhân chủ yếu là trong hai thập niên qua, kinh tế Việt Nam đã phát triển tốt cùng với nguồn thu từ thuế. Cho đến khoảng 2007, quốc gia này vẫn có được một nền kinh tế vĩ mô ổn định. Nhìn theo góc độ chiến lược, giới cầm quyền Việt Nam đã nắm lợi thế trong việc giữ vững tính chính danh của chế độ qua việc theo đuổi những chính sách nhằm bảo đảm rằng người dân có được những phúc lợi từ cơ sở y tế công, hệ thống giáo dục tạm được, giới công chức tương đối trung thực và kế hoạch tốt về cơ sở hạ tầng thành thị cũng như giao thông công cộng. Quốc gia này cũng có tiềm năng về tăng trưởng nhanh khi nó tiến đến và qua “vị trí thu nhập trung bình.” Có rất nhiều phương pháp hiệu lực để thực hiện tất cả những điều trên với hàng loạt những lựa chọn về chính sách.

Tuy thế, chẳng có lựa chọn nào tồn tại được ở Việt Nam. Một mặt, chính sách được soạn thảo với chất lượng thấp, thường xuyên phản ánh tình trạng đầu tư nghèo nàn vào việc nghiên cứu, xây dựng tính đồng thuận và thử nghiệm. Mặt khác, việc thực thi chính sách thường quá tồi tệ, chủ yếu là vì nạn tham nhũng và thiếu kỷ luật trong guồng máy nhà nước. Trên cả là sự bất lực của giới cầm quyền Việt Nam trong việc lãnh đạo bộ máy nhà nước - ngoại trừ những khu vực “ốc đảo” cá biệt khác thường như Đà Nẵng - điều này cho thấy quốc gia đang thiếu chủ quyền nội bộ. Và dưới những điều kiện như thế, thay vì nên sử dụng chính sách công để bảo vệ chính quyền, giới lãnh đạo Việt Nam lại tăng cường sử dụng các lực lượng công an.

Vốn là một đảng có cơ sở rộng khắp ngay cả trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội theo phương pháp Sô Viết, tính kỷ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam cho phép nó thực thi hàng loạt những chiến thuật từ bỏ hình thức kế hoạch tập trung và tái xuất hiện với một số trật tự chặt chẽ về chính trị trong những năm 1990. Từ đấy về sau Việt Nam đã trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

Nhưng từ giai đoạn đầu của thập niên vừa qua khi những nhân vật chính trị đầy quyền lực nắm quyền hành bên trong Đảng Cộng sản như Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt phải về hưu và được thay thế bởi những nhân vật khác chuyên tránh né việc vận động chính trị hoặc chỉ tìm kiếm hậu thuẫn trong một môi trường ngày càng thối nát - điều này có nghĩa là “nền chính trị vì tiền”.

Đến những năm cuối 2000, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không còn chức năng của một tổ chức chính trị chặt chẽ. Một số những nhân vật chính trị chủ chốt đã phải tìm kiếm hậu thuẫn từ những thành phần kinh tế đầy quyền lực, nổi bật là những nhân vật lớn bên trong các doanh nghiệp nhà nước. Những sự kiện mới đây cho thấy rằng những nhóm đặc lợi đang nắm quyền hành. Bộ Chính trị đã không thể nào kỷ luật những nhà lãnh đạo hàng đầu, những người này đã tìm cách vận động hậu thuẫn từ những cơ chế khác trong đảng để bảo vệ bản thân.

Với sự vắng mặt của một quyền lực chính trị rõ ràng, tình hình cho thấy cần phải có những nhà lãnh đạo nào có thể nắm được tính chính danh, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một ứng cử viên nào nổi bật. Một nhóm cá nhân nào nếu có thể biểu lộ được khả năng lãnh đạo chính quyền, áp dụng kỷ luật với hệ thống quản lý nhà nước và tránh xa trào lưu ngày càng mạnh trong việc sử dụng bộ máy an ninh thay vì chính sách để bảo đảm tính chính danh, thì nhóm ấy sẽ đạt nhiều thắng lợi. Những phần tử trong bộ máy an ninh cũng như đa số quần chúng có thể sẽ ủng hộ nhóm này. Tuy nhiên, quyền lực chính trị một khi đã bị mất đi thì khó để tái lập. Với tình hình thiếu vắng một sự lãnh đạo chính trị rõ ràng, Việt Nam chắc chắn sẽ trải qua hàng loạt những tranh chấp giữa các nhóm khác nhau cũng như sự chia rẽ giữa các vùng địa phương và các lĩnh vực kinh tế.

Khủng hoảng chính trị sẽ làm cho những cải cách cần thiết bất khả thi. Trong nước, những lĩnh vực với khó khăn âm ỉ triền miên như hệ thống y tế và giáo dục công cộng, cơ sở hạ tầng thành thị và chiến lược phát triển vẫn không được giải quyết. Tham nhũng vẫn là một đại dịch. Sự tê liệt chính trị trong nước có nghĩa là chẳng ai biết được quyền lực đang nằm trong tay ai, và liệu những chính sách được thông qua có phải thật hay chỉ đơn giản là những mảnh giấy lộn. Trong khi đó tính chính danh của nhà nước tiếp tục bị xói mòn, làm tăng thêm nỗi lo lắng về tình trạng bất ổn và mong manh.

Tuy nhiên, mở cửa chính trị trong khuôn khổ của quá trình dân chủ hoá chính thức dường như không cần thiết để giải quyết được cơn khủng hoảng, và Việt Nam vẫn chưa có được áp lực tổng thể từ quần chúng đòi hỏi việc dân chủ hoá. Một khi Dũng vẫn còn nắm giữ được hậu thuẫn từ những nhóm lợi ích kinh tế then chốt và vẫn chưa có một giải pháp nào cho cơn khủng hoảng quyền lực chính trị, vị thế của ông, dù sao đi nữa sẽ vẫn an toàn. Nhưng sẽ không có một bảo đảm nào rằng những nhóm kinh tế đang ủng hộ ông sẽ không bỏ rơi ông một khi họ thấy gió đang đổi chiều. Nguyên lý căn bản của chính trị cho thấy rằng mọi việc đều có thể thay đổi rất nhanh ở Việt Nam.
Adam Fforde
Diên Vỹ chuyển ngữ
Theo: World Politics Review
01.07.2013
(Dân luận)

Kami - Chính phủ minh bạch phải tiến hành cải tổ Nội các

Hôm Chủ nhật, 30/6/2013, trên báo VnExprees có bài "Bộ trưởng mất chức vì gạo Thái đắt hơn gạo Việt". Theo bài báo cho biết, Thủ tướng Thái Lan hôm nay cách chức Bộ trưởng Thương mại do một chính sách của ông này khiến giá gạo của Thái Lan cao hơn so với Việt Nam và Ấn Độ, dẫn đến việc Thái Lan mất danh hiệu "nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới". Đây là một bình luận không đúng và thiếu cơ sở, xin được phép nói lại cho chính xác.
.
Trong những ngày cuối tháng 6.2013 oi bức, không khí chính trị Thái lan lại bị hâm nóng lên bởi hàng loạt sự kiện lớn, khiến chính trường chao đảo. Áp lực dồn dập đến với Chính phủ từ tứ bề, tới mức Chủ tịch Quốc hội Thái lan phải lên tiếng trấn an rằng không có chuyện giải tán Quốc hội để tổ chức bầu cử sớm. Và trước đó ít lâu có tin đồn sẽ có đảo chính quân sự. Trong bối cảnh tình hình bất ổn định ở Miền Nam Thái lan gia tăng hơn bao giờ hết, khi phiến quân đang triển khai kế hoạch giành quyền kiểm soát gần 1.000 làng thuộc ba tỉnh miền Nam Thái lan, với các cuộc đánh bom thường nhật trong lúc việc tìm ra giải pháp hòa bình cho khu vực này càng ngày càng lâm vào bế tắc.
.
 Giữa lúc Chính phủ của bà Yingluck Sinawatra còn chưa thoát ra khỏi vụ bê bối trong việc thu mua lúa của nông dân. Đây là một trong những chính sách tranh cử quyết định sự thắng cử của đảng cầm quyền, với mục đích cải thiện đời sống cho người nông dân Thái lan, là lực lượng cử tri chiếm đa số. Vấn đề này, ngoài việc đã gây thất thoát cho ngân sách 4,5 tỷ USD trong hai năm, mà còn kèm theo nhiều dấu hiệu biểu hiện sự trục lợi tham nhũng có hệ thống. Trước áp lực mạnh mẽ của dư luận, Chính phủ Thái đã buộc phải quyết định giảm giá thu mua lúa của nông dân từ 15 ngàn baht/tấn xuốn còn 12 ngàn baht/tấn, điều này đã khiến cho nông dân Thái lan nổi giận. Đồng thời họ đã ra tối hậu thư cho Chính phủ, nếu không giữ giá thu mua ở mức 15 ngàn baht/tấn như Cương lĩnh tranh cử, thì họ sẽ tổ chức biểu tình lớn. Tin cuối cùng cho biết, Chính phủ của bà Yingluck Shinnawatra đã chấp nhận duy trì giá thu mua lúa ở mức 15.00 baht/tấn cho đến hết tháng 10.2013, là thời điểm kết thúc vụ mùa.
Chính phủ của Thủ tướng Yingluck cải thiện uy tín đang tụt dốc.
Chưa hết, cùng lúc đó quyết định của Tòa án Hành chính Thái lan yêu cầu Chính phủ dừng ngay việc triển khai dự án Quy hoạch nguồn nước với giá trị hơn 10 tỷ USD để thăm dò ý kiến của nhân dân và đánh giá việc ảnh hưởng của dự án đối với việc bảo vệ môi trường. Việc này sẽ liên quan đến việc đảng Dân chủ của cựu Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva, đảng đối lập tuyên bố sẽ đề nghị Tòa Án Hiến pháp xem xét việc cách chức đối với bà Thủ tướng Yingluck Sinawatra và Hội đồng Chính phủ vì đã có những sai phạm mà theo họ là vi phạm Hiesn pháp và không thể tha thứ. Trong những ngày cuối tháng 6.2013, theo công bố kết quả của các tổ chức thăm dò dư luận ở Thái lan cho biết tỷ lệ người dân không hài lòng với chính sách thu mua lúa lên tới trên 80%, với việc giải quyết tình trạng bất ổn ở miền Nam Thái lan trên 60%.... Đứng trước bối cảnh đó, lối thoát duy nhất của bà Yingluck Sinawatra có lợi là tiến hành cải tổ Nội các nhằm giảm nhẹ búa rìu của dư luận và giải pháp trì hoãn tạm thời trước khi đẩy Chính phủ Thái lan đối mặt với các thách thức nặng nề hơn.
.
Đó chính là lý do vì sao bà Thủ tướng Yingluck Sinawatra đã tiến hành cải tổ sâu, rộng và lớn nhất trong năm lần cải tổ nội các sau 2 năm cầm quyền. Thậm chí thay cả Phó Thủ tướng phụ trách nội an và Bộ trưởng Quốc phòng và hàng loạt các Bộ, thứ trưởng khác. Và đặc biệt bà Thủ tướng đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, là lần đầu tiên có một nữ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là dân sự đầu tiên trong lịch sử Thái lan. Sự thất bại của chính sách thu mua lúa của nông dân với giá cao là một trong những chính sách tranh cử quyết định sự thắng cử của đảng cầm quyền. Cho dù họ biết sẽ thất bại, nhưng để mua chuộc cử tri để dồn phiếu bầu cho họ họ sẵn sàng chấp nhận trò chơi đánh bạc. Nếu thất bại thì đảng cầm quyền sẽ bị điều tra theo tội danh lọc lừa cử tri và sẽ bị Tòa án Hiến pháp phán xét. Nhưng nếu họ chứng minh được sai sót trên là các yếu tố khách quan mang lại, ví dụ giá lúa gạo trên thị trường thế giới giảm thì họ sẽ thoát tội.
Qua sự việc trên để thấy, trong một xã hội tự do dân chủ, khi quyền lực nhà nước ra đời từ là phiếu bầu của các cử tri, thì sự ủng hộ của quần chúng nhân dân hay vai trò của các cử tri luôn được các đảng chính trị tôn trọng và đặt lên hàng đầu. Khẩu hiệu "Nhà nước của dân, do dân và vì dân" mới thực sự có ý nghĩa, điều đó sẽ khác hoàn toàn với những gì chúng ta thấy ở Việt nam.
Ví dụ, trong bài "Chi phí làm đường cao tốc VN đắt hơn châu Âu" báo Tuổi trẻ cho biết Bộ Xây dựng vừa gửi văn bản đến Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý về suất đầu tư các dự án đường bộ cao tốc. Bộ Xây dựng cho biết trên cơ sở báo cáo của Bộ GTVT (tổng hợp 13 dự án xây dựng đường cao tốc), sau khi quy đổi giá về thời điểm quý 2-2012 cho thấy suất vốn đầu tư bình quân cho 1km toàn tuyến đường cao tốc (bao gồm cả cầu và đường) khoảng 15,91 triệu USD/km (đường bốn làn xe), khoảng 23,1 triệu USD/km (đường sáu làn xe) và biến động rất lớn giữa các tuyến đường do đi qua các vùng miền có điều kiện địa chất, địa hình khác nhau. Theo đó, suất đầu tư các dự án cao tốc ở VN cao hơn của Trung Quốc 1,4 lần với đường bốn làn xe và hơn 1,74 lần với đường sáu làn xe; cao hơn các nước châu Âu (Đức, Bồ Đào Nha, Áo) 1,63 lần với đường sáu làn xe. Trong khi đó, các dự án xây dựng đường cao tốc tại VN thường có chiều dài không lớn (chủ yếu dưới 100km). Chắc chắn chất lượng đường xá ở Việt nam thì thua xa đường xá ở châu Âu, vậy không hiểu vì lý do gì mà chi phí làm đường cao tốc VN đắt hơn châu Âu? Chênh lệch đó đi đâu và rơi vào túi của ai?
Trong vấn đề này, giữa Việt nam và Thái lan có một điểm chung là tiền đầu tư đều từ tiền thuế của người dân, song việc kiểm tra, kiểm soát theo dõi hiệu quả đầu tư nói riêng và hoạt động của bộ máy nhà nước thì hoàn toàn khác nhau. Ở Thái lan nếu chính phủ hoạt động không công khai, minh bạch thì người dân có quyền phản đối và sẽ không lựa chọn đảng cầm quyền trong các lần bầu cử sau. Còn ở Việt nam thì ra sao?  Xin được nhường câu trả lời cho các bạn. Cứ xem sự đổ bể của hàng loạt cái Vina, quả đấm thép của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm tiêu ta trên 200.000 tỷ, vậy mà Nội các của ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn bình chân như vại, như không có điều gì xảy ra.
Ttrong việc quản lý nhà nước, thiết chế Dân chủ chưa phải là tốt nhất, nhưng nó là thiết chế ưu việt nhất trong thời điểm hiện tại. Mà bí quyết quyết định sự thành công của nó là luôn luôn minh bạch, công khai và có một hệ thống kiểm tra để điều chỉnh các sai sót ngay lập tức. Đó chính là lý do vì sao Chủ nghĩa Tư bản "giãy" mãi mà không chết.
Qua đó để thấy, chắc chắn cái thiết chế đó nó ưu việt và hơn hẳn chế độ độc tài toàn trị như ở Việt nam hiện nay, khi mà người dân luôn được vỗ về bằng câu "Đã có đảng và nhà nước lo". Và hậu quả là đất nước ngày càng xác xơ, đời sống nhân dân ngày càng xơ xác, nhưng các đầy tớ nhân dân thì ngày càng mập ú về cả thân xác lẫn khối tài sản.
Ngày 01 tháng 07 năm 2013
© Kami - RFA Blog's

Những diễn biến trong Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN

Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) 2013 lần này cũng như những lần trước đó cũng chỉ là một cuộc họp mặt vui vẽ giữa những đại diện quốc gia để ai cũng được phát biểu và không ai bị mất lòng vì không có vấn đề nào được giải quyết.
Ngày 02/07/2013, Diễn đàn An ninh Khu vực  ASEAN (ARF) lần thứ 20 chính thức khai mạc tại thủ đô Bandar Seri Begawan, Vương quốc Brunei, quốc giachủ tịch luân phiên của ASEAN.
ARF là một trong những nội dung quan trọng nhất của toàn bộ chương trình hội nghị kéo dài từ ngày 29/06 đến hết ngày 02/07/2013.Toàn bộ chương trình hội nghị, ngoài những cuộc họp lớn và chính thức, còn có rất nhiều hội nghị nhỏ như cuộc họp ARF giới hạn (hẹp), hội nghị bộ trưởng ngoại giao 10 nước ASEAN, hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS-East Asia Summit)…
Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN thường niên (gọi tắt là ARF-Asean Regional Forum) được bắt đầu vào năm 1994 nhằm thúc đẩy hợp tác và ngoại giao trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Các năm sau đó, ASEAN đã mời các nước khác là các đối tác đối thoại hoặc quan sát tham gia. Sau gần hai thập niên hoạt động, Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN hiện nay có 27 thành viên, trong đó ngoài 10 quốc gia thành viên ASEAN còn có đối tác là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nam Hàn, Bắc Hàn, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên Hiệp Châu Âu, Úc, Nga, Canada… và một số quốc gia khác.
Những diễn biến bất thường
Ngày 01/07, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao 10 nước ASEAN chính thức khai mạc trong không khí đầy bối rối vì không ai biết những gì sẽ xảy ra. Một trong các vấn đề an ninh khu vực được nhiều người quan tâm trước và trong khi diễn đàn diễn ra là căng thẳng Biển Đông.
Trước đó, trong nhữngngày 30/06 và 01/07, vấn đề Biển Đông đã được đề cập trong các cuộc gặp giữa ngoại trưởng các nước ASEAN và ASEAN với Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ôngJohn Kerry tuyên bố hội nghịsẽ đề cập đến tất cả những vấn đề an ninh nóng hổi trong và ngoài khu vực ASEAN như an ninh biển, an ninh mạng, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, cũng như bất ổn chính trị ở Syria.
Về Biển Đông, ông John Kerry một lần nữa khẳng định sự quan tâm của Hoa Kỳ trong các tranh chấp tại biển Đông : "Hoa Kỳ rất quan tâm đến cách thức các tranh chấp tại Biển Đông được đề cập và ứng xử của các bên... Hoa Kỳ hy vọng sẽ thấy được những tiến bộ sớm đạt được với một bộ quy tắc về ứng xử của các bên nhằm giúp đảm bảo sự ổn định trong khu vực quan trọng này".
Ông Kerry cũng nhắc tới quyền lợi của Mỹ trong khu vực, do đó Hoa Kỳ cần phải duy trì hòa bình và ổn định cũng như đảm bảo tự do hàng hải, thông thương trên biển Đông.
Trước đó, tại cuộc gặp giữa các ngoại trưởng của 10 nước thành viên ASEAN hôm chủ nhật, Ông Albert Del Rosario, ngoại trưởng Philippines, lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc gia tặng sự hiện diện của các tàu quân sự và phi quân sự được trang bị vũ khí tại khu vực biển Đông, mà cụ thể là tại bãi cạn Scarborough Shoal và bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) đang tranh chấp giữa hai nước Philippines và Trung Quốc. Tuyên bố này được đưa ra nhằm phản pháo bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc ngày 29/06 cảnh cáo Philippines nếu tiếp tục gây hấn, Trung Quốc sẽ có hành động phản công khó tránh khỏi. Lý do là trong tháng 6 vừa qua, Philippines đã đưa quân đội đến bãi Cỏ Mây thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này, nhưng Trung Quốc coi đó là một hành động khiêu khích chiếm giữ trái phép. Phát biểu với báo giới bên lệ hộ nghị diễn đàn khu vực ở Brunei, ông Albert Del Rosario nói lời cảnh cáo của Trung Quốc là vô trách nhiệm, Philippines lên án tất cả những đe dọa sử dụng vũ lực.
Thêm vào đó những thay đổi bất ngờ vào phút chót là những dấu hiệu không bình thường khiến báo chí xôn xao. Chẳng hạn như sự vắng mặt của ngoại trưởng Hoa Kỳ trong buổi khai mạc khi Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN sáng ngày 02/07, và được thay thế bằng đại sứ Mỹ tại ASEAN, ông David L. Carden. Có tin hành lang nói rằng ông Kerry không đi xuống phòng ăn sáng của khách sạn khiến nhiều người suy luận rằng ông gặp vấn đề về sức khỏe, như bà Hillary Clinton trước đó. Nhưng theo ông Paul Watzlavick, giám đốc Trung tâm thông tin khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ngoại trưởng Kerry chỉ đến muộn (9g45 thay vì 8g15, trễ hơn 1 giờ rưỡi) vì có cuộc gặp gỡ song phương bị kéo dài hơn dự định với ông Ahmet Davutoglu, bộ trưởng ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, tại khách sạn. Nội dung bàn thảo chính giữa ông Kerry và ông Davutoglu là tìm giải pháp cho vấn đề Syria, nước láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi xảy nội chiến và đang lây lang sang những quốc gia láng giềng. Về phía Liên Hiệp Châu Âu cũng thế, bà Catherine Ashton, ủy viên ngoại giao, cũng đến muộn sau khi các phóng viên ảnh đã rời khỏi phòng họp trong buổi khai mạc.
Phiên họp hẹp của ARF, dự kiến kết thúc lúc 12 giờ trưa ngày 02/07), đã kéo dài quá thời hạn khiến phiên họp toàn thể dự kiến bắt đầu lúc 12 giờ trưa và kéo dài trong 30 phút bị hủy. Sự khác nhau về thành phần tham dự của phiên họp hẹp với họp toàn thể là trong cuộc họp giới hạn mỗi quốc gia chỉ gồm một ngoại trưởng và hai người cộng tác ; còn trong cuộc họp toàn thể thì bên cạnh mỗi ngoại trưởng còn có thêm 4 người cộng tác.
Chiều ngày 02/07 là cuộc họp Thượng đỉnh Đông Á (EAS-East Asia Summit). Theo dự trù, buổi họp thượng đỉnh này bắt đầu từ 14 giờ đến 17 giờ. Trong phiên họp này, ông Kerry đãtìm được đồng thuận với các quốc gia Trung Quốc, Nam Hàn và Nhật Bảnvề việc giải trừ vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn. Bên lề các hội nghị tại Brunei, ông John Kerry tỏ ý hy vọng rằng Trung Quốc và các quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông sớm đạt được thỏa thuận COC (Code of Conduct), tức Qui tắc ứng xử trên Biển Đông.
Trong buổi giải lao giữa buổi họp, hai ông John Kerry và Phạm Bình Minh, hai bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam, đã có cuộc họp song phương dự kéo dài 30 phút.
Những vấn đề còn tồn đọng
Mặc dù vấn đề Biển Đông được hâm nóng ngay từ trước khi diễn đàn chính thức khai mạc, nhưng theo các chuyên gia quốc tế, đây chỉ là một đối thoại về an ninh khu vực nên vấn đề Biển Đông sẽ không phải là vấn đề bàn thảo chính và sẽ không có một quyết định quan trọng nào đưa ra liên quan đến điểm nóng này, vì không có tác dụng bắt buộc với các nước thành viên. Hơn nữa đây chỉ là cuộc gặp giữa các ngoại trưởng các nước chứ không phải giữa các bộ trưởng quốc phòng …
Vì là diễn đàn tập trung thảo luận về nhiều vấn đề an ninh trong khu vực, các vấn đề an ninh khác cũng được nhiều nước tham gia diễn đàn quan tâm như chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, xung đột sắc tộc và tôn giáo tại Mynamar, tranh chấp biên giới giữa Campuchia và Thái Lan xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear.
Về vũ khí hạt nhân, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên đã gọi Hoa Kỳ là "kẻ khiêu khích thật sự" và tuyên bố Bình Nhưỡng chỉ ngừng các chương trình vũ khí hạt nhân một khi nào Washington từ bỏ lập trường "thù địch".
Cũng nên biết ngay từ diễn đàn ARF lần đầu tiên (1994), Bắc Kinh đã khẳng định vấn đề Biển Đông không được thảo luận tại các diễn đàn quốc tế đa phương. Năm 2012, khi Campuchia là quốc gia chủ tịch luân phiên ASEAN, Bắc Kinh đã thành công trong việc can thiệp vào cuộc họp thượng đỉnh các bộ trưởng ngoại giao ASEAN để cuối cùng không có một tuyên bố chung sau khi hội nghị các bộ trưởng Ngoại giao AMM-45 kết thúc.
Tuy nhiên, trong lần hội nghị ARF thứ 19 năm 2012, cả Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đã ra một tuyên cáo chung nói rằng sẽ hợp tác với các đối tác Châu Á nhằm tăng cường an ninh hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế như quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS-United Nations Convention on the Law of the Sea), cũng như các biện pháp tăng cường lòng tin nhằm giảm nguy cơ khủng hoảng và xung đột. Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ tiếp tục khuyến khích ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy Qui ước ứng xử trên Biển Đông (COC-Code of Conduct) để ngăn ngừa xung đột do tranh chấp chủ quyền lãnh hải và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và trên biển thông qua giải pháp hòa bình, ngoại giao và hợp tác.
Chắc chắn sau khi kết thúc diễn đàn ARF lần này, quốc gia chủ nhà Brunei sẽ công bố một bản tuyên bố chung. Nhưng trước những vấn đề còn tồn đọng chưa có huớng giải quyết, Biển Đông có thể sẽ được nhắc tới nhưng trong tinh thần nhẹ nhàng để tránh mất lòng mọi người. Mục tiêu mà Brunei muốn nhắm tới là duy trì sự đồng thuận của tất cả các nước tham gia diễn đàn.
Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) 2013 lần này cũng như những lần trước đó cũng chỉ là một cuộc họp mặt vui vẽ giữa những đại diện quốc gia để ai cũng được phát biểu và không ai bị mất lòng vì không có vấn đề nào được giải quyết.
Nguyễn Văn Huy
(Thông luận)

Đức Thành - Lao động sáng tạo ra con người

Tôi đã đọc ở đâu đó câu nói như thế này: “Từ thú trở thành người cần có cả một quá trình tiến hóa của lịch sử lâu dài, từ con người nguyên thủy muốn trở thành con người văn minh lại có cả một quá trình tự nhận thức ngàn vạn năm. Nhưng từ con người để biến trở về nguyên hình loài cầm thú thì chỉ cần thời gian rất ngắn, có khi chỉ trong tích tắc”.
Trong lý luận chủ nghĩa Mác có câu “lao động sáng tạo ra con người” nhưng thực tế lại có những con người hay những tập hợp người cứ… lao động mãi mà chẳng thấy thành… người! Cuối cùng đa số trong những tập hợp người ấy đành phải bỏ cuộc, không thể giương mãi cái khẩu hiệu “lao động sáng tạo ra con người” để mà học theo, noi theo và làm theo. Thật vậy ở cái nôi chủ nghĩa Mác hình thành và phát triển nhất như Đông Âu, Liên Xô, hẳn người ta hiểu hơn ai hết câu “Lao động (xã hội chủ nghĩa) sáng tạo ra con người (xã hội chủ nghĩa)”. Sau mấy chục năm dưới chế độ CS xây dựng mô hình lao động xã hội chủ nghĩa thì cuối cùng người ta cũng nhận ra không thể nào sáng tạo ra con người tiên tiến xã hội chủ nghĩa được – hiểu theo nghĩa tiến hóa, hay nói khác đi là càng làm cho con người thụt lùi kiệt quệ về trí tuệ, nhận thức cũng như tình cảm đạo đức khiến nó có nguy cơ quay trở về thời kỳ bầy đàn. Có người đã mỉa mai đó là “tiến hóa ngược”. Cuối cùng người ta đành bỏ kiểu lao động xã hội chủ nghĩa để tạo ra cái nhà nước xã hội chủ nghĩa, kiểu chỉ biết đi làm theo kẻng, ăn theo khẩu phần cho sẵn, tư duy chỉ theo CN Mác…, để quay về hợp với quy luật phát triển chung của nhân loại.
Việt Nam chúng ta thì sao? Khi giới cầm quyền đề ra khẩu hiệu “muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” nhưng gần 40 năm qua dưới sự độc quyền lãnh đạo của mình Đảng Cộng sản Việt Nam,sự lao động xã hội chủ nghĩa lại không “sáng tạo” nổi ra được một con người xã hội chủ nghĩa thì làm sao xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội?! Thực tế đã chứng minh không còn thành quả lao động xã hội chủ nghĩa nào tồn tại cho đến ngày nay.
Cái đặc trưng nhất của lao động xã hội chủ nghĩa là làm ăn tập thể, làm theo kế hoạch tập trung, làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu. Nhưng cái thứ năng lực lao động manh mún và động lực trí tuệ, nhiệt huyết đạo đức trong vấn đề tự giác làm việc của con người xã hội chủ nghĩa ở trình độ rất thấp đã không thể thúc đẩy được sản xuất và tăng năng suất lao động nên việc hưởng theo nhu cầu theo kiểu tự giác khi của cải vật chất còn nghèo nàn lạc hậu khiến trong môi trường xã hội chủ nghĩa đạo đức càng xuống cấp, văn hóa xã hội càng suy đồi đã buộc Đảng, Nhà nước phải từ bỏ không thương tiếc cái kiểu lao động (làm ăn) xã hội chủ nghĩa này từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước để quay về thời kỳ làm ăn theo cơ chế nhu cầu của thị trường, của xã hội.
Ở thời kỳ đầu từ bỏ kiểu lao động xã hội chủ nghĩa có vị lãnh đạo đã mạnh dạn nói đó là “cởi trói”, có nghĩa là những ràng buộc con người theo mô hình xã hội chủ nghĩa nói chung hay lao động kiểu xã hội chủ nghĩa để sáng tạo ra con người xã hội chủ nghĩa nói riêng là sự trói buộc của Đảng đã được xóa bỏ (cởi trói) từ thời kỳ đó. Vậy thì tại sao đến nay Đảng cầm quyền vẫn kiên định đường lối xã hội chủ nghĩa cho dân tộc ta? Với ý nghĩ kiên định đường lối xã hội chủ nghĩa, phải chăng Đảng Cộng sản Việt Nam lại kiên định “trói buộc” nhân dân ta một lần nữa?!
Hồi con tôi mới vào cấp hai, nó hỏi tôi rằng vì sao lại lao động để sáng tạo ra con người. Lúc đó tôi tôi chỉ ậm ừ cốt làm cho qua chuyện… rằng thì là… lao động rèn nhân cách con người trở thành người hơn rồi lao động là một đặc trưng của tiến hóa, nó phán luôn: “Bố nói sai rồi, voi khỉ, báo gấu hay bất kể loài thú nào khi biểu diễn xiếc cũng đều là lao động – hành động có điều khiển hoặc theo sự điều khiển cũng như con người trong một tổ chức phải chịu sự chỉ huy –, vậy tại sao những con vật ấy không thể thành người được”. Tôi biết con tôi đã cãi lấy được vì cháu chưa hiểu được sự bắt chước của loài vật khi bộ óc của chúng chưa phát triển hay là chưa có sự tiến hóa theo qui luật tự nhiên của muôn loài. Loài thú làm được xiếc là nhờ kỹ năng của người huấn luyện thú, lợi dụng sự chưa tiến hóa của loài thú để dạy thú kiểu đi tắt đón đầu nên chỉ được một vài tiết mục để làm trò mua vui cho khan giả xem xiếc chứ làm sao can thiệp được cả vào toàn bộ quá trình tiến hóa. Vì cháu quên mất một điều kiện tiên quyết để trở thành người đó là quá trình tự nhận thức.
Dân tộc Việt Nam không thể sống như những con thú làm xiếc mua vui cho thế giới, càng không thể đốt cháy giai đoạn để thành nọ thành kia trong một thế giới chung đang nâng cao tự nhận thức để tồn tại và phát triển. Muốn là một dân tộc hùng cường và giàu mạnh thì chỉ nên dám mơ là “sánh vai với các cường quốc năm châu” thôi chứ không thể viển vông ví von mình trở thành “tiền đồn của chủ nghĩa xã hội” hay cam nguyện làm kẻ đứng gác cho thế lực bá quyền nào đó.
Hiểu được lẽ đó Đảng Cộng sản Việt Nam nên quay về với lợi ích dân tộc trong sáng nhân bản của mình mà cha ông đã dựng xây vun đắp để con Lạc cháu Hồng được hưởng ấm no hạnh phúc thái bình. Cũng là để phòng bị những kẻ thù luôn luôn nhòm ngó, xâm lấn bờ cõi. Xa hơn, lúc dân tộc lâm nguy còn có người tử tế muốn giang tay giúp đỡ!
Một thế giới đại đồng cùng vơi xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển nhất là trong lĩnh vực kinh tế thì xu hướng dân chủ cũng đang mở rộng và gắn kết các quốc gia tiến bộ lấy lợi ích của con người của dân tộc làm trọng. Muốn điều chỉnh được sự lệch lạc trong vấn đề dân chủ thì nhất quyết phải thực hiện cho được nhà nước pháp quyền chứ không thể lấy tư tưởng độc tài toàn trị để áp đặt sự cai trị lên đầu nhân dân.
Khi chủ nghĩa xã hội không còn là xu thế chung của nhân loại tiến bộ mà chỉ còn là của một nhóm nhỏ (số rất ít) quốc gia bị một số đảng cộng sản muốn duy trì sự độc tôn lãnh đạo của mình mà kiên định đường lối xã hội chủ nghĩa. Như thế rất giống với bầy thú được biểu diễn xiếc mà con tôi đã trăn trở: Liệu lao động kiểu đó có trở thành người không?
Đức Thành
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Ls Dương Hà sang Mỹ

 Nhật bay sang Mỹ, trong lúc đó, các nhà đấu tranh đối kháng trong nước hoàn toàn chưa biết tin này
Nơi đến chưa được tiết lộ. Nhưng chắc chắn sáng mai, mùng 3 tháng 7 năm 2013, Luật sư Dương Hà sẽ đặt chân trên đất Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi cuộc hành trình của LS Nguyễn Thị Dương Hà trong các bản tin tới.
Cali Today News - Vào lúc 7:30 tối (cách nay hơn  một  tiếng) giờ San Jose, California, ngày hôm nay 2 tháng 7 năm 2013, sau hơn 5 giờ đồng hồ chờ đợi tại phi trường quá cảnh Tokyo, Luật sư Nguyễn Thị  Dương Hà, vợ của luật sư Cù Huy Hà Vũ, đã chính thức lên máy bay của hãng hàng không United Airline tiếp tục cuộc hành trình từ phi trường Tokyo, Nhật Bản để bay tới Hoa Kỳ.
Nơi đến chưa được tiết lộ. Nhưng chắc chắn sáng mai, mùng 3  tháng 7  năm 2013, Luật sư Dương Hà sẽ đặt chân trên đất Hoa Kỳ.  Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi cuộc hành trình của LS Nguyễn Thị Dương Hà trong các bản tin tới.
 Trong lúc đó, ký giả Nghê Lữ cho biết anh đã phỏng vấn nhiều nhà đấu tranh trong nước, và ngay tại Hà Nội, nhưng không ai biết tin này, không ai biết bà đã lên đường và do sự sắp xếp nào và với mục đích gì.
Chuyến đi rất “bí mật” và rất gấp rút này đang thu hút sự chú ý của cả trong và ngoài nước.
Phạm Bằng Tường
(CaliToday)

Phân tích bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệu trái tim con người . Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân . Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi đồng thời cũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng Cầm . Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm , ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đất nước của nhân dân . Tư tưởng ấy đã qui tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước . Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước .

Mở đầu đoạn trích là giọng thơ nhẹ nhàng , thủ thỉ như những lời tâm tình kết hợp với hình ảnh thơ bình dị gần gũi đưa ta trở về với cội nguồn đất nước .

Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa

Ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết

trồng tre mà đánh giặc .


Đất nước trước hết không phải là một khái niệm trừu tượng mà là những gì rất gần gũi, thân thiết ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con người . Đất Nước hiện hình trong câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa mẹ kể, trong miếng trầu của bà, cây tre trước ngõ … gợi lên một Đất nước Việt Nam bao dung hiền hậu, thủy chung và sắt son tình nghĩa anh em, nhưng cũng vô cùng quyết liệt khi chống quân xâm lược . Mỗi quả cau, miếng trầu, cây tre đều gợi về một vẻ đẹp tinh thần Đất nước, đều thấm đẫm ngọn nguồn lịch sử dân tộc.

Đất nước còn là hiện thân của những phong tục tập quán ngàn đời, minh chứng của một dân tộc giầu truyền thống văn hóa , giầu tình yêu thương gắn bó với mái ấm gia đình . Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn . Gừng tất nhiên là cay, muối tất nhiên là mặn . Tình yêu cha mẹ mãi mãi mặn nồng như chính chân lí tự nhiên kia . Hình ảnh thơ khiến ta rưng rưng nhớ về một lời nhắc nhở thiết tha về tình nghĩa của một ai đó hôm nào : Tay bưng dĩa muối chén gừng, Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau .

Đất nước còn là thành quả của công cuộc lao động vất vả để sinh tồn, để dựng xây nhà cửa :

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay,

giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó .


Ở đây Đất nước không còn là một khái niệm trừu tượng nữa mà cụ thể, quen thuộc và giản gị biết bao . Việc tác giả sử dụng những chất liệu dân gian để thể hiện suy tưởng của mình về đất nước với quan niệm “Đất nước của nhân dân” .

Vẫn bằng lời trò chuyện tâm tình với mỗi nhân vật đối thoại tưởng tượng, Nguyễn Khoa Điềm đã diễn giải khái niệm đất nước theo kiểu riêng của mình :

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nươc là nơi em đánh rơi chiếc

khăn trong nỗi nhớ thầm
.

Đất nước không chỉ được cảm nhận bởi không gian địa lí mênh mông từ rừng đến bể mà còn được cảm nhận bởi không gian sinh hoạt bình thường của mỗi người, không gian của tình yêu đôi lứa, không gian của nỗi nhớ thương . Ý nịêm về đất nước được gợi ra từ việc chia tách hai yếu tố hợp thành là đất và nước với những liên tưởng gợi ra từ đó . Sử dụng lỗi chiết tự mà vẫn không ngô nghê, mà vẫn thật duyên dáng và ý nhị, có thể gợi ra cho thấy một quan niệm mang những đặc điểm riêng của dân tộc ta về khái niệm đất nước, mà tư duy thơ có thể tách ra, nhấn mạnh .

Đất mở ra cho anh một chân trời kiến thức, nước gột rửa tâm hồn em trong sáng dịu hiền . Cùng với thời gian lớn lên đất nước trở thành nơi anh và em hò hẹn . Không những thế, đất nước còn người bạn chia sẻ những tình cảm nhớ mong của những người đang yêu . Đất và nước tách rời khi anh và em đang là hai cá thể, còn hòa hợp khi anh và em kết lại thành ta . Chiếc khăn – biểu tượng của nỗi nhớ thương – đã từng làm bao trái tim tuổi trẻ bâng khuâng : “Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất …”, một lần nữa lại khiến lòng người xúc động, bồi hồi trước tình cảm chân thành của những tâm hồn yêu thương say đắm.
dat-nuoc-nguyen-khoa-diem
Đất nước
Đất Nước còn là nơi trở về của những tâm hồn thiết tha với quê hương . Hình ảnh con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, con cá ngư ông móng nước biển khơi mang phong cách dân ca miền Trung, thẫm đẫm lòng yêu quê hương cả tác giả . Đất Nước mình bình dị, quen thuộc nhưng đôi khi cũng lớn rộng, tráng lệ và kì vĩ vô cùng, nhất là đối với những người đi xa . Dù chim ham trái chín ăn xa, thì cũng giật mình nhớ gốc cây đa lại về . Gia đình Việt Nam là như thế, lúc nào cũng hướng về quê hương, hướng về cội nguồn .

Đất Nước trường tồn trong không gian và thời gian : Thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông để mãi mãi là nơi dân mình đoàn tụ, là không gian sinh tồn của cộng đồng Việt Nam qua bao thế hệ . Nguyễn Khoa Điềm gợi lại truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ , về truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ tổ . Nhắc lại Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhắc đến ngày giỗ tổ, Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn của dân tộc . Dù bôn ba chốn nào, người dân Việt Nam cũng đều hướng về đất tổ, nhớ đến dòng giống Rồng Tiên của mình .

Nhắc đến chuyện xưa ấy như để khẳng định, cũng là để nhắc nhở :

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Cảm hứng thơ của tác giả có vẻ phóng túng , tự do nhưng thật ra đây là một hệ thống lập luận khá rõ mà chủ yếu là tác giả thể hiện đất nước trong ba phương diện : trong chiều rộng của không gian lãnh thổ địa lí, trong chiều dài thăm thẳm của thời gian lịch sử, trong bề dày của văn hóa – phong tục, lối sống tâm hồn và tính cách dân tộc .

Ba phương diện ấy được thể hiện gắn bó thống nhất và ở bất cứ phương diện nào thì tư tưởng đất nước của nhân dân vẫn là tư tưởng cốt lõi , nó như một hệ qui chiếu mọi cảm xúc và suy tưởng của nhà thơ .

Và cụ thể hơn nữa , gần gũi hơn nữa , Đất nước ở ngay trong máu thịt của mỗi chúng ta:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần đất nước


Đất nước đã thấm tự nhiên vào máu thịt, đã hóa thành máu xương của mỗi con người, vì thế sự sống của mỗi cá nhân không phải là riêng của mỗi con người mà là của cả đất nước . Mỗi con người đều thừa hưởng ít nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần của đất nước, phải giữ gìn và bảo vệ để làm nên đất nước muôn đời .

Từ những quan niệm như vậy về đất nước, phần sau của tác phẩm tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng : Đất nước của nhân dân, chính Nhân dân là người đã sáng tạo ra Đất nước .

Tư tưởng đó đã dẫn đến một cái nhìn mới mẻ, có chiều sâu về địa lí, về những danh lam thắng cảnh trên khắp mọi miền đất nước . Những núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, những núi Bút non Nghiên … không còn là những cảnh thú thiên nhiên nữa mà được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân , sự hóa thân của những con người không tên tuổi : “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu, Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái” , “Người học trò thắng cảnh” . Ở đây cảnh vật thiên nhiên qua cách nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân . Chính nhân dân đã tạo dựng nên đất nước, đã đặt tên, đã ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi , dòng sông . Từ những hình ảnh, những cảnh vật, những hiện tượng cụ thể, nhà thơ qui nạp thành một khái quát sâu sắc :

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi ! Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta .


Tư tưởng Đất nước của nhân dân đã chi phối cách nhìn của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử bốn nghìn năm của đất nước . Nhà thơ không ca ngợi các triều đại, không nói đến những anh hùng được sử sách lưu danh mà chỉ tập trung nói đến những con người vô danh, bình thường, bình dị . Đất nước trước hết là của nhân dân, của những con người vô danh bình dị đó .

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất nước


Họ lao động và chống giặc ngoại xâm, họ đã giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau các giá trị văn hóa, văn minh, tinh thần và vật chất của đất nước từ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, tên xã, tên làng đến những truyện thần thoại, câu tục ngữ, ca dao . Mạch cảm xúc lắng tụ lại để cuối cùng dẫn tới cao trào, làm nổi bật lên tư tưởn cốt lõi của cả bài thơ vừa bất ngờ, vừa giản dị và độc đáo :

Đất nước này là Đất nước nhân dân

Đất nước của Nhân dân, Đất nước của  ca dao thần thoại


Một định nghĩa giản dị, bất ngờ về Đất nước . Đất nước của ca dao thần thoại nhưng vẫn thể hiện những phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, của dân tộc : Thật đắm say trong tình yêu, biết quí trọng tình nghĩa và cũng thật quyết liệt trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm .

Những câu thơ khép lại tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương với một tâm hồn lạc quan phơi phới . Tất cả ào ạt tuôn chảy trong tâm trí người đọc những tí tách reo vui …

Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm thành công cho mảng thơ viết về Đất nước . Từ những cảm nhận mang tính gần gũi, quen thuộc, Đất nước không còn xa lạ, trừu tượng mà trở nên thân thiết nhưng vẫn rất thiêng liêng . Đọc Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ta không chỉ tìm về cội nguồn dân tộc mà còn khơi dậy tinh thần dân tộc trong mỗi con người Việt Nam trong mọi thời đại .

Nguồn: Internet

Cà Mau - Những bi kịch mang tên “cho con học đại học” (2)

Ấp 5, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau - nơi chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân vừa treo cổ chết do không vay được 4 triệu đồng để đóng học phí cho con, cách đó không xa có một ngôi trường với tấm bảng trước cổng các trường học: “Học là cách để thoát nghèo”.
Ở Cà Mau và cả vùng đồng bằng, ở đâu bạn cũng có thể gặp khẩu hiệu đó, hoặc “Học là cách thay đổi số phận”. Nhưng trớ trêu thay ở xứ này, đã và đang có những số phận bị nghèo đi, bị “tan nát” bởi chuyện học của con cái…
Đời không như mơ
Gần 3 tháng sau cái chết của chị Mỹ Nhân, nhưng Trần Tiến Anh - sinh viên năm thứ 3 của Trường Đại học Cơ khí Cửu Long (Vĩnh Long), con trai của bà Nguyễn Thị Tùng, ở phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau - nhân vật chính của phóng sự “Người không được phép chết” mà chúng tôi đã kể trong số báo ngày... - vẫn chưa hoàn hồn. “Từ hôm đó đến giờ, em, rồi chị em, đêm nào cũng gọi về để an ủi, trấn an má. Em sợ má em túng quẫn, lại nghĩ dại như thím Nhân” - Tiến Anh nói.  
Tiến Anh có thể coi là một điển hình của “phong trào” học để thoát nghèo ở Cà Mau nói riêng, ĐBSCL nói chung. Tốt nghiệp phổ thông, thi đỗ vào Đại học Quản trị kinh doanh ở Cần Thơ, nhưng do không có tiền đi học nên phải đi bộ đội. Xuất ngũ, Tiến Anh định sẽ ở nhà xin việc đi làm kiếm tiền, nhưng do không bằng cấp, không tiền, không thân quen..., gõ cửa nào cũng bị thẳng thừng từ chối, Tiến Anh buộc phải lựa chọn hoặc ôn thi vào đại học, hoặc ở nhà làm thợ hồ như anh trai mình. Và em đã chọn phương án đi học.
Tiến Anh nói “mỗi tối về nằm gác tay lên trán, nghĩ đến hoàn cảnh của mẹ ở quê, em buồn lắm, nhưng không biết phải làm thế nào”. Em nói “trong nhà em có hai tấm gương. Anh trai em vì không được đi học nên giờ phải ở nhà làm hồ, nghèo đến mức vợ không chịu nổi phải bỏ lại con để về nhà mẹ đẻ. Chị gái em thì ngược lại, đã tốt nghiệp đại học sư phạm, có được việc làm trên TPHCM, dù chưa giàu nhưng chắc chắn là không bao giờ nghèo. Bởi vậy em quyết tâm phải học, phải tốt nghiệp bằng mọi giá để được thoát nghèo, đổi đời...”.
Tiến Anh còn mơ mộng: “Ở ĐBSCL, có hàng chục, hàng trăm người xuất thân từ con nhà nghèo như em, nhưng họ đã quyết tâm đi học, rồi đỗ đạt, thành tài, trở thành những rường cột của đất nước như GS-TS Võ Tòng Xuân, cố GS-TS Lương Định Của - một trong những nhà nông học hàng đầu của Việt Nam mình... Họ là những tấm gương sáng để những người như em noi theo, học tập và phấn đấu...”. 
Nhưng đời không như ước mơ. Giữa những tấm khẩu hiệu “học là cách để thoát nghèo” dựng trước các cổng trường và trong thực tế đời sống, đôi khi chỉ cách ngôi trường đó vài bước chân, lại có một khoảng cách vô cùng lớn.
Cả ông Đỗ Văn Nghiệp - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Cà Mau, lẫn ông Nguyễn Tiến Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - đều nói với tôi rằng: “Trường hợp bi thương như chị Mỹ Nhân chỉ là hý hữu ở Cà Mau, chuyện đó không phổ biến, không phải là bản chất”. Các ông ấy còn khẳng định: “Thời gian qua, chính quyền địa phương các cấp đã làm rất tốt các phong trào khuyến học, xã hội học tập, cho vay vốn để hỗ trợ các hộ nghèo có con đi học, vay vốn sinh viên...”. Các ông ấy nói “làm rất tốt” khiến tôi giật mình.
Ừ, thôi thì chuyện về cái chết của chị Mỹ Nhân là không phổ biến. Và “khi chị ấy chết rồi, chúng tôi thấy mình cũng có lỗi...”. như lời ông Đỗ Văn Nghiệp. Nhưng còn trường hợp vì con đi học mà nợ nần đầm đìa đến mức đã chết một lần nhưng không chết được như bà Nguyễn Thị Tùng thì sao? Thời gian qua, chính quyền, các “phong trào” và Hội Khuyến học tỉnh Cà Mau ở đâu và có nghe thấy sự tình bà Tùng đã chạy vạy, gõ cửa khắp các cơ quan chức năng để cầu xét cho gia đình bà được cái sổ hộ nghèo, để vay tiền cho con đi học mà không được?
Rồi còn hàng chục, hàng trăm bà Tùng khác đang “lẩn khuất” đâu đó trong các ấp, xã của vùng đồng bằng mà báo chí chưa phát hiện ra thì sao? Vì sao chính quyền địa phương lại cứ cứng nhắc khi xét hộ nghèo theo quy chuẩn thu nhập một tháng dưới 401.000 đồng? Đáng buồn là đã không có ai trả lời thỏa đáng khi tôi đặt ra tất cả những câu hỏi đó. 
Ở ĐBSCL có rất nhiều tấm
bảng như thế này, nhưng
thực tế lại không như
“khẩu hiệu”.
Để cuộc sống tự giải quyết?
Phải làm gì để thay đổi tận gốc định kiến “thân ốc mà bày đặt mang mai rùa”  để khu vực ĐBSCL ngày càng có nhiều người đi học hơn, đồng thời cũng ít đi những bi kịch mang tên “cho con học đại học” như chị Mỹ Nhân, bà Tùng? Phạm Vũ Nhật Hồ - phóng viên Báo Lao Động thường trú tại Bạc Liêu - một trong những nạn nhân điển hình của định kiến “nhà nghèo không có tiền mà bày đặt cho con đi học” - trả lời: “Hãy để cuộc sống tự giải quyết”. Và anh lấy chuyện đời mình làm ví dụ.
Nhật Hồ sinh ra và lớn lên ở ấp 4, xã Long Điền Đông A, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Năm 1994, anh là học sinh đầu tiên và duy nhất của xã Đông A kể từ thuở khai thiên lập địa thi đỗ vào sư phạm sử Trường Đại học Cần Thơ. “Tui lên Cần Thơ học đại học cả hai năm trời rồi, nhưng ở dưới quê, có người vẫn không tin. Họ nói ba má tui xạo, cho con đi làm hồ trên Cần Thơ mà bày đặt nói là đi học đại học. Mãi cho đến khi có người cùng xã thi đỗ vào đại học Cần Thơ nhưng gặp rắc rối về thủ tục, gặp tui tui giúp, rồi người đó về quê kể lại, người ta mới tin việc tui đi học đại học là thiệt” - anh nhớ lại. Còn trước đó?
Nhật Hồ thở dài: “Nhà tui nghèo xác xơ, nhưng tui đi học cực một thì ba má tui cực tới mười. Hoàn cảnh bức bách, rồi sự khinh rẻ, chì chiết, lời ra tiếng vào của bà con, hàng xóm đối với gia đình tui lúc đó cũng chẳng khác gì hoàn cảnh của chị Mỹ Nhân, bà Tùng... bây giờ. Nhưng may mắn cho tui, ba tui là người biết nhìn xa trông rộng, khó khăn đến mấy ông vẫn quyết tâm cho anh em tui đi học tới cùng với lý lẽ: Nếu con có chữ trong đầu thì ngay cả việc làm ruộng, nuôi tôm, con cũng sẽ làm tốt hơn đứa không có chữ!”.   
Rồi Nhật Hồ tốt nghiệp đại học, đi làm báo, có thu nhập ổn định, có nhà ở thành phố Bạc Liêu, chưa giàu nhưng có thể nói đã “đổi đời, đổi phận” so với những người bạn đồng trang lứa ít may mắn hơn đang nuôi tôm, trồng lúa ở quê. Thế là thái độ của người làng lập tức quay ngoắt 180 độ. Từ sự “tội nghiệp” và “đáng đời”, Nhật Hồ bỗng dưng trở thành tấm gương sáng để các gia đình răn dạy con cái. Người lớn thì nói với nhau trong các bữa cơm gia đình: “Nghĩ và làm trái đời như nhà chú Ba vậy mà chừ đâm hay”.
Rồi họ nói với con cái: “Chừ thôi ráng mà học kiếm mấy chữ để sau này được như chú Hồ...”. Và Nhật Hồ là một tấm gương không tồi. Bởi từ chỉ là người đầu tiên và duy nhất tại xã Long Điền Đông A đỗ đại học năm 1994, đến thời điểm này sau gần 20 năm, chỉ riêng ấp 4 - nơi gia đình Nhật Hồ sinh sống - đã có đến hơn 40 người đỗ đại học. Đó là một con số nói lên sự chuyển biến rất ấn tượng. Và cái lý trong sự “để cuộc sống tự giải quyết” của Nhật Hồ là vậy.
Cũng theo Nhật Hồ, “để cuộc sống tự giải quyết” đã và đang là cách tối ưu nhất để thay đổi sự học của người dân ĐBSCL. “Chuyện về đời tôi không phải là cá biệt, mà rất phổ biến ở khu vực ĐBSCL trong thời gian qua. Bây giờ về ấp, xã, huyện... nào có nhiều người tốt nghiệp đại học thì y chang rằng, ấp, xã, huyện... đó từ cách đây 10 -15 năm là “vùng trắng”, đi lên từ việc noi gương một vài nhân tố điển hình” - anh nói.
Nhưng chẳng lẽ chuyện lớn như vậy mà cứ để cuộc sống tự giải quyết? Thế  còn vai trò của chính quyền địa phương các cấp và hội khuyến học ở đâu trong câu chuyện này? Ông Nguyễn Tiến Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - trả lời: “Thời gian qua, chính quyền tỉnh Cà Mau đã phối hợp với mặt trận, đoàn thể, hội... và đã bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian để tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức, chuyển từ có con - bắt đi làm kiếm tiền trước mắt, thành cho đi học để thoát nghèo, thay đổi số phận”. Tuy nhiên, theo như thừa nhận của ông Hải thì kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng, nhận thức người dân vẫn chưa thay đổi được nhiều...”.
Lời ông Nguyễn Tiến Hải làm tôi lại liên tưởng đến hình ảnh của những câu khẩu hiệu “học là cách để thoát nghèo” trên những tấm biển được dựng lên ở trước cổng trường học. Trong đó có một tấm chỉ cách nhà của chị Mỹ Nhân  và bà Tùng không xa...
(Lao động)
 

Nghi án nam thanh niên nhảy từ tầng 3 vì bị ép cung

“Do đau quá, tôi bảo là “anh thả em xuống rồi em khai”. Khi bỏ cùm ra, tôi chạy ra lan can cầu cứu nhưng ở tầng 3 không có ai nên tôi nhảy xuống…”- lá đơn tố cáo ghi rõ. 
Bệnh nhân Huấn bị đa chấn thương, đang cấp cứu tại BV Việt Đức
Bệnh nhân Huấn bị đa chấn thương, đang cấp cứu tại BV Việt Đức.
 
Người viết đơn tố cáo trong vụ việc là anh Vũ Hữu Huấn (22 tuổi, ở thôn Thượng, Gia Phú, Gia Viễn, Ninh Bình). Hiện anh Huấn đang phải cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội. Các bác sĩ tại Bệnh viện Việt Đức chẩn đoán, Huấn bị đa chấn thương, trong đó nguy hiểm nhất là gãy hai đốt sống lưng, cần phải phẫu thuật gấp.
Chiều 1/7, nằm trên giường bệnh với vết thương băng bó khắp người, anh Vũ Hữu Huấn (22 tuổi, ở thôn Thượng, Gia Phú, Gia Viễn, Ninh Bình) -  người viết đơn tố cáo đau đớn cho biết: “Khoảng 23h30 ngày 30/6, tôi cùng 3 người bạn đi trên một xe máy về nhà thì bị công an vây xe rồi rút súng uy hiếp chúng tôi. Sau khi hỏi tên tôi họ đưa chúng tôi về công an TP Ninh Bình”. 
Tiếp đó, bốn người bị tách riêng ra, riêng Huấn bị Công an cùm chân và tay lại đánh. “Họ gí dùi cui điện vào ngón tay, ngón chân, giẫm lên cùm, lấy dùi cui cao su vụt vào lưng, chân, bảo tôi đập cốc và đâm ai ở quán hát Seven.” – anh Huấn kể.
CATP Ninh Bình vây quanh BV đa khoa tỉnh trước việc người nhà bệnh nhân Huấn đòi chuyển viện
CATP Ninh Bình vây quanh BV đa khoa tỉnh trước việc người nhà bệnh nhân Huấn đòi chuyển viện.
Cũng theo anh Huấn, sáng 1/7, anh lại tiếp tục bị tra tấn. “Người tên Tùng giẫm lên cùm, treo tay đang còng số tám lên cửa sổ hỏi lại tôi về vụ việc đánh nhau ở quán hát mà tôi không biết. Do đau quá, tôi bảo là: “Anh thả em xuống rồi em khai”. Khi bỏ cùm ra, tôi chạy ra lan can cầu cứu, nhưng ở tầng 3 không có ai nên tôi liều nhảy xuống. Tôi bị gãy chân, không chạy được nữa…” . 
Dù bị gãy chân nhưng Huấn vẫn nhớ có mấy Công an chạy xuống, trong đó có người tên Tùng lúc nãy đánh Huấn còn nói: “Gãy chân chưa chết được đâu, cho gãy thêm lúc nữa”. Khoảng 30 phút sau đó, anh Huấn được Công an đưa lên xe thùng chở vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. 
Trụ sở CATP Ninh Bình và lá đơn kêu cứu của Huấn
Trụ sở CATP Ninh Bình và lá đơn kêu cứu của Huấn.
Huấn thừa nhận có việc va chạm tại một quán cà phê vài tháng trước. Trong lúc mâu thuẫn, Huấn đã dùng cốc thủy tinh choảng vào đầu một người. Tuy nhiên, vụ đâm nhau ở quán hát Seven mới đây, Huấn cho rằng mình không hay biết và không tham gia. 
Theo bản tóm tắt bệnh án của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình: Bệnh nhân Huấn bị ngã từ độ cao 6m. Chẩn đoán: bệnh nhân bị đa chấn thương, chấn thương cột sống, gãy xương chân, gãy xương cẳng tay, đốt sống cổ…
Dù đang phải cấp cứu nhưng theo Huấn, Công an đã yêu cầu các bác sĩ và y tá không được đưa điện thoại cho Huấn gọi điện về nhà. “May cho tôi có người nhà bệnh nhân ở bên cạnh giường đến thăm, tôi đã mượn điện thoại gọi về nhà, lúc đấy người nhà tôi mới biết” – anh Huấn kể. 
Giấy chuyển viện của Huấn
Giấy chuyển viện của Huấn.
Theo anh Nguyễn Thanh Nam (28 tuổi) – bạn của Huấn, khi vào viện thấy Huấn bị chấn thương nặng, anh Nam đã đề nghị cho chuyển Huấn lên Hà Nội điều trị tuy nhiên lực lượng công an không cho phép. Anh Nam cùng mọi người bức xúc đòi đưa đi bằng được khiến lực lượng Công an phải điều khoảng 50 người đến vây ráp bệnh viện không cho di chuyển bệnh nhân. Tuy nhiên, cuối cùng họ cũng đành phải để cho người thân chuyển Huấn lên điều trị tại Bệnh viện Việt Đức.
“Chúng tôi cũng chỉ giúp được phần nào. Từ lúc nhập viện, anh em gom góp đã nộp 60-70 triệu đồng”, một người bạn của Huấn cho hay. Hiện tại Huấn vẫn phải chờ nộp tiền để được phẫu thuật nhưng chưa biết xoay xở thế nào.
Anh Việt Bắc- chủ hai vườn cây cảnh đang thuê Huấn giúp việc cho biết, Huấn mồ côi cha mẹ, ở nhà anh được 6-7 tháng, và chính thức làm việc được khoảng 3 tháng. “Tôi chưa biết Huấn đúng sai thế nào, có tham gia vào vụ việc xung đột mới xảy ra trên địa bàn hay không, nhưng trước khi lên trụ sở công an làm việc Huấn vẫn còn lành lặn, sau đó đã phải nhập viện khiến tôi vô cùng bức xúc”. 
Liên quan đến vụ việc này, sáng 2/7, phóng viên đã tới liên hệ làm việc với lãnh đạo Công an thành phố Ninh Bình và Công an tỉnh Ninh Bình nhưng trực ban cho biết tất cả lãnh đạo đều đang họp sơ kết 6 tháng đầu năm nên không thể tiếp báo chí. Chiều 2/7, khi phóng viên đến đề nghị làm việc, lãnh đạo Công an thành phố Ninh Bình vẫn đi vắng.
Một lãnh đạo Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, đơn vị đã biết thông tin vụ việc. Công an tỉnh đang tiến hành điều tra, làm rõ và sẽ chủ động cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí.
Tiền Phong sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc tới bạn đọc.
Tuấn Nguyễn
(Tiền Phong)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét