Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Tin ngày 09/7/2013 - tiếp

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt: Lại kích cầu?

Thứ Hai, 08/07/2013, 15:55 RSS Gửi email In tin
Trong bối cảnh lạm phát có nguy cơ quay trở lại, bài học của Philippines là rất đáng tham khảo.
Lại kích cầu?

Báo VnEconomy cho biết trong một bản báo cáo gửi đến Chính phủ mới đây, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng đã đến lúc cần nới lỏng đầu tư công hơn nữa nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Ủy ban cho rằng, thị trường tài chính, tiền tệ hiện đã chuyển biến tích cực với 3 nhân tố: (i) Thanh khoản trên thị trường tiền tệ và của hệ thống ngân hàng được cải thiện rõ rệt; (ii) Chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng và các công ty chứng khoán chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng các hạng mục rủi ro cao và tăng tỷ trọng các hạng mục rủi ro thấp và (iii) Quỹ dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng được tăng cường.
Trên cơ sở đánh giá đó, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhìn nhận, trong điều kiện lạm phát đang được kiểm soát tốt và nhiều khả năng sẽ thấp hơn mục tiêu 6,5% của năm 2013, trong 6 tháng cuối năm, chính sách điều hành cần ưu tiên hơn nữa cho tăng trưởng kinh tế, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5% cho năm 2013 bằng những giải pháp mạnh hơn nữa nhằm tạo cầu cho nền kinh tế.

Hệ thống ngân hàng đang có tỷ số nợ xấu rất cao, nhiều doanh nghiệp nhà nước nợ nần cao và nằm trong tình trạng phá sản, đồng thời nợ công cũng đã ở mức rất cao. Việt Nam đã 2 lần “kích cầu” vào các năm 2008 và 2010, mà nhiều hậu quả của nó đối với nền kinh tế đến nay vẫn chưa xử lý được. Nếu lại “kích cầu” theo kiến nghị của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia thì có nhiều khả năng lạm phát sẽ quay trở lại.

Vấn đề lạm phát

Lạm phát của Việt Nam hiện ở mức 6-7%/năm, một con số không phải là thấp so với chuẩn mực của thế giới. Muốn phòng chống lạm phát và thay đổi tâm lý kỳ vọng của dân chúng, vốn có hại cho sự ổn định của nền kinh tế, thì chính sách của Nhà nước phải cương quyết và mang tính dài hạn, đó là không chấp nhận lạm phát cao.
Lạm phát 2013 của Việt Nam
Tháng 1:  7,1%
Tháng 2:  7,0%
Tháng 3:  6,6%
Tháng 4:  6,6%
Tháng 5:  6,4%
Tháng 6:  6,7%
Tuy nhiên có nhiều dấu hiệu cho thấy lạm phát lại đang ngóc cổ dậy. Lạm phát ở Việt Nam tuy có giảm tính từ đầu năm 2013, nhưng vào tháng 6 lại có khuynh hướng tăng trở lại. Vào tháng 6, tốc độ lạm phát năm là 6,7% so với tháng trước là 6,4%.  Đây là mức lạm phát tính theo năm, tức là so với cùng kỳ năm trước, để tránh những ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ, thí dụ như khi có mưa thì xây dựng giảm và giá vật liệu xây dựng cũng có thể giảm, hoặc không tăng.
Xin nói thêm, lạm phát chắc chắn sẽ đi lên vì vụ điều chỉnh tỷ giá giữa VND và USD mới đây. Việc “phá giá ở mức độ thấp” nhằm đẩy mạnh xuất khẩu như thế, vào lúc lạm phát tương đối thấp, là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải có chính sách tiền tệ phù hợp để kéo tiền trở lại ngân hàng, bởi nếu không, lạm phát sẽ trở lại. Công cụ để NHNN thực hiện điều này có lẽ rất hạn chế. Nói “có lẽ” vì NHNN không công bố bảng cân đối tài sản. NHNN chỉ có thể thu tiền về nếu có trái phiếu nằm trong tích sản để bán ra.

Trong lúc “phá giá ở mức độ thấp” như thế mà lại chạy theo đề nghị của các tỉnh đòi kích cầu và kích tín dụng thì khó tránh việc lạm phát trở lại. Thêm nữa Ủy ban Tài chính Quốc gia lại cũng đề nghị Chính phủ tăng chi tiêu công để đẩy mạnh tăng trưởng GDP, thì dường như “bổn cũ đang được lặp lại”.


Lạm phát khiến giá cả hàng hóa tăng luôn là nỗi lo của các nhà quản lý
Kinh nghiệm của Philippines

Cách thức Philippines xoay chuyển tình hình trong thời kỳ khủng hoảng trên khắp thế giới vừa qua có thể là một bài học đáng tham khảo. Bài học rất quan trọng là chính quyền Philippines đã tạo ra được niềm tin trong nhân dân. Người dân thấy rõ chính quyền muốn chống tham nhũng và quyết giữ ổn định nền kinh tế với lạm phát thấp.

Lạm phát ở Philippines là 4,6% năm 2011; 3,2% năm 2012 và 5 tháng đầu năm 2013 là dưới 2%/năm.  

GDP của Philippines là 224 tỷ USD, gần gấp đôi Việt Nam, với dân số chỉ cao hơn 8%. GDP của Philippines tăng 7,6% năm 2010; 3,9% năm 2011 và 6,6% năm 2012. Qúy I năm 2013 GDP tăng 7,8% và khả năng cả năm 2013 tăng trên 8%.

Có thể thấy Philippines đã không kích cầu, hoặc bằng mọi cách kích tỷ lệ đầu tư, khi GDP chỉ tăng 3,9% trong năm 2011. Tỷ lệ đầu tư ở Philippines từ lâu đã khá thấp, thậm chí rất thấp, như năm 2012 chỉ là 19% GDP và trước đây chỉ có 15% GDP, còn ở Việt Nam là 30-40%. Chi tiêu của Chính phủ cũng thấp, dưới 18% GDP, còn Việt Nam là 30% GDP.

Cho đến nay Philippines cũng không đặt nặng vấn đề lôi kéo đầu tư nước ngoài và nhiều ngành nghề vẫn không mở cửa cho đầu tư nước ngoài, như giáo dục hay dịch vụ. Tổng đầu tư nước ngoài tính đến hết 2012 chỉ có 28 tỷ USD. Trong khi ở Việt Nam chỉ tính riêng năm 2012, lượng đầu tư nước ngoài thực hiện đã là 10,4 tỷ USD.

Rõ ràng kinh tế Philippines đã bắt đầu tăng tốc, mà không cần đầu tư ồ ạt hoặc tăng mạnh chi tiêu của Nhà nước. Mới đây Chính phủ Philippines có kế hoạch đầu tư 10 tỷ USD trong nhiều năm vào hạ tầng cơ sở, như cầu cống, nhà máy điện, nhưng con số này thực ra không phải là nhiều, nhất là so với Việt Nam. Như vậy có thể thấy sự khởi sắc của nền kinh tế Philippines bắt nguồn từ sự tin tưởng của người dân vào chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách chống tham nhũng. Đầu tư của tư nhân đã tăng, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, tăng tới 32% trong 3 tháng đầu năm 2013.

Philippines là một trong những nước xuất khẩu nhiều lao động. Lượng kiều hối mà người lao động Philippines chuyển về khá cao, khoảng 20 tỷ USD/năm. Trước đây, người Philippines để lại một phần ở nước ngoài, còn lại gửi về cho gia đình, chủ yếu là để tiêu xài, thay vì đầu tư. Đây là điều khá bất ngờ khi tôi giúp Ngân hàng Trung ương Philippines xây dựng ma trận luồng tài chính chuyển vận giữa các khu vực thể chế.

Khi đó tôi đã đặt vấn đề, chỉ cần người dân Philippines chuyển các khoản chi tiêu này vào đầu tư và chỉ cần hệ thống ngân hàng Philippines thu hút được tiền kiều hối để chuyển vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, thì nền kinh tế Philippines sẽ khác hẳn. Dường như Philippines đang làm được chuyện này.

Theo TS Vũ Quang Việt (Nguyên Chuyên viên cao cấp của LHQ)
Báo Đất Việt

"Bụi Đời Chợ Lớn" và hiện trạng xã hội (phần 1)

Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ VN
2013-07-08
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
bui-doi-cho-lon-vtcvn-305.jpg
Bộ phim "Bụi đời Chợ lớn" dự định công chiếu ngày 19/4/2013
Photo courtesy of vtcvn
Trước tiên, tôi chân thành xin lỗi nhà sản xuất và đoàn làm phim "Bụi Đời Chợ Lớn" vì đã coi... "cọp". Không những thế, tôi coi đến 2 lần, dù ông Charlie Nguyễn cho biết đó là bản nháp. Theo ông, nó như là "món ăn chưa nấu chín" [1].
Tôi đã từng xem "Dòng Máu Anh Hùng" và "Bẫy Rồng" của cùng đạo diễn Charlie Nguyễn, tất nhiên coi chính thức, nghĩa là mua vé.
Khi "Bụi Đời Chợ Lớn" râm ran ngày phát hành trên mạng, tôi đã định bụng khi nào chiếu chính thức sẽ tiếp tục mua vé để xem, nhưng rất tiếc, sau đó nghe phim bị cấm chiếu.
Tôi cũng không nghĩ sẽ được xem bộ phim này cho đến khi nó bị rò rỉ trên mạng. Thú thật, xem vì tò mò và vì nghe số tiền đầu tư gần cả triệu đô la Mỹ (thấy cũng buồn và tiếc rẻ cho nhà đầu tư) hơn là hào hứng. Song song đó, cũng nhằm tìm xem, nguyên nhân nào mà bộ phim bị cấm chiếu vĩnh viễn như thế.
Tôi xem cũng không phải vì mong tìm "món ăn đã nấu chín" và "phù hợp khẩu vị" với đông đảo khán giả hay không mà xem để gắng tìm ra những "nguyên vật liệu" nào và đoàn làm phim "chế biến" ra sao để đến nỗi "món ăn" bị từ chối đem ra phục vụ cho công chúng.
Theo thông tin trước đây không lâu, phim bị cấm chiếu vì lý do: đâm chém, máu me quá nhiều, người ta nói nó vi phạm vào luật điện ảnh, trong đó không cho phép những bộ phim kích động bạo lực, hận thù phổ biến gây ảnh hưởng đến tinh thần, văn hóa người dân.
Một số ý kiến của những người nắm quyền cho phép phát hành nói rằng: giữa trung tâm thành phố, chứ không phải trong cánh rừng già nào đó, lực lượng "công an" ở đâu mà để băng nhóm hoành hành bá đạo, trả thù đẫm máu như chốn không người. Các chức danh "công an khu vực", "dân phòng", "tổ dân phố" v.v... ở đâu mà tỏ ra bất lực và hoàn toàn vắng bóng trong cuộc hỗn chiến đông người như thế, trong khi lực lượng "còn đảng còn mình" vẫn túc trực trên các nẻo đường từ xa lộ cho đến nội ô.
Nó vô tình vẽ ra một xã hội loạn lạc, vô chính phủ. "Luật pháp" vẫn đang phủ bóng "nghiêm minh" trên toàn cõi hình chữ S, không tài nào cho phép những cuộc loạn đả đầy máu như thế xuất hiện công khai và rộng rãi(!).
Lý luận trên được giới truyền thông trong nước xem là hợp lý và đúng luật để những người nắm quyền cho phép phát hành, thực thi quyền hạn một cách "văn minh" và "nhân bản" nhằm bảo vệ "tinh thần nhân ái" người Việt Nam không bị sứt mẻ, bằng cách dứt khoát từ chối cho bộ phim công chiếu.
"Bụi" thì một chút còn "Đời" thì chưa
"Bụi đời" vốn là "đặc sản" của người miền Nam trước 1975. Thời bấy giờ, cụm từ này ám chỉ những thanh thiếu niên nam nữ bỏ nhà "đi hoang" (cũng gọi là "đi bụi") vì nhiều lý do: bất mãn gia đình, cha mẹ không hạnh phúc, thích nổi loạn, chứng tỏ bản thân v.v... Cụm từ này cũng không phân biệt thành phần xuất thân của những thanh niên bỏ nhà "đi bụi"; nó có thể là những chàng trai, cô gái sống trong nhung lụa nhưng nhàm chán cuộc sống vương giả, tẻ nhạt trộn lẫn thói đạo đức giả diễn ra đầy trong gia đình quyền thế, danh vọng; nó cũng có thể là những người bị cha mẹ bỏ rơi, không quan tâm, lớn lên như cây cỏ dại v.v...
Tất cả họ đều chán ghét và khinh khi người lớn "nói không đi đôi với làm" và quyết tụ lại để ra đi tìm một đời sống mà theo họ là hào hứng, tự do và khoáng đạt hơn, tựa như những chú chim được xổ lồng bay lên cao tìm một chân trời mới. Trong quá trình "đi bụi", các thành viên tiếp tục tăng lên và có khi giảm đi, tùy theo "chủ trương", "đường lối" của từng nhóm "bụi".
Do đó, những thanh thiếu niên lúc bấy giờ dù nổi loạn nhưng trong họ vẫn còn chất khí khái, hào hiệp, dám làm dám chịu, đặc biệt họ hầu như không bao giờ "ăn hiếp" dân nghèo, kẻ yếu hơn.
"Đời sống bụi" rày đây mai đó, không có chỗ ở nhất định dường như cho thanh thiếu niên bấy giờ một khoảng lặng nhìn lại gia đình, xã hội mà chiêm nghiệm bản thân cùng những hoài niệm, nhung nhớ khi họ còn sống trong một mái nhà với gia đình. Nói không quá, "bụi đời" có nét đáng yêu của nó từ những chàng trai, cô gái ngổ ngáo và có cá tính nổi trội hơn chúng bạn.
Trong đó, không thiếu những người tài hoa ở một vài lĩnh vực nào đó như: âm nhạc, hội họa, nhiếp ảnh v.v... mà từ chốn "bụi trần" họ có thể thấm đẫm triết lý nhân sinh hơn để trở về cuộc sống đời thường với những trải nghiệm sâu lắng.
Sau quãng thời gian "bụi đời", có người "tỉnh mộng" trở về gia đình tiếp tục học hành hay công việc dở dang, cũng có người sa ngã và đi theo con đường trộm cướp chuyên nghiệp. Có thể nói "bụi đời" như một lúc "trở trời", "trái tính trái nết" của thanh thiếu niên thời chiến với những bất an, trăn trở, bế tắc khi cố tìm cho mình một hướng đi hay một cuộc sống mà họ cho rằng có ý nghĩa hơn.
Tóm lại, "bụi đời" đã chết từ lâu ở miền Nam, và chưa bao giờ có ở miền Bắc, nơi mà "có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn đảng ta", thì phải(!).
Do đó cũng nên phân biệt "bụi đời" với "bảo kê" hay "trộm cướp". Như vậy, với tựa phim, đạo diễn có vẻ đã nhần lẫn và làm méo mó hình ảnh "bụi đời" vốn dĩ không phi nhân tính, nhẫn tâm và tàn ác, lạnh lùng như bộ phim đặc tả.
Charlie Nguyễn được biết là một Việt kiều [3]. Khi Sài Gòn "giải phóng", ông tròn 7 tuổi, sau đó định cư tại Mỹ lúc 14 tuổi vào năm 1982. Ông đã thiếu chất "đời" một cách khách quan do thời gian và không gian sống tại Việt Nam khá ít, nó không có chỗ cho ông thấm đẫm "bụi đời" như thế nào mới đúng chất của nó. Do đó, dù có chỉnh sửa bộ phim cỡ nào đi nữa thì "hồn nào xác đó" là khó tránh khỏi. Đặc biệt, những chiếc nón bảo hiểm xuất hiện trong bộ phim là hình ảnh biểu trưng cho xã hội hiện nay tại Việt Nam, rất khó xóa hết để thay bằng hình ảnh biểu trưng khác trong một phim hành động mà ngoại cảnh cần nhiều hơn nội cảnh.
Giả sử loại bỏ những cảnh rượt đuổi, đâm chém máu me đầy mình, chiếm trên dưới 80% thời lượng của bộ phim dài gần 90 phút, quả là nội dung chẳng có gì để nói ngoài hai chữ: "Cũ" và "Mòn". "Cũ và Mòn" trong "mô-típ": "Tình - tiền - tù - tội", "ân oán giang hồ", "tranh giành lãnh địa", "ăn năn sám hối", "làm lại từ đầu" với mong muốn giản dị của kiếp người xấu số trong "băng đảng" sau thời gian ê chề, thấm thía và mệt mỏi từ những màn đâm chém, dù trước hay sau "lưng chiến sĩ" cùng với những món tiền dù rất lớn nhưng vẫn đầy đủ nghĩa "hư ảo" một khi những tên cướp chết đi, bất chấp đó là tên giết người khét tiếng và hung tợn nhất.
Thật khó tìm đủ "bụi" đầy hào sảng qua những tình tiết nhỏ mọn, vụn vặt, hơi "bẩn" và có chút gì đó đê hèn, khốn nạn, nhẫn tâm của những tay "anh chị" làm trùm băng đảng, phân chia và giành giật địa bàn lẫn nhau bằng cách cài bẫy "mỹ nhân kế". Rất tiếc, thủ pháp "cài bẫy" và "gỡ bẫy" quá cũ với cách "bẫy người" tỏ ra khá ngô nghê so với sự dạn dày của anh em Hùng - Lâm
(2 nhân vật trong phim) sau nhiều năm lăn lộn chốn "giang hồ".
Nếu có thể tạm gọi về chất "bụi" của bộ phim, nó chỉ gói gọn tình "đồng chí...cốt" trong băng nhóm với nhau, khi sẵn sàng chịu đâm chém đến chết để cản đường cho "anh em" thoát thân hay chung tay nhau vạch kế hoạch đánh trả với một lực lượng mỏng và yếu để... "chết chung" còn hơn "bỏ bạn" (!). Có vẻ nó là chất "hảo hán" theo kiểu "Lý Quỳ" đầy lỗ mãng hơn là những tay trùm "băng đảng" lọc lõi và đầy mưu chước khôn ngoan.
Các diễn viên theo đó, chưa tỏ ra đủ thần thái của một tay "đại ca" đáng trọng và đáng sợ, thay vào đó họ chỉ chứng minh như là những tay "bảo kê", "giành gái", "tranh phần", tuy nhiên không đạt tới nổi cái "thần" của Năm Cam, không dám so với những huyền thoại tướng cướp Bạch Hải Đường hay Đại Cathay ngày xưa.
Vai diễn của họ chỉ dừng lại chỗ: làm cho người xem thấy những cuộc chém giết lãng nhách và hơi... ngu ngốc của những tên "đá cá lăn dưa", lưu manh hơn là những "anh hùng mã thượng" mà có vẻ đạo diễn mong muốn như thế khi đặt tên "bụi đời" cho bộ phim?
Một vài tình huống hài hước đã được đạo diễn đưa vào (như đã từng xuất hiện trong "Bẫy Rồng" với cây cười Hiếu Hiền khá duyên dáng) nhằm làm cho bộ phim nhẹ nhàng hơn. Tiếc là nó không hiệu quả lắm về góc độ "duyên cười" mà Hiếu Hiền đã làm được trước đây.
Lý do máu me nhầy nhụa, đâm chém hỗn loạn làm bộ phim bị cấm chiếu không thuyết phục nổi khán giả, một khi so với phim "xã hội đen" Hongkong hay Mỹ.
Những kỹ xảo, "mảng miếng" trong võ thuật của bộ phim có lẽ phải gọi những bộ phim HongKong, Mỹ là... "sư phụ" về sự kinh hoàng.
Nỗi sợ hãi không chắc đến từ hình ảnh "lòi ruột" hay "nát phèo", đôi khi chỉ một vết thương bị nhiễm trùng, lở lói với côn trùng bu đầy còn làm người ta kinh khiếp hơn nhiều lần. Do đó, có phân cảnh, một diễn viên trong vai "đàn em tiểu tốt" bị ói khi thấy một đồng bọn bị đâm chết thật khá buồn cười. Tôi ngẩn ra một chút: "À! đạo diễn muốn nói với khán giả thông qua diễn viên trong vai "Ói": thằng chết làm em thấy gớm quá (nên bị ói)!".
Những tình tiết, trường đoạn trong phim, cùng những pha rượt đuổi trên cầu Nguyễn Hữu Cảnh, cầu Sài Gòn, khiến tôi buộc phải nói nó thuộc hàng... nhãi nhép so với Mỹ, Hongkong.
"Ngôn ngữ điện ảnh" vẫn không thoát khỏi lối mòn bao năm qua của Việt Nam, với "trời xanh mây trắng", "biển hiền hòa ngút tầm mắt", "gió mơn man" trong khung cảnh chàng trai (Lâm) ngồi lặng yên và hồi tưởng quá khứ, nhằm đặc tả tâm trạng nhân vật sau khi bỏ lại cánh cửa trại giam để quyết làm lại cuộc đời sau 10 năm tù vì tội giết người!
Phần "hành động" được chăm chút hơn so với cốt truyện hời hợt và nhạt nhẽo.
Phim thuần "mua vui cũng được một vài trống canh". Thế thôi.
"Hội đồng duyệt phim quốc  gia"(!)
Tên gọi rất "uy nghi" nhưng nếp nghĩ không được như thế.
CharlieNguyen-thethaovanhoa-250.jpg
Đạo diễn Charlie Nguyen. Photo courtesy of thethaovanhoa
"Hội đồng duyệt phim quốc gia" hầu như là người lớn tuổi và sinh trưởng ở phía Bắc, nên có thể họ không có cơ hội "giáp mặt" với "dân bụi đời" cùng thế hệ để hiểu và đánh giá đúng, bởi "cội rễ" mà các thành viên này được "lưu cữu" lâu năm khi nhìn dân miền Nam trước đây hầu hết là "tàn dư Mỹ - Ngụy", "đồi trụy" v.v... như nhà thơ Đỗ Trung Quân từng viết:
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục, ăn chơi
“Hiện sinh - buồn nôn - phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ Các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc...
(Tạ lỗi với Trường Sơn - 1982)
Những người duyệt phim tỏ ra "yếu bóng vía" khi không cho phép bộ phim phát hành rộng rãi, có lẽ vì ngay chính họ cũng thiếu hẳn "đời" khi ngồi trong căn phòng máy lạnh chạy êm ru trên những chiếc ghế nệm mượt mà? Hay cuộc sống êm ả, sung túc và ngoan ngoãn bấy lâu nay trong một thể chế "đã có đảng và nhà nước lo" (hết rồi) làm họ chùn tay, nếu để bộ phim ra rạp, có thể trở thành mối đe dọa hiển hiện đối với mấy cái ghế vừa oai vừa "êm ái" đó?
Chỗ ngồi nào rồi cũng đổi. Dù đó là ghế cẩm lai hay ghế nhựa. Vấn đề là thời gian thôi.
Tuy nhiên, sau khi xem xong 2 lần, mấu chốt có thể bật ra ở chỗ: vai trò "công an" hầu như không có gì ngoài vẻn vẹn cảnh đầu và cảnh cuối không quá vài phút, với 2 viên công an (do diễn viên Đức Thịnh và Thái Hòa thủ vai) mờ nhạt, không có đất diễn, dù họ là những diễn viên có ít nhiều tên tuổi.
Tuy vậy, với vẻ bề ngoài: khô, cứng, lạnh và không "đẹp mã" cho lắm, Đức Thịnh và Thái Hòa hoàn toàn phù hợp với sự "góp mặt". Điều này cũng chỉ ra, đạo diễn khá tinh tế khi chọn nhân vật (dù rất phụ).
Đặc biệt, có vẻ trong mắt "hội đồng duyệt phim quốc gia", bộ phim đáng sợ ở chỗ bộc lộ những băng nhóm tội phạm có... "tổ chức" - điều quá kinh hãi cho người cộng sản, bởi nó như điềm báo xã hội hiện nay có lẽ vượt khỏi tầm kiểm soát của chế độ mất rồi? Nỗi ám ảnh đeo đẳng rất lớn kể cả trong giấc ngủ, giữa bộn bề trái ngang "thù trong giặc ngoài"?
Người cộng sản ngày nay dễ bị hoang mang do mê tín dị đoan nấp dưới khoa học tâm linh lung lạc và gieo rắc, chứ không phải từ tôn giáo.
Cấm chiếu, vì sao?
Nhớ lại phim "Bẫy Rồng", đạo diễn đã đưa hình ảnh một viên công an trà trộn vào băng đảng và trở thành nhân vật chính xuyên suốt bộ phim, hoàn toàn làm chủ tình hình.
Johnny Trí Nguyễn trong vai công an trá hình dưới vỏ bọc một tên cướp lành nghề, đã vẽ ra hình ảnh "công an nhân dân" không thua "điệp viên 007", với mã ngoài nam tính, võ nghệ cao cường, tài bắn súng hoàn hảo cùng mối tình với cô gái chịu kiếp trầm luân; đặc biệt cảnh kết "khá đắt": sau khi diệt gọn băng nhóm tội phạm, viên công an trở về nhà, trút bỏ lớp áo ăn cướp, đứng trước bàn thờ cha mình (cũng là một công an) để thắp nhang báo công, có phải đã làm cho bộ phim "thuyết phục tuyệt đối" với hội đồng duyệt phim, dù phim này máu me, sát khí không kém "Bụi Đời Chợ Lớn"?
"Bẫy Rồng" và "Bụi Đời Chợ Lớn" cùng một đạo diễn. Hình như Charlie Nguyễn vội quên tình tiết "đắt giá" nói trên, khi trong hành trang "dâng" phim đi duyệt, ông đã lơ đễnh bỏ qua?
Việt Nam không có sự sáng tạo nào được phép vượt "khuôn" định sẵn của ĐCSVN. Càng không được phép bỏ sót và xem nhẹ vai trò "bạn dân" trong những màn đâm chém?
Giá như trong "Bụi Đời Chợ Lớn", kịch bản cũng xử lý tương tự tình huống trong "Bẫy Rồng" để đẩy vai trò "công an nhân dân" lên "tầm cao" như thế, thậm chí hình ảnh viên công an sau những màn chém giết ly kỳ và trước khi ngã xuống mới bộc lộ thân phận sẽ càng nâng cao "phẩm chất" và "khí tiết" của người "chiến sĩ" bảo vệ cuộc sống "an bình" cho người dân? Lúc đó hình ảnh "hy sinh liệt oanh" trở thành chiếc khiên chắc chắn, giúp bộ phim "Bụi Đời Chợ Lớn" "đỡ" những "nhát dao" oan nghiệt của "hội đồng duyệt phim quốc gia"?
Hóa ra, không chắc đánh giết khốc liệt hay máu me lai láng mà do đâm chém không tính đến "số má" công an nhào vào dự "phần khí phách" như trong "Bẫy Rồng", nên bộ phim hơn 16 tỉ bạc phải chết tức tưởi?
"Bụi Đời Chợ Lớn" đơn thuần là phim giải trí với những tình tiết kém logic và những diễn biến tâm trạng nhân vật khá mâu thuẫn. Cớ gì đến nỗi phải cấm chiếu? Một sự lãng phí xã hội không đáng, bởi số tiền bỏ ra nghe đâu lên đến 16 tỉ bạc! Sao không cho chiếu để nhà sản xuất có cơ may thu hồi vốn mà rút kinh nghiệm cho những bộ phim về sau? Không cho chiếu vì lo sợ thanh niên "bắt chước"? Không thuyết phục nổi với hàng loạt vụ giết người còn ghê rợn hơn nhiều so với "Bụi Đời Chợ Lớn" và nếu nói ảnh hưởng thú tính nổi dậy trong con người thì những "nhà duyệt phim" trả lời thế nào trước người dân khi phim Mỹ, Hongkong đầy bạo lực, rùng rợn đến thót tim vẫn kiêu hãnh bước vào tất cả các rạp hiện nay?

Như một lời đáp trả ngẫu nhiên từ "trời cao đất dày" đối với lập luận của những người nắm quyền "sống chết" bộ phim "Bụi Đời Chợ Lớn", cuộc thanh toán đẫm máu vừa mới xảy ra tại Thanh Hóa vì tranh giành địa bàn khai thác nghêu [3], có cả trăm người tham gia tàn sát lẫn nhau với "kết quả": 3 người mất tích trên sông, 8 người khác được chuyển tới bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Lực lượng "bạn dân" ở đâu? Xin thưa (trích nguyên văn):
Ông Hoàng Văn Tuyến, Phó Công an xã Hải Châu cho biết: “Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền hai huyện đã phối hợp với cán bộ Biên phòng đã có mặt tại hiện trường tìm kiếm tung tích những người mất tích và đưa người bị thương đi cấp cứu. Cho đến 19 giờ chiều cùng ngày công tác tìm kiếm nạn nhân vẫn đang được tiếp tục tuy nhiên chưa tìm thấy được nạn nhân nào”.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
"Cơ quan chức năng" cứ tiếp tục "làm rõ", trong khi người dân có quyền "miệt mài" đặt "niềm tin" vào giới cảnh sát trong việc duy trì "an ninh nội địa" dù một người dân oan có tên Đỗ Thị Thiêm vừa bị tưới acid với những vết phỏng rất nặng [4], thông tin cho biết là vài viên công an đến bệnh viện có "nhã ý" cắt cử người bảo vệ cho nạn nhân (?!).
Vụ đâm chém tập thể nói trên không phải xuất hiện trong phim, nhưng nó tô đậm một bức tranh hỗn độn của trường phái "hiện thực tả chân" còn ghê gớm hơn nhiều lần những màn giết người đẹp mắt nhưng cho... vui trong "Bụi Đời Chợ Lớn"!
Dân chúng sẽ tiếp tục nghĩ như thế nào đây giữa hỗn mang ngày một hiện rõ đến bàng hoàng chết lặng?
"Hội đồng duyệt phim quốc gia" có suy nghĩ gì khi biết hung tin này?
(còn nữa)
http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20130705/dao-dien-charlie-nguyen-soc-nang-khi-bui-doi-cho-lon-ro-ri-tren-mang.aspx[1]
http://vi.wikipedia.org/wiki/Charlie_Nguy%E1%BB%85n [2]
http://dantri.com.vn/xa-hoi/hon-chien-kinh-hoang-tren-song-11-nguoi-mat-tich-va-trong-thuong-751828.htm[3]
http://danoanbuihang.blogspot.nl/ [4]
 

Trận Khe Sanh sau 45 năm

Tháng này, Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm trận Khe Sanh với truyền thông của nhà nước nhắc lại đây là 'mốc son chói ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng' trong cuộc chiến tranh.
Một phi cơ Mỹ bị đối phương bắn cháy khi tiếp vận cho Khe Sanh
Ngược lại, phía Mỹ cho tới nay cũng vẫn tiếp tục nói đây là chiến thắng vang dội của quân đội Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.
Mới hôm 11/6 vừa qua, báo chí Mỹ đưa tin Tướng hồi hưu Charles C. Krulak, cựu Tư lệnh Lữ đoàn Thủy quân lục chiến đánh trận Khe Sanh đã trao huy chương Bấm Ngôi sao bạc cho cựu binh Gary L. Hill vì chiến tích “anh hùng” năm 1968.
Trong lúc đó cũng có các ý kiến của giới nghiên cứu bác bỏ lập luận của cả hai bên và nêu ra con số thương vong khác với số chính thống về trận vây hãm và giao chiến ác liệt kéo dài nhất trong Chiến tranh Mỹ - Việt.

Khác biệt con số

Các báo Việt Nam viết rằng sau 170 ngày chiến đấu, phía "quân và dân Hưng Hóa" đã “loại khỏi vòng chiến đấu 11.900 tên địch, bắn rơi, bắn cháy 480 máy bay, 120 xe quân sự, thu và phá hủy hàng trăm khẩu pháo cùng nhiều vũ khí trang bị quân sự khác”.
Các nguồn này chỉ nói chung số thương vong của đối phương, không phân biệt rõ bao nhiêu quân Mỹ, bao nhiêu quân Việt Nam Cộng hòa.
Nhưng các báo Việt Nam không nhắc đến con số thương vong của phía Quân chính quy miền Bắc đánh trận Khe Sanh mà Hoa Kỳ nói là đã giết tới 15 nghìn người.
Sự khác biệt đầu tiên đến từ cách tính ngày tháng.
"Con số thương vong của Thủy quân lục chiến và đồng minh được nêu ra không đánh giá đúng sự hy sinh của họ"
Peter Brush
Bấm Hà Nội coi "trận Khe Sanh và chiến dịch giải phóng Hưng Hóa" kết thúc ngày 9/7 năm 1968 sau 170 ngày liên tục.
Với phía Hoa Kỳ, chiến dịch chính là 'Operation Scotland', bắt đầu ngày 21/1 và chính thức chấm dứt ngày 31/3/1968 và con số quân sỹ bảo vệ cho căn cứ là khoảng 7000 người.
Các số thương vong trước và sau thời điểm này không được đưa vào con số chính thức của trận Khe Sanh.
Các lực lượng của Việt Nam Cộng hòa cũng tham gia trận Khe Sanh cùng đồng minh Hoa Kỳ.
Trên thực tế, Hoa Kỳ đã tổ chức bốn chiến dịch: Charlie, Scotland, Pegasus và Scotland 2 trong toàn bộ thời gian lâm chiến.
Phía thương vong của Hoa Kỳ, theo lời chính Tướng William Westmoreland được đăng tải trên tạp chí Time 12/4/1968 chỉ là "220 binh sĩ bị giết, 800 bị thương và đã được cứu đi".
Tướng Westmoreland cũng nói khi đó, "15 nghìn quân địch bị giết trong cả khu vực".
Nhưng các nguồn báo chí và sử liệu tiếng Anh ngay khi đó đã không đồng nhất về cả về hai con số ông Westmoreland nêu ra.
Trước đó, báo Mỹ, tờ New York Times hôm 6/4 nói theo một con số của Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ thì số bộ đội Bắc Việt bị họ giết là 1602 người.
Con số 10,000 đến 15,000 chỉ là "ước tính".
Nhiều sử gia khác, như Kennedy Hickman, đã tiếp tục lấy các con số này cho bài viết của mình.
Trên trang Bấm MilitaryHistory, ông Hickman viết rằng sau 77 ngày, "phía Hoa Kỳ và VNCH thiệt hại 703 người bị giết, 2,642 bị thương, 7 mất tích. Còn số thiệt hại của Quân đội Nhân dân Việt Nam không có chính xác nhưng ước tính từ 10,000-15,000 chết và bị thương.

Áp lực tuyên truyền

Quân lực VNCH giúp dân tỵ nạn Khe Sanh lên phi cơ Mỹ ở Đà Nẵng về Phú Bài
Nhưng theo Bấm Peter Brush, một cựu binh thủy quân lục chiến Mỹ từng dự trận Khe Sanh, trong bài trên Vietnam Magazine số tháng 6/2007 thì Hoa Kỳ luôn ý thức được tầm vóc tâm lý của trận Khe Sanh.
Phía Mỹ quyết tâm không bị rơi vào cảnh bị bao vây, bắn phá và phải đầu hàng như người Pháp tại Điện Biên Phủ trước đó.
Đại tướng Westmoreland đã đích thân bay trực thăng vào Khe Sanh để thể hiện ý chí của Hoa Kỳ bảo vệ chiến dịch và báo Mỹ trích lời các tướng lĩnh gọi đây là 'chiến thắng lớn".
Tương tự như vậy, phía Bắc Việt Nam, ngay từ tháng 6/1968, đã lên tiếng gọi trận Khe Sanh là "thất bại chiến lược và chiến thuật lớn nhất của Mỹ" trong cuộc chiến tính đến thời điểm đó.
Có thể vì nhu cầu tuyên truyền này mà các con số giới quân sự cả hai bên đưa ra có khác biệt quá lớn, tới hàng nghìn người, về số thương vong.
Vẫn Peter Brush trích lại các tính toán của Ray Stubbe, một cựu binh Khe Sanh có đọc được cả tài liệu của phía Bắc Việt thì con số gần với thực tế nhất cho cả hai bên là "5,500 bộ đội Bắc Việt và 1,000 quân Mỹ bị giết" trong trận chiến đẫm máu.
Peter Brush cho rằng con số quân Mỹ bị giết mà Ray Stubbe nêu ra đáng tin hơn cả vì có đi kèm với tên tuổi của các binh sĩ tử trận.
Khe Sanh ngày nay chỉ còn là điểm thu hút du khách cho các tuyến 'War Tour'
Không kể con số thương vong khác biệt, Peter Brush cho rằng trên thực tế cả hai bên đều không "thắng lớn" về mặt quân sự như tuyên truyền nêu ra.
Với quân đội Bắc Việt, dù Hoa Kỳ bỏ Khe Sanh nhưng vẫn lập ra một căn cứ lớn ở Cà Lu chỉ cách đó vài dặm trên đường số 9 về phía Đông và tiếp tục giám sát các hoạt động xâm nhập trên tuyến đường Hồ Chí Minh, theo bài viết.
Đáng ra, ông viết, phía cộng sản có thể không cần phải đổ quân vào Khe Sanh mà tập trung lực lượng củng cố cho những khu vực họ chiếm được ở Huế vốn có giá trị chiến lược hơn.
Chính giới Hoa Kỳ thì ngược lại bị tác giả này phê phán là đã hạ thấp con số thương vong của Thủy quân lục chiến và đồng minh và vì thế, không đánh giá đúng sự hy sinh của họ.
Xem thêm:Bấm Thủy quân lục chiến Mỹ tới Việt Nam gỡ mìn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét