Việt - Mỹ nâng cấp quan hệ
Tổng thống Obama nói sẽ 'cố gắng' thăm Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ
Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang,
Hoa Kỳ và Việt Nam ra tuyên bố chung về quan hệ "đối tác toàn diện"
(comprehensive partnership).
Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ".
Quan hệ này dựa trên các nguyên tắc "tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau".
Quan hệ mới sẽ tạo ra "cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch," theo tuyên bố chung.
Tuyên bố chung Việt - Mỹ tái khẳng định "ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ"
Việt Nam nói đồng ý ký Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay và sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014.
Các phóng viên ghi nhận Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25/7 thúc giục Chủ tịch Trương Tấn Sang tăng cường tự do ngôn luận và tôn giáo ở Việt Nam, nhưng lạc quan về triển vọng quan hệ.
Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp ở Phòng Bầu dục.
Ông Obama tiết lộ ông Sang đã tặng bản sao lá thư lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946, đề nghị Mỹ giúp đỡ.
"Tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam, nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau," ông Obama nói.
'Thẳng thắn'
Nhà lãnh đạo Mỹ phát biểu sau điều mà ông mô tả là cuộc đối thoại "rất thẳng thắn" tại Nhà Trắng
"Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp," ông Obama nói với các phóng viên ở Phòng Bầu dục, trong khi ông Sang ở cạnh.
"Chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn về cả tiến bộ mà Việt Nam đạt được và những thách thức còn tồn tại," ông nói.
Hàng trăm người biểu tình, đa số là người Mỹ gốc Việt, vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa và hô khẩu hiệu từ Công viên Lafayette, thỉnh thoảng vang tới cả bên trong Nhà Trắng.
Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp
Tổng thống Mỹ cho hay hai người quyết tâm hoàn tất Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trước cuối năm.
Ông nói nó sẽ tạo thêm việc làm và tăng đầu tư ở châu Á và hai quốc gia.
Chủ tịch Việt Nam, thừa nhận hai bên còn những "khác biệt", nói ông Obama sẽ "cố gắng" để thăm Việt Nam trước khi nhiệm kỳ kết thúc.
Phát biểu qua phiên dịch, ông Sang nói: "Chúng tôi sẽ tăng cường các trao đổi cấp cao giữa hai nước."
Ông Obama nói ông muốn một quan hệ đối tác với Việt Nam bao gồm gia tăng thương mại, hợp tác quân sự, trao đổi giáo dục và khoa học.
Ông Obama cho biết hai nước vẫn đang làm việc về "những vấn đề di sản chiến tranh", như người Mỹ mất tích và sức khỏe của người Việt từ việc Mỹ dùng chất diệt cỏ trong chiến tranh.
Một yếu tố làm Mỹ xích lại Việt Nam là lo ngại về Trung Quốc.
Ông Obama nhắc lại kêu gọi có tiến bộ trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển giữa Asean và Trung Quốc.
Ông nói ông hy vọng sẽ có bộ quy tắc "giúp giải quyết những vấn đề này trong hòa bình và công bằng".
Tổng thống sẽ trở lại Nhà Trắng vào lúc 17:35 để tiếp tục một số hoạt động ở Washington DC.
Các hình ảnh cho thấy đông đảo người Việt ở Hoa Kỳ đã có mặt ở trước cửa Nhà Trắng để phản đối tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Trong số người biểu tình có ông Joseph Cao, người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ.
Các biểu ngữ mà người biểu tình mang theo có 'Trương Tấn Sang go home', tức 'Trương Tấn Sang hãy về nhà' và 'Free Điếu Cày', tức 'Trả tự do cho Điếu Cày', người mà ông Obama từng nhắc tới trong một diễn văn về tự do ngôn luận trên thế giới.
Hiện có tin blogger Điếu Cày đã tuyệt thực trong nhiều ngày qua.
Không rõ ông Obama có nhắc lại tên của blogger này trong cuộc gặp với ông Sang hay không.
Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nói nhìn toàn cảnh của chuyến công du ba ngày của Chủ tịch Sang và cách tiếp đón ông tại Hoa Kỳ, "người ta không khỏi có cảm tưởng rằng Việt Nam cộng sản chưa thể gọi là "đối tác chiến lược quan trọng" của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á như những gì mà truyền thông cũng như lãnh đạo Hà Nội đã đặt kỳ vọng trước chuyến đi này."
Luật sư Khanh nói thêm: "Buổi tiệc duy nhất mà chính phủ Hoa Kỳ chiêu đãi ngài Chủ tịch Trương Tấn Sang là buổi "ăn trưa làm việc với Ngoại trưởng John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua 24/7.
"Chủ tịch Sang không được nghi lễ đón tiếp cấp nhà nước, thậm chí người đón ông Chủ tịch vào Tòa Bạch Ốc để giới thiệu với Tổng thống Obama chỉ ở cấp Đại sứ đó là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Đại sứ Marshall người chịu trách Lễ tân của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
"Khác hẳn với chuyến đi hồi tháng 6 vừa qua của Chủ tịch Sang đến Trung Quốc khi ông được long trọng đón tiếp và cùng với Chủ tịch Tập duyệt dàn chào danh dự.
Đông đảo người Việt chống Đảng Cộng sản có mặt gần Nhà Trắng
"Liệu Chủ tịch Sang và các đồng chí của ông trong Bộ Chính Trị sẽ nghĩ gì khi phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc?"
(BBC)
Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ".
Quan hệ này dựa trên các nguyên tắc "tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau".
Quan hệ mới sẽ tạo ra "cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch," theo tuyên bố chung.
Tuyên bố chung Việt - Mỹ tái khẳng định "ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ"
Việt Nam nói đồng ý ký Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay và sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014.
Các phóng viên ghi nhận Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25/7 thúc giục Chủ tịch Trương Tấn Sang tăng cường tự do ngôn luận và tôn giáo ở Việt Nam, nhưng lạc quan về triển vọng quan hệ.
Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp ở Phòng Bầu dục.
Ông Obama tiết lộ ông Sang đã tặng bản sao lá thư lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946, đề nghị Mỹ giúp đỡ.
"Tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam, nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau," ông Obama nói.
'Thẳng thắn'
Nhà lãnh đạo Mỹ phát biểu sau điều mà ông mô tả là cuộc đối thoại "rất thẳng thắn" tại Nhà Trắng
"Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp," ông Obama nói với các phóng viên ở Phòng Bầu dục, trong khi ông Sang ở cạnh.
"Chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn về cả tiến bộ mà Việt Nam đạt được và những thách thức còn tồn tại," ông nói.
Hàng trăm người biểu tình, đa số là người Mỹ gốc Việt, vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa và hô khẩu hiệu từ Công viên Lafayette, thỉnh thoảng vang tới cả bên trong Nhà Trắng.
Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp
Tổng thống Mỹ cho hay hai người quyết tâm hoàn tất Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trước cuối năm.
Ông nói nó sẽ tạo thêm việc làm và tăng đầu tư ở châu Á và hai quốc gia.
Chủ tịch Việt Nam, thừa nhận hai bên còn những "khác biệt", nói ông Obama sẽ "cố gắng" để thăm Việt Nam trước khi nhiệm kỳ kết thúc.
Phát biểu qua phiên dịch, ông Sang nói: "Chúng tôi sẽ tăng cường các trao đổi cấp cao giữa hai nước."
Ông Obama nói ông muốn một quan hệ đối tác với Việt Nam bao gồm gia tăng thương mại, hợp tác quân sự, trao đổi giáo dục và khoa học.
Ông Obama cho biết hai nước vẫn đang làm việc về "những vấn đề di sản chiến tranh", như người Mỹ mất tích và sức khỏe của người Việt từ việc Mỹ dùng chất diệt cỏ trong chiến tranh.
Một yếu tố làm Mỹ xích lại Việt Nam là lo ngại về Trung Quốc.
Ông Obama nhắc lại kêu gọi có tiến bộ trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển giữa Asean và Trung Quốc.
Ông nói ông hy vọng sẽ có bộ quy tắc "giúp giải quyết những vấn đề này trong hòa bình và công bằng".
"Chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn về cả tiến bộ mà Việt Nam đạt được và những thách thức còn tồn tại."Theo lịch trình, ông Obama sẽ rời Nhà Trắng ra phi trường Andrews để bay tới Florida lúc 11:30.
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Tổng thống sẽ trở lại Nhà Trắng vào lúc 17:35 để tiếp tục một số hoạt động ở Washington DC.
Các hình ảnh cho thấy đông đảo người Việt ở Hoa Kỳ đã có mặt ở trước cửa Nhà Trắng để phản đối tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Trong số người biểu tình có ông Joseph Cao, người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ.
Các biểu ngữ mà người biểu tình mang theo có 'Trương Tấn Sang go home', tức 'Trương Tấn Sang hãy về nhà' và 'Free Điếu Cày', tức 'Trả tự do cho Điếu Cày', người mà ông Obama từng nhắc tới trong một diễn văn về tự do ngôn luận trên thế giới.
Hiện có tin blogger Điếu Cày đã tuyệt thực trong nhiều ngày qua.
Không rõ ông Obama có nhắc lại tên của blogger này trong cuộc gặp với ông Sang hay không.
Nhân quyền và khí hậu
Nhà Trắng nói hai vị nguyên thủ quốc gia có kế hoạch thảo luận về tình trạng nhân quyền Việt Nam và biến đổi khí hậu.Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nói nhìn toàn cảnh của chuyến công du ba ngày của Chủ tịch Sang và cách tiếp đón ông tại Hoa Kỳ, "người ta không khỏi có cảm tưởng rằng Việt Nam cộng sản chưa thể gọi là "đối tác chiến lược quan trọng" của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á như những gì mà truyền thông cũng như lãnh đạo Hà Nội đã đặt kỳ vọng trước chuyến đi này."
Luật sư Khanh nói thêm: "Buổi tiệc duy nhất mà chính phủ Hoa Kỳ chiêu đãi ngài Chủ tịch Trương Tấn Sang là buổi "ăn trưa làm việc với Ngoại trưởng John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua 24/7.
"Chủ tịch Sang không được nghi lễ đón tiếp cấp nhà nước, thậm chí người đón ông Chủ tịch vào Tòa Bạch Ốc để giới thiệu với Tổng thống Obama chỉ ở cấp Đại sứ đó là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Đại sứ Marshall người chịu trách Lễ tân của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
"Khác hẳn với chuyến đi hồi tháng 6 vừa qua của Chủ tịch Sang đến Trung Quốc khi ông được long trọng đón tiếp và cùng với Chủ tịch Tập duyệt dàn chào danh dự.
Đông đảo người Việt chống Đảng Cộng sản có mặt gần Nhà Trắng
"Liệu Chủ tịch Sang và các đồng chí của ông trong Bộ Chính Trị sẽ nghĩ gì khi phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc?"
(BBC)
Chủ tịch Sang: 'VN luôn coi trọng và xem Mỹ là đối tác hàng đầu'
Chủ tịch Sang kêu gọi sớm hoàn tất quá trình đàm phán TPP |
Ông chủ tịch là nguyên thủ thứ hai của Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ kể từ ngày hai nước bình thường hóa quan hệ.
Giới quan sát nước ngoài nhận xét Mỹ và Việt Nam ngày càng có nhiều lợi ích chung trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy như một cường quốc hàng đầu thế giới.
Tại buổi chiêu đãi do Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry chủ trì tại Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Sang bày tỏ hy vọng rằng cuộc đàm phán TPP với sự tham gia của 12 quốc gia sẽ sớm đạt được thỏa thuận.
Trước đó, ông đã tiếp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker, người nói rằng thỏa thuận TPP là "ưu tiên hàng đầu" của Tổng thống Barack Obama. Bà Pritzker cũng nói và trông đợi quá trình đàm phán sẽ hoàn tất trong năm nay.
Ông chủ tịch cũng tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack và Đại diện Thương mại Michael Froman.
Thông tấn xã Việt Nam tường thuật rằng trong các cuộc tiếp xúc này, ông Sang khuyến cáo TPP "phải là một hiệp định cân bằng vì các mục tiêu phát triển và tính đến tính đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên".
Ông đề nghị Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam và tránh áp dụng các rào cản thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo ông Sang, những vụ kiện của Mỹ về bán phá giá hoặc trợ cấp đối với cá tra, basa và tôm "đã ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu nông dân Việt Nam cả về mặt kinh tế và xã hội, gây khó khăn cho việc tạo công ăn việc làm của nông dân, và nỗ lực xóa đói giảm nghèo tại các vùng nông thôn".
Dưới đây là toàn văn bài diễn văn của Chủ tịch Trương Tấn Sang trong buổi làm việc và dùng bữa trưa với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry ngày 24/07/2013 (giờ Hoa Kỳ):
Nhân quyền và TPP
Đại diện Thương mại Michael Froman ra thông cáo sau cuộc gặp với ông Trương Tấn Sang, nói: "Việt Nam đã tiến một bước dài, giải quyết các thách thức riêng để đạt được tiêu chuẩn cao của TPP, nhưng chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm với nhau".
Nếu đạt được, thỏa thuận TPP sẽ bao trùm tới 40% kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên nhiều dân biểu Mỹ cảnh báo chính phủ không nên ký thỏa thuận với Việt Nam chừng nào Hà Nội chưa cải thiện hồ sơ nhân quyền.
Dân biểu George Miller, của đảng Dân chủ tại bang California, trong một lá thư gửi cho ông Froman, dẫn một phúc trình nói rằng các công nhân sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam thường không được làm việc trong môi trường lao động tiêu chuẩn cơ bản nhất mà Hoa Kỳ đòi hỏi từ các đối tác thương mại của mình".
Thỏa thuận TPP cũng bao gồm nhiều điều khoản bảo vệ quyền của người lao động và môi trường.
Một số dân biểu khác thì đặt vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong các lĩnh vực tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.
Ông Trương Tấn Sang đã phản biện lại chỉ trích của phía Mỹ trong bài diễn văn đáp từ của mình tại buổi chiêu đãi của Ngoại trưởng Kerry.
Ông nói trong phái đoàn của ông có một số lãnh đạo tôn giáo, những người đã có các cuộc "thảo luận thẳng thắn, cởi mở" với đồng sự Mỹ nhằm cung cấp "sự hiểu biết sâu sắc hơn về tình hình thực tế ở Việt Nam".
Ông nói: "Việt Nam đã có nỗ lực lâu dài nhằm bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, để người dân có thể hưởng lợi ích tốt nhất từ công cuộc đổi mới".
Ông Sang cũng so sánh: "Giống như các mục tiêu của chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi luôn tiếp tục các chương trình cải thiện y tế, xã hội và giáo dục cho người dân, đặc biệt là dân nghèo sống tại các vùng sâu, vùng xa, và người dân tộc thiểu số".
Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng đã có cuộc gặp với một số nghị sỹ thuộc lưỡng viện và Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ.
Ông còn hội kiến chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Jim Yong Kim, Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Christine Lagarde và tiếp xúc với giới doanh nghiệp Mỹ.
(BBC)
Kỳ vọng gì việc ông Trương Tấn Sang đi Mỹ?
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng
Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm
1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông
Phan Văn Khải trong trách vụ Thủ tướng vào năm 2005, ông Nguyễn Minh
Triết trong trách vụ Chủ tịch nước vào năm 2007, ông Nguyễn Tấn Dũng
trong trách vụ Thủ tướng vào năm 2008, và lần này là ông Trương Tấn Sang
trong trách vụ Chủ tịch nước vào ngày 25 tháng 7 năm 2013.
Mặc dù cả bốn nhân vật nói trên được đánh giá là có quan điểm ôn hòa và cấp tiến trong những liên hệ với Hoa Kỳ; nhưng vì đa số các nhân vật trong bộ chính trị CSVN vốn coi Trung Quốc là “đồng minh” quan trọng, nên mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và CSVN luôn luôn bị coi là thứ yếu trong suốt 2 thập niên vừa qua.
Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tuy đặt vấn đề nhân quyền là một điều kiện trong các quan hệ với CSVN; nhưng trong thực tế, Hoa Kỳ không bao giờ đẩy Hà Nội rơi vào thế kẹt về vấn đề nhân quyền mà đa số là do sự “dãn ra” từ phía CSVN, đến từ ba lý do:
Thứ nhất là lãnh đạo CSVN không tin chính quyền Hoa Kỳ có thực tâm tạo quan hệ bình thường mà qua đó sẽ dùng “diễn biến hòa bình” để khuynh loát làm sụp đổ chế độ vì Hoa Kỳ bị coi là thủ phạm chính trong các cuộc cách mạng màu từ Đông Âu đến Bắc Phi.
Thứ hai là đa số lãnh đạo CSVN đều coi Trung Quốc là khuôn mẫu và là chỗ dựa tốt nhất, để họ có thể bảo vệ được những quyền lực đang có từ sau khi khối Liên Xô tan rã. Đồng thời chính lãnh đạo Bắc Kinh cũng coi CSVN là một đối tác không thể thiếu để giúp ổn định tình hình phía Nam.
Thứ ba là hầu hết giới lãnh đạo CSVN đã yên vị trong chiếc ghế quyền lực trải dài gần 4 thập niên nên rất ngại thay đổi những gì không nằm trong tầm kiểm soát của họ. Họ chỉ muốn tiếp cận với Hoa Kỳ trên mặt kinh tế nhưng không sẵn sàng học hỏi để tiến đến những hợp tác chiến lược như lãnh đạo Bắc Kinh.
Những lý do nói trên đã khiến cho CSVN có những bước đi khập khễnh trong các trao đổi với Hoa Kỳ. Nhiều người cho rằng Hà Nội đã tìm cách “đu dây” giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn nên mới đi khập khễnh như vậy. Trong thực tế, CSVN không hề chủ trương đu dây.
Hà Nội làm bộ như đu dây để che đậy một thủ thuật cố hữu là khai thác tài nguyên của các quốc gia Phương Tây hầu cung phụng cho nền kinh tế Trung Quốc mà họ đang dựa vào. Tình trạng nhập siêu đối với Trung Quốc, xuất siêu đối với Hoa Kỳ và Âu Châu ngày một gia tăng từ năm 1991 cho đến nay, cho ta thấy rõ vì sao CSVN đã coi Trung Quốc là “đối tác chiến lược toàn diện” trong khi chỉ loay hoay với Hoa Kỳ ở vài cuộc đàm phán, không hề muốn tiến xa.
Tiếp Cận Hoa Kỳ?
Mới đây vào ngày 31 tháng 5, tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La, Tân Gia Ba với sự tham dự của đại diện nhiều quốc gia trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có một bài phát biểu mà nhiều nhà bình luận cho rằng Hà Nội đã có một số thay đổi quan điểm về Hoa Kỳ.
Trong bài phát biểu, ông Dũng ám chỉ Trung Quốc “đã có những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.” Trong khi đó, ông Dũng đã chính thức đề cao Hoa Kỳ bên cạnh Trung Quốc là hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất trong khu vực Á Châu và Thế Giới.
Cũng trong bài phát biểu, ông Dũng nói rằng Hà Nội muốn tạo dựng quan hệ đối tác chiến lược với 5 cường quốc trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga. Trong 5 cường quốc này, CSVN chỉ chưa xúc tiến quan hệ đối tác với Hoa Kỳ và Pháp mà thôi.
Các nhà bình luận cho rằng, phát biểu của ông Dũng phải là chính sách nhất quán từ Bộ chính trị nên được diễn dịch rằng CSVN đang muốn tạo hình ảnh “đứng thẳng người đối với Bắc Kinh” để tiến gần hơn với Hoa Kỳ và Phương Tây.
Vấn đề đặt ra là ông Nguyễn Tấn Dũng và Bộ chính trị CSVN muốn gì hay sẽ được lợi gì khi có những chuyển hướng qua bài phát biểu của ông Dũng?
Thứ nhất, sợ bị cô lập và coi thường trong khối ASEAN trong lúc Phi Luật Tân sẵn sàng sống chết với Trung Quốc, CSVN đã mang Hoa Kỳ ra ca ngợi để vừa cho thấy Hà Nội sẵn sàng “thân thiện” với Mỹ, vừa chứng tỏ có khoảng cách với Bắc Kinh.
Thứ hai, giải tỏa mặc cảm quá lệ thuộc vào Trung Quốc trên một diễn đàn quốc tế, đặc biệt là trên diễn đàn đối thoại Sangri-La, để dùng đó như một thành quả “ngoại giao” nhằm tuyên truyền lên dư luận quần chúng đảng viên trong nước rằng đảng vẫn giữ sự độc lập tự chủ đối với Bắc Kinh.
Thứ ba, gieo vào thành phần trí thức, cựu cán bộ CSVN một sự kỳ vọng rằng lãnh đạo Hà Nội – ít nhất là ông Nguyễn Tấn Dũng – biết suy xét để chọn con đường đi gần với Hoa Kỳ hơn hầu giảm thiểu nguy cơ Hán hóa mà cả nước đang biểu tình chống đối liên tục.
Thứ tư, giải tỏa cho chính chế độ về đường lối đối ngoại mang đầy kịch tính “tiến thoái lưỡng nan” khi bị chỉ trích là đang nô lệ Tàu và đàn áp các nhà dân chủ yêu nước chống Trung Quốc.
Với những lý do được phân tích nói trên, rõ ràng là bài phát biểu của ông Dũng nhắm vào cho chế độ CSVN nhiều hơn là cho dân tộc và đất nước Việt Nam. Nói cách khác, nội dung phát biểu tại Sangri-La của ông Dũng hoàn toàn mang tính chất cơ hội và không có chủ trương tiếp cận thật sự với Hoa Kỳ.
Kỳ Vọng Gì Cuộc Gặp Obama – Trương Tấn Sang?
Trong cuộc họp báo vào ngày 22 tháng 7, đúng vào ngày ông Trương Tấn Sang dẫn một phái đoàn sang thăm viếng Hoa Kỳ, ông Danny Russel, tân phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Đông Á – Á Châu Thái Bình Dương, đã có cuộc họp báo, tuyên bố một số điều xem ra khá mâu thuẫn.
Ông Danny Russel cho rằng Hoa Kỳ đang có những quan hệ song phương rất tốt với CSVN và chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang được coi là dấu mốc lịch sử của mối quan hệ này. Trong khi đó, ông Danny Russel cho biết là trước khi Tổng thống Obama đón tiếp ông Sang tại Tòa Bạch Ốc, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp riêng phái đoàn ông Sang vào chiều ngày 24 tháng 7.
Nhìn vào cách đón tiếp của Tòa Bạch Ốc đối với ông Trương Tấn Sang, rõ ràng là mối quan hệ song phương Việt Mỹ không tốt như ông Danny Russel trình bày, nếu không nói là khá “tẻ nhạt” so sánh với những tiếp đón mà Bắc Kinh dành riêng cho ông Sang trong chuyến viếng thăm Trung Quốc hồi tháng 6 vừa qua.
Đương nhiên mỗi quốc gia có những thủ tục ngoại giao khi đón tiếp khách mời; nhưng qua cách đón tiếp của Tổng thống Obama dành cho ông Trương Tấn Sang, sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng đã có những công khai muốn “xích lại” phía Hoa Kỳ, cho thấy là Hoa Kỳ chưa thật sự coi CSVN là một đối tác cần phải tranh thủ mạnh mẽ vào lúc này.
Mặc dù Tòa Bạch Ốc đã thông báo một số nội dung sẽ được Tổng Thống Obama đề cập đến trong lúc gặp ông Trương Tấn Sang, có hai vấn đề được coi là quan trọng chi phối những bước tiến mới trong quan hệ song phương Việt Mỹ là: 1/ Quan hệ đối tác an ninh chiến lược; 2/ Vấn đề tôn trọng nhân quyền của CSVN.
Hai vấn đề gai góc nói trên không nằm trong trách nhiệm mà Bộ chính trị trao cho ông Trương Tấn Sang. Ông Sang chỉ lo về mảng tư pháp. Ông Nguyễn Phú Trọng phụ trách về quốc phòng nên cầm chịch về quan hệ đối tác an ninh chiến lược. Còn vấn đề nhân quyền thì thuộc trách nhiệm an ninh và đối ngoại của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Khi những lãnh vực phụ trách được phân chia trong Bộ chính trị như vậy, cũng như tình trạng kèn cựa quyền lực giữa hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng trong suốt 2 năm vừa qua, Hoa Kỳ đã nhìn thấy rõ ông Trương Tấn Sang không phải là nhân vật để “mặc cả”.
Tóm lại, chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang từ ngày 23 đến 27 tháng 7, hoàn toàn mang tính ngoại giao và là trái đệm, chuẩn bị cho chuyến thăm viếng Việt Nam của Tổng Thống Obama vào cuối năm, khi ông Obama sang dự Hội nghị Thượng Đỉnh Đông Á tại Brunei vào cuối tháng 11 năm 2013.
Hơn thế nữa, CSVN không hề có những chỉ dấu thay đổi để đến gần hơn với Hoa Kỳ, mà vẫn duy trì thái độ thân thiện với Trung Quốc qua việc đàn áp những người Việt yêu nước chống Bắc Kinh. Điều gì Hà Nội tuyên bố hay ứng xử hiện nay cũng chỉ thể hiện “nói một đàng, làm một nẻo” mà thôi.
Do đó, quan hệ Việt Mỹ cũng sẽ không có một bước gì mới sau chuyến đi này vì ông Trương Tấn Sang không phải là nhân vật để tạo ra những chuyển biến mới, trong khi hai ông Dũng và ông Trọng đang coi Bắc Kinh là chiếc phao quan trọng của họ trong cuộc chạy đua quyền lực tại Đại hội XII vào năm 2016.
Lý Thái Hùng
Ngày 23/7/2013
(Dân luận)
Mặc dù cả bốn nhân vật nói trên được đánh giá là có quan điểm ôn hòa và cấp tiến trong những liên hệ với Hoa Kỳ; nhưng vì đa số các nhân vật trong bộ chính trị CSVN vốn coi Trung Quốc là “đồng minh” quan trọng, nên mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và CSVN luôn luôn bị coi là thứ yếu trong suốt 2 thập niên vừa qua.
Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tuy đặt vấn đề nhân quyền là một điều kiện trong các quan hệ với CSVN; nhưng trong thực tế, Hoa Kỳ không bao giờ đẩy Hà Nội rơi vào thế kẹt về vấn đề nhân quyền mà đa số là do sự “dãn ra” từ phía CSVN, đến từ ba lý do:
Thứ nhất là lãnh đạo CSVN không tin chính quyền Hoa Kỳ có thực tâm tạo quan hệ bình thường mà qua đó sẽ dùng “diễn biến hòa bình” để khuynh loát làm sụp đổ chế độ vì Hoa Kỳ bị coi là thủ phạm chính trong các cuộc cách mạng màu từ Đông Âu đến Bắc Phi.
Thứ hai là đa số lãnh đạo CSVN đều coi Trung Quốc là khuôn mẫu và là chỗ dựa tốt nhất, để họ có thể bảo vệ được những quyền lực đang có từ sau khi khối Liên Xô tan rã. Đồng thời chính lãnh đạo Bắc Kinh cũng coi CSVN là một đối tác không thể thiếu để giúp ổn định tình hình phía Nam.
Thứ ba là hầu hết giới lãnh đạo CSVN đã yên vị trong chiếc ghế quyền lực trải dài gần 4 thập niên nên rất ngại thay đổi những gì không nằm trong tầm kiểm soát của họ. Họ chỉ muốn tiếp cận với Hoa Kỳ trên mặt kinh tế nhưng không sẵn sàng học hỏi để tiến đến những hợp tác chiến lược như lãnh đạo Bắc Kinh.
Những lý do nói trên đã khiến cho CSVN có những bước đi khập khễnh trong các trao đổi với Hoa Kỳ. Nhiều người cho rằng Hà Nội đã tìm cách “đu dây” giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn nên mới đi khập khễnh như vậy. Trong thực tế, CSVN không hề chủ trương đu dây.
Hà Nội làm bộ như đu dây để che đậy một thủ thuật cố hữu là khai thác tài nguyên của các quốc gia Phương Tây hầu cung phụng cho nền kinh tế Trung Quốc mà họ đang dựa vào. Tình trạng nhập siêu đối với Trung Quốc, xuất siêu đối với Hoa Kỳ và Âu Châu ngày một gia tăng từ năm 1991 cho đến nay, cho ta thấy rõ vì sao CSVN đã coi Trung Quốc là “đối tác chiến lược toàn diện” trong khi chỉ loay hoay với Hoa Kỳ ở vài cuộc đàm phán, không hề muốn tiến xa.
Tiếp Cận Hoa Kỳ?
Mới đây vào ngày 31 tháng 5, tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La, Tân Gia Ba với sự tham dự của đại diện nhiều quốc gia trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có một bài phát biểu mà nhiều nhà bình luận cho rằng Hà Nội đã có một số thay đổi quan điểm về Hoa Kỳ.
Trong bài phát biểu, ông Dũng ám chỉ Trung Quốc “đã có những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.” Trong khi đó, ông Dũng đã chính thức đề cao Hoa Kỳ bên cạnh Trung Quốc là hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất trong khu vực Á Châu và Thế Giới.
Cũng trong bài phát biểu, ông Dũng nói rằng Hà Nội muốn tạo dựng quan hệ đối tác chiến lược với 5 cường quốc trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga. Trong 5 cường quốc này, CSVN chỉ chưa xúc tiến quan hệ đối tác với Hoa Kỳ và Pháp mà thôi.
Các nhà bình luận cho rằng, phát biểu của ông Dũng phải là chính sách nhất quán từ Bộ chính trị nên được diễn dịch rằng CSVN đang muốn tạo hình ảnh “đứng thẳng người đối với Bắc Kinh” để tiến gần hơn với Hoa Kỳ và Phương Tây.
Vấn đề đặt ra là ông Nguyễn Tấn Dũng và Bộ chính trị CSVN muốn gì hay sẽ được lợi gì khi có những chuyển hướng qua bài phát biểu của ông Dũng?
Thứ nhất, sợ bị cô lập và coi thường trong khối ASEAN trong lúc Phi Luật Tân sẵn sàng sống chết với Trung Quốc, CSVN đã mang Hoa Kỳ ra ca ngợi để vừa cho thấy Hà Nội sẵn sàng “thân thiện” với Mỹ, vừa chứng tỏ có khoảng cách với Bắc Kinh.
Thứ hai, giải tỏa mặc cảm quá lệ thuộc vào Trung Quốc trên một diễn đàn quốc tế, đặc biệt là trên diễn đàn đối thoại Sangri-La, để dùng đó như một thành quả “ngoại giao” nhằm tuyên truyền lên dư luận quần chúng đảng viên trong nước rằng đảng vẫn giữ sự độc lập tự chủ đối với Bắc Kinh.
Thứ ba, gieo vào thành phần trí thức, cựu cán bộ CSVN một sự kỳ vọng rằng lãnh đạo Hà Nội – ít nhất là ông Nguyễn Tấn Dũng – biết suy xét để chọn con đường đi gần với Hoa Kỳ hơn hầu giảm thiểu nguy cơ Hán hóa mà cả nước đang biểu tình chống đối liên tục.
Thứ tư, giải tỏa cho chính chế độ về đường lối đối ngoại mang đầy kịch tính “tiến thoái lưỡng nan” khi bị chỉ trích là đang nô lệ Tàu và đàn áp các nhà dân chủ yêu nước chống Trung Quốc.
Với những lý do được phân tích nói trên, rõ ràng là bài phát biểu của ông Dũng nhắm vào cho chế độ CSVN nhiều hơn là cho dân tộc và đất nước Việt Nam. Nói cách khác, nội dung phát biểu tại Sangri-La của ông Dũng hoàn toàn mang tính chất cơ hội và không có chủ trương tiếp cận thật sự với Hoa Kỳ.
Kỳ Vọng Gì Cuộc Gặp Obama – Trương Tấn Sang?
Trong cuộc họp báo vào ngày 22 tháng 7, đúng vào ngày ông Trương Tấn Sang dẫn một phái đoàn sang thăm viếng Hoa Kỳ, ông Danny Russel, tân phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Đông Á – Á Châu Thái Bình Dương, đã có cuộc họp báo, tuyên bố một số điều xem ra khá mâu thuẫn.
Ông Danny Russel cho rằng Hoa Kỳ đang có những quan hệ song phương rất tốt với CSVN và chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang được coi là dấu mốc lịch sử của mối quan hệ này. Trong khi đó, ông Danny Russel cho biết là trước khi Tổng thống Obama đón tiếp ông Sang tại Tòa Bạch Ốc, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp riêng phái đoàn ông Sang vào chiều ngày 24 tháng 7.
Nhìn vào cách đón tiếp của Tòa Bạch Ốc đối với ông Trương Tấn Sang, rõ ràng là mối quan hệ song phương Việt Mỹ không tốt như ông Danny Russel trình bày, nếu không nói là khá “tẻ nhạt” so sánh với những tiếp đón mà Bắc Kinh dành riêng cho ông Sang trong chuyến viếng thăm Trung Quốc hồi tháng 6 vừa qua.
Đương nhiên mỗi quốc gia có những thủ tục ngoại giao khi đón tiếp khách mời; nhưng qua cách đón tiếp của Tổng thống Obama dành cho ông Trương Tấn Sang, sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng đã có những công khai muốn “xích lại” phía Hoa Kỳ, cho thấy là Hoa Kỳ chưa thật sự coi CSVN là một đối tác cần phải tranh thủ mạnh mẽ vào lúc này.
Mặc dù Tòa Bạch Ốc đã thông báo một số nội dung sẽ được Tổng Thống Obama đề cập đến trong lúc gặp ông Trương Tấn Sang, có hai vấn đề được coi là quan trọng chi phối những bước tiến mới trong quan hệ song phương Việt Mỹ là: 1/ Quan hệ đối tác an ninh chiến lược; 2/ Vấn đề tôn trọng nhân quyền của CSVN.
Hai vấn đề gai góc nói trên không nằm trong trách nhiệm mà Bộ chính trị trao cho ông Trương Tấn Sang. Ông Sang chỉ lo về mảng tư pháp. Ông Nguyễn Phú Trọng phụ trách về quốc phòng nên cầm chịch về quan hệ đối tác an ninh chiến lược. Còn vấn đề nhân quyền thì thuộc trách nhiệm an ninh và đối ngoại của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Khi những lãnh vực phụ trách được phân chia trong Bộ chính trị như vậy, cũng như tình trạng kèn cựa quyền lực giữa hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng trong suốt 2 năm vừa qua, Hoa Kỳ đã nhìn thấy rõ ông Trương Tấn Sang không phải là nhân vật để “mặc cả”.
Tóm lại, chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang từ ngày 23 đến 27 tháng 7, hoàn toàn mang tính ngoại giao và là trái đệm, chuẩn bị cho chuyến thăm viếng Việt Nam của Tổng Thống Obama vào cuối năm, khi ông Obama sang dự Hội nghị Thượng Đỉnh Đông Á tại Brunei vào cuối tháng 11 năm 2013.
Hơn thế nữa, CSVN không hề có những chỉ dấu thay đổi để đến gần hơn với Hoa Kỳ, mà vẫn duy trì thái độ thân thiện với Trung Quốc qua việc đàn áp những người Việt yêu nước chống Bắc Kinh. Điều gì Hà Nội tuyên bố hay ứng xử hiện nay cũng chỉ thể hiện “nói một đàng, làm một nẻo” mà thôi.
Do đó, quan hệ Việt Mỹ cũng sẽ không có một bước gì mới sau chuyến đi này vì ông Trương Tấn Sang không phải là nhân vật để tạo ra những chuyển biến mới, trong khi hai ông Dũng và ông Trọng đang coi Bắc Kinh là chiếc phao quan trọng của họ trong cuộc chạy đua quyền lực tại Đại hội XII vào năm 2016.
Lý Thái Hùng
Ngày 23/7/2013
(Dân luận)
Cánh Cò - Rắn trong giầy
Thử tưởng tượng trong bóng đêm chập choạng xỏ chân vào giầy lại nghe
nhột nhạt ở lòng bàn chân. Rợn người vì biết đã dẫm vào một con vật gì
đó. Nhói lên, đau, và những hệ lụy xảy ra.
Trước khi thấy máu trở thành tím bầm dâng từ bàn chân lên cũng là lúc biết mình bị rắn cắn thì đã muộn. Rắn bò vào giầy thường không do tình cờ, chúng bị dẫn dắt bởi một nguyên do nào đó.
Bóng tối, nước ngập, mùi hôi của giầy, bị truy bắt và một vài lý do khác. Dù gì thì giầy cũng không phải là nơi chúng thích và khi bàn chân xỏ vào giầy thì phản ứng tự vệ của rắn sẽ buộc chúng tấn công.
Để tránh việc có rắn trong giầy thì không gian chung quanh đôi giầy phải
sáng sủa. Sự minh bạch và ánh sáng soi rọi là khắc tinh của rắn, bất cứ
loại rắn nào từ hiền lành cho tới hung dữ nhất.
Việt Nam đang có những chiếc giầy mà loài sinh vật đáng sợ này đã và
đang làm thành hang ổ. Chiếc giầy giáo dục hư nát, bụi bẩn nằm há mồm
trong bóng tối vì những cuốn sách giáo khoa khô khốc và lạc hậu.
Trong chiếc giầy giáo dục ấy mùi ẩm mốc của những tư duy ngớ ngẩn đang
là chăn ấm phủ cơn say ngủ của loài rắn độc nằm yên ắng chờ một lần xuất
hiện.
Khi giáo dục không còn ngõ đi ra cũng chính là lúc sinh viên trở thành
rắn dữ. Dưới những chiếc giường ọp ẹp thảm thương của các bệnh viện là
người nhà của bệnh nhân. Họ lê lết như thú vật giữa thị tứ đèn sáng hơn
ban ngày.
Cũng chính dưới những cái được âu yếm gọi là giường bệnh ấy, chiếc giầy y
tế tanh tưởi mùi máu của bệnh nhân và mồ hôi mặn đắng của thầy thuốc
đang là bóng tối mà chú rắn của Esculape đang nằm khoanh buồn bã.
Sự nhẫn nại của chú không thể kéo dài hơn khi mà chủ nhân của chú đã bỏ
đi vì những kẻ vừa ngoa ngôn lại vừa đần độn. Chiếc giầy nào có rắn ẩn
mình tốt hơn chiếc giầy đất đai hiện nay?
Không chịu nổi sự truy bức của cả một hệ thống được bảo kê bằng quyền
lực và hiến pháp, người dân không còn chốn dung thân đành tự nguyện trở
thành rắn nằm co mình trong những chiếc giầy áp bức.
Khi nào bóng tối của thứ quyền lực ma quỷ còn phủ trên những cánh đồng
Đoàn Văn Vươn đầy máu và nước mắt thì người nông dân vẫn còn phục kích
như loài rắn tại nơi bị xua đuổi và sẽ chứng minh sự thù dai của rắn là
có thật trong một ngày nào đó.
Chiếc giầy lao lý là nơi trui rèn ý chí của những chú rắn hổ mang. Lao
tù giam giữ những người công chính chưa một lần phạm tội chính là nơi họ
sẽ trở thành rắn để đối phó với sự ngược đãi thú tính của cai tù.
Chỉ có sự kiên nhẫn, lạnh lùng và nguy hiểm của loài rắn mới trị được
hành động truy bức của các loài súc vật hèn hạ nhơ bẩn khác.
Những con rắn Điếu Cày, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỷnh Duy Thức
tuy nằm trong tù nhưng đôi mắt rực lửa căm thù của họ đang đốt dần song
sắt trại giam. Và một khi những con rắn dân chủ nhân quyền ấy tấn công,
nhà tù nào có khả năng ngăn cản họ?
Những oan khuất của nạn nhân khắp nước vì công an gây ra đang ngày một
nhiều hơn. Đọa đầy không làm cho ý chí của họ bị tiêu diệt và sự ẩn mình
tạm bợ trong những chiếc giày tăm tối chỉ là thời gian. Những chiếc
giầy cong veo, nhơ bẩn phản ảnh khuôn mặt xã hội hôm nay đang chứa không
biết bao nhiêu nọc độc căm hờn.
Từ những chiếc giầy ấy, số phận của dân tộc sẽ được định đoạt. Không
biết khi bước chân xuống sân bay tại Washington DC ông Trương Tấn Sang
có cảm thấy trong chiếc giày của mình có sự cựa quậy bất thường nào
không khi mà hơn hai ngàn người sẽ tập trung để đón ông trong khi ông
ngồi than vãn với Tổng thống Obama trong Nhà Trắng.
Trong giầy ông chắc gì không có rắn? Những con rắn nhỏ bé cực độc được
Bắc Kinh thân ái gửi cho ông như một món quà hữu nghị sau khi ông ký
mười điều dâng hiến.
Những con rắn ấy không cắn ông ngay tại Nhà Trắng nhưng sẽ làm ông hối
hận khi quay lại Việt Nam nếu ông lỡ dại ký kết trong âm thầm một hiệp
ước nào đó với Mỹ.
Loài rắn khó tránh nhất vẫn là con rắn mang tên bạn bè. Nhất là loại bạn bè 4 tốt và mười sáu chữ.
Cánh Cò
(RFA Blog)
Bạc Hy Lai sắp bị đưa vào quên lãng
Bị hạ bệ khi đang chói sáng, Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai sẽ ra
tòa với tội danh tham nhũng và lạm quyền. Tân Hoa Xã trong bản tin hôm
nay 25/07/2013 cho biết, bản cáo trạng đã được chuyển đến tòa án Tế Nam,
tỉnh Sơn Đông. Rõ ràng là Tập Cận Bình muốn lật qua trang sử tranh chấp
nội bộ một cách "êm thấm" nhất.
Từ một năm nay, không ai rõ số phận của cựu lãnh đạo tỉnh Trùng Khánh,
con trai của công thần Bạc Nhất Ba ra sao. Bạc Hy Lai, nguyên là ủy viên
bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, bị giam cầm bí mật, đã chính
thức bị truy tố với hai tội danh là tham ô và lạm quyền.
Bạc Hy Lai bị cách chức hồi tháng 3 năm 2012 và bị điều tra về tội tham ô
sau khi bà vợ của ông là Cốc Khai Lai bị tố cáo, và sau đó bị kết án tử
hình treo vì tội sát nhân, đầu độc doanh nhân Anh Neil Heywood.
Ông Bạc Hy Lai với giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, trước khi bị xét xử - REUTERS /Stringer |
Theo Tân Hoa Xã, bản cáo trạng đã được chuyển đến một tòa án ở Tế Nam,
tỉnh Sơn Đông, đông bắc Trung Quốc. Bạc Hy Lai bị buộc tội « lợi dụng
chức vụ để mưu đồ lợi nhuận cho gia đình và bản thân đã nhận những món
tiền khổng lồ và bất động sản ».
Theo luật Trung Quốc thì khoảng 10 ngày sau khi các tội danh được loan
báo thì phiên tòa sẽ khai mạc. Hãng tin AFP dựa vào một nguồn tin tư
pháp Trung Quốc cho biết phiên tòa xử Bạc Hy Lai sẽ diễn ra vào giữa
hoặc cuối tháng 8/2013.
Vụ hạ bệ tỉnh ủy Trùng Khánh, một trong 25 ủy viên của bộ chính trị đầy
thế lực xảy ra trong giai đoạn Tập Cận Bình lên kế vị Hồ Cẩm Đào hồi
tháng 11 năm 2012. Giấc mơ vào ban thường vụ ở trung ương tan vỡ, chiếc
ghế lãnh đạo địa phương bị sụp đổ, vợ lãnh án tù chung thân nhưng Bạc Hy
Lai không thiếu những người trong đảng Cộng sản ủng hộ. Do vậy, theo
AFP, vụ xử được phe thắng thế chuẩn bị một cách thận trọng với những
cuộc mặc cả trong bóng tối.
Bạc Hy Lai sẽ ra tòa ở Sơn Đông, một nơi xa xôi so với lãnh địa Trùng
Khánh của ông, nơi có rất nhiều quan chức Trung Quốc từng chịu ơn của
thân phụ Bạc Nhất Ba.
Cách dàn dựng phòng ngừa phiên xử gây tiếng vang cho thấy sự bối rối của
chính quyền Tập Cận Bình muốn nhanh chóng lật qua trang sử tranh chấp
quyền lực cấp trung ương.
Theo nhận định của chuyên gia Úc David Goodman, có lẽ “tiến trình mặc
cả” đã được giải quyết. Ông Bạc Hy Lai sẽ được các đồng chí cũ trình
diễn một màn tư pháp được soạn sẵn.
Thật ra Bạc Hy Lai không phải là một đảng viên lý tưởng gì. Tự xưng là
thành phần "tả khuynh", chủ trương phục hồi "truyền thống cách mạng",
Bạc Hy Lai đã biến Trùng Khánh thành một thí điểm quay lại thời "Cách
mạng văn hóa" của Mao.
Chiến dịch bài trừ "xã hội đen" của ông với cánh tay mặt là giám đốc
công an Trùng Khánh Vương Lập Quân gây được một số tiếng vang tốt trong
bối cảnh người dân Trung Quốc bất mãn thành phần quan chức lạm dụng chức
quyền làm giàu cá nhân.
Một trong những nạn nhân của chiến dịch bài trừ xã hội đen này là giám
đốc công an Trùng Khánh Văn Cường, người tiền nhiệm của Vương Lập Quân.
Theo các blogger Trung Quốc, thì trước khi bị hành quyết, ông Văn Cường
để lại di chúc nhắn nhủ con cháu đừng gia nhập đảng Cộng Sản vì tất cả
đều là kẻ tham ô.
Bản thân Vương Lập Quân, sau một thời gian hăng say phục vụ Bạc Hy Lai,
đến tháng 2/2012, đã mang nhiều tài liệu tố cáo các sự vụ tham ô, bê bối
tại Trùng Khánh, vào tòa lãnh sự Mỹ ở Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên xin tỵ
nạn.
Vương Lập Quân bị giải về Bắc Kinh, lãnh án 15 năm tù với tội danh phản
quốc. Bạc Hy Lai bị bắt một tháng sau đó. Trên báo chí nhà nước, cựu ủy
viên bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc được mô tả là một kẻ "hoang
dâm, tham nhũng, sát nhân".
Tú Anh
(RFI)
Bạc Hy Lai chính thức bị truy tố
Bạc Hy Lai bị truy tố ba tội hối lộ, tham nhũng và lạm quyền
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay cựu Bí thư Trùng Khánh
Bạc Hy Lai chính thức bị truy tố các tội hối lộ, tham nhũng
và lạm dụng quyền lực.
Ông Bạc đã bị khai trừ Đảng sau bê bối liên quan tới vụ sát hại một doanh nhân Anh mà sau đó vợ ông nhận là thủ phạm.
Trước đó, ông cũng bị khai trừ khỏi Quốc hội, đồng nghĩa với việc bị mất quyền miễn tố.
Bà Cốc Khai Lai đã lãnh án tù hồi tháng Tám vì giết doanh nhân Neil Heywood.
Ông Bạc Hy Lai đã bị cơ quan kiểm sát chính thức truy tố vào thứ Năm 24/7 tại Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, theo Tân Hoa Xã.
Vụ Bạc Hy Lai là một trong những bê bối chính trị lớn nhất xảy ra ở Trung Quốc trong nhiều năm nay.
Ông Bạc từng được coi là ngôi sao đang lên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông cũng từng là ứng cử viên hàng đầu cho Thường vụ Bộ chính trị mà cuộc chuyển giao quyền lực đã được thực hiện cuối năm ngoái.
(BBC)
Ông Bạc đã bị khai trừ Đảng sau bê bối liên quan tới vụ sát hại một doanh nhân Anh mà sau đó vợ ông nhận là thủ phạm.
Trước đó, ông cũng bị khai trừ khỏi Quốc hội, đồng nghĩa với việc bị mất quyền miễn tố.
Bà Cốc Khai Lai đã lãnh án tù hồi tháng Tám vì giết doanh nhân Neil Heywood.
Ông Bạc Hy Lai đã bị cơ quan kiểm sát chính thức truy tố vào thứ Năm 24/7 tại Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, theo Tân Hoa Xã.
Vụ Bạc Hy Lai là một trong những bê bối chính trị lớn nhất xảy ra ở Trung Quốc trong nhiều năm nay.
Ông Bạc từng được coi là ngôi sao đang lên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông cũng từng là ứng cử viên hàng đầu cho Thường vụ Bộ chính trị mà cuộc chuyển giao quyền lực đã được thực hiện cuối năm ngoái.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét