Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Tin thứ Ba, 09-07-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Giải bài toán Việt Nam bảo vệ Trường Sa thế nào? (2) (KT). Bằng cách làm “bạn vàng, bạn tốt” với hàng xóm!  – Hơn 21 triệu đồng ủng hộ ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa (NLĐ).  – Đà Nẵng: Đặt tên đường người đầu tiên vẽ bản đồ Hoàng Sa (Infonet).
H3<- BIỂN BÁO IN CHỮ TÀU Ở CÔNG TRƯỜNG NGAY GIỮA THỦ ĐÔ HÀ NỘI (FB Nguyễn Hồng Kiên). “Không nhẽ đó là chuyện ĐƯỢC PHÉP? Hay lại là NHẠY CẢM? VẬY BÁO ‘NHIỀU NGƯỜI ĐỌC NHẤT VN’ SAO LẠI ‘XOẮN’ CHUYỆN: Bảng chữ cái Trung Quốc in trên bàn học sinh?”
Trung Quốc đang bị ai bao vây, kìm hãm ? (H.T.K.) (Thông Luận).
- Khi Trung Quốc luôn là cạm bẫy (RFA).  Bài này điểm một số phân tích, bình luận về cuộc viếng thăm Trung Quốc của ông CTN Trương Tấn Sang, có nhắc tới một bài viết của Nguyễn Văn Huy (NVH) trên Thông luận mà chúng tôi đã hẹn sẽ bình luận. Đó là bài Một sự im lặng khó hiểu.

Tác giả NVH nhận xét: “Một tuần sau Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc ngày 21/06/2013, không thấy một bình luận nào được đưa ra để phân tích nội dung của bản tuyên bố này”, và đặt dấu hỏi “Không lẽ người Việt Nam chỉ quan tâm đến những gì xảy ra trong hiện tại và không cần biết những gì liên quan đến tương lai đất nước ? Từ đó, NVH đánh giá: “… ưu tư chính của những người đấu tranh, những blogger và tổ chức đối lập là biểu tình chống Trung Quốc và bênh vực những người bị bắt và tố cáo chính quyền cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền, khuynh hướng chung là muốn anh hùng hóa những người bị bắt vì dám chống đối chế độ. Không một tổ chức nào, hay một người nào có thể đưa ra một chương trình tranh đấu và xây dựng đất nước mang tính thuyết phục.” Và: “Dư luận Việt Nam đang đi bên lề thực tế, và đây cũng chính là mong muốn của chính quyền cộng sản Việt Nam để có thể rộng đường tự tung tự tác.“ Thậm chí cường điệu là “có hàng trăm bài” ca ngợi “chỉ riêng thái độ anh hùng của Nguyễn Phương Uyên và Đinh [Nguyên] Kha trước tòa án.”
Có ít nhất 2 điều không ổn trong cách nhìn nhận tình hình của tác giả NVH.
1-    Tất cả những hoạt động tranh đấu cho chủ quyền biển đảo, cho tự do dân chủ, với rất nhiều hình thức khác nhau, đều mang những tác dụng khác nhau của nó, tác dụng cả trong hiện tại lẫn tương lai, và đều có tính tương tác (có nghĩa chuyện dân chủ, nhân quyền cũng rất liên quan tới chủ quyền biển đảo). Ví như không thể coi thường, coi chỉ là chuyện “hiện tại” những hoạt động như của đội bóng đó NO-U, những cuộc biểu tình yêu nước,  hay việc bênh vực những người tranh đấu cho chủ quyền lại bị bắt bớ, đe dọa đâu phải đơn giản là “anh hùng hóa” họ. Việc phát hiện những tấm bản đồ không có Trường Sa-Hoàng Sa, hay đấu tranh trước hiện tượng những chiếc đèn lồng kiểu Tàu do chính quyền phương xã nào đó bắt dân mua treo ngày Tết, … cùng rất nhiều những trò “xâm lăng văn hóa” nham hiểm khác là rất cần thiết, mang ý nghĩa cả hiện tại lẫn dài lâu, không thể coi thường.
2-    Việc “mổ xẻ” Bản Tuyên bố chung 21/6/2013 cũng là cần thiết, nhưng không phải dễ đem tới một kết quả gì to tát, như NVH mặc nhiên tự đánh giá cho bài viết của mình, như thể nó vượt lên trên một thực trạng mà NVH cho rằng đang không có ai “đưa ra được một chương trình tranh đấu, xây dựng đất nước mang tính thuyết phục”.
Nói “không phải dễ” bởi vì bản Tuyên bố chung đó, thực chất cũng chỉ là nhắc lại, nhấn mạnh thêm tất cả những gì hai đảng CS TQ và VN đã, đang làm từ lâu, dư luận đều thấy mà thôi. Còn những gì đáng lo ngại hơn, như kinh nghiệm của những thỏa thuận bí mật trước đây, Thành Đô chẳng hạn, thì chúng ta đều không hề được biết.
Chính vì vậy, bài viết của NVH cũng chẳng có gì mới mẻ trong phân tích, lập luận, ngoài việc trích dẫn rất dài dòng những nội dung của bản Tuyên bố, và đưa ra vài nhận xét hoặc chung chung, hoặc cường điệu. Còn 6 câu hỏi đặt ra trong bài thì chỉ thuần túy mang tính … “tố cáo” điều lâu nay dư luận vẫn chỉ trích, nhưng 2 đảng này vẫn cứ làm.
Tóm lại, bài viết của NVH mang tính tiêu cực, thậm chí có hại nhiều hơn là tích cực!
- Tàu Trung Quốc đã quay trở lại bãi cạn Scarborough (GDVN).  – Philippines làm căng, Trung Quốc thoái lui? (VnM).
- Thủ tướng Nhật tố cáo Trung Quốc dùng vũ lực tranh chấp biển đảo (RFI). “Thủ tuớng Nhật Bản cũng phê phán Trung Quốc không chấp nhận tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh song phương nhằm giải quyết các bất đồng”.
- Vũ Đức Khanh và Võ Tấn Huân: Việt Nam: lòng tin và ưu tiên chiến lược (BBC). “Muốn trở thành một người bạn và đối tác đáng tin cậy của tất cả các nước trên thế giới thì Việt Nam cần thực sự tạo dựng lòng tin. Quan trọng hơn hết, hội nhập và ‘xây dựng lòng tin chiến lược’ trước hết đòi hỏi các lãnh đạo Việt Nam phải thật tâm tạo dựng lòng tin đối với nhân dân trong nước và có khả năng hội nhập với cộng đồng người Việt ở hải ngoại”. – Trần Bình Nam: Phác họa Một Chính Sách Quốc Phòng cho VN tự do thế kỷ 21 (ĐCV).
Tâm thư của gia đình luật sư Lê Quốc Quân (Chuacuuthe). – TIN NÓNG: HOÃN PHIÊN TÒA XÉT XỬ LS. LÊ QUỐC QUÂN (Tễu). – Tin nóng: Hoãn phiên tòa xét xử Ls Lê Quốc Quân (NVCL). – VN hoãn phiên tòa xử LS Lê Quốc Quân (RFA). – Việt Nam hoãn xử sơ thẩm luật sư Lê Quốc Quân (RFI). – Phiên xử luật sư Lê Quốc Quân đột ngột bị hoãn (VOA). – Hoãn phiên xử luật sư Lê Quốc Quân (BBC). “Sau khi giao ban tại cơ quan, thẩm phán Lê Thị Hợp đã bị cảm đột xuất phải đưa đi cấp cứu”. Chưa xử “tội phạm” mà bà thẩm phán đã bịnh rồi?
- Facebooker Cùi Các: “Đọc một Thông báo hoãn phiên tòa với lý do Thẩm phán ‘bị cảm’ làm mình muốn phát sốt. Thẩm phán chỉ bị ‘cảm đột xuất’ mà phải ‘đưa đi cấp cứu’… rồi được ‘bác sĩ chỉ định’… là phải ‘nằm điều trị’… ‘tại bệnh viện theo dõi’.” – Facebooker Da Ban: “Có ai bị cảm mà phải đi cấp cứu không hỡ trời?! Bỏ xử một phiên tòa vì cảm cúm hay cảm thấy xấu hổ phải cấp cứu nhỉ!!!

- Hoãn phiên xử là do thẩm phám bị bệnh, hay là do Sức ép của công luận trong vụ xử LS Lê Quốc Quân (RFA). Blogger Nguyễn Tường Thụy: “Tôi có thể nói buổi lễ cầu nguyện cho Lê Quốc Quân hôm qua ngoài sức tưởng tượng của tôi. Tôi không nghĩ những giáo dân, giáo sỹ, các cha và bạn bè của luật sư Lê Quốc Quân tham gia đông đủ và nhiệt tâm đến mức độ như vậy. Khuôn viên Nhà thờ chật người, người ta phải đứng tràn ra ngoài để nghe qua loa phóng thanh”.

H1- Những người anh em của Lê Quốc Quân ủng hộ anh trước phiên tòa ngày 9/7/2013 (Dân Luận).  – Brother Le Quoc Quan (FB Anthony Le). – Linh Mục JB. Đinh Công Đoàn: Hãy Đồng Hành Cùng Ls Giuse Lê Quốc Quân! (TNCG).

- Phiên xử Lê Quốc Quân bị hoãn vì nhiều lý do (RFA). “Đặc biệt là cách hành xử của chính quyền này thì mình cũng không bao giờ lường trước được –lúc họ thích thì đưa ra xử, lúc không thích thì họ hoãn chứ chả có trình tự pháp luật gì cả”.

- HRW kêu gọi Việt Nam hủy các cáo buộc đối với luật sư Lê Quốc Quân (RFI). Ông Brad Adams: “Đáng lẽ ra phải giải quyết những bất bình của dân chúng về hệ thống chính trị, các thất bại kinh tế, cách hành xử tệ hại về nhân quyền, thì chính quyền lại chỉ làm mỗi việc đơn thuần là bỏ tù những người lên tiếng chỉ trích”.Vietnam: Drop Charges Against Le Quoc Quan (HRW).

- Kênh truyền hình ABC News của Úc và gia đình Lê Quốc Quân (Australia Network News/ DTD).  - Le Quoc Quan trial puts Vietnamese activists in spotlight (ABC). – LỜI KÊU GỌI – ỦNG HỘ TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA LS LÊ QUỐC QUÂN (TNM).  – Người Việt hải ngoại thắp nến cầu nguyện cho LS Lê Quốc Quân (RFA).
- ĐÀN ÁP TÔN GIÁO NGÀY CÀNG TRẮNG TRỢN VÀ TÀN BẠO (Bùi Hằng). - Các chức sắc tôn giáo phản đối việc nhà cầm quyền dùng bạo lực, can thiệp vào nội bộ tôn giáo (DLB).   – Phạm Chí Dũng: Làm thế nào khuất phục người công giáo? (RFA). “Một khi đã được thỏa mãn về uy thế quyền lực và hơn thế là thứ quyền lực duy nhất được lên tiếng trên đất nước này, những người cầm quyền sẽ có thể rơi vào một nước cờ lạc hướng: để giam cầm một thân phận kitô hữu, họ sẽ phải gánh chịu cả một bể phẫn nộ từ cõi Thiên đường”.
H4<- Phỏng vấn nhà văn Vũ Ngọc Tiến, ông Nguyễn Đăng Quang – cựu đại tá công an, và TS Nguyễn Văn Khải -ông già Ozon: BLOGGER PHẠM VIẾT ĐÀO VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (Mai Xuân Dũng).
- Phỏng vấn ông Lê Thăng Long và Phạm Văn Trội: Điều kiện giam giữ trong các nhà tù Việt Nam (RFI). – Con Đường Việt Nam: Thông cáo báo chí về sự kiện đứng lên đấu tranh tại trại giam Xuân Lộc ngày 30/6/2013 (Dân Luận). – Mời xem lại bà viết của cựu tù: Đức Thánh Tử Vì Đạo Thứ Hai Mà Tôi Được Gặp (DĐTK).
- ĐƠN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN TRẦN THÚY NGA – HÀ NAM (Bùi Hằng).Những lá đơn tôi gửi đến cơ quan Công an yêu cầu điều tra những kẻ rải truyền đơn ngày 04 và ép xe dọa giết mẹ con tôi sáng 5 tết năm 2012 gởi CA xã Nguyên lý, huyện Lý Nhân thì lập tức tối hôm đó gia đình tôi bị gần 100 Công an các loại bao vây, sáng 6 tết tôi lên CA xã làm việc thì bị rất nhiều CA mặc sắc phục chặn, quát mắng, áp giải tôi trong đó có người CA họ Cao, tên Thắng mã số 345-688 và kẻ ép xe dọa giết mẹ con tôi sáng 05…”
- Bùi Văn Phú: ‘Độc lập, Tự do, Hạnh phúc’ (BBC). “Tự do. Ở Việt Nam chỉ gắn liền với bắt bớ, giam tù vì người Việt ngày nay vẫn chưa có tự do phát biểu, không được biểu tình, không được tự do ra báo, không được hội họp hay lập hội, không được tự do ứng cử”. – Nguyễn Gia Kiểng – Dân chủ (Dân Luận).
- PHÁT BIỂU CỦA DÂN BIỂU MARK DREYFUS (FB Nguyễn Quang Duy). “Chính phủ Úc sẽ tiếp tục làm những gì có thể để theo đuổi sự vụ của Cha Nguyễn Văn Lý và những người khác cũng như sự nghiêm trọng khi kết án những nhà đấu tranh dân chủ đồng thời cổ xúy cho quan điểm trước nay của nước chúng ta chống lại án tử hình“.
- Bùi Tín: Học giả Nhật: Cần xem lại quan hệ Nhật-Việt (VOA’s blog). Cô Ari Nakano: “Đã hơn 20 năm nay tôi đã thấy chính quyền VN vẫn giữ một thái độ che lấp những sự thật. Năm nay nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ Nhật – Việt, phía Nhật Bản mong muốn thắt chặt hơn quan hệ giữa 2 nước, tôi thấy phía Nhật Bản rất cần nhận rõ tình hình trên đây để xem xét, rút ra những kết luận cần thiết cho quan hệ 2 nước”.
- Nhà báo Nguyễn Thượng Long: NHỮNG MẢNH VỠ THỜI GIAN – GHI CHÉP THÁNG 6 (TNM).
- NHỮNG RÀO CẢN DÂN CHỦ (TNM). – Mời xem lại bài của GS Chu Hảo: “Thay đổi tiêu chí lựa chọn cán bộ để trọng dụng nhân tài” (viet-studies).
- Sự chuyển hướng của 3X: Theo Nga thì còn đảng còn Nước? (DLB). – Bàn về một câu khẩu hiệu (Nguyễn Tường Thụy). “… câu khẩu hiệu ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MUÔN NĂM cần phải xét lại. Có thể là câu khẩu hiệu đểu chưa biết chừng. Vì sao? Vì Đảng ‘ta’ theo Chủ nghĩa Mác. Nhưng theo lý luận của CN Mác thì khi xây dựng xong chủ nghĩa cộng sản thì đảng hết sứ mệnh, tự giải tán. Vậy nói đảng muôn năm, tức là là nghìn năm nữa đảng vẫn còn. Điều đó có nghĩa, nghìn năm nữa vẫn không xây dựng được chủ nghĩa cộng sản“.
- Nếu “thế lực thù địch” là dân, bạn có nã súng vào họ không nếu bạn là người lính? (FB Cùi Các). – CHỐNG LẠI NHÂN DÂN THÌ BẤT KỲ CÁ NHÂN NÀO, TỔ CHỨC NÀO CŨNG ĐỀU LÀ NHỮNG KẺ “PHẢN ĐỘNG”, “THẾ LỰC THÙ ĐỊCH” CỦA NHÂN DÂN CẢ (DĐCN).
H1- Facebook Nguyễn Thùy Linh đã bị hack? (FB Ba Sàm). Mời xem lại: Trong một cái xã hội không có tự do, muốn làm một người tốt cũng khó (FB Nguyễn Thùy Linh). Một thông báo khác, blogger Osin HuyDuc cho biết đã mất kiểm soát một email của mình.
- VIẾT SỰ THẬT, SUÝT BỊ TREO BÚT ! (Bùi Văn Bồng). Còn viết sự … dâm dật thì khỏe re: Chị em không sướng ’củ khoai lang’ to dài là nói dối! (PNT).  - Kiểm duyệt Việt Nam “quảng cáo miễn phí” cho nhạc sỹ Ngọc Đại (Diplomat/ DTD). Photo: FB Nguyen Hung =>
Sự chống phá tuyệt vọng của nhóm “cờ vàng” và sự …  ”vô vọng” trong lối tuyên truyền của báo Nhân dân, khi cho “trích” đăng một bài mang tính “tố cáo” mà lại không dám để họ tên thật, hoặc bút danh của tác giả. Ngoài ra, còn những điều buồn cười khác là không hiểu bài viết tự bao giờ, đã đăng ở đâu chưa, lại đề cập tới những hiện tượng mơ hồ (“cờ vàng”), xảy ra từ đời tám hoánh, nay moi ra, úp úp mở mở, độc giả sẽ chẳng rõ đầu cua tai nheo gì, thì thật lạ cho một lối làm báo XHCN.
- Bắt đầu chuẩn bị kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (VnEco). – Phiếu tín nhiệm địa phương ‘toàn quá bán’ (BBC). – Lấy phiếu tín nhiệm: Xà phòng (ĐBND).
- ĐIỂM TIN DÂN OAN NGÀY 8-7-2013 (Bùi Hằng).  – Sắp xử phúc thẩm vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng (PLVN).   - Cần trao quyền mạnh hơn cho HĐND trong quản lý đất đai thuộc phạm vi của địa phương  (ĐBND).  – Gỡ vướng trong cấp chủ quyền nhà đất (NLĐ).  – Đất rộng vẫn phải ở nhà thuê (NLĐ).
- Bộ Y tế kêu gọi toàn dân sử dụng nhà vệ sinh hợp chuẩn (TN). - CHÚNG NÓ IN ẢNH GÌ CỦA ÔNG CỤ LÊN PHÔNG “Lễ phát động chiến dịch truyền thông vận động cộng đồng xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh” THẾ KIA? (FB Nguyễn Hồng Kiên).
- ĐÀNH BÓ TAY VỚI QUY HOẠCH, DỰ ÁN TREO ?! (Bùi Văn Bồng). “Chẳng lẽ Chính phủ, các Bộ, Ngành, các địa phương với cả một hệ thống đầy quyền lực như vậy mà đành bó tay trước hiện trạng nhức nhối kéo dài: Quy hoạch, dự án treo?!” – HỌ HÀNG NHÀ CÁY (Sơn Thi Thư). “Cảnh báo, giáo dục, răn đe thì ăn thua mẹ gì! Cậu đúng là họ hàng nhà Cáy !
- KHÔNG CẤM ĐƯỢC MẠI DÂM ĐÂU CÁC BÁC ƠI (Văn Công Hùng). “Càng chống nó càng xì ra thôi. Về lịch sử, nó có từ khi có… loài người. Về kinh tế, nó là sự mua bán sòng phẳng. Về tâm sinh lý, nó là nhu cầu có thật. Về quản lý, chúng ta đã quản hàng mấy chục năm nay, càng quản càng… vô lý...”. Thiết tưởng, các tệ nạn xã hội như trộm, cướp, mại dâm, đĩ điếm, hút sách… chỉ có ở chế độ “Mỹ, ngụy” như chúng ta đã được học trong sách vở trước đây. Sau tháng 4/1975, bọn này đã “theo chân Mỹ, ngụy” vượt biên, trốn ra nước ngoài hết rồi. Vậy mà, sau gần 40 dưới “chế độ XHCN tươi đẹp”, chúng vẫn còn hiện diện trên đất nước ta. Phải chăng, đó là “tàn dư của chế độ cũ” còn sót lại? – Video: Phòng chống tệ nạn mại dâm còn nhiều vướng mắc (VTV).
- 7 thứ trưởng dẫn dầu 7 đoàn thanh tra các điểm nóng TNGT (TT).  – Quan giao thông, công an không chịu khoác áo dân vi hành! (ĐV). Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Tôi nói anh Chung, anh vốn từ Cảnh sát hình sự lên, anh hãy đóng giả dân thường để đi taxi, đi xe buýt, phát hiện bao nhiêu xe dù bến cóc ở Hà Nội. Không ai đóng giả người dân để đi thực tế xem người dân ra sao”. Đóng giả dân thường, bắt được nhiều công an vi phạm luật, xử lý bằng cách nào đây? Cho thôi việc hết, thì còn ai ở lại trong ngành để làm việc? – Buông lỏng quản lý, Trưởng công an 3 địa phương bị kiểm điểm (GD&TĐ).
- GĐ Sở GTVT Hải Phòng nói về lời “đe” cách chức của Bộ trưởng Thăng (DĐDN). “Bác Thăng nói như vậy cho vui thôi chứ chắc không có ý gì“. Mời xem lại: Bộ trưởng Đinh La Thăng: Có thể đề xuất cách chức GĐ Sở GTVT Hải Phòng (LĐ). – GĐ Sở GTVT Hải Phòng không sợ Bộ trưởng Thăng đề xuất cách chức (LĐ). – Giám đốc Sở GTVT Hải Phòng: “Bác Thăng nói cho vui” (ĐV).
- Phục chức Giám đốc Đài truyền hình Thái Bình (TN).  – “Phục chức” cho Giám đốc Đài PTTH tỉnh Thái Bình (Thanh tra).
Khắc phục sự cố dầu loang ở Quy Nhơn (NLĐ). Chuyện có vẻ như chỉ là “sự cố” môi trường, nhưng vẫn có những điều khác cần bàn bên lề.
Thứ nhất, suốt 2 ngày qua, nghe đài, xem báo, mà vẫn không rõ đây là thứ dầu gì, ngoài chi tiết nó là “dầu còn sử dụng được”. Việc xác định loại dầu là quan trọng để lần tới “thủ phạm”, để quy trách nhiệm, chứ đâu phải chỉ “khắc phục”. Nếu là “dầu thô” thì có thể bàn tới điều thứ hai:
Thứ hai, là câu chuyện liên quan Trung Quốc, khi cách đây 6 năm, cũng xảy ra hiện tượng dầu loang trên biển. Báo chí đưa tin, nghi nghi hoặc hoặc, các nhà khoa học vào cuộc, lại có cả sự hỗ trợ quốc tế. Ấy vậy mà tới khi hé lộ khả năng dầu từ giàn khoan Trung Quốc ở Hải Nam tràn sang, thì lại … im bặt. Từ đó tới nay không còn tin tức gì về vụ đó nữa.
H6<= Hàng trăm người dân hiếu kỳ ra xem - Có kẻ giật dây cuộc thủy chiến bãi ngao ở Thanh Hóa? (Đầu tư).  – Hỗn chiến vì ngao (NLĐ). – Lấy lời khai nhân chứng vụ hỗn chiến tại bãi nghêu (TT).   – ’100 người hỗn chiến trên sông’: Tìm thấy cả 3 thi thể (TP).  – Vụ hỗn chiến trên sông: Tìm thấy thi thể cuối cùng (VOV).
- Bộ Tư pháp lập đoàn thanh tra vụ bà cụ tự thiêu trước tòa (TN).
- Đông Sơn (Bỉm Sơn): Lãnh đạo phường “bật đèn xanh” cho xây dựng trái phép? (Thanh tra).
- Ăn gì cũng được, xin tha kích thước quan tài (PLTP/ Trần Hùng).
- Chính thức bỏ quy định xử phạt “thả rông” (NLĐ).
- THẰNG TRỘM CHÓ (Hai Lúa).
- Chuyện lạ tại Bắc Giang: Có bố vẫn không được đăng ký khai sinh (GD&TĐ).
- Báo Người Cao Tuổi đuổi việc một phóng viên (KT).
- Hoa Kỳ cử tân tổng lãnh sự tới TPHCM (BBC).
- Trận Khe Sanh sau 45 năm (BBC). – Video: Khe Sanh 1968 – Sức mạnh Việt Nam – Phần 1 (VTV). – Video: Khe Sanh 1968 – Sức mạnh Việt Nam – Phần 2 (VTV).
- Nga bắt gần 250 lao động lậu VN (BBC). – Nga bắt thêm 250 di dân bất hợp pháp từ Việt Nam (VOA). – Khoảng 250 người nhập cư bất hợp pháp Việt Nam với vũ khí bị bắt tại Moscow (VZ/ Kichbu).
- Về việc Czech thừa nhận người gốc Việt là dân tộc thiểu số: Thiểu số, có gì mà mừng? (RFA’s blog). “Nếu chấp nhận và hân hoan để con dân của đất nước mình làm người ‘dân tộc thiểu số’ tại một nước khác thì không cần đi đâu xa, ngồi ngay tại Hà Nội hay Sài gòn cũng dễ dàng trở thành người ‘dân tộc thiểu số’ của Tàu rồi. Nỗi vui mừng của chính phủ ngày hôm nay sẽ là cuộc truy hoan tiếp theo vào một ngày nào đó khi Việt Nam trở thành Tân Cương, Tây Tạng cùng nhiều sắc dân khác đang bị Tàu ban phát danh hiệu ‘dân tộc thiểu số’ trên chính đất nước của họ“.
- JIMMY LÊ * HÀNH TRÌNH 200 DẶM TRÊN BIỂN ĐÔNG (Sơn Trung).
- Đỗ Thúy Hường: Tháng 7, nhân kỷ niệm cách mạng tư sản Pháp (Boxitvn).
Đảng CS Trung Quốc với 85 triệu đảng viên đã bước vào “giai đoạn nguy hiểm” (NTDTV/ Kichbu). “… nhiều người chỉ ra rằng, mặc dù có số lượng lớn đảng viên, đảng CS của CHND Trung Hoa đã bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất cho sự tồn vong của mình trong khi đảng tìm cách duy trì quyền kiểm soát tất cả các khía cạnh của cuộc sống, nhưng đồng thời  từ chối thực hiện cải cách nội bộ. Điều này gây nên sự đối kháng với phần còn lại của dân số đang phải đấu tranh với đảng vì lợi ích của mình“. – Trung Quốc không tốt như người ta tưởng (Inosmi/ Kichbu).
H7- Cựu bộ trưởng Trung Quốc lãnh án (BBC). – Cựu Bộ trưởng Hỏa xa TQ bị tuyên án tử hình treo tội tham nhũng (VOA). – Tham nhũng: Cựu bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc bị «tử hình treo» (RFI).  – Thiếu gia Trung Quốc ra tòa vì hiếp dâm tập thể (NLĐ). - Con trai tướng TQ bị cáo buộc hiếp dâm (BBC).  Lý Thiên Y là con trai của tướng quân đội Lý Song Giang =>
- Giờ là lúc cho Giấc mơ Trung Hoa? (BBC). “Thách thức của lãnh đạo Trung Quốc là khơi dậy niềm cảm hứng để đưa hơn một tỷ người còn lại lên được mức thu nhập trung bình”.
- Bí ẩn thuộc cấp người châu Âu của Kim Jong-un (TN).  – “Đặc sản” giao thông Triều Tiên: Ô tô chạy bằng… củi (Soha).
- Người chống ông Hun Sen ‘sẽ về nước’ (BBC). – Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy cam kết trở về Campuchia (VOA).
- Hungary cải cách ruộng đất để thâu tóm đất đai cho các nhóm lợi ích thân chính phủ (RFI). “Diện tích đất trồng trọt tối đa tính cho một đầu người được nâng thành 1.200 hec-ta, thay vì 300 hec-ta như trước đây”.

- Trung Quốc bất ngờ đồng ý đàm phán COC: Bao giờ cho đến tháng 9 và…? (PT).
KINH TẾ
- Chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt: Lại kích cầu? (ĐV).
- Năm 2014, Việt Nam có thể được EU công nhận là kinh tế thị trường (TBKTSG).
- Thương vụ M&A: Doanh nghiệp lo ngại bị “thôn tính” (Công Thương).
- Tiết kiệm là nhất (TBNH).
- Khó “hóa giải” bội chi ngân sách (TBNH).
- EVN còn nợ PVN, TKV hơn 9.300 tỉ đồng (TBKTSG).  – PVN thừa nhận khó thoái vốn ngoài ngành (VNE).
- Nhiều khả năng xăng dầu lại tăng giá (TBKTSG).  – Tỷ giá trong giá cơ sở xăng dầu thế nào cho đúng? (Công Thương).  – Vì sao chậm sửa đổi Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu? (ĐBND).  – Đêm mơ thấy… Bộ Công thương! (Thanh tra).
- Các ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất (DĐDN).
- Giá đô la Mỹ trên thị trường tự do vẫn cao (TBKTSG).
- Vì sao vàng cứ mãi “đổ đèo”? (TT).  – Ngân hàng Nhà nước “bơm” thêm hàng chục nghìn lượng vàng (VnM).
1<- Vẫn bứt rứt với dự án treo (NLĐ).  – Bùng nổ kiện giao nhà chậm (NLĐ).
- Hết hồ tiêu để xuất khẩu? (TBKTSG).
-  Bài toán tái cơ cấu nông nghiệp: Khi nông dân “tìm giỏ bỏ trứng” (CP).
- Nhiều thương hiệu bán lẻ rút khỏi trung tâm thương mại (TBKTSG).
- Xem xét xóa sổ khu công nghiệp “già” nhất Việt Nam (TN).
- Hợp thức hóa cá tầm Trung Quốc qua các trại nuôi miền Bắc (LĐ).  – Video: Giải pháp ngăn chặn cá tầm nhập lậu (VTV).
- Mỹ: Thị trường bất động sản của người bán, giá nhà tiếp tục tăng (Sống Magazine).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhà văn NHẬT TIẾN: HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 4) (Nhật Tuấn).
- Võ Bá Cường: NGUYỄN TRỌNG TẠO VÀ CHUYẾN ĐI SÓNG NƯỚC (Nguyễn Trọng Tạo).
- Chùm thơ Vũ Duy Chu (Nguyễn Thông). Viết về Phùng Quán: “Ông bị treo bút mấy chục năm/ Nỗi sợ hãi bị liên lụy mấy chục năm/ Người đến thăm ông ban đêm/ Người qua ngõ liếc vào nhà ông, bước vội…/ Người ta không nói ông vô tội/ Rồi đột nhiên thấy ông được tặng thưởng danh hiệu cao quý./ Thôi, cũng mừng cho ông…
H5- Tự Lực Văn Ðoàn, nền tảng của văn học hiện đại Việt Nam (Người Việt). “Thứ nhất, dưới thời Tự Lực Văn Ðoàn, giới viết văn làm thơ mới bắt đầu kiếm sống được bằng tác phẩm của mình, và nhờ đó có điều kiện ngày càng trau dồi nghề nghiệp, liên tục tạo ra phong cách mới cho ngòi bút… Nhưng đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của Tự Lực Văn Ðoàn, theo Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc, là công trình nâng cao trình độ văn xuôi của Việt Nam, một đóng góp mà ông cho là ‘tất cả những ai cầm bút thời nay đều phải mang nợ’.” – Phạm Phú Minh – DIỄN VĂN KHAI MẠC CUỘC TRIỂN LÃM VÀ HỘI THẢO VỀ BÁO PHONG HÓA NGÀY NAY VÀ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (DĐTK). Hơn 200 người đã đến tham dự và lưu lại đến phút chót của ngày hội thảo đầu tiên, 6 Tháng Bảy, 2013. (Hình: Triết Trần/Người Việt)  =>
- Minh Tâm: Xung quanh sự kiện Nhóm MỞ MIỆNG được làm Luận văn Thạc sĩ – Kỳ 1 (Lê Thiếu Nhơn). – Mỹ Khê: Xung quanh sự kiện nhóm MỞ MIỆNG được làm Luận văn Thạc sĩ – Kỳ 2 – Chu Giang: Xung quanh sự kiện Nhóm MỞ MIỆNG được làm Luận văn Thạc sĩ – Kỳ 3 – Tuyên Hóa: Xung quanh sự kiện Nhóm MỞ MIỆNG được làm Luận văn Thạc sĩ – Kỳ 4
Nhã Thuyên bàn về thơ Nguyễn Bình Phương (Nhị Linh).
- Ai di truyền gene ấy cho ta (Du Tử Lê).
- NHẬT HUY – HỘI VĂN NGHỆ SÓC TRĂNG “TRỎ VÀO TRÁN” DẠY KHÔN 13 HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHẤM THƠ (VC+).
- Bụi Đời Chợ Lớn và hội chứng sân khấu hóa cuộc đời (Yume). “Họ cho rằng phim của họ luôn phản ánh hiện thực xã hội nhưng cái hiện thực trong phim của họ không thuyết phục được người xem. Vì vậy khán giả quay lại ủng hộ những phim giải trí đơn thuần kiểu Bụi Đời Chợ Lớn cho đỡ nhức đầu, đó chỉ là một phản ứng tự nhiên của công chúng khi không có nhiều sự lựa chọn. Nếu có một bộ phim nghệ thuật nghiêm túc hấp dẫn, khán giả vẫn nô nức đi xem như thường. Công chúng là người rất công bằng“. – Song Chi: Từ cảnh sex, bạo lực trong phim nước người đến kiểm duyệt trong phim VN (RFA’s blog). – Charlie Nguyễn: “Thật bất công cho bộ phim khi khán giả xem một bản nháp” (TN).
- Phim truyền hình Việt Nam: Vì sao tụt hậu so với khu vực? (VNCA). Thiệt là oan, đâu chỉ riêng phim truyền hình VN?
- Điểm phim: The Internship (Sống Magazine).
- Xung quanh việc cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ, người mẫu: Ánh Tuyết, chị còn nhớ hay chị đã quên? (VH).
- “Ươm mầm” hát then trong trường học (VH).
- Thêm “bệ đỡ” vì trẻ con (ND).
H8- Ở cuối tiếng cười là nước mắt: Chỉ còn trong ký ức (NLĐ).
<= Chủ bút Vũ Ðình Trọng với số ra mắt của Sống Magazine, sẽ xuất hiện hàng tuần mỗi Thứ Sáu. –  Sinh Nhật 2 tuổi của Sống Magazine: Những bước chân âm thầm  –   Duyên Tình với SỐNG (SM).
- Phát hiện ngôi chùa cổ xưa nhất của Phật giáo tại Nepal (VOA).
- Video: Em Hoàng Thế Anh, vô địch “Đường lên đỉnh Olympia 2013″ (VTV).
- Video: Brazil chuẩn bị hạ tầng du lịch cho mùa World Cup 2014 (VTV).
- Andy Murray thắng giải Wimbledon (BBC).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Phạm Toàn: Cần nhiều chương trình, nhiều bộ SGK hơn giảm tải (TS).
- Hà Nội hợp thức “dạy” học sinh đẳng cấp giàu, nghèo? (ĐV).
- Việt Nam giành giải cao cuộc thi Toán học trẻ quốc tế (Tin tức).
- Lời hay ý đẹp: Thi cử kiểu đao to búa lớn làm gì (Nguyễn Thông).
- Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Bóc nhầm đề thi sẽ gây hậu quả nghiêm trọng (TP).  – Đề thi ĐH-CĐ đợt 2: Không có chỗ cho học vẹt, học tủ (CP).
2- ĐHQG Hà Nội trả lại tiền cho thí sinh (VNN).  – Những đường dây “nóng” cho kỳ thi đại học 2013 (VnM).  – Đợt 2 tuyển sinh ĐH: Gần 74% thí sinh đến làm thủ tục dự thi (TN).  – Nhiều thí sinh ảo (NLĐ).  – Chân dung nữ sinh bỏ tuyển thẳng, tự mình đi thi (Hải quan).  – Sĩ tử “chơi sang” thuê nhà nghỉ tiền triệu thi đại học (Infonet).
- Bồi dưỡng hè: Chưa có mô hình chuẩn (GD&TĐ). =>
- Thưởng cho con (PNTP).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chi phí ghép tạng ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 nước ngoài (NLĐ).  – Liên quan đến vụ bé trai bị cắt nhầm bàng quang: Bệnh viện Cam Ranh phải chịu trách nhiệm chính (VH).
- NHỮNG TẤM LÒNG VÀNG: “Giàu có” như người Sài Gòn (NLĐ).
- Lấy vỉa hè làm nhà (NLĐ).
- Tàu hỏng máy, 31 ngư dân đang thả trôi trên biển Đông (Infonet).
- TP.HCM: Mưa lớn cuốn trôi 2 nữ sinh viên trên phố (KT).  – Nhiều khu vực TP.HCM ngập nặng sau cơn mưa lớn (TN).
- Kon Tum: Di dời khẩn cấp 217 hộ dân ra khỏi vùng lòng hồ thủy điện ĐakĐring (QĐND).  – Thủy điện nhỏ: Họa không nhỏ (NLĐ).
- Điên đầu với tiếng ồn (NLĐ).
- 20% người Việt sống trong điều kiện thiếu vệ sinh (RFA).
- Cá lồng chạy lòng vòng! (PLTP).
- Cả nước có 1355 ha rừng bị thiệt hại (CAND).
H9
<= Một con tê giác sau khi bị cắt trộm sừng ở Nam Phi. Ảnh: ABC. – Nạn săn bắn tê giác hoành hành (Thanh tra).
- Người Khmer và người Việt ở Campuchia chưa thể hợp nhất? (RFA).
- Hãi hùng với chân gà thối đông lạnh hơn 40 năm ở Trung Quốc (TN). – Trung Quốc tịch thu chân gà quá hạn nhập lậu từ Việt Nam (VOA) (hề hề, chân gà của VN á =)).
- Gấu trúc ‘hữu nghị Trung-Đài’ sinh con (BBC).
- Hổ Indonesia cầm chân 5 người trên cây (BBC). – Indonesia: Bốn ngày sống trên cây đợi cọp « cho phép » xuống (RFI).
- Nhật Bản: Nhiều công ty xin khởi động lại nhà máy điện hạt nhân (RFI).
- Video: Nghề làm kẹo truyền thống ở Serbia (VTV).

QUỐC TẾ
- Người ủng hộ Morsi bị bắn chết ở Cairo (BBC). – Ai Cập : Hơn 40 người biểu tình bị chết, Huynh đệ Hồi giáo kêu gọi nổi dậy (RFI). – Bạo động tại cuộc biểu tình ủng hộ ông Morsi, 42 người chết (VOA). – Số nạn nhân bị quân đội Ai Cập bắn chết lên đến 42 người (TT).  – Ai Cập: Tổ chức Anh em Hồi giáo cam kết tiếp tục biểu tình (VOV).  – Anh em Hồi giáo kêu gọi chống quân đội (NLĐ).  – Ai Cập bên bờ vực của cuộc nội chiến (RFI).
- Tuần hành rầm rộ ủng hộ các phe phái khác nhau ở Ai Cập (VOA). “Ông Khaled Ali, lãnh đạo phe cánh tả và cũng từng là ứng viên tổng thống, nói rằng người dân là nguồn gốc của mọi chính quyền, người dân là quyền lực thực sự…” – Lãnh đạo lâm thời Ai Cập kêu gọi kiềm chế (BBC). – Mỹ thận trọng trước các động thái tại Ai Cập (RFI).
- Snowden vẫn kẹt ở phi trường Moscow (BBC). – Quan hệ Nga – Mỹ xấu thêm vì vụ Snowden (NLĐ).  – Chủ tịch Cuba ủng hộ các nước cho ông Snowden tị nạn (VOA). – Vụ Snowden: Phải chăng tình báo Đức thông đồng với Mỹ ? (RFI).
H10- Vụ máy bay bốc cháy ở Mỹ: Phi công thiếu kinh nghiệm? (NLĐ).   – Vụ tai nạn máy bay Asiana: Phi công đang học lái Boeing 777  (RFI). – Điều tra vụ tai nạn phi cơ Asiana (BBC). – Hãng Asiana: Phi công máy bay lâm nạn còn đang học lái Boeing 777 (VOA). “Các máy ghi dữ liệu cho thấy máy bay đã bay với tốc độ chậm hơn nhiều so với tốc độ được nhắm tới lúc chuẩn bị hạ cánh”. – Trung Quốc để tang các nạn nhân tai nạn máy bay (VOA). – Vụ máy bay cháy ở Mỹ: Những nữ tiếp viên quả cảm (NLĐ). Phi công chính của chiếc máy bay Boeing 777 gặp nạn chỉ mới có 43 giờ bay loại máy bay này Ảnh: REUTERS =>
- Đàm phán tự do mậu dịch Mỹ-Liên Hiệp Châu Âu (RFI). – Ngoại lệ văn hóa gây trở ngại đàm phán thương mại xuyên Ðại Tây Dương (VOA). – Bộ trưởng Tài chính eurozone họp bàn về Hy Lạp và Bồ Đào Nha (RFI).
- Ấn Ðộ điều tra vụ tấn công chùa Bồ Đề Đạo Tràng (VOA). – Sập khách sạn ở Ấn Độ, ít nhất 6 người thiệt mạng (VOA).
- UNICEF cực lực lên án vụ sát hại học sinh ở Nigeria (VOV). – Nigeria: Trường học bang Yobe đóng cửa sau vụ tấn công chết người (VOA).
- Miến Điện : Quân đội trả 108 quân nhân trẻ em về đời sống dân sự (RFI).
- 70 dây chuyền phân phối quốc tế giám sát các cơ sở dệt may tại Bangladesh (RFI).
- Số tử vong vụ nổ xe lửa chở dầu ở Canada dự kiến sẽ tăng (VOA).
- Máy bay Tổng thống Somalia đáp khẩn cấp (VOA).
- Thành viên Hội đồng Hòa bình Afghanistan bị thương vì trúng mìn (VOA).
- Đảng cầm quyền Syria thay gần hết ban lãnh đạo (Tin tức).
- Sáu người thiệt mạng trong vụ nổ tại Pakistan (VOA).

* RFA: + Sáng 08-07-2013; + Tối 08-07-2013
* RFI: 08-07-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 08/07/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 08/07/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 08/07/2013; + Tài chính tiêu dùng – 08/07/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 08/07/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 08/07/2013; + 360 độ Thể thao – 08/07/2013; + Cải cách hành chính – 08/07/2013; + 7 ngày công nghệ – 08/07/2013; + Về quê – 08/07/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 08/07/2013; + Cuộc sống thường ngày – 08/07/2013; + Danh ngôn và Cuộc sống – 08/07/2013; + Thời tiết du lịch – 08/07/2013; + Thời sự 12h – 08/07/2013; + Thời sự 19h – 08/07/2013.

1885. LÝ DO CANADA ỦNG HỘ IXRAEN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 4/7/2013
TTXVN (ttaoa 2/7)
Theo mạng tin Nghiên cứu toàn cầu, Chính phủ Canada đã ủng hộ Nhà nước Ixraen từ khi nước này thành lập năm 1948. Tuy nhiên, ngoài vai trò quốc tế quan trọng của Canada trong việc che đậy sự tước đoạt đất đai từ người Palextin và hệ thống phân biệt chủng tộc của Ixraen, Chính phủ Bảo thủ của Thủ tướng Stephen Harpar còn ủng hộ Ixraen triệt để hơn bất cứ Chính phủ tiền nhiệm nào.

Chính quyền Harper đã tuyên bố “Ixraen không có người bạn nào trên thế giới lớn hơn Canada”. Đáp lại, một tờ báo hàng đầu của Ixraen ca ngọi Thủ tướng Harper là “đồng minh gần gũi nhất của Netanyahu” và “nhà lãnh đạo nước ngoài thân thiện nhất với Ixraen”. Khi Chính phủ Palextin tìm kiếm sự công nhận lớn hơn tại Liên hợp quốc (LHQ) năm 2012, Canada đã dọa cắt khoản viện trợ cho Palextin.
Cách tiếp cận thiên lệch của Chính quyền Harper đã phá vỡ chính sách tỏ ra trung lập của Canada trong 60 năm qua. Mặc dù luôn ủng hộ Ixraen, Canada thường thể hiện là nước trung lập trong các tranh cãi giữa Ixraen và Palextin và thực tế trong quá khứ đã hành động không nghiêng về bên nào. Năm 1967, Canada đã từng ủng hộ nghị quyết của LHQ yêu cầu Ixraen rút quân khỏi các vùng đất mới chiếm đóng của Palextin và kêu gọi một giải pháp công bằng cho người tị nạn. Cách xử sự như vậy hiện nay không còn tồn tại.
Những câu trả lời không thuyết phục
Sự ủng hộ nhiệt thành cho Ixraen của Thủ tướng Harper đã khiến một số quan chức Chính phủ, trong đó có các cựu đại sứ Canada tại Ixraen cảm thấy bối rối, những người này cho rằng lập trường ủng hộ mạnh mẽ Ixraen của Canada đã làm giảm danh tiếng của nước này trên trường quốc tế. Số khác lại băn khoăn tại sao Harper lại theo đuổi chính sách mà hơn một nửa người Canada không tán thành.
Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao John Baird cho rằng “Ixraen xứng đáng để Canada ủng hộ vì đó là một xã hội chia sẻ khá nhiều giá trị với Canada như tự do, dân chủ, nhân quyền và quy định pháp luật” là vô lý, không chỉ vì tính chất phân biệt chủng tộc của Ixraen mà còn vì chính Canada cũng được hình thành trên cơ sở tước quyền sở hữu đối với người bản địa và đã từng kết thân với tất cả các chế độ chống dân chủ tàn bạo, trong đó có các chế độ như Pinoche của Chile, Suharto của Inđônêxia và Mubarak của Ai Cập.
Tuy nhiên, câu trả lời pho biến cho rằng sự ủng hộ nhiệt thành của Thủ tướng Stephen Harper đối với Ixraen là chiến lược của đảng Bảo thủ trong các cuộc tranh cử nhằm thu hút phiếu bầu của số lượng lớn cử tri Do Thái cũng không thích hợp. Cũng như tất cả các đảng khác, đảng Bảo thủ có động cơ quan trọng là tìm kiếm phiếu bầu, nhưng sẽ là sai lầm khi quy việc thay đổi chính sách lớn như vậy là để giành được sự ủng hộ tại một số ít khu vực bầu cử, đặc biệt khi các cuộc thăm dò cho thấy chủ trương tích cực ủng hộ Ixraen thực sự không phải mong muốn của đa số người dân Canada.
Ngoài ra, lập luận phổ biến khác cho rằng Canada ủng hộ Nhà nước Ixraen vì cả hai đều có lịch sử chủ nghĩa thực dân định cư. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới không hình thành trên cơ sở chủ nghĩa thực dân định cư cũng ủng hộ mạnh mẽ Ixraen. Yếu tố cả Canada và Ixraen là những quốc gia thuộc địa định cư đáng để xem xét, tuy nhiên chỉ một lập luận không đủ để giải thích tại sao Chính phủ của đảng Bảo thủ lại thay đổi mạnh mẽ chính sách của Canada đối với Ixraen.
Lôgích chính sách ủng hộ Ixraen của Thủ tướng Harper
Thực tế, có lôgích rõ ràng trong sự ủng hộ của Chính phủ Canada hiện nay dành cho Ixraen khi đặt “câu chuyện” này trong bối cảnh Canada hiện đang tiến hành xem xét lại các vấn đề trong nước và xác lập lại vị trí trên trường quốc tế. Cụ thể, trong một nền kinh tế toàn cầu ngày càng cạnh tranh, Chính quyền Harper đang đặt cược tương lai Canada trở thành nhà lãnh đạo trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên và các ngành công nghệ cao. Canada nhận ra Ixraen chính là hình mẫu cho kinh tế này và Ixraen cũng có hệ thống xã hội thích hợp có thể hỗ trợ thực hiện mục tiêu này. Ixraen là “người tiên phong” trong hàng loạt chiến lược tân tự do mà Chính phủ Canada muốn thu lợi và bắt chước.
Chủ nghĩa tân tự do là mô hình kinh tế – xã hội mà trong đó nhà nước đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy đất đai, hàng hóa, dịch vụ và nguồn nhân lực tham gia thị trường, nơi nhà tư bản kinh doanh thu lợi. Mối quan hệ mới hình thành giữa Canada và Ixraen phản ánh chiến lược tự do kiếu mới đặc biệt của Chính quyền Harper dành cho chủ nghĩa tư bản Canada.
Chính quyền Harper rõ ràng có kế hoạch tái định hình chính trị – kinh tế ở Canada và các hành động của Chính phủ đã xác nhận cam kết này. Thủ tướng Harper đang tìm cách biến Canada trở thành một “siêu cường năng lượng”, trong đó ưu tiên hàng đầu là tạo điều kiện cho ngành công nghiệp khai khoáng cũng như các liên doanh trong và ngoài nước phát triển mạnh mẽ. Thủ tướng Harper đã tuyên bố “Canada là một siêu cường năng lượng mới nổi. Canada muốn bán năng lượng cho những người muốn mua”. Đây chính là mục tiêu cốt lõi của Chính quyền Harper. Để thực hiện điều này, ngày càng nhiều người, đất đai và dịch vụ phải được đưa vào thị trường, bởi thị trường là nơi duy nhất sinh ra lợi nhuận. Bất cứ điều gì cản trở việc mua bán đất đai, tài nguyên thiên nhiên, người lao động và hệ thống an sinh xã hội đều được xem là trở ngại cần phải phá bỏ.
Thực tế đang diễn ra như vậy. Một trong những nguyên tắc chủ yếu trong chính sách thổ dân của Chính quyền Harper là tư nhân hóa đất dự trữ, phá vỡ cơ sở pháp lý của quyền sở hữu tập thể và mở ra vùng đất bản địa để phát triển tư bản chủ nghĩa. Học giả Shiri Pasternak đã viết trong cuốn “Chủ nghĩa đế quốc Canada”: “Các vùng đất bản địa vớí quyền nắm giữ tập thể tiếp tục đặt ra những rào cản lớn cho việc mở rộng tư bản chủ nghĩa”, vì giá trị lớn của khoáng sản và nhiên liệu hóa thạch cũng như “hơn một nửa số danh lam thắng cảnh rừng còn nguyên vẹn được tìm thấy trên vùng đất trong khu vực hiệp ước thổ dân lịch sử”. Để siêu cường năng lượng của Harper phát triển mạnh, các quyền bản địa phải được xóa bỏ và người dân bản xứ buộc phải ra khỏi đất đai của họ.
Bên cạnh đó, Chính phủ đảng Bảo thủ hiện nay đã áp dụng quy định mới làm cho những người chỉ trích không thể đưa ra ý kiến tại các phiên điều trần về phát triển cát dầu và đường ống dẫn dầu, trong khi những người ủng hộ ngành công nghiệp này được trao tiếng nói độc quyền. Ngoài ra, Chính quyền Harper sử dụng chính sách đối ngoại để tiếp tục khai thác lợi ích cho các công ty dầu mỏ, khí đốt và khai khoáng của Canada. Theo Ngân sách năm 2013, Chính phủ Canada đã sáp nhập Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) vào Bộ Ngoại giao, đồng thời tuyên bố nhiệm vụ của CIDA là hỗ trợ các doanh nghiệp Canada ở nước ngoài và hợp tác chặt chẽ với các công ty tư nhân. Hơn nữa, tài trợ của Chính phủ (thông qua CIDA) cho các trường đại học cũng ngày càng gắn liền với khả năng các nhà nghiên cứu tạo ra kiến thức có thể chuyển thành lợi nhuận.
Chủ nghĩa tân tự do kiểu Ixraen
Sự hỗ trợ tích cực của Chính quyền Harper đối với Ixraen trở nên dễ hiểu khi Ixraen được nhìn nhận là “người tiên phong” trong các nỗ lực có vai trò quan trọng cho sự thành công cho chiến lược của Harper.
Ixraen cung cấp cho Chính quyền Harper mô hình hợp nhất các yếu tố tước đoạt (sở hữu đất của người bản địa), phát triển nghiên cứu, đổi mới và thương mại hóa – mô hình đã đưa các công ty Ixraen dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, quân sự và các ngành công nghệ cao. Trong bài viết cho tạp chí Nghiên cu Palextin, học giả Adam Hannieh lý giải sau nhiều thập kỷ, các ngành công nghiệp lớn ở Ixraen thuộc sở hữu của nhà nước, những năm 1980 – 1990 là giai đoạn tư nhân hóa nhanh chóng, giúp hình thành một giai cấp tư sản trong nước. Mục tiêu cốt lõi của giai cấp này là khu vực công nghệ cao, trong đó đổi mới ở các lĩnh vực lọc nước, dược phẩm, công nghệ thông tin – truyền thông và vũ khí là các cơ sở tạo ra lợi nhuận phụ thuộc vào thương mại hóa kiến thức và sự “bao vây vĩnh viễn” Palextin.
Thực tế, các trường đại học, cao đẳng ở Ixraen có sự liên kết chặt chẽ với khu vực tư nhân, Đại học Techion của Ixrean đứng vị trí thứ 6 trên thế giới về “ý tưởng kinh doanh và đổi mới”. Một khóa học tại Đại học Haifa mang tên “Đổi mới trong một quốc gia: Hiện tượng Ixraen” khẳng định Ixraen đã giành được danh tiếng là một trong những trung tâm đổi mới năng động nhất chỉ sau Thung lũng Silicon. Trở lại chính sách của Canada, Chính quyền Harper đã gắn các khoản tài trợ cho đào tạo đại học với việc phát triển khu vực tư nhân, đặc biệt là khoa học công nghệ. Sự sáp nhập về mặt tổ chức của CIDA cũng phục vụ hướng đi này. Chính quyền Harper mới đây đã ký một hiệp ước viện trợ nước ngoài cho Ixraen nhằm “khuyến khích hai nước chia sẻ chiến lược phát triển quốc tế”.
Các nhà lãnh đạo chính trị ở Canada rõ ràng mong muốn học hỏi và liên kết với Ixraen để phát triển một mô hình kinh tế tương tự. Trong chuyến thăm Ixraen năm 2010, cựu Thủ hiến Ontario Dalton McGuinty đã nêu bật tầm quan trọng của việc hợp tác với các công ty của Ixraen như Teva Pharmaceuticals, cho rằng đây là một ví dụ hoàn hảo của các kiểu đối tác Canada đang tìm kiếm tại Ixraen. Cựu Thủ hiến McGuinty cho rằng Ixraen là đất nước nơi các nhà khoa học và lãnh đạo các trưởng đại học đã tìm ra cách biến ý tưởng đầu tư thành thực tế. ông McGuinty đồng thời cho biết mục đích chuyến đi nhằm tìm hiểu và thúc đẩy các lợi ích kinh doanh của các công ty thuộc lĩnh vực khoa học đời sống của tỉnh Ontario với Ixraen. Tháng 4/2013, Bộ trưởng Tài nguyên Joe Oliver và Quốc vụ khanh phụ trách khoa học công nghệ Gary Goodyear của Canada đã công bố đề xuất Quỹ khoa học công nghệ năng lượng Canada – Ixraen nhằm tìm kiếm sự hợp tác phát triển công nghệ năng lượng tiên tiến giữa hai nước.
Chính quyền Harper đã nhận ra cách thức Nhà nước Ixraen sử dụng các nguồn lực để tạo ra nền kinh tế hội nhập sâu hơn, trong đó nhu cầu của các doanh nghiệp xác định khung pháp lý và kiến thức được tạo ra tại các trường đại học, nơi hình hành các công nghệ có khả năng mang lại lợi nhuận củng cố các thể chế phân biệt chủng tộc mà Ixraen dựa vào. Ixraen là bậc thầy trong nghệ thuật tước đoạt hiện đại và Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Canada muốn làm được điều này.
“Ma trận kiểm soát” an ninh của Ixraen
Tất nhiên, dự án tân tự do của Chính quyền Harper cũng đòi hỏi tăng cường bộ máy an ninh nhà nước. Sự thành công trong giai đoạn mới của sự tích lũy qua tước đoạt phải được đảm bảo trước những phản kháng trong nước và nước ngoài cũng như loại bỏ các lựa chọn khác. Canada cũng học hỏi Ixraen ở mặt này vì Ixraen còn là “người đi đầu” thế giới trong kế hoach “an ninh hóa” sự đàn áp.
Ở mức độ tượng trưng, Ixraen cung cấp cho Canada những bài học trong việc huy động các cơ sở tình cảm của bản sắc dân tộc để củng cố phiên bản chủ nghĩa thực đân định cư tân tự do. Đây cũng là điều Chính quyền Harper đang thực hiện thông qua việc phô trương về quân sự, những lời lẽ cứng rắn về tội phạm và pháp luật, đồng thời tạo ra mối lo ngại về những ảnh hưởng cửa nước ngoài trong lúc chương trình nghị sự thắt lưng buộc bụng của đảng Bảo thủ làm cho chất lượng cuộc sống của hầu hết người dân giảm xuống. Cụ thể hơn, Chính quyền Harper đang mua công nghệ và hợp tác với các tổ chức kinh tế của Ixraen có vai trò chủ chốt nhờ đánh cắp đất đai và tấn công vào sự kháng cự của người Palextin.
Chính quyền Harper đang phát triển cách để biến điều này thành quan hệ đối tác, các lực lượng của Canada sử dụng các máy bay do thám do Ixraen sản xuất tại Ápganixtan trong khi lực lượng phòng vệ Ixraen sử dụng các thiết bị điện tử của Canada trong các hoạt động tại Bờ Tây và dải Gada. Các bộ chịu trách nhiệm về an ninh của Canada và Ixraen đã ký tuyên bố cam kết hai nước chia sẻ “kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệp, thông tin, nghiên cứu và các cách thức triển khai tốt nhất”, đồng thời tạo điều kiện “hợp tác trao đổi kỹ thuật bao gồm giáo dục, đào tạo và các bài tập huấn luyện” dưới danh nghĩa “khung pháp lý chặt chẽ hơn cho sự tiếp tục hợp tác trong các vấn đề an toàn công cộng giữa Canada và Ixraen”. Các công ty an ninh của Ixraen như G4S – hỗ trợ các nhà tù hành hung người Palextin, bắt đầu các hoạt động kinh doanh ở Canađa. Trong khi đó, lực lượng cảnh sát và quân đội Canada đã được đào tạo ở Ixraen.
Việc nhập khẩu ma trận kiểm soát của Ixraen phù hợp với lôgích hướng đi của chương trình nghị sự siêu cường năng lượng của Chính quyền Harper. Giai đoạn mới của sự tích lũy thông qua tước đoạt đang mở ra vùng đất mới cho lĩnh vực tư nhân phát triển, cùng lúc “đóng sập cửa” đối với các quyền lợi như lương hưu, bảo hiểm thất nghiệp, phúc lợi, bảo vệ môi trường có được từ các cuộc đấu tranh phổ biến trong quá khứ. Do vậy, Chính quyền Harper đang phải phát triển cơ chế nhằm đối phó với những thách thức xã hội và môi trường đang tăng lên. Sự phản kháng chương trình nghị sự của Thủ tướng Harper nổi lên khắp nơi, từ người dân bản địa ở tỉnh British Colombia chống lại các công ty xây dựng Canada, đến phong trào “Idle No More” khắp Canada phản đối Chính phủ lạm dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên đe dọa cuộc sống của các cộng đồng địa phương; ngoài ra, các nhà hoạt động chống tư bản và bảo vệ môi trường không phải người bản địa cũng đã lên tiếng.
Vì vậy, trong khi chủ nghĩa thực dân định cư ở Canada thường phải loại bỏ bạo lực của người dân bản địa, sự bảo vệ nhiệt thành Ixraen của Chính quyền Harper và các cuộc tấn công nhằm vào phía đối lập chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Ixraen cũng kết nối quyết tâm nhằm đánh bại sự phản kháng trong nước cũng như ở nước ngoài đối với chương trình nghị sự của Harper. Như vậy, Canada không chỉ ủng hộ mà còn là đối tác của Ixraen và hưởng lợi từ sự thống trị của Ixraen đối với Palextin.
Tóm lại, sự hỗ trợ quá mức của Chính phủ Canada dành cho Ixraen phức tạp và sâu rộng hơn so với những điều được thừa nhận. Câu trả lời đầy đủ liên quan đến phiên bản Harper của chủ nghĩa tân tự do thế kỷ 21 ở Canada. Việc tìm ra các cách thức hoạt động của mối liên hệ Canada – Ixraen sẽ góp phần nhiều hơn cho tổ chức đoàn kết của Palextin và các hoạt động chống tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ phong trào đòi hỏi quyền lợi của người bản địa ở Canada có thể được thực hiện gắn với công cuộc giải phóng Palextin, không chỉ trên tinh thần chung chống thực dân của các dân tộc trên thế giới, thực chất là hành động trực tiếp chống lại dự án tích lũy thông qua tước đoạt chung giữa Canada và Ixraen cũng như chủ nghĩa tân tự do./.
 

Top 5 Sai Lầm Ngớ Ngẩn Của Truyền Thông Trung Ương Trung Quốc

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=BkhMYylmIIM

Điều buồn cười ở truyền thông Trung ương Trung Quốc là, họ bỏ rất nhiều công sức kiểm duyệt tin tức, mà chẳng để ý đến thực tế. Thường thì kết quả rất là hài hước.
Dưới đây là Top 5 sai lầm ngớ ngẩn của truyền thông Trung ương Trung Quốc.
Top 5 Sai Lầm Ngớ Ngẩn Của Truyền Thông Trung Ương Trung Quốc
Đứng thứ 5:
Vào năm 2002, một tờ báo rất phổ biến tại Trung Quốc, Beijing Evening News, đã đăng tin về việc Quốc hội Mỹ dọa rời bỏ Washington DC nếu tòa nhà Capitol không được trang bị mái vòm di động. Tuy nhiên hơn một triệu độc giả của tờ báo đã không nhận ra rằng nguồn thông tin này được lấy từ tờ Onion, một tờ báo trào phúng bịa đặt. Chứ không chỉ là bịa đặt như tờ Beijing Evening News.
Nhưng mà tôi hiểu tại sao họ lại cho đăng tin như thế. Rất nhiều tòa nhà chính phủ Trung Quốc sao chép lại thiết kế của tòa nhà Capitol. Bản thân họ đang muốn có những mái vòm di động.
Đứng thứ 4:
Vào năm 2007, Tân Hoa Xã đăng một bài viết về bệnh đa xơ cứng, sử dụng tấm ảnh chụp X-Quang này. Đây là ảnh hoạt hình Simpson mà. Tin này vẫn còn được đăng trên trang Web của Tân Hoa Xã, nhưng tấm ảnh chụp X-Quang đã được gỡ xuống. Ý tôi là, làm sao họ có thể không nhận ra cơ chứ? Con người mà trông thế à? Thật là một trò hề!
Đứng thứ 3:
Hãy nhìn kỹ bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Iran được sử dụng trên CCTV. Bây giờ nhìn vào bản đồ trò chơi World of Warcraft. Thật ngu ngốc.
Đứng thứ 2:
Quân đội Trung Quốc thật lớn, thật mạnh, và ai cũng e sợ. Cứ thử nhìn vào cảnh phát trên CCTV năm 2011, chiến đấu cơ J-10 bắn hạ kẻ địch. Wow, y hệt cảnh phim hành động! Thật ra đúng là thế. Một nhân viên tờ Tạp chí phố Wall nhận ra cảnh quay này. Nó được lấy từ cảnh phim “Top Gun”
Nhưng mà đừng có mừng sớm. Hãy nhìn hình ảnh mới đây trong đợt tập huấn nhằm thanh toán quần đảo Điếu Ngư của họ.
Và cuối cùng, Đứng thứ nhất:
Nào nào, đừng có phấn khích quá. Thế này, cuối năm ngoái, tờ “Nhân dân nhật báo” tiếng Anh đã công bố rằng Kim Jong Un là người đàn ông quyến rũ nhất 2012! Ôi trời ạ, lại tin của tờ Onion! Hãy nhìn những hình ảnh gợi cảm mà tờ “Nhân dân nhật báo” thu thập này. Bạn có chắc ông ta là người đàn ông quyến rũ nhất không? Tôi không biết nữa. Tờ “Nhân dân nhật báo” lấy tin từ tờ Onion, tin thì là tin bịa, nhưng phải nói thật Kim rất quyến rũ.
Thế là bạn đã biết về 5 sai lầm ngớ ngẩn nhất của Truyền thông Trung ương Trung Quốc. Vậy bạn nghĩ sao?
Bạn thấy đấy, tất cả đều rất hài hước. Truyền thông Trung ương Trung Quốc có thể tung tin bịa đặt để đạt được một số mục đích bất minh. Các bạn có thể tìm hiểu thêm ở video này.
Còn nếu bạn muốn xem tặng phẩm của tôi dành cho Kim Jong Un, hãy chọn video phía trên. Không dành cho trẻ con đâu nhé.
Cám ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại.
Theo NTDTV

Sự tử tế của người lớn!!

Ngày hôm qua khi biên và post xong bài Sự trung thực quốc gia: Đừng dạy trẻ con những điều dối trá thì rất bất thình lình, giật mình một người bạn pm cái clip này. Sự tình cờ, trùng hợp đầy ngạc nhiên.
Một entry viết về những giấc mơ trung thực cho trẻ nhỏ, một clip về việc sửa ca từ dạy trẻ em “kết đoàn” và “vâng theo năm điều Bác Hồ dạy”. Cả hai đều được bắt nguồn cảm hứng từ nhân vật Hồ Chí Minh.
Xem xong clip bất giác thấy NHỤC! Cái NHỤC to tướng khi người ta trắng trợn sửa ca từ, nhét “chính trị” vào đầu con trẻ. Và có lẽ NGƯỜI LỚN muốn định hình trong trí não trẻ con tình yêu lãnh tụ; qua đó xây nền tình yêu đối với chế độ?
Nhưng tình yêu không bắt đầu từ sự dối trá, áp đặt trắng trợn. Tình yêu bắt đầu từ con tim và sự tự nguyện.
“Em là búp măng non, em lớn lên trong mùa cách mạng” và “có Bác đời em được ấm no”. Chết thật càng ngày càng vỡ lẽ ra nhiều cái sự lừa dối với trẻ con, cái sự áp đặt tình yêu nơi chúng.
Quốc gia nói dối, cả nước nói dối không chừa ngay cả với trẻ em! Có thể các em lớn lên và bị cuốn vào guồng quay nói dối đó; hoặc chúng sẽ sực tỉnh để biết rằng: vì muốn chúng yêu lãnh tụ, yêu chế độ mà người ta đã lừa dối.
Quốc gia tài gì không tha hóa đi? Không băng hoại đi?
Và không hiểu ông Hồ Chí Minh (nếu còn hiện diện ở một dạng vật chất khác) sẽ nghĩ gì trước sự gian dối thành thần này? Ông từng dạy trẻ con năm điều trong đó có “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”.

Thế thì thật thà ở đâu? Khi người ta cố tình nhét chính trị vào đầu trẻ con bằng cách sửa lời ca của nhạc sỹ và dạy chúng rằng chúng em lớn khôn vì biết kết đoàn và vâng năm điều bác Hồ dạy?
Đó phải chăng là sự tử tế của người lớn? Sự “tử tế” được vun trồng từ tình yêu chế độ? Đấy là tôi không muốn hỏi rằng: Đó phải chăng là sự tử tế của chế độ với con trẻ?
Nhưng dối trá, áp đặt những giấc mơ (dù có là giấc mơ đẹp) đi chăng nữa thì cũng không làm nên tình yêu. Có chăng nó chỉ gia cố thêm vào bức tường dối trá đang đè nặng trong tư duy mỗi công dân mà thôi.
Chính điều đó sẽ hủy hoại cả quốc gia và cả dân tộc này! Đúng là làm ở xã thì không được nói dối!!
Đơn giản sông luôn chảy!!
Theo HanTimes

Sự trung thực của quốc gia: Đừng dạy trẻ con những điều DỐI TRÁ!

bachovatromcuop
Đạo đức Bác Hồ và trộm cắp xe máy
Nhưng đó là chuyện nhỏ bởi nghe đồn người ta còn ăn trộm cả quốc gia!

Xem báo VNN thấy Thủ tướng nói về việc vào Đảng không phải vì thăng chức mà vì lý tưởng cao đẹp phục vụ quốc gia và nhân dân. Bất giác nghĩ đến sự trung thực của quốc gia.
Sự trung thực của quốc gia là thứ mà chúng ta có thể nhìn vào suốt chiều dài lịch sử (mà gần đây nhất là lịch sử Việt Nam từ sau 1945) để minh định. Có quá nhiều sự dối lừa, dị hợm và cả bạo tàn, tất cả được nhân danh những gì cao đẹp, những gì là thành quả hay thắng lợi cách mạng. Chung quy cũng là nói dối, nói tránh, nói chạy
Mà điều đó thể hiện sự không trung thực.
Sự dối lừa dị hợm đó càng gần những năm tháng lại đây càng trở nên dày đặc, nó nhiều đến mức ngớ ngẩn và thiên hạ coi đó là sự đương nhiên. Cả quốc gia sẵn sàng nói dối. Chúng ta cùng nói dối cho nhau nghe.
Ai cũng biết rằng mình đang nói dối nhưng không ai nói với ai về điều này. Một ví dụ đó là chúng ta nói với nhau rằng: Nền kinh tế Việt Nam đang đi lên, trong khi sự thực thì ai cũng hiểu mình đang nói dối!
Hiển nhiên người ta không thể yêu cầu người lớn ngừng sự dối trá của mình khi chính Người LỚN dạy trẻ con nói dối và mơ giấc mơ dối trá: “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ/ Râu Bác dài tóc bác bạc phơ/Em âu yếm hôn đôi má Bác/Bác gật đầu bác khen em ngoan”.
Từ vài chục năm về trước tôi đã thuộc như cháo chảy bài hát này. Mặc dù tuổi thiếu niên nhi đồng của tôi chưa từng mơ gặp người được gọi là Bác Hồ. Tôi chưa từng mơ gặp Bác Hồ, không từng có nhu cầu mơ gặp Bác Hồ, đó là điều tôi cam đoan, tôi bảo đảm. Nhưng người ta dạy tôi rằng phải mơ thế! Vì đó là “trẻ em ngoan”.
Một giấc mơ hiện hữu ngay trong những năm tháng đói khổ của thời tiền Đổi Mới đó là mơ bố về “cầm cái bánh mì to”. Giấc mơ đó với tôi là có thật, ngay cả ngày trên giường bệnh (hồi tôi mới mười mấy tuổi) vừa qua cơn giữa sống và chết vẫn chỉ muốn … một cái bánh mỳ.
Thế hệ con chúng tôi vẫn lại điệp khúc: “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ”. Lần này thì tôi cam đoan đó là giấc mơ dối trá, không bao giờ có thật. Bọn trẻ giờ mơ mình là siêu nhân, mình có con robot, niza, super men, hay một cái ô tô điều khiển từ xa để chạy đua với đám bạn bè. Giấc mơ con trẻ trong trò chơi đồ hàng, mơ con gấu nhồi bông vân vân thậm chí cả trò chơi vợ chồng.
Chúng không từng mơ gặp Bác Hồ.
Nhưng người ta vẫn dạy cho rằng: đêm qua em mơ gặp Bác Hồ.
“Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh/ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” vâng người được gọi là Bác Hồ thì đã chết cách đây 34 năm rồi với tâm trí trẻ con (thiếu niên nhi đồng) thì đã hoàn toàn phai nhạt rồi. Mà dù ông Cụ có còn hiện diện ở một dạng vật chất khác thì cũng còn khối điều phải lo.
Lo tham nhũng, suy thoái từ chính Đảng, lo đầy tớ ăn hiếp ông (bà chủ), đưa ra những chính sách pháp luật cướp khống đất đai của chủ nhân.
Lo lợi ích nhóm đe dọa tồn vong chế độ
Lo Trung Quốc xâm thực biển Đông mà vì cái Công hàm Phạm Văn Đồng, Việt Nam đuối lý.
…Lo đủ thứ kiểu! Chả rảnh mà chơi mà yêu thiếu niên nhi đồng nữa đâu!
Thế thì làm sao mà phải dạy chúng rằng mơ gặp Bác Hồ với yêu Bác Hồ?
Bản thân tôi không muốn con cái của tôi yêu Bác Hồ. Trước chúng hãy biết yêu chính cha mẹ, người tần tảo, vật lộn để nuôi chúng lớn khôn đã. Trước chúng hãy biết yêu bạn bè, thôn xóm phố phường và … cả yêu đồng tiền cái đã.
Đừng yêu Bác Hồ con ạ! Giấc mơ đó xa vời, viển vông và lừa dối lắm! Ta không muốn con là người lừa dối ngay từ thuở thiếu niên. Ta cũng không mong muốn khi lớn con là người dối trá ngay trong cái phong trào Học tập làm theo tốn phí bao nhiêu công của kia!
Và khúc ca thiếu niên vang vọng đến độ thằng cu Tùng về nhà hô vang: Vì tổ quốc XHCN vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, tất cả hãy sẵn sàng? Chẳng hiểu trẻ con thì sẵn sàng cái gì? Hay sẵn sàng “làm thiếu niên anh dũng nước nhà”?, sẵn sàng vì Tổ quốc XHCN?
Chúng hiểu XHCN cái gì mà sẵn sàng anh dũng như vậy? Bản thân tôi, thứ lỗi cũng chả hiểu cái XHCN nó ra thế nào nữa? Nếu nó như ngày hôm nay thì tôi hiểu đó là một thứ phản động.
Đừng sẵn sàng vì cái Tổ quốc XHCN con ạ! Chỉ cần con biết yêu biết thương, biết trung thực là đủ rồi.
Vâng từ bé con trẻ đã được người ta đan xen cài cắm những giấc mơ dối trá, những lần dối trá, thậm chí sẵn sàng anh dũng vì một thứ chả ra định dạng, định hình gì cả? Tài gì lớn lên chúng chả nói dối. Làm ở xã không được nói dối thì lên huyện, lên tỉnh, rồi lên Trung ương càng lên cao càng tha hồ nói dối!
Thế là thành một quốc gia không có sự trung thực. Vậy thôi!
Theo Hantimes.info

Trung Quốc không tốt như người ta tưởng

(xin lỗi đấy là nước ngoài thôi chứ đối với người VN thì luôn biết 1 điều là TQ chưa bao h tốt cả, nó bỏ ra cái gì cũng đều có mục đích thu lợi hết)

  Флаги Японии, Китая и Южной Кореи



Китай не так добр, как кажется


 
Nguồn: inosmi.ru

Tôi đã viết về điều này trước đây, nhưng bây giờ tôi  nhắc lại thêm lần nữa: tại thị trấn biên giới Trung Quốc nằm trên biên giới với Bắc Triều Tiên, trên ngọn đồi xây dựng một bức tường cao đến vài chục mét. Gần đó là một bảo tàng tưởng niệm dành riêng cho đội quân tình nguyện Trung Quốc đã chiến đấu trong chiến tranh Triều Tiên. Tôi đã đến thăm bảo tàng này trước đây, và khi tôi hỏi về ý nghĩa của bức tường. Câu trả lời của người  hướng dẫn viên  Trung Quốc làm cho đôi mắt của tôi mở rộng vì  ngạc nhiên.

"Bắc Triều Tiên đã duy trì độc lập của mình nhờ Trung Quốc, nhưng, mặc dù vậy, bây giờ Bắc Triều Tiên bắt đầu quên điều này. Đ  không  quên họ  hoàn toàn, chúng tôi dựng bức tường này đ có thể được nhìn thấy nó từ phía bên kia."  63 năm trước, quân đội Bắc Triều Tiên đã tấn công Hàn Quốc, đã bị lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đánh bật đến sát biên giới Trung Quốc. Trung Quốc không thể cho phép quên rằng chính họ đã chìa tay giúp đ.

Có lẽ,  đó là sự chống đối nào đó với người Nhật, nhưng tôi thật sự kinh ngạc vớithái đ trịnh thượngnhư thế. Có vẻ dường như Trung Quốc hoàn toàn nắm giữ trong tay số phận của Bắc Triều Tiên. Hoặc, có thể, đây đã những cung cáchnước lớncủa Trung Quốc đã từng đặt dưới tầm ảnh hưởng của mình không chỉ Bắc Triều Tiên, mà còn toàn bộ bán đảo Triều Tiên không biết bao lần.

Và tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye với thái đ cung kính đã đến Trung Quốc và được đón tiếp nồng hậu. Chủ tịch Tập Cận Bình mời Pak không chỉ dự bữa tiệc tối, mà còn lunch, cho bà cơ hội phát biểu tại các trường đại học danh giá nhất trong nước. Đối với Trung Quốc, trong bối cảnh gia tăng đối đầu với Nhật Bản và Hoa Kỳ, ngay cả khi Bắc Triều Tiên không còn biết ơn,  đã mắc vào lưới, Hàn Quốc thậm chí, có thể,  nom như một đứa trẻ thế nào đó.

 Новость на Newsland: КНР потребовала от Японии признать спорными несколько островов

Có thể nói rằng Hàn Quốc đã chọn Trung Quốc như một đối tác đ đối đầu với một Nhật Bảnchán ngấyvà Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Trung Quốc không tốt bụng như thế. Nó có thể nói về hữu nghị muôn đời như trường hợp xảy ra với Nhật Bản, nhưng nếu xuất hiện hòn đảo mà Trung Quốc cần, sẽ ngay lập nó dùng vũ lực để tước đoạt. Toàn bộ Trung Quốc là ở chỗ này.

Còn nói gì về Hàn Quốc, mà Trung Quốc, chắc chắn, sẽ sử dụng nó cho các mục đích riêng của mình, và nó thích ghi nhớ về sự công nhận lịch sử trong quan hệ với các nước khác. Có lẽ, nó nên bắt đầu tìm hiểu các vấn đề của chiến tranh Triều Tiên, trước khi  vội vã rơi vào vòng tay của Trung Quốc. Mặc điều này, có lẽ, không phải là phận sự của chúng ta.

*


Trung Quốc đang bị ai bao vây, kìm hãm ? (H.T.K.)

Những quốc gia đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông thực sự quan ngại trước động thái mới của Bắc Kinh sau khi tàu hải giám và ngư chính được khoác bộ áo mới khi thực hiện cái gọi là “tuần tra chấp pháp” - Cảnh sát biển Trung Quốc.
Điều đáng nói là việc này diễn ra khi Trung Quốc đang ra sức tuyên truyền về khả năng bị “bao vây, kìm hãm” từ các nước hữu quan. Được biết, một nhóm kiều dân Philippines tại Mỹ đã lên kế hoạch biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc vào ngày 24/7 để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Sở dĩ chọn ngày 24/7 để tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc vì đây là ngày đánh dấu sự kiện một năm Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” phi lý và phi pháp hòng hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông thành ao nhà.
Trung Quốc muốn phá thế bao vây, kìm hãm của ai
Ngày 16/6, tờ Đại Công Báo xuất bản tại Hongkong đưa tin, 9 giờ 30 phút ngày 14/6, tại cảng Chu Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, tàu hải giám và ngư chính ồ ạt kéo ra Biển Đông thực hiện cái gọi là “tuần tra chấp pháp”. Điều đáng nói là toàn bộ số tàu kể trên xuất hiện dưới lớp sơn mới và tên gọi mới : Cảnh sát biển Trung Quốc. Theo đó, 2 tàu Ngư chính 310 và 302 được đổi thành Hải cảnh 3210 và 3102, còn 3 tàu hải giám 167, 168 và 169 lần lượt mang tên Hải cảnh 3367, 3368 và 3369. Về tổ chức, hoạt động của lực lượng này do Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc phụ trách, nhưng về nghiệp vụ do Bộ Công an chỉ đạo.
Theo đó, Cảnh sát biển Trung Quốc được trang bị “vũ khí tự vệ” để tăng cường cái gọi là “năng lực chấp pháp trên biển”. Việc trang bị vũ khí cho tàu tuần tra Cảnh sát biển Trung Quốc là dấu hiệu đáng quan tâm và có thể dấy lên những lo ngại mới cho các bên liên quan sau những căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông không có dấu hiệu lắng dịu. Việc này diễn ra đúng thời điểm Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo : lần đầu tiên sau 23 năm đổi lịch tuyển quân từ tháng 10 sang tháng 8 nhằm “tuyển được những người trẻ tuổi tài năng vào quân đội”.
Khinh hạm lớp Hamilton thứ 2 mang tên BRP Ramon Alenraz (PF-16)
Ngày 14/6, Tân Hoa xã có bài bình luận về chiến lược ngoại giao “bao vây” Trung Quốc của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Theo đó, trong khi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang căng thẳng, những hoạt động ngoại giao gần đây của ông Shinzo Abe (theo 3 nguyên tắc ngoại giao chiến lược, ngoại giao giá trị quan và ngoại giao tích cực chủ động) cho thấy, Tokyo đang âm mưu lôi kéo một số quốc gia đối đầu, bao vây, kiềm chế Bắc Kinh nhằm tái xác lập vị thế chủ đạo tại châu Á.
Trước đó (13/6), tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin của Hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, đảng Dân chủ tự do cầm quyền Nhật Bản vừa tổng kết xong bản dự thảo Luật Cảnh giới đảm bảo an toàn trong phạm vi 12 hải lý xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo đó, nếu tàu Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp khu vực 12 hải lý kể trên, Hải quân Nhật Bản phối hợp với Cảnh sát biển nước này để xua đuổi. Trường hợp tàu Trung Quốc cố tình hiện diện bất hợp pháp bất chấp cảnh cáo, Hải quân và Cảnh sát biển Nhật Bản được phép sử dụng vũ khí để “cưỡng chế di dời”.
Giới truyền thông Trung Quốc cho rằng, tuyên bố chính sách “Trở lại châu Á”, điều chuyển 60% lực lượng hải quân đến Thái Bình Dương, đồng thời thường xuyên tổ chức tập trận, triển khai hàng loạt vũ khí mới, căn cứ quân sự mới ở châu Á… của Mỹ cho thấy, Washington đang triển khai vòng vây nhằm khống chế Trung Quốc. Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc, Đỗ Văn Long, tàu đệm khí Zubr do Ukraine chế tạo đã được bàn giao cho Trung Quốc có thể phối hợp với tàu hộ vệ Type 056, tăng cường khả năng chiếm và kiểm soát đối với đảo, đá ngầm.
Trong khi đó tờ Phương Đông có bài viết cho rằng, với việc đóng vai trò trung tâm trên bầu trời, máy bay cảnh báo sớm trang bị radar cảnh báo sớm tầm xa dùng để tìm kiếm, theo dõi các mục tiêu trên không hoặc trên biển, chỉ huy và có thể dẫn đường cho máy bay thực hiện nhiệm vụ tác chiến của Trung Quốc đang gây quan ngại với các quốc gia hữu quan. Trong con mắt của Trung Quốc, Biển Đông không chỉ dồi dào về nguồn lợi hải sản, năng lượng mà đó còn là con đường duy nhất mà lực lượng tàu ngầm hạt nhân của họ có thể đi ra đại dương một cách an toàn. Điều này có thể lý giải một phần câu hỏi “Vì sao Trung Quốc lại ngang ngược và trắng trợn vẽ ra “đường lưỡi bò” bao trọn gần hết Biển Đông ?”.
Ngày 13/6, tờ Thanh niên Trung Quốc có bài viết cho rằng, Hội nghị các nước ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển khóa 23 được tiến hành tại New York hôm 10/6 và Nhật Bản đã chỉ định Chánh án Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS) Shunji Yanai liên nhiệm tại hội nghị thường niên khóa 24 năm 2014. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, ITLOS đóng vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy giải quyết hòa bình tranh chấp biển, duy trì và phát triển trật tự pháp lý trong lĩnh vực biển. Tokyo mong muốn duy trì vị trí quan tòa trong ITLOS bởi ông Shunji Yanai là người Nhật Bản đầu tiên đảm nhiệm Chánh án ITLOS.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại quan ngại trước động thái này. Bởi trong tháng 7, ITLOS sẽ quyết định hội đồng trọng tài có thẩm quyền phân xử vụ kiện của Philippines. Tuy phải mất vài năm để ra một phán quyết cuối cùng trong khi phán quyết ấy có tính ràng buộc nhưng lại không có hiệu lực vì không bắt buộc được Trung Quốc phải tuân thủ, song việc này sẽ giúp Philippines giành phần thắng trên phương diện pháp lý và ngoại giao, đồng thời gây sức ép buộc Trung Quốc phải làm rõ yêu sách vô lý ở Biển Đông.
Philippines tăng cường khả năng quốc phòng
Ngày 15/6, tờ Manila Standard Today đưa tin, trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc ngày một leo thang, Philippines đang có kế hoạch mua tên lửa đất đối không của Israel để tăng cường khả năng phòng thủ. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin sẽ tới Israel trong tuần này để làm việc với các nhà cung cấp vũ khí tiềm năng và chỉ trong 3-6 tháng tới, Manila sẽ có các vũ khí này.
Trước đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin của tờ Philippines Daily Inquirer cho biết, tàu chiến thứ 2 lớp Hamilton mà Philippines mua lại của Mỹ đã nhổ neo từ cảng Charleston, bang Bắc Carolina về Philippines. Nhất cử nhất động của 2 tàu chiến lớp Hamilton mà Philippines mua lại của Mỹ đều được Trung Quốc theo dõi rất sát sao vì Bắc Kinh coi đây là đối thủ số 1 trong tương lai khi tranh chấp trên Biển Đông trở nên căng thẳng. Báo chí Philippines cho biết, 2 tàu chiến này là lớn nhất và hiện đại nhất, là nòng cốt trong lực lượng hải quân nước này.
Ngày 14/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines đã hoan nghênh các nghị sĩ Mỹ trình dự thảo Nghị quyết 167 lên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ủng hộ giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế và lên án đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong tranh chấp. Đài Truyền hình ABS-CBN (Philippines) đưa tin, ngày 10/6, 3 nghị sĩ Mỹ là Robert Menedrez (chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện), Ben Cardin và Marco Antonio Rubio (ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hòa) đã trình dự thảo Nghị quyết 167 với tên gọi “Tiếp tục khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ về giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán ở các vùng biển Châu Á - Thái Bình Dương” lên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.
Trước đó (13/6), phó giám đốc Ban Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Philippines, Vicente Agdamag, đã chỉ trích động thái gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông trong hơn 2 năm qua, đồng thời cho biết, tàu Hải giám Trung Quốc đang thực thi lệnh cấm đánh bắt trong phạm vi 24 km từ bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Ông Vicente Agdamag tiết lộ, Hội đồng An ninh quốc gia đã đề xuất chính phủ tăng thêm ngân sách quốc phòng tương đương 0,5-1% GDP, đồng thời hối thúc Manila tăng cường quan hệ an ninh với các nước, đặc biệt là Mỹ.
Ông Vicente Agdamag cũng cho rằng, việc triển khai 18 tàu hải giám Trung Quốc là nhằm củng cố hoạt động kiểm soát phi pháp tại Biển Đông và điều này khiến Manila phải tăng cường thêm khả năng quốc thủ. Phó giám đốc Ban Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia cho biết, Manila đang rà soát kế hoạch dự phòng cho Bộ Chỉ huy Bắc Luzon và Bộ Chỉ huy phía tây của Philippines theo Sắc lệnh số 82 của tổng thống Benigno Auquino.
Mối quan ngại của Mỹ - Nhật
Giới truyền thông cho biết, trong chuyến công du châu Âu (từ 16 đến 20/6), thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đề nghị Liên hiệp Châu Âu tiếp tục duy trì lệnh cấm xuất khẩu vũ khí cho Trung Quốc. Ngày 14/6, Hãng tin Kyodo News cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đang chuẩn bị để tới Philippines (26/6) và Mỹ (1/7). Tại Philippines, ông Itsunori Onodera có kế hoạch thảo luận với người đồng cấp Voltaire Gazmin về diễn biến căng thẳng gần đây trên biển Hoa Đông và Biển Đông vì Tokyo và Manila đều phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải gần các khu vực tranh chấp.
Còn tại Mỹ, bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản sẽ tái khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ, nên Washington phải bảo vệ Tokyo trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang. Giới chuyên môn cho rằng, Nhật Bản muốn bàn với Philippines, Mỹ kiểm soát Trung Quốc trên biển. Cũng trong ngày 14/6, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho hay, ngày 14/6, 3 tàu Trung Quốc (lần đầu tiên kể từ cuối tháng 5) đã tiến vào vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Tính từ đầu năm đến nay, tàu Trung Quốc đã có 28 ngày xâm nhập lãnh hải quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hãng NHK Nhật Bản đưa tin, ngày 13/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe để trao đổi xung quanh một số nội dung trong 2 ngày hội đàm với chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo đó, Washington đã yêu cầu Bắc Kinh cần xoa dịu căng thẳng với Tokyo xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, còn ông Tập Cận Bình đã nói với ông Obama rằng, Trung Quốc đang kêu gọi gác lại các tranh chấp lãnh thổ.
Giới truyền thông đưa tin, đã có không ít chuyên gia đưa ra những nhận định khác nhau về tình hình Biển Đông sau cuộc gặp cấp cao Mỹ - Trung vừa qua. Và họ đều có chung mối quan tâm : chủ tịch nước Tập Cận Bình và tổng thống Barack Obama liệu có thỏa thuận bí mật “bất thành văn” liên quan đến Biển Đông ? Trước đó (12/6), Nhật Bản đã bác bỏ thông tin của giới truyền thông cho rằng, chủ tịch nước Tập Cận Bình gọi quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Tân Hoa xã vừa đăng bài viết của nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc, tướng Trần Hổ về mục đích tham gia cuộc diễn tập tác chiến đánh chiếm đảo của Nhật Bản ở lãnh thổ Mỹ mang tên “Dawn Blitz”. Theo đó, Nhật - Mỹ muốn truyền đi thông điệp : Mỹ ủng hộ tranh chấp chủ quyền biển đảo hiện nay của Nhật Bản, tăng cường đồng minh quân sự Nhật - Mỹ…
Theo tờ Want China Times (Đài Loan), Mỹ - Nhật đang chuẩn bị cho cuộc tập trận không quân (từ 17 đến 21/6) ở căn cứ không quân Nyutabaru thuộc tỉnh Miyazaki. Đây là cuộc tập trận không quân thứ 6 và lớn nhất kể từ tháng 1 đến nay tại căn cứ Nyutabaru. Cả cuộc tập trận Dawn Blitz và cuộc tập trận không quân kể trên được coi là diễn tập đề phòng trường hợp xung đột với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Ngày 11/6, trang mạng “Tạp chí Quốc phòng” Mỹ có bài viết cho rằng, để ứng phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày một gia tăng. Sau khi đưa ra lý luận “tác chiến hợp nhất trên không - trên biển”, Lầu Năm Góc còn yêu cầu các lực lượng vũ trang Mỹ bảo đảm phải chiến thắng Trung Quốc trên các phương diện như máy bay chiến đấu, tàu chiến và vũ khí dẫn đường. Nhưng theo Chuẩn tướng Richard Simcock, Mỹ cần tiếp tục tăng cường quan hệ quân sự với các đồng minh châu Á, bởi đây là vũ khí tốt nhất để đối phó với Trung Quốc.
Theo ông Richard Simcock, mấu chốt để giải quyết mối đe dọa “chống can dự” không phải là thiết kế vũ khí kiểu mới, mà là gia tăng quan hệ với các nước này. Bài viết còn chỉ ra rằng, Washington lo ngại sẽ có chiến tranh tiềm tàng với Bắc Kinh. Chuẩn tướng Richard Simcock cũng nhấn mạnh : Trung Quốc không hề minh bạch về việc củng cố quân sự và điều này gây hoảng sợ cho các nước xung quanh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Điều này đồng nghĩa với việc, Trung Quốc đang thực sự đe dọa khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Còn theo học giả Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về châu Á của CSIS: ASEAN đừng để Trung Quốc cô lập các thành viên của mình. Christian Le Miere, nghiên cứu viên cao cấp về hải quân và an ninh hàng hải thuộc Học viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho rằng, các nước cần làm rõ tuyên bố chủ quyền.
Trong khi đó, học giả Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore khuyến cáo, nguy cơ xung đột trên Biển Đông đang ngày một lớn hơn. Và trong những tháng tới không loại trừ khả năng sẽ nổ ra các cuộc đụng độ trên Biển Đông giữa cảnh sát biển, kiểm ngư, hải giám, ngư chính với tàu cá của các bên có tranh chấp.
Theo học giả Ian Storey, mặc dù ASEAN và Trung Quốc từng đạt được thỏa thuận về việc khởi động đàm phán COC, nhưng những diễn biến tại Biển Đông 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy, tranh chấp biển đảo tại Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến xấu và rất ít khả năng cải thiện trong thời gian tới.
H.T.K
“Gác tranh chấp, cùng phát triển” được một số học giả quốc tế đề cập như một giải pháp tạm thời nhằm kiểm soát căng thẳng ở Biển Đông trong ngắn hạn và trung hạn trong khi chờ đợi các bên tham gia tranh chấp đàm phán về COC. Theo học giả Leonardo Bernard thuộc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore, cùng phát triển không có nghĩa là hy sinh chủ quyền.
Còn theo học giả Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về châu Á của CSIS: ASEAN đừng để Trung Quốc cô lập các thành viên của mình. Christian Le Miere, nghiên cứu viên cao cấp về hải quân và an ninh hàng hải thuộc Học viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho rằng, các nước cần làm rõ tuyên bố chủ quyền.
Trong khi đó, học giả Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore khuyến cáo, nguy cơ xung đột trên Biển Đông đang ngày một lớn hơn. Và trong những tháng tới không loại trừ khả năng sẽ nổ ra các cuộc đụng độ trên Biển Đông giữa cảnh sát biển, kiểm ngư, hải giám, ngư chính với tàu cá của các bên có tranh chấp.
Theo học giả Ian Storey, mặc dù ASEAN và Trung Quốc từng đạt được thỏa thuận về việc khởi động đàm phán COC, nhưng những diễn biến tại Biển Đông 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy, tranh chấp biển đảo tại Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến xấu và rất ít khả năng cải thiện trong thời gian tới.

Điều kiện giam giữ trong các nhà tù Việt Nam

Trại giam Thanh Xuân. Các cựu tù chính trị chỉ trích điều kiện giam giữ trong các nhà tù Việt Nam.
Trại giam Thanh Xuân. Các cựu tù chính trị chỉ trích điều kiện giam giữ trong các nhà tù Việt Nam.
Reuters
Thanh Phương
Ngày 30/06/2013, hàng trăm phạm nhân ở phân trại I, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, đã nổi loạn, bắt làm con tin giám thị trại để đòi đáp ứng những yêu sách của họ về điều kiện giam giữ. Vụ nổi loạn của tù nhân trại Xuân Lộc khiến dư luận chú ý trở lại đến điều kiện giam giữ trong các nhà tù Việt Nam.
Theo tường thuật của báo chí trong nước về vụ được gọi là “ gây rối trật tự” này, hôm đó, khi đang đá bóng với nhau, hàng chục phạm nhân đã tấn công cán bộ quản giáo, kêu gọi các phạm nhân khác đập phá trại giam, khóa cổng phân trại, không cho người bên ngoài vào và bắt giám thị trại Hồ Phi Thắng làm con tin để đòi thực hiện những yêu sách của họ.
Sau khi có sự can thiệp của lực lượng do Tổng cục VIII ( Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp ) điều động đến, vụ nổi loạn chấm dứt, giám thị Hồ Phi Thắng được thả ra vào cuối ngày.
Thông tin từ các tù nhân đưa ra cho biết vụ nổi loạn ở trại giam Xuân Lộc là để phản đối việc ngược đãi, đánh đập tù nhân, cắt xén các phần ăn của tù nhân. Nhưng các lãnh đạo Tổng cục 8 đã phủ nhận thông tin nói trên và cho rằng các phạm nhân cầm đầu vụ « gây rối » trong trại giam Xuân Lộc đều là « lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo », và những người này sẽ bị xử lý theo luật, cụ thể là sẽ bị khởi tố về tội « gây rối trật tự, phá hũy tài sản » tại trại giam Xuân Lộc.
Trại giam Xuân Lộc cũng là nơi giam giữ khoảng 10 tù chính trị, và mặc dù dường như là các tù chính trị này không hề tham gia vào vụ nổi loạn ngày 30/06, nhưng 5 người trong số họ là Nguyễn Ngọc Cường, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Ngọc Trí ngay trong đêm đó đã bị chuyển sang trại khác.
Vụ tù nhân trại Xuân Lộc nổi loạn xảy ra chỉ một tuần sau khi tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ngưng một cuộc tuyệt thực kéo dàì ba tuần nhằm phản đối điều kiện giam giữ trong tù.
Vụ này khiến dư luận chú ý trở lại đến điều kiện giam giữ trong các nhà tù Việt Nam. Các tù nhân, nhất là tù chính trị, được đối xử như thế nào, RFI đã phỏng vấn hai cựu tù chính trị ở Việt Nam là Lê Thăng Long, người từng bị xét xử cùng với Trần Huỳnh Duy Thức vào năm 2009, vừa ra tù tháng 6 năm ngoái, hiện bị quản chế ở Sài Gòn và anh Phạm Văn Trội, bị kết án 4 năm tù tháng 10/2009 và mãn hạn tù 09/2012, hiện cũng bị quản chế 4 năm.  Phỏng vấn Lê Thăng Long và Phạm Văn Trội
 05/07/2013
More

Con Đường Việt Nam: Thông cáo báo chí về sự kiện đứng lên đấu tranh tại trại giam Xuân Lộc ngày 30/6/2013

Kính gửi: BBT báo Dân Luận
Chúng tôi xin gửi đến BBT báo Dân Luận bản thông cáo dưới đây của PT CĐVN về sự kiện đứng lên đấu tranh tại trại giam Xuân Lộc ngày 30/6/2013.
Xin BBT báo Dân Luận quan tâm và chia sẻ cho cộng đồng.
Xin chân thành cảm ơn và mến chúc BBT báo Dân Luận nhiều thành công!
Hoàng Triết
Phong trào Con đường Việt Nam
PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
Thông cáo báo chí về sự kiện đứng lên đấu tranh tại trại giam Xuân Lộc ngày 30/6/2013
Như mọi người đều biết, ngày 30 tháng 6, tại Phân trại 1, trại giam Z30A, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã xảy ra sự kiện đứng lên đấu tranh nhằm phản đối chế độ quản lý hà khắc, cắt xén khẩu phần ăn, xúc phạm nhân phẩm phạm nhân. Ngay sau đó, ít nhất có 5 tù nhân chính trị, lương tâm gồm các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Ngọc Cường, Huỳnh Anh Trí và Phan Ngọc Tuấn đã bị chuyển trại trong đêm 30 tháng 6. Biện pháp của nhà cầm quyền ngay sau sự việc xảy ra đã khiến phát sinh dư luận nhiều chiều về vai trò của các tù nhân chính trị, lương tâm trong sự kiện này.
Qua sự kiện này, vì sự an toàn cho ông Trần Huỳnh Duy Thức nói riêng và các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm khác nói chung; vì thực tế hệ thống tư pháp Việt Nam và việc quản lý các trại giam còn quá nhiều biểu hiện trái pháp luật, trái đạo lý, vi phạm quyền con người, Phong trào Con đường Việt Nam (PT. CĐVN) xét thấy cần lên tiếng minh định dư luận và có một số yêu cầu đến nhà cầm quyền Việt Nam như sau:
1. Sự kiện đứng lên đấu tranh ngày 30/6 tại K1, trại giam Z30A Xuân Lộc là hành động tự phát của các tù nhân trong khu tập trung của phân trại K1. Ông Trần Huỳnh Duy Thức, người khởi xướng PT. CĐVN với chủ trương bất bạo động nhất quán tuyệt đối không có liên quan gì đến hành vi xô xát xảy ra trong quá trình nói trên.
2. Việc di chuyển ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân chính trị, lương tâm khác kể trên như một phản ứng của nhà cầm quyền trước vụ việc trên mà không thông báo, giải thích rõ ràng là một việc làm khuất tất, tạo dư luận bất lợi, áp lực tinh thần vô lý cho các tù nhân chính trị, lương tâm kể trên và gây khó khăn cho gia đình thân nhân trong việc thăm gặp.
Nhân đây, để không xảy ra một vụ việc tương tự trong tương lai, PT. CĐVN yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam sớm chấn chỉnh hệ thống tư pháp, hệ thống quản lý trại giam của mình, loại bỏ những sai trái mang tính hệ thống hoặc tinh vi đang tồn tại, để đảm bảo quyền công dân được thực thi trên thực tế cho toàn bộ công dân Việt Nam và quyền con người được đảm bảo thực hiện đầy đủ cho tất cả tù nhân nói chung và cho các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm nói riêng.
Cụ thể:
1/ Chấm dứt các điều luật mơ hồ của bộ luật hình sự như điều 79, 88, 258… để những thế lực xấu lợi dụng kết tội những người yêu nước vì đã sử dụng những quyền căn bản của con người, quyền công dân như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do biểu tình… Sớm thả ngay những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm đang bị giam giữ; đồng thời đền bù thiệt hại và phục hồi danh dự cho các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm trong thời gian qua tại Việt Nam.
2/ Triệt để tôn trọng quyền con người của tù nhân. Tuyệt đối không sử dụng nhục hình, xúc phạm nhân phẩm, cắt xén phần ăn hoặc các hình thức hành hạ thể chất và tinh thần khác trái đạo lý và luật định.
7/7/2013
TM. PT. Con Đường Việt Nam
Lê Quốc Tuấn
==================================

THE VIETNAM PATH MOVEMENT
Press release on the uprising event at Xuan Loc prison on 6/30/2013
As everyone has known from media reports, there was an uprising on June 30 in Prison camp Z30A, Division 1, Xuan Loc by prisoners to protest against repressive management, meals cut-off, and harassments. Shortly thereafter, at least 5 political prisoners and prisoners of conscience including Tran Huynh Duy Thuc, Nguyen Hoang Quoc Hung, Nguyen Ngoc Cuong, Huynh Anh Tri, and Phan Ngoc Tuan were transferred that same night to another prison. The measure immediately used by the authority has spawned multiple opinions about the role of political prisoners and prisoners of conscience in this uprising incident.
Through this event in which Vietnam judicial system and prison management still portraits immoral and illegal signs, for the safety of all political prisoners and prisoners of conscience in general and for Mr. Tran Huynh Duy Thuc in particular, the Vietnam Path Movement sees the need voice our opinion to clarify some views and to introduce a few request toward the authorities as follow:
1. The uprising of 6/30 at K1, Xuan Loc prison Z30A was a spontaneous act of the prisoners in the same block in division K1 with Mr. Tran Huynh Duy Thuc. Mr. Thuc, founder of the Vietnam Path Movement who is also a nonviolence advocacy, had nothing to do with all the conflicts occurred in the incident.
2. The immediate transfer of Mr. Thuc and other prisoners of conscience was a reaction from the authorities. The fact that they were transferred without any notice or explanation to the prisoners family have shown that it was an improper act which led to adverse rumors resulted in unnecessary stress for the political prisoners and prisoners of conscience as well as making it difficult for their families to visit and get updates regarding their well being.
To prevent similar incidents from happening in the future, the Vietnam Path Movement is asking Vietnam authorities to timely correct its judicial and prison management systems, eliminate existing systematic wrongdoings to ensure that human rights are fully protected for all prisoners in general and for political prisoners and prisoners of conscience in particular.
In specific:
1. Terminate unclear rules and criminal laws such as Article 79, 88, 258... which can easily be used by corrupted officials to prosecute patriotic people who simply practice their basic rights, which are the right of expression, right to assembly, and right to protest, etc... The government should release political prisoners and prisoners of conscience who are still being held captive, clear their name, and compensate for their losses.
2. Thoroughly respect prisoners' human rights. Under no circumstances meals reduction, dignity harassment, or other methods of torture can be used to create stress both mentally and physically to the prisoners.
7/7/2013
On behalf of the Vietnam Path Movement
Le Quoc Tuan

CHỐNG LẠI NHÂN DÂN THÌ BẤT KỲ CÁ NHÂN NÀO, TỔ CHỨC NÀO CŨNG ĐỀU LÀ NHỮNG KẺ “PHẢN ĐỘNG”, “THẾ LỰC THÙ ĐỊCH” CỦA NHÂN DÂN CẢ


DIỄN ĐÀN CÔNG NHÂN 




” Sự thật Việt Nam” 80 năm qua là như thế nào? Các tuyên truyền viên, dư luận viên của đảng thực sự đã hiểu biết những gì thuộc bản chất chế độ cầm quyền ở VN hiện nay?, hay chỉ biết những nội dung qua hệ thống tuyên truyền của nhà nước csVN và nhìn vào sự đổi thay về không gian bề ngoài ở VN?

Các tuyên truyền viên, dư luận viên của đảng thân mến:

Trước khi bàn luận về “SỰ THẬT LỊCH SỬ CỦA VN NHỮNG NĂM QUA” tôi xin hỏi các bạn tuyên truyền viên của đảng, dư luận viên một vấn đề có liên quan rằng: các bạn đã đọc cuốn “bên thắng cuộc-cả 2 tập” của Huy Đức chưa?- đừng vội quy kết đó là tài liệu tuyên truyền nói xấu người cầm quyền nhé, hãy chịu khó xem cho hết 2 cuốn đó để thấy sự thật (dù là sự thật làm ta đau lòng) để ta có cái nhìn khách quan về những gì đã diễn ra ở VN, về những gì mà xưa nay ta mới chỉ nghe “dư luận” lơ mơ chứ chưa có số liệu, nhân chứng, thời gian và nội dung cụ thể-những nội dung đó, được Huy Đức tập hợp, thống kê từ nhiều nguồn tư liệu, căn cứ, nhân chứng nổi tiếng từ 1975 đến nay-đó mới thật là sự thật lịch sử được phản ánh một cách khách quan, minh bạch mà từ trước đến nay, để độc quyền thông tin, để “định hướng dư luận”, đảng và nhà nước “ta” đã ra sức bưng bít và che giấu.


Mặt khác, về phương pháp luận, nói về nhận thức đúng sai : Khi chưa đủ thông tin phải trái, đúng sai, thì các bạn tuyên truyền viên, dư luận viên (cũng như tôi trước đây) do bị bưng bít, do thiếu thông tin sự thật, không thể đi sâu mổ xẻ phân tích bản chất sự vật hiện tượng – nên tôi , cũng như đa phần người dân trước đây cũng như các tuyên truyền viên, dư luận viên hiện nay chỉ biết được duy nhất mỗi mặt trái, mặt sai thì các bạn (cũng như tôi trước đây) mặc nhiên coi mặt trái coi cái sai đó như là lẽ phải là chân lý . Đấy đều là sự ngộ nhận , và tưởng mọi người cũng như vậy. Đó là điều đều ngộ nhận sai lầm, bảo thủ hết sức tệ hại từ thói áp đặt tư tưởng cho người khác.

Vì thế , tôi xin được mạn phép lấy nội dung của một người khác trên diễn đàn này để trả lời cho Các tuyên truyền viên, dư luận viên của đảng” Sự thật ở Việt Nam” 80 năm qua là như thế nào?:

Trước đây, những lãnh tụ tiền bối của đảng csVN, ban đầu với mong muốn độc lập tự chủ cho dân tộc, và “giải phóng” giai cấp CN và nhân dân lao động, nhưng do ấu trĩ, mơ hồ, đã ăn phải bả đảng cs Liên Xô và quốc tế cs, dùng việc tuyên truyền “CNXH” (khoa học-nhưng thực tế là viễn tưởng đến mức không tưởng) đã giác ngộ(lừa?) được người dân theo mình để sẵn sàng chết, và nhiều thế hệ đã chết vì sự nghiệp ấy.

Kết quả là có cuộc CMT8/1945, mà cs VN chúng ta dựa vào quân đồng minh, lợi dụng cơ hôi sụp đổ của phát xít mà giành được độc lập.

Sau đó, cũng vì khát vọng độc lập và lại được tuyên truyền về “giải phóng giai cấp” nên người dân hăng hái theo đảng đánh Pháp, rồi nghe phe cs phỉnh nịnh, xúi dại, cấp vũ khí cho để trở thành người tiên phong (tay sai?) ngăn chặn CNTB cho họ có điều kiện hưởng thái bình (toạ sơn quan hổ đấu) và VN trở nên”tiền đồn của …ở ĐNÁ” “anh hùng” trong việc đuổi Mỹ, lật “Nguỵ”? là như thế. (trong khi các nước khác thì không cần phải trả giá đến mấy triệu sinh mạng mà vẫn có được độc lập thống nhất mà lại có được thêm giàu mạnh, ấm no, tự do, dân chủ thực sự)- thế nhưng bộ máy tuyên truyền của csVN vẫn cứ tự vỗ ngực ca ngợi và tự hào và nhiều người đến nay vẫn ngộ nhận như vậy.

Sau khi đã nắm được toàn bộ quyền lực, đảng tiếp tục lãnh đạo xây dựng cái thiên đường”CHCCN” ở ngay dưới hạ giới: VN :

Vì đã từng chứng kiến cảnh điêu linh của cải cách ruộng đất những năm50 TK20, và được sống tự do, dân chủ, và sung túc trong thời kỳ “tư bản thực dân Pháp”, nên khi có hiệp định Giơ-ne-vơ, nhiều người (trong đó có những người công giáo- sợ chủ nghĩa vô thần-cộng sản), những người làm việc cho chế độ cũ, đã di tản vào Nam mong tiếp tục cuộc sống tự do (cuộc di cư này có tổ chức và không có những rủi ro lớn cho người di cư).

Sau đó, xảy ra việc hai bên tố cáo nhau vi phạm hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ và thực tế phía cách mạng nhà ta đã cài nhiều đảng viên (và cả lực lượng vũ trang, bán vũ trang) ở lại Miền Nam để tiếp tục lãnh đạo quần chúng với mục đích thống nhất đất nước bằng đầu tranh chính trị và bạo lực cách mạng -một phần vì vậy mà việc tổng tuyển cừ đã không thể thực hiện được trong cả nước. Chính quyền thân tư bản ở MN tổng tuyển cử riêng, truy lùng những người cộng sản cài cắm ở lại “bất hợp pháp?”- đây là vấn đề ta vẫn gọi là “Diệm ra luật 10/59, lê máy chém khắp Miền Nam, tố cộng, diệt cộng…”đây.

Được Liên Xô, Trung quốc “cổ vũ”(xúi bẩy, xui dại?) và cấp vũ khí (là chủ yếu) đảng ta tiếp tục lãnh đạo dân ta vượt Trường Sơn vào “giải phóng” Miền Nam, giành “ hết thắng lợi này, đến thắng lợi khác” đánh cho “Mỹ cút” 1973, “Nguỵ nhào”1975. Mà những ngày cuối của cuộc chiến thì dù đã và đang được “giải phóng”, số người dân “ngoan cố?” vẫn cứ chạy theo “bám đít” Mỹ “Nguỵ” chứ không muốn ở với chế độ mới với “thiên đường” XHCN?”

Ở miền Bắc, đảng lãnh đạo dân làm cmXHCN bằng“cải tạo quan hệ SX” , với phong trào “ hợp tác hoá”, “quốc hữu hoá tư bản tư doanh”, cái thiên đường “XHCN” ở Miền Bắc hình thành là các hợp tác xã mà 2 chục năm sau, khi “giải phóng”Miền Nam -thì dân Miền Nam mới ngớ ra là “cái thiên đường CNXH” hoá ra là rất ư đói rách: thì nông dân suýt chết đói nếu không “nới trói” kịp theo ĐH6.

Để “ổn định xã hội”: sau giải phóng, đảng bắt mấy chục vạn kẻ thất trận đi tập trung cải tạo dài hạn (thực chất là tù đày)-vì sợ họ không chịu khuất phục?

Đảng tập trung người nhà của “chế độ bại trận” đi xây dựng kinh tế mới; bỏ mặc họ thiếu thốn đói rách.
Đảng xóa “tàn dư” “văn hóa lạc hậu” bằng thủ tiêu các “văn hóa phẩm” dưới chế độ cũ, tịch thu các tác phẩm, kiểm điểm (thậm chí bắt đi cải tạo, xử tù “phản động”, “phản tuyên truyền”)các nhà văn nhà báo viết những gì không ủng hộ quan điểm của đảng, khác quan điểm của đảng, hay chỉ là nói lên tiếng nói tự do của người dân, hay tác phẩm không có tính đảng… làm nhiều nhân tài, nhiều trí thức nhà văn như nhóm “nhân văn giai phẩm” ở Miền Bắc sau 1954, các văn nghệ sỹ ở Miền Nam sau 1975 bị thui chột, o ép, đày đọa, chết oan .

Đảng ngăn cản tự do tôn giáo, tín ngưỡng: phá bỏ nhiều đình chùa, nhà thờ, đền miếu sau 1954, ngăn cản(thậm chí lấy cớ để bắt bớ, đàn áp một số tín đồ) dằn mặt người dân theo đạo, hành đạo-sợ không quản lý được tư tưởng của họ, sợ họ bị tôn giáo lợi dụng. Sau 1975, thậm chí đảng còn “quốc doanh” hóa tôn giáo (Phật giáo VN chẳng hạn)

Từ khi giành được quyền lãnh đạo cả nước, đảng với cái nền tảng “sở hữu toàn dân” đã tiến hành “cải tạo quan hệ SX” bằng việc “đánh Tư sản””cải tạo công thương”, “hợp tác hóa” mà kết quả là thủ tiêu sản xuất hàng hoá theo phương thức Tư bản, thủ tiêu cạnh tranh dẫn đến làm suy sụp nền kinh tế công thương nghiệp, cả xã hội thiếu hàng tiêu dùng đến cái kim sợi chỉ cũng đem ra phân phối. Nhiều nhà tư bản có tầm, có tâm bị tịch thu tài sản, tù đày, chết oan. một số trốn chạy ra nước ngoài không chính thức, một số nộp tiền cho các nhà chức trách “lót tay” để được đi cùng với phong trào vượt biên.

Chính vì thấy rõ được “cái ưu việt, tốt đẹp” của chế độ “ta”, mà trong những năm 75-90, hàng triệu người dân Miền Nam+một phần không nhỏ dân miền Bắc đã “bỏ phiếu bằng chân” bằng cuộc vượt biển lớn nhất trong lịch sử loài người: hàng triệu người bất chấp nguy hiểm rủi ro, hải tặc, sóng bão, cá mập, đói khát, thậm chí trong túi không có tiền bạc vẫn đóng bè để tìm đường đến với tự do-từ đây, từ điển ngôn ngữ thế giới có thêm từ vựng mới“Thuyền nhân”. Tại sao họ từ bỏ “thiên đường XHCN” tốt đẹp để ra đi nhỉ? mà đa phần họ có làm gì cho chế độ cũ đâu? họ có “chạy trốn” vì phạm tội gì đâu?, và khi đi có ai muốn quay về không?Tại sao “nếu được đi thì đến cây trụ điện nó cũng đi?”… Cho đến nay, vẫn chưa hết hiện tượng “bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi” đó (dù không còn quy chế nhập cư do “ tỵ nạn”, 5 tháng đầu năm 2013 vẫn còn có đến hơn 400 người vượt biển tới Úc, 50 người tới Đài Loan…là sao?).

Ngoài ra, do lo sợ “con ngựa thành Tơ-roa” mà chính sách cực đoan “bài Hoa” cũng tạo ra những xáo trộn lớn trong những năm77-80 tạo cớ cho kẻ thù phương bắc “dạy cho VN một bài học”

Trong khi đó, xảy ra cuộc xâm lược “đòi đất ?”của Polpot ở biên giới tây nam và quan thầy của chúng là Trung quốc ở biên giới phía Bắc .

Trong mấy cuộc chiến tranh đã qua do đảng lãnh đạo, nếu nói đánh giá khách quan và công bằng, thì đây mới là là “công lao” có ý nghĩa nhất của đảng vì đây mới là cuộc chiến tranh để giữ độc lập, chủ quyền cho tổ quốc-nhưng điều này, “đảng ta” sợ Trung quốc nên không dám tự hào-nhất là sau hội nghị Thành Đô đến nay-họ tôn vinh 16 chữ vàng và 4 tốt, mặc cho TQ cướp biển đảo, lấn đất liền, bắt ngư dân, khoan dầu ngoài biển của VN.

Tới những năm 1989-1992, lo sợ phong trào đòi dân chủ như Đông Âu và Liên Xô làm sụp đổ mình, lãnh đạo đảng “ta” không những không nhận ra quy luật khách quan về sự sụp đổ không thể tránh khỏi được của cái gọi là ”lý tưởng cs” và chế độ “CNXH” hoang đường, mà còn bảo thủ khi ông NVL sang Đông Âu với để nghị “cứu CNXH” (chỉ sau đó một tháng thì toàn bộ khối Đông Âu và Liên xô sụp đổ).

Thất bại với việc cầu và “cứu” CNXH ở Liên xô và Đông âu, đảng ta lúng túng (hết chỗ dựa về hệ tư tưởng?) và, thay vì quay về với quy luật khách quan là lấy chủ nghĩa dân tộc làm trọng như các quốc gia khác trên thế giới, thì lại tiếp tục tôn thờ “ý thức hệ” lỗi thời, mà ngả hẳn vào lòng cs Trung quốc để tiếp tục con đường “XHCN?” (giả cầy) -Bắt đầu từ 9/1990, sau khi những người đứng đầu đảng và nhà nước VN sang Thành Đô (TQ) để “dàn hòa” với “đảng anh em” nhằm “cứu CNXH” (hay đây chính là sự đầu hàng nhục nhã đối với kẻ thù của dân tộc cốt chỉ để lấy chỗ dựa tồn tại cho cái “ý thức hệ” cộng sản?) mà ngay sau đó phải chịu “những điều kiện tiên quyết” (rất đau đớn về biên giới và lãnh thổ…) để đổi lấy việc”bình thường hóa quan hệ “ giữa hai nước?. – đây là quyết định mù quáng và nguy hiểm nhất mà hệ lụy của nó thì ngày càng rất rõ ràng.

- Quay về nươc , để ngăn ngừa đối lập, ngăn tự do dân chủ “quá trớn”, đảng chính thức giải tán 2 đảng (XH+DC) mặc dù trước đó -chỉ là 2 đảng hình thức, do đảng quản lý và tự đưa thẳng vào điều4 hiến pháp cái điều rất mất dân chủ là và trơ tráo là : chỉ riêng có và duy nhất đảng mới được quyền và vĩnh viễn cầm quyền lãnh đạo nhân dân-(bất luận đảng xấu tốt ra sao?)

Cùng với chế độ công hữu, quy định quản lý đất đai là của “toàn dân”(của chung hoá ra là chẳng của riêng ai-và vì thế người dân đã không làm chủ thực sự mà quyền định đoạt thuộc về nhà nước-mà nhà nước là của đảng, mà đảng thì trao toàn quyền cho người trực tiếp cầm quyền sinh ra tệ cha chung không ai khóc, người có quyền chức tha hồ tham ô)

Chính 2 cái “tử huyệt” đó, 2 cái nền tảng đó của CNXH mà đảng có được quyền lực tối đa, quyền lợi tối đa và đã”tự diễn biến” do cán bộ cầm quyền của đảng đã không thắng được chính mình, thoái hoá biến chất về đạo đức và lối sống rất nhanh (nhất là từ khi “đổi mới” theo “kinh tế thị trường, định hướng XHCN”), biến đảng từ một đảng cách mạng thành một đảng hoạt động chỉ vì quyền lợi của một thiểu số người cầm quyền, “nhóm lợi ích” và lũ mafia thao túng mọi đường lối chính sách của đảng và nhà nước.

Khi đã nắm được toàn bộ quyền lực, các cán bộ có quyền chức từ bắt đầu tư lợi, từ thu vén cá nhân làm giàu, đến tham ô vơ vét, từ sống xa dần cuộc sống người dân đến cuộc sống xa hoa, truỵ lạc, sa đoạ về phẩn chất đạo đức và lối sống người cách mạng. Cứ vậy quá trình diễn biến”Tham-Sân-Si” làm biến chất người cầm quyền trong đảng, những người này, nhân danh đảng đã dần biến đảng từ một đảng cách mạng, thành một đảng phản động, đi ngược lại lợi ích của dân, thậm chí chống lại nhân dân, mà họ lại đổ cho “thế lực thù địch” đã dùng”diễn biến hòa bình” biến cán bộ của họ thành”tự diễn biến…”

Hiện nay đã đến “một bộ phận không nhỏ-tức là phần lớn” đảng viên hư hỏng thoái hoá biến chất cách mạng, tham nhũng, hủ hoá về đạo đức lối sống thì lãnh đạo ai?

Giơí lãnh đạo quyền lực từ hơn chục năm lại đây đã tập hợp thành hệ thống , thành nhóm lợi ích để thao túng đường lối chính sách của đảng và nhà nước, để thực hiện tham nhũng khép kín từ trung ương đến địa phương . Những quyết sách của họ để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng về kinh tế. Các vụ PMU, Vina… và rất nhiều vụ khác bị bưng bít che giấu,đã làm mất đi phần lớn tài sản của quốc gia vào túi các quan tham, quy ra ngang với 60tyUSD (1,4triệu tỷ đồng-theo thống kê đã được che đậy bớt của nhà nước) , số tiền nợ nước ngoài tới độ kinh khủng (=165t ỷ USĐ, theo thống kê quốc tế=1,5GDP hàng năm) phải đến 2 năm chỉ làm, không ăn tiêu mới trả nổi, trước tình hình đó , chính phủ (X) giao cho các ngân hàng phải gánh nợ (trả tiền thay Vinashin) bù vào sự “thất thoát “ của các doanh nghiệp nhà nước. Chính vậy , mà các ngân hàng có chỗ dựa (có lý do để tìm nguồn “bù vào chỗ đã gánh nợ thay”) để tự tung tự tác vơ vét, bằng cho vay nặng lãi làm cho sổ doanh nghiệp đã phá sản có thể tới 1 nửa số doanh nghiệp từng có, số còn lại đang đứng trước bờ vực phá sản, thị trường nhà đất đóng băng mà để cứu nó thì với riêng HN, nhà nước cần phải bơm ra khoảng vài chục tỷ USD, công nhân”giai cấp tiên phong”(mà đảng luôn nói là người đại diện quyền lợi cho họ) thì thất nghiệp, lương thấp đến độ “khoái ăn sang” mà để có chỗ ở, họ cần mấy trăm năm may ra mới mua nổi một căn hộ vài chục m2, các ngành giáo dục, y tế làm cho người dân điêu đứng khi đi học, thà chịu chết vì không có đủ tiền để đi chữa bệnh, chất lượng giáo dục, y tế quá thấp, các doanh nghiệp độc quyền do nhà nước nắm tự do tăng giá xăng dầu, điện làm cho thu nhập thực tế của người dân liên tục sụt giảm, các loại thuế phí tăng liên tục để móc sạch túi tiền của người dân,nền văn hoá dân tộc bị băng hoại, các giá trị nhân bản bị đảo lộn : tung hô những chuyện chân dài bồ bịch,đĩ điếm, cờ bạc, loạn luân, chém giết, lối sống hủ bại dẫm đạp lên nhau để sống, không coi trọng đạo đức nhân cách kể cả giới lãnh đạo chóp bu.

Trước những đòi hỏi về tự do dân chủ, chống TQ xâm lược, chống tham nhũng…, rất nhiều người nổi tiếng là nhân sỹ nổi tiếng, trí thức hàng đầu, nhiều vị là tướng lĩnh lão thành cách mạng và những người có công với nước, những người từng tham gia “khai quốc công thần”, cùng hàng vạn người dân đã mạnh dạn đề xuất nói lên những kiến nghị, góp ý để đảng nhà nước có những cải tổ thích hợp mà trước hết là xây dựng một bản hiếnpháp thật sự vì dân, thật sự công bằng dân chủ văn minh tiến bộ làm cơ sở cho sự phát triển tốt đẹp nhất của đât nước….nhưng thay vì tiếp thu, khuyến khích người dân để tự điều chỉnh hoàn thiện mình -người cầm quyền lại tìm cách theo dõi, ngăn cản đe dọa, vu cáo và đàn áp bắt bớ bỏ tù người dân nói lên sự thật, -gây lên bao nỗi oan trái và bất bình của những người có tâm có tầm, của những người dân nặng lòng với vận mệnh đất nước, họ thủ tiêu nhân tài bởi không có tuyển dụng cạnh tranh minh bạch…

Ấy vậy nhưng khi “phê và tự phê” , “bỏ phiếu tín nhiệm”(những trò mị dân rẻ tiền xưa cũ)cả 175uỷ viên TW, và 500 ông nghị gật (do đảng chỉ định –vì 92,7% nghị là là đảng viên, cán bộ đương chức )không tìm ra được một con sâu nào, không quy kết được cho một cá nhân phạm tội nào-chỉ có những kẻ tay sai dưới quyền phải chịu làm hình nhân thế mạng cho họ(nhưng cũng là những án tù rất nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe) ….
Như vậy xin hỏi các tuyên truyền viên, dư luận viên của đảng rằng: tình hình đảng và nhà nước ta như thế thì liệu, còn cứu chữa sao được đảng và chế độ không?

- Nói thật, nếu các tuyên truyền viên, dư luận viên của đảng cố tình lập luận bào chữa, giải thích thì người dân cũng chỉ thấy rằng các bạn làm cái công việc “giữ L(đảng )… cho chúa(trọng, X và bè lũ)”!phét mà thôi.

Chẳng ai thích gì một đất nước phải liên tục thay đổi lãnh đạo, nhưng với một thể chế chính trị lạc hậu, nát bét, như tương bần thế thì còn sách lược gì được nữa.

Đã vậy, mỗi khi có ý kiến người dân tham gia góp ý, hiến kế, kiến nghị, tố cáo thì họ bỏ ngoài tai, họ tìm cách che giấu sự thật, họ quy kết những người đòi hỏi dân chủ tự do là “gây rối””phản động””thế lực thù địch” để lấy cớ đàn áp, bắt giam, bỏ tù họ.

CNCS thực chất là tà thuyết lừa mỵ giai cấp CN và nhân dân lao động , hay là thứ CN hoang tưởng đã phá sản ở ngay quê hương nó sinh ra và gần hết hệ thống ngay từ cách đây hơn 20 năm -thời gian đó đủ để cho người cầm quyền CS ở VN biết mở mắt ra, không phải ngần ngại gì mà không vứt tổ nó đi, chứ không cần phải chữa chạy với mưu kế “sách lược” gì-nếu thực tâm vì dân vì nước-chẳng qua là kẻ cầm quyền đang lợi dụng nó “chết từ từ” để có thời gian nhằm mưu lợi riêng trong những tháng ngày còn lại.

Chưa bao giờ những vấn đề khó khăn về kinh tế được đảng cs giải quyết một cách căn bản: bởi lẽ cái nền tảng công hữu là nền tảng không cho phép phát huy cái mặt tốt của quản lý, của trách nhiệm cá nhân, là phải tham ô tham nhũng, là sản xuất không có năng suất cao, chất lượng kém vì không cần cạnh tranh.

- Đã là so sánh để thấy tiến bộ hay yếu kém thì phải khách quan, minh bạch, cha ông ta thường phê phán “mèo khen mèo dài đuôi” là thế:

- Để biết mình tiến bộ hay thua kém , người ta không thể so sánh với chính người ta, mà phải so sánh với người khác để thấy mình giỏi giang cao lớn hay yếu kém ở chỗ nào?

- Không thể so đứa con của mình 15 tuổi hôm nay, so với chính nó khi 5 tuổi để nói rằng nó đã cao, nặng, và giỏi hơn trước rất nhiều. Mà phải so nó với con nhà hàng xóm cùng lứa tuổi mới biết con nhà mình cao, nặng, và giỏi hơn hay kém hơn?

- Với một quốc gia cũng vậy, phải so sánh với phần lớn các quốc gia khác khi có cùng một điều kiện, đừng đổ vì chiến tranh (do ai tạo ra? tại sao họ không có chiến tranh? mà mình cứ phải chiến tranh? vẫn có cách tránh chiến tranh khác kia mà, hơn nữa để xảy ra chiến tranh thì lỗi đó có phải là lỗi của dân không?). Cộng sản, XHCN tốt đẹp nhưng như Bẳc Triều tiên-CNTB xấu xa mà như Hàn quốc thì nên chọn mô hình nào?. Đó là một ví dụ về sự tương đồng như nước ta.

Lại nói đến cái tệ “mèo khen mèo dài đuôi”: những cái thành công tạm thời đạt được thời gian qua là do người cầm quyền bất lực buông xuôi nới trói cho người dân nên đã có những chuyển biến tích cực trong nông nghiệp chứ không phải tài giỏi gì ở người lãnh đạo.”mất mùa là tại thiên tai, được mùa bởi tại thiên tài đảng ta”-nếu mà đảng có dân chủ và cầu thị thì những tiến bộ đó đã có từ những cuối thập niên60 TK20 chứ không phải đến 1986.

Còn với các ngành khác, có vẻ ngoài là “tiến bộ, phát triển” như Điện, đường sá giao thông, XD là liên quan đến số tiền khủng vay nợ về đầu tư mà dựa vào đó, số % móc ra đút túi các quan nhà ta là rất lớn, đấy không phải là thực lực của nền kinh tế, đó là số tiền vay nợ nước ngoài (con số quốc tế thống kê đến 165-170 tỷ USD, bằng 2.000Mỹ kim/đầu người dânVN) mà nếu người ta đòi thì có mà bán hết thóc gạo, dầu thô, than, sắt, cá tôm, cà phê, các khu đô thị, đường sá…thậm chí cả “gái xuất khẩu’ cũng chẳng đủ trả một phần số nợ ấy.

Đừng nghĩ bây giờ nhiều hàng hoá, hàng rẻ hơn thời trước mà cho đấy là “thành tựu” do đảng làm ra. Nếu không “mở cửa” để được tư bản giãy chết cho tham gia vào cái chợ chung WTO, để mà có hàng mà mua, để có chỗ mà bán hàng -thì đến cái quần lót người dân mặc cũng sẽ còn phải phân phối. Đó là cái thuận lợi thời gian đầu gia nhập WTO mang lại hàng hoá nhiều cho mà mua thôi-cái này là cái ưu thế chung của 20 năm đầu được mua và bán trong cái chợ đó chứ đảng ta tài tướng gì ?.tới 2015 là thời điểm đáo hạn dồn dập của các khoản nợ quốc tế , cũng là thời điểm vơ vét của nhiệm kỳ đại hội 11 đảng kết thúc bấy giờ là thời điểm hết nói phét bắt đầu đấy các tuyên truyền viên, dư luận viên của đảng ạ.

Các bạn đã xem “dự thảo hiến pháp” của nhóm kiến nghị 72 chưa?, tại sao nhà cầm quyền VN lại sợ bản kiến nghị 72 đến như vậy? và bản kiến nghị 72 đó có nội dung “phản động hay tiến bộ so với bản hiến pháp của đảng?” mà đảng và nhà nước cứ quy chụp -nhưng không vạch được ra cái nội dung nào là “phản động, chống phá” và không dám công khai và cố tình không công khai? Các bạn hãy xem kỹ và đối chiếu 2 bản hiến pháp đó mà rút ra lẽ phải, tại sao có tuyên bố “công dân tự do”?, góp ý của hội đồng Giám mục VN- mà những lời tuyên bố, kiến nghị, góp ý ấy dù mới được rỉ tai truyền miệng, phải xem lén trên mạng bị tường lửa, dù bị bôi nhọ, ngăn cấm đe dọa, bắt bớ bỏ tù- sau khi công bố trên mạng chỉ một thời gian ngắn vẫn có hàng chục ngàn người “dám ký tên?” do quá khát khao một nước VN có tự do dân chủ, công bằng văn minh và phát triển, một nước VN độc lập tự do, mà ở đó người dân thực sự hạnh phúc ngang với các quốc gia khác trên thế giới- đó là tiếng nói thật lòng, là nguyện vọng tha thiết chính đáng của người dân VN hiện nay. Nhưng trái với những tuyên bố của người cầm quyền rằng “khuyến khích tự do góp ý XD hiến pháp”, “không có vùng cấm” thì họ lờ tịt, ngăn và giấu không cho dân được biết nội dung kiến nghị 72, tuyên bố công dân tự do, góp ý của hội đổng giám mục… ấy như thế nào, nhưng cứ vu bừa, quy kết láo rằng là “phản động, thế lực thù địch…”.

CNXH thực sự là hoang đường, chế độ cs đã thực sự trở lên lưu manh phản động. Sẽ không bao giờ đảng cs VN khắc phục được những cái “sai lầm” nếu không “nghe dân và vì dân”, và còn ngu xuẩn coi Mỹ như một kẻ xâm lược, hay bạc nhược với bọn bành trướng Trung quốc bằng luận điệu mỵ dân”nước xa không cứu được lửa gần”, ” lạt mềm buộc chặt?”, khỏi phải bàn dài dòng: nếu không đa đảng nhanh thì không những đảng mất mà đất nước này sẽ rơi vào tay đại Hán-điều này đang hiện hữu.

Vì vậy, hãy bình tĩnh phân tích suy xét và kết tội, bởi vì:

CHỐNG LẠI MỘT ĐẢNG CẦM QUYỀN CHƯA CHẮC ĐÃ LÀ TỘI(MÀ CÓ THỂ LÀ CÔNG)-NẾU ĐẢNG ẤY LÀ ĐẢNG PHẢN ĐỘNG, ĐI NGƯỢC LẠI LỢI ÍCH CỦA NHÂN DÂN.

NHƯNG CHỐNG LẠI NHÂN DÂN THÌ BẤT KỲ CÁ NHÂN NÀO, TỔ CHỨC NÀO CŨNG ĐỀU LÀ NHỮNG KẺ “PHẢN ĐỘNG”, “THẾ LỰC THÙ ĐỊCH” CỦA NHÂN DÂN CẢ.

Đức Thánh Tử Vì Đạo Thứ Hai Mà Tôi Được Gặp

Kiều Duy Vĩnh 

Đức thánh thứ nhất là tu sĩ Đỗ Bá Lung từ Ngọc Đông, Hưng Yên đã chết ở Cổng Trời còn đức thánh thứ hai này thì bị bức hại tàn ác dã man ở trại Phong Quang, Lao Kay. 

Ngài tên là Lâm Đình Túy người Nam Hà, giáo dân địa phận Bùi Chu. Đức thánh này quyết liệt hơn, dứt khoát hơn, những điều mà Ngài Lâm Đình Túy làm thì chỉ có một không có hai, trước không có và sau này cũng không thể có.

Thủ bút và chữ ký của tác giả Kiều Duy Vĩnh
Trước Ngài, chúng ta ai cũng ngả mũ cúi đầu kính cẩn nghiêng mình.


Tháng Năm 1972.

Mỹ bỏ bom tại miền Bắc Việt Nam. Ngày 10 tháng Năm, cầu Long Biên lại bị đánh sập. Đến chiều ngày 11 tháng Năm 1972, tôi lại bị bắt lần thứ hai với tội phản cách mạng. Điều này không có gì là bất ngờ đối với tôi cả. Tôi đã chờ đợi nó từ năm 1971. Khi Tổng thống Mỹ Nixon cho trực thăng đổ bộ xuống trại tù binh Mỹ ở Sơn Tây để hòng cướp lại các phi công bị bắt tôi đã thấy tôi bị theo dõi từng bước. Luôn có một cái đuôi theo tôi.

Và đến năm 1976, khi cầm lệnh tha, tôi đọc thấy quyết định bắt tôi kể từ tháng Sáu năm 1971 thế mà mãi đến một năm sau tôi mới bị bắt kể cũng hơi muộn. Thiếu tá Công an Cường, thường gọi là Cường cao trực tiếp tới bắt tôi ở quê ngoại tôi: thôn Đông xã Hội Xá, Gia Lâm nơi gia đình tôi chạy bom sơ tán về đó.

Lúc công an xộc vào nhà, tôi đang sửa soạn đi tắm. Tôi cười, bảo với Cường cao là để tôi tắm xong rồi hãy bắt đi.

Cường cao rất tử tế bảo:

"Thôi, anh Vĩnh vào Hỏa Lò rồi hãy tắm."

Tôi bảo:

"Vào đó phải đến ngày đầu tháng mới được tắm chứ."

Cường cao bảo:

"Tôi hứa là sẽ để anh tắm trước khi vào xà lim."

Mẹ tôi và vợ tôi gào lên:

"Tội tình gì mà lại bắt người ta. Sao mà tàn ác thế. Đã giết người cướp hết của cải rồi mà vẫn không buông tha."

Cường cao ôn tồn bảo với vợ tôi:

"Chị bình tĩnh lại, yên tâm. Khi nào Mỹ chấm dứt bỏ bom chúng tôi sẽ cho anh ấy về."

(Thế mà mãi đến năm 1976 sau khi chiếm được Sài Gòn một năm, họ mới tha cho tôi về).

Tôi mặc quần áo đi theo Cường cao, ra đầu làng lên xe vào Hỏa Lò, vào ngục Cửu U vì phải đi qua chín lần cửa mới tới xà lim giam tôi. Với tôi Hỏa Lò quen thuộc quá. Tôi đã trải qua tất cả các xà lim ở đó lần bị bắt trước. Giữ đúng lời hứa, trước khi tống tôi vào xà lim, Cường cao bảo Quản giáo cho tôi đi tắm cẩn thận không giục giã gì. Tôi vốn con nhà binh, nên rất bình tĩnh trước mọi hiểm nguy, lần trước cũng như lần này. Tắm xong tôi ung dung tự tại ngồi thở Yoga chờ cơm.

Vì đã được nghe kể và đã rút kinh nghiệm từ lần trước, ngay ngày hôm sau, vợ tôi thăm nuôi tiếp tế cho tôi, muối vừng rất mặn, kẹo bột và chè lam. Mấy ngày đầu tôi không đến nỗi đói, và đã có chiều dài 10 năm tù trước, đã từng ở Cổng Trời, sức chịu đựng của tôi đã được tôi luyện nên tôi cứ ngồi thở Yoga. Ba bốn ngày trôi qua, chả có ma nào hỏi cung mình cả. Cường cao nghe nói hắc xì dầu lắm, mà sao lại lịch sự tử tế với mình thế.

Trước lúc vào xà lim, Cường cao bảo tôi:

"Anh chắc phải hiểu chứ, Mỹ lại bỏ bom. Vậy nên bắt lại anh là điều tất nhiên thôi. Chúng tôi buộc phải tháo cái ngòi nổ. Thôi, cứ đi trại ít lâu dừng ném bom là về."

Anh ta lại còn nói tiếng Pháp với tôi nữa:

"Chắc anh lại mỉa chúng tôi: La raison du plus fort est toujours le meilleur chứ gì."

Tôi im lặng vào xà lim không trả lời.

Một tuần trôi qua, rồi hai tuần. Cũng không ai hỏi han gì. Mà thực tình ra, còn gì nữa mà hỏi. Lần tù 10 năm trước khai báo ở ty Niết hết rồi. Lần này mới về được ít lâu thì lại bị bắt lại. Có gì để khai mà hỏi. Cũng mong đi trại cho nó yên một bề thế mà bỗng một hôm, được gọi lên hỏi cung. Mừng quá. Có dịp đi lại ra ngoài thở không khí.

Một cán bộ còn trẻ, ăn mặc chỉnh tề lịch sự. Hỏi toàn những chuyện đâu đâu: Bên Tây, bên Mỹ, bên Thái Lan và miền Nam. Tôi trả lời ấm ớ lửng lơ con cá vàng. và rồi đột ngột, tôi bảo là quên hết tất cả rồi. Anh ta vẫn rất từ tốn, bảo tôi cố nhớ lại, giúp cho anh ta có thể đánh giá chính xác đúng những con người ở xa xôi đó.

Tôi bảo:

"Tôi đang đói đây, đang ho lao đây, đang mệt rũ ra đây. Bây giờ là gần 11 giờ trưa rồi, tôi chưa được một hớp nước, chưa được một miếng gì cho vào bụng nên tôi đói lắm, mà dạ dầy đói thì không có tai để nghe. Xin để cho đến chiều hoặc mai. Đưa tôi về xà lim nghỉ thôi."

Tôi tưởng anh ta sẽ nổi cáu. Nhưng không:

"Thôi được, anh về, mai tôi sẽ gặp lại."

Sáng mai, tôi được gọi lên. Sau khi ngồi vào ghế, anh ta rút trong cặp ra hai cái bánh mì Badega kẹp thịt, một gói thuốc ho Rimifon, một bánh xà phòng thơm đưa cho tôi:

"Anh ăn đi. Còn các thứ này để dùng khi đi trại."

Giọng nói, ánh mắt đầy sự tử tế. Tôi ung dung ngồi ăn hết hai cái bánh mì và chờ đợi những câu hỏi hắc búa. Nhưng không, thấy tôi ăn xong, anh hỏi:

"Tôi đã đọc kỹ hồ sơ lý lịch của anh rồi. Đọc kỹ, nhưng chưa đầy đủ bằng gặp chính con người của anh. Hôm qua gặp, thấy anh nói bị đói và bị ho nên hôm nay tôi đem đến cho anh ít thuốc. Thế thôi nhé. Anh có thể về được rồi."

Và anh ta gọi Quản giáo dẫn tôi về xà lim. Tôi hơi ngạc nhiên trước sự việc đó. Lúc ấy là tháng Năm 1972. Năm 1976 tôi được tha, đến năm 1979 tôi đang đạp xe đạp ở phố Lò Đúc thì thấy có người gọi:

"Anh Vĩnh, anh Vĩnh."

Tôi quay lại không nhận ra ai. Anh ta cười bỏ mắt kính ra, tôi liền nhận ra anh: người cán bộ hỏi cung đã cho mình bánh mì và thuốc.

Tôi mời anh đi uống bia, anh từ chối và bảo:

"Tôi rất mừng là thấy anh trở về mạnh khỏe thôi, tôi xin lỗi vì có việc bận không đi uống bia với anh được. Chúc anh khỏe và gặp nhiều điều tốt lành."

Tôi cố nài mời anh, anh nhất quyết chối từ, bắt tay xin lỗi và đi. Tôi có hỏi tên anh, anh vờ như không nghe thấy và không trả lời. Cảm ơn anh.

Sau câu chuyện hỏi cung trên, tôi đi trại Vinh Quang (thuộc tỉnh Vĩnh Phú). Gặp lại một số người quen cũ, tay bắt mặt mừng, cứ như là đi phép trở lại đồn vậy. Kể cũng nực cười. Và chính ở trại này, tôi gặp một vị thánh tử vì đạo nữa: Lâm Đình Túy, người Nam Hà, giáo dân địa phận Bùi Chu.

Khi tôi lên trại Vinh Quang được ít lâu thì có một tu sĩ tên là Hiếu ở địa phận Thái Bình được thả về tự do. Nhưng chỉ độ ba tháng sau, lại thấy tu sĩ Hiếu bị bắt đem lên trại. Mọi người đều mừng mừng tủi tủi, và cũng coi như tu sĩ được đi phép về. Riêng giáo dân thì hồ hởi lắm. Hỏi ra thì mới biết là khi được tự do, Giáo Hội đã phong tu sĩ Hiếu làm Linh Mục và khi bị bắt lại Linh Mục Hiếu đã đem theo được "mình thánh" vào trại tù. Các tín đồ Thiên Chúa giáo một mực rất kính trọng Linh Mục Hiếu, săn sóc, chăm nom cực kỳ chu đáo, có quà gì cũng đem biếu: một ấm chè ngon, một củ sắn luộc, vài cái bánh ngọt mới được tiếp tế.

Linh mục Hiếu có dáng vẻ một trí thức nho nhã, trắng trẻo, đẹp trai, thông minh, trạc 35 tuổi. Một con người không có gì để chê trách, phàn nàn về mọi phương diện. Ăn ở, ứng xử với mọi người lúc nào cũng khiêm tốn, nhã nhặn tươi cười, hòa đồng với mọi lớp người trong tù không phân biệt chính trị hay hình sự.

Linh mục Hiếu lên trại Vinh Quang lần thứ hai thì được Phó Giám Thị Cự công bố với toàn trại tù là ông cha đạo Hiếu này chính là một tên lưu manh chuyên nghiệp. Mọi người cứ há mồm, ngớ ra không hiểu.

Cự giải thích như sau:

"Hiếu là một tên vốn lười biếng, thích ăn ngon mà không thích lao động, một tên ăn bám xã hội, trông mẽ người anh ta thì thấy ngay là loại ăn trắng mặc trơn, ăn ngon mặc đẹp nên đi tu, làm nghề tôn giáo, lừa bịp các giáo dân để kiếm ăn. Thử hỏi, dưới chế độ XHCN của chúng ta, những người yêu lao động có thể nào chấp nhận phần tử ăn bám đó. Trí thức như Hiếu, thì giá trị không bằng cục cứt (trích Mao Trạch Đông), mà trí thức gì cái anh ta: Học được mấy chữ "la tanh tưởi" đến nhà thờ rao giảng, lẽ thường ra khấn khứa thì cứ theo lối Việt Nam ta: gần bay là xa bay bổng mời các cụ về hưởng lộc cho con cháu. Nhưng y lại không khấn khứa như thế, y nói: 'Ca tê riom, ca thế dran,' ra cái điều cao siêu bí hiểm, nó có cái quái gì là bí hiểm đâu, nó là: cá trê rán, cá trê om nói trệch đi, thế thôi. Đấy y lừa bịp các giáo dân như vậy đấy. Chỉ để kiếm miếng ăn như mấy lão thầy cúng chập chững ấy mà.

Lần thứ nhất đã bị bắt tưởng vào tù đã cải tạo được, nên tha cho về làm người lương thiện. Nhưng vẫn chứng nào tật ấy, ngựa theo đường cũ, lại tiếp tục hành nghề nên phải bắt lại lần thứ hai. Như thế là y đã tái phạm nhiều lần. Vậy thì y đích là tên lưu manh chuyên nghiệp rồi còn phải thắc mắc gì nữa."

Phó Giám Thị Cự nói trơn tru láo liên như vậy với bộ mặt xám và lạnh, tù nghe không một ai dám cười cả. Còn tôi, tôi cứ ngớ cả người ra. Đến ngay cả ở trại Cổng Trời cũng chưa thấy giám thị, quản giáo nào dám giải thích như vậy cả.

Hắn nói gì thì mặc hắn, chúng tôi để ngoài tai. Nhưng với ông Lâm Đình Túy, thì những điều mà Phó Giám Thị Cự nói làm cho ông khó chịu. Và ông lại tỏ vẻ khó chịu hơn khi thấy các giáo dân cứ quây quần quanh Linh mục Hiếu để ăn uống, chè chén, quá chu đáo.

Thế rồi một ngày Chủ Nhật nghỉ, nhân lúc các tín đồ và Linh mục Hiếu đang ngồi ăn uống chuyện trò vui vẻ thì bác Lâm Đình Túy xuất hiện. Bác đứng trước mặt Linh mục Hiếu, chỉ tay nói với giọng giận dữ, Bác đọc một loạt những câu tiếng La Tinh ở trong Évangile cốt để cho Linh mục Hiếu nghe. Tôi không hiểu những lời đó có ý nghĩa mạnh mẽ ra sao, nhưng tôi thấy Linh mục Hiếu tái mặt đứng dậy bảo các con chiên giải tán, và từ đấy không thấy tập hợp nhau nấu nướng ăn uống gì nữa.

Sau chuyện này, cuộc sống ở trại Vinh Quang cứ lặng lẽ trôi. Có điều đối với riêng tôi, một đối tượng cần phải chuyên chính đàn áp thì mũi dùi của Phó Giám thị Cự luôn chĩa vào tôi. Vợ tôi lên thăm nuôi tiếp tế bị đuổi về không cho gặp và nhận.

Thỉnh thoảng tôi lại bị gọi lên lục vấn, chấn chỉnh đe dọa, và những buổi nói chuyện ở Hội trường đều bóng gió nói đến tôi: liệu hồn mà chịu phép cải tạo. Tôi được phân công vào toán già đan lát cùng với bác Lâm Đình Túy.

Bác Túy gầy yếu xanh xao. Rất ít nói. Nhìn bác, tôi lại nhớ đến tu sĩ Đinh Hiền Lương, dòng tu ép xác Châu Sơn, tù ở Cổng Trời với tôi và đã chết. Đầu cũng cắt ngắn gần như trọc, cả ngày chả nói một câu chuyện, cứ ngồi yên lặng lẽ nhìn, nhìn đấy mà chả nhìn thấy gì cả. Nhưng có một điều rất khác. Rất khác là khi làm việc thiêng liêng, bất cứ vào thời điểm nào, ngay cả trong lúc đang làm việc ở ngoài đồng, ngoài trại, bao giờ bác cũng quỳ xuống, kính cẩn cúi đầu như ở trong nhà thờ làm lễ. Bác để hết tâm trí vào việc cầu nguyện, lúc đó coi như không còn ai ở chung quanh, kể cả Giám thị trại, Quản giáo, lính coi tù, bác vẫn quỳ xuống mà nguyện cầu, ngang nhiên làm như thường. Mà có cái lạ nữa là những Giám thị và Quản giáo không làm gì để ngăn cấm bác cả.

Khi tôi lên trại tù Vinh Quang thì mọi việc đã diễn ra như vậy rồi, và vẫn tiếp tục diễn ra như vậy, mọi người đều cho đó là một chuyện bình thường làm tôi rất ngạc nhiên khi tôi đem so sánh với những chuyện đã xẩy ra ở trại Cổng Trời lần tù trước (1960-1970). Tôi có tò mò hỏi một giáo dân cùng quê cùng xứ đạo với bác Túy thì giáo dân đã cho tôi biết là từ khi bị bắt lên đến trại giam Nam Định bác đã làm như thế rồi. Giam mãi ở xà lim, cùm mãi rồi lại phải thả ra, bác vẫn cứ thế. Cuối cùng, các ban Giám thị ở trại dưới đành chịu thua bác, đành để Bác như vậy, cho đi cùm ở xà lim thì chính ban Giám thị lại mắc mưu của ông ta, ông ấy chỉ thích nằm xà lim thôi. Không bị ai quấy rầy, lại cơm bưng nước rót, cùm thì chân ông ấy chỉ bằng cái que tăm ấy, có cùm thì cũng như không. Thế là ban Giám thị lại lôi ra bắt đi làm. Ông đi ra, nhưng không làm gì cả. Đến chỗ làm là ông ngồi vào một góc rồi quỳ xuống cầu kinh. Xong thì lại ngồi im lặng nhìn. Rồi đi về trại. Thế thôi. Chắc là họ đã họp lên, họp xuống nhiều lần lắm rồi, để tìm một đối sách trị ông. Kết quả: là cứ đành để mặc ông ta như vậy. Nếu không chỉ còn một cách là giết ông ta đi mà thôi. Thời điểm giết ông thì chưa đến, nên mặc nhiên ông là người độc nhất trong trại được hưởng quyền ưu tiên như vậy.

Năm 1972 tôi lên trại Vinh Quang gặp ông, đã thấy ông như vậy. Cũng như tu sĩ Đinh Hiền Lương, ông rất ít nói, ông hay ngồi tĩnh lặng để nghe và nhìn, và chắc ông nhìn và nghe được nhiều điều lắm, nên ánh mắt ông nhìn tôi có rất nhiều thiện cảm. Chắc hẳn ông biết tôi đã đi tù nhiều năm, đã từng ở Cổng Trời, nên đôi lúc có trao đổi với tôi một vài điều, chứ không phải là một vài câu chuyện, tỷ như:

"Trước ông Vĩnh có ở Bùi Chu à?"

"Vâng, năm 1951-1952 tôi có đóng quân ở Hành Thiện ở cùng với Tiểu đoàn Công Giáo số 16. Tôi đã có hân hạnh được gặp Đức Giám Mục coi sóc địa phận Bùi Chu, Đức Cha Phạm Ngọc Chi."

Lần sau ông hỏi tôi:

"Ông có ở tù cùng với cha Hân không?"

"Có, tôi có được gặp cha Hân và được chứng kiến cái chết của cha Hân ở trong tù."

Lần sau nữa:

"Ông cũng có biết tu sĩ Đinh Hiền Lương dòng ép xác Châu Sơn à?"

"Vâng, tôi có ở trong tù cùng với tu sĩ Đinh Hiền Lương và tu sĩ Lương đã chết ở Cổng Trời rồi."

Ông hỏi ngắn gọn có thế, và chỉ cần tôi trả lời có thế, và thế là đủ.

Đã là tù thì phần lớn đều phải thấy rằng:

Thứ nhất được tha, Thứ nhì tiếp tế, Thứ ba "ăn mềm" (thịt). Được gọi ra tiếp tế, mừng ra mặt. Bồn chồn mong cho chóng đến lượt mình để được gặp người thân và được ăn no. Thế mà có lần tù ở phòng tiếp tế thăm nuôi vào gọi đích danh Lâm Đình Túy ra gặp người nhà. Ông ngước mắt nhìn lên không đáp lại. Người gọi là một tù hình sự nên anh ta văng ngay ra:

"Đ.m, còn chần chờ gì nữa. Nhiều lắm, thấy một gánh nặng cật lực. Nhanh lên đi."

Ông lại ngước mắt nhìn, không nói năng gì. Và rồi ông không ra gặp người thân để nhận đồ tiếp tế. Ở đôi mắt hiền từ của ông, tôi thấy ánh lên một điều quyết định gì đấy, nó giống như ánh mắt tu sĩ Đỗ Bá Lung ở Cổng Trời nhìn anh em trước khi đi xà lim và chết!

Thế rồi tháng Mười Hai năm 1972, Mỹ bỏ bom B52. Tôi và một số phần tử nguy hiểm, trong đó có ông được lọc ra dẫn vào trại C sâu ở trong núi. Chúng tôi bị lùa tuốt vào một hầm ngầm đào sâu dưới lòng núi. Nếu bom Mỹ mà bỏ gần đấy, hầm sập là chết hết khỏi phải chôn. (Cái hầm này gần chỗ xà lim, giam phi công Mỹ, anh Phan Hữu Văn biết rõ vị trí này).

Được vài ngày, thấy tình hình quá căng thẳng, họ vội vã chuyển chúng tôi lên Lao Kay ở trại Phong Quang. Hết Vinh Quang rồi lại Phong Quang. Sao mà họ khéo đặt tên hay đến thế cho các nhà tù ở miền Bắc này. Nào là Thanh Cầm Thanh Hóa: Đàn xanh, nào Ba Sao Nam Hà: Ba vì sao sáng, nào Hồng Ca Yên Bái: Bài ca mầu hồng. Trại Ngọc: Ngọc ngà châu báu. Yên Hòa Phú Thọ: Yên vui hòa thuận. An Thịnh Tuyên Quang: An ổn và thịnh vượng.

Đi tù mà Vinh Quang, và ở chỗ Phong Quang thoáng mát, thì nhất rồi còn phải kêu ca phàn nàn gì nữa.

Nhưng thật ra cái nhà tù Phong Quang này ở tít trong cùng tận của rừng xanh, núi đỏ, sát biên giới Việt - Trung nơi tận cùng của đất nước mà lại là Phong Quang thì cái tài dùng chữ "mỹ từ pháp," tài lừa bịp đã đạt tới mức siêu đẳng rồi.

Chúng tôi được chuyển từ trại Vinh Quang, lên Phong Quang, Lao Kay. Lên đến trại vào quãng nửa đêm. Trại ở sâu trong rừng và cũng phân ra A, B, C. Vì trại Cổng Trời được phong "Anh Hùng" nên các trại dưới đều phải học tập rút kinh nghiệm để noi theo.

Và nếu ta cho điểm Cổng Trời là 10 thì Phong Quang cũng được 7 hoặc là 8. Ở đây cũng ghê lắm. Có một Quản giáo ác ôn tên là Tằng, người Thái Bình, mặt da tai tái, mắt ti hí mắt lươn lại hơi toét, to béo, khỏe mạnh, vũ phu, tướng của một tên côn đồ đứng bến xe, cười cười nói nói, chuyên gọi tù bằng thằng. Khi cần, môi mím lại, mặt tái dại hẳn đi, lúc ấy là có chuyện giết người đấy.

Chúng tôi đến trại được Quản giáo Tằng tiếp đón chu đáo: đèn pin dọi vào mặt từng người, tay thọc ngay vào hạ bộ chộp lấy sờ nắn, khám xét.

"Thôi được, vào ngủ đi. Sáng mai sẽ hay."

Hắn bảo thế.

Và sáng hôm sau, tôi được chứng kiến một điều mà hai lần tù gần 15 năm tôi chưa thấy bao giờ, trước không có và sau này cũng khó có. Một chuyện động trời.



Quản giáo ác ôn Tằng, cầm bản danh sách tù đi đầu, theo sau lưng là một tiểu đội súng ống và một lũ tù hình sự tay sai làm trật tự viên trong đó có một tên hung ác nhất tên là Nhạn, người Hải Phòng.

Theo thường lệ, tù được gọi đến tên, ôm đồ đạc ra trước mặt Quản giáo, rồi để những tù hình sự trật tự viên lục lọi khám xét. Lần lượt như vậy. Cho đến lúc gọi tên Lâm Đình Túy. Không thấy trả lời. Ác ôn Tằng cao giọng đến lần thứ ba rồi cáu quát:

"Nó đâu? Thằng Túy đâu. Câm hả."

Trong lúc khám xét ai cũng lo lấy thân mình trông lấy đồ đạc của mình. Cũng chẳng biết ông Túy ở đâu để mà giúp đỡ cả. Lúc đó ông Túy đang quỳ ở một góc để làm việc thiêng liêng. Cũng như ở các trại dưới, như ở trong nhà thờ, ông quỳ xuống cúi đầu nghiêm chỉnh, đàng hoàng, đĩnh đạc cầu nguyện thành kính. Với ông lúc ấy không có ai ở chung quanh, không có chuyện gì xảy ra cả. Vì mới đến hồi đêm, nên chưa kịp bàn giao những gì chi tiết, và cũng chưa có thì giờ để đọc hồ sơ lý lịch từng người, nên hắn, Quản giáo ác ôn Tằng, cực kỳ giận dữ trước sự việc dám coi thường hắn đến như thế.

Hắn đã gọi, gọi đến ba lần mà thằng tù không thèm đáp lại. Lâu nay có thế này bao giờ đâu: hắn nói mọi người phải răm rắp tuân theo, bây giờ lại có một thằng tù chính trị dám coi thường hắn. Ác ôn Tằng lừ lừ đi đến. Sau này tôi mới được biết là tù ở đây sợ hắn như cọp, hắn đánh tù không tiếc tay, tự tay hắn đánh, mệt, hắn sai tù tay sai đánh tiếp cho hắn xem cho hả lòng ác độc và đánh cho đến chết. Có một tù hình sự còn trẻ, không biết lúc hắn đi qua, đùa với bạn, giơ tay giả làm súng bắn, miệng kêu: tằng, tằng, tằng. Thế là phạm húy, bỏ mẹ rồi. Hắn gọi ra cho ăn đòn và ít lâu sau ngấm đòn chết. Thành ra ai cũng sợ. Nhìn thấy hắn là sợ rồi. Con người hắn toát ra tử khí. Thế mà Lâm Đình Túy lại không biết điều đó.

Hắn lừ lừ đi đến. Hắn nắm gáy ông lôi đứng dậy, ông vốn nhẹ cân và gầy yếu.

"Mày là thằng Túy. Sao tao gọi mày không trả lời hả?"

Ông nhìn hắn, từ từ quay người đứng thẳng dậy trước mặt hắn. Và thật bất ngờ đối với tất cả, ông giơ tay tát thật mạnh vào tên ác ôn Tằng, rồi ông lại từ từ quay người quỳ xuống tiếp tục làm công việc thiêng liêng của mình.

Chắc chắn là đối với tất cả những người đi tù ở miền Bắc này, từ xưa cho tới lúc ấy chưa có ai, chưa có bao giờ một người tù dám tát vào mặt Quản giáo hay một người lính coi tù cả. Điều này xảy ra ngoài sức tưởng tượng của ác ôn Tằng nên hắn phản ứng rất là chậm chạp. Hắn đứng yên, hai tay thõng xuống mặt nghệt ra. Chúng tôi ngơ ngác bàng hoàng và chờ đợi. Đây là chuyện động trời ở trong trại tù. Tù đánh Quản giáo. Không phải là chuyện khi bị đánh thì chống lại, đánh lại mà lại ngang nhiên đánh tát vào mặt. 15 năm tù tôi chưa bao giờ thấy có chuyện ấy xẩy ra: Tù tát vào mặt Quản giáo ác ôn và Quản giáo đứng yên chịu trận. Đối với tù: Quản giáo là chủ nô. Đôi lúc tôi đã lẩn thẩn nghĩ rằng: Những kẻ nào bất tài, vô tướng, học thì dốt, đầu óc bã đậu, lại lười biếng thích ăn không thích làm nhưng lại muốn làm cha người ta, làm ông chủ người ta thì nên xin gia nhập làm ngành Công an làm Quản giáo coi tù. Làm Quản giáo sướng lắm chứ, có dưới quyền khoảng trên dưới 40 tên nô lệ. Gọi dạ, bảo vâng, sai gì làm nấy. Nếu láo xược, không nghe sẽ có ngay đòn trừng trị của chính Quản giáo, hay nếu không muốn ra tay thì đã có tay sai là mấy tên tù hình sự làm Trật tự viên. Ngoài ra còn có súng của mấy lính coi tù hỗ trợ nữa. Ngày ngày, cắp quyển sách, ngồi ghi ghi, chép chép, đi theo đến chỗ tù làm, chán thì đi tới đi lui bảo ban, sai phái. Hết giờ về, ăn cơm, ngủ. Mai lại thế. Vậy, hỡi ơi, hãy cho con cháu mình, người nhà mình, thằng nào mà ngu dốt đi làm Quản giáo.

Trở lại với ác ôn Tằng. Hắn đứng yên, mất đến gần một phút sau không có phản ứng gì. Lúc ông Túy tát xong, tôi sợ hãi chờ đợi một cuộc đánh đập trả thù tàn bạo. Nhưng không. Quản giáo ác ôn Tằng quay người đi ra cổng trại, theo sau là mấy tên tay sai trật tự viên.

Chúng tôi im lặng ngồi chờ. Độ nửa tiếng sau, Tằng quay vào, mắt tái đi vì giận dữ, cặp mắt ti hí mắt lươn hơi toét không nhìn vào ai. Đến trước mặt mấy cán bộ dưới quyền, hắn ra lệnh:

"Cho tất cả tù vào trại. Khóa cửa lại. Còn thằng Túy để lại cho tôi."

Chúng tôi lại lếch thếch ôm đồ của mình vào trong nhà. Còn lại một mình bác Túy, bác vẫn bình thản quỳ ở một góc cúi đầu cầu nguyện. Tằng chỉ tay, mấy tên trật tự xông vào khênh bác ra cổng trại.

Mãi đến chiều tối, những thằng ấy lại khênh bác về vứt một xó trong trại giam. Người bác rách nát. Nhưng mặt mũi không thâm tím, không chảy máu. Chỉ thấy bác nằm im, thoi thóp thở. Khi chúng quay ra, có mấy giáo dân người đồng hương đến chăm sóc cho bác. Bác nằm im không nói, không ăn. Họ chạy chữa cho bác, và chúng tôi được biết bác bị đánh què chân và gẫy hai cái xương sườn.

Sáng hôm sau chúng tôi lại được lệnh ra sân tập họp sớm hơn mọi ngày. Đến đây tôi xin ngắt quãng để kể một chút về một nhân vật thật đặc sắc mà tôi gặp ở trại Phong Quang này: Anh Hoàng Tiên Như người Nghệ An. Trong đoạn này tôi chỉ kể một chút ít về anh thôi, còn chúng ta phải đi nốt với Đức thánh tử đạo Lâm Đình Túy, người đã vác cây thánh giá của Chúa cực kỳ nặng nhọc và gian khổ này.

Tập họp ngồi đầy đủ ở sân trại. ban Giám thị và Quản giáo, lính coi lục tục kéo xuống. Mọi lần bình thường thì không có ban Giám thị, chỉ có Quản giáo và lính coi tù xuống nhận tù đi làm thôi. Vừa mới xuống đến nơi, chúng tôi đã thấy tiếng quát tháo ầm ầm ở phía hàng trên chỗ gần cổng trại. Rồi mấy tay tù trật tự tay sai xông vào đánh đấm lôi một người ra khỏi hàng. Khi người ấy đứng dậy, thì tôi thấy anh cởi truồng... thỗn thện. Cả trại cười ầm lên như vỡ chợ. Hỗn loạn. Đầu thì trọc, mặc một cái áo ngắn cộc rách tơi tả, cởi truồng, vừa đánh trả, vừa chạy vừa chửi. Anh cứ chạy quanh sân trại làm bọn tay sai mãi mới bắt được anh, lôi anh đi vào xà lim. Anh dẫy dụa, lăn ra đất, chửi bới om xòm với giọng Nghệ An:

"Đù cha chúng bây, choa có sợ cái củ c. choa đây này."

Anh tên là Hoàng Tiên Như người Nghệ Tĩnh, vốn là Đại úy Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Anh Hùng. Anh ở binh chủng Pháo Binh, đã từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hoạt động cách mạng từ năm 1945 đã từng chỉ huy cướp chính quyền ở tỉnh Nghệ An. Thế thì tại sao anh lại đi tù? Anh bảo: "Tại vì tớ lấy vợ. Vợ tớ là con nhà địa chủ, lại là người theo đạo Thiên Chúa nữa cho nên chi bộ Đảng, cấp trên chính quyền không cho lấy. Nhưng tớ yêu vợ tớ quá đi mất thôi. Không lấy thì không thể chịu được. Thà chết, thế là tớ cứ lấy. Bị kỷ luật ra khỏi quân đội, tớ theo vợ về xứ đạo, tớ theo vợ tớ thôi chứ tớ không theo Chúa, không theo đạo. Ấy thế mà bị bắt vào đây đấy." Anh kể với tôi về anh như vậy và vỗ vai tôi bảo: "Cậu cũng Đại úy, tớ cũng Đại úy, hai thằng 'huề' nhé."

Vào tù anh gặp một người bạn chiến đấu cũ làm Phó Giám thị trại giam. Nghĩ lại tình cảm xưa cũ, Phó Giám thị cho anh làm vệ sinh quét dọn trên nhà ban Giám thị trại, và được hưởng quyền ưu tiên của tù tự giác, được đi lại tự do, được đun nấu, ăn uống đầy đủ. Nhưng có một hôm, một cán bộ Quản giáo sai anh làm một công việc gì đó, anh thấy bị xúc phạm, anh cầm chổi ném vào mặt Quản giáo và quát:

"Choa đấm c. vào cái mặt mày. Choa về trại tù đây."

Anh bỏ về trại, không lên ban quét dọn nữa. Về trại, anh không làm gì cả. Cứ ngồi nhà, đun nước pha chè uống, đến bữa, xuống nhà bếp lấy cơm lên ăn no rồi chửi đổng. Không ai làm gì anh cả. Kể cả ác ôn Tằng cũng tránh mặt làm ngơ.

Đôi lúc anh nổi cơn lên như hôm nay, anh ra xếp hàng thật sớm, cởi truồng ngồi ngay hàng đầu, cầm cái nón rách che hạ bộ, chờ đến lúc ban Giám thị xuống thì anh bỏ cái nón ra để cho các vị ấy xem. Và câu chuyện đã xẩy ra ầm ĩ như trên. Xong rồi cũng yên, nhưng không khí trang nghiêm thì không còn nữa. Ác ôn Tằng xuất hiện. Hắn giận lắm, giận lắm đấy. Không rào trước đón sau gì. Hắn đọc:

"Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc. Lệnh kỷ luật: Lâm Đình Túy.


"Cùm một chân. Ăn chín cân."
Lý do: Dựa vào ho ra máu vài lần.
Dù trói trăn giáo dục nhiều lần.
Lao động vẫn ù lì không chịu
(Thơ Nguyễn Chí Thiện)

Chắc hắn còn định làm một cái gì đấy để hòng trấn áp mọi người, nhưng bị Hoàng Tiên Như phá đám hắn không làm được, nên hắn đọc nhanh lệnh kỷ luật cho xong việc.

Thế là Lâm Đình Túy đi xà lim. Nhưng cho ông đi xà lim là lại mắc mưu ông như ở các trại dưới: ông chỉ mong có thế. Ác ôn Tằng nhận ra ngay. Chỉ mấy ngày sau, hắn lôi ngay ông ra khỏi xà lim, tay chân hết hạn cùm xiềng. Hắn bắt ông đi làm. Tất nhiên là ông không đi. Ông cứ nằm. Các giáo dân chăm sóc thuốc thang cho ông, ông dần dần tỉnh lại, có thể ngồi dậy làm việc thiêng liêng.

Thấy ông ngồi dậy được, ác ôn Tằng ra lệnh cho Quản giáo Cát phụ trách toán già đan lát, người khu 5 Bình Định tập kết ra Bắc, phải bằng mọi cách bắt Lâm Đình Túy lao động. Nhưng gọi ông, ông không ra tập họp. Sau khi nhận tù xong, Quản giáo Cát vào nhà giam, túm cổ lôi ông dậy. Kéo đi làm. Được một quãng, hắn mỏi, nghỉ tay, ông liền ngồi xuống không đi. Chúng tôi toán già lại ngồi xuống chờ. Hết mệt, Quản giáo Cát lại đến lôi ông dậy đi ông không đi. Cứ thế lằng nhằng mãi đến hai tiếng đồng hồ sau mới đến chỗ làm.

Quản giáo Cát mệt nhoài vào buồng nghỉ. Ông ngồi yên ở sân. Quản giáo Cát hết mệt; cầm một con dao, một thanh tre đến trước mặt bảo ông cầm dao chẻ nan. Ông không nhìn và cũng không trả lời. Hắn đặt dao xuống và đi vào nhà.

Sang đến sáng ngày hôm sau, rút kinh nghiệm hôm trước, hắn đưa toán ra chỗ làm rồi mới quay về trại lôi ông Túy đi. Cũng phải mất độ hai tiếng sau, hắn mới lôi được ông tới. Trời nắng nóng sớm, hắn mệt mồ hôi lã chã. Nhưng lệnh trên bắt hắn phải làm bằng được là: bắt Lâm Đình Túy lao động. Hắn lại cầm ra cho ông một con dao và một thanh tre. Ông vẫn cứ ngồi im. Hắn đặt trước mặt ông và đi vào nhà. Chắc hắn chán cái trò này lắm rồi. Vừa tức vừa mệt.

Đến hôm thứ ba. Dẫn toán ra chỗ làm xong, hắn quay về cùng với Toán trưởng, và cũng phải đến hai tiếng đồng hồ sau hắn mới lôi được ông đến chỗ làm. Giúp hắn làm được việc đó, ngoài Toán trưởng, lại có thêm một trật tự viên. Nhưng mà mệt quá. Hắn vào bàn giấy ngồi thở. Hắn cứ để ông ngồi ngoài sân cho mặt trời thiêu đốt, không đem dao và tre ra nữa. Chờ cho đến lúc gần trưa nắng thật gắt. Hắn đi ra chỗ ông, tay cầm một bó nan to, hắn để nắm nan xuống đất trước mặt ông. Hắn bảo:

"Thế này nhé. Anh Túy. Tôi được lệnh là bắt anh phải lao động. Lệnh như thế. Bây giờ đây tôi đưa anh nắm nan này, anh dùng tay đãi mỏng nó ra phơi nắng. Có thế thôi, xong việc anh vào trong nhà có bóng mát mà nghỉ. Ai lại cứ ngồi phơi nắng mãi thế."

Rồi hắn đứng chờ xem phản ứng của ông ra sao. Túy vẫn không nhìn hắn và không trả lời. Nắm nan vẫn y nguyên nằm trước mặt ông.

Đứng một lúc, hắn chán, chán lắm, và cái nắng thì nắng quá. Hắn chịu thua đi vào bàn giấy ngồi. Chiều đến, chả là ở chỗ lán làm việc có trồng chuối, có một buồng chuối chín hắn sai cắt ra phát cho tù mỗi người một quả, chính tay hắn, cầm một quả to, chín ngon nhất đến để trước mặt ông bảo:

"Thôi ăn đi vậy, rồi mà về."

Ông cũng không nhìn hắn và cũng không đáp lại. Đến lúc ra về quả chuối vẫn nguyên để đấy.

Sang đến hôm thứ tư. Sáng sớm đã thấy hắn xuống, vào tận nhà giam vẻ mặt hồ hởi bảo:

"Thôi từ hôm nay cho anh Túy nằm nhà."

Có lẽ hắn đã báo cáo lên Ban Giám thị về tình cảnh như vậy, không tài nào khuất phục nổi ông Lâm Đình Túy, ngoài chuyện giết ông. Và thế là Quản giáo Cát chịu thua. Nhưng chỉ riêng Quản giáo Cát chịu thua thôi, chứ tên ác ôn Tằng, cán bộ CA sai lại có thể chịu thua Lâm Đình Túy được. Cứ chờ đấy. Cứ đợi đấy. Rồi sẽ biết.

Ít lâu sau, tôi thấy ngày nào ác ôn Tằng cũng đảo qua, nhìn vào chỗ bác Túy nằm. Bác thì bác không nhìn thấy hắn. Chắc là hắn muốn Bác nhìn hắn lắm. Hắn tái mặt, đi tiếp.

Tôi cảm thấy có một điều gì đấy sẽ xẩy ra. Tôi chờ. Tôi lại thấy không khí im lắng, vắng lạnh của Cổng Trời những năm của thập kỷ 60 lởn vởn xuất hiện ở đâu gần đây. Cái mùi báo hiệu Thần Chết sắp đi qua.

Thế rồi Noel năm 1973.

Thường thì mọi năm lễ Noel là tù được nghỉ nhưng năm ấy, chính quyền đã ký sắc lệnh không cho nghỉ hay sao ấy. Tù làm sao mà biết được chuyện đó. thế là sáng ngày 25 tháng Mười Hai năm 1973, kẻng gọi tập hợp đi làm khua rộn rã. Mọi người nhìn nhau. Các giáo dân thì từ chiều hôm trước đã họp mặt tổ chức lễ Giáng Sinh và đêm Réveillon rồi, mà đến sáng hôm 25 cuộc vui mừng sẽ còn tiếp diễn nữa. Nhưng tiếng kẻng lại giục dã gay gắt hơn. Mọi người rất ngạc nhiên. Nhưng không ai ra tập họp cả. Ban Giám thị lại xuất hiện, trật tự viên tay sai lố ngố kéo vào. Họ vào từng nhà giam lùa ra tập họp. Nhưng không ai chịu ra cả. Lệnh:

"Đánh và lôi chúng nó ra."

Thế là cuộc đàn áp bắt đầu. Lũ đầu trâu mặt ngựa xông vào đánh tù. Tôi nhìn thấy ác ôn Tằng, theo sau là tên tay sai đắc lực nhất: Nhạn Hải Phòng xông vào chỗ bác Túy. Chúng hùng hổ lắm. Nhưng một điều bất ngờ xẩy ra. Cản đường chúng là tu sĩ Bạch Duy Vĩnh người Nghệ An, ông vốn bị què một chân, vì bị cùm ở xà lim nhiều ngày quá. Đi đứng ông đều phải chống gậy; thấy hai tên Tằng, Nhạn xông vào đánh bác Túy, ông cầm cây tre con để chống nạng ấy đứng chắn đường. Tên Nhạn xông lên trước, ông cầm cây tre quất vào mặt nó, tay kia đẩy tên Tằng lùi lại. Tôi cực kỳ ngạc nhiên và thán phục cử chỉ anh dũng cao cả tuyệt vời của tu sĩ Bạch Duy Vĩnh. Ông cân nặng độ 38 cân, cao độ 1 mét 50, xanh và gầy. Lúc nào ông cũng nhã nhặn tươi cười, giúp đỡ mọi người. Sống rất tư cách, đức độ và tử tế. Ông có cái tính là không cởi trần bao giờ, lúc còn áo may ô thì ông mặc may ô. Rách thì ông vá vào mặc, rách đến không vá được nữa thì ông cắt vải sô màu ra may áo may ô mặc. Thấy vậy, có lần tôi được nhà tiếp tế cho một đôi áo may ô, tôi đem biếu ông, nói thế nào tôi cũng không làm cho tu sĩ Bạch Duy Vĩnh nhận. Tôi vốn không hay mặc may ô chỉ cởi trần nên cuối cùng đem đổi sắn cho bọn tự giác hình sự. Tôi nhìn ông lúc đó, tôi liên tưởng tới một nhân vật của Đông Chu Liệt Quốc: Yêu Ly. Một mình ông ngang nhiên dũng cảm đứng chặn hai tên ác ôn to lớn. Nhưng ông không chống cự được lâu. Chỉ một cái đạp chân, một quả đấm là ông ngã quay lơ ra, và chúng xông đến ông Túy. Chúng đánh ông Túy không tiếc tay và lôi ông ra ngoài trại. Trại tù náo loạn. Cuộc săn đuổi trói đánh diễn ra ác liệt.

Mũi nhọn đầu tiên chĩa vào là bác Lâm Đình Túy, rồi đến các đấng bậc tu sĩ, chánh trương, trùm trưởng, đến giáo dân rồi nữa là đến chúng tôi những kẻ ngoại đạo nhưng chống bướng, cứng đầu cứng cổ, cũng bị đánh lôi ra sân trại.

Tôi vào loại khỏe, to con, nên tôi vẫn nhớ cho đến tận bây giờ, được phân công đánh tôi là tên Nhạn. Giá mà ở ngoài mà được ăn no thì không dễ gì nó đánh được tôi, nhưng ở tù ăn đói lâu ngày, sức khỏe giảm chúng lại đông nên tôi không chống cự được lâu chỉ được ít phút chúng đánh tôi ngã và lôi ra trói ở sân trại. Trong số bị đánh dã man, tôi thấy còn có nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (tác giả Hoa Địa Ngục, tập thơ đã được giải thưởng của Pen Club quốc tế). Anh vốn gầy yếu và tù lâu quá lại có bệnh nên nó chỉ đánh anh vài đòn là anh đã gục xuống không dậy nổi. Chúng nó kéo lê anh sềnh sệch lôi ra sân.

Trời thì mưa và rét. Rét đến cắt ruột. Hôm ấy rét đến 0 độ và ở Sapa cách đấy độ 20km, có tuyết rơi.

Chúng nó lôi tất cả chúng tôi ra sân trại. Những ai bị liệt vào loại cầm đầu, chống bướng thì chúng trói cánh tiên treo tay lên hàng rào dây thép gai.

Trong số bị trói cánh tiên đầu hàng là bác Lâm Đình Túy, đến tu sĩ Bạch Duy Vĩnh (địa phận Xã Đoài), rồi đến tu sĩ Khải (nhà thờ Hàm Long, Hà Nội), cạnh đó là bác Hải, cha đẻ của tu sĩ Khải, nhà ở phố Ngô Thời Nhiệm. Cả hai cha con đều bị bắt đi tù, và ở cùng một trại, nay lại bị đàn áp trói cùng một dây. Đây là một gia đình Công giáo đáng kính trọng, đáng khâm phục. Bao giờ gặp bác Hải và tu sĩ Khải tôi đều kính cẩn cúi chào. Bác Hải giờ đã chết, còn tu sĩ Khải nay đã trở thành Linh mục nhà thờ Lớn. Thật là xứng đáng. Trong số bị trói ấy còn có thêm tôi và nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.

Trói cánh tiên có nghĩa là trói quặt hai cánh tay ra sau lưng. Đầu tiên lấy một đoạn dây gai nhỏ trói hai ngón tay cái lại với nhau, rồi đến lấy dây thừng to trói hai cổ tay ngoặt lại với nhau, ngực nhô ra, đầu bị ấn xuống, hai tên ác ôn lôi hai tay treo ngược lên hàng rào dây thép gai.

Tôi nhìn thấy bác Lâm Đình Túy nhắm mắt rũ xuống.

Trói chừng độ một tiếng đồng hồ thôi thì đã khó thở, hai tay tê dại đi, ngực đau buốt, không còn điều khiển nổi cơ quan bài tiết nữa. Đau đớn lắm. Quằn quại dưới trời mưa, khát, đói, mệt. Lúc đó cuộc đàn áp đã lắng xuống. Chúng không bắt được mọi người đi làm, chúng bèn đổi giọng cho dọn vệ sinh trong trại tù chứ không được nghỉ. Mấy người tù hình sự đi qua chỗ chúng tôi bị trói, thấy đau đớn quá bèn xui:

"Sao các bác các anh không xin các ông ấy, để các ông ấy nhẹ tay cho có đỡ hơn không?"

Chúng tôi bị đánh bị trói đau đớn lắm nhưng không một ai van xin cả. Chúng tôi chỉ kêu lên thôi. Kêu trời vì đau đớn quá.

"Trời ơi, đau quá."

Thế thôi.

Độ hai tiếng đồng hồ sau, chúng tôi được cởi trói cho vào cùm ở xà lim. Tôi nghĩ là chỉ kéo dài thêm độ một tiếng nữa thì sẽ có người chết tại đó. Phần tôi, tôi đã ngoắc ngoải rồi. Mắt hoa, đầu váng, rồi vào trạng thái hôn mê không còn biết gì nữa. Lúc nó cởi trói lôi tôi vào xà lim tôi loạng quạng quay cuồng không biết nó lôi mình đi đâu.

Vào đến xà lim độ một tiếng sau thì tỉnh dần lại, và phải đến sáu tháng sau hai tay mới hết tê dại. Vào xà lim hai tay được tự do, thì các chân lại đút vào cùm. Cái cùm cố ý làm bé để co quặp vào cổ chân nghiến nát thịt ra. Cơ thể phản ứng lại và lên cơn sốt. Người nóng hừng hực. Gian xà lim bên cạnh, tôi thấy tiếng tu sĩ Bạch Duy Vĩnh gọi thất thanh, hốt hoảng:

"Ông Túy, ông Túy tỉnh lại đi. Tỉnh lại đi."

Không có tiếng trả lời, và một lúc sau, tu sĩ báo cho mọi người biết là bác Lâm Đình Túy đã chết.

"Các anh, các bác ơi, ông Túy chết rồi." Tu sĩ Bạch Duy Vĩnh kêu to lên như thế.

Chúng tôi im lặng kính cẩn cúi đầu trước cái chết của Đức thánh tử vì đạo Lâm Đình Túy. Chúng tôi nhìn nhau đau đớn. Không ai có thể làm gì hơn trong lúc này. Chân bị cùm, cùm nó cắn chân. Thể xác bị hành hạ đánh đập đến tả tơi, mặt mũi xưng vù. Mọi người thoi thóp sống, và tôi, tôi thấy cái chết đã đến gần.

Tôi quay sang anh Nguyễn Chí Thiện, anh cũng đã lả đi rồi. Chỉ còn mỗi một tu sĩ Bạch Duy Vĩnh là còn tỉnh táo thôi. Cái chân què của ông bị teo lại bé lắm cái cùm không cắn, không làm gì nổi cái chân ấy. Sức chịu đựng của ông lại lớn nên chỉ còn có riêng ông là còn sức mà thôi. Ông nhắc nhở, khuyến khích nâng tinh thần mọi người lên bằng cách gọi tên từng người, đánh thức họ dậy làm cho họ tỉnh lại. Ông hỏi han ân cần bằng giọng nói chân tình ấm áp:

"Bác Hải ơi, anh Khải ơi, tỉnh lại đi, ngồi dậy đi đừng nằm liệt nữa."

"Anh Thiện ơi, dậy rồi thì lấy tay mà xoa bóp cho máu nó lưu thông đi."

Tôi rũ xuống sau cái chết của bác Lâm Đình Túy, nay được tu sĩ Bạch Duy Vĩnh gọi đánh thức dậy. Tôi ngồi lên, và cố sức thở yoga mong mình sống lại được. Chân tôi sưng tấy, đỏ bầm. Tôi nghĩ có lẽ mình không chịu nổi đêm nay.

Trời tối đen, xà lim lại còn tối đen hơn.

Đột nhiên có tiếng mở cửa xà lim, đèn thắp sáng ở xà lim bên. Có tiếng mở cùm. Hai người tù hình sự cùng Quản giáo trưởng vào, bó chiếu bác Lâm Đình Túy đem đi chôn ngay đêm đó. Một lúc sau cửa lại mở. Tôi được mở cùm, Nguyễn Chí Thiện được mở cùm, bác Hải bố tu sĩ Khải được mở cùm, bác Thiều già người Hà Tĩnh cũng được mở cùm.

Sau này chúng tôi được biết là sau khi họp Ban Giám thị lệnh không cùm những người không theo đạo Thiên Chúa, và những người già yếu. Tôi và anh Thiện là người ngoại đạo, bác Hải bác Thiều thì già. Còn lại hai tu sĩ Bạch Duy Vĩnh, tu sĩ Khải thì tiếp tục bị cùm.

Tôi về đến trại. Người lạnh cóng, chân sưng to. Hai bàn tay vẫn còn tê dại, hai ngón tay cái không còn cảm giác nữa.

Anh Hoàng Tiên Như đón tôi và Nguyễn Chí Thiện ngay tại cửa. Anh dìu hai chúng tôi vào chỗ anh nằm. Anh bao giờ cũng được quyền ưu tiên: Có một lò than củi để sưởi, để nấu nướng. Anh cho thêm than, thổi lửa to chúng tôi hơ tay hơ chân, anh nấu cháo cho tôi và anh Thiện ăn, anh xoa bóp cho chúng tôi. Người tôi dần dần ấm lại và tỉnh táo lên. Cám ơn anh lắm, anh Hoàng Tiên Như. Giờ anh ở đâu? Làm sao mà tôi gặp được anh để trả ơn anh, để đền đáp lại tấm lòng hào hiệp của anh, đã cứu chúng tôi trong giây phút khốn cùng nguy hiểm đó.

Tôi xin phép được viết thêm một đoạn nữa về lễ Noel trong trại tù. Từ năm đó, 1973, tù không được nghỉ lễ Giáng Sinh. Năm 1973 ở trại Phong Quang, Lao Kay đã xẩy ra câu chuyện trên. Và Đức thánh tử đạo Lâm Đình Túy đã chết vào dịp đó.

Sang đến năm 1974, đến lễ Noel vẫn ở trại Phong Quang, sáng ngày 25 tháng Mười Hai kẻng vẫn đánh, vẫn xua người tù ra tập họp đi làm. Tôi là người ngoại cuộc đi làm hay không đi làm không có gì quan trọng đối với tôi cả. Nhưng tôi thấy đầu tiên là tu sĩ Bạch Duy Vĩnh, tu sĩ Khải, bác Hải, cố Thiều cùng một số người nữa như Đậu Xuân Dung người Hà Tĩnh... ôm chăn chiếu của mình, đi đến ngồi ở cửa xà lim kỷ luật. Còn các giáo dân khác và chúng tôi những người ngoại đạo thì ngồi im chờ.

Kẻng lại khua một lần nữa. Ban Giám thị, Quản giáo, lính coi tù, lại xuống. Có điều lính coi tù xuống nhưng không đeo súng theo. Họ vào trại và tuyên bố: Khám trại. Mọi người đem chăn chiếu quần áo ra sân để lục soát. Những người đã đem ra rồi, đang ngồi chờ ở cửa xà lim thì được khám trước xong đuổi về trại giam và cho nghỉ luôn cả buổi chiều. Cuộc khám xét trại diễn ra nhanh chóng, qua loa cho phải phép, rồi thì ai về nhà nấy. Mọi chuyện diễn ra êm ả, gọn gàng. Ban Giám thị lên ban, lính coi tù về doanh trại.

Chúng tôi những người tù năm ấy, 25 tháng Mười Hai năm 1974, lại ngồi cùng nhau hưởng một ngày nghỉ yên lành thoải mái.

Trên đây là câu chuyện Giáng Sinh của trại tù Phong Quang, Lao Kay năm 1973, 1974, tôi xin chép lại để các quý vị rõ.

* Ghi chú của tác giả: Những tên người, tên đất, tên trại tù đều là thật, không có hư cấu gì. Vẫn còn đất ấy, song một số trại tù đã giải tán, tù thì có người đã chết, có người vẫn còn sống để kể lại câu chuyện này.

Kiều Duy Vĩnh 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét