Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý - Bố già đỏ

(Phần 4): Lộ diện Bố già đỏ đứng trong bóng tối điều khiển cuộc thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt

QLB  - Trong phần 3 chúng tôi đã công khai danh tính và thủ đoạn của một trong những tay Mafia tài chính Hà nội Hà Văn Thắm, ông chủ Tập đoàn Đại Dương trong vụ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt. Trong phần 4, chúng tôi giới thiệu một nữ Mafia tài chính “cộm cán” hơn Thắm, mà thông tin hầu như được bưng bít hoàn toàn trên thị trường tài chính: đó chính là “nữ tướng” Nguyễn Hồng Phương - Bà chủ tập đoàn S.S.G em gái út của đương kim UVBCT, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. (dư luận ở tp.hcm thường gọi Phương là “nữ tướng cướp” do có thành tích “biến” vốn các tập đoàn nhà nước thành cổ phần tư nhân của SSG)

Nguyễn Hồng Phương, “nữ tướng” trong nhóm Mafia tài chính Hà nội, em ruột của “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng, UVBCT, Chủ tịch Quốc Hội đang nâng ly ăn mừng sau các chiến dịch thành công biến vốn tại các tập đoàn nhà nước thành cổ phần của tập đoàn S.S.G - Nguồn: S.S.G
Nguyễn Hồng Phương sinh ngày 03/12/1962 tại Nam Đàn, Nghệ An. Năm 1975, trong khi cả nước đang dồn hết nhân lực, vật lực cho công cuộc giải phóng miền nam, thống nhất đất nước thì Nguyễn Hồng Phương được ưu ái đưa về Hà Nội học cấp 3 tại trường Trung học phổ thông Thăng Long. Năm 1981, nhờ “lí lịch” tốt, được “lên thẳng” vào Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (thời ấy nằm tại thị trấn Phúc Yên, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phú). Năm 1996, khi “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng đã “chắc suất” Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, đúng phương châm “một người làm quan, cả họ được nhờ”, Sinh Hùng chỉ đạo cho Phương “nam tiến” xây dựng sự nghiệp để dựng lên “đế chế gia đình”, và vì thế, từ đó S.S.G đã ra đời (vị “đại ca xã hội đen” cũng là người thân cận của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng khi còn là Thứ trưởng Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ có bài riêng cụ thể về nhân vật bí hiểm này).

Tháng 11/1996 “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng “được” vào TWĐ và chính thức trở thành Bộ trưởng Bộ Tài Chính – Nguồn: Internet

Điểm qua các cột mốc quá trình khi Phương biến S.S.G trở thành “đế chế gia đình” Mafia số 1:

- Năm 1996, nhận chỉ đạo của anh trai cả Nguyễn Sinh Hùng, Phương vào TP HCM lập nghiệp, mở Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Bách Việt tại Quận Tân Bình, thực chất chỉ là cửa hàng sao chép, kinh doanh đĩa lậu.

- Tháng 3/2003, Phương mở thêm công ty Công ty TNHH 1 thành viên Đĩa tin học Bách Việt tại xã Mỹ Xuân (Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu).

- Tháng 9/2003, Phương tiếp tục thành lập Công ty TNHH Kinh doanh và Cho thuê nhà Tân Bách Việt với các hoạt động mua bán, cho thuê và môi giới bất động sản.

- Tháng 10/2003, anh cả Nguyễn Sinh Hùng – Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo Phương thành lập doanh nghiệp kinh doanh thị trường địa ốc, bất động sản để “kiếm bộn” hơn, Phương đã gom vài trăm triệu để thành lập Công ty Cổ phần Địa ốc và Xây dựng S.S.G.

- Tháng 3/2004, với tư cách Bộ trưởng Bộ Tài chính, “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng tiến hành “huy động” 6 cổ đông góp vốn vào S.S.G (Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng): 300 triệu; Công ty Cổ phần XNK Việt Trang: 580 triệu; Công ty TNHH SX TM Nhất Phương: 340 triệu; Công ty TNHH TMDV Linh Thành: 110 triệu; Công ty TNHH XDTM Thuận Việt: 100 triệu và Công ty TNHH TM Nguyễn Đặng: 20 triệu), nâng tổng vốn điều lệ của S.S.G khi ấy lên 20 tỷ và Phương chễm chệ trên ghế Chủ tịch HĐQT.

- Tháng 3/2007, Phương cùng chồng (Đặng Chính Trung) gom 34 tỷ và “huy động” thêm 13 cổ đông nữa (bà Huỳnh Thị Kim Lưu: 24 tỷ; ông Ðặng Quốc Khánh:8.4 tỷ; ông Đinh Thọ Văn Nam: 7 tỷ; ông Trần Hoàng Hải: 6 tỷ; ông Nguyễn Minh Thịnh: 5 tỷ; bà Nguyễn Thị Thanh Thủy: 5 tỷ; ông Võ Thành Hiểu Nam: 3.5 tỷ; ông Nguyễn Thanh Cường: 2 tỷ; ông Trần Đình Quân: 1.5 tỷ; bà Nguyễn Thị Mai Hoa: 1.03 tỷ; ông Nguyễn Thanh Tùng: 1 tỷ; ông Trần Phương Đông: 1 tỷ; bà Bùi Thị Kim Thoa: 500 triệu) để lập nên Công ty cổ phần công nghệ và đầu tư Bách Việt tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn điều lệ 100 tỷ đồng.

- Tháng 09/2007, Tân UV.BCT, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng lúc này “mạnh” hơn, tạo được nhiều vây cánh đã can thiệp để các tập đoàn kinh tế nhà nước cùng với Phương thành lập Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Bách Việt (là liên doanh giữa Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng và Công ty TNHH Kinh doanh và Cho thuê nhà Tân Bách Việt của Phương) với vốn điều lệ 80 tỷ đồng để “chia lửa” với S.S.G.

- Từ 2005-nay, các khu đất vàng và kim cương của thành phố HCM gần như đã bị S.S.G chiếm lĩnh hoàn toàn, với vị trí là người có “quyền” (UV.TWĐ, UV.BCT) và có “tiền” (nắm vị trí BT.BTC) và lại là Đại biểu quốc hội tại đơn vị TP.HCM 2 khoá liền (khoá X, XI) , Nguyễn

Sinh Hùng đã hiểu rất rõ giá trị “đất đai là vàng ròng” của TP.HCM, vì vậy Hùng đã bằng mọi cách để cùng em gái Nguyễn Hồng Phương chiếm các vị trí béo bở như dự án SaigonPearl, ThảođiềnPearl, Văn Thánh, Thanh Đa, Tân Cảng, ...

Mối quan hệ hữu cơ giữa chính trị & kinh tế của anh cả - đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và cô út Nguyễn Hồng Phương đã tiến thêm 1 bước dài, sự nghiệp hanh thông, chưa đầy 1 năm sau khi anh cả vững chân trong vai trò Phó Thủ tướng Thường trực, tháng 04/2007, S.S.G đã nâng tổng số vốn lên 450 tỷ với sự “tự nhiên biến mất” của 3 cổ đông sáng lập (là tập đoàn kinh tế nhà nước) lớn nhất: Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ Xây dựng), Công ty Cổ phần XNK Việt Trang, Công ty TNHH SX TM Nhất Phương, thay vào đó là các “cá nhân” như ông Đinh Ngọc Ninh (76.5 tỷ), bà Phan Thị Ngân (22.5 tỷ), bà Nguyễn Thị Giang (22.5 tỷ), trong đó Phương chiếm 26% cổ phần (117 tỷ). Tháng 12/2009, S.S.G đã nâng tổng số vốn lên 550 tỷ đồng và đổi giấy phép kinh doanh thành Công ty Cổ phần Tập đoàn S.S.G, lấn sân thêm 2 lĩnh vực là giáo dục và y tế. Đến tháng 12/2011, S.S.G đã nâng tổng số vốn lên tới 825 tỷ đồng.

Đánh dấu sự “lấn sân” qua thị phần giáo dục là việc thành lập Trường Phổ thông Quốc tế WellSpring trực thuộc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục SSG (Công ty con của S.S.G) tọa lạc tại phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Hà Nội. Trường đã chính thức bắt đầu đi hoạt động từ năm học 2011-2012. Ngày 15/8/2011, trường đã được “vinh dự” đón Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai giảng năm học đầu tiên.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai giảng năm học đầu tiên - Nguồn: WELLSPRING

Chưa đầy một tháng sau đó, ngày 4/9/2011, trường tiếp tục được “vinh dự” khi được tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến thăm và làm việc khi ông vừa đắc cử Chủ tịch Quốc hội.

 
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến thăm và làm việc tại trường – Nguồn: S.S.G

Với các lợi thế “vô địch” đó, cùng với S.S.G, Phương đã lần lượt thâu tóm các dự án lớn, đặc biệt là các dự án có vốn Nhà nước (Phương đặc biệt “thích” biến các dự án có vốn nhà nước thành của riêng), hiện nay, S.S.G đã trở thành thế lực Mafia “số 1” được “ông trùm” đứng sau chống lưng, “bao thầu” hầu hết các dự án liên quan đến bất động sản “vàng và kim cương” tại TP HCM. Thử điểm sơ qua khối tài sản khổng lồ của S.S.G được ghi trên “vốn điều lệ” tại các công ty con (số vốn thực tế lớn hơn nhiều lần):

- 20 công ty con: Công ty TNHH Địa ốc Sông Sài Gòn Thanh Đa (Vốn điều lệ 100 tỷ); Công ty cổ phần Địa ốc và xây dựng SSG2 (140 tỷ); Công ty cổ phần SSG Văn Thánh (350 tỷ); Công ty TNHH MTV KD BĐS SSG (6 tỷ); Công ty TNHH MTV KD BĐS SSG 12 (6 tỷ); Công ty TNHH BĐS SSG Tân Bình (217 tỷ); Công ty cổ phần khoáng sản SSG (40 tỷ); Công ty TNHH Thương mại Sông Xanh (6 tỷ); Công ty cổ phần Cơ điện lạnh SSG (10 tỷ); Công ty TNHH Sản xuất và trang trí nội thất SSG (19 tỷ); Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục SSG (100 tỷ); Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển Giáo dục SSG (55 tỷ). 2 công ty góp vốn: Công ty TNHH Việt Nam Land SSG (307 tỷ); Công ty TNHH BĐS SSG5 (90 tỷ). 6 công ty liên kết: Công ty cổ phần Đầu tư, bất động sản Dầu khí Việt Nam – SSG (400 tỷ); Công ty cổ phần khai khoáng Hoà Phát – SSG (30 tỷ); Công ty cổ phần Đầu tư Việt liên Á - Phú Hưng Gia (268 tỷ); Công ty TNHH Petrosetco SSG (450 tỷ); Công ty cổ phần Đầu tư & Sản xuất Năng Lượng Xanh (120 tỷ); Công ty cổ phần Fafim Tp.HCM (12.87 tỷ);

- Ngoài ra, S.S.G còn chiếm 10% của Công ty cổ phần Thủy điện Đăkr'tih (1.000 tỷ); Công ty CP Phát triển Du lịch Tân An (90 tỷ); Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ánh Sáng Phương Nam (6 tỷ) cùng các khoản đầu tư dài hạn khác cho các dự án Cầu Thủ Thiêm, Đất Nhà Bè,...

- Ngoài ra hai dự án “thành công” của SSG là SaigonPearl và ThaodienPearl đã đem về cho “đế chế gia đình” của Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Hồng Phương trên 2.000 tỷ (hai ngàn tỷ) lợi nhuận ròng đã được đưa ra khỏi sổ sách báo cáo, có lẽ số này đã kịp biến thành tài sản ngầm theo nghĩa đen (chuyển thành vàng chôn xuống đất theo truyền thống của dân xứ Nghệ).

Ngoài thủ đoạn “hợp thức hóa” các nguồn vốn nhà nước thông qua ông anh cả từ thời kỳ đầu làm Bộ trưởng Bộ Tài chính đến nay, cộng với các lợi nhuận Phương đã kiếm được từ bất động sản, hiện nay số tiền của “đế chế gia đình Nguyễn Sinh Hùng” nhiều kinh khủng. Chưa dừng lại ở đó, với liên minh ma quỷ cùng với tay mafia mới nổi là Hà Văn Thắm (tập đoàn Đại Dương). Nguyễn Hồng Phương và Hà Văn Thắm phối hợp rất “nhịp nhàng” trong các dự án và xoay chuyển nguồn vốn, hầu như tất cả các dự án lớn lên đến nhiều trăm tỷ và nghìn tỷ đều “được” sự tài trợ của Ngân hàng Đại dương mà không cần tuân theo bất cứ một nguyên tắc, quy định nào như thông thường theo các chuẩn mực của Ngân hàng Nhà nước ban hành. Ngoài việc tài trợ vốn công khai, Đại Dương của Thắm và SSG của Phương còn “cùng nhau” khai thác nhiều cơ hội kiếm tiền khác như đang lập một “liên doanh” mới cùng với Vinaconex để chiếm quyền xây dựng cầu Thủ thiêm 2 tại Tp.hcm ngay trong năm 2013 này.

Quay lại chuyện thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt, “đế chế gia đình của dòng họ Nguyễn Sinh” đúng là lòng tham không đáy, chưa thỏa mãn với những “thành quả” từ việc chiếm đoạt các tập đoàn có vốn nhà nước chuyển thành tài sản tư nhân của S.S.G, chiếm lĩnh các vị trí đất vàng tại Tp.HCM, chiếm cả cơ hội xây cầu Thủ thiêm 2, còn chạy chọt với Tp.HCM để “bẻ đường ray” tày điện ngầm tuyến số 1 đi qua Q2 vào ngay trung tâm của dự án ThaodienPearl,... ông anh cả Nguyễn Sinh Hùng vẫn còn một ước mơ “cháy bỏng” là sở hữu riêng 1 ngân hàng để “dưỡng già” (dù đã có ngân hàng sân sau là Ocean Bank của Hà Văn Thắm, nhưng Ocean Bank vẫn là của Thắm, “đế chế gia đình Sinh Hùng” muốn có một ngân hàng riêng, chứ không phải mỗi lần cần thì lại phại gọi cho “thằng Thắm” như lời Nguyễn Sinh Hùng thường phàn nàn). Phục vụ ý đồ của ông anh cả, vào cuối năm 2012, Ngoài việc nhờ Thắm đứng ra công khai thâu tóm dùm để khỏi gây “lùm xùm” (sau khi hoàn tất thâu tóm Bảo Việt Bank, Thắm sẽ chuyển tất cả lại cho Phương và nhận phần thưởng là khoản chênh lệch được thỏa thuận trước), bản thân Phương cũng đã kịp thời “gom” thêm được 64.5 tỷ mệnh giá cổ phiếu Bảo Việt Bank (chiếm 2.15%), tiếp đó Phương và Thắm còn âm thầm “mượn tay” Công ty Thép Kỳ Đồng “đứng tên hộ” thêm 60 tỷ mệnh giá nữa của Bảo Việt Bank. Hiện nay, theo kế hoạch vạch sẵn, ông anh cả đang tiếp tục chỉ đạo ông em “xã hội đen” phối hợp chặt chẽ cùng Thắm, Phương bằng nhiều thủ đoạn tinh vi “rút ruột” vốn nhà nước, chuyển hóa thành cổ phiếu BVB với nhiều tên tuổi khác nhau mà chúng tôi đã đề cập. Hiện “ông anh cả” và đàn em “xã hội đen” thân tín đang kiểm soát nguồn vốn nhà nước của Bộ Tài Chính tại Tập đoàn Bảo Việt đang sở hữu trên 50% cổ phần, cộng với phần của Thắm (Đại Dương) và của Phương (SSG) và một lô một lốc của các “hình nhân thế mạng” đứng tên dùm đã là một con số áp đảo.

Với kịch bản hoàn hảo cùng với một thế lực to lớn về chính trị và kinh tế của nhóm Mafia Hà nội như thế, chắc chắn cuộc họp đại hội cổ đông sắp tới (vào cuối năm 2013) của Bảo Việt Bank hứa hẹn sẽ là một cuộc họp đầy tang thương và tiếng thét căm hờn, đối diện với những người thân cô thế cô là những tên Mafia Hà nội khát máu lòng tham không đáy (như chúng tôi đã trình bày một phần trên đây). Nhưng, tham thì thâm, trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông của BaovietBank tới đây, liệu những con sói khát máu này có nuốt nổi con mồi đang không còn gì để mất ??? Hãy chờ xem.

Với khối tài sản khổng lồ, đúng ra Nguyễn Hồng Phương phải là cái tên nằm trong “TOP 10” những người giàu nhất Việt Nam, thế nhưng, thật kỳ lạ, trong danh sách mà truyền thông công khai không hề xướng danh Phương? Tại sao thông tin tài chính của S.S.G và Phương lại được dấu như mèo dấu “cứt” như thế, ngay cả trên chuyên trang nổi tiếng về tài chính là CafeF cũng chỉ có thông tin nghèo nàn đến năm 2009 của tập đoàn này? (duy nhất phần giới thiệu sơ sài với vốn điều lệ 550 tỷ), thậm chí còn ghi trong phần Ban lãnh đạo và sở hữu là “Ông” Nguyễn Hồng Phương? Có lẽ vì những mối quan hệ nhạy cảm nên những câu hỏi này sẽ khó có lời giải đáp thỏa đáng?!

Không biết trong bản kê khai tài sản, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có “kịp” kê khai thêm phần của Bảoviet Bank trong khối tài sản khổng lồ của “đế chế gia đình Nguyễn Sinh” hay không? Hay lại bảo là trong phần kê khai không có nội dung “người đứng tên dùm tài sản”, dù đó chính là người trong gia đình, là cô em ruột “nữ tướng cướp” Nguyễn Hồng Phương?!

Phần tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục phanh phui “đại ca xã hội đen” và tác giả kịch bản thương vụ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt và một số thông tin khác liên quan đến vị “chính trị gia rất to” trong liên minh ma quỷ này.

Những người khốn khổ của BVB

Tên Tội phạm kinh tế Nguyễn Văn Bình đã trở thành trùm tài phiệt ngân hàng sau khi thâu tóm xong Sacombank!

QLB 
Trước sự 'thì thào' của giới tài chính ngân hàng gần đây về chủ nhân ông thật sự thâu tóm Samcombank mà ai cũng biết đó là Thống đốc mật vụ Nguyễn Văn Bình và Tướng về hưu Nguyễn Văn Hưởng cùng đệ tử ruột Tô Lâm, thì hôm nay có bài báo của truyền thông chính thống trong nước 'làm như vô tình' lý giải để đánh lận con đen "Chủ nhân thật sự là những tổ chức"!

Khi Sacombank - một ngân hàng bề thế trị giá trên 15 tỷ đô la bị thâu tóm ồn ào trên thị trường tài chính bởi một xác chết của ông Trầm Bê khiến mọi người đặt nhiều dấu hỏi???

Dấu hỏi đó ngày càng được giải mã và đến nay thì đã sáng tỏ mà giới tài chính - ngân hàng không ai không biết, chỉ riêng ban chống tham nhũng Chính Phủ và Ban nội chính của ông Nguyễn Bá Thanh xem ra là mù tịt! Có lẽ vì vậy mà cuối cùng trong cuộc bầu bán tại Hội nghị Trung Ương 7 ông Bá Thanh đã bị ăn quả đắng với 17 phiếu/178 phiếu!

Khởi đầu kế hoạch thâu tóm Sacombank đã được chính bố già Nguyễn Đức Kiên thoả thuận cùng Bình ruồi trên tinh thần CHIA 3! Nhóm các bố già đen như Nguyễn Đức Kiên và Trầm Bê sẽ chịu trách nhiệm 'xoay sở' vốn để thâu tóm với 'đòn bẩy' do Thống đốc Bình ban phát và sau khi thâu tóm xong Sacombank thì Thống đốc Bình sẽ được hưởng 1/3 Sacombank và Tô Lâm - Nguyễn Văn Hưởng sẽ được hưởng 1/3.
Trong ván bài chia chác này rõ ràng các bố già đỏ nghiễm nhiên 'ngồi chiếu trên' hưởng lợi mà chẳng tốn đồng nào! Còn các bố già đen cũng không hẳn được lợi gì nhiều về vật chất, tuy nhiên lại được lợi rất nhiều bởi kéo được các bố già mật vụ 'Đỏ' vào cùng thuyền.
Sau khi cha con Trầm Bê 'lòi mặt' ra thâu tóm, hý hửng tưởng phen này sẽ cướp trắng được Sacombank để cứu cái xác chết Phương Nam mà hoàn toàn không biết được thoả thuận ngầm của bố già Kiên cùng thống đốc Bình và Tướng Hưởng, vì vậy Trầm Bê đã chuyển cho Nguyễn Đức Kiên hàng trăm tỷ đồng trả công và luôn miệng biết ơn!
Khi bị dư luận chất vấn về sự bất thường của thương vụ thâu tóm, Thống đốc Bình đã tổ chức một đoàn thanh tra của ngân hàng nhà nước vào NH Phương Nam. Kết quả cha con Trầm Bê phải 'ói' bằng hết số cổ phần thâu tóm được của Samcombank đang nhờ tay chân, bà con 'đứng thế'! Đổi lại Trầm Bê thoát được tù tội!
Trước đó thì cả gia đình Nhà sáng lập Đặng Văn Thành bị bắt 'lõm', giam lỏng đành bỏ của chạy lấy người cha con chỉ việc lý tên vào việc cấn trừ cổ phiếu và từ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị để thoát thân...

Vậy là đoàn thanh tra của Bình ruồi vào NH Phương Nam cùng an ninh của Tô Lâm đã hoàn tất việc đổi chủ Sacombank, tuy nhiên để làm trò, người nhà vợ con, đệ tử của thống đốc Bình và Tô Lâm đã đứng ra thành lập mấy công ty 'đểu' để mua lại cổ phiếu và một số cá nhân đứng thế.
Nhất cử lưỡng tiện: Vừa được tiếng đã thanh tra vụ 'lùm sùm' làm tròn nhiệm vụ để báo cáo Quốc Hội, vừa cướp trắng được cổ phiếu Sacombank. Nếu ngày mai Quốc Hội Việt Nam đủ bản lãnh để đuổi Bình ruồi về vườn thì ông ta sẽ trở thành Chủ tịch HĐQT Sacombank thay thế Trần Xuân Giá!
Tên tội phạm kinh tế Nguyễn Văn Bình chỉ trong một năm lên chức đã vừa phá nát nền kinh tế, giết chết hơn 300.000 doanh nghiệp vừa ngang nhiên cùng các bố già đen cướp phá nền tài chính ngân hàng và trở thành một trong những tên tài phiệt ngân hàng 'tay không bắt giặc' nhanh nhất mọi thời đại ở Việt Nam.
Chỉ có Chính Phủ tham nhũng mới cố tình bưng bít, dung túng để Bình ruồi tiếp tục trị vì đế chế Tài chính - Ngân hàng như hiện nay!
Câu chuyện về Sacombank sẽ còn hấp dẫn lâu dài!
Hãy xem đám viết thuê của Bình ruồi dấu đầu hở đuôi:
Sacombank: “Lộ diện” hai nhà đầu tư nhận chuyển nhượng cổ phiếu của cha con ông Đặng Văn Thành

Gia đình ông Trầm Bê vẫn là cổ đông cá nhân lớn nhất với tổng cộng 6,79% cổ phần của Sacombank.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank -STB) vừa công bố báo cáo tình hình quản trị ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013.

Hoạt động chuyển nhượng cổ phiếu được hé mở

Theo đó, trong 6 tháng qua, Hội đồng quản trị (HĐQT) Sacombank đã có hai cuộc họp. Hàng tháng, ngân hàng cũng có cuộc họp giao ban mở rộng giữa HĐQT, BKS với Ban điều hành và một số thành viên khác có liên quan để đánh giá tình hình hoạt động trong tháng.

Trong 6 tháng, HĐQT đã ra tổng cộng 36 nghị quyết/quyết định liên quan đến hoạt động ngân hàng. Trong đó đáng lưu ý là các nghị quyết có liên quan đến việc thu xếp chuyển nhượng số cổ phiếu STB của ông Đặng Văn Thành, nguyên chủ tịch HĐQT, và ông Đặng Hồng Anh, nguyên thành viên HĐQT – vấn đề vốn dĩ đã thu hút sự quan tâm của giới tài chính ngân hàng suốt thời gian qua, đặc biệt hồi tháng 5.

Còn nhớ trong tháng 5, Sacombank đã tiến hành bán số cổ phần của cha con ông Đặng Văn Thành để cấn trừ nợ. Nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết, Sacombank đã rất muốn bán toàn bộ số cổ phần này tuy nhiên không thành công, và đến hết ngày 31/5/2013, ngân hàng vẫn còn 7 triệu cổ phiếu của ông Đặng Hồng Anh, tương đương tỷ lệ 0,718% vốn điều lệ.

Và cho đến trước ngày hôm nay, thị trường vẫn tồn tại một dấu hỏi lớn về người nhận chuyển nhượng số cổ phần nói trên.

Nhưng báo cáo tình hình quản trị vừa công bố đã tiết lộ một thông tin khá thú vị, đó là ngày 24/5, HĐQT đã có nghị quyết số 28 về việc thông qua việc chấm dứt thực hiện thỏa thuận thu xếp chuyển nhượng toàn bộ cổ phiếu STB của ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng Anh cho ông Võ Trường Sơn và ông Nguyễn Tuấn Anh.

Nguồn tin của chúng tôi cũng khẳng định, đúng là ông Võ Trường Sơn và ông Nguyễn Tuấn Anh đã có ý định mua toàn bộ số cổ phiếu STB (theo quyết định số 18A1), tuy nhiên do phía họ không thu xếp đủ vốn nên dẫn đến quyết định hủy việc chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần nói trên vào ngày 24/5.

Sau khi hủy quyết định chuyển nhượng cổ phần của cha con ông Đặng Văn Thành cho hai nhà đầu tư nói trên, Sacombank tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư khác để chuyển nhượng. Kết quả là, 72 triệu cổ phiếu của cha con ông Đặng Văn Thành đã được bán cho 2 nhà đầu tư tổ chức chứ không phải nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, số cổ phiếu này không vượt quá tỷ lệ 5% nên giao dịch này không thuộc diện phải công bố thông tin.

Gia đình ông Trầm Bê là cổ đông cá nhân lớn nhất

Về giao dịch cổ đông nội bộ và người có liên quan, theo báo cáo, hiện gia đình ông Trầm Bê, Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank, đang là cổ đông cá nhân nắm giữ nhiều cổ phần nhất tại Sacombank.

Cụ thể, cá nhân ông Trầm Bê đang nắm giữ 131.100 cổ phiếu STB, tương đương tỷ lệ rất nhỏ là 0,01%. Tuy nhiên con trai ông là Trầm Trọng Ngân lại giữ tới hơn 54,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 4,52%. Một người con trai khác là Trầm Khải Hòa nắm giữ hơn 23,7 triệu cổ phiếu, tương đương 1,96% và cô con gái diệu Trầm Thuyết Kiều cũng có gần 3,6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,3%.

Tổng cộng gia đình ông Trầm Bê có 6,79% vốn điều lệ của Sacombank. Tỷ lệ này không thay đổi so với hồi cuối năm 2012.

Chủ tịch HĐQT của ngân hàng là ông Phạm Hữu Phú cùng người nhà không có cổ phần nào tại Sacombank, tuy nhiên ông Phú là người đại diện cho Công ty CP Đầu tư Tài chính Sài Gòn - Á Châu, nắm giữ 28,4 triệu cổ phiếu STB, tương đương 2,35%. Cuối năm 2012, ông Phú không phải là người đại diện của cổ đông này tại Sacombank.

Ông Phan Huy Khang, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của ngân hàng có gần 16 triệu cổ phiếu STB, tương đương tỷ lệ 1,32%. Bà Dương Hoàng Quỳnh Như, Thành viên HĐQT, kiêm phó TGĐ nắm giữ gần 7 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,57%. Người nhà của ông Khang và bà Như đều không giữ cổ phần nào của ngân hàng.

Các thành viên HĐQT, các thành viên Ban Tổng giám đốc khác của ngân hàng có người nắm giữ cổ phiếu STB, có người không, những người nắm giữ tuy nhiên tỷ lệ đều không đáng kể.
Nguyễn Hằng
Theo Trí Thức Trẻ

Hội kiến Sang – Obama: Khởi đầu chương mới trong quan hệ Việt - Mỹ?

Liệu chuyến công du của Chủ tịch Việt Nam tới Hoa Kỳ có thể mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ Việt-Mỹ?
Chuyến thăm Nhà Trắng của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 25/7/2013 mới chỉ là lần thứ hai một nhà lãnh đạo CS Việt Nam đặt chân đến Washington kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hoá quan hệ năm 1995, trước đó là chuyến thăm năm 2007 của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết dưới thời Tổng thống George W. Bush.
Mặc dù chuyến thăm này được ca ngợi là mang tính “lịch sử” nếu xét tới lịch sử chung của hai nước, người ta vẫn phải chờ xem di sản của nó là gì?
Khác xa với những hào nhoáng và lễ lạt vẫn thường bao quanh các chuyến thăm cấp nhà nước, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Sang tới Nhà Trắng sẽ diễn ra chóng vánh và tương đối tiết chế, nhưng chắc chắn những gì mà ông ta hy vọng đạt được với phía Mỹ là khó khăn.
Hai nhà lãnh đạo sẽ có nhiều chuyện để bàn thảo, từ việc tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự cho đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, khác xa với sự kỳ vọng về những thoả thuận mang tính đột phá, những gì mà người ta có thể hy vọng là sự khởi đầu của một chương mới trong quan hệ Việt-Mỹ.

20130724_160007_305.jpg
Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ các Thượng Nghị Sĩ thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 24/07/2013 tại Washington DC. RFA
Thời thế đổi thay
Kể từ chuyến thăm của Chủ tịch Triết tới Nhà Trắng năm 2007, nhiều thứ đã thay đổi ở Mỹ cũng như Việt Nam. Sáu năm trước, Việt Nam bước vào sân chơi WTO với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, và còn đang tỏa sáng trong số các nền kinh tế Đông Nam Á; trong khi đó thì ở Mỹ, cuộc suy thoái sắp đến là điều mà chưa ai nhìn thấy và chưa ai nghĩ tới.
Giờ đây, Việt Nam đang mạo hiểm đùa bỡn với thảm hoạ kinh tế, sau nhiều năm quản lý kinh tế yếu kém và nạn tham nhũng hoành hành, còn Hoa Kỳ thì vẫn tiếp tục quá trình hồi phục kinh tế kéo dài và chậm chạp.
Kể từ đấy, Hoa Kỳ đã chuyển hướng trọng tâm từ Trung Đông sang Châu Á–Thái Bình Dương theo chiến lược mới “tái cân bằng”, một phần là nhằm tìm kiếm các thị trường mới trong quá trình phục hồi kinh tế quốc nội, và theo đúng nghĩa, đã bắt đầu vun xới mối quan hệ với các đối tác trong khu vực. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trục xoay này gặp phải sự hoài nghi của các quan chức Trung Quốc ở Bắc Kinh, những người cũng có mưu đồ riêng với khu vực.
Đối với Việt Nam, sự thay đổi của thời thế cũng đưa đến những thách thức mới, từ sự bất bình của dân chúng trước cách thức điều hành nền kinh tế và nỗ lực sửa đổi hiến pháp của chính phủ, cho đến sự quả quyết của Trung Quốc trên Biển Đông và ở Đông Nam Á. Mặc dù quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn tiến triển kể từ năm 1995, mối quan ngại của Hà Nội trước ý đồ của Trung Quốc trong khu vực lại góp phần thúc đẩy quá trình đó – hay đúng hơn là Việt Nam cần phải làm thế.
Trở ngại cho việc thắt chặt quan hệ
Bất chấp quan hệ giữa hai nước đã được bình thường hóa năm 1995, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì chính sách cấm vận trong việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Việc tháo bỏ lệnh cấm vận này tuỳ thuộc vào sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam, điều mà Việt Nam vẫn tiếp tục không đáp ứng được. Chính vấn đề Dân chủ và Nhân quyền đã và đang là một trở ngại cho việc thắt chặt quan hệ.
Trong lời phát biểu gần đây về cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường đã thừa nhận những khác biệt giữa hai nước. Bất chấp những khác biệt, ông hy vọng là cả hai nước sẽ bắt tay vào “mối quan hệ hợp tác bình đẳng và cùng có lợi… và (đồng thời) tôn trọng thể chế chính trị của nhau”.
Chắc chắn là nếu Việt Nam dự định duy trì tình trạng như hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể bắt tay vào mối quan hệ hợp tác cùng có lợi. Tuy nhiên, nếu Việt Nam dự định tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ và muốn Washington dỡ bỏ chính sách cấm vận vũ khí, Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa để tôn trọng và thừa nhận những quan ngại của Hoa Kỳ. Ở thời điểm này, Hoa Kỳ đang nắm tất cả các quân bài.
Mặc dù chính sách xoay trục sang Châu Á–Thái Bình Dương của Mỹ sẽ gặp nhiều thuận lợi nếu quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trở nên gần gũi hơn, song chính sách đó vẫn không tùy thuộc vào sự hợp tác tích cực của Việt Nam. Hoa Kỳ không hề thiếu đồng minh ở Châu Á–Thái Bình Dương, trong đó phải kể đến Australia ở phía Nam, Philippines và Nhật Bản ở phía Bắc; hay đối tác, chẳng hạn như Indonesia, Malaysia và Singapore.
Tăng cường quan hệ với Việt Nam sẽ giúp mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ; tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế lại phập phù ở chỗ nó chỉ tồn tại chừng nào người ta vẫn còn kiếm được cái gì. Để một mối quan hệ lâu bền, nó phải được thiết lập trên một nền móng vững chắc hơn: lòng tin và các giá trị chung.
Ai đó có thể tranh luận rằng Hoa Kỳ sẽ gặp tổn thất trong mối quan hệ tương lai với Việt Nam nếu Hoa Kỳ khẳng định đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền. Dĩ nhiên là đúng với nhãn quan "chính trị thực dụng", nhưng trong trường hợp này, Mỹ chỉ có thể tự hại chính mình nếu làm ngơ trước những thành tích nhân quyền tồi tệ của chính phủ Việt Nam chỉ vì quyền lợi ích kinh tế.
Những công dân Việt Nam mong muốn một xã hội tự do hơn và cởi mở hơn thật khó mà có cái nhìn thiện cảm với những nước đang giúp đỡ chính phủ hạn chế quyền của họ. Việc cho rằng Đảng CS mãi mãi nắm quyền lực sẽ là thiển cận.
Nếu Hoa Kỳ có ý định lãnh đạo thế giới tự do, họ phải hành động tương xứng. Hợp tác với một chế độ vẫn truy bức các bloggers và các nhà hoạt động dân chủ sẽ phát đi một tín hiệu sai.
Chủ tịch Sang đã đúng khi nhận xét rằng những khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là bình thường. Tuy nhiên, đây lại không phải là điều bình thường khi những khác biệt đó lại là sự vi phạm rõ ràng những quyền phổ quát đã được nêu trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam đã phê chuẩn. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng có bổn phận với luật pháp của nước họ, và sẽ làm cho bản hiến pháp và thiện chí của Hoa Kỳ mất uy tín ở nước ngoài một khi Hoa Kỳ tham gia vào những hoạt động xâm phạm các quyền mà hiến pháp Mỹ bảo vệ.
Một Việt Nam mới
Chuyến công du này có thể không đưa đến các hiệp định hay những tuyên ngôn đột phá từ Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama; tuy nhiên, nó lại có thể đặt nền móng cho một chương mới trong quan hệ Việt-Mỹ. Vì thế, hai nguyên thủ quốc gia cần tận dụng cuộc gặp này để thiết lập cơ hội cho các cuộc đối thoại trong tương lai, và rồi để đi đến đàm phán về những khác biệt.
Tự do và Dân chủ gắn liền với Thịnh vượng và Phát triển. Việt Nam khắc khoải quay trở về với thời kỳ hoàng kim, khi nó là một tín hiệu về sự phát triển kinh tế thịnh vượng ở Đông Nam Á, và việc thúc đẩy hoạt động giao thương với Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam phần nào trở lại với thời kỳ huy hoàng về kinh tế trong quá khứ; tuy nhiên, bất kỳ giả thuyết nào cho rằng mọi chuyện rồi sẽ lặp lại như cũ đều chẳng có giá trị gì.
Khi người dân Việt Nam trở nên sung túc và mức sống tăng lên, họ sẽ sớm đòi hỏi ngày càng nhiều cho đến khi chính phủ, trong tình trạng hiện hành, không thể tiếp tục đáp ứng. Việc các công dân Việt Nam tìm đến Internet để bày tỏ thái độ bất mãn về các nhà lãnh đạo và khát khao đa nguyên chính trị, quyền tư hữu đất đai hay những thứ tốt đẹp hơn chỉ là một phần của những vấn đề đó.
Cuộc gặp gỡ này có thể mở đường cho chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Obama vào cuối năm nay và thừa nhận Việt Nam là một đối tác chiến lược – tất cả những điều đó sẽ tuỳ thuộc vào việc liệu Hoa Kỳ và Việt Nam có thể xoá nhoà được những khác biệt hay không.
Những năm tới đây người ta sẽ được chứng kiến một Việt Nam thay đổi. Liệu lớp lãnh đạo hiện thời trong Đảng CS có nhận ra những thay đổi này là tất yếu và phải điều chỉnh để thích nghi hay không là điều còn phải chờ thời gian trả lời. Như với lẽ tự nhiên, nếu Đảng CS không thích nghi được, nó sẽ bị đào thải. Và thay vì tiếp sức cho một thể chế đã tới số, Hoa Kỳ nên chuẩn bị cho một Việt Nam mới.
Vũ Đức Khanh
2013-07-24
(Vũ Đức Khanh là luật sư và giáo sư Luật bán thời gian tại Đại học Ottawa. Ông chuyên nghiên cứu chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật quốc tế.)
Nguồn: Asia Sentinel
Bản dịch Việt ngữ của Blogger Lê Anh Hùng từ Hà Nội cung cấp.
(RFA)

Bùi Tín - Gánh nặng của một chuyến đi xa

Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
Đã có nhiều bình luận, phán đoán, hy vọng và bi quan khác nhau về chuyến đi này.
Một số ý kiến bi quan cho rằng theo thể chế hiện hành, chức vụ Chủ tịch nước chỉ có tính cách tượng trưng, không có mấy thực quyền, có vị thế thấp hơn cả Tổng Bí thư lẫn Thủ tướng, cũng hẹp hơn của Chủ tịch Quốc hội. Ở Trung quốc thì tình hình khác hẳn, vì ở đó Chủ tịch nước kiêm luôn nhiệm vụ Tổng Bí thư đảng CS và thống lĩnh cả quân đội.
Cũng có nhiều ý kiến đóng góp và cố vấn cho ông Sang trước khi đoàn của ông lên đường vào thứ Ba 24 tháng 7 này. Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một người am hiểu về quan hệ quốc tế, khuyên ông nên hiểu thật rõ chính giới Mỹ, Tổng thống Mỹ, Chính phủ Mỹ, Quốc hội Mỹ, công luận Mỹ để có thái độ thức thời và thích đáng. Theo ông, Hoa Kỳ tuy có lúc có tham gia chiến tranh ở Việt Nam nhưng hiện không có tham vọng gì về lãnh thổ, chủ quyền của ta. Cần nhớ rằng về quan hệ chính trị, quốc phòng, kinh tế…Việt Nam cần đến Mỹ hơn là Mỹ cần đến Việt Nam. Quả bóng hiện nay đang ở trên phần sân của Việt Nam. Hoa Kỳ đang cần Việt Nam cùng tham gia ngăn chặn mưu đồ bành trướng quân sự, kinh tế xuống phương Nam của Trung Quốc, một siêu cường CS đang trỗi dậy một cách nguy hiểm cho toàn thế giới. Việt Nam đang cần Mỹ ủng hộ để vào TPP - Tổ chức kinh tế xuyên Thái Bình Dương, với nhiều lợi ích to lớn lâu dài trong khi thời gian đang cấp bách, nhưng với điều kiện là Hà Nội phải thay đổi rõ ràng về chính trị theo hướng tôn trọng nhân quyền, và về kinh tế nới rộng tự do kinh doanh cho nhà kinh doanh tư nhân trong nước và nước ngoài. Việt Nam đang cần thoát khỏi sứ khống chế cực kỳ nguy hiểm của Bắc Kinh.

Giáo sư Lê Xuân Khoa cũng góp một ý tưởng quan trọng là nếu lãnh đạo đảng CS hiểu rõ thời cơ hiếm có này để có một quyết định hệ trọng là thực hiện dân chủ hóa, chuyển đổi cả hệ thống chính trị độc đảng sang hệ thống dân chủ đa nguyên đa đảng theo kịp bước tiến của thời đại, sáng suốt đi trước Trung Quốc trên con đường dân chủ hóa tất yếu, thì đó sẽ là một cuộc đột phá to lớn mang lại lợi ích lâu dài cho nhân dân ta, khắc phục tận gốc tình thế bế tắc kéo dài hiện tại.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng hứa hẹn với dân họ là sớm muộn gì cũng sẽ thực hiện dân chủ đa nguyên đa đảng, nhưng phải đi từng bước, qua 5 năm, 10 năm hay hơn nữa. Công dân tự do bỏ phiếu chọn người lãnh đạo ở cấp xã, rồi lên cấp huyện, cấp tỉnh, cuối cùng mới mở rộng cho cả nước. Đến bao giờ thì chưa biết. Đây là một kiểu hứa suông, xoa dịu, lừa dối. Trung Quốc quá rộng, quá đông, chuyển mình nặng nề khó khăn. Việt Nam ta gọn hơn, có truyền thống cố kết dân tộc trước ngoại xâm, dễ chuyển mình theo thời đại mới, hoàn toàn có thể bứt lên trước làm gương cho nước láng giềng khổng lồ nhưng ỳ ạch chậm tiến.
Đó chính là ý kiến của 72 trí thức đầu đàn phát biểu trong Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp, của 100 trí thức có thêm ý kiến về Sửa đổi Hiến pháp, về trưng cầu dân ý và về sửa Luật đất đai. Đó cũng là chính kiến của 15 ngàn công dân cũng chung kiến nghị bác bỏ bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội. Chưa bao giờ có một số đông công dân nhất trí mạnh mẽ về một vấn đề thiết yếu như thế. Ông Trương Tấn Sang cần đọc cho thật kỹ các văn kiện rất có ý nghĩa ấy. Có thể nói túi khôn dân tộc hiện nằm trong đó.
Một câu hỏi còn lơ lửng chưa được trả lời rành mạch là việc ông Trương Tấn Sang ký Tuyên bố chung và ký một loạt 10 hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận với Trung Quốc ở Bắc Kinh tháng 6 vừa qua có được sự đồng ý của Bộ Chính trị và của Quốc hội hay chưa? Có phải nhóm tiền trạm đi trước chuẩn bị gồm có Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, một người Tàu, đã giúp cho Bắc Kinh thảo trước các văn kiện để dử ông Sang không?
Thông thường, Bộ Chính trị phải thảo luận và biểu quyết theo đa số về các vấn đề hệ trọng của đất nước. Sẽ là điều hợp lý và sáng suốt nếu như ông Trương Tấn Sang, trước khi lên đường, có cuộc họp với Bộ Chính trị để bàn về nội dung sẽ phát biểu với phía Hoa Kỳ. Sẽ là tin vui vô hạn cho nhân dân ta nếu như trong cuộc họp này, tiếng nói của trí thức Việt Nam trong và ngoài nước lọt vào những đôi tai chăm chú và thức tỉnh của 16 ủy viên Bộ Chính trị, để họ có quyết định đại thể ngắn gọn như sau: «Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam chủ trương gìn giữ, phát triển tình bạn láng giềng hòa thuận với nhân dân Trung Quốc, thực hiện mối quan hệ hữu nghị tương kính, hợp tác bình đẳng với nhà cầm quyền Trung Quốc, đồng thời tự khẳng định mình có quyền tự do kết bạn bè thân thiết toàn diện - kể cả liên minh quân sự chặt chẽ khi cần thiết - với những đối tác mà Việt Nam tin cậy, như Lào, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên Âu».
Sao lại không thể có một giả thuyết và hy vọng như vậy? Tất nhiên quan hệ đối ngoại mang tính đột phá như thế sẽ tạo thanh thế đặc biệt cho Việt Nam để đổi mới sâu rộng cả về chính trị, nội trị, đối ngoại, quốc phòng, văn hóa.Thế lực bành trướng sẽ tức điên lên nhưng chúng không thể làm những gì quá đáng trước thế mới của nước Việt Nam dân chủ liên minh chặt chẽ với thế giới hiện đại.
Ngay trước mắt, Việt Nam sẽ sớm gia nhập đàng hoàng tổ chức Hợp tác TPP Xuyên Thái Bình Dương. Và tất nhiên 35 anh chị em tù chính trị được tự do tham gia xây dựng đất nước.
Sức bật của dân tộc hồi sinh sẽ biểu hiện về mọi mặt.
Nếu không đạt được theo hướng ấy, thì có thể xem như chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đã thất bại ngay trước khi bắt đấu. Trong chuyến đi này, ông Sang mang một trách nhiệm rất nặng nề. Nhưng đây cũng là một dịp may, một thời cơ cực hiếm. Bỏ qua sẽ là tội nặng.
Mong rằng lần này, cả Bộ Chính trị không còn mù quáng vì tư lợi, không còn ù lỳ, thách thức lương tri dân tộc.
Bùi Tín
24.07.2013
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)

Chế độ chính trị là gì?

Một chế độ chính trị là một tập hợp các cấu trúc chính trị tạo nên một nhà nước. Các hệ thống chính trị bao gồm từ nền dân chủ trực tiếp cho chế độ toàn trị, chẳng hạn như chế độ độc tài quân sự. Hệ thống phổ biến trong thế giới hiện đại bao gồm các nước cộng hòa dân chủ, quân chủ, và dân chủ đại diện. Cũng có các loại hình chính phủ mà chủ yếu mang tính lý thuyết như một chế độ nhân tài nghiêm ngặt.
Thể chế dân chủ
Một trong những hệ thống chính trị thường được nói đến nhất là nền dân chủ đại diện. Đây là một hệ thống trong đó các đại diện được trực tiếp bầu bởi các công dân, và đại diện này sau đó đưa ra quyết định chính trị cho người dân, với giả định rằng các quyết định đó sẽ phản ánh ý chí chung của nước cộng hòa. Điều này có thể so sánh với một nền dân chủ trực tiếp, trong đó tất cả công dân trực tiếp biểu quyết tất cả các vấn đề có tầm quan trọng.
Các nước cộng hòa
Cộng hòa là một trong những hệ thống chính quyền trên phổ biến nhất trên thế giới, mặc dù nó có nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, một nước cộng hòa có thể liên kết với một tôn giáo, như trong trường hợp của Cộng hòa Hồi giáo, với một hệ thống kinh tế, ví dụ như một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa, hoặc một thủ tục chính trị, chẳng hạn như một nước cộng hòa nghị viện. Một số nước cộng hòa cố gắng thể hiện một thực tế rằng nó thực sự tạo thành từ các bộ phận bán tự trị nhỏ hơn. Hoa Kỳ, chẳng hạn, nói rất rõ rằng nó là chế độ chính trị của một nhóm các thực nhà nước (tiểu bang) thống nhất. Cả Nigeria và Đức thể hiện ý tưởng này bằng cách tự gọi là nước cộng hòa liên bang.
Goverment

Cộng hòa thường được biểu hiện trong tên chính thức của nhà nước, và thường bao gồm một sự biến đổi nhằm truyền đạt một loại hình lý tưởng triết lý mà chế độ chính trị theo đuổi. Ví dụ, Guyana được gọi là Cộng hòa Hợp tác xã Guyana, Sri Lanka được gọi là Cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa Sri Lanka và Trung Quốc đại lục được gọi là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hệ thống chính quyền thực tế ở các nước này có thể khác nhau: ví dụ, Trung Quốc là một nhà nước độc đảng Mác-Lênin, không phải là một nước cộng hòa. Loại hình chính quyền này có thể tổ  chức theo cách khác, chẳng hạn với một số nước cộng hòa là bộ phận của một nhà nước, như các nước trong Liên Xô cũ.
Chính thể quân quyền
Hệ thống chính thể quân quyền bao gồm tất cả các nhà lãnh đạo của đất nước xuất phát từ một gia tộc. Loại hình phổ biến nhất của nó bao gồm chế độ quân chủ, tiểu vương quốc, và đế chế vương triều, ví dụ như Triều đình Trung Hoa. Trong thời hiện đại, các nhà lãnh đạo của nhiều chế độ quân chủ và tiểu vương quốc chủ yếu phục vụ như bù nhìn. Loại hình chính phủ này được gọi là chế độ quân chủ lập hiến hay là chế độ quân chủ danh nghĩa, và bao gồm các nước như Vương quốc Anh. Đối lập với chế độ này là một chế độ quân chủ chuyên chế, trong đó người lãnh đạo có toàn quyền cai quản nhà nước, và không bị kiểm soát bởi hiến pháp hay quốc hội. Ví dụ về chế độ quân chủ chuyên chế hiện đại bao gồm Ả Rập Saudi và Qatar.
Chế độ toàn trị và độc tài
Trong chế độ chính trị độc tài và toàn trị, một cá nhân, một thực thể, hoặc một đảng phái nắm toàn quyền kiểm soát các công việc của nhà nước, mà không được bầu cử hoặc đồng thuận của người dân. Đặc biêt trong các chế độ toàn trị, người lãnh đạo thường tìm cách kiểm soát tất cả các mặt hoạt động của xã hội, bao gồm những thứ như niềm tin cá nhân và đạo đức của dân chúng. Điều này đôi khi kèm theo tệ sùng bái cá nhân xung quanh nhà lãnh đạo hoặc các nhà lãnh đạo, như trong trường hợp của Adolf Hitler, nhà lãnh đạo của Đức Quốc xã. Hình thức phổ biến của chế độ độc tài hay toàn trị bao gồm chế độ quân phiệt juntas, trong đó một ủy ban gồm một ít các nhà lãnh đạo quân sự cai trị quốc gia hoặc một nhà nước độc đảng, mà chỉ có một đảng chính trị nằm quyền lực còn những đảng khác bị công khai hoặc ngầm cấm không được phép thách thức chính quyền. Một dạng khác là một chế độ độc tài, trong đó một người cai trị đất nước mà không chịu trách nhiệm trước bất kỳ ai và sau đó trao quyền lực của mình cho một người khác khi chết.
Các thể chế cổ xưa và hiếm gặp
Một số hệ thống còn sót lại từ thời xa xưa đã qua. Luxembourg, chẳng hạn, được chính thức biết đến như một Đại công quốc, bắt đầu từ thời nó trở thành một phần của Hà Lan như một thuộc địa của Hà Lan. Một loại hình thể chế cổ xưa là chế độ kritarchy, hay chế độ cai trị bởi các quan tòa, và timocracy, trong đó chỉ có những người sở hữu đất đai trong nước mới có thể quản lý đất nước. Các loại hinh chính phủ khác không phổ biến trong thế giới hiện đại, nhưng vẫn còn tồn tại vài nơi. Chế độ thần quyền, chẳng hạn như chính phủ Tây Tạng lưu vong, hoặc của chính phủ thành phố Vatican, trong đó một nhân vật tôn giáo được ban quyền lực thế tục để nằm chính quyền.
Các thể chế lý thuyết
Có một số loại hình chính thể chỉ tồn tại trong lý thuyết chứ chưa có ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Một ví dụ của thể chế này là một chế độ nhân tài nghiêm ngặt, ví dụ, trường hợp các nhà lãnh đạo được tuyển chọn dựa trên khả năng của họ để lãnh đạo. Các hệ thống khác bao gồm chế độ tập đoàn corporatocracy, một chủ đề phổ biến trong khoa học viễn tưởng, trong đó các công ty tập đoàn cai trị các quốc gia có chủ quyền, và chế độ thiên tài geniocracy, trong đó các nhà lãnh đạo được lựa chọn dựa trên khả năng giải quyết vấn đề và sự sáng tạo của họ.
Nguyễn Quang dịch -  WiseGeek
(TC Phía Trước)

Lê Ngọc - Xin cho tôi đừng nhìn thấy mặt người

(Viết cho bà bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến) 
Ngày 20.7, tại bệnh viện Hướng Hóa, Quảng Trị, có 3 đứa trẻ sơ sinh sau khi được tiêm vắc xin chủng ngừa viêm gan B đã bất ngờ tử vong. Một ngày sau, tại Bình Thuận cũng diễn ra một trường hợp tương tự. Báo chí nháo nhào, còn dư luận thì chưa hết bàng hoàng xôn xao. Nhưng đến hôm nay nhân dân vẫn chưa đc biết nguyên nhân của ba trường hợp trên là vì đâu. Lúc thì Bộ này bảo “sốc do phản vệ”, lúc lại bảo “sốc do phản vệ chưa rõ nguyên nhân và đang tìm các nguyên nhân khác”. Thật là đánh đố người dân quá mức!
Ấy thế nhưng, cái việc cần làm là phải tạm thời dừng ngay việc tiêm loại văcxin này lại để điều tra cho ra kết quả đã thì lại không thấy Bộ Y ban hành! Hay còn phải chờ thêm nhiều trẻ tử vong nữa đến khi vượt quá mức “tỉ lệ nguy hiểm cho phép” rồi mới nghĩ đến việc tạm dừng lại???
Từ đầu năm tới giờ, đã có 9 đứa trẻ tử vong vì tiêm phòng vắc xin, nhưng đến nay, người dân vẫn không biết nguyên nhân và trách nhiệm thuộc về ai… Người dân cũng chưa từng thấy Bộ trưởng lên tiếng xin lỗi người dân một lần, nhận lấy trách nhiệm về mình nửa lần… mà chỉ thấy gương mặt bự son phấn, vô hồn vô cảm của bà thường xuyên diễu qua diễu lại trên ti vi một cách phản cảm…
2. Thật là trùng hợp ngẫu nhiên (mà lại xui quá), cũng chiều cùng ngày hôm đó, bà bộ trưởng, vị quan đầu triều của Ngành Y cũng có chuyến công du (những 2 ngày liền) đến Quảng Trị để dự lễ khởi công xây dựng nghĩa trang liệt sĩ Tháp chuông tại Gio Linh và dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ tại Nghĩa trang Trường Sơn, Đường 9 và Thành cổ Quảng Trị… nhưng tuyệt nhiên bà không thèm ghé qua dù chỉ nửa phút để thăm hỏi, chia sẻ, trấn an hoặc chí ít là thắp cho linh hồn xấu số của các bé một nén hương… (chứ đừng nói đến chuyện bà đến để cúi đầu xin lỗi người nhà nạn nhân… vì xa xỉ quá). Thế mà hôm qua khi báo chí chất vấn BT vì sao bà cũng có mặt ở QT ngày hôm đó nhưng bà không đến thăm gia đình nạn nhân, bà còn thản nhiên trả lời, do lịch trình máy bay và chương trình làm việc của bà đã kín, vả lại, đã có Đoàn của Bộ vào… “chứ tôi thì tôi không thể đến”. Cái gì mà không thể đến? Năm kia, nữ thủ tướng xinh đẹp Thái Lan đã có chương trình sang thăm VN, mà sau đó, lũ lụt ập đến bất ngờ bao vây nước bà, bà còn phải hủy chuyến bay để ở nhà cùng nhân dân chống lũ (mà đó là vấn đề ngoại giao hệ trọng ở cấp quốc gia, và nước chủ nhà đã lên chương trình sẵn sàng đón tiếp rồi bà nhé, còn bà, chương trình dâng hương và dự lễ khởi công quan trọng hơn tính mạng của 3 đứa trẻ pk…). Vấn đề là, bà không thấy mình có một chút trách nhiệm nào trong sự việc đau lòng kia nên bà không cần đến, đã có cấp dưới của bà làm việc đó thay bà? Vấn đề là, lương tâm của bà nó cũng chẳng gợn lên một chút lao xao nào để đến độ bà phải mất thêm thời gian đến hoặc hủy bỏ các chương trình khác để đến chia sẻ với người ta, pk? Thật không thể nào mà hiểu nổi bà nghĩ gì và tim bà được đúc bằng gì nữa bà BT ah!!!
Tôi đang tự hỏi, liệu linh hồn các bé xấu số có thánh thiện đến độ dễ dàng tha thứ cho bà? Liệu linh hồn các liệt sĩ có đủ từ bi, bao dung để phù hộ cho bà tiếp tục hanh thông trên con đường hoạn lộ khi đc bà đến thắp hương?
Chưa hết, khi bị báo chí bao vây tại nghĩa trang đề nghị bà phát ngôn về vụ việc, bà còn thẳng thừng từ chối trả lời: “Đã có Đoàn của Bộ vào làm việc, Đoàn này sẽ có trách nhiệm báo cáo và trả lời với báo chí…”. Hơ, ngon nhỉ, đơn giản quá nhỉ. 3 mạng người mà cứ như vặt chết 3 con gà. Nếu đã có người báo cáo và chịu trách nhiệm thì Bà ngồi cái ghế đó để làm gì nữa hả bà BT bộ vô cảm kia? Hờ hững, vô cảm, vô trách nhiệm đến thế là cùng. Bà có phải là phụ nữ, bà có làm mẹ không mà có thể thản nhiên, dửng dưng thế… Giả như, những đứa trẻ vô tội kia là con bà, là cháu bà, là người thân của bà… thì bà có bình thản được không?
Nói mình rồi tự ngẫm người ta. Cách đây mấy năm, nước Anh đã bàng hoàng vì có một nữ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Chỉ sau vài giờ, bà bộ trưởng đã lên tiếng xin lỗi người dân và hứa sẽ đưa ra kết quả điều tra trong thời gian sớm nhất. Và tạm thời cho ngừng tiêm vắc xin này để điều tra nguyên nhân. Không những thế, đại diện nhà sản xuất cũng nhanh chóng xin lỗi gia đình nạn nhân và hứa sẽ phối hợp cùng Bộ y tế sớm tìm ra nguyên nhân…
Lại nhớ rằng, hồi đầu tháng này, có một vụ tai nạn rơi máy bay làm 2 người đàn ông TQ bị thiệt mạng, chính nữ tổng thống HQ, Park Geun - Hye đã đích thân chuyển thư xin lỗi đến Ông Tập Cận Bình và gia đình người bị nạn cùng toàn thể nhân dân TQ (dù rằng việc này chẳng phải lỗi của bà). Bà cho rằng sự việc này không chỉ “rất đáng tiếc” mà còn là “nỗi hổ thẹn” vì nó liên quan đến danh dự và bộ mặt quốc gia mà bà đang lãnh đạo.
Về phần mình, giám đốc hãng Asiana Airlines cũng đã bay sang TQ, cúi đầu rất thấp bày tỏ lời xin lỗi nhân dân TQ (và nhân dân HQ) cùng những bồi thường vật chất kịp thời cho gia đình người bị nạn…
So sánh bà bộ trưởng mình với mấy vị quan chức kể trên thì kể ra xúc phạm người ta quá, nhưng người dân có quyền nói lên tiếng nói của mình. Giờ đây, chúng tôi không chỉ rất phẫn nộ trước thái độ của bà, chúng tôi không chỉ yêu cầu bà phải có một lời xin lỗi đối với nhiều gia đình nạn nhân và nhân dân VN, mà chúng tôi yêu cầu bà, nếu còn danh dự nào hãy mau mau từ chức…
Còn với riêng tôi, giờ này tôi chỉ có một “ước ao”, một “khát khao” là truyền thông, làm ơn, đừng bao giờ đưa hình ảnh bà lên báo đài, ti vi nữa, làm ơn, đừng bắt chúng tôi phải nhìn thấy mặt bà, bởi một lần nhìn thấy bà là một lần bà làm sống dậy những nỗi đau…
Đất nước này không quá chật, người cũng chưa quá đông, nhưng hình như vẫn thiếu chỗ dành cho những người như bà, bà ah. Giá tôi có email hay địa chỉ FB hoặc nhà riêng của bà, tôi sẽ không ngần ngại mà chuyển đến bà những khẩn cầu này của tôi…

Lê Ngọc(Quê Choa) 

Vinashinlines phá sản: Thuyền viên mắc kẹt ở nước ngoài sẽ ra sao?

Thông tin Vinashinlines -  một công ty con sở hữu đội tàu quốc gia của TCty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) - sẽ được làm thủ tục phá sản trong thời gian tới đang làm dư luận dấy lên câu hỏi: Vậy số phận người lao động, đặc biệt là các thuyền viên hiện đang mắc kẹt ở nước ngoài sẽ ra sao?...
Thông tin “phá sản” Vinashinlines là một trong những nội dung quan trọng trong thông báo mới nhất của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình sản xuất, kinh doanh và triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu của Vinalines.
Tàu Hoa Sen - con tàu tai tiếng, dự án đầu tư gây lãng phí nhiều trăm tỉ đồng của Vinashinlines. Ảnh: D.T
Trao đổi với PV Lao Động chiều 23.7, Phó Chủ tịch Công đoàn (CĐ) ngành GTVT  Nguyễn Văn Toản khẳng định, trong việc phá sản Vinashinlines, quyền lợi người lao động sẽ phải được đặt lên hàng đầu. Theo ông Toản, cần phải xác định rõ lực lượng LĐ hiện nay như thế nào và cần phải phân loại theo từng nhóm đối tượng như: Thời gian công tác, sức khỏe và hợp đồng lao động ký kết theo dạng nào... Vừa qua, CĐ TCty Hàng hải đã vận động và huy động từ nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ thuyền viên tiền ăn.
“Việc phá sản DN phải căn cứ theo quy định của pháp luật, nếu đơn vị phá sản, giải thể hoặc thu hẹp lại sản xuất phải đảm bảo mọi quyền lợi của NLĐ. Đây là quy định chung chứ không phải riêng của một DN nào, nếu phá sản phải ưu tiên đầu tiên giải quyết chế độ, chính sách cho NLĐ. Quan trọng nhất là phải kiểm tra, rà soát lại việc thực hiện chế độ BHXH của NLĐ, vì nếu chế độ BH được thực hiện đầy đủ thì quyền lợi NLĐ sẽ được giải quyết ổn thỏa. Về phía CĐ ngành GTVT, chúng tôi đã có yêu cầu CĐ cơ sở phải phối hợp với chuyên môn rà soát lại lực lượng lao động, vận dụng chính sách sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của NLĐ. Động viên NLĐ chia sẻ và nếu đủ tuổi thì sắp xếp nghỉ chế độ, hoặc nghỉ trước tuổi (hưu non), những LĐ có trình độ sẽ đào tạo lại và bố trí công việc tại các đơn vị khác nhằm đảm bảo tốt nhất cho NLĐ” - ông Toản cho biết. 
Một nguồn tin từ lãnh đạo Bộ GTVT cũng khẳng định, sẽ sớm thanh lý một số tàu của Vinashin, Vinalines đang bị giữ tại nước ngoài, đảm bảo đời sống cho thuyền viên.
Được biết, liên quan đến các kiến nghị của Vinalines về việc khoanh nợ, xóa nợ tại các NHTM quốc doanh và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu giao Bộ GTVT và Vinalines làm việc trực tiếp với từng ngân hàng, trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Với các khoản nợ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, Bộ GTVT phối hợp với NHNN để xử lý việc khoanh nợ, xóa nợ theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền. Cty mua bán nợ quốc gia và Cty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp sẽ tham gia mua lại các khoản nợ của Vinalines, giao Bộ Tài chính hướng dẫn, xử lý cụ thể theo thẩm quyền. Trong khi đó, về việc phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Chính phủ để đảo nợ vay ngân hàng, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết theo quy định.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, trong thời gian chờ phát hành trái phiếu mới, NHNN xem xét, xử lý các đề nghị của Vinalines về kéo dài thời gian trả nợ trái phiếu thêm một năm và giữ nguyên nhóm nợ cho các khoản vay. Về vốn lưu động, Bộ GTVT, NHNN hỗ trợ, phối hợp với Vinalines làm việc với các TCTD, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Việc chuyển đổi các khoản nợ, bảo lãnh hỗ trợ của Vinashin và Vinalines cho 5 đơn vị chuyển giao từ Vinashin thành vốn điều lệ, giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, giải quyết cụ thể; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Đáng chú ý, về cấp bổ sung vốn điều lệ, Phó Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính sớm xem xét, giải quyết; lưu ý khấu trừ khoản tạm ứng 200 tỉ đồng của Vinalines để phục vụ cho việc bán tàu của Vinashinlines; về việc bán tàu, ủy quyền Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định các trường hợp; về lãi suất các khoản vay đóng tàu, giao NHNN hướng dẫn thực hiện theo quy định.
Vinashinlines đang thuê Cty luật xây dựng phương án phá sản.Ngày  23.7, trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Quế Dương - TGĐ TCty  Vận tải biển viễn dương Vinashin (Vinashinlines) - cho biết: Hiện  Vinashinlines đã thuê Cty luật xây dựng phương án phá sản theo luật định, tuy nhiên  chưa xong. Với 7 tàu đang nằm tại nước ngoài đã cho phép bán, hiện mới bán được một chiếc Phoenix  và giải quyết chế độ cho thuyền bộ trên tàu. TCty cũng đang cố gắng đàm phán bán nốt các tàu còn lại, nhưng chưa đạt kết quả. Với các thuyền viên trên tàu, TCty vẫn cung cấp tiền ăn, sinh hoạt duy trì hoạt động của tàu. Mới đây, TCty cũng đã trả tạm 3 tháng lương cho thuyền viên tại 4 tàu Diamon Way, New  Horizon, Hoa Sen và Sea Eagle để giảm bớt khó khăn cho gia đình các thuyền viên. 
Bích Liên
(Lao động)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét