Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Tin thứ Ba, 16-07-2013 - cập nhật

Nóng!  THÔNG TIN VỀ NGƯỜI DÂN OAN TỰ THIÊU (FB Bùi Hằng). “… gia đình cách mạng, có công với nhà nước và theo tài liệu nhận được, cái chết này là nỗi oan uất tột cùng của người dân với chính quyền. Có di chúc để lại với một tuyên bố sắt đá trong thư tuyệt mệnh rằng: ‘Anh rất thương em và các con. Nhưng vì hạnh phúc cho nhiều gia đình, anh phải đòi công lý’. Ngoài ra ông nhắn nhủ gia đình thực hiện yêu cầu: HÃY GHI HÌNH ĐƯA LÊN MẠNG CHO MỌI NGƯỜI BIẾT VÀ ĐI ĐÒI CÔNG LÝ
H1CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Vụ phạm nhân gây rối ở trại giam Xuân Lộc: Làm rõ chiếc điện thoại mang vào Trại giam Xuân Lộc (TT).
Miến Điện hứa sẽ thả hết tất cả tù chính trị từ bây giờ cho tới cuối năm nay: Burma Promises To Free All Political Prisoners By Year’s End (VOA). – CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG SẼ KHÔNG CHỊU THUA TỔNG THỐNG MIẾN ĐIỆN THEIN SEIN? (FB Ba Sàm). Bà con cứ hy vọng đi, vì hơn ba năm trước, thủ tướng ta đã từng khuyên Miến Điện: “mong muốn Myanmar triển khai hiệu quả lộ trình dân chủ vì hòa bình và hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái“, và báo đảng cũng đã từng ca ngợi Miến Điện ‘dân chủ hóa’, biết đâu trong chuyến đi của Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang qua Mỹ, ông ấy sẽ quyết không thua Miến Điện, sẽ tuyên bố thả hết tù chính trị ở Việt Nam?
- Mời xem thủ tướng lại: KHÔNG SỐNG BẰNG DỐI TRÁ (Tiền Vệ). “‘Bọn họ’ tuyên án bất kì ai họ muốn, tống những con người khoẻ mạnh vào nhà thương điên — ‘bọn họ’ luôn như thế, còn chúng ta — bó tay bất lực!
- Nghe Bộ trưởng Việt nói chuyện ở World Bank (Hiệu Minh). “… không thấy ông nói nhiều đến sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu theo suốt nhiều kỳ đại hội Đảng“.
Bị đánh chết sau khi cãi nhau với CSGT
KINH TẾ
- Về quê dịp thu sản: Bán hết lúa vẫn còn nợ (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Anh cu Luật (Quê Choa).
- NHỚ SAO LỜI HÁT MẸ RU (Đặng Huy Văn).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Ảnh: GIẤC NGỦ NƠI TRẦN THẾ (Mai Thanh Hải).
- VN lo ngại hoạt động phòng chống HIV gặp khó khăn về tài chính (VOA). “Hơn 70% đáp ứng kiểm soát HIV/AIDS tại Việt Nam là nhờ các nguồn tài trợ quốc tế”.
- Thâm nhập thị trường “mua bán trứng phụ nữ”: Rao bán trứng công khai (NNVN).
QUỐC TẾ

“Cú sốc màu muối tiêu”


Dân số già đang trở thành một vấn đề lớn của toàn cầu. Vấn đề dân số hành tinh nhuốm màu tóc muối tiêu tỏ ra nghiêm trọng và nguy hiểm chẳng khác gì một trận tsunami đang càn quét khắp thế giới. Sau nỗi lo thiếu ăn bởi nhân mãn, thế giới bây giờ đối mặt với nỗi lo tuổi già và tình trạng hiếm muộn lực lượng lao động thay thế…

Theo Cơ quan dân số Liên Hiệp Quốc (26-6-2013), dân số thế giới sẽ tăng khoảng 1/3 trong gần 40 năm nữa, từ 6,9 tỉ đến 9,5 tỉ người vào năm 2050. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ hiện tượng tăng dân số thế kỷ 21 lại gây ra bởi một số yếu tố bất thường phi tự nhiên, bởi nó tăng không phải bởi tỉ lệ sinh mà là do sự bùng nổ phát triển của lực lượng tuổi xế chiều. Số trẻ em toàn cầu dưới 5 tuổi thậm chí giảm đến 49 triệu vào khoảng giữa thế kỷ trong khi thành phần hơn 60 tuổi tăng thêm 1,2 tỉ người. Nói cách khác, đến năm 2018, số người 65 tuổi trên thế giới sẽ nhiều hơn số trẻ 5 tuổi – một sự thay đổi cán cân dân số chưa từng có tiền lệ!

Trong quyển Shock of Gray (“Cú sốc tóc muối tiêu” phát hành cuối tháng 10-2010), tác giả Ted C. Fishman cho thấy hành tinh già không là vấn đề đơn giản, bởi ảnh hưởng nhiều mặt của nó đến sự phát triển tương lai thế giới. Thời điểm hiện tại, dân số Nga đang ít hơn 7 triệu người so với năm 1991. Tại Nhật, một chuyên gia thậm chí tính rằng nước này sẽ không còn bao giờ nghe tiếng khóc em bé sau khi đứa trẻ cuối cùng được sinh vào năm 2959 (dựa vào tỉ lệ sinh cực thấp 1,25 trẻ/phụ nữ gần như không thay đổi nhiều năm qua). Khắp thế giới, có đến 50% nguy cơ cho thấy dân số toàn cầu sẽ giảm trước năm 2070 – theo nghiên cứu gần đây đăng trên chuyên san khoa học Nature; và đến năm 2150, theo dự báo LHQ, dân số toàn cầu sẽ chỉ bằng ½ so với hiện nay.

Jonathan Grant và Stijn Hoorens thuộc tổ chức nghiên cứu Rand Europe dự báo rằng, 30 triệu người châu Âu ở tuổi đi làm sẽ biến mất vào trước năm 2050 và chính phủ các nước châu Âu phải lo vỡ mật cho người cao tuổi trong khi ngân sách sẽ eo hẹp hơn bởi tiền thuế ít đi do lực lượng lao động ngày càng thu hẹp. Điều đó có nghĩa sẽ không có đủ lực lượng lao động để nuôi người nghỉ hưu. Vấn đề không chỉ là sự thay thế dân số. Khi mà châu Âu thiếu hụt nhân công và phải sử dụng thành phần lao động nhập cư tứ phương, liệu những di sản văn hóa và giá trị tinh thần dân tộc của họ có thể được duy trì và bảo vệ?

Tại sao thế giới “hóa già”?

Vấn đề ở chỗ hiện tượng “chiếc nôi trống” không chỉ xuất hiện ở các nước giàu mà gần như xảy ra diện rộng với xu hướng ngày càng rõ tại các nước đang phát triển. Trong 59 quốc gia sinh thấp hơn mức cần thiết để duy trì sự ổn định dân số, có đến 18 nước được LHQ xếp vào nhóm các quốc gia đang phát triển. Trong thực tế, hầu hết các nước đang phát triển chứng kiến tình trạng dân số già với tỉ lệ và tốc độ nhanh chưa từng có tiền lệ. Iran chẳng hạn. Cuối thập niên 1970, một phụ nữ Iran trung bình sinh gần 7 con; bây giờ, tỉ lệ sinh nước này là 1,74 - thấp hơn so với chuẩn “yêu cầu” 2,1 trẻ. Với châu Á, cái gọi là “một thế kỷ châu Á”, như dự báo về sự phát triển và ảnh hưởng thế giới của châu Á từng được đưa ra cuối thế kỷ 20, có thể không thể thành hiện thực bởi yếu tố rào cản là tình trạng dân số già. Không chỉ Nhật mới “đau khổ” với tỉ lệ sinh thấp, phụ nữ nhiều nước châu Á trong đó có Hàn Quốc ngày nay cũng “làm biếng” sinh.

Tỉ lệ người trên 65 tuổi Trung Quốc sẽ qua mặt Nhật vào năm 2030. Đến năm 2040, người trên 60 tuổi tại Trung Quốc sẽ chiếm 28% tổng dân số. Richard Jackson, giám đốc Global Aging Initiative thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS-Hoa Kỳ), nhận xét rằng Trung Quốc sẽ già hơn Mỹ trong một thập niên nữa, trở thành nước có tỉ lệ dân số lớn đầu tiên bị lão hóa trước khi kịp trở thành quốc gia phát triển (già trước khi giàu)… Bồi thêm cú nữa cho thực trạng dân số châu Á là sự mất cân đối giới tính, khi tỉ lệ nam nhiều hơn nữ (16% - như tại Trung Quốc và Ấn Độ)…

Tại sao thế giới già nhanh như vậy? Toàn cầu hóa cùng đô thị hóa (dẫn đến hiện tượng di dân, tạo điều kiện cho học tập, làm việc, hưởng thụ… tốt hơn, khiến phụ nữ hiện đại chậm kết hôn và kéo dài thời gian sinh con; điều kiện sống tốt hơn giúp người ta sống lâu hơn…) là câu trả lời tóm tắt giải thích câu hỏi trên. Kết quả cuối cùng là sự thay đổi nghiêm trọng về cán cân dân số toàn cầu với tốc độ nhanh chưa từng có. Pháp là nước đầu tiên thế giới có số người độ tuổi 65 cao gấp đôi, từ 7% lên 14%, và giai đoạn này kéo dài khoảng 115 năm, kể từ thế kỷ 19; trong khi đó, Trung Quốc sẽ chỉ cần 25 năm để “đạt” điều tương tự…Chẳng khó khăn gì khi hình dung kinh tế thế giới như thế nào nếu lực lượng lao động ngày càng mỏng dần trong khi ngân sách nhà nước phải tăng cho những khoản trợ cấp người già.

“Già” đi kèm với “yếu” và do vậy việc chăm sóc y tế cho người già trở thành gánh nặng xã hội. Mỹ chẳng hạn, chi phí y tế cho người lao động tuổi từ 50-65 cao gần gấp đôi so với người lao động độ tuổi 30-40. Dân số già còn là nguyên nhân làm thụt lùi kinh tế. Trong nghiên cứu 2006 về lực lượng lao động lớn tuổi ảnh hưởng như thế nào đến dòng vốn toàn cầu, hai kinh tế gia Ronald Davies và Robert R. Reed nhận thấy nước nào có nền kinh tế “già” hơn (có nghĩa lực lượng lao động ít hơn) sẽ bị giới đầu tư rút vốn để đưa vào nước nào có nền kinh tế “trẻ” hơn...

Liệu thế giới có thể trẻ lại? Có thể nhưng không sớm. Thế giới vẫn chứng kiến sự bùng nổ đô thị hóa chóng mặt – một phần nguyên nhân sinh ra nếp sống hiện đại khiến phụ nữ ngại sinh. Thật khó có thể hình dung rằng thế hệ ngày nay chấp nhận trở lại vùng quê sống và ham muốn sinh con đàn cháu đống như thế hệ trước. Tâm lý này họa chăng chỉ có thể biến mất cho đến khi nào hiện tượng đô thị hóa kết thúc và người ta nhận ra rằng việc sinh và nuôi con – dù tốn kém – vẫn là niềm hạnh phúc hơn vạn lần so với đam mê kiếm tiền. Nó còn là vì, trước hết, cho sự duy trì tính liên tục của giá trị dòng tộc gia đình; và sau đó là cho tương lai thế giới nói chung.

Chính trị – Xã hội

Ngư dân Việt treo cờ Trung Quốc thì … sống? (RFA)
Tám sự thật về biển Đông (PLTP)  —Philippines theo dõi sát tàu chiến Trung Quốc (TN)  —Philippines tiếp tục công kích Trung Quốc (SM)  —Philippines đề cao cảnh giác với Trung Quốc ở Biển Đông (VOA)  –Báo Trung Quốc khuyên Philippines hợp tác giải quyết vấn đề biển Đông (TTVN)
Báo TQ phải bái phục tài nghệ của đặc công Việt Nam (ĐV) -
Chủ tịch nước VN sẽ sang Mỹ mua máy bay P-3 Orion? (PNTD)  —Phát triển quan hệ Mỹ-Việt : Thời cơ đang thuận lợi (RFI)
Vận động tôn giáo trước cuộc gặp Barack Obama – Trương Tấn Sang (NV)
Dân biểu Châu Âu lên tiếng về nhân quyền Việt Nam (VOA)  —VN sẽ ra sao nếu có chiến tranh mạng? (BBC) >>>Mạng cả VN ‘tê liệt’ nếu bị tấn công? (BBC/nghe)
TS Lê Đăng Doanh: Cần đổi mới lần hai mạnh mẽ (RFA)
Học viên Pháp Luân Công bị đánh đập (RFA)   —Doanh nhân Sài Gòn có nguy cơ thành giai cấp bóc lột mới (RFA)  —Nhân chuyện Bà mẹ anh hùng ‘đi học’ (BBC)
Hỗ trợ 1.356 tấn gạo cứu đói cho Nghệ An , Lào Cai  -(VOV)  –Phê bình Bộ TN-MT không cử đại diện dự Hội nghị GPMB- QL1A (VOV)
“Điều vô cảm nhất của người Việt Nam” (Soha)
Xây đường lấn nhà dân: UBND phường kêu “Kẹt” (Infonet)  —10m2 sống của 2 mẹ con trên sông Hồng qua ảnh (Zing)  —“Treo” đập nước trên đầu dân (LĐ)  —‘Nóng’ với dự án quốc lộ mở rộng (TP)  —VN lo ngại hoạt động phòng chống HIV gặp khó khăn về tài chính (VOA)
‘Con quan’ đưa quặng sắt Việt Nam ào ạt sang Trung Quốc (NV)  —Quản lý xuất khẩu quặng sắt khó vì vướng ’con quan’ (PNT)  —Quản lý xuất khẩu quặng sắt khó vì vướng ’con quan’ (ĐV)
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Làm bậy, làm ẩu là có tội với nhân dân (TN)
____________________________________________________________________________
Tầng lớp trung lưu kêu cứu! (Bùi Tín -VOA) -  Ở Trung Quốc và Việt Nam, hiện nay TLTL bị kiềm chế chặt chẽ, gần như là bị cầm tù bởi các phe nhóm lãnh đạo cầm quyền mang danh cách mạng nhưng bị tha hóa bởi quyền lực, bởi đặc quyền đặc lợi. Có thể nói TLTL nước ta rất đông nhưng còn tản mạn, bao gồm hàng triệu tiểu nông và trung nông đã bị mất đất do hậu quả của chế độ sở hữu toàn dân do đảng Cộng sản áp đặt, cùng với hàng triệu tiểu thương, tiểu chủ bị các công ty quốc doanh khống chế, và lực lượng trí thức tiểu tư sản đông đảo, gồm có giáo viên, bác sỹ, dược sỹ, luật sư, sinh viên, viên chức công và tư….
Ðội tiên phong của giai cấp bần cùng (Lê diễn Đức -Nguoiviet)

Chết dưới tay Trung Quốc (Kỳ 4) -(Boxitvn)

Có lẽ tôi muốn là người Trung Quốc -(Boxitvn)

PHẢI GỌI CHÍNH XÁC LÀ “TƯỚNG CƯỚP ” – (Trinhanmedia)
ĐẤU TRANH KHÔNG CHỈ CÓ MỘT CÁCH – (Trinhanmedia)
Đảo chính ở Ai Cập »-(ĐCV) –   Sau khi chế độ độc tài của Tổng thống Hosni Mubarak bị cuộc cách mạng Hoa lài lật đổ năm 2011, người dân Ai cập kỳ vọng một chế độ Dân chủ…
Đào Tuấn – Những ông Lý, ông Huyện đã ở đâu? -(Danluan)
Nguyễn Anh Dũng – Tham nhũng đang dần thành “Quốc Sách” -(Danluan)
Phương Bích – Những túp lều dưới gốc thiên đường -(Danluan)   —-Trần Kỳ Trung – Tự xử -(Danluan)
Ian Buruma – Ngục tù của trí tuệ -(Danluan)   —Người Buôn Gió – Guơng nguời tốt việc tốt giờ ở đâu? -(Danluan)
Nguyễn Văn Tuấn – Đọc “vì sao gái miền Tây làm nghề nhạy cảm?” -(Danluan)
Nguyễn Đức Sơn – Hãy biết hoài nghi tất cả -(Danluan)
Robert A. Manning – Tiến thoái lưỡng nan về sự thành công của Trung Quốc -(Danluan)
Giao Lưu – Tản mạn về thắng và bại trong chiến tranh Việt Nam -(Danluan)

Kinh tế

‘Mối hận’ điện- thép: Càng tăng giá càng bùng lên (VEF)   —Dư nợ Chính phủ tiếp tục tăng (VnEc)   —Nguy cơ “vỡ trận” văn phòng cho thuê khu vực phía Tây (CafeF)   —-Nợ xấu bất động sản được… làm đẹp (CafeF)   —-Vì sao thanh tra đột xuất VCCI? (CafeF)
VCBS: 6 tháng đầu năm Vietcombank đạt 2.600 tỷ LNTT, tín dụng tăng trưởng âm (CafeF)
NHNN chào bán 26.000 lượng vàng sáng 16/7 (CafeF)   —Báo động quả bom nợ ở Singapore (CafeF)
Kinh tế Việt Nam: Ông nói gà, bà nói vịt (NV)
Bầu Đức bán tháo 6 dự án thuỷ điện với giá rẻ (ĐV)

Thế giới

Miến Điện đối mặt với vấn đề Biển Đông khi làm Chủ tịch ASEAN 2014 (VOA)
Quân đội Đài Loan diễn tập ảo trên máy tính (RFA)  —Tăng trưởng GDP của Trung Quốc tiếp tục chậm lại trong năm 2013 (VOA)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Minh Hằng ngày càng gợi cảm hơnĐiểm chuẩn lớp 10 giảm 3 điểm (PLTP)
1,25 điểm cũng vào lớp 10: Nhận hết để động viên các em ! (TN)
Thất bại của Tây Sơn (NV)

PHẢI GỌI CHÍNH XÁC LÀ “TƯỚNG CƯỚP ”

Hoàng Thanh Trúc
15-07-2013
Hình bên: Đỗ Hữu Ca (bụng phệ,kính đen) đang giám sát chỉ huy “trận đánh đẹp”!?-  cưỡng chế bất hợp pháp tại hiện trường trên ao đầm tôm của hộ ông Đoàn Văn Vươn tại Cống Rộp,Tiên lãng /HP ngày 5 tháng 1 năm 2012

“thủ phạm” đạo diễn chính của “trận đánh” đẹp “bất hợp pháp” vi phạm nghiêm trọng pháp luật và Hiến Pháp là Đại tá Đỗ hữu Ca GĐ/CA/TP Hải Phòng thay vì phải “lột quân hàm” ra pháp đình, đứng trước vành móng ngựa, thì hôm nay lại được (đ/c X) cho “lên chức” thiếu tướng !??

Bởi tương thích với hành vi “cầm đầu” quân đội và LL/Vũ trang nổ súng cưỡng chế bất hợp pháp, mưu toan cùng bạo quyền “lợi ích nhóm” cướp đoạt đất đai của đồng bào  nhân dân”( Tiên Lãng-Hải Phòng).
Đây, đồng bào nhìn xem, nhân dáng,tư cách của Đỗ Hữu Ca (bụng phệ,kính đen) đang giám sát chỉ huy “trận đánh đẹp”!?-  cưỡng chế bất hợp pháp tại hiện trường trên ao đầm tôm của hộ ông Đoàn Văn Vươn tại Cống Rộp,Tiên lãng /HP ngày 5 tháng 1 năm 2012 . Mà qua “chiến công” này, đ/c X  Thủ tướng vừa phong hàm “thiếu tướng” cho hắn ta .
Khi mà kết quả toàn bộ sự việc cưỡng chế ao đầm trái pháp luật của hộ gia đình anh em ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang -Tiên Lãng-Hải Phòng là sai trái 100%  ,  gần như các cán bộ chủ chốt UBND xã huyện và TP/Hải Phòng , nặng,nhẹ đều có cái giá phải trả , ngay cả nhánh “quân sự” (huyện Đội, Tỉnh Đội) cũng bị khiễn trách vì để CA ( đại tá Ca)  xỏ mủi “quân đội” dắt đi cưỡng chế (vi phạm Hiến Pháp) .
Thì “thủ phạm” đạo diễn chính của “trận đánh” đẹp “bất hợp pháp” vi phạm nghiêm trọng pháp luật và Hiến Pháp là Đại tá Đỗ hữu Ca GĐ/CA/TP Hải Phòng thay vì phải “lột quân hàm” ra pháp đình, đứng trước vành móng ngựa, thì hôm nay lại được (đ/c X) cho “lên chức” thiếu tướng !??
Còn hơn cả sự khôi hài – Kẻ ăn cơm nhân dân, có trách nhiệm bảo vệ nhân dân lại dùng quân đội LL/vũ trang công cụ vũ khí như kè vào cổ nhân dân, đẩy người dân vô tội vào tù – (dấu tích đạn vãi như tổ ong còn lại trên tường nhà ông Đoàn văn Vươn nói lên điều đó) . Còn kẻ chủ mưu,thì hôm nay lại  “dã man” hảnh tiến thăng chức cao hơn !?? .    
Sự “ngạc nhiên” cũng đọng lại trên báo “lề đảng” :

Đáng chú ý ,ông Đỗ Hữu Ca GĐ/CA/HP cũng được phong hàm “thiếu tướng” . Ông Ca là người có mặt tại hiện trường trong vụ cưỡng chế tại khu đầm tôm nhà ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng . Sau đó ông Ca còn tuyên bố cho rằng vụ cưỡng chế này là một trận đánh đẹp “cần viết thành sách” . ( nguyên văn báo TT 15/7 -2013 )
Ngược về lại, thời điểm ấy. Trả lời phỏng vấn báo điện tử Vnmedia vào ngày 8-1-2012, về vụ việc cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn, Đại tá Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an TP Hải Phòng, người đã có mặt chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường, kể lại (nguyên văn) :
"Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào trước đây thành công cho bằng cuộc diễn tập lần này.

Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong như thế nào .


Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả." (Wikipedia)
Tuy nhiên bà con cư dân sở tại nấp sau bờ ao, đụn chuối , chứng kiến buồn cười đến nôn cả ruột, như xem một vở kịch hài.

“có sự kết hợp giữa địa phương, công an, quân đội, biên phòng rất là rất đẹp”
( Đại tá Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an TP Hải Phòng)
 
Dưới cái phất tay của Đại Ca, hàng trăm nòng súng khạc đạn AK và CKC như vãi trấu vào tường nhà 2 tầng của ông Vươn – “ tác chiến vòng ngoài, vòng trong, nghi binh là thế ” (lời Đại Ca) nhưng khi ta chiếm lĩnh trận địa thì không thấy bóng dáng “quân thù, anh em Đoàn Văn Vươn” đâu cả ,  2 tổ quân khuyển chuyên nghiệp cứ chạy lòng vòng ngửi vết đạn như tổ ong trên tường rồi vẫy đuôi, cao cẳng, té vào !??...
Cũng trong ngày 8/2 / 2012 - Trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Hải Phòng, đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc CA thành phố Hải Phòng cho biết, nhà ông Đoàn Văn Vươn bị phá tan nát bởi những kẻ đang “tình nghi” là nhân dân hay lãnh đạo chính quyền và ….cái nhà ấy thật ra "chỉ là cái chòi trông cá”  . 

Hình ảnh cho thấy những gì còn lại của “cái chòi trông cá”- lời:“Đại Ca”- (Hình như trình độ tự khai “Đại học” của “Đại Ca” không có khái niệm hay định nghĩa:  Nhà và chòi) .
Di truyền bởi bản chất “dối trá,lưu manh ” không có “liêm sĩ và lòng tự trọng” dù hột cơm nhân dân còn dính kẻ răng – Giống hệt như luận điệu : Tại các nhà giam CH/XHCN/VN chỉ có những người vi phạm pháp luật chứ không giam giữ những người “bất đồng chính kiến” !???. –
Phải chăng tư duy “cái nhà là cái chòi” cũng  làm nên một “Tướng Cướp” !?? .
Hoàng Thanh Trúc

Khoáng sản quý và chiếc thòng lọng của người khổng lồ

Cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong vài thập kỷ trở lại đây, khoáng sản quý hiếm, đặc biệt là các loại có ứng dụng rộng rãi như wolfram, bismuth và đất hiếm đang trở thành một con át chủ bài đối với sự phát triển kinh tế và quốc phòng của mọi quốc gia. Từ chiếc điện thoại, radio, máy tính, xe hơi cho đến những thiết bị tối tân như ra đa, tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay phản lực, lò phản ứng hạt nhân, rất khó có thể tìm được thiết bị nào không dùng các kim loại quý trên. Chất bán dẫn trong các thiết bị điện tử làm từ đất hiếm, buồng đốt động cơ phản lực chịu nhiệt cao bằng hợp kim wolfram cho đến vật liệu chuyên chở nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân làm từ bismuth. Sở dĩ nền công nghiệp hiện đại có thể sản xuất hàng loạt với tốc độ cao và giá thành giảm đáng kể so với chỉ vài thập kỷ trước đây phần lớn là nhờ các mũi khoan, máy cắt kim loại và chi tiết máy làm bằng hợp kim wolfram với độ cứng và độ bền cao, cùng tính chịu nhiệt vượt trội[i].

Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm

Mặc dù nhu cầu thế giới hiện nay rất lớn nhưng nguồn cung các khoáng sản này lại rất hạn chế và tập trung chủ yếu tại Trung Quốc. Theo thống kê, Mỹ, châu Âu và Nhật Bản tiêu thụ hết khoảng 55% lượng wolfram, tuy nhiên nhóm này lại sản xuất ra chỉ khoảng 5% tổng lượng cung toàn thế giới, phần lớn nguồn cung đều đến từ Trung Quốc (khoảng 85% nguồn cung và 62% trữ lượng thế giới)[ii]. Với hai loại còn lại, Trung Quốc cũng chiếm vị thế chủ chốt trong cung cấp với khoảng 80% sản lượng bismuth và 97% sản lượng đất hiếm[iii].

“Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm”, tuyên bố nổi tiếng này của Đặng Tiểu Bình năm 1992 cho thấy Trung Quốc coi các loại khoáng sản thiết yếu là một trong những vũ khí hàng đầu trong cuộc chiến kinh tế - chính trị hiện đại. Và thực tế là Trung Quốc đã và đang tân dụng tối đa loại vũ khí ấy để chiếm thế độc quyền trên thị trường nhằm tìm kiếm các lợi ích riêng cho quốc gia. Các nước cờ của Trung Quốc rất rõ ràng: triệt tiêu các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thâu tóm các mỏ còn lại trên thế giới và sử dụng nguồn cung độc quyền như là một công cụ điều khiển giá cả cũng như ép buộc các công ty lớn phải đầu tư tại Trung Quốc để đổi lấy nguồn nguyên liệu quý giá này.

Ngay từ thập niên 90 trở về trước, Trung Quốc đã sớm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khỏi cuộc chơi khi quặng wolfram và đất hiếm giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới đã khiến cho hàng loạt mỏ tại phương Tây, với chi phí sản xuất cao hơn, buộc phải đóng cửa[iv]. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang vươn tới các mỏ khác bên ngoài lãnh thổ. Thí dụ như trong năm 2010, các nhà đầu tư Trung Quốc đã tiếp cận với Malaga, một công ty khai thác wolfram tại Nam Mỹ với mục đích thôn tính nhưng không thành công. Nước này cũng mua lại hàng loạt các mỏ quặng wolfram chất lượng thấp từ Châu Phi[v]. Tại Tây Úc, chính phủ Trung Quốc thông qua khoản đầu tư 366 triệu đô, đã sở hữu phần lớn một mỏ đất hiếm có trữ lượng khá lớn của thế giới từ Lynas Corp[vi] sau khi chính phủ Úc phủ quyết không cho Trung Quốc mua kiểm soát tập đoàn này.

Nước cờ tiếp theo trong chiến lược là siết chặt nguồn cung và đẩy mức giá lên cao đã bắt đầu được thực thi trong những năm gần đây. Cụ thể, vào năm 2003, Trung Quốc đã tiến hành hạn chế xuất khẩu quặng wolfram. Trong 2007, áp thuế xuất khẩu 15% lên các sản phẩm từ wolfram và giới hạn mức hạn ngạch xuống 14,900 tấn trong năm[vii]. Kết quả là giá wolfram đã tăng gần gấp ba từ 2004 đến nay[viii]. Đối với bismuth, kịch bản tương tự cũng diễn ra khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố ngưng xuất khẩu kim loại này và áp dụng chính sách cấp giấy phép đối với bismuth vào năm 2006[ix] khiến giá bismuth tăng gấp 3 lần trong một năm sau đó[x].

Lượng xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc đã giảm từ 60,000 tấn năm 2002 xuống 45,000 tấn năm 2008 khiến giá của kim loại này tăng gấp đôi trong khoảng thời gian tương ứng[xi]. Cuối năm 2010, cuộc khủng hoảng đất hiếm của thế giới đã nổ ra khi Trung Quốc ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Giá đất hiếm sau đó đã tăng vọt lên gấp 3 chỉ trong 3 tuần trong tháng 6 năm 2011[xii].

Thế giới tìm cách thoát khỏi thòng lọng độc quyền

Chiến lược độc quyền hóa khoáng sản quý của Trung Quốc rõ ràng đang phát huy tác dụng. Chiếc thòng lọng đã được treo lên và chỉ chờ các nạn nhân chui đầu vào. Điều này tạo nên mối lo thực sự trong cộng đồng thế giới. Việc hóa giải thế cờ này không dễ dàng và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều nước. Theo cách nói của Dân biểu Hạ viện Mỹ Donald Manzullo, Chủ tịch Tiểu ban về quan hệ đối ngoại khu vực châu Á Thái Bình Dương, là “thật không may là quy mô của cuộc khủng hoảng này rất lớn và chỉ có sự phối hợp chung tay tầm cỡ quốc gia mới có thể giúp chúng ta thoát ra được”[xiii].

Trước ảnh hưởng quá lớn của chính sách về khoảng sản của Trung Quốc, các nước còn lại đã có nhiều động thái nhằm chống lại các tác động bất lợi của chính sách này. Mỹ, Nhật và Liên minh châu Âu đã đệ đơn yêu cầu Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tiến hành điều tra các chính sách thắt chặt xuất khẩu liên quan đến đất hiếm của Trung Quốc và WTO đã chấp thuận mở cuộc điều tra trong năm 2012[xiv].  Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thương mại quốc tế, Trung Quốc khó thua trong vụ kiện này vì họ có thể viện đến các tiêu chuẩn về môi trường và chuẩn mực công nghiệp để biện minh cho việc giảm sản lượng khai thác nội địa.

Quan trọng hơn là việc xúc tiến tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế. Hiện nay, hoạt động này đang được đẩy mạnh như là một nước cờ chiến lược để phá thế độc quyền của Trung Quốc. Ví dụ như Nhật Bản đang tiến hành dự án khai thác đất hiếm tại Quebec và tìm kiếm các nguồn đất hiếm ở Việt Nam[xv]. Một hướng khác nữa cũng đang được nhiều nước quan tâm là nghiên cứu cách khai thác đất hiếm dưới đáy đại dương[xvi]; Tập đoàn Lynas của Úc đang mở lại một mỏ đất hiếm khác ở Nam Phi[xvii]. Các phản ứng tương tự cũng xuất hiện để đối phó với thòng lọng khoáng sản của Trung Quốc đối với wolfram và bismuth. EMC Metals, một công ty khai thác mỏ wolfram của Mỹ đang tiến hành mở lại mỏ Springer tại Nevada trong năm 2013[xviii]. Núi Pháo, một mỏ wolfram và bismuth thuộc hạng lớn nhất nhì thế giới cũng đi vào hoạt động tại Việt Nam trong năm nay.

Quân cờ Việt Nam trên bàn cờ khoáng sản

Việt Nam có lợi thế về nguồn khoáng sản đa dạng và dồi dào, đặc biệt là các khoáng sản quý hiếm. Điển hình nhất trong số đó là các mỏ đất hiếm phần lớn nằm trong tỉnh Lai Châu và các tỉnh Tây Bắc, bao gồm Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái). Tổng trữ lượng tài nguyên tại các mỏ này được cho là trên 16 triệu tấn oxit đất hiếm[xix], nhiều hơn cả trữ lượng này ở Mỹ là 13 triệu tấn (Mỹ từng là một cường quốc về đất hiếm)[xx]. Wolfram và bismuth cũng bắt đầu được tìm thấy ở một số tỉnh phía bắc, trong đó mỏ Núi Pháo (Thái Nguyên) được coi là mỏ đa kim có trữ lượng thuộc hàng lớn nhất thế giới với các khoáng sản quý chủ lực như wolfram, florit và bismuth.

Nhờ lợi thế này, Việt Nam đang được nhìn nhận là một quân cờ quan trọng trong nỗ lực phá thế thòng lọng độc quyền của Trung Quốc. Gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia vào cuộc chơi thông qua các hình thức hợp tác với các nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ[xxi].

Cụ thể là trong năm 2012, Việt Nam và Nhật Bản đã thành lập Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm với nhiệm vụ phát triển công nghệ khai thác đất hiếm tại Việt nam. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu và Công ty Phát triển đất hiếm Đông Pao - Nhật Bản đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác, chế biến dất hiếm thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao với mục tiêu đạt công suất 10.000 tấn/năm ô xít đất hiếm[xxii]. Dự án mỏ đa kim Núi Pháo cũng đã chính thức đi vào khai thác trong năm nay.

Dĩ nhiên, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không dễ ngồi nhìn Việt Nam “lên hạng”. Với chủ tâm thâu tóm thị trường khoáng sản thế giới, dĩ nhiên là Trung Quốc sẽ khó có thể bỏ qua các mỏ khoáng sản của Việt Nam. Với chiến lược đã áp dụng ở nhiều nước, một mặt, các công ty Trung Quốc có thể áp dụng các phương pháp truyền thống như thu mua lại nguồn quặng từ Việt Nam cả thông qua chính nghạch và nhập lậu như lâu nay vẫn đang diễn ra; đầu tư, mua lại các mỏ; thăm dò và phát triển các dự án mới tại Việt Nam. Mặt khác, Trung Quốc có thể sẽ lợi dụng ưu thế độc quyền của mình để chèn ép các công ty khoáng sản Việt Nam trên thị trường thế giới cũng như gây áp lực lên các đối tác khác nhằm giành lại lợi thế về tay mình. Liệu Trung Quốc có dùng các gọng kìm này để “bóp” Việt Nam hay không và Việt Nam có thoát khỏi các gọng kìm này hay không thì chỉ có hạ hồi phân giải.

 * Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


[i] Tungsten – The story of indispensable metal by Mildred Gwin Andrews – Pg 19
[v] Malaga breaks Chinese grip on Tungsten by Trish Saywell – 11/8/2010
[vii] Malaga breaks Chinese grip on Tungsten by Trish Saywell – 11/8/2010
[ix] Global Bismuth Metal Market by Metalworld 2009

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét