Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Tin ngày 26/7/2013

  • Miến Điện xét lại hợp đồng khai thác mỏ đồng với Trung Quốc (RFI) - Chính quyền Miến Điện, hôm nay, 25/07/2013, cho biết sẽ xem xét lại tỷ lệ phân chia lợi nhuận trong hợp đồng khai thác mỏ đồng được ký với một doanh nghiệp Trung Quốc. Quyết định này được đưa ra sau một loạt các vụ biểu tình phản đối của người dân, dẫn đến việc cảnh sát trấn áp một cách thô bạo.
  • Phản kháng vì bất mãn xã hội ở Trung Quốc (RFI) - Gần đây, tại Trung Quốc liên tục nổ ra các hành động bạo lực như vụ đánh bom sân bay Bắc Kinh, ám sát hai viên chức nhà nước hay người dân. Báo Libération hôm nay quan tâm đến tình hình này qua dòng tựa trên trang nhất : 'Phản kháng vì bất mãn'. Trang bên trong, tờ báo đăng bài : 'Những người bị áp bức giờ đây trở thành người gây án' và đặt câu hỏi : phải chăng bạo lực gia tăng là do bất công xã hội ngày càng sâu sắc ?
  • Chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang : Sức ép trên hồ sơ nhân quyền (RFI) - Hôm nay, 25/07/2013, chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang có cuộc gặp với tổng thống Mỹ Obama tại Nhà trắng. Trước cuộc hội đàm quan trọng nhất của chuyến đi này, chính giới Mỹ, các tổ chức phi chính phủ và hội đoàn của người Việt đã liên tục có các yêu cầu tổng thống Obama phải gây sức ép mạnh hơn nữa với Việt Nam trên hồ sơ nhân quyền.
  • Mỹ chuẩn bị viện trợ vũ khí cho đối lập Syria (RFI) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp lãnh đạo đối lập Syria, ông Ahmad Jarba, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York vào hôm nay 25/07/2013. Thứ ba, Ahmad Jarba đã được tổng thống Pháp tiếp đón tại Paris. Các nguồn tin từ quốc hội Mỹ tiết lộ là Hoa Kỳ sắp cung cấp vũ khí cho phe chống chính quyền Damas.
  • Mỹ cử con gái cố Tổng thống Kennedy làm đại sứ tại Nhật (RFI) - Tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm qua 24/07/2013, đã đề cử bà Caroline Kennedy, con gái cố tổng thống Kennedy làm đại sứ tại Nhật Bản. Việc đề cử này còn phải được Thượng viện thông qua. Thông tin được Nhà Trắng chính thức loan báo không mấy gây ngạc nhiên, vì từ tháng Hai đã có tin đồn về việc này.
  • Giáo Hoàng cảnh báo chống lại việc "tự do hóa" ma túy (RFI) - Tại Rio de Janeiro, hôm qua 24/07/2013, Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng cảnh báo chống lại xu hướng << tự do hóa sử dụng ma túy >> đang đặt ra vấn đề bàn thảo ở nhiều nước trong khu vực Mỹ Latin. Ngài cũng kêu gọi các nước này hãy tấn công vào gốc rễ của vấn đề đó là tệ nạn buôn bán ma túy.
  • Đẩy lùi ảnh hưởng của Bắc Kinh : Thủ tướng Nhật lại thăm Đông Nam Á (RFI) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã rời Tokyo vào hôm nay 25/07/2013, để đến Malaysia trong vòng công du Đông Nam Á lần thứ ba từ ngày ông nhậm chức cách nay 7 tháng. Sau Malaysia, ông sẽ ghé Singapore và Philippines. Mục tiêu của ông Abe rất rõ : Tăng cường uy thế của Tokyo tại Đông Nam Á để hạn chế ảnh hưởng ngày càng nặng của Bắc Kinh, không chỉ về kinh tế, mà cả về quân sự, ngoại giao.
  • Thủ tướng Pháp đến Seoul kêu gọi Hàn Quốc đầu tư (RFI) - Đến Hàn Quốc nhân chặng đầu tiên trong vòng công du Châu Á của mình, Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault vào hôm nay 25/07/2013, đã kêu gọi các tập đoàn Hàn Quốc đầu tư nhiều hơn nữa vào Pháp. Ông Ayrault khẳng định là Paris sẽ nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh cho các nhà đầu tư ngoại quốc.
  • Ít nhất 77 người chết trong tai nạn tàu hỏa (RFI) - Ít nhất có 77 người chết trong một tai nạn tàu trật đường ray xảy ra tối qua, 24/07/2013, ở gần thành phố Saint-Jaques de Compostelle, một địa điểm du lịch và hành hương nổi tiếng nằm ở phía tây bắc Tây Ban Nha. Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra lúc 20 h42, giờ địa phương, trên tuyến đường sắt cao tốc tại một khúc ngoặt chỉ còn cách nhà ga thành phố này bốn cây số.
  • Kinh tế, nhân quyền trong ngày đầu thăm Mỹ của lãnh đạo Việt Nam (RFI) - Hôm qua, 24/07/2013, trong ngày đầu tiên chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, đã kêu gọi thúc đẩy trao đổi thương mại song phương và trước các chỉ trích mạnh mẽ từ phía các nghị sĩ Mỹ, ông Sang khẳng định là Việt Nam tôn trọng nhân quyền, tự do tôn giáo.
  • Bạc Hy Lai sắp bị đưa vào quên lãng (RFI) - Bị hạ bệ khi đang chói sáng, Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai sẽ ra tòa với tội danh tham nhũng và lạm quyền. Tân Hoa Xã trong bản tin hôm nay 25/07/2013 cho biết, bản cáo trạng đã được chuyển đến tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Rõ ràng là Tập Cận Bình muốn lật qua trang sử tranh chấp nội bộ một cách 'êm thấm' nhất.
  • Đại diện các blogger VN trao tuyên bố 258 cho Sứ quán Mỹ ở Hà Nội (RFI) - Chiều hôm qua, 24/07/2013, bốn blogger tại Việt Nam gồm 4 người chị Nguyễn Thu Trang, anh Nguyễn Vũ Hiệp, Lã Việt Dũng và Lê Dũng đã đến đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội để trao bản << Tuyên bố của mạng lưới Blogger Việt Nam >> cùng danh sách 100 người ký tên. Bản tuyên bố này còn được gọi là bản tuyên bố 258 do một nhóm blogger Việt Nam đăng tải trên mạng từ hôm 18/07 vừa qua, kêu gọi chính phủ Việt Nam sửa đổi pháp luật để có thể tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
  • Trung Quốc truy tố ông Bạc Hy Lai (VOA) - Một tòa án ở Trung Quốc đã truy tố chính trị gia bị thất sủng Bạc Hy Lai về các tội tham nhũng và lạm dụng quyền thế
  • Tai nạn đường sắt ở Tây Ban Nha (BBC) - Một chiếc xe lửa trật đường ray trong vụ tai nạn đường sắt thảm khốc nhất Tây Ban Nha trong nhiều năm, làm 77 người chết.
  • Bạc Hy Lai chính thức bị truy tố (BBC) - Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai chính thức bị truy tố các tội hối lộ và lạm dụng quyền lực.
  • Con Hun Sen được thăng hàm tướng (BBC) - Hai con trai của Thủ tướng Campuchia được thăng chức trong quân ngũ, làm tăng đồn đoán họ được chuẩn bị để nối nghiệp bố.
  • Miến Điện thả thêm 73 tù chính trị (BBC) - Chính quyền Miến Điện trả tự do cho thêm 73 tù chính trị nữa sau khi Tổng thống Thein Sein đưa cam kết thả hết tù nhân lương tâm trước cuối năm.
  • Công an VN thêm ba Thượng tướng (BBC) - Chủ tịch Trương Tấn Sang trao quyết định thăng cấp Thượng tướng cho ba cán bộ công an cao cấp, một ngày trước khi ông lên đường đi Mỹ.
  • Nghiêng tàu cứu người ở Nhật (BBC) - Hành khách cùng nhau nghiêng tàu để cứu một phụ nữ bị trượt té và mắc kẹt dưới gầm tàu lửa ở Tokyo, Nhật Bản.
  • Ông Cao Quang Ánh dự biểu tình (BBC) - Cựu Dân biểu Cao Quang Ánh nói kêu gọi cộng đồng liên lạc với giới lập pháp Hoa Kỳ để thông qua dự luật nhân quyền Việt Nam.
  • 'Việt Nam quan trọng với Hoa Kỳ' (BBC) - Chuyên gia tại viện nghiên cứu chiến lược ở Washington, nơi Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ thuyết trình, nói Hoa Kỳ cần Việt Nam cho chiến lược tại châu Á.
  • Nhà vua tương lai (BBC) - Cuộc đời của vị hoàng tử mới nước Anh sẽ trải đầy hoa hồng?
  • ’Đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông không có tương lai’ (BaoMoi) - (Phunutoday) - TQ sẽ tuần tra biển bằng tàu ngầm tên lửa chiến lược, chuẩn bị lập vùng nhận dạng phòng không, Philippines mua vũ khí hiện đại báo vệ chủ quyền ở biển Đông, Nhật-Philippines không dám sống mái với TQ...là tin tức thời sự chính ngày 25/7.
  • Hải quân Singapore tập trận tên lửa trên biển Đông (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Hải quân Singapore ngày 24/7 phóng thử tên lửa Harpoon trên Biển Đông. Đây là một phần trong cuộc tập trận thường niên trên biển lần thứ 19 kéo dài 12 ngày giữa quân đội Singapore và Mỹ.
  • Chủ tịch nước: Hoa Kỳ có vai trò quan trọng với điểm nóng Biển Đông (BaoMoi) - “Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang có nhiều biến động, vai trò và trách nhiệm của các cường quốc trong đó có Hoa Kỳ đối với việc xử lý các điểm nóng ở khu vực như Biển Đông, Biển Hoa Đông... đang ngày càng trở nên hết sức bức thiết”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói trong khi đang đi thăm Hoa Kỳ.
  • Mỹ - Singapore tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Hải quân Cộng hòa Singapore đã phóng thử tên lửa Harpoon trên Biển Đông hôm 24/7. Đây là một phần trong cuộc tập trận Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển (CARAT) thường niên lần thứ 19 giữa Singapore và Hoa Kỳ.
  • Trung Quốc mua Su-35 phá thế Đông Á và Biển Đông? (BaoMoi) - Theo vị chuyên gia Trung Quốc này thì Su-35 không những có khả năng tàng hình, thực hiện chuyến bay hành trình siêu âm mà còn có khả năng cơ động rất cao, nhờ nó được trang bị động cơ 117S với hệ thống điều hướng lực đẩy.
  • Nút thắt tranh chấp biển Đông: Đường lưỡi bò của Trung Quốc (BaoMoi) - Tháng 7/2009, Bắc Kinh đệ trình lên Liên Hiệp Quốc Công hàm đưa ra bản đồ đường 9 đoạn về chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Kể từ đó, mặc dù không được LHQ hay bất cứ nước nào công nhận bản đồ này, nhưng Bắc Kinh vẫn đơn phương khẳng định cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" với hầu như toàn bộ Biển Đông.
  • Đừng kiếm cớ làm điều sai trái (BaoMoi) - Cách đây hơn 1 năm (21-6-2012), ngay sau khi trang mạng của Bộ Dân chính Trung Quốc công bố việc Quốc vụ viện nước này vừa phê chuẩn kế hoạch hủy bỏ Văn phòng Tây Sa-Trung Sa-Nam Sa thuộc tỉnh Hải Nam và thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa (đơn vị hành chính trên cấp huyện, dưới cấp tỉnh), ngay lập tức các nước trong khu vực đều bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về hành động leo thang xâm chiếm Biển Đông kể trên. Một trong những quốc gia lên tiếng phản đối lập tức và quyết liệt nhất chính là Việt Nam. Còn nhớ, ngay sau tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Dân chính Trung Quốc thì Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và TP. Đà Nẵng đã nói không úp mở: Quyết định này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý. Còn Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị thì mạnh mẽ cho rằng: Đây là một quyết định phi pháp.
  • Philippines:Đồng loạt biểu tình chống Trung Quốc (BaoMoi) - Đúng như kế hoạch, trưa hôm qua (24/7), hàng nghìn người dân Philippines đã biểu tình tại khu vực Lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Philippines ở biển Đông.
  • Biển Đông: Trung Quốc hứng 'đòn đau' từ Philippines (BaoMoi) - Khoảng 2.000 người biểu tình đến từ 30 nhóm do Liên minh Biển Đông của Philippines dẫn đầu hôm qua (24/7) đã đổ về Văn phòng Lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati để phản đối sự hung hăng, hiếu chiến và chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của Trung Quốc ở Biển Đông.
  • Quyết giữ cờ tổ quốc! (BaoMoi) - Đã nhiều ngày trôi qua, nhưng thuyền trưởng Võ Minh Vương - chủ tàu QNg 96787 vẫn chưa nguôi niềm phẫn nộ về việc bị tàu Trung Quốc bắt giữ, cướp bóc, chặt cờ tổ quốc trên tàu ném xuống biển. Dù bị hăm dọa, đánh đập đến ngất lịm... nhưng thuyền trưởng vẫn nhảy xuống biển vớt và bảo vệ cờ Tổ quốc.
  • Trung Quốc hứng "đòn đau" từ Philippines (BaoMoi) - Khoảng 2.000 người biểu tình đến từ 30 nhóm do Liên minh Biển Đông của Philippines dẫn đầu hôm qua (24/7) đã đổ về Văn phòng Lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati để phản đối sự hung hăng, hiếu chiến và chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của Trung Quốc ở Biển Đông.
  • Singapore tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông (BaoMoi) - Hải quân Singapore ngày 24/7 đã phóng thử tên lửa Harpoon trên Biển Đông. Đây là một phần trong cuộc tập trận thường niên trên biển lần thứ 19 kéo dài 12 ngày giữa quân đội Singapore và Mỹ.
  • Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: 'Báo Trung Quốc... cao giọng' (BaoMoi) - (PetroTimes) - Chuyến công du châu Á của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden (tới Ấn Độ và Singapore từ 21/7) diễn ra đúng thời điểm Tokyo công bố kết quả bầu cử Thượng viện Nhật Bản với thắng lợi thuộc về liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe, người vừa có chuyến thăm 2 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này khiến Trung Quốc tức giận, thậm chí dọa “dạy cho Nhật Bản một bài học”. Và Bắc Kinh càng “cay mũi” hơn khi Liên minh biển Tây Philippines (Biển Đông) sẽ tổ chức biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc (24/7) ở nhiều thành phố trên thế giới như Manila, London, Rome, Sydney, Copenhagen, cùng một số thành phố ở Mỹ và Israel...
  • Biển Đông: Việt Nam có cách hóa giải 'quân bài chủ' JH-7 Trung Quốc (BaoMoi) - (Soha.vn) - Tại đảo Hải Nam, trung đoàn 27 thuộc sư đoàn 9, Hạm đội Nam Hải được trang bị máy bay tiêm kích - bom JH-7A. Loại máy bay này được xem như lực lượng chủ lực trên biển của Trung Quốc. Liệu máy bay “made in China” có thực sự là một ẩn số trên biển Đông hay không?
  • Biểu tình phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông (BaoMoi) - Hôm qua 24/7, gần 5.000 người Philippines tập trung trước đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, trụ sở Liên Hợp Quốc cũng như đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc tại các quốc gia có kiều dân Philippines sinh sống để phản đối hành động ngang ngược trên Biển Đông.
  • Dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc (BaoMoi) - TP - Hàng nghìn người dân Philippines hôm qua đổ xuống đường phố Manila để biểu tình phản đối Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết biển Đông, xâm phạm chủ quyền các nước khác.

‘Không thấy đơn khiếu nại của Điếu Cày’

Blogger Điếu Cày
Điếu Cày đang khiếu nại việc biệt giam ông là 'vi phạm pháp luật'

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An xác nhận họ không hề nhận được bất cứ đơn khiếu nại nào của ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, một nhà hoạt động dân chủ cho biết.

Tuy nhiên theo nguồn tin từ gia đình ông Hải thì họ đã được các quan chức nhà tù nơi giam giữ ông Hải khẳng định rằng họ đã chuyển ‘tất cả đơn từ của ông Hải’ cho Viện kiểm sát.

Ông Hải thụ án 12 năm tù về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ tại trại giam số 6, nằm cách thủ phủ Vinh của tỉnh Nghệ An khoảng 70km về phía Tây.

Hiện ông đang tuyệt thực để phản đối việc nhà tù biệt giam ông vì ‘ông đã không chịu ký vào đơn nhận tội’, con trai ông Hải Nguyễn Trí Dũng thuật lại với BBC sau khi anh vào thăm cha hôm 20/7.

Theo lời anh Dũng thì đến ngày 20/7 ông Hải đã ‘tuyệt thực được 27 ngày’ và ông chỉ dừng tuyệt thực khi nào lá đơn khiếu nại về việc biệt giam ông gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An được giải quyết.

‘Tỏ ra ngạc nhiên’

Ông Phạm Hồng Sơn, một nhà dân chủ hoạt động ở Hà Nội, kể lại với BBC rằng các cán bộ ở Viện kiểm sát Nghệ An ‘đã tỏ ra ngạc nhiên’ khi được gia đình hỏi về đơn khiếu nại của ông Hải hôm thứ Hai ngày 22/7.
"Làm việc với nhà tù không giải quyết được vấn đề gì cả. Chúng tôi cảm thấy bức xúc phẫn nộ trước thái độ thờ ơ vô trách nhiệm và sự hăm dọa (của cán bộ trại giam)."
Phạm Hồng Sơn, nhà hoạt động dân chủ
Ông Sơn cùng khoảng 10 nhà hoạt động dân chủ khác đã từ Hà Nội vào Nghệ An hôm Chủ nhật ngày 21/7 để hỗ trợ tinh thần cho vợ cũ ông Hải là bà Dương Thị Tân và con trai ông là Nguyễn Trí Dũng.

Cùng đi với ông Sơn còn có các ông bà Nguyễn Tường Thụy, Phương Bích, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Vinh...

“Chúng tôi kiến nghị phải khẩn cấp can thiệp cho trường hợp Nguyễn Văn Hải,” ông kể, “Chúng tôi đã trình bày đây là trường hợp khẩn cấp vì anh Hải đang rất suy kiệt về sức khỏe sau khi đã tuyệt thực khoảng 30 ngày.”

Sau khi tra cứu thì các cán bộ ở Viện kiểm sát Nghệ An xác nhận là ‘chưa nhận được văn bản nào’ từ Trại giam số 6, ông Sơn nói.

Tuy nhiên phải rất khó khăn thì gia đình ông Hải mới thuyết phục Viện kiểm sát xác nhận việc này bằng văn bản.

‘Trì hoãn, né tránh’

Buổi chiều cùng ngày, đoàn của ông Sơn cùng gia đình ông Hải đã đi từ Vinh đến Trại giam số 6 mang theo văn bản xác nhận của Viện kiểm sát, ông kể.

Theo lời ông Sơn thì các cán bộ trại giam đã ‘tỏ thái độ trì hoãn, né tránh’ khi gia đình yêu cầu được vào làm việc ngay với lãnh đạo trại giam vì đây là trường hợp khẩn cấp.

“Sau khoảng nửa tiếng họ điều nhân viên ra với tính chất hù dọa,” ông nói, “Có nhiều người ở nơi khác phóng xe máy với trang thiết bị lộ rõ bên ngoài như dùi cui, còng số 8.”

Sau đó thì cán bộ trại giam có đưa bà Tân và con trai bà vào trong trại ‘để gặp lãnh đạo và có thể gặp anh Hải’, ông Sơn thuật lại lời cán bộ trại giam.

“Nhưng không phải như thế. Họ chỉ cho gặp những nhân viên không có tính chất quyết định gì cả,” ông nói thêm và nhận định rằng việc gia đình ông Hải được mời vào trong là để ‘tách gia đình ra khỏi mọi người’.

Ông cũng nói bà Tân có kể lại với mọi người trong đoàn rằng khi bà đưa xác nhận của Viện kiểm sát ra thì cán bộ trại giam ‘im lặng không nói gì’.

“Làm việc với nhà tù không giải quyết được vấn đề gì cả,” ông nói, “Chúng tôi cảm thấy bức xúc phẫn nộ trước thái độ thờ ơ vô trách nhiệm và sự hăm dọa (của cán bộ trại giam).”
(BBC)

Sợ Trung Quốc, Hà Nội tìm điểm tựa ở Washington

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing

"Tổng thống Obama và tôi sẽ thảo luận các phương án thắt chặt quan hệ đối tác giữa hai nước trong tinh thần bảo vệ hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải tại Biển Đông , quyền lợi và quan tâm chung của nhiều nước trong và ngoài khu vực". Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã trả lời như trên câu hỏi của hãng tin Bloomberg về mục tiêu chuyến công du Mỹ với trọng điểm là cuộc hội kiến tại Nhà Trắng vào hôm nay 25/07/2013.

Không hẹn mà các bài nhận định của giới phân tích quốc tế cũng như thông điệp của giới nhân sĩ trí thức, blogger tại Việt Nam nhân chuyến công du Hoa Kỳ của chủ tịch Trương Tấn Sang có cùng một nhận định : phải bắt tay với Mỹ để thoát gọng kềm Trung Quốc.

David Brown, nguyên là nhà ngoại giao từng phục vụ tại Việt Nam phân tích rằng Hà Nội đang tìm cách thoát mối đe dọa từ Trung Quốc. Sự kiện ông Trương Tấn Sang, sau từ Trung Quốc trở về, đã cấp tốc sang Mỹ là dấu hiệu Hà Nội « đã bị chấn động vì những gì mà Tập Cận Bình đã nói riêng với ông Sang » tại Bắc Kinh hồi tháng 6 vừa qua.

Chuyên gia Úc Carl Thayer nhận định lãnh đạo Việt Nam sang Mỹ để thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị về Hội nhập Quốc tế chủ yếu là Quan hệ đối tác xuyên Thái bình dương TPP, không có Trung Quốc.

Trong khi đó, giới nhân sĩ, chuyên gia, blogger Việt Nam kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam, mà đặc biệt là ông Trương Tấn Sang hãy « nắm lấy thời cơ chứng tỏ bản lãnh » đưa đất nước ra khỏi bàn tay của « chủ nghĩa Đại Hán ».
Trong bức tâm thư công bố trên mạng Bauxitvn, các nhân sĩ nhấn mạnh hiệp ước thương mại đối tác xuyên Thái Bình dương TPP do Hoa Kỳ đề xướng, là giải pháp quan trọng giúp Việt Nam « tháo gỡ » gọng kềm Trung Quốc và giải quyết những khó khăn kinh tế hiện nay song song với cởi mở chính trị.

Liệu Hà Nội cần phải nắm bắt thời cơ như thế nào để bảo vệ quyền lợi của dân và đất nước ? RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.

« Hà Nội đang đi tìm điểm tựa ở Washington để may ra đối trọng lại phần nào với Trung Quốc Nếu chính phía Việt Nam đề nghị gặp tổng thống Obama thì đây là một bước tiến có thể gọi là tích cực của Hà Nội nhằm tạo một môi trường mới trong việc bang giao với Bắc Kinh, tương tự như Miến Điện đã đi tìm điểm tựa ở Washington để từ bỏ cái quá khứ lệ thuộc ».
Lưu Tường Quang / Tú Anh (RFI)

Toàn văn bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong buổi gặp mặt Chủ tịch Trương Tấn Sang.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
"Thật phấn khởi khi thấy những gì rất nhiều người trong chúng ta đã nỗ lực để đạt được trong 20 năm qua giờ đây đang chuyển mình thành một mối quan hệ hợp tác quan trọng và mang tính xây dựng. Lần đầu tiên quay lại Việt Nam với tư cách là một thường dân năm 1991, tôi có thể cảm nhận được sự năng động đáng ngạc nhiên của người dân Việt Nam, cảm nhận một sự sẵn sàng để tái hội nhập với thế giới và thế giới cũng đã rất sẵn sàng để ngoái lại với Việt Nam.

Tất nhiên, như chúng ta còn nhớ, việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam mà ở nhiều khía cạnh là thiết lập hoà bình, không hề đến một cách dễ dàng. Và thưa ngài Chủ tịch, tôi rất hài lòng được nói rằng ngay lúc này đây, trong căn phòng này có rất nhiều người đã từng đóng góp rất lớn trong nhiều năm qua nhằm xây dựng mối quan hệ này. Tôi có thể thấy Thượng Nghị sỹ Bob Kerrey và Chuck Robb, cựu Thượng Nghị sỹ Tom Valleyly, người đã có nhiều gắn kết với chương trình [giảng dạy kinh tế] Fullbright; cựu Thượng Nghị sỹ Richard Lugar, và nhiều người khác nữa. Thượng Nghĩ sỹ Ben Cardin cũng có mặt, Dân biểu Sandy Levin ... Tất cả những người đã làm việc hết mình để xây dựng mối quan hệ này.

Sự thật là tất cả bọn họ đều nhớ rằng đó đã là một tiến trình khó khăn, gian khổ, đòi hỏi nhiều nỗ lực, một sự can đảm nhất định, và thậm chí là sự thoả hiệp. Tất cả chúng ta đều biết rằng vào lúc ấy, chúng ta đã không thể tiếp tục tiến tới mà không giải quyết câu hỏi khổng lồ chưa được giải đáp, đó là liệu có còn tù binh Mỹ sót lại Đông Nam Á hay không. Chúng ta cũng biết rằng tất cả những người của hai nước muốn giải quyết vấn đề đó đều phải đối mặt với sự phản đối của rất nhiều người ở cả hai phía. Và đó là lý do tại sao tôi sẽ luôn biết ơn các lãnh đạo Việt Nam mà tôi đã làm việc cùng trong suốt 10 năm đó để xây dựng một mối quan hệ đặc biệt, giúp chúng ta có thể đứng đây ngày hôm nay.

Họ đã giúp chúng tôi tìm kiếm vài nghìn người con của mình, mặc dù một số lớn khác vẫn mất tích. Họ đã tình nguyện cày bới những cánh đồng lúa của mình để giúp chúng tôi trả lời cho những nghi vấn. Họ cho phép chúng ta vào nhà, những ngôi nhà lịch sử, vào những nhà giam, đôi lúc không cần báo trước, để phỏng vấn các tù nhân. Họ chịu để cho những chiếc trực thăng [của chúng tôi] bay trên các làng xóm, như đã từng chịu đựng, nhưng với một thái độ hoàn toàn khác, để chúng tôi có thể tham vấn người dân và trả lời những câu hỏi không được giải đáp suốt nhiều năm. Và nhiều hơn một lần, họ còn dẫn lối cho chúng tôi băng qua những cánh đồng rải đầy mìn.

Cuối cùng, tình bạn mà chúng ta đã đúc kết và những nỗ lực mà chúng ta cùng nhau có được đã giúp giải quyết những vấn đề tồn đọng trong quá khứ để tiến tới việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước vào ngày 11 tháng Bảy, 1995. Và chỉ vài tuần sau đó, Ngoại trưởng thời bấy giờ, ông Warren Christopher, đã đáp xuống Hà Nội để thực hiện sứ mệnh hoà bình. Ông đã nói chuyện với tuổi trẻ Việt Nam về tương lai, dẫn một câu được khắc tại Văn Miếu, Hà Nội: “Thiên khởi Trung hưng, Thế khai Văn vận”. (Nguyên văn của John Kerry: “Heaven has ushered in an era of renewal”) Những từ này đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với ông, và có lẽ cũng với chúng ta ngày hôm nay.

Chủ đề đổi mới là tâm điểm của tình hữu nghị giữa chúng ta. Người Việt Nam đã học từ chính lịch sử của họ rằng, không có kẻ thù nào là mãi mãi, chỉ có những người mà họ chưa chịu kết bạn.

Ngày nay, khi người Mỹ nghe từ ‘Việt Nam’, họ đã có thể hình dung ra một đất nước chứ không phải một cuộc chiến. Và đó là thành tựu mà cả hai bên đã cùng đạt được. Trong suốt 18 năm qua, những ích lợi của việc bình thường hoá quan hệ đã được chứng minh đầy đủ. Việt Nam đã nổi lên như một trong những tấm gương của sự thành công ở Châu Á. Nhờ vào hiệp định thương mại song phương vào năm 2001, tổng giá trị mậu dịch giữa hai bên đã tăng gấp 50 lần từ năm 1995 đến nay. GDP bình quân trên đầu người tại Việt Nam từ đó đã tăng gần 500%. Cùng với Việt Nam và một số nước khác trong khu vực, chúng tôi đang nỗ lực để đi đến thoả thuận lịch sử dưới tên Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thoả thuận của thế kỷ 21 quy định chuẩn mực trong trao đổi thương mại nhằm thúc đẩy sự hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy sự thịnh vượng và đem lại cơ hội cho người dân của tất cả các nước thành viên.

Trong quá trình chuyển mình của mình, Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trước các vấn đề trong khu vực và toàn cầu. Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố của Việt Nam trong đó bày tỏ nguyện vọng muốn tham gia các chiến dịch gìn giữ hoà bình vào năm 2014 và hiện nay chúng tôi đang trung giúp đỡ họ để chuẩn bị cho những đợt triển khai đầu tiên.

Chúng ta cũng đang cộng tác để thúc đẩy an ninh trên biển và tăng cường khả năng cứu trợ nhân đạo cũng như ứng phó trước thiên tai. Chúng tôi đang tập trung các chương trình hỗ trợ của mình vào công tác tăng cường khả năng thích nghi, vào năng lượng sạch và sự phát triển bền vững để giúp Việt Nam khắc phục các vấn đề về thay đổi khí hậu. Chỉ mới gần đây tôi đã có cuộc gặp ở Brunei tại hội nghị APEC và chúng ta đã nói đến Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong cũng như một số vấn đề khác.

Chúng ta hiện đang hợp tác về giáo dục, và đó là một cầu nối rất quan trọng khác trong mối quan hệ giữa hai nước. Việt Nam là một xã hội với dân số trẻ, với 21 triệu người dưới độ tuổi 15. Quan trọng hơn hết, thế hệ tiếp theo của Việt Nam cần có trường học ở gần nhà, đủ khả năng chuẩn bị đầy đủ giúp học sinh Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh trong kỷ nguyên hội nhập toàn cầu. Tôi đã luôn là người hết mực ủng hộ chương trình mà tôi vừa nhắc đến, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright ở thành phố Hồ Chí Minh. Sự thành công của chương trình này là một minh chứng cho thấy các khoá dạy đại học độc lập của Hoa Kỳ hoàn toàn có khả năng phát triển tại Việt Nam.

Giờ đây, khi chúng ta nhìn về tương lai của mối quan hệ Việt - Mỹ, chúng ta cũng cần nhớ rằng sự bình thường hoá quan hệ đã không thể xảy ra nếu không có những cuộc đối thoại chân thành, ngay thẳng giữa Washington và Hà Nội, thậm chí trước cả những vấn đề nhạy cảm như nhân quyền, và tôi quyết tâm xây dựng mối quan hệ hợp tác, chân thành này, vốn là điều rất cần thiết cho cả hai nước chúng ta.

45 năm trước, hàng trăm nghìn người Mỹ đã chiến đấu trên những cánh đồng, con sông của Việt Nam. Ngày nay, hàng trăm nghìn người chúng tôi lại đến thăm những phiên chợ, những di tích lịch sử. Chúng ta đã cùng nhau đi một chặn đường dài, và tôi xin khẳng định với ngài, thưa ngài Chủ tịch, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng quan hệ giữa hai bên trong những năm tới.

Cho phép tôi nói thêm. Khi đọc về lý lịch của ngài Chủ tịch trước khi chào đón ngài đến với nước Mỹ và sau đó là đến trụ sở Bộ Ngoại giao, tôi để ý thấy vào năm 1966, ngài đã gia nhập vào hàng ngủ Đảng Cộng sản Việt Nam; cùng năm 1966, tôi gia nhập Hải quân Hoa Kỳ. Năm 1969, ngài tham gia vào quân du kích ở một quận phía Nam Sài Gòn; năm 1969, tôi đang tham chiến tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Sau đó, vào năm 1984, ông đã đảm nhận nhiều trọng trách ở Việt Nam, cuối cùng trở thành chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, trong khi đó, tôi được bầu vào Thượng Nghị viện Hoa Kỳ, đảm nhận những trọng trách không quan trọng mấy (cả căn phòng bật cười).

Tuy nhiên, rõ ràng là có một sự tương đương, một điều diễn ra song song một cách thú vị. Giờ đây, ngài là Chủ tịch của nước mình, và tôi được vinh dự phục vụ cho Tổng thống Obama với vị trí hiện tại. Vì thế chúng ta có cơ hội để xây dựng trên quá khứ của mình qua chuyến đi này, và với tinh thần đó, xin cho phép tôi nâng ly để chúc mừng sức khoẻ của Chủ tịch Sang, chúc mừng cho mối quan hệ ngày càng khăng khít giữa người dân hai nước, cho lời hứa đổi mới, vốn là tâm điểm của mối quan hệ giữa chúng ta, và cho Việt Nam, từ sự đối đầu đến tình hữu nghị. (Vỗ tay)

Chưa có một quốc khách nào của Mỹ bị bạc đãi như ông Trương Tấn Sang

H3

Nói một cách trung thực chứ không hề thiên vị chi cả về chuyến đi Mỹ của Trương Tấn Sang hôm nay thật là ô nhục. Không phải ô nhục vì cộng đồng người Việt Quốc Gia biểu tình phản đối mà ô nhục vì cách đón tiếp của Mỹ.
Từ đầu chuyến đi khi đặt chân xuống phi trường Andrews C.T CS Sang được trưởng ban lể tân của Bộ ngoại giao và đại sứ Mỹ tại VN ra đón. Tại sân bay không trải thảm đỏ, không hoa, không kèn và nhục hơn nửa là không có chổ để nhà báo đứng chụp hình đưa tin. Bửa ăn duy nhất mà Sang được đến dự là buổi ăn trưa hôm 24/7 do Bộ ngoại giao thiết đãi.
Hôm nay bầu trời Thủ đô DC với thời tiết đẹp và đẹp hơn nửa là có cả rừng Cờ Vàng, biểu ngữ và đoàn người biểu tình rầm rộ để phản đối một trong những kẻ đứng đầu nhà nước độc tài CSVN đến White House. Tiếng hô to đả đảo của người biểu tình chưa đủ mạnh để làm chủ tịch CSVN phải chới với và thất vọng bằng cách tiếp đãi của T.T. Obama. Lại cái mặt củ rích của viên đại sứ Mỹ tại VN David Shear làm đại diện T.T ra đón và dẩn Sang vào Oval Office để diện kiến T.T Mỹ Obama.
Chưa có một quốc khách nào của Mỹ phải bị bạc đãi như Sang hôm nay. Phải chăng Mỹ muốn nói rỏ với nhà cầm quyền CSVN rằng VN chưa phải là một đối tác quan trọng của Mỹ ở Châu Á. Đài CNN của Mỹ không hề có đưa tin gì về vị nguyên thủ VC đến Mỹ và diện kiến T.T Obama trong hôm nay. CNN không đưa tin vì Nhà Trắng không tiếp đón Sang bằng nghi lễ cấp nhà nước. Không yến tiệc linh đình như đón tiếp lãnh tụ TC, không bắn đại bác chào mừng như đón Thủ Tướng Ấn Độ và không có duyệt đội quân danh dự như đã dành cho lãnh tụ Nam Phi mà Mỹ đã từng đón tiếp.
Qua chuyến đi hôm nay của Trương Tấn Sang và cách tiếp đón của chính phủ Mỹ có thể không những làm Ba Đình thất vọng mà cả trí thức, dân chủ và nhân dân trong nước cũng thất vọng. Một tín hiệu rỏ rệt từ Mỹ để nhắn nhủ với đồng bào trong nước rằng đừng trông chờ vào họ khi VN đã hoàn toàn thuộc về Trung Cộng như hôm nay. Nhân dânVN có còn đủ can đảm để tự mình giải thoát kiếp nô lệ phương Bắc đang dần dần được lập lại trong những ngày tháng sắp đến?

John Sifton - Tại sao Obama lại đi gặp chủ tịch Việt Nam?

Hôm nay, Tổng thống Barack Obama đang tiếp đón một vị khách khác thường tại Nhà Trắng: chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang. Nhà Trắng cho biết rằng những đề tài thảo luận bao gồm thương mại và việc gắn chặt hơn nữa các mối quan hệ an ninh và quốc phòng. Nhân quyền cũng nằm trong lịch trình, nhưng với việc chính quyền Mỹ đang theo đuổi các mục tiêu "chuyển hướng" và "tái cân bằng" ở châu Á, câu hỏi là Obama sẽ cứng rắn đến đâu trong việc thúc đẩy vị lãnh đạo nhà nước độc đảng cố hữu này.
Việt Nam có một hồ sơ nhân quyền ngày càng tồi tệ, nổi bật là việc đàn áp có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và biểu tình ôn hoà, việc kiểm duyệt báo chí và đàn áp quyền của người lao động. Ngày càng lo lắng về việc nắm giữ quyền lực, Đảng Cộng sản cầm quyền đã tăng cường việc ức hiếp những công dân nào đặt vấn đề với những hoạt động của chính quyền hoặc kêu gọi việc bầu cử dân chủ.
Kể từ khi Nhà Trắng tiếp đón một vị lãnh đạo Việt Nam lần cuối vào năm 2008, chính quyền Việt Nam đã bỏ tù ngày càng nhiều những nhà chống đối, các bloggers và những nhà lãnh đạo tôn giáo, những người này đã bị toà án do đảng chỉ đạo tuyên phạt những bản án tù ngày càng dài thêm. Những bản án chính trị trong nửa năm đầu 2013 đã vượt qua tổng số án trong năm 2012, vốn cũng đã vượt quả con số của những năm 2011 và 2010.
Tồi tệ hơn, việc đàn áp giới đối lập chỉ là một mặt trong những vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Những vi phạm khác còn bao gồm việc công an tra tấn và giết chết người, tịch thu đất đai không qua quá trình thương lượng và bồi thường, và đàn áp những tổ chức tôn giáo không được phép hoạt động công khai cũng như những nhóm dân tộc ít người. Những người chạy xe gắn máy đã bị đánh đập khi dám tranh cãi với công an. Đất đai của nông dân bị cướp đoạt. Những tín đồ bị ép buộc từ bỏ đạo. Những người dân thiểu số bị đàn áp khi tập hợp chống lại nạn kỳ thị. Nhiều người dân Việt phải vất vả trước nạn đàn áp dã man vô kiểm soát, hoặc là phải đổ máu khi dám chống lại hoặc bắt buộc phải im lặng.
Chính quyền Obama thừa biết những tiêu cực trên, và nhấn mạnh rằng họ đang đưa vấn đề nhân quyền vào các trao đổi với chính phủ Việt Nam. Và đúng như thế. Đại Sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội thường xuyên can thiệp và thúc đẩy Việt Nam về các trường hợp vi phạm quyền con người, và Bộ Ngoại giao cũng tham gia vào cuộc thảo luận thường niên với Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Nhà Trắng đã cam kết với các dân biểu Quốc hội cũng như các tổ chức nhân quyền rằng các vấn đề nhân quyền sẽ được "đưa ra" trong chuyến viếng thăm này.
Nói chuyện kín về nhân quyền của Việt Nam vẫn chưa đủ
Nhưng không rõ là liệu những trường hợp cụ thể sẽ được đưa ra hay không, và liệu chúng có được đưa ra một cách công khai hay không. Trong bài phát biểu công khai của mình, liệu Obama sẽ nhắc đến các trường hợp cụ thể như nhà đối lập Cù Huy Hà Vũ, blogger thẳng thắn Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), và luật sư Lê Quốc Quân, một người liên tục chỉ trích chính quyền hiện đang đợi ra toà với tội danh đầy giả tạo là "trốn thuế"?
Những phát biểu mạnh mẽ của tổng thống thì rất quan trọng. Vào tháng Năm 2012, Obama từng nhắc đến Nguyễn Văn Hải trong một phát biểu nhân Ngày Tự do Báo chí Quốc tế, ca ngợi tinh thần dũng cảm của anh ta trong hoàn cảnh "chính quyền Việt Nam đàn áp rộng khắp giới nhà báo công dân." Đại Sứ quán Hoa Kỳ cũng đã vài lần lên tiếng quan tâm đến trường hợp Lê Quốc Quân - những can thiệp này có thể đã góp phần vào việc trao trả tự do cho ông trong những lần trước. Những tuyên bố công khai này giúp gửi một thông điệp đến những nhà hoạt động dũng cảm ở Việt Nam rằng thế giới đang đứng về phía họ, và đặt áp lực đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải thay đổi đường lối.
Tuy nhiên, nói cho cùng, việc nhấn mạnh các vấn đề nhân quyền vẫn chưa đủ. Câu hỏi thực sự là liệu chính quyền Hoa Kỳ có sẵn sàng đưa ra những áp lực thực sự và có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng vi phạm nhân quyền rộng rãi của Việt Nam hay không. Thất bại trong việc giải quyết vấn đề rộng lớn hơn - và vượt trên cả việc can thiệp vào các trường hợp cụ thể - có thể khiến cho Hà Nội càng lấn lướt hơn: làm giới lãnh đạo Việt Nam nghĩ rằng họ có thể đạt bất cứ điều gì mình muốn từ Hoa Kỳ trong khi chỉ hứa hẹn nhân quyền bằng đầu môi chót lưỡi.
Vào ngày 24 tháng Bảy, một ngày trước chuyến thăm, một số các tổ chức công đoàn Hoa Kỳ đã kêu gọi chính phủ đình chỉ việc thương lượng về Hiệp ước Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TTP) với Việt Nam cho đến khi các vấn đề nhân quyền then chốt được giải quyết. Một số các nghị sĩ Quốc hội cũng đã yêu cầu Nhà Trắng cân nhắc phương hướng này.
Cách đây vài năm, chính phủ Hoa Kỳ hy vọng rằng việc cởi mở thương lượng mậu dịch và một đối thoại chiến lược quân sự với Việt Nam sẽ được xem là một động cơ khiến chính quyền Việt Nam thay đổi, và có lẽ nhẹ tay hơn trong chính sách độc tài của mình. Giờ đây dường như hy vọng ấy đã bị đặt nhầm chỗ.
Rõ ràng là chính sách của Hoa Kỳ cần phải thay đổi - câu hỏi là bằng cách nào. Hoa Kỳ cần bắt đầu liên kết quan hệ kinh tế và những quan hệ khác với Việt Nam với những cải cách nhân quyền cụ thể. Và thông điệp về vấn đề này phải được đưa ra công khai và rõ ràng. Bước đầu, Obama nên ra lệnh cho Phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ công khai những đòi hỏi cơ bản của mình trong quá trình thương lượng về TTP, để cho người lao động và người dân Việt Nam cũng như Hoa Kỳ có thể xem xét các quyền lao động căn bản thực sự được cải thiện.
Chính quyền Obama cũng nên đưa ra một câu hỏi cơ bản cho chính mình: Liệu Hoa Kỳ có nên tiếp tục việc đối tác bình thường với một nhà nước chuyên hình sự hoá hành động kêu gọi dân chủ và chẳng có dấu hiệu nào hướng đến cải cách?
John Sifton - Politico
Diên Vỹ chuyển ngữ
25.07.2013
* John Sifton là giám đốc hỗ trợ khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
(Dân luận)

Obama lạc quan về quan hệ Việt - Mỹ

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25/7 thúc giục Chủ tịch Trương Tấn Sang tăng cường tự do ngôn luận và tôn giáo ở Việt Nam, nhưng lạc quan về triển vọng quan hệ.
Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp ở Phòng Bầu dục.
Ông Obama tiết lộ ông Sang đã tặng bản sao lá thư lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946, đề nghị Mỹ giúp đỡ.
"Tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam, nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau," ông Obama nói.
Tổng thống Obama nói sẽ 'cố gắng' thăm Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ
'Thẳng thắn'
Nhà lãnh đạo Mỹ phát biểu sau điều mà ông mô tả là cuộc đối thoại "rất thẳng thắn" tại Nhà Trắng
"Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp," ông Obama nói với các phóng viên ở Phòng Bầu dục, trong khi ông Sang ở cạnh.
"Chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn về cả tiến bộ mà Việt Nam đạt được và những thách thức còn tồn tại," ông nói.
Hàng trăm người biểu tình, đa số là người Mỹ gốc Việt, vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa và hô khẩu hiệu từ Công viên Lafayette, thỉnh thoảng vang tới cả bên trong Nhà Trắng.
Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp
Tổng thống Mỹ cho hay hai người quyết tâm hoàn tất Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trước cuối năm.
Ông nói nó sẽ tạo thêm việc làm và tăng đầu tư ở châu Á và hai quốc gia.
Chủ tịch Việt Nam, thừa nhận hai bên còn những "khác biệt", nói ông Obama sẽ "cố gắng" để thăm Việt Nam trước khi nhiệm kỳ kết thúc.
Phát biểu qua phiên dịch, ông Sang nói: "Chúng tôi sẽ tăng cường các trao đổi cấp cao giữa hai nước."
Ông Obama nói ông muốn một quan hệ đối tác với Việt Nam bao gồm gia tăng thương mại, hợp tác quân sự, trao đổi giáo dục và khoa học.
Ông Obama cho biết hai nước vẫn đang làm việc về "những vấn đề di sản chiến tranh", như người Mỹ mất tích và sức khỏe của người Việt từ việc Mỹ dùng chất diệt cỏ trong chiến tranh.
Một yếu tố làm Mỹ xích lại Việt Nam là lo ngại về Trung Quốc.
Ông Obama nhắc lại kêu gọi có tiến bộ trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển giữa Asean và Trung Quốc.
Ông nói ông hy vọng sẽ có bộ quy tắc "giúp giải quyết những vấn đề này trong hòa bình và công bằng".
Theo lịch trình, ông Obama sẽ rời Nhà Trắng ra phi trường Andrews để bay tới Florida lúc 11:30.
Tổng thống sẽ trở lại Nhà Trắng vào lúc 17:35 để tiếp tục một số hoạt động ở Washington DC.
Các hình ảnh cho thấy đông đảo người Việt ở Hoa Kỳ đã có mặt ở trước cửa Nhà Trắng để phản đối tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Trong số người biểu tình có ông Joseph Cao, người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ.
Các biểu ngữ mà người biểu tình mang theo có 'Trương Tấn Sang go home', tức 'Trương Tấn Sang hãy về nhà' và 'Free Điếu Cày', tức 'Trả tự do cho Điếu Cày', người mà ông Obama từng nhắc tới trong một diễn văn về tự do ngôn luận trên thế giới.
Hiện có tin blogger Điếu Cày đã tuyệt thực trong nhiều ngày qua.
Không rõ ông Obama có nhắc lại tên của blogger này trong cuộc gặp với ông Sang hay không.
Nhân quyền và khí hậu
Nhà Trắng nói hai vị nguyên thủ quốc gia có kế hoạch thảo luận về tình trạng nhân quyền Việt Nam và biến đổi khí hậu.
Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nói nhìn toàn cảnh của chuyến công du ba ngày của Chủ tịch Sang và cách tiếp đón ông tại Hoa Kỳ, "người ta không khỏi có cảm tưởng rằng Việt Nam cộng sản chưa thể gọi là "đối tác chiến lược quan trọng" của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á như những gì mà truyền thông cũng như lãnh đạo Hà Nội đã đặt kỳ vọng trước chuyến đi này."
Luật sư Khanh nói thêm: "Buổi tiệc duy nhất mà chính phủ Hoa Kỳ chiêu đãi ngài Chủ tịch Trương Tấn Sang là buổi "ăn trưa làm việc với Ngoại trưởng John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua 24/7.
"Chủ tịch Sang không được nghi lễ đón tiếp cấp nhà nước, thậm chí người đón ông Chủ tịch vào Tòa Bạch Ốc để giới thiệu với Tổng thống Obama chỉ ở cấp Đại sứ đó là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Đại sứ Marshall người chịu trách Lễ tân của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
"Khác hẳn với chuyến đi hồi tháng 6 vừa qua của Chủ tịch Sang đến Trung Quốc khi ông được long trọng đón tiếp và cùng với Chủ tịch Tập duyệt dàn chào danh dự.
"Liệu Chủ tịch Sang và các đồng chí của ông trong Bộ Chính Trị sẽ nghĩ gì khi phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc?"
(BBC)

Xác lập quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là đối tác toàn diện

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức được xác lập thành đối tác toàn diện. Tuyên bố đó đã được đưa ra sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng giữa chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tối 25-7 (giờ Việt Nam) theo tường thuật của PV Tuổi Trẻ từ Washington.
Tại buổi hội đàm, Tổng thống Obama hoan nghênh Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới thăm chính thức Hoa Kỳ, khẳng định coi trọng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và vai trò của Việt Nam tại khu vực, mong muốn quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Tổng thống Obama khẳng định Hoa Kỳ tiếp tục coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tổng thể chiến lược chung của Hoa Kỳ, trong đó có vai trò trung tâm của ASEAN.
http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/sonhm/2013_07_26/CT-truong-tan-sang-obama.jpg
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại phòng Bầu Dục của Nhà Trắng tại thủ đô Washington, Mỹ ngày 25-7 - Ảnh: Reuters
Xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với Châu Á-Thái Bình Dương vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực, nhấn mạnh Việt Nam coi trọng và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ. Hai bên nhất trí đánh giá quan hệ hai nước thời gian qua đã phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Trên cơ sở đó, hai nhà lãnh đạo đã quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ dựa trên các nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ tạo ra khuôn khổ mới cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực như chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người... Hai nhà lãnh đạo tin tưởng Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ không chỉ phục vụ tốt hơn lợi ích hai nước mà còn đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Hai nhà lãnh đạo cũng thống nhất tiếp tục định kỳ trao đổi đoàn, tiếp xúc gặp gỡ cấp cao; thiết lập cơ chế hợp tác mới, nâng cấp thiết chế hiện có làm sâu sắc thêm quan hệ hai nước. Hai bên nhấn mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là nền tảng và động lực của Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, khẳng định cam kết hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào thời điểm sớm nhất có thể trong năm nay.
Tổng thống Obama hoan nghênh những thành tựu đổi mới kinh tế của Việt Nam, nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư thông qua khuôn khổ Hội đồng TIFA, cũng như Sáng kiến Tăng cường liên kết kinh tế ASEAN (E3) và APEC; ghi nhận quan tâm của Việt Nam về việc Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng hạt nhân, công nghệ không gian và nghiên cứu biển. Hai bên cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực song phương khác như giáo dục, quốc phòng-an ninh, hợp tác nhân đạo khắc phục hậu quả chiến tranh… cũng như tăng cường phối hợp trên các diễn đàn quốc tế và khu vực như APEC, ARF, EAS, ADMM+...
Giảm thiểu khác biệt về nhân quyền
Về biển Đông, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Hai nhà Lãnh đạo cũng tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và lãnh thổ. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để đạt đư
ĐÀ TRANG (từ Washington DC, Hoa Kỳ)
* Mời bạn đọc  xem thông tin đầy đủ trên Tuổi Trẻ ngày 26-7-2013
(Tuổi Trẻ)

Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang?

Tổng thống Obama nói sẽ 'cố gắng' thăm Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ
Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, Hoa Kỳ và Việt Nam ra tuyên bố chung về quan hệ "đối tác toàn diện" (comprehensive partnership).
Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ".
Quan hệ này dựa trên các nguyên tắc "tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau".
Quan hệ mới sẽ tạo ra "cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch," theo tuyên bố chung.
Sau cuộc gặp, Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang có phát biểu trước giới phóng viên.
Xin giới thiệu với quý vị nội dung phát biểu của Tổng thống Obama:
"Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Nhà Trắng và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Rõ ràng tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam. Từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục.
Chúng tôi cũng thảo luận về các cách thức mà Mỹ và Việt Nam đang tham gia thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đó sẽ là nỗ lực vô cùng tham vọng để gia tăng thương mại, buôn bán và minh bạch trong quan hệ thương mại ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi quyết tâm với mục tiêu tham vọng là hoàn tất thỏa thuận này trước cuối năm vì chúng tôi biết rằng điều này có thể tạo thêm việc làm và tăng đầu tư khắp khu vực và ở hai nước chúng ta.
Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển đã xảy ra ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á - Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á để chúng ta đạt được các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình và công bằng.
Ông Obama nói cuộc gặp thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước
Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.
Cả hai chúng tôi tái khẳng định những nỗ lực đã có để giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh. Chúng tôi đánh giá rất cao sự hợp tác tiếp tục của Việt Nam trong cố gắng tìm lại những người mất tích và những người đã chết trong chiến tranh. Và tôi tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ làm việc với Việt Nam quanh một số vấn đề môi trường và sức khỏe đã tiếp tục nhiều thập niên sau đó, vì chiến tranh.
Cuối cùng, chúng tôi đồng ý rằng một trong những nguồn sức mạnh giữa hai nước chúng ta là dân số Mỹ gốc Việt ở đây nhưng rõ ràng vẫn duy trì quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam. Và trên hết, những quan hệ người với người đó là chất keo có thể tăng cường quan hệ giữa bất kỳ hai quốc gia nào.
Vì thế tôi chỉ muốn nói với Chủ tịch Sang tôi vô cùng trân trọng chuyến thăm của ngài. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành và bước phát triển kế tiếp giữa Mỹ và Việt Nam. Khi chúng ta gia tăng tham vấn, tăng cường hợp tác, thương mại, trao đổi khoa học và giáo dục, nó sẽ tốt cho sự thịnh vượng và cơ hội của nhân dân tại Mỹ, cũng như tốt cho cơ hội và thịnh vượng của nhân dân Việt Nam.
Vào cuối cuộc gặp, Chủ tịch Sang chia sẻ với tôi bản sao lá thư của Hồ Chí Minh gửi Harry Truman. Và chúng tôi đã bàn về việc Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson. Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ.
Cảm ơn ngài rất nhiều vì chuyến thăm. Và tôi trông đợi chúng ta tiếp tục hợp tác với nhau."
(BBC)

Hận cá, chém thớt

(về luận văn của Nhã Thuyên – Đỗ Thị Thoan)

Có lẽ nhiều người biết đến Hầu tước de Sade, một nhà văn Pháp sống ở thế kỷ 18, viết toàn tiểu thuyết dâm dục, miêu tả cặn kẽ chuyện làm tình, cảnh bạo dâm, khổ dâm còn ghê hơn nhiều truyện khiêu dâm chính cống. Nhưng dù muốn dù không người ta vẫn xem ông là nhà văn, thậm chí có người còn cho ông là tiên phong của chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa siêu thực…

Giả thử có một sinh viên cao học làm luận văn thạc sĩ về ông này, với luận đề “tình dục trong văn de Sade là biểu hiện nổi loạn của một người theo chủ nghĩa cá nhân cực đoan”. Có thể nào chê trách luận văn này tràn đầy những câu trích “trắng trợn” về tình dục? Có thể nào lên án người sinh viên cổ xúy cho lối sống phóng túng, bạo dâm?

Những người phê phán luận văn “Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của Đỗ Thị Thoan cũng rơi vào chỗ tương tự: thay vì ném sự phẫn nộ của họ vào nhóm Mở Miệng họ lại chĩa mũi dùi vào người nghiên cứu nó, tạo ra một tiền lệ chưa từng thấy: báo chí phổ thông, nhà phê bình văn học lại đi phê bình một luận văn thạc sĩ của một trường đại học. Bởi vậy họ không nói gì đến phương pháp luận, tính khoa học, cách thể hiện của luận văn, họ chỉ tìm những câu trích phục vụ cho việc phê phán nói trên.

Đáng sợ là những trường hợp, dù thú nhận chưa đọc luận văn nhưng cũng “hai lần lên diễn đàn đề nghị các cơ quan chức năng phải làm việc nghiêm khắc và xử lý thích đáng đối với tác giả bản luận văn cũng như hội đồng chấm luận văn”.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/samitzdate-in-comm-czech-actual-vn-kh-07112013154950.html/Mo-Mieng-24-10-2006-305.jpg/image
Nhóm Mở Miệng
Có thể nói ngay luận văn của Đỗ Thị Thoan là một công trình nghiêm túc, công phu, được viết một cách cẩn trọng, với những quan sát sâu sắc, cách diễn đạt lôi cuốn, tính thuyết phục khá cao. Lớp già như tôi có thể tự hào về một lớp trẻ như Đỗ Thị Thoan, hoàn toàn không như định kiến thường có về một lớp trẻ hời hợt, chỉ biết sao chép. Toát lên từ luận văn này là nền học vấn rất tốt, sự làm việc tới nơi tới chốn, sự độc lập trong suy nghĩ, và sự thành thực trong nhiều nhận định.
Một số điểm làm tôi khâm phục cô giáo trẻ này:
- Không dùng lý thuyết phương Tây để lòe người đọc vì hiểu rõ hạn chế của cách tiếp cận này. (Cho nên đừng nghĩ luận văn nói về chuyện hậu hiện đại, nó thấm đằng sau những câu chuyện thực tế của văn học Việt Nam).
- Hiểu rõ tính nhạy cảm của đề tài khi phải gắn với chính trị, kể cả sự xứng đáng hay chưa của đối tượng nghiên cứu nhưng biết dùng nó làm đòn bẩy cho lập luận của mình.
- Hiểu rõ những sự lợi dụng hiện tượng Mở Miệng ở một số người bên ngoài, dùng nó như một cách thúc đẩy ý đồ riêng của họ.
Để đánh giá một luận văn, cần xem thử luận đề nó là gì, sau đó cách tác giả triển khai chứng minh, biện giải, thuyết phục người đọc tin vào luận đề đó như thế nào, có thành công không.
Luận văn xác định, “vấn đề then chốt là tra vấn về vị thế bên lề như một điểm tham chiếu để bình luận về những cách tân và tính cách mạng trong tư tưởng và nghệ thuật [thực hành thơ của Mở Miệng]”.
Mặc dù chương về vị thế bên lề khá dài, phần bối cảnh “hậu đổi mới” dễ gây phản ứng ở những người đọc thuộc “dòng chính” (đây là đoạn được trích dẫn nhiều nhất để gán nhãn “phản động” cho luận văn, có thể tóm tắt lập luận của người viết ở phần này như thế này: Nhóm Mở Miệng chọn vị thế bên lề như là điều kiện để có thể cách tân một cách trọn vẹn bởi “cách tân như một lẽ sống còn của nghệ thuật mới là lý do tồn tại thực sự” của họ. Như vậy mọi sự phản kháng chỉ là biểu hiện của chọn lựa vị thế bên lề, còn cách tân mới là mục đích.
Cách tân trước hết thể hiện ở hình thức tự xuất bản với những phá cách, tạo ra một không gian hoạt động riêng, là nội dung chương hai. Phần còn lại của luận văn miêu tả, bình giải những nỗ lực mà khi miêu tả chi tiết sẽ làm hoảng sợ những người bình thường vì sự vô nghĩa của ngôn từ, sự tục tĩu, bế tắc, giễu nhại, giải thiêng… khi Mở Miệng thực hành thơ.
Nếu xét về góc độ học thuật, hoàn toàn không có gì ngạc nhiên khi thấy Hội đồng chấm luận văn cho điểm 10 tuyệt đối.
Tuy nhiên, sự phẫn nộ của một số nhà phê bình, nhà văn, nhà báo là điều cũng dễ hiểu. Bởi Đỗ Thị Thoan đã chọn sai thời điểm để công bố luận văn. Như cô tự nhận xét cô không giữ được sự khách quan khi viết luận văn vì phải can dự, vì phải chọn làm kẻ ngoài lề, vì thế luận văn chọn vị trí của người nhìn vào bối cảnh đời sống chính trị hiện đại như một người bên ngoài dòng chính thống. Chỉ cần một sự phân tích khách quan, tỉnh táo, hơi lạnh lùng như thế cũng đủ làm luận văn là cái gai trong cách nhìn chính thống.
Khách quan mà nói, thời nào, nơi nào cũng sẽ có những nhóm như Mở Miệng. Lúc nào cũng có sự phản kháng, sự tác động của kẻ ngoài lề dội vào dòng chính. Để phá vỡ cái trì trệ của dòng chính, kẻ ngoài lề phải phá phách, quậy nát, phải ồn ào, tức phải đẩy tới chỗ cực đoan, quá khích. Và như một quy luật, dòng chính nhờ vậy tiến lên một mức độ mới, rồi lại rơi vào trì trệ, cần sự thúc đẩy của kẻ ngoài lề phá phách mới. Đó có thể là sự trói buộc của thần quyền thời Sade, của chủ nghĩa tư bản, của tư duy toàn cầu hóa, của các thiết chế xã hội; chứ đâu nhất thiết là thể chế hiện nay. Kẻ ngoài lề vì vậy luôn luôn là kẻ ngoài lề, khó được chấp nhận rộng rãi, chưa kể là sẽ gây dị ứng cho nhiều người (tôi đoán 10 người bạn của tôi sẽ có 9 người trong đó có tôi, dị ứng với Mở Miệng) nhưng nó phải đóng trọn vai trò của nó, rồi thôi. Dù gì đi nữa nó cũng cần được nghiên cứu và Đỗ Thị Thoan đã làm được điều đó, không khích lệ thì thôi sao lại vùi dập.

Nguyễn Vạn Phú
(Blog Nguyễn Vạn Phú)

Chạy án: căn bệnh trầm kha ở Việt nam

Chạy án một chuyện rất phổ biến ở Việt nam mà hầu như ai cũng biết, nó được coi là một lỗ hổng trong ngành tư pháp ở Việt nam. Từ đó công lý luôn sẵn sang bị những cán bộ trong ngành bảo vệ pháp luật nhận tiền để bẻ cong. Sự thật của vấn nạn này đang diễn ra ở Việt nam thế nào?
Thiếu một nhà nước pháp quyền
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 22.3.2013, đã có nhiều Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về tình trạng tiêu cực của cán bộ ngành tòa án. Và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình cũng đã thừa nhận “thực tế có một số không ít cán bộ công chức tòa án bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tiêu cực, nhận tiền của đương sự.”
Việc nay hoàn toàn phù hợp với ý kiến của Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát hỏi Chánh án Trương Hòa Bình: “Có hay không tiêu cực trong chạy án tham nhũng khi số vụ án đưa ra xét xử thì ít nhưng số bị cáo được hưởng án treo, phạt tù nhẹ chiếm rất cao, có nơi đến 45%?".
Ở Việt nam việc dùng tiền để hối lộ cho các cán bộ trong ngành tư pháp và bảo vệ pháp luật, hay còn gọi là chạy án là một hiện tượng rất phổ biến mà ai cũng biết. Nói về chạy án và nguyên nhân vì sao việc chạy án đang ngày một gia tăng, LS. Hà Huy Sơn cho chúng tôi biết:
“Vấn đề chạy án là người có quyền lợi liên quan (đến vụ án) nguyên đơn hay bị đơn, bỏ tiền ra chạy cán bộ thẩm phán để lấy lợi về phần mình, trái với quy định của pháp luật. Có hai nguyên nhân, là cái khung hình phạt quy định khoảng cách quá lớn là một phần; cái thứ hai là cái quy định nội dung của tội danh không rõ ràng. Cho nên thẩm phán hay các cơ quan tiến hành tố tụng người ta có thể suy đoán, suy diễn theo cái hướng của người ta. Và nguyên nhân chính theo quan điểm của tôi là do Việt Nam đang thiếu một nhà nước pháp quyền, nên hiện tượng này đang ngày càng gia tăng.”
026_c0023257ts-305.jpg
Ảnh minh họa về nạn hối lộ
Chạy án ở Việt nam hiện nay không còn giống như chạy án mấy chục năm về trước, khi đó chỉ là hiện tượng cá biệt và thuộc về một số người lợi dụng quen biết để nhờ vả rồi trục lợi. Hiện nay việc chạy án trở thành hệ thống có tổ chức với những thủ đoạn hết sức tinh vi và phức tạp. Đó chính là nguyên nhân vì sao ở Việt nam bây giờ bất cứ án gì, ở mức độ nào nếu có tiền là lo được hết, kể cả án tử hình cũng có thể có người chết thay cho.
Nhà báo chống tham nhũng Trần Quang Thành, người từng bị tạt át xít vì chống tham nhũng nói với chúng tôi rằng: “Chạy án thì có hai loại, chạy án hình sự và án dân sự. Vụ án dân sự không giốn như vụ án hình sự, vì vụ án hình sự nó có thời hạn nhất định còn có các vụ án dân sự kéo dài mấy năm không xong. Càng kéo dài bảo nhiêu thì luật sư càng bở bấy nhiêu mà thẩm phán càng ăn thua vì họ mặc cả với nhau. Nói thật, cả án chính trị cũng chạy được, án nào cũng chạy được. Tử hình xuống chung thân có khó gì đâu, chưa kể đến nó mua người để thay người (bị tử hình), chuyện này nó dích dắc lắm. Trong tù có những chuyện mà ta không thể hiểu nổi.”
Toàn bộ quá trình chạy án đã có sự thống nhất chung giữa các cơ quan tố tụng Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án và Bộ Tư pháp (trong trường hợp giảm án hoặc đặc xá )... Ở tùy các mức độ nguy hiểm và tính chất của vụ án mà mức độ tham gia của các đối tượng thuộc các cơ quan trên sẽ được huy động ở các cấp khác nhau. Và báo chí sẽ được huy động tham gia nếu cần thiết phải tạo áp lực của dư luận xã hội theo chiều hướng có lợi hoặc có hại cho một bên. Khi đó các nhà báo là phóng viên Nội chính sẽ vào cuộc để viết bài nhằm gây áp lực.
Đối với các vụ án lớn, nghiêm trọng, nếu có một thế lực lớn đứng đằng sau, thì là khi sức mạnh tổng hợp sẽ bị lạm dụng và huy động hết công suất. Có lẽ đó là lý do mà Năm Cam, trùm xã hội đen ở Sài gòn đã để lại một câu nói bất tử: “Cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua bằng rất nhiều tiền.”
Tham nhũng tập thể
Nói về thủ đoạn chạy án, nhà báo chống tham nhũng Trần Quang Thành cho biết: “Có nhiều cách chạy, nhưng không bao giờ thẩm phán trực tiếp đứng ra để làm việc này. Không bao giờ Viện Kiểm sát đứng ra làm việc này hay không bao giờ công an làm việc này, nó phải nhờ đến vai trò của Luật sư và nhà báo. Các bạn cần nhớ, trong các vụ án không bao giờ có chuyện ông đến nhà thẩm phán để chạy trực tiếp mà ông ấy ăn (tiền) đâu. Không thể một thằng ăn được. Nên có câu rằng “Tao ăn, mày ăn, chúng nó ăn, chúng ta cùng ăn”. Tức là không có vụ chạy án nào mà có thằng ăn một mình. ”
Ngay khi vụ án bị khởi tố, trong trường hợp thân nhân người phạm tội có nhu cầu chạy án, với vai trò của Luật sư bào chữa cho thân chủ. Lúc này luật sư đóng kiêm vai trò tổng đạo diễn chạy án. Trình tự chạy án sẽ được các luật sư hoạch định cụ thể. Và trong quá trình tiếp xúc với bị can, nguyên đơn, bị đơn hay các cơ quan Công an, Tòa án và Viện Kiểm sát… luật sư sẽ là người chủ động điều chỉnh để các cá nhân cũng như các cơ quan liên quan có sự thống nhất chung với quan điểm của luật sư. Cụ thể thông qua việc sửa bút lục lời khai, thay đổi tang vật, vật chứng của vụ án v.v… hoặc thay đổi nội dung cáo trạng theo hướng có lợi cho thân chủ. Để thẩm phán có điều kiện phán xét theo mong muốn của gia đình người phạm tội.
Điều này hoàn toàn phù hợp với ý kiến của LS. Hà Huy Sơn cho chúng tôi biết: “Tôi thì tôi cũng đồng ý với ý kiến đó, tại vì luật sư và những nhà báo là những người có điều kiện tiếp xúc với các bên. Tức là tiếp xúc với người bị bắt giữ và tiếp xúc với các cơ quan tiến hành tố tụng, đó là Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án. Họ là người có điều kiện môi giới để chạy án. Và theo cá nhân tôi được biết thì cái việc này không phải là ít, mà có thể nói là việc phổ biến là đằng khác.”
Cuối cùng của việc chạy án sẽ chạm đích, khi các cơ quan tham gia tố tụng sẽ cùng có ý kiến “đồng thuận cao” với ý kiến của luật sư tại phiên tòa. Thì cũng là lúc cán cân công lý đã bị đồng tiền bẻ cong.
Ở Việt Nam hiện nay, không chỉ có tình trạng “cứ bắt là có tội, cứ ra Tòa là có án", mà còn “có tiền để chạy án là sẽ thoát tội”. Khi ấy, tội nặng sẽ thành tội nhẹ, tội nhẹ trở thành vô tội là chuyện ai ai cũng biết. Bây giờ chuyện chạy án đã là chuyện phổ biến, người ta nói với nhau công khai.
Một khi người dân đã không còn tin vào pháp luật thì việc bỏ tiền chạy án chính là cứu cánh cho họ. Cũng bởi vì ở đó không có công lý, không có một nền tư pháp độc lập, thì chạy án vẫn còn tồn tại và phát triển.
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-07-25

Đừng chặc lưỡi rằng chỉ là tiểu ngạch

Chẳng nơi đâu như ở Việt Nam. Thương lái nước ngoài có thể thao túng giá cả, thị trường, xu hướng các loại hàng hóa nông sản, không cần phải nói với ai, dễ dàng như trong một cái chợ làng

Hơn 100 tấm biển quảng cáo bằng tiếng Trung “lấn át” tiếng Việt đã được Bắc Ninh dỡ bỏ. Trong khi đó, ở Thủ đô, một vị Phó ban Tuyên giáo khẳng định dứt khoát sẽ xử lý nghiêm khắc “Nếu biển hiệu chữ Trung Quốc sử dụng phổ biến ở nơi nào đó của Hà Nội, để trở thành hiện tượng”.

Chuyện dẹp bỏ những tấm biển chữ nước ngoài “lấn át” tiếng Việt cho thấy một sự thật khôi hài: Cơ quan quản lý không thấy, trước khi được báo chí “nhìn thấy” hộ. Bằng chứng là ngoài Bắc Ninh, có hẳn những “Phố Trung Quốc giữa lòng Hạ Long. Còn ngay chính tại Bắc Ninh, làng nghề Việt từ rất lâu đã trở thành “Phố Tàu”.
dia

Cái biển quảng cáo, hình thức bên ngoài của giao dịch thương mại, to đến như vậy, còn nhìn mãi không thấy, huống hồ những câu chuyện bên trong.
Hôm đầu tuần, Quản lý thị trường phát hiện ra một vụ buôn bán lạ khi 5 tấn khoai tây Trung Quốc được vận chuyển từ TP HCM lên Đà Lạt. Có quá nhiều điều “to như con voi” có thể thấy trong bản tin nhỏ này. Thứ nhất, khoai tây Trung Quốc vượt hàng ngàn km để vào Nam rồi lên Tây Nguyên. Thứ hai, thị trường của khoai tây Trung Quốc giờ đã lên đến Đà Lạt, một vựa khoai tây của cả nước. Gọi là một cuộc xâm lăng cũng đúng. Và chuyện các thương lái người Việt, giữa vựa khoai tây, nhập khoai tàu về “bôi đất đỏ” cho giống khoai tây ta để lừa đồng bào dường như hàm chứa trong đó điều mà chúng ta gọi là nồi da xáo thịt.
Củ khoai tây tàu giữa vựa khoai tây ta, dẫu sao cũng là điều dễ thấy, dễ xử lý dù về bản chất, nó không thuần túy chỉ là câu chuyện gian lận thương mại. Có nhiều thứ khác, chúng ta, một cách thụ động, hoàn toàn không hiểu.
Trong vài ngày qua, khi giá thịt heo mỡ tăng các tỉnh Nam bộ đang tăng chóng mặt. Nguyên do, thương lái Trung Quốc mở chiến dịch thu gom loại thịt heo (mỡ) mà thị trường trong nước trước nay chỉ lắc đầu chê ỏng chê eo.
Đừng trách bà con nông dân nếu như ngày mai, tuần tới, tháng sau, họ đổ xô vào nuôi heo mỡ, và sau đó, ế chỏng ế chơ khi thương lái Trung Quốc ngừng mua- như bao nhiêu ví dụ tày liếp. Nông dân đã sống triền miên với chữ lỗ. Và được giá là họ cứ hẵng mừng cái đã. Cũng còn bởi, ngay tại Thủ đô, dân Cổ Nhuế đang bỏ hết cả việc để đi săn đỉa để “bán cho Trung Quốc với giá 800 ngàn đồng/kg”.
Và cũng còn bởi đã có ai, đã có cơ quan chức năng nào trả lời cho họ câu hỏi tưởng đơn giản: Thương lái Trung Quốc mua heo mỡ, mua đỉa, mua rễ hồ tiêu, mua…tòan những thứ kỳ quái đó để làm gì?
Chẳng nơi đâu như ở Việt Nam. Thương lái nước ngoài có thể thao túng giá cả, thị trường, xu hướng các loại hàng hóa nông sản, không cần phải nói với ai, dễ dàng như trong một cái chợ làng. Việc dẹp bỏ những tấm biển chữ Trung, vì thế, đâu có phải là cách để hai chữ thương mại, dù sẽ có những cái chặc lưỡi rằng chỉ là tiểu ngạch, là thương lái, có thể tồn tại một cách trong sạch!
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)

Đẩy lùi ảnh hưởng của Bắc Kinh : Thủ tướng Nhật lại thăm Đông Nam Á

Malaysia : Chặng đầu vòng công du Đông Nam Á của ông Shinzo Abe - REUTERS /B. Muhammad
Malaysia : Chặng đầu vòng công du Đông Nam Á của ông Shinzo Abe - REUTERS /B. Muhammad
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã rời Tokyo vào hôm nay 25/07/2013, để đến Malaysia trong vòng công du Đông Nam Á lần thứ ba từ ngày ông nhậm chức cách nay 7 tháng. Sau Malaysia, ông sẽ ghé Singapore và Philippines. Mục tiêu của ông Abe rất rõ : Tăng cường uy thế của Tokyo tại Đông Nam Á để hạn chế ảnh hưởng ngày càng nặng của Bắc Kinh, không chỉ về kinh tế, mà cả về quân sự, ngoại giao.
Đặt chân xuống Kuala Lumpur, Thủ tướng Nhật Bản đã hội đàm ngay với đồng nhiệm Malaysia Najib Razak. Phát biểu trong một cuộc họp báo chung, ông Abe xác nhận là Tokyo đã đồng ý cung cấp cho đối tác công nghệ cần thiết để xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc trị giá nhiều triệu đô la và một số cơ sở hạ tầng khác.
Tháng Hai vừa qua, Singapore và Malaysia đã loan báo kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt nối liền Singapore với thủ đô Malaysia, cho phép giảm một nửa thời gian đi lại xuống còn vỏn vẹn 90 phút, trên một đoạn đường dài khoảng 350 km.
Ngoài vấn đề kinh tế, hai ông Abe và Najib cũng cam kết sẽ hợp tác trong các lĩnh vực khác như tài chính và an ninh ở eo biển Malacca, tuyến đường thủy đi ngang qua Malaysia, Indonesia và Singapore từng là nơi cướp biển hoành hành.
Hơn 85% dầu thô của Nhật Bản nhập từ Trung Đông đi qua eo biển này. Các vụ cướp biển đã giảm đáng kể trong những năm gần đây kể từ khi các nước dọc theo tuyến hàng hải này tăng cường tuần tra.
Thủ tướng Nhật cũng xác định trở lại ý muốn phấn đấu cho « hòa bình và ổn định chung » và thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với vùng Đông Nam Á, một trọng tâm mới của Tokyo.
Tuyên bố với phóng viên báo chí trước lúc lên máy bay, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết : « Chúng tôi hy vọng tranh thủ được sự năng động của Đông Nam Á để khôi phục nền kinh tế Nhật Bản ». Người đứng đầu chính phủ Nhật Bản mong muốn chiêu dụ tầng lớp trung lưu của một khu vực đang trỗi dậy, có tầm quan trọng chiến lược đối với các công ty Nhật Bản.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, ông Toru Nishihama, một nhà kinh tế tại Viện nghiên cứu Dai-Ichi Life ghi nhận là « chính phủ Nhật Bản đang rất tích cực » trong việc khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng đầu tư vào Đông Nam Á.
Một ví dụ điển hình là chuyến công du Miến Điện của ông Abe vào tháng Năm vừa qua, cùng với 40 người đứng đầu doanh nghiệp Nhật Bản. Tại đấy, Thủ tướng Nhật đã công bố một kế hoạch viện trợ phát triển, bao gồm hàng trăm triệu đô la tài trợ không hoàn lại hay tín dụng ưu đãi để tăng cường sự hiện diện của Nhật Bản. Ông Abe cũng hủy bỏ một khoản nợ 1,8 tỷ đô la.
Theo chuyên gia Nishihama : « Đầu tư vào Đông Nam Á đã trở nên hấp dẫn đối với các công ty Nhật Bản, nhờ vào các khoản hỗ trợ tài chính của chính phủ Nhật ». Trong thực tế, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư ồ ạt vào khu vực Đông Nam Á, dần dần rời bỏ Trung Quốc bị họ coi là kém an toàn.
Theo hãng thống kê Dealogic, các công ty Nhật Bản đã bỏ ra ít nhất 8,2 tỷ đô la cho các thương vụ sáp nhập và mua lại trong năm 2013, một kỷ lục mới tính trong một năm, cho dù hiện nay mới là tháng Bảy.
Ngân hàng Mitsubishi UFJ chẳng hạn, đã loan báo việc mua lại 75% phần hùn của Ngân hàng đối tác Thái Lan Ayudhya với $ 5,6 tỷ đô la, trong khi Ngân hàng Sumitomo Mitsui cũng công bố ý định mua 40 % của Ngân hàng Indonesia PT Tabungan Pensiunan Nasional với giá 1,5 tỷ đô la.
Việt Nam dĩ nhiên cũng được quan tâm với việc Ngân hàng Mitsubishi UFJ gần đây đã đồng ý khoảng 743 triệu đô la để mua lại 20% phần hùn của Ngân hàng Việt Tín (VietinBank). Đây là khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay vào lãnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
Ngoài việc sáp nhập hay mua lại, các công ty Nhật Bản cũng đang đầu tư sản xuất. Chỉ mới đây thôi, vào hôm qua, Toyota, tập đoàn chế tạo ô tô lớn nhất thế giới, đã loan báo việc dành khoảng 230 triệu đô la để xây dựng một nhà máy động cơ thứ hai ở Indonesia. Trong tháng ba, tập đoàn này cũng đã khánh thành một nhà máy lắp ráp xe hơi thứ hai tại quốc gia này, nơi mà ngưỡng một triệu xe bán ra (tất cả các thương hiệu) đã bị vượt qua vào năm ngoái.
Giải thích về làn sóng đầu tư kể trên, ông Nishihama cho biết : « Các công ty Nhật Bản đang tìm kiếm các điểm đến khác hơn là Trung Quốc để đầu tư. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm hay mười năm tới đây ».
Quan hệ Trung-Nhật trở nên căng thẳng kể từ tháng 9 năm 2012, do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngoài biển Hoa Đông. Các công ty Nhật Bản hiện diện rất đông đảo ở Trung Quốc, nhưng hiện đang lo ngại trước các rủi ro tiềm tàng, và không muốn tái đầu tư vào nước này, nhất là khi chi phí sản xuất không còn hấp dẫn so với trước đây.
Mai Vân
(RFI)

Miến Điện xét lại hợp đồng khai thác mỏ đồng với Trung Quốc

Khu vực khai thác mỏ đồng Monywa (@Mizzima)
Khu vực khai thác mỏ đồng Monywa (@Mizzima)

Chính quyền Miến Điện, hôm nay, 25/07/2013, cho biết sẽ xem xét lại tỷ lệ phân chia lợi nhuận trong hợp đồng khai thác mỏ đồng được ký với một doanh nghiệp Trung Quốc. Quyết định này được đưa ra sau một loạt các vụ biểu tình phản đối của người dân, dẫn đến việc cảnh sát trấn áp một cách thô bạo.

Mỏ đồng Letpadaung nằm ở Monywa, miền trung Miến Điện. Tuyên bố trước Quốc hội, tại Naypyidaw, Bộ trưởng Mỏ Miến Điện Myint Aung tuyên bố hợp đồng khai thác mỏ đồng được sửa đổi theo hướng chính phủ Miến Điện được hưởng 51% lợi nhuận.

Theo AFP, việc thay đổi tỷ lệ phân chia này dường như để làm dịu sự phẫn nộ của những người chống đối dự án. Theo hợp đồng được sửa đổi, thì tập đoàn Trung Quốc Wanbao sẽ được hưởng 30% lợi nhuận, doanh nghiệp MEH của quân đội Miến Điện được 19%. Cho đến nay, một công ty liên doanh giữa Wanbao và MEH, khai thác khu mỏ này.

Bộ trưởng Mỏ Miến Điện cho biết thêm là công ty Trung Quốc sẽ phải chi ra hàng triệu đô la mỗi năm trong khuôn khổ các hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cũng như để đền bù kiện tụng liên quan đến hoạt động khai thác mỏ.

Tháng 11 năm ngoái, cảnh sát Miến Điện đã trấn áp thô bạo những người biểu tình phản đối dự án này. Khoảng một trăm người đã bị thương, trong đó đa số là các nhà sư. Sự vụ gây chấn động công luận Miến Điện.

Ủy ban điều tra chính thức do bà Aung San Suu Kyi làm Chủ tịch đã đưa ra kết luận hồi tháng Ba vừa qua là cảnh sát đã dùng lựu đạn phosphore chống lại những người biểu tình, nhưng đồng thời vẫn chủ trương duy trì dự án, trong lúc nhiều người dân trong khu vực đòi xóa bỏ dự án để có thể lấy lại đất đai của mình.
Đức Tâm (RFI)

 Bản tin tiếng Anh

  • IT offers 'fresh momentum' (Washington Post) - Although several indicators point to an overall weakening in the industrial sector, officials at the Ministry of Industry and Information Technology still see major opportunities for the information technology sector in the second half of the year.
  • Shanghai raises growth by service (Washington Post) - The continued expansion of the service sector and renewed attraction of foreign investment helped Shanghai's economic performance in the first half of the year to beat the national average.
  • Business holds up for Minmetals arm (Washington Post) - China's first-half slowdown didn't really dent base metal demand, MMG Ltd, the offshore arm of China Minmetals Corp, said on Monday.
  • Foxconn expands west (Washington Post) - Foxconn Technology Group, the electronics manufacturing giant, plans to invest and set up plants in the west of China.
  • Yuan rises 34% against USD, what next? (Washington Post) - Eight years after China began exchange rate reform, the Chinese currency Renminbi (RMB), or the yuan, has advanced 34 percent against the US dollar.
  • China pushes environment forward (Washington Post) - Vice-Premier Zhang Gaoli on Friday met four foreign leaders who will attend the opening ceremony of the Eco-Forum Global Annual Conference in Guiyang, capital of Guizhou province.
  • Focus on 'green' transformation (Washington Post) - The government of Guizhou will maintain its current ecological approach to development because "sustainability plays a vital role in industrialization and urbanization while keeping the environment clean for future generations," said Zhao Kezhi, provincial Party chief and director of the Standing Committee of the Guizhou Provincial People's Congress.
  • Eco-Forum another boost for nature (Washington Post) - The annual Global Eco-Forum opening on July 19 in Guiyang, capital of Guizhou province, will provide great opportunities to boost the city's sustainability and overall development, say local officials.
  • Eco-forum pushes green focus (Washington Post) - The first national-level forum on ecological construction was held on Saturday in Guiyang, capital of Guizhou province.
  • Carbon emissions trading gains momentum in China (Washington Post) - Chinese government officials, environment and energy experts, and entrepreneurs have vowed to join hands in accelerating the process of building a nationwide carbon emissions trading market.
  • Character building (Washington Post) - Thinking locally puts Chinese architecture in the center of today's ideas, award-winning Li Xiaodong tells China Daily reporter.
  • Exceptional and ethereal (Washington Post) - Modern visitors to the ancient town of Zhengding discover Longxing's Big Buddha is an exceptional figure — but ultimately an idiosyncratic entity that dwells in a settlement packed with peculiarities.
  • Lurking threat (Washington Post) - It can take years for a hepatitis B infection to turn into cirrhosis of the liver and even cancer, and the lack of early symptoms means people are far too complacent, experts tell Liu Zhihua.
  • Under the scorching sun (Washington Post) - Find out what Westerners and Chinese do when the sunlight is a glaring threat.
  • Folk arts are big draw for visitors to Guizhou (Washington Post) - The sixth China Kaili Original Ecological Folk Culture and Art Festival and 2013 China (Guizhou) International Folk Artworks Fair opened on Tuesday in the Qiandongnan Miao and Dong autonomous prefecture, Guizhou province and will last through Friday.
  • For showcasing ethnic culture, the plays are the thing (Washington Post) - When famous Chinese singer Song Zuying performed in Vienna in 2003 wearing traditional Miao costume, it was the first time for many Westerners to ever experience the unique charms of the ethnic group.
  • Swede ambitions (Washington Post) - Linus Holmsater thinks the Chinese work too hard and the long hours will ultimately take a toll on their health.
  • Documentary clicks capture richness of New China (Washington Post) - In 1949, there were perhaps 100 Chinese who could get their hands on a camera. In the 1960s, there were fewer than 2,000. Today, about 100 million in the country have top equipment.
  • Villagers' looks after earthquake in NW China (Washington Post) - A 6.6-magnitude earthquake jolted the region at the juncture of Minxian county and Zhangxian county in Dingxi city of Gansu province on Monday morning, killing at least 56 people, local authorities said.
  • Life of migrant workers in focus (Washington Post) - Fourteen students from Shanghai Jiaotong University followed two migrant workers from East China's Jiangxi province to make a short film about their work and living conditions to send to their hometown.
  • A voice for elephants (Washington Post) - Joyce Poole has been a lifelong campaigner against the ivory trade and the killing of elephants that goes with it. Her fascination with the animal began at age 6, when her father moved the family from the United States to Kenya, and quickly grew when as a teenager she began to study their behavior.
  • Pugilist healer (Washington Post) - The elevator glides noiselessly to the top floor of a 10-story residential building in Beijing's Sanyuanqiao area, and I step toward apartment number 1009 with the same anticipation I came with last week. I am hoping Master Liu Qing will beat me with a stick. Two sticks, in fact.
  • Abe seeking to 'contain' Beijing (Washington Post) - Japanese Prime Minister Shinzo Abe heads to Southeast Asia on Thursday for the third time this year, displaying what observers call a fervent desire to contain China.
  • Tougher plan to reduce air pollution (Washington Post) - China's environment watchdog recently issued its most comprehensive and toughest plan to control and in some regions reduce air pollution by the year 2017.
  • PLA special forces hold military contest (Washington Post) - Members of China's People's Liberation Army special forces participate in a comprehensive military contest at a PLA training base in North China's Inner Mongolia autonomous region, July 23, 2013.
  • US diplomat says China ties a priority (Washington Post) - The US diplomat for East Asia reaffirmed that building a better relationship with China is one of the three pillars of his country's policy in the Asia-Pacific region.
  • Beijing, Washington embark on new era of co-op (Washington Post) - More politicians in the United States are gradually becoming interested in Beijing's goal of building "a new type of great power relationship between China and the United States".
  • Xi urges all-out rescue effort after deadly quake (Washington Post) - President Xi Jinping has urged all-out rescue effort and put "saving life" as the top priority after a deadly earthquake hit Northwest China's Gansu province Monday morning.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét