Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý

Người VN 'ngày càng bi quan về tham nhũng'

Cảnh sát là lĩnh vực bị xem là chịu tác động nhiều nhất bởi tham nhũng, trong khi người dân Việt Nam năm 2013 bi quan hơn về tham nhũng, theo một khảo sát mới.
Được công bố hôm 9/7, Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu của tổ chức Transparency International là khảo sát lớn nhất thế giới, tiến hành với 114,000 người ở 107 quốc gia.
Tại Việt Nam, khảo sát được nói là thực hiện với 1000 người ở 15 tỉnh thành cuối năm 2012.
Đa số người Việt được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên trong hai năm qua, và hiệu quả chống tham nhũng của chính phủ giảm sút.
Chưa đầy một phần tư số người được hỏi cho rằng nỗ lực của chính phủ có hiệu quả.

Bệnh viện Việt Nam: y tế bị than phiền về tham nhũng nhiều nhất
Các đối tượng tham nhũng

Cảnh sát, y tế và dịch vụ đất đai là những lĩnh vực có mức độ tham nhũng cao nhất, trong khi truyền thông, các tổ chức tôn giáo và tổ chức phi chính phủ được cho là ít tham nhũng nhất.
37% người được hỏi nói ngành cảnh sát và quản lý đất đai là “cực kỳ tham nhũng”, cao nhất trong khảo sát.
Tiếp theo là dịch vụ y tế (26% người nói cực kỳ tham nhũng), cán bộ hành chính công (21%), tư pháp (19%), giáo dục (15%), doanh nghiệp (10%), đảng chính trị (8%), quân đội (8%), quốc hội (7%), truyền thông (5%), tổ chức phi chính phủ (5%), và tổ chức tôn giáo (3%).
Gần một phần ba số người được hỏi đã phải đưa hối lộ trong năm qua. Lý do phổ biến nhất của việc đưa hối lộ là để giải quyết công việc nhanh hơn, trong khi số người đưa hối lộ vì đó “là cách duy nhất để được phục vụ” cũng tăng lên
Khi được hỏi lần gần đây nhất bạn đưa hối lộ cho cảnh sát là lĩnh vực nào, 90% người nói đó là cảnh sát giao thông, 8% nói là công an hộ khẩu/phường, 1% công an kinh tế.

Bấm vào để xem kết quả khảo sát
Bi quan

Trong 15 tỉnh được khảo sát, nhìn nhận tiêu cực nhất về tham nhũng thuộc về người dân Lạng Sơn (69%), Hà Nội (53%), Đà Nẵng (43%) và thành phố Hồ Chí Minh (35%).
36% số người được hỏi cho rằng Chính phủ hoàn toàn hoặc phần lớn bị “chi phối bởi một số nhóm lợi ích”.
Chưa đầy một phần tư số người được hỏi (24%) cho rằng những nỗ lực chống tham nhũng của Chính phủ là có hiệu quả.
Ngược lại, 38% cho rằng những nỗ lực đó không hiệu quả hoặc rất không hiệu quả. 39% nhận định những nỗ lực này không rõ hiệu quả hay không hiệu quả (bình thường).
Ngoài ra, khi so sánh với các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á, nhận thức của người dân Việt Nam cũng có vẻ trở nên bi quan hơn theo thời gian.
Trong vùng, năm 2010, người dân Việt Nam có một cái nhìn khá tích cực về những nỗ lực của Chính phủ, chỉ đứng sau Campuchia về tỉ lệ phần trăm những người cho rằng những nỗ lực đó là có hiệu quả. Năm 2013, Việt Nam lại là nước có tỷ lệ người dân được hỏi đánh giá những nỗ lực chống tham nhũng của Chính phủ có hiệu quả hoặc rất hiệu quả gần thấp nhất (24%), chỉ trên Indonesia (16%).
Ở các nước khác, tỷ lệ này đều cao hơn như Campuchia (57%), Malaysia (31%), Philippines (41%) và Thái Lan (25%).


60% số người được hỏi ở Việt Nam tin rằng người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Cư dân nông thôn có quan điểm tích cực nhất với 65% số người được hỏi đồng ý hoặc rất đồng ý rằng người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt so với chỉ 47% ở cư dân đô thị.
Tuy nhiên, khi so sánh những con số này với các nước được khảo sát trong khu vực Đông Nam Á, những người được hỏi ở Việt Nam lại là những người bi quan nhất về khả năng có thể tạo ra thay đổi của mình.
Tính trung bình, 76% số người được hỏi ở Đông Nam Á tin rằng người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt, trong đó người dân Malaysia là những người lạc quan nhất (87% tin rằng người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt).
Ngay ở Thái Lan, nơi đứng thứ 2 về số người có nhìn nhận bi quan, cũng có tới 71% số người được hỏi tin rằng người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt.
Transparency International so sánh kết quả khảo sát tại 5 thành phố Việt Nam 2010 và 2013 thì thấy rằng năm 2013 số người tán thành ít hơn hẳn khi được hỏi liệu người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Sự bi quan ngày càng tăng (về việc người dân bình thường không thể tạo ra sự khác biệt trong phòng, chống tham nhũng) cũng có nghĩa là ý thức tự nguyện của người dân về việc trực tiếp tham gia đấu tranh chống tham nhũng cũng hạn chế.
Trong khi 60% số người được hỏi sẵn sàng ký vào một bản kiến nghị yêu cầu Chính phủ phải nỗ lực nhiều hơn để phòng, chống tham nhũng, thì chỉ chưa đầy một nửa cho biết sẵn sàng tham gia vào bất kỳ hoạt động phòng, chống tham nhũng nào khác. 
Không sẵn sàng
Tỷ lệ người Việt Nam được hỏi sẵn sàng tham gia đấu tranh chống tham nhũng dưới mọi hình thức hành động đều thấp hơn mức trung bình của các nước Đông Nam Á. Trong mỗi trường hợp, ý thức tự nguyện của người dân Việt Nam tham gia vào các hành động chống tham nhũng đều đứng thấp nhất hoặc gần thấp nhất (sau Indonesia).
Về lý do tại sao người dân Việt Nam miễn cưỡng tố cáo tham nhũng, hơn một nửa số người được hỏi cho biết đó là vì việc tố cáo của họ “chẳng thay đổi được gì”.
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, số người Việt Nam coi đây là lý do chính để không tố cáo tham nhũng cao hơn khá nhiều so với bất kỳ nước nào khác.
Lý do phổ biến thứ hai mà những người Việt Nam được hỏi đưa ra là họ “sợ gánh chịu hậu quả”.
Theo khảo sát, người dân Việt Nam “có thể và cần phải tham gia tích cực hơn vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng”.
Các tác giả ghi nhận trong khu vực, người Việt Nam ít có khả năng từ chối nhất khi bị đòi hỏi phải đưa hối lộ.
Tuy nhiên, khảo sát nói, thực tế là hơn ba phần tư số người từng từ chối đưa hối lộ không phải chịu hậu quả bất lợi gì hoặc có gặp phải một số vấn đề nhưng vẫn có thể được phục vụ.
Vì vậy, họ khuyến nghị người dân Việt Nam có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng bằng cách kiên quyết chấm dứt đưa và từ chối đưa hối lộ.
(BBC)

Thêm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng

Theo Reuters, ngày 08/07/2013 Trung Quốc ra quyết định cấm tàu cá đến đánh bắt trong khu vực giáp với vùng biển phía đông của Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh muốn tránh xảy ra tranh chấp liên quan đến việc cung cấp nhiên liệu cho các tàu cá. Đây là căng thẳng mới nảy sinh giữa hai nước trong thời gian gần đây.
Nguyên nhân dẫn đến quyết định nói trên của Bắc Kinh là vì tháng 6/2013, Bình Nhưỡng đòi các tàu của Trung Quốc được phép hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền Bắc Triều Tiên phải mua nhiên liệu của Bắc Triều Tiên chứ không được phép tự mua.
Cho đây là một ràng buộc phi lý, bộ Nông Nghiệp Trung Quốc tuyên bố « Các chủ tàu cũng như các công ty đánh bắt cá của chúng tôi cho rằng quyết định của Bắc Triều Tiên sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động đánh bắt cá bình thường, gây nguy hiểm cho vấn đề an ninh » của các tàu đó.

Hồi tháng 5/2013 giữa lúc tình hình bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng, Bắc Triều Tiên đã bắt giữ một tàu cá Trung Quốc trong vùng biển phía Tây của mình khiến cho người « anh cả » Trung Quốc phải nổi giận. Tuy nhiên sau 15 ngày bắt giữ tàu và sau khi bộ Ngoại giao Trung Quốc can thiệp, Bình Nhưỡng đã phải thả chiếc tàu cá nói trên.
Những sự kiện lẻ tẻ như vậy có thể được cho là nhỏ nhưng nó cho thấy quan hệ đồng minh giữa hai nước đang bị sứt mẻ.
Trung Quốc vốn vẫn được coi là nước hậu thuẫn quan trọng cho Bắc Triều Tiên về chính trị cũng như kinh tế, tuy vậy vài tháng gần đây, quan hệ giữa hai nước bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng. Nhất là từ khi Bình Nhưỡng có những hành động đơn phương khiêu khích cộng đồng quốc tế, gây căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Bắc Kinh đã quyết định bỏ phiếu thông qua quyết định trừng phạt của Liên Hiệp Quốc sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3 hôm 12/02/2013.
Anh Vũ
(RFI)

Tàu cá Việt Nam ‘bị tấn công, chặt cờ’

- BBC

Cả hai tàu cá của ngư dân trên huyện đảo Lý Sơn đều chịu thiệt hại nặng
Thuyền trưởng một trong hai tàu cá Việt Nam bị tấn công ở khu vực quần đảo Hoàng Sa nói với BBC những người người tấn công tàu ông ‘nói tiếng Trung Quốc’ và ‘mặc đồ sỹ quan hải quân’.
Truyền thông Việt Nam nói hai tàu cá Việt Nam đã bị truy đuổi, đánh phá và tịch thu toàn bộ tài sản trong khi Trung Quốc chưa có tin chính thức nào về cáo buộc này.
Nói chuyện với BBC qua điện thoại ngày 9/7, thuyền trưởng tàu QNg 96787 TS, ông Võ Minh Vương, nói tàu của ông bắt đầu ra khơi từ ngày 4/7 và đến ngày 9/7 thì dừng lại gần đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa.
Ông Vương cho biết khi tàu của ông đang ở vị trí 16 độ 47′, kinh độ đông, 112 độ, 14′ kinh độ bắc thì một chiếc tàu trắng xuất hiện và thả ca nô xuống bám theo tàu của ông.
Sau 15-20 phút truy đuổi, những người này đã “leo lên tàu và dùng dùi cui điện để đánh thuyền trưởng và thủy thủ trên tàu, đồng thời đập phá tàu và tịch thu toàn bộ số cá mới đánh bắt được”.
Khi được hỏi những người này nói tiếng gì, ông Vương cho biết là họ “nói tiếng Trung Quốc”.
Ông Vương cũng cho biết thêm những người này mặc đồ “sỹ quan hải quân”, và một số khác thì mặc “đồ lính rằn ri”.

‘Chặt cờ’

Ông cũng nói những người này đã bắt tàu của ông và tàu của ông Mai Văn Cường ở gần đó phải quay đầu về phía Việt Nam.
“Họ chỉ hướng Việt Nam nhưng không nói là Việt Nam,” ông Vương nói.
“Tôi không chịu thì họ mới chặt hai cây cờ [treo trên tàu], vứt xuống nước.”
“Tôi chạy tới lấy cờ lên thì họ đánh tôi ngất xỉu.”
Những người này sau đó rời khỏi tàu, ông Vương dẫn lời những thủy thủ trên tàu nói.
Thiệt hại ban đầu, theo người thuyền trưởng, là khoảng 400 triệu đồng, số tiền mà ông phải làm trong nhiều phiên mới có được.
Báo trong nước trong ngày 9/7 cũng đưa tin tàu của ông Cường cũng bị tàu mang số hiệu 306 tấn công, thủy thủ bị đánh đập và chịu thiệt hại khoảng 200 triệu đồng.
Trung tá Nguyễn Văn Thanh, đồn phó đồn biên phòng Lý Sơn, cũng được báo trong nước dẫn lời nói “việc đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản trên hai tàu cá này là thật, nhiều ngư dân còn những vết tích bị đánh đập”.
Đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, đã bị Trung Quốc chiếm từ năm 1956.
Đến năm 1974 Trung Quốc làm chủ hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến với Việt Nam Cộng Hòa.

Đảo tiền tiêu

Hồi tháng Tư, cả chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang lẫn Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đều có chuyến thăm ra đảo Lý Sơn.
Chuyến thăm Lý Sơn của Chủ tịch Sang và Bộ trưởng Minh có thể được xem như phản ứng cho chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 8/4 tới đảo Hải Nam, nơi xuất phát của tàu bè Trung Quốc hướng xuống Biển Đông.
Với hiện diện của người đứng đầu Nhà nước ngày 15/4 này, dường như Việt Nam khẳng định một lần nữa thông điệp về chủ quyền với Trung Quốc.
Trung Quốc và Việt Nam đang có quan hệ ‘đối tác chiến lược toàn diện’
Đảo Lý Sơn, nơi có cộng đồng ngư dân chuyên hành nghề ở khu vực biển gần quần đảo Hoàng Sa, được cho như “đảo tiền tiêu” trong các hoạt động đánh bắt, đồng thời cũng là khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển này.
Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung là nơi có nhiều ngư dân bị Trung Quốc cản trở khi hành nghề ngoài biển.
Hồi cuối tháng Năm, một tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi từ Hoàng Sa về cũng đã bị tàu Trung Quốc ‘cản trở và tông vỡ một bên’ thân tàu.

‘Chống tội phạm’

Cùng ngày 9/7/2013 chưa có tin gì trên báo chí chính thống ở Trung Quốc về các vụ việc mà người Việt Nam nêu ra.
Tuy nhiên, trang web của Cục Hải giám Quốc gia Trung Quốc (SOA) có đăng tải thông tin rằng cảnh sát biển nước này “tăng cường năng lực” tuần tra cả ba vùng biển phía Bắc, Đông và Nam nước này.
Theo Tân Hoa Xã ngày 9/7, trang web của SOA nói theo quyết định của Quốc vụ viện tức Chính phủ Trung Quốc thì Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển sẽ có nhiệm vụ triển khai và chỉ huy 11 đơn vị nằm dọc các vùng bờ biển Trung Quốc.
Phía Trung Quốc nói nhiệm vụ của Cục Hải giám là “bảo vệ an toàn cho các vùng biển trọng yếu và chống tội phạm trên biển”, theo Tân Hoa Xã.
Về quan hệ chiến lược Trung – Việt, mới hôm 19/6, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác tại Bắc Kinh.
Ngoài thỏa thuận thăm dò dầu khí chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, Bộ Nông nghiệp hai nước lần đầu tiên sẽ lập đường dây nóng để giải quyết các vụ va chạm liên quan ngư dân trên biển.

Đang xác minh việc tàu cá VN bị cướp ngoài Hoàng Sa

(Đời sống) – Theo tường trình của ngư dân, trong lúc tham gia đánh bắt hải sản tại ngư trường Hoàng Sa, hai tàu cá Việt Nam đã bị truy đuổi, đánh phá và tịch thu toàn bộ tài sản buộc phải chạy về cập đảo Lý Sơn vào sáng 9/7.

Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó Đồn biên phòng Lý Sơn cho biết, sau khi 2 tàu cá cập đảo, đơn vị đã cử lực lượng xuống xác minh vụ việc, bước đầu cho thấy việc đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản trên 2 tàu cá này là thật, nhiều ngư dân còn những vết tích bị đánh đập.
“Chúng tôi đang hoàn tất thủ tục để báo cáo lên trên có biện pháp giải quyết” Trung tá Thanh nói.
Hai tàu cá gặp nạn là tàu QNg 96787 TS của ngư dân Võ Minh Vương, 38 tuổi, ở thôn Tây xã An Vĩnh – Lý Sơn, vừa là chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 15 lao động và tàu cá QNg 90153 TS, do ngư dân Mai Văn Cường, 40 tuổi, ở thôn Tây làm thuyền trưởng.
Các ngư dân đi trên tàu cá QNg 96787 TS còn chưa hết bàng hoàng sự việc vừa xảy ra.
Vừa cho con tàu cá 450 CV cập đảo Lý Sơn trong tình trạng tan hoang, chủ tàu kiêm thuyền trưởng Võ Minh Vương, khuôn mặt chưa hết thất thần bàng hoàng kể lại, 9 giờ sáng ngày 4/7, ông cho tàu nhổ neo rời đảo Lý Sơn ra khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa, đến 7 giờ ngày 6/7, khi tàu cá của ông đang neo đậu tại tọa độ 16 độ,47’ kinh độ đông – 112 độ,14’ kinh độ bắc thì một tàu lạ sơn màu trắng số hiệu 306 bất ngờ xuất hiện hướng về mình nên thuyền trưởng Vương cho tàu nhổ neo chạy về hướng đất liền.
Con tàu lạ kéo ga, tăng tốc đuổi theo, tuy đã cho tàu chạy hết công suất, nhưng ít phút sau tàu họ với đầy đủ súng ống đã đuổi kịp tàu cá và có những hành động uy hiếp ngư dân đi trên tàu:
“Bọn cướp tay lăm lăm súng cập mạn tàu cá, rồi ra hiệu tất cả lao động đi trên tàu giơ tay sau gáy tập trung nơi mũi tàu cá, vừa nhảy lên tàu không nói câu nào, họ sử dụng dùi cui liên tiếp đánh đập ngư dân, sau đó dùng búa rìu chặt phá toàn bộ 6 bành dây hơi, 2 bành dây neo, đập nát cửa kính ca bin tàu, rồi lục soát lấy đi toàn bộ hệ thống Icom, máy dò, định vị, 2 thuyền thúng và trên 3 ngàn lít dầu cùng nhiều vật dụng khác rồi bỏ đi, mặc cho chúng tôi van xin, ước thiệt hại gần 400 triệu đồng” Thuyền trưởng Vương bàng hoàng kể lại.
Còn ngư dân Nguyễn Văn Hùng; 42 tuổi, thuyền viên đi trên tàu cá QNg 96787 TS nhớ lại, Khi họ cập mạn tàu tôi đang loay hoay dưới hầm đá, nghe tiếng động mạnh tôi vội chui lên khỏi hầm, vừa lên boong tôi đã lĩnh trọn trận mưa dùi cui, họ quá hung hãn, nên chúng tôi chỉ còn biết im lặng để họ muốn làm gì thì làm.
Ngoài tàu cá QNg 96787 TS của ngư dân Võ Minh Vương, thì sáng ngày 6/7 tàu cá QNg 90153 TS, của ngư dân Mai Văn Cường, 40 tuổi, ở thôn Tây xã An Vĩnh làm thuyền trưởng, trên tàu có 14 lao động cũng bị con tàu lạ sơn trắng truy đuổi, đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản.
Theo thuyền trưởng Mai Văn Cường cho biết, khoảng gần 9 giờ sáng khi các lao động đang tham gia khai thác hải sản tại tọa độ 16 độ,24’ kinh độ bắc – 112 độ 06’ kinh độ đông thì tàu lạ lù lù xuất hiện, thấy tình hình không ổn nên ông vội cho tàu tăng tốc kéo ga bỏ chạy, tuy nhiên vì trục trặc hệ thống máy nổ nên chạy được vài hải lý tàu đột ngột tắt máy, nên tàu lạ đuổi kịp.
“Họ nhảy lên tàu đập phá tài sản, đánh đập ngư dân bằng dùi cui, trong ca bin tôi vội gỡ máy định vị giấu đi, thế nhưng khi chặt phá toàn bộ dây hơi, dây neo, họ lục soát lấy đi toàn bộ máy định vị, máy dò, và hệ thống Icom cùng trên 3 tấn cá, rồi vội vã bỏ đi, ước thiệt hại trên 200 triệu đồng”, thuyền trường Mai Văn Cường bức xúc nói.
Vụ việc trên hiện vẫn đang được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
Thuyền trường Võ Minh Vương với cửa kính ca bin tàu bị đập tan hoang.
Thuyền trường Võ Minh Vương với cửa kính ca bin tàu bị đập tan hoang.
Thuyền trưởng Mai Văn Cường, đang cuốn lại bành dây neo bị chặt phá.
Các ngư dân trên tàu chưa hết bàng hoàng sau sự việc xảy ra

Hai tàu cá VN lại bị tàu lạ truy đuổi, cướp tài sản

RFA 09.07.2013
Trong lúc đang đánh bắt hải sản trên ngư trường Hoàng Sa, hai tàu cá của Việt Nam đã bị tàu lạ truy đuổi, phá phách, tịch thu tài sản, còn ngư dân thì bị đánh đập, tổng thiệt hại lên hàng trăm triệu đồng, buộc hai tàu này phải chạy về đảo Lý Sơn sáng 9/7.
Thông tin trên mới được báo Đất Việt Online loan tải. Theo đó, tàu cá QNg 96787 TS của ông Võ Minh Vương khi đang neo đậu tại khu vực Hoàng Sa vào sáng 6/7 thì bị một tàu lạ sơn màu trắng số hiệu 306 bất ngờ xuất hiện, truy đuổi và tấn công. Theo lời kể của ông Vương thì những người lạ dùng dùi cui liên tiếp đánh đập ngư dân, dùng búa rìu chặt phá toàn bộ thiết bị đánh bắt hải sản, cướp đi hệ thống Icom, máy dò, định vị và nhiều đồ đạc khác, tổng thiệt hại gần 400 triệu đồng.
Cũng vào sáng 6/7, lúc gần 9 giờ, tàu cá QNg 90153 TS của ông Mai Văn Cường bị tàu lạ tấn công tương tự, ngư dân trên tàu bị đánh bằng rùi cui, hệ thống dây hơi, dây neo bị phá hoại, ngoài ra, còn bị cướp trên 3 tấn cá, tổng thiệt hại trên 200 triệu.
Sau khi 2 tàu về đến Lý Sơn, trung tá Nguyễn Văn Thanh đồn phó đồn biên phòng Lý Sơn đã xác minh cho thấy vụ việc 2 tàu cá của ngư dân Việt Nam bị đập phá và tịch thu tài sản là có thật. Hiện vụ việc đang được điều tra.
 

Tàu Hải giám Trung Quốc cướp phá tàu cá Việt Nam ngoài Hoàng Sa ?


Bản đồ quần đảo Hoàng Sa.
Bản đồ quần đảo Hoàng Sa.Nguồn: wikipedia
Trọng Nghĩa -RFI)
Theo nguồn tin từ báo mạng Đất Việt, chính quyền Việt Nam đang xác minh vụ hai chiếc tàu đánh cá ở đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) bị tàu lạ với thủy thủ đầy đủ súng ống chận cướp và phá hoại hôm 06/07/2013 khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa. Các thông tin chưa đầy đủ cho thấy rằng thủ phạm một vụ cướp phá rất có thể là lực lượng Trung Quốc trên chiếc Hải giám 306.
Theo nguồn tin trên, khi đến tận nơi xem xét tình trạng hai chiếc tàu QNg 96787 và QNg 90153 bị nạn vừa cặp bến Lý Sơn vào hôm nay, 09/07/2013, lực lượng biên phòng địa phương mới chỉ xác định được rằng việc « đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản trên 2 tàu cá này là thật ».
Ngư dân trên một chiếc tàu bị nạn cho biết : Trong lúc đang đánh bắt cá tại ngư trường Hoàng Sa, họ đã bị « một tàu lạ sơn màu trắng số hiệu 306 » truy đuổi, chặn lại, rồi để cho những người súng ông đầy đủ leo lên đánh phá và tịch thu toàn bộ tài sản. Thuyền trưởng chiếc tàu bị cướp thứ hai cũng nói đến thủ phạm đi trên một chiếc tàu sơn trắng.
Theo lời chứng của những ngư dân Việt Nam trên tàu bị cướp, thì ngoài việc tàu cướp phá, các thuyền viên trên tàu còn bị quân cướp dùng dùi cui liên tiếp đánh đập.
Trả lời đài BBC vào hôm nay, thuyền trưởng một trong hai chiếc tàu bị cướp phá cho biết thêm một số chi tiết là những kẻ tấn công « nói tiếng Trung Quốc », người thì mặc « đồ sĩ quan hải quân », người thì có « đồ lính rằn ri ».
Các chi tiết từ những lời chứng kể trên đã phần nào xác định rằng thủ phạm cướp phá tàu đánh cá Việt Nam là lực lượng tuần tra Trung Quốc, với những chiếc tàu hải giám sơn màu trắng được tăng cường xuống vùng Biển Đông để áp đặt lệnh cấm đánh cá đơn phương của Trung Quốc.
Riêng hành động cướp biển của chiếc Hải giám 306 của Trung Quốc từng bị ngư dân Việt Nam tố cáo hồi tháng Ba vừa qua, với một kịch bản tương tự. Trang mạng Biendong.net ngày 26/03/2013 đã ghi nhận :
« Ngày 16/3 tại khu vực đảo Xà Cừ, tàu QNG 50949 TS của ông Bùi Văn Lâm cùng 8 thuyền viên của xã Bình Châu, Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã bị tàu tuần tra sơn trắng (Hải giám) mã hiệu 306 đe dọa. Thấy tàu cá Việt Nam, tàu Hải giám Trung Quốc huy động ca nô truy đuổi. Khi bắt kịp, các quan chức Trung Quốc nhảy lên tàu, đập phá ngư cụ, cướp hải sản, thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng. »
Trả lời phỏng vấn của RFI gần đây, giáo sư Carlyle Thayer – chuyên gia Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales) từng cho rằng từ nay đến tháng 8, trong thời gian Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, các lực lượng Hải quân, Hải giám và Ngư chính của họ sẽ tăng cường hoạt động để áp đặt các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.
Hành vi cướp phá của chiếc Hải giám 306 chỉ là một ví dụ.

Cụ già tự thiêu ở sân tòa án, day dứt về sự tử tế

Phải làm cho sự tử tế có đất sống, có cơ hội phát triển trong nhân cách mỗi con người và trong cả xã hội.
Trong hai ngày cuối tuần trước, tôi cứ nghĩ lẩn thẩn, có lẽ ngoài chuyên mục điểm các sự kiện trong nước và quốc  tế nổi bật trong tuần, nên có một mục điểm những chuyện vui và những chuyện buồn nhất xảy ra trong tuần. Nhất là những chuyện buồn.
Ý định này xuất phát từ vụ tự thiêu của một cụ bà 83 tuổi ở Phú Yên, lý do là vì cơ quan thi hành án không thể đòi trọn  3 chỉ vàng trả cụ theo phán quyết của tòa án mà một người từng là con rể cụ đã vay.
Buồn vì đây không phải chuyện oan khuất, ngang trái gì ghê gớm, thế mà một người đã gần đất xa trời, lẽ thường với họ, mỗi ngày sống trên đời là một ân huệ, lại tìm đến  cái chết giữa sân tòa. Hơn nữa, cụ còn chọn một cái chết đau đớn: Tự thiêu.
Thi thể bà Nguyễn Thị Bương nằm trên bậc thềm tòa án. Ảnh: TẤN LỘC
Người ta chỉ có thể tìm đến cái chết  khi đã mất hết niểm tin và hy vọng vào cuộc sống.
Thực tế cũng cho thấy, những ai càng kỳ vọng nhiều, càng có nhiều niềm tin thì khi gặp sự cố, bị thất vọng, lại là những người dễ đổ vỡ và suy sụp nhất.
Ở đây, với quan niệm của cụ, một khi tòa án đã phán rành rành ra như thế rồi thì công lý phải được thực thi đến nơi đến chốn.  Một xã hội như chúng ta, lẽ ra không nên để những chuyện đau buồn đó xảy ra. Cụ đã mất niềm tin vào công lý. Chúng ta có lỗi với công dân này…
Tôi lại nhớ một câu chuyện nữa, cũng là chuyện buồn, xảy ra ở thành phố HCM mới đây.
Một thanh niên đi xe máy vô tình va vào một cháu bé 3 tuổi bất ngờ từ vỉa hè chạy xuống đường. Ngay khi vụ việc xảy ra, cậu thanh niên này đã đưa cháu vào viện, và ở lại viện chờ kết quả. Mặc dù cháu chỉ bị xây xước nhẹ nhưng người nhà cháu bé đã kéo bạn bè vào viện, lôi người thanh niên này ra đánh đến chết.
Câu chuyện này khiến nhiều bạn đọc phẫn nộ và day dứt.
Xem ra muốn làm người tử tế cũng khó.
Rồi nhiều chuyện nữa, càng nói ra càng thấy bất an. Một thanh niên đèo vợ con đi làm về bi hai kẻ càn quấy chọc ghẹo, chèn ép trên đường, sau đó còn đuổi đến tận nhà để hành hung, khiến vợ anh này bị trụy thai. Không kiềm chế được, anh ta cầm dao đâm chết một người, thế là bị phạt tù 14 năm.
Có thể theo luật thì anh phải đi tù, nhưng trong hoàn cảnh này và trong bối cảnh bạo lực lan tràn như hiện nay, nếu cử hành xử như thế (cà tòa án, các cơ quan công quyền, và người dân) thì cái ác còn hoành hành táo tợn hơn.
Người tử tế có lẽ còn phải thu mình lại. Sự tử tế  trong xã hội vì thế mà càng bé dần đi, bị cái không tử tế lấn lướt.
Những ai có trách nhiệm với đất nước, xã hội đều lo lắng. Người cầm quyền  cũng lo lắng. Chả thế mà gần đây, một Phó Thủ tướng đã phải chỉ thị bằng văn bản cho 4 địa phương phải chấn chỉnh ngay nạn xã hội đen đang hoành hành.
Cách đây hơn một phần tư thế kỷ, đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy, một trong những nhà điện ảnh tài liệu chính luận hàng đầu Việt Nam từng làm một phim đoạt giải Bồ câu Bạc tại liên hoan phim Leipzig (Cộng hòa Dân chủ Đức) năm 1988, có tên: “Chuyện tử tế”.
Trong lời bình của phim, có một đoạn tôi rất thích và phục:
“Từ rất xa xưa, cha bác có dạy rằng: Tử tế vốn có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức sự tử tế, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài quốc gia, bởi thiếu nó, mọi cộng đồng, dù có nỗ lực tột bậc và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn.
Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người- người tử tế- trước khi chăn dắt họ thành những người có quyền hành, giỏi giang hoặc siêu phàm.
… Nghĩ cho đến cùng, ở trên đời này, không có một nghề nghiệp nào, không có một công việc gì, và cũng không có một con người nào trở nên tử tế- nếu không bắt đầu từ tình yêu thương con người, sự trân trọng đối với con người và đi từ nỗi đau của con người”.
Hơn 25 năm đã qua, những lời lẽ này vẫn nóng bỏng thống thiết.
Phải làm cho sự tử tế có đất sống, có cơ hội phát triển trong nhân cách mỗi con người và trong cả xã hội.
Nếu không thì nguy lắm./.
Phạm Kinh Bắc
(VOV)

Sách Trắng của Nhật phê phán TQ

- BBC

Mỹ tiếp sức cho Nhật: Phi cơ Mỹ trong một lần diễn tập với Nhật
Nhật Bản công bố Sách Trắng Quốc phòng 2013, nhấn mạnh vào “hành vi nguy hiểm” của Trung Quốc trên biển trong lúc có ý kiến đề nghị tăng cường hợp tác với ASEAN.
Thái độ chỉ trích của chính phủ Nhật Bản trong nhiệm kỳ hai của Thủ tướng Shinzo Abe với Trung Quốc lần đầu được nêu rõ trong phúc trình gồm 450 trang, đồng thời chia sẻ quan ngại quốc tế về Bắc Triều Tiên.
Không chỉ phê phán Bắc Kinh xâm phạm lãnh hải và vùng trời Nhật Bản, Sách Trắng cũng chỉ trích Bắc Kinh đã giải thích không đúng sự thật sau vụ một tàu chiến Trung Quốc khóa radar ngắm vào tàu khu trục của Nhật Bản đầu năm nay.
Được thủ tướng Abe và các bộ trưởng thông qua hôm 9/7/2013, văn bản xác định tiêu chí an ninh, quốc phòng cho Nhật và hoạch định lại chính sách quân sự của Nhật và cũng nói thẳng về vụ khóa radar tháng 1/2013 cùng các vụ xâm phạm của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera nói tại cuộc họp báo ở Tokyo cùng ngày:
“Đây là các hành động hết sức đáng tiếc và Trung Quốc cần chấp nhận và làm đúng với thông lệ quốc tế.”
Tính đến tháng 3 năm nay, Nhật Bản đã phải cử phi cơ chiến đấu lên không trung hơn 300 lần để ngăn máy bay Trung Quốc bay gần không phận Nhật, theo Sách Trắng.
Dù có Hiến pháp hoà bình, không cho lập quân đội như một quốc gia bình thường kể từ khi bại trận sau Thế Chiến 2, Nhật Bản vẫn có Lực lượng Phòng vệ gồm 140 nghìn quân, 140 tàu chiến, 410 phi cơ chiến đấu.
Ngân sách quốc phòng Nhật cũng tăng thêm 0,8% tính từ đầu năm đến tháng 3, lần đầu tiên trong 11 năm.
Trung Quốc cần chấp nhận và làm đúng với thông lệ quốc tế
Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera
Nhật Bản qua Sách Trắng cũng tái khẳng định Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, là lãnh thổ của Nhật và có tầm quan trọng cho cả nước này và Đài Loan.

Nhìn về phía Nam

Hiện đã là đồng minh quân sự của Hoa Kỳ, Nhật Bản được một số giới trong nước này khuyến khích phát triển quan hệ quân sự với ASEAN.
Giáo sư Takehiko Yamamoto, chuyên về quan hệ quốc tế tại Đại học Waseda ở Tokyo được AFP trích lời nói:
“Nhật Bản có thể cần hợp tác với ASEAN để cùng nhau đưa Trung Quốc vào cuộc đối thoại,”
Tuy nhiên, theo ông, “điều này cũng cần thời gian”.
Trong các nước ASEAN, Việt Nam và Philippines đang đối mặt với sức ép mạnh từ Trung Quốc về biển đảo.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh gần đây đã nói Nhật Bản “thổi lên cái gọi là mối đe dọa từ Trung Quốc” và bác bỏ các cáo buộc của Nhật Bản về những vụ xâm phạm là ”hoàn toàn không có cơ sở”.
Nhà phân tích Trần Bình Nam từ Hoa Kỳ, trong một bài đăng trên BBC Tiếng Việt gần đây cho rằng “thế cài răng lược hiện nay tại Á châu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ con đường tốt nhất và an toàn nhất của Nhật Bản là tái vũ trang”.
Ông cũng so sánh vị thế của Nhật Bản với Việt Nam:
“Trong cuộc tranh chấp ngấm ngầm hiện nay tại Á châu Thái Bình Dương, Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn trong sự chọn lựa chính sách.”
“Sự đe dọa của Trung Quốc đối với sự vẹn toàn của đất, biển và nền độc lập của nước nhà lồ lộ trước mắt, nhưng tiến thoái lưỡng nan vì Việt Nam cũng không thể tin vào chính sách lâu dài của Hoa Kỳ, nhất là khi Hoa Kỳ không còn sức mạnh như trước.”
“Và trước sự khó khăn này, một Nhật Bản mạnh có chính sách độc lập làm trái độn có thể là một chỗ dựa tốt cho Việt Nam.”
Hai khu trục hạm Kurama và Hyuga của Nhật hồi tháng 10/2012 ở Vịnh Sagami
Ông Trần Bình Nam nêu quan điểm rằng “Nhìn về mặt nào, sự tái võ trang của Nhật Bản để Nhật Bản có thể đóng một vai trò trên vũ trường Thái Bình Dương và thế giới là một sự suy nghĩ tích cực và hợp thực tế”.
Tuy thế, một Nhật Bản tái vũ trang sẽ không làm Trung Quốc hài lòng vì quá khứ lịch sử tàn khốc quân đội Nhật Hoàng gây ra khi chiếm Trung Quốc hồi Thế Chiến 2.
Không chỉ Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay lên tiếng phê phán Sách Trắng Quốc phòng của Nhật mà Hàn Quốc cũng chỉ trích tài liệu này vì tranh chấp đảo Dokko giữa hai nước.
Thủ tướng cánh hữu Shinzo Abe của Nhật Bản sau khi lên nhậm chức đã có chuyến thăm đến Việt Nam.
Tokyo cũng hỗ trợ cho Hà Nội và cả Manila một số tàu nhẹ để tuần tra biển và Sách Trắng Quốc phòng Nhật nói chung về các hoạt động mang tính “cưỡng bức” của Trung Quốc trên biển.
Tuy thế, chưa có dấu hiệu gì rằng Nhật Bản xây dựng một liên minh quân sự với Việt Nam.
Mặt khác quan hệ giữa hai đảng cộng sản ở Bắc Kinh và Hà Nội cũng được tăng cường mạnh mẽ những tháng qua, trong chiến lược đa phương quan hệ của Việt Nam với nhiều nước lớn.

Báo Đảng CSVN lại đả phá 'cờ vàng'

Báo Nhân Dân vừa đăng bài viết đả phá điều mà báo này gọi là 'Sự chống phá tuyệt vọng của nhóm "cờ vàng"' đối với Nghị quyết 36.
Đây là Nghị quyết về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, được Bộ Chính trị Đảng CSVN thông qua từ năm 2004, coi là kim chỉ nam cho công tác dân vận đối với Việt kiều, nhất là tại các quốc gia có cộng đồng người gốc Việt lớn như Hoa Kỳ, Australia...
Nghị quyết này được các kênh chính thống ca ngợi là góp phần "tạo điều kiện thuận lợi cho người gốc Việt làm ăn sinh sống bình thường, đồng thời tạo điều kiện để đồng bào về thăm quê hương và góp phần xây dựng đất nước".
Tuy nhiên Nghị quyết 36 cũng đã trở thành mục tiêu chỉ trích gay gắt của các nhóm chống Cộng, cũng như các tổ chức đối nghịch với chính thể cộng sản ở trong nước của người gốc Việt.
Bài viết đăng hôm thứ Ba 9/7 trong mục Bình luận-Phê phán của tờ Nhân Dân, ký tên X.L.V, gọi chung những cá nhân và tổ chức chống đối chính quyền trong nước là nhóm "cờ vàng", vì sử dụng lá cờ vàng ba sọc đỏ, và khẳng định rằng "chống Nghị quyết 36, họ đang đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam".
Một cuộc biểu tình của người Việt ở Mỹ
Một cuộc biểu tình của người Việt ở Mỹ
Bằng chứng dẫn ra trong bài viết là việc các nhóm "cờ vàng" đã kêu gọi ngăn chặn nỗ lực của nhà nước Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới, tẩy chay hàng hóa Việt Nam hay quan hệ bang giao Việt-Mỹ.
Bài viết đặt câu hỏi: "Như thế thì "cờ vàng" chống Nghị quyết 36 là chống cái gì? Chống lại sự phát triển của đất nước mình? Chống lại việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc? Chống lại việc đồng bào góp công của cho đất nước chăng?"
"Tưởng chừng câu trả lời là không, song nó lại đúng như thế."
Tăng tuyên truyền
Tác giả bài báo cáo buộc rằng các nhóm "cờ vàng" đã "không bao giờ muốn đất nước phát triển, không bao giờ muốn kiều bào mình đóng góp gì cho đất nước và hơn cả thế, họ tẩy chay cả hàng hóa dân mình đổ mồ hôi tạo ra".
"Vì bất cứ điều gì làm cho hình ảnh chính quyền Việt Nam được nâng cao là họ chống, bất kể và bất cần lợi ích của dân tộc miễn là gây khó khăn cho chính quyền Việt Nam là họ thỏa mãn..."
Bài viết cũng cho rằng đe dọa của chính quyền trong nước đối với các nhóm "cờ vàng" ở hải ngoại đã bị cường điệu vì Nghị quyết 36 không nhằm vào "cờ vàng".
Người viết nhắc lại một số trường hợp các ca sỹ Việt biểu diễn tại hải ngoại đã bị phản đối, như vụ ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng bị ông Lý Tống giả gái lên sân khấu xịt hơi cay, để nói rằng các nhóm "cờ vàng" thiển cận, thậm chí "lố bịch, kệch cỡm, bị cô lập".
Ngược lại, nhà cầm quyền trong nước theo Nghị quyết 36 đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền tại hải ngoại, như quảng bá kênh truyền hình VTV4 tại Mỹ với thương hiệu VTV America từ năm 2012, phát sóng trên ba kênh của Ðài Truyền hình MHz Networks có trụ sở tại Virginia.
Chương trình tiếng Anh của VTV4 cũng sẽ được phát sóng hàng ngày trên kênh MHz Worldview (MHz 10) của Mỹ.
"Đây mới chính là nguy cơ rất lớn đối với "cờ vàng"," người viết phân tích, và cho rằng vì các hoạt động này được thực hiện với sự đồng thuận của chính quyền Mỹ sở tại nên "cờ vàng" đành "ngậm đắng nuốt cay".
Bài báo kết luận: "Ðến hôm nay, có thể nói thẳng ra rằng hầu hết thế hệ thứ nhất của "cờ vàng" cực đoan đã tuyệt vọng và không còn trông mong gì thế hệ kế tiếp nối bước mình giải thể cộng sản nữa rồi, nhất là "cờ vàng" đang càng ngày càng ngắc ngoải điêu tàn".
Hiện có gần 5 triệu người Việt sinh sống tại 100 quốc gia trên thế giới.
(BBC)

Vì sao ông Diệm cho ném bom tàu chở tù ra Côn Đảo?

Với phi vụ mật ném bom tàu chở tù nhân, Diệm sẽ xóa sổ được những kẻ dám chống lại mình. Lòng biển sâu sẽ nhấn chìm bí mật tội ác ấy.
Sau sự kiện ám sát hụt Ngô Đình Diệm tại Hội chợ Kinh tế Thương mại Cao nguyên diễn ra tại Buôn Ma Thuột vào ngày 22/2/1957 khiến dư luận thế giới xôn xao, ông Hà Minh Trí bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa di lý về Sài Gòn biệt giam, tra tấn, khảo cung suốt 3 năm liền. Năm 1960, ông bị chính quyền nhà Ngô đẩy ra một phiên tòa gọi là "tòa án binh" xét xử bí mật. Kết thúc phiên tòa không án văn, ông bị kết án miệng: Tử hình.

Dù mang án tử nhưng ông không có số hiệu tử tội và cũng không bị hành quyết. Chính quyền Ngô Đình Diệm bí mật đưa ông lên một chuyến tàu chở tù ra Côn Đảo cùng với những tù nhân chính trị khác. Ít ai ngờ, trong hải trình của chuyến tàu đó đã xảy ra một chi tiết lịch sử chứng minh sự tàn độc vô bờ bến của anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Chuyến tàu đó có phiên hiệu là Hàn Giang 401 thuộc lực lượng Hải vận hạm Việt Nam Cộng hòa I.

Phiên tòa bí mật trong Văn phòng Tổng nha Cảnh sát

Theo luật Việt Nam Cộng hòa, tất cả những người tù đều phải có số "phích". Tử tù cũng không ngoại lệ. Thời Ngô Đình Diệm, hầu hết tử tù đều được đẩy ra Côn Đảo thi hành án tử, trừ những trường hợp mang tính răn đe cộng đồng.

Tuy cũng bày biện nhiều bộ luật nhưng Ngô Đình Diệm vẫn tổ chức nhiều cơ quan phi luật, trong đó có cơ quan mật vụ và những phiên tòa quân sự được gọi là "tòa án binh". Tòa án binh là một công cụ xét xử những tội danh dành cho giới quân nhân của chế độ. Đa phần những phiên tòa này không dựa trên nền tảng luật pháp công bố mà chỉ dựa vào cảm tính của hội đồng xét xử và có quyền giữ bí mật hoàn toàn.

 Mười Thương bị bắt sau phát súng ám sát Ngô Đình Diệm.

Một ngày cuối năm 1960, khi đang bị biệt giam, ông Hà Minh Trí (tức Anh hùng LLVTND Đại tá Phan Văn Điền - Mười Thương) bị đám cảnh sát dẫn giải đến văn phòng của Nguyễn Văn Hay - Phó Giám đốc Tổng nha Cảnh sát, phụ trách chính trị, tư tưởng, tòa án. Ông nhớ lại: "Khi tôi đến thì thấy có mặt đầy đủ bộ sậu của Tổng nha Cảnh sát gồm Đại tá Nguyễn Văn Y - Giám đốc Tổng nha Cảnh sát kiêm Đặc ủy trưởng Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo; Nguyễn Văn Hay; Bùi Văn Nhu - Phó giám đốc Tổng nha Cảnh sát phụ trách phản gián, ám sát tiêu diệt đối lập.

Ngoài ra còn có 2 người mặc sắc phục quân đội mà tôi không biết tên. Một người mang lon đại tá, một người mang lon thiếu tá. Viên đại tá cao ráo nhưng hói. Viên thiếu tá thì lùn tịt. Tất cả chúng đều mang gương mặt lạnh và khó hiểu. Cảnh sát áp giải đẩy tôi vào góc tường đứng đối diện dãy bàn chúng đang ngồi".

Sau này, ông Mười Thương mới biết viên đại tá tên là Khoa - Chánh án phiên tòa và viên thiếu tá lùn tên Đức - Công tố viên phiên tòa.

Ông vừa vào vị trí thì viên đại tá hỏi luôn:

- Tại sao anh giết Tổng thống?

- Ngô Đình Diệm là người tàn sát tôn giáo. Diệm bắt giáo chủ chúng tôi phải lưu vong ra nước ngoài. Diệm còn dụ dỗ tướng quân chúng tôi là Trình Minh Thế về với Quân đội quốc gia rồi ám sát. Vì vậy tôi phải "sát linh miêu cứu vạn thử".

- Sau khi hành động, biết Tổng thống không chết, anh có hối tiếc không?

Nghe câu hỏi này, ông Mười Thương ngờ ngợ đó là cái bẫy để buộc tội, ông cẩn thận trả lời:

- Kể từ ngày bị bắt cho đến 1 tháng, 3 ngày sau tôi bị tra tấn liên tục suốt ngày lẫn đêm nên không còn tâm trí suy nghĩ điều đó.

Cách trả lời của ông còn mang hàm ý buộc tội tra tấn, bức cung tù nhân của chúng.

Viên đại tá lại hỏi:

- Anh có vợ con chưa?

Tiếng trả lời "chưa" của ông vừa thoát khỏi miệng thì viên đại tá ra lệnh đưa ông trở lại phòng giam.

Phiên tòa đặc biệt chỉ xảy ra nhanh gọn như thế. Chánh án hỏi 3 câu là kết thúc phiên tòa, không tranh luận, bào chữa hay tuyên án gì cả.

Tử tù không số và hành vi lạ của chiếc phản lực cơ

Đầu tháng 10/1960, bọn chúng đưa ông Mười Thương sang khám Chí Hòa giam ở khu A 1 - Là nơi giam giữ tù nhân mang án đặc biệt từ chung thân đến tử hình. Ông bị giam ở dãy phòng tù nhân tử hình theo Luật 10/59 gồm 40 người và 1 tên cướp.

Ngày 5/10/1963, tù nhân Chí Hòa xôn xao vì có tin chuyển một số tù nhân "nguy hiểm đi đảo". Cai ngục tập hợp tù nhân ra sân điểm số những người đi đảo. Trong đó có đủ mặt 40 tù nhân tử hình theo Luật 10/59 và 1 tên cướp. Ông Mười Thương không có tên trong số này. Tuy vậy, chúng vẫn gọi ông ra.

Buổi chiều ngày đó, chiếc tàu vận tải hải quân mang mã hiệu Hàn Giang 401 rời bến Sài Gòn tiến ra biển Đông, nhắm hướng Côn Đảo trực chỉ. Trên chuyến tàu tù tội này có 400 tù nhân. Trong đó có 300 tù nhân Cộng sản. Tài liệu của Việt Nam Cộng hòa công bố có 216 người thuộc "phe Việt Nam Cộng hòa" đã từng tham gia đảo chính Diệm ngày 11/11/1960 và nhóm "nghị sĩ Caraven" như: Thiếu tá Phan Trọng Chinh, các nghị sĩ: Phan Khắc Sửu, bác sĩ Phan Quang Đán, Vũ Hồng Khanh...

 Tàu Hàn Giang 401 - Chiếc tàu tử thần chở tù ra Côn Đảo ngày 5/10/1963.

Khi lên tàu, nhóm tù thuộc "phe Việt Nam Cộng hòa" được các sĩ quan hải quân áp giải trọng đãi, cho lên boong ngắm trời mây. Khi tàu rời bến vài giờ, đang ở giữa biển khơi, đột ngột "phe Việt Nam Cộng hòa" phát hiện một chiếc máy bay Skyraider Buno số hiệu U-34565 (loại khu trục ném bom) xuất hiện ngay trên đầu đảo một vòng. Mọi người nói vui: "Diệm cho máy bay hộ tống tù nhân ra Côn Đảo". Bỗng chiếc máy bay bật đèn tín hiệu. Trên tàu có nhiều sĩ quan cao cấp "phe Việt Nam Cộng hòa" nhận ra, đó là tín hiệu ném bom. Mọi người đang lo lắng thì chiếc máy bay đảo 3 vòng để  "chào" rồi chuyển hướng về phía Campuchia bay mất dạng.

Khi tàu đến Côn Đảo, viên giám thị ra điểm số đón nhận tù nhân. Những tù nhân lần lượt được kêu số rời tàu. Ông Mười Thương là người cuối cùng còn lại trên tàu. Viên giám thị ngạc nhiên: "Ủa. Sao anh không có tên trong danh sách này?". Hắn chạy vô văn phòng chúa đảo, lát sau trở ra nói: “Thì ra anh là người dám bắn Tổng thống. Anh được dẫn giải bằng công điện chứ không có lệnh. Thôi, vô chuồng cọp".

Ông Mười Thương và những tù nhân trên chuyến tàu hải vận đặc biệt đó thắc mắc hoài về chuyện chiếc máy bay ném bom chào mình trên không nhưng không ai có lời giải chính xác.

Sự thật khủng khiếp về chuyến hải trình tử thần

Hơn một tháng sau, ngày 1/11/1963, Ngô Đình Diệm bị các quân nhân của ông ta đảo chính và giết chết. Chế độ Ngô Đình Diệm bị xóa sổ. Lúc 15h35 ngày 16/11/1963, sân bay Tân Sơn Nhất đón một chiếc máy bay từ Campuchia sang. Đó là chuyến bay chở những sĩ quan đã từng bị Diệm truy sát đào thoát sang Campuchia trở về. Trong đó có Đại úy Huỳnh Minh Đường - viên phi công lái chiếc máy bay Skyraider Buno số hiệu U-34565 bay "chào" những tù nhân trên chuyến tàu ra Côn Đảo ngày 5/10/1963.

Chính viên phi công này đã kể lại sự thật khủng khiếp về nhiệm vụ chuyến phi hành đó cho báo giới Sài Gòn. Thời điểm đó, do Sài Gòn liên tục xảy ra biến động chính trị nên câu chuyện của Đại úy Huỳnh Minh Đường chìm lỉm dưới hàng trăm tin tức sôi động khác.

Đại úy Không quân Huỳnh Minh Đường trước khi đào thoát sang Campuchia thuộc đơn vị Phi đội 514, Phi đoàn 1 Khu trục cơ cho biết, chiều ngày 5/10/1963, ông bất ngờ nhận 2 phong bì có đóng dấu tuyệt mật của Phủ Tổng thống. Một phong bì chứa mật lệnh thực hiện một phi vụ đặc biệt có chữ ký của Ngô Đình Nhu và Trần Kim Tuyến - Giám đốc Cơ quan Mật vụ có tên gọi là Sở Nghiên cứu Chính trị và Xã hội Phủ Tổng thống và 1 sự vụ lệnh đặc biệt để lực lượng Không quân trang bị một cơ số bom và cấp lệnh phi trình bay về hướng biển Đông.

Phong bì thứ 2 được chỉ thị là sau khi máy bay cất cánh mới được mở. Sau khi máy bay mang bom rời đường băng Tân Sơn Nhất, ông Đường nhận được lệnh của hoa tiêu mặt đất điều khiển bay yêu cầu chuyển tần số liên lạc sang Phủ Tổng thống. Mã tần số nằm trong phong bì thứ 2.

Khi kết nối vào tần số liên lạc đặc biệt của Phủ Tổng thống, ông Đường nhận được một chỉ thị lạnh lùng: "Ném bom đánh đắm chiếc vận tải hạm hải quân mang mã hiệu Hàn Giang 401 đang trên hải trình chở tù nhân chính trị chống đối chế độ đi Côn Đảo. Nếu hoàn thành nhiệm vụ sẽ được thưởng 1 triệu đồng và thăng hàm thiếu tá".

Viên đại úy phi công lạnh gáy khi nhận được chỉ thị này. Thời điểm đó, 1 triệu đồng là rất lớn nhưng lương tri của ông mạnh mẽ hơn. Ông quyết định không ném bom, bay chào mọi người rồi đào thoát sang Campuchia. Đến Campuchia, ông xin được đáp khẩn cấp tị nạn tại sân bay Pochentong cách thủ phủ Phnôm Pênh 15 km. Ông đã hội ngộ cùng nhóm sĩ quan lưu vong Nguyễn Chánh Thi tại đó.

Đến thời Nguyễn Khánh làm "chỉnh lý" chính trị Sài Gòn, ông Huỳnh Minh Đường bị loại ngũ về nhà bán bánh mì nuôi vợ con tại nhà riêng ở Ngã Năm Bình Hòa. Năm 1966, ông bị một kẻ lạ mặt bắn chết bằng súng ngắn có nòng giảm thanh tại xe bánh mì của mình nhưng cảnh sát không điều tra.

 Anh hùng Mười Thương đang chăm sóc phu nhân bị bán thân bất toại.

Dư luận cho rằng, ông Đường bị mật vụ của Nguyễn Cao Kỳ ám sát để bịt kín một sự thật nào đó có liên quan đến chuyến phi hành ném bom chiếc tàu Hàn Giang 401.

Vì sao Diệm cho máy bay ném bom?


Ngay sau khi chế độ Diệm bị xóa sổ, nhiều chính trị gia Sài Gòn vẫn bán tín bán nghi về chuyện Ngô Đình Nhu ra lệnh ném bom chiếc hải vận hạm 401. Họ cho rằng, với quyền lực phi hiến, phi pháp, Nhu có quyền ban lệnh những phiên tòa chính trị tuyên án tử hình rồi đem nạn nhân ra bắn công khai chứ hà cớ chi phải ra lệnh ném bom bí mật?

Xét lại những "phần tử" trên nhiệm vụ chuyến tàu đặc biệt đó ngoài những người Cộng sản còn có những chính trị gia và sĩ quan của Việt Nam Cộng hòa chống đối Diệm.

Những sĩ quan tham gia đảo chính Diệm ngày 11/11-1960 bị tòa án quân sự đặc biệt của Diệm xét xử vào ngày 5/7/1963 và nhóm chính trị gia đối lập bị xét xử ngày 8/7/1963 đều có mặt trên chuyến tàu đày ải đó.

Trong 2 phiên tòa đó, Ngô Đình Diệm đã mời Trung tá Lê Nguyên Phu - Ủy viên Chính phủ ngồi ghế hội thẩm và Đại tá Nguyễn Văn Mầu - Giám đốc Nha Hiến binh, cũng là hội thẩm vào Phủ Tổng thống. Diệm giả nhân giả nghĩa một hồi rồi dặn: "Dù chúng (tức những người chống đối) đáng chết nhưng hãy tạo cơ hội cho chúng. Người nào trốn thoát ra nước ngoài thì kêu án tử hình. Còn người nào có mặt thì gia giảm tội. Tôi không muốn tử hình ai hết".

Quả thật 2 phiên tòa ấy, chỉ có những người vắng mặt do đào thoát ra nước ngoài mới bị kêu án tử hình. Số chủ mưu còn lại đều bị đày ra Côn Đảo. Diệm - Nhu đã đi một nước cờ nhân nghĩa khiến Trung tá Lê Nguyên Phu và Đại tá Nguyễn Văn Mầu cảm động đến rơi nước mắt. Họ đã công khai kể chi tiết "gởi gắm nhân nghĩa" của Diệm với báo chí. Một số người đã ngợi khen Diệm sống chính trực, không thù oán cá nhân.

Tuy nhiên, với phi vụ mật ném bom chiếc tàu chở tù nhân, Diệm sẽ xóa sổ được những kẻ dám chống lại ông ta. Lòng biển sâu sẽ giữ bí mật tội ác đáng kinh tởm ấy. May thay, Đại úy Huỳnh Minh Đường đã phá vỡ âm mưu thâm độc của Diệm - Nhu.

Ông Mười Thương, người dám bắn trực diện vào Ngô Đình Diệm cũng có mặt trên chuyến tàu tử hình ấy. Lúc đó, chính quyền Diệm không biết ông Mười Thương là người của phe cách mạng. Họ chỉ nghĩ ông thuộc quân đội Cao Đài. Ông không cần "phát số" tử tù vì Ngô Đình Nhu đã xếp cho ông đi trên chuyến tàu định mệnh. 
(Kiến thức)

Những hình ảnh chỉ có ở Trung Quốc

(Soha.vn) – Xem loạt hình ảnh thú vị chỉ có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
 Vượt quá tầm hiểu biết của trẻ em.
Vượt quá tầm hiểu biết của trẻ em.
 Liệu ai dám đi vệ sinh?
Liệu ai dám đi vệ sinh?
 Đám cưới thời thượng.
Đám cưới thời thượng.
 Đôi bạn thân.
Đôi bạn thân.
 Khi động vật sành điệu.
Khi động vật sành điệu.
 Khi nụ hôn trở thành 1 gánh nặng.
Khi nụ hôn trở thành 1 gánh nặng.
 Cấm thử dưới mọi hình thức,
Cấm thử dưới mọi hình thức,
undefined
Ánh nhìn quan tâm cô gái hay hình xăm?
 Sức mạnh của...băng dính!
Sức mạnh của…băng dính!
 Sành điệu và chất chơi.
Sành điệu và chất chơi.
 Thánh...vàng!
Thánh…vàng!
 Gấu hay người?
Gấu hay người?
 Lý do đàn ông sợ phụ nữ.
Lý do đàn ông sợ phụ nữ.
 Em Chã!
Em Chã!
 Câu gấu.
Câu gấu.
 Đỡ tiền cắt tóc.
Đỡ tiền cắt tóc.

Trung Quốc khủng hoảng tín dụng ?


Tài chính Trung Quốc trước nguy cơ khủng hoảng
Tài chính Trung Quốc trước nguy cơ khủng hoảng Reuters/路透社
Nguyễn Xuân Nghĩa / Thanh Hà – RFI
Kịch bản Trung Quốc phải đương đầu với khủng hoảng tài chính và ngân hàng càng cận kề. Trong tuần lễ thứ ba của tháng 6/2013, tin đồn Nhà nước khóa van tín dụng đẩy lãi suất lên cao. Những tuyên bố áp dụng một « chính sách tiền tệ thận trọng » của chính quyền Bắc Kinh khiến thị trường tài chính và ngân hàng Trung Quốc hoảng loạn. Chỉ số chứng khoán Thượng Hải mất giá.
Trong tuần lễ thứ ba của tháng 6/2013, ngành tài chính-ngân hàng Trung Quốc lên cơn sốt.  Lãi suất cho vay liên ngân hàng trong một ngày có lúc lên tới gần 30 %.
Trước đó, vào đầu tháng 6/2013, ngân hàng đầu tư Everbright, lớn thứ 11 trên toàn quốc, tuyên bố mất khả năng thanh toán khoản nợ đáo hạn gần 1 tỷ đô la. Việc chính quyền « bỏ rơi » một ngân hàng Nhà nước châm ngòi cho các tin đồn chính quyền siết lại chính sách tiền tệ, và Trung Quốc có nguy cơ bị thiếu hụt tiền mặt – credit crunch.
Ngày 20/06/2013 các doanh nghiệp tư nhân cỡ nhỏ ở Ôn Châu phải đi vay tín dụng với lãi suất 23 % một tháng. Ôn Châu là nơi, trong sáu tháng vừa qua đã có 80 chủ doanh nghiệp tự vẫn hoặc tuyên bố vỡ nợ.
Trong thông cáo đề ngày 17/06/2013 nhưng chỉ được công bố một tuần lễ sau đó, Ngân hàng trung ương Trung Quốc khẳng định là khối lượng tiền mặt của hệ thống ngân hàng nước này vẫn ở mức « hợp lý ». Trung Quốc không bị thiếu tiền mặt hay thiếu tín dụng. Vấn đề chỉ là « các khoản tín dụng không được sử dụng đúng chỗ » mà thôi.
Nhưng sau đó, thì cũng định chế tài chính trung ương này đã khẳng định là « sẵn sàng can thiệp trong trường hợp cần thiết » tức là nếu như thị trường tài chính Trung Quốc bị khan hiếm tiền mặt. Động thái này nhằm trấn an các nhà đầu tư.
Theo một số các nhà phân tích, những thông tin trái ngược nhau của Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh còn đang lúng túng vì một bài toán nan giải : nên kiểm soát các luồng tín dụng cấp cho các doanh nghiệp, tránh để thổi phồng thêm quả bóng đầu cơ (tài chính và địa ốc), hay là nên bảo vệ các định chế tài chính của nhà nước, tránh để ngành ngân hàng bị sụp đổ khi kinh tế đang có dấu hiệu bị chựng lại. Nhiều chuyên gia cho rằng, ban lãnh đạo mới Bắc Kinh tuy ý thức được về những hậu quả tai hại nếu cứ để cho quả bóng đầu cơ phình to thêm. Dù vậy, sẽ không có chuyện Trung Quốc khóa van tín dụng để tạo ra một cuộc « khủng hoảng tín dụng » như mọi người lo ngại.
Giới hạn của mô hình phát triển Trung Quốc
Nhưng có lẽ thực chất của vấn đề đối với Trung Quốc là mô hình phát triển của nền kinh tế thứ nhì trên thế giới này đang cho thấy những giới hạn của nó.
Vào lúc các vòi tín dụng còn đang mở thì đã có tới 97 % trên tổng số 42 triệu doanh nghiệp nhỏ phải đi vay chợ đen với lãi suất « cắt cổ » hơn 10 % hàng tháng. Cả nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới đi về đâu khi các tập đoàn ngân hàng Nhà nước « áp dụng chính sách tiền tệ thận trọng » ? Do vậy nhiều nhà quan sát cho rằng những tuyên bố « thắt chặt chính sách tiền tệ » của Bắc Kinh với mục đích « lành mạnh hóa » các hoạt động của ngành tài chính, ngân hàng sẽ chỉ là những tuyên bố suông.
Trong khi đó, cốt lõi của vấn đề là các hoạt động tài chính « không chính thức » tại Trung Quốc đã chiếm trọng lượng quá lớn : theo thẩm định của ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase, các khoản cho vay « chợ đen » hiện tương đương với 69 % GDP của Trung Quốc. Khi kinh tế không còn tăng trưởng với tốc độ thần kỳ từ 8 tới 10 % các « con nợ » sẽ phải xoay sở thế nào để trả lãi suất trên 10 % hàng tháng ?
Trả lời ban Việt ngữ đài phát thanh quốc tế Pháp RFI, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa phân tích về những yếu tố cho thấy nguy cơ Trung Quốc thiếu tín dụng đang cận kề và những hậu quả của một cuộc khủng hoảng đối ngành ngân hàng nước này. Nhưng trước hết ông trở lại với sự kiện ngân hàng nhà nước Everbright tuyên bố mất khả năng thanh toán hôm 06/06/2013
RFI: Đầu tháng 6/2013 ngân hàng Everbright của Trung Quốc bị phá sản vì không thanh toán nổi một khoản nợ đáo hạn trị giá tương đương với 980 triệu đô la. Các thị trường quốc tế đều rúng động vì vụ nỡ nợ và ngạc nhiên là không thấy chính quyền có biện pháp cấp cứu. Qua chuyện này, Bắc Kinh bắn ra những tín hiệu nào?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Theo lối ví von của giới kinh tế, ta vừa chứng kiến hiện tượng gọi là “chim hoàng yến chết dưới mỏ than bị khí độc” – nó báo hiệu một tai họa còn nguy ngập hơn.
Hãy nói về con chim hoàng yến vừa chết là Everbright hay Đại Quang : đây là ngân hàng đầu tư đứng hạng 11 của Trung Quốc về ngạch số tài trợ, và là vệ tinh của tập đoàn Đại Quang, cơ sở quốc doanh thuộc hệ thống Hối Kim Trung Ương, Central Huijin, là chi nhánh của Công ty Đầu tư Trung Quốc CIC, tập đoàn tài chánh do Hội đồng Chính phủ Trung Quốc quản lý qua Bộ Tài chánh. Như vậy, ta thấy ra cả chuỗi doanh nghiệp nhà nước lồng vào nhau và tập đoàn Hối Kim xưa nay từng có nhiều nghiệp vụ lỗ lã vì làm ăn bất cẩn. Lần này, chủ nợ của khoản tiền gần một tỷ đô la bị thiếu là Industrial Bank Co. hay Hưng Nghiệp Ngân hàng tại Phúc Kiến bị vạ lây, không trả được nợ, nôm na là cũng mấp mé vỡ nợ. Nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra mà bên ngoài chưa thấy hết. Tức là con chim hoàng yến bị chết vì thán khí dưới hầm mỏ, nhưng mức độ nhiễm độc nặng nhẹ ra sao thì chưa ai rõ.
Đào thêm một nấc trong căn hầm tối thì lồng trong vụ Đại Quang vỡ nợ, hệ thống ngân hàng Trung Quốc lại thiếu thanh khoản, vay nhau không được, khiến lãi suất tăng vọt và cổ phiếu Thượng Hải mất giá nặng nề. Biến cố ấy manh nha từ cuối tháng Năm, nhưng khi ngân hàng khát vốn kêu cứu nhà nước thì hôm 18/06/2013, Quốc vụ viện của Bắc Kinh ra giọng cứng rắn, rằng cơ bản thì kinh tế vẫn ổn định, nhà nước quyết tâm cải cách theo quy luật thị trường dù điều ấy có thể làm giảm đà tăng trưởng. Và họ nhất quyết duy trì chính sách tiền tệ thận trọng, tức là không bơm tiền cấp cứu ngân hàng như đã từng làm trước đây.
RFI: Chuyện bỏ rơi Everbright, phải chăng Trung Quốc gặp nguy cơ nghẹt mạch tín dụng khi lãnh đạo quyết tâm « áp dụng một chính sách tiền tệ thận trọng »? Tại sao các thị trường tài chính quốc tế lại rúng động trước rủi ro Trung Quốc bị «credit crunch»?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trước mắt thì ngân hàng và doanh nghiệp bị ách tắc tín dụng và thiếu hiện kim trong ngắn hạn nên nhiều cơ sở có thể vỡ nợ. Nhưng nhìn vào cơ cấu và trong lâu dài thì từ năm năm nay, Bắc Kinh ào ạt bơm tín dụng để kích thích sản xuất khi thế giới bị Tổng suy trầm từ năm 2008.
Rốt cuộc thì lượng tín dụng từ chín ngàn tỷ đã lên tới 23 ngàn tỷ, hơn gấp đôi Tổng sản lượng và tăng nhanh gấp đôi đà tăng trưởng kinh tế, tức là phân nửa lượng tín dụng không đóng góp cho sản xuất mà chỉ thổi lên bong bóng đầu cơ và gây lãng phí. Trong số này, có nhiều khoản nợ bị ung thối, không sinh lời và sẽ mất, mà mất tới cỡ nào thì không ai biết. Vì thế lãnh đạo không muốn can thiệp vào một yêu cầu ngắn hạn, là bơm tiền cấp cứu các ngân hàng làm ăn bất cẩn vì lại duy trì thói tật cũ. Khi họ nói là cẩn trọng về tiền tệ và quyết chí cải tổ theo quy luật tự do thì đấy là tín hiệu cho thấy họ hiểu ra mối nguy trong trường kỳ. Vì thế, chuyện Everbright phá sản hay cả nguy cơ vỡ nợ dây chuyền cần được nhìn trong bối cảnh rộng lớn và trầm trọng hơn.
RFI: Như vậy có phải là Trung Quốc bị ách tắc tín dụng trong ngắn hạn và gặp mối đe dọa còn nghiêm ngặt hơn trong dài hạn ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Ta không thể quên bối cảnh chung là Trung Quốc, và cả Việt Nam, đều đang mắc nợ quá nhiều, kể cả số nợ của tư nhân nay đã vượt quá Tổng sản phẩm nội địa GDP. Quy luật có vay có trả khiến Trung Quốc sẽ vào chu kỳ trả nợ, tương tự Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ hay nhiều nước châu Âu trước khi bị khủng hoảng. Nhưng khi lâm nạn thì mỗi nước lại giải quyết một cách. Hoa Kỳ bị suy sụp và tài sản mất giá nặng ngay trong năm 2008 rồi đụng đáy và lên dần. Hàn Quốc thời 1998 thì cần Quỹ Tiền tệ Quốc tế cấp cứu nhưng ba năm sau đã phục hồi. Châu Âu thì mất năm năm kể từ vụ khủng hoảng 2008 và đến nay chưa chạm đáy. Nhật Bản bị khủng hoảng từ 1990 và hai chục năm sau vẫn chưa thoát hiểm. Chi tiết đáng chú ý là khác với Trung Quốc, ngần ấy quốc gia đều có hệ thống chính trị dân chủ.
Nhìn lại kinh nghiệm quốc tế thì ta có thể suy ra Trung Quốc sẽ trải qua một thời đen tối khi phải trả nợ, bị mất nợ và cần cải cách từ cơ chế đến chính sách. Nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ, có bị động loạn hay chăng thì chưa ai biết được, nhưng nếu họ cải cách thành công thì đà tăng trưởng của năm năm tới không thể là 9-10% một năm như trong 20 năm trước hoặc 7,5% như họ trù tính cho năm nay. Thực tế thì sẽ chỉ là từ 4 đến 5% mà thôi. Trong khung cảnh dài hạn cực kỳ u ám đó ta mới nói đến chuyện ách tắc tín dụng của ngắn hạn.
RFI: Anh vừa nhắc đến kinh nghiệm khủng hoảng của các nước vay mượn quá nhiều thì xứ nào cũng nhất thời bị thiếu tín dụng ngân hàng. Trường hợp Trung Quốc lại đáng quan ngại hơn cả vì núi nợ quá lớn mà vòi tín dụng của các ngân hàng nhà nước còn đang mở, trong khi lãi suất chợ đen đã lên tới mức «cắt cổ» là 25 %. Chìm trong núi nợ lại còn có loại tín dụng gọi là “ngoài ngân hàng” hay “finance de l’ombre” là hiện tượng “shadow banking” khá mờ ảo nữa. Như vậy tình hình sẽ ra sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tình hình sẽ nguy ngập hơn những gì đã thấy ở xứ khác. Các nước đều có hình thái tài trợ ngoài ngân hàng, do công ty đầu tư hay tài chánh đảm nhiệm, nhưng shadow banking Trung Quốc lại có màu sắc không chỉ mờ ảo mà còn mờ ám.
Đó là các quỹ đầu tư, loại “quản lý tài phú”, wealth management, nhà cầm đồ, cơ sở cho vay lãi trên thị trường đen, v.v… Đặc tính chung của loại hình này là thiếu sổ sách phân minh, mơ hồ khi thẩm định rủi ro nên bị ung thối nặng. Lý do bành trướng của khu vực chui là lãi suất ký thác quá thấp khiến ai cũng muốn tìm mức lời cao với rủi ro lớn hơn ở bên ngoài. Một nguyên do khác là tư doanh khó vay tiền từ ngân hàng nên vay thị trường đen với nhiều lớp lãi suất cắt cổ từ những kẻ thần thế có thể vay tiền rẻ trên thị trường chính thức do nhà nước quản lý.
Khi núi nợ sụp đổ thì biến động dây chuyền từ vòng ngoại vi sẽ dội vào cốt lõi là các ngân hàng, theo lối tư doanh chết trước, nhà nước chết sau. Bắc Kinh khó để ngân hàng vỡ nợ dây chuyền nên cố đắp vốn như họ đã từng làm trước đây. Với dự trữ của ngân hàng và dự trữ ngoại tệ của nhà nước thì họ có chừng bảy ngàn tỷ đô la để chữa lửa. Nhưng ngần ấy có đủ không?
RFI: Câu hỏi cuối cùng về kịch bản kinh tế Trung Quốc đổ dàn. Thưa anh, hậu quả cho đối tác thương mại Đông Nam Á của Trung Quốc ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng kinh tế Trung Quốc sẽ suy trầm, thậm chí suy thoái và các nước xuất cảng nguyên nhiên vật liệu cho thị trường này sẽ bị ảnh hưởng bất lợi. Các quốc gia gọi là “thân hữu” được họ viện trợ hay đầu tư vào dự án xây dựng hạ tầng thì rơi vào ảo vọng. Các nước cạnh tranh với Trung Quốc để thu hút đầu tư và xuất cảng thì có cơ hội và ưu thế khác. Quan trọng nhất, mô hình kinh tế Trung Quốc hết là mẫu mực và người ta sẽ đánh giá lại khả năng bành trướng và sự uy hiếp của một xứ chưa giàu đã già và chưa leo tới đỉnh đã lao xuống vực. Chúng ta sẽ có vài năm để kiểm nghiệm lại biến động này.
Các dự phóng kinh tế Trung Quốc chựng lại và sẽ chỉ tăng trưởng dưới 6 % hàng năm không còn là những kịch bản xa vời. Việc các ngân hàng Trung Quốc từng bước giải quyết « nợ xấu » là một điều hiển nhiên. Nguy cơ Trung Quốc thiếu thanh khoản, Bắc Kinh trực diện với một « cuộc khủng hoảng về tín dụng » đến một lúc nào đó sẽ không chỉ còn là những « tin đồn ». Đương nhiên, trong trường hợp của Trung Quốc, khi Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và kiểm soát toàn bộ kinh tế và ngành tài chính, ngân hàng, thì Ngân hàng trung ương có thể can thiệp bất cứ lúc nào và ở bất kỳ mức độ nào. Câu hỏi đặt ra đối với các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh là liệu « lực có tòng tâm » hay không. Khi Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới, những khó khăn kinh tế của nước này cũng là những khó khăn chung của nhân loại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét