Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Tin ngày 09/7/2013

  • Ai Cập bên bờ vực của cuộc nội chiến (RFI) - Tình hình bất ổn chính trị tại Ai Cập vẫn là đề tài thu hút báo chí Pháp ra ngày đầu tuần và chiếm dòng tựa lớn trên các trang nhất. Báo Le Monde chạy tít : << Ai Cập đang trên bờ vực nội chiến >>. Trang bên trong tờ báo có bài viết mang tựa : << Ai Cập chìm ngập trong bạo loạn >>.
  • Việt Nam hoãn xử sơ thẩm luật sư Lê Quốc Quân (RFI) - Phiên tòa sơ thẩm xét xử luật sư Lê Quốc Quân vì tội << trốn thuế >> dự kiến vào ngày 09/07/2013 đã bị hoãn lại. Thông tin trên đã được luật sư Hà Huy Sơn, luật sư bào chữa cho ông Lê Quốc Quân xác nhận với RFI ngày hôm nay 8/7.
  • Mỹ thận trọng trước các động thái tại Ai Cập (RFI) - Tối 03/07/2013, Tổng tư lệnh quân đội Ai Cập, tướng Abdel Fattah Al Sissi thông báo tạm thời đình chỉ Hiến pháp và tước quyền tổng thống của ông Mohamed Morsi, lên cầm quyền cách nay một năm, qua một cuộc bầu cử hợp pháp. Phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, tỏ thái độ thận trọng, nếu không muốn nói là có phần lúng túng, trước các diễn biến tại Ai Cập: Phải chăng đó là một cuộc đảo chính do quân đội tiến hành ?
  • Nhật Bản: Nhiều công ty xin khởi động lại nhà máy điện hạt nhân (RFI) - Theo AFP, ngay sau khi quy chế về chuẩn mực an toàn hạt nhân mới của Nhật chính thức có hiệu lực, hôm nay 08/07/2013 bốn công ty điện lực của nước này thông báo ngay trong ngày đã nộp lên Cơ quan quy định an toàn hạt nhân hồ sơ xin kiểm tra độ an toàn tổng thể 10 lò phản ứng để có thể nhanh chóng được khởi động trở lại.
  • Vụ Snowden: Phải chăng tình báo Đức thông đồng với Mỹ ? (RFI) - Vào lúc cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden vẫn sống tại khu quá cảnh sân bay quốc tế Matxcơva để chờ xin đi tị nạn ở một nước thứ ba, các tiết lộ của nhân vật này liên tiếp xuất hiện trên báo chí quốc tế: Dường như tình báo Đức và của một số nước Châu Âu có hợp tác với Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) trong việc theo dõi internet và nghe lén.
  • Thủ tướng Nhật tố cáo Trung Quốc dùng vũ lực tranh chấp biển đảo (RFI) - Hôm qua 07/07/2013, phát biểu trong một chương trình vô tuyến, khi đề cập đến những căng thẳng trong quan hệ Nhật -Trung do vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Thủ tướng Shinzo Abe tố cáo Bắc Kinh tìm cách << sử dụng vũ lực để thay đổi nguyên trạng >>.
  • Miến Điện : Quân đội trả 108 quân nhân trẻ em về đời sống dân sự (RFI) - Liên Hiệp Quốc hôm nay 08/07/2013 thông báo, có 42 thiếu niên phục vụ trong quân đội Miến Điện đã được trả về đời sống dân sự. Tổng cộng trong vòng một năm qua có 108 chiến binh vị thành niên đã được trả tự do, từ khi tổ chức quốc tế ký thỏa thuận với chính phủ Miến Điện.
  • HRW kêu gọi Việt Nam hủy các cáo buộc đối với luật sư Lê Quốc Quân (RFI) - Hôm nay 08/07/2013, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam cần phải hủy bỏ mọi cáo buộc mang động cơ chính trị đối với luật sư Lê Quốc Quân, một trong số những nhà hoạt động nhân quyền có uy tín nhất tại Việt Nam. Human Rights Watch cũng bày tỏ đặc biệt quan ngại về đợt trấn áp những người bảo vệ nhân quyền và blogger trong thời gian gần đây của chính quyền Hà Nội.
  • Cựu bộ trưởng Trung Quốc lãnh án (BBC) - Báo chí nhà nước Trung Quốc nói cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân bị án tử hình treo vì ăn hối lộ và lạm dụng quyền lực.
  • Andy Murray thắng giải Wimbledon (BBC) - Andy Murray thắng giải quần vợt Wimbledon trước Novak Djokovic, trở thành tay vợt nam Anh quốc đầu tiên vô địch giải này trong suốt 77 năm.
  • Trận Khe Sanh sau 45 năm (BBC) - Hà Nội và Washington vẫn rất khác nhau khi đánh giá số thương vong tại trận Khe Sanh sau 45 năm.
  • Tàu Trung Quốc đeo bám bãi cạn Scarborough (BaoMoi) - 2 tàu hải giám Trung Quốc đang trở lại bãi cạn Scarborough sau thời gian tạm lui. Philippines tuyên bố khả năng đưa ra công hàm phản đối khi chủ quyền bị xâm phạm.
  • Philippines làm căng, Trung Quốc thoái lui? (BaoMoi) - Sau khi có tin Trung Quốc hồi cuối tuần trước đã bất ngờ rút hết tàu thuyền ra khỏi bãi cạn Scarborough sau một thời gian dài chiếm đóng ở đây, nhiều người tự hỏi, liệu đây có phải là hành động nhượng bộ của Trung Quốc sau những bước đi đầy cứng rắn của Philippines gần đây.
  • Philippines cảnh giác khi Trung Quốc rút lui bất thường tại Scarborough (BaoMoi) - Dù có thông tin Trung Quốc đã rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough nhưng một chuyên gia Philippines đã lên tiếng cảnh báo rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ nhất quyết không chịu từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền trên khu vực này và Philippines khó lòng ngăn chặn được Trung Quốc thiết lập sự kiểm soát đối với Scarborough.
  • 'Trung Quốc sẽ không từ bỏ bãi cạn Scarborough' (BaoMoi) - (Petrotimes) – Mặc dù đã có xác nhận về việc các tàu Trung Quốc đã rút khỏi bãi cạn tranh chấp Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông từ cuối tháng 6 vừa qua nhưng Trung Quốc vẫn không từ bỏ tuyên bố chủ quyền ở khu vực này, một chuyên gia quốc phòng Philippines nhận định.
  • Trung Quốc mưu đồ "gặm nhấm" biển Đông bằng "tàu cá" (BaoMoi) - Trung Quốc ngày càng cho nhiều đoàn tàu cá xông ra biển Đông và cùng với nó là lực lượng tàu ngư chính, tàu bảo vệ. Đồng thời còn ngang ngược cấm các nước khác đánh cá ở vùng biển thuộc chủ quyền của họ. Vậy đằng sau việc đánh cá đơn thuần, còn có một mưu đồ nào khác?
  • Báo Malaysia: Trung Quốc có thể phát động chiến tranh vì dầu mỏ (BaoMoi) - (GDVN) - Tại Bắc Hải và Hàng Hải, Trung Quốc đang có những tranh chấp với Hàn Quốc và ở Biển Đông có Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei. Do đó, trong tương lai hoàn toàn có khả năng Trung Quốc lặp lại vết xe đổ của Mỹ, phát động chiến tranh để tranh giành nguồn tài nguyên.
  • Biển Đông: Cựu quan chức Philippines cho rằng đối đầu Trung Quốc là "tự sát" (BaoMoi) - (Soha.vn) - Theo Bộ Quốc phòng Philippines, Trung Quốc đã rút lực lượng ra khỏi khu vực Scarborough từ cuối tháng trước. Cựu chủ tịch Ủy ban công vụ chính phủ Philippines cho rằng việc đẩy mạnh quan hệ đồng minh với Mỹ, Nhật sẽ chỉ tạo ra những sức ép về quân sự, ngoại giao, kinh tế đối với Philippines.
  • Trung Quốc chiếm và XD phi pháp trên đảo Phú Lâm như thế nào? (BaoMoi) - (Soha.vn) - Cảng biển, sân bay và hàng loạt các công trình kiên cố được Trung Quốc ngang nhiên xây dựng phi pháp ở đảo Phú Lâm (nằm trong quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam) cho thấy tham vọng bá quyền của họ ở Biển Đông.
  • Australia: Cá voi ham vui lạc vào bãi biển đông người (BaoMoi) - Hàng trăm người tới bãi biển Bondi ở Sydney, Australia buổi sáng 7/7 để tắm biển, lướt sóng, đi dạo và ngắm cảnh đã được chứng kiến một sự kiện hiếm có khi một chú cá voi ham vui lạc vào khu du lịch biển nổi tiếng này.
  • Trung Quốc đang bị ai bao vây, kìm hãm? (BaoMoi) - (Petrotimes) - Những quốc gia đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông thực sự quan ngại trước động thái mới của Bắc Kinh sau khi tàu hải giám và ngư chính được khoác bộ áo mới khi thực hiện cái gọi là “tuần tra chấp pháp” - Cảnh sát biển Trung Quốc.
  • Nhật sẽ phóng vệ tinh giám sát vùng biển tranh chấp với Trung Quốc (BaoMoi) - (Petrotimes) - Tiếp theo động thái nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo đáp ứng nhu cầu ngăn chặn cuộc xâm lược tiềm năng quần đảo Senkaku, Nhật Bản lại đang có kế hoạch phóng 9 vệ tinh để giám sát các vùng biển có tranh chấp với các quốc gia láng giềng.
  • Nhật Bản phóng vệ tinh theo dõi tàu thuyền (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 7-7, truyền thông Nhật Bản cho biết, nước này đang lên kế hoạch phóng 9 vệ tinh giám sát các đại dương trong vòng 5 năm tới nhằm đối phó với nạn cướp biển và đặc biệt giúp Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngăn chặn các tàu tuần duyên của Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải nước này trên vùng biển Hoa Đông.
  • Nhật Bản bổ sung vệ tinh để canh chừng lãnh thổ (BaoMoi) - Nhật Bản sẽ phóng thêm vệ tinh để giám sát các tàu nước ngoài vi phạmhải phận nước này. Tuyên bố được chính phủ ông Abe đưa ra ngay sau khi tàu Trung Quốc bắt đầu quay lại quấy rối Senkaku kể từ đầu tháng 7 vừa qua.

HRW kêu gọi Việt Nam hủy các cáo buộc đối với luật sư Lê Quốc Quân

Luật sư Lê Quốc Quân năm 2010. (Ảnh tư liệu)
Luật sư Lê Quốc Quân năm 2010. (Ảnh tư liệu) (Reuters)

Hôm nay 08/07/2013, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam cần phải hủy bỏ mọi cáo buộc mang động cơ chính trị đối với luật sư Lê Quốc Quân, một trong số những nhà hoạt động nhân quyền có uy tín nhất tại Việt Nam. Human Rights Watch cũng bày tỏ đặc biệt quan ngại về đợt trấn áp những người bảo vệ nhân quyền và blogger trong thời gian gần đây của chính quyền Hà Nội.

Ông Brad Adams, Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại New York nhận định : « Lê Quốc Quân bị đưa ra tòa chỉ vì ông có những phê phán chính quyền xác đáng. Đáng lẽ ra phải giải quyết những bất bình của dân chúng về hệ thống chính trị, các thất bại kinh tế, cách hành xử tệ hại về nhân quyền, thì chính quyền lại chỉ làm mỗi việc đơn thuần là bỏ tù những người lên tiếng chỉ trích ».

Human Rights Watch cũng bày tỏ đặc biệt quan ngại về đợt trấn áp những người bảo vệ nhân quyền và blogger trong thời gian gần đây của chính quyền Hà Nội, đồng thời tổ chức này công khai kêu gọi chính quyền trả tự do vô điều kiện cho Lê Quốc Quân cũng như những tiếng nói phê phán ôn hòa khác.

Lê Quốc Quân, 41 tuổi, là một luật sư và người viết blog cổ vũ nhân quyền và dân chủ. Ông cũng từng tham gia nhiều cuộc biểu tình ở Hà Nội chống Trung Quốc gây hấn đòi chủ quyền tại một số khu vực ở Biển Đông, vốn được Việt Nam coi là thuộc chủ quyền của mình.

Lê Quốc Quân đã nhiều lần bị chính quyền Hà Nội bắt giữ vì những cáo buộc như chống phá Nhà nước, hồi tháng 3 năm 2007, khi ông vừa dự một khóa đào tạo từ Mỹ trở về được ít ngày. Năm 2011 Lê Quốc Quân lại bị tạm giữ vì « gây rối trật tự công cộng » khi muốn đến quan sát phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ. Những lần bị bắt như vậy chỉ kéo dài vài tháng, sau đó chính quyền buộc phải thả ông mà không thể đưa ra xét xử, nhưng sau đó ông bị bắt. Trước khi bị bắt ngày 27/12/ 2012, công việc làm ăn của gia đình cũng như cá nhân ông thường xuyên bị chính quyền sách nhiễu gây khó dễ.

Phiên tòa xử Lê Quốc Quân được dự kiến diễn ra vào ngày mồng 9 tháng Bảy năm 2013 tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội với cáo buộc về tội trốn thuế nhưng đến cuối ngày  hôm nay (8/7) đã bị hoãn.  Trang tin trên mạng của Human Rights Watch nhận định : « Tòa án ở Việt Nam thiếu sự độc lập và vô tư, nên trong các vụ án như của Lê Quốc Quân, phán quyết cuối cùng thường được định liệu dựa trên các toan tính chính trị ». Tội danh “trốn thuế” có mức án tối đa bảy năm tù,  trước đây, chính quyền Việt Nam đã vận dụng để khống chế một blogger nổi tiếng khác là Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) vào năm 2008.

Gần đến ngày diễn ra phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân, nhiều tổ chức quốc tế đã lên tiếng đòi trả tự do cho Lê Quốc Quân. Công đồng Công giáo ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước như Mỹ, Úc … đã liên tục tổ chức các buổi Thánh lễ cầu nguyện cho Lê Quốc Quân.
Anh Vũ (RFI)

Phó chủ tịch Ngân hàng Bảo Việt giấu biệt lý lịch đen

- Trước khi trở thành Phó chủ tịch thường trực Ngân hàng Bảo Việt, ông Lê Trung Hưng từng bị kỷ luật khiển trách, bị tuyên phạt 3 năm tù, bị khai trừ khỏi Đảng, nhưng trong phần khen thưởng – kỷ luật bản lý lịch tự khai tại Ngân hàng Bảo Việt ông ghi: Không.

Trong bản lý lịch tự khai của ông Lê Trung Hưng được lưu tại Ngân hàng Bảo Việt, phần khen thưởng - kỷ luật được ông Hưng ghi là: Không. Ông Hưng cũng tự khai từ năm 1991 đến nay từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực. 
Cụ thể, từ năm 1991-2001, giữ chức vụ Phó, Trưởng phòng tại Tổng cục Hải Quan; từ năm 2001-2004, giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm đào tạo kiểm soát – Tổng cục Hải Quan; từ 2004 đến 2008 giữ chức vụ Phó chủ tịch tập đoàn kiêm giám đốc Tài chính Tập đoàn Khải Vy (TP.HCM), chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Minh Đức (Hà Nội), chủ tịch HĐQT tập đoàn Thiên Hưng (Bình Dương).
Với bản lý lịch cực sạch, với những vị trí cao từng đảm nhận, ông Hưng bước vào lĩnh vực ngân hàng. Vị trí cao nhất mà ông Lê Trung Hưng đảm nhận là Phó chủ tịch thường trực Ngân hàng Bảo Việt.
Thế nhưng, trong hồ sơ của Tổng cục Hải Quan thì ngày 28/6/1995, Cục Hải Quan Bình Định đã có quyết địch số 197/CHQBD-TCCB với hình thức kỷ luật khiển trách đối với ông Lê Trung Hưng.
Ngày 30/10/2002, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy và Công an TP. Hà Nội tiến hành bắt khẩn cấp đối với ông Lê Trung Hưng vì đã có hành vi “nhận hối lộ” liên quan trong vụ án Ngô Minh Đức (Minh Sứt) can tội: tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.
Ngày 28/6/2004, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt ông Hưng 3 năm tù theo bản án số 1025/HSST về tội “Lợi dụng ảnh hưởng với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi”.
Ngày 4/2/2005, Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan đã quyết định khai trừ khỏi Đảng đối với ông Lê Trung Hưng.
Với “lý lịch đen” như vậy nhưng cuối cùng, ông Lê Trung Hưng vẫn có một bản khai lý lịch không tì vết và đường đường vào ngân hàng Bảo Việt với vị trí Phó chủ tịch HĐQT.
lê trung hưng, lý lịch đen, ngân hàng Bảo Việt
Bài học về sự kiên quyết, nghiêm minh, trong quản lý nhân sự vẫn còn đó. Ngày 26/5/2012, các ĐBQH đã bỏ phiếu tán thành việc bãi nhiệm tư cách ĐBQH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến vì không trung thực trong khai lý lịch ửng cử ĐBQH.  
Căn cứ vào kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, đại biểu Quốc hội khóa XIII, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, thuộc đơn vị bầu cử số 1 đã không trung thực trong việc khai lý lịch ứng cử đại biểu Quốc hội, làm cho cử tri và tổ chức hiểu không đúng về tiểu sử, quá trình hoạt động của bản thân khi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Với 473/500 ĐB tham gia bỏ phiếu tại Quốc hội về việc quyết định việc bãi nhiệm tư cách ĐBQH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến – tỷ lệ phiếu bãi nhiệm đủ theo quy định (2/3 số phiếu trở lên).

Kết quả, 457 phiếu tán thành, 16 phiếu không tán thành. Theo đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bãi nhiệm đối với ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến (Đoàn ĐBQH Long An).

Trước đó, giữa hai kỳ họp Quốc hội (thứ 2 và thứ 3), Ban công tác ĐBQH đã xem xét, xác minh thấy ĐB Đặng Thị Hoàng Yến không trung thực trong kê khai hồ sơ (về việc bà Yến từng là Đảng viên và có chồng là Việt kiều đang bị khởi tố và truy nã nhưng không kê khai trong lý lịch ửng cử).

Cán bộ khai không đúng lí lịch dẫn đến bị xử lý vẫn còn nóng hổi, điều này khiến người dân cả nước tin tưởng hơn vào sự nghiêm minh của Đảng và Nhà nước.
Trong bản lý lịch tự khai, ông Lê Trung Hưng cam kết: Tôi, Lê Trung Hưng cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Điều lệ tổ chức hoạt động của ngân hàng; Tôi, Lê Trung Hưng, cam kết những lời khai trên là đúng sự thật. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với bất kỳ thông tin nào không đúng với sự thật tại bản khai này.
Việc ông Lê Trung Hưng không trung thực trong khai lý lịch tại Ngân hàng Bảo Việt, đặc biệt khi được bổ nhiệm vào vị trí ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị để lại cho các cơ quan quản lý và người dân cả nước một câu hỏi về sự trung thực và cái gọi là trách nhiệm của ông Hưng.

BẢN LÝ LỊCH TỰ KHAI CỦA ÔNG LÊ TRUNG HƯNG TẠI NGÂN HÀNG BẢO VIỆT
lê trung hưng, lý lịch đen, ngân hàng Bảo Việt
lê trung hưng, lý lịch đen, ngân hàng Bảo Việt
lê trung hưng, lý lịch đen, ngân hàng Bảo Việt
Nhóm phóng viên điều tra

Hungary cải cách ruộng đất để thâu tóm đất đai cho các nhóm lợi ích thân chính phủ

Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh chụp nhân Hội nghị thượng đỉnh Châu Âu tại Bruxelles, 27/06/2013.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh chụp nhân Hội nghị thượng đỉnh Châu Âu tại Bruxelles, 27/06/2013. (Reuters)

Ngày 21/06/2013 Quốc hội Hungary thông qua luật mới về đất đai trong một phiên họp lộn xộn chưa từng thấy. Đạo luật Ruộng đất mới liên quan đến việc cho thuê và chuyển nhượng đất trồng trọt, diện tích đất rừng, bị đối lập và công luận coi là thủ thuật chiếm đất của nhà nông để phục vụ quyền lợi của giới điền chủ và phe nhóm lợi ích thân chính phủ.

Việc thông qua luật đất đai này là sự kiện mới trong chuỗi 'thủ đoạn' của chính phủ Hungary, như thông tín viên Hoàng Nguyển phân tích  từ Budapest :

Song song với những động thái độc đoán, phi dân chủ như phê chuẩn Hiến pháp mới, thông qua các đạo luật đi ngược lại với tinh thần Châu Âu (đặc biệt là Đạo luật Truyền thông bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí), chính phủ Hungary còn hướng tới việc thâu toán về mình những lợi ích kinh tế, nhiều khi ở mức độ trắng trợn, không che đậy.

Theo hướng đó, bị phê phán mạnh mẽ là việc nấp dưới vỏ bọc bảo vệ sức khỏe thanh thiếu niên, Quốc hội Hungary đã phê chuẩn đạo luật về việc quốc hữu hóa công nghiệp thuốc lá rồi chia lại thị phần kinh doanh vào tay những nhóm lợi ích, những tập đoàn kinh tế thân chính phủ.

Phiên họp Quốc hội đầy bê bối

Đời sống nghị trường Hungary những năm gần đây được đặc trưng bởi những mâu thuẫn, giành giật quyết liệt giữa phe chính phủ và các đảng đối lập, nhưng bị đẩy đến mức gay gắt và đầy bê bối như trong phiên biểu quyết Đạo luật Ruộng đất mới hôm 21/06/2013 là điều chưa từng thấy.

Phản đối dự luật, các dân biểu đảng đối lập JOBBIK đã chiếm khu vực mà chủ tọa phiên họp ngồi, giăng một băng-rôn lớn với hàng chữ “Để ruộng đất Hung vào tay kẻ lạ là BÁN NƯỚC!”, “Đất mẹ không phải thứ để bán” và đồng thanh hô vang “Bán nước! Bán nước!”, khiến vị chủ tọa Latorcai János phải xuống bục diễn giả để tiếp tục điều hành phiên họp.

Sau đó, mặc dù bị khai trừ khỏi cuộc biểu quyết, các nghị sĩ JOBBIK vẫn tiếp tục “bám trụ” và hô to “Bán nước! Bán nước!”, “Không! Không! Không bao giờ!” trong một khoảng thời gian dài, kể cả khi đạo luật mới được thông qua. Tiếp đó, họ còn thét vang “Các người cút đi! Cút đi!” với những dân biểu đã bỏ phiếu thuận trong cuộc biểu quyết.

Để trừng phạt hành vi “nổi loạn” này, sau đó, Chủ tịch Quốc hội Hungary đã ra quyết định tước khoản lương tháng 6 của toàn bộ các nghị sĩ đảng JOBBIK. Sau khi đạo luật mới được Tổng thống Áder János ký phê chuẩn mặc dù phe đối lập đã đề nghị ông “nghĩ lại để xem xét”, JOBBIK cũng không ngại ngần khi chỉ trích thẳng thừng tổng thống “đã đứng vào hàng những kẻ phản quốc trắng trợn”!
Cũng trong phiên biểu quyết ngày 21/6, đồng thời với màn trình diễn của nhóm dân biểu JOBBIK, hai nữ nghị sĩ đảng đối lập LMP (tức “Chính trị có thể khác” - một chính đảng theo khuynh hướng Đảng Xanh) cũng giăng một băng-rôn lớn với dòng chữ “Hãy chia đất thay vì cướp đất!” - những nghị sĩ LMP khác thì đẩy một xe cút-kít chứa đầy đất đến trước mặt Thủ tướng Orbán Viktor.

Cùng lúc, một nữ dân biểu khác còn dùng loa phóng thanh kêu gọi các nghị sĩ đảng cầm quyền FIDESZ hãy trả lại đất đai cho nhà nông, vì ruộng đất phải thuộc về dân cày và là cái nuôi họ cùng gia đình. Vị nghị sĩ này còn tuyên bố, bà muốn khuếch đại tiếng nói của những người mà giới chính khách cầm quyền không muốn nghe, và những người bị chính sách ruộng đất của chính phủ Hungary làm cho khánh kiệt.

Vì sao nên nỗi ?

Vốn là một nước có thể mạnh về nông nghiệp, với nhiều nông sản nổi tiếng trên trường quốc tế, Đạo luật Ruộng đất lẽ ra phải là một công cụ để ruộng đất thực sự về tay nhà nông, những người sống chết với nghế đó. Chính phủ Hungary, khi thảo dự luật, cũng nhấn mạnh là luật sẽ bảo vệ để ruộng đất Hung không bị bán vào tay những kẻ đầu cơ ngoại quốc, nhất là sau ngày 1/5/2014, thời điểm đúng 10 năm sau khi Hungary gia nhập Liên hiệp Châu Âu, khi không thể cấm đoán người ngoại quốc mua đất trồng trọt ở Hung một cách đơn thuần như trước.

Vậy tại sao đạo luật mới lại bị phe đối lập và công luận Hungary lên án đến thế?

Trước hết, là vì nó không ngăn chặn được việc ruộng đất vào tay các nhóm đầu cơ ngoại quốc. Bởi lẽ, khái niệm “người ngoại quốc” trong luật chỉ nhằm vào những công dân các quốc gia thứ ba: công dân EU có thể mua đất mà không gặp phải điều kiện gì đặc biệt. Kinh nghiệm những năm qua cho thấy, những kẽ hở trong luật khiến những kẻ đầu cơ đến từ Áo và một số quốc gia khác vẫn dễ dàng mua đất của Hung.

Đã không ngăn chặn được việc đất Hung bị “thất thoát” vào tay ngoại quốc, luật mới còn tạo điều kiện để ruộng đất dễ vào tay những đại điền chủ, những nhóm lợi ích thân chính phủ ở trong nước. Trước hết, diện tích đất trồng trọt tối đa tính cho một đầu người được nâng thành 1.200 hec-ta, thay vì 300 hec-ta như trước đây. (Để so sánh, cần biết là diện tích đất trồng trọt được coi là lớn ở các nước đều nhỏ hơn con số 300 hec-ta: 54 hec-ta (Thụy Sĩ), 135 hec-ta (Hà Lan), 150 hec-ta (Bỉ), 250 hec-ta (Ba Lan) và 274 hec-ta (Pháp).

Ngoài ra, luật mới bỏ hạn chế về diện tích ruộng đất tính trên một gia đình, do đó có thể để bố mẹ, con cái, ông bà đứng tên, như thế, một đại điền chủ có thể bỏ tiền mua vài ngàn hec-ta mà không gặp trở ngại gì đáng kể. Bên cạnh đó, các danh nghiệp cũng có thể mua và sử dụng những diện tích đất trồng lớn, tối đa 1.800 hec-ta thay vì 1.200 hec-ta như trước. Đây là điều mà các tiểu chủ hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể cạnh tranh được.

Vai trò của nhà nước và các tập đoàn tư bản lớn trong việc phân chia đất trồng trọt tiếp tục được gia tăng. Tại Hungary, 25% đất trồng trọt (chừng 2 triệu hec-ta) thuộc sở hữu nhà nước và trước nay, các đại điền chủ và tập đoàn tư bản lớn vẫn thường chiếm được quyền thuê đất trước các tiểu chủ tại địa phương. Luật mới tiếp tục cho phép Quỹ Ruộng đất Quốc gia (NFA) - phụ trách việc phân bổ, cho thuê đất thuộc sở hữu nhà nước - lách luật để ưu tiên các chủ lớn.

Hơn nữa, luật mới cho phép Nhà nước có thể ra quyết định thu hồi đất cho thuê bất cứ lúc nào để cho người khác thuê mà không cần phải đấu thầu hoặc công bố chính thức, khiến việc đất đai dễ được trao cho những cá nhân và doanh nghiệp thân chính quyền một cách không minh bạch. Một thống kê cho hay, gần 80% diện tích đất trồng trọt tại Hungary hiện đang nằm trong tay 180 tập đoàn đại tư bản và những nhà nông địa phương ít có khả năng có được đất trồng, trên cơ sở sở hữu hay thông qua hợp đồng thuê đất từ nhà nước.

Trái với mọi hứa hẹn trước đó, như vậy, đạo luật mới không hề đảm bảo sự ưu tiên gì cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ Hungary. Các đại điền chủ và những tập đoàn tư bản có thể ký với nhà nước hợp đồng thuê đất trong 15-20 năm và khi hết hạn hợp đồng, họ vẫn tiếp tục được ưu tiên nếu muốn thuê nữa. Những ủy ban ruộng đất địa phương, được coi là có nhiệm vụ xem xét sự xác đáng của việc chuyển nhượng và cho thuê đất tại địa phương, rốt cục cũng không được quyền đưa ra quyết định cuối cùng.

Thêm nữa, trái với sự mong đợi, đạo luật mới không buộc người thuê đất phải tạo điều kiện lao động cho cư dân địa phương. Cái gọi là “chương trình ruộng đất dân số” mà đảng cầm quyền FIDESZ hứa hẹn khi tranh cử cũng bị lờ đi, theo đó, FIDESZ đảm bảo một số ưu đãi cho những cặp vợ chồng trẻ khi mới vào đời, nếu họ cam kết sẽ làm nghề nông và ít nhất sẽ có hai con.

Giá trị của ruộng đất

Một câu hỏi được đặt ra: trong hoàn cảnh khủng hoảng của Châu Âu, ruộng đất vẫn còn “có thế” đến thế hay sao, khiến vấn đề ruộng đất và dân cày, cho đến giờ, vẫn còn ám ảnh và ảnh hưởng tới nhà nông và công luận Hungary đến thế? Báo chí và các nhà bình luận đã đưa ra nhiều nhận định cho câu hỏi này.

Trước hết, đất trồng trọt của Hung được coi là thuộc loại màu mỡ nhất ở Châu Âu và nếu làm con tính so sánh, giá đất ở Hung vẫn còn rất rẻ: giá mua chỉ bằng 1/5 hay thậm chí 1/50, còn giá thuê bằng 16%-66% so với Tây Âu. Tuy nhiên, điều đáng nói là đi kèm diện tích đất trồng, các chủ nhân hoặc người sử dụng còn được hưởng khoản trợ cấp rất đáng kể đến từ Liên Hiệp Châu Âu (EU): điều đó khiến một khoản đầu tư vào ruộng đất chỉ chừng 5 năm là “hòa vốn”, và hầu như không có chút mạo hiểm nào.

Do đó, kể từ khi Hungary chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường từ hơn hai chục năm nay, đất trồng trọt của nước này đã lọt vào tấm ngắm của những nhóm đầu cơ trong và ngoài nước. Tính cho đến nay, đã có chừng 700 ngàn hec-ta đất nằm trong tay người Áo. Công thức của các nhóm đầu cơ được họ đưa ra rất rõ ràng: mua hoặc thuê với giá rẻ, hưởng trợ cấp EU, sau đó bán lại hoặc cho thuê lại với giá hời. Trong khi, người lao động trực tiếp thì ít có cơ hộ sở hữu hoặc thuê đất để làm nguồn sống cho họ.

Diện tích Hungary là 9,3 triệu hec-ta, trong đó hơn một nửa, 5,3 triệu hec-ta là đất trồng trọt. Tuy nhiên, sự phân bổ đất đai rất không thích hợp đối với các tiểu chủ: các tập đoàn lớn, các đại điền chủ chỉ chiếm 7-8% con số những đơn vị và cá nhân làm nông nghiệp, nhưng thâu tóm trong tay 70% diện tích đất, cùng những khoản trợ cấp béo bở đến từ EU. Trong năm 2012, 40% ruộng đất nhà nước và những khoản trợ cấp nhà nước đã được cho những tập đoàn thân chính quyền thuê với những diện tích 800-1.000 hec-ta, còn đa số các tiểu chủ chỉ được thuê dưới 20 hec-ta.

Báo chí Hungary bình luận, không cần lo ngại lắm về khả năng ruộng đất về tay giới đầu cơ nước ngoài, mà nguy cơ các tập đoàn lợi ích thân chính quyền thâu toán vào tay đất trồng trọt cùng những khoản trợ cấp EU đi kèm, mới là thực tiễn. Trái với những hứa hẹn trước đây, đạo luật mới không ủng hộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà đa phần có lợi cho các đại điền chủ. Điều này cũng đi ngược lại với chiến lược phát triển nông thôn mà nội các FIDESZ thường tuyên truyền bấy nay.

Đó cũng là lý do khiến một người được coi là “rất trong cuộc” phải phẫn nộ. Khi đạo luật mới được phê chuẩn, ông Ángyán József, cựu Quốc vụ khanh Bộ Phát triển Nông thôn đã lập tức tuyên bố ra khỏi nhóm dân biểu FIDESZ tại Quốc hội Hung để trở thành một nghị sĩ độc lập. Ông cũng cho rằng, liên minh cầm quyền đã phản bội những lời hứa của mình, và quyền năng của mafia đã chi phối toàn bộ nền chính trị Hungary, nên cần thiết phải có một lực lượng thứ ba làm đối trọng.
Hoàng Nguyễn / Thanh Hà (RFI)
Bản tin tiếng Anh
  • Debate heats up on role of govt giants (Washington Post) - The major Chinese banks State-owned — have always shown a preference to lend to the major SOEs and not riskier private concerns.
  • Ding Xuedong named new China Investment Corp chairman (Washington Post) - The State Council has appointed its deputy secretary-general Ding Xuedong as the new chairman of China Investment Corp, the country's sovereign wealth fund, according to a statement on Friday.
  • Matrimony and money (Washington Post) - Marriage is supposed to be for richer or for poorer, but some Chinese couples have taken the marriage vows to another level.
  • China, Pakistan ink transport pact (Washington Post) - China and Pakistan signed an agreement on Friday on the blueprint for a huge transport project linking northwestern China to the Arabian Sea.
  • High rent to bite foreign firms in China (Washington Post) - Foreign retailers, restaurants and department stores have to close or relocate shops to offset the double pressure of shrinking profit and rising rent.
  • China cuts retail fuel prices (Washington Post) - China will cut the retail price of gasoline by 80 yuan ($12.9) per tonne and that of diesel by 75 yuan per tonne from Saturday, the country's top economic planner said.
  • Retail industry to see steady growth (Washington Post) - Despite China's slowing economic growth, the retail industry in the world's second-largest economy will maintain sustainable growth in the medium and long term, commerce officials said on Thursday.
  • Showing off in Shanxi (Washington Post) - Tradition and culture were the main attractions recently at the ancient city of Taiyuan. Chen Liang and Sun Ruisheng tell us which were the main acts.
  • Peng, Hsieh win Wimbledon doubles, creating history (Washington Post) - Hsieh Su-wei and Peng Shuai won their first Grand Slam title with a 7-6 (1), 6-1 victory Saturday over Australian duo Ashleigh Barty and Casey Dellacqua in the women's doubles final at Wimbledon.
  • Strongman contestants visit Shaolin Temple (Washington Post) - Competitors in the 2013 China World Strongman Championship visited the Shaolin Temple in Zhengzhou, Henan province, on Sunday afternoon to study Chinese martial arts with monks.
  • Herculean effort (Washington Post) - The event is part of the World's Strongest Man Competition that brings together 32 strong men from 31 countries and regions.
  • Kill or cure: Vaccines in China (Washington Post) - More than one billion vaccines are given to Chinese people every year, but for every life they help save from disease - the dreaded jab also harms more than 1,000 children.
  • Social life, lonely art (Washington Post) - He Duoling's outgoing and fun-loving personality exists in sharp contrast to his estranged and sad paintings.
  • Xinjiang suspect says terror attack was planned (Washington Post) - The terrorist attack in the Xinjiang Uygur autonomous region on June 26 was carefully planned and did not target any particular ethnic group, said a captured suspected terrorist.
  • Japan should face up to history (Washington Post) - For the Chinese people, July 7, 1937 is a day etched on their minds. It was the day which marked the beginning of the eight-year-long China's War of Resistance Against Japanese Aggression.
  • Chinese navy conducts formation exercises (Washington Post) - Chinese naval vessels, set to take part in Sino-Russian joint naval drills scheduled for July 5 to 12, conduct formation exercises, July 3, 2013.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét