Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý: Đoàn Văn Vươn thứ hai? & Tại sao Báo chính thống thành lá cải?

Đoàn Văn Vươn thứ hai?

Đoàn Văn Vươn thứ nhất
Theo tin cho hay, đại gia đình Đoàn Văn Vươn chuẩn bị hầu tòa vào ngày 28/7 tới đây [1]. Bà Nguyễn Thị Thương và bà Phạm Thị Báu vợ của ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý cho biết, gia đình họ đã bị gây khó [2] trong việc chuẩn bị cho phiên phúc thẩm.
Mới đây, Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an Hải Phòng - vừa được thăng chức thiếu tướng [3] cùng với nhiều ông (bà) khác. Trang phunutoday trích lời Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu ý nghĩa quan trọng cho lần phong tướng công an kỳ này:
"Quyết định thăng cấp bậc hàm Tướng cho các đồng chí sỹ quan cấp cao của lực lượng CAND hôm nay thể hiện sự ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những thành tích, công lao đóng góp to lớn của lực lượng CAND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT, đánh dấu sự trưởng thành, phát triển của lực lượng CAND nói chung, các đồng chí được thăng cấp bậc hàm Tướng nói riêng. Niềm vinh dự, tự hào này không chỉ thuộc về các đồng chí được thăng cấp bậc hàm cấp Tướng hôm nay, mà là niềm vinh dự, tự hào chung của toàn lực lượng CAND”.
Đỗ Hữu Ca - Tân thiếu tướng công an - bỗng chốc "nổi tiếng" sau khi chỉ huy tổng tấn công bằng sức người và sức chó cùng vô số súng ống vào đại gia đình "Người nông dân nổi dậy" - đã được nhiệt liệt chúc mừng từ các "đồng chí" của ông ta.
May mắn đã xảy ra trong trận "san bằng bình địa" gia đình người cựu quân nhân Đoàn Văn Vươn: một số công an viên bị dính đạn bông cải với thương tật không nặng lắm, riêng Đỗ Hữu Ca bình an để thuyết giảng về người Tiên Lãng "rất thuần" [4] - chữ dùng cho thú hoang dã.
Thật khó để tin vụ án gia đình ông Đoàn Văn Vươn có kết quả tốt đẹp, với chỉ dấu Đỗ Hữu Ca vừa được thăng tướng, dù trong phiên sơ thẩm ông Vươn đã ngỏ lời cám ơn "đảng và nhà nước" đã quan tâm đến gia đình ông (!).
Đoàn Văn Vươn thứ hai?
Nguyễn Viết Trương, giám đốc Công ty TNHH Sông Mã, người vừa bị kết án - qua phiên sơ thẩm mở ngày 15/7/2013 - 23 năm tù vì 2 tội: "giết người" - 19 năm, "tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ" - 4 năm, dù ông Trương nhất quyết bản thân vô tội [5].
Phiên tòa kết án ông Trương lẽ ra được xử vào 24/6/2013, tuy nhiên nó được hoãn lại [6] vì lý do ông Trương đề nghị Giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa cần có mặt để đối chất làm rõ vụ việc.
Theo diễn biến trong phiên tòa, ông Trương đã đặt chất nổ mưu sát giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa - đại tá Trần Ngọc Khánh, 49 tuổi, làm cho ông này bị thủng hai màng nhĩ với thương tật vĩnh viễn được cho là 41%.
Tuy nhiên, trước đó, trang xaluan.com cho hay [7]:
"Rất may, vào thời điểm xảy ra vụ nổ, gia đình ông Khánh đang có mặt trong ngôi nhà nhưng không có thiệt hại gì về người".*
Hình ảnh người đàn ông gầy gò, 57 tuổi, xuất hiện trước vành móng ngựa với nét mặt ngùn ngụt sự phẫn hận không cần che giấu, khiến người viết lần tìm thêm các nguồn thông tin trong quá khứ.
Trang "Pháp Luật Việt Nam" số ra ngày 20/2/2012 có bài "Một vụ án 3 lần xử... vẫn sai" [8], đã đưa ra nhiều chứng cứ và luận điểm khách quan mô tả mâu thuẫn giữa Công ty TNHH Sông Mã do ông Nguyễn Viết Trương làm giám đốc cùng với công ty Kiệt Việt (đối tác với ông Trương).
Trong bài báo này, cho thấy ông Trương đã bị phía công an và tòa án huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa  "xử ép". Ngoài việc bài báo cho rằng ông Trương phản đối và kháng cáo, bài còn dẫn ra thương tật mà ông Trương đã bị một số người hành hung rất nặng: gãy răng cửa, gãy xương sườn, tràn dịch màng phổi.
Hung thủ gây thương tật cho ông Trương là Nguyễn Trung Trực bị 6 tháng tù giam và Văn Thị Kim Sang (mẹ của Trực) bị 6 tháng tù treo.
baokhanhhoa.com-305.jpg
Phiên xử ông Nguyễn Viết Trương tại Tòa án tỉnh Khánh Hòa sáng 24/6/2013
Photo courtesy of baokhanhhoa.com
Luật sư Lê Văn Kiện được dẫn lời "Phải hủy án để điều tra, xét xử lại".
Liên quan đến việc ông Nguyễn Viết Trương bị "xử ép", trang xaluan.com cũng có bài "Nổ mìn ở Khánh Hòa: Nghi phạm từng tố cáo công an nhiều lần" [9] với nhiều tình tiết đáng chú ý:
Ông Nguyễn Viết Trương là giám đốc Công ty TNHH Sông Mã, từng viết nhiều đơn tố cáo lãnh đạo, điều tra viên Công an tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 29-4-2009, ông Trương tố cáo hai điều tra viên N.L.T. và T.M.H. thuộc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Khánh Hòa đã *“cướp và cưỡng đoạt tài sản là chiếc xe cẩu của ông nhưng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh bao che không giải quyết”.
Bài báo cho hay: "Ông Trương bức xúc cho rằng lẽ ra việc thu hồi xe trong vụ tranh chấp này phải do tòa án phán quyết chứ không phải công an".
Tiếp sau đó:
Ngày 8-5-2009, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa có thông báo trả lời cho ông Trương, nêu rõ đã “nghiên cứu lại toàn bộ hồ sơ, tiến hành kiểm tra, xác minh và đã xác định những nội dung tố cáo của ông đối với hai điều tra viên N.L.T. và T.M.H. là hoàn toàn không đúng sự thật. Hai điều tra viên hoàn toàn vô tư và khách quan trong quá trình điều tra”.
Ông Nguyễn Viết Trương không chấp nhận.
Do đó, ngày 26-3-2010 ông Trương lại gửi đơn đến phòng tiếp công dân tỉnh Khánh Hòa tiếp tục khiếu nại.
Ngày 21-4-2010, đại tá Trần Quang Họa - thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa - có văn bản trả lời, khẳng định: “Lần nữa thông báo cho ông biết: trong quá trình điều tra, hai điều tra viên N.L.T. và T.M.H. hoàn toàn khách quan".
Ngoài ra ông Trương còn tố cáo: "...năm 2007 ông bị Công ty KV lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông gồm 892 triệu đồng, bốn chiếc xe các loại, hai máy nén khí và nợ lương 104 triệu đồng, tuy nhiên các phòng PC15, PC16 Công an tỉnh Khánh Hòa có dấu hiệu bao che tội phạm nên không xử lý hình sự đối với Công ty KV".
Sau nhiều sư việc nghiêm trọng xảy ra suốt từ 2007 và nhiều lần cầu viện đến công lý, sau cùng, ông Trương đã viết đơn gởi đến Trần Đại Quang - Bộ trường Bộ Công an vào ngày 24-3-2012.
Ngày 17/4/2012, thanh tra Bộ Công an có văn bản gửi ông Trương cho biết vụ việc của ông không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ công an và hướng dẫn ông gửi đơn này đến viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa để thực hiện khiếu nại theo quy định pháp luật.
Uất ức đến cùng cực?
Sau nhiều lần thất bại, khi ông Trương đề nghị Giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa tiếp dân, vụ nổ đã xảy ra sáng ngày 30/7/2012. Theo ông, vụ nổ nhằm  “gây tiếng vang dư luận để các cơ quan chức năng can thiệp những khiếu nại của mình trong các vụ tranh chấp mà chưa được giải quyết thỏa đáng".
Mâu thuẫn và tranh chấp trong kinh doanh của ông Nguyễn Viết Trương cùng các đối tác diễn ra suốt hơn 5 năm và ông cũng đã cầu viện đến "pháp luật XHCN" nhiều lần để nhận được sự trả lời vô trách nhiệm từ cấp cao nhất - Bộ công an, cho đến công an tỉnh Khánh Hòa và huyện Cam Lâm trong những bài báo thượng dẫn, phải chăng đã ép ông đến "bước đường cùng" trong mảnh đời lăn lóc của phận dân đen?
Người dân địa phương cho biết, ông Trương sống khép kín, lặng lẽ với một gia đình tan vỡ. Người vợ ly thân của ông không xuất hiện trong phiên tòa.
Những lời bình luận của hàng xóm vẽ ra hình ảnh người đàn ông bị thất bại trong cuộc sống gia đình, cùng với những công việc làm ăn bị lừa đảo, nợ nần ngập đầu mà các chủ nợ réo đòi, trong khi chính ông cũng bị nợ và bị quỵt nợ, cướp đoạt tài sản cùng với sự tiếp tay của công an địa phương huyện và tỉnh đã làm ông trở nên điên cuồng trong hành động đặt chất nổ nhà Trần Ngọc Khánh - giám đốc công an Khánh Hòa?
Rất có thể là như thế, bởi Nguyễn Viết Trương cho biết đã nhiều lần gọi điện đề nghị được Khánh nói chuyện, nhưng Khánh từ chối.
Dù không ai chấp nhận hành động đặt chất nổ của ông Trương, nhưng cả công an, viện kiểm sát cho đến tòa án cùng hàng chục trang báo lên án, phỉ báng và miệt thị ông như một tên sát nhân máu lạnh lại không gắn kết với nỗi oan khuất và bị "pháp luật XHCN" chà đạp suốt hơn 5 năm qua, đó không thể gọi là khách quan khi thiếu liên hệ với nội tâm một người đàn ông bế tắc và quẫn trí đến cùng tận?
Có phải như thế, luật sư được chỉ định - Phan Tấn Hùng cho rằng: quá trình phạm tội của bị cáo là có nguyên nhân. Vì trong quá trình giải quyết tranh chấp các vụ việc có liên quan đến cơ quan công an, dù phía công an nói đã giải quyết nhưng vì sao vẫn khiếu nại kéo dài. Do đó, cần phải điều tra hành vi phạm tội của bị cáo bắt nguồn từ đâu?
Luật sư đề nghị HĐXX nên xem hành vi phạm tội của Nguyễn Viết Trương trong trường hợp này là “giết người trong trạng thái bị kích động mạnh”. Điều này không được đại diện VKS đồng thuận.
Khuất tất cần làm rõ
Ngày 24/6/2013, vụ án dự định xét xử cho đến 15/7/2013 xét xử chính thức, Trần Ngọc  Khánh - Giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa, tại sao không xuất hiện tại phiên tòa để đối chất theo đề nghị của ông Trương?
Thương tật 41% vĩnh viễn được cho là thủng cả 2 màng nhĩ (nghĩa là bị điếc) không trùng khớp với tường thuật ban đầu? Trong khi đó, ngay sau vụ nổ, giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa xuất hiện với hình ảnh vô sự, mạnh khỏe và trả lời “Tôi đã rất may mắn” [10] khi phóng viên phỏng vấn. Không nghe được làm sao trả lời? "Chứng nhân hùng hồn" cho việc mạnh khỏe này là bảng chữ phía sau lưng của viên đại tá công an chỉ rõ ngày họp báo 01/8/2012.
Nếu thương tật là có thật và lên đến 41% (nghĩa là rất nặng), liệu Trần Ngọc Khánh còn đủ sức khỏe để cáng đáng công việc trong vị trí đứng đầu về an ninh cả một tỉnh từ khi bị điếc tai hơn 1 năm qua? Tại sao Bộ công an lại để một người bị điếc làm giám đốc công an trong một thời gian dài như thế?
Trước khi luật sư Phan Tấn Hùng được chỉ định, có đến 6 luật sư gồm:  Lê Văn Tuấn, Lưu Văn Tổng, Đặng Thị Kim Ngân, Lục Thị Thụy, Nguyền Đình Thơ - tất cả họ được ông Trương mời bào chữa - đã từ chối bằng văn bản. Nguyên nhân nào khiến cả 6 luật sư đều từ bỏ vai trò giữ vững "cán cân công lý"?
Các công an thuộc huyện Cam Lâm và tỉnh Khánh Hòa cùng công ty Kiệt Việt và những người hành hung ông Trương (gãy răng, gãy xương sườn, tràn dịch màn phổi), họ góp tay, đồng lõa như thế nào cho nỗi uất hận đến mất kiểm soát, trong trạng thái phẫn nộ đến cùng cực, dẫn đến hành vi đặt chất nổ nhà giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa cũng buộc phải làm rõ.
Có hay không, Nguyễn Viết Trương thật sự muốn giết chết Trần Ngọc Khánh hay ông chỉ muốn gây tiếng vang như đã tự bào chữa trước tòa?
Đắng ngắt!
"Pháp quyền XHCN" cho đến nay, không ai là không biết tính "ưu việt" của nó, dù người cộng sản chưa bao giờ hiểu liêm sỉ của những "con người XHCN" cần phải có để phục vụ dân.
Người cộng sản luôn bóp méo, đơm đặt và vu khống bất kể người dân nào, một khi việc làm bẩn thỉu đó bảo vệ và có lợi cho họ. Tính chất đê hèn này đầy dãy trong hiện thực ngày nay, những tưởng không cần phải dẫn ra chi tiết, vì dễ làm độc giả thêm phẫn nộ và phỉ nhổ.
Bộ máy độc đảng toàn trị gớm ghiếc hiện nay biểu trưng cho một tổ chức "thổ tả" hơn là tổ chức để phục vụ cho dân.
Thông qua các trang báo, hình ảnh người đàn ông 57 tuổi, gầy gò, trong chiếc áo sơ-mi nhàu nhĩ, với nét mặt đanh lại cùng ánh mắt căm hận tột độ, tựa như thông điệp chuyển đến giới cầm quyền: mọi việc hoàn toàn có thể xảy ra thật đáng tiếc, một khi nỗi sợ hãi trong phận "con sâu cái kiến" phải phủ phục dưới chân nỗi oan khiên mà "trời cao đất dày" không thấu nỗi!
Phải chăng, "Luật pháp" không xử đúng thì người dân buộc phải "tự xử"?
Đại gia đình Đoàn văn Vươn dắt díu nhau ra trước vành móng ngựa để chịu sự phán xét bởi tòa án lưu manh trong sự ủng hộ hàng trăm ngàn người dân,  cho thấy họ may mắn hơn so với hình ảnh Nguyễn Viết Trương cô độc, bơ vơ, bị ghẻ lạnh, bị hắt hủi.  Hình ảnh này thật gần với Chí Phèo kêu gào trong tuyệt vọng: "Tao muốn làm người lương thiện! Ai cho tao làm người lương thiện?" trước khi vung dao đâm chết tên bá Kiến rồi tự xử bản thân.
Ông Trương tựa như một mình đang "khiêu vũ với bầy sói" mang danh "pháp luật".
Hình ảnh này còn đáng thương hơn cả anh Pha,  anh Dậu, lão Hạc v.v.... của ngày xưa, bởi Nguyễn Viết Trương đang sống trong chế độ "dân chủ vạn lần hơn bọn tư bản"! Thật nao lòng và tê tái!
Với tuổi đời 57 và một khi chế độ cộng sản may mắn tồn tại đến 23 năm, liệu Nguyễn Viết Trương còn sống đến 80 tuổi hay trở thành một oan hồn lẩn khuất, chập chờn và liên tục xuất hiện để đòi trả mạng và đòi trả nợ trong những giấc ngủ đầy ác mộng của những kẻ tham tàn và phi nhân tính hiện nay?
"Quả báo nhãn tiền" Nguyễn Như Phong vừa nhận lãnh tại một giếng nước cổ hơn ngàn năm ở sa mạc Sahara mà hiện nay chưa biết điều trị tận gốc chưa là bài học còn nóng hổi, đặt trong tâm thức người cộng sản ngày càng tin hơn vào tâm linh, có là điều nên chiêm nghiệm với những tên thủ ác?
Liệu bản án 23 năm tù dành cho Nguyễn Viết Trương sẽ trở thành bài học răn đe mà người cộng sản muốn chuyển đến người dân để khuất phục và đè bẹp sự phản kháng dù chính đáng hay nó trở thành bản án nghiêm khắc cho những kẻ đàn áp, bóc lột dân đen trong tương lai gần?
Nguyễn Ngọc Già
--------------------
Ghi chú:

THOÁT TRUNG LUẬN(3)

Tại sao gần đây báo chí rộ lên tình hình thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự? Dân thì mất lòng tin đảng cầm quyền và nhà nước của đảng lập ra vì tham nhũng và tha hóa. Thế thì sức mạnh của một đất nước còn gì? Phải làm gì về chính trị để giải quyết sức mạnh toàn dân, vực đất nước và dân tộc qua cơn tai kiếp vừa khủng hoảng chính trị, vừa khủng hoảng kinh tế này?

Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cuối thập niên 1990s của thế kỷ trước, chính phủ Thái lan và Hàn Quốc kêu gọi nhân dân giúp sức, thì người dân sẵn sàng gom vàng, tiền tiết kiệm của mình để cứu nền kinh tế và cứu đất nước của họ ra suy thoái? Trong khi nước ta đang lúc suy thoái cùng cực về cả chính trị lẫn kinh tế thì người dân thờ ơ, và thanh niên quay mặt với tổ quốc và dân tộc?
Hầu hết các tổ chức nhà nước trên thế giới đều thua lỗ, và ăn bám vào tiền đóng thuế của dân, ngay cả ở các nước tiên tiến, và đây là nơi để nạn tham nhũng và tha hóa hoành hành. Cho nên, ở bất kỳ quốc gia nào dù trong sạch đến số 1 toàn cầu thì nạn tham nhũng vẫn sống và tồn tại. Ở một xã hội mà quyền sở hữu cá nhân bị tước đoạt, tỷ lệ các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, công, nông nghiệp, v.v... là của công quyền nắm giữ, thì đó là cái nôi phục vụ cho tham nhũng, và tha hóa.
Sức mạnh của một xã hội là ở sự giải phóng quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất, chứ không phải là nhà nước và đảng ôm quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất về riêng cho mình. Tham nhũng và hũ hóa đã là căn bệnh của nước Việt từ 38 năm qua, chứ không chỉ hôm nay. Nhưng hôm nay nó trở thành nạn dịch là nhờ và cuộc cách mạng internet, và bệnh đã đến không còn thuốc chữa. Đó là hậu quả của một nền chính trị thối nát phục vụ cho cái xấu.
Vấn đề hiến pháp
Chính trị là nghệ thuật của sự có thể. Như tôi đã chứng minh rằng, sức mạnh của một đất nước không phải là của các chủ thuyết hình thành nên chế độ, hay do chính khách nặn ra để phục vụ quyền lợi thông qua chính đảng của mình đang cầm quyền. Vấn đề sức mạnh rường cột của một quốc gia là dân khítư duy của cộng đồng dân chúng và quan lại, chứ không phải cái gì khác.
Bằng chứng cho những vấn đề trên là nước Mỹ chưa bao giờ vỗ ngực đi theo chủ thuyết nào. Tên nước Mỹ cũng không cho thế giới thấy rằng họ theo chế độ kiểu nào - Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ: United States of America. Nhưng các quốc phụ của nước Mỹ chỉ đơn thuần xây dựng nước Mỹ theo tuyên ngôn độc lập và hiến pháp mà họ đã cùng nhau soạn thảo. 
Lâu nay mọi người đã quá nhầm tưởng hiến pháp chỉ đơn thuần là luật cơ bản. Nhưng khác với những hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới, hiến pháp nước Mỹ không chỉ đơn thuần là một bộ luật cơ bản. Nó còn là một hợp đồng khế ước của chính khách với nhân dân và tổ quốc của tất cả mọi giống dân từ thiểu số đến đa số cùng về Tân thế giới - nước Mỹ để kiếm tìm mãnh đất tự do dân chủ - rằng, họ phụng sự cho một quốc gia do dân, vì dân và của dân hùng cường đi đến lãnh đạo toàn cầu.
Hiểu vấn đề hiến pháp một cách đơn giản đúng với bản chất của nó, để từ đó chúng ta có thể đi đến vấn đề chiến lược quốc gia dài hạn. Thế thì vấn đề hiến pháp của Việt Nam phải tập trung vào sửa đổi những vấn đề cốt tử nào?
Đầu tiên của hiến pháp là phải tập trung vào vấn đề này: "Một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, tự cường cường của dân, và của dân vì dân do dân, mà không vì bất cứ chủ thuyết, đảng phái, chế độ nào cả". Nói như thế, không có nghĩa là một đất nước không có đảng phái chính trị, mà là cần nhiều đảng phái chính trị nữa là khác. Và các đảng phải chính trị đó phải vì tôn chỉ này trong ứng cử và tranh cử công minh hợp pháp, theo đúng quy luật mâu thuẫn và phát triển của triết học. Vì không có cái gì độc tôn mà đúng với quy luật triết học, và sẽ lụi tàn là điều tất yếu. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có những chiến lược lâu dài không thụ động, không vụ lợi cá nhân, đảng phái hay bất kỳ một phe phái của ngoại bang nào muốn xen chân vào tổ quốc này.
Thứ hai là hiến pháp phải giải phóng sức dân. Để giải phóng sức dân thì không có gì ngoài việc công nhận quyền sở hữu cá nhân - bản chất của mọi loài đã thành quy luật. Vì không ai phải bỏ công cho việc cha chung không ai khóc. Chỉ có những kẻ phản động - phản lại quyền và lới ích của quốc gia dân tộc - mới còn bám viu1 vào sở hữu công toàn dân để xà xẻo, tư túi trên xương máu dân tộc và tài nguyên của quốc gia. Trong cái chung phải phục vụ, nó phải mang lại quyền lợi cho cái riêng của mỗi thành viên trong xã hội, thì mới có động lực để thúc đẩy cái riêng dốc toàn tâm, toàn ý mà phụng sự cho cái chung. Đó là triết học biện chứng.

Thứ ba và cuối cùng là, hiến pháp Việt nam phải tạo ra một sân chơi rạch ròi cho tam đầu chế của đất nước, để tạo dựng một bầu không khí chính trị công bằng cho mọi công dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Việc điều hành đất nước theo chiến lược lâu dài theo những quy luật khoa học, chứ không theo bất kỳ của một ý chí chính trị nào, của đảng phái nào đưa ra vì quyền lợi của đảng phái hay tổ chức chính trị ấy.

Với việc dựng xây hiến pháp như trên việc tiếp theo cần phải làm là thực hiện sự thay đổi chính trị. Vì kinh tế sụp đổ hôm nay là do lỗi chính trị sai lầm làm kinh tế đi sai đường, không thuốc chữa, chứ không phải lỗi của việc điều hành kinh tế.

Vấn đề cốt tử là chuyển đổi chính trị

Để thực hiện những điều trên, như tôi đã viết, nên tách đôi đảng cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam ra thành 2 đảng. Chỉ có cách này mới không tổn hại đến tổ quốc và dân tộc có nguy cơ đổ máu một lần nữa.

Tại sao phải tách đôi? Vì bản chất của đảng cộng sản ở Việt Nam không còn là cộng sản nữa, mà chỉ là một tôn giáo phục vụ cho quyền lợi của các con chiên đang lợi dụng đảng, để đi theo một hình thái chính trị xã hội nửa tư bản hoang dại, nửa phong kiến tập quyền.

Sau khi tách đôi nó ra, việc đặt tên cho chúng có thể là đảng bảo thủ và đảng cấp tiến. Mỗi đảng phái nên có tôn chỉ hành động có tính chiến lược lâu dài, có tính trường phái triết lý cho vận mệnh của quốc gia, không nên là một tôn giáo duy ý chí theo chủ thuyết này hay chủ thuyết nọ, để ứng cử, tranh cử theo một chiến lược lâu dài của mình để phụng sự cho tổ quốc và dân tộc mà tôi đã đề ra ở trên một cách công minh và toàn tâm, toàn ý. Đây là con đường tất yếu phải đến của mọi hình thái chính trị xã hội, vì nó là đúng quy luật triết học.

Bây giờ ở trên đất nước Việt Nam không có ai có sức mạnh cứng và mềm như tập hợp của những thành viên thuộc đảng cầm quyền. Thực hiện chuyển đổi chính trị bây giờ là thời điểm thích hợp nhất, nếu không e rằng đất nước sẽ có biến, khi lòng dân và kể cả lòng quân không còn chỗ để sợ bất cứ cái gì, dù gươm kề cổ, súng kề tai, và lúc ấy thì đã muộn.

Chính trị luôn ú lỳ và chậm thay đổi hơn kinh tế. Vì chính trị là ý chí của con người, nó tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của con người. Còn kinh tế là động, nó phụ thuộc vào quy luật bàn tay vô hình của thị trường khách quan cung cầu chỉ huy, mà không bị sự chi phối của ý chí con người. Quy luật kinh tế cung cầu chi phối cả những nền chính trị năng động nhất, kể cả Hoa Kỳ. Cho nên khủng hoảng tài chính và kinh tế cũng có chu kỳ, vì lòng tham vô đáy của con người làm khủng hoảng thừa cung mà thiếu cầu.

Nhưng một khi đã chuyển thành một nền chính trị năng động tức thì các chu kỳ khủng hoảng kinh tế sẽ tức thì được ổn định nhanh chóng, và chính trị cũng vững vàng theo. Vì về mặt triết học, kinh tế quyết định chính trị, và chính trị tác động kiềm hãm hay thúc đẩy kinh tế phát triển. Các cường quốc của thế giới cấp tiến đã minh chứng cho điều này. Nước Mỹ trong cơn bạo bệnh năm 2008, làm cả thế giới suy sụp theo, nhưng hôm nay phục hồi nhanh nhất cũng là nhờ vào một nền chính trị năng động giúp kinh tế ổn định trong nạn suy trầm.

Trung Hoa "khỏe mạnh" là thế, với hơn 20 năm tăng trưởng kinh tế hơn 10%/năm, nhưng khi quy luật cung cầu của bàn tay vô hình trong kinh tế phát huy tác dụng, thì họ đang tiến thoái lưỡng nan, không biết cách nào để có thể tránh được một cuộc sụp đổ cả kinh tế lẫn chính trị.

Dân khí, dân trí và lòng tin mất thì mất cả thế kỷ để phục hưng, nhưng từ đói nghèo để đi đến giàu có thì chỉ cần thời gian bằng thập kỷ. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh hùng hồn điều này.

Với những thay đổi từ tư duy đến hành động mà tôi đã viết trong 3 bài của loạt bài Thoát Trung Luận này, chắc chắn nền chính trị Việt Nam sẽ lấy lại lòng tin dân chúng trong nước, cộng đồng trên thế giới, và nước Việt sẽ hùng cường lâu bền.

Một khi đã có một chiến lược đúng đắn và bền lâu, thì chúng ta đâu còn sợ gì phải dựa vào ai, để chèo lái con thuyền của đất nước mãi chòng chành trên bão tố? Việc Thoát Trung Luận cũng đâu còn là quá khó, mà phải đi cầu cạnh, bang giao theo kiểu kẻ trên, người dưới?

Đây là một loạt 3 bài viết tổng thể cho một sự chuyển đổi tốt đẹp nhất, ít tổn thương nhất đối với nước nhà và dân tộc. Việc cụ thể hóa những gì tôi tâm tình ở đây cần phải có một sự chuẩn bị công phu, chi tiết gồm những dự án cho từng lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế và cả văn hóa giáo dục, v.v... trong một xã hội pháp trị. Nó là một hành trình gian nan của chính quyền và dân chúng. Nhưng cho dù gian nan đến đâu, mà để hậu thế ghi ơn, cộng đồng quốc tế sửng sốt và nể nang như họ đã nhìn Miến Điện hôm nay, và Nhật Bản cách đây 2 thế kỷ, cũng như Hàn Quốc trong chỉ 4 thập kỷ qua, thì phải làm và mạnh dạn làm.

Loạt bài này như một nén hương xin kính gửi những oan hồn hơn 3 triệu dân Việt đã ngã xuống - dù ở bên này hay ở bên kia chiến tuyến, vì cuộc nội chiến 20 năm trong quá khứ, để có một nước Việt thống nhất hôm nay - hãy phù hộ cho tổ quốc và dân tộc này thoát khỏi cảnh chư hầu ngàn năm còn hằn sâu trong tâm khảm của mọi thế hệ.

Con rể thủ tướng 'bán Big Mac' ở Sài Gòn

Công ty Good Day Hospitality do ông Nguyễn Bảo Hoàng sáng lập vừa nhận giấy phép nhượng quyền để mở nhà hàng fastfood McDonald's ở Việt Nam.
Bấm Thông cáo báo chí của hãng đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới ra hôm 15/7 cho hay McDonald's đã nêu danh ông Henry Nguyen (Nguyễn Bảo Hoàng) là đối tác nhượng quyền (giấy phép phát triển - developmental licensee) để phát triển thương hiệu của công ty này ở Việt Nam.
Hình thức giấy phép phát triển đã được McDonald's áp dụng trong 30 năm nay tại 65 thị trường khác nhau trên thế giới, trong đó có 37 thị trường ở Á châu.
Nhà hàng McDonald's đầu tiên tại Việt Nam sẽ được mở ở TP Hồ Chí Minh vào đầu năm 2014, theo thông cáo báo chí.
Hãng này cho hay thực đơn sẽ bao gồm tất cả các món đồ ăn nhanh nổi tiếng của McDonald's, 'từ Big Mac tới cheeseburger và khoai tây rán'.
Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh quốc tế như Lotteria, Kentucky Fried Chicken (KFC), Pizza Hut, Burger King, Jollibee và Subway. Hãng cà phê Starbucks cũng vừa gây ồn ào khi mở cửa hàng đầu tiên ở TP HCM hồi tháng Hai.
Theo thông cáo của McDonald's, quyết định trao hợp đồng nhượng quyền phát triển cho công ty của ông Nguyễn Bảo Hoàng là 'kết quả của một quá trình tuyển chọn ngặt nghèo bắt đầu từ nhiều năm trước đây'.
"Ông Nguyễn có sự đam mê mãnh liệt với thương hiệu mà ông hình thành từ khi làm việc bán thời gian ở cửa hàng McDonald's khi còn là sinh viên trẻ ở Hoa Kỳ."
Cửa hàng McDonald's
McDonald's có cửa hàng tại 65 thị trường trên toàn cầu
Doanh nghiệp thành đạt
Thông cáo báo chí dẫn lời ông Nguyễn Bảo Hoàng nói: "Tôi là fan ruột của McDonald's cả đời tôi và có rất nhiều trải nghiệm thú vị với hãng, trong đó có việc làm đầu đời của tôi khi còn là thiếu niên".
"Tôi từng mơ ước một ngày sẽ mở nhà hàng McDonald's ở đất nước quê hương tôi, kể từ khi tôi quay trở về Việt Nam hơn 10 năm trước. Tôi đã liên lạc với McDonald's nhiều năm nay để chia sẻ cơ hội làm ăn ở đất nước chúng tôi."
Vợ chồng ông Nguyễn Bảo Hoàng trong một buổi tiệc
Vợ chồng ông Nguyễn Bảo Hoàng (thứ hai và ba từ trái sang) đều là doanh nhân thành đạt ở Việt Nam
Thị trường đồ ăn nhanh ở Việt Nam được cho là khá hấp dẫn, với tốc độ tăng trưởng 26% mỗi năm.
Trước khi các cửa hàng mang hình chiếc cổng vàng lừng danh thế giới, biểu tượng không chỉ cho mẫu hình kinh doanh tư bản chủ nghĩa mà còn cho cả nền văn hóa Mỹ, được mở ở Sài Gòn, quá trình huấn luyện cho nhân viên đang được xúc tiến.
Về phần mình, ông Dave Hoffmann, Chủ tịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi của McDonald's, ca ngợi ông Nguyễn Bảo Hoàng là "đối tác kinh doanh lý tưởng, người có nền tảng kinh doanh ấn tượng và quá trình hoạt động thành công trong quản lý các doanh nghiệp mới ở Việt Nam".
Ông Nguyễn Bảo Hoàng là chồng bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng. Hai ông bà kết hôn năm 2008.
Ông là Tổng Giám đốc điều hành của IDG Ventures tại Việt Nam (IDGVV), chuyên đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng, truyền thông và công nghệ kể từ năm 2004 với hàng chục công ty con.
Công ty Cổ phần Good Day Hospitality được thành lập giữa năm 2012 với ngành kinh doanh chính là tour du lịch, cùng với dịch vụ ăn uống.
Ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng là thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt.
Hồi tháng Sáu, một công ty của ông vừa cho ra mắt phiên bản tiếng Việt của tạp chí nổi tiếng Forbes, cũng theo hình thức nhượng quyền. Tới nay Forbes Việt Nam đã ra số thứ hai và hy vọng sẽ ra mắt bản điện tử sau ba tháng.
(BBC)

Xin quẳng nghìn tỷ xuống Biển Đông: Những con tàu biến mất

‘Chúng ta từng có những con tàu nghiên cứu biển rất hiện đại như con tàu Biển Đông cùng lớp với Nansen và vài chiếc khác mà Na Uy đã đóng cho ta. Tàu này bé hơn cái ‘nghìn tỉ’ một chút, công suất máy chỉ 1500 CV, trong khi "nghìn tỷ" là 2000CV. Họ vẫn dùng tốt, còn con tàu này nghe nói ta xếp xó từ lâu!’.
KS đóng tàu Đỗ Thái Bình, Thành viên Hội Hải Dương học Việt Nam đặt câu hỏi khi bàn tới câu chuyện Việt Nam sẽ mua một con tàu điều tra nghiên cứu tài nguyên môi trường biển.

Con tàu Biển Đông mà có lần KS Bình đã từng đặt chân lên nó
Con tàu Biển Đông mà có lần KS Bình đã từng đặt chân lên nó
Biến mất dạng

KS Đỗ Thái Bình nhớ lại, với tàu nghiên cứu Biển Đông, đã có lần KS Bình đặt chân lên đó để bảo dưỡng các bè cứu sinh bơm hơi. Nay nó vắng bóng trên tất cả các trang mạng tiếng Việt, kể cả trang danh sách tàu của Đăng Kiểm VR. Nó có phải là đồ vứt đi như nhiều thứ viện trợ khác của  phương Tây không, không thích hợp với “điều kiện của ta, con người ta,đặc thù Việt Nam?’.
‘Tôi cố công tìm hiểu con tàu Biển Đông này, và chỉ có thể tìm nó bằng tiếng Anh còn tiếng Việt duy nhất có bài báo ca ngợi chuyến cứu con tàu này vào năm 2003. Chính năm đó, tàu Biển Đông gặp sự cố cuốn lưới vào chân vịt, chắc chắn 100% là lỗi của thuyền trưởng, không phải là một anh thạo kéo lưới tàu cá’, ông Bình nhớ lại.
Theo KS Bình, khởi nguồn con tàu này là tàu Dr. Fridtjof Nansen theo chương trình hợp tác giữa Norad Na Uy và Tổ chức Lương Nông LHQ FAO.
Tàu được đóng tại nhà máy Mjellem Karlsen thành phố đóng tàu Bergen Na Uy với giá đóng  14.850.000 Kr Na Uy, cộng thêm giá thiết bị khoa học và đánh cá vào khoảng  16.500.000 Kr nữa  (tương đương với  khoảng  66.000.000 Kr vào năm 1995, nếu tính theo đô la Mỹ là US$ 12.500.000).
Nhận thấy con tàu này hoạt động có hiệu quả trong những chuyến khảo sát toàn cầu, người ta quyết định đóng thêm ba chiếc nữa cùng một lớp với tàu Dr Fridtjof Nanasen đó là tàu Biển Đông cho Việt Nam, tàu Noruega cho Bồ Đào Nha và tàu Michael  Sars cho Cục Ngư Nghiệp Na Uy.
Tàu  Dr. Fridtjof  Nansen được đóng năm 1974 là một tàu khảo sát ngư nghiệp đạt cấp  IAI-stern trawler theo Đăng Kiểm Na Uy. Tàu có chiều dài LOA 46.35 m, rộng 10.3 m, cao mạn 6.5 m, 491 GT,công suất máy chinh 1500 CV,có giường cho  28 người.
Tất cả các máy trên boong là thủy lực, các tời kéo lưới.Trang bị hàng hải vệ tinh. Có sonar 24 kHz và echosounder  38, 50 và  120 kHz . Ba thế hệ máy phát echosounder của SIMRAD™.
Tàu Biển Đông có chiều dài 47.50m,rộng 10.30m, mớn nước tối đa 4.30m, dung tải  495GT, số IMO 7504251 hô hiệu XVUW. Tàu đóng năm 1976, được giao cho Việt Nam năm 1982.
‘Không biết con tàu này được khai thác tới cỡ nào, sau vụ tai nạn tàu Biển Đông bị cuốn lưới vào chân vịt, chỉ thấy nó xuất hiện trong lần hợp tác nghề cá Việt Trung và bây giờ không rõ con tàu nằm tại đâu’, ông Bình băn khoăn.
Cũng nhắc đến tàu cũ, GS.TS Nguyễn Đức Hùng, Học Viện hàng hải Australia đề xuất, thử xem nếu có được tầu Hoa Sen mà Vinashin đang xin Chính phủ bán đi để thu hồi vốn, vạch phác thảo sử dụng Hoa Sen và dự toán kinh phí chắc không khó lắm.
Và thêm 7 con tầu hoang nữa (chưa biết đã bán và phá dỡ làm sắt vụn chưa), chọn lấy 1 con làm tàu nghiên cứu.

Lễ hợp tác Việt Trung cùng nghiên cứu Vịnh Bắc Bộ vào tháng Giêng năm 2006 sau không thấy nhắc tới
Lễ hợp tác Việt Trung cùng nghiên cứu Vịnh Bắc Bộ vào tháng Giêng năm 2006 sau không thấy nhắc tới
Bài toán tiết kiệm
Theo GS Hùng, tận dụng các tầu cũ để làm nghiên cứu có thể tiết kiệm tiền mà vẫn có thiết bị nghiên cứu. Ở Việt Nam có thể cần phải xem xét thêm là tàu cũ có còn dùng được và còn đảm bảo an toàn hay không.
Ở nước ngoài khi nói tàu cũ có thể tuổi tàu vẫn còn trẻ và tàu vẫn còn đảm bảo tính năng và an toàn đi biển, khi vì lý do nào đó người ta có thể chuyển thành tàu nghiên cứu và có kinh phí vận hành và bảo dưỡng định kỳ tốt nên tàu vẫn đảm bảo tính năng đi biển tốt.
‘Trong khi nhiều tàu cũ của Việt Nam đã cao tuổi, các công ty khai thác tàu vì để giảm chi phí vận hành nên bỏ qua các hạng mục sửa chữa bảo dưỡng định kỳ cho nên tàu càng ngày càng hư hỏng thêm... thế nên mới có nhiều tầu Việt Nam bị bắt giữ ở nước ngoài vì không đảm bảo các yêu cầu về tính năng và an toàn đi biển’, GS.TS Nguyễn Đức Hùng nói.
TS Dư Văn Toán, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng, nếu mua một con tàu 20 triệu đô thì quá tốt, tuy nhiên việc thường xuyên đi khảo sát các vùng biển, chúng ta nên con khoảng 3-4 con đi khắp -thường trực Bắc Trung Nam Tây biển. Vì vậy có thể 1 nhóm tàu khoa học bé cho khoảng 20-30 nhà khoa học đi cùng là phù hợp. ‘Con tàu 20 triệu đô VN khó thực hiện, khó vận hành và có vẻ ảo tưởng’, TS Toán nói.
TS Toán nhấn mạnh: 'Bên cạnh việc bàn mua tàu khoa học, nên cân nhắc việc bố trí lại các Viện nghiên cứu biển cho phù hợp. Có lẽ chúng ta đang có quá nhiều Viện Nghiên cứu biển, các kết quả chủ yếu sao chép đến 60-70 %. Kết quả mới không nhiều. Phải chăng sẽ là lý do vì tàu bè và thời gian đều rất ít?’,
‘Hy vọng các nhà khoa học, quản lý kế hoạch, đầu tư cơ bản cần thực tế và hiện thực hóa với biển. Các chương trình KHCN KC.09, Chương trình biển-hải đảo, TNMT06, ĐA 47 cần được tái cấu trúc theo hướng tập trung thống nhất làm một, và nên thuộc 1 Ủy ban biển Việt Nam, tránh lãng phí nguồn lực’ TS Toán kiến nghị.
(ĐVO)

Đào Tuấn - Những ông Lý, ông Huyện đã ở đâu?

Sau vụ “hỗn chiến bãi ngao”, một câu hỏi không thể không đặt ra là những ông Trương, ông Tuần, ông Lý, ông Huyện đã ở đâu?
Báo Thanh Hóa trong mục thời luận ngày 3.5.2013 có đăng bài “Tủ sách pháp luật ở cơ sở chưa phát huy hiệu quả”. Bài báo cho biết dù ở hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có tủ sách pháp luật đặt tại trụ sở UBND, nhưng ở nhiều nơi, “chỉ mang tính hình thức”, “đóng cửa dài ngày”, người dân ngại mượn, ngại đọc.
Nói ngay, chẳng hạn các tủ sách không mang tính hình thức, không đóng cửa dài ngày thì số người dân tới đọc trong 365 ngày của năm chắc cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi “tủ sách pháp luật”, lối tuyên truyền giáo dục pháp luật, về bản chất, là cực kỳ thụ động. Và cũng không có bất cứ thước đo nào, ngoài các bản báo cáo thành tích cuối năm, cho thấy những thứ “khô như ngói” đó đến được đến người dân, để trở thành nhận thức trong ứng xử.
Cứ cho rằng chính quyền không thể buộc người dân tới đọc sách pháp luật khi… quy định của pháp luật buộc mỗi người dân hết tuổi thành niên phải chịu mọi trách nhiệm về hành vi của mình. Nhưng rõ ràng, những ông Trương, ông Tuần, ông Lý, ông Huyện phải chịu trách nhiệm giải quyết những mâu thuẫn sau lũy tre làng ngay khi nó vừa thành hình, chứ không phải chỉ “sắn tay” khi hậu quả đã xảy ra.
Sau vụ dàn trận “hỗn chiến bãi ngao” với sự tham gia của cả trăm người dân khiến 3 người chết, gây rúng động vừa xảy ra ở Thanh Hóa, dư luận bàng hoàng khi biết rằng việc tranh chấp đã diễn ra “từ nhiều năm trước”. Người dân hai xã của hai huyện đã đóng cọc, giăng lưới để ngăn cản, phá hoại thuyền bè của nhau. Rồi, không ít lần, họ đơn thư lên xã, huyện yêu cầu giải quyết. Báo chí dẫn lời Chủ tịch UBND xã Quảng Nham, ông Đoàn Văn Sâm cho biết vài tháng trước, chính những hộ nuôi ngao của địa phương đã xảy ra tranh chấp và kéo nhau lên huyện yêu cầu giải quyết. Và cho đến trước cuộc hỗn chiến, việc “giải quyết” được đáp chỏn lỏn là “cơ quan chức năng đã nhiều lần can thiệp nhưng chưa giải quyết dứt điểm”!
Thế nào là giải quyết dứt điểm? Bao giờ mới giải quyết dứt điểm? Đây là những câu hỏi không còn có câu trả lời nữa, hoặc câu trả lời là cái chết của 3 người dân.
Cuối năm ngoái, trong một phiên tòa ở Yên Thành- Nghệ An, 3 bị cáo Nguyễn Đình Lộc, Trần Nguyên Vương, Trần Nguyên Thảo ngay cả khi đứng trước vành móng ngựa đã “cãi đến chết” quyền bảo vệ gái làng. Ngay cả khi nhận bản án từ 18-24 tháng tù về tội cố ý gây thương tích vẫn cho rằng “Ng là con gái xóm 10, đã có người “tán” và chỉ có người xóm 10 mới được lấy Ng làm vợ”. Ngày 10.5, hàng trăm người dân ở Nghệ An đã vây xe công an, không cho đưa những kẻ trộm chó đi cấp cứu. Và giờ, vụ hỗn chiến của dân hai xã, hai huyện với 3 nạn nhân thiệt mạng.
Những tủ sách pháp luật bỏ hoang và sự “vô tư” của những ông Trương, ông Tuần, ông Lý, ông Huyện trong việc giải quyết ngay từ đầu các vụ tranh chấp phải chăng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ từ “bảo vệ gái làng”, dàn trận hỗn chiến hay đòn hội đồng đến chết những tên trộm chó ở nông thôn?
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)

Đáy kinh tế và bến bờ sạt lở

Lao động Việt Nam
Có ý kiến nói tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam có thể chỉ hơn 0% đôi chút
Cuộc tranh cãi về cái gọi là “đáy” của nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp biến, giữa một bên là những chuyên gia “trung thành” với đường lối của các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu quan chức, với phía đối diện là những người phản biện độc lập thừa lòng tự trọng.
Gần đây, một số dư luận trong nước đã phải lên tiếng phản ứng đối với ông Vũ Đình Ánh - một cấp phó của Viện Nghiên cứu thị trường-giá cả (Bộ Tài chính) và cũng là người đang cổ vũ cho học thuyết “đáy kinh tế”, khi vị tiến sỹ này cho rằng “không thể đòi hỏi công khai minh bạch về vàng” và quy kết rằng những người có đòi hỏi như thế chứng tỏ “không hiểu gì về bản chất của vàng”.
Khẩu khí của ông Ánh lại như khá đồng điệu với khẩu ngữ của Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình: “Chênh lệch giá vàng thuộc về đất nước, thuộc về nhân dân”.
Nhưng cũng trong khối chuyên gia quan chức, vẫn xuất hiện những nhân tố mới đang xa dần bến bờ cũ.
“Những dự báo về khả năng “thoát đáy” của nền kinh tế có thể bắt đầu từ giữa năm 2012 đang trở nên xa vời hơn” - trong Diễn đàn kinh tế mùa Xuân ở Nha Trang vào tháng 4/2013, viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên đã phóng ra một phản biện bất ngờ.
Khác hẳn với năm 2012, số ý kiến phản biện độc lập đối với triển vọng “kinh tế Việt Nam thoát đáy”, bao gồm cả những quan chức đa ngành vốn chưa có điều kiện để thể hiện khẩu khí và dũng khí, đã vang lên can đảm và tự tin hơn vào nửa đầu năm 2013, ngược chiều với não trạng của giới quan chức chính phủ.
Ở phía bên kia dòng sông, nhiều người đang nhìn thấy bến bờ cũ bị sạt lở nghiêm trọng và còn đang cận kề nguy cơ lũ quét.
Cho dù mức lạm phát năm 2012 chỉ có 7% và 6 tháng đầu năm 2013 chưa đầy 3%, nhưng với việc tỷ lệ tăng trưởng GDP cũng bị sụt giảm gần như tương ứng, thay cho “quyết tâm” đến 8%-9% của những năm trước, hiển nhiên điều này không phải là một thành tích và cũng chẳng phát đi dấu chỉ “điềm lành” nào.
    "Thực chất GDP mà nền kinh tế Việt Nam đạt được trong năm 2012 và hiện thời có thể chỉ nhích hơn chỉ số 0% đôi chút."
Một nhà nghiên cứu Hong Kong mới đây đã đưa ra đánh giá rằng về thực chất, kinh tế Trung Quốc chỉ đang tăng trưởng với mức 3,3%, thay vì 7,5% như báo cáo của chính phủ nước này. Và nếu tương ứng với những sai lệch thâm căn về số liệu của Trung Nam Hải, thực chất GDP mà nền kinh tế Việt Nam đạt được trong năm 2012 và hiện thời có thể chỉ nhích hơn chỉ số 0% đôi chút.
Giảm phát lại là hệ lụy của hiện tượng lạm phát kinh niên bị ép xuống đột ngột. Vòng quay vốn trong năm 2012 chỉ còn 0,8 lần so với mức hơn 2 lần trong giai đoạn 2007-2008 là một minh chứng điển hình cho chiều cao hình thể kinh tế bị lùn hóa hơn một nửa.
Đáy giả 2013 - 2014
Cho tới nay, ba năm suy thoái nặng nề vẫn như chưa sáng ra được bài học cơ bản nào. Tất cả vẫn như nguyên vẹn, từ nợ và nợ xấu trong các ngân hàng đến tỷ lệ tồn kho chất ngất của thị trường bất động sản vẫn hầu như chưa được thanh lý. Con số hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản có lẽ vẫn chưa phải là là đáp án cuối cùng, nếu so với tình trạng thất nghiệp mà chính một quan chức phải cho rằng “thêm vào một con số 0 vẫn đúng”.
Vào đầu năm 2013, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã công bố tỷ lệ thất nghiệp trên toàn Việt Nam chỉ là 1,99%, tức còn xán lạn hơn cả mức thất nghiệp của năm 2011 và 2010.
Đến giữa năm 2013, bộ trưởng của đức tin xán lạn ấy là bà Phạm Thị Hải Chuyền đã phải nhận lãnh số phiếu “tín nhiệm thấp” khá cao từ các đại biểu Quốc hội - một sự trả giá cho thói quen vô cảm trước tâm thế khốn khổ của các doanh nghiệp và người lao động.
Riêng thống đốc Ngân hàng Nhà nước còn trở thành quán quân về tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp. Hiển nhiên sau hai năm từ khi chính phủ mới đi vào hoạt động cùng quá nhiều hệ lụy phát tác, khối ngân hàng đã đóng vai trò chủ đạo trong việc làm sao để tín dụng, lãi suất huy động và lãi suất cho vay chỉ có lợi cho họ.
Cho dù tới nay mặt bằng lãi suất huy động đã được kéo giảm đến 12%-13% so với đỉnh của nó là 19%-20% vào cuối năm 2011, nhưng thực tế mặt bằng lãi suất cho vay chỉ được kéo hạ từ 5%-6%.
Trong cơn bĩ cực chưa hết thấm thía, các ngân hàng chỉ chuyên tâm vào chuyện khuyến dụ người tiêu dùng bằng cách giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là những chương trình khuyến mãi lãi suất đối với dự án căn hộ cao cấp được thỏa thuận giữa chủ đầu tư và ngân hàng.
Các chính sách kinh tế gây ra nhiều tranh cãi
Hiện vẫn tồn ít nhất hàng trăm ngàn căn hộ trung-cao cấp ở hai đầu cầu Hà Nội và Sài Gòn, và vào cuối quý 2/2013, Bộ Xây dựng đã phải thừa nhận tỷ lệ tồn kho căn hộ vẫn tiếp tục tăng lên. Như một hiệu ứng đồng pha, Ngân hàng Nhà nước cũng phải phát đi báo cáo về tỷ lệ nợ khó thu hồi tại các ngân hàng đã tăng đến trên 30% so với đầu năm 2013.
Thế nhưng lại không thiếu minh họa về việc nhiều ngành nghề khác do chậm thu hồi vốn, và nói chung không liên quan đến địa ốc, nên không nhận được ưu ái nào từ ngân hàng. Nhiều ngành sản xuất như cá tra, cà phê, mía đường, sắt thép, xi măng… đều đang chìm trong vòng nợ nần cùng núi tồn kho không tiêu thụ được. Ở một số nơi, nông dân đang phải bán ruộng tổ tiên để trả nợ.
Mặc dù một thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết 83% nợ vay cũ đã được đưa về mức lãi suất 13%, nhưng cho tới nay vẫn chẳng có manh mối công khai nào về chuyện các ngân hàng thương mại đã xử lý đến đâu số nợ vay cũ để có thể chuyển sang cơ chế cho vay mới với lãi suất thấp hơn hẳn.
Hết tháng này đến tháng khác, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước vẫn lặp lại điệp khúc “giảm lãi suất cho vay cần có độ trễ”.
Nhưng nền kinh tế Việt Nam đã mòn mỏi chờ đợi cái được coi là “độ trễ” ấy đến gần ba năm qua.
Cho đến giờ, chẳng còn mấy doanh nghiệp hy vọng vào lòng thành giảm lãi suất. Đơn giản là, các ngân hàng với bản tính ích kỷ cố hữu của họ đã không muốn như thế.
Chỉ khi các ngân hàng thương mại cảm nhận về mối nguy hiểm cận kề, hay nói khác hơn là về một cái chết đe dọa họ, lãi suất cho vay mới có thể được tự động kéo giảm.
“Đáy kinh tế” cũng bởi thế đã trở nên một từ ngữ hàm hồ ru ngủ vào năm 2012 và có thể cả vào năm 2013, bất chấp vài ba dự đoán và khuyến cáo lạc quan từ một số giới chức điều hành, kể cả triển vọng Nhà nước Việt Nam đang manh nha cơ hội được chấp thuận tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu được đính kèm những tự điều chỉnh về mặt nhân quyền.
Điều tốt nhất trong tình thế hiện thời là một cái đáy giả được thiết lập, để người ta cố ru mị nhau rằng đó là đáy cuối cùng của cuộc suy thoái cuối cùng. Để nếu khả quan, cái đáy giả đó sẽ kéo dài đến năm 2014.
Đáy thực 2016-2017?
Cái nhìn của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế cũng chẳng mấy lạc quan về điều được xem là “đáy” của một mặt bằng điều hành kém cỏi và đầy ứ thuận thảo với các nhóm lợi ích.
Moody’s - một tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có uy tín - vào tháng 9/2012 đã hạ mức tín nhiệm của kinh tế Việt Nam một bậc xuống còn B2. Tại thời điểm đó, xếp hạng tín dụng của Moody’s đối với Việt Nam là mức xếp hạng thấp nhất trong ba tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới khi thấp hơn 2 bậc so với xếp hạng của S&P và thấp hơn 1 bậc so với của Fitch Ratings.
Hiển nhiên, nếu một nền kinh tế không thể cất cánh trong điều kiện “mới nổi”, gần như chắc chắn sẽ phải mất một thời gian dài chìm trong tâm thế “bò sát”. S&P, Moody’s và cả Fitch Ratings đều có lý do để e ngại về cái triển vọng quá thiếu trong sáng như thế đối với Việt Nam.
Dù rằng TPP vẫn là một cái gì đó đang được tô hồng hoặc được thao diễn để khỏa lấp các mâu thuẫn xã hội lẫn nội bộ.
Nhưng trước khi nhìn về tương lai của TPP, người ta cũng nên ngoái lại dĩ vãng để nhận biết mình đang ở đâu, và hơn thế nữa là đang lâm vào tình trạng khó xử đến thế nào.
Chẳng mấy có ý nghĩa về tính thực chất của WTO sau 6 năm “hội nhập”, thật khó để có thể hy vọng về một lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam cho dù có được tham gia vào TPP.
Liệu kinh tế Việt Nam sẽ 'thoát đáy'?
Năng lực điều hành kinh tế yếu kém, lồng trong bối cảnh bị xen cài quá nhiều bởi các nhóm lợi ích và gần đây lại xuất hiện cụm từ “nhóm thân hữu”, hố phân cách giàu nghèo ngày càng lớn lao và ngày càng đầy đặn các phản ứng xã hội quyết liệt hơn…, tất cả những nguồn cơn đó có thể đẩy nền kinh tế và xã hội Việt Nam vào một vòng xoáy không ngoi lên được.
Tuy vậy, cái vòng xoáy khốn khổ ấy dù đang hiện hình nhưng vẫn chưa nguyên trạng. Với những tác động song ánh trực tiếp từ mối nguy khủng hoảng kinh tế thế giới cùng những dự báo u ám của “tiến sỹ tận thế” Nouriel Roubini, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ phải chứng thực một cái đáy nữa theo mô hình chữ W, với cạnh sau sâu hơn cạnh trước và đáy sau, tất nhiên, cũng sâu hơn đáy trước.
Nếu không có gì thay đổi, mọi chuyện có thể xảy đến vào năm 2016-2017, hoặc sớm hơn.
Nhưng ngay cả sau cuộc khủng hoảng tương lai ấy, nếu không tự cải tạo về những hình ảnh hoàn toàn mất cân đối của mình, nền kinh tế và có thể cả vận động kinh tế - chính trị của Việt Nam sẽ không có, dù chỉ một cơ hội nhỏ nhoi, để “thoát đáy”.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, nhà báo hiện sống ở TP HCM.
Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
(BBC)

Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức kinh tế

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam mới đây đã công bố báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam thời gian qua, trong đó nêu lên các thành tựu và cũng không ít các thách thức.

Phúc trình của Ngân hàng Thế giới nhận định rằng môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam tương đối ổn định với mức lạm phát ở mức vừa phải (6,7%) trong tháng Sáu năm 2013.

Ngoài ra, theo báo cáo, tỷ giá khá ổn định trong thời gian dài; dự trữ ngoại hối được cải thiện; mức độ rủi ro tín dụng quốc gia được cải thiện; cán cân đối ngoại được cải thiện; mức cạnh tranh mạnh hơn các nước trong khu vực trong việc thu hút đầu tư vốn nước ngoài.

Tuy nhiên, phúc trình của Ngân hàng Thế giới tại cũng chỉ ra những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam như có mức tăng trưởng chậm kéo dài nhất kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách kinh tế cuối những năm 80.
Tăng trưởng GDP tăng 5,2% trong năm 2012, tức mức tăng thấp nhất kể từ năm 1998.

Báo cáo viết: “Từ 2010 đến 2013, Việt Nam tăng trưởng chậm hơn Indonesia và Philippines — đây là lần đầu tiên trong hai thập kỉ vừa qua”.
 
Ngoài ra, mức nhập khẩu tăng chậm, giảm 7% trong năm 2012, và điều này cho thấy nhu cầu thấp đối với máy móc thiết bị và hàng hóa trung gian, cũng như tiêu dùng cá nhân yếu.

Thêm nữa, tình hình ngân sách nhà nước không thuận lợi: tăng trưởng kinh tế chậm và khó khăn trong sản xuất kinh doanh làm giảm mức thu ngân sách theo kế hoạch.

Tổng thu ngân sách giảm từ 30% GDP giữa những năm 2000 xuống mức thấp nhất lịch sử 22,8 % GDP năm 2012.

Một vấn đề khác là cải cách cơ cấu chậm, và quá trình mới bắt đầu nhưng chưa được thực hiện quyết liệt, và khu vực tài chính - ngân hàng vẫn còn mong manh tuy những rủi ro hệ thống đã có phần được cải thiện.

Một số rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam cũng được nêu ra như việc tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể tạo sức ép tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa, từ đó sẽ tạo áp lực lạm phát và làm xói mòn các thành quả mong manh của ổn định kinh tế vĩ mô.

Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng nhận định này mô tả đúng bức tranh, tức là tình hình kinh tế hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.

“Nhưng mà từ đấy mà suy ra là sẽ có nới lỏng chính sách tiền tệ thì không chính xác lắm bởi vì chính phủ vẫn kiên trì mục tiêu là ổn định vĩ mô, chống lạm phát để mà tạo nền tảng cho phục hồi, chứ không phải là đăng đầu tư bây giờ để lấy lại tăng trưởng. Đấy là cái thông điệp rất là quan trọng. Cho nên hiện nay, người ta nói đến một cái khả năng hơn là một cái định hướng của chính phủ, cái khả năng người ta e ngại chính sách tiền tệ chứ không phải nói đấy là một định hướng chính sách. Mà tôi thì tôi hiểu rằng là chính phủ hiện nay nhận thức được khó khăn đấy và đang cố gắng để giữ mục tiêu là ưu tiên cho ổn định, chứ không phải là ưu tiên cho tăng trưởng”.

Một rủi ro khác mà phúc trình của Ngân hàng Thế giới nêu ra là việc triển khai chậm trễ các chương trình cải cách cơ cấu sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng.

Ông Thiên cho biết ông hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.

“Bây giờ Việt Nam có mục tiêu cải cách cơ cấu, tái cấu trúc và đổi mới mô hình tăng trưởng cách đây 3 năm rồi nhưng mà những bước tiến đạt được tương đối chậm vì những lý do là những khó khăn ngắn hạn tương đối gay gắt cho nên là phải tập trung xử lý những cái đó. Nhưng mà hiện nay có lẽ rằng là chính phủ và nói chung là những cơ quan có thẩm quyền cũng đều nhận thức được là không thể trì hoãn vấn đề cải cách cơ cấu, và những cái ưu tiên dài hạn. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, những nền tảng để thực hiện điều đó không dễ dàng chút nào. Cho nên cải cách cơ cấu thì không thể sốt ruột được. Hiện nay tôi nghĩ rằng là cần phải thực tế và bình tĩnh hơn trong cái điều kiện khác với điều kiện thực tế, chứ không phải là cứ ngồi ở ngoài bình luận không thì nó dễ không chính xác”.

Phúc trình của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam dự báo mức tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vào mức 5,3%  trong năm 2013 và khoảng 5,4% vào năm 2014.
Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát được dự kiến ở mức 8.2% vào thời điểm cuối năm 2013.
(VOA)

Bỏ quy định cộng điểm cho mẹ VN anh hùng

Quy định gây tranh cãi của Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam về cộng điểm ưu tiên cho đối tượng thi đại học là mẹ Việt Nam anh hùng vừa được bãi bỏ.
Thông tư mới ban hành ngày 16/07 của Bộ về việc bãi bỏ đối tượng ưu tiên tại điểm a khoản 1, điều 1 thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT do quy định này không phù hợp với thực tế.
Trước đó, văn bản quy định của Bộ hôm 04/07 về việc cộng hai điểm ưu tiên trong đó có đối tượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng và những người tham gia hoạt động cách mạng từ trước và sau ngày 01/01/1945 đã gặp phải nhiều châm biếm từ các chuyên gia giáo dục và người dân.
Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thu
Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thu mất chín người con trong chiến tranh
Một chuyên gia nhận xét về quy định trên là dành cho những người khoảng 80, 90 tuổi muốn đi thi đại học, hoặc dành cho thế hệ bà mẹ Việt Nam anh hùng trong tương lai.
“Quy định này có thể... phòng xa cho những người được phong bà mẹ Việt Nam anh hùng trong những thời điểm lịch sử sau này,” theo báo Tuổi Trẻ dẫn lời giáo sư Nguyễn Minh Thuyết hôm 10/07.
"Với người hoạt động cách mạng trước năm 1945, cứ tính họ tham gia cách mạng từ rất sớm, từ 15 tuổi thì nay đã ngoài 80 tuổi," ông Nguyễn Minh Thuyết nói.
Còn một nhà giáo, giáo sư Văn Như Cương, thấy quy định của Bộ Giáo dục “buồn cười và vô lý quá mức”.
“Nếu có thì tặng các mẹ 20 triệu và đặc cách luôn chứ tặng 2 điểm làm gì,” ủy viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia được báo chí dẫn lời vào cùng ngày.
Một đại diện của Bộ Giáo dục cũng trả lời về vấn đề này trước báo chí rằng, “Bà mẹ Việt Nam anh hùng được ưu tiên không phải là bà mẹ 80, 90 tuổi mà còn là các bà mẹ có con đi bộ đội ngày nay mà hy sinh trong quân đội, sẽ được nhà nước xem xét phong tặng”.
Ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng nói, đây là điều mà Bộ đã tính toán để đảm bảo đúng thời điểm, và các đối tượng được hưởng ngay chính sách.
Các đối tượng được ưu tiên khác được nhắc đến trong thông tư là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, người có công giúp đỡ cách mạng.
Đã có một số bình luận về thông tin do báo Dân Trí đăng, bày tỏ thái độ không đồng tình với cách đưa ra quy định rồi lại nhanh chóng rút về như của Bộ Giáo dục.
Một độc giả có nick Luudinhlam viết, “Buồn cười thật, một thông tư ban hành ra được có 12 ngày rồi lại bỏ”.
Nick Nguyenvan bình luận: “Dù sao thì Bộ cũng đã sửa sai, thế mà mấy ngày trước ông Bùi Văn Ga [Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo] vẫn nói là phù hợp với... chắc ông ấy cũng nói nhầm...”
(BBC)

Tự thiêu: hậu quả của chính sách đất đai gian lận

Theo nguồn tin của trang mạng Nữ Vương Công lý cho biết vào lúc 8 giờ 30 ngày 05.05.2013, chị Nguyễn Thị Hoa, Dân oan Vũng Tàu đã đổ xăng lên người và tự thiêu tại công viên 30 tháng 4, Đường Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1 nhưng ngay sau đó, một an ninh chìm thấy thế liền vồ lấy chị Hoa và ngăn cản hành động tự thiêu của chị.
Chị Hoa rất may đã không chết và người dân chung quanh cũng cảm thấy vui mừng cho chị. Tuy nhiên một trường hợp tự thiêu khác xảy ra hai năm trước tại Lâm Đồng thì nạn nhân lại không may mắn như chị Hoa. Người đàn ông bất hạnh ấy là ông Phạm Anh Nam, một dân oan bị đối xử bất công trong chính sách đất đai của chính quyền Thôn 6, Xã Lộc An Huyện Bảo Lâm Tỉnh Lâm Đồng.
000_Hkg7888286-305.jpg
Công nhân dịch vụ môi trường đô thị làm việc gần một dự án bất động sản ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 04 tháng 10 năm 2012. Ảnh minh họa. AFP photo
Người đầu tiên ...
Ông Phạm Anh Nam đã tự thiêu và chết vào ngày 11 tháng 10 năm 2011 ngay truớc khu đất mà gia đình ông đang cư ngụ một cách hợp pháp nhưng bị chính quyền cưỡng chế đẩy ông vào đường cùng phải tìm tới cái chết với hy vọng công lý sẽ được bảo vệ.
Chị Phạm Thị Anh Kiều, con gái nạn nhân cho biết cái chết thương tâm của thân phụ cô như sau:
Buổi sáng hôm ba tự thiêu thì em với mẹ đi làm vườn không có nhà. Ba tự thiêu trên đường quốc lộ nên hàng xóm và người dân qua lại nhìn thấy nên người ta kêu hàng xóm tới dập lửa sau đó người ta cho hai mẹ con biết là ba tự thiêu.
Gia đình ông Phạm Anh Nam là một trong những nạn nhân của cách giải quyết không công bằng và có dấu hiệu gian lận của chính quyền địa phương. Anh Lã Việt Dũng, một nguời biết rõ câu chuyện này cho biết lý do dẫn tới việc khiếu kiện của gia đình nạn nhân:
Sự việc xảy ra ở xã Lộc An, huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng. Gia đình cô Kiều cũng như nhiều hộ dân khác ở đây họ đang thuê đất ở trên một dải đất thuộc quốc lộ 21 thì Ủy Ban Huyện Bảo Lâm có chính sách sẽ bán lại cho những hộ dân, ưu tiên cho những hộ dân đang sử dụng đất. Nhà cô này có giấy tờ hợp lệ từ 4 tới 6 năm nữa mới hết hạn sử dụng đất. Nhà cô này có 4 lô mà xã chỉ bán cho hai lô còn hai lô thì xã lại bán cho người ngoài huyện trong khi cả 4 lô này cô Kiều đều có cây trồng và trang thiết bị khai thác kinh tế.
Chị Kiều kể những gian truân của gia đình mình không phải theo đuổi vụ kiện trong một hay hai năm mà gần mười lăm năm trời. Cả nhà chạy vạy mọi cách để có tiền theo đuổi vụ khiếu nại này tuy nhiên cuối cùng người cha cột trụ gia đình đã không chịu nổi sự bất công của chính quyền đối với gia đình ông.
Ba em đi kiện đã mười bốn năm mấy gần mười lăm năm rồi nhưng vẫn không được. Tới ngày 15 tháng 9 năm 2011 huyện cho người xuống cưỡng chế và thu hết cà phê của gia đình em mà không hề có thông báo cưỡng chế gì hết. Từ ngày đó cho tới ngày 26 tháng 9 huyện liên tục cho công an xuống uy hiếp tinh thần ba em cho nên vừa phẫn uất vừa bị quẫn bách nên ba em mới tự thiêu.
Khi được hỏi sau khi ông Nam tự thiêu chết từ năm 2011 thì gia đình còn tiếp nối con đường của ông hay không chị Kiều kể:
Từ lúc ba em chết đám tang xong thì gia đình em tiếp tục làm đơn khiếu nại lên huyện và tỉnh nhưng hai nơi này đùn đẩy cho nhau và không giải quyết đơn cho gia đình mà huyện còn kêu rằng việc mua đất của gia đình còn phải chờ quyết định của Thanh tra Chính Phủ.
Đoạn đường khiếu kiện đòi công lý của chị nối dài sau cái chêt của người cha khi chị tiếp tục gõ cửa cơ quan quyền lực để kêu oan về sự mất mát của gia đình, chị Anh kể:
Trước đó em đã qua Thanh tra Chính phủ cầu cứu nhưng họ không giúp đỡ gì hết, nói chung em lâm vào buớc đường cùng rồi mới tới đây. Công an không cho tới đó vì họ có trách nhiệm giữ an ninh tại đó. Người trong cơ quan Thanh tra chính phủ không ra gặp em hay hỏi han gì cả mặc dù em đứng đây cả nửa tháng rồi. Trước đó Thanh tra nói rằng họ đã gửi giấy về Tỉnh và Huyện nhưng gia đình em không nhận bất cứ giấy tờ gì của Tỉnh hay Huyện thông báo.
... nhưng không phải cuối cùng
Sáng ngày 16 tháng Bảy, như mọi buổi sáng khác, chị Kiều tiếp tục đến truớc cửa văn phòng Thanh tra Chính phủ như mọi hôm, và cũng như mọi hôm không ai ra tiếp hay lắng nghe tiếng nói của chị, chỉ có những blogger biết chuyện đã đem hình ảnh của nạn nhân công khai trên mạng cho mọi người biết, từ đó tin tức về cái chết của ông Phạm Nam Anh lan rộng ra cho mọi người thấy sự vô cảm của chính quyền Bảo Lâm đã dẫn tới cái chết thương tâm của một người dân oan như thế nào.
Mặc dù đã gần hai năm nhưng cái chết của ông Nam không hề cũ. Nó xuất hiện vào lúc tình trạng nhân quyền và tranh chấp đất đai đã đến hồi tận cùng sự chịu đựng của người dân. Cái chết này rồi đây sẽ được những tổ chức Nhân quyền chú ý và dẫn tới mối hoài nghi những tuyên bố của Việt Nam về sự quan tâm của họ đối với người dân như những gì mà Hà Nội luôn khẳng định.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-07-16

Bị đòn vì cự cãi CSGT (Kỳ 2)

    Những “người lạ”
Lâu nay cũng đã có nhiều phản ảnh của bạn đọc Báo Thanh Niên về những người “quá rảnh rang” nên đi theo CSGT để “giải quyết” những người quay phim, chụp hình cảnh xử phạt hay cự cãi với CSGT...
Ông Bách phản ánh với PV Thanh Niên
Ông Bách phản ánh với PV Thanh Niên - Ảnh: Nguyên Bảo
Xía vào hành hung
Sau khi đọc bài Bị đòn  vì cự cãi CSGT trên Báo Thanh Niên ngày 15.7, anh Tín (một phi công của hãng hàng không Việt Nam) gọi điện tới báo tố cáo người đàn ông  to con và mập (mà Báo Thanh Niên phản ánh) cũng đã từng uy hiếp và dọa đánh khi anh cự lại CSGT trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (TP.HCM). Theo anh Tín, vào khoảng 13 giờ ngày 2.7, anh đi xe trên đường Tôn Đức Thắng rồi rẽ vào Nguyễn Hữu Cảnh; bị CSGT thổi lại, yêu cầu xuất trình giấy tờ để kiểm tra. Khi anh Tín hỏi: “Tôi bị lỗi gì?”  thì viên CSGT nói: “Anh chạy xe lấn tuyến”. Anh Tín cự cãi với CSGT và không chấp nhận lỗi. Sau một hồi đôi co, thì có một người đàn ông to con, mập bước tới gần anh rồi bảo: “Thôi đưa giấy tờ cho người ta đi!”. Anh Tín không biết người đàn ông này ở đâu xuất hiện, lại bảo mình như vậy nên đã nói với người đàn ông ấy: “Ông không có nhiệm vụ thì đi chỗ khác”. Người đàn ông này lao tới hăm dọa và định đánh anh Tín. Thấy tình hình căng thẳng, viên CSGT can thiệp và nói với anh Tín: “Thôi đi đi ông ơi!”. Anh Tín bức xúc: “Mình vi phạm thì sẵn sàng ký biên bản và đi đóng phạt. Đây mình không phạm luật mà còn có người hăm dọa và định đánh mình nữa chứ”.
Một trường hợp khác, ông Nguyễn Ngọc Bách (41 tuổi, ngụ Q.Tân Bình) đã từng là một nạn nhân như thế. Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Bách cho biết thường hay đi qua tuyến đường ven kênh Nhiêu Lộc, một lần chứng kiến viên CSGT có thể xử phạt không bình thường nên ông định thu thập chứng cứ để phản ánh với cơ quan chức năng. "Khoảng 10 giờ ngày 18.1, tôi đứng bên kia đường ven kênh Nhiêu Lộc (Q.3) quay phim việc thổi phạt người vi phạm thì có một người đàn ông đi xe gắn máy đến ngăn cản, chửi bới và dọa "sẽ đánh chết". Tôi cự lại  liền bị người này mở cốp xe lấy cây ba trắc tấn công. Lúc sau, tổ CSGT cũng chạy sang. Bức xúc, tôi đã gọi CS 113 “cầu cứu”. Một lúc, Công an P.13 có mặt đưa tôi và người đàn ông trên về trụ sở làm việc. Sau đó, tôi được một người bạn chở về nhà. Trên đường về đến hẻm 226 Lê Văn Sĩ, P.1, Q.Tân Bình, thì có 5 người đi trên 3 xe gắn máy đã dùng hung khí tấn công tôi từ phía sau, nhưng tôi tránh kịp. Thấy vậy, người dân cư ngụ gần đó chạy đến can thiệp. Lúc đó, nhóm người này mới chịu bỏ đi. Khi quay phim một số hình ảnh về quá trình CSGT xử lý vi phạm, tôi thấy một số người đàn ông luôn xuất hiện gần đó, có cả người dọa đánh tôi” - ông Bách kể.
Ông Bách cũng cho biết thêm, cuối cùng kết quả xử lý vụ việc của ông hôm ấy là "nhà ai nấy về".
Đeo bám ngẫu nhiên?
Khoảng 10 giờ 20 ngày 8.6, chúng tôi thấy có 4 CSGT đi 2 xe mô tô đặc chủng dừng trên đường ven kênh Nhiêu Lộc (đoạn gần đường Trần Văn Đang). 2 CSGT dựng xe mô tô trên lề đường, cầm xấp biên bản ghi chép liên tục; còn 2 CSGT ra hiệu dừng xe (chủ yếu xe gắn máy) lưu thông không đúng phần đường, không có kính chiếu hậu... Bên kia đường (cách khoảng 5 - 6 m) là một người đàn ông lạ ngồi trên xe gắn máy, luôn dáo dác nhìn trước nhìn sau. Thỉnh thoảng, người này chạy tới chạy lui khu vực CSGT lập chốt nhưng không ngừng quan sát chung quanh.
Gần 12 giờ cùng ngày, CSGT quay về để thay ca và người đàn ông này cũng đi đâu mất. Đến 17 giờ 44 ngày 8.6, tại địa điểm nói trên, PV đã ghi hình lại tổ CSGT của Công an Q.3 đang làm nhiệm vụ thì cũng thấy có sự hiện diện của người đàn ông này gần đó với hành vi giống hệt như cuối buổi sáng cùng ngày. Đứng xử phạt được 15 phút, tổ CSGT này đi về hướng đường Bà Huyện Thanh Quan (đoạn giữa Võ Thị Sáu - Tú Xương, Q.3) lập chốt thổi phạt tiếp. Người đàn ông này cũng nổ máy xe bám theo sau CSGT, cũng đến xớ rớ gần chốt mới của tổ CSGT, ngồi xem xử phạt. Theo chúng tôi tìm hiểu, người này tên N. (ngụ Q.Gò Vấp)...
Nguyên Bảo - Mã Phong
(Thanh niên)

Chủ tịch HĐQT bị 'tố' tặng xe Camry trả ơn quan chức

Công an huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã ra quyết định không khởi tố điều tra vụ tố cáo ông Nguyễn Thành Long (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản và Thương mại Bình Thuận) đưa hối lộ để được khai thác mỏ titan Suối Nhum.

Quyết định này đã được gửi sang VKSND huyện Hàm Thuận Nam để phê chuẩn.
http://toyotaansuong.com.vn/Hinh%20CTSP/camry.jpg

Trong việc tranh chấp Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản và Thương mại Bình Thuận với gia đình bà Hoàng Thị Lý (người khẳng định đã mua lại mỏ titan Suối Nhum hơn 6 triệu USD), cuối năm 2012, ông Long cho người chiếm giữ trụ sở công ty và đơn phương ra quyết định trái luật cách chức giám đốc và phó giám đốc.

Sau đó, giám đốc cùng tập thể công nhân công ty đã làm đơn tố cáo ông Long từng mua tặng một nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Thuận xe Toyota Camry để trả ơn vì giúp ông Long xin được giấy phép khai thác mỏ titan Suối Nhum. Theo Công an huyện Hàm Thuận Nam, qua xác minh, điều tra, không có sự việc phạm tội xảy ra nên không khởi tố vụ án.

Đối với việc tố cáo ông Long dựa vào người có thế lực, trong đó có cả "xã hội đen" chiếm giữ công ty, theo Công an tỉnh Bình Thuận, ông Long cho người vào chiếm giữ công ty là có thật. Tuy nhiên, sau đó gia đình bà Lý đã tái chiếm công ty. Do đó hành vi trên của ông Long chưa có dấu hiệu hình sự mà phát sinh là do nguyên nhân tranh chấp quyền quản lý, điều hành công ty. Công an tỉnh Bình Thuận cũng cho rằng chưa có cơ sở xác định hoạt động của băng nhóm “xã hội đen” nên chưa có căn cứ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm.
(PLTP)

Đà Nẵng có tân trưởng Ban Nội chính

Ông Trần Thanh Vân vừa được bổ nhiệm vị trí trưởng Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng, theo thông cáo được đăng tải ngày 15/7 trên cổng thông tin của Ủy Ban Nhân dân (UBND) Thành phố Đà Nẵng.

Vị trí này có nhiệm kỳ là 5 năm. Trước đó, ông Vân giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng .

Ngoài ra, hai vị trí phó Ban Nội chính Thành ủy được phân công cho hai ông Phạm Hà Bắc và ông Nhật Thành; cả hai nguyên là Phó Trưởng ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng của UBND thành phố.

Cổng thông tin của UBND TP Đà Nẵng dẫn lời phát biểu của ông Trần Thọ, phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nói: “Ban Nội chính Thành ủy là cơ quan chuyên trách có chức năng tham mưu, đề xuất, đẩy mạnh công tác nội chính và đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí ..."

Ông Thọ cũng cho biết thời gian tới Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng sẽ bổ sung thêm 21 nhân sự về đơn vị làm việc, đồng thời sẽ "chủ trì phối hợp với cơ quan nội chính Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Sở ngành xử lý các đối tượng "cò" chung cư thu nhập thấp và những trường hợp khiếu kiện của người dân."
Ông Trần Thanh Vân
Ông Trần Thanh Vân nguyên là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân TP Đà Nẵng
'Chân rết'

Quyết định thành lập ban nội chính địa phương trên khắp 63 tỉnh, thành với chức năng là văn phòng có nhiệm vụ 'theo dõi công tác nội chính, và theo dõi công tác phòng chống tham nhũng', được đưa ra hồi đầu tháng 5 năm nay.

Việc thành lập 'chân rết' của Ban Nội chính ở các địa phương và xử các vụ tham nhũng lớn trước đó đã được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng thúc giục trong cuộc họp hồi 27/3.

Về cơ cấu nhân sự và nhân sự lãnh đạo của Ban Nội chính Trung ương, văn bản công bố quyết định của Trung ương Đảng hồi tháng Năm cho hay Ban Bí thư yêu cầu bố trí cán bộ "cỡ ủy viên thường vụ tỉnh/thành ủy làm trưởng ban nội chính".

"Nơi chưa có điều kiện thì giao vị trí quan trọng này cho cấp ủy viên thuộc diện được quy hoạch vào thường vụ tỉnh/thành ủy khóa tới."

Hiện trưởng Ban Nội chính Trung ương là ông Nguyễn Bá Thanh, người từng nắm vị trí Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng từ năm 1996, và sau đó là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng từ năm 2003 cho đến lúc nhận nhiệm vụ mới.

Ông Thanh được đề bạt vào vị trí này vào ngày 28/12/2013, sau khi Bộ Chính trị ban hành các quyết định về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương và các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ban này.

Tuy nhiên ông đã trượt vị trí bổ sung ủy viên Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi tháng Năm.
(BBC)

Bắt 3 nhà đầu tư tung tin đồn bắt chủ tịch BIDV

(hay nhỉ, 3 thằng cha này uy tín dữ ha, bốc phét 1 cái mà cả thị trường tin, đáng đưa vào guiness quá xá =))

Tổng cục An ninh II- Bộ Công an đã bắt 3 đối tượng tung tin đồn thất thiệt làm chao đảo hệ thống ngân hàng, chứng khoán hồi tháng 2/2013.
Đầu tháng 2, cả thị trường tài chính tiền tệ và chứng khoán đã chao đảo trước tin đồn ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị bắt.
Tin đồn này không chỉ gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính lúc đó, mà còn làm giảm lòng tin của người dân đối với việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
3 đối tượng tung tin đồn kể trên sinh năm 1976, 1980 và 1985, hiện đang công tác tại TP.HCM và Hà Nội.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Người bị tung tin đồn bắt bớ hồi tháng 2.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Người bị tung tin đồn bắt bớ hồi tháng 2.
Kết quả điều tra cho thấy, động cơ của các đối tượng kể trên không có mục đích phá hoại nhưng có mục đích vụ lợi về kinh tế, do các đối tượng này đều là nhà đầu tư nhỏ lẻ, tham gia đầu tư chứng khoán.
Mặt khác, các đối tượng này bị ảnh hưởng bởi các diễn đàn mạng phản động, những thông tin trái chiều về tình hình thay đổi nhân sự cấp cao của Đảng và Nhà Nước; đồng thời muốn tỏ ra là người thạo tin nên đã tung tin đồn gây sự chú ý trên các diễn đàn mạng.
Hành vi của các đối tượng kể trên đã gây ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính, tiền tệ thời điểm bấy giờ. Tỷ giá đôla sau khi chững lại vào buổi sáng, bất ngờ tăng vọt trở lại vào buổi chiều 21/2, đáng chú ý là giá niêm yết trong ngân hàng vượt qua 21.000 đồng khiến ngay dân buôn đôla chợ đen cũng giật mình. Giá vàng tiếp tục giãn rộng khoảng cách so với thế giới khi lực mua bất ngờ tăng mạnh tại TP HCM.
Ảnh hưởng nặng nề nhất là thị trường chứng khoán, hai chỉ số sàn Hà Nội và TP HCM rơi tự do, Vn-Index giảm với biên độ lớn nhất từ sau vụ bầu Kiên bị bắt tháng 8/2012.
Tin đồn bắt giữ này làm hàng loạt cổ phiếu bị “bán tháo”, các chỉ số chứng khoán sụt giảm mạnh như VnIndex giảm 18 điểm, tương đương 3,36%, còn HNX Index giảm 3,35 điểm, tương đương -5,3%. Gần 430 mã chứng khoán giảm điểm, trong đó 148 mã giảm sàn. Vốn hóa của thị trường chứng khoán đã mất 29.000 tỷ trong chỉ 1 phiên giao dịch.
Ngay sau khi tin đồn này được phủ nhận thì thị trường chứng khoán đã khôi phục được một nửa số điểm ngay phiên giao dịch ngày hôm sau (22/2).
Hiện cơ quan công an đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Tú Hương tổng hợp VTV
(Đất Việt)
 

“Ông nghĩ gì Việt Nam?”

Thử đội nón lên xem có nghĩ được gì không?
Đang nghe đoạn phỏng vấn HLV của đội Arsenal… buồn cười là VN phỏng vấn người nước ngoài luôn hỏi (thậm chí thường là câu hỏi đầu tiên) các ông/ các bạn nghĩ gì về Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn trên đất nước đó chẳng nhẽ lại nói xấu?! (nói linh tinh cẩn thận không còn đủ răng về nước) Câu trả lời cho dạng câu hỏi kể trên gần như chắc chắn luôn là những lời khen, và thường là những lời ca ngợi chung chung. Như là đồ ăn Việt Nam có món phở rất ngon!!!
Những câu hỏi phỏng vấn sáo mòn kiểu này phơi bày tư duy lười biếng của nhiều nhà báo, phóng viên. Tệ hơn nữa là… phải chăng chúng ta thực sự kém tự tin đến vậy?! Luôn quan tâm, luôn để ý xem người khác nghĩ gì về mình (và luôn đặt những người được hỏi vào những tình huống chỉ có thể khen). Chắc không mấy người thích bị kẻ khác đánh giá. Việc đánh giá một người khác là rất phức tạp, huống hồ cả một dân tộc?! (lại còn với những người vừa đặt chân tới Việt Nam có mấy tiếng đồng hồ?!?) Ấy thế mà mang danh cả đất nước lại cứ muốn dồn người ta vào thế phải đưa ra đánh giá là sao? Chúng ta cần những lời khen ngợi an ủi vuốt ve đó đến vậy sao?
Đến bao giờ Việt Nam mới thôi cái trò cứ động phỏng vấn người nước ngoài là hỏi bạn nghĩ gì về Việt Nam, bạn thấy con người Việt Nam ra sao (đến hỏi mình câu này mình còn đếch biết trả lời thế nào)… blah blah? (với những thứ dễ đụng chạm chính trị thế này thì chỉ nên hỏi những câu vô thưởng vô phạt, dễ trả lời thật lòng, vd như bạn đã thử món ăn VN nào chưa, bạn thấy thích món ăn nào nhất, bạn dự định sẽ đi thăm những thắng cảnh nào ở VN v.v... thiếu gì, chỉ tại không chịu động não)
Ấy thế mà buồn cười là không nhiều người biết cách khen. Hình như VN mình không có văn hóa khen ngợi (nên chúng ta ‘thèm khát’ lời khen từ người khác đến vậy?!). Ngày nhỏ, tôi học ở Thực Nghiệm, các thầy cô hay sử dụng một cấu trúc câu mà ban đầu tôi nghe thấy rất lạ tai: cô khen bạn này..., cô chê bạn kia... Ví dụ như là nhắc nhở học sinh giữ trật tự thì giáo viên sẽ nói là: cô chê bạn B chưa giữ trật tự tốt nhé. Còn khi học sinh làm được tốt việc gì đó, giáo viên sẽ khen: cô khen bạn A đã lau bảng rất sạch. Cấu trúc câu kiểu này không được... thuần Việt, xuôi tai lắm, nhưng vấn đề chủ yếu ở đây là cách khen ngợi và góp ý của giáo viên đối với học sinh, khen ngợi đúng lúc, đúng chỗ và góp ý, nhắc nhở chứ không phải chê bai, vùi dập. Tôi không có cảm giác kinh khủng, tồi tệ khi mình mắc lỗi gì đó ở trường (và điều tuyệt vời này đã chấm dứt khi tôi rời khỏi trường Thực Nghiệm).
Hẳn ai cũng thấy tình trạng chê bai, chửi bới, ném đá nhau trên các trang mạng xã hội đang tồi tệ ra sao. Chả hiểu kiểu gì cứ ném đá hội đồng thì nhanh thế, đông thế ‘___‘. Như thể việc chê bai khiến họ thấy mình có “sức mạnh”, “quyền lực”, “trình độ” hơn ấy. Còn khen thì tức là đứng ở tầm dưới, ngưỡng mộ nhìn lên.
Có một page khá thú vị tên là Teach me Vietnamese. Anh chàng này thường đưa ra những nhận định, ý kiến rất gây tranh cãi (nhưng tôi thấy chúng thường đúng). Và không thiếu những comment tức giận chửi bới lại anh ta. Thật đáng buồn là chúng ta thích hỏi ý kiến người nước ngoài về VN, nhưng khi họ đưa ra những ý kiến không được lung linh, lấp lánh thì chúng ta đùng đùng tự ái. Trong khi chỉ nên nghĩ xem ý kiến của anh ta thế nào, vì sao anh ta lại đưa nhận định như vậy... và nếu không thấy đồng tình thì... thôi. Sao phải cố thay đổi ý kiến của MỘT người nước ngoài về VN làm gì? Anh ta có căm thù đất nước VN thì cũng có ảnh hưởng gì đâu ta? (trừ khi anh ta là tổng thống Mỹ). Mà thực tế tôi thấy anh ta đưa ra ý kiến là có thiện chí. Chúng ta không cần phải đồng tình hết, nhưng nên tham khảo, suy nghĩ.
Khi nào chúng ta thôi suy nghĩ tủn mủn, thôi cảm tính lặt vặt... thì có lẽ chúng ta sẽ bắt đầu thôi nhỏ bé.

Tại sao Báo chính thống thành lá cải?

Nhiều người, thậm chí cấp lãnh đạo cao cấp của bộ máy quản lý truyền thông của nhà nước đề cập đến khuynh hướng lá cải của truyền thông trong thời gian gần đây. Kính Hòa tìm hiểu khuynh hướng ấy trong bài sau đây.
Báo VN tràn ngập tin lá cải hay chính thống?
Hôm 20 tháng sáu vừa rồi ông Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son, có nhắn nhủ báo chí Việt Nam những điều sau đây,
“Báo chí phải định hướng dư luận và phải tìm các giải pháp để tăng nguồn thu hợp pháp.”
Lời nhắn nhủ này có vẻ xuất phát từ nhận định của ông Son trong buổi nói chuyện cùng ngày, “Báo chí hiện có khuynh hướng dễ dãi lá cải khiến bạn đọc bức xúc.”...Cũng cần nhắc lại ông Son đã hơn một lần gọi những thông tin mà các tờ báo và đài của ông là thông tin chính thống. Vậy báo chí của ông Son vừa là chính thống mà lại vừa là lá cải chăng?
Và cũng cần nhắc lại ông Son đã hơn một lần gọi những thông tin mà các tờ báo và đài của ông là thông tin chính thống. Vậy báo chí của ông Son vừa là chính thống mà lại vừa là lá cải chăng?
Ông Son không nêu cụ thể thế nào là lá cải và dễ dãi. Có lẽ ông cho rằng các tin, bài về cướp của giết người, về tình dục, về scandal giới Showbiz…? Quả thực các thông tin lọai đó đang tràn ngập hơn 700 tờ báo mà ông Son đang quản lý.
Cách đây không lâu tin đồn về việc ngôi sao tình dục Nhật Bản Maria Ozawa đến Việt Nam đã được một số báo in lẫn báo mạng đưa tin. Một cô bé muốn nổi tiếng là Huyền Anh tung lên mạng những Video clip khoe thân thể quảng cáo cho bản thân mình cũng được các báo nhà nước (mà báo nào mà chẳng của nhà nước trong chế độ hiện hành!) rộn ràng nhắc tới. Không kể đến vô vàn tin tức về các vụ án từ lớn tới nhỏ, trừ các vụ án chính trị!
Việt Nam hiện có hơn 700 tờ báo nhưng tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Như để chứng minh cho nhận định của ông Son về cái gọi là khuynh hướng lá cải này, trong một lần trả lời phỏng vấn Mặc Lâm, nhà văn và nhà báo Vi Thùy Linh hiện sống ở Hà Nội nói,
“những chuyện giật gân lá cải gần như bằng với chính thống mặc dầu không ai tôn vinh nó cả nhưng nó đang nhiều đến mức độ nếu tính theo thói quen ở Việt Nam thì đa số hơn thiểu số. Cái đa số này đang gần như trở thành dòng chủ lưu rẻ tiền. Nó trở thành chủ lưu vì nó không bị tiểu trừng, không bị lên án và nó cứ hoành hành như thế.”
    Ông Son không nêu cụ thể thế nào là lá cải và dễ dãi. Có lẽ ông cho rằng các tin, bài về cướp của giết người, về tình dục, về scandal giới Showbiz…? Quả thực các thông tin lọai đó đang tràn ngập hơn 700 tờ báo mà ông Son đang quản lý.
Một công nhân tranh thủ đọc báo trong giờ nghỉ (minh họa)
Một công nhân tranh thủ đọc báo trong giờ nghỉ (minh họa) AFP
Viết theo kiểu định hướng dư luận
Nhưng không rõ ông Nguyễn Bắc Son và nhà văn Vi Thùy Linh có quan niệm khác nhau về thế nào là chính thống hay không. Có vẻ như nhà báo Thùy Linh cho rằng các thông tin về chính trị xã hội, những gì quan trọng trong việc vận hành của một xã hội là thuộc cái chủ lưu, cái chính thống. Còn ông Son có vẻ không bận tâm điều đó lắm, ông nói đến chính thống khi mà truyền thông nhà nước được huy động để chỉ trích một vấn đề gì đó. Trong thời gian gần đây có thể kể ra vài chiến dịch như thế: Phê bình 72 nhân sĩ trí thức ký kiến nghị đòi thay đổi Hiến Pháp, Phê bình việc cho xuất bản quyển Trại Súc Vật tại Việt Nam, Tấn công những người đang ủng hộ cuộc thuyệt thực của ông Cù Huy Hà Vũ trong tù…Điều này được những người cai quản hệ thống truyền thông ở Việt Nam gọi là định hướng dư luận.
Nhưng nếu viết về những vấn đề chính thống như nhà báo Thùy Linh quan niệm thì có nhiều rủi ro quá. Trong vài năm gần đây, nhiều nhà báo, do theo đuổi những vấn đề chính thống ấy như chống tham nhũng, chống Trung quốc xâm lược, phê bình các phát biểu chính trị của các lãnh đạo đảng cộng sản…lần lượt phải nghỉ việc, thậm chí tù tội. Có thể kể đến việc các tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, tờ báo lớn ở phía Nam và cả nước, lần lượt phải ra đi, các nhà báo bị cầm tù như Việt Tiến, Hòang Khương, bị nghỉ việc như Nguyễn Đắc Kiên…nhà báo Trung Dân gặp rắc rối khi tờ báo Du lịch của ông đăng bài chống thái độ xâm lược của Trung quốc, …
Nhà báo Hùynh Ngọc Chênh, người được giải Netizen về tự do Internet và gần đây nhất bị cấm ra nước ngòai, đã phát biểu như sau,
“Viết những chuyện chính trị theo quan điểm nhà nước thì không ai đọc, viết lạng quạng lại bị kỷ luật, vậy người ta viết về những chuyện dân sinh, chuyện sốc, tầm bậy tầm bạ thì không động chạm tới ai mà còn bán được báo! Tờ báo cũng cần phải sống nữa.”
Và chưa có nhà báo nào viết về những chuyện tầm bậy tầm bạ như thế bị truy tố hay đuổi việc bao giờ. Không có các tội danh tuyên truyền chống phá, lật đổ…đối với những bài báo được cho là tầm bậy tầm bạ đó. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi những bài viết cùng hình ảnh phiên tòa hoa hậu Mỹ Xuân cầm đầu đường dây môi giới mại dâm tràn ngập các trang báo với rừng ống kính phóng viên, còn phiên tòa xử hai sinh viên Nguyên Kha và Phương Uyên chống Trung quốc xâm lược chỉ ngắn gọn vài dòng.
Như vậy lối thóat cho các nhà báo Việt Nam đã rõ, không nên đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm như: Trung quốc, Đất đai, Dân oan, Tham nhũng…Còn khuynh hướng lá cải thì…không sao cả. Trong tình hình như vậy chức năng quan trọng của truyền thông đã bị làm nhẹ đi, vì rất nhiều chuyện xảy ra cần phải đưa tin, nhưng nhạy cảm nên phải đưa vắn tắt, hoặc đưa theo cách nói gần nói xa.
Ngày 30/6 năm nay, một ngày trước ngày thành lập đảng cộng sản Trung quốc, một chỉ thị từ cơ quan quản lý báo chí bị rò rỉ, có nội dung sau đây,
“Các báo chú ý: Ngày mai, 1/7, là ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các báo tuyệt đối không đưa tin về biểu tình, về tranh chấp chủ quyền Việt Nam-Trung Quốc”.
Thế còn việc viết theo kiểu định hướng dư luận? Chắc là ông Nguyễn Bắc Son không khuyên các các nhà báo định hướng theo khuynh hướng lá cải rồi. Nhưng định hướng theo kiểu ông muốn, tức là chỉ nói cái gì nhà nước mong muốn, nhà nước cho là tốt thì cũng không dễ dàng. Làm nhà báo tại Việt Nam là một công việc vô cùng khó chịu, những tin tức liên quan đến vận mệnh quốc gia như trong chỉ thị trên kia mà bị cấm. Nhưng tư cách nhà báo cũng không dễ dàng cho phép họ nói cái điều mà mình cho là không trung thực, hoặc không xảy ra được, vì theo lời cụ Hùynh Thúc Kháng chủ bút tờ báo Tiếng Dân thời thuộc địa Pháp,
Nếu chúng ta không có quyền được nói lên sự thật thì chúng ta có quyền không nói lên sự dối trá!
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-07-16

Đài Loan tập trận ảo đề phòng Trung Quốc tấn công

Ảnh minh họa : Trẻ em luyện tập 'sức khỏe' trong bộ áo ngụy trang. Ảnh chụp tại một trường ở Đài Trung, ngày 15/07/2013.
Ảnh minh họa : Trẻ em luyện tập 'sức khỏe' trong bộ áo ngụy trang. Ảnh chụp tại một trường ở Đài Trung, ngày 15/07/2013. (Reuters)

Bộ Quốc phòng Đài Loan thông báo, trong 5 ngày kể từ hôm nay (15/07/2013) Đài Loan tiến hành đợt tập trận ảo trên máy vi tính, căn cứ vào kịch bản bị Trung Quốc tấn công và đổ bộ vào năm 2017. Đài Bắc không giải thích thêm về kịch bản tập trận ảo nói trên, nhưng theo các nhà phân tích thì thời điểm 2017 có vẻ hợp lý do Trung Quốc liên tục phát triển quân sự, lại đang tranh chấp chủ quyên với nhiều nước láng giềng.

Theo lời tổng biên tập tạp chí quốc phòng Asia Pacific Defense Magazine từ Đài Bắc, Kevin Cheng, kịch bản tập trận ảo dựa trên một số giả thuyết như là « Trung Quốc huy động hàng không mẫu hạm, máy ban tàng hình và tàu đổ bộ loại T081 ».

Chuyên gia về các vấn đề quốc phòng này không loại trừ khả năng Trung Quốc sử dụng tàu đổ bộ khi cần giải quyết xung đột tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và Hoa Đông. Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng nói trên còn cảnh báo trước đe dọa Trung Quốc triển khai hơn 1.500 tên lửa đạn đạo và hỏa tiễn nhắm vào Đài Loan.

Theo phân tích của AFP quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đã dịu xuống kể từ khi tổng thống Mã Anh Cửu lên cầm quyền vào năm 208 và ông Mã đã tái đắc cử vào năm ngoái. Thế nhưng Trung Quốc vẫn không từ bỏ ý định sử dụng vũ lực chống Đài Loan.

Trả lời báo chí vào tuần trước, mọt viên tướng cao cấp của Đài Loan đã nhận xét rằng « quan hệ giữa hai bên bờ eo biển Đài Loan đã được cải thiện trong nhiều lĩnh vực. Nhưng riêng các mối đe dọa quân sự thì không ».

Năm 1995 và 1996 Trung Quốc đã hai lần phóng tên lửa đạn đạo hướng về phía Đài Loan. Lần thứ nhì là nhằm thuyết phục cử tri Đài Loan không bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống Lý Đăng Huy ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai. Ông này là người có đường lối cứng rắn đối với Bắc Kinh.
Thanh Hà (RFI)

Tiến thoái lưỡng nan về sự thành công của Trung Quốc

Trong vòng một thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một chuỗi thử thách kinh tế có thể dẫn đến nhiều khó khăn chính trị hơn so với những thử thách mà nước này đã đối mặt trong vòng ba thập kỷ qua.

Lãnh đạo mới của Trung Quốc phải đối phó với hiện trạng bất ổn định: mô hình kinh tế lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo đã vượt qua giới hạn của nó; tổn thất về môi trường trầm trọng đến từ sự phát triển quá nóng từ năm 1979; và các tầng lớp nắm quyền lực chính trị lâu năm hiện đang bị mang ra ánh sáng vì các vụ bê bối tham nhũng kinh niên, và sự thiếu vắng cả tính minh bạch lẫn trách nhiệm.

Và những thử thách này diễn ra trong một môi trường an ninh khu vực bất ổn được hình thành bởi sự hành xử ngang ngược của Bắc Kinh tại châu Á, điều này đã dấy lên những quan ngại trong các nước láng giềng từ Ấn Độ cho tới Việt Nam.

Ngoài những vấn đề về cơ cấu kinh tế, Trung Quốc sẽ phải đối phó với các làn sóng độ thị hóa mới, trong đó ước tính sẽ có khoảng 350 triệu người di cư tới các thành phố lớn trước năm 2030, nâng con số cư dân thành thị lên gần 1 tỉ. Tính tới năm 2025, Trung Quốc sẽ có khoảng 221 thành phố với 1 triệu người ở mỗi thành phố. So sánh với châu Âu hiện nay, toàn bộ châu Âu chỉ có 35 thành phố với số dân trên 1 triệu người. Sự bùng nổ đô thị chưa có tiền lệ mang tính lịch sử này cho thấy tình thế nan giải của Trung Quốc vào thời điểm mà rô-bốt và kinh tế số đang tái định nghĩa lại công việc. Ví dụ, FOXCONN, với 1,2 triệu công nhân Trung Quốc và lắp ráp khoảng 40% toàn bộ các thiết bị điện tử được tiêu thụ trên thế giới mới tuyên bố sẽ mua 1 triệu rô-bốt trong vòng 3 năm tới.

Các lãnh đạo Trung Quốc cũng cần phải đối mặt với những dạng sức mạnh cá nhân chưa từng có trong lịch sử từ tầng lớp trung lưu đang bùng nổ hiện nay, và nhiều người trong số này đang bất bình về nạn tham nhũng tràn lan, thiệt hại về môi trường cũng như sự bất công đang gia tăng ngày mỗi cao trong xã hội. Tầng lớp này chứa tới 500 triệu công dân Trung Quốc, những người đang sử dụng internet, và hàng trăm triệu người sử dụng Weibo –mạng xã hội của Trung Quốc tương tự như Twitter, tại một quốc gia với hơn 700 triệu điện thoại di động.
Trung Quoc-3

Có những dấu hiệu rõ ràng rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra được sự cần thiết phải thay đổi. Tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc phụ thuộc vào những hành động cụ thể. Hơn ba thập kỷ tăng trưởng hai con số tại đây, Trung Quốc chính là nền tảng vững chắc cho thành công của Đảng Cộng sản với cương vị lãnh đạo.

Nhưng những lãnh đạo Trung Quốc biết rõ rằng mô hình xuất khẩu với đầu tư làm động lực sẽ không mang lại bền vững lâu dài. Đây chính là phần mở đầu trong bản báo cáo Trung Quốc 2030 được xuất bản hồi năm ngoái do Ngân hàng Thế giới và Ban Cải cách và Phát triển Nhà nước Trung Quốc tài trợ, một cơ quan chính sách hàng đầu tại đây.

Trung Quốc 2030 mô tả một cách rõ ràng rằng những cải cách rộng khắp nhằm tạo ra một chức năng lớn hơn dành cho các thị trường tư nhân, tăng cường sức cạnh tranh và củng cố lại nền pháp quyền sẽ là những điều cần thiết nếu Bắc Kinh nhận ra mục tiêu trở thành “một xã hội hiện đại, hòa bình, sáng tạo và thu nhập cao”. Quan trọng, bản báo cáo đã chỉ ra rằng “cải tổ các tập đoàn nhà nước và ngân hàng sẽ có thể giúp cân đối lại sự sắp xếp của các tập đoàn nhà nước với sự yêu cầu và cho phép sự cạnh tranh tới từ mảng doanh nghiệp tư nhân trong một thương trường công bằng”.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu cải cách đáng chú ý nào diễn ra, dù cho Chủ tịch nước mới nhậm chức Tập Cận Bình và Thủ Tướng Lý Khắc Cường, cùng với một vài thành viên trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc được xem như là những nhà cải cách.

Nếu Bắc Kinh có kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược thì rõ ràng họ không được cụ thể cho lắm. Liệu việc này sẽ như thế nào? Sau đây là ba tương lai có thể có được đưa ra như một công cụ phỏng đoán nhằm suy nghĩ về các khả năng có thể diễn ra cũng như các chiến lược hiện tại của Trung Quốc.

Một thế giới hòa hảo

Trong bối cảnh tốt nhất này, Trung Quốc cho phép đồng Nhân dân tệ trở nên tự do hơn, và trong năm năm tới bắt đầu củng cố nền Pháp quyền và đẩy hệ thống tài chính của họ theo hướng phân bổ tài nguyên dựa trên thị trường nhiều hơn. Sự tăng trưởng dựa vào người tiêu dùng duy trì được ở mức 6-7% mỗi năm khi Trung Quốc giảm sự phụ thuộc của họ vào xuất khẩu và tăng tính ổn định xã hội thông qua sự cải tổ chính trị và pháp luật bằng việc khai thông hệ thống chính trị và thúc đẩy Pháp quyền, tính minh bạch và tính trách nhiệm.

Trung Quốc cũng tìm thấy một mô hình tạm ước có tính hợp tác và ổn định hơn tại Đông Nam Á với cả Hoa Kỳ và các nước láng giềng châu Á lân cận. Mối quan hệ Trung Quốc–Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tương lai tốt đẹp này cho Trung Quốc.

Tình trạng xáo xộn

Đây là một phản ứng đối với khủng hoảng hơn là một tương lai được xây dựng từ chiến lược, trong đó các lãnh đạo lại không biết cách điều hành hiệu quả đối với các khủng hoảng môi trường. Các cuộc khủng hoảng khác có thể diễn ra nằm ở sự bùng nổ trong thị trường bong bóng nhà đất, tham nhũng, gia tăng bất bình đẳng và sự bất bình xã hội.

Trung Quốc thực hiện cải cách vì sự bắt buộc thay vì có kế hoạch và mục đích rõ ràng. Trung Quốc thực hiện các bước đi lưỡng lự trong việc thúc đẩy Pháp quyền, tăng tính trách nhiệm của các quan chức Đảng địa phương và khu vực, và dần dần cải cách hệ thống kinh tế và tài chính nhằm cải thiện tính cạnh tranh, làm giảm sức mạnh độc quyền của các tập đoàn nhà nước, và chập chạm miễn cưỡng tiến tới việc tái cơ cấu nền kinh tế. Tương lai này được thấy qua chính sách đối ngoại đa tạp gồm chủ nghĩa dân tộc, sự cẩn trọng, hợp tác lẫn cạnh tranh với Hoa Kỳ.

Bẫy thu nhập trung bình

Áp lực duy trì mức tăng trưởng 7-8% tới từ việc cho vay quá mức và có động lực chính trị bởi các ngân hàng nhà nước nhằm duy trì vẻ ngoài của một nền kinh tế đang tăng trưởng, và điều này lại làm tăng nợ và tiếp tục những khoản đầu tư không hiệu quả. Điều này chứng minh sự phản tác dụng của những chính sách trên.

Tình hình bong bóng nhà đất bị giảm phát, các nhà đầu tư trung lưu đổ các khoản tiền tiết kiệm của họ vào việc mua các căn hộ giờ đây lỗ nặng, bất ổn xã hội ngày mỗi gia tăng, và tăng trưởng thực của Trung Quốc giảm mạnh xuống chỉ còn 2-3% khi mà thất nghiệp tăng vọt. Trung Quốc rơi vào bẫy thu nhập trung bình, thất bại trong việc đi lên cuỗi giá trị trong sản xuất nhằm cạnh tranh với các quốc gia tiên tiến hơn, trong khi đó chi phí lao động cao hơn ở nước làm mất sức cạnh tranh với các quốc gia đang phát triển khác tại châu Á.

Khi mà Trung Quốc tăng cường tập trung vào những thử thách nội tại vào tính ổn định, họ có thiên hướng nhìn thế giới bên ngoài như một nguồn của các vấn đề cũng như một mối đe dọa chiến lược, do đó chủ nghĩa dân tộc nung nấu và sự không khoan nhượng đang tăng trong mối quan hệ của họ với các quốc gia khác và diễn đàn quốc tế.

Một trong những khó khăn lớn nhất của Trung Quốc trong việc nhận thức được tương lai gần với một bối cảnh thế giới hòa hảo đó là mạng lưới những quyền lợi bất di bất dịch được trao cho tầng lớp lãnh đạo trong khối ngân hàng nhà nước, các tập đoàn nhà nước, và những quyền lợi có mối quan hệ mật thiết với quân đối nổi lên từ cuộc cải cách sau năm 1979. Ví dụ, theo báo cáo thì hiện có khoảng 83 tỉ phú trong Quốc hội nước này.

Từ những khó khăn thấy trước dành cho làn sóng cải cách mới này, đầu tiên Trung Quốc có vẻ như sẽ trôi nổi từ tình trang xáo xộn tới bẫy thu nhập trung bình. Để đạt đủ động năng chính trị nhằm vượt qua những phản kháng để thực hiện được sự cải cách có thể đòi hỏi nhiều áp lực từ dưới lên trên (với sự cho phép từ Bộ Chính trị) vày việc này được gây ra bởi những sự kiện khơi màu như giảm phát từ bong bóng nhà đất mà hậu quả của nó là thực sự tệ hại.

Robert A. Manning, EAF
Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
___________

Robert A. Manning là thành viên cao cấp tại Atlantic Council’s Brent Scowcroft Center for International Security and its Strategic Foresight Initiative (Trung tâm An ninh Quốc tế và Sáng kiến Chiến lược Tầm nhìn xa khu vực Đại Tây Dương thuộc Viện Scowcroft Brent). Ông từng là Cố vấn Cấp cao cho Trợ lý Ngoại trưởng chuyên khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (1989–1993), Hoạch định Chính sách (2004–08) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng Tình báo Chiến lược Quốc gia (2008–12).
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
 

Nga xét xử nhà đối lập Navalny : Án kinh tế để « trả thù chính trị »

Nhà đối lâp Nga Alexeï Navalny lúc đến tòa án ngày 24/04/ 2013.
Nhà đối lâp Nga Alexeï Navalny lúc đến tòa án ngày 24/04/ 2013. (Karpukhin / Reuters)

Số phận của nhà đối lập hàng đầu Nga Alexei Navanyl sẽ được ấn định vào ngày 18/07/2013 tới đây trong một phiên tòa kéo dài xét xử ông với tội danh biển thủ công quỹ. Phe đối lập cũng như đông đảo dư luận tại Nga lên án đây là một phiên tòa chính trị hóa, được dàn dựng từ đầu tới cuối nhằm loại khỏi chính trường nhà đấu tranh chống tham nhũng nhiệt thành nhất nước Nga, một gương mặt đối lập hàng đầu với Tổng thống Putin.

Bị truy tố từ cuối năm 2012, đến ngày 17/4 năm nay, Navalny, 37 tuổi, được đưa ra xét xử sau nhiều lần tòa phải hoãn đi hoãn lại dưới sức ép của đối lập. Ông bị truy tố vì tội biển thủ 16 triệu rúp (400 nghìn euro), gây thiệt hại cho ngành khai thác rừng, từ hồi năm 2009 khi còn làm cố vấn cho Thủ hiến vùng Kirovles. Mới đây Viện Công tố Nga đã đề nghị mức án đối với Alexei Navalny là 6 năm cải tạo và phạt một triệu rúp (23 nghìn euro).

Navalny phản đối kịch liệt các cáo buộc của tư pháp, khẳng định vụ việc đã được dàn dựng hoàn toàn. Tuần trước, trên đài Tiếng vọng Matxcơva, Navalny tuyên bố « Tất cả những ai theo dõi phiên tòa này đều nói Navalny vô tội ».

Tuy nhiên bản thân nhà đối lập cũng hiểu được rằng dù gì thì chính quyền vào ngày 18/07 tới đã định sẵn cho ông một mức án nào đó bởi như ông đã lên án nhiều lần phiên tòa với cái án kinh tế này là một « sự trả thù chính trị » vì những cáo giác chính quyền tham nhũng và vì vai trò tiên phong của ông trong chiến dịch chống lại Putin trở lại cầm quyền hồi tháng 12/2012. Trong thời gian diễn ra phiên xử Navalny, phe đối lập vẫn khẳng định không nghi ngờ gì về việc đích thân Tổng thống đã chỉ thị cho các nhà điều tra cũng như tư pháp trong vụ án này.

Ở nước Nga, giờ đây, Alexei Navalny đã trở nên nổi tiếng không chỉ trong giới đối lập. Là một luật sư được đào tạo có bài bản, Navalny đã liên tục tấn công vào những vùng đất cấm của Tổng thống Putin, vẫn bị tố cáo áp dụng chế độ tòan trị ở Nga nhằm duy trì quyền lực tuyệt đối. Từ năm 2007, Navalny đã mở cuộc đọ sức với chính quyền, tố cáo các vụ tham nhũng ở các tập đoàn nửa Nhà nước nửa tư nhân như tập đoàn dầu lửa Rosneft và Gazprom, trong các vụ mua bán cổ phiếu đầy mờ ám. Trên trang mạng riêng của mình ( Rospil), Navanyl cho đăng đủ các bài viết về vụ tham nhũng ở nước Nga. Vài tháng trước đây, trang mạng chống tham nhũng của ông đã gây rắc rối cho nhiều nhân vật tai to mặt lớn của chính quyền khi đưa lên những phát giác họ sở hữu nhiều bất động sản không khai báo ở nước ngoài.

Là một diễn giả có sức thuyết phục, Navalny nhanh chóng trở thành một gương mặt nổi trội của phong trào phản kháng chính quyền lớn chưa từng có ở Nga, ra đời từ cuối năm 2011 trong cuộc bầu cử Quốc hội. Ông chính là người đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng « đảng của những tên trộm và lừa đảo » để định danh cho đảng Nước Nga Thống nhất đang cầm quyền. Trên các diễn đàn, những phát biểu cùng với uy tính và sức thu hút của mình, Navalny không tiếc lời chỉ trích hệ thống chính trị tham nhũng của Nga dễ dàng làm dấy lên không khí sôi sục của người biểu tình. Cuộc đấu tranh của ông không chỉ gây tiếng vang lớn ở trong nước. Navalny xuất hiện trên trang nhất của báo chí phương Tây. Thậm chí hồi tháng 04/2012, tờ Times xếp Navalny là một số 100 nhân vật có ảnh hưởng trên thế giới
Với một phác thảo chân dung như vậy, rõ ràng nhà đối lập Alexei Navalny trở thành một cái gai của chính quyền. Loại bỏ nhân vật này ra khỏi chính trường Nga bằng con đường tư pháp là cách thường dùng ở nước Nga dưới thời ông Putin, nhất là khi quyền lợi chính trị và kinh tế của hệ thống chính quyền bị đe dọa.

Ông Marc Ournov, Chủ nhiệm khoa chính trị đại học Kinh tế Matxcơva nhận định : « Phiên xử Navalny và phán quyết của tòa nhằm mục đích gửi đi một tín hiệu mạnh với nội dung : Đừng có động đến tiền của chúng tôi ! Tham nhũng là nền tảng của hệ thống quan liêu ở nước Nga và cấm ai được phá hệ thống đó ».

Với luật sư bào chữa cho Navalny, bà Olga Mikhailova, vụ án này đi ngược lại hoàn toàn với pháp luật hiện hành của Nga và « phiên toà này không đáp ứng được chuẩn mực pháp lý nhưng lại dựa trên duy nhất một động cơ chính trị nhằm hạ uy tín Alexei Navalny ».

Phiên tòa xử nhà đối lập Navalny làm người ta nhớ lại vụ án Mikhail Khodorkovski, nhà tài phiệt trong ngành dầu mỏ của Nga đang phải ngồi tù từ năm 2003 cũng chỉ vì dám đứng ra đối lập với Kremlin. Từ trong tù, mới đây Khodorkovski bày tỏ sự ủng hộ với Alexei Navanyl, ông tố cáo mục đích của phiên tòa này nhằm « làm cho đối lập và những cử tri có ý thức chính trị tích cực sợ hãi, mất tinh thần ».

Phiên tòa xét xử Navalny ngày 18/07 tới đây có thể sẽ kết thúc như ý muốn của chính quyền, nhưng còn mục tiêu loại bỏ đối lập chính trị bằng thủ pháp lập án kinh tế quen thuộc càng chứng tỏ sự bế tắc của một chế độ chuyên quyền.
Anh Vũ (RFI)

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vô hiệu hóa điện thoại thông minh của nhân viên


Reuters

Hôm nay, 15/07/2013, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã vô hiệu hóa các smartphone ( điện thoại thông minh ) của tất cả nhân viên của bộ này, bằng cách cài đặt một ứng dụng nhằm ngăn chận việc để lộ các thông tin nhạy cảm.

Trong buổi sáng hôm nay, khoảng 1.500 nhân viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc phải cài đặt xong ứng dụng « Mobile Management Device » mới được vào văn phòng làm việc. Khoảng 1/5 trong số họ chưa cài đặt ứng dụng này, nên phải đứng xếp hàng dài trước cổng trụ sở Bộ Quốc phòng. Theo hãng tin Yonhap, một số nhân viên của Bộ này đã từ chối cài đặt ứng dụng nói trên, với lý do phải bảo vệ các thông tin cá nhân.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết ứng dụng « Mobile Management Device » là nhằm tránh để lộ tin mật, nhưng cũng nhằm tránh cho điện thoại của nhân viên bị hacker tấn công.

Theo hãng tin Yonhap, các nhân viên của Bộ này kể từ nay có thể gọi điện thoại, nhận các cú điện thoại và SMS, nhưng không thể sử dụng Internet và camera gắn trên điện thoại.

Hiện nay có khoảng 70% trong số 50 triệu dân Hàn Quốc có điện thoại thông minh, tỷ lệ trang bị smartphone cao nhất thế giới.

Đàm phán về Kaesong lại thất bại

Về quan hệ liên Triều, Seoul và Bình Nhưỡng hôm nay lại thất bại trong cuộc đàm phán thứ ba về việc mở lại khu công nghiệp Kaesong. Trong hai lần đàm phán trước, hai bên đã chưa đạt được thỏa thuận này về vấn đề này.

Khu công nghiệp Kaesong đã bị phía Bắc Triều Tiên đơn phương đóng cửa vào tháng 4 vừa qua, giữa lúc căng thẳng giữa hai miền lên cao độ.
Thanh Phương (RFI)
 

Tổng thống Miến Điện hứa thả hết tù chính trị trong năm 2013

(xứ Vịt ko có tù chính trị, chả có tù nhân lương tâm, nhá nhá)

Ngày 15/7/2013, tại Luân Đôn, Anh quốc, Tổng thống Thein Sein tuyên bố từ nay đến cuối năm, Miến Điện sẽ trả tự do cho tất cả các tù chính trị và có thể trong những tuần tới sẽ có thỏa thuận ngừng bắn với các nhóm sắc tộc nổi dậy.Tổng thống Thein Sein đưa ra tuyên bố hứa hẹn này ngay ngày đầu thăm Luân Đôn, trong chuyến công du đầu tiên tới Anh và Pháp kể từ khi lên nắm quyền năm 2011 và thực thi tiến trình cải cách sâu rộng ở Miến Điện.
Trước các chuyên gia tư vấn tại Luân Đôn, ông Thein Sein tuyên bố : « Tôi xin bảo đảm với quý vị, từ nay đến hết năm, ở Miến Điện sẽ không còn tù chính trị nữa ». Ông Thein Sein cũng khẳng định quyết tâm chuyển tiếp từ chính phủ quân sự và chuyên quyền, đã tồn tại nửa thế kỷ, sang một thể chế dân chủ ở Miến Điện.
Thủ tướng Anh David Cameron (T) tiếp Tổng thống Miến Điện Thein Sein tại Phủ Thủ tướng, Luân Đôn, ngày 15/07/2013
Thủ tướng Anh David Cameron (T) tiếp Tổng thống Miến Điện Thein Sein tại Phủ Thủ tướng, Luân Đôn, ngày 15/07/2013
Tổng thống Miến Điện tỏ ra lạc quan về khả năng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài nhiều thập niên qua giữa các nhóm sắc tộc thiểu số và chính quyền. Ông nói : « Rất có thể chúng tôi đạt được thỏa thuận ngừng bắn trên phạm vi toàn quốc để Miến Điện lần đầu tiên im tiếng súng kể từ 60 năm qua ».
Đón tiếp Tổng thống Miến Điện lần đầu đến thăm Luân Đôn, Thủ tướng David Cameron ca ngợi đây là "chuyến thăm lịch sử" và không quên nhắc nhở ông Thein Sein tiếp tục tiến trình cải cách và hành động mạnh hơn nhằm thúc đẩy nhân quyền và giải quyết xung đột trong vùng. Ông Cameron muốn tỏ quan ngại về các cuộc xung đột cộng đồng giữa người theo đạo Phật và người Rohingya theo Hồi giáo gần đây làm hàng trăm người thiệt mạng.
Đáp lại, Tổng thống Miến ĐiệnThein Sein khẳng định sẽ « không dung thứ » cho những ai châm ngòi hận thù sắc tộc.
Hôm qua, Bộ trưởng Phát triển Anh Justine Greening thông báo Luân Đôn sẽ viện trợ 30 triệu bảng để cung cấp cho Miến Điện các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản, giáo dục và cứu trợ nhân đạo cho những nạn nhân trong vùng có xung đột.
Chính phủ của Tổng thống Thein Sein từ hai năm nay đã có nhiều bước đi tích cực trên con đường tiến tới dân chủ trong đó có việc thả tù chính trị. Liên Hiệp Châu Âu đã bãi bỏ hết các trừng phạt, trừ cấm vận vũ khí, đối với Miến Điện. Bruxelles cũng đã khôi phục quy chế ưu đãi thương mại cho nước này. Hoa Kỳ đã gỡ bỏ gần hết các cấm vận, tạo điều kiện cho các công ty Mỹ có thể tới Miến Điện đầu tư.
Ngày mai 17/07/2013, Tổng thống Miến Điện công du Pháp trong hai ngày.
Anh Vũ
(RFI)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét