- Tăng gia trên bờ, dưới biển (PT).
- Nhật Bản sắp phóng vệ tinh giám sát tàu xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư (Infonet). – Nhật phóng 9 vệ tinh giám sát “tàu lạ” vi phạm lãnh hải (LĐ).
- Trương Minh Đức: Những kẻ ‘lưu manh chuyên nghiệp’ dưới lớp áo cai tù (DLB). “Hầu
hết gia đình người tù đều hiểu rõ bản chất của những tên lưu manh
chuyên nghiệp khoác áo công an đang làm cai ngục. Mỗi lần thăm gặp thì
gia đình phải chung chi cho cai ngục thăm gặp, có cò mồi hướng dẫn là
những tù nhân tay chân của cai ngục. Mỗi người trong gia đình phải kẹp
ít nhất cũng 100 ngàn vào giữa cuốn sổ thăm gặp. Nếu gia đình nào có
người nhà đông hoặc gởi quà nhiều thì phải chung chi từ 200 ngàn đến 500
ngàn. Còn những người tù được duyệt gặp phòng riêng theo tiêu chuẩn thì
phải từ 700 đến 1 triệu đồng“. - Trại giam Z30A Xuân Lộc cùm chân tù nhân cho đến chết (DLB). - Sự thật về nhà tù mang bí số Z30A (DLB). – Chuyện tù của một phi công (Sơn Trung).
- Liên quan đến Facebooker Nguyễn Thùy Linh: Sự tin tưởng – chất dinh dưỡng cho cái tốt nảy mầm (Trịnh Hữu Long).
- Tử vong sau khi được mời đến trụ sở công an xã (DV). – Vi phạm giao thông, bị công an đánh bầm dập? (PLTP).
- TỘI PHẠM NGUY HIỂM NHẤT (Sơn Thi Thư). “Tội
trộm chó… Vì tội tham nhũng thì người dân tin tưởng để cho ‘Đảng và
Nhà nước lo’ còn tội trộm chó thì người dân quyết tự xử cho bằng được.
Họ kéo cả làng, cả xã ra đánh chết và đốt luôn cả xe máy của bọn trộm.
Thế có phải tội trộm chó là tội nguy hiểm nhất không nào!“
- Về chế độ đa sở hữu đối với đất đai. (Kỳ 1) (Tầm nhìn).
- CHỦ TỊCH HĐND TP.HCM NGUYỄN THỊ QUYẾT TÂM: “Lấy phiếu tín nhiệm không phải là cuộc đua” (PLTP). – “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân (VnEco). – Trần Đăng Khoa: Lấy phiếu tín nhiệm, một tín hiệu xanh (VOV). Sáng đã điểm là bài này: – Trần Đăng Khoa: Một mỹ tục mới của Quốc hội (VOV).
- Sự đắt đỏ của pháp luật (LĐ). – Đổi mũ mới (LĐ).
- Phiếm: Trượt ta, sang tây học! (LĐ).
- Thanh Hóa: Hàng trăm người dân hỗn chiến trên sông, 3 người mất tích (LĐ). – Tìm thấy 2 thi thể sau khi gần 100 người hỗn chiến trên sông Yên (Infonet).
- Trạm nghiền đá thủy điện Đồng Nai 5 gây ô nhiễm nghiêm trọng: Huyện, sở kết luận trái nhau, dân khổ (LĐ).
- Công trình tiền tỉ… phơi nắng gần ba năm (PLTP).
- Nhận diện đúng (TT). – Trạm Bắc Thăng Long- Nội Bài phí chồng phí (TP).
- Cơn bão dư luận! (Nguyễn Văn Tuấn). “Một
điều trớ trêu là những nơi là căn cứ nuôi mấy ông bà cách mạng ngày xưa
thì bây giờ là những nơi nghèo nhất. An Biên, Gò Quao, Giồng Riềng,
v.v. những nơi từng nuôi cán bộ trong thời chiến, bây giờ là những nơi
có lẽ là nghèo nhất nhì của Việt Nam. Nhưng khổ nỗi mấy ông bà ấy bây
giờ có mấy ai còn nhớ đến chân quê, đến cái gốc của mình“.
- Án tử hình “treo” cho cựu bộ trưởng tham nhũng ở Trung Quốc (TN). – Trung Quốc: Hoãn thi hành án tử hình cựu Bộ trưởng Đường sắt (Infonet).
KINH TẾ
- TS Alan Phan: Lời nhắn của Tôn Tử (TVN).
- Nợ VAMC mua được sẽ không lớn (ĐT). – Nợ xấu tại doanh nghiệp nhà nước có thể sẽ được xử lý riêng (NCĐT).
- Vì sao “sức khỏe tài chính” của ngân hàng luôn sạch? (ĐTCK). – “Bẫy thanh khoản” và áp lực cho vay (LĐ).
- Vì sao Việt Nam mất dần lợi thế thu hút FDI ? (Tầm nhìn). – Bộ trưởng Vinh: Không thu hút FDI bằng mọi cách (DT). – Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Cách đây 20 năm chúng ta là ‘mảnh đất vàng’… (PT).
- Lợi suất trái phiếu chính phủ lại tăng (ĐTCK).
- Giá vàng giảm tiếp còn 37,80 triệu đồng/lượng (VOV). – Vàng giảm mạnh, chênh lệch vẫn ngất ngưởng (DT). – Vàng bất ngờ giảm, USD tự do tăng mạnh (Infonet). - Vàng giảm mạnh, USD ”nóng” hầm hập (TT).- Vàng đang gây sức ép lên tiền đồng (LĐ). – Sóng gió thị trường vàng, ai hưởng lợi? (GDVN).
- CP ngành BĐS: Hấp dẫn nhưng đầy rủi ro (LĐ). – Doanh nghiệp chưa mặn mà với nhà ở cho thuê (SGGP).
- Nguyên Phó Thủ tướng: Không thể để người trồng lúa tiếp tục hy sinh (TP). – 585.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp nông thôn (VOV).
- Nông sản xuất khẩu bị trả về (DV). – Cứu giá nông sản thế nào? (NNVN).
- Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam? (VnEco). – Làm rõ nguồn gốc xuất xứ cá tầm (NNVN). – Chống nhập lậu cá tầm từ Trung Quốc: Không thể chậm trễ hơn (DV).
- Trung Quốc “đói tiền” và hệ lụy (Tầm nhìn). – Lỗ hổng tín dụng Trung Quốc tương đương với quy mô kinh tế Việt Nam (SM).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- “VỚI NGƯỜI HÀ NỘI, THÌ LẠI PHẢI TÌM HIỂU THÔI”… (Đỗ Đức/ Mai Thanh Hải).
- Võ Bá Cường: NGUYỄN TRỌNG TẠO VÀ CHUYẾN ĐI SÓNG NƯỚC (Nguyễn Trọng Tạo).
- Đại ca (Quê Choa).
- Lê Tự: Thơ… S.O.S! (Quê Choa).
- Những điều bình thường ở nước Mỹ (Nguyễn Thị Hậu).
- Hoa hậu! đừng để những người đàn ông lôi kéo (Đào Tuấn).
- Buồn cho một di tích (SGGP). – Ông Lê Thành Vinh – Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích: Thẻ hành nghề trùng tu di tích chỉ là điều kiện cần (ĐĐK).
- Nghệ thuật hát bội – Vất vả sống còn! (SGGP).
- Nguyễn Nhật Ánh tái bản sách: Cái duyên ‘best-seller’ kiểu Việt (TTVH). - Nguyễn Nhật Ánh ‘ngồi khóc’ ở Hà Nội (TP). – Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ký tặng sách độc giả Thủ đô (ANTĐ).
- Diễn viên Uyên Thảo: ‘Tình nghệ sĩ bây giờ nhạt nhẽo lắm!’ (PT).
- “Bụi đời Chợ Lớn” lại gây lùm xùm (NNVN).
- Chen lấn, rồng rắn mua vé xem Arsenal (TT). – Bi hài chuyện “săn” vé xem Arsenal (VNN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Chuyện kỳ lạ ở Đại học Hùng Vương (TPHCM): Hàng ngàn sinh viên lao đao vì… một con dấu! (LĐ).
- Vụ giảng viên bị kỷ luật vẫn hướng dẫn luận văn thạc sĩ: Không có chuyện ĐH Bách Khoa Hà Nội bao che (DV).
- Thay đổi thứ tự môn thi giúp thí sinh… bớt căng thẳng (DV). – Đắk Lắk: Điều xe công đưa đón sĩ tử miễn phí đến trường thi (PLTP).
- Nhất định phải thi đại học (ANTĐ). – Làm thầy hay thợ? (NNVN).
- Con đường đến với tri thức của người dân vùng sâu (Tầm nhìn). – Mô hình nhóm trẻ học tập cộng đồng (Tầm nhìn).
- Giải đáp vài thắc mắc về ngôn ngữ R trong phân tích dữ liệu (Nguyễn Văn Tuấn).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tương ớt giá rẻ: Nhắm mắt dùng liều (VietQ/VEF).
- “Đồng Xanh” giữa khu công nghiệp (SGTT).
- Đà Nẵng thả hải cẩu 30kg về biển (TP).
- Tiếp cận đầu mối cung cấp chồn nhung đen (NNVN).
- Tường sập đè trúng 2 bé gái (DT).
QUỐC TẾ
- Phe đối lập Syria đề xuất ngừng bắn trong dịp lễ Ramadan (VOV). – Quân nổi dậy Syria xin ngừng bắn (PNT).
- Ai Cập vẫn ‘chìm’ trong hỗn loạn (Infonet). – Ai Cập đề cử Phó Tổng thống và Thủ tướng (VOV). – Ai Cập có Phó tổng thống và Thủ tướng mới (TP). – Phản ứng của các nhà lập pháp Mỹ về cuộc khủng hoảng ở Ai Cập (VOA).
- Tìm thấy hộp đen trên phi cơ lâm nạn ở San Francisco (VOA). – Phi cơ bị lâm nạn ở San Francisco bay quá chậm trước khi đáp (VOA). – Thêm 1 tai nạn máy bay tại Mỹ làm 10 người thiệt mạng (VOV).
- Snowden: NSA “chung giường với Đức và các nước phương Tây khác” (NLĐ). – 1 tháng sau vụ tiết lộ chương trình do thám của Mỹ: Ác mộng của Snowden dần thành hiện thực (TTVH). – Cuba ủng hộ cho Snowden tị nạn (VNE).
Gần 4 tỷ đồng có thể 'bốc hơi' do một chữ ký của lãnh đạo bộ?
Đây là số tiền không nhỏ và lại càng không nhỏ khi nó được chắt chiu từ
khoản lệ phí thu 4.000 - 6.000 đồng/một hồ sơ thí sinh dự thi đại học.
Việc thu hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi của thí sinh, theo quy định,
được thực hiện theo hai tuyến: Sở GD&ĐT hoặc các trường ĐH, CĐ.
Về nguyên tắc, các trường ĐH,CĐ thu hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi do
thí sinh nộp trực tiếp tại trường (gọi là thí sinh tự do, được gán mã 99
để làm máy tính tuyển sinh), phải nộp về Cục Khảo thí và kiểm định
chất lượng giáo dục lệ phí tuyển sinh Trung ương là 4.000 đồng/hồ sơ
(từ năm 2010 đến nay là 6.000 đồng/hồ sơ).
Công văn đề nghị của cục trưởng Cục khảo thí Ngô Kim Khôi |
Trước đây, lệ phí tuyển sinh Trung ương do Văn phòng Bộ GD&ĐT thu
và quản lý sử dụng. Từ năm 2006 đến nay, nhiệm vụ này được Bộ GD&ĐT
giao Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện. Tuy
nhiên, trên thực tế, Vụ Giáo dục đại học lại đứng ra trực tiếp thu lệ
phí tuyển sinh Trung ương của các trường ĐH, CĐ (mã thí sinh tự do) rồi
sau đó mới nộp cho Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục và
mọi rắc rối bắt đầu phát sinh.
Tổng cộng, từ năm 2006 đến nay, gần 13 triệu lượt thí sinh đã nộp hồ sơ
đăng ký dự thi với số tiền phải trích nộp nghĩa vụ lệ phí tuyển sinh
Trung ương là hơn 60,32 tỷ đồng. Tuy nhiên, do Vụ Giáo dục đại học nộp
bao nhiêu Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng ghi thu bấy nhiêu nên số
chênh lệch về lệ phí tuyển sinh Trung ương hàng năm (mã thí sinh tự do)
phải thu về Cục so với mức thu từ số hồ sơ đăng ký dự thi của từng
trường ĐH, CĐ là khá lớn. Tính riêng trong 4 năm (từ 2008 đến 2011), số
tiền lệ phí tuyển sinh Trung ương còn thiếu (mã thí sinh tự do) Cục
phải truy thu là hơn 3,73 tỷ đồng.
Lấy lý do bộ phận kế toán (cũ) của Văn phòng Cục đã hạch toán khoản thu
trên (lệ phí tuyển sinh mã 99) là không có cơ sở, thiếu căn cứ để ghi
sổ kế toán: “Số tiền trên bảng kê kèm theo chứng từ kế toán chỉ là số
ước tính”, chưa được thực hiện đối chiếu, xác nhận hay cam kết thanh
toán; Đối tượng công nợ chỉ ghi chung chung là các trường ĐH, CĐ mà
không có số liệu chi tiết, cụ thể của từng trường (Số hồ sơ, số lệ
phí…), Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã đề nghị thứ
trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho phép xóa khoản công nợ phải thu
này của Cục trong năm 2012.
Chỉ với hai chữ viết tay “Đồng ý” ghi bên lề tờ trình, thứ trưởng Hiển
đã tạo nguy cơ bốc hơi hơn 3,73 tỷ đồng. Đó là việc làm tùy tiện, sai
nguyên tắc đã được quy định rất rõ trong Thông tư liên tịch số
21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT Quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự
tuyển (lệ phí tuyển sinh) ĐH,CĐ và TCCN mà chính Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
(khi đó là thứ trưởng) đặt bút ký.
Và thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phê đồng ý |
Thông tư này đã nêu rõ: Phí dự thi, dự tuyển đại học và trung cấp
chuyên nghiệp thu theo mức thu quy định, sử dụng đúng mục đích và quản
lý chi tiêu tiết kiệm theo chế độ tài chính hiện hành.
Khoản tiền này được quản lý như sau: Khi thu tiền phí phải cấp cho
người nộp tiền biên lai thu phí theo quy định của Bộ Tài chính. Biên lai
nhận tại cơ quan Thuế địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở (hoặc biên lai
tự in sau khi đã thống nhất với Cục Thuế tỉnh, thành phố) và được quản
lý, sử dụng theo chế độ quản lý biên lai thu phí, lệ phí của Bộ Tài
chính quy định. Định kỳ 10 ngày một lần cơ quan, đơn vị, thu phải gửi
toàn bộ tiền phí dự thi, dự tuyển ĐH và TCCN vào tài khoản tạm giữ "tiền
phí, lệ phí" của cơ quan, đơn vị tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
Thực hiện chế độ sổ, chứng từ kế toán theo dõi việc thu và quản lý sử
dụng tiền phí dự thi, dự tuyển đại học và trung cấp chuyên nghiệp theo
Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số
19/2006/QĐ-BTC của bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với các cơ sở giáo dục -
đào tạo công lập) và Thông tư số 140/2007/TT-BTC Bộ Tài chính (đối với
các cơ sở giáo dục - đào tạo ngoài công lập). Việc ghi thu, ghi chi
ngân sách nhà nước đối với phí dự thi, dự tuyển đại học và trung cấp
chuyên nghiệp của cơ sở giáo dục - đào tạo công lập thực hiện khi đơn
vị được giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm về số thu,
chi phí dự thi, dự tuyển. Hàng năm phải lập dự toán thu - chi phí dự
thi, dự tuyển đồng thời với dự toán tài chính.
Như vậy, khoản tiền này đã được quy định quản lý một cách chặt chẽ,
không thể có cái gọi là “thiếu cơ sở. thiếu căn cứ” hay “ước tính”… như
cách lý giải của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.
Sự đồng ý của thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển vừa trực tiếp vi
phạm quy định hiện hành về quản lý tài chính, vừa tiếp tay cho sai phạm.
Theo đúng quy định của pháp luật và trực tiếp tại Thông tư này, việc
xử lý khoản thu nói trên vượt quá thẩm quyền của cả bộ trưởng Bộ
GD&ĐT mà đòi hỏi phải có ý kiến của Bộ Tài chính: “Trong quá trình
thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị và cá nhân
phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo để nghiên cứu giải
quyết”, chứ đừng nói là một bút phê của ông thứ trưởng.
(Còn tiếp)
Phong Dao
(Người Đưa tin)
Nắn, bóp, né, vì nhà chủ tịch tỉnh
Ở tỉnh Vĩnh Long, cơ quan tư pháp vừa đo đạc phục vụ phiên toà phúc thẩm
xử vụ “nắn đường né nhà chủ tịch tỉnh” đã phát hiện, việc thi công còn
“bóp đường” để né nhà ông này.
UBND tỉnh Vĩnh Long mở đường Bạch Đàn tại TP Vĩnh Long, điều chỉnh quy
hoạch để con đường từ thẳng thành cong chữ chi. Lúc quy hoạch đường
thẳng, ông Phạm Văn Đấu mới là lãnh đạo doanh nghiệp, khi đường uốn lượn
chữ chi là lúc ông Đấu đã làm Chủ tịch UBND tỉnh.
Vỉa hè phía nhà ông Đấu chỉ rộng 3,3 m. ẢNH: SÁU NGHỆ. |
Do việc nắn đường né được nhà ông Đấu, dẫn đến lấn sang nhà đất cơ sở
kinh doanh của bà Lê Thị Kim Khoa. Bà Khoa kiện yêu cầu làm rõ việc điều
chỉnh quy hoạch và đòi tăng giá bồi thường cho bà. Năm 2011, khi ông
Đấu đã nghỉ hưu, TAND tỉnh Vĩnh Long thụ lý đơn kiện của bà Khoa, và năm
2012 xử sơ thẩm, bác đơn kiện với lý do UBND tỉnh quy hoạch đúng.
Bà Khoa chống án. TAND tối cao chuẩn bị xử phúc thẩm đã yêu cầu bị đơn
cung cấp các sơ đồ quy hoạch. Thời điểm này, đường Bạch Đàn đã làm xong,
đo đạc phát hiện con đường bị “bóp lại” để né thêm nhà ông Đấu.
Theo công văn ngày 2/8/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Long gửi TAND tỉnh, đường
Bạch Đàn rộng 18 m, gồm lòng đường 9 m, vỉa hè mỗi bên 4,5 m. Số liệu
này được căn cứ các quyết định của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi
tiết, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường Bạch Đàn và quyết định thu
hồi, bồi thường đất. Thực tế hiện nay, vỉa hè phía nhà ông Đấu chỉ rộng
3,3 m, giảm 1,2 m, suốt chiều dài đất của ông Đấu khoảng 100 m.
Việc bóp đường không có văn bản nào cho phép. Có một câu hỏi ngoài phạm
vi vụ án mà thuộc phạm vi phòng chống tham nhũng, diện tích bị bóp ấy đã
được quyết toán trong dự án đầu tư xây dựng con đường như thế nào, từ
bồi hoàn đất đến thi công?
SÁU NGHỆ
(Tiền phong)
Bất động sản càng tồn kho, người dân càng thêm lợi
“Nếu muốn bơm tiền để xây thêm nhà mới thì cũng chẳng sao. Càng nhiều tồn kho thì cơ hội “vỡ” bong bong càng nhiều, giá sẽ xuống và người tiêu dùng sẽ lợi thêm” – Chuyên gia kinh tế TS. Alan Phan cho biết.
30.000 tỷ sẽ không ảnh hưởng gì đến thị trường BĐS
PV: - NHNN triển khai gói tín dụng kích cầu
30.000 tỷ đã được hơn 1 tháng, nhưng mới chỉ có 2 khách hàng ở BIDV và 6
khách hàng ở Vietcombank tiếp cận được gói này. Trong khi đó đã có 2
doanh nghiệp được giải ngân vốn và 10 doanh nghiệp khác đã được ký kết
cho vay 30% của gói 30.000 tỷ. Ông có nhận xét gì về diễn biến này?
TS. Alan Phan:- Tôi đã nói nhiều lần là những gói
kích cầu BĐS hoàn toàn không tạo ra một hiệu ứng gì lâu dài cho khủng
hoảng BĐS hay nợ xấu. Một vài doanh nghiệp có thể hưởng lợi, nhưng nói
chung, gói 30.000 tỷ này sẽ không ảnh hưởng gì đến giá thị trường của
BĐS hay lực mua của người thu nhập thấp.
Tôi đã tránh né bình lụân nhưng đây là lối xài tiền cho một chuyện bất khả thi, đòi hỏi tài chánh từ nhiều bộ ngành.
Bên cạnh đó, nhóm lợi ích của ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều gói
cứu trợ dài suốt mấy năm qua, và Ngân hàng Nhà nước đã hết sức giúp,
nhiều khi quá khả năng mình, nhưng đâu vẫn vào đấy: tỷ lệ nợ xấu vẫn quá
cao, các báo cáo tài chánh vẫn che giấu nhiều “bộ xương”, sở hữu chéo
vẫn lùm xùm, vốn vẫn teo tóp và tổng số tín dụng vẫn yếu kém.
Tôi cho rằng, lý do phần lớn các gói cứu trợ thất bại là vì có quá
nhiều vòi bạch tuộc nhảy vào băm xẻ miếng bánh “tiền người khác” nên mục
tiêu ban đầu thường bị lãng quên và mọi người liên quan chỉ muốn kiếm
phần chia càng lớn càng tốt.
Thực trạng kinh tế hiện tại có thể xem là một cơ hội vàng cho các
nhóm lợi ích, vì nhìn đâu cũng thấy nhu cầu cứu trợ: bất động sản, ngân
hàng, chứng khoán, doanh nghiệp sản xuất, nông hải sản, doanh nghiệp nhà
nước…
PV: - Có ý kiến cho rằng: “Coi chừng gói
30.000 tỷ hiện nay người dân không vay được. Coi chừng những thủ tục cho
người dân vay khó quá rồi cuối cùng tập trung cho DN vay. Cho DN vay có
thể có rất nhiều quyền lợi cho ngành xây dựng và ngân hàng. Cho dân vay
thì rất khó, lấy tiền của người dân là người ta la lên ngay. Nhưng cho
DN vay thì đảm bảo gói này không dưới 10%”. Là một chuyên gia kinh tế,
ông có đánh giá gì về ý kiến này?
TS. Alan Phan: - Có quá nhiều mâu thuẫn và thủ tục
trong gói kích cầu để nó có thể được triển khai nhanh chóng và hiệu
quả. Chính phủ rót 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được một vài đối tượng. Thị
trường bất động sản Việt Nam chỉ cầm máu một chút và vết thương sẽ không
khỏi.
Ngoài ra, khi bơm tiền ra sẽ có ít nhất vài ba chục phần trăm lượng
tiền biến mất vì phí quản lý, sự không minh bạch, thiếu kiểm soát
nghiêm túc. Phải nhớ rằng, ở đâu cũng thế, tiền của người khác thì ta
luôn có sự cẩu thả trong tiêu xài. Không có sự kiểm soát chặt chẽ thì
luôn có những đối tượng lợi dụng, đó là tình trạng chung của mọi xã hội.
Ở Mỹ (2007) hay ờ Thái (1997) , Chính phủ không cứu BĐS mà để giá
địa ốc xuống ồ ạt. Khi ngân hàng lớn lâm nguy, Chính phủ phải rót tiền
vào để có thăng bằng nhưng sau đó chính ngân hàng phải tự tìm vốn để bù
vào. Sau khi có thêm nguồn vốn mới, ngân hàng phải trả lại Chính phủ.
Càng nhiều tồn kho thì vỡ bong bóng càng nhiều, người dân càng lợi
PV: - Mới đây, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám
đốc Công ty Địa ốc Đất Lành đã khẳng định: Hiệu ứng đổ vỡ BĐS mới chỉ
bắt đầu. Ông nghĩ thế nào về nhận định này?
TS. Alan Phan: - Tôi không nắm rõ toàn thể câu nói
của ông Đực nên không trả lời được. Tuy nhiên, bong bong BĐS đã xì hơi
từ 2 năm nay, và chánh phủ cùng các công ty BDS đang cố gắng “bơm” trở
lại. Họ sẽ không thành công.
PV: - Rất nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta đang
đi lệch hướng Nghị quyết 02, khi hàng tồn kho cũ chưa được giải quyết
thì lại tiếp tục xây dựng thêm rất nhiều nhà ở xã hội mới. Xin ông cho
biết ý kiến của mình về vấn đề này?
TS. Alan Phan: - Tôi không biết gì về các Nghị
Quyết của chánh phủ. Nếu họ muốn bơm tiền để xây thêm nhà mới thì cũng
chẳng sao. Càng nhiều tồn kho thì cơ hội “vỡ” bong bong càng nhiều, giá
càng xuống và người tiêu dùng sẽ lợi thêm.
PV: - Với kiến thức của một chuyên gia và kinh
nghiệm của một người đã từng hoạt động trong lĩnh vực BĐS, theo ông,
chúng ta cần phải làm gì để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS hiện nay
ạ?
TS. Alan Phan: - Nói ra thì “cực kỳ thiếu văn hóa”, nhưng tôi vẫn cho giải pháp duy nhất là hãy để các zombies chết đi.
Dĩ nhiên khi bong bóng BĐS nổ, vài chục ngân hàng thương mại khốn
đốn vì nợ xấu, chỉ số chứng khoán sẽ rơi chút đỉnh và các nhà giàu sẽ
thấm thía bài học của kinh tế thị trường.
Đổi lại, phần lớn người dân sẽ vỗ tay, vì cơ hội làm chủ một căn
nhà có thể thành hiện thực. Và những ảnh hưởng tích cực từ hiệu ứng trên
sẽ quay về giúp nền kinh tế tiến về một định hướng bền vững hơn.
Giá nhà sẽ giảm thêm 30-50% để “bắt kịp” thu nhập của người dân và
sẽ tạo ra một tầng lớp trung lưu có đủ điều kiện mua nhà. Người dân sẽ
có thêm niềm tin và đây chính là một cú hích tạo ra sự kích cầu lớn.
Giống như nền kinh tế Mỹ nợ ngập đầu nhưng vẫn rất năng động, bởi người
dân phải “kéo cày” làm việc tới 10-15 tiếng mỗi ngày để trả nợ khi sở
hữu nhà xe.
Ngay tại Mỹ. mỗi tuần đều có vài ngân hàng phá sản họ cũng thấy
không sao, miễn là Chính phủ bảo đảm người dân sẽ không mất tiền khi gởi
dưới giới hạn (bên Mỹ là 100 ngàn đô). Vài ngân hàng chết, chứng khoán
sẽ tụt nhưng sau đó niềm tin sẽ lấy lại và đi tới một chu kỳ kinh tế
mới.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Theo Đất Việt
Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!
Hôm
nay, trong bài giảng cho những người trẻ về niềm tin vào con người từ đâu ra –
đó là từ những gì họ đã làm trước mắt chúng ta hoặc cho chúng ta, tôi đã kể lại
câu chuyện mình đánh mất niềm tin vào nhân cách người Việt như thế nào, và từ
đó tôi đã phải đi tìm nhân cách người Việt đã bị đánh mất ra sao?
Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm. Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của “những ngừơi thắng cuộc” chiến là chính những người như ông cha tôi và đồng đội của họ…
Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm. Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của “những ngừơi thắng cuộc” chiến là chính những người như ông cha tôi và đồng đội của họ…
Trước đó, cả cuộc đời tôi đã được xắp đặt trước, rõ ràng: học giỏi, về cống hiến cho đất nước - như với tất cả bạn bè tôi. Nhưng, khoảng 80% lứa du học sinh chúng tôi đã quyết định không về nước… Tôi nằm trong số 20% còn lại, đang phân vân… chính vì cái anh chàng Pavel trong tôi đó!
Ở lại hay về nước? Tôi đã về phép với quyết định được ở lại thực tập sinh thêm 3 năm trong tay, tức là cánh cửa trở lại trời Âu rồi ở lại đó của tôi vẫn còn mở…
Tôi và mẹ tôi ra Bắc bằng tàu liên vận. Hai mẹ con ngồi ở khoang ghế cứng. Vì là tầu chậm, nó đỗ ở tất cả mọi ga và làm tôi rất thích thú. Ở mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm. Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là đặc trưng của những gì xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả…
Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra… Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay ái ngại gì cả, bình thường… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ ngác và lòng rưng rưng với nắm tép khô còn chưa kịp đưa vào rổ của cô bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! Còn những hành khách trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đã chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng làm ngơ, không ai phản đối gì, cho là chuyện bình thường…
Cho đến hôm nay, cái câu không được hét ra ấy vẫn cứ vang lên mãi không tha trong đầu tôi: “Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”
Để rồi, tôi không còn muốn trở về nước làm việc để “cống hiến cho đất nước” nữa. Bởi vì, từ hôm đó, ngay lúc đó, một điều gì lớn lao đã đổ vỡ trong tôi. Tôi đã mất niềm tin vào nhân cách người Việt, qua những gì tôi chứng kiến và trải nghiệm.
Ngay trong đợt về phép đó, tôi đã mang quà về gia đình cho mấy thằng bạn thân đã quyết định ở lại bên ấy, thấy gia đình chúng nó bị xã hội ghẻ lạnh phải nghỉ việc, bán nhà chuyển chỗ ở, thấy bố mẹ chúng nó tiếp tôi và nhận quà của con mình gửi về mà phải đi báo công an phường đến chứng nhận… tôi khiếp quá. Nhưng nay tôi đã quyết quay trở lại châu Âu, và để ngỏ khả năng ở lại bên đó vĩnh viễn… chỉ vì chứng kiến rổ tép khô bị đổ của cô bé trên tầu…
Lúc đó, người tôi yêu, rất yêu thì không yêu tôi, còn người rất yêu tôi thì tôi chỉ quí trọng. Cả hai đều là bạn học, bạn thân của tôi thời phổ thông bom đạn. Tất nhiên, tôi chỉ có thể và nói mẹ xin cưới cho mình ngừời thứ hai. Và ba năm sau thời gian thực tập sinh, tôi đã trở về nước làm việc, sống với người mình đã cưới vội để thả neo đó. Cái Neo đó đúng là đã giữ tôi không phiêu bạt giang hồ. Nhưng đó là câu chuyện khác…
Mấy chục năm nay, sống trên đất nước XHCN này, chuyện những người đi đường vô tình bị rơi bịch tiền vung vãi ra và bị mọi người xông vào cướp trắng hết… đã là bình thường, nhưng những giấc mơ và câu hét “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!” vẫn cứ vang lên trong tôi.
Và tôi hiểu, đó là tôi vẫn còn đang đi đòi lại cho tôi nhân cách đạo đức người Việt ngày xưa mà tôi từng biết. Tại sao nó bị mất đi? Làm sao cho nó quay trở lại với người Việt? Tôi có tìm lại được niềm tin vào nhân cách người Việt như xưa nữa hay không?
Đó là câu hỏi tôi đã thảo luận với các bạn trẻ sáng nay.
Tôi tin là có. Dù điều đó không dễ, và không nhanh được, nhưng rồi cũng sẽ tới ngày...
Những hạt giống độc hại nào đó đã nẩy mầm sau chiến tranh, nhưng đã được gieo từ lâu trước đó vào văn hóa dân tộc, chỉ là hồi bé tôi không nhận ra những rổ tép khô bị hất đổ và cướp mất mà thôi.
Và bây giờ nó đã là rổ tép khô của tôi rồi.
Trần Thành Nam
Tin Vịt: Máy lạnh trong xe hơi
Hiện tại, điều này rất thú vị! TẠI SAO Trong cuốn Hướng dẫn sử dụng xe của tôi cho biết phải mở các cửa sổ để đẩy tất cả không khí nóng ra trước khi bật máy lạnh?
Không nghi ngờ, hơn bao giờ hết, ngày càng có nhiều người chết vì ung thư. Chúng tôi tự hỏi, vấn đề này đến từ đâu, đây là một ví dụ giải thích trong nhiều nguyên nhân gây ung thư.
Phần đông người ta vào xe của họ, điều đầu tiên là vào buổi sáng, và điều cuối cùng vào ban đêm, 7 ngày một tuần.
khi tôi đọc điều này, nó làm tôi cảm thấy tội lỗi và xấu hổ. Xin vui lòng chuyển thông tin này đến cho càng nhiều người càng tốt. Đoán xem, thực hiện sự thay đổi không bao giờ là quá muộn.
Xin vui lòng đừng bật máy lạnh ngay sau khi bạn mới vào xe hơi.
Việc đầu tiên khi bước vào xe là mở cửa sổ và sau đó một vài phút, vặn máy lạnh lên.
Đây là lý do: Theo nghiên cứu, bảng đặt các đồng hồ đo tốc độ, mức dầu mỡ... ở phía trước xe, chỗ ngồi, ống dẫn khí lạnh, trong thực tế tất cả các đồ làm bằng nhựa trong xe của bạn, tỏa ra Benzen, một độc tố gây ung thư – mộtchất gây ung thư mạnh nhất. Hãy để ý, quan sát mùi nhựa nóng trong xe của bạn khi bạn vừa mở cửa, và trước khi bạn bắt đầu nổ máy. Ngoài việc gây ra ung thư, chất Benzen độc hại cho xương, gây thiếu máu và làm giảm các tế bào máu trắng. Tiếp xúc lâu dài có thể gây ra bệnh bạch cầu và làm tăng nguy cơ một số bệnh ung thư. Nó cũng có thể làm sẩy thai ở phụ nữ đang mang thai.
Độ Benzen trong nhà "được cho phép" là: 50mg mỗi sq.ft (bộ vuông).
Một chiếc xe đậu trong nhà, với các cửa sổ đóng, sẽ chứa 400-800 mg Benzen - 8 lần so với mức cho phép.
Nếu đậu dưới ánh mặt trời, ở nhiệt độ trên 60 độ F, mức Benzen sẽ lên đến 2.000-4.000 mg, 40 lần so với mức chấp nhận.
Người bước vào xe, khi các cửa sổ khép kín, sẽ hít phải quá nhiều lượng độc tố Benzen.
Benzen là một chất độc có ảnh hưởng đến thận và gan của bạn. Tệ hại hơn, là vô cùng khó khăn để trục xuất những thứ độc hại này rakhỏi cơ thể.
Vì vậy, bạn hỡi, hãy mở cửa sổ và cửa ra vào của xe hơi của bạn - cho nó một thời gian để thông thoáng - (xua tan những thứ chết người) - trước khi vào xe.
Nghĩ xem: "Khi ai đó chia sẻ một cái gì có giá trị với bạn và bạn được hưởng lợi từ nó, bạn có một nghĩa vụ đạo đức để chia sẻ nó với những người khác”.
Car
Air Conditioning
Summer
will soon be upon us, as will the heat of the afternoon. Please read on.
Car
Air Conditioning (Please read and share)
This
one is for all to read and then share...might help save a life.
Now
this is very interesting! My car's manual says to roll down the windows
to let out all the hot air before turning on the A/C. WHY ?
No wonder more folks are dying from cancer than ever before. We wonder where this stuff comes from, but here is an example that explains a lot of the cancer-causing incidents.
Many people are in their cars the first thing in the morning, and the last thing at night, 7 days a week.
As I read this, it makes me feel guilty and ill. Please pass this on to as many people as possible. Guess, it’s not too late to make some changes.
Please do NOT turn on A/C as soon as you enter the car.
Open the windows after you enter your car and then after a couple of minutes, turn ON the AC .
Here's why: According to research, the car's dashboard, seats, a/c ducts, in fact ALL of the plastic objects in your vehicle, emit Benzene, a Cancer causing toxin. A BIG CARCINOGEN. Take the time to observe the smell of heated plastic in your car when you open it, and BEFORE you start it up.
No wonder more folks are dying from cancer than ever before. We wonder where this stuff comes from, but here is an example that explains a lot of the cancer-causing incidents.
Many people are in their cars the first thing in the morning, and the last thing at night, 7 days a week.
As I read this, it makes me feel guilty and ill. Please pass this on to as many people as possible. Guess, it’s not too late to make some changes.
Please do NOT turn on A/C as soon as you enter the car.
Open the windows after you enter your car and then after a couple of minutes, turn ON the AC .
Here's why: According to research, the car's dashboard, seats, a/c ducts, in fact ALL of the plastic objects in your vehicle, emit Benzene, a Cancer causing toxin. A BIG CARCINOGEN. Take the time to observe the smell of heated plastic in your car when you open it, and BEFORE you start it up.
In
addition to causing cancer, Benzene poisons your bones, causes anaemia and
reduces white blood cells. Prolonged exposure can cause Leukemia and
increases the risk of some cancers. It can also cause miscarriages in
pregnant women.
The "acceptable" Benzene level indoors is:50mg per sq.ft.
The "acceptable" Benzene level indoors is:50mg per sq.ft.
A car parked indoors, with windows closed, will contain 400-800 mg of Benzene - 8 times the acceptable level.
If parked outdoors in the sun, at a temperature above 60 degrees F, the Benzene level goes up to 2000-4000 mg,40 times the acceptable level.
People who
get into the car, keeping the windows closed, will eventually inhale excessive
amounts of the BENZENE toxin.
Benzene is a toxin that affects your kidneys and liver. What's worse, it is extremely difficult for your body to expel this toxic stuff.
So friends, please open the windows and doors of your car - give it some time for the interior to air out -(dispel the deadly stuff) - before you enter the vehicle.
Thought: 'When someone shares something of value with you and you benefit from it, you have a moral obligation to share it with others.'
Benzene is a toxin that affects your kidneys and liver. What's worse, it is extremely difficult for your body to expel this toxic stuff.
So friends, please open the windows and doors of your car - give it some time for the interior to air out -(dispel the deadly stuff) - before you enter the vehicle.
Thought: 'When someone shares something of value with you and you benefit from it, you have a moral obligation to share it with others.'
Bùng nổ vấn nạn mại dâm
Quả
tình “vạn bất đắc dĩ” tôi mới phải “khui” lại vấn đề này, một vấn đề rất “nhạy
cảm” với hầu hết những “người tử tế”, nhất là các bà vốn coi trọng lễ giáo dù
còn “cổ một tí” hay đã “thoáng” hơn ở một mức độ nào đó. Các bà xấu hổ giùm cho
những người bước vào thế giới mại dâm bất cứ vì lý do nào. Nhưng tình trạng này
ở VN hiện nay đã nổi lên “rầm rộ” trở thành một “vấn nạn” hầu như không có lối
thoát và ngày càng lan rộng từ thành phố đến tỉnh lẻ, từ con phố sang trọng đến
khắp hang cùng ngõ hẻm với sự tham gia của đủ mọi hạng người, bất kể trình độ,
đẳng cấp, bất kể giàu nghèo, bất kể hoàn cảnh ra sao. Có chồng hay chưa chồng,
cần tiền hay cần tình, mua bán dâm chỉ như cái thú vui như đi uống rượu hoặc
chơi ma túy hay chỉ là kiểu đua đòi cùng chị cùng em.
Mại
dâm hay mãi dâm
Hiện
nay, ở VN rất nhiều người sử dụng từ “mại dâm” và không thể phân biệt “mãi
dâm” với “mại dâm” là gì. Theo chữ nghĩa “mại” là mua, “mãi” là
bán. Vậy người bán và người mua là hai đối tượng khác hẳn nhau. Ta gọi “mãi
dâm” là hành động mua dâm còn “mại dâm” là hành động bán dâm. Do vậy, khi viết
“gái mãi dâm” (mua dâm) là sai mà phải viết là “gái mại dâm” (bán dâm). Thực
ra, nay không chỉ có “gái mại dâm” (tức những người phụ nữ làm nghề bán dâm),
mà còn có “phụ nữ mãi dâm” (tức là phụ nữ bỏ tiền ra để mua dâm từ nam giới).
Những người nam theo đuổi hành động bán dâm thoả mãn cho nhu cầu của người mua
dâm (cả nam và nữ) thì được gọi một cách dè bỉu trong tiếng Việt là “đĩ
đực”, hay “gigolo” hay “male prostitute” trong tiếng Anh.
Con số này tuy không nhiều, chỉ chiếm 1-2% trong “nghề” này. Nhưng đó cũng là
một hiện tượng đang có chiều hướng gia tăng.
Nhưng
để tiện việc trình bày đề tài bớt rối, bài này gọi chung là nạn “mại dâm” như
thói quen nhiều người thường dùng.
Không
có giải pháp nào
Ở
đây, tôi chỉ muốn đi tìm những nguyên nhân nào đã khiến cho tình hình mại dâm ở
VN phát triển đến chóng mặt như thế. Tất nhiên tôi không hề có tham vọng đưa ra
những giải pháp để ngăn chặn hay “chấn chỉnh” vấn nạn này. Đó là điều không thể
bởi với tình hình hiện nay, kinh tế suy thoái trong một môi trường xã hội thiếu
ổn định, niềm tin và đạo đức bị đánh cắp bởi tham nhũng, bởi sự phân hóa giàu
nghèo nằm sát nách nhau, giá trị con người bị thay thế bằng vật chất.
Trong
tình cảnh như thế, giải pháp nào cũng là “bất khả thi”. Dù cho nhà nước cùng
với các nhà nghiên cứu, các cơ quan thi hành pháp luật có đưa ra hàng trăm giải
pháp cũng không thể nào giải quyết hết được. Tất cả chỉ như con bệnh thập tử
nhất sinh, cho uống liều thuốc cảm quá nhẹ, theo kiểu “còn nước còn tát” chứ
không mong bình phục. Tất cả phải là do chính con người nhìn nhận sự việc như
thế nào thôi. Con người với cuộc sống lại do kinh tế chi phối, xã hội trong
sạch hay không là động lực chính thúc đẩy, quyết định con người ấy sống như thế
nào. Ảnh hưởng dây chuyền ấy quấn chặt lấy nhau nên không thể giải quyết từ một
mặt của vấn đề được. Tôi chịu thua, không đưa ra được giải pháp nào. Xã hội sẽ
quyết định. Khi nào xã hội sạch thì con người mới “sạch” được. Xin
lật lại một chút quá khứ.
Có
thời kỳ mại dâm được xem như hợp pháp
Năm
1953, khi tôi mới bước chân vào “hòn ngọc Viễn Đông”, đó là “Sè Gòn”, nơi tôi
hằng mơ ước. Sau 2 tháng nằm trong Trường SQTB Thủ Đức, chúng tôi được đi phép
chiều thứ bảy và ngày chủ nhật ở Sài Gòn. Trong thời gian đầu, ông bạn nằm
chung giường đôi với tôi là ông Hồ Trung Hậu, ông nằm tầng trên, tôi nằm tầng
dưới. Ông Hậu là dân Nam
chính cống, là công chức thời Pháp và gia đình ông sống theo phong cách rất
“Tây”. Ông hướng dẫn tôi đi chơi quanh thành phố (TP). Vài tháng sau, tôi quen
dần và đi chơi cùng mấy ông bạn “Bắc kỳ” ngu ngơ. Chúng tôi được làm quen đủ
thứ lạ từ Thảo Cầm Viên đến Vườn Lài, Kim Chung Đại Thế Giới… Dù trong túi rất
ít tiền cũng cố bò vào xem cho “mở rộng tầm mắt”. Tôi chỉ kể qua về vài điều có
liên quan đến đề tài này.
Hồi
đó Sinh viên sĩ quan đi chơi bị hạn chết rất nhiều thứ, thí dụ không được đi xe
buýt và xe xích lô máy, phải đi taxi, không được bén mảng đến những bar có treo
bảng “interdit militaire” “cấm quân nhân”… Nhưng có một nơi quân
nhân được phép ra vào tự do đúng luật. Đó là một BMC (bordel militaire
contrôler) nằm chềnh ềnh giữa đường Gallienie, nay là đường Trần Hưng Đạo. Qua
một cái cổng có bốt gác do lính Tây canh chừng, anh nào cũng bị khám sơ qua xem
có bệnh tật gì không. Vào trong là hàng chục dẫy nhà nằm ngang dọc, đèn đuốc
sáng choang. Các cô gái đứng bày hàng trước cửa, ăn mặc đủ kiểu nhưng không cần
lõa lồ quá bởi vào đây toàn là khách “có nhu cầu” rồi, khỏi cần cạnh tranh mời
chào như những nơi khác. Tuy nhiên các cô vẫn cần khoe tí sắc vóc mập ốm cho
khách chọn. Đó là mơi hoàn toàn hợp pháp.
Còn
những nơi khác như Bình Khang, Vườn Lài cũng là những nơi mua vui cho khách
bình dân có nhu cầu tìm đến. Ngay cả các khách sạn ở Chợ Lớn cũng gần như “tự
do” chẳng ai thèm khám xét bắt bớ. Tôi muốn nói đến sự “hợp pháp” hay mặc nhiên
được công nhận là “chuyện bình thường” của những nơi chốn đó. Ngay cả cờ bạc
cũng có nơi chốn hợp pháp như Đại Thế Giới (Casino grand monde) do Bình Xuyên
cai quản. Trên cổng lớn sáng rực ánh đèn néon, hàng chữ Grand Monde như một lời
xác nhận với mọi người dân Saigon rằng nơi đó là sòng bạc được nhà nước bảo
trợ, cứ mặc tình mà sát phạt!.
Rồi
đến thời kỳ quân đội Mỹ tràn vào VN, đóng quân ở các thành phố. Nạn mại dâm
tràn lan khắp nơi, nhà cho thuê “room for rent”, “ house for rent” chỉ thiếu
chữ “người for rent” thôi. Tôi có một anh bạn già, chỉ làm nghề chụp ảnh khỏa
thân cho các cô gái bán dâm cho quân đội Mỹ mà xây được nhà 3 tầng giữa đại lộ,
nay giá cả lên đến cả chục tỉ đồng.
Phải
kể đó là “thời loạn lạc”, Sài Gòn cũng giống như Okinawa của Nhật khi quân đội
Mỹ quản lý quần đảo này từ năm 1945, tới năm 1972 mới trả lại cho Nhật Bản.
Thời kỳ đó cũng phát sinh tệ nạn mại dâm, có người còn cho rằng các cô gái Nhật
ở địa phương này được khuyến khích kiếm tiền để làm giàu cho đất nước sau chiến
tranh. Nhưng sau đó, TP Nhật lại hồi sinh và nạn mại dâm chấm dứt.
Cũng
như ở Sài Gòn, từ 1960 đến 1975, tệ nạn mại dâm bớt hẳn bởi đời sống
kinh tế khá hơn, đời sống văn hóa hồi phục, đạo đức được coi trọng. Bộ mặt TP
sáng sủa hơn rất nhiều. Tất nhiên chẳng thành phố nào trên thế giới này không
có mại dâm, chỉ nhiều hay ít mà thôi. Sài Gòn cũng vậy, tệ nạn mại dâm vẫn còn
nhưng không đến nỗi là thảm họa và mại dâm cũng bị bắt nhưng không “quá nhiều”
và quá “đa dạng” như bây giờ (năm 2013).
Nạn
mại dâm âm thầm phát triển nhanh chóng
Nhà
trăm tỉ của nữ diễn viên Trang Nhung
Rồi
sau năm 1975, thành phố đổi chủ, trong những năm đầu, sự nghèo đói làm nạn mại
dâm không có đất sống. Mọi người lo ăn chưa xong, lấy gì đi chơi. Người ta
tưởng là TP “sạch”, thật ra là TP đói, bởi chưa anh nào kiếm ra nhiều tiền cả.
Tuy
nhiên, đến giai đoạn “đổi mới” 1986 về sau, kinh tế thị trường phát
tác những mặt trái của nó. Nạn tham nhũng, hối lộ, buôn gian bán lận, nạn bè
phái con ông cháu cha trở thành “giai cấp hưởng thụ”, ngược lại là những người
thuộc lớp nông dân, công nhân lao động làm không đủ ăn…
Bên
cạnh đó, không thiếu những người đẹp khoe nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ, người
tình Tây, Hàn Quốc, bảnh trai, gia tài hàng tỉ đô. Người ta bỏng mắt nhìn báo
chí khoe giùm nhà của Ngô Mỹ Uyên Trị giá 300 tỷ; nhà Trang Nhung 100 tỉ, nhà
Lã Thanh Huyền 30 tỷ đồng và mới đây nhất là nhà của ca sĩ Thu Minh giữa
trung tâm TP Sài Gòn, nhìn ra nhà thở Đức Bà có giá khoảng triệu Mỹ kim. Hà Hồ
đi xe chục tỉ đồng…
Thu
Minh khoe nhà triệu đô mới tậu
Trong
khi các cô gái tự cho mình là đẹp, học hành đàng hoàng, nhưng nghèo kiết xác,
kiếm được cái xe máy đã là may, làm hùng hục không đủ tiền đổ xăng, cuộc đời tẻ
nhạt trong ngõ hẻm.
Những
người có nhà cao cửa rộng bằng con đường làm ăn chân chính hoặc may mắn “yêu
chân thành” được một “đại gia” chẳng có gì đáng bàn. Thế nhưng “hội chứng khoe
của”, kể cả kiểu khoe thân thể, chụp hình khỏa thân vì những mục đích vớ vẩn
rồi tung lên mạng gây scandal lấy tiếng, đã âm ỷ làm cháy bỏng những giấc mơ
của các cô gái khác.
Từ
đó là mầm mống phát sinh ra lối sống đua đòi hưởng thụ, sùng bái vật chất, chạy
theo lối sống cá nhân vị kỉ, coi rẻ giá trị cộng đồng. Mại dâm theo đó cũng
xuất hiện trở lại ngày càng nhanh chóng, dưới nhiều hình thức, tinh vi hấp dẫn,
kỳ quái hơn. Nếu trước đây các cô gái bán dâm vì nghèo khó vì ít học thì nay
khác hẳn.
Chỉ
có 10% gái bán dâm vì nghèo khó
Một
anh là “tuyên truyền viên” của hội chống HIV cho biết: “Tôi đã
tiếp xúc với rất nhiều gái mại dâm, số cô mà tôi đã gặp, đã trò chuyện, chắc
phải đến vài trăm. Trong số đó, có lẽ chỉ 1/10 là hoàn cảnh thực sự quá khó
khăn, buộc phải làm gái. Còn lại, đa số là lười nhác, thích chưng diện, thích
ăn sung mặc sướng... Với những người đó, tôi không thể thông cảm hay xót xa
được...”
Hầu
hết gái bán dâm khi bị phát hiện đều đổ cho “nhà nghèo” nên mới đi bán thân.
Nhưng theo điều tra thì 52,2% gái bán dâm có gia cảnh trung bình và 2,4% khá
giả chứ không hề nghèo. 27,6% đi bán dâm là do bạn bè rủ rê, 63,9% là do lôi
kéo bởi chính những gái mại dâm khác, chỉ có 6% là do bị lừa hoặc cưỡng bức.
Có
gái mại dâm mới 16 tuổi khi bị bắt đã trả lời tỉnh queo: “Ở nhà mỗi lần
xin 5-10 ngàn đi chơi game mà ông bà già cứ cằn nhằn nên em mới đi làm kiếm
tiền chơi, khỏi bị cằn nhằn nhức đầu”. Có gái mại dâm nói thẳng với nhà
báo: “Chị không bỏ nghề đâu, vì nghề này vừa sướng lại vừa có tiền”. Thậm
chí, có ngôi làng đua nhau đẩy con gái đi bán dâm để làm giàu. Có bà mẹ vì hám
tiền đã bất chấp nhân phẩm và tình mẫu tử, ép con đi bán dâm hoặc lấy
chồng Đài Loan, Hàn Quốc. Mặt khác, tại các cửa khẩu tiếp giáp với Trung
Quốc, tình hình mua bán người vì mục đích mại dâm và bắt cóc trẻ em để đưa sang
Trung Quốc cũng trở thành vấn đề đáng báo động.
Đặc
biệt, một số gái mại dâm còn là người mẫu, diễn viên, hoa hậu,
ca sĩ... có thu nhập cao, nhưng vì muốn ăn chơi xa hoa mà đi bán dâm. Một số
còn kiêm luôn vai trò “tú
bà”, chăn dắt và môi giới mại dâm. Người mẫu bán dâm Hồng Hà
nói đi bán dâm là “để mua được nhà lầu, xe hơi”.
Gái
bán dâm có học, đẹp và sành điệu
Sinh viên bán dâm bị bắt chờ lấy lời khai
Quan
niệm cho rằng gái mại dâm do “học vấn thấp” thực tế không còn đúng nữa. Một số
gái bán dâm có học vấn không hề thấp. Công an đã làm rõ một số đường dây mại
dâm bao gồm những sinh viên có ngoại hình đẹp, thích ăn chơi đua đòi tại các
trường đại học, cao đẳng được các tú bà tuyển mộ để bán dâm giá
cao. Gái bán dâm trong các đường dây này là sinh viên nhưng lại thích đua
đòi, ăn chơi ở những chốn sành điệu, dù bố mẹ chu cấp đầy đủ nhưng vẫn đi bán
dâm chỉ để có tiền thỏa mãn sĩ diện. Có sinh viên, thậm chí cả học sinh
Trung hoc phổ thông mới 17 tuổi đã vừa bán dâm vừa kiêm luôn vai trò môi giới
mại dâm, buôn bán phụ nữ với những chiêu tinh vi như bán trinh
giả.
Như
thế cái nghèo chỉ chiếm 10%, còn lại là “con gái nhà lành” đi bán dâm. Đấy mới
chính là thảm họa và là điều đáng lo ngại cho toàn cảnh nền luân lý đạo đức
hiện nay.
Bùng
nổ dư luận mại dâm
Nhưng
tại sao đến lúc này dư luận về mại dâm lại bùng lên dữ dội trên khắp các trang
báo VN và là đề tài bàn tán không chỉ ở quán cóc vỉa hè mà còn là nỗi lo của
những “gia đình tử tế”. Nỗi hoang mang của những bà mẹ, ông bố, người anh người
chị lương thiện khi có những đứa con em sống “bí mật” hay thác loạn. Dư luận
bùng lên bởi hai lý do:
1-
Vụ án Mỹ Xuân
Cựu
hoa hậu Mỹ Xuân đang được dẫn vào tòa án sáng 27-6
Ngày
27 tháng 6 vừa qua, Tòa án TP Sài Gòn đưa ra xét xử Mỹ Xuân cùng 5
bị cáo bị về hành vi “Môi giới mại dâm”. Có hàng trăm thứ chuyện về vụ mua bán
dâm “cao cấp” gồm toàn nghệ sĩ nổi tiếng từ ca nhạc đến điện ảnh, người mẫu
thời trang… làm rung rinh khắp 3 miền Trung Nam Bắc và cả báo chí quốc tế.
Phiên tòa xử Mỹ Xuân cùng 5 bị cáo đã được đưa ra xét xử vào 08g sáng ngày 27-6.
Theo
bản cáo trạng, ngày 2/6/2012 (cách đây 1 năm),công an ập vào khách sạn ở Q.1
(TP Sài Gòn) bắt quả tang 4 đôi nam nữ đang thực hiên hành mua bán dâm. Trong
đó, các cô gái bán dâm được xác định là Lê Thị Thúy Hường (người mẫu có nghệ
danh Jenny Phương), Lê Thị Yến Duy (hoa khôi thời trang tỉnh Bến Tre 2010),
người mẫu Nguyễn Thị Minh Nhài (nghệ danh Ngọc Thúy). Tuy nhiên, cả bốn người
đẹp trên và bốn khách mua dâm bị bắt quả tang đều có đơn xin vắng mặt tại tòa
ngày 27-6 vừa qua.
Á
Khôi Thiên Kim một tú bà đắc lực trong đường dây mại dâm của Mỹ Xuân.
Tiếp tục mở rộng điều tra đường dây môi giới mại dâm này, cơ quan công an đã
bắt khẩn cấp Võ Thị Mỹ Xuân (30 tuổi, được biết đến với tên gọi hoa hậu Mỹ
Xuân), Trần Thị Hoa (27 tuổi, người mẫu tên Thiên Kim), Trần Quang Mai (41
tuổi, quê Long An, ngụ Q.3), Lê Quang Tuấn Anh (28 tuổi, quê Lâm Đồng, ngụ
Q.Phú Nhuận), Lương Quốc Huy (26 tuổi, quê Bình Thuận) và Nguyễn Hữu Đạt (44
tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh). Vụ án được khởi tố vào ngày 11/6/2012.
Người
mẫu Thiên Kim được tại ngoại cũng có mặt.
Sơ
lược nội dung vụ án Mỹ Xuân, từ giữa năm 2011 (2 năm sau khi đoạt danh hiệu Hoa
Hậu Nam Mekong năm 2009), Mỹ Xuân cùng một số người mẫu, ca sĩ được Mai dẫn mối
đi bán dâm cho khách với giá từ 1.000 đến 2.500 USD (trong trường hợp đi tour).
Sau thời gian hành nghề, Xuân quen biết với nhiều đại gia đến đầu tháng 4/2012,
cô chuyển sang môi giới cho một số "đàn em" trong đó có hoa khôi của
một tỉnh miền Tây để lấy “hoa hồng”. Mỗi lần phục vụ các cô được trả khoảng
1.000 đến 1.500 USD.
Gần
trưa, toà tuyên án Trần Quang Mai 5 năm tù, Tuấn Anh 3 năm tù, Mỹ Xuân 2 năm 6
tháng tù. Thiên Kim 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4
năm, Quốc Huy 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 2 năm.
Hữu Đạt bị phạt 1 năm 24 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam).
Nhiều
bạn đọc đã biết quá rõ về vụ án này và thật tình tôi không muốn “dài dòng” về
họ một lần nữa bởi bản án của dư luận từ một năm nay đã là một hình phạt rất
nặng đối với các cô gái “chân dài” và gia đình họ. Bản án này nặng hơn tất cả
mọi bản án khác.
2-
Chuyện Đồ Sơn không có mại dâm
Gái
mại dâm tung tăng ở “phố đèn đỏ” sát bãi biển Đồ Sơn, Hải Phòng.
Lý
do thứ hai là chuyện ầm ĩ về phố đẻn đỏ ở Quất Lâm Vũng Tàu. Nhà báo nói dày
đặc nhà hàng bán dâm, nhưng ông Phạm Ngọc Dũng, Phó trưởng phòng Chính sách
phòng chống mại dâm Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết,
Cục đã nhiều lần chỉ đạo kiểm tra, đánh giá về tệ nạn mại dâm tại Đồ Sơn
(Hải Phòng) và Quất Lâm nhưng kết quả báo cáo của các địa phương đều khẳng định
là không phát hiện có mại dâm tại hai địa điểm này. Các địa phương báo cáo chỉ
có một vài trường hợp, không đáng kể.
Một
quý bà trang bị kín mít đi tìm “phi công trẻ” ở khách sạn Sài Gòn.
Mấy
anh phóng viên “nực gà” bèn vào cuộc, lôi ra đủ hình ảnh, clip video, bằng
chứng về nạn “Đồ Sơn đầy đĩ” này. Nhân đó còn có rất nhiều ông “ăn theo” lôi ra
hàng trăm thứ chuyện khác, mại dâm nam, mại dâm nữ, các “địa danh” nổi tiếng và
các phi vụ cực kỳ hấp dẫn, các sinh viên học sinh, các nữ công nhân làm thêm,
các bà đi tìm “phi công trẻ”, các đại gia chân giày và chân đất đi tìm “nhu
cầu”, ly kỳ hơn nữa là các người đẹp nổi danh trong làng showbiz kiếm tiền như
thế nào. Có những cô chính thức bị bắt, bị phạt nhưng cũng có những cô bị “nghi
ngờ” bị đối thủ tung tin chẳng biết thất thiệt hay có thật. Người tung, kẻ
hứng, người kết tội, kẻ cãi, cứ ầm ầm. Có viết ngàn trang cũng không đủ.
Các
mánh khóe bán dâm thời nay
Thời
gian gần đây, gái mại dâm hoạt động tinh vi hơn. Nhiều gái mại dâm là lưu động,
không nằm trong đường dây lớn mà tự hoạt động theo kiểu đơn lẻ hoặc theo nhóm
2-3 người, không ở trong nhà chứa hoặc đứng đường mà tự quảng cáo, chào mời
trên các trang web đen, trên internet hoặc điện thoại di động. Những cô
này rao bán dâm trên mạng, tung thông tin, hình ảnh, số điện thoại hoặc sử dụng
nickname để chatsex với sự hỗ trợ của webcam. Sau khi móc nối với khách và
xác minh đúng “mật khẩu”, gái mại dâm sẽ cho khách địa chỉ hoặc sẽ đi đến địa
chỉ của khác. Ngoài ra, hoạt động mại dâm theo phương thức gái bao theo
tour du lịch đang gia tăng.
Bên
cạnh đó, tổ chức hoạt động mại dâm vẫn là lợi dụng các dịch vụ ăn nghỉ, vũ
trường, karaoke, tiệm hớt tóc, cà phê, tẩm quất... đã hình thành các
đường dây liên tỉnh, hoặc có sự móc nối với các hướng dẫn viên du lịch để cung
cấp gái mại dâm cho khách đến các địa điểm du lịch trong nước hoặc nước ngoài.
Luật
pháp VN xử mại dâm như thế nào
Hai
gái mại dâm bị xét xử
Trung
bình, có khoảng 66% người bán dâm hoạt động độc lập. Ngày nay có ít người bán
dâm qua môi giới rất dễ hiểu vì pháp luật Việt Nam trừng phạt
môi giới mại dâm rất nặng, trong khi lại nhẹ tay với người bán dâm và mua dâm.
Môi giới phải lĩnh án hình sự và bị tù nhiều năm, nhưng mua và bán dâm thì lại
chỉ bị phạt hành chính vài trăm ngàn. Trình độ học vấn của gái bán dâm cao so
với trước nên cũng tìm những cách hoạt động tinh vi hơn mà không cần qua môi
giới. Việc chỉ xử nặng kẻ môi giới mà nương nhẹ xử lý mua bán dâm khiến việc
chống mại dâm thiếu tính răn đe nên tác dụng phòng chống rất thấp.
Luật
mới năm 2012 quy định gái mại dâm sẽ không bị đưa đi phục hồi nhân phẩm ở trại
như trước, mà chỉ bị phạt tiền (300 ngàn nếu lần đầu và 5 triệu nếu tái phạm).
Lý do của việc bãi bỏ áp dụng hình thức đưa gái mại dâm vào trại là để “tăng
cường áp dụng các biện pháp xã hội”, để gái mại dâm tự nguyện hoàn lương.
Tuy nhiên, thực tế là các cơ sở hỗ trợ xã hội ở Việt Nam còn rất thiếu và yếu,
mỗi tỉnh cả năm chỉ hỗ trợ được mấy chục người, trong khi số gái bán dâm cả
nước lên tới hàng vài chục ngàn hoặc chẳng có cách nào thống kê hết. Ví dụ, Chi
cục Phòng chóng tệ nạn Hà Nội chỉ đặt mục tiêu hỗ trợ dạy nghề, tạo
việc làm được cho khoảng 60-80 người bán dâm trong suốt 3 năm. Tại TP Sài Gòn,
mỗi năm chỉ hỗ trợ được 30 suất vay vốn tạo việc làm. Ở Khánh Hòa, suốt
năm 2011 chỉ có 2 cô gái mại dâm được hỗ trợ hoàn lương và 6 cô được tư vấn, hỗ
trợ vay vốn tạo việc làm.
Việc
áp dụng quy định mới trong khi không cân nhắc đến tình hình thực tế đã khiến
nhiều người lo ngại rằng mại dâm sẽ lan tràn bởi mức xử phạt quá nhẹ, trong khi
các biện pháp quản lý tại xã hội thì yếu và lỏng lẻo. Mặt khác, thu nhập từ bán
dâm cao hơn nhiều so với lao động thông thường lại ít nặng nhọc, một tỷ lệ lớn
gái bán dâm chẳng phải vì nghèo khổ mà vì muốn có nhiều tiền để ăn chơi. Do
vậy, việc bỏ biện pháp cưỡng chế sẽ khiến việc gái mại dâm tự nguyện hoàn lương
là rất khó khăn, trong khi sẽ ngày càng có nhiều cô gái trẻ sẵn sàng bước vào
con đường này vì không còn sợ bị xử phạt nặng.
Giám
đốc Sở Lao Động- Thương Binh- Xã Hội Thành phố Sài Gòn nhận định: tình trạng
bắt rồi lại thả này dễ làm gia tăng mại dâm; khi bị bắt quả tang gái mại dâm
sẵn sàng nộp phạt rồi sau đó tiếp tục hoạt động bình thường, thậm chí công
khai. Thu nhập trung bình của gái mại dâm ít nhất cũng khoảng trên 10 triệu
đồng/tháng, gái gọi cao cấp tới 150 triệu đồng/tháng, phạt tiền 300 ngàn thì chẳng
bõ bèn gì. Nếu số tiền nộp phạt lớn, gái bán dâm sẽ tăng giá, không ảnh hưởng
đến túi tiền.
Một gái bán dâm không che giấu: “Sau một thời gian làm nhân
viên phục vụ cho các quán ăn, vừa mệt lại không có tiền nhiều, nghe lời
mấy đứa bạn bảo làm gái vừa sướng vừa có tiền nên em theo.
Lúc mới vào nghề
phải lén lén lút lút, sợ công an bắt giam, giờ chỉ bị phạt hành chính thì chẳng
còn gì phải sợ nữa… Tính ra, một ngày em có thể tiếp đến 10 khách, mỗi lượt
cũng được 200.000 – 300.000 đồng thì nộp phạt cũng chẳng đáng là bao”.
Đáng
sợ hơn nữa, mới dây Công an Hải Phòng đã bắt được một nhóm thanh thiếu niên mam
nữ thuê nhà trọ bình dân tại phường Kênh Dương (quận Lê Chân), tụ tập sống bầy
đàn và sử dụng ma túy. Hầu hết ở độ tuối 21, nhiều nhất là 25. Trong đó có cả
em Đỗ Bích Ngọc (ở xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên) mới 13 tuổi.
Nguồn
tin mới nhất còn tiết lộ những trận “đập đá” (chơi ma túy) thâu đêm suốt sáng
của nhiều “kiều nữ, tiểu thư” Hà thành – hầu hết là con nhà giàu có, quyền thế
– rơi vào trạng thái hoang tưởng tình dục. Chuyện hoang tưởng tình dục kể ra có
nhiều người không dám tin. Thậm chí bản thân những “kiều nữ” này cũng không thể
tưởng tượng nổi tại sao họ lại có thể quan hệ tình dục theo kiểu “bầy đàn” kinh
hoàng đến thế... Từ đó đến việc bán thân chỉ là “chuyện nhỏ”.
Ngày
ấy là bao giờ?
Hoa hậu Mỹ Xuân là một
trong những kẻ cầm đầu đường dây gái gọi.
Chuẩn
mực đạo đức suy thoái, nhiều cô gái dù có học thức vẫn không ngần
ngại kiếm tiền từ con đường này (ước tính 10,3% gái bán dâm có trình độ Đại
học, cao đẳng, trung cấp nghề). Do học đòi “phong cách Tây sành điệu”,
nhiều cô coi rẻ nhân phẩm, sẵn sàng làm theo bản năng, chấp nhận dùng thân
xác mình làm vật trao đổi vì tiền bạc danh lợi. Trong điều kiện xã hội
hiện nay, nếu vẫn cho rằng gái mại dâm là “nạn nhân của số phận, vì hoàn
cảnh mới phải bán dâm” không còn phù hợp, nhiều trường hợp chẳng đói
nghèo, dốt nát gì vẫn đi bán dâm. Việc liên tiếp nhiều vụ án mại dâm sinh viên, người
mẫu bị phát hiện đã gióng lên hồi chuông báo động về lối sống ngày càng
tha hóa của một số người trong xã hội.
Sau
phiên tòa xử vụ án “môi giới mua bán dâm” này, có 2 luồng dư luận được đặt ra
là tại sao không công bố danh tính những “đại gia” mua dâm và cần phải xử phạt
những người di mua dâm mà chỉ phạt người “đi bán của trời cho”?
Câu
hỏi thư hai là có nên hợp pháp hóa nạn mại dâm như cá cược đá bóng không? Nhiều
độc giả cho rằng không hợp pháp hóa mại dâm chỉ là “đạo đức giả”. Tại VN, chắc
khó có thể xảy ra chuyện hợp thức hóa tệ nạn này, nó vẫn cứ sống như cơn bão
ngầm thôi.
Mùi thịt nướng
Mùi
thịt nướng_Mối nguy của thực phẩm nướng
Dạo
gần đây, đường sá Saigon thêm phần nhộn nhịp
với các quán cơm trưng sát lề cái bếp nướng sườn thơm nức mũi khách bộ hành.
Mấy ai biết cái mùi hấp dẫn ấy chưa chắc đến từ thịt gặp lửa mà từ chợ... Kim
Biên.
Hình
minh họa
Chị
Ánh, chủ quán cơm tấm đêm ở khu vực bùng binh Cây Gõ (quận 11) thắc mắc: “Định
mở quán, năn nỉ muốn gãy lưỡi mà bà bán cơm trong xóm không chịu chỉ bí quyết
ướp sườn ngon, tui phải tốn cả triệu đồng để mua bí quyết ướp sườn. Vậy mà bây
giờ đi đâu cũng thấy người ta nướng sườn thơm phức đầy đường?” Tương tự, ông
Bình (quận Bình Thạnh) cằn nhằn bà vợ vốn cũng là cao thủ bếp núc: “Sao người
ta nướng sườn thơm quá, còn món sườn bà nướng ở nhà không bằng vậy?” Nhưng anh
Tài xe ôm, thường đi sớm về khuya, vốn mê món cơm sườn nướng lại cảnh báo:
“Đừng ham ăn đồ nướng nhe, toàn ướp hoá chất mới thơm đó!”
Hấp
dẫn chưa!
Không
biết lời cảnh báo của anh Tài có cơ sở hay không, nhưng quả thật ra chợ Kim
Biên (quận 5) mua chất ướp đồ nướng dễ như… ăn cơm sườn. Người bán gọi loại hoá
chất này là “hương thịt” vì có mùi như thịt, thoảng mùi thơm của món nướng. Hoá
chất có hai dạng: bột và dung dịch. Dạng bột có màu trắng hoặc vàng kem, giá
30.000 – 80.000đ/100g; dạng dung dịch có giá 30.000 – 35.000đ/100g. Tất cả đều
được đóng trong can hoặc bịch, không hề có nhãn mác. Khách mua lẻ, người bán
chiết qua chai nhỏ hoặc đóng sẵn bịch nhỏ để bán.
Theo
người bán, đây chỉ là hương liệu giúp tạo mùi thơm nên vẫn phải nêm gia vị. Sử
dụng một muỗng nhỏ ướp cho một ký thịt, có thể ướp hẳn vào thịt hoặc phết bên
ngoài khi nướng. Có lẽ do không quen mùi hoá chất, sau khi tiếp xúc chúng tôi có
cảm giác choáng, buồn nôn, khó chịu. Phải rửa tay bằng xà bông nhiều lần mùi
hoá chất mới phai bớt.
Một
chai “hương thịt”.
Thạc
sĩ Bùi Thị Minh Thuỷ, nguyên giảng viên chính khoa công nghệ hoá học và thực
phẩm đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết, chất tạo ra mùi thơm tự nhiên
của thịt có tên hoá học là hypoxanthin. Có thể tổng hợp hoá chất ra tổ hợp thơm
hypoxanthin, nhưng cụ thể là loại hoá chất nào thì phải tiến hành thí nghiệm
mới xác định được.
“Nguyên
liệu tự nhiên thì có thể đào thải ra ngoài cơ thể được, còn hoá chất thì không
thể thải ra mà tồn đọng lại trong tế bào. Đó cũng là nguyên nhân số người bị
bệnh ung thư ngày càng nhiều”, thạc sĩ Minh Thuỷ lưu ý. Theo tiết lộ của một
người trong giới hoá thực phẩm, có dạo loại hương liệu thịt này được một số đối
tượng tẩm ướp vào đũa tre làm giả chà bông, ướp vào giấy carton làm giả thịt,
tạo mùi thịt cho món chay…
Tại
các siêu thị, các chợ đều có thể dễ dàng tìm thấy các gói gia vị ướp đồ nướng
từ nguyên liệu tự nhiên của các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Nếu so với
hương liệu hoá chất thì gói gia vị tự nhiên có giá rẻ hơn hoặc tương đương, nên
hám lời không phải là lý do người bán đồ nướng sử dụng hoá chất để tẩm ướp.
Lý
giải vấn đề này, giảng viên Đỗ Thị Kim Quyên, bộ môn chế biến món ăn đại học
Hoa Sen, TP.HCM cho biết: bất cứ món ăn nào khi đang nóng đều có màu sắc đẹp và
mùi thơm, nhưng đến lúc nguội thì không còn giữ nguyên sắc thái ban đầu. Trong
khi đó, nếu ướp bằng hoá chất thì món ăn vẫn giữ được mùi thơm và màu sắc tươi
nguyên mặc dù đã chế biến trước đó nhiều giờ.
Giảng
viên Kim Quyên cho biết thêm, hoá chất tẩm ướp vào nguyên liệu nướng rất khó
nhận ra, tuy nhiên, có thể dựa vào đặc tính giữ đồ nướng thơm lâu của hoá chất
để phân biệt. Chẳng hạn, sử dụng gia vị tự nhiên như tỏi,mật ong, dầu
ôliu… sẽ giúp món sườn nướng có màu vàng bóng, thơm ngon, nhưng chỉ sau khoảng
10 phút, miếng sườn nướng sẽ bị sậm màu, nhìn không đẹp, không còn mùi thơm và
tươi như lúc mới chế biến. Nên nếu để nguội mà miếng sườn vẫn còn mùi thơm, màu
vàng bóng bắt mắt thì chắc chắn có sử dụng hương liệu hoá chất.
Dù
vậy, thực tế đa số những người mê món nướng đều thích ăn nóng và nướng bằng lửa
than, dù từ lâu các bác sĩ đã cảnh báo khả năng ung thư khi ăn nhiều đồ nướng
bị cháy khét do nướng trực tiếp trên lửa.
Khỏi
phải nói, đồ nướng tẩm hoá chất không còn là nguy cơ mà giống như thần chết
đang đứng cạnh bàn ăn!
Nguyễn Thị Hậu - Những điều bình thường ở nước Mỹ
Thật ra từ đầu năm tới giờ hình như tôi chưa viết được gì ưng ý… Quá nhiều điều phải suy nghĩ, phải liên tưởng, phải hiểu, bạc tóc mà vẫn thấy mình ngơ ngác… Tôi đi Mỹ trong một tâm trạng nhạy cảm đến mức gần như căng thẳng. Nhờ vậy, tất cả những gì mắt thấy tai nghe tim cảm nhận đã làm rung lên trong tôi những cung bậc cảm xúc không dễ gì phai nhạt, tuy chỉ là những điều rất đỗi bình thường.
Có lẽ những gì tôi muốn kể về nước Mỹ chính là những điều bình thường!
Nước Mỹ đến với tôi đầu tiên từ những sân bay. Rộng lớn hiện đại an ninh chặt chẽ, nhưng vẫn mang lại cảm giác thân thiện,nghiêm ngắn và sự yên tâm. Chuyến bay quốc tế hay quốc nội thì thủ tục cũng như nhau, nhanh nhẹn và chu đáo, các nhân viên kiên nhẫn giải thích giải đáp những câu hỏi thắc mắc khiếu nại của hành khách với thái độ nhã nhặn và nghiêm túc mà không cần phải có “nụ cười thường trực trên môi” như phong trào văn minh công sở ở nước ta (Người Việt mình thích cười, ngay trong giao tiếp quan hệ làm việc cũng phải cười với nhau… hình như trong giờ làm việc không thể có gương mặt bình thường nghiêm túc nhã nhặn được,khi không cười thì chỉ có sự cáu kỉnh lạnh nhạt khó ưa?). Trong chuyến bay từ DC về SF một vali hành lý của tôi bị kiểm tra mà tôi không hề biết. Hai ngày sau cần đến mới mở ra thì thấy khóa bị cắt, bên trong đồ đạc có dấu xáo trộn nhưng không mất gì cả (trong vali có iPad mini mua cho con gái, đồng hồ mua cho ông xã và một số mỹ phẩm làm quà cho bạn). Ngay trên đồ đạc là một tờ giấy in sẵn Thông báo về việc kiểm tra hành lý, và cuối cùng xin lỗi đã làm phiền hành khách. Thật ra nếu bay nội địa thì chẳng ai khóa vali hành lý gửi cả, nhưng vì tôi bay về VN qua một chặng chuyển tiếp nên phải lấy của bạn một cái khóa khác để khóa vali.
Ra khỏi sân bay nước Mỹ đến với tôi bằng những con đường cao tốc 8 làn xe chạy vun vút. Quanh những thành phố bao giờ cũng có làn đường dành cho xe chở 2 hoặc 3 người, khuyến khích đi chung xe, đỡ tắc đường giảm ô nhiễm môi trường. Vậy nhưng làn đường này ngay cả giờ cao điểm cũng không nhiều xe chạy. Người Mỹ thích độc lập tự do ngay cả trong việc sử dụng phương tiện giao thông, mặc dù ở nhiều thành phố có hệ thống giao thông công cộng hoàn hảo.
Đường tốt, xe nào chạy làn đường đó, giờ cao điểm chịu khó nhích từng chút. Có mệt mỏi thì nhìn ra hai bên đường: cây xanh, thảm cỏ, bụi hoa… đều là loại hoang dại nhưng được chăm chút cẩn thận mà trông vẫn tự nhiên. Những con đường bê tông dài hàng trăm ngàn cây số khắp nơi tôi qua gần như đều song hành với màu xanh của cây cỏ. Kể cả trên hoang mạc Nevada cũng dày đặc những bụi xương rồng trổ bông nhiều màu sắc, trên những ngọn đồi bát úp chồng lên nhau suốt vùng California đã phủ lớp cỏ đầu xuân mới nhú. Đất đai rộng lớn, thiên nhiên hiện diện khắp nơi càng cho ta cảm giác mênh mông của trời của đất. Tầm mắt hun hút theo con đường, tầm mắt ngút ngàn hoang mạc, bờ biển, bình nguyên, trung du… Tự do phóng tầm mắt khắp nơi thấy mình to lớn hơn, tự do hơn, và tự chủ hơn.
Tac giả những ngày ở Mỹ |
Các thành phố Mỹ tôi đến mang lại ấn tượng về quy hoạch đô thị thật khoa
học, chính vì vậy mà nó đẹp, cái đẹp của sự giản dị và hợp lý. Những
con đường trong thành phố đều có bảng tên đường, bảng hướng dẫn làn
đường treo ở độ cao phù hợp cho người ngồi trên xe hơi nhìn thấy, đủ lớn
để từ xa đã đọc được, đủ khoảng cách để hướng dẫn xe quẹo phải trái hay
quay đầu xe, ở các giao lộ đều có làn đường cho xe quẹo phải. Đèn giao
thông vẫn còn nhiều cái cổ lỗ, cột điện vẫn bằng gỗ với hàng dây điện
đen chăng dọc suốt đường (ngay ở Mỹ cũng đâu đã “ngầm hoá” hết được
đường điện). Nhưng tất cả sạch sẽ gọn gàng, dù cũ kỹ nhưng vẫn được chăm
nom bảo quản. Lòng đường sạch sẽ, lề đường và những bức tường phủ kín
hoa lá, cây xanh, cứ vài con đường lại thấy một công viên nhỏ hay vườn
hoa, bãi cỏ, ngày nắng ấm luôn có những bà mẹ đẩy xe đưa con đến chơi,
trẻ em ở trường học gần đấy mỗi khi tan học cũng được bố mẹ cho ra đây
chạy nhảy vui chơi trước khi về nhà. Bộ mặt đô thị mang lại cảm giác
cuộc sống nơi đây quá đỗi bình yên.
Có lẽ tôi thích nhất là những ngôi nhà trong thành phố. Ngoài New York
là với vô vàn toà nhà kính nhiều màu cao chọc trời, Las Vegas cả ngày
lẫn đêm rực rỡ ánh đèn và sắc màu của những trò chơi đen đỏ… Các thành
phố tôi qua dường như có một quy định ngầm: Ở mỗi khu vực kiến trúc nhà
cửa thường cùng một kiểu: giống nhau cả hình dáng, chất liệu xây dựng và
bố trí mặt tiền. Mới nhìn cảnh quan khu phố có vẻ đơn điệu vì hầu hết
các kiểu nhà hình thức và quy mô trông khiêm tốn, một trệt một lầu hoặc
có thêm tầng lửng. Nhà nào cũng có vườn trồng hoa, vài cây cao, đặt ghế
xích đu hoặc trồng cột chơi bóng rổ cho trẻ em. Không nhà nào bề ngoài
trông nổi bật hơn so với xung quanh, dù có thể nội thất sang trọng. Nhìn
những ngôi nhà này đã thấy sự bình đẳng trong cộng đồng và tôn trọng
con người. Trong những ngôi nhà tôi có dịp đến, khác với cấu trúc nhà ở
Việt Nam, nhà Mỹ thường nhỏ so với diện tích đất, trong nhà phòng khách
lớn nhất vì còn là nơi sinh hoạt của gia đình, kế đến bếp đồng thời là
phòng ăn, các phòng ngủ nhỏ, nhà vệ sinh cũng nhỏ vừa đủ dùng. Tính thực
tế của người Mỹ khá rõ, không phô trương ở những nơi không cần thiết.
Mỗi ngôi nhà tính theo số phòng ngủ để biết lớn hay nhỏ, có thể định giá
trị ngôi nhà. Tất nhiên, những khu nhà của các triệu phú tỷ phú Mỹ thì
khác, rất khác. Khác thế nào thì tôi… không thể nói được, vì chưa tận
mắt nhìn thấy chưa bước vào, ngoài việc nhìn thấy trên phim ảnh, như
nhiều người khác.
Boston là thành phố tôi thích nhất. Cảnh quan như một thành phố Tây Âu
thời cận đại, những khối nhà vuông vắn gạch đỏ đằm thắm, những ngôi nhà
1, 2 lầu với bậc tam cấp bên cạnh những khung cửa sổ sơn trắng êm đềm.
Hoa mùa xuân nở khắp nơi, sắc hồng thắm trắng tinh khôi giữa xanh ngát
lá. Boston còn là một thành phố trẻ bởi hàng trăm ngàn sinh viên của
nhiều quốc gia đang học ở đây. Bước chân ra đường là cảm nhận được sức
sống mới mỗi ngày từ những bước chân sinh viên nối nhau trên đường, trên
xe bus, trong metro… Ngày tôi đến Boston đang chuẩn bị cho dịp Lễ tốt
nghiệp của các trường đại học nổi tiếng ở đây. Hàng chục ngàn phụ huynh
sẽ đến đây tham dự buổi Lễ long trọng này.
Ở nước Mỹ có thể nhìn thấy người xếp hàng khắp nơi: đi taxi, mua hàng,
lên xe bus, làm thủ tục sân bay, đi ăn trưa ăn chiều ăn tối xếp hàng chờ
có chỗ trống, mua cà phê và đồ ăn nhanh “to go”, kể cả đi vệ sinh nếu
quá “bức xúc” cũng đừng mong chen ngang. Ai bảo chỉ có xã hội chủ nghĩa
mới Xếp Hàng Cả Ngày? Qua nước Mỹ bạn phải làm quen và “chịu đựng” việc
xếp hàng trật tự thôi, vì chỉ cần bạn chen ngang là lập tức có người
nhắc nhở bạn ngay. Nếu bạn không biết đọc tiếng Anh thì đã có ký hiệu
chỉ dẫn rõ ràng. Bạn không tuân thủ thì ý thức bạn quá kém, và như vậy
bạn không xứng đáng nhận được ánh mắt tôn trọng của mọi người. Ai cũng
có công việc cần, quỹ thời gian ai cũng như ai, xếp hàng là tôn trọng
mình và tôn trọng người khác, đơn giản là như vậy.
Khi tôi đến nước Mỹ vào xuân. Phía Tây đã có những ngày nắng nóng. Mọi
người trút bỏ quần áo mùa đông để khoác lên mình trang phục mùa hè,
giản đơn, tiện dụng. Ngoài phố các cô gái khoe chân trần vai trần phơi
nắng ấm. Dép kẹp, giày thể thao là hai loại phổ biến. Trang phục đơn
giản có vẻ “bụi” và thực dụng. Trong các trường đại học cũng vậy, sinh
viên ăn mặc nghiêm túc có, “bụi đời” cũng có luôn. Nhưng phong thái ai
cũng tự tin, thoải mái. Giống như Sài Gòn, ít ai để ý đến quần áo của
bạn nhưng ngày thường đi trên phố không khéo thì mớ quần áo giày dép đắt
tiền sẽ làm cho bạn mất đi sự tự tin vì sự “chỉn chu” của mình.
Các thành phố Mỹ cũng gặp vấn nạn về nơi đậu xe, tuy không quá khó khăn
nhưng vào giờ cao điểm hay ở những nơi công cộng, trung tâm mua sắm vào
ngày cuối tuần thì tìm được một chỗ đậu xe thật sự là một kỳ công. Nhưng
không một người bình thường nào đậu xe vào chỗ dành cho người khuyết
tật, dù chỗ đó để trống rất lâu, dù phải đi vòng vèo mấy tầng hầm cũng
chưa tìm được chỗ. Những cách hành xử theo quy tắc chung của xã hội, của
cộng đồng như vậy được duy trì như là đạo đức, vì được củng cố bằng
luật pháp, quy định và xử phạt nghiêm minh. Việc bị cảnh sát phạt cũng…
bình thường, không phải bình thường vì vi phạm thường xuyên mà ai cũng
hiểu mình đã phạm luật thì bị phạt là đương nhiên, mất tiền, mất thời
gian đi nộp phạt… để lần sau nhớ đừng tái phạm. Không thấy ai tức tối
hay ấm ức vì bị phạt (ở mình, bị phạt nhiều khi ấm ức tức tối vì sĩ
diện, vì mất tiền cho người phạt, chứ không phải vì bị oan). Lại nói,
ngoài đường, nơi công cộng hầu như ít thấy bóng dáng cảnh sát, nhưng có
việc gì bất thường xảy ra là thấy mấy ảnh xuất hiện liền, giải quyết một
cách tự tin, nhanh chóng và chuyên nghiệp. Mỗi người là một cá nhân
nhưng cũng là một phần hữu cơ của xã hội. Luật pháp và những quy tắc
dành cho tất cả nhưng cũng vì một con người cụ thể. Do đó mọi người đều
yên tâm và tin rằng, khi cần mình sẽ nhận được giúp đỡ tận tâm của người
có chức trách và sự chia sẻ của cộng đồng.
Hai tháng đã qua từ ngày tôi đặt chân xuống phi trường LAX, nước Mỹ vốn
rất xa lạ với tôi trở nên gần gũi hơn chỉ sau ba tuần vội vã lướt qua.Và
cái gì còn lại trong tôi nhiều nhất? Không phải là những sôi động hiện
đại làm choáng ngợp của một nước Mỹ giàu có mà là cuộc sống bình yên từ
tất cả những điều bình thường và giản dị. Nhưng khi đi trên đường phố
Boston nơi đã xảy ra vụ đánh bom khủng khiếp một tháng trước, tôi không
thể không tự hỏi, tại sao nước Mỹ vẫn xảy ra những vụ xả súng đánh bom
điên cuồng vào những người vô tội? Vì sao phim Mỹ hay miêu tả những tội
ác khủng khiếp, thảm hoạ khôn lường? Vẫn biết ở các thành phố lớn đằng
sau những tòa nhà chọc trời, đằng sau sang trọng xa hoa, đằng sau cuộc
sống bình thản đang diễn ra trước mắt… luôn là những khu ổ chuột, xóm
“nhà lá”, những đường phố tệ nạn và tội ác diễn ra hàng ngày. Sự phân
hoá xã hội như một quy luật bù trừ, khoảng cách giàu nghèo ở nước Mỹ nằm
ở hai cực cách xa nhau, chúng ta chỉ mới nhìn thấy một phần nhỏ của
khoảng giữa. Còn có nhiều “cuộc sống” khác nữa của nước Mỹ mà người chỉ
“đi qua” như tôi khó có thể biết hết.
Tôi không biết “khen – chê” nước Mỹ như nhiều người (lần đầu đi Mỹ về)
đã viết, bởi vì ở đâu chẳng có điều tốt và cái xấu. Tất cả những gì làm
tôi có cái nhìn mới hơn, khác hơn về nước Mỹ là từ những điều bình dị
hàng ngày. Như những ngôi nhà có hàng rào thấp sơn trắng mà tôi đã nhìn
thấy khắp nơi, như góc phố hiên nhà đầy hoa lá, như con đường chạy giữa
hai hàng cây xanh phía trên là bầu trời xanh thắm, giữa ruộng nho bạt
ngàn lấp lánh ánh mặt trời buổi bình minh hay giữa hoang mạc trong mặt
trời đỏ ối buổi chiều tà… Cuộc sống mà tôi thấy ở nước Mỹ là gương mặt
bình yên trong muôn mặt đời thường ở xứ sở mà nhiều người đã ước mơ một
lần được đến, được sống, như ...
Nguyễn Thị HậuNhững kẻ 'lưu manh chuyên nghiệp' dưới lớp áo cai tù
Trương Minh Đức (Danlambao) - "...Các
tù nhân thường phạm từng đi tù tại trại Z30A Xuân Lộc cùng có một nhận
định: đây là trại 'máu lửa' nhất miền Nam. Cai tù thường đánh đập tù
nhân rất dã man, có người sau khi trở về xã hội vẫn mang nhiều thương
tích nặng hoặc bệnh nội thương, rồi chết dần..."
Ai mới chính là những kẻ 'lưu manh chuyên nghiệp'?
Khi nói đến từ chuyên nghiệp thì ai cũng biết đó là những người
được đào tạo có bài bản, có tổ chức. Nếu đưa ra trước bàn dân
thiên hạ để so sánh, thì giữa cai tù trại giam và tù nhân thì ai
cũng có thể khẳng định một điều: chính những cai ngục mới là những
kẻ có tính chuyên nghiệp hơn hẳn. Cai tù hay giám thị trại giam là
những người được đảng cộng sản đầu tư cho học hành rất kỹ về những đòn
đấm đá, tra tấn; họ sử dụng thành thạo các loại hung khí, vũ
khí, súng đạn... và các thủ đoạn để khống chế, khủng bố tù
nhân với nhiều hình thức khác nhau .
Nhà tù là nơi làm giàu cho cai ngục.
Một tù nhân thường phạm khi vào vòng lao lý phải trải qua biết
bao nhiêu sự sách nhiễu của công an, cai ngục. Nhưng nhà tù cũng
không phải là nơi để gọi là 'cải tạo', mà chính nơi đây lại là
'thao trường' cho những người tù thường phạm nhờn thuốc.
Người mới bị bắt lần đầu thì còn run sợ. Nhưng khi đã vào tù
được vài tháng rồi thì sẽ học được nhiều điều. Những mánh lới
kiếm chác chính của cai ngục thì đủ loại: Ban đầu cai ngục dẫn đường
cho tù nhân chạy tội từ giai đoạn điều tra. Nếu có tiền thì cai
ngục sẽ làm môi giới đến điều tra viên, rồi được gọi điện
thoại trực tiếp để hai bên ngã giá. Khi xong giai đoạn điều tra thì
cai ngục môi giới đến phần của viện kiểm sát, rồi đến toà án. Mỗi
cửa đều có giá cả cụ thể.
Khi có bản án thi hành thì cai ngục cũng không quên gợi ý đến
gia đình của tù nhân là nên chọn nơi thi hành án để dễ dàng
cho việc thăm nuôi, mỗi người từ 5 chai (5 triệu) đến vài chục
triệu. Nhưng cũng chưa phải dừng lại tại đây, khi chiếc xe tù
đặc chủng vừa ghé bến ở trại nào thì nơi đó cũng là nơi
thần tài gõ cửa cho những cai ngục. Bọn họ trên mặt đầy hân
hoan, khi mấy ngày đầu tù mới chào sân thì cũng là những
ngày để cai ngục mặc cả, có đủ loại giá như: trồng cây cảnh,
trực buồng, khâu bếp, căn-tin, chăn nuôi, trực khu hay còn gọi là
trật tự - chuyên làm tai sai cho cai ngục sẵn sàng đàn áp các
tù khác theo lệnh của cai ngục.
Cai ngục sẵn sàng cho tù nhân điện thoại trực tiếp về gia đình để
ngã giá, còn tù nhân nào mồ côi thì chẳng cai ngục nào gọi
lên dò dẫm. Nếu không có chung chi để vào ‘khâu’ thì sẽ bị
tống ra đồng cuốc đất, đạp điều, dán cá... và các công việc cực
nhọc nhất.
Hầu hết gia đình người tù đều hiểu rõ bản chất của những
tên lưu manh chuyên nghiệp khoác áo côn an đang làm cai ngục. Mỗi
lần thăm gặp thì gia đình phải chung chi cho cai ngục thăm gặp,
có cò mồi hướng dẫn là những tù nhân tay chân của cai ngục.
Mỗi người trong gia đình phải kẹp ít nhất cũng 100 ngàn vào giữa
cuốn sổ thăm gặp. Nếu gia đình nào có người nhà đông hoặc
gởi quà nhiều thì phải chung chi từ 200 ngàn đến 500 ngàn. Còn
những người tù được duyệt gặp phòng riêng theo tiêu chuẩn thì
phải từ 700 đến 1 triệu đồng.
Qùa thăm gặp phải qua đến 2 cổng bị tống tiền: cổng số 01 là
ngay phòng thăm gặp, gia đình phải chung chi từ 100 đến 300 ngàn
nếu có đồ mặn. Đó là cổng số 01, còn vào cổng số 02 - tức là
cổng chính trại giam, thân nhân người tù cũng vẫn phải chi thêm cho
cai tù trực trại thêm bằng số tiền tương đương cổng số 01,
nếu không thì cũng không cho vào với nhiều lý do khác nhau...
Nếu thân nhân có món nào ngon gửi vào cho người tù thì lập tức cai
tù trực trại sẽ đến 'xin đểu'. Tù nhân khi ấy chỉ biết dạ... dạ,
nhưng trong lòng thì quặn đau. Bởi họ thừa hiểu số phận sẽ ra sao
nếu chẳng may làm phật lòng những kẻ lưu manh chuyên nghiệp đang
cai trị dưới lớp áo cai tù.
Hàng căn-tin trong tù bán cắt cổ, giá gấp 2-3 lần giá bên ngoài.
Thức ăn đa số là hư hỏng hết hạn sử dụng, cân thiếu cho tù nhân
mất đến 20%... Có những lần, thức ăn căn-tin bán ra khiến tù
nhân bị ngộ độc, hàng trăm người phải xuống trạm xá.
Chế độ ăn của tù nhân bị cắt xén, khi có cá kéo từ ao do tù
nuôi về thì bị cai ngục lấy hết cá ngon, cá lớn . Còn thịt heo
khi đến tù chỉ còn lại toàn xương !!! Gạo chế độ cho tù nhân
thì bị cắt xén từ khâu nhà bếp để nuôi heo cho cán bộ cai
tù...
Hành hạ, đánh đập, để tù nhân đói khát trong phòng kỷ luật cho đến chết
Các tù nhân thường phạm từng đi tù tại trại Z30A Xuân Lộc cùng có
một nhận định: đây là trại 'máu lửa' nhất miền Nam. Cai tù
thường đánh đập tù nhân rất dã man, có người sau khi trở về xã
hội vẫn mang nhiều thương tích nặng hoặc bệnh nội thương, rồi
chết dần...
Riêng đối với các tù nhân lương tâm, cũng đã không ít người phải bỏ
mình nơi đây. Mới đây nhất, ông Nguyễn Văn Trại đau bệnh
chết vì không được chữa trị kịp thời. Và còn nhiều trường hợp
thương tâm nữa mà chưa thể kể hết...
Theo lời kể của người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, linh mục Nguyễn Văn Vàng
cũng đã bị cai tù hành hạ, bỏ mặc cho chết đói, chết khát trong 'nhà
cùm'.
Đối với những nữ tù nhân lương tâm, cai ngục cũng chẳng tha. Đỗ Thị Minh
Hạnh - một cô gái trẻ sinh năm 1985, vừa được chuyển trại đến Xuân
Lộc chỉ vài hôm thì cai ngục cũng bật đèn xanh cho đám
thuộc hạ đánh hội đồng trong nhà tắm. Những trận đòn không làm
lung lay ý chí của Hạnh, trái lại nó còn để lại sự khâm phục
cho các tù nhân khác cùng trại. Chính sự giúp đỡ, tương trợ
chân tình của những người bị áp bức mà Hạnh đã có những bằng
chứng gởi về gia đình. Đó là những bức thư tố cáo chế độ lao tù cộng
sản phi nhân và bọn cai tù độc ác. Cũng chính nơi đây từng giam giữ
chị Tạ Phong Tần trước khi bị đưa ra Bắc. Chị Trương Thị Tám,
anh Huỳnh Anh Trí, Trương Quốc Huy đều nếm mùi nhà cùm kỷ
luật hà khắc, tàn bạo của trại Z30A Xuân Lộc.
Một tù nhân tên là Quách Công Ninh cũng đã bị cai tù bỏ mặc cho đến
chết vì đòi khát trong nhà cùm, chỉ vài ngày sau khi anh này bị
đưa vào đây. Một người tù thường phạm khác bị cùm chung, chứng kiến
cái chết thương tâm của nạn nhân Quách Công Ninh sau đó đã làm bản
tường trình để tố cáo những gì đã xảy ra.
Khi vào nhà cùm, cai tù bắt lột hết quần áo, chỉ còn 01 quần
lót. Mỗi buổi ăn chỉ có một vắt cơm chưa đầy 1 lạng. Cai ngục
còn hành hạ tù nhân bằng cách cho trộn chung với cả một muỗng canh
muối trắng, mặn thấu trời !!! Nhưng cũng phải ăn vì quá đói.
Cơm đã mặn như vậy, mà cai tù chỉ cho mỗi buổi ăn 01 chum nước nhỏ
khoảng 50mml. Phần bị lạnh và muỗi đốt, thiếu nước uống vì
quá khát không chịu nổi, nạn nhân Quách Công Ninh phải uống cả
nước tiểu của chính mình. Phòng cùm hôi hám, tối tăm làm anh
Qúach Công Ninh ngã bệnh, không được chữa trị, rồi sau đó nạn nhân
chết khi chân vẫn còn trong cùm .
Qua những sự thật kể trên, việc tù nhân Z30A Xuân Lộc nổi dậy là điều
không thể tránh khỏi. Chính những tên cai ngục 'lưu manh chuyên
nghiệp' do chế độ độc tài đào tạo mới là nguyên nhân chính khiến tù nhân
đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng.
Trại giam Z30A Xuân Lộc cùm chân tù nhân cho đến chết
CTV Danlambao
- Hồi cuối tháng 8/2011, một tù nhân tên Quách Công Ninh đã bị CA trại
giam Z30A Xuân Lộc hành hạ bằng cách cùm chân, rồi bỏ mặc cho nạn nhân
phải chịu cảnh đói khát trong lúc bệnh tật. Hậu quả là sau 8 ngày đau
đớn, nạn nhân Quách Công Ninh đã qua đời trong khi chân vẫn còn đang bị
cùm.
'Kỷ luật cùm chân' là một hình thức tra tấn, trừng phạt hết sức man rợ
thường được chế độ lao tù cộng sản mang ra áp dụng đối với tù nhân. Sau
cuộc nổi dậy tại Z30A Xuân Lộc, chính thiếu tướng côn an Hồ Thanh Đình
đã lớn lối đe dọa sẽ trả thù những tù nhân tham gia đòi yêu sách. Trong
các hình thức trừng phạt do ông Đình đưa ra, nhẹ nhất sẽ là kỷ luật cảnh
cáo hoặc cùm chân.
Cái chết đau đớn của tù nhân Quách Công Ninh đã bị trại giam Z30A Xuân
Lộc che giấu và ém nhẹm. Tuy nhiên, một tù nhân khác cùng bị kỷ luật
chung đã chứng kiến toàn bộ sự việc.
Sau khi mãn hạn tù, nhân chứng Lưu Quang Hiền đã quyết định công bố sự
thật về cái chết thương tâm của tù nhân Quách Công Ninh. Những điều được
anh Lưu Quang Hiền ghi lại trong Bản tường trình dưới đây sẽ là bằng
chứng đanh thép tố cáo chế độ lao tù CS độc ác, phi nhân.
Bản tường trình của nhân chứng Lưu Quang Hiền do nhà báo tự do Trương Minh Đức gửi đến Danlambao.
*
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Tôi tên: Lưu Quang Hiền. Năm sinh 1985.
Nguyên quán: TP. Hồ Chí Minh
NĐKHKTT: 74 Bà Hom. Phường 13. Quận 6.
Can tội: Cướp giật tài sản.
Bị bắt: 29/06/2009 – Án phạt: 3 năm 6 tháng.
Ngày nhập trại: 22/02/2010
Hiện đang là phạm nhân đội 3, phân trại số 4 trại giam Xuân Lộc.
Nay tôi làm đơn này kính gởi lên ban giám thị và Hội Đồng cán bộ sự việc như sau:
Vào ngày 20/08/2011, khi tôi được đưa xuống chấp hành kỷ luật với hành
vi xăm trổ lên cơ thể mình, tôi được A. Lá (trật tự) bố trí cho nằm cùng
chung với Quách Công Ninh.
Hôm sau, 21/08/2011, khoảng 18h chiều, tôi thấy phạm nhân Ninh có biểu
hiện khó thở và khát nước. Đêm đó có báo cấp cứu thì có cán bộ y tế vào
cho thuốc.
Ngày 22/08/2011, khi phát cơm chiều xong, khoảng 1 tiếng sau, tôi thấy
anh Ninh lại khó thở. Tôi cũng có báo cấp cứu nhưng chỉ được nhắc nhở và
la rầy.
Qua ngày 23/08/2011, sáng tôi phát hiện anh Ninh đã uống mấy lần nước tiểu. Tôi có hỏi tại sao, anh Ninh trả lời: “cơm thì ít, muối thì nhiều, mà cho có một ít nước làm sao chịu nổi”. Ráng cầm cự đến tối, tôi lại thấy anh Ninh lấy hơi lên. Tôi báo cấp cứu, thì anh Lá chạy vào chửi và nói “quẻ thì cho mày chịu”.
Tôi nói thật và cũng bị chửi. Tối đó anh Ninh như mất kiểm soát, cầm cả
xô nước tiểu uống ừng ực, tự xối lên người mình rồi đổ xuống sàn nhà.
Làm cả đêm không ai ngủ được. Báo thì nói sẽ cùm chân còng 2 tay nên tôi
không dám (vì tôi cũng đang cố chấp hành hình phạt mình đã làm sai nội
quy).
Sáng 24/08/2011, khi anh Lá mở cửa buồng, tôi có chỉ là lúc tối anh Ninh
mê sảng đã uống nước tiểu và đổ khắp sàn nhà. Mùi khai nồng nực, người
ngoài bước vào còn chịu không nổi. Thử hỏi người đang cố chấp hành thì
khó chịu cỡ nào. Anh Lá nói “đổ thì trùi hết chứ không cho rửa gì hết”. Đóng cửa bỏ đi.
Đến trưa, anh Ninh lại khó thở. Tôi không dám báo nữa vì sợ bị còng tay,
cán bộ sẽ nghe anh Lá mà cho là tôi quậy phá. Vì anh Lá nói “mày có tin tao sáng cho mày thêm 1 lệnh 10 ngày nữa không”.
Có nhờ buồng 1 báo, mà khi nhắc đến tên anh Ninh lại bỏ đi. Trưa đó,
anh Ninh lại uống nước tiểu rồi đổ tung tóe, rồi nằm thở gấp. Khi mở cửa
vào đưa nước, tôi có đứng lên xin anh Lá ra báo cho tôi để tôi được đổi
chỗ nằm vì quá hôi và khó chịu. Tôi phải giữ sức khỏe để chấp hành nữa.
Càng xin càng bị nói nặng. Nhưng tôi đã vi phạm nên im lặng chịu đựng.
Anh Lá còn nói “không chết đâu mà lo, chết thì tính sau”. Đóng cửa bỏ đi.
Sáng ngày 25/08/2011, anh Ninh nằm thở gấp, tôi có xin thuốc, đến trưa tôi hỏi “có cho thuốc em không?” thì bảo là quên. Đến chiều tôi lại hỏi, thì nói “không nhắc sao tao nhớ”.
Trong đêm đó, anh Ninh mê sảng, la hét lung tung, tiểu ra chỗ nằm của
cả 2, có lúc tiểu lên người tôi. Tôi có báo đêm đó 4 đến 5 lần đều bị vũ
trang chửi. Tôi thấy người anh Ninh co quắp từ từ. Tôi cố an ủi anh
Ninh, nhưng anh Ninh chỉ rên chứ không trả lời. Ban Giám Thị và Hội Đồng
Cán Bộ nghĩ xem, 1 người 8 ngày không ăn 1 hột cơm (vì muối quá nhiều),
nước 1 ngày 2 li nhỏ tí làm sao có sức, phòng thì kín mít. Nước tiểu
thì bốc lên không thở nổi, sức khỏe suy yếu làm sao chịu nổi.
Sáng ngày 26/08/2011, 5h30’, anh Lá mở cửa tôi cũng có báo lại tình
trạng trên. Cũng không thấy trả lời hay biểu hiện gì. Tôi chờ khoảng 1
tiếng sau báo tiếp lại bị anh Lá chửi. Nhờ người báo giùm cũng bị chửi.
Đến khi có cán bộ vào, mới biết anh Ninh đã ngừng thở, mới cho tôi qua
chỗ khác nằm.
Tôi xin cam đoan những lời tôi khai là sự thật, từ lời tường trình đầu
tiên. Nếu có gì sai trái tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước lời
mình nói
Xuân Lộc ngày 27 tháng 08 năm 2011
PN viết đơn
Lưu Quang Hiền
Sự thật về nhà tù mang bí số Z30A
Nguyễn Hoàng Long (Danlambao)
- Nhà tù là một thế giới mà những người bên ngoài không thể nào hiểu
được. Sau 4 bức tường cao, giăng đầy kẽm gai là một thế giới của những
con người bất hạnh, đói khát, dằn vặt, tức giận và dễ nổi loạn.
Z30A là một nhà tù như thế. Z30A là bí số của nơi giam giữ và cải
tạo những người đã từng tham gia chế độ VNCH. Mặc dù cách Sài Gòn không
bao xa, nhưng với bí số này thì gia đình sẽ không biết người thân của
mình đang bị giam giữ ở đâu? Trong quyển Bên Thắng Cuộc của Huy Đức có nhắc đến nhà tù này.
Z30A nằm trên địa bàn xã Xuân Trường, huyện Xuyên Lộc, tỉnh Đồng Nai,
cách quốc lộ 1 chừng 1 cây số, trên một vùng đất đồi sỏi của miền Đông
Nam bộ. Khí hậu của Xuân Lộc chịu ảnh hưởng miền Bắc Trung bộ nhiều hơn
là miền Đông Nam bộ. Đất khô cằn không trồng được cà phê và cao su, chỉ
có thể trồng được cây điều.
Z30A là hậu cứ của sư đoàn 18 bộ binh cũ, Xuân Lộc là trận tử thủ nổi
tiếng của tướng Lê Minh Đảo. Trước đây trại giam được xây dựng bằng sắt
ấp chiến lược, kẽm gai, lưới B40, tôn fibro xi măng... bằng mồ hôi và
máu của người tù cải tạo.
Chiều thứ 7 và chủ nhật, nhớ nhà da diết. Từ phân trại 1, nhìn lên núi
Chứa Chan cho nỗi nhớ lắng đọng lại. Chùa Bửu Quang nằm ở lưng chừng núi
được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, với chánh điện mái vòm, tọa lạc trên
một hang đá có dáng hàm rồng. Toàn thể kiến trúc của chùa đều được xây
trên những bờ đá, hang động thiên nhiên, tạo nên nét đẹp độc đáo. Buổi
tối, qua khung cửa sắt, ánh đèn nhấp nháy trên cánh máy bay như những
con đom đóm trên đường đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Z30A là trại giam loại 1 của bộ CA, hay nói đúng hơn là của Tổng cục 8.
Giám đốc là người điều hành chung, ít khi có mặt ở trại giam vì thường
đi họp ở Hà Nội, đi chữa bệnh và những việc linh tinh khác.
Z30A có 5 phân trại, mỗi phân trại có một giám thị, dưới giám thị phân
trại có một cán bộ phụ trách văn hóa và một cán bộ phụ trách an ninh.
Cán bộ văn hóa có quyền hơn an ninh. Quyết định kỷ luật một tù nhân nào
đó là do cán bộ văn hóa ký. Vụ bạo động vừa rồi xảy ra ở K1, Xuân Lộc
thì cán bộ an ninh sẽ bị kỷ luật, chậm lên lương hoặc có thể chuyển sang
phân trại khác.
Cán bộ an ninh có đủ tay chân để thu thập thông tin về tư tưởng và sinh
hoạt của tù nhân. Một số người sẵn sàng làm ăng ten công khai (bí mật
cũng có) để được giảm án. Ăng ten là người cung cấp thông tin cho cán
bộ. Cán bộ an ninh sẽ dựa vào những thông tin đó để đánh giá, phân loại
tù nhân. Ai tổ chức đánh bạc, kết bè kết đảng, bàn mưu vượt ngục... đều
biết trước để ngăn chặn. Họ có đủ biện pháp để đối phó và cai trị tù.
Cán bộ trại giam thường bắt đầu từ lính vũ trang. Đi lính nghĩa vụ, vào
công an trại giam, vác súng dài theo tù đi lao động, hay gác trên chuồng
cu ở 4 góc trại giam... Sau một thời gian, hết nghĩa vụ, làm đơn tình
nguyện phục vụ trong ngành công an, được đánh giá tốt mới được làm quản
giáo.
Quản giáo là người trông coi một đội tù, khoảng 40-50 người. Quản giáo
theo dõi, quản lý, giáo dục, đánh giá, xếp loại, giảm án... tù nhân. Ông
Hồ Phi Thắng trước đây cũng là quản giáo, sau thời gian phấn đấu lên
dần, bây giờ thay thế ông Lại Xuân Hùng lên làm giám đốc. Cũng như ở
ngoài đời, người tù có thể nghe được chuyện chạy chức giám đốc trại giam
mất bao nhiêu cây vàng?
Người tù thường thiếu thông tin nhưng lại thừa thời gian nên thích buôn
chuyện. Nhiều người có khiếu ăn nói làm người khác say mê thường can tội
lừa đảo...
Z30A là trại giam kiểu mẫu của Bộ CA, các trại khác thường đến đây thăm
quan và học tập. Nhìn bên ngoài khang trang và sạch sẽ nhưng chế độ cai
trị rất khắt khe. 1h trưa xếp hàng dưới cái nắng chang chang, trên nền
xi măng nóng bỏng chân mới thấy hết cái khắc nghiệt của nhà tù?
Liên Khui Thìn, Minh Sứt, Hải Bánh (giết Dung Hà), Nguyễn Minh Mẫn (cánh
tay phải của ông Nguyễn Hữu Chánh ở Thái Lan), Nguyễn Văn Thắng (giám
đốc Miliket), người tù xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu... đều có mặt ở trại
giam này.
Các phân trại ở Xuân Lộc có thiết kế giống nhau. Mỗi bên xây 5 dãy nhà,
mỗi dãy 2 phòng, mỗi phòng chứa 2 đội. Giữa mỗi dãy nhà có tường rào
ngăn cách. Mỗi nhà được xây gác lững 2 bên để tăng diện tích ở cho tù.
Nhà tù là một xã hội thu nhỏ, tự cung tự cấp, phải nuôi sống được mình.
Đội rau xanh, đội bếp, đội nước sạch, đội lao động... để phục vụ cho
cuộc sống trong tù. Tiêu chuẩn nhà nước quy định cho mỗi tù nhân đã có
giới hạn.
Đội 3 ở dãy nhà 1 của (K1) trước đây có 43 tù nhân, nhưng đến 23 người
có án từ 20 năm đến chung thân, số còn lại là ngắn hạn nhưng phạm tội
nhiều lần. Nói như vậy để thấy mức độ nguy hiểm ở nơi đây.
Một con người sẽ phạm tội khi vi phạm đạo đức xã hội, hoặc xâm phạm đến
quyền lợi tinh thần và thể chất của người khác. Không ai có thể chống
nhà nước bằng miệng hay bằng mấy tờ truyền đơn, bởi vì một nhà nước bao
giờ cũng được bảo vệ bằng sức mạnh của quân đội, công an và nhà tù.
Tụi cán bộ có trò mất dạy là hay bắt người tù quỳ hay ngồi bệt dưới chân
mình để hỏi chuyện. Bọn chúng kiêng nể tù chính trị hơn, vì họ có học
và cũng không phải là phường đâm cha chém chú. Có lẽ cấp trên đã nhắc
nhở họ hạn chế đụng chạm đến tù chính trị.
Ở trong tù, có thằng làm tay sai, chỉ chõ để được giảm án; nhưng cũng có
người dám chống lại cán bộ, chống lại nội quy trại giam. Máu ngang tàng
lại nổi dậy, rồi cuối cùng sẽ bị ngược đãi và hành hạ.
Trần Hoàng Giang đã từng hô “Đả đảo cộng sản”, bị bắt đi cùm.
Chiếc cùm hình chữ V làm 2 cổ chân của anh ta bị loét thịt và nhiễm
trùng, bây giờ vẫn còn sẹo như một chiến tích. Biết rằng sau cuộc phản
ứng sẽ bị biệt giam, nhưng họ vẫn cứ hành động. Thân xác chỉ còn da bọc
xương nhưng tinh thần luôn cứng cỏi.
CS không bao giờ nhìn nhận những vấn đề xã hội dưới quan điểm chính trị.
Ngược lại, họ quyết tâm hình sự hóa các vấn đề chính trị. Những tiếng
nói dân chủ và bảo vệ nhân quyền đều bị gán ghép vào tội hình sự. Không
có những kiến thức về khoa học xã hội và hình sự, họ cố gắng bưng bít
mặt trái của xã hội được chừng nào hay chừng đó.
Nhân chi sơ tính bổn thiện. Con người ta sinh ra tính tình vốn hiền lành
và nhu hòa? Điều gì đã làm cho con người trở nên hung hăng, độc ác và
biến mình thành một tên tội phạm? Bản chất của chế độ đã tạo nên bản
tính con người chăng? Khi một người cho rằng bị đối xử bất công, họ sẽ
tìm mọi cách phản kháng lại. Tức nước vỡ bờ.
Hành vi phản kháng là không có giới hạn, chừng nào sự tức giận trong tâm
can của họ vẫn còn. Điều này giải thích tại sao tình hình tội phạm
không giảm mà lại tăng cao?
Lúc mới nghe tù nhân Xuân Lộc nổi loạn và bắt giám thi làm con tin, tôi
đã hiểu ngay kịch bản. Chế độ cai trị hà khắc, cưỡng bức lao động, đời
sống tồi tệ... là lý do để anh em nổi loạn. Thằng nào bộc phát thì phát
cho nó cái bọc?
Nhà tù là một thế giới khác, những người sống trong tù không hiểu được
xã hội bên ngoài. Càng ở lâu trong tù sẽ không biết xã hội đã thay đổi
ra sao? Họ cho rằng căng tin đã bán đồ ăn ôi thiu, nhưng ngoài xã hội
bây giờ dân chúng vẫn phải ăn thực phẩm bị nhiễm hóa chất độc hại.
Biết rằng giữa 4 bức tường, anh em không thể nào thắng nổi tầng tầng lớp
lớp CA bao bọc bên ngoài. Chỉ cần cắt điện nước thì không sống nổi 1
ngày, và cuối cùng sẽ đầu hàng. Dù biết bị đàn áp nhưng anh em vẫn cứ
hành động để thể hiện sự quyết tâm của mình.
Rồi an ninh sẽ điều tra xem ai là người cầm đầu, kích động, sau đó cách
ly, chuyển trại... Trong đồn CA giữa phố phường đông đúc mà họ còn đánh
đến chết, huống hồ gì ở trại giam tối tăm, heo hút.
Anh em chỉ có tinh thần, không có đủ kiến thức để có thể làm cuộc sống
tù của mình tốt hơn. Muốn mặc cả thì sức mạnh của 2 bên phải ngang ngửa
nhau. Cai tù đời nào chịu thương lượng với tù nhân? Nói qua nói lại chỉ
là cách câu giờ.
Chính trị là tinh thần và ước mơ của con người. Tinh thần chưa đủ mà cần
phải có một tổ chức để hỗ trợ hành động đấu tranh của anh em trong tù.
Tổ chức chính trị là một chỗ dựa để anh em hy vọng vào tương lai tươi
sáng của dân tộc.
WILLIAM S. REEDER * CHUYỆN TÙ CỦA MỘT PHI CÔNG
Câu Chuyện Cảm Động Của Một Đại Tá Phi Công Hoa Kỳ Từng Bị Tù Cộng Sản
Lời nói đầu: Sau cuộc chiến Việt Nam, đã có nhiều huyền thoại đầy anh
hùng tính viết về các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Và trong rất
nhiều trường hợp, chỉ tới khi ấy, chúng ta mới giật mình nhận ra những
người “anh hùng” được nhắc tới lại chính là những cấp chỉ huy, những
đồng đội, những thuộc cấp rất bình thường của mình.
Một trong những con người rất bình thường ấy vừa được vinh danh là cựu
Trung-úy hoa tiêu khu trục Nguyễn Văn Xanh, Phi Đoàn 530 Thái Dương,
Không Đoàn 72 Chiến Thuật (Pleiku). Thời gian ấy – Mùa Hè Đỏ Lửa 1972,
với tư cách Sĩ quan Thông Tin Báo Chí đơn vị, có nhiệm vụ báo cáo hàng
tuần về tổng số phi vụ và kết quả hoạt động của đơn vị cho Phòng Thông
Tin Báo Chí – BTL/KQ , có lẽ chúng tôi đã chỉ ghi ngắn gon trong phần
tổn thất của quân bạn: “Phi Đoàn 530: một A-1 Skyraider bị phòng không
địch bắn hạ ngày 9/5/1972 tại Kontum; phi công nhảy dù và được ghi nhận
mất tích”. Chấm hết!
Nhưng với một phi công Đồng Minh xa lạ, tới đây câu chuyện của ông mới
bắt đầu. Xin mời độc giả theo dõi câu chuyện cảm động ấy qua hồi ký của
Đại-tá Lục Quân (hồi hưu) William S. Reeder, nguyên phi công trực thăng
tấn công AH-1G Cobra, phục vụ tại Căn cứ Halloway, gần phi trường Cù
Hanh, Pleiku, mới được phổ biến trên Internet. Cũng cần viết thêm, sau
khi giải ngũ, ông Reeder đã trở lại trường đại học, và đạt tới học vị
Tiến sĩ.
NHT
* * *
Tôi còn nhớ đợt phục vụ luân phiên (tour of duty) thứ nhì của tôi khởi đầu vào ngày 7 tháng 12 năm 1971. Lúc ấy, chương trình rút quân Mỹ theo kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” của Tổng thống Nixon đang được tiến hành một cách suông sẻ. Gánh nặng trong cuộc chiến đã được chuyển giao gần hết cho Quân Lực VNCH, và quân Mỹ đã được đưa về nước với một nhịp độ chóng mặt. Giờ này nhìn lại, phải công nhận chương trình Việt Nam hóa ngày ấy đã đạt kết quả tốt đẹp. Hoạt động của địch quân ở miền Nam đã giảm hẳn, và hình thức chiến tranh du kích của quân phiến cộng đã không còn hiện hữu. Thế nhưng, sự yên tĩnh ấy đã không kéo dài..
NHT
* * *
Tôi còn nhớ đợt phục vụ luân phiên (tour of duty) thứ nhì của tôi khởi đầu vào ngày 7 tháng 12 năm 1971. Lúc ấy, chương trình rút quân Mỹ theo kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” của Tổng thống Nixon đang được tiến hành một cách suông sẻ. Gánh nặng trong cuộc chiến đã được chuyển giao gần hết cho Quân Lực VNCH, và quân Mỹ đã được đưa về nước với một nhịp độ chóng mặt. Giờ này nhìn lại, phải công nhận chương trình Việt Nam hóa ngày ấy đã đạt kết quả tốt đẹp. Hoạt động của địch quân ở miền Nam đã giảm hẳn, và hình thức chiến tranh du kích của quân phiến cộng đã không còn hiện hữu. Thế nhưng, sự yên tĩnh ấy đã không kéo dài..
Mùa xuân 1972, quân Cộng Sản Bắc Việt bất thần mở những cuộc tấn công vũ
bão chưa từng thấy trong cuộc chiến – đợt tấn công mà người Mỹ quen gọi
là “Cuộc tổng công kích mùa Phục Sinh 1972″ (1972 Easter Offensive).
Đây không phải là một cuộc tổng nổi dậy của Việt Cộng trong Nam như hồi
Tết Mậu Thân 1968, mà là một chiến dịch quy mô với hàng loạt cuộc tấn
công quy mô của quân CSBV băng qua vùng phi quân sự, và từ những căn cứ
đóng quân trên lãnh thổ Lào và Căm-bốt, với mưu đồ cắt đôi lãnh thổ VNCH
tại vùng Cao Nguyên, và tiến đánh Sài Gòn, thủ đô miền Nam. Kết quả,
quân CSBV đã thất bại trước sức chiến đấu mãnh liệt của lục quân và
không quân miền Nam, với sự trợ lực tận tình của những đơn vị Hoa Kỳ còn
đồn trú tại đây.
[1972 Easter Offensive được phía Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972; và từ đoạn này, người dịch sẽ sử dụng "Mùa Hè Đỏ Lửa" thay cho "Easter Offensive"]
Cuộc tổng tấn công bắt đầu vào tháng Tư năm 1972 với các cuộc tấn công của quân chính quy Bắc Việt từ Căm-bốt tiến về hướng Sài gòn, và băng ngang vùng phi quân sự tiến chiếm cố đô Huế. Sau cùng là mặt trận mang tính cách quyết định của chiến dịch: quân CSBV từ miền Bắc Căm-bốt và Nam Lào vượt biên giới tiến đánh vùng Tây Nguyên, với mục đích giành quyền kiểm soát dải đất Trung phần, và tiêu diệt lực lượng VNCH tại đây – giống như Việt Minh đã thực hiện, và đã thành công trong chiến tranh với Pháp vào năm 1954. Lần này, quân cộng sản đã thành công trong bước đầu, tuy nhiên sau đó họ đã không chiếm được một mục tiêu quan trọng nào. Ở phía bắc, họ chỉ tiến chiếm tới Quảng Trị, và sau đó đã bị lực lượng Nhảy Dù của VNCH đánh bại. Tại Tây Nguyên, họ chỉ chiếm được một số tiền đồn chung quanh Kontum, nhưng sau đó cũng bị đẩy lui.
[1972 Easter Offensive được phía Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972; và từ đoạn này, người dịch sẽ sử dụng "Mùa Hè Đỏ Lửa" thay cho "Easter Offensive"]
Cuộc tổng tấn công bắt đầu vào tháng Tư năm 1972 với các cuộc tấn công của quân chính quy Bắc Việt từ Căm-bốt tiến về hướng Sài gòn, và băng ngang vùng phi quân sự tiến chiếm cố đô Huế. Sau cùng là mặt trận mang tính cách quyết định của chiến dịch: quân CSBV từ miền Bắc Căm-bốt và Nam Lào vượt biên giới tiến đánh vùng Tây Nguyên, với mục đích giành quyền kiểm soát dải đất Trung phần, và tiêu diệt lực lượng VNCH tại đây – giống như Việt Minh đã thực hiện, và đã thành công trong chiến tranh với Pháp vào năm 1954. Lần này, quân cộng sản đã thành công trong bước đầu, tuy nhiên sau đó họ đã không chiếm được một mục tiêu quan trọng nào. Ở phía bắc, họ chỉ tiến chiếm tới Quảng Trị, và sau đó đã bị lực lượng Nhảy Dù của VNCH đánh bại. Tại Tây Nguyên, họ chỉ chiếm được một số tiền đồn chung quanh Kontum, nhưng sau đó cũng bị đẩy lui.
Câu chuyện tôi kể lại sau đây chính là bối cảnh của một bi kịch đời
người diễn ra vào lúc ấy, với vai chính là tôi, và một phi công VNCH tên
là Xanh Văn Nguyễn – hay gọi theo cách gọi của người Việt, họ luôn đứng
trước tên gọi, thì là Nguyễn Văn Xanh. Vào thời gian Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
khởi sự, tôi đang bay trực thăng tấn công AH-1G Cobra tại Căn cứ
Halloway của Lục Quân Hoa Kỳ, ở gần tỉnh lỵ Pleiku. Trung-úy Nguyễn Văn
Xanh thì bay khu trục cơ A-1 Skyraider ở Căn cứ Không Quân Pleiku. Chúng
tôi không hề quen biết nhau, cũng chưa từng gặp gỡ bao giờ.
Hôm đó là ngày thứ hai 09 tháng 5, 1972, vào lúc hừng đông, tôi chỉ huy một phi vụ gồm 2 chiếc trực thăng Cobra yểm trợ một căn cứ bộ binh đang bị địch công hãm ở Polei Klang, ở cực tây tỉnh Kontum, gần biên giới Căm-bốt. Một lực lượng quân CSBV với sự yểm trợ của chiến xa đang tấn công căn cứ và tình hình thật bi đát. Sau nhiều vòng tấn công và sử dụng toàn bộ rocket, đạn M-79 và đạn đại liên, chúng tôi bay về phi trường Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Nhân viên phi hành bay chung với tôi, tức phi công phụ kiêm xạ thủ ngồi ghế trước của chiếc Cobra, là Thiếu-úy Tim Conry, quê ở Phoenix, tiểu bang Arizona. Tim là sĩ quan trẻ xuất sắc nhất mà tôi được biết, vì thế ngay sau khi anh tới đơn vị, tôi đã chọn anh vào phi đội do tôi chỉ huy, và luôn luôn để anh bay chung v ới tôi. Anh không chỉ là một nhân viên phi hành xuất chúng mà còn là một con người toàn hảo. Nhưng vào chiều ngày hôm ấy, anh đã trở thành người hùng thiên cổ!
Hôm đó là ngày thứ hai 09 tháng 5, 1972, vào lúc hừng đông, tôi chỉ huy một phi vụ gồm 2 chiếc trực thăng Cobra yểm trợ một căn cứ bộ binh đang bị địch công hãm ở Polei Klang, ở cực tây tỉnh Kontum, gần biên giới Căm-bốt. Một lực lượng quân CSBV với sự yểm trợ của chiến xa đang tấn công căn cứ và tình hình thật bi đát. Sau nhiều vòng tấn công và sử dụng toàn bộ rocket, đạn M-79 và đạn đại liên, chúng tôi bay về phi trường Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Nhân viên phi hành bay chung với tôi, tức phi công phụ kiêm xạ thủ ngồi ghế trước của chiếc Cobra, là Thiếu-úy Tim Conry, quê ở Phoenix, tiểu bang Arizona. Tim là sĩ quan trẻ xuất sắc nhất mà tôi được biết, vì thế ngay sau khi anh tới đơn vị, tôi đã chọn anh vào phi đội do tôi chỉ huy, và luôn luôn để anh bay chung v ới tôi. Anh không chỉ là một nhân viên phi hành xuất chúng mà còn là một con người toàn hảo. Nhưng vào chiều ngày hôm ấy, anh đã trở thành người hùng thiên cổ!
Trở lại với phi vụ của chúng tôi, trên đường quay trở lại Polei Klang,
chúng tôi được lệnh thay đổi mục tiêu tấn công: đó là tới yểm trợ cho
một tiền đồn ở vùng Tam Biên – tức giao điểm của ba biên giới Việt Nam,
Căm-bốt và Lào. Địa danh này có tên là Ben Het. Lực lượng trấn giữ là
một tiểu đoàn Biệt Động Quân, với quân số khoảng 300 người, và hai cố
vấn Mỹ. Lực lượng bé nhỏ ấy đang phải chống trả sức tấn công của hàng
ngàn bộ đội thuộc hai sư đoàn CSBV có chiến xa tăng cường. Khi chúng tôi
tới nơi, các chiến xa đã vượt qua hàng rào phong thủ, và bộ đội Bắc
Việt đã chiếm gần hết căn cứ.
Trước đó, trên đường tới Ben Het, khi bay ngang qua Polei Klang, tôi nhìn xuống quan sát. Chiến sự đang sôi động, và tôi có thể thấy những chiếc khu trục A-1 Skyraider đang nhào xuống thả bom. Bỗng một chiếc A-1 bị trúng đạn phòng không, bốc cháy, đâm xuống đất nổ tung. Nhưng viên phi công đã kịp thời phóng ghế thoát hiểm vì tôi thấy cái dù của anh đang lơ lửng. Tôi liền gọi máy về xin được ở lại Polei Klang để yểm trợ cho cuộc cấp cứu. Lời thỉnh cầu của tôi bị từ chối. Tôi xin thêm một lần nữa, cũng bị từ chối. Và tới lần thứ ba thì bị từ chối một cách dứt khoát, cộc lốc. Lúc đó, chưa được biết tình hình ở Ben Het nguy kịch tới mức nào, cho nên tôi đã vô cùng phẫn nộ vì đã không được phép cứu giúp một phi công lâm nạn đang cần tới sự yểm trợ của mình.
Trước đó, trên đường tới Ben Het, khi bay ngang qua Polei Klang, tôi nhìn xuống quan sát. Chiến sự đang sôi động, và tôi có thể thấy những chiếc khu trục A-1 Skyraider đang nhào xuống thả bom. Bỗng một chiếc A-1 bị trúng đạn phòng không, bốc cháy, đâm xuống đất nổ tung. Nhưng viên phi công đã kịp thời phóng ghế thoát hiểm vì tôi thấy cái dù của anh đang lơ lửng. Tôi liền gọi máy về xin được ở lại Polei Klang để yểm trợ cho cuộc cấp cứu. Lời thỉnh cầu của tôi bị từ chối. Tôi xin thêm một lần nữa, cũng bị từ chối. Và tới lần thứ ba thì bị từ chối một cách dứt khoát, cộc lốc. Lúc đó, chưa được biết tình hình ở Ben Het nguy kịch tới mức nào, cho nên tôi đã vô cùng phẫn nộ vì đã không được phép cứu giúp một phi công lâm nạn đang cần tới sự yểm trợ của mình.
Tôi bay vào Ben Het mà tưởng như đang bay vào một tổ ong bị động. Lúc
đó, 5 chiến xa địch đã vượt qua hàng rào kẽm gai, và bộ đội Bắc Việt thì
tràn ngập khắp nơi. Các quân nhân đồn trú còn sống sót đã rút vào hầm
chỉ huy ở trung tâm để cố thủ. Chúng tôi tác xạ một hồi rồi yểm trợ cho
một chiếc trực thăng đặc biệt được trang bị một loại hỏa tiễn chống
chiến xa mới nhất. Sau khi sử dụng hết đạn dược, chúng tôi lại bay về
Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Rồi quay trở lại Ben Het
để thi hành phi vụ chiến đấu thứ ba trong ngày.
Sau khi cất cánh khỏi phi trường Kontum, chúng tôi được lệnh hộ tống một trực thăng có nhiệm vụ tiếp tế đạn dược cho Ben Het. Lúc đó, đạn của lực lượng cố thủ đã gần cạn, riêng hỏa tiễn chống chiến xa thì đã hết sạch.
Sau khi gặp nhau, chúng tôi hộ tống chiếc Huey (tức trực thăng UH-1) tới Ben Het, tất cả đều bay sát ngọn cây. Vừa bay tới Ben Het thì súng nổ như pháo Tết, súng của ta lẫn súng của định. Ở ghế trước trên chiếc Cobra của tôi, Thiếu-úy Tim Conry rải từng tràng mini-gun và những trái M-79 xuống thật chính xác. Tôi thì bắn từng cặp rocket. Chúng tôi càng tiến sâu thì hỏa lực phòng không của địch càng dày đặc. Nhưng rồi chiếc Huey cũng vào được tới nơi và hoàn tất nhiệm vụ cực kỳ khó khăn ấy, phần lớn là nhờ hỏa lực yểm trợ thật chính xác của Tim: sau khi lơ lửng tại chỗ ở cao độ gần sát mặt đất, và đạp các thùng đạn xuống, chiếc Huey bay ra dưới sự yểm trợ hỏa lực của chúng tôi. Cùng lúc, chiếc Cobra của tôi bị trúng vô số đạn đủ loại của địch, bốc cháy và đâm xuống theo đường xoáy trôn ốc.. Chỉ trong giây lát, chiếc trực thăng chạm đất, và phát nổ ngay sau khi tôi và Tim – dù bị thương nặng – tìm cách thoát ra khỏi phi cơ.
Tim chết vào chiều tối hôm đó. Riêng tôi thì bị gẫy xương lưng, phỏng ở mặt và phía sau cần cổ, một miểng đạn nằm sâu ở mắt cá, và vô số vết thương nhỏ ở mặt và đầu. Nhưng mặc dù phi cơ rớt ngay trong khu vực có hàng trăm địch quân đang tấn công căn cứ, tôi cũng lẩn tránh được ba ngày trước khi bị bắt.
Sau khi cất cánh khỏi phi trường Kontum, chúng tôi được lệnh hộ tống một trực thăng có nhiệm vụ tiếp tế đạn dược cho Ben Het. Lúc đó, đạn của lực lượng cố thủ đã gần cạn, riêng hỏa tiễn chống chiến xa thì đã hết sạch.
Sau khi gặp nhau, chúng tôi hộ tống chiếc Huey (tức trực thăng UH-1) tới Ben Het, tất cả đều bay sát ngọn cây. Vừa bay tới Ben Het thì súng nổ như pháo Tết, súng của ta lẫn súng của định. Ở ghế trước trên chiếc Cobra của tôi, Thiếu-úy Tim Conry rải từng tràng mini-gun và những trái M-79 xuống thật chính xác. Tôi thì bắn từng cặp rocket. Chúng tôi càng tiến sâu thì hỏa lực phòng không của địch càng dày đặc. Nhưng rồi chiếc Huey cũng vào được tới nơi và hoàn tất nhiệm vụ cực kỳ khó khăn ấy, phần lớn là nhờ hỏa lực yểm trợ thật chính xác của Tim: sau khi lơ lửng tại chỗ ở cao độ gần sát mặt đất, và đạp các thùng đạn xuống, chiếc Huey bay ra dưới sự yểm trợ hỏa lực của chúng tôi. Cùng lúc, chiếc Cobra của tôi bị trúng vô số đạn đủ loại của địch, bốc cháy và đâm xuống theo đường xoáy trôn ốc.. Chỉ trong giây lát, chiếc trực thăng chạm đất, và phát nổ ngay sau khi tôi và Tim – dù bị thương nặng – tìm cách thoát ra khỏi phi cơ.
Tim chết vào chiều tối hôm đó. Riêng tôi thì bị gẫy xương lưng, phỏng ở mặt và phía sau cần cổ, một miểng đạn nằm sâu ở mắt cá, và vô số vết thương nhỏ ở mặt và đầu. Nhưng mặc dù phi cơ rớt ngay trong khu vực có hàng trăm địch quân đang tấn công căn cứ, tôi cũng lẩn tránh được ba ngày trước khi bị bắt.
* * *
Tôi bị tra khảo trong mấy ngày liền; và bị đối xử khá tàn bạo. Khi ấy
tôi ở trong một tình trạng cực kỳ thê thảm về thể xác. Lưng tôi bị gẫy.
Máu từ vết thương ở mắt cá chảy ra đầy chiếc giày bốt, giờ này đã khô
lại thành một khối cứng ngắt. Đã ba ngày tôi không cạo râu. Tôi không
còn khả năng điều khiển ruột già và bàng quang, cho nên tôi đã đại tiện,
tiểu tiện ra đầy quần.. Tôi bị vô số vắt bám vào người để hút máu, và
chúng đã bị tôi bứt ra hết, trừ một con đang chui vào lỗ mũi phía bên
trái mà tôi không hề hay biết. Khi bắt được tôi và thấy cảnh này, đám bộ
đội đã được một trận cười khoái trá.
Tôi bị tra khảo, đánh đập, hăm dọa. Hai tay tôi bị trói ngược ra phía sau bằng dây nhợ, và càng ngày càng bị xiết chặt theo thời gian bị tra khảo, cho tới khi hai vai tôi bị trật khớp, và hai cùi chỏ bị trói cứng với nhau, cấn vào chỗ xương lưng bị gẫy khiến tôi đau đớn khôn tả. Cuối cùng thì cuộc tra khảo cũng chấm dứt, và tôi được lệnh đi bộ trong ba ngày liên tiếp, để tới một trại giam trong rừng già – mà theo sự ước đoán của tôi, nằm ở phía bắc lãnh thổ Căm-bốt, ngay bên kia biên giới. Tôi đã được bọn họ trả lại trả lại đôi giày bốt, nhưng đã lấy mất hai sợi dây giày và đôi vớ. Sau ba ngày đi bộ, khi lết một cách đau đớn tới cổng trại giam, đôi bàn chân của tôi đã trở nên bầy hầy, giống như hai cái hamburger còn sống.
Trại giam này là một điển hình của những trại mà nhiều người đã từng sống qua. Trại được dựng trên một khoảnh đất trong rừng sâu, tất cả đều làm bằng tre. Chung quanh là một bức tường bằng tre, khiến người ta liên tưởng tới những tiền đồn của kỵ binh Mỹ vào thời khai phá miền Viễn Tây. Bên ngoài bức tường này lại có một bức tường khác. Giữa hai bức tường là một cái hào, giống như hào thành thời trung cổ. Dưới hào có vô số chông – là những thân tre vót nhọn, sắc bén như dao, cắm sâu dưới một lớp phân người.. Nếu rớt xuống đó, không chết vì bị chông đâm vào những bộ phận trọng yếu thì bạn cũng sẽ chết vì bị mất máu, hoặc nếu không chết ngay vì những vết thương thì cũ ng chết từ từ vì bị nhiễm trùng. Một thân cây được bắc ngang cái hào, mà phải cố gắng giữ thăng bằng, người ta mới có thể đi trên cái “cầu” này để vào trại.
Bên trong những bức tường tre ấy là những cái cũi, cũng bằng tre, để nhốt tù binh. Nào là quân nhân VNCH, nào là những người Thượng đồng minh của Biệt kích Mỹ; và hai người Mỹ – gồm tôi và một phi công trực thăng bị bắt trước đó một tháng. Tổng cộng, ít nhất cũng có vài trăm tù binh. Tình trạng trong trại giam thật tồi tệ. Chúng tôi sống như thú vật. Phần lớn những cái cũi để nhốt chúng tôi không đủ cao để có thể đứng dậy. Tuy nhiên điều đó cũng không cần thiết bởi vì chân chúng tôi đã bị cùm vào những cái cùm gỗ. Vì xương lưng bị gẫy, tôi không thể nằm mà phải ngồi để ngủ. Đêm đêm, lũ chuột chạy tới chạy lui trong cũi và gặm nhấm vết thương ở mắt cá chân của tôi. Vì hai chân bị cùm, tôi không thể nhúc nhích nên không có cách nào để đuổi chúng đi. Cho tới ngày nay, tôi vẫn còn ghét chuột!
Mỗi ngày, chúng tôi được ra khỏi cũi một lần để làm công việc thải cặn bã trong cơ thể ở nhà vệ sinh dành cho tù binh. Giờ giấc mỗi ngày đều khác nhau, cho nên tù binh nào không có khả năng chờ đợi, kiềm chế, đã tự phóng uế ra quần khi đang còn bị cùm trong cũi (rất nhiều người trong số chúng tôi bị tiêu chảy). Sau khi ra khỏi cũi, chúng tôi phải đi một khoảng mới tới nhà vệ sinh ở một góc trại.
“Nhà vệ sinh” này thực ra chỉ là vài cái hố xí để bạn phóng uế xuống. “Vấn đề” là có nhiều người trong số tù nhân bị đau yếu đã không thể nín trên đường tới hố xí, nên đã đại tiện ngay tại chỗ, khiến cả khu vực đầy rẫy những đống phân người. Một số tù nhân đau nặng, gần chết, thì được đặt trên những cái võng gần các hố xí. Khi có “nhu cầu”, người nào còn đủ sức thì ráng xuống khỏi võng để tới hố, người nào kiệt sức thì đành nằm trên võng mà phóng uế ra quần. Hậu quả là cả khu vực chung quanh mấy cái hố được mệnh danh là “nhà vệ sinh” ấy đầy rẫy phân người, mà những tù nhân còn tương đối khỏe mạnh, trên đường đi tới hố xí phải cẩn thận lắm mới né tránh được. Trên đường trở về cũi, không có bất cứ phương tiện nào để chúng tôi lau chùi, rửa ráy.
Theo ký ức của tôi thì nước uống không có “vấn đề”. Nước phân phát cho tù nhân được đựng trong những ống tre. Họ nói rằng nước đã được đun sôi, nhưng tôi vẫn bị tiêu chảy một cách thậm tệ. Nhưng lương thực thì có “vấn đề”.. Hầu như chỉ có một món duy nhất là cơm. Vào lúc gần trưa, mỗi người được một nắm to bằng trái cam, tới xế chiều được một nắm nữa. Thỉnh thoảng, chúng tôi được “chiêu đãi” bằng những khúc rễ cây có bột, gọi là sắn dây, tương tự như rễ cây “yucca” ở châu Mỹ La-tinh.. Chỉ trong vài tuần lễ, tôi đã sút mất hơn 20 ký-lô. Tôi giống như bộ xương cách trí với bộ râu dài. Trong khoảng thời gian 5 tháng, tôi không hề được cạo râu.
Tôi bị tra khảo, đánh đập, hăm dọa. Hai tay tôi bị trói ngược ra phía sau bằng dây nhợ, và càng ngày càng bị xiết chặt theo thời gian bị tra khảo, cho tới khi hai vai tôi bị trật khớp, và hai cùi chỏ bị trói cứng với nhau, cấn vào chỗ xương lưng bị gẫy khiến tôi đau đớn khôn tả. Cuối cùng thì cuộc tra khảo cũng chấm dứt, và tôi được lệnh đi bộ trong ba ngày liên tiếp, để tới một trại giam trong rừng già – mà theo sự ước đoán của tôi, nằm ở phía bắc lãnh thổ Căm-bốt, ngay bên kia biên giới. Tôi đã được bọn họ trả lại trả lại đôi giày bốt, nhưng đã lấy mất hai sợi dây giày và đôi vớ. Sau ba ngày đi bộ, khi lết một cách đau đớn tới cổng trại giam, đôi bàn chân của tôi đã trở nên bầy hầy, giống như hai cái hamburger còn sống.
Trại giam này là một điển hình của những trại mà nhiều người đã từng sống qua. Trại được dựng trên một khoảnh đất trong rừng sâu, tất cả đều làm bằng tre. Chung quanh là một bức tường bằng tre, khiến người ta liên tưởng tới những tiền đồn của kỵ binh Mỹ vào thời khai phá miền Viễn Tây. Bên ngoài bức tường này lại có một bức tường khác. Giữa hai bức tường là một cái hào, giống như hào thành thời trung cổ. Dưới hào có vô số chông – là những thân tre vót nhọn, sắc bén như dao, cắm sâu dưới một lớp phân người.. Nếu rớt xuống đó, không chết vì bị chông đâm vào những bộ phận trọng yếu thì bạn cũng sẽ chết vì bị mất máu, hoặc nếu không chết ngay vì những vết thương thì cũ ng chết từ từ vì bị nhiễm trùng. Một thân cây được bắc ngang cái hào, mà phải cố gắng giữ thăng bằng, người ta mới có thể đi trên cái “cầu” này để vào trại.
Bên trong những bức tường tre ấy là những cái cũi, cũng bằng tre, để nhốt tù binh. Nào là quân nhân VNCH, nào là những người Thượng đồng minh của Biệt kích Mỹ; và hai người Mỹ – gồm tôi và một phi công trực thăng bị bắt trước đó một tháng. Tổng cộng, ít nhất cũng có vài trăm tù binh. Tình trạng trong trại giam thật tồi tệ. Chúng tôi sống như thú vật. Phần lớn những cái cũi để nhốt chúng tôi không đủ cao để có thể đứng dậy. Tuy nhiên điều đó cũng không cần thiết bởi vì chân chúng tôi đã bị cùm vào những cái cùm gỗ. Vì xương lưng bị gẫy, tôi không thể nằm mà phải ngồi để ngủ. Đêm đêm, lũ chuột chạy tới chạy lui trong cũi và gặm nhấm vết thương ở mắt cá chân của tôi. Vì hai chân bị cùm, tôi không thể nhúc nhích nên không có cách nào để đuổi chúng đi. Cho tới ngày nay, tôi vẫn còn ghét chuột!
Mỗi ngày, chúng tôi được ra khỏi cũi một lần để làm công việc thải cặn bã trong cơ thể ở nhà vệ sinh dành cho tù binh. Giờ giấc mỗi ngày đều khác nhau, cho nên tù binh nào không có khả năng chờ đợi, kiềm chế, đã tự phóng uế ra quần khi đang còn bị cùm trong cũi (rất nhiều người trong số chúng tôi bị tiêu chảy). Sau khi ra khỏi cũi, chúng tôi phải đi một khoảng mới tới nhà vệ sinh ở một góc trại.
“Nhà vệ sinh” này thực ra chỉ là vài cái hố xí để bạn phóng uế xuống. “Vấn đề” là có nhiều người trong số tù nhân bị đau yếu đã không thể nín trên đường tới hố xí, nên đã đại tiện ngay tại chỗ, khiến cả khu vực đầy rẫy những đống phân người. Một số tù nhân đau nặng, gần chết, thì được đặt trên những cái võng gần các hố xí. Khi có “nhu cầu”, người nào còn đủ sức thì ráng xuống khỏi võng để tới hố, người nào kiệt sức thì đành nằm trên võng mà phóng uế ra quần. Hậu quả là cả khu vực chung quanh mấy cái hố được mệnh danh là “nhà vệ sinh” ấy đầy rẫy phân người, mà những tù nhân còn tương đối khỏe mạnh, trên đường đi tới hố xí phải cẩn thận lắm mới né tránh được. Trên đường trở về cũi, không có bất cứ phương tiện nào để chúng tôi lau chùi, rửa ráy.
Theo ký ức của tôi thì nước uống không có “vấn đề”. Nước phân phát cho tù nhân được đựng trong những ống tre. Họ nói rằng nước đã được đun sôi, nhưng tôi vẫn bị tiêu chảy một cách thậm tệ. Nhưng lương thực thì có “vấn đề”.. Hầu như chỉ có một món duy nhất là cơm. Vào lúc gần trưa, mỗi người được một nắm to bằng trái cam, tới xế chiều được một nắm nữa. Thỉnh thoảng, chúng tôi được “chiêu đãi” bằng những khúc rễ cây có bột, gọi là sắn dây, tương tự như rễ cây “yucca” ở châu Mỹ La-tinh.. Chỉ trong vài tuần lễ, tôi đã sút mất hơn 20 ký-lô. Tôi giống như bộ xương cách trí với bộ râu dài. Trong khoảng thời gian 5 tháng, tôi không hề được cạo râu.
Tôi không hề được chăm sóc về y tế hay được cấp phát bất cứ thứ thuốc
men nào cả. Nhưng người nào cũng thế thôi. Người tù binh Việt Nam bị
nhốt chung cũi, nằm cạnh tôi bị một vết thương rất nặng ở ngực, không
hiểu đã được băng từ đời nào, nhưng trong suốt thời gian bị nhốt chung
cũi, tôi không hề thấy anh được thay băng. Cái lỗ sâu hoắm trên ngực anh
không bao giờ lành. Anh còn trẻ và tương đối khỏe, nhưng tôi biết chắc
chắn anh sẽ không qua khỏi.
Chúng tôi sống như thú vật, trong điều kiện môi trường nhơ bẩn, đói khổ, không một chút thuốc men, cho nên hầu như ngày nào cũng có người chết. Xác họ được chôn trên sườn đồi phía bên ngoài trại.
* * *
Ngày 2 tháng 7 năm 1972, tôi được đưa ra khỏi cũi và sắp hàng cùng với một toán tù binh. Có khoảng 25 người Việt và một người Mỹ khác. Chỉ một lát sau, tôi được biết trong toán tù binh này có một phi công bị bắn hạ cùng ngày với tôi, khi anh bay chiếc khu trục A-1 Skyraider yểm trợ cho trại Polei Klang. Tên anh là Trung-úy Xanh. Tôi sẽ không bao giờ quên tên anh. Không bao giờ!
Viên chỉ huy trại tới nói chuyện với chúng tôi, theo đó, chúng tôi sẽ di chuyển tới một trại mới, khá hơn. Nơi đó, chúng tôi sẽ được ăn uống đầy đủ hơn, và được chăm sóc về y tế; chúng tôi sẽ được nhận thư từ và bưu phẩm của gia đình gửi. Ông ta cho biết cuộc hành trình có thể sẽ kéo dài tới 11 ngày, vì thế chúng tôi phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi. Sau khi nghe ông ta nói, tôi tưởng tượng ra một trại nào đó cũng ở trong rừng, nhưng vị trí thuận tiện, có nhiều nhân viên và được tiếp tế đầy đủ hơn, nằm ở đâu đó phía bắc Căm-bốt hoặc ngay bên kia bên giới Lào. Riêng về lời cảnh giác của viên trại trưởng nói rằng chúng tôi “phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi”, tôi đã chẳng mấy quan tâm. Cho tới mấy ngày sau đó.
Với đôi chân trần, tôi bắt đầu cuộc hành trình. Các tù binh đều bị trói, người này bị cột lại với người kia bằng một sợi dây. Sau vài ngày, chúng tôi không còn bị trói nữa, vì bước đi còn không đủ sức nói gì tới chạy trốn. Tôi rất đuối, vì thiếu dinh dưỡng, vì đủ thứ bệnh không tên, và vì những vết thương lâu ngày không được chăm sóc nay đã làm độc, và ngày càng trở nên tệ hại hơn cùng với cuộc hành trình. Nhưng phải nói chính những con vắt mới là mối nguy hàng đầu; chúng không chỉ hút máu mà còn gây viêm nhiễm do các độc tố chúng truyền sang.
Trung-úy Xanh cũng ở trong tình trạng bi đát như tôi, mỗi bước đi là một sự phấn đấu cả về thể xác lẫn nội tâm, để đối phó với sự kiệt quệ của cơ thể, sự xuống dốc của tinh thần. Bởi nếu bạn không tiếp tục bước, bạn sẽ chết. Ở cuộc sống đời thường, muốn chết bạn phải có một hành động cương quyết nào đó. Bạn phải tự sát.. Nhưng một khi bạn là tù binh chiến tranh thì trong bất cứ tình huống nào, sự thể cũng trái n gược lại. Bạn phải phấn đấu từng ngày để sống sót. Còn muốn chết thì dễ quá. Cứ việc bình thản, đầu hàng một cách êm ái, là bạn sẽ chết. Nhiều người đã làm như thế. Họ chết trong trại tù đầu tiên, họ chết trên đường di chuyển. Ngay sau ngày đầu, một số người đã không chịu bò dậy nữa. Một số khác cố gắng tiếp tục cuộc hành trình nhưng rồi cũng lần lượt bỏ cuộc. Trong lúc đoàn người tiếp tục tiến bước, mỗi khi nghe một hay vài tiếng súng nổ ở phía sau, họ biết họ sẽ không bao giờ còn gặp người tù binh đáng thương ấy nữa. Toán 27 tù binh chúng tôi đã mất ít nhất là nửa tá trong hoàn cảnh nói trên, và tới lúc cuộc hành trình kết thúc, Wayne Finch, người tù binh Mỹ duy nhất ngoài tôi ra, cũng đã bỏ mạng.
* * *
Cuộc di chuyển không kéo dài 11 ngày, và đích tới cũng không phải là một trại tù nào đó nằm trong khu vực. Mà là một cuộc hành trình gian khổ kéo dài 3 tháng, đưa chúng tôi vượt gần 1000 cây số, ngược đường mòn Hồ Chí Minh, và cuối cùng hướng về Hà Nội, thủ đô của miền Bắc. Thật là một cơn ác mộng – một cơn ác mộng kinh hoàng nhất. Mỗi một bước, với tôi là một sự đau đớn tận cùng thân thể. Các vết thương làm độc ngày càng tệ hại. Tử thần đã kề bên. Cái chân bị thương đã sưng phù lên gấp đôi bình thường, với những vết nứt dài, từ đó chảy ra một thứ mủ cực kỳ hôi tanh.
Bệnh tiêu chảy của tôi càng thêm tồi tệ, tôi còn bị tới 3 loại sốt rét khác nhau cùng với vô số ký sinh trùng trong ruột. Mỗi cuối ngày, khi tôi kết thúc cuộc hành trình trên dưới 10 cây số, thần chết cứ lảng vảng bên cạnh. Mỗi buổi sáng, ngay sau khi thức giấc, tôi phải phấn đấu để cố đứng dậy, máu dồn xuống cái chân bị thương cùng với sức nặng của thân hình đè xuống, tạo ra một cảm giác đau đớn vô cùng tận. Và Trung-úy Xanh, mặc dù bản thân cũng trong tình trạng hết sức tệ hại, luôn luôn hiện diện để khích lệ tôi, giúp đỡ tôi với tất sức lực còn lại nơi anh. Tới bữa chiều, chúng tôi được phát một nắm cơm nhỏ. Xanh nói với tôi đây không phải là cách ăn uống bình thường của người Việt. Người Việt rất coi trọng bữa ăn, và có nhiều món ăn ngon. Đừng đánh giá văn minh ẩm thực của Việt Nam qua những gì chúng tôi đang được cấp phát. Tôi cố gắng duy trì đầu óc khôi hài. Đây là một việc rất khó khăn nhưng tối cần thiết. Tinh thần là yếu tố quan trọng nhất trong việc sống còn, và kể cả khi tình hình trở nên tuyệt vọng nhất, óc khôi hài sẽ giúp bạn giữ vững được tinh thần – từ đó nảy sinh hy vọng. Và trong việc này, Trung-úy Xanh cũng lại giúp đỡ tôi. Anh luôn luôn quan tâm tới tôi, và làm bất cứ những gì anh có thể làm để giúp tôi giữ được lạc quan, hy vọng. Vì thế, cho dù tình hình càng ngày tồi tệ, tôi chưa bao giờ mất hy vọng. Kể cả trong cái ngày mà đáng lẽ ra tôi đã chết, nếu như không có Xanh.
Mỗi ngày, tôi đã phải sử dụng toàn bộ ý chí để thức dậy, đứng lên và bước đi. Rồi tôi phải phấn đấu hết mình trong suốt ngày hôm đó để tiếp tục tiến bước trên con đường mòn dài vô tận. Tôi đã không còn đứng vững, nhưng bằng cách nào đó, tôi vẫn hoàn tất mục tiêu của mỗi ngày, để sáng hôm sau mở mắt chứng kiến thêm một bình minh nữa mà Thượng Đế đã ban cho.
Nhưng rồi tới một ngày tệ hại nhất trong đời. Tôi đã phấn đấu hết mình. Tôi lảo đảo muốn ngã xuống. Tôi cố gắng vận dụng hết sức lực.. Tôi loạng quạng bước đi. Rồi tôi lại lảo đảo, tôi cố gắng phấn đấu, tôi vận dụng toàn bộ sinh lực còn sót lại, và tôi cầu nguyện xin có thêm sức mạnh. Rồi tôi ngã gục, tôi bò dậy tiếp tục đi, nhưng rồi lại ngã gục. Tôi lại tiếp tục phấn đấu, phấn đấu với tất cả những gì còn lại trong cơ thể, trong trái tim, trong linh hồn.. Nhưng rồi tôi lại ngã gục, và lần này tôi không thể đứng dậy được nữa. Ý chí của tôi vẫn còn, nhưng cơ thể đã hoàn toàn kiệt lực. Cuộc đời của tôi đến đây là tận. Quân thù đến kia rồi; tên vệ binh nhìn xuống, ra lệnh cho tôi bò dậy, nhưng tôi không thể. Hắn quát tháo lớn hơn, tôi vẫn bất động. Coi như xong đời!
Nhưng Xanh đã tiến tới, vẻ mặt lo âu, cúi xuống nhìn tôi.. Mặc cho tên vệ binh quát tháo, xua đuổi, Xanh vẫn không chùn bước. Khi hắn quát tháo dữ dội hơn, nét mặt Xanh bỗng trở nên đanh thép lạ thường, và bất chấp những lời đe dọa của tên vệ binh, Xanh cúi xuống vực tôi dậ y, rồi kê cái lưng ốm yếu cho tôi gục lên, để hai cánh tay của tôi ôm vòng lấy cổ anh, hai cổ tay ghì chặt, và với tư thế ấy, anh đã kéo tôi lết theo cho tới cuối ngày.. Đôi lúc, có một tù nhân khác tạm thay thế Xanh, nhưng phải nói gánh nặng trong ngày hôm ấy dồn hết lên vai anh. Xanh là người đã bất chấp nguy hiểm tới tính mạng để lo lắng và chăm sóc tôi cho tới khi kết thúc cuộc hành trình ngày hôm đó.
* * *
Sáng hôm sau, tôi trải qua mọi đau đớn thường lệ trong việc thức dậy, đứng dậy và cố gắng lê lết cái chân bị thương trong những bước đầu tiên, để tạo quyết tâm cho một ngày sắp tới. Tôi cảm thấy đau đớn như chưa từng thấy nhưng vẫn cố gắng vận dụng ý chí để bước đi. Ngay phía bên ngoài cái trại vừa dừng chân là cây “cầu” bằng một thân cây lớn bắc ngang một dòng nước chảy xiết xen lẫn những tảng đá lớn. Tôi bắt đầu băng qua, cố gắng giữ thăng bằng nhưng không còn sức lực mà cũng chẳng còn một chút ý thức gì về thăng bằng nữa. Cái chân bị thương vô dụng kia đã hại tôi, kéo tôi nghiêng về một phía khiến tôi loạng quạng và cuối cùng rớt xuống sông. Xanh và Wayne đang đi phía trước, vội vàng quay trở lại phía bên này, lội xuống vào kéo tôi lên bờ. Họ năn nỉ đám cộng sản cho phép cả toán tù binh tạm dừng chân tại trại này cho tới khi nào tôi đủ sức tiếp tục cuộc hành trình, nhưng bị từ chối. Xanh và Wayne nhất định không chịu rời tôi. Cho tới khi đám vệ binh tiến tới, dí súng vào người và lôi cổ họ đi. Nhìn bóng hai người khuất dần cùng với toán tù binh, tôi biết mình sẽ không bao giờ gặp lại Xanh trên cõi đời này nữa!
Chúng tôi sống như thú vật, trong điều kiện môi trường nhơ bẩn, đói khổ, không một chút thuốc men, cho nên hầu như ngày nào cũng có người chết. Xác họ được chôn trên sườn đồi phía bên ngoài trại.
* * *
Ngày 2 tháng 7 năm 1972, tôi được đưa ra khỏi cũi và sắp hàng cùng với một toán tù binh. Có khoảng 25 người Việt và một người Mỹ khác. Chỉ một lát sau, tôi được biết trong toán tù binh này có một phi công bị bắn hạ cùng ngày với tôi, khi anh bay chiếc khu trục A-1 Skyraider yểm trợ cho trại Polei Klang. Tên anh là Trung-úy Xanh. Tôi sẽ không bao giờ quên tên anh. Không bao giờ!
Viên chỉ huy trại tới nói chuyện với chúng tôi, theo đó, chúng tôi sẽ di chuyển tới một trại mới, khá hơn. Nơi đó, chúng tôi sẽ được ăn uống đầy đủ hơn, và được chăm sóc về y tế; chúng tôi sẽ được nhận thư từ và bưu phẩm của gia đình gửi. Ông ta cho biết cuộc hành trình có thể sẽ kéo dài tới 11 ngày, vì thế chúng tôi phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi. Sau khi nghe ông ta nói, tôi tưởng tượng ra một trại nào đó cũng ở trong rừng, nhưng vị trí thuận tiện, có nhiều nhân viên và được tiếp tế đầy đủ hơn, nằm ở đâu đó phía bắc Căm-bốt hoặc ngay bên kia bên giới Lào. Riêng về lời cảnh giác của viên trại trưởng nói rằng chúng tôi “phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi”, tôi đã chẳng mấy quan tâm. Cho tới mấy ngày sau đó.
Với đôi chân trần, tôi bắt đầu cuộc hành trình. Các tù binh đều bị trói, người này bị cột lại với người kia bằng một sợi dây. Sau vài ngày, chúng tôi không còn bị trói nữa, vì bước đi còn không đủ sức nói gì tới chạy trốn. Tôi rất đuối, vì thiếu dinh dưỡng, vì đủ thứ bệnh không tên, và vì những vết thương lâu ngày không được chăm sóc nay đã làm độc, và ngày càng trở nên tệ hại hơn cùng với cuộc hành trình. Nhưng phải nói chính những con vắt mới là mối nguy hàng đầu; chúng không chỉ hút máu mà còn gây viêm nhiễm do các độc tố chúng truyền sang.
Trung-úy Xanh cũng ở trong tình trạng bi đát như tôi, mỗi bước đi là một sự phấn đấu cả về thể xác lẫn nội tâm, để đối phó với sự kiệt quệ của cơ thể, sự xuống dốc của tinh thần. Bởi nếu bạn không tiếp tục bước, bạn sẽ chết. Ở cuộc sống đời thường, muốn chết bạn phải có một hành động cương quyết nào đó. Bạn phải tự sát.. Nhưng một khi bạn là tù binh chiến tranh thì trong bất cứ tình huống nào, sự thể cũng trái n gược lại. Bạn phải phấn đấu từng ngày để sống sót. Còn muốn chết thì dễ quá. Cứ việc bình thản, đầu hàng một cách êm ái, là bạn sẽ chết. Nhiều người đã làm như thế. Họ chết trong trại tù đầu tiên, họ chết trên đường di chuyển. Ngay sau ngày đầu, một số người đã không chịu bò dậy nữa. Một số khác cố gắng tiếp tục cuộc hành trình nhưng rồi cũng lần lượt bỏ cuộc. Trong lúc đoàn người tiếp tục tiến bước, mỗi khi nghe một hay vài tiếng súng nổ ở phía sau, họ biết họ sẽ không bao giờ còn gặp người tù binh đáng thương ấy nữa. Toán 27 tù binh chúng tôi đã mất ít nhất là nửa tá trong hoàn cảnh nói trên, và tới lúc cuộc hành trình kết thúc, Wayne Finch, người tù binh Mỹ duy nhất ngoài tôi ra, cũng đã bỏ mạng.
* * *
Cuộc di chuyển không kéo dài 11 ngày, và đích tới cũng không phải là một trại tù nào đó nằm trong khu vực. Mà là một cuộc hành trình gian khổ kéo dài 3 tháng, đưa chúng tôi vượt gần 1000 cây số, ngược đường mòn Hồ Chí Minh, và cuối cùng hướng về Hà Nội, thủ đô của miền Bắc. Thật là một cơn ác mộng – một cơn ác mộng kinh hoàng nhất. Mỗi một bước, với tôi là một sự đau đớn tận cùng thân thể. Các vết thương làm độc ngày càng tệ hại. Tử thần đã kề bên. Cái chân bị thương đã sưng phù lên gấp đôi bình thường, với những vết nứt dài, từ đó chảy ra một thứ mủ cực kỳ hôi tanh.
Bệnh tiêu chảy của tôi càng thêm tồi tệ, tôi còn bị tới 3 loại sốt rét khác nhau cùng với vô số ký sinh trùng trong ruột. Mỗi cuối ngày, khi tôi kết thúc cuộc hành trình trên dưới 10 cây số, thần chết cứ lảng vảng bên cạnh. Mỗi buổi sáng, ngay sau khi thức giấc, tôi phải phấn đấu để cố đứng dậy, máu dồn xuống cái chân bị thương cùng với sức nặng của thân hình đè xuống, tạo ra một cảm giác đau đớn vô cùng tận. Và Trung-úy Xanh, mặc dù bản thân cũng trong tình trạng hết sức tệ hại, luôn luôn hiện diện để khích lệ tôi, giúp đỡ tôi với tất sức lực còn lại nơi anh. Tới bữa chiều, chúng tôi được phát một nắm cơm nhỏ. Xanh nói với tôi đây không phải là cách ăn uống bình thường của người Việt. Người Việt rất coi trọng bữa ăn, và có nhiều món ăn ngon. Đừng đánh giá văn minh ẩm thực của Việt Nam qua những gì chúng tôi đang được cấp phát. Tôi cố gắng duy trì đầu óc khôi hài. Đây là một việc rất khó khăn nhưng tối cần thiết. Tinh thần là yếu tố quan trọng nhất trong việc sống còn, và kể cả khi tình hình trở nên tuyệt vọng nhất, óc khôi hài sẽ giúp bạn giữ vững được tinh thần – từ đó nảy sinh hy vọng. Và trong việc này, Trung-úy Xanh cũng lại giúp đỡ tôi. Anh luôn luôn quan tâm tới tôi, và làm bất cứ những gì anh có thể làm để giúp tôi giữ được lạc quan, hy vọng. Vì thế, cho dù tình hình càng ngày tồi tệ, tôi chưa bao giờ mất hy vọng. Kể cả trong cái ngày mà đáng lẽ ra tôi đã chết, nếu như không có Xanh.
Mỗi ngày, tôi đã phải sử dụng toàn bộ ý chí để thức dậy, đứng lên và bước đi. Rồi tôi phải phấn đấu hết mình trong suốt ngày hôm đó để tiếp tục tiến bước trên con đường mòn dài vô tận. Tôi đã không còn đứng vững, nhưng bằng cách nào đó, tôi vẫn hoàn tất mục tiêu của mỗi ngày, để sáng hôm sau mở mắt chứng kiến thêm một bình minh nữa mà Thượng Đế đã ban cho.
Nhưng rồi tới một ngày tệ hại nhất trong đời. Tôi đã phấn đấu hết mình. Tôi lảo đảo muốn ngã xuống. Tôi cố gắng vận dụng hết sức lực.. Tôi loạng quạng bước đi. Rồi tôi lại lảo đảo, tôi cố gắng phấn đấu, tôi vận dụng toàn bộ sinh lực còn sót lại, và tôi cầu nguyện xin có thêm sức mạnh. Rồi tôi ngã gục, tôi bò dậy tiếp tục đi, nhưng rồi lại ngã gục. Tôi lại tiếp tục phấn đấu, phấn đấu với tất cả những gì còn lại trong cơ thể, trong trái tim, trong linh hồn.. Nhưng rồi tôi lại ngã gục, và lần này tôi không thể đứng dậy được nữa. Ý chí của tôi vẫn còn, nhưng cơ thể đã hoàn toàn kiệt lực. Cuộc đời của tôi đến đây là tận. Quân thù đến kia rồi; tên vệ binh nhìn xuống, ra lệnh cho tôi bò dậy, nhưng tôi không thể. Hắn quát tháo lớn hơn, tôi vẫn bất động. Coi như xong đời!
Nhưng Xanh đã tiến tới, vẻ mặt lo âu, cúi xuống nhìn tôi.. Mặc cho tên vệ binh quát tháo, xua đuổi, Xanh vẫn không chùn bước. Khi hắn quát tháo dữ dội hơn, nét mặt Xanh bỗng trở nên đanh thép lạ thường, và bất chấp những lời đe dọa của tên vệ binh, Xanh cúi xuống vực tôi dậ y, rồi kê cái lưng ốm yếu cho tôi gục lên, để hai cánh tay của tôi ôm vòng lấy cổ anh, hai cổ tay ghì chặt, và với tư thế ấy, anh đã kéo tôi lết theo cho tới cuối ngày.. Đôi lúc, có một tù nhân khác tạm thay thế Xanh, nhưng phải nói gánh nặng trong ngày hôm ấy dồn hết lên vai anh. Xanh là người đã bất chấp nguy hiểm tới tính mạng để lo lắng và chăm sóc tôi cho tới khi kết thúc cuộc hành trình ngày hôm đó.
* * *
Sáng hôm sau, tôi trải qua mọi đau đớn thường lệ trong việc thức dậy, đứng dậy và cố gắng lê lết cái chân bị thương trong những bước đầu tiên, để tạo quyết tâm cho một ngày sắp tới. Tôi cảm thấy đau đớn như chưa từng thấy nhưng vẫn cố gắng vận dụng ý chí để bước đi. Ngay phía bên ngoài cái trại vừa dừng chân là cây “cầu” bằng một thân cây lớn bắc ngang một dòng nước chảy xiết xen lẫn những tảng đá lớn. Tôi bắt đầu băng qua, cố gắng giữ thăng bằng nhưng không còn sức lực mà cũng chẳng còn một chút ý thức gì về thăng bằng nữa. Cái chân bị thương vô dụng kia đã hại tôi, kéo tôi nghiêng về một phía khiến tôi loạng quạng và cuối cùng rớt xuống sông. Xanh và Wayne đang đi phía trước, vội vàng quay trở lại phía bên này, lội xuống vào kéo tôi lên bờ. Họ năn nỉ đám cộng sản cho phép cả toán tù binh tạm dừng chân tại trại này cho tới khi nào tôi đủ sức tiếp tục cuộc hành trình, nhưng bị từ chối. Xanh và Wayne nhất định không chịu rời tôi. Cho tới khi đám vệ binh tiến tới, dí súng vào người và lôi cổ họ đi. Nhìn bóng hai người khuất dần cùng với toán tù binh, tôi biết mình sẽ không bao giờ gặp lại Xanh trên cõi đời này nữa!
Bởi vì, như các bạn tù đồng cảnh ngộ đều biết, trong trường hợp này, tôi
bị bỏ lại trại để chết – như nhiều người khác đã chết. Thế nhưng không
hiểu vì nguyên nhân hay lệnh lạc nào đó, đám cộng sản lại quyết định
chích penecillin cho tôi trong mấy ngày liền. Tôi bắt đầu bình phục, và
sau một khoảng thời gian ngắn, đã có thể đứng dậy. Và ngay sau khi tôi
đủ sức bước đi, đám cộng sản đã ra lệnh cho tôi tiếp tục cuộc hành
trình. Lần này, tôi đi chung với một đoàn bộ đội di chuyển về hướng Bắc,
một tay vệ binh được chỉ định đi theo tôi làm công việc áp giải.
Cuộc hành trình cũng gian khổ như những đoạn đường đã qua, nhưng với tôi, những gì kinh hoàng nhất đã được bỏ lại sau lưng. Thậm chí tôi còn có cơ hội chạy trốn: một ngày nọ, khi đi tới một khúc quẹo và khuất tầm nhìn của tên vệ binh đi phía sau, tôi đã bỏ chạy vào rừng. Nhưng rồi hắn đã mau chóng lần ra dấu vết và đuổi kịp; mặc dù tỏ ra vô cùng giận dữ, hắn đã không bắn tôi chết, mà chỉ hung hăng chĩa súng ra lệnh cho tôi quay trở lại. Sau đó, khi bắt đầu tiến vào lãnh thổ Bắc Việt, tôi được cho nhập bọn với một đoàn tù binh VNCH, và cuối cùng, tới Hà Nội. Nơi đó, sau khi đã trải qua mọi thủ tục và nhiều nhà tù khác nhau, tôi được đưa tới “khách sạn Hilton – Hà Nội” lừng danh (tức nhà tù Hỏa Lò), và ở đó cho tới khi được trao trả vào giai đoạn cuối của cuộc chiến.
* * *
Ngay sau khi trở lại Hoa Kỳ, tôi đã đi tìm hỏi tin tức về Trung-úy Xanh nhưng không có kết quả. Tôi đã tìm gặp các quân nhân Việt Nam đang thụ huấn tại Mỹ, cũng không ai biết gì. Sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản năm 1975, tôi càng ra sức tìm kiếm, để rồi lại bị thất vọng.
Mấy năm sau, tôi được dịp tái ngộ với một quân nhân VNCH đi chung với tôi trong toán tù binh nhứ nhất, cùng với một người khác trong toán thứ hai, tên là Phạm Văn Tăng và Nghiêm Kế. Tôi nhờ họ giúp đỡ trong việc tìm kiếm tin tức về Trung-úy Xanh.. Lúc đầu, không có kết quả gì cả. Về sau thì có tin đồn nói rằng sau khi Sài Gòn thất thủ, Xanh đã bị cộng sản bắt lại và có lẽ đã chết sau nhiều năm gian khổ trong tù. Nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày được biết đích xác những gì đã xảy ra cho Xanh, và có thể cả những tin tức liên quan tới gia đình anh.
Trong những năm gần đây, tôi ra sức tìm kiếm trên internet, nhưng luôn luôn thất bại. Thế rồi cách đây mấy tuần lễ, tôi tình cờ khám phá ra trang mạng của các hoa tiêu bay khu trục A-1 Skyraider của Không Quân VNCH, trong đó có một số người cùng phi đoàn với Xanh ngày trước. Tôi gửi cho “trang chủ” mấy lời nhắn tin, và chỉ vài ngày sau, tôi đã liên lạc được với Xanh bằng email, và sau đó qua điện thoại – lần đầu tiên sau 35 năm, chúng tôi mới được nói chuyện với nhau. Tôi sẽ gặp lại Xanh trong một ngày gần nhất, có thể là mùa thu này. Tôi sẽ được nhìn thấy anh lần đầu tiên kể từ cái ngày tôi nằm lại bên đường mòn Hồ Chí Minh, mắt nhìn theo con người đã cứu mạng mình – đang bị vệ binh dí súng cưỡng ép bước qua cây cầu, trong lòng đau đớn vì phải bỏ tôi ở lại để chờ chết.
Xanh đâu có ngờ chính những cố gắng giúp đỡ tận tình của anh trong những ngày đen tối nhất đời tôi, đã trở thành động lực để tôi phấn đấu cho sinh mạng của chính bản thân mình – tôi không thể để uổng phí công lao của Xanh. Tất cả những gì Xanh làm đã giúp tôi sống sót, và chính những hành động quên bản thân của anh đã giúp tôi có thêm nghị lực và quyết tâm để vượt qua bất cứ khó khăn, tr ngại nào trong thời gian chờ đợi ngày được trả tự do.
Xanh luôn luôn là một con người đáng ngưỡng phục. Và giờ đây anh còn là một công dân Mỹ đáng quý. Tôi cám ơn trời đã cho tôi gặp được một người bạn như Xanh – vào lúc mà tôi cần tới sự giúp đỡ của anh hơn lúc nào hết; và giờ đây, xin cám ơn trời một lần nữa, vì đã cho tôi tìm lại được người bạn quý mến ấy.
NGUYỄN VĂN XANH , một người như mọi người.
* William S. Reeder (Nguyễn Hữu Thiện phỏng dịch và đặt tựa)Câu Chuyện Cảm Động Của Một Đại Tá Phi Công Hoa Kỳ Từng Bị Tù Cộng Sản
* William S. Reeder (Nguyễn Hữu Thiện phỏng dịch và đặt tựa)
Cuộc hành trình cũng gian khổ như những đoạn đường đã qua, nhưng với tôi, những gì kinh hoàng nhất đã được bỏ lại sau lưng. Thậm chí tôi còn có cơ hội chạy trốn: một ngày nọ, khi đi tới một khúc quẹo và khuất tầm nhìn của tên vệ binh đi phía sau, tôi đã bỏ chạy vào rừng. Nhưng rồi hắn đã mau chóng lần ra dấu vết và đuổi kịp; mặc dù tỏ ra vô cùng giận dữ, hắn đã không bắn tôi chết, mà chỉ hung hăng chĩa súng ra lệnh cho tôi quay trở lại. Sau đó, khi bắt đầu tiến vào lãnh thổ Bắc Việt, tôi được cho nhập bọn với một đoàn tù binh VNCH, và cuối cùng, tới Hà Nội. Nơi đó, sau khi đã trải qua mọi thủ tục và nhiều nhà tù khác nhau, tôi được đưa tới “khách sạn Hilton – Hà Nội” lừng danh (tức nhà tù Hỏa Lò), và ở đó cho tới khi được trao trả vào giai đoạn cuối của cuộc chiến.
* * *
Ngay sau khi trở lại Hoa Kỳ, tôi đã đi tìm hỏi tin tức về Trung-úy Xanh nhưng không có kết quả. Tôi đã tìm gặp các quân nhân Việt Nam đang thụ huấn tại Mỹ, cũng không ai biết gì. Sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản năm 1975, tôi càng ra sức tìm kiếm, để rồi lại bị thất vọng.
Mấy năm sau, tôi được dịp tái ngộ với một quân nhân VNCH đi chung với tôi trong toán tù binh nhứ nhất, cùng với một người khác trong toán thứ hai, tên là Phạm Văn Tăng và Nghiêm Kế. Tôi nhờ họ giúp đỡ trong việc tìm kiếm tin tức về Trung-úy Xanh.. Lúc đầu, không có kết quả gì cả. Về sau thì có tin đồn nói rằng sau khi Sài Gòn thất thủ, Xanh đã bị cộng sản bắt lại và có lẽ đã chết sau nhiều năm gian khổ trong tù. Nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày được biết đích xác những gì đã xảy ra cho Xanh, và có thể cả những tin tức liên quan tới gia đình anh.
Trong những năm gần đây, tôi ra sức tìm kiếm trên internet, nhưng luôn luôn thất bại. Thế rồi cách đây mấy tuần lễ, tôi tình cờ khám phá ra trang mạng của các hoa tiêu bay khu trục A-1 Skyraider của Không Quân VNCH, trong đó có một số người cùng phi đoàn với Xanh ngày trước. Tôi gửi cho “trang chủ” mấy lời nhắn tin, và chỉ vài ngày sau, tôi đã liên lạc được với Xanh bằng email, và sau đó qua điện thoại – lần đầu tiên sau 35 năm, chúng tôi mới được nói chuyện với nhau. Tôi sẽ gặp lại Xanh trong một ngày gần nhất, có thể là mùa thu này. Tôi sẽ được nhìn thấy anh lần đầu tiên kể từ cái ngày tôi nằm lại bên đường mòn Hồ Chí Minh, mắt nhìn theo con người đã cứu mạng mình – đang bị vệ binh dí súng cưỡng ép bước qua cây cầu, trong lòng đau đớn vì phải bỏ tôi ở lại để chờ chết.
Xanh đâu có ngờ chính những cố gắng giúp đỡ tận tình của anh trong những ngày đen tối nhất đời tôi, đã trở thành động lực để tôi phấn đấu cho sinh mạng của chính bản thân mình – tôi không thể để uổng phí công lao của Xanh. Tất cả những gì Xanh làm đã giúp tôi sống sót, và chính những hành động quên bản thân của anh đã giúp tôi có thêm nghị lực và quyết tâm để vượt qua bất cứ khó khăn, tr ngại nào trong thời gian chờ đợi ngày được trả tự do.
Xanh luôn luôn là một con người đáng ngưỡng phục. Và giờ đây anh còn là một công dân Mỹ đáng quý. Tôi cám ơn trời đã cho tôi gặp được một người bạn như Xanh – vào lúc mà tôi cần tới sự giúp đỡ của anh hơn lúc nào hết; và giờ đây, xin cám ơn trời một lần nữa, vì đã cho tôi tìm lại được người bạn quý mến ấy.
NGUYỄN VĂN XANH , một người như mọi người.
* William S. Reeder (Nguyễn Hữu Thiện phỏng dịch và đặt tựa)Câu Chuyện Cảm Động Của Một Đại Tá Phi Công Hoa Kỳ Từng Bị Tù Cộng Sản
* William S. Reeder (Nguyễn Hữu Thiện phỏng dịch và đặt tựa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét