CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Xót xa gia cảnh người thủ lĩnh đảo Trường Sa (VTC). – Điều trị miễn phí cho con Chủ tịch huyện Trường Sa (TTXVN). – Vì sao Bộ trưởng Tiến thăm con Chủ tịch đảo Trường Sa? (PN Today). =>
- Một ngư dân được mổ cấp cứu tại đảo Song Tử Tây (TTXVN). – Khánh Hòa: 73 CĐCS tham gia cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo và Hoàng Sa, Trường Sa (LĐ).
- “Ăn miếng trả miếng” Philippines, Trung Quốc tập bắn đạn thật trên Biển Đông (Soha). – Manila sử dụng Subic Bay để triển khai lực lượng nhanh chóng ra Biển Đông (RFI). – Philippines triển khai không quân, hải quân đến gần vùng biển tranh chấp (TT).
- Họp Thượng đỉnh Nhật Trung Quốc? (RFA). – Trung Quốc, Nhật Bản có thể gặp thượng đỉnh (VOA).
- Ấn Độ cho Việt Nam vay tín dụng mua tàu tuần tra? (KT). – Ấn Độ giúp Việt Nam mua thêm 4 tàu tuần tra (RFI).
- Mỹ khẳng định vị thế cường quốc tại Châu Á – TBD (RFI). - Tên lửa đạn đạo: Mỹ số 1, Nga số 2, Trung Quốc… “còn xa lắm” (ANTĐ).
- Phỏng vấn Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Về kết quả chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước (TTXVN). - Ông bà Clinton mong muốn thăm lại Việt Nam (ALOBACSI/TT). - VN và Mỹ chỉ là đối tác toàn diện, chứ không phải đối tác chiến lược và thân thiết như giữa VN và Trung Quốc (Trần Hoàng). – TÔI THẤT VỌNG … (TNM). – SẼ CHẲNG CÓ GÌ CHO CHÚNG TA ĐÂU! (Nguyễn Tường Thụy).
- Ôm Vuột Chân, Chỉ Được Mỗi Vết Giày (Đinh Tấn Lực).
- TT Nguyễn Thanh Sơn nói về người Việt ở Mỹ biểu tình chống CTN Trương Tấn Sang là vì tiền (TNĐT). “… những
cuộc biểu tình chống đối của bà con cô bác ở bên ngoài đối với chủ tịch
nước vừa qua, nó chỉ là những cái hiện tượng. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi
người không phải ai cũng muốn như vậy. Có những người chỉ vì đồng tiền,
có những người chỉ vì mưu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có 1 chút
thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó...”
Có chuyện này nữa? Nếu có ai đó trả tiền
để bà con đi biểu tình, thì tiền của ai, tiền ở đâu ra? Tiền của chính
phủ VN bỏ ra thuê dân Mỹ biểu tình chống chủ tịch nước? Không phải rồi,
không thể có chuyện chính phủ VN lấy tiền thuế của dân trong nước thuê
dân Mỹ đi biểu tình chống CTN. Hay là chính phủ Mỹ bỏ tiền ra thuê dân
Mỹ biểu tình, rồi chính phủ Mỹ lại bỏ tiền ra thuê cảnh sát giữ trật tự
các cuộc biểu tình đó? Lại càng không phải, chính phủ Mỹ mà xài tiền như
thế thì Quốc hội nó “woánh” chết. Hay là người dân ở Mỹ bỏ tiền thuê
dân Mỹ đi biểu tình? Chưa bao giờ nghe qua vụ này. Bà con nào ở Mỹ đã
từng được trả tiền khi đi biểu tình, xin lên tiếng dùm, để giúp những
người khác có cơ hội… kiếm tiền
Mời các hội đoàn, các nhóm tổ chức biểu
tình, cũng như bà con tham gia biểu tình ở Mỹ vừa qua lên tiếng. Phát
biểu này của ông Nguyễn Thanh Sơn đã bị bà con ném đá tơi bời trên Facebook. Đây rồi: Chống ông Sang vì ‘hận thù’, ‘thu nhập’? (BBC). Huy Nguyen nhận xét trên Facebook: “Sự
thật là ngược lại. Bà con đi biểu tình là ngoài cái tâm, những người đó
có điều kiện kinh tế. Người ta bỏ công, còn bỏ tiền tự túc mua vé máy
bay, khách sạn, chỗ ăn, chỗ ngủ, vv. Đó là chưa nói người ta mất thu
nhập khi không đi làm. Đó là những người co’ kinh tế quá đủ và người ta
có điều kiện đấu tranh cho tự do, dân chủ cho đồng bào trong nước“.
Facebooker JB Nguyễn Hữu Vinh bình luận: “Không
có gì đáng ngạc nhiên khi Nguyễn Thanh Sơn nói câu đó. Thực tế thì đây
chỉ là sự nhầm lần (Nhưng không phải do cậu đánh máy) mà là sự nhầm lẫn
về nhận thức cũng như hoàn cảnh. Bởi lẽ, Nguyễn Thanh Sơn là cán bộ “Của
dân, do dân và vì dân”. Do vậy bất cứ cuộc họp hành, mít tinh, hay làm
một việc gì dù trong nhiệm vụ đều phải có ‘phong bì’. Nên anh ta suy ra ở
nước ngoài cũng vậy thôi“. – ‘Bệnh phong bì’ ở Việt Nam trên báo Anh (VNE).
- KHÔNG ĐỀ 7 (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Độc giả phản hồi: + Hoàng và Duong Vinh Khong: Bình luận về chuyến đi Hoa Kỳ của CTN Trương Tấn Sang; + Thương Quá Miền Tây: Góp ý với bà con hải ngoại (3).
- Cần có cái nhìn khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam (QĐND). Giọng có bớt hung tợn hơn!<- Về cuốn sách: “Cuộc chiến Hà Nội: một Biên khảo Sử học Quốc tế về Cuộc chiến tranh vì Hòa bình ở Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Liên-Hằng, PGS Pierre Asselin, Honolulu có bài: Lê Duẩn và ‘chiến tranh vì hòa bình’ (BBC). “Với sự hậu thuẫn từ ông Thọ, sử dụng các thủ đoạn lèo lái, lừa dối, và các chiến thuật, Lê Duẩn, một thành viên trung thành Nam tiến, đã thành công trong việc loại bỏ các đối thủ theo ý thức hệ trong Đảng, trong đó có ông Hồ. Ông Duẩn tạo lập một cấu trúc điều hành cho phép ông ta có thể độc chiếm quyền lực chính trị, trở thành một nhà độc tài, và đưa Bắc Việt tiến vào con đường đụng độ chiến tranh với Hoa Kỳ“.
- Sự im lặng man rợ và mỗi buổi sáng cháy lòng ngóng tin Điếu Cày (DLB). - Điếu Cày Nguyễn Văn Hải – Quyết tử cho Công lý quyết sinh! (DLB). - NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN CÙNG GIA ĐÌNH ANH ĐIẾU CÀY VÀ BÀ CON KHẮP NƠI (Bùi Hằng). – Video: Cà phê giao lưu với vợ con anh Điếu Cày – Hà Nội 28/07/2013 (BoCuBi). - Thư độc giả: Nhà cầm quyền Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền và chăm sóc sức khỏe đặc biệt ngay cho blogger Điếu Cày (Boxitvn).
- Gia đình nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa lo cho số phận ông trong tù (RFI) sau khi ông tiết lộ việc blogger Điếu Cày tuyệt thực.
- NHỚ NHẤT (Sao Hồng).
- Lanney Tran: TÂM BÚT NGƯỜI TRẺ: ĐỪNG ĐỨNG NHÌN HỠI ĐỒNG BÀO ƠI ! (TNM). “Nếu người dân Việt không tự cứu lấy mình thì không ai có thể cứu lấy dân ta. Can đảm lên đồng bào ơi“.
- HIỆP HỘI ĐIỆN ẢNH VƯƠNG QUỐC ANH – BRITISH ASSOCIATION OF CINEMATOGRAPHER – LÀM PHIM VỀ NGUYỄN TƯỜNG VÂN (TNM).
- Xử phúc thẩm 2 vụ vi phạm thu hồi đất ở Tiên Lãng (TTXVN). – Ngày mai xét xử phúc thẩm anh em ông Đoàn Văn Vươn (VNE). - Ngày mai 29/7, gia đình anh Đoàn Văn Vươn sẽ ra tòa phúc thẩm (DLB). – Thêm 4 luật sư miễn phí cho gia đình ông Vươn (PL&XH). – Gia đình ông Đoàn Văn Vươn yêu cầu được dự phiên xử phúc thẩm (RFI). Chẳng có hy vọng gì kể từ khi nghe tin tay Đại tá Đỗ Hữu Ca được thăng tướng. Đó là dấu hiệu cho mọi người biết trước kết quả phiên xử phúc thẩm.
Có ai nghĩ bản án này sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho phía gia đình anh Đoàn Văn Vươn? Dường như hầu hết mọi người đều mong đợi điều này, nhưng kết quả thì có thể nhìn thấy trước là không như bà con mong đợi. Nếu gia đình anh Vươn còn sống dưới thời thực dân Pháp, có khả năng anh được trắng án như Biện Toại và con, em của Biện Toại trong vụ án Nọc Nạn. Nhưng anh Vươn đang sống dưới chế độ “CNXH tươi đẹp” nên bà con chớ kỳ vọng gì để rồi thất vọng thêm. Mong rằng những điều BTV nói trên là sai. Mời xem lại: Kỷ niệm 84 năm sự kiện Đồng Nọc Nạn (DT).
- TẠI SAO LẠI VIẾT CÁC NỮ ANH HÙNG ĐI ĂN MÀY? (Nguyễn Quang Vinh). “Các o nói, đây, o này đi mày, o này đi ăn mày, o này đi ăn mày, không nghề nghiệp, không chồng con, nghèo quá, khổ quá, không có chi ăn thì đi ăn mày có chi xấu? Bọn tui đi ăn mày có chi xấu? Có chi xấu? Ăn mày thì nói với nhà báo là ăn mày có chi xấu, có chi sai?”
- Bao năm chia cách bây giờ gặp lại đây – “O du kích nhỏ giương cao súng” (Người Buôn Gió). “Sở dĩ chúng mày thua vì chúng mày không có chân lý. Chân lý của chúng tao là chiến đấu cho giai cấp lãnh đạo, chứ không phải cho bản thân mình. Trong đầu tên Mỹ hiện ra những hình ảnh lãnh Cộng sản Việt Nam đạo béo tốt, sang trọng mà hắn đã gặp. Hắn ngậm ngùi than: Giá như hồi ấy, chúng tao không chiến đấu cho giá trị tự do, mà chiến đấu cho lãnh đạo thì có phải khác rồi không.! O du kích an ủi: Thôi mày đừng buồn, mỗi nước có một đặc thù khác nhau, đừng đem quan điểm nước này so sánh với nước khác“. – Anh thương binh và bài vọng cổ (BS).
- NGUYÊN NHÂN RÕ QUÁ RỒI (Nguyễn Quang Vinh). - Vắc xin và mạng người (Nguyễn Thông). “Tôi nhẩm tính ở nước ta mỗi năm có vài triệu trẻ em chào đời, số tiền mua vắc xin, nếu chọn loại xịn nhất cũng chỉ bằng số lẻ thất thoát của vụ Vinashin, thậm chí chưa bằng một phần giá mua con tàu Hoa Sen 60 triệu euro nay đang để mục nát từng ngày.” Nhưng mua tàu Hoa Sen thì còn được ‘lại quả’, mua vaccin tốt cho trẻ em nếu có chắc cũng ít hơn. - Cần Stylish cho chính khách Việt (Phair Zios).
- Đừng để cải cách hành chính mất lửa (PLTP).
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Không có áp lực khi quyết ‘số phận’ Đồng Nai 6, 6A (ĐV).
- Lại Mất điện diện rộng tại TP HCM do sự cố 500 kV nhưng không rõ có phải lại do … cái cây? (TN). – Sự cố đường dây 500 kV, TP.HCM mất điện diện rộng (PLTP). - Phó GĐ nhà máy thủy điện bị lũ cuốn trôi (KP). - Đời sống của những người dân thiếu điện ngay bên… nhà máy điện (PL&XH). Hơn 80 tuổi, không được thụ hưởng chính sách gì nhưng ông Bàn Hữu Thim và bà Triệu Thị Kim vẫn mong thấy ánh điện trước khi chết =>
- Vụ “Khởi tố nhiều đầu nậu, cò đất”: Chưa đình chỉ cán bộ nào! (NLĐ).
- Yêu cầu Bộ GTVT xử lý tình trạng lộn xộn ở bến xe Mỹ Đình (VOV). – Điều chuyển xe khách khỏi bến Mỹ Đình vào tháng 8 (TTXVN).
- Chẩn đúng bệnh! (NLĐ).
- Cười ra nước mắt chuyện cảnh sát bắt nhầm… công an! (LĐ).
- Chùa Liên Trì nơi hội ngộ của các tôn giáo (ĐCV).
- Nguyễn Nguyên Bình: CHUYỆN THÀNH PHỐ DETROIT VÀ “GIẢI PHÁP BÚN ỐC” (Bùi Văn Bồng).
- Câu chuyện Chủ nhật: Chữ có đạo và chữ vô đạo (Bà Đầm Xòe). “Đến nay, đọc bài của ông thì tôi rõ hẳn ra: Họ chẳng chống chế độ, chẳng chống Cộng sản mà chỉ muốn được tự do, đặc biệt là được tự do trong sáng tác văn học nghệ thuật. Mà cái đòi tự do này của họ được nhóm lên từ khi ông Khơ- rup- sop ở bên Nga, mang hàm cấp: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên bang Xô Viết công khai chống Sit-ta-lin, chống tệ sùng bái cá nhân trong chế độ Xô Viết“. – Nói về bài của Trương Quang Đệ: Bối cảnh lịch sử của phong trào Nhân văn – Giai phẩm (Lá xanh). Thật ra bài này đã được đăng trên trang viet-studies gần 2 năm trước.
- Rủ nhau lên Hà Nội săn đỉa (TN).
- Đoàn đại biểu Đảng CS Việt Nam thăm Triều Tiên (TTXVN). Có “chuyển lời thăm hỏi thân thiết” của đ/c Trọng tới đ/c Ủn.
- Chết dưới tay Trung Quốc (Kỳ 16) (Boxitvn).
- Sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ trong xã hội Trung Quốc hiện nay (Nguyễn Đức Mậu).
- Nam Triều Tiên đề nghị đàm phán về Kaesong lần chót (VOA). – Hàn Quốc đề nghị Triều Tiên đàm phán “lần cuối” về Kaesong (NLĐ). – Kế hoạch cắt cổ Park Chung-hee (TN). – Hình ảnh ác liệt của chiến tranh Triều Tiên 60 năm trước (VNE).
- Campuchia bắt đầu tổng tuyển cử (BBC). – Campuchia tiến hành kiểm phiếu (VOA). – Chính phủ Campuchia tuyên bố thắng cử (RFA). – Đảng Nhân dân Campuchia CPP tuyên bố thắng cử (TTXVN). – Chính phủ Campuchia tuyên bố thắng cử (VOA). – Ông Hun Sen lại chiến thắng (TN). – Ông Hunsen sẽ tiếp tục là Thủ tướng Campuchia (VOV). – Thủ tướng hùng mạnh (BBC). “Đương kim Thủ tướng Hun Sen của Campuchia đã nắm quyền từ năm 1985 và là một trong những thủ tướng cầm quyền lâu nhất trên thế giới“. – Bầu cử Quốc hội Cam Bốt : Đảng cầm quyền thắng, đối lập thêm nhiều ghế (RFI). – Cam Bốt bầu cử Quốc hội, đối lập tố cáo gian lận (RFI).
- Trung Quốc xây căn cứ ở Trường Sa của Việt Nam (PN Today). – Du khách Trung Quốc tàn sát sinh vật biển Hoàng Sa (PLTP).
- TS Trần Công Trục: Hồ sơ pháp lý chủ quyền Biển Đông, thời cơ ngàn năm có một …
(GDVN) cho những người yêu nước nếu như quyết sớm noi gương Philippines
đưa ra tòa án quốc tế, nhưng cũng là cho những kẻ rắp tâm bán nước đang
tìm mọi cách lờ đi cơ hội này.
- ’Ấn Độ cho Việt Nam vay tiền mua tàu tuần tra’ (PN Today).
- Bắc Kinh kéo dài đường lưỡi bò lên 10 đoạn (TN/SGTT).
- Những cuộc lấn chiếm của Trung Quốc (TVN).
- Biển Đông thành tiêu điểm cuối tuần (SGTT).
- Philippines bố trí tàu chiến, máy bay đến gần biển Đông (PLTP). – Philippines sẽ triển khai hải quân, không quân tới gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông (PT). – Philippines chuyển căn cứ không quân, hải quân ra sát Biển Đông (Infonet).
- Nhật – Trung sẽ hội đàm cấp cao về tranh chấp lãnh thổ (VOV). – Trung – Nhật sẽ họp thượng đỉnh (TP).
- ‘Thòng lọng UAV’ của Mỹ siết chặt Trung Quốc (TP). – “Máy bay trinh sát Mỹ tiến hành tuần tra Biển Đông” (TTXVN). – Máy bay do thám Mỹ thường xuyên tuần tra ở Biển Đông, Trường Sa (GDVN). – Mỹ kín đáo bố trí lực lượng quanh Biển Đông (DT).
- Triển vọng mới quan hệ Việt – Mỹ từ chuyến thăm của Chủ tịch nước (TN). – Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sang trang mới (VNN). – Mỹ đầu tư khai thác dầu khí ở Việt Nam (VOV/PN Today).
- Sáng nay anh em ông Đoàn Văn Vươn hầu tòa phúc thẩm (Infonet). – Hôm nay (29-7), Xét xử phúc thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn (GDVN).
- Phát hiện tham nhũng như xử lý mại dâm Quất Lâm (PN Today). – Có nên xử lý người đưa hối lộ? (TN).
- Sao các bộ phải mời đến công an? (SGTT). - Bộ trưởng Y tế quyết nhanh sau chuyến thăm nạn nhân (ĐV). – Cựu quan chức cao cấp nói về “thiếu sót đáng chê trách” của Bộ trưởng Tiến (Soha).
- Việt Nam – Thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước giai đoạn 2010 – 2025 (Bài 2) (Tầm nhìn). – Những mục tiêu không tưởng (TN). - Năng lực cạnh tranh: Càng cải thiện càng tụt hạng? (VEF). – Điểm danh “ông lớn” trả lương khủng nhất Việt Nam (KT).
- VỤ “RỐI RẮM Ở HTX VẬN TẢI AN LÃO”: Huyện dài tay, giờ lúng túng gỡ (PLTP).
- Án đã thi hành, khó xử lại (PLTP).
- Dự án du lịch “bức tử” rừng phòng hộ (PLTP).
- Người Việt ở Mỹ: “Ly hương không ly Tổ” (ĐĐK/VOV).
- Bầu cử suôn sẻ ở Campuchia (PLTP). – Đảng của ông Hun Sen tiếp tục chiến thắng (TN). – Người dân Campuchia tiếp tục đặt niềm tin vào Thủ tướng Hun Sen (LĐ).
KINH TẾ- Nói và làm: Mừng vội rồi lo xa (Vef).
- Thị trường vàng có tuần tăng giá thứ ba liên tiếp (TTXVN).
- Nhà ở cho thuê: Chưa dễ để triển khai… (PL&XH). – Thị trường sắp đón 5.000 căn hộ giá “mềm” (VnM).
- Khó khăn vẫn đeo bám công ty chứng khoán (VNE).
<- Lạ lùng cá trắm “Hải Dương” đóng bao bì Trung Quốc (ANTĐ).
- Hàng hóa lại tăng giá (NLĐ). - Sữa cứ liên tục tăng giá (TTXVN).
- Hàng không thoát lỗ nhờ tiết giảm chi phí (NLĐ).
- Thanh Hóa: Hàng chục doanh nghiệp nợ đọng BHXH tiền tỷ (ĐT).
- Hãng quảng cáo lớn nhất thế giới mới (BBC).
- Kiểm toán « khẩn cấp » về tình trạng nợ công Trung Quốc (RFI).
- Kích cầu đầu tư công (ANTĐ).
- Bắt đầu sốt ruột với tăng trưởng tín dụng (TQ). – Ngân hàng đến hồi siết nợ (NCĐT).
- Kiều hối sẽ chảy vào đâu? (TN).
- Kinh doanh của công ty chứng khoán vẫn chật vật (VnEco). – DN thua lỗ, cổ phiếu mớ rau xếp hạng ‘chất lượng cao’ (VEF).
- Tháo chạy khỏi thị trường bất động sản (SGGP). – Doanh nhân Nguyễn Văn Đực: Những lời nghịch nhĩ chân thành (SGTT).
- “Chế biến ướt” cà phê bằng chế phẩm enzyme (Tầm nhìn).
- Hai lối đi mới cho hàng Việt (SGTT).
- Đối thủ gạo Campuchia đe dọa Việt Nam (PLTP).
- Xuất khẩu nguyên con: Ngành cá tra đang đi lùi (TP).
- Big C bị nghi ngờ bán nồi cơm điện đã sử dụng (Infonet).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại (Trần Đình Sử). – Lại Nguyên Ân: Trở lại vấn đề trung tâm – ngoại vi (VHNA). – Hà Hữu Nga: Nhân học văn hóa và mối quan hệ trung tâm – ngoại vi (Phê bình Văn học).
- Những Preludes không đầu đuôi cho Lê Uyên và Phương (Dr. Nikonian).
- Nghệ thuật không là ánh trăng dối lừa và không bao giờ nên là ánh trăng dối lừa (NHH).
- Không Lộ và Minh Không Là Hai hay Một Người (Trần Mỹ Giống).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 55) (Nhật Tuấn).
- MÙA THU NÀY EM ĐI PARIS và PHÊ BÌNH THÁI GIÁM: Thơ Nguyễn Khôi (Trần Mỹ Giống).
- Nhà hát – nơi mong đỏ mắt, nơi ế chỏng chơ (TP).
- Ảnh: Ngắm tuyệt tác điêu khắc trên cát ở Đà Nẵng (VTC). =>
- “Phù phép” thơ Trần Đăng Khoa: Một sự việc, hai lối ứng xử (VOV).
- Bao giờ doanh thu phim Việt cân bằng phim ngoại? (SK&ĐS).
- Nhạc sĩ Phó Đức Phương: “Con sông hiến mình tất cả…” (SK&ĐS).
- Siết thuế thu nhập cá nhân của nghệ sỹ: có khả thi? (TQ).
- Siu Black vỡ nợ: Người bạn cuối cùng Phương Thanh kiệt sức? (KT). – Ấm lòng (NLĐ).
- Cannes lại chấn động với vụ trộm 53 triệu USD (TN).
- Khán giả “bao vây” tổ trọng tài trên sân Thanh Hóa (TN).
- Paris cải thiện cung cách tiếp đón du khách (RFI).
- Lịch sử bóng đá : Sự ra đời của cách chơi và luật lệ (RFI).
- Bùi Hoàng Tám: PGS Nguyễn Thị Huế không nên bao biện…! (DT).
- Tìm thấy cung điện của Vua David? (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Sự thật sau những “thông tin rúng động ngành giáo dục Hải Phòng” (PLVN).
- Một lớp học “trường làng” có bốn thủ khoa (ND).
- Mở lối đi riêng (ĐĐK).
<- Ông giáo làng không bằng cấp luyện thi đại học cao siêu (NĐT). – Ông Hiền làm chuyện lành (NLĐ).
- Điều chỉnh mức cho vay về tín dụng đối với HS-SV (PNTP).
- Nơi hội tụ trí tuệ (NLĐ).
- Gian truân nhiên liệu sinh học (NLĐ).
- Thi trượt ĐH: “Trăm ngàn kẻ vui cũng có vài chục ngàn người buồn” (GDVN). – Gặp “lão nông” 54 tuổi vẫn thi đậu vào ĐH với 22 điểm (GDVN).
- Hai nữ sinh cùng trường làm nên cú “đúp” (ANTĐ).
- Huy chương Vàng Olympic toán quốc tế 2013 Võ Anh Đức: Mê Toán, say Sử (TP).
- Tôi từng bị coi là dở hơi (TP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Viện Pasteur TP.HCM hết vắc-xin “6 trong 1” (PNTP).
- Sỹ Nhi: Bàn qua về mạng lưới khám chữa bệnh và y tế địa phương (Boxitvn).
- 92% lao động nông thôn chưa được đào tạo để xuất khẩu lao động (PNTP).
- Bắt giữ 700 kg nội tạng thối tại Hà Nội (TN). – Cho phép nhập khẩu trở lại nội tạng trắng đông lạnh (PNTP). – TP. HỒ CHÍ MINH: Phát hiện nhiều điểm chăn nuôi, giết mổ gia cầm trái phép (PNTP).
- Làm rõ trách nhiệm vụ sinh viên mất tích ở Phanxipang (TN).
- Bắt quả tang nhà hàng tổ chức cho nhân viên múa sexy (TT).
- Xe ôm ép khách đi taxi với giá ‘cắt cổ’ (TN).
- MIỀN TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ (Mai Thanh Hải).
- Đà Nẵng: Ô nhiễm môi trường, dân cầu cứu chính quyền TP (PLTP). Vậy ra chính quyền không phải của dân, há, mà phải “cầu cứu”?
- Phát động một phong trào bảo vệ môi trường ở Việt Nam (RFA).
- Xe tải đâm 2 phụ nữ chết thảm (GTVT). - Xử lý khí độc tại tàu biển làm 4 thợ lặn tử vong (CAND). =>
- Bắt giữ nhiều tiền chất ma túy trong các gói quà biếu (HQ).
- Nhiều tuyến đường Tây Bắc sạt lở do mưa lớn (Tin tức). – Vỡ đập tràn xả lũ hồ thủy lợi Hoàng Tân (Tuyên Quang) (QĐND). – Mưa lớn diện rộng, cuốn trôi 3 người (VNN). – Phó Giám đốc của Thủy điện Phú Mậu bị lũ cuốn trôi (TTXVN). – Sơn La mở cửa thoát lũ để chống úng ngập cho thành phố (VOV).
- Khách Việt khốn khổ vì kẹt phà trầm trọng tại Camphuchia (PNTP).
- Bangkok huy động Hải quân chống dầu loang trên Vịnh Thái Lan (RFI).
- Cả trăm ngàn hộ gia đình Pháp bị mất điện vì giông tố (RFI).
- Ấn Độ: Thêm bé gái bị hiếp dâm, bóp cổ chết (NLĐ).
- Liều mình vượt biên tìm việc… (DV).
- Điều bất ngờ trong vụ vỡ nợ 600 tỷ (VNN).
- Tuyên Quang: Bất ngờ vỡ đập thủy lợi do mưa lũ: 1 người bị nước cuốn trôi (DV).
QUỐC TẾ- Ai Cập trong vòng xoáy bạo lực (NLĐ). – Ai Cập rơi vào hỗn loạn cực điểm (VNN). – Người biểu tình Ai Cập phớt lờ lệnh giải tán của quân đội (VOA). – Người biểu tình Ai Cập bất chấp (BBC). – Ai Cập tiêu diệt 10 tay súng khủng bố (VOV). – Biểu tình đụng độ quân đội ở Ai Cập, 72 người thiệt mạng (RFA). – Hàng nghìn người Ai Cập thương vong vì xung đột (VnM). – HRW tố cáo Chính quyền Ai Cập xem thường mạng sống con người (RFI). – Ai Cập: Phe Huynh Đệ Hồi giáo không lùi bước sau các vụ đụng độ đẫm máu (VOA). – Hệ quả khó lường khi Mỹ ‘làm ngơ’ với diễn biến Ai Cập (Tin tức).
- Bom tự sát giết chết ít nhất 8 nhân viên an ninh Iraq (VOA).
- Israel thả một số tù chính trị Palestine trước ngày đàm phán (VOA).
- Thời sự qua hình ảnh – ngày 28 tháng 7, 2013 (RFA).
- Phó Tổng Thống Hoa Kỳ về đến Washington sau khi thăm Ấn Độ và Singapore (RFA).
- 50.000 lính Nga bí mật xâm nhập nước Mỹ? (TN).
- Nga không hạn chế thời gian Edward Snowden ở sân bay (TT).
- Bầu cử tổng thống Mali (RFI). – Cử tri Mali đi bầu tổng thống mới (VOA).
- Đài Loan bắt một tàu cá với 9 thủy thủ Indonesia bị tình nghi sát nhân (RFI).
- Phật Giáo cực đoan tại Châu Á (RFI).
- Nhiều tàu thuyền tiếp tục tìm đến Australia (VOA).
- Tín đồ Brazil phấn khích với Giáo hoàng (BBC). – Brazil: 2 triệu tín đồ canh thức cùng Giáo hoàng (RFI).
- Tài xế vụ tai nạn đường sắt Tây Ban Nha ra tòa (VOA).
- Quân chính phủ Syria tuyên bố tiếp tục giành chiến thắng tại Homs (GDVN). – Israel nâng cấp hải quân để đề phòng tên lửa Syria (TTXVN).
- Tổng thống Ai Cập “bật đèn xanh” trấn áp biểu tình (TTXVN). – Chính quyền Ai Cập quyết tâm dẹp loạn (VOV).
- Bên trong bảo tàng tuyệt mật của CIA (VNN).
* RFA: + Sáng 28-07-2013; + Tối 28-07-2013* RFI: 28-07-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 28/07/2013;+ Thời sự 12h – 28/07/2013; + Báo chí toàn cảnh – 28/07/2013; + Cuộc sống thường ngày – 28/07/2013;
Hồ sơ pháp lý chủ quyền Biển Đông, thời cơ ngàn năm có một
Thứ hai 29/07/2013 07:15
(GDVN) - "Giải
quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế là một biện pháp
hòa bình, văn minh, đúng luật. Do đó việc chuẩn bị một bộ hồ sơ pháp
lý, một mặt để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của ta ở Biển Đông, mặt
khác bác bỏ những tuyên bố, yêu sách vô lý và sai trái của các bên tranh
chấp, là hoàn toàn cần thiết và rất cần được tiến hành ngay". TS Trần
Công Trục cho biết.
- Tướng Lê Kế Lâm: “Phải sẵn sàng mọi biện pháp để đối phó ở Biển Đông”
- Đuối lý, Trung Quốc đánh tráo các khái niệm pháp lý ở Biển Đông
- BT Phạm Bình Minh: Vấn đề Biển Đông là mối quan tâm chung của khu vực
- Chủ tịch nước: "Giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng"
- “Đưa máy bay, chụp hình bằng chứng TQ xâm phạm chủ quyền Biển Đông”
Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố công
khai quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông, đó là những quan điểm
mang tính nguyên tắc và xuyên suốt, trong đó có nội dung khẳng định Việt
Nam chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình
căn cứ trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc
về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Trong đó, giải quyết tranh chấp thông qua các tổ chức tài phán quốc tế là một biện pháp hòa bình, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, chuyên gia hàng đầu về Luật Biển chia sẻ.
Trong đó, giải quyết tranh chấp thông qua các tổ chức tài phán quốc tế là một biện pháp hòa bình, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, chuyên gia hàng đầu về Luật Biển chia sẻ.
Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, chuyên gia hàng đầu về Luật Biển. |
- PV: Trong lần chia sẻ trước với báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ có nhận định rằng bài học lớn nhất cho Việt Nam từ vụ Philippines kiện Trung Quốc
(TQ) về việc giải thích và áp dụng sai UNCLOS để đưa ra và bảo vệ yêu
sách ở Biển Đông là chúng ta cần phải nhận thức rõ về vai trò của luật
pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS trong xử lý tranh chấp Biển Đông và để
áp dụng thành công giải pháp hòa bình này, trước hết cần xây dựng một bộ
hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Xin Tiến sĩ vui lòng phân tích cụ thể tại sao đã đến lúc chúng ta cần xây dựng và công khai hồ sơ pháp lý chứng minh chủ quyền ở Biển Đông? Chúng ta có nên khởi động các tiến trình tố tụng pháp lý về Biển Đông như Philippines đã làm hay không?
Xin Tiến sĩ vui lòng phân tích cụ thể tại sao đã đến lúc chúng ta cần xây dựng và công khai hồ sơ pháp lý chứng minh chủ quyền ở Biển Đông? Chúng ta có nên khởi động các tiến trình tố tụng pháp lý về Biển Đông như Philippines đã làm hay không?
- Tiến sĩ Trần Công Trục:
Về nguyên tắc, Việt Nam luôn khẳng định chủ trương giải quyết tranh
chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế,
trong đó có UNCLOS. Và như đã nhiều lần phân tích, giải quyết tranh
chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế là một biện pháp hòa bình,
văn minh, đúng luật.
Do đó việc chuẩn bị một bộ hồ sơ pháp lý, một mặt để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của ta ở Biển Đông, mặt khác bác bỏ những tuyên bố, yêu sách vô lý và sai trái của các bên tranh chấp, là hoàn toàn cần thiết và rất cần được tiến hành ngay.
Do đó việc chuẩn bị một bộ hồ sơ pháp lý, một mặt để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của ta ở Biển Đông, mặt khác bác bỏ những tuyên bố, yêu sách vô lý và sai trái của các bên tranh chấp, là hoàn toàn cần thiết và rất cần được tiến hành ngay.
Trong bối cảnh phức tạp như hiện nay,
nếu chúng ta không thể hiện quan niệm rõ ràng, cụ thể, minh bạch mà chỉ
dừng lại ở việc đưa ra những tuyên bố nguyên tắc chung nhất thì dư luận
khu vực, cộng đồng quốc tế sẽ khó có thể hiểu được và do đó chúng ta sẽ
khó có thể nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ rất lớn từ công luận khu vực và
quốc tế.
Mặt khác cách thể hiện quan điểm giải
quyết tranh chấp Biển Đông trên cơ sở nguyên tắc chung nhất chúng ta
dùng để phản ứng trước các động thái, diễn biến trên Biển Đông thì các
bên tranh chấp hầu như không chấp nhận hoặc tìm cách phản bác lại, đặc
biệt là phía TQ.
Còn nếu chúng ta đưa vấn đề Biển
Đông ra các cơ quan tài phán quốc tế để họ xem xét và phán quyết ai
đúng, ai sai thì sẽ có sức thuyết phục cao hơn rất nhiều đối với cộng
đồng quốc tế.
Theo cá nhân tôi, người Việt Nam chúng
ta cần phải sẵn sàng làm điều đó, chấp nhận thông qua các cơ quan tài
phán quốc tế phán quyết rạch ròi, đúng sai, thậm chí chỗ nào chúng ta
sai chúng ta phải chấp nhận điều chỉnh theo đúng luật định, những điểm
nào chúng ta đúng thì chúng ta kiên quyết bảo vệ và sẽ được luật pháp
quốc tế bảo vệ.
Trên thực tế mọi người đều thấy TQ có
những yêu sách, quan điểm xử lý tranh chấp của riêng họ bất chấp luật
pháp quốc tế, ỷ thế sức mạnh vượt trội, dùng sức mạnh và chính trị cường
quyền để áp đặt quan điểm riêng của họ lên các nước khác hòng chèn ép,
răn đe các bên tranh chấp. Vì vậy chúng ta không thể nói xuông với họ,
mà phải có sự chuẩn bị cho các hành động tự bảo vệ mình bằng pháp lý.
Đương nhiên việc chúng ta thực hiện
các tiến trình pháp lý để chứng minh và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của Việt Nam ở Biển Đông như Philippines đã làm hay không, chúng
ta cần phải tính toán rất kỹ để làm sao có lợi nhất trong bối cảnh tình
hình vẫn còn có rất nhiều quan điểm khác nhau, đúng sai, thật hư lẫn
lộn…
Tuy nhiên, chúng ta không còn nhiều
thời gian để tính toán mà cần nắm bắt cơ hội, lúc này có thể nói là
thời cơ ngàn năm có một để chúng ta phải sớm bắt tay thực hiện. Có một
câu thành ngữ dân gian của người nông dân Việt Nam mà chúng ta không
được quên : “đừng để lâu... hóa bùn”.
Vì vậy, việc xây dựng bộ hồ sơ pháp lý
về Biển Đông một cách khẩn trương, nhanh chóng, khoa học, chính xác,
đúng luật cần phải được ưu tiên hàng đầu. Có thể ví như nó như là liều
thuốc giải độc cần kíp trong tình trạng Biển Đông đang bị “nhiễm độc”
trầm trọng.
Chừng nào chúng ta chưa có sự chuẩn bị
kỹ càng và đầy đủ 1 bộ hồ sơ pháp lý, chứng lý về chủ quyền của ta trên
Biển Đông một cách khoa học, khách quan, chúng ta sẽ dễ rơi vào bị động
khi đối phó với các tình huống đang diễn ra liên tục, diễn biến khó
lường như hiện nay.
Giữa muôn trùng biển Đông, cờ đỏ sao vàng hiên ngang khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của tổ quốc. Tác phẩm "Chủ Quyền" |
- PV: Thưa Tiến sĩ, việc xây dựng
bộ hồ sơ pháp lý Biển Đông là rất cần thiết và cần phải được làm ngay.
Xin ông vui lòng phân tích tại sao chúng ta cần tiến hành gấp rút và
không thể chậm trễ hơn nữa trong thời điểm hiện nay?
- Tiến sĩ Trần Công Trục:
Hiện tại Biển Đông đã trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm đặc biệt
của khu vực và quốc tế, đặc biệt là các cường quốc trên thế giới như Mỹ,
Nhật Bản, Ấn Độ, EU, đây là thời điểm chúng ta cần tận dụng tối đa sức
mạnh của công luận để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ luật pháp quốc tế, bảo vệ
UNCLOS và đưa các điều khoản pháp lý quan trọng của UNCLOS vào thực tế.
Philippines đã đi tiên phong trong
việc vận dụng các quy định, điều khoản của UNCLOS để phản bác, bác bỏ
yêu sách chủ quyền vô lý của TQ ở Biển Đông và đã nhận được sự ủng hộ
rộng rãi từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước lớn.
Và như đã phân tích ở trên, nếu chúng
ta muốn nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ khu vực và quốc tế trong đấu
tranh bảo vệ chủ quyền của ta ở Biển Đông, ngăn ngừa nguy cơ xung đột
thì buộc chúng ta phải giải thích rõ ràng, chính xác, đúng luật, có căn
cứ khoa học để chứng minh và bảo vệ các quyền và lợi ích của chúng ta ở
Biển Đông.
Mặt khác, cục diện Biển Đông liên tục
xuất hiện những diễn biến nguy hiểm khó lường mà nếu chúng ta không có
sự chuẩn bị kỹ càng về hồ sơ pháp lý Biển Đông, chúng ta sẽ rất khó đối
phó hiệu quả, đưa ra phản ứng tức thời, chính xác, nhất quán và xuyên
suốt về chủ quyền Biển Đông mỗi khi xảy ra các sự cố trên Biển Đông.
Hơn nữa, qua theo dõi các động thái
cũng như các tuyên bố, phát biểu của lãnh đạo cấp cao TQ về quan điểm
giải quyết tranh chấp Biển Đông, có thể thấy họ vẫn kiên trì lập trường
đòi đàm phán song phương đối với tranh chấp đa phương ở Trường Sa, TQ
vẫn tiếp tục khẳng định và tìm mọi cách hợp pháp hóa đường lưỡi bò bằng
các thủ đoạn đánh tráo các khái niệm pháp lý cơ bản của UNCLOS khi áp
dụng tại Biển Đông.
Chỉ có bằng con đường pháp lý chúng ta
mới có thể đối phó với âm mưu, thủ đoạn này, có thể bác bỏ được những
quan niệm chủ quan, ngụy tạo sai trái của họ và mới có thể giup chúng ta
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông một
cách khách quan và đúng luật.
Tình hình tranh chấp Biển Đông giữa Ta
và TQ còn phức tạp hơn Philippines ở chỗ, TQ đã đánh chiếm phi pháp
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Từ đó đến nay họ liên tục tăng
cường lực lượng quân sự đồn trú, xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép hòng
đứng chân lâu dài làm bàn đạp mở rộng các hoạt động trên thực địa ở Biển
Đông, từng bước hợp pháp hóa đường lưỡi bò phi pháp.
Điển hình cho thủ đoạn này là việc TQ
thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” hòng quản lý 3,5 triệu km vuông,
tức 85% diện tích Biển Đông. Đặc biệt về mặt ngoại giao, TQ luôn gạt
vấn đề Hoàng Sa ra khỏi nội dung đàm phán với Ta nên có thể nói đấu
tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa bằng con đường hòa bình thì việc sử
dụng pháp lý là lựa chọn tốt nhất của chúng ta hiện nay.
Thông qua việc công bố hồ sơ pháp lý
Biển Đông, trong đó có nội dung chứng minh chủ quyền hợp pháp của Việt
Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nộp lưu chiểu tại các tổ
chức quốc tế và Liên Hợp Quốc, dựa vào bộ hồ sơ này để đưa ra phản ứng
trong các trường hợp TQ vi phạm chủ quyền Việt Nam, gây căng thẳng ở
Hoàng Sa, chúng ta sẽ cho dư luận TQ và cộng đồng quốc tế thấy rằng
Việt Nam liên tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa trên mặt
trận pháp lý, dù thực địa TQ đang chiếm đóng trái phép quần đảo này.
Tổng hợp các yếu tố đối nội cũng như
đối ngoại, sức mạnh trong nước cũng như quốc tế, tôi cho rằng lúc này là
thời cơ ngàn năm có một để ta khẩn trương xây dựng bộ hồ sơ pháp lý
Biển Đông một cách đầy đủ, hệ thống, toàn diện, đúng luật, nhất quán, rõ
ràng và minh bạch, đồng thời sớm công bố nó để làm nền tảng cho việc
đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông - Trường Sa, đồng thời đòi lại
chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bằng con đường hòa bình - sử dụng pháp lý.
- PV: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Công Trục!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét