Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Lượm tin tức - Không tiền đưa con đi viện, cha già tự cắt thịt thối để cứu con

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trà Vinh: Thanh tra, ra sai phạm (LĐ).
- Hà Nội giải quyết tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản: Linh hoạt về thủ tục, quyết không chậm tiến độ (Infonet). – Sẽ không còn công trình nào được miễn giấy phép xây dựng? (Infonet).
Mỹ, Singapore tập trận hàng hải ở Biển Đông (VNN)   —Hải quân Mỹ vội vã chuẩn bị đối phó với TQ (VNN)
China News: “Nhật Bản có kế hoạch cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam” (GDVN)
Dư âm sát hạch tín nhiệm (VNN)
‘Sếp’ có phải là giáo sư biết tuốt (TVN) – -Lâu nay, trong các cơ quan đơn vị, người lãnh đạo luôn muốn mình được coi là người giỏi nhất, và cấp dưới cũng thường chỉ coi trọng lãnh đạo giỏi hơn mình. Tâm lí sợ cấp dưới giỏi hơn cấp trên cũng từ lối tư duy đó mà ra.
Họp khẩn về bệnh viêm đường hô hấp cấp tính (VNN)  —Nghèo… không thể quy ra điểm (VNN)
Bị đòn vì cự cãi CSGT – Kỳ 2: Những “người lạ”  (TN) -Lâu nay cũng đã có nhiều phản ảnh của bạn đọc Báo Thanh Niên về những người “quá rảnh rang” nên đi theo CSGT để “giải quyết” những người quay phim, chụp hình cảnh xử phạt hay cự cãi với CSGT… >> Video clip: Bị đòn vì cự cãi CSGT >> Bị đòn vì cự cãi CSGT
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: “Nhiều bộ, ngành thống kê số liệu chưa chuẩn” (TN)   —Có nên điều chỉnh chính sách sinh từ 1-2 con? (DT)
Không tiền đưa con đi viện, cha già tự cắt thịt thối để cứu con (Dân trí)
Xe cát, tòa nhà và sự lệch lạc của “con mắt” thanh tra (DT)   —Kết quả thanh tra Sở GTVT Hải Phòng (ĐV)   —GS.Võ Tòng Xuân:Nông nghiệp trong sự hy sinh của nông dân (ĐV)   —Tiếp tục cấm DN Nhà nước đầu tư vào BĐS, ngân hàng (ĐV)  —Nhà mạng được quyền thao túng giá cước? (ĐV)
___________________________________________________________________________________________
Dân Philippines mở đại tiệc ăn mừng đón tàu chiến mới (ĐV)  —Chiến tranh là thủ đoạn không thể bỏ qua của “giấc mơ Trung Quốc” (GDVN)
Biển Đông: “Đằng sau nụ cười là chuẩn bị chiến tranh toàn diện” (GDVN)   —-Bắt đầu xem xét vụ kiện đường lưỡi bò, Philippines tự tin sẽ thắng (GDVN)
Kinh tế VN đứng thứ 42, hạnh phúc top đầu thế giới(ĐV)  —-Quẳng cho dân cục tiền là xong(ĐV)  —Kết quả thanh tra Sở GTVT Hải Phòng(ĐV)
Người kế nhiệm ông Bá Thanh: Quyết liệt… hậu phiếu tín nhiệm  (ĐVO)– Theo ông Trần Thọ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, sau 1 năm nữa TP sẽ bỏ phiếu tín nhiệm chỉ với 2 nội dung “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”  —Người kế nhiệm ông Bá Thanh: Không có chuyện hòa cả làng (Dân trí)
Hà Tĩnh: Kỷ luật 2 Phó Giám đốc sở, 3 Phó Chủ tịch huyện (DV)  —Bỏ quy định bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học  (Dân trí)
Hội sinh viên, thanh niên Việt Nam tại Nhật tri ân “liệt sĩ trở về” (Dân trí)
Khởi động phiên tòa Philippines kiện Trung Quốc về biển Đông (NLĐ)   —-Phiên tòa xét xử vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ đã mở màn (SM)  —-‘Philippines không thể tiếp tục đàm phán song phương với Trung Quốc’ -(PT)  —Toà trọng tài LHQ xét đơn Philippines kiện Trung Quốc (RFA)
Mỹ – Trung lặng lẽ chuẩn bị chiến tranh? (TN)  —Biển Đông: Gây căng thẳng, Trung Quốc tự đưa mình vào thế “thập diện mai phục ” -(Soha)
Kêu gọi trả tự do cho tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu!  (RFA) -Tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu người bị giam tù tổng cộng cho đến lúc này là 37 năm hiện sức khỏe rất yếu kém trong trại giam. Gia đình và một số tổ chức quốc tế lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay cho ông nếu không sẽ chết trong tù.

Nông dân Văn Giang sẵn sàng bảo vệ ruộng đồng -(CTM) -[Vân Quang thực hiện] – Mấy hôm nay, Tổng công ty Việt Hưng (chủ dự án Ecopark) đã giở trò lấp mương dẫn nước tưới tiêu của bà con, hòng triệt hạ cánh đồng lúa đang lên xanh tốt. Bà con nông dân các xã Cửu Cao, Xuân Quan đã dựng lều canh ngay bên cạnh và sẵn sàng tranh đấu để bảo vệ công. ===>>>
Máy chủ “đánh” báo điện tử tạm thời bị vô hiệu hóa (VN+)   —Xuất hiện áp thấp mới gần biển Đông (LĐ)   —Dân hỏi “sổ đỏ”, ai trả lời? (KP)   —Di dời 1.530 hộ dân khỏi phố cổ Hà Nội (TP)   —-Khánh thành khoa phục hồi chức năng trẻ em tại Đà Nẵng (RFA)
Hơn 80 thuyền nhân Việt Nam tiếp tục vượt biên tới Úc (NV) -Có tất cả 84 người Việt Nam đã vượt biên đến nước Úc cuối tuần qua, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng và hành trình dài trên một chiếc tàu gỗ nhỏ.
Số thuyền nhân Việt Nam sang Úc xin tỵ nạn tăng vọt (VOA)   —Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức kinh tế (VOA)



KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

QUỐC TẾ
Kinh tế Trung Quốc cảm cúm, cả thế giới nhức đầu (RFI)  —Đàm phán tự do mậu dịch với Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu trong thế yếu (RFI)
Thái Lan có thể giảm số binh sĩ tại miền nam (RFI)
Tổng thống Miến Điện hứa thả hết tù chính trị trong năm 2013 (RFI)   —Xung đột sắc tộc làm suy yếu tổng thống Miến Điện (RFI)
Paris xác nhận cái chết của con tin Pháp tại Mali (RFI)   —-Hy Lạp : Tổng đình công phản đối cải cách cắt giảm công chức (RFI)    —Dân Hy Lạp biểu tình chống sa thải công chức (VOA)
Người biểu tình ủng hộ ông Morsi đụng độ với lực lượng an ninh ở Cairo (VOA)  —Lối thoát của cuộc khủng hoảng Ai Cập : Tiếp tục cuộc chơi dân chủ (RFI)   —-Vụ án Zimmerman : Giới bảo vệ người da đen gây áp lực lên chính phủ Mỹ (RFI)  —-Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ: Nên mở tranh luận toàn quốc về vụ Zimmerman (VOA)

Ngoại trưởng Mỹ trở lại Trung Đông, thúc đẩy hòa đàm Israel-Palestine (VOA)
Apple mở điều tra vụ một người chết vì sử dụng iPhone (RFI)   —WHO khuyến nghị điều trị sớm cho bệnh nhân HIV (RFA)   —Trùm ma túy khét tiếng tàn bạo Mexico bị bắt (VOA)
Gia đình mỗi nạn nhân vụ thảm sát Newtown được $281,000 (NV)

Không tiền đưa con đi viện, cha già tự cắt thịt thối để cứu con

Không còn tiền đưa con đi viện, người cha đành chấp nhận tự tay làm phẫu thuật, cắt từng mảnh thịt đang thối rữa trên cơ thể con trai để níu kéo sự sống.
Không tiền đưa con đi viện, cha già tự cắt thịt thối để cứu con
Không có tiền đưa con đi viện, hàng ngày ông Lữ Văn Bình phải dùng nước muối lau vết thương cho con. Nếu thịt ở phần vết thương của Triệu bị thối thì ông Bình sẽ tìm cách cắt bỏ
Đó là hoàn cảnh của gia đình ông Lữ Văn Bình (53 tuổi) ngụ ấp 1, xã Xuân Tây, Cẩm Mỹ, Đồng Nai. Để níu kéo sự sống cho con trai út đang mang bệnh xuất huyết tiểu cầu là Lữ Văn Triệu (24 tuổi), hàng ngày ông Bình phải tự tay làm vệ sinh vết thương cho con, thậm chí tự làm phẫu thuật, cắt bỏ từng mảnh thịt thối trên cơ thể Triệu. 
Dùng nước muối lau vết thương cho con, ông Bình cho biết, khi còn bé, Triệu bụ bẫm và khỏe mạnh. Khi lên tuổi 14, Triệu bắt đầu bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Bắt đầu từ đó, thay vì đến trường học thì Triệu phải vào bệnh viện để điều trị. Bao nhiêu tiền bạc, gia sản, ông Bình đành “dốc” hết chữa bệnh cho con. 

Thiếu thốn thuốc thang, nên cơ thể của Triệu lỗ chỗ những vết thương rớm máu đang dần “phân hủy”
Thiếu thốn thuốc thang, nên cơ thể của Triệu lỗ chỗ những vết thương rớm máu đang dần “phân hủy” 
Thời gian đầu, để có tiền thuốc thang cho Triệu, vợ chồng ông Bình bán hết những gì có giá trị trong nhà. Tiền hết nhưng bệnh tình của con không những không thuyên giảm mà còn nặng thêm. Không nỡ nhìn con chết mòn vì bệnh, năm 2009, ông Bình bàn với vợ bán nhà, bán rẫy để lấy 200 triệu đồng đưa con đi viện. “Những tưởng số tiền đó sẽ giúp con khỏi bệnh, ai ngờ chỉ hơn 1 năm sau, 200 triệu đồng đã hết sạch mà bệnh của Triệu không hề lay chuyển” - Ông Bình chua xót tâm sự.
Nhà cửa, đất đai, ruộng vườn… đều tiêu tan vì bệnh tật của con. Thời gian gần đây, vì không còn tiền để nhập viện cho Triệu nên hai vợ chồng ông Bình quyết định để con ở nhà tự điều trị. Không ngăn được giọt nước mắt trên gò má, bà Phạm Thị Út (50 tuổi), mẹ của Triệu nghẹn ngào: “Từ khi Triệu ở nhà điều trị, cơ thể của Triệu bắt đầu bị lở loét, thịt bầm và thối từng mảng. Cách níu kéo sự sống duy nhất cho con lúc này là dùng nước muối vệ sinh vết thương. Những nơi thịt bị thối thì phải tìm cách cắt bỏ”.

Thiếu thốn thuốc thang, nên cơ thể của Triệu lỗ chỗ những vết thương rớm máu đang dần “phân hủy”
Anh Lữ Văn Triệu bị bệnh xuất huyết tiểu cầu. Nếu điều trị tại bệnh viện thì mỗi tháng cần ít nhất 30 triệu đồng 
Thiếu thốn thuốc thang, nên cơ thể của Triệu đang dần “phân hủy”. Trên cơ thể của chàng trai 24 tuổi xuất hiện lỗ chỗ những vết thương rớm máu. Hơn 9 tháng điều trị tại nhà, vợ chồng ông Bình đành nuốt nước mắt khi phải lần lượt cắt bỏ hai bắp chân bị thối của Triệu. 
Ông Bình cho biết, nếu đưa Triệu vào Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM điều trị thì mỗi tháng phải có ít nhất 30 triệu đồng. “Bây giờ, hai vợ chồng gắng gượng lắm cũng chỉ đủ tiền mua bông gòn, nước muối rửa vết thương cho con. Còn tiền cho con đi viện thì chắc không bao giờ có nổi” - Ông Bình than thở.

Thiếu thốn thuốc thang, nên cơ thể của Triệu lỗ chỗ những vết thương rớm máu đang dần “phân hủy”
24 tuổi đời nhưng có đến 10 năm chống chọi bệnh tật khiến thân hình của anh Triệu trở nên tiều tụy. Việc làm duy nhất của anh lúc này là nhìn ra cửa sổ và khát khao một ngày thoát khỏi bệnh tật
Vợ chồng ông Bình sinh hạ được 5 người con bao gồm 4 gái 1 trai. Bốn người con gái đều đã lập gia đình nhưng đều có cuộc sống khó khăn nên không giúp đỡ được nhiều. Cùng với việc chăm sóc con trai út, vợ chồng ông Bình còn phải lo thuốc thang cho mẹ già là Nguyễn Thị Bé (93 tuổi) bị bệnh tim. 
Ông Nguyễn Văn Toán, trưởng ấp 1, xã Xuân Tây cho biết, do dồn tiền bạc chữa bệnh cho con nên gia đình ông Bình trở nên kiệt quệ. Ngôi nhà ông Bình đang ở là ngôi nhà của một người thân cho mượn. Tuổi cao nhưng hàng ngày ông Bình vẫn phải nai lưng làm thuê, cóp nhặt từng đồng để lo thuốc thang cho con. Thời gian vừa qua, vì không có tiền mua gạo nên hai vợ chồng ông Bình phải ăn cháo loãng. Chính quyền địa phương đã vận động, hỗ trợ một phần gạo và tiền bạc để giúp gia đình ông Bình có cơm ăn qua ngày. Hiện tại đang rất cần sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng. 
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1080: Ông Lữ Văn Bình, ngụ tổ 1, ấp 1, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
ĐT: 01645.958.761
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 
Minh Hậu
(Dân trí)

Phát triển quan hệ Mỹ-Việt : Thời cơ đang thuận lợi

Bang giao Mỹ-Việt đang có những chuyển động đáng chú ý với sự kiện nổi bật vừa được xác nhận : Nhà Trắng sẽ đón chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vào ngày 25/07/2013. Chuyến đi này được cho là thời cơ thuận lợi để Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ, nhất là trong lãnh vực an ninh quốc phòng vào lúc Washington tỏ rõ trở lại thái độ quan ngại trước các hành động o ép láng giềng – trong đó có Việt Nam - mà Bắc Kinh vẫn tiến hành ở Biển Đông.
Hôm 11/07/2013, do một trùng hợp ngẫu nhiên hay tính toán ngoại giao kỹ lưỡng, Nhà Trắng Hoa Kỳ cùng lúc chính thức nêu bật thái độ quan tâm đến vùng châu Á với thông báo về việc Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đón tiếp chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, bên cạnh cảnh báo Trung Quốc là không nên sử dụng các biện pháp cưỡng ép hay hù dọa trong tranh chấp biển đảo với các lân bang.
Trong bản thông cáo về chuyến công du của ông Trương Tấn Sang, Thư ký Báo chí phủ Tổng thống Mỹ đã nêu bật nội dung các vấn đề sẽ được hai bên bàn bạc nhân cuộc gặp thượng đỉnh ngày 25/07 tại Nhà Trắng : « Cách thức tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác (song phương) về các vấn đề chiến lược trong khu vực và tăng cường hợp tác với ASEAN ; nhân quyền ; những thách thức đang nổi lên như biến đổi khí hậu ; và tầm quan trọng của việc hoàn tất một thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương với tiêu chuẩn cao ».
Trong cùng một ngày, Nhà Trắng cũng công bố bản lược ghi về phát biểu của Tổng thống Obama trong buổi hội kiến đặc biệt với Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đặc trách đối ngoại Dương Khiết Trì, nhân dịp hai nhân vật này đến Washington đồng chủ trì cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung thường kỳ.
Đáng chú ý trong các vấn đề được nêu lên với hai lãnh đạo Trung Quốc là lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ đối với Bắc Kinh liên quan đến việc giải quyết tranh chấp biển đảo tại châu Á : « Tổng thống (Hoa Kỳ) thúc giục Trung Quốc xử lý các tranh chấp trên biển với các láng giềng một cách hòa bình, không dùng đến các biện pháp cưỡng ép hay hù dọa ».
Động thái của Hoa Kỳ quan tâm trở lại đến Biển Đông đã được giới quan sát đặc biệt chú ý vì lẽ một vài tháng sau khi Ngoại trưởng John Kerry lên thay thế bà Hillary Clinton, ngành ngoại giao Mỹ như đã có dấu hiệu tương đối lơ là khu vực Đông Nam Á trước sức ép của các hồ sơ nặng ký khác như các hành động hung hăng của Bắc Triều Tiên, tình hình căng thẳng Trung-Nhật trên Biển Hoa Đông, và nhất là các vấn đề nóng bỏng tại vùng Trung Cận Đông.
Một loạt những cuộc tiếp xúc cấp cao Mỹ Việt trong hai tháng
Riêng đối với Việt Nam, sau một vài tháng im ắng, Hoa Kỳ đã có những biểu hiện tích cực hơn, với những cuộc gặp song phương giữa các lãnh đạo bên lề các hội nghị khu vực.
Cụ thể là vào ngày 31/05/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã có cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bên lề Đối thoại Shangri-la tại Singapore. Theo các nguồn tin báo chí, trong số những hồ sơ được hai bên đề cập đến, có vấn đề quan hệ quốc phòng quân sự Mỹ-Việt.
Quan hệ giữa hai quân đội sau đó cũng đã được Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam bàn bạc với phía Mỹ vào hạ tuần tháng Sáu 2013, nhân dịp Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ được tiếp đón tại Lầu Năm Góc Mỹ. Được biết là tháp tùng theo tướng Đỗ Bá Tỵ nhân chuyến ghé thăm Lầu Năm Góc đầu tiên của một người đứng đầu Quân đội Nhân dân Việt Nam, còn có hai lãnh đạo cao cấp ngành Tình báo Quân đội và Hải quân Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (P) gặp Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh nhân một cuộc họp của khối ASEAN tại Bandar Seri Begawan (Brunei) ngày 02/07/2013.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (P) gặp Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh nhân một cuộc họp của khối ASEAN tại Bandar Seri Begawan (Brunei) ngày 02/07/2013.
Trên bình diện ngoại giao cũng thế, đầu tháng Bẩy 2013, như thông lệ từ thời cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, ông John Kerry đã đến Brunei tham gia các Hội nghị Ngoại trưởng thường niên do khối ASEAN tổ chức. Và cũng như thông lệ từ thời bà Clinton, cùng với năm đồng nhiệm Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Thái Lan và Miến Điện, tân Ngoại trưởng Mỹ đã tham gia liên tiếp hai cuộc họp của nhóm Sáng kiến vùng Hạ nguồn Mêkông (Lower Mekong Initiative) và nhóm Bạn của khối Sáng kiến vùng Hạ nguồn Mêkông (Friends of Lower Mekong Initiative), được tổ chức bên lề Hội nghị Ngoại trưởng Đông Nam Á.
Riêng đối với Việt Nam, ngày 02/07/2013, bên lề hội nghị ngoại trưởng của Diễn đàn An ninh Khu vực ARF ở Brunei, ông John Kerry đã có cuộc hội đàm riêng với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh để thảo luận về các vấn đề song phương cũng như khu vực và thế giới. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ còn cho biết là sắp tới đây, ông sẽ công du Việt Nam.
Chủ tịch Việt Nam đến Nhà Trắng vào lúc Mỹ tái khẳng định mối quan tâm đến Biển Đông
Chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới đây của chủ tịch nước Việt Nam phải được lồng vào trong bối cảnh Washington tái khẳng định mối quan tâm đối với khu vực Đông Nam Á, với tình hình ổn định ngoài Biển Đông nói chung, và với Việt Nam nói riêng như kể trên.
Theo ghi nhận của giáo sư Ngô Vĩnh Long, thường xuyên theo dõi các vấn đề quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và Trung Quốc, đặc biệt trong tương quan với hồ sơ tranh chấp Biển Đông, lúc này, Việt Nam đang có thời cơ thuận lợi để củng cố thêm quan hệ với Mỹ nhằm giải tỏa sức ép của Bắc Kinh, đặc biệt nặng nề trên vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Long trước hết nêu bật vi trí địa lý chiến lược quan trọng của Việt Nam trong chính sách xoay trục qua châu Á Thái Bình Dương đang được chính quyền Obama triển khai.
« Vùng Đông Nam Á rất quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Về dân số, Việt Nam lại là nước lớn thứ hai, thứ ba, và là một nước có lãnh thổ, lãnh hải dài nhất trong khu vực Biển Đông. Cho nên khi Mỹ muốn ‘xoay trục’, hay là có một chính sách tích cực hơn ở Á Đông, thì nhất định vai trò của Việt Nam rất quan trọng đối với Mỹ và các nước ở Á Châu… »
Trung Quốc đang trong thế cần đến Mỹ
Cho dù trong những tháng qua, Hoa Kỳ đã liên tiếp tung tín hiệu cho thấy chủ trương thiết lập một quan hệ hòa hoãn hơn với Trung Quốc - mà biểu hiện rõ nhất là cuộc họp thượng đỉnh Obama-Tập Cận Bình thượng tuần tháng Sáu vừa qua tại California - giáo sư Long cho rằng Việt Nam cần tranh thủ thực tế có thể gọi là « Trung Quốc cần Mỹ » vào lúc này để thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ với Hoa Kỳ. Ông giải thích :
« Hiện nay Trung Quốc « quậy » rất nhiều ở Biển Đông, và trong khu vực, làm cho hầu hết các nước Á châu lo ngại, trong đó có cả các đồng minh của Mỹ như Nhật, Philippines, và cả Thái Lan, nước gần gũi với Trung Quốc. Gần đây, Indonesia cũng tỏ ra lo ngại.
Trong bối cảnh này và trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang bị khó khăn - GDP đang xuống, xuất khẩu chậm lại, đặc biệt đối với Mỹ và Châu Âu - Bắc Kinh cần có quan hệ tốt với Mỹ, vì vậy khó mà bắt nạt các nước khác muốn có quan hệ tốt với Mỹ.
Nếu Việt Nam muốn có quan hệ tốt với Mỹ, và Mỹ muốn có quan hệ tốt với Việt Nam, thì những động thái khiêu khích của Trung Quốc sẽ không có lợi cho họ.
Thật ra từ 2008 đến nay, Hoa Kỳ rất kiên nhẫn với Trung Quốc. Một trong những lý do là vì Hoa Kỳ phải từ từ lo về vấn đề kinh tế trong nước. Hiện nay, kinh tế Mỹ đang hồi phục, mà có thể nói là trong các nước phát triển kinh tế Mỹ đang hồi phục tốt hơn các nước khác.
Mỹ bắt đầu rảnh tay để nghĩ đến châu Á
Lý do thứ hai là Mỹ bận tay ở Trung Đông, đặc biệt là ở Afghanistan. Tôi nghĩ bây giờ là Mỹ đã quyết định rút sớm khỏi Afghanistan. Vì Mỹ có thể rút khỏi Trung Đông, hay dàn xếp được các vấn đề Trung Đông, Mỹ sẽ rảnh tay lo vấn đề Á Châu.
Do đó, Mỹ bây giờ muốn nói với các đồng minh của mình, cũng như với Trung Quốc là Mỹ muốn có ổn định trong khu vực, để khu vực phát triển và điều đó sẽ có lợi cho Mỹ. Nếu Trung Quốc quá khích, Mỹ phải nói rõ cho Trung Quốc biết.
Gần đây Trung Quốc đã quá khích, cho nên tôi nghĩ rằng Mỹ muốn răn đe Trung Quốc, nói rằng ‘anh làm như thế thì lợi ích của tất cả mọi người trong khu vực sẽ bị khó khăn’. »
Xin nhắc lại là hôm 11/07 vừa qua, chính Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có tuyên bố thẳng thắn với Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương và lãnh đạo ngành đối ngoại Trung Quốc Dương Khiết Trì, theo đó Bắc Kinh không nên có biện pháp « cưỡng ép hay hù dọa » đối với các nước đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Để châu Á đừng tưởng lầm là Mỹ 'đi đêm' với Trung Quốc
Theo giáo sư Long cho rằng mục tiêu của Washington khi lưu ý Bắc Kinh về tranh chấp biển đảo là nhằm xóa bỏ cảm giác sai lầm của các nước khác tưởng rằng Mỹ « đi đêm » với Trung Quốc.
« Hoa Kỳ không muốn cứng rắn, mà cũng không muốn dọa nạt Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc lại muốn Hoa Kỳ có quan hệ đặc biệt với Trung Quốc, và chứng tỏ quan hệ đó với Trung Quốc.
Trung Quốc đã đe dọa Philippines, gây thêm căng thẳng như bắn vào tàu cá Việt Nam hai, ba lần từ đó đến nay, nếu Mỹ im lặng thì các nước khác trong khu vực và các đồng minh của Mỹ tưởng là Mỹ bây giờ đã 'đi đêm' với Trung Quốc, đã đồng ý là có quan hệ đặc biệt với Trung Quốc, không có lợi cho các nước khác trong khu vực, nhất là các nước nhỏ như Philippines, Việt Nam v.v...
Thành ra Mỹ bắt buộc phải nói rõ cho mọi người biết - hay là muốn chứng minh - là không có việc đó, không có việc đi đêm với Trung Quốc, rằng nếu Trung Quốc muốn có quan hệ tốt với Mỹ, thì cũng phải để cho các nước khác có quan hệ tốt với Mỹ… »
Chính sách xoay trục không thay đổi
Đối với giáo sư Long mối quan tâm của Chính quyền Mỹ hiện nay đối với châu Á và Đông Nam Á vẫn cao, không có gì thay đổi so với thời bà Hillary Clinton làm Ngoại trưởng. Riêng Việt Nam còn có thêm hai yếu tố thuận lợi là cả Ngoại trưởng lẫn bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hiện thời đều là những nhân vật rất có thiện cảm với Việt Nam :
« Để có thể rảnh tay để tăng cường quan hệ với Đông Nam Á hay là với khu vực Á Châu, Mỹ phải giải quyết các vấn đề khác, những vấn đề cần giải quyết nhanh như ở Trung Đông, hay là một số vấn đề khó khăn với các đồng minh ở Âu Châu - mà Châu Âu bao giờ đối với Mỹ cũng là quan trọng hàng đầu.
Tại Á Châu thì có Nhật. Có lúc Mỹ không lưu ý đến Nhật nhưng bây giờ do vấn đề Nhật Bản căng thẳng với Trung Quốc, Mỹ phải lưu ý đến vấn đề khó khăn của Nhật cũng như khó khăn của Á Châu.
Theo tôi, chính sách của Mỹ, nếu nói trước sau như một thì không đúng, nhưng có bài bản. Chính sách xoay trục qua Á Châu đã được phân tích kỹ trong nhiều năm, chứ không phải là mới...
Nhưng phải nhớ rằng Kerry là người có quan hệ rất tốt đối với Việt Nam trong nhiều năm và đã cùng với nhiều người khác thúc đẩy vấn đề mở cửa với Việt Nam.
Ngoài ra còn có Chuck Hagel. Ông Chuck Hagel cũng là một người ngày xưa đi lính bên Việt Nam, cũng lưu ý đến Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Khi hai người, một ngoại trưởng và một bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ đang nhậm chức có quan hệ tốt với khu vực Đông Nam Á, tôi nghĩ rằng chính sách của Mỹ không những không thay đổi, mà sẽ phát triển thêm.
Ông Hagel đã đi dự Đối thoại Shangri-la và đã có một số tuyên bố mà theo tôi, mặc dầu cẩn thận, nhưng rõ ràng là nói cho mọi người biết là chính sách của Mỹ không thay đổi. »
Chủ tịch nước Việt Nam phải cố tranh thủ công luận Hoa Kỳ
Trong bối cảnh như kể trên, Việt Nam cần phải khéo tranh thủ thời cơ thuận lợi, thúc đẩy cho quan hệ Việt-Mỹ được tiến triển thêm nhân chuyến đi thăm sắp tới đây của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Giáo sư Long đặc biệt lưu ý đến nhu cầu tranh thủ được công luận Hoa Kỳ :
« Trước hết ông Trương Tấn Sang là người có trách nhiệm về Quốc phòng Việt Nam, thì lẽ dĩ nhiên chính phủ Mỹ sẽ chú trọng đến việc này. Tôi nghĩ đây là một cái bước thêm vào quan hệ quốc phòng hai nước.
Nhưng theo tôi, là một nguyên thủ quốc gia, ông Sang nên tiến thêm một số bước nữa trong quan hệ kinh tế với Mỹ, và trong các lãnh vực khác. Tôi nghĩ rằng  ông Trương Tấn Sang có thể bàn thêm với Mỹ về hồ sơ nhân quyền, và chứng minh với dân chúng Mỹ - vì đây là cơ hội rất tốt - rằng Việt Nam là một nước tôn trọng nhân quyền.
Bởi vì trong vấn đề ngoại giao, thì ngoài ngoại giao giữa hai nước, còn có ngoại giao nhân dân, mà Mỹ là nước dân chủ, cho nên sức ép hay sự ủng hộ của nhân dân rất quan trọng đối với chính phủ Mỹ trong vấn đề ngoại giao.
Thành ra nếu một nguyên thủ, một lãnh tụ nước ngoài khi đến nước Mỹ mà có thể chinh phục được sự ủng hộ của dân chúng Mỹ, thì sẽ là một việc rất quan trọng, không những cho Việt Nam, mà còn cho cả khu vực...
Việt Nam, như chúng ta mới vừa nói, là nước lớn thứ nhì, thứ ba trong khu vực, cho nên phải tỏ rõ vai trò lãnh đạo của mình hay ít ra là vai trò thúc đẩy quan hệ tốt hơn cho khu vực. »
Tóm lại đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyến đi thăm Nhà Trắng của nguyên thủ Nhà nước Việt Nam săp tới đây có thể được coi là một thành công của ngành ngoại giao Việt Nam. Do tình hình đặc thù của Việt Nam, vấn đề là toàn thể giới lãnh đạo tại Hà Nội phải thống nhất được ý kiến trên sự cần thiết phải tăng cường quan hệ với Mỹ.
Theo giới phân tích, nếu chuyến đi thăm Mỹ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang thành công, khả năng Tổng thống Mỹ Barack Obama đi thăm Việt Nam trong thời gian ngắn sắp tới đây là một điều có thực.
Trọng Nghĩa
(RFI)

Biển Đông: Gây căng thẳng, Trung Quốc tự đưa mình vào thế “thập diện mai phục”

(chả thấy nó bị thập diện mai phục gì, có mà tung hoành như chốn không người ý)

Quân đội Mỹ âm thầm chuẩn bị cho tình huống một cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc, Đài Loan tập trận ảo đề phòng bị Trung Quốc tập kích, Philippines lên kế hoạch chống đánh úp ở Biển Đông…
Đài Loan chặn trước khả năng bị Trung Quốc tập kích

 Ngày 15/7, quân đội Đài Loan đã bắt đầu cuộc diễn tập mô phỏng trên máy tính với bối cảnh giả định là một cuộc xâm lược của Trung Quốc Đại lục lên hòn đảo này trong năm 2017. Cuộc diễn tập quân sự “ảo” kéo dài 5 ngày này nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận lớn nhất của Đài Loan trong năm nay có tên gọi "Hán Quang 29".
Theo giới phân tích, thời điểm giả định cho cuộc tấn công bất ngờ của Trung Quốc Đại lục vào năm 2017 là hợp lý xét theo sự phát triển quân sự liên tục của Trung Quốc Đại lục và những tranh chấp lãnh thổ của Bắc Kinh với các nước và lãnh thổ láng giềng.
Tàu hải giám Trung Quốc vẫn quanh quẩn gần khu vực Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Tàu hải giám Trung Quốc vẫn quanh quẩn gần khu vực Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ông Kevin Cheng, tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng Châu Á-Thái Bình Dương có trụ sở tại Đài Bắc, cho hay: "Trung Quốc Đại lục có thể đưa vào hoạt động đội tàu sân bay chiến đấu đầu tiên, các máy bay tàng hình và các tàu đổ bộ tấn công loại 081. Khả năng đổ bộ của Trung Quốc sẽ được tăng cường đáng kể khi lực lượng của họ được trang bị các tàu đổ bộ tấn công vốn được thiết kế để chuyên chở phương tiện đi lại, các trực thăng tấn công và chống tàu ngầm". Các tàu này có thể được Trung Quốc Đại lục sử dụng để giải quyết các tranh chấp tại Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Mỹ chuẩn bị chiến tranh toàn diện nếu Biển Đông “có biến”
Trước đó, ngày 12/7, báo Globe and Mail đăng bài viết cho rằng, mặc dù quan hệ Mỹ - Trung đang được coi là ở trong một thời kỳ nồng ấm hiếm thấy với rất nhiều biểu hiện đồng thuận bên ngoài, nhưng thực chất, bên trong cả hai đều đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là một cuộc chiến tranh toàn diện.
Lầu Năm Góc đã xây dựng chiến lược toàn cầu trên nền tảng "tác chiến đồng thời trên biển-trên không" (ASB). Dựa vào chiến lược này, với 320.000 lính đang có mặt trong khu vực, nếu Biển Đông hoặc các vùng lân cận xuất hiện mối đe dọa, Mỹ có thể tiến hành tấn công trên bộ, trên không toàn diện đối với Trung Quốc.
Kế hoạch này chưa được Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ thông qua. Nó khiến một số tướng lĩnh và nhân vật cấp cao trong chính giới quân sự Mỹ lo ngại. Phó chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ James Cartwright cảnh báo ASB sẽ "không có lợi cho bất kỳ ai".
Về phía Trung Quốc, phản ứng đáp trả rất mạnh mẽ. "Nếu Mỹ triển khai ASB để chống lại chúng tôi, quân đội Trung Quốc (PLA) sẽ buộc phải phát triển chiến lược chống ASB".
Trên thực tế, Trung Quốc không dọa suông. Sau khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã nhanh chóng ra lệnh cho PLA ưu tiên mục tiêu "chiến đấu thực tế" và "chiến đấu và chiến thắng trong chiến tranh". Ông Tập Cận Bình đã sử dụng lại nhiều số tướng lĩnh và cố vấn quân sự nổi tiếng diều hâu, những người vốn chủ trương chuẩn bị đối đầu trực tiếp với Mỹ.
Philippines cảnh giác nguy cơ Trung Quốc đánh úp
Theo các tài liệu mật của chính phủ Philippines mà hãng tin Kyodo được tiếp cận thì chính phủ đất nước Đông Nam Á đang cảnh giác cao độ trước nguy cơ bị Trung Quốc đánh úp trên Biển Đông. Tài liệu này cho biết Trung Quốc vẫn duy trì lực lượng tàu hải giám và cả tàu khu trục trong vùng lân cận Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để tuần tra và hỗ trợ hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp.
Chính vì các hành động phi pháp này của Trung Quốc mà Philippines phải chuẩn bị một kế hoạch đối với với tình huống bất ngờ, đề phòng trường hợp Trung Quốc có thể dùng vũ lực phong tỏa, tấn công chớp nhoáng trên Biển Đông.
Kế hoạch đối phó của Manila bao gồm việc nâng cấp khẩn các trang thiết bị quân sự, hải quân và không quân có thể tăng cường khả năng của quân đội Philippines trong vùng biển tranh chấp
(Soha.vn) 

Tham nhũng: VKS đề nghị án nặng, tòa tuyên nhẹ

Trong gần 50% số vụ án tham nhũng tại TP.HCM, Toà án tuyên phạt tù bị cáo thấp hơn nhiều so với mức án mà Viện Kiểm sát cùng cấp đề nghị, nhưng Viện Kiểm sát không có kháng nghị. Dư luận đặt ra liệu có gì uẩn khúc.
Sáng 16/7, Phó Thủ tướng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp TƯ có cuộc làm việc với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) về thực hiện nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020. Theo ông Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng VKSNDTC, thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp (CCTP), những năm qua ngành Kiểm sát đã và đang xây dựng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực hoạt động tư pháp; xây dựng các đề án cải cách tư pháp của ngành; triển khai việc thành lập Viện Kiểm sát 4 cấp theo kết luận 79-KL/TW của Bộ Chính trị…
Nguyễn Xuân Phúc, cải cách tư pháp, kiểm sát, tham nhũng
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với VKSNDTC. Ảnh: VGP
Tuy nhiên, trong 8 năm triển khai thực hiện nghị quyết 49/NQ-TW, ngành Kiểm sát gặp một số khó khăn, vướng mắc và hạn chế cần sớm được khắc phục.
Đó là, nghiên cứu thành lập Viện Kiểm sát theo khu vực; thực hiện chủ trương “tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”; thực hiện “nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”; bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của ngành Kiểm sát.
Tham gia góp ý với tại cuộc làm việc, một số đại biểu cho rằng, cần làm rõ những vấn đề lớn đang đặt ra với ngành Kiểm sát hiện nay như mối quan hệ giữa chế độ thủ trưởng của ngành Kiểm sát và tính độc lập của Kiểm sát viên trong việc thực hành quyền công tố và việc chỉ đạo của Viện trưởng đối với công tác kiểm tra điều tra, truy tố và xét xử các vụ án và Kiểm sát viên như thế nào.
Đề cập đến một trong những nội dung lớn được quan tâm là nâng cao tranh tụng tại Toà án, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Sơn thẳng thắn, qua giám sát và thanh tra của TANDTC, từ năm 2010 đến nay gần 50% số vụ án tham nhũng tại TP.HCM nổi lên vấn đề là Viện kiểm sát đề nghị mức án cao đối với các bị can, bị cáo nhưng khi xét xử Toà án tuyên phạt tù bị cáo thấp hơn nhiều so với mức án mà Viện Kiểm sát cùng cấp đề nghị. Viện Kiểm sát cùng cấp lại không có kháng nghị đối với bản án đó để được xét xử lại. Dư luận nhân dân đặt ra liệu có gì uẩn khúc hay có hiện tượng gì đối với các vụ án này?
Phó Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Doãn Khánh đặt vấn đề, trong tiến trình CCTP cân nhắc có nên mở rộng phạm vi cho Cơ quan điều tra của VKSNDTC được điều tra độc lập với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng để bảo đảm tính khách quan, minh bạch trong quá trình xử lý vụ án đó hay không. Mà không chỉ bó hẹp trong điều tra các vi phạm trong hoạt động tố tụng như hiện nay.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ ngành Kiểm sát cần nhìn nhận thẳng thắn các khó khăn, bất cập để như tình hình tội phạm tăng lên như tội xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội tham nhũng, nhiều vấn đề thực tiễn đang đặt ra nhưng lại chưa được thống nhất cao về nhận thức và hành động của các cơ quan tố tụng, công tố vẫn chạy theo điều tra, chưa xây dựng được vai trò quan trọng và độc lập của mình trong giám sát các hoạt động tư pháp, chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên chưa cao, còn thụ động, lúng túng. Vẫn còn tư tưởng áp đặt, cửa quyền trong các vụ án. Một bộ phận cán bộ ngành kiểm sát chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực, phẩm chất, vẫn còn cán bộ kiểm sát tiêu cực, tham nhũng, vi phạm hoạt động của ngành.
Phó Thủ tướng đề nghị ngành Kiểm sát xây dựng thật tốt nội dung chương, điều về ngành Kiểm sát trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện nay. Chủ động xây dựng các luật về tố tụng, ngăn ngừa nguy cơ tham nhũng trong hoạt động tư pháp.
(VNN)
 

Mặc sắc phục CSGT nổ súng "truy sát", 2 người dân trọng thương

Khi đang lưu thông về hướng chợ Nam Thành, hai người đàn ông chạy xe máy trên đường bất ngờ bị một người mặc sắc phục của CSGT nổ súng bắn hạ. Hậu quả khiến 2 người bị thương trầm trọng.
Tại hiện trường, anh Lê Văn Ngọc (36 tuổi, quê quán ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) cho biết, vào khoảng 16h30 chiều nay (16/7), anh điều khiển xe máy chở theo một người bạn lưu thông từ phố Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa) về hướng huyện Quảng Xương
Các nạn nhân đang tường trình sự việc với cơ quan công an
Khi đến trước cổng chợ Nam Thành (phường Đông Vệ) thì bất ngờ bị một người mặc sắc phục CSGT nổ súng, khiến anh Tô Thế Kỷ (47 tuổi, cùng quê xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương) bị thương do dính đạn vào mắt trái.
Thấy người bạn ngồi sau xe hét lên đau đớn, Anh Ngọc (người điểu khiển xe) nhanh chóng điều khiển xe chạy đưa bạn vào bệnh viện. Bất ngờ, một người mặc sắc phục của Cảnh sát giao thông đi xe gắn máy lao tới giơ súng bắn về hướng anh Ngọc, viên đạn xuyên vai trái khiến anh Ngọc bị trọng thương.
Anh Ngọc cho biết thêm, khi xe chạy đến trước cửa số nhà 454, phố Quang Trung, người mặc sắc phục Cảnh sát giao thông (mang biển tên Nguyễn Ngọc Hoàng) chặn đầu xe, anh ta không chào hỏi theo điều lệnh cũng không hỏi giấy tờ xe, bằng lái mà nói: “Tôi sai rồi, để tôi đưa các anh vào bệnh viện cấp cứu...”.
Tuy nhiên anh Ngọc và anh Kỷ không chấp nhận lời đề nghị này mà yêu cầu bà con ra làm chứng đồng thời gọi báo công an phường Đông Vệ đến lập biên bản sự việc.
Vụ việc khiến khiến tuyến quốc lộ 1A đoạn qua phường Đông Vệ bị ùn tắc cục bộ gần một giờ. Đến gần 18 giờ, lực lượng Công an mới hoàn tất thủ tục lấy lời khai và đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện.
Với tính chất nghiêm trọng của vụ việc, hiện các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang gấp rút tiến hành điều tra làm rõ vụ việc.
Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục đưa tin về diễn biến của vụ việc này...
(GDVN)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét