Tôi cũng đã phản đối quyết định của chị với tư cách là người em gái và là người bạn nhỏ của anh chị. Bởi người đầu tiên đau khổ và rất có thể sẽ gục ngã chính là anh Điếu Cày và con chị. Còn kẻ được lợi là ai, chắc tất cả chúng ta đều biết. Hy vọng những lời chân thành của tôi và của tất cả những người yêu mến anh chị, sẽ khiến chị ấm lòng hơn, từ bỏ ý đinh này”.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Quyết giữ cờ tổ quốc! (LĐ).
- Có một Trường Sa trong lòng núi (NNVN).
- Đừng kiếm cớ làm điều sai trái (ĐĐK).
- Nhật tung máy bay chiến đấu áp sát máy bay Trung Quốc (ANTĐ). – Nhật Bản điều chiến đấu cơ “dọa” tàu Trung Quốc (KT). – Nhật Bản tìm kiếm năng lực tấn công phủ đầu (Infonet). – Nhật cân nhắc khả năng phát động chiến tranh (VNN).
- Về bức ảnh cảnh sát Philippines khóc khi ngăn biểu tình: THÔNG ĐIỆP LỚN TỪ BỨC ẢNH NHỎ (Nguyễn Quang Vinh).
- Chủ tịch nước Việt Nam đến Washington (VOA). - Ngoại trưởng Mỹ chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang
(VNN). – Video phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và CTN Việt
Nam, ông Trương Tấn Sang trong bữa tiệc trưa ở phòng khánh tiết Ben
Franklin Room của Bộ Ngoại giao Mỹ: Secretary Kerry Hosts Working Lunch With President of Vietnam Truong Tan Sang (BNG Mỹ). – Ngày hoạt động đầu tiên của Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ (VOV). - Ngày đầu tập trung vào thương mại (BBC). - Việt Nam coi trọng hợp tác nhiều mặt với Hoa Kỳ (CP/PT). – Ngoại trưởng Mỹ: Việt Nam có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và thế giới (Infonet).
- Vũ Đức Khanh: Hội kiến Sang – Obama: Khởi đầu chương mới trong quan hệ Việt – Mỹ? (RFA).
- Bùi Tín: Gánh nặng của một chuyến đi xa (VOA’s blog). “Sẽ
là tin vui vô hạn cho nhân dân ta nếu như trong cuộc họp này, tiếng nói
của trí thức Việt Nam trong và ngoài nước lọt vào những đôi tai chăm
chú và thức tỉnh của 16 ủy viên Bộ Chính trị, để họ có quyết định đại
thể ngắn gọn như sau: ‘Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam chủ trương gìn
giữ, phát triển tình bạn láng giềng hòa thuận với nhân dân Trung Quốc,
thực hiện mối quan hệ hữu nghị tương kính, hợp tác bình đẳng với nhà cầm
quyền Trung Quốc, đồng thời tự khẳng định mình có quyền tự do kết bạn
bè thân thiết toàn diện – kể cả liên minh quân sự chặt chẽ khi cần thiết…”
- Tất cả cho Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (DLB).- 10 tổ chức quốc tế gửi thư cho Tổng thống Obama về tình trạng của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (DLB).- Một chế độ có thể cầm tù thể xác con người, nhưng không thể cầm tù tinh thần của họ (Phương Bích). “Một
chế độ có thể cầm tù thể xác con người, nhưng không thể cầm tù tinh
thần của họ. Hoặc là chết. Hoặc là phải được sống tự do. Thế nên con
người ta luôn có xu hướng đấu tranh đòi cái tự do sống đó, kể cả những
người cộng sản cách đây hơn 80 năm. Thế nhưng giành được tự do cho mình
rồi, không có nghĩa là lại đi tước đoạt tự do của kẻ khác“.
- Nguyễn Thị Từ Huy: Chúng ta có thể im lặng mà nhìn anh ấy chết sao? (BoxitVN).
- Tuyệt thực và công du (RFA). “Blogger
Điếu Cày từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự
do Báo chí Thế giới 3/5/2012, khi nhắc tới những cây bút bị tù đày vì
anh đã can đảm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Đối với Điếu Cày ông
nói: ‘Chúng ta không được quên các nhà báo như blogger Điếu Cày, người
bị bắt giữ vào năm 2008 cùng với một số lượng đàn áp các nhà báo công
dân rất lớn ở Việt Nam’. Những khẳng định ấy ngày hôm nay chẳng những
trở thành khó xử cho Tổng thống Mỹ mà còn làm cho Chủ Tịch nước Trương
Tấn Sang ngượng ngùng trong bàn đối thoại”.
- Các tổ chức nhân quyền kêu gọi ngưng thảo luận TPP với VN (RFA). Ông John Sifton, giám đốc đặc trách Châu Á trong Human Rights Watch: “Nếu
đồng ý cho Việt Nam tham gia TPP Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên
Thái Bình Dương thì chẳng khác nào bật đèn xanh cho chính phủ xứ này là
cứ tiếp tục vi phạm nhân quyền và quyền lao động như họ đã vi phạm từ
trước tới giờ”. – Nông sản Việt phản ứng tiêu cực với TPP (RFA).
- Sẽ chẳng có gì cho chúng ta đâu (Bà Đầm Xòe).
- Nếu không là cừu thì phải chọn… (DCVOnline).
- NHỚ VỀ NGÀY 27 – 7 : Thơ Trần Văn Cường (Trần Mỹ Giống). – Trường Sơn chiều tháng bảy: Thơ Trần Văn Thuyên
- Đồng Nai: Thượng sỹ công an bị bắt vì… trộm xe máy (DT). – Lao vào lan can đường, hai công an tử vong (DV).
- Thủy điện Tây Nguyên: Người dân gánh chịu hậu quả còn kéo dài (DV). – TỪ NAY HẾT ĐẮP ĐẬP BE BỜ… (Văn Công Hùng).
- Xử lý những dự án ODA chậm triển khai: Lập “danh sách đen” các nhà thầu trây ỳ, thiếu năng lực (LĐ). – Uẩn khúc từ những công trình “nằm chờ” quyết toán ở xã Vĩnh Thịnh (GDVN).
- NGUYỄN NGỌC THIỆN kiến giải vụ Luận văn Thạc sĩ về nhóm MỞ MIỆNG (Lê Thiếu Nhơn).
- Vụ trẻ sơ sinh ở Bình Thuận tử vong: Nhiều thông tin trái chiều (NLĐ). – Việt Nam vẫn dùng một số vaccin thế hệ cũ (DV).
- Buôn sữa lời gấp 6 lần: Hơn cả độc quyền (VNN). – Giá sữa tăng vì “Hạn hán ở Úc” năm 2007? (Đào Tuấn). – Chuyện con nít (Phước Béo).
- Sóc Trăng: Doanh nghiệp khởi kiện Chủ tịch UBND huyện (NNVN).
- Quyền lợi sát sườn (ĐĐK).
- Trung Quốc quyết tâm ‘làm sạch’ ngành y tế sau vụ GSK (Infonet). – Bê bối GSK ở Trung Quốc: Chưa thấy quan chức nào… có tội (SM).
- Bạc Hy Lai bị truy tố tội danh tham nhũng, lạm quyền (TTXVN). – Quan Trung Quốc mở đại tiệc bú sữa mẹ trực tiếp (PN Today). – Một quan chức Trung Quốc lập “kỷ lục” có 140 nhân tình (TT).
- Em gái ông Kim Jong-un nắm vị trí đầy trọng trách (LĐ). – Lộ người “môi giới” phỏng vấn độc quyền Kim Jong-un giá 15 ngàn USD (GDVN).
KINH TẾ
- Trở lại chuyện GDP và GNI (Nguyễn Vạn Phú).
- Thiếu sự giám sát hiệu quả (Tia sáng). – Thiếu hiệu quả trong việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (VOV).
- VAMC sẽ chính thức đi vào hoạt động vào ngày mai (DĐDN). – Trước mắt, VAMC tập trung mua nợ theo giá trị sổ sách (TBKTSG).
- Tổng tài sản hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt 5,2 triệu tỷ đồng (DT). – “Đứt tay” vì NHNN mạnh tay! (DĐDN). – Chất lượng tín dụng mới quan trọng! (TBKTSG).
- Góc nhìn về tin đồn tài chính – ngân hàng: Bài 3: Học sống với tin đồn! (PT).
- Tiết kiệm bằng tiền đồng vẫn tăng mạnh (ĐTCK).
- Giá vàng sụt mạnh trở lại (VnEco). – ‘Ngân hàng nên dừng cuộc chơi vàng’ (VNE). – Bí ẩn lực mua vàng (TN). – Tiếp tục chào bán gần 1 tấn vàng vào sáng mai (VOV).
- Thêm một dự án tại Hà Nội được vay gói 30.000 tỷ (VNE). – Nợ xấu bất động sản: “Ma trận” con số thực (ĐĐK).
- “Gồng mình” giữ giá (ĐĐK).
- Cao su xuất khẩu đang bị ép giá? (HQ).
- Tái cấu trúc nông nghiệp – Cần một đột phá chiến lược (SGGP). – Đầu tư về nông thôn: Khó! (NNVN).
- Trồng củ đậu lãi cao (NNVN). – Nuôi ngựa bạch, hướng mở mới cho hiệu quả kinh tế cao. (Tầm nhìn).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nguyễn Hoàng Đức: Thi thơ dành cho ban giám khảo hay thí sinh? (Bà Đầm Xòe).
- XÓM BẢY VỢ / Phạm Duy Trưởng (Trần Mỹ Giống).
- Chùa Một Cột: Làm mau kẻo phải tội! (LĐ).
- Nghệ nhân chờ nghị định? (TP). – Xét tặng danh hiệu cho nghệ nhân: Cố… chờ thêm 1 năm nữa! (TTVH).
- Búp sen vàng 2013: Thế giới tâm hồn của một thế hệ trẻ (TT).
- Khi Nghệ sỹ vỡ nợ (Quê lúa/FB Vova). – Siu Black nợ nần chồng chất, đồng nghiệp nói gì? (NĐT). – Tạo sô diễn giúp Siu Black trả nợ (TN). – Từ chuyện Siu Black vỡ nợ: Buồn thay nghệ sỹ Việt! (VOV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Ý niệm đại học như một giá trị cốt lõi (Kỳ cuối) (Tia sáng).
- Xung quanh thông tin một số Sở GD & ĐT bị hạ bậc thi đua do có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp quá cao: Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Tôi không tin một số địa phương có thể đỗ thực chất mà lại cao đến thế! (CAND). – Thấy gì từ quyết định “cắt thi đua của địa phương”…của ngành giáo dục (Tầm nhìn).
- Điểm sàn đại học sẽ không tăng: Bộ có “cứu” trường ngoài công lập? (KLĐT).
- Đã có thủ khoa đạt 30 điểm (PLTP). – Thủ khoa 29,5 điểm ở đất cảng: “Em học rất ít” (DT). – Được tuyển thẳng vẫn thi đại học, đỗ thủ khoa (TN).
- Khi con trượt đại học (SGGP).
- Trường chất lượng cao có ‘tiền nào của nấy’? (Tin tức).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bình Định: Cấp trùng hơn 12.600 thẻ BHYT vì… phần mềm (LĐ).
- Sở Y tế TP.HCM: ‘Dân không nên tin có bún tươi nhiễm độc!’ (VNN).
- Cần bát cơm tử tế cho công nhân (LĐ).
- Kon Tum: Hàng chục hộ dân bị đường điện cao thế đe dọa (LĐ).
- Những ngôi làng “bên lề” đời sống: Làng “7 không” (NNVN).
- Đổ xô đi bắt đỉa giữa thủ đô (TT).
- Phó chi cục thuế sang Mỹ, để lại đống nợ (CATP/TP).
- Tây Ban Nha: 13 toa tàu văng khỏi đường ray, ít nhất 60 người tử nạn (DV).
QUỐC TẾ
- Quân nổi dậy Syria chiến đấu bằng vũ khí gì ? (TN). – Nga phản đối Mỹ trang bị vũ khí cho phe đối lập Syria (TTXVN). – Mỹ quan ngại về khả năng can thiệp quân sự tại Syria (VOV). – Pháp tái khẳng định đứng về phe đối lập Syria (VOV).
- Quân đội Ai Cập kêu gọi tuần hành, Mỹ ngừng giao chiến đấu cơ (DT). – Tướng El-Sissi kêu gọi biểu tình ủng hộ quân đội Ai Cập (VOA).
- Trụ sở tình báo Pakistan bị tấn công (PT). – Trụ sở tình báo Pakistan bị tấn công, 5 người thiệt mạng (VOA).
- Snowden vẫn mắc kẹt tại sân bay (NLĐ). – Snowden gặp trở ngại bất ngờ khi xin tị nạn ở Nga (LĐ). – Edward Snowden: “Quà tặng không được đón mừng” (DĐDN).
NỖ LỰC QUỐC TẾ HÓA NHÂN DÂN TỆ - BÀI 2
Nhân dân tệ phải “hóa rồng”
Việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ được Trung Quốc
thực hiện bằng một chiến lược dài với ba bước về khu vực bao gồm “láng
giềng hóa”, “khu vực hóa” tiến tới “quốc tế hóa”.
Với sức mạnh kinh tế
đang nổi lên nhanh chóng của mình, Trung Quốc (TQ) hơn bao giờ hết mong
muốn tăng cường vị thế và tiếng nói của mình trên khán đài chính trị thế
giới. Một trong những thử thách đầu tiên mà TQ cần phải thực hiện là
chính sách quốc tế hóa đồng nội tệ.
Bài toán kinh tế
Gắn liền với sự nổi lên của TQ, việc quốc tế hóa nhân dân tệ sẽ đem lại cho quốc gia này lợi ích ít nhất trên hai phương diện:
Một là các lợi ích trực tiếp về mặt thương mại. Nhân
dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế vừa giúp tăng cường ảnh hưởng thương
mại của TQ với quốc tế, vừa mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các công ty
trong nước. Sau ba thập niên đầu tư phát triển, kinh tế TQ đang trên đà
tăng tốc nhanh chóng. Tính đến 2011, giá trị thương mại Trung Quốc đạt
khoảng 3,6 ngàn tỉ USD, chiếm 9,5% tổng thương mại toàn cầu. Trong bối
cảnh đó, việc duy trì một đồng tiền yếu sẽ không còn là phù hợp khi chỉ
có lợi cho xuất khẩu mà lại thiệt hại cho nhập khẩu và vấp phải sự phản
đối từ quốc tế.
Còn đối với các công ty TQ, sử dụng nhân dân tệ trong
thanh toán quốc tế sẽ giảm thiểu rủi ro về tỉ giá hối đoái và tăng khả
năng cạnh tranh của các tổ chức tài chính TQ trên thị trường. Nhưng quan
trọng hơn, việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ sẽ giúp “cường quốc kinh
tế số 2” giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD trong mối quan hệ với “cường
quốc số 1”. TQ hiện đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với lượng dự trữ
ngoại hối khoảng 3000 tỉ USD, chiếm 1/3 tổng dự trữ ngoại hối thế giới.
Tuy nhiên, với khả năng “xuất khẩu lạm phát” của Mỹ thì khối tài sản này
bỗng trở thành “cái bẫy USD” khổng lồ. Do vậy, việc quốc tế hóa để đồng
nhân dân tệ trở nên độc lập hơn là một cách để TQ giảm thiểu “nguy cơ”
đã nhìn thấy trước này.
Liệu TQ sẽ thành công trong giấc mơ thay thế đồng USD bằng nhân dân tệ?
Những lợi ích chính trị
Mặc dù TQ hiện đã là nền kinh tế thứ hai thế giới và
dự đoán sẽ vượt Mỹ vào năm 2020 nhưng xét trên thực tế, đứng đầu về chỉ
số GDP không phải là một thành tích quá ý nghĩa, đặc biệt khi TQ là quốc
gia có dân số đông nhất thế giới. Mỹ cũng đã từng vượt qua Anh ngay từ
giữa thế kỷ 19 nhưng suốt 100 năm sau đó, Anh vẫn là “đầu tàu” của nền
kinh tế thế giới. Mỹ chỉ thực sự “soán” ngôi vị này kể từ sau Chiến
tranh thế giới thứ II, Mỹ lợi dụng sự suy yếu của Anh để đưa USD trở
thành đồng tiền quốc tế, kiểm soát kinh tế-tài chính toàn cầu, với
nguyên lý “bất di bất dịch”: có sức mạnh kinh tế sẽ có khả năng tác động
về chính trị.
Do đó, TQ cũng cần đưa nhân dân tệ trở thành “công cụ
thực thi quyền lực có tính toán”, trước tiên là với những nước có quan
hệ kinh tế với TQ. Có thể nhận thấy tham vọng này qua việc TQ muốn “nắm
chốt” trong kế hoạch thành lập ngân hàng chung của khối BRICS (Tổ chức
các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, TQ và Nam Phi), rồi
thông qua ngân hàng này thực hiện các khoản vay và hỗ trợ bằng nhân dân
tệ cho các nước BRICS, châu Phi và Mỹ Latin…
Với những ý nghĩa to lớn như vậy, việc quốc tế hóa
đồng nhân dân tệ có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với vận mệnh phát
triển của TQ, là “ván cờ” không thể bại khi mà bài học đồng yen Nhật
cách nay chỉ vài chục năm vẫn còn dai dẳng.
Đứng đầu về chỉ số GDP không phải là một thành tích
quá ý nghĩa, đặc biệt khi TQ là quốc gia có dân số đông nhất thế giới.
Ảnh trong bài: internet
Ba bước tiến, một chiến lược
Không phải là nước đầu tiên thực hiện quốc tế hóa
đồng tiền của mình, TQ dường như đã rút được nhiều bài học kinh nghiệm
từ các trường hợp đi trước. Do vậy, chiến lược dành cho nhân dân tệ
không đơn thuần là “ẩn mình chờ thời” như đồng USD Mỹ hoặc chịu sức ép
tăng giá từ nước khác như đồng yen Nhật mà còn là một lộ trình được xây
dựng cụ thể, cẩn thận.
Việc quốc tế hóa được TQ thực hiện bằng một chiến
lược dài hạn trong vòng 30 năm, với ba bước về khu vực bao gồm “láng
giềng hóa”, “khu vực hóa” tiến tới “quốc tế hóa”. TQ phối hợp thực hiện
ba bước về mục tiêu chức năng: Một là dùng nhân dân tệ trong giao dịch,
buôn bán với các nước, từ đó tăng tỉ lệ sử dụng nhân dân tệ trong thanh
toán quốc tế; hai là dựa trên sức mạnh kinh tế và các kênh hợp tác kinh
tế để biến nhân dân tệ thành đồng tiền đầu tư quan trọng tại những khu
vực tài chính lớn của thế giới; ba là trở thành đồng tiền dự trữ quốc
tế, đồng tiền dự trữ ngoại hối quan trọng của các quốc gia khác. Đây là
một chiến lược đồng bộ và toàn diện nhắm tới cả hai mục đích: Mở rộng
tầm phổ biến, sức ảnh hưởng (thông qua ba bước khu vực) và nâng cao vai
trò, vị thế (thông qua ba bước chức năng) của “đồng bạc đỏ” trong hệ
thống kinh tế-tài chính thế giới. Với việc hoạch định từng bước, từng
điểm như vậy, Trung TQ có thể vừa “lượng sức mình”, vừa kéo dài thời
gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết, vừa xây dựng các mô hình thể
nghiệm.
Tại thời điểm bắt tay vào quốc tế hóa đồng tiền của
mình, TQ đã nắm trong tay “nửa phần thắng” khi may mắn có được những
điều kiện về “thiên thời, địa lợi”. Thứ nhất là các đối thủ lớn đều mắc
phải nhiều khó khăn: Khủng hoảng kinh tế đã khiến cả Mỹ và Nhật Bản suy
yếu phần nào, trong khi EU đối mặt với khủng hoảng nợ công kéo theo bất
ổn trên chính trường một số nước trong khu vực. Thêm vào đó, sau lần
chao đảo vì khủng hoảng tài chính-tiền tệ 2008, thế giới đã vỡ lẽ ra
rằng việc hệ thống tiền tệ đơn cực neo theo đồng USD quả là một cái bẫy
nguy hiểm. Do đó, ngày càng nhiều ý kiến ủng hộ việc đa dạng hóa tiền tệ
dự trữ quốc tế và hiển nhiên, với sức mạnh kinh tế ngày càng gia tăng
của mình, TQ trở thành một “ứng cử viên” sáng giá.
Dư quyết tâm nhưng… thừa thận trọng
Tại các cuộc họp thượng đỉnh của nhóm cũng như các
hội nghị toàn cầu khác, nhóm BRICS nhiều lần đưa ra yêu cầu “cải tổ trật
tự tiền tệ thế giới”, trong khi Pháp từng đề nghị nhân dân tệ tham gia
vào rổ tiền tệ quốc tế SDR (đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành
viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế) trong cuộc họp G20 (4-2011). Với vị thế
là “nền kinh tế hàng đầu” của châu Á, TQ dễ dàng sử dụng ảnh hưởng đối
với các khu vực do TQ kiểm soát (Hong Kong, Macau) và các nước đồng
minh, đối tác lân cận để biến khu vực này thành những “phép thử”, làm
“bàn đạp” để tiến tới quốc tế hóa nhân dân tệ. Hiện TQ vẫn đang tập
trung “nuôi dưỡng” để Hong Kong, Thượng Hải trở thành những “trung tâm
giao dịch nhân dân tệ toàn cầu”, trễ nhất là vào năm 2020. Và đặc khu
kinh tế Thanh Hải (thuộc Thẩm Quyến) được nhận định sẽ trở thành “con át
chủ bài” tiếp theo của các nhà hoạch định chính sách TQ.
Tuy nhiên, xét trong bối cảnh thế giới và tiềm lực TQ
hiện nay, có lẽ nước này chưa thể hạ bệ hoàn toàn đồng USD mà nhắm tới
tăng cường sức mạnh cho nhân dân tệ đồng thời hạn chế sự phụ thuộc vào
USD.
Có thể thấy trong các phát biểu của các lãnh đạo TQ,
mặc dù mạnh miệng tuyên bố: “Hệ thống tiền tệ lấy USD làm tiền tệ dự trữ
là sản phẩm của quá khứ” nhưng cũng rất thận trọng khi kêu gọi “tái
phân bổ quyền lực”, “đa dạng hóa tiền tệ dự trữ”. Theo Zha Xiaogang, một
nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, một hệ thống
tiền tệ quốc tế bao gồm ít nhất là đồng USD, euro và nhân dân tệ (và có
thể bao gồm một số đồng tiền khác như yen Nhật và đồng rupee Ấn Độ) sẽ
trở nên cân bằng hơn; và với nhiều sự lựa chọn hơn, “lợi nhuận của Mỹ sẽ
bị thu hẹp, sức mạnh Mỹ sẽ bị suy yếu.”
Thời gian qua, với việc thành lập được các khu vực sử
dụng nhân dân tệ xuyên khu vực thông qua hàng chục hiệp định hoán đổi
tiền tệ với các nước, có thể nói TQ đã xây dựng khá thành công những nấc
thang đầu tiên. Điều mà giới quan sát đặt ra là cuộc thập tự chinh này
sẽ dẫn TQ và đồng tiền của mình đi tiếp về đâu?
THỦY TÂM (Irys)
Kỳ sau: Đối thủ của đồng USD?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét